Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Trở mặt khi chưa kịp đút lót - Nợ công và phần chìm của “tảng băng” doanh nghiệp nhà nước

  • Nhà NC Nguyễn Đắc Xuân : Nhân danh chủ nghĩa xã hội là « bất chính » (RFI) - Trong một bức thư gởi Ban chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam, đề ngày 28/07/2014, nhiều đảng viên kỳ cựu, đứng đầu là thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, kêu gọi các nhà lãnh đạo Việt Nam từ bỏ« đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội» để chuyển sang« đường lối dân tộc và dân chủ».
  • Hòa hoãn thay đối đầu? (BBC) - Sự kiện giàn khoan 981 cho thấy chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo Đảng CSVN trong khi có cảnh báo hậu quả của việc lui bước trước Trung Quốc.
  • Pháp-Nhật thỏa thuận hợp tác về quốc phòng (RFI) - Nhân chuyến thăm Tokyo kéo dài trong hai ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean– Yves Le Drian vào hôm qua 28/07/2014 đã loan báo việc Paris và Tokyo sẽ ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng song phương. Đây là lần đầu tiên hai nước xích lại gần nhau trong lãnh vực quốc phòng và vũ khí. Tokyo mới đây đã giải thích lại Hiến pháp chủ hòa của mình nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản và hợp tác với quốc tế.
  • Bình Nhưỡng bắn 4 tên lửa thị uy, nhưng hỏng 2 quả (RFI) - Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên vào hôm nay 30/07/2014, lại bắn ra biển 4 tên lửa tầm ngắn chưa rõ loại gì. Đây là đợt bắn mới nhất trong loạt bắn thử tên lửa, rocket, đạn pháo trong thời gian gần đây. Mục tiêu vẫn là phô trương thanh thế. Có điều là loạt bắn lần này không mấy thành công.
  • Kerry tới New Delhi để sưởi ấm lại quan hệ Mỹ-Ấn (RFI) - Ngoại trưởngg Mỹ John Kerry, hôm nay, 30/07/2014, bắt đầu chuyến thăm chính thức Ấn Độ trong 2 ngày. Đây là chuyến đi đầu tiên của lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ tới Ấn Độ từ khiông Narendra Modi lên làm Thủ tướng.Ông Kerry tới New Delhi với sứ mệnh sưởi ấm lại quan hệ giữa hai nước lớn vốn đang lủng củng từ nhiều tháng qua.
  • Các đảo quốc Châu Đại Dương kêu cứu (RFI) - Tại Diễn đàn các Đảo Thái Bình Dương tại Koror, Micronésia hôm nay, 30/07/2014, các đảo quốc Châu Đại Dương đã một lần nữa kêu cứu các nước công nghiệp phát triển, vì những đảo quốc này ngày càng bị đe dọa bởi tình trạng nước biển dâng cao.
  • Bạo động Tân Cương : Cả trăm người chết và bị thương (RFI) - Vụ bạo động xẩy ra ở Tân Cương hôm thứ Hai 28/07/2014, có dấu hiệu rất nghiêm trọng. Trong lúc truyền thông nhà nước Trung Quốc vào hôm qua nêu lên con số« hàng chục» người chết và bị thương, tổ chức chính của người Duy Ngô Nhĩ ly khai, đặt trụ sở tại Đức, vào hôm nay 30/07/2014 đã nêu lên con sô khoảng« một trăm» trường hợp thương vong. Tổ chức này đã yêu cầu một cuộc điều tra độc lập.
  • Hàng không dân dụng đòi có quy định về vũ khí phòng không (RFI) - Lãnh đạo ngành hàng không dân dụng yêu cầu Liên Hiệp Quốc đề ra một khuôn khổ pháp lý cho việc sử dụng các vũ khí phòng không có thể gây nguy hiểm cho các chuyến bay dân dụng và đòi có thêm những thông tin về những nguy cơ đối với các hãng hàng không bay ngang qua các vùng xung đột.
  • Libya : Một căn cứ quân sự quan trọng rơi vào tay phe Hồi giáo (RFI) - Một căn cứ quân sự quan trọng ở Benghazi, miền đông Libya, đã rơi vào tay các nhóm Hồi giáo cực đoan, vào lúc mà chính quyền Tripoli bất lực trước các trận giao tranh đẫm máu tại thủ đô Libya, hiện vẫn bị một vụ hỏa hoạn lớn đe dọa.
  • Một định chế LHQ tố cáo Israel «thảm sát» thường dân tại Gaza (RFI) - Hôm nay, 30/07/2014, chiến xa của quân đội Israel lại pháo kích vào một trường học của Liên Hiệp Quốc tại dải Gaza. Cuộc tấn công đã khiếnít nhất 16 người chết và hơn 100 người bị thương. Ngay sau vụ này, Cơ quan Liên Hiệp Quốc Trợ giúp Người tỵ nạn Palestine UNRWA đã lập tức tố cáo Israel vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, và lên tiếng kêu gọi gâyáp lực để chấm dứt cuộc« thảm sát».
  • Quyết định “đánh hổ” của Tập Cận Bình mang nhiều thông điệp (RFI) - Cuối cùng thì thông báo của đảng Cộng sản Trung Quốc mở điều tra Chu Vĩnh Khang vì những nghi vấn tham nhũng đã chính thức hoá các thông tin đồn đoán hay rò rỉ kéo dài hàng năm nay về số phận của nhân vật đầy quyền lực trong giới lãnh đạo Trung Quốc trong suốt một thập kỷ vừa qua.
  • Trừng phạt Nga : Châu Âu thức tỉnh hơi muộn (RFI) - Phương Tây gia tăng trừng phạt Nga là đề tài được các nhật báo ra hôm nay (30/07/2014) bình luận sôi nổi. Libération nhận định, lần đầu tiên kể từ khi xảy ra xung đột tại Ukraina, ChâuÂu mạnh tay đưa ra các biện pháp trừng phạt Tổng thống Putin và đánh vào thị trường tài chính, buôn bán vũ khí và chuyển giao công nghệ, như dòng tựa một bài viết :« Trừng phạt Nga : ChâuÂu thức tỉnh hơi muộn».
  • Cuộc sống của Vladimir Putin như thế nào? (RFA) - Nhà lãnh đạo Nga khởi sự ngày làm việc vào buổi trưa, bắt đầu từ việc đọc các tờ báo lá cải. Ông chỉ ăn rau được gửi tới từ Thượng Phụ của Giáo Hội Chính Thống Nga, còn trong các chuyến công du nước ngoài ông mang theo những container đồ dự trữ. Các bạn hãy đọc để biết cuộc sống của Putin như thế nào.
  • Hoa Kỳ mở rộng trừng phạt Nga (RFI) - Tối qua, 29/07/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo các trừng phạt mới, trong lĩnh vực tài chính, nhắm vào Nga, đồng thời Washington nhấn mạnh không lao vào một cuộc chiến tranh lạnh mới.
  • Hàng trăm sân bay đang được xây dựng mới tại Châu Á (RFA) - Hàng trăm phi trường hiện đại đang được xây lên tại Châu Á nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, vận chuyển, chuyên chở… ngày càng tăng cao, đáp ứng nhu cầu của du khách lẫn như cầu sử dụng đường hàng không của người dân trong khu vực.
  • Đối thoại về tình hình Ukraina sẽ diễn ra ở Belarus (RFA) - Cuộc đối thoại về tình hình khủng hoảng ở mạn Đông Ukraina, gồm Nga, Ukraina, OSCE tức Tổ Chức Hợp Tác Và An Ninh Châu Âu, cùng các nhóm nhân quyền quốc tế, sẽ diễn ra tại Minks với sự chấp thuận của nước chủ nhà Belarus.
  • Nghiên cứu mới về Alzheimer mang lại hy vọng cho người bệnh (RFA) - Từ ngày 12 đến 17 tháng 7 vừa qua, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về bệnh mất trí nhớ Alzheimer đã tập trung về Copenhagen, Đan mạch trong một hội nghị quốc tế thường niên về căn bệnh này. Tại hội nghị, kết quả của một số những nghiên cứu mới về căn bệnh đã được công bố và mang lại nhiều hy vọng cho người bệnh.
  • Thư gửi bé Đậu (RFA) - Khi sinh con ra trên đời này thì bố mẹ đã đến tuổi có thể sắp có cháu, đó là một thiệt thòi rất lớn với con. Mẹ hay đùa là bố mẹ chỉ còn khoảng ba chục năm nữa ở bên con, biết làm sao được với số phận con nhỉ. Nhưng bố vẫn ngàn lần cảm ơn số phận đã mang con đến cho bố mẹ
  • Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Israel sử dụng những loại bom có sứ tàn phá rất mạnh sàn bằng nhiều khu vực dân cư ở Gaza. Đến ngày hôm nay 30 tháng 7 đã có 1280 người Palestine thiệt mạng về phía Is
  • Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh (VOA) - Nhiều kinh tế gia dự đoán kinh tế khôi phục lại, nhưng ít người đoán mức tăng trưởng mạnh đến như vậy
  • Philippines đề xuất ngưng leo thang căng thẳng (BaoMoi) - Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario vừa cho biết nước này sẽ đề xuất ngưng mọi hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng ở biển Đông tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vào tuần tới tại Myanmar, theo Kyodo News. “Đó sẽ là cách tiếp cận trước mắt đối với các vấn đề ngày càng trở nên trầm trọng ở biển Đông”, ông del Rosario phát biểu sau cuộc gặp với Cao ủy Chính sách đối ngoại và an ninh của EU Catherine Ashton ngày 29.7.
  • Trao gần 2.500 lời nhắn cho lực lượng kiểm ngư (BaoMoi) - TT - Ngày 30-7, trong khuôn khổ chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông”, Công ty TNHH thương mại Khatoco (thuộc Tổng công ty Khánh Việt) phối hợp với văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Đà Nẵng đã trao 70 triệu đồng cho tập thể cán bộ tàu KN 22 (trực thuộc Chi đội Kiểm ngư số 4), tập thể được vừa trao giải thưởng “Bạn đồng hành quanh tôi” của báo Tuổi Trẻ.
  • Mỹ sẽ giám sát Trung Quốc tập trận (BaoMoi) - Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM) nói nước này sẽ giám sát cuộc tập trận sắp tới của Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh cũng cử tàu do thám tập trận RIMPAC.
  • Tiệc cưới lãng mạn ở khu nghỉ dưỡng Banyan Tree Lăng Cô (BaoMoi) - Với khung cảnh tuyệt đẹp của Biển Đông và dãy Trường Sơn hùng vĩ bao quanh, khu nghỉ dưỡng Banyan Tree Lăng Cô yên tĩnh và riêng biệt là điểm đến tuyệt vời để những đôi uyên ương tổ chức lễ cưới độc đáo theo phong cách của riêng mình.
  • Chìa khóa để đầu tư thành công (BaoMoi) - (Tài chính) “Chìa khóa để thành công trong dài hạn là tính kỷ luật và theo sát chiến lược đầu tư, đặc biệt là trong những thời điểm căng thẳng...” là chia sẻ của ông Avinash Satwalekar - Tổng giám đốc, kiêm Giám đốc đầu tư của Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank (VCBF) khi trao đổi với phóng viên FinancePlus.vn.
  • Những đình làng ven biển (BaoMoi) - Anh Đào Văn Hồng, cùng lính biên phòng với tôi năm 1975. Hồng sinh ra và lớn lên tại Mũi Khe Gà ở Bình Thuận. Sau ngày rời quân ngũ, anh theo nghề đông y rồi làm thầy thuốc kết hợp kinh tế vườn nên đời sống gia đình khá ổn định. Trước việc Trung Quốc đưa dàn khoan Hải Dương 981 trái phép vào khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, là chiến sĩ nhiều năm giữ biển, Hồng điện thoại bảo tôi về Tân Thành gặp lại đồng đội cũ, một thời lênh đênh sóng nước. Từ Bà Rịa tôi và anh Phan Ngọc Quang cùng là dân biên phòng năm xưa phóng xe máy ven theo đường biển chạy qua Long Điền, Đất Đỏ đến Xuyên Mộc, La Gi rồi theo tỉnh lộ 719 đến tận quê anh, Mũi Khe Gà.
  • “Cơn sốt” ETF VFMVN30 thu hút nhà đầu tư (BaoMoi) - ETF VFMVN30, quỹ hoán đổi danh mục đầu tiên của Việt Nam đang được phát hành lần đầu ra công chúng, theo phương thức khác so với nhóm quỹ chứng khoán nội địa vốn chỉ có hai loại là quỹ đóng và quỹ mở.
  • Bất Động Sản du lịch Đà Nẵng: Kỳ vọng mới (BaoMoi) - Mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực từ căng thẳng trên Biển Đông khiến lượng khách Trung Quốc đến Đà Nẵng giảm, nhưng với những gì đang diễn ra, các chuyên gia cho rằng có kỳ vọng mới đối với thị trường du lịch Đà Nẵng.
  • Kể chuyện Biển Đông bằng xẩm (BaoMoi) - “Tiễu trừ cướp biển”, dự án phi lợi nhuận do nhóm Xẩm Hà Thành thực hiện. Xẩm Hà Thành thực hiện MV “Tiễu trừ cướp biển” dựa trên làn điệu xẩm sai.
  • Chính sách quân sự và vận mệnh kinh tế của Trung Quốc (BaoMoi) - (ĐTCK) Có hai cuộc tranh luận đang diễn ra lên quan đến Trung Quốc. Thứ nhất, về thái độ hùng hổ của Bắc Kinh ở Biến Đông và Biển Hoa Đông, giữa các chiến lược gia hải quân và giới ngoại giao, những người ít biết sâu về kinh tế học.

Trần Kỳ Trung - Vì sao tôi cảm tình với người Mỹ?

Tác giả chụp chung với ông Patrick Leahy, Thượng nghị sỹ, Chủ tịch thường trực Thượng nghị viện Mỹ tại nhà riêng của tác giả 23 -Trần Phú - Hội An

Tôi chơi thân với Jess De Vaney và John Weslay Fisher, hai cựu binh Mỹ, từng tham chiến ở Việt Nam. Jess hiện là chủ tịch một tổ chức phi chính phủ giúp các nạn nhân trong chiến tranh Việt Nam có địa chỉ“ TOP VIETNAM VETERANS 8000 S. Kolb Suite 43 Tucson, Arizona 85706”.

 Còn John hiện là bác sỹ nhi khoa đồng thời là một nhà văn, một người rất sùng đạo Phật. Cả hai người, với tuổi xế chiều, bên kia cuộc đời, chiêm nghiệm lại, Jess và John thừa nhận với tôi, Chiến tranh Việt Nam mà quân đội Mỹ tham gia thực sự một cuộc chiến tranh vô nghĩa, không hề có một tác dụng tích cực cho cả hai  nước Việt Nam – Hoa Kỳ.

 Bây giờ nghĩ lại, với họ  là sự ân hận khôn nguôi. Để chuộc lại lỗi lầm đó,  Jess và John cùng tổ chức của mình  đi, lại không biết bao nhiêu lần ở nhiều tỉnh trong khu vực miền trung - Việt Nam làm từ thiện.Những người cựu chiến binh Mỹ làm việc này hoàn toàn tự nguyện, thành tâm. Ví như Jess, khi cần ông đã bán luôn ngôi nhà đang ở để góp thêm tài chính vào quỹ của tổ chức TOP. Hay như John, mỗi lần qua lại Việt Nam, đều đi theo một đoàn bác sỹ tình nguyện chữa bệnh cho người nghèo, đặc biệt những vùng mà trước đây Mỹ hay cho máy bay bắn phá hoặc đưa quân đội đến càn quét. Ngoài việc chữa bệnh, phát thuốc…cho người dân Việt Nam, John còn là nhà văn. John tặng tôi hai quyển sách vừa viết “ Angels in Vietnam”, “ The War After the War”.

Trong quyển sách này, John viết về tình người, khát khao hòa bình, sự thông cảm hiểu nhau của hai dân tộc Việt Nam và Hoa Kỳ luôn phải hiện hữu, thường trực. Nhắc lại những mất mát đau thương của chiến tranh không phải để hận thù mà nhắc với chúng ta một bài học, trong đối nhân, xử thế, cần có sự tôn trọng nhau. Còn không phải như thế sẽ trả một giá  đắt, giữa người với người đã đau rồi, giữa hai dân tộc, hai nhà nước, còn đau gấp bội phần,  để lại những di hại hết sức nặng nề.

Còn một người Mỹ nữa  tôi muốn nhắc đến là ông Patrick Leahy,Thượng nghị sỹ, Chủ tịch thường trực thượng nghị viện Mỹ. Ngày 20/4/ 2014 tôi được tiếp ông cùng một đoàn thượng nghị sỹ Mỹ ở tại nhà riêng của tôi ở Hội An.

Việc đến thăm của ông cùng phái đoàn thượng nghị viện Mỹ, với tôi là một việc hoàn toàn bất ngờ.

Sau khi làm việc với các yếu nhân trong đảng, chính phủ Việt Nam ở Hà Nội, theo lời mời của ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước, ông  Patrick Leahy cùng đoàn tùy tùng vào Đà Nẵng để chứng kiến việc tẩy chất độc dioxin ở sân bay. Việc này cũng xong, còn thời gian, ông Patrick Leahy  nhờ người bạn của tôi, làm phiên dịch cho đoàn, có thể liên hệ, tạo điều kiện cho ông cùng đoàn đến thăm một gia đình người Việt Nam ở Hội An, để hiểu thêm văn hóa Việt Nam và ông cũng muốn tìm hiểu Hội An một địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng.

 Cuộc đi thăm này không tuyên truyền, hoàn toàn với tư cách cá nhân.  Bạn tôi liên hệ với tôi, đề nghị gia đình tiếp. Tôi nhận lời nhưng cũng băn khoăn vì đây là một yếu nhân, như bạn tôi nói, người có quyền lực thứ ba trong chính phủ Mỹ. Hơn nữa, đi theo ông là có rất đông công an, mật vụ của cả hai nước với nhiệm vụ bảo vệ, tôi và gia đình sẽ tiếp đón ông như thế nào? Tôi có hỏi bạn tôi về việc này, thì được bạn tôi giải thích: “ Anh cứ tiếp đón như tiếp đón một người khách du lịch tới thăm gia đình anh, đừng câu nệ quan cách, điều đó ông Patrick Leahy và vợ của ông không thích. ”.

Nghe bạn tôi nói thế, tôi yên tâm.

Và quả thật, cuộc viếng thăm của ông Patrick Leahy cùng đoàn thượng nghị sỹ Mỹ đến gia đình, để lại trong tôi nhiều ấn tượng đặc biệt.

Trước hết đó là tác phong giản dị, chân thành, không hề có một một sự ngăn cách giữa khách và chủ của ông Patrick Leahy. Điều thứ hai, là ông rất tôn trọng văn hóa Việt Nam, rõ nhất khi ông thăm ngôi nhà cổ gia đình tôi đang ở, vợ chồng ông yêu cầu tôi giải thích những câu đối, bức liễn trong gia đình, cách trang trí bàn thờ, ngày giỗ tộc tổ chức như thế nào? Khi hiểu ra những điều đó ông rất vui và cảm phục, ông nói: “ Văn hóa Việt Nam rất đẹp, cần gìn giữ”.

 Phu nhân của ông đã thắp hương và lạy trước bàn thờ tộc của gia đình tôi. Còn một điều nữa, tôi ngạc nhiên về ông Patrick Leahy là sự cảm tình của ông với Việt Nam, ông không muốn những chuyện “không đẹp” trong quá khứ của quan hệ hai nước quay lại. Ông nói với tôi, ông là thượng nghị sỹ Mỹ duy nhất phản đối việc chính phủ Mỹ cấm vận Việt Nam, sau năm 1975 trong lần bỏ phiếu đầu tiên ở thượng nghị viện Mỹ bàn về vấn đề này. Khi đến thăm Việt Nam lần này, hiểu văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam hơn, ông càng mong muốn quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng tốt đẹp dựa trên nền tảng phải thực sự hiểu nhau, chân thành , tôn trọng thực sự .

 Ông còn nói một ý nữa, người dân Việt Nam rất độ lượng, vị tha, giỏi quản giao rõ nhất là thông qua những cuộc tiếp xúc giữa ông với một số vị  lãnh đạo đảng, nhà nước và đặc biệt với người dân Việt Nam. Ông nhận định, với đức tính đó cộng với sự hoàn thiện một nền dân chủ thực sự thông qua việc sửa đổi hiến pháp và cơ chế, nhất định Việt Nam sẽ tiếp kịp các nước văn minh tiên tiến, được các nước lớn nể trọng.

        Nói thật, những lần được tiếp xúc với những người dân Mỹ bình thường, thông qua những người cựu binh Mỹ và một lần được tiếp xúc với một vị lãnh đạo cấp cao chính phủ Mỹ, trong suy nghĩ của tôi dành cho họ một tình cảm  nhất định.

Tôi vẫn không thể quên những trận máy bay B52 của Mỹ ném bom xuống Hà Nội, hay dọc dãy Trường Sơn trên đường Hồ Chí Minh mà tôi đã từng qua khi làm người lính vượt Trường Sơn vào nam trước năm 1975. Nhiều đồng đội của tôi đã chết vì những trận ném bom này. Tôi cũng đã nhiều lần đến Mỹ Lai ( Quảng Ngãi) thắp hương tưởng nhớ những nạn nhân bị lính Mỹ bắn chết… Khi tôi nhắc lại với những người cựu binh Mỹ về kỷ niệm đau đớn đó với sự mong muốn đừng bao giờ để hình ảnh này tái hiện lại.

Những người cựu binh Mỹ cũng rất nhất trí với ý kiến này, họ nhất trí với sự thành tâm, biểu hiện  bằng việc, rất nhiều lần tôi và họ không chỉ đến Mỹ Lai, mà còn đến nhiều vùng trước đây lính Mỹ càn quét, máy bay Mỹ ném bom  làm từ thiện như một lần chuộc lại lỗi lầm…Nước mắt họ đã rơi khi thấy di hại thương tật nặng nề hiện hữu trên thân hình những nạn nhân chiến tranh, hay bị nhiễm chất độc màu da cam…

Gần bốn mươi năm , kể từ năm 1975, trên nước Việt, tôi tin, chính phủ Mỹ không muốn đưa quân đội, máy bay Mỹ… đến Việt Nam để nổ súng, ném bom.  Đối với đất nước Việt Nam, cho đến thời điểm này họ không lấn chiếm một mét vuông nào. Ngược lại, chính phủ Mỹ là một trong những chính phủ có tiếng nói mạnh mẽ lên án việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong lãnh hải Việt Nam. Đối với nhà nước Việt Nam, nhất là với đảng cộng sản, tuy có nhiều sự quan hệ khác biệt, thậm chí là bất đồng, những tất cả những điều đó, họ đều làm công khai, rõ ràng, không dấu diếm, giả dối, như kiểu “ nói một đằng, làm một nẻo”.

Với kinh tế Việt Nam, đó là sự quan hệ sòng phẳng, hai bên cùng có lợi, khi cần đưa ra tòa án quốc tế phân xử. Chính phủ Mỹ không hề lừa dối dân chúng, nhất là cuộc chiến tranh Việt Nam mà họ một trong những bên khởi xướng. Họ thừa nhận tổn thất, thừa nhận thất bại, thừa nhận sai lầm… không muốn trong tương lai có những cuộc chiến tranh như chiến tranh Việt Nam. Chính điều này đã làm cho người dân Hoa Kỳ hiểu người dân Việt Nam hơn, tình cảm người dân Hoa Kỳ thân thiện hơn với người dân Việt Nam, ngược lại người dân Việt Nam tiếp xúc với người dân Mỹ cũng hiểu nhau hơn.

Viết đến đây tôi lại nghĩ đến cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc tháng 2/ 1979. Rõ đấy là một cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo của quân đội Trung Quốc, di hại để lại trên đất nước chúng ta thật nặng nề, không dễ gì nhân dân hai nước có thể quên. Nhưng… hơn ba mươi năm qua, nhà cầm quyền Trung Quốc không muốn cho chính phủ, nhân dân Việt Nam nhắc đến cuộc chiến tranh đó. Đểu giả hơn, họ muốn chúng ta phải xóa mọi dấu tích tội ác đã in đậm lên mảnh đất này như bia tưởng niệm, nghĩa trang liệt sỹ… Họ cũng chưa một lần cho phép những cựu binh của hai bên gặp nhau ôn lại những kỷ niệm chiến tranh đau đớn cùng rút ra bài học để những cuộc chiến tranh như vậy không tái diễn trong tương lai.

Rõ ràng với nhà cầm quyền Trung Quốc, sự im lặng, lấp liếm, che đậy dấu vết tội ác hay xuyên tạc bản chất thực sự  đồng nghĩa là sự thừa nhận sự phi nghĩa của một cuộc chiến tranh xâm lược. Nếu như cuộc chiến tranh trước 1975, rất nhiều yếu nhân trong chính phủ, dư luận, cựu binh Mỹ… thừa nhận sai lầm thì với cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, cho dẫu bị nhân dân và quân đội Việt Nam đánh cho thất bại nặng nề, nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc chưa bao giờ chịu thừa nhận thất bại vẫn còn đòi… “ dạy cho Việt Nam bài học nữa”. Họ vẫn nuôi dưỡng âm mưu xâm lược chiếm đất của Việt Nam, lúc âm thầm, lúc công khai. Dã tâm phá hoại kinh tế Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Quốc không cần giấu diếm. Hàng giả, giá rẻ mạt của Trung Quốc  lan tràn thị trường Việt Nam, hoa quả, thực phẩm xuất sang Việt Nam toàn chứa chất độc hại.

 Những hạ mục kinh tế do Trung Quốc trúng thầu, thường sử dụng những công nghệ lạc hậu so với thế giới, đã vậy thi công chậm tiến độ, khi hoàn thành đạt hiệu quả kinh tế thấp, đội giá… Nhiều khu công nghiệp miền trung, Trung Quốc đưa người ào ạt… làm toàn những việc thủ công rồi lấy vợ, sinh con đẻ cái hòng bám trụ lâu dài ở Việt Nam, mục đích của việc này là gì ??? nếu không phải đó là âm mưu xâm lược!!! Người Việt Nam, dù bất cứ ở thành phần nào, tầng lớp giai cấp nào nghĩ về những người lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc, tôi dám chắc đến gần một trăm phần trăm là không hề có sự thiện cảm…

 Từ những cuộc tiếp xúc trực tiếp với người dân Mỹ bình thường là cựu chiến binh như hai ông Jess De Vaney và John Weslay Fisher, đến một yếu nhân trong chính phủ Mỹ là thượng nghị sỹ, Chủ tịch thường trực thượng nghị viện Mỹ, ông  Patrick Leahy, đồng thời quan sát, suy nghĩ như trên, tôi nhận thấy, rất nhiều nước trên thế giới, nhiều tổ chức, tầng lớp… rất mong đảng cộng sản, chính phủ Việt Nam mạnh dạn “ thoát trung”  thay đổi thể chế, không áp đặt, lệ thuộc vào chủ nghĩa Mác -Lê Nin đã lạc hậu, không phù hợp với quy luật lịch sử, sửa đổi hiến pháp… đưa đất nước Việt Nam trở thành một đất nước dân chủ thực sự.  Từ đó  liên minh với các nước tự do, dân chủ như Mỹ, Nhật Bản, EU…

Được như vậy  thế đứng của đất nước sẽ rất vững mạnh do sự đồng lòng, thống nhất giữa lãnh đạo và người dân, lúc đó sẽ  không sợ bất cứ thế lực đế quốc lớn nào muốn thôn tính Việt Nam.
Tôi cảm tình với người Mỹ cũng vì những lý do đó!
( Theo  Trần Kỳ Trung Blog )

Nợ công và phần chìm của “tảng băng” doanh nghiệp nhà nước

Nợ công và phần chìm của “tảng băng” doanh nghiệp nhà nước 
Những khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp Nhà nước mà có thể sẽ phải dùng ngân sách để trả mới là mầm mống đe dọa tính bền vững của nợ công.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Với phạm vi định nghĩa trong Luật Quản lý nợ công của Việt Nam hiện nay, ông Dũng cho rằng hầu hết nợ của doanh nghiệp nhà nước không được đưa vào trong nợ công quốc gia. Vì, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (4,2 - 6,9%) dư nợ của doanh nghiệp nhà nước là được Chính phủ bảo lãnh.
“Đó là phần vay vốn nước ngoài. Phần chìm của tảng băng doanh nghiệp nhà nước vay nợ trong nước theo hình thức tự vay tự trả mới lớn khủng khiếp”, tác giả Trịnh Tiến Dũng nhấn mạnh tại tham luận ở hội thảo về nợ công mới diễn ra hồi trung tuần tháng 7/2014.
Khá nhiều con số được ông Dũng sử dụng để minh chứng cho nhận định này. Như, nếu tính cả 86.000 tỷ đồng của Vinashin thì ngay từ cuối năm 2009 nợ của doanh nghiệp nhà nước đã lên tới 54,2% GDP của năm này. Riêng Vinashin có dư nợ đến hạn phải trả khoảng trên 14.000 tỷ đồng nhưng không thể tự cân đối được dòng tiền…
Tuy nhiên, Nhà nước tiếp tục các hình thức hỗ trợ như chuyển nợ (chuyển nợ của Vinashin sang Vinalines và Petro Vietnam), giãn nợ (bảo lãnh của Nhà nước trước các ngân hàng), bổ sung vốn, khoanh nợ... nói cho cùng đều dựa vào ngân sách Nhà nước, làm tăng thâm hụt ngân sách.
Và hậu quả là Nhà nước sẽ phải phát hành trái phiếu Chính phủ, để bù đắp thiếu hụt khiến cho nợ công của quốc gia tăng lên, ông Dũng khái quát.
Vẫn trong mối liên hệ với nợ công, hơn một lần tại các hội thảo lớn về tài chính, chuyên gia Phạm Thế Anh (Viện Chiến lược chính sách khoa học và công nghệ) cho rằng rủi ro tiềm tàng lớn nhất đối với nợ công của Việt Nam có lẽ không phải ở những khoản nợ được ghi nhận trên sổ sách. Những khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp Nhà nước mà có thể sẽ phải dùng ngân sách để trả mới là mầm mống đe dọa tính bền vững của nợ công. Ví dụ như khoản nợ quốc tế 600 triệu USD của Vinashin hay hàng chục triệu USD của HUD...
Còn ở bản tham luận tại hội thảo mới được Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội tổ chức giữa tháng 7 vừa qua, các tác giả Phạm Thế Anh và Đinh Tuấn Minh đã dẫn con số từ báo cáo cuối năm 2013 của Chính phủ cho thấy tổng nợ của các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tính đến cuối năm 2012 là gần 1.550 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 52,5% GDP.
Nếu loại trừ phần cụ thể đã được Chính phủ bảo lãnh (5,2% GDP trong nợ công nước ngoài và 6,5% GDP trong nợ công trong nước) thì vẫn còn tới khoảng 40,9% GDP nợ của doanh nghiệp nhà nước không được Chính phủ bảo lãnh, tham luận nêu rõ.
“Do vậy, nếu cộng cả con số nợ của doanh nghiệp nhà nước không được Chính phủ bảo lãnh này cùng với nợ đọng trong xây dựng cơ bản vào con số công bố chính thức thì nợ công Việt Nam hiện nay sẽ lên tới xấp xỉ 98,2% GDP, vượt xa so với ngưỡng an toàn là 65% GDP được khuyến cáo phổ biến bởi các tổ chức quốc tế”, các tác giả cảnh báo.
Vẫn theo các chuyên gia Thế Anh và Tuấn Minh, rủi ro từ nợ của các doanh nghiệp nhà nước đối với nợ công quốc gia không hẳn chỉ nằm ở kênh vay nợ được Chính phủ bảo lãnh như đã nói trên.
Các khoản nợ từ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh, nợ từ ngân hàng phát triển, nợ từ các ngân hàng thương mại và nợ chéo lẫn nhau của các doanh nghiệp nhà nước mới là mầm mống đe dọa an toàn nợ công quốc gia khi một số doanh nghiệp nhà nước lớn rơi vào thua lỗ nhưng lại không thể để chúng phá sản, tác giả Tuấn Minh và Thế Anh phân tích thêm.
Các tác giả tham luận cũng nhấn mạnh rằng, nếu như không muốn nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước trở thành mối đe dọa thực sự đối với an toàn nợ công quốc gia trong tương lai thì tiến trình cổ phần hóa và cải cách khu vực này cần phải được tiến hành một cách thực chất thay vì hình thức.
Cũng băn khoăn về mối quan hệ giữa ngân sách nhà nước và nợ doanh nghiệp nhà nước, TS. Lê Đăng Doanh nêu tính toán của các chuyên gia nếu bổ sung nợ của khu vực này thì nợ công sẽ lên đến 100 -105% GDP.
Ông Doanh cho rằng, cần thiết phải xếp loại nợ doanh nghiệp nhà nước và bổ sung một phần số nợ đó vào nợ công. Bởi, Bộ Tài chính nhiều lần tuyên bố nợ doanh nghiệp nhà nước tự vay tự trả song ngân sách nhà nước đã phải trả cho nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.
Bởi vậy, giám sát toàn diện về nợ công, đặc biệt là ngăn chặn những tác động tiêu cực từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đến nợ công quốc gia, theo nhiều ý kiến đã trở nên rất cấp thiết. Ở bài viết tiếp theo, VnEconomy sẽ đề cập sâu hơn nội dung này.
Nguyên Hà
(VnEconomy) 

Trở mặt khi chưa kịp đút lót

Người ta tức giận vì thói nhũng nhiễu trắng trợn trong bệnh viện. Bởi sự tạ ơn tự nguyện đó tự lúc nào bị biến tướng thành thói bóp nặn, vắt kiệt bệnh nhân. Tệ hại hơn là thói bạc ác, trở mặt. Mọi ân cần tự dưng biến mất khi người bệnh chưa hoặc không đút lót chút lễ vật.

LTS: Vấn đề an ninh bệnh viện, hiện tượng các thầy thuốc bị hành hung bởi đủ lý do đã không còn là hiếm hoi. Mới đây, Tuần Việt Nam nhận được bài viết của BS Lê Đình Phương về vấn đề này. Để rộng đường dư luận, bảo đảm tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin đăng tải bài viết dưới đây. Và rất mong nhận được ý kiến của bạn đọc gần xa, đề xuất các giải pháp để có thể hạn chế, ngăn chặn, và bảo đảm vấn đề an ninh bệnh viện, đồng thời nâng cao hơn chất lượng khám chữa bệnh?

“Aaw-koon ch'ran” (cảm ơn)! Đó là câu chào của những Sok Leng, Sok Kha, Heng Leng… và rất nhiều bệnh nhân Campuchia khác chào tôi khi ra về. Kèm theo một nụ cười thật tươi với hai tay chắp ngang trán. Cho đến khi Sey, người thông dịch giải thích: Ở xứ Campuchia, chỉ có 04 người rất được tôn kính và được chào như vậy là nhà vua, cha, sư sãi, và… thầy thuốc. Nhân vật thứ tư này được người dân xứ Chùa Tháp xem là một vị thần cũng như Asclepius, vị thần y học và chữa lành trong thần thoại Hy Lạp vậy.

Bệnh viện, y tế, bệnh nhân, nổi giận, bác sĩ, Lê Đình Phương, xấu hổ
Ảnh đối tượng đuổi đánh bác sỹ. Ảnh chụp từ camera bệnh viện/ VTC
Thần thánh và sự... đáng sợ

Từ rất xa xưa, người ta xem thầy thuốc như thần thánh vì những hiểu biết về cơ thể con người mà họ thủ đắc được, về quyền năng chữa lành và mang lại sự sống cho đồng loại. Càng ít ánh sáng khoa học, quyền năng y học của người thầy thuốc càng bí ẩn và càng… đáng sợ. Nên cũng như thần thánh, có lẽ người xưa sợ người thầy thuốc hơn yêu mến họ. Mà chắc bây giờ cũng thế!

Th, một đồng nghiệp nhi khoa của tôi là một trường hợp trái ngược. Trong một buổi sáng, ở quán hủ tiếu Tuyết Trinh nức tiếng Mỹ Tho, tôi đã chứng kiến một cảnh giằng co: Một chị bán vé số đen đúa, gầy nhom, nhất định “biếu bác vài tờ lấy hên” cho người thầy thuốc đã tận tình chạy chữa chứng tim bẩm sinh cho con mình. Dĩ nhiên là Th không nhận, dĩ nhiên là có năn nỉ, từ chối, vật nài… mà tôi chỉ là người quan sát và thấy lòng cảm động vô kể

Cảnh giằng co ấy không hiếm đâu, thưa các bạn. Những người bệnh Việt Nam, Campuchia thật thà, chân chất đã biểu lộ lòng yêu mến người thầy thuốc của mình bằng nhiều cách quá sức dễ thương. Từ gói cá khô biển Hồ, trái sầu riêng vườn nhà xách tận Koong Pông Chàm qua đến Sài Gòn, hay “ổ bánh bông lan nhà làm, biếu bác sĩ dùng lấy thảo” của bà T, nhẹ nhàng đặt xuống bàn mỗi lần tái khám. Một năm nhận hai ổ bánh đó, thấy nghề mình bớt nặng nhọc, nhưng như nhận một lời răn nhẹ nhàng mà nghiêm cẩn.

Trong một xã hội đã từng rất hiền lương, đã từng nhất mực yêu quí người thầy thuốc, thầy giáo hết lòng như thế, những bạo hành trong bệnh viện gần đây ắt phải có rất nhiều nguyên nhân sâu xa và lưu cữu cho đến khi bùng nổ.

Người ta tức giận vì thói nhũng nhiễu trắng trợn trong bệnh viện. Bởi sự tạ ơn tự nguyện đó tự lúc nào bị biến tướng thành thói bóp nặn, vắt kiệt bệnh nhân. Tệ hại hơn là thói bạc ác, trở mặt khi mọi ân cần tự dưng biến mất khi người bệnh chưa hoặc không đút lót chút lễ vật.

Người ta căm uất khi những dịch vụ sơ đẳng như thay quần áo sạch, trải lại nệm giường... sẽ bị lờ đi một cách đầy chủ đích nếu không có chút lễ mọn.

Người ta cảm thấy bị lừa khi những kiến thức y học được xem là độc quyền của người thầy thuốc, được dùng như những công cụ để hù doạ, làm tiền. Mà ngẫm cho cùng, y khoa là một dịch vụ, và là một dịch vụ béo bở trong tất cả các dịch vụ, khi người bán biết rõ mà người mua thì mù tịt v.v…

Khi nào trả tiền mà không phải mua bán?

P. là một y tá trong đội hồi sức của tôi thuở mới ra trường. Thời đó, bệnh nhân nghèo xác nghèo xơ. Những người thợ đào vàng, mê man vì chứng sốt rét ác tính, vào viện chỉ có chiếc quần cộc trên người. Thậm chí có người khi chết mà bệnh án chỉ ghi là “Vô danh nam 1”, “vô danh nam 2”... Thuở ấy, chúng tôi cũng nghèo và cực, quần quật suốt đêm với phòng hồi sức mà cái chết nhiều hơn sự sống, và với rất nhiều âu lo cho một ngày mai túng thiếu, bất định.

Trong những đêm trực nặng nhọc ấy, không dưới một lần, tôi thấy P. nhẹ nhàng lau mặt, vuốt mắt, thầm thì an ủi những bệnh nhân hấp hối!

Điều mà P., hay mẹ Theresa làm đã thực sự nâng dịch vụ y khoa lên một ý nghĩa cực kỳ cao quí và sâu xa là hai chữ TÌNH NGƯỜI,  trân trọng và viết hoa. Không có cái tình, quả thực y khoa chỉ là một dịch vụ sức khoẻ, thuận mua vừa bán như trăm ngàn dịch vụ khác. Chữ tình đó đôi khi làm ta yêu người bệnh này hơn người bệnh khác, đôi khi làm ta ân cần hơn với bà X. mà lãnh đạm với ông Y vì thói kiêu căng cậy tiền cậy thế.

Chữ tình đó, nhiều khi làm bệnh nhân – thầy thuốc còn gắn bó với nhau hơn cả ruột rà. Đó là điểm làm cho y khoa không phải là dịch vụ khách sạn kiêm chữa bệnh và các giá trị nhân bản của y khoa không bao giờ mua được bằng tiền.
Rất nhiều ngụy giá trị đã được tung hô, đến nỗi những giá trị cao quí của ngành y vô tình đã bị “chôn vùi”
Xin thứ lỗi, tôi đã nhăn mặt khi nghe một lãnh đạo ngành y tế đề nghị gắn huy hiệu, phát động ngành y tế học tập tấm gương của một đồng nghiệp xấu số bị bệnh nhân đâm chết. Câu chuyện quá buồn và bi thảm, nhưng chắc chắn không phải là một tấm gương khi bị người nhà đâm chết vì một lý do lãng nhách. Và càng chắc chắn hơn là không ai muốn y nghiệp của mình được chấm dứt theo một cách thảm thương như vậy?

Việc âm thầm mà cô y tá P. làm năm xưa, chắc chắn không vì huy chương, danh hiệu. Rất nhiều ngụy giá trị đã được tung hô, đến nỗi những giá trị cao quí của ngành y vô tình đã bị “chôn vùi”

Khi nào cần lý hơn tình?

NHS (National Health Service), cơ quan y tế quốc gia là niềm tự hào của nước Anh. Người Anh xem NHS là niềm kiêu hãnh của đất nước, một món quà hay phúc lợi cho thần dân của Nữ hoàng, đến nỗi NHS được chọn là một trong những màn trình diễn của Olympic London.

Vậy mà ở Bệnh viện hoàng gia Anh quốc, tôi đã thấy những poster đầy tính răn đe: “Stop abuse of NHS staff”, “Zero tolerance policy” (Chấm dứt hành hung nhân viên NHS, không dung thứ). Đã có những gã du côn, nghiện rượu phải vào tù sau khi hành hung nhân viên y tế, không dung thứ.

Bệnh viện, y tế, bệnh nhân, nổi giận, bác sĩ, Lê Đình Phương, xấu hổ
Ảnh: Healthresources.ssotp.nhs.uk

Thái độ quyết liệt của chính quyền London là phải đạo, và được cam kết bằng luật pháp. Và được người dân Anh quốc, nếu còn chút lương tri, ủng hộ hết mình.

Khác với nước mình, mỗi khi báo chí đăng tin thầy thuốc bị hành hung như vụ việc mới đây ở BV Bạch Mai, bệnh viện bị đập phá, luôn luôn xuất hiện những bình luận đại để “không có lửa làm sao có khói?”. Không cần chứng lý, không cần tìm hiểu cụ thể, một số người sẵn sàng trút những uất ức chất chứa bấy lâu thành một lời qui chụp vu oan và đầy ác ý như vậy. Mà không cần nhiều lý trí lắm, người ta có thể thấy ngay thủ phạm chỉ là một gã du côn, mang luôn thói xấc xược của đường phố vào phòng cấp cứu.

Không thấy các hiệp hội y tế, các chuyên gia đầu ngành nào lên tiếng để bảo vệ các nhân viên y tế của mình.

Không thấy các lãnh đạo ngành hay nhà lập pháp nào đặt vấn đề bạo hành trong y tế lên bàn thảo luận của Quốc hội.

Nhìn sang xứ người, cứ tự hỏi sau mỗi lần bệnh viện bị đập phá, bác sĩ y tá bị hành hung, các quan chức y tế, các nhà lập pháp ấy ở đâu?

Xin hãy để cho những người thầy thuốc chúng tôi được hành nghề trong niềm vui và vinh dự. Chí ít là trong sự an toàn.

Đã đến lúc chính ngành y tế phải nhìn lại mình để thấy được căn nguyên vì sao nạn bạo hành bệnh viện ngày càng tràn lan, mà chỉ tập trung phần lớn vào một số vùng miền.

Xin hãy để cho những người thầy thuốc chúng tôi được hành nghề trong niềm vui và vinh dự. Chí ít là trong sự an toàn.

Và xin chấm dứt những bình luận loạn ngôn theo kiểu “không có lửa làm sao có khói”. Mồi lửa ở đây, nghĩ sâu xa, chính là sự băng hoại của đạo lý một xã hội mạnh được yếu thua, mà mọi thành viên của xã hội đó phải đấm ngực ăn năn, thay vì quay ra phỉ nhổ lẫn nhau một cách vô căn cứ.
    BS. Lê Đình Phương
     ( Tuần Việt Nam )

Baron Trịnh - Vì sao An-nam mê tín dị đoan?

Lễ khai ấn đền Trần
 Dân Luận: Niềm tin vào tôn giáo để hướng thiện, để giữ cho mình cân bằng cuộc sống, để gắn bó với cộng đồng và tạo ra một xã hội nhân bản và yêu thương là đáng trân trọng. Ở đây chúng ta chỉ phê phán mê tín dị đoan, đẩy niềm tin vào sự siêu nhiên đến mức cực đoan là để nó quyết định số phận của bản thân mình và gia đình. Đó là môi trường cho những kẻ lừa đảo hoạt động và làm cho bạn tiền mất tật mang.

1. An-nam là một dân tộc tin vào thần thánh.

 Trong 2 cuộc Nam tiến và Tây tiến vĩ đại để hình thành nên An-nam-quốc-gia cong cong hình chữ S của ngày nay, tín ngưỡng thờ cúng được duy trì ở cả tầm quốc gia, dân gian và gia đình.

Ở tầm quốc gia, người ta thờ cúng các thần linh là những người có công hay các anh hùng dân tộc, chẳng hạn như đức Thánh Trần hay bà chúa Liễu Hạnh. Ở mức độ dân gian, người ta thờ cúng Thành hoàng của làng/xã. Thành hoàng có thể là người sáng lập ra làng, có thể là người làng có công với quốc gia, có thể là người khởi tạo nên nghề nghiệp cho làng,… và được triều đình phong kiến sắc phong. Ở mức độ gia đình, người ta thờ cúng tổ tiên và các vị thần theo truyền thuyết như tôn thần, thổ địa, thần tài, táo quân,…

Đây là một nét văn hóa đặc sắc, duy trì được đức tin và tín ngưỡng của cần-lao trước khi những tôn giáo chính thống như Phật giáo được giới thống trị truyền bá đan xen thờ cúng cùng tín ngưỡng truyền thống nói trên.

2. Có những hiện tượng huyền bí, tâm linh vẫn hiển hiện trong đời sống con người từ xa xưa đến tận ngày nay. Mặc dù khoa học đã và đang dần dần giải mã những hiện tượng đó nhưng đã xác định được những trường sinh học kết nối giữa người đã chết với người sống, hay việc một số người có khả năng ngoại cảm, khả năng nhìn thấy trước tương lai,…

Chính vì vậy, các nhà khoa học trên thế giới không bài xích những vấn đề duy tâm, đặc biệt là những bí ẩn trong các nền văn hóa lớn như Trung hoa, Ấn Độ, Ai cập,…

Có nghĩa, vẫn tồn tại những sự huyền bí của tự nhiên, được con người tìm đến như một đức tin trong cuộc sống, tạo ra sự tâm linh trong tâm trí của họ.

3. Hơn nghìn năm Bắc thuộc, An-nam là một bản sao cả về văn hóa, tư tưởng, tín ngưỡng, tâm linh,… của nước láng giềng Trung hoa. Đến tận ngày nay, sự lệ thuộc đó vẫn không suy giảm.

Trung Hoa cổ đại có một nền văn hóa rực rỡ, từ vài nghìn năm trước đã phát kiến ra những công trình nghiên cứu đồ sộ về con người và vận mệnh con người. An-nam-cần-lao vẫn quen thuộc với những Hà đồ - Lạc thư, Kinh dịch, tướng pháp,… Dĩ nhiên, để có kiến thức sơ đẳng về những điều nói trên, cần phải biết chút chữ nghĩa và có một chút trí tuệ. Và điều đó không dành cho cần-lao thối tai khai bẹn thủa thời chưa có chữ quốc ngữ.

Và thế là, những điều huyền bí về số mệnh con người được đám học chữ “thánh hiền” độc quyền. Đám này kết hợp với đặc tính tín ngưỡng của cần-lao để tạo ra niềm tin vào các thế lực siêu nhiên và cho rằng số phận cuộc đời đã được định sẵn. Điều này được các chế độ phong kiến áp dụng triệt để trong việc quản trị tư tưởng của cần-lao trong quá trình cai trị từ trung ương đến địa phương.

4. Khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Những người cộng sản với kim chỉ nam là chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành những kẻ vô thần. Và họ cho rằng những tín ngưỡng, tâm linh của cần-lao là sự mê tín dị đoan cần phải loại trừ trong con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa.

Và thế là một cuộc “cách mạng” loại trừ mê tín dị đoan được hình thành. Những người cộng sản phá đền, phá chùa, bài trừ sự cúng bái, bói toán, tế lễ thần thánh,… Thay việc thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thần phật bằng việc treo ảnh lãnh tụ. Chúng ta có thể tìm thấy những hình ảnh các lãnh tụ cộng sản được treo trang trọng giữa nhà thay cho các bát hương và bài vị tổ tiên vào các thập niên 60-70 của thế kỷ trước ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, một cuộc “cách mạng” nhỏ không thể tẩy não được tín ngưỡng của cần-lao. Và họ bắt đầu dấm dúi thờ cúng lại tổ tiên, thần phật. Đặc biệt đối với những người gặp những điều bất trắc trong cuộc sống mà không được chính quyền giải quyết. Họ quay lại tin vào số phận, tin vào sự trừng phạt do tâm linh bởi lẽ chính họ là những thành phần nhiệt tình nhất trong việc phá đền, phá chùa và bỏ bát hương tổ tiên.

Một vài nơi, một số kẻ tham gia phá đền, phá chùa gặp những rủi ro trong cuộc sống đã được cần-lao thêu dệt lên những câu chuyện rùng rợn về việc “quả báo” do đã quay lưng lại với thần thánh, tổ tiên. Và công cuộc bài trừ mê tín dị đoan, hướng tới chủ nghĩa vô thần của cộng sản đã thất bại hoàn toàn ở An-nam, bắt đầu mạnh mẽ từ khi mở cửa về kinh tế.
 5. “Phú quý sinh lễ nghĩa” là một đặc tính của cần-lao An-nam. Những kẻ thành đạt trong cuộc sống thường cho rằng đó là do phúc đức của tổ tiên, sự phù hộ của thánh thần và số mệnh của họ. Điều này có một phần đúng đắn vì theo tử vi, số phận của mỗi người là khác nhau. Một số trường hợp đặc biệt như một vài kẻ nghèo hèn bỗng trở thành đại phú hay vài quan lại bị thất sủng về quê cày ruộng khiến tâm lý tin vào số mệnh được áp đặt trong não trạng của cần-lao An-nam.

Từ thời Lý, phật giáo đã được truyền bá sâu rộng vào trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo của cần-lao An-nam. Và cần-lao dễ dàng kết hợp sự tín ngưỡng dân gian với tín ngưỡng tôn giáo làm một. Câu nói “thờ thần phật” trở nên quen thuộc với cần-lao khi chủ thuyết luân hồi và hướng con người đến điều thiện của giáo lý nhà phật được cần-lao đón nhận nhiệt tình bởi đã có sẵn trong não trạng quan niệm về lễ giáo của Khổng Khâu xứ Tàu.

Thế nên, khi An-nam vượt qua thời đói khổ của bao cấp, và chính sách mở cửa đã vực dậy nền kinh tế từ quốc gia đến gia đình thì sự tín ngưỡng về tâm linh trỗi dậy. Những kẻ có tiền bắt đầu xây mộ, xây từ đường để tri ân tổ tiên đến tu bổ, sửa sang đền miếu của làng xã. Lớn hơn, họ bắt đầu kêu gọi sửa sang chùa chiền, và nghiễm nhiên tự coi phật giáo như một quốc đạo của An-nam.

Dĩ nhiên, những đối tượng này phần lớn là quan chức của chính quyền, từ thượng tầng trung ương ủy viên đến hạ tầng quan chức lìu tìu địa phương. Và dĩ nhiên, phần lớn họ không có tôn giáo. Một yếu tố quan trọng trong sơ yếu lý lịch của một xã hội bổ nhiệm quan chức theo chủ nghĩa lý lịch.

 6. Có cung ắt có cầu. Những dịch vụ đáp ứng nhu cầu tâm linh và tín ngưỡng nở rộ như nấm mọc sau mưa, thượng vàng hạ cám đủ cả.

Chưa bao giờ xứ An-nam thịnh vượng về các dịch vụ tín ngưỡng như hiện nay. Ở đâu cũng có thể có thầy bói toán, từ lấy lá số tử vi, bói bài, bói chỉ tay, bói lá trầu,… Ở đâu cũng có thầy cúng, thầy phong thủy. Sách về bói toán, tử vi, cúng bái, phong thủy có thể tìm bất cứ nơi đâu, từ nhà sách cao cấp đến bán dạo vỉa hè, bến xe.

“Tiền nào của ấy” là câu nói quen thuộc của An-nam, và tất nhiên bao gồm cả dịch vụ tín ngưỡng. Bởi tại nhà nhà đi mời thầy cúng, người người đi xem bói,… nên hình thành một đội ngũ buôn thần bán thánh rất đông đảo. Từ đám thầy chùa đầu trọc thích tu hú hơn tu thân đến đám bần nông bần lâm thất học được “ăn lộc thánh”. Vài chục nghìn đồng cũng bói, vài trăm nghìn đồng cũng cúng. Đám này không những truyền bá mê tín dị đoan để trục lợi cần-lao, mà còn nhẫn tâm trục lợi trên cả xương cốt của những người đã ngã xuống trong hai cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc.

Nói đi cũng phải nói lại. Có những người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, họ thấu hiểu sâu sắc chiêm tinh, kinh dịch, có thể suy đoán được số phận con người trên góc độ khoa học của tử vi. Có những người có những khả năng đặc biệt có thể nhìn thấy người âm mà chúng ta thường gọi là ngoại cảm (khoa học đã xác nhận điều này). Có những người tu hành chân chính, lấy giáo lý phật môn để cầu an giúp người.

Tuy nhiên, những người này rất ít, và năng lực của họ cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Đặc biệt là những người có khả năng ngoại cảm. Trong vài triệu người có một người có khả năng ngoại cảm đã là hiếm. Và trong trăm lần ngoại cảm mới có một vài trường hợp chính xác đã là quý.

Ấy thế nhưng cần-lao ai cũng tham lam. Ai cũng muốn thỏa mãn cái họ mong muốn. Họ sẵn sàng bỏ tiền bỏ bạc để đổi lại sự tò mò lẫn “bí ẩn” về số phận của họ. Nghe nói có thầy bói nào hay là đổ xô đến. Nghe nói có đền, có điện nào thiêng là đỗ xô đến. Thật giả lẫn lộn, bát nháo tứ tung. 

7. Đáng ra, sự mê tín dị đoan, những tà đạo, tà giáo cần phải loại trừ triệt để. Nhưng có thể thấy trong thời gian qua, chính quyền đã buông lỏng quản lý điều này. Không những thế, lãnh đạo từ to đến nhỏ thể hiện rõ sự cuồng tín về thần phật của họ. Có thể thấy lãnh đạo cao cấp của chính quyền ở các lễ chùa, lễ phật hì hụp cúng bái. Có thể thấy bát hương được hiện diện ở từng phòng trong công sở. Những ngày cuối năm, đầu năm thì xe công lẫn quan chức đi đền đi chùa nườm nượp.

Đình chùa miếu mạo được ồ ạt xây dựng. Thầy bói, thầy cúng, bà đồng, ông cốt được hoạt động tự do, thỏa sức truyền bá mê tín dị đoan, miễn không truyền bá cần-lao chống chính quyền là được.

Không những để tự phát trong xã hội, mà có hẳn 3 tổ chức nghiên cứu về tâm linh với tên gọi mỹ miều là: “Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng”; “Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người”; “Viện Nghiên cứu tiềm năng con người” được chính quyền công nhận và bảo hộ. Không biết họ nghiên cứu được cái gì? Nhưng cấp phép tràn lan cho đám bà đồng ông cốt, thậm chí cả đám tâm thần phân liệt tự xưng là dị nhân quái nhân có khả năng hô mưa gọi gió.

Những vụ việc liên quan đến đám giả thần giả quỷ trục lợi trên sự cuồng tín của cần-lao đến mức nghiêm trọng như tên Thủy giả danh ngoại cảm trục lợi trên xương cốt của các liệt sỹ đã được phản ánh, truy tố. Nhưng vẫn còn đó nhan nhãn những kẻ nhân danh khoa học như “nhà ma học” Giác Hải, hay nhân danh “ngoại cảm” như đám Thị Hòa, và những đám bà đồng ông cốt, cô cậu ngoại cảm khác.

8. Khi nói về những điềm mất nước (Vong trưng), Hàn Phi đã cho rằng: “Dùng bọn coi ngày, thờ quỷ thần, tin bói toán, thích cúng tế thì (nước) có thể mất” (thiên XV, quyển V).

Phan Chu Trinh đã từng viết trong “Việt quốc bệnh phu” một trong mười điều bi ai của An-nam là “chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật”.

Có thể thấy, mê tín dị đoan đã bị lên án và bài trừ từ thời xa xưa, khi mà những vấn đề duy tâm lẫn các sự vật, hiện tượng thần bí của tự nhiên chưa được khoa học giải thích một cách thấu đáo.

Vậy mà, ở tận thế kỷ 21, khi mà khoa học đã đạt tới sự vi diệu trong tiếp cận nghiên cứu theo hình thức lượng tử đối với các vật chất siêu vi trong một chuyển biến siêu hình học. Cũng như các kết quả ngoại cảm có thể xác định một cách cực kỳ đơn giản qua xét nghiệm AND. Thế nhưng, không hề có một động thái quyết liệt nào của chính quyền đối với đám buôn thần bán thánh này, trừ những trường hợp đã bị cần-lao phát giác là lừa đảo.

Không lẽ chính quyền không hiểu những điều đơn giản mà Hàn Phi đã cảnh báo từ hơn 2.000 năm trước, hay “bệnh” của An-nam mà Phan Chu Trinh đã chỉ ra gần 100 năm trước? Không lẽ chính quyền không biết bọn “ma học” đang hoành hành, đang đẩy cần-lao An-nam trở nên mê tín dị đoan đến mức cuồng tín (điều mà hơn nửa thế kỷ trước họ đã cố gắng bài trừ), đang khiến cần-lao An-nam lệch lạc về nhận thức tín ngưỡng và triết lý tôn giáo chính thống? Không lẽ chính quyền không biết mê tín dị đoan đã làm cho cần-lao An-nam trở nên mông muội, u mê từ não trạng đến thể chất, và điều này là kẻ thù của sự phát triển lên một xã hội văn minh?

Họ không biết? Hay họ cố tình không biết?

© 2014 Baron Trịnh (Viết cho tháng cô hồn)
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên Internet.
( Dân Luận )
 

Vì sao Trung Quốc không có bạn?

Trong cuốn sách “Still ours to lead”, học giả Bruca Jones – một trong những chuyên gia của viện nghiên cứu tư vấn hàng đầu nước Mỹ Brookings lưu ý rằng, Mỹ có hơn 50 đồng minh – chiếm hơn ¼ số quốc gia trên thế giới. Trong khi đó, “các đồng minh chiến lược” của Trung Quốc lại “rất ít và rất xa cách”. Điều gì đã tạo nên khoảng cách đó.
Còn nhớ, vào năm 2010, trong một cuộc họp với các nước châu Á, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã tuyên bố rằng, Washington có “lợi ích quốc gia trong việc duy trì tự do hàng hải, tiếp cận với các vùng biển chung của châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông”.

Khi đó, Trung Quốc đã phản ứng gay gắt và coi đó là những ngôn từ gây chiến. Không một quốc gia nào đồng tình với quan điểm đó của Bắc Kinh. Thay vào đó, 12 nước láng giềng của Trung Quốc đã ra tuyên bố ủng bộ lập trường của bà Clinton.

Câu chuyện trên chỉ là một ví dụ về một thực tế đơn giản: Trung Quốc có vài người quen và rất ít bạn bè. Ngay cả Bộ trưởng truyền thông Australia Malcolm Turnbull cũng từng nhận định: Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc không có bạn, ngoại trừ Triều Tiên!

Tờ Washington Post viết: “Sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc, những yêu sách chủ quyền ngày càng quyết liệt đối với những đảo, bãi đá ngầm, bãi san hô… khiến Trung Quốc căng thẳng với các nước láng giềng và Mỹ - nước có nghĩa vụ bảo vệ một số đồng minh là các quốc gia cùng có tuyên bố chủ quyền giống Trung Quốc trong trường hợp họ bị tấn công.

Có 5 lý do khiến Trung Quốc không có bạn!

Thứ nhất, đó là do lịch sử. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi đóng vai trò là chân vận động qua lại giữa Mỹ và Liên Xô đã hình thành nên mối ác cảm hiện tại của họ đối với việc thành lập liên minh. Năm 1982, Bắc Kinh tuyên bố cam kết theo đuổi một “chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình”.

Thứ hai, đó là do tư tưởng, ý thức hệ. Trung Quốc tin những giá trị của họ là đặc biệt và không quan tâm đến một thách thức kiểu Liên Xô, hay dân chủ, tư bản chủ nghĩa hay dân chủ tư bản chủ nghĩa. Bắc Kinh duy trì chế độ một đảng lãnh đạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo “màu sắc Trung Quốc”, chứ không rập khuôn theo bất kỳ mô hình nào.

Thứ ba, “cá đã lớn mà cái ao thì nhỏ”. Với dân số lớn nhất thế giới, lịch sử hàng nghìn năm chinh chiến xâm chiếm, mở rộng lãnh thổ và vị trí địa lý đầy thách thức – có biên giới chung với 14 nước, không có gì ngạc nhiên khi một số nước láng giềng luôn trong tâm thế cảnh giác với Trung Quốc. Những hành vi của Trung Quốc trong những năm gần đây – như tự vẽ ra “đường lưỡi bò” phi lý ôm trọn 80% diện tích Biển Đông, gia tăng gây sức ép lên các nước láng giềng, để củng cố tuyên bố chủ quyền của mình trên các vùng biển được Bắc Kinh xem là “lợi ích cốt lõi” của mình, cũng khiến cộng đồng quốc tế nghi ngờ về cái gọi là “sự trỗi dậy hòa bình” của cường quốc đông dân nhất thế giới.
"Đường lưỡi bò" 10 đoạn phi lý của Trung Quốc tự vẽ ra để độc chiếm Biển Đông

Thứ tư, Trung Quốc tập trung chủ yếu vào phát triển nội bộ. Dường như Trung Quốc khá trung thành với chính sách “viễn du, cận công”. Tuy nhiên, quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước ngoài khu vực thường liên quan đến vấn đề giao dịch. Trung Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác kinh tế trên toàn thế giới - gia tăng các khoản cho vay, tài trợ không hoàn lại và xây dựng cơ sở hạ tầng để đổi lấy những hàng hóa quan trọng – nhưng lại ít chú ý đến bản chất của các chính phủ mà họ giao dịch. Trong khi đó, một liên minh bền vững cần có nền tảng là các quan điểm chung về nhiều vấn đề mang tính chiến lược, hơn là mối quan hệ làm ăn kinh tế đơn thuần.

Thứ năm, Trung Quốc đã tăng trưởng quá nhanh. Chuyên gia Daniel Kliman (Quỹ Marshall của Đức) gần đây đã so sánh sự trỗi dậy của Trung Quốc trong thời gian 30 năm (1982 - 2012) với Mỹ (1870-1900), Đức (1870-1900), Liên Xô (1945-1975), và Nhật Bản (1960-1990), xem xét phần tăng trưởng kinh tế, thương mại và chi tiêu quân sự toàn cầu. Ông kết luận rằng "Trong 30 năm tăng trưởng, Trung Quốc đã đi xa hơn, nhanh hơn so với bất kỳ các cường quốc nổi lên khác trong nhóm so sánh". Bất kỳ quốc gia nào đạt được sự tăng trưởng với tốc độ như vậy cũng có thể khơi dậy sự lo lắng trong cộng đồng quốc tế, nhất là khi quốc gia đó mang trong mình nhiều tham vọng. Mặc dù có thể Trung Quốc không mong muốn là bá chủ toàn cầu hay là siêu cường số 1 thế giới, nhưng ít nhất, Bắc Kinh cũng muốn tạo dựng thế cân bằng chiến lược với Mỹ không chỉ ở trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Linh Phương
(Petrotimes)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét