Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Tin thứ Bảy, 26-07-2014 - Cuộc Chiến Phe Cánh Hậu Giàn Khoan

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H3- Báo TQ vỗ ngực, tỏ ra đắc thắng vụ đưa giàn 981 xâm phạm Việt Nam (GDVN). “… bài viết này phần nào đã phản ánh rõ ý đồ, thủ đoạn của Trung Quốc trong việc tìm cách chiếm đoạt chủ quyền, tài nguyên, đe dọa, uy hiếp an ninh của Việt Nam và các nước ở Biển Đông, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế“. – Giàn khoan Hải Dương đang ở đảo Hải Nam (VOA). – Trung Quốc công bố vị trí mới của Hải Dương 981 (NLĐ). – Vị trí hoạt động mới của giàn khoan Hải Dương 981 (PLTP). =>
- Chuyện ít biết về những thủy thủ 9X ở Hoàng Sa (DV/ KT). – Chuyện ít biết ở điểm nóng Hoàng Sa: Nén đau thương lo việc nước (DV).
- Tranh chấp biển Đông: Tìm kiếm đối sách với chính sách hai mặt của TQ (MTG). Ông S.D. Pradhan, ĐH Chandigarh, cựu Cố vấn ANQG của Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ: “quan sát cho thấy Trung Quốc đang chơi trò chơi ‘mai phục’. Nếu quan sát sâu, thì chính sách bành trướng của Trung Quốc không phải là ngẫu nhiên mà đã được chuẩn bị những bước kĩ lưỡng“.
- Phỏng vấn GS Carlyle Thayer về việc Trung Quốc đặt giàn khoan trên vùng biển Việt Nam (VN Film Club). “Tôi không hẳn là khuyến cáo nên làm điều gì vội vã, không suy nghĩ, nhưng tôi cũng cho là Việt Nam tự đóng lại các lựa chọn của mình bằng cách không chấp nhận các tình tự dân-tộc. Việt Nam, cũng như Úc-châu, nên phải có toàn-quyền lựa chọn chính-sách ngoại-giao của mình. Trung Quốc cứ nói như trong thời chiến-tranh lạnh là “chúng tôi sẽ buôn bán với quý-vị nhưng chuyện kia là không thể thương thảo” và cũng tương-tự, VN cũng phải có cái ý-hướng muốn biết mình đi đâu, mình là ai“. Video phỏng vấn bằng tiếng Anh: Carlyle Thayer Interview – 2014 (Thu Tran).
- Việt Nam chỉ trích hành động ‘bất hợp pháp’ của Trung Quốc ở Hoàng Sa (VOA). – TQ tính tạo ốc đảo ở Hoàng Sa (VNN).  – Hội Luật gia dân chủ quốc tế quan ngại hành động của Trung Quốc (TTXVN). – Biển Đông : Mỹ kêu gọi tránh có thêm hành động leo thang mới (RFI).
- Khai mạc hội thảo “Tranh chấp trên Biển Đông dưới góc nhìn dân sự” (TTXVN). – Bàn việc giải quyết tranh chấp bằng pháp luật quốc tế (LĐ). – 50 học giả quốc tế bàn về vụ giàn khoan Hải Dương 981 (VNE). “15 tham luận, tập trung vào 3 chủ đề là Luật quốc tế và sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981; Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp chính trị ngoại giao trong luật pháp quốc tế và Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp pháp lý trong luật quốc tế“. - Nỗ lực duy trì hòa bình ở Biển Đông của quốc tế không được tôn trọng (QĐND). – Biển Đông là vấn đề toàn cầu (NLĐ). –  Ngày 26-7, tại TP Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Hội thảo quốc tế: “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam” (QĐND). – Phải “mạnh tay” hơn trước sự bá quyền (PLTP).
- Thái Văn Cầu: Luật pháp Quốc tế và Chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa (Diễn Đàn).
- Bắc Kinh với các cuộc đàm phán về CoC (TS).
- Hậu giàn khoan 981: Quỳ gối không phải là tính cách của người VN (MTG). “Lịch sử cho ta biết hai điều: trước tiên, quỳ gối trước một thế lực không phải là tính cách của người Việt Nam. Thứ hai, mối quan hệ hữu nghị xây dựng lâu sẽ chóng sụp đổ nếu sự tin cậy đã mất. Hãy nhớ vào những năm 1970, chỉ mất 5 năm để Việt-Trung từ đồng chí trở thành đối thủ…”
- Phỏng vấn David Brown: ‘Vận mệnh Việt Nam tùy thuộc quyết định của Hà Nội’ (NV). “Chúng tôi cho rằng vận mệnh của Việt Nam tùy thuộc rất nhiều vào quyết định của nhà cầm quyền Hà Nội trong thời gian sắp tới này, chẳng hạn như cho phép người dân phát biểu chính kiến của họ. Tôi nghĩ điều này hoàn toàn có thể xẩy ra“.
- Cứu nước, cứu nhà, cứu ngay những người Cộng sản (BĐX). “… dân từ chỗ ghét đảng đã tiến thêm một bước nữa: căm hận đảng… Đảng cần có một chút tự trong tối thiểu làm người đi chứ. Đảng cần có một tí trí khôn tối thiểu để biết cần phải làm gì trong lúc này đi chứ.  Thoát Cộng sản là một xu thế toàn cầu không thể đảo ngược.  Không tỉnh ngộ cứ cố tình đi theo vết xe đổ có khác chi con chó ngộ mê mãi sục mõm vào bãi cứt thối, ai mà còn ngửi được, ai mà chịu đựng mãi được“.
- Tiểu thuyết Cò hồn Xã nghĩa 31 (BĐX).  – Lý tưởng quá hóa điên (FB LS Lê Đức Minh). “Chủ nghĩa cộng sản đã chết. Nhưng những thằng điên cứ lảm nhảm rằng nó chưa chết và thằng Tàu thì muốn xây chủ nghĩa cộng sản đặc sắc kiểu TQ, thằng bờm thì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng tư tưởng… Hồ Chí Minh ??? Không có thằng nào đủ tỉnh táo để thừa nhận rằng cả hai đều đang xây dựng cái mà cả thế giới đã vứt vào sọt rác từ lâu. Sao cứ đi xài đồ thiên hạ đã vứt hoài vậy?  Điên mà đi lãnh đạo kẻ tỉnh mới chết chứ!” – Ví dụ về thiên đàng cộng sản
- CHỦ NGHĨA MÌNH-THÌ-KHÁC (FB Nguyễn Hưng Quốc). “Thực chất của cái chủ nghĩa mình-thì-khác ấy là một thứ chủ nghĩa biệt lệ (exceptionalism), thậm chí, có thể nói, một thứ chủ nghĩa bộ lạc (tribalism) về văn hoá, một thái độ tự xem mình như là ngoại lệ của thế giới, nơi chưa từng có và cũng không cần có bất cứ quan hệ gì với người khác, ở đó, họ có những luật lệ riêng và một bảng giá trị riêng“.
- Đỗ Tùng: Việt Nam sẽ đi về đâu? (ĐCV). Về nơi… “thiên đường”!  – Từ những chuyến bay rơi nghĩ về đất nước (Blog RFA). “Và với Việt Nam, đất nước vốn dĩ phải ngồi trên một con tàu mà người nắm tài công đã chậm chạp, mắt mũi kèm nhèm, vốn quen lái tàu hơi nước lại phải lái tàu cao tốc trên một đường ray mà ở đó có quá nhiều giao lộ, đòi hỏi tốc độ phải cao đúng yêu cầu của các tuyến đường để tránh tai nạn. Lúc này, những hành khách trên tàu lại phải đánh đu với một trò chơi mạo hiểm của gã tài công, vừa lái vừa tập sự, hên xui, sống chết tính sau…”.
- Làm gì để cứu non sông? (ĐCV). Làm… thinh! Nói mãi mà các lãnh đạo không nghe thì làm thinh, không nói nữa, để họ không nhìn thấy cái sai, rồi quá nhiều sai lầm mà họ mắc phải, sẽ hủy hoại chính họ. Làm thinh còn có  nghĩa là tranh đấu bất bạo động. Một ngày nào đó, tất cả mọi người đều ở nhà, không ai đi làm, cũng  không ai ra đường, mọi hoạt động đều bị ngưng lại, hay một ngày nào đó, tất cả mọi người cùng xuống đường, không nói gì cả, chỉ yên lặng ngồi ngoài đường phố, chỉ một tuần thôi, có thể thay đổi được nhiều chuyện.
 - Không chỉ xây một đài tưởng niệm (LĐ). “Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 là cuộc chiến tranh chống quân xâm lược bảo vệ tổ quốc. Đó là chân lý của lịch sử và không ai có thể nói khác… 35 năm qua, chưa có những lễ kỷ niệm trang trọng và hào hùng để tưởng nhớ những người ngã xuống. 35 năm qua, những thế hệ học trò ít được biết về trang sử vẻ vang và đau thương này“. - Lập bản đồ “Hồn thiêng đất Việt” tri ân các anh hùng liệt sĩ (CAND).  – Thi thiết kế khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (VNN).
- CHỒNG MÍT, VỢ ĐẦM (Hoàng Hải Thủy). “Dân Tầu sang Việt Nam tự do, không cần xin phép vào nước Việt, ở đâu, làm gì không cần khai báo. Sang Việt Nam, bọn Tầu vừa kiếm sống vừa thực hiện cuộc xâm lăng nước Việt. Tới ngày nào đó lực lượng dân Tầu ở Việt Nam  sẽ mạnh hơn dân Việt. Cứ cái đà này thì, theo tôi,  chỉ 50 hay 70 năm nữa là Việt Nam trở thành một tỉnh của Tầu.  Tôi thấy bọn Tầu chiếm nước Việt Nam dễ hơn chúng chiếm Tây Tạng… Tôi nhắc lại: Với kế sách cho dân Tầu sang sống ở Việt Nam, bọn Tầu thực hiện cuộc xâm lăng Việt Nam mà không cần cho quân đội sang Việt Nam. Người Việt mất nước mà không sao tự cứu”.
H2- Bạn muốn việt nam làm đồng minh với ai? (FB BBC).Có 87% độc giả trả lời “Hoa Kỳ và đồng minh (Nhật, Philippines)”, chỉ có 1% độc giả trả lời là “Trung Quốc”. – Không yêu Mỹ, không ghét Mỹ, chỉ là chon lựa đúng (FB LS Lê Đức Minh).
- Vì sao các nhà tranh đấu ở SG bị cấm ra khỏi nhà hôm 25/7? (RFA). BS Nguyễn Đan Quế: “Ngày hôm nay 25 tháng 7 năm 2014, theo như những nguồn tin mà tôi có được là ông Heiner Biederfeldt, báo cáo viên Liên Hiệp Quốc về nhân quyền bay từ Hà Nội vào Sài Gòn mà theo tin mới nhất là khoảng từ 12 giờ ông đến. Có lẽ họ cẩn thận, hoặc sợ hãi hoặc nghi điều gì đó thì tôi không biết; ngay từ tối hôm qua họ đặt hai chốt, mỗi chốt 3 người ngồi ngay hai chỗ đầu nhà tôi“.
- Hội viên thứ 90 Hội CTNLT Lư Văn Bảy: Tôi mong muốn được đóng góp cho tiến trình tự do của đất nước! (Cựu TNLT). “Anh không thể nào bắt tôi phải phụ thuộc hoặc anh ban nhân quyền cho tôi. Vì lẽ rằng Nhân quyền đã được quốc tế quy định, và Việt Nam là thành viên của Hội đồng nhân quyền LHQ với sự tham gia hầu hết các Công ước quốc tế về nhân quyền. Không có lý nào mà khi tôi cất lên tiếng nói tự do dân chủ, nhân quyền thì lại bị anh bắt bỏ tù.  Tôi không chống đối ai, tôi cũng không có suy nghĩ lật đổ chế độ này, tôi chỉ muốn là khi nhân quyền được áp dụng đầy đủ thì sẽ đưa xã hội Việt Nam tốt lên!
- Vài ký ức nhân kỷ niệm 5 năm ngày tôi bị bắt, 13/6/2009 (FB LS Lê Công Định).
- HOAN HÔ NGHỆ SỸ KIM CHI THOÁT KHỎI HỘI NGHỆ SĨ SÂN KHẤU VIỆT NAM (Ngày Đêm).
- Đoạn hồi ức cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (DLB).  – Bản Tin LĐV 20140725- Công ty Diamond VN đuổi việc vô lý (LĐV).
- Nhiều chủ Facebook Việt ‘mất tài khoản’ (BBC). “LS Lê Công Định: ‘Mọi mưu toan tước đoạt quyền tự do của con người chắc chắn sẽ thất bại. Đó là niềm tin bất diệt của tôi‘… BBC cũng đang đợi câu trả lời từ Facebook về chuyện ai đứng đằng sau các vụ báo cáo hàng loạt các tài khoản vừa qua và liệu những chủ tài khoản ở Việt Nam có thể đề nghị để Facebook chứng thực tài khoản cho họ“.
- HRW : Úc cần thúc ép Việt Nam tôn trọng nhân quyền (RFI). – HRW kêu gọi Australia thúc ép Việt Nam cải thiện nhân quyền (VOA).
- Vài điển hình dối trá của cộng sản (DLB). – Mẹ Già Dân Tộc (DLB). – Hãy giải oan nghiệt cho dòng họ Nguyễn Tất (Phần I)  —   Hãy giải oan nghiệt cho dòng họ Nguyễn Tất (Phần II) (VNExodus).  – Hãy Giải Oan Nghiệt Cho Dòng Họ Nguyễn Tất (phần III)   –   Hãy Giải Oan Nghiệt Cho Dòng Họ Nguyễn Tất (phần Kết) (Việt Báo).
- Võ Thị Hảo: ĐỪNG QUÊN NHỮNG DÂN OAN (Huỳnh Ngọc Chênh). “Thương xót biết bao những người  oan bị đánh đập, bị chết bởi tay những công an mà chính tay dân đã đổ mồi hôi sôi nước mắt nộp thuế nuôi dưỡng ngày đêm. Những kẻ bạo hành đó  được chính thể nuông chiều, nghĩ mình là những ông trời con muốn đánh, muốn giết ai cũng được!
H4- QUYỀN CON NGƯỜI CHO DÂN OAN DƯƠNG NỘI (FB CĐVN).
- Chính quyền quận Hà đông vi phạm pháp luật, sao chỉ xử ông phó về hưu ? (Lê Hiền Đức).
- Dương Hoài Linh – 11 tỉ USD làm được những gì? (Dân Luận). “Nếu biết rằng trước 1975, mỗi năm miền Nam chỉ cần từ 700 triệu đến 1 tỉ đô la Mỹ tiền viện trợ để tạo ra một xã hội phồn thịnh, trong đó người nông dân với chính sách ‘người cày có ruộng’ không những dư ăn mà còn đủ để nuôi ‘Việt Cộng nằm vùng’ thì hiện tại cho dẫu đồng đô la có mất giá 10 lần, 11 tỉ đô cũng không phải là con số nhỏ. Số tiền đó đa số đến từ Mỹ và Châu Âu, nơi mà bọn ‘phản động’ gấp nhiều lần các ‘khúc ruột ngàn dặm’. Thế nhưng… dù không muốn, dù gián tiếp chúng vẫn đang vỗ béo cái chính quyền đang ngày đêm coi họ là ‘thế lực thù địch’.”
- GS Nguyễn Văn Tuấn: Cần dân chủ trong triển khai chính sách (BS). “Điều quan trọng nhất khi ra một qui định hay chính sách là phải có nghiên cứu. Trước khi ra bất cứ qui định nào, các chuyên gia trong Bộ cần phải làm nghiên cứu hay dựa vào nghiên cứu đáng tin cậy. Không có nghiên cứu thì các qui định sẽ không có cơ sở khoa học, không có chứng cứ, và trở thành phi thực tế. Trong thực tế, các quan chức không có làm nghiên cứu, hay có làm nhưng chất lượng quá kém nên họ không tự tin trình bày cho công chúng xem xét...”. – Bộ y tế chưa trình quy định cấm bán rượu bia sau 22g (TT).
- LS Ngô Ngọc Trai: Toà án VN ‘không nhân danh công lý’ (BBC). “Thực tế trong 9 năm hành nghề luật sư, đã làm việc tại hàng trăm phiên tòa và không biết bao nhiêu buổi làm việc với điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán tôi đều không thấy họ nhắc đến hai từ ‘công lý’.” – Tương lai nào cho luật sư Việt Nam (Ngô Ngọc Trai).
- Hạ cánh chính trị không còn an toàn? (RFA). “Chính cái sự độc quyền ấy mà ta gọi là đặc quyền đặc lợi trong giới lãnh đạo của Đảng là cái sẽ làm mọt ruỗng Đảng, làm mọt ruỗng chính quyền và nó làm mất niềm tin của nhân dân. Cần nhớ rằng chính cái đặc quyền đặc lợi trong Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô trước kia đã làm Liên Xô sụp đổ, thì Việt Nam và các nước cộng sản khác trước sau rồi cũng sẽ như vậy“.
- Biệt thự trong mơ của tân Bí thư huyện uỷ (VTC). Làm quan để có nhà cao, cửa rộng thế này, nhiều người không mơ ước làm quan sao được?
- Đảng viên nghèo trả lại gần 100 triệu đồng cho người đánh rơi (DT). Ôi, vui quá!Nhà báo viết bài này ngoài việc tuyên dương công dân tốt, còn khen ngợi một trường hợp đặc biệt đó là đảng viên, không phải công dân bình thường. Có lẽ nhà báo này muốn nhắc nhở mọi người rằng đảng viên tốt vẫn còn sống, dù hiếm khi gặp họ.
- DN đại gia Dương Thị Bạch Diệp nợ 3.700 tỷ đồng (VEF).  – Công ty BĐS Diệp Bạch Dương nợ Agribank 3.700 tỉ đồng (NLĐ). Chuyện làm ăn của các “đại gia” ở VN cũng giống như nền kinh tế của đất nước này, luôn báo cáo có lợi nhuận đều đều, kinh tế thì tăng trưởng hàng năm, nhưng chuyện các “đại gia” lộ ra một đống nợ chỉ là thời gian, cũng như nền kinh tế đất nước này sụp đổ, chỉ là thời gian. –  Đại gia cùng quẫn: Viết thư tuyệt mệnh rồi treo cổ tự tử (DT).
H6<- Bitexco được quản lý vịnh Hạ Long? (PLTP). – Sau Bitexco, tập đoàn Tuần Châu muốn “thâu tóm” Vịnh Hạ Long (VnMedia). - Quảng Ninh lên tiếng việc Bitexco đề nghị tham gia “khai thác” vịnh Hạ Long (MTG).  – Vụ DN muốn quản Vịnh Hạ Long: Chỉ giao quyền thu phí không quá 10 năm (NLĐ).  – Các công ty 3X, 3 Tầu đang “định hướng” kinh tế Việt Nam (DLB).
- Công khai sai phạm của nhiều ‘ông lớn’ nhà nước (VTC). – Kiến nghị xử lý gần 23 ngàn tỷ đồng ngân sách “có vấn đề” (VnEconomy). – Kiểm toán Nhà nước nói gì về EVN và các ngân hàng? (TBKTSG).
- Tôn vinh hay trấn lột (TS). “Những giải thưởng cổ vũ hư danh đã thành một thứ bệnh dịch lan nhanh làm khổ doanh nghiệp. Mới đầu, ta nghĩ, do bệnh thành tích, muốn kiếm danh hiệu giả và có cầu thì có cung. Nhưng khi chuyện tôn vinh trấn lột này thành dịch, thì mới hiểu nỗi khổ của doanh nghiệp. Nó đã thành “công nghệ mần ăn” của một số người chuyên kinh doanh danh hiệu“.
- Về các ông chủ và kỹ sư, công nhân đang làm việc trong các dự án thủy điện vừa và nhỏ ở Tây Nguyên (FB Tuyệt Tình Cốc).
- Bẽ mặt hàng không (NLĐ). – Cục Hàng không VN siết chặt qui định máy bay cất/hạ cánh (MTG).
- Bộ Giao thông ‘cấm cửa’ 2 đơn vị làm đường hỏng (VNE).
- Lễ Thăng Cấp Vị tướng đầu tiên người Mỹ gốc Việt của Quân Lực Hoa Kỳ (TCTGM).
- Ngoại trưởng Nhật sắp công du VN (BBC).
- Tranh cãi Việt Nam – Phần Lan về lô thiết bị tên lửa bị chặn giữ tại Helsinki (RFI). – Hà Nội lên tiếng vụ Phần Lan thu giữ lô võ khí Việt Nam xuất sang Ukraine (VOA).
H7- Mỹ Khốn Khổ Vì Cộng Sản (Việt Báo). “Từ sau Chiến Tranh Lạnh, chưa bao giờ Mỹ phải khốn khổ vì CS như bây giờ. Thế lực hậu CS ở Nga với Putin vùng lên và thế lực hiện CS ở Trung Cộng với Tập Cận Bình xốc tới, chống Mỹ nhiều mạnh như trong giai đoạn nửa nhiệm kỳ hai của TT Obama. Khốn khổ này của Mỹ là hậu quả của những sai lầm của chánh trị gia thiên tả, thực dụng của Mỹ khiến Mỹ đã nuôi ong tay áo, ong không phải chích mà đánh Mỹ và nuôi khỉ, khỉ không phải dòm nhà mà muốn đốt nhà Mỹ“.
- 120 năm cuộc chiến Trung-Nhật (BBC).
- Trung Quốc xác nhận nhiều chuyến bay bị trễ do tập trận (RFI).
- Cảng Đại Liên, biểu tượng cho tham vọng của Hải quân Trung Quốc (RFI).
- Hồ sơ Trần Thiết Tân – quan chức chuyên kết giao các ông chủ lớn (TBKTSG).
- Trung Quốc điều tra 25.000 quan chức về tội tham nhũng (DT).

- Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc ngay trên đất Trung Quốc (GDVN). “Lập trường của người Mỹ chúng tôi là, chúng tôi không quan tâm về những gì cần giải quyết, nhưng nên có sự phân tích để Việt Nam, Philippines và các nước nhỏ khác không bị choáng ngợp bởi sự khác biệt về ‘kích thước’ giữa họ với Trung Quốc“. Mỹ mà, “ngán thằng Tây (Tàu) nào” mà không dám nói? – Bill Clinton đứng giữa Quảng Châu chỉ trích Bắc Kinh về Biển Đông (NĐT). – Ông Clinton khéo chê Trung Quốc lợi dụng vị thế nước lớn trước các nước nhỏ (SM).  – Cựu TT Mỹ Bill Clinton: “Vấn đề Biển Đông, TQ cần phải đàm phán đa phương” (MTG).
- Phạm Chí Dũng: Vì sao ông Phạm Quang Nghị diện kiến chính giới Mỹ? (RFI). “Đặc biệt là sau những vụ xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Biển Đông, làm cho ngay cả những người bảo thủ ở Hà Nội cũng phải nhận ra rằng họ không thể trông chờ quá nhiều vào Trung Quốc, vào ‘Thiên triều’. Họ cần có một cánh tay hỗ trợ nào đó từ phía phương Tây, và Mỹ chính là một quốc gia năng nổ, tích cực nhất về việc này“.
- Hủy dự án Trung Quốc: Việt Nam hãy nhìn gương Miến Điện (VNTB). “Nhưng điều đáng mừng không kém là chính quyền của Tổng thống Thein Sein cũng đã ý thức được rằng không thể kế thừa chế độ quân phiệt như trước đây mà không dẫn đến một hậu quả tàn khốc mà có thể dân tộc vào tình trạng nội chiến.  Đây là lần thứ hai Miến Điện buộc phải đình chỉ một dự án với Trung Quốc do áp lực của dư luận trong nước. Vào năm 2011, chính phủ Miến Điện đã buộc phải hủy dự án liên doanh với Trung Quốc xây đập thủy điện Myitsone trị giá đến 3,6 tỷ đôla“.
- NƯỚC VIỆT ĐẾN 2016 (Hồ Hải). “… Miến Điện sẵn sàng từ chối nhiều dự án lớn của Trung cộng – như dự án đường ống dẫn dầu từ cảng Rangoon sang Vân Nam, và dự án đường sắt Vân Nam sang Miến Điện, v.v… Ngược lại, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng lệ thuộc nền kinh tế Trung cộng. Nên mới có câu chuyện Trung cộng ngày càng lấn sâu hơn về chuyện lãnh thổ, và biển đảo“.
- Bùi Minh Quốc: Tôi thấm thía và tôi tin (VNTB). “Tôi thấm thía bài học ấy về lẽ sống, lối sống từ Đỗ Thị Minh Hạnh và các bạn trẻ dấn thân cùng lứa.Tôi cũng tin rằng lẽ sống, lối sống ấy từ số ít nhất định sẽ lan toả thành số đông và truyền nối ngày càng đông đến các thế hệ kế tiếp.Tôi cũng tin chắc rằng Đỗ Thị Minh Hạnh và các bạn trẻ dấn thân cùng lứa nhất định sẽ giữ vững ý chí sắt son chiến đấu vì dân vì nước đến trọn đời“.
- Đừng rơi vào ý đồ “kẻ báo cáo” (Nguyễn Đình Bổn). “Việc báo cáo để bị đóng tài khoản hay bị hacker xâm nhập chắc chắn còn xảy ra, nhưng nếu người viết buông xuôi, bị vài lần thì ‘nghỉ chơi facebook’ chính là rơi vào ý đồ của ‘kẻ báo cáo’. Tôi nghĩ việc tạo một email hay tài khoản mới là cực dễ và nhanh chóng, vì vậy không lý do gì mà dừng việc viết và tương tác trên facebook“.
- Chúng ta còn lâu mới có văn minh (ĐV). “Tái giá thì sao? Họ không được phép có một gia đình mà chỉ được sống vật vờ để ôm khư khư lấy danh hiệu hay sao? … Hỡi ôi, phải chăng các bà mẹ VNAH không phải là người? Hay người ta muốn phong tặng danh hiệu cho các mẹ để hóa thánh, hóa tượng cho các mẹ rồi đặt lên một vị trí cao nào đó, không cho các mẹ là con người nữa?
- Không có gì ở Gạc Ma bị lãng quên (LĐ). “Tôi nghĩ không gian tưởng niệm phải mang đậm hồn Việt, mang đậm tính tâm linh, có tượng đài những người anh hùng không được phép nổ súng, chỉ dùng lòng can đảm của mình để đối mặt với cái ác. Họ cứ đứng mãi thành vòng tròn và lần lượt ngã xuống, máu đỏ loang cả một vùng“. Vấn đề “không được phép nổ súng” cần phải làm sáng tỏ, tìm ra kẻ nội gián, để sẽ không bao giờ có một kịch bản tương tự xảy ra trong tương lai.
- Lời thỉnh nguyện thay một nén nhang tưởng nhớ các liệt sĩ (GDVN). – Dâng bánh tét dài 8m tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ (DT). Trò này bày ra là để cho người sống, chứ không phải để tưởng nhớ những người đã hy sinh cho đất nước. Các anh hùng, liệt sĩ không cần những trò phô trương, hình thức này đâu. Cần những cái tâm của những người sống nghĩ tới sự hy sinh của họ, cũng như những người còn sống cần nghĩ phải làm gì cho cuộc sống của người dân hôm nay tốt đẹp hơn, để sự hy sinh của họ không uổng phí, vô nghĩa, vẫn tốt hơn là tưởng nhớ bằng cách phô trương, tạo ra những “kỷ lục” kiểu này.
- Hãy xem cách người Mỹ tưởng nhớ những người đã hy sinh cho đất nước, dù là nội chiến: Vài giờ thăm chiến trường xưa Gettysburg (Hiệu Minh). “Những con người dũng cảm, đang sống hay đã chết, là những người từng chiến đấu ở đây, đã cung hiến nó, họ đã làm điều mà những con người yếu đuối như chúng ta không thể làm gì thêm hơn nữa. Thế giới sẽ không quan tâm, cũng chẳng nhớ đến những gì chúng ta đang nói ở đây, nhưng thế giới sẽ không bao giờ quên những gì họ đã làm tại đây”.
- Trộm vàng nhà quan và chuyện tìm nguồn tài sản (TVN). “… một tên trộm, thủ phạm vụ khoắng hơn 06 tỷ đồng, dù mang tiếng trộm đạo, cũng còn thật thà hơn khối kẻ khi hắn tự nhận: Nhà quan chức thì mới lắm tiền nhiều của, chứ nhà dân thường lấy đâu tiền mà đột nhập cho mất công!
KINH TẾ
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 25-7-2014 (VietFin).
- Vào chợ mỗi ngày TTCK 25-7-2014 (VietFin). – Chứng khoán ngày 25/7: Bắt đầu tranh bán? (VnEconomy).
- Tín dụng tìm đường tăng tốc (VnEconomy). – Bầm dập xử lý nợ xấu (NLĐ).
- Hơn 1 tỉ USD vốn FDI đổ vào bất động sản (PLTP). – 1,13 tỷ USD vốn FDI “đổ” vào bất động sản (VnEconomy).
- Đầu tư, từ đâu? (TBKTSG). “… một nhà đầu tư từ nước ngoài chia sẻ với phóng viên rằng khi ông nói nên đầu tư sang Việt Nam thì đồng nghiệp của ông đặt ra hai câu hỏi: nếu tôi bỏ vốn vào Việt Nam, liệu tôi có thể rút tiền về ngay và liệu tôi có thể tin tưởng vào những con số tôi đọc trên báo. Chưa trả lời được câu hỏi đó thì họ vẫn còn đứng quan sát thị trường.  Ông nói cách thức đầu tư thông thường theo bài bản rất khó tiếp cận tài sản tốt tại Việt Nam“.
- Doanh nghiệp phải có “tài khoản phong tỏa” khi giao dịch? (PLTP).
H1<- Lãnh đạo Ngân Hàng Trung Ương Ireland không đùa với Bitcoin (THĐP).
- Tọa đàm về “Hành lang pháp lý trong ngành bán hàng đa cấp” (CAND). – Giới thiệu “công cụ ngừa gian” trong bán hàng đa cấp (TT).
- Ông chủ Trung Nguyên nói gì về sự xuất hiện của Starbucks? (GĐVN).
- Triệu phú đất len trâu (NLĐ). – Tại sao tỷ phú làm việc không ngừng nghỉ kể cả khi già? (VTC). “Câu hỏi đặt ra là, tại sao khi đã kiếm đủ, thậm chí dư thừa tiền bạc và trở nên giàu có, những triệu phú kể trên vẫn tiếp tục làm việc?  Lý do đầu tiên là bởi họ yêu thích làm việc  Hầu hết những người đang trong tuổi nghỉ hưu và giàu có khi được hỏi đều đưa ra cùng một câu trả lời là bởi vì họ yêu thích làm việc“.
- Báo Mỹ kể chuyện du lịch Việt vắng khách Trung Quốc (VNE).
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của 5 nước ASEAN (RFI).
- Nga bất ngờ tăng lãi suất (BBC).
- McDonald’s Nhật ngừng bán sản phẩm dùng thịt gà Trung Quốc (TTXVN).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- CHUYỆN XƯA – NAY MỚI NÓI – KỲ 35 – Hội nhà văn của nước ta – KỲ 10 (Nhật Tuấn). – PHẠM THẮNG VŨ : Con sóng dữ – KỲ 21
- Hạnh phúc trong tác phẩm Nhất Linh (VHNA).
H2- KỶ NIỆM 100 NĂM, NGÀY SINH HỌC GIẢ, CHÍNH KHÁCH VŨ VĂN VĂN MẪU (Tễu). “Hôm nay nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Giáo sư Vũ Văn Mẫu, tưởng nhớ đến ông, tôi vẫn không thôi ao ước một ngày trên đất nước này, người Việt có được một nền luật pháp và học thuật pháp lý đạt đến tầm vóc và đỉnh cao của thế giới văn minh Tây phương, mà một thời tại mảnh đất miền Nam tưởng chừng chúng ta đã gần đạt đến“. =>
- 27 năm ngày mất của Nguyễn Tuân: Trọng Đạt: CHÙA ĐÀN – Truyện quái đản cuối cùng của Nguyễn Tuân – Phần 1 (TCTGM). – Trọng Đạt: CHÙA ĐÀN – Truyện quái đản cuối cùng của Nguyễn Tuân – Phần cuối (TCTGM). – Lối văn biểu tượng của Nguyễn Tuân
- Ðường Chiều Lá Rụng (Dainamax). – Tưởng niệm nữ nghệ sỹ Quỳnh Giao: Nắng dương cầm (Da Màu). – Vĩnh biệt cô Đoan Trang Quỳnh Giao: Viết rời ở san josé
- Hàm Trần: Đối diện thách thức sáng tạo (NLĐ). Nói tới đạo diễn Hàm Trần mà báo NLĐ không nhắc tới bộ phim Vượt Sóng (Journey from the Fall), bộ phim khá nổi tiếng của đạo diễn Hàm Trần, quả là một thiếu sót lớn. Phim Vượt Sóng kể về mấy triệu người Việt vượt biển sau năm 1975, trong đó có hàng trăm ngàn người đã bỏ mạng trên đường tìm tự do. Các cơ quan truyền thông trong nước không dám nhắc tới bộ phim này cũng phải, bởi vì nó đã được Bộ VHTT thời đó cho vào danh sách phim “phản động” và bộ VHTT đã ra công văn thu hồi các đĩa DVD lưu hành phim này ở Việt Nam. Báo Công an Nhân Dân cũng có bài đánh bộ phim này hồi tháng 5/2007: Cảnh báo về một bộ phim độc hại (VnMedia).
- Đạo diễn Nguyễn Thị Thắm – gần nhân vật và gắn với tài liệu trực tiếp (TS).
- ĐÃ DẸP BỎ NGAY ĐƯỢC MỘT ĐÊM DIỄN TÀO LAO, MẠO DANH (Nguyễn Quang Vinh).
- Nhận thức lại bản chất của ý thức và tâm linh (VHNA).
- Nguyễn Cừ đã “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” như thế nào ? (phần II) (TCTP).
- Ông Trần Ngọc Thêm: Trả lời “Những câu hỏi chung quanh cuốn sách Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ” (ND/ GNLT).
- OSHO – Tìm kiếm tính cách, truy tìm tính cá nhân (Tiếp theo) (Phạm Nguyên Trường).
- Đứa Con Hoang Đã Tìm Về Nhà… (Alan Phan).
- Nguyễn Thị Hậu: Vẫn nhớ về cây xanh Thành Phố (Diễn Đàn).
- Ghé thăm 2 ngôi trường cổ kính nhất xứ Huế (Kênh 14).
- Háo hức xem hươu cao cổ tiền tỷ ở Sài Gòn (VTC).
- Tiền tỷ để… sân thượng (DT).

- TÌNH NHÂN (Nguyễn Đình Bổn).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đề thi lý thuyết Olympic Hóa học tạo được dấu ấn của Việt Nam (TTXVN).
H3<- Cảm phục nghị lực chàng trai bại liệt đậu thủ khoa đại học (VTC).
- Từ chối tuyển thẳng, nam sinh nghèo “ẵm” thủ khoa (GDTĐ).
- ĐH Bách khoa TP.HCM miễn học phí cho thủ khoa nhà nghèo (VNN).
- Cải cách thi cử, bao giờ hết cảnh đem học sinh ra làm “thí nghiệm”? (VHNA).
- Ông chủ tạp hóa có hàng trăm học trò (VNE).
- Thu ngoài quy định cả trăm tỉ đồng (NLĐ). – Ngành giáo dục lạm thu gần 185 tỷ đồng (VNN). – Hỗ trợ GD vùng khó khăn nhất phát triển (GDTĐ). Bộ GDĐT thực hiện khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”?
- Toàn Shinoda có thành tích học tập đáng nể (NĐT/ TG). – Đường đời tươi sáng nhưng ngắn ngủi của Toàn Shinoda (Zing).
- 6 bí quyết ứng phó với trẻ lười ăn (mecon.vn).
- Người già nên tránh (TCTGM). – Bước tiến quan trọng trong chẩn đoán bệnh Alzheimer (TS).
- Từ chuyện con ong nghệ: Đổi mới đâu phải muốn là được (TS).
- Đánh giá các tổ chức nghiên cứu ở Việt Nam (TS).

- GS.TS Nguyễn Lân Dũng: “Tôi rất buồn khi nghe xin việc vào nhà nước phải chạy chọt số tiền lớn!” (MTG). “Tôi càng buồn hơn khi nghe nói việc xin vào các cơ quan Nhà nước cần phải chạy chọt với những số tiền lớn đến mức khó hình dung nổi“. Tôi càng buồn hơn vì đến bây giờ ông mới biết chuyện này.
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Không để ngư dân tự bơi trên biển (TT). – Đánh cá bằng một tay, ngư phủ xứ Quảng lấy được vợ, tậu nhà to (DV). – Ngư dân tật nguyền thành “ông vua cua dẹp” (ANTĐ).
- Ẩu đả trên biển, 1 người chết (CATP). – Vụ ngư dân chết trên biển bắt giữ 4 đối tượng liên quan (SGGP).
- Cướp cả tấn nghêu vẫn không bị xử lý hình sự (PLTP).
- Tâm sự của một người đàn bà Việt kiều đau khổ…  (viet-studies).
- Công khai hay giữ kín? tên người mua dâm (NLĐ). – Thi hoa hậu kiếm danh hiệu đi bán dâm (VTC).
- Đại náo bệnh viện Bạch Mai, đánh bác sỹ ‘cướp’ bệnh nhân (VTC). – Vụ bác sĩ BV Bạch Mai bị tấn công: Điều dưỡng mang thai 7 tháng ngất xỉu (DV). – Vụ tấn công bác sĩ BV Bạch Mai qua lời kể của nữ điều dưỡng mang thai bị đánh (DV).
H8<- Nạn nhân bị vùi trong kho lạnh âm 10 độ C: 5 ngày liếm nước đá vật lộn với đói rét (DT).
- Nghi phạm đánh chết cô gái gốc Việt bị kết tội ngộ sát (VNE).
- Khởi tố vụ tai nạn thảm khốc trên đường cao tốc Trung Lương (NLĐ).
- Tàu 93 tấn chìm gần hầm vượt sông Sài Gòn (NLĐ).
- Mua xe hơi cũ coi chừng ôm nợ – Kỳ 1: Mua nhầm xe ‘phế thải’ (NV). - Mua xe hơi cũ coi chừng lãnh nợ – Kỳ 2 (NV).
- Nghề nuôi tôm đất ở Đầm Dơi (RFA). “Chừng mười năm trở lại đây, việc nuôi tôm đất cũng như tôm sú ở Đầm Dơi gặp nhiều khó khăn bởi thời tiết và môi trường đã thay đổi hoàn toàn, con tôm đất không có cơ hội sống và phát triển như trước được nữa. Hàng loạt các loại bệnh tật kéo đến khiến nhiều vuông tôm bị chết trắng mặt nước. Chuyện này trước đây mười năm không hề xảy ra“.
- Tiếng kêu cứu của đàn voi từ núi rừng Tây Nguyên (VNE).
- Nhật phát hiện cá nhập khẩu từ Việt Nam dính phân người, thuốc diệt chuột (TN).
- TQ: Bắt 5 Người Vụ Cung Cấp Thịt Hư Cho Nhà Hàng, Tịch Thu 1,000 Tấn Thịt Của OSI, 100 Tấn Thịt Đã Giao Cho Tiệm Ăn (Việt Báo). – Tai tiếng thịt ôi Trung Quốc lan tới Hồng Kông (RFI).
- Hội nghị Quốc tế về bệnh AIDS kết thúc (VOA).
- Thiên nhiên hoang dã: Hổ mẹ và các con (BBC).
- Nhà dùng năng lượng xanh của Thái Lan (BBC).

- Thiên tai hay nhân tai? (Baron Trịnh). “Gió mưa là bệnh của giời, nhưng gió mưa làm sập nhà ngập nền lại là lỗi của người. Ngàn đời nay, vẫn thế. Thiên tai, còn có thể phòng và chống. Còn nhân tai, phòng chống thế nào đây?” – Lạng Sơn thiệt hại 460 tỷ đồng do trận lụt lịch sử (VNE).
QUỐC TẾ
H9- Máy bay lại rơi: Trực thăng rơi ở Ấn Độ, 7 quân nhân thiệt mạng (MTG). – Rơi trực thăng của Không quân Ấn Độ, 7 quân nhân thiệt mạng (TTXVN). – 7 vụ rơi máy bay trong tháng 7 khiến thế giới sửng sốt (Báo ĐT). – Hoang mang số 7 ‘ma quỷ’ trong những vụ máy bay rơi (ĐV).
- Xác máy bay Air Algérie được tìm thấy tại miền Bắc Mali (RFI). – Không tìm thấy ai sống sót trong vụ máy bay Algeria bị rơi (VOA). – Giới hữu trách tìm câu trả lời cho vụ rớt máy bay Algeria (VOA). – Thấy xác máy bay Algeria, không có người sống sót (VNN). – Pháp điều binh sĩ đảm bảo hiện trường tai nạn máy bay Algeria (DT).  – Kết luận điều tra về tai nạn máy bay Algeria (VNN).
- Trên xác máy bay MH 17 có lỗ đạn súng máy (VietQ). – Máy bay MH17 bị đạn súng máy bắn rơi? (DV).
- Thủ tướng Ukraina từ chức (RFI).  – Hoa Kỳ có bằng chứng quân đội Nga pháo kích vào Ukraine (VOA). – Khi lịch sử kết thúc (FAS/ TCPT).
- Người Palestine kêu gọi biểu tình rầm rộ tại Bờ Tây (VOA). – Quốc tế khẩn trương kêu gọi hưu chiến tại Gaza (RFI).
- Các phần tử chủ chiến giết 2 cảnh sát Pakistan (VOA).
- Afghanistan chưa có thủ tục vô hiệu hóa phiếu bầu cử bất hợp lệ (VOA).
- Thủ tướng Nhật công du Nam Mỹ (RFI). – Nhật -Trung đọ sức tại Châu Mỹ La Tinh (RFI).
- Iran xác nhận bắt một nhà báo của tờ The Washington Post (VOA).
- Khám nghiệm thi thể chủ phà Sewol bế tắc (BBC). – Không xác nhận được nguyên do cái chết của chủ nhân phà Sewol (VOA).

* RFA: + Sáng 25-07-2014; + Tối 25-07-2014
* RFI: 25-07-2014
* Video RFA: + Bản tin video sáng 25-07-2014; + Bản tin video tối 25-07-2014

2796. Phỏng vấn David Brown: ‘Vận mệnh Việt Nam tùy thuộc quyết định của Hà Nội’

Người Việt
24-07-2014
LTS: Việc Trung Quốc mang giàn khoan Hải Dương 981 đến hoạt động trái phép tại thềm lục địa Việt Nam cách đây hai tháng là một xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng nhất trong liên hệ bang giao giữa hai nước. Tình hình có lúc đã căng thẳng tưởng chừng như sắp có chiến tranh, lúc lại dịu đi như không có chuyện gì xẩy ra. Hành động khiêu khích này của Trung Quốc phải được đánh giá như ra sao, và ảnh hưởng lâu dài của sự việc này trên tinh hữu nghị giữa hai nước, cũng như ổn định trong khu vực như thế nào? Nhà phân tích tình hình Đông Á David Brown (*) chia sẻ nhận định của ông qua cuộc phỏng vấn dưới đây, do phóng viên Hà Giang thực hiện. 
(Tiếp theo kỳ trước: ‘Trung Quốc sẽ không ngừng ở đây’)

Hà Giang (NV):  Nếu chính quyền Việt Nam muốn vấn kế ông về tình hình hiện tại, thì ông sẽ góp ý với họ như thế nào? 
Ông David Brown: Những ai thực sự muốn biết ý kiến của tôi đều có thể đọc những bài phân tích tôi đã viết. Tôi không phải là một cố vấn và Việt Nam đã không hỏi tôi. Tôi cố gắng nhận định và mô tả một cách khách quan những gì dường như đang xẩy ra, và hy vọng phân tích của mình giúp cập nhật tin tức cho những độc giả phương Tây thích theo dõi tình hình Đông Nam Á, cũng như giúp cho bạn bè và độc giả của tôi tại Việt Nam hiểu rõ hơn những giới hạn, trong đó có ý kiến của quần chúng và những cam kết (mà Hoa Kỳ) đã có khắp nơi.  Dư luận Mỹ cho rằng những nỗ lực làm dịu tình hình căng thẳng ở Trung Đông của Hoa Kỳ là những kinh nghiệm không tích cực, và đây không phải là thời gian thuận tiện cho Hoa Kỳ về mặt đối ngoại dù ở Afghanistan hoặc Iraq. Hoa Thịnh Đốn từng nói sẽ chuyển sự chú ý của họ sang châu Á, nhưng thực tế không cho phép điều ấy xẩy ra. 
Một trong những yếu tố mới rất quan trọng và vẫn còn hơi bí ẩn là việc điều chỉnh tư thế của Nhật Bản. Nội các Nhật Bản gần đây vừa đã bỏ phiếu để chuyển chính sách quốc phòng từ tư thế chống lại hành vi xâm lược trực tiếp vào chủ quyền của Nhật trở thành vị trí sẵn sàng để tham gia vào một liên minh phòng thủ. Đây là một thay đổi rất lớn. Nó không chỉ làm cho Trung Quốc tức điên lên, mà còn tác dụng mạnh lên những biến đổi của tình hình trong vùng.
NV: Nhắc đến ý kiến của quần chúng, ông có nghĩ rằng dư luận ở Việt Nam trước khủng hoảng này có tạo được ảnh hưởng lên chính sách với Trung Quốc của chính quyền không? Hỏi một cách khác, người dân Việt Nam có thể mong đợi gì từ nhà cầm quyền Hà Nội?
Ông David Brown: Tôi thấy hiển nhiên là chế độ Hà Nội có để ý và quan tâm đến dư luận. Họ phản ứng trước dư luận, dù đôi khi không phải là những phản ứng thuận lợi. Ăng-ten của họ luôn luôn làm việc và có lẽ họ hiểu khá rõ về tâm trạng của người dân nói chung, không riêng của giới ồn ào trên internet, mà còn của 90% những người dân thầm lặng không vui với những gì đang xẩy ra trên quê hương họ. Khoảng hai năm trước đây, trong một chuyến về Việt Nam, tôi cảm thấy rất phấn khởi, khi lần đầu tiên thấy rằng rất nhiều người Việt Nam, cả thường dân lẫn người trí thức dám nói lên những gì họ nghĩ, không chỉ nói với tôi mà là nói với nhau. Ngày càng có nhiều cuộc tranh luận là phải làm gì trước tình hình đất nước, trong đó có cả sự quản lý làm cho nền kinh tế yếu kém. Mạng lưới internet đã làm cho những cuộc hội luận này dễ dàng hơn, thông tin đi nhanh hơn, rộng hơn, và dư luận đóng vai trò quan trọng hơn. Tôi nghĩ là tình thế này buộc chính quyền phải điều chỉnh sao đó để giữ được một không khí chính trị hài hòa. Tôi chỉ muốn nói thế thôi về đề tài này.
NV: Người ta đã nói đến việc có thể có một Gorbachev của Việt Nam, ông nghĩ sao?
Ông David Brown: Tôi không biết. Khi tôi ở Việt Nam hồi tháng Giêng vừa qua, người ta nói rằng “không trông mong có cuộc cải tổ nào cho đến Đại Hội 12 của đảng.” Ẩn ý có thể là Gorbachev Việt Nam sẽ là thủ tướng kế tiếp. Tôi nghĩ đó cũng chỉ là một suy đoán, tôi chưa thấy dấu hiệu gì rõ ràng về việc này.
NV: Là một người có vợ người Việt Nam, ông nghĩ gì về hoàn cảnh của Việt Nam trong lúc này?
Ông David Brown: Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi kết hôn với nhà tôi. Cả hai chúng tôi đều rất quan tâm đến Việt Nam. Tôi thấy mình gắn bó với Việt Nam như đã gắn bó với gia đình vợ. Vợ tôi cũng làm việc với Việt Nam, và có rất nhiều thân nhân và bạn bè cũng như đồng nghiệp trẻ muốn được bà tư vấn để thành một nhân viên xã hội và một nhà cố vấn tâm lý chuyên nghiệp hơn. Thật ra nhà tôi đóng góp cho Việt Nam nhiều hơn tôi, nhưng cả hai cùng mong mỏi những điều gì tốt nhất cho Việt Nam. Chúng tôi cho rằng vận mệnh của Việt Nam tùy thuộc rất nhiều vào quyết định của nhà cầm quyền Hà Nội trong thời gian sắp tới này, chẳng hạn như cho phép người dân phát biểu chính kiến của họ. Tôi nghĩ điều này hoàn toàn có thể xẩy ra.
NV: Cảm ơn ông đã dành thì giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn.

2797. Cần dân chủ trong triển khai chính sách

GS Nguyễn Văn Tuấn
26-07-2014
H5
Cách thức mà các quan chức VN ra qui định giông giống nhau. Họ hí hoáy làm gì đó trong văn phòng một thời gian, rồi đùng một cái họ tuyên bố một qui định trước công chúng. Đó là cách họ làm với chính sách ngực lép không được lái xe. Nay họ lại cho ra chính sách cấm bán rượu bia sau 22 giờ. Đó là cách làm thiếu nghiên cứu, thiếu minh bạch, và thiếu dân chủ. Rất khó triển khai một chính sách theo kiểu độc đoán ngày xưa cho xã hội văn minh ngày nay.
Đọc qua đề xuất cấm bán rượu bia sau 10 giờ đêm tôi thấy nó rất giống Úc, đặc biệt là bang New South Wales (NSW). Rất có thể các quan chức đã tham khảo hoặc bắt chước luật về alcohol của NSW. Nhưng bắt chước như thế cho VN là một sai lầm nghiêm trọng, bởi vì sự khác biệt cơ bản về hệ thống phân phối rượu bia giữa Úc và VN. Ở bang NSW, tất cả những tiệm (tôi sẽ gọi là shop) bán rượu bia phải có bằng (licence) và dĩ nhiên là đăng kí với Chính phủ. Ngoài các shop bán rượu bia, một số nhà hàng và các pub cũng có quyền bán rượu bia. Ở bang NSW, có luật rằng tất cả các shop bán rượu bia phải đóng cửa đúng vào 10 pm, nhưng các nhà hàng và pub thì vẫn có quyền bán sau 10 pm. Đặc biệt ở các pub, sau 10 pm, họ không cho các em dưới 18 tuổi ở trong pub (các em này thường theo cha mẹ ăn uống ngày cuối tuần trong pub).
Ở VN, hệ thống phân phối rượu bia rất khác Úc. VN không có các shop chuyên môn bán rượu bia theo như luật định của Úc. Có thể nói ở VN ai cũng có thể bán rượu bia. Từ siêu thị, tiệm chạp phô, đại lí, đến nhà hàng lớn nhỏ và các quán ăn ven đường, ai cũng có thể bán bia – không nhiều thì ít. Ở dưới quê, khi có tiệc, người ta chỉ cần nhấc điện thoại gọi đại lí quen thuộc là có rượu bia, bất cứ lúc nào. Trong một môi trường như thế, rất khó để thi hành qui định không bán rượu bia sau 10 giờ đêm.
Ở Úc và các nước như Mĩ, rất nhiều thành phố không có cuộc sống về đêm (night life) như các thành phố ở Châu Á. Do đó, thời điểm 10 giờ đêm được xem là hợp lí. Còn ở VN, vùng nhiệt đới, các thành phố lớn đều có cuộc sống về đêm nhộn nhịp, và 10 giờ đêm chưa phải là quá khuya. Do đó, qui định này sẽ làm ảnh hưởng đến kĩ nghệ du lịch của VN.
Khi được hỏi tại sao 10 pm, có quan chức của Bộ Y tế chống chế rằng uống rượu bia sau 10 giờ đêm có hại cho sức khoẻ. Đây là một biện minh rất hài hước. Uống rượu bia thái quá ở BẤT CỨ giờ nào cũng có hại có sức khoẻ.
Điều quan trọng nhất khi ra một qui định hay chính sách là phải có nghiên cứu. Trước khi ra bất cứ qui định nào, các chuyên gia trong Bộ cần phải làm nghiên cứu hay dựa vào nghiên cứu đáng tin cậy. Không có nghiên cứu thì các qui định sẽ không có cơ sở khoa học, không có chứng cứ, và trở thành phi thực tế. Trong thực tế, các quan chức không có làm nghiên cứu, hay có làm nhưng chất lượng quá kém nên họ không tự tin trình bày cho công chúng xem xét. Thay vào đó, họ hay nói chung chung rằng “dựa vào nghiên cứu”. Có khi họ dựa vào nghiên cứu ở ngoại quốc, nhưng họ không nói cho chúng ta biết nghiên cứu nào! (Mà, hỏi thật, họ thật sự biết đọc một nghiên cứu?)
Nói chung là họ thiếu minh bạch trước khi ra qui định. Nếu muốn thuyết phục công chúng thì các quan chức cần phải chứng minh rằng họ có chuyên môn khá (đủ để công chúng có thể tin cậy) và phải minh bạch các thông tin. Cách nói “chúng tôi thu thập bằng chứng khoa học trong và ngoài nước để làm căn cứ xây dựng” là không thể chấp nhận được. Công chúng cần biết những bằng chứng khoa học đó là gì, ở đâu, ai làm, công bố chỗ nào, v.v. Mà chỉ đơn thuần thu thập cũng chưa đủ, phải cho biết thông tin đó được xử lí ra sao trong việc đề xuất qui định.
Bất cứ qui định nào trước khi triển khai cần phải có tham vấn các thành phần liên quan. Ở Úc, qui định các shop bán rượu bia đóng cửa 10 pm phải trải qua một quá trình nghiên cứu và tham vấn hơn 1 năm trời. Xin nói lại: hơn 1 năm. Họ phải gửi dự thảo qui định cho tất cả các hiệp hội bán rượu bia, các tổ chức cộng đồng, các nhà hàng, pub, v.v. để xin ý kiến. Họ phải tổ chức các buổi hội thảo để bàn luận về qui định mới. Đó là qui trình làm việc dân chủ. Không phải như ở VN, các quan chức đùng một cái công bố qui định trên báo chí, rồi đến khi có phản đối, thì lại nói chỉ mới là “lấy ý kiến” (nghe thật buồn cười).
Ở VN có một quan điểm mà tôi nghĩ rất buồn cười. Hễ cái gì đến từ Bộ, từ trung ương thì đó là chân lí. Các quan chức của Bộ được xem hay tự xem là những tinh hoa của Việt Nam, là những chuyên gia thông minh xuất chúng được chọn vào làm trong cơ quan trung ương. Cái quan điểm này được gieo vào đầu óc của người dân, làm cho người ta tưởng cái gì đến từ Bộ và trung ương là phải đúng. Nhưng trong thực tế, không có lí do gì để tin rằng họ thông minh xuất chúng hay tinh hoa của đất nước. Thật ra, rất nhiều khi họ phát biểu chúng ta cảm thấy ngao ngán, vì người có đầu óc bình thường không ngớ ngẩn đến như thế. Làm việc trong Bộ nói cho cùng là quan chức hành chính, chứ đâu có làm chuyên môn. Do đó, tôi nghĩ tất cả những gì họ làm nên chịu sự giám sát của công chúng, và minh bạch thông tin, dân chủ hoá là một cách để công chúng có thể kiểm soát.
Rượu bia là một vấn nạn ở VN. Điều này thì đã có nhiều người bàn đến, kể cả tôi trong một bài viết trước đây (1). Trong bài viết đó, tôi có đề cập đến kinh nghiệm ở nước ngoài về việc kiểm soát lạm dụng bia rượu, kể cả dùng thuế, tuổi tối thiểu, cấp giấy phép, giờ buôn bán, nhãn hiệu, v.v. Nếu chỉ tập trung vào giờ bán rượu bia là chưa đủ, chưa nói đến tính khả thi quá thấp. Tôi nghĩ bắt chước nước khác một cách mù quáng mà không xem xét đến bối cảnh và văn hoá địa phương rất khó thành công. Càng khó thành công hơn khi cách làm việc thiếu minh bạch, thiếu nghiên cứu, và thiếu dân chủ.
—-
(1) http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Cuoc-song-muon-mau/595697/dung-de-dan-ong-viet-co-tuoi-tho-nhu-dan-ong-nga!.html
Nguồn: FB Nguyen Tuan

2798. Phạm Chí Dũng: Vì sao ông Phạm Quang Nghị diện kiến chính giới Mỹ?

RFI – Việt Ngữ
Thụy My
25-07-2014
Chuyến đi Mỹ của Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh theo lời mời của Hoa Kỳ, nhất là sau sự kiện Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Hoàng Sa, được nhiều người chờ đợi nhưng mãi vẫn không thấy động tĩnh gì. Trong khi mới đây lại bất ngờ có tin ông Phạm Quang Nghị, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội viếng thăm nước Mỹ.
Có dư luận cho rằng bên cạnh xu hướng mở rộng về phía phương Tây, chuyến đi của nhân vật này còn nhằm nâng cao uy tín trong cuộc chạy đua giành ngôi thứ tại Đại hội Đảng lần thứ 12 sắp tới.
Chúng tôi đã đặt câu hỏi về vấn đề trên với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon.
RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Anh có nhận định như thế nào về chuyến đi Mỹ khá bất ngờ của ông Phạm Quang Nghị ?
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Đúng ra là ông Phạm Bình Minh đã được đi Mỹ vào tháng 5/2014, sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và sau lời mời cấp tốc của ông John Kerry, Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Nhưng điều ngạc nhiên là hơn hai tháng qua, ông Phạm Bình Minh đã chẳng đi đâu cả, thay vào đó là một ủy viên Bộ Chính trị, cấp cao hơn hẳn so với ông. Chỉ có điều là người cùng họ với ông Phạm Bình Minh lại không hề đảm trách công việc ngoại giao, mà lại là người của khối Đảng.
Người ta dễ suy luận, có thể đây là quan hệ chỉ giữa các đảng chính trị với nhau thôi, mà không phải thực hiện công việc ngoại giao thường thấy như ông Phạm Bình Minh. Có lẽ là càng không phải giải quyết một vấn đề gì thuộc về mối quan hệ xung khắc ở Biển Đông, mà Hoa Kỳ là một thành tố tham gia cùng với Việt Nam.
RFI : Nếu như vậy, chuyến đi này theo anh có mục đích gì ?
Người ta đang cân nhắc về một số mục đích của ông Phạm Quang Nghị. Vì đây là một sự xuất hiện đột ngột và khá kỳ lạ – theo dư luận là như vậy. Sự xuất hiện của ông Phạm Quang Nghị trong bối cảnh này đã dấy lên hàng loạt câu hỏi, cũng như cách đây đúng một năm, vào tháng 7/2013 sự xuất hiện tương đối bất ngờ của ông Trương Tấn Sang ở Nhà Trắng. Nhưng dù sao đó cũng là một cuộc gặp chính thức với Tổng thống Barack Obama.
Còn lần này thì có lẽ ông Phạm Quang Nghị đến chỉ với một tư cách ẩn giấu nào đó, vì chuyến đi của ông thực hiện từ ngày 21/7, nhưng đến hơn hai ngày sau báo chí Việt Nam mới đưa tin, và cũng chỉ đưa tin một cách dè dặt. Trong khi đó, báo chí nước ngoài gần như không thông tin về chuyến công du của ông Phạm Quang Nghị. Điều đó gợi cho người ta những câu hỏi là ông Phạm Quang Nghị với vai trò gì và với những mục tiêu như thế nào ?
Theo tôi, có lẽ chuyến đi của ông nằm trong bối cảnh ông Phạm Bình Minh chưa được đi Mỹ, và mới cách đây một tháng đã diễn ra chuyến đi đến Hà Nội của Dương Khiết Trì – ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc.
Điều này cho thấy có lẽ những người bên Đảng đã thấy rằng, đến lúc này họ phải nâng cao tinh thần và vai trò của họ : vai trò Đảng lãnh đạo toàn diện, chứ không phải là Chính phủ. Chính phủ chỉ đóng vai trò quản lý, và nhân dân cùng lắm chỉ là vai trò « làm chủ » mà thôi. Còn trên hết, cao hơn tất cả vẫn là Đảng.
Lý do thứ hai theo dư luận, hiện nay mối quan hệ Việt Nam và Mỹ dường như đang xích lại gần nhau. Đặc biệt là sau những vụ xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Biển Đông, làm cho ngay cả những người bảo thủ ở Hà Nội cũng phải nhận ra rằng họ không thể trông chờ quá nhiều vào Trung Quốc, vào « Thiên triều ». Họ cần có một cánh tay hỗ trợ nào đó từ phía phương Tây, và Mỹ chính là một quốc gia năng nổ, tích cực nhất về việc này.
Chúng ta đã biết là vào trung tuần tháng Bảy, Thượng nghị viện Mỹ đã biểu quyết nhất trí đến 100% bản nghị quyết số 412, yêu cầu Trung Quốc trở về nguyên trạng trước thời điểm tháng 5/2014. Trước đó, phát biểu tại trường đại học quân sự West Point, Tổng thống Barack Obama cũng đã nói thẳng khả năng Mỹ có thể điều binh lực tới khu vực Biển Đông, nếu tại đây xảy ra xung đột.
Điều đó cho thấy chỉ có Mỹ mới có thể là một đối tác chiến lược hoặc một đối tác quân sự hỗ trợ cho Việt Nam trong hoàn cảnh này. Nó tác động đến tâm lý những người bảo thủ ở Hà Nội. Chính vì vậy, họ đã quyết định đi Mỹ.
Nhưng không phải ông Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ, mà là ông Phạm Quang Nghị. Tôi cũng muốn nhắc lại, trong năm 2013 ông Nguyễn Phú Trọng chưa hề đặt chân đến Mỹ mà chỉ có ông Trương Tấn Sang gặp Tổng thống Barack Obama. Và ông Nguyễn Tấn Dũng được coi là có một chuyến đi đàm phán về TPP tại New York với Bộ trưởng Thương mại Mỹ. Trong khi đó ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đến Thái Lan để thăm hỏi, làm việc với nữ Thủ tướng Yingluck – hiện nay đã bị truất quyền, và đến một trường đại học Thái Lan để nhận tấm bằng danh dự về chính trị học mà thôi.
Chính vì thế, bên Đảng có lẽ thấy cần phải nâng cao vai trò của họ, và đã quyết định để ông Phạm Quang Nghị đi – ông cũng là một người được coi là ứng cử viên sáng giá cho cương vị Tổng bí thư. Ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ, cũng là ra mắt chính giới Mỹ – ít nhất là có một chút diện kiến.
RFI : Chúng ta vừa đặt giả thiết chuyến đi này có liên hệ tới vấn đề Biển Đông hay nhằm nâng tầm các nhân vật trong đảng, nhưng nếu theo dõi thì người ta thấy các chính khách Mỹ mà ông Phạm Quang Nghị tiếp xúc không phải là cao cấp lắm…
Đúng là như vậy. Có một điều đáng tiếc cho ông Phạm Quang Nghị là ông đã không được gặp chính Ngoại trưởng Mỹ trong chuyến đi lần này, ít nhất là cho tới giờ phút này. Thay vào đó, chỉ có Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman tới gặp ông Nghị để chào và chuyển lời thăm hỏi của ông John Kerry.
Tại Washington, ông Phạm Quang Nghị đã có những cuộc làm việc với Cố vấn cao cấp của Ngoại trưởng John Kerry là ông Thomas Shannon, và một Phó cố vấn an ninh quốc gia phụ trách đối ngoại là ông Tony Blinken. Có lẽ nhân vật cao cấp nhất mà ông Phạm Quang Nghị có được cuộc tiếp xúc là Chủ tịch thường trực Thượng viện Mỹ Patrick Leahy và Thượng nghị sĩ John McCain.
Như vậy, không có người đồng cấp nào ở Mỹ gặp ông Phạm Quang Nghị, như những nhân vật mà ông đã gặp ở Bắc Kinh cách đây mười tháng.
Tôi muốn nhắc lại, tháng Chín năm ngoái tại Trung Nam Hải, ông Phạm Quang Nghị đã được tiếp thân mật bởi Trương Cao Lệ, ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Phó thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Và ông Phạm Quang Nghị còn hội đàm với ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Quách Kim Long. Khi đó, cả Trương Cao Lệ lẫn Quách Kim Long đều ca tụng là « Đảng và Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với Việt Nam », « đánh giá cao sự phát triển mới trong quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước trong thời gian qua ».
Chỉ có điều, ông Phạm Quang Nghị là một người rất kín tiếng. Tất cả những vụ việc mà khi ông Chủ tịch Thượng viện Mỹ Patrick Leahy cũng như Thượng nghị sĩ John McCain nêu ra như chủ đề chính về Biển Đông, thì nghe nói là ông Phạm Quang Nghị đã không trả lời, hoặc né tránh. Và ở đây thì cũng vậy thôi.
Chúng ta biết là ở Việt Nam, những vụ tàu Trung Quốc cố tình đâm va, gây hấn với ngư dân Việt, ông Phạm Quang Nghị đã gần như không hề lên tiếng. Người ta có cảm giác ông không chỉ là một nhân vật kín tiếng, mà còn là nhân vật « nín » tiếng. Điều đó hoàn toàn không có lợi cho ông, ít nhất trong mối tương quan so sánh với ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam.
Vì dù sao ông Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 11/2011 còn ra trước Quốc hội, để gióng lên được một tiếng nói – dù là tiếng nói nhỏ nhoi và sau đó không làm gì cả. Đó là việc cần phải có một bản nghị quyết về Biển Đông về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, cũng như cần có Luật Biểu tình. Và vào tháng 5/2014 tại Manila, Philippines, ông cũng đã đề cập một cách bóng gió tới điều được gọi là « tình hữu nghị viển vông » đối với Trung Quốc. Mặc dù sau đó chưa thấy hành động gì tiếp theo, nhưng dù sao vẫn còn hơn các ủy viên Bộ Chính trị khác.
RFI : Tóm lại chuyến đi của ông Phạm Quang Nghị lần này có thể đưa ra một thông điệp như thế nào, theo anh ?
Có một dấu hiệu đáng chú ý như thế này. Ông Phạm Quang Nghị dù chỉ là một ủy viên Bộ Chính trị thường, và chỉ là Bí thư Thành ủy Hà Nội, nhưng những vấn đề ông đề cập trong chuyến đi này với Thượng viện Mỹ, với Thượng nghị sĩ John McCain, lại mang tầm cỡ mà tôi có cảm giác như của một nguyên thủ quốc gia. Đề cập tới những vấn đề của quốc gia, chứ không phải của thành phố Hà Nội.
Chẳng hạn như mở rộng thị trường cho hàng hóa do Việt Nam sản xuất, hay là hạ rào cản thương mại, khuyến khích đầu tư vào Việt Nam, và đề nghị Mỹ thừa nhận kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Chúng ta để ý là đề nghị thừa nhận là nền kinh tế thị trường trước đây chỉ có ông Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập với giàn Bộ trưởng Thương mại Mỹ và những người đồng cấp.
Ngoài ra ông Phạm Quang Nghị trong buổi làm việc với Viện Dân chủ Quốc gia và Viện Cộng hòa Quốc tế của Hoa Kỳ, cũng được mô tả là đã « nêu bật ý nghĩa của quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước, theo tinh thần Tuyên bố chung Việt Nam – Mỹ, trong đó hai nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan Đảng của hai nước ».
Báo chí Việt Nam tả khá trọng thị thế này : « Trên tinh thần đó, ông (Phạm Quang Nghị) hoan nghênh những bước đi ban đầu nhằm tìm hiểu, nghiên cứu khả năng trao đổi giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng tham chính ở Mỹ trong thời gian tới ».
Như vậy là khẩu khí và những vấn đề mà ông Phạm Quang Nghị đề cập là khẩu khí giống như của một nguyên thủ, và có thể còn cao hơn nữa : là một Tổng bí thư Đảng. Điều đó cũng phù hợp với dư luận hiện nay, cho rằng ông đang là một ứng cử viên sáng giá cùng với ông Nguyễn Tấn Dũng cho chức vụ Tổng bí thư tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 vào năm 2016 sắp tới.
Nếu việc này diễn ra, có lẽ mối quan hệ với giới chính khách Mỹ sẽ tạo thuận lợi cho ông Phạm Quang Nghị. Và có thể thấy chuyến đi này cho dù ông Nghị không tiếp xúc trực tiếp được Bộ trưởng Ngoại giao, và càng không được diện kiến Tổng thống hay Phó tổng thống Hoa Kỳ, nhưng ông cũng đã có buổi ra mắt đối với chính giới Mỹ. Ít nhất cũng để họ biết ông là ai, và một ứng viên cho cương vị Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam là người như thế nào.
RFI : Như vậy dù không được chính thức thông báo trước, nhưng có thể coi đây là một nhân vật cao cấp đầu tiên trong đảng Cộng sản Việt Nam tiếp xúc với Hoa Kỳ, trong khi các cuộc gặp gỡ trước đây thường chỉ từ phía Chính phủ ?
Hoàn toàn đúng. Khi phân công một nhân vật trong Bộ Chính trị, tất nhiên người ta có thể tính tới cương vị Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng – cũng là những ủy viên Bộ Chính trị, tất nhiên là cao cấp hơn Bí thư Thành ủy Hà Nội. Nhưng tại sao lại là ông Phạm Quang Nghị đi, mà không phải là ông Trương Tấn Sang hay ông Nguyễn Tấn Dũng ?
Điều đó gợi ra một ý : ông Phạm Quang Nghị có thể được coi là một « thái tử đảng » trong thời gian sắp tới. Và ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn ông Phạm Quang Nghị thay vì ông Phạm Bình Minh để đi Mỹ, nhằm giới thiệu, ra mắt chính giới Mỹ.
Thứ nữa trên bình diện chung, có thể khiến chúng ta hình dung là bối cảnh đang dần chuyển biến. Thậm chí sắp tới có thể có những bước chuyển biến tương đối đột biến về mặt chính trị. Như thế càng cho thấy là Việt Nam đang dần dần âm thầm thực hiện một chính sách « xoay trục » sang phương Tây. Đặc biệt là sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, lộ rõ ý đồ thôn tính của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Vì ngay cả những người bảo thủ Việt Nam cũng đang phải tính tới việc dựa vào Mỹ. Mặc dù họ không dám tuyên bố chính thức ra, nhưng hành động của họ cho thấy điều đó. Và có một điểm thú vị thế này : chúng tôi có cảm giác như là bối cảnh Việt Nam đang gần giống những gì mà Miến Điện đã trải qua vào cuối năm 2010 bước sang năm 2011.
RFI : Anh có cho là Việt Nam cũng sẽ chuyển đổi như Miến Điện đã làm, dù chỉ một phần ?
Chúng ta biết là cuối năm 2010, ông Thein Sein đã trở thành Tổng thống dân sự đầu tiên của Miến Điện. Đến năm 2011, ông đã phóng thích nữ lãnh tụ đối lập của đảng Liên đoàn Quốc gia Vì dân chủ, bà Aung San Suu Kyi. Và sau đó Miến Điện trải qua hàng loạt biến đổi, thậm chí được coi là những biến đổi ngoạn mục, dân chủ hóa, mở rộng.
Gần đây nhất Miến Điện vừa chính thức hủy bỏ một dự án lên tới 20 tỉ đô la của Trung Quốc – một dự án đường sắt chạy tới tận Côn Minh, bởi áp lực dư luận từ người dân trong nước quá lớn.
Có một chút hy vọng là xu hướng chính trị Việt Nam đang chuyển đổi dần như xu hướng của Miến Điện trong những năm qua. Mặc dù độ trễ chuyển đổi của Việt Nam so với Miến Điện là khoảng ba năm, nhưng bắt đầu từ bây giờ vẫn còn kịp !
Nếu chính quyền Than Shwe ở Miến Điện trước đây thấy rằng dứt khoát phải chuyển đổi – và Than Shwe đã ủy nhiệm cho Thein Sein làm việc đó, nếu không thì đất nước sẽ tan hoang, nội chiến, nền kinh tế sẽ sụp đổ – thì những người cộng sản, tôi muốn nhấn mạnh là những người cộng sản bảo thủ ở Việt Nam, có lẽ cũng đang nhận ra điều đó.
Thậm chí nhận ra một cách sâu sắc. Rằng tất cả những vấn nạn, những hệ quả của xã hội Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam và sẽ dắt dây tới nền chính trị Việt Nam, rất có thể sẽ sụp đổ trong những năm tới nếu không thay đổi. Chính vì vậy, có lẽ là họ đang nghiên cứu kịch bản Miến Điện. Làm thế nào để có một sự chuyển đổi yên bình, không đổ máu, mà họ vẫn giữ được quyền lực. Tất cả vẫn còn hầu như y nguyên, chỉ chia bớt cho dân chúng một số quyền dân chủ nào đó.
Và nếu điều đó được thực hiện – tôi giả thiết là được thực hiện với vai trò của ông Phạm Quang Nghị chẳng hạn – thì dù sao cũng có thể coi đó là một tín hiệu tích cực. Như thế, chuyến đi Mỹ lần này của ông là tiền đề cho những dấu hiệu tích cực sau này.
Mặc dù chưa thể nói là những người cộng sản bảo thủ ở Việt Nam họ đã thực sự hồi tâm hay thành tâm, trước tất cả những việc cần phải làm cho dân chủ hóa đất nước sắp tới. Nhưng dù sao theo tôi, trong giai đoạn vài năm tới với những dấu hiệu đã chuyển biến từ bây giờ, sẽ là cơ hội cho dân chủ, nhân quyền và xã hội dân sự ở Việt Nam.
RFI : Có lẽ khi đem giàn khoan đến Hoàng Sa, hệ quả mà Bắc Kinh không ngờ là việc Việt Nam « xoay trục » ?
Tất cả cần cô đọng ở một câu thôi : « Cám ơn giàn khoan Hải Dương 981 ! »
RFI : Xin rất cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ hôm nay.

2799. Toà án VN ‘không nhân danh công lý’

Ngoài xã hội thì sao?

H2Xem xét báo chí thì thấy cũng ít khi sử dụng từ công lý hoặc có bài nhắc đến thì hóa ra là những sự vụ chẳng lấy gì làm lớn lao hay nghiêm túc.
Những bài báo viết về các vụ án đa phần chỉ viết một chiều không công tâm khách quan, lời lẽ thì nặng phần đả kích nên khi từ công lý được nhắc đến thì lại thấy kệch cỡm sáo rỗng.
Dường như có một sự mặc cảm tâm lý gượng gạo không được tự nhiên khi sử dụng từ công lý.
Những cơ quan ngôn luận lớn như Đài truyền hình, đài tiếng nói đôi khi cũng lớn tiếng kêu gọi thực thi công lý nhưng là trong các vụ kiện quốc tế khi Việt Nam đòi bồi thường về chất độc màu da cam hay các vụ kiện về cá basa.
Người dân khi có việc liên quan tới tòa án thì cũng chẳng bao giờ thấy nói đến công lý. Trong đời sống thường nhật nếu có ai nhắc đến công lý thì luôn kèm theo sự cảm thán.
Chẳng thế mà trong đời sống đã có một câu nói tới nay đã thành quen thuộc đó là: Công lý chỉ là một diễn viên hài.
Câu nói đã phản ánh sự thất vọng đối với nền tư pháp vắng bóng công lý song cũng kết hợp với yếu tố hài để xoa dịp nỗi oán thán vì trong làng nghệ sĩ hài Việt Nam có một người tên là Công lý.
Vậy phải chăng nền tư pháp Việt Nam không có khả năng đem lại công lý?
Điều đó không hẳn đúng, nhưng rõ ràng có một sự rất bất bình thường khi từ công lý bị chối bỏ không được sử dụng trong nền tư pháp.
Điều này có liên quan thế nào với việc hệ thống tòa án lâu nay hoạt động yếu kém biểu hiện qua các tệ trạng như xử án oan sai, tình trạng chạy án, nhận hối lộ, nhũng nhiễu đương sự bằng cách kéo dài thời gian giải quyết án.v.v.

Nữ thần công lý

H3Chúng ta biết rằng hệ thống pháp luật Châu Âu với một lịch sử lâu đời đã tạo nên biết bao thành tựu cho nhân loại, trong đó nhiều khái niệm, hình tượng và chế định pháp lý giờ đã trở thành phổ quát cho toàn thế giới.
Nhiều khái niệm và chế định pháp lý của pháp luật Việt Nam là sản phẩm vay mượn từ hệ thống pháp luật Châu Âu.
Nhưng có những hình tượng pháp lý mặc dù đã là phổ quát nhưng lại gặp khó khăn khi du nhập vào Việt Nam, ví như hình tượng Nữ thần công lý.
Nữ thần công lý là hình tượng một người phụ nữ có một dải băng che mắt mang ý nghĩa tránh sự chi phối ảnh hưởng từ bên ngoài để giữ sự công tâm khách quan, một tay cầm cán cân để phân định đúng sai phải trái, tay kia cầm thanh gươm biểu tượng của quyền uy tòa án.
Nữ thần công lý có nguồn gốc từ thời văn minh La Mã, là hình tượng tín ngưỡng mang yếu tố tâm linh được tôn vinh và hy vọng đem đến công lý cho con người.
Niềm tin công lý theo đó xuất phát từ niềm tin tôn giáo, là thuộc tính tâm hồn được khơi nguồn từ một thực thể mang tính thần thánh, trong khi đó ở Việt Nam chính thể hiện tại là vô thần.
Đây là chướng ngại lý giải vì sao hình tượng nữ thần công lý không được phổ biến ở Việt Nam và từ ‘công lý’ không được nhắc đến trong nền tư pháp.

Nhân danh gì?

Hệ thống tòa án được thiết kế trên cơ sở học hỏi hệ thống tòa án Phương Tây, nhưng một số khái niệm hay hình tượng do không phù hợp nên khó vận dụng vào Việt Nam như hình tượng nữ thần công lý.
Điều này dẫn đến là khi bị khuyết thiếu những thành tố để cấu thành nên một hệ thống hoàn chỉnh thì người ta đã xoay sở để có được thành tố phù hợp đắp vào chỗ còn thiếu.
Ví như vấn đề tòa án xét xử nhân danh cái gì?
Tòa án nước ngoài nhân danh công lý để xét xử nhưng tòa án ở Việt Nam không nhân danh công lý, thay vào đó tòa án nhân danh nhà nước hay nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhưng sự bù đắp kiểu này lại gây ra những bất cập mà nếu mổ xẻ ra sẽ cho thấy những điều vô lý.
Nếu tòa án nhân danh nước cộng hòa thì không ổn, vì đất nước mặc dù cao quý nhưng không có tinh thần, không có tâm hồn nên đất nước không được cho là thực thể có khả năng đoán định đúng sai đem lại công lý.
Nếu nhân danh nhà nước thì cũng không ổn, vì nhà nước chỉ là sản phẩm công cụ của con người, có thể trở thành một bên đương sự đối trọng với người dân.
Trong hệ thống pháp luật đã có một luật là Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, vậy khi Nhà nước có sai phạm và trở thành một bên đương sự thì làm sao Nhà nước vừa là người phán quyết đem lại công lý vừa là đương sự được?
Hệ thống tư pháp là sản phẩm vay mượn từ bên ngoài nhưng các chế định pháp lý đã bị uốn chỉnh sao cho phù hợp với thực tế trong nước, nhưng vì nhiều nguyên do khác nhau nó trở thành một hệ thống không hoàn chỉnh.

Bài toán khó

H4
Nhà nước đã nhận ra những điều bất cập của hệ thống tư pháp nên đã có chủ trương sửa đổi cải cách tư pháp và Chủ tịch nước là Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương.
Chủ tịch nước yêu cầu tòa án phải mang lại công lý cho mọi người, đây có thể là một ẩn ý sâu xa chứa đựng một chủ trương lớn.
Theo đó trách nhiệm nặng nề được giao cho tòa án làm sao hóa giải các mâu thuẫn để đưa hình tượng nữ thần công lý vào hệ thống tư pháp vốn không theo tôn giáo nào.
Tức là nội hóa một triết thuyết pháp lý quan trọng của thế giới.
Nhưng tòa án có thể biến khó thành dễ bằng việc sử dụng chữ ‘công lý’ trong các bản án để đem ‘công lý’ đến cho mọi người.
Nếu muốn tòa án còn làm được gì hơn thế, đem đến công lý thực chất cho mọi người thì phải nâng cao vị thế chính trị và mở rộng quyền hạn pháp lý cho tòa án.
Nhưng vấn đề là một khi tòa án lớn quyền thì lại là mối đe dọa đối với các chủ thể khác.
Lâu nay quyền tư pháp yếu hơn rất nhiều so với quyền hành pháp.
Chính phủ đã thụ hưởng sự an toàn từ một nền tư pháp yếu.
Nền tư pháp đã rất kém trong việc đảm bảo công lý và xử lý tội phạm.
Chủ trương cải cách tư pháp đã có nhưng việc này khó thể thành công nếu vẫn chối bỏ ‘công lý’ và quyền tư pháp vẫn bị kìm giữ trong tình trạng yếu kém như lâu nay.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của luật sư Ngô Ngọc Trai, Giám đốc Công ty luật Công chính từ Hà Nội.

2800. Biển Đông: tuyên truyền và học thuật

H1
GS Nguyễn Văn Tuấn
26-07-2014
Nói chuyện với một phóng viên, Gs Carl Thayer nói: “Gần đây, tôi có dịp đi nói chuyện ở một số đại học địa phương và họ đòi hỏi phải thảo luận về Biển Đông. Tôi được nhắc nhở nhẹ nhàng là không nên nói đến những chuyện mà nhiều quan chức Việt Nam không thể nói được giữa công chúng.” Đây chính là vấn đề mâu thuẫn ở VN. Báo chí thì được phép tuyên truyền cực kì cảm tính về Hoàng Sa – Trường Sa, nhưng nếu có một hội thảo nào đó về chủ đề này thì lập tức có vấn đề.

Thời gian gần đây chúng ta đọc/nghe/thấy không biết bao nhiêu là bản tin về HS-TS. Nào là “cùng ngư dân vươn khơi”, “Ngành y tế cùng ngư dân bám biển”, triển lãm chủ quyền biển đảo VN, “những bằng chứng lịch sử”, văn nghệ vì biển đảo, trao bằng khen cho ngư dân bám biển, đến lâu lâu lại “phát hiện” một bản đồ chủ quyền, v.v. Nếu chỉ đọc qua những cái tít như thế này, chúng ta thấy VN chẳng làm gì để chống bá quyền Tàu ngoài … tuyên truyền. Thật vậy, tất cả những hoạt động trên nó mang tính tuyên truyền và phong trào. Mà, phong trào thì chỉ xảy ra trong một thời gian rồi thôi. Tuyên truyền là cách làm rất cổ điển kiểu Mao-Stalin. Những loại tuyên truyền này không làm cho Tàu cộng nao núng, vì nó chẳng gây tác động nào. Vả lại, Tàu là bậc thầy về tuyên truyền, từng dạy cho VN về lĩnh vực này.
Cái làm cho Tàu cộng phải quan tâm là những hội thảo mang tính học thuật về HS-TS. Hội thảo là phải có tham luận, và tham luận thường được soạn thảo một cách nghiêm chỉnh, bàn chuyên sâu về một chủ đề. Những hội thảo tốt với những người tham gia có uy tín có thể cung cấp những chứng từ quan trọng lưu lại cho đời sau. Ngay cả những hội thảo giữa các thân hữu quan tâm, không cần bài tham luận, cũng là dịp để bàn luận và suy nghĩ về một vấn đề nào đó, và cũng đóng góp tri thức cho cuộc đấu tranh chung.
Thế nhưng những hội thảo về HS-TS ở VN lại bị kiểm soát nghiêm ngặt. Không phải ai cũng được phép tổ chức hội thảo. Các nhóm dân sự ngoài chính quyền không được phép tổ chức hội thảo. Dù hội thảo được phép tổ chức, nhưng vẫn bị theo dõi và kiểm soát chặt chẽ. Như Gs Thayer nói dù được sinh viên yêu cầu nói về Biển Đông nhưng “người ta” cố tình ngăn chận. Không ai biết ai là người không muốn bàn luận về Biển Đông, vì họ thường dấu mặt và không để lại dấu vết.
Nếu trong môi trường tự do học thuật như ở ngoài này, trường nào hay nhóm nào muốn tổ chức nói chuyện về Biển Đông thì cứ tổ chức. Chính vì thế mà chúng ta thấy số hội nghị và hội thảo về Biển Đông ở nước ngoài nhiều hơn ở VN. Điều này dẫn đến một nghịch lí: chuyện Biển Đông là chuyện của VN, nhưng người nước ngoài có tiếng nói nhiều hơn VN. Một nghịch lí khác về Biển Đông ở VN là tuyên truyền cảm tính thì thoải mái, nhưng nói chuyện học thuật một cách nghiêm chỉnh thì hạn chế.
Nguồn: FB Nguyen Tuan

2801. Tác dụng pháp lý của thư Phạm Văn Đồng qua lăng kính ba phán quyết Tòa án Quốc tế

GS Nguyễn Văn Tuấn
26-07-2014
H2
Gs Phạm Quang Tuấn mới viết bài sau đây về 3 phiên toà quốc tế có ý nghĩa đến công hàm Phạm Văn Đồng. Bài viết có lẽ là một phản bác trực tiếp các luận điểm của vài luật sư VN nói rằng công hàm Phạm Văn Đồng vô hại (bằng cách viện dẫn vài phiên toà trước đây). Bài viết rất mạch lạc, giải thích đâu ra đó, ai đọc cũng có thể nắm được vấn đề. Bài hơi dài, nhưng kết luận như sau:
“Kết luận:
1. Về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, Tòa Án Quốc Tế dựa vào nội dung và ý định trong các văn kiện, cũng như vào các hành động và sự kiện, hơn là vào hình thức văn kiện.


2. “Ý định” phải hiểu là ý định diễn tả trong văn kiện, chứ không phải ý định ngầm của kẻ muốn giấu giếm hay ngần ngại thổ lộ ý định thật như có người đã giải thích.
3. Những nguyên tắc “chỉ đọc trong bốn góc của văn bản”, “phải hiểu cách nào ít hại nhất cho người viết” không thể đánh bại một cách hiểu hợp lý (xem cách Tòa diễn giải lá thư của Johor trong vụ Pedra Branca).
4. Chỉ một lời nói (có biên bản) của một đại diện có thẩm quyền (như ngoại trưởng) cũng có thể ràng buộc một quốc gia về vấn đề chủ quyền (xem vụ Đông Greenland).
5. Acquiescence – đồng ý ngầm, không nói gì khi cần thiết phải nói, tức là khi nước khác khẳng định chủ quyền trên đất của mình hay đất có tranh chấp bằng văn kiện hay hành động – cũng có tác dụng như là lời nói hay văn kiện. Điều này được thấy rõ trong vụ án đền Preah Vihear, khi Thái Lan thua kiện dù không hề có tuyên bố gì từ bỏ chủ quyền.
6. Thư Phạm Văn Đồng không phản đối khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa – Trường Sa, nên có thể bị coi là acquiescence.
7. Hơn thế nữa, thư Phạm Văn Đồng có thể coi là đã tán thành rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc.
8. Thư Phạm Văn Đồng không thể coi là một hiệp ước hay văn kiện chính thức nhường chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa cho Trung Quốc. Do đó, dùng những công ước về hiệp ước quốc tế để tìm hiểu tác dụng thư này chưa chắc sẽ đưa đến những kết luận chính xác.
9. Thư Phạm Văn Đồng có lẽ không đủ để gây ra estoppel khiến Việt Nam không có quyền tuyên bố chủ quyền trên Hoàng Sa – Trường Sa.
10. Tuy nhiên, nếu thư Phạm Văn Đồng là một yếu tố khiến Trung Quốc giúp Việt Nam dân chủ cộng hòa trong chiến tranh Việt Mỹ, gây tổn thương cho binh lính hay nhân viên Trung Quốc trong cuộc chiến đó, thì có thể estoppel sẽ được áp dụng [9]. (Điều tai hại là chính người Việt cũng có khi đưa ra lý lẽ này để giải thích thư Phạm Văn Đồng!)
11. Tuy nhiên, tập trung vào khía cạnh estoppel của thư Phạm Văn Đồng là một việc sai lầm. Nguy hiểm chính của nó không ở chỗ đó.
12. Kết hợp thư Phạm Văn Đồng với các hành động và thái độ khác của Việt Nam dân chủ cộng hòa trong thời gian 1954-75, nhất là sự im lặng trong trận chiến Hoàng Sa 1974, nếu đem xử về chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa ở Tòa án Quốc tế sẽ có khả năng không nhỏ là tòa sẽ xử rằng từ 1954 tới 1975 Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chấp nhận chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa thuộc về Trung Quốc.
13. Ngay cả khi Tòa cho rằng thư Phạm Văn Đồng không có ý định nói gì về chủ quyền trên Hoàng Sa – Trường Sa, kết luận 12 ở trên vẫn chính xác (vì lý do đã nói ở kết luận 5).
14. Nếu đem xử về chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa ở Tòa án Quốc tế mà đứng trên quan điểm Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn là kế tục (continuation, successor) của Việt Nam dân chủ cộng hòa và không kế tục quốc gia nào khác, thì có khả năng không nhỏ là Việt Nam thua kiện và mất hẳn chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa.”
Nguồn: http://boxitvn.blogspot.com.au/2014/07/tac-dung-phap-ly-cua-thu-pham-van-ong.html
Nhưng phần bình luận của Gs Nguyễn Huệ Chi mới “ác liệt”. Ông Viết: “Thử nghĩ, công thư của một ông Thủ tướng là ‘phản động’, ‘phản quốc’ thì bản thân ông Thủ tướng và bộ sậu Chính phủ của ông ta là gì? Càng ngày càng thấy cái gọi bằng liên minh cộng sản nhân danh chủ nghĩa vô sản quốc tế trong thế kỷ XX chỉ ẩn giấu phía sau độc nhất mỗi mưu đồ thôn tính lãnh thổ của nước lớn đối với nước nhỏ.”
Nguồn: FB Nguyen Tuan
Nguồn ảnh: Đàn Chim Việt

2802. Lãnh đạo nào của Việt Nam chỉ đạo ngăn chặn công dân tiếp xúc Báo cáo viên Liên hiệp quốc?

Phạm Chí Dũng
26-07-2014
Vụ việc Công an TP.HCM và công an một số địa phương ngăn chặn không cho ra khỏi nhà đối với những người đấu tranh dân chủ vào ngày 25/7/2014 và cả một số ngày sau đó là bằng chứng mới nhất, sống động nhất và cũng lộ liễu nhất về việc “Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người”.
Ngày 25/7 cũng là thời điểm mà một đoàn giám sát về tự do tôn giáo của Liên hiệp quốc dẫn đầu bởi ông Heiner Biederfeldt, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ, vào TP. HCM để gặp gỡ một số chức sắc tôn giáo và nhân chứng, nhằm kiểm chứng tính thực chất về việc “Việt Nam chấp nhận các khuyến nghị của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc” là như thế nào.

Không chỉ bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, bà Dương Thị Tân (vợ tù nhân Điếu Cày Nguyễn Văn Hải), cựu tù nhân chính trị Phạm Bá Hải, mà hai mục sư Tin Lành là Nguyễn Hoàng Hoa và Nguyễn Mạnh Hùng cũng bị công an địa phương ngăn chặn ngay tại nhà riêng nhằm không cho tiếp xúc với ông Heiner Biederfeldt – Báo cáo viên đặc biệt của LHQ. Bất cứ động tác nào của công dân hợp pháp muốn rời khỏi nhà đều bị nhân viên an ninh và cảnh sát xô đẩy bằng hành vi thô bạo và hoàn toàn bất hợp pháp.
Vi phạm cam kết
Trước khi được chấp thuận tham gia chính thức vào Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, Nhà nước Việt Nam đã cam kết trước chủ tịch Hội đồng nhân quyền 14 điều, trong đó có nội dung sẽ mời báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo đến Việt Nam, và “sẽ tạo điều kiện tốt nhất” để báo cáo viên này được tiếp xúc với những ai mà Liên hiệp quốc thấy cần gặp.
Vào nửa đầu năm 2014, cam kết trên được giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam là ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước, và ông Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng chính phủ, cùng Bộ Ngoại giao và Bộ Công an Việt Nam nhiệt tình lặp lại trong những cuộc làm việc với Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman và Cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hoa Kỳ. Cam kết về tự do tôn giáo cũng được đưa vào báo cáo chính thức của Phái đoàn Việt Nam tại buổi xem xét báo cáo đầu ra của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc vào tháng 6/2014 tại Thụy Sĩ.
Một ủy viên Bộ chính trị khác và được xem là ứng viên tiềm tàng cho cương vị Tổng bí thư tại đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 vào năm 2016 – ông Phạm Quang Nghị – cũng vừa đưa ra khẩu hiệu “Việt Nam luôn bảo đảm nhân quyền” trong chuyến công du của ông ở Hoa Kỳ vào thời gian này.
Để có được sự thuận thảo của các quốc gia trong khối Hiệp định đối tác thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhà nước Việt Nam đã chấp nhận tham gia vào Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc cùng các điều kiện về nhân quyền và dân chủ hợp lý mà cộng đồng quốc tế đòi hỏi. Tuy nhiên, bằng chứng ngăn chặn công dân mới nhất vừa nêu đã cho thấy đối với giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam, nói làm vẫn là hai hành vi khác nhau về bản chất, không chỉ bản chất chính trị mà cả về tư cách chính khách.
Tư cách chính khách?
Sự khác biệt quá cơ bản về bản chất trên có lẽ đã là nguyên do đủ nặng ký để Nhà nước Úc, dù trước đây khá nhã nhặn với chính quyền Việt Nam, nay cũng phải tỏ thái độ kiên quyết hơn trong việc đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng hơn nữa các quyền con người.
Ngay trước thềm cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Úc sẽ diễn ra vào cuối tháng 7/2014, chính quyền Việt Nam lại ghi thêm một điểm rất xấu về “thành tích” vi phạm nhân quyền. Việc vi phạm không chỉ lần đầu và mang tính hệ thống như thế tất yếu dẫn đến những câu hỏi không thể lảng tránh:
1. Việc ngăn chặn bất hợp pháp đối với công dân như trên là do Công an TP. HCM và công an một số địa phương “chủ động biện pháp nghiệp vụ”, hay những cơ quan công an này được chỉ đạo bởi những cấp lãnh đạo nào?
2. Nếu cơ quan công an được chỉ đạo, vậy những lãnh đạo nào của Việt Nam đã chỉ đạo ngăn chặn công dân tiếp xúc với Báo cáo viên Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo?
3. Nếu việc chỉ đạo ngăn chặn công dân như thế thuộc về trách nhiệm của lãnh đạo Việt Nam – những người vẫn thường ra mặt hứa hẹn với Liên hiệp quốc và Hoa Kỳ 14 điều cam kết về nhân quyền, liệu Liên hiệp quốc và chính giới phương Tây nên có cái nhìn sâu xa và rạch ròi đến mức nào đối với những lãnh đạo ấy, kể cả một cái nhìn liên đới với hai dự luật Nhân quyền Việt Nam và Chế tài nhân quyền Việt Nam còn đang treo ở Thượng nghị viện Mỹ?
Phạm Chí Dũng
Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam
Phát ngôn viên Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam
Thành viên Diễn đàn Xã hội dân sự Việt Nam
 ——

What government leaders of Vietnam ordered to prevent citizens from meeting UN Rapporteur?

Author: Pham Chi Dung
Translated by Trang Thien Long
Tell the World (DTD)
July 27, 2014.
Ho Chi Minh City Department of Police and some local policemen barred some pro-democracy activists from going out of home from July 25, 2014 to some days later it’s the latest, liveliest and most blatant example about “State of Vietnam always respects and guarantees human rights.”
On July 25, Mr. Heiner Biederfeldt, the UN Special Rapporteur on freedom of religion arrived HCM city to meet a number of religious leaders and witnesses to verify how the nature of the “Vietnam accepted the recommendations of the Human Rights Council of the United Nations” is.
Not only Dr. Nguyen Dan Que, independent journalist Pham Chi Dung, Mrs. Duong Thi Tan (ex-wife prisoner Nguyen Van Hai Dieu Cay), former prisoner of conscience Pham Ba Hai were prevented at their home gate, but also two Protestant pastor Nguyen Hoang Hoa and Nguyen Manh Hung did. Any movement of legitimate citizens to go out one’s houses was pushed inside by security policemen rudely and entirely illegally.

Breached its Commitment
Before being formally approved to be a member of the Human Rights Council of the UN, the Vietnam authorities committed 14 conditions, including inviting the UN special rapporteurs of religious freedom to Vietnam, and “creating the best conditions” so that he can meet anyone necessarily.
In the first half of 2014, the above commitment was reiterated by the high-level leaders, President Truong Tan Sang, PM. Nguyen Tan Dung, the Foreign Ministry and the Ministry of Public Security in the meeting with U.S. Deputy Secretary of State Wendy Sherman and Special Advisor to the Government of the United States. Commitment to religious freedom also integrated in the official report of the Vietnam delegation at the UN Human Rights Council in June 2014, Switzerland.
One other member of Politburo Mr. Pham Quang Nghi, considered as a potential candidate for General Secretary of the Communist party in the 12th congress in 2016, also just launched the slogan “Vietnam always ensures human rights” in his tour to the United States recently.
By the agreement of nations within Trans-Pacific Partnership (TPP), the State of Vietnam was accepted to participate in the Human Rights Council at the United Nations with condition that it meets human rights and democracy the international community requires. However, the most last evidence to prevent citizens mentioned has shown that to senior leaders in Vietnam, “say and do” are still two different acts, politically and morally.

Morality of politician?
The said difference may be the reason that Australia, though formerly quite courteous to the government of Vietnam, expressed their stronger stance in demanding the Vietnam state should respect more human rights.
Ahead of the human rights dialogue between Vietnam and Australia on late July 2014, Vietnam government scored a very bad point about the “achievement” of human rights violations. Such not-to-be-the-first violation but systemic, inevitably leads to questions can not be avoided:
1. Illegal prevention with “actively operational measures” to the above citizens executed by either themselves – the HCMC police and some local police or order from the higher levels?
2. If the police was directed, so what leaders of Vietnam have instructed to prevent citizens contacting with the UN Rapporteur on freedom of religion?
3. If such direction to prevent citizens is the responsibility of Vietnam’s leaders who often come out promising with the UN and the U.S. about 14 commitments on human rights, what extend the UN and the Western world should have a deep and sharp look at these leaders, including a link with two bills, Vietnam human Rights Act and the Vietnam Human Rights Sanctions, are still pending in U.S. Senate?

Pham Chi Dung, PhD.
President of Independent Journalists Association of Vietnam
Spokesman of Former Vietnamese Prisoner of Conscience
Member of Vietnam’s Civil Society Forum

Chính trị – Xã hội

Giàn khoan Hải Dương đang ở đảo Hải Nam  -(VOA)
Phạm Chí Dũng: Vì sao ông Phạm Quang Nghị diện kiến chính giới Mỹ?  -(RFI)
Có thể xử lý hình sự ông Trần Văn Truyền  – (BBC /nghe) -Trả lời BBC ngày 24/7, Luật sư Hoàng Văn Hướng, Trưởng văn phòng Luật sư Hoàng Hưng (Đoàn luật sư TP Hà Nội), cho biết ông Truyền có thể bị xử lý hình sự nếu bị phát hiện vi phạm ở mức độ nặng.   –  Hạ cánh chính trị không còn an toàn?  -(RFA)
Vì sao các nhà tranh đấu ở SG bị cấm ra khỏi nhà hôm 25/7? -(RFA)   —  HRW kêu gọi Australia thúc ép Việt Nam cải thiện nhân quyền  -(VOA)
Hà Nội lên tiếng vụ Phần Lan thu giữ lô võ khí VN xuất sang Ukraine  -(VOA)   —   Thân nhân hành khách Việt tử nạn trên máy bay MH17 kêu gọi công lý  -(VOA)
Trao đổi thư tín với thính giả (25.07.2014)-(RFA)
Bắc Kinh với các cuộc đàm phán về CoC   -(TS)  —  Báo TQ vỗ ngực, tỏ ra đắc thắng vụ đưa giàn 981 xâm phạm Việt Nam   -(GDVN)   —  Tranh chấp biển Đông: Tìm kiếm đối sách với chính sách hai mặt của TQ  - (MTG)  -Ông S.D. Pradhan, ĐH Chandigarh, cựu Cố vấn ANQG của Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ
Không chỉ xây một đài tưởng niệm   -(LĐ)  -Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 là cuộc chiến tranh chống quân xâm lược bảo vệ tổ quốc. Đó là chân lý của lịch sử và không ai có thể nói khác. Nhưng trang sử chống ngoại xâm này chưa được đưa vào trong chương trình giáo khoa lịch sử của Việt Nam. Những người lính hy sinh chưa có một đài tưởng niệm xứng đáng.
35 năm qua, chưa có những lễ kỷ niệm trang trọng và hào hùng để tưởng nhớ những người ngã xuống. 35 năm qua, những thế hệ học trò ít được biết về trang sử vẻ vang và đau thương này.
*** Tại sao chớ , hàng năm lễ kỷ niệm xứ ta đếm không xuể mà, mới có 35 năm mà học trò ít được biết…là như thế nào, tại sao ít được biết trong khi đảng và nhà nước luôn hô hào  cái “truyền thống chống ngoại xâm”  ví đại, quành tráng…của Dân tộc???lạ nhỉ – Trả lời ngay, tại hèn, sợ Bắc kinh thế thôi. Có đứa nói khác thì sao, đâu có nói, nó còn đập phá bia kỷ niệm các đơn vị trong nghĩa trang…nó còn không làm “lễ giỗ” mấy chục năm nay…, nó còn làm nghĩa trang cho “quâm xâm lược” (chép lại à nghen) ở Điện biên đến 25 tỉ đồng lận….
Lễ Thăng Cấp Vị tướng đầu tiên người Mỹ gốc Việt của Quân Lực Hoa Kỳ -(TC Thegioimoi)
**********************************************************************
Từ những chuyến bay rơi nghĩ về đất nước   -(Viettusaigon-RFA)

Nạn bè phái và chủ nghĩa tư bản thân hữu trong giáo dục: Cuộc chơi bảo kê  -(Trấn vinh Dự -VOA)

Về văn học miền Nam 1954-1975 (2)  -(Nguyễn hưng Quốc -VOA)   >>>   Về văn học miền Nam 1954-1975 (1)

Về một loại chó săn trong phê bình văn nghệ  -Nguyễn vĩnh Nguyên – (Dannews)

Tù nhân lương tâm Luật sư Lê Quốc Quân luôn giữ vững tinh thần lạc quan, vững vàng. -(Boxitvn) -PV Ngô duy Quyền trong chuyến đi thăm LQQ cùng Huỳnh thục Vy, Huỳnh thị Thu Hồng ở trại tù An điềm -Quảng nam.
“TỪ CỘT ĐỒNG MÃ VIỆN NĂM XƯA… ĐẾN “CỘT ĐỒNG” Ý THỨC HỆ HÔM NAY”  – Nguyễn thượng Long   -(Boxitvn)
Cần ý thức Việt Nam vẫn đang là cá nằm trên thớt. -(Boxitvn)   –  Mảnh Bằng Khen cho Cột Mốc Sống -(Boxitvn)

Cuộc chiến hậu giàn khoan-(Boxitvn)  —Dân Việt sẽ có quyền “làm tất cả những gì pháp luật không cấm”? -(Boxitvn)

Về các quốc gia liên bang trong luật quốc tế -(Boxitvn)
Vài điển hình dối trá của cộng sản  – (DLB)   — Các công ty 3X, 3 Tầu đang “định hướng” kinh tế Việt Nam  – (DLB)
Tàu cộng đứng sau Bitexco muốn quản lý vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long trong “chỉ” 50 năm tới?  – (DLB)
Mẹ Già Dân Tộc  – (DLB)   —   Công ty Diamond VN đuổi việc vô lý  – (DLB)   –   Đoạn hồi ức cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng  – (DLB)
Tượng Lenin bị kéo sập
Cứu nước, cứu nhà, cứu ngay những người Cộng sản  -(Badamxoe)  ===>>>
.-(Badamxoe)
Lý tưởng quá hóa điên  -(LS Lê dức Minh FB)  -Chủ nghĩa cộng sản đã chết. Nhưng những thằng điên cứ lảm nhãm rằng nó chưa chết và thằng Tàu thì muốn xây chủ nghĩa cộng sản đặc sắc kiểu TQ, thằng bờm thì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng tư tưởng…Hồ Chí Minh ???. Không có thằng nào đủ tỉnh táo để thừa nhận rằng cả hai đều đang xây dựng cái mà cả thế giới đã vứt vào sọt rác từ lâu. Sao cứ đi xài đồ thiên hạ đã vứt hoài vậy?  -Điên mà đi lãnh đạo kẻ tĩnh mới chết chứ!
Ví dụ về thiên đàng cộng sản -(LS Lê dức Minh FB)   —  Không yêu Mỹ, không ghét Mỹ, chỉ là chon lựa đúng   -( LS Lê Đức Minh FB)
CHỦ NGHĨA MÌNH-THÌ-KHÁC  -(Nguyễn hưng Quốc FB) -Thực chất của cái chủ nghĩa mình-thì-khác ấy là một thứ chủ nghĩa biệt lệ (exceptionalism), thậm chí, có thể nói, một thứ chủ nghĩa bộ lạc (tribalism) về văn hoá, một thái độ tự xem mình như là ngoại lệ của thế giới, nơi chưa từng có và cũng không cần có bất cứ quan hệ gì với người khác, ở đó, họ có những luật lệ riêng và một bảng giá trị riêng.
QUYỀN CON NGƯỜI CHO DÂN OAN DƯƠNG NỘI   -( CĐVN FB)
Chính quyền quận Hà đông vi phạm pháp luật, sao chỉ xử ông phó về hưu ?   -(Lê Hiền Đức)
CHỒNG MÍT, VỢ ĐẦM  -(Hoàng Hải Thủy)- “Dân Tầu sang Việt Nam tự do, không cần xin phép vào nước Việt, ở đâu, làm gì không cần khai báo. Sang Việt Nam, bọn Tầu vừa kiếm sống vừa thực hiện cuộc xâm lăng nước Việt. Tới ngày nào đó lực lượng dân Tầu ở Việt Nam  sẽ mạnh hơn dân Việt. Cứ cái đà này thì, theo tôi,  chỉ 50 hay 70 năm nữa là Việt Nam trở thành một tỉnh của Tầu.  Tôi thấy bọn Tầu chiếm nước Việt Nam dễ hơn chúng chiếm Tây Tạng… Tôi nhắc lại: Với kế sách cho dân Tầu sang sống ở Việt Nam, bọn Tầu thực hiện cuộc xâm lăng Việt Nam mà không cần cho quân đội sang Việt Nam. Người Việt mất nước mà không sao tự cứu”.
Bạn muốn Việt Nam làm đồng minh với ai?  -(BBC FB)
https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfa1/v/t1.0-9/s720x720/10409762_862513353761408_3359938637181939840_n.png?oh=c1de31801fe8a7131ecbb75f6e56bfd8&oe=544BD18C&__gda__=1412694622_7480ff9cf81aeebfa19e5c5bb3715936
Hội viên thứ 90 Hội CTNLT Lư Văn Bảy: Tôi mong muốn được đóng góp cho tiến trình tự do của đất nước!   -(CTNLT)
HOAN HÔ NGHỆ SỸ KIM CHI THOÁT KHỎI HỘI NGHỆ SĨ SÂN KHẤU VIỆT NAM   -(Ngày Đêm)
Bản Tin LĐV 20140725- Công ty Diamond VN đuổi việc vô lý   -(LĐV)
Hãy giải oan nghiệt cho dòng họ Nguyễn Tất (Phần I)  —   Hãy giải oan nghiệt cho dòng họ Nguyễn Tất (Phần II)  -(VNExodus).  – Hãy Giải Oan Nghiệt Cho Dòng Họ Nguyễn Tất (phần III)   –   Hãy Giải Oan Nghiệt Cho Dòng Họ Nguyễn Tất (phần Kết)  -(Vietbao).
Mỹ Khốn Khổ Vì Cộng Sản -(Vietbao)
Tương lai nào cho luật sư Việt Nam  -(LS Ngô ngọc Trai)   —  Toà án VN ‘không nhân danh công lý’  -(BBC)  -Luật sư Ngô Ngọc Trai  Bài tham gia Diễn đàn BBC Tiếng Việt
Về các ông chủ và kỹ sư, công nhân đang làm việc trong các dự án thủy điện vừa và nhỏ ở Tây Nguyên  -( Tuyệt Tình Cốc FB)
___________________________________________________________
Dịch chuyển giàn khoan chưa phải là bước đi cuối cùng của Trung Quốc  -(TN)   —  TQ thời lãnh đạo hiện tại đã thay đổi?  -(TVN)
Phải ngồi lại để đối phó với sự khó lường của Trung Quốc  -(TT) –  Đây là đề nghị của bà Jeanne Mirer, chủ tịch Hiệp hội Luật sư dân chủ quốc tế (IADL) – với báo chí bên lề hội thảo thảo quốc tế “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam” ngày 26-7 tại TP.HCM.   >>>  Đoàn kết với ASEAN, Trung Quốc sẽ không làm gì được
Chuyện về sư đoàn trưởng hy sinh ở chiến trường Campuchia  -(TNO)
Ôm hàng tấn vàng nhưng vẫn nợ thuế  -(TT) -Mỗi năm khai thác và xuất khẩu hàng trăm ký vàng, thế nhưng hai công ty khai thác vàng của Tập đoàn Besra VN là Công ty TNHH vàng Phước Sơn và Công ty TNHH vàng Bồng Miêu vẫn chây ì nộp thuế, dù Cục Thuế tỉnh Quảng Nam đã nhiều lần gia hạn.
Theo ông Lê Mai Khắc Hưng – phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Quảng Nam, đến thời điểm này tổng số các loại thuế mà hai công ty của Besra VN vẫn còn nợ là 275 tỉ đồng. Điều bất thường là doanh nghiệp không hề thua lỗ.
Đào bán hàng tấn vàng, chây ì 300 tỷ tiền thuế  -(VEF)
*** “Kinh tế thị trường định hướng XHCN” có khác, Điếu Cày, Lê quốc Quân “nợ thuế” so với mấy tay này chả có là bao nhiêu, thế mà ở tù mút mùa , còn nợ mấy trâm tỉ thì phẻ re, cho nên xứ “thiên đường” nó khác xa”trần gian”. Và như thế gọi là “công bằng XHCN”.
Trộm vàng nhà quan và chuyện tìm nguồn tài sản  -(TVN)   >>>  Món ăn mang tên ‘vô cảm’   —  Cuộc sống ẩm thấp và nhếch nhác ở phố cổ Hà Nội Photo  -(VNN)   —  Bộ trưởng Thăng: Không có chỗ cho chủ đầu tư ‘tay không bắt giặc”  -(VNN)   —   ‘Siêu xe’ chạy điện gây xôn xao xứ Nghệ    -(VEF)
***************************************************
KẾT LUẬN ĐIỀU TRA VỤ ÁN BÙI THỊ MINH HĂNG  -(Huỳnh ngọc Chênh)  -  “Công an là đồ ăn cướp”, “công an chặn đường cướp tài sản”, “đả đảo cộng sản”…Đó là những gì trong kết luận điều tra ghi về những câu chửi bới của các công dân Bùi Thị Minh Hằng và Nguyễn Thị Thúy Huỳnh trong vụ án được cho là gây rối trật tự công cộng xảy ra tại Lấp Vò, Đồng Tháp.
Nguyệt Quỳnh – Mảnh Bằng Khen cho Cột Mốc Sống -(DL)
Phát biểu của Ngoại trưởng Hòa Lan Timmermans tại Hội đồng Bảo an LHQ  -Maxime Zech | DCVOnline lược dịch
Hoa Kỳ cho biết Nga pháo kích vào quân đội Ukraine ở biên giới  – DCVOnline | Tin Reuters
Sài Gòn Thất Thủ – Kỳ 20  -(DCVOnline)
KỶ NIỆM 100 NĂM, NGÀY SINH HỌC GIẢ, CHÍNH KHÁCH VŨ VĂN MẪU  -(Tễu)
Vũ Văn Mẫu (1914 – 1998)===>>>
Tâm sự của một người đàn bà Việt kiều đau khổ…  -(Vietstudies)  -Mời mấy Bà Việt kiều đọc Bài này, còn mấy Ông VK thì tùy.

Kinh tế

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế các nước ASEAN  -(VOA)   –  McDonald’s Nhật ngừng bán sản phẩm dùng thịt gà Trung Quốc   -(TTXVN)
Sau Bitexco, tập đoàn Tuần Châu muốn “thâu tóm” Vịnh Hạ Long (VnM)
Đầu tư, từ đâu?   -(TBKTSG)  —  Những “người khổng lồ” trốn thuế - (QĐND)
Báo Mỹ kể chuyện du lịch Việt vắng khách Trung Quốc  -(VnEx)

Thế giới

120 năm cuộc chiến Trung-Nhật  -(BBC) – Báo chí TQ kêu gọi thành lập sức mạnh hải quân nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày nổ ra cuộc chiến Trung-Nhật với thất bại thuộc về TQ.
Nga bất ngờ tăng lãi suất   -(BBC)   —   Ukraine: TT Petro Poroshenko đối mặt trở ngại nội bộ  -(RFA)   —   Mỹ: Vũ khí của Nga chuyển cho quân nổi dậy Ukraine ‘sắp diễn ra’  -(VOA)
Kế hoạch bầu theo đại diện tỉ lệ ở Myanmar được điều chỉnh  -(VOA)  —  Giao tranh ở Bờ Tây trong lúc xung đột giữa Israel-Gaza lan rộng  -(VOA)
Israel nã đạn vào 30 căn nhà Gaza, hạ sát chỉ huy Hamas  -(NV)
Giới hữu trách tìm câu trả lời cho vụ rớt máy bay Algeria  -(VOA)   —  Hàn Quốc điều tra nguyên nhân chuẩn bị Olympic mùa Đông 2018 chậm trễ  -(VOA)   >>>  Brazil quyết tâm trở thành cường quốc thể thao Olympic tại Rio 2016    >>>  Người dùng ma túy có chỗ trong hội nghị AIDS toàn cầu
Thủ tướng Nhật Bản đề nghị tổ chức ‘Olympic Người máy’  -(VOA)
_____________________________________________________________
Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc ngay trên đất Trung Quốc  -(GDVN)   >>>  Nhật Bản coi TQ là đối tượng tác chiến, sẽ sở hữu 3 tàu sân bay
Kim Jong-un cách chức, tước quân hàm thuộc cấp ngay tại cuộc họp  -(GDVN)   >>>  Cựu Giám đốc CIA cảnh báo Triều Tiên sắp có bom xung điện từ EMP
Trung Quốc: Nhà máy Husi ‘giả mạo’ cả ngày sản xuất in trên sản phẩm  -(TN)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Học thì học, không học thì thôi, đại học cũng chẳng để làm gì  -(GDVN)
ĐH Đồng Tháp dự kiến ngừng tuyển sinh 5 ngành sư phạm  -(TT)

“Thà để cho mại dâm hoạt động còn hơn để người ta đi hiếp dâm”  -(GDVN)
http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2014/07/26/bi1.jpg.0.570.cache
Dịch vụ rửa xe dành cho đại gia ở Bắc Kinh mới đựoc ra mắt
Chân dài bikini rửa siêu xe giá 3 triệu đồng/lần  -(VTC) - Bên Trung cộng.Vô sản sướng chưa, nay mai CHXHCN VN cũng thế, quá đã., làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu rồi đây.
Khởi tố Công ‘mô tô’ về tội đưa hối lộ  -(TN)   >>>  Một phụ nữ lao vào đoàn tàu, tử vong tại chỗ   >>>   Cháy 7 nhà hàng du lịch ở Cù Lao Chàm
Truy tìm kẻ trộm hàng chục cây vàng -(TT)- nó nhào vô tiệm vàng lấy mà gọi là “trộm”- Cướp mới phải .

Nhìn lại sử liệu viết về Nguyễn Huệ Quang Trung và Gia Long Nguyễn Ánh[1]

Đanchimviet

Nguyễn văn Lục
Mới ðây, bạn bè có gửi cho tôi một bài viết của cố giào sư Trần Quốc Vượng nhan ðề: Mấy vấn ðề về vua Gia Long. Bài tham luận của gs Trần Quốc Vượng ðược viết cho một buổi Hội thảo tại TP Hồ Chí Minh vào nãm 1996. Nhưng do liên quan ðến quan ðiểm chính trị mà buổi hội thảo bị bãi bỏ và bài của gs Trần Quốc Vượng cũng chưa ðược ðãng lần nào.
Theo gs Vượng, quan ðiểm sử học của Hà Nội là phủ ðịnh sạch trơn(table rase) về thời Nguyễn và nhà Nguyễn.
Bài viết của gs Vượng phù hợp quan ðiểm của tôi là cần nhìn lại về Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh!! Bài tham khảo của tôi chắc hẳn ðã từng gây sốc và sẽ gây sốc, làm phiền lòng nhiều người vì ðụng chạm ðến những ðiều không ðược phép ðụng chạm!! Biết làm sao ðược. NVL

Lịch sử bao giờ cũng ở số nhiều.
Vì thế có thứ lịch sử của kẻ cai trị, kẻ cầm quyền và nhất là thứ sử của kẻ cầm bút mà ðôi khi họ chỉ là thứ cung vãn. Trong các chế ðộ tài ðảng trị bây gìờ thì nhà sử học bị liệt vào hạng vãn nô. Chẳng hạn như trường hợp sử gia Dương Trung Quốc mà Tưởng Nãng Tiến ðã nêu tên trong một bài viết mới ðây của anh.
Trong khi đó, lịch sử lại chỉ có thể xảy ra duy nhất một lần.
Phần còn lại của lịch sử được viết đi, viết lại nhiều lần tùy theo mỗi người và tuy theo mỗi thời kỳ.
Trong lịch sử Việt Nam có hai nhân vật lịch sử cách ðây hơn 200 nãm, người này người kia ðã làm nên vận mệnh lịch sử Việt Nam là Tây Sơn Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh Gia Long. Vóc dáng và sự nghiệp của họ ðã ðược huyền thoại hóa, ðược vinh danh hoặc ðã bị bôi nhọ và bị người ðời nguyền rủa tùy theo ngòi bút của các người viết sử.
Vấn đề ở đây là có một thứ lịch sử của những nhân vật lịch sử hay là thứ lịch sử của những người viết sử? Muốn nhìn lại chân diện những nhận vật lịch sử này quả thực không dễ. Một phần phải xóa đi những lớp bụi thời gian đã đóng rêu, đóng mốc đến mọc rễ trên họ. Một phần phải bỏ đi những định kiến đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người như một thứ chân lý, sự thật hiển nhiên.
Đó là hai công việc đồng thời phải làm.
Chẳng những phải xóa bỏ thần tượng trong sách vở, xóa bỏ những đám mây mù tài liệu và hơn tất cả, xóa bỏ thần tượng trong đầu mỗi người mà công việc ấy gần như thể là một công việc tẩy não.
Và nhiệm vụ của sử học không thể câu nệ chỉ căn cứ vào sự đồng tình ít hay nhiều của người đời rồi cứ thế trôi theo. Bài viết này mong trả lại được công đạo cho sự thật và một cách gián tiếp giải trừ một số huyền thoại về Tây Sơn Nguyễn Huệ và trả lại công đạo cho Nguyễn Ánh dựa trên một số công trình của các nhà nghiên cứu chuyên ngành về sử.
Người viết cùng lắm chỉ làm công việc thông tin qua những kiến thức sử của các vị chuyên ngành viết sử.
1. Có sự chênh lệnh quá ðáng về số lượng tài liệu viết về Tây Sơn
Người viết nhận thấy có một sự thuận lợi rõ ràng về số lượng tài liệu viết về Tây Sơn và sự bất lợi vì quá ít tài liệu viết về phía Nguyễn Ánh. Số lượng chênh lệch về tài liệu có một ý nghĩa gì? Phải chăng những người viết sử chạy theo số đông như về hùa? Hay viết với nhiều cảm tính?
Ðộng cơ nào ðã thúc ðẩy họ viết như thế? Có thể ðộng cơ chính trị là chính yếu.
Hiểu ðược những ðộng cơ thúc ðẩy họ viết là hiểu ðược một phần sự thật. Chẳng hạn cộng sản Hà Nội trước ðây ðã hết lời ca tụng Tây Sơn nhằm lợi dụng Tây Sơn. Nhưng phía các nhà viết sử Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 cũng phần ðông bốc Tây Sơn thì do ðộng cơ nào?
Phía tài liệu sử nhà Nguyễn, ngoại trừ một số sách sử của triều Nguyễn viết một cách chính thức như Ðại Nam chính biên liệt truyện, Ðại Nam Thực lục tiền biên và chính biên viết theo lối biên niên. Ðây là số lượng tài liệu ðồ sộ, nhưng lại không dễ ðược tiếp cận và nay dù ðã dịch từ Hán ra Việt cũng không mấy người có ðể ðọc.
Người viết đọc các tập tài liệu này, măc dầu có những khuyết điểm không tránh được như sự rườm rà, quá chi ly từng sự việc, nhưng rõ nét tính chính thống.
Không thể phủ nhận tinh thần công tâm, nhân cách các nhà viết sử biên niên triều Nguyễn. Tất cả trên dưới gồm 30 vị.
Nhiều sự kiện lịch sử nay vẫn có giá trị sử học vô giá.
Ngoài thứ chính sử đó ra thì hầu như không có mấy ai “ở ngoài luồng” sau này để công sức viết đến nơi đến chốn về 100 năm nhà Nguyễn Gia Long.
25 nãm Nguyễn Ánh nằm gai nếm mật lao ðao. Ông vào sinh ra tử. Và gần 100 nãm dòng họ ngồi ở ngôi báu.
Biết bao điều để phải nói, phải viết.
Không lẽ chúng ta lại phải ngồi đợi một nhà sử học ngoại quốc nào đó lò mò để cả đời ra viết hộ chúng ta?
Triều đại Tây Sơn ngắn ngủi mà đều là những năm bận rộn với chinh chiến. Liệu Tây Sơn đã thực sự làm được gì? Vậy mà người ta có thể ngồi “vẽ ra” nào là về chính tri, ngoại giao, chính sách về tôn giáo, tiền tệ, v.v… và v.v…và ngay cả văn học thời Tây Sơn nữa.
Trong khi nhà Nguyễn phải mất 88 năm mới biên soạn xong bộ Đại Nam Thực Lục mà số người đọc được đếm trên đầu ngón tay! Vì những sách này lại rất khó đến tay người đọc vì phần đông dân chúng không biết chữ Hán.
Cho nên đối với phần đông dân chúng vì không được đọc chính sử nhà Nguyễn nên chỉ nghe nói về sử hơn là đọc sử. Biết về Nguyễn Ánh phần đông chỉ là nghe lời đồn hơn là đọc sử. Đây là điều bất lợi không nhỏ cho Nguyễn Ánh Gia Long bị bao vây bởi một thứ sử dân gian, truyền miệng. Làm thế nào bịt miệng dân gian?
Tư liệu viết về Quang Trung ðã nhiều lại viết một cách thiên lệch.
Hiện tượng tài liệu sử viết về Quang Trung lấn lướt tài liệu viết về Nguyễn Ánh là điều có thực. Có thể nó bắt đầu kể từ khi Trần Trọng Kim, một sử gia Việt Nam dưới thời chính phủ Bảo Đại viết bộ sử Việt Nam Sử lược với một cái nhìn mới về vua Quang Trung.
Nó ðã mở ðầu cho một trào lưu viết sử về Quang Trung với nhiều hào quang, với nhiều danh xưng tán tụng như “anh hùng áo vải, anh hùng dân tộc dựng cờ ðào, Cách mạng nông dân Quang Trung Nguyễn Huệ và Napoleon, nhà ngoại giao xuất sắc, Nguyễn Huệ với chiến lược con người vv,,
Nói không quá đáng là có sự hình thành một dòng Văn sử học viết về Tây Sơn.
Đồng ý phải nhìn nhận ở một mặt nào đó, đôi khi một dân tộc cũng cần được nuôi dưỡng bằng một số hào quang lịch sử như thế chấp cho sự tầm thường và kém cỏi của đời sống.
Sức quyến rũ về hình ảnh một Quang Trung anh hùng làm nức lòng mọi người, khơi dậy tình tự dân tộc phải chăng cũng là một điều cần và đủ.
Nhưng liệu nó có thể thay thế cho sự trung thực của sử học?
Duyên Anh ðã có lần viết mơ ðược làm Người Quang Trung. Từ ðó, nhiều giới trẻ trong Nam trước 1875 cũng mơ như thế!!
Tài liệu sử viết về Quang Trung nhiều đã đành. Cạnh đó, thơ văn, kịch nghê, sân khấu, tiểu thuyết, sách giáo khoa, tên các địa danh, ngay cả các lễ hội đã dành một chỗ cao cho “người anh hùng áo vải”.
Phải chăng có một thứ sử học, văn học và văn hóa Quang Trung thấm đẫm tình tự dân tộc, đất nước, con người theo cái tinh thần chúng ta sống với thời đại của những người anh hùng?
Và cứ thế tiếp nối sau đó có cả hơn một ngàn tài liệu sách vở viết về Quang Trung. Cuốn sách viết về Tây Sơn được một số nhà viết sử tham khảo rộng rãi là cuốn của Hoa Bằng: Quang Trung, Nguyễn Huệ, anh hùng dân tộc 1788-1792, Sàigòn,1958.
Tựa đề sách coi Tây Sơn là anh hùng như một khẳng định vị thế của Quang Trung trong lịch sử và nhất là trong lòng người.
Nguyễn Phương với cuốn Việt Nam thời bành trướng: Tây Sơn, Sài Gòn, Khai Trí, 1967
Người ta có thể đồng ý với nhau là tài liệu viết về Quang Trung thì nhiều. Nhưng phải chăng viết giống nhau cũng nhiều.
Trong đó có nên nhìn nhận tính chất viết nhái và thời thượng có phần trổi bật không?
Người trước viết thế nào thì người sau viết lại như thế. Nó chẳng khác gì khi có phong trào “thời thượng triết hiện sinh” sau này.
Phải chăng có một phong trào, một sùng bái Tây Sơn?
Ở miền Nam, tập san Sử Địa là “ấn tượng và biểu tượng” nhất của phong trào này cũng đã trôi theo một dòng chảy “thời thượng” Tây Sơn. Trong đó Tập san Sử Địa đã dành ba số chủ đề bàn về Tây Sơn.
Ý hướng thiện chí thì có. Nhưng nay đọc lại thấy một số bài tham khảo viết dựa trên những kiến thức “định sẵn”, phần biện luận một chiều được chú trọng nhiều hơn phần tài liệu sử.
Đây là tính chất đặc biệt của các cây viết sử Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 và có thể cả sau 1975 viết trong tình trạng thiếu tài liệu. Càng thiếu tài liệu thì càng biện giải thay vì trưng dẫn tài liệu.
Đã thế, cách viết, cách chọn tài liệu, nhất là phong cách, ngôn ngữ xử dụng cho người đọc bây giờ có cảm tưởng một số vị ấy tránh những tài liệu xem ra bất lợi về Tây Sơn.
Đó là lối viết sử viết một chiều. Đó cũng là tính chất đặc biệt của một số người viết sử mà đôi vị dù viết rất cảm tình, rất thiên lệch, phong cách viết, ngôn ngữ xử dụng đọc thấy “tự cao” ngoài khuôn khổ mà vẫn tự khoác cho mình vai trò sử gia viết trung thực.
Vì thế nói chung trong các bài tham khảo ấy, hầu như không có mấy bài chú trọng ðến tài liệu sử Trung Hoa ðời Càn Long. Cũng ít chú trọng ðến các tài liệu do phía người Pháp qua những phúc trình và thư từ của các giáo sĩ thừa sai gửi về cho gia ðình hoặc tu hội của họ. Tài liệu này dài ðến mấy ngàn trang mà một phần dành cho Việt Nam.
Ngày nay, ai muốn ðọc ðều dễ dàng tham khảo. Nhan dề là: Choix des lettres Edifiantes, Ecrites des missions Etrangers.
Tôi nhận thấy các nhà viết sử Hà Nội chẳng những không xử dụng tài liệu của nhà Thanh mà cũng không thấy ai trích dẫn những lá thư thừa sai cũng như Bulletin des amis du vieux Hue. ( Viết tắt là B.A V.H). Những tài liệu này ðã ðược người Pháp cho dịch ra tiếng Việt. Chỉ riêng mình Leopold Cadiere ðã viết khoảng 250 bài liên quan ðến Việt Nam.
Chẳng lẽ những tải liệu này ðều vô giá trị cả sao?
Những tài liệu này ngoài tính chất quý báu là cái nhìn tại chỗ và không bị chi phối nhiều về phe phái chính trị hẳn là có ưu điểm nói lên một phần sự việc đã xảy ra.
Bà Ðãng Phương Nghi người ðầu tiên dịch các tài liệu sang tiếng Việt như hai tài liệu: “Vài tài liệu mới lạ về những cuộc Bắc tiến của Nguyễn Huệ, Sử Ðịa số 9-10, 1968, tr94-243 và “Triều ðại vua Quang Trung dưới mắt các nhà truyền giáo Tây Phương”, Sử ðịa số 13, Sàigòn 1969, tr.143-180.
Tài liệu ðã hiếm hoi. Nhưng có một số tài liệu “ðầu tay”, ðầu nguồn cùng thời với sự kiện lịch sử như thế này thì lại úy kỵ không dùng. Riêng người viết bài này thì ngược lại không khỏi ngạc nhiên và thích thú khi ðọc sấp tài liệu này.
Phải đọc để thích thú với những sự kiện lịch sử về người, về việc cách đây trên hai thế kỷ. Nó diễn ra như thật trước mặt.
Vậy mà ngay phần ðông người viết sử miền Nam hình như tránh né, ít xử dụng các loại sử liệu của các thừa sai Pháp. Phải chãng vì nó trình bày những “bất lợi”cho Tây Sơn.
Xem ra nhiều nhà viết sử dị ứng với kho tài liệu này? Phải chăng vì nội dung của chúng đi ngược với những kiến thức sử quen thuộc, hay nội dung đụng chạm đến thần tượng Quang Trung mà họ đã trót tô vẽ?
Có người như Vũ Ngư Chiêu không ngần ngại xếp chúng vào loại tài liệu “lời đồn” hay “nghe kể”.
Hoặc cho rằng các nhà truyền giáo này không có ý định viết sử. Hoặc họ có lập trường chính thống ngả theo ủng hộ Nguyễn Ánh thay vì “tiếm vương” Quang Trung.
Nhưng, theo người viết, chính vì họ không có ý ðịnh viết sử, mà ðiều họ viết chỉ kể lại nên về mặt sử liệu lại rất sử hơn ai hết!!
Vì thế, đấy vẫn là thứ tài liệu đầu nguồn, trực tiếp bằng sự có mặt của họ như một nhân chứng sử.
Sự kiện họ là nhân chứng là điều quan trọng nhất. Cùng lắm, ta dùng chúng với sự thận trọng như bất cứ tài liệu sử nào.
Xin nêu ra ở đây như một bằng chứng là những vấn đề như chiến dịch Tây Sơn đánh ra Bắc cũng như lịch sử nhà Tây Sơn trong hơn 40 số Tập San Sử Địa với rất nhiều giới hạn tài liệu.
• Chủ đề thứ nhất: Đặc Khảo về Quang Trung. Trong đó có đến 4 bài viết của Tạ Chí Đại Trường như: Vai trò của Nguyễn Huệ trong chế độ quân chính của Tây Sơn – Góp thêm về phổ hệ Tây Sơn v.v… Hoàng Xuân Hãn đóng góp với bài: Việt Thanh chiến sử theo Ngụy Nguyên, một sử gia Trung Quốc đời Thanh. Tạ Quang Phát với bài: Vua Quang Trung qua chính sử triều Nguyễn. Nhưng một tài liệu không thể bỏ qua được của bà Đặng Phương Nghi trích và dịch ra từ Văn khố Âu Châu bao gồm các thư: Lettres Édifiantes et Curieuse của Gia Tô Hội.
• Chủ đề thứ hai được thực hiện ngay năm sau, tháng1-3, năm 1969 để kỷ niệm: Kỷ niệm chiến thắng Xuân Kỷ Dậu, Đống Đa. Tạ Chí Đại Trường như thường lệ có bài: Đống Đa, mâu thuẫn văn hóa vượt biên giới. Hoàng Xuân Hãn với Bắc Hành Tùng Kí. Nguyễn Nhã với: Tài dùng binh của Nguyễn Huệ. Đăng Phương Nghi dịch: Triều đại Quang Trung dưới mắt các nhà truyền giáo Tây Phương.
• Chủ đề thứ ba số tháng 1-3, 1971: 200 năm Phong Trào Tây Sơn với các bài của Hoàng Xuân Hãn: Phe chống đảng Tây Sơn ở Bắc với tập “Cử Trung Ngân”. Việc mất đất 6 châu Hưng Hóa của Nguyễn Toại. Những ngày tàn của Tây Sơn dưới mắt giáo sĩ Phương Tây, bản dịch của Nguyễn Ngọc Cư (tài liệu Nha Văn Khố Pháp do bà Đặng Phương Nghi để lại trước khi bà sang Pháp dạy học ở Đại học Sorbonne).
Trong cả ba số chủ đề trên, sự đóng góp của Tạ Chí Đại Trường là nhiều và trổi bật. Nhưng sự đóng góp của ông Hoàng Xuân Hãn và bà Đặng Phương Nghi trong cách nhìn mới, tìm tòi nhiều tư liệu là đáng kể hơn cả.
Ít ra hai người đã mở ra một hướng nghiên cứu sử học như mở một cái lối đi trong khu rừng rậm.
Phía các người viết sử miền Bắc
Phần các nhà viết sử miền Bắc xem ra “ði trước” các nhà viết sử trong Nam. Họ gán cho Tây Sơn những vai trò “cách mạng” ði trước cả Mác-Lênin. Và phải chãng Tây Sơn là ông tổ của cuộc cách mạng XHCN? Người ta ðọc ðược các bài viết sau ðây về Tây Sơn, Nguyễn Huệ:
- Xã hội Việt Nam trong thế kỷ XVIII và những phong trào nông dân khởi nghĩa.
- Đánh giá cuộc cách mạng Tây Sơn và vai trò lịch sử của Nguyễn Huệ.
- Nguyên nhân thành bại của cuộc cách mạng Tây Sơn.
- Cuộc khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn qua một ít bức thư của người ngoại quốc đã ở Việt Nam đương thời.
- Giới thiệu văn học Việt Nam thời Tây Sơn
- Một số tài liệu về vấn đề ruộng đất thời Quang Trung
Người ta cũng thừa hiểu rằng tất cả những người viết sử miền Bắc, dựa trên Sử quan duy vật biện chứng đã biến sử học trở thành công cụ cho chế độ ấy. Mặc dầu miền Bắc có một số trí thức đáng nể. Nhưng những vị này cũng tự khuôn mình vào lối viết theo “lề phải” như Nguyễn Đổng Chi, Trần Văn Giáp, Đào Duy Anh, Trần Thanh Mại, Trần Văn Giàu, Vũ Ngọc Phan, Trần Đức Thảo.
Tôi có ðọc ðâu ðây một bài viết của triết gia Trần Ðức Thảo viết về Thằng Bờm. Ta quen gọi Thằng Bờm và Bờm trước sau chỉ là Bờm..Nhưng Bờm dưới mắt các ngự sử miền Bắc là biểu tượng cho nhà tranh ðấu chống giai cấp phong kiến nên không ðược gọi bằng thằng. Phải gọi trân trọng là Anh Bờm!! Thật tội nghiệp cho Trần Ðức Thảo! Tội nghiệp cho trí thức miền Bắc!! Tội nghiệp cho cả dân tộc Việt Nam. Và vì thế phải gọi Nguyễn Ánh là thằng Nguyễn Ánh và anh Tây Sơn!!
Có thể gọi chung đó là thứ sử phi sử. Đó cũng là là thứ sử nay phải viết lại hết, viết lại từ đầu vì những điều gì họ viết về nhà Tây Sơn thì đều chỉ có mục đích tuyên truyền.
Họ càng “tụng” Tây Sơn, Tây Sơn càng không phải Tây Sơn.
Sự ca tụng Tây Sơn có khác gì bây giờ họ đang “đánh bóng” Lý Công Uẩn?
Với những dụng ý như thế, Tây Sơn Nguyễn Huệ đã được bôi vẽ bằng rất nhiều hình ảnh không thật.
Sau 1975, Quách Tấn-Quách Giao có cho in Nhà Tây Sơn, xnb Trẻ, TP. HCM, 2000.
Đặc biệt có cuốn sách của Trần Quỳnh Cư-Trần Viết Quỳnh nhan đề: Mười ba đời nhà Nguyễn đã không thiếu những lời khiếm nhã đối với các vua nhà Nguyễn. Nhưng đặc biệt ở trang 172 có ghi: Hành động cách mạng “số một” của vua Bảo Đại, trích hồi ký Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc của Phạm Khắc Hòe cho thấy sự kính trọng của Bảo Đại đối với “ thánh” Nguyễn Ái Quốc!
Thánh Nguyễn Ái Quốc nay được tôn thờ trong một số đền chùa là phải!!
Những tài liệu ít ỏi viết về Nguyễn Ánh
Nhưng viết về Nguyễn Ánh, khó khăn và hiếm hoi lắm mới gom ðược vài bài như: “Một vài ý kiến về sự nghiệp Gia Long”, Phạm Việt Tuyền, Ðại Học Huế, số 8 tháng 3/1958. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thế Anh: La Monarchie des Nguyên de la mort de Tu Ðuc à 1925. Bài viết gần ðây như: Ðánh giá lại một số tài liệu về thời kỳ Tây Sơn, số 3, tháng 4-6, 2007, Dòng Sử Việt.
Bài viết này khá là quan trọng.
Mới đây nhất, có bài viết khá lý thú của Võ Hương An: Bàn về Tây Sơn, Nguyễn Ánh. Chuyện đời vay trả giải lý một phần nào những nỗi oan đổ trên đầu Nguyễn Ánh.
Có thể còn có một số bài viết khác mà người viết không thu tập được. Nhưng nói chung nó quá ít ỏi so với số lượng tài liệu viết về Tây Sơn.
Nhưng người viết tin rằng sẽ có những loạt bài khảo cứu nghiêm túc nhìn lại Tây Sơn trong tương lai. Riêng các nhà viết sử có tiếng tăm ở miền Nam trước 1975, chắc hẳn phải điều chỉnh lại tầm nhìn lịch sử về các chiến thắng cũng như con người Tây Sơn cho thích hợp.
Như nhận xét ở trên, ông Hoàng Xuân Hãn là một trong những người sớm nhận ra tính cách “một chiều” trong các bài khảo luận về Quang Trung. Vì thế, ông đã dịch Việt Thanh Chiến, theo Ngụy Nguyên, một sử gia Trung Quốc đời Thanh trong Càn Long chính vũ An-Nam ký, năm Đạo Quang thứ 22-1842 nhằm cân bằng kiến thức lệnh lạc một chiều của một số người viết. Bài viết này về mặt sử liệu nên được coi là một đóng góp quan trọng trong việc tìm hiểu chiến dịch đánh ra Bắc của Tây Sơn Nguyễn Huệ.
Ông Hãn còn viết thêm bài: Phe chống Đảng Tây Sơn ở Bắc với tập “Cử Trung Ngân”
Ông cũng đã chú trọng và giới thiệu đến các bộ sách sử khổng lồ Đại Thanh Thật Lục được xuất bản bên Nhật để độc giả có thêm một cái nhìn “theo lề trái” về Quang Trung.
Cái ưu điểm của ông Hoàng Xuân Hãn mà một số sử gia thời đệ nhất và đệ nhị không có được là ông rành chữ Hán, tiếp xúc trực tiếp với tài liệu của Trung Hoa cũng giống như các ông Phan Khoang, Chen Ching Ho (Trần Kình Hòa).
Viết sử Việt Nam trong mối quan hệ với Trung Hoa mà không rành Hán Văn, lại không chú trọng đến các tài liệu phía Trung Quốc phải chăng là một thiếu sót mang danh nghĩa một nhà sử học?
Cái ưu điểm của học giả Hoàng Xuân Hãn là cái nhìn cao và vượt trên tài liệu chỉ từ một phía. Và theo ông, cần tham khảo sử liệu từ nhiều phía.
Vì thế, viết sử ta mà không đọc được sử Tầu thì mất đi ít nhất một nửa sự thật.
Sau này, các người biên khảo sử như Nguyễn Duy Chính cũng đi theo hướng khảo cứu đó khi tìm hiểu – điều mà ông gọi là Đi tìm một mảnh khuyết sử- thông qua cuốn Khâm Đinh An Nam Kỷ lược. Cuốn sách của triều đình nhà Thanh tổng hợp tất cả những thư từ, chiếu biểu của vua Càn Long liên lạc trao đổi với nước ta.
Cũng theo ông Nguyễn Duy Chính, đó là một văn bản hiếm quý để trong thư viện của vua Gia Khánh (1798-1820), đóng dấu Ngự Thư Phòng Bảo, được in lại do Cố Cung Bác Vật Viện biên tuyển, ấn hành lần thứ nhất vào tháng 6 năm 2000.
Vì thế khẳng định rằng viết về sử Việt mà thiếu sự tham khảo tài liệu sử Tàu thì dễ có nguy cơ rơi vào khiếm khuyết sử.
Sử một lần nữa phải viết lại và nhiều bài viết sử thập niên 1960 chỉ có giá trị thư tịch, tồn trữ đối chiếu mà không hé mở cánh cửa vào sự thật.
Cho nên phần đông các tham luận về sử, đặc biệt viết về Quang Trung Nguyễn Huệ đăng trong hơn 40 Tập San sử địa thì hiện nay chỉ có chút ít giá trị tham chiếu. Nếu không nói là phải viết lại toàn bộ.
Nguyen Phuc Anh - 1783

(Còn nữa)
© Đàn Chim Việt

Bài viết quan trọng của GS Tạ Văn Tài

CHỨNG CỨ LỊCH SỬ VÀ KHÍA CẠNH LUẬT PHÁP VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TẠI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA VÀ QUYỀN CHỦ QUYỀN Ở VÙNG BIỂN CHUNG QUANH. TRIỂN VỌNG GIẢI QUYẾT HÒA BÌNH CÁC TRANH CHẤP ĐÃ VÀ CÓ THỂ XẢY RA VỚI CÁC QUỐC GIA KHÁC BẰNG THƯƠNG NGHỊ, HÒA GIẢI HAY TÀI PHÁN
Gs Tạ Văn Tài
 Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại phần lớn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (không phải là trên tất cả các đá, bãi ngầm – phải nói thế mới đúng về mặt sự kiện thực tại và về mặt pháp luật và mới tôn trọng các quốc gia khác trong vùng) và các quyền chủ quyền (sovereign rights, về tài nguyên) đi liền với các vùng biển chung quanh chúng, mà luật dành cho Việt Nam, thì có căn bản chắc chắn trong các chứng cớ sự kiện lịch sử và trong quốc tế công pháp truyền thống và luật quốc tế mới của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea,UNCLOS).
Ở đây, chúng tôi chỉ có thể trình bày những điểm chính trong một bài viết ngắn, vì trình bày chi tiết sẽ cần một bài dài hơn. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng đề ra các căn bản vững chắc cho việc xác lập chủ quyền Việt Nam và do đó sẽ tỏ rõ thiện chí của lập trường Việt Nam khi nói đến các đường lối thương nghị, hòa giải và tài phán về chủ quyền quốc gia và khai thác chung quốc tế.
1. Căn bản về sự kiện lịch sử và pháp lý của chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo và của các quyền chủ quyền trong các vùng biển bao quanh chúng

1.1. Sự xác lập chủ quyền lãnh thổ trên từng mẩu đất, đá trong các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Sự xác lập này phải dựa vào quy tắc thủ đắc chủ quyền lãnh thổ của luật quốc tế truyền thống hay thông lệ của 4 thế kỷ qua: một chính quyền của một quốc gia muốn xác lập chủ quyền trên một vùng đất đai thì phải tuyên bố ý định đó, sau khi khám phá hay chiếm hữu đất đai đó, và liên tục quản lý trong hòa bình, và nếu bị một chính quyền khác dùng võ lực chiếm mất, thì phải phản đối để không cho quyền lực mới đó thủ đắc chủ quyền bằng thời hạn tiêu diệt, nghĩa là có một thời gian mà chủ thể quyền lực mới thi hành chủ quyền liên tục mà không ai phản đối.
Mỗi một quốc gia yêu sách chủ quyền đối với một mẩu đất trong hai quần đảo nói ở đây (xin lưu ý chúng tôi dùng chữ “mẩu đất” vì hầu hết, nếu không phải tất cả, các mẩu đất chỉ là đá (reef, rock), chứ không phải là đảo (island), theo định nghĩa của UNCLOS), thì phải trưng ra chứng cứ đã khám phá và chiếm ngụ mẩu đất đó hợp pháp, trong hòa bình. (Vì thế mà Hoa Kỳ luôn nói, rất hữu lý, là không thiên về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, và chỉ khuyến cáo tranh chấp phải giải quyết trong hòa bình, theo luật quốc tế).
Ở Trường Sa, các mẩu đất đã được khám phá, chiếm ngụ và quản lý trong hòa bình bởi các quốc gia Đông Nam Á, và giữa họ không có tranh chấp lớn gì, và thực ra chỉ có tranh chấp khi một thế lực bên ngoài là Trung Quốc, chiếm đoạt bằng võ lực đá Gạc Ma từ tay Việt Nam vào năm 1988, giết 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam, và gần đây lấn chiếm đá ngầm Scarborough của Philippines, đuổi dân chài và tàu chiến của Philippines ra xa. Nhưng chiếu luật quốc tế, các vụ xâm chiếm bằng võ lực này không biện minh được cho chủ quyền của Trung Quốc, vì UNCLOS chỉ dành quyền xây đảo nhân tạo trên đá ngầm cho các nước cận duyên, và nhất là cả Việt Nam và Philippines liên tục phản đối để tránh cho sự thủ đắc bằng thời hiệu khỏi xảy ra.
Riêng trường hợp Việt Nam, thì đã có các bằng chứng lịch sử ghi rõ chính quyền Việt Nam thời xưa đã ra lệnh các hải đội quốc gia làm các cuộc hải trình hàng năm của nhà nước ra Hoàng Sa trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch (tháng 4 đến 9 Tây lịch). Hải trình này thực hiện bởi Đội Hoàng Sa (lập vào thời chúa Nguyễn Phúc Lan, 1635 – 1648). Và cũng đi ra Trường Sa, Côn Sơn và Hà Tiên – hải trình này thực hiện bởi Đội Bắc Hải, lập năm 1776. Đó là những chứng tích lịch sử được ghi nhận trong Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1686) của Đỗ Bá hay trong Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quí Đôn. Ngoài ra, còn có cả chứng cứ trong các tài liệu Trung Quốc, như Hải ngoại kỷ sự (1696) của Thích Đại Sán. Đến thế kỷ XIX, tài liệu lịch sử thời Nguyễn cho thấy các cuộc hải trình do nhà nước tổ chức vẫn tiếp tục từ năm 1803 đến khi người Pháp đô hộ Việt Nam (từ năm 1884), với những chỉ dụ chi tiết cho các đơn vị hải quân và các viên chức hành chánh địa phương. Thời thuộc địa, nhà cầm quyền Pháp nói tới ít ra là 6 đá hay mỏm đất trong vùng Trường Sa. Từ 1945, Việt Nam là quốc gia chiếm nhiều đá nhất với 29 đảo, đá (hay ít hơn, nếu trừ đi số đá bị Trung Quốc chiếm năm 1988 và các năm sau). So sánh với nước khác thì Trung Quốc mới chỉ bắt đầu để ý đến Trường Sa vào năm 1947 qua việc ông Bai Meichu, một nhân viên cấp thấp, vẽ bản đồ “đường 9 đoạn” thâu tóm 80% Biển Đông, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đối với Trường Sa, Trung Quốc hành động trên thực tại lần đầu tiên là khi Trung Hoa Dân quốc (THDQ) chiếm đảo Itu-Aba (đảo Ba Bình) năm 1956 mà không cần dùng võ lực, và lần thứ hai là khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (gọi tắt là Trung Quốc) tấn công lực lượng hải quân Việt Nam năm 1988 tại đảo Gạc Ma. Trong khi Trung Quốc dùng võ lực lấn chiếm một số đá ở Trường Sa, thì Việt Nam tôn trọng luật quốc tế và quyền lợi các nước Đông Nam Á, vì Luật Biển Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1.1.2013, ghi nhận là danh sách các đảo, đá thuộc Việt Nam sẽ công bố sau – chắc là muốn định mức độ chủ quyền phải chăng, sau khi bàn với các nước Đông Nam Á khác.
Trong vùng quần đảo Hoàng Sa, tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên các đảo/đá chỉ xảy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trong biến cố làm cho tranh chấp sôi nổi mạnh mẽ là việc Trung Quốc, vào tháng 5.2014, đặt giàn khoan dầu khí HD-981 ở vùng biển giữa Hoàng Sa và miền Trung Việt Nam, ngay cạnh hai lô thăm dò dầu khí 142 và 143 của Việt Nam, thì Trung Quốc tuyên bố một câu là vị trí đặt giàn khoan “là hoàn toàn trong vùng biển của Hoàng Sa thuộc Trung Quốc”, hàm ý là ở trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, tính từ Hoàng Sa, nơi họ đã chiếm bằng quân sự, gần đây nhất là cuộc hải chiến năm 1974 với Việt Nam Cộng hòa. Vậy ta phải bàn về điểm pháp lý là quốc gia nào có chủ quyền chính đáng trên Hoàng Sa, vì việc tranh chấp chủ quyền nơi đây dã kéo ra một thời gian dài, cuộc khủng hoảng gây ra do giàn khoan HD-981 chỉ là biến cố gần đây nhất.
Những sự kiện lịch sử về việc Việt Nam khám phá và chiếm cứ Hoàng Sa (cũng như một số đá trong Trường Sa, như nói trên) thì có thể truy tầm trong các sử liệu Việt Nam đã có nhiều thế kỷ, thí dụ Phủ biên tạp lục nói ở trên, trong khi đó thì sử liệu Trung Quốc không đả động gì tới Hoàng Sa, Trường Sa, và nói đảo Hải Nam là biên giới cực nam của nước Tàu; trong các sử liệu Tàu đó, phải kể bản đồ chi tiết, năm 1717, thời vua Khang Hi nhà Thanh, do các nhà truyền giáo Dòng Tên nước Pháp soạn, mà một bản sao của J.B. Bourguignon mới được Thủ tướng Đức Angela Merkel tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sử liệu Việt Nam thời các vua chúa và thời Pháp thuộc cho thấy nhiều lần nhà nước tuyên bố chủ quyền và xác lập quản lý cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa. Nhật ký của các nhà truyền gíao và du ký của các du khách Tây phuơng cũng nhắc lại như vậy.
Có hai nhóm đảo/đá trong Hoàng Sa. Nhóm phía tây, có tên là Crescent (nhóm Nguyệt Thiềm hay nhóm Lưỡi Liềm), trong đó có Hoàng Sa (Pattle), theo luật quốc tế phải coi là thuộc Việt Nam dù hiện do Trung Quốc chiếm, vì Trung Quốc đoạt bằng võ lực năm 1974 nơi tay Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trong sự chống cự của hải quân VNCH thì cũng không tạo ra chủ quyền hợp pháp của họ, và cũng không tước mất đi quyền thừa kế quốc gia về mặt chủ quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN Việt Nam), mà chính quyền này liên tục phản đối sự chiếm cứ của người Tàu từ bao năm nay.
Về nhóm các hòn đảo, đá phía đông của Hoàng Sa, gọi là nhóm Amphitrite, trong đó có Phú Lâm (tiếng Anh gọi là Woody, tiếng Pháp gọi là Boisée), thì do người Pháp lơ là, nên vào năm 1909, Tổng đốc Quảng Đông tự cho mình quyền cho người Nhật khai thác phosphate ở đó, và do đó có người cho là sự xác lập chủ quyền Việt Nam không vững lắm. Nhưng lập trường giải thích ngược lại cũng có lý: nhiều sử liệu cho thấy công ty người Nhật Mitsui Bussan Kaisha tôn vinh thẩm quyền nhà cai trị Pháp, người Pháp vào năm 1920 gửi một phái đoàn khoa học tới Amphitrite, kể cả ở Phú Lâm, rồi vào năm 1938 lập đài khí tượng ở đây, vào năm 1946 phản đối quân đội THDQ chiếm đóng, và sau cùng năm 1950 trao quyền cho chính phủ Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại khi quân đội Trung Hoa rút lui. Tại Hội nghị San Francisco năm 1951 về hậu chiến, Liên Xô đưa ra đề nghị để Trung Quốc cai quản hai quần đảo, nhưng Hội nghị không ủng hộ, nhưng rồi sau đó Thủ tướng Trần Văn Hữu của chính phủ Quốc gia Việt Nam ra tuyên bố xác nhận chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa thì không nước nào phản đối. Sau khi Ngô Đình Diệm trở thành nguyên thủ quốc gia tại VNCH (Miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Geneva 1954), thì ngoại trưởng của ông xác lập chủ quyền Việt Nam lần nữa, khi Trung Quốc chiếm Phú Lâm bằng võ lực năm 1956, do đó tránh hậu quả thời tiêu chủ quyền Việt Nam trên Hoàng Sa.
Bây giờ ta cần giải quyết một sự kiện: cái công thư (hay công hàm) ngoại giao ngày 14.9.1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH ở Miền Bắc Việt Nam) gửi Tổng lý (Thủ tướng) Chu Ân Lai nhân dịp Trung Quốc tuyên bố lãnh hải 12 hải lý. Sau nhiều lần viện dẫn công thư Phạm Văn Đồng, coi đó là lời nhượng lãnh thổ Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam, thì vào tháng 6.2014, Trung Quốc lại dùng nó nhân dịp đặt giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Do đó, ta phải bàn luận cứ pháp lý trong chi tiết. Nội dung văn thư đại khái như sau: Sau khi Chu Ân Lai tuyên bố lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lý tính từ lãnh thổ Trung Quốc, gồm lục địa và các đảo ở đại dương, như Đài Loan và các đảo quanh đó, Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa và các đảo khác, thì ông Phạm Văn Đồng viết cho ông Chu Ân Lai như sau: “Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý (Chu Ân Lai) rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4.9.1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”.
Công thư không nói gì đến vấn đề chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa. Trước hết, Hiệp định Geneva năm 1954 chia đôi Việt Nam đã trao quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa, ở phía nam vĩ tuyến 17 (lằn ranh chia cắt) cho VNCH ở phía nam vĩ tuyến đó. Do đó, nhiệm vụ xác lập và hành xử chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc thẩm quyền VNCH. Chính quyền này, và hải quân của họ, đã mạnh mẽ xác định chủ quyền trong và sau trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 giữa hải quân VNCH – lúc đó đang chiếm ngụ và quản lý các quần đảo – và hải quân Trung Quốc xông tới tấn công. Thủ tướng Phạm Văn Đồng của VNDCCH không có thẩm quyền, hay ý định, ra một tuyên bố chủ quyền về các quần đảo lúc đó đang thuộc VNCH. Ông chỉ tuyên bố công nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc mà Thủ tướng Chu Ân Lai đã tuyên bố trước đó.
Sự hiện hữu của một quốc gia là một vấn đề sự kiện thực tại (question of fact) theo luật quốc tế. Cho nên dù rằng nguyện vọng trong khẩu hiệu “Dân tộc Việt Nam là một, nước Việt Nam là một” biểu lộ một lý tưởng của nhiều người Việt, kể cả Hồ Chí Minh, thì từ năm 1954 đến năm 1975, sự hiện hữu của hai nước Việt Nam, tức VNDCCH và VNCH, là đúng với luật quốc tế, và theo đó VNCH là quốc gia hành xử chủ quyền tại các quần đảo trong thời gian đó.
CHXHCN Việt Nam là quốc gia kế quyền lãnh việc thừa kế vai trò chủ quản các quần đảo. Việc thừa kế chủ quyền này được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói tới trong một bài diễn văn tại Quốc hội ngày 25.11.2011. Ông nói rằng vào năm 1974, Trung Quốc dùng võ lực chiếm nốt Hoàng Sa “đang dưới quyền quản lý thực tại của chính phủ Sai Gòn, chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa lên tiếng phản đối cuộc tấn công và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Năm 1975..Hải quân chúng ta đã tiếp quản 5 hòn đảo tại quần đảo Trường Sa,….năm đảo này do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đang quản lý, chúng ta tiếp quản. Sau đó với chủ quyền của chúng ta, chúng ta mở rộng thêm lên 21 đảo”.
Chiếu điều khoản quy định về sự hiện hữu của một .quốc gia trong Công ước Montevideo năm 1933 đúc kết luật pháp quốc tế truyền thống hay thông lệ đã có nhiều thế kỷ, thì VNCH là một chủ thể hội đủ 4 điều kiện pháp lý của một quốc gia: (a) một dân số ổn định, (b) một lãnh thổ rõ ràng, (c) một chính quyền, và (d) khả năng lập bang giao với các quốc gia khác. Khi các quốc gia nhìn nhận một quốc gia hội đủ 4 điệu kiện pháp lý này và lập bang giao với nó, thì sự nhìn nhận này là một quyết định chính trị thêm vào 4 tiêu chuẩn pháp lý. Do đó, dù một quốc gia không ưa và không nhìn nhận một quốc gia khác, nó cũng không thể triệt tiêu tư cách quốc gia của nước đó. Thí dụ Cuba bị Mỹ ghét và không nhìn nhận, thì Mỹ cũng không thể xóa bỏ tư cách quốc gia của Cuba. Trong thập niên 1920, Mỹ không nhìn nhận Liên Xô do người Bolsheviks cai trị, nhưng các tòa án Mỹ cũng phải công nhận quốc gia đó và do đó công nhận quốc gia đó có đặc quyền miễn trừ ngoại giao, không thể bị kiện để bị đòi bồi thường về chuyện quốc hữu hóa các tài khoản ký thác trong các ngân hàng ở Liên Xô. Thế mà VNCH đã được mấy chục nước nhìn nhận. Ngay Liên Xô cũng có lúc đề nghị thu nhận hai nước Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc. Việc nhận vào Liên Hiệp Quốc chỉ là một vấn đề chính trị và không phải là một tiêu chuẩn pháp lý quyết định sự ra đời của một quốc gia. Hiệp định Geneva quy định là Việt Nam tạm thời chia làm hai miền cho đến khi tổng tuyển cử thống nhất. Sự quy định đó cũng không phải là tiêu chuẩn để nói rằng chỉ có một Việt Nam sau đó, và VNCH “không có dưới ánh mặt trời”. Nói như vậy là không hiểu luật quốc tế trong nhiều thế kỷ đã quy định các tiêu chuẩn của sự hiện hữu của một quốc gia, là lẫn lộn các tiêu chuẩn của luật quốc tế với sự sắp xếp chính trị tạm thời do một số cường quốc đưa ra trong Hiệp định Geneva mà chỉ có một số quốc gia tham gia ký, là quên cả cái thực tại chính trị là vài chục quốc gia đã nhìn nhận VNCH, mà một số nhỏ các quốc gia ký Hiệp định không thể truất quyền của vài chục quốc gia đó.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói, và có thể nói trong quá khứ, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã mặc nhiên ám chỉ (mơ hồ trong trường hợp này là một nghệ thuật ngoại giao và chính trị) là có hai nước Việt Nam thời gian 1954 trở đi, và ông chỉ nói tới tuyên nhận 12 hải lý lãnh hải của ông Chu Ân Lai mà không nói đến các vùng đất mà ông Chu liệt kê. Vì rằng làm sao mà ông Phạm Văn Đồng có quyền ban bố cho Trung Quốc chủ quyền đối với các vùng đất, đá cai quản bởi Đài Loan và các nước Đông Nam Á, kể cả VNCH? Nói có hai nước Việt Nam trong thời gian 20 năm đó cũng không làm giảm thành tích thống nhất đất nước sau này, sau năm 1975, vì trong lịch sử thế giới, nhiều quốc gia bị chia cắt rồi lại thống nhất, hay ngược lại. Tan hợp, hợp tan là lẽ thường trên trái đất.
Điểm thứ hai là công thư 1958 của ông Phạm Văn Đồng chỉ là một tuyên bố đơn phương không có giá trị nhượng đất, chiếu theo luật quốc tế. Cái lý thuyết Estoppel trong luật quốc nội một số nước, theo đó “điều nói ra thì không thể rút lại”, không thể áp dụng dễ dàng trong bang giao quốc tế, vì có điều kiện áp dụng khó hơn, như vụ giữa Đức với Đan Mạch và Hà Lan về tranh chấp thềm lục địa đã xử. Ngoài ra, Tòa án Công lý Quốc tế, trong vụ “Nuclear Tests Case, Australia & New Zealand versus France” năm 1974 (I.C.J.253), xét về ý nghĩa lời tuyên bố đơn phương (unilateral declaration), đã xử rằng khi xét ý nghĩa lời tuyên bố đơn phương, tòa án quốc tế phải giải thích chặt chẽ “ý định” của ngưòi tuyên bố: “Khi các quốc gia đưa ra tuyên bố có thể hạn chế bớt tự do hành động của mình, thì cần giải thích chặt chẽ… Chỉ cần xét văn từ trong lời tuyên bố có tỏ rõ một ý định rõ ràng hay không… Tòa án phải có quan điểm riêng về ý định của tác giả về ý nghĩa và phạm vi của lời tuyên bố đơn phương… Và không có thể theo quan điểm của một quốc gia khác không phải là một tham dự viên của lời tuyên bố đó”. Theo tiêu chuẩn của quy tắc luật trong bản án đó, ý định của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong công thư năm 1958 phải được thẩm định theo văn từ hiển hiện trong văn bản (nói theo danh từ các luật sư hay dùng, là “within the four corners of the page”–trong bốn góc của trang giấy), thì công thư trên chỉ nói đến hải phận 12 hải lý mà không nói đến các lãnh thổ thuộc quyền các nước khác. Ngoài ra, công thư cũng nên được chiếu rọi thêm ánh sáng bằng cách đặt công thư đó trong khuôn khổ Hiến pháp 1946 của nước VNDCCH. Theo đó, vai trò Thủ tướng là một nhân viên của nội các, dưới quyền Chủ tịch nước, phó Chủ tịch nước (điều 44); và quyết định quan trọng như nhượng chủ quyền lãnh thổ, thì Chủ tịch nước phải ký một hiệp ước (điều 49, khoản a và h), rồi lại phải có Quốc hội, cơ quan quyền lực tối cao, phê chuẩn (điều 22 và 23). Theo học lý “ultra vires” (vượt quyền), ông Phạm Văn Đồng không thể hành xử quyền qua mặt Chủ tịch nước và Quốc hội được. Nghĩa là công thư 1958 của ông Phạm Văn Đồng chỉ là lời tuyên bố ủng hộ ngoại giao hải phận 12 hải lý mà Trung Quốc nóng lòng tuyên bố, vì lúc đó mối đe dọa của Hoa Kỳ đang tiến sát tới lục địa Trung Quốc, với sự hiện diện của quân đội Đài Loan có Hoa Kỳ hỗ trợ với tàu chiến và pháo hạm tại 2 đảo Kim Môn và Mã Tổ, chỉ cách Trung Quốc đại lục vài cây số, và với Hạm đội 7 mạnh mẽ gấp bội tại eo biển Đài Loan.
Tóm lại một tòa án quốc tế không cần để ý đến cách giải thích công thư của ông Phạm Văn Đồng năm 1958 một cách chủ quan, như Trung Quốc đã làm, để thủ lợi cho mình.
Còn vài luận cứ khác của Trung Quốc cũng nên bàn để bác bỏ:
Trung Quốc viện dẫn hai bài báo trong Nhân Dân nhật báo, số ngày 6.8.1958 đăng bản tuyên bố của Chu Ân Lai mà có cả đoạn ghi hai chữ Xisha (Tây Sa) và Nansha (Nam Sa) và số báo ra ngày 9.5.1965 phản đối Mỹ vi phạm hải phận Trung Quốc tại Tây Sa và Nam Sa. Trung Quốc cũng nhắc lại lời thứ trưởng ngọai giao VNDCCH Ung Văn Khiêm về sự kiện này, rồi nói VNDCCH đã im lặng nhiều năm, không phản đối Trung Quốc khi Trung Quốc chiếm đảo Phú Lâm thuộc nhóm Amphitrite ở phía đông quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956, và khi Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa thuộc nhóm Cresent phía tây vào năm 1974. Sau hết, Việt Nam đã in bản đồ có ghi tên Tây Sa (Trung Quốc), Nam Sa (Trung Quốc) cùng với cuốn sách giáo khoa lớp 9, có một dòng như sau: “Chuỗi đảo từ Nam Sa và Tây Sa, tới Hải Nam, Đài Loan, Bành Hồ và Châu Sơn, có hình như cái cung và tạo thành bức trường thành bảo vệ lục địa Trung Quốc”.
Việt Nam có thể phản biện là ngay công thư Phạm Văn Đồng cũng không tạo ra văn kiện nhượng đất, thì có ăn thua gì mấy bài báo của phóng viên hay lời nói của ông Ung Văn Khiêm, chỉ nhắc lại nguyên văn những lời của Trung Quốc để “nịnh” Trung Quốc ở thời điểm Việt Nam tùy thuộc viện trợ Trung Quốc. Những lời này không có giá trị nhượng đất, vì theo luật, văn thư nhượng đất phải xuất phát từ các cơ quan có thẩm quyền. Về sự im lặng của VNDCCH khi mất các hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa trước 1975, thì lý do là vào thời gian đó, nhiệm vụ phản đối là ở trong tay VNCH, đang có chủ quyền và đang quản lý các quần đảo. Và VNCH đã phản đối mạnh mẽ, bằng lời và bằng trận hải chiến anh dũng năm 1974. Sau đó, khi sắp thống nhất đất nước và sau khi thống nhất, hải quân của VNDCCH nhanh chóng chiếm Trường Sa, và sau đó, từ 1976, chính phủ nước Việt Nam thống nhất liên tục lên tiếng phản đối Trung Quốc để bảo lưu chủ quyền trên các đảo, đá, đã bị Trung Quốc chiếm. Việt Nam in bản đồ ghi chú như đã nói là chiều theo cách tuyên truyền của Trung Quốc (mà Trung Quốc có cử cố vấn làm việc trong cục bản đồ của Việt Nam), mà không có giá trị của lời minh thị nhượng đất của một cơ quan có thẩm quyền như Quốc trưởng trong một văn bản, và cũng vô giá trị về xác lập chủ quyền như việc Trung Quốc in hình “đường 9 đoạn” vào hộ chiếu do Trung Quốc cấp cho công dân của họ, thì cũng chẳng tạo ra chủ quyền của Trung Quốc đòi chiếm trên 80% Biển Đông. Câu văn trong sách giáo khoa lớp 9 chỉ là một khẩu hiệu tuyên truyền, một hoa ngữ, để ủng hộ Trung Quốc vào lúc mà họ đang lo lời tuyên bố trước đó của Tổng thống Mỹ Johnson ấn định vùng đó là vùng chiến tranh, chứ không phải là văn kiện nhượng đất. Mà làm sao Việt Nam có thể nhượng Đài Loan hay các hòn đảo của các nước Đông Nam Á cho Trung Quốc chỉ bằng việc in một câu trong sách giáo khoa?
Sau khi giải quyết khúc mắc chính là công thư Phạm Văn Đồng năm 1958, thì nếu nhìn toàn cục diện thời gian hơn 20 năm, 1954 – 1975, trong đó có hai nước Việt Nam, ai cũng thấy vai trò xác lập chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và quản lý chúng, là ở trong tay VNCH, do Hiệp định Geneva 1954 trao phó. Hiệp định này có một số cường quốc ký, cả Trung Quốc và VNDCCH cũng ký (do ông Phạm Văn Đồng đại diện). Hành xử chủ quyền do quốc tế giao, Tổng thống Ngô Đình Diệm của VNCH ký hai sắc lệnh sát nhập Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa và Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam, gửi hải quân đến các quần đảo này, và cho phép một kỹ nghệ gia khai thác phosphate. Việc xác lập chủ quyền của VNCH đối với quần đảo Hoàng Sa được bày tỏ rõ rệt, mạnh mẽ nhất với cuộc hải chiến ngày 19.1.1974 của hải quân VNCH chống lại hải quân Trung Quốc tới xâm chiếm Hoàng Sa, sau khi Trung Quốc thông báo chủ quyền (với hòn đảo này) vào ngày 12.1.1974 thì VNCH đã phản đối vào ngày 16.1.1974 với lời yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc can thiệp. Sau trận hải chiến, ngày 20.1.1974, VNCH lại yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp khẩn để can thiệp. Lần chót VNCH nêu vấn đề chủ quyền và phản đối Trung Quốc là tại Hội nghị Luật Biển của Liên Hiệp Quốc vào ngày 28.6.1974 ở Caracas (Venezuela).
Sau khi thống nhất đất nước, CHXHCN Việt Nam, kế quyền về các quần đảo, đã nhiều lần phản đối sự xâm chiếm của Trung Quốc. Ngày 24.9.1975, khi gặp phái đòan Việt Nam sang thăm, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nhìn nhận có tranh chấp về các quần đảo giữa Trung Quốc và Việt Nam, và gợi ý đàm phán để giải quyết. Liên tục nhiều năm, Việt Nam đã phản đối và đưa ra các chứng cứ lịch sử về chủ quyền, trong lời tuyên bố hay các bạch thư (sách trắng) vào các năm: 1978, 1979, 1980, 1981, 1982, 1984, 1988 (phản đối Trung Quốc tuyên bố sát nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào đảo Hải Nam), 1990, 1991, 1994 (phản đối Trung Quốc ký hợp đồng với hãng Crestone cho phép thăm dò trong thềm lục địa và vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam), 2012 (phản đối Trung Quốc đưa ra chương trình quản lý các đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa). Việt Nam cũng phải đổ máu bảo vệ chủ quyền ở Gạc Ma năm 1988 khi đem đồ tiếp tế đến cho các chiến sĩ bảo vệ hòn đá đó, mà Trung Quốc tàn sát 64 chiến sĩ hải quân khi họ đang lội nước ngang lưng. Trong vụ giàn khoan HD-981 từ tháng 5.2014 đến nay, Việt Nam đã đưa tàu kiểm ngư và tàu cảnh sát biển tới vùng biển nơi HD-981 đang hoạt động trái phép để bảo vệ chủ quyền và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan. Ngư dân Việt Nam vẫn tiếp tục đánh cá ở gần đó, mặc dùng bị các tàu Trung Quốc bao vây nhưng họ vẫn giữ một khoảng cách an toàn, hầu tránh xung đột võ trang, vừa để mưu sinh, vừa để bảo vệ chủ quyền với sự tự kiềm chế, mặc dù Trung Quốc rất hung hãn, dùng võ lực, đâm tàu Việt Nam và dùng súng nước tấn công tàu Việt Nam. Các lời phản đối và hành động bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển Hoàng Sa trong vụ giàn khoan HD-981 càng cho thấy chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vùng biển chung quanh luôn được duy trì, không hề bị xói mòn.
1.2. Quyền lợi Việt Nam trong vùng biển, tức vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Vùng biển quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Biển Đông là nơi Trung Quốc gây ra tranh chấp vì Trung Quốc vẽ ra “đường 9 đọan”, còn gọi là “đường lưỡi bò”, để mạo nhận chủ quyền trong khu vực rộng tới 80% Biển Đông. Nhưng Trung Quốc không đưa ra được căn bản luật quốc tế nào cho sự nhận vơ này, mà còn mơ hồ hay mâu thuẫn trong lúc biện giải tại các hội nghị quốc tế, khi thì nói đến “vòng cung lịch sử” (historical circumference), khi thì nói đến các “vùng biển lân cận” (adjacent waters) tính từ các đảo/đá của Hoàng Sa và Trường Sa mà họ cũng đã nhận vơ như đã nói ở trên.
Nhưng các yêu sách quá đáng và vô căn cứ này trái với UNCLOS, vì các điều 56, 57, 76, 77 qui định là các quốc gia cận duyên (quanh Biển Đông) có chủ quyền và quyền chủ quyền (sovereign rights) về tài nguyên trong vùng lãnh hải (territorial sea) 12 hải lý tính từ đường cơ sở (base line), tức lằn mức thủy triều thấp, và trong vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone, EEZ) rộng 200 hải lý, tính từ đường cơ sở, cũng như ở thềm lục địa (Continental Shelf, CS) tính từ đường cơ sở ra thềm lục địa hay 200 hải lý. Các quyền chủ quyền về tài nguyên, tài nguyên sinh vật như cá sống trong vùng nước 200 hải lý đó, cũng như tài nguyên vô sinh như dầu khí và khoáng chất dưới đáy biển, là các quyền chuyên độc hay dành riêng (exclusive rights) của các quốc gia cận duyên, mà họ được hưởng mà không cần ra tuyên bố xác lập. Các quốc gia cận duyên có quyền xây các kiến trúc nhân tạo trên các đá, dù nhô trên mặt nước biển hay ngầm, thành các đảo nhân tạo, thi hành nghiên cứu biển, qui định việc bảo vệ môi sinh, miễn là họ tôn trọng các quốc gia khác khi họ sử dụng quyền tự do lưu thông hải hành (freedom of navigation) hay đặt các ống dẫn dầu và cáp ngầm. Các quốc gia khác đó không có quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia cận duyên, nếu không có sự ưng thuận minh thị của các nước cận duyên. Thực là UNCLOS dành các quyền chuyên độc cho các nước cận duyên một cách chắc chắn như “đinh đóng cột”.
Về cái quyền của tất cả các quốc gia, cận duyên hay không cận duyên, được tự do lưu thông trên biển, tại vùng đặc quyền kinh tế hay vùng biển cả (high sea) ở ngoài xa hơn, thì nó bị vướng mắc vào yêu sách “đường 9 đoạn” vô căn cứ của Trung Quốc (tại Hội nghị phân chia biên giới biển ở Houston, Hoa Kỳ năm 2010, đại điện Trung Quốc đã mở miệng nói một câu rất xúc phạm các nước khác là “vào trong vùng ‘đường 9 đoạn’, quí vị phải tuân theo luật Trung Quốc”). Đường “đường 9 đoạn” này hoàn toàn trái với UNCLOS (điều 89 của UNCLOS nói yêu sách chủ quyền trên biển cả là vô giá trị) và trái với luật quốc tế cổ truyền, hay ngay cả luật tương đối mới là Hội nghị Luật Biển năm 1958 (chỉ công nhận vùng lãnh hải 3 hải lý thôi).
Được vẽ ra bởi một nhân viên cấp thấp từ thời Trung Hoa Dân quốc năm 1947, “đường 9 đoạn” bị lãng quên cho đến năm 2009, khi triển vọng dầu khí ngày càng cao ở Biển Đông, thì Trung Quốc mới đưa “đường 9 đoạn” này vào hồ sơ xin nới rộng thềm lục địa gửi Ủy ban của Liên Hiệp Quốc về Ấn định biên giới thềm lục địa (UN Commission on the Limit of the Continental Shelf). Lập tức, nó bị Việt Nam, Philippines và Indonesia phản đối. Những bằng chứng lịch sử Trung Quốc đưa ra để biện minh cho “đường 9 đoạn” xâm phạm vào quyền của mọi quốc gia, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, như bằng chứng về các cuộc hải trình của Đô đốc Trịnh Hòa vào thế kỷ XV, thì không thể thắng được các bằng chứng cả 4 ngàn năm sinh họat nghề cá, du lịch và thương mại hàng hải, của các dân tộc Malaysia, Indonesia (họ đến tận Madagascar, để lại ngôn ngữ và 50% gene), Philippines, Việt Nam và Đế chế Khmer – Phù Nam thời trung đại – có trình bày trong hồ sơ Philippines nộp cho Tòa án Trọng tài về Luật Biển.
Các viên chức và học gỉa Trung Quốc đã không trả lời nổi các câu chất vấn về yêu sách chủ quyền ở đại dương trong “đường 9 đoạn” tại các hội nghị quốc tế.
2. Dù có căn bản vững chắc về sự kiện và về pháp lý cho chủ quyền của mình, người Việt nên chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp chủ quyền đã hay sẽ xảy ra qua thủ tục thương nghị, hòa giải (trong đó có giải pháp khai thác chung) hay tài phán.
Tranh chấp ở Biển Đông trở nên gay gắt khi Trung Quốc vào ngày 2.5.2014 đã kéo giàn khoan dầu khí HD-981 vào đặt trong vùng biển gần đảo Tri Tôn thuộc Hoàng Sa, cách bờ biển miền Trung Việt Nam chưa tới 120 hải lý để khoan thăm dò dầu khí. Trong khi Trung Quốc nói vị trí đặt giàn khoan này nằm ở trong vùng biển của Tri Tôn, gần đảo Hải Nam của Trung Quốc thì Việt Nam nói là nó đặt trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Sau hơn 70 ngày tranh luận gay go khắp nơi và gây nhiều va chạm trên biển, và sự cô lập của Trung quốc trước phản ứng mạnh bất lợi cho Trung quốc trên trường ngoại giao quốc tế, từ Việt Nam đến các cường quốc Âu, Mý,Úc,Nhật,Ấn v.v.thì đến ngày 15.7.2014,Trung Quốc đã rút giàn khoan này, nhưng nói là vì để tránh bão và có thì giờ nghiên cứu các mẫu dầu khí thu được, nghĩa là giành quyền quay lại ở Biển Đông. Như vậy tranh chấp lại có thể tái phát và những bàn luận sau đây, tức sự phân tích toàn cục các vấn đề tranh chấp biển đảo và đề nghị các sách lược hay thủ tục giải quyết tranh chấp, vẫn là cần thiết cho tương lai. cho các học gỉa cùng các nhà làm chính sách.
Trước tiên, phải liệt kê các vấn đề tranh chấp trước khi suy ra các cơ quan, định chế và thủ tục giải quyết tranh chấp.
2.1. Việc Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam, kèm theo các biện pháp võ lực, dẫn tới các vi phạm chủ quyền lãnh lãnh thổ của Việt Nam về đảo/đá, do luật quốc tế truyền thống cũ quy định và các vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam về tài nguyên trong các vùng biển dưới mặt nước, và quyền tự do lưu thông của mọi quốc gia, do luật mới của UNCLOS 1982 dành cho các quốc gia, nhất là các quốc gia cận duyên quanh Biển Đông.
Bộ Ngọai giao Trung Quốc biện minh cho việc đặt giàn khoan vào vị trí đã nói bằng một câu ngắn gọn rất nham hiểm, vì họ tránh viện dẫn “đường 9 đoạn” đã bị các nước chất vấn, rằng giàn khoan “đặt hoàn toàn trong vùng nước của Hoàng Sa của Trung Quốc” (placed completely within the water of China’s Paracels). Như vậy là họ nói hai vế trong câu này, mà Việt Nam phải cố bác bỏ với các luận cứ có nội dung vững chắc như nói trên:
- Vế (i): Hoàng Sa thuộc chủ quyền của họ từ lâu (sau này họ đưa thêm vào hồ sơ nộp cho Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Kimon sau khi Việt Nam phản đối mạnh mẽ, có sự ủng hộ của nhiều nước, để nói là công thư 1958 của ông Phạm Văn Đồng xác nhận lại cái chủ quyền này mà họ đã có từ lâu). Việt Nam sẽ phải cãi lại về điểm chủ quyền lãnh thổ này, theo như đã nói ở trên khi bàn về chứng cứ lịch sử, công thư ông Phạm Văn Đồng và các biến cố xác lập chủ quyền, kể cả trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, và vấn đề này, phải kiện trước Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice, ICJ) ở The Hague, Hà Lan. Tuy nhiên, kiện đòi chủ quyền lãnh thổ tại ICJ, phải vượt trở ngại là làm sao cho Trung Quốc chấp nhận ra tòa với việc ký nhận điều khoản nhiệm ý (optional clause) công nhận thẩm quyền của ICJ.
- Vế (ii): vị trí giàn khoan ở trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tính từ Hoàng Sa đang thuộc quyền Trung Quốc. Việt Nam cũng sẽ phải cãi về điểm này là vẫn liên tục phản đối sự chiếm đóng sau khi Trung Quốc dùng võ lực tấn công quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956 và năm 1974, rồi chiếm đóng từ đó đến nay; khẳng định rằng Trung Quốc không có quyền về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tính từ Hoàng Sa như họ tuyên bố. Một luận cứ khác để bác cái vế (ii) này là nói rằng, cho dù giả thiết – giả thiết mà thôi – là Trung Quốc có chủ quyền trên Hoàng Sa, để bàn cho hết lý lẽ, thì Việt Nam có thể xin Tòa án Trọng tài Luật Biển – đây là vụ kiện thứ 2 của Việt Nam – theo thẩm quyền bắt buộc về giải thích và áp dụng UNCLOS, phải ra một bản án tuyên nhận rằng tất cả các hòn như Tri Tôn hay ngay cả Phú Lâm tại Hoàng Sa, đều không hội đủ điều kiện để là đảo theo định nghĩa của Điều 121 của UNCLOS. Đó phải là nơi có đủ điều kiện hỗ trợ cho đời sống con người và một nền kinh tế tự túc, lúc còn trong tình trạng thiên nhiên sơ khai (như có nước ngọt, thực phẩm nuôi và trồng tại chỗ – nếu chỉ có cocacola thay nước như một học giả Malaysia nói đùa, thì không phải là đảo); không đủ điều kiện là đảo thì chỉ có thể là đá (reef, rock) theo khoản 3 của Điều 121. Và nếu là đá thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở chung quanh, mà chỉ có lãnh hải 12 hải lý (theo khoản 3, Điều 121). Còn nếu là đảo thì có các vùng nước chung quanh như lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải (Contiguous Zone), vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giống như lục địa vậy. Trước Tòa án Trọng tài Luật Biển, Việt Nam có thể theo thủ tục bắt buộc (compulsory procedure) để kéo Trung Quốc ra tòa, mà yêu cầu tòa dùng thẩm quyền giải thích và áp dụng UNCLOS (Điều 286 và Điều 288), để Việt Nam trình bày được chứng cứ lịch sử của nhiều thế kỷ về hoạt động của đội Hoàng Sa trước đây hàng năm đi ra quần đảo đều phải mang nước ngọt và thực phẩm đi theo, rồi không sống quanh năm trong một nền kinh tế tự túc được, và do đó, ngay bây giờ Trung Quốc cũng không đòi quy chế đảo cho Hoàng Sa được, và cũng không đòi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý cho Hoàng Sa được. Và do đó, giàn khoan HD-981 đã xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Mở rộng chiến thuật phản biện này sang các đá ở Trường Sa, mà minh chứng tất cả các hòn ở đó đều là đá trong trạng thái thiên nhiên trước khi xây các kiến trúc nhân tạo, thì có thể giảm thiểu nhiều sự tranh giành chủ quyền của Trung Quốc trong vùng biển Trường Sa, vì dù Trung Quốc có chiếm vài đá và đá ngầm, họ cũng không thể đòi gì rộng hơn 12 hải lý lãnh hải quanh các đá đó (đá ngầm cũng không tạo ra lãnh hải, có xây trên đó cũng không tạo thành đảo, và chỉ quốc gia cận duyên mới có quyền xây trên đá ngầm – điều 60 UNCLOS), không thể đòi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa xuất phát từ các hòn đá; và “đường 9 đoạn” càng mất cơ sở là có hòn đất nào đó để bám vào, làm cứ điểm xuất phát.
Nhưng Trung Quốc còn có thể dùng luận cứ khác, không dựa vào Hoàng Sa, mà dựa vào bờ biển Hải Nam làm đường cơ sở, từ đó tính ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ là 200 hải lý, và đo đó giàn khoan nằm trong khoảng 180 hải lý của các vùng biển đó của Trung Quốc, và dù giàn khoan cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 120 hải lý, thì kết quả sau cùng cũng là sự chồng lấn giữa hai vùng biển của hai quốc gia cận duyên đối diện nhau mà ta thấy đã xảy ra nhiều nơi trên thế giới. Chiếu theo UNCLOS, thì bổn phận pháp lý của hai quốc gia đó là thương lượng để tìm một giải pháp công bình (equitable solution) trước khi khởi kiện đem nhau ra tòa, thí dụ giải pháp dùng “đường trung tuyến” (median line) chẳng hạn. Điều này có nghĩa là vụ Việt Nam kiện Trung Quốc thì sẽ có khó khăn hơn vụ Philippines kiện Trung Quốc (dù Philippines kiên nhẫn thương nghị với Trung Quốc suốt 17 năm, Philippines cũng không có bổn phận pháp lý phải thương nghị, vì Trung Quốc dùng võ lực chiếm đá ngầm Scarborough cách Trung Quốc hơn ngàn hải lý, ở trong thềm lục địa của Philippines, chứ không có vùng chồng lấn nào cả, rồi xây thêm kiến trúc nhân tạo, cho nên nó không tạo ra quyền nào về vùng biển đó, hay đảo nhân tạo đó). Nhưng dù nội dung thương lượng sẽ khó, nhưng Việt Nam đã nỗ lực thương lượng, 30 lần cố liên lạc ở nhiều cấp, cao và thấp, với Trung Quốc mà không được trả lời, thì Trung Quốc đã vi phạm UNCLOS như đề cập dưới đây.
Điểm thứ 2 để Việt Nam kiện trước Tòa án Trọng tài Luật Biển là Trung Quốc đã vi phạm Điều 74 và Điều 83 của UNCLOS là từ chối đáp lại 30 lần Việt Nam đưa lời mời thương lượng, tức là đã không tỏ ra có tinh thần hiểu biết và hợp tác (understanding and cooperation) mà lại còn dùng các biện pháp võ lực như bắn súng nước hay đâm vào tàu Việt Nam để gây thiệt hại về vật chất hay thân thể cho phía Việt Nam, thay vì có các đề nghị về các biện pháp tạm thời, theo các điều khoản trên.
Điểm thứ 3 Việt Nam có thể kiện là Trung Quốc, đó là Trung Quốc với tư cách là một quốc gia cận duyên, đã làm cản trở tự do lưu thông trên biển – vi phạm khoản 1a Điều 297 của UNCLOS – bằng cách gửi một số lớn tàu hải giám, hải cảnh, ngư chính, cả tàu quân sự và máy bay quấy rối ở vùng biển quanh vị trí họ đặt trái phép giàn khoan, không cho các tàu của các nước khác tới gần, không cho tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư Việt Nam thực thi pháp luật hay thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam hoạt động mưu sinh theo truyền thống.
Điểm thứ 4 Việt Nam có thể kiện Trung Quốc là hành động do họ gây ra đã vi phạm nhân quyền của dân chài Việt Nam, tức là họ đã dùng bạo lực đâm chìm tàu của ngư dân Việt Nam (vụ Trung Quốc đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 ngày 26.5.2014 chẳng hạn), ngăn cản họ đánh cá trong các vùng ngư trường truyền thống của họ, chiếm đoạt ngư cụ và cá, bắt chuộc tầu cá. Như vậy là tước đi quyền kiếm sống của ngư dân Việt Nam. Vi phạm này, nếu xảy ra trong vịnh Bắc Bộ thì Việt Nam có thể viện dẫn Hiệp định Trung – Việt về Nghề Cá ở vịnh Bắc Bộ, buộc hai bên phải giải quyết hòa bình. Nếu vi phạm xảy ra ở ngoài vùng vịnh Bắc Bộ, thì Chính phủ có thể kiện Trung Quốc hay ủy quyền cho dân chài kiện Trung Quốc, trước Tòa án Trọng tài Luật Biển theo quy định của UNCLOS, hay có thể nêu vấn đề Trung Quốc vi phạm nhân quyền hàng loạt này trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Trong tương lai, các điểm vi phạm của Trung Quốc nói trên vẫn có thể dùng bởi các nhà làm chính sách hay bởi các chuyên gia pháp luật để làm điểm kiện (counts) trong một hoàn cảnh khác sau vụ giàn khoan, trong đó Trung Quốc tuy tuyên bố “trỗi dậy trong hòa bình” nhưng kỳ thực vẫn hung hãn vi phạm luật quốc tế và quyền lợi quốc gia Việt Nam
2.2. Các cơ quan, định chế và thủ tục gỉai quyết tranh chấp.
Một nguyên tắc căn bản phải theo trong các tranh chấp từ khi có Liên Hiệp Quốc là bổn phận pháp lý của mọi quốc gia phải dùng phương pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp, chiếu theo Điều 2 và điều 33 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, và chỉ được dùng võ lực khi tự vệ chính đáng, vì rằng từ nay chỉ có Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mới được giao phó việc dùng võ lực, để giữ hòa bình.
Có 3 thủ tục chính: (i) các thủ tục phi tài phán như thương lượng, hòa giải; (ii) thủ tục tài phán trước Tòa án Công lý Quốc tế hay Tòa án Trọng tài Luật Biển; và (iii) trình ra các cơ quan chính trị quốc tế như Đại hội đồng hay Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hay các tổ chức khu vực như ASEAN.
(i). Trước hết là thủ tục thương lượng và hòa giải
Về tranh chấp phân chia ranh giới vùng biển, như trường hợp chồng lấn giữa hai vùng đặc quyền kinh tế hay hai thềm lục địa của hai nước, thì khoản a Điều 298, cũng như Điều 74 và Điều 83 của UNCLOS đòi hỏi các quốc gia có bờ biển gần nhau phải dùng tới các thủ tục đó, để nỗ lực đạt tới những giải pháp công bình (equitable solutions). Việt Nam theo đúng UNCLOS, đã kêu gọi thương lượng, tới chừng 30 lần, kể cả việc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam liên lạc với lãnh đạo Trung Quốc mà Trung Quốc không hồi đáp. Việt Nam được công luận thế giới ủng hộ vì hành xử bình tĩnh hơn Trung Quốc, mang tiếng là “anh khổng lồ bắt nạt”. Vô hình trung, Việt Nam áp dụng ngọai giao mềm dẻo như ngọai trưởng Talleyrand của Napoleon đã khuyên trong câu: “trong ngọai giao, không nên hăm hở quá”, hay như vua Quang Trung làm lành xin cưới công chúa nhà Thanh sau khi đại thắng quân Thanh. Việt Nam nhấn mạnh đến nhu cầu thương lượng thân thiện giữa các nước bình đẳng theo đúng tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc, UNCLOS và các thỏa ước trong vùng như Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) giữa ASEAN với Trung Quốc. Rõ ràng là sau khi nhận thấy các quốc gia Á châu lo ngại sự hung hãn của Trung Quốc qua những gì họ đã làm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào tháng 5 và 6.2014, sẽ khiến các nước này ngã theo Mỹ, Nhật, châu Âu, Ấn Độ, Úc, thì Trung Quốc mới dịu giọng mà gửi cho Văn phòng Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc một tờ trình, gợi ý là có lẽ hai nước Trung Quốc và Việt Nam chưa có thương lượng về ranh giới biển, cho nên hai bên nên có dịp trình các yêu sách theo thủ tục UNCLOS. Và vào ngày 16.7.2014 thì Trung Quốc rút giàn khoan.
Ngoài thương lượng song phương, các quốc gia nhỏ tại Đông Nam Á phải cùng nhau, và cùng các cường quốc khi thích hợp, sử dụng ngọai giao đa phương để nói chuyện với Trung Quốc về vấn đề tự do lưu thông trên biển và khai thác tài nguyên trong vùng biển cả ngoài các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Phải có mặt trận thống nhất kiểu này mới làm chùn bước Trung Quốc khi vi phạm nền pháp trị quốc tế, vì Trung Quốc sẽ ngại bị cô lập hóa. Đặc biệt, Việt Nam nên sử dụng ngoại giao đa phương vì tuy là quốc gia mạnh nhất Đông Nam Á về quân sự, nhưng Việt Nam là ở tuyến đầu mà Trung Quốc nghĩ là có thể bắt nạt, để làm gương cho các nước nhỏ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận rõ điểm này khi ông tuyên bố là Việt Nam muốn làm việc với ASEAN trước tiên về Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (Code of Conduct, COC) trước khi bàn với Trung Quốc, hay khi ông kêu gọi tại Diễn đàn Shangri-La là cần tạo “niềm tin chiến lược” (strategic trust).
Có nên dùng thương nghị để đạt các thỏa ước phát triển chung (joint development) hay không? Ông Đặng Tiểu Bình đề nghị 3 khẩu hiệu cho 3 thành tố của giải pháp của Trung Quốc cho các tranh chấp về đảo/đá và vùng biển ở Biển Đông: “zhu quan zai wo, ge zhi zheng yi, gong tong kaifa” (chủ quyền ở ta, gạt bỏ tranh chấp, hợp tác khai thác). Khẩu hiệu 2 chính là ước muốn của các nước Đông Nam Á, vì ta thấy nỗ lực vẫn tiếp tục cho việc triển khai DOC, vốn chỉ là khuyến cáo, thành COC có giá trị ràng buộc pháp lý, để giảm tranh chấp. Khẩu hiệu 3 chỉ là danh từ khác cho đường lối phát triển tài nguyên thiên nhiên trong thế giới ngày nay, tức liên doanh giữa một quốc gia với các xí nghiệp của quốc gia khác, thí dụ liên doanh khai thác dầu khí giữa hãng Mỹ và Việt Nam trong vùng biển Việt Nam, trong đó hợp đồng chia sản phẩm là một thành tố; không ai cần lo lắng về các liên doanh này. Chỉ có khẩu hiệu 1 của ông Đặng về chủ quyền là có thể gây lo ngại cho các nước nhỏ ở Đông Nam Á, vì có vẻ như Trung Quốc giống như con hổ nằm rình mồi sẽ xông ra nuốt chửng các nước yếu khi thâu tóm chủ quyền trên Biển Đông. Chúng tôi đề nghị giải tỏa nỗi lo sợ này bằng cách giảm hành vi đe dọa, bá quyền, lấn lướt của Trung Quốc với sự chất vấn liên tục trong thương lượng và có thể cả trong các vụ kiện trong các tòa án quốc tế, buộc Trung Quốc phải định nghĩa rõ, theo luật quốc tế, các yêu sách chủ quyền của họ và giới hạn của yêu sách ấy, trên đảo đá, trong các vùng biển. Cũng như trong tòa án quốc nội, cần có sự chất vấn (cross-examination) giữa các bên đương tụng thì chân lý mới sáng tỏ. Và trong tòa án quốc nội hay quốc tế, lập trường các bên sẽ ôn hòa hơn, phải chăng hơn, tránh được xung đột. Khi Trung Quốc phải trình ra các lý lẽ làm nền tảng cho các yêu sách của họ, theo tiêu chuẩn của luật quốc tế, họ sẽ bớt ngang ngược hơn, và sẽ tỉnh thức mà thấy là một đại cường muốn được kính trọng và có uy tín, tức là những thành tố của vai trò và ảnh hưởng của cường quốc, thì họ phải cư xử có trách nhiệm, có tốt lành, tôn trọng nền pháp trị, chứ không như kẻ côn đồ ngoài vòng pháp luật. Đức Đạt Lai Lạt Ma có nói rằng: “Đương đầu với Trung Quốc cần phải cương quyết giữ vững lập trường, không sợ hãi, mà cũng không tỏ sự tức giận”.
(ii) Kiện Trung Quốc ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) và Tòa án Trọng tài Luật Biển (ATLS)
a. Kiện Trung Quốc ra Tòa án Công lý Quốc tế về chủ quyền lãnh thổ trên quần đảo Hoàng Sa – mà Trung Quốc đang xâm chiếm của Việt Nam từ năm 1974, thì phải vượt qua được sự từ chối trình diện tòa của Trung Quốc vì họ sẽ không ký điều khoản nhiệm ý (optional clause) để nhận thẩm quyền của Tòa, do đó tòa sẽ có thể không thụ lý vụ kiện.
Nhưng thiết nghĩ có hai cách vượt trở ngại này.
- Trước hết, trong vụ Case Concerning United States Diplomatic and Consular Staff in Teheran II (US v. Iran) (ICJ 1980), khi một quốc gia từ chối trình tòa để phản đối thẩm quyền tòa, Tòa vẫn tuyên án được theo quy tắc sau: Nếu Tòa án Công lý Quốc tế thấy quốc gia vắng mặt trước đó, trong một văn kiện, như Hiệp ước thân hữu chẳng hạn, đã có ưng thuận nào đó về thẩm quyến tòa và hơn nữa quốc gia nguyên đơn có trình hồ sơ đầy đủ và có tính thuyết phục cao, Tòa có thể tuyên án dù quốc gia kia vắng mặt. Vậy Việt Nam mà trình bày đủ chứng cứ lịch sử và luận cứ pháp lý vững chắc về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, thì có thể xin một bản án có lợi, nếu có thể tìm ra sự ưng thuận ra tòa có trong Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc vào năm 2000. Hoặc có thể bắt chước Trung Quốc trong vụ kiện của Philippines không ra tòa án trọng tài nhưng xuất bản mấy ngàn trang sách về nội dung lập trường của mình, như một biện pháp vận dụng dư luận quốc tế; Việt Nam có thể chuẩn bị kỹ hồ sơ chủ quyền lãnh thổ trên Hoàng Sa mà đem nạp trong đơn kiện ở Tòa án Công lý Quốc tế, kèm lời mời Trung Quốc chấp nhận thẩm quyền của tòa để làm sáng tỏ vấn đề. Giáo sư Jerome A. Cohen trong Hội thảo quốc tế Hoàng Sa, Trường Sa – Sự thật lịch sử, tổ chức ở Đà Nẵng ngày 20.6.2014 mong đợi các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á cứ đến gõ cửa Tòa án Công lý Quốc tế rồi mời Trung Quốc (nếu họ tin là lẽ phải về phần mình), thì ra tòa mà bàn luận. Dù Việt Nam có nạp hồ sơ và bị từ chối xét xử vì Trung Quốc không chịu trình tòa, thì cũng như đã “treo” được hồ sơ trước cửa Tòa cho thiên hạ đọc, và đạt được thắng lợi tuyên truyền trước công luận quốc tế.
- Thứ hai, Việt Nam hay một nước bạn của Việt Nam có ảnh hưởng mạnh, có thể yêu cầu Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hay một cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc xin một bản án cho ý kiến (advisory opinion)về bằng chứng chủ quyền Hoàng Sa thì Tòa án Công lý Quốc tế cũng có thể cho. Thí dụ như trong án Advisory Opinion on the Western Sahara (ICJ 1975), do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc yêu cầu xin một bản án ý kiến về một yêu sách lãnh thổ, thì Tòa án Công lý Quốc tế đưa ra quy tắc là Tòa không cần sự ưng thuận của một quốc gia liên hệ mà vẫn cho một bản án ý kiến về một tranh chấp lãnh thổ.
b) Kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Luật Biển. Một quốc gia có thể dùng thủ tục bắt buộc (compulsory procedure) quy định trong các Điều 286 và 288 của UNCLOS để yêu cầu tòa giải thích và áp dụng các điều khoản của UNCLOS. Ngay trong tranh chấp về các vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn mà một quốc gia, khi gia nhập UNCLOS, đã làm bảo lưu gạt bỏ ra khỏi sự ưng thuận ra tòa của họ, thì quốc gia khác, dựa vào khoản 4 Điều 298, cũng có thể đưa tranh chấp với quốc gia đã làm bảo lưu ra tòa theo thủ tục bắt buộc.
Như đã nói ở trên về các vi phạm của Trung Quốc mà Việt Nam có thể liệt kê như các điểm khiếu tố ra tòa (counts), Việt Nam có thể viện dẫn trong thủ tục bắt buộc trước Tòa án Trọng tài Luật Biển các vi phạm hay các điểm khiếu tố sau:
- Trung Quốc, trong các hành vi quanh giàn khoan HD-981 vừa qua, đã vi phạm khoản 1a Điều 297, vì đã ngăn cản, với tư cách quốc gia cận duyên, sự tự do lưu thông hàng hải và hoạt động khác như đặt cáp ngầm của quốc gia cận duyên khác.
- Trung Quốc có hành vi hung hãn bá quyền, không chịu thương lượng trong tinh thần hiểu biết và cộng tác, hay áp dụng các biện pháp tạm thời, dù Việt Nam đề nghị cả 30 lần.
- Trung Quốc có thể bị dân chài Viêt Nam kiện vi phạm nhân quyền của họ, trong một vụ họ kiện riêng, với sự ủy quyền của nhà nước Việt Nam, theo đúng tinh thần của UNCLOS.
 (iii). Sự can thiệp chính trị của các tổ chức quốc tế
- ASEAN, với Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông luôn luôn có ích, và nên nỗ lực đạt tới Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông.
- Can thiệp của Tổng Thư ký hay Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc có thể làm hạ nhiệt sự hung hãn của Trung Quốc, nhất là có kèm theo các lời phê bình của các đại cường, như lời Thủ tuớng Nhật Bản Shinzo Abe hay lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2014. Sau khi Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, trong tháng 5.2014, yêu cầu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon can thiệp, và viết công hàm ngọai giao và ra thông cáo báo chí, than phiền là giàn khoan vi phạm luật quôc  tế, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam, nếu cần, sẽ dùng biện pháp tự vệ, thì Trung Quốc gợi ý nên có thương lượng giữa hai nước, nhất là về việc định ranh giới biển công bình, mà hai bên chưa làm. Trung Quốc cũng tuyên bố không dùng tàu chiến bảo vệ giàn khoan. Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Văn phòng Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc tỏ ra lạc quan. Và quả nhiên, nay thì giàn khoan rút đi.
Kết luận
Dư luận quốc tế, nhất là các nước phương Tây và Nhật Bản, Ấn Độ đã bênh vực cho lẽ phải của Việt Nam. Philippines thì mong Việt Nam khởi kiện sớm. Nay Việt Nam đã lỡ dịp kiện do giàn khoan đã rút đi, thì trong tương lai, phải chuẩn bị sớm và kỹ để lập tức kiện khi Trung Quốc gây sự lần nữa, ngõ hầu có dịp xác lập chủ quyền, chứ nếu không lại lỡ dịp nhờ pháp luật quốc tế để đẩy mạnh quyền lợi quốc gia của mình.

Tạ Văn Tài

18.7.2014
Tác giả: GS Tạ Văn Tài là Tiến sĩ, Luật sư, cộng tác viên và cựu giảng viên Đại học Luật Harvard, Hoa Kỳ

Chuyên gia Bùi Kiến Thành: Cứ phải bôi trơn 5-10% thì kinh tế VN không ngóc đầu lên nổi


Ông Bùi Kiến Thành cho rằng cơ quan quản lý nhà nước phải nuôi doanh nghiệp Việt cho đủ mạnh, đủ sức, đủ dinh dưỡng để có thể chiến đấu mạnh mẽ hơn. Còn để doanh nghiệp giống như con gà bị H5N1 thì việc mở cửa sẽ không khác gì "cõng rắn cắn gà nhà".

Năm 2013 đã qua, ông có đánh giá gì về năng lực điều hành của cơ quan quản lý Nhà nước?

Từ năm 2011 đến giờ chúng ta đã không hoàn hiện được mục tiêu gì mà Nghị quyết 11 nêu ra cả. Thủ tướng chỉ đạo “Đừng có nhìn vào chỉ số giá tiêu dùng mà quyết định vấn đề lãi suất. Phải vận dụng mọi công cụ của chính sách tiền tệ để mà kéo lãi suất xuống và kéo chỉ số giá tiêu dùng xuống".

Chỉ thị của Thủ tướng rất rõ ràng nhưng chúng ta có làm được không? Từ năm 2011, 2012, 2013 chúng ta đã làm cái gì? Nói chung lại là quản lý nhà nước kiểu gì mà nợ xấu của hệ thống ngân hàng tràn lan, doanh nghiệp cứ chết dần từ năm này sang năm nọ thì làm sao đánh giá năng lực quản lý nhà nước tốt được.

Và trong Nghị quyết 11 nêu rõ rằng: điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và linh hoạt. Vậy có linh hoạt hay không? Linh hoạt cái gì mà sao doanh nghiệp chết hàng loạt như rạ ngả sau cơn bão lũ? Rồi chính sách tài khóa được thắt chặt, vậy thắt chặt thế nào mà bội chi vẫn tiếp tục tăng, nợ công vượt mức báo động?

Đặc biệt, tại điều 3 của Nghị quyết 11 rất ít người quan tâm có nói ưu đãi xuất khẩu, ưu đãi sản xuất kinh doanh, tạo mọi điều kiện để kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Vậy chúng ta đã làm gì? Lãi suất ở trên trời, hai chục phần trăm thì ưu đãi cái gì, làm sao mà kinh tế phát triển được?

Trong thông điệp của Thủ tướng - người đứng đầu cơ quan hành pháp đã nói lên tất cả và nếu chúng ta thực hiện được tất cả những điều đó một cách quyết liệt, đổi mới toàn diện cơ chế, thể chế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển... thì nền kinh tế sẽ khởi sắc.

Trong đó, một điều quan trọng chính là chính sách tiền tệ. Năm nay phải làm sao hạ lãi suất tiền tệ xuống nữa và bảo đảm lãi suất ổn định trong 5-10 năm tới thì doanh nghiệp mới có thể hoạch định được những dự án phát triển, còn nếu cứ lên lên xuống xuống như thủy triều thì không cách nào doanh nghiệp hoạt động được. Đó là điều mà các nhà quản lý cần phải hiểu.

Quản lý nhà nước cần phải biết doanh nghiệp cần những gì, chứ quản lý nhà nước mà đẩy lãi suất lên hai mươi mấy phần trăm và cứ bập bềnh, bập bềnh, lên lên xuống xuống, không hiểu hoạt động của nền kinh tế thì tốt nhất không nên làm quản lý nhà nước mà nên làm việc khác.

Trách nhiệm của quản lý nhà nước còn là tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Mỗi một năm dân số Việt Nam tăng lên, mỗi một người bước vào tuổi trưởng thành là phải có việc làm. Đó là trách nhiệm tối cao của quản lý nhà nước chứ không phải là chỉ đăm đăm nhìn vào lạm phát bao nhiêu phần trăm, "ông" Ngân hàng Nhà nước (NHNH) thực hiện chính sách, chỉ tiêu kìm chế lạm phát... để làm cái gì khi hàng triệu người lao động mất việc, an sinh xã hội không được bảo đảm?

Chúng ta đã công bố quyết tâm thì phải cố gắng mà làm. Những người dân luôn nhìn vào và tuân theo các quyết định của Nhà nước nên mong rằng Nhà nước sẽ cố gắng thực hiện. Không được 100% thì phải được 60-70%. Nếu không làm được như thế thì kinh tế sẽ còn chìm lắng hơn nữa.
Vậy theo ông, nền kinh tế Việt Nam trong năm 2014 có tín hiệu khởi sắc?

Cũng như các nhà quản lý nông nghiệp vừa rồi tháo nước cho người dân cày cấy, vậy thì NHNN cũng phải "tháo nước" cho doanh nghiệp đủ nước để cày cấy. Các lãnh đạo có hiểu được rằng, điều hành nền kinh tế cũng giống như việc có cung cấp đủ nước cho người dân cày cấy hay không hay tới mùa cày cấy rồi mà ruộng vẫn khô, vẫn không có nước thì không thể được.

Cho nên chính sách của NHNN về vấn đề tiền tệ trong năm 2014 như thế nào để đảm bảo lãi suất thấp hơn 5% chứ không còn là dưới 10% nữa. Bởi vì cả khu vực hiện nay đang có mức lãi suất từ 0-3% chứ không còn là 4-5%. Năm nay là năm hội nhập, chúng ta sẽ ký TPP, rồi FTA... cho nên phải mở cửa ra để hội nhập với thế giới.

Chúng ta phải mở cửa thành Thăng Long, nhưng rồi mở riết, mở riết "quân địch" sẽ nhảy vào để cạnh tranh. Khi đó chúng ta có đủ sức để cạnh tranh không? Hay chỉ là "cõng rắn cắn gà nhà"? Nên trách nhiệm của các nhà quản lý nhà nước là phải làm sao tạo ra được một con gà đủ mạnh để có thể đi đấu, đi đá với gà người ta.

Cứ nhìn vào kết quả xuất khẩu của năm 2013 thì biết, thị phần của toàn thể cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chưa bằng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu, hay là chưa bằng phân nửa thị phần của các doanh nghiệp FDI! Vì thế phải "nuôi" doanh nghiệp làm sao cho có đủ sức, đủ cơ để khi thả ra có thể đi tranh đấu với người ta, nếu không, chúng ta sẽ trở thành nền kinh tế bị lệ thuộc.

Theo ông, điểm mấu chốt để có thể vực dậy nền kinh tế Việt Nam trong năm 2014 là gì?

Kinh tế phát triển là gì? Là doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp phát triển là gì? Là hội đủ tất cả các điều kiện để doanh nghiệp làm ăn tốt, trong đó có chính sách tiền tệ phải làm sao để họ tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất thấp nhất có thể và những chính sách tài khóa như thế nào để giảm chi phí.

Cái quan trọng nhất là phải làm giảm các chi phí, trong đó, chi phí tham nhũng tại Việt Nam là quá lớn. Các nước khác họ cạnh tranh với nhau chỉ 1-2% là người ta mất thị trường rồi, nhưng tại Việt Nam phải mất 5-10% chi phí quan hệ thì phải làm sao? Bất kỳ công trình nào tại Việt Nam nếu muốn có được hợp đồng thì phải tốn tới 5-10% chi phí bôi trơn. Trong trường hợp đó thì cái cánh của con đại bàng Việt Nam hay của con rồng Việt Nam bị trĩu nặng thì làm sao bay lên nổi.

Đây là những vấn đề không mới nhưng cần phải đặt ra để năm nay chúng ta cố gắng giải thoát đất nước khỏi những tệ nạn, để phục hồi, để sớm có sức khỏe và để mở cửa thành ra mà vẫn có đủ sức để chống lại ngoại xâm, chứ nếu không là chúng ta chết hết.

Tôi cho rằng, Thông điệp mà Thủ tướng đưa ra là tín hiệu rất tốt. Trong đó có những vấn đề như việc tăng xuất khẩu phải làm sao, đầu tư nước ngoài vào như thế nào? Nhân đây, tôi cũng xin nói rằng vấn đề đầu tư nước ngoài cần hết sức thận trọng.

Chúng ta chỉ mở cửa để doanh nghiệp nước ngoài vào giúp đỡ doanh nghiệp Việt Nam phát triển, chứ không phải chúng ta mời họ vào rồi họ đá hết tất cả những doanh nghiệp Việt Nam ra ngoài là không xong.

Đừng nên quá nghĩ đến vấn đề thành tích như kêu gọi được bao nhiêu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, mà phải nhìn nhận là đầu tư nước ngoài vào giúp đỡ được những gì cho Việt Nam. Bây giờ đầu tư nước ngoài vào 10 tỉ USD mà có lợi cho đất nước chúng ta thì rất quý, nhưng bây giờ đầu tư nước ngoài vào 100 tỉ USD mà giết chúng ta thì không nên.

Ngày mai, nước ngoài tràn vào đầu tư 300-400 tỉ USD thì chúng ta có nhận không? Nhận để làm cái gì? Nếu đầu tư nước ngoài vào và ôm công nghệ mới, không dạy lại gì cho chúng ta, ta không học được gì thì để làm gì? Ví dụ như Samsung năm rồi doanh thu hơn 23 tỉ USD có thể làm được gì cho mình? Chứ còn 23 tỉ USD xuất mà 21 tỉ USD là tạm nhập tái xuất thì chúng ta chẳng được lợi bao nhiêu so với tất cả những ưu đãi mà ta phải chấp nhận.

Duyên Duyên (thực hiện)
( Một Thế Giới )

Biệt thự sừng sững của “quan” Lào Cai

http://kienthuc.net.vn/nha-dat/biet-thu-sung-sung-cua-quan-lao-cai-367688.html
Cập nhật lúc: 08:50 25/07/2014 (GMT+7)
Căn biệt thự của ông Đặng Xuân Phong, tân Bí thư huyện uỷ Bắc Hà tại TP.Lào Cai được ngưỡng mộ vì vẻ đẹp và sự sang trọng.
Dù đang trong quá trình xây dựng, nhưng ngôi nhà của ông Phong được đánh giá là nổi bật tại địa bàn Tây Bắc này.
Trước khi được điều động làm Bí thư huyện uỷ Bắc Hà, ông Phong từng đảm trách chức vụ Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai.


Căn biệt thự nổi bật được nhiều người ngưỡng mộ.


Cổng vào hoành tráng.

 Căn biệt thự tọa lạc tại TP.Lào Cai.



  Dù chưa xây dựng xong nhưng căn biệt thự được đánh giá là khá sang trọng. 
Theo Gia đình Việt Nam
 

Giá xăng tăng liên tục với mức kỷ lục: lỗi do đâu?

Mua-ban-xang-dau-3-305.jpg
Một cây xăng tại Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây. RFA

Thuế phí bất hợp lý

Vừa qua, Bộ Tài chính đã công khai cơ cấu tính giá xăng dầu, qua đó cho biết thuế và phụ phí chiếm tỷ lệ khoảng 32% của giá bán. Với cách tính đó cho thấy các khoản thuế phí bất hợp lý là nguyên nhân khiến giá xăng dầu tăng cao và người tiêu dùng phải gánh chịu.

Xăng, dầu là một những mặt hàng thiết yếu không thể thiếu trong sản xuất và tiêu dùng, vì thế cho dù như giá cả thế nào thì người sử dụng cũng buộc phải chấp nhận.

Trong nền kinh tế thị trường thì giá cả các loại hàng hóa nói chung được điều chỉnh bởi quy luật cung cầu, giá trị. Ở Việt Nam, một số ngành như điện, xăng dầu, hàng không... thì dường như không hoạt động theo nguyên tắc này, nhưng nhà nước lại luôn xác định giá bán cho người tiêu dùng.

Việc tăng giá xăng dầu có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và xã hội. Khi giá xăng dầu tăng thì sẽ tạo hiệu ứng cho tất cả giá cả hàng hóa dịch vụ khác cũng tăng theo, làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân.

Từ Đà nẵng, Huỳnh Văn Bảy, một lái xe vận tải đã cho biết cảm nghĩ của ông về vấn đề nhà nước tăng giá xăng dầu đã ảnh hưởng tới công việc kiếm sống của mình như thế nào? Ông Huỳnh Văn Bảy cho biết:

“Xăng tăng giá thì khó làm, vì cước không theo kịp thì chạy không có hiệu quả, không có doanh thu. Ví dụ như trước xăng nó rẻ thì mình trừ dầu ít, bây giờ giá tăng thì mình phải trừ dầu nhiều nên mức thu của mình ít lại”.

Theo báo chí trong nước cho biết, từ đầu năm 2014 đến nay, giá xăng dầu ở trong nước đã 6 lần tăng giá bán, đặc biệt trong 15 ngày đầu tháng 7.2014 giá xăng tăng liên tiếp 2 lần, khiến giá xăng tăng ở mức kỷ lục chưa từng có.

Ngày 7.7.2014, Bộ Tài chính lần đầu tiên đã công khai cơ cấu tính giá xăng dầu, theo đó một lít xăng dầu phải chịu thuế nhập khẩu 18%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế bảo vệ môi trường 1.000 đồng, thuế trị giá gia tăng 10%, tương đương với 8.244đ/lít.

Một trạm bán xăng của Petrolimex ở Hà Nội
Một trạm bán xăng của Petrolimex ở Hà Nội
Giải thích nguyên nhân việc tăng giá xăng liên tiếp hai lần trong thời gian gần đây, và nói về việc thu thuế đối với mặt hàng xăng dầu, một cán bộ của Cục Quản lý giá của Bộ Tài chính đề nghị không nêu danh tính cho biết, đó là do thời gian qua giá xăng trên thị trường thế giới tăng mạnh. Điều đó dẫn đến giá bán lẻ thực tế thấp hơn giá cơ sở 918đ/lít, khiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị lỗ. Theo ông, trong việc điều chỉnh giá bán xăng dầu thì yếu tố thuế đã được tính toán rất kỹ để tránh ảnh hưởng đến nền kinh tế và các doanh nghiệp.

Ông cho biết:

“Trong quá trình điều hành, chúng tôi đã cân nhắc yếu tố thuế, tuy nhiên thuế là một khoản thu của nhà nước nên phải được đánh giá rất kỹ. Do vậy khi điều hành giá chúng tôi đã kết hợp hài hòa giữa việc sử dụng quỹ bình ổn và điều chỉnh giá để tránh sự sốc về giá”.
Để có nguồn thu cho ngân sách?

Hiện tại, giá xăng dầu được điều hành theo quy định của Nghị định số 84, theo nguyên tắc cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Nhưng nhiều chuyên gia thấy rằng giá xăng hiện nay đang phải gánh nhiều loại thuế, phí bất hợp lý khiến giá bán lẻ xăng dầu quá cao so với khả năng chi trả của người tiêu dùng.

Giá xăng dầu tại Việt Nam đang ở mức kỷ lục trong khi thuế, phí chiếm gần 1/3 giá bán mặt hàng này và dư luận đặt câu hỏi vì sao nhà nước không giảm thuế thay vì tăng giá xăng, dầu?

Từ Hà nội, chuyên gia kinh tế Nguyễn Thị Hiền thấy rằng trong cơ cấu giá bán lẻ xăng dầu hiện nay có quá nhiều các khoản thuế, phí phụ thu cần phải được xem xét lại cho phù hợp. Theo bà, nếu nhà nước tăng giảm giá xăng dầu do dựa vào giá thế giới tăng giảm, thì Quỹ bình ổn giá xăng dầu cần được xóa bỏ để đảm bảo tính minh bạch trong việc điều hành giá xăng dầu, theo đúng nguyên tắc tăng giảm của kinh tế thị trường.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Thị Hiền cho biết:

“Trên thực tế, rất nhiều cái khoản thuế, phí đưa vào giá xăng dầu để có nguồn thu cho ngân sách, cái đó là một thực tế rất rõ ràng. Chỉ có điều là làm thế nào nguồn thu ngân sách từ xăng dầu nó đừng để giá xăng dầu tăng lên quá mức để nó ảnh hưởng tới giá sản xuất và tiêu dùng”.

Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% cho giá bán xăng dầu là một điều hết sức bất hợp lý, vì xăng dầu cũng như điện nước… là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của người dân, là nguyên liệu đầu vào của sản xuất kinh doanh.

Bà Lê Thị Nga, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội không đồng tình về việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt 10% cho giá bán xăng dầu. Theo bà việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt cho xăng dầu vô tình nhà nước đã coi xăng dầu là mặt hàng xa xỉ như rượu, bia, golf, casino… đây là điều cần phải được khẩn trương xem xét để điều chỉnh.

Phát biểu trong phiên họp Quốc hội gần đây, bà Lê Thị Nga nói:

“Một điều đặc biệt quan trọng là chúng ta đang đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng. Trong khi thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế đánh vào các mặt hàng nhà nước không khuyến khích tiêu thụ, thí dụ như rượu, golf, casino. Tức là các mặt hàng xa xỉ mà nhà nước đánh vào để tiết chế sự tiêu dùng của người dân, không khuyến khích tiêu dùng. Nên không thể coi xăng dầu như rượu, golf, casino được, bởi vì xăng dầu là mặt hàng thiết yếu họ không dùng không được cho nên không thể đánh thuế tiêu thụ đặc biệt để tiết chế tiêu dùng”.

Nói về các giải pháp để khắc phục tình trạng tăng giá xăng dầu được cho là thiếu minh bạch, tránh tình trạng tăng gía tùy tiện làm ảnh hưởng đến nền kinh tế và cuộc sống của người dân. T.S Vũ Thị Minh Hằng, trường Đại học Kinh tế TPHCM cho rằng:

“Tổng Công ty xăng dầu phải hoạt động theo cơ chế thị trường, phải tham gia vào thị trường thế giới như là một số các mặt hàng khác, tức là nó phải tham gia các công cụ phát sinh của nó trong việc ký kết các hợp đồng có kỳ hạn, các hợp đồng giao sau mua bán trên thị trường nguyên liệu, để góp phần vào việc phòng ngừa rủi ro của tỷ giá biến động, phòng ngừa rủi ro của giá xăng dầu.”

Đánh giá về thực trạng kinh doanh xăng dầu ở Việt nam hiện nay, theo báo Đất Việt gần đây đã nhận định cho rằng: “Người dân và các doanh nghiệp ngoài Nhà nước ngoài việc đóng thuế để nuôi các ông “vua” không ngai lại còn phải chịu mua những sản phẩm độc quyền với giá cao và giá trị sản phẩm thế nào cũng phải chịu. Người dân và doanh nghiệp tư nhân còn phải oằn lưng gánh chịu hậu quả của doanh nghiệp độc quyền do quản lý kém cỏi, dốt nát và tham nhũng mang lại”.
Anh Vũ, thông tín viên RFA
2014-07-24 

Bốn lý do tại sao Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 sớm hơn dự kiến

Vào ngày 15 tháng Trung Quốc thông báo giàn khoan dầu khổng lồ Hải Dương 981 đã hoàn thành các hoạt động thăm dò thương mại của nó và sẽ được kéo về đảo Hải Nam. Việc Trung Quốc rút giàn khoan này diễn ra một tháng trước thời hạn tuyên bố ban đầu là ngày 15 tháng 8.
Dàn khoan HD 981 tiến hành hoạt động trong vùng biển tranh chấp nằm trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ). Việt Nam phản ứng bằng cách gửi lực lượng Cảnh sát biển và các đội tàu Hải giám  để phản đối vi phạm chủ quyền tài phán của Trung Quốc. Hậu quả của quyết định rút HD 981 của Trung Quốc đã khiến cuộc đối đầu trên biển giữa các tàu Trung Quốc và Việt Nam  kết thúc một cách nhanh chóng như khi từng mở màn.
Lời thông báo ngày 15 tháng 7 của Trung Quốc đã làm lu mờ bản tin phát hành trong cùng ngày về việc Trung Quốc trả tự do mười ba ngư dân Việt Nam đã bị bắt giữ trước đó.
Hai tiến triển này cho thấy một sự thay đổi chiến thuật trong chính sách của Trung Quốc từ cuộc đối đầu trên biển chuyển sang đối thoại ngoại giao và chính trị. Khung cảnh hiện nay đang mở ra cho các cuộc đàm phán cấp cao giữa Bắc Kinh và Hà Nội để làm thế nào sửa chữa mối quan hệ song phương của họ.
Việc ngưng trệ các hoạt động thương mại bình thường
Các quan chức ngành công nghiệp dầu của Trung Quốc đưa ra hai cách giải thích cho việc ngưng trệ sớm các hoạt động thương mại và việc tái định vị dàn khoan HD 981 đến đảo Hải Nam. Theo tuyên bố của  Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, "hoạt động khoan dầu và thăm dò của dự án Zhongjiannan đã hoàn thành êm thắm đúng lịch trình vào ngày 15 tháng 7 và đã tìm thấy dấu hiệu của dầu khí " Trong thời gian dàn khoan HD 981 hoạt động, hai giếng thăm dò đã được khoan tìm.
Wu Shicun, chủ tịch Viện Quốc gia về nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc (NISCSS), lưu ý rằng kế hoạch ban đầu cho hoạt động của dàn khoan HD 981 là một ước tính dè dặt vốn "dự trù nhiều thời gian hơn cần thiết."
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc cũng lưu ý rằng "một đánh giá toàn diện các trữ lượng  hydrocarbon sẽ được thực hiện dựa trên các dữ liệu địa chất và phân tích thu thập được thông qua các hoạt động khoan và thăm dò. Các sắp xếp cho giai đoạn tiếp theo sẽ tuỳ thuộc vào bản đánh giá toàn diện nêu trên."
Trước khi các hoạt động khoan dò được thực hiện bởi HD 981, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đã đưa ra một báo cáo vào năm 2013, kết luận rằng khu vực xung quanh quần đảo Hoàng Sa không có tiềm năng hydrocacbon thông thường đáng kể.
Vào tháng Năm, các nhà ngoại giao tại Bắc Kinh báo cáo rằng các quan chức của Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc lặng lẽ tâm sự rằng ban đầu khi được yêu cầu để triển khai dàn khoan HD 981 họ đã từ chối, vì cho rằng khu vực thăm dò không phải là một ưu tiên cao vì không có trữ lượng dầu khí đáng kể.
Các nhà phân tích an ninh hàng hải có thẩm quyền truy cập vào hình ảnh vệ tinh cho biết những dấu hiệu vào cuối tháng Năm từ HD 981 là có thể quan sát được, cho thấy rằng giàn khoan đã phát hiện ra một số hydrocarbon. Các nhà phân tích cũng lưu ý rằng chỉ có khoảng mười phần trăm trữ lượng dầu khí sẽ được phục hồi để sử dụng trong thương mại.
Từ kết quả của hoạt động thăm dò, các nhà phân tích Trung Quốc đã cung cấp những đánh giá lạc quan về trữ lượng dầu khí trong khu vực phía Tây của quần đảo Hoàng Sa. Kang Lin, một nhà nghiên cứu tại NISCSS của Trung Quốc, báo cáo rằng một "khối lượng tốt" dự trữ năng lượng với "giá trị thương mại khổng lồ" đã được phát hiện.
Cơn Bão Rammasun và an toàn trên hết
Bản tin tường thuật do Tân Hoa Xã đưa ra ngày 16 tháng 7 mang lại một lời giải thích thứ hai. Trung Quốc rút giàn khoan dầu để tránh thiệt hại do một cơn bão sắp xảy ra. Bản tin trích dẫn Qiu Zhongjian, một nhà địa chất học từ Học viện Kỹ thuật Trung Quốc cho biết, giàn khoan HD 981 đã tính đếncác "tai biến địa chất, sự cố kỹ thuật và khả năng bão." Bản tin Tân Hoa Xã kết luận "vì lý do an toàn, hoạt động thử nghiệm đã không được sắp xếp ngay bởi vì tháng bảy là tháng mở màn mùa giông bão."
Bản thông báo ban đầu về việc triển khai giàn khoan của Cục An toàn Hàng hải Hải Nam cho biết, "công tác khoan tìm trên Biển Đông bởi M/V 'Hai Yang Shi You 091' ... [sẽ được tiến hành từ] từ 2 Tháng năm-đến 15 tháng tám ..." Hiện có nhiều giả định rộng rãi cho rằng ngày cắt ngang 15 tháng 8 là có  liên quan đến mùa giông bão. Nó cũng có nghĩa là Trung Quốc đã tránh được một cam kết bỏ ngỏ.
Trong tuần thứ hai của tháng bảy các nhà khí tượng xác định được một cơn bão nhiệt đới đang nổi lên hướng về Philippines. Cơn bão nhanh chóng đạt đến cấp độ Ba và được đặt tên là cơn bão Rammasun. Cơn bão đổ bộ lên đảo Luzon ngày 15-16 tháng 7 trước khi vào Biển Đông trong một tiến trình hướng đến đảo Hải Nam, miền nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam.
Các nhà phân tích và bình luận đã phân rẽ không biết có phải cơn bão Rammasun tiêu biểu cho một mối đe dọa với HD 981. Một số nhà phân tích cho rằng giàn khoan được xây dựng để chịu được bão. Nhưng, như Sourabh Gupta của Samuels Internationals vạch ra: "giàn khoan đã trải qua các sửa chữa vào năm 2013 và có thể không có khả năng chịu được cơn bão cấp cao trong mùa giông bão (Tháng Bảy-Tháng chín)."
Điều mà hầu hết các nhà bình luận đã bỏ qua là, cơn bão Rammasun là một mối đe dọa cho các hạm đội của hơn một trăm tàu thuyền Trung Quốc mang lại sự bảo vệ cho dàn HD 981. Rõ ràng là các quan chức Trung Quốc đã thận trọng để quyết định ngưng hoạt động. Dàn HD 981 được kéo trở lại vùng lân cận đảo Hải Nam và các lực lượng hải quân phải phân tán để tìm kiếm an toàn nơi các cảng gần đó.
Áp lực Chính trị và Ngoại giao của Mỹ
Ngay sau khi Trung Quốc công bố quyết định rút giàn khoan, đã có những suy đoán về việc phải chăng có các  yếu tố khác – như địa chính trị – khiến ảnh hưởng đến quyết định này. Bonnie Glasser, một nhà phân tích Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, đã được trích dẫn trên tờ The New York Times, nhận xét rằng bà không “loại trừ khả năng Trung Quốc rút giàn khoan ra như một cách giữ thể diện để xoa dịu căng thẳng với Việt Nam.”
Các nhà phân tích khác chỉ ra áp lực của Hoa Kỳ. Họ trích dẫn các trao đổi giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tại Đối thoại Kinh tế và Chiến lược tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 9 đến 10 tháng 7 và một Nghị quyết của Thượng viện Mỹ (S. RES.412) thông qua ngày 10 tháng 7 kêu gọi Trung Quốc phải rút giàn khoan và hạm đội hộ tống, một lời kêu gọi Trung Quốc phải “ngưng” các hành động khiêu khích của phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Michael Fuchs tại hội nghị CSIS lần thứ tư về Biển Đông vào ngày 11 tháng bảy, và một cuộc điện đàm giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình (hôm 14 tháng 7) trong đó Obama kêu gọi một cuộc dàn xếp có tính xây dựng để giải quyết những khác biệt.
Hồng Lợi, người phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã nhanh chóng bác bỏ ảnh hưởng của các yếu tố ngoại lai. Hồng nói rằng việc dàn khoan HD 981 rút ra bởi vì nó đã hoàn thành chương trình khoan tìm của mình và "chẳng có liên quan gì với bất kỳ yếu tố bên ngoài nào." Nói chuyện vói tờ Toàn Cầu thời báo đã lập luận, "việc kết thúc sớm hoạt động của giàn khoan không có liên quan gì với ảnh hưởng của Mỹ."
Ngăn chặn Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc
Thông tin mới lại cho thấy một yếu tố thứ tư có thể giải thích sự chấm dứt sớm hoạt động thăm dò của HD 981. Bắc Kinh rút giàn khoan của mình sớm hơn để ngăn chặn mối quan hệ ngày càng tồi tệ hơn với Hà Nội đến mức Việt Nam không chỉ phải hành động pháp lý chống lại Trung Quốc mà còn phải liên kết chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.
Ngay sau khi cuộc khủng hoảng giàn khoan nổ ra, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã theo đuổi một tư thế ngoại giao hòa giải. Việt Nam ngay lập tức yêu cầu mở các đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao. Khi đề nghị này bị từ chối, Việt Nam đã chào mời được gửi sang một sứ đoàn đặc nhiệm và sau đó nài nỉ xin cho một cuộc viếng thăm của tổng bí thư đảng.
Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trong câu trả lời cho một câu hỏi tại Đối thoại Shangri-La, Việt Nam đã từng thực hiện hơn ba mươi nỗ lực để khai mở đối thoại với phía Trung Quốc nhưng, tính đến 31 tháng Năm, Bắc Kinh vẫn chưa trả lời bất kỳ đề nghị nào.
Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã triệu tập phiên họp toàn thể thứ chín, dự kiến kéo dài từ ngày 8 đến ngày 14 tháng 5. Một cuộc tranh luận nóng đã nổ ra về cách Việt Nam cần đáp ứng với thách thức của Trung Quốc về chủ quyền của Việt Nam. Bản thông cáo cuối cùng được đưa ra sau Hội nghị đã cho thấy một ấn tượng rằng "mọi việc diễn ra bình thường" và không cho thấy gợi ý nào về những bất đồng trong nội bộ đảng về chính sách Biển Đông.
Trong khi Ủy ban Trung ương họp thì các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong ôn hòa bình đã diễn ra tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực đô thị khác vào ngày 11 tháng Năm. Những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc của công nhân Việt Nam tại Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh đã biến thành bạo loạn vào ngày 13,14 tháng Năm. Các quan hệ với Trung Quốc sụp đổ sau khi công nhân đốt phá các nhà máy của Trung quốc và người nước ngoài khác. Trung Quốc lập tức tổ chức các chuyến tàu sơ tán công dân của mình.
Sau khi Hội nghị lần thứ chín, và trước việc phải đối mặt với ngoại giao lì lợm của Trung Quốc, áp lực tiếp tục dâng cao trong nội tình xã hội Việt Nam và đảng phải đi kiện Trung Quốc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành người công khai ủng hộ hành động này nhất nhưng cho rằng thời điểm (kiện tụng) là rất quan trọng. Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã lên tiếng tại Đối thoại Shangri-La cho rằng hành động thưa kiện là một “giải pháp cuối cùng.”
Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia Việt Nam, lưu ý rằng đông đảo quần chúng Việt Nam đã bắt đầu đòi hỏi phải thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc (tiếng Việt là "thoát Trung"). Nói cách khác, dư luận đã chuyển hướng muốn liên kết với Hoa Kỳ.
Ngày 21 tháng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã thực hiện một biện pháp chưa từng có là gọi điện cho Ngoại trưởng John Kerry để thảo luận về căng thẳng ở Biển Đông. Minh cũng hưá hẹn sẽ phối hợp với Mỹ trong việc thực hiện các biện pháp cụ thể để phát triển hơn nữa mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Ngoại trưởng Kerry mời Minh đến Washington để bàn bạc đầy đủ.
Việt Nam hoãn chuyến đi Washington của Minh để chờ đợi kết quả chuyến thăm của Ủy viên Quốc vụ  Trung Quốc Dương Khiết Trì. Các quan chức Việt Nam nói với tác giả bài viết này rằng việc lập tức gửi Minh đến Mỹ là "quá nhạy cảm" vào thời điểm này.
Vào ngày 18 Ủy viên Quốc vụ Dương đến Hà Nội tham dự cuộc họp thường niên từng lên kế hoạch từ lâu của Uỷ ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Hỗn hợp Việt Trung. Ủy ban này giám sát toàn bộ các quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam.   
Các cuộc thảo luận giữa Dương và người đồng cấp Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, không tổ chức để chỉ bàn bạc về vấn đề Biển Đông; nhưng rõ ràng cuộc khủng hoảng giàn khoan đã chi phối cuộc đàm phán. Trong các phát biểu kín đáo, Dương mạnh mẽ khuyên bảo Việt Nam không nên có hành động pháp lý chống lại Trung Quốc vì lợi ích của việc sửa chữa mối quan hệ song phương.
Dương cũng đã tổ chức các cuộc họp với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng. Cuộc họp sau (với TBT Trọng) là đặc biệt quan trọng vì đã dẫn đến một thỏa thuận không chính thức hầu tìm một cách thức mà hai bên cùng chấp nhận để ra khỏi bế tắc hiện nay. Nhằm dọn đường cho các cuộc thảo luận song phương hai bên đã đồng ý sẽ tiến hành các cuộc thảo luận tiếp theo của các viên chức đảng chịu trách nhiệm về ngoại giao.  
Trong khi các chuyên gia ngoại giao của hai đảng Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu nghe ngóng lẫn nhau, các lãnh đạo đảng Việt Nam đồng ý triệu tập một cuộc họp của Ủy ban Trung ương đặc biệt tập trung vào tranh chấp Biển Đông và đề nghị khởi kiện chống lại Trung Quốc. Với ý kiến công chúng ngày càng chống Trung Quốc mạnh hơn cùng ý kiến trong đảng và xã hội nói chung muốn "thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc," có khả năng là Uỷ ban Trung ương sẽ không chỉ chấp thuận việc khởi kiện chống lại Trung Quốc mà còn thông qua các biện pháp để gắn kết chặt chẽ hơn với phía Hoa Kỳ. Chuyến đi của Ngoại trưởng Minh đã được phê duyệt và ông dự kiến sẽ đến thăm Washington vào tháng Chín.
Chính trong bối cảnh này mà Trung Quốc đã quyết định công bố sớm rút dàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển tranh chấp. Theo Tướng về hưu Nguyễn Trọng Vĩnh (xuandienhannom blog, ngày 16 tháng bảy), Trung Quốc cố tình rút giàn khoan để tác động đến kết quả cuộc họp của trung ương đảng CSVN. Sự tình cờ của cơn bão Rammasun chỉ được dùng làm tiền đề. Nếu các quan chức Trung Quốc lo ngại về sự an toàn của HD 981 họ đã nên để yên dàn khoan ở đó chứ không kéo về đảo Hải Nam, nơi bão Rammasun đang hướng tới.
Hành động rút giàn khoan và hạm đội bảo vệ của Trung Quốc sẽ tăng cường phe cánh "thân Trung Quốc" hay phe nhượng bộ trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Thành phần bảo thủ trong đảng của Việt Nam nói chung đã cho thấy bản thân mình là thận trọng và sợ nguy cơ. Ván cờ của Trung Quốc là một món quà cho những ai tin rằng quan hệ với người láng giềng phía bắc của Việt Nam có thể được dàn xếp tốt nhất thông qua quan hệ giữa hai đảng.
Các thành viên khác của đảng xem lợi ích quốc gia quan trọng hơn ý thức hệ xã hội chủ nghĩa. Họ xem hệ thống quan hệ đối ngoại của Việt Nam vốn đặt Trung Quốc lên hàng đầu như một "đối tác hợp tác chiến lược toàn diện" đã trong tình trạng tơi tả. Họ lưu ý rằng Hoa Kỳ, dù chỉ là một "đối tác toàn diện" nhưng đã hỗ trợ cho chủ quyền của Việt Nam nhiều hơn so với Nga, một đối tác chiến lược toàn diện đứng thứ hai trong hệ thống đối ngoại.
Giờ đây, các nhà lãnh đạo Việt Nam phải đối diện với những quyết định khó khăn. Nếu họ hủy bỏ không thưa Trung Quốc ra tòa và do dự trong việc đẩy mạnh hợp tác quốc phòng an ninh với Hoa Kỳ, thì có gì đảm bảo rằng các tàu thăm dò dầu khí của Trung Quốc và các giàn khoan sẽ không trở lại trong tương lai? Nếu Việt Nam quyết định cứ tiến hành việc thưa kiện thì đổi lại họ sẽ phải chịu biện pháp trừng phạt áp đặt gì từ Trung Quốc ?
Hành động của Trung Quốc trong giải quyết căng thẳng và chuyển từ đối đầu trên biển sang ngoại giao đã vô hiệu hóa các nỗ lực của Mỹ muốn thúc đẩy mạnh mẽ sự tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế tại Hội nghị Bộ trưởng sắp tới trong Diễn đàn Khu vực ASEAN vào tháng Tám. Nó cũng có khả năng rằng sự chuyển đổi chiến thuật của Trung Quốc sẽ được các thành viên ASEAN hoan nghênh khi họ đang lo lắng cho cả sự quyết đoán hung hăng gần đây của Trung Quốc lẫn việc không ưa phải đối đầu trực tiếp với đất nước này.
Carl Thayer - The Diplomat 
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
(FB. Le Tuan)

Việt Nam cần kiện ngay Trung Quốc ra Toà án Quốc tế

Việt Nam cần kiện ngay Trung Quốc ra Toà án Quốc tế

 Việt Nam cần tiến hành kiện Trung Quốc ngay ra Toà án Quốc tế là ý kiến của nhiều đại biểu trước thềm hội nghị quốc tế về biển Đông 2014, được khai mạc vào sáng hôm nay, ngày 25.7 tại TP.HCM.

Theo nhiều đại biểu, ngay lúc này là thời cơ thuận lợi để Việt Nam khởi kiện Trung Quốc về nhiều vấn đề như gây cản trở khai thác và thiệt hại kinh tế dầu khí, an toàn lưu thông hàng hải, di sản biển, và việc cản trở, gây thiệt hại đến đời sống kinh tế của ngư dân Việt Nam trên biển…

Hội nghị quốc tế về biển Đông 2014 chủ đề: “Tranh chấp trên biển Đông dưới góc nhìn dân sự”, diễn ra trong hai ngày 25.7 và 26.7, do đại học Tôn Đức Thắng đăng cai tổ chức.
Hội thảo có 22 bài tham luận, được trình bày bởi nhiều học giả trong và ngoài nước đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học đơn vị nghiên cứu về luật quốc tế, quan hệ quốc tế về biển Đông
Tại hội nghị, đặc biệt có các chuyên gia nổi tiếng trên thế giới về biển Đông như: GS Carl Thayer - chuyên gia nghiên cứu về biển Đông thuộc học viện quốc phòng Úc; GS Ramses Amer - nghiên cứu viên cao cấp của trung tâm Nghiên cứu Đông Á thuộc đại học Stockholm (Thụy Điển); GS Nguyễn Mạnh Hùng - chuyên gia về chính trị và bang giao quốc tế viện đại học George Mason…

Trong khuôn khổ hội nghị, các chuyên gia sẽ đi vào trọng tâm xung quanh về chính sách quản lý xung đột và giải quyết tranh chấp thông qua việc chấp hành luật lệ quốc tế; hay phương thức quản lý xung đột bằng con đường ngoại giao, ôn hòa để giữ gìn biển Đông thành một khu vực hòa bình, hợp tác và thịnh vượng.
Tại hội nghị, cuộc thi thiết kế công trình “Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma” cũng được công bố, do tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp bộ Lao động - Thương binh và xã hội, trung ương đoàn thanh niên Việt Nam vận động tổ chức.
  Lê Quỳnh
(Một Thế Giới)
 

Cuộc Chiến Phe Cánh Hậu Giàn Khoan

Giữa tháng 7 năm /2014 Trung Quốc chính thức rút giàn khoan HY-981 khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa, chấm dứt một cuộc “dàn quân” và khẩu chiến leo thang có nguy cơ châm ngòi xung đột vũ trang giữa các bên có lợi ích liên quan.
Tuy nhiên, dư chấn của giàn khoan này để lại là không nhỏ. Một cuộc “động đất chính trị” lan tỏa mạnh trong Việt Nam, bắt đầu từ lời tuyên bố được coi là “mạnh mẽ hơn trước đây” của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi nói về ‘tình hữu nghị mơ hồ lệ thuộc” giữa Việt Nam-Trung Quốc và đáp lại là bài viết của báo đảng Trung Quốc khi kêu gọi ‘đứa con hoang đàng Việt Nam hãy trở về”

Theo nhiều luồng dư luận nhận định rằng giàn khoan HY-981 chỉ là mở đầu cho cuộc chiến Mỹ-Trung về ảnh hưởng tại châu Á nói chung và lợi ích địa chính trị tại Biển Đông cùng kênh đào Kra nói riêng của các quốc gia có liên quan. Trước âm mưu đó, quốc gia trực tiếp chịu ảnh hưởng nhất là Việt Nam sẽ thế nào? Phải chăng giàn khoan đã được rút đi nhưng cơn chấn động vẫn còn ở lại, một cơn chấn động chính trị cho nội bộ ban lãnh đạo đảng Cộng Sản VN, tuy ngấm ngầm nhưng ngày càng gay go hơn, từ nay đến Đại Hội đảng 2016. Ai sẽ nắm được quyền chủ động? TBT Nguyễn Phú Trọng hay TT Nguyễn Tấn Dũng?
“Nhóm thân Trung Quốc” ?
Lâu nay giới quan sát chính trị Việt Nam cho rằng có sự ảnh hưởng của Trung Quốc vào chính trị Việt Nam qua hội nghị Thành Đô 1990, trong đó có một số thỏa thuận nay đã được hé ra cho quần chúng biết, như “các vấn đề có thể gây ảnh hưởng cho nhau giữa hai đảng- hai nước mà cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc không đăng thì cơ quan ngôn luận đảng cộng sản Việt Nam không đăng” (1)
Cũng trong thời gian có giàn khoan, website tự công bố là “chính thức của thủ tướng”, trang www.nguyentandung.org, đã đăng tải nhiều thông tin lâu nay là “cấm kỵ”, mang tính công kích đảng, như ‘nếu đảng không dẫn dắt nhân dân khởi kiện Trung Quốc thì còn cần đảng lãnh đạo làm gì nữa”, “ngăn cản khởi kiện là phản bội dân tộc”. (2)
Các quan chức của đảng hiện nay vẫn còn nói rằng đang cân nhắc thời điểm hợp lý để có lợi ích lớn nhất khi kiện. Nhân dân thì không hiểu thế nào hợp lý khi mà Trung Quốc đã nổ súng chiếm Hoàng Sa năm 1974, Gạc Ma ở Trường Sa năm 1988, nhất là trong thời gian diễn ra sự việc giàn khoan, đã có 2 ngư dân chết. Đã 40 năm qua rồi (tính từ 1974) vẫn chưa có thời điểm hợp lý hay sao, dù Trung Quốc đã bắn chết hàng trăm binh sĩ và người dân, cùng xây nhà, sân bay, trường học ở hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa?
Sự nhân nhượng lâu nay của “lực lượng duy nhất có đủ uy tín và sáng suốt để lãnh đạo đất nước“ là Đảng Cộng Sản Việt Nam trước Trung Quốc sau một loạt những diễn biến kể trên khiến người ta có thể tin rằng thông tin nói “một bộ phận trong đảng là thân Trung Quốc và bị Trung quốc chi phối” là có cơ sở ?
Nhóm thân Mỹ ?
Một luồng dư luận khác cũng nhận định rằng các đời Thủ tướng Việt Nam, khởi đi từ thời kì đổi mới năm 1986 đến nay, có xu hướng ngả về Phương Tây và Mỹ, để qua đó kêu gọi sự ủng hộ tài chánh, kỹ thuật, nhằm phát triển đất nước.
Đến thời điểm trước 1986, do theo ý thức hệ cộng sản-XHCN, nên quyền lực của chức danh Tổng Bí Thư là lớn nhất, nên khi đó ở chức danh này có thể huy động sự ủng hộ của các quốc gia XHCN khác như Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu. Khi mà Việt Nam không liên hệ với thế giới tư bản, chức Thủ tướng được đảng dựng ra để quản lý đất nước trong đối nội, chỉ có vai trò khiêm tốn trong thiết chế quyền lực cộng sản thời kỳ bấy giờ.
Sau khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã, đảng buộc phải thực hiện “đổi mới” , mở cửa bang giao với thế giới tư bản. Theo đó, vai trò của chức danh Thủ tướng dần dần trở nên quan trọng, vì vốn dĩ các quốc gia Châu Âu và Bắc Mỹ giàu có chỉ làm việc với chính phủ, theo đúng truyền thống ngoại giao quốc tế, không làm việc với đảng cầm quyền.
Chức danh thủ tướng Việt Nam từ vai trò “hình nhân thế mạng” ở quá khứ đã dần dần có ưu thế hơn qua việc kiêm lo đối nội lẫn đối ngoại theo quốc tế đòi hỏi. Kết quả là chính phủ có vai trò quan trọng trong việc ban hành chính sách, thương thảo quốc tế, có quyền lực độc lập hơn qua việc huy động được các nguồn hỗ trợ tài chánh bên ngoài từ Mỹ và phương Tây.
Chính vì thế nên sau 1975 đến nay các đời Thủ tướng Việt Nam đều “không yên thân”. Phạm Hùng thì bị chết trong một tai nạn giao thông khi đương chức, Võ Văn Kiệt suýt bị thay thế năm 1990 (vụ Hà Phan), khi về hưu thì bị quản chế, theo dõi, và theo tin đồn, bị “mưu hại” khi muốn lập lại đảng Lao Động. Phan Văn Khải thì than thở với những người thân tín đại ý “chúng nó nắm hết, mình có quyết được gì nhiều đâu”, về hưu khi chưa hết nhiệm kỳ rồi sống tiếp trong im lặng. Mới đây là Nguyễn Tấn Dũng suýt bị kỷ luật vì “điều hành kinh tế yếu kém, phai nhạt lý tưởng và đạo đức cách mạng” theo diễn văn tổng kết tại Hội Nghị Trung Ương 6 của đảng năm 2012 (3). Phải chăng hệ lụy kéo theo do mâu thuẫn này là cái chết của vài ông tướng thứ trưởng an ninh-tình báo của công an Việt Nam trong mấy năm qua nhằm giấu kín các âm mưu thanh trừng này khỏi vỡ lỡ ?
Các sự kiện đã xảy ra như thế đã làm dư luận sinh ra nghi ngờ, không thiếu cơ sở, rằng lâu nay luôn có tranh chấp mạnh mẽ trong đảng về đường lối đối ngoại “theo Trung hay theo Mỹ” giữa 2 nhóm Tổng Bí Thư và nhóm Thủ Tướng, và cao trào nhất là mấy tháng qua. Và phải chăng đại hội 12 của đảng vào năm 2016 sẽ là hiệp đấu quyết định, do đó Trung Quốc thấy cần rút giàn khoan để tạo lại uy thế cho nhóm thân Trung Quốc trong đảng hiện nay?
Trận chiến hai bên
Từ năm 2012 đến nay, người đứng đầu chính phủ nhiều lần phát ngôn “mang tính chống đối bành trướng Trung Quốc”, nhất là từ khi có giàn khoan, còn người đứng đầu đảng là Tổng Bí Thư thì tập trung vào việc chống tham nhũng. Thậm chí ngay khi giàn khoan còn hiện diện, ông Nguyễn Phú Trọng im lặng khá lâu và khi phát ngôn lại thì dù phải chống việc Trng quốc đặt giàn khoan nhưng vẫn luôn cảnh giác phải thận trọng “sai một ly đi một dậm”, vẫn đặt nặng việc bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, cảnh giác âm mưu “diễn biến hòa bình” của “các thế lực thù địch”….
Trong thiết chế một đảng độc quyền lãnh đạo, việc chống tham nhũng trong thực chất thường chỉ là một hình thức thanh trừng nội bộ để củng cố quyền lực hơn là chống tham nhũng thực sự. Việc Tập Cận Bình đang làm với nhóm Chu Vĩnh Khang- Bạc Hy Lai phải chăng sẽ là hình ảnh cuộc chống tham nhũng của Việt Nam trong tương lai gần đến do tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt để thanh trừng nhóm chống đối phía Thủ tướng?
Và phía Thủ tướng cũng chống tham nhũng để phản công lại. Nếu đảng đem “người được coi là nhóm thủ tướng” là Phạm Thanh Bình ở Vinashin ra xử thì Thủ tướng cũng đem Dương Chí Dũng ở Vinalines ra xử, mà cao trào vụ án này là cái chết của một tướng an ninh lâu nay trung thành với đảng là thượng tướng Phạm Quý Ngọ.
Truyền thông nhà nước nói rằng tướng Ngọ “chết vì bệnh” và sau đó các cơ quan tư pháp Việt Nam tuyên bố khép lại vụ án Vinalines và các lời khai của Dương Chí Dũng về các nhân vật “cao cấp hơn tướng Ngọ”. Tưởng hết chuyện, không ngờ tháng 6 vừa qua, vụ việc lại mở ra lần nữa, qua quyết định kiểm toán lại Vinalines do Đinh La Thăng ký, và tuyên bố của Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban nội chính trung ương “các lời khai của Dương Chí Dũng đang được tiếp tục điều tra”, vào tháng 6/2014 vừa qua
Có lẽ ông Nguyễn Bá Thanh, người được coi là cánh tay chống tham nhũng của Tổng bí thư, với tính cách thắng thẳn cùng khát vọng cải cách của mình, đã bất mãn với nhóm thân Trung Quốc đang bị nhân dân coi là “nhu nhược”, nên chuyển qua ủng hộ nhóm Thủ tướng bằng cách mở rộng tiếp điều tra vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn. Dương Chí Dũng khai rằng có đưa 500.000 USD cho tướng Ngọ, nhưng nhân dân nghĩ rằng nếu có việc tướng Ngọ thả Dũng, thì không thể vì 500,000 USD đó. Với một Thượng tướng an ninh cao cấp đang ở thế ngôi sao sáng, không thể và không dại gì vì “tham vặt 10 tỷ đồng” mà hủy tiền đồ chính trị đang lên của mình.
Và phải chăng nhóm Thủ tướng lại có cú phản đòn thứ hai và thứ ba vào lúc này khi mà liên tiếp trong hai ngày 21 và 22 tháng 7/2014, Tổng thanh tra chính phủ và Tổng cục cảnh sát tuyên bố vào cuộc điều tra hai vụ đại án. Một vụ lem nhem giải tỏa đền bù ở quận Đống Đa từ năm 2004 (thời kỳ ông Nguyễn Phú Trọng còn là Bí thư thành ủy Hà Nội) và vụ vỡ ống nước 9 lần của Vinaconex, một doanh nghiệp lớn có vốn nhà nước và có nhiều “quan hệ sâu xa” với 2 ủy viên Bộ Chính Trị “được coi là trong nhóm Tổng bí thư”. Đó là Tô Huy Rứa, Trưởng ban tổ chức trung ương, và Phạm Quang Nghị, Bí thư thành ủy Hà Nội đương nhiệm.
Rất đáng chú ý trong cách nhóm chính phủ vào cuộc hai vụ án này, một là phát biểu của ông Nguyễn Hồng Điệp (Trưởng ban tiếp dân Trung ương) “trong hai cuộc thanh tra thì một lần Bộ Xây Dựng phải thu hồi quyết định thanh tra mà không nói rõ lý do. Đặc biệt, hồ sơ vụ việc cho biết, tại lần thanh tra lần thứ nhất từ tháng 7/2007 đến tháng 7/2008, có 4 trong 9 nội dung Thanh tra Bộ Xây dựng không thể tiến hành để đưa ra kết luận vì “thái độ chống đối, thiếu hợp tác của công ty Bảo Long” và “thái độ bao che dung túng của chính quyền các cấp tại địa phương”, và “trong năm nay dù đầu năm không có kế hoạch làm nhưng phải kiên quyết làm ngay”(4).
Cả hai vụ đều có chung một sự lạ nữa, trái với thông lệ, là các ‘đại án ngàn tỷ” thì an ninh có thẩm quyền điều tra, nhưng lần này theo tuyên bố của Thanh tra chính phủ thì là Tổng cục cảnh sát đang điều tra. Phải chăng các vụ này có dính đến các ủy viên Bộ Chính Trị trong nhóm đối lập với Thủ tướng, nên lực lượng an ninh, vốn lâu nay được coi như “thanh kiếm của đảng”, đã bị Thủ tướng cho đứng ngoài cuộc, thay bằng lực lượng cảnh sát?
Tương lai của đảng ?
Trong bối cảnh Việt Nam đang cần cải cách thể chế để vào TPP, một lối thoát quan trọng cho sự trì trệ của nền kinh tế hiện nay, và cần một thỏa thuận liên minh với Mỹ và khối đồng minh lâu đời của Mỹ ở Đông Á nhằm đương cự được với bành trướng Trung Quốc, thì có thể “trận nội chiến” của hai nhóm trong đảng sẽ có kết quả vào hội nghị Trung Ương 10 cuối năm nay. Các đòn thế của hai bên --một đằng là “bỏ phiếu tín nhiệm nếu không đạt là cho nghỉ ngay” mà Tổng bí thư đã tuyên bố, và một đằng là sự vào cuộc ngoài kế hoạch cua nhóm Thủ tướng để tiếp tục làm sáng tỏ 3 vụ án nói trên—phải chăng là những đòn tiến công đưa ra trước khi có Hội Nghị TW 10 là để làm mất uy tín nhau ?
Trong các diễn biến như thế, có một luồng dư luận nhận định rằng có thể Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang lên kế hoạch chuẩn bị nắm chức Tổng bí thư đảng tại đại hội 12 để thực hiện tuyên bố đầu năm “Đảng nắm chắc ngọn cờ dân chủ”. Chỉ có nắm được đảng, với sự hỗ trợ của Mỹ và phương Tây, mới có thể “nắm chắc ngọn cờ dân chủ”và mới có đủ sức đương cự lại bành trướng Bắc Kinh.
Và phải chăng, để vô hiệu hóa kế hoạch này, nên phiá Tổng bí thư đã đi một bước trước. Ngày 23/07/2014 vừa qua, Bí thư thành ủy Hà Nội, người ‘đang được coi là’ ‘tổng bí thư dự bị” vào đại hội 12 năm 2016, đã đi Mỹ và “vận động Mỹ ủng hộ Việt Nam”. Trong khi đó thì Ngoại trưởng Phạm Bình Minh vẫn chưa được đi Mỹ dù đã được Ngoại Trưởng John Kerry của Mỹ mời từ lâu.
Theo truyền thông đưa tin thì ông Phạm Quang Nghị đi theo lời mời của Bộ Ngoại Giao Mỹ. Dường như chuyến đi này không có gì quan trọng cho quan hệ Việt-Mỹ theo các tin tức loan ra. Như vậy phải chăng nhóm thân Trung Quốc trong đảng vận động cho chuyến đi này để thực hiện kế hoạch “một ná hai chim”. Một là chứng tỏ cho dư luận thấy nhóm Tổng bí thư không vì e ngại đánh mất quan hệ với Trung Quốc mà bỏ qua việc vận động Mỹ ủng hộ Việt Nam giữ chủ quyền, hai là “vua kế vị” Phạm Quang Nghị muốn giành bớt ảnh hưởng của “người toan tính tiếm quyền” Nguyễn Tấn Dũng trong thời gian từ đây đến khi đại hội đảng 12 diễn ra ?
Phía Thủ Tướng chẳng thể ngồi yên. Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đang đi một vòng các nước Âu châu, và chắc sẽ qua Mỹ trước HNTW 10, khi mà Thủ tướng Dũng đã nắm chắc được đa số phiếu trong Bộ CT.
Trong một diễn biến khác, cũng xảy ra một việc thú vị. Trên tờ Người Đô Thị, tờ báo, theo dư luận, đang được coi là “cơ quan phát ngôn của một xu hướng cải cách chính trị bên trong thành ủy TpHCM”, đã cho đăng một trang truyện tranh sáng tác ngắn, trong đó có lời phát ngôn muốn ‘bỏ búa liềm” và dùng “công cụ” của một nước Viễn Đông xa xôi mang tính trung lập (5). Phải chăng đó là tín hiệu báo ra bên ngoài về một chiến lược cải cách chính trị của Việt Nam trong tương lai khi nhóm thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thắng thế. Mô thức sẽ là “bỏ búa liềm” trong ngắn hạn, trung hạn là mô hình Nga năm 1991 và dài hạn là mô hình một nhà nước dân chủ trong thế trung lập (và chuyên lo kiếm tiền để giàu mạnh) như thông điệp lồng trong nội dung truyện tranh? Một câu truyện bằng tranh thật “táo bạo” trên một tờ báo “lề phải” và trong khuôn khổ của chế độ độc đảng Mác xít-Lêninit hiện nay. Nó có báo hiệu tương lai “bỏ búa liềm”, tự lột xác, của đảng CS hiện nay hay không? Nó có báo hiệu một mùa xuân dân chủ phi Mác xít tại Việt Nam hay không? Những câu hỏi đó chỉ có lời giải đáp khi cuộc “nội chiến” trong đảng chấm dứt, và cần được theo dõi trong những tháng năm tới.
Người ta nói cái đập cánh của một con bướm cũng có khả năng gây ra cơn bão. Chính trường Việt Nam đang có hàng loạt dấu hiệu và hoạt động sóng gió như vậy, e rằng cơn bão tư tưởng, chính trị sẽ còn lớn hơn bão Thần Sấm vừa qua, chỉ là không biết nó thổi về hướng nào, Mỹ hay Trung Quốc?
Nguyễn An Dân
(Ngày 23/07/2014)
 
  • Ngoại trưởng Nhật sắp công du VN (BBC) - Ngoại trưởng Nhật Bản thông báo sẽ có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 31/7 đến 2/8 nhằm đẩy mạnh hợp tác về an ninh trên biển cũng như trong các lĩnh vực khác.
  • Phạm Chí Dũng: Vì sao ông Phạm Quang Nghị diện kiến chính giới Mỹ? (RFI) - Chuyến đi Mỹ của Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh theo lời mời của Hoa Kỳ, nhất là sau sự kiện Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Hoàng Sa, được nhiều người chờ đợi nhưng mãi vẫn không thấy động tĩnh gì. Trong khi mới đây lại bất ngờ có tinông Phạm Quang Nghị, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội viếng thăm nước Mỹ.
  • Xác máy bay Air Algérie được tìm thấy tại miền Bắc Mali (RFI) - Xác vỡ nát của chiếc máy bay Air Algérie, mất tích sáng sớm ngày 24/07/2014 với 118 người, trong đó có 54 công dân Pháp, đã được tìm thấy tại miền Bắc Mali. Không một ai sống sót sau tai nạn. Một biệt đội lính Pháp đã được điều đến nơi để bảo vệ hiện trường. Theo hãng Air Algérie, chiếc máy bay nói trên đã cất cánh từ Ougadougou, thủ đô Burkina Faso vào đêm 23 rạng sáng 24/07 để bay đến Alger. Nhưng 50 phút sau khi cất máy bay này đã biến mất khỏi màn hình radar.
  • Nhật -Trung đọ sức tại Châu Mỹ La Tinh (RFI) - « Trung Quốc và Nhật Bản cạnh tranh tại Mỹ La Tinh», tựa một bài báo trên Les Echos. Tờ báo nhận định, trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rời Châu Mỹ La Tinh với nhiều hiệp định thương mại được ký kết , đến lượt Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đáp máy bay đến Mêhicô.
    Chuyến công du lần này kéo dài 11 ngày tại 5 quốc gia diễn ra trong hoàn cảnh thâm hụt thương mại của Nhật đang đạt mức kỷ lục vào 6 tháng đầu năm.
  • Nga bất ngờ tăng lãi suất (BBC) - Ngân hàng trung ương Nga bất ngờ nâng lãi suất lên trong lúc đang có những quan ngại về lạm phát và "căng thẳng địa chính trị".
  • IMF hạ dự báo tăng trưởng của 5 nước ASEAN (RFI) - Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố ngày 24/07/2014, dự báo tăng trưởng của năm nước ASEAN được gọi là ASEAN-5 (gồm Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Indonesia) được cho là 4,6% trong năm nay và 5,6% vào năm 2015.
  • 120 năm cuộc chiến Trung-Nhật (BBC) - Báo chí TQ kêu gọi thành lập sức mạnh hải quân nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày nổ ra cuộc chiến Trung-Nhật với thất bại thuộc về TQ.
  • QUỐC TẾ: Thủ tướng Nhật thăm Nam Mỹ (RFI) - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 25/07/2014 bắt đầu chuyến công du dài ngày các nước Nam Mỹ, đến thăm Mêhicô, Trinidad, Tobago, Colombia, Chilê và Brazil.
  • Khám nghiệm thi thể chủ phà Sewol bế tắc (BBC) - Cơ quan khám nghiệm tử thi của Nam Hàn cho biết họ không thể xác định nguyên nhân gây ra cái chết của vị tỷ phú bị đổ lỗi cho thảm họa chìm phà gần đây.
  • Tranh cãi Việt Nam - Phần Lan về lô thiết bị tên lửa bị chặn giữ (RFI) - Hải quan Phần Lan ngày 24/07/2014 chính thức xác nhận đã mở cuộc điều tra về lô linh kiện tên lửa từ Việt Nam gởi qua Ukraina bằng đường hàng không và đã quá cảnh sân bay Helsinki. Lô hàng này đã bị chặn giữ vì bị tình nghi vi phạm luật lệ Phần Lan về xuất khẩu« vật liệu» quốc phòng.
  • Úc nên hối thúc Việt Nam tôn trọng nhân quyền ? (RFI) - Nhân cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ 11 giữaÚc và Việt Nam tại Hà Nội ngày 28/07/2014, tổ chức Human Rights Watch kêu gọi chính phủ Canberra thúcép Hà Nội tôn trọng nhân quyền. Cuộc đối thoại nhân quyền lần tới giữaÚc và Việt Nam sẽ là cuộc đối thoại đầu tiên với Hà Nội của chính phủ của thủ tướng Tony Abbott, kể từ khiông lên nhậm chức.
  • Hạ cánh chính trị không còn an toàn? (RFA) - Việc phải đến đã đến, ngày 23/7 Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm của đảng viên đối với ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ. Hạ cánh chính trị ở Việt Nam phải chăng không còn an toàn như trước kia nữa?
  • Hậu giàn khoan 981: Quỳ gối không phải là tính cách của người VN (BaoMoi) - “Vietnam and China relations: Ground Shaken” đăng trên trang Eurasia Review ngày 24.7. Nội dung đề cập ý tưởng bắt nạt Việt Nam của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã gây bất ổn trong quan hệ Việt-Trung và trong vụgiàn khoan Haiyang Shiyou 981, Việt Nam đã kiềm chế một cách sáng suốt. Một Thế Giới xin trích dịch:
  • Nghề nuôi tôm đất ở Đầm Dơi (RFA) - Về Đầm Dơi ăn tôm đất! Cái câu cửa miệng ấy đã thành quen thuộc đối với du khách cũng như những người xứ miệt vườn miền Tây Nam Bộ mấy chục năm nay.
  • Hàng không Đài Loan tạ lỗi, nhận trách nhiệm vụ rớt máy bay (RFA) - Tại Đài Loan, sáng nay cả 5 tờ báo lớn nhất ở Đài Bắc đều đăng tải lá thư xin lỗi của công ty hàng không TransAsia Airways, mang nội dung nhận lãnh mọi trách nhiệm về tai nạn xảy ra hôm thứ Tư vừa rồi, khiến 48 người thiệt mạng và 10 người bị thương.
  • Quốc tế khẩn trương kêu gọi hưu chiến tại Gaza (RFI) - Cuộc tấn công của Israel vào vùng Gaza của người Palestine bước qua ngày thứ 18, hơn 800 nguời thiệt mạng. Ngành ngoại giao Mỹ và Liên Hiệp Quốc đang cố sức thuyết phục Nhà nước Do Thái và lực lượng Hồi giáo Hamas chấp nhận hưu chiến để đàm phán.
  • TT Petro Poroshenko đối mặt trở ngại nội bộ (RFA) - Tổng Thống Ukraine, Petro Poroshenko đang phải đối phó với những trở ngại nội bộ, sau khi đồng minh chính trị của ông là Thủ Tướng Arseniy Yatsenyuk bất ngờ thông báo sẽ từ chức, lấy lý do là các đảng phái đối lập không ủng hộ kế hoạch đổi mới do ông đề ra, trong khi các đồng minh Tây Phương đều ủng hộ những kế hoạch này.
  • Thủ tướng Ukraina từ chức (RFI) - Ngày 24/07/2014, Thủ tướng Arseni Iatseniouk từ chức sau khi liên minh cầm quyền bị tan vỡ. Hai đảng trong liên minh này đã rút lui. Tổng thống Ukraina hết sức hài lòng, vì ngay lúc tranh cử,ông đã hứa cho bầu lại Quốc hội trước thời hạn. 
  • Trễ nhiều chuyến bay do Trung Quốc tập trận (RFI) - Sau nhiều ngày im lặng trước các tin đồn ngày 25/07/2014 Tổng cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) mới xác nhận các cuộc tập trận là nguyên nhân của hàng loạt chuyến bay bị chậm trễ hay hủy chuyến trong tháng này.
  • Tai tiếng thịt ôi Trung Quốc lan tới Hồng Kông (RFI) - Hệ thống nhà hàng ăn nhanh McDonald’s Hồng Kông rút khỏi thực đơn các sản phẩm chế biến bằng thịt gà. Cơ quan an toàn thực phẩm Hồng Kông ngưng nhập thịt do tập đoàn Trung Quốc Phúc Hỷ Thượng Hải cung cấp. Đối tác Mỹ OSI của nhà cung cấp Trung Quốc xin lỗi khách hàng vì bê bối thực phẩm.
  • Trao đổi thư tín với thính giả (25.07.2014) (RFA) - Mục trao đổi thư tín kỳ này xin trích đăng những ý kiến của quý khán thính giả cùng độc giả nhân 60 năm sự kiện ký kết Hiệp định Geneva năm 1954, qua 2 bài viết “Bài học từ Hiệp định Geneve” của Biên tập viên Gia Minh và bài “Hiệp định Geneva: Bài học gì cho Bộ Chính trị Đảng CSVN ngày nay?” của tác giả Lưu Trường Quang.
  • Giàn khoan Hải Dương đang ở đảo Hải Nam (VOA) - Trang web của Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc ngày 24/7 đăng tin giàn khoan Hải Dương 981 hiện đang được đặt tại vị trí cách đảo Hải Nam chừng 70 hải lý về phía Đông Nam
  • Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc (BaoMoi) - Báo Inquirer (Philippines) đưa tin ngày 24-7, kiều dân Philippines đã tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình phản đối hành động bắt nạt của Trung Quốc ở biển Đông trước sứ quán Trung Quốc ở Mỹ (New York, Los Angeles, Washington D.C., Guam), Canada (Vancouver), Úc (Sydney), Ý (Rome) và một số thành phố lớn trên thế giới.
  • Hoạt động hướng về biển, đảo quê hương (BaoMoi) - Chiều 25-7, tại TP Vinh, lãnh đạo tỉnh Nghệ An và đại diện các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã gặp mặt, thăm hỏi, động viên và tặng quà các gia đình cán bộ, chiến sĩ hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư trên địa bàn tỉnh đang làm nhiệm vụ trên Biển Đông bảo vệ chủ quyền, biển, đảo của Tổ quốc.
  • Biển Đông là vấn đề toàn cầu (BaoMoi) - Trong những năm gần đây, những tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông chẳng những gây ảnh hưởng đến cuộc sống của ngư dân mà còn đe dọa nền hòa bình và quyền tự do hàng hải của các quốc gia trong khu vực
  • Nỗ lực duy trì hòa bình ở Biển Đông của quốc tế không được tôn trọng (BaoMoi) - QĐND - Tờ “The Philippine Star” ngày 25-7 dẫn lời nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ma-ri Háp (Marie Harf) cho rằng, căng thẳng trên biển giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng có phần hạ nhiệt so với những tuần trước. Tuy nhiên, bà cũng cho rằng có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc thực sự vẫn đang tăng cường biện pháp nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền và thay đổi nguyên trạng ở khu vực, dẫn tới căng thẳng. Oa-sinh-tơn kêu gọi các bên làm việc để hình thành Bộ quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông, bà Ma-ri Háp nhấn mạnh. “Chúng tôi khuyến khích các bên làm việc với nhau và nỗ lực giải quyết các vấn đề mà không làm leo thang căng thẳng”, bà nói.
  • “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam” (BaoMoi) - QĐND - Ngày 26-7, tại TP Hồ Chí Minh, hơn 30 chuyên gia quốc tế về luật quốc tế nói chung và luật biển nói riêng sẽ tham gia thảo luận về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. “Các học giả này chưa từng dự các hội thảo về Biển Đông đã được tổ chức tại Việt Nam từ trước đến nay”, GS. TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, nói tại cuộc họp báo chiều 25-7 giới thiệu về cuộc hội thảo quốc tế “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam”, do trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức.
  • Tranh chấp biển Đông: Tìm kiếm đối sách với chính sách hai mặt của TQ (BaoMoi) - Cần giải quyết các tranh chấp trên biển Đông bằng con đường Luật lệ quốc tế, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp khác nhau ở nhiều góc độ dân sự lẫn khoa học. Đây là những điểm mà các học giả trong và ngoài nước thảo luận tại ngày đầu tiên của hội nghị quốc tế về biển Đông, chủ đề “Tranh chấp trên biển Đông dưới góc nhìn dân sự”, vào ngày 25.7.
  • Ngày 26/7, Hội thảo quốc tế về Biển Đông (BaoMoi) - Chiều 25/7, tại TP HCM, Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với trường Đại học Luật TP HCM tổ chức họp báo thông báo về Hội thảo quốc tế “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam” sẽ diễn ra vào ngày mai (26/7).
  • Ra mắt MV xẩm về Biển Đông 'Tiễn trừ cướp biển' (BaoMoi) - Thể hiện tinh thần dân tộc trước sự kiện biển Đông với loại hình nghệ thuật truyền thống Xẩm (Xẩm Sai), nhóm xẩm Hà Thành vừa ra mắt MV xẩm Tiễn trừ cướp biển vào sáng 25/7 tại Đình Kim Liên, Hà Nội.
  • Nhiều chuyên gia quốc tế tham dự hội thảo về biển Đông tại VN (BaoMoi) - (TNO) Chiều 25.7, tại TP.HCM, ĐH Luật TP.HCM phối hợp Hội Luật gia Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo quốc tế "Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam", sẽ diễn ra vào ngày 26.7 tại Dinh Thống Nhất, TP.HCM.
  • Trung Quốc âm mưu đặt ống dẫn dầu dưới biển Đông (BaoMoi) - Trong việc khai thác dầu mỏ ngoài khơi biển Đông, kể cả ở những khu vực không thuộc đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, thậm chí vi phạm khu vực thuộc đặc quyền của nước khác, Bắc Kinh đối mặt với nhiều vấn đề về kỹ thuật: chuyển nhiên liệu khai thác về đất liền. Nhưng họ có thể giải quyết trở ngại này nếu lắp đặt được đường ống dẫn dầu dưới biển.
  • Giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế và ngoại giao (BaoMoi) - PNO – GS Nguyễn Mạnh Hùng – chuyên gia về chính trị và bang giao quốc tế ĐH George Mason (Mỹ) cho rằng những áp đặt đơn phương về yêu sách lãnh thổ đã gây ra căng thẳng, đe dọa hòa bình khu vực, an ninh và tự do hàng hải, ảnh hưởng đến đời sống của hàng ngàn ngư dân
  • Bia Sài Gòn tài trợ 1,3 tỷ cho chương trình “chung sức bảo vệ biển Đông” (BaoMoi) - Nằm trong các hoạt động thiết thực của đoàn viên, công nhân lao động Bia Sài Gòn, cùng với công nhân lao động thành phố hướng đến Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2014) và tháng công nhân năm 2014, Công đoàn Tổng công ty CP Bia Rượu NGK Sài Gòn phối hợp cùng Liên đoàn Lao động TP.HCM tổ chức Chương trình Giao lưu văn nghệ và tặng quà cho công nhân lao động TP. HCM.
  • Bàn việc giải quyết tranh chấp bằng pháp luật quốc tế (BaoMoi) - Hội thảo quốc tế biển Đông diễn ra tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TPHCM) trong 2 ngày 25-26.7, có 60 nhà khoa học trong nước và quốc tế tham dự với 19 báo cáo khoa học. Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ Lê Văn Út - thành viên Ban Tổ chức hội thảo - về một số nội dung liên quan đến hội thảo.
  • Phi cơ Algeria ‘mất tích’ (BBC) - Hàng không Quốc gia Algeria, Air Algerie nói họ mất liên lạc với một phi cơ bay từ Burkina Faso tới thủ đô Algiers, phi cơ chở 116 người kể cả phi hành đoàn.
  • Viết bài cho trang web (BBC) - Bài cho web cần hấp dẫn độc giả từ tựa bài, nội dung ngắn gọn và cách trình bày sống động.
  • Hà Lan tiếp nhận thi thể nạn nhân MH17 (BBC) - Hà Lan tổ chức lễ đón nhận những thi thể đầu tiên của các nạn nhân trong vụ rơi máy bay MH17 của Malaysia Airlines ở căn cứ không quân Eindhoven.
  • Bangkok kêu gọi Israel di chuyển lao động Thái gần dải Gaza (RFI) - Hôm nay 24/07/2014 Bangkok kêu gọi Israel cho di chuyển« ngay lập tức» hàng ngàn công nhân Thái Lan làm việc gần dải Gaza, sau cái chết của một người lao động Thái.
    Bangkok cũng khuyến cáo các công dân Thái nên tạm ngưng làm việc, tuy nhiên hiện thời không tổ chức di tản các lao động Thái Lan tại Israel.
  • Hải quân Mỹ - Ấn tập trận với sự tham gia đặc biệt của Nhật Bản (RFI) - Vào hôm nay, 24/07/2014, một buổi lễ xuất quân đã được tổ chức tại căn cứ hải quân Sasebo ở miền Nam Nhật Bản, chính thức khởi động một cuộc tập trận hải quân hỗn hợp của ba nước Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản, sẽ kéo dài một tuần lễ bắt đầu từ ngày mai. Trên nguyên tắc, đây là cuộc tập trận thường niên song phương Mỹ - Ấn, nhưng năm nay lại đặc biệt có Nhật tham gia. Giới quan sát cho đây là một thông điệp mà cả Washington, New Delhi lẫn Tokyo muốn gởi đến Trung Quốc.
  • Facebook và sự đánh phá của dư luận viên (RFA) - Sự việc chính quyền sử dụng 1 lực lượng lớn các dư luận viên để đánh phá những nhà hoạt động dân chủ trên facebook, bằng cách báo report liên tiếp trên tài khoản của nhân vật đó đang gây xôn xao cộng đồng mạng, đặc biệt là những nhà tranh đấu cho dân chủ trong cũng như ngoài nước.
  • Bạn sẽ làm gì khi tiểu sử bị xuyên tạc? (RFA) - Sau khi cuốn sách chữ Hán viết về cuộc đời của Chủ tịch HCM có tên: “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” của tác giả Hồ Tuấn Hùng được xuất bản và phát hành rộng rãi tại Đài Loan, vẫn không thấy một động tĩnh gì từ phía VN trước sự bóp méo và xuyên tạc tiểu sử của người được xem là khai sinh đảng cộng sản VN.
  • Giá xăng tăng liên tục với mức kỷ lục: lỗi do đâu? (RFA) - Vừa qua, Bộ Tài chính đã công khai cơ cấu tính giá xăng dầu, qua đó cho biết thuế và phụ phí chiếm tỷ lệ khoảng 32% của giá bán. Với cách tính đó cho thấy các khoản thuế phí bất hợp lý là nguyên nhân khiến giá xăng dầu tăng cao và người tiêu dùng phải gánh chịu.
  • Giới trẻ và việc nghiên cứu biển Đông (RFA) - Trong hai ngày 25 và 26 tháng 7/2014 một hội thảo về biển Đông được tổ chức tại Đại học Tôn Đức Thắng, TP HCM. Hội thảo này qui tụ nhiều chuyên gia Việt Nam và quốc tế, trong đó có một số người Việt Nam trẻ tuổi.
  • Năm 1898, TQ tuyên bố: “Hoàng Sa là đất hoang, không thuộc Hải Nam“ (BaoMoi) - Năm 1898, quan kinh lược Quảng Đông, Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa là đất hoang, không thuộc về Trung Hoa, không liên quan với chính quyền huyện Hải Nam nên không chịu bồi thường cho chủ 2 tàu buôn của Hà Lan vì tội hôi của. Chi tiết này cùng tấm bản đồ nổi tiếng thủ tướng Đức A. Merkel tặng ông Tập Cận Bình được nhắc lại trong bài viết “Vietnam Flays China’s position on south china sea” của Tiến sĩ Rajaram Panda, một chuyên gia hàng đầu về Đông Á người Ấn Độ.
  • Ông Phạm Quang Nghị sang Mỹ, điều gì đang xảy ra? (RFA) - Tin từ giới truyền thông quốc tế cho rằng ông Phạm Quang Nghị, một cán bộ chính trị thuần túy của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ sang thăm Hoa Kỳ vào cuối tháng bảy thay vì Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh.
  • “Room to read” và thành quả hoạt động tại Việt Nam (RFA) - Room To Read, tạm dịch Phòng Đọc Sách, xuất phát từ ý tưởng làm sao cho học sinh nghèo có sách để đọc, khởi sự hoạt động một cách khiêm tốn tại Nepal từ năm 2000, mục đích là tặng sách cho trẻ em nghèo ở vùng nông thôn của đất nước nằm dưới chân rặng Hy Mã Lạp Sơn này.
  • 'Tên lửa tình yêu' biểu tình trước sứ quán TQ (RFA) - Khoảng 100 người Philippines mang theo những mô hình tên lửa giả mang "tình yêu" biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc tại Manila vào ngày hôm nay để phản đối những hành động gây hấn đòi chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông.
  • Trung Quốc muốn "Thoát-Mỹ" – Mà không dễ (RFA) - Tình trạng "Mỹ thuộc" của nền kinh tế Trung Quốc là một nghịch lý mà chúng ta nên nhìn ra. Diễn đàn Kinh tế giải thích điều ấy hầu quý độc giả qua phần trao đổi giữa Vũ Hoàng cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa...
  • Lối thoát cho khiếu kiện đất đai? (RFA) - Cuộc gặp đầu tiên theo Luật Tiếp Công Dân vừa diễn ra tại Hà Nội giữa Bộ trưởng Văn Phòng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính Phủ và một số người dân khiếu kiện nhiều nơi trên cả nước. Động thái đó có ý nghĩa gì?
  • Fukushima : TEPCO công nhận thất thoát chất phóng xạ (RFI) - Gần một năm sau sự cố, công ty điện lực TEPCO mới công nhận đã để thất thoát một khối lượng lớn bụi phóng xạ. Tháng 8/2013, trong công tác quét dọn lò phản ứng số 3, mỗi một giờ đã có tới 280 tỷ becquerel chất césium 134/137 bị thải ra môi trường. Đây là mức cao hơn gấp 2.800 lần so với bình thường.
  • Miến Điện mời MSF trở lại Rakhine (RFA) - Miến Điện hôm nay mời tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) trở lại làm việc tại bang Rakhine, 5 tháng sau khi tổ chức này bị từ chối không cho vào phục vụ tại khu vực.
  • Hàn Quốc : Đồng hồ thông minh để theo dõi con cái (RFI) - Có bậc cha mẹ nào mà không muốn biết được con cái mình đang ở đâu, nhất là khi chúng còn nhỏ ? Tại Hàn Quốc, nơi công nghệ điện tử và điện thoại rất phát triển, với hai hãng Samsung và LG nổi tiếng thế giới, các nhà sản xuất đã rất nhậy bén với mối ưu tư này của các bậc phụ huynh. Và mới đây, đã xuất hiện loại smart watch - tức là đồng hồ thông minh - một phương tiện tối tân nhưng cách dùng lại thật đơn giản để giúp các bậc cha mẹ theo dấu con mình khi chúng đi xa nhà.
  • Hàn Quốc vuốt râu hùm : Dây chuyền bánh Pháp Paris Baguette mở cửa hiệu tại Paris (RFI) - Người Việt có câu nói khá châm biếm« Chở củi về rừng». Điều đó có thểáp dụng cho trường hợp của dây chuyền các cửa hàng bán bánh mì, bánh ngọt làm theo kiểu Pháp nhưng lại là của Hàn Quốc, với một thương hiệu rất rõ rệt Paris Baguette. Vào hôm qua, 23/07/2014, Chủ tịch tập đoàn bánh ngọt số một tại Hàn Quốc này đã chính thức loan báo khai trương cửa hiệu đầu tiên của họ tại Pháp– và ngay tại trung tâm Paris.
  • Một máy bay Algérie bị rơi, ít nhất 50 nạn nhân người Pháp (RFI) - Một chiếc máy bay của Air Algérie chở theoít nhất 116 người bay từ Ouagadougou và Alger đã bị rơi hôm nay 24/07/2014 ở phía bắc Mali, khoảng 50 phút sau khi cất cánh từ thủ đô Burkina Faso. Cóít nhất 50 người Pháp trên chuyến bay này, và Paris đã cho hai phi cơ quân sự Mirage 2000 tham gia tìm kiếm.
  • MH17: Nhiều vết thủng phát hiện trên thân máy bay Malaysia (RFI) - Chuyên gia của Malaysia và Tổ chức An ninh và Hợp tác ChâuÂu tìm thấy nhiều lỗ thủng trên thân máy bay Malaysia mang số MH17. Còn ChâuÂu họp bàn tăng cường trừng phạt kinh tế Nga trong lúc giao tranh giữa quân đội Ukraina và phe nổi dậy thân Nga lại bùng lên gần khu vực máy bay Malaysia bị bắn hạ.
  • Liên Hiệp Quốc mở điều tra về cuộc tấn công vào dải Gaza (RFI) - Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm qua 23/07/2014 đã tăng cườngáp lực lên Israel khi quyết định gởi đi một ủy ban để điều tra khẩn cấp về cuộc tấn công vào dải Gaza, trên cơ sở đề nghị của Palestine, bất chấp sự phản đối của Nhà nước Do Thái.
  • Trung Quốc lồng một vụ thử nghiệm diệt tên lửa vào một đợt tập trận rầm rộ để thị uy (RFI) - Bắc Kinh vào hôm qua 23/07/2014 loan tin : Quân đội nước này vừa thử nghiệm thành công một hệ thống tên lửa chống tên lửa đặt trên đất liền. Đây là cuộc thử nghiệm thứ ba được Bắc Kinh loan báo liên quan đến một lá chắn chống tên lửa mà Trung Quốc đang xây dựng cho mình. Theo giới quan sát, Bắc Kinh đã cho tiến hành cuộc thử nghiệm vào lúc quân đội Trung Quốc khởi động ba tháng tập trận mà mục tiêu thị uy được cho là rất rõ rệt.
  • Thủ tướng Ukraine từ chức (VOA) - Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk vừa loan báo từ chức giữa sự sụp đổ của liên minh cầm quyền trong Quốc hội Ukraine.
  • Giao tranh tiếp diễn ở Dải Gaza (VOA) - Quân đội Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza bằng những cuộc không kích và nã pháo bằng xe tăng trong khi Hamas vẫn phóng rocket sang Israel
  • Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bay đến Israel (VOA) - Cơ quan Quản trị Hàng không Liên bang Mỹ đã dỡ bỏ một lệnh cấm các hãng hàng không Mỹ bay đến và rời khỏi phi trường Ben Gurion của Israel
  • Xác minh danh tính, nhân thân 5 người VN bị tấn công ở TQ (BaoMoi) - “Hiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc (TQ) đã hoàn toàn ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hiện nay, các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn đang theo dõi sát sao tất cả các hoạt động của các bên trên biển Đông”.
  • Theo dõi chặt chẽ tình hình biển Đông (BaoMoi) - Ngày 24-7, trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin ngày 23-7, tại tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, 3 phụ nữ Việt Nam thiệt mạng và 2 người khác bị thương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết bộ đã chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng nước này để xác minh thông tin, chi tiết nhân thân nạn nhân, cứu chữa kịp thời những người bị thương cũng như giải quyết hậu sự cho những người thiệt mạng.
  • Việt Nam vẫn theo dõi sát sao mọi hoạt động trên Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày hôm nay (24/7), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã xác nhận việc giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã hoàn toàn ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
  • Trung Quốc hăm he đưa giàn khoan trở lại biển Đông (BaoMoi) - Dù Trung Quốc đã rút giàn khoan mà họ hạ đặt thăm dò trái phép tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, các công ty khai thác dầu ngoài khơi Trung Quốc vẫn ám chỉ họ sẽ quay trở lại sau khi đánh giá hết các dữ liệu thu thập được. Báo chí Argentina vừa tiết lộ thông tin cho thấy Trung Quốc có thể sẽ đưa giàn khoan trở lại biển Đông khi họ đóng xong một loại tàu.
  • Trung Quốc nạo vét Hoàng Sa, tính đưa dân đến ở (BaoMoi) - Tờ Bưu điện Nam Hoa buổi sáng vừa đưa tin: Trung Quốc đang tiếp tục tạo sóng trên biển Đông bằng việc thay đổi hiện trạng, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
  • Mỹ-Ấn-Nhật sắp tập trận trên Thái Bình Dương (BaoMoi) - (TNO) Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ bắt đầu cuộc tập trận kéo dài một tuần tại Thái Bình Dương vào ngày mai 25.7 nhằm tăng cường hợp tác hải quân giữa ba nước giữa lúc Trung Quốc gia tăng các hoạt động bành trướng trên biển Đông và Hoa Đông.
  • Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Liên minh châu Âu ra tuyên bố chung (BaoMoi) - ANTĐ - Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Liên minh châu Âu lần thứ 20 với chủ đề hướng tới quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - EU vì hòa bình ổn định và thịnh vượng đã kết thúc ngày 23/4, tại Brussels của Bỉ. Đây là Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN - EU đầu tiên do Việt Nam và Liên minh châu Âu đồng chủ trì, trong giai đoạn Việt Nam điều phối quan hệ đối ngoại.
  • Trung Quốc nạo vét trái phép ở Hoàng Sa (BaoMoi) - Bắc Kinh đang nạo vét trái phép quanh một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, để tạo điều kiện lưu thông cho ngư dân và các tàu tiếp tế của nước này.
  • EU cùng ASEAN kêu gọi hòa bình ở Biển Đông (BaoMoi) - Các bộ trưởng ngoại giao Liên minh châu Âu và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á hôm qua cùng bày tỏ quan ngại về các diễn biến phức tạp hiện nay ở Biển Đông, nhất trí phản đối các hành động đơn phương, gây ảnh hưởng tới ổn định của khu vực.
  • Cha anh hùng giữ đảo, con tận tụy vì cuộc sống bình yên (BaoMoi) - Những ngày này khi cả nước đang hướng về Biển Đông, nói đến đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa nơi nhiều chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc không ai là không rơi lệ. Hơn 26 năm, anh hùng liệt sĩ (AHLS) Trần Đức Thông hy sinh ở đảo Gạc Ma và cũng ngần ấy thời gian, Đại úy Trần Thị Thu Hà, con gái cả của AHLS thay mẹ, thay em thắp hương ngày giỗ bố. Những câu chuyện, kỷ niệm về bố, luôn là động lực để chị phấn đấu công tác trong lực lượng Công an nhân dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét