Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Thuộc địa kiểu mới - Từ một mắt xích thấy rõ toàn hệ thống

Ðảng viên CS Nguyễn Ðăng Trừng bị khai trừ, một bài học cho những đảng viên CS phản tỉnh nửa vời


Thiện Ý  -VOA

Ngày 30-7, ông Trần Văn Nam, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM – đã công bố Quyết định số 3030 – QĐNS/TU về việc thi hành kỷ luật đảng viên Nguyễn Đăng Trừng, Bí thư Đảng đoàn, luật sư Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM.
Sau khi đọc bản tin trên mạng internet, chúng tôi không ngạc nhiên mà chỉ tiếc là ông Nguyễn Đăng Trừng đã không hành động như người bạn đồng môn chí thân Lê Hiếu Đằng, cũng là đồng chí hoạt động nằm vùng cho Việt cộng và trở thành một trong những thủ lãnh hàng đầu của cái gọi là “Phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh đấu tranh chống Mỹ-Ngụy”(Sau đây xin gọi tắt “Phong trào”).

Lê Hiếu Đằng đã “phản tỉnh” trước khi qua đời một thời gian ngắn, tuy muộn màng, nhưng dứt khoát bằng hành động tự thú sai lầm và công khai tuyên bố quyết định ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN), cùng một số hành động sau đó. Trong khi Nguyễn Đăng Trừng, theo chỗ chúng tôi được biết, cũng đã “phản tỉnh” từ lâu như Lê Hiếu Đằng và hầu hết các đảng viên được kết nạp qua “Phong trào”, nhưng vẫn giấu mặt, để giờ đây bị khai trừ khỏi đảng. Đã thế, điều gây thắc mắc cho mọi người quan tâm, là không biết luật sư Nguyễn Đăng Trừng nghĩ sao, có toan tính gì mà lại gửi văn thư số 135D/ĐLS ngày 1-8-2014 “Về việc yêu cầu thu hồi quyết định kỷ luật”?
I/- ĐÔI NÉT VỀ LUẬT SƯ NGUYỄN ĐĂNG TRỪNG
Luật sư Nguyễn Đăng Trừng sinh năm 1942 tại Quảng Ngãi, học luật tại Đại học Luật khoa Sài Gòn cùng với người em trai là Nguyễn Đăng Liêm, cả hai đều được Việt cộng móc nối tham gia “Phong trào” và được bí mật kết nạp vào đảng CSVN. Nguyễn ĐăngTrừng, từng là Chủ tịch Ban Đại diện Sinh viên đoàn Luật khoa và Chủ tịch Tổng Hội Sinh viên Sài Gòn. Trong biến cố Tết Mậu Thân 1968, Nguyễn Đăng Trừng cùng Lê Hiếu Đằng tham gia “Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình” của Luật sư Trịnh Đình Thảo như một lực lượng chính trị quần chúng hổ trợ cho cái gọi là cuộc “Tổng tiến công và nổi dậy” trên khắp các thành thị Miền Nam để cướp chính quyền. Vì tham gia Liên minh này, Nguyễn Đăng Trừng và một số cựu sinh viên luật nằm vùng khác cũng như nhiều sinh viên nằm vùng ở các phân khoa khác đã lộ mặt nên phải trốn vào bưng, sau khi làm cuộc “Tổng tiến công” mà không thấy nhân dân nổi dậy (mà chỉ thấy nhân dân bỏ chạy khi VC đến) nên đã bị thảm bại.
Sau 30-4-1975 cả hai anh em Trừng và Liêm đều trở thành sĩ quan công an tại Thành phố HCM. Theo một công an là cấp dưới của Nguyễn Đăng Trừng phạm tội tham ô bị nhốt chung phòng với người viết ở Sở Công an Thành phố khoảng năm 1979-1980, thì lúc đó Trừng mang cấp bậc Đại úy công an Đội trưởng KT.2 (Phòng bảo vệ kinh tế). Người công an này cho biết ông Trừng rất thanh liêm, điển hình là tem phiếu cấp mua xăng dùng không hết thì trả lại, không đem bán lại kiếm thêm tiền “cải thiện” (đời sống vốn khó khăn lúc bấy giờ) như phần đông cán bộ công nhân viên khác. Ông Trừng chỉ có tật hay nổi nóng với cấp dưới….
Sau này chúng tôi được biết thêm, Nguyễn Đăng Trừng cùng em trai là Trung úy Công an Nguyễn Đăng Liêm (từng giữ chức Trưởng Công an Cảng Sài Gòn) đều bị thuyên chuyển ra khỏi ngành công an. Nguyễn Đăng Trừng thì thuyên chuyển qua giữ chức Phó Đoàn bào chữa viên nhân dân Thành phố HCM (lúc đó chưa có quy chế luật sư đoàn) mà Trưởng đoàn là Triệu Quốc Mạnh, một Thẩm phán công tố Việt Nam Cộng Hòa, cũng là một đồng môn luật khoa hoạt động nằm vùng cho Việt cộng. Năm 1989 Đoàn Luật sư Thành phố HCM được thành lập, một thời gian sau, Triệu Quốc Mạnh được cử làm Khoa Trưởng trường luật đầu tiên tại Sài Gòn để đáp ứng với chính sách “Mở cửa”, Nguyễn Đăng Trừng lên thay làm Chủ nhiệm đoàn Luật sư Thành phố HCM cho đến ngày bị khai trừ khỏi đảng, trước khi tổ chức Đại hội Đoàn Luật sư TP HCM nhiệm kỳ VI (2013-2018).
Lý do Nguyễn Đăng Trừng bị khai trừ khỏi đảng CSVN theo Quyết định khai trừ ngày 30-7-2014 là vì “Theo Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, từ năm 2012, đảng viên Nguyễn Đăng Trừng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM – trong lãnh đạo, điều hành hoạt động của Đảng đoàn đã có khuyết điểm, vi phạm, xem nhẹ vai trò lãnh đạo của Đảng đoàn đối với hoạt động của Đoàn Luật sư TP HCM, không tổ chức cho Đảng đoàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đảng đoàn theo Quy chế làm việc đã ban hành. Thực hiện công tác phân công, bổ nhiệm, đề bạt một số cán bộ tại Đoàn Luật sư TP HCM vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ của Đảng, vi phạm Quy chế làm việc của Đảng đoàn. Chỉ đạo chuẩn bị nhân sự Đại hội Đoàn Luật sư TP HCM nhiệm kỳ VI (2013-2018) không đúng quy trình, thiếu công khai, minh bạch, phong cách lãnh đạo thiếu dân chủ, độc đoán…”
Như vậy là quá rõ, tóm gọn lý do Nguyễn Đăng Trừng bị khai trừ là vì đã thực hiện nhiệm vụ Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành Phố HCM một cách tùy tiện theo sáng kiến cá nhân, ra ngoài sự lãnh đạo của Đảng.
II/- MỘT BÀI HỌC CHO CÁC ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN PHẢN TỈNH NỬA VỜI
Ls Nguyễn Đăng Trừng là một đồng môn Luật khoa Sài Gòn, không xa lạ với người viết, song không phải là bạn, càng không phải là “đồng chí” về mặt lý tưởng, vì ngay từ thời tuổi trẻ đến nay người viết vẫn đứng trên lập trường Quốc gia Dân Tộc, kiên trì đấu tranh cho lý tưởng tự do, dân chủ. Trong khi đồng môn Nguyễn Đăng Trừng cho đến lúc này bề ngoài vẫn tỏ ra trung thành với lý tưởng cộng sản, thể hiện qua thực tế vẫn đứng trong hàng ngũ của đảng CSVN, dù bị khai trừ vẫn gửi thư yêu cầu lãnh đạo đảng bộ Thành phố HCM rút lại quyết định khai trừ.
Thế nhưng, theo nhận định của chúng tôi, Ls Nguyễn Đăng Trừng cũng như cố Luật gia Lê Hiếu Đằng và hầu hết các đảng viên đảng CSVN nói chung, các đảng viên được kết nạp vào đảng qua “Phong trào” trước năm 1975 nói riêng, nhờ thực tế đều đã lần hồi “phản tỉnh” từ lâu. Nhưng tất cả chỉ là sự “phản tỉnh nửa vời và còn giấu mặt” vì không dám công khai nói lên sự phản tỉnh của mình và không dám có những hành động cụ thể, tích cực tiếp theo để cải sửa những sai lầm của đảng CSVN, để chứng tỏ một sự phản tỉnh hoàn toàn.Vì vậy, về mặt khách quan, người ta cho rằng họ là những kẻ vì sợ bị bộ máy chuyên chính trấn áp, sợ tù tội, sợ mất đặc quyền, đặc lợi vốn dành cho giai cấp cán bộ đảng viên, nên đã chọn thái độ “mũ ni che tai” hay “ngậm miệng ăn tiền”. Nhưng về mặt chủ quan, để biện minh cho thái độ này thì cho đây là sự chọn lựa khôn ngoan, phù hợp với thực tế khi mà tương quan lực lượng vẫn chưa cân sức giữa đảng và chế độ độc tài toàn trị CS tại Việt Nam với các lực lượng chống đảng và chế độ. Nghĩa là “tình thế cách mạng chưa chín muồi” nên các đảng viên dù phản tỉnh vẫn giấu mặt chờ thời, để có “vỏ bọc đảng viên” thực hiện “đấu tranh nội bộ” chống lại những sai trái của Đảng, dù không đạt hiệu quả cao, nhưng an toàn và ít nhiều góp phần thúc đẩy Đảng lùi dần về phía dân chủ, tạo ra “tình thế cách mạng chín muồi”. Đây là cách biện minh của những đảng viên CS phản tỉnh nửa vời. Phải chăng Nguyễn Đăng Trừng cũng đã và đang thực hiện theo cách biện minh này?
Cách biện minh trên có phải chỉ là ngụy biện để che đậy thực chất hèn nhát của các đảng viên CS dù phản tỉnh vẫn không giám công khai nói lên và chứng tỏ sự phản tỉnh của mình bằng hành động? Để có câu trả lời chính xác, đề nghị các đảng viên CS sản phản tỉnh nửa vời và còn giấu mặt hãy đọc lại lời của cựu đảng viên Lê Hiếu Đằng sau khi phản tỉnh đã Viết trong những ngày nằm bịnh như lời trăn trối với các đồng chí cùng cảnh ngộ trước khi nhắm mắt, rằng “ … Tôi muốn nhắn anh chị em đảng viên trong đảng còn tâm huyết thì không có thời điểm nào thuận lợi bằng thời điểm này để tỏ thái độ để đấu tranh. Nếu bây giờ cứ nói tình hình lúc này chưa chín muồi, hoặc là chưa đúng lúc, thì bao giờ mới đúng lúc, mới chín muồi? Chính mình phải tác động để tình hình chín muồi chứ không lẽ ngồi chờ sung rụng à? Quan điểm ấy rất là tiêu cực, mọi người phải tích cực lên, đấu tranh mạnh mẽ, kể cả không sợ bắt bớ tù đày.. .. Tôi hy vọng nhân sỹ trí thức đừng có đặt vấn đề chưa chín muồi hoặc là chưa đúng lúc. Chín muồi là do tác động của xã hội dân sự. Xã hội dân sự mạnh lên thì sẽ có tác động. Mà muốn xã hội dân sự mạnh thì nhân sỹ trí thức phải làm.Vậy thôi.” Nguồn Bô Xít VN
Vậy thì, từ sự kiện đảng viên CS Nguyễn Đăng Trừng bị khai trừ khỏi đảng, những đảng viên CS phản tỉnh nửa vời và còn giấu mặt cần rút ra bài học kinh nghiệm gì?
Theo thiển ý, để tránh tình trạng bị “bắn sẻ” như đảng viên Nguyễn Đăng Trừng (khai trừ từng đảng viên phản tỉnh, phản đảng) hay “phản tỉnh lẻ tẻ” chẳng có hiệu quả gì, cần thiết phải có sự liên kết “phản tỉnh tập thể” cùng lúc của tất cả các đảng viên đã và đang “phản tỉnh nửa vời và còn giấu mặt”. Vì chỉ có như thế mới tạo được sức mạnh và sức nặng tổng hợp đủ vô hiệu hóa lực lượng bảo vệ nền chuyên chính vô sản (bảo vệ Đảng), tạo ra được “Tình thế cách mạng chín muồi”, buộc được “bộ não xơ cứng của đảng” phải chuyển đổi theo ý nguyện của nhân nhân và chiều hướng có lợi cho dân cho nước.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Đỗ Kim Thêm – Tư Bản Trong Thế Kỷ XXI

Đỗ Kim Thêm

Tác giả gửi tới Dân Luận
Giới thiệu sách: Capital in the Twenty-first Century, by Thomas Piketty, translated by Arthur Goldhammer, Belknap Press/Harvard University Press, 2014, 696 pp, $39.95.
Bối cảnh
Suy trầm kinh tế 2008, khủng hoảng tài chính, ngân hàng và nợ công gây hoang mang cho dân chúng về khả năng lãnh đạo của chính giới tại Hoa Kỳ và châu Âu và phương cách vận hành của nền kinh tế thị trường.

Bất trắc kinh tế làm không ai tin là trước mắt sẽ có giải pháp hồi phục cho các nước phương Tây, cho giới trẻ thất nghiệp tại Tây Ban Nha và khả năng trả nợ cho Hy Lạp.
Bất công xã hội lan rộng đến một mức độ báo động mà phong trào Occcpy Wall Street là một thí dụ và động loạn sẽ còn tiếp diễn. Triển vọng thăng tiến cho mọi người nay đã tiêu tan, vì chi phí giáo dục quá mắc hoặc thiếu động lực khích lệ. Giới trung lưu trí thức, một cột trụ chính cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế thị trường, đang co cụm.
Ngược lại, khi thực lực kinh tế của Trung Quốc càng lớn mạnh làm cho mô hình “đồng thuận Bắc Kinh” và “tư bản nhà nước” thuyết phục được nhiều hơn. Theo lập luận này, các nước chậm tiến đang chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường cần tập trung cho các biện pháp mạnh để xoá đói giảm nghèo. Do đó, ước mơ phát triển dân chủ, cải cách chính trị và tôn trọng nhân quyền trong trường kỳ phải nhường bước.
Trong bối cảnh bất an kéo dài này, những người ưu tư thời cuộc đã có hằng loạt các câu hỏi: Chủ nghiã tư bản sẽ đi về đâu? Hình thái mới của tư bản trong thế kỷ XXI là gì? Và đâu là giải pháp cho các vấn đề bất công xã hội?
Học giới phương Tây đã có vô số các hội luận và lý giải cho các câu hỏi này, nhưng gần đây một tác phẩm đã gây nhiều tranh luận sôi nổi là Capital in the Twenty-First Century của Thomas Piketty, mà bài viết sau đây sẽ giới thiệu các luận điểm chính.
Tác giả
image001_41.jpg
Thomas Piketty sinh ngày 7.5.1971 tại Clichy, Pháp. Ông theo học khoa Kinh tế tại École Normale Supérieure (ENS), trình luận án tiến sĩ tại École des Hautes Etudes en Sciences Sociale và London School of Economics với chuyên đề về phân phối tài sản. Từ năm 1993 đến 1995 ông phụ giảng tại Massachusetts Institute of Technology (MIT), Hoa Kỳ. Năm 1995 ông là thành viên nghiên cứu thuộc Centre National de la Recherche Scientifique (CNRS) và 2000 ông là Giám Đốc của École des Haute Études en Sciences Sociales (EHESS). Từ năm 2007 ông giảng dạy tại Paris School of Economics.
Ông nghiên cứu chuyên về phân phối lợi tức, phân phối tài sản và công bình xã hội. Hợp tác với các chuyên gia nổi danh khác là Anthony Atkinson (Oxford) và Emmanuel Saez (Berkeley) ông đã trình bày về bất công xã hội tại các nước công nghiệp phương Tây từ năm 1940 đến 1970. Với nhiều sách và luận văn kinh tế ông nhận được giải thưởng Prix de meilleur jeune économiste de France (2002) và Yro-Jahsson Preis (2013). Nhưng với tác phẩm Capital in the Twenty-First Century, do Harvard University Press xuất bản năm 2014 ông là tác giả nổi danh, vì tác phẩm này đang bán chạy nhất và được thảo luận sôi nổi tại Hoa Kỳ và Tây Âu.
Tác phẩm
Tư bản trong thế kỷ XXI là một luận đề mà Piketty giới thiệu những hình thái mới của tư bản tạo bất công xã hội và đề xuất giải pháp san bằng trên căn bản toàn cầu. Ông nhận xét là dù đề tài tích lũy tư bản thành tích sản và di sản không được kinh tế gia đương đại quan tâm, nhưng hiệu ứng lại quan trọng hơn là tài sản được làm ra và tiết kiệm.
Đồng ý với Marx tư bản là một yếu tố sản xuất, nhưng ông không dừng lại ở các khái niệm thặng dư giá trị và bóc lột nhân công để giải thích. Tích lũy tư bản là hình thái mới vì nó không là một tiến trình do tiết kiệm, đầu tư và tạo lập tài sản mà David Ricardo và John Stuartz Mill đề cập.
Piketty định nghiã tư bản là khoản thu được tính thành tiền và có thể có nhiều hình thức khác nhau, thí dụ như động sản, bất động sản, doanh lợi do cổ phiếu chứng khoán, lãi xuất công khố phiếu, bồi thường và các thu khoản đủ loại do lợi nhuận từ tư bản.
Một yếu tố khác quan trọng trong xã hội tư bản hiện nay là hố cách biệt giữa thu nhập lợi tức của công nhân và doanh thu của doanh nghiệp và thu nhập của giới lãnh đạo doanh nghiệp (CEO). Hai hình thái tương phản này đang lên đến mức độ báo động, tạo thành bất công xã hội.
Theo ông, trước khi tìm hiểu về hình thái bất công và tư bản trong thế kỷ XXI có hai luận điểm chủ yếu cần làm sáng tỏ là:
Có phải động lực của việc tích lũy tư bản tư nhân tất yếu đưa tới việc tập trung tài sản vào trong tay một thiểu số người như Marx đã mô tả trong thế kỷ XIX không? và
Có phải tăng trưởng, cạnh tranh và tiến bộ kỹ thuật là những động lực đưa tớí những phát triển trong giai đoạn sau đó và nó làm giảm bớt bất công xã hội và hài hoà giai cấp như Simon Kuznets giải thích trong thế kỷ XX không?
Ông phản bác cả hai. Thứ nhất, ông không tin về thuyết định mệnh kinh tế như Marx cổ vũ. Cho dù quy luật kinh tế là chính, nhờ đó để tìm ra quy luật phát triển tổng quát, nhưng không phải đó là tất cả và đấu tranh cách mạng vô sản là giải pháp tối hậu. Bất công trong thu nhập là một vấn đề kinh tế tiền lương mà còn có hậu quả cho xã hội, vì sự vận hành của các động lực chính trong xã hội tư bản qua thời gian sẽ đưa tới bất công hoặc công bình.
Thứ hai, luận điểm của Kurnets cũng không thuyết phục vì lẽ cạnh tranh, tiến bộ kỹ thuật và tăng trưởng không thể xem là một tiến trình tự nhiên hay tình cờ, thiếu chỉ đạo, mà tự nó sẽ có hiệu ứng ngăn ngừa mọi bất công xã hội. Ngược lại, chính giới cần có kế hoạch kiên quyết để đối phó và tìm các hợp tác quốc tế.
Đúc kết từ những tài liệu thuế vụ tại Pháp, Hoa Kỳ, Anh, Ấn Độ, Nhật Bản, Mã Lai, Nam Phi, Uruguay và nhiều nước khác ông cho là di sản là một hiện tượng không bình thường trong việc tạo lập và tích lũy tư bản, mà đó chính là nguyên nhân sinh ra bất công trong việc phân phối lợi tức xã hội trong thế kỷ XXI. Nếu bất công, trước đây theo Marx, là một động lực thúc đẩy cho giới vô sản đấu tranh, hay sau này, giới trung lưu tìm đường thăng tiến qua cơ hội giáo dục, thì hiện nay, triển vọng giải quyết công bình xã hội càng lu mờ vì lẽ không còn cơ hội đấu tranh chuyên chính cách mạng và giới trung lưu co cụm.
Dùng tài liệu thuế vụ để chứng minh bất công nên ông cũng đề nghị dùng biện pháp đánh thuế lũy tiến giới hữu sản tại các nuớc công nghiệp là một giải pháp san bằng và sự hợp tác quốc tế là một phương tiện để đạt mục tiêu. Ông hy vọng là chương trình này sẽ tạo ra một sự tái phân phối lợi tức, đem lại công bình xã hội, nâng cao thành quả của chủ nghĩa tư bản, nhưng quan trọng nhất là giúp cho chủ nghĩa này sóng sót. Dù là người đề xuất, chính ông cũng nghi ngờ giải pháp này là khả thi, nhất là trong tình hình chung hiện nay.
Bố cục
Sách gồm có bốn phần gồm 16 chương. Phần I bàn về lợi tức và tư bản gồm có hai chương. Chương 1 trình bày hai khái niệm này và lý giải về mối quan hệ giữa hai khái niệm. Chương 2 phân tích tỷ lệ tăng trưởng dân số và năng xuất, sự thành hình của các khái niệm trong thế kỷ XVIII.
Phần II gồm có 4 chương giới thiệu về những năng động trong mối quan hệ giữa tư bản và thu nhập, mà nội dung là bàn đến mối quan hệ giữa tư bản và lao động trong thế kỷ XIX. Chương 3 nói về sự hình thành khái niệm tư bản tại Pháp. Chương 4 so sánh chủ đề này với Đức và Hoa Kỳ. Chương 5 mở rộng khái niệm và đặt ra mối quan hệ trên căn bản toàn cầu.
Phần III bàn về cấu trúc của bất công gồm có 6 chương. Chương 7 xét đến vấn đề bất công trong thực tế dựa trên việc nghiên cứu về phân phối lợi tức và tư bản. Chương 8 lý giải về những động lực lịch sử của bất công giữa Pháp và Hoa Kỳ. Hai chương 9 và 10 mở rộng tầm phân tích đến nhiều quốc gia khác. Chương 11 soi sáng tầm quan trọng của thừa kế. Chương 12 tìm hiểu sự phân phối tài sản của thế kỷ XX.
Phần IV thảo luận về việc điều tiết tư bản trong thế kỷ XXI và gồm có 4 chương. Chương 13 nói đến mô hình nhà nước xã hội. Chương 14 giới thiệu nội dung chương trình về thuế lợi tức lũy tiến, đặc biệt giới thiệu kinh nghiệm trong quá khứ và khuynh hướng gần đây. Chương 15 đề ra những điều kiện áp dụng chương trình này trong thế kỷ XXI, so sánh tình trạng lý tưởng với thực tế, trong đó có một số vấn đề liên quan là quản lý và di dân. Chương 16 bàn về hậu qủa của nợ công.
Nội dung
Nguyên nhân của bất công xã hội
Lập luận chính của ông là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế chậm hơn so với tích lũy tư bản nên bất công gia tăng, nhưng đến thế kỷ XXI trào lưu này đưa đến hậu quả nghiêm trọng nhất: sự cách biệt lợi tức thu nhập và di sản tích lũy không thể thu hẹp được nữa và tác hại nặng nề đến phân phối tài sản xã hội. Ông đã tìm ra mối tương quan này và nêu lên nhiều thí dụ ở Hoa Kỳ và châu Âu để chứng minh.
Tại Hoa Kỳ, thuế lợi tức được áp dụng kể từ năm 1913. Qua các hồ sơ khai thuế ông chứng minh là vào thế kỷ XIX mức cách biệt trung bình giữa thu nhập lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên bình thuờng là 1/20, ngày nay hố cách biệt trung bình trong 500 doanh nghiệp lớn nhất là 1/200. Cao hơn nữa là trường hợp của Tim Cook, lãnh đạo của Apple kiếm được 378 triệu đô la trong năm 2011, thu nhập này do tiền lương, tiền chia lời cổ phiếu và doanh thu đủ loại của doanh nghiệp, và tỷ lệ cách biệt ước tính là 1/6.258. Trong năm 2012, công nhân bình thường của Wall Mart kiếm không quá 25.000 đô la/năm, trong khi Michael Duke, lãnh đạo phụ trách bán lẻ kiếm được 23 triệu. Một thí dụ nổi bật nhất là tài sản của 85 người giàu nhất thế giới mà trong đó có ba người nối tiếng nhất là Bill Gates, Warren Buffet và Carlos Slim, tổng cộng tài sản của họ là 3 nghìn 500 tỷ đô la, có nghiã là bằng 1/2 tài sản của dân số trên thế giới cộng lại. Dĩ nhiên, còn vô số thí dụ về tài sản kếch sù của giới siêu giàu, họ là minh tinh điện ảnh, doanh nhân quốc tế, danh tài thể thao hay các tác giả sách bán chạy nhất.
Piketty không đồng ý là giới siêu giàu mới là những người có tài năng siêu việt, đóng góp to lớn cho nhân loại và đáng hưởng những phần thưởng vật chất tương xứng. Dù khó tìm ra một chuẩn mực để đo lường thành quả, nhưng không thể nói họ làm việc cực nhọc, thông minh và tiết kiệm nhiều hơn. Thực ra, các khoản thu nhập này là một hiện tượng bất thường vì không theo quy luật thị trường lao động, phần thì do các lãnh đạo cấu kết để chia chác, trục lợi qua nhiều hình thức, phần khác thì họ tìm mọi cách không cho công nhân được chia phần thành quả doanh nghiệp. Ngoài ra, họ là những người biết cách khai thác kỹ thuật mới trong lĩnh vực internet hay truyền thông để làm giàu nhanh. Đó là một quy luật nội tại của doanh nghiệp mà người ta dễ nhận ra. Nhưng theo ông, khi chính quyền không thể điều tiết và tỷ lệ thu nhập này tăng nhanh hơn tăng trưởng kinh tế thì bất công có thể xác định được. Tích lũy tư bản trong thời hiện đại đến từ những hình thức tích sản này và đang biến thành di sản.
Vấn đề châu Âu được Piketty thảo luận sâu rộng hơn vì các tài liệu khả dụng về thuế khoá từ có từ cuối thế kỷ XVIII. Ông cho là lịch sử kinh tế là một cuộc chay đua bất phân thắng bại giữa tích lũy tư bản và tăng trưởng kinh tế mà các yếu tố chính là do phát triển dân số và canh tân kỹ thuật.
Ông kết luận là trước khi thế chiến thứ nhất bùng nổ, giá trị tư bản tích lũy tại châu Âu cao từ sáu đến bảy lần hơn thu nhập quốc gia. Tuy nhiên, qua bốn thập niên, châu Âu vì bị hai cuộc thế chiến tàn phá và mức tiết kiệm không còn nhiều, mà tỷ lệ này giảm đi một nửa. Sau thế chiến thứ hai, tích lũy tư bản tăng lên. Đó là thời kỳ kinh tế phồn thịnh từ năm 1945 đến năm 1973 và được sách vở kinh tế gọi là thời kỳ Hoàng Kim, mà điển hình là lợi tức công nhân tăng làm mức sống của đại chúng tăng. Trong khi các kinh tế gia xem đây là một hiện tượng phát triển bình thường và tất yếu trong bối cảnh tái thiết hậu chiến, thì ông giải thích đó là một ngoại lệ của lịch sử và đã chấm dứt vì trào lưu sẽ không trở lại.
Về vai trò của di sản trong lịch sử phát triển kinh tế thì Piketty chứng minh là di sản chiếm một vai trò khiêm nhượng so với thu nhập quốc dân trong thời kỳ chiến tranh, nhưng lại tăng nhanh trong thời hậu chiến, vào năm 1970 chiếm khoảng dưới 50%, nhưng hiện nay đã lên đến 70% và còn tiếp tục tăng. Tầm quan trọng của di sản là do ảnh hưởng của giới siêu giàu, mà ngày nay được goị chung là thành phần thượng tầng 1% trong xã hội. Mực sống cực kỳ xa hoa phung phí của giới thượng lưu qúy tộc, mà người Việt quen gọi là giới ngồi nhà mát ăn bát vàng, trong thế kỷ XIX được các tiểu thuyết gia Pháp như Balzac và Austen mô tả khá chi tiết. Mức sống cao sang này có giảm đi trong thời kỳ 1910 cho đến 1950, nhưng sau 1970 thì tăng nhanh trở lại, dù trong mức độ có ít hơn so với thế kỷ XIX.
Qua nhiều dẫn chứng ông kết luận là mức độ bất công tại châu Âu ít hơn tại Hoa Kỳ vì châu Âu can thiệp chặt chẽ hơn về luật lao động, các chương trình an sinh xã hội và thuế khoá, nhưng cả hai có một đặc điểm chung trong thế kỷ XXI là hình thức tích lũy và tạo lập tư bản do di sản và tỷ lệ taọ lập di sản tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Do đó, bất công lan rộng đến mức độ không thể san bằng. Giải pháp cho vấn đề là chính quyền cần có một biện pháp đánh thuế giới hữu sản trong tầm vóc quốc tế.
Giải pháp san bằng
Làm sao đem lại công bình xã hội khi năng động nội tại của chủ nghiã tư bản hướng theo một chiều mới là tạo lập tích sản và di sản?
Tăng trưởng là cần thiết để đem lại quân bình giữa lao động và tư bản. Nhìn chung, Piketty thực tế hơn khi cho là tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt được 1% đến 1,5% là nhiều, nhưng phải liên tục. Khi mức tăng trưởng 1,5% là đi vào ổn định, đạt đến gần mức tăng trước năm 1914. Hiện nay, theo ông, không có điều kiện để đạt đến tỷ lệ tăng trưởng từ 4% đến 5%, và nhất là trong trường hợp dân số đình trệ hay giảm sút.
Đánh thuế nhà giàu là một biện pháp để chống lại tập trung tư bản, nhưng đó không phải chuyện đấu tranh giai cấp của Marx mà phải là một chính sách thuế khoá công minh. Xác định tỷ lệ thuế suất là một nhiệm vụ chính trị nhưng cũng cần có sự hợp tác quốc tế và nhiều mô hình có thể áp dụng. Ông đề nghị là có thể miễn thuế đối với tài sản cá nhân có đến 1 triệu Euro, đánh 1% thuế cho ai có tài sản từ 1 đến 5 triệu, tăng lên 2% cho ai có trên 5 triệu và cứ như thế lên từ 5 đến 10% khi trên mức 1 tỷ.
Nhưng người ta cũng có thể quyết định khác hơn là những loại tài sản khiêm nhường cũng bị ảnh hưởng, thí dụ như 0,1% cho dưới 200.000 Euro, 0,5% cho khoảng từ 200.000 và một triệu.
Theo ước tính của Piketty tỷ lệ thu cao nhất là 3 đến 4 tỷ lệ phần trăm điểm của thu nhập quốc gia, vì mục tiêu của đánh thuế tư bản lũy tiến không phải là phát triển một nguồn thu mới cho nhà nước, nhưng là điều tiết hợp lý cho chủ nghiã tư bản. Gánh nặng về thuế khóa tại Tây Âu hiện nay đã quá mức, với nguồn thu nhập mới làm cho việc đóng góp của giới trung lưu giảm đi.
Ông ý thức được vấn đề tư bản từ các nuớc công nghiệp phát triển đang tháo chạy khắp thế giới để trốn thuế, trong khi sự hợp tác ngay trong châu Âu trong lĩnh vực này đã không đạt được kết quả, thì đề xuất của ông lập một biểu thuế áp dụng trên toàn cầu là một ảo tưởng. Ông lạc quan hơn khi cho rằng đó là một giải pháp hữu ích, vì đến một lúc nào đó thì cộng đồng quốc tế sẽ thấy nhu cầu áp dụng là cần thiết và sẽ khởi động.
Nhận xét
Dù sách bán chay nhất và được giới thiệu như là một tác phẩm quan trọng về lịch sử tư tuởng kinh tế hiện đại và đem lại những chuyển biến trong nhận thức về chủ nghiã tư bản cho tương lai, nhưng Piketty không tránh khỏi nhiều phê bình mà một số ý chính có thể tóm lược như sau.
Tri thức công nghệ (Know-How)
Piketty đề ra hai thành tố chính là tư bản và lao động trong tiến trình sản xuất. Ông tập trung lý giải về mối quan hệ này đóng góp cho tăng trưởng như thế nào.
Theo ông, tư bản là yếu tố sản xuất mà người ta có thể mua, bán, tặng, tiết kiệm và tích lũy thành di sản như giới siêu giàu hiện nay đang làm. Ngược lại, lao động là yếu tố cá nhân, chỉ có thể mua bán qua thị trường nhân dụng mà luật lao động là cơ sở. Không ai có thể mua bán sức lao động của người khác vì thời kỳ nô lệ không còn. Tư bản có hai đặc điểm:
Một là khả năng sinh lợi trong tương lai mà ước tính triển vọng là quan trọng. Từ đó một mảnh đất có thể bán giá quá cao trong khi một mảnh đất bên cạnh không đem lại một thu khoản đặc biệt cho sở hữu chủ, đây là một thí dụ quen thuộc trong sự biến động giá cả trên thị trường bất động sản mà triển vọng sẽ quyết định giá tương lai của tư bản.
Hai là tư bản có thể được tích lũy và sinh lợi qua tiết kiệm. Một người có thể tiết kiệm 100 đơn vị của lợi tức thu nhập, và trong điều kiện bình thường sẽ tăng thêm được 4 đến 5 đơn vị trong một năm. Do đó, có triển vọng tái đầu tư và nhờ thế mà tư bản và lợi tức cùng song hành tăng gia.
Thực ra, hai thành tố tư bản và lao động chưa đủ. Ông cũng không thể lý giải vai trò thay đổi kỹ thuật trong tiến trình sản xuất, dù ông có đề cập. Một thí dụ phản bác lập luận của Piketty rõ rệt nhất là vai trò của Know-how.
Tổng trị giá tài sản hiện nay của ba doanh nghiệp Apple, Google và Facebook lên trên một nghìn tỷ đô la. Piketty không thể dùng yếu tố tạo lập, tích lũy và gia tăng tư bản cuả ba doanh nghiệp này để giải thích sự thành công. Nếu so với giá trị đóng góp của tư bản đầu tư ban đầu và lao động hiện có thì không đáng kể, nếu có so ở đây là với tài năng đóng góp của lãnh đạo và thay đổi kỹ thuật. Bất công thu nhập trong nội bộ của doanh nghiệp là hiển nhiên, nhưng tài năng lãnh đạo và sự thay đổi triệt để của Know how đóng góp nhiều hơn là vai trò di sản, tư bản và lao động như Piketty lý giải.
Mức tăng trưởng đến 5% mà Piketty đề ra để làm khởi điểm phát sinh cho bất công cũng không thuyết phục. Tăng trưởng là do đầu tư. Đầu tư sinh lợi liên hệ đến vấn đề lĩnh vực đầu tư, mà trào lưu hiện nay cho thấy yếu tố Know how quan trọng hơn là tư bản và lao động. Đã có nhiều thí dụ chứng minh tại Trung Quốc, Chile và Hoa Kỳ cho lập luận này.
Mức Trung Quốc cho quốc tế vay chiếm tỷ trọng 30% của TSLQG hằng năm, nhưng sinh lợi từ tiền cho vay là bằng không, tình trạng này còn tiếp tục. Cụ thể là Trung Quốc là chủ nợ của Hoa Kỳ, đem tiền vào Hoa Kỳ để tái đầu tư, nhưng chỉ tập trung vào thị trường cổ phiếu và bất động sản, nên mức sinh lợi không thể là đáng kể mà nguy cơ nhiều hơn.
Trường hợp của Chile khi đầu tư ở hải ngoại cũng tương tự. Trong 30 năm qua, Chile có tiền đem ra hải ngoaị đầu tư là nhờ huy động tiết kiệm quốc nội. Chile không có khả năng thâm nhập lĩnh vực Know how tại hải ngoại, nên đầu tư không sinh lợi và không giúp cho tăng trưởng.
Ngược lại, dù Hoa Kỳ đang vay của thế giới là 13 nghìn tỷ, phần lớn để trang trải công phí, phần còn lại sử dụng cho các chương trình đầu tư tại hải ngoại, trong đó có các dự án thuộc lĩnh vực Know how tại Trung Quốc và các nước công nghiệp đang trổi dây, nơi mà tỷ lệ tăng trưởng còn ở mức 9%. Triển vọng sinh lợi trong chiến lược này tất nhiên là cao, nhưng có thể giúp gì trong việc san bằng bất công quốc nội là một vấn đề còn tranh luận, nhất là trong bối cảnh suy trầm còn tiếp tục.
Quyết định lĩnh vực đầu tư là chính để giúp tăng trưởng. Phát sinh bất công không hoàn toàn lệ thuộc vào tỷ lệ trong mối quan hệ tư bản và lao động như Piketty xác định.
Di sản
Lo âu của Piketty về mức tác hại của di sản không có cơ sở, vì tại Hoa Kỳ di sản đã không gây bất công trong quá khứ, từ đó mà không thể kết luận là sẽ có hậu quả này trong tương lai. Ảnh hưởng của các gia đình tỷ phú như Rockefeller, Carnegie và Ford là thí dụ. Một phần, các tài sản này đã bị phân tán, phần khác, hậu duệ thụ hưởng cũng không thể trực tiếp tham gia sinh hoạt công quyền để gây thêm bất công, nhằm bảo vệ di sản như nhiều người lầm tưởng. Trong chừng mực nào đó, họ cũng có những hoạt động gây áp lực nhưng không như các lobbyist chuyên nghiệp.
Điều chắc chắn là hậu duệ của Bill Gates và Warren Buffet sẽ tiếp tục nắm giữ di sản không lồ này, nhưng có thể gây tác hại đến bất công cho toàn xã hội là không thể xác định, nhưng những hoạt động từ thiện hiện nay của Bill Gates đã chứng minh ngược lại. Một suy đoán khác là không ai biết được các diễn biến của lĩnh vực công nghệ thông tin. Các tài năng mới trong lĩnh vực này sẽ có các chuyển biến đột phá làm cho Bill Gates hay Warren Buffet sẽ không còn giữ vững ngôi vị, một vấn đề có thể xãy ra. Giới lãnh đạo này cũng không đến từ thành phần có di sản hay trong chính giới.
Là người Pháp, Piketty biét rõ là sử dụng di sản vào mục tiêu văn hoá, xã hội hay tôn giáo là một truyền thống của Âu Tây. Nhờ thế, nhiều hoạt động nghệ thuật tại Pháp đều được tài trợ và các danh tài hội hoạ như Courbet, Manet, Cézane, Monet hay các văn sĩ như Baudelaire, Flaubert hay Proust có phương tiện làm việc. Gần đây, Amnesty International và Human Rights Watch cũng đã gia tăng hoạt động nhờ thụ hưởng tài trợ loại này.
Hiện nay, huy động việc sử dụng tích sản và di sản vào các mục tiêu xã hội là một vấn đề trong các lĩnh vực sponsoring và social engeneering tại Hoa Kỳ. Do đó, trước trào lưu này khó có thể xác định mức độ tác hại tuyệt đối của tích sản di sản về bất công xã hội như Piketty tiên đoán.
Thăng tiến xã hội
Theo Piketty, thiếu năng động xã hội là không còn cơ hội thăng tiến cho giới trung lưu và giới có lợi tức thấp, một khởi điểm cho bất công. Lập luận này không đúng cho các sắc dân di dân mà thành công của người Việt ty nạn trong thế hệ đầu tiên là một phản bác thuyết phục nhất. Không phải thu nhập, di sản và gia thế sẽ quyết định cơ hội thăng tiến mà là yếu tố văn hoá, lối sống và quyết tâm. Cảm nhận được môi trường tự do mới và có động lực khích lệ do gia đình giúp cho người Việt hội nhập và thăng tiến trong mọi lĩnh vực xã hội nhập cư. Do đó, thu nhập cao và tài sản không thể lý giải cho sự thăng tiến của thành phần di dân.
Một khó khăn mà giới trung lưu phải chịu trong thời gian qua là mức lương không tăng nhanh so với nhu cầu tiêu thụ đang thay đổi. Mức lương khả dụng và nỗ lực thích nghi trong tình hình biến đổi như người di dân sẽ quyết định thăng tiến và không phải là tích lũy tài sản hay di sản của giới trung lưu là chính. Mối quan hệ lợi tức và lao động mà Piketty đề ra không thể giải thích.
Có lập luận cho rằng tiền lương của công nhân tại các nước công nghiệp sẽ không tăng vì chủ doanh nghiệp còn tiếp tục đầu tư để hưởng những lợi điểm lương thấp tại các nước chậm tiến. Do đó, bất công sẽ còn kéo dài. Piketty chỉ có thể giải thích sự bất công trong mối tương quan tiền lương và tăng trưởng trong nội bộ từng nước công nghiệp phát triển và không trên căn bản toàn cầu để so sánh ý nghiã đích thực của thăng tiến.
Nếu thảo luận bất công trong bối cảnh toàn cầu hoá, đầu tư tư nhân và mậu dịch quốc tế giữa các nước công nghiệp phương Tây và đang trổi dậy, ông sẽ có những nhận định toàn diện hơn về cạnh tranh và phát triển.
Sự trổi dậy kinh tế của Trung Quốc, Ấn Độ, Viêt Nam, các nước khác tại Đông Á và Nam Mỹ trong nhiều thập niên qua đã giúp cho hằng trăm triệu người dân khỏi thoát cảnh nghèo đói tận cùng. Nhờ tham gia hội nhập mậu dịch quốc tế mà các nước đang trổi dậy cũng có điều kiện tốt đẹp hơn, ít nhất là so với tình trạng sống trước đây.
Nhìn chung, bất công trong từng nước một còn là môt vần đề gay go mà Việt Nam là một thí dụ. Vấn đề phát triển châu Phi sẽ là một thách thức quan trọng nhất cho nhân loại hôm nay. Do đó, lý giải về thăng tiến xã hội của Piketty không toàn diện.
Công bình thuế vụ
Đây là một đề tài mà Piketty không phải là người đề ra đầu tiên vì được tranh luận từ lâu. Ai là người được xem là có cuả? Có phải cứ có tài sản nhất thiết là tạo bất công xã hội không? Và doanh nghiệp nào tạo ra bất công? Một vấn đề cần xác định. Đến năm 2010, cá nhân nào thu nhập được 1 triệu rưởi đô la một năm được xếp vào thành phần hữu sản, còn doanh nghiệp thì không có mức độ xác định, thường thì doanh nghiệp có tham gia thị trường cổ phiếu hoặc số thương vụ trên 500 triệu đô la và có 10.000 công nhân, nhưng chuẩn mực này không chính xác, vì hiện nay có nhiều doanh nghiệp vẫn còn do gia đình quản lý nhưng có tài sản kết sù. Ý chính của Piketty về bất công là hướng về việc thu nhập của giới lãnh đạo thuộc dạng CEO của thị trường tài chánh và công nghiệp thông tin.
Việc đánh thuế tài sản tích lũy của giới CEO, như Piketty đề nghị, gây bất mãn cho giới hữu sản trung bình. Một người làm việc lương thiện, có những thương vụ bình thường, hợp pháp, dành dụm qua một thời gian dài, nay trở thành giới hữu sản, bị đánh thuế, nên họ không còn lại gì cho con cháu. Đây là một hình phạt tối đa có hiệu lực hồi tố, không thể gọi là công bằng xã hội và tác hại trầm trọng vì không khích lệ cho tiết kiệm và tái đầu tư.
Taị các nước châu Âu, thuế gia sản là một vấn đề được tranh cải khá gay gắt. Phần Lan có đề xuất rồi cũng bị áp lực phải từ bò. Các nước Áo, Đan Mạch, Đức, Thụy Điển và Tây Ban Nha cũng nằm trong tình trạng tương tự. Gần đây nhất là Ý trong năm 2011. Các đảng tại Ý đề ra thuế cho những người có bất động sản để vận động tranh cử. Vì dân chúng phản ứng trước thuế biểu nặng nề nên các đảng phải đành phải rút lại. Chính quyền đảo Cyprus cũng tìm cách đánh thuế tài sản trên tiền ký thác của trương chủ ngân hàng với hy vọng tăng nguồn thu để giải quyết vấn đề kinh tế, nhưng thực tế cho thấy ngược lại, chỉ đem lại bất ổn trong dân chúng.
Dù đề xuất giải pháp đánh thuế giới hữu sản, nhưng Piketty không trình bày những khó khăn khi áp dụng, đo lường hậu quả và kiểm soát. Quan trọng nhất là ông không tìm ra một đối sách khi không thể tăng thu và huy động được tiết kiệm quốc nội cho các đầu tư mới. Khi khả năng trốn thuế của giới hữu sản tinh vi trong tầm mức quốc tế, thì phương sách của Piketty cần xét lại.
Điều kiện lý tưởng để áp dụng một chính sách thuế khoá công minh là hệ thống chính trị dân chủ tốt đẹp lòng trong hoạt động hữu hiệu của một nền kinh tế thị trường tự do. Trong thực tế, công bình thuế vụ không gì khác hơn là có một thể chế dân chủ và luật pháp được mọi thành phần dân chúng triệt để tôn trọng, kể cả giới hữu sản. Lý tưởng này đạt được do thành qủa của một hệ thống giáo dục trọng pháp mà nước giàu đang suy đồi và nước nghèo chưa có. Đóng thuế nhiều là niềm hảnh diện cá nhân và thể hiện lòng yêu nước, hiện nay chỉ có trong truyền thống văn hoá của Nhật Bản.
Giải pháp tương ứng khả thi
Nếu giải pháp của Piketty là ảo tưởng, tại sao không thể tìm một giải pháp có hiệu ứng tương tự nhưng khả thi? Một thí dụ được đề cập nhiều nhất là áp dụng thuế tiêu thụ lũy tiến, thay vì áp dụng thuế di sản. Biện pháp này đơn giản vì nhắm vào các mặt hàng xa xĩ dành cho giới thượng lưu và nhất là áp dụng trên căn bản địa phương, nơi mà sở thuế có thể kiểm tra được. Lối đánh thuế này không tác động đến khuynh hướng tiết kiệm như thuế lợi tức hay di sản. Thuế tiêu thụ lũy tiến sẽ hổ trợ cho tăng trưởng nhiều hơn.
Một biện pháp khác cũng đã từng được đề cập đến là hoàn toàn miễn thuế cho công nhân có thu nhập thấp và giảm thuế cho công nhân có thu nhập cao hơn.
Chi phí giáo dục hiện nay là một thực tế khó khăn cho giới có lợi tức thấp, nhưng một trào lưu mới đang thịnh hành là giaó dục miễn phí online, mà chương trình trực tuyến của M.I.T. của Hoa Kỳ là một thí dụ. Các chương trình giáo dục trọn đời và từ xa là một mô hình mới khả thi.
Trong chừng mực giới hạn, triển vọng về các biện pháp tương ứng khả thi là một vấn đề cần thảo luận sâu rộng để san bằng bất công xã hội.
Bài học cho Việt Nam?
Độc giả người Việt thất vọng vì Piketty không trực tiếp soi sáng vấn đề Việt Nam.
Bất công xã hội tại Việt Nam không cần phải tìm hồ sơ thuế vụ để dẫn chứng như Piketty theo đuổi. Dù không có số thống kê cho hố cách biệt giữa thu nhập nông dân và lãnh đạo doanh nghiệp thu mua nông sản, giữa công nhân và lãnh đạo doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng thực tế cho thấy phải hơn tỷ lệ 1/6.258 của doanh nghiệp Apple.
Thành phần 1% dễ nhận diện hơn điều tra hình sự. Theo một báo cáo năm 2013 của UBS và Wealth X, một công ty nghiên cứu tài sản ở Singapore, số lượng người giàu nhất tại Việt Nam đã tăng lên 14,7%, số lượng người có tài sản cá nhân thấp nhất là 30 triệu đô la hay nhiều hơn lên đến 195 người, mà không ai khác hơn là thuộc về lãnh đạo.
Nguyên nhân bất công? Chuyện dể hiểu vì không có yếu tố hải ngoại. Về lý thuyết, ai cũng biết là do cơ chế chính trị:
“Đảng lãnh đạo,
nhà nước quản lý,
nhân dân làm chủ đất nước”,
nhưng người dân đọc và viết lại bằng cách đánh dấu phẩy một cách khác hơn:
Đảng lãnh đạo nhà nước,
quản lý nhân dân,
làm chủ đất nước
và phản ảnh đúng với thực tế.
Cơ chế độc đảng cho phép lãnh đạo không cần chứng minh khả năng làm việc, sống thanh liêm, có tiết kiệm và đáng được hưởng thành quả tương xứng. Với đặc thù này lãnh đạo biến Việt Nam thành một nền kinh tế trọng thương bất phú, tư bản thân tộc và xã hội thị trường mà không bị ai truy tố.
Giải pháp khả thi? Chuyện hão huyền. Đánh thuế giới hữu sản theo cách của Piketty cũng sẽ không thành công, một phần vì luật lệ tài chính không nghiêm minh và phần khác thì tích sản của lãnh đạo đã theo con cháu ra ngoại quốc từ lâu, nên các biện pháp sai áp, nếu có, không thể áp dụng. Piketty chỉ lý giải đúng về nguyên nhân bất công xã hội là do chế độ gây ra và sai là về giải pháp đánh thuế.
Giải pháp tương ứng khả thi để san bằng bất công xã hội hiện nay không còn quan trọng nữa vì giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ và tồn vong của chế độ trở thành hai vấn đề sinh tử cho Việt Nam, một thách thức nằm ngoài tầm nhìn của Piketty và phạm vi của bài giới thiệu sách này.

Từ một mắt xích thấy rõ toàn hệ thống

Nam Nguyên, phóng viên RFA


043_dpa-pa_45782663.jpg
Một biệt thự kiểu Pháp ở TPHCM, ảnh minh họa.  AFP photo
Chỉ có một số rất ít những vụ tham nhũng lớn được đưa ra ánh sáng, như Vinashin, Vinalines, PMU 18, dự án Xa lộ đông tây hay gần đây nhất là Dự án Đường sắt nội đô. Tất cả chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng có ý kiến cho rằng từ những con cá nhỏ dễ dàng hình dung ra những con cá lớn rồi đến cả tập đoàn.

Tham nhũng là một câu chuyện dài ở các nước đang phát triển các nước nghèo, đặc biệt ở Việt Nam cái đuôi tham nhũng dài vô tận vì đặc thù của thể chế. Ở Việt Nam không thể có cơ chế giám sát độc lập và giám sát lẫn nhau. Đảng Cộng sản là ngươi lãnh đạo toàn diện, Nhà nước Chính phủ Quốc hội Tòa án tất cả là nơi thi hành chính sách của Đảng và cán bộ thì do Đảng cơ cấu.
Nhà báo Phạm Thành sống và làm việc ở Hà Nội, từng nhiều năm phục vụ hệ thống truyền thông nhà nước, chia xẻ ý nghĩ của mình:
“Tôi nghĩ rằng, mấy năm nay người bỏ Đảng vẫn còn ít trong khi những người vào Đảng rất là nhiều. Bởi vì người ta thấy là vào Đảng người ta có vị trí và người ta vẫn kiếm ăn được. Người ta cũng tin rằng Đảng chưa bị sụp đổ trong ngày một ngày hai, đơn giản thế thôi.”
Có lẽ không thể đánh giá một cách đầy đủ là tham ô tham nhũng đã gây hại như thế nào cho đất nước và người dân Việt Nam. Nhưng tại một cuộc Hội thảo tổ chức ngày 21/7/2014 tại Hà Nội, ông Olin McGill chuyên gia của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho rằng thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đáng lẽ phải ở mức 7.000 USD/năm thay vì chỉ là 1.400 USD/năm. Chuyên gia này dựa vào vị trí xếp hạng môi trường cạnh tranh do Ngân hàng Thế giới thực hiện năm 2014 để dẫn chứng. Theo đó Việt Nam xếp hạng 99/189 nền kinh tế, chuyên gia Olin McGill cho rằng, ở nhóm các nước xếp hạng từ 91 đến 120 có GNI tức thu nhập bình quân đầu người là 7.545 USD/năm.
Câu chuyện vừa nêu không đề cập gì tới nạn tham nhũng, hối lộ ở Việt Nam nhưng nó liên quan đến vấn đề cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và tính công khai minh bạch nói chung. Như thế nếu vế sau này được thực hiện đúng thì đã giảm thiểu được nạn tham nhũng một cách đáng kể.
Tôi nghĩ rằng, mấy năm nay người bỏ Đảng vẫn còn ít trong khi những người vào Đảng rất là nhiều. Bởi vì người ta thấy là vào Đảng người ta có vị trí và người ta vẫn kiếm ăn được.
– Nhà báo Phạm Thành
Về vấn đề phải cải tổ thể chế triệt để thì chống tham nhũng mới có hiệu quả. Theo Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, tất cả những luật cơ bản để phòng chống tham nhũng ví dụ quyền được cung cấp thông tin, quyền biểu tình, lập hội, tự do báo chí đều được qui định trong Hiến pháp, nhưng Quốc hội không soạn thảo và ban hành luật trong mấy chục năm qua. LS Trần Quốc Thuận nhấn mạnh:
“Vấn đề là pháp luật ở Việt Nam có được thi hành hay không mà nếu không được thi hành thì người dân có cơ sở pháp luật đòi hỏi phải thi hành hay không. Nếu mà không thi hành thì có luật biểu tình để người ta phản đối buộc thi hành hay không. Câu chuyện đó không có… Có nghĩa là cho một cái thiên đàng nhưng không có cái thang để leo lên.”
Nhân chuyện báo chí nhà nước và mạng xã hội gần đây đưa nhiều tin bài với các tựa đặt khá hài hước như “Trộm vào nhà, quan chức lộ ra vàng khối, tiền tỷ” hay “Quan nhơ nhỡ mất cắp” cho thấy dư luận chỉ chờ dịp để moi móc vấn đề thu nhập bất chính. Bởi vì người dân lý luận đơn giản, công chức cán bộ cỡ giám đốc sở lương mười mấy triệu đồng một tháng làm sao có dư để tích lũy tiền tỷ, vàng khối…
Ngày 4/8/2014 ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM báo công an bị trộm cậy tủ ở văn phòng lấy mất tiền và ngoại tệ trị giá 1,6 tỷ đồng. Trước đó ngày 24/7 VietnamNet tổng hợp các vụ gọi là  ‘mất trộm, lòi vàng nhà quan. Các vụ ‘lòi vàng’ điển hình như vào năm 2013, ông Đặng Xuân Thọ, Giám đốc Sở tài chính Kontum trình công an bị trộm đột nhập khi vắng nhà nhưng không bị mất tài sản. Trên thực tế Công an đã bắt được băng trộm, chúng khi đã lấy được vàng thẻ đóng gói, nữ trang trị giá hơn 2,7 tỷ đồng. Tờ báo còn đưa ra 7 vụ trộm viếng nhà các quan chức khác ở Bắc Kạn, Qui Nhơn, Vinh, Bạc Liêu, Biên Hòa, TP.HCM và Đà Nẳng mà tổng số tiền mặt, vàng miếng, ngoại tệ bị trộm  trị giá hàng chục tỉ đồng.
Tham nhũng đe dọa sự tồn tại của Đảng Cộng sản và làm người dân xa lánh Đảng. Đây là điều mà cả Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đều nhiều lần cảnh báo. Nhưng làm thế nào để chống tham nhũng có hiệu quả lại là một nan đề, khi chế độ toàn trị chưa sẵn sàng cải cách trao quyền dân chủ cho người dân.

Làm luật để nuôi tham nhũng

Ngô nhân Dụng – Nguoiviet

Nước nào cũng có luật lệ. Không đặt ra luật thì lộn xộn lắm. Nhưng nhiều luật quá thì không tốt. Chính phủ mới ở Ấn Ðộ đang tính sẽ giảm bớt các luật lệ ràng buộc giới kinh doanh, đặc biệt là những xí nghiệp, cửa hàng nhỏ. Giảm bớt luật cho người làm ăn thì chắc chắn kinh tế sẽ khá hơn. Còn một lý do nữa: Luật càng nhiều, càng khó khăn thì càng nuôi tham nhũng. Bởi vì một điều luật nào đặt ra cũng giới hạn quyền hành động của một số người; tự nhiên phải ban thêm quyền thi hành luật cho một số người khác, từ luật đổ rác tới luật đi đường, luật bảo hiểm y tế hay luật ngân hàng, vân vân.
Tôi mới đọc, đọc lại, cuốn sách kể chuyện nước Tàu cộng sản, nước Trung Hoa của Jan Wong, tác giả là Jan Wong, tên cô đầy đủ, đọc theo lối Hán Việt là Vương Quý Minh. Có một chuyện cũ nhưng vẫn rút được ra bài học về tham nhũng lạm quyền.

Jan Wong đã sống ở Bắc Kinh hai lần, lần đầu làm một sinh viên, lần sau là nhà báo, mỗi kỳ lâu năm, sáu năm. Năm 1999 cô trở lại Trung Quốc trong khi vẫn bị cấm từ năm 1996 vì viết cuốn Red China Blues. Cô may mắn qua mắt được trạm kiểm soát biên giới ở Hồng Kông nhờ khi làm lại passport (hộ chiếu) cái tên cô đã được vị thư ký nào đó vô tình viết theo cách khác. Người Tây viết tên Tàu (hay Việt) thường lẫn lộn tên với họ, chữ nào trước, chữ nào sau, lại thêm tên đệm! Chuyến du hành bí mật này được cô viết thành sách: Jan Wong’s China. Trong chương 12 cô kể kinh nghiệm những người học lái xe hơi ở Bắc Kinh.

Năm 1981 chỉ có 20 chiếc ô tô của tư nhân ở Bắc Kinh, năm 1999 đã có hơn triệu rưỡi xe, cả công và tư chia nhau mặt đường cùng với hơn sáu triệu chiếc xe đạp. Ðiều kinh hoàng là ở Bắc Kinh có một triệu người mới lái xe lần đầu trong đời. Tất nhiên, mở trường dạy lái xe là một việc kinh doanh hái ra tiền. Chính quyền đã làm luật: Nếu không “tốt nghiệp” từ một trường dạy lái thì không được dự thi lấy bằng lái xe.

Nghe điều kiện này, chắc quý vị nghĩ đó là chuyện thường tình; nhiều nước trên thế giới chắc cũng có luật tương tự. Một số nước có thể cho ai muốn tự học lấy cứ nhờ người chỉ, rồi tự ghi tên thi; còn ai muốn đi học lái thì trả tiền nhà trường chứ không bắt buộc.

Khi nhà nước bắt phải làm một điều gì, ghi thành luật lệ, thì sinh ra nhiều chuyện lắm. Luật lệ ở Bắc Kinh bắt đi học, vậy phải học bao lâu người ta mới được đi thi bằng lái xe? Cô Jan Wong sinh trưởng ở Canada, cô cho biết tại tỉnh Québec cô phải học lái xe 12 tiếng đồng hồ mới đủ sức đi thi. Còn ở Bắc Kinh thì sao? Thưa, từ bốn tháng tới sáu tháng! Tới sáu tháng? Thưa vâng, nếu quý vị may mắn. Vì nếu thi rớt lần thứ ba, thí sinh bắt buộc phải đi học lại từ đầu, thêm sáu tháng nữa! Có một trường, của công ty Toyota, mở lớp luyện thi cấp tốc, trong hai tháng!

Quý vị có thể nghĩ oan, kết luật rằng người Trung Hoa bẩm sinh khó học lái xe cho nên phải mất đến sáu tháng mới tập lái xe được, trong khi người Canada chỉ tập mất 12 giờ. Bởi vì ở Ðài Loan, cũng là người Trung Hoa mà họ không mất nhiều thời giờ như vậy. Dân Ðài Loan có thể xin một “Bằng lái xe tập sự,” được phép lái ở trong khu thực tập và một số đường có giới hạn, sau ba tháng đến thi lấy bằng chính thức. Sở Xe Tự Ðộng (giống như DMV ở Mỹ) còn khuyên người ta “đi học ở trường cũng được, nhưng rất tốn tiền và tốn thời giờ.” Trong lục địa Trung Hoa Cộng Sản, phải học một trường lái xe, dự một kỳ thi viết của nhà trường. Bài thi có 100 câu hỏi, đáp trúng 90 câu mới đậu, sau đó mới được đi thi với nhà nước.

Cho nên cô Jan Wong kể chuyện một cô bạn đi học lái xe, rất vất vả. Sáng dậy sớm, tới trường, việc đầu tiên là lau rửa xe cho thầy, bằng tay tất nhiên. Sau đó, pha trà mời thầy xơi. Cảnh này làm tôi nhớ hồi sáu, bẩy tuổi đi học chữ Nho. Bài học đầu tiên là “sái, tảo, ứng, đối.” Nghĩa là quét dọn, thưa gửi. Chúng tôi đã quét nhà, trải chiếu, lau bàn, rửa ấm, tách, đu nước, pha trà, rồi mời thầy ra phòng học. Té ra người Trung Hoa là cộng sản mà vẫn giữ nền nếp cũ! Khi thầy bắt đầu dạy lái xe, bốn cô học trò cùng lên xe với thầy, ba cô ngồi sau, có dịp nghe thầy giảng, lại thực hành đúng câu: Học thầy không tày học bạn. Cứ như thế, học năm ngày mỗi tuần. Nhiều buổi thầy cho ba cô về sớm, chỉ giữ một cô lại học riêng với thầy.

Một anh bạn khác của Jan Wong, anh này là một ký giả, cho biết trong tháng đầu tiên anh chỉ học luật đi đường thôi. Trong hai tháng tiếp theo, học về bộ máy của cái xe. [Hay thật. Mình không được sống ở Bắc Kinh, lái xe cả đời vẫn không để ý trong xe nó có cái máy, cũng chẳng bao giờ biết vì sao cái máy nó lại làm cho xe chạy được, lái được. Ðúng là đồ vô học.] Riêng một tháng thứ tư, học sinh được dạy cách đậu xe. [Bây giờ mới nghĩ ra, thảo nào mà mình cứ hay bị phạt vì đậu xe! Chỉ vì không được học!] Tới tháng thứ năm, anh nhà báo này mới được “ra đường.” Nhưng nhà trường thiếu xe nhỏ, anh được tập với chiếc xe vận tải hai tấn. Anh bạn của Jan Wong (tôi đoán tên là Giang Thiệu Vi) may mắn, là người duy nhất lên bảng vàng ngay lần thi đầu (nhà báo chắc phải thông minh lắm), năm người bạn cùng lớp trúng cách lần thi thứ nhì, hai người chót lần thứ ba mới đậu.

Cứ theo câu chuyện này thì thấy người Trung Hoa theo chế độ cộng sản mà vẫn giữ được nhiều nếp cũ. Thứ nhất là coi việc giáo dục là quan trọng, đi thi bằng lái xe mà mất sáu tháng chứng tỏ người ta kính trọng việc học đến thế nào. Thứ nhì là họ vẫn kính trọng thày, không thày đố mày làm nên. Khác hẳn đám sinh viên ở Canada. Trong mười lăm năm làm việc ở đó, mỗi khóa tôi đều phải phát giấy cho sinh viên dùng để chấm điểm thầy, niêm kín, nộp cho ban giám hiệu.

Nhưng bất cứ người dân nào ở Canada, hay ở Mỹ, nếu bắt họ phải tới trường học lái xe như người dân Trung Hoa rồi mới được thi lấy bằng, người ta sẽ biểu tình phản đối ngay. Bởi vì một điều luật như vậy giới hạn quyền tự do của người dân “một cách vô ích.” Nếu họ tập lái xe trong vòng 12 giờ cũng được, tại sao bắt người ta phải tới trường học mấy tháng? Tại sao lại quy định phải được nhà trường chấm đậu rồi mới được đi thi thật? Riêng một điều luật cỏn con đó thôi cũng đủ sinh ra bao nhiêu thứ nhũng lạm. Bởi vì nó ban cho một số người thêm “quyền khảo hạch” các công dân khác trong xã hội. Khi đã nắm được một món quyền hành nào đó trong tay, người ta sẽ nghĩ ra ngay cách lạm dụng!

Một bản tin Reuters cho biết người đi học lái xe ở Bắc Kinh vào năm 2012 phải trả 8,000 đồng Nguyên, tương đương với 1,300 Mỹ kim. Trong năm 2011, nhà nước phát gần 23 triệu bằng lái xe mới, đây là một ngành kinh doanh trị giá gần 24 tỷ Mỹ kim! Một trường dạy lái xe ở Bắc Kinh mỗi năm sản xuất 10,000 cái bằng, số thu hơn hơn 10 triệu đô la! Với các kỳ thi ngặt nghèo như vậy, khi ra trường các thí sinh sẽ sống với thực tế phũ phàng: Người lái xe thật chẳng ai quan tâm đến luật lệ! Trong năm 2010, báo cáo chính thức của nhà nước Trung Cộng cho biết có 3 triệu 900 ngàn tai nạn, chết hơn 65 ngàn người và 254 ngàn người bị thương tật. Ở Mỹ, dân ít hơn nhưng xe nhiều hơn, trung bình mỗi năm 37,000 người chết vì đụng xe, và hơn 2 triệu người bị thương, cũng không khác bao nhiêu.

Nhưng điều đáng chú ý, là luật lệ về thi bằng lái xe ở Trung Quốc đã tạo ra một tầng lớp nắm đặc quyền: các trường và các ông thày dạy lái xe. Nhờ một điều luật thôi, họ có một nguồn lợi lớn, và nắm quyền “sinh sát” bao nhiêu người khác trong tay, trong đó có các cô cậu đi học lái xe. Quyền hành sinh ra nhũng lạm; quyền tuyệt đối đẻ ra nhũng lạm tuyệt đối. Câu này ai cũng biết, nhưng khi nghe kể chuyện đi học để thi bằng lái xe ở Bắc Kinh chúng ta thấy một thí dụ cụ thể. Cô Jan Wong còn kể nhiều chuyện cô bí mật ghi lại trong chuyến lẻn vào thăm nước Trung Hoa năm 1999.

Jan Wong sinh ra ở Montréal, Canada. Gia đình khá giả, ai cũng biết những “tửu lâu,” tức là tiệm cơm Tàu do cha cô làm chủ, từ giữa thế kỷ 20. Lúc đang học Ðại Học McGill, cô đọc báo thấy sinh viên Trung Quốc làm Cách Mạng Văn Hóa, thích quá, tự ý xin vào Bắc Kinh Ðại Học. Rồi tham gia Hồng Vệ Binh. Rồi vỡ mộng. Trở về nhà, cô lại đi học nghề báo (Ðại Học Columbia), rồi được báo Globe and Mail cử sang Bắc Kinh. Trong dịp đó cô lại được chứng kiến (trước mắt) cảnh sinh viên, công nhân bị tàn sát tại Thiên An Môn. Cô đếm, theo lối học từ trường báo chí, kết luận có ít nhất 3,000 người bị giết.

Một người bạn ở Montréal tặng tôi cuốn Jan Wong’s China từ hơn 10 năm trước, có lần tôi đã trích thuật mấy chuyện trong sách khi viết mục này. Tuần trước, tôi đang đứng trước cửa thư viện xã Fountain Valley thì gặp nhạc sĩ Võ Tá Hân. Trò chuyện với nhau bên cạnh mấy kệ bày sách cũ, giá một đô la mỗi cuốn, tôi chợt trông thấy cái bìa cuốn sách quen quen, đọc tên thì nhận ra: Jan Wong’s China. Tôi rút cuốn sách ra, giới thiệu với Võ Tá Hân: Nên đọc cuốn này, hay lắm, mình đã đọc cuốn này rồi. Ðã có một cuốn rồi, lâu lắm không nhớ để đâu nữa. Hân nói anh cũng để ý, vì ngó cái bìa cuốn sách thấy ló hình một anh cán bộ. Mở cuốn sách coi, Võ Tá Hân bảo tôi: Anh đọc thử trang này đi. Nhìn mới thấy, trên trang đầu có hàng chữ đề tặng, tặng cho tôi, với chữ ký của Trần Tuấn Dũng, Montréal! Mang cuốn sách về nhà, đọc lại, vẫn thấy có nhiều chuyện lý thú. Bởi vậy mới có câu chuyện kể hầu quý vị hôm nay.

[Nhân tiện, xin kể thêm một chuyện ngoài lề. Tháng trước, tôi cũng thấy ở trước cửa viện xã Fountain Valley một cuốn sách History of Mathematics của David Eugene Smith. Nhìn gáy sách quen quen, tôi nhớ mình đã có một trong hai cuốn của bộ này, đọc đi đọc lại không chán. Ðây là cuốn số hai, chắc ở nhà mình đã có cuốn số một. May quá, bèn thỉnh về! Về nhà, mở coi, mới thấy những trang có đánh dấu vạch vàng, vạch xanh, đỏ, rất quen. Coi nội dung thì nhận ra cuốn này mình đã có rồi. Cuối cùng, lại thấy cả những hàng chữ bên lề trang sách, viết bút chì, mới nhận ra đây chính là chữ mình viết. Không hiểu ai mượn rồi quên trả, cuốn sách đã lưu lạc, được đem tặng thư viện, rồi lại có dịp trở lại nhà mình! Phải cảm ơn tất cả những người tặng sách cũ cho thư viện. Tôi vẫn ghi một câu của Anatole France, mà không chịu áp dụng. France nói: Ðừng cho ai mượn sách. Hãy coi gương tôi: Trong tủ sách của tôi toàn là sách mượn.]

Thuộc địa kiểu mới

Viết từ Sài Gòn  – RFA

000_Hkg8090456.jpg
Một em nhỏ cầm khẩu hiệu phản đối Trung Quốc trong cuộc biểu tình tại Hà Nội hôm 9/12/2012  AFP photo
Gần đây, vấn đề bạch hóa hội nghị thành đô đang được nhắc tới nhiều và câu hỏi “Liệu Việt Nam có thể trở thành một khu tự trị của Trung Cộng?” cũng đang được đặt vấn đề mạnh mẽ. Nhưng, vấn đề Việt Nam trở thành một khu tự trị trực thuộc Trung Quốc vào năm 2020 sẽ là vấn đề không tưởng mà với diễn biến hiện tại, cho thấy Việt Nam sẽ là một thuộc địa mới, mới về cả nội dung lẫn hình thức của Trung Cộng.

Vì sao nói Việt Nam sẽ không bao giờ thành đặc khu kinh tế hoặc khu tự trị của Trung Quốc? Có hai lý do để tin rằng Việt Nam không bao giờ thành một khu tự trị của Trung Quốc: Kinh nghiệm “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu” đã ăn sâu trong huyết quản dân tộc Việt Nam; Lực lượng trí thức không nằm trong bộ máy của đảng cầm quyền chiếm con số rất đông và đương nhiên, những trí thức “không đỏ” này không bao giờ chấp nhận Việt Nam bị giặc Tàu đô hộ một lần nữa!
Ở khía cạnh thứ nhất, kinh nghiệm một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, có thể nói rằng điều này không nằm trong ý thức mà đã nằm trong vô thức của người Việt, dường như một đứa trẻ đủ trưởng thành cũng có thể thấy ngay rằng giữa người Việt và người Tàu khó có thể sống chung trong một quốc gia hay thể chế chính trị/nhà nước. Vấn đề này không cấn lý giải nhiều, nó thuộc về ký ức tập thể của một dân tộc.
Ở khía cạnh trí thức không thuộc hàng “đỏ”, có thể nói rằng đa phần họ muốn Việt Nam thân Mỹ, lý do để họ mong mỏi điều này là vì Mỹ là một nước dân chủ, tiến bộ và thực dụng một cách rõ ràng. Với người Mỹ, họ không bao giờ bỏ ra đồng nào nếu không thu lợi về cho họ ít nhất là một đồng rưỡi. Trong khi đó, với người Tàu, đặc biệt là Tàu Cộng, họ không bao giờ bỏ ra bất cứ đồng nào nếu một đồng của họ không làm cho người khác mất đi hai đồng. Chính vì bản tính giảo hoạt này của họ, người Việt, đặc biệt là trí thức Việt luôn e ngại và tránh xa Tàu Cộng. Và nghiêm túc mà nói, nếu chọn giữa hai thứ: Trở thành một khu tự trị của Trung Quốc hay là trở thành một tiểu bang của Mỹ? Chắc chắn ít nhất cũng trên 80% dân số Việt Nam chọn trở thành tiểu bang của Mỹ!
Và đây là vấn đề mà chế độ Cộng sản Trung Quốc cũng như chế độ Cộng sản Việt Nam rất sợ hãi. Cộng sản Trung Quốc sợ vì nếu Việt Nam thân Mỹ, xa hơn một chút nữa là thành tiền trạm và một tiểu bang của Mỹ chẳng hạn, thì mức độ khó chịu cũng như sức mạnh khối Cộng sản ở Đông Nam Á chỉ còn co cụm trên lãnh thổ Trung Quốc, lúc đó Campodia và Lào cũng suy nghĩ lại về mối quan hệ với Trung Quốc và có những lựa chọn mới. Điều này là không thể tránh khỏi. Và với Cộng sản Việt Nam, một khi Việt Nam thân Mỹ, nhà nước độc tài Cộng sản Việt Nam sẽ thoái vị và đến một lúc nào đó, chủ nghĩa Cộng sản sẽ chết khô trên dải đất hình chữ S này.
Nhưng nếu không chấp nhận thân Mỹ, Việt Nam sẽ rơi vào tay Trung Cộng. Mà với người Cộng sản, dù rất huyễn hoặc và tự vỗ về nhau nhưng họ vẫn mê tín vào chủ nghĩa Cộng sản và quốc tế Cộng sản bởi đây là chỗ dựa duy nhất và cuồi cùng để họ tồn tại. Chính vì thế mà họ đã lựa chọn việc đến với hội nghị Thành Đô 1990 để biến trung ương Cộng sản Việt Nam thành những thái thú Tàu gốc Việt, và đây cũng là mấu chốt vấn đề thuộc địa mới của Trung Quốc.
Xâu chuỗi lại những mốc lịch sử, có thể nói rằng suốt quá trình dài ngót nghét ngàn năm đô hộ xứ Việt, các thái thú gốc Tàu chưa bao giờ yên thân để về nước nếu không nói là khi có biến, các thái thú người Tàu có thể không toàn thây để về quê. Chính vì thế, việc một lần nữa biến Việt Nam thành một vùng tự trị dưới sự giám sát, điều hành của thái thú người Tàu là một việc hết sức sai lầm và ấu trĩ. Chính vì thế, hội nghị thành đô có thể nói chính là thành tựu/tì vết đô hộ tích tụ trên ngàn năm nay mà người Tàu đã đúc kết thành kinh nghiệm xương máu để một khi có cơ hội sẽ ra tay với Việt Nam, và hội nghị Thành Đô 1990 là cơ hội ngàn năm có một, người Tàu ngay tức khắc đưa ra những yêu sách để biến bộ sậu trung ương đảng Cộng sản Việt Nam thành một đám thái thú người Việt dù muốn hay không muốn cũng phải răm rắp tuân lệnh của họ.
Kế hoạch thu thập đám thái thú người Việt cùng hàng loạt chiến lược, phương án xâm lược Việt Nam trên các mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự suốt từ năm 1991 cho đến nay. Và có một điều rất chắc chắn là hội nghị Thành Đô đã rất thành công, bởi vì nếu như lúc đó, người Tàu sang làm thái thú Việt ở những vị trí trung tâm, đầu não thì sớm muộn gì họ cũng bị nhân dân lật tẩy và lật đổ họ. Chính vì thế, các thái thú người Việt sẽ giữ những chức danh trọng yếu và chịu sự quan sát của các gián điệp cũng như các đại diện Trung Cộng được ém trong bộ máy cầm quyền Việt Nam là một sách lược khả thể. Đứng ở những vị trí giám sát, gián điệp, họ vừa nắm được thông tin, đường hướng của đám quan lại người Việt lại vừa chỉ đạo sau sân khấu để đám thái thú trung ương này thực hiện mọi sách lược của họ, mau chóng biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Trung Cộng.
Và một khi đã có thuộc địa mới trong tay với một đám lâu la gốc Việt làm thái thú, bản chất háo thắng của Trung Cộng lại nổi lên, bắt đầu có những hành động ngang ngược và chẳng còn nghĩ đến đàn em, lâu la bị phương hại ra sao. Chính sự háo thắng này vô hình trung đẩy đám lâu la đàn em rơi vào tình thế nổi loạn, và một khi có những pha diễn không ăn nhập gì với nhau đã làm lộ bộ mặt thật của đám lâu la cũng như dã tâm của chúng. Kết cục là nhân dân kinh tởm những gì lâu nay họ phải sống chung và một nguy cơ mới của chủ nghĩa Cộng sản đang bùng cháy mỗi lúc một dữ dội.
Và, với nhân dân, bộ mặt thật cũng như cái chết chậm của chủ nghĩa Cộng sản là một sự may mắn mà cũng là một vận hội mới để cả dân tộc bước dần ra ánh sáng!
Viết từ Sài Gòn, ngày 13/08/2014
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Trung Quốc: gieo gió rồi chặn bão

Nguyễn xuân Nghĩa – Nguoiviet


Vì sao kinh tế Trung Quốc khó tránh được khủng hoảng?

Khi một tổ chức lạc quan kinh niên như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF – lạc quan vì không dự báo được nhiều vụ khủng hoảng kinh tế đã qua – mà lại vừa cảnh báo vào Tháng Bảy về nguy cơ “hạ cánh nặng nề” của kinh tế Trung Quốc, thì ta nên chú ý đến tin tức khí tượng kinh tế: Giông bão kinh tế xứ này có thể nổi lên từ nay đến năm 2020.

Khi các chuyên gia quốc tế đều đổi vui thành buồn mà nói về nguy cơ khủng hoảng sắp tới tại Trung Quốc, tất nhiên là lãnh đạo Bắc Kinh cũng phải biết. Họ còn biết được và nói ra những gì phải làm để thoát khỏi cơn chấn động ấy. Nhưng, vì kinh tế cũng là chính trị – nội dung của cột báo định kỳ này – họ biết mà làm không nổi.
Ác nghiệp kinh tế cũng là một quy luật!
Nói nôm ra, đã gieo gió rồi thì khó chặn bão – mà chỉ có thể gặt. Mùa gặt thảm khốc đang bắt đầu….

 ***

Quý độc giả không có nhiều thời giờ, mà cột báo này cũng chẳng là một cuốn sách, nên xin… vèo trông lá rụng đầy sân:
Sáu năm trước, tổ hợp đầu tư Lehman Brothers sụp đổ vào Tháng Chín năm 2008 và thổi lên vụ khủng hoảng tài chánh toàn cầu. Khi đó, tổ hợp Lehman đứng hạng bốn trong các ngân hàng đầu tư Mỹ, đang quản lý một số tài sản trị giá khoảng 640 tỷ Mỹ kim, bằng 5% tổng sản lượng Mỹ. Ngày nay, tài sản do ngân hàng đứng hạng thứ tư của Trung Quốc đang quản lý lại trị giá 25% tổng sản lượng Trung Quốc. Mà ngân hàng BOC này đứng sau ICBC, CCB và ABC: tài sản của bốn ngân hàng ấy lớn bằng 60% tổng sản lượng GDP của kinh tế Trung Quốc.
Người không biết đếm thì trầm trồ ngợi khen kinh tế Trung Quốc đã lớn như thổi trong mấy chục năm và vượt mặt kinh tế Anh, rồi Ðức rồi Nhật để nay mai sẽ bắt kịp Hoa Kỳ. Người biết đếm thì biết lo vì không đếm ra phần nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc, thuộc diện bí mật quốc gia. Bí mật đến nỗi lãnh đạo Bắc Kinh cũng không biết luôn!
Người không biết đếm thì nói đến khối dự trữ ngoại tệ của Bắc Kinh, nay lên tới bốn ngàn tỷ đô la. Nếu kể thêm lượng vàng dự trữ trong công khố – một bí mật quốc gia khác – được ước lượng khoảng bốn ngàn năm trăm tấn, trị giá gần 200 tỷ đô la tính theo giá hiện hành, thì Bắc Kinh có đủ vốn dằn lưng để vượt qua sóng gió.
Người biết đếm thì biết lo hơn vậy.
Qua ba thập niên, kinh tế Trung Quốc thuộc diện “uống sâm để đạp xe hai bánh cho mạnh.” Xe chạy chậm là đổ. Ðó là chiến lược ráo riết đầu tư để tìm tốc độ tăng trưởng cao và sản xuất dư thừa thì xuất cảng bằng mọi giá để thu về ngoại tệ cho nhà nước. Nhưng kinh tế chính trị học Trung Quốc khiến lãnh đạo và tay chân thì uống sâm, còn dân đen và các doanh nghiệp tư nhân thì đạp xe chết bỏ. Kinh tế học gọi đó là hiện tượng “tầm tô,” rent seeking, là những kẻ có ưu thế chính trị và kinh doanh thì khai thác ưu thế đó cho mình, qua chánh sách và luật lệ đầy lệch lạc.
Ưu thế ấy không tạo ra những của cải có giá trị cho quốc dân trong trường kỳ mà chỉ đem lại đặc lợi cho một thiểu số ở trên. Ðó là chuyện gieo gió.
Khi Mỹ bị khủng hoảng từ vụ Lehman và hàng loạt cơ sở tài chánh và bảo hiểm khác, kinh tế toàn cầu bị tổng suy trầm 2008-2009. Ðấy là lúc Bắc Kinh lại rót sâm nữa: gia tăng công chi và bơm thêm tín dụng qua hệ thống ngân hàng của nhà nước cho các doanh nghiệp của nhà nước cùng các công ty đầu tư của các chính quyền địa phương, tức là vẫn của nhà nước. Nếu có gì lọt xuống dưới thì tư nhân còn được hưởng, nhưng đa số thì phải vay lại, hoặc vay chui với giá đắt hơn và bị nhiều rủi ro hơn.
IMF thì đếm là từ 2008 đến 2013, tổng số tài trợ tăng bằng 73% của tổng sản lượng và xác nhận rằng con số thật có thể cao hơn. Nhiều tổ hợp đầu tư hay cơ quan nghiên cứu thì nói đến 100%, tăng gấp đôi tổng sản lượng. Tổng sản lượng đó nay ở khoảng chín ngàn tỷ đô la: trong năm năm, Trung Quốc đã rót sâm trị giá chín ngàn tỷ! Gấp đôi liều thuốc bổ của Mỹ.
Con số thật có khi còn vĩ đại hơn: Tháng Năm vừa qua, công ty đầu tư Hoisington Investmnent Management Company tại Hoa Kỳ ước tính là tổng số dư nợ của tư nhân và nhà nước Trung Quốc lên tới 420% tổng sản lượng 2013, so với 320% vào năm 2008.
Người biết đếm vì theo dõi tin tức khí tượng kinh tế còn chỉ ra một quầng mây đen khác: khi đầu tư và tín dụng tiếp tục đổ ra thì phần tiêu thụ nội địa lại giảm. Từ 40% tổng sản lượng – con số quá thấp – nay chỉ còn chừng 36%, thậm chí 34%. Người uống sâm và kẻ đạp xe là vậy, nếu ta so sánh với tiêu thụ tại Mỹ (70%), Nhật (61%) hay Nam Hàn (52%).
Bây giờ, hãy nói đến trận bão.
Lãnh đạo Bắc Kinh là lương y có tài, hơn người Hà Nội, vì biết kinh tế Trung Quốc cần phương thuốc vừa “bổ” vừa “tả,” vừa tăng trưởng vừa sửa sai thì mới phát triển. Sai thì rất nhiều và họ có nói tới từ năm 2003, từ 10 năm trước. Nhưng sửa không được vì đụng vào thực chất “tầm tô.” Cải sửa là thu hẹp quyền lợi của thiểu số ở trên. Vì vậy, chỉ có bổ mà chẳng có tả và kinh tế lâm bệnh.
IMF nhẹ nhàng nói theo ngôn ngữ ngoại giao, rằng kinh tế Trung Quốc đang là mạng lưới rủi ro (web of vulnerabilities) trùm lên năm khu vực là địa ốc, doanh nghiệp, chính quyền địa phương, các ngân hàng và hệ thống ngân hàng chui shadow banking. Mà muốn đẩy lui giông bão thì phải trả lại nợ và chấn chỉnh lại sổ sách chi thu, tức là chấp nhận một đà tăng trưởng thấp hơn.
Nhưng, dù Nghị Quyết Ba của Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương đã nói ra nhu cầu cải sửa để chuyển hướng từ cuối năm ngoái, qua năm nay, lãnh đạo Bắc Kinh tiếp tục rót sâm với biện pháp kích thích kinh tế được nói trước là nhỏ nhoi xíu xiu, mà thật ra lại cao hơn dự tính.
Cánh buồm vẫn góp gió để lao vào giông bão.
Vì kinh tế cũng là chính trị, ta có quyền tự hỏi vì sao Bắc Kinh vẫn không chuyển hướng? Có hai cách giải thích đều… nguy như nhau.
Một là lãnh đạo xứ này muốn xoay tay lái mà vẫn thúc thủ vì tay lái đã bị các thế lực hay nhóm lợi ích xiềng vào một hướng – cái hướng có lợi cho họ. Vì thế, Tập Cận Bình mới ra tay diệt trừ tham nhũng và tìm cách thâu tóm lại quyền lực để rồi mới xoay trong tương lai.
Hai là vì chủ quan duy ý chí, lại căn cứ trên cách đếm của mình, Bắc Kinh cho là tình hình chưa đến nỗi nào. Như gánh công trái (nợ của khu vực công) và ngoại trái (nợ ngoại quốc) còn thấp, tiết kiệm của dân còn cao và hệ thống kiểm soát của nhà nước còn có khả năng chặn đường tháo chạy của tư bản, v.v… Cho nên Trung Quốc có thể vững tay chèo trong ít lâu nữa – và tiếp tục gây bão.
Nhưng, điều mà họ thiếu chính là thời gian. Càng trì hoãn thì càng gia tốc cho sóng gió.
Trong khi đó, môi trường quốc tế lại có những rủi ro mới từ Âu Châu, Hoa Kỳ đến Nhật Bản và nhiều nước đang phát triển khác. Khi ngần ấy vấn đề lại dồn làm một, Bắc Kinh không thể chặn bão. Và khác với các vụ khủng hoảng tại Nhật năm 1991, tại Ðông Á năm 1997, tại Âu Châu và Hoa Kỳ năm 2008, một vụ khủng hoảng tại Trung Quốc lần này có thể quạt thẳng vào chế độ…

Thông điệp McCain: 5 Sẵn sàng, 3 Nên và 1 Hy vọng

Thượng nghị sĩ John McCain sau một cuộc họp báo tại Trung tâm Hoa Kỳ ở Hà Nội, ngày 8/8/2014.
Thượng nghị sĩ John McCain sau một cuộc họp báo tại Trung tâm Hoa Kỳ ở Hà Nội, ngày 8/8/2014.

Vũ Đức Khanh  -VOA

Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) cho hay, chiều 8/8/2014, tại Trụ sở Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp đoàn Thượng viện Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam gồm Thượng Nghị sỹ John McCain (Đảng Cộng hòa, tiểu bang Arizona) và Thượng nghị Sỹ Sheldon Whitehouse (Đảng Dân chủ, tiểu bang Rhode Island).

Theo VOV thì “các Thượng Nghị sỹ (Hoa Kỳ đã) chia sẻ với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một số nhận định về tình hình thế giới và khu vực hiện nay, bày tỏ quan tâm đặc biệt đến vấn đề tự do hàng hải và tình hình căng thẳng vừa qua ở biển Đông, cho rằng việc tuân thủ các chuẩn mực và luật pháp quốc tế là hết sức cần thiết đối với tất cả các nước… (Ngoài ra) các Thượng Nghị sỹ (cũng) đề xuất một số biện pháp về hợp tác song phương trong thời gian tới, khẳng định Quốc hội và Chính phủ Hoa Kỳ đều mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau với Việt Nam trên các lĩnh vực và các kênh, trong đó có quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam.” Tuy nhiên VOV cũng như truyền thông trong nước không đưa thêm thông tin chi tiết về các đề xuất cụ thể của các Thượng Nghị sỹ Hoa Kỳ.
Theo VOV thì trong đáp từ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã “khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam coi Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam; ủng hộ việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ở các cấp độ và trên các lĩnh vực phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và trên thế giới… (Và) Tổng Bí thư cũng mong muốn hai bên sẽ có nhiều biện pháp tích cực để triển khai có hiệu quả quan hệ Đối tác toàn diện và thiết thực chuẩn bị kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước trong năm 2015.”
Nhận xét chung của các nhà quan sát thấy rằng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn cứ luận điệu cũ chỉ lập đi lập lại những gì thực sự cần thiết và có lợi cho họ mà không hề có một cử chỉ thiện chí tối thiểu đáp lại những khuyến nghị của Hoa Kỳ. Báo chí trong nước không hề nhắc đến chủ đề “nhân quyền”, một trong những nội dung trọng tâm bậc nhất của chuyến thăm này.
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội cùng ngày, Thượng Nghị sỹ John McCain đã trả lời báo giới nguyên văn như sau: “… Về phần chúng tôi, Hoa Kỳ đã sẵn sàng (1) để đáp ứng thách đố này với suy nghĩ và hành động mới. Chúng tôi đã sẵn sàng (2) để hoàn tất một Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương ở tiêu chuẩn cao, với Việt Nam là một đối tác trọn vẹn. Chúng tôi đã sẵn sàng (3), trong bối cảnh của TPP, làm việc với Việt Nam để đáp ứng các tiêu chí để được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường. Chúng tôi sẵn sàng (4) tăng cường hợp tác quân sự giữa chúng ta và số lần chiến thuyền Hoa Kỳ cặp bến Việt Nam theo như Việt Nam cho phép – không phải bằng cách thiết lập các căn cứ, đó không là điều chúng tôi mưu cầu, mà là thông qua các thỏa thuận để tăng sự tiếp cận, như chúng tôi đang hoàn tất thương thảo với các nước khác trong khu vực. Chúng tôi cũng đã sẵn sàng (5) để tăng cường hỗ trợ an ninh nhằm giúp Việt Nam nâng cao khả năng theo dõi trong lĩnh vực hàng hải và xây dựng năng lực bảo vệ quyền chủ quyền của mình …”
“ … Trong mục đích ấy, tôi tin rằng đã đến lúc Hoa Kỳ (nên – 1) bắt đầu nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Điều này sẽ không, và không nên, xảy ra toàn bộ cùng một lúc. Thay vào đó, nó nên (2) được giới hạn trước hết trong phạm vi khả năng phòng thủ, chẳng hạn như bảo vệ bờ biển và các hệ thống hàng hải, hoàn toàn thuộc về an ninh đối ngoại. Chúng ta có thể làm đến bao nhiêu trong lĩnh vực này, cũng giống như trong các mục tiêu thương mại và an ninh tham vọng nhất khác của chúng ta, tuỳ thuộc nhiều vào hành động thêm nữa của Việt Nam về nhân quyền …”
“ … Đồng thời, các nhà lãnh đạo của Việt Nam thừa nhận còn nhiều việc phải làm, vì một lý do trên hết: Nó là điều tốt cho Việt Nam – cho sự ổn định, thịnh vượng và thành công của Việt Nam. Như Thủ Tướng Chính Phủ cho biết trong lời phát biểu đầu năm của mình, “Dân chủ là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của nhân loại. ‘Chế độ ở Việt Nam, ông nói, “phải làm tốt hơn về dân chủ, và đảng (CSVN) phải (nên – 3) giương cao ngọn cờ dân chủ …’”
Thay lời kết, Thượng Nghị sỹ John McCain “ … hy vọng rằng Việt Nam sẽ chuyển những lời đáng ghi nhận này thành những hành động mạnh dạn, chẳng hạn như trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tạo không gian cho xã hội dân sự, và cuối cùng làm rõ trong pháp luật và chính sách rằng quyền lực nhà nước là hạn chế và các nhân quyền phổ quát — các tự do phát biểu, lập hội, thờ phượng, xuất bản, và truy cập thông tin — được bảo vệ cho tất cả công dân … vì tương lai  một Việt Nam .… dân chủ, quản trị tốt và pháp quyền, thịnh vượng và phát triển xã hội, môi trường trong lành, và sức mạnh dân tộc để bảo vệ lập … làm nền tảng cho Hoa Kỳ – Việt Nam xây dựng một quan hệ đối tác chiến lược (bền vững) dựa trên những giá trị chung … mà hai quốc gia có thể có …”
Thượng Nghị sỹ John McCain có hứa là ông sẽ bắt đầu làm việc ngay sau khi trở lại Hoa Kỳ để thực hiện những gì ông đã hứa với lãnh đạo Hà Nội trong chuyến công du lần nay. Thậm chí  Thượng Nghị sỹ Whitehouse còn cụ thể hơn khi phát biểu rằng Hoa Kỳ có thể hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam vào tháng 9 năm nay trong khi dường như Hà Nội vẫn tiếp tục phớt lờ những quan tâm của Mỹ. Một lần nữa, thông điệp của Thượng Nghị sỹ McCain thực sự không thể rõ hơn thế nữa. Ông thẳng thắn nêu ra “5 điểm sẵn sàng” của phía Mỹ để nhấn mạnh những gì hai nước “nên làm” trong giờ phút lịch sử trọng đại này với hy vọng duy nhất rằng chính phủ Hà Nội sẽ biến những phát ngôn hùng hồn của họ thành những hành động mạnh mẽ, thực tiễn đáp ứng được nguyện vọng khát khao dân chủ của toàn dân Việt Nam như nguyên văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong Thông điệp đầu năm 2014 đã nêu: “ … Dân chủ cũng là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người …và Đảng (CSVN) phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ …”
Người dân Việt Nam trong và ngoài nước cũng như bè bạn của Việt Nam trên toàn thế giới, các quốc gia yêu chuộng và theo đuổi mục đích tự do, dân chủ, bác ái, thịnh vượng và tiến bộ xã hội đang chờ xem những hành động cụ thể của chính phủ Hà Nội trước khi có những bước đi kế tiếp. Đã đến lúc Hà Nội nên làm hơn nói vì những lời nói đó dù hoa mỹ và có hứa hẹn đến mấy nhưng không có hành động cụ thể kèm theo đều hoàn toàn vô nghĩa.
Và nói cho cùng thì những khuyến nghị của Hoa Kỳ đối với Hà Nội qua lời của ông McCain thì “nó (cũng) là điều tốt cho Việt Nam – cho sự ổn định, thịnh vượng và thành công của Việt Nam.” Vậy tại sao ĐCSVN vẫn cứ thờ ơ, lạnh nhạt? Cái gì đã khiến cho họ không màng quan tâm đến “sự ổn định, thịnh vượng và thành công của Việt Nam”?
Trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã tái khẳng định cam kết của Mỹ mong muốn nâng cấp quan hệ song phương. Vấn đề còn lại là liệu Việt Nam muốn có một đối tác Hoa Kỳ như thế nào, phụ thuộc hoàn toàn vào việc Hà Nội sẽ sẵn sàng thỏa hiệp đến đâu? Nhu cầu chiến lược và lợi ích chung luôn là mảnh đất màu mỡ để các bên đến lại gần nhau, nhưng những giá trị chung được chia sẻ mới thực sự là nền tảng cho một mối quan hệ lâu dài và bền vững.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Chính trị – Xã hội

Phong trào ‘thoát Trung’  -(BBC)   —   Những sức ép trước đại hội đảng   -(RFA)   —   Tại sao Đảng viên không tin Trung Quốc?  -(RFA)   —   VN ngụ ý đả kích TQ trong ngày khai mạc Hội nghị đối ngoại đa phương  -(RFA)
Mỹ tố cáo Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông  -(VOA)   —   Trung Quốc phản đối đề nghị của Mỹ về Biển Đông  -(VOA)
Tiếp tục biểu tình chống VN ở Phnom Penh  -(BBC)   —   Người Việt ở Campuchia nói gì về cuộc biểu tình chống Việt Nam?  -(RFA)
Cán bộ Việt Nam trốn ở lại Mỹ?  -(BBC)   —   Tín hữu Cao Đài bị sách nhiễu, ném “bom bẩn” khi cúng lễ  -(RFA)

Thông tư 28 cho thấy điều gì?   -(BBC) –  Luật sư Ngô Ngọc Trai  – Ngày 7/7 Bộ Công an ban hành Thông tư 28 quy định về công tác điều tra hình sự trong công an nhân dân dự kiến có hiệu lực từ ngày 25/8 tới đây.
Phát triển và bảo tồn có mâu thuẫn?  -(RFA)   —   Việt Nam bác bỏ tin có ca bệnh nhiễm Ebola  -(RFA)   —   Người Việt không được đương nhiên nhập cảnh Thái Lan  -(RFA)
Đổi mới mạng lưới đường sắt Việt Nam theo hướng nào?  -(RFA)

Thiệt Là May Phước Cho Ông Nguyên Ngọc   -(Tưởng năng Tiến -RFA)
Ðảng viên CS Nguyễn Ðăng Trừng bị khai trừ, một bài học cho những đảng viên CS phản tỉnh nửa vời   -(Thiện Ý -VOA)
Tiền Polymer… ăn hối lộ và chùi mép  -(DLB)
Tại sao 3X “xì ra hết” những thông tin bất lợi (cho CSVN) về nền kinh tế Việt nam? -(DLB)
Bán nước lộ liễu -(DLB)   —  Ý kiến về… “Ý kiến đề xuất đối với việc chuẩn bị và tiến hành Đại hội Đảng lần thứ XII” của ông Nguyễn Trọng Vĩnh -(DLB)
Đỗ Thị Minh Hạnh trở về Trà Vinh & thăm công ty giày Mỹ Phong -(DLB)
Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động VN đệ trình Quốc hội Úc về thương ước Hàn-Úc -(DLB)
Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An: Một người cao tuổi chống tham nhũng bị côn đồ đánh gãy chân  -(NCT / DLB)
Thư viết cho ba sau ngày đi thăm (*) -(DLB)   —   Nên làm gì khi hỏa hoạn xảy ra? (phần 1) -(DLB)
Do đâu lý tưởng cộng sản chết thảm? -(DLB)
Nguyên Thọ – Nông dân Dương Nội biểu tình trước Bộ công an sáng 12/8/2014   -(DL)
Người Buôn Gió – Lời của Ban tuyên huấn có giá trị gì?  -(DL)  —  Ls Lê Công Định – 7 máy điện thoại và password riêng của các emails   -(DL)
Athena – Những bài học dân chủ hóa từ Indonesia  -(DL)   —  Võ Văn Bảo – Chuyện về người Phật Giáo Hòa Hảo  -(DL)
Nguyễn Giang – Mỹ đi lại được mời về?  -(DL)   —   Freedom House sẽ lên tiếng về vụ án Bùi Thị Minh Hằng và các bạn  -(DL)
Jihad Khaled Sharrouf ra mặt thách thức Úc Đại Lợi  -(DL)   —  Hiệu Minh – Kết bạn hay biến thành thù?  -(DL)

Thế giới

Thăm Hàn Quốc, Giáo hoàng được phép bay ngang qua Trung Quốc  -(RFI)  —  Vì sao Tòa thánh Vatican ủng hộ Mỹ oanh kích Irak ? -(RFI)
Vatican phản đối hành động tàn ác của ISIS  -(RFA)   —   Ngoại trưởng Mỹ: Sẽ không phái binh sĩ tác chiến tới Iraq  -(VOA)   —   EU tăng viện trợ cho người Iraq bị thất tán -(VOA)
Mỹ điều thêm cố vấn quân sự đến Iraq  -(BBC)   —   Irak : Quốc tế nỗ lực trợ giúp người tản cư do xung đột -(RFI)   —   Tổng thống Irak chỉ định thủ tướng mới -(RFI)
TQ ‘giương móng vuốt bắt con hổ họ Chu’  -(BBC)   —  Hồ sơ cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang  -(BBC)   —  Trung Quốc đòi Nhật trả lại một bia đá cổ -(RFI)   —   Bắc Kinh truy tố một cựu lãnh đạo ngân hàng lớn vì tham nhũng -(RFI)   —  Hơn 150 đào phạm kinh tế Trung Quốc đang lẩn trốn tại Mỹ -(RFI)
Hơn 200 xe cứu trợ Nga vẫn tiến về biên giới, bất chấp cảnh báo của Kiev -(RFI)   —  Ukraine ngăn chặn hoạt động cứu trợ không được phép của Nga  -(VOA)
WHO cho phép thử nghiệm thuốc điều trị Ebola -(RFI)   —  WHO: Dùng thuốc thử nghiệm cho bệnh nhân Ebola là ‘đạo đức’  -(VOA)
Diễn viên Robin Williams của “Good Morning Vietnam” qua đời -(RFI)   —   Cuộc đời Robin Williams -(RFI)   —   Robin Williams đã ‘treo cổ tự vẫn’ -(RFI)   —   Cảnh sát: ‘Robin Williams treo cổ tự vẫn’  -(VOA)
Các nhà khoa học tìm cách bỏ việc sử dụng mật khẩu  -(VOA)   —   Xây đường truyền Internet tốc độ cao xuyên Thái Bình Dương  -(VOA)

Nhà toán học nữ châu Á đầu tiên nhận giải thưởng Fields

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét