Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Có nên “bài cộng sản”?

Người Đồng Bằng - Quan chức Việt Nam đang chơi trò "nhầm lẩn" với những tỉ đô la

Dư luận đang bức xúc với số tiền nợ công "khủng" 500.000 tỉ đồng chưa biết tiền đâu trả ông Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Quốc Hội gợi ý móc túi dân cứ như dân là cái kho vô tận. Thì các quan lại thúc ép dự án sân bay Long Thành. Người ta choáng với những con số đầu tư nhảy múa 18 tỉ đô rồi hạ xuống 8 tỉ đô cứ như một trò đùa.

 Tại buổi tọa đàm “Dự án Long Thành: Cơ hội và thách thức” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 17.10, liên quan đến nguồn vốn vay ODA cho dự án Long Thành, ông Phạm Quý Tiêu, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải hùng hồn tuyên bố “Tại sao đặt vấn đề ODA và trái phiếu Chính phủ, vì đến nay riêng hàng không dân dụng thì hạ tầng cơ sở gồm đường băng, đường lăn, sân đỗ chưa nhà đầu tư nào quan tâm đầu tư theo hình thức BOT và PPP. Chính phủ quyết định phần hạ tầng và cơ sở để đảm bảo khẩn nguy an toàn hàng không thì phải có ODA, đã được cam kết giữa hai Thủ tướng Việt Nam - Nhật Bản vào cuối 2013, họ quan tâm và cam kết sẽ dành 2 tỉ USD cho cái này, nhưng từ nay đến đó chúng ta phải đàm phán rất nhiều”,

Đại sứ quán Nhật chưng hửng phải lập tức thông báo đính chính không có chủ trương đầu tư vào dự án này. Sự cố này không chỉ thêm vết gợn cho dự án sân bay Long Thành đáng ngờ mà còn thêm vết đen trong mối quan hệ đối ngoại vốn đã có nhiều vết đen với Nhật. Thông tin của ông Thứ trưởng lại được ngành GTVT trớ qua giải thích là nói nhầm nguồn vốn vay của một tập đoàn kinh tế của Pháp.

Với một vấn đề hệ trọng tầm cở quốc gia, với chức trách là Thứ trưởng, người ta có thể nhầm và được phép nhầm như vậy hay không?

Về nội dung, về chủ thể thì tính chất giửa chính phủ Nhật cho vay và tập đoàn kinh tế cho vay sẽ hoàn toàn khác nhau, liệu có thể nhầm lẩn được hay không?

Cách đây không lâu Bộ Giáo Dục Đào tạo đưa ra đề án cải cách giáo khoa 32.000 tỉ đồng mãi đến khi Quốc Hội chất vấn mới hay là bị nhầm.

Điều đáng nói là mọi sự nhầm lẩn này đều được xê xoa như không có chuyện gì xảy ra. Người nhầm không có đủ tự trọng để từ chức hay làm điều gì đó tương tự để thể hiện sự tự trọng còn cấp trên của họ cũng không làm gì để thể hiện sự nghiêm túc, trách nhiệm của cán bộ cao cấp quốc gia.

Thực tế những người dân Việt đang còng lưng trả nợ và tiếp tục phải trả những món nợ khổng lồ từ những chủ trương đầu tư nhầm lẩn như thế từ Vianshin, Vinalines, .... Liệu có nên để cho các quan chức tiếp tục chơi trò nhẩm lẩn hàng tỉ đô la trên lưng người dân nghèo nữa hay không? Câu trả lời đã có "ném chuột không được vở bình". Xem ra người dân sẽ tiếp tục hưởng hạnh phúc sống chung với chuột, nuôi chuột để giử bình.
(Blog Người Đồng Bằng)

VN 'xin lỗi' Nhật vụ sân bay Long Thành

Đại sứ quán Nhật Bản cho biết Tokyo vẫn chưa có quyết định về vốn vay cho sân bay Long Thành
Thứ trưởng Bộ giao thông Vận tải Việt Nam gửi thư xin lỗi đến Đại sứ quán Nhật Bản sau khi Tokyo bác thông tin cho Hà Nội vay vốn xây sân bay Long Thành.

Trước đó, hôm 17/10, báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Phạm Quý Tiêu cho biết trong một buổi tọa đàm trực tuyến ngày 17/10 rằng "phía Nhật Bản quan tâm và sẽ dành khoảng 2 tỷ đôla cho dự án".

Tuy nhiên, chiều 17/10, ông Hayashi Hiroyuki, Bí thư thứ nhất phụ trách về vốn vay tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội, nói với BBC thông tin do ông Tiêu đưa ra là "sai sự thật".

"Chính phủ Nhật Bản chưa quyết định gì về khoản đầu tư nói trên và vì thế chưa hứa hẹn gì với phía Việt Nam về sân bay Long Thành", ông cho biết.

Đài VOV ngày 18/10 dẫn lời ông Tiêu thừa nhận đã có "sự nhầm lẫn về thông tin" trong buổi tọa đàm về chủ đề “Dự án sân bay Long Thành: Cơ hội và thách thức”.

"Hiện phía Nhật Bản mới chỉ có cam kết tham gia hỗ trợ đầu tư phát triển dự án sân bay Long Thành nhưng chưa đưa ra số liệu cụ thể nào về số vốn vay để thực hiện dự án", ông Tiêu được dẫn lời nói.

"Con số 2 tỷ đôla là cam kết của Tập đoàn ADPi (Pháp) sẽ cho Việt Nam vay theo hình thức thương mại.”
 
'Do điều trị bệnh'
    Chính phủ Nhật Bản chưa quyết định gì về khoản đầu tư nói trên và vì thế chưa hứa hẹn gì với phía Việt Nam về sân bay Long Thành
Ông Hayashi Hiroyuki, Bí thư thứ nhất phụ trách về vốn vay tại Đại sứ quán Nhật Bản
Trong thư gửi đến Đại sứ Nhật Bản Fudaka Hiroshi được các báo trong nước dẫn lại, Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu nói ông đã "có nhầm lẫn khi đưa ra thông tin" về khoản vay 2 tỷ đôla.

“Tôi thành thật nhận lỗi về sự nhầm lẫn đáng tiếc này mà lý do tôi tự nhận thấy không có lời giải thích nào thực sự thỏa đáng", thư có đoạn.

Ông Tiêu cũng "chia sẻ từ trái tim" nguyên nhân gây ra nhầm lẫn nói trên:

"Thời gian vừa qua, do tôi mới điều trị bệnh và đi làm lại, trong quá trình theo dõi chuẩn bị cho việc xin chủ trương xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, do có thông tin về một số nguồn có khả năng hỗ trợ tín dụng cho dự án này, vì vậy dẫn tới việc trong khi trả lời phỏng vấn tôi có phát biểu nhầm lẫn nói trên."

"Tôi thành thực xin lỗi Ngài Đại sứ và mong Ngài Đại sứ chuyển lời xin lỗi chân thành của cá nhân tôi với chính phủ và các cơ quan hữu quan của phía Nhật Bản”, thư viết.

Dự án sân bay Long Thành, với tổng vốn đầu tư khoảng 18 tỷ đôla, đang gây nhiều tranh cãi trong nước trong bối cảnh nợ công của Việt Nam đang chạm ngưỡng an toàn.

Giai đoạn một của dự án có tổng chi phí được truyền thông trong nước nói là 7,8 tỷ đôla, trong đó 50% vốn ODA và trái phiếu chính phủ, 50% còn lại là các nguồn vốn khác.
(BBC)

Song Chi - Từ tư duy cho tới hành động… “vũ như cẩn”

Chủ tịch nước, bộ phận không nhỏ
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 4. Ảnh: TTXVN
Đã quá ngán ngẩm với những phát ngôn, với quan trí của các chính khách, lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, vậy mà lại vẫn cứ đành phải nói.

Báo VietnamNet ngày 15.10 có bài “Một bộ phận không nhỏ không biết nằm ở đâu”. Đọc cái tít mà hoang mang không biết bài báo đang nói về cái gì, đọc tiếp hóa ra là câu nói của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi tiếp xúc với cử tri quận 4, TPHCM cùng ngày. Câu nói được trích dẫn thế này:

“Tôi nghĩ rằng đa số anh em là như vậy (chú thích: tức là có “tinh thần trách nhiệm, chết sống với công việc, với đất nước”) nhưng có một bộ phận mà Đảng nói là không nhỏ…, bây giờ không biết nằm ở đâu. Dân hỏi mãi, Đảng hỏi mãi nhưng không trả lời được. Từ Trung ương đến cơ sở đều lúng túng chỗ này”-Chủ tịch nước đánh giá.

Theo ông, đi tìm “một bộ phận không nhỏ” này nhằm để sửa bản thân bộ máy công quyền và phục vụ dân tốt hơn.”

Đọc xong cả bài cũng không hiểu “một bộ phận không nhỏ” là gì. Lại còn “không biết nằm ở đâu, Dân hỏi mãi, Đảng hỏi mãi nhưng không trả lời được.” Muốn “sửa bản thân bộ máy công quyền và phục vụ dân tốt hơn” mà không biết cái “bộ phận không nhỏ” (chú thích: tức là lớn) bị hư đó là cái gì, nằm ở đâu thì làm sao sửa?

(Thật ra người dân cũng thừa biết đó là đang nói về “một số lượng không nhỏ” cán bộ, đảng viên, quan chức…tham nhũng, thoái hóa, biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…)

Nghe ông Chủ tịch nước nói đầy bất lực mà cảm thán!

Nhưng hóa ra đây không phải là lần đầu tiên ông than thở như vậy. Năm ngoái, với tư cách đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước, ông Trương Tấn Sang đã có buổi tiếp xúc cũng với cử tri quận 4, TP.HCM.

Bài “Chủ tịch nước: “Một bộ phận không nhỏ” là câu hết sức đau đầu” trên báo Tuổi Trẻ viết:

“Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri than phiền tình trạng tham nhũng của đất nước không giảm mà còn có dấu hiệu tăng.

Chủ tịch nước đồng cảm: “Tôi nói điều này với tư cách cá nhân thôi: Ta hô khẩu hiệu nhiều quá. Còn câu “Một bộ phận không nhỏ” là một câu hết sức đau đầu. Nghe dư luận thì rất nhiều nhưng tìm thì không thấy… Phương thức phát hiện ra “bộ phận không nhỏ” này thông qua phương thức tự phê bình chỉ là một cách thức thôi chứ không phải là tất cả. Vai trò của những cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra là cực kỳ quan trọng. Nếu những cơ quan này tìm không ra thì Đảng cũng chịu thua thôi”.

Có nghĩa là sau một năm, phát ngôn của ông Chủ tịch nước không có gì thay đổi. Về nội dung, vẫn là không biết làm sao để tìm ra những cán bộ, đảng viên, quan chức tham nhũng, hư hỏng, biến chất…Về tâm trạng, vẫn là sự bất lực. Về thái độ, vẫn luôn tỏ ra đau đáu với nạn tham nhũng, với những vấn đề chưa giải quyết được của đất nước và nỗi bức xúc của người dân.

Cũng có nghĩa là công cuộc chống tham nhũng, làm trong sạch đảng mà đảng “ta” hô hào ít nhất cũng mười, hai mươi năm nay có vẻ như chả có chút tiến triển nào. Càng chống thì những kẻ tham nhũng, biến chất trong đảng, nhà nước càng xuất hiện nhiều như nấm độc sau mưa, thi nhau phá tàn mạt đất nước này.

Nói thật, người dân mà được quyền nói thẳng vào mặt các ông thì họ sẽ nói thế này: Không thể nào tiêu diệt được tham nhũng, dẹp sạch được những kẻ bất tài, cơ hội, ăn hại đái nát… bởi vì chính cái cơ chế này đã tạo điều kiện cho nạn tham nhũng và những kẻ như vậy tồn tại, phát triển.

Một cơ chế trong đó đảng nắm trọn quyền hành trong tay, không có sự giám sát của hệ thống tam quyền phân lập cộng với quyền lực thứ tư của một nền báo chí độc lập, và quyền tự do dân chủ của người dân, không có cả sự cạnh tranh giám sát của bất cứ đảng phái chính trị nào khác cho tới các tổ chức dân sự, phi chính phủ…Cái đảng cầm quyền ấy không trở nên tồi tệ, tham nhũng tràn lan, đảng viên quan chức thì bất tài, thiếu đức…mới là lạ.

Nhớ hồi ông Trương Tấn Sang mới nhậm chức, có những người dân cũng còn cố hy vọng vào ông, một phần vì “thành tích” tham nhũng của ông Sang không đến nỗi, một phần vì ông luôn tỏ ra chân tình, thấu hiểu, có những phát biểu đầy tâm trạng kiểu như :

“Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm… Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là “chết cái đất nước này” (nói về tham nhũng, khi tiếp xúc cử tri TP.HCM tháng 5.2011).

Nhưng rồi năm tháng qua người ta thấy ông cũng chả làm được gì. Trong cuộc chiến mà dư luận đồn đoán giữa ông và ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dù có sự hậu thuẫn của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Sang cũng không thắng được. Ông cũng chẳng có tầm của một Chủ tịch nước. Cuối cùng cứ thấy ông trở về tâm sự với cử tri TP.HCM là nơi ông đã từng giữ công tác nhiều năm, quen thuộc hơn cả.

Trước đó mấy ngày, báo chí “lề trái”, các blogger…đã bình “loạn” khá nhiều về quan điểm chống tham nhũng của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:

"Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định" ("Tổng Bí thư: Diệt chuột, đừng để vỡ bình”, VietnamNet).

Dư luận chỉ trích rằng câu nói chẳng khác nào “vẽ đường cho hươu chạy” (ở đây là các quan chức tham nhũng, lợi ích nhóm…), rằng mục đích chính của ông Tổng vẫn là làm sao “giữ được cái ổn định” tức là giữ được chế độ, giữ được đảng, bất chấp quyền lợi của đất nước, dân tộc v.v…

Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vốn là một Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành Xây dựng Đảng), Cử nhân Văn-Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cả đời chuyên về lý luận Mác Lênin, chuyên về công tác tư tưởng, tuyên giáo…Một con người với vẻ ngoài hiền lành như một ông giáo già, nhưng đầu óc thì lại kinh viện, xơ cứng, giáo điều.

Con người như vậy tư duy, cái nhìn rất khó thay đổi. Còn trong hành động, mọi việc ông làm chỉ là nhằm bảo vệ đảng, chế độ bằng mọi giá. Cũng vì bảo vệ đảng, bảo vệ sự ổn định bề mặt mà công cuộc chống tham nhũng hay làm trong sạch đảng mà ông hô hào chỉ là nửa vời. Điển hình là vụ tập trung mũi dùi “đánh” vào ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) trước kia cuối cùng cũng chỉ là kiểm điểm, phê bình, không thi hành kỷ luật.

Nạn tham nhũng đã phát triển thành căn bệnh ung thư giai đoạn cuối, vậy mà ông Tổng lại coi chỉ như ngứa ghẻ:

“Tham nhũng lớn cũng có, tham nhũng nhỏ cũng nhiều như gãi ghẻ, rất khó chịu”. Chỗ nào cũng thấy phải có tiền”. (“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Quan trọng là làm sao cho cán bộ công chức phải trong sạch”, Lao Động).

Ông còn ví von:

“Có quyền lực trong tay thì có tham nhũng. Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh. Cho nên chúng ta phải xem xét bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt. Phải có cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng” (“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đồng tiền đã xuyên cả vào giáo dục, y tế”, Tiền Phong).

Cách ví von sai lạc này đã bị một số blogger, nhà báo… vạch ra.

Sau bao nhiêu năm quyết liệt chống tham nhũng, với những khẩu hiệu rổn rảng nào phải quyết tâm, phải có cái nhìn khoa học, biện chứng, phải có lòng tin, người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam chứng tỏ đã bất lực, cứ nhai đi nhai lại những câu nói sáo mòn cũ. Không có thực tài, không thực sự nắm trọn quyền lực trong tay, cũng không có một tính cách mạnh mẽ, quyết liệt, với ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, "diệt ruồi" còn không xong nói gì đến "đả hổ" mà hổ to như Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang cũng bất lực từ lâu.

Còn ông Thủ tướng do ít phát biểu nên ít để lộ sự dốt nát, bất lực như hai vị kia nhưng ai mà chả biết trùm tham nhũng, con sâu chúa lớn nhất, là ông? Ông Thủ tướng cũng là thủ phạm của hàng loạt chính sách sai lầm về kinh tế đã đưa nền kinh tế nước này trở thành khủng hoảng, nợ nần tràn lan còn bản thân ông cứ phải vác mặt đi xin, đi vay chỗ này nước kia…

Thêm vào đó, qua thời gian, những phát ngôn của từng người đều không có gì mới, chứng tỏ tư duy, đầu óc cho tới chính sách, chiến lược, hành động của họ không có gì thay đổi.

Thế giới đang lao đi với vận tốc của ánh sáng, nhưng ở Việt Nam thì thời gian dường như ngưng đọng lại, tù hãm, trì trệ, quẩn quanh không lối thoát, bởi đảng cộng sản kiên quyết độc quyền lãnh đạo đất nước đi theo con đường Xã hội Chủ nghĩa nhưng chính ông Tổng Bí thư thì từng phải thú nhận: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có Chủ nghĩa Xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”!
   Song Chi
(FB Song Chi)

Lê Trân Ký - Thư gửi Đoan Trang (P.2): Có nên “bài cộng sản”?


Có nên “bài cộng sản”?

Từ ngôi sao 5 cánh đến những người cộng sản

Một căn bệnh đang tồn tại trong cộng đồng dân chủ hiện nay là căn bệnh đào thải cộng sản triệt để. Tất cả những gì liên quan đến cộng sản đều phải được bài trừ. Từ ngôi sao năm cánh cho đến những bài viết có hơi hướng nhìn nhận các thành tựu của cộng sản, cho đến những người cộng sản đã, đang tham gia đấu tranh dân chủ.

Đoan Trang mến, tôi có cảm giác rằng dân chủ ở Việt Nam vẫn là sự nhạy cảm. Như một con nhím sẵn sàng xù lông để chống lại những yếu tố cộng sản, để rồi từ đó, hầu hết đi theo con đường bài bác cộng sản.

Ở hải ngoại thì, trong ngày 2/9 vừa qua, khi Tòa đô chánh Ottawa treo cờ Việt Nam, thì gặp ngay sự phản đối của cộng đồng người Việt vì lý do… cộng sản. Trong khi, ông Đô trưởng Ottawa Jim Watson cho biết, việc treo cờ đỏ sao vàng đơn thuần vì nó nằm trong lá cờ đại diện quốc gia của 120 nước mà Bộ ngoại giao Canada thừa nhận từ năm 2006.

Một nhà hàng ở Dallas, Texas buộc phải thay đổi biểu tượng logo - ngôi sao màu đỏ, lý do, những người Việt tị nạn ở đây thấy nó giống “biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản”. Thay vì chú ý đến mục đích của nhà hàng là mở tiệm bán bánh mì thịt heo kiểu Việt Nam đầu tiên ở Mỹ. Trong khi trước đó, Tòa án Nhân quyền Châu Âu (trụ sở tại Strassbourg), tuyên bố biểu tượng đó là của phong trào công nhân, cánh tả chứ không phải nền độc tài. [1]

Ở trong nước, tư duy ám thị “cộng sản” thu nhỏ lại, nhưng bản chất không đổi thông qua thái độ, hành vi khiêu khích, bôi bác, nhục mạ cờ đỏ sao vàng trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Trạng thái quay lưng ấy, lấn sân sang cả những người cộng sản và từng phục vụ trong chính quyền. Hầu hết đều bị nghi ngờ, châm biếm, đả kích, đều bị cho là “tay sai, nằm vùng, mật thám, an ninh cộng sản”…

Trước là Trịnh Công Sơn, Đơn Dương, Bùi Tín, sau này là Thích Nhất Hạnh, Nguyễn Huệ Chi, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Quang A, Lê Hiền Đức, Trần Độ, Vũ Thư Hiên, Bùi Tín, Nguyễn Thanh Giang, Hồ Ngọc Nhuận, Lê Anh Hùng, Phạm Chí Dũng…

Sự ám ảnh về “ván bài lật ngửa” khiến cho phong trào đấu tố trong giới dân chủ diễn ra thường xuyên. Dù rằng, nhìn tổng thể của phong trào dân chủ hiện nay, từ những kiến nghị, thư ngỏ cho đến các tổ chức dân sự, thì những người từng là cộng sản, từng phục vụ trong chính quyền vẫn đang đi đầu/ dẫn đầu trong công cuộc đấu tranh. Bởi những ai càng hiểu về Đảng cộng sản và chế độ thì họ càng có khả năng dẫn dắt cuộc đấu tranh dân chủ đi từng bước vững chắc, thành công hơn. Về lâu dài, chính những người đó sẽ diễn biến Đảng, là lực lượng cốt yếu nhất giúp xoay chuyển chế độ. Chính vì lý do đó mà, hệ thống Đảng vẫn luôn đặt cao mục tiêu chống tự diễn biến trong Đảng.

Rõ ràng, tâm thế dân chủ kiểu “nhìn đâu cũng thấy vi trùng” ở người cộng sản, sự dị ứng đến mức cực đoan lá cờ màu đỏ đã không cho thấy lợi ích nào cho sự phát triển dân chủ, mà ngược lại, nó đang cản trở một cách gay gắt. Nếu khiến cho phong trào dân chủ không thể mạnh mẽ lôi cuốn được những người “không có cảm tình với chính quyền” vào hàng ngũ, trong khi đó, lại đẩy những người cộng sản đang tham gia phong trào đấu tranh (thực sự) hiện nay rơi vào tình trạng đứng giữa hai luồng đạn.

Chưa kể sự “bày trừ cộng sản bằng mọi cách” khiến cho một số cá nhân, tổ chức đấu tranh dân chủ Việt Nam dễ rơi vào tình trạng nôn nóng, vội vàng sử dụng các thông tin (chưa xác cứ, nặc danh); viết những bài có tình tiết hư cấu, bịa đặt, thậm chí mạo danh, mạo tin (không dẫn chứng)… nhằm vào một cá nhân hoặc chính tổ chức cộng sản trong trận tuyến truyền thông. Khiến cho các thông tin đầy lỗi sơ hở đó, được chính quyền (thông qua các cây bút trên báo nhà nước) sử dụng lại để tấn công vào phong trào dân chủ. Làm người dân (đặc biệt là thanh niên) quan tâm đến vấn đề dân chủ, tự do ở Việt Nam chỉ biết ngán ngẩm khi nhìn vào.

Trong khi đó, người được lợi là ai?

Chính quyền! Vì họ đã gieo mối nghi ngờ, và khiến cho những cá nhân dân chủ đối đầu nhau. Vì họ lợi dụng sự nôn nóng, vội vàng nhưng thiếu suy nghĩ trong việc chống lại Đảng cộng sản.

Cụ Phan Bội Châu trong Việt Nam quốc sử khảo cũng đã chỉ ra rằng: Hay nghi kỵ lẫn nhau, không làm nên việc gì cả, đó là điều rất ngu thứ nhất.

Lẽ nào, xã hội dân chủ mà chúng ta hướng tới là là như vậy sao?

Tôi hoài nghi về điều đó, Đoan Trang ạ. Và tôi cố gắng xoa dịu sự trăn trở đó bằng ý niệm, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của nền dân chủ.

Có lẽ, giới đấu tranh dân chủ cần phải xác định rõ ràng, rạch ròi giữa những người cộng sản và những người mang danh cộng sản; cờ đỏ sao vàng với thể chế hiện tại.

Đồng thời, chúng ta học cách tôn trọng đối phương ngay cả trong cách hành xử với các sự kiện, nhân vật trong lịch sử. Phải có lập luận, quan điểm, lập trường, dẫn chứng, tuyệt đối tránh sự công kích, bôi nhọ bằng mọi cách. Làm như vậy, vô tình dẫn đến sự phản cảm, khiến cho những ai khi nhìn vào chỉ thấy mỗi sự cực đoan.

Chỉ có như vậy, chúng ta mới chấm dứt được cái thực trạng, ai chửi rủa chính quyền nhiều nhất, bài trừ cờ đỏ sao vàng kịch liệt nhất, bài trừ những người cộng sản hoặc từng phục vụ trong chính quyền gay gắt nhất, chính là những “nhà dân chủ nhất”.

Nếu cực lực bài bác kiểu như vậy, thì phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam không khác lắm so với phong trào đập phá nhà máy, xí nghiệp ở Bình Dương… chỉ vì thấy bảng hiệu là chữ tượng hình.

Vậy nên, hãy tạo ra lợi ích số đông, trước khi bàn về màu cờ, người cộng sản. Và thay vì bày trừ thì nên học hỏi, học hỏi không chỉ dừng ở các kiến thức về bất tuân dân sự, từ kinh nghiệm của phong trào đấu tranh dân chủ ở các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới; mà học cả trong lịch sử Đảng cộng sản với quá trình hình thành và phát triển; học ở cả cách thức họ tuyên truyền và vận động cuộc cách mạng…

Học hỏi người cộng sản

Phong trào đòi tự do, dân chủ hiện nay đi theo hướng bất tuân dân sự, thông qua việc hình thành các tổ chức xã hội dân sự.

Việc học hỏi về phương pháp đấu tranh nêu trên, cách thức vận hành xã hội dân sự, lẫn tìm hiểu kinh nghiệm các phong trào đấu tranh khác đã hoặc đang xảy ra trên thế giới là điều cần thiết.

Ngoài việc, thâu nộp những người cộng sản “chia tay ý thức hệ” thì học hỏi người cộng sản trong việc xây dựng và phát triển lực lượng cũng là cách giúp cho phong trào dân chủ tại Việt Nam phát triển mạnh trên cơ sở hiểu hơn về “đối phương”.

Đấu tranh dân chủ, tự do trong thể chế hiện nay, càng hiểu nhiều về Đảng cộng sản bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu. Từ tính cách, nhận định, quan điểm của những người cộng sản qua hồi ký, bài viết, phỏng vấn cho đến tìm hiểu về quá trình thành lập, hoạt động của Đảng cộng sản qua những bộ lịch sử Đảng toàn tập; lịch sử đảng bộ; tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nhiều người hoạt động trong phong trào dân chủ hay chỉ trích những người cộng sản là bậc thầy tuyên truyền, là những kẻ tẩy não. Nhưng tôi nghĩ lại, nếu những người hoạt động phong trào dân chủ mà học được cách tuyên truyền của người cộng sản thì tình hình lại tốt hơn. Tất nhiên, sự tuyên truyền đó đảm bảo bằng một nền tảng dân chủ, sẵn sàng thực hiện các lời tuyên truyền đó ở hệ thống chính trị - xã hội tương lai.

Học cách đưa tuyên truyền qua mạng lưới truyền thông trở thành tiêu chí cao nhất trong thực hành dân chủ, phải đảm bảo nó mang tính triệt để, hệ thống nhằm làm cho nguồn thông tin len lỏi đến mọi ngõ ngách của xã hội.

Học hỏi cách thức vận hành một tổ chức, tính kỷ luật của tổ chức, cách tập hợp lực lượng người từ con số 0 của Đảng cộng sản, cho đến bài học về tuyên truyền (báo chí, văn thơ…); tiếp xúc tầng lớp; về vấn đề triển khai các phương thức và mục tiêu cách mạng trong từng thời kỳ là những bài học đáng giá về thu hút lực lượng. Ví như: thời điểm năm 1936 – 1939, Đảng cộng sản đã quyết định chuyển nội dung đấu tranh chung chung của giai đoạn trước đó (1930 – 1931) là chống phát xít, bảo vệ hòa bình, đòi tự do dân chủ sang chống pháp xít, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình… Sự chuyển hướng về mục tiêu, phương pháp đấu tranh đó đã cho thấy người cộng sản khôn khéo đến thế nào khi bám sát sườn vấn đề dân sinh nhằm thu hút sự chú ý và bổ sung lực lượng cảm tình.

Hay như cái cách mà tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đồng chí đã làm nhằm gia tăng lực lượng hội viên là thông qua việc xác định giai cấp đấu tranh chính là công nhân, năm 1928, qua đó tiến hành chương trình “Vô sản hóa”, đưa người vào sinh hoạt cùng công nhân. Dẫn đến số hội viên từ 300 người (1928) tăng lên 1.700 người (1929).

Học ở cả tính kỷ luật về mặt tổ chức, thống nhất về mặt tư tưởng đấu tranh ở người cộng sản.

Vì chúng ta đang thiếu và yếu. Cụ thể, chúng ta xác định tầng lớp nào là chủ chốt của cuộc đấu tranh? Mục tiêu đấu tranh trước mắt, lâu dài của chúng ta là gì? Đảng cộng sản có phải là đối tượng đấu tranh hay những kẻ tư bản đỏ mới chính là đối tượng? Phương pháp hoạt động của các hội đoàn là gì? Có bao nhiêu tổ chức chú ý về vấn đề kỷ luật và đào tạo nhân sự ban đầu và các hoạt động đề ra trong thời điểm từ đây đến ĐH Đảng Cộng sản XII (2016) nhằm quy kết lực lượng, cảm tình viên?...

Tổ chức ra đời trong thời gian vừa qua là điều tốt, vì nó khắc chế được tình trạng manh múng, đấu tranh theo dạng cá nhân hoặc phụ thuộc bởi các tổ chức ở bên ngoài. Tuy nhiên, tổ chức đó phải đúng là một tổ chức về mặt tính chất, trong đó bao gồm cả chương trình hoạt động, kỷ luật, tài chính, lực lượng để biết rằng nó đang “sống” trong thực tiễn xã hội chứ không phải đang “tồn tại”. Lấy ví dụ tổ chức Lao Động Việt chẳng hạn, tổ chức này có thể tiến hành cho người vào làm công nhân tại khu chế xuất Tân Thuận, Linh Trung, khu công nghiệp Sóng Thần, Việt-Sing; Biên Hòa... Vừa làm việc, vừa sống, vừa tuyên truyền thì lượng công nhân hiểu biết quyền lợi và đòi hỏi trách nhiệm lớn hơn của Công đoàn sẽ khởi phát. Đặc biệt là sự hiểu biết về quyền tự do, dân chủ, khi mà lượng công nhân có trình độ CĐ-ĐH bắt đầu tăng lên (hệ quả của nền giáo dục cung hơn cầu), nhưng đời sống về tinh thần, vật chất không ổn định.

Đây là điều mà các hội đoàn dân sự hiện nay cần lưu tâm và học hỏi (không định kiến). Cũng là giúp cho phương pháp đấu tranh bất tuân dân sự ở Việt Nam không rơi vào thế thụ động.
---
[1]. http://www.european-left.org/fr/positions/news-archive/european-court-human-rights-ruled-against-hungarian-state-cases-related.
Lê Trân Ký
Theo VNTB

Trung Quốc lại vỗ về Việt Nam

BẮC KINH (NV) - Trung Quốc lại vừa hứa hẹn thiết lập liên lạc trực tiếp giữa hai Bộ Quốc Phòng để ngăn chặn xung đột trên biển, cam kết sẽ cùng Việt Nam “giải quyết và kiểm soát” tranh chấp.

Trong vài ngày qua, báo giới Việt Nam tỏ ra rất hào hứng trước sự kiện, viên đại tướng, bộ trưởng Quốc Phòng CSVN dẫn 12 viên tướng thuộc quyền sang thăm Trung Quốc. Chuyến thăm diễn ra trong ba ngày, từ 16 đến 18 tháng 10, 2014.

Vết tích để lại sau khi tàu QNg 96074 bị lực lượng hải giám của Trung Quốc đập phá, cưỡng đoạt các thiết bị hỗ trợ hải hành và hải sản hồi tháng 8. (Hình: Pháp Luật TP)
Theo tờ Quân Ðội Nhân Dân của Việt Nam thì mục tiêu mà phái đoàn quân sự cao cấp của Việt Nam nhắm tới trong chuyến thăm Trung Quốc là “tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện giữa quân đội hai bên.” Ðồng thời “bàn các biện pháp thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương để duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác hữu nghị giữa nhân dân và quân đội hai nước.”

Giới lãnh đạo quân đội CSVN và Trung Quốc dự trù sẽ ký một thỏa thuận về việc thiết lập liên lạc trực tiếp giữa hai Bộ Quốc Phòng.

Trước khi 13 viên tướng Việt Nam sang thăm Trung Cộng để thắt chặt quan hệ “hợp tác quốc phòng” - vốn được khẳng định là một trong những “trụ cột quan trọng đối với quan hệ giữa hai đảng và hai nhà nước cộng sản” một chút, viên đô đốc, tư lệnh Hải Quân Trung Cộng vừa hoàn tất chuyến thị sát quần đảo Trường Sa, thăm những bãi đá mà Trung Cộng từng chiếm của Việt Nam và nay đã biến chúng thành các hòn đảo nhân tạo nhằm củng cố yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền trên biển Ðông.

Cũng trong vài ngày vừa qua, khi gặp gỡ ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng CSVN bên lề Hội Nghị Á-Âu (ASEM), diễn ra tại Ý, ông Lý Khắc Cường, thủ tướng Trung Quốc, chủ động đề nghị, Việt Nam và Trung Quốc “cần giải quyết, kiểm soát những khác biệt trong vấn đề biển nhằm tạo điều kiện cho hợp tác song phương.”

Tân Hoa Xã loan báo, trong cuộc trò chuyện với thủ tướng Hà Nội, thủ tướng Trung Quốc nhận định rằng: “Nhờ nỗ lực từ cả hai phía, quan hệ Trung-Việt đã vượt qua được những khó khăn gần đây và đang tốt dần.” Cũng theo Tân Hoa Xã thì viên thủ tướng CSVN hoàn toàn đồng ý và ủng hộ việc “thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, tài chính và khai thác biển.”

Những hứa hẹn kiểu như vừa kể vốn đã được lập đi, lập lại hàng trăm lần nhưng sau mỗi lần Trung Quốc hứa hẹn như thế, Trung Quốc lại dấn thêm những bước sâu hơn, mạnh mẽ hơn trong việc khẳng định yêu sách về chủ quyền trên biển Ðông. Gần đây nhất, Trung Quốc loan báo đã hoàn thành việc mở rộng phi đạo trên đảo Phú Lâm, một hòn đảo nằm trong quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1974.

Trung Quốc cũng đã hoàn tất công việc biến nhiều bãi đá ở quần đảo Trường Sa - trong đó có bãi đá Gạc Ma mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1988, thành các hòn đảo nhân tạo để thiết lập những căn cứ quận sự mới ở biển Ðông.

Trước đó một chút, hồi trung tuần tháng 9, Tập đoàn dầu khí CNOCC của Trung Quốc loan báo sẽ phát thông báo mời các tập đoàn ngoại quốc dự cuộc đấu thầu 33 lô dầu khí, trong đó có 25 lô ở biển Ðông. Năm 2012, Tập đoàn dầu khí CNOCC của Trung Quốc cũng đã từng làm như thế nhằm củng cố các yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên biển. Vào thời điểm vừa kể, Tập đoàn dầu khí CNOCC mời thầu 9 lô dầu khí ở biển Ðông, cả 9 lô này đều nằm sát bờ biển miền Trung và miền Nam của Việt Nam

Vào thượng tuần tháng 8, Trung Quốc đưa tàu vào vùng biển của Việt Nam để khảo sát địa chất - thăm dò trữ lượng dầu khí và tìm địa điểm dựng năm hải đăng ở năm hòn đảo (Ðá Bắc, Ðá Hải Sâm, Duy Mộng, Cồn Cát Nam và Hòn Tháp) trong quần đảo Hoàng Sa.

Chế độ Hà Nội chỉ trích Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam nhiều hơn và mạnh mẽ hơn so với trước. Những chỉ trích này lắng xuống sau khi chính quyền Trung Quốc vỗ về, trấn an và sau đó, các hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc lại trắng trợn hơn. (G.Ð)
(Người Việt)

Joshua Kurlantzick - Bình luận thêm về việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam

Một chiếc máy bay giám sát P-3 Orion, loại máy bay mà Washington có thể sẽ bán cho Hà Nội. Ảnh:  Aviation Spectator. Joshua Kurlantzick là một nhà nghiên cứu Đông Nam Á tại Hội đồng về các Quan hệ Đối ngoại [the Council on Foreign Relations], một viện nghiên cứu chính sách tại Mỹ. Trong một bài bình luận trước đây, đã được dịch đăng lên BauxiteVN, Kurlantzick tranh luận rằng chiến lược xoay trục hướng về Châu Á của Mỹ có thể đẩy lùi tiến trình dân chủ hóa trong vùng này. Theo ông, sở dĩ tình hình sẽ diễn ra như vậy là vì Mỹ cần đến quan hệ đối tác với một số nước độc tài tại Đông Nam Á trong nỗ lực tái quân bình lực lượng chống lại một Trung Quốc đang trỗi dậy và có tham vọng bành trướng. Thật ra, việc này không có gì mới lạ trong chính sách đối ngoại truyền thống của Mỹ. Trong Chiến tranh lạnh trước đây, chẳng hạn, Mỹ không hề ngần ngại làm đồng minh với một chuỗi thủ lĩnh độc tài Châu Á, từ Lý Thừa Vãn, Phác Chính Hy tại Nam Triều Tiên, đến Tưởng Giới Thạch tại Đài Loan, Ferdinand Marcos tại Philippines, Suharto tại Indonesia, Ngô Đình Diệm và các ban lãnh đạo quân nhân (military juntas) tại Việt Nam và tại Thái Lan. Kết quả tốt đẹp của phần lớn các chế độ độc tài thân Mỹ nói trên là cuối cùng đất nước họ đã được dân chủ hóa theo mô hình phương Tây. (Dịch giả.)

Tuần trước, tiếp theo sau quyết định của Chính quyền Obama bắt đầu bán cho Việt Nam một số vũ khí sát thương hạn chế, một thay đổi trong chính sách vốn được áp dụng từ khi Chiến tranh Việt Nam chấm dứt, tôi đã nhìn nhận trong một bài đăng trên blog rằng chính quyền này đã có một động thái đúng đắn, bất chấp những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng — và ngày càng tồi tệ của Việt Nam. Các quan chức chính quyền Mỹ lưu ý rằng các thương vụ vũ khí sát thương tiếp theo và các quan hệ gần gũi hơn nữa với Việt Nam và với quân đội Việt Nam sẽ tùy thuộc vào điều kiện Việt Nam đạt được tiến bộ trong việc chấp nhận bất đồng chính dưới mọi hình thức. Thật vậy, theo một bản tin về các thương vụ vũ khí sát thương được đăng trên New York Times:

Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng việc thay đổi chính sách cấm vận chỉ áp dụng cho lãnh vực hải giám và các hệ thống “liên hệ đến an ninh” và quả quyết rằng quyết định này phản ánh những cải thiện khiêm nhượng trong hồ sơ nhân quyền của Việt Nam.

Tôi thật sự không tin có bất cứ bằng chứng nào cho thấy Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền của mình trong những năm gần đây; đấy chỉ là một hư cấu tùy tiện của Bộ Ngoai giao để xoa dịu những nhà lập pháp trong Quốc Hội Mỹ đang chống lại việc bán vũ khí sát thương vì hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Hà Nội. Thật vậy, bản báo cáo tình hình nhân quyền hàng năm tại các nước của Bộ Ngoại Mỹ khi nói đến Việt Nam đã nhận xét rằng không có cải thiện cụ thể nào về nhân quyền trong năm qua, và đã tóm tắt tình hình nhân quyền tại Việt Nam như sau: “những vấn đề nhân quyền đáng kể nhất tại nước này vẫn là các hạn chế gay gắt của chính phủ đối với các quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền thay đổi chính phủ của mình; những biện pháp giới hạn các tự do dân sự của công dân ngày một gia tăng; và nạn tham nhũng trong hệ thống tòa án và công an.”

Tuy nhiên, mặc dù tôi nghĩ rằng nói chung Chính quyền Obama đã không đếm xỉa đến việc cổ vũ dân chủ và nhân quyền trong chiến lược tái hợp tác với Đông Nam Á của mình, nhưng tôi cũng nghĩ rằng Washington cần phải xây dựng những quan hệ gần gũi hơn nữa với Việt Nam bất chấp cả hồ sơ nhân quyền của nước này. Tôi không phải là một người theo chủ nghĩa thực tế, nhưng đây là một cơ hội mà chính trị thực tiễn [realpolitik] phải giữ thế thượng phong. Một lý do quan trọng là, việc gia tăng các thương vụ vũ khí sát thương có thể tạo thế đứng cho phe thân Mỹ trong giới lãnh đạo Việt Nam có thêm sức mạnh trước phe thân Trung Quốc hơn [the more pro-China faction] trong giới lãnh đạo này. Một số học giả và quan chức Việt Nam cho biết rằng phe thân Trung Quốc trong giới lãnh đạo Việt Nam đã lùi về phía sau, do cuộc xung đột Việt-Trung ngày càng gia tăng trên các vùng tranh chấp tại Biển Đông.

Cụ thể hơn nữa, Mỹ phải xây dựng một quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam và phải vận động cho việc thành lập một liên minh có hiệp ước chính thức với Hà Nội. Ngoài việc chấm dứt cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, Mỹ phải vận động nhắm tới mở rộng khả năng tiếp cận cho các tàu hải quân Mỹ tại Vịnh Cam Ranh, mở rộng các chương trình huấn luyện cho sĩ quan cao cấp Việt Nam và cơ chế hóa cuộc đối thoại chiến lược Mỹ-Việt ở một cấp cao hơn, đảm bảo rằng bộ trưởng quốc phòng Mỹ và người đồng nhiệm Việt Nam sẽ tham gia cuộc đối thoại chiến lược hàng năm này.

Hoạt động nhắm tới một liên minh có hiệp ước với Việt Nam sẽ là một nỗ lực trung tâm cho việc duy trì sự hiện diện của Mỹ tại Đông Á, bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông, và tìm kiếm các hải cảng mới và các căn cứ hoạt động tiền phương tương lai cho quân đội Mỹ trong khi các vấn đề chính trị nội bộ của Nhật Bản và Thái Lan đang đe dọa các quan hệ quân sự của Mỹ với những quốc gia này. Về phía Việt Nam, các quan hệ gần gũi hơn với Mỹ sẽ cho phép quân đội Việt Nam nâng cấp trang bị của mình, sẽ đảm bảo các quan hệ thương mại với Washington, và cung ứng một dạng thức an ninh để Việt Nam chọi lại một Trung Quốc quyết đoán, một loại an ninh mà hình như khối ASEAN không bao giờ có thể cung ứng cho Việt Nam.

Chúng ta hãy từ bỏ luận cứ giả tạo về một hồ sơ nhân quyền đang được cải thiện tại Việt Nam và hãy gọi mối quan hệ này bằng cái tên đích thực của nó: một đối tác chiến lược có thể là rất thiết yếu cho lợi ích của cả hai nước tại Châu Á.
Joshua Kurlantzick
Trần Ngọc Cư dịch
Dịch giả gửi BVN
Nguồn: http://blogs.cfr.org/asia/2014/10/13/more-on-selling-vietnam-lethal-arms/#more-15157
(Bauxitevn)

Móng Cái: Chết bất thường trong đồn công an, người nhà mang quan tài biểu tình





Theo Fanpage Tin Nóng Quảng Ninh cho biết:
Hiện nay người nhà của nạn nhận Nguyễn Quý Sửu (tự tử chết trong phòng giam) đã đẩy quan tài của anh đến công an thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh để làm rõ về cái chết bất thường của anh.
Báo chí trong nước cho biết:
Anh Nguyễn Văn Sửu, SN1973, trú tại Khu 1, phường Bình Ngọc, TP Móng Cái, (Quảng Ninh) có liên quan đến vụ án cố ý gây thương tích: Dùng súng đạn ghém bắn làm tổn thương vùng bụng anh Phạm Văn Mạnh, sinh năm 1988, trú tại khu 7, Phong Cốc, Quảng Yên, Quảng Ninh. Anh bị bắt ngày 14/10, đến ngày 17/10 công an phát hiện anh chết trong tư thế treo cổ trong phòng giam.

Theo nhận định của cơ quan Công an Thành phố Móng Cái, do đối tượng Sửu liên quan đến vụ án cố ý gây thương tích, khiến nạn nhân bị thương nặng. Vì vậy, nhiều khả năng đối tượng sợ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, dấn đến suy nghĩ túng quẫn và thực hiện hành vi treo cổ tự tử.
nguyen_van_suu.jpg

Phòng tạm giam số 7, nhà tạm giam Công an TP Móng Cái nơi xảy ra vụ việc.

Theo báo Đất Việt thì "can phạm Nguyễn Văn Sửu đã dùng mảnh vải xé ở ống quần, nối thành dây vắt qua ô thoáng cửa ra vào buồng giam số 07 để tự tử."
Tình trạng chết người trong khi bị tạm giữ gióng lên hồi chuông báo động về nạn tra tấn của công an đối với người dân càng ngày càng trầm trọng.
HRW vừa qua cũng công bố phúc trình về tình trạng tra tấn của công an Việt Nam qua đó lên án mạnh mẽ việc Việt Nam đã ký công ước chống tra tấn và là thành viên của HĐNQ LHQ cuối năm 2013 nhưng không có sự cải thiện.
(Dân Luận)

"Nghề" gái bao: Ai "bao" em, em “biếu” thân cho

Dù làm nghề gì chăng nữa, hầu hết "gái bao" đều có cùng một mẫu số chung: Đó là số tiền kiếm được không đủ cho những nhu cầu về quần áo, trang sức, xe cộ, ăn chơi, hưởng thụ nên đã chấp nhận "trao thân" cho một người đàn ông giàu có nào đó, bất kể tuổi tác. Cũng có cô vì hoàn cảnh nên đành nhắm mắt làm gái bao để kiếm tiền giúp đỡ gia đình, nhưng số này chỉ đếm trên đầu ngón tay.
1. Chín giờ sáng thứ bảy, chiếc Toyota Sienna do Lâm cầm lái, chở tôi, Vĩnh và Cường (tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi) dừng lại trước một căn nhà ba tầng cửa sắt đóng kín nằm trên đại lộ Võ Văn Kiệt, quận 1, TP HCM. Móc chiếc điện thoại trong túi áo, Vĩnh bấm phím số, sau đó vài giây cậu ta nói: "Tụi anh đến rồi, mấy em xuống đi". Quay sang tôi, Vĩnh dặn: "Bác có hỏi thì hỏi cho khéo và nếu lên báo thì bác viết sao để đừng bể ra, mấy đứa nó biết, tụi em mất mối giải sầu".
Hồn nhiên tung tăng trên đường phố Vũng Tàu.
Tôi quen Vĩnh - rồi qua Vĩnh tôi quen Lâm, Cường trong lần đi viết bài về hiện tượng một số nữ sinh viên chơi nhiều hơn học. Mỗi khi túng thiếu, họ mượn xe bạn bè, người quen - thậm chí cả với "bạn trai" rồi đem ra tiệm sửa xe, tráo đổi linh kiện "din" bằng linh kiện "dỏm", kiếm tiền chênh lệch. Trong 3 người, Vĩnh là chủ sạp hàng ở chợ Tân Thành, quận 5, buôn bán phụ tùng xe gắn máy, Lâm là đại lý vỏ ruột ô- tô, còn Cường là thợ "độ" xe: Một chiếc Dream II tồi tàn, cũ nát vào tay cậu ta thì chỉ khoảng 1 tháng sau, ngay chính chủ nhân của nó cũng không thể biết chiếc xe mới keng, bóng bẩy, có hình dáng như chiếc Raider ấy đã từng là xe của mình!
Thế rồi tuần trước, Vĩnh mời tôi đi uống cà phê. Ngồi chừng 20 phút và sau khi đọc xong một bài báo mạng, Vĩnh văng tục: "Cha nào viết cái này chỉ toàn nghe hơi nồi chõ, thêm mắm thêm muối". Tôi hỏi bài gì vậy? Vĩnh đáp: "Gái bao".
Rồi Vĩnh đưa tôi cái iPad. Lúc đọc hết, tôi hỏi Vĩnh: "Sao cậu biết là thêm mắm thêm muối?". Vĩnh lắc đầu: "Gái bao đâu phải như vậy. Nếu bác muốn biết, thứ bảy này ra Vũng Tàu chơi với tụi em, Chủ nhật về. Em sẽ kêu mấy đứa "gái bao" đi cùng để bác… tâm sự!". Tôi gật: "Nhưng kêu cho các cậu thôi, còn tôi thì khỏi".
Tưởng tôi suy nghĩ chuyện chi phí, Vĩnh xua tay: "Bác yên tâm, tụi em lo hết". Tôi nói: "Không phải vấn đề tiền bạc đâu, mà Vũng Tàu người quen mình nhiều lắm. Nếu họ tình cờ thấy mình đi với một "em" đáng tuổi con cháu thì do tế nhị, có thể họ sẽ làm lơ như không biết, nhưng trong lòng họ nghĩ mình chẳng ra gì". Vĩnh phân vân: "Tụi em mướn 4 phòng khách sạn, mỗi người một phòng với một em. Chẳng lẽ lại để bác nằm một mình?". Tôi cười: "Không sao. Miễn là cậu tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc, trò chuyện với mấy "em" đó là coi như hoàn thành nhiệm vụ".
Theo lời Vĩnh, nhóm gái bao mà cậu rủ đi, người lớn tuổi nhất cũng chưa quá 23, tất cả đều được "bao" bởi những đại gia khác nhưng các cô thỉnh thoảng vẫn "đánh lẻ" để tăng thêm thu nhập: "Ăn ở nhậu nhẹt tụi em chịu, khi về đưa mỗi cô 2 triệu đồng, nói chung "bao" mỗi ngày 1 triệu". Vẫn theo lời Vĩnh thì với mấy ông "muối nhiều hơn tiêu" hoặc tóc trên đầu lắm chỗ đã "di dời giải tỏa", các cô hét còn cao hơn nữa: 1,5 triệu, thậm chí 2 triệu/ngày.
Tôi hỏi sao lạ vậy, già rồi "làm ăn" đâu bằng trẻ? Vĩnh cười: "Tụi nó biết tâm lý mấy ông già thừa tiền lắm của, đi chơi chỉ thích gái tơ nên tụi nó làm giá. Hơn nữa hết thời gian "bao" thì đường ai nấy biến, không đeo bám lằng nhằng vì đa số đàn ông khi ăn vụng, họ rất ngại xảy ra chuyện các cô nay nhắn tin thương nhớ, mai điện thoại hẹn hò, mốt than nghèo kể khổ, vòi vĩnh xin tiền".
Câu chuyện giữa tôi và Vĩnh ngắt quãng vì ngay lúc đó, cánh cửa sắt kêu ken két rồi 3 cô "gái bao" va ly túi xách lỉnh kỉnh xuất hiện, có cô mặc váy ngắn đến nửa đùi và cũng có cô quần short, áo sơ mi, mặt mày cô nào cô nấy phấn son rực rỡ. Bật ghế lên, Cường kéo một cô vào băng sau, Vĩnh cùng một cô ngồi băng giữa với tôi, cô còn lại ngồi cạnh Lâm ở phía trước.
 
Không ít cô được "bao" luôn chiếc xe gắn máy.
Xe nổ máy, Vĩnh mau mắn chỉ vào tôi giới thiệu: "Đây là bác Dũ, ông anh lớn của tụi anh - Vĩnh phát âm tiếng miền Nam từ V thành D (trước đó Vĩnh đã dặn Lâm, Cường chỉ gọi tôi là Dũ) - Còn đây là Liễu, Ngọc, Phương, bạn tụi em". Cô ngồi cạnh Vĩnh tên Ngọc nhìn tôi: "Ủa, ông anh mà sao kêu bằng bác?" rồi cô quay sang Vĩnh: "Ảnh có "đào" chưa? Nếu chưa em gọi thêm đứa nữa". Tôi nói: "Anh là người Bắc, bác là cách gọi theo lối miền Bắc, cũng có nghĩa là anh. Mấy em cứ tự nhiên, khỏi rủ thêm ai. Anh ra Vũng Tàu có công chuyện nên đi nhờ xe Vĩnh".
2. Gái "bao" là một hiện tượng của xã hội hiện đại và rất khó xác định là nó đã có từ bao giờ. Theo ông Quyền - một người bạn vong niên của tôi - trước tháng 4/1975 làm việc tại Nha Xã hội thuộc chính quyền Sài Gòn thì: "Hồi đó cũng đã có gái bao, phần lớn là những cô vũ nữ làm trong những snack bar - là nơi bán rượu, bia, nước ngọt, thức ăn nhẹ, có kèm theo nhảy nhót - sau này thường gọi tắt là "quán bar". Họ được một số tướng, tá, quan chức trong chính quyền Sài Gòn hoặc những thương gia giàu có "bao" trọn gói về cuộc sống, nghĩa là thuê nhà cho ở riêng - thậm chí có cô còn được tặng cả căn nhà, hàng tháng chu cấp một số tiền nào đó. Đổi lại, cô vũ nữ đó chỉ thuộc về riêng một mình người "bao" mà thôi.
Cũng có lắm "gái bao" vốn là nhân viên sở Mỹ, được lính tráng, quan chức Mỹ "bao" theo kiểu đổi tiền lấy tình". Ông Quyền nói tiếp: "Anh làm báo chắc anh cũng biết chuyện vũ nữ Cẩm Nh. bị tạt axít. Đó là hậu quả của "nghề gái bao".
Sau năm 1975, vì nhiều lý do, hiện tượng gái bao biến mất. Đến khi đất nước đổi mới, nền kinh tế ngày một khởi sắc, gió lành lẫn gió độc tràn vào, quán nhậu, quán bia ôm, karaoke ôm mọc ra như nấm sau cơn mưa rào, thì "gái bao" cũng theo đó ngoi lên. Phần lớn họ là những người có nhan sắc, thậm chí lắm cô đẹp chẳng kém gì hoa hậu; còn nghề nghiệp thì có cô là tiếp viên nhà hàng, quán bar, có cô là nhân viên văn phòng, là thợ gội đầu, hớt tóc, là sinh viên…
Nhưng dù làm nghề gì chăng nữa, hầu hết "gái bao" đều có cùng một mẫu số chung: Đó là số tiền kiếm được không đủ cho những nhu cầu về quần áo, trang sức, xe cộ, ăn chơi, hưởng thụ nên đã chấp nhận "trao thân" cho một người đàn ông giàu có nào đó, bất kể tuổi tác. Cũng có cô vì hoàn cảnh nên đành nhắm mắt làm gái bao để kiếm tiền giúp đỡ gia đình, nhưng số này chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Theo các chuyên gia tâm lý học, xã hội học, một số cô gái khi đã ý thức rằng mình đẹp, nhưng nghèo, ít học, lại không được gia đình quan tâm giáo dục chu đáo thì trong cô ta thường xuất hiện sự so sánh giữa mình với những người đồng trang lứa mà cụ thể là so sánh vật chất. Nhìn thấy họ có xe tay ga, có điện thoại di động đời mới, có quần áo, giày dép thời trang, có tiền tiêu xài thì cô ước ao mình cũng được như họ.
Tiến sĩ xã hội học Nguyễn Thị Minh Vân khi trao đổi với tôi đã nói: "Tuy nhiên, với khả năng của cô thì những thứ ấy chỉ là ước vọng xa vời nên không ít người chọn cách trở thành gái bao bởi lẽ nếu đi làm, các cô chỉ có thể làm những việc thuộc về lĩnh vực lao động phổ thông. Mà lương tháng của một lao động phổ thông thì biết bao giờ mới thỏa mãn giấc mơ vật chất".
Cô gái bao tên Ngọc chẳng hạn, trong 2 ngày ở Vũng Tàu, giữa những bữa nhậu, những lần cà phê, khéo léo hỏi han rồi chắp nối những câu trả lời rời rạc của cô, cộng với lời kể của hai cô kia, tôi biết quê cô ở miền Tây Nam Bộ, lên Sài Gòn học nghề uốn tóc, trang điểm lúc mới 16 tuổi. Một năm sau, Ngọc ra nghề, đi làm trong một tiệm vừa uốn tóc nữ, vừa hớt tóc nam. Tại đây, cô cặp với tay chủ tiệm để hàng tháng được cho tiền thuê nhà, đồng thời được ưu ái "làm đầu" cho những ông, bà khách "sộp", tiền "boa" hậu hĩ.
 
Có cô được người tình già mua cho cả căn nhà.
Trong số những ông khách "sộp", có một ông là chủ thầu xây dựng, tuổi đã xấp xỉ "6 bó", đầu "ánh bạc" nhưng túi lắm "ánh kim". Thấy cô thợ trẻ trung, tươi hơn hớn, ông làm quen bằng những tờ tiền "boa" và những lần đi ăn, đi uống. Một bữa, biết cha già này đã cắn câu nên khi nghe ông hỏi về quê quán, thân thế, về nơi ăn chốn ở, Ngọc sụt sùi: "Nhà em nghèo lắm anh ơi, anh muốn về thăm em cũng hổng dám mời anh về" nhưng nói vậy mà không phải vậy vì thực tế ông chủ thầu 58 tuổi, còn ba má của Ngọc chỉ mới… 40! Là "bạn" của Ngọc, nếu về thăm dĩ nhiên ông sẽ phải gọi cha mẹ Ngọc - ít nhất cũng là "chú, thím", xưng cháu chứ chẳng lẽ gọi anh, chị, xưng tôi. Mà ông "cháu" lại già hơn "chú, thím" những 18 tuổi thì coi sao được!
Thấy ông cứ hỏi tới, Ngọc lảng sang chuyện khác: "Em đang ở trọ chung với 3 người bạn. Tiền nhà tháng 2 triệu, mỗi đứa góp 500 nghìn nhưng cực lắm. Phòng thì ẩm thấp, mùa nắng nóng chẳng khác lò bánh mì, còn mùa mưa nước tràn vô như hồ bơi", trong lúc căn phòng mà tay chủ tiệm hớt tóc gội đầu thuê cho Ngọc, giá mỗi tháng 4 triệu đồng cũng chẳng đến nỗi tệ.
Và thế là chỉ một tuần sau, Ngọc dọn về căn nhà 3 tầng nằm ngay mặt tiền đại lộ Võ Văn Kiệt đồng thời bỏ luôn công việc hớt tóc gội đầu. Căn nhà này, ông chủ thầu xây dựng sau khi hoàn tất việc thi công thì gia đình chủ nhà làm ăn thua lỗ, không còn tiền để thanh toán. Thế nên ông chốt lại, khi nào trả hết tiền cho ông, ông mới giao nhà. Thấy mặt bằng tầng trệt bỏ không, Ngọc ỉ ôi với người tình già, cho một công ty vận tải thuê làm văn phòng đại diện, tháng 5 triệu. Được ít lâu chủ nhà phát hiện, họ kéo đến la lối ầm ĩ, rằng "chưa thanh toán tiền xây dựng thì đơn vị thi công có quyền chốt nhà nhưng không được quyền dùng tài sản của họ để kinh doanh".
Phương, là một trong ba cô "gái bao" đi Vũng Tàu với chúng tôi nói: "Vậy là con Ngọc phải hủy hợp đồng. Bù lại, nó rủ hai đứa tụi em đến, mỗi đứa một phòng, tháng đưa nó 2 triệu". Tôi hỏi vậy "anh" chủ thầu chu cấp cho Ngọc mỗi tháng bao nhiêu? Phương nhíu mắt: "Em không biết vì nó không nói nhưng em đoán khoảng 10 triệu".
3. Là gái bao, hàng ngày Ngọc chẳng làm gì cả. Sáng cô ngủ tới 11 giờ nếu không ai gọi. Thức dậy, trang điểm, ăn uống xong, cô lên mạng đọc báo hoặc vào Yahoo chat gẫu với bạn bè. Mỗi tuần 1 hoặc 2 lần, ông chủ thầu đến với cô vài tiếng. Theo lời Phương thì trước khi đến, ông điện thoại để Ngọc chuẩn bị: "Con Ngọc xuống lầu, mở cửa sẵn. Từ ngoài đường, ổng lao xe SH vào nhà như tên bắn rồi nó kéo cửa lại liền vì ổng sợ người quen nhìn thấy". Chỉ khi đi thi công những công trình ở tỉnh, ông mới lẻn về ngủ với Ngọc cả đêm.
Quá thừa thời gian, Ngọc đem cái "vốn tự có" của mình ra "kinh doanh" bằng cách làm gái bao ngắn hạn cho một số người khác. Chả thế mà lúc xe vừa qua khỏi đường cao tốc Sài Gòn Long Thành và khi thấy người tình già điện thoại, Ngọc kêu Lâm bấm còi 5, 6 tiếng, cốt để cho ông kia nghe rồi nói dối trơn tru: "Dạ, em đang trên đường về quê. Hồi sớm má em gọi, nói ba em phải vô bệnh viện cấp cứu. Vội quá nên em chưa kịp cho anh hay. Tối Chủ nhật em lên, anh đừng buồn em nhé".
Cũng như Ngọc, Phương là gái bao của một chủ vựa mua bán phế liệu: "Cha này dù có tắm rửa sạch sẽ, xức dầu thơm nhưng người lúc nào cũng hôi như cú" - Phương nói. Tôi hỏi vậy sao em còn cặp với ông ta làm gì? Liễu xen vào: "Người chả hôi nhưng tiền của chả thơm lắm bác ơi" rồi cô vừa cười rũ rượi, vừa nhại lời bài hát Hàn Mặc Tử: "Ai bao em, em biếu thân cho".
Lâm, lái xe và cũng là người "bao" Liễu trong chuyến đi này cho tôi biết: "Cha chủ vựa phế liệu mỗi tháng đưa con Phương 6 triệu, vừa tiền ăn, vừa tiền nhà. Cứ 2-3 ngày, chả lại đến với nó một bữa". Do "thu nhập" ít nên Phương "chạy show" liên tục. Nhiều lần bị người tình già chất vấn vì giờ giấc đi, về bất thường của cô, Phương lật bài ngửa: "Bộ anh tưởng 6 triệu của anh là lớn lắm sao! Anh ngon anh cho tui tháng 12 triệu đi, tui đóng cửa nằm trên giường đợi anh 24/24 giờ liền, còn không thì đừng bày đặt ghen tuông vớ vẩn…"
Vũ Cao
(CAND)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét