Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Tin thứ Ba, 30-09-2014 - Mỹ và Việt Nam thảo luận về việc kiềm chế những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H1- “Ghi nhớ các thế hệ đã ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc” (BP). – Tự do hàng hải và Chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa (TVN). – Biển Đông: Kinh nghiệm 100 năm cho Việt Nam (TVN).    – Phát hiện khảo cổ mới về chủ quyền biển đảo: Bài 1: Người Việt ở Trường Sa, Hoàng Sa từ thời Lý, Trần (Tin Tức). – Ra mắt cuốn sách “Tư liệu về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa” (Infonet). =>
- Điện lưới quốc gia thắp sáng đảo Lý Sơn (VTC).  – Lý Sơn trở mình (NLĐ). – Khánh thành và đóng điện chính thức Dự án điện cáp ngầm Lý Sơn: Giấc mơ trở thành hiện thực (CAĐN).  – Nguồn lực đến từ đất liền (LĐ).  – Góp phần gìn giữ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng (TP).  – Đội hùng binh Hoàng Sa sống mãi cùng dân tộc Việt Nam! (PLTP).
- Trung Quốc sắp xây nhà máy điện hạt nhân nổi cung cấp cho biển Đông? (TN).  – Nga giúp Trung Quốc xây nhà máy ĐHN trên biển (ĐV). – TQ ngang ngược lên kế hoạch đưa tàu cá 200.000 tấn vào Trường Sa (VOV).  – Trung Quốc âm mưu gì khi đưa “công xưởng” chế biến cá “khủng” đến Biển Đông? (PT).
- Các nước lớn xoay trục sang châu Á – TBD để kiềm chế nhau (Tin Tức).  – Các nước lớn xoay trục sang châu Á-TBD để kiềm chế nhau (tiếp theo) (Tin Tức).  – Thung lũng Silicon có thể làm thay đổi những tính toán ở Biển Đông? (GDVN).  – Indonesia lập 2 phi đội bảo vệ mỏ khí đốt (NLĐ).
- Mỹ – Philippines tập trận chung (RFI). – Mỹ, Philippines tập trận chung gần Trường Sa (TN).  – Mỹ và Philippines tập trận đánh chiếm bờ biển gần Biển Đông (KT).  – Trung Quốc tập trận ‘tranh chấp biển Đông leo thang thành xung đột’ (TN).
- Malaysia bắt giữ 22 ngư dân và 2 tàu đánh cá Việt Nam (RFI). – Malaysia bắt giữ 22 ngư dân Việt Nam (VOA).
- Khẩu chiến Việt-Trung tại Liên Hiệp Quốc về Biển Đông (RFI). – Phát ngôn Phạm Bình Minh ở New York: Phúc và Họa (VNTB). – Chính sách ve vãn của Mỹ và nghệ thuật đu dây của Việt Nam (DLB).   – Vũ khí sát thương và bản lĩnh chính thể (NV). – Mỹ bỏ cấm vận vũ khí là gửi tín hiệu cảnh báo Trung Quốc (Tin Nóng).
- Trước chuyến thăm Hoa Kỳ của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam (RFA). TS Lê Thu Hường: “Phía Việt Nam thì còn có một số vấn đề chưa quyết đoán được rõ ràng nhưng theo tôi nghĩ sau vụ giàn khoan hồi tháng 5 thì Việt Nam cần phải chỉnh sửa một số suy nghĩ. Cho nên những cuộc gặp mặt gần đây có thể mang đến một số đột biến trong chính sách của Việt Nam, nhất là chính sách đối với Hoa Kỳ“.
H1<- Đại sứ quán Trung Quốc chiêu đãi kỷ niệm 65 năm Quốc khánh (VOV). “Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam mong muốn và sẵn sàng cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc củng cố, phát triển hơn nữa tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung, tăng cường hơn sự hiểu biết và tin cậy giữa nhân dân hai nước, đưa mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt-Trung không ngừng phát triển ổn định, lành mạnh, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới“.
- “Hai ông anh” và Việt Nam: Từ lịch sử đến hiện thực (Phần III) (Lê Mai). Mời xem lại: “Hai ông anh” và Việt Nam: Từ lịch sử đến hiện thực (Phần I)   —   “Hai ông anh” và Việt Nam: Từ lịch sử đến hiện thực (Phần II)
- Đổ bao xương máu để độc lập rồi tự nguyện làm nô lệ cho ngoại bang thì độc lập có nghĩa lý gì? (FB Nổ Xong Xây). “Lịch sử dân tộc này là anh hùng. Đấy là sự thật! nhưng giờ đây có 1 sự thật khác rất đau lòng mà ai cũng biết, đó là CS đang giẫm đạp lên cái lịch sử anh hùng và biến dân tộc này thành một dân tộc hèn yếu“.
- Kỷ niệm về một trận công đồn của Giáp tướng quân (Nguyễn Hoa Lư). “Nhạc trưởng Benjamin Zander có một quan niệm riêng về thành công. Không phải là giàu có, sự nổi tiếng hay quyền lực mà đơn giản là có bao nhiêu những cặp mắt sáng long lanh đang chăm chú nhìn bạn. Trận công đồn của tướng Giáp đã thắng lợi dòn dã nhưng có thành công như mong đợi của nhà cầm quân hay không? Gương mặt và tiếng cười của Giáp tướng quân trong khoảnh khắc đó nói lên tất cả“. – Trở lại với các danh nhân lịch sử để hiểu các VIP hiện thời và Lãnh tụ CS không bao giờ trở thành Thần Thánh… (Vương Trí Nhàn).
- TRẢ LẠI CHO LỊCH SỬ NHỮNG GÌ CỦA LỊCH SỬ… (FB Mai Tú Ân). “Đó là dù ném bom cỡ nào đi nữa, ác liệt tơi bời ra sao đi nữa thì Mỹ sẽ không ném bom vào trung tâm thủ đô Hà Nội, nơi có đầu não lãnh đạo chiến tranh của VN. Tóm lại là không ném bom làm hại đến sợi tóc nào của các lãnh đạo của ta. Bắt đầu tính từ Hồ Gươm và mở rộng ra bán kính 2 km… nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở, nơi Bộ TTM quân đội đóng (Nhà Rồng, Thành HN), cùng các cơ quan đầu não khác“.
- Tảo mộ tại nghĩa trang quốc gia Arlington (FRA). “ Tôi trước tiên là nhớ tất những chiến sĩ Việt Mỹ đã bỏ mình vì tự do cho đất nước chúng tôi, và chúng tôi hy vọng rằng tương lai con cháu chúng tôi, nhất là những thế hệ sau này sẽ cố gắng giành lại độc lập tự do dân chủ cho Việt Nam chúng tôi“.  – Video: Tảo mộ mùa Thu (RFA).
- Việt Nam phóng thích 2 tù nhân lương tâm (VOA). Phạm Bá Hải: “Ông Nguyễn Tuấn Nam mà chúng tôi hay gọi là bác Bảo Giang là người rất đứng đắn, đàng hoàng, có tư cách. Cuộc sống trong tù thường rất khó khăn, nhiều anh em không kiềm được cảm xúc, nhưng bác Giang rất ôn hòa, rất dễ mến. Đặc biệt ông là một người tù chính trị rất kiên cường“. – Hội CTNLT Lên Tiếng Vụ Hai Tù Nhân Lương Tâm Nguyễn Tuấn Nam và Trần Tư Được Trả Tự Do (Cựu TNLT).  – Làm sao chấm dứt nạn ngược đãi tù chính trị? (RFA).
H1- Có một người tù như thế (Phạm Thanh Nghiên). “Mười chín tuổi Trần Hoàng Giang bước chân vào tù, chấp nhận bản án 15 năm và hy sinh thời thanh xuân đẹp đẽ nhất để đổi lấy Tự do của Tổ quốc mình. Tuổi mười chín, cái tuổi đầy hoài bão và cháy bỏng những ước mơ, tuổi để yêu và đáng được yêu nhất của đời người“. Trần Hoàng Giang (giữa) =>
- TRẬN ĐẤU GIỮA AN NINH TP HÀ NỘI VỚI PHẠM THÀNH BẤT NGỜ BỊ ĐÌNH HOÃN (BĐX).  – TƯỜNG THUẬT 3 HIỆP ĐẤU (1,5 ngày) GIỮA AN NINH HÀ NỘI VỚI PHẠM THÀNH
- Nguyễn Tường Thụy: Tinh thần Bùi Thị Minh Hằng – Kỳ 3: Đêm Cao Lãnh (VNTB). Mời xem lại: Tinh thần Bùi Thị Minh Hằng – Kỳ 1: Đào thoát (1)   —   Đào thoát (tiếp theo)
- Người dân Việt Nam với quyền được biết và quyền được nói (BVN).   – “Quyền Được Biết” là trách nhiệm, bổn phận của chúng ta (DLB). – Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Phong trào Chúng Tôi Muốn Biết rất cần thiết và trúng đích (DLB). – CTMB – Một tháng sau ngày phát động (DLB).
- HỒ SƠ VỤ ÁN ÔNG TRẦN XANH 110D4c- ĐƠN GỬI GIÁM ĐỐC CÔNG AN TP. HÀ NỘI (Trần Thị Cẩm Thanh).
- Nguyễn Đại – Cải cách ruộng đất và mối quan hệ “mục đích – phương tiện” (Dân Luận). – Tiểu thuyết Cò hồn Xã nghĩa 46 (BĐX).
- Tiết lộ mới: Thủ tướng không đồng ý thu hẹp diện tích dự án Văn Giang (VNTB).   – Tiểu thương chợ Tân Bình bãi thị, kéo lên UBND quận phản đối dự án TTTM (MTG).  – Nguyễn Tường Thụy: Vào cửa quan (Blog RFA). “Thằng bị kiện phải đút, thằng đi kiện cũng phải đút, đứa nào đút nhiều hơn thì mới mong thắng. Đúng sai là ở họ chứ đâu phải ở pháp luật. Người ta coi luật pháp là cái gì đâu“.
- TRẺ EM: ĐỐI TƯỢNG SÁCH NHIỄU MỚI CỦA CÔNG AN? (Lê Anh Hùng). “Có mỗi việc nhập hộ khẩu cho ba đứa trẻ để các cháu ổn định việc học hành mà các vị ‘đầy tớ của nhân dân’ cũng cứ hành lên hành xuống mấy năm nay“.
- Lao Động Việt trong tù Thái – Những mảnh đời cay đắng (Bài 1) (DLB).
- Chúng ta chỉ là công dân hạng hai trên thế giới này… (FB Mai Tú Ân). Khi tiếng nói người dân không phải là tiếng nói của người dân, khi ý nguyện người dân không phải là ý nguyện người dân. Và thậm chí chính quyền cũng không phải là chính quyền của người dân khi người dân không bầu, các cơ quan dân cử không phải do dân cử, chính quyền không phải do dân bầu nên không thể là do dân, vì dân và của dân
- Bài phát biểu của Linh mục Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong: Phải quyết liệt dấn thân xây dựng một xã hội của tình huynh đệ và bao dung, của tình yêu và sự thật (Blog RFA). “Những gì người cộng sản nói và làm suốt hơn nữa thế kỷ qua trên quê hương đất nước này, chúng ta đã thấy quá rõ và hậu quả của nó đang tác hại trên đất nước này, chúng ta ở đây ai cũng am tường. Không phải chỉ ngày hôm nay, khi chúng ta đã là nạn nhân của một thứ cơ chế tội ác là chủ nghĩa cộng sản, thì chúng ta mới nhận ra sự ảo tưởng của chủ nghĩa này“.
- Nguyễn Thị Từ Huy: Giúp việc (Blog RFA). “Bây giờ nói đến nước Mỹ ta thường nghĩ tới các giá trị tự do, dân chủ, công bằng…, nhưng lại thường quên đi một khía cạnh khác : những giá trị đó không tự nhiên mà có, để xây dựng các giá trị đó người Mỹ đã phải làm rất nhiều điều và thậm chí hy sinh rất nhiều, nhiều người đã phải chết“.
- Quy định 4 tiêu chí xét danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú (GDVN).  - Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú phải trung thành với Tổ quốc [XHCN] (DT). “Trước hết, nghệ sỹ đó phải trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương“.
- Bùi Hoàng Tám: “Dân chủ”, “tôn trọng”, “xóa bỏ định kiến” và “địa chỉ cuối cùng”! (DT). “Tinh thần phản biện của nhân dân là tinh thần dũng cảm nói lên sự thật dù điều đó không cùng, thậm chí trái ngược với quan điểm của nhà quản lý xã hội. Nếu Mặt trận cần sự phản biện của nhân dân thì ngược lại, nhân dân cũng yêu cầu Mặt trận dũng cảm để lắng nghe sự thật, kể cả những sự thật cay đắng“.
- Báo Thời Mới, ngày 4-4-1957: Cần lột mặt những kẻ lưu manh (We Need To Unmask the Ruffians) (1957) (Tây Bụi).
- Cư dân thành phố Kharkiv của Ukraine kéo đổ tượng đài Lenin (VOV). “Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, ông Arsen Avakov, viết trên trang Facebook của ông rằng ‘Hãy để ông ta bị hạ xuống,’ và ghi chú rằng dù sao thì chính quyền địa phương cũng đã quyết định kéo đổ tượng Lenin.  Trong chưa đầy một năm đã có hơn 160 tượng đài Lenin bị kéo đổ ở Ukraine“.  – Kharkiv hạ bệ tượng Lê-nin (RFI).  – Tượng Lenin bị giật phá ở Kharkiv (BBC). – Video: Cư dân thành phố Kharkiv của Ukraine kéo đổ tượng đài Lenin (Minh Anh).
- Bài này đăng trên báo Kiến Thức 4 tiếng trước đã bị rút xuống: Video kéo đổ tượng đài V.I.Lenin ở thành phố Kharkov. Mời xem nội dung tại đây: Báo Kiến thức đã bị thổi còi khi đưa tin kéo đổ tượng đài Lenin? (FB Tin Không Lề).
- Người Dân: Chuyện Đông Âu kéo tượng Lenin (BBC). “Những pho tượng ấy đã được dựng lên – và có thể phù hợp với ý thức hệ bị cưỡng bức của một thời kỳ nào đó, khi dân tộc Ukraine chưa được độc lập – thì bây giờ, sau hai mươi ba năm, nếu thấy nó ko còn phù hợp nữa, người ta hạ xuống. Có gì đáng thương khóc?“.
- Tại sao Việt Nam “phải” có thật nhiều… thứ trưởng?! (BVN).
- 8 triệu một suất “phí bôi trơn”, Bộ trưởng có biết không? (LĐ). “Ông Cương nói và đưa ra một con số ‘phí bôi trơn’ cụ thể là 8 triệu đồng. Quá cao, người dân xót xa không nộp. Người nộp thì có sổ. Người không nộp thì không có sổ. Họ có sốt ruột hỏi chủ đầu tư thì chủ đầu tư nói không biết đến bao giờ mới có. Lên các cơ quan chức năng hỏi thì hoàn toàn không nhận được câu trả lời“.  – Bộ trưởng TNMT gặp khó: Chạy sổ đỏ 8 triệu đồng/hộ? (ĐV).
- Bộ KHĐT thiếu tiền: Lý lẽ của người lập kế hoạch…trên trời! (ĐV).
- Quản lý đối phó (TN). “Chỉ sửa 2 chữ trong thông tư, giá thuốc bệnh viện đã giảm được 35% – là tiết lộ của một ‘người trong cuộc’ khi được hỏi về những bất cập kéo dài trong quản lý nhà nước ở nhiều lĩnh vực“.
- Trung Quốc tạo sức ép: Doanh nghiệp Việt “há miệng mắc quai”! (ĐV).  – Trung Quốc ‘đẩy’ lạc hậu sang nước khác để… cứu mình (ĐV).
H1<= Ông “nghị rau muống” Đỗ văn Đương. – Quyền im lặng đưa vào Luật: Nên hay không nên? (VTV). Nghị sĩ rau muống Đỗ Văn Đương: “Quyền im lặng khác với quyền bào chữa. Quyền im lặng không phải quyền con người, mà quyền bào chữa mới là quyền cơ bản của người phạm tội trong tố tụng hình sự. Nó nhằm thực hiện chức năng gỡ tội”.  – Quyền im lặng (NNVN).   – Quyền im lặng của nghi can (VNE).
- Báo đảng cũng phải lên tiếng: Quyền im lặng đang bị “lặng im” (ĐCSVN). “Ở nhiều nước trên thế giới, hầu hết người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo đều có luật sư bào chữa ngày từ giai đoạn đầu. Họ có quyền im lặng, không phải khai báo bất kỳ việc gì khi chưa có luật sư. Ở Việt Nam, rất nhiều bị can, bị cáo không có luật sư bào chữa, cộng thêm việc nhận thức pháp luật của họ rất hạn chế và quyền im lặng thì đang bị lặng im“.
- Việt Nam cần có Tòa án Hiến pháp (BLA). “Với việc nêu ra những lý do như chưa thể ban hành luật biểu tình, chưa thể công nhận quyền im lặng vì ‘còn nhiều tranh cãi’, ‘phía công an không muốn’ … v.v, tôi cho rằng Quốc Hội đã chưa làm hết trách nhiệm của mình, chưa bảo đảm và bảo vệ được những quyền công dân mà trong Hiến pháp đã quy định. Thay vì bàn cãi, chúng ta cần một Tòa án Hiến pháp để xác định ai đúng, ai sai”.
- ‘Tôi mất xe máy, còn bị công an còng tay treo lên trần nhà đánh’ (MTG). “Anh Nguyễn Thành Công là người đã bị mất tài sản, từ lời khai chưa đáng tin của đối tượng trộm tài sản, điều tra viên của Công an huyện Lấp Vò đã vội vàng còng tay và đánh anh Công, từ đó gây ra những ức chế cho bản thân anh“.
- Hoãn phiên xử hung thủ trong vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn (TN).  – Vắng đại diện bị hại, hoãn phiên xét xử sát thủ vụ án oan 10 năm (VOV).
- Miễn hình phạt hai bị cáo nhí giật mũ nữ sinh (PLTP).
- Bị kết tội mua bán người nhưng nạn nhân xác nhận không quen biết người bán (BLA).
- Nguyễn Như Phong vs Nguyễn Huy Phong: Báo nào là “không chính thống”? (PT). “Vậy thưa ông Nguyễn Huy Phong, ông có thể liệt kê ra xem, ở Việt Nam ta, những loại báo nào là ‘báo chính thống’ và loại báo nào là ‘không chính thống’? Và ông căn cứ tiêu chí nào để bảo những tờ báo mà đã nêu trong công văn là ‘chính thống’, và tất cả những cơ quan thông tấn báo chí không có trong danh sách mà ông nêu là ‘không chính thống’ ở điểm nào?Chẳng lẽ chỉ có 7 cơ quan báo chí mà ông nêu trong công văn là “có sự lãnh đạo của Đảng”, nên được gọi là “chính thống”, còn những cơ quan báo chí khác là ‘không có Đảng lãnh đạo’ hay sao?
- Lương trong ngành dầu khí phải giảm (PLTP). “So với lợi thế của ngành đầu khí, thì mức thuế đối với khai thác dầu khí như hiện nay là chưa phù hợp. Vì lợi nhuận trong ngành này hiện rất lớn. Nếu ngành này được quản lý chặt chẽ, thì lợi nhuận còn cao hơn. Ở ta, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu của toàn dân, mọi người đều được hưởng“.
- Chưa xác định khả năng ông Nguyễn Bá Thanh tiếp xúc cử tri vào ngày 3.10 (TN).  – Ông Nguyễn Bá Thanh có thể không về tiếp xúc cử tri (ĐSPL).
- Quan chức quận Cầu Giấy làm ngơ để doanh nghiệp “biến sai thành đúng” (PT).
- Vụ công dân có dấu hiệu bị giả chữ ký: Trách nhiệm thuộc về Apatit Việt Nam (DT).
- Độc quyền nhà nước về vận tải đường sắt: Phải phá vỡ! (VNTB).
- Bao nhiêu cát tặc, vàng tặc được tiếp tay để… rút ruột quốc gia? (DT).
- Đồng Nai: Ụ nổi 9 triệu USD đe dọa an toàn hàng hải cảng Gò Dầu (ĐSPL).  – CHUYỆN XƯA-NAY MỚI NÓI – KỲ 90 – PHẢI GỌI BỌN CHÚNG BẰNG ĐỒ MẶT….GÌ??? (Tô Hải/ Nhật Tuấn).
- Vụ xe sang mang biển giả: Truy tìm địa chỉ làm BKS giả (DT).
- Bản Tin LĐV 20140928- Shilla Bags giữ 10 ngày lương, và mướn trẻ em dưới 18 (LĐV).
- Người Khmer Krom sắp biểu tình chống VN (BBC).
  – Hồng Kông: Sinh viên tiếp tục đấu tranh đòi dân chủ (RFI). – Phong trào ‘Chiếm Trung’ ở Hồng Kông gia tăng cường độ (VOA).   – Sinh viên biểu tình Hong Kong ra tối hậu thư cho chính quyền (VTC).  – « Cách mạng ô dù » Hồng Kông thách thức chính quyền Bắc Kinh (RFI). “Bất kể ai có chút lương tâm cũng phải hổ thẹn về việc đã hợp tác với một chính phủ rất ít quan tâm đến công luận“.
- CẬU HỌC SINH 15 TUỔI THÁCH THỨC BẮC KINH  (FB Lê Quốc Tuấn).  – Thủ lĩnh biểu tình ở Hồng Kông: Mới chỉ 17 tuổi (HNM).  – Thủ lĩnh biểu tình 17 tuổi ở Hồng Kông là ai? (TN). – JOSHUA WONG: “DÂN KHÔNG SỢ CHÍNH PHỦ. CHÍNH PHỦ PHẢI SỢ DÂN” (TNM).  – Tài không đợi tuổi (FB Trương Nhân Tuấn). “Những người có tài thì không đợi đến tuổi đâu. Không phải hễ nói đến ‘dân chủ’ thì phải có CIA, có Mỹ đàng sau“.  – Xúi giục (Tuấn Khanh). – Những nhân vật chủ chốt trong cuộc biểu tình ở Hồng Kông (NLĐ).  – LƯƠNG CHẤN ANH, ÔNG LÀ AI? (Mạnh Kim). – CÁC ĐIỂM NỔI BẬT TRONG CUỘC BIỂU TÌNH TẠI HỒNG KÔNG (TNM).
- Sinh viên HK ‘lý tưởng mà không ảo tưởng’ (BBC). “Cơ hội là rất mong manh. Tuy nhiên, với chúng tôi, ý nghĩa quan trọng nhất của lần biểu tình này là thay đổi nhận thức của của chính mình và người khác. Bằng việc ra khỏi lớp học, ra khỏi quỹ đạo thói quen hàng ngày, chúng tôi có cơ hội tự nhìn lại mình và tự vấn mình, nên làm gì và hy sinh gì ở bản thân để đấu tranh cho một nền dân chủ thực sự của Hong Kong”.
- Người dân Hồng Kông nghĩ sao về cuộc biểu tình? (KT). - “Nếu tôi không đứng lên…” (NLĐ).  “Khi hứng lấy làn hơi cay từ cảnh sát, những người biểu tình trẻ tuổi lẫn người dân Hồng Kông có chung một cảm giác: Sốc! Nỗi sửng sốt này có thể lý giải bởi khác với phần còn lại của Trung Quốc, Hồng Kông phát triển theo mô hình chính phủ phương Tây khi là nhượng địa của Anh từ năm 1842“.
H1

- Sinh viên VN: Đã có đảng và nhà nước lo rồi! (FB HSVPDVDA). F”Có thể nói dân Hồng Kong còn đang nghèo, kinh tế yếu kém, dân trí thấp. Do đó sinh viên dễ bị kích động, lôi kéo. Những hành động đang diễn ra rõ ràng làm bất ổn đến đời sống và chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc… ‘Yêu nước hơn hết là làm 1 công dân gương mẫu, mỗi ngày đi học hoặc đi làm và tin tưởng chủ nghĩa Mác-Lenin, mọi chủ trương, đường lối của đảng’.
- Từ chuyện sinh viên Hongkong đến cuốn phim lịch sử VN (RFA). “Tất cả các sự tê liệt đó đều bắt nguồn từ sự kiểm soát từ trên xuống một cách có hệ thống của đảng cộng sản. Cho tới giờ phút này thì họ rất thành công trong chính sách ngu dân lâu dài, kềm tỏa mọi thế lực có thể đi ngược lại lợi ích của đảng cầm quyền. Nhưng tương lai với sự tiếp cận thông tin và khả năng độc lập hơn của sinh viên thì tôi tin là sẽ có thay đổi“.
- Giới tranh đấu VN với phong trào sinh viên Hong Kong (RFA). “Thứ nhất là phấn khích về mặt tinh thần rằng Hồng Kông là 1 tấm gương tốt để noi theo. Về việc bắt bớ, đàn áp thì cũng không làm sờn ý chí tiến lên của giới trẻ đấu tranh tại VN. Bởi vì trong tất cả các cuộc cách mạng trước đây thì cũng đều có bắt bớ kể cả chết chóc nhưng với tinh thần trách nhiệm của mình đối với tương lai, đối với con cháu của người Việt Nam sau này thì những việc đó là điều nhỏ nhặt“.  – Biểu tình Hong Kong: Dân Việt quan tâm, Ba Đình rung chấn (DLB).
- Hong Kong gây cảm hứng cho dân chủ Việt Nam? (RFA). “Trong một xã hội đang như chưa tìm được hướng ra, thì không thể nào trách được là người dân vẫn đang quan sát. Tới lúc mọi thứ đều rõ ràng, khi sự yếu kém của chính phủ ngày càng tệ hại, khi mà tương lai của sinh viên họ thấy khi ra trường họ càng ngày càng thất nghiệp. Đến một lúc nào đó nó tự bung ra thôi“.
- Bác tin Bắc Kinh sẽ trấn áp biểu tình (BBC).  – Cảnh sát chống bạo động rút khỏi khu vực biểu tình ở Hồng Kông (TN). – Cảnh sát rút lui, hàng chục ngàn người biểu tình kiên quyết bám trụ (VOV).  – Trưởng Đặc khu Hong Kong kêu gọi người biểu tình giải tán hòa bình (TTXVN).  – Hàng chục nghìn người biểu tình Hong Kong chuẩn bị “đêm trắng” thứ 2 (LĐ).  – Hong Kong: Đêm thứ hai của cuộc biểu tình diễn ra trong hòa bình (TTXVN). – Hàng chục ngàn người thắp sáng Hồng Kông (NLĐ).  – Biểu tình ở Hong Kong: Căng thẳng mới chỉ là khởi đầu? (PLTP). – Bắc Kinh vẫn không kiểm soát được biểu tình tại Hong Kong (Dân Luận).
- Bắc Kinh đã từng chơi trò “phản biểu tình” trước đây, nhưng chỉ kéo dài 5 tiếng: Hong Kong: Cái sẩy có nẩy cái ung? (TQ). “Để phản kích lại những người biểu tình Hong Kong, nhà đương cục Trung Quốc đã tổ chức ‘phản biểu tình’ hôm 17/8. Theo phát biểu của ban tổ chức, có 193 nghìn người, tổng cộng 1500 đoàn thể đã tham gia cuộc tuần hành này. Những người biểu tình phần lớn là những đoàn thể đến từ Đại lục. Một người tham gia biểu tình đến từ Quảng Đông cho phóng viên biết, nhà đương cục Bắc Kinh dùng phương thức bao ăn, phát tiền để vận động họ đến Hong Kong tham gia biểu tình.Cuộc biểu tình phản chiếm Trung tâm kéo dài khoảng 5 tiếng thì kết thúc“.
H1- Hong Kong: Ông Tập Cận Bình nghĩ gì? (BBC). “Những gì xảy ra ở Hong Kong không còn chỉ là chuyện Hong Kong nữa. Những người biểu tình muốn Bắc Kinh phải đảo ngược các quy định về bầu cử, nhưng ông Tập Cận Bình sẽ không nhượng bộ và ông cũng không thể làm điều đó”.  – Trung Quốc phản đối thế lực nước ngoài ủng hộ biểu tình ở Hồng Kông (TN). – Thất bại chính trị cay đắng với Bắc Kinh trong việc đánh giá quá thấp hoặc quá sai về tinh thần dân chủ Hong Kong (FB Mạnh Kim).
 – Đôi điều về Hong Kong (Hiệu Minh).  – TRUNG QUỐC VÀ HỒNG KÔNG: CHÚNG TÔI CỬ, CÁC ANH BẦU (TNM).  – Tại sao Hong Kong ? (FB Mai Tú Ân). “Và người dân HK đã không ngồi yên khi chính quyền CS Bắc Kinh đã lộ cái vòi bạch tuộc muốn kiểm soát các quyền tự do hiển nhiên của họ, qua việc muốn kiểm soát các cuộc bầu cử, các đại diện ứng cử làm Đặc Khu Trưởng HK. Cụ thể giống như ở xứ VN ta muốn các ứng cử phải được Mặt Trận Tổ Quốc giới thiệu. Tức là chọn gà nhà tranh cử với…gà nhà vậy. Và dĩ nhiên người dân HK không chấp nhận sự bịm bợm như thế và… xuống đường“.  – Vì sao dân Hong Kong nổi giận với Trung Quốc? (KP).  – Bất ổn chính trị ở Hong Kong: 6 điều cần biết (DV).
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA LÁ CỜ KHI ĐẤU TRANH (TNM). “Khi sinh viên học sinh Hong Kong xuống đường biểu tình chống Trung Cộng thì họ không ngần ngại dùng lại lá cờ cũ của Hong Kong , cho dù nó có hình cờ Anh Quốc trên đó vì khi ấy Hong Kong là thuộc địa của Anh. Sinh viên Hong Kong không ngần ngại dùng lá cờ này vì nó là biểu tượng cho 1 thể chế tự do, dân chủ mà Hong Kong đã từng có. Nó gửi 1 thông điệp rất rõ ràng đến thế giới là sinh viên Hong Kong từ chối đứng chung với CS Trung Quốc , mà sẵn sàng liên minh với các quốc gia tự do“.
- CHND Trung Hoa, thể chế bị căm ghét nhất trên hành tinh này… (Mai Tú Ân).
H1<- Trung Quốc: Trừng Phạt Quân Sự Khắc Nghiệt Đối Với Sinh Viên Gây Ra Xung Đột Và Tử Vong (ĐKN).
- Một bộ phận quân đội Trung Quốc có hành vi bất tuân? (Business Insider/ Hữu Nguyên).  – Binh pháp quan trường – kế thứ hai: “Tân tạo nhân diện” (GDVn).
- Báo Đảng Mô Tả Về Suy Thoái Đạo Đức Trong Xã Hội Trung Quốc (ĐKN).
- Giáo sĩ Hồi giáo bị sát hại, án tử hình cho 2 người Duy Ngô Nhĩ (RFI).
- Trung Quốc Muốn Che Giấu Điều Gì Trong Vấn Đề Biên Giới Với Ấn Độ (ĐKN).  – Báo Pakistan: Chuyến thăm Ấn Độ của Tập Cận Bình đã thất bại (GDVN).
- Thủ tướng Abe lại đề nghị họp thượng đỉnh Nhật Trung (RFI).
- Người Nhật bị bắt cóc: Bắc Triều Tiên chưa có thêm bằng chứng (RFI).
- Chuyên gia bi quan về triển vọng đàm phán hạt nhân Bắc Triều Tiên (VOA).
- Bệnh tình Kim Jong-un phải ‘mời’ đến chuyên gia nước ngoài (PLTP). “Thông tấn xã Yonhap của Hàn Quốc khẳng định, một nhóm các chuyên viên y tế của Triều Tiên đã bay đến Đức và Thụy Sĩ để xin tư vấn về vấn đề sức khỏe của Kim Jong-Un. Hãng tin Yonhap còn cho rằng một nhóm các chuyên gia y tế đã được gửi dến Bình Nhưỡng để chữa trị cho căn bệnh của ông“.  – Nhân vật mới, quyền lực nhất quân đội Triều Tiên (PLTP).

- TQ diễn tập giả định xung đột Biển Đông, Quảng Châu bị không kích (GDVN). “Kịch bản của cuộc diễn tập lần này là một ngày nào đó “quân địch” liên tục khiêu khích quân Trung Quốc trên Biển Đông để “tranh cướp tài nguyên” làm gia tăng căng thẳng. “Quân địch” tấn công các đảo, bãi đá Trung Quốc đang chiếm đóng (bất hợp pháp) trên Biển Đông. Tin tình báo cho biết, “quân địch” sẽ không kích vào các thành phố trọng điểm ven biển miền Nam Trung Quốc“.  –  Trung Quốc tập trận ‘tranh chấp biển Đông leo thang thành xung đột’ (TN).  – “Trung Quốc theo dõi cực kỳ chặt chẽ, Việt Nam đủ sức chống can thiệp” (GDVN).
- GS Nguyễn Văn Tuấn: Tại sao khó có thể tự hào là người Việt Nam?Việt Nam như là một ông già nông dân nghèo khó nhưng thích trang hoàng bề ngoài, đầy sỉ diện nên thích làm anh hùng rơm, thiếu tính sáng tạo và tinh xảo nhưng lại hay khoa trương, và cư xử bủn xỉn hay quen nói láo với hàng xóm. Nếu phải tự hào là người Việt thì có lẽ đó là chuyện của tương lai“.  – 20 năm sau, Việt Nam so với thế giới ra sao? (TVN).
- Bình Phước lập dự án “khủng” – dân đi tìm sự “công tâm”: Bài 1: “Chúng tôi đã đổ mồ hôi, xương máu để khai hoang” (DT).
- Con ngựa và con người (FB Nguyễn Văn Thạnh). “Là con người chứ không phải con ngựa, người Hồng Kông không thể bị bịp dễ đến vậy. Họ đã nhất loạt đứng lên phản đối, họ quyết liệt, rất quyết liệt, vì họ biết rằng một khi dây cương đã tròng vào đầu thì rất khó gỡ. Thủ lĩnh của họ không phải là cây đa cây đề mà chỉ là cậu bé 17 tuổi. Dân trí cao, họ nghe tiếng nói của lẽ phải, của lương tri thay vì câu nợ ai là người nói“.
- ‘Cách mạng ô dù’ gây sốt Hong Kong (VNE).  – Ô dù chống lại hơi cay, súng điện (SM).  – “Phong trào Ô” trở thành biểu tượng của biểu tình Chiếm Trung tâm Hong Kong (NNVN).  – Người biểu tình Hồng Kông dọn dẹp đường phố mỗi đêm (NLĐ). “Hàng chục ngàn người bám trụ đường phố Hồng Kông nhưng sau mỗi đêm họ đều tự giác dọn dẹp sạch sẽ, dù trước đó phải vật lộn chống cự với hơi cay và hơi hạt tiêu của cảnh sát“.
- Trung Quốc Chặn Instagram Và Kiểm Duyệt Từ Khóa “Chiếm Đóng Trung Ương” Trên Weibo (ĐKN). “Hãng tin Reuters và Verge cho rằng chính phủ Trung Quốc đã chặn trang web này, bởi hình ảnh và video về cuộc biểu tình dân chủ tại Hồng Kông đang tràn ngập trên Instagram và người dân đại lục có thể tìm thấy“.
KINH TẾ
- Kinh tế đang trên đà phục hồi (NLĐ). – Kinh tế VN ‘tiếp tục phục hồi’ (BBC).  – Kinh tế Việt Nam: Ổn định mong manh, đã thoát đáy hay còn vùng trũng? (VNTB).  – Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 29-9-2014 (VietFin).
H1- Thống đốc NHNN thừa nhận nợ xấu lên đến 500.000 tỉ đồng (TBKTSG).  Nếu GDP của Việt Nam năm 2013 là USD 170 tỉ, thì món nợ xấu này chiếm 15% GDP. – Bình tĩnh trước… nợ xấu! (NLĐ).   – Nợ xấu như “cục máu đông”, Thống đốc liên tục than khó khăn (GDVN). – Thống đốc ngân hàng: Nợ xấu sẽ được giải quyết căn cơ (VOV).  – Cuối năm, nợ xấu được giải quyết căn cơ (TQ).  – Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Không dùng tiền ngân sách xử lý nợ xấu (Tin Tức). Chẳng lẽ ông Bình móc tiền túi ra trả?  – Lo chuyện “làm xấu thêm nợ xấu” (PLVN).
- Kẽo kẹt nợ xấu: Sếp ngân hàng bán cá, trông kho (VEF). “Những ông chủ ký vay hàng ngàn tỷ đồng rồi làm ăn thất bát nhưng vẫn hoành tráng nhà sang, xe đẹp. Còn nợ thì cứ ‘nhập kho’ mặc ngân hàng lo. Thế mới có nghịch lý, sếp NH phải đi bán cá, canh kho… để tính cách xử lý nợ xấu“.
- Một kho lá khô cũng bán được 700 tỉ đồng (MTG). “Để vay 700 tỉ đồng, doanh nghiệp đã dùng kho cà phê đem thế chấp ở 7 ngân hàng mà đến khi thanh lý hoá ra chỉ toàn lá với cỏ khô“.  – Đắk Nông: Doanh nghiệp đưa 01 tài sản đi thế chấp 02 tổ chức tín dụng (GDVN).
- Chuyên gia kinh tế: Thay vì né tránh, cứ cho ngân hàng phá sản (VTC).  – Sắp phê duyệt đề án tái cấu trúc ngân hàng BIDV (Infonet).
- NHNN khăng khăng bảo vệ chính sách tiền tệ (TBKTSG).  – Lãi suất có xu hướng giảm nhẹ (PLTP).
- Tăng tín dụng cho bất động sản, thị trường đã ấm lên? (VOV).  – Gói tín dụng mới liệu có khả thi? (Báo XD).
- TT Nguyễn Tấn Dũng: Cần phân tích vì sao ILO đánh giá năng suất lao động của VN rất thấp (VOV).  – Thủ tướng: Làm rõ nguyên nhân cản trở tăng trưởng (KP).
- “Có chủ tịch tỉnh chưa bao giờ gặp doanh nghiệp” (CP).
- Nhân sự cao cấp tại Việt Nam: Cờ đến tay mà khó vẫy (CafeF).
- Kinh tế vĩ mô 29/9: Người Việt chi gần 1 tỷ USD mua ô tô trong 9 tháng (CafeF).
- Rút giấy phép 2 ngân hàng ngoại, đóng chi nhánh HSBC, Standard Charter (Infonet).
- Trung Quốc giảm mua, giá mủ cao su rơi không phanh (GDVN).
- Đồng ruble Nga mất giá kỷ lục (Tin Tức).
14h:
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Giải ảo lịch sử về Huyền Trân công chúa (TS).    – Nhận xét về “An Nam đại quốc họa đồ” (NCLS).  – Theo dấu chân chúa Nguyễn Ánh (NCLS). – Nguyễn Công Trứ dẹp loạn Phan Bá Vành
- MỐI TÌNH ĐẦU hay THỬ NHÌN LẠI “ĐÂY THÔN VỸ” của HÀN MẶC TỬ (Da Màu).
- Nhìn lại cuộc tranh luận nghệ thuật của Hải Triều nhân 60 năm mất của ông (Trần Đình Sử).
- Về đôi câu đối Thủ tướng tặng GS Vũ Khiêu (TCTP).
- Truyện thơ các dân tộc thiểu số (NCLS).
- Nhà văn ĐỖ QUYÊN : Thơ Tân hình thức : Kể sao hết được – KỲ 9 (Nhật Tuấn).
- Văn hóa Việt Nam: Những quan niệm lỗi thời và một góc nhìn khác (THĐP).
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ – KỲ 129 (Nhật Tuấn).
- ĐỖ PHẤN MẢI MIẾT VỚI TRIỀN SÔNG HÀ NỘI (Nguyễn Trọng Tạo).
- Cô gái dưới tầng hầm (Da Màu).
- Âm nhạc từ sau Thế Chiến thứ hai: Những triết lý sáng tác lạ thường (TS).
- Triết học đã chết? (THĐP).
- Năm 2014 có nhuận tháng Chín như lịch đăng không? (ĐSPL).  – VIỆT NAM ĐÃ ĐẾN LÚC BỎ IN LỊCH ÂM MÀ CHỈ IN LỊCH DƯƠNG GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ & THOÁT KHỎI NÔ DỊCH VĂN HÓA CỦA TÀU CỘNG (Ngày Đêm).
H1<- Sài Gòn không còn gương mặt (TN). “Tháo dỡ Thương xá Tax để xây dựng một tòa nhà chọc trời là cách nhanh nhất để phá bỏ một phần bản sắc ít ỏi còn sót lại của TP.HCM“. – Công ty của Mỹ đảm nhận thiết kế tòa nhà thương xá Tax (TN).  – Tax và metro… (PLTP).
- Trai Việt-trai Tây hay câu chuyện giáo dục (VNN/ FB Hoàng Xuân).
- Đàn ông Việt ‘nốc’ bia nhiều hơn nông dân xuất khẩu gạo (MTG).  – Uống bia nhất bảng, làm việc chót bảng (TN).
- Hà Văn Thịnh: Chiếc túi xách Hermes 1,6 tỉ đồng và những chuyện chỉ có ở xứ… ta (MTG).
- Dân Bến Tre trố mắt với đám ‘hấp hôn’ của đại gia Đặng Văn Thành (TN).
- Họa sĩ Võ Xuân Huy: Người của những khái niệm mới (LĐ).
- Thời trang cao cấp “Made in China” vẫn cần kỹ thuật Ý (RFI).
- Tranh Van Gogh có giá hơn… 1 nghìn tỉ đồng (TP).
- Những “kho báu” bị bỏ quên trên thế giới (DT).
14h:
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Giáo sư Hồ Ngọc Đại: “Việt Nam tụt hậu 1-2 thế kỷ” (GDVN).  - MỘT NỀN GIÁO DỤC PHẢN TIẾN BỘ (Ông giáo làng). “Cứ nhìn vào những Dự án trăm tỷ ngàn tỷ để đổi mới chương trình hay sách giáo khoa, những tuyên bố nặng về chém gió theo kiểu ‘trận đánh lớn’ với niềm ‘tin vào đội ngũ’ hay cái vòng luẩn quẩn của những phương án này nọ là có thể thấy cái vô tích sự của nền giáo dục mà con em chúng ta đang thụ hưởng. Phải gọi đích danh đó là một nền giáo dục phản tiến bộ“. – “Giáo dục toàn diện”: Một khao khát khôn nguôi (TS).
H1- “Từ 34 nghìn tỷ mà giờ còn hơn 400 tỷ thì tôi cũng sợ” (GDVN). – PGS Văn Như Cương: “Chỉ cần 200 tỷ đồng có thể đổi mới CT, SGK” (Infonet). – Chương trình – SGK sau 2015: Có thể triển khai đồng loạt với cấp tiểu học (TP) . – NXB Thời đại: Bán giấy phép và sự lay lắt của ngành xuất bản (GDVN).  =>
- Bé lớp 3 chết vì đói và 800 tỷ biên soạn SGK (ĐV). “Tôi ước ao làm sao từ đây, trước khi đệ trình một dự án ngàn tỷ, ký duyệt một đề án ngàn tỷ trong ngành giáo dục, những người có trách nhiệm hãy nhớ đến bé Nhung trong một vài giây phút. Họ đang chi tiêu những đồng tiền thuế của dân, trong đó có cả những người dân nghèo và rất nghèo“.
- Nhà trường vào mùa ‘than nghèo, kể khổ’ (MTG). – Chấn chỉnh việc lạm thu đầu năm học (ND).  – Bắt học sinh mua đồng phục, ban giám hiệu nhà trường bị yêu cầu kiểm điểm (TN).  – Đắk Nông: Không bao che hiệu trưởng thu sai quy định (Tin Tức).
- Tôi đi họp phụ huynh (VOV). “Nội dung chính của buổi họp phụ huynh là thông báo tình hình trường, lớp, các biện pháp phối hợp gia đình-nhà trường và khâu cuối cùng là đóng tiền“. – Phụ huynh góp ý, trường ngưng “đề án” nhà vệ sinh 2 tỷ đồng (TP).
- Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du đã bôi nhọ cả ngành giáo dục (GDVN).
- Sổ liên lạc điện tử: Kẻ mách lẻo bị ghét và “ăn tiền” vô tội vạ (GDVN).  – Bối rối nhận xét thay cho điểm (TN).
- Phụ huynh ức chế vì con bị phạt (TP).
- “Chạy điểm vào đại học”: Bộ GD-ĐT có biện pháp gì ngăn chặn? (DT).
- 43 học sinh bị đâm vật nhọn không có nguy cơ bị nhiễm HIV (GDVN).
- Thực tập không lương hay nô lệ thời hiện đại (CafeBiz).
- California có luật ‘sex ở đại học’ (BBC).
- Công nghệ tàng hình: Từ lý thuyết đến thực tế (ĐV).
- Sự thật về việc cây si đỏ chữa bệnh ung thư (DT). Mời xem lại: Săn lùng si cảnh “trị ung thư” (DT).
- WHO: Người Việt Nam ăn quá nhiều muối (TBKTSG).  – Tổ chức Y tế Thế giới khuyên người Việt ăn ít muối (RFA).
- Giải mã hiện tượng nàng tiên cá trong đời thực (DT).
- 7 Cách Mà Sinh Vật Biến Đổi Gen Đang Hủy Hoại Nhân Loại Và Hành Tinh (ĐKN). – Ký sự Organic – Kỳ 1: Cây cỏ hết hồn nhiên (TN).
- Cách Chữa Say Rượu Của Người Trung Đông trong Cuốn Sách Nấu Ăn 1000 Năm Tuổi (ĐKN).
- Giả thuyết về hố đen vũ trụ không hề tồn tại? (KH).
14h:
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
H1- Bé gái 2 tuổi tử vong gây chấn động cộng đồng mạng (ĐSPL).
<- Cháu bé chết đói ở Hà Tĩnh: Bi kịch của những người không được nghèo (GĐVN).  – Rơi nước mắt trước gia cảnh của em bé đói lả trước khi chết đuối (ĐSPL).
- Bé bốn tuổi bị mẹ và tình nhân hành hạ đã ra viện (PLTP).  – Ông bố “nhi đồng” ném con xuống ao vì giận bữa ăn toàn cá (ĐSPL).
- Mắc chứng bệnh Lupus, tính mạng người mẹ trẻ nguy kịch (DT).
- Công nhân cho phân người vào hàng xuất khẩu sang Nhật vì… phải làm việc nhiều (LĐ/ DT). – Thật dại dột khi bỏ thuốc chuột, phân vào hàng xuất khẩu (DT).
- Mưu sinh với nghề nguy hiểm: Nuôi rắn độc trong nhà (TN).  – Mưu sinh với nghề nguy hiểm – Kỳ 2: Săn hải sâm dưới đáy đại dương
- Sư Thích Thanh Cường: Tôi không có xe Audi, đồng hồ Rolex (GĐVN).
- Cáp treo xuyên vịnh Hạ Long: Đủ 4 yêu cầu mới được làm! (ĐV).
- Hỏng đồng hồ đo dầu, khách bị “nhốt” gần 1 giờ trong máy bay (TT).
- Tổ hợp giải trí khai trương hôm trước, hôm sau gây tai nạn (TN).
- Vết máu loang dẫn đường tới hiện trường tiệc sinh nhật chết chóc (ĐSPL).
- Tìm hóa chất “ướp” lê 5 tháng không hỏng: Phí công vô ích?! (ĐV). – ‘Chưa vội kết luận trái cây giữ lâu là do chất bảo quản độc hại’ (Tin Tức).

- Số tử vong vì núi lửa ở Nhật Bản tăng lên 36 người (VOA).  – Núi lửa Ontake tại Nhật phun trào, gần 50 người thiệt mạng (RFI).
14h:
- Ô nhiễm từ con người (TN). “Hủy hoại môi trường sống của con người, đó thực chất là một tội ác. Chỉ có điều, nói như Bộ trưởng TN-MT, nó vẫn chưa được đưa vào bộ luật Hình sự của chúng ta. Nói cách khác, với mức xử phạt hiện nay có thể xem là ngang với một hành vi khuyến khích“.
QUỐC TẾ
- Mỹ tiếp tục không kích 4 tỉnh Syria (VNE).   – Mỹ không kích thêm các mục tiêu của IS ở Syria (VOA).- Nhà nước Hồi giáo tự xưng coi thường chiến dịch của Mỹ (VNE). Abu Talha, một tay súng người Syria của tổ chức Nhà nước Hồi giáo: “Bọn ta có nhiều nguồn thu khác. Nguồn tài chính của IS sẽ không bị gián đoạn chỉ vì những mất mát này. Các người cho rằng mình biết tất cả. Nhưng tạ ơn Thượng đế, các người không biết gì hết. Và theo ý Thượng đế, bọn ta sẽ tiêu diệt những kẻ ngoại đạo”. – Sau khi bị không khích, phiến quân IS hung tợn hơn? (KP).  – Cựu tay súng IS: Không kích không ngăn cản được các chiến binh (Tin Tức).
- Tấn công Nhà nước Hồi giáo: Obama đang “đùa với lửa“ (DV). “Trong khi bầu cử Quốc hội Mỹ đang đến gần và uy tín của Tổng thống Obama đang xuống tới mức thấp nhất thì một cuộc chiến mới tại Syria có thể là con dao hai lưỡi đối với ông lẫn Đảng Dân chủ“. Rất tiếc là Tổng thống Mỹ – khác với lãnh đạo các nước độc tài – không đặt lợi ích đảng phái lên trên lợi ích của nước Mỹ, nên chẳng có gì để gọi là “đùa với lửa” trong chuyện tấn công Nhà nước Hồi giáo.
- Biến Crimea thành pháo đài, Nga từng bước chuẩn bị cho chiến tranh (DV).  – Ukraine đã bị khuất phục và đầu hàng! (ĐV). – Ukraine trở thành nhà nước quân sự vào năm 2020 (Tin Tức).  – NATO bắt đầu chuyển vũ khí cho Ukraine (DV).  – Pháp, Đức tính điều máy bay giám sát lệnh ngừng bắn Ukraine (VNE).  – Bảy lính Ukraine bị pháo kích giết chết ở Donetsk (NLĐ). – 12 người thiệt mạng tại miền đông Ukraine (VOA).  – Phe đối lập Donetsk và chính quyền Kiev trao đổi tù binh (VOV).  – Nga muốn cải thiện quan hệ với Mỹ (NLĐ).
- Thủ tướng Ấn Độ chính thức công du Hoa Kỳ. (RFI). – Thủ tướng Ấn Độ sẽ gặp Tổng thống Obama tại Tòa Bạch Ốc (VOA). – Thủ tướng Ấn Độ được tiếp đón nồng nhiệt ở New York (VOA).
- Tổng thống Afghanistan nhậm chức (VOA).  – Tân tổng thống Afghanistan tuyên thệ nhậm chức (RFI).
- Bầu cử Thượng viện Pháp : thắng lợi của cánh hữu (RFI).
- Các tổ chức ở Indonesia nộp đơn kiện chống luật bầu cử mới (VOA).
- Bầu cử tổng thống Brazil : hai bà giành một chiếc ghế (RFI).
- Mỹ: 7 năm 7 cuộc chiến của ‘Sứ giả hòa bình Washington’ (ĐV).
- Một nhà ngoại giao Tây Ban Nha bị đâm chết ở Sudan (VOA).

* RFA: + Sáng 29-09-2014; + Tối 29-09-2014

* RFI: 29-09-2014

* Video RFA: + Bản tin video tối 29-09-2014

3002. Mỹ và Việt Nam thảo luận về việc kiềm chế những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông

Cần hợp tác đa quốc gia để ngăn chặn chiến thuật hung hăng của Bắc Kinh YALE GLOBAL
Tác giả: David Brown
Người dịch: Huỳnh Phan
25-09-2014
Vào đầu tháng 10 khi Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry gặp nhau, hành vi hung hăng của Trung Quốc trong vùng biển Đông Nam Á sẽ đứng đầu chương trình nghị sự. Trong những tháng dẫn đến cuộc họp này giới nghiên cứu chính sách đối ngoại chủ chốt của Washington đã tranh luận liệu việc can dự vào tranh chấp này có nằm trong lợi ích của Mỹ hay không. Hàm ý chiến lược của việc để cho Trung Quốc giành lấy ảnh hưởng là ngày càng nghiêm trọng. Mỹ không nên can thiệp vào cuộc tranh chấp nầy với phương thức quân sự, hoặc quay đi chỗ khác. Kerry và Minh sẽ phải tìm ra một tiến trình trung gian bảo vệ được sự tự chủ của Mỹ về chính sách trong khi vẫn duy trì sự cân bằng trong khu vực.
Là một cường quốc đang trỗi dậy, hợp tác của Trung Quốc là trọng yếu trong nỗ lực chống khủng bố, làm chậm đi biến đổi khí hậu, hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân v.v… Tuy nhiên, Mỹ không thể phớt lờ thôi thúc của Trung Quốc muốn thiết lập quyền bá chủ đối với các vùng biển tiếp giáp đất nước họ. Thận trọng trong biển Hoa Đông, nơi mà Nhật Bản, liên minh với Hoa Kỳ, là một đối thủ đáng gờm, và tự tin ở biển Đông, Trung Quốc đã quyết thách thức trật tự quốc tế thể hiện trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và quan điểm cho rằng tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết không phải bằng vũ lực mà bằng thương lượng hay phân xử của trọng tài.
Sáu năm trước, Trung Quốc đã đưa ra một bản đồ sơ sài minh họa cho yêu sách của họ về “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với khu vực giới hạn bởi đường chín đoạn bao quanh gần như toàn bộ 3,5 triệu km vuông trên biển Đông.
Kể từ đó cứ mỗi năm trôi qua, Trung Quốc đều nâng mức đặt cược lên. Triển khai hàng trăm tàu thuyền đánh cá biển sâu và nhiều chục tàu cảnh sát biển, Bắc Kinh đã thách thức chủ quyền của các nước láng giềng trong vùng đặc quyền kinh tế vẽ theo các quy định của UNCLOS. Họ đã tống ngư dân Việt Nam ra khỏi ngư trường truyền thống, giành các nguồn tài nguyên thủy sản của bãi cạn Scarborough khỏi sự kiểm soát của Manila, quấy rối thăm dò dầu khí ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam, và thả các bia chủ quyền xuống bãi ngầm James (TQ gọi là Tăng Mẫu), chỉ cách bờ biển Malaysia khoảng 50 hải lí và cách đảo Hải Nam khoảng 860 hải lí về phía nam. Năm nay, Trung Quốc một lần nữa chứng tỏ ra rất thành thạo về các sáng kiến chiến thuật, triển khai một giàn khoan dầu nước sâu và một đội tàu hộ tống vào vùng biển gần bờ biển miền Trung Việt Nam đồng thời phái một đội tàu máy bơm, tàu nạo vét và máy trộn xi măng xa về phía nam với nhiệm vụ chuyển đổi một vài rạn san hô thành các đảo nhân tạo.
Bắc Kinh tỏ ra chai lì và giận dữ vì phát biểu cứng rắn của các nhà ngoại giao Mỹ, từ bà Hillary Clinton và ông John Kerry tới cấp dưới. Chính phủ của Tập Cận Bình có thể biết rõ rằng các hồ sơ làm chỗ dựa cho “yêu sách lịch sử” của họ đối với biển Đông là không thể chấp nhận được về mặt pháp lý, nhưng dư luận Trung Quốc lại thấy những hồ sơ đó có sức thuyết phục. Những người dân thường Trung Quốc rất tức giận vì các nước kề cạnh “Nam Hải” đang “đánh cắp tài nguyên của Trung Quốc” khi họ đánh cá trong vùng biển quốc tế hoặc khoan dầu khí ngoài khơi.
Hình như Trung Quốc không có ý định nộp yêu sách lãnh thổ rộng lớn nhờ toà án quốc tế phán quyết. Họ cho thấy ít quan tâm tới việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử với Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Quá lắm thì những người phát ngôn của Trung Quốc chỉ cho thấy có xu hướng hào phóng chỉ khi nào Việt Nam hay Philippines thừa nhận sự vượt trội của các yêu sách của Trung Quốc.
Do đó, khó có thể coi biển Đông như một sàn diễn phụ nhỏ đối với những hi vọng về hiểu biết lẫn nhau giữa Hoa Kỳ và siêu cường mới nổi Trung Quốc. Cuộc xung đột này không phải là không quan trọng; các tuyến đường biển ở đó chuyển tải gần một nửa khối lượng giao thương thế giới. Bây giờ lại thêm nỗi lo sâu sắc về chiến thuật của Bắc Kinh ở biển Đông ngày càng hung hăng hơn và việc họ bác bỏ các quy tắc của trật tự quốc tế mỗi khi thấy bất tiện, cho thấy bản chất thực sự của Trung Quốc – hành động và thái độ mà cộng đồng quốc tế phải đấu tranh ở những nơi khác trong thời gian tới. Do đó, cuộc đối đầu tại biển Đông thành mối quan tâm chính của ngoại giao và hoạch định chiến lược của Mỹ.
Ở biển Đông, sự tham gia của Mỹ là cốt yếu để ngặn chặn tham vọng của Trung Quốc. Chỉ phát biểu cứng rắn thôi sẽ không làm cho ASEAN mạnh hơn hay gây ấn tượng với Bắc Kinh.
Từ góc độ chiến thuật, Mỹ đã cư xử như không có lựa chọn khả thi nào trong không gian rộng lớn từ việc lên án hành động khiêu khích của Trung Quốc tới việc triển khai Hạm đội 7. Trái lại, Trung Quốc đã liên tục khai thác các cơ hội trong khoảng trung gian. Họ đã dựa vào lực lượng bán quân sự, các tàu cảnh sát biển và các “tàu đánh cá” phụ trợ để đẩy xa thêm tham vọng chủ quyền của mình trong khi Hải quân Trung Quốc kín đáo chờ thời ở đằng xa.
Bắt chước chiến thuật của Trung Quốc, Mỹ, bạn bè và các nước đồng minh châu Á có thể đẩy mạnh hợp tác giữa các lực lượng cảnh sát biển với nhau, nổi bật trong đó có một lịch trình mạnh mẽ các cuộc tập dợt đa phương trên biển. Trợ giúp quân sự làm tăng thêm khả năng canh phòng biên giới biển của các nước Đông Nam Á sẽ làm giảm khả năng Trung Quốc tung ra những điều bất ngờ khó chịu. GS Carlyle Thayer lập luận, nếu được sắp xếp khéo léo, các hoạt động như vậy sẽ “đặt lên Trung Quốc trách nhiệm phải cân nhắc mức nguy hiểm trong việc đối đầu với đội hình hỗn hợp tàu thuyền và máy bay”.
Washington cũng nên tăng cường quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam, nước Đông Nam Á duy nhất có cả khả năng răn đe quân sự lẫn ý chí, khi có bảo đảm sự hậu thuẫn của Mỹ, đứng lên đương đầu với Trung Quốc. Việc Trung Quốc triển khai giàn khoan hồi tháng 5 đã làm các nhà lãnh đạo cộng sản Hà Nội kinh ngạc và có thể đã làm đảo lộn thế cân bằng trong Bộ Chính trị, chống lại việc tiếp tục những nỗ lực kiên trì xoa dịu Bắc Kinh.
Hà Nội và Washington đã tìm cách xích lại gần nhau từ mùa hè năm 2012 và gia tăng thêm vào mùa hè này. Chủ yếu vì lý do thể diện – không thích bị gộp chung với Bắc Triều Tiên, Iran, Syria và Trung Quốc – Việt Nam muốn Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương. Trong khi đó, Washington lại ra điều kiện không bán vũ khí đến khi có “chuyển biến” trong các vấn đề quyền con người – một vấn đề có nhiều khả năng xuất hiện trong cuộc nói chuyện giữa Kerry-Minh.
Tăng cường quan hệ hiểu biết chiến lược không phải là điều dễ dàng cho Hà Nội hoặc Washington. Mỗi bên phải bỏ đi một ít về các quyền tham gia chính trị. Tuy nhiên, với con sói trước cửa Hà Nội, các điều chỉnh thực tế có thể đặt nền tảng cho việc chống lại hiệu quả những thôi thúc của Bắc Kinh, muốn giành quyền bá chủ đối với Biển Đông và thống trị các quốc gia lân cận.
Mỹ đã can thiệp có hiệu quả trong việc hậu thuẫn Philippines. Các bước để nâng cấp và tăng cường khả năng giám sát biển và tự vệ của Philippines đã có một ảnh hưởng bổ ích, làm giảm mối lo ngại một cách tuyệt vọng, rằng Manila có thể can dự vào hành vi nguy hiểm.
Một cách can dự cao tay hơn của Mỹ trong việc đối mặt với Trung Quốc ở biển Đông là phải củng cố thế ngoại giao. Về mặt này, Mỹ có thể thúc giục Brunei, Malaysia, Việt Nam và Philippines tìm cách giải quyết các yêu sách của họ với nhau. Mỹ có thể nuôi dưỡng các sáng kiến lôi kéo chính quyền Trung Quốc vào cuộc thảo luận về quản lý đa phương nguồn thuỷ sản đại dương đang cạn kiệt nhanh chóng cũng như các công ty Trung Quốc về việc cùng nhau thăm dò đáy biển tìm dầu khí.
Không có cách nào khác để Hoa Kỳ can dự tích cực hơn vào các vấn đề biển Đông mà không chọc giận Trung Quốc. Điều đó có thể sẽ có những hậu quả tiêu cực trong ngắn hạn cho việc hợp tác Mỹ-Trung trong các lĩnh vực khác, mặc dù Bắc Kinh khó có thể ngừng việc hợp tác vì lợi ích riêng của họ để trừng phạt Washington. Hậu quả lâu dài của việc hạn chế tham vọng quá vênh váo của Trung Quốc sẽ có tác dụng tốt – Bắc Kinh sẽ hiểu rằng họ không thể tuỳ ý viết lại các quy tắc trong quan hệ quốc tế.
David Brown là một nhà ngoại giao Mỹ đã về hưu, viết về Việt Nam đương đại.

3003. Vài suy nghĩ sau khi xem triển lãm về Cải cách Ruộng đất

Cán bộ lão thành CLB Thăng Long
27-09-2014
Ông Nguyễn Văn Cường, GĐ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Ông Nguyễn Văn Cường, GĐ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Sau khi đi xem triển lãm về cải cách ruộng đất của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia về gây cho tôi nhiều suy nghĩ và đặt cho mình câu hỏi tại sao Bộ Chính trị lại quyết định mở cuộc triển lãm về cuộc cải cách ruộng đất vào lúc này? Phần nào tôi đồng ý với ông Dương Trung Quốc, cuộc triển lãm này nó chưa thỏa đáng bởi lẽ lịch sử chỉ cho chúng ta những bài học thành công, vậy còn những mặt không thành công thì sao? Ông Nguyễn Văn Cường Giám đốc Bảo tàng thì nói “Tại triển lãm này chúng tôi muốn đưa cho công chúng một cái nhìn đa chiều, toàn diện hơn, những thành tựu trong giai đoạn đó, cũng như những sai lầm trong việc tổ chức thực hiện ở cơ sở – thì cũng đã có những chỉ đạo từ trung ương trong việc chấn chỉnh khắc phục sai lầm, oan sai“.
Đối chiếu lời phát biểu của ông Nguyễn Văn Cường với những gì có được ở cuộc triển lãm thì không nói lên điều đó. Chính vì thế nó mau chóng trợ thành một chủ đề chính trị nóng bỏng của nước ta. Họ không chỉ muốn biết thành quả của cuộc cải cách ruộng đất, mà họ còn muốn thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đã mắc phải sai lầm gì, thiệt hại thế nào, và Bác Hồ và Đảng đã sửa sai như thế nào nhất là những người bị oan sai. Những đòi hỏi càng tăng lên nhanh chóng trong các tầng lớp, nhất là nhóm trí thức qua các cuộc phỏng vấn của các hãng thông tin trong và ngoài nước khiến cho bảo tàng phải tạm đóng cửa để “sửa điện”, một lý do mà ai cũng phải đặt câu hỏi về sự chân thực của nó. 
Tôi có dịp gặp được những người thuộc nhiều tầng lớp, trong đó có nhiều người rất bất bình với việc bảo tàng bị tạm đóng cửa, họ muốn cơ hội này để yêu cầu Bộ Chính trị phải có câu trả lời dư luận về sự sai lầm để rồi quy kết Đảng theo ý đồ chính trị tiêu cực. Tuy nhiên những cán bộ lão thành đã kinh qua nhiều công tác kể cả giữ cương vị cao trong Đảng và Nhà nước thì lo lắng và đặt câu hỏi tại sao Bộ Chính trị lại quyết định cho mở cuộc triển lãm cuộc cải cách ruộng đất vào lúc này? Họ bàn tán rất nhiều, nhưng tựu trung lại đều đi đến một số nhận xét: 
1. Việc mở cuộc triển lãm cải cách ruộng đất vào thời điểm này là một sai lầm về chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW,  bởi lẽ dư âm của cuộc cải cách ruộng đất lúc này không còn là một nhu cầu của đời sống chính trị của đất nước, mà các đòi hỏi cao nhất trong lúc này là làm thế nào để phục hồi, phát triển kinh tế, làm thể nào để bảo vệ chủ quyền, độc lập đang bị Trung Quốc đe dọa, làm thế nào để thực hiện được quyền dân chủ trong Đảng và trong đời sống xã hội. Còn việc mở cuộc triển lãm không hề mang lại lợi ích gì cả, trái lại tự “bới” ra một lịch sử để làm sống lại tâm lý xã hội đang mặc cảm với sự lãnh đạo của Bộ Chính trị.
2. Đề tài về cuộc cải cách ruộng đất với những sai lầm của nó luôn luôn là cái cớ để các thế lực trong và ngoài nước lợi dụng khoét sâu để chống Đảng Cộng sản và phá hoại công cuộc cách mạng với mục tiêu kích người dân chống lại các chính sách của Đảng về nông nghiệp, nông thôn, cao hơn nữa là biểu tình bạo loạn. Vì vậy cuộc triển lãm này chẳng khác gì tiếp tay cho các thế lực trong và ngoài nước chống phá ta có một không hai bằng các cuộc phỏng vấn. Bằng sức mạnh của Internet, nó sẽ tác động mạnh vào xã hội nước ta mà không gì cản nổi.
3. Qua sự việc này, cùng với việc đối phó hữu khuynh ở Biển Đông với Trung Quốc, dư luận đánh giá thấp những người lãnh đạo chủ chốt của đất nước (nói xin đừng giận), họ không đủ tầm, không đủ bản lĩnh để đưa ra một quyết sách và điều hành nó thực hiện một cách đúng đắn. Vì vậy, tâm trạng lo lắng đối với những vị lãnh đạo chủ chốt hiện nay họ sẽ còn phạm và những sai lầm gì nữa, có cụ nói chính Bộ Chính trị đang tự khởi tố Đảng từ việc Nghị quyết TW 4 đến mở cuộc triển lãm cuộc cải cách ruộng đất.
4. Những người có trách nhiệm với đất nước đòi hỏi Bộ Chính trị cần phải có thái độ và biện pháp để giải quyết ngay sai lầm về cuộc triển lãm này. Những người lãnh đạo hiện nay phải biết rằng cuộc cải cách ruộng đất đã được Bác Hồ và các đồng chí tiền bối xử lý ngay vào thời kỳ đó rồi, Đảng và Nhà nước đã nhận sai lầm trước nhân dân rồi, dân ủng hộ rồi, thì nay các ông đừng xới lên nữa mà dồn công sức vào những việc quan trọng khác của đất nước. Và như vậy cần chuẩn bị kỹ nói lên toàn diện của sự kiện này để khi có điều kiện thì mở lại cho nhân dân xem.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư cần cầu thị kiểm điểm để thấy sự sai lầm khuyết điểm trong chủ trương mở cuộc triển lãm ruộng đất, dù kiểm điểm điểm chung nhưng trách nhiệm lớn hơn là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, kế đó là Đinh Thế Huynh, người nắm công tác tư tưởng, tuyên truyền. Từ ngày được vào Bộ Chính trị, ông Đinh Thế Huynh đã có nhiều sai lầm trong công tác tuyên truyền nhất là đưa nhiều tin tiêu cực trên báo chí truyền thông, bưng bít nhiều thông tin về hoạt động lấn chiếm Biển Đông thời kỳ đầu Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 vào vùng biển của ta, nay lại phạm sai lầm trong chỉ đạo cuộc triển lãm thì rất đáng kỷ luật 2 đồng chí nói trên.
Đất nước ta đang phải đối mặt với nhiều thử thách, những ai có tâm huyết với đất nước đều lấy làm lo lắng với những quyết định của những người lãnh đạo chủ chốt của Đảng, nhất là vị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không ai đặt trọng niềm tin về chiến dịch chống tham nhũng của ông, vì đã 3 năm rồi ông hò hét nhiều, làm ít. Ông hô hào đến nỗi dư luận có thể đã hiểu sai bản chất của Đảng này. Những thành quả trong công cuộc khôi phục kinh tế và an sinh xã hội bị ông và bộ máy tuyên truyền ra sức đánh giá chê bai khỏa lấp mọi sự cố gắng của mọi người. Có thể khẳng định, Nghị quyết TW 4 do ông Phú Trọng phát động là Nghị quyết không phù hợp (nếu không muốn nói là sai). Sau này lịch sử lại đánh giá và khi đó chắc cũng lại đưa ra triển lãm “Cuộc thực hiện NQ TW 4 của TW khóa XI” ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, điều đó, sau này có thể sẽ diễn ra thưa ông tổng Trọng!!
Cán bộ lão thành CLB Thăng Long (xin được dấu tên)

3004. Yêu nước cần phải có đóng dấu

GS Nguyễn Văn Tuấn
28-09-2014
“Tôi lần đầu phát hiện ra rằng ở ta, yêu nước không được đảng đóng dấu xác nhận là công cốc, thậm chí còn là điều nguy hiểm. Bởi theo đảng thì ranh giới giữa yêu nước và phản động là vô cùng mong manh.” (Chương 18 trong Đèn Cù). Dù nhận xét “lần đầu” này là vào thập niên 1960, nhưng cho đến nay vẫn còn hợp lí và mang tính thời sự.
Tác giả Trần Đĩnh không nói yêu nước như thế nào thì được sự phê chuẩn của đảng, nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể biết. Ở VN ngày nay, yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa. Cái định nghĩa này nó không chỉ bàng bạt trong sách giáo khoa dành cho học trò, mà còn được hệ thống truyền thông của đảng và Nhà nước nhắc đến hàng ngày. Có người còn đẩy xa tinh thần yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản: “Yêu nước ở Hồ Chí Minh là gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn liền chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản” (1)! Điều này có thể hiểu rằng nếu công dân yêu nước mà không yêu chủ nghĩa xã hội là có thể phạm tội.
Mà, phạm tội thật. Một số người đã và đang bị cầm tù vì họ thể hiện lòng yêu nước nhưng không biểu hiện tình yêu XHCN. Danh sách thì dài, nhưng có thể kể đến những người như Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Bùi Thị Minh Hằng, Việt Khang, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, v.v. Những người này đều là người yêu nước và … chống Tàu. Nhưng nói như Trần Đĩnh, lòng yêu nước của họ không được đảng xác nhận nên họ bị vướng vào vòng lao lí.
Vòng lao lí dưới thời XHCN thì rất khắc nghiệt, hơn các nhà tù đế quốc. Trong “Đèn cù”, Trần Đĩnh dành khá nhiều trang viết về người bạn của ông là Phạm Viết, một người theo cách mạng, và sau này chết dưới tay cách mạng vì lúc đó VN đang ngã về Tàu. Trần Đĩnh trích nhật kí của bà Ngọc Lan (một giáo sư dạy ngoại ngữ và vợ của Phạm Viết), bà viết trong lúc bà bị giam tù:
“Tôi bị giam ở Hoả Lò và trại giam quân pháp Bất Bạt đằng đẵng hàng năm không được thư cho chồng con, không được gặp họ. Biết bao nỗi lo âu dày vò tôi. […] Hành hạ vật chất không đáng sợ bằng hành hạ tinh thần. Tôi đã sống những năm tháng khủng khiếp trong nhà tù. Bốn bức tường vây kín, không bóng người, tiếng người. Gặp người hỏi cung thì toàn những lời mớm cung, truy ép, đe doạ và vu cáo.”
“Tôi xin được phép nói rằng chúng tôi đã bị đối xử hà khắc hơn nhà tù đế quốc. Lenin bị tù vẫn được nhận sách báo, thư từ, vợ Lenin được cùng sống với chồng nơi tù tội. Đảng viên đảng cộng sản Nhật Bản đang tù vẫn được gửi thư ra chào mừng đoàn đại biểu nước ta sang thăm Nhật. Còn chúng tôi? ‘Giải quyết nội bộ’ là như thế đấy?”
Xem ra, sự hà khắc của nhà tù 40-50 năm về trước chẳng khác gì sự hà khắc của nhà tù thời nay qua những lời kể của tù nhân cải tạo và tù nhân lương tâm. Chẳng có gì khác biệt trong thời gian dài đó vì nhà tù XHCN vận hành theo mô hình Tàu – Liên Xô.
—–
(1) Từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống đến Tư tưởng Hồ Chí Minh (ĐCSVN).
Nguồn: FB Nguyen Tuan

3005. Xem truyền hình trực tiếp biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông

28-09-2014

FB Con đường VN
27-09-2014

Chiến Dịch Occupy Central và Scholarism ở Hồng Kông

Chiến dịch bất tuân dân sự sẽ không bắt đầu trước ngày 1 tháng 10, là ngày đã được lên kế hoạch trước, do Phong trào Occupy Central with Love and Peace kêu gọi mặc dù các sinh viên học sinh đã đòi hỏi chiến dịch này phải bắt đầu sớm hơn sau khi đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát đã xảy ra vào đêm thứ sáu, 26 tháng 9 năm 2014 rạng sáng thứ Bảy. Tin do South China Morning Post đưa hôm nay.
Ông Benny Tai và giáo sư Chan Kin-man đã đến Civic Square sáng thứ Bảy, 27 tháng 9 năm 2014 (giờ địa phương) để đứng chung với các sinh viên. Ông Benny Tai cho biết là vì kế hoạch bất tuân dân sự Occupy Central đã có những phương án rất rõ ràng và chặt chẽ để tổ chức ngày 1 tháng 10, nên sẽ không bắt đầu trước kế hoạch. Tuy nhiên ông sẽ ở lại Civic Square cho tới khi các cảnh sát giải tán tất cả mọi người. Ông cho biết, cho dù ông có bị bắt thì chiến dịch bất tuân dân sự vẫn xảy ra vào ngày 1 tháng 10.
Các sinh viên đã đòi hỏi chiến dịch được bắt đầu ngay lập tức khi ông Benny Tai và giáo sư Chan Kin-man gặp gỡ họ. Ông Tai cho biết tuy không thể đáp ứng lời yêu cầu đó, nhưng ông hứa sẽ ở lại cùng sinh viên đến giây phút cuối cùng. “Các sinh viên đã dẫn chúng ta về lại Civic Square, nơi thuộc về người dân. Hôm nay, chúng tôi đến đây để bảo vệ các em sinh viên.” Ông Tai đã nói. Ông cũng chỉ trích cảnh sát đã dùng vũ lực quá mức để đàn áp sinh viên.
Phong trào Occupy Central đã ra thông cáo báo chí chỉ trích chính phủ Hong Kong phải chịu trách nhiệm về cuộc đụng độ giữa cảnh sát và sinh viên khi từ chối lắng nghe nguyện vọng của người dân và thực thi một nền dân chủ đích thực cho Hong Kong. Tuyên cáo báo chí cũng nói thêm các cuộc xuống đường của học sinh sinh viên vốn bất bạo động và không nhắm vào gây tổn thương cho bất kỳ ai
Thông tin bởi Phila Siu, Peter So, Jennifer Ngo, Joyce Ng, Amy Nip, Jeffie Lam, Timmy Sung, Danny Mok, Alice Woodhouse
Trần Quỳnh Vi tóm tắt và lược dịch.
Nguồn: Occupy Central won’t start early, says Benny Tai, after student clashes with police leave dozens injured
—-
- Xem thêm: Người biểu tình “vây kín” trụ sở chính quyền Hồng Kông (NLĐ).  – Đỉnh điểm căng thẳng Hồng Kông, cảnh sát cho sinh viên ăn hơi cay (Soha).  – Hồng Kông bắt đầu chiến dịch ‘bất tuân dân sự’ (TN).  – Phe biểu tình Hong Kong ra yêu sách (BBC).   – Trung Quốc đề phòng mối nguy trong lòng đất nước (ĐV).  – Phong trào chiếm trung tâm Hồng Kông đã khởi động sớm (TBKTSG).  – Sức nóng biểu tình dâng cao ở Hồng Công (CATP).  – Đòi dân chủ, trí thức trẻ Hồng Kông ăn hơi cay (MTG). - Bạo loạn dâng cao, cảnh sát Hong Kong bắt hàng loạt thủ lĩnh sinh viên (LĐ).  – Những điều cần biết về biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông (TN). 

3006. Trở lại với các danh nhân lịch sử để hiểu các VIP hiện thời

Vương Trí Nhàn
28-09-2014
Do những cấm kỵ không được viết về các danh nhân hiện đại, giới sử học của ta cũng lảng tránh luôn không viết về các danh nhân trong quá khứ .
 Những trang sử học không có con người — Sử Việt Nam được lưu hành chính thức hiện nay có ba chỗ dở khiến nó không còn là sử nữa. Ba chỗ dở đó là:
1/ Chỉ viết về lịch sử tồn tại của dân tộc mà không biết tới lịch sử phát triển. Quá chú trọng việc viết về chống ngoại xâm mà không viết về các cuộc đấu tranh nội bộ. Quá chú trọng quân sự mà không có sự nghiên cứu đầy đủ về kinh tế.  Chỉ viết về mặt sáng của lịch sử không viết về chỗ tối.


2/ Không có ngôn ngữ của sử học. Tức không có cảm giác về thời gian trong quá khứ
3/Không có nhân vật lịch sử
Dưới đây chỉ xin nói về điểm thứ ba.
Nhiều lần đi lại trên đường phố Sài Gòn, tôi gặp những cái tên phố rất lạ, một người  như tôi tra vấn trí nhớ mãi cũng không thể biết đó là ai.
Nhưng nghĩ kỹ, tự nhiên thấy vui, không trách mình nữa. Đó là khi nhớ ra rằng cả với nhân vật đã quen, được coi là những nhân vật lớn nhất trong lịch sử, — và thường dùng để làm tên gọi những đại lộ, những con phố chủ yếu của các thành phố lớn nhỏ — , chúng ta cũng chả biết gì về họ cả.
May mà những năm ngoài năm mươi tuổi, tự nhiên trong tôi nổi hứng là đi tìm lại các bộ sử  cổ nhất của nước mình. Ngoài Đại Việt sử ký toàn thư,  đọc thêm Việt sử thông giám cương mục, Đại Việt sử ký tiền biên, Đại Việt sử ký tục biên, Lê Quý kỷ sự… Và đọc thêm sách một số nhà sử học nước ngoài viết về VN. Khi bắt đầu có ý niệm về các nhân vật lịch sử được viết trong những bộ sử ấy, tôi mới có điều kiện để nghĩ về các nhân vật lịch sử đương đại. Trên đường tìm hiểu thêm cái thời mà mình đang sống, tôi cảm thấy có thêm sự hào hứng và những kích thích để suy nghĩ.
 Sự đa dạng của thế giới danh nhân –Nếu muốn kể ra một sử học hoàn hảo tôi vẫn muốn gọi ra sử học Trung quốc.
Các nhà sử học xứ này rất thông thạo về các danh nhân của họ. Sự ham mê viết về danh nhân kéo dài từ thời Tư Mã Thiên đến ngày nay. Tới thế kỷ XX, loại sử này càng phổ biến, một số đã được dịch ra tiếng Việt.
Trong số ví dụ dễ kiếm, tôi muốn kể  tới cuốn 100 danh nhân có ảnh hưởng đến lịch sử Trung quốc (bản dịch ra tiếng Việt của Nguyễn Văn Dương 2002) . Sách này phân loại nhân vật lịch sử như sau.
Chương I, dành cho các nhân vật ngoại hạng, như Khổng Tử, Lão Tử, Tần Thủy Hoàng, Mao Trạch Đông.
Cũng được coi là ngoại hạng, có Từ Quang Khải, chỉ làm quan tới Thượng thư bộ Lễ, song lại chuyên về nghiên cứu khoa học. Ở một nước có tinh thần dân tộc rất cao, đóng góp chính của ông lại là thúc đẩy sự hấp thu nền văn hóa phương Tây.
Chương II, các vị đế vương các lãnh tụ vĩ đại, trong đó xếp cả Lưu Bang, Hán Cao Tổ, Võ Tắc Thiên, sau đó là Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch.
Chương III, các nhà tư tưởng v.v…
Chương IV , các nhà văn nhà thơ.

Đọc qua cả sách, tôi nhận ra một điểm. Dù phân chia thế nào thì có một nguyên tắc chung chi phối bộ mặt các danh nhân – tôi tin là không chỉ đúng Trung quốc với danh nhân Trung quốc mà còn đúng với danh nhân VN. Họ là những nhân cách đa dạng phức tạp nhiều chiều cạnh; ở họ mặt tối lẫn với mặt sáng, cái độ người ở họ được cô kết hơn hẳn đám chúng sinh mặt trắng chúng ta.
Hãy viết cả về các bạo chúa , nhưng là viết với quan niệm hiện đại–Tiếp tục câu chuyện về cuốn 100 danh nhân có ảnh hưởng đến lịch sử Trung quốc.
So với các sách khác, sách này có thêm có phần phụ lục về 10 đại hôn quân bạo chúa và bề tôi gian nịnh, bao gồm vua Trụ, Tùy Dạng Đế, Từ Hy thái hậu, Tần Cối, Đổng Trác và Viên Thế Khải…
Cùng cách làm vậy, trong ngăn lịch sử đương đại ở các hiệu sách Trung quốc, người ta đã bầy những cuốn viết về mấy người tạm gọi là bạo chúa đương đại  như Khang Sinh truyện, Giang Thanh truyện…
Tôi thấy có lẽ phải đi sâu thế mới gọi là làm sử.
Bởi viết lịch sử không chỉ có nghĩa là tìm ra những tấm gương để người đời noi theo. Lịch sử còn hấp dẫn và cần thiết cho người ta qua việc miêu tả những nhân vật đã có ảnh hưởng tới sự vận động của xã hội dân tộc thời đại cả theo chiều thuận lẫn theo chiều nghịch.
Tôi ước ao có người nào đó khi viết quá khứ nước Việt sẽ đi vào cuộc đời cả những bạo chúa và bề tôi gian nịnh. Qua các nhân vật này tôi sẽ hiểu thêm về những mặt tối những khía cạnh tiêu cực, những phần gọi là ma quỷ trong tính cách người Việt.
Một anh bạn trẻ hàng xóm vừa tặng tôi cuốn Tào Tháo-Thánh nhân đê tiện của Vương Hiểu Lỗi Trung quốc, công ty alphabooks xuất bản. Nhìn qua bìa 4, thấy trích một câu của Mao Trạch Đông “Tôi thích thơ của Tào Tháo, khí phách hùng vĩ, khẳng khái mà cô tịch, là nam tử hán đại trượng phu, văn chương xuất chúng” đã thấy lạ. Lật lại bìa 1, đọc đầu đề cuốn sách càng nghĩ càng sốc. Đã thánh nhân sao lại còn đê tiện đươc? Rồi nhớ lại cuốn  Hậu hắc học của Lý Tôn Ngô, trong đó khái quát gần như không có ngoại lệ rằng danh nhân Trung quốc đều hoặc là mặt dày hoặc là tim đen. Chẳng nhẽ các danh nhân Việt Nam thuộc một loại siêu phàm khác? Hay các nhà sử học Việt Nam lâu nay chỉ cho chúng ta biết những hình nộm? Và quan niệm về con người ở xã hội Việt Nam tới hôm nay nhìn chung là quá cổ lỗ? 
—–

Lãnh tụ CS không bao giờ trở thành Thần Thánh…

Mai Tú Ân
28-09-2014
H1
Chỉ ít ngày sau khi Triển lãm ảnh Cải Cách Ruộng Đất khiến dư luận rúng động vì ghê sợ khi vết thương lòng lại bị xới lên, thì cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh lại đưa người đọc trở về những ngày kinh khiếp đó, và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã hiện ra trần trụi đến đau lòng…Để rồi trong dịp lễ giỗ đầu cúa Đại Tướng Võ Nguyên Giáp thì chúng ta lại ngơ ngẩn trước bức thư kiến nghị của bà vợ cố TBT Lê Duẩn…đòi lột hết chức tước, dẹp hết các danh hiệu…vì hèn nhát, vì bất tài, cướp công và thậm chí làm gián điệp cho nước ngoài…Bức thư kiến nghị đã đưa người anh hùng dân tộc của chúng ta xuống tận bùn đen…với những sự thật không thể không tin được…
Từ một nhà văn viết tiểu sử cho các lãnh tụ CS, cho đến vị phu nhân của vị TBT quyền lực một thời Lê Duẩn, những người ở trong cuộc, gần với giới Cửu Trùng, thậm chí ở ngay trong Cửu Trùng mới có được những thông tin như thế…Và khiến cho người đọc không thể không tin khi nhận được những thông tin như thế…
Nhưng tại sao vậy, tại sao liên tiếp và liên tiếp…cú sau mạnh và hiểm hơn cú trước, độc địa hơn và lột trần hơn cứ tiếp nối giáng vào hình tượng lãnh tụ, hình tượng anh hùng mà một thời chúng ta tin và yêu như thần thánh…
Đây không phải là thế lực phá hoại nào từ bên ngoài, không phải kẻ thù nào “chuyển lửa về quê hương” cả…Mà chỉ là ở trong phá ra, lửa ở trong bùng phát…Như một ung nhọt đã đến ngày bục vỡ, tràn máu mủ…
Hoặc như một củ hành tự bóc vỏ, mỗi ngày một lớp cứ rơi rụng, rơi rụng cho đến lớp cuối cùng…hoặc như lớp sơn son thếp vàng rẻ tiền sơn phết lên bức tượng cứ tự bong tróc, bong tróc cho tới lớp cuối cùng…Để rồi đến lúc này thì chúng ta mới giật mình khi nhìn thấy tất cả trần trụi, trần trụi vừa đau lòng, vừa bi hài…
Nhìn ra bên ngoài thì các tượng đài lãnh tụ CS TG cứ lần lượt biến mất, các thành phố, trường học, địa danh cũng không kèn không trống dẹp dần tên lãnh tụ CS…Các học thuyết CS lừng lẫy một thời cùng với các lãnh tụ CS khét tiếng đang dần dần đi vào cái đích cuối cùng : Cõi Hư Không…
Cát bụi lại trở về với cát bụi
Hư không lại trở về với Hư Không..
Chắc hẳn những người nào còn cố tin vào chủ thuyết một thời đáng tin thì giờ đây hoang mang, không hiểu, không biết tin vào ai, tin vào điều gì lúc này ? Chỉ biết chắc rằng mặc dù những người CS dự đoán rằng chủ thuyết CS của họ sẽ kéo dài ngàn đời thì giờ đây sẽ không kéo dài quá một đời người. Cũng như những lãnh tụ CS mà họ cố phong lên bậc thần thánh sẽ không bao giờ trở thành Thần Thánh…
Nguồn: Mai Tú Ân

3007. Trường hợp Võ Phiến hay câu chuyện Tái ông thất mã

Da Màu
Phùng Nguyễn
27-09-2014
H1
Bài viết “Trường Hợp Võ Phiến” của Thu Tứ, tức Đoàn Thế Phúc, con trai của nhà văn Võ Phiến mang hơi hướm của một bản cáo trạng trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở miền Bắc vào những năm 50 của thế kỷ trước. Khi cú sốc gây ra bởi sự vô luân cao độ của hành động đấu tố văn học này lắng dần, còn lại trong lòng người đọc, đặc biệt những người quan tâm đến Văn Học Miền Nam giai đoạn 54-75, là nỗi chua xót của người bị tình phụ, và đồng thời là nỗi lo âu về những tác phẩm với cái hình thù méo mó, dị dạng của một trong những ngòi bút hàng đầu của nền văn học bị trù dập này sẽ được trưng bày trong các hiệu sách quốc nội.
Bài viết của Thu Tứ nhất định sẽ được đọc và phân tích ở nhiều khía cạnh, và chắc chắn những sai lầm nghiêm trọng của nó sẽ được phơi bày. Không chỉ bài viết mà cả con người và những sinh hoạt của Thu Tứ cũng sẽ được tìm hiểu để làm sáng tỏ cái động cơ thật sự đàng sau việc phổ biến “Trường hợp Võ Phiến.” Ở một số diễn đàn xã hội trên liên mạng, đã thấy xuất hiện một số giả thuyết về khả năng Thu Tứ bị quyến dụ hoặc áp lực để viết bài tố thân phụ, và có người đi xa hơn, đặt nghi vấn liệu Thu Tứ có phải là tác giả thật sự của bài viết hay không. Hy vọng tất cả những nghi vấn trên sẽ được giải đáp trong một tương lai gần. Vào lúc này, điều mà người viết bài này muốn làm là đóng góp một số nhận định về những hậu quả có thể của sự kiện bất hạnh này.
Người viết chia sẻ những cảm xúc và nỗi lo âu của thân hữu nhắc đến ở trên, nhưng trong cùng một lúc, không hoàn toàn bi quan. Như chuyện Tái ông thất mã, bất kể những tổn thất, cuối cùng, không chừng một điều may mắn sẽ đến với Võ Phiến như là một nhà văn, một người làm văn học tên tuối và cho chính cái nền văn học mà ông đã một đời gắn bó. Và, cũng như chuyện Tái ông thất mã, cái “may mắn” này có thể là cái “xui xẻo” cho không phải Võ Phiến mà cho cái Thu Tứ đã, một cách hiểm độc, gọi là “một tổ chức phi chính quyền trong nước.”
Tại sao là điều may mắn cho nhà văn Võ Phiến? Hãy nghĩ đến điều gì sẽ xảy ra cho toàn bộ công trình văn học của Võ Phiến nếu Thu Tứ không lên tiếng công khai hóa tư thế chính trị và kế hoạch “biên tập” của mình không chỉ với hai cuốn sách đã xuất bản mà với cả phần còn lại mà ông được thân phụ giao phó. Những tác phẩm méo mó, què quặt vì nỗ lực “lọc bỏ phần chính trị” của Thu Tứ sẽ được Nhã Nam (hay một “nhà” nào khác) ấn hành và phát tán trên cả nước, sẽ xâm nhập các thư viện, sẽ được người đọc quốc nội đón nhận với niềm tin là mình đang thưởng thức con người thật và tác phẩm thật của Võ Phiến. Và cảm nhận của độc giả từ cái “quái thai” văn học này nhất định sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến cảm nhận chung của họ về không những Võ Phiến mà cả nền Văn Học Miền Nam 54-75 và có lẽ cả Văn Học Hải ngoại mà Võ Phiến là một trong những nhà khai phá. Sau khi “Trường hợp Võ Phiến” được công bố trên blog cá nhân của Thu Tứ (gocnhin.net) và sau đó một cách trang trọng trên tuần báo lề phải Văn Học TPHCM số 320, những hậu quả nghiêm trọng từ kế hoạch “biên tập” của Thu Tứ có nhiều khả năng sẽ không xảy ra bởi vì những diễn biến tiếp theo có thể khiến cho kế hoạch “biên tập” càn rỡ của Thu Tứ không còn thực hiện được nữa.
Nhà văn Lê Tất Điều, một trong những (nếu không phải là) người thân thiết nhất của gia đình nhà văn Võ Phiến vừa tung ra phần 1 bài phản biện “Những Sai Lầm Trong Bài ‘Trường Hợp Võ Phiến’ của Thu Tứ,” chỉ ra những sai lầm cơ bản và ấu trĩ của bài viết. Ở phần cuối bài, Lê Tất Điều quyết liệt yêu cầu gia đình nhà văn Võ Phiến làm thủ tục truất quyền “thừa hưởng và quản thủ tài sản văn chương Võ Phiến” mà Thu Tứ đã được giao phó trước đây. Đây là một đề nghị sáng suốt và kịp thời để ngăn chặn Thu Tứ gây thêm nhiều tổn thất cho công trình văn học đồ sộ của nhà văn Võ Phiến. Theo một nguồn tin thân cận với gia đinh Võ Phiến, Thu Tứ đã chính thức bị truất quyền thừa kế di sản văn chương của thân phụ mình. Đây là một tin mừng cho người đọc và là một cảnh báo nghiêm túc cho các nhà xuất bản trong nước muốn tiếp tục cộng tác với Thu Tứ để ấn hành các tác phẩm “đã lọc bỏ phần chính trị của Võ Phiến.”
Như vậy, trong khi Võ Phiến và gia đình vô cùng bất hạnh phải chịu đựng những đau thương gây ra bởi đứa con phản nghịch, công trình văn học của Võ Phiến đã thoát khỏi cái nguy cơ bị hủy diệt bởi Thu Tứ. Trong tương lai, nếu có được cơ hội đến với bạn đọc quốc nội, tác phẩm của Võ Phiến chắc chắn sẽ không phải là tập hợp những thi thể bị cắt đục manh mún dưới búa rìu “biên tập” của Thu Tứ mà là những ấn bản trung thực đến từ tim óc của ông.
Thật ra không phải chờ đến tương lai. Những cơ hội tiếp cận tác phẩm Võ Phiến đã xuất hiện trên liên mạng khá lâu. Trước hết, bạn đọc trong nước có thể thưởng thức những tác phẩm toàn vẹn, không cắt xén của Võ Phiến ở một số các trang mạng Hải ngoại. Trong số đó, từ tháng 1/2005, với sự cho phép của Võ Phiến, trang Tiền Vệ đã lưu trữ toàn bộ tập biên khảo Văn Học Miền Nam: Tổng Quan. Nhiều bài tiểu luận và sáng tác khác của Võ Phiến cũng đã được trang Tiền Vệ đăng tải từ năm 2003. Người đọc cũng có thể tìm thấy trọn bộ Văn Học Miền Nam: Tổng Quan được đăng lại trên mạng Viet Messenger (theo bản lưu trữ trên Tiền Vệ). Gần đây nhất, bạn đọc trong nước được giới thiệu một Võ Phiến “thật” trên vanviet.info, trang mạng chính thức của văn đoàn Độc lập, gồm các phần 1, 2, và 3 của Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (đăng lại nguyên văn từ bản lưu trữ trên Tiền Vệ). Văn đoàn Độc lập chính là cái mà Thu Tứ, một cách hiểm độc, gọi là một “tổ chức phi chính quyền trong nước” trong bài viết “Trường hợp Võ Phiến.” Không khó khăn gì để bạn đọc nhận ra văn đoàn này là mục tiêu bắn phá của Thu Tứ,
Theo Thu Tứ, cái “tổ chức phi chính quyền” này đang có kế hoạch tích cực phổ biến những tác phẩm chứa “nội dung chính trị sai lầm” của Võ Phiến. Với tình hình trong nước, “tổ chức” là một cụm từ nguy hiểm. “Phi chính quyền,” nghĩa là không thuộc về hay không được chính quyền thừa nhận, cũng nguy hiểm không kém, nếu không phải hơn. Văn đoàn Độc Lập là một nhóm sinh hoạt văn học độc lập, không/chưa có giấy phép sinh hoạt của nhà cầm quyền, và như là một hệ quả, thành viên của nhóm đã và đang chịu đựng một số hiểm nghèo trong đời sống. Trường hợp nhà đạo diễn Đỗ Minh Tuấn* là một bằng chứng không thể chối cãi về những sách nhiễu và áp lực mà ông phải chịu đựng và cuối cùng đành bỏ cuộc chơi, xin rút tên khỏi danh sách hội viên!
Bằng cách cáo buộc văn đoàn Độc lập đang chuẩn bị phổ biến những tác phẩm Võ Phiến chứa nội dung chính trị sai lầm, Thu Tứ đã cố tình mượn tay nhà cầm quyền mà đại diện là ban tuyên giáo để triệt hạ tổ chức này. Tại sao? Tại vì nếu đúng như Thu Tứ cáo buộc, trang mạng vanviet.info của văn đoàn Độc lập sẽ lần lượt giới thiệu với bạn đọc trong nước các tác phẩm của Võ Phiến ở dạng trung thực nhất của chúng. Không thể làm khác được vì phương châm của văn đoàn Độc lập là “Vì một nền văn học đích thực,” và một nền văn học đích thực thì không thể chấp nhận các sản phẩm giả tạo, bị làm méo mó, biến dạng để phục vụ nhu cầu khuynh đảo văn học của bất cứ thế lực thống trị nào. Việc giới thiệu diện mạo văn chương chân chính của Võ Phiến với độc giả trong nước của văn đoàn Độc lập đi ngược lại và làm phương hại đến kế hoạch càn rỡ “biên tập,” “lọc bỏ phần chính trị” trong tác phẩm để “đưa những thành tựu văn học đỉnh điểm của văn nghiệp Võ Phiến đến với người đọc mà không gây hại cho nước” của Thu Tứ. Và để thực hiện thành công kế hoạch “biên tập” này, Thu Tứ đã không ngần ngại bóp méo công trình văn học của thân phụ, mưu hại những kẻ làm ngược ý, và hủy diệt nhân phẩm của chính mình!
Như đề cập ở trên, văn đoàn Độc lập đã được nhà nước chiếu cố ngay cả trước khi “Trường hợp Võ Phiến” xuất hiện. Cùng với hội Nhà Báo Độc Lập và nhiều nhóm hoạt động dân sự khác, họ là những hạt sạn bướng bỉnh trong chiếc giày của giới thống trị. Nếu văn đoàn này còn được hoạt động công khai, đó là vì “người ta” chưa có cơ hội. Và bất kể những gì sẽ xảy đến cho chính mình, Thu Tứ đã dâng cho “người ta” một cơ hội tốt. Người viết cho rằng nhà cầm quyền trong nước sẽ không bỏ qua cơ hội liệng bỏ hạt sạn bướng bỉnh này.
Cho đến thời điểm này, chính quyền, hoặc tuyên giáo cho nó tiện, một cách ngẫu nhiên hay không, đã ở vào một vị trí rất tốt, vị trí ngư ông đắc lợi. Trước hết, nếu tin Thu Tứ bị truất quyền thừa kế di sản văn học của Võ Phiến là chính xác, việc in ấn tác phẩm của Võ Phiến theo hệ thống nhà nước sẽ ngưng lại vô hạn định. Võ Phiến, biên tập hay không biên tập, vẫn là cái tên không dễ mến đối với quan chức văn hóa và tuyên giáo. Bây giờ thì không phải lo đến nữa, ít nhất trong một thời gian. Như vậy, có thêm thì giờ để đối phó với cái “tổ chức phi chính quyền” trong nước này.
Không phải tình cờ mà “Trường Hợp Võ Phiến” được đăng lại một cách trang trọng trên tuần báo Văn Nghệ TP HCM. Deja-vu, phải không? Chính tờ báo lề phải nặng ký này đã bắt đầu loạt bài đánh phá thạc sĩ Đỗ Thị Thoan tức Nhã Thuyên và giáo sư hướng dẫn của cô trong vụ án được biết đến dưới cái tên “Luận văn Nhã Thuyên” cách đây không lâu. Cho đến thời điểm này, không hoặc chưa có bằng chứng nào về khả năng có bàn tay của tuyên giáo trong sự kiện “Trường Hợp Võ Phiến,” nhưng điều này cũng không ngăn cản tuyên giáo nắm bắt cơ hội tuyệt diệu này để mở đầu một chiến dịch đánh phá cái “tổ chức phi chính quyền trong nước” với chiến thuật đã áp dụng cho “luận văn Nhã Thuyên.”
Cái chiến dịch tạm gọi là “Trường Hợp Võ Phiến,” nếu được phát động, có nhiều phần sẽ bắt đầu với một bài đả kích Võ Phiến và cả cái tổ chức phi chính quyền kia trên một tờ báo lề phải nặng ký. Vô cùng tuyệt diệu nếu người khai pháo lại là con ruột của nhà văn chống Cộng nổi tiếng này. Không phải điều này đã xảy ra hay sao? Bởi vì đã có “luận văn Nhã Thuyên” như là một tiền lệ, có lẽ không cần thiết phải suy đoán về những chuyển động kế tiếp của nhà cầm quyền.
Xin dành lời cuối cho những ai quan tâm đến Văn Học Miền Nam 54-75. Hãy cùng nhau tạo điều kiện cho bạn đọc trong nước có cơ hội tiếp cận với diện mạo chân chính của nền văn học đã, đang, và tiếp tục bị trù dập này. Với cái “tổ chức phi chính quyền,” những lời chúc tốt đẹp và một ước mong. Vì một nền văn nghệ đích thực, xin hãy đứng vững.
Phùng Nguyễn
09.27.2014

3008. Trần Dần -Ghi chép về Cải cách Ruộng đất ở Bắc Ninh 1955-1956 (Kỳ 4 và kỳ 5)

Pro&contra
Phạm Thị Hoài biên soạn
27-09-2014
Con giết mẹ ở Tiên Hưng, Thái Bình
Bảo là vợ ngã ao mà chết, nhưng sao vợ chết chồng lại bỏ đi? Đội mới xem chỗ cầu ao, thấy nông không đến một thước thì không thể chết đuối được. Mà chết thì phải quẫy, đằng này bèo không bị bới lộn lên gì cả.
Nữ đội phó khám tử thi. Người con gái cứ khóc bù lu bù loa. Nhưng nhìn kỹ ít nước mắt lắm. Có lúc không có nước mắt mà vẫn kêu. Quái, nó là con sao không biết thương mẹ? Mà sao nó cứ ôm lấy đầu mẹ nó? Khám đầu không được, gạt nó ra nó lại xô vào ôm chằm lấy đầu mẹ nó. Gạt hẳn ra khám đầu, thấy một vết dao. Thế tức là có án mạng chứ không phải tự vẫn. Cô con cũng ngã ngửa người ra. Ừ thế là có người giết mẹ tôi.
Phát động nhân dân: Cô con gái là người không tốt. Nó 27-28 tuổi, đã lấy chồng, cứ chửi mẹ chăm chẳm cả ngày. Sao nó biết mẹ nó chết ở ao, nó ra đúng chỗ mà tìm (không phải cầu ao).
Truy mãi, cô con gái đành phải thú là do một tên phú nông Quốc dân Đảng xúi giục: mẹ mày là địa chủ, nhân dân nó truy tố thì hết của, chi bằng giết mẹ đi, không còn trông vào đâu nữa thì mới giữ được của mà ăn.

*
Cả làng đóng cùm
Xã Dược Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh truy bức lung tung, bắt tới 23 bần cố trung nông. Sửa sai xử ra thì chỉ có một tên là Thiệu phải đi tù. Một vài người thì có liên quan vụ án, còn đa số là oan.
Du kích cứ lên cầu Tây vác gỗ về. Rồi thợ mộc cứ côm cốp đóng cùm vang ầm cả làng lên.
*
Địa chủ ngủ với em gái
Ở Thái Nguyên. Địa chủ lôi em gái vào chuồng trâu hiếp. Em gái nói, nhỡ chửa thì chết mất. Địa chủ bảo, chị mày tao ngủ như bổ củi cũng chẳng chửa nữa là.
Đang khi đó chị người ở dắt trâu về, thấy địa chủ còn đang ngủ với em gái. Chị sợ quá định quay trâu ra, tên địa chủ gọi giật lại, xong thấy hắn đứng lên lấy cái vác cày đập một cái, cô em vỡ sọ chết. Hắn bảo, mày trông gương đấy, nếu mà nói lộ ra ông sẽ giết tươi. Sau đó hắn thủ tiêu người em gái, ném xuống ao, làm như chết đuối.
Vụ án mạng giấu mãi 10 năm, tới ngày CCRĐ chị người ở mới dám nói ra.
*
Chê vợ
Anh ta là Đảng viên. Năng lực có thể là xã đội hay chi ủy viên. Nhưng phải cái tội trai gái nên anh em không trao cho nhiệm vụ xứng đáng. Anh lên huyện, lên tỉnh, hay đi bộ đội, đi đâu cũng phải trả về vì mỗi lý do là cứ thấy gái là tít mắt lại, lăng nhăng.
Anh có vợ, được một con. Anh khăng khăng đề nghị chi ủy giải quyết cho tôi. Anh đòi ly dị vợ. Không có chúng tôi không thể sống với nhau được. Không biết có phải vì anh yêu cô nào khác không thì không rõ. Kể về trai gái thì anh ấy có hàng trăm vụ biết đâu mà lần.
Chi ủy khó cư xử quá. Không biết làm thế nào. Năm lần bảy lượt đề nghị lên huyện, để huyện giải quyết cho, chứ không thì hai bên không có hạnh phúc mà tương lai càng khổ, chi bằng giải quyết sớm đi cho họ, mỗi người một đằng xây dựng cuộc đời cho nó còn sớm sủa. Huyện lắc đầu, vì không có lý do chính đáng nào cả. Chị vợ thì lại không đồng ý bỏ. Thế mới rầy rà. Một lần anh ta đã thắt cổ, xong mẹ và vợ cứu được kịp thời.
Chuyện chê vợ đó đã lằng nhằng 4 năm nay rồi vẫn chưa giải quyết xong. Đến nay vẫn vậy. Hiện giờ anh ấy có nói thêm một lý do: Vợ tôi là cháu địa chủ, tôi muốn dứt khoát hẳn đi!
*
Tư tưởng cán bộ muốn có rễ tốt
- Phát triển anh này, nó ngụy binh thì sau này không thể được kết nạp. Mà mình là cán bộ tổ chức lại vớ phải rễ thế này thì còn ra thế nào?
- Rễ mình mà không nổi thì công tác mình còn thành tích gì nữa?
- Bỏ mẹ! Mấy ngày rồi mà chưa có rễ. Không có rễ tốt, phen này lại khuyết điểm!
*
Oan là tổ chức cũ
Sau giảm tô, anh cốt cán Lụt được lên chủ tịch. Đội giảm tô đi có dặn: Địa chủ đã thoái tô thì cho nó bán gà lợn của nó.
Nhất trời nhì đội, anh cốt cán tuân theo.
Tổ quốc tế về kiểm tra thôn quê, tỉnh rồi huyện có lệnh: Kẻ biển tự do đi lại, đổi giấy thông hành trắng ra giấy xanh như mọi người cho địa chủ. Mục đích là tỏ ra mình bảo đảm quyền tự do đi lại.
Anh cốt cán Lụt tích cực thi hành.
Xong lại có lệnh đảm bảo thóc thuế nông nghiệp. Lệnh rằng: Nếu địa chủ nó không có nhân công thì mình phải tìm nhân công chuyển cho nhanh thóc thuế của nó, và phải đảm bảo tiền công cho anh em nhân công.
Lụt lại thi hành nhanh chóng.
Đến khi đội cải cách về mới thành vấn đề. Nhất trời nhì đội, cả quần chúng, cả đội cũng tự nhìn mình như thế. Đội nghe thấy dư luận: anh cốt cán lên làm chủ tịch, không biết sao lại cho địa chủ bán lợn gà phân tán tài sản, cấp giấy thông hành xanh cho nó, lại còn vận động nông dân gánh thóc thuế cho nó. Đội kết luận: anh Lụt này bị nó mua chuộc thành tay sai địa chủ rồi. Tổ chức cũ ấy xấu, con người tổ chức cũ ấy cũng hỏng. Âm mưu địa chủ ghê thật.
Dĩ nhiên từ đó anh Lụt mất tín nhiệm, đội cũng chẳng nói gì với anh, anh cũng chẳng biết tại sao, chỉ biết rằng tự nhiên đội chẳng hỏi han gì anh nữa. Anh bị bỏ rơi.
Viết chuyện này, bà con sẽ phê bình người viết và sẽ khối thắc mắc, nào tại sao lệnh của trên mà đội không biết, tại sao đội giảm tô với ủy ban huyện với đội cải cách không thống nhất. Nào tại sao đội cải cách không đi xâu mà đã kết luận hấp tấp. Nào tại sao anh Lụt không biết mà thanh minh.
Cuộc đời nó như vậy đó, sự thực nó trớ trêu chứ có phải tại người viết bịa đặt ra đâu?
*
Liên quan địa chủ
Bà Toán goá chồng, trung nông, tự dưng bụng to ra, bà con điều tra là bà Toán có chửa với địa chủ Tâm goá vợ. Sau lại thấy nhà bà có con lợn của địa chủ Tâm. Bà con xì xào: nhận của phân tán của địa chủ.
Bà Toán bị coi là tay sai địa chủ, bà con kể ra lắm tội, từ cái việc bà Toán mất con gà vén váy chửi đổng cũng bị coi là lập mưu vờ mất gà để chia rẽ nông dân, v.v… Cán bộ bước tới ngõ định vào là bà con đã kéo áo: Tay sai địa chủ đấy… Liên quan đấy…
Về sau điều tra lại thì ra địa chủ Tâm lại xuống trung nông… Cán bộ giảng giải chính sách đoàn kết trung nông. Bà Toán lại đi họp. Những chuyện thông dâm và nhận lợn không ai nói tới nữa. Mà người ta lại nói tới những đức tốt của bà Toán, những nỗi khổ của bà. Bà trở nên loại tích cực, chuỗi tốt! Từ cái việc bà mất con gà vén váy chửi đổng người ta cũng bảo thế là đúng rồi của đau con xót, và người ta quy, chắc lại tay sai địa chủ nào nó ăn cắp gà của bà để gây chia rẽ nông dân thôi.
*
Đấu bị hở miếng
„Mày hiếp tao.“
„Đâu nào? Có ai làm chứng?“
Chị ấy mới kể cụ thể, nào những cởi dải rút, đè ra, v.v… Nó bảo: „Thế về sau chị chả đồng ý, cứ rên hừ hừ là gì?“
„Mày có hiếp tao không?“
„Có.“
„Hiếp thế nào?“
Nó trâng tráo kể ra, lại xen những cái xỏ lá vào: „Tôi hiếp một lần, lần sau chị ấy đồng ý…“
*
Địa chủ Hàm
Mới 28 tuổi. Cách mạng thì mới 18 tuổi. Nó vào Bình dân Học vụ. Xong làm ông giáo đến nay. Đời hắn không làm gì rõ ràng tội ác. Làng xóm vẫn sợ hắn vì uy thế từ đời ông làm chánh tổng, đời cha làm lý trưởng.
„Thưa trên là có đội, dưới là các cụ ông cụ bà anh chị em tức là nông dân, tôi đã biết lỗi lầm địa chủ là không tốt, thì của cải chúng tôi không nhận trưng mua nữa, chúng tôi ủng hộ bà con và chính phủ cả!“
„Của mày đâu mà mày ủng hộ?“
„Không phải của tôi nhưng tôi ủng hộ cái việc trưng mua ấy.“
*
Lo lên bá
Đội truy bá. Sự thực toàn những tiểu bá, bá xóm cả. Nhưng cả đội đã sốt ruột. Các xã người ta cờ giong trống đánh, đấu bá cứ ầm ầm cả lên rồi. Xã mình mãi không tìm ra bá xã mà đấu. Nên cứ sốt vó cả lên.
„Cứ quy nó là bá xã cũng được chứ sao? Nó cũng có dính dáng đến một xóm khác Ở chỗ: nó đem đánh vịt qua xóm người ta, xong chửi mắng bà con cho vịt nó đi đấy thôi?“
Một anh cãi: „Có một tội xíu ấy quy lên bá xã làm sao được?“
Nhiều tiếng khác: „Cứ quy mẹ nó lên. Cũng chẳng oan ức gì chúng nó mà sợ.“
Thế là quy lên bá xã.
*
Trung nông quy lên phú nông
Đối với nhà Tiều, bà con tố rất nhiều những thái độ những cư xử những tội tình lầm lỗi từ mấy đời. Cũng có cả bóc lột nữa.
Lương phụ trách lên biểu. Lương lấy biểu mãi vẫn không thấy đủ tiêu chuẩn, công xá gạn mãi cũng không đủ 240 công.
Thành là đội trưởng cứ bảo: „Cố lấy biểu mà quy cho nó lên phú nông.“
„Nhưng mà tôi đã cố mãi rồi không đủ. Thì chi ủy phải xét lại cho kỹ. Không thể lên phú nông được.“
Thành lườm: „Cậu thì cứ hẹp hòi, cò kè công xá mãi. Quy lên phú nông thì có lợi cho CCRĐ, trường hợp đặc biệt còn tiếc gì mà không quy?“
Lương trình bày cặn kẽ bao nhiêu công… bao nhiêu công… Nào đã gạn mãi. Nào đã cố mãi mà không được.
Thành bảo: „Cái thằng Tiều ấy mà không quy lên phú nông được thì tiếc lắm nhỉ.“
Sau cứ quy lên phú nông.
*
Địa chủ Sợi là lang thuốc
Diên là cán bộ xóm đã cùng cốt cán điều tra lên biểu địa chủ Sợi. Ruộng đất đủ tiêu chuẩn mà không có lao động. Chỉ mắc cái là Sợi có nghề bốc thuốc. Nhưng Sợi bốc thuốc từ 49 về trước, từ 49 thì hắn chỉ bán sì sằng tí thuốc cam, cả nhà có mấy cái lọ bằng nắm tay nhì nhằng. Theo bà con thì hắn sống bằng tô. Đến 53 thì hắn chết. Còn vợ vẫn bán thuốc cam và cho phát canh 7 mẫu ruộng.
Diên báo cáo lên, trên chi ủy cứ gạt đi. Người ta có nghề thuốc, quy là tiểu thương thôi. „Một mình tôi cãi chả lại“, thế là Diên chịu lép vế. Giải thích lại cho bà con, không ai chịu cả.
Chi ủy đang bận lắm vấn đề. Bí thư nhìn con số địa chủ đã quy là 23, so với 392 gia đình thì tỷ lệ là 4,7 % rồi. Nếu quy thêm 1 người nữa thì vượt tỷ lệ. Bí thư lo vượt tỷ lệ, lo không biết nói với trên thế nào. Cụm lại bắt kiểm tra lại hết cả thì chậm hết, công tác lại kém cả… Bí thư cứ gạt đi, không cho lên biểu Sợi.
Mãi sau có kiểm tra của Đoàn. Diên lại trình bày thắc mắc của mình và của cốt cán. Cuối cùng lên biểu địa chủ Sợi. [...]
*
Bần cố nông
Anh ta là bần cố nông, cán bộ cơ quan, có tính tự ái và bảo thủ đặc biệt.
Một hôm có lệnh: Sớm mai các tổ đi ra lấy gỗ, mỗi tổ khiêng một cây gỗ về để chống nhà.
Khi đó đã 9, 10 giờ đêm thì được lệnh ấy. Không biết anh ta nghĩ thế nào, có thể là sợ đến mai thì các tổ khác nó lấy hết mất, có thể là anh muốn tổ anh được đi đầu tích cực. Nhưng có cái là anh khua anh em dậy. „Các cậu này, có lệnh ra khiêng gỗ.“
Một anh nói giọng khó chịu: „Lệnh là sớm mai khiêng chứ đêm hôm thế này thì khiêng cái quỷ gì?“ Anh tổ trưởng cứ khăng khăng: „Chúng ta ngại một tí, sớm mai lại vẫn phải khiêng, chi bằng khiêng sớm đi là hơn. Phàm cái việc gì làm sớm vẫn hơn là muộn.“
Một anh là giáo viên bình dân học vụ (Quyết) mới đem lý lẽ ra: „Bây giờ đêm, đường thì tối lại phải lội qua suối thì một là ướt hết, hai là lâu, đường xá tối mò đi một bước khó bằng đi mưới bước ban ngày. Tôi đề nghị để đến sớm mai đỡ tốn công hơn. Chứ khiêng đêm nay thì không thể khiêng được.“
„Sao đồng chí lại bảo là không khiêng được? Đồng chí không tin ở anh em à?“
„Sao lại không tin? Nhất định khiêng đêm thì không khiêng được.“
Anh ta phát cáu: „Thế là đồng chí không tin ở anh em. Đồng chí không tin ở lực lượng bần cố nông à?“
Quyết cũng tức mình: „Tôi tin ở bần cố nông nhưng tôi không tin ở anh. Anh chủ trương sai lầm lắm.“
Thế là cãi vã hồi lâu. Anh tổ trưởng nhất định khăng khăng úp cho Quyết là không tin ở bần cố nông. Anh em phải xúm vào can ngăn. [...]
Anh ta có cái là rất tự tin ở bản chất bần cố nông của mình. Một hôm cãi nhau về vấn đề văn hoá, anh khăng khăng rằng: „Tôi chả có văn hoá gì mà tôi vẫn làm kế toán cơ quan được. Vì tôi là bần cố nông. Ối anh trung nông, ối anh tư bản chữ nghĩa nhiều mà chả làm được.“
Quyết vặn: „Thế kế toán có mấy loại, mấy mục?“
Anh ta ấp úng. Song quật lại: „Cái đó chẳng cần biết cũng vẫn làm được.“
Quyết tức là anh ta tự cao tự đại cứ muốn gạt hết các thành phần khác, vơ vào cả cho mình.  Quyết cười giễu: „Thế không phải là anh biết làm kế toán. Anh chỉ biết làm có tính cộng tính trừ. Như vậy có làm cũng như lối mèo ăn cứt mà thôi.“
Anh em cười ồ cả lên. Vì ai cũng khó chịu cái anh chàng tự tôn giai cấp một cách hẹp hòi quá đáng. Anh chàng ức lắm nhưng vẫn không chịu: „Vâng vâng các anh là thành phần trên, các anh giỏi. Chúng tôi chỉ là bần cố nông dốt nát thôi. Thế Đảng dựa vào các anh tiểu tư sản hay dựa vào chúng tôi?“ Mọi người vẫn cười, lấp cả lý lẽ của anh chàng. Anh ta vẫn nói trong tiếng cười ầm ầm: „Vâng vâng các anh trí thức, các anh thành phần trên.“
Anh nói dai dẳng lắm (có phải đó là tinh thần bền bỉ kiên quyết đấu tranh của bần cố nông không?). Nhiều khi anh kêu ca về điểm „chỉ thấy nói nâng đỡ bần cố nông mà không thấy thực tế đâu cả“. Anh nói „nâng đỡ“ và anh hiểu ngầm là: không thấy đề bạt anh vào lãnh đạo, không thấy kết nạp anh vào Đảng. Kỳ chỉnh huấn, anh đã tố khổ căm thù, các chị ở cơ quan phải khóc cơ mà? Cán bộ phải bồi dưỡng anh ngày đêm, nhất nhất liên hệ về nông thôn gần như chỉ có anh, chứ cơ quan đa phần là tiểu tư sản biết gì về nông thôn?
Một lần Bí thư tuyên bố thể lệ bầu tổ trưởng học tập. Bí thư cũng có cái trâng tráo là nói trắng ra: „Các đồng chí cũng nên thông cảm, tổ trưởng thì nên bầu sao cho tiện việc lãnh đạo của Đảng…“
Bí thư lãnh đạo bầu bán như vậy. Anh ta ức lắm. Có phải vì anh đã lăm le đem cái bần cố nông ra mà giành lấy chức tổ trưởng! Anh mới giơ tay: „Tôi có ý kiến. Nếu như vậy thì chỉ bầu người trong Đảng thôi chứ không bầu quần chúng à?“
Anh em khi nãy đang tức vì lời tuyên bố sỗ sàng của Bí thư, nhưng bây giờ vì ghét anh kia nên lại trút cả sự tức bực lên đầu anh. Người ta xì xào: „Bí thư nói thế là phải rồi, còn gì mà thắc mắc. Bầu như thế là đúng rồi còn gì nữa?…“
*
Giả bảng vàng danh dự
Một gia đình trung nông có 3 con đi bộ đội, được bảng vàng. Kỳ CCRĐ, gia đình đó cố xin đổi cho 10 thước ruộng tốt, đội cải cách không cho, lấy cớ là không thiếu không chia mà cũng không đổi cách gì cả.
Gia đình ấy đâm bất mãn, đem cái bảng vàng lên giả chính phủ. Họ cần thực tế nâng đỡ hơn là cần bảng vàng bảng bạc.
*
Chia ruộng
Đã nhắc anh em cố nông dăm lần bẩy lượt, học đi học lại mãi rằng: Nhận trước thì phải nhận có gần có xa, có xấu có tốt.
Ừ ào cả. Thông cả. Đến buổi tự nhận, cố nông ưu tiên tự nhận ruộng cả buổi tối, nhận chưa xong thì đã thấy hết cả ruộng thứ nhất, thứ nhì và ruộng gần. Bần nông xì xào, trung nông thở dài.
Đấy cứ bảo để anh em tự giác. Thông chỉ thông cái mồm chứ không thông cái bụng tham. Tối ấy phải ngường lại. Hôm sau cho học tập. Tối sau lại chia. Suốt từ chiều đến sáng trắng ra mới xong. [...]
*
Một anh thanh niên
Trước ở du kích, anh ta bị chính trị viên xã đội chèn ép nhiều bề. Ruộng nương là một, bị chính trị viên xã đội cắm mất. Tình yêu là hai, anh ta yêu một chị nữ du kích, chính trị viên xã đội không bằng lòng. Anh ta cứ yêu, đi lại lén lút. Một lần bị vỡ lở, anh ta bị đem ra chi bộ kiểm thảo và khai trừ vị tội hủ hoá. Anh ức lắm. Mẹ nó! Người ta yêu nhau nó cấm, người ta yêu nhau mà gọi là hủ hoá!
Anh ta bỏ làng đi bộ đội địa phương. Kỳ cải cách, anh nhất định xin về xã. Một là lấy người yêu cũ, hai là trả thù. Anh không nói với trên rõ ý anh như vậy, mà chỉ xoáy mạnh vào chỗ có thù ruộng đất. Trên cho về.
Anh ta rất tích cực. Về sau tìm ra được chính trị viên xã đội là một địa chủ, loại tiểu bá. Nhưng người yêu cũ thì đã đi yêu một người khác. Anh ta buồn, lòng ước mối thù không thỏa mãn hoàn toàn. Lại vác ba lô về đơn vị.
Đội cải cách không bắt rễ vào anh vì cho là lý lịch không trong sạch. Anh ức lắm. Anh có lý của anh. Người ta yêu nhau thì không có gì là không trong sạch cả. Những kẻ cấm đoán người ta mới là kẻ bẩn thỉu.
*
Từ ngữ
Cán bộ: „Tại sao thằng hào Thức nó lại sướng cao độ thế?“
Chị cốt cán: „Nó sướng cao độ thế là vì nhà nó đi bóc lột nhân dân.“
Cán bộ: „Thế tại sao chị lại khổ cao độ thế?“
Chị cốt cán: „Em khổ cao độ thế là vì em bị nó bóc lột em trên một cái vấn đề đi ở cho nó mười mấy năm.“ „Hôm nay em không đi họp được vì nhà em nó cứ khống chế em.“
Chúng ta không được phóng tay lỏng lẻo, mà phải phóng tay chặt chẽ.
Bần cố nông là con đẻ Cụ Hồ, dân nghèo là con nuôi thôi, nên mới đề ra chiếu cố.
Vì giai cấp địa chủ bóc lột mấy nghìn năm nay nên chị Phước mới bị toét mắt.
(Còn tiếp)
© 2014 pro&contra
—-

Trần Dần -Ghi chép về Cải cách Ruộng đất ở Bắc Ninh 1955-1956 (5)

Phạm Thị Hoài biên soạn
28-09-2014
Đợt 4: 76 xã Bái Bắc
Con giết bố mẹ: 26 vụ
Vợ giết chồng: 7 vụ
Anh em giết nhau: 14 vụ
Chú giết cháu: 4 vụ
Bố giết con: 1 vụ
Đốt nhà: 86 vụ
*
Đoàn ủy Bái Bắc bị kiểm thảo đợt 4
- Không nhận thức rõ địch, cho rằng những vụ án mạng là do cán bộ làm sai chính sách;
- Xong lại lệch sang mặt khác, đề ra những khẩu hiệu sai: „Nắm vững phương châm đánh địch để tiến hành CCRĐ“, „Thông qua chống phá địch để hoàn thành CCRĐ“…;
- Đội bắt rễ người tổ chức cũ mà tốt thì thôi. Xấu thì lại phê phán là dựa vào tổ chức cũ. Đội bảo: Trên nói thế nào cũng được.
- Chỉ căn cứ con số người tổ chức cũ mà phê phán là dựa vào tổ chức cũ;
- Nhận định sai: Tổ chức cũ là hỏng nghiêm trọng (đúng), nhưng cá biệt người trong tổ chức cũ vẫn tốt. Cá biệt là sai. Chính ra là rất nhiều người tổ chức cũ tốt.
- Hỏi cái gì cứ trả lời: Về đi xâu nữa đi. Không biết đi xâu thế nào?
Tỉnh phê bình đoàn ủy
Phượng Mao nhiều ngụy quân ngụy quyền. Đồng chí Cần (đoàn ủy cụm trưởng) không có kế hoạch gì, cứ bảo tránh tổ chức cũ, đi sâu tìm người tốt. Đội hoang mang, tìm đâu ra người trắng như tờ giấy trắng. Không bị bắt thì bị tù, không tù thì ngụy. Loanh quanh đường vòng mãi. Bước 2 cũng không kết nạp được đảng viên. Chỉ vì lý do muốn người trắng như giấy trắng. Chật vật quá. Trên cứ thúc, đề mức 10 người. Gạn lắm chỉ được 5 là cùng. Đoàn ủy chỉ lấy nguyên tắc, lấy mốc mà ép xuống.
Tỉnh: „Chết thật rồi anh Cần ạ. Họ đi hết cả, tình hình ruộng đất không ai nắm được. Anh làm thế nào giúp đỡ cụ thể chúng tôi mới làm được.“
Cần: „Cứ về đi xâu phát động quần chúng xem, nhất định còn có người biết.“
Ông Cần đi, ông Đạt đến thay, mang theo một cái mức của đoàn ủy là mức ruộng đất năm 1936. Chỉ những mức là mức, đội càng hoang mang.
Về gia đình nhà Sợi (lang thuốc) năm lần bẩy lượt đồng chí Cần cũng không duyệt cho là địa chủ, cứ cho là tiểu thương. Đội đành cứ để Sợi là tiểu thương.
Lương phê bình đoàn ủy
Duyệt cho bắt người xong thì đồng chí đoàn ủy khác lại phê bình. Cho tổ chống phá xuống, chưa làm được gì lại cho rút đi.
X phê bình đoàn ủy
Đồng chí Cần: „Xóm này 80 người thì mức chỉ độ 4 địa chủ thôi.“ Thế là đội chỉ cố quy lấy 4 địa chủ. Lọt mất Sợi.
Thông tri sản xuất bước 3 bước 4 chống đói. Chỉ thấy thông tri. Người chống đói giỏi chả thấy khen thưởng. Nội san chỉ phê phán cán bộ nhiều quá, thiếu động viên.
Y phê bình đoàn ủy
Lên hồ sơ ác bá Sợi rồi, phát động xóm mà lên hồ sơ, lên duyệt, đồng chí Cần không duyệt, cứ bảo: Ác bá thì sao xóm này không có tay sai?
[...] Trên cứ giáng xuống chỉ thị nào, mức nọ mức kia nào. Làm đoàn ủy như vậy thì cũng dễ. Trình bày ra thì chi ủy lại xua tay đi. Khuếch khoác lung tung.
*
Chết
Bà cụ chết
Treo cổ trên đống gio. Chân đứng khom khom đụng đất, Da mặt nhợt nhạt răn reo, nhưng không sưng to. Gióng chân chảy máu. Dư luận là bà cụ trước có thuê mướn người làm, phát ruộng thu tô. Gióng chân chảy máu là do gà mổ. (Bị địch lấy đá đập vào âm hộ, máu chảy xuống tận chân.)
Chị Nguyễn Thị Tiến bị giết
Bần nông bị giết để bịt đầu mối chính trị.[...] Sao mà ở xã ta chết nhiều thế? Vẫn cứ tiến hành trên cái việc là truy bá, hồ sơ.
Chị Tính bị chết
Trung nông. Địch chui vào làm thống kê, đẩy lên phú nông. Không ai đi lại nữa, nhà vắng. Trước có đi buôn tề, nên biết chúng nó ăn uống, họp hành.
Cái xóm Lãn Chanh này từ trước vẫn tốt, nó để giết lan tràn tới, rồi thì các xóm Đồng khác cũng sẽ xảy ra nữa.
Anh Xuyên bần nông
Hôm ấy lập tòa án xử các vụ đầu. [...] 10 giờ trưa họp xóm, ban nãy Xuyên lại đem một khẩu súng đi họp. Rồi tới đình, chỉ có một mình thì bị bắn chết. Khám: Mái đình có lỗ hổng. Gáy Xuyên có một viên đạn xiên ra loe loét tới mắt.
Nhận thức là do địch thì cũng chết, lại phải bới ra. Nhận thức không phải là địch thì cũng chết với trên. Dư luận: hóc đạn mà chết. [...]
Tên Nhất chết
Ba nữ du kích gác, nó trốn mất. Ra bờ sông treo cổ. [...] Đội còn loay hoay diện tích sản lượng trên giao cho. Nhân dân thắc mắc: không biết đội về làm ăn ra sao mà chết người nhiều thế? Các công việc bù đầu, cuốn đi: phát triển Đảng, du kích, tòa án…
Phú nông Mẫu treo cổ không chết
Tôi giật mình sợ quá, chết mãi thế này, không thiết cơm nước gì nữa.
Lại một vụ đốt nhà thôn Yên Bộ [...] Giết trung nông Trạch [...]
*
Kiểm thảo Tỉnh, Đội phó Phượng Mao
Người loắt choắt. Nét mặt dễ thương. Trông cả người giống một trai làng nhanh nhẹn, thực thà, mặt thông minh. Riêng có một cái răng vàng, điểm cho toàn bộ người một cái nét lõng lạc, không hợp. Áo sơ mi trắng ở trong bẻ cổ ra ngoài áo nâu, ngoài cùng vận áo trấn thủ xanh do Đoàn ủy cấp cho cốt cán. Tay có đeo nhẫn vàng. Một cái đồng hồ Vi-la Vi-lắc dây đen. Cộng với cái răng vàng là 3 cái diện trên người. Ăn nói to tát, hơi mạnh mà sắc, đầy nhiệt tình tin tưởng, thực thà mà lại ngây thơ giản đơn. Lôi cuốn được người nghe, sự ngây thơ đôi lúc làm người nghe bật cười, thi thoảng khó chịu vì sự giản đơn gần tới máy móc.
Sơ qua một vài cái lý lịch và hoàn cảnh gia đình: Ông bà chết cả, quê Thái Bình. Thày mẹ lên Thái Nguyên làm mỏ, rồi về làm tá điền, làm bãi. Được tạm cấp 1,2 mẫu.
Vào bộ đội, yếu sức trên cho về. Làm thuê, đào mài mót sắn. Bốn em gái lấy chồng cả.
Chi ủy phân công cho ở xóm trọng điểm, xóm Mao Yên. Năm người (Thành, Lương, Tỉnh…), mỗi người một ngả thăm nghèo hỏi khổ. Một buổi chiều không bắt được rễ đã nản. Xóm này hết người tốt rồi.
Tìm được chị Phức. Hai mẹ con đi ở nhờ. Chị Phức mắt kém, người bẩn thỉu, con ốm. Không chắc chị này về sau có công tác được không? Ghê chị này bửn.
Không thấy định hoạt động gì cả. Có lẽ giảm tô đã đánh hết địch. Quần chúng xóm này thuần. Tư tưởng rất là thoải mái. [...]
Hết bước 1 [...], Tỉnh được đề bạt đội phó. Đêm lo. Chữ nghĩa kém, lãnh đạo chưa làm bao giờ. Giá ở trên cứ cho lãnh đạo một xóm thì nhẹ nhàng, chứ cả xóm thì vất vả.
Xóm Dộc chết một em bé, cháy nhà Đụt. Tỉnh cương quyết là địch. Nhưng qua một thời gian không tìm ra lại nghĩ hai vấn đề. Có khi là địch! Có khi là ông Đụt làm cháy và em bé kia đi chăn trâu bị chết đuối.
Đả vào bần cố nông, thí dụ bà Thông cố nông, bà Trọng bần nông, anh Mưu Đảng viên cũ. Tư tưởng thành kiến Đảng viên cũ. Họp đêm về họ tới thắc mắc thì chỉ giải quyết qua loa, xua về để đi ngủ. Họ thắc mắc, bất mãn, đi nói bừa đi. Cho là địch, chứ bần cố nông không có người thế.
[...] Trong Ban chấp hành đội có 3. Cho mình là người ngồi giữa ông Khương với ông Thành. Hợp ông Thành, không hợp ông Khương vì thấy ông ấy nói nhiều, ông ấy có văn hóa cao, ông ấy còn giỏi hơn cả ông Thành thì hợp tính với ông Thành thôi. Nên họp là hay đồng ý ông Thành. Ông Khương đâm ra thiểu số.
Quên không làm nhiệm vụ xây dựng Đảng, mặc dầu Bác nói: „Nhân dân được ruộng, Đảng phải được cán bộ trong sạch.“ Người đi tù, người bị bắt, người toét mắt, khó lòng vào Đảng cả. Cả xóm không ai được kết nạp.
[...] Không thực sự ba cùng. [...] Hôm bão Đảng bảo phải về đêm báo cho nhân dân chống nhà. Về chỉ dặn gọi loa là chống nhà thôi, không nói bão. Cả cái xóm Lại Phố Mới đổ mấy chục nóc. Xóm Yên có chuẩn bị nên chỉ đổ 7 nóc. Lúc bão nhà xiêu cũng mặc kệ, bỏ sang nhà khác. Sau ra điếm. Vì sợ nhà đổ chết.
Không biết sao mà trên đặt cho ruộng mình nhiều như thế này? Trên không biết có sắp xếp tính toán không? Chết cái thằng ở dưới thôi.
Mong nó là địa chủ mà không lên được. Gạn mãi cho nó lên phú nông. Đấu mãi giờ mới thấy là đấu chệch (Doanh, Thiện giờ chỉ là trung nông). Lại lọt tên Tràng là phú nông Quốc dân Đảng xuống trung nông. Vẫn đi họp xóm.
Ra họp xóm thấy anh em lóng ngóng nên cứ làm lấy.
Bắt vít nó lại, không có hôm nay nó đốt mất mấy cái nhà. Mai hãy thỉnh thị cũng được.
Lãnh đạo tư tưởng cán bộ nói thẳng ra là tôi không làm được.
Chia ruộng xấu cho cốt cán, ép lấy, bảo là phải gương mẫu.
[...] Đối với cán bộ thì nóng. Bực mình khó chịu. Họ lên báo cáo đã có tư tưởng ấn định ngay là làm láo báo cáo hay. Chỉ có một cách là thúc, đốc cho nhanh.[...] Làm việc luộm thuộm. Tối nay làm việc gì? Chưa định. Tính hấp tấp. [...] Chạy hết xóm này xóm khác, đốc, thúc, nóng nảy. Mai tao cho nó làm bản kiểm thảo mày ạ. Nó phát biểu nghênh ngang lắm.
Chi ủy lãnh đạo: Chúng ta nên phê phán đồng chỉ Tỉnh căn bản là thiếu tự tin. Tất cả như trên là do thiếu tự tin.
Kết luận: Đồng chí Tỉnh không tự tin ở mình, không tự tin ở bần cố nông, không tự tin ở anh em cán bộ, không tự tin ở trên.
*
Mức của trên
Anh cán bộ A: Chúng ta phải tra diện bình sản làm sao cho đúng được cái mức của trên.
Cán bộ B: Khoan đã. Sao lại cho đúng mức của trên? Chúng ta cứ tra diện bình sản cho đúng cái sự thực mới phải chứ. Sự thực có thể cao hơn, có thể thấp hơn mức của trên cũng mặc kệ. Thế mới phải chứ.
Cán bộ A tịt, nhưng mà ấm ức.
*
Tay sai tích cực
Anh ta là bần nông, độc có hai vợ chồng, trước có đi ngụy binh và có chân trong Quốc dân Đảng. Khi cải cách, bọn địa chủ dọa anh ta những liên quan nọ kia, lại vung của ra, đi đến chỗ anh ta nhận làm hai việc cho chúng: một là hiếp dâm, hai là ăn cắp. Mục đích làm cho nông dân hoang mang không đi họp hành, đi đồng. Nhà có ba người thì chỉ dám đi một hoặc hai, còn một hoặc hai phải ở nhà coi nhà.
Tối hôm đó anh xông vào nhà chị X. Chị có một mình, anh đè chị ra hiếp. Xong chạy ra, chị X đuổi theo nắm áo kêu làng nước. Chị X nhận được mặt anh ta rồi. Anh đấm một quả chị X ngã quay, xong chạy biến. Lát sau anh vác một cái bị gạo về nhà. Anh ta vào một nhà khác ăn cắp gạo, liền một lúc làm luôn hai việc.
Chị X cũng chỉ cho là anh ta nứng tình, chị đi tìm mách vợ anh ta. Vợ thấy chồng xách bị gạo về thì mừng, nhưng biết chuyện anh ta hiếp chị X thì cắn nhá chồng suốt đêm. Anh ta cứ im thin thít, quay mặt vào tường ngủ khì.
Chị vợ tìm đến đội kiện chồng. Đội cũng chỉ coi là một vụ hủ hóa mà thôi. Mãi sau mới vỡ chuyện.
*
Tổng kết
Em tổng kết là trong CCRĐ nhà em bị rút 3 sào ruộng.
Tôi tổng kết là tôi ủng hộ nhân dân đấu tranh nay đã thắng lợi, người được ruộng người được trâu, tôi chỉ được mỗi quả núi Đáp Cầu. Tôi chỉ xin đội chia cho 500 mua thuốc rỏ mắt, thức toét ra cả mấy tháng.
Tôi là trung nông, kỳ này được rút số ruộng công quá mức bình quân nhân khẩu. Tôi được cái thắng lợi là là tình thương yêu giai cấp, rút ruộng ra cho anh em bần cố nông. Tôi được cái thắng lợi nữa là ưu thế chính trị đi học, đi hội nghị, tự do đi lại.
*
Nói tố lên
Bọn chúng nó phá hoại hòa bình. Nó tuyên truyền cho dân rằng nay mai có máy cày Liên Xô sang nhiều, trâu bò không cần dùng đến nữa. Chúng nó lại tuyên truyền tinh vi đến như vậy, tưởng như là hay lắm Kết quả thế nào? Nhân dân vui sướng quá, bán cả trâu, có người đem trâu ra thịt mất. Đúng thế. Có con trâu 11 vạn mà chỉ bán thốc bán tháo có 5,6 vạn thôi!
*
Vụ án Bình Dương
Anh là cán bộ miền Nam, không rõ lai lịch thế nào, chỉ biết là tính rất hăng. Máu nóng thanh niên. Mê lý tưởng. Cả đội Bình Dương dùng nhục hình. Anh phản đối, độc thân: „Tôi cương quyết bảo vệ chính sách.“
Ở Bình Dương địch gây ra mười mấy án mạng. Sau đội tìm ra một tên „ác bá Quốc dân Đảng“. Và một số „tay sai“. Đội xử trí tay sai, đấu ác bá, kết án tử hình. Anh phản đối: „Ác bá gì? Đó là trung nông. Tay sai gì? Vì họ thấy là đánh vào trung nông, họ phản ứng.“ Anh khăng khăng một mực như vậy. Trong hội nghị tổng kết, những khi liên hệ anh liên hệ ngược lại cả toàn đội. „Tôi không thể nói khác được.“. Sau anh trình lên trên, nói với ĐDKỳ [1], với Hồ Việt Thắng. Trên cho một phái đoàn kiểm tra lại vụ án trên.
Đảng ủy thì lại đồng thời đình chỉ học tập của anh. Mời lên Đảng ủy, ở ban tổ chức. Bảo rằng: Không phải giam giữ kỷ luật gì đâu, nhưng mà còn đang xét thì anh ở trên này có lợi hơn. Bảo thế, nhưng thực tế anh lại thấy có cán bộ tới đưa anh giấy bút bảo „kiểm thảo“. Anh nói: „Tôi có tội gì mà kiểm thảo? Óc tôi bây giờ chịu.“ Anh nhất định không kiểm thảo.
Đi một bước lại có người theo. Bạn bè không được tới thăm hỏi. Anh bảo: „Thế ra tao bị xử lý à? Người ta đối với tao hơn với ác bá à? Tao bảo vệ chính sách đi đến nước này à?“
Câu chuyện chưa có kết luận.
*
Tảo hôn
Chị cốt cán 20 tuổi. Đi họp. Vào Đảng. Vào Ủy ban.
Trong khi đó đức ông chồng 13 tuổi trèo me bẻ sấu. Đánh đáo. Đánh nhau. Người ta kêu ngoài ngõ: „Có chồng mà không biết dạy à. Để nó bẻ cả chuối nhà người ta rồi.“ Lát nữa lại có em bé khác chạc 12 tuổi ôm mặt sưng vêu vào mách chị: „Nó đánh em thế này đây.“
Chị cốt cán đang đun rơm thổi cơm bỗng dưng mắt đỏ hoe, có nước. Vì khói hay sao?
*
Sợ địch quá
Anh cán bộ X đêm nằm bắt hai du kích nằm ngủ bên. Đề phòng địch ném lựu đạn hay bóp cổ ám sát mất cái thân cán bộ nhân dân.
Đêm tối, anh X bỗng choàng tỉnh. Trời khuya gió lộng. Nghe gió nó rít mà ghê người. Bóng đen dày đặc, bóng đen kia mang trong mình bao nhiêu hăm dọa. Lục cục… Tiếng chuột chạy, như tiếng chân người. Hay là tiếng chân người thực? X lắng nghe, trống ngực thình thình. Chết mất thôi. Có tiếng người xì xào xì xào… X giật thót mình. Tiếng nghe quen quá, như là tiếng hai anh du kích kia. Họ bàn gì với nhau? Sao họ không ngủ? X lắng tai, vẫn không nghe thấy gì. X bò ra vách cửa. Kìa hai đứa đang ngồi lù lù ở hè, bàn tán nhỏ to cái gì. X cố mãi mới nghe thấy lõm bõm: Mày… bắt… Tao… bắt… Mày… khỏe… Tao… yếu…
X toát mổ hôi. Chúng nó bàn nhau bắt mình rồi. X run quá. Chân như rời khỏi người. Ở đây thì chết. X nghiến răng, lấy hết sức chỉ huy mình, chạy vụt ra ngoài. Vừa chạy vừa kêu Ối làng nước ôi nó giết tôi… Làng nước ôi!
Làng nước kéo đến. Người ta bắt hai anh du kích kia đưa lên công an.
Hai anh kia có phải là phản động chăng? Truy ép mãi, thì ra chỉ là: Hai anh kia không ngủ được, tán gẫu, hỏi nhau mày ăn mấy bát tao ăn bằng này bát, mày ăn khỏe tao ăn yếu. Anh X bị địch ám ảnh quá, thần hồn nát thần tính mới nghe ra như vậy, chứ có ai định ám sát người cán bộ của Đảng ấy đâu?
*
Tư tưởng thành tích
Đem một bần nông, thổi phồng khuyết điểm, quy thành cường hào gian ác, xử tử hình. Anh nào cũng muốn xóm mình có bá. Lại muốn bá xóm mình thật ác, lắm tội, thành bá xã, bá vùng. Lại muốn bá xóm mình càng bị xử nặng càng thành tích. Cán bộ tranh nhau cho bá mình nặng tội.
Anh nào cũng muốn cho rễ xóm mình trở nên những bí thư, chủ tịch. Cán bộ tranh nhau cho rễ được kết nạp, được đề bạt.
(Còn tiếp)
© 2014 pro&contra

[1] Nguyên văn chữ viết tắt, tôi không chắc chắn, vì trong số các nhà lãnh đạo ở chức vụ tương đối cao thời gian này có ông Đào Duy Kỳ, nhưng theo hiểu biết của tôi thì ông hoạt động ở một lĩnh vực khác. Vậy xin để nguyên dạng viết tắt. (Chú thích của người biên soạn)
Nguồn: pro&con tra

3009. Chuyện khó tin trong văn học: con đấu tố cha (thời nay)

GS Nguyễn Văn Tuấn
29-09-2014
Chúng ta biết rằng trong “Cải cách ruộng đất” con đấu tố cha mẹ đã xảy ra, làm đảo lộn đạo lí gia đình xã hội. Người miền Nam đọc chuyện con đấu tố cha mẹ trong CCRĐ thấy quá kinh khủng và thấy mình còn may mắn. Nhưng chưa chắc! Tuần vừa qua giới văn nghệ xôn xao chuyện ông Đoàn Thế Phúc đấu tố cha mình là Nhà văn Võ Phiến (1). Đấu tố ngay trên báo chí trong nước. Chuyện thật khó tin nhưng có thật.
Nhà văn Võ Phiến (tên thật là Đoàn Thế Nhơn), năm nay đã 89 tuổi, là một tên tuổi lớn trong văn đàn. Ông quê quán ở Phù Mĩ (Bình Định), tức là quê ngoại tôi. Tính ra, ông là bà con với Dượng Út tôi (cũng họ Đoàn), người theo ba má ông vào định cư ở Kiên Giang thời xa xưa. Ông từng theo Việt Minh, nhưng sau này thì bỏ Việt Minh vào thành. Ông nhạc phụ tôi biết Võ Phiến khá rõ vì hai người từng phục vụ cùng một cơ quan thông tin trong thời Việt Minh. Ông nhạc tôi rất khen văn tài của Võ Phiến. Ông nhạc tôi cho biết thời đó khi ông Võ Phiến quyết định bỏ trốn Việt Minh, ai cũng tiếc vì ông là người có tài. Mà, đúng là có tài, vì khi vào Sài Gòn ông trở thành nhà văn nổi tiếng ở miền Nam. Lúc ra hải ngoại ông vẫn âm thầm sáng tác và đóng góp cho văn học.

Ông là một trong những nhà văn tôi mến mộ qua những tác phẩm đồ sộ của ông. Tôi có trọn bộ “Văn học miền Nam” (6 cuốn) do ông soạn sau khi định cư ở Mĩ. Đó là một công trình để đời. Đó là công trình đáng lẽ thế hệ sau này nên khai thác và nghiên cứu thêm, vì sau 1975 chính quyền mới đã đốt sách hay xoá bỏ quá nhiều tác phẩm có giá trị thời trước 1975. Công việc của Võ Phiến đáng quí ở chỗ đó: ông chắt chiu, chọn lọc và bình kí những tác phẩm nổi tiếng ở miền Nam thời xưa mà bây giờ ít ai biết đến.
Theo tôi biết, sau 1975 những tác phẩm của Võ Phiến bị cấm phát hành. Mãi đến năm 2012 hay 2013 mới có nhà xuất bản giới thiệu 2 cuốn sách cho bạn đọc trong nước (thật ra là sách in trước 1975). Nhưng nhà xuất bản không dám đề tên Võ Phiến, mà chỉ đề tên tác giả “Tràng Thiên” lạ hoắc.
Tưởng rằng những tác phẩm của ông dần dần sẽ về “cố hương”, ai dè ông con của ông là Đoàn Thế Phúc (bút danh Thu Tứ) “phang” một bài chỉ trích ông một cách tán tận. Bài “Trường hợp Võ Phiến” được đăng trên báo Văn nghệ. Bài viết dùng một loại “văn chương đấu tố” mà chúng ta hay thấy trong thời Cải cách ruộng đất. Ông Thu Tứ viết rằng cha ông là một người chống cộng cực đoan (“nhà văn Võ Phiến đã chống cộng cực đoan hơn là những người cộng sản Việt Nam ứng dụng chủ nghĩa cộng sản”), một người có lập trường chính trị chông chênh, một kẻ “yêu nước tự ti”. Ông kết luận về sự nghiệp của cha mình rằng “Sai lầm chính trị đã đưa tác phẩm Võ Phiến ra khỏi lòng dân tộc.”
Thoạt đầu đọc bài này tôi nghĩ ai đó trùng tên, chứ không thể nào con mà đấu tố cha như thế. Nhất là con là một người có học thức đàng hoàng, từng được đi du học ở Mĩ và có sự nghiệp ổn định. Nhưng quả thật, Thu Tứ chính là con của Nhà văn Võ Phiến. Không ai hiểu nổi tại sao con mà đấu tố cha thậm tệ như thế. Có phải là một bài viết được đặt hàng, hay tự nguyện. Dù là đặt hàng hay tự nguyện thì vẫn là một vết nhơ khó rửa sạch. Nhà văn Lê Tất Điều (aka Kiều Phong), một văn hữu của Võ Phiến, mới có một bài trả lời đích đáng đứa con ngỗ nghịch, và chỉ ra những cái sai của Thu Tứ (2). Lê Tất Điều viết một câu chí lí:
“Bài viết của cháu không thuyết phục được ai, như con dao cùn, người bị đâm không thấy đau, chỉ tức cười. Nhưng vị thế hiện nay của cháu – con trai nhà văn Võ Phiến, được ủy quyền quản thủ gia tài văn chương – cho phép cháu tha hồ phá hoại. […] Do đó, qua điện thoại, chú đã yêu cầu mẹ cháu giúp bố làm thủ tục truất quyền “thừa hưởng và quản thủ tài sản văn chương Võ Phiến” của cháu. Nếu vì thương con, bà không chịu làm việc ấy, chú sẽ đoạn giao. Dù rất thương kính ông bà, chú không thể ngồi yên chứng kiến cảnh một tên công an văn hóa được ông bà dung dưỡng, che chở, tiếp tục tàn phá, hủy diệt những di sản tinh thần quý giá của dân tộc.”
Xin nói thêm Nhà văn Lê Tất Điều là người có sách được trao giải “Sách Hay” năm 2013. Chưa thấy Thu Tứ lên tiếng. Cũng chưa thấy Nhà văn Võ Phiến nói gì.
Nghĩ lại thấy tiếc cho những văn nghệ sĩ có tài ở miền Nam trước 1975. Những tác phẩm của họ bị cấm đoán, vùi dập, thậm chí bị đốt, trong một thời gian dài. Nhạc sĩ Phạm Duy, một cây đại thụ trong âm nhạc với hàng ngàn sáng tác, vậy mà đến ngày ông chết cũng chỉ ra mắt khán giả độ 100 bài. Đó là chưa kể đến những dèm pha và chỉ trích ông phải hứng chịu suốt thời gian về sống ở VN. Điều khôi hài là có người thậm chí viết bài tố cáo rằng ca khúc “Mùa thu chết” (ông phổ thơ Apollinaire) là nói xấu Cách mạng Tháng Tám! Ngớ ngẩn đến như thế mà được đăng báo! Võ Phiến cũng giống như Phạm Duy trong văn học, tức là một cây đại thụ với gia tài sáng tác đồ sộ, nhưng ông không may mắn như Phạm Duy. Mãi đến những năm cuối đời, tác phẩm của ông mới được rón réng tái ra mắt đồng hương. Nhưng chưa chi thì lại gặp những “sự cố” bẩn thỉu như trường hợp Thu Tứ tố cáo cha mình. Con đường qui cố hương của các tác phẩm trước 1975 ở miền Nam xem ra còn khá gập ghềnh.

3009. Chuyện khó tin trong văn học: con đấu tố cha (thời nay)

GS Nguyễn Văn Tuấn
29-09-2014
Chúng ta biết rằng trong “Cải cách ruộng đất” con đấu tố cha mẹ đã xảy ra, làm đảo lộn đạo lí gia đình xã hội. Người miền Nam đọc chuyện con đấu tố cha mẹ trong CCRĐ thấy quá kinh khủng và thấy mình còn may mắn. Nhưng chưa chắc! Tuần vừa qua giới văn nghệ xôn xao chuyện ông Đoàn Thế Phúc đấu tố cha mình là Nhà văn Võ Phiến (1). Đấu tố ngay trên báo chí trong nước. Chuyện thật khó tin nhưng có thật.
Nhà văn Võ Phiến (tên thật là Đoàn Thế Nhơn), năm nay đã 89 tuổi, là một tên tuổi lớn trong văn đàn. Ông quê quán ở Phù Mĩ (Bình Định), tức là quê ngoại tôi. Tính ra, ông là bà con với Dượng Út tôi (cũng họ Đoàn), người theo ba má ông vào định cư ở Kiên Giang thời xa xưa. Ông từng theo Việt Minh, nhưng sau này thì bỏ Việt Minh vào thành. Ông nhạc phụ tôi biết Võ Phiến khá rõ vì hai người từng phục vụ cùng một cơ quan thông tin trong thời Việt Minh. Ông nhạc tôi rất khen văn tài của Võ Phiến. Ông nhạc tôi cho biết thời đó khi ông Võ Phiến quyết định bỏ trốn Việt Minh, ai cũng tiếc vì ông là người có tài. Mà, đúng là có tài, vì khi vào Sài Gòn ông trở thành nhà văn nổi tiếng ở miền Nam. Lúc ra hải ngoại ông vẫn âm thầm sáng tác và đóng góp cho văn học.

Ông là một trong những nhà văn tôi mến mộ qua những tác phẩm đồ sộ của ông. Tôi có trọn bộ “Văn học miền Nam” (6 cuốn) do ông soạn sau khi định cư ở Mĩ. Đó là một công trình để đời. Đó là công trình đáng lẽ thế hệ sau này nên khai thác và nghiên cứu thêm, vì sau 1975 chính quyền mới đã đốt sách hay xoá bỏ quá nhiều tác phẩm có giá trị thời trước 1975. Công việc của Võ Phiến đáng quí ở chỗ đó: ông chắt chiu, chọn lọc và bình kí những tác phẩm nổi tiếng ở miền Nam thời xưa mà bây giờ ít ai biết đến.
Theo tôi biết, sau 1975 những tác phẩm của Võ Phiến bị cấm phát hành. Mãi đến năm 2012 hay 2013 mới có nhà xuất bản giới thiệu 2 cuốn sách cho bạn đọc trong nước (thật ra là sách in trước 1975). Nhưng nhà xuất bản không dám đề tên Võ Phiến, mà chỉ đề tên tác giả “Tràng Thiên” lạ hoắc.
Tưởng rằng những tác phẩm của ông dần dần sẽ về “cố hương”, ai dè ông con của ông là Đoàn Thế Phúc (bút danh Thu Tứ) “phang” một bài chỉ trích ông một cách tán tận. Bài “Trường hợp Võ Phiến” được đăng trên báo Văn nghệ. Bài viết dùng một loại “văn chương đấu tố” mà chúng ta hay thấy trong thời Cải cách ruộng đất. Ông Thu Tứ viết rằng cha ông là một người chống cộng cực đoan (“nhà văn Võ Phiến đã chống cộng cực đoan hơn là những người cộng sản Việt Nam ứng dụng chủ nghĩa cộng sản”), một người có lập trường chính trị chông chênh, một kẻ “yêu nước tự ti”. Ông kết luận về sự nghiệp của cha mình rằng “Sai lầm chính trị đã đưa tác phẩm Võ Phiến ra khỏi lòng dân tộc.”
Thoạt đầu đọc bài này tôi nghĩ ai đó trùng tên, chứ không thể nào con mà đấu tố cha như thế. Nhất là con là một người có học thức đàng hoàng, từng được đi du học ở Mĩ và có sự nghiệp ổn định. Nhưng quả thật, Thu Tứ chính là con của Nhà văn Võ Phiến. Không ai hiểu nổi tại sao con mà đấu tố cha thậm tệ như thế. Có phải là một bài viết được đặt hàng, hay tự nguyện. Dù là đặt hàng hay tự nguyện thì vẫn là một vết nhơ khó rửa sạch. Nhà văn Lê Tất Điều (aka Kiều Phong), một văn hữu của Võ Phiến, mới có một bài trả lời đích đáng đứa con ngỗ nghịch, và chỉ ra những cái sai của Thu Tứ (2). Lê Tất Điều viết một câu chí lí:
“Bài viết của cháu không thuyết phục được ai, như con dao cùn, người bị đâm không thấy đau, chỉ tức cười. Nhưng vị thế hiện nay của cháu – con trai nhà văn Võ Phiến, được ủy quyền quản thủ gia tài văn chương – cho phép cháu tha hồ phá hoại. […] Do đó, qua điện thoại, chú đã yêu cầu mẹ cháu giúp bố làm thủ tục truất quyền “thừa hưởng và quản thủ tài sản văn chương Võ Phiến” của cháu. Nếu vì thương con, bà không chịu làm việc ấy, chú sẽ đoạn giao. Dù rất thương kính ông bà, chú không thể ngồi yên chứng kiến cảnh một tên công an văn hóa được ông bà dung dưỡng, che chở, tiếp tục tàn phá, hủy diệt những di sản tinh thần quý giá của dân tộc.”
Xin nói thêm Nhà văn Lê Tất Điều là người có sách được trao giải “Sách Hay” năm 2013. Chưa thấy Thu Tứ lên tiếng. Cũng chưa thấy Nhà văn Võ Phiến nói gì.
Nghĩ lại thấy tiếc cho những văn nghệ sĩ có tài ở miền Nam trước 1975. Những tác phẩm của họ bị cấm đoán, vùi dập, thậm chí bị đốt, trong một thời gian dài. Nhạc sĩ Phạm Duy, một cây đại thụ trong âm nhạc với hàng ngàn sáng tác, vậy mà đến ngày ông chết cũng chỉ ra mắt khán giả độ 100 bài. Đó là chưa kể đến những dèm pha và chỉ trích ông phải hứng chịu suốt thời gian về sống ở VN. Điều khôi hài là có người thậm chí viết bài tố cáo rằng ca khúc “Mùa thu chết” (ông phổ thơ Apollinaire) là nói xấu Cách mạng Tháng Tám! Ngớ ngẩn đến như thế mà được đăng báo! Võ Phiến cũng giống như Phạm Duy trong văn học, tức là một cây đại thụ với gia tài sáng tác đồ sộ, nhưng ông không may mắn như Phạm Duy. Mãi đến những năm cuối đời, tác phẩm của ông mới được rón réng tái ra mắt đồng hương. Nhưng chưa chi thì lại gặp những “sự cố” bẩn thỉu như trường hợp Thu Tứ tố cáo cha mình. Con đường qui cố hương của các tác phẩm trước 1975 ở miền Nam xem ra còn khá gập ghềnh.

3011. Tại sao khó có thể tự hào là người Việt Nam?

GS Nguyễn Văn Tuấn
29-09-2014
Đề tài này có thể rất tế nhị. Nếu là người Việt mà nói “tôi không tự hào là người Việt” thì chắc chắn sẽ bị “ném đá” như Hồi giáo ném đá những người ngoại tình. Một cuốn sách có tựa đề là “Tôi tự hào là người Việt Nam” mới xuất bản và đã bán hết 10000 cuốn đủ để nói đề tài này làm ấm lòng rất nhiều người như thế nào. Tôi chưa đọc quyển sách đó, nhưng đọc phần nhận xét của báo chí thì thấy hình như hàm lượng tri thức không cao (1). Đọc qua bài tường thuật một hội thảo cùng chủ đề cũng chỉ thấy những phát biểu chung chung. Vậy chúng ta có lí do gì để tự hào là người Việt Nam? Tôi nghĩ thành thật mà nói, chúng ta không có nhiều lí do. Khi tôi hỏi về câu này, nhiều người có học và suy nghĩ nói thẳng rằng họ không tự hào là người Việt Nam. Ở đây, tôi thử đóng vai một “devil advocate” về đề tài này.
Điều gì làm cho người ta tự hào là thành viên của một cộng đồng dân tộc? Nói đến tự hào dân tộc, có lẽ người Nhật có lòng tự hào cao nhất nhì thế giới. Năm 2008, kết quả điều tra xã hội ở Nhật cho thấy 93% người Nhật tự hào là người Nhật (2), và tỉ lệ này cao hơn Mĩ (85%). Con số này ở Nhật năm 1986 là 91%. Khi được hỏi điều gì làm cho họ tự hào là người Nhật thì 72% trả lời là yếu tố lịch sử, truyền thống và văn hoá, 43% trả lời là phong cảnh thiên nhiên. Ngoài ra, 28% chọn sự ổn định xã hội và an toàn, và 28% khác chọn đặc tính dân tộc làm cho họ tự hào. Người Nhật quá tự hào đến nỗi họ không nhận trợ giúp trong cơn bão Fukushima.

Riêng tôi muốn bổ sung những yếu tố trên và nghĩ đến 6 yếu tố sau đây: truyền thống và văn hoá, kinh tế, giáo dục & khoa học, xã hội ổn định, phong cảnh thiên nhiên, và trách nhiệm với cộng đồng thế giới. Phải nói ngay rằng xét đến 6 yếu tố này thì chúng ta rất khó mà tự hào là người Việt.
Truyền thống và văn hoá nghèo nàn & thiếu bản sắc tích cực
Thật khó chỉ ra một nét văn hoá đặc thù nào mang tính Việt Nam. Hỏi một người Việt Nam bình thường chỉ ra một nét văn hoá định hình Việt Nam, chắc chắn người đó sẽ lúng túng. Điều này dễ hiểu vì chúng ta khởi đầu từ một nền văn minh nông nghiệp (lúa nước) nhưng lại chịu ảnh hưởng bởi văn hoá Tàu cả ngàn năm. Hệ quả của sự ảnh hưởng đó để lại cho VN những đặc điểm mà chúng ta đều có thể nhận ra như tính vọng ngoại, chuộng bạo lực, tính vị kỉ, tính khoa trương bề ngoài và thiếu thực chất bên trong, v.v. Một nhà văn hoá xuất sắc là Đào Duy Anh từng nhận xét về người Việt Nam (trong “Việt Nam văn hoá sử cương”) như sau:
Về trí tuệ thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay ít thấy có người trí tuệ lỗi lạc phi thường; sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, thích văn chương phù hoa hơn là thực học; Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hòa hoãn bớt cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, mà phán đoán thường có vẻ thiết thực lắm; Sức làm việc khó nhọc, nhất là người ở miền Bắc, thì ít dân tộc bì kịp; Cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn cực khổ và hay nhẫn nhục; Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng; Hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa thích hư danh; Thích chơi bời cờ bạc; Não sáng tác thì ít, nhưng mà bắt chước, thích ứng và dung hòa thì rất tài; Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế nhạo“.
Nói tóm lại những đặc tính về người Việt trên đây chẳng làm cho chúng ta tự hào. Những nét văn hoá đó càng lộ ra khi người Việt bắt đầu hội nhập quốc tế hay định cư ở nước ngoài. Chúng ta đã từng đọc và nghe những câu chuyện người Việt ăn cắp trong các siêu thị ở Nhật, Singapore, Úc, v.v. Chúng ta cũng từng nghe biết người Việt hám ăn và phung phí ra sao. Nhiều người biện minh rằng đó chỉ là số ít và chỉ tập trung vào một nhóm người ít học. Nhưng biện minh đó không thuyết phục, khi chúng ta biết rằng những người Việt ăn cắp ở nước ngoài là những người có học, là quan chức đang làm việc trong cơ quan công quyền, thậm chí đang hành nghề giảng dạy về đạo đức sống! Chúng ta cũng biết rằng sự hám ăn của người Việt nổi tiếng đến nỗi nhà hàng Thái Lan và Nhật phải để những tấm biển viết bằng tiếng Việt cảnh cáo. Phải nhìn nhận những thực tế đó, chứ không nên trốn tránh.
Ngay cả người Việt định cư ở nước ngoài cả vài chục năm vẫn giữ những bản sắc chẳng có gì đáng tự hào. Ở Úc, người Việt là một sắc dân có nhiều thanh thiếu niên ngồi tù. Cộng đồng người Việt ở Mĩ được xem là khá thành công, nhưng thực tế vẫn cho thấy đó là một cộng đồng nghèo và họ thường sống co cụm với nhau và thiếu khả năng hội nhập như cộng đồng người Nhật, Phi Luật Tân hay Hàn Quốc. Vì sống co cụm với nhau nên chúng ta dễ thấy bản sắc văn hoá của người Việt được duy trì như thế nào. Hãy đến những khu thương mại của người Việt ở Sydney, chúng ta dễ dàng thấy đó là những khu tấp nập buôn bán, nhưng nhìn kĩ thì sẽ thấy sự dơ bẩn, ồn ào, mất trật tự, và chen chúc chật hẹp. Nhìn kĩ hơn, chúng ta sẽ thấy hàng quán người Việt chỉ là ăn uống chứ không có những sinh hoạt mang tính văn hoá nào cả.
Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!
Người Úc tự hào vì họ có nền chính trị dân chủ, mà trong đó người dân có tự do thực hiện hoài bảo của mình, và chính phủ không lên lớp dạy bảo người dân phải làm gì hay làm ra sao. Người Mĩ tự hào vì họ có một nền dân chủ ổn định và hào hiệp giúp đỡ nhiều nước khác trên thế giới. Người Việt chúng ta khó mà tự hào như người Úc hay người Mĩ về tiêu chí chính trị.
Nhiều người Việt Nam rất tự hào rằng VN đã đánh thắng các đế quốc sừng sỏ nhất như Tàu, Pháp, và Mĩ. Chiến tranh là giải pháp của người thích cơ bắp chứ đâu phải là biện pháp của người thông minh. Vả lại, chiến tranh nhân danh chủ nghĩa và đánh thuê hay đánh dùm cho kẻ khác thì càng chẳng có gì để tự hào. Nhưng để thắng Pháp, thắng Mĩ, thì hàng triệu người Việt phải hi sinh, và đất nước nghèo mạt cho đến ngày hôm nay. Đằng sau những cái vinh quang chiến thắng là biết bao sai lầm và tội các đã bị che dấu. Người Thái Lan tự hào vì họ tránh được chiến tranh và giữ được hoà bình. Người Nhật chấp nhận đầu hàng trong cuộc chiến quân sự nhưng lại thắng trên trận chiến kinh tế, và họ tự hào điều đó. Tôi nghĩ nếu VN tránh được chiến tranh mới là điều đáng tự hào, chứ chiến tranh –- bất kể thắng hay thua –- thì chẳng có gì đáng tự hào. Làm người hùng vài phút để sau này mang tật suốt đời và rách nát thì rất khó xem đó là niềm tự hào.
Thất bại về kinh tế
Cho đến nay, dù chiến tranh đã kết thúc gần 40 năm, VN vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. VN không có bất cứ một tập đoàn kinh tế nào làm ăn thành công; tất cả những “VINA” hoặc là đã thất bại thê thảm, hoặc đang trong tình trạng thoi thóp. Nói đến Hàn Quốc người ta nghĩ đến Samsung, Kia, Hyundai; nói đến Nhật người ta nghĩ đến Toyota, Honda, Mazda, Sony, Panasonic, Toshiba và vô số các thương hiệu khác; còn nói đến VN chúng ta không có bất cứ một thương hiệu nào trên thế giới. Đến một cây kim, vít ốc, VN vẫn chưa sản xuất đạt chất lượng.
Trước 1975 ở miền Bắc cuộc Cải cách ruộng đất đã để lại nhiều “di sản” tiêu cực cho nền kinh tế nông nghiệp. Trước 1975, có thể nói kinh tế miền Bắc không đáng kể, trong khi kinh tế miền Nam phát triển khá, tuy chưa bằng Hàn Quốc nhưng cũng tương đương hay xấp xỉ các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng sau 1975, với chính sách cải tạo công thương và hợp tác xã nông nghiệp đã dẫn đến tình trạng suy sụp kinh tế, sản lượng nông nghiệp suy giảm thê thảm, và đời sống người dân vô cùng khốn khó một thời gian dài. Gần đây, một loạt tạp đoàn kinh tế bị sụp đỗ đã gây thiệt hại đáng kể cho kinh tế nước nhà. Ngay cả hiện nay, mỗi năm có gần 50 ngàn doanh nghiệp đóng cửa. Có thể nói không ngoa rằng trong suốt 70 năm qua, kinh tế VN đi từ thất bại này đến thất bại khác.
Bất cứ so sánh nào cũng khập khiễng, nhưng cần phải nhắc lại yếu tố thời gian rằng nước Nhật chỉ cần 20 năm là đạt được trình độ phát triển của các nước Âu Mĩ, Hàn Quốc cũng chỉ mất 20 năm để vươn mình thành một quốc gia tiên tiến, và gần nhất là Singapore cũng chỉ mất khoảng thời gian đó đến đưa thu nhập bình quân đầu người lên con số 55182 USD. Còn ở VN, thu nhập đầu người đến nay vẫn chưa đạt con số 2000 USD.
VN cơ bản vẫn là một nước nghèo. Theo World Bank, tỉ lệ nghèo ở VN tuy có cản tiến, nhưng vẫn ở mức ~21%. Ấy thế mà chính quyền VN thì tuyên bố rằng tỉ lệ nghèo chỉ 7%! Cái nghèo ở VN phải nói thật là thê thảm. Báo chí hôm qua mới đưa tin một em bé học sinh vì quá đói nên đã chết trên đường từ trường về nhà. Trước đó, một bà mẹ và 3 con đã vào rừng treo cổ tự tử vì nghèo đói. Ở miền Tây Nam bộ, một bà mẹ tự tử chết để người đi phúng điếu và lấy tiền đó nuôi con ăn học. Chưa bao giờ trong lịch sử VN có những trường hợp thương tâm như thế. Trong khi đó, có những đại gia bỏ ra hàng tỉ đồng để xây nhà cho chó mèo ở, có những người “đày tớ của nhân dân” sẵn tay vung tiền xây lâu đài, biệt thự cá nhân. Người Việt nào có thể nào tự hào khi đất nước có quá nhiều người nghèo như thế?
Giáo dục và khoa học làng nhàng
Những con số thống kê cho thấy người Việt Nam thiếu tính sáng tạo. Số bằng sáng chế đăng kí mỗi năm chỉ đếm đầu ngón tay và cũng chủ yếu do các công ti nước ngoài làm. Có năm VN chẳng có bằng sáng chế nào được đăng kí với nước ngoài. Số bài báo khoa học của VN trên các tập san ISI hiện nay chỉ khoảng 2000, chưa bằng số bài báo của một đại học lớn ở Singapore, Mã Lai, Thái Lan. Phần lớn (~80%) những bài báo khoa học của VN là do các nhà khoa học nước ngoài chủ trì hay giúp đỡ.
Người VN thường hay tự hào rằng VN có những người thợ khéo tay. Nhưng trong thực tế thì không phải vậy. Sự tinh xảo của người Việt chúng ta rất kém. Một người Pháp tên là Henri Oger (3) từng nhận xét về người Việt vào đầu thế kỉ 20 như sau:
“Thợ thủ công An Nam cũng bị nhận xét là kĩ thuật sơ sài, không được giảng dạy đầy đủ về nghề nghiệp, thiếu sáng tạo, không có những phẩm chất đã khiến cho người thợ ở châu Âu trở thành nghệ sĩ.”
Làm ẩu. Kĩ thuật sơ sài. Thiếu huấn luyện. Thiếu sáng tạo. Tất cả những nhận xét đó đều đúng. Không khó khăn gì để có thể đi tìm những bằng chứng thực tế làm cơ sở cho những nhận xét đó. Gần đây khi công ti thời trang Hermes muốn làm một cái cổng cho cửa hàng ở Hà Nội mà hết 5 đợt thợ VN làm đều không đạt, và cuối cùng họ phải nhờ đến một nhóm thợ từ Pháp sang để làm. Tôi đi qua cây cầu Nhơn Hội nhìn từ xa rất hoành tráng ở Qui Nhơn, nhưng đi trên cầu mới thấy họ làm rất ẩu, thô, và có khi nguy hiểm. Ngay cả cây cầu Rạch Miễu mới rầm rộ khánh thành cũng có nhiều vấn đề kĩ thuật, và cũng rất thô. Nhìn gần những tấm hình kí giả chụp trên cầu Rạch Miễu mới thấy cách làm của ta rất … hỡi ôi. Hình như người mình không có thói quen xem xét đến chi tiết, mà chỉ làm chung chung hay làm cho có mà thôi. Nhiều công trình của Việt Nam chỉ làm hình như nhằm mục tiêu khoe là “ta làm được”, rồi dừng ở đó, chứ không đi xa hơn. Thật ra, ngay cả “ta làm được” cũng không hẳn là làm được. Điều này rất tương phản với người Tây phương, những người mà khi làm cái gì họ cũng tính toán cẩn thận, xem xét từng chi tiết nhỏ, đánh giá lợi và hại một cách khách quan, v.v., cho nên khi công trình hoàn tất nó thường có chất lượng cao và lâu bền. 
Việt Nam ta nổi tiếng làm gia công quần áo cho các công ti Tây phương. Quần áo họ gia công đẹp, và khi ra ngoài này, thường bán với giá rất cao. Nhưng còn hàng trong nước cũng do những công ti gia công đó làm với nhãn hiệu “chất lượng cao” thì sao? Nói ngắn gọn là chất lượng thấp thì đúng hơn. Họ cũng bắt chước may những cái cáo sơ mi hiệu Polo, Nautica, Tommy Hilfiger, v.v., nhưng nhìn kĩ thì họ bắt chước rất kém. Chỉ nhìn qua đường chỉ là thấy họ làm ẩu. Nhìn qua cách họ làm logo cũng dễ dàng thấy đây là đồ dỏm, bắt chước. Người Tàu cũng làm hàng nhái, nhưng họ nhái giỏi hơn người Việt. Hàng nhái của Tàu lợi hại đến nổi chúng ta khó nhận ra thật và giả. Còn hàng nhái của Việt Nam thì còn quá kém. Làm hàng nhái mà còn làm không xong thì chúng ta khó mà nói đến chuyện lớn được.
Do đó, có thể nói rằng người Việt thiếu tính sáng tạo, không tinh xảo và không khéo tay. Chẳng có gì đáng tự hào về giáo dục và khoa học. Có người lấy những tấm huy chương Olympic ra để tự hào rằng người Việt cũng thông minh chẳng kém ai, nhưng họ quên rằng đó chỉ là những con “gà chọi” chứ không hề đại diện cho đám đông dân số VN. Lại có người thấy người Việt thành công ở nước ngoài và nhận bừa đó là minh chứng cho sự thông minh của người Việt, nhưng họ quên rằng những người đó do nước ngoài đào tạo, chứ chẳng dính dáng gì đến VN. Kiểu “thấy người sang bắt quàng làm họ” như thế và kiểu lấy những tấm huy chương đó để tự hào là một sự ấu trĩ.
Xã hội bất an
Sẽ không quá đáng nếu nói rằng VN ngày nay là một xã hội bất an.  Ở trên, tôi có nói người Việt chuộng bạo lực, và sự “ưa chuộng” đó thể hiện rất rõ trong thời bình. Tôi không rõ thống kê về tội phạm ở VN so với các nước khác ra sao (vì VN không công bố tỉ lệ này), nhưng vài số liệu gần đây cho thấy tình hình tội phạm càng ngày càng gia tăng. Trong thời gian 1992-1994, mỗi năm trung bình có 26344 vụ án hình sự được đưa ra xét xử ở toà; đến năm 2006-2008 thì con số này là 65761 vụ (4), một tỉ lệ tăng gần 2.5 lần!
Đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm giết người. Mỗi năm số vụ tội phạm giết người là hơn 1000 vụ và đang có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây. Chưa nơi nào có những vụ giết người vô cớ như ở VN: chỉ một cái nhìn cũng có thể dẫn đến cái chết! Vẫn theo thống kê, trong các vụ án giết người, giết người do nguyên nhân xã hội chiếm 90%, phần còn lại là chiếm đoạt tài sản (10%).
Một trong những tội phạm đang kinh tởm nhất là buôn bán phụ nữ và trẻ em, và VN đứng khá cao trong loại tội phạm này. Số liệu thống kê từ năm 1998 đến 2006 cho thấy lực lượng chức năng đã phát hiện khoảng 5000 phụ nữ và trẻ em bị buôn bán!  
Chưa hết, tội phạm cưỡng hiếp phụ nữ ở Việt Nam cũng có hạng trên thế giới. Theo một thống kê gần đây, VN ở hạng thứ 9 về tỉ lệ tội phạm và nạn nhân bị cưỡng hiếp thấp (5). Singapore đứng đầu bảng về an toàn cho phụ nữ. Việt Nam là nước tìm kiếm “sex” trên Google nhiều nhất thế giới (6). Thử hỏi, chúng ta có thể tự hào với thứ hạng như thế?
Đó là chưa kể một loại buôn bán phụ nữ khác được quảng cáo ở các nước như Tàu, Đài Loan, Singapore và Đại Hàn. Chưa bao giờ người Việt Nam chịu nhục khi con gái VN được cho đứng trong lồng kiếng như là những món hàng để người ta qua lại ngắm nghía và trả giá!  Thử hỏi, có người Việt Nam nào tự hào được khi đồng hương mình bị đem ra rao bán như thế. Xin đừng nói đó là những trường hợp cá biệt; đó là tín hiệu cho thấy một đất nước đang bị suy đồi về đạo đức xã hội.
Ở VN, bước ra đường là chấp nhận rủi ro tai nạn, thậm chí chết vì sự hỗn loạn của hệ thống giao thông. Thật vậy, tai nạn giao thông ở VN đã và đang trở thành nỗi kinh hoàng của không chỉ người dân địa phương mà còn ở du khách. Năm 2013 cả nước xảy ra 31,266 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9805 người và bị thương 32,266 người (7). Con số này tăng hàng năm. Số tử vong vì tai nạn giao thông thậm chí còn cao hơn số tử vong trong thời chiến!
Phong cảnh thiên nhiên và môi trường xuống cấp trầm trọng
Một trong những yếu tố làm cho người Nhật tự hào và người Úc cảm thấy may mắn là đất nước của họ có môi trường sạch sẽ và cảnh quang thiên nhiên xinh đẹp. Còn Việt Nam, khách quan mà nói không có những cảnh quang thiên nhiên hùng vĩ như Mĩ hay Úc, không có một môi trường xanh tươi và vệ sinh như Nhật. Ngoài ra, điều kiện khí hậu nhiệt đới rất khắc nghiệt, làm cho con người dễ bị và uể oải và ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất thế giới. Với sức ép của sự tăng trưởng dân số, môi sinh đang bị đe doạ nghiêm trọng. Nếu chỉ tính những con sông dài hơn 10 km, VN có gần 2400 con sống, và đó là một tài sản quốc gia, một nguồn tài nguyên rất lớn. Nhưng hiện nay, phần lớn những con sông đó đang chết. Hầu hết những con sông chảy qua thành thị đều bị ô nhiễm nặng nề. Còn những con sông nhỏ ở vùng quê đang trở thành những thùng rác khổng lồ. Tất cả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và sinh hoạt của người dân.
Việt Nam cũng không có những đền đài lịch sử hoành tráng hay tinh tế như China, Ấn Độ, Nhật Bản, Kampuchea. Nhiều đền đài, chùa chiềng, bia miếu ở ngoài Bắc đã bị tiêu huỷ trong thời “Cải cách ruộng đất”, và sau này là chiến tranh. Ngay cả những đền đài còn “sống sót” cũng không được trùng tu và bảo trì nên càng ngày càng xuống cấp thê thảm. Người Kampuchea qua bao năm chiến tranh vẫn còn đền Angkor Thom, Angkor Wat để lấy đó làm niềm tự hào. Nhưng Việt Nam nói chung không có những công trình kiến trúc tinh tế và càng không có công trình hoành tráng để người dân có thể lấy đó làm tự hào.
Bủn xỉn với cộng đồng thế quốc tế
Một nhóm nghiên cứu ở Âu châu gần đây công bố bảng xếp hạng gọi là “Good Country Index” (GCI) đã cho thấy VN đội sổ trong số các nước tử tế trên thế giới. Bảng xếp hạng này cho thấy VN đứng hạng 103 (trong số 124 nước) về đóng góp cho hoà bình và an ninh thế giới. Còn về đóng góp vào các quĩ từ thiện và cung cấp nơi nương tựa cho người tị nạn thì VN đứng hạng 123, tức áp chót! VN không tham gia kí vào các công ước của Liên Hiệp Quốc; tuy nhiên kiểm soát được sự tăng trưởng của dân số. Tính chung, thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125). Điều đáng nói hay cũng có thể xem là nhục là thứ hạng tử tế của VN chỉ đứng chung bảng với mấy nước “đầu trâu mặt ngựa” như Lybia, Iraq, Zimbabwe, Yemen (8). Làm sao người Việt Nam có thể tự hào khi đứng chung với những nước đó?
Sự bủn xỉn của VN thể hiện rõ nhất qua đóng góp vào quĩ dành cho nạn nhân sóng thần ở Nhật vào năm 2011. Trong đợt đó, VN đóng góp 200,000 USD. Chỉ hai trăm ngàn USD! Chúng ta có thể lí giải rằng VN còn nghèo nên đóng góp như thế là hợp lí. Nhưng lí giải đó có lẽ không thuyết phục. Thái Lan đã giúp nạn nhân sóng thần Nhật 65 triệu USD và 15 ngàn tấn gạo (9). So với tỉ trọng GDP, đóng góp của Thái Lan hơn VN 100 lần. Chúng ta có thể nào tự hào với mức độ đóng góp chỉ có thể mô tả bằng hai chữ “bủn xỉn” đó?
Nói tóm lại, đánh giá trên 6 tiêu chí (truyền thống và văn hoá, kinh tế, khoa học-giáo dục, xã hội, phong cảnh thiên nhiên, và sống tử tế với cộng đồng thế giới), VN đều không có gì để lấy làm tự hào. Truyền thống không có gì nổi bậc, văn hoá không có nét gì nổi trội và đáng chú ý, kinh tế thất bại và người dân sống trong nghèo nàn và lạc hậu, không có thành tích gì đáng kể trong khoa học và công nghệ, xã hội bất an, môi trường bị xuống cấp trầm trọng, và cư xử không đẹp với cộng đồng quốc tế.
Ngược lại, VN đã và đang là một gánh nặng cho thế giới. Sau 1975, hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi và các nước phương Tây đã cung cấp nơi định cư (nhưng VN thì chẳng nhận người tị nạn từ Duy Ngô Nhĩ). VN cũng là nước chuyên xin xỏ: suốt năm này sang năm khác, quan chức VN ngửa tay xin viện trợ từ rất nhiều nước trên thế giới. Xin nhiều đến nỗi có quan chức nước ngoài phàn nàn nói “Sao chúng mày nói là chúng mày rất thông minh và cần cù mà cứ đi xin hoài vậy. Dân xứ tao phải làm lụng vất vã mới có tiền cho chúng mày”. Thật là nhục. Xin người ta thì nhiều mà khi người ta gặp  nạn thì VN chẳng đóng góp bao nhiêu.
Nếu không xin thì cũng đi vay. VN bây giờ là một con nợ quốc tế. Nợ ngân hàng thế giới, nợ ngân hàng ADP, nợ đủ thứ ngân hàng và nợ đủ các nước. Chính phủ thì nói nợ công của VN là 54% (10), nhưng các chuyên gia độc lập thì nói con số cao hơn nhiều và ở mức báo động đỏ (tức là sắp vỡ nợ?) (11). Con số có lẽ quá lớn để cảm nhận, các nhà kinh tế học ước tính dùm cho chúng ta: mỗi một đứa trẻ mới ra đời ở VN hiện nay phải gánh một món nợ công 1000 USD. Có người biện minh rằng nợ như thế vẫn kém Mĩ, nước được xem là mắc nợ nhiều. Nhưng xin thưa rằng người giàu sản xuất ra máy bay (như Mĩ) mắc nợ rất khác với người nghèo không làm nổi cây kim và con ốc (như VN) mắc nợ.
Đã ăn xin và đi vay mà lại còn tham nhũng và hối lộ. Tham nhũng đã đến mức độ mà những người đứng đầu đảng và Nhà nước xem là “quốc nạn”, là đe doạ đến sự tồn vong của chế độ. Tham nhũng hiện diện ở mọi cấp trong chính quyền. Hầu như đụng đến các cơ quan công quyền, không hối lộ là không làm được việc. Ngay cả quan chức cao cấp (bộ trưởng, thứ trưởng) khi cần làm việc nhà vẫn phải hối lộ. Bổ nhiệm vào các vị trí trong trường học, bệnh viện, cơ quan Nhà nước, v.v. tất cả đều phải hối lộ, phải “chạy”. Nói trắng ra là mua chức quyền. Hối lộ trở thành một văn hoá sống và làm việc ở VN. Tham nhũng đã trở thành một nguồn sống của quan chức và những kẻ có quyền. Không ngạc nhiên khi VN bị Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp hạng tham nhũng hàng 116 trên 177 nước trên thế giới (12).
 Còn trong quan hệ quốc tế thì nhiều quan chức nước ngoài nhận xét rằng các quan chức VN nói một đường làm một nẻo và có tính lươn lẹo. Điển hình gần đây nhất là vụ đặc phái viên Liên hiệp quốc về tôn giáo đã nói thẳng VN thiếu thành thật.
Do đó, không ngạc nhiên khi người VN cầm hộ chiếu VN ra nước ngoài không được chào đón thân thiện như người Nhật, Singapore, Hàn, Thái, Mã Lai, v.v. Một bản tin mới đây cho biết VN đứng hạng 81 về hộ chiếu được chấp nhận trên thế giới, tức miễn visa (13), và thứ hạng này còn thấp hơn cả Lào (80) và Campuchea (79). Tất cả những yếu tố đó cho thấy VN đang ở thế bất lợi trên trường quốc tế và không được cộng đồng quốc tế kính trọng.
Nhìn chung, Việt Nam như là một ông già nông dân nghèo khó nhưng thích trang hoàng bề ngoài, đầy sỉ diện nên thích làm anh hùng rơm, thiếu tính sáng tạo và tinh xảo nhưng lại hay khoa trương, và cư xử bủn xỉn hay quen nói láo với hàng xóm. Nếu phải tự hào là người Việt thì có lẽ đó là chuyện của tương lai. 
=====
(1) http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/195190/toi-tu-hao-la-nguoi-viet-nam.html; http://www.gallup.com/poll/163361/proud-american.aspx
(2) http://www.japanprobe.com/2008/01/25/poll-finds-93-are-proud-to-be-japanese/
(3) http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=71&News=2859&CategoryID=12
(4) http://www.tks.edu.vn/portal/detail/4701_79_61_Tong-quan-ve-muc-do-cua-tinh-hinh-toi-pham-o-Viet-Nam-qua-so-lieu-thong-ke-tu-nam-1986—2008.html
(5) http://ione.vnexpress.net/tin-tuc/nhip-song/ba-lo/phuot/10-dat-nuoc-ti-le-toi-pham-cuong-hiep-thap-nhat-2912632.html
(6) http://www.nguoiduatin.vn/viet-nam-la-nuoc-tim-kiem-sex-nhieu-nhat-tren-google-a72394.html
(7) http://www.hvcsnd.edu.vn/vn/Acedemy/Tin-An-toan-giao-thong/207/3910/Tong-ket-tinh-hinh-tai-nan-giao-thong-nam-2013.aspx
(8) www.goodcountry.org
(9) http://boxitvn.blogspot.com.au/2011/03/thoi-hon-vao-con-so-thong-ke.html
(10) http://kienthuc.net.vn/tien-vang/giat-minh-tre-viet-moi-sinh-da-ganh-no-nghin-do-351367.html
(11) http://vi.rfi.fr/viet-nam/20140908-ap-luc-no-cong-tang-mot-cach-dang-ngai/
(12) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/12/131203_corruption_survey_ti
(13) http://infonet.vn/ho-chieu-cua-quoc-gia-nao-duoc-uu-ai-nhat-the-gioi-post128135.info

Tin động trời:: Ông Kim Jong-Un có thể đang bị quản thúc

Báo Đài Loan: Ông Kim Jong-Un có thể đang bị quản thúc tại gia
Ông Kim đang bị giới quân sự kiểm soát?
Ông Kim đang bị giới quân sự kiểm soát?
Trong những ngày qua, dư luận thế giới rất quan tâm đến sự vắng mặt khá dài một cách bất thường của lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un. Trang Want China Times của Đài Loan (TQ) còn dẫn tin tờ trang Duowei News xuất bản tại Mỹ cho hay ông Kim vắng mặt không phải vì lý do sức khỏe mà vì chính trị.
Trong phiên họp quốc hội ngày 25.9, ông Kim vắng mặt và phó nguyên soái Hwang Pyong-so, đồng thời cũng là nhân vật số 2 trong Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên đã được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch quân ủy trung ương để trở thành người dưới một người, trên muôn người ở Triều Tiên.
Theo Duowei, việc bổ nhiệm này đáng ra phải được thông qua bởi chủ tịch Kim nên việc ông Hwang được thăng chức trong lúc ông Kim vắng mặt là bất thường.
Bổ nhiệm Hwang là Phó chủ tịch Ủy ban quân ủy trung ương đã hoàn tất một cuộc cải tổ quan trọng trong quân đội Triều Tiên sau khi phó nguyên soái Choe Ryong-hae (từng được coi là nhân vật số 2 tại Triều Tiên) và Bộ trưởng Quốc phòng Jang Jong-nam bị buộc rời Quân ủy trung ương Triều Tiên vào tháng 5.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên sau đó đã thừa nhận rằng ông Kim đang "khó ở" như lý do cho sự vắng mặt khá lâu trước công chúng. Còn trang Duowei tuyên bố rằng lý do thực sự khiến ông Kim không được nhìn thấy kể từ 3.9 là do sự bất ổn nghiêm trọng trong chính trị Triều Tiên.
Trích dẫn tin đồn từ giới chính trị Triều Tiên, Duowei cho rằng ông Kim có thể đã bị phó nguyên soái Hwang quản thúc tại gia. Duowei cũng cho rằng ông Hwang đã buộc ông Kim phải nâng mình lên vị trí nhân vật quan trọng số 2 tại Triều Tiên như một phần trong kế hoạch để cuối cùng chiếm đoạt "ngai vàng của ông Kim".
Theo Duowei News, ônng Kim đã phải vật lộn để giữ quyền lực sau khi người cha là ông Kim Chính Nhật (Kim Jong-il) qua đời vào cuối năm 2011. Trong cuộc đấu đá quyền lực, ông  Ri Yong-ho, tham mưu trưởng Quân đội Triều Tiên, đã buộc phải nghỉ hưu vì lý do sức khỏe vào năm 2012 và  Duowei cho rằng nó là kết quả của một cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ giữa Ri và phó nguyên soái Choe.
Đến lượt mình, Choe lại mất chức trong cuộc đấu với phó nguyên soái Hwang. Kể từ khi ông Kim xử tử người dượng Jang Sung-taek vì tội phản quốc vào cuối năm ngoái, ông đã tiếp tục đặt thêm quyền lực trong tay phó nguyên soái Hwang. Duowei nói rằng đó có thể là nước cờ sai lầm của ông Kim. Tuy nhiên, Duowei cũng cho rằng ông Kim có thể không có nhiều sự lựa chọn khi phải đối mặt với người dượng Jang và phó nguyên soái Choe nên đành phải tin tưởng vào Hwang.
Vấn đề phức tạp hơn nữa là có tin đồn rằng Kim Jong-nam, con trai cả của ông Kim Jong-il, đang muốn lật đổ em trai lấy lại "vương vị". Tháng 9 năm ngoái, Kim Jong-nam đã gửi con trai mình tức cháu đích tôn của ông Kim Jong-il là Kim Han-Sol, đến Paris để học tiếng Anh, luật, chính trị và quan hệ quốc tế. Điều đó dấy lên nghi ngờ cho rằng ông Kim Jong-nam có thể đặt nền móng cho một cuộc đảo chính trong tương lai và đưa con trai mình "lên ngôi".
Dù sao Triều Tiên cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng tôn trọng "dòng đích" trong việc kế vị. Dù ông Kim Jong-nam không được ông Kim Jong-il coi trọng nhưng Kim Han-Sol vẫn là đích tôn mang trong mình dòng máu Bạch Đầu.
Anh Tú (Theo WCT)
(Một Thế Giới) 

“Dân chủ”, “tôn trọng”, “xóa bỏ định kiến” và “địa chỉ cuối cùng”!

Tinh thần phản biện của nhân dân là tinh thần dũng cảm nói lên sự thật dù điều đó không cùng, thậm chi trái ngược với quan điểm của nhà quản lý xã hội. Nếu Mặt trận cần sự phản biện của nhân dân thì ngược lại, nhân dân cũng yêu cầu Mặt trận dũng cảm để lắng nghe sự thật, kể cả những sự thật cay đắng.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành công với dư âm tốt đẹp đã gieo niềm hi vọng trong nhân dân. Đặc biệt trong các văn bản của Đại hội, cụm từ “phản biện” giờ đây đã nhiều lần được nhắc đến. Không ít ý kiến còn thẳng thắn chỉ ra rằng đó là khâu Mặt trận nhiệm kỳ tới cần khắc phục.

Trong bài phát biểu tại Đại hội, ngoài biểu dương những thành tựu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thắn chỉ ra rằng phương thức vận động, tập hợp xây dựng khối đoàn kết toàn dân vẫn chưa theo kịp những yêu cầu mới. “Mặt trận chưa thường xuyên và thiếu cơ chế phối hợp với các tổ chức thành viên trong việc nắm bắt và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; các cuộc vận động, phong trào thi đua có nơi còn hình thức, chưa hiệu quả; vai trò đại diện, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân và giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận còn hạn chế”.

Trong Báo cáo chính trị của mình, phần “Những bài học kinh nghiệm” cũng nêu: “Mặt trận phải lắng nghe, thực sự là người đại diện quyền làm chủ của nhân dân, tổ chức việc giám sát và phản biện xã hội có hiệu quả”.

Đây là những nhận xét chính xác, song chỉ ra được nguyên nhân yếu kém đã là quan trọng thì quan trọng hơn là khắc phục những yếu kém đó.

Tinh thần phản biện của nhân dân là tinh thần dũng cảm nói lên sự thật dù điều đó không cùng, thậm chi trái ngược với quan điểm của nhà quản lý xã hội.

Nếu Mặt trận cần sự phản biện của nhân dân thì ngược lại, nhân dân cũng yêu cầu Mặt trận dũng cảm để lắng nghe sự thật, kể cả những sự thật cay đắng.

Nhân dân không đồng tình với những ai lợi dụng “phản biện” để thực hiện những mưu đồ cá nhân nhưng càng không chấp nhận những ai vẫn còn tư tưởng định kiến, quy chụp… tất nhiên là với những ý kiến có động cơ trong sáng, vì lợi ích của dân tộc.

Trong bài phát biểu trên, TBT Nguyễn Phú Trọng còn đề nghị: “Mặt trận cần phát huy dân chủ, thân ái trao đổi bàn bạc, bảo đảm sự bình đẳng, tôn trọng, thông cảm lẫn nhau; xoá bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; làm sao để Mặt trận các cấp thực sự là trung tâm đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng xã hội, là nơi mọi người có thể nói lên tiếng nói, nguyện vọng của mình, đóng góp trí tuệ, công sức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Bình đẳng, tôn trọng, thông cảm và xóa bỏ mặc cảm, định kiến, thành phần đồng thời chấp nhận những quan điểm khác nhau trên tinh thần dân chủ chính là mấu chốt để nuôi dưỡng và phát huy tinh thần phản biện.
Song, những ý kiến tâm huyết còn cần được lắng nghe một cách thành tâm, cầu thị như lời Nhà báo Lê Thanh Phong trong bài “Tiếng nói phản biện cần được lắng nghe”, báo Lao động ngày 27/9: “Nếu như nhân sĩ, trí thức tâm huyết, dồn hết sức để nghiên cứu, phân tích khoa học các vấn đề xã hội hay chính sách của nhà nước, đưa ra sáng kiến cải cách, nhưng không được ghi nhận, thì sẽ mất đi niềm tin và nhiệt tình. Chưa kể, không ít người có tư duy bảo thủ, chưa nhìn nhận đúng đắn về bản chất của phản biện xã hội, đã gán ghép đó là những quan điểm trệch hướng. Vậy thì còn ai dám phản biện”

Dũng cảm để phản biện nhưng còn cần hơn là dũng cảm để nghe lời phản biện trên tinh thần cầu thị và trân trọng.

Chỉ có như vậy, Mặt trận mới là “địa chỉ cuối cùng” như trả lời báo chí gần đây của Chủ tịch Nguyễn Thiên Nhân: “Ở đâu nhân dân muốn nói, đóng góp, cảm thấy chưa được nghe kịp thời, chưa kịp nghe đủ ở chỗ khác thì Mặt trận phải là địa chỉ cuối cùng và họ có quyền đặt ra yêu cầu đó”.

Nhân dân đang chờ đợi Mặt trận sớm có những việc làm cụ thể để chứng minh cho tinh thần “dân chủ”, “tôn trọng”, “xóa bỏ định kiến” như lời của Tổng Bí thư.
 Bùi Hoàng Tám
      (Dân Trí)

-Tổng thống Đài Loan ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông

media
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu: “Đại lục nên lắng nghe nguyện vọng của người dân Hồng Kông”. REUTERS/Minshen Lin
Tổng thống Mã Anh Cửu « rất quan ngại » trước các diễn biến ở Hồng Kông và kêu gọi Bắc Kinh lắng nghe nguyện vọng dân chủ của người dân. Đài Bắc theo dõi sát các cuộc biểu tình ở Hồng Kông do Bắc Kinh muốn thống nhất Đài Loan theo quy chế « một đất nước hai chế độ ».
Phát biểu trước các doanh nhân sáng nay, 29/09/2014, ông Mã Anh Cửu tuyên bố « Bầu cử tự do sẽ có lợi cho cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc ». Ông « hoàn toàn thấu hiểu và ủng hộ đòi hỏi bầu cử theo thể thức phổ thông đầu phiếu của người dân Hồng Kông ». Lãnh đạo Đài Loan nói thêm chính quyền Đài Bắc kêu gọi Đại lục « lắng nghe nguyện vọng của dân cư Hồng Kông, sử dụng những giải pháp ôn hòa và thận trọng » trong vụ này. Đồng thời ông cũng mong muốn các nhà đấu tranh vì dân chủ ở Hồng Kông dùng những phương pháp hợp lý để bày tỏ nguyện vọng.
Lãnh đạo Đài Loan không quên nhắc lại Hồng Kông là một thị trường tài chính quan trọng do đó mọi bất ổn chính trị đều ảnh hưởng đến khu vực Châu Á và kể cả thế giới. Tổng thống Mã Anh Cửu nói chuyện với các doanh nhân trong lúc trên đường phố ở Đài Bắc, khoảng hơn một chục sinh viên Đài Loan tập hợp và hô to những khẩu hiệu hỗ trợ sinh viên Hồng Kông đòi được bầu cử tự do.

Thủ lĩnh biểu tình 17 tuổi ở Hồng Kông là ai?


http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140928/thu-linh-bieu-tinh-17-tuoi-o-hong-kong-la-ai.aspx

(TNO) Joshua Wong, 17 tuổi, là một trong những nhà hoạt động chính trị dữ dội nhất tại Hồng Kông, người từng bị truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi là “phần tử quá khích”.

Hãng tin CNN đăng tải chân dung Joshua Wong, người phát động phong trào kêu gọi sinh viên Hồng Kông bãi khóa biểu tình đòi dân chủ
>> Trung Quốc phản đối thế lực nước ngoài ủng hộ biểu tình ở Hồng Kông
>> Cảnh sát chống bạo động rút khỏi khu vực biểu tình ở Hồng Kông
>> Người biểu tình ở Hồng Kông bất chấp hơi cay và dùi cui
>> Thủ lĩnh phe biểu tình ở Hồng Kông kêu gọi rút lui
>> Hồng Kông thả thủ lĩnh biểu tình 17 tuổi
Thành lập phong trào đòi dân chủ của giới trẻ

Trong vòng 2 năm qua, Joshua Wong (tên theo phiên âm Hán-Việt là Hoàng Chi Phong), một thiếu niên gầy gò và đeo kiếng cận, đã thành lập được một phong trào đòi dân chủ của giới trẻ tại Hồng Kông, theo CNN.Một nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc từng nhận xét phong trào này lớn mạnh ngang ngửa với các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn cách đây 25 năm về trước. Và mục tiêu của Joshua Wong là nhằm gây áp lực buộc Trung Quốc cho Hồng Kông được tự bầu chọn lãnh đạo của mình, CNN cho biết.
Khi trao trả Hồng Kông về cho Trung Quốc vào năm 1997, Anh và Trung Quốc đã cùng ký một hiệp ước, theo đó, Trung Quốc cam kết sẽ cho phép Hồng Kông “quyền tự trị cao cấp”, bao gồm việc cho phép bầu cử dân chủ để chọn ra đặc khu trưởng. Nhưng thỏa thuận hầu như không được thực hiện 17 năm nay, theo CNN.
Bắc Kinh mới đây đã tuyên bố người dân Hồng Kông chỉ có thể bầu ra lãnh đạo mới từ các ứng viên mà Bắc Kinh đã lọc ra từ trước.
Wong đang nỗ lực chiến đấu chống lại điều này và đang rất nôn nóng. “Tôi không nghĩ cuộc chiến của chúng tôi sẽ kéo dài quá lâu”, Wong nói với CNN.
“Nếu bạn đã có tâm lý rằng đấu tranh cho dân chủ là một cuộc chiến kéo dài và bạn tiến hành từ từ, thì bạn sẽ không bao giờ chiến thắng. Bạn phải xem mọi cuộc chiến như trận chiến cuối cùng, chỉ có vậy thì bạn mới có quyết tâm để chiến đấu”, Wong nói.
:rel:d:bm:GF2EA9R156501
Hàng ngàn người biểu tình bao vây trụ sở chính quyền Hồng Kông để đòi dân chủ vào hôm 27.9 – Ảnh: Reuters
CNN cho biết Wong từng đạt được thành công trước chính quyền Bắc Kinh.
Hồi năm 2011, Wong, khi đó mới 15 tuổi, đã phản đối kịch liệt đề xuất đem chương trình “Giáo dục đạo đức và quốc gia” vào các trường học Hồng Kông của Bắc Kinh.
Cùng với sự giúp đỡ của một số người bạn, Wong bắt đầu tạo dựng một phong trào sinh viên mang tên Scholarism.
Vào tháng 9.2012, Scholarism huy động thành công 120.000 người biểu tình, bao gồm 13 cuộc biểu tình tuyệt thực của giới trẻ.
Các cuộc biểu tình diễn ra tại khu vực trụ sở chính quyền Hồng Kông, khiến lãnh đạo đặc khu phải bãi bỏ đề xuất giáo dục nói trên.
Khi ấy Wong nhận ra rằng giới trẻ Hồng Kông nắm giữ một quyền lực rất lớn, CNN nhận định.
“Cách đây 5 năm, không thể tưởng tượng được chuyện sinh viên Hồng Kông sẽ quan tâm đến chính trị. Nhưng đã có một sự thức tỉnh khi vấn đề giáo dục phát sinh. Chúng tôi bắt đầu quan tâm đến chính trị”, Wong kể lại.


Joshua Wong đã bị bắt vào tối 26.9 trong khi đang cùng các sinh viên biểu tình tiến vào khu vực trụ sở chính quyền Hồng Kông và sau đó đã được thả vào tối 28.9.Cảnh sát đã lục soát phòng trọ trong ký túc xá của sinh viên này và đã tịch thu một số thứ, bao gồm máy tính và điện thoại, các nhà tổ chức biểu tình cho hay.

Sinh viên 17 tuổi này còn cáo buộc rằng, từ các hãng thông tấn thay đổi cách đưa tin để thể hiện xu hướng thân Bắc Kinh, cho đến “thói ưu đãi người nhà” khi các chính trị gia thân Bắc Kinh luôn giành được những vị trí cao trong chính quyền, Hồng Kông đang nhanh chóng trở thành nơi “không khác gì so với các thành phố Trung Quốc khác đang nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền trung ương”.Đó là lý do vì sao Wong tập trung chú ý đến việc đấu tranh giành quyền tự bỏ phiếu chọn lãnh đạo. Nhóm của Wong, vốn hiện có khoảng 300 thành viên, đã trở thành một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất của phong trào đòi dân chủ tại Hồng Kông, theo CNN.
Hồi tháng 6, Scholarism đã thảo ra một kế hoạch cải cách cách thức bầu cử đặc khu trưởng Hồng Kông và kế hoạch này đã giành được sự ủng hộ của gần 1/3 cử tri trong một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức.
Sang tháng 7, phong trào của Wong tiến hành một cuộc biểu tình ngồi, khiến quan chức Trung Quốc phải lên tiếng cảnh cáo. Lần đó khoảng 511 người đã bị bắt, theo CNN.
Trong tuần này, Scholarism đang huy động sinh viên bãi khóa, một hành động có tác động rất lớn khi Hồng Kông là một nơi coi trọng giáo dục, để gửi thông điệp đòi dân chủ đến Bắc Kinh.
Và cuộc biểu tình của sinh viên đã nhận được sự hưởng ứng lớn. Lãnh đạo các trường học cam kết sẽ khoan dung cho các sinh viên bãi khóa để tham gia biểu tình và hiệp hội giáo viên lớn nhất Hồng Kông đã đưa ra khẩu hiệu kêu gọi “Đừng để sinh viên biểu tình bơ vơ một mình”.
:rel:d:bm:GF2EA9R0LDN01
Một sinh viên Hồng Kông bị cảnh sát áp giải trong một cuộc biểu tình hôm 27.9 – Ảnh: Reuters
“Phần tử quá khích”
Trong khi đó, phản ứng của Trung Quốc hoàn toàn khác. Truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi Scholarism nhóm các phần tử “quá khích”.
Wong cho biết mình cũng bị nêu tên trong Sách Xanh An ninh Quốc gia Trung Quốc, vốn liệt kê các mối đe dọa nội bộ đến sự ổn định của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hồi giữa tuần này, tờ Wen Wei Po (Trung Quốc) đăng một bài viết về Wong, cáo buộc sinh viên này có quan hệ mật thiết với Mỹ và khẳng định CIA đang cố thâm nhập vào các trường học Hồng Kông, theo Reuters.
Tuy nhiên, sinh viên này không chịu lùi bước. “Người dân không nên sợ chính phủ của mình. Chính phủ phải sợ người dân của mình”, CNN dẫn lời Wong.
Joshua Wong sinh ngày 13.10.1996 tại Hồng Kông. Chịu ảnh hưởng của bố mẹ, từ nhỏ cậu đã thích tham gia các hoạt động xã hội. Ngày 20.5.2011, Wong cùng một học sinh trung học khác là Lâm Lương Ngạn thành lập phong trào Học dân tư triều (Scholarism). Tháng 8.2014, Wong được nhận vào Đại học Mở Hồng Kông, theo học chuyên ngành khoa học xã hội (chính trị và hành chính cộng đồng). Tài khoản Facebook của Wong hiện có hơn 200.000 người theo dõi.Tờ Hoàn Cầu thời báo của Bắc Kinh cho rằng phong trào Scholarism của Wong được nước ngoài đặc biệt chú ý chỉ vì nó được thành lập bởi một nhóm các thanh niên thế hệ hậu 9X. Tờ này cũng cho biết Wong, thủ lĩnh của nhóm này, nhiệt tình, có tư duy tốt, nói năng lưu loát không thua gì một chính khách. Giáo viên Từ Kỳ Hoa, người từng công khai biện luận cùng Wong về vấn đề giáo dục quốc dân, từng thừa nhận Wong là một người có tâm, lúc bình luận sự việc rất có lý có tình, nhưng có lúc khi mọi người đang đề cập tới đề tài này thì cậu đột ngột bẻ ngoặt sang đề tài khác không liên quan. Theo Hoàn Cầu thời báo của Bắc Kinh thì các thành viên của phong trào Scholarism học vấn có hạn, cách tiếp cận chưa chín chắn. Tờ báo này cũng nói chung chung rằng năm ngoái có đài truyền hình Hồng Kông, mặc dù rất quan tâm tới Wong nhưng vẫn tỏ ra khá ngờ vực về việc liệu thanh niên Hồng Kông có thể có tiền đồ tươi đẹp hay không, khi tham gia các hoạt động diễu hành, biểu tình, thị uy. Hoàn Cầu thời báo và các báo đài nhà nước của Trung Quốc đều gọi Wong và các thủ lĩnh sinh viên như anh này là “phần tử quá khích.”
Lucy Nguyễn
Hoàng Uy

Chúng ta chỉ là công dân hạng hai trên thế giới này…

Mai tú Ân FB


Chúng ta đừng mơ đến có một nền kinh tế ngang tầm với chính chúng ta, đến một cuộc sống ngang tầm, gần ngang tầm với với các nước chung quanh, đến một nền hạnh phúc thịnh trị như người dân các nước đó..
Vì trong cuộc đua đến hạnh phúc của người dân, đến sự thịnh vượng của Quốc Gia thì chúng ta đã tự trói tay chân của mình, tự hại mình…nên không bao giờ bắt kịp, kể cả các quốc gia đứng sau chúng ta, không bao giờ người dân no ấm hạnh phúc bằng những quốc gia chung quanh…Không bao giờ!
Vì chúng ta không có những quyền căn bản của con người như họ để tự do phát triển xây dựng cuộc sống, xây dựng đất nước….Chúng ta đã mất đi cái quyền Tự Do khiến cho chúng ta không thể thực hiện trọn vẹn quyền Sống và quyền Mưu Cầu Hạnh Phúc, ba quyền cơ bản của con người mà Hiến Pháp Hoa Kỳ 1776 đã minh định để thế giới ngày nay noi theo. Và thật đau lòng khi đó cũng là ba quyền con người mà Tuyên Ngôn Độc Lập của chúng ta đã long trọng ghi rõ nhưng không bao giờ thực hành…
Chúng ta không được giải thoát khỏi những giáo điều lỗi thời, những áp đặt vô lý để toàn tâm toàn trí xây dựng hạnh phúc trên chính quê hương mình…như những người dân các nước tiên tiến…

Chúng ta không có sự đối lập, phản biện như các QG dân chủ đó mặc dù chúng ta biết sự phản biện, đối lập là cơ sở cho sự thăng tiến xã hội…Thậm chí những quyền xuống đường ôn hòa của người dân cũng không có…
Người dân không được bầu những người họ thích vào vị trí có ích cho họ, mà phải chấp nhận những người họ không biết, thậm chí căm ghét vào những vị trí sinh sát đến tất cả quyền của họ. Những người sẽ dẫn dắt họ không phải bằng tài năng, đức độ mà bằng bạo lực, bạo quyền hoặc đe doạ bạo lực, bạo quyền…
Thậm chí người lính quân đội, công an cũng không thể tự hào khi đc đem ra để chống lại, hay đe doạ chống lại người dân thay vì phụng sự người dân như ở các nước đó như quân đội chỉ để bảo vệ tổ quốc, công an chỉ để giữ trật tự xã hội…
Khi tiếng nói người dân không phải là tiếng nói của người dân, khi ý nguyện người dân không phải là ý nguyện người dân. Và thậm chí các cơ quan dân cử không phải do dân cử, chính quyền không phải do dân bầu nên không thể là chính quyền do dân, vì dân và của dân…
Người dân chúng ta không có được quyền dựng xây một đất nước thịnh trị, ngẩng cao đầu như lòng dân mong muốn…Người dân chúng ta không được toàn tâm toàn ý cống hiến tinh hoa sức lực của mình cho đất nước như người dân các nước văn minh trên thế giới..
Những người muốn phụng sự cho quốc gia không được phụng sự cho QG khi các cơ quan công quyền, cơ quan dân cử đã ngồi chật những người không phải do dân cử và cũng không phải ở đó để phụng sự QG…như ở các QG khác..
Chúng ta không học hỏi gì ở quá khứ đau thương của chính chúng ta. Chúng ta không thừa nhận chúng ta đã sai lầm khi đi trên con đường sai lầm. Nên chúng ta đã trở thành một kẻ ngu ngốc đi trên con đường ngu ngốc..
Và cuối cùng sự khác biệt là trong khi chúng ta chỉ nói những lời tốt đẹp, thì ở các quốc gia tiên tiến ấy chỉ làm những điều tốt đẹp …
Nên muôn đời chúng ta không thể đuổi kịp các nước xung quanh…Muôn đời không thể…
Và trên thế giới tươi đẹp này, chúng ta sẽ chỉ mãi mãi là công dân hạng hai để xây dựng một quốc gia hạng hai mãi mãi…
MTA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét