Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Trung Quốc: văn hóa lừa đảo từ thời cổ đại

Chính trị – Xã hội

Tàu cá Trung Quốc : Công cụ lấn chiếm Biển Đông   -(RFI)   —   Rút giàn khoan – TQ muốn hợp tác phát triển trong vùng đặc quyền kinh tế của VN  -(RFA)
Đảng viên lão thành kêu gọi thoát Trung  -(BBC)  —   Nhiều đảng viên kỳ cựu kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ chủ nghĩa xã hội  -(RFI)    —   Thư ngỏ gửi Ban chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên -(RFA)   —  Những người cộng sản muốn cải tổ  -(RFA)
Người Việt tẩy chay hàng Trung Quốc sau vụ tranh chấp giàn khoan  -(VOA)   —   Mỹ không đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC  -(RFI)   —  Mỹ: Tôn trọng tự do tôn giáo bảo vệ cho sự ổn định  -(VOA)
Câu hỏi khi tư nhân ‘kinh doanh di sản’ -(BBC)  —  ‘Chưa tiện để TQ kinh doanh di sản’  -(BBC /nghe)
Bộ công an nghiêm cấm bức cung, nhục hình  -(RFA)   —    Thông tư ‘nguy hiểm’ cho luật sư  -(BBC /nghe) – Từ Hà Nội, luật sư Trần Vũ Hải bày tỏ lo ngại về một thông tư mới của Bộ Công An mà “có vẻ cho phép điều tra viên điều tra ngược lại luật sư”.  – Theo ông, điều này “rất nguy hiểm” cho các luật sư, bởi nó “có vẻ cho phép các điều tra viên tiến hành điều tra ngược lại đối với luật sư” trong lúc “không có luật nào cho phép điều đó”.
“Chỉ cần điều tra viên xác định là luật sư, người bào chữa có hành vi cản trở, gây khó khăn cho hoạt động điều tra, điều tra viên đã có thể ghi âm, ghi hình không công khai,” ông Hải nói.
Tạm ngưng cấp visa cho người Việt đi Mỹ từ 19 tháng 7  -(NV)
****************************************************************
Thư gửi bé Đậu  -(Nguyễn lân Thắng -RFA)   —   Cái sảy nảy cái ung là vậy  -(Bùi Tín -VOA)
Kỷ niệm 100 năm Thế Chiến Thứ Nhất  -(NV)   —   Cũng một kiếp người  -(Lê diễn Đức -NV)
5 tháng cho một bản kết luận điều tra lởm khởm.  -(Nguoibuongio FB)
Các nhà hoạt động xã hội bị cấm tham dự hội thảo “Truyền thông Phi Nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay” tại Hà Nội  -(DL)

Nhân ngày TBLS 27/7 : Một ngày tưởng niệm chung cho tất cả các anh hùng liệt sĩ Việt Nam, phía bên này hay bên kia… -(Mai tú Ân)

ƠI NGƯỜI BẠN TUỔI THẦN TIÊN YÊU DẤU!   – (Đặng Huy Văn) – “Ai đã giết em cùng bao đồng đội?/ Khi tuổi xuân đang phơi phới Tần ơi!/ Ai đã gây cảnh nồi da xáo thịt?/ Làm hai Miền Nam, Bắc máu xương rơi?/ Ai là kẻ đã nghe lời Mao tặc?/ Đánh Hoa Kỳ đến người Việt cuối cùng/ Và từng bước đón Tàu sang cướp nước/ Lừa dân xây ‘tình hữu nghị Việt-Trung’!
Nhật ký mở lần thứ 105: NHÂN NGÀY 27/7, TRUYỆN TRÒ VỚI MỘT NGƯỜI DƯỚI..ÂM PHỦ !   – (Tô Hải)
TRẦM THIÊN THU – Nỗi niềm tỵ nạn  -(Khoahocnet)  -Nói chung, dân tỵ nạn là những người muốn tránh khổ, thoát khổ, tức là họ quyết đi tìm tự do, bình an và hạnh phúc ở một nơi khác. Nơi nào có tự do, bình an và hạnh phúc thì họ tìm đến bằng mọi giá, và nơi đó trở thành quê hương của họ. Tuy nhiên, có những người đã phải trả giá rất đắt vì họ gặp đủ thứ nguy hiểm, thậm chí phải mất mạng trong cuộc chạy trốn đó. Quả thật, tình trạng tỵ nạn là cảnh đáng sợ, vì kiếp tỵ nạn gian khổ lắm, người ơi!
Việt nam Thời báo đã có lại :  Phạm Chí Dũng trả lời ABC về báo giới độc lập ở Việt Nam -(VNTB)  >>   Vietnam journalists fight back for media freedoms  -(ABC)
“Tự do tôn giáo”: Nhà nước Việt Nam vi phạm cả chính sách lẫn luật pháp   -(VNTB)
Lễ tưởng niệm lần thứ 9 năm ngài Thánh Tử PGHH Trần Văn Út hi sinh   -(Nguyễn Tường Thụy)
**********************************************************************

Trung Quốc dùng kế làm các nước Nam Á lục đục   -(MTG)   —  Báo TQ hô hào chiến tranh giải quyết tranh chấp   -(SCMP/ KP)   —  Giải quyết căng thẳng trên Biển Đông trên tinh thần tôn trọng luật quốc tế   -(QĐND)   —   Philippines sẽ đề nghị ngừng gia tăng căng thẳng ở Biển Đông   -(TTXVN)
Bà Tôn Nữ Thị Ninh phân tích 4 khía cạnh trong mưu đồ Trung Quốc    -(ĐSPL)   —  Biển Đông: Trung Quốc ra sức chiếm lĩnh ngư trường   -(TBKTSG)
Trung Quốc thúc đẩy ngư dân ra vùng tranh chấp  -(VnEx) -“Chính phủ chỉ cho chúng tôi nên đi đâu và trợ cấp chi phí nhiên liệu dựa trên công suất động cơ
Mở rộng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai   -(VnEx)   —  Thủ tướng muốn nghe phản biện của trí thức   – (VNN)
Độc lập hay đối lập? (PT). “Hiến pháp và pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự lập hội, nếu các hội ấy thực sự vì con người, vì lợi ích thật sự của nhân dân. Ðảng, Nhà nước không cấm thành lập các tổ chức độc lập, nhưng từ độc lập trở thành đối lập với hệ thống chính trị thì tự nó đã đối lập với lợi ích của nhân dân, trái với pháp luật“.
Đối lập với “hệ thống chính trị” không có nghĩa là đối lập với “lợi ích của nhân dân”, bởi đa số người dân không lựa chọn, cũng không chấp nhận hệ thống chính trị độc đảng. Trong trường hợp này, các tổ chức XHDS có thể đối lập với hệ thống chính trị, nhưng ngược lại, các tổ chức đó mang lại lợi ích cho người dân.  Nếu nhà báo Minh Toàn và/ hoặc báo Năng Lượng Mới không đồng ý với nhận xét này, quý vị có thể đưa ra câu hỏi “trưng cầu dân mạng” ngay trên website Petro Times: Người dân VN có đồng ý lựa chọn chế độ Cộng sản do ĐCSVN độc quyền lãnh đạo hay không? Chắc chắn quý vị sẽ có câu trả lời.  -(Basam)
Cha Phan Văn Lợi không đáp ứng yêu cầu sai của công an   -(DCCT) – “Cha Lợi viết: “Theo nguyên tắc luật pháp, công an chỉ được quyền gọi dân đến đồn khi có một vụ án hình sự đã được khởi tố, mà công dân đó có liên quan, có chứng kiến hay có bị hại. Bằng không, công an phải đến nhà dân xin gặp
Sửng sốt vì Mẹ Việt Nam Anh hùng… 26 tuổi (?)   -(DV)   — ‘Làm chính sách đối với người có công phải hết sức nhân văn’   -(TN)  —   Mẹ già như chuối chín cây, không chờ tôn vinh được đâu…   -(TT)
Cần xem lại nội dung Nghị định 31/2013/NĐ-CP   -(VHNA)  – “Ai cũng biết, trong thực tế, nước ta có cả một ‘binh đoàn thương binh dỏm’. Nhưng nếu vì bất lực trong việc hạn chế sự bành trướng về số lượng thương binh khai man ấy mà ban ra những qui định tổn hại đến quyền lợi máu xương của một bộ phận thương binh thật thì vô cùng đáng trách, vô cùng đáng buồn!
Dưới áp lực của Trung Quốc Việt Nam cài dây an toàn Zachary Abuza/Asia Times ngày 29/7/2014  -Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ  -(Boxitvn)
Tâm thư gửi đảng viên Cộng sản Việt Nam yêu nước cấp tiến  –  Kha lương Ngãi – (Boxitvn)
Đã khi nào thực sự dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra việc nước? – (Boxitvn)
Hội Cựu Tù nhân Lương tâm: Thư ngỏ gửi Ngài Đại sứ Úc, Đại diện EU, Canada, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ – (Boxitvn)

Kinh tế

Moody’s nâng hạng tín nhiệm của Việt Nam  -(VOA)   —   Khi VN loay hoay, Campuchia đã ‘âm thầm’ tiến  -(TVN) – Lúa gạo.
Bán xôi vỉa hè thu nhập gấp 3 lương làm ngân hàng   -(VEF)- Vậy là “bán vé số ở Miền tât” và “bán xôi vỉa hè Miền Bắc” có “thu nhập cao” – Vậy là chúng ta cùng bán 2 thứ này để kiếm riền cho nó đã.
Lãi suất gấp 128 lần: Quái chiêu ‘hút máu’ con nợ  -(VEF)   —  Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam -(VnEx)
Nga sẽ cấm nhập gà Mỹ, hoa quả châu Âu   -(VnEx)  >>>   Mỹ, EU công bố chi tiết lệnh trừng phạt Nga
IMF cảnh báo nguy cơ đe dọa hệ thống các ngân hàng quốc tế  -(Bizlive)

Thế giới

Chiến sự tại Gaza bước sang tuần thứ 4 không có dấu hiệu ngừng bắn -(RFI)   —  Cận Đông, thất bại lớn nhất của Obama ? -(RFI)   — Bình Nhưỡng phủ nhận bán vũ khí cho Hamas -(RFI)   —   Thủ tướng Israel cảnh cáo chiến dịch quân sự sẽ kéo dài  -(VOA)
Trung Quốc điều tra ông Chu Vĩnh Khang về tội tham nhũng   -(VOA)   —   Chu Vĩnh Khang bị điều tra về tham nhũng -(RFI)   —   Cựu Bộ trưởng công an TQ bị điều tra tội tham nhũng  -(RFA)   —   TQ công khai điều tra Chu Vĩnh Khang  -(BBC)   —  Bạo động ở Tân Cương : Hàng chục người chết  -(RFI)   — TQ: Khủng bố bằng dao giết chết hàng chục người  -(RFA)   —   Hàng không Trung Quốc bị đảo lộn vì tập trận -(RFI)   —  Trung quốc mở điều tra chống độc quyền nhằm vào Microsoft -(RFI)   —   Trung Quốc lập viện bảo tàng về vịt quay -(RFI)
Người dân Hồng Kông bất mãn với chính sách của Trung Quốc  -(RFA)   —    Trung Quốc kiểm duyệt các bài viết về Tân Cương  -(VOA)
Đại sứ Mỹ: Nhiều vũ khí tối tân ở biên giới Nga – Ukraine  -(VOA)   >>>   Mỹ tố cáo Nga vi phạm hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân   >>>   Mỹ trông đợi EU đưa ra biện pháp trừng phạt mới đối với Nga   —    TT Obama thảo luận với Âu Châu về việc trừng phạt Nga   -(NV)
Hoa Kỳ, Singapore tập trận chung  -(RFA)   —  Hoa Kỳ: ‘không có cam kết về ngày kết thúc đàm phán hạt nhân với Iran’  -(VOA)   —   HRW, Mỹ yêu cầu Iran trả tự do cho các ký giả  -(VOA)   —   Ấn Ðộ, Mỹ tìm cách tái khởi động bang giao  -(VOA)   —   ICAO sẽ xem xét vấn đề bay ngang vùng chiến sự -(RFI)
Nữ sinh Nhật Bản giết người « để xem thế nào » -(RFI)   —Cháy rừng tại Indonesia lại gây ô nhiễm không khí Malaysia -(RFI)
Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ viếng thăm Sri Lanka và Philipiines  -(RFA)   —  Bom tự sát giết chết người anh em họ của Tổng Thống Afghanistan   -(VOA)
__________________________________________________________
Nga bị cô lập chưa từng có  -(VNN) -Nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin bị cô lập chưa từng có kể từ thời Chiến tranh Lạnh sau khi bị Mỹ và EU áp đặt một loạt lệnh cấm vận mới gắt gao hơn.
  Mỹ, EU công bố chi tiết lệnh trừng phạt Nga   -(VnEx)   —  Mỹ-châu Âu tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga  – (TNO)
Obama: Mỹ không gây Chiến tranh Lạnh với Nga   -(VnEx)   —  Tổng thống Putin được đề cử huân chương anh hùng   -(TT)
CHDCND Triều Tiên có nhiều tàu ngầm nhất thế giới   -(TT)  —   USKI: Triều Tiên sắp thử tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân  -(TTXVN)

Cơ quan khoa học Canada bị tin tặc nhà nước Trung Quốc tấn công   -(TN)
Tân Cương: Một cuộc tấn công khủng bố mới, hàng chục người chết  -(Infonet) – Hôm 30/7, AP đưa tin, hàng chục người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương khi một băng đảng có vũ trang tấn công vào một đồn cảnh sát và trụ sở chính quyền ở Tân Cương.
Liên tiếp xảy ra các vụ tấn công đẫm máu ở Tân Cương bất chấp việc chính phủ Trung Quốc thắt chặt các biện pháp an ninh tại đây.  ===>>>

*** Cái câu “dạo đầu” (màu đỏ) mà viết thế này trong thời  2014, người ta tưởng rằng dùng súng ống bom đạn tấn công, đọc hết thì thấy dùng “dao búa” – Phải viết cho chính xác để thấy nỗi đắng cay mà Bắc kinh cai trị Tân cương đến nối người Dân Tân cương liều chết dù dùng dao búa mà tấn công đứa có súng là chết chắc- Viết lách, thông tin cứ lận léo để hòng lừa “suy nghĩ” của thiên hạ vì có mục đích của “riêng mình”.
Trung Quốc bị phản đòn vì dùng “nắm đấm” với Tân Cương?    -(ĐV)   >>>   Trung Quốc tặng quà Nga, món hời của sự gian manh     >>>   Mỹ nhắc nhẹ Trung Quốc cẩn thận “gậy ông đập lưng ông”
3 chiếc MiG-19 Triều Tiên rơi trong năm nay  -(GDVN)   —   Không quân Triều Tiên thế nào khi MiG-19 nghỉ hưu   -(ĐV)
Mỹ-Ấn ngập ngừng, Trung Quốc mừng thầm   -(ĐV)
Báo Nga: Mỹ có ý định công nhận Ukraine là đồng minh quân sự  -(Bizlive)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Quốc tế báo động về nguy cơ tuyệt chủng loài tê tê  -(RFI)   —  Cây trồng biến đổi gien: ưu và nhược điểm  -(RFA)
Giáo dục phương Tây có phải lựa chọn hoàn hảo? -(TVN) – Hoàn hảo hay không tôi không biết,  vì đâu có ngâm kíu ,mà ở trên đời này có cái gì hoàn hảo đâu, Nhưng nhất định là tốt và hiệu quả hơn VN hiện tại, gần 50 năm trước chính tôi mài quần ở ghế nhà trường 16 năm, mà chương trình  GD thì “theo” Tây, thế mà thời đó vấn đi sau ho đến 20 năm, cứ xem những người “còn sót lại” hôm nay thì biết. Nếu có điều kiện các Bạn trẻ tìm lại mấy  cuốn Toán Pháp ở bậc tiểu học của Đào văn Dương xem thử.
BQL dự án nhà Quốc hội khẳng định không xâm hại Hoàng Thành  -(VNN)
Đà Lạt – Đứa con của tham vọng – Kỳ 2:  Đà Lạt – Đô thị hoang vu   -(TT)  >>>  Kỳ 1: Đà Lạt – Đứa con của tham vọng: Tương lai tưởng tượng
Định mức giờ dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công việc chuyên môn   -(GDVN)   >>>   Giận mẹ, trường đuổi học con, chuyện có thật 100%
Thiết bị y tế vỏ Đức, ruột Trung Quốc  -(TT)   — Sở Y tế mua máy xét nghiệm của Đức, linh kiện made in China  -(VNN)   >>>   Ám ảnh Hà Nội: Đá hộc liên tục ném vỡ kính ôtô    >>>    Từ rộn ràng quán nhậu đến múa cột quán bar Video
Lốc xoáy tàn phá hơn trăm căn nhà ở Cần Thơ   -(VnEx)   >>>  Dân bị quy trách nhiệm làm hỏng vỉa hè đường đắt nhất thủ đô

Cần Thơ: Lốc xoáy kinh hoàng cuốn sập, bay mái 147 căn nhà  -(Bizlive)

Rận mu tái xuất  -(TN)   —   Bắt 2 nghi can dùng xăng đốt nhà trọ, 4 người bị bỏng  -(TN)
Chấn động Thái Nguyên: Cầm dao kề cổ, hiếp dâm em vợ  -(Soha)   —    Giật biên bản bỏ chạy còn tông xe cảnh sát giao thông  -(NLĐ)   >>>   Một phụ nữ tự thiêu?   >>>    Phát hiện thi thể bé gái nghi bị cưỡng hiếp   >>>    Gí điện bất tỉnh rồi đâm lái xe ôm 9 nhát để cướp xe   >>>   Hỗn chiến, đem theo 12 dao Thái Lan để “xử” đối phương
Án tử của Hàn Đức Long nghi là do công an tự tưởng tượng tình tiết  -(GDVN)
Ăn mì trúng thưởng 100 triệu đồng: Từ người may mắn thành nghi can  -(GDVN)

Trung Quốc: văn hóa lừa đảo từ thời cổ đại

DCVOnline | Tin Tân Hoa Xã

ruaZHENGZHOU (Trịnh Châu – Tân Hoa Xã) – Các nhà khảo cổ cho biết các nghi lễ bói toán đã được hàng ngàn người Trung Quốc thời cổ đại sử dụng có thể có một số thủ đoạn gian trá đằng sau hậu trường.
Giới nghiên cứu tìm thấy thủ đoạn gian trá trong bói toán Trung Quốc thời cổ đại
Trong triều đại nhà Thương (1600 TCN – 1046 TCN), các hoàng đế đều dựa nhiều vào những lời tiên tri và bói toán để quyết định về các vấn đề khác nhau, từ việc nội chính đến ý nghĩa của những giấc mơ của họ.

Một kỹ thuật bói toán như đốt mai rùa hoặc xương gia súc, và thày bói dự đoán tương lai dựa trên hình của các vết nứt còn lại trên mu rùa hay xương súc vật sau lễ đốt.
“Chúng tôi biết được, qua thử nghiệm, sự xuất hiện của những mô hình vết nứt có thể kiểm soát được,” ông Hou Yanfeng, một nhà nghiên cứu tại một phòng thí nghiệm khảo cổ học dưới sự quản lý của Cơ quan Di sản văn hóa tỉnh Hà Nam cho biết.
Xương bò đời nhà Thương (Viện Bảo tàng Thượng Hải). Nguồn: http://en.wikipedia.org/
Xương bò đời nhà Thương (Viện Bảo tàng Thượng Hải). Nguồn: http://en.wikipedia.org/

“Trong suốt triều đại nhà Thương, hoàng đế là lãnh đạo của các thầy bói. Do đó, có thể là những vị vua đó đã điều dẫn ý kiến ​​công chúng qua cách bói toán bằng lời tiên tri trên mai, xương (骨, giáp cốt),” ông nói.
Ma Xiaolin, phó giám đốc điều hành, cho biết các nhà nghiên cứu làm bản sao của lời sấm trên xương khai quật từ trung tâm Hà Nam, sau một thang nghiên cứu và làm thí nghiệm đã tìm ra chính xác cách thức mà chúng đã được tạo ra và đã được sử dụng trong bói toán ra sao.
“Căn cứ vào vết cưa, cắt và dấu đốt trên 185 mảnh xương và vỏ sò ghi “lời sấm”, các chuyên viên nghiên cứu của chúng tôi hiểu rõ kỹ thuật dùng để sản xuất “lời sấm” trên xương ở cuối đời nhà Thương,” Ma Xiaolin nói.
Các cuộc thí nghiệm đã được chuyên gia đến từ Mỹ, Pháp và Tây Ban Nha, công nhận, Ma nói.
Phòng thí nghiệm bắt đầu hoạt động từ năm 2005 và đã tham gia vào nhiều dự án nghiên cứu khảo cổ học lớn.
Lời tiên tri trên giáp cốt. Nguồn: http://eblog.cersp.com/userlog8/91757/
Lời tiên tri trên giáp cốt. Nguồn: http://eblog.cersp.com/userlog8/91757/

© 2014 DCVOnline

Nguồn: Researchers find trickery in ancient Chinese divination. English.news.cn 2013-05-13.

Đô thị hóa ở Việt Nam: di sản, thực trạng

VHNA
Lê Đỗ Huy
Trong ba năm lại đây, Ngân Hàng thế giới (NHTG) liên tục khuyến nghị các nước đang phát triển tiến hành đô thị hóa. Năm 2012, báo cáo của NHTG viết: “Không có quốc gia nào đạt mức thu nhập cao và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ mà quá trình đô thị hóa không diễn ra trước và gần như tất cả các nước đều có tỉ lệ đô thị hóa ít nhất 50% trước khi đạt đến vị thế là nước có thu nhập trung bình đầy đủ. Việt Nam kỳ vọng đạt mục tiêu này vào năm 2025.”
Ông Liên Xô, bà Trung quốc…

Một số học giả trong – ngoài nước, ở các mức độ cho rằng mô hình phát triển của Việt Nam là sao chép trước của Liên Xô, sau của Trung quốc.
Nước láng giềng phương bắc của Việt Nam hiện xem đô thị hóa là quốc sách hàng đầu. Tháng 3 – 2013, trong chuyến thăm Thượng Hải và Giang Tô, Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh rằng hình mẫu mới của ĐTH của Đại lục (tính đến cả ba “chân kiềng”: kinh tế, xã hội, và môi trường) phải hướng vào đảm bảo thịnh vượng cho dân tộc. Vì, “đô thị hóa gia tốc quá trình hiện đại hóa nền kinh tế”. Đô thị hóa được xem là bánh đà để thay đổi định hướng nền kinh tế Hoa Lục, buộc nó (nền KTTQ) phải xoay chuyển theo hướng phát triển bền vững của tiềm năng con người, thay vì chỉ tăng trưởng lực lượng sản xuất và tăng xuất khẩu hàng hóa, diễn văn của Thủ tướng TQ nhấn mạnh.
27/8 vừa qua, phát biểu tại hội nghị về đề tài Báo cáo quốc gia về phát triển tiềm năng con người, đại diện chương trình phát triển Liên Hiệp quốc tại Trung quốc Helen Clark đánh giá: “Đô thị hóa ở Trung quốc phá mọi kỷ lục về quy mô và tốc độ phát triển. Đây là trường hợp vô tiền khoáng hậu trong lịch sử”. Bà cho hay 60 năm trước Trung quốc chỉ có 10% dân số là người đô thị (hiện tại đã có khoảng một nửa dân số TQ sống ở thành phố). ‘Để so sánh, ở châu Âu quá trình đô thị hóa kéo dài tới 150 năm, còn ở châu Mỹ la tinh, tới 210 năm”, bà Clark nói.
Tuy nhiên, “kỷ lục” này của Trung quốc đâu phải “xưa nay hiếm”. Ở Liên Xô năm 1956 dân số nông thôn (nông trường quốc doanh, nông trang tập thể) là 70%, nhưng đến năm 1961 chỉ còn là 50/50 so với người đô thị. Biến đổi nhân khẩu “thần tốc” dĩ nhiên gây những hậu quả nặng nề với nông nghiệp Liên Xô, làm thiếu hụt đột xuất quỹ nhà ở của thành phố, tình trạng tội phạm tăng vọt, trình độ lao động (đáp ứng được đòi hỏi dịch vụ đô thị “loại một”) hẫng hụt…
Các khó khăn của đô thị hóa Liên Xô được làm dịu đi bởi: thanh niên đô thị nghiêm chỉnh chấp hành của tổ chức, thậm chí xung phong đi vùng sâu, vùng xa (tương tự Việt nam thời “bao cấp”), hộ khẩu thủ đô chưa bị biến thành đặc ưu, sự quan tâm phát triển đồng đều giữa nông thôn và thành thị không chỉ trên giấy mực (TQ hiện cũng được xem là vẫn chú ý phát triển nông thôn), kiểm soát được xu thế di dân tự phát từ nông thôn ra thành thị (mặt tốt của hệ thống quản lý bằng hộ khẩu).
Mô hình Thẩm Quyến
Các chuyên gia cho rằng đô thị hóa là có lợi cả về xã hội và kinh tế đối với Trung quốc hiện nay: chi phí hành chính giảm, thuận cho quản lý, dễ áp dụng công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp hơn, giải phóng được nhiều mặt bằng cho lao động nông nghiệp hơn, giảm được tỉ lệ sinh đẻ một cách tự nhiên. Điểm cuối này không phải không có tác dụng của “mặt được” của chính sách “một con”, vốn bị lên án gay gắt. Các phúc trình gần đây cho hay dù được nới lỏng về “chỉ tiêu”, các gia đình Trung quốc ở thành phố có thiên hướng “Tây hóa”. Họ không muốn sinh con thứ hai, mà tập trung đảm bảo một đời sống vật chất và tinh thần tốt hơn cho đứa con duy nhất, thậm chí có xu hướng xây dựng gia đình mà không sinh con, phụ nữ không vội “lo đường chồng con”, như một trào lưu văn hóa mới ở thành thị.


Mô hình Sài Gòn
Việt Nam biết đến “đô thị hóa” từ đầu những năm chiến tranh đặc biệt của Mỹ. Các thuật ngữ mà phương Tây dùng cho quá trình ĐTH ở miền Nam là vội vã, “gượng ép” (artificial). Các tác gia như Stanley Karnow thì giải thích rõ là để phá hủy hạ tầng cơ sở “Việt cộng” ở nông thôn, phía Mỹ tiến hành các cuộc không kích khủng khiếp (horrendous) dồn dân “có cảm tình” với cách mạng vào các trại tị nạn ở thành thị. Kết quả là mật độ dân số đô thị ở miền Nam không ngừng tăng, tới 1971 chiếm 38,7 % dân số toàn miền. Riêng Sài Gòn từ 1,5 triệu dân (1954) tăng lên 3,5 triệu năm 1975. Nhìn từ Miền Bắc quá trình ĐTH ở miền Nam là “phồn vinh giả tạo”: kinh tế đô thị chủ yếu dựa vào thương mại (với tỉ trọng lớn buôn bán “trao tay”, hay “phe phẩy, buôn nước bọt, đầu cơ…), dịch vụ (xây cất, giặt là cho các căn cứ của “quân Đồng minh” đem lại thu nhập khá), và làm công cho “sở Mỹ”. Xã hội đen thả sức chơi “luật rừng”.
Một quan sát thường được trích dẫn là của GS TS Nguyễn Văn Hảo trên báo Chính Luận (30/1/1969):
“Là nền kinh tế có chiến tranh nhưng không có dấu hiệu chiến tranh. Bên cạnh những cảnh đổ nát, ruộng hoang, người chết ở nông thôn thì đô thị (tức là Sài Gòn) lại có bộ mặt thanh bình đầy những xa hoa quyến rũ ăn chơi nhộn nhịp. Các người có thế lực đua nhau bốc hốt hàng ngoại hóa tràn ngập bởi chính sách nhập cảng ồ ạt. Duy trì mãi tình trạng này không khác gì chúng ta muốn tự sát. Một đặc tính khác của nền kinh tế hiện nay là áp lực lạm phát triền miên, làm thì không bao nhiêu, tiêu sài thì vô kể… Vì vậy ngày càng bị ràng buộc vào viện trợ, rõ ràng là một nền kinh tế sống bám lưng kẻ khác…” (hết trích)
Đô thị hóa “gượng ép”
Theo tiến sĩ Đặng Hùng Võ, một cựu quan chức cao cấp của Bộ Tài nguyên Môi trường: “chúng ta đang ép dân số ở khu vực nông thôn từ 70% xuống còn 30% trong những năm 2020-2030 theo lộ trình đô thị hóa.” Ông khuyến nghị đừng bắt con cháu ta làm nông dân mãi, mà chuyển họ sang nông nghiệp và dịch vụ.
Đô thị hóa ở Việt Nam hôm nay chưa tạo được nhiều ngành nghề mới cho cựu lao động nông nghiệp. Những nghề hay thấy là làm xe ôm, bảo vệ tư, gội đầu hay ô sin… không có tác dụng gì rõ rệt đến nâng cao tay nghề cho lực lượng sản xuất hay đẩy mạnh tiến trình tăng năng suất lao động xã hội. Một số “nghề” khác chỉ cho thấy mặt trái “phồn vinh giả tạo”: mát xa (dạng trá hình), vũ nữ, “an ninh” của các vũ trường. Cũng như Liên Xô những năm cuối thập kỷ 50, trong đô thị hóa ở Việt Nam đang dâng trào làn sóng tội phạm chưa từng được biết đến. Một nguy cơ hình sự hóa đô thị nữa, là một trong những nguyên nhân là nhiều trẻ em nhập cư bị thất học. Một đặc trưng của đô thị hóa ở Việt Nam hiện tại là “hình sự hóa” cộng đồng.
Xây chen bất quy cách đang gây hiệu ứng “domino” về lún nứt ở đô thị. Ảnh: Internet.
“Vỡ” đô thị
Khi Pháp làm công trình đô thị cho Hà Nội đầu thế kỷ XX, hệ thống thoát nước được tính cho 50 ngàn dân. Có nguồn cho rằng khi tiếp quản Hà Nội năm 1954, sơ đồ thoát nước đã không được tìm thấy. Muốn hay không thì tới ngưỡng của thập kỷ 90, công ty thoát nước Hà Nội vẫn chưa ra đời, và bất đầu nhận thấy hiện tượng “trận mưa thế kỷ”, khi trời vừa mưa một cái là Thủ đô bắt đầu vỡ òa các thể loại cống. Điều này thỉnh thoảng vẫn lặp lại từng nơi, bất chấp các dự án thoát nước nhiều tỉ đồng. Vừa rồi khi thành phố Hồ Chí Minh (với nhiều quận mới so với Sài Gòn thập niên 70) bị ngập nặng do “triều cường thế kỷ”, lại thấy lo phải chăng các kênh rạch như đường thoát tự nhiên, kiểu các hồ đầm ở Hà Nội thời “bao cấp” bị “đô thị hóa” hô biến.
Năm 2012, báo cáo của “Việt Nam cần nắm bắt cơ hội đô thị hóa để trở thành quốc gia thu nhập trung bình đầy đủ” của NHTG viết:
“Trong khi  các dịch vụ cơ bản ở Việt Nam đã được cung cấp tương đối tốt và sự thiếu vắng các khu ổ chuột quy mô lớn cho thấy đa số người dân đều có thể tiếp cận với nhà ở, đang xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng cho thấy điều này (dịch vụ khá, không có nhà ổ chuột) đang thay đổi.” (hết trích).
Đối với người ở Hà Nội khoảng 3 đời thì nhận định trên là quá lạc quan. Chữ “ổ chuột” (slums) sang tiếng Việt gợi cảm nhận sâu sắc của người Hà Nội về chuyện chuột đi lại trong nhà ở tự nhiên như nơi không có người, với mọi hệ lụy về giá trị văn minh, nhất là vệ sinh. Còn về dịch vụ, thì các chung cư (tiếng Hà Nội gọi là khu tập thể) xây từ đời bao cấp  hiện thậm chí không thể cung cấp chỗ để xe máy cho dân cư của từng khu, do hầu như mỗi căn hộ đã trở thành tam đại đồng đường. Và nhiều cụ đang nhận thấy mình là Tái ông, khi bị điếc: các dụng cụ cơ khí cầm tay gây tiếng ồn không thể chịu nổi từ các cuộc sửa nhà (và cơi nới) bất tận tại các khu nhà 5 tầng thường chứa vài chục hộ gia đình. Sức ép nhân khẩu lên sức khỏe cộng đồng ở đô thị hiện vẫn được xử lý theo kiểu nước đến chân thì nhảy.
Vỉa hè bị chiếm dụng để bán hàng nước, hàng quà, hàng ăn (nơi ngày nào cũng diễn ra màn “ném đá ao bèo” giữa dân phòng và “người vi phạm”, lúc chạy thật, lúc chạy đùa). Người đi bộ  qua vướng phải đồ hàng bị người bán hàng bắt đền (ai sai, ai đúng?). Đành đi xuống đường, vô hình trung tạo tình huống gây tai nạn giao thông…
Bác sĩ giỏi chỉ đọng lại ở “tuyến trên”, nơi thường được trang bị tốt hơn. Những người dân nông thôn bỏ qua tuyến giữa leo lên tuyến trên, làm tuyến này đông lên một cách bất hợp lý. Điều này thành… hợp lý khi nhìn từ góc độ nó tạo nguồn thu cho y bác sĩ lương thấp, trong điều kiện đô thị đắt đỏ (theo “Người đô thị” số 13). Chỉ khổ gia đình nghèo.
Quản lý kiểu “hộ khẩu” tạo cho xã hội định hướng thị trường (mua nhà, thuê nhà, chứ không còn được “phân nhà” như trước, xuất hiện diện lao động nhập cư và những người mua được nhà ở đô thị nhưng chưa có hộ khẩu…) “diện trái tuyến” ở ba cấp học phổ thông. Lại phải nộp phí trái tuyến (cả trong ngoài sổ sách – nuôi được các quan chức nhỏ làm quản lý giáo dục, nuôi được cò. Chương trình phổ thông nặng một cách bất hợp lý, nhưng “hợp lý hóa” được việc trả công cho thày cô vốn có đồng lương thấp. Nhưng theo báo chí, có em bé Hà Nội nhà không đủ tiền “học thêm”, phải bỏ học đi bán xôi phụ mẹ, bị “kẹt nét”, rồi bị “bán vào động”,  chỉ cách Hà Nội khoảng vài chục cây (!)
Các thuật ngữ “dân gian”
Phát sinh những “thuật ngữ” mới từ thực tiễn ĐTH. Nào là “phạt cho tồn tại”, “xin được phạt”, trên nền “hành là chính” có từ trước. Những xáo động xã hội do cưỡng chế thu hồi đất canh tác ở nông thôn (để làm dự án kiểu EcoPark) gây đau tim, buốt đầu với những khái niệm “dân oan”, “quan ăn đất”…
Thuật ngữ văn hóa “nửa quê nửa tỉnh” lại quay lại. Nông dân vùng ven Thủ đô muôn đời dạy sớm hơn cả con gà, nay 8h mới ngủ dậy. Nhiều nhà lát xi măng “đến tận nách” sân vườn, không trồng cấy gì nhiều, trong làn sóng mới của tâm lý coi thường lao động chân tay vẫn luôn ám ảnh xã hội thuần nông Việt Nam bao đời. Họ xem TV, bàn thời sự, ngồi đợi con cái ra tỉnh làm ăn, mang tiền về. Nhưng nói riêng, nếu quy trình dậy nghề còn lơ lửng đâu đó trong ĐTH, thì ước mơ con cháu ta không phải làm nông sẽ vẫn chỉ vơ vẩn ở cung “cửu vạn”.
Bên bờ… hy vọng?
Theo TS Đặng Hùng Võ là phải sửa luật đất đai theo hướng đảm bảo công bằng về quyền sử dụng đất, để nông dân không bị đẩy ra khỏi đồng ruộng trong một xu thế “đô thị hóa cưỡng bức”. Tuy nhiên, bài ‘Đô thị hóa có thể tạo ra hy vọng hão huyền cho Trung quốc (Ubanization May Offer False Economic Hope for China), tờ Epoch Times (tháng 3/2013) có đoạn viết:
“Tại các nước phương Tây, đô thị hóa diễn ra tự nhiên do kinh tế phát triển, dựa trên quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất… Còn đô thị hóa ở Trung quốc được tiến hành một cách độc đoán bởi nhà nước, bao gồm đẩy (người nông dân) đi (khỏi ruộng đồng) một cách bắt buộc và di dời nhà cửa (của nông dân) một cách cưỡng ép. Mục tiêu là kích thích kinh tế, nhưng hiệu quả lại là gây tổn thất. Do không có sở hữu tư nhân ở Trung quốc, chính quyền địa phương trục lợi do tước đoạt đất (của dân). Chính quyền hoặc trả rất ít tiền bồi thường, hoặc không trả, rồi bán lại đất cho nhà thầu (developers) theo giá cao hơn”.
Trên tờ ‘The Diplomat”, Nhật Bản, Youqin Huang viết: “ở Trung quốc tồn tại hai hệ thống sử dụng đất, và chỉ có chính quyền sở tại là có thể chuyển đất canh tác nông nghiệp thành đất của thành phố để xây dựng”. Tác giả này cho rằng “hộ khẩu’ là định chế pháp lý thể hiện phân biệt đối xử đối với người nhập cư vào đô thị, biến họ thành một kiểu “bán thường dân”, bị hạn chế tiếp cận tới các dịch vụ giáo dục, y tế và các dịch vụ công (như điện, nước). Hiện tại, Việt Nam, Trung quốc, (và thành phố Moscow – quốc gia trong lòng quốc gia) vẫn áp dụng chế độ đăng ký “hộ khẩu”. Những ưu tiên đặc biệt dành cho người thủ đô Nga tới nay vẫn là đề tài phê phán của giới học giả, những kẻ vẫn ngờ rằng trong chủ trương mở rộng Moscow có những hàm ý trục lợi muôn thuở từ đất đai và đặc quyền nhờ “hộ khẩu Matx”.
Ở Việt Nam, “hộ khẩu” cũng có thể dùng làm “đòn bẩy kinh tế” (!) Vừa qua huyện Từ Liêm được đưa lên ‘Quận”, và còn được tách làm hai quận con, để “kích cầu” cho thị trường căn hộ ở địa bàn này.
Báo cáo “Việt Nam cần nắm bắt cơ hội đô thị hóa…” của NHTG năm 2012 cũng kêu gọi: “Cần xử lý sớm hệ thống giá đất kép và sự mập mờ của thị trường nhà đất, cũng như thói quen bán và cho thuê đất để tăng ngân sách địa phương, là những thực tế có thể dẫn tới phát triển đô thị lộn xộn…” (hết trích).
Ngoài kia, những người nông dân gày guộc, cha mẹ muôn đời của dân Việt, đang màn trời chiếu đất, đội nắng đội sương, trước các “cửa quan” (phòng tiếp dân, cơ quan thanh tra) ở thủ đô. Họ đòi lại ruộng đất muôn đời thuộc về “sông núi nước Nam”, đòi công bằng, công lý.
Ta đi trên đường Hà Nội… nhỡ gặp họ, ta cố tránh. Cũng có khi vẫn vồ phải, chẳng hạn, một cô bán rau quả quen từ Hưng Yên lên, vì ta vẫn phải đi chợ. Biết tôi có tí máu văn chương, cô gợi lại tiết học Giảng văn xưa:
  • Anh nhỉ, ai ngờ chúng em nay “Bước đường cùng”…

Đôi gót chân Achilles của chủ quyền

Dương Danh Huy

Quỹ Nghiên cứu Biển Đông

Ông Phạm Văn Đồng ký công hàm cách đây 60 năm
Trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, cho đến năm 1954 cơ sở pháp lý của Việt Nam có thể mạnh hơn của Trung Quốc, nhưng sau đó thì chủ quyền Việt Nam có một đôi gót chân Achilles.
Một gót là công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng (CHPVĐ).
Gót kia là việc từ 1954 đến 1975 VNDCCH không có tuyên bố hay hành động chủ quyền gì với Hoàng Sa, Trường Sa.

Hai gót chân Achilles này có tính chất pháp lý khác nhau.
Chúng có cùng hệ quả là khả năng là cho đến năm 1975 cơ sở pháp lý của VNDCCH yếu hơn của Trung Quốc, nhưng chúng có thể có hệ quả khác nhau cho Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).

Công hàm Phạm Văn Đồng

Trong luật quốc tế, CHPVĐ là một tuyên bố đơn phương, với nghĩa nó không phải là một hiệp ước song phương hay đa phương.
Theo luật quốc tế, không phải tuyên bố đơn phương nào cũng có tính ràng buộc, nhưng nếu trong tuyên bố có thể hiện ý định bị ràng buộc thì tuyên bố đó có thể ràng buộc.
Về nội dung, tuy CHPVĐ không nói gì về Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng cũng không bảo lưu gì, trong khi công hàm viết “ghi nhận và tán thành” bản tuyên bố trong đó Trung Quốc mặc nhiên cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của họ.
Dựa theo luật tập quán quốc tế và phiên tòa xử tranh chấp Đông Greenland, ông Phạm Văn Đồng, là thủ tướng đứng đầu chính phủ của một quốc gia, sẽ bị cho là đã có thẩm quyền trên bình diện quốc tế để làm cho VNDCCH bị ràng buộc, kể cả về lãnh thổ, không cần có sự phê chuẩn của Quốc hội VNDCCH.
Cũng theo luật quốc tế, tính ràng buộc, có hay không, của tuyên bố đơn phương không dựa vào hình thức của tuyên bố.
Trong phán quyết Đông Greenland, lời nói miệng của người có thẩm quyền còn có thể gây ra sự ràng buộc.
Khác với nguyên tắc estoppel, tuyên bố đơn phương có thể ràng buộc dù bên kia đã không dựa vào nó và bị thiệt hại (tức là yếu tố detrimental reliance).
Như vậy, CHPVĐ, như một tuyên bố đơn phương, có thể nguy hiểm cho VNDCCH hơn cả lập luận estoppel, vì nó có thể ràng buộc ngay cả khi không có điều kiện detrimental reliance mà estoppel đòi hỏi.
Do đó, phản biện bằng lập luận Trung Quốc đã không dựa trên CHPVĐ và bị thiệt hại là cần thiết nhưng không đủ.
Về nội dung, tuy CHPVĐ không nói gì về Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng cũng không bảo lưu gì, trong khi công hàm viết “ghi nhận và tán thành” bản tuyên bố trong đó Trung Quốc mặc nhiên cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của họ.

CHPVĐ có thể hiện ý định bị ràng buộc không?

Trong CHPVĐ, câu “Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc” còn có thể (nhưng vẫn khó) được cho là không thể hiện ý định bị ràng buộc.
Nhưng câu “Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển.” thì khó có thể nói là không thể hiện ý định bị ràng buộc.
Sự ràng buộc đó là về việc gì?

Trung Quốc khẳng định chủ quyền bằng việc hạ đặt giàn khoan mới đây
Sẽ khó phản biện rằng CHPVĐ nói về “hải phận của Trung Quốc”, nhưng ngoại trừ lãnh hải 12 hải lý chung quanh Hoàng Sa, Trường Sa.
Như vậy, ít thì VNDCCH có thể bị ràng buộc phải tôn trọng lãnh hải 12 hải lý chung quanh Hoàng Sa, Trường Sa như của Trung Quốc, dù vấn đề chủ quyền đối với các đảo vẫn còn bỏ ngỏ.
Nếu tệ hơn, VNDCCH có thể bị ràng buộc không được tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa với Trung Quốc. Lưu ý sự ràng buộc này, nếu có, không nhất thiết là Tòa cho rằng CHPVĐ là một sự công nhận chủ quyền Trung Quốc (một điều mà VNDCCH không có thẩm quyền để làm), mà là liên quan đến VNDCCH tự giới hạn sự tự do của mình (một điều mà VNDCCH có thẩm quyền để làm), và điều quan trọng là nó cũng đủ làm cho VNDCCH không thể thắng Trung Quốc trước Tòa.
Như vậy, CHPVĐ có hai hệ quả:
Tòa có thể cho rằng VNDCCH bị ràng buộc bởi một trong hai nghĩa vụ trên.Tòa có thể cho rằng quốc gia nào thừa kế từ VNDCCH sẽ phải kế thừa nghĩa vụ đó.

Không khẳng định chủ quyền

Từ 1954 đến 1975 VNDCCH không khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa.
Trong luật quốc tế, đi đôi với chủ quyền là trách nhiệm thực thi chủ quyền và không cho nước khác làm điều mà họ cho là thực thi chủ quyền trên lãnh thổ của mình.
Sự không khẳng định chủ quyền không phải là công nhận chủ quyền của nước khác, nhưng nếu trong khi nước khác đòi và có hành động chủ quyền mà mình không khẳng định trong một thời gian dài thì có thể dẫn đến việc mất chủ quyền.
Đây là khái niệm acquiescence. Acquiescence nguy hiểm ở chỗ dù không làm gì có giá trị pháp lý, vẫn có thể mất chủ quyền.
Sự không khẳng định chủ quyền không phải là công nhận chủ quyền của nước khác, nhưng nếu trong khi nước khác đòi và có hành động chủ quyền mà mình không khẳng định trong một thời gian dài thì có thể dẫn đến việc mất chủ quyền.
Ở đây chúng ta cần hỏi: acquiescence có tính ràng buộc hay không? Tức là nếu đã im lặng và bất động một hay nhiều lần thì sau đó được lên tiếng đòi chủ quyền hay không?
Sự im lặng và bất động không phải là hiệp ước, do đó không có tính ràng buộc của một hiệp ước.
Nó cũng không phải là thể hiện ý muốn bị ràng buộc, do đó không có tính ràng buộc của một tuyên bố đơn phương.
Nhưng nó có gây ra estoppel, cụ thể là estoppel by acquiescence, hay không?
Để có estoppel, một bên phải có một sự bày tỏ quan điểm (representation) bất lợi cho mình, và bên kia phải vì tin vào sự bày tỏ đó nên có hành động gây tổn hại cho họ (detrimental reliance).
Sự im lặng và bất động của một bên có thể bị cho là một sự bày tỏ quan điểm, do đó có thể gây ra estoppel, nếu bên kia có detrimental reliance.
Như vậy, nếu Trung Quốc đã không dựa trên acquiescence của VNDCCH mà có hành động có thiệt hại cho họ thì VNDCCH có thể đổi ý và đòi chủ quyền. (Trên thực tế, về phía Trung Quốc thì họ cũng đã im lặng và bất động khi Nhà Nguyễn thực thi chủ quyền với Hoàng Sa, và khi Pháp tuyên bố chủ quyền với Trường Sa, nhưng sau đó họ đã đổi ý và đòi chủ quyền).
Nhưng dù VNDCCH có được đổi ý, khả năng là tới năm 1975 sự acquiescence đã làm cho vị trí pháp lý của VNDCCH quá yếu để có thể đánh bại được vị trí của Trung Quốc.
Như vậy, việc VNDCCH không khẳng định chủ quyền có hai hệ quả:
VNDCCH khó có thể thắng Trung Quốc.
Nhưng khả năng là sự im lặng và bất động đã không gây ra nghiã vụ có tính ràng buộc mà quốc gia hậu duệ của VNDCCH phải thừa kế.

Làm sao có thể thắng?

Nếu so sánh thêm với các phiên tòa xử tranh chấp ngôi đền Preah Vihear giữa Campuchia, và Thái Lan và phiên tòa xử tranh chấp cụm đảo Pedra Branca, Middle Rocks và South Ledge giữa Singapore và Malaysia dự đoán có xác suất cao nhất là Tòa sẽ xét tổng thể hai gót chân Achilles, và có thể cả những động thái bất lợi khác, của VNDCCH và đi đến kết luận rằng cho đến 1975 VNDCCH đã không cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của mình.
Nếu vậy thì VNDCCH sẽ không còn danh nghĩa chủ quyền gì đối với Hoàng Sa, Trường Sa để cho bất cư quốc gia hậu duệ nào đó thừa kế. Không những thế, CHPVĐ còn có thể đã để lại một nghĩa vụ bất lợi.
Điều này có nghĩa nếu Việt Nam, dưới bất cứ chế độ hay ý thức hệ nào, ở bất cứ thời điểm nào trong tương lai, ra tòa với Trung Quốc về Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam sẽ chỉ thắng nếu có hai điều kiện sau.
Thứ nhất, khi Việt Nam thống nhất năm 1976 thành CHXHCNVN, quốc gia đó đã thừa kế chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ một quốc gia nào đó khác với VNDCCH.
Thứ nhì, trong trường hợp Tòa cho rằng VNDCCH đã gây ra nghĩa vụ có tính ràng buộc với Trung Quốc (thí dụ như nghĩa vụ không được tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc), Tòa cho rằng bồi thường công bằng của CHXHCNVN cho Trung Quốc không phải là chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một thành viên sáng lập của nhóm Nghiên cứu Biển Đông.

BS. Hồ Hải - Nước Việt đến 2016


 Chuyến đi Hoa Kỳ của ông bí thư thành ủy Hà Nội thay thế cho ông bộ trưởng ngoại giao Việt Nam vào ngày 21/7/2014, được giấu kín mãi đến ngày 23/7/2014 cơ quan ngôn luận chính thức lớn nhất của Việt Nam mới đưa tin, và sau đó, ngay cả VOA - Voice of America - cũng chỉ đưa tin theo báo chí Việt Nam, mà VOA hoàn toàn không có bất kỳ thông tin nào tại một đất nước tự do thông tin như Hoa Kỳ về chuyến đi này là điều cần mổ xẻ.

 Cung vua phủ chúa và bộ nhất hay bộ tứ?

Nhiệm kỳ 12 của đại hội đảng cộng sản ở Việt Nam sẽ diễn ra vào năm 2016. Từ trước đến nay, cơ cấu nhân sự bộ tứ luôn được chuẩn bị từ ít nhất 20 năm, nhưng khác với Trung cộng, Việt Nam việc nhân sự chủ chốt xuất hiện vào phút 89 là điều trở thành tất nhiên suốt mấy chục năm qua.

Trong gần 10 năm qua, vai trò người đứng đầu của đảng cộng sản ở Việt Nam không còn như trước đây là một dấu hiệu thay đổi đáng ghi nhận. Ngược lại, nổi bật vai trò người điều hành hành pháp và quản lý đất nước trong cương vị thủ tướng rõ nét hơn bao giờ hết.

Cơ chế bộ tứ của đảng cầm quyền ở Việt Nam là một cơ chế tản quyền, nhưng tản quyền ấy được thể chế hóa trong một đảng tập quyền, mà không có đảng đối lập thứ hai làm tản quyền đảng cầm quyền, thêm vào đó, văn hóa duy tình, lúa nước của Việt Nam đã là nguyên nhân tai hại làm nên một nền kinh tế, chính trị Việt Nam sa vào con đường khủng hoảng hiện nay.

 Hai năm trước tôi viết bài: Chuyện Đông, chuyện Tây và chuyện nước Việt để tiên đoán tình hình chính trị Việt trong tương lai. Hôm nay đã bắt đầu lộ rõ cuộc chạy đua của cung vua phủ chúa vào nhiệm kỳ tới 2016. Vấn đề quan trọng là, từ tản quyền bộ tứ để kéo chân nhau, ăn chia làm trì trệ đất nước trong một nền chính trị tập quyền, không đối thủ, hay là tập quyền nhỏ trong một cái tập quyền lớn trong tương lai mới là quan trọng.

 Nếu tập quyền về một người nắm trọn quyền hành như Trung cộng, thì ai trong vị trí thủ tướng đương nhiệm và người sẽ thay thế chức tổng bí thư trong nhiệm kỳ tới sẽ nắm trọn? Mà ông bí thư thành ủy Hà Nội được xem là cơ cấu vào vị trí tổng bí thư trong nhiệm kỳ tới.

 Nhưng tại sao ông bí thư thành ủy Hà Nội lại thay thế ông bộ trưởng ngoại giao trong chuyến thăm Hoa Kỳ theo lời mời đồng cấp của ông John Kerry. Ở Việt Nam, về mặt cấp bậc chính trị, thì ông bí thư Hà Nội cao hơn ông bộ trưởng ngoại giao. Nhưng ở Hoa Kỳ thì về mặt chính trị ông bộ trưởng ngoại giao đứng thứ 2 nước Mỹ. Nên không lạ, khi ông bí thư Hà Nội chỉ được các ông phó của ông John Kerry tiếp đón.

 Nhưng qua chuyến đi này, lần đầu tiên một nhân vật ở cương vị của đảng cộng sản ở Việt Nam được Hoa Kỳ chấp thuận cuộc viếng thăm, với những thảo luận mang tầm vóc nguyên thủ quốc gia, cũng là một điều đáng để bàn luận. Liệu cung vua hay phủ chúa sẽ thắng trong nhiệm kỳ tới? Liệu bộ tứ có còn tồn tại?

Khi nào Việt Nam sẽ như Miến Điện?

Có nhiều bình luận trong mấy ngày qua, Việt Nam sẽ đi theo Miến Điện, nhưng "chậm hơn 3 năm". Nhưng nếu nhìn lại, thì không phải thế. Việt Nam và Miến Điện có cùng xuất phát điểm về thời gian là năm 1990 cùng cải cách. Nhưng Miến Điện cải cách chính trị đa nguyên, đa đảng, và vẫn giữ độc quyền quân đội cầm quyền trong suốt 21 năm - 1990 đến 2011. Trong khi đó, Việt Nam chỉ cải cách kinh tế dưới màu sắc chính trị của Trung Cộng.

Vì thế, mà Miến Điện sẵn sàng từ chối nhiều dự án lớn của Trung cộng - như dự án đường ống dẫn dầu từ cảng Rangoon sang Vân Nam, và dự án đường sắt Vân Nam sang Miến Điện, v.v... Ngược lại, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng lệ thuộc nền kinh tế Trung cộng. Nên mới có câu chuyện Trung cộng ngày càng lấn sâu hơn về chuyện lãnh thổ, và biển đảo.

Miến Điện từ chối thẳng thừng dự án đường sắt và đường ống dẫn khí gas từ thành phố Côn Minh thủ phủ tỉnh Vân Nam sang thành phố biển Rangoon. Trong khí đó cộng sản ở Việt Nam thì lệ thuộc Trung cộng chỉ vì những dự án bạc cắt để ăn chia, làm phá hoại tài nguyên đất nước của tổ tiên để lại.

Ngoài ra, trong khi Miến Điện đã và đang trở thành một nền chính trị tự do dân chủ, đi đôi với nền kinh tế thị trường tự do, thì Việt Nam ngày càng rơi vào một nền kinh tế chính trị độc quyền của đảng cầm quyền thông qua hiến pháp năm 2013 vừa qua.

Hôm nay kinh tế Miến Điện đang thua xa Việt Nam, nhưng để Miến Điện bắt kịp Việt Nam về kinh tế thì chẳng mấy chốc. Vì con đường của Miến Điện đi là con đường của Nam Hàn đã đi từ thập niên 1970. Chỉ sau 4 thập niên Nam Hàn trở thành cường quốc về mọi mặt trong top 20 của thế giới.

 Kinh tế là chính trị, nên mới gọi kinh tế là một ngành khoa học của nghệ thuật - Science of art. Và thế giới mới có bộ môn kinh tế chính trị học. Kinh tế quyết định chính trị, nhưng chính trị lại thúc đẩy hay kiềm hãm kinh tế. Chính trị đúng thì kinh tế khởi sắc. Chính trị sai thì kinh tế khủng hoảng, khi kinh tế khủng hoảng thì buộc chính trị phải thay đổi.

Miến Điện đã nhìn thấy rõ mấu chốt cái cần thay đổi là chính trị, chứ không phải kinh tế. Nên 24 năm trước Than Shwe đã làm cuộc cách mạng chính trị, để năm 2011 Thein Sein làm cuộc thay đổi kinh tế chính trị triệt để.

 Việt Nam cũng nhìn thấy cần thay đổi, nhưng lại đi vào cuộc thay đổi kinh tế để giữ mạng sống của đảng cộng sản cầm quyền. Nên hôm nay khủng hoảng cả chính trị lẫn kinh tế, và hậu quả là, lệ thuộc Trung cộng. Nên phải ít nhất 20 năm tới thì Việt Nam mới đuổi kịp Miến Điện về cả cuộc thay đổi triệt để kinh tế lẫn chính trị, mới mong tự lực tực cường như Hàn Quốc ngày nay.

Kịch bản nào cho Việt Nam?


Người có tầm nhìn ở nước Việt hiện nay, ai cũng thấy đời sống của thể chế chính trị của Việt Nam chỉ còn tính bằng tháng. Nhưng vấn đề quan trọng bậc nhất là, khi thể chế chính trị hiện nay chết đi, thì làm sao để đất nước yên bình, mà không bạo loạn, và tệ hại hơn hiện nay?

Thống kê từ thời Lý Công Uẩn lên ngôi, và đặt Thăng Long là đất của hoàng thành, thì mảnh đất này chưa bao giờ chứa được họ nhà nào kéo dài quá 8 đời vua. Và đời vua của đảng cộng sản nắm quyền ở Việt Nam đến đời tổng bí thư của nhiệm kỳ thứ 11 này đã là đời thứ Tám!

Cuộc chạy đua của cung vua và phủ chúa đến giờ này đã bộc lộ hết tất cả những con cờ trên bàn cờ chính trị. Nhưng vì kinh tế là nền tảng quyết định cho chính trị, nên con cờ nào nắm kinh tế, thì con cờ ấy sẽ đi nước cuối cùng trên bàn cờ đến cung điện Ba Đình.

 Chuyến đi của ông bí thư Hà Nội chỉ là lửa của ngọn đèn leo lét bùng lên trước khi tắt của cung vua. Nhưng cũng không loại trừ kịch bản Trịnh Nguyễn phân tranh trở lại, khi có sự hà hơi tiếp sức của ngoại bang. Chính trị là nghệ thuật của sự có thể, nhưng cũng là trò chơi không khoan nhượng, kẻ nào chơi nửa vời xét lại đều bị loại khỏi cuộc chơi.

 Mọi việc đã quá rõ, và chúng ta hãy chờ xem.
BS. Hồ Hải

Cái sảy nảy cái ung là vậy


Lực lượng Việt Minh tiến vào tiếp quản Hà Nội theo các điều khoản của hiệp định Geneve, ngày 9/10/1954.
Lực lượng Việt Minh tiến vào tiếp quản Hà Nội theo các điều khoản của hiệp định Geneve, ngày 9/10/1954.

Bùi Tín  -VOA

Ngày 20 tháng 7 năm nay đánh dấu vừa tròn 60 năm ngày ký kết Hiệp định Genève đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia.
Có những sự kiện lịch sử phức tạp, cần một thời gian khá dài mới có thể đánh giá đầy đủ giá trị và ý nghĩa của sự kiện ấy. Hiệp định Genève là một sự kiện như thế.

Ở Hà Nội, ngày 16/7, một cuộc mít-tinh kiểu «cúng cụ» tẻ nhạt đã diễn ra, với diễn văn ngắn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và sự có mặt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Có một màn kịch mang tính vui nhộn cấp quốc gia là khi kết thúc Ban Tổ chức báo tin Nhà Nước đã quyết định tuyên dương và tặng danh hiệu Anh hùng các Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Tặng cho ai vậy? Xin thưa: cho tập thể  “Đoàn đại biểu ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa» tại Genève 60 năm trước. Hình như tất cả đều đi theo «bác» rồi. Sao lại truy tặng muộn mằn đến vậy.
Bản tuyên dương cụt lủn, không nêu tên một cá nhân nào, cũng chẳng có lời lý giải nào về chiến tích quân sự trên chiến trường nào của cái tập thể này, để có thể mang danh hiệu Anh hùng các Lực lượng Vũ trang Nhân dân, khi tập thể này không hề có mặt trong Quân đội Nhân dân. Trái khoáy khó hiểu.
Chuyện này như chuyện tiếu lâm, đánh đố, để mua vui chốc lát khi giá điện tăng giữa mùa nóng bức.
Chuyện nghiêm chỉnh đáng nói dịp này là đã có cách nhìn không giáo điều công thức, không còn lười biếng xuôi chiều đối với một sự kiện then chốt này trong lịch sử nhiễu nhương của dân tộc 60 năm nay.
Có thể kể ra bài viết của ông Vũ Khoan, nhà ngoại giao kỳ cựu, từng là Bộ trưởng Kinh tế đối ngoại, Bộ trưởng Ngoại giao, Phó Thủ tướng, về hưu năm 2007, hiện là cố vấn cấp cao Quỹ nghiên cứu biển Đông.
Ông đặt vấn đề là «Chúng ta học được những gì từ sự kiện này 60 năm truớc?». Mạng Anh Ba Sàm đăng bài báo này, dù ông chủ mạng là nhà báo Nguyễn Hữu Vinh đang bị bắt giữ. Báo địa phương tạp chí Văn hóa Nghệ An cũng đăng lại ngày 16/7. Báo lề phải hình như phải ngậm tăm theo gậy chỉ huy của Ban Tuyên huấn Trung ương, mặc dù ông Vũ Khoan từng là Phó Thủ tướng, ủy viên Trung ương, Bí thư Trung ương Đảng.
Thật ra bài báo của ông cựu Phó Thủ tướng, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Khoan không có gì là ghê gớm, không tiết lộ điều gì mới mẻ, cũng không đưa ra được một nhận định nào rõ ràng dứt khoát, thế nhưng nó không còn là quan điểm chính thống của đảng, nó đặt ra nhiều câu hỏi cho giới nghiên cứu lịch sử, nó chạm đến một nhược điểm mang tính sinh tử của đảng CS VN, đó là thái độ cúi đầu tuân thủ những lời khuyên bảo, có khi là những mệnh lệnh cưỡng ép của các đảng CS lớn, được coi là đàn anh, của các đảng CS Liên Xô, Trung Quốc.
Đó là thái độ nhẫn nhục, phục tùng, cam chịu, từ bỏ tư thế độc lập tự chủ của dân tộc, của đất nước, đi ngược lại với truyền thống kiên cường, tự tin, tự lập, tự cường trải qua hàng nghìn năm lịch sử của nhân dân ta.
Ông Vũ Khoan không che dấu niềm cay đắng khi nhắc lại chuyện đất nước phải chia cắt làm hai mà không theo kiểu «da báo» như đã dự kiến lúc ban đầu là theo sự áp đặt của 2 đoàn Trung Quốc và Liên Xô do Chu Ân Lai và Molotov đề ra. Sự chia đôi đất nước để lại những di hại kéo dài, một vết thương sâu hoắm còn rất lâu mới thành sẹo, là một quyết định nguy hiểm bị áp đặt từ bên ngoài. Rồi đến chia cắt ở nơi nào, ở vĩ tuyến nào cũng lại là vấn đề hệ trọng tuột ra khỏi đòi hỏi hợp lý của phía Việt Nam theo so sánh thế và lực của 2 bên tham chiến lúc ấy.
Theo những văn kiện lưu trữ, phía Việt Nam khởi đầu cho rằng chia cắt theo Vĩ tuyến 13 là công bằng, hợp lý. Nhiều lần ông Phạm Văn Đồng đã nêu lên cho Ngoại trưởng Pháp Bidault thấy Vĩ tuyến 13 trên bản đồ đi qua đèo Cù Mông, ở phía Nam của thành phố Qui Nhơn. Về sau chính Chu Ân Lai cùng Molotov ép phía Việt Nam phải nhất thiết chấp nhận chia cắt ở Vĩ tuyến 17,qua sông Bến Hải, Vĩnh Linh – Quảng Trị, ngay cả khi phía VN đã chịu lùi từ Vĩ tuyến 13 về Vĩ tuyến 16 (qua đèo Hải Vân, phía Bắc thành phố Đà Nẵng).
Vấn đề thời gian tổng tuyển cử cũng vậy. Phía Việt Nam đề ra trong vòng 6 tháng, cuối cùng phải chấp nhận ý kiến của Chu Ân Lai là 2 năm, vào tháng 7 năm 1956, chìu theo đề nghị của đoàn Pháp.
Còn có gì cay đắng, có thể nói là ô nhục hơn cho người Việt là chuyện Chu Ân Lai từ Genève trở về Bắc Kinh báo cáo tình hình cho Mao, khi trở lại Genève đã dừng chân ở Liễu Châu gần biên giới Việt – Trung, triệu tập ông Hồ Chí Minh cùng Tướng Võ Nguyên Giáp sang, chỉ để báo tin rằng hội nghị Genève sắp kết thúc, những thỏa thuận cuối cùng sắp đạt, yêu cầu lãnh đạo VN và đoàn đại biểu VN ở Genève hãy đồng thuận. Một thái độ đàn anh, kẻ cả, theo kiểu cách gò ép, áp đặt trước chuyện đã rồi của lãnh đạo nước lớn, đảng lớn đối với chú em nhỏ yếu, phụ thuộc, dễ bảo.
Điều mà ông Vũ Khoan có thể nghĩ đến nhưng chưa dám nói trắng ra là thái độ từ bỏ lập trường độc lập tự chủ của đảng CS VN từ 60 năm trước đã kéo dài lê thê cho đến tận hôm nay, và được tô đậm thêm gấp bội cách đây 24 năm, qua sự kiện Thành Đô, có thể coi là cử chỉ tự nguyện đầu hàng, chui sâu vào cái tròng thuộc địa kiểu mới của bọn bành trướng bá quyền TQ.
Thái độ nhu nhược 60 năm trước ở Genève thật ra chỉ là một bước sẩy chân thời ấu trỉ, khi con cáo già Chu Ân Lai lợi dụng cuộc họp quốc tế đầu tiên Trung quốc Cộng sản được tham gia để tự đánh bóng mình như một cường quốc thế giới. Thật ra dù cho vĩ tuyến có xê dịch ít nhiều thì cuộc chiến cũng không có gì thay đổi hay đảo lộn về cơ bản. Điều hệ trọng là theo cái nếp tư duy từ nhiệm thái độ độc lập tự chủ ấy, 36 năm sau, cả bộ sậu lãnh đạo bao gồm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, thủ tướng Đỗ Mười, cố vấn Phạm Văn Đồng đều bị bí mật gọi sang Thành Đô đúng vào ngày lễ Quốc khánh chẵn 45 năm (2/9/1945 – 2/9/1990), và tại đây cái «sảy» đã nảy cái «ung», một ung nhọt khủng khiếp đe dọa sự tồn vong của chế độ.
24 năm sau thảm họa Thành Đô, đảng CS Việt Nam bị đảng CS Trung Quốc khống chế, lũng đoạn, áp đảo, mua chuộc đã thoái hóa trầm trọng, buộc phải ôm chặt xiềng xích ý thức hệ Mác – Lê nin, bám riết ảo tưởng xã hội chủ nghĩa, kiên trì mù quáng chế độ độc quyền đảng trị phi pháp, tự cô lập với thế giới dân chủ văn minh, do đó không sao thoát khỏi quá trình tan rã vì chính do nạn tham nhũng kiểu phe nhóm cường hào do nó nuôi dưỡng theo mô hình TQ.
Từ bảo sao nghe vậy bị dắt mũi 60 năm trước, dẫn đến thành thuộc địa mới và tay sai qua sự kiện Thành Đô năm 1990, từ cái «sảy» tệ hại đã nảy ra cái «ung» chết người. Thoát Trung là con đường sống, Thoát Trung cũng tức là thoát chủ nghĩa Mác – Lê nin tội ác, thoát ảo tưởng chủ nghĩa xã hội mơ hồ, thoát độc quyền đảng trị kiểu TQ. Thoát Trung cũng là chọn bạn tốt mà kết thân, như Hoa Kỳ, Philippines, Nhật Bản, Ấn Độ, Liên Âu, Úc.…Họ không có dã tâm bành trướng, tham lam.
Trên đây mới chính là bài học sâu sắc cần rút ra từ sự kiện ký kết Hiệp định Genève 60 năm trước. Người Việt phải chủ động nắm lấy vận mệnh của dân tộc, của đất nước mình, bằng cái đầu lãnh đạo tỉnh táo của chính mình, không thể thoái thác việc cầm cương bẻ lái cho bất kỳ ai khác.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Tâm thư gửi đảng viên Cộng sản Việt Nam yêu nước cấp tiến

 Kha lương Ngãi – Boxitvn

Kính thưa Quý Anh Chị
Sau khi đọc thư của quý Anh Chị gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng và toàn thể Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, mặc dù tôi đã làm đơn xin ra khỏi tổ chức của Đảng từ năm 2004 với lý do ghi rõ: “Vì mất niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng”, nhưng nay sau khi đọc thư của quý Anh Chị, tôi tự thấy phải góp tiếng nói đồng tình và xin được chia sẻ trách nhiệm đối với bức thư mà quý Anh Chị vừa gửi cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng cùng toàn thể Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. (Xem như tôi đã xin được cùng ký tên và cùng chịu mọi trách nhiệm).
Kính thưa Quý Anh Chị
Tôi hoàn toàn tán thành nội dung bức thư của quý Anh Chị, nên không bàn luận thêm. Nhưng qua bức thư này tôi có chút suy tư, xin được bày tỏ cùng quý Anh Chị – những người cộng sản yêu nước cấp tiến.

Suy tư về Đảng
Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập với tôn chỉ mục đích: “Vì lợi ích Quốc gia, Dân tộc, Đoàn kết toàn dân chống xâm lược…”. Chính vì vậy, Đảng đã quy tụ được toàn dân một lòng đi theo Đảng, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thắng lợi giành độc lập.
Nhưng thật đáng tiếc, sau khi giành được độc lập đến nay, Đảng và Nhà nước đã trượt dài xuống hố sâu quan liêu, tham nhũng, áp bức Nhân Dân với đầy rẫy tội lỗi, mà nguyên nhân sâu xa chính là do Đảng thực hành chế độ độc tài chính trị, độc quyền kinh tế, làm cho Đảng ngày càng thoái hóa biến chất, dẫn đến Đảng và Dân trở nên đối lập nhau về lợi ích mà Đảng vẫn cứ cố áp đặt độc quyền cai trị, dẫn đến chia rẽ, đối kháng giữa Đảng, Nhà nước với Nhân Dân và nội bộ lãnh đạo của Đảng, cũng do vậy phân hóa thành hai phe nhóm:
- Phe nhóm “cộng sản 4 kiên định” do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu đang công khai lãnh đạo việc giữ quan hệ hữu nghị với “bạn láng giềng 4 tốt 16 chữ vàng” – mà kỳ thực ai cũng biết đó là nhẫn nhịn, cầu hòa để quyền thống trị độc tôn của Đảng được bảo hộ.
- “Phe nhóm” còn lại trong Đảng Cộng sản Việt Nam thực chất gồm những người “Cộng sản yêu nước cấp tiến” chủ trương từng bước “đổi mới thể chế”, xây dựng Nhà Nước pháp quyền dân chủ, phát triển xã hội dân sự, đoàn kết toàn dân, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của Nhân Dân và Chính phủ các nước dân chủ, văn minh, tiến bộ trên thế giới, tạo thế và lực mới chống xâm lược Bành trướng Bắc Kinh.
Suy tư về những người cộng sản yêu nước cấp tiến
Mặc dù từ lâu tôi không còn là Đảng viên Đảng Cộng sản, nhưng suy xét lại mình và nhìn lại lịch sử Đảng, tôi luôn giữ tình cảm và niềm tin: Bất kỳ ai đi theo Đảng làm cách mạng đều là những người yêu nước. Và vì vậy, dù ngày nay Đảng có thoái hóa, biến chất, hư hỏng như thế nào… tôi vẫn hy vọng và gửi gắm niềm tin đối với tất cả Đảng viên cộng sản yêu nước cấp tiến đang là lãnh đạo các cấp trong các cơ quan Đảng, Chính phủ, Bộ, Ngành, Đoàn thể, Quân đội, Công an… Vì vốn là cộng sản yêu nước thì đảng viên nào cũng có điều kiện tự diễn biến, tự chuyển hóa bản thân mình, cơ quan mình… từ đó góp phần tạo diễn biến, chuyễn hóa đường lối, cương lĩnh, chủ trương chính sách lạc hậu lỗi thời của Đảng, Chính phủ… tiến bộ dần dần theo xu thế dân chủ, văn minh cho đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tự lột xác, khoác chiếc áo mới cùng với sự ra đời của Nhà Nước Việt Nam dân chủ. Đó là một nhà nước đoàn kết được toàn dân, đoàn kết được với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới và được các nước dân chủ, văn minh tiến bộ hậu thuẫn. Khi đó hiểm họa xâm lược ngông cuồng của Bành trướng Bắc Kinh sẽ bị ngăn chặn, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ, hòa bình thật sự cho đất nước. Khi đó tất cả những người cộng sản yêu nước cấp tiến sẽ cùng nhau hân hoan mừng hoàn thành sứ mạng lịch sử!
Tôi tin ngày đó sẽ đến gần!
Kha Lương Ngãi

Đã khi nào thực sự dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra việc nước?

 Boxitvn

Vĩnh Nguyên,
Chi Hội Nhà văn Việt Nam tại Huế
Cái đề trên, nguyên văn có trong các văn kiện, nghị quyết của nhà nước, chính phủ cùng các ban, ngành để phổ biến đến người dân là: “Nhà nước là của dân, do dân, vì dân; dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”. Nội dung thể hiện một nhà nước dân chủ, minh bạch, nhưng thực hiện được nó là khó lắm. Để khỏi dài dòng, người viết bài này chỉ lấy khúc sau. Cái tít bài là ở vế sau.
- Xin trả lời là chưa. Điều “Dân làm” là thâm căn muôn thuở. Đã là dân thì chỉ biết làm thôi. Còn việc “Dân biết”, nếu người dân biết được đôi điều về thế sự của đất nước thì, đâu dễ được bàn và dễ kiểm tra ai?

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An sau khi rời vũ đài chính trị có khởi trên công luận: Việt Nam lỗi tại Hệ thống. Bây giờ thì dùng cụm từ Ý thức hệ. Âu cũng từ Hệ thống mà ra.
Cựu Thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu nói: ”Lãnh đạo Việt Nam bị ý thức hệ kìm hãm”. Bị ý thức hệ kìm hãm như thế nào? Thì “Vừng ơi hãy mở cửa ra!” Nó đã mở ra và sáng tỏ từ Hiệp định đình chiến Genève Thụy sĩ (1954). Đã lâu rồi, nhiều người nhớ, người khác quên, thì vừa rồi, ngày 18.7.2014 Việt Nam kỷ niệm trọng thể 60 năm Hiệp định ấy (21.7.1954 – 18.7.2014), người dân Việt Nam có dịp ôn lại.
Nội dung Hiệp định là gì? Là Bãi bỏ quyền cai trị của người Pháp, công nhận quyền độc lập của ba quốc gia Việt, Miên, Lào. Một Hiệp định lịch sử. Các nước trịnh trọng ký bản tuyên bố chung khẳng định các bên tham gia Hội nghị cam kết và thừa nhận về nguyên tắc độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Căm pu chia. Các bên tham gia ký Hiệp định là Pháp, Anh, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Căm pu chia. Việt Nam do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn. Trưởng đoàn Trung Quốc là Thủ tướng Chu Ân Lai. Dù trong văn bản đã nói đến độc lập - thống nhất - chủ quyền - toàn vẹn lãnh thổ, nhưng trước khi ký, các nước lớn đã khôn khéo “sắp xếp” trong đó có Pháp và Trung Quốc. Triều Tiên đã bị chia cắt hai miền Nam – Bắc Triều nên Chu Ân Lai lấy mẫu mực Triều Tiên” áp đặt vào Việt Nam, cho rằng, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa đủ sức để theo đuổi chiến thắng hoàn toàn.
Trung Quốc một bên đã ký Hiệp định, nhưng Trung Quốc đã nhanh chóng lật lọng.
Ngày 4.9.1958 Trung Quốc đưa ra một bản tuyên bố: Hải phận Trung Quốc rộng 12 hải lý. Tất cả phi cơ, thuyền bè không được phép của Trung Quốc thì không được xâm phạm vào không và hải phận của Trung Quốc.
Ngày 10.9.1958 trong thư phúc đáp gửi Chu Ân Lai (nay còn gọi công hàm Phạm Văn Đồng), Phạm Văn Đồng đã làm một việc vi hiến là ký tán thành bản tuyên bố 4.9.1958 ấy. Thư phúc đáp từ chữ “Thưa đồng chí Tổng lý…” đến chữ ký Phạm Văn Đồng là 127 chữ. Nguyên văn như sau: “Thưa đồng chí Tổng lý. Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4.9.1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng. Phạm Văn Đồng”.
Vin vào cớ ấy, năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Mao Trạch Đông là người quyết định đánh (theo tài liệu của nhà nghiên cứu Dương Danh Dy).
Năm 1978 Trung Quốc đã đi con đường Tư bản chủ nghĩa qua tuyên bố của Đặng Tiểu Bình“Mèo trắng mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột”. Với tuyên bố ấy, để, “Dạy cho Việt Nam một bài học”, bước sang năm 1979, chính Đặng Tiểu Bình thúc 60 vạn quân tinh nhuệ đánh năm tỉnh biên giới Bắc Việt Nam.
Năm 1988 Trung Quốc tiếp dùng vũ lực đánh chiếm đảo Gạc Ma và 6 đảo đá khác thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đại hội ĐCSTQ lần thứ 18 (11.2012), khánh tiết trên lễ đài là 10 lá cờ Trung Quốc (mỗi bên 5 lá châu lại), không có cờ Đảng Cộng sản, không có ảnh Mác – Lênin – Mao Trạch Đông. Rõ ràng Trung Quốc đã đi con đường Tư bản chủ nghĩa. “Trung Quốc xây dựng CNXH theo màu sắc của Trung Quốc” là tuyên ngôn ẩm ờ, ngụy trang để lừa mỵ nhân dân Việt Nam và cả thế giới.
Công hàm Phạm Văn Đồng (1958) là cái cớ thứ nhất, sơ đồ nghiên cứu Biển Đông của Quốc dân đảng, thời Tưởng Giới Thạch (1947) là cái cớ thứ hai để Trung Quốc giờ tự vẽ lại Đường lưỡi bò 9 đoạn rồi 10 đoạn đến công bố bản đồ khổ dọc để độc chiếm trọn cả Biển Đông theo Luật rừng của Trung Quốc, không cần tuân theo luật pháp Quốc tế và trắng trợn, liều lĩnh hạ đặt giàn khoan HD 981 vào thềm nhà của Việt Nam 75 ngày (2.5 đến 16.7.2014), Trung Quốc dùng tàu lớn đã đâm hỏng 19 tàu kiểm ngư của Việt Nam, húc chìm tàu đánh cá ngư dân Đà Nẵng, bắt 13 ngư dân Quảng Bình và Đà Nẵng về Trung Quốc (đến ngày 17.7 mới thả cho về). Trung Quốc đã bộc lộ là kẻ xâm lược, tàn bạo! Tập đoàn bành trướng Đại Hán Trung Quốc đâu còn là “Bốn phương vô sản” nữa, họ đang trên đường chủ nghĩa Tư bản tài chính để thành chủ nghĩa Đế quốc, chủ nghĩa phát xít là mộng cai trị thế giới mà chính họ đã tự đề cao “Giấc mộng Trung Hoa” thì sao ta còn theo họ để xây dựng chủ nghĩa… cái gì? Có phải đây là lỗi Ý thức hệ?
Hiệp định Paris 1954 đến nay nhân dân Việt Nam đã rõ. Công hàm Phạm Văn Đồng 127 chữ nay dân đã biết. Thế còn Hội nghị Thành Đô (1990) nói về những gì giữa Việt Nam và Trung Quốc? Hiệp ước Việt-Trung về vịnh Bắc Bộ (30.12.năm 2000) nói về những vấn đề gì mà sau đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Công Phụng đã thú nhận rằng: so với Hiệp ước Pháp-Hoa (1897), phía Việt Nam mất hơn 10.000 km2.
Tại Bắc Kinh, ngày 21.6.2013 Việt Nam và Trung Quốc đã tuyên bố chung những điều khoản gì người dân đâu được biết mà chỉ nghe tuyên truyền 4 tốt và 16 chữ vàng, đến nỗi, người dân vì quá ngứa tai mà đặt đồng dao rất thông minh để nhại lại “thập lục kim tự” kia: Láng giềng khốn nạn, cướp đất toàn diện, cướp biển lâu dài, thôn tính tương lai!
Ngày 21.6.2013 hai bên tuyên bố chung những gì ở Bắc Kinh mà ngày 21.6. 2014 Ủy viên quốc vụ Dương Khiết Trì sang Việt Nam khi về nước đã đọc thông điệp cứng rắn “Bốn không được” áp đặt cho Việt Nam, đến nỗi vị tướng 95 tuổi Nguyễn Trọng Vĩnh phải viết thư tay (ngày 15.7 bốn trang) gửi đến Bộ Chính trị. Ông phân tích nội dung về “4 không được” và tức giận bởi lời lẽ ngạo mạn của vị khách họ Dương này. Thư của vị Tướng già chắc nịch như đinh đóng cột ở cuối rằng: “Trong cuộc đấu tranh, chúng ta chỉ còn có một thứ vũ khí khả dĩ chặn hành động xâm lược của Trung Quốc là Kiện.”
Bởi kiện là giải pháp văn minh, tiến bộ nhất của thời đại. Ta chủ trương hòa bình, thì bởi vì hòa bình mà buộc ta phải kiện là giải pháp tốt nhất để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ dân tộc!
Hết Trung ương đến địa phương, người dân chẳng biết nhà nước, chính phủ ký kết những gì với Trung Quốc mà ông Hồ Xuân Hoa, Bí thư tỉnh Quảng Đông sang Hà Nội (4.2014) khi về Quảng Đông đã gửi (chỉ thị) cho Bộ Ngoại giao Việt Nam “16 việc phải làm”. Ai cũng hiểu “đây là việc làm vượt thẩm quyền của một tỉnh”, thì tại sao Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn lại chấp hành ông tỉnh Quảng Đông ký công văn gửi đến các ban, ngành thực hiện 16 điều không mấy tốt đẹp lại rất tai hại cho phía Việt Nam!? (Công văn số 1832/BNG-ĐBA ngày 3.6.2014).
Đã đến lúc người dân Việt Nam khẩn cầu nhà nước, chính phủ công bố nội dung Hội nghị Thành Đô (1990), Hiệp ước về Vịnh Bắc Bộ (2000), Tuyên bố chung ở Bắc Kinh (2013) cho nhân dân cả nước được biết nội dung của nó. Một dân tộc kiên cường, trước họa ngoại xâm thì nhân dân phải biết “địch-ta”. Trước hết là phải biết từng chữ, từng lời, từng mưu mô xảo quyệt của đối phương. Từng phút từng giây, mọi lúc mọi nơi không ngừng nâng cao cảnh giác với chúng. Nhưng phải cho dân biết thì dân mới bàn (dẫu trong phạm vi nào đó của họ) những kế sách hay để giúp nước. Và nhà nước phải biết nghe dân. Chính dân mới làm nên lịch sử. Nhưng trước hết phải tháo bỏ Ý thức hệ. Bởi sai lầm là từ nó. Nhân dân thế giới sẽ giúp Việt Nam bởi ta chính nghĩa. Nhưng khi ta chưa xóa bỏ Ý thức hệ thì cớ gì người ta giúp mình? Bàn cờ đã đi ngửa rồi kia mà!
Dân ta giờ đã hiểu nhiều và thông minh lắm. Nhiều người chưa có vi tính, chưa cài intenet thì đã có con, cháu của họ cập nhật hàng ngày. Cứ mở Google rồi đánh: Danh sách cán bộ nhà nước tham nhũng… thì sẽ có danh sách ấy. Chẳng biết các vị có chức có quyền bằng cách nào mà có được hàng chục, hàng trăm triệu đôla?
Nước ta có trên 20 triệu người theo các tôn giáo khác nhau. Nhiều nhất là Phật giáo. Kinh điển pháp độ chúng sinh rất hay: Tất thảy hãy vì chúng sinh. Các vị Bồ Tát phải biết quên mình đi mà rốt ráo không hề biết mệt nhọc độ giúp chúng sinh khi gặp cơn hoạn nạn… Chúng ta đang làm cuộc cách mạng “Dân giàu Nước mạnh” cũng vậy. Đã một thời gian dài Trung ương hô hào chung chung “cho đảng viên làm giàu” là sai rồi! Đảng viên là số ít. Đảng viên có chức có quyền lại càng ít hơn. Mà số làm giàu bất chính thường là những đảng viên có chức quyền. Lý ra là nên hô: Cho nhân dân làm giàu! Bởi trong dân đã có đảng rồi. Ai sinh ra đều phải làm dân trước. Vào đảng (cộng sản chẳng hạn) là phải có thời gian? Hô hào cho đảng viên làm giàu là cố ý giành lợi quyền cho cá nhân hoặc lợi ích nhóm. Trải qua hai cuộc chiến để được thống nhất nước nhà là phải xương chất thành núi, máu đổ thành sông của biết bao đồng bào, chiến sĩ. Các vị lên nắm quyền cứ tưởng tài nguyên thiên nhiên, đất đai, biển đảo… như là một chiến lợi phẩm khổng lồ rồi hô hào chung chung để ai được chức to thì hưởng lợi nhiều hơn. Các vị sai rồi! Chính vì cái lợi riêng ấy đẫn đến đất nước lụn bại. Dân không còn tin các vị đủ tư cách và trình độ để lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện nữa. Và, người dân đã nói thẳng thừng: bởi chiếc ghế, bởi quá tham ăn, các vị đã mắc mưu Trung Quốc.
Tài năng và đức độ như Đức Phật mà còn phải biết học chúng sinh, mới hình thành nhiều ngôi chùa Phật Học. Hơn 700 năm trước, Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã từng di chúc cho dân tộc Việt Nam: “… Các ngươi chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường, làm một nẻo… Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn… Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta muốn lời nhắn nhủ này như một di chúc cho con cháu muôn đời sau”.
Mới 40 năm mà ta đã mất Hoàng Sa, Gạc Ma, mất 2/3 thác Bản Giốc, mất Ải Nam Quan, mất bãi Tục Lãm, mất các cao điểm chiến lược Hà Giang, Lão Sơn… Các vị ký tá những gì với họ mà đến giờ vẫn còn ém nhẹm chưa cho dân được rõ? Nếu chiếu theo di chúc của Nhà Vua Trần Nhân Tông thì tội để mất đất vào tay kẻ khác lớn biết chừng nào. Giá như trước đây các vị nghe công dân Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng ba bức thư góp ý là dừng ngay dự án bauxite cao nguyên, nghe Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên góp ý không nên nhượng bán (có thời hạn) rừng đầu nguồn thì đỡ đi biết mấy. Nay vị Tướng già rất có trình độ và mưu lược trong chiến tranh vệ quốc viết thư tay đến Bộ Chính trị với vũ khí Kiện là hợp thời đại, thế giới sẽ ủng hộ Việt Nam, và nhân dân Việt Nam sẽ theo chiều hướng đổi mới, khoa học, văn minh của nhân dân thế giới. “Ai sống ở đâu 50 năm thì nơi ấy thuộc sở hữu chủ quyền của họ”. Đó là luật pháp Quốc tế. Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của ta đã hơn 40 năm. Cái giàn khoan HD 981 là cái cớ tuyệt vời! GS Tương Lai “Cám ơn cái giàn khoan” là bởi chính Trung Quốc đã phơi bày dã tâm tàn ác của kẻ xâm lược! Thì ta đi kiện là ta vừa có thế lại vừa đúng lúc thế giới đang ủng hộ chúng ta. Nếu ta không kiện mà tiếp tục nhân nhượng và càng nhân nhượng thì Trung Quốc càng lấn tới, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với thực dân Pháp trước đây. Một ví dụ khẩn thiết: ông Phan Công Chánh, giảng dạy ở San Jose State University, Hoa Kỳ góp ý cho Việt Nam 8 chữ vàng là: “Tây Tiến – Đông Kết – Bắc Hẹn – Nam Hòa” (bbc ngày 29.7.2014) là rất có lý. Các vị lãnh đạo nên tham khảo sự góp ý này. Còn người dân chúng tôi sẽ nghiêng về vị Tướng già Nguyễn Trọng Vĩnh hơn là sự bảo thủ, trì trệ, lừng khừng mất cơ hội tạo đà cho lũ xâm lăng lấn át, giày xéo đất nước này! Đảng, nhà nước cần dứt khoát và mau chóng lựa chọn!
Huế, 30.7.2014
V. N.
Tác giả gửi BVN.

Dưới áp lực của Trung Quốc Việt Nam cài dây an toàn

 Boxitvn

Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ
Ngòi nổ trong mối căng thẳng Biển Đông đã tạm thời được tháo gỡ kể từ khi Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển tranh chấp với Việt Nam vào ngày 16 tháng 7. Nhưng việc đặt giàn khoan trong vị trí 130 hải lý tính từ bờ biển của Việt Nam trong nhiều tháng trời của Bắc Kinh tiêu biểu một mối đe dọa gây chia rẽ nhất trong nhiều năm qua đối với lãnh đạo Đảng Cộng sản Hà Nội.
Hà Nội cho thấy bản thân mình hoàn toàn bất lực không đối phó được sự khiêu khích trên biển của Bắc Kinh. Hành động của Trung Quốc cũng vừa đủ để tránh bất kỳ tiềm năng nào từ Hiệp hội Các Nước Đông Nam Á.

Cả nước đoàn kết thành một mặt trận chống lại vị trí của giàn khoan. Hoa Kỳ, cũng tương tự nhưng đã không tham gia một cách có ý nghĩa. Thật vậy, Trung Quốc đã thành công trong việc thuyết phục các nước khiếu kiện khác trong vùng đông nam Á rằng Hoa Kỳ là một đồng minh không đáng tin cậy trong cuộc tranh cãi tương lai trong khu vực.
Nhưng thiệt hại lớn nhất đối với Hà Nội là các hành động của Trung Quốc phô bày sự xích mích lớn rộng giữa hàng lãnh đạo cao cấp của đảng trong việc phải đáp ứng với gây hấn của Bắc Kinh như thế nào.
Giới lãnh đạo Việt Nam đã từng hy vọng một sự nhượng bộ ngoại giao từ Trung Quốc khi uỷ viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đến thăm Việt Nam vào ngày 18-19. Tuy nhiên, chuyến thăm này không nhằm mục đích hòa giải khi ông mắng nước chủ nhà đã “thổi phồng” tình trạng và tuyên bố thẳng thừng rằng Trung Quốc sẽ “thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết” để bảo vệ các giàn khoan. Ngay trong thời gian chuyến thăm này, Trung Quốc cũng đưa một giàn khoan thăm dò thứ hai vào vùng biển tranh chấp.
Vào thời điểm đó, dường như Hà Nội đã sẵn sàng cho một cuộc chiến. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định rõ ràng là chủ quyền Việt Nam không phải là để đánh đổi. “Việt Nam chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.”
Các ủng hộ một chính sách đối ngoại quyết đoán hơn như đã tiếp diễn. Một cuộc họp tháng 6 năm 2014 của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn nhất trí lên án sự xâm lược của Trung Quốc.
Dương tổ chức các cuộc họp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Nguyễn Tấn Dũng, cũng như với lãnh đạo Đảng Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng. Trong khi Phạm Bình Minh và Nguyễn Tấn Dũng duy trì một cách tiếp cận ít thoả hiệp. Nguyễn Phú Trọng, không ngạc nhiên chút nào, đã tỏ ra hòa giải hơn và tập trung vào các quan hệ lâu dài và mối quan hệ giữa hai đảng.
Ngay sau khi Dương ra về, Bộ Chính trị đã họp để hình thành cách giải quyết. Một nhóm do Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cầm đầu, từng lớn tiếng trong những lần công khai kêu gọi Việt Nam chống lại Trung Quốc, chủ trương đối đầu và tiếp cận cứng rắn hơn. Họ lập luận rằng bất kỳ sự nhượng bộ nào với Trung Quốc chỉ khuyến khích thêm những gây hấn trong tương lai và ủng hộ một chiến lược đa dạng bao gồm các việc sau:
· Nộp một bản báo cáo lên Ủy ban Trọng tài Quốc tế, song hành với bản báo cáo của Philippines vào tháng 3 năm 2014 từng làm Bắc Kinh tức giận.
· Chủ động lãnh đạo thúc đẩy một luật ràng buộc về quy tắc ứng xử ở Biển Đông trong khối ASEAN;
· Hình thành các mối quan hệ gần gũi, phối hợp hơn với Philippines và Indonesia.
· Tham gia các cuộc tập trận đa phương hơn, bao gồm cả với Mỹ, Ấn Độ, Indonesia và Nhật Bản;
· Phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ và đàm phán về một quan hệ “đối tác toàn diện” rõ rệt hơn.
· Tham gia vào thỏa thuận thương mại quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu (TPP), với các đòi hỏi phải cải cách kinh tế và khởi sự đóng cửa các khu vực kinh tế nặng kiểm soát của Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước;
· Phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với Nhật Bản. Có thể không công khai tuyên bố ủng hộ việc tái diễn giải Điều IX của thủ tướng Shinzo Abe, nhưng lặng lẽ khuyến khích một tư thế ngoại giao và an ninh chủ động hơn trong khu vực.
· Chấp nhận việc kinh tế suy thoái do việc đầu tư thương mại ít hơn với Trung Quốc, với tin tưởng rằng điều này sẽ ép buộc Việt Nam phải đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế của mình và châm dứt mối nguy của các quan hệ kinh tế lệ thuộc ở mức độ cao vào Trung Quốc.
Các thành viên khác của nhóm này bao gồm người ủng hộ cải cách Lê Thanh Hải (Bí thư thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh), Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Thị Kim Ngân và Tòng Thị Phóng.
Chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào Trung Quốc (**)
Nhóm còn lại do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu ít sẵn sàng với việc khiêu khích hoặc làm bất cứ điều gì để gây căng thẳng hơn nữa với Bắc Kinh. Họ không đưa ra một chiến lược thực tế nào nhưng chỉ lập luận rằng việc xoa dịu căng thẳng với Bắc Kinh sẽ phục vụ cho lợi ích quốc gia trong dài hạn. Họ lập luận rõ ràng rằng Việt Nam không đủ khả năng để đương đầu một cuộc xung đột với Trung Quốc và nhấn mạnh đến mối quan hệ gần gũi về tư tưởng và lịch sử với Bắc Kinh. Họ bác bỏ việc nộp báo cáo lên cơ quan trọng tài quốc tế và nghi ngờ ý định cùng cách giải quyết của Hoa Kỳ. Điểm mấu chốt trong lập luận của họ là một niềm tin ngây thơ rằng Trung Quốc sẽ thỏa hiệp và nhượng bộ trong tương lai.
Chiến dịch làm giảm căng thẳng được sự tham gia của Tô Huy Rứa, Ủy viên Ban Bí thư, Lê Hồng Anh (Thường trực Ban Bí thư), Ngô Văn Dụ (Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra Trung ương), Đinh Thế Huynh (Ban Tuyên giáo) Phạm Quang Nghị (Bí thư TP. Hà Nội), Nguyễn Thiện Nhân (Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam). Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, có lẽ sợ hãi sự bất mãn của đại chúng và các cuộc biểu tình tiếp tục sẽ khiến gây căng thẳng thêm cho cuộc xung đột.
Hai cầu thủ nặng cân có thể làm nên một sự khác biệt. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có khả năng ủng hộ phe đa số. Ông là một trong những người ủng hộ cải cách kinh tế hơn cả nhưng lại rất thận trọng với cuộc xung đột. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, người quân nhân cao cấp nhất từng ủng hộ sự cần thiết phải theo đuổi một vụ kiện với Trung Quốc nhưng lại thận trọng về sự phụ thuộc vào phương Tây. Nhận thức được các lựa chọn giới hạn của Việt Nam, Phùng Quang Thanh tham gia phe đa số và ủng hộ sự thỏa hiệp.
Dù việc biểu quyết ra sao, kết quả có vẻ rõ ràng: Bộ Chính trị đã thông qua một chính sách để giảm leo thang căng thẳng. Vào đầu tháng Sáu, quyết định khởi kiện lên trọng tài quốc tế, dường như đã được thực hiện với ủng hộ của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, và Chủ tịch Quốc hội. Ngày hôm nay, quyết định đó có vẻ đã bị  hoãn lại, chỉ được nhắc đến như một giả thuyết bởi nhân viên Bộ Ngoại giao cấp trung. Các nhà lãnh đạo cấp cao cực kỳ cảnh giác với cơn giận của Bắc Kinh nếu nộp đơn kiện tương tự như Philippines. Hà Nội đã có nộp một đơn khiếu nại với Liên Hợp Quốc nhưng việc khởi kiện chắc sẽ không xảy ra trong tương lai gần.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hủy bỏ một chuyến đi từng dự định theo lời mời của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại cao điểm cuộc căng thẳng về giàn khoan dầu. Một phái viên tổng thống Mỹ đã phải đến Hà Nội gặp Phạm Bình Minh trong một cuộc gặp thấp hơn nhiều so với cuộc viếng thăm chính thức tới Washington. Được giáo dục ở phương Tây, Phạm Bình Minh bị Bắc Kinh xem như một nhân vật thân phương Tây. Ông còn được biết đến là người có quan hệ lâu dài với Kerry. Ông cũng là con trai của Nguyễn Cơ Thạch, người kiến trúc sư mở cửa Việt Nam vào thế giới phương Tây, nhân vật từng bị các nhà lãnh đạo thân Trung Quốc cho ra chầu rìa sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu.
Hà Nội lặng lẽ công bố chuyến đi thăm Hoa Kỳ của Phạm Quang Nghị thay cho Phạm Bình Minh. Dù cũng là một uỷ viên Bộ Chính trị, nhưng chức vụ chính thức của Nghi chỉ đơn giản là bí thư đảng tại Hà Nội, vì vậy trong các nguyên tắc ngoại giao, tính chất chuyến thăm của ông là rất thấp. Nghị có một công việc quan trọng phải thực hiện. đó là xác định mức độ cam kết của Washington trong việc đóng một vai trò giữa cuộc xung đột tiềm năng với Trung Quốc ở Biển Đông.
Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong nội bộ 10 thành viên ASEAN dường như đã bị thuần hóa với việc xuống thang, giảm căng thẳng. Các kêu gọi về luật ứng xử trước đó của Hà Nội gần đây đã chuyển vào sau hậu trường. Nói tóm lại, Việt Nam như đã rút lui khỏi chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc trước đây. Thật vậy, cuộc khủng hoảng giàn khoan cho thấy đa số Bộ Chính trị không sẵn sàng đứng lên chống lại Trung Quốc, mặc dù câu chuyện lịch sử của đất nước được xây dựng bằng các cuộc chiến đấu và đẩy lùi sự xâm lược của Trung Quốc.
Có bốn nguyên nhân được cho chính yếu:
1. Cái giá phải trả về kinh tế cho cuộc đối đầu tiếp tục là quá lớn. Mặc dù Việt Nam đang cố gắng đa dạng hóa xuất khẩu của mình, Trung Quốc vẫn là cầu thủ nước ngoài quan trọng nhất trong kinh tế và đóng vai trò là đối tác thưong mại lớn nhất, chiếm gần 50 tỷ USD thương mại song phương vào năm 2013. Số tiền đó tăng dần theo mỗi năm khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Khoảng 10% hàng xuất khẩu của Việt Nam, với chủ yếu thực phẩm và tài nguyên thiên nhiên, là sang Trung Quốc. Trung Quốc đơn giản là quá quan trọng đối với kinh tế Việt Nam vào thời điểm Ngân hàng Thế giới cho biết rằng đất nước đang có biểu hiện kém, dưới tiềm năng của mình.
2. Việt Nam biết Trung Quốc sẽ không lùi bước trong tranh chấp Biển Đông nhưng các chi phí của việc gia tăng căng thẳng và xung đột vũ trang chỉ đơn giản là quá cao. Dù với quy mô giới hạn đến đâu, Việt Nam vẫn thua trong bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào trên biển. Và điều đó sẽ vừa là tổn thất vừa là một sự sỉ nhục đối với giới lãnh đạo Đảng Cộng sản của nước này.
3. Có một niềm hy vọng trong một số người rằng bằng cách nhượng bộ trên quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc sẽ đáp trả lại trong quần đảo Trường Sa. Nhưng đấy chỉ là một hy vọng điên rồ. Cụ thể là, người Việt Nam đã nhượng bộ đáng kể về phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền của mình với hy vọng rằng Trung Quốc sẽ hòa giải trong đàm phán về Vịnh Bắc Bộ, nhưng tất cả đã không hề xảy ra. Thay vì thế, Trung Quốc còn gia tăng hiện diện tại quần đảo Trường Sa, nạo vét ở năm đảo san hô riêng biệt để tạo nên các hòn đảo nhân tạo.
4. Cả Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều đã nói về tầm quan trọng của việc hai bên phải duy trì quan hệ thân thiện giữa hai đảng và nhà nước. Đối với Nguyễn Phú Trọng, trò chơi quan hệ hòa bình lâu dài với người hàng xóm khổng lồ là quan trọng hơn các hydrocarbon tiềm năng được cho là hiện diện ở Biển Đông.
Nguy cơ của sự nhượng bộ
Quyết định lùi bước của Hà Nội có ý nghĩa hết sức nghiêm trọng. Việt Nam rõ ràng đã nhượng bộ Trung Quốc, một hành động hiển nhiên sẽ dẫn đến sự gây hấn hơn nữa. Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục thăm dò và dụ dỗ những nhượng bộ ít nhiều trên thềm lục địa của Việt Nam, tạo nên các “sự đã rồi” để củng cố học thuyết đường chín đoạn và hoàn tất chiến lược bản đồ giả tạo của họ trên vành đai phía đông.
Những người chủ trương hòa giải thân Trung Quốc có thể tranh cãi rằng chính sách ngoại giao rút lui lặng lẽ của họ có hiệu quả, như đã thuyết phục Trung Quốc để giảm bớt căng thẳng vì lợi ích của sự ổn định trong khu vực. Nhưng Trung Quốc đã di dời giàn khoan bởi vì chúng đã đạt được mục đích của mình, cụ thể là:
· Họ đã tìm thấy một số hydrocarbon, rõ ràng đủ để biện minh cho việc trở lại khu vực này sau một thời gian;
· Họ đã chứng minh rằng họ có thể hành động, không bị trừng phạt và không ai có thể ngăn chặn được mình.
· Họ có thể bắt nạt người Việt Nam không được tham gia với Philippines trong việc tìm kiếm trọng tài quốc tế;
· Họ gieo hạt giống nghi ngờ trong khu vực về độ tin cậy vào Hoa Kỳ như như một đồng minh;
· Họ có thể rút giàn khoan ra để giữ thể diện vì sự xuất hiện sớm của các cơn bão lớn;
· Khối ASEAN vẫn chia rẽ, không gần gũi hơn để thu hút Bắc Kinh phải ký một thoả thuận ràng buộc về quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Với việc một mùa mưa bão đến sớm và các cuộc đối đầu dự kiến sẽ diễn ra tại Diễn đàn Khu vực ASEAN trong tháng tám, đây là thời điểm chín mùi để Trung Quốc rút giàn khoan ra sớm. Tuy nhiên, một phân tích như vậy sẽ mang lại mối đe dọa cho chính bản thân chế độ. Hầu hết người Việt có thể không biết được quyết định làm giảm căng thẳng của giới lãnh đạo. Họ có thể coi các cuộc va chạm gần như xảy ra hàng ngày dẫn đến các tàu cảnh sát biền nhỏ bé của mình bị va húc tả tơi như là bằng chứng cho việc chính phủ vẫn tiếp tục chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, mối đe dọa thực sự của việc không dám đối đầu với Trung Quốc chính là mối đe dọa đến tính hợp pháp của chế độ. Ý thức hệ cộng sản thì trống rỗng và chính phủ phải đáp ứng được khát vọng ái quốc của người dân.
Nếu công chúng tin rằng lãnh đạo của mình đã đầu hàng, tính hợp pháp của chế độ sẽ bị xói mòn nặng nề và nguy hiểm vào thời điểm kinh tế đang tăng trưởng chậm. Đó là khi các cuộc biểu tình thực sự trên đường phố nhắm vào cả Trung Quốc và chính phủ Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo có thể nổ ra.
Quan trọng hơn, quyết định có khả năng gây nên những rạn nứt sâu hơn trong các lãnh đạo đảng, vốn có thể có những tác động kinh tế rộng rãi. Chiến dịch thân Trung Quốc sẽ tập trung vào các phụ thuộc lẫn nhau của hai nền kinh tế, ngay cả khi Hà Nội đang vận hành dựa trên mức thâm hụt thương mại 20 tỉ với Trung Quốc và chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô và gạo thay vì sản xuất hàng hóa chế biến. Việt Nam có thể trở thành một trạm lớn trong chuỗi cung ứng phía nam của Trung Quốc nhưng mối quan hệ thương mại thì rất không cân bằng.
Quyết định thỏa hiệp thay vì đối đầu với Trung Quốc cũng là một thất bại của các cải cách kinh tế trong nước. Những người ủng hộ thỏa hiệp với Trung Quốc vẫn còn thấy một vai trò hàng đầu của khu vực nhà nước trong nền kinh tế mặc dù khu vực này rõ ràng là không hiệu quả. Họ tin rằng những cải cách và các nhượng bộ do yêu cầu của Mỹ để được vào TPP là quá lớn và sẽ đe dọa đến việc kiểm soát cứng rắn nền kinh tế của chế độ hiện nay.
Phe cải cách xem TPP là chìa khóa để đa dạng hóa kinh tế thoát khỏi Trung Quốc và đại tu các khu vực nhà nước. Trong tháng ba, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị các Bộ phải gia tăng tốc độ tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ “cổ phần hóa” 74 doanh nghiệp nhà nước vào năm 2013, gấp ba lần con số của năm 2011 và 2012. Trong đầu năm 2014 chính phủ công bố bán cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước chủ chốt, bao gồm Vinashin, Việt Nam Airlines, và một số cảng biển.
Làm cho các công ty này trở nên có hiệu quả kinh tế là ưu tiên hàng đầu của chính phủ khi các doanh nghiệp nhà nước sử dụng khoảng 50% đầu tư công, chiếm 60% các khoản vay của ngân hàng và chịu trách hiệm cho hơn một nửa nợ xấu của cả nước.
Cửa sổ cơ hội để Việt Nam nhập cảnh được vào TPP đang đóng cửa một cách nhanh chóng.
Còn một mối lo là hiện chỉ còn một hay hai cuộc họp Ủy ban Trung ương, nơi các cải cách thực sự có thể xẳy ra trước khi các phần còn lại của phiên họp toàn thể vốn sẽ bị chi phối bởi lịch trình cho đại hội đảng tiếp theo và sẽ được tổ chức trong quý đầu tiên của năm 2016.
Thay đổi đó khiến Trung Quốc được hưởng lợi và ngăn trở các nhà cải cách đang rất muốn giải quyết thách thức của Bắc Kinh bằng việc hiệu chuẩn lại các chiến lược về quan hệ và kinh tế của đất nước.
Z. A.
Nguồn: facebook.com. BVN có biên tập lại.
(*) Nguyên văn: “In China we trust”, nhại lại câu “In God we trust” (Chúng ta tin Chúa) in trên đồng đô la Mỹ (chú thích của BVN).

  • Moody's nâng tín nhiệm VN (BBC) - Moody’s tăng một bậc tín nhiệm với Việt Nam từ mức B2 lên mức B1 và mức triển vọng được đánh giá là 'ổn định'.
  • Đảng viên lão thành kêu gọi thoát Trung (BBC) - Hơn 60 Đảng viên Cộng sản lão thành gửi thư ngỏ lên Ban Chấp hành Trung ương kêu gọi từ bỏ con đường xây dựng XHCN và thoát lệ thuộc Trung Quốc.
  • Những người cộng sản muốn cải tổ (RFA) - Ngày 28/7/2014, 61 đảng viên đảng cộng sản Việt Nam gửi kiến nghị đến Ban chấp hành trung ương Đảng đề nghị hai điểm: từ bỏ chế độ toàn trị, và bạch hóa thông tin về hội nghị Thành Đô năm 1991 với Trung Quốc. Giáo sư Tương Lai một trong 61 đảng viên đạt bút ký, lên tiếng với RFA về bản kiến nghị này.
  • HOA KỲ - NGA - QUÂN SỰ: Mỹ tố cáo Nga thử tên lửa hành trình trái phép (RFI) - Hoa Kỳ vừa tố cáo Nga là đã vi phạm một hiệp ước kiểm soát vũ khí ký kết năm 1987 khi cho thử nghiệm một tên lửa hành trình phóng đi từ trên đất liền. Theo hãng tin Pháp AFP, một quan chức Mỹ cao cấp vào hôm qua đã xác nhận nguồn tin trên và đánh giá đấy là một vấn đề« rất nghiêm trọng».
  • ISRAEL - PALESTINE: Cận Đông, thất bại lớn nhất của Obama ? (RFI) - Chiến sự tại dải Gaza vẫn là đề làm tài hao tốn giấy mực của báo giới Pháp ra ngày hôm nay (29/07/2014). Các nỗ lực hòa giải nhằm chấm dứt xung đột giữa Israël và phe Hamas dường như vẫn dậm chân tại chỗ. Vòng xoáy bạo lực và những sự kiện bi thảm lại tiếp tục tại dải Gaza, khiến Libération phải tự hỏi, phải chăng hồ sơ Cận Đông là một thất bại lớn của Tổng thống Mỹ Obama ?
  • ISRAEL - PALESTINE: Chiến sự tại Gaza bước sang tuần thứ 4 không có dấu hiệu ngừng bắn (RFI) - Cuộc tấn công của Israel vào phần đất của Palestine trên dải Gaza, một cuộc xung đột đẫm máu nhất kể từ năm 2009, hôm nay, 29/7/2014, bước vào tuần thứ 4. Bất chấp mọi nỗ lực kêu gọi ngừng bắn của cộng đồng quốc tế cũng như của các đồng minh phương tây, cuộc xung đột tại Gaza vẫn tiếp diễn khốc liệt, thiệt hại về người ngày càng lớn từ hai phía người Palestin và quân đội Israel.
  • ACHENTINA - TÀI CHÍNH: Achentina có 48 giờ để tránh phá sản (RFI) - Các nhật báo ra ngày đầu tuần tập trung phân tích tình hình chiến sự tại dải Gaza, nguyên nhân máy bay của hãng Air Algeri bị rơi và kết quả chung cuộc giải đua xe đạp Tour de France. Về lĩnh vực kinh tế, nhật báo Le Figaro chạy tựa trên trang nhất phụ trang kinh tế :« Achentina có 48 giờ để tránh phá sản». Trang bên trong có bài viết :« Nợ : Achentina, hai ngày trước nguy cơ vỡ nợ».
  • : Bạo động ở Tân Cương : Hàng chục người chết (RFI) - Theo Tân Hoa Xã, sáng ngày 28/07/2014, một cuộc« tấn công khủng bố» đã xẩy ra tại Huyện Toa Xa (Shache/Yarkand), vùng Tân Cương. Đã có hàng chục thường dân bị thiệt mạng, nhưng lực lượng an ninh cũng đã hạ sát được hàng chục kẻ khủng bố.
  • PHÂN TÍCH: Tàu cá Trung Quốc : Công cụ lấn chiếm Biển Đông (RFI) - Ngày 15/07/2014 Trung Quốc quyết định cho rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển Việt Nam. Một chi tiết đã thu hút sự chúý :« Hạm đội» tàu cá Trung Quốc - gồm cả trăm chiếc - dày đặc trong khu vực, đã đột nhiên biến mất.
    Trong hơn hai tháng trước đó, những chiếc tàu này đã là trợ thủ đắc lực cho lực lượng Hải cảnh và Hải quân Trung Quốc trong việc ngăn cản không cho lực lượng chấp pháp Việt Nam thi hành nhiệm vụ trong vùng. Tính chất công cụ lấn chiếm Biển Đông của đội tàu cá cực kỳ hùng hậu và hung hăng của Trung Quốc đã bị báo chí quốc tế vạch trần.
  • ĐỘNG THỰC VẬT: Quốc tế báo động về nguy cơ tuyệt chủng loài tê tê (RFI) - Hôm qua, 28/07/2014, tại Geneve, tổ chức Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoàng dã nguy cấp - Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora– CITES, đã ra thông cáo báo động : Tê tê– Panloglin– hoặc Manidé– động vật có vú, thân phủ lớp vẩy, sinh sống chủ yếu ở Châu Phi và Đông NamÁ, là động vật có nguy cơ tuyệt chủng, bởi vì dân ChâuÁ rất thích ăn thịt tê tê.
  • TRUNG QUỐC - ẨM THỰC: Trung Quốc lập viện bảo tàng về vịt quay (RFI) - Mỗi nước có một vài món ăn đặc sắc, được coi là biểu tượng cho văn hóa ẩm thực. Việt Nam có nem và phở. Trung Quốc có thể nhiều món hơn, nhưng lần đầu tiên, tại Bắc Kinh, có một viện bảo tàng rộng 1000 mét vuông được dành cho món vịt quay.
  • UKRAINA - CHIẾN SỰ: Quân đội giành thêm thắng lợi ở miền đông (RFI) - Quân đội Ukraina tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch giành lại các vùng nằm trong tay phe ly khai thân Nga ở miền đông và đang có chiều hướng thắng thế đặc biệt là tại vùng Donetsk. Trong những ngày qua quân chính phủ Kiev đẩy mạnh các cuộc tấn công và đã giành thêm nhiều thắng lợi trên chiến trường.
  • AN TOÀN HÀNG KHÔNG - MH17: ICAO sẽ xem xét vấn đề bay ngang vùng chiến sự (RFI) - Phải chăng mất bò mới lo làm chuồng ? Sau thảm kịch của chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines, bị bắn rơi khi bay qua miền Đông Ukraina trong cảnh chiến tranh, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế ICAO, một định chế của Liên Hiệp Quốc, đã triệu tập một cuộc họp đặc biệt vào ngày thứ Sáu 01/08/2014. Diễn ra tại thành phố Montréal– Canada– cuộc họp nhằm thảo luận về các rủi ro gắn liền với việc bay ngang không phận bên trên các vùng có chiến sự.
  • TRUNG QUỐC: Hàng không Trung Quốc bị đảo lộn vì tập trận (RFI) - Hãng hàng không lớn của Trung Quốc Eastern China hôm nay thông báo huỷ thêm nhiều chuyến bay, trong khi đó cơ quan quản lý hàng không nước này cũng cho biết các sân bay chính ở Thượng Hải có thể sẽ chỉ còn bảo đảm được 25% số lượng các chuyến bay.
  • Rút giàn khoan - TQ muốn hợp tác phát triển trong vùng đặc quyền kinh tế của VN (RFA) - Việc Trung Quốc quyết định rút giàn khoan dầu HD 981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trước thời hạn đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về động cơ đích thực của nước này sau hành động này. Bên cạnh đó là những câu hỏi là liệu phản ứng của Hoa Kỳ có thực sự tạo sức ép lớn lên hành động này của Trung Quốc.
  • Hoa Kỳ, Singapore tập trận chung (RFA) - Trước khi cuộc tập trận khởi sự, Phó Đô Đốc Robert Thomas của Đệ Thất Hạm Đội Mỹ nói rằng cuộc tập trận diễn ra phù hợp với chiến lực tái cân bằng tại Châu Á-Thái Bình Dương và để đảm bảo quyền tự do hàng hải của các vùng biển trong khu vực
  • ARF sẽ ra tuyên bố về biển Đông (RFA) - Trích dẫn tin ghi nhận được từ giới ngoại giao ASEAN, hãng thông tấn Kyodo đưa tin nói các vị ngoại trưởng tham dự Diễn Đàn An Ninh Khu Vực sẽ đưa ra bản tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh tới tầm quan trọng của đối thoại và hợp tác để giải quyết tranh chấp ở biển Đông.
  • Philippines đề nghị giải pháp cho biển Đông (RFA) - Tại Diễn Đàn An Ninh Khu Vực diễn ra đầu tháng tới ở Naypyitaw, Miến Điện, chính phủ Philippines sẽ đề nghị giải pháp 3 giai đoạn để giải quyết các căng thẳng đang xảy ra ở Biển Đông.
  • Cái sảy nảy cái ung làvậy (VOA) - Ngày 20 tháng 7 năm nay đánh dấu vừa tròn 60 năm ngày ký kết Hiệp định Genève đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia
  • Tăng cường kết nối hạ tầng, sử dụng bền vững tài nguyên (BaoMoi) - TTXVN đưa tin ngày 29-7 Hội nghị Bộ trưởng Mê Công - Hàn Quốc lần thứ 4 đã diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc. Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu. Hội nghị đã thông qua Kế hoạch hành động 2014 - 2017 và quy trình sử dụng Quỹ hợp tác Mê Công - Hàn Quốc. Các bộ trưởng cũng thảo luận một số vấn đề quốc tế và khu vực như tình hình bán đảo Triều Tiên, biển Đông, chính trị Thái Lan, an ninh lương thực, ứng phó với biến đổi khí hậu…
  • Mỹ ưu tiên đối phó Trung Quốc trên biển Đông (BaoMoi) - Hải quân Mỹ và Singapore hôm 29-7 đã bắt đầu cuộc tập trận chung mang tên “Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển” (CARAT) 2014 kéo dài 10 ngày trên biển Đông.
  • Mỹ và Singapore tập trận trên Biển Đông (BaoMoi) - Lực lượng hải quân Singapore và Mỹ sẽ cùng tập trận chung trên Biển Đông, trong khu vực vùng biển quốc tế. Hoạt động này là một phần của cuộc tập trận thường niên Hợp tác về đào tạo và tăng cường sự sẵn sàng trên biển (CARAT) do Mỹ phát động.
  • Philippines sẽ đề nghị ngừng gia tăng căng thẳng ở Biển Đông (BaoMoi) - Theo hãng Reuters, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ngày 29/7 cho biết nước này sẽ đề nghị ngừng toàn bộ những hoạt động làm gia tăng căng thẳng tại các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông như một phần trong kế hoạch gồm ba phần của ông tại một hội nghị an ninh khu vực vào tháng tới ở Myanmar.
  • Bà Tôn Nữ Thị Ninh phân tích 4 khía cạnh trong mưu đồ Trung Quốc (BaoMoi) - (ĐSPL)- "Trung Quốc đang muốn "nắn gân" các nước, nếu "đầu xuôi đuôi lọt", các nước trong khu vực sẽ phải chấp nhận "luật chơi" mới do Trung Quốc đặt ra", bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Chủ tịch ủy ban Hòa bình Việt Nam, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên minh châu âu (EU) nhận định.
  • EU kêu gọi giải quyết tranh chấp biển Đông bằng biện pháp hòa bình (BaoMoi) - ANTĐ - "EU coi trọng đảm bảo hòa bình, an ninh và tự do hàng hải ở biển Đông, kêu gọi các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, kể cả thông qua các biện pháp pháp lý". Bà Catherine Ashton, Cao ủy phụ trách đối ngoại và an ninh châu Âu cho biết.
  • Trung Quốc thúc đẩy ngư dân ra vùng tranh chấp (BaoMoi) - Trên những con tàu cá cũ kỹ của ngư dân đảo Hải Nam có một bộ thiết bị rất hiện đại dựa trên hệ thống định vị vệ tinh. Nó là một trong những phần thưởng mà chính quyền Trung Quốc cho ngư dân nếu họ tích cực ra các ngư trường tranh chấp ở Biển Đông.
  • Biển Đông: Trung Quốc ra sức chiếm lĩnh ngư trường (BaoMoi) - (TBKTSG Online) - Trong một chuyến viếng thăm đảo Hải Nam mới đây, phóng viên John Ruwitch của hãng tin Reuters đã ghi nhận được những động thái cho thấy chính quyền Trung Quốc đang đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ ngư dân nước này “xông ra” chiếm lĩnh ngư trường biển Đông, vừa để khai thác hải sản vừa củng cố đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ và chèn ép ngư dân các nước khác.
  • Trung Quốc dùng kế làm các nước Nam Á lục đục (BaoMoi) - Không chỉ tạo sóng tại biển Đông và Hoa Đông, Trung Quốc còn tạo sóng ở khu vực vịnh Bengal và Ấn Độ Dương vốn cách rất xa Trung Quốc. Mục đích không gì khác là nhằm gây ảnh hưởng ở khu vực này để khống chế Ấn Độ và các nước phía tây khu vực ASEAN.
  • Vietnam Airlines báo lãi 82,3 tỷ đồng (BaoMoi) - Căng thẳng Biển Đông khiến khách Trung Quốc sụt giảm đã gây thiệt hại nặng cho Vietnam Airlines. Tuy nhiên, hãng này vẫn báo lãi trước thuế hơn 82 tỷ đồng, trái ngược với với con số lỗ 160 tỷ dự kiến trước đó.
  • Trung Quốc cùng lúc tiến hành 3 cuộc tập trận (BaoMoi) - Trung Quốc tuyên bố sẽ tập trận trên biển Hoa Đông từ ngày 29.7, song song với các cuộc tập trận bắn đạn thật đang diễn ra trên vịnh Bắc Bộ gần Việt Nam và diễn tập ở eo biển Bột Hải thông ra Hoàng Hải.
  • Quy hoạch vùng Tây Nguyên: Tập trung phát triển công nghiệp thủy điện, chế biến nông lâm sản, xuất khẩu cà-phê (BaoMoi) - Theo Quy hoạch Xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030, Tây Nguyên sẽ là đầu mối giao thương của các nước tiểu vùng sông Mê Kông và vùng Biển Đông; vùng trọng điểm phát triển cây công nghiệp và là vùng bảo tồn bản sắc văn hóa… Phạm vi nghiên cứu quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) với tổng diện tích là 54.641,069km2. Năm 2030, dự báo quy mô dân số toàn vùng khoảng 7.390.600 người, dân số đô thị khoảng 3.095.600 người, tỉ lệ đô thị hóa khoảng 40,7%.
  • Trung Quốc "bật đèn xanh" cho ngư dân chiếm ngư trường biển Đông (BaoMoi) - Phóng viên John Ruwich (Hãng thông tấn Anh Reuters) đã đến đảo Hải Nam tìm hiểu chính sách của Chính phủ Trung Quốc (TQ) khuyến khích ngư dân của họ đi đánh cá xa bờ ở các vùng biển của Việt Nam và các nước khác trong khu vực. Phóng viên Reuters cũng đã nhìn thấy những chiếc tàu cá của TQ mà ông cho là giống với các tàu xuất hiện trong băng hình đâm chìm tàu cá Việt Nam. Dưới đây là lược dịch bài viết.
  • Giàn khoan Trung Quốc gây tiền lệ nguy hiểm ở biển Đông (BaoMoi) - Chưa đầy 2 tháng sau khi ngang ngược kéo giàn khoan Hải Dương - 981 trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục đưa thêm 4 giàn khoan nữa vào Biển Đông nhằm thỏa mãn sự tham lam nguồn dầu mỏ và khí đốt tại vùng biển này.
  • Thiện chí hòa bình (BaoMoi) - Cuối tuần qua, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh - một trung tâm nghiên cứu, đào tạo về ngành luật lớn của Việt Nam, đã phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế "Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 trong vùng biển Việt Nam”. Đây được xem như một diễn đàn khoa học dành cho các chuyên gia, học giả phân tích, đánh giá một cách khách quan, nghiên cứu thấu đáo các khía cạnh pháp lý của một sự kiện dù đã đi qua; nhưng rõ ràng tính thời sự của sự kiện này vẫn còn ở lại với khu vực Đông Nam Á nói riêng và chí ít là khu vực châu Á- Thái Bình Dương nói chung.
  • Đừng để ngư dân mòn mỏi ngóng chờ (BaoMoi) - Những diễn biến phức tạp vừa qua ở Biển Đông cho thấy cần thực hiện các biện pháp đồng bộ nhằm khẳng định và bảo vệ chủ quyền đất nước, trong đó có việc hỗ trợ đóng mới tàu đánh bắt cá xa bờ cho hàng chục vạn ngư dân. Còn nhớ, cách đây 17 năm, Chương trình hỗ trợ ngư dân tại 29 tỉnh, thành phố ven biển cũng đã triển khai nhưng do thiếu đồng bộ và gặp không ít vướng mắc nên hơn một nửa số tàu được cải tiến hoặc đóng mới hoạt động không có hiệu quả, 1/4 số tàu không thể vươn khơi, Chương trình trên phải kết thúc sau 9 năm thực hiện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét