Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Từ Thành Đô tới Đông Đô

Người Buôn Gió - Lời của Ban tuyên huấn có giá trị gì?

Hà Nội đang diễn ra hai vụ án thu hút dư luận, cả hai vụ đều liên quan đến tính mạng con người. Đó là vụ phó trưởng ban tổ chức quận  quận Bắc Từ Liêm ( quận mới lập ) và vụ buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.
 Cơ quan cảnh sát điều  PC45 công an Hà Nội đang tiến hành khởi tố điều tra vụ án.

Người Buôn Gió
 12 tháng 8 năm 2014 ông Phan Đăng  Long phó trưởng ban tuyên giáo Thành Uỷ Hà Nội họp báo và thông  nội dung 2 vụ việc trên cùng với một số tình tiết vụ án. Ở vụ Từ Liên ông Long nói.

'' Đối với vợ của nghi can Nguyễn Quốc Văn, ông Long khẳng định đến thời điểm này chưa phát hiện thấy liên quan đến vụ án. Cho nên việc thông tin báo chí đưa tên, chức vụ của người này sẽ ảnh hưởng đến họ. Ông Long nói: “Ai làm thì người đó chịu”.

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/192073/nan-nhan-tung-gap-pho-ban-quan-uy-truoc-khi-bi-giet.html

ở vụ chùa Bồ Đề ông Long khẳng định.

'' Về trách nhiệm của sư trụ trì Thích Đàm Lan, ông Long thông báo, quá trình điều tra xác định vị này "không liên quan việc mua bán trẻ em" của hai nghi can trên.
 
“Sư Lan là người tốt tính, vì việc đức việc thiện nên đã cưu mang những mảnh đời bất hạnh. Qua sự việc này để lại cho các cơ quan quản lý nhà nước bài học lớn về quản lý trẻ bị bỏ rơi và lang thang cơ nhỡ, những người kém may mắn", ông Long nhấn mạnh.''

http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/cong-an-ha-noi-tru-tri-chua-bo-de-khong-lien-quan-mua-ban-tre-em-3030306.html
Việc điều tra, kết luận trong các vụ án phải thuộc về các cơ quan tư pháp. Người đại diện của VKS, CA hay TA sẽ chịu trách nhiệm pháp lý với những kết luận của mình khi thông báo với các cơ quan truyền thông. Đây là lĩnh vực chuyện ngành cũng như trách nhiệm trong việc họ quản lý.  Vụ việc đang điều tra, cơ quan điều tra có trách nhiệm công bố, tại sao ông Long với danh nghĩa là phó ban tuyên giáo thành uỷ lại đứng ra tuyên bố thay cho cơ quan điều tra.?

Những lời tuyên bố, khẳng định của ông Long có được tính chất pháp lý trước toà hay cơ quan tư pháp không.?  và ban tuyên huấn có vị trí, trách nhiệm như Cơ quan điều tra hay Viện Kiểm Sát  trong quá trình tố tụng hay không.?

Nếu toà chấp nhận ban tuyên huấn là một trong những cơ quan tư pháp có quyền tham gia tố tụng hình sự, khẳng định của họ có giá trị  tương đương như VKS, cơ quan điều tra, thì cần phải làm lại luật thủ tục tố tụng hình sự, đưa ban tuyên huấn thành uỷ tham gia với tư cách nào đó trong bộ luật này.

Còn nếu lời của ban tuyên huấn thành uỷ không có giá trị gì trước toà án, pháp luật. Thì xin hãy trả quyền công bố cho các cơ quan có chức năng chuyên môn, để họ phải chịu trách nhiệm về khẳng định của mình.

 Giả dụ bây giờ quá trình vụ chùa Bồ Đề diễn tiếp tiếp tục ra toà. Các bị cáo khai sư cô Đàm Lan là đồng phạm trước toà. Một nhân chứng bênh vực sư cô Đàm Lan nói rằng họ có ghi âm lời khẳng định của ông Phan Đăng Long, phó ban tuyên giáo thành uỷ Hà Nội nói là sư Đàm Lan không liên quan. Nhân chứng trình bày rằng thông tin đầu tiên nhân chứng tiếp nhận được là từ ông Phan Đăng Long. Ngoài ra nhân chứng không nhìn thấy tờ kết luận của cơ quan điều tra hoặc thông tin từ ai khác. Nhân chứng yêu cầu toà mời ông Long đến toà.

Vậy toà có gửi giấy triệu tập đến thành uỷ Hà Nội, đề nghị ban tuyên giáo thành uỷ Hà Nội đưa ông Phan Đăng Long đến toà để làm rõ vụ việc , đối chất hay không.? Nếu có thì gửi giấy triêu tập hay công văn.?

Hay toà sẽ bác bỏ việc đòi hỏi ông Long đến làm nhân chứng, vì toà nói đã có trong tay bản kết luận sư cô Đàm Lan vô tội bởi cơ quan điều tra.? Tất nhiên toà sẽ làm vậy, căn cứ vào kết luận của cơ quan điều tra chứ không đi mời ông Long đến làm gì ( mặc dù theo đề nghị  nhân chứng toà có thể triệu ông Long đến với tư cách là cán bộ cơ quan tuyên huấn thành uỷ )

Nếu toà không mời ông Long đến, thì rõ là cơ quan tuyên huấn thành uỷ không có giá trị gì trong quá trình tố tụng hình sự.

Không có giá trị gì trong vụ án, thế nhưng ông Long lại tước quyền của cơ quan điều tra khẳng định chiều hướng vụ án. Đã thế lại thêm thắt những kết luận của mình như một vị quan toà.

'' Sư Lan là người tốt tính, vì việc đức việc thiện nên đã cưu mang những mảnh đời bất hạnh. Qua sự việc này để lại cho các cơ quan quản lý nhà nước bài học lớn về quản lý trẻ bị bỏ rơi và lang thang cơ nhỡ, những người kém may mắn", ông Long nhấn mạnh.''

Ở vụ án giết người tại Bắc Từ Liêm , ông Long nói.

'' Đối với vợ của nghi can Nguyễn Quốc Văn, ông Long khẳng định đến thời điểm này chưa phát hiện thấy liên quan đến vụ án. Cho nên việc thông tin báo chí đưa tên, chức vụ của người này sẽ ảnh hưởng đến họ. Ông Long nói: “Ai làm thì người đó chịu”.

Không những đưa ra kết luận của mình bổ sung với kết luận điều tra, ông Long còn dẫn dắt các cơ quan quản lý nhà nước và chỉ đạo báo chí trong hai vụ án này nên phải làm gì.

 Thử đặt một vụ án cấp lớn hơn xảy ra, cứ theo tiến trình này, có lẽ ông Phạm Văn Linh, Bùi Thế Đức phó trưởng ban tuyên giáo trung ương sẽ họp báo trả lời kết quả điều tra hay tiến trình điều tra vụ án.?

 Nếu vậy thì hoan nghênh, chúng ta đã sáng tạo ra một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và giờ sẽ sáng tạo thêm một nhà nước pháp quyền định hướng CNXH nữa. Đó là điều chắc chắn sẽ xảy ra nếu như các vị tuyên huấn của Đảng CS cứ nhảy vào việc tố tụng như thế này.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)

Từ Thành Đô tới Đông Đô

Mấy ngày nay, dư luận Việt Nam đang sôi động về cái gọi là Hội nghị Thành Đô đã bí mật diễn ra giữa lãnh đạo hai Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc vào tháng Chín 1990. Thực ra thì từ vài năm trước đã có nhiều tin đồn về Hội nghị này, trong đó phải kể đến Hồi ký của ông cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ năm 2003, nhưng các thông tin có được còn quá mơ hồ, người ta có cảm giác là Hội nghị này chủ yếu chỉ xoay quanh vấn đề Campuchia, và vì vậy sự chú ý cũng như hồ nghi đã dừng ở mức giới hạn.
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2013/05/Thanh-do-1990.jpg

Trái lại, những kiến nghị công khai mới đây của thiếu tướng Lê Văn Mật và cựu đại tá Nguyễn Đăng Quang với trích dẫn “Kỷ yếu Hội nghị Thành Đô” từ tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đã làm chấn động Việt Nam. Nếu thật sự là tại Hội nghị này, các nhà lãnh đạo cộng sản Hà Nội cao nhất đã ký vào những dòng chữ: “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản… Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh” thì những tên tuổi như Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng sẽ là nỗi kinh hoàng của người Việt, và kết luận của cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch rằng “Hội nghị Thành Đô đã mở đầu một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm” là hoàn toàn có lý.

Cho đến hôm nay, các thông tin trên vẫn chỉ là điều đồn đoán. Người ta hoàn toàn có quyền nghi ngờ những bài viết trên tờ Hoàn cầu Thời báo; và cũng như hàng loạt Hồi ký của các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam khác; những tâm sự, ghi chép của ông Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ chưa chắc đã mang tải toàn sự thật. Mặc dù vậy, với nội dung vô cùng nghiêm trọng của nó, với những sự kiện đã xảy ra trong quan hệ Việt-Trung gần đây, những thông tin về Hội nghị Thành Đô xứng đáng là một quả bom trong dư luận. Rất có thể, Hội nghị này đã là một cái mốc quyết định vận mệnh dân tộc Việt Nam. Vì vậy, người Việt có quyền, và có trách nhiệm đòi chính quyền phải nhanh chóng bạch hóa tiến trình cũng như nội dung Hội nghị đó. Nhưng chính điều này lại chứa đựng hàng loạt vấn đề nan giải.

Thứ nhất, một chính quyền không nhất thiết phải bạch hóa toàn bộ những thỏa thuận chính trị của mình với nước khác. Chỉ cần viện cớ “an ninh quốc gia”, Hà Nội hoàn toàn có quyền thoái thác việc công bố nội dung Hội nghị. Thêm vào đó, trong một xã hội toàn trị như ở Việt Nam, dư luận quần chúng không bao giờ có đủ sức ép để bắt chính quyền phải làm một việc mà nó không muốn. Nếu Hội nghị Thành Đô đã diễn ra đúng, hoặc chỉ cần gần đúng với những thông tin hiện nay, thì hành vi quỳ gối trước Bắc Kinh của các nhà lãnh đạo Hà Nội hồi đó sẽ tước bỏ hoàn toàn tính hợp thức tự phong của chính quyền cộng sản hiện nay. Tuy Hội nghị Thành Đô là sản phẩm của những nguời tiền nhiệm, nhưng với nó, các nhà lãnh đạo hôm nay sẽ hoàn toàn phá sản trong lý luận dùng “thành tích” quá khứ để biện minh cho vai trò cầm quyền duy nhất và tuyệt đối của mình. Bạch hóa Hội nghị Thành Đô như thế đương nhiên là tự sát, và chính quyền Hà Nội chắc chắn sẽ không tự nguyện làm như vậy.

Thông thường, trong một chính thể lành mạnh, khi có những nghi vấn về hành vi khuất tất của chính phủ hoặc thành viên chính phủ, thì đại biểu quốc hội với tư cách thay mặt cho cử chi sẽ có quyền chất vấn chính phủ, và khi cần thiết quốc hội sẽ có trách nhiệm lập ra các uỷ ban điều tra làm sáng tỏ vụ việc. Với cơ chế chính trị và với gương mặt quốc hội Việt Nam hiện nay, điều này hầu như không có khả năng xảy ra.

Thực tế là hiện nay, trước xôn xao của dư luận và đòi hỏi của nhiều người, trong đó có cả cán bộ và đảng viên cao cấp, chính quyền Việt Nam vẫn hoàn toàn im ắng. Có vẻ như Hà Nội muốn dùng sự im lặng của mình để chứng tỏ rằng các tin tức đã được đăng tải về Hội nghị Thành Đô chỉ là những bịa đặt nhảm nhí không đáng quan tâm, và dư luận cũng như sự bất bình của dân chúng rồi sẽ tự tiêu tan như từ trước tới nay.

Nhưng cũng có thể, do tính chất cực kỳ nghiêm trọng của sự việc lần này, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không được tiếp tục ngồi yên và phải lên tiếng về cuộc gặp gỡ bí mật tại Thành Đô. Họ có thể sẽ thẳng thừng tuyên bố gạt phắt những thông tin đồn đại. Họ cũng có thể đưa ra một cái gì đó giống như là “bạch hoá” những thỏa thuận ở Thành Đô. Đáng tiếc là trong cả hai trường hợp, xác suất nhìn được sự thật của người Việt chắc chắn sẽ rất gần với số không.

Trong lịch sử hoạt động chính trị và điều hành đất nước của mình, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ chứng tỏ là họ có khả năng ngay thẳng và minh bạch. Ở vị trí lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, họ không bao giờ bị bắt buộc phải công nhận và chịu trách nhiệm về những sai phạm nghiêm trọng của mình. Rất có thể là vào những ngày tháng tới, vì một lý do nào đó, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ đưa ra những thông tin chính thức về Hội nghị Thành Đô. Dĩ nhiên là những thông tin này sẽ hoàn toàn không có khả năng được kiểm chứng, nhưng một bộ phận cán bộ, đảng viên sẽ tạm yên lòng, còn những người khác sẽ tiếp tục mỏi mòn trong nghi ngờ, bất bình và bất lực.

Điều dễ thấy là ở các nước theo hệ thống đa đảng, khi thẩm tra hoạt động của chính quyền, tại các cuộc điều trần trước quốc hội hoặc trong hoạt động của các uỷ ban điều tra do quốc hội chỉ định, vai trò của phe đối lập là một điều bắt buộc phải có. Khi điều tra, chính đại diện của các đảng đối lập mới là những người chất vấn, truy tìm các sai phạm, khiếm khuyết của chính quyền. Trong chính trường, không có đối lập sẽ không có khả năng tìm ra sự thật!

Khi chính quyền vẫn không công nhận đối lập, vẫn đàn áp đối lập thì những hy vọng thực sự “bạch hoá” một sự kiện chính trị rất quan trọng và có thể rất nguy hiểm như Hội nghị Thành Đô là điều không tưởng. Đại đa số người Việt sẽ tiếp tục phải làm những con tin trong một mê hồn trận của các tin tức mờ ảo, thất thiệt và gian trá. Chính quyền vẫn hoàn toàn có khả năng “bí mật” tiến hành những hoạt động của mình. Và nếu tình hình không thay đổi, có lẽ sẽ đến lúc chúng ta phải đón nhận một kết quả không mấy tốt lành của một Hội nghị kín mới, diễn ra không phải ở Thành Đô, mà ngay ở giữa Đông Đô Hà Nội. Tháng 8 12, 2014
Phạm Việt Vinh
© 2014 Phạm Việt Vinh & pro&contra

Những sức ép trước đại hội đảng

000_Hkg10088180.jpg
Đại diện cao cấp của EU, bà Catherine Ashton (thứ hai từ trái) họp với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) tại Hà Nội ngày 12 tháng 8 năm 2014 
Việt Hà và Kính Hòa phỏng vấn GS Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy môn quan hệ quốc tế trường đại học George Mason, Hoa Kỳ.

Việt Hà: Thưa giáo sư câu hỏi đầu tiên muốn hỏi giáo sư là trước đại hội lần này thì những thuận lợi và thách thức của đảng cộng sản Việt Nam là gì?

GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Mình chỉ nên nói đến thách thức thôi. Thách thức của đảng cộng sản là lần đầu tiên đảng cộng sản đứng trước thách thức là sự chính thống của đảng cộng sản bị đe dọa vì người trong nước cho rằng phản ứng của họ với Trung Quốc là chưa đủ. Và cái quan niệm đó tôi nghĩ không phải chỉ ở trong dân chúng, trong những người trí thức, trong những phần tử gọi là bất đồng chính kiến và còn khá nhiều những người trong đảng nữa, bởi tôi nghĩ cơ quan lý luận của đảng cũng có thái độ tôi nghĩ là tương đối cứng rắn hơn với Trung Quốc.

Kính Hòa: Như giáo sư vừa đề cập thì giáo sư có đánh giá cao lá thư của 61 vị đảng viên kêu gọi đảng cải tổ vừa rồi không?

GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Theo tôi nghĩ là cứ kiến nghị nào thì cũng tốt thôi nhưng người ta có nghe hay không lại là chuyện khác. Tuy nhiên tôi thấy các quý vị đó cũng thúc đẩy, kêu gọi… theo tôi biết là họ còn muốn có nhiều chữ ký hơn nhưng mà chỉ có được 61 chữ ký thôi. Họ có những chữ ký của đảng viên ngay trong đảng nữa cơ nhưng mà người ta chưa ký có lẽ bởi vì hiện nay cái việc quyết định nhân sự chưa xong nên chẳng ai muốn lộ văn bản mình đánh cả.

Việt Hà: Như giáo sư nói thì ngay trong đảng cũng có người ủng hộ cái kiến nghị 61 đó như vậy thì vấn đề chia rẽ trong nội bộ đảng cộng sản trước đại hội đảng này thế nào?

GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Chia rẽ thì thực sự không phải chia rẽ về ý thức hệ. Tôi nghĩ chia rẽ mâu thuẫn… người ta có sự khác biệt về chính sách, một phần nhỏ thôi. Tôi nghĩ không ai hoàn toàn chịu chấp nhận áp lực hay sự lấn lướt của Tàu nhưng có sự tranh giành quyền lực. Sự tranh giành này thể hiện qua cách người ta nói về vấn đề Trung Quốc.

Kính Hòa: Thông thường trước một đại hội lớn như vậy người ta đã chuẩn bị nhân sự rồi. Giáo sư có thấy là vấn đề nhân sự có cái gì thể hiện ra chưa.

GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Thực ra thì còn sớm vì chuẩn bị nhân sự nhiều khi quyết định vào phút cuối. Bây giờ người ta chuẩn bị những người đi họp đảng. Hiện nay chúng ta thấy có một số vấn đề, như là báo cáo chính trị, thường là người ta đưa ra trước cả năm để thảo luận thì lần này còn hai năm nữa. Vấn đề thảo luận nhân sự thì tương đối có sự rục rịch. Gần đây có việc cơ cấu cho những người trẻ giữ những chức vụ mà họ có thể có triển vọng vào trung ương đảng, hoặc dự khuyết hoặc chính thức. Lần này chúng ta có sự cơ cấu cái mà ta gọi là hạt giống đỏ. Chúng ta thấy con của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng được cơ cấu, con rể của ông Nghị cũng được cơ cấu, con ông Đặng Xuân Kỳ, cháu ông Đặng Xuân Khu cũng được cơ cấu… Những người này có thể là những thành phần lãnh đạo trẻ của đảng cộng sản. Nếu nhìn vào những cái đó thì mình thấy một điều là dĩ nhiên là họ phải trẻ hơn rồi, thứ hai là đa số học ở Tây phương. Thứ ba nữa là tuy họ không có kinh nghiệm đấu đá chính trị như các ông cha của họ nhưng sự tương đối về kiến thức chuyên môn của họ có nhiều hơn.

Việt Hà: Thường thì vào lúc này mọi người cũng đã bắt đầu nói về một số gương mặt sáng giá cho các chức vụ quan trọng. Giáo sư đã thấy gương mặt nào sáng giá chưa mà mọi người đang nói đến?

Gs. Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi thấy thì cả ở Việt Nam lẫn ngoại quốc tôi thấy phần lớn là suy đoán nhiều hơn là sự thật. Bây giờ mình nhìn vào những thành phần lãnh đạo mới, có thể gọi là mới thì những ông lãnh đạo hiện tại các ông đều ở tuổi từ 67 đến 70 hay ngoài 70 và đã hai nhiệm kỳ rồi. Trên nguyên tắc là các ông phải đi hết. Nhưng có thể có quyết định ở lại. Một ông ở lại thì ngần ấy ông đều ở lại hết. Chúng ta thấy một người khác mà người ta cứ nói mãi là ông PHạm Quang Nghị có triển vọng thay thế. Tôi nghe không những ở ngoại quốc mà ở cả Việt Nam cũng nhiều. Nhưng trong trường hợp ông Nghị thì ông Nghị cũng đã 67 tuổi rồi, đến lúc đó là ông 67 tuổi rồi. trên nguyên tắc, thể thức của đảng là không đúng để ở lại. Nhưng mà chuyện các ông quyết định ở lại thì đã từng xảy ra chứ không phải là chưa từng xảy ra. Nhưng một ông ở lại thì các ông khác cũng ở lại.

Việt Hà: Vậy thì theo giáo sư, với những sức ép trong nước và những thay đổi ở bên ngoài, vấn đề về Trung Quốc thì chúng ta có thể có hy vọng có đột phá nào trong đại hội đảng lần này như đại hội 6 không?

GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi nghĩ cái đó nó không mạnh. Năm 1986 thì Việt Nam đã đến đáy rồi. Người ta thường nói khi đảng cộng sản bị dồn vào chân tường thì đảng cộng sản mới hành động. Năm đó thì Việt Nam đã bị rớt đến đáy đến nỗi ông Trường Chinh nói rằng cải tổ hoặc là chết. Hiện nay thì mình chưa thấy nguy cơ đến như vậy. Tình hình kinh tế không được tốt lắm. Tiền ngoại quốc cứ đổ vào cứ 10 tỷ thì họ vẫn sống ngất ngư được. Thành ra nó không nguy hiểm như thế. Nhưng mà có một cái thách thức lớn là Trung Quốc. Trung quốc một đằng bên ngoài lớn mạnh như vậy nhưng bên trong nhân dân và nội bộ đảng viên không thích. Thành ra tôi nghĩ khó mà có thể lờ cái vấn đề Trung Quốc trong cái đại hội. Nếu mà Trung Quốc không có nhân nhượng thỏa đáng thì vấn đề sẽ được đặt ra. Cái đó tôi nghĩ là vấn đề chính. Còn những thay đổi mà thực sự có những đột phá lớn thì cái đó là có tính cách mạng.

Vấn đề nhân sự

Kính Hòa: Giáo sư có nói đến quan hệ với Trung Quốc. Trong quan hệ Việt Nam Trung Quốc thì bao giờ nó cũng được đặt bên cạnh quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Gần đây thì có chuyến thăm của ông Phạm Quang Nghị sang Hoa Kỳ thay vì ông Phạm Bình Minh, thì giáo sư thấy vấn đề đó thế nào?

GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Trước hết về ông Minh thì người ta chỉ có thể phỏng đoán thôi. Trước hết ông Minh sang về ngoại giao thì ông phải có một cái gói nào đó. Nếu không có gói điều đình nào đó thì sự thăm đó chỉ có tính cách lễ nghi và kiểu mà ông biểu diễn cho người ta thấy thì người Mỹ không thích chuyện đó. Chuyện ông Nghị sang thì không có tư cách chính thức chính phủ thì có thể ông mang gói quà hay gói hàng nào mà ông điều đình thì mình không biết được. Ông Nghị là người của Bộ chính trị nữa, có khả năng lớn nói chuyện. Ông nói cái gì mình không biết nhưng có điều chắc chắn là hai bên đã đạt được một thỏa thuận tiên khởi nào đó thì ông McCain mới sang Việt Nam bởi ông mới ở Việt Nam về ông lại sang ngay. Cái đó là chỉ dấu là có thể có những bước tiến. Vì ông McCain trong bài diễn văn ở Việt Nam ông có nói ông kỳ vọng về bước nhảy vọt chiến lược trong bang giao giữa Việt Nam và Mỹ.

Việt Hà: Giáo sư có nói về chuyến thăm của ông McCain đến Việt Nam, trong chuyến thăm vừa rồi ông McCain có nói đến việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, theo giáo sư khả năng quan hệ Việt Nam Mỹ được nâng lên quan hệ chiến lược thế nào?

GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Hiện nay triển vọng thì có nhưng có nhiều bước tiến trước khi đó lắm. Nói thí dụ bước đầu từ cấm vận bán vũ khí sát thương thì ngay ông McCain cũng nói là phải từ từ, từng bước một. Thành ra cái đó là từ từ. Những cái đó phải từ từ mới tiến đến quan hệ chiến lược. Và những cái đó để chuẩn bị và ông cũng nhắc đến thời điểm rất quan trọng là kỷ niệm 20 năm. Việt Nam cũng muốn mời ông Obama sang. Nếu thời điểm đó xảy ra và một chuyến thăm như vậy thì có thể có kết quả tốt và quan trọng trong mối quan hệ bang giao Việt Nam, có thể đẩy lên tầm quan hệ chiến lược. Nhưng cái đó đòi hỏi một sự chuẩn bị rất lâu, điều đình thương lượng giữa hai bên rất kỹ, và dĩ nhiên phải có sự tương nhượng. Về phía Mỹ thì ta thấy ông McCain thì lần này ông không đi một mình mà ông đi với một đồng nghiệp nữa trong đảng dân chủ, có nghĩa là ông muốn nói là có sự đồng ý của hai đảng ở thượng viện. Nếu mà chúng ta nhìn về chính sách ngoại giao của Mỹ thì ở Syria hay Ukraine cũng chẳng có lưỡng đảng. Riêng trường  hợp Việt Nam ở cái vụ giàn khoan này thì chúng ta thấy cái nghị quyết của thượng viện. Rồi cái vụ đi này của ông McCain thì ít nhất về phía các dân biểu nghị sĩ họ muốn cho thấy là ở Á châu có sự đồng thuận lưỡng đảng để đối phó với Trung Quốc.

Họ nói là họ không vây chặn Trung Quốc nhưng họ không đồng ý với những hành động của Trung Quốc thì cái đó là điểm chính, là cái thông điệp của ông McCain. Tức là ông nói ông sẵn sàng hai điểm mà Việt Nam muốn, thứ nhất là sẵn sàng về TPP, để Việt Nam được công nhận có cơ chế thị trường, thứ hai là đẩy tầm chiến lược lên cao và bán vũ khí. Cái này là những điều này là những điều mà Việt Nam muốn mà Mỹ cũng muốn nhưng nó còn tùy thuộc, mà ông McCain nói rõ và ông đại sứ mới cũng nói rõ là nó tùy thuộc vào tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Ông nói là đã có tiến triển thì mới đi đến đoạn này và ông nói muốn có tiến triển hơn nữa. Trong cái bài của ông McCain ông cũng nhắc luôn thông điệp đầu năm của Thủ tướng Dũng mà trong đó ông Dũng nói không chỉ vấn đề nhân quyền mà còn dân chủ là xu thế của thời đại. Đó là nguyện vọng của Mỹ, cái phối cảnh để Việt Nam đàm phán với họ, để tăng cường quan hệ đến mức chiến lược.

Kính Hòa: Giáo sư nghĩ thế nào về vai trò của ASEAN, vừa kết thúc hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và ngày hôm nay ông Chuck Hagel nói ở bên Úc về khả năng hợp tác quốc phòng giữa Úc, Mỹ Nhật bản và ASEAN thì trong đó giáo sư thấy Việt Nam có thể có vai trò gì không?

GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Nếu mà hợp tác ASEAN  thì Việt Nam là một phần của ASEAN thì hợp tác được. Việt Nam rất biết là nó rất nhạy cảm trong quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam với Mỹ và Việt Nam nói rõ là không có liên minh quân sự với ai, không có ai đặt căn cứ quân sự trong nước mình, nhưng đi một cách gián tiếp qua ASEAN thì tương đối nhẹ nhàng hơn. Vì đó là tổ chức ASEAN và chính Trung Quốc, Mỹ đều muốn có vai trò trung tâm của ASEAN ở Á châu thì cái đó làm được như vậy thì tương đối dễ dàng cho Việt Nam hơn.

Việt Hà:
Xin cảm ơn giáo sư.
Việt Hà & Kính Hòa, 
(RFA)

Lê Phú Khải - Từ nền “văn hoá quỳ lạy” đến văn hoá “thảo dân”

Tác giả Lê Phú Khải
Trong bài “Giã từ nền văn hoá quỳ lạy” tôi đã nói đến do ảnh hưởng của Khổng Mạnh, trí thức Việt Nam chỉ cốt đi học để làm quan. Để được quỳ lạy trước ngai vàng. Lý thuyết của họ là cúi đầu trước một người (Vua) để được cưỡi lên cổ trăm  người. Khi được làm quan rồi, họ tiếp tay vua để đàn áp nhân dân. Vì thế, một tâm lý khiếp sợ quyền lực đã hình thành trong xã hội. Người dân tự nhận mình là “thảo dân”. Thảo là cỏ. Thân phận người dân được chính họ tự nhận là cây cỏ, là “thảo dân”.

Từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ toàn trị, tâm lý thảo dân càng có “cơ sở” để phát triển do người dân bị không chế toàn diện cả về kinh tế lẫn chính trị. Nỗi sợ hãi bao trùm xã hội. Người dân sợ bị mất sổ gạo (sổ mua lương thực), sợ con bị đuổi học, sợ bị đi tù.

Từ nỗi sợ đó dẫn đến tâm lý vâng lời, nghe theo cấp trên để được yên thân. Và, điều tai hại lớn là sự vâng lời ấy dẫn đến sự bao cấp về tư tưởng. Tất cả đều đã có Trung ương, có Đảng lo. Nhân dân không phải suy nghĩ gì nữa. Đảng là đúng, cấp trên là đúng, như một chân lý.

Vì thế mới có câu cnuyện khôi hài dưới đây:

Khi có chuyện “giá lương tiền” rồi vụ đổi tiền vào sáng ngày 14/9/1985, cả xã hội náo loạn, dẫn đến khủng hoảng sâu… Gặp tôi, bác Nguyễn Khắc Viện nói: “Thật là may”. Nghe thế, tôi hỏi: “Vì sao lại thật là may?”. Bác Viện nói: “Như vậy là dân đã thấy Đảng cũng sai. Vậy từ nay mọi người phải suy nghĩ bằng cái đầu của mình. Thấy cái gì sai phải nói, phải lên tiếng phản đối, không thể uỷ thác số phận của mình cho một nhóm người suy nghĩ và quyết định”.

Văn hoá thảo dân và sự bao cấp về tư tưởng không phải chỉ có ở dân, ngay cả nhà cầm quyền Việt Nam cũng bị bao cấp tư tưởng. Cái gì China làm, Việt Nam mới dám làm. China chưa làm thì Việt Nam chưa dám làm. Tôi nghe nói, khi sắp làm một việc gì lớn, có nhà lãnh đạo Việt Nam đã hỏi: Trung Quốc đã làm chưa? Việt Nam luôn đi sau Trung Quốc hàng thập kỷ vì tư duy bao cấp này.

Thoát Trung một cách mạnh mẽ nhất là thoát tư duy bao cấp.

Chưa thoát được tư duy bao cấp nên ở nước ta có tình trạng tư duy ngược. Tôi có một anh bạn là học sinh miền Nam đi tập kết, học chung trường thời sinh viên với tôi ở đại học ba năm liền. Ra trường anh làm một chức sắc nho nhỏ. Khi đất nước thống nhất, anh về Sài Gòn công tác. Một hôm, anh về quê thăm nhà ở huyện Cái Nước, Cà Mau. Anh than với má anh: “Nhà mình xa quá!”. Bà má anh đã nổi đoá rủa: “Mồ tổ mày, chỉ có mày đi xa chớ nhà mình đâu có xa!”.

Rõ ràng anh bạn tôi đã tư duy ngược!

Mà chẳng phải một vài người, đến ngay cả cơ quan ngôn luận lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam là báo Nhân Dân cũng tư duy ngược. Báo Nhân Dân có cả một chương mục: Đưa nghị quyết Đảng vào cuộc sống (!). Vậy nghị quyết Đảng từ trên trời rơi xuống à?

Đáng lý phải có mục “Đưa cuộc sống vào nghị quyết Đảng”, rồi sau đó mới có mục “Đưa nghị quyết Đảng vào cuộc sống”. Vì tư duy ngược như thế, nên chẳng cuộc sống nào thi hành nghị quyết cả! Chỉ khi Đảng thấy sai, sửa, thì nghị quyết mới vào cuộc sống như Khoán 100 của Ban Bí thư, Khoán 10 của Bộ Chính trị vào năm 1988.

Chính Lênin - ông tổ của chủ nghĩa cộng sản, trong tác phẩm “Nhận thức luận” đã từng dạy: “Quy luật của nhận thức là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Có nghĩa là: Lý luận nảy sinh từ thực tiễn, đúc kết thực tiễn thành lý luận. Và đến lượt mình, lý luận sẽ soi đường cho thực tiễn.

Đến bao giờ dân tộc ta và cả Đảng Cộng sản Việt Nam mới thoát khỏi cảnh bao cấp tư tưởng và tư duy ngược? Nếu không phải là từ lúc này, lúc người anh em Bốn tốt đã lật kèo bằng cách đưa Giàn khoan khủng Hải Dương 981 vào xâm lược nước ta?
Lê Phú Khải
(vanviet.info)

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị Đối ngoại đa phương

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong Hội nghị Đối ngoại đa phương thế kỷ 21. Ảnh VOV
(Dân trí) - Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị về “Đối ngoại đa phương thế kỷ 21 và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam" được khai mạc tại Hà Nội sáng nay (12/8).

Thưa các đồng chí và quý vị đại biểu

Thưa các bạn và các vị khách quý

Hôm nay, tôi rất vui mừng tham dự Hội nghị về “Đối ngoại đa phương thế kỷ 21 và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam”. Đây là một chủ đề

rất quan trọng, có ý nghĩa thiết thực. Đối ngoại đa phương ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trong đời sống chính trị - kinh tế - đối ngoại của thế giới và cũng là một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, tôi nhiệt liệt chào mừng Quý vị đại biểu trong nước và quốc tế. Tôi hoan nghênh và đánh giá cao sự tham dự của các diễn giả quốc tế. Sự chia sẻ của Quý vị và các bạn về kinh nghiệm đối ngoại đa phương sẽ rất có ích cho việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới để Việt Nam chúng tôi có thể đóng góp tích cực và hiệu quả hơn cho cộng đồng quốc tế.

Thưa Quý vị và các bạn

Đối ngoại Việt Nam, trong đó có đối ngoại đa phương, đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong lịch sử

hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, đối ngoại đã mang lại những thành công vang dội trên mặt trận đa phương, với những dấu ấn lịch sử của các Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954, Hội nghị Pa-ri 1973, góp phần kiến tạo hòa bình, giành và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất đất nước.

Tiếp tục phát huy mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới, đối ngoại đa phương đã góp phần quan trọng đưa Việt Nam ra khỏi thế bị bao vây cấm vận, từng bước mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế, thúc đẩy các mục tiêu phát triển, bảo vệ và duy trì môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Việt Nam ngày nay là thành viên tích cực, có trách nhiệm của nhiều tổ chức, diễn đàn quan trọng ở khu vực và thế giới như Liên hợp quốc, WTO, ASEAN, APEC, ASEM,… Chúng ta thật sự tự hào trước những bước trưởng thành của đất nước trong các hoạt động đối ngoại đa phương. Nổi bật là việc nước ta đã đảm nhận thành công cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc khóa 2008-2009 và vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010. Chúng ta cũng đã tổ chức thành công nhiều sự kiện đa phương lớn mang tầm vóc quốc tế, giành được sự tín nhiệm, ủng hộ của bạn bè trên thế giới, vị thế đất nước không ngừng được nâng cao.

Trong quá trình tham gia và hội nhập vào đời sống quốc tế, Việt Nam luôn nhận thức rõ vai trò quan trọng của các thể chế, các diễn đàn đa phương đối với các vấn đề an ninh và phát triển của khu vực và thế giới.

Bước sang thế kỷ 21, nhất là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, chúng ta đang chứng kiến những chuyển dịch mạnh mẽ trong nền tảng kinh tế thế giới cũng như trong tương quan lực lượng quốc tế. Và quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng đã thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đa phương và liên kết ở các cấp độ - cả khu vực, liên khu vực và quốc tế.

Trong môi trường an ninh và phát triển đang chuyển biến rất nhanh và sâu sắc, tất cả các nước lớn nhỏ đều đứng trước nhu cầu tăng cường hợp tác, liên kết để cùng giải quyết các vấn đề chung cấp bách. Các thách thức toàn cầu ngày càng nhiều và phức tạp, nằm ngoài khả năng giải quyết của từng quốc gia và từng khu vực. Đó là việc bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế, ngăn ngừa và giải quyết xung đột, đến các vấn đề liên quan tới liên kết kinh tế, tài chính, tự do hóa thương mại, đầu tư… cũng như việc hợp sức ứng phó với khủng hoảng và các thách thức an ninh phi truyền thống.

Thế giới đang hướng đến cục diện “đa cực” cùng với xu thế dân chủ hóa phát triển mạnh mẽ trong quan hệ quốc tế. Tất cả các quốc gia đều rất coi trọng các thể chế, các phương thức giải quyết đa phương, nhằm phục hồi kinh tế, mở rộng không gian phát triển, tạo thêm thế và lực trong cục diện mới. Trong đó châu Á - Thái Bình Dương đang đi đầu về xu hướng liên kết đa tầng nấc và đã trở thành một trung tâm kinh tế, chính trị năng động.

Ngày nay, từ cấp độ tiểu vùng, khu vực đến liên khu vực, toàn cầu và trong mọi lĩnh vực, chúng ta đều cảm nhận được về tầm quan trọng và sự tác động của các thể chế hợp tác đa phương.

Thưa các Đồng chí và quý vị đại biểu,

Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đánh dấu bước chuyển quan trọng về tư duy đối ngoại. Chúng ta chủ trương “triển khai đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả các hoạt động đối ngoại” trên tất cả các kênh song phương và đa phương, dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa ngoại giao Nhà nước - đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân. Đại hội XI của Đảng cũng đề ra chủ trương “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” và đã được cụ thể hóa bằng Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ, theo đó hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trên cơ sở các chủ trương lớn của Đảng - Nhà nước và xu thế chung của thế giới, chúng ta cần xác định đối ngoại đa phương là bộ phận rất quan trọng trong tổng thể chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đối ngoại đa phương là phương tiện hữu hiệu để chúng ta triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế. Các thể chế, các diễn đàn đa phương là nơi Việt Nam bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích an ninh và phát triển; nâng cao vị thế của đất nước và hài hòa với các lợi ích chung; cùng chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu và xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng, cùng có lợi trên cơ sở đề cao vai trò của luật pháp quốc tế. Đồng thời, đây cũng là nơi chúng ta thể hiện tinh thần Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Trong công cuộc bảo vệ chủ quyền của đất nước, đặc biệt trong tình hình Biển Đông hiện nay, chúng ta cần coi trọng vai trò, tiếng nói của các thể chế, các diễn đàn đa phương, đặc biệt là Liên hợp quốc, ASEAN, Phong trào Không liên kết. Chính sự đoàn kết, ủng hộ mạnh mẽ của các bạn bè quốc tế tại các diễn đàn đa phương đối với lập trường chính nghĩa của Việt Nam đã góp phần quan trọng đề cao chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, các nguyên tắc ứng xử của khu vực, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Thưa các Đồng chí và quý vị đại biểu

Đây là lần đầu tiên chúng ta tổ chức hội nghị toàn quốc để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đối ngoại đa phương. Đây cũng là lần đầu tiên chúng ta bàn về chủ đề này với sự tham gia, đóng góp của nhiều diễn giả là chính khách hàng đầu của thế giới và Việt Nam – những người dày dạn kinh nghiệm về đối ngoại và đặc biệt là đối ngoại đa phương.

Tôi đề nghị Hội nghị cùng các diễn giả, đại diện các tổ chức quốc tế thảo luận để giúp tìm ra các biện pháp hữu hiệu đẩy mạnh đối ngoại đa phương, phục vụ hiệu quả cho bảo đảm môi trường hòa bình và phát triển của Việt Nam trong thời kỳ chiến lược mới.

Thứ nhất, cần đề xuất những định hướng cả trước mắt và dài hạn cho đối ngoại đa phương của Việt Nam trong thời kỳ mới. Hội nghị cần làm rõ những yêu cầu, nhiệm vụ mới của đối ngoại đa phương, những thuận lợi và thách thức trong triển khai thực hiện. Sau gần 30 năm đổi mới, chúng ta có thuận lợi lớn là thế và lực của đất nước đã tăng lên rất nhiều. Việt Nam ngày nay là thành viên tích cực của ASEAN và hầu hết các tổ chức khu vực, quốc tế quan trọng, có quan hệ ngoại giao với 184 quốc gia và tạo dựng khuôn khổ quan hệ ổn định, sâu sắc với các đối tác hàng đầu. Mặt khác, chúng ta cũng đứng trước những thách thức to lớn từ sự thay đổi sâu sắc của cục diện đa phương và môi trường chiến lược ở khu vực và thế giới.

Thứ hai, cần phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, cách thức phối hợp liên ngành trong hoạt động đối ngoại nói chung và trong triển khai đối ngoại đa phương. Đây là thời điểm chúng ta cần và hoàn toàn có đủ điều kiện để chuyển mạnh từ tư duy “tham gia tích cực” sang “chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi chung”. Tôi mong rằng Hội nghị sẽ thảo luận kỹ về phương thức xử lý hài hòa các mối quan hệ quan trọng, như mối quan hệ giữa lợi ích, quan tâm của Việt Nam với lợi ích, quan tâm chung của khu vực và thế giới; giữa lợi ích song phương với lợi ích đa phương; giữa lợi ích tổng thể với lợi ích của mỗi ngành…Chúng ta cần coi trọng việc đóng góp thiết thực vào xây dựng Tầm nhìn ASEAN sau 2015 và Chương trình nghị sự phát triển sau 2015 của Liên hợp quốc.

Thứ ba, cần làm rõ những biện pháp để tăng cường thống nhất nhận thức và đồng thuận giữa các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng của đối ngoại đa phương trong hội nhập quốc tế toàn diện phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Thứ tư, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế cần bàn sâu các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng, kiện toàn các cơ chế phối hợp liên ngành và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngoại giao đa phương, phù hợp với chuyển biến của tình hình và đáp ứng nhu cầu mới của đất nước. Đồng thời, cần có biện pháp khuyến khích, tăng cường sự tham gia, đóng góp nhiều hơn của các cơ quan nghiên cứu, các địa phương, doanh nghiệp trong nỗ lực chung này. Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công trong triển khai thực hiện chính sách.
Các bài học, kinh nghiệm, đề xuất và khuyến nghị tại Hội nghị có ý nghĩa quan trọng để nâng tầm đối ngoại đa phương của Việt Nam. Giai đoạn 10 - 20 năm tới rất then chốt đối với nước ta khi chúng ta nỗ lực hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, tham gia các liên kết kinh tế sâu rộng, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đồng thời hoàn tất nhiều cam kết quốc tế lớn có thời hạn vào năm 2015 – 2020. Đây là yêu cầu và nhiệm vụ rất mới của đối ngoại nước ta.

Đối ngoại đa phương đã tỏ rõ tầm quan trọng và sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần tạo thêm thế và tăng thêm lực cho đất nước trong cục diện mới đang định hình.

Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ hiệu quả của Liên hợp quốc, WTO, ASEAN, các tổ chức quốc tế, khu vực, các học giả, các nhà nghiên cứu và những người bạn thân thiết của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới cũng như trong nỗ lực triển khai chính sách đối ngoại đa phương của đất nước chúng tôi.

Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp

Chúc quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc.

Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng
( Dân Trí )

Người Việt ở Campuchia nói gì về cuộc biểu tình chống Việt Nam?

P-4-600.jpg
Nhà sư Khmer Krom và người dân Campuchia tụ tập biểu tình trước ĐSQ VN ngày 11/8/2014
Cũng giống lần trước, người biểu tình bao gồm người Campuchia, nhà sư và cộng đồng Khmer Krom đã tuần hành và tập trung trước Đại Sứ Quán Việt Nam (ĐSQVN) nằm trên đường Quốc lộ Preah Monivong, thuộc quận Chamkar Mon đòi quan chức sứ quán, Tham tán đối ngoại, người phát ngôn Trần Văn Thông, phải xin lỗi vì phát biểu rằng vùng đất miền Nam, từ lâu đã thuộc về Việt Nam.

Người Việt không quan tâm

Những nhóm biểu tình này, ĐSQVN cho rằng chỉ là một nhóm nhỏ, có tư tưởng cực đoan do đảng phái và một số tổ chức ở Campuchia kích động sử dụng để chống quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia.

Phóng viên chúng tôi đã hỏi chuyện nhiều người Việt đang sống và buôn bán gần ĐSQVN cùng nhiều nơi khác ở Campuchia, phần lớn người Việt không quan tâm đến cuộc biểu tình này. Cộng đồng người Việt cho rằng nhóm người biểu tình không biết rõ về lịch sử, bị tuyên truyền, lôi kéo và lợi dụng.

Ông Nguyễn Ngọc Trãi, Chủ cửa hàng chuyên lắp ráp máy cưa máy bào trên đường Preah Monivong, cách ĐSQVN khoảng 150 mét cho biết:

"Chúng tôi làm ăn bình thường. Người biểu tình phản đối ở đằng kia, tôi ở đằng này không sao cả. Chúng tôi ở đây lâu, có giấy tờ hợp pháp hết rồi. Theo tôi thấy khoảng 20 ngày trước đã có cuộc biểu tình rồi, toàn là dân Campuchia dưới (Khmer Krom). Còn hôm nay dân Camppuchia cũng lên. Họ hợp tác nhau, mà không biết họ đòi gì… Theo tôi nghĩ họ biểu tình do một thành phần nào kích động gây rối, nhưng họ làm gì thì làm, chúng tôi cứ làm ăn kiếm tiền. Tôi không để ý vụ đó tại vì mình thấy cũng bình thường quá đi. Còn dân Việt Nam ở đây cũng bình thường thôi.”

Còn ông Trần Văn Phúc, người Campuchia gốc Việt làm việc gần ĐSQVN nói hầu hết người Việt ở khu vực này vẫn đi làm bình thường tuy nhiên phải tránh né các khu vực người biểu tình tụ tập. Ông nói:

“Tôi sống ở đây lâu năm nhiều lúc thấy trở ngại khó khăn, lúc cũng bình thường dù có biểu tình ở Campuchia. Cuộc sống của người Việt ở đây cứ làm ăn bình thường, ngày nào đến ngày đó. Nếu khó khăn quá thì mình cũng sợ mà mình không dám tới gần chỗ biểu tình. Có tổ chức mới biểu tình vậy nhưng khi giải tán rồi thì mình và họ vẫn bình thường.

Nói chung người Việt ở trong nước và ngoài nước đều có âu lo vì sợ người biểu tình quậy phá. Còn mình tới gần thì sợ có thành phần xấu gây sự. Cuộc sống ở đây mình ở từ xưa tới giờ, lúc khó lúc dễ nên mình cũng quen. Nhưng tôi muốn chính phủ sắp xếp người Việt Nam làm ăn trên này cho ổn định, đừng phân cuộc sống người này người kia…”

Cuộc biểu tình trước ĐSQVN lần này, kéo dài ba ngày, từ ngày 11 đến ngày 13/8, ĐSQVN dường như không quan tâm đến các cuộc biểu tình của nhóm người này, do yêu sách của người biểu tình là không có căn cứ. Trong khi, người biểu tình lúc đòi Việt Nam công nhận vùng đất miền Nam của Việt Nam (Kampuchia Krom) trước đó của Campuchia, lúc đòi xin lỗi vì phát biểu rằng khu vực này thuộc về Việt Nam trong một khoảng thời rất dài trước khi Pháp tiếp quản.

Hôm 11/8, người biểu tình lại đòi Chính phủ Campuchia tạm thời cắt quan hệ với Việt Nam; thúc giục người dân bản xứ tẩy chay hàng Việt Nam, đòi Việt Nam tôn trọng quyền của người Khmer Krom và thả các tù nhân lương tâm, chính trị; đặc biệt nhóm người biểu tình còn gửi thông điệp đe dọa về an toàn cá nhân của người Việt sống ở Campuchia. Thậm chí, người biểu tình này còn có thông điệp kích động bài Việt nếu người phát ngôn sứ quán Trần Văn Thông không xin lỗi công khai…v.v.

Tuy làn sóng biểu tình dấy lên cao, họ đốt cờ Việt Nam vào chiều ngày 12/8 nhưng hầu như người Việt đang buôn bán giày dép trước ĐSQVN tỏ ra rất bình thản. Họ không quan tâm đến những gì đang xảy ra trước ĐSQVN.

Trần Trường Giang, một chủ cửa hàng bán giày dép nói: “Em thấy không sao đâu vì em ở đây từ nhỏ tới lớn. Người biểu tình kéo đông thì em nghỉ bán. Sợ người biểu tình đánh lộn với cảnh sát. Không sợ họ vì mình quen rồi, mình sinh ở đây. Mình cũng không biết người biểu tình phản đối vụ gì mà chỉ nghe Kampuchia Krom.”

Chị Lan, một chủ cửa hàng khác: “Khi người ta tụ tập biểu tình vậy thì vắng hơn chút, kẹt xe. Tôi không sợ. Người biểu tình kéo lần này là ba bốn lần rồi. Khiếu nại xong là giải tán…”

Chúng tôi hỏi chuyện người Việt Nam từ nhiều tỉnh khác nhau ở Campuchia nhưng hầu hết họ không quan tâm và không biết chuyện này.

Còn những người Việt sống ở cầu Chba Ampeou (cầu Sài Gòn) cách ĐSQVN khoảng 4 cây số nói:

"Bà con mình ở đây cũng bình thường. Nhà ai nấy ở. Biết họ biểu tình ở đó thì mình đi xa chỗ khác để quân đội làm gì làm. Không có ai bị đe dọa gì đâu. Khi họ làm vậy thì mình phải lách xe. Thứ hai, đi cũng hồi hộp vì họ đang không thích mình. Họ đề án đến mình thì mình phải đề phòng, nó không như trước nữa.”

Mặc dù, một số người Việt sống ở Campuchia quan ngại khi các cuộc biểu tình càng lan rộng, người dân bản xứ phẫn nộ, làm họ bị phân biệt đối xử và quan ngại về an toàn nhưng ông Trần Văn Thông, Tham tán đối ngoại, người phát ngôn của ĐSQVN từng xác nhận với RFA rằng Nam Bộ là lãnh thổ không thể tách rời của Viêt Nam, các cuộc biểu tình đòi ông xin lỗi là trái pháp luật.

Người phát ngôn ĐSQVN tại Campuchia coi các hoạt động tổ chức biểu tình đó là hành vi tấn công là hành động can thiệp vào chủ quyền và công việc nội bộ của Việt Nam. Cuộc biểu tình nói trên hoàn toàn trái với pháp luật của nước sở tại.

Đối với cuộc biểu tình trên, chính phủ Campuchia chỉ có phép tụ tập không quá 200 người tại Công viên Tự do ở giữa thủ đô Phnom Penh vào ngày 11/8. Chính phủ không cho phép tuần hành và tụ tập trước ĐSQVN.

Phó Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng nói với RFA ngày 12/8 rằng các nhà lãnh đạo tổ chức biểu tình không tôn trọng tinh thần thỏa thuận và vi phạm luật biểu tình. Chính phủ sẽ có biện pháp trừng phạt cứng rắn những người không tôn trọng pháp luật.

Ông Khuon Sreng:

"Người biểu tình quá khích đã làm quá giới hạn. Chúng tôi đang xin ý kiến Bộ trưởng Bộ Nội vụ để xử lý những người cầu đầu đoàn biểu tình và có biện pháp xử lý cụ thể đối với người tham gia biểu tình.”

Cuộc biểu tình phản đối Việt Nam đã qua ngày thứ hai nhưng lực lượng Campuchia đã chưa giải tán mặc dù trước đó Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Campuchia có biện pháp ngăn chặn.

Trong khi đó nhiều người trong cộng đồng người Việt tỏ ra tin tưởng họ có thể hòa nhập xã hội Campuchia khi chính trị xứ Chùa Tháp ổn định trở lại.
Quốc Việt
(RFA)

Nguyễn Hoa Lư - Ngài Bill Clinton và đồng chí Nông Đức Mạnh

CYMERA_20140811_181153(1)

1. Đây là lần thứ tư cựu tổng thống Hoa Kì đến thăm Việt Nam. Những người dân Đại Việt vốn sẵn tính hiếu khách càng nhiệt thành đón tiếp ngài. Sự hồ hởi, thân thiện của người dân toát ra từ ánh mắt, nụ cười và những cái vẫy tay rối rít.

Nhìn ngài Bill Cliton không hiểu sao tôi cứ miên man nghĩ về cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Họ là những đại chính khách nhưng để câu chuyện tăng phần thân mật, tôi xin phép gọi khách là ngài Bill và chủ là bác Tổng.

Có quá nhiều những nét chung giữa hai đại chính khách này.

Trước hết, họ là những kẻ tột cùng của quyền lực, mỗi bên “hùng cứ một phương”. Ngài Bill làm tổng thống xứ Huê Kì trong hai nhiệm kì và cách đó nửa vòng trái đất, bác Tổng cũng ngồi ở vị trí cao chót vót.

Họ đều có dáng đi thanh thoát, có nụ cười rạng rỡ, cách cư xử vô cùng thân thiện. Trong dân gian, các nhà tình dục học nông dân thì hai vị này đều là những người đàn ông có hàm răng chắc, rất chắc!

Họ đều là những nhà hùng biện bẩm sinh. Thế giới rất không công bằng khi bên nặng bên khinh khi chỉ ca ngợi những bài diễn văn của ngài Bill. Ở Việt Nam vẫn truyền tụng câu thơ Kiều mà ngài Bill cao hứng ngâm lên khi nói chuyện với sinh viên Hà Nội. Họ quên bác Tổng nhà mình với những đoạn cao trào thường được bổ trợ bằng việc dơ tay chém một đường trong không khí. Nhát chém đầy uy lực khiến các cao thủ trong võ lâm cũng giật mình xanh mặt.

Như tôi nói ở trên, cái chung ở họ: dáng đi thanh thoát như những chàng rể bước vào phòng tân hôn, gương mặt sáng , mắt có đuôi dài, nụ cười rạng rỡ, hàm răng trắng rất chắc, họ đích thị là những kẻ “sát gái” hạng nhất. Cái sự đào hoa của ngài Bill với cô thư kí mũm mỉm đã tốnkhông biết bao nhiêu giấy mực của xứ Hoa Kì rỗi hơi nhiều chuyện. Nó khiến ghế ngồi của ngài lung lay, đến mức ngài phải đứng trước tivi mà đọc bản “tự kiểm điểm” về cái tật trăng hoa của mình. Bác Tổng thì cái sự đào hoa ấy chỉ đến khi đã về vườn và lâm vào cảnh côi cút gà trống nuôi con. Vậy mà dân gian và các tờ báo thù địch cũng thừa dịp mà cười cợt khen chê rôm rả.

Có những sự khác nhau giữa họ nhưng thực ra là để tôn lên cái giống nhau. Đó là mái tóc bồng bềnh như sóng trông rất lãng tử của ngài Bill đối lập mái tóc xanh mướt, bóng mượt của bác Tổng. Cả hai đều cực kì quến rũ với phái đẹp. Trong mắt họ, hai vị ấy đều là những người đàn ông đích thực!

2. Cặp song sinh ấy có sự khác nhau về bản chất. Ấy là cái sự long đong vất vả của ngài Bill và sự an nhàn ẩn dật của bác Tổng. Sự khác nhau đại diện cho hai nền văn minh Đông và Tây!

Vừa rời nhà Trắng, ngài Bill chạy ngược chạy xuôi, nào diễn thuyết, nào vận động, nào quảng bá để góp nhóp từng xu nhỏ để lập quỹ này quỹ nọ rồi lại tất tả đi khắp thế giới để phân phát cho thiên hạ. Cái số ngài Bill xem vậy mà khổ. Cứ quanh năm ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng khiến cho Bill phu nhân phải kêu trời về sự nghèo khó đến mức phá sản của gia đình. Số ngài Bill là vậy vì ngài Bill sinh vào ngày 19 tháng 8, một ngày quan trọng của người Cộng sản.

Bác Tổng, trong hồ sơ ghi rõ là sinh ngày 11 tháng 9, ngày thảm họa của nước Mỹ! Bác Tổng rời ghế, nhà nước trợ cấp cho một cái biệt thự để hàng ngày ngối ngắm sóng hồ Tây, sống đời triết nhân ẩn dật. Thỉnh thoảng công chúng lại thấy bác í vận bộ comple rất chi là “à la mode”, xuất hiện trong vài hội nghị hay lễ khởi công hay khánh thành nào đó. Không phát biểu nhưng chắc bác í nhận phong bì. Phong bì để bác í sống với những con sóng hồ Tây.

3. Dân gian vốn độc miệng. Họ nói bác Tổng là tác giả của lời danh ngôn “trồng cây gì nuôi con gì, các đồng chí nghĩ đi”. Các đồ đệ của bác Tổng luôn lấy câu đó làm kim chỉ nam cho các cuộc đi cơ sở thị sát. Đám trí thức nửa mùa và dở hơi lấy đó làm món nộm trong các cuộc bia hơi vỉa hè và ồn ào đưa ra lời giải: trồng cây thuốc phiện, nuôi con cave!

Miệng thế nhân gian cay độc đến thế là cùng. Nhưng có hề chi. Với các bậc chí tôn thì những lời vo ve kiểu đó không làm các ngài bận tâm. Nếu suốt ngày ngồi thanh minh thanh nga với những sự vo vẻ kiểu đó thì còn tâm trí đâu cho đại cuộc!

Có chuyện này, tôi tận mắt chứng kiến qua chương trình tivi. Ấy là lần bác Tổng về thăm một thành phố ven biển miền Trung, tạm gọi là Đà Nẵng. Trước các quan chức địa phương, Bác Tổng hiên ngang, tay chém vào không khí theo một dáng vẻ đầy nội lực quen thuộc. Bác nói: Hải Phòng là thành phố biển. Đà Nẵng là thành phố biển nhưng Đà Nẵng không phải là Hải Phòng. Những thành tựu của Hải Phòng là rất đáng mừng. Đà Nẵng thì sao đây?

Trong đời tôi, chưa từng nghe được phát ngôn nào hội tụ đủ tinh hoa của triết học, giáo dục, chính trị như những lời trên của bác Tổng!

Xuất thân từ nghề trồng rừng mà bác Tổng có tố chất của một nhà sư phạm xuất chúng. Lý thuyết dạy học nói rõ rằng một ông thầy tầm thường thì chỉ biết giải thích và áp đặt kiến thức cho học sinh. Ngược lại, các bậc cao thủ của nghề giáo trong dạy học luôn gợi mở, khích lệ để tạo cảm hứng cho người học.

Nếu bác Tổng không thể cầm tay chỉ việc như một nhà giáo tồi! Nếu vậy thiên hạ sẽ kêu la rầm trời về sự áp đặt, gia trưởng, thậm chí họ sẽ lên án về sự độc tài. Nếu vậy thì oan cho bác Tổng quá.

4. Tóm lại, chỉ riêng đóng góp “trồng cây gì nuôi con gì” vào kho tàng lí luận của nhân loại cũng đủ để bác Tổng hơn hẳn ngài Bill một cái đầu! Vậy nên trong khi ngài Bill cứ gọi là chạy long tóc gáy thì bác Tổng ngồi yên ngắm sóng. Nếu bác í cao hứng lên rồi  làm thơ nữa thì đó thực là phúc lớn cho hậu thế vậy!
(Blog Nguyễn Hoa Lư)

“Hạ cánh” không phải đã an toàn

Xử lý kỷ luật không có vùng cấm, không phân biệt đương chức hay về hưu.

Thời gian qua, công luận đang xôn xao trước sự kiện một số cán bộ lãnh đạo khi đã về hưu mới bị phát hiện các sai phạm trong thời gian đương chức (vụ nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền và nguyên Giám đốc Sở VH-TT&DL TP.HCM Nguyễn Thành Rum ký hàng loạt quyết định bổ nhiệm trước khi về hưu). Vậy việc xử lý các trường hợp này như thế nào? Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, có một số ý kiến phân tích về vấn đề này.

Nếu vi phạm pháp luật thì phải xử lý hình sự

. Phóng viên: Thưa ông, việc xem xét kỷ luật đối với các lãnh đạo đã về hưu nhưng bị phát hiện sai phạm trong thời gian đương nhiệm sẽ như thế nào?
+ Ông Vũ Quốc Hùng: Nếu cán bộ để xảy ra sai phạm, khuyết điểm trong quá trình công tác mà khi về hưu mới được phát hiện thì tổ chức đảng nơi quản lý đảng viên có trách nhiệm kiểm tra xử lý, kỷ luật. Nếu cán bộ về hưu có vi phạm pháp luật thì tổ chức, cấp ủy đảng vẫn phải chuyển cho cơ quan điều tra xem xét điều tra. Nếu đủ chứng cứ, cơ quan điều tra cứ theo quy định mà khởi tố cán bộ vi phạm, dù người đó là ai. Hiến pháp, pháp luật là để mọi người thực thi một cách thượng tôn.

. Cụ thể như trong trường hợp ông Trần Văn Truyền - nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ đã ký 60 quyết định bổ nhiệm cán bộ trước khi về hưu và dư luận về khối tài sản lớn sẽ xử lý ra sao?

+ Về sự việc ông Truyền, vừa rồi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo UBKT Trung ương vào cuộc xem xét những dấu hiệu vi phạm của ông Truyền trong thời gian làm tổng Thanh tra Chính phủ. Nếu mức sai của ông Truyền đến mức phải kỷ luật thì vẫn bị xem xét xử lý, kỷ luật theo quy định. Đối với những cán bộ về hưu khác cũng vậy thôi chứ không phải riêng gì trường hợp đồng chí Truyền.

 Như vậy, dù là lãnh đạo cấp cao đi nữa nhưng nếu có sai phạm, dù về hưu không hẳn đã “hạ cánh an toàn”, thưa ông?

+ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, trong Đảng mọi cán bộ đều như nhau. Tôi cho rằng việc xử lý kỷ luật cán bộ, lãnh đạo phải xác định là không có vùng cấm và cần phải luôn như vậy. Trước đây khi xảy ra vụ án Lã Thị Kim Oanh, UBKT Trung ương đã tham mưu cho Ban Bí thư, Bộ Chính trị, làm rõ, xử lý kỷ luật cảnh cáo một trường hợp nguyên là lãnh đạo cấp cao, là ủy viên trung ương thời kỳ đó, dù vị này đã về hưu. Bản thân vị lãnh đạo này bị kỷ luật không phải vì liên quan đến tham ô. Nhưng do là người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp bộ đó nên dù đã nghỉ hưu vẫn phải chịu trách nhiệm. Thời điểm tôi còn công tác ở UBKT Trung ương, có nhiều cán bộ cao cấp dù đã nghỉ hưu nhưng khi có sự việc, dư luận về sai phạm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều yêu cầu phải giải trình, thậm chí phải xử lý.

Như vậy việc xử lý kỷ luật khi đó không có vùng cấm, không phân biệt đương chức hay về hưu.

. Nhưng thưa ông, trong thực tế có việc nể nang nhau vì lãnh đạo dù đã về hưu rồi nhưng vẫn từng là lãnh đạo cao cấp nên cấp thẩm quyền thường có tâm lý bỏ qua hoặc chỉ xử lý cho có để trấn an dư luận?

+ Xưa nay quy định Đảng vẫn nghiêm khắc, tuy nhiên vấn đề là thực thi kỷ luật của Đảng. Các cấp ủy đảng mà nể nang, né tránh trong thi hành kỷ luật cán bộ thì quy định của Đảng khi ấy chỉ là lý thuyết suông. Nếu ở nơi này nơi khác mà tổ chức đảng, cơ quan có thẩm quyền kỷ luật mà không thực hiện nghiêm vai trò của mình thì đáng phê phán. Công tác xem xét kỷ luật cần công tâm, khách quan, nếu cán bộ có vi phạm phải xử lý nghiêm. Như vậy mới thượng tôn pháp luật.

Phải công khai kết quả xử lý cho dân rõ

. Thực tế, trong công tác xử lý kỷ luật cán bộ có vi phạm, nhất là cán bộ có chức vụ cao nhiều khi chỉ xử lý nội bộ mà không công khai, thưa ông?

+ Như tôi đã nhấn mạnh, công tác xử lý cán bộ vi phạm phải thật khách quan, công khai. Khi xử lý cán bộ đương chức hay đã về hưu, cơ quan thẩm quyền cần phải có kết luận cuối cùng, công khai cho nhân dân biết.

Làm như vậy để nhân dân thấy sự công minh của pháp luật, dù sai phạm của cán bộ dù ở cấp nào, đương chức hay nghỉ hưu đều bị xử lý nghiêm minh. Bên cạnh đó, việc kỷ luật của cấp ủy đảng cấp dưới có sai sót thì cấp ủy đảng cấp trên cần phải có trách nhiệm kiểm tra để giải oan. Thực tế cũng đã có trường hợp mà qua công tác kiểm tra đã phát hiện có cán bộ bị kỷ luật oan.

. Thưa ông, trong nhiều sai phạm như bổ nhiệm cán bộ sai quy trình, sai phạm trong công tác của cán bộ lúc đương chức thường hiếm khi được phát hiện. Vai trò của việc thanh tra, giám sát tại các cơ quan để xảy ra sai phạm dường như chưa hiệu quả?

+ Việc kiểm tra, thanh tra giám sát thường xuyên để kịp thời phát hiện vi phạm sẽ giúp công tác đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực trong cơ quan, tổ chức đó mạnh lên. Ngược lại, công tác thanh tra, giám sát không được thực hiện nghiêm túc thì dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Khi xảy ra vi phạm như vậy, người làm công tác thanh tra, giám sát không thoát khỏi trách nhiệm.

Người đứng đầu khi ban hành một quyết định gì nếu có sự giám sát chặt chẽ của cấp ủy đảng thì sẽ hạn chế những quyết định sai trái. Khi đó không ai có thể đứng trên pháp luật. Giàu lên bất minh hay ký những quyết định bổ nhiệm hàng loạt trái quy trình, bất thường xét cho cùng cũng là hành vi vi phạm pháp luật cần phải được điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm.

. Xin cảm ơn ông.

NGUYỄN ĐỨC
Ai đứng trên pháp luật, người ấy tự diệt vong

Mọi nhà nước muốn tiến lên, muốn ổn định và phát triển thì phải thượng tôn pháp luật. Phải là một nhà nước pháp quyền của dân, vì dân. Không ai được phép đứng trên pháp luật. Lý thuyết là như thế, nhiệm vụ của các cấp ủy đảng, chính quyền… phải phấn đấu trên thực tế như vậy. Ai đứng trên pháp luật thì người ấy tự diệt vong. Phải nghiêm túc thực hiện phương châm: Không có vùng cấm trong Đảng trong công tác kỷ luật.

Ông VŨ QUỐC HÙNG, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực UBKT Trung ương

Để cán bộ “không dám - không thể - không muốn” sai phạm
Hiện nay Đảng, Nhà nước đang tăng cường, tập trung công tác quản lý cán bộ. Trung ương đã chỉ đạo cấp ủy đảng từng cơ quan, bộ ngành, địa phương tăng cường giám sát để buộc cơ quan chức năng trong phạm vi thẩm quyền phải có trách nhiệm trực tiếp. Cán bộ nào không giữ mình được, có chuyện này chuyện khác thì như cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Vì vậy cán bộ phải tự thân có nhân cách, đạo đức, tự trọng trong thực thi công vụ.

Tới đây, Đảng, Chính phủ sẽ tiếp tục có những quy định để cán bộ không thể, xử lý sao để cán bộ không dám, giáo dục như thế nào để cán bộ không muốn… để xảy ra sai phạm như thời gian qua.

Sai phạm của một số cán bộ, lãnh đạo thời gian qua rất nhức nhối, từ đó làm hình ảnh người lãnh đạo nhòa đi trong dân. Đảng, Chính phủ đang tập trung để ban hành các quy định, chế tài nhằm tăng cường giám sát, thanh tra, xử lý trách nhiệm của cán bộ, lãnh đạo khi thực thi công vụ.
Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
NGUYỄN VĂN NÊN
(Pháp Luật)

Lê Công Định - Nhớ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải

Lê Công Định
Bốn năm về trước, sau khi chuyển từ trại Xuân Lộc về trại Chí Hòa vào chiều ngày 10/8/2010, ngay sáng hôm sau tôi được phân công lao động tại thư viện của toàn trại đặt ở Khu G. Sách của thư viện nghèo nàn, đa phần là giáo trình về chủ nghĩa Marx-Lenin và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, in từ 20 năm trước đó. Về sau, nhờ gia đình của một vài tù nhân biếu tặng thêm sách mới, đặc biệt là tiểu thuyết, nên mọi người còn có cái để đọc cho qua ngày đoạn tháng.

Trước khi tôi về lao động tại trại Chí Hòa, thư viện còn mở cửa cho tù nhân mượn và đọc sách. Vì không muốn người tù khác tiếp xúc và trò chuyện với tôi, nên việc mượn sách bị giới hạn dần, đến nổi ai đến thư viện mà không có cán bộ đi kèm theo sẽ bị kỷ luật nặng. Sự hiện diện của tôi do đó chỉ giúp bộ mặt thư viện khang trang và sạch sẽ hơn, do tôi quý sách và biết sắp xếp ngăn nắp, dọn dẹp vệ sinh thường xuyên.

Đỉnh điểm của sự cô lập hóa tôi là ngay trước của thư viện người ta gắn luôn tấm bảng cấm tù nhân ra vào tự do, thậm chí cách đó độ 10m một tấm bảng khác cấm tù nhân đi ngang sát cửa thư viện. Tôi thường nói đùa với các cán bộ quản giáo canh giữ tôi, rằng thư viện của Chí Hòa là độc nhất vô nhị trên toàn thế giới từ cổ chí kim, vì được lập ra không nhằm mục đích cho mượn sách, còn người đọc bị hạn chế lui tới như thể đó là chuồng nuôi thú dữ (!).

Việc tôi về Chí Hòa chỉ sau một tháng chuyển lên Xuân Lộc cùng các anh Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long có nguyên nhân sâu xa. Thoạt đầu người ta nói với tôi rằng Công an TPHCM xin tôi về lại Sài Gòn, thay vì ở Đồng Nai, là do họ thương xót tình cảnh mẹ tôi già cả, mang bệnh tật, phải đi đường xa thăm con trai hàng tháng. Tôi nghe thấy cũng cảm kích lắm, nhưng rồi tự hỏi sao hai bà mẹ của anh Thức và anh Long cao niên hơn và đau ốm nặng hơn mẹ tôi, mà hai anh vẫn bị giam ở Xuân Lộc xa xôi thế (?).

Về trại giam Chí Hòa khoảng vài tuần lễ tôi có ngay câu trả lời. Thật ra, không phải họ thương mẹ tôi già yếu đi xa thăm con, mà thương các điều tra viên phải đi đường dài thẩm vấn tôi hơn, nên tôi mới bị di lý về Sài Gòn nhanh chóng như thế. Lúc ấy, vụ án Câu lạc bộ Nhà báo tự do của anh Hải Điếu Cày, chị Tạ Phong Tần và anh Phan Thanh Hải đang được Công an TPHCM điều tra, chờ xét xử, mà cả Nguyễn Tiến Trung và tôi đều bị tình nghi liên quan. Suốt gần một năm ở Chí Hòa tôi bị thẩm vấn liên tục về mọi khía cạnh của vụ án này như một bị can trong vụ mới, mà lắm lúc căng thẳng cao độ, tôi tưởng mình sẽ bị tuyên thêm một bản án nữa. Có lần mẹ tôi đến thăm theo định kỳ, tôi buộc lòng thổ lộ khả năng ở lâu hơn 5 năm tù như đã tuyên, để chuẩn bị tinh thần cho bà. Về phần mình, tôi bình thản chấp nhận mọi điều sẽ xảy ra.

Kỷ niệm giữa tôi và anh Hải Điếu Cày có nhiều, nhưng cảm động nhất có lẽ là lúc anh và tôi cùng bị giam ở Chí Hòa đầu năm 2013. Tin tức anh Điếu Cày về Chí Hòa được anh em bạn tù thông báo đầy đủ cho tôi. Khi tòa phúc thẩm xử vụ án của anh xong, tôi tìm cách chuyển lời thăm anh và chúc vững lòng tin. Đến lúc gần bị chuyển đi xa khỏi Sài Gòn, anh gửi lại lời thăm tôi và dặn dò giữ gìn sức khỏe cho ngày sau. Tin tức qua lại ngắn gọn, nhờ nhiều bạn tù truyền miệng nối tiếp nhau mới đến nơi, nên khi nhận được, lòng tôi thấy se thắt, mắt rưng rưng, song cảm giác vô cùng ấm áp giữa không gian ngột ngạt của nhà tù. Sau đó một thời gian không lâu, tôi được trả tự do. Giây phút bước chân khỏi cổng, rời trại giam để trở về nhà, tôi nghĩ ngay đến anh Hải Điếu Cày và thầm cầu chúc anh sẽ trở về một ngày không xa.
  Lê Công Định
( Theo Dân Luận )
Tựa đề do Dân Luận đặt.
 

Tướng Vịnh: Tiếp cận Quốc phòng đa phương vì hòa bình

Việt Nam rất quan tâm đến hoạt động hợp tác quốc tế về quốc phòng, nhất là hợp tác đa phương.

 

Hội nghị Đối ngoại đa phương thế kỷ 21 và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội ngày 12/8, với sự có mặt của 200 đại biểu, trong đó có nhiều diễn giả là chính khách hàng đầu của thế giới.

Phát biểu tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đề cập đến cách tiếp cận mới trong hợp tác quốc tế về an ninh-quốc phòng. 
Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại hội nghị
Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại hội nghị
Theo Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, hợp tác quốc phòng ở diễn đàn đa phương là vì hòa bình, ổn định, phát triển giống các lĩnh vực khác, nhưng đặc biệt là xây dựng lòng tin và cam kết không sử dụng sức mạnh quân sự để đối phó, để xử lý những vấn đề của các quốc gia liên quan mà ngược lại sử dụng thế mạnh, sức mạnh trong hợp tác quốc phòng-quân sự để cùng hợp tác củng cố, đảm bảo hòa bình hợp pháp, đối phó với thách thức an ninh phi truyền thống.

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nhắc lại sự kiện Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) vào năm 2010 như là một ví dụ. “Có lẽ chúng tôi chưa từng thấy Bộ trưởng Quốc phòng của 18 quốc gia, trong đó có những quốc gia có tiềm lực quốc phòng mạnh nhất trên thế giới, lại có thể ngồi với nhau bàn về hòa bình và hợp tác, ngồi với nhau cam kết không sử dụng vũ lực, dùng sức mạnh quốc phòng phục vụ hòa bình, ổn định thế giới. Những cam kết đó thể hiện sự thay đổi tích cực trong quan hệ giữa các nước tham dự hội nghị”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng lý giải mục đích quốc phòng tham gia hợp tác đa phương.

“Tôi nghĩ rằng thứ nhất là hợp tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia đồng thời tham gia bảo đảm ổn định hòa bình của khu vực và của thế giới. Thứ hai là đặt ra yêu cầu thế nào khi tham gia hợp tác quốc phòng mang tính đa phương. Nước nào cũng vậy, trước hết phải kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc mình, tuy nhiên phải quan tâm đến lợi ích quốc gia khác trên cơ sở chính đáng”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh.

Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng, vấn đề tranh chấp luôn được đề cập trong các diễn đàn đa phương về quốc phòng.

“Vấn đề tranh chấp luôn phải được giải quyết giữa các nước với nhau, điều đó không ai bàn cãi, đặc biệt trong thế giới hội nhập như hiện nay, khi tranh chấp ấy mang tính phổ quát toàn cầu. Ví dụ như tranh chấp trên biển, rõ ràng nó ảnh hưởng đến an ninh khu vực và thế giới chứ không chỉ có các nước tranh chấp với nhau,” ông nói.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng cho biết, các diễn đàn đa phương trong lĩnh vực quốc phòng ngày càng trở nên quan trọng. Vì vậy, Việt Nam rất quan tâm đến hoạt động hợp tác quốc tế về quốc phòng, nhất là hợp tác đa phương.

“Tôi rất thấm thía trước sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế với Việt Nam. Từ những thách thức do những cuộc chiến tranh trước đây để lại đến những thách thức an ninh phi truyền thống đến và những thách thức ngày hôm nay về tranh chấp lãnh thổ, tiếng nói quan tâm của cộng đồng quốc tế rất quan trọng trong công cuộc đấu tranh giúp chúng ta vừa giữ được hòa bình, vừa giữ được chủ quyền”, ông bày tỏ.

Thứ trưởng cho biết, Việt Nam không có khủng bố, nhưng Việt Nam tham gia rất tích cực vào hợp tác chống khủng bố trên thế giới. Về an ninh biển, trong thềm lục địa phạm vi 200 hải lý, Việt Nam không có cướp biển, vùng biển Việt Nam an toàn và yên tĩnh nhưng Việt Nam rất quan tâm đến chống cướp biển. Cách đây 2 năm, cảnh sát biển đã chủ động bắt giữ một vụ cướp biển từ nước khác chạy vào vùng hải phận, thềm lục địa của Việt Nam và sau đó chúng ta đã xử lý theo pháp luật quốc tế, trả cho các nước có liên quan xử lý.
An Nhiên (Tổng hợp)
( Đất Việt )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét