Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Tin thứ Tư, 13-08-2014 - Tôi đã bị buộc tội hoạt động “bí mật” như thế nào?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H2<- Đích đến trong chiến thuật mới của TQ (TVN). “Chiến thuật ‘ngư phủ chiến’ phiên bản mới sẽ là đợt sóng tiếp theo đánh đánh mạnh vào chủ quyền của các quốc gia khác. Mục đích của họ là độc chiếm biển Đông, cũng cố chủ quyền phi lý trong vùng “lưỡi bò” tự vạch ra“. Đâu rồi Hơn 44.000 tàu cá được Trung Quốc lùa xuống “chiếm” biển Đông mà báo đưa tin 10 ngày trước? Không chiếc nào dám bén mảng tới đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế của VN? Hay là các tàu kiểm ngư, cảnh sát biển đang đuổi chúng ngoài biển Đông?
- Alexander Vuving: Vì sao Trung Quốc rút giàn khoan HD 981? (BVN). – Bùi Đức Lại: Giàn khoan HD đã rút nhưng vấn đề vẫn còn đó (Diễn Đàn). “Với hành động cường quyền ngang nhiên mà không bị trừng phạt như vừa qua, Trung Hoa có thể rút đi thì cũng có thể đưa vào giàn khoan, không chỉ một mà nhiều cái; sẽ thi thố không chỉ thủ đoạn giàn khoan mà cả nhiều thủ đoạn khác đang được ấp ủ; không chỉ lộng hành trên biển mà sẽ hành động trên đất liền, trên không; không ngần ngại gây sức ép trên mọi lĩnh vực khác, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, quốc phòng, trong công tác tổ chức, cán bộ…”. – “Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách hiếu chiến ở Biển Đông” (GDVN).  – Nhìn từ biển khi Trung Quốc giương oai (NYT/ Dân Luận). – Học giả Philippines: Không có bất kỳ thỏa hiệp Việt-Trung nào ở vụ 981 (GDVN).

- Mỹ tố cáo Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông (VOA). – Mỹ khẳng định : Chính hành động hung hăng của Trung Quốc làm Biển Đông căng thẳng (RFI).  – Mỹ kêu gọi các nước có tranh chấp ở Biển Đông duy trì hòa bình (VOA). – Trung Quốc “mời” Mỹ vào Biển Đông (ĐV).  – Biển Đông: Trung Quốc cáo buộc Mỹ ‘đổ dầu vào lửa’ (NV). – Biển Đông Về Đâu? (Việt Báo).
- Mỹ đặt “đá tảng” tại Thái Bình Dương (NLĐ).  – Mỹ-Ấn tăng cường vũ khí: Trung Quốc nóng gáy! (ĐV).  – Biển Đông : Tổng thống đắc cử Indonesia đề nghị làm trung gian hòa giải (RFI). – Úc và Mỹ khẳng định lợi ích ở biển Đông (PLTP).  – Úc, Mỹ trấn an Trung Quốc về việc đưa 2.500 thủy quân lục chiến đến Darwin (RFI).
- Trung Quốc ra sách về “đường lưỡi bò” (TP).  – Chủ tịch UB Châu Âu: Chia sẻ quan điểm của Việt Nam về “đường lưỡi bò” (DT).
- Tìm hiểu về Công ước Luật biển 1982: Chuyện kể từ bàn Hội nghị (*)  (Trần Kinh Nghị).
- Nga thử tàu ngầm thứ ba cho Việt Nam (BBC).
- Khai Mạc Hội nghị Đối ngoại đa phương thế kỷ 21 tại Hà Nội (RFA). – Coi trọng ngoại giao đa phương trong bảo vệ chủ quyền (VNN). – Bảo vệ chủ quyền nhưng không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực (GDVN). – Đến lúc VN tham gia định luật chơi? (BBC). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Nay là thời điểm chúng ta cần và hoàn toàn có đủ điều kiện để chuyển mạnh từ tư duy tham gia tích cực sang chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi chung”. – VN cần chủ động tham gia xây dựng ‘luật chơi quốc tế’ (TN).
H5- Nhật ký mở lần thứ 108: TẠI SAO NGƯỜI TA TỰ CHO PHÉP ĐƯỢC BỊT MIỆNG BẤT CỨ AI? (Tô Hải). “Biết đâu đấy, đây cũng chính là ‘chủ trương lớn’ của những ai thà chết không bỏ cộng sản Tầu để đi với Mỹ trong cái hành động bịt miệng, cắt cúp lời nói của mấy tay thượng nghị sỹ muốn ve vãn Việt Nam lần này?“. – Kêu gọi Mỹ ra điều kiện bán vũ khí sát thương cho Việt Nam (NV). – CON TẮC KÈ CSVN SẼ ĐỔI MÀU ? (TNM). – Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi mối quan hệ với Việt Nam (VOA).  =>
- Lưu Đoàn Huynh: Người Trung Quốc hiện diện như là một lời đe dọa (Phan Ba). “Tôi tin rằng người Mỹ sẽ không bao giờ tới Việt Nam nếu như không có cuộc Chiến tranh Triều Tiên và không có xung đột với Trung Quốc. Lúc đó, họ nghĩ rằng khối xã hội chủ nghĩa muốn bành trướng và người ta phải dùng mọi sức lực để chống lại việc đó“.
- Từ Thành Đô tới Đông Đô (pro&contra). “Nếu Hội nghị Thành Đô đã diễn ra đúng, hoặc chỉ cần gần đúng với những thông tin hiện nay, thì hành vi quỳ gối trước Bắc Kinh của các nhà lãnh đạo Hà Nội hồi đó sẽ tước bỏ hoàn toàn tính hợp thức tự phong của chính quyền cộng sản hiện nay. Tuy Hội nghị Thành Đô là sản phẩm của những nguời tiền nhiệm, nhưng với nó, các nhà lãnh đạo hôm nay sẽ hoàn toàn phá sản trong lý luận dùng ‘thành tích’ quá khứ để biện minh cho vai trò cầm quyền duy nhất và tuyệt đối của mình. Bạch hóa Hội nghị Thành Đô như thế đương nhiên là tự sát, và chính quyền Hà Nội chắc chắn sẽ không tự nguyện làm như vậy”.
- Phỏng vấn GS Nguyễn Mạnh Hùng: Những sức ép trước đại hội đảng (RFA). “Tôi nghĩ khó mà có thể lờ cái vấn đề Trung Quốc trong cái đại hội. Nếu mà Trung Quốc không có nhân nhượng thỏa đáng thì vấn đề sẽ được đặt ra. Cái đó tôi nghĩ là vấn đề chính. Còn những thay đổi mà thực sự có những đột phá lớn thì cái đó là có tính cách mạng“. – Ý kiến về… “Ý kiến đề xuất đối với việc chuẩn bị và tiến hành Đại hội Đảng lần thứ XII” của ông Nguyễn Trọng Vĩnh (DLB).
- Nhìn về phong trào ‘thoát Trung’ (BBC). TS Jonathan London: “Việt Nam phải cho thế giới những lý do để ủng hộ vì thế tôi thấy vấn đề thoát Trung chủ yếu là vấn đề cải cách thể chế trong nước Việt Nam để có thể chế dân chủ, minh bạch và có thể đạt được [phát triển] kinh tế ở mức cao hơn“.
- HỒ NGỌC NHUẬN: THƯ GỞI BẠN (Huỳnh Ngọc Chênh). ” ‘Tổ quốc lâm nguy’. Trước cái nguy  tột cùng là mối  nguy mất nước , không có con đường nào khác là xông thẳng vào mối nguy để tìm lối thoát. Không có bạo lực đàn áp nào sau cùng không khiếp phục trước lẽ phải, trước ỳ chí của nhân dân“.
- Đảng ghi công hay Tổ quốc ghi công? (Phương Bích). “Nếu nói quân đội phải trung thành với Đảng, sao khi hy sinh lại là Tổ quốc ghi công? (mà không phải là Đảng ghi công?)“. – BIẾT BỆNH NHƯNG KHÔNG CHỮA THÌ SẼ CHẾT! (FB Phương Bích/ CLB NBTD).
- THƯ GÓP Ý GỬI HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP VIỆT NAM (TNM). “Tất nhiên nhiều thành viên Hội là người bất đồng chính kiến và tranh đấu chính trị, nhưng không nên vì thế mà biến Hội thành một tổ chức chính trị, nhất là chính trị theo nghĩa tham gia vào cuộc ‘nội chiến’ trong đảng cầm quyền. Hội NBĐL nên là một môi trường tập hợp những người tôn vinh những giá trị của nghề báo chân chính, hướng đến tương lai là một hội quy tụ những người viết báo có tâm, có tầm, có tài năng phụng sự xã hội và cổ vũ dân chủ pháp trị qua ngòi bút“.
- Đôi lời với nhà thơ Đỗ Minh Tuấn (FB Mai Tú Ân/ Quê Choa). “Anh có thể làm như mọi người nếu muốn rút, trên một tinh thần văn hóa, của người có tri thức, đồng đạo thơ văn, có tình người…chứ không thể và không nên làm lùm xùm một việc không đáng có như thế. Và với một hội đoàn văn hóa như thế, với những con người văn hóa như thế…“. – Cuộc cách mạng của Sợ Hãi – Wael Ghonim: Cách mạng Ai Cập dưới góc nhìn của người trong cuộc (DLB).
- Về thi tuyển TBT báo Đại Đoàn Kết: Chẳng cần ưu tiên (Hữu Nguyên). “Thi tuyển lựa chọn người tài thì cần gì phải ưu tiên. Những người thực sự có đức có tài, muốn được thi tuyển sòng phẳng, được hưởng chế độ ưu tiên họ cũng từ chối“.
- Bản Tin LĐV 20140812- UBBV đệ trình QH Úc về thương ước Hàn-Úc (LĐV).
H2<- Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An: Một người cao tuổi chống tham nhũng bị côn đồ đánh gãy chân (NCT). “Thời gian qua ở Nghệ An đã có nhiều vụ người chống tham nhũng bị côn đồ tấn công nhưng việc điều tra, xử lí của các cơ quan chức năng còn kém hiệu quả. Những người chống tham nhũng chủ yếu là dân, những người tham nhũng là công chức, cán bộ, việc hời hợt trong các vụ án này là lẽ đương nhiên và xem ra chủ trương chống tham nhũng của Đảng dù quyết tâm cao nhưng khó đạt kết quả vì tham nhũng đã thành quốc nạn“. – Cấm nhận phong bì: Đừng hô hào, khẩu hiệu! (NLĐ).
- Xã hội “đỏ” bị xã hội “đen” dọa giết: Nguyên phó Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa bị dọa giết (GDVN). “Thượng tá Đỗ Văn Cai đã báo cáo sự việc lên Công an tỉnh Thanh Hóa để cầu cứu sự giúp đỡ. ‘Tôi không hiểu sao, đến nay cơ quan chức năng lại không khởi tố vụ việc để điều tra làm rõ hành vi đe dọa giết người và tội làm nhục người khác’?
- Cán bộ Quận ủy Cầu Giấy tham gia bàn bạc đánh “dằn mặt” chủ xe CRV (DT). – Khi bàn tay cán bộ nhà nước cũng vấy máu… (FB Mạnh Quân/ Quê Choa). “Không chỉ có ông Lê Trung Kiên, gần đây, đã xảy ra không ít vụ việc cho thấy, không ít cán bộ, nhân viên trong bộ máy, ở chỗ này, chỗ khác đã biến chất nghiêm trọng với cùng một hành vi: bắt tay với những kẻ lâu nay vẫn được gọi là “xã hội đen” để mưu lợi cá nhân“.
- Bắn pháo hoa hình cờ Đảng, cờ nước (TT). “Vào dịp 30-4 năm 2015, TP.HCM sẽ bắn pháo hoa được tạo hình cờ Đảng, cờ nước ở đường hầm sông Sài Gòn“. Có bắn ra hình ông Hồ đi nữa cũng không thể làm cho người dân tin ngày 30-4-1975 là ngày miền Nam được “giải phóng”, hay chứng minh tính chính danh của đảng cầm quyền này. Đôi khi bắn như thế hết tiền dân, đời sống người dân càng lầm than, cơ cực, biết đâu dân chúng nổi lên, sớm kéo cái đảng này xuống hố. Tóm lại là, cứ bắn nữa đi, càng bắn phá càng nhiều, càng tốt!
- Tướng công an: “Bộ Tư pháp có dám nhận quản lý trại giam không?” (GDVN). “Còn nói về việc nghi phạm, bị can bị ép cung, nhục hình, ông Cương cho rằng đó cũng chỉ là số ít. ‘Trong hàng chục nghìn cán bộ thì kiểu gì chả có vài anh làm bậy’ – Thiếu tướng Lê Văn Cương nói“.
- LS Ngô Ngọc Trai: Thông tư 28 cho thấy điều gì? (BBC). “Từ kinh nghiệm thực tế đó cho thấy nếu thông tư 28 được đưa vào thực hiện với nội dung điều tra viên được lập biên bản đối với luật sư thì sẽ có nguy cơ luật sư bị xâm phạm quyền hành nghề… Luật sư còn không bảo vệ được quyền lợi cho mình thì còn bảo vệ được cho ai?
- Luật sư Nguyễn Đăng Trừng đã bị “bịt miệng”? (VNTB). “Đầu tháng 8-2014, trang web của Đoàn Luật sư TP.HCM đã bị “đóng cửa”. Bản sao của website cũng “biến mất” trên bộ tìm kiếm google. Không có một lời giải thích nào được đưa ra, kể cả website của Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng không có bất kỳ thông tin nào liên quan“.
- NGUYỄN HỮU ĐANG: MỘT BI KỊCH LỚN (FB Bình Lê Thọ/ Huỳnh Ngọc Chênh). “Về phía buộc tội, Nguyễn Hữu Đang được coi là lãnh tụ, ‘đầu sỏ’. Mạnh Phú Tư viết: ‘Người ta không thấy tên tuổi Nguyễn Hữu Đang trên những số đầu báo Nhân Văn, nhưng chính hắn là linh hồn của tờ báo. Thông qua tờ báo Nhân Văn, hắn đã trở thành một thứ lãnh tụ của một bọn người cơ hội, có âm mưu chính trị… “. – Từ Màn Sắt Tới Tường Lửa (Đinh Tấn Lực).
H6- Ngài Bill Clinton và đồng chí Nông Đức Mạnh (Nguyễn Hoa Lư). Cùng đẹp trai, đào hoa, phong nhã và… răng chắc như nhau, mà số phận của ngài Bill Clinton long đong, tất bật, chạy ngược, chạy xuôi, không được may mắn như bác Tổng cựu, hàng ngày ngồi ngắm sóng hồ Tây, sống đời triết nhân ẩn dật… =>
-  Nhắc khéo -ĐỂ RA NGƯỜI CÓ VĂN HÓA: Các vị sau đây cần từ chức (Lê Khả Sỹ). “ 1- Bộ trưởng bộ Xây dựng 2- Bộ trưởng bộ Công thương 3- Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải“. Các vị ấy sẵn sàng làm người thiếu văn hóa, bởi mục tiêu của các vị là… bám chặt cái ghế.
- Vụ giám đốc Sở mất tiền tỷ: Nghi ngờ nội bộ (GDVN).   – Hà Văn Thịnh: Quan nhơ nhỡ mất cắp (Quê Choa).
- Khánh Hòa: Nguyên cán bộ PC67 dùng “mánh” trục lợi khi thu phí đăng ký mô tô (DT).  – Xét xử nữ CSGT: 197 người liên quan, 767 nhân chứng (VNN).
- Dân bức xúc vì chấp hành viên vô cảm (TT). – Bắt đối tượng lừa “chạy án” (TT).
- Khó thuyết phục người dân tôn trọng luật pháp (TT). “Một nguyên nhân dễ nhận thấy: hiện nay nhiều dịch vụ công ở Việt Nam vẫn hoạt động theo cơ chế độc quyền. Khi còn cơ chế độc quyền, việc người dân – khách hàng có hài lòng về dịch vụ hành chính công hay không ít được quan tâm vì ai cũng biết, dù khách hàng không hài lòng vẫn phải tìm đường quay lại bởi họ hầu như không có lựa chọn nào khác“.
- Suy Nghĩ Về Một Số Cố Tật Của Dân Việt Qua Một Bài Báo (Việt Báo). “Cả một xã hội Việt Nam phải sinh tồn trong một môi trường chụp dựt, phi luật pháp. Kẻ thắng trong cuộc chiến làm vua, kẻ thua làm giặc. Nhanh thì còn, chậm thì hết. Những cơ hội làm giàu, kiếm ăn lương thiện ngày càng ít dần, cho nên nhiều người muốn sống lương thiện, tôn trọng luật pháp nhưng sợ không tồn tại nổi. Như vậy thì việc xếp hàng, giữ gìn trật tự trong siêu thị có ý nghĩa, có ích lợi gì?
- Gái miền Tây và 3 chữ “N” nổi danh thiên hạ (TTT). “Về độ ‘ngon’, độ ‘ngoan’ thì tôi dám quả quyết không gái miền nào địch được gái miền Tây. Nhưng còn về độ ‘ngu’ thì phần lớn gái miền Tây cũng là những cô gái ‘ngu dốt’ vô đối“. Một bài viết bộc lộ sự kỳ thị phụ nữ, kỳ thị vùng miền, lộ rõ văn hóa thấp kém của người cầm bút như thế này mà có thể lên mặt báo? Thời gian qua, báo Tri Thức Trẻ đã có những bài viết hay về giáo dục dành cho giới trẻ, nhưng với bài viết này, tờ báo đã tự phá sập hết những uy tín của họ đã gầy dựng bấy lâu nay.
- Đổi mới mạng lưới đường sắt Việt Nam theo hướng nào? (RFA). – “Gái góa lo việc Triều đinh”: Nên trưng cầu dân ý (Lê Khả Sỹ).
- Loay hoay, bất lực trước 7.000 lít hóa chất siêu độc “nhập khẩu” (ĐV). – Bom Siêu Độc 7.000 Lít Gài Sẵn, Có Cơ Xóa Sổ Vịnh Hạ Long (Việt Báo). – Khẩn trương xử lý gần 7.000 lít dầu nhiễm hóa chất độc hại tại Cảng Cái Lân (ND).
- Hoàng Xuân: Không đứa trẻ nào có sẵn ‘Số phận Bồ Đề’ (BBC). “Rồi những cơ quan bảo vệ phụ nữ và trẻ em khắp các cấp, họ ở đâu? Không đứa trẻ nào có sẵn ‘số phận Bồ Đề’ cả. Chúng phải được mẹ chúng mang trong bụng trước đó ít nhất 9 tháng“.
- Câu chuyện Bồ Đề: Vì sao Phật giáo Việt Nam suy vi lẫn mạt pháp? (VNTB). “Chùa to, tượng lớn nhưng mất tính Phật trong đó, biến chùa thì nơi thâu nộp tiền của dân, tượng trở thì nơi nhét tiền cầu danh lộc, dân chúng chấp mê, sư sãi chấp mê nốt thì trùng hưng Tam Bảo có nghĩa gì?
- Chưa có kết luận sư Thích Đàm Lan liên quan mua bán trẻ (VNN). – Ni sư Đàm Lan không liên quan tới vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề (NLĐ).  – Phó ban Tuyên giáo HN: Sư Đàm Lan vô can vụ buôn bán trẻ em (Soha). Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, ông Phan Đăng Long, đã chuyển sang làm việc cho cơ quan an ninh điều tra và trở thành người phát ngôn của cơ quan này từ khi nào vậy? Chuyện điều tra, kết luận, nếu có họp báo phát ngôn gì đó là chuyện của bên công an, thuộc chính phủ, còn Tuyên giáo thuộc cơ quan của đảng, sao cứ phải xen vào chuyện của chính phủ? Hay là đảng lãnh đạo “toàn diện, tuyệt đối”, nên chỗ nào đảng cũng phải có mặt chỉ đạo, phát ngôn?
- Lời của ban tuyên huấn có giá trị gì? (NBG). “Có thể việc phát ngôn như là nắm tất các bộ máy tư pháp ở Hà Nội của phó ban tuyên huấn thành uỷ Phan Đăng Long là thí nghiệm dạo đầu cho một cuộc kiểm soát lớn trong tương lai“. Lời của tuyên giáo với mục đích định hướng dư luận theo hướng “đảng” muốn xử những người mà “chính quyền” bắt như thế nào…
- Người Việt ở Campuchia nói về cuộc biểu tình chống Việt Nam (RFA).
- Chad rút giấy phép và phạt dầu khí TQ (BBC). “Cộng hòa Chad vừa quyết định rút giấy phép và phạt tập đoàn dầu khí CNPC của Trung Quốc 1,2 tỷ USD vì ‘vi phạm luật môi trường’… Tuần tới, Chad cử người sang Paris để kiện công ty Trung Quốc ra tòa án thương mại nếu phía Trung Quốc tiếp tục từ chối trả tiền phạt.” Chad là đất nước ở Trung Phi, có dân số hơn 11 triệu người, nhưng đã không “ngán” TQ, có dân số hơn 1,3 tỷ người. Chính phủ Chad đã không ngần ngại trừng phạt và rút giấy phép các công ty TQ, khi những công ty này đến phá hoại môi trường trên đất nước họ. Họ dám làm vậy, phải chăng là do họ không vướng bận “tình hữu nghị”, không phải là “bạn vàng, bạn tốt” của Trung Quốc?
- Tổng thống Obama: Trung Quốc “đi nhờ xe” của Mỹ tới 30 năm (GDVN).
- Trung Quốc đòi Nhật trả lại một bia đá cổ (RFI).
- Nhân Dân nhật báo: Mẹ đẻ Chu Vĩnh Khang phải thắt cổ tự vẫn (GDVN). Nếu để cho Chu Vĩnh Khang bắt Tập Cận Bình thì ông ấy cũng tìm ra được “chứng cứ” Tập Cận Bình giết mẹ, vợ, người tình, có cuộc sống trụy lạc với hàng trăm em chân dài, làm ăn phi pháp… Tóm lại là, nếu Chu Vĩnh Khang đảo chính (nếu có) thành công, thì hình ảnh của Tập Cận Bình trong mắt công chúng cũng không khác gì hình ảnh của Chu Vĩnh Khang hiện nay.
H3- Cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc thứ 2 bị “trảm” (ĐV).
- Quân đội Trung Quốc lại dính cơn địa chấn (NLĐ). =>
- Thêm một quan chức thân cận của Giang Trạch Dân bị bắt giam (RFI).
- “Tập Cận Bình chống tham nhũng vô nghĩa nếu nhiều người dân vẫn nghèo” (GDVN).
- Hoa Kỳ chuẩn bị gia tăng áp lực lên Bắc Triều Tiên (RFI). – Video: Bắc Triều Tiên nói sẽ công bố phúc trình nhân quyền riêng (VOA).  – Video: Hàn Quốc đề nghị đàm phán với miền Bắc.

- Ngoại giao “mắt chớp chớp” giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Phạm Bình Minh (Giang Le). – Kết bạn hay biến thành thù? (Hiệu Minh). “Vẽ đường chín đoạn, đưa tầu thuyền quấy nhiễu, và gần đây là đưa giàn khoan vào biển Đông, Trung Quốc lộ rõ là quốc gia tham lam, không phải trỗi dậy trong hòa bình như họ thường nói. 16 chữ vàng, 4 tốt chỉ là vỏ bọc cho chiến lược xâm lược biển lâu dài“.
- Bí mật Thành Đô: sao không hỏi ông Đỗ Mười (Dân Quyền). “Đấy là quyền, mà không chỉ là quyền mà là nghĩa vụ của mọi người Việt là phải chất vấn ông Đỗ Mười, chất vấn Đảng CSVN về những thỏa thuận Thành Đô. Thế thì đừng sợ. Đến hỏi ông Đỗ Mười đi. Đến ngay kẻo muộn! Dẫu ông Mười không nói gì như ban lãnh đạo hiện thời của Đảng CSVN thì sự hiện diện của người dân trước nhà ông đòi chất vấn ông cũng có rất rất nhiều ý nghĩa“.
- LS Lê Công Định: Tôi đã bị buộc tội hoạt động “bí mật” như thế nào? (BS). “Tôi giải thích đó là các điện thoại hư và không có sim bên trong, họ mở ra kiểm tra và cũng biết tình trạng như thế. Tuy nhiên, sau đó một người trong số họ bỗng dưng bày hết cả 7 điện thoại lên bàn và yêu cầu tôi ngồi yên phía sau. Tôi chưa kịp suy nghĩ mục đích của hành động đó, thì một người cầm máy ảnh từ ngoài cửa phòng bước vào chụp nhanh một tấm hình… Đến lúc ra tù tôi mới thấy bức ảnh này xuất hiện khắp nơi trên mạng như một bằng chứng rằng tôi đã có nhiều hoạt động bí mật, không đường đường chính chính, nên mới sử dụng cùng lúc nhiều điện thoại như vậy”.
- Nguyên nhân thật sự đằng sau chuyện Facebook bắt đổi Password (XH). “Bài viết do New York Times đăng tải, một hacker Nga cho biết đã đánh cắp thông tin gồm 1,2 tỉ tài khoản và mật khẩu, cùng 500 triệu địa chỉ email người dùng Internet“. Bài trên New York Times: Russian Hackers Steal 1.2 Billion Usernames and Passwords, Security Firm Says (NYT).
- Tại sao phó phòng ngoại vụ du học ở lại Mỹ? (VNN). Chắc ông phó phòng ở lại để giúp “phân hóa” nội bộ Mỹ?
KINH TẾ
- 3 việc lớn của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng sau hơn 1 năm ngồi “ghế nóng” (GDVN).
- GS.Trần Văn Thọ: Chiến lược FDI có giúp Việt Nam cất cánh? (ĐV).
- “Kinh tế phục hồi” hay “doanh nghiệp “chết” ngày càng nhiều? (VNTB).
- Không cho vay ưu đãi tràn lan đóng tàu đánh bắt cá xa bờ (CP).
- Lãi 82,3 tỷ đồng: Phơi bày thất bại nặng nề của Vietnam Airlines (GDVN). – TS Trần Đình Bá – Hội Khoa học kinh tế VN: Vietnam Airlines lãi “khủng” 82.3 tỷ chỉ đáng để… “bà Còng mua rau”! (BVN).
- Đào 7 tấn vàng kêu lỗ: Vì sao Quảng Nam không lo? (ĐV). – Đại gia 7 tấn vàng chây nợ: Ông chủ nhỏ muốn tự sát (VEF).
- Đại gia ngoại “quản” siêu thị: Hàng Việt tần ngần chịu lỗ (ĐV).
- Tổng quan chuyển động BĐS ngày 12-8-2014 (VietFin).
- Lực Chuyển 5: Năng Lượng và Khoáng Sản (Alan Phan).
- Tranh cãi sữa hay chế phẩm sữa (PLTP).
- Ngô lon, mù tạt Trung Quốc giả nhãn Mỹ, Nhật (TT).
H1<- Đắng chát nông sản Việt: Thanh long đổ bỏ vì bò chê (ĐV). – Mơ hồ nguồn gốc trái cây ngoại (PLTP). Trái cây Việt thì đem đổ bỏ, nhập trái cây độc hại về ăn, để rồi than nhập siêu.
- TQ cấm, Mỹ dọa kiện: Gạo Việt ngấm đòn mua rẻ, bán rẻ (ĐV). “Từ trước tới giờ Việt Nam quen lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, giờ phải điều chỉnh lại cách làm ăn của doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm đầu mối thu mua quốc tế để mua tận gốc, bán tận ngọn hơn là xuất tiểu ngạch bấp bênh qua Trung Quốc, giá cả trồi sụt do kiểu làm ăn manh mún, chộp giật, ăn xổi ở thì của các doanh nghiệp“.
- Mỗi tháng nhập siêu từ Trung Quốc trên 2 tỷ USD (VNTB).
- Trung Quốc: Gieo Gió Rồi Chặn Bão (NV).
- Ngân hàng BRICS: Ðối thủ cạnh tranh của IMF? (VOA).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nhà văn ĐỖ QUYÊN : Chuyện cái mũi khoan và bom dị bào (tiếp theo và hết) (Nhật Tuấn).
- Trích “Trước ngã ba lịch sử” của Trọng Lang – chương ba (Tây Bụi).
- Miền Hoang Tưởng (kỳ 2) – Tiểu thuyết của Đào Nguyễn (Văn Việt).
- CHE MIỆNG THẾ GIAN! (Lê Nhật).
- Chiến tranh, nhớ và quên (Vương Trí Nhà).
- Thơ Tân hình thức (Văn Việt).
- Phục chế ảnh cũ (Da Màu).
- Nguyễn Cừ đã “Giải Nghĩa Tục Ngữ Việt Nam” như thế nào ? (phần III) (TCTP).
- 8h30 SÁNG MAI, CHÍNH THỨC RA MẮT CUỐN “XÁC PHÀM” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ (Tễu).
- THẢO LUẬN THOÁT TRUNG VỀ VĂN HOÁ (18): Từ nền “văn hoá quỳ lạy” đến văn hoá “thảo dân” (Văn Việt). – Tọa đàm: THOÁT TRUNG VỀ VĂN HÓA (Tễu).
- LỜI TIÊN ĐOÁN CUỐI CÙNG CỦA TIÊN TRI MÙ VANGA: TÌM CÔ GÁI VIỆT MẤT TÍCH QUA BA VIÊN ĐƯỜNG (Văn Công Hùng).
H1- Xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú về di sản văn hóa phi vật thể (TTXVN). =>
- NSƯT Phạm Bằng nói gì vụ diễn cảnh sàm sỡ trước bàn thờ người đã khuất (GDVN).
- Ly kỳ “nhà ngoại cảm” 9X nhìn thấu cõi âm, tìm mộ Trạng Trình (ĐSPL).
- Quà Cho Mẹ Nhân Lễ Vu Lan (Việt Báo). – “Tám” ở cõi âm (TT).
- Về ca sĩ Thái Thanh: Nhân 80 năm, tạ ơn tiếng hát khai tâm (Tuấn Khanh).
- “Đôi co” tiền tác quyền, liveshow Khánh Ly ở Bình Dương tạm hoãn (DT).
- Tài tử Robin Williams đã tự tử, thọ 63 tuổi (VĐ Daily). – Diễn viên Robin Williams của “Good Morning Vietnam” qua đời (RFI).  – Goooo-bye-oooooo, Robin Williams! (Nguyễn Đình Bổn). – Cuộc đời Robin Williams (BBC). – Những vai diễn ấn tượng nhất của nam diễn viên “Good Morning, Vietnam” (DT).
- Bình đẳng giới và văn hóa rút hầu bao của người trẻ (DT).
- Bản quyền tác giả của động vật, vấn đề mới nảy sinh (RFI).
- Lịch sử nền văn minh Champa theo khoa khảo cổ học (I) (DCVOnline).
- Khám phá hang động tiền sử tại Wyoming (VĐ Daily).
- Paris muốn thay các « khóa tình yêu » bằng ảnh tự chụp (RFI).
- Hai người Mỹ mang bia tươi về ‘đấu trường’ Việt Nam (NV).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
H1- GS.TS Phạm Tất Dong: Muốn đổi mới giáo dục, hãy thay những bộ phận cũ kỹ, lởm khởm! (DT).
<- Đàm Quang Minh & Phạm Thị Ly: Giáo dục ngoài công lập ở Việt Nam – Những nút thắt cần tháo gỡ (Đ Diện). – Đàm Quang Minh :Hãy đóng cửa hết các trường đại học tư thục!
- Cần xác định rõ vị trí của bậc học cao đẳng cộng đồng (Tin Tức).
- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận với 2 gợi ý cho Hà Nội (VNN).
- Mong tổ chức cụm thi riêng kỳ thi THPT quốc gia ngay trên huyện đảo (GDTĐ).
- Những điều sinh viên học ngành Luật cần chuẩn bị (Kênh 14).
- Trẻ vào lớp 1, cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý gì cho con? (GĐVN).
- “Ráng cho ba mẹ nở mặt, nở mày” (PNTB). Đây là suy nghĩ ích kỷ của người lớn. Ba mẹ muốn nở mặt, nở mày thì cứ trở lại trường học hành thi cử, không nên đặt lên vai con cái trách nhiệm lớn lao này, để rồi gây ra những thảm cảnh, nhiều em không làm được điều mà người lớn kỳ vòng, đã phải tự kết thúc cuộc đời của mình. Chỉ nên khuyến khích con cái cố gắng hết khả năng để đạt được những gì chúng muốn, thay vì cố gắng hết sức vì mặt mày của cha mẹ.
- 40 người thi cao học nộp trên 1 tỉ đồng… chống trượt (TT). – Vụ nộp hơn 1 tỷ đồng “chống trượt” Cao học: Cơ quan An ninh điều tra sẽ triệu tập 3 cán bộ (DT). – Tư vấn: Thực học hay Bằng “ảo”? (DT). Tùy nơi, nếu sống ở nơi trọng bằng cấp, chẳng cần kiến thức như Việt Nam thì nên kiếm bằng “ảo”, vì không phải tốn nhiều công sức và tiền bạc để học, nhưng có thể kiếm được nhiều tiền, được nhiều người tâng bốc nhờ khoe mấy cái bằng “ảo”.
- “Không may đồng phục mới, khai giảng xong sẽ cho nghỉ học” (GDVN).
- Xuất bản khoa học: cơ quan chủ quản, nhà xuất bản và ban biên tập (Nguyễn Văn Tuấn).
Ăn uống trị bệnh ngoài da (MTG).

- “Giáo dục Việt Nam hiện nay như đang đào tạo Voi, Hổ, Bò tót…” (GDVN). – Bình luận phát biểu của PGS.TS Nguyễn Văn Nhã (FB Baron Trịnh). “Ông Nhã phê phán giáo dục ĐH An-nam không bằng Lào. Rồi nói: ‘nhiều trường không đảm bảo điều kiện đào tạo nhưng vẫn tồn tại, tuyển sinh, rồi phát bằng thì thất nghiệp là điều không tránh khỏi’. Ấy thế mà trường ĐH Nguyễn Trãi mà ông í làm Hiệu trưởng thuê từ cái phòng tập ở sân vận động Mỹ Đình đến cái kho hàng ở đường Phạm Văn Đồng làm giảng đường, thì có khác gì mấy lớp dạy sửa điện thoại với làm nail đâu? Trên thế giới có trường ĐH nào như thế không? Làm sao đủ điều kiện đào tạo hở ông Nhã?
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Bộ GTVT khen tặng tài xế chọn cái chết để cứu sống 40 hành khách (MTG).
- Hóa chất trong kem đánh răng Colgate có thể gây ung thư (GDVN).
- Thực hư chuyện nuốt mật cóc chữa bệnh ung thư (ĐSPL).
- Bệnh viện K: Dân kêu trời vì vé xe cắt cổ, trộm cắp hoành hành (ĐSPL).
- Sư thầy đi trên xe chui gầm cầu: “Ngay từ đầu đã không suôn sẻ” (ĐSPL).
- Nắp cống phát nổ, người đi đường tháo chạy (DT).
- Sự thật về “bò thần” chữa bách bệnh, biết giận dỗi như người (?!) (ĐSPL).
H4- Bị cắt điện nước ròng rã, gia đình diễn viên chuyên thủ vai “ông trùm” kêu cứu (DT).
- Hãi hùng với công nghệ làm khô bò đen từ… phổi heo (NLĐ).=>
- Dè dặt gửi trẻ 6 tháng tuổi (NLĐ).
- Bé 16 tháng chết thương tâm dưới gầm xe tải (TT).
- Anh: Cứu thoát em bé bị rơi xuống đường tàu (BBC).
- Hungrary: Kỳ lạ người dân nườm nượp đăng ký xin… “vào tù” (DT).
- Không đưa lao động Việt Nam sang các nước có dịch Ebola (NLĐ). – Hơn 1000 người chết do Ebola, Châu Á chưa ghi nhận ca bệnh (DT).  – Không đáp ứng huyết thanh trị Ebola, người châu Âu đầu tiên qua đời? (DT).  – WHO cho phép dùng thuốc và vắc xin chưa thử nghiệm lâm sàng để dập dịch Ebola (DT).

- Trâu lành, trâu què (LĐ). “Các bác sỹ mang ‘giấc mơ tỷ phú’ đều viết trong đơn xin nghỉ việc với lý do ‘không đủ sức khoẻ để công tác, nghỉ để chăm lo mẹ già’. Nhưng chỉ ngay sau khi giải quyết xong thủ tục nghỉ việc tại các bệnh viện công thì những bác sỹ này bỗng dưng ‘khoẻ lại’ để ‘cao chạy xa bay’ với việc tự an ủi: À thì là vì ‘Trâu lành ra đi, trâu què ở lại’.”
- Du lịch nhà vườn miền Tây, một kiểu lừa bịp mới (RFA). “Như khi chào tour thì nó bảo ăn nhà hàng 2 sao, ngủ khách sạn 2 sao chẳng hạn, nhưng khi thực tế thì nó cho anh ăn, ngủ khách sạn 1 sao, nửa sao cộng…
QUỐC TẾ
- Tình hình Ukraine: Nga tăng quân, NATO sẽ động binh? (ĐV). – Nga đơn phương khởi động chiến dịch « cứu trợ » miền Đông Ukraina (RFI).  – Gần 300 xe tải chở hàng nhân đạo của Nga tiến vào Đông Ukraine (DT).  – Ukraine ngăn chặn hoạt động cứu trợ không được phép của Nga (VOA). – Putin rắn rỏi và dân Nga chịu đựng (VEF).
- Vì sao Tòa thánh Vatican ủng hộ Mỹ oanh kích Irak ? (RFI).  – Ngoại trưởng Kerry hối thúc ông al-Abadi nhanh chóng lập chính phủ (VOA).  – Ngoại trưởng Mỹ: Sẽ không phái binh sĩ tác chiến tới Iraq (VOA).  – Châu Âu gia tăng trợ giúp người tị nạn Iraq (VOA).
- Mỹ và Úc muốn đưa vấn đề quân thánh chiến ra trước Liên Hiệp Quốc (RFI).
- Israel: Không có tiến bộ trong đàm phán với Hamas (VOA).
- Uganda phái 20 chuyên gia y tế đến Sierra Leone, Liberia (VOA).
- HRW: Ông al-Sissi phải bị điều tra về cái chết của người biểu tình (VOA).
- Ba Lan đòi Nga xác máy bay từng chở Tổng thống (MTG).
- Nhật sẽ thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình tự chế tạo (RFI).

- Câu hỏi bỏ ngỏ: Nga viện trợ hay xâm lược Ukraina? (LĐ). “Phương Tây và Mỹ đã cảnh báo Nga về việc sử dụng cái cớ viện trợ nhân đạo để dấn sâu hơn vào cuộc xung đột Ukraina“. – Ukraine: Có tên lửa S-300 trong xe cứu trợ Nga (NLĐ). – Nga và Ukraine thống nhất lại kế hoạch giao nhận hàng cứu trợ (TTXVN).
* RFA: + Sáng 12-08-2014; + Tối 12-08-2014
* RFI: 12-08-2014
* Video RFA: + Bản tin video sáng 12-08-2014; + Bản tin video tối 12-08-2014; + Những con số trong tuần 12-08-2014; + Những sức ép trước đại hội đảng 12 (phần 1).
* Video VOA: +Truyền hình vệ tinh VOA Asia 12/8/2014; + Philippines bác tố cáo vi phạm Kế hoạch 3 hành động ở Biển Ðông; + Mỹ sẽ giám sát Biển Đông.

2856. Thông tư 28 cho thấy điều gì?

BBC
Luật sư Ngô Ngọc Trai
Bài tham gia Diễn đàn BBC Tiếng Việt
12-08-2014
Công an tại Việt Nam đã nhiều lần bị phản ánh về hành vi không tuân thủ luật pháp
Công an tại Việt Nam đã nhiều lần bị phản ánh về hành vi không tuân thủ luật pháp
Ngày 7/7 Bộ Công an ban hành Thông tư 28 quy định về công tác điều tra hình sự trong công an nhân dân dự kiến có hiệu lực từ ngày 25/8 tới đây.
Nhưng ngay khi nội dung thông tư công khai nhiều luật sư đã phản ứng cho rằng Thông tư 28 quy định cho phép điều tra viên lập biên bản khi luật sư có việc làm sai sẽ dẫn đến sự lạm dụng gây bất lợi cho luật sư khi hành nghề.
Liên đoàn luật sư Việt Nam sau khi nhận được nhiều ý kiến đề nghị liên đoàn phải có ý kiến về vấn đề này đã nhanh chóng có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị xem xét sửa lại nội dung thông tư.
Kết quả sự việc chưa biết thế nào nhưng sự việc này cho thấy nhiều điều.

Từ một kinh nghiệm thực tế

Năm 2010 khi tôi hành nghề cộng tác với một văn phòng luật sư tại Hà Nội, khi đó văn phòng đang bảo vệ cho một khách hàng ở một tỉnh phía Nam. Từ mấy chục năm trước vị khách hàng bị bắt về hành vi đưa người vượt biên trái phép nhưng sau một thời gian bị giam giữ thì được trả tự do mà không qua xét xử.
Người khách hàng theo đuổi việc khiếu nại vì cho rằng lệnh bắt là trái pháp luật vì không có sự phê chuẩn của viện kiểm sát, trái với quy định của hiến pháp năm 1980. Cơ quan công an tỉnh đã giải quyết nhưng ông không đồng ý với nội dung giải quyết nên khiếu nại đến bộ công an.
Sự việc kéo dài nhiều năm và văn phòng luật sư nhận bảo vệ cho khách hàng trong quá trình khiếu nại tới Bộ công an. Văn phòng luật sư đã gửi nhiều công văn thúc giục giải quyết thì một lần cán bộ điều tra tại số 7 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội gọi điện đến văn phòng nói luật sư đến giải quyết và tôi được phân công đi.
Làm việc với luật sư là cán bộ cấp tá và một nữ cán bộ cấp úy được giới thiệu là thạc sĩ luật. Họ nói rằng vụ việc đã được công an tỉnh giải quyết có kết quả rồi, bộ không giải quyết nữa nên lập biên bản làm việc trả lời cho luật sư được biết để khỏi gửi công văn thúc giục nữa.
Luật sư không đồng ý và nói rằng công an cấp tỉnh giải quyết nhưng công dân cho rằng không thỏa đáng nên họ mới khiếu nại lên bộ, nay bộ không giải quyết thì công dân đi đâu. Ngoài ra luật sư không đồng ý lập biên bản và đề nghị cơ quan điều tra trả lời bằng công văn.
Cán bộ điều tra yêu cầu phải lập biên bản, còn luật sư đề nghị trả lời bằng văn bản để chúng tôi thực hiện quyền khiếu nại theo quy định.
Khi không bên nào chịu bên nào luật sư bỏ ra về, nhưng khi đang dắt xe ra cổng thì ông cán bộ lao ra rút chìa khóa xe máy không cho luật sư về, yêu cầu lập biên bản xong mới cho về.
Tôi liền nói to lên ở sân là cán bộ làm bậy, tôi là luật sư đến làm việc cho khách hàng chứ không làm gì sai. Yêu cầu trả khóa xe máy cho tôi, sự việc này tôi sẽ khiếu nại lên bộ trưởng công an.
Tôi cũng gọi điện về văn phòng luật sư để thông báo sự việc, văn phòng bảo tôi gọi điện cho cảnh sát 113 đến và cử luật sư khác đến trợ giúp.
Khi tôi nói nếu không trả chìa khóa xe máy tôi sẽ gọi 113 đến để họ giải quyết, mấy ông cán bộ cũng không sợ bảo muốn gọi gì thì gọi. Tôi bực quá đứng nói to một lúc thì ông kia mới chịu trả chìa khóa xe máy cho tôi.
Đây là sự việc mà chính tôi trải qua đã cho thấy cán bộ điều tra làm điều xằng bậy, khi luật sư không ký biên bản thì giữ khóa xe máy không cho về, có lẽ do họ thấy luật sư trẻ chưa có tên tuổi hoặc vì lý do khác nên bắt nạt.
Từ kinh nghiệm thực tế đó cho thấy nếu thông tư 28 được đưa vào thực hiện với nội dung điều tra viên được lập biên bản đối với luật sư thì sẽ có nguy cơ luật sư bị xâm phạm quyền hành nghề.
Trong tố tụng hình sự có thể nói luật sư bào chữa là bên đối trọng với điều tra viên, đứng ở hai phía đối lập nhau mà lại trao quyền cho một bên được quyền nhận định phán xét bên kia đúng sai thì làm sao công tâm khách quan được.
Việc lập biên bản, bản thân nó là một sự cản trở không phù hợp với Luật luật sư đã quy định nghiêm cấm cơ quan tổ chức cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của luật sư.
Ngay cả khi sau đó xác minh cho thấy luật sư không làm sai thì với việc bị lập biên bản cũng đã làm giảm sút uy tín trước khách hàng và tạo ra sự ức chế khó chịu cho luật sư.

Không chỉ thông tư 28

Năm 2011 Bộ Công an ban hành Thông tư 70 cũng có quy định liên quan đến luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự. Nội dung thông tư 70 quy định rằng bị can đang bị tạm giam muốn mời luật sư thì phải viết thư mời đích danh luật sư hoặc viết thư về cho gia đình nhờ mời luật sư bào chữa.
Điều tra viên sẽ chuyển thư của người bị can tới luật sư được mời đích danh hoặc gửi về cho gia đình.
Quy định này dẫn đến điều tra viên là khâu trung gian kết nối giữa bị can và luật sư bào chữa, trá hình cho phép điều tra viên có tác động quyết định đến việc bị can có được mời luật sư hay không.
Quy định như vậy nên nhiều trường hợp cha mẹ, vợ chồng, con cái mời luật sư cho nhau nhưng khi luật sư làm thủ tục thì bị gây khó dễ do chưa có văn bản xác nhận ý chí của bị can xem có muốn mời luật sư hay không.
Đây là quy định gây khó khăn cho luật sư và thực ra Thông tư 70 ban hành năm 2011 đã không còn phù hợp với Luật luật sư sửa đổi năm 2012 có hiệu lực từ 1/7/2013. Theo đó Điều 27 Luật luật sư sửa đổi quy định rằng: Khi làm thủ tục bào chữa luật sư xuất trình thẻ luật sư và giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc của người khác. Người khác ở đây có thể là cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè, đồng nghiệp được mời luật sư cho nhau.
Thông tư 70 không phù hợp với quy định của Luật luật sư sửa đổi nhưng cho tới nay Bộ Công an vẫn không sửa đổi.
Như thế là Bộ Công an đã có ít nhất hai văn bản có các quy định không thân thiện và cản trở luật sư hành nghề. Không phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp với tinh thần đổi mới hoạt động xét xử, nâng cao vị thế vai trò của luật sư bào chữa.

Nguyên nhân là gì?

Hệ thống luật hiện tại quy định rằng Thông tư của Bộ cũng là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực bắt buộc thực hiện giống như luật. Thực tế là nhiều vấn đề luật không quy định nhưng các bộ tự ban hành ra quy định điều chỉnh và các đối tượng liên quan phải tuân thủ.
Tức là cơ quan hành pháp được thực hiện quyền lập pháp. Đây là bất cập của hệ thống pháp luật Việt Nam mà thông tư 28 là một minh chứng cho thấy sự bất hòa giữa tính công tâm khách quan của quy định luật và lợi ích của ngành chủ quản.
Khi cơ quan hành pháp chịu trách nhiệm về vấn đề của ngành mình phụ trách lại được quyền ấn định các quy định điều chỉnh đối tượng liên quan thì mặc nhiên họ quy định có lợi thuận lợi cho họ mà mặc kệ gây khó cho người khác.
Đây là tệ trạng đã được nói đến nhiều không có gì mới, vấn đề là giới luật sư nắm luật và làm cái nghề bảo vệ người khác thì phải thấy được quy định trong thông tư 28 đã sai và phải có trách nhiệm lên tiếng.
Bởi luật sư còn không bảo vệ được quyền lợi cho mình thì còn bảo vệ được cho ai?

Liên đoàn luật sư đã làm gì?

Liên đoàn luật sư trách Bộ Công an khi ban hành thông tư 28 không tham khảo ý kiến liên đoàn, nhưng khi bộ ban hành thông tư 70 đã tham khảo ý kiến liên đoàn luật sư thì kết quả thế nào?
Thông tư 70 từng được đánh giá là kết quả phối hợp tích cực giữa liên đoàn luật sư mới ra đời với vụ pháp chế Bộ công an, nhưng kết quả là vẫn tồn tại quy định cản trở luật sư hành nghề.
Đứng trước quy định cản trở trong thông tư 70 nhưng giới luật sư cũng ít lên tiếng, và mặc dù bây giờ là trái luật nhưng quy định đó vẫn tồn tại.
Đến nay sau khi một số luật sư phản ánh về thông tư 28 thì Chủ tịch liên đoàn đã có công văn kiến nghị sửa đổi.
Nhưng nội dung mà liên đoàn đề xuất có khi còn xâm hại tới luật sư hơn nữa.
Thông tư 28 quy định điều tra viên được lập biên bản khi luật sư bào chữa có việc làm sai, phạm vi chỉ gói gọn trong tố tụng hình sự.
Nhưng kiến nghị của Chủ tịch liên đoàn luật sư viết lại Điều 38 có nội dung rằng khi Điều tra viên phát hiện thấy luật sư có hành vi vi phạm Điều 6 Nghị định 113/2013/NĐ-CP (quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với luật sư) thì lập biên bản về sự việc.
Trong khi đó nghị định 113 không có quy định nào cho phép điều tra viên được lập biên bản khi luật sư vi phạm hành chính. Cụ thể tại Điều 65 quy định về Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính không có mục nào là điều tra viên cả.
Tức là thông tư 28 chỉ gói gọn trong tố tụng hình sự không liên hệ gì tới việc xử lý vi phạm hành chính luật sư thì Liên đoàn luật sư lại kiến nghị mở rộng đưa vấn đề xử lý vi phạm hành chính vào.
Như thế là luật sư đã tự mua dây trói buộc mình khi tự nguyện cho phép điều tra viên được lập biên bản vi phạm hành chính đối với luật sư trong khi thông tư 28 còn không nói đến điều đó và điều tra viên còn không có quyền.
Việc xử lý thông tư 28 cho thấy Chủ tịch liên đoàn luật sư còn không nắm rõ quy định luật và không biết làm thế nào để bảo vệ luật sư thành viên.
Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, Giám đốc Công ty luật Công chính ở Hà Nội.

2857. Từ Thành Đô tới Đông Đô

Pro&contra
12-08-2014
Phạm Việt Vinh
Mấy ngày nay, dư luận Việt Nam đang sôi động về cái gọi là Hội nghị Thành Đô đã bí mật diễn ra giữa lãnh đạo hai Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc vào tháng Chín 1990. Thực ra thì từ vài năm trước đã có nhiều tin đồn về Hội nghị này, trong đó phải kể đến Hồi ký của ông cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ năm 2003, nhưng các thông tin có được còn quá mơ hồ, người ta có cảm giác là Hội nghị này chủ yếu chỉ xoay quanh vấn đề Campuchia, và vì vậy sự chú ý cũng như hồ nghi đã dừng ở mức giới hạn.

Trái lại, những kiến nghị công khai mới đây của thiếu tướng Lê Văn Mật và cựu đại tá Nguyễn Đăng Quang với trích dẫn “Kỷ yếu Hội nghị Thành Đô” từ tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đã làm chấn động Việt Nam. Nếu thật sự là tại Hội nghị này, các nhà lãnh đạo cộng sản Hà Nội cao nhất đã ký vào những dòng chữ: “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản… Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh” thì những tên tuổi như Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng sẽ là nỗi kinh hoàng của người Việt, và kết luận của cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch rằng “Hội nghị Thành Đô đã mở đầu một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm” là hoàn toàn có lý.

Cho đến hôm nay, các thông tin trên vẫn chỉ là điều đồn đoán. Người ta hoàn toàn có quyền nghi ngờ những bài viết trên tờ Hoàn cầu Thời báo; và cũng như hàng loạt Hồi ký của các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam khác; những tâm sự, ghi chép của ông Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ chưa chắc đã mang tải toàn sự thật. Mặc dù vậy, với nội dung vô cùng nghiêm trọng của nó, với những sự kiện đã xảy ra trong quan hệ Việt-Trung gần đây, những thông tin về Hội nghị Thành Đô xứng đáng là một quả bom trong dư luận. Rất có thể, Hội nghị này đã là một cái mốc quyết định vận mệnh dân tộc Việt Nam. Vì vậy, người Việt có quyền, và có trách nhiệm đòi chính quyền phải nhanh chóng bạch hóa tiến trình cũng như nội dung Hội nghị đó. Nhưng chính điều này lại chứa đựng hàng loạt vấn đề nan giải.
Thứ nhất, một chính quyền không nhất thiết phải bạch hóa toàn bộ những thỏa thuận chính trị của mình với nước khác. Chỉ cần viện cớ “an ninh quốc gia”, Hà Nội hoàn toàn có quyền thoái thác việc công bố nội dung Hội nghị. Thêm vào đó, trong một xã hội toàn trị như ở Việt Nam, dư luận quần chúng không bao giờ có đủ sức ép để bắt chính quyền phải làm một việc mà nó không muốn. Nếu Hội nghị Thành Đô đã diễn ra đúng, hoặc chỉ cần gần đúng với những thông tin hiện nay, thì hành vi quỳ gối trước Bắc Kinh của các nhà lãnh đạo Hà Nội hồi đó sẽ tước bỏ hoàn toàn tính hợp thức tự phong của chính quyền cộng sản hiện nay. Tuy Hội nghị Thành Đô là sản phẩm của những nguời tiền nhiệm, nhưng với nó, các nhà lãnh đạo hôm nay sẽ hoàn toàn phá sản trong lý luận dùng “thành tích” quá khứ để biện minh cho vai trò cầm quyền duy nhất và tuyệt đối của mình. Bạch hóa Hội nghị Thành Đô như thế đương nhiên là tự sát, và chính quyền Hà Nội chắc chắn sẽ không tự nguyện làm như vậy.
Thông thường, trong một chính thể lành mạnh, khi có những nghi vấn về hành vi khuất tất của chính phủ hoặc thành viên chính phủ, thì đại biểu quốc hội với tư cách thay mặt cho cử tri sẽ có quyền chất vấn chính phủ, và khi cần thiết quốc hội sẽ có trách nhiệm lập ra các uỷ ban điều tra làm sáng tỏ vụ việc. Với cơ chế chính trị và với gương mặt quốc hội Việt Nam hiện nay, điều này hầu như không có khả năng xảy ra.
Thực tế là hiện nay, trước xôn xao của dư luận và đòi hỏi của nhiều người, trong đó có cả cán bộ và đảng viên cao cấp, chính quyền Việt Nam vẫn hoàn toàn im ắng. Có vẻ như Hà Nội muốn dùng sự im lặng của mình để chứng tỏ rằng các tin tức đã được đăng tải về Hội nghị Thành Đô chỉ là những bịa đặt nhảm nhí không đáng quan tâm, và dư luận cũng như sự bất bình của dân chúng rồi sẽ tự tiêu tan như từ trước tới nay.
Nhưng cũng có thể, do tính chất cực kỳ nghiêm trọng của sự việc lần này, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không được tiếp tục ngồi yên và phải lên tiếng về cuộc gặp gỡ bí mật tại Thành Đô. Họ có thể sẽ thẳng thừng tuyên bố gạt phắt những thông tin đồn đại. Họ cũng có thể đưa ra một cái gì đó giống như là “bạch hoá” những thỏa thuận ở Thành Đô. Đáng tiếc là trong cả hai trường hợp, xác suất nhìn được sự thật của người Việt chắc chắn sẽ rất gần với số không.
Trong lịch sử hoạt động chính trị và điều hành đất nước của mình, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ chứng tỏ là họ có khả năng ngay thẳng và minh bạch. Ở vị trí lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, họ không bao giờ bị bắt buộc phải công nhận và chịu trách nhiệm về những sai phạm nghiêm trọng của mình. Rất có thể là vào những ngày tháng tới, vì một lý do nào đó, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ đưa ra những thông tin chính thức về Hội nghị Thành Đô. Dĩ nhiên là những thông tin này sẽ hoàn toàn không có khả năng được kiểm chứng, nhưng một bộ phận cán bộ, đảng viên sẽ tạm yên lòng, còn những người khác sẽ tiếp tục mỏi mòn trong nghi ngờ, bất bình và bất lực.
Điều dễ thấy là ở các nước theo hệ thống đa đảng, khi thẩm tra hoạt động của chính quyền, tại các cuộc điều trần trước quốc hội hoặc trong hoạt động của các uỷ ban điều tra do quốc hội chỉ định, vai trò của phe đối lập là một điều bắt buộc phải có. Khi điều tra, chính đại diện của các đảng đối lập mới là những người chất vấn, truy tìm các sai phạm, khiếm khuyết của chính quyền. Trong chính trường, không có đối lập sẽ không có khả năng tìm ra sự thật!
Khi chính quyền vẫn không công nhận đối lập, vẫn đàn áp đối lập thì những hy vọng thực sự “bạch hoá” một sự kiện chính trị rất quan trọng và có thể rất nguy hiểm như Hội nghị Thành Đô là điều không tưởng. Đại đa số người Việt sẽ tiếp tục phải làm những con tin trong một mê hồn trận của các tin tức mờ ảo, thất thiệt và gian trá. Chính quyền vẫn hoàn toàn có khả năng “bí mật” tiến hành những hoạt động của mình. Và nếu tình hình không thay đổi, có lẽ sẽ đến lúc chúng ta phải đón nhận một kết quả không mấy tốt lành của một Hội nghị kín mới, diễn ra không phải ở Thành Đô, mà ngay ở giữa Đông Đô Hà Nội.
12/8/2014
© 2014 Phạm Việt Vinh & pro&contra

2858. Tôi đã bị buộc tội hoạt động “bí mật” như thế nào?

LS Lê Công Định
12-08-2014
H1
Vừa rồi một người bạn của tôi, đảng viên ĐCSVN, hỏi vì sao ngày xưa tôi dùng chi cả 7 điện thoại, đến nỗi khi bị bắt phía công an bày lên bàn chụp hình tất cả. Câu hỏi này tôi cũng thường nghe nhiều từ lúc ra tù. Nhân đây xin kể sự thật. Cho đến tháng 6/2009 tôi có hai số điện thoại, một cho giao dịch công việc và một cho quan hệ bạn bè, nên chỉ dùng 2 máy điện thoại mà thôi. Khi công an ập vào bắt tôi và khám xét văn phòng làm việc, họ lục tung các tủ đựng đồ đạc cá nhân của tôi và lôi ra mọi thứ, trong đó có 5 điện thoại đã hư mà tôi không còn sử dụng nữa.
Tôi giải thích đó là các điện thoại hư và không có sim bên trong, họ mở ra kiểm tra và cũng biết tình trạng như thế. Tuy nhiên, sau đó một người trong số họ bỗng dưng bày hết cả 7 điện thoại lên bàn và yêu cầu tôi ngồi yên phía sau. Tôi chưa kịp suy nghĩ mục đích của hành động đó, thì một người cầm máy ảnh từ ngoài cửa phòng bước vào chụp nhanh một tấm hình. Đến lúc ra tù tôi mới thấy bức ảnh này xuất hiện khắp nơi trên mạng như một bằng chứng rằng tôi đã có nhiều hoạt động bí mật, không đường đường chính chính, nên mới sử dụng cùng lúc nhiều điện thoại như vậy. Quả là khôi hài! Nghe tôi kể, người bạn đảng viên ĐCSVN lắc đầu, kết luận: “Nhà sản lắm chiêu trò quá! Tôi cũng thuộc nhà sản nhưng không nghĩ ra nổi mấy trò đó!”


Một chuyện khác, sau khi kết thúc điều tra vụ án của tôi, Cơ quan an ninh công bố bản kết luận điều tra, mà về sau Viện Kiểm sát dựa vào đó “xào nấu” thành bản cáo trạng, rồi Tòa án “nêm nếm” thành bản án, trong đó có một chi tiết rất lý thú. Đại ý, các bản văn này đều ra nêu sự kiện, rằng nhóm chúng tôi đã cố tình lập các hộp thư điện tử (emails) và đặt ra mật khẩu riêng (password) cho những emails đó “nhằm đối phó với sự phát hiện của các cơ quan chức năng”! Lúc một điều tra viên vào gặp và yêu cầu tôi đọc, nêu ý kiến, rồi ký nhận bản kết luận điều tra. Khi xem đến chi tiết nêu trên tôi đã bật cười ha hả.
Anh điều tra viên nhìn tôi, hỏi có chuyện gì thú vị à, tôi trả lời rằng dù tôi hoàn toàn không đồng ý với nội dung và nhận định của bản văn này, chắc chắn các anh sẽ vẫn giữ nguyên, không thay đổi, nên miễn cho tôi có ý kiến theo yêu cầu; tuy nhiên, đối với chi tiết về password riêng của các emails, các anh nên sửa lại, vì ai lập email mà chẳng phải đặt mật khẩu một cách tự động, bởi đây là vấn đề kỹ thuật bắt buộc, nếu đánh giá một sự việc đương nhiên theo hướng có âm mưu lén lút như vậy, thiên hạ ắt sẽ cười nhạo cả ngành an ninh. Anh điều tra viên gượng cười một cách khó chịu, nhưng vẫn không sửa, vì sau đó tôi có dịp đọc lại các bản kết luận điều tra, cáo trạng và bản án, thì thấy họ vẫn giữ nguyên chi tiết hài hước ấy.
Thêm một chuyện khác, có lần trong lúc thẩm vấn tôi, một điều tra viên đã lên giọng chê trách tôi phụ lòng của nhà nước cho tôi đi du học nước ngoài, khi thành tài trở về, đã không phục vụ nhà nước để đền ơn, mà còn quay lại “chống phá” (!?). Tôi trả lời, xin lỗi anh, tôi không nhận một xu của nhà nước Việt Nam để đi du học, nhưng lại được chính phủ Pháp và chính phủ Mỹ cấp học bổng sang học ở nước họ, nên nếu không mang ơn 2 chính phủ đó, sao tôi lại phải đền ơn nhà nước Việt Nam cho chuyện du học này (?). Anh ấy đáp tỉnh bơ, nếu nhà nước cấm không cho anh xuất cảnh thì làm sao anh đi du học được, riêng điều đó thôi cũng là cái ơn phải trả (!?). Tôi nhìn anh điều tra viên sững sờ và thầm nghĩ đó cũng là lý lẽ sao (?). Hóa ra công dân cần được ban phát quyền tự do đi lại, chứ không hẳn đã được Hiến pháp Việt Nam mặc nhiên thừa nhận quyền ấy. Thật là cao kiến!
Nguồn: FB LS Lê Công Định

Nguồn ảnh: Báo Dân Trí

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét