Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Đấu tranh với Trung Quốc: không đợi đến ngày mai - Gian dối từ trên xuống dưới

Chính trị – Xã hội

‘Thà đừng rút sớm giàn khoan’  -  Bảo Trân  Gửi cho BBC từ Tp HCM  – Việc TQ rút giàn khoan có lợi cho một số người, còn người dân tạm quên đi nhiều vấn đề xã hội?
Trung Quốc thêm ngang ngược ở Hoàng Sa  - (ĐV)  —   Không thể áp dụng luật rừng  -(SGGP)   —  Trung Quốc tự giẫm vào chân  -(NLĐ)  –    Hội thảo quốc tế về Biển Đông: Giải quyết tranh chấp bằng pháp luật  -(VOV)
*** Bằng Pháp luật tức là đi kiện chứ gì, mấy ngài dự hội thảo đâu có lãnh đạo toàn diện nước CHXHCN VN mà là ĐCSVN, kiện hay không là do đảng quyết định trong “định hướng” quyết giữ hòa bình ổn định, với lại chuyện “xích mích” anh em nhà người ta, mấy ngài cứ thọt vào là không được vì “xía vào nội bộ nhà người khác” các ngài ạ. Chẳn hạn như Ông Ngoại trưởng Mỹ mời Ông NT CHXHCN VN sang Mỹ, đâu có mời Ông UVBCT ĐCSVN kiêm BTTU HN (nếu Mỹ mà mời ĐCS ngó bộ Mỹ chỉ một đảng cầm quyền “muôn năm”) , thế mà NT (Phó thủ tướng) của quốc gia thì đi sang Châu Âu , ông UVBCT thì mới là đi Mỹ , ngó bộ “hình như” cái xứ sở Mỹ cũng do ĐCS lãnh đạo tất tần tật vậy và Mỹ “rất cần” sự “tham gia” của ĐCS VN chớ không là Mỹ sẽ…thua  tàn mạt cất đầu không nổi như hồi sau 1975 mà mấy ông cán bộ ĐCSVN nói mệt nghỉ , sao nay Mỹ chưa tàn nhỉ mà coi mòi 40 năm nay Mỹ đánh đông dẹp bắc tùm lum- Xin lỗi, Mỹ mà “mắc lừa” thì Mỹ không thể là số một Thế giới, Liên xô cũ hay Nga hôm nay cỡ nào mà cũng bị Mỹ “đẩy cây” như thường, còn Trung cộng thì cho ăn kẹo cũng không làm gì được Mỹ.-Đừng mơ, hãy tỉnh và hành xử cho đúng đắng, thật lòng như thông lệ Thế giới “ngày nay”.
Có một điều là người Việt ta ai cũng biết từ khuya, nhưng nhiều khi quên ,Tây , Mỹ đã gắn với cái “thực dụng” thì họ không thích ai không được mời mà tới , dù có tiếp vì lý do nào đó thì cũng gây khó chịu, trong giao tiếp hàng ngày, hễ mời là phải bao, không mời mạnh ai nấy trả, không mời mà bắt trả thì coi kỳ lắm – Chính tôi có biết một gia đình VN sống ở Mỹ có con thuộc thế hệ F 1/2 mà Ba mẹ nó gởi tiền về nuôi ông bà của nó ở VN nó còn hỏi”tại sao phải cho tiền” mà. Dĩ nhiên Ba mẹ nó phải giải thích.

Cựu Tổng thống Clinton chỉ trích Trung Quốc về chính sách Biển Đông  -(RFI)   >>>   Quan hệ Việt-Trung không thể như xưa sau vụ giàn khoan HD-981
Lãnh đạo nào của Việt Nam chỉ đạo ngăn chặn công dân tiếp xúc Báo cáo viên Liên hiệp quốc?  -(VNTB)   >>>  Bạn muốn Việt Nam làm đồng minh với ai?   >>>   Hủy dự án Trung Quốc: Việt Nam hãy nhìn gương Miến Điện

Phạm Quang Nghị sang Mỹ làm gì?  -(JB Nguyễn hữu Vinh -RFA)
Cuộc sống của Vladimir Putin như thế nào?  -(RFA) – Newsweek – Lê Diễn Đức dịch
Gian dối từ trên xuống dưới  -(Ngô nhân Dụng -NV)   —   Thảm họa MH17 và thế khó xử của Putin  -(NV)
Xe lên xe xuống (kỳ 48)  -Nguyễn bình Phương -(NV)  - (Kỳ 47)  -  (Kỳ 46)  -    (Kỳ 45)  -   (Kỳ 44)
Chia sẻ  – (Bùi bảo Trúc -NV)
Khó lường  -(Lê Phan -NV)   -Ðiều ai cũng biết chắc là, với bản chất chính trị của tất cả các định chế nhà nước ở Trung Quốc, kể cả các văn phòng về an toàn thực phẩm và các tổ chức truyền thông, hành động chống lại một loạt các công ty lớn, nổi tiếng và đều là các công ty Hoa Kỳ, khó có thể là một chuyện tự nhiên và đơn lẻ
Tại Sao Tham Gia “Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ”?  – Tuyết Mai  -(VB)
Sau Hải Dương, Rồi Sao Nữa  -  Vi Anh -(VB)   –  Vì Sao Trung Quốc Muốn Kiểm Soát Biển Đông  – Bùi văn Phú -(VB)

Lá Thư Từ Đức Quốc: Bảng Xếp Hạng Của LHQ “10 Quốc Gia Đáng Sống” Đức Ít “Tốt” Hơn Pháp   -  Lê ngọc Châu -(VB)
Bao nhiêu bản đồ thì đủ?  -Phạm thị Hoài – (Procontra)

 “Tôi xin lỗi anh em, đồng đội!”  -(GDVN)  -  Năm 1972, vào giai đoạn cuối của chiến dịch Tây Nguyên, qua hơn một tháng giao tranh ròng rã, bộ đội ta đã thương vong nhiều và sức quân mệt mỏi. Trận cuối cùng, tướng Thước là Trung đoàn trưởng 24, trực tiếp chỉ huy đánh vào một cao điểm, một tiểu đoàn của quân Ngụy (quân Việt Nam Cộng Hòa) tại Kon Tum.
Rờn rợn thăm “Địa ngục trần gian” Côn Đảo  -(Dân trí)
“Bác Thước ơi, bác phát biểu thế thì nguy to rồi!”  -  22/01/14 07:37  -(GDVN)  – Lần đó, ông Đỗ Mười có than phiền về tình trạng trên bảo dưới không nghe: “Tôi làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mà nói có Bộ trưởng không nghe”, tướng Thước đã đứng lên: “Thưa anh Mười, tôi làm Tư lệnh quân khu, tôi nói mà các Sư trưởng không nghe, tôi đình chỉ chức vụ. Một là tôi nghỉ, hai là đồng chí ấy phải nghỉ. Nếu vì lý do nào đó mà tôi không thể cách chức được các sư trưởng, thì tôi sẽ xin từ chức chứ như thế thì cả hai không thể làm việc với nhau. Anh nên cách chức Bộ trưởng không nghe đó, nếu không cách chức được thì anh nên từ chức đi…”.
EVN nói dân phải sống chung với lũ: Lời hứa gió bay   -(ĐV)   —   Bộ trưởng Thăng: “Không có tiền thì giải tán đi”  -(Bizlive)
Nỗi lòng đau đáu của người con hàng chục năm chờ được gọi cha là liệt sĩ   -(DT)   >>>    Cuộc gặp gỡ cảm động tại mặt trận Vị Xuyên
Những địa điểm thiêng liêng của liệt sĩ Việt Nam  -(KT)
ĐÁNH CHO MỸ CÚT NGỤY NHÀO , thì như thế này:
 http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/quocquan/2013_07_26/nghia-trang-truong-son_nucb.jpg
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị là nơi an nghỉ đời đời của hơn 10.000 chiến sĩ đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Đây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất có tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh đối với những người con đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước. Ảnh: Phuot.vn.
Còn những ai chống Trung cộng xâm lược thì như thế này, ai làm ngay trên cái lãnh thổ mà gọi là “Nhân dân làm chủ” – “độc lập-tự do- hạnh phúc” -”giữ vững chủ quyền” : Nay thì do nó đấm vào mặt mới từ từ “đổi mới”

 Bài phát biểu của Ngoại trưởng Hà Lan về MH17 khiến cả thế giới lặng người -(DL)
Cuộc chiến đã lui dần xa và ngày càng lui dần xa… mọi chuyện thắng thua cũng nhạt nhòa dần và ngày càng nhạt nhòa dần… người mất thì cũng đã mất rồi, người đau buồn thì cũng đã buồn đau bao năm nay rồi, nhưng cái hố sâu của ngăn cách giữa vong hồn của các liệt sĩ cùng người thân của hai bên” href=/phamtayson.wordpress.com/2014/07/27/tin-ngay-2772014-chu-nhat/”http://www.danluan.org/tin-tuc/20140726/mai-tu-an-suy-nghi-nhan-ngay-thuong-binh-liet-sy-277″>Mai Tú Ân – Suy nghĩ nhân ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 -(DL)

Tại sao tôi ký tên Trần Dân Tiên?  -(DLB)  —  Nhà nước không đủ năng lực quản lý, khai thác vịnh Hạ Long  -(DLB)
Thí cô hồn  -(DLB)  - Loại 1: Chấp nhận Việt Nam (VN) là một thành viên trong khối Cộng sản (CS), và Trung cộng (TC) là thủ lãnh của CS quốc tế. Loại này dễ dàng chấp nhận việc biến VN trở thành một tỉnh của TC, hân hạnh được làm “thái thú” đại diện đàn anh TC cai trị VN. Lý do có thể là họ vẫn mơ màng với “lý tưởng CS hóa toàn thế giới”. Cũng có thể họ đã “thu hoạch” quá nhiều và quá dễ trong mấy chục năm vừa qua nên bây giờ họ sợ sẽ mất hết nếu chế độ CS tiêu tùng.
Khát  -(DLB)   —  Việt Nam đã đóng góp những gì cho nhân loại!?  -(DLB)   —   Theo dòng “Minh Triết”  -(DLB)


Trung Quốc đang tập trận bắn đạn thật ngay sát Việt Nam (TNO)   -Trung Quốc đang tiến hành tập trận bắn đạn thật rầm rộ ngoài khơi vịnh Bắc bộ, tại khu vực giáp ranh với vùng biển Việt Nam và theo dự kiến đợt tập trận này sẽ kết thúc vào ngày 1.8, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo ngày 27.7.==>>

The Diplomat: Giàn khoan Hải Dương-981 có thể bị bão thổi tung  -(TNO)
 

  <<<===  Tháng 7 ở Ma Lù Thàng  -(TN)

Trung Quốc vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế  -(PT)
Kiện Trung Quốc ra tòa là cách tự bảo vệ cuối cùng  -(LĐ)
Trung Quốc thành lập phi pháp chính quyền thị trấn ở Hoàng Sa  -(GDVN)
Ai giúp dân chứng minh đã bị công an đánh?  -(PLTP)
Trộm vàng nhà quan và chuyện tìm nguồn tài sản  -(TVN)    >>>  Khi các ‘quan’ tỉnh được giám sát   >>>   Món ăn mang tên ‘vô cảm’
Thắp nến tri ân tại nghĩa trang Vị Xuyên  -(TT)   >>>   Bà mẹ anh hùng người Hoa  >>>  Tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước cho 182 bà mẹ VN anh hùng
Người dân ngán ngẩm vì “nước máy luộc thịt không chín”   -(PT)

Kinh tế

Mỹ phạt Trung Quốc bán phá giá pin mặt trời  -(RFI)   >>>  Ngành xa xỉ phẩm của Pháp bị chựng lại
Nhật Bản thu hồi cá nhập từ Việt Nam vì có thuốc chuột  -(NV)   —   Xăng thế giới giảm sâu, giá xăng Việt chót vót   -(ĐV)   >>>   Dân lén bóc vỏ cây rừng bán cho Trung Quốc
Hàng Việt ngày càng được người Nhật ưa chuộng  -(Bizlive)   >>>  Hà Nội: Thu hồi đất, giá đền bù cao nhất là 7,25 triệu đồng/m2 sàn xây dựng   >>>   Bất động sản du lịch: Nhà đầu tư “dở sống, dở chết” với đủ loại thủ tục   >>>   TP.HCM: Lối thoát nào cho 700 dự án nhà ở tồn kho?   >>>   Nên coi xăng dầu là ngành kinh doanh công ích   >>>   2 nhà máy vàng đóng cửa chưa có phương án trả nợ thuế

Thế giới

Nhà Trắng : Trong vụ bắn hạ máy bay MH17, Putin là “thủ phạm”   -(RFI)   >>>  Ukraina: Châu Âu trừng phạt các lãnh đạo tình báo Nga   >>>  Đông Ukraina: Phát hiện hố chôn tập thể đầu tiên
Lực lượng Hà Lan – Úc bảo vệ hiện trường MH17 rơi ở Ukraine  -(RFA)    —   Nga giận dữ trước lệnh trừng phạt của EU liên quan Ukraine  -(RFA)
Giao tranh tiếp diễn tại miền đông Ukraine  -(VOA)   >>>   Tướng Mỹ: Nga dường như miễn cưỡng tham gia vụ xung đột Ukraine   >>>   Mỹ cáo buộc Nga bắn phá vị trí quân sự của Ukraine
AH5017: Hiện trường điều tra chỉ toàn là những mảnh vụn  -(RFI)   —   Đã xác định được vị trí hộp đen thứ hai máy bay Air Algérie  -(RFA)   —  Các nhà điều tra tiếp cận nơi máy bay Air Algérie rơi ở Mali  -(RFA)   —  Hộp đen thứ nhì được tìm thấy tại nơi máy bay rơi ở Mali  -(VOA)
Hoa Kỳ di tản sứ quán ở Libya  -(VOA)   >>>  Mỹ kêu gọi lãnh đạo Trung Mỹ trợ giúp trong vụ khủng hoảng biên giới   >>>   Tổng thống Obama hô hào ‘chủ nghĩa yêu nước kinh tế’   —   Nghị sĩ gốc Á ở California bị truy tố thêm tội  -(NV)
1% dân giàu kiểm soát hơn 30% của cải Trung Quốc -(RFI)   –   Nhật sắp cải tổ chính phủ-(RFI)   —   Kế hoạch bầu theo đại diện tỉ lệ ở Myanmar được điều chỉnh  -(VOA)
Thổ Nhĩ Kỳ truy tố 8 sĩ quan vì tội nghe trộm Thủ tướng-(RFI)   — Ai Cập triệu tập nhà ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ vì lời “nhục mạ”  -(VOA)
Giới chức cấp cao ở Baghdad bị bắt cóc  -(VOA)   —   Cuba phải cải tổ, dù được Nga và Trung Quốc giúp đỡ-(RFI)
Chuyên viên quốc tế giúp Đài Loan điều tra tai nạn máy bay ATR-72  -(RFA)
Malaysia không truy tố người Indonesia nhập cư trái phép trở về nhà  -(RFA)
Nhật Bản hiện thực hóa quyền phòng vệ tập thể    -(ĐV)
Nhật trừng phạt kinh tế Trung Quốc, xoay trục sang ASEAN  -(Bizlive)   >>>  Con số giật mình về khoảng cách giàu nghèo tại Trung Quốc
Bất chấp khẩu chiến, tàu sân bay Mỹ sẽ thăm TQ và cho phép tham quan  -(GDVN)  >>> Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Hoa Đông 5 ngày
Triều Tiên bắn tên lửa ra Biển Nhật Bản   -(Tin tức)   —   Điều gì khiến Israel đại náo Trung Đông?  -(ĐV)
Chiến đấu cơ MiG-29 của Nga rơi, phi công thiệt mạng  -(TN)   >>>   Na Uy báo động nguy cơ tấn công khủng bố

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Nhà dùng năng lượng xanh của Thái Lan  -(BBC)   —   Trường Phan Châu Trinh, đại học phi lợi nhuận đầu tiên ở VN  -(RFA)
Tiểu thuyết “Cò hồn xã nghĩa”  -(RFA) – Cuốn tiểu thuyết “Cò hồn xã nghĩa” của nhà báo, nhà văn Phạm Thành vừa mới được nhà văn tự in và chuyền tay tại Việt Nam trong tình trạng nền văn học tiếp tục bị kiểm duyệt đang là đề tài trong các bàn tiệc văn chương trong nước.
Chuyện cổ tích “Trầu Cau” (tiếp theo)  -(RFA)
Trình độ tiếng Anh thầy cô giáo đồng bằng Cửu Long quá kém  -(NV)   >>>   Ðồng hương Gò Công tổ chức lễ giỗ anh hùng Trương Công Ðịnh
Bộ GD&ĐT thừa nhận giáo viên vẫn bị làm khó vì sổ sách  -(GDVN)
Thi học sinh giỏi ở Mỹ và luyện ‘gà chọi’ ở… VN  -(TVN)

Chém chết mẹ giấu xác rồi chém ngang cổ vợ   -(ĐV)   —   Hai người quẫn trí, lao đầu xe tự tử   -(Tintuc)
Mất liên lạc, máy bay Jetstar Pacific bay lòng vòng   -(GDVN)   >>> Mạo danh nhân viên ngân hàng lừa đảo tiền của khách
Những thói xấu khó chấp nhận của người dân ở Hà Nội  -(KT_   >>>   Kẻ cướp cố thủ trong nhà thờ, đấu súng công an Hà Tĩnh   >>>   Côn đồ rút súng hại bà bầu, chém gần lìa tay chồng
Hiện trường vụ sập giàn giáo khiến 2 người chết Photo  -(VNN) – Những hình ảnh mới nhất mới được chuyển cho VietNamNet từ hiện trường vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Dự án Formosa (KKT Vũng Áng, Hà Tĩnh). Hiện đã có 2 người chết và 3 người bị thương nặng.   >>>  Sập công trình ở Vũng Áng, 5 người thương vong
Lại xảy ra án mạng giết người tình rồi tự sát  -(TT)   >>>   Vỡ nợ hơn 11 tỉ đồng  >>>   Bắt quả tang lâm tặc tàn phá Khu bảo tồn Pù Huống
Bị đốt xe, đánh đập, ‘cẩu tặc’ vẫn chứng nào tật ấy  -(TN)   >>>  Truy tố 14 người tổ chức mại dâm tại khách sạn   >>>   Mặt đường như ruộng bậc thang – Mặt đường bị lún, trồi nhựa, lượn sóng, nhấp nhô trông như ruộng bậc thang… là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trên nhiều trục đường chính cả nước.
Rủ bé gái đi câu cá để giao cấu  -(TP)   —  Nghi chồng ngoại tình, vợ sát hại chồng rồi treo cổ tự tử  -(PLTP)   >>>   Bắt nhóm nhặt được của rơi rồi đòi tiền chuộc

27/7: Ngày tưởng nhớ những người con Đất Việt đã ngã xuống?


  Nhân ngày TBLS 27/7 : Một ngày tưởng niệm chung cho tất cả các anh hùng liệt sĩ Việt Nam, phía bên này hay bên kia…

Cuộc chiến đã lui dần xa và ngày càng lui dần xa… mọi chuyện thắng thua cũng nhạt nhòa dần và ngày càng nhạt nhòa dần... người mất thì cũng đã mất rồi, người đau buồn thì cũng đã buồn đau bao năm nay rồi, nhưng cái hố sâu của ngăn cách giữa vong hồn của các liệt sĩ cùng người thân của hai bên thì vẫn nguyên vẹn…
Và nó sẽ còn mãi nếu chúng ta không mạnh mẽ san lấp với tấm lòng cao thượng truyền thống của cha ông chúng ta. Đó là tình nhân ái giữa đồng bào chung một nguồn cội...Đó là sự chia sẻ cảm thông cho mọi con người đã ngã xuống, mà không còn phân biệt bên này hay bên kia nữa , bởi suy cho cùng họ đều đã ngã xuống vì dân tộc Việt Nam này, vì đất nước Việt Nam này…

Nếu chúng ta chỉ kỷ niệm cho các anh hùng liệt sĩ của chúng ta thì đến ngày đó sẽ có đến một nửa người dân nước Việt không chấp nhận, phản đối hay nguyền rủa những điều thiêng liêng mà chúng ta vinh danh. Và cái hố sâu đó sẽ còn mãi và không ngừng rộng mở. Nhưng nếu chúng ta lấy một ngày để tôn vinh cho tất cả những người con của Đất Việt ngã xuống, phía bên này hay bên kia trận tuyến thì toàn dân Việt sẽ không còn phân biệt bên này hay bên kia, không còn bên thắng bên thua, không còn kẻ thù nào nữa và sẽ cùng kỷ niệm, tưởng nhớ và sẻ chia nỗi đau cùng niềm vinh dự khi người thân mình đã ngã xuống vì những điều cao cả giống như nhau…Và đó sẽ là một ngày tưởng niệm không thể nào quên cho toàn dân tộc vì xét cho cùng chẳng mấy gia đình Việt Nam nào không có người thân bị mất mát trong mấy cuộc chiến tranh điêu linh của dân tộc Việt Nam chúng ta. Sự mất mát nào cũng giống nhau, nỗi đau nào cũng như nhau, dù ở phía bên này hay bên kia...

Ở các Quốc Gia có những cuộc nội chiến kinh thiên động địa như Hoa Kỳ, Pháp, Nga…người ta cũng đã làm như vậy khi không còn tử sĩ của phía này hay phía kia nữa, mà chỉ là vinh danh cho tất cả những con người đã ngã xuống trong mọi cuộc chiến, mọi phía vì suy cho cùng thì sự hy sinh của họ là cho dân cho nước họ..

Chúng ta làm sao để những vong hồn của những con người đã anh dũng, đã mất mát mạng sống cho đất nước cho dân tộc cùng những người thân của họ luôn cảm thấy tự hào, được ngẩng cao đầu khi biết được sự hy sinh của họ đều được những người của thế hệ sau trân trọng ghi ơn như nhau…Và chắc rằng vong hồn của những con người đã hy sinh cao cả đó, cùng những thân nhân của họ sẽ không hẹp hòi gì khi cùng chia sẻ một ngày Tưởng Nhớ Chung, cũng như chia sẻ nỗi đau chung không bao giờ hết của họ…Bởi vì tất cả đều là người Việt Nam máu đỏ da vàng và đều cùng sống trên mảnh đất đau thương và kiêu hãnh mang tên Việt Nam thân yêu của chúng ta...
Mai Tú Ân
26/7/2014
(Quê choa) 

Trà Giang - Cần phải có chính sách “níu giữ nhân tài”

 Đọc tin trên viet-studies.info tổng hợp từ VNExpress về việc 35 bác sĩ bỏ việc ở Quảng Ngãi để đi tìm miền đất hứa khác, thật bất ngờ; bất ngờ về tin, song không bất ngờ về hiện tượng. Bất ngờ vì có một trang mạng của một giáo sư Việt kiều về hưu ở tận Mỹ nhưng lại quan tâm đến chuyện nhân lực của một tỉnh nhỏ ở Việt Nam; lại cũng bất ngờ vì mình sống trong tỉnh mà không biết chuyện ấy.

Lâu nay, trong chiến lược con người nói chung, với phương châm con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của Đảng và Nhà nước, việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; thu hút, đãi ngộ nhân tài được tất cả các cấp quan tâm triển khai, thể hiện qua việc “nâng cao nhận thức” về tầm quan trọng của đối tượng này, như tấm gương ở nhiều nước tiên tiến, trước hết là các con rồng Châu Á mà hầu hết cán bộ lãnh đạo Việt Nam đều có cơ hội đi học tập và bằng một loạt các công cụ lãnh đạo (nghị quyết, chỉ thị...), công cụ thực thi (qui hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách, huy động nguồn lực). Do vậy, cứ thế mà yên tâm; mọi việc sẽ êm ả theo đúng kịch bản lãnh đạo thống nhất và toàn diện của Đảng trong chiến lược con người và công tác cán bộ.

hientai.jpg

Không yên tâm sao được khi đất nước bước vào đổi mới, người ta thi nhau chửi bới vào mô hình tập trung kế hoạch hóa phi thị trường của nền kinh tế cũ do chính mình tạo ra để hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự ra đời của kiểu tư bản hoang dã nhằm trục lợi tối đa ở những lĩnh vực thuận lợi và béo bở, thì chiến lược con người, công tác cán bộ và cùng với nó là giáo dục, văn hóa, tư tưởng...không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự chuyển hướng đổi mới ấy. Vì nhóm lĩnh vực này là chính trị, là an ninh chế độ; chúng bị điều chỉnh bởi nguyên tắc đổi mới kinh tế trước rồi đổi mới chính trị. Do vậy, cho đến thời điểm này, sự yên tâm là có lý bởi không đâu hoặc rất ít nơi trên thế giới này có nền giáo dục, văn hóa phát triển theo nghị quyết, với rất nhiều kiểu đồng phục từ chương trình, cách giảng dạy, thi cử, quần áo, giày dép, thắt lưng, cặp sách của học sinh (sắp đến có thể cả quần áo lót, nịt ngực nữa), đến lý luận văn học, rồi lý luận văn nghệ, cách biểu diễn nghệ thuật, chương trình nghệ thuật được cho phép, những bài hát trong chế độ cũ chỉ được tái biểu diễn bằng quyết định cho phép của nhà nước…

Trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, không đâu trên thế giới này lại có việc qui hoạch lực lượng lao động như là một công cụ quản lý nhà nước trong điều kiện muốn có, muốn được công nhận là nền kinh tế thị trường, qui hoạch cán bộ, qui hoạch lãnh đạo, rồi trường chuyên lớp chọn, rồi bồi dưỡng nhân tài, bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp, bồi dưỡng các đội Olympic khu vực và quốc tế. Về chuyện này, như thực tế đã cho thấy và nhiều chuyên gia Việt Nam có tham gia công việc và am hiểu vấn đề cho biết, chẳng hạn ở Mỹ và nhiều quốc gia khác, khi đi thi Olympic quốc tế, học sinh của họ hầu như tất cả đều “tự”; không có việc nhà nước đứng ra tập trung bồi dưỡng 2-3 năm rồi chi tiền cho việc đi thi. Hay như thành lập nội các chính phủ, họ cũng chẳng có qui hoạch gì, mà theo chi phối của các đảng chính trị, người đứng đầu chính phủ được bầu mời những người hợp lý hợp ý, phần lớn là các chuyên gia, nhân sĩ, giáo sư đại học, trình quốc hội phê duyệt là xong. Và do vậy, việc từ chức của những đương sự này cũng dễ như trở bàn tay; hết chức vụ là trở về phó thường dân, không xuất hiện ở những cuộc hội họp như những chiếc bình vôi quá date hay lâu lâu lại về các địa phương huấn thị về học thuyết vật nuôi cây trồng, đột phá học và mũi nhọn học như ở nước ta. Ngay như Chu Dung Cơ ở Trung Quốc, khi làm Thủ tướng, vẫn giữ lịch giảng ở Bắc Đại mỗi tuần 2 giờ; và khi về hưu thì không tái xuất giang hồ trong bất cứ sự kiện nào.

Đó là những chuyện nói rộng. Trở lại với chủ đề nhân lực nhân tài Việt Nam, từ đường lối chủ trương chính sách chung ấy, đã đẻ ra những biến tướng quái dị về các biện pháp thực hiện, được gọi tên là cơ chế chính sách, trong đó có việc thu hút, đãi ngộ nhân tài.

Khoảng vài chục năm trở lại, bắt đầu là những thành phố lớn, có tiềm lực kinh tế cao, để thể hiện nhận thức của mình về tầm quan trọng của nhân lực nhân tài trong quá trình phát triển (như đã được đi học tập ở nhiều nước), đã đề xuất ở cấp nghị quyết của Đảng và HĐND cùng cấp giải pháp thu hút, đãi ngộ nhân tài, chiêu hiền đãi sĩ, trong đó có việc kêu gọi những người có chuyên môn, học hàm học vị ở những nới khác đến, và con em của địa phương đi học ở xa (dĩ nhiên là ở nước ngoài, đối với các thành phố này) trở về. Tất cả đáp ứng đều được mệnh giá bằng tiền và các điều kiện vật chất như nhà ở, xe cộ, điều kiện làm việc. Sau đó, hầu như tất cả các địa phương cấp tỉnh khác, không lẽ lại để bị xem là nhận thức kém, nên cũng có cơ chế chính sách và cách làm tương tự.

Từ đó, nảy sinh 2 chiều hướng bất hợp lý đến ngô nghê:

1/ Xét về tính chất đồng thời (hiện tại), không lẽ các tỉnh thành phố lại đấu giá các nhà khoa học, chuyên gia bằng các miếng mồi đãi ngộ như kiểu đấu giá nô lệ thời cổ đại và ở Mỹ ở nửa đầu thế kỷ XIX trở về trước bởi tỉnh nào cũng nói ngon lành cả; và, không lẽ các nhà khoa học, chuyên gia có sĩ khí lại chọn về các tỉnh vì những miếng mồi ấy, trong khi nếu về, ngoài các mác danh nghĩa, chẳng có gì phù hợp về chuyên môn. Chẳng hạn, một ông tiến sĩ khoa học về biển, khi về Kon Tum thì sẽ bố trí nhiệm vụ nào, hay lại bầu/bổ nhiệm vào một vị trí quản lý, lãnh đạo mà cả đời ông không biết gì?

2/ Xét về lịch sử, những người đã làm việc tại địa phương đó, đặc biệt là những người có học hàm học vị trước khi về hoặc đi đào tạo trước khi có những chính sách ấy trong suốt thời gian qua thì chẳng được hưởng cái gì tương tự như đối tượng chiêu hiền đãi sĩ. Một công chức có học vị, chuyên môn cao, làm việc trong tỉnh 20 năm, không đủ tiết kiệm tích luỹ khoảng 300 triệu và có nhà ở đàng hoàng; trong khi một người tương tự làm việc ở nơi khác, có thể đã có nhà cửa, khi về tỉnh theo tiếng gọi chiêu hiền, bỗng dưng có 300 triệu, lại ưu tiên về nhà đất và những điều kiện làm việc khác với một nghĩa vụ cam kết chỉ làm việc tối thiểu 5 năm. Đó là một trong những lý do, cùng với những lý do rất Quảng Ngãi, rất y tế, 35 bác sĩ đã bỏ việc ở tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2010 đến nay để chuyển đến một địa phương khác làm lại từ đầu cuộc đởi nghề nghiệp. Hay lại phải có sáng kiến về một chính sách kiềm giữ nhân tài, bao gồm tất cả mọi công viên chức chuyên môn? Nếu không, chiêu hiền đãi sĩ chỉ còn lại là chiêu đãi, dành cho những người tạo ra và thi hành chính sách ấy thôi.
Trà Giang
( Dân Luận )

Đấu tranh với Trung Quốc: không đợi đến ngày mai

Cả ba cuộc hội thảo do ba trường đại học tổ chức tại TP.HCM trong ngày 26-7 về tình hình biển Đông đều có chung nhận định rõ ràng: Trung Quốc đã không tôn trọng luật pháp quốc tế, Việt Nam phải tiếp tục đấu tranh pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình
Giáo sư Alexander Yankov (bìa phải), thành viên tòa án quốc tế về Luật biển, phát biểu tại hội thảo Ảnh: T.T.D.
Trung Quốc không tôn trọng luật pháp quốc tế
Việt Nam không đơn độc
Đó là một trong những nội dung của buổi tọa đàm khoa học Đối sách của Việt Nam ở biển Đông - những vấn đề pháp lý và hành động” do Trung tâm nghiên cứu chiến lược và chính sách quốc gia thuộc Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM tổ chức sáng 26-7.
PGS.TS Võ Văn Sen - hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, chủ trì buổi tọa đàm - nhấn mạnh vai trò của việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam qua việc thông tin chính xác, đầy đủ tình hình đất nước. Từ việc có thông tin đầy đủ, người dân sẽ có thái độ và hành xử đúng đắn trong các tình huống.
Tại buổi tọa đàm, các học giả đã bàn luận sôi nổi về các đối sách của Việt Nam ở biển Đông, bao gồm cả hai phương diện đối nội và đối ngoại. Về chính sách đối nội, ngoài việc giáo dục nhận thức và thông tin đầy đủ, các học giả còn cho rằng cần thắt chặt chính sách quản lý, tránh việc cho người Trung Quốc thuê đất, rừng tràn lan...
Góp ý về chính sách đối ngoại, chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cho rằng Việt Nam cần đoàn kết chặt chẽ hơn với các nước trong khu vực có chung nguồn lợi biển Đông như Philippines, Malaysia. “Nếu Việt Nam đoàn kết được với họ rồi thì Trung Quốc sẽ không làm gì nổi một vùng biển đảo vững chắc rộng hàng triệu kilômet vuông. Âm mưu nuốt trọn vùng Đông Nam Á của Trung Quốc cũng sẽ không thực hiện được” - ông Lâm nói.
Là một nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế, ThS Nguyễn Tuấn Khanh (ĐH KHXH&NV TP.HCM) cho rằng Việt Nam nên xác định biển Đông “là một vùng rộng lớn cả triệu kilômet vuông chứ không chỉ có mình Hoàng Sa - Trường Sa. Nên đặt lợi ích của chúng ta lên bàn lợi ích chung, khi có điểm đồng về lợi ích tự nhiên sẽ là bạn. Việt Nam không đơn độc, chỉ có Trung Quốc mới đơn độc khi tranh chấp chủ quyền trên biển Đông”.
MAI HOA 
Trải qua liên tiếp ba phiên thảo luận sôi nổi và căng thẳng về các khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển Việt Nam, hội thảo khoa học quốc tế do Hội Luật gia Việt Nam và ĐH Luật TP.HCM tổ chức ngày 26-7 đã kết thúc với thông điệp: “Giải quyết tranh chấp biển Đông bằng các giải pháp hòa bình chính là ý chí của cộng đồng thế giới”.
Phân tích, thảo luận, tranh luận suốt cả ngày xung quanh các giải pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý cho xung đột biển Đông, các chuyên gia luật quốc tế đến từ khắp thế giới lại cho thấy những nhận định có sự thống nhất rất cao: Trung Quốc đã quá coi thường Luật biển quốc tế 1982, không quan tâm đến phản ứng của các nước ASEAN, đe dọa nghiêm trọng an ninh khu vực.
Nhiều lời khuyên cho Việt Nam
“Tranh chấp lãnh thổ, biển ở châu Á liên quan chủ yếu đến vấn đề tài nguyên, muốn chiếm độc quyền tài nguyên, ẩn chứa rất nhiều nguy cơ dẫn đến xung đột vũ trang” - GS Changsin, ĐH Quốc gia Hàn Quốc, khẳng định. “Việt Nam nên sử dụng các biện pháp chính trị, ngoại giao trước khi tính đến việc đưa ra tòa án quốc tế” - GS Hikmahanto Juwana, khoa luật ĐH Indonesia, phân tích từ kinh nghiệm của chính nước mình. Và những việc phải làm, những khó khăn, thuận lợi, điểm mạnh, yếu của từng giải pháp cũng đã được các chuyên gia phân tích thật cụ thể, cặn kẽ.
Mạnh mẽ, quả quyết, luật sư Pierre Shifferli (Thụy Sĩ) - chuyên gia tài phán quốc tế - khẳng định: “Các chứng cứ lịch sử trên quốc tế đều chứng minh Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Với tư cách là một luật sư, một thẩm phán tòa quốc tế, tôi thấy hành động của Trung Quốc là hành động “ăn cướp” (nhấn mạnh bằng tiếng Việt - PV). Về vấn đề giàn khoan, họ đang tiến hai bước, lùi một bước. Nếu Việt Nam khởi kiện ra tòa quốc tế, áp lực với Trung Quốc sẽ gia tăng rất nhiều. Tất nhiên, tòa quốc tế cũng sẽ phải chịu nhiều áp lực do Trung Quốc là một nước mạnh, và có thể lôi kéo nhiều nước khác tham gia. Nhưng căn cứ theo Luật biển quốc tế, tôi nghĩ Việt Nam sẽ thắng.
Có ba việc mà Việt Nam nên thực hiện song song: cuộc chiến pháp lý theo Luật biển quốc tế; cuộc chiến ngoại giao: cần phải cố gắng tận dụng sự ủng hộ của quốc tế, bên cạnh đó ASEAN cần trở thành một tổ chức mạnh thật sự, đoàn kết vì tất cả các nước đều có quyền lợi ở đây. Đương nhiên, sự chênh lệch lực lượng với Trung Quốc là không thể thay đổi; Việt Nam cần tăng cường sức mạnh quân sự để tự bảo vệ mình, và vì thế, không thể giải quyết vấn đề theo cách song phương”.
Giáo sư Alexander Yankov, thành viên tòa án quốc tế về Luật biển, dù đã 90 tuổi vẫn chống gậy đến dự hội thảo, kiên nhẫn trả lời từng câu hỏi. Ông nói tiếp theo những giải pháp mà đồng nghiệp đề ra: “Trung Quốc là một nước lớn nhưng không tôn trọng luật pháp quốc tế. Tuy vậy, Việt Nam vẫn phải dùng những biện pháp pháp lý để đấu tranh. Hai công cụ quan trọng nhất là: Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) và sự đoàn kết, hành động chủ động, mạnh mẽ của ASEAN. Việc đấu tranh này phải bắt đầu ngay hôm nay chứ không thể đợi tới ngày mai”.
Kinh nghiệm của Philippines
Ông Chito Sta.Romana - nhà báo kỳ cựu người Philippines, chuyên gia phân tích độc lập về Trung Quốc - kể lại câu chuyện của nước mình: “Hồ sơ của Philippines đưa ra tòa trọng tài quốc tế dày hơn 4.000 trang, chỉ yêu cầu Trung Quốc làm rõ yêu sách của mình về đường chín đoạn trên biển Đông. Trung Quốc không chịu xuất hiện và cung cấp bất cứ chứng cứ, tài liệu nào cho tòa trọng tài. Nếu Trung Quốc vẫn nhất định không xuất hiện, tòa trọng tài sẽ tự tổng hợp tài liệu và xem xét khiếm diện. Chúng tôi dự kiến kết quả của tòa trọng tài sẽ có vào quý 1-2016. Nếu tòa xử Philippines có lý, chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh, gây áp lực để có một phân định ranh giới rõ ràng trên biển với Trung Quốc. Trung Quốc luôn khẳng định mình là một cường quốc có trách nhiệm, và như vậy họ phải tôn trọng luật quốc tế và phán quyết của tòa án”.
Giáo sư Yamagata Hideo - ĐH Nagoya, thành viên tổ chức xã hội Nhật Bản và Hoa Kỳ về luật quốc tế - tham gia bàn về việc này: “Việc vắng mặt tố tụng sẽ ảnh hưởng bất lợi đến bên không tham gia, họ không được lựa chọn trọng tài viên, không thể bảo vệ vụ việc trước tòa hoặc chống lại yêu sách của bên nguyên đơn”. Ông Romana nói thêm: “Không xuất hiện nhưng Trung Quốc lại sử dụng báo chí, các diễn đàn quốc tế để chống lại lập luận của Philippines và phủ nhận cả tòa trọng tài. Ở biển Đông, Trung Quốc cũng đang tìm cách thay đổi hiện trạng, biến đảo chìm thành đảo nổi, xây dựng căn cứ quân sự... Mục tiêu của họ là tìm cách có thêm bằng chứng mới khẳng định chủ quyền trước phán quyết của tòa án cũng như trước khi ASEAN và nước này đạt được thỏa thuận về Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Đó hẳn nhiên là những hành động tiêu cực”.
Trước rất nhiều ý kiến cho rằng cần hết sức kiên nhẫn trong giải quyết tranh chấp, đại diện của Philippines giải thích: “Chúng tôi đã kiên nhẫn suốt 17 năm, cuối cùng vẫn xảy ra vụ việc bãi cạn Scarborough. Nên giải pháp vẫn là nên đưa ra tòa, mặc dù phải chấp nhận những khó khăn về ngoại giao, kinh tế. Tất nhiên, Philippines không muốn đi kiện một mình nhưng rất hiểu rằng Việt Nam còn phải cân nhắc rất nhiều vấn đề”. GS.TS Mai Hồng Quì, hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM: “Kể cả các biện pháp pháp lý vẫn chính là những giải pháp hòa bình. Đó là một trong những thông điệp của chúng tôi qua cuộc hội thảo này, và yêu cầu Trung Quốc phải kiềm chế và tôn trọng luật quốc tế trong bất kỳ trường hợp nào. Ý kiến của các chuyên gia quốc tế trong hội thảo này đã một lần nữa chứng minh sự quan ngại sâu sắc về vấn đề biển Đông và sự ủng hộ to lớn dành cho Việt Nam”
.
Giải pháp cho Việt Nam
Suốt buổi chiều, các cuộc chiến pháp lý trên biển trong lịch sử quan hệ quốc tế được các học giả phân tích kỹ lưỡng để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Qatar - Bahrain, Hàn Quốc - CHDCND Triều Tiên, Guyana - Suriname, Philippines - Trung Quốc...
Sau bài phân tích dài của mình, GS Seokwoo Lee, khoa luật ĐH Inha (Hàn Quốc), kết luận: Xét xử bằng trọng tài quốc tế là một tiến trình chính trị phức tạp. Tuy cộng đồng quốc tế không có lực lượng cảnh sát toàn cầu có khả năng thực thi quyết định giải quyết, nhưng nếu một quốc gia lớn như Trung Quốc phớt lờ quyết định này thì uy tín và hình ảnh quốc tế của họ sẽ bị hoen ố, và hiệu lực pháp lý quốc tế của UNCLOS cũng bị nghi ngờ. Ông đưa ra lời khuyên: “Philippines và Việt Nam hãy nhanh chóng thúc đẩy và ký kết Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông”.
GS Robert Beckman, giám đốc Trung tâm luật quốc tế ĐH Quốc gia Singapore, đưa ra hai lựa chọn cho Việt Nam: khởi kiện Trung Quốc hoặc tham gia vào vụ kiện của Philippines với Trung Quốc tại tòa trọng tài. Giáo sư Jay L. Batongbacal, giám đốc Viện nghiên cứu các vấn đề hàng hải và luật biển, ĐH Philippines, nhắc lại hầu hết các vụ va quẹt, đâm chìm tàu cá trong hơn hai tháng giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam và khẳng định: “Các vụ đâm chìm tàu cá là hành động sai trái mà Việt Nam có thể đòi bồi thường thiệt hại. Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về hành động của tất cả các tàu treo cờ của mình. Tòa án Việt Nam cũng có thể xử vụ đòi bồi thường này”.
PHẠM VŨ - HIẾU TRUNG - QUỲNH TRUNG - MỸ LOAN
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường
* Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường (chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và phát triển quan hệ quốc tế): Tại hội thảo, các chuyên gia quốc tế đã đưa ra rất nhiều giải pháp chính trị, ngoại giao và pháp lý về vấn đề biển Đông. Tuy nhiên cần phải thấy rằng không có một biện pháp nào là hoàn hảo. Không phải kiện Trung Quốc là chúng ta có thể giải quyết vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa ngay lập tức. Phải thấy rằng đây là một nhiệm vụ phức tạp, đầy khó khăn và thử thách. Một số chuyên gia đã nhấn mạnh đến sự kiên nhẫn, bởi phải mất nhiều năm chúng ta mới có thể giải quyết được tranh chấp biển Đông. Tuy nhiên một đại biểu Philippines nhắc nhở rằng từ vụ bãi Vành Khăn năm 1995, Manila đã kiên nhẫn suốt 17 năm để rồi đến năm 2012 Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Tiến sĩ Mai Hồng Quì
* Tiến sĩ Mai Hồng Quì (hiệu trưởng ĐH Luật TP.HCM): Các tham luận tại hội thảo cho thấy sự quan tâm, tìm hiểu sâu sắc của các chuyên gia thế giới với vấn đề biển Đông, chứng minh vị trí địa chính trị quan trọng của biển Đông trong toàn khu vực. Các ý kiến xác đáng, khách quan của hội thảo này sẽ được chúng tôi mau chóng gửi đến các cơ quan hữu quan của Việt Nam và các tổ chức quốc tế, mong góp phần thúc đẩy việc lập lại hòa bình trên biển Đông. Chỉ có một điều đáng tiếc, từ cách đây hai tháng chúng tôi đã gửi thư mời đến các hội luật, ĐH luật, các nhà nghiên cứu, chuyên gia Trung Quốc để mời tham gia thảo luận nhưng không được hồi đáp.



* Luật sư, thẩm phán Pierre Schifferli (Thụy Sĩ):
Phải kiện
Năm 1974, tôi từng có mặt ở miền Nam Việt Nam, khi đó dưới chế độ Việt Nam cộng hòa, vào thời điểm Trung Quốc dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa. Đó là hành vi vi phạm hiến chương Liên Hiệp Quốc. Việt Nam cần phải lập tức kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Việt Nam có thể chọn Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) hoặc Tòa án Luật biển quốc tế (ITLOS) bởi Việt Nam đang có trong tay đầy đủ bằng chứng để chứng minh chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Chắc chắn Trung Quốc sẽ gây sức ép quân sự và ngoại giao để chống lại lá đơn kiện của Việt Nam. Bắc Kinh cũng có thể giở giọng đòi hợp tác thay cho đối đầu. Tuy nhiên trong một thế giới văn minh, cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp là đưa nhau ra tòa án. Việt Nam có thể nói rằng nếu Trung Quốc tự tin có đủ bằng chứng chứng minh họ có chủ quyền trên biển Đông thì tại sao không dám ra đối đầu ở tòa án quốc tế. Việc chấp nhận kiện là sự chứng tỏ rằng quốc gia mình tôn trọng luật pháp quốc tế và Việt Nam có thể làm như thế.
Việt Nam cũng cần xem xét các biện pháp tạm thời như tạm dừng khai thác dầu khí trên biển Đông. Dù Việt Nam có chủ quyền đầy đủ nhưng đây là cách để gây sức ép khiến Trung Quốc không đưa giàn khoan dầu vào vùng biển Việt Nam. Một điều nữa Việt Nam cần làm là thể hiện sức mạnh quân sự. Việt Nam cần triển khai lực lượng quân sự ở biển Đông để cho Trung Quốc thấy rằng Việt Nam đang ở đó, nhưng tất nhiên là phải tuyệt đối tránh các cuộc đụng độ. Trung Quốc là nước chỉ ngại kẻ mạnh chứ không ngán kẻ yếu. Việt Nam cần phải thể hiện sức mạnh của mình. Hành động đó sẽ buộc Trung Quốc phải kiềm chế.
* Luật gia Veeramalla Anjaiah (phó tổng biên tập báo Jakarta Post, Indonesia):
Indonesia đã chuẩn bị để đối phó
Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại vùng biển của Việt Nam là hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật biển quốc tế, Công ước LHQ UNCLOS và Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC). Đây là một thảm họa quan hệ công chúng của Trung Quốc. Indonesia cũng ý thức rõ được việc bản đồ đường chín đoạn phi pháp của Trung Quốc xâm phạm vùng biển chúng tôi. Do đó Chính phủ Indonesia đã có sự chuẩn bị từ trước để đối phó với nguy cơ xâm lấn của Trung Quốc. Chúng tôi đã triển khai quân đội và khí tài như tàu chiến, máy bay trực thăng và máy bay không người lái tới đảo Natuna, nơi Trung Quốc đòi chủ quyền. Tuy nhiên chúng tôi luôn giữ quan điểm rằng phải giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Theo tôi, sự đồng thuận của ASEAN là vũ khí duy nhất mà chúng ta sở hữu để chống lại Trung Quốc. Tất nhiên là Trung Quốc đang dùng chiến thuật chia để trị đối với ASEAN, nhưng trong hội nghị ASEAN ở Myanmar, chúng ta đã đạt được sự đồng thuận sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan tới vùng biển Việt Nam. Chắc chắn Trung Quốc sẽ tiếp tục gây hấn nên điều chúng ta cần làm là tăng cường sự đoàn kết của ASEAN, yêu cầu Trung Quốc phải ký COC với ASEAN.
* Phó đô đốc hải quân Anup Singh (Ấn Độ):
ASEAN cần có một COC riêng
Chắc chắn Việt Nam cần phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Trung Quốc rất nhạy cảm với dư luận quốc tế, do đó sẽ phải lùi bước trước sức ép của công luận quốc tế. Nhưng vấn đề quan trọng là các nước thành viên ASEAN cần phải đạt sự đồng thuận để có một lập trường chung trước Trung Quốc. Nếu có thể, các nước ASEAN đòi chủ quyền trên biển Đông nên thống nhất ra một tuyên bố chung, quan điểm chung, thậm chí nên đưa ra một COC của riêng mình. Khi đó, các nước ASEAN đòi chủ quyền trên biển Đông sẽ có cơ sở chung để cùng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
* Giáo sư luật Hideo Yamagata (Nhật):
Chờ phán quyết Philippines
Việt Nam cũng cần bình tĩnh chờ đợi phán quyết của Tòa án trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Nhiều khả năng Philippines sẽ giành chiến thắng bởi đường chín đoạn của Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Việc Philippines thắng sẽ tạo ra tiền lệ và khi Việt Nam kiện cũng sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng hơn. Rất có thể điều đó sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền, nhiều nước sẽ kiện Trung Quốc.
( Tuổi Trẻ )

Gian dối từ trên xuống dưới

Một bức hình được truyền đi trên mạng trong tuần qua cho thấy cảnh một đống tiền lẻ, đồng đô la Canada, để lộn xộn trên mặt một hộp cao bằng kim loại, tại cửa ra vào trạm xe điện ngầm (metro). Người chuyển bức hình đi giải thích rằng máy bán vé tự động bị hư nên hành khách đã để tiền lên mặt vuông cái máy, thay vì “nhẩy rào” qua mà đi. Nhiều người lên tiếng khen ngợi dân Canada lương thiện; so sánh với tiếng tốt của dân Nhật Bản vẫn được truyền tụng từ lâu. Có người, ở một nước Châu Âu, viết rằng, “Nếu ở nước tôi thì mấy đồng tiền đó đã biến mất sau mấy giây đồng hồ!”
Lien Doi Dan Oan 001

Không ai kiểm chứng bức hình trên là thật hay một trò đùa nghịch. Nói như vậy không phải vì nghi ngờ tính lương thiện của dân Canada. Tôi đã sống ở Montréal, Canada hơn 20 năm dài (hơn thời gian từng sống ở Sài Gòn hay Hà Nội) nên đã gặp rất nhiều người thành thật, lương thiện, rất đáng kính trọng. Nhưng trong một thành phố lớn (cho nên lập đường metro) mấy triệu người, chắc một phần tư dân chúng là di dân mới một đời, ta không biết ai là “người Canada” thật sự. Di dân mới tới có khi vẫn “nhẩy rào” để được đi metro miễn phí! Tôi đã chứng kiến, ở một xứ được coi là lương hảo nhất thế giới, là Thụy Ðiển, cảnh người đi xe lửa bị lấy trộm, người thì bị móc túi. Bạn tôi ở Phần Lan kể trước đây 20 năm dân xứ này bỏ xe đạp trước cửa nhà, không cần khóa, mà không bao giờ mất. Nhưng mươi năm nay, sau khi các chế độ cộng sản sụp đổ ở Âu Châu thì người Phần Lan cũng bị mất trộm; vì rất nhiều di dân mới đổ vào. Du lịch ở các nước khác như Anh, Pháp, Ý, người ta cũng được khuyến cáo phải coi chừng kẻ cắp.
Dân Phần Lan, Thụy Ðiển, Canada vẫn thường đứng đầu trong bảng xếp hạng các nước có “cuộc sống hạnh phúc” trên thế giới. Những người hạnh phúc thường cũng sống thật thà, lương thiện; có thể tin như vậy. Nhưng dân các nước nghèo không nhất thiết phải sống kém lương thiện. Một thế kỷ trước đây, Huân tước Baden Powell, người sáng lập phong trào Hướng Ðạo thế giới, đã viết những lời nồng nhiệt ca ngợi đời sống hiền hòa, lương hảo của dân Miến Ðiện. Mà lúc đó Miến Ðiện còn nghèo hơn Việt Nam bây giờ!
Khi nào thì một nước sinh ra đầy trộm cắp? Khi có nhiều người dân nghèo và xã hội bất công, thì nạn trộm cắp sẽ phát sinh. Khi một nước có cả hai yếu tố, nghèo và bất công, thì do “thượng bất chính, hạ tất loạn” nên mới có “bần cùng sinh đạo tặc.” Giữa Nghèo và Bất Công thì nạn Bất Công là thủ phạm chính gây ra cảnh “trộm cắp như rươi;” nếu chỉ nghèo không thôi người ta vẫn muốn sống lương thiện. Khi mọi người đều tôn trọng luật pháp, ai làm giầu được đều do công sức của chính họ, thì cả xã hội vẫn có thể sống trong đạo lý. Giấy rách giữ lấy lề. Ðói cho sạch, rách cho thơm. Người Việt Nam vẫn dạy con cháu như thế, từ lúc cả nước cùng nghèo.
Quý vị độc giả có thể mới đọc bản tin về một cô gái lấy cắp của đại sứ một nước Trung Á, trong một siêu thị ở Hà Nội. Người Việt Nam xưa nay vốn thật thà, hay là vốn tính bất lương? Cũng vậy, hãng Hàng Không Việt Nam mới lập “sổ đen,” kê tên những người Trung Quốc đã từng lấy trộm trên máy bay. Nếu Hàng Không Việt Nam gửi cả danh sách này cho các công ty hàng không khác trong vùng thì có bêu riếu cả dân tộc Trung Hoa hay không? Cũng không khác gì các cửa hàng bên Nhật viết bảng cảnh cáo “không được lấy trộm,” viết bằng tiếng Việt, cho khách hàng dễ hiểu!
Tôi không tin rằng dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều có tính trộm cắp. Thói ăn cắp, ăn trộm phát triển trong các nước này, vì hoàn cảnh sống trong cảnh vừa nghèo lại vừa bất công. Suốt từ thế kỷ 19, 20 dân Việt Nam đã sống trong chế độ thuộc địa bóc lột và bất công. Nước Trung Hoa sống dưới chế độ ngoại thuộc Mãn Thanh từ thế kỷ 17, rồi bị các cường quốc Tây phương lấn ép. Rồi cả hai dân tộc, Trung Hoa và Việt Nam đều sống dưới chế độ cộng sản hơn nửa thế kỷ vừa qua. Chế độ cộng sản tàn phá luân lý, đạo đức của hai dân tộc mạnh hơn các chế độ ngoại thuộc, thực dân. Vua quan nhà Mãn Thanh và thực dân Pháp gây ra cảnh bất công, nhưng họ không tìm cách xóa bỏ các nền nếp đạo lý của dân bản xứ. Trái lại, các chế độ cộng sản đều lật đổ, xóa sạch các quy tắc luân lý cổ truyền, đề ra mục tiêu “xây dựng những con người mới,” mà không biết phải xây dựng như thế nào.
Khi Hồ Chí Minh viết về việc xây dựng một nền đạo đức mới, thì các đảng viên cộng sản được dạy rằng đạo đức cách mạng quan trọng nhất là “luôn luôn tuân phục đảng.” Ðiều này ông ta cũng chỉ họ được từ Mao Trạch Ðông và Lưu Thiếu Kỳ. Hậu quả là người ta không cần theo một quy tắc luân lý nào khác, nếu chỉ hành động theo lệnh “Ðảng.” Mà Ðảng chính là các lãnh tụ; không còn ai khác nữa.
Các chế độ độc tài chuyên chế đều kèm theo một guồng máy tuyên truyền dối trá. Khi người dân một nước phải nghe nói dối ngày này sang ngày khác, phải lấy giả làm thật, đen nói ra trắng, nếu không biết dối trá, không biết cúi đầu sợ sệt thì không sống được, khi đó xã hội sẽ phải suy đồi, không còn chút luân thường đạo lý nào nữa. Các đảng Cộng sản Trung Hoa và Việt Nam đã phá hủy nền đạo lý cổ truyền của hai dân tộc. Hơn nữa, họ xóa bỏ tập quán sống theo pháp luật, vì đặt chính trị lên trên luật pháp. Do đó, tới khi họ mở cửa cho kinh tế thị trường xuất hiện, thì những tệ hại lớn nhất của thời “tư bản hoang dã” bộc phát rất nhanh.
Từ khi các đảng cộng sản quay chiều theo kinh tế tư bản, nói chung dân Việt Nam và Trung Hoa không thể coi là nghèo được nữa. Nhưng vì chế độ vẫn độc tài chuyên chế, cho nên xã hội càng bất công hơn các nước tư bản vào thế kỷ 19. Tiền của được tích lũy vào tay các lãnh tụ, các đảng viên, cho đàn em và phe cánh. Khi những người nghèo khổ sống bên cạnh những kẻ làm giầu vừa bất hợp pháp vừa không bất lương, thì người ta không còn tin ở đạo lý nữa, dễ làm bậy. Khi lòng tham nổi lên, kẻ trộm cắp và tự biện hộ với lương tâm mình rằng chung quanh họ bao nhiêu đứa nó trộm cắp nhiều gấp hàng ngàn lần mình, nếu mình có tội cũng là tội nhỏ!
Những người Trung Hoa đi máy bay chắc không thể coi là nghèo. Cô gái ăn cắp trong siêu thị chắc cũng có công việc làm đủ sống. Tại sao họ lại ăn cắp? Vì họ đã chứng kiến cảnh những kẻ khác đã trộm cắp hàng triệu, hàng tỷ đô la, giầu gấp trăm, gấp ngàn họ, vẫn sống nhởn nhơ!
Ðạo lý suy đồi không phải chỉ là một vấn đề xã hội, văn hóa. Khi nhìn về lâu về dài, thì cảnh cả luật pháp lẫn đạo lý suy đồi sẽ khiến cho kinh tế một nước không thể tiến lên được. Nền kinh tế tư bản dựa trên luật pháp, mà nhờ luật lệ nghiêm minh nên mọi người bị bắt buộc phải sống lương thiện hơn. Tại các quốc gia bình thường, dù là ở những nước nổi tiếng lương thiện như Phần Lan, Thụy Ðiển, Canada, vẫn có kẻ trộm. Nhưng khi làm ăn, làm ăn lớn, thì người ta có thể tin nhau, vì có luật pháp. Nếu luật pháp không đủ rộng để ràng buộc tất cả, thì còn có đạo lý. Kinh tế thị trường phát triển nhờ các nền tảng đó.
Những người Trung Hoa ăn cắp trên máy bay không làm hại cho kinh tế Trung Quốc bằng quan chức điều khiển các doanh nghiệp nhà nước, hoặc tư doanh. Bởi vì khi họ gian dối, người ta sẽ sợ không còn muốn làm ăn với nước Trung Hoa nữa.
Công ty hàng ăn McDonald hôm qua vừa quyết định ngưng không mua thịt từ một xí nghiệp Trung Quốc nữa. Các công ty Burger King và Yum Brands, chủ nhân các cửa hàng KFC cũng làm theo. Công ty Trung Quốc là Phúc Hỷ, ở Thượng Hải đã cung cấp thịt cũ, quá hạn cho các cửa hàng ăn này. Từ nay, McDonald sẽ mua thịt từ Thái Lan.
Tháng trước, mấy ngân hàng ngoại quốc, trong đó có Citigroup và Standard Chartered đã lâm nạn vì một vụ gian trá khác của mấy xí nghiệp Trung Quốc. Một công ty Trung Quốc vay, Ðức Thành Khoáng Nghiệp vay tiền của nhiều ngân hàng và đem một số kim loại làm thế chấp. Nhưng người ta khám phá ra là số kim loại này, chứa trong nhà kho tại hai cảng Thanh Ðảo và Bồng Lai, đã được đem thế chấp cho nhiêu món nợ khác nhau!
Những vụ gian dối của các công ty Phúc Hỷ và Ðức Thành sẽ làm hại cả các công ty Trung Quốc khác, điều này hiển nhiên. Từ chuyện ăn cắp trên máy bay đến chuyện đánh lừa trong thương trường quốc tế, tất cả đều là hậu quả của một chế độ gian dối, tham nhũng, bất công. Không thoát khỏi chế độ đó thì tương lai sẽ mù mịt!
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét