Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Tàn nhẫn

Truyền Thông ĐCSTQ Bôi Nhọ “Cách Mạng Ô Dù” – Hành Động Mờ Ám Làm loạn Hồng Kông Của Lương Chấn Anh Dần Công Khai

Lương Chấn Anh đã sớm bị vạch trần là Đảng viên ngầm của Đảng cộng sản Trung Quốc, được đào tạo thời gian dài bởi đầu sỏ đặc vụ Trung cộng Tăng Khánh Hồng – người chủ quản các vấn đề ở Hồng Kông.

Tình hình Hồng Kông ngày 3 tháng 10 nhanh chóng leo thang, rất nhiều đặc vụ của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và xã hội đen bao vây dùng bạo lực công kích người dân và sinh viên tham gia kháng nghị. Ảnh ngày 3 tháng 10 năm 2014, Mong Kok Hồng Kông, thành viên “phản chiếm trung” của ĐCSTQ ở hiện trường kêu gào làm loạn (Ảnh: Phan Tại Thù/ Báo Đại Kỷ Nguyên)
[Đại Kỷ Nguyên] (phóng viên báo Đại Kỷ Nguyên Trình Tĩnh tổng hợp đưa tin)
Tình hình Hồng Kông ngày 3 tháng 10 nhanh chóng leo thang, rất nhiều đặc vụ của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và xã hội đen bao vây dùng bạo lực công kích người dân và sinh viên tham gia kháng nghị. Từ lúc đó, Thường ủy ĐCSTQ Lưu Vân Sơn thuộc phe phái Giang Trạch Dân chỉ đạo các phương tiện truyền thông của Trung cộng đăng bài viết ủng hộ Trưởng đặc khu Hồng Kông Lương Chấn Anh, cảnh sát Hồng Kông cũng được trang bị vũ khí sẵn sàng, hành động mờ ám và công khai của Lương Chấn Anh có sự chuẩn bị trước. Liên đoàn sinh viên Hồng Kông nói rõ với chính phủ Hồng Kông “đối thoại cần phải gác lại”.
Lương Chấn Anh đã sớm bị vạch trần là Đảng viên ngầm của Đảng cộng sản Trung Quốc, được đào tạo thời gian dài bởi đầu sỏ đặc vụ Trung cộng Tăng Khánh Hồng- người chủ quản các vấn đề ở Hồng Kông. Tay chân của kẻ thất thế Tăng Khánh Hồng tại Hồng Kông, người lập ra “Hoa Thanh hội” là Phương Phương và tiền nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Hoa Nhuận là Tống Lâm bị chỉ trích là “kho phiếu” và vây cánh của Lương. Đồng thời Lương cũng ngầm giúp đỡ tổ chức “Thanh Quan Hội” công kích các học viên Pháp Luân Công ở Hồng Kông, nhờ đó mà giành được quyền lực cao nhất trong phe phái Giang Trạch Dân

Lương Chấn Anh thuê tay chân ngấm ngầm và công khai đe dọa người dân Hồng Kông

Cuộc “Cách Mạng Ô dù” hôm thứ sáu (ngày 04 tháng 10) đã bước sang ngày thứ 7. Bên ngoài Văn phòng chính phủ Hồng Kông tại Queensway vào  sáng sớm người dân tiếp tục đóng giữ, Văn phòng của Trưởng đặc khu cũng có người tập trung, lượng người đứng ngoài quan sát cuộc kháng nghị tại Mong Kok gia tăng. Có người dân Mong Kok chỉ ra, hiện tại (04 tháng 10) có khoảng 2000 – 3000 người tập trung tại Mong Kok, nhưng có người giả mạo thành người của phong trào chiếm trung, tự đánh nhau, gây rối
Khoảng 12 giờ trưa ngày 04 tháng 10 năm 2014, nhóm xã hội đen của ĐCSTQ tập trung trước Langham Place ở Mong Kok tháo dỡ các vật cản trên đường, người tham gia kháng nghị liên kết lại thành hàng để ngăn cản. ( Ảnh trên Facebook )
Trước đó một ngày, hôm 03 tháng 10, hơn 10 ngày liên tiếp người tham gia hoạt động kháng nghị hòa bình trên đường phố Hồng Kông bị nhóm người “Ái Tự Đầu” của ĐCSTQ và xã hội đen bất ngờ dùng bạo lực tấn công, đặc biệt là tại hiện trường trên phố Nathan Road ở Mong Kok và khu ngã ba Argyle street, nhóm đông người được gọi là “phản chiếm trung” vây kích, gây hấn và chửi bới, lại còn dùng bạo lực đuổi người dân và sinh viên ra khỏi đó, tuyên bố là muốn làm sạch hiện trường; họ xé rách biểu ngữ đập phá lều bạt. Có người biểu tình bị tát vào mặt, còn có người bị côn đồ đánh đến nỗi chảy máu đầu và được xe cứu thương đưa đi.
Tại Causeway, nửa đêm côn đồ tiếp tục đến gây sự, nhưng cảnh sát lại làm ngơ mà không chấp pháp. Có phóng viên phát hiện một người đàn ông ba lần bị bắt đi, lần đầu là tại Hutchison Street; lần thứ hai là tại cổng E ở Caseway; “lần mới nhất” chính là tại gần trung tâm HSBC. Nhưng người này vẫn mặc nhiên gây náo loạn trên phố.
Những người này là tay chân được thuê, phóng viên báo Đại Kỷ Nguyên phát hiện có người dùng chữ giản thể để nhắn tin báo cáo về tình hình đánh người, và còn gửi ảnh hiện trường để chứng minh, phóng viên nghi ngờ người này đang báo cáo “chiến tích” cho người khác. Theo nguồn tin cho biết, đập phá lều bạt được 500 nhân dân tệ, tạo hỗn loạn được 1000 nhân dân tệ .v.v, còn phải có hình ảnh để chứng minh.
Có người trên internet phát đi bức ảnh chụp một nhóm phụ nữ đến đồn cảnh sát Cheung Sha Wan nhận “dây xanh”, phát hiện nhân viên “phản chiếm trung” đang tập trung chuẩn bị trong đồn cảnh sát, từ đó hoài nghi rằng cảnh sát Hồng Kông âm thầm cấu kết với hắc bang để làm rối loạn hoạt động “hòa bình chiếm trung tâm”.
Ngày 03 tháng 10, có người mạo hiểm chụp lại toàn bộ cảnh nhóm người thân Trung cộng phản chiếm trung  tập kết ở trong đồn cảnh sát để phân phát “dây xanh” và chỗ đứng ở hiện trường.(Ảnh: báo Đại Kỷ Nguyên ghép lại)
中共啟動特務及黑社會襲擊參與香港雨傘運動民眾
Watch this video on YouTube.
Độc giả nhật báo Apple Daily Oi Ng Tong để lại lời nhắn: cơ bản là cảnh sát câu kết với đặc vụ Trung cộng và hắc bang để ra tay, quốc tế đang theo dõi. Đương nhiên chúng chỉ có thể bỏ tiền ra để tìm những tên tay sai giúp đỡ thôi! Chính phủ Hồng Kông thật đáng xấu hổ!
Hội liên hiệp sinh viên Hồng Kông chỉ ra rằng “dùng hành động mờ ám và công khai để đe dọa người dân Hồng Kông, từ trước đến nay là thủ đoạn của Lương Chấn Anh, tình hình ngày hôm nay, người Hồng Kông nhìn là biết.” Hội liên hiệp sinh viên kêu gọi người dân Hồng Kông, bảo vệ trước sau các trận địa, đấu tranh tới cùng, quyết không cúi đầu chịu thua.
Khoảng 6h30 ngày 3 tháng 10, những người “hòa bình chiếm trung” và Hội liên hiệp sinh viên kêu gọi người dân đóng giữ ở Mong Kok rời khỏi đó, chuyển đến khu chính ở Causeway cùng nhau canh giữ và bảo vệ. Khoảng 9h40, Hội Liên Hiệp Thanh Niên phát biểu rằng “con đường đối thoại bắt buộc phải gác lại, trước tiên phải chất vấn việc chính phủ nuốt lời”, trong đó phê bình chính phủ thất tín với người dân, “thực tế hiện nay và các cuộc bạo lực làm sạch hiện trường trước đây không có gì khác!” và còn chỉ trích Chính phủ dung túng xã hội đen và nhóm Ái Tự Đầu tập kích người biểu tình hòa bình chiếm trung tâm.

Chính phủ Lương Chấn Anh dung túng cho hành động mờ ám tập kích người biểu tình, hội liên hiệp sinh viên Hồng Kông tuyên bố ngừng đối thoại. (Ảnh: Phan Tại Thù/ Báo Đại Kỷ Nguyên)

Hành động mờ ám của Lương Chấn Anh đã có chuẩn bị trước – chỉ còn đợi Bắc Kinh phát lệnh

Về việc ngày 03 tháng 10 các địa điểm “chiếm trung ” xuất hiện côn đồ, và đánh những người “Hòa bình chiếm trung ”. Các phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin, cuộc diễu hành “phản chiếm trung” bắt đầu vào sớm ngày 17 tháng 08 năm 2014, Quảng Đông có 5000 cảnh sát trang bị vũ khí mặc đồng phục đến Hồng Kông, nhưng không rõ có bao nhiêu côn đồ là cảnh sát vũ trang trà trộn vào Hồng Kông. Mà trong lần trước khi cuộc “chiếm trung ” bắt đầu, đã có mấy người chủ đạo trong bộ công an lén đến Hồng Kông, để theo dõi và lên đối sách “phản chiếm trung”.
Thường ủy ĐCSTQ thuộc phe Giang Trạch Dân là Trương Đức Giang ngày 19 tháng 07 năm 2014 đến Thâm Quyến đích thân bố trí tổ chức đảng viên ngầm ở Hồng Kông tham gia diễu hành “phản chiếm trung”. Có nguồn tin bên trong tiết lộ rằng có tổ chức lợi dụng các hình thức như các cuộc triển lãm, mở hội, v.v. để điều động một lượng lớn người đại lục không biết nội tình bên trong đến Hồng Kông tham gia “phản chiếm trung”.
Sau đó, Trương Đức Giang phát ngôn dọa nạt người Hồng Kông rằng “sẽ có sự việc xảy ra”, Trung ương đã chuẩn bị xong rồi; Bộ ngoại giao ĐCSTQ bôi nhọ phái dân chủ là “lật đổ Trung Quốc”; Hội trưởng hội nghiên cứu các vấn đề Hồng Kông và Macau Trần Tá Nhĩ bôi nhọ những người tham gia “chiếm trung” là “phần tử khủng bố”.
Ngày 31 tháng 08, Trương Đức Giang chủ trì Quốc hội Trung Quốc phủ quyết yêu cầu tuyển cử theo phổ thông đầu phiếu của Hồng Kông. Ngày 22 đến ngày 28 tháng 09 sinh viên học sinh Hồng Kông bãi khóa, Lương Chấn Anh không trả lời yêu cầu sinh viên, đây là bước đầu cho việc bắt đầu của phong trào “chiếm trung” . Ngày 27 đến 28 tháng 09, cảnh sát đã ném 87 quả lựu đạn hơi cay và xịt hơi tiêu cay vào hàng vạn người biểu tình hòa bình chiếm trung tâm, hành động này sau đó đã bị lên án, và người biểu tình đòi Lương Chấn Anh từ chức, yêu cầu Quốc hội Trung Quốc xin lỗi, thu hồi lại nghị quyết, phái dân chủ nói rõ, vạch tội Lương Chấn Anh bắt ông ta chịu trách nhiệm và từ chức.
Ngày 29 tháng 09, chính phủ Hồng Kông tuyên bố cảnh sát phòng chống bạo lực sẽ rời đi. Tình hình nghi ngờ là không bình thường, ngày 01 tháng 10, truyền thông Hong Hong đưa tin, toàn bộ cục thế dường như đang đợi Bắc Kinh xử trí.
Ngày 02 tháng 10, tờ báo của ĐCSTQ là Nhân dân nhật báo đăng bài bình luận, ủng hộ Lương Chấn Anh, phê phán phong trào “Hòa bình chiếm trung ” là hành động “không làm theo pháp luật”. Kênh truyền hình CCTV cũng cao giọng với bài phát biểu ủng hộ Lương Chấn Anh bằng tiếng Quảng Đông, từ chối việc từ chức. Chính phủ Hồng Kông ngày 02 tháng 10 cũng phát biểu cứng rắn, quyết không nhượng bộ, tuyên bố “phong trào chiếm trung” phải dừng lại ngay lập tức”.
Tối ngày 02 tháng 10, Lương Chấn Anh lập tức lên truyền hình tuyên bố Bộ Trưởng Bộ nội vụ Lâm Trịnh Nguyệt Nga và sinh viên sẽ gặp mặt đối thoại, thảo luận về cải cách chính trị, nhưng ông “không từ chức”.

Dư luận Bắc Kinh quăng bom bôi nhọ “Cuộc Cách Mạng Ô dù” – Cảnh sát Hồng Kông mài dao xoèn xoẹt

Mấy ngày nay, các trang thông tin của ĐCSTQ không ngừng công kích “cuộc cách mang ô” ở Hồng Kông, dọa nạt người Hồng Kông “cảnh sát Hồng Kông không phải là lực bất tòng tâm, cảnh sát vũ trang Trung Quốc sẽ hiệp trợ bình loạn”, lại còn gọi người dân Hồng Kông đấu tranh đòi dân chủ là “bị số ít nhóm sinh viên lôi cuốn vào” và “đảo loạn trật tự xã hội”, thậm chí còn gọi người dân và sinh viên Hồng Kông tham gia đấu tranh đòi dân chủ là “người Hồng Kông hẹp hòi”, yêu cầu chính phủ Hồng Kông “trừng trị kẻ đứng đằng sau phong trào chiếm trung tâm”.
Ngày 02 tháng 10, cảnh sát Hồng Kông chuyển sang “mài dao”. Tại hiện trường cuộc kháng nghị, cảnh sát dùng hàng người nối nhau, di chuyển gần trăm bao vật tư vào trong phòng làm việc của Đặc khu trưởng, trong đó bao gồm đạn hơi cay, súng trường, cờ cảnh cáo, khiên, và nhiều thùng to màu vàng chứa hơi hồ tiêu cay và thùng “đạn cao su”. Người tận mắt nhìn thấy nói rằng, có không ít hòm sắt trên có in “dễ cháy” và hình đầu lâu. Tình hình Hồng Kông rơi vào khủng hoảng.
ĐCSTQ và chính phủ Hồng Kông đang tạo dư luận và chuẩn bị vũ lực với cái cớ trấn áp. Ngày 03 tháng 10, một lượng lớn tay chân ngầm của Lương Chấn Anh được điều đi, để ẩu đả với người tham gia kháng nghị, khuấy động sinh viên. Có người biết rõ tình hình tiết lộ, giới hắc bạch đạo ở Hồng Kông nhất định đã nhận được mệnh lệnh, gây ra rắc rối, phải làm cho “rơi máu mới được”.
Nhưng người kháng nghị không bị mắc lừa. Lãnh đạo phong trào “chiếm trung ” Đới Diệu Đình kêu gọi người dân trấn giữ ở Mong Kok rời đi, chuyển đến khu chính ở Causeway cùng nhau canh giữ và bảo vệ, Đới Diệu Đình chỉ trích cảnh sát “hoàn toàn làm ngơ với trách nhiệm bảo vệ người dân”. Phó thư ký hội liên hiệp sinh viên Hồng Kông Sầm Ngạo Huy nói, không muốn người tham gia kháng nghị rơi bất kỳ một giọt máu nào, và nghi ngờ rằng việc tiến hành xung kích bạo lực là có người đứng đằng sau.
Hiện nay tình hình Hồng Kông và tình huống trước khi xảy ra cuộc thảm sát “4-6” năm 1989 rất giống nhau. Năm đó ĐCSTQ một mặt phái quân đội từ các hướng tiến vào thành Bắc Kinh chuẩn bị đồ sát, một mặt chỉ đạo truyền thông đưa tin bôi nhọ yêu cầu của sinh viên, lấy cớ trấn áp để tạo dư luận, lại còn phái đặc vụ trà trộn vào quần chúng giả vờ tạo chia rẽ sinh viên và người dân, giá họa cho sinh viên đảo loạn toàn trật tự, lấy trấn áp làm cớ.

Nhóm hắc đạo “phản chiếm trung” là thành viên nòng cốt ủng hộ Lương Chấn Anh tranh cử

Lương Chấn Anh đã sớm bị vạch trần là Đảng viên ngầm của Đảng cộng sản Trung Quốc, được đào tạo thời gian dài bởi đầu sỏ đặc vụ Trung cộng Tăng Khánh Hồng- người chủ quản các vấn đề ở Hồng Kông, Lương Chấn Anh nghe theo lệnh của Tăng Khánh Hồng nên được chọn là trưởng đặc khu Hồng Kông.
Tháng 5 năm 2014, người sáng lập “Hoa Thanh hội”, Giám đốc điều hành công ty JPMorga Chase Trung Quốc (ở Hồng Kông) là Quan Phương Phương bị cơ quan phòng chống tham nhũng Hồng Kông bắt giữ, ông ta được cho là kho phiếu tranh cử Đặc khu trưởng của Lương Chấn Anh, Phương Phương cũng bị vạch trần là người ủng hộ trung thành của Lương Chấn Anh, là người có công giúp Lương Chấn Anh lên nắm quyền.
Trưởng thư ký “Hoa Thanh hội” Trần Nhiễm, từng đảm nhận chức Chủ nhiệm Hành Chính Văn Phòng Đặc Khu Trưởng của Lương Chấn Anh, được biết cương lĩnh vận động tranh cử của Lương Chấn Anh đều là do Trần Nhiễm viết. Là thành viên nòng cốt trong cuộc vận động tranh cử của Lương Chấn Anh, bà ta vì làm nền cho Đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc mà trở thành nhân vật nóng trong thời gian tranh cử.
Chủ tịch tiền nhiệm tập đoàn Hoa Nhuận bị thất thế năm nay là Tống Lâm cung là tâm phúc của Tăng Khánh Hồng, ông ta ở Hồng Kông ủng hộ Lương Chấn Anh, cống hiến sức lực cho việc điều khiển “Thanh Quan hội” của vây cánh Giang Trạch Dân.
Sau khi Lương Chấn Anh trúng cử, tiến hành giáo dục tẩy não ở Hồng Kông, đồng thời dung túng cho “Thanh Quan hội” đàn áp Pháp Luân Công, khống chế Đài truyền hình Hồng Kông (HKTV), bị chỉ trích làm loạn Hồng Kông, tạo thành sự kêu ca ầm ĩ trong xã hội Hồng Kông.
Hiệp hội thanh niên Quan ái Hồng Kông (Thanh Quan hội), chọn ngày thành lập phòng 610 – tổ chức của ĐCSTQ thành lập từ thời Giang Trạch Dân, chuyên bức hại Pháp Luân công, ngày 6 tháng 10 năm 2012, từ 2 năm nay tổ chức này chuyên công kích các địa điểm giảng chân tướng về Pháp Luân công ở Hồng Kông, chửi bới và đuổi đánh các học viên Pháp Luân Công, từng bị người dân Hồng Kông ở Mong Kok lên tiếng phê phán.
Trong lần bãi khóa ngày 22 tháng 09 năm 2014 này của sinh viên, xuất hiện một nhóm đặc vụ của ĐCSTQ, tự xưng là học viên Pháp Luân Công, đập phá gây sự tại điểm các học viên giảng chân tướng, trong nhóm người giả mạo học viên Pháp Luân Công, bao gồm cả người gọi là “Dân Mạng” (cư dân mạng) người khởi xướng tổ chức “Người Hồng Kông ưu tiên”  Trương Hán Hiền (Dickson) và các thành viên trong tổ chức này mà người dân Hồng Kông đã quen thuộc . Ngày 21 tháng 09 năm 2014, người đứng đầu “Thanh Quan hội” Trần Kiến Hoa vẫn ở hiện trường ghi hình lại toàn bộ quá trình phá rối.
Theo người nắm rõ tình hình tiết lộ với Đại Kỷ Nguyên, lần này Trương Hán Hiền chỉ là một tay chân trong đó, đằng sau còn có thế lực thao túng, liên quan đến phe phái Tăng Khánh Hồng, Chu Vĩnh Khang ở Hồng Kông đào tạo bồi dưỡng các tổ chức đảng viên ngầm.
Chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc – Thạch Tàng Sơn cho rằng, phe phái Giang không tiếc nếu hủy đi Hồng Kông, nói rõ ra là vì để đối kháng với vấn đề Pháp Luân Công và Tập Cận Bình, Giang đã coi vấn đề Hồng Kông là một lá bài đánh vào điểm yếu, uy hiếp Tập Cận Bình. Ý đồ của phe Giang rất rõ ràng: ông lên nắm quyền rồi, ông phải tiếp tục chính sách bức hại Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân. Mà Lương Chấn Anh lại âm thầm thúc đẩy chính sách “càng loạn càng dễ hành động” và đả kích Pháp Luân Công của Tăng Khánh Hồng, để phá rối sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, vì phe phái Giang mà chờ thời cơ dành lấy quyền lực.
Phụ trách biên tập: Lý Minh

BS Ngọc - Tàn nhẫn

Tôi không có dịp đi nước ngoài nhiều, nên không biết ở ngoài người ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo hay không. Nhưng nhìn từ góc độ y đức tôi thấy chuyện dành ra một tài khoản và ban bệ chỉ để lo chuyện sức khỏe cho lãnh đạo thật là vô minh.
Thời còn làm trong bệnh viện nhà nước tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm chờ chết. Cán bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được duyệt.Thường dân nằm la liệt hành lang bệnh viện. Cán bộ nằm phòng có máy lạnh. Đó là thời 79-85. Nhưng thời nay cũng chẳng có gì khác. Cũng như giữa giàu và nghèo, khoảng cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan thì giàu, dân thì nghèo.

Người ta nói một chuyện làm một chuyện khác. Nói xóa bỏ giai cấp, nhưng lại tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi trước. Nói là đầy tờ nhân dân, nhưng trong thực tế là cha mẹ nhân dân. Ngôn ngữ dưới thời XHCNVN không còn ý nghĩa thật của nó nữa.
Sài Gòn có bệnh viện Thống Nhất dành cho lãnh đạo. Nhưng ít ai biết rằng bất cứ tỉnh nào cũng có một khu trong bệnh viện chỉ dành cho lãnh đạo. Phải bao nhiêu tuổi đảng mới được nằm ở các khu đặc trị đó. Tôi không có vinh dự điều trị cho các vị lãnh đạo vì tôi đoán lý lịch của mình không “sạch” mấy (do học y thời trước 75). Nhưng tôi được biết đồng nghiệp điều trị cho các lãnh đạo than trời lắm. Họ nói các vị lãnh đạo coi bác sĩ chẳng ra gì, đối xử với bác sĩ như là cấp trên và cấp dưới. Chán lắm. Bực tức lắm. Nhưng nhiệm vụ và y đức thì phải làm, chứ chẳng ai ham làm trong các khu đặc trị cho lãnh đạo cả.
Thật ra, mấy khu đặc trị là những khu nguy hiểm trong bệnh viện. Dù trang bị tốt hơn các khu khác, nhưng tử vong vẫn cao trong mấy khu đặc trị. Lý do đơn giản là bác sĩ chẳng dám quyết định gì cả. Cái gì cũng hỏi cấp trên. Có lẽ nhiều người không biết, nhưng có ca phải hỏi ý kiến … cấp ủy. Không có hệ thống y khoa nước nào quái đản như nước ta, bác sĩ xin ý kiến cấp ủy để điều trị! Có cụ bị để nằm cho đến chết vì chẳng ai dám quyết định, ai cũng sợ trách nhiệm. Có lần tôi tham dự hội chẩn về một trường hợp và bị ám ảnh lâu dài về hệ thống y tế dưới thời XHCN. Ông cụ không phải là cán bộ cao cấp, nhưng là bố của một ông thứ trưởng, nên cũng được nằm khu dành cho lãnh đạo. Ông cụ bị cao huyết áp và tiểu đường, bệnh rất hay gặp. Người ta hội chẩn mãi, xin ý kiến mãi, thậm chí ông thứ trưởng bay vào Sài Gòn thăm bố. Chẳng ai dám làm gì! Ba tuần sau, ông cụ qua đời. Chính cái hệ thống phân biệt đối xử và giai cấp làm cho ông cụ chết.
Chính cái hệ thống đó đang giết người dân nữa. Đọc blog thấy có tin Thanh Hóa “đầu tư xây dựng trụ sở Ban Bảo vệ – Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thanh Hóa“. Có cái gì ghê tởm ở đây. Chúng ta biết rằng người dân Thanh Hóa đang đói. Gần 250.000 người đói. Vậy mà người ta thản nhiên xây tập trung tiền bạc vào việc chăm sóc sức khỏe cán bộ!
Đâu chỉ Thanh Hóa mới lo chăm sóc sức khỏe cán bộ. Trung ương cũng thế. Chẳng những huy động, mà còn huy động toàn hệ thống. Thử đọc bản tin Huy động sức mạnh của toàn hệ thống trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thì biết người ta muốn gì. Đọc bản tin đó gần chục lần tôi vẫn không giải thích được tại sao người ta lại vô cảm, ngạo mạn, ngang nhiên, trắng trợn như thế.
Trong khi bệnh viện các cấp quá tải, trong khi hai ba bệnh nhân phải nằm chung giường, trong khi bệnh nhân nằm ghế bố la liệt ngoài hành lang, mà có một giai cấp ngang nhiên huy động toàn hệ thống để chăm sóc cho một nhúm cán bộ đảng viên. Họ xem bệnh viện, bác sĩ, y tá, chuyên gia như là tài sản của riêng họ, muốn làm gì thì làm. Không hiểu trong lịch sử nước nhà, đã có một giai cấp thống trị nào chẳng những bất tài mà còn tàn nhẫn với người dân như hiện nay. Tìm hoài trong cổ sử mà chưa thấy. Tạm thời có thể nói đảng viên là giai cấp tàn nhẫn nhất với người dân trong lịch sử Việt Nam?
BS Ngọc
(Diễn đàn Thế kỷ)

Nguyễn Văn Tuấn - Việt Nam cần tham khảo tiêu chí quốc tế

Ưu tiên hàng đầu hiện nay có lẽ không phải là cho ra bảng xếp hạng đại học, mà là nghiên cứu khoa học về các tiêu chí xếp hạng.
Xếp hạng: không hoàn hảo nhưng quan trọng
Xếp hạng đại học có một lịch sử khá lâu đời, nhưng các bảng xếp hạng "hiện đại" chỉ mới xuất hiện và gây ảnh hưởng trong khoảng 10 năm qua.
Năm 2003, Nian Cai Liu, một giáo sư hoá học thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải, công bố một bảng xếp hạng các đại học hàng đầu trên thế giới có tên là Academic Ranking of World University (ARWU).
Các tiêu chí ARWU rất đơn giản nhưng khá cao, như số cựu sinh viên tốt nghiệp, số giáo sư đoạt giải Nobel và Fields; số bài báo khoa học được trích dẫn nhiều lần; số bài báo khoa học trên hai tập san Nature và Science; số bài báo khoa học trên tập san trong thư mục ISI, SCIE, SSCI; và thành tựu của giáo sư, giảng viên và các nhà khoa học.
Bảng xếp hạng đại học ARWU sau đó trở thành nổi tiếng. Một "kĩ nghệ" xếp hạng đại học ra đời, với nhiều nhóm nghiên cứu được thành lập và tham gia vào việc xếp hạng đại học. Nổi tiếng nhất trong các nhóm này có lẽ là QS, THES, và Leiden.
Nhưng tất cả các bảng xếp hạng đều không hoàn hảo, vì một phần dữ liệu sử dụng chưa được chính xác, và quan trọng hơn là phương pháp thống kê vẫn chưa được mọi người nhất trí. Bảng xếp hạng ARWU tuy rất nổi tiếng, nhưng phương pháp thống kê lại yếu nhất.
Tuy nhiên, dù chưa hoàn hảo, vị trí của các đại học hàng đầu của các bảng xếp hạng đều rất nhất quán. Các đại học như Harvard, Yale, Stanford, Princeton, MIT, Caltech, Oxford, Cambridge, v.v... vẫn là những đại học hạng "top" cho dù dùng tiêu chí của bảng xếp hạng nào. Sự nhất quán này có thể hiểu được, vì tất cả các bảng xếp hạng đều đặt nặng các tiêu chí về đầu ra của nghiên cứu khoa học. Có nhóm như QS chẳng hạn xem nghiên cứu khoa học quyết định 60% thứ hạng của đại học.
Cho đến nay, dù các bảng xếp hạng đại học bị phê bình rất nhiều, nhưng trong thực tế  ban giám hiệu của đại học nổi tiếng trên thế giới vẫn dựa vào thứ hạng trong các bảng xếp hạng để quảng bá đại học của họ. Có nơi, thậm chí sự nghiệp của hiệu trưởng phụ thuộc vào sự tăng hay giảm về thứ hạng của đại học mà họ quản lí. Như vậy, các bảng xếp hạng đại học, dù còn nhiều khiếm khuyết chúng sẽ tồn tại, và có thể gây ảnh hưởng.
xếp hạng đại học, du học, Harvard, GS Nguyễn Văn Tuấn, bài báo khoa học, giảng viên đại học
Đại học Harvard luôn nằm trong top dẫn đầu các bảng xếp hạng đại học.
xếp hạng đại học, du học, Harvard, GS Nguyễn Văn Tuấn, bài báo khoa học, giảng viên đại họcxếp hạng đại học, du học, Harvard, GS Nguyễn Văn Tuấn, bài báo khoa học, giảng viên đại học
Việt Nam cần nhiều nghiên cứu hơn
Do đó, nỗ lực xếp hạng và phân tầng đại học của Bộ GDĐT nằm trong trào lưu thế giới. Muốn hay không, trước hay sau, thì VN sẽ phải xếp hạng đại học vì nhu cầu không chỉ của Nhà nước, của sinh viên, mà còn của cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, tôi nghĩ phải xem lại mục tiêu xếp hạng, vì hiện nay mục tiêu còn quá hạn hẹp. Phải xem xếp hạng đại học là một thước đo cho phát triển khoa học giáo dục bậc cao, chứ không đơn thuần là tăng tính cạnh tranh.
Mặt khác, dù là mục tiêu hướng đến đại học nghiên cứu hay vươn đến tầm cao của thế giới, tôi nghĩ Việt Nam vẫn nên dựa vào các tiêu chuẩn ở nước ngoài, từ đó có một số điều chỉnh cho phù hợp với tình hình trong nước. Tham khảo khá nhiều tiêu chuẩn từ nước ngoài và các bảng xếp hạng quốc tế (1), tôi có vài đề nghị cụ thể như sau:
Thứ nhất giữ những tiêu chí mang tính liên tục. Chẳng hạn như các tiêu chí như phần trăm giảng viên có bằng tiến sĩ, hay số bài báo khoa học công bố là những biến số liên tục (từ 0 đến 100), và không có lí do gì để "nhị phân hoá" theo một ngưỡng số nào đó. Nhị phân hoá tuy đơn giản vấn đề nhưng sẽ dẫn đến sự thiếu công bằng và có thể dẫn đến sai sót trong xếp hạng.
Thứ hai, giảm các tiêu chí mang tính đầu vào (input) và tăng các tiêu chí đầu ra (output).  Hiện nay, trong số 15 tiêu chí được đề ra thì đã có đến 12 tiêu chí mang tính đầu vào. Tôi đề nghị thêm các tiêu chí liên quan đến giảng dạy (như số sinh viên trung bình tính trên giảng viên, trình độ giảng viên và danh tiếng trong giảng dạy). Ngoài ra, cần phải có những cuộc điều tra xã hội để đánh giá mức độ danh tiếng trong giảng dạy và nghiên cứu.
Một tiêu chí liên quan đến đầu ra mà các nhóm xếp hạng đại học quốc tế thường sử dụng là các cựu sinh viên được bổ nhiệm vào những chức vụ quan trọng trong chính phủ và tập đoàn kĩ nghệ, hoặc được trao những giải thưởng danh giá trong chuyên ngành.
Thứ ba, chuyên ngành hoá. Đại học ở VN phần lớn là các đại học chuyên ngành, do đó xếp hạng chung cho một đại học là điều không thực tế. Và, theo đó, bảng xếp hạng đại học, nếu thực hiện, cũng nên xếp hạng theo từng chuyên ngành thay vì xếp hạng chung.
Thứ tư, cần phải thêm các tiêu chí liên quan đến tầm ảnh hưởng và chất lượng nghiên cứu, thay vì chú trọng quá vào số lượng.Rất khó đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học, nhưng một số chỉ số có thể chấp nhận được là chỉ số tác động (impact factor - IF) của tập san mà nhà khoa học công bố. Ngoài ra, tần số trích dẫn cũng có thể xem là một chỉ số đánh giá tầm ảnh hưởng của nghiên cứu.
Thứ năm, cần thêm tiêu chí về ứng dụng thực tế. Một trong những thành tựu của nghiên cứu không chỉ là bài báo khoa học, mà còn chuyển giao thành bằng sáng chế (patent). Do đó, các bảng xếp hạng có giá trị thường có tiêu chí về số bằng sáng chế được công nhận bởi các tổ chức tác quyền khoa học quốc tế.
Thứ sáu, tính quốc tế hoá. Trong thời đại toàn cầu hoá, đại học ngày nay là một trung tâm xuyên quốc gia, do đó cần phải có tiêu chí phản ảnh số giảng viên, giáo sư, nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ (postdoc) và sinh viên từ nước ngoài.
Thứ bảy, nghiên cứu tìm trọng số thích hợp. Trọng số, trong thống kê học, là một cách để đánh giá tầm quan trọng của một tiêu chí. Chẳng hạn như trong bảng xếp hạng AWRU, tiêu chí số bài báo khoa học trên hai tập san ScienceNature có trọng số 20%, tức quan trọng hơn tiêu chí số cựu sinh viên được trao giải Nobel và Fields (có trọng số 10%).
Để có trọng số, các nhóm nghiên cứu phải tiến hành những nghiên cứu về đánh giá khoa học hay khoa học trắc (scientometrics), vốn là một bộ môn khoa học tương đối mới. Những nghiên cứu này không phải chỉ đơn giản phân tích dữ liệu của Bộ GD-ĐT sẵn có hay do trường đại học cung cấp, mà phải là những điều tra qui mô trong cộng đồng và giới kĩ nghệ.
Ở Việt Nam, chúng ta chưa có những nghiên cứu đánh giá khoa học một cách chuyên nghiệp và chuyên sâu. Các tiêu chí xếp hạng mà Bộ GDĐT đề ra không có giá trị như nhau, thậm chí trùng hợp nhau. Nhưng đồng thời chúng ta không thể phân tầng và xếp hạng đại học dựa vào những tiêu chí nhị phân hoá và thậm chí chưa có trọng số.
Do đó, ưu tiên hàng đầu hiện nay có lẽ không phải là cho ra bảng xếp hạng đại học, mà là nghiên cứu khoa học về các tiêu chí xếp hạng. Nếu không có cơ sở khoa học, các tiêu chí xếp hạng sẽ không thuyết phục được ai và không thể áp dụng trong thực tế.
Nguyễn Văn Tuấn
(Tuần Việt Nam)
------
Chú thích:
(1) Xem "Chất lượng giáo dục đại học nhìn từ góc độ hội nhập", Nhà xuất bản Tổng Hợp 2012.

Làm ít, hưởng nhiều

Sau khi Bộ Công thương công bố công khai mức lương của 120 lãnh đạo thuộc 11 tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc Bộ trong năm 2013, nhiều ngày qua dư luận, nhất là người lao động trực tiếp không khỏi xôn xao. Trong tình hình kinh tế khó khăn chung, người lao động nhiều khi không có việc làm, việc tăng lương cho người lao động, Quốc hội đã phải nhấc lên, đặt xuống tính từ đồng một thì mấy sếp to của các tập đoàn vẫn vô tư hưởng mức lương khủng.
Điều băn khoăn của người lao động liệu việc phân phối đồng lương như vậy trong một chế độ XHCN như vậy liệu có công bằng? Những vị sếp nhận bổng lộc lớn như vậy có khỏi quá với đóng góp, công sức họ bỏ ra?
Đành rằng, với những vị "chủ”, vị "tổng” có lương cao, đứng đầu bảng lần này toàn là những chỗ có tên tuổi, cũng đều vào diện "ăn nên, làm ra”. Ví như lương của Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc TCT Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) Đỗ Ngọc Khải vào diện cao nhất với 74,72 triệu đồng/tháng. Cũng đáng thôi, khi giờ đây nhà nhà, người người dùng dầu thực vật. Đến những vị phó của tập đoàn này lương cũng ngất ngưởng lương mỗi tháng khoảng 60 triệu cả. Tiếp đó là các vị sếp của các tập đoàn như Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)…Như Chủ tịch HĐTV PVN Phùng Đình Thực có mức lương 65,81 triệu đồng/tháng. Tổng giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu 64,35 triệu/tháng. Chủ tịch HĐTV EVN Hoàng Quốc Vượng có mức lương tháng 61,32 triệu đồng…Lương, thu nhập vậy cũng dễ hiểu, bởi đây đều là những lĩnh vực "độc quyền”. Ngành dầu khí thì cứ hút lên mà bán. Ngành điện hễ có khó khăn, gần lỗ thì lại tăng giá. Vậy nhưng cũng còn không ít các "chủ”, các "tổng” khác lương cũng đều ngất ngưởng từ 40- 57 triệu đồng/tháng cả…Điều chốt lại, đây đã là các mức lương được coi là hợp pháp, đúng quy định, đã được Bộ Công thương soi kỹ.
Theo lệ đời, câu cửa miệng dân gian, rằng, làm nhiều thì hưởng nhiều, chả ai phải bàn cãi. Nếu các vị chủ, vị tổng làm lợi, mang lại tiền cho nước cho dân, thì việc họ được hưởng lương cao là chính đáng, người lao động chân tay, trực tiếp chả có gì phải so đo, suy bì. Phải chăng, ngay quy định của pháp luật cũng vì mục đích này. Rằng để kích cầu, để trả công xứng đáng cho chất xám, cho người có trách nhiệm, nên Nghị định  50, rồi Nghị định 51/2013/NĐ-CP cho phép trả lương, thù lao, tiền thưởng với các viên chức quản lý doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp nhà nước đến 36 triệu đồng/tháng. Pháp luật còn "mở” đến mức cho phép các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả chi trả tiếp đến 50% mức lương tối đa, tổng đến 54 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra còn những thù lao, thưởng khác…Mức hưởng như vậy, còn cao gấp mấy lần của mức lương của Thủ tướng Chính phủ. Còn nhớ năm ngoái, khi vụ lương khủng của giám đốc 4 doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh vỡ ra, với mức lương 2,6 tỷ đồng/năm, Văn phòng Chính phủ thống kê, thu nhập của Thủ tướng mỗi tháng chỉ hơn 17 triệu đồng. Và rồi, như Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân đã phải thốt lên: "Nghe mà choáng…Khi cả đất nước đang rất khó khăn, các anh làm như vậy có thấu tình, đạt lý không?”. 
Lâu nay, người dân vẫn xì xầm, rằng "lương và lậu”. Nhiều khi lương ít đấy nhưng bù lại là "lậu” và các bổng lộc khác. Ở đây, lương công khai đã "khủng” vậy. Nếu người ta thống kê được các khoản "lậu”, các khoản bổng lộc khác của các sếp thì còn khủng đến đâu. Trong khi người công nhân, người lao động thu nhập chỉ 3, hay 5 triệu đồng. Có một phần không nhỏ công nhân thu nhập chưa đủ cho mức sống tối thiểu.
   Chuyện các vị chủ, vị tổng làm nhiều, hưởng nhiều, hay pháp luật ưu tiên cho họ, những người có trách nhiệm, phát huy chất xám cũng là rất nên. Nếu như sòng phẳng, công bằng, đúng theo quy định của pháp luật thì chỉ nhìn vào khung bảng lương, người ta đã thấy các vị làm việc như thế nào. Đây cũng tạo ra thế ganh đua, cạnh tranh, tạo đà cho kinh tế, phát triển.
Vậy nhưng, lại là chuyện dân gian phản ánh một sự thực, rằng có không ít vị "làm ít, hưởng nhiều”. Hoặc là hưởng nhiều của các vị chưa được xã hội, đối tác, đồng nghiệp, người lao động "tâm phục, khẩu phục”. Chuyện làm ít, hưởng nhiều như 4 vị giám đốc của 4 công ty tại TP Hồ Chí Minh đã rõ. Còn như lương của các vị ở EVN, PVN cũng làm người lao động băn khoăn khi đây chưa phải là thực chất của cái sự "làm”. Còn không ít các doanh nghiệp khác, đã tự vẽ ra, đặt ra lương. Lương khủng, lương cao nhưng doanh nghiệp lại không phải ăn nên làm ra, thậm chí còn thua lỗ…Đó là chưa kể một số lãnh đạo chỉ cần được mang cái danh "đại diện vốn chủ sở hữu của Nhà nước” tại doanh nghiệp, nhiều khi chả làm gì cũng vẫn được ôm lương ngất ngưởng, như nhiều người nói "chuột sa chĩnh vàng”.
  Rất cần phải xem lại chuyện lương khủng, việc "làm ít, hưởng nhiều”. Pháp luật đã quy định, nếu lợi nhuận không tăng, lương các chức danh chỉ được hưởng lương cơ bản như quy định. Còn như kinh doanh thua lỗ, người quản lý doanh nghiệp nhà nước sẽ buộc phải ăn lương như chế độ công chức. Pháp luật cũng quy định cấm dùng quỹ lương của người lao động trả cho viên chức quản lý. Việc trả lương, thưởng phải công khai, minh bạch.v.v. Tuy nhiên lâu nay, nhiều doanh nghiệp chưa làm đúng, ngay cả cấp trên soi xét cũng chưa nghiêm. 
  Để không còn tình trạng làm ít, hưởng nhiều, lương khủng không thực chất, cùng với việc tái cấu trúc doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, việc trả lương cần phải được xem xét kỹ, tăng cường giám sát. Xử lý nghiêm việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
Kiên Long
Đại Đoàn Kết) 

'Nếu chim hoà bình không bay được thì dân thông cảm'

Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch đã trả lời báo chí khi được hỏi về sự kiện thả chim bồ câu mừng Giải phóng Thủ đô.

Trong cuộc họp do Thành uỷ Hà Nội tổ chức chiều 7/10, ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch đã trao đổi với bào chí nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô năm này cũng là dịp 15 năm tổ chức UNESCO vinh danh Hà Nội là Thành phố vì Hoà Bình. Bởi vậy, nhiều người quan tâm tới việc Hà Nội có tổ chức sự kiện thả chim bồ câu trong dịp này hay không?

Trả lời câu hỏi này, ông Tô Văn Động cho biết, sáng 12/10, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức sự kiện thả chim nhưng phải kết hợp với… bóng bay. Lý do là vì tháng 10 chim bồ câu ít bay, muốn kiếm chim bồ câu bay nhiều thì rất khó. 
'Nếu chim hoà bình không bay được thì dân thông cảm'
Ông Tô Văn Động phát biểu tại cuộc họp báo.
“Bây giờ mua chim bay được rất khó. Chúng tôi đã cử người sang Đông Anh đặt mua mãi mà chưa được 100 con. Vì vậy chúng tôi sẽ phải thả kèm với bóng bay để thực hiện sự kiện. Nhưng nói thật, nếu chim không bay được thì phóng viên và bà con cũng phải thông cảm với chúng tôi,” ông Động nói.

Cũng tại cuộc họp báo, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch cho biết, hiện Sở này đang hoàn thiện hồ sơ để cầu Long Biên được công nhận là di sản Quốc gia. Về việc tổ chức sự kiện gì tại cầu Long Biên trong dịp kỷ niệm Giải phóng Thủ đô hay không, ông Tô Văn Động cho biết các cơ quan chức năng đang nghiên cứu về điều này.

Ông Động cho biết, trước đây Thành phố cũng đã từng tổ chức sự kiện trên cầu. Tuy nhiên, sau đó  Sở nhận được những ý kiến trái chiều, có người ủng hộ, có người không. Bởi vậy, lần này Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch cần phải thận trọng. Nếu tổ chức thì các cơ quan chức năng cần phải nghiên cứu để tạo kịch bản phù hợp, hiệu quả.

Liên quan đến tổng kinh phí để tổ chức các chương trình, sự kiện kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, có thông tin cho biết, Hà Nội đã bỏ ra khoảng 800 tỷ đồng. Về vấn đề này, ông Tô Văn Động cho hay, ông không nắm được bởi Sở Tài chính là cơ quan quản lý về ngân sách.

Theo ông Tô Văn Động, có rất nhiều cơ quan tham gia thực hiện nhiệm vụ kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô. Sau khi xác định tất cả các nội dung mà Thành phố đã cho phép tổ chức, các cơ quan, trong đó có Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch sẽ chuyển toàn bộ nội dung sang Sở Tài chính. Sở Tài chính sẽ thẩm định, cân đối để rồi quyết định cấp ngân sách hay huy động nguồn xã hội hoá.

“Chúng tôi chỉ kiểm đếm được những phần kinh phí đối với những sự kiện do Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch thực hiện trực tiếp. Nhưng đến hôm nay hoạt động kỷ niệm vẫn chưa xong nên chúng tôi cũng chưa thể công bố con số cụ thể. Còn về tổng chi phí để tổ chức kỷ niệm là do Sở Tài chính nắm.

Nhưng tôi có thể công bố con số tương đối chính xác, đó là trong số kinh phí Thành phố bỏ ra để tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đợt này thì có 30 tỷ đồng được chi cho an sinh xã hội và đền ơn đáp nghĩa,” ông Động cho hay.

Ông Tô Văn Động cho biết thêm, riêng các hoạt động do Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức thì đều có nguồn kinh phí xã hội hoá, ngân sách Thành phỗ hỗ trợ một phần. Trong đó, chương trình đua xe đạp quanh bờ Hoàn Kiếm có kinh phí 100% là xã hội hoá.

“Không phải tất cả các hoạt động nghệ thuật, thể thao và du lịch là xã hội hoá toàn bộ, nhưng đều có một phần xã hội hoá. Ví dụ, trong Liên hoan Giọng hát Thành phố năm 2011, ngân sách bỏ ra 50 triệu tiền thưởng nhưng chúng tôi đã xã hội hoá thêm 50 triệu nữa là 100 triệu.

Bởi vậy, trong đêm 10/10 sắp tới, nếu chương trình nào có treo quảng cáo thì đó là chương trình xã hội hoá, ngân sách hỗ trợ một phần”,  ông  Động cho biết.
Đà Long
(VTC)
 
Sư mất dạy
.
thời nay không ít !
.
Thương cho Đức Phật Thích Ca
Chúng dùng họ Thích đại trà kiếm ăn !
Tu ú ớ mới vài năm
Cũng "Đại đức", cũng "Cao tăng", "Sư thầy" (!)
.
alt
Tu hành lấy đâu ra tiền mà dùng xe sang thế ? Phải chăng nhờ người mộ đạo nhẹ dạ cả tin đóng góp tiền “công đức” nuôi bọn này ? (trên). Sư tiếp thu đệ tử từ những  đoạn đùi ngon lành bằng nụ cười cở mở (dưới)
alt
alt
 Sư thiền để ngắm khỏa thân (trên), sư mất dạy (dưới)
alt
alt
Sư Thích Thanh Cường chỉ có bằng tiền công đức mới chơi thỏa thích như thế !
alt
alt
Hòm “công đức” cho Sư hổ mang ăn thịt chó, nốc bia như điên !
alt
 Kim So Phia và bạn gái tên Ngân
Sư Kim So Phia với bạn gái tên Ngân
Đạo Phật là tốt đẹp, nhờ vậy mà đạo Phật tồn tại hàng nghìn năm qua tại Việt Nam và ngày càng phát triển. Tuy có khi mạnh khi yếu, nhưng nhìn chung thế đứng của Phật giáo trên đất nước này là có “gốc rễ”. Người Việt Nam quan niệm đạo Phật là đạo hiền lành, chủ trương hướng thiện, coi sự tốt đẹp của cuộc sống con người ở tâm đức nhân từ và để có được sự tốt đẹp đó thì con người phải hướng thiện (những từ ngữ theo thuyết Nhà Phật và Khổng Tử, Mạnh Tử, ở ta  hầu như phổ thông, xin miễn giải nghĩa). Sơ khai đạo Phật cho đến khoảng 1.213 – 1.366 (theo Phật lịch), sư sãi chủ yếu tu theo tiểu thừa là xuất gia thoát tục, sống khổ hạnh. Hàng ngày chỉ tụng kinh niệm phật và trồng trọt nguồn lương thực nuôi sống, xử sự nhẫn nhục, không có khái niệm đấu tranh - cả đấu tranh để sinh tồn. Về tình cảm, thoát ly gia đình đã đành, còn phải cắt đứt mọi mối liên hệ với bên ngoài nhà chùa ; về tình dục thì triệt thoái hoàn toàn, đúng như câu đối của người xưa mô tả người đi tu Nhạt mùi son phấn, say mùi đạo / Mở cánh từ bi, khép cánh tình. Nhưng sau thời điểm nói trên, kỷ cương Phật giáo thay đổi, cho phép tu theo đai thừa tức là người đi tu vẫn được lấy vợ, lập gia đình, chỉ hàng ngày tụng kinh đọc kệ, tuân theo lời dạy của Phật, hòa hợp với cộng đồng. Khuôn phép bung ra giúp cho nhiều người lo tròn nghĩa vụ cả đôi nơi: Gia đình thì cứ sinh con đẻ cháu sung túc, Nhà chùa thì vẫn tụng kinh gõ mõ và là nơi cung cấp miếng ăn tấm mặc và danh vị sư sãi, chết có chỗ chôn, không mất tiền mua đất đặt huyệt. Cũng từ đây, bước đầu Nhà chùa thuê mướn bảo vệ, dần dần về sau Nhà chùa mở lò võ để đào tạo võ nghệ cho sư tiểu nội bộ, tiến tới mở lớp dạy võ thu tiền cho những ai muốn theo học (hoạt động này có hầu hết các chùa ở Trung Hoa).
Từ khi chủ trương tu đại thừa, cùng với ảnh hưởng cuộc sống hiện đại ngày càng mở rộng thì sự “biến tướng” trong giới tu hành trượt ra ngoài vòng kiểm soát của Phật giáo. Vì lẽ đó mà ở Việt Nam sinh ra những “sư hổ mang” ngay những năm cuối thế kỷ 19, ca dao dân gian đã đề cập đến: Hôm nay mười bốn, mai Rằm / Ai muốn ăn oản lên nằm với sư ; sư ăn thịt chó, sư ngó mông em ; trong chùa nghiêm nghị tụng kinh / ra đường gái đái sư rình sư xem ; vài hôm sư lẻn về nhà / sư mần hùng hục cả nhà khiếp sư ; sư gì như rắn hổ mang / to dài như thế, cả làng sợ sư…Cả ngày xưa, Nhà chùa không đơn thuần là trường học đạo đức từ bi bác ái theo lời dạy của Phật Tổ Như Lai, mà chùa cũng là nơi nương thân cho những kẻ thất tình, oan ức hận đời, hoàn cảnh éo le, gia đình nghèo khổ, thậm chí là phạm tội phải vào chùa trốn tránh… Tất nhiên, cửa Thiền đã giúp đa số trong đó cải tà quy chính, suốt đời tu hành trọn vẹn. Đến thời @ này được dịp nở ra nhiều đệ tử đi tu nhằm lợi dụng Nhà chùa để sống, lợi dụng danh nghĩa sư, vãi để che mắt thế gian, làm những điều sai trái với đạo Phật là điều khó tránh khỏi ! Có nghĩa, họ vào ở chùa không phải với mục đích đến cửa Phật để tu nhân tích đức, biết sống từ bi hỉ xả, mong cho kiếp sau được siêu thoát về cực lạc Tây phương, mà chỉ phục vụ cho cảnh sống gấp hoặc giải quyết khó khăn hiện tại, hoặc tạo điều kiện làm giàu. Do đó, những con người ấy đã bôi nhọ danh dự Tam Bảo, danh dự của Giáo hội Phật giáo Viêt Nam như sư Thích Thanh Cường và không ít sư sãi như thế (cả trong nước và nước ngoài qua các hình ảnh ở phần trên). Ngoài ra, có những sư chính trị “ngấm ngầm” đến với thủ đoạn, mưu mẹo phi nhân tâm để mưu cầu danh lợi. Đầu cạo trọc, mặc cà sa nhưng không phải là sư theo đạo Phật, rất nguy hại cho đời !
Phật – tiếng Phạn là Buddha, âm Hán Việt là Phật Đà, theo cách giản tự gọi là Phật ; từ  Buddha, người Việt ta ngày xưa đọc là Bụt. Thế gian coi Bụt là hiền lành (hiền như Bụt), nhưng “Bụt” thời nay ở ta nên giống ta, “một bộ phận không nhỏ bị tha hóa, biến chất” do tác động của xã hội chính trị, mà những sư hổ mang như sư Thích Thanh Cường là cốt cán (!)  Nếu cứ theo “tân giáo lý” người Việt thế kỷ 20 coi lãnh tụ như người trên Trời phái xuống, coi đảng viên như những tinh hoa… để coi Bụt là đấng uyên thâm viên mãn tuyệt đối, những người theo Bụt là đã giác ngộ thoát trần, đáng noi gương, đáng cung phụng thì sẽ hỏng ! Nên chăng, Giáo hội Phật giáo cũng học tập cách làm của các tổ chức xã hội hiện nay là thanh lọc và cần thì thanh lý cái loại sư dỏm ra khỏi khuôn viên Nhà chùa để giữ danh thơm tiếng tốt cho đạo Phật !
07-10-2014 (Nguồn lekhasy blog)

Chủng Người Cá Thần Bí Liệu Có Thực Sự Tồn Tại Dưới Đáy Biển ?

Tượng điêu khắc mỹ nhân ngư. (fotolia)
(Phóng viên Đại Kỷ Nguyên Trịnh Hiếu Kỳ báo cáo tổng hợp) Trong đại dương bao la này không điều kỳ diệu nào mà không có, có thể vẫn còn tồn tại rất nhiều những sinh vật mà nhân loại chưa từng được biết tới. Người cá là một loại sinh vật dưới đáy biển đã được lưu truyền từ rất lâu, nhưng đa số đều chỉ được nhắc tới trong những tác phẩm văn nghệ hay truyền thuyết thần thoại. Vậy những câu chuyện về người cá liệu có phải chỉ là truyền thuyết? Hay là ở dưới đáy biển thực sự có tồn tại một loại sinh vật như thế?
Dưới con mắt của các khoa học gia và của con người hiện đại, họ nhìn nhận Người Cá như thế nào?
Pliny the Elder là một khoa học gia về các sinh vật tự nhiên đã có những ghi chép về “Người Cá”, trong tác phẩm “Lịch sử tự nhiên” của mình ông đã viết” “Còn về Mỹ Nhân Ngư, hay còn được gọi là Nereids, đây không phải là điều quá khó tin … Họ đều thực sự tồn tại, chỉ có điều thân thể họ thô ráp, có vẩy khắp người, thậm chí kể cả những bộ phận giống của nữ giới cũng có lớp vẩy. ”
Tháng 9 năm 2011, một người đàn ông khi đang bơi tại bãi biển Great Barrier Reef ở Châu Úc đã phát hiện ra một sinh vật giống như mỹ nhân ngư, sinh vật đó không ngừng bơi xung quanh anh. (Ảnh cắt từ Clip)
Tháng 9 năm 2011, một người đàn ông khi đang bơi tại bãi biển Great Barrier Reef ở Châu Úc đã phát hiện ra một sinh vật giống như mỹ nhân ngư, sinh vật đó không ngừng bơi xung quanh anh. Người đàn ông này ngay lập tức lấy máy ảnh ra chụp, trong bức hình, đây là một sinh vật dưới đáy biển bơi ngang qua đây với tốc độ rất nhanh, nó có cặp chân dài và một cái đuôi rất lớn, xem ra rất giống người cá.
大堡礁意外拍攝到人魚(Great Barrier Reef accidental shooting mermaid)
Watch this video on YouTube.

Ghi chép về người cá trong Sách cổ Trung Quốc

Trong tác phẩm sinh vật cổ đại của Trung Quốc “Sơn Hải Kinh ‧ Hải Nội Nam Kinh” có ghi chép về : “Bá Lư Quốc, Ly Nhĩ Quốc, Điều Đề Quốc, Bắc Cù Quốc, Giai Uất Thủy Nam”.
Trong Thái Bình Quảng Ký cũng có những ghi chép về người cá: “Hải nhân ngư, có ở Đông Hải, con lớn dài khoảng 5-6 thước, nhìn như người, có mắt, mũi, mồm, tay, phần đầu là một nữ nhân xinh đẹp, không thiếu bộ phận gì. Da trắng như ngọc, không có vẩy, có lông tơ, ngũ sắc mềm mại, dài khoảng 1-2 tấc. Tóc như đuôi ngựa, dài khoảng 5-6 thước. Bộ phận sinh dục không khác gì con người, sống ở chỗ vắng bóng người, sống được trong ao. Khi giao hợp, không khác gì con người, và không làm hại người.”

Người cá trong truyền thuyết của người Tây Phương.

Mỹ nhân ngư. (bách khoa toàn thư công cộng Wikipedia)
Câu chuyện nàng tiên cá nổi tiếng nhất ở Tây Phương là ở trong chuyện cổ tích của Hans Christian Andersen. Căn cứ theo bức tượng điêu khắc nàng tiên cá quỳ gối ở Copenhagen, Đan Mạch, đây là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, nói về người cá, trong rất nhiều câu chuyện thần thoại và truyền thuyết lâu đời của các dân tộc trên thế giới đều có đề cập tới.
Người Babylon tôn thờ một vị thần biển gọi là Poseidon hoặc Erythrean . Erythrean xuất hiện trên biển, để dạy mọi người về nghệ thuật và khoa học. Ngày nay trong viện bảo tàng Louvre người ta có thể nhìn thấy một bức bích họa từ thế kỷ thứ tám đã miêu tả Erythrean là một nam nhân ngư, có một cái đuôi cá và nửa phần trên là cơ thể của nam giới.
Người Syria và Felix (Trung Đông cổ đại) còn thờ một loại mỹ nhân ngư của dân tộc Thiểm làm thần mặt trăng. Người Syria còn gọi cô là Atargatis, Người Felix gọi cô là Derceto. Họ cho rằng mặt trăng mang theo sự lên xuống của thủy triều, vì vậy trong các tác phẩm văn học nghệ thuật cổ xưa nó được coi là hóa thân của Thần. Atargatis là phát hiện được ghi nhận đầu tiên trong những ghi chép về người cá.
Quần đảo nước Anh cũng có những câu chuyện thần thoại về nàng tiên cá của mình. Người Cornish coi nàng tiên cá là cô gái của những niềm vui, Người Ai-len coi họ là Merrows hoặc Muirruhgach. Trong một số tác phẩm miêu tả về nơi ở của họ dưới đáy biển, phái nữ đều rất xinh đẹp, phái nam có một cái mũi đỏ, với đôi mắt lớn, và mái tóc màu xanh lá cây, thích rượu Brandi.

Phát hiện của ngành khảo cổ học

Tháng 4 năm 1990, “Báo Văn Hối” đăng tải một sự kiện: Một số nhà khoa học đang cố gắng tìm những khám phá khảo cổ học chấn động thời đó, đi tìm nguồn gốc của một xác ướp mỹ nhân ngư 3.000 năm tuổi. Một đội công nhân xây dựng, đã phát hiện thấy sinh vật khó tin này ở trong một phần mộ đựng châu báu tại bờ biển đen bên ngoài thành Sochi. Cô ấy trông giống như một công chúa da màu xinh đẹp, phần dưới là một cái đuôi cá. Sinh vật đáng kinh ngạc này có chiều dài từ đầu đến đuôi là 173 cm. Các nhà khoa học tin rằng cô ta đã chết vào lúc hơn 100 năm tuổi.
Ngày 2 tháng 7 năm 1991, các phương tiện truyền thông Singapore đã công bố một báo cáo mang tên “Bờ biển Nam Tư phát hiện hóa thạch mỹ nhân ngư từ 12.000 năm trước”: Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra hóa thạch của nàng tiên cá hoàn chỉnh nhất trên thế giới, họ xác nhận loài sinh vật mà người ta nghĩ chỉ xuất hiện trong câu chuyện cổ tích, thực sự tồn tại trong thế giới thật. Căn cứ và hóa thạch được tìm thấy ở bờ biển Nam Tư. “Loài động vật này là nữ tính. Xuất hiện ở gần bờ biển vào khoảng 12.000 năm trước.” Tiến sỹ Platt • Ogani chia sẻ.
Tiến sỹ Ogani là một nhà khảo cổ học ở California nước Mỹ, ông đã làm việc tại vùng biển có xuất hiện mỹ nhân ngư trong vòng bốn năm. Ông nói: ” Nó đã bị chôn sống trong một vụ lở bùn lớn ở dưới nước vào lúc đó, sau đó xác nó đã được bảo vệ bởi các núi đá vôi xung quanh, rồi dần dần chuyển hóa thành hóa thạch. Qua hóa thạch cho thấy, mỹ nhân ngư cao tầm 160 cm, từ eo trở lên giống như con người chúng ta, phần đầu phát triển, bộ não có thể tích lớn, hai bàn tay có móng vuốt, đôi mắt giống như các loài cá khác, không có hốc mắt. “

Mỹ nhân ngư tồn tại ngày nay

Ngày nay tại nhiều khu vực trên thế giới đều có phát hiện tung tích của nhiều chủng loại “người cá” khác nhau
  1. Nửa thân trên là người, nửa thân dưới là cá
Tháng 8 năm 1991, tại Hoa Kỳ, hai thợ đánh bắt cá mập chuyên nghiệp đã bắt được mười một con cá mập tại vùng biển Caribê, trong đó có một con cá mập hổ có chiều dài 18,3 m, khi ngư dân giải phẫu con cá mập hổ này ra, họ thấy trong dạ dày của nó một bộ xương kỳ lạ, 1/3 phần trên của bộ xương giống hệt như khung xương của một người trưởng thành, nhưng từ phần xương chậu trở xuống lại là xương của một con cá lớn.
Ngư dân đã chuyển nó đến cơ quan cảnh sát để kiểm tra, kết quả xác nhận rằng nó là một loại sinh vật nửa người nửa cá. Các chuyên gia đã đưa thông tin này vào máy tính, căn cứ vào hình dạng khung xương có thể vẽ ra hình dáng của một mỹ nhân ngư. Một vị tiến sĩ người Mỹ – người đã tham gia vào công việc này cho biết: từ những chứng cứ mà họ đang có cho thấy, mỹ nhân ngư không phải là sinh vật hư cấu hay là chỉ có trong truyền thuyết, mà là một loại sinh vật thật sự tồn tại trên thế giới này.
  1. Nửa thân trên là cá nửa thân dưới là người
“Báo Hỏa Cự” của Kuwait vào ngày 24 Tháng 8 năm 1980 đưa tin: Gần đây, trên bờ biển Hồng Hải phát hiện một sinh vật có hình dạng như Mỹ nhân ngư. Mỹ nhân ngư có phần thân dưới giống như cơ thể của một người phụ nữ, có đôi chân dài và đủ mười ngón chân.
  1. Người cá sống dưới đáy biển
Đối với những phát hiện về mỹ nhân ngư đang tồn tại cũng có khá nhiều. Năm 1962, các nhà khoa học đã từng bắt được một tiểu nhân ngư. Tờ báo “The Sun” của Anh, tờ báo “Tân Vãn” của Trung Quốc cùng nhiều tờ báo khác đều có đưa tin về vấn đề này.
Tiểu nhân ngư tự xưng đến từ thành phố Atlantis, nó còn nói cho những nhà nghiên cứu biết, từ hàng triệu năm trước, lục địa Atlantis trải rộng trên khắp châu Phi và Nam Mỹ, và sau đó đã bị chìm xuống đáy biển …… những người còn sống sót hiện đang sống ở dưới đáy biển, tuổi thọ lên đến 300 tuổi. Sau đó, tiểu nhân ngư đã được đưa tới một khu vực nghiên cứu bí mật ở biển Đen, để cho các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.
Năm 1958, Tiến sĩ Rotan tại Viện đại dương học quốc gia của Mỹ, ở độ sâu 5km dưới đáy biển, đã chụp được một số dấu tích rất giống với con người.
Năm 1959, tại bờ biển Baltic, một số ngư dân tìm thấy một mỹ nhân ngư với làn da trắng, đôi mắt sáng, tóc dài, có vây cá, sau khi báo cáo và chuyển giao mỹ nhân ngư này cho chính phủ Phần Lan, sự việc này từ đó đã không thấy có thêm thông tin gì.
Tính cục hạn của khoa học hiện đại
Từ xưa đến nay, các học giả cũng luôn tin rằng mỹ nhân ngư có tồn tại. Nhưng với sự phát triển của khoa học, sự tồn tại của một sinh vật gọi là Mỹ nhân ngư đã bắt đầu bị nghi ngờ, và dần dần bị coi là câu chuyện huyền thoại.
Sự xuất hiện của khoa học đã thay đổi rất nhiều phương diện trong đời sống của con người. Tư duy nhận thức sự vật và phương thức khám phá những điều chưa biết của nó đã giới hạn việc tiếp thu những sự vật có thật trong thực tế, sự phủ định việc tồn tại của Người cá là một trong những ví dụ, liệu trong vũ trụ còn có bao nhiêu sự thật đã bị nó bỏ qua?
Từ thế kỷ 19 đến nay, đã xuất hiện vô số các bản ghi chép. Nhiều nhân vật được mọi người kính trọng đã viết ra những bản báo cáo xuất sắc, những điều này so với cái nhìn của các nhà khoa học về những sinh vật huyễn tưởng là có sự đổi mới hoàn toàn.
Hiện nay, sự tồn tại của những sinh vật kỳ lạ như “Người Cá” dưới đáy biển đã có những bằng chứng xác thực cụ thể, như vậy những điều mà người ta vẫn hay gọi là “hoang đường”, “mê tín”, hay “thần thoại” đều đã trở thành những hạng mục nghiên cứu nghiêm túc.
Phụ trách biên tập: Lý Hiểu Thanh

Quá kinh ngạc! – Về việc sửa Truyện Kiều

Trần Quang Hùng
Tác giả gửi Văn Việt
Thời gian vừa qua tôi đã khá kinh ngạc, nếu không muốn nói rất kinh ngạc trước những sai lầm trong các cuốn từ điển tiếng Việt do GS Nguyễn Lân biên soạn mà nhiều người đã chỉ ra. Nhưng hôm nay được biết có người còn cả gan sửa cả Truyện Kiều thì phải nói là quá kinh ngạc!
Trước hết xin có đôi lời với ông kĩ sư tên là Đỗ Minh Xuân — dịch giả, à quên, sửa giả Truyện Kiều.
Nếu dụng ý của ông là muốn “phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại quần chúng” (lời ông Vũ Khiêu) thì công bằng mà nói đó là một dụng ý không thể nói là không đáng hoan nghênh. Nhưng ông lại dùng cái cách sửa đổi quá nhiều chữ trong tác phẩm, như tác giả Thế Anh viết trong bài SAO ÔNG VŨ KHIÊU LẠI NỐI GIÁO CHO VIỆC SỬA TRUYỆN KIỀU VÔ LỐI?: “Ông Đỗ Minh Xuân đã thay thế khoảng 1/3 chữ nghĩa của Truyện Kiều mà ông cho là rườm rà, trùng lặp, không hay, thiếu logic, trái văn cảnh” thì thật là một việc có lẽ chưa từng có trong lịch sử văn học thế giới (?). 
Tôi không có cái vinh hạnh được ông cho một bản “tân Truyện Kiều” của ông nên không nêu ra đây được nhiều câu chữ hay ho mà ông đã thay cho những câu chữ “dở ẹc” của cụ Nguyễn. Tôi chỉ xin phép ông đưa ra một câu của ông làm ví dụ ( một câu thôi trong số những câu tôi đã đọc đươc, để khỏi làm mất thì giờ của những ai hạ cố đọc những dòng này) để thấy được tài năng của ông:
Đây là lời quan xử án khen sự đẹp đôi của Thúy Kiều với Thúc Sinh:
                                       ”Thực là tài tử giai nhân
                                  Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn”
(Điển cố ở đây là chuyện  hai họ Châu và Trần bên Trung Hoa xưa đời đời kết thông gia với nhau và trước đây người ta cho đó là một nét văn hóa đẹp).
Câu thơ trên đã được/ bị ông sửa lại như vầy:
                                  “Lứa đôi còn có gì cần nhiều hơn”.
Đến đây thì, xin lỗi ông, tôi không thể nhịn được nữa mà phải kêu lên: “Ối giời ơi. Thơ ơi là thơ”. Thiết nghĩ chẳng cần nói gì thêm nữa nhưng lại cứ ngứa mồm. Với tôi, cái câu này của ông vừa tối nghĩa vừa chẳng hơn gì câu nói thường. Việc sửa câu thơ trên của ông giống như việc người ta đang thưởng thức cà phê, ông đem đổ toẹt đi, thay vì thứ gì cao sang hơn, ông lại mang cho họ nước ốc ao bèo !
Thôi việc chữ nghĩa là việc của các nhà chuyên môn. Tôi chỉ muốn nói với ông điều này. Ông là kĩ sư, tôi không rõ về ngành nào, cũng không biết ông đã đóng góp được những gì cho ngành mình. Nhưng ông lại muốn có những đóng góp trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật. Quý quá. Không phải ai cũng được như vậy. Nhưng ông ạ, tác phẩm nghệ thuật không phải là một cái máy. Với cái máy, người ta có thể cải tiến nhiều lần để nó ngày càng có tính năng tốt hơn. Nhưng với tác phẩm nghệ thuật thì không, trừ phi chính tác giả làm việc đó. Ông thử hình dung xem, bây giờ ông sửa tới 1/3 chữ nghĩa Truyện Kiều, thêm chút nữa chắc ông thành đồng tác giả? Mai kia con cháu ông lại thấy chữ nghĩa của ông không hợp với chúng, chúng lại sửa 1/3 nữa, rồi lại 1/3 nữa… thì hỏi ông còn đâu là tác phẩm của cụ Nguyễn Du? Ông đã mang cách làm trong nghề kĩ thuật của ông để áp dụng vào nghệ thuật mất rồi.
Mà tôi cũng thấy lạ, tại sao ông lại ngại… điển cố nhỉ? Điển cố chẳng nhẽ không hay? Nhờ đọc Truyện Kiều mà ta biết thêm nhiều điển cố chẳng nhẽ không thú vị? Điển cố, theo tôi nghĩ có lẽ cũng chẳng phải trở ngại gì đáng kể khi thưởng thức Truyện Kiều. Bằng chứng là dân ta trước đây đa phần ít học, thậm chí nhiều người không biết chữ, nhưng người ta vẫn khoái nghe Truyện Kiều, vẫn thuộc Truyện Kiều. Một điều nữa, thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật không chỉ có HIỂU, mà còn có CẢM, phải không ông?
       
Cuối cùng, với ông, tôi muốn nói điều này, có gì không phải ông bỏ quá cho. Ông chọn đề tài sửa Truyện Kiều, phải nói là bản lĩnh phi thường đấy, nhưng ông đã làm một việc khá giống với Đông-ki-sôt, vì tôi nghĩ (không biết có chủ quan không) chắc sẽ chẳng có ai ủng hộ ông, ngoài ông Vũ Khiêu và vài người giống như ông GS Vũ. Tuy nhiên ông đã thành công, phải nói là rất thành công, nếu ông định làm một quả… xì-căng-đan!
Bây giờ dám xin có vài lời mạo muội về bác GS Vũ Khiêu. 
Phải nói rằng nếu tôi kinh ngạc về việc làm của ông kĩ sư một thì tôi kinh ngạc về việc ủng hộ ông ấy của GS Vũ mười.
Việc bác GS Vũ khen ngợi hết lời “công trình” của kĩ sư Xuân tôi biết chắc làm cho rất nhiều người biết qua về bác rơi vào trạng thái từ ngạc nhiên đến kinh ngạc. Nhưng bình tĩnh lại, tôi nảy ra được hai ý thế này.
Thứ nhất (ý này hơi ngộ nghĩnh một chút) nhà nước đã có quy định tuổi nghỉ hưu. Ai nghỉ hưu ở tuổi này nên gọi là nghỉ hưu lần thứ nhất. Vì sau khi nghỉ hưu nhiều người vẫn còn làm việc đươc. Với những người này cũng nên quy định tuổi “nghỉ hưu” lần thứ hai, để đề phòng sau tuổi ấy người ta dễ bị lẩm cẩm!
Thứ hai, kết hợp với vụ từ điển mà tôi đã nói ở phần đầu, làm sao tôi cứ thấy “lăn tăn” về những danh hiệu cao quý mà một số nhà nọ nhà kia… “quốc doanh” đã được tặng. Thế mới lạ chứ.

Nguồn Văn Việt


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét