Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Tin nóng - Bình luận hot

Hội nghị Chính phủ tự phê hay Hội nghị Chính phủ tự khen?

Tháng Chín 21, 2012
Tự phê bình và phê bình là một trong 5 nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản. Trước đây, Tự phê bình gọi là Tự chỉ trích được Đảng xác định là một trong những vũ khí sắc bén trong công tác xây dựng Đảng. Vừa qua, kết thúc Hội nghị TƯ 5 – Hội nghị xác định trọng tâm là xây dựng và chỉnh đốn Đảng – đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Đợt tự phê bình, phê bình lần này khó khăn, phức tạp hơn nhiều, phê và tự phê là khâu mấu chốt nhất nhưng thực hiện cũng có nhiều khó khăn nhất. Bởi nó đòi hỏi mỗi người phải tự phân tích, mổ xẻ những khuyết điểm của chính bản thân mình… Nếu không thật tự giác, chân thành thì rất dễ chủ quan, thường chỉ thấy ưu điểm, mặt mạnh của mình …”.
Tự phê bình
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, toàn Đảng đang diễn ra đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư đến các cấp ủy đảng tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân.
Tự phê bình và phê bình được xác định là nguyên tắc “sống – còn” trong tổ chức và hoạt động của Đảng CS.
Trải qua lịch sử 82 năm, Đảng CS đã nhiều lần phải nhìn thẳng vào sự thật để nhận sai lầm khuyết điểm, sai lầm. Sinh hoạt phê và tự phê phải tập trung làm rõ phải đi đến cùng để làm rõ các vấn đề còn hạn chế, sai lầm, khuyết điểm thì tự phê bình và phê bình mới đạt hiệu quả thực chất. Trong phê bình phải tuyệt đối tránh bệnh hình thức, chiếu lệ, qua loa, né tránh sự thật, phải tập trung làm rõ những mặt chưa được trong các công tác của Đảng, nhận rõ thiếu sót, trách nhiệm.
Để thực hiện tốt việc tự phê bình và phê bình, thì sự gương mẫu của cấp trên và của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền là cực kỳ quan trọng cho cấp dưới học tập, noi theo. Nếu cán bộ lãnh đạo cấp trên không gương mẫu, không tự giác chỉ ra những khuyết điểm của mình và còn nể nang, dễ dãi khi phê bình người khác thì cán bộ cấp dưới cũng sẽ tự phê bình một cách qua loa, hình thức, làm lướt cho xong và báo cáo sai sự thật với cấp trên.
Phản phê bình:
Phản phê bình là làm cho phê bình bị biến dạng, thậm chí làm cho nó không còn là nó nữa nhằm phục vụ những mưu đồ cá nhân. Nói xác đáng, đó là hành động bóp nghẹt dân chủ, thủ tiêu phê bình, trong đời sống và hoạt động của Đảng.
Trước hết là cách phê để mà phê, phê để làm phép. Người ta thực hiện cái gọi là phê bình: phê chung chung, phê mà như chẳng phê ai giống lối “bắn súng lên trời”, phê chiếu lệ, đại khái. Thực chất, đó là cách vô hiệu hóa phê bình rất tinh vi.
Thứ hai là cách phê để nịnh, phê để khen nhau và tâng bốc nhau qua đó để tự đánh bóng mình, tâng bốc nhau, nhằm tạo ra cái gọi là uy tín của mình. Thực chất, đó là sự tước bỏ sức mạnh của vũ khí phê bình, biến nó thành “con dao hai lưỡi” đầy giả trá và nguy hiểm. Đó là thói cơ hội.

Chính phủ tự phê hay tự khen?

Qua đợt tự phê dài ngày vừa qua, Ban cán sự Đảng của Chính phủ (bí thư là đồng chí Nguyễn Tấn Dũng) đã tự kiểm điểm, phê bình và thấy Chính phủ làm tốt trên tất cả các mặt:
Về tư tưởng chính trị, Ban cán sự đảng của Chính phủ khẳng định “không suy thoái về tư tưởng chính tri”’.
“Qua kiểm điểm đã khẳng định Ban Cán sự đảng của Chính phủ luôn kiên định với Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu lý tưởng Chủ nghĩa xã hội, cương lĩnh, đường lối của Đảng”.
Về đạo đức lối sống, các đảng viên trong Chính phủ cũng “không suy thoái”, không cục bộ, bè phái, không lợi ích nhóm và kiên quyết đấu tranh chống ‘tham nhũng lãng phí”.
Về cung cách làm việc, Đảng bộ Chính phủ “luôn nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ… phát huy vai trò tập thể và cá nhân người đứng đầu”.
“Ban cán sự Đảng của Chính phủ là một tập thể đoàn kết, thống nhất cao”.
Về thành tích điều hành kinh tế-xã hội: Chính phủ đã đạt nhiều thành tích như “điều hành ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, giữ vững quốc phòng an ninh, bảo đảm trật tự xã hội và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”.
Kết
Thiết nghĩ, Ban cán sự Đảng của Chính phủ cần tổ chức khóa học lại nội dung Phê và Tự phê cho toàn bộ đảng viên trong Ban. Tốt nhất, đồng chí Tổng Bí thư nên làm Báo cáo viên của lớp này để tiện cho việc quán triệt tinh thần Hội nghị TƯ 5 khóa 11 được hiệu quả.

Bộ Chính trị họp ngày mai, thỏa hiệp hay đánh nhau tiếp?

Phúc Lộc Thọ – Ngày mai, Bộ Chính trị sẽ nhóm họp 5 ngày để đi tới kết luận một số vần đề được đưa ra mà chưa kết luận trong kỳ họp kiểm điểm lần trước. Các ý kiến chưa ngã ngũ vừa qua đã được giao cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương, xác minh để trình hội nghị Bộ Chính trị lần này … Các kết luận này sẽ được “luật đảng” hóa bằng hình thức đưa ra Ban Chấp hành Trung ương xin kiến và có thể tiến hành biểu quyết để hợp thức hóa, bằng hình thức tập trung dân chủ tức số đông thống trị số ít; thiểu số phục tùng đa số trong phiên họp tháng 10.
Song song với diễn biến của các cuộc kiểm điểm của các ủy viên Bộ Chính trị là việc xảy ra các vụ án và các vụ bắt giữ một loạt cán bộ ngân hàng và cán bộ liên quan tới hoạt động kinh tế; Dư luận cho rằng đây là cuộc ra tay của các nhóm lợi ích bằng những cú ra đòn giáng thẳng vào đội hình của nhau để nhằm mục đích phá vỡ thế quân bình phân chia quyền lực và thế bố trí chiến lược về nhân sự. Vỉa hè nhân dân vẫn đang đồn đoán về cuộc chiến giữa 2 nhóm lợi ích đang kình nhau trong trận chiến vừa qua: Nhóm lợi ích quây xung quanh Chính phủ và thân Chính phủ và nhóm lợi ích Đảng …
Nhóm “lợi ích Đảng” muốn siết lại kỷ cương Đảng, chấn chỉnh lại các hoạt động kinh tế, quá trớn, sa đà của nhóm lợi ích đang nắm quyền sinh quyền sát các yết hầu kinh tế như các vụ án Vinashin, Vinalines, Ngân hàng… Hiện nay, việc bắt giữ được Dương Chí Dũng đang là một ẩn số và các thông tin liên quan tới nhân vật này đang bị giữ kín như bưng: liên quan tới ai, Dương Chí Dũng ăn chia với những ai; ai tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn? Riêng vụ án Dương Chí Dũng đã hé lộ sự phân hóa, phân tâm sâu sắc trong ngành công an, lực lượng điều tra.
Trong cuộc chiến vừa qua, để tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi nhất là đối với các lão thành, đang trở thành một thế lực gây áp lực không nhỏ đối với chính trường Việt; nhóm lợi ích Đảng đã giương ngọn cờ chống tham những và cuộc chiến nhằm mục đích bảo vệ những “nồi cơm chim”, diệt trừ sâu rầy để tấn công nhóm lợi ích chi phối các “mâm xôi có thịt” (mượn ý của Trần Đăng Tuấn) …
Đây là cuộc chiến có những nét đặc thù và mỗi bên đều có những chỗ mạnh, yếu khác nhau, chí tử về thế quân bình chiến lược, chiến thuật…
Có một vài thông tin cho biết: Cuộc chiến trong kỳ họp Bộ Chính trị sắp tới sẽ dẫn tới một kết cục thỏa hiệp, trung dung vốn là tư chất của TBT Nguyễn Phú Trọng nhằm cân bằng sự kình nhau giữa 2 “đầu lĩnh” Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang…
Nếu quả thực dẫn tới kết cục này thì đây là kết cục của một cuộc “đẽo chân cho vừa giày” bởi sự vụng về của anh thợ giày nửa mùa, nghiệp dư. Thực tế những xung đột trong vừa qua đang đòi hỏi một sự ngã ngũ trong các vấn đề kinh tế xã hội đã và đang tích tụ biết bao những vấn đề bức xúc rất dễ gây cháy nổ thành các đám cháy lớn… Nếu không làm rõ trắng đen để điều trị nhanh, dứt điểm thì sẽ dẫn tới những những tích tụ thành các khối u ác có khả năng làm vỡ tan những mảng lớn của xã hội….

Vậy thì chỉ còn cách là phải đánh nhau tiếp thôi? Ai đánh, đánh như phía nào, vũ khí gì và khả năng đột phá đến đâu? Đây là những vấn đề đang kín như trong hũ nút khiến cho dư luận vỉa hè không có điều kiện tham gia ý kiến…
Một thách thức không nhỏ của nhóm nhân danh đại diện cho những “nồi cơm chim” là họ đang phải đối đầu với một số đông đang bị liên lụy bởi các “mâm xôi có thịt” chi phối. Do vậy mà lực lượng này không thể không tính đến cái tình cảnh “chú lúc ni, mi lúc khác” hoặc “chân mình những lấm bê bê nỡ nào cầm đuốc mà rê chân người“; “Đã trót tương đồng trong một quán; Dẫu trà ôi rượu độc cũng là duyên”… Cái xu hướng chủ đạo số đông này rất có khả năng chi phối níu áo để ghìm cuộc họp Bộ Chính trị ngày mai vào kết cục “thỏa hiệp “…
Kết cục thỏa hiệp này rất dễ đẩy nhóm lợi ích nhân danh những “nồi cơm chim” vào thế “Sượng sùng giữ ý rụt rè; Đã nhìn rõ mặt mà phải e cúi đầu…” vì cái sự thất thố nhãn tiến bởi những cú ra đòn kiểu “Cao Biền dậy non”. Nếu phái của nhóm lợi ích của những mâm xôi có thịt giữ được tỷ số hòa, tức thắng trên sân khách… thì đây là một bài toán nán giải, một cái thế rất dễ dẫn tới bế tắc toàn cục, đẩy đất nước vào “con đường hầm không lối thoát”. Sự bế tắc này không chỉ đối với cái Đảng đang nắm trong tay quyền sinh, quyền sát mà cả với tương lai tiền đồ, đất nước, dân tộc…
Liệu phái nhân danh “nồi cơm chim” có dám, có đủ khả năng quyết đấu đến cùng bởi cái chí khí: “Áo xiêm, ràng buộc lấy nhay; Vào luồn ra cúi công hầu làm chi”; “Phong trần mài một lưỡi gươm; Những phường giá áo túi cơm sá gì” ... Dẫu biết mình rồi sẽ bị rơi vào tình cảnh chết đứng như Từ Hải ???
Nếu ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Trần Đại Quang có thật sự muốn mở ra một kỷ nguyên mới cho tiền đồ dân tộc thì nên đẩy cuộc chiến cho tới bờ tới đích, cho đến đầu đến đũa. Còn khi đánh rắn không dập dầu thì sự nguy hại không chỉ cho riêng tương lai chính trị của các ông…
Sau cuộc chỉnh đốn Đảng lần này, nên tiến hành một cuộc cách mạnh về thể chế, thực ra là trở lại mô hình Hồ Chí Minh, đổi tên Đảng Cộng sản trở lại là Đảng Lao động Việt Nam; cho tái thành lập 2 đảng Dân chủ và Xã hội như trước năm 1975… Có điều Đảng Dân chủ và Xã hội lần này nên là những Đảng chính trị thực chất chứ không phải là những món đồ trang sức… Chỉ có đó cách đó mới cứu Đảng Cộng sản thoát khỏi tình cảnh vô lối, lăng loàn do sự chi phối, lộng hành của nhóm lợi ích “mâm xôi có thịt” đang kéo bè kéo cánh làm tan hoang cơ đồ đất nước, dân tộc…
Tập thể Bộ Chính trị sẽ họp 5 ngày, bắt đầu từ ngày mai 21/9/2012 để quyết nhiều vấn đề nội bộ rất gay cấn:

Phạm Viết Đào

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét