Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Ngày 22/10/2013 - Việt Nam : Điểm đến của hiện tượng tái di dời sản xuất

  • Bí mật chống ung thư của chuột chũi Đông Phi (RFI) - Chuột chũi Đông Phi, hay chuột chũi không lông, với tên khoa học Heterocephalus glaber, là động vật rất yếu ớt và bị coi là xấu nhất hành tinh. Thế nhưng, điều kỳ lạ là chúng có tuổi thọ rất cao, khoảng 30 năm và đặc biệt là không bị ung thư. Chính khả năng đề kháng tuyệt vời này của chuột chũi Đông Phi mà giới khoa học đang chú ý tới chúng.
  • Vụ thảm sát Katyn : Tòa án Nhân quyền Châu Âu y án đối với Nga (RFI) - Trong phán quyết chung cuộc công bố vào hôm nay, 21/10/2013, Tòa án Nhân quyền Châu Âu trụ sở tại Strasbourg đã xác nhận lời lên án của Nga về tội << thiếu tường trình tích cực >> về số phận các tù nhân Ba Lan tại Katyn bị Liên Xô xử tử vào năm 1940.
  • Nga : Một vụ nổ trên xe buýt làm ít nhất 5 người thiệt mạng (RFI) - Vào hôm nay, 21/10/2013, đã có ít nhất 5 người bị thiệt mạng và khoảng 20 người khác bị thương trong một vụ nổ, xảy ra trên môt chiếc xe buýt tại thành phố Volvograd, (Stalingrad cũ), miền nam nước Nga. Chiếc xe chở 40 hành khách. Nguyên nhân chưa được xác minh rõ ràng, nhưng giới điều tra không loại trừ khả năng khủng bố.
  • Việt Nam : Điểm đến của hiện tượng tái di dời sản xuất (RFI) - Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành quốc gia châu Á có tỷ lệ tiếp nhận cơ sở được các tập đoàn đa quốc gia di dời từ nước khác đến gia tăng nhanh nhất. Và trái với những gì đã xảy ra trong khoảng 10 hay 15 năm trước đây, các cở sản xuất mới này không chỉ thuộc các lĩnh vực lao động chi phí thấp, chẳng hạn như dệt may và giày dép, mà còn thuộc các lãnh vực công nghệ cao, đặc biệt là các lĩnh vực điện tử và công nghệ thông tin.
  • Kêu án chung thân cho hai cựu lãnh đạo Khmer Đỏ (RFI) - Trong phiên tòa xử tội ác Khmer Đỏ, hôm nay 21/10/2013, bên công tố đề nghị bản án tù chung thân đối với hai ông Noun Chea và Khieu Samphan. Cả hai phải trả lời về tội ác chống nhân loại, làm khoảng 2 triệu dân Cam Bốt thiệt mạng.
  • Các hộ gia đình châu Á nợ chồng chất (RFI) - Báo chí Pháp ngày đầu tuần tập trung khá nhiều vào thời sự tại châu Âu, đặc biệt là vụ trục xuất cô học sinh Leonarda. Liên quan đến châu Á, nhật báo kinh tế Les Echos có bài viết mang tựa : << Châu Á, các hộ gia đình nợ chồng chất >>.
  • Thủ tướng Ấn công du Nga (RFI) - Thủ tướng Manmohan Singh hội đàm với tổng thống Vladimir Putin tại Matxcơva ngày 21/10/2013 trong khuôn khổ thượng đỉnh Nga - Ấn lần thứ 14. Thúc đẩy hợp tác thương mại, kinh tế, quân sự và năng lượng hạt nhân là những chủ đề chính được đề cập đến trong đối thoại song phương.
  • NSA đã đánh cắp hàng chục triệu dữ liệu cá nhân của người Pháp (RFI) - Hôm nay, 21/10/2013, theo tiết lộ của báo Le Monde, một tờ báo rất có uy tín tại Pháp, tài liệu mà cựu kỹ thuật viên tình báo Mỹ Edward Snowden thu thập được, đã xác nhận : Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA, đã chặn giữ một cách có hệ thống các dữ liệu mà công dân Pháp trao đổi qua điện thoại. Tại Pháp, Ngoại trưởng Larent Fabius đã lập tức triệu mời Đại sứ Mỹ lên để phản đối.
  • Pháp sẽ xây dựng hai lò phàn ứng hạt nhân đời mới tại Anh (RFI) - Chính phủ Anh và Tập đoàn Điện lực Pháp EDF vừa chính thức hóa thỏa thuận xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân loại EPR tai Anh Quốc trị giá 16 tỷ Anh kim, tức khoảng 18,9 tỷ euro. Trong một thông cáo chung bộ Năng lượng Anh và EDF cho biết hai lò phản ứng này sẽ được xây ở Hinkley Point, miền Tây Nam nước Anh.
  • 55% người Pháp không thích Alain Delon (RFI) - Đó là kết quả của một cuộc thăm dò dư luận do cơ quan BVA thực hiện và được báo Le Parisien đăng vào ngày hôm qua (20/10/2013). Theo cuộc thăm dò này, 55% người Pháp cho biết họ không thích thần tượng Alain Delon. Đổi lại, cứ trên 4 người là có đến 3 tuyên bố họ ngưỡng mộ nhiều hơn diễn viên Jean Paul Belmondo.
  • Trung Quốc: Cáp Nhĩ Tân chìm trong sương mù ô nhiễm (RFI) - Một lớp sương mù dầy đặc đã bao phủ thành phố Cáp Nhĩ Tân, miền Đông Bắc Trung Quốc vào hôm nay, 21/10/2013. Tình trạng nghiêm trong đến mức người dân chỉ thấy được sự vật trong khoảng 10 mét trước mắt mình.
  • Đường ống dẫn khí Miến Điện - Trung Quốc hoạt động toàn bộ (RFI) - Theo tờ Hoàn cầu Thời báo hôm nay 21/10/2013, được AFP trích dẫn, đường ống dẫn khí từ Miến Điện qua miền Nam Trung Quốc, đã bước vào giai đoạn hoạt động với toàn bộ công suất kể từ hôm qua. Theo nguồn tin trên, công trình mà việc xây dựng trải dài trong ba năm, đã bắt đầu vận hành từ tháng Bảy vừa qua.
  • Châu Âu phê phán Nga về vụ Katyn (BBC) - Tòa châu Âu ra phán quyết phê phán Moscow không điều tra đúng đắn cuộc thảm sát Katyn năm 1940 giết trên 20,000 quân sỹ Ba Lan.
  • Khủng hoảng 'trung niên' của Singapore (BBC) - Phái viên Đông Nam Á của BBC, Jonathan Head, bàn về khủng hoảng 'trung niên' của quốc đảo Singapore và sự thay đổi trong thái độ của người dân.
  • Greenspan lo ngại về nợ Mỹ (BBC) - Ông Alan Greenspan nói việc lặp lại cuộc khủng hoảng khiến Mỹ suýt vỡ nợ là 'hoàn toàn có thể xảy ra'
  • Tang lễ của lòng dân (BBC) - Tại sao tang lễ Tướng Giáp vượt khỏi tầm vóc của một quốc tang và liệu Đảng có thích điều này?
  • Triều cường ở TPHCM vẫn còn ở mức rất cao (BaoMoi) - (VOH) - Theo nhận định của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, do ảnh hưởng của trục rãnh thấp vắt qua Nam Biển Đông, có vị trí ở khoảng 6 đến 8 độ vĩ bắc nên khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển huyện đảo Trường Sa), vùng biển từ Vũng Tàu đến Cà Mau, cũng như vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan trong ngày và đêm hôm nay 21/10 sẽ có mưa rào và dông mạnh, trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy và gió giật mạnh.
  • “Chiến lược Biển Đông của Mỹ đầy mạo hiểm” (BaoMoi) - “Chính quyền Tổng thống Barack Obama dường như không thể cưỡng lại sự cám dỗ khi muốn can thiệp vào các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các quốc gia khác ở Biển Đông”, tác giả Ted Galen Carpenter nhận định trong một bài viết trên tờ Lợi ích Quốc gia.
  • Mỹ có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo TQ từ 1.000 km (BaoMoi) - Việc ngăn chặn chặn các cuộc tấn công tên lửa tiềm tàng của Trung Quốc trên biển Hoa Đông nằm trong tầm tay của Mỹ nếu như cường quốc này triển khai thành công hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc – Tờ Hoàn Cầu thời báo thông tin
  • Thủ tướng: 'GDP năm 2013 ước khoảng 5,4%' (BaoMoi) - Thừa nhận kinh tế còn gặp nhiều thách thức nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, tăng trưởng GDP đã cao hơn năm 2012, tiềm lực quốc phòng được tăng cường, giữ vững các lợi ích chiến lược trên biển Đông.
  • Bộ sưu tập bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi) - Bộ sưu tập bản đồ của anh Trần Thắng là một trong những tư liệu lịch sử - pháp lý có giá trị, góp phần vào việc đấu tranh, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Các tư liệu này đã được UBND huyện Hoàng Sa tổ chức triển lãm vào ngày 20/1/2013, để giới thiệu rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân tìm hiểu.
  • Malaysia chặn Trung Quốc ở Biển Đông (BaoMoi) - Hải quân Hoàng gia Malaysian (RMN) đang thành lập lữ đoàn lính thủy đánh bộ mới, đồng thời xúc tiến xây dựng căn cứ hải quân ở Biển Đông gần vùng tranh chấp với Trung Quốc.
  • Mỹ muốn triển khai vũ khí hạ gục tên lửa Trung Quốc (BaoMoi) - Đánh chặn những cuộc tấn công tiềm năng bằng tên lửa từ phía Trung Quốc ở biển Hoa Đông là một trong những khả năng mà Mỹ sẽ có được nếu nước này triển khai thành công Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối ở Hàn Quốc. Thông tin này đã được tờ Thời báo Hoàncầu của Trung Quốc đưa ra ngày hôm qua (20/10).
  • Vũ khí Mỹ tại Hàn sẵn sàng 'bắn hạ' tên lửa TQ (BaoMoi) - (Quốc Phòng) - Việc đánh chặn các cuộc tấn công tiềm năng bằng tên lửa từ Trung Quốc trên vùng biển Hoa Đông là một khả năng có lợi cho Mỹ nếu như họ triển khai thành công các hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD ở Hàn Quốc, theo đánh giá của thời báo Hoàn Cầu.
  • Biển Đông: Hợp tác hay lòng tin chiến lược? (BaoMoi) - Vấn đề “con gà hay quả trứng” đang nổi lên tại Biển Đông, đó là điều gì cần thực hiện trước giữa hợp tác như một biện pháp xây dựng lòng tin trên biển hay cần lòng tin chiến lược trước rồi mới hợp tác?
  • Chiến hạm Zumwalt và Biển Đông (BaoMoi) - (PetroTimes) - Dự kiến đưa vào hoạt động giữa năm 2015, USS Zumwalt sẽ là chiến hạm hiện đại nhất của Hải quân Mỹ. Nếu có một phương tiện vũ khí có thể giúp Mỹ “thay đổi luật chơi” trên Biển Đông thì chiến hạm lớp Zumwalt là một trong số đó…
  • Hội thảo quốc tế về an ninh và hợp tác ở biển Đông: Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình (BaoMoi) - Theo TTXVN, Hội thảo quốc tế lần thứ I về an ninh và hợp tác ở biển Đông do Viện Đông Phương học - Viện Hàn lâm khoa học LB Nga tổ chức đã diễn ra tại Mátxcơva. Hội thảo đã tập trung phân tích vấn đề biển Đông dưới các góc độ địa - chính trị, cơ sở lịch sử và pháp lý của tranh chấp lãnh thổ, nguy cơ đe dọa mất ổn định ở khu vực và đưa ra một số khuyến nghị giải quyết xung đột hiện nay.
  • Ván cờ chiến lược Biển Đông của Việt Nam (BaoMoi) - Nói đến Biển Đông thì ai cũng đều có chung một đánh giá từ xưa đến nay là Biển Đông có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong khu vực châu Á-TBD. Chính vậy mà làm chủ hoàn toàn Biển Đông hoặc bảo vệ an toàn hàng hải trên Biển Đông không phải chỉ là mong muốn của một quốc gia mà có rất nhiều quốc gia đưa vào trong chiến lược khu vực, toàn cầu của họ.
  • Thế giới 24h: Biển Đông lại dậy sóng (BaoMoi) - - Malaysia có kế hoạch xây dựng quân đoàn lính thủy đánh bộ và căn cứ hải quân mới ở Biển Đông; Chủ tịch Quốc hội Iran dọa đẩy nhanh tiến trình hạt nhân... là những tin nóng.

Việt Nam : Điểm đến của hiện tượng tái di dời sản xuất

Cơ sở sản xuất chip điện tử của tập đoàn Mỹ Intel (DR)
Cơ sở sản xuất chip điện tử của tập đoàn Mỹ Intel (DR)

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành quốc gia châu Á có tỷ lệ tiếp nhận cơ sở được các tập đoàn đa quốc gia di dời từ nước khác đến gia tăng nhanh nhất. Và trái với những gì đã xảy ra trong khoảng 10 hay 15 năm trước đây, các cở sản xuất mới này không chỉ thuộc các lĩnh vực lao động chi phí thấp, chẳng hạn như dệt may và giày dép, mà còn thuộc các lãnh vực công nghệ cao, đặc biệt là các lĩnh vực điện tử và công nghệ thông tin.

Trong ba năm trở lại đây, số lượng các hãng đa quốc gia trong các lĩnh vực này đã thiết lập cơ sở sản xuất lớn tại Việt Nam không kể xiết, trong đó có thể kể đến Intel, LG, cũng như Nokia, Samsung, Canon và tập đoàn Đài Loan Foxconn chuyên lắp ráp sản phẩm cho hãng Mỹ Apple.

Để nói về đà vươn lên đó của nền kinh tế Việt Nam, chúng tôi đặt câu hỏi với Arnaud Dubus, Thông tín viên RFI phu trách Đông Nam Á. Theo Arnaud Dubus, nguyên do thức đẩy các tập đoàn đa quốc gia di dời cơ sở qua Việt Nam rất nhiều, trong đó có tình trạng chi phí nhân công tại Trung Quốc gia tăng.

Arnaud Dubus : Chính tập đoàn Mỹ Intel đã mở đầu điều mà người ta gọi là ‘đợt sóng thứ nhì’ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam - vào năm 2010 - khi tập đoàn Mỹ cho xây dựng gần Thành phố Hồ Chí Minh đơn vị sản xuất rận (chip) điện tử lớn nhất của họ ngoài Trung Quốc, trị giá 1 tỷ đô la.

Nhiều công ty khác đã nối đuôi Intel ngay sau đó, ví dụ như tập đoàn Hàn Quốc Samsung, hiện đang xây dựng nhà máy thứ 3 của họ ở tỉnh Thái Nguyên, miêng bắc Việt Nam. Trong nhà máy trị giá 2 tỷ đô la đó, Samsung sẽ cho sản xuất loại điện thoại di động kiểu Galaxy và máy tính bảng. Đây là đơn vị sản xuất lớn nhất của họ trên thế giới.

Tại sao các tập đoàn này lại quay sang Việt Nam ? Có nhiều lý do. Trước hết giá nhân công ở Trung Quốc tăng khoảng 15% mỗi năm. Việt Nam có tỷ suất tốt về giá cả về nhân công so với chất lượng đào tạo tương đối tốt. Một công nhân Việt Nam lãnh khoảng 40 đô la/tháng, tức ít hơn gần hai lần so với một công nhân Trung Quốc.

Dĩ nhiên nếu so sánh với Malaysia hay Singapore, thì hệ thống giáo dục ở Việt Nam vẫn còn nhiều chậm trễ, nhưng tốt hơn rõ rệt so với những quốc gia có nhân công giá rẻ khác.

Một lý do khác nữa là chính phủ Việt Nam và các tỉnh đều cho các tập đoàn đầu tư ưu đãi về thuế rất quan trọng. Chẳng hạn để thuyết phục Samsung đầu tư xây dụng nhà máy mới trên địa bàn của mình, tỉnh Thái Nguyên đã cho Samsung những khỏan lợi rất quan trọng về thuế trong 16 năm.

Một lý do nữa là địa thế của Việt Nam : Mặt hướng ra biển rất dài với nhiều hải cảng trang bị khá tốt, rất thuận lợi cho xuất khẩu.

RFI : Nhưng đấy là những sản phẩm công nghệ cao cấp hay là không hẳn là như vậy ?

Arnaud Dubus : Anh nói đúng. Cần phải tương đối hóa vấn đề. Người ta chưa đến Việt Nam để « Nghiên cứu và phát triển ». Những linh kiện đều được nhập vào, rồi được xử lý hay lắp ráp tại VN, để rồi tái xuất khẩu sau đó. Việt Nam như thế chủ yếu là cơ sở lắp ráp.

Cũng có một sự vươn lên về công nghệ học, nhưng không phải là công nghệ học thật cao cấp, Việt Nam chưa phải là một Silicon Valley Á Châu.

Trong lãnh vực quần áo, giầy dép, người ta cũng ghi nhận là có bước tiến đến những sản phẩm cao cấp hơn. Việt Nam nhường các sản phẩm chất lượng thấp hơn cho Cam Bốt và Bangladesh để hai nước này gia công sản phẩm như áo Tee-shirt cho tập đoàn Walmart của Mỹ chẳng hạn. Việt Nam thì tập trung trên những sản phẩm chất lượng cao hơn, như quần áo, giày thể thao cao cấp.

RFI : Trong lãnh vực phần mềm tin học thì Việt Nam có chỗ đứng như thế nào ?

Arnaud Dubus : Đây là một lãnh vực mà VN rất năng nổ. Người VN viết chương trình và từ lâu đã thực hiện các phần mềm được tạo ra ở Nhật Bản.

Thế nhưng hiện nay thì người ta thấy có rất nhiều start up –tức là công ty mới nổi về tin hoc – Việt Nam lập ra những chướng trình vi tính riêng của mình.

Nhiều công ty đã dẫn đầu trong lãnh vực này như Emobi, trụ sở tại Hà Nội và cũng đã làm một trò chơi điện tử trên chủ đề trận đánh Điện Biên Phủ rất được ưa chuộng trên quốc tế. Một công ty khác FPT Software, được liệt vào danh sách 100 công ty hàng đầu thế giới trong lãnh vực gia công công nghệ học, với thu nhập hàng năm hơn 1 tỷ đô la.
Theo một báo cáo của văn phòng A T Kearney, thì vào năm 2005, VN đứng hạng 25 trên 50 nước về sức thu hút trong lãnh vực gia công phần mềm. Bây giờ Việt Nam đang đứng hàng thứ 5 trên 50.

RFI : Một số nhà phân tích đã gợi lên tiềm năng của Việt Nam trong lãnh vực dịch vụ... VN có thể cạnh tranh với Ấn Độ hay Philippines rất nặng ký trong lãnh vực này hay không ?

Arnaud Dubus : Việt Nam có tiến triển trong lãnh vực này, nhưng chua thể tranh đua với Ấn Độ và Philippines. Đó là vì nhiều lý do. Trước hết là trên mặt kỹ thuật - chính trị : chính phủ Việt Nam còn giới hạn chất lượng truy cập Internet ở Việt Nam, người ta không có đường truyền cao tốc, điều này gây trở ngại đối với các cơ sở gọi là BPO Business Process Offshoring, tức là việc thuê nước ngoài thực hiện các dich vụ tin học.

Ngoài ra thì chính phủ Việt Nam cũng tìm cách kiểm duyệt internet, quyết định những gì có thể nói hay không thể nói trên mạng. Điều này làm nản chí những công ty thương mại trên mạng. Cũng phải nhớ là hiện có 35 blogger đang ngồi tù ở Việt Nam. Đây là con số cao nhất trên thế giới sau Trung Quốc.

Một yếu tố khác nữa khiến Việt Nam kém Ấn Độ hay Philippines : Đó là trình độ tiếng Anh. Đây là một yếu tố cơ bản cho việc nhận gia công dịch vụ.
Arnaud Dubus / Trọng Nghĩa (RFI)

Greenspan lo ngại về nợ Mỹ


Ông Greenspan từng lãnh đạo Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ từ 1987 đến 2006

Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED), Alan Greenspan nói rằng việc lặp lại cuộc khủng hoảng vốn đã đẩy đất nước tới gần nguy cơ vỡ nợ là "hoàn toàn có thể xảy ra".

Ông nói với BBC rằng ông không nhìn thấy có lối thoát nào khác tại Washington, nơi việc "nhượng bộ" dường như còn lâu mới đạt được.

Ông Greenspan, nhân vật quyền lực nhất trong việc ra chính sách kinh tế thời ông lãnh đạo FED, từ 1987 đến 2006, đã có buổi nói chuyện với phóng viên Evan Davis của BBC trước thời điểm ra mắt cuốn sách mới của ông, The Map and the Territory (tạm dịch 'Bản đồ và Lãnh thổ').

Trong cuộc phỏng vấn về nhiều vấn đề, sẽ được phát trong chương trình Today của kênh phát thanh Radio 4 và chương trình Business Daily của Thế giới vụ, cựu lãnh đạo FED đã có những lời lẽ mạnh mẽ với những ai cho rằng cuộc khủng hoảng ở khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu, eurozone, đã hết.

Cuộc khủng hoảng này nhiều khả năng sẽ tiếp diễn cho tới khi eurozone có được "sự hợp nhất về mặt chính trị. Tôi nghĩ rằng đó là điều chúng ta đang làm".
"Chủ nghĩa tư bản thân quen là điều mà... các quan chức chính phủ trao ưu đãi cho những người trong khối tư nhân nhằm đổi lấy các ưu đãi chính trị."
Cựu Chủ tịch FED Alan Greenspan
Ông nói: "Nền văn hóa Hy Lạp không giống như nền văn hóa Đức, và hợp nhất chúng thành một thực thể là điều vô cùng khó khăn."

"Cách duy nhất ta có thể làm được là bằng cách thống nhất về chính trị, giống như Đông Đức với Tây Đức, và thậm chí ngay cả vậy thì nó vẫn không hoạt động theo cách lẽ ra phải có."

Nhưng ông lạc quan về nỗ lực của Anh trong việc làm hồi sinh nền kinh tế.

'Sốc'

"Những gì nước Anh đã làm với chương trình thắt lưng buộc bụng của họ thì hiệu quả hơn nhiều so với suy nghĩ của tôi trước đây," ông Greenspan nói.

"Trong chừng mực mà tôi có thể đánh giá được thì [nền kinh tế] đang đi đúng với con đường mà [chính phủ liên minh] trông đợi."

Ông Greenspan cũng bảo vệ thành tích của mình trong thời gian tại FED trước những lời chỉ trích theo đó nói các chính sách cấp tín dụng dễ dãi và định chế không khắt khe đã góp phần đáng kể vào cuộc đổ vỡ tài chính hồi năm 2008. Ông cũng bác bỏ các chỉ trích đối với thị trường tài chính phái sinh.

Ông nói: "Một điều khiến tôi thấy sốc là không chỉ mô hình rất phức tạp của FED đã bỏ qua mất (cuộc đổ vỡ hôm) 15/9/2008, mà cả IMF, cả JP Morgan, vốn dự đoán chỉ ba ngày trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng là kinh tế Mỹ sẽ tăng lên trong năm 2009 và 2010."

Có sự khác biệt giữa việc dự đoán về bong bóng kinh tế, và việc dự đoán khi nào những bong bóng đó sẽ nổ tung, ông nói.

Ông bác bỏ các gợi ý cho rằng ông đã không rõ ràng trong việc cảnh báo là các thị trường tài chính có thể đang bấp bênh bên bờ sụp đổ.

Ông nói những lời cảnh báo mà ông có thể đưa ra cần phải được nói một cách hết sức thận trọng, nhằm không gây rối loạn cho các thị trường.


Các hạ nghị sỹ Hoa Kỳ đã phải họp bàn và biểu quyết muộn vào đêm 16/10 để chấm dứt tình trạng chính phủ ngưng hoạt động do hết tiền

"Tôi đã rất lo ngại về những ảnh hưởng nó có thể tạo ra."

'Lo lắng'

Ông Greenspan, năm nay 87 tuổi, hiện đang điều hành một hãng tư vấn riêng, cũng chỉ trích về tình trạng gia tăng "chủ nghĩa tư bản thân quen" tại Hoa Kỳ.

Ông nói: "Chủ nghĩa tư bản thân quen là điều mà... các quan chức chính phủ trao ưu đãi cho những người trong khối tư nhân nhằm đổi lấy các ưu đãi chính trị."

Ông nói điều vốn tràn lan ở Trung Quốc và Nga, hiếm khi xảy ra tại Hoa Kỳ và Anh Quốc.

Nhưng ông nói thêm: "Tôi bắt đầu lo lắng là chúng tôi đang đi theo hướng đó."
Tại Trung Quốc, ông nói mức tăng trưởng sẽ chậm lại, trừ phi nước này sáng tạo hơn.

"Một trong những vấn đề lớn của Trung Quốc là sức sáng tạo của họ chủ yếu đến từ công nghệ vay mượn."

"Một nghiên cứu gần đây của Reuters có liệt kê 100 hãng sáng tạo nhất thế giới. 40 hãng là của Mỹ, còn Trung Quốc không có hãng nào."

"Hiệu suất lao động của Trung Quốc thì cao nhất thế giới, nhưng cách họ làm là vay mượn công nghệ từ nước ngoài, hoặc qua việc hợp tác liên doanh hoặc bằng các cách thức khác."

"Điều mà họ sẽ nhận thấy, mà tôi cho là sẽ sớm thôi, là... trừ phi họ trở nên rất sáng tạo, nếu không thì mức tăng trưởng sẽ chậm lại," ông Greenspan nói.

Một phần vấn đề là do Trung Quốc vẫn là quốc gia độc đảng, rất bó buộc, và các nhà sáng chế ở đó vẫn không "nghĩ vượt ra khuôn khổ" đủ mức.
(BBC)

Hạt nhân và vũ khí, trọng tâm chuyến công du Nga của Thủ tướng Ấn Độ

Tổng thống Nga Vladimir Putin (P) tiếp Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, Matxcơva, 21/10/2013
Tổng thống Nga Vladimir Putin (P) tiếp Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, Matxcơva, 21/10/2013 (REUTERS)

Thủ tướng Ấn Độ, Manmohan Singh chính thức viếng thăm nước Nga trong ba ngày 20-21 và 22/10/2013. Cả New Delhi lẫn Matxcơva cùng nhấn mạnh đến hai hồ sơ chính : Hợp tác về năng lượng hạt nhân và quốc phòng.

Hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin vào trưa nay tại điện Kremly, Thủ tuớng Manmohan Singh chủ yếu tập trung vào hồ sơ vũ khí, khi biết rằng Nga vốn là nguồn cung cấp vũ khí quan trọng nhất của Ấn Độ. Tuy nhiên vị thế áp đảo đó đang bị Hoa Kỳ và Châu Âu đe dọa.

Gần đây Ấn Độ đã hoãn việc ký kết nhiều hợp đồng mua bán vũ khí với Nga. Cho dù có vấp phải một vài trở ngại, nhưng Ân Độ vẫn là một trong những thị trường vũ khí quan trọng nhất của Nga, đồng thời Matxcơva và New Delhi đang phát triển một số các dự án phát triển trang thiết bị quân sự chung, như cùng hợp tác trong lĩnh vực chế tạo máy bay trinh sát đời mới, có trang bị tên lửa hành trình …

Tháng 7/2013 Nga đã giao cho Hải quân Ấn Độ ba chiếc tàu hộ tống có trang bị tên lửa Trikand và đến tháng 11 sắp tới thì sẽ giao hàng không mẫu hạm Vikramaditya. Ngành quốc phòng Ấn dự trù nhiều tỷ đô la để hiện đại hóa quân đội.

Ngoài ra, theo các nguồn tin thông thạo, lãnh đạo Ấn Độ và Nga sẽ thảo luận thêm về khả năng New Delhi thuê tàu sân bay hạt nhân thứ nhì của Nga sau thỏa thuận thuê tàu INS Chakra vào năm ngoái.

Trong chuyến công du Ấn Độ của Tổng thống Nga vào cuối tháng 12/2012, hai bên đã ký kết một hợp đồng mua bán vũ khí trị giá hơn 7,5 tỷ đô la, trong đó, New Delhi dành 3, 7 triệu để mua 42 chiếc chiến đấu cơ Soukhoi, máy bay trực thăng, tàu tuần duyên và tên lửa của Nga. Từ đầu năm 2000, nhập khẩu vũ khí của New Delhi đă tăng gấp 3 lần, khiến Ấn Độ trở thành quốc gia nhập thiết bị quân sự số một thế giới.

Hồ sơ thứ nhì được Thủ tướng Ấn và Tổng thống Nga đề cập đến trong khuôn khổ Thượng đỉnh song phương lần thứ 14 hôm nay tại điện Kremly là an ninh. Cả New Delhi lẫn Matxcơva cùng muốn bảo vệ những quyền lợi chiến lược tại Afghanistan, vào lúc Pakistan bắt đàu ân xá cho một số phần tử Taliban và Liên quân quốc tế đang chuẩn bị rút khỏi Afghanistan. Giới quan sát nhất mạnh : Trong vấn đề an ninh, hai ông Manmohan Singh và Vladimir Putin « chia sẻ cùng một quan điểm ». Nga và Ấn Độ đều rất lo ngại bất ổn gia tăng tại khu vực Nam Á.

Cuối cùng, trên hồ sơ hạt nhân, một vế quan trọng khác trong quan hệ giữa hai nước, ít có khả năng đôi bên san bằng được những bất đồng để xúc tiến dự án xây lò phản ứng số 3 và số 4 của nhà máy điện hạt nhân Kudankulam tại miền nam Ấn Độ.

Đây là một dự án đã được ký kết từ năm 1988 giữa New Delhi với chính quyền Liên Xô cũ. Sau khi chế độ Cộng sản Liên Xô sụp đổ, công trình chỉ được thực sự khởi động vào năm 2002.

Nhà máy điện hạt nhân Kudankulam gồm hai tổ máy lắp lò phản ứng loại VVER-1000, công suất mỗi tổ máy là 1.000 MW với sự hợp tác kỹ thuật của Nga.

Lò phản ứng số 1 dự trù bắt đầu sản xuất điện vào cuối tháng 8/2013. Lò phản ứng thứ nhì trên nguyên tắc bắt đầu hoạt động vào tháng 6/2014. Tuy nhiên, sau thảm họa sóng thần và tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima –Nhật Bản, các hế hoạch nói trên đã bị đình chỉ trong 6 tháng. Cùng thời kỳ, phía Ấn Độ đòi các đối tác Nga phải nâng cao mức bảo đảm an toàn.

Vấn đề đặt ra là do hợp đồng đã ký kết giữa đôi bên từ thời Liên Xô cũ, phía Matxcơva trả lời là những đòi hỏi về chuẩn mực an toàn hạt nhân mà phía Ấn Độ đưa ra không được quy định trong hợp đồng ban đầu. Đây là trở ngại lớn nhất đang gây bế tắc trong hợp tác song phương về năng lượng hạt nhân.

Chưa biết Nga và Ấn Độ sẽ ký kết được thêm những thỏa thuận hợp tác quân sự nào khác, nhưng dù sao việc Thủ tướng Manmohan Singh đến Matxcơva cũng tạo thuận lợi cho Nga để giành lại vị trí hàng đầu trên thị trường vũ khí Ấn Độ.
Thanh Hà (RFI)

Bắc Kinh không muốn Seoul bán chiến đấu cơ cho Manila

Chiến đấu cơ FA - 50 của Hàn Quốc (Ảnh : Korean Aerospace Industries)
Chiến đấu cơ FA - 50 của Hàn Quốc (Ảnh : Korean Aerospace Industries)

Báo chí Hàn Quốc hôm nay, 21/10/2013 tiết lộ : Bắc Kinh vừa yêu cầu Seoul không bán máy bay chiến đấu cho Manila. Theo tờ Chosun Ilbo, trích dẫn thông tin từ tờ báo Nhật Yomiuri Simbun số ra cuối tuần qua, yêu cầu này đã được Trung Quốc nêu lên trước cuộc họp Thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc với đồng nhiệm Philippines vào tuần trước tại Seoul. Tuy nhiên, đòi hỏi của Bắc Kinh đã bị Seoul bác bỏ.

Quan điểm dứt khoát của Seoul đối với yêu cầu của Bắc Kinh đã được chính nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye nêu bật trong cuộc họp Thượng đỉnh với đồng nhiệm Philippines Benigno Aquino ngày 17/10/2013.

Theo nhật báo Chosun Ilbo, trong cuộc họp, Tổng thống Park Geun Hye không những đã cám ơn Tổng thống Aquino về quyết định đặt mua loại phi cơ FA-50 của Hàn Quốc, mà lại còn yêu cầu đẩy nhanh tiến trình ký kết hợp đồng.

Còn tờ Yomiuri Shimbun cho biết, Hàn Quốc đã thẳng thừng bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc và nói rằng Seoul không thể chấp nhận “sự can thiệp” vào hồ sơ xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc, một vấn đề mang tính chất lợi ích quốc gia.

Nhân chuyến công du Hàn Quốc của Tổng thống Philippines, hai nước đã đạt được thỏa thuận về tăng cường hợp tác trong nhiều lãnh vực, trong đó có công nghiệp quốc phòng. Chính trong thỏa thuận về công nghiệp quốc phòng mà Philippines đã đàm phán với Hàn Quốc về hợp đồng mua 12 chiến đấu FA-50 do Hàn Quốc chế tạo trên cơ sở loại máy bay huấn luyện siêu âm T-50 Golden Eagle sẵn có.

Về mặt chính thức, Hàn Quốc lẽ dĩ nhiên đã bác bỏ thông tin trên tờ Yomiuri Shimbun về sức ép của Trung Quốc. Thế nhưng, một cách không chính thức, nhiều quan chức chính quyền Seoul đã xác nhận áp lực này.

Một nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho biết : “Mỗi lần truyền thông Hàn Quốc hay Philippines đưa tin về hợp đồng mua bán máy bay FA-50, Trung Quốc đều đã có phản ứng nhạy cảm và tìm cách xác minh các thông tin đó qua các kênh ngoại giao”.

Quan chức chính phủ này khẳng định rằng thương vụ bán chiến đâu cơ cho Philippines sẽ tiếp tục được xúc tiến.
Giải thích về nguyên nhân thúc đẩy Bắc Kinh gây sức ép trên Seoul về thương vụ kể trên, một quan chức chính quyền Hàn Quốc khác nhận xét : “Philippines đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông. Đó là lý do tại sao Bắc Kinh nhiều lần phản đối (việc Hàn Quốc bán vũ khí cho Philippines) thông qua đại sứ quán Trung Quốc và các kênh khác”.

Ngoài hợp đồng mua chiến đấu cơ FA-50, báo chí Hàn Quốc còn cho biết là Manila cũng đang đàm phán với Seoul về hợp đồng khoảng 650 triệu đô la để mua hộ tống hạm do Hàn Quốc chế tạo.

Ngoài Philippines, Việt Nam và Indonesia là hai nước Đông Nam Á khác đã mua, hay sắp sửa mua vũ khí của Hàn Quốc.
Trọng Nghĩa (RFI)

Lập chuyên án điều tra Chu Vĩnh Khang?


Ông Chu Vĩnh Khang từng làm Ủy viên Bộ Chính trị và nắm Bộ Công an Trung Quốc

Ông Tập Cận Bình vừa ‘lập một ban chuyên trách’ để điều tra cựu ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, theo tin một tờ báo ở Hong Kong.

Trang Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) hôm 21/10/2013 vừa đưa tin đây là ‘bước đi bất thường’ của Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình nhằm điều tra ông Chu về vụ bê bối tham nhũng.

Ban chuyên trách này do Thứ trưởng Công an kiêm Cảnh sát trưởng Bắc Kinh, ông Phó Chính Hoa phụ trách chứ không thuộc về hệ thống điều tra nội bộ Đảng Cộng sản tức ‘song quy’.

Vẫn theo trang báo Hong Kong trong bài hiện chưa có các báo khác đưa tin hay các nguồn khác xác nhận, ông Phó Chính Hoa sẽ báo cáo trực tiếp lên ông Tập Cận Bình.

Điều này cho thấy vấn đề rất tế nhị cho riêng cả Chủ tịch Tập và các quan chức Đảng khác.

Không dùng Đảng điều tra

Vì bình thường thì Ủy ban Kỷ luật của Đảng (CCDI) là cơ quan nằm ngoài tòa án sẽ điều tra các quan chức cao cấp trong các vụ việc không thông báo cho dư luận biết.

Họ cũng chỉ chuyển nội dung điều tra cho công an và công tố viện sau khi Đảng đã quyết định có truy tố quan chức cao cấp đó hay không.


Ông Tập Cận Bình sau khi lên cầm quyền đã tung ra chiến dịch chống tham nhũng 'diệt cả ruồi và hổ'

Bộ máy ngoài pháp luật này còn có quyền giam giữ các quan chức khi bị điều tra, như trường hợp ông Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Trùng Khánh bị thất thế.

Ông Bạc cũng được cho là người thân tín của ông Chu người vốn đã nghỉ hưu khỏi chức vụ đầy quyền lực: phụ trách bộ máy an ninh Trung Quốc.

Vẫn theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, các lãnh đạo Trung Quốc nay lo ngại về cách dùng hệ thống điều tra nội bộ của Đảng vốn dễ gây ra lạm dụng quyền lực.

Tin tức gần đây cho biết một vụ cán bộ điều tra nội bộ Đảng đã dìm chết một kỹ sư nhà nước.

Ông Ư Kỳ Nhất, kỹ sư trưởng một công ty nhà nước ở Ôn Châu chết vì bị Đảng tra tấn trong bể nước đá hồi tháng 4/2013.

Được biết ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Đảng, chủ tịch nước đã cho thuyên chuyển một loạt quan chức phụ trách kỷ luật nội bộ.

Tờ báo Hong Kong cũng nói quyết định của ông để công an điều tra vụ Chu Vĩnh Khang có sự đồng ý của ông Vương Kỳ Sơn, người phụ trách Ủy ban Kỷ luật Đảng.

Ông Tập Cận Bình tin tưởng ông Phó Chính Hoa với công tác này và ông Vương, người từng phụ trách mảng kinh tế ở vị trí Phó Thủ tướng Trung Quốc, sẽ chỉ giám sát chung.

Ông Tập Cận Bình sau khi lên cầm quyền năm ngoái đã tung ra chiến dịch chống tham nhũng 'diệt cả ruồi và hổ' nhằm vào cả một số quan chức cao cấp.
(BBC)

Hong Kong biểu tình đòi tự do truyền hình

Biểu tình ở Hong Kong
Hong Kong liên tiếp xảy ra biểu tình phản đối chính quyền trong thời gian gần đây

Hàng ngàn người dân xuống đường ở Hong Kong để phản đối điều mà họ cho là ‘thiếu minh bạch’ và ‘thiếu trách nhiệm’ của chính quyền.

Cảnh sát cho biết con số người biểu tình là 20.000 trong khi những người tổ chức cho biết có đến 120.000 người tham gia.

Nguyên do là hồi tuần trước chính quyền Hong Kong đã từ chối cấp giấy phép tự do phát sóng cho Đài truyền hình Hong Kong Television Network.

Những người chỉ trích yêu cầu chính quyền giải thích rõ lý do tại sao họ không cấp giấy phép.

Kristine Chan, thuộc tổ chức Free TV Action vốn vận động cho các đài truyền hình được phát sóng tự do, nói với hãng tin Mỹ AP: “Người dân rất tức giận về việc này. Họ tức giận vì chính quyền không thật sự cho họ nhiều chọn lựa để xem các kênh truyền hình tự do và còn tìm cách độc quyền lĩnh vực này bằng cách hạn chế cấp phép.”

Một người biểu tình có tên là Lawrence Lau nói: “Họ (chính quyền Hong Kong) không có ý chí để đưa ra một quyết định công bằng. Họ luôn đàn áp người dân Hong Kong và tìm cách lấy lòng chính quyền ở Bắc Kinh.”

Phát ngôn nhân của Phòng Thương mại Hong Kong nói rằng nội dung thảo luận trong cuộc họp của Hội đồng Điều hành theo nguyên tắc là không được phép tiết lộ.
(BBC)

 Bản tin tiếng Anh

  • Servicing the world is the new focus (Washington Post) - The service sector is fast becoming developing Asia's new growth engine as the world's factory moves from manufacturing to services such as tourism, outsourcing, IT, healthcare and insurance.
  • Alibaba plots digital revolution (Washington Post) - Ahead of Singles Day, which falls on Nov 11, Alibaba has invited about 30,000 offline stores to participate in the nation's largest online shopping spree.
  • M&A aims to buoy dairy sector (Washington Post) - The Chinese dairy industry is expected to go from 127 producers to 50 in five years through mergers and acquisitions, an industry insider said.
  • Consumer spending falls short (Washington Post) - Consumer spending contributed 45.9 percent of the nation's economic growth in the first three quarters of 2013, falling short of becoming a major driver for GDP expansion.
  • Colors of fine jewelry (Washington Post) - Who says fine jewelry is limited to gold and silver? They can be as colorful as flowers. Some fine jewelry makers have created alluring pieces out of precious stones.
  • Future of retail lies in clicks, not bricks (Washington Post) - An increasing number of fashion and beauty product shoppers are turning to online sites in preference to bricks-and-mortar outlets, Tiffany Tan reports.
  • Hangzhou's drunken cuisine (Washington Post) - Beijing is huge, and sometimes you can find delightful meals in the most unexpected places. Pauline D. Loh explores Haidian district and finds some choice southern offerings.
  • Mercato offers great bites of Italy (Washington Post) - The Italian restaurant Mercato has quite a lot of attractions: a sweeping and spectacular view of the Bund, the chic rustic interior design created by famous architecture studio Neri & Hu, the beautiful Korean American chef Sandy Yoon, and the second restaurant for Michelin-three-star chef Jean Georges in Shanghai.
  • Ladyboys of the night (Washington Post) - After checking into Amari Orchid's Ocean Tower and stepping onto my room's private balcony to enjoy a view of Pattaya's famous bay, I headed downstairs to join my friends at Mantra. They were already well into the restaurant's smorgasbord of a Sunday brunch. I saw heaping plates of giant prawns, pink tuna sashimi and freshly shucked oysters rapidly disappearing, and was glad that I skipped breakfast a few hours ago.
  • A brewing battle (Washington Post) - Foreigners have been flying the flag for craft beer in China. But as it gains traction among locals in top-tier cities like Beijing and Shanghai - on both the production and consumption sides - a series of potential turf wars may lie ahead.
  • China's fine art world on display (Washington Post) - Ever wonder about the overall state of the country's fine arts? The National Exhibition of Fine Arts has put together more than 600 pieces to give a comprehensive picture of the Chinese art scene.
  • Stars shine at US-China gala in NYC (Washington Post) - Major figures in politics and business urged the United States and China to forge closer ties for the benefit of world interests at the annual gala of the National Committee on US-China Relations.
  • Second time around (Washington Post) - It's sheer understatement to say Qin Tongqian is a collector of century-old houses.
  • Hebei, Iowa mark expanding ties (Washington Post) - The state of Iowa and its city of Muscatine have become well-known in China, thanks to Chinese President Xi Jinping's return trip there in February of last year as China's vice-president, which followed his first trip there in 1985 as Party chief of Zhengding county of Hebei province.
  • Canada welcomes Chinese investment (Washington Post) - Canada will continue to welcome Chinese investment and has taken concrete steps to facilitate capital inflow to further strengthen economic interdependence with China, Canadian Governor General David Johnston said on Saturday.
  • Dalai Lama accused of seeking 'Tibet independence' (Washington Post) - The Dalai Lama's so-called high-level autonomy of Tibet is in essence "Tibet independence in two steps", said Zhu Weiqun, chairman of the Ethnic and Religious Affairs Committee of the Chinese People's Political Consultative Conference.
  • Elderly group sorry about roles in turmoil (Washington Post) - Some elderly Chinese are publicly apologizing for having persecuted the innocent during the "cultural revolution" (1966-76) in a bid to remind young people not to forget history.
  • Xi: Expand Australia ties (Washington Post) - President Xi Jinping has called for increased economic and strategic cooperation with Australia, suggesting continued enthusiasm for a free trade agreement between the two nations.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét