Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Tin Chủ Nhật 27-07-2014 - Ai giám sát người giám sát?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Trung Quốc thêm ngang ngược ở Hoàng Sa (ĐV).- Hội thảo quốc tế về Biển Đông: Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình (CL).  – Các chuyên gia quốc tế nói gì về tình hình Biển Đông? (CATP).  – Không thể áp dụng luật rừng (SGGP). - Hội thảo quốc tế về Biển Đông: Giải quyết tranh chấp bằng pháp luật (VOV).  – Trung Quốc tự giẫm vào chân (NLĐ).
- “TQ rút giàn khoan có thể là động thái có toan tính” (KP). – Chuyên gia quốc tế: ‘Trung Quốc rút giàn khoan là có toan tính’ (VNE). “Việc Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng kinh tế đặc quyền và thềm lục địa của Việt Nam có thể là một biểu hiện của sự thận trọng, là động thái có toan tính để ngăn chặn Mỹ và các cường quốc khác hợp sức lại”. – ‘Hậu’ giàn khoan: TQ chưa dừng tham vọng bá quyền (VNN).  - Không quốc gia nào ủng hộ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 (Zing).  – Giàn khoan 981 tạo tiền lệ xấu trong quan hệ pháp lý quốc tế (ĐSPL).
- ‘Thà đừng rút sớm giàn khoan’ (BBC). “Giữ được chủ quyền mà mất chức thì cũng có ý nghĩa gì với những nhà lãnh đạo độc tài. Chính vì vậy, nếu không có biến cố gì xảy ra, việc hòa hoãn với láng giềng anh em Cộng sản vẫn là thượng sách… Còn với người dân, những ai háo hức về một cuộc ‘thoát Trung’ hơn hai tháng nay chắc sắp phải thất vọng“. – Cần ý thức Việt Nam vẫn đang là cá nằm trên thớt (BVN). “Vấn đề của Việt Nam không phải chỉ vỏn vẹn là giàn khoan ở hay đi, mà vấn đề là Tại sao China lại tin tưởng Việt Nam sẽ không dám và không thể chống cự khi bị họ xâm lấn?
- Phỏng vấn GS Carl Thayer: Quan hệ Việt-Trung không thể như xưa sau vụ giàn khoan HD-981 (RFI). “Cuộc khủng hoảng giàn khoan đã biến quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc thành một trò cười. Trong bất kỳ trường hợp nào trong tương lai, từ ngữ này khi được dùng sẽ vang lên một cách rỗng tuếch trong công chúng“.
- Giáo sư Carlyle Thayer: Việt Nam có những chứng cứ mạnh nhất về chủ quyền với các quần đảo (LĐ). “Nếu Trung Quốc có những bằng chứng này thì họ đã kiện các bạn ra tòa từ lâu. Họ thiếu những bằng chứng đến độ phải ngụy tạo ra những bằng chứng giả trên các quần đảo. Điều Việt Nam cần là phải quyết tâm kiện để đưa vụ việc ra tòa, nếu không tự bảo vệ thì không ai bảo vệ cho Việt Nam”.
- Bài của học giả Phạm Quang Tuấn: Tác dụng pháp lý của thư Phạm Văn Đồng qua lăng kính ba phán quyết Tòa án Quốc tế (BVN). ‘Thử nghĩ, công thư của một ông Thủ tướng là ‘phản động’, ‘phản quốc’ thì bản thân ông Thủ tướng và bộ sậu Chính phủ của ông ta là gì? Càng ngày càng thấy cái gọi bằng liên minh cộng sản nhân danh chủ nghĩa vô sản quốc tế trong thế kỷ XX chỉ ẩn giấu phía sau độc nhất mỗi mưu đồ thôn tính lãnh thổ của nước lớn đối với nước nhỏ.”- GS Nguyễn Văn Tuấn: Tác dụng pháp lý của thư Phạm Văn Đồng qua lăng kính ba phán quyết Tòa án Quốc tế (BS).
- GS Nguyễn Văn Tuấn: Biển Đông: tuyên truyền và học thuật (BS). “Cái làm cho Tàu cộng phải quan tâm là những hội thảo mang tính học thuật về HS-TS… Thế nhưng những hội thảo về HS-TS ở VN lại bị kiểm soát nghiêm ngặt. Không phải ai cũng được phép tổ chức hội thảo. Các nhóm dân sự ngoài chính quyền không được phép tổ chức hội thảo. Dù hội thảo được phép tổ chức, nhưng vẫn bị theo dõi và kiểm soát chặt chẽ… Điều này dẫn đến một nghịch lí: chuyện Biển Đông là chuyện của VN, nhưng người nước ngoài có tiếng nói nhiều hơn VN. Một nghịch lí khác về Biển Đông ở VN là tuyên truyền cảm tính thì thoải mái, nhưng nói chuyện học thuật một cách nghiêm chỉnh thì hạn chế“.
- Phải ngồi lại để đối phó với sự khó lường của Trung Quốc (TT). – Đoàn kết với ASEAN, Trung Quốc sẽ không làm gì được (TT). Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: “Philippines, Malaysia, cả Indonexia nữa, họ rất gần với chúng ta. Nếu Việt Nam đoàn kết được với họ thì Trung Quốc sẽ không làm gì nổi một vùng biển đảo vững chắc rộng hàng triệu km2”. – Tranh chấp trên biển Đông: Sử dụng luật pháp quốc tế là biện pháp văn minh (LĐ).
- Cựu Tổng thống Clinton chỉ trích Trung Quốc về chính sách Biển Đông (RFI). “Nước Mỹkhông quan tâm đến giải pháp mà Bắc Kinh chọn lựa để giải quyết tranh chấp (chủ quyền tại Biển Đông). Nhưng Bắc Kinh phải lựa chọn một giải pháp mà các quốc gia nhỏ như Việt Nam hay Philippines không bị lấn át’ do Trung Quốc là một nước lớn“. – Cựu TT Mỹ Bill Clinton: “Đàm phán song phương ở Biển Đông,TQ sẽ rất dễ đe dọa các nước nhỏ“ (MTG).  – Cựu TT Bill Clinton chỉ trích Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông (PNTP). – Ông Clinton: Trung Quốc bắt nạt các nước nhỏ ở Biển Đông (KT).
H1<= Ông Phạm Quang Nghị và Thượng Nghị sỹ John McCain. Ảnh: tinnhanh.vn – JB Nguyễn Hữu Vinh: Phạm Quang Nghị sang Mỹ làm gì? (Blog RFA). “Lẽ thường, anh ta chỉ là Bí thư Thành ủy Hà Nội, dù có là Ủy viên Bộ Chính trị đi chăng nữa, thì cũng chỉ là một ‘anh đầy tớ’ cấp cao trong đảng của anh ta mà thôi, chẳng có tư cách ngoại giao ngoại thớt gì hết… Nghĩa là chỉ là về những công việc của đảng hoặc là những việc chỉ liên quan đến cái Hà Nội, nơi anh ta có chức quyền mà thôi. Chẳng hạn, anh Nghị có thể sang thăm ĐCS Mỹ (Nghe đâu vẫn còn mấy người là thành viên), gặp các đồng chí trong Đảng bộ CS Mỹ vùng Washington DC để bàn bạc về vấn đề Quốc tế Cộng sản đã làm và đang lâm nạn…”
- Bài học về tinh thần dám đánh, quyết đánh và quyết thắng (QĐND). “Đế quốc Mỹ một mặt hối thúc quân ngụy tăng cường đưa thám báo, biệt kích vào quấy phá, mặt khác ráo riết thực hiện ‘Kế hoạch 34A’, một ‘Chương trình chi tiết các hoạt động quân sự không công khai chống Bắc Việt Nam’. Chúng cho tàu khu trục ngang nhiên vào hoạt động ở vịnh Bắc Bộ...”.Ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính Trị, đang thăm Mỹ, sao báo QĐND không gửi bài báo này cho ông ta mang qua Mỹ, đánh trực diện vào “sào huyệt đế quốc Mỹ”, sao cứ để cho chúng giãy hoài mà không chịu chết?
- Đảng cộng sản tại Việt Nam hãnh diện được ghi công trạng khi Việt Nam được gia nhập vào “Liên Bang Đại Quốc Tàu” (DLB). “Phải chi đảng cộng sản tại Việt Nam tuyên bố rằng Việt Nam đã là một tiểu bang hay tỉnh của Tàu thì dân Việt không còn xem bọn Tàu khựa là phường xâm lược, không phải cực khổ lẩn trốn bọn mật vụ côn đồ công an ác ôn tay sai của bọn Tàu khựa để xuống đường đấu tranh chống bọn xâm lược Tàu khựa trên đường phố Hà Nội, Sài Gòn; khẳng định chủ quyền và đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa, để bị công an cộng sản còn đảng còn mình đàn áp và bắt bỏ tù vô lối”.
- VIỄN TƯỢNG: VIỆT NAM, MỘT TÂN CƯƠNG MỚI ? (TNM). “Quý vị có muốn thấy một viễn ảnh một Việt Nam bị Hán hóa,  quý vị có muốn nhân dân Việt Nam ta có một cuộc sống trong hãi hùng, lo âu, như dân Tân cương hay như dân Tây Tạng  hiện nay không ?” – Ai và thế nào là bán rẻ tổ quốc, kẻ nào là phản động? (DLB).
H5
- Xúc động bức ảnh hàng trăm trẻ người Mông xếp hình bản đồ VN (Soha).  – Vấn đề Biển Đông ‘nóng’ trong ca khúc xẩm (Zing). Trước khi TQ mang giàn khoan vào Biển Đông, nếu đưa ra những tấm ảnh như thế này, có lẽ các thành viên Nhóm xẩm Hà Thành đã bị bắt và nhóm đã bị giải tán vì tội “chia rẽ tình hữu nghị Việt – Trung”, “kích động lòng yêu nước”… Sống ở cái xứ mà đảng giành quyền lãnh đạo “toàn diện, tuyệt đối”, chỉ khi nào đảng cho phép yêu nước, người dân mới “được phép” thể hiện lòng yêu nước. Còn thể hiện lòng yêu nước không đúng “quy trình”, có thể mang vạ vào thân, bị tù tội chứ chẳng phải chơi. =>
- Nguyễn Trần Sâm: Bắc Kỳ và Nam Kỳ (Quê Choa). “Lối suy nghĩ đó cũng chi phối chúng tôi khi nhận định về mối tương quan giữa hai miền, về “công lao giải phóng miền Nam” của dân Bắc (dưới sự lãnh đạo của TW!). Nhưng càng ngày, tôi càng hiểu ra rằng nếu không có ‘công cuộc giải phóng’ đó thì miền Nam bây giờ chắc gần giống Đại Hàn Dân Quốc, còn miền Bắc giống như thiên đường CS Triều Tiên“.
- Thách thức: Đánh đuổi Pháp là sai lầm lớn của Việt Nam [phần 1] (ĐPH). “Cơ hội phát triển quốc gia một cách hài hòa, bài bản, do các người Pháp cực kỳ thông minh vạch ra, VN 1000 năm sau chưa chắc có đủ khả năng và tiền bạc thực hiện.  VN trong suốt 4000 năm lịch sử thực tế không phát triển được gì, VN năm 1850 không mấy gì khác VN năm 2000 trước  Công nguyên.  Có chăng là có chữ viết do Alexandre de Rhodes sáng tạo ra dùm, do sử dụng nhiều ngôn ngữ, Pháp, Ý dựa theo âm tiếng Nôm, tiếng Hán, tạo ra chữ Việt“.
- Lãnh đạo nào của Việt Nam chỉ đạo ngăn chặn công dân tiếp xúc Báo cáo viên Liên hiệp quốc? (Ba Sàm). “1. Việc ngăn chặn bất hợp pháp đối với công dân như trên là do Công an TP. HCM và công an một số địa phương “chủ động biện pháp nghiệp vụ”, hay những cơ quan công an này được chỉ đạo bởi những cấp lãnh đạo nào?  2. Nếu cơ quan công an được chỉ đạo, vậy những lãnh đạo nào của Việt Nam đã chỉ đạo ngăn chặn công dân tiếp xúc với Báo cáo viên Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo?
- KẾT LUẬN ĐIỀU TRA VỤ ÁN BÙI THỊ MINH HẰNG (Huỳnh Ngọc Chênh). – Giỏi nhất thế giới hay là vớ vẩn nhất thế giới ? (NBG). “Đối chiếu những tư liệu tham khảo, có thể thấy vụ việc trong bản kết luận điều tra của công an tỉnh Đồng Tháp là lạm dụng luật tố tụng hình sự. Một tội danh đơn giản mà trong cáo trạng nói có đến 700 người dân hiếu kỳ đứng xem, tức có 700 nhân chứng. Thế nhưng phải đến 5 tháng sau khi bắt người, công an tỉnh Đồng Tháp mới đưa được ra kết luận điều tra. Việc giam giữ kéo dài hơn cả thời gian trong khung hình phạt bộ luật, cho thấy công an đã quá lạm quyền của toà án
- Thông báo: về việc cầu nguyện cho anh Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự tại Giáo xứ Thái Hà (FB TKL). “Trước tình hình tự do ngôn luận tiếp tục bị chà đạp, mà nạn nhan mới nhất là Blogger Basam Nguyễn Hữu Vinh bị bắt giam cách trái pháp luật, giao xứ Thái Hà sẽ tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho tự do ngon luận tại Việt Nam, cách riêng cầu nguyện cho anh Basam và người cộng sự sớm được trả tự do. Thánh lễ sẽ được cử hành vào lúc 20g00 Chúa Nhật, ngày 27/7/2014 tới đây.  Kính mời cộng đoàn và các thân hữu tới tham dự“.
- Tiểu thuyết “Cò hồn xã nghĩa” (RFA). “Tư tưởng của nó là Chủ nghĩa xã hội với hai khẩu hiệu lớn ‘Dân chủ triệu lần hơn’ và ‘Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu’. Đảng cộng sản lấy hai cái đó làm khẩu hiệu, làm mồi nhử dân Việt Nam cứ tưởng như thế lao theo và cuối cùng sập bẫy cộng sản. Thân phận nhân dân cũng như những con cò vậy thôi“.
- Bài hát: VĂN TẾ DÂN OAN (Võ thị Hảo, Trần Ai) Tiếng hát và guitar Hoàng Hoa (Tranai2008).
- Nguyễn Đình Cống: ĐỐI THOẠI CHA CON  VỀ TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC (BVN).
- Chủ tịch Nước thăm đảo tiền tiêu Cô Tô (LĐ).
H4<- Chuyện ít biết về mặt trận Vị Xuyên: Cuộc chiến khốc liệt (VTC). “30 năm nay, mỗi năm vài lần tôi về Vị Xuyên, thắp hương cho đồng đội. Tuy nhiên, tôi không biết rõ đồng hương Phạm Văn Đồng ở xã nào, không rõ gia đình có biết phần mộ anh Đồng ở đây không…”. Biết quê quán (Thanh Chương, Nghệ Tĩnh), tên tuổi của người lính, nhưng đã 30 năm, vẫn không rõ gia đình người lính đã hy sinh có biết họ đang nằm ở nghĩa trang Vị Xuyên hay không? Năm nào VN cũng tổ chức Ngày Thương binh Liệt sĩ ồn ào, đảng và nhà nước kêu gọi truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, tưởng niệm những người đã hy sinh xương máu của mình cho Tổ Quốc, nhưng dường như đó chỉ là những lời kêu gọi sáo rỗng.
- Họ xứng đáng được tôn vinh (PLTP). “Cựu chiến binh nhiệt thành tán đồng việc tôn vinh các chiến sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc ở biên giới phía Bắc. Anh em đề nghị phải nói rõ đây là cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới, chống TQ xâm lược. Lần này phải làm thật rõ ràng, công khai chuyện TQ lúc đó xâm lược ta và ta đánh trả họ. Đó là những trang sử không bao giờ quên được. Đặc biệt, phải xem đây là cơ hội giáo dục trong nhân dân tinh thần yêu nước và luôn cảnh giác trước những mưu đồ của phương Bắc“. Chẳng lẽ lại phải cám ơn cái giàn khoan?!
- “Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt” nghĩ về chủ nghĩa anh hùng “cách mạng” Việt Nam (GNLT). “Chúng tôi biết chắc rằng cái ‘chủ nghĩa anh hùng cách mạng’ ấy nhập khẩu từ Liên Xô, Trung Quốc, do các trí thức văn nghệ sĩ đi du học, cũng như đi buôn, mang hàng về. Khái niệm này được nghệ thuật hóa, chi phối phổ biến trong văn học, điện ảnh và sân khấu miền Bắc từ 1954 đến 1975“.
- Kiểm điểm nhóm “mua bán lao động” trước tổ dân phố (TT). “Công an Q.11 đã yêu cầu nhóm đối tượng này viết giấy cam kết không được hoạt động dưới hình thức ‘buôn người’ như vừa qua, đồng thời gửi thông báo về địa phương yêu cầu tổ chức kiểm điểm trước tổ dân phố“. Mua bán lao động là một hình thức buôn người, vậy mà khi có đầy đủ thông tin, những kẻ tổ chức buôn người này chỉ bị đưa ra kiểm điểm trước tổ dân phố thôi sao? Hay là các công ty buôn người này, núp bóng công ty môi giới, giới thiệu việc làm, đã được công an bảo kê?
- Người nước ngoài “chửi thẳng” CSGT Việt Nam (TTPL).
H2- Thư giãn cuối tuần: CÙNG CÁC BỘ TRƯỞNG NGỬI, HÍT, VUỐT VÀ GÕ (Tễu). =>
- Nước mắt chính khách (Hiệu Minh). “Ai đã nghe Nelson Mandela phát biểu, xem lại video Martin Luther King nói trước hàng triệu người tại National Mall, Dalai Latma khuyên bảo, Obama nói trên quảng trường Washington DC, có thể từng xúc động. Trong lễ nhậm chức Tổng thống lần thứ 3 của mình, sau 8 năm tổng thống, và 4 năm thủ tướng, Putin cũng đầy nước mắt trên tivi. Không ít người Nga tin vào giọt nước mắt của ông“.
- Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông (VNTQ).
- Việt Nam bị chỉ trích không sốt sắng đền bù doanh nghiệp Đài Loan (RFI). – VN chỉ trích cáo buộc của Đài Loan (BBC).
- Tâm điểm Mỹ Latinh: Nhật đến sau, có về trước Nga, Trung? (ĐV).
- Mỹ cảnh cáo Trung Quốc ngưng phóng tên lửa đánh chặn vệ tinh (MTG). “Ngày 25.7, Marie Harf, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: cuộc phóng thử này xảy ra thứ Tư tuần qua, và việc TQ tiếp tục phát triển và phóng thử tên lửa chống vệ tinh này đe dọa an ninh lâu dài và sự bền vững của môi trường ngoài vũ trụ mà tất cả các nước trên thế giới đều lệ thuộc“.
- Nghị sĩ gốc Á ở California bị truy tố thêm tội (NV). Nên trục xuất ông nghị này về Trung Quốc.
- 1% người giàu Trung Quốc kiểm soát hơn 30% của cải quốc gia (RFI).
- Cuộc sống của Vladimir Putin như thế nào? (Blog RFA).
- Cuba phải cải tổ, dù được Nga và Trung Quốc giúp đỡ (RFI).

- Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên vịnh Bắc Bộ và 3 vùng biển khác (GDVN). “Từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều các ngày từ 26/7 đến 1/8, quân đội Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở khu vực vịnh Bắc Bộ giáp ranh với Việt Nam, cấm tàu thuyền qua lại khu vực này“.
- Môi hở răng lạnh (Đào Hiếu).
- Tháng 7 ở Ma Lù Thàng (TN). “Có những chuyện không được phép quên lãng, nhất là những sự thật lịch sử, để sống có trách nhiệm hơn với vùng đất mình gắn bó! - Nắm đất nghĩa trang liệt sĩ trên bản đồ ‘Hồn thiêng đất Việt’ (TN).  – Tri ân là đạo lý (VHNA). – Người con liệt sĩ gần 30 năm “đạp rừng” tìm đồng đội của cha (DT). – Linh cảm đặc biệt và phút cận kề cái chết (VNN). – Đưa anh về với mẹ (TT).
- Mẹ anh hùng phải giữ lấy…trinh (Hiệu Minh).  “Ở một đất nước mà anh hùng được dựng lên không tỳ vết. Lãnh tụ phải suốt đời cô đơn không một chút riêng tư, sống như những vị thánh.  Não trạng người có quyền thế đã quen thế rồi. Cộng thêm “công dung ngôn hạnh”, “tam tòng tứ đức” ở một xã hội nửa phong kiến, nửa văn minh, nửa lạc hậu, các bà mẹ có chồng con là liệt sỹ hy sinh cho đất nước bị xét nét không khác được.  Muốn làm mẹ Việt Nam anh hùng nhất định giữ lấy…trinh“.
- “…sá chi tờ giấy ”!? (VHNA). “Mình đâu phải xin xét tặng để đòi hỏi chế độ của Nhà nước. Có thì là niềm vinh dự cho cháu con, không có thì thôi. Gia đình đã cống hiến cho đất nước ba người, cả đời tôi, đời của ông chồng sau nữa rồi, sá chi tờ giấy”.
- Từ bốn chữ “Chính Đại Quang Minh” của Vua Minh Mạng… (MTG). “Với mục đích đề cao trách nhiệm của mỗi thành viên trong bộ máy nhà nước, có công, dù nhỏ vẫn được thưởng. Sai phạm, thiếu trách nhiệm dù giữ chức thượng khanh cũng bị phạt ngay. Tất cả những thưởng phạt ấy đều phải ghi vào hành trạng của mỗi người“.
- GS Nguyễn Văn Tuấn: Toà án KHÔNG nhân danh công lí! (BS). “… chúng ta thấy một xu hướng rõ rệt: những nhân vật bất đồng chính kiến bị xử rất nặng. Nhưng một nhóm thứ hai cũng bị xử nặng không kém là ăn trộm vịt và trộm trâu. Ba người chỉ vì thèm thịt vịt đi ăn trộm vịt về nhậu mà nhận tổng cộng 13 năm tù. Có lẽ hành tinh này chưa có nơi nào có án nặng nề cho người ăn trộm vịt như ở VN.  Một xu hướng khác là hễ là công an mà phạm tội thì họ được xử rất nhẹ“. – Ai giúp dân chứng minh đã bị công án đánh? (PLTP).
- Triều Tiên lại phóng tên lửa ra biển (VNE).  – Triều Tiên lại bắn tên lửa, lo ngại an toàn hàng không (TT).  – Triều Tiên phóng tên lửa thứ 15 trong năm (KP). Các nước cứ làm ngơ, phóng chán thì nó nghỉ. Còn Triều Tiên dám phóng tên lửa vào các nước láng giềng thì Kim Jong-un tự bắn vào mình.
KINH TẾ
- Công ty chứng khoán nhận định thị trường ngày 28/7 (CafeF). – Góc nhìn chuyên gia tuần tới: Biểu hiện của vùng đỉnh đã thể hiện khá rõ (ĐTCK).
- Bảy tháng, 9,53 tỉ USD vốn FDI vào Việt Nam (TT).
- Chần chừ giảm giá, một ngày doanh nghiệp xăng dầu lãi 18 tỉ đồng (TT/ MTG).
Tập huấn tại hiện trường cho nông dân: Dân nhớ lâu, ứng dụng tốt (DV).
- Mỹ, phương Tây hết thời khống chế tài chính thế giới? (PLTP).
- Mỹ phạt Trung Quốc bán phá giá pin mặt trời (RFI).
- Trung Quốc thành lập thí điểm 3 ngân hàng tư nhân (TTXVN).
- Kinh tế Anh đạt mức trước khủng hoảng (BBC).
- Ngành xa xỉ phẩm của Pháp bị chựng lại (RFI).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ – KỲ 120 (Nhật Tuấn).
- Võ Phiến: VĂN HỌC MIỀN NAM – TỔNG QUAN (VNVH).
H1<- NHÀ VĂN BÙI NGỌC TẤN – VĂN CHƯƠNG LÀ CHUYỆN CỦA CẢ ĐỜI (TN/ FB Ngô Thị Kim Cúc).
- CÔ BÉ VÀ TÔI (Nguyễn Đình Bổn). – Thú phạt
- Ngày mai ai biết (TT).
- Inrasara: Top ten thơ Việt – Đáp án Đố vui có thưởng (Inrasara).
- Chuyện cổ tích “Trầu Cau” (tiếp theo) (RFA). Mời xem lại bài trước: Chuyện cổ tích “Trầu Cau” (RFA).
- PHAO AN TOÀN (Văn Công Hùng).
- Tự sự học từ kinh điển đến hậu kinh điển (Trần Đình Sử).
- Bùi Bảo Trúc: Chia sẻ (NV).
- GS. TRẦN NGỌC THÊM TRẢ LỜI BÀI VIẾT CỦA ÔNG NGUYỄN THANH LỢI – BÀI 1 (Tễu). – GS. TRẦN NGỌC THÊM TRẢ LỜI BÀI VIẾT CỦA ÔNG NGUYỄN THANH LỢI – BÀI 2 (Tễu).
- Ðỗ Kim Bảng và ca khúc ‘Bước Chân Chiều Chủ Nhật’ (NV).
- Dựng bia lưu niệm nhà cụ Võ Liêm Sơn (TN).
- Tận thấy công trường ở Hoàng thành (TP). – Giám sát bảo vệ khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long (KTĐT).
- Phát hiện tượng cổ bằng đá nguyên vẹn tại Dinh ông Hoàng Mười (NLĐ).
- Những trò mạo hiểm nổi tiếng thế giới đã có ở Việt Nam (NS).
- Berlin, ngày hè… (Diễn Đàn).
- Có gì đặc biệt bên trong 12 cơ quan quyền lực nhất hành tinh (MTG).
- Bóng đá Việt Nam be bét: Báo động vai trò người thầy! (MTG).
- Úc cạnh tranh Anh tại Commonwealth Games (BBC).

- Xang Hứng: Sảy thai (Hiệu Minh).
- DẠY VĂN (Ông giáo làng).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- 4 điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT (GDTĐ). Bọn “tư bổn giẫy chết” chúng nó chẳng có “nhà giáo ưu tú” hay “nhà giáo nhân dân”, nhưng chúng đào tạo ra rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học… những học sinh đó của các nhà giáo bình thường ở xứ “giãy chết” đã phát minh ra nhiều sản phẩm KHKT phục vụ nhân loại mà xứ “thiên đường XHCN” của ta có nằm mơ cũng không thấy.   Vì sao vậy? Lãnh đạo VN có bao giờ đặt ra câu hỏi này không? Vấn đề quan trọng ở chỗ, những thế hệ mà các nhà giáo VN này đào tạo là gì, học sinh của họ có những phát minh, sáng kiến gì giúp ích cho nhân loại, thay vì ban phát cho họ những danh hiệu “nhân dân”, “ưu tú”, nảy sinh thêm căn bệnh thành tích, sinh ra tiêu cực.
- Gia cảnh anh em sinh đôi nghèo lập kỳ tích cùng thủ khoa (Zing).
- Thủ khoa khối A1, ĐH Ngoại Thương Hà Nội: Bí quyết là tự lập và phải có sự sáng tạo trong học tập (CAND).
- Nữ sinh khuyết tật học giỏi được tuyển thẳng vào đại học Ngoại ngữ năm 2014 (LĐ).
- Ta vấp ngã để đi tìm tương lai (THĐP).
- 10 điều bạn sẽ hối tiếc nếu không làm ở trường đại học (Kênh 14).
- Kinh nghiệm du học Mỹ (NLĐ).
- Những thực phẩm… chết cũng không ăn vì rất độc (PN Today).
- Giải mã bí ẩn bộ não người: Bài 1: Cuộc chạy đua giải mã bí ẩn bộ não con người (MTG). – Bài 2 :Từ thao túng tế bào thần kinh đến điều trị bệnh (MTG).

- Thi học sinh giỏi ở Mỹ và luyện ‘gà chọi’ ở… VN (TVN).”Một bên là những học sinh giỏi do thực sự đam mê, yêu thích và có khả năng tự học và kiên trì, chịu cạnh tranh cao độ, dưỡng sức để có thể trở thành một nhân tài có thể cống hiến lâu dài cho xã hội. Một bên là tạo ra những học sinh giỏi ban đầu từ đam mê, yêu thích, sau biến thành gà chọi trong lò luyện, chỉ biết một mục tiêu duy nhất đi thi đoạt giải và có thể có nhiều hệ lụy đi kèm“.
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Nhậu, kẻo hết giờ ! (TN).
H3- Gặp cụ bà thọ nhất nước (NLĐ). =>
- Cầu thủ Hà Nội T&T đánh hội đồng tài xế taxi Mai Linh (NLĐ).
- Sẽ có các giải pháp đảm bảo quyền cho trẻ tự kỷ (TN).
- Máy bay từ TP.HCM đi Vinh mất liên lạc với ‘người dẫn đường’ (TN). – Máy bay phải bay vòng do mất liên lạc với kiểm soát không lưu (TN). – Mất liên lạc 4 phút, máy bay Jetstar Pacific phải hạ cánh lần 2 (NLĐ). Hú hồn!
- Nhật Bản thu hồi cá nhập từ Việt Nam vì có thuốc chuột (NV). – Khó lường (NV).
- Ca tử vong vì Ebola được xác nhận ở Nigeria (VOA).

- Đau lòng cảnh mẹ trói con góc giường suốt 20 năm trời (DT). “Năm 1991, anh Hạnh tham gia nghĩa vụ quân sự, đóng quân tại huyện Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ đối với tổ quốc anh trở về địa phương. Nhưng cũng từ ngày đó người thân trong gia đình thấy anh dần trở nên ít nói, thường ở một mình, sống khép kín“.
QUỐC TẾ
- Chuyện gì xảy ra vào ngày MH17 bị bắn hạ? (VNN). – Người dân đông Ukraina “tố” phe ly khai vận chuyển bệ phóng tên lửa trước khi MH17 gặp nạn (LĐ). – Người đông Ukraine thấy bệ phóng tên lửa trước khi MH17 gặp nạn (VNE). “… một thủ lĩnh giấu tên của phe ly khai  thừa nhận với AP rằng phiến quân phải chịu trách nhiệm khi máy bay MH17 bị bắn hạ. Phiến quân tin rằng họ nhắm tới máy bay quân sự của Ukraine, thay vì đó, họ lại bắn chiếc máy bay dân sự từ Amsterdam to Kuala Lumpur”.
- Máy bay MH17 bị trúng đạn trong cuộc tập trận của không quân Ukraine? (CAND).   – Bao giờ Mỹ trả lời câu hỏi của Nga về thảm kịch MH17? (Infonet). Mỹ đã trả lời rồi đây: Nhà Trắng : Trong vụ bắn hạ máy bay MH17, Putin là “thủ phạm” (RFI). “Tên lửa đó được bắn đi từ mặt đất trong một khu vực do phe nổi dậy kiểm soát, và đó cũng là một vùng mà Ukraina đã không sử dụng hệ thống phòng không vào thời điểm chiếc máy bay Malaysia bay ngang. Đó là những lý do vì sao chúng tôi kết luận rằng, Vladimir Putin và Nga là thủ phạm trong thảm họa này“.
- Ukraina : Châu Âu trừng phạt lãnh đạo an ninh tình báo Nga (RFI). – Tướng Mỹ: Nga dường như miễn cưỡng tham gia vụ xung đột Ukraine (VOA). – Ukraine đảm bảo tiếp tục điều tra vụ MH17 dù Thủ tướng từ chức (TTXVN).  – Thủ tướng Malaysia sắp đi châu Âu giải quyết vụ việc MH17 (KT).
- Đông Ukraina: Phát hiện hố chôn tập thể đầu tiên (RFI).
- Israel chấp nhận hưu chiến 12 giờ ở Gaza (RFI). – Cuộc ngưng bắn ở Gaza bắt đầu có hiệu lực (VOA). - Hà Nhân Văn: CUỘC CHIẾN DO THÁI – PALESTINE – THƯỢNG ĐỈNH BRICS – GIÀN KHOAN “ĐÁ NỔI” 981 HỎA TIỄN NGA BẮN RỚT MÁY BAY MÃ LAI: THẾ GIỚI BIẾN ĐỘNG LỚN! (TCTGM).
- AH 5017 : Hiện trường điều tra chỉ toàn là những mảnh vỡ vụn (RFI). – Phi cơ Air Algerie cháy đen trên mặt đất (VNE).
- Giới chức cấp cao ở Baghdad bị bắt cóc (VOA).
- Chủ tịch Ủy ban Syria của Liên Hiệp Quốc kêu gọi cấm vận vũ khí (VOA).
- Mỹ kêu gọi lãnh đạo Trung Mỹ trợ giúp trong vụ khủng hoảng biên giới (VOA).
- Tổng thống Obama hô hào ‘chủ nghĩa yêu nước kinh tế’ (VOA).
- Hoa Kỳ di tản sứ quán ở Libya (VOA).
- Nhật sắp cải tổ chính phủ (RFI).

* RFA: + Sáng 26-07-2014; + Tối 26-07-2014
* RFI: 26-07-2014
* Video RFA: Bản tin video sáng 26-07-2014; + 7 sự kiện đáng chú ý trong tuần 26.07.2014

Ai giám sát người giám sát?

Chuyện bỏ phiếu hộ đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu ra nhằm rút kinh nghiệm cho những kỳ họp tới. Ảnh : TL
(TBKTSG) - Nhờ cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tuần trước nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm kỳ họp Quốc hội thứ 7 và chuẩn bị bước đầu cho kỳ họp thứ 8, chúng ta mới biết một số hiện tượng đáng buồn của một số đại biểu Quốc hội.

Đó là chuyện vắng họp, điểm danh hộ, phát biểu bằng bài của người khác, thậm chí còn là chuyện bỏ phiếu hộ cho đại biểu khác. Đó cũng là chuyện một số đại biểu không phát biểu, không tranh luận.

Từ đó, nảy sinh câu hỏi, đại biểu Quốc hội có vai trò giám sát đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước; thế nhưng ai sẽ là người giám sát các đại biểu Quốc hội để bảo đảm rằng các đại biểu đang làm đúng chức trách của mình, đúng nguyện vọng của cử tri gửi gắm?

Đọc qua tường thuật cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói trên, có thể có cảm giác dường như các vị lãnh đạo Quốc hội như Chủ tịch và các Phó chủ tịch cho rằng mình có quyền chấn chỉnh các đại biểu Quốc hội. Vì tại cuộc họp này, có những phê bình theo dạng “đại biểu mà làm như thế là thiếu nghiêm túc...”.

Ở đây cần làm rõ một điểm mấu chốt: các đại biểu Quốc hội là bình đẳng với nhau trước cử tri; Chủ tịch hay Phó chủ tịch Quốc hội có thêm một số nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội. Đại biểu Quốc hội hoạt động theo quy chế đại biểu và nội quy kỳ họp. Đại biểu nào vi phạm quy chế hay nội quy này thì Chủ tịch Quốc hội sẽ có biện pháp chính thức để chấn chỉnh. Nhưng chắc chắn quy chế hay nội quy sẽ không thể yêu cầu các đại biểu phải có phát biểu trước các vấn đề đang tranh luận. Nói cách khác, vai trò của lãnh đạo Quốc hội không phải là giám sát các đại biểu khác như một hệ thống thứ bậc trong các cơ quan công quyền khác.

Giám sát hoạt động của đại biểu do đó phải là vai trò của cử tri cả nước, là người qua lá phiếu của mình chọn lựa người đại diện cho quyền lợi của mình. Chính cử tri là người sẽ quyết định đại biểu có còn xứng đáng với sự tin cậy của họ hay không.

Và để cử tri cả nước làm được vai trò giám sát này, điều quan trọng phải là công khai minh bạch toàn bộ các hoạt động của các đại biểu.

Đầu tiên là công khai, thậm chí nhấn mạnh quy chế đại biểu Quốc hội và nội quy kỳ họp như các chuẩn mực tối thiểu mà đại biểu phải tuân thủ.

Sau đó là công khai mọi quyết định của đại biểu, kể cả nội dung biểu quyết của từng đại biểu để cử tri biết quan điểm của đại biểu đại diện cho họ trước các vấn đề trọng đại của đất nước.

Hiện nay công tác thông tin của Quốc hội đã làm khá tốt việc ghi âm và ghi thành biên bản các cuộc chất vấn và trả lời chất vấn giữa đại biểu và đại diện Chính phủ. Cùng với việc truyền hình trực tiếp các buổi chất vấn này, người dân phần nào hiểu được hoạt động của đại biểu Quốc hội tại các phiên chất vấn.

Thiết nghĩ sự công khai như thế cần được mở rộng đến tất cả các phát biểu khác của đại biểu, kể cả tại hội trường hay tại tổ. Cũng cần công khai mọi thư từ công dân gửi đến đại biểu của mình và cách giải quyết hay trả lời của đại biểu.
Tất cả sẽ làm nên một hệ thống giám sát chặt chẽ giúp người dân bảo đảm họ chọn đúng người họ tin tưởng để đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của đất nước.

Nạn bè phái và chủ nghĩa tư bản thân hữu trong giáo dục: Cuộc chơi bảo kê


Trần Vinh Dự  – VOA

Thành công tài chính nhờ vị thế độc quyền vững như bàn thạch của EMG trong lĩnh vực giảng dy chương trình phổ thông quốc tế tại các trường phổ thông công lập ở Việt Nam có thể nói là chưa có tiền lệ. Chưa có tiền lệ vì họ vừa thu học phí cao (khoảng 150 USD/tháng), giảng dạy ít giờ (6 tiết/tuần), không phải trả phí tổn về cơ sở vật chất (vì sử dụng cơ sở vật chất của trường công lập), không cần chi nhiều cho công tác tiếp thị (vì các trường công đã “lùa” học sinh vào học hộ), lại không sợ bị cạnh tranh vì không có đối thủ nào khác xin được giấy phép tương tự.

Thế nhưng điều mà EMG không ngờ tới, cũng không kiểm soát được, là việc Cambridge không còn tin tưởng ở uy tín của EMG. Rõ ràng là sau nhiều vụ tai tiếng  bị báo chí phanh phui liên quan đến EMG, Cambridge không thể không cân nhắc việc có nên tiếp tục hợp tác với EMG hay không. Cuối cùng, Cambridge cũng quyết định ngừng hợp tác. Đó là vào khoảng đầu năm 2014, khi Cambridge thông báo với EMG và các trường phổ thông rằng họ sẽ ngưng không cho EMG thực hiện giảng dạy chương trình Cambridge của họ nữa.
Điều này rõ ràng là một đòn đo ván đối với EMG. Mất tư cách là đối tác triển khai chương trình của Cambridge, EMG có nguy cơ trở thành một trung tâm tiếng Anh hoàn toàn bình thường, giống như hàng trăm trung tâm tiếng Anh khác ở Việt Nam. Đó là chưa kể việc uy tín của EMG (trước đây vốn đã bị công luận chỉ trích nhiều) đối với phụ huynh và học sinh bị xuống thấp hơn bao giờ hết.
Vấn đề trở nên thú vị là ngay sau đó, EMG đã quay trở lại một cách “hào hùng” nhờ có sự hỗ trợ của Sở Giáo dục thành phố Sài Gòn. Lãnh đạo của Sở này đã làm mọi cách có thể để bênh vực EMG, bao gồm cả những việc tày đình mà hàng loạt báo chí đã phanh phui như Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cuối Tuần, Người Lao Động, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, VnExpress, Một Thế Giới, kể cả:
  • Gửi công văn cho CIE yêu cầu phải tiếp tục nhận EMG làm đối tác triển khai, nếu không sẽ không cho CIE triển khai chương trình của họ tại Sài Gòn;
  • Sau khi CIE không chịu nhượng bộ trước yêu cầu của Sở Giáo dục thành phố Sài Gòn, lãnh đạo Sở này đã phối hợp với EMG và nhào nặn ra một chương trình mới gọi là chương trình “tích hợp” để xin Bộ Giáo dục & Đào tạo cho triển khai;
  • Loan tin công khai trên báo chí rằng chương trình “tích hợp” này là sản phẩm của sự hợp tác với Bộ Giáo dục Anh Quốc và Cơ quan Quản lý và Khảo thí Quốc gia Anh quốc (STA);
  • Sau khi bị chính phủ Anh Quốc (đại diện là Tổng lãnh Sự Vương quốc Anh tại Sài Gòn) phản bác và khẳng định không có bất cứ sự hợp tác nào liên quan đến chương trình này, Sở Giáo dục Sài Gòn lại yêu cầu Tổng lãnh sự Vương quốc Anh đính chính;
  • Khi Tổng lãnh sự Vương quốc Anh tuyên bố không có bất cứ lý do gì phải đính chính, Sở này chữa cháy rằng không phải hợp tác chính thức với STA hay Bộ giáo dục Anh, mà là có một chuyến thăm quan nước Anh và thăm quan các cơ quan này từ năm 2011 (chuyến đi do EMG tổ chức và tài trợ).
Những hành động vượt quá xa so với vai trò là một cơ quan chủ quản của Sở Giáo dục & Đào tạo thành phố Sài Gòn trong vụ việc này cho thấy dấu hiệu “bảo kê” của Sở đã quá rõ. Thậm chí không còn là bảo kê, mà theo một nghĩa nào đó, trở thành công cụ, hay tay sai của công ty tư nhân này.
Cho dù chưa có bất cứ điều tra chính thức nào về quan hệ lợi ích giữa Sở Giáo dục Sài Gòn, các lãnh đạo của Sở này, với EMG, hay với Bộ Giáo dục & Đào tạo, thì câu chuyện có vẻ như cũng khá rõ ràng. Đó là dấu hiệu của khái niệm cơ bản trong các nền chính trị thiếu minh bạch và pháp quyền trên thế giới: sự tồn tại của cái gọi là chủ nghĩa tư bản vị thân (hay còn gọi là chủ nghĩa tư bản thân hữu) – crony capitalism.
Điều nguy hiểm trong trường hợp này là nó xảy ra trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Đây là môi trường đang rèn luyện nên nhân cách và phẩm chất của những thế hệ người Việt Nam tương lai. Việc lợi dụng chức vụ để kiếm tiền, câu kết bè phái để kiếm tiền, tạo ra độc quyền về hành chính (giấy phép) để kiếm tiền, sử dụng học sinh như vật thí nghiệm để kiếm tiền, lừa dối công luận để kiếm tiền, tạo ra sản phẩm giả để kiếm tiền, bôi nhọ quốc thể (trong việc ngang nhiên bịa đặt quan hệ với Bộ Giáo dục Anh và STA) để kiếm tiền… có lẽ là việc đã vượt xa trên nhiều mặt những đặc điểm thông thường của crony capitalism.
Cũng cần nhắc thêm là vụ tai tiếng này đã xảy ra không lâu sau khi có một vụ tai tiếng động trời khác là việc Bộ Giáo dục & Đào tạo tìm cách “xin” Quốc hội cấp ngân sách xấp xỉ 35 nghìn tỷ Đồng (tương đương hơn 1,5 tỷ USD) để làm lại sách giáo khoa. Sau khi bị công luận phản bác gay gắt thì lãnh đạo Bộ này mới trả lời báo chí rằng thực ra trong số đó chỉ có hơn 100 tỷ Đồng là để làm lại sách giáo khoa, phần còn lại là để mua sắm thiết bị và đầu tư vào cơ sở vật chất.  Hiện tượng này liên quan đến một khái niệm mà tôi gọi là “đào mỏ ngân sách” (budget mining) sẽ được đề cập trong một bài viết sau.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Cần ý thức Việt nam vẫn đang là cá nằm trên thớt


Hôm nay là ngày thứ 86 kể từ khi China tự tung tự tác, ngang nhiên cắm giàn khoan Haiyang Shiyou 981 và đưa cả tàu quân sự vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, thản nhiên đuổi bắt, đâm chìm tàu bè của ngư dân Việt. Máu đã đổ, người Việt đã chết.

Ngày thứ 76, China đã di chuyển giàn khoan này và bộ ngoại giao của họ kèm ngay tuyên bố khẳng định thế giới không nên nhầm lẫn xem việc di chuyển giàn khoan HS–981 là một động thái rút lui, và đồng thời tiếp tục ngang ngược tuyên bố quần đảo Hoàng Sa là của họ.

Haiyang Shiyou 981 sẽ cắm ở địa điểm mới nào, vì những lý do gì đã đổi vị trí, âm mưu bành trướng của Bắc Kinh sẽ tiến triển ra sao, theo chiều hướng nào, đều là những câu hỏi mà Việt Nam hoàn toàn không có khả năng nắm vững câu trả lời.

86 ngày người Việt trong và ngoài nước xao động, phân tích, trích dẫn, bàn cãi, góp ý. Quan chức thì câm lặng hay tùy lúc mà "tát nước theo mưa" phát biểu hùng hồn.

Nhưng điều chắc chắn duy nhất và là điều quan trọng nhất mà dân tộc Việt Nam phải nhìn thấy, hiểu, và lo lắng: Chúng ta vẫn hoàn toàn nằm trong thế bị động.

Giáo Sư Carlyle Thayer thuộc Học viện quốc phòng Austria đã tóm tắt tình trạng trong một câu nói đơn giản “Nếu Trung Quốc muốn đặt giàn khoan ở đó vô thời hạn thì Việt Nam cũng không làm gì được”.

Chuyện Biển Đông và giàn Khoan Haiyang Shiyou 981 là chuyện chủ quyền đất nước, phải giải quyết trên bình diện quốc gia với quốc gia, do đó những lực chính nằm trong tay các chính phủ. Nhà cầm quyền Bắc Kinh mưu tính thâm hiểm ra sao, dân Việt Nam không thể biết là điều dĩ nhiên, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam đã, đang và sẽ làm gì thì chúng ta có biết hay không?

"Ta là ai" nếu không nắm vững thì lấy gì để phòng thân mà hòng làm chủ tình hình, đối đầu với giặc?

86 ngày đằng đẵng, dân Việt đã làm gì để tìm hiểu và định rõ tình trạng đất nước hầu nắm vận mạng dân tộc trong tay? Tình trạng và khả năng chống cự của chúng ta có thay đổi chút nào không?

Mịt mù!
Cách đối phó nguy cơ quốc gia mất chủ quyền của nhà cầm quyền Việt Nam.

Ngày 3/7, trong chương trình quốc hội tiếp xúc với cử tri thị xã Quảng Yên và Thành phố Uông Bí, ông Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã tóm tắt việc làm của nhà nước Việt Nam trong những ngày tháng qua một cách rất tiêu biểu:
"Đảng và Nhà nước đã thực hiện các biện pháp đấu tranh chính trị - ngoại giao ở mức cao nhất, 3 lần gửi công hàm lên LHQ phản đối hành vi của Trung Quốc, tổ chức 5 cuộc họp báo quốc tế, sử dụng tất cả các kênh để đấu tranh… với mục tiêu giữ vững chủ quyền an ninh, môi trường hòa bình, phát triển quan hệ với các nước để bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước."
Chúng ta hãy ghi nhận rõ ràng và đứng đắn các sự kiện Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu ra để đừng bị lạc hướng bởi những thông tin giật gân hằng ngày.

Đúng như ông Minh nói, trước hết là Đảng. Đảng Cộng Sản trước sau vẫn là trên hết. Quyết định, hành động và chịu trách nhiệm. Người dân phải sáng suốt để hiểu: bất kể ai, im lặng trốn tránh hay tuyên bố rôm rả, thì cũng chỉ là những nước cờ của Đảng. Một mê hồn trận làm người dân chóng mặt, bó tay trước những mưu lược của giặc, trong lúc đáng lý chúng ta cần dồn hết sức bình sinh để chống lại những thủ đọan khủng khiếp của China.

Đảng và nhà nước đã thực hiện các biện pháp đấu tranh chính trị - ngoại giao ở mức cao nhất có nghĩa là họ đã làm tất cả những gì họ muốn và có khả năng làm. Đảng và nhà nước xác nhận không thể làm hơn những gì đã làm cho tới ngày hôm nay. Vậy trách nhiệm của những người Việt còn muốn tranh đấu chống ách xâm lăng của Bắc Kinh là nhận định rõ ràng những việc làm và khả năng của đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam.

Vấn đề của Việt Nam không phải chỉ vỏn vẹn là giàn khoan ở hay đi, mà vấn đề là Tại sao China lại tin tưởng Việt Nam sẽ không dám và không thể chống cự khi bị họ xâm lấn?

Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng họ đã có trong tay từ năm 1958. Vậy còn có những điều kiện thuận lợi nào khác để China ngày nay chắc bước như vậy?

Hơn 40 năm qua nhà nước Việt Nam đã làm gì khi ngư dân Việt Nam bị cấm bén mảng đánh cá tại không gian biển đảo ở Hoàng Sa? Khi ngư dân Việt bị đánh đắm tàu, bắt giam, hành hạ vô nhân đạo, giết chết đòi tiền chuộc xác, hoặc phải ký những bản viết tiếng Trung Hoa thừa nhận đã vi phạm không gian chủ quyền của China thì Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam đã làm gì, nói gì để bảo vệ dân? Tuyên bố gì trước công luận quốc tế?

Hay cho tới ngày giàn khoan Haiyan Shiyun 981 xuất hiện chỉ là một sự tảng lờ trước lời kên cứu của ngư dân, và khi không còn có thể ém nhẹm tin tức thì kiêng nể không dám cả nhắc đến tên thủ phạm? Những danh từ "tàu lạ", "máy bay lạ", "tàu mang cờ nước ngoài" đã đi vào lịch sử để đánh dấu khả năng và tinh thần trách nhiệm của Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam hiện nay.

Chính thái độ không phản kháng ròng rã 40 năm này đã là sự mời chào China toàn quyền hành xử trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chính sự né tránh loan tin, đã là tín hiệu chính thức của đảng CS và nhà nước Việt Nam "sẽ chấp nhận và tuân thủ" gởi tới China.

Yếu tố bất ngờ duy nhất cả đôi bên không đề phòng là mức quyết liệt phản đối của dân tộc Việt. Bất ngờ và vũ bão nếu so sánh với thái độ thờ ơ và cam chịu, cũng một phần do thiếu hiểu biết, đối với tình trạng mất đất tại vùng biên giới, mất rừng, núi, mỏ ngay trong lòng đất nước, và sự nô lệ kinh tế trong suốt khoảng thời gian được ru ngủ với "ổn định chính trị, phát triển làm ăn, xây dựng đất nước".

Đảng CS và nhà nước Việt Nam loay hoay cắt nghĩa về công hàm của ông Phạm Văn Đồng với thế giới nhưng Đảng CS và nhà nước VN cắt nghĩa sao cho hiệu lực về những tài liệu sách giáo khoa địa lý của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do chính Bộ Giáo dục in vào năm 1974, trong đó có nói đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo các tên gọi Trung Quốc, và cũng các tài liệu đó diễn tả các quần đảo này như thuộc về China?

Những điều kể trên không mới mẻ gì, nhưng giá trị quyết định của chúng trong cuộc tranh đấu giành lẽ phải trước công luận thế giới của Việt Nam không giảm mức quan trọng theo thời gian và là những sự kiện đang được China đưa ra trước LHQ mà nhà nước Việt Nam chưa trả lời được thích đáng.

Ông Phạm Bình Minh nhắc tới ba lần gởi công hàm lên LHQ.

Vào kiểm soát hư thực tại trang nhà của Phái Đoàn Thường Trực của Việt Nam tại LHQ (http://www.vietnam-un.org/en/vnun.php?cid=33) thì có thể thấy thư chính thức đầu tiên của Việt Nam gởi cho LHQ là vào ngày 8-06-2014 (mặc dù được để ngày viết là 7-06-2014 và thực sự ngày 11-06 mới tới nơi) sau khi bộ ngoại giao China vừa trưng bằng cớ kết tội Việt Nam và đã được người đại diện China tại LHQ Wang Min chuyển ngay đến Tổng Thư Ký Ban Ki Moon "(Việt Nam đã)... ngăn trở mạnh mẽ một cách bất hợp pháp các hoạt động của Trung Quốc. Những hành động như vậy làm ảnh hưởng đến tự do lưu thông và an toàn hàng hải tại vùng biển này, gây thiệt hại cho hòa bình và ổn định trong khu vực".

Người dân Việt cần đòi hỏi Đảng CS và nhà nước Việt Nam trả lời rõ ràng tại sao có sự chậm trễ này? Một chậm trễ đã đẩy Việt Nam từ thế chủ động vào thế bị động.

Hơn một tháng sau khi lãnh hải bị xâm lấn mới đưa ra LHQ! Đây là âm mưu gì hay là vấn đề khả năng?

Cũng cần biết trong bản báo cáo chính thức của Việt Nam gửi LHQ ngày 7-07-2014, Việt Nam cho biết kể từ ngày 2-05-2014 đã 30 lần dùng mọi phương tiện liên lạc để yêu cầu China họp bàn về vấn đề giàn khoan HS981.

Trong bức thư của Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ đề ngày 4-05-2014 gửi Phái đoàn Thường trực China tại LHQ, Việt Nam vẫn giữ vững mong muốn được giải quyết song phương vấn đề, không hề "phát triển quan hệ với các nước để bảo vệ chủ quyền" như ông Phạm Bình Minh tuyên bố.
Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc và sẵn sàng giải quyết một cách hòa bình mọi tranh chấp và khác biệt liên quan đến vấn đề trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán song phương.
http://www.vietnam-un.org/en/vnun.php?id=269&cid=33

Thêm điều lạ là không những hiện tượng trích dịch từ các báo ngọai quốc qua các báo lề phải Việt Nam đầy sai lầm và bịa đặt, ngay cả trang nhà chính thức của Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại LHQ tiếng Việt và tiếng Anh cũng khác nội dung nhau một trời một vực. Thí dụ bản tiếng Anh đăng bài phát biểu của tướng Phùng Quang Thanh tại hội nghị Shangri-La cuối tháng năm vừa qua chỉ thấy oai hùng buộc tội China mà chẳng thấy nhắc tới "tình anh em, xích mích trong gia đình" chi cả.

"Tất cả các kênh để đấu tranh đã được Đảng CS và nhà nước Việt Nam sử dụng" như ông Phạm Bình Minh nói là như vậy. Thêm vào là sự lặng câm của ông Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, là lời tuyên bố xôm tụ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kịp thời để giải tỏa tâm lý người dân, vuốt ve sĩ diện dân tộc. Trong khi mọi sự quyết liệt chỉ thấy được đem ra để đối đầu với chính những người dân Việt biểu tình bất bạo động, công khai chống bành trướng Bắc kinh.

Những người này đang bệnh hoạn, mòn mỏi chờ chết trong các nhà tù Việt Nam!
Cách đối phó nguy cơ quốc gia mất chủ quyền của người dân Việt

Khả năng tập trung vào những điều quan trọng là một năng lực rất mạnh, có lẽ quan trọng nhất trong một đất nước mà con người liên tục bị thông tin không trung thực thao túng.

Đứng trước mối nguy ngoại xâm và để hoạch định một chương trình chống cự có hiệu quả, tiên quyết là định rõ sức mạnh và vị trí cùng thế đứng của mình, rồi mới tới của đối phương. Sự èo uột ngày hôm nay của Việt Nam không từ thực tế Việt Nam là một nước nhỏ đối đầu với một China khổng lồ vì thực tế này đã có từ ngàn xưa và ông cha ta đã chứng minh có cách để đối trị. Sự èo uột là do dân Việt đã chấp nhận giao vận mạng dân tộc cho trí thông minh, sự đạo đức và khả năng của một nhóm người quá nhỏ là đảng Cộng Sản. Nguy hiểm hơn nữa là người dân Việt đã chấp nhận hay cả không cần lưu tâm tới những quyết định trên sự sinh tồn của dân tộc mà Đảng Cộng Sản Việt Nam không những toàn quyền quyết định mà còn giữ bí mật tuyệt đối cho tới ngày hôm nay, vì "bí mật" chính là sức mạnh của họ.

Sự èo uột là do thói quen than vãn, khao khát nhưng không có khả năng giải quyết bằng hành động. Vài chục ngàn bài viết rủa xả nhà cầm quyền là hèn nhát, bán nước, không bằng hành động cùng nhau đổ ra đường, cương quyết đòi nhà cầm quyền tường trình, rõ ràng và với chứng cớ, không những về Thỏa thuận Thành Đô mà về tất cả những thỏa thuận, nhượng bán quyền lợi, đất đai của Việt Nam cho China hay cho các nước khác. Đó là quyền và bổn phận của người dân Việt phải biết chuyện gì đã và đang xảy ra cho mình và con cháu mình. Trách nhiệm đòi hỏi và luật pháp cho phép. Phải biết rồi phải chủ động quyết định có chấp nhận hay không?

Chỉ cần một chút thiện chí và tổ chức là có thể trong vòng vài tuần lễ có được một tấm bản đồ những nơi China đã đem người đến cư trú trên lãnh thổ Việt Nam và con số ước lượng những nhóm người này. Sợ bị ngoại xâm mà không ai nắm vững sự hiện diện của những đoàn ngoại nhân này thì một mai nước có mất e rằng còn bị thế giới xếp dân tộc mình vào loại thiếu trí khôn. Nói rằng đó là việc của nhà cầm quyền, rất đúng. Nhưng nhà cầm quyền đã không làm bổn phận của họ thì dân phải giải quyết, bằng cách này hay bằng cách khác, như nhiều dân tộc khác đã làm.

Bằng chứng là trong vụ giàn khoan HS 981, Đảng CS và nhà nước Việt Nam e dè thần phục trước sự hung hãn của China, nhưng khi người dân cương quyết tỏ ý chí thì cả hai đảng CS anh em Tàu-Việt đều hiểu rằng phải tính con đường khác. Nhà cầm quyền China cũng phải nhận thấy chửi rủa nhóm cầm quyền CSVN là vô ơn bạc nghĩa thì những người này cũng không thể đi ngược lại quyền lợi của dân tộc Việt Nam trong thanh thiên bạch nhật.

Con đường mới, sau khi giàn khoan HS981 đổi vị trí, là trở về con đường cũ "đàm phán song phương" trong bí mật, con đường từng đem biết bao lợi lạc cho China cho tới ngày nay.

Vẫn những người cũ, mưu đồ cũ, cách thức cũ.

Liệu người dân Việt có lại ngoan ngoãn làm con cá nằm trên thớt, hớp từng hớp không khí cuối cùng?

Liệu người dân Việt có cấp thời hành động để Việt Nam bắt lại thời điểm cùng với Mỹ và các nước ASEAN thương lượng với China? Hay chịu chết chờ thời điểm đàm phán China-Mỹ trên đầu dân tộc?
Thục Quyên
(Dân luận)

Nguyễn Thượng Long - “Từ cột đồng Mã Viện năm xưa…" đến “cột đồng ý thức hệ hôm nay”

“Gửi tặng các thế hệ học sinh cũ
và đồng nghiệp GD – ĐT của tôi”(NTL)

Những ai đã từng có tuổi thơ trôi qua đời sống học đường, hẳn đều chưa thể quên, ngay những ngày đầu cắp sách đến trường đã được thầy cô khai tâm, dưỡng tính bằng bài học Việt Sử mang đậm ám ảnh về thân phận giống nòi:

“Sau khi đàn áp thành công cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 0043, Phục Ba tướng quân nhà Đông Hán là Mã Viện gọi tắt là Mã Phục Ba (0014 – 0049) cho thu gom chiêng trống đồng, vật dụng bằng đồng… của cư dân Giao Chỉ về đúc một cột đồng lớn mang dòng chữ “ĐỒNG TRỤ CHIẾT – GIAO CHỈ DIỆT”, rồi cho cắm sâu vào lòng đất này”.

(Lịch Sử Việt Nam giáo khoa thư)

Tuyệt đại đa số người Việt đều nghĩ, dòng chữ “Đồng Trụ chiết Giao Chỉ diệt” là một lời nguyền, rằng: “Cột Đồng gẫy thì dân Giao Chỉ tuyệt diệt…”. Tuy vậy, không phải là không còn những hướng giải mã khác. Nhà khảo cứu độc lập Thiên Đức coi cột đồng này là một phần của cả một trận đồ phong thuỷ được lập ra để tận diệt mọi mầm mống phản kháng ở nước Nam. Thiên Đức viết:

“Cụ thể, Mã Viện đã sử dụng một loại bùa rất hiếm hoi là loại bùa Lưỡng Nghi tức là bùa Âm Dương, có hiệu lực cao hơn bùa bát quái hai bậc theo Kinh Dịch. Yếu tố Dương trong bùa yểm này chính là chiếc cột đồng, còn yếu tố Âm là Kiến Thành, là một toà thành hình cái kén được Mã Viện cho xây ở Phong Khê. Hình dáng Kiến Thành kết hợp với cột đồng Mã Viện tạo nên một đạo bùa cực mạnh nhằm trấn yểm không cho người đàn bà Giao Chỉ (mà thời nhà Hán gọi là yêu nữ) tiếp nối truyền thống anh hùng dân tộc. Nói theo kiểu dung tục thì Mã Viện đã chơi một trò hết sức thô bỉ là “đóng cọc” người đàn bà Giao Chỉ nhằm triệt phá con đường kết phát vương quyền cho nữ giới Việt Nam sau này. Ngoài ra câu “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” về bản chất cũng là một câu thần phù hay một lời nguyền. Chữ “chiết” ở đây không có nghĩa là gẫy mà có nghĩa là tách làm hai. Do đó câu này nên hiểu là “Trụ đồng tách huyệt (Đế Vương) ra làm hai, vua Giao Chỉ bị giết”, chứ không thể dịch là “Trụ đồng bị gẫy, dân Giao Chỉ bị giết”. Chữ “Huyệt” và chữ “Vương” là hai chữ bị ẩn trong câu này.” (Theo Hôn nhân & Pháp luật).

Bị Mã Phục Ba đối xử ác độc và thâm hiểm như thế, người dân Giao Chỉ đã hoá giải đạo bùa này thế nào? Có người nói rằng, để cột đồng không bị chiết (gẫy), để vô hiệu hoá lời nguyền, cư dân trong vùng mà Mã Viện cắm cọc, mỗi lần qua lại là một lần ném đất đá vào chân cột những mong cây cột đó không thể gẫy đổ, lâu dần đất đá đã vùi lấp hoàn toàn cột đồng cùng lời nguyền đó.

Lại có giai thoại khác nói rằng nơi Mã Phục Ba chôn cọc là ở vùng Rú Rum (Lam Thành – Châu Hoan tức Nghệ An ngày nay). Ngày đó có một đôi vợ chồng nghèo, ngày ngày họ thường lên Rú hái thuốc. Họ đã vô cùng căm tức cột đồng này và quyết chí cưa đứt rồi ném xuống sông. Người dân Châu Hoan vô cùng cảm phục, sau này dựng đền thờ và tôn đôi vợ chồng nọ là Thành Hoàng. Cho đến sau 1945 ở thôn Trung Thịnh, tên mới của Trung Ca nay thuộc xã Thịnh Lộc, huyện Can Lộc vẫn còn ngôi đền thờ đôi vợ chồng tương truyền đã cưa đứt cột đồng trấn yểm ngày đó.

Bình tĩnh mà ngẫm lại điển tích này, ai cũng thấy hiếm có một dân tộc nào, ngay từ buổi bình minh của Thiên Niên Kỷ thứ nhất, lại phải đối diện với một thử thách nghiệt ngã, không bình thường và bi tráng đến như vậy. Vậy dân tộc Đại Việt sau đó có bị lời nguyền đó dẫn dắt, có bị “ma ám”, có bị “bóng đè” không? Câu trả lời là CÓ & cũng cả là KHÔNG.

Có lẽ vì quá choáng ngợp trước vượng khí rực rỡ trên vùng đất của chúng ta mà Mã Viện làm cái việc độc ác đó thôi. Sức sống mãnh liệt của dân tộc ta sau đó là một minh chứng cho thấy, ông ta chỉ là một thầy bùa hạng bét. Một hiện thực hoành tráng diễn ra trên một bình diện rộng dài về trước và cả sau lời nguyền của Mã Viện rất nhiều:

Chưa kể cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 mà người ta đang cố tình quên thì cũng đã 13 lần dân Đại Việt đánh thắng giặc phương Bắc. Lần thứ nhất là vào năm 1218 (TCN) Phù Đổng Thiên Vương – Thánh Gióng phá giặc Ân và lần thứ 13 là năm 1789 SCN Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Ông cha chúng ta đã chấp nhận đối diện và hoá giải xuất sắc cái bất hạnh Địa – Chính Trị, điều mà Nguyễn Phú Trọng đã vin vào để ngầm thanh minh cho sự lúng túng, run sợ và quỳ gối trước Trung Quốc của ông ta, rằng “Có ai chọn được láng giềng đâu…”.

Còn hôm nay… với hàng nghìn, hàng vạn cây “Cột Sắt”, “Cột Bê Tông” khủng trong các dự án mà hậu duệ của những Mã Viện, Cao Biền… luôn luôn thắng thầu đã và đang cắm sâu vào lòng đất Việt Nam ở Bauxite Tây Nguyên, ở Vũng Áng Hà Tĩnh, ở dọc đường Quang Trung Hà Đông nơi tôi cư trú, ở nơi mà HD – 981 vừa hạ đặt ở Biển Đông… Tôi nghĩ rằng, chỉ một nhúm nhỏ người Việt Nam trong cái gọi là “Các nhóm lợi ích” là ngấm phải “Độc Tố Ngọt Ngào” của những “16 chữ vàng”“4 tốt”, còn một dân tộc đã có những bài học lịch sử đắt giá như bài học về “Cuộc tình Mỵ Châu - Trọng Thuỷ”… dân tộc đó đủ bản lĩnh để hoá giải, để khẳng định một chân lý bất di bất dịch cho mọi thời đại:

“Không một lời nguyền nào, không một loại bùa chú nào, không một trận đồ bát quái hay phong thuỷ nào dù là ở dạng hóc hiểm, ác độc đến đâu của Mã Viện, của Cao Biền ngày xưa, của những họ Mao, họ Đặng, họ Hồ, họ Tập… ngày nay, có thể làm gục ngã ý chí độc lập và tự cường của dân tộc Việt Nam. Với những vị vua anh minh, với những triều đại không bị “ma ám”, không bị “quỷ hành”… dân tộc chúng ta đã sống và vẫn trường tồn mãnh liệt”. (NTL)

Vậy mà bất hạnh thay, hơn 80 năm qua, dân tộc Việt Nam bị tan tác vì một thứ cột đồng mang tên “Ý THỨC HỆ…” được Hồ Chí Minh và những người cộng sản Việt Nam rước về qua ngả Nga - Tầu và đáng buồn hơn cột đồng ý thức hệ đó lại đang được những người cộng sản Trung Quốc cụ thể hoá thành những đạo bùa mang tên hết sức mĩ miều là“Thập Lục Kim Tự”“Tứ Hảo” để đưa dân tộc Việt Nam tới một tương lai không xa sẽ ngồi cùng mâm với những dân tộc bất hạnh nhất thế giới như dân Campuchia thời Khơ Me đỏ, như dân Palestin sống mà cũng như chết bên người Do Thái, như dân Tây Tạng, như dân Tân Cương đang nghẹt thở dưới bóng cờ 5 sao, thậm chí phải ngậm ngùi sống thân phận không quê hương… trong ánh mắt ái ngại của những dân tộc văn minh. Cái thứ gọi là “Ý THỨC HỆ …” đó nay đã bị cả thế giới văn minh kiên quyết từ chối và vứt bỏ, vậy mà không biết tổ tiên dân tộc mình từ trong tiền kiếp đã phạm tội lỗi gì mà nay ĐCS Việt Nam vẫn còn cố níu kéo nó để dân tộc tiếp tục phải trả quả vô lý đến thế này:

· Vì có chung “Ý THỨC HỆ…” , mà ngay cả các lãnh đạo chóp bu của Việt Nam cũng đã tự đánh mất cái bản ngã độc lập, cái hồn cốt tự cường của tiền nhân để lại, như: “Tôi không có tư tưởng gì ngoài CN Mác – Lê!”“Ai đó có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể sai được!” (Hồ Chí Minh), còn TBT Lê Duẩn thì… “Chúng ta đánh Mĩ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc…!”. Dân tộc Việt Nam vốn dĩ là một dân tộc yêu hoà bình, trọng nhân nghĩa “ Thương Người Như Thể Thương Thân…” đã bị hàm oan, bị tiếng xấu là đã đồng lòng chọn bạo lực giai cấp làm con đường sống còn, chọn hư danh được làm chiến sĩ trên tuyến đầu chống đế quốc làm lý tưởng để cùng nhau phấn đấu cho đến chết.

· Vì cùng chung “Ý THỨC HỆ…”, nên chẳng có gì là ngạc nhiên khi đại đa số trí thức Việt Nam đã từ bỏ nhiệm vụ làm “Chim Báo Bão”, làm đối trọng của chuyên quyền, để thích nghi bằng được, chung sống hoà bình cũng bằng mọi giá với tà trị để được yên thân, được sống còn… đến nỗi đứng trước tín điều vừa man rợ vừa u tối: “Trí – Phú - Địa – Hào đào tận gốc trốc tận rễ” (Trần Phú) cũng không ai dám phản biện. Xưa kia Sĩ Phu, kẻ Sĩ:…

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” (NĐC)…

thì nay quá đông trí thức bằng cấp đầy mình vẫn chỉ mong được “phụng sự” độc trị, được làm tôi tớ cho chuyên quyền… chấp nhận cúi mặt “Coi vung nồi cơm lớn hơn cả trời”. Học giả Nguyễn Gia Kiểng, nhà lãnh đạo THDCĐN, một tập hợp của các trí thức yêu nước ở Pháp đã nói:“Thảm kịch của trí thức Việt Nam chính là thảm kịch nhân cách”… là hoàn toàn đúng.

· Vì chung “Ý THỨC HỆ …” mà người phụ nữ đã từng cưu mang những lãnh tụ cộng sản, nuôi ăn cả một trung đoàn, bà Cát Hanh Long cùng nhiều triệu người Việt Nam khác phải chết tức tưởi trong CCRĐ, trong cải tạo tư bản sau 1954 và sau 30 – 4 – 1975, trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, xét lại chống đảng, trong cuộc nội chiến Nam - Bắc 1954 - 1975, trong các trại tù cải tạo quân – dân – cán - chính thuộc VNCH sau 30 – 4, trong cơn lốc “Thuyền Nhân” trên Biển Đông sau 30 – 4 – 1975, trong các cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc năm 1979.

· Vì chung “Ý THỨC HỆ…” mà sau khi ký Hiệp Nghị Giơ ne vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương với những điều khoản rất thiệt thòi cho Việt Nam do bị các đồng chí Liên Xô (Mô lô tốp) và Trung Quốc (Chu Ân Lai) ép, trả lời báo chí quốc tế ngay sau lúc ký, ông Phạm Văn Đồng chua chát nói: “ Chẳng biết chúng tôi sẽ giải thích việc này như thế nào cho đồng bào, đồng chí của chúng tôi ở miền Nam”(!?). (Hồi ký của nhà báo Úc U. Bơc sét – Nhà xuất bản Thông Tin Lý Luận Hà Nội 1985 – trang 270). Cũng lại là ông Phạm Văn Đồng 4 năm sau lại thản nhiên ký Công Hàm 1958 công nhận Tuyên bố về chủ quyền 12 Hải lý cho TQ… mở đường cho Trung Quốc cướp Hoàng Sa 1974 và Gạc Ma 1988, rồi tiếp đó 32 năm sau cũng lại là ông Phạm Văn Đồng, lúc này ông Đồng chỉ là cố vấn tối cao cho BLĐ Việt Nam, dẫn Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đi ký Thoả Ước Thành Đô 1990, mở ra Một thời kỳ Bắc thuộc mới” (NCT). Sau khi ký thoả ước này vì không được anh Đặng (Đặng Tiểu Bình) thù tiếp, về đến Hà Nội, ông Đồng đã đấm ngực than trời: “Mình đã bị họ lừa rồi…”. (Hồi Ký của Nguyễn Quang Cơ Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao). Hàng loạt các hiệp định phân định biên giới trên đất liền, trên biển và hải đảo với Trung Quốc đã liên tiếp diễn ra sau Hội Nghị này và đau xót làm sao :

…“Quốc Thổ đã mất 2/3 Thác Bản Giốc, mất Ải Nam Quan, mất bãi Tục Lãm, mất một diện tích đất liền bằng cả tỉnh Thái Bình, mất hàng loạt các cao điểm chiến lược ở Hà Giang, ở Lão Sơn, mất Hoàng Sa 1974, mất Gạc Ma 1988, còn mà như mất với Bauxite Tây Nguyên cùng hơn 398374 ha rừng thượng nguồn các tỉnh biên giới bị nhượng bán cho Tầu khai thác tới nhiều chục năm, tương tự với Vũng Áng Hà Tĩnh. Về yếu tố Địa – Chính Trị, thật không ngờ, 2 người bạn chí cốt Lào - CPC xát xạt biên giới phía Tây hình như họ đang đung đưa với người tình Ba Tầu nhiều Đô chứ đâu có mặn nồng gì với Hà Nội! Quay ra bờ đại dương, ta mất phần lớn vịnh Bắc Bộ, nay lại đang có nguy cơ mất nốt cả Biển Đông. Việc xuất hiện ngang nhiên bao làng Tầu, phố Tầu, China town ở ngay giữa các vùng dân cư thành thị của đất nước…như thế vẫn chưa là “Ngũ bề thọ địch!”, “Bốn bên lửa cháy” hay sao? Về đời sống tinh thần, sau nhiều thập kỷ vọng ngoại, theo đuổi những giá trị hư ảo đâu đâu, nay xã hội Việt Nam đạo lý truyền thống đã bị băng hoại ở mức nghiêm trọng, hình ảnh dân tộc bị méo mó, nhân phẩm giống nòi bị hoen ố, cả dân tộc dắt díu nhau cô đơn, lầm lũi dưới bóng cờ “Thập Lục Kim Tự và Tứ Hảo” ba que xỏ lá, cùng hội cùng thuyền với vài 3 nhà nước bệnh hoạn để tìm đến cái nơi mà chính ông Nguyễn Phú Trọng TBT đảng gần đây nói: “…đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam chưa?”! Quốc Thổ đang những ngày như thế, dân tộc đang phải thoi thóp sống những ngày như thế…chẳng lẽ vẫn chưa là “Trầm Luân”, chưa là “Hệ Luỵ”. (Quốc Thổ Trầm Luân Dân Tộc Luỵ…6 / 2014 - NTL)

· Vì chung “Ý THỨC HỆ…” mà ngay từ những năm 1960 sinh viên khoa Địa Lý Đại Học Sư Phạm Hà Nội chúng tôi phải học những bản đồ mà dưới những vùng đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) là dòng chữ Ky - Tai (âm tiếng Nga là Trung Quốc), còn sách giáo khoa Địa Lý lớp 9 - 1974 lại viết: “…vòng cung đảo từ các đảo Nam Sa (TS), Tây Sa (HS) đến các đảo Hải Nam, Đài Loan, quần đảo Hoành Bồ, Châu Sơn…làm thành bức “Trường Thành” bảo vệ lục địa Trung Quốc.”. Rẻ rúng đất đai quốc thổ như thế thì thử hỏi người Trung Quốc dại gì mà lại không đi nước cờ cho giàn khoan HD-981 ngang nhiên hạ đặt vào vùng chủ quyền 200 Hải lý của Việt Nam không chỉ là lúc này, họ cũng có thể làm việc đó vào bất kể lúc nào khác khi họ muốn.
clip_image004

CỘT ĐỒNGTẬP CẬN BÌNHHD – 981

· Cho đến những ngày tháng này, vì cố giữ gìn cái “Ý THỨC HỆ…” chung đó một cách mù quáng mà liêm xỉ của nhiều quan chức đã trở nên không bình thường: Giữa lúc HD - 981 vẫn còn lù lù giữa nhà mình, giữa lúc ngư dân ra khơi bị Trung Quốc nhục mạ, đánh đập, bắt giữ, giữa lúc TQ vừa ăn cướp vừa la làng vu tiếng xấu cho Việt Nam trên khắp các diễn đàn quốc tế kể cả diễn đàn LHQ, giữa lúc cả thế giới văn minh lên tiếng bênh vực Việt Nam, đặc biệt Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đòi Trung Quốc phải sớm rút giàn khoan ra khỏi Biển Đông, Thượng Viện Hoa Kỳ ra Nghị Quyết về Biển Đông, giữa lúc Nhật Bản, Úc…sẵn sàng đứng bên Việt Nam, người dân trong nước và cả ngoài nước tự phát xuống đường phản đối TQ xâm lược, đề thi tú tài và đại học năm nay như một lời sám hối của lãnh đạo Bộ GD - ĐT khi bắt thí sinh phải có tư duy liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam…vậy mà vô lý làm sao:

“ Biểu tình yêu nước tự phát của nhân dân trong nước bị thẳng tay ném vào cùng một dọ với hành vi của bọn phá hoại, bọn phạm pháp ở Bình Dương. TBT Nguyễn Phú Trọng suốt 2 tháng liền giữ thái độ im lặng đến khó hiểu, Quốc Hội VN không dám ra NQ về Biển Đông, Chính Phủ không dám khởi kiện TQ, Bộ trưởng quốc phòng thì lắp bắp khoe với thế giới về tình cảm ruột thịt trong gia đình giữa VN và TQ… và đương nhiên không quân, hải quân QĐND Việt Nam phải mang tiếng xấu là hèn nhát, chỉ ru rú bám bờ, để mặc trận mạc cho ngư dân, kiểm ngư, cảnh sát biển cùng mấy ông nhà báo ra đánh võ mồm với kẻ thù. Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh dám quắc mắt nhìn Dương Khiết Trì ở Hà Nội… nhưng không được đi Mỹ theo lời mời của Mỹ, lại cho Thứ Trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn hạ mình triển khai thực hiện nghị quyết của bí thư Quảng Đông, trong đó có việc gấp rút đưa “300 đứa con hoang đàng…” đi học tập chính những quân cướp biển, giết người nước mình. Tiến sĩ Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng viện nghiên cứu lập pháp quốc hội Việt Nam vẫn chém gió vun vút với VOA, rằng “Trung Quốc cướp biển đảo của Việt Nam là chưa cụ thể, chưa rõ ràng” (!?). Chủ nhiệm UB kinh tế QH Nguyễn Văn Giầu ngày 16 – 7 – 2014 nổ lấy được “Bà con cử tri khen ngợi sự thể hiện bản lĩnh của quốc hội về vấn đề biển Đông”. Đặc biệt làm sao, ngay ngày 16/7 là ngày TQ tuyên bố cho dịch giàn khoan HD – 981 ra xa khỏi vùng đang hạ đặt để tránh bão thì Đại sứ Lê Hoài Trung tại LHQ vội níu lại: “Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc về thăm dò dầu khí ở Biển Đông”…Thế ra là hơn 2 tháng nay họ phun nước vui đùa với ta ở đó hay sao hở trời?”. Thế mới biết câu “Chọn bạn mà chơi” của tiền nhân chẳng được các quan ta coi ra gì và hội chứng “Khôn nhà dại chợ” của họ là hết thuốc chữa”.

Chỉ liệt kê ra một phần rất nhỏ những gì đã đến với dân tộc suốt hơn 80 năm qua đã đủ thấy “Cột Đồng Ý Thức Hệ…” mà ông Hồ và những người cộng sản tiền bối Việt Nam mang về mới xứng là một đạo bùa siêu hạng làm khốn khổ cả một giống nòi trên dải đất hình chữ S vốn dĩ đã đầy đau khổ rồi. Cứ nghĩ đến ngày chỉ vì cùng chung “Ý Thức Hệ…” mà chúng ta mất hẳn Biển Đông thì những hậu duệ của cha Rồng và mẹ Tiên, thoắt rơi vào tình cảnh “Rồng sa bãi cát …” “Hổ lạc đồng bằng…” mà quá đau buồn. Lại nghĩ đến một ngày nào đó, trên khắp các ngả đường của 5 cửa ô tràn ngập là đoàn người lếch thếch, lo âu, dắt díu nhau khẩn cấp rời Hà Nội… theo lệnh của Thiên Triều như ngày nào Khơ Me đỏ vào Nông Pênh… mà buồn đến ngao ngán. Chẳng lẽ “Dòng chẩy lịch sử quật cường 4000 năm của giống nòi” lại bất ngờ cạn khô một cách dễ dàng thế hay sao? Ai đã đầy đoạ dân tộc này? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về sự tuyệt diệt này?

Hiếm có một dân tộc nào lại có một khởi đầu theo một Mô Típ vừa “Lãng Mạn” vừa “Liêu Trai” như dân tộc Việt Nam. Cuộc “Ly Hôn” đầu tiên trong lịch sử nòi giống để 50 người con theo Mẹ lên núi và 50 người con theo Cha xuống biển… đâu có hoàn toàn là một chia lìa cay đắng. Cuộc chia phôi đó còn gửi đi một thông điệp cho muôn đời hậu thế rằng: Việc “Mẹ đưa con lên núi, Cha đưa con xuống biển” chính là nỗ lực mở mang bờ cõi và gìn giữ cương vực, “Nước mất thì nhà cũng tan”. Thông điệp đó đã được các bậc Tiên Đế anh minh giải mã, lập trình suốt 4000 năm trong nỗ lực bảo vệ vẹn toàn quốc thổ. Cuộc chia tay ngay từ buổi bình minh của giống nòi còn làm cho chân lý :

“Không có tình yêu nào là vĩnh viễn.

Không có liên minh nào là vĩnh viễn.

Chỉ có lợi ích là vĩnh viễn”…

thêm sáng tỏ. Một khi đối tác của Việt Nam lại chủ trương “Mèo trắng, Mèo đen được tất, miễn là bắt được Chuột!” (Đặng Tiểu Bình), thì dương cao ngọn cờ “CÙNG CHUNG Ý THỨC HỆ…” để làm gì nữa? Điều đơn giản đó giờ đây một học sinh Trung Học nào cũng hiểu, chỉ một nhúm người vì lợi ích của họ mà họ cố tình không hiểu. Rất buồn, nhúm người không hiểu đó lại đang chiếm giữ giang sơn, đang định đoạt số phận của cả một giống nòi và chỉ những gì đã diễn ra ngay giữa những ngày tháng đầy biến động này thôi… cũng đủ cho ta thấy:

“Khi Tổ Quốc không còn là trên hết! Khi Hiến Pháp phải nằm dưới NQ Đảng (NPT) thì nhân dân chẳng có chỗ đứng nào hết, chẳng có cơ may nào hết, trong những đường đi nước bước, trong những toan tính được mất nhì nhằng này nọ của họ ”.

Vậy chúng ta sẽ phải làm gì bây giờ? Đâu đó đã vang lên nguyện vọng “Thoát Trung” – “Thoát Hán”. Nhưng…than ôi đó chỉ là khát vọng của đám “Lực Lượng Thù Địch” chứ có “Vua Tập Thể” nào dám nói đến điều đó đâu. Nói “THOÁT TRUNG”, “THOÁT HÁN” mà không dám nói thoát “Ý THỨC HỆ CỘNG SẢN” (THOÁT CỘNG) thì chắc chắn chúng ta sẽ lại chỉ“Bên bờ đại dương ta ngồi ta khóc” mà thôi. Chả lẽ chúng ta chấp nhận sống như thế mãi sao! … Hỡi trời? Hỡi đất? Hỡi người Việt Nam?

Lời Cuối:

Khi khép lại bài viết này, tôi nhận được một Gmail của một nicname lạ vẻn vẹn có mấy dòng:

“Tôi đã đọc được một số bài viết rất dị ứng với ý thức hệ Mác – Lê của ông. Tôi nghĩ rằng, nếu không có Mác – Lê, làm sao có Việt Nam hôm nay! Không thể không công nhận rằng khủng hoảng niềm tin hiện nay là một trong những đe doạ tiềm tàng tới sự tồn vong của chế độ. Nhưng xã hội chúng ta đâu đã hết những người cộng sản chân chính. Khi ông viết bài “Quốc Thổ Trầm Luân…”, ông nghĩ gì về giới trẻ? Ông có đánh giá quá cao vai trò của họ không? Hình như ông cũng muốn được là “ Người Cầm Cờ” của họ thì phải?”.

Tôi không quan tâm lắm tới việc người gửi thư cho tôi là ai, kể cả trường hợp đó là một cách thẩm vấn khéo tôi của một nhân viên an ninh chính trị nào đó đặc trách về tôi. Mình viết bài, người ta đọc rồi lại còn hỏi mình thì bài viết đó có số phận hẳn hoi rồi, việc gì mà phải né tránh. Tôi trả lời ngay, câu trả lời đó xin cũng là lời kết cho bài viết này:

“Thưa ông! Ngay từ những năm tháng tuổi học trò, tôi cũng đã hằng nghĩ Mác – Ăng ghen – Lê Nin là rất vĩ đại…nhưng đến cuối đời tôi lại nghĩ giá như đất nước này đừng có họ thì vẫn là tốt hơn. Theo tôi ở Việt Nam, chẳng có ý thức hệ Mác – Lê…chân chính nào đâu. Ở đó chỉ có những biến tướng méo mó, những bản sao kệch cỡm chứa đầy những thảm hoạ cho dân tộc. Còn ông muốn biết, khi tôi viết bài “QUỐC THỔ TRẦM LUÂN…” tôi nghĩ gì về giới trẻ? Xin thưa: Tôi vừa hy vọng, vừa thất vọng về họ. Nếu kể cả 3 năm tu nghiệp sư phạm (1967 – 1970) tôi tham gia công việc dậy học tròn 40 năm. Tôi đã nghỉ hưu được 8 năm nay rồi. Những năm tháng đầu đời dậy học, tôi đã từng lâng lâng, ngây ngất trước khẩu hiệu: “Mỗi nhà Trường là một pháo đài của CNXH - Mỗi giáo viên là một chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng!”. Tuổi trẻ của tôi bùng cháy và cũng lụi tàn nhanh chóng vì những hoang tưởng kỳ vĩ như thế đấy. 
clip_image005

Gần đây tôi chợt thấy chính mình cũng là kẻ có tội. Cùng với những yếu kém của ngành GD – ĐT, tôi cũng đã vô tình mà góp phần tạo nên nhiều thế hệ học trò…trong đó không thiếu người đã rất thành đạt về nhiều phương diện, nhưng đa phần họ sống quá vị kỷ, vô tâm, vô cảm… trước hoạn nạn của cộng đồng. Thất bại lớn nhất trong đời dậy học mà lại là dậy Địa Lý Việt Nam của tôi, với độ dài 40 năm nắm tay hàng nghìn hàng vạn học sinh để giúp họ nắn nót vẽ bản đồ tổ quốc với đường biên giới, hải giới, hải đảo rất rõ ràng… vậy mà nhiều năm qua, tôi  không hề

thấy bóng một học sinh cũ nào của mình mà trong tay họ là biểu ngữ: “Biển Đông là của Việt Nam”“Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam” – “Phản đối Trung Quốc xâm lược Việt Nam”…như đã từng xuất hiện trong những cuộc biểu tình, mỗi khi nhà nước Trung Quốc có hành vi ngang ngược với đất nước, với người dân chúng ta.

Tôi đã từng ao ước, nếu tôi có được một học sinh như Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi đầu đã dấn thân với biểu ngữ “Tầu khựa hãy cút khỏi Biển Đông!” “Đi chết đi ĐCS Việt Nam!”, có được một đồng nghiệp như Thầy giáo dậy Hoá Học Đinh Đăng Định, kiên quyết không lấy việc ép học sinh học thêm làm cứu cánh kinh tế cho mình, chấp nhận nghèo khó chỉ vì nỗi đau Bauxite Tây Nguyên nơi thầy cư trú… tôi sẵn sàng đi tù thay cho họ. Nhưng với đồng nghiệp cùng cơ quan của tôi, tôi là kẻ cô đơn, thất bại… khi sếp của tôi, những đồng nghiệp của tôi ở đó nhận được những bài viết tôi cổ suý cho một nền GD – ĐT lành mạnh, cổ suý cho Dân Chủ, cổ suý cho một thay đổi tích cực sớm đến với dân tộc Việt Nam… họ lặng lẽ mang nộp công an.(!?)

Nên bài viết vừa rồi của tôi "QUỐC THỔ TRẦM LUÂN DÂN TỘC LUỴ" đăng trên các trang mạng xã hội... là tiếng kêu khẩn thiết của tôi gửi đến lớp trẻ, gửi đến những người thầy… nhắc nhở họ thôi đừng sống vị kỷ, vô tâm, vô cảm nữa, hãy suy nghĩ nhiều hơn về những gì mà ông cha chúng ta đã làm, hãy biết đau nỗi đau vong quốc. Ngoài những trăn trở đó ra, tôi chẳng có một tham vọng gì khác. Tôi đã gia nhập thế hệ: "Tuổi già giọt lệ như sương / Hơi đâu ép lấy 2 hàng chứa chan".

Theo quy luật đào thải, thế hệ đó là thế hệ bỏ đi, nếu có khá lắm thì cũng chỉ là…
clip_image007

Những người giữ “Lửa”…

những viên gạch lót đường cho lứa trẻ băng lên…"Người Cầm Cờ " làm sao lại là những con người quá “Đát” như thế, làm sao có thể là tôi. Ông đã có lời thăm hỏi…thì tôi cũng có lời minh định như thế. Chào ông. Kính Thư” ./.

Viết trong những ngày siêu bão Rammasun tràn vào Biển Đông

Hà Đông những ngày buồn tháng 7 – 2014.

Nguyễn Thượng Long

Tác giả gửi BVN

Nguyễn Hưng Quốc - Chủ nghĩa MÌNH-THÌ-KHÁC

 Có một định kiến ăn thật sâu và thật chắc trong vô thức tập thể của dân tộc, trở thành một động lực âm thầm chi phối cung cách suy nghĩ và hành xử của người Việt Nam, dù là cộng sản hay không phải là cộng sản. Tôi gọi đó là chủ nghĩa mình-thì-khác.

Biểu hiện của chủ nghĩa mình-thì-khác rất dễ nhận thấy. Nó bàng bạc ở khắp nơi. Từ trong nước ra đến tận hải ngoại. Từ giới bình dân đến cả giới trí thức. Từ những giao tiếp hàng ngày đến những sinh hoạt chuyên môn. Ở đâu giọng điệu của nó cũng khá giống nhau. Về phương diện chính trị, nước người ta dân chủ và tôn trọng nhân quyền ư? Ừ, thì cũng hay, nhưng... mình-thì-khác.

Về phương diện xã hội, mọi thứ ở người ta đều được tổ chức một cách duy lý và hợp lý ư? Ừ, thì cũng hay, nhưng... mình-thì-khác. Về phương diện nghệ thuật, người ta hết lao vào thử nghiệm này đến thử nghiệm khác khiến thế giới sáng tạo lúc nào cũng trăm hoa đua nở ư? Ừ, thì cũng hay, nhưng... mình-thì-khác. Về phương diện văn học, từ lâu người ta đã bước vào giai đoạn hậu hiện đại chủ nghĩa với những quan niệm mới mẻ và vô cùng lý thú ư? Ừ, thì cũng hay, nhưng... mình-thì-khác.

Thậm chí, cả đến thơ tự do vốn đã phổ biến khắp nơi trên thế giới, ở Việt Nam nó vẫn còn bị rất nhiều người, kể cả giới cầm bút, xem không phải là thơ. Lý do? Tại... mình-thì-khác. Cả đến những yêu cầu tối thiểu đối với văn chương nghị luận, từ tính chính xác trong tư liệu đến tính nhất quán trong lập luận và tính nghiêm túc trong cách thức diễn đạt, chúng ta cũng bất chấp. Lý do: mình-thì-khác.

Mình-thì-khác, cho nên, về phương diện chính trị, mình không thể chấp nhận chế độ đa nguyên, đa đảng; về phương diện xã hội, mình không thể quá rạch ròi và duy lý; về phương diện học thuật, mình không thể quá hàn lâm; về phương diện mỹ học, mình không thể quá duy hình thức; về phương diện kỹ thuật, mình không thể quá táo bạo, v.v...

Thực chất của cái chủ nghĩa mình-thì-khác ấy là một thứ chủ nghĩa biệt lệ (exceptionalism), thậm chí, có thể nói, một thứ chủ nghĩa bộ lạc (tribalism) về văn hoá, một thái độ tự xem mình như là ngoại lệ của thế giới, nơi chưa từng có và cũng không cần có bất cứ quan hệ gì với người khác, ở đó, họ có những luật lệ riêng và một bảng giá trị riêng.
Theo FB Nguyễn Hưng Quốc

2803. Toà án KHÔNG nhân danh công lí!

GS Nguyễn Văn Tuấn
27-07-2014
Hôm qua, đọc bài của Ls Ngô Ngọc Trai làm tôi giật mình chú ý đến một chi tiết mà mình không để ý: toà án VN không nhân danh công lí. Quả thật, xem lại những văn bản toà án lâu lâu xuất hiện trên mạng, tôi không hề thấy toà án VN nhân danh công lí. Xử án mà không nhân danh công lí thì chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều sai lầm tai hại. Chúng ta thử điểm qua vài bản án để xem công lí ở đâu:
Võ Mỹ Xuân (bán dâm): 2.5 năm tù.
Nguyễn Thanh Thuý (bán dâm): 2.5 năm tù
Nguyễn Thuý Hằng (bán dâm): 3 năm tù
Sầm Đức Sương (mua dâm): 9 năm tù
Nguyễn Trường Tô (mua dâm): 0 năm tù – thật ra ông này không ra toà.
Ngô Tuấn Dũng (hiếp dân): 2 năm tù

Trần Huỳnh Duy Thức (chính trị): 16 năm tù
Nguyễn Tiến Trung (chính trị): 7 năm tù
Cù Huy Hà Vũ (chính trị, chống Tàu): 7 năm tù
Nguyễn Phương Uyên (chống Tàu): 6 năm tù
Đinh Nguyên Kha (chống Tàu) 10 năm tù
Phạm Thanh Bình (kinh tế): 20 năm tù giam
Huỳnh Ngọc Sĩ (kinh tế): 20 năm tù giam
Trương Ngọc Quyền (trộm vịt): 5 năm tù
Vy Hoàng Bảo Hưng (trộm vịt): 4 năm tù
Vy Kim Long (trộm vịt): 4 năm tù
Thân Văn Vĩnh (trộm trâu): 14 năm tù
Lê Văn Quyền (trộm trâu): 14 năm tù
Bùi Xuân Hương (trộm trâu): 12 năm tù
Nguyễn Văn Ninh (trung tá công an, đánh chết người): 4 năm tù giam
Nguyễn Thân Thảo Thành (trung uý công an, giết người): 5 năm tù
Nguyễn Minh Quyền (thiếu tá công an, dùng nhục hình làm chết người): 2 năm tù
Phạm Ngọc Mẫn (thượng ý công an, dùng nhục hình làm chết người): 1 năm tù
Phạm Thị Mỹ Linh (thường dân, tát công an): 6 tháng tù
Bốn thiếu niên cướp nón nữ sinh: tổng cộng 7.8 năm tháng tù
Nhìn qua các bản án trên (dĩ nhiên là chưa đủ) chúng ta thấy một xu hướng rõ rệt: những nhân vật bất đồng chính kiến bị xử rất nặng. Nhưng một nhóm thứ hai cũng bị xử nặng không kém là ăn trộm vịt và trộm trâu. Ba người chỉ vì thèm thịt vịt đi ăn trộm vịt về nhậu mà nhận tổng cộng 13 năm tù. Có lẽ hành tinh này chưa có nơi nào có án nặng nề cho người ăn trộm vịt như ở VN.
Một xu hướng khác là hễ là công an mà phạm tội thì họ được xử rất nhẹ. Giết người, dùng nhục hình để giết người, đánh chết người (bản chất vẫn là giết người) thì chỉ bị 2-5 năm tù giam. Còn nhiều vụ công an đánh chết người hay gây chết người thì không hề ngồi tù (2). Nhưng dân thường mà đụng đến công an là coi chừng. Chẳng hạn như một thiếu nữ ở Sài Gòn (Mỹ Linh) chỉ vì tát vào nón của công an mà bị phạt 6 tháng tù! Tôi không biết trên thế giới này có nơi nào mà có bản án vô lí như thế dành cho một công dân.
Toà án các cấp ở VN đều có chữ “nhân dân”: toàn án nhân dân. Cái tên toà án nhân dân thật ra là phiên bản từ Tàu cộng. Bên Tàu họ có toà án nhân dân các cấp, và VN chỉ bắt chước làm theo. Thậm chí, VN không buồn tình thay đổi cái tên. Đến cái tên mà cũng bắt chước thì đủ biết lệ thuộc đến dường nào. Toà án nhân dân trong thời “Cải cách ruộng đất” và thời chiến là nỗi kinh hoàng của người dân. Thay vì nghe đến hai chữ toà án, người ta nghĩ đến công lí, thời Cải cách ruộng đất, toà án nhân dân là nơi giết người một cách man rợ. Đọc lại sách và hồi kí của những tác giả “chiêu hồi” như Xuân Vũ, tôi thấy có những câu chuyện đau thương về việc giết người theo những bản án của toà án nhân dân. Thời đó, ở miền Nam, ai bị nghi ngờ là “Việt gian” là có thể bị bắt cóc, đem vào rừng và được toà án nhân dân xét xử, kết quả thường là tử hình với cách thi hành án là đập đầu bằng búa, rồi quăng xác xuống sông. Đọc mà thấy kinh tởm, và khó tin, nhưng sau này chính người người thi hành án nói ra tôi mới biết là sự thật. Tôi nghĩ trong thời gian đó, có lẽ các toà án nhân dân họ xử án nhân danh “đấu tranh giai cấp”, chứ khái niệm công lí lúc đó có thể chưa tồn tại.
Còn ngày nay, toà án nhân dân nhân danh cái gì? Theo Ngô Ngọc Trai, toà án nhân dân VN nhân danh “Nhà nước” hay nhân danh “nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Dĩ nhiên, cả hai nhân danh đều … tréo ngoe. Toà án, dù là toà án nhân dân, trên danh nghĩa phải độc lập với Nhà nước, vậy thì làm sao nhân danh Nhà nước được. Nếu Nhà nước là bên bị kiện, thì chẳng lẽ toà án nhân danh Nhà nước xử Nhà nước? Đó là một kiểu nhân danh hết sức quái gở.
Rất khó biết khi tuyên án những bản án trên, toà án nhân danh cái gì, nhưng chắc chắn không thể là công lí. Mà, thật ra, kì vọng vào công lí từ toà án nhân dân thì quả là một điều xa xỉ. Sự thật là toà án nhân dân là một bộ phận của đảng và Nhà nước, thì làm sao có công lí được. Ngay cả biểu tượng nữ thần công lí còn không hiện hữu trong toà án nhân dân, thì chúng ta biết rằng công lí còn rất xa vời.
—–
(1) Toà án VN ‘không nhân danh công lý’
(2) 21/1/2010: công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đánh chết công dân Nguyễn Quốc Bảo; 4/5/2010: công an Đà Nẵng cướp quan tài ở Cồn Dầu, đánh chết công dân Nguyễn Thành Năm, cho dù vợ con nạn nhân đã quỳ lạy xin tha mạng; 7/5/2010: công an Điện Bàn, Quảng Nam đánh chết công dân Võ Văn Khánh rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng dây cột giày; 25/5/2010: công an huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, bắn thủng bàn tay trái của công dân Lê Thị Thanh, bắn chết công dân thiếu niên Lê Xuân Dũng, và bắn chết công dân Lê Hữu Nam ở Nghi Sơn; 23/7/2010: thiếu úy công an Nguyễn Thế Nghiệp, huyện Tân Yên, Bắc Giang, đánh chết công dân Nguyễn Văn Khương về tội không đội mũ bảo hiểm; 14/8/2010: công an huyện Châu Thành A, Hậu Giang, đánh chết công dân Trần Duy Hải rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng áo sơ mi tay dài, v.v.
Nguồn: FB Nguyen Tuan

TQ thời lãnh đạo hiện tại đã thay đổi?

Chúng ta ngày càng chứng kiến sự phối hợp nhiều hơn hẳn tại mọi cấp trong chính phủ Trung Quốc. Trong một số trường hợp, ngay cả những thuyền đánh cá nhỏ của nước này cũng nhận được chỉ thị và thông tin liên lạc từ các nhà chức trách cấp cao ở Bắc Kinh.

LTS:TVN giới thiệu bài viết về chính sách đối ngoại của TQ của tác giả Kurt Campbell* đăng trên Financial Times như một góc nhìn tham khảo.

Những động thái gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông - các đợt triển khai quân sự, các tuyên bố chính sách, các cuộc diễn tập hải quân khiêu khích và ngôn từ khoa trương - đã thử thách mạnh mẽ cách nhìn nhận truyền thống của giới chuyên gia nghiên cứu TQ về nước này cũng như chính sách đối ngoại mà họ theo đuổi.

Lâu nay, quan niệm thông thường vẫn cho rằng Trung Quốc chủ yếu tập trung vào những vấn đề nội bộ, bao gồm cả nhiệm vụ cấp bách đối phó với tham nhũng, tình trạng ô nhiễm lan rộng, và tái cơ cấu các lĩnh vực quốc doanh kém hiệu quả. Nhiều thập kỷ lại đây, một quan điểm được chấp nhận rộng rãi là môi trường quốc tế ổn định là một yếu tố quan trọng để duy trì sự tập trung liên tục vào nội bộ. Khi những sự cố xảy ra trong quá khứ - như cuộc đụng độ năm 2001, một máy bay do thám của Mỹ bị một phi công Trung Quốc hăng hái quá mức chặn lại - thì thường các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh và Washington đã phải xử lý thận trọng ở "hậu trường" để gỡ rối mớ hỗn loạn gây ra bởi chủ nghĩa dân tộc và các bộ phận phối hợp kém trong quân đội hoặc lực lượng bảo vệ biên giới. Những tai nạn và sự cố bất ngờ đó gây lo lắng, nhưng không phải là những bước đi có tính toán trước.
Trung Quốc, Tập Cận Bình, giàn khoan, biển Đông
Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư ĐCS Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AP
Hầu hết những sự cố quá khứ đó được nhìn nhận một cách biệt lập và không nằm trong một chiến lược phối hợp lớn hơn được lên kế hoạch để thay đổi nguyên trạng trong lĩnh vực hàng hải. Trong quá khứ, khi một bản đồ hoặc cách giải thích mới về lãnh thổ được ban hành bởi một nhân vật nào đó thuộc bộ máy quan liêu khổng lồ của Trung Quốc, nó thường khiến các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc bất ngờ. Và sau đó, một trong những mục tiêu chính của họ thường là tìm cách giữ được thể diện.

Sự xuất hiện của Tập Cận Bình, Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc, được nhiều người đánh giá là nhà lãnh đạo có quyền lực nhất trong giai đoạn nhiệm kỳ tương ứng so với bất kỳ nhà lãnh đạo nào của ĐCS Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông. Dù đây mới là thời gian đầu trong nhiệm kỳ của Tập Cận Bình, nhưng cường độ của chiến dịch chống tham nhũng (bao gồm mục tiêu nhắm vào các thành viên chủ chốt trong Bộ Chính trị và ngay cả Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị), tham vọng trong những nỗ lực cải tổ kinh tế, và những ngôn từ cứng rắn hơn nhiều của ông ta đã cho thấy một giai đoạn mới đang bắt đầu.

Giai đoạn này có một số đặc điểm đáng chú ý. Đầu tiên, có thể thấy rõ vai trò cá nhân của Tập Cận Bình trong việc ra quyết định, còn chính quyền Trung Quốc đã tiến đáng kể trong việc che đậy quá trình ra quyết định đó trước những con mắt tò mò từ bên ngoài. Khác với người tiền nhiệm, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người trải qua một quá trình hoạch định chính sách đối ngoại được thể chế hoá cao với Uỷ viên Quốc vụ Viện Đới Bỉnh Quốc, theo những thông tin thu thập được, vẫn chưa rõ ai là người trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định với ông Tập Cận Bình, ai là người giữ một vai trò chủ đạo trong việc hoạch định và triển khai các vấn đề lớn nhỏ. Chúng ta ngày càng chứng kiến sự phối hợp nhiều hơn hẳn tại mọi cấp trong chính phủ Trung Quốc. Trong một số trường hợp, ngay cả những thuyền đánh cá nhỏ của nước này cũng nhận được chỉ thị và thông tin liên lạc từ các nhà chức trách cấp cao ở Bắc Kinh. Cách triển khai các hành động khiêu khích hiện thời không còn bị lộn xộn; mà đã được lên kế hoạch một cách cẩn thận.

Trong quá khứ, nhiều nhà quan sát Trung Quốc coi những hành động của Trung Quốc là "sự quyết đoán mang tính phản kháng", ám chỉ rằng nhà cầm quyền Bắc Kinh chỉ đang tiến hành các bước cần thiết để đáp lại những hành động khiêu khích từ các quốc gia lân cận. Quan điểm phổ biến trước đó cho rằng Trung Quốc sẵn sàng gác các vấn đề tranh chấp kịch liệt này đến sau này và bằng lòng duy trì hiện trạng mập mờ. Còn bây giờ, Trung Quốc không chỉ đơn giản phản kháng, mà còn chủ động trong hành động.

Sử gia Hy Lạp Thucydides (460 TCN - 395 TCN) có lẽ từng dự đoán ngày này sẽ đến, nhưng giờ đây, khi điều đó xảy ra, những toan tính mới của Tập Cận Bình khiến các nhà quan sát Trung Quốc phải vắt óc để hiểu được mô hình chính sách đối ngoại mới đang nổi lên. Các bước đi gần đây của Trung Quốc và vai trò trung tâm của Tập Cận Bình một lần nữa nhắc nhở rằng nền ngoại giao cấp cao tập trung, liên tục với Trung Quốc có vai trò quan trọng thế nào trong việc đánh giá chính xác các ý đồ của nước này và gửi đi những thông điệp dựa trên đó. Có lẽ không còn gì quan trọng hơn điều này.

Thu Linh (dịch)

* Tác giả bài viết, Kurt Campbell, là nhà ngoại giao Mỹ, hiện là Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành The Asia Group. Ông từng là thành viên Ban điều hành Trung tâm An ninh mới của Mỹ (CNAS). Giai đoạn 2009 - 2013, ông là trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương.

( Tuần Việt Nam )

Ba đoạn văn viết về một "cái bẫy chết người"

Chu Ân Lai - người thân cận song đã bị Mao Trạch Đông "bẫy" đến tận cuối đời
Chu Ân Lai - người thân cận song đã bị Mao Trạch Đông "bẫy" đến tận cuối đời
Đó là “cái bẫy quyền lực” được Mao Trạch Đông sử dụng rất lão luyện dùng cài đặt dưới chân các đối thủ của mình trên “trường đua danh lợi”…

Một trong các bí quyết thành công của Mao Trạch Đông là nắm đúng thời điểm ra tay, ứng phó mau lẹ quyền biến theo từng hoàn cảnh - kể cả tận dụng lúc mình đang bệnh để “cài bẫy” Chu Ân Lai. Theo những người có mặt kể lại, đầu năm 1972 Mao bệnh nặng, có lúc hôn mê, nhưng rồi cũng hồi phục và nghĩ ra màn kịch “trao quyền bên giường bệnh”. Mao gọi Chu đến, thì thào:

“- Tôi không qua khỏi được rồi, tất cả dựa vào ông !

Chu nói ngay: “Sức khỏe của Chủ tịch không có vấn đề lớn, vẫn phải dựa vào Chủ tịch. Mao lắc đầu:

- Hỏng rồi, tôi không qua được nữa rồi. Sau khi tôi chết, mọi việc do ông lo liệu !

Giang Thanh đứng bên trợn tròn mắt, hai tay nắm chặt… Chu Ân Lai thu đôi chân lại, tay đặt trên đầu gối, hơi ngả về phía trước, như đông cứng lại. Những câu nói trên của Mao rõ ràng là muốn trao cho Chu quyền quản lý đảng, chính quyền và quân đội, mà lại nói trước mặt Giang Thanh. Mao tiếp:

- Quyết định thế nhé, các người thực hiện đi !

Một con người được tôi luyện về chính trị như Chu Ân Lai tất nhiên không nhẹ dạ tin vào lời hứa trao quyền của Mao” - theo Tân Tử Lăng.

Trước mắt Chu Ân Lai, cái lưới của thần chết giăng lơ lửng trên bầu trời Trung Nam Hải rồi chụp xuống thân phận của Lưu Thiếu Kỳ và Lâm Bưu ngày nào còn đó. Họ làm Phó Chủ tịch đảng, được Mao chọn kế vị, lại ghi rõ vào điều lệ đảng hẳn hoi, nhưng kết thúc chẳng ra gì. Để hiểu thêm nước cờ chính trị lắc léo của Mao Trạch Đông từng đưa Lưu Thiếu Kỳ và Lâm Bưu “qua sông tử thần”, lại mưu đẩy Chu Ân Lai vào hiểm địa, chúng tôi trích dưới đây ba đoạn văn của Tân Tử Lăng đúc kết và soi sáng sự kiện để bạn đọc tham khảo:

1. Với Lưu Thiếu Kỳ:  “Khi chân lý trong tay, Mao có thể bao dung các đối thủ, đoàn kết với cả phe phản đối. Nhưng thường khi Mao đuối lý, phát hiện mình sai rồi, thì ông ta không thể bao dung phái phản đối, mà quyết tâm đẩy họ vào chỗ chết, để trừ hậu họa - đó là lý do vì sao Mao tàn bạo đến tận cùng đối với những người bạn cũ như Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài”.

2. Với Lâm Bưu: Mao bất thần đặt câu hỏi với Lâm tại biệt thự Tô Châu: “Tôi già rồi, ông cũng không khỏe, ông chuẩn bị sau này chuyển giao quyền lực cho ai ?”. Lâm ngớ người chưa kịp đáp, Mao hỏi thêm: “Ông thấy Trương Xuân Kiều thế nào ?”. Ý thật của câu hỏi trên là : “Ông thấy Giang Thanh thế nào ?”.

Nhưng Lâm Bưu không hiểu câu hỏi quan trọng nhất này, nên trả lời vòng vo (nếu Lâm hiểu ý, kiến nghị người được chuyển giao quyền lực sẽ là Giang Thanh thì Mao hài lòng). Do “đáp án” trượt khỏi bài bản của Mao, nên “đó là bước ngoặt Mao - Lâm chia tay nhau về chính trị”.

Giây phút ấy Lâm vẫn chưa thấu rõ lòng dạ và bước đi hiểm hóc của Mao. Cả đến nay “một số học giả cho rằng vụ 13.9 (ngày Lâm Bưu lên máy bay chạy trốn và tử nạn) là do Mao Trạch Đông ép Lâm Bưu trở mặt”. Thật ra: “Không thể lật lại vụ án Lâm Bưu. Bởi từ Đại tiến vọt tới Đại cách mạng văn hóa, Lâm Bưu là tội nhân giúp Mao lộng hành. Cuộc đấu tranh giữa Mao và Lâm là mâu thuẫn giữa hai phe phái phong kiến, có “kẻ thắng người thua” chứ không có “người sai kẻ đúng”. Vì tiếp tục vương triều họ Mao hay thiết lập vương triều họ Lâm đều không phải là cái phúc của nhân dân Trung Quốc. Lâm Bưu phản đối phe Giang Thanh tham gia triều chính đương nhiên là đúng - nhưng Lâm Bưu muốn bồi dưỡng Lâm Lập Quả (con trai Lâm Bưu) thành người kế tục và nếu triều đình nhỏ này được thiết lập, Trung Quốc sẽ biến thành Triều Tiên, sẽ là một nền chuyên chính phát xít ghê gớm hơn”. Vì thế tập đoàn Lâm Bưu bị đập tan đã “loại trừ trở ngại lớn ngăn cản Trung Quốc đi tới nền hiến chính dân chủ, lại vừa loại bỏ được khả năng thiết lập vương triều họ Lâm, vừa làm suy yếu khả năng kéo dài vương triều họ Mao. Đó là việc có lợi để Trung Quốc tiến tới cải cách, mở cửa, đi đến nền hiến chính dân chủ”.

Mao Trạch Đông che đậy rất kỹ mưu toan đưa Giang Thanh kế tục mình và “Lâm Bưu chỉ là cầu thủ “chuyền 2” giành được bóng từ tay Lưu Thiếu Kỳ là hoàn thành nhiệm vụ. Lâm Bưu không thấy rõ điều này, không hộ giá để thiết lập vương triều họ Mao, mà chỉ lăm le kế tục, lập tức trở thành trở ngại lớn ngăn cản Mao Trạch Đông thiết lập thể chế gia đình trị. Mao bắt đầu cuộc đấu tranh nhằm lật người kế tục thứ hai này (hậu quả như đã thấy)”.

3. Với Chu Ân Lai: “Nếu Mao Trạch Đông thật sự muốn trao quyền, Mao phải triệu tập cuộc họp Ban chấp hành trung ương, ít nhất là Bộ Chính trị, tuyên bố trước mọi người, rồi Trung ương ra nghị quyết tương ứng, mới có giá trị. Đóng kịch trên giường bệnh, trước mặt Giang Thanh, lão Mao già dặn kinh nghiệm muốn gì?” (còn nữa)
Giao Hưởng
     (Một Thế Giới)

Vụ Việt Nam gửi thiết bị hỏa tiễn qua Ukraine trở thành scandal

HELSINKI (NV) - Hải quan Phần Lan tuyên bố tiếp tục điều tra về container chứa thiết bị hỏa tiễn gửi từ Việt Nam đến Ukraine. Lô hàng này bị hải quan Phần Lan chặn lại khi quá cảnh ở phi trường Helsinki.

Tuyên bố vừa kể của hải quan Phần Lan được đưa ra sau khi ông Lê Hải Bình, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam, chính thức xác nhận, container chứa các thiết bị hỏa tiễn bị hải quan Phần Lan phát giác và tịch thu là của Việt Nam.
Các đầu dẫn của hỏa tiễn “không đối không” mà Việt Nam gửi đến Ukraine, đã bị hải quan Phần Lan thu giữ. (Hình: Internet)
Ông Bình nói thêm rằng Việt Nam gửi các thiết bị hỏa tiễn đến Ukraine để bảo dưỡng. Việc bảo dưỡng nằm trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam với Ukraine và “điều này hoàn toàn bình thường, theo đúng luật pháp và thông lệ quốc tế.”
Container chứa thiết bị hỏa tiễn nặng khoảng một tấn, được chuyển từ Việt Nam tới Hồng Kông, rồi được đưa từ Hồng Kông đến Phần Lan và bị hải quan Phần Lan chặn lại tại phi trường Helsinki hôm 24 tháng 6, 2014. Tuy nhiên, mãi đến giữa tháng 7, thông tin về vụ gửi thiết bị hỏa tiễn từ Việt Nam sang Ukraine mới được nhiều hãng tin quốc tế loan báo.
Chuyên gia của Bộ Quốc Phòng Phần Lan nhận định, các thiết bị hỏa tiễn trong container gửi từ Việt Nam đến Ukraine, bị hải quan Phần Lan chặn lại khi quá cảnh ở phi trường Helsinki là đầu dẫn của hỏa tiễn “không đối không.”
Hãng Itar Tass của Nga cho biết, những đầu dẫn hỏa tiễn “không đối không” đó dùng cho Vympel R 73E - một loại hỏa tiễn tầm ngắn thường được gắn trên các chiến đấu cơ Su-27, Su-30 của Nga.
Tuy phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố, việc gửi các thiết bị hỏa tiễn từ Việt Nam sang Ukraine để “bảo dưỡng” là “bình thường,” “đúng luật pháp, thông lệ quốc tế,” đồng thời cho biết thêm là viên chức Việt Nam đang làm việc với các bên có liên quan để giải quyết những vấn đề về thủ tục hải quan khi container vừa kể quá cảnh tại Phần Lan, song hải quan Phần Lan vẫn khẳng định sẽ tịch thu.
Theo hải quan Phần Lan, lô hàng này đã vi phạm luật pháp của Phần Lan về xuất cảng “vật liệu quốc phòng.” AFP cho biết, hải quan Phần Lan đã phát hành một thông báo, theo đó, các đầu dẫn của hỏa tiễn “không đối không” là “vật liệu quốc phòng.”
Việc vận chuyển các “vật liệu quốc phòng” qua lãnh thổ Phần Lan phải được Bộ Quốc Phòng Phần Lan cho phép. Lô hàng có xuất xứ từ Việt Nam như vừa kể đã không thông báo và không xin phép Bộ Quốc Phòng Phần Lan. Hải quan Phần Lan cho biết cuộc điều tra về container chứa các đầu dẫn hỏa tiễn “không đối không” của Việt Nam sẽ kéo dài ít nhất sáu tháng.
Trong thập niên vừa qua, Việt Nam mua rất nhiều vũ khí và phương tiện quốc phòng: 6 tàu ngầm lớp Kilo (Nga), 4 chiến hạm phóng hỏa tiễn Gepard (Nga), 20 chiến đấu cơ Su-30MK2 (Nga), 6 thủy phi cơ DHC-6-400 Twin Otter (Canada), 26 trực thăng các loại (Pháp), hệ thống hỏa tiễn địa - không S-300 (Nga), hệ thống hỏa tiễn hải - không Bastion và hỏa tiễn địa - không Igla (nga), vũ khí cá nhân (Czech),...
Người ta ước đoán, chỉ trong một thập niên, quân đội và công an Việt Nam đã chi cả trăm tỷ Mỹ kim cho việc mua sắm vũ khí, phương tiện quốc phòng, an ninh. Dẫu các chuyên gia nhận định, lý do Việt Nam tăng chi tiêu trong mua sắm vũ khí, phương tiện quốc phòng vì thái độ hung hăng của Trung Quốc song một số người cho rằng điều đó chưa hẳn đã đúng.
Một số người từng nêu thắc mắc về chuyện tại sao Việt Nam ồ ạt mua sắm vũ khí, phương tiện quốc phòng, an ninh từ quá nhiều nguồn (Nga, Pháp, Canada,...) dù đây là điều tối kỵ cho công tác hậu cần do cung cấp phụ tùng, nguyên liệu, bảo trì, sửa chữa,... sẽ hết sức khó khăn, tốn kém.
Trong quá khứ, mua bán vũ khí, phương tiện quốc phòng, an ninh từng tạo ra một số scandal và bị chế độ Hà Nội dập ngay sau đó, với lý do “an ninh quốc gia.” Không phải ngẫu nhiên mà nhiều viên chức chính quyền lẫn nhà báo Việt Nam vẫn thường nói xa xôi rằng, mua bán vũ khí, phương tiện quốc phòng, an ninh của quân đội, công an là lĩnh vực do mafia điều hành.
Hồi đầu năm nay, lần đầu tiên một số đại biểu của Quốc Hội Việt Nam công khai đòi giám sát các thương vụ mua bán vũ khí và những phương tiện phục vụ quốc phòng và an ninh của quân đội, công an. Lĩnh vực trước nay vẫn để giới lãnh đạo quân đội, công an tự quyết định, không cần báo cáo và cũng chẳng có ai giám sát.
Lúc đó, một đại biểu Quốc Hội Việt Nam tên là Nguyễn Hòa Bình, hiện đang đảm nhiệm vai trò viện trưởng Viện Kiểm Sát Tối Cao, bảo rằng, những thương vụ liên quan đến mua sắm vũ khí, phương tiện phục vụ quốc phòng, an ninh “không thể chỉ là đặc quyền của quân đội và công an.”
Nhân vật này khẳng định, nếu cần thì cứ việc mua hỏa tiễn, tàu ngầm nhưng nhấn mạnh “Quốc Hội phải kiểm soát được.” Ông ta đề nghị Quốc Hội Việt Nam nên thành lập một hội đồng thẩm định nhu cầu và việc mua sắm vũ khí, phương tiện phục vụ quốc phòng, an ninh cho quân đội, công an.
Sự kiện lô đầu dẫn hỏa tiễn “không đối không” không khai báo đúng “luật pháp, thông lệ quốc tế” dẫn tới việc bị hải quan Phần Lan tịch thu, rồi cả tháng sau, lúc truyền thông quốc tế đồng loạt nêu nghi vấn, CSVN mới lên tiếng xác nhận lô hàng đó là của mình, rõ ràng là không bình thường như tuyên bố của phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam. 
( Người Việt ) 

Huỳnh Bá Hải - Chính quyền điện tử trên nền tảng công an trị

Ngày 22/7/2014 tại thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ khánh thành hệ thống thông tin chính quyền điện tử. Báo chí lề đảng tung hô sự kiện này như một thành công về công nghệ thông tin lần đầu tiên tại Việt Nam. Sáu mươi ba (63) tỉnh thành tại Việt Nam đều có trang web của tỉnh mình nhưng tại sao chỉ duy nhất thành phố Đà Nẵng tiên phong trong vấn đề áp dụng mô hình chính quyền điện tử? Lẽ nào Đà Nẵng hay hơn tài giỏi hơn cả Sài Gòn và Hà Nội?
internet02

Chúng tôi liên lạc về Đà Nẵng hỏi thăm sự kiện này thì nguồn tin ngay trong UBND Thành Phố cho hay là đây là dự án của Hàn Quốc tài trợ đã trên 3 năm nay rồi chứ không phải là mới đây. Phía Hàn Quốc cần kết thúc dự án và báo cáo tài chính cho nước của họ nên thúc ép dữ dội lắm, phía chủ nhà là Thành phố Đà Nẵng mới chịu làm miễn cưỡng cho xong để được giải ngân phần tiền còn lại sau khi dự án đi vào hoạt động.
Một nhà báo chuyên về mảng nội chính cho một tờ báo lớn trong nước đang làm việc cho văn phòng đại diện tại Miền Trung cho hay là mô hình chính quyền điện tử không xa lạ gì các nước Phương Tay nhưng ở Việt Nam để thực sự có chính quyền điện tử thì ít nhất cũng 10 năm nữa. Vấn đề không phải là công nghệ mà là đầu óc của lãnh đạo. Trong một thể chế chính trị có 2 nhà nước song hành cùng tồn tại thì nhât định không có chuyện minh bạch thông tin. Nhất là thông tin từ các cơ quan công quyền hiện nay cũng chỉ mang tính chất đối phó với dư luận và cấp trên lãnh đạo, cấp dưới tuân thủ chứ sự thật thì không tròn trịa như các con số, chỉ tiêu được đưa ra báo cáo.
Một thành viên hội Văn học Nghệ Thuật thành phố bật cười khi chúng tôi hỏi về hiệu quả của chính quyền điện tử tại Đà Nẵng. Vị này mỉa mai: " Chắc cũng làm kiểng như UBND huyện Hoàng Sa và công dân danh dự của huyện đảo này ". Vì có UNBD huyện mà đảo thì trong tay Trung Quốc, chẳng có dân có cơ quan hành chính nào ngoài đó cả. Văn phòng của UBND huyện Hoàng Sa nằm tại thành phố Đà Nẵng thì chắc chính quyền điện tử cũng theo mô hình này.
Một nhà đấu tranh cho dân chủ thì quả quyết chừng nào có dân chủ thì may ra dân còn tin chính quyền điện tử. Bây giờ cái gì cũng công an theo dõi dòm ngó thì cần gì điện tử. Người này đưa ra trường hợp vợ chồng kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh đi thuê nhà ở đâu là công an biết liền. Vừa dọn nhà đến ở là công an đến làm khó dễ chủ nhà để đuổi vợ chồng anh Thạnh đi chỗ khác
Một sinh viên đang theo học tại Đại học Kinh tế Đà Nẵng thì cười nhạo: " Chính quyền điện tử à ? Cô chủ nhà tụi em đang thuê trọ là Phó chủ tịch Phường còn không biết email, internet là gì thì làm sao mà nói cho dân nghe chuyện chính quyền số hóa gì đây?".
Một nhà giáo về hưu nói với chúng tôi là mong muốn cho thành phố ngày càng văn minh tiến bộ chứ tối ngày đi làm mấy việc cỏn con không ra làm sao. Chính quyền gì mà tối ngày cứ đi rình giáo viên có dạy thêm dạy kèm không để bắt phạt thì minh bạch chỗ nào? Thành phố Đà Nẵng tuyên bố áp dụng nhiều mô hình quản lý đi trước cả nước nhưng đã lộ ra nhiều bất cập và bị hớ thành ra gánh nặng cho người dân thành phố càng ngày càng nhiều. Việc học thêm là nhu cầu chính đáng thì dạy thêm cũng là việc làm chính đáng đôi khi còn giải quyết kinh tế cho giáo viên mà đi bắt bớ giáo viên dạy thêm tại nhà là việc làm không hợp lòng dân.
Một thợ chụp hình đang hành nghề tại thành phố Đà Nẵng thì lạc quan hơn: "Cũng như tụi tôi luôn tìm những góc nhìn đẹp để bấm máy cho khuôn hình của mình hoàn hảo hơn thì mấy ông lãnh đạo thành phố sẽ cố gắng phô diễn nhưng thành quả do các ổng làm ra. Ông này làm chưa xong ông kia lên phá ra làm lại cái khác. Nên người dân cứ nghe chuyện đổi mới, cải cách dài dài".
Không biết là khi chính quyền thành phố Đà Nẵng công bố vận hành chính quyền điện tử đầu tiên trong cả nước thì ai sẽ là người có lợi: Dân hay các quan chức ? Bởi người dân hiện nay đã quá quen thuộc cách nói "của dân, vì dân, do dân " rồi. Câu cửa miệng hiện nay ai cũng biết kể cả cán bộ: " Nói vậy mà không phải vậy ".
Huỳnh Bá Hải
(Thông luận)

Hủy dự án Trung Quốc: Việt Nam hãy nhìn gương Miến Điện

(VNTB)-Sau 3 năm mở cửa chính trị và tiến hành dân chủ hóa, lần đầu tiên Xã hội dân sự ở Miến Điện đã có kết quả khá thuyết phục bằng một phong trào quy mô gây áp lực đòi chính phủ nước này hủy dự án đường sắt với Trung Quốc.

Thẳng tay hủy dự án
 
Dự án đường sắt trên do Trung Quốc xây dựng từ Côn Minh, miền Nam Trung Quốc, đến thành phố Kyaukpyu, ở bang Rakhine miền Tây Miến Điện, dài hơn 1.200 km. Thỏa thuận về dự án đường sắt này đã được Miến Điện và Trung Quốc ký kết vào tháng 04/2011. Vốn đầu tư cho công trình lên tới 20 tỷ đô la, phần lớn là vốn của Trung Quốc.

Dự án này mang ý nghĩa chiến lược rất lớn đối với Trung Quốc do tuyến xe lửa Kyaukpyu-Côn Minh có thể thay thế eo biển Malacca như một con đường đi đến vùng Trung Đông. Theo thỏa thuận ký kết năm 2011 với chính phủ Miến Điện, Trung Quốc sẽ có quyền quản lý và khai thác tuyến đường sắt này đến 50 năm.

Mặc dù một quan chức cao cấp của chính quyền Miến Điện thông báo nguyên nhân khiến chính phủ Miến Điện phải hủy dự án này là đã 3 năm kể từ khi ký biên bản thỏa thuận, dự án vẫn chưa có tiến triển gì, nhưng về bản chất, chính những phản đối ngày càng mạnh của dư luận Miến Điện về tác hại môi trường và xã hội của dự án đường xe lửa đã buộc chính quyền nước này phải đình chỉ dự án.

Hãy nhìn mà học hỏi!

Cách đây 10 năm, cả đất nước Miến Điện vẫn còn chìm ngập trong cuộc “đàn áp áo cà sa” (hàm ý về cuộc đàn áp đối với giới Phật giáo) và khiến hàng ngàn người dân chết oan. Nhưng giờ đây những người dân nước này đã ý thức được những quyền con người tối thiểu của họ. Chỉ riêng tại bang Rakhine, các tổ chức dân sự ở 17 thị trấn đã tập hợp thành một phong trào để phản đối dự án. Ngoài lý do tác hại môi trường và xã hội, dư luận Miến Điện còn không chấp nhận việc tài nguyên của quốc gia bị đưa ra ngoài.

Nhưng điều đáng mừng không kém là chính quyền của Tổng thống Thein Sein cũng đã ý thức được rằng không thể kế thừa chế độ quân phiệt như trước đây mà không dẫn đến một hậu quả tàn khốc mà có thể dân tộc vào tình trạng nội chiến.

Đây là lần thứ hai Miến Điện buộc phải đình chỉ một dự án với Trung Quốc do áp lực của dư luận trong nước. Vào năm 2011, chính phủ Miến Điện đã buộc phải hủy dự án liên doanh với Trung Quốc xây đập thủy điện Myitsone trị giá đến 3,6 tỷ đôla.

Trung Quốc là quốc gia đã từng có vai trò khá lớn đối với Miến Điện trong những năm trước. Ý đồ biến Miến Điện thành sân sau của Trung Quốc là rất rõ ràng. Nhưng thông qua việc chính quyền Thein Sein không quá ngại ngần khi hủy hai dự án lớn của Trung Quốc – một về thủy điện và một về đường sắt – chính là một chỉ dấu tốt lành cho lộ trình dân chủ hóa và hướng vè phương Tây của đất nước này.

Còn ở Việt Nam, với vấn nạn 90% các vụ thắng thầu trong các ngành giao thông, xây dựng, nhiệt điện thuộc về Trung Quốc, và cho đến nay dự án gây quá nhiều tai tiếng về khai thác bauxite ở Tây Nguyên vẫn ung dung tự tại, bất chấp quá nhiều phản ứng của người dân và báo chí, không hiểu Nhà nước Việt Nam có rút ra được bài học xương máu gì đối với cơ chế phụ thuộc Trung Quốc, hay để mặc cho Việt Nam biến thành một thứ ao làng của Bắc Kinh?
Trường Sơn
(Việt nam Thời báo)

Trung Quốc muốn "Thoát-Mỹ" – Mà không dễ

Nhân viên một ngân hàng tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc đang xếp đôla Mỹ bên cạnh đồng nhân dân tệ

Nghe bài này
Tình trạng "Mỹ thuộc" của nền kinh tế Trung Quốc là một nghịch lý mà chúng ta nên nhìn ra. Diễn đàn Kinh tế giải thích điều ấy hầu quý độc giả qua phần trao đổi sau đây của Vũ Hoàng cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa...
Vấn đề sinh tử của Bắc Kinh

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, thống kê từ bộ Ngân khố Hoa Kỳ ngày Thứ Tư 16 tuần qua cho thấy Trung Quốc mua Công khố phiếu Mỹ tới mức dồn dập chưa từng thấy kể từ năm 1977 là khi Hoa Kỳ bắt đầu bút ghi loại nghiệp vụ này. Theo dõi thị trường tín dụng Mỹ, ông giải thích thế nào về hiện tượng ấy khi người ta cứ cho rằng Bắc Kinh nắm dao đằng chuôi và có thể gây khó cho Hoa Kỳ khi giảm dần số lượng Công khố phiếu họ vẫn mua của Mỹ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ đây là cơ hội cho chúng ta nhìn ra quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để thấy là ngược với nhận thức của nhiều người, kể cả các chính trị gia Mỹ, kinh tế Trung Quốc quá lệ thuộc vào nước Mỹ! Và đây là vấn đề sinh tử của Bắc Kinh.

Trước hết, xin nói về bối cảnh thì từ vụ khủng hoảng rồi Tổng suy trầm năm 2008, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ có biện pháp kích thích kinh tế bất thường là hạ lãi suất tới sàn rồi mua vào trái phiếu và trả bằng tiền được tá ghi trong sổ sách kế toán của ngân hàng để các ngân hàng có thêm thanh khoản nên cho vay ra dễ dàng. Từ Tháng Năm của năm ngoái, khi kinh tế Mỹ có chiều hướng khả quan hơn thì Ngân hàng Trung ương Mỹ làm thế giới chấn động qua dự tính "vuốt nhọn" chính sách tiền tệ, tức là giảm dần mức độ bơm tiền và còn có thể nâng lãi suất.

  Khi thu vào Mỹ kim thì họ làm gì để tiền đó đó khỏi mất giá? Họ mua tài sản tại Mỹ, mà loại tài sản có mức an toàn nhất vì coi như được Chính quyền Mỹ đảm bảo chính là Công khố phiếu.

-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Khi đó, các thị trường dự đoán là phân lời trái phiếu cùng lãi suất tại Mỹ sẽ tăng. Điều ấy chưa xảy ra, phân lời trái phiếu Mỹ lại giảm và giá công khố phiếu lại tăng. Tức là có chủ nợ sẵn sàng cho Mỹ vay tiền bằng cách mua vào Công khố phiếu vì thế giá mới tăng và phân lời mới hạ. Lúc đó, người ta mới thấy vai trò của Trung Quốc là năm nay họ mua thêm Công khố phiếu Mỹ với mức chưa từng thấy và tính đến cuối Tháng Năm vừa qua thì làm chủ một khoản nợ gồm Công khố phiếu và cả trái phiếu ngắn hạn lên tới một ngàn 271 tỷ Mỹ kim, bằng 10,6% tổng số Công khố phiếu Mỹ.

Vũ Hoàng: Ông vừa cho biết Trung Quốc làm chủ hơn 10% tổng số nợ dưới dạng Công khố phiếu của Mỹ mà lại nói rằng kinh tế Trung Quốc lệ thuộc vào Hoa Kỳ thì nhiều thính giả của chúng ta tất nhiên là không hiểu. Vì vậy, để khởi đầu, xin ông giải thích cho nghịch lý đó.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trong chuyện này, ta tìm hiểu hai lĩnh vực là tài chính và thương mại, hay ngoại hối và ngoại thương, thì may ra sẽ thấy được nghịch lý ấy.

Trước hết, ta bay qua bên kia đại dương để xem giới hữu trách kinh tế tại Bắc Kinh suy tính gì. Từ Đại hội 18, họ cứ nói đến tái cân bằng cơ chế kinh tế, cụ thể là nâng sức tiêu thụ nội địa và giảm dần sự lệ thuộc vào đầu tư và xuất khẩu. Họ chưa làm được chuyện ấy mà vẫn cố bán hàng nhiều hơn với giá rẻ hơn. Một cách kích thích xuất khẩu là can thiệp vào thị trường ngoại hối, là mua vào Mỹ kim và bán ra đồng nội tệ, tức là đồng Nguyên mà họ cứ gọi là "Nhân dân tệ" trong tinh thần mị dân. Khi thu vào Mỹ kim thì họ làm gì để tiền đó đó khỏi mất giá? Họ mua tài sản tại Mỹ, mà loại tài sản có mức an toàn nhất vì coi như được Chính quyền Mỹ đảm bảo chính là Công khố phiếu. Nôm na là Bắc Kinh bóp cổ người dân để bán hàng rẻ, và thu về một dự trữ ngoại tệ cứ được ca tụng là kỷ lục của thế giới, vì lên tới gần bốn ngàn tỷ đô la, rồi suy đi tính lại thì vẫn lại cho Mỹ vay tới hơn một phân tư chỉ vì đấy là nơi chọn mặt gửi vàng an toàn nhất!

“Bụt chùa nhà không thiêng”

Một nông dân Trung Quốc tận dụng những mảnh đất để trồng rau, phía sau là dự án nhà cao từng ở An Huy, Trung quốc. AFP
Vũ Hoàng: Ông trình bày từ giác độ của Trung Quốc, nhưng nhiều người ở tại Hoa Kỳ lại cứ lo Trung Quốc có thể tẩy chay thị trường trái phiếu Mỹ tức là không cho Hoa Kỳ vay tiền nữa. Ông giải thích thế nào về chuyện đó?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng nhiều khi báo chí và các chính trị gia không hiểu hoặc muốn tác động vào dư luận theo chủ ý riêng của họ nên cứ hăm dọa chuyện khôi hài đó.

Trên diễn đàn này, cách đây mấy năm chúng ta có nhắc đến lời than của một viên chức cao cấp tại Bắc Kinh, rằng "ghét Mỹ lắm mà vẫn phải mua Công khố phiếu của Mỹ"! Thật ra, trị trường trái phiếu Mỹ có hai ưu điểm là sâu rộng và an toàn hơn hẳn mọi thị trường khác trên thế giới. Sâu vì lớn hơn tổng số thị trường của năm nước lớn nhất sau Mỹ và an toàn vì có thanh khoản cao, tức là khi cần rút ra để lấy về tiền mặt thì rất nhanh và dễ. Nhìn cách khác, nếu có tài sản mà muốn lưu giữ dưới dạng ngoại tệ, ta có thể chọn đồng Euro, đồng Yen Nhật, đồng Anh kim hay Phật lăng Thụy Sĩ, v.v.... Trong số này, nhiều đồng bạc có khi vững giá hơn Mỹ kim, nhưng thị trường lại quá nông và hẹp, thí dụ như nếu rút ra 100 tỷ là gây chấn động và có khi bị lỗ nặng.

Sau cùng cũng cần nói thêm chuyện "bụt chùa nhà không thiêng". Người ta cứ ca tụng kinh tế Trung Quốc, nhưng nếu đầu tư vào thị trường ấy mà an toàn và có lời thì tại sao Bắc Kinh phải gửi tiền qua biển cho Mỹ vay?

Vũ Hoàng: Từ lĩnh vực tài chính ta bước qua lĩnh vực ngoại thương. Thưa ông, nếu kinh tế của Trung Quốc lệ thuộc vào Hoa Kỳ thì tại sao nước Mỹ cứ bị nhập siêu, tức là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, khi mua bán với Trung Quốc?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Quả thật là nước Mỹ có gặp vấn đề ấy, nhưng nó được khuếch đại và gây ấn tượng sai lạc, có khi là với chủ đích chính trị mà truyền thông không hiểu rõ. Một lối nhìn khác là ta nên thấy ra mối lo của Bắc Kinh khi kinh tế mắc bệnh nghiện xuất khẩu!

Hoa Kỳ có một nhược điểm kinh tế mà lại là ưu điểm xã hội là có mức tiêu thụ quá cao, tới 70% Tổng sản lượng GDP. Tôi nói là ưu điểm xã hội vì cho thấy tư thế và khả năng chọn lựa của người dân, là điều Trung Quốc không có vì tiêu thụ bị đè nén và giảm dần từ nhiều năm qua.

Thế dân Mỹ tiêu thụ những gì? Họ chủ yếu mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ, xin tính tròn cho dễ nhớ là tới 88% tổng số tiêu thụ là của nội địa, chỉ có 12% là nhập từ ngoài, trong số này nhiều sản phẩm lại do doanh nghiệp Mỹ góp phần làm ra và xuất ngược về Mỹ. Nghĩa là chỉ có 12% thị trường tiêu thụ của Mỹ mà lại là nguồn sống cho rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Vũ Hoàng: Ông vừa nói trong số hàng nhập vào Mỹ lại có nhiều sản phẩm do doanh nghiệp Mỹ chế tạo từ bên ngoài, thí dụ như tại Trung Quốc, nên có thể kiếm lời ngay từ gốc. Phải chăng, con số gọi là nhập siêu của Mỹ với Trung Quốc thật ra lại không nặng như vậy.

  Người ta cứ ca tụng kinh tế Trung Quốc, nhưng nếu đầu tư vào thị trường ấy mà an toàn và có lời thì tại sao Bắc Kinh phải gửi tiền qua biển cho Mỹ vay?

-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Cho dễ nhớ thì tôi xin nêu vài thí dụ.
Thứ nhất là trong số hàng tiêu thụ nhập vào Mỹ, chỉ có gần 3% là đến từ Trung Quốc, bên trong thì hơn phân nửa là do công ty Mỹ nắm lấy từ khi hàng cập bến bên Tầu, chở qua đây bán cho nhà tiêu thụ cuối cùng ở Mỹ. Nói nôm na thì khi mua một đô là hàng "Made in China", dân Mỹ chi 55 xu cho người Mỹ tại Mỹ đã. Mà 45 xu kia cũng chẳng lọt hết vào tay Trung Quốc. Thí dụ kia từ một kinh tế gia của Ngân hàng Dự trữ Mỹ tại Dallas sẽ làm rõ ra điều ấy.

Giả dụ như tôi bỏ ra 500 đô la để mua tại Cali một cái iPhone ráp chế bên Tầu. Về nhà tìm hiểu thêm mới biết là để có món hàng loại sang gọi là "Made in China" thì Trung Quốc phải mua bộ nhớ và âm thanh của Mỹ mất 11 đồng, mua linh kiện xử lý và thu hình từ các xứ khác mất 162 đô la, tổng cộng là mất 173 đô la. Rồi tốn thêm bảy đồng ráp chế trước khi bán qua Mỹ được 180 đồng. Các doanh nghiệp Mỹ tốn 180 đồng để mua một sản phẩm ráp chế bên Tầu rồi tính thêm chi phí này nọ trước khi bán cho tôi lấy 500 đồng.

Từ nghiệp vụ ấy, bà nhân viên Bộ Thương Mại Hoa Kỳ thì bấm máy ghi rằng Mỹ bán hàng vặt cho Tầu được có 11 đồng mà mua của Tầu 180 đồng nên bị nhập siêu mất 169 đồng! Đó là 162 đồng do Trung Quốc bỏ ra để mua linh kiện từ xứ khác, cộng thêm bảy đồng ráp chế. Trong khi ấy, cô bí thư tại Bắc Kinh lè lưỡi ghi bằng bút chì phần đóng góp của Trung Quốc cho dự án iPhone đó là vỏn vẹn có bảy đồng!

Vũ Hoàng: Qua mấy con số rất vui đó thì có lẽ ta thấy sức nặng ngoại thương của Trung Quốc với Mỹ thật ra không nặng như người ta thường nghĩ! Thưa ông, có phải vậy không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi tin là lãnh đạo Bắc Kinh ý thức được nhược điểm bên trong mà chưa thể cải sửa hay cải tiến được. Họ tự khoe là công xưởng toàn cầu, thực ra thì bán hai chục triệu cái áo hay chục triệu đôi giầy mới đủ tiền mua một máy bay Boeing. Mà loại sản phẩm ráp chế như giày dép áo quần, hay cả máy điện thoại loại khôn thì doanh nghiệp Mỹ có thể làm hoặc mua của xứ khác, chứ Trung Quốc không có nhiều chọn lựa khi phải mua máy bay.

Ta thấy ra sự khác biệt của nền kinh tế khi Hoa Kỳ, hay Âu Châu, Nhật Bản và cả Nam Hàn đã tiến tới hình tháí hậu công nghiệp với trị giá gia tăng rất cao của dịch vụ và trí tuệ mà Trung Quốc mới chỉ đi vào lĩnh vực chế biến ở ngọn chứ không có gốc. Cũng vì vậy nên Bắc Kinh cố đi tắt bằng thủ đoạn ăn cắp sản phẩm trí tuệ và bí mật kỹ thuật của xứ khác, mà vẫn không xong.

Vũ Hoàng: Bây giờ thì có lẽ thính giả của chúng ta hiểu ra nghịch lý mà ông nói là kinh tế Trung Quốc ở vào tình trạng "Mỹ thuộc". Kết luận của ông là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Kinh tế Hoa Kỳ và cả Âu Châu nữa có nội lực riêng nên ít lệ thuộc vào xuất nhập cảng, tức là ít lệ thuộc vào xứ khác. Kinh tế Trung Quốc thì lệ thuộc vào xuất cảng đến gần phân nửa, tức là gấp đôi Hoa Kỳ và thực tế thì nằm trong vòng kiềm tỏa của Mỹ. Chuyện phũ phàng ấy, lãnh đạo Bắc Kinh có biết và cũng muốn thoát mà không xong. Với khối dự trữ ngoại tệ khổng lồ, họ được cái danh hão để hù dân là trở thành chủ nợ của nước Mỹ với một ngàn hai trăm tỷ Công khố phiếu Hoa Kỳ ở trong tay. Thật ra, họ cứ nơm nớp lo là khoản tài sản đó mất giá. Bây giờ còn lo thêm là vì nội tình bất ổn, và nhân công có tay nghề thì ít nên cứ đòi tăng lương làm cho giới đầu tư sẽ tìm xứ khác làm ăn. Tôi nghĩ lãnh đạo Bắc Kinh muốn "Thoát Mỹ" mà không nổi!

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi hữu ích này.
Vũ Hoàng
Nguyễn Xuân Nghĩa

Theo RFA

Mỹ Khốn Khổ Vì Cộng Sản

Từ sau Chiến Tranh Lạnh, chưa bao giờ Mỹ phải khốn khổ vì CS như bây giờ. Thế lực hậu CS ở Nga với Putin vùng lên và thế lực hiện CS ở Trung Cộng với Tập Cận Bình xốc tới, chống Mỹ nhiều mạnh như trong giai đoạn nửa nhiệm kỳ hai của TT Obama. Khốn khổ này của Mỹ là hậu quả của những sai lầm của chánh trị gia thiên tả, thực dụng của Mỹ khiến Mỹ đã nuôi ong tay áo, ong không phải chích mà đánh Mỹ và nuôi khỉ, khỉ không phải dòm nhà mà muốn đốt nhà Mỹ. Đến đổi thăm dò của Viện Gallup gần đây cho biết, dân chúng Mỹ coi TC là kẻ thú số 1 và phát triển kinh tế của TC là mối đe doạ đối với Mỹ.
https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/1236831_586530514735302_1974404530_n.png

Ô. Putin, cựu trung tá tình báo KGB của Liên xô lên làm thủ tướng và tổng thống Nga gần như suốt đời chống Mỹ ở Syria, ở Ukraine. Ông cứu được TT Assad độc tài, giết dân, đồng minh mua vũ khí của Nga, người đã dùng máy bay, xe tăng, trọng pháo, vũ khí hoá học giết dân, gây tội ác diệt chủng, tội ác chống Nhân Loại. TT Mỹ Obama lên án Ông Assad là đã vượt lằn ranh đỏ, Mỹ có thể tấn công giúp dân chúng nổi dậy. Thế mà TT Putin không thèm trực tiếp nói chuyện với TT Obama, chỉ cho Ngoại Trưởng Nga bàn với Ngoại Trưởng Mỹ, hứa Syria sẽ giải trừ vũ khí hóa học, là TT Obama xoá lằn ranh đỏ, không tấn công Syria. Thế là Nga cứu được chế độ độc tài Assad và Nga trổi dậy trở thành một tay chơi đầy thẫm quyền trên trường ngoại giao quốc tế lại như thời Liên xô.
Chưa đủ, Nga còn xua quân qua chiếm đóng, thôn tính bán đảo Crimeé, sáp nhập vào nước Nga. Lấy xong Crimeé, TT Putin cho hàng trăm ngàn quân áp sát biên giới Ukraine và cho quân nhân Nga giả dạng thường dân Ukraine cướp chánh quyền một số thành phố miền đông của Ukraine. Liên Âu và Mỹ trừng phạt Nga, nhưng như gải ngứa TT Putin thôi. TT Putin còn cấp hoả tiễn cho phiến quân thân Nga bắn chiếc máy bay dân sự của Mã Lai bay ngang vùng này, chết toàn bộ 298 người. TT Obama đưa hình ảnh vùng phóng thuộc dân quân thân Nga kiểm soát và cho biết loại hoả tiễn này phải chuyên viên Nga mới phóng được. TT Putin đổ cho Mỹ gây nội chiến Ukraine nên mới có hậu quả thê thảm này.
Còn Chủ Tịch Đảng Nhà Nước Trung Quốc hiện CS, từ Hồ Cẩm Đào đến Tập Cận Bình gây cho Mỹ vô vàn khó khăn, thách thức. Nào thao túng tiền tệ, rút máu việc làm của Mỹ khiến dân Mỹ thất nghiệp kinh niên, nào dùng chiến tranh trên mạng đánh phá, ăn cắp bí mật kinh tế, chánh tri, quân sự của Mỹ, không tuần lễ nào không có tin.
TC còn tranh giành thế hải thượng của Mỹ trên Á châu Thái bình dương, nơi hàng hoá thế giới luân chuyển với một giá trị hàng năm là trên 5.300 tỷ Mỹ Kim, trong đó có trên 3.000 tỷ của Mỹ. TC cũng muốn kiểm soát hai đường hàng hải quốc tế chiến lược qua Eo Biển Mã Lai và Eo Biển Đài Loan, biến Á châu Thái bình Dương thành ao nhà của TC. Mỹ phải chuyển trục quân sự 60% về Á châu.
Chưa đủ mới đây TC dấn bước chân khổng lồ vào sân sau của Mỹ, là Nam Mỹ châu. Hôm 17/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến ở Brazil để tham dự một cuộc gặp thượng đỉnh nhóm BRICS - gồm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - và các lãnh đạo Nam Mỹ. Ô. Tập như thường lệ trước nhứt phóng tài hoá thu nhân tâm, vận động TC thay thế Mỹ, biến Nam Mỹ thành nguồn cung ứng dầu khí và nguyên liệu cho TC và thị trường tiêu thụ hàng hoá của TC. Năm ngoái thương mại hai chiều giữa TC và Mỹ La-tinh đã đạt tổng cộng 261,6 tỷ USD. TC đã soán ngôi của Mỹ trong giao thương với Nam Mỹ.
Bây giờ sau ba thập niên, người ta thấy rõ những chánh trị gia, những nhà làm chánh sách của Tây Phương, nhứt là Mỹ đã lầm khi tin rằng giúp cho Nga hậu CS và TC hiện CS tăng trưởng kinh tế, sẽ đưa TC và Nga phát triển dân chủ theo kiểu Tây Phương. Hy vọng đã thành thất vọng đó có thể thấy qua một số thời sự chánh trị tiêu biểu rằng TC trước sau như một mở rộng kinh tế nhưng quyết khoá chặt chánh trị sau ba thập thập niên “làm kinh tế” với Tây Phuơng.
Thế giới Tự do, chánh yếu là Tây Phương và Mỹ mừng rỡ mở cửa và viện trợ hào phóng và yểm trợ tích cực cho TC trở thành siêu cường kinh tế. Và TC mạnh vì gạo, bạo vì tiền, dựa vào kinh tế, dùng kinh tế để áp lực, phát triển uy lực chánh trị. Dựa vào nền kỹ thuật, vốn, và ý niệm kinh tế thị trường cuả Tây Phương, TC vươn lên như một siêu cường kinh tế mới. Nhưng TC không cải tiến một bước chánh trị nào. TC, Việt Cộng, CS Bắc Hàn, Cu ba CS trước sau như một vẫn độc tài đảng trị toàn diện, kềm kẹp nhân dân một cách triệt để và nghiệt ngã. Lãnh đạo Đảng Nhà Nước TC đưa quân vào càn quét phong trào dân chủ vừa chớm nở ở Thiên an môn năm 1989. TC lợi dụng chủ nghĩa dân tộc, tạo nội lực dân tộc, chống lại ý niệm Nhân quyền cho rằng nhân quyền phải tùy theo lịch sử, văn hoá của mỗi quốc gia. Họ nhứt định không cải thiện dân chủ.
Khác với những chánh trị gia thiên tả, không tưởng, sanh ra lớn lên trong chế độ tự do, dân chủ nên tưởng tự do, dân chủ đương nhiên có, làm việc trong phòng lạnh, người Việt, người Hoa, người Hàn, người Cuba từng sống trong chế độ CS, không bị CS bắt nhốt trong nhà tù nhỏ là hàng ngàn trại giam, thì cũng bị bỏ trong trại tù lớn là chế độ CS mấy chục năm. Nên người dân trong các chế độ CS rất thực tế biết rằng CS vẫn là CS,”thằng” nào lên cũng làm “cha thiên hạ” dân. Thói quen độc tài đảng trị toàn diện của người CS đã trở thành bản chất thứ hai rồi. CS còn là còn độc tài. VN chỉ có cách mạng dân chủ lật đổ CS xuống thì mới có tự do, dân chủ, nhân quyền cho VN, VN mới thoát vòng lệ thuộc của TC được./.
Vi Anh
(Việt báo)

 

  • VN chỉ trích cáo buộc của Đài Loan (BBC) - Việt Nam phản ứng trước bình luận của Thủ tướng Giang Nghi Hoa trong đó nói Hà Nội "thiếu thành thật" trong việc bồi thường cho doanh nghiệp Đài Loan.
  • Việt Nam bị chỉ trích không sốt sắng đền bù doanh nghiệp Đài Loan (RFI) - Trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài BBC, hôm thứ Hai, 21/07 vừa qua, Thủ tướng Đài Loan Giang Nghi Hoa (Jiang Yi Huah) tuyên bố rằng Việt Nam đã không thành khẩn trong việc quản lý việc đền bù các doanh nghiệp Đài Loan bị đập phá sau một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam. Do vậy, Đài Bắc yêu cầu Hà Nội nhanh chóng giải quyết thỏa đáng vấn đề này nếu không muốn bị Đài Loan trừng phạt.
  • Cuba phải cải tổ, dù được Nga và Trung Quốc giúp đỡ (RFI) - Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các quốc gia đang trỗi dậy BRICS (bao gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi) được tổ chức tại Brazil, vào giữa tháng Bẩy vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới La Habana và ký với Cuba một loạt các hợp đồng kinh tế.
  • Nhật sắp cải tổ chính phủ (RFI) - Báo chí Nhật dẫn các nguồn thạo tin hôm nay, 26/07/2014, đưa tin Thủ tướng Shinzo Abe chuẩn bị cải tổ nội các chính phủ, danh sách thành viên chính phủ mới có thể sẽ được thông báo trong tuần đầu của tháng 9 tới.
  • Mỹ phạt Trung Quốc bán phá giá pin mặt trời (RFI) - Hôm qua (25/07/2014), bộ Thương mại Mỹ đề nghị phạt hai tập đoàn sản xuất pin mặt trời Trina Solar Ltd của Trung Quốc và Gintech Energy Corp của Đài Loan. Cả hai bị nghi ngờ bán phá giá và cạnh tranh bất bình đẳng, gây thiệt hại cho các tập đoàn của Hoa Kỳ.
  • Ukraina: Châu Âu trừng phạt các lãnh đạo tình báo Nga (RFI) - Hôm nay 26/07/2014, Bruxelles thông báo đưa thêm 15 quan chức trong ngành tình báo và an ninh của Nga vào danh sách đen. Liên Hiệp ChâuÂu phong tỏa tài khoản của 18 công ty Nga và những nhân vật này. Các quan chức Nga bị trừng phạt không được phép quá cảnh vào lãnh thổ 28 thành viên Liên Hiệp.
  • Pháp phát hiện gián điệp Nga (RFI) - Từ ngày Tổng thống Nga Putin quay lại điện Kremlin, cựu sĩ quan tình báo Nga KGB đã cài hàng trăm điệp viên vào các quốc gia ChâuÂu, khối NATO và đặc biệt tại Pháp. Các nhân viên này ngụy trang dưới vỏ bọc các nhà  ngoại giao, nhà báo giả. Tạp chí Le Nouvel Observateur số ra tuần này chạy tựa lớn trên trang nhất :« Phát hiện điệp viên của Putin tại Pháp».
  • Ngành xa xỉ phẩm của Pháp bị chựng lại (RFI) - Đồng euro cao giá, chính sách bài trừ tham nhũng của Trung Quốc và sự thận trọng trong việc chi tiêu của du khách châuÂu. Đó là những lý do khiến doanh thu trong ngành xa xỉ phẩm của Pháp chựng lại trong những ba tháng đầu năm 2014.
  • Thổ Nhĩ Kỳ truy tố 8 sĩ quan vì tội nghe trộm Thủ tướng (RFI) - Hôm nay 26/07/2014, đài truyền hình Nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ TRT cho biết tư pháp nước này đã truy tố 8 sĩ quan cảnh sát nước này vì tội nghe lén điện thoại các quan chức cao cấp chính phủ, trong đó có Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan.
  • Malaysia không truy tố người Indonesia nhập cư trái phép trở về nhà (RFA) - Chính quyền Malaysia loan báo cho phép người Indonesia nhập cư bất hợp pháp trở về nhà mà không bị truy tố. Hành động này được mô tả là để tránh việc những người Indonesia này bí mật vượt biển bằng tàu thuyền không an toàn, sau nhiều tai nạn đắm tàu chết người được ghi nhận trước mùa lễ Hồi giáo Eid al-Fitr.
  • AH5017: Hiện trường điều tra chỉ toàn là những mảnh vụn (RFI) - Hôm nay 26/07/2014, giới điều tra bắt đầu công việc tìm hiểu nguyên nhân tai nạn và tìm kiếm nạn nhân tại hiện trường chiếc máy bay của hãng hàng không Algeri mang số hiệu AH 5017 bị rơi xuống miền bắc Mali. Công việc của các nhà điều tra cũng như việc tìm kiếm xác nạn nhân sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì chiếc máy bay bị vỡ vụn.
  • Đã xác định được vị trí hộp đen thứ hai máy bay Air Algérie (RFA) - Các chuyên gia Liên Hiệp Quốc hôm 26/7 đã xác định vị trí hộp đen thứ hai của máy bay Air Algérie lâm nạn. Máy bay chở khách này bị rơi hôm thứ năm trên vùng hoang vu ở Mali, phía tây Phi châu và làm tất cả 118 người trên máy bay thiệt mạng, trong số này có 54 công dân Pháp.
  • Các nhà điều tra tiếp cận nơi máy bay Air Algérie rơi ở Mali (RFA) - Hôm nay các nhà điều tra tiếp cận địa điểm chiếc máy bay Air Algérie rơi ở Mali trong nỗ lực xác định lý do máy bay rơi bất ngờ và mất liên lạc. Tất cả 118 người trên máy bay đều thiệt mạng, trong đó có những trường hợp tất cả gia đình cùng đi trên chuyến bay này.
  • Chuyên viên quốc tế giúp Đài Loan điều tra tai nạn máy bay ATR-72 (RFA) - Trong vụ tai nạn máy bay chở khách Đài Loan xảy ra thứ tư vừa rồi làm 48 người thiệt mạng, hôm 26/7, các chuyên viên quốc tế đã xem xét hiện trường nơi chiếc ATR-72 của Hãng TransAsia Airways lâm nạn ở quần đảo Bành Hồ eo biển Đài Loan. Hoạt động này được tiến hành sau khi có chứng cớ là máy bay đã đụng phải cây cối trước khi rơi xuống đất.
  • Lực lượng Hà Lan - Úc bảo vệ hiện trường MH17 rơi ở Ukraine (RFA) - Các lực lượng của Hà Lan và Úc hôm nay (26/7) đã tiếp cận để bảo vệ hiện trường nơi máy bay của hàng hàng Malaysia MH17 bị rơi ở miền đông Ukraine. Theo hãng tin AFP, Thủ tướng Úc Tony Abbott cho biết, dù đã một tuần trôi qua nhưng hiện nay vẫn còn thi thể nạn nhân còn sót lại chưa được thu hồi.
  • Nhà Trắng : Trong vụ bắn hạ máy bay MH17, Putin là thủ phạm (RFI) - Trả lời báo chí vào ngày hôm qua 25/07/2014, phát ngôn viên Phủ Tổng thống Mỹ Josh Earnest tuyên bố Tổng thống Nga, Putin là« thủ phạm» trong vụ máy bay Malaysia MH17 bị bắn hạ ở miền Đông Ukraina. Washington làm việc chặt chẽ với Liên Hiệp ChâuÂu để tăng cường trừng phạt Matxcơva.
  • Nga giận dữ trước lệnh trừng phạt của EU liên quan Ukraine (RFA) - Nga phản ứng giận dữ hôm thứ bảy về việc EU quyết định trừng phạt về vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Moscow lên án hành động này và nói rằng nó sẽ làm cản trở sự hợp tác về vấn đề an ninh cũng như làm suy yếu nỗ lực chống khủng bố và tội ác có tổ chức.
  • Đông Ukraina: Phát hiện hố chôn tập thể đầu tiên (RFI) - Hôm qua 25/07/2014, chính quyền Ukraina khẳng định đã phát hiện tại Slaviansk một hố chốn người tập thể đầu tiên chứa khoảng hai chục xác người, trong đóít nhất có 4 thường dân. Sloviansk là thành phố miền đông nằm trong tay lực lượng phiến quân thân Nga từ ban tháng nay và vừa bị quân đội Ukraina chiếm lại hồi đầu tháng Bảy sau nhiều tuần lễ giao tranhác liệt.
  • 1% dân giàu kiểm soát hơn 30% của cải Trung Quốc (RFI) - Chênh lệnh giàu nghèo tại Trung Quốc lên tới mức báo động. Theo một nghiên cứu của trường đại học Bắc Kinh, được báo chí Trung Quốc loan tải ngày hôm qua, 25/07/2014, trong năm 2012, một phần trăm số hộ giàu tại Trung Quốc kiểm soát tới một phần ba của cải quốc gia, trong khi đó, 25% số gia đình ở tận cùng xã hội chỉ có được khoảng 1% của cải đất nước.
  • Quan hệ Việt-Trung không thể như xưa sau vụ giàn khoan HD-981 (RFI) - Ngày 15/07/2014 có thể nói là Bắc Kinh đã bất ngờ cho rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam mà Trung Quốc đòi chủ quyền cũng như hơn 80% còn lại của Biển Đông. Nhiều giả thuyết đã được nêu lên về lý do khiến Bắc Kinh phải giảm nhiệt sau hơn hai tháng gây căng thẳng với Hà Nội. Các giả thuyết đó có thể đúng, có thể sai, tuy nhiên, theo giới chuyên gia, có một điều chắc chắn là hệ quả của vụ HD 981 là quan hệ Việt Trung không thể nào được như trước đây.
  • Tiểu thuyết “Cò hồn xã nghĩa” (RFA) - Cuốn tiểu thuyết “Cò hồn xã nghĩa” của nhà báo, nhà văn Phạm Thành vừa mới được nhà văn tự in và chuyền tay tại Việt Nam trong tình trạng nền văn học tiếp tục bị kiểm duyệt
  • Không thể áp dụng luật rừng (BaoMoi) - Ngày 26-7, ngày thứ hai và cũng là ngày cuối của Hội thảo quốc tế về biển Đông được tổ chức tại Đại học Tôn Đức Thắng. Nội dung chính được các học giả đề cập là quản lý tranh chấp, cách thức ngăn ngừa các sự cố có thể leo thang căng thẳng và giúp đỡ ngư dân bám biển.
  • Chuyện cổ tích “Trầu Cau” (tiếp theo) (RFA) - Mời quý vị tiếp tục theo dõi chuyện trầu cau là biểu tượng cho lễ nghĩa. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, và trầu cau không thể thiếu trong lễ cưới hỏi.
  • Hoa Kỳ di tản sứ quán ở Libya (VOA) - Mỹ đã tạm thời đóng cửa sứ quán ở Libya vì giao tranh ác liệt diễn ra gần sứ quán ở Tripoli. Họ cũng khuyên công dân Mỹ ở Libya hãy rời khỏi nước này ngay lập tức
  • Giới chức cấp cao ở Baghdad bị bắt cóc (VOA) - Bác sĩ Riyadh al-Adhadah, người đứng đầu Hội đồng Tỉnh Baghdad, đã bị bắt đi hồi khuya thứ sáu bởi những phần tử vũ trang đi trên 10 chiếc xe đa dụng màu đen
  • Cựu Tổng thống Clinton chỉ trích Trung Quốc về chính sách Biển Đông (RFI) - Thuyết trình tại Quảng Châu, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc muốn giải quyết song phương với các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Cựu tổng thống Mỹ vừa ghé thăm Việt Nam trong khuôn khổ chương trình vận động cho Quỹ Clinton chống AIDS/Sida.
  • Trung Quốc tự giẫm vào chân (BaoMoi) - Theo GS Carlyle A. Thayer, Trung Quốc đã rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam và để ngăn chặn những động thái tương tự trong tương lai, cần thiết có bàn tay của ASEAN
  • Giải gôn Saigontourist gây quỹ từ thiện 900 triệu đồng (BaoMoi) - (TBKTSG Online) - Giải Golf Saigontourist 2014 do Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) tổ chức đã gây quỹ được 900 triệu đồng, gồm 600 triệu đồng gây quỹ cho “Quỹ học bổng vì tương lai” của Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TPHCM, 200 triệu đồng cho chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền Biển Đông” do báo Tuổi Trẻ phát động và 100 triệu đồng cho huyện Cần Giờ.
  • Các chuyên gia quốc tế nói gì về tình hình Biển Đông? (BaoMoi) - (CAO) Biển Đông là tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới và có vị trí địa lý chính trị đặc biệt quan trọng không chỉ đối với Việt Nam, Trung Quốc, các quốc gia trong khu vực mà còn với cả thế giới. Do vậy, duy trì môi trường ổn định, hợp tác và phát triển ở Biển Đông là trách nhiệm của các quốc gia và là yếu tố quan trọng để bảo đảm hòa bình, an ninh, tự do hàng hải, hàng không và thương mại quốc tế.
  • 'Hậu' giàn khoan: TQ chưa dừng tham vọng bá quyền (BaoMoi) - Không đưa ra những dự đoán về tính chất và mức độ, song hầu hết các học giả quốc tế đều cho rằng, TQ có thể sẽ còn tiếp tục gây hấn và vi phạm chủ quyền trên Biển Đông.
  • Giáo sư Carlyle Thayer: Việt Nam có những chứng cứ mạnh nhất về chủ quyền với các quần đảo (BaoMoi) - Giáo sư Carlyle Thayer đã khẳng định như vậy với PV Lao Động trong Hội thảo về tranh chấp Biển Đông diễn ra sáng 26.7. “Đã đến lúc các bạn phải nghĩ đến việc sử dụng những bằng chứng này ở một phiên tòa quốc tế. Nếu Trung Quốc có những bằng chứng này thì họ đã kiện các bạn ra tòa từ lâu. Họ thiếu những bằng chứng đến độ phải ngụy tạo ra những bằng chứng giả trên các quần đảo. Điều Việt Nam cần là phải quyết tâm kiện để đưa vụ việc ra tòa”.
  • Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình (BaoMoi) - Kết thúc hội thảo “Những vấn đề pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển của Việt Nam,” tổ chức ngày 26/7, các học giả quốc tế và trong nước nhất trí cho rằng về phương diện luật pháp quốc tế, hành vi nói trên của Trung Quốc đã vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) năm 2002 và Thỏa thuận nguyên tắc 6 điểm giải quyết tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2011 .
  • Hội nghị quốc tế về vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam” là chủ đề của buổi hội thảo quốc tế do Trường ĐH Luật TP.HCM phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức vào ngày 26/7.
  • "TQ rút giàn khoan có thể là động thái có toan tính" (BaoMoi) - “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam” là chủ đề của buổi hội thảo quốc tế do Trường ĐH Luật TP.HCM phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức vào ngày 26/7.
  • Trung Quốc vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế (BaoMoi) - QĐND Online - Tại cuộc Hội thảo quốc tế “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam”, khai mạc sáng nay (26-7) tại TP Hồ Chí Minh, hàng chục chuyên gia hàng đầu về luật quốc tế trong và ngoài nước đã thảo luận về hành động sai trái của Trung Quốc và đưa ra nhiều lời khuyên đối với Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình…
  • Đoàn kết với ASEAN, Trung Quốc sẽ không làm gì được (BaoMoi) - TTO - Đó là nhận định của Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm tại buổi tọa đàm khoa học Đối sách của Việt Nam ở biển Đông - những vấn đề pháp lý và hành động do Trung tâm nghiên cứu chiến lược và chính sách quốc gia, thuộc Trường ĐH KHXH
  • Tranh chấp trên biển Đông: Sử dụng luật pháp quốc tế là biện pháp văn minh (BaoMoi) - Sáng 26.7, tại Hội thảo quốc tế về tranh chấp trên biển Đông (ICESI 2014), các nhà nghiên cứu tiếp tục thảo luận về những diễn biến đang xảy ra trên biển Đông, quan điểm, luận điểm trong việc giải quyết những xung đột này. Mục tiêu chung của các nhà nghiên cứu là tìm được giải pháp tốt nhất nhằm giảm bớt căng thẳng leo thang và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra chiến tranh.
  • Trung Quốc thêm ngang ngược ở Hoàng Sa (BaoMoi) - (Tin tức thời sự) - Trong tháng 7/2014, Trung Quốc đã 4 lần ngang ngược thông báo về những hoạt động phi pháp đối với quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

 Giỏi nhất thế giới hay là vớ vẩn nhất thế giới ?

Đây là thời hiệu điều tra vụ án trong luật tố tụng hình sự.
Điều 119. Thời hạn điều tra
1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
Người Buôn Gió
Và đây là bản kết luận điều tra sau 5 tháng với tội Gây rối trật tự công cộng.
Còn đây là hung hình phạt của tội Gây rối công cộng.

Tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều 245, Bộ luật hình sự. Theo đó:
- Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách; Có tổ chức; Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; Xúi giục người khác gây rối; Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; Tái phạm nguy hiểm.
Tham khảo kết quả của một phiên toà xét xử tội Gây rối công cộng lớn nhất và gây nhiều thiệt hại nhất từ trước đến nay ở Bình Dương.
Đối chiếu những tư liệu tham khảo, có thể thấy vụ việc trong bản kết luận điều tra của công an tỉnh Đồng Tháp là lạm dụng luật tố tụng hình sự. Một tội danh đơn giản mà trong cáo trạng nói có đến 700 người dân hiếu kỳ đứng xem, tức có 700 nhân chứng. Thế nhưng phải đến 5 tháng sau khi bắt người, công an tỉnh Đồng Tháp mới đưa được ra kết luận điều tra.
Việc giam giữ kéo dài hơn cả thời gian trong khung hình phạt bộ luật, cho thấy công an đã quá lạm quyền của toà án. Đáng lẽ thời hạn điều tra không thể vượt quá khung hình phạt tù thấp nhất.  Nếu thời hạn giam giữ điều tra quá khung hình phạt tù thấp nhất thì rõ ràng cơ quan công an đã xác định mức án thay cho toà một phần nào đó. Như vụ án này mức án xử tù giam thấp nhất là 3 tháng ( chưa kể phạt hành chính, án treo) mà việc giam giữ đưa ra kết luận đến 5 tháng. Rồi thời gian đưa ra cáo trạng và xét xử nhanh cũng mất một tháng. Nếu vậy toà án phải chạy theo công an và đưa mức án trên 6 tháng để hợp thức hoá việc bắt giam của công an.
Với một tội danh như tội gây rối trật tự công cộng, thời hiệu điều tra không thể quá 2 tháng. Tuy nhiên đến tháng thứ 3, công an Đồng Tháp vẫn còn phải diễn màn đối chất nhân chứng với đương sự.
Ở vu viêc Bình Dương gây chấn động xã hội, phức tạp, thiệt hại lớn, nhiều người tham gia. Quá trình bắt giữ và xét xử vỏn vẹn chỉ hơn một tháng. Bị cáo lãnh án cao nhất trong bài báo bị kết án 7 tháng tù giam.
Chỉ riêng với thời hiệu điều tra của vụ việc Đồng Tháp này, đã cho thấy công an Đồng Tháp là vớ vẩn, tuỳ tiện.
Sự tuỳ tiện của công an sẽ kéo theo sự tuỳ tiện của VKS. Chúng ta sẽ chờ thấy một bản cáo trạng mà VKS sắp tơi đưa ra chứa đầy những áp đặt , suy diễn cho những người bị giam giữ. và toàn án sẽ làm phần việc kết thúc chuỗi tuỳ tiện pháp luật của cơ quan hành pháp theo hướng bảo vệ cho các cơ quan này.
Một vụ án đã bất công ngay trong quá trình điều tra mà vẫn được VKS và toà án chấp nhận. Phải chăng đó là điều đặc trưng của hệ thống hành pháp ở nước ta.
Đáng buồn là kiểu điều tra vớ vẩn này lại được tung hô là giỏi nhất thế giới.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)

KẾT LUẬN ĐIỀU TRA VỤ ÁN BÙI THỊ MINH HĂNG

Huỳnh ngọc Chênh

“Công an là đồ ăn cướp”, “công an chặn đường cướp tài sản”, “đả đảo cộng sản”…Đó là những gì trong kết luận điều tra ghi về những câu chửi bới của các công dân Bùi Thị Minh Hằng và Nguyễn Thị Thúy Huỳnh trong vụ án được cho là gây rối trật tự công cộng xảy ra tại Lấp Vò, Đồng Tháp.

Bùi Thị Minh Hằng trong một buổi xuống đường chống Tàu cộng

Sau 5 tháng giam giữ, hết điều tra tại công an Huyện Lấp Vò, rồi chuyển lên điều tra tại công an Tỉnh Đồng Tháp để cuối cùng ra một bản kết luận điều tra vụ án là: Ba công dân Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh “cùng can tội gấy rối trật tự công cộng”. Khi nào thì ngành công an thôi tiêu xài tiền thuế của dân để làm những chuyện như thế này? Nếu đúng ba công dân trên can một tội nhỏ xíu giữa thiên thanh bạch nhật là gây rối trật tự công cộng thì hà cớ gì một cơ quan công an to đùng như huyện Lấp Vò không điều tra ra được mà phải chuyển lên đến cơ quan công an tỉnh và phải qua 5 tháng mới xong? Nếu các vị quá rảnh, không có việc gì làm thì hoặc giảm bớt biên chế cho đỡ hao tiền dân hoặc chuyển ra biển thay cho ngư dân làm cột mốc sống đương đầu với giặc Tàu cộng chớ sao lại ngồi đó bày ra những việc không giống ai?
 

“Vấn nạn” nữ sinh tự nguyện trao thân

(Dân trí) - Nữ sinh lớp 7 dụ bạn trai đến trường gặp để làm “chuyện người lớn”, thậm chí có em “khai khống tuổi” để dễ bề "vượt rào", chỉ cần biết qua mạng một hai hôm là rủ nhau đi nhà nghỉ…Nhiều trường hợp các bé gái trong độ tuổi lớp 6, lớp 7 không phải là nạn nhân mà các em tự nguyện trao thân. Vấn nạn này được đặt ra tại tọa đàm “Vấn đề giáo dục giới tính hiện nay” do Hội quán Các bà mẹ tổ chức sáng 24/7 tại TPHCM.

Học trò trao thân dễ như... ăn kẹo
"Vấn nạn" nữ sinh tự nguyện trao thân được đặt ra tại buổi tọa đàm "Vấn đề giáo dục giới tính hiện nay".

Nữ sinh chủ động trao thân

Hiệu trưởng một trường THCS - THPT ở TPHCM kể câu chuyện chấn động xảy ra ở khu nội trú của trường. Trong giờ gặp người thân, cô nữ sinh lớp 7 báo là có anh họ đến thăm.

Ngồi nói chuyện ở phòng gặp, thừa lúc bảo vệ không để ý thì hai anh em biến mất. Sau đó, mọi người phát hiện… cả hai đang vội vã mặc quần áo trong khu vực nhà tắm của giáo viên. Các em không chịu mở cửa, bảo vệ phải gọi công an và gia đình đến làm việc.

“Người anh họ” thật ra là nhân viên của bố cô nữ sinh, cả hai đã nhiều lần làm "chuyện người lớn". Cậu ta ta khai, cô bạn gái liên tục nhắn tin, gọi điện rủ anh ta đến thăm.

“Trong mối quan hệ yêu đương tuổi học trò, người chủ động đa số là học sinh (HS) nữ. Có thể các em phát triển sớm hơn, táo bạo, mạnh dạn tạo ra những cơ hội, cũng như cách che dấu rất tài tình”, bà nói.

Thạc sĩ Giáo dục Phạm Phúc Thịnh liệt kê hàng loạt vụ việc hiếp dâm, mà trong đó các nữ sinh 12 tuổi tự nguyện trao thân như chủ động hẹn hò, đồng ý đi nhà nghỉ, nói dối tuổi của mình để “dụ” đối phương… Không xét về góc độ luật pháp, trong nhiều trường hợp các em không bị xâm hại mà hoàn toàn tự nguyện. 

Học trò trao thân dễ như... ăn kẹo
Thạc sĩ Phạm Phúc Thịnh cho rằng, nhiều em rất khó để cho đi một món quà vật chất nào đó nhưng cho đi thân thể lại rất nhẹ nhàng. 

Mới nhất là vụ việc gây chấn động tại TPHCM: một nữ sinh 12 tuổi quen một anh lơ xe qua mạng, gặp gỡ rồi đi nhà nghỉ. Cơ quan công an cũng đang điều tra lời khai của em trong thời gian dài có quan hệ với một thầy giáo.

Một món quà, một thứ vật chất các em rất khó để cho đi. Nhưng thân thể mình là vô giá, dường như các em lại có thể cho đi nhẹ như bẫng. ThS Thịnh đặt ra vấn đề, chúng ta đang giáo dục thế nào trong việc giúp các em biết trân trọng bản thân? Cũng như sự quản lý, nhất là từ phía gia đình đối với các em ra sao?

Bỏ quên giáo dục giá trị nền tảng

Bà Đỗ Thị Thanh Thiên - hiệu trưởng Trường THCS - THPT Ngôi Sao (quận Bình Tân) chia sẻ, nhiều HS lớp 6, lớp 7 đặt những câu hỏi quan hệ sao để không có bầu, tránh thai thế nào... Các em chỉ quan tâm ở khâu giải quyết hậu quả chứ không băn khoăn vấn đề đạo đức, giá trị gì ở đây.

Và nhiều trường học cũng đang GDGT nặng về kỹ năng, kỹ thuật giải quyết hậu quả mà bỏ quên đi những giá trị mang tính nền tảng.

“Theo tôi chúng ta phải thực hiện song song cả hai, giữa giá trị đạo đức và kỹ thuật. Trong đó lấy giáo dục nhân văn làm cốt lõi, nói về những cái đẹp trong cuộc sống. Và các giá trị nhân bản, nhân văn, tình yêu… trước hết phải xuất phát trong mỗi gia đình”, bà Thiên bày tỏ.

ảnhĐồng tình với ý kiến này, bác sĩ Nguyễn Lan Hải (ảnh) nhấn mạnh không bao giờ được coi là quá sớm trong giáo dục giới tính (GDGT) và tuyệt đối không được nhầm lẫn GDGT với giáo dục tình dục. Ngay từ nhỏ các em phải được giáo dục sự khác biệt của bản thân, coi trọng, yêu thương, tôn trọng bản thân và người khác. 

“Nhiều em nhỏ lên mạng nói chuyện về các bộ phận cơ thể, chuyện người lớn nhẹ như không. Hay mới quen nhau một hai hôm đã đi nhà nghỉ. Tỷ lệ các em HS lớp 6 có người yêu rất cao, chắc phải 80%. Từ yêu đến “cho” của các em gần lắm. Dường như các em cho rằng việc đi nhà nghỉ là bình thường, thậm chí là việc cần thiết” - Tiến sĩ Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội)
Được giáo dục về tình yêu thương tốt, những giá trị nhân bản, giá trị con người các em sẽ không cho đi một cách dễ dãi hay có hành vi cưỡng ép, làm hại người khác. Còn hiện nay, theo bác sĩ Hải, xã hội chúng ta đang thiếu nền tảng giá trị, niềm tin vững chắc mà đang vận hành theo kiểu Tây hóa một cách không kiểm soát.

Đừng phó thác cho nhà trường

Theo bác sĩ Lan Hải, chương trình GDGT trong nhà trường hiện nay như một tấm lưới thủng, chỗ nào cũng lỗ chỗ rất khó vá. Một chút về bộ phận cơ thể, một chút về bệnh tật, một chút về luật không thấm vào đâu. Còn sự khác nhau của bản thân, quý trọng bản thân mình, quý trọng  người khác, sống phù hợp với giới tính của mình, tình bằng hữu… các em học ở đâu?

Bác sĩ Lan Hải thẳng thắn cho rằng, Bộ GD-ĐT đang có rất nhiều việc phải lo, nhiều môn học chưa đủ giáo viên, lớp học thiếu, lấy đâu ra giáo viên chuyên sâu về GDGT. Phụ huynh không thể chờ đợi. Chính bố mẹ phải học về giáo dục giới tính để có thể đồng hành cùng con.

Nhìn nhận thực tế, Ths Xã hội học Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính TPHCM) chia sẻ, bà không lạc quan chờ vào Bộ GD- ĐT trong việc GDGT cho trẻ. Vậy nên, phải bắt đầu từ cha mẹ, từ mỗi gia đình, từ mỗi người. Mà trong đó không phải là cấm đoán các em hay chỉ tập trung về kỹ thuật mà phải đề cao những cái đẹp của tình yêu chân chính, cái đẹp của tình dục xuất phát từ sự đồng điệu, đồng cảm của hai tâm hồn.
Hoài Nam
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét