Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Hòa hoãn thay đối đầu?

Hòa hoãn thay đối đầu?

BBC


Trung Quốc đã dời giàn khoan 981 khỏi thềm lục địa Việt Nam
Vụ giàn khoan 981 mà Trung Quốc hạ đặt trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa đã thu hút chú ý của dư luận quốc tế.
Bắc Kinh đã quyết định di dời giàn khoan này sớm hơn thời hạn một tháng, phần nào giải tỏa căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thế nhưng theo một số nhà quan sát, như Tiến sỹ Zachary Abuza – chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á, sự kiện giàn khoan cho thấy nguy cơ chia rẽ to lớn trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong bài viết đăng trên mạng Asia Times Online, Tiến sỹ Abuza nhận định rằng Việt Nam tỏ ra không đủ sức để đáp trả sự khiêu khích trên biển của Trung Quốc.

“Nhưng tác hại lớn nhất là hành động của Trung Quốc đã cho thấy sự chia rẽ nghiêm trọng trong giới lãnh đạo cao cấp của Đảng về cách thức phản ứng đối với sự hung hăng của Bắc Kinh.”
Thái độ của lãnh đạo Việt Nam trước và sau chuyến thăm Hà Nội của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì hồi tháng Sáu cho thấy khác biệt giữa hai trường phái: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh được cho là ít khoan nhượng hơn, trong khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thiên về hòa hoãn và chú trọng quan hệ lâu năm giữa hai bên.
Ông Abuza viết: “Ngay sau khi ông Dương rời Hà Nội, Bộ Chính trị Đảng CSVN họp để bàn cách đối phó”.
Theo thông tin mà ông có, một nhóm đứng đầu là Thủ tướng Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trương phản ứng cứng rắn, thậm chí đối đầu với lý do càng nhân nhượng Trung Quốc sẽ càng tiến tới.
Quyết định nhượng bộ thay vì đối đầu Trung Quốc là thất bại cho những người muốn cải cách kinh tế trong nước.
Nhóm này đề xuất một chiến lược nhiều mặt trong đó có việc đệ trình hồ sơ tương tự Philippines lên Tòa Trọng tài Quốc tế và vận động Asean thông qua Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) đồng thời phát triển quan hệ với Nhật Bản, Hoa Kỳ, tham gia hiệp định thương mại TPP…
Trong nhóm này, theo ông Abuza, còn có một số nhân vật khác mà ông cho là thuộc ‘phe cải cách’ như Bí thư TP HCM Lê Thanh Hải, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân…
Nhóm đối trọng dẫn đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngược lại, không muốn khiêu khích Bắc Kinh hoặc có bất kỳ động thái gì làm gia tăng căng thằng. Nhóm này không đưa ra chiến lược, mà chỉ chủ trương giải tỏa căng thẳng với Trung Quốc vì lợi ích lâu dài của cả hai bên.
Nhóm này được cho là không ủng hộ kiện Trung Quốc và đặt câu hỏi về chủ ý của Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam.
Trong số các nhân vật thuộc nhóm thứ hai, theo tác giả bài viết, có ông Tô Huy Rứa, Lê Hồng Anh, Đinh Thế Huynh, Phạm Quang Nghị, Nguyễn Thiện Nhân, và cả Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.

Nghiêng về đa số?

Hai người có khả năng gây thay đổi nếu theo một trong hai nhóm trên là Chủ tịch Trương Tấn Sang và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Tuy nhiên hai người này đã ngả về phía nhóm thứ hai dường như đông đảo hơn và Bộ Chính trị đã thông qua chính sách giải tỏa căng thẳng với Trung Quốc. Khả năng kiện Bắc Kinh tưởng như rất gần thì nay xa vời.

Tàu Việt Nam và Trung Quốc đối đầu trong vụ giàn khoan
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hủy chuyến thăm Mỹ được loan báo rộng rãi trước đây và thay vào đó, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị tới Washington và New York.
Chính sách của Việt Nam với Asean cũng mang tinh thần giảm căng thẳng là chủ đạo, với kêu gọi về một bản COC nay bị lui về phía sau.
Bốn lý do giải thích cho kết cục này là: hậu quả kinh tế khi Trung Quốc là đối tác lớn nhất của Việt Nam; Việt Nam biết rõ Trung Quốc sẽ không nhượng bộ về Biển Đông; một số nhân vật còn hy vọng là Trung Quốc sẽ không đụng tới quần đảo Trường Sa một khi đã chiếm được toàn bộ Hoàng Sa; và nhận thức là quan hệ hòa bình với nước láng giềng quan trọng hơn nguồn lợi từ Biển Đông.
Theo đánh giá của Tiến sỹ Zachary Abuza, quyết định hòa hoãn của Hà Nội có thể mang lại các hậu quả thậm tệ.
Trước hết là nó sẽ khiến Trung Quốc còn hung hăng hơn trong tìm kiếm chủ quyền ở Biển Đông, bao gồm cả củng cố đường yêu sách chín đoạn.
Việc Trung Quốc dời giàn khoan không có gì khác là vì toan tính lợi ích của chính Trung Quốc chứ không vì gì khác.
Ông Abuza cho rằng đa số người Việt Nam không biết về quyết định giảm căng thẳng với Trung Quốc của ban lãnh đạo.
Nếu họ tin rằng lãnh đạo của họ đã lùi bước trước Trung Quốc thì tính chính danh của lãnh đạo Việt Nam sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Tuy nhiên tác hại lớn nhất của nó là đào sâu thêm chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo Đảng CSVN, gây thêmđe dọa cho nền kinh tế.
“Quyết định nhượng bộ thay vì đối đầu Trung Quốc là thất bại cho những người muốn cải cách kinh tế trong nước.”
Những người này muốn đa dạng hóa kinh tế, thoát lệ thuộc vào Trung Quốc và cải cách toàn diện khu vực nhà nước đồng thời gia nhập TPP.
Theo Tiến sỹ Abuza, “cửa sổ cơ hội cho Việt Nam tham gia TPP đang khép lại nhanh chóng”.
Hiện đang có quan ngại là có thể chỉ còn một hoặc hai hội nghị trung ương nữa trước Đại hội XII để thúc đẩy ý tưởng cải cách, và các hội nghị trung ương còn lại sẽ chỉ tập trung vào công tác tổ chức đại hội.
Điều này, theo nhận định của tác giả bài viết, sẽ chỉ có lợi cho Trung Quốc và cản bước của các nhà cải cách.

‘Lùi bước trước Trung Quốc sẽ đe dọa tính chính danh của Đảng’

-‘Đảng viên không còn tha thiết CNXH’

BBC


Ngoại trừ các đảng viên nắm quyền, đa số các đảng viên đã không còn tin vào chủ nghĩa xã hội?
Đa số các đảng viên về hưu ‘không còn tha thiết với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội nữa’, một đảng viên kỳ cựu tham gia ký tên vào thư ngỏ gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng nói với BBC.
Trao đổi với BBC từ Huế, ông Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa có hơn 40 năm tuổi Đảng, còn nói việc ông ký vào thư ngỏ là ‘thể hiện trách nhiệm của một đảng viên trước Đảng’.
Ông Xuân là một trong số 61 đảng viên lão thành ký tên vào bức thư ngỏ mới đây yêu cầu Đảng ‘từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội’ và ‘từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng’ trong quan hệ với Trung Quốc’.

‘Trách nhiệm của đảng viên’

Ông Xuân nói rằng những kiến nghị nêu trong thư ngỏ là những vấn đề mà ‘ông đã suy nghĩ nhiều năm rồi’.

“Khi có một tập thể với những đảng viên tử tế mà tôi rất quý trọng thảo ra một bức thư ngỏ thì tôi rất vui được ký chung với họ,” ông nói.
Trừ những người vì quyền lợi, vì chức vụ này kia còn các đảng viên về hưu từ Bộ Chính trị trở xuống không ai còn tha thiết với chủ nghĩa xã hội cả.
Nguyễn Đắc Xuân, đảng viên lão thành ở Huế
Ông cho biết thư ngỏ được đưa ra vào thời điểm Đảng đang chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 12 (vào đầu năm 2016) để ‘đóng góp ý kiến cho Trung ương tham khảo để họ hoạch định chính sách sắp tới của Đảng’.
Với lại, tình hình Trung Quốc đặt giàn khoan trên Biển Đông, theo ông Xuân, ‘đã bộc lộ ra hết âm mưu trước mắt và lâu dài của Trung Quốc muốn xâm lược Việt Nam’.
“Trách nhiệm của đảng viên là tham gia với Trung ương để làm sao khắc phục những khuyết điểm để có tương lai tốt hơn,” ông nói và cho biết với tư cách đảng viên ông sẽ nói lên ý kiến của ông trong các sinh hoạt chi bộ từ nay đến Đại hộ 12 và sẽ có những bài viết ‘cụ thể hóa’ những kiến nghị trong thư ngỏ trên trang blog riêng của ông.
“Đôi khi Trung ương không thấy hết trong khi tôi về hưu ở cùng quần chúng tôi có thể thấy được những nhược điểm trong sự lãnh đạo của Đảng.”
“Trừ những người vì quyền lợi, vì chức vụ này kia còn các đảng viên về hưu từ Bộ Chính trị trở xuống không ai còn tha thiết với chủ nghĩa xã hội cả,” ông cho biết.

‘Đảng viên biết Đảng sai’


Liệu Đảng Cộng sản có chấp nhận từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin?
Ông nói những sai lầm của Đảng nêu trong thư ngỏ các đảng viên ‘đều thấy cả’.
“Nhưng với sự lãnh đạo toàn trị thì việc đảng viên đưa ý kiến lên Bộ Chính trị, lên Trung ương không phải dễ. Họ nghĩ rằng có tới nơi đi nữa thì cũng không được quan tâm nên họ lặng lẽ chờ thời,” ông giải thích.
Ông Nguyễn Đắc Xuân nói rằng dù Đảng có chấp nhận thư ngỏ của các ông hay không thì ‘xu thế là phải dân chủ hóa’ vì ‘không dân chủ thì không có sức mạnh và không đoàn kết được dân tộc’.

Ông Nguyễn Đắc Xuân nói ông vào Đảng ‘không phải vì chủ nghĩa xã hội’
Ông cũng nói là việc ông yêu cầu từ bỏ con đường chủ nghĩa xã hội ‘không đi ngược lại niềm tin lúc đầu của ông khi vào Đảng’.
“Tôi vào Đảng trong rừng – là Đảng Nhân dân Cách mạng – để đóng góp vào công cuộc thống nhất đất nước,” ông nói, “Hầu như trong miền Nam những người hoạt động chống Mỹ hết 99% là vì thống nhất đất nước chứ không vì chủ nghĩa xã hội.”
Tuy nhiên, sau năm 1975, mặc dù ông nói ông vẫn tiếp tục ở trong Đảng Cộng sản nhưng đến bây giờ ông thấy chủ nghĩa cộng sản ‘không còn hợp thời nữa’.
“Cái gì trở ngại thì phải bỏ để xây dựng đất nước,” ông nói.

Nhà NC Nguyễn Đắc Xuân : Nhân danh chủ nghĩa xã hội là « bất chính »

Ông Nguyễn Phú Trọng trên đoàn Chủ tịch Đại hội Đảng 11 ngày 12/01/2011
Ông Nguyễn Phú Trọng trên đoàn Chủ tịch Đại hội Đảng 11 ngày 12/01/2011  Ảnh: REUTERS/Kham

Thanh Phương  -RFI

Trong một bức thư gởi Ban chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam, đề ngày 28/07/2014, nhiều đảng viên kỳ cựu, đứng đầu là thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, kêu gọi các nhà lãnh đạo Việt Nam từ bỏ « đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội » để chuyển sang « đường lối dân tộc và dân chủ ».
Bức thư kêu gọi lãnh đạo Đảng và Nhà nước « thống nhất nhận định » về mưu đồ và hành động của Trung Quốc đối với Việt Nam, từ bỏ những nhận thức « mơ hồ, ảo tưởng », có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

Đặc biệt, những người ký tên vào bức thư yêu cầu Đảng phải công bố những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế v.v…
Những người ký tên cũng kêu gọi gọi các lãnh đạo Việt Nam phải nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế « nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa » của Việt Nam, đồng thời củng cố sự đoàn kết, thống nhất của các nước ASEAN, trước hết là giữa các quốc gia ven Biển Đông, trong cuộc đấu tranh chống « mọi hành động bành trướng của Trung Quốc muốn độc chiếm vùng biển này thành ao nhà của mình ».
Trong số 61 đảng viên kỳ cựu ký tên vào bản tuyên bố này có nhà văn và nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đắc Xuân tại thành phố Huế, nguyên Trưởng Đại diện báo Lao động tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Ông Nguyễn Đắc Xuân đã vào Đảng từ năm 1973, tức là có hơn 40 năm tuổi Đảng, thế nhưng bây giờ, đối với ông , đảng Cộng Sản Việt Nam không thể tiếp tục nhân danh chủ nghĩa xã hội để nắm độc quyền nữa, vì làm như thế là « bất chính ».
Sau đây mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân :

Ông Nguyễn Đắc Xuân – Huế – 30/07/2014
30/07/2014

Khi VN loay hoay, Campuchia đã 'âm thầm' tiến

Campuchia chỉ trong vòng 3 - 4 năm đã nhanh chóng có chiến lược và xâm nhập những thị trường khó tính bậc nhất.

Giữa những bộn bề lo toan của những tháng vừa qua, một thông tin có thể khiến nhiều người phấn khởi: Giá gạo xuất khẩu của VN đang lên cao, vượt cả nước luôn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo là Thái Lan.

Các thị trường truyền thống đang "ấm" trở lại. Philippines đã ký hợp đồng mua 800.000 tấn cho năm 2014, Malaysia mua 200.000 tấn và khả năng sẽ hợp đồng mua tiếp từ nay đến cuối năm, Indonesia cũng đang rục rịch mua gạo Việt Nam. Tuy nhiên, TQ hiện vẫn là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất 7 tháng qua, dù tháng 5 và 6 có giảm.

Nhìn chung, theo đánh giá của chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) Nguyễn Hùng Linh, nhiều tín hiệu thị trường đáng mừng xuất hiện. Các thị trường truyền thống của gạo Việt Nam ở châu Á đang  hồi phục.
xuất khẩu lúa gạo, Campuchia, Việt Nam, nông sản, nông dân, Đồng ằng sông Cửu Long, phát triển kinh tế
Giá gạo xuất khẩu của VN đang lên cao. Ảnh minh họa
Cơ hội thị trường hiếm có nhưng ngắn hạn

Biến động chính trị ở Thái Lan đã tạo ra một khoảng trống lớn trên thị trường gạo quốc tế.

Chính quyền quân sự nước này đã thanh toán xong khoản nợ khổng lồ 3 tỷ USD cho 800.000 hộ nông dân nước này. Tiếp theo là thành lập hơn 100 đội liên ngành điều tra tình hình thực tế dự trữ gạo tại 1.800 kho khắp cả nước trước nhiều cáo buộc tham nhũng cùng với lệnh ngừng xuất khẩu gạo khiến cho gạo Thái Lan đột nhiên biến mất khỏi cuộc chơi trên thị trường quốc tế. "Đây là hiện tượng chưa từng có trong lịch sử xuất khẩu gạo thế giới", một chuyên gia Thái Lan đánh giá trên tờ Bangkok Post.

Mặt khác, gần 2 triệu lao động nhập cư bất hợp pháp ở Thái Lan chủ yếu làm trong các cơ sở xay xát, chế biến lương thực bị ảnh hưởng biến cố chính trị cũng tác động lớn đến ngành chế biến lương thực và xuất khẩu gạo Thái suốt  2 tháng qua.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đưa ra nhận định: "Các yếu tố trên chắc chắn sẽ đẩy giá gạo Thái Lan xuất khẩu lên ít nhất 20 USD/tấn trong thời gian vào những tháng cuối năm. Cộng với hiện tượng El Nino ở Ấn Độ (quốc gia xuất khẩu gạo thứ 3 trên thế giới) sẽ thành động lực và áp lực lớn cho các quốc gia có nhu cầu nhập khẩu phải tranh thủ tăng nhanh nhập thêm, thay vì giãn tiến độ chờ giá giảm như thường lệ".

Dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy, năm 2014 sẽ là năm thứ 4 sản xuất lương thực trên thế giới tiếp tục được mùa và dự trữ gạo sẽ tiếp tục tăng cao. Do vậy, khó khăn sẽ dồn về phía các quốc gia sản xuất gạo. Do đó, Thái Lan và Ấn Độ đã có tín hiệu giãn tiến độ xuất khẩu gạo nhằm thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu ở các thị trường của họ.

Bên cạnh đó, hiện tượng thời tiết El Nino vốn là "thảm họa" thường xuyên của Ấn Độ đang quay trở lại ở quốc gia này đã tác động trực tiếp tới xuất khẩu gạo của Ấn. Các thông tin từ Ấn Độ cho biết, lượng mưa đã giảm mạnh và diện tích trồng lúa cũng đang giảm theo. Nếu tình hình thời tiết cực xấu, chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh hơn nữa đến thị trường gạo thế giới.

Ngoài ra, về phía cầu cũng xuất hiện một số biểu hiện không bình thường, như hiện tượng TQ và một số quốc gia khác như Philippines, Malaysia đột ngột tăng dự trữ quốc gia.

Tình hình trên tạo ra thời cơ thị trường khá tốt cho Việt Nam. Tuy nhiên, các DN xuất khẩu gạo nhấn mạnh: "Thuận lợi này chỉ mang tính ngắn hạn. Hơn nữa, thị trường TQ dù chiếm sản lượng lớn song vẫn là nguy cơ tiềm ẩn khó lường". Thực sự TQ tăng lượng nhập khẩu gạo từ đầu năm tới nay chủ yếu là để tăng dự trữ gạo quốc gia. Hiện TQ đang là quốc gia có lượng gạo dự trữ cao nhất thế giới. Theo một số liệu, lượng gạo nước này dự trữ đủ cho 1,4 tỷ dân của họ ăn trong 190 ngày, trong khi đó phần còn lại của thế giới chỉ dự trữ cho 71 ngày.

Giá tăng, lợi ích vẫn không vào nông dân

Theo logic thông thường, lúa gạo bán được giá thì nông dân là người trực tiếp sẽ được hưởng lợi. Song thực tế có như vậy?

Một DN xin giấu tên thẳng thắn thừa nhận: "Tính đến nay, các DN trong nước đã mua tạm trữ trên 70% kế hoạch đề ra. Khi giá xuất khẩu tăng cao, kéo theo giá lúa tăng thì thực sự nông dân đã bán gần hết. Chỉ những DN tạm trữ là hưởng lợi. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh thị trường xuất khẩu bế tắc kéo dài, thì đây (giá gạo xuất khẩu tăng - PV) vẫn là tín hiệu tốt".

Tại các tỉnh ĐBSCL, vựa lúa xuất khẩu chính của các nước, nhiều nông dân ngẩn ngơ tiếc rẻ vì đã bán hết lúa thu hoạch thời gian trước, nay giá thu mua tăng cao thì đã không còn lúa để bán. Thực ra, người trồng lúa không có sự lựa chọn nào khác, vì áp lực nợ vay và nhu cầu tiêu dùng gia đình đè nặng khiến thu hoạch xong phải bán ngay để thanh toán, trang trải. Trong khi đó, chi phí cho các loại phân bón và vật tư nông nghiệp, xăng dầu vẫn liên tục tăng.

Một điều hoàn toàn bất ngờ nữa là, do giá gạo xuất khẩu tăng, giá lúa tăng đã đẩy không ít DN chế biến và kinh doanh lúa gạo đến chỗ lỗ hoặc phá sản. Ở VN có đặc thù là các DN, kể cả Tổng Cty Vinafood 1 và 2, khi ký hợp đồng bán gạo đều không phải có hàng sẵn, mà ký xong mới lo đi thu mua về chế biến rồi giao khách hàng. Với cách làm này, nếu may mắn sẽ lời rất lớn, ví dụ lúc ký giá gạo cao, còn lúc giao hàng giá gạo xuống. Nhưng ngược lại thì cũng rất rủi ro.

Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang, chỉ ra: "Nông dân chẳng còn lúa để bán, DN chế biến và xuất khẩu cũng bị chết theo do họ đã ký hợp đồng từ trước với giá thấp. Nay giá tăng, đầu vào cao mà đầu ra trót ký thấp, chết là cái chắc!". Ông cho biết thêm, rất nhiều DN chế biến và xuất khẩu ở An Giang phải khóc ròng vì giá xuất khẩu tăng cao!

Vậy ai là người hưởng lợi từ giá xuất khẩu gạo tăng cao? Ông Nguyễn Minh Nhị phân tích: "Đừng nghĩ rằng, lợi ích này không bay lên trời thì rơi xuống đất! Không có đâu. Nó bay vào không trung! Kinh tế là kinh bang tế thế, phải rất linh hoạt, khôn ngoan, sát với thị trường. Người trồng lúa và nhà chế biến kinh doanh lúa gạo của Việt Nam rời rạc, cắt khúc, không gắn kết với nhau, không gắn với thị trường. Với kiểu quản lý của ta như 10 năm qua thì lúa tăng hay giảm cũng đều thiệt hại cho nông dân và DN".

Cho đến giờ phút này, lúa gạo Việt Nam vẫn chưa có thị trường ổn định. Thuận lợi về giá như năm nay vẫn mang tính "cơ hội" nhiều hơn là do ta chủ động tạo lập nên. Và do cách quản lý điều hành sản xuất nông nghiệp "phập phù", người trồng lúa và nông dân lẫn DN sản xuất, chế biến và kinh doanh của Việt Nam luôn trong trạng thái may rủi, thua nhiều hơn thắng. Ngay cả khi có "cơ hội" giá tốt từ thị trường mang lại thì luôn bị động nên chẳng có sự chuẩn bị, cuối cùng lợi ích chẳng hưởng được.
xuất khẩu lúa gạo, Campuchia, Việt Nam, nông sản, nông dân, Đồng ằng sông Cửu Long, phát triển kinh tế
Gạo Battambang nổi tiếng của Campuchia. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN
VN loay hoay, Campuchia đã "âm thầm" tiến

1/4 thế kỷ qua, VN luôn nằm trong top 3 nước xuất khẩu gạo hàng đầu. Song giá gạo của chúng ta luôn lệ thuộc nặng nề vào những biến động thất thường của thị trường gạo thế giới.

Theo số liệu của Bộ Công thương, diễn tiến phập phù của thị trường gạo Việt Nam từ năm 1989 đến nay như sau:

- Giai đoạn 1989 - 1994: Giá gạo xuất khẩu bình quân 200 USD/tấn

- Giai đoạn 1995 - 1999: Giá xuất khẩu tăng lên 220 - 290 USD/tấn

- Giai đoạn 2000 - 2003: Giá tụt xuống dưới 200 USD/tấn

- Giai đoạn 2004 - 2008: Giá gạo vượt ngưỡng 200 USD/tấn, liên tục tăng lên và đạt kỷ lục 569 USD/tấn vào năm 2008 là năm xảy ra khủng hoảng lương thực thế giới. Và cũng vào năm này, khi có cơ hội xuất khẩu gạo giá cao rất tốt, thì VN lại bỗng dưng "tạm ngưng" xuất khẩu gạo.

- Giai đoạn 2009 - nay: Giá gạo tụt xuống 407 USD/tấn vào năm 2009. Sau đó tăng lên 514 USD/tấn vào 2010. Năm 2012 tụt xuống 470 USD/tấn.

Gạo Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với gạo Thái Lan và Ấn Độ, cùng với gạo Mỹ và Pakistan. Gạo Việt Nam đã từng có được 2 thị trường lớn là châu Á và châu Phi, nhưng từ năm 2000 đến nay, chúng ta luôn bị mất thị trường do không cạnh tranh nổi với gạo Thái Lan. Thị trường châu Phi đã rơi vào tay các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan. Tại châu Á, gạo Thái Lan cạnh tranh quyết liệt, có lúc giành thị trường truyền thống của Việt Nam. Đặc biệt, việc xuất khẩu gạo phụ thuộc nặng nề vào thị trường TQ là rất nguy hiểm.

Trong khi đó, như GS.TS Võ Tòng Xuân chỉ ra, bản thân các biện pháp trong nước lại "chỉ mang tính nhất thời, ngắn hạn và không thực tế nên không giúp ích gì cho nông dân và nhà chế biến - xuất khẩu, ngược lại đã gây khó khăn rất lớn cho họ". Và: "Cơ cấu sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính tự phát nên nhiều vấn đề vô lý nảy sinh. Ví dụ như kim ngạch xuất khẩu gạo không đủ mua nguyên vật liệu, giống lúa và máy móc thiết bị nông nghiệp..."

Trong khi Việt Nam đang loay hoay với bài toán "cơ cấu, tái cơ cấu" thì sản xuất và xuất khẩu gạo của Campuchia đã có bước tiến nhanh đáng kinh ngạc.

10 năm trước, người ta thường nghĩ Campuchia chỉ sản xuất được gạo "đủ ăn". Song tình hình đã rất khác, hiện gạo Campuchia đã có mặt trên 30 quốc gia trên thế giới.

Điều đáng nói là trong suốt 1/4 thế kỷ qua gạo Việt Nam chỉ "ổn định" với 10 thị trường chính, có lúc trồi sụt quanh con số này. Về thị phần thì gạo Việt Nam định vị ở những quốc gia thu nhập trung bình và thấp, chứ chưa "mon men" vào được những thị trường cao cấp như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Vậy mà Campuchia chỉ trong vòng 3 - 4 năm đã nhanh chóng có chiến lược và xâm nhập những thị trường khó tính bậc nhất này. Theo một thông tin, năm 2013 Campuchia xuất khẩu 1 triệu tấn gạo vào thị trường Mỹ và châu Âu. Không những vậy, cùng phẩm cấp gạo và thời điểm bán, thì gạo Campuchia luôn có giá bán cao hơn gạo Việt Nam từ 30 - 50 USD/tấn.

Những thực tế trên rõ ràng đang đặt ra cho chúng ta thách thức cần phải cải cách mạnh mẽ, quyết liệt hơn cho nền SXNN của Việt Nam, thay vì những chính sách, biện pháp nửa vời, thiếu hệ thống.

Duy Chiến
(Tuần Việt Nam)

Kiến nghị tích cực nhưng không thực tế

Lê Diễn Đức -RFA


Bức thư ngỏ gửi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) được loan tải trên Internet của 61 nhân sĩ, trí thức, đa phần là lão thành cách mạng, sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam.
Tất cả đều là đảng viên ĐCSVN. Nguời vào Đảng sớm nhấ, năm 1939, là thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Người có ít thâm niên trong đảng nhất, từ năm 1991, là Đào Tiến Thi, Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội.
Thực ra viết thư “kiến nghị” một băng đảng cướp hãy nhân đạo, ngưng tay cuớp bóc thì thật là khó, nếu không nói là ảo tưởng.
Từ trước tới nay, ký “kiến nghị” kiểu này, đông đảo nhất là lần góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong năm 2013, đều chẳng được nhà cầm quyền lắng nghe, thậm chí còn bị xuyên tạc, chỉ trích. Những “kiến nghị” tâm huyết bị quẳng vào thùng rác một cách không thương tiếc.

Tuy nhiên, kiến nghị lần này có một số điểm cần chú ý.
Thứ nhất kiến nghị xuất hiện trong lúc nhiều tổ chức dân sự được thành lập và ra đời có vẻ trước sự làm ngơ của nhà cầm quyền. Mặc dù các tổ chức này hoạt động còn manh mún, chưa có tổ chức sâu rộng, quy mô, đa phần nằm ở các hoạt động giao lưu, hỗ trợ mang tính từ thiện, nhưng dù sao cũng đã nảy nở manh nha một khuynh hướng dân sự. Khuynh hướng này rất cần thiết, như là tiền đề cho một cuộc thay đổi thể chế chính trị qua các phong trào xã hội bất bạo động.
Kiến nghị được ký kết bởi các đảng viên, bằng tên tuổi thật, những người đã và đang gắn bó với bộ máy cầm quyền, có tác dụng củng cố thêm niềm tin, giúp các tổ chức dân sự vượt qua sợ hãi, đối diện với chế độ, để dám nói thật và nói thẳng.
Kiến nghị xuất hiện trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung có nhiều diễn biến phức tạp. Khiêu khích, gây hấn, mang giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một buớc leo thang, tạo tiền lệ, thách thức vai trò bá chủ biển Đông của Bắc Kinh. Sự kiện này cũng dẫn đến sự chia rẽ trong nội bộ ĐCSVN, tuy nhiên, phe thân Trung Quốc vẫn chiếm thế thượng phong và tương lai một Việt Nam bị Hán thuộc duờng như cầm chắc.
Khác với hàng loạt kiến nghị truớc đó, kiến nghị này thể hiện sự can đảm, dám nói chính xác vào sự thật, đụng trực diện vào nền tảng cốt lõi của chế độ.
Bản kiến nghị viết:
Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa tạo điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh“.
Nói ĐCSVN “đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin” là khẳng định sự sai lầm của toàn bộ cương lĩnh hoạt động và cầm quyền của ĐCSVN, kể từ khi thành lập.
Ra đời trong thời kỳ Pháp thuộc, lợi dụng lòng yêu nuớc và dân tộc của dân chúng trong khi tiêu diệt các tổ chức, đảng phái yêu nước khác, ĐCSVN đã cướp chính quyền và sau chiến thắng thực dân Pháp, áp đặt trên miền Bắc một nhà nước chuyên chính vô sản mà thực chất là hệ thống độc tài toàn trị. Hệ thống này tiếp tục được thực hiện trên cả nước sau cuộc xâm chiếm miền Nam, sau ngày 30/0/1975. Xây dựng một mô hình xã hội chủ nghĩa là lý tưởng xuyên suốt và nhất quán của ĐCSVN.
Mô hình xã hội chủ nghĩa về bản chất đã thực sự phá sản sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở châu Âu, thành trì của cách mạng, sụp đổ vào đầu thập niên 90.
Để tự cứu mình và tồn tại, ĐCSVN đã phải “đổi mới”, “cởi trói”, đưa nền kinh tế đi theo thị trường tự do, từ bỏ nền kinh tế kế hoạch của xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, vì duy trì hệ thống chính trị một đảng cầm quyền, nên cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” dành cho “thị trường” đã không thể dung hoà. Kinh tế quốc doanh nắm vai trò chỉ đạo đã chứng minh sự trì trệ, thua lỗ và là nguồn gốc của tệ nạn tham nhũng. Các nhóm lợi ích tận dụng cơ chế độc quyền và đặc quyền đặc lợi móc ngoặc với các quan chức làm giàu bằng mọi giá, đẩy đất nước vào nợ nần, suy kiệt sinh lực.
Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư ĐCSVN, nói rằng, chủ nghĩa xã hội hoàn thiện hết thế kỷ này chưa biết đã tới chưa. Điều này cho thấy một niềm tin mong manh vào những giá trị mà chính ĐCSVN đưa ra. Con đường xã hội chủ nghĩa là một bãi sình lầy bế tắc mà 21 năm ở miền Bắc và 40 năm trên cả nước ĐCSVN đã nỗ lực trong cuồng vọng nhưng không bao giờ về tới đích.
Cho dù thành thật hay mị dân, giả vờ, thì “xã hội chủ nghĩa” bằng thực tế của lịch sử và bằng con đường mà ĐCSVN đang lãnh đạo, đã chứng minh là không tưởng.
Từ bỏ chủ thuyết xây dựng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là từ bỏ sự lừa mị, dối trá, từ bỏ bản chất của chính mình. Từ bỏ nó là từ bỏ các cơ hội vơ vét, tham nhũng, vinh thân phì gia, những vấn nạn đã trở thành đại dịch, thành bệnh ung thư mãn tính của cả guồng máy cầm quyền.
Trong thực tế “xã hội chủ nghĩa” chỉ còn là tấm mặt nạ bao che cho chế độ độc quyền. ĐCSVN dư sức biết điều đó.
Những người tham gia ký kiến nghị đều là những đảng viên cộng sản, họ đã một thời gắn bó, đi chung với những sai lầm của ĐCSVN. Tuy giờ đây nhận ra nhưng họ vẫn ràng buộc bởi quyền lợi, chí ít là “sổ hưu”. Họ có can đảm nhận ra sai lầm nhưng không đủ can đảm đồng loạt rời bỏ đảng, rời bỏ một tổ chức đã gây ra bao nhiêu tội ác, làm đất nước tụt hậu, nghèo đói.
Họ vẫn mong muốn ĐCSVN cầm quyền, nhưng “tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa, (….) xây dựng hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ“.
Làm sao ĐCSVN lại có thể “xây dựng hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ”? Như thế tức là loại bỏ độc quyền lãnh đạo của họ ư? Họ đang một mình một sân, vừa đá bóng vừa thổi còi, làm sao họ có thể tự khép vào kỷ cương, luật lệ?
Điều này chỉ có thể xảy ra khi có sức ép lớn và mãnh liệt của toàn xã hội. Trong khi đó người Việt trong nước đã bị thuần phục, liệt kháng vì văn hoá sợ hãi và cam phận với miếng ăn. Đại đa số chỉ biết so sánh đời sống khổ sở, thiếu thốn của thời chiến tranh với ngày hôm nay, nhiều kẻ ngộ vẫn nhận có được như vậy là ơn huệ của ĐCSVN.
Sự chán ghét chế độ và nhìn nhận ra sự thật chỉ nằm trong số ít, giới trí thức thì nửa vời, cơ hội. Cho nên, kiến nghị tuy về nội dung có nhiều tích cực, nhưng thiếu sức mạnh và thực tế. Nó khó có thể tạo ra ảnh hưởng lên một nhà cầm quyền độc đoán, tham lam, ích kỷ và bảo thủ.
© Lê Diễn Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét