Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Dân Chủ không thể xin, cho

Giáo dục phương Tây có phải lựa chọn hoàn hảo?

Tôi không nghĩ rằng: hệ thống giáo dục của phương Tây là hoàn hảo, và hệ thống giáo dục của VN cần phải áp dụng hệ thống giáo dục của phương Tây mới có thể đóng góp cho quá trình phát triển của đất nước.

Bài 3: Giáo dục phương Tây có phải lựa chọn hoàn hảo?

Sau khi về nước, chị làm Trưởng đại diện của Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam. Năm 2011, Thảo là người Việt đầu tiên tham gia chương trinh đào tạo toàn cầu của Tổ chức Rotary về Hòa giải và Gìn giữ Hòa bình, tại Đại học Chulalongkorn, Thái Lan, kéo dài bốn tháng.

Năm 2013, Thảo là người Việt trẻ nhất trong số năm người Việt đầu tiên được mời tham gia Chương trình Lãnh đạo mang tên Tổng thống Eisenhower, kéo dài bảy tuần tại Hoa Kỳ.

Thảo hiện sinh sống tại Úc cùng chồng Tiến sỹ Patrick Griffiths và hai con. Ngoài nghiên cứu chuyên môn  về tác động của bom mìn vật nổ về đói nghèo ở Việt Nam, Thảo tiếp tục làm cố vấn cho Quỹ Cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam, tích cực đóng góp vào chương trình Fulbright và chương trình Lãnh đạo Eisenhower tại Việt Nam.


Thảo chia sẻ những trải nghiệm và quan điểm về phát triển giáo dục tại Việt Nam.

Không thay đổi, VN sẽ tiếp tục 'tị nạn giáo dục'
du học, học bổng, nghiên cứu, chính sách, đóng góp, đất nước
Nguyễn Thu Thảo (giữa) và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ông David Shear (phải) trong lễ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Ảnh nhân vật cung cấp
Cụm từ "tị nạn giáo dục"  đã được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây, cùng với làn sóng du học ở các nước tiên tiến.  Là người may mắn được trải nghiệm học và làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, chị  nhìn nhận thế nào về xu hướng này?

Tôi không phải là nhà giáo dục, nên sự chia sẻ quan điểm chỉ dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Trong 15 năm làm việc cho các tổ chức của Hoa Kỳ, tôi cũng có dịp tham gia vào quá trình phỏng vấn chọn sinh viên đầu vào của một trong những trường tư thục cấp III nội trú hàng đầu của Hoa Kỳ và là thành viên của Hội đồng tuyển sinh cho học bổng thạc sỹ của Chương trình Fulbright năm 2013 và Hội đồng tuyển sinh của Chương trình Lãnh đạo Eisenhower năm 2014.

Tôi có hai con nhỏ hiện đang học cấp I và cấp II, đã từng học ở trường công Việt Nam và trường tư Singapore, và hai năm nay chuyển sang học ở trường công ở Úc.

Nhờ đó, tôi có cơ hội quan sát các hệ thống giáo dục khác nhau.

Hệ thống giáo dục phương Tây phát triển trên cơ sở gọi là "Đối thoại So-crat" bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại, cách đây hơn 2000 năm, bởi nhà triết học So-crat. Vào năm 399 trước công nguyên (cách đây 2,515 năm), sau khi bị phán xử bởi hội đồng thẩm phán gồm 500 người, So-crat bị nhận án tử hình bởi 280 phiếu ủng hộ và 220 phiếu chống, vì tội tổ chức dạy học cho người dân rằng hãy tin vào lý trí của mỗi cá nhân, thay vì tin vào chính quyền hay những lời Chúa dạy. So-crat bị hành xử bằng cách uống một ly nước độc trước mặt những học sinh và bạn bè của mình.

Nhưng những gì So-crat đạt được là khởi đầu phương pháp dạy học mà tất cả các trường đại học tốt nhất trên thế giới đều áp dụng từ đó đến nay. Đó là dạy học sinh, sinh viên cách suy nghĩ độc lập, lập luận logic, trao đổi cởi mở, và tự tin với những nhận định của cá nhân trong quá trình suy nghĩ, lập luận để bảo vệ ý kiến cá nhân của mình. Các phương pháp luận khoa học phát triển ở thế kỷ 16, 17 cũng bắt nguồn từ truyền thống giàu tính lịch sử này, tập trung vào quá trình lập luận, trao đổi cởi mở để tìm ra câu trả lời.

Hệ thống giáo dục của VN cần phát triển cùng xu hướng của thời đại, của thế giới, nếu chúng ta muốn cạnh tranh với những nền giáo dục tinh túy nhất.

Quá trình học và dạy học tốt không nên đánh giá bằng khả năng nhắc lại những gì thầy cô giảng tại lớp. Thay vào đó, điều cốt lõi là học sinh, SV cần phải phát triển khả năng đặt câu hỏi với giảng viên.

Việc đi học của trẻ, và sau này là của SV,  là một cả quá trình phát triển trí tuệ và trưởng thành kéo dài. Nếu hệ thống giáo dục trong nước không đáp ứng nhu cầu này của các bậc phụ huynh, thì tình trạng 'tị nạn giáo dục' sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới.
du học, học bổng, nghiên cứu, chính sách, đóng góp, đất nước
Nguyễn Thu Thảo tham gia Hội đồng Phỏng vấn của Việt Nam cho Chương trinh Lãnh đạo Eisenhower, tháng 6 năm 2014. Ảnh nhân vật cung cấp
Phương Tây có hoàn hảo?

Từng được học cả ở Úc, Mỹ, Thái Lan và Việt Nam, chị có thể đưa ra vài so sánh về những hệ thống giáo dục này: quan điểm, phương pháp, cách tiếp cận và mục tiêu giáo dục? Có những vấn đề nào khiến chị chú ý, và những thay đổi nào, hoặc lối mòn nào tồn tại trong suốt mấy chục năm qua?

Chúng ta có thể đơn giản hóa vấn đề phức tạp này thành hay hệ thống giáo dục: Việt Nam >< phương Tây. Thời gian học một kỳ ở Thái Lan cho thấy, hệ thống giáo dục của Thái Lan đã học hỏi rất nhiều điều tốt đẹp của hệ thống giáo dục phương Tây để nâng cao chất lượng giáo dục của Thái Lan.

Sự khác nhau giữa hệ thống giáo dục của Úc (thuộc khối Thịnh vượng chung) và hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ không đáng kể so với sự khác nhau rất lớn giữa giáo dục phương Tây (gồm cả Úc và Mỹ, cùng bị ảnh hưởng nhiều từ hệ thống giáo dục của Anh vì lý do lịch sử và văn hóa) và giáo dục của Việt Nam.

Tôi không nghĩ rằng: hệ thống giáo dục của phương Tây là hoàn hảo, và hệ thống giáo dục của VN cần phải áp dụng hệ thống giáo dục của phương Tây thì mới có thể giảm thiểu nạn 'tị nạn giáo dục' và đóng góp cho quá trình phát triển của đất nước, cho theo kịp các nước phương Tây.

Cả hai hệ thống đều có những điểm mạnh và điểm yếu. VD: hệ thống giáo dục ở những trường hàng đầu của Mỹ càng làm cho tình trạng phân hóa giàu nghèo nghiêm trọng hơn. Chỉ có 15% sinh viên của những trường hàng đầu của Mỹ là xuất thân từ các gia đình thuộc nửa thu nhập thấp... Còn ở Việt Nam, tính độc lập nghiên cứu khoa học của sinh viên vô cùng yếu.

Nếu học hỏi nhau thì cả hai hệ thống giáo dục đều trở nên tốt hơn hiện tại.

Những điểm chính cần điều chỉnh

Những người làm giáo dục Việt Nam có thể học hỏi được gì từ các nền giáo dục tiên tiến?

Trong khuôn khổ bài phỏng vấn này, tôi xin tập trung vào việc làm thế nào để giáo dục của VN được tốt hơn bằng cách tiếp thu kinh nghiệm giáo dục của phương Tây.

Thứ nhất, Giáo dục của phương Tây lấy học sinh làm trọng tâm. Giáo dục của Việt Nam lấy giáo viên làm trọng tâm. Điểm này, Việt Nam cần thay đổi và không nên đi ngược lại với xu thế của thế giới.

Vì lấy giáo viên làm trọng tâm, học sinh/sinh viên tiếp thu kiến thức chủ yếu từ giáo viên, và tập trung vào việc học vẹt, hoặc nhắc lại những gì thầy cô dạy trong bài kiểm tra giữa/cuối kỳ. Đáng ra, học sinh cần phải học kỹ năng suy nghĩ phê phán (critical thinking), đọc sách, tham khảo các bài báo khoa học mới xuất bản, và kỹ năng tổng hợp thông tin để giải quyết vấn đề.

Khi học ở Úc hay ở Mỹ, thời gian học trên lớp giữa thầy và trò chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với thời gian học tổng thể của học sinh. VD: một môn học có ba tiếng/một tuần học trên lớp với thầy thì sinh viên phải đọc khoảng 200 trang tài liệu ở thư viện hoặc ở nhà để chuẩn bị cho ba tiếng đó trên lớp với thầy, và tham gia tranh luận với các bạn cùng lớp.

Vì giáo viên là nguồn cung cấp thông tin chính cho học sinh/sinh viên, thay vì tập trung vào phương pháp luận, câu trả lời cho một vấn đề đưa ra được phân định rạch ròi: đúng  và sai, và sinh viên được khuyến khích học thuộc lòng câu trả lời đúng.

Khi lấy học sinh, sinh viên làm trọng tâm trong giảng dạy thì điểm của sinh viên được đánh giá theo khả năng lập luận và giải quyết vấn đề, chứ không theo khả năng nhắc lại câu trả lời đúng mà giáo viên đã dạy. Còn nhớ, khi tôi học phổ thông, một lần tôi làm toán đúng, cô giáo làm sai, nhưng tôi bị điểm kém vì đáp án của tôi khác với đáp án của cô giáo. Bố tôi là giáo viên toán dạy giỏi, nên bố tôi biết và khẳng định là tôi làm đúng. Nhưng vì cô giáo là bạn bố, nên bố không muốn tôi thắc mắc về việc này, và chấp nhận bị điểm kém cho lần đó.

Điều này cần thay đổi trước tiên.

Thứ hai ,khuyến khích sự độc lập và chịu trách nhiệm của trẻ. Nền giáo dục của VN chịu ảnh hưởng nhiều của Đạo Khổng, đem lại cho các thế hệ trẻ của chúng ta nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp, như: kính trên nhường dưới, tôn trọng thầy cô giáo, tinh thần ham học cao ngay cả khi điều kiện trường lớp còn rất hạn chế như ở các tỉnh miền núi Hà Giang, và vùng Tây Nguyên. Các bạn trẻ được bố mẹ dành cho những điều kiện học hành tốt nhất có thể, ngay cả khi gia đình còn nhiều ưu tiên khác.

VD: Khi con tôi học ở VN, năm năm liền (2007-2012), tôi đã bỏ ½ thu nhập hàng tháng của mình chỉ để lo các chi phí về học hành cho hai con.

Ưu tiên về việc học của hai con được đặt cao hơn những ưu tiên khác của gia đình, như làm nhà, hay tích lũy lâu dài. Và đó không phải là một ngoại lệ đối với nhiều gia đình Việt Nam.

Ở Úc, giống nhiều gia đình người Úc khác, chồng tôi xác định khi hai con vào đại học thì các cháu sẽ phải tự vay tiền của nhà nước để đi học, chứ bố mẹ không còn sẵn sàng bỏ ra ½ thu nhập hàng tháng để chi trả việc học cho các con.

Thứ ba, tôn trọng tính chất cá nhân của học sinh. Cho dù có những phẩm chất như nói trên, nhưng một số quy tắc, thói quen bắt nguồn từ Đạo Khổng lại là cản trở lớn cho nền giáo dục hiện đại của Việt Nam. Học sinh, sinh viên không được dạy và khuyến khích tranh luận với thầy cô giáo, không được dạy cách suy nghĩ lập luận độc lập, ít tính đến các khả năng khác, ít đưa ra cách giải quyết vấn đề khác.

Nói một cách hình ảnh là học sinh được dạy rằng: chỉ có một con đường để đi từ A đến B và đó chính là đường thẳng. Học sinh ít được khuyến khích tìm hiểu liệu còn có cách nào khác để đi từ A đến B.

VD: con trai tôi là người thuận tay trái. Tại sao ở Việt Nam, cháu bị ép viết tay phải, với lý do rằng viết tay trái chữ xấu? Nếu điều quan trọng là cháu viết gì, và chữ cháu có đọc được hay không, thì việc cháu viết bằng tay phải hay tay trái có quan trọng gì? Chỉ vì chữ đẹp hay xấu, hệ thống giáo dục Việt Nam sẵn sàng ép những trẻ thuận tay trái chuyển sang viết tay phải, mà không quan tâm đến việc tay phải - tay trái có liên quan trực tiếp đến bán cầu não phải - trái của trẻ.

Do phát triển tính cá nhân của học sinh, sinh viên không phải là một ưu tiên, học sinh được dạy tuân theo khuôn mẫu của xã hội, của lề thói đã có từ nhiều đời nay, dù có những điểm không còn phù hợp với xã hội mới.

Khi trách nhiệm cá nhân không có điều kiện phát triển, vì tính cá nhân bị coi là ích kỷ, thì làm sao chúng ta có thể có được một xã hội vận hành hiệu quả nhất có thể trong điều kiện hạn chế hiện có?

(Còn nữa)
Hoàng Hường
(Tuần Việt Nam)

Dấu hiệu về cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Việt Nam?

Phạm chí Dũng -Nguoiviet
Ngay sau khi nửa đầu năm 2014 vừa trôi qua, thị trường tín dụng Việt Nam đã lộ diện một ứng cử viên rất dồi dào cho triển vọng phá sản: Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn (Agribank).
Tất cả đều “quán quân”
Tỷ lệ nợ xấu “siêu khủng” vượt cả vốn điều lệ, nợ xấu có khả năng mất vốn chiếm đến 89% vốn điều lệ, quá nhiều lỗ hổng trong quản trị ngân hàng mà đã dẫn đến hàng loạt sai phạm lớn tại một số chi nhánh,… là những huyệt đạo ung thư còn trên cả ác tính ở Agribank.
Nhưng phải mất đến 7 tháng tính từ cuối kỳ năm 2013, những số liệu về bản chất của Agrinbank mới được cơ quan kiểm toán nhà nước công bố.



Khách hàng nhận tiền từ một ngân hàng ở Việt Nam. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tại Việt Nam đang ở mức 13%. (Hình: Getty Images)

Chỉ tính đến thời điểm cuối năm 2013, nợ có khả năng mất vốn tại Agribank lên tới 23,652 tỷ đồng, chiếm đến 59.23% tổng dư nợ xấu và bằng đến 89% vốn điều lệ. So với vốn điều lệ là 29,605 tỷ đồng, tổng nợ xấu của Agribank lên tới xấp xỉ 40,000 tỷ đồng, tức cao hơn vốn điều lệ của ngân hàng này đến hơn 10,000 tỷ đồng.
Kết quả của cơ quan kiểm toán nhà nước cũng lần đầu tiên “tiết lộ” tỷ lệ nợ xấu của Agribank vào cuối năm 2013 là 8.16%, tăng đến 34.43% so với cùng kỳ năm 2011. Có thể xem đây là tỷ lệ quán quân nếu so với tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng là 7.8%.
Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng được cơ quan kiểm toán công bố mới chỉ dựa chủ yếu vào số liệu báo cáo của các ngân hàng thương mại cổ phần. Trong khi đó và với tất cả những gì mà giới ngân hàng đã mặc nhiên thao túng dữ dội từ nhiều năm qua, ngay cả một số chuyên gia nhà nước cũng phải thốt lên “Không thể tin được!” khi chứng kiến số liệu báo cáo của các ngân hàng thương mại.
Không thể tin được!

Khác biệt rất nhiều báo cáo của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, một con số của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s vào tháng 2, 2014 đã cho biết tỷ lệ nợ xấu trong các ngân hàng Việt Nam lên tới 13%.

Ngay từ giữa năm 2001, một tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín khác trên thế giới là Fitch Ratings cũng đã công bố tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Việt Nam là 13%.

Trong khi đó, số liệu công bố về tỷ lệ nợ xấu của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam luôn thấp hơn rất nhiều – dao động trung bình chỉ khoảng 5-6%. Cũng từ năm 2011 đến nay, Ngân Hàng Nhà Nước đã ít nhất 8 lần thông tin về tỷ lệ nợ xấu với vũ điệu nhảy múa của các số liệu là hết sức bất nhất, hoàn toàn thiếu căn cứ thuyết minh và quá kém độ tin cậy.

Gần đây nhất, Thống Ðốc Nguyễn Văn Bình – người mà vào năm 2011 bị Global Finance, một tạp chí tài chính quốc tế có uy tín, xếp hạng là một trong 20 thống đốc có thành tích điều hành kém nhất thế giới – vừa công bố tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Việt Nam “đã bất ngờ vượt hơn 4%.”

Nhưng với rất nhiều chuyên gia tài chính, hiện tượng tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến lại hầu như không bất ngờ. Thực trạng không thể phủ nhận là cho đến nay, đã gần như chưa có bất kỳ khoản nợ xấu nào được xử lý trọn vẹn. Trong khi công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) chỉ mới mua được khoảng 10% số nợ xấu của cá ngân hàng thương mại nhưng lại chưa biết bán lại cho ai, nợ xấu cộng lãi vẫn đều đặn tăng tiến.

Hơn 70% nợ xấu thuộc về thị trường bất động sản. Thị trường này lại không chỉ thuộc về con nợ doanh nghiệp nhà đất mà còn đang ngày đêm siết bóp buồng tim các ngân hàng ôm nợ. Hàng trăm ngàn căn hộ cao cấp và một tỷ lệ lớn phân khúc căn hộ trung cấp đang tồn đọng chưa có lối thoát ở Hà Nội, Sài Gòn và Ðà Nẵng vẫn là cơn ác mộng “một buổi sáng thức giấc không nợ nần” của nhiều đại gia.

Mới đây, một đại gia bất động sản có tiếng ở Ðà Nẵng đã phải tự bắn vào đầu mình để chấm dứt kiếp nạn nợ nần và phá sản.
“Rất rủi ro”

Agribank lại là cái tên không thể thiếu trong danh sách những ngân hàng ôm nợ xấu bất động sản. Từ giữa năm 2011, ngân hàng này đã lộ dần dấu hiệu nợ xấu bất động sản dâng cao vời vợi. Cũng từ đó và khó có thể xem là mối trùng hợp ngẫu nhiên, hàng loạt vụ bê bối tài chính đã xảy ra ở Agribank. Cho đến nay, ngân hàng này đã đương nhiên chiếm giải quán quân trong hệ thống ngân hàng về số quan chức bị bắt và bị truy tố.

Vào tháng 1 năm 2013, ông Phạm Thanh Tân, nguyên tổng giám đốc Agribank, đã bị bắt với tội danh thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và thiệt hại 3,900 tỷ đồng tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội. Ðúng một năm sau, cơ quan công an lại bắt giam Kiều Trọng Tuyến, nguyên phó tổng giám đốc Agribank, với tội danh thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với số tiền lên tới 3,900 tỷ đồng.

Cũng còn những vụ đại án liên quan đến Agribank đưa ra xét xử là sai phạm tại công ty cho thuê tài chính II, khi có đến 11 bị cáo trong vụ án này bị truy tố. Hoặc vụ án với 11 bị can bị đề nghị truy tố liên quan đến vụ thất thoát hơn 1,000 tỷ đồng tại Agribank chi nhánh 6 TP. HCM…

Với mọi “giải quán quân” mà Agribank cầm chắc trong tay, bài toán tài chính quốc gia đang lộ diện: vấn đề và hậu quả của Agribank sẽ ra sao, ứng với quy mô tài sản trên 600,000 tỷ đồng và quy mô tín dụng trên 500,000 tỷ đồng – đứng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam?

Cho đến lúc này, giới chuyên gia ngân hàng đã hầu như đoan chắc: nếu Agribank có “mệnh hệ” gì, số phận của nó sẽ tác động lớn, thậm chí là ghê gớm đến thị trường tín dụng.

“Riêng Agribank nếu không rốt ráo cơ cấu lại thì rất rủi ro” – Kiểm toán trưởng của cơ quan kiểm toán nhà nước Phạm Thanh Sơn thừa nhận.

Ðã đến lúc giới điều hành tín dụng của chính phủ không thể ém nhẹm được vụ việc và có thể sẽ là “vụ án” Agribank. Vượt hơn nhiều so với nhiều ngân hàng “bạn,” ngân hàng này sở hữu mối quan hệ sở hữu chéo được coi là chồng lấn và khủng khiếp. Sẽ không ngạc nhiên nếu Agribank sụp đổ, hiệu ứng domino của nó sẽ lan rộng ra rất nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Ai sẽ mất ngủ?

Còn điều được coi là “trách nhiệm điều hành tín dụng” của Ngân Hàng Nhà Nước và cá nhân Thống Ðốc Nguyễn Văn Bình?

Nếu vào năm 2012 ông Bình rất tự tin “sẽ không để ngân hàng nào đổ vỡ”, còn báo chí gần như bị cấm không được đề cập đến những dấu hiệu đổ vỡ của ngân hàng, thì từ đầu năm 2014, hiện tượng có vẻ khá lạ lùng là từ “đổ vỡ” còn được chính Ngân Hàng Nhà Nước nhắc đến. Và cũng không phải vô cớ mà Quốc Hội Việt Nam đã mau chóng thông qua Luật Phá Sản sửa đổi, trong đó dành hẳn một chương cho việc tiễn biệt các tổ chức tín dụng ngắc ngoải.

Nếu vào năm 2012, tất cả những gì mà Ngân Hàng Nhà Nước muốn làm chỉ là “tái cấu trúc hệ thống ngân hàng,” thì dường như cơ quan này đã “buông” vào năm 2014 với “quyết tâm”: chỉ cần duy trì 15-17 ngân hàng trong tổng số hơn 30 ngân hàng hoạt động hiện thời.

Thế nhưng, vẫn chưa có bất kỳ đường hướng hay kể cả chiến thuật xử lý nào cho cơn băng hoại đang lan ra với gia tốc ngày càng mạnh mẽ. Không một ngân hàng lớn nào muốn “ôm” nợ xấu của các ngân hàng nhỏ, trong khi nếu không ghép được ngân hàng “yếu kém” vào ngân hàng “lành mạnh” thì sẽ chẳng còn gì là biện pháp hữu hiệu nữa.

Tình hình sẽ còn tồi tệ hơn nhiều nếu chính Agribank – nằm trong nhóm ngân hàng lớn nhất và được coi là nhóm lợi ích có mối liên can sâu đậm nhất với một số chính khách nào đó – trở nên vô phương cứu chữa. Khi đó, không chỉ các ngân hàng lớn buộc phải “cứu” Agribank, mà chắc chắn Ngân Hàng Nhà Nước và có thể cả Bộ Chính Trị sẽ phải mất ngủ với ca bệnh quá nan giải này. Không phải ngẫu nhiên mà vào tháng 6, 2014, Ngân Hàng Nhà Nước đã có một cuộc “thay máu” gần như toàn diện dàn lãnh đạo cấp cao của Agribank.
Cuối năm khủng hoảng ngân hàng?

Vào nửa đầu năm 2007, Nouriel Roubini – người được biệt danh là “tiến sĩ tận thế” – bắt đầu nói thẳng thừng về mối nguy lớn đối với ngân hàng khổng lồ Lehman Brothers của nước Mỹ. Tuy nhiên chẳng mấy người tin vào dự báo của ông. Nhưng đến tháng 10, 2007, Lehman Brothes bất chợt sụp đổ ngay trước mũi chính phủ Hoa Kỳ. Cuộc khủng hoảng tài chính nước Mỹ lập tức khởi sự và lan ra một phần lớn các quốc gia phát triển.

Không thể coi Việt Nam là trường hợp ngoại lệ, đặc biệt vào thời gian này và trong bối cảnh được xem là hết sức “nhạy cảm” hiện nay. Người ta đang chờ đợi những dấu hiệu tan vỡ đầu tiên của một ngân hàng đầu tiên, để từ đó dự đoán hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ phải đối mặt với kịch bản khủng hoảng như thế nào, có thể xảy ra vào ngay cuối năm nay và cho cả những năm tới.

Agribank là cái tên ưu tiên hàng đầu cho những dấu hiệu đầu tiên đó. Nhưng có vẻ không chỉ là dấu hiệu, mọi sự đã trở nên nguy hiểm và cấp tính. Kịch bản cần nêu ra lúc này là nếu không chỉ Agribank mà còn vài ba cái tên khác bị trôi vào danh sách “tử thần,” ngay cả Ngân Hàng Nhà Nước cũng phải bó tay, còn nền kinh tế Việt Nam, vốn đã tuột chân xuống hố suy thoái, sẽ điêu đứng đến mức nào.

Một lí giải trần trụi và cay đắng về chuyến đi Mỹ của ông Phạm Quang Nghị

 Boxitvn

Phạm Đình Trọng
Đọc những điều lí giải khá rộng dài cao xa việc ông Phạm Quang Nghị, một trong mười sáu ông Vua tập thể đương trên ngai vàng trong triều đình cộng sản Việt Nam, đi Mỹ thay ông Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, tôi thấy những lí giải đó đều chưa thỏa đáng, chưa tới. Theo tôi, sự việc đơn giản, trần trụi và cay đắng hơn rất nhiều những lời lí giải trời biển.
China ngạo ngược đưa núi sắt thép nghễu nghện được gọi là giàn khoan cùng cả một thê đội đông đúc tàu quân sự và tàu dân sự vào vùng biển Việt Nam không phải chỉ thách thức Việt Nam mà thách thức luật pháp, thách thức công lí cả thế giới, thách thức lương tri cả loài người. Trước hành xử lục lâm thảo khấu giữa trời xanh biển rộng đó, những nước có trách nhiệm với trật tự an ninh thế giới không thể làm ngơ. Nước Mỹ liền cho Ngoại trưởng John Kerry đánh tiếng mời người đồng cấp Việt Nam sang Mỹ. Lời mời của Ngoại trưởng Mỹ đối với Ngoại trưởng Việt Nam là chiếc phao cứu sinh nước Mỹ ném ra cho lãnh đạo nhà nước Việt Nam khi lãnh đạo nhà nước Việt Nam đang sặc sụa, chới với trước những con sóng vùi dập do cái giàn khoan và đoàn tàu cướp biển tạo ra.

Nhà chức trách Việt Nam sang Mỹ để cùng nhà chức trách Mỹ nhìn nhận hành vi cướp biển của China là điều China tối kị, sợ như đỉa sợ vôi. Đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam – China được thiết lập từ thời ông thợ rừng họ Nông ở Na Rì, Bắc Cạn làm thủ lĩnh Đảng Cộng sản Việt Nam liền được sử dụng để chặn đứng chuyến đi Mỹ của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, chặn đứng cuộc gặp John Kerry – Phạm Bình Minh rất nguy hại cho China.
Chỉ là hãng thông tấn của nhà nước China còn dám hỗn xược lên giọng bề trên đe nẹt lãnh đạo nhà nước cộng sản Việt Nam: Không được đánh giá thấp sự liều lĩnh của China trong việc quyết giữ bằng được hai quần đảo ăn cướp Hoàng Sa và Trường Sa. Không được mang chứng cứ lịch sử về chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ra tố cáo sự ăn cướp của China, tức là không được kiện sự ăn cướp của China ra tòa án quốc tế. Không được liên minh với các nước chống lại sự ăn cướp của China. Không được đánh tháo khỏi sự ràng buộc của China từ khi được China cho bình thường hóa quan hệ hai nước. Một hãng thông tấn China còn lên giọng cha chú với lãnh đạo nhà nước Việt Nam được thì kẻ đầy quyền uy như Tổng Bí thư Tập Cận Bình khinh khỉnh chỉ thị cho Bí thư đảng bộ An Nam Nguyễn Phú Trọng không được để Phạm Bình Minh đi Mỹ cũng là điều quá bình thường và đương nhiên.
Những cam kết của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh kí với Đảng Cộng sản China ở Thành Đô và những cam kết của những đầu đảng kế tiếp đã kí với China là những bản hợp đồng bán Độc lập của đất nước Việt Nam, bán Tự do của nhân dân Việt Nam, bán xương máu cha ông, xương máu anh hùng liệt sĩ của lịch sử Việt Nam cho China. Từ đó đất nước Việt Nam đã thành thuộc địa của China, nhà nước Việt Nam đã thành chư hầu của China thì China bảo gì cũng phải nghe. Thực tế cay đắng diễn ra hàng ngày trên đất nước Việt Nam từ khi có cái hội nghị dấm dúi, nhục nhã ở Thành Đô đã xác minh điều đó, khỏi nhắc lại ở đây.
Lệnh cho công an, tòa án Việt Nam bắt bớ, đánh đập, tù đày người dân Việt Nam khi người dân biểu tình chống China xâm lược biển đảo Việt Nam, bắn giết dân chài Việt Nam. Lệnh đó từ đâu ra nếu không phải từ đường dây nóng Bắc Kinh – Hà Nội do ông đầu đảng cộng sản Việt Nam họ Nông miệt Na Rì, Bắc Cạn thiết lập. Lệnh đó từ đâu ra nếu không phải từ những bản cam kết của những người đầu đảng cộng sản Việt Nam kí với China. Lệnh không cho Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đi Mỹ tháng năm, 2014 cũng từ đó mà ra.
Chiếc phao cứu sinh đã nắm trong tay đành phải buông ra mặc cho những con sóng dữ từ giàn khoan ăn cướp xô đến vùi dập, xô đẩy. Nhưng Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã rục rịch chuẩn bị đi Mỹ, bàn dân thiên hạ đang lao xao bình luận, đang âm thầm ngóng trông, hi vọng chuyến đi vô cùng quan trọng, cần thiết cho Việt Nam thì chuyến đi mới bị stop lại. Chuyến đi đã có trong chương trình hoạt động đối ngoại của nhà nước Việt Nam tức là chính quyền Việt Nam đã chính thức nhận lời mời của chính quyền Mỹ, nay bỏ ngang xương, đâu có đưọc. Quan hệ với một nước lớn như Mỹ không thể luộm thuộm, tùy tiện được. Ông Ngoại trưởng Phạm Bình Minh không thể đi thì phải có người khác đi, sang gặp trực tiếp, có lời nói lại với người ta chứ. Ông quan chức chay của Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Quang Nghị đi Mỹ trong tình huống đó. Và cũng chỉ trong tình huống trớ trêu đó Bộ Ngoại giao Mỹ mới chịu mời ông quan chức chay cộng sản Việt Nam.
Tại sao lại là ông quan chức cộng sản chay Phạm Quang Nghị mà không phải người khác? Sang Mỹ để cáo lỗi vì sự lỗi hẹn của ông Ngoại trưởng thì phải là người có vị trí cao hơn ông Ngoại trưởng. Vị trí cao hơn đó là thành viên Vua tập thể. Nếu có ẩn ý gì thêm trong chuyến đi Tây của ông thành viên Vua tập thể thì lúc này mới đặt ra. Chuyến đi cũng là dịp PR hình ảnh, PR tên tuổi cho một quan chức cộng sản chay có tiềm năng, một ngôi sao sắp tới của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đi sứ với danh nghĩa quốc gia thì chức Bí thư thành ủy Hà Nội, trưởng đoàn Quốc hội Hà Nội không còn giá trị nữa, không thể xài đến. Vì thế những điều ông Nghị nói ở Mỹ với những người đối thoại đều phải với tư cách quốc gia: Quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan đảng của hai nước. Mở rộng thị trường cho hàng hóa do Việt Nam sản xuất. Hạ rào cản thương mại. Khuyến khích đầu tư vào Việt Nam. Đề nghị Mỹ công nhận kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường… Nhưng nói chỉ để có chuyện mà nói thôi.
Chỉ có một chuyện mới: Khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan đảng hai nước. Mới nhưng chỉ nói thoáng qua, nói cho có chuyện, không phải là mục đích của chuyến đi. Còn các chuyện khác đều là chuyện cũ, quá cũ, nhiều người đã nói mãi rồi. Không thể vì những chuyện thường ngày quá cũ đó mà ông thành viên Vua tập thể Phạm Quang Nghị phải có chuyến đi sứ sang Mỹ bất thường, đột ngột, khá âm thầm vì thiếu chính danh. Tóm lại, thành viên Vua tập thể Phạm Quang Nghị đi Mỹ chỉ để nói Mỹ cảm phiền cho Ngoại trưởng Phạm Bình Minh không thể đến Mỹ được theo lời mời của Mỹ mà thôi.
P. Đ. T.
Tác giả gửi BVN.

Dân Chủ không thể xin, cho

Ngô nhân Dụng -Nguoiviet

Một bức thư ngỏ mới công bố của 61 đảng viên Cộng Sản Việt Nam kêu gọi đảng thay đổi, phải “đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ;” và phải tách khỏi đường lối lệ thuộc Trung Cộng. Lá thư này rất đáng hoan nghênh, mặc dù rất nhiều đảng viên cộng sản cất lên lời kêu gọi như vậy từ mấy năm nay rồi; nhiều người còn công khai tuyên bố từ bỏ đảng Cộng Sản.
Lá thư ngỏ này đáng chú ý vì trong 61 người ký tên có nhiều vị lần đầu bày tỏ ý kiến về hai vấn đề chính trị quan trọng nhất: nội trị và ngoại giao. Ðối với thể chế chính trị trong nước, những người ký tên yêu câu xóa bỏ chế độ cộng sản; mặc dù trong thư không nói thẳng ra những chữ đó. Họ công nhận đảng Cộng Sản Việt Nam đã phạm tội “dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm… theo mô hình xô-viết.” Sau đó, dù thay đổi kinh tế nhưng “vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc.” Do đó, họ yêu cầu giới lãnh đạo đảng phải “thay đổi cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội,… chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ… xây dựng hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ.”

Ðối với việc ngoại giao, họ yêu cầu giới lãnh đạo đảng phải ý thức “mưu đồ biến Việt Nam thành chư hầu kiểu mới” của Cộng Sản Trung Quốc. Họ yêu cầu cấp lãnh đạo đảng “từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng;… bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ,… thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc.” Cụ thể hơn, ban lãnh đạo đảng “phải nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.” Hơn nữa, đảng Cộng Sản “phải cho nhân dân được biết những sự thật” về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Ðô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế, v.v…”

Ngoài ra 61 vị ký tên còn yêu cầu “Ðại hội toàn quốc lần thứ XII” sắp tới được chuẩn bị “với các đại biểu được bầu chọn thật sự dân chủ.” Nói cách khác, quý vị yêu cầu nội bộ đảng Cộng Sản cũng phải dân chủ hóa.

Nói tóm lại, những lời “yêu cầu” trong bức thư cũng là những điều mà rất nhiều người Việt Nam đang đòi hỏi đảng Cộng Sản phải làm. Vì vậy, bức thư ngỏ này đáng hoan nghênh.

Trong bức thư ngỏ này thấy ba điều đáng chú ý. Thứ nhất, danh sách các chữ ký không xếp theo thứ tự ABC, hay già trẻ, chức vụ cao thấp, mà xếp theo tuổi đảng, từ người đã vào đảng năm 1939 xuống tới người vào đảng năm 1996. Thứ hai, bức thư này chỉ nhắm gửi cho các người đồng đảng, từ ban chấp hành trung ương xuống các đảng viên. Thứ ba, quan trọng nhất, là quý vị đứng tên chỉ thỉnh cầu mà không đòi hỏi, không tranh đấu. Họ không cho biết nếu cấp trên vẫn lờ đi, không nghe, không biết, không thấy lá thư này (như vẫn phản ứng trước các kiến nghị tương tự trước đây), thì quý vị sẽ có hành động gì chăng. Những lời yêu cầu “dân chủ” trong bức thư không kèm theo hai chữ “tự do,” cũng là một điều đáng chú ý. Vì các ông Stalin, Mao Trạch Ðông cũng đều tự nhận là dân chủ, họ còn nói chế độ của họ dân chủ gấp vạn lần nền dân chủ ở các nước tư bản. Nhưng họ chỉ nói dân chủ mà không đả động gì đến những quyền tự do cơ bản giúp con người sống có phẩm giá, gọi là “nhân quyền.”

Vì vậy, những người ngoài đảng Cộng Sản Việt Nam có thể thất vọng. Thái độ tôn kính người nhiều tuổi đảng cho thấy các người ký tên vẫn giữ một thứ tôn ti trật tự hoàn toàn nội bộ. Chỉ nêu lên các thỉnh cầu mà không đòi hỏi, không tranh đấu, chứng tỏ 61 người vẫn tuân thủ một tôn ti trật tự nội bộ. Dân chủ hóa đất nước và chống Trung Cộng bành trướng là những mối quan tâm của 90 triệu người Việt Nam. Không phải chuyện riêng của các đảng viên cộng sản. Nhưng 61 vị đảng viên trên chỉ thỉnh cầu cấp trên trong đảng thay đổi, chứ không nói gì với người chung quanh. Ðây là thói quen do suốt nửa thế kỷ sống trong một chế độ “xin, cho” tạo ra. Ðọc xong bức thư chúng ta có cảm tưởng mình đang “đọc trộm” thư riêng của người khác; họ không có ý gửi cho mình đọc những chuyện nội bộ của họ. Vì vậy, rất nhiều người thất vọng; mặc dù vẫn kính trọng thiện chí của quý vị đã ký tên.

Một người Việt Nam có suy nghĩ, trước cảnh đảng Cộng Sản “đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh” chắc phải kêu gọi tất cả đồng bào cùng lo xây dựng lại. Phải phát triển kinh tế; muốn thế phải xây dựng dân chủ; và phải phục hưng văn hóa. Ðây là chuyện chung của cả nước, không thể giao cho mấy chục người trong một đảng cầm quyền định đoạt hết được.

Từ 100 năm trước đây Phan Châu Trinh đã đặt một thứ tự ưu tiên cho ba việc kể: Phục hưng văn hóa là điều quan trọng nhất (dân khí, dân trí), kinh tế hưng thịnh (dân sinh) là hậu quả tự nhiên. Khi Phan Tây Hồ đặt các ưu tiên như vậy, cụ không nói đến thứ tự thời gian mà nhấn mạnh đến tầm quan trọng. Trong ba lãnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế, thì dân khí, dân trí có vai trò quyết định. Một nước làm ăn giầu có hơn mà dân trí, dân khí vẫn thấp kém thì sẽ không thể tiến xa được, nhất là trong thời đại “kinh tế tri thức” hiện nay. Một nước mở cửa thị trường mà không có luật pháp minh bạch, thì riêng nạn tham nhũng không thôi cũng khiến cho kinh tế chậm lụt mãi mãi. Cho nên nếu không dân chủ hóa thì kinh tế khó phát triển. Nhưng một nước thiết lập thể chế dân chủ rồi mà dân khí, dân trí chưa phấn khởi, thì nền dân chủ sẽ chỉ có trên giấy tờ. Dân khí phấn khởi khi nào mọi công dân coi “việc nước” cũng là phận sự của chính mình. Do đó, chính mình phải quan sát, theo dõi, kiểm tra những người đang nắm quyền hành trong nước. Việc xây dựng chế độ tự do dân chủ là việc của toàn dân, chứ không thể giao khoán cho một nhóm người nào cả. Ðó không phải là “công tác mới” của hàng chục triệu đảng viên cộng sản Việt Nam! Họ không thể quyết định thay cho 90 triệu con người.

Muốn phục hưng dân khí của người Việt Nam thì những nhà trí thức phải có thái độ và hành động mới. Cứ tiếp tục thái độ “xin cho” thì không bao giờ “phấn dân khí” được. Dân khí sẽ bùng lên khi thấy những hành động quyết liệt, cam đảm. Không thể rụt rè, xin xỏ. Bức thư yêu cầu đảng Cộng Sản “chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ” nhưng lại nói thêm, “một cách kiên quyết nhưng ôn hòa.” Có người Việt Nam nào bây giờ đang đòi thay đổi chế độ bằng bạo lực đâu, mà phải lo lắng như vậy? Một bức thư “yêu cầu” thay đổi với lời lẽ lễ phép từ đầu đến cuối, như vậy không đủ chứng tỏ các người soạn thư rất ôn hòa hay sao? Có lời lẽ nào trong thư tỏ ra muốn bạo động, quá khích đâu? Văn tức là người. Ðọc cái đuôi “kiên quyết nhưng ôn hòa” người ta cảm thấy một tình trạng tâm thần không yên ổn, vừa nói vừa lo ngại sẽ bị chụp mũ, bị đàn áp, tù tội, lo bị gán cho cái tội “xét lại, chống đảng” như kinh nghiệm đã dậy. Thái độ này khó mà giúp cho công việc “phấn dân khí.”

Cho nên, chúng tôi ước mong các đảng viên Cộng Sản Việt Nam sẽ đồng ý và phổ biến bức thư của 61 đảng viên mới công bố, nhưng yêu cầu quý vị hãy bầy tỏ thái độ một cách kiên quyết hơn nữa. Phải nói thẳng rằng đây là những đòi hỏi tối thiểu của chúng tôi. Phải xác định rằng nếu lá thư này không được trả lời, nếu các yêu cầu này không được thỏa mãn trong vòng ba tháng, sáu tháng, chúng tôi sẽ từ bỏ đảng, sẽ kêu gọi đồng bào tập họp trong một (hay nhiều) đảng mới, tranh đấu buộc đảng Cộng sản phải thay đổi: Thực hiện tự do dân chủ và hành động cương quyết với Trung Quốc. Ông Nguyễn Hữu Thọ từng nói, đại ý: Muốn tự do thì phải tranh đấu chứ không thể xin người ta ban cho được. Gần 40 năm rồi, nhiều người không còn nhớ câu đó nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét