Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Tin ngày 20/9/2012

Chính trị – Xã hội

Trung Quốc đẩy mạnh khai thác dầu khí ở Biển Ðông (VOA)
Phạm Thanh Nghiên: “Không có lý do gì không tiếp tục tranh đấu” (RFA)    —-Lời của mẹ chị Thanh Nghiên trong những giây phút con mãn hạn tù (RCTM)    —-Anh Tạ Hoa Phú kể việc CA. Bạc Liêu khủng bố gia đình Bà Đặng Thị Kim Liêng trong dịp giỗ thất tuần (RCTM)
CPJ: VN gia tăng đàn áp tự do báo chí(RFA)   —-Tự do báo chí đang xuống cấp tại Việt Nam’ (VOA)
Thực trạng tham nhũng: Lớn thành bé, nặng thành nhẹ (VnEx)    —Nhiều án tham nhũng xử dưới khung hình phạt (TT)    —-Không dễ “kết tội” tham nhũng (NLĐ)
Chủ tịch, phó chủ tịch ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) từ nhiệm(RFA)   —–Phó Chủ Tịch ngân hàng Eximbank từ chức(RFA)    —-Chủ tịch và hai phó chủ tịch ACB từ nhiệm (VnEc)
CHA CON TRẦM BÊ ĐÃ ‘ĂN CẮP’ 757 TỶ ĐỒNG CỦA SACOMBANK  -Quanlambao - Các bố già Trầm Bê, Nguyễn Thanh Phượng và Nguyễn Đức Kiên đã tỏ ra vô cùng ngông cuồng. Ngay sau khi thôn tính được Sacombank, Trầm Bê cùng đồng bọn và con trai đã thực hiện ngay kiểu làm ăn đúng theo Mô – típ như đã làm tại Ngân hàng Phương Nam: Thông qua đầu tư chứng khoán để rút tiền mà không phải trả lại.
PHÓ CHỦ TỊCH NGÂN HÀNG EXIMBANK PHẠM TRUNG CANG ĐÃ BỊ BẮT   -Quanlambao – Phạm Trung Cang – Phó chủ tịch của Ngân hàng Eximbank là một trong nhóm tội phạm Lê Hùng Dũng – Chỉ tịch Eximbank và Phạm Hữu Phú – Phó chủ tịch Eximbank – đã là tay sai đắc lực giúp cho Bố già Nguyễn Đức Kiên lập hồ sơ giả rút tiền  khống và cũng chính họ là những kẻ đã nhận tiền hối lộ của Trầm Bê để tự ‘giải quyết’ cho cá nhân (Là người được thuê để đứng tên trên các Hợp đồng vay vốn với Eximbank) vay hàng ngàn tỷ mua cổ phiếu của Sacombank giúp cho Trầm Bê – Nguyễn Thanh Phượng và Nguyễn Đức Kiên thâu tóm Sacombank ngoạn mục.
Phạm Trung Cang đã phải viết đơn từ nhiệm trong trạm tạm giam của Cơ quan điều tra từ ngày hôm qua.
PHÓ CHỦ TỊCH EXIMBANK & CHỦ TỊCH ACB ĐÃ BỊ TẠM GIỮ ĐIỀU TRA  – Quanlambao - Theo thông tin chúng tôi mới nhận được, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức bãi miễn chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quan trị ngân hàng ACB của ông Trần Xuân Giá và Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Eximbank của ông Phạm Trung Cang. Hiện cả hai đã bị Cơ quan điều tra Bộ Công An tạm giữ để điều tra:
1. Ông Trần Xuân Giá bị tạm giữ điều tra vì liên quan đến vụ án bố già Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải. Ông Trần Xuân Giá nguyên Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư, Cố vấn của Thủ Tướng Phan Văn Khải, Nguyên Uỷ Viên Trung Ương Đảng.
2. Phạm Trung Cang bị tạm giữ điều tra vì phạm tội tiếp tay ‘rút vốn’ của Eximbank cho bố già NGuyễn Đức Kiên.
Đại biều Đặng Thành Tâm gửi thư kêu cứu tới đồng viện và báo chí(RFA)
Bắc Trà My : động đất cứ tiếp diễn, dân cứ lo, nhà nước cứ họp(RFA)

Hồ Chí Minh là người Cộng hòa hay người Cộng sản? (Bùi Tín – VOA) -Nhân kỷ niệm 67 năm ngày cướp chính quyền 19 tháng 8 và ngày Tuyên ngôn Độc lập 2 tháng 9 năm 1945, trên mạng Tuần Việt Nam ngày 30/8 có đăng bài viết của giáo sư Nhật bản Tsuboi Yoshiharu với nhan đề: “Góc nhìn khác của một học giả Nhật về tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Văn hóa và chính trị (Nguyễn hưng Quốc – VOA)

VN cần ‘tự do kinh tế và tư duy độc lập’ (BBC) -Phát biểu trước sinh viên ở Hà Nội, Phó Thủ tướng Đức gốc Việt, Philipp Roesler đã kêu gọi chính quyền VN cải cách dân chủ và trao tự do cho nhân dân.

Việt Nam A và B (BBC) -Phát triển khập khiễng biến VN thành ‘một quốc gia, hai thế giới’.

Nicholas Bequelin, một nhà quan sát chuyên về Trung Quốc đã từng nói nước này có Trung Quốc A, Trung Quốc B để phản ánh sự phân chia tầng lớp xã hội sau sự kiện “Thiên An Môn” năm 1989.

Báo ngoại quốc phỏng vấn Quan làm báo (BBC) -Báo điện tử International Business Times phỏng vấn các trang mạng bị liệt vào dạng ‘phản động’.

ĐÁNG THƯƠNG CHO GIÁN ĐIỆP NGUYỄN VĂN HƯỞNG  -Quanlambao – Thật nực cười cho cái anh ‘Tập viết báo’ – Một tên tay sai gián điệp mạng của Nguyễn Văn Hưởng sau bài trả lời phỏng vấn của Trần Hưng Quốc – Biên Tập viên của Quan làm báo với Báo International Business Times, thì cái kẻ ăn ‘cơm nhân dân’ nhưng lại rình mò giết hại nhân dân vàcuộc đấu tranh dân chủ của nhân dân lại tự bịa ra và võ đoán ‘hùng hồn’ rằng :
Liệu văn hóa có là định mệnh?  -Đặng Ngữ – (DCVOnline) -  “Thứ chân lý thủ cựu cốt lõi cho rằng chính văn hóa chứ không phải chính trị là yếu tố quyết định thành công của một xã hội,” Daniel Patrick Moynihan

Thêm một người trở về với Nhân Dân: Anh Tô Hoài Nam, Khánh Hòa (Danluan) -

Đỗ Trường – Cái ngày hôm nay… Ngày gì?(Danluan) -

Thư của Dân Biểu Hoa Kỳ Dana Rohrabacher gửi phong trào Con Đường Việt Nam(Danluan) -

Đông Ngàn Đỗ Đức – Lâu lâu lại nghe…(Danluan) -

Quan hệ giữa người với người: Tham lam ích kỷ cạnh tranh nhỏ nhặt(Danluan)

Vận động nhân quyền ở Thượng Viện » -  (ĐCV) – Sau khi Hạ Viện thông qua với đa số tuyệt đối Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam H.R. 1410 cũng như Nghị Quyết H.Res. 484 vào ngày 11 tháng 9 vừa rồi, công…
Vài phân tích về văn bản của văn phòng thủ tướng » –   -(ĐCV) – Nội dung của văn bản số 7169 là tố cáo “một số trang mạng điện tử”, trong đó nêu đích danh “Dân Làm Báo, Quan làm báo, Biển Đông”…..
Người Việt sản xuất rượu lậu gây chết người tại Séc? » (ĐCV) – Cảnh sát Séc vừa đóng cửa một cơ sở pha chế rượu rởm và bắt giữ 3 người Việt Nam cùng nhiều dụng cụ liên quan tới quá trình sản xuất. Cơ sở…
Không giống ai »  - (ĐCV) – Xin được một lần mô tả cái diện mạo và hình dáng của những cái không giống ai này….
Sự ngang ngược và vô lối của ông Thủ tướng » (ĐCV) – Cách hành xử “không thể hiểu nổi” của các ông trên mọi mặt của xã hội, mà sát sườn là sự vô văn hóa (mất dậy) của hệ… -
Dân Biểu Quốc Hội Mỹ Ủng Hộ Và Hoan nghênh Cuộc thi “Quyền Con người và Tôi” (X-Cafevn) -  ….Ngày 18/9/2012, một Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ – ông Dana Rohrabacher, Chủ tịch tiểu ban giám sát và điều tra thuộc Ủy ban đối ngoại Hạ viện Mỹ đã gửi cho phong trào Con đường Việt Nam bức thư bày tỏ sự tin tưởng và hy vọng đối với sáng kiến của cuộc thi, đồng thời hứa sẽ hỗ trợ cho những hoạt động của phong trào Con đường Việt Nam. Nội dung bức thư như sau:
Kính gửi: Ông Lê Thăng Long
Trưởng Ban Quản Trị Phong trào Con Đường Việt Nam

80 Nguyễn Thái Bình Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Marianne Brown – Kế hoạch của Việt Nam mở cửa thị trường gây nên mối lo ngại  -Marianne Brown (VOA) ngày 18 tháng 9 năm 2012  -Kế hoạch của Việt Nam mở cửa thị trường gây nên mối lo ngại – Biên Tập Viên X-Cafevn.org chuyển ngữ
Việt Nam sẽ có trung tâm vũ trụ hàng đầu Đông Nam Á (VnEx) -  Cũng là “hàng đầu”.to nhất lớn nhất hoành tráng nhất….lại mau banh nhất!!!Còn cái này “chưa nhất” ???   -SOS xếp hạng trí tuệ Việt, ôn lại Nguyễn Trường Tộ (VNN) >>>>Làm gì để trí tuệ Việt hết ‘ngụp lặn’ ở nửa dưới thế giới? >>>SOS thứ bậc VN trên xếp hạng trí tuệ toàn cầu
Xây bảo tàng để chữa… suy thoái kinh tế? (VEF)   —Siêu bảo tàng 11.000 tỉ: Hợp lý lấn át lãng phí (VNN)    —-Thủ tướng dự hội nghị thương mại, đầu tư ASEAN – Trung Quốc (VNN)   —  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự 2 sự kiện lớn ở Trung Quốc (NLĐ)—Vũ khí hữu hiệu nhất chính là thông tin(VNN)
Bức xúc vụ án tham nhũng nghiêm trọng được làm nhẹ(VNN) – Một số vụ án lớn, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với tài sản của Nhà nước nhưng lại không phát hiện được hành vi tham nhũng hoặc ban đầu khởi tố, điều tra về hành vi tham nhũng nhưng sau đó lại chuyển sang các tội danh khác nhẹ hơn.
Đó là một trong những nhận định của Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội về báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012 của Chính phủ.
Nói thế là biết hành vi rồi,ai?người nào? tham nhũng mà xử nhẹ???Dân đen chắc?Nên nhớ ở đây là “nhà nước XHCN”,hồi trước tố “bọn địa chủ,tư sản,tiểu tư sản”,rồi tiếp theo “đánh Tư sản”…cứ lôi nó ra ,tịch thu nhà cữa kho hàng….sao nhanh tế??? lúc trước không có cơ chế,nay lại có? Cơ chế là thằng nào con nào? ai đẻ ra nó???Nay có biết bao nhiêu “thành phần ưu tú” mà lại mò “bầy sâu “không ra??? Thiếu lập trường quan điểm “giai cấp” “chuyên chính vô sản” của CHXH.
Tham nhũng: Vụ lớn thành vụ bé, tội nặng thành tội nhẹ?   -SGTT.VN – “Có những vụ (tham nhũng) nghiêm trọng, nhưng khi xét xử thì vụ lớn thành bé, tội nặng sau chuyển thành tội nhẹ, có đúng như vậy không?”, phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đặt nghi vấn.>>>>Chưa có cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng     —Có hay không lá đơn kêu cứu của ông Đặng Thành Tâm?(GDVN)

Những hình ảnh sáng nay tại 46 Tràng Thi  (Xuanvietnam) -Sáng nay ngày 19/9/2012 tại 46 Tràng Thi, gần 500 nông dân Văn Giang tiếp tục mặc áo đỏ sang đấu tranh việc bị cưỡng chế đất đai…

Thanh Oai Hà nội – dân tiếp tục tố cáo lãnh đạo huyện tham nhũng, báo chí liên tiếp đăng tải. (Lê hiền Đức)

Tham nhũng đất đai tại Cầu Đơ Hà đông liên quan đến Phó chủ tịch Hà nội Nguyễn Thị Bích Ngọc (Lê hiền Đức)


TẠ TRÍ HẢI – NGHỆ SĨ CỦA ĐƯỜNG PHỐ (Tễu ) -Tạ Trí Hải – Nghệ sĩ của đường phố Bút kí của Trần Vũ Long Ông là một người con của Hà Nội, một nghệ sĩ đường phố, không gia đình, không nhà cửa, sống cuộc đời nay đây mai đó cùng với những cây đàn. Cuộc đời ông đã phải trả nhiều giá đắt khi cố sống là một người trung thực, đấu tranh với cái xấu và cái ác. Thật cay đắng, nhưng…=>
Phụ cấp thai sản phải chịu thuế (VNN) -Tổng cục Thuế vừa ban hành văn bản khẳng định khoản tiền lương hưởng chế độ thai sản do bảo hiểm xã hội (BHXH) chi trả thay lương phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN).    Mời “ôn lại” : >>>>Thuế TNCN: Tranh cãi con số, đẩy khó cho dân >>>>Lạm phát 20% mới sửa thuế TNCN: Thiệt cho dân?  >>>>CPI tăng trên 20% sẽ sửa tiếp thuế TNCN
Động đất ở Sông Tranh 2: Mời chuyên gia nước ngoài vào cuộc (NLĐ)     —–Động đất khu vực thủy điện Sông Tranh 2: Người dân nói “có”, máy móc nói “không”   (TN)  -Ngày 19.9, trong cuộc họp với Ban Quản lý (BQL) dự án Thủy điện 3, ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND H.Bắc Trà My cho rằng, sắp tới, BQL dự án Thủy điện 3 cũng như EVN cần lắp đặt các thiết bị quan trắc “đúng nghĩa”, tức các thiết bị có thể nhận biết được các rung chấn động đất dù nhỏ nhất.
Luật “chỏi” luật (NLĐ)   —Hồ sơ 3 VIP vừa từ nhiệm của ACB (NLĐ)   —Cả tỉnh gần 4 năm chỉ tuyển dụng được 2 bác sĩ (NLĐ)
Ủy ban nghề cá châu Á-TBD họp toàn thể ở Đà Nẵng (TTXVN)

Việt Nam cần ‘tự do kinh tế và tư duy độc lập’  (Boxitvn) -Đến thăm Hà Nội và phát biểu trước các sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân, Phó Thủ tướng Đức gốc Việt, ông Philipp Roesler đã kêu gọi nước chủ nhà cải cách dân chủ đầy đủ, trao tự do cho nhân dân cả trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.

Động đất và đập thuỷ điện Sông Tranh 2: Góc nhìn kỹ sư – Đặng Đình Cung – Kỹ sư tư vấn – Boxitvn

Kinh tế

Đức: Quyền lực tài chính chi phối châu Âu (VEF)
Sở hữu chồng chéo làm ngân hàng tròng trành(RFA)   —-Tập đoàn taxi Mai Linh bị kiện vì thiếu nợ bảo hiểm? (RFA)   —Ngân hàng Trung ương Nhật gia tăng biện pháp kích thích kinh tế (VOA)      —-Indonesia, Việt Nam hy vọng gia tăng trao đổi thương mại (VOA)   —–Năm 2030, Indonesia sẽ trở thành cường quốc kinh tế thứ 6 thế giới (RFI)
350.000 lượng vàng SJC sẽ được tung ra thị trường (VnEc)   —13 tấn vàng sẽ được tung ra thị trường (VnEx)
Giá vàng trong nước vọt xa mốc 47 triệu đồng/lượng (VnEc) – ….Lúc gần 16h chiều nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Tp.HCM ở mức 46,95 triệu đồng/lượng (mua vào) và 47,3 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại Hà Nội cùng thời điểm, vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý mua vào và bán ra ở các mức giá tương ứng lần lượt là 47,12 triệu đồng/lượng và 47,28 triệu đồng/lượng……
Vốn dân cư đang đỡ ngân hàng (VnEc)    —Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục bị “phê” lãng phí(VnEc)   —-Hai yếu kém chết người của DN Việt (VEF)   —-Nợ xấu: Chưa nắm rõ, khó xử lý (VEF)
Trung Quốc: nợ nước ngoài chưa trả 785,17 tỉ USD    TTO – Tân Hoa xã ngày 18-9 cho hay số nợ nước ngoài chưa thanh toán của Trung Quốc trong quý II năm nay tăng thêm 34 tỉ USD so với quý I, đạt mức 785,17 tỉ USD tính đến cuối tháng 6 vừa qua.
Vàng trên 47 triệu, USD neo giá cao   (VEF.VN) – Sáng nay, giá vàng SJC vẫn ở trên mức 47 triệu, trong khi đó tỷ giá USD trong các ngân hàng tiếp tục ở mức sát 20.900 ngàn đồng.
Giá vàng giảm 300.000 đồng/lượng      (TNO) Sáng nay 20.9, giá vàng trong nước giảm mạnh, mất mốc 47 triệu đồng/lượng.
Lúc 9 giờ 50 phút, tại TP.HCM, giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 46,6 – 46,95 đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Như vậy, giá vàng SJC đã giảm 300.000 đồng/lượng so với giá niêm yết chiều 19.9.
Tại Hà Nội, giá vàng SJC cũng có mức giảm tương tự ở chiều mua vào, nhưng chiều bán ra cao hơn 20.000 đồng/lượng so với TP.HCM.
Vàng Phượng Hoàng PNJ-DongABank niêm yết ở mức 46,6 - 46,9 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Dầu thế giới giảm sâu nhờ nguồn cung lớn  (SGTT)   —Thường vụ Quốc hội chưa hài lòng với Chính phủ  (SGTT)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Cần giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên?(RFA)    —-Vắc-xin mới cho sốt xuất huyết Dengue có nhiều hứa hẹn (VOA)
Phim ‘‘Lấy chồng người ta’’: Khi phụ nữ bị đẩy đến đường cùng… (RFI)  -Liên hoan phim quốc tế Toronto lần thứ 37, vừa kết thúc vào ngày chủ nhật 16/09/2012. Hơn 330 phim đến từ 64 quốc gia đã được trình chiếu. Phim « Lấy chồng người ta » của Đạo diễn Lưu Huỳnh là bộ phim duy nhất của Việt Nam được mời tham dự Liên hoan.
Chùa Thiên Phúc và nhu cầu tín ngưỡng của người Việt ở Ba Lan (RFI)   —Làng đại học “treo” suốt 15 năm (TT)    —-Vắng khách mua, đông người hội thảo  -TT
“Chính uỷ” Nguyên Ngọc (TVN) -Cái chất Chính ủy trong con người ông là “động” chứ không “tĩnh”, lại được hòa trộn trong máu của một người con Quảng Nam, vùng đất vốn có “gien” phản kháng và phản biện (“Quảng Nam hay cãi”).
Có thể gọi ông là “Chính ủy” ông không thích. Bởi vì danh xưng này là chỉ một chức vụ trong quân đội, lại nữa là hình như ta du nhập nó từ Trung Quốc sang, sau chiến dịch biên giới 1950.
Nguyễn Ngọc Tư đã đi khỏi Cánh đồng bất tận (VNN) - “Tôi đã đi rất xa mà bạn đọc cứ ngồi ở chỗ cũ, mong chờ tôi cũng ở đó. Trong một nhà văn, cái lớn nhất là vận động và đi tới, bỏ hào quang lại sau lưng và tìm kiếm những điều mới mẻ với mình.”
Y tế trong trường học có cũng như không – Kỳ 2: Người có chuyên môn không muốn làm (TN)
Để học sinh yêu thích môn văn  (TN) -Nhiều tác phẩm văn học trong sách giáo khoa  tiếng Việt hiện nay chưa thực sự khơi gợi hứng thú cho cả thầy và trò.

Thế giới

Phụ nữ Đông Nam Á nói gì về bà Aung San Suu Kyi?(RFA)   —–Aung Bà Aung San Suu Kyi nhận Huân chương Vàng Quốc hội Hoa Kỳ(RFA)   —-Bà Aung San Suu Kyi sẽ được Quốc hội Mỹ vinh danh (VOA)   —Bà Aung San Suu Kyi kêu gọi Mỹ bãi bỏ hoàn toàn cấm vận Miến Điện (RFI)
Các nhà vật tranh đấu: Ðợt ân xá mới nhất ở Miến Ðiện là chưa đủ (VOA) – Các nhà tranh đấu và các tổ chức nhân quyền phản ứng dè dặt đối với cuộc phóng thích các tù nhân chính trị mới nhất tại Miến Ðiện. Họ nói rằng hằng trăm người khác vẫn còn bị giam giữ mặc dù chính phủ hứa sẽ trả tự do cho họ.
Có lẽ VOA viết sai chính tả chứ làm gị “Nhà vật”??? Phải là “nhân Vât.”…???
Sẽ có nhân chứng Lào và Thái tại phiên tòa xử vụ giết thuyền viên TQ(RFA)   —-TQ: Đám đông bao vây xe chở đại sứ Hoa Kỳ (RFA)    —-Chuyến thăm của ông Leon Panetta hàn gắn quan hệ quốc phòng Mỹ Trung(RFA)  ——Ông Panetta: Mỹ không ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc (VOA)
Quan hệ Nhật – Trung ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên (RFA)   —-Mỹ, Nhật đạt thỏa thuận về máy bay V-22 Osprey gây tranh cãi(VOA)
Ông Tập Cận Bình đòi Nhật ‘kiềm chế’ (BBC)    —-Hoa Kỳ trấn an Bắc Kinh về chiến lược quân sự của Mỹ tại châu Á (RFI)   —Biểu tình chống Nhật hạ nhiệt tại Trung Quốc (RFI)    —-Trẻ em Trung Quốc được dạy phá xe hơi Nhật (NLĐ)
Người Hoa trên thế giới phản đối Nhật (BBC/video) -Theo sau các cuộc biểu tình tại Trung Quốc, người Hoa ở một số thành phố trên thế giới đã biểu tình phản đối bên ngoài các tòa đại sứ Nhật Bản quanh vấn đề chủ quyền đối với các hòn đảo ở biển Hoa Đông
Philippines : Một chính khách thương lượng ngầm với Bắc Kinh về biển đảo (RFI)   —Chính trường Philippines chao đảo vì vụ “đi đêm” với TQ (SGTT)
Mỹ, Pháp tạm đóng cửa lãnh sứ quán ở nhiều nơi(RFA)    —-Pháp sẽ đóng cửa đại sứ quán sau vụ một tờ báo đăng tranh biếm họa (VOA)   —-Tổng thống Obama phản bác nhận định của ông Romney về người nghèo(VOA)
Lực lượng Syria, phe nổi dậy giao tranh tại cửa khẩu biên giới(VOA)    —-Nga cáo buộc USAID tìm cách gây ảnh hưởng chính trị(VOA)    —Nga cấm USAID hoạt động vì đã “can thiệp” nội bộ (RFI)

Người đứng đầu chính sách đối ngoại EU tới LHQ sau khi gặp đại diện Iran(VOA)

Cựu Ngoại trưởng Ukraina đánh giá tiêu cực về chiến dịch tranh cử (VOA) -Cựu ngoại trưởng Ukraina Borys Tarasyuk nói môi trường chính trị hiện nay ở nước ông không có lợi cho cuộc bầu cử tự do và công bằng

Các nhà ly khai Cuba ngừng tuyệt thực (RFI)    —-Mỹ: 117 máy bay Iran tuồn vũ khí vào Syria (NLĐ)    —Chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ rớt vì tên lửa Syria (NLĐ)
Nguy cơ chiến tranh kinh tế Trung – Nhật (NLĐ) -Không dễ để xác định được nước nào sẽ bị tác động nhiều hơn nếu cuộc chiến nổ ra nhưng có một điều chắc chắn là cả 2 nền kinh tế sẽ bị tổn thất
Căng thẳng Trung – Nhật tăng cao (TN) -Giữa lúc quan hệ hai bên đang căng thẳng, một số tướng lĩnh cấp cao nhất của Trung Quốc lại lên tiếng kêu gọi chuẩn bị chiến tranh với Nhật.

VH_XH_MT

Thiêu vợ vì nói ‘đang ngủ với trai’ (VnEx)   —Dân quân thắt cổ tại trụ sở công an (VnEx)   —Gà ‘trọc đầu’ Trung Quốc tràn ngập chợ (VNN)
TP.HCM và Gia Lai ngộ độc rượu nhiều nhất nước (TT)   —-Những thủ đoạn khó tin của cướp giật Sài Gòn  (VNN)   —-Độc chiêu lừa gái miền Tây vào ‘động’ (VNN)  —–Kem giả, kem “nhái” – Ổ bệnh chực chờ (VNN)   —Phát hiện xác chết trên sạp bán rau (NLĐ)
Đình chỉ sinh hoạt Đảng nguyên Giám đốc Sở Y tế Gia Lai (NLĐ)   –Thôi việc 15 trường hợp sử dụng bằng giả(NLĐ) –Còn gì tình làng nghĩa xóm? (NLĐ)
Trộm chó: Không xử lý được!?(NLĐ)   -Không rầm rộ bằng các tỉnh miền Trung, miền Bắc nhưng nạn trộm chó ở miền Tây cũng diễn ra ngày càng phức tạp
Tử hình kẻ giết vợ, cắt ngực, vứt xác xuống sông  (NLĐO) – Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ, bị cáo đã nhẫn tâm giết vợ, cắt vú, mổ bụng, quấn xác vứt xuống sông Đồng Nai.    —-Hiếp dâm 3 thiếu nữ (NLĐ)
Côn đồ xông vào nhà chém chết người    (TNO) Ngày 20.9, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Công an TP.Vũng Tàu tiến hành điều tra vụ giết người xảy ra tại hẻm 111, đường Hoàng Hoa Thám (P.Thắng Tam) khiến một người chết.

 

Các blog phản ánh cuộc tranh giành quyền lực ở Việt Nam

- Từ đầu tháng này, báo chí phương Tây đã nghe phong thanh về cuộc đấu đá trong nội bộ đảng đang diễn ra ở Việt Nam. Tuy nhiên, đa số đã bỏ lỡ phần quan trọng của câu chuyện này. Các phóng viên đã cho ra một loạt bài tường thuật, cho rằng Việt Nam đã tiến hành một đợt đàn áp mới về truyền thông, làm sôi động thế giới blog tiếng Việt.
Vụ việc tiêu biểu là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm 12 tháng 9 cho “các cơ quan chức năng” điều tra và trừng phạt các blogger đã đăng những tin tức chống chế độ. Trên trang web của chính phủ, chỉ đạo của ông Dũng đã điểm danh ba blog chính trị: Dân Làm Báo, Quan Làm Báo, và Biển Đông vì đã đăng các bài viết “vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống đảng và nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội”.
Chỉ thị của Thủ tướng nêu tiếp: “Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch“. Thông điệp này quá nặng nề.
Ông Dũng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, và bộ Thông tin và Truyền thông làm việc với Ban Tuyên Giáo của Đảng Cộng sản, bảo đảm cung cấp “thông tin khách quan, đúng sự thật về tình hình các mặt của đất nước ta… và xử lý nghiêm việc thông tin, tuyên truyền không đúng sự thật”.
Cuối cùng, các quan chức và cán bộ đảng được chỉ đạo không được đọc hay phổ biến thông tin từ các trang web “phản động”.
Đào sâu một chút cho thấy rằng, hai trong số các blog này mới được các tay chân của các đối thủ trong đảng lập cách đây vài tháng, như là phương tiện tấn công theo kiểu phe nhóm vào các nhà lãnh đạo chóp bu của Việt Nam.
Quan Làm Báo bắt đầu xuất hiện vào đầu tháng 6, trong bài viết đầu tiên thề sẽ “quét sạch bè lũ tham nhũng độc quyền đời sống kinh tế và chính trị của đất nước”. Vào giữa tháng 7, tin tức cho biết, QLB có khoảng 10.000 “khách mới” mỗi ngày. Giọng điệu của blog này là khá mị dân, không khác như tờ Daily Mail của Anh hoặc ‘talk radio’ của cánh hữu ở Mỹ. Chủ đề chính của nó là chĩa mũi dùi vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các cộng sự gần gũi của ông Dũng, cáo buộc tham nhũng, “gia đình trị” và lơ là nhiệm vụ.
QLB là nơi đầu tiên tung ra tin tức việc bắt giữ đại gia ngân hàng thân cận của ông Dũng là Nguyễn Đức Kiên về tội “hoạt động kinh doanh bất hợp pháp”, trước thông báo của Công An 12 tiếng đồng hồ. Trong 10 ngày sau đó, số lượng truy cập hàng ngày trên trang web này tăng lên khoảng gần một triệu, mức độ chưa từng có trong thế giới blog của Việt Nam.
Blog Biển Đông chỉ có mặt từ ngày 3 tháng 7 với một thông tin dài, nhàm chán về tuyên bố chủ quyền lịch sử của VN đối với biển Đông.  Nhưng, gần như ngay lập tức blog ấy chuyển qua tấn công cá nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đưa ra nhiều suy đoán việc Trung Quốc khống chế quan điểm biên tập của Quan Làm Báo. Tuy nhiên, không giống như trang web chống ông Dũng, Biển Đông gần như không được các độc giả Việt Nam chú ý cho đến khi nó bị điểm tên trong công văn của Chính phủ ngày 12 tháng 9.
Trang mạng thứ ba trong 3 trang “vu khống” bị chỉ thị trỏ vào là Dân Làm Báo, trang này khá phẳng lặng so với hai trang kia. Trong giới blog chính trị, đó là một blog chính thống đã xây dựng nhóm độc giả và nổi danh qua việc đề cập những mối quan ngại chung của các nhà bất đồng chính kiến ngoài đảng, đặc biệt là những điều mà người đóng góp của nó coi là phản ứng nhu nhược của chế độ đối với sự cao ngạo và bắt nạt của Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn trực tuyến với phóng viên AP, một biên tập viên DLB tự nhận là vui mừng với “tai tiếng” mới của blog. Ông nói là vào ngày công bố chỉ thị của chính phủ, số lượng truy cập hàng ngày tăng gấp đôi, lên tới hơn nửa triệu.
Trong khi đó, dường như không bối rối bởi sự đe dọa trừng phạt, biên tập viên của QLB tiếp tục đăng các bài thô bỉ nhắm vào thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các tay chân của ông. Mặt khác, Biển Đông, trang web chống ông Sang, lại im lặng.
Có lẽ để nhấn mạnh tính trung lập của mình trong cuộc ẩu đả nội bộ đảng, ngày 14 tháng 9, DLB đăng một bài phân tích, lập luận rằng nếu ông Dũng chiếm ưu thế, Việt Nam sẽ tiếp tục đắm mình trong tham nhũng và gia đình trị, và nếu bị đối thủ lật đổ, một chính phủ do ông Sang điều khiển sẽ chỉ là con rối của Bắc Kinh.
Phương tiện truyền thông chính thống của Việt Nam đã nghiêm túc tuân theo chỉ đạo của Chính phủ với những bài viết phân tích những nguy hiểm gây ra bởi các blog chính trị nếu không kiểm soát. Nhiều bài chỉ đơn thuần là bản sao chép do Thông Tấn xã Việt Nam cung cấp. Dường như các tờ báo không ai dám ám chỉ rằng, trên thực tế chỉ thị nhằm mục đích đàn áp việc tung tin về những chuyện thâm cung bí sử dơ bẩn của chế độ.
Theo tờ Quân Đội Nhân Dân (QĐND), một tờ báo không bao giờ đi chệch đường lối của đảng, vấn đề là “các nhà trí thức, các nhà phê bình xã hội, kể cả các quan chức và các đảng viên đã về hưu hoặc đang công tác” có ý tốt, bị ngấm ngầm lôi kéo bởi bàn tay vô hình của các “tổ chức ở nước ngoài”. Theo các nguồn tin ở Cục An ninh Quốc gia, có hơn 400 tổ chức phản động trong và ngoài nước đã đăng tải những bài viết bóp méo và nói xấu trên internet, QĐND kết luận rằng việc loại bỏ những hành vi xấu như vậy, thực sự là một nhiệm vụ của Hercules (khó gánh nỗi). Giống như con thú mình rắn Hydra thần thoại, mỗi khi bị Hercules chặt đứt đầu, nó lại mọc ra đầu mới, thế giới blog vốn không thể kiểm soát được, tờ báo quân đội nói — nghĩa là, trừ khi chính phủ tăng cường các cơ quan an ninh với nhiệm vụ rõ ràng hơn, đầu tư nhiều hơn và luật pháp gắt gao hơn.
Việc tăng cường đó có thể làm được mà cũng có thể không. Có nhiều điều quan trọng hơn cho tương lai của Việt Nam thay vì cố gắng hoài công để giám sát Internet là sự thách thức giữa Chủ tịch nước Sang và Thủ tướng Dũng.
Hai người đã là đối thủ trong nhiều năm. Ông Sang, theo các nhà quan sát Đảng Cộng sản Việt Nam, đã cố lật ông Dũng xuống trong quá trình chuẩn bị Đại hội Đảng hồi tháng 1 năm 2011. Ông Sang đã thất bại.  Mặc dù bị cáo buộc quản lý nền kinh tế kém và nhẹ tay với bê bối, ông Dũng đã nắm chắc thêm một nhiệm kỳ thủ tướng 5 năm nữa. Ông Sang được an ủi bằng chức Chủ tịch nước, một vai trò chủ yếu có tính nghi thức. Vị trí thứ ba trong bộ ba lãnh đạo Việt Nam là Tổng bí thư Đảng Cộng sản, rơi vào tay ông Nguyễn Phú Trọng, một chuyên gia tư tưởng đã từng giữ chức vụ đáng tin cẩn là lèo lái Quốc Hội.
Điều đó lẽ ra đã sắp xếp hoàn tất mọi việc cho thêm 5 năm nữa, nhưng không được như vậy. Lập luận của đa số các nhà phân tích rằng chính ông Sang đã thuyết phục ông Trọng khởi động “chiến dịch xây dựng đảng” vào tháng 2 vừa qua. Ông Sang được cho là đã lợi dụng mối quan ngại sâu sắc của ông Trọng rằng việc tham ô và hối lộ của các đảng viên đã xói mòn mạnh sự nễ trọng của dân chúng đối với các lãnh đạo. Chiến dịch này, một cách thực hành kiểu Lenin cổ điển về “phê bình và tự phê bình” từ trên xuống dưới, đang đạt tới cao trào.
Ông Dũng được coi là bị suy yếu. Ngoài bầu Kiên ra, một số doanh nhân khác có dính dáng đến Thủ tướng đã bị bắt giữ trong những tuần gần đây. Phải mất gần ba tháng để có được sự đồng thuận của Ban Bí thư đảng đối với động thái của ông Dũng hồi tuần trước chống lại Quan Làm Báo, và như đã nói ở trên, QLB vẫn tiếp tục tấn công mạnh vào Thủ tướng, chính phủ và các cộng sự của ông.
Quan trọng là các quy tắc của chiến dịch cải cách đảng đề ra việc lấy phiếu tín nhiệm các đảng viên để xác định và loại bỏ các quan chức làm việc không hiệu quả. Hơn nữa, tin đồn đang lan ra rằng Trung ương Đảng sẽ có phiên họp đặc biệt vào tháng 10.
Theo quá khứ thì, có khả năng rất ít rằng Trung ương Đảng sẽ bỏ phiếu loại Chủ tịch Sang hoặc Thủ tướng Dũng khỏi chức vụ. Nhiều người trong số 170 uỷ viên này có thể sẽ muốn hai người bắt tay nhau và trở lại công việc của mình. Tuy nhiên, việc kình chống giữa ông Sang và ông Dũng là có thật, nó công khai và nằm trên các khác biệt thật sự trong tính cách và quan điểm về chính sách. Bây giờ khó có thể nào nhét ông thần vào chai trở lại.
Nguồn: Asia Times
Bản tiếng Việt © BS2012
Tác giả/ Hiệu đính: David Brown
Người dịch: Huỳnh Phan

1260. VAI TRÒ CỦA INĐÔNÊXIA TRONG BỐI CẢNH CẠNH TRANH TRUNG-MỸ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM       Tài liệu tham khảo đặc biệt    Thứ tư, ngày 19/9/2012
TTXVN (Giacácta 18/9)
Bàn về khả năng, vai trò chính trị – kinh tế của Inđônêxia tại khu vực đặt trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung và “điểm nóng” Biển Đông, nhà nghiên cứu Tasa Nugraza – hãng tư vấn các vấn đề công cộng và truyền thông chiến lược Royston Advisory cho rằng Mỹ cần và nỗ lực xây dựng liên minh mạnh mẽ hơn với các quốc gia như Inđônêxia, nhằm khẳng định vị thế ảnh hưởng và lợi ích ở Đông Nam Á nói riêng và ở châu Á- Thái Bình Dương nói chung. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Inđônêxia cũng cần có khả năng tận dụng cơ hội để tham gia sâu rộng hơn vào đời sống chính trị và kinh tế.
Tác giả đã thể hiện những ý kiến nêu trên với bài viết “Một Inđônêxia đang thay đổi trong con mắt của Mỹ” đăng trên tờ “Bưu điện Giacácta” ngày 16/9, nội dung như sau:
Ngoài việc có tới 1.000 nhân viên cảnh sát được triển khai khắp thủ đô Giacácta vào ngày 3-4/9 vừa qua của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, còn có thông điệp quan trọng nữa mà Ngoại trưởng Mỹ muốn truyền tải: Inđônêxia hai lần, bổ sung cho chuyến thăm chính thức của tổng thống Barack Obama trong năm 2010.
Lý do đằng sau ba chuyến thăm chính thức của hai quan chức cao cấp nhất của Mỹ trong vòng chưa đầy ba năm phải sâu sắc hơn so với thực tế Tổng Thống Obama đã dành một vài năm sống tại Giacácta khi ông còn là một cậu bé.
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Clinton không chỉ là một sự kiện mang tính nghi lễ. Mặc dù ngắn gọn, nhưng chuyến thăm nói lên dấu hiệu rằng Mỹ đang tìm kiếm một mối quan hệ mạnh mẽ và bền vững với Inđônêxia, và đó là điều mà tất cả chúng ta (Inđônêxia) nên tự hào.
Inđônêxia, một đất nước mà mới chỉ mười năm trước đây thôi được coi là một thất bại kinh tế, đã chuyển đổi thành công trở thành một lực lượng chính trị và kinh tế mới trong khu vực.
Trong thời kỳ Suharto, Inđônêxia là nước lãnh đạo thực sự của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Nhưng khi nền kinh tế nước này chìm xuống đáy vực khủng hoảng vào những năm cuối thập niên 1990, sức mạnh chính trị của Inđônêxia trong khu vực dần bị phai nhạt.
Tuy nhiên, với sự phục hồi kinh tế và điều kiện chính trị tương đối ổn định của Inđônêxia trong thời gian qua, tình hình giờ đã khác.
Năm nay, sự trỗi dậy về chính trị của Inđônêxia trong khu vực được đánh dấu bằng hoạt động ngoại giao chiến lược qua việc hòa giải các tranh chấp trên Biển Đông – một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên đang có tranh chấp bởi nhiều nước Đông Nam Á và một cường quốc mới nổi là Trung Quốc.
Lần đầu tiên trong lịch sử từ khi thành lập vào năm 1967, 10 quốc gia thành viên ASEAN đã không thể ra được thông cáo chung khi kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN mới đây tại Phnôm pênh – Campuchia.
Căng thẳng giữa các thành viên ASEAN nóng lên khi Campuchia – một đồng minh thân cận của Trung Quốc, từ chối ra tuyên bố về bái Scarborough trên khu vực Biển Đông – một khu vực gần đây đã gây ra những căng thẳng chính trị và quân sự giữa một bên là Việt Nam và Philipin, với bên kia là Trung Quốc.
Inđônêxia một đất nước có dân số lớn nhất trong khu vực, đã quyết định nắm bắt lấy cơ hội hiếm hoi này trong nỗ lực lấy lại ngôi vị của mình.
Về phía Mỹ, trong bối cảnh ưu thế chính trị tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương bị suy giảm trong vài năm gần đây và bị lu mờ trước khả năng thể hiện chính sách của một Trung Quốc đang tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, Mỹ cần xây dựng liên minh mạnh mẽ hơn với các quốc gia như Inđônêxia.
Mặc dù chính phủ Mỹ đã nhiều lần đề cập mục tiêu của Mỹ đối vời Biển Đông, song tất cả mọi người đều hiểu rằng khu vực này là rất quan trọng và không thể bỏ qua. Ước tính 1/3 hàng hóa vận chuyển của thế giới đi qua vùng biển này, chưa cần đề cập đến thực tế vùng biển này có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn.
Mỹ có khả năng sẽ sử dụng tất cả các ảnh hưởng để đảm bảo rằng Trung Quốc không chỉ là một “ông chủ” duy nhất ở Biển Đông. Với sự giúp đỡ của các nước như Inđônêxia, nhà trắng hy vọng rằng tầm lan rộng ảnh hưởng của Trung Quốc có thể được giảm thiểu đáng kể.
Bên cạnh chính trị Mỹ không thể đánh giá thấp tiềm năng kinh tế của Inđônêxia. Năm 2011, đầu tư của Mỹ tại quốc gia “vạn đảo” đạt 2,5 tỷ USD – một con số được dự đoán sẽ tăng gấp đôi trong năm tới.
Với sự tăng trưởng kinh tế ổn định trên mức bình quân của thế giới, Inđônêxia là một trong số ít quốc gia hầu như không bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng ở châu Âu. Thể trạng kinh tế mạnh mẽ của Inđônêxia hiện nay được hỗ trợ bởi tiêu dùng nội địa, một nguồn lực chiếm khoảng 60% hoạt động kinh tế quốc gia.
Với tất cả những chỉ sỗ kinh tế hiện hữu của Inđônêxia, Mỹ sẽ chỉ muốn tăng cường tại Inđônêxia, và chuyến thăm của Ngoại trưởng Clinton nên được xem như là nỗ lực của chính phủ Mỹ nhằm đảm bảo cho các công ty và nhà đầu tư Mỹ có thể hưởng lợi từ sự hỗ trợ về chính trị của chính phủ.
Mặc dù vẫn còn quá sớm để công bố rằng Mỹ và Inđônêxia sở hữu một mối liên minh hoàn hảo, nhưng chính phủ Inđônêxia vẫn cần có khả năng tận dụng động lực này như một đòn bẩy để tham gia đời sống chính trị và và kinh tế của thế giới. Nếu không phải bây giờ, thì còn khi nào nữa? những cơ hội chỉ đến một lần./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét