Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

Thương mại mật thiết Việt - Trung phát triển bền vững


Thứ ba, ngày 31 tháng năm năm 2011

Thương mại mật thiết Việt - Trung phát triển bền vững

Tóm tắt thông tin về thương mại Việt - Trung từ khi bình thường hóa quan hệ cho đến nay từ bài báo Choáng ngợp với nhập siêu từ Trung Quốc

Giai đoạn 1996-2000, tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 5,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam,

Giai đoạn 2001-2005, tỷ trọng này đã tăng lên 13,4%.

Năm 2008 tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 19,8% tổng kim ngạch

Năm 2009 tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc tăng lên 25% .

Năm 2010 , Việt Nam chi 19.1 tỷ USD để mua hàng nhập khẩu từ TQ, trong khi xuất khẩu đối ứng 6,4 tỷ USD.

4 tháng đầu năm 2011, nhập khẩu từ TQ 7 tỷ đô (tính tròn) , xuất khẩu 2.98 tỷ đô, nhập siêu 4 tỷ đô

Năm 2000, ta đạt thặng dư thương mại với Trung Quốc 135 triệu USD

Năm 2001, thâm hụt trong cán cân thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc 200 triệu USD.

Năm 2007, nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam là 9,145 tỷ USD, tổng kim ngạch 15 tỷ đô

Năm 2008, đó là con số 11,16 tỷ USD

Năm 2009, con số này đã tăng lên 11,532 tỷ USD,

Năm 2010, nhập siêu từ Trung Quốc đạt 12,7 tỷ USD

Năm 2011 dự tính tăng lên 17 tỷ đô

Những con số trên nói lên:
1. Kim ngạch buôn bán hai chiều năm sau tăng hơn năm trước, bình quân 40%/năm
2. Tỷ trong kim ngạch buôn bán với TQ so với tổng số ngày càng lớn.
3. Đồng thời lượng xuất siêu và tỷ trọng xuất siêu ngày càng lớn

Trong khi tình hình kinh tế trong nước:

1. Lạm phát 19.78% tháng 5/2011

2. Ngân hàng nâng lãi suất nhưng không huy động được như mong muốn lên đẩy lãi suất vượt trần.

3. Thị trường chúng khoán đi xuống mỗi ngày, lãnh đạo các công ty chứng khoán bỏ trốn hoặc từ nhiệm,

4. Thị trường BĐS không tăng trưởng, có dấu hiệu sụt giảm, có nghĩa là luồng vốn chuyển đi ra khỏi thị trường này

Đầu tư nội địa giảm sút trong khi thương mại Việt - Trung tăng trưởng vượt bậc. Có thể phát biểu mà không sợ sai rằng vốn liếng trong nước đã đổ vào thương mại Việt - Trung.

Vậy đồng tiền nào giữ vai trò trao đổi trong thương mại song phương ngoài Yuan của TQ? Một thương gia Việt nhập hàng từ TQ, anh ta phải mang VND đến ngân hàng đổi ra đô la hoặc Yuan, tức là anh ta mua hàng bằng VND, ngoại tệ chỉ là trung gian và ngân hàng làm dịch vụ đổi tiền hưởng phí hối đoái. Có thể bỏ qua vai trò của ngân hàng đổi tiền bằng cách mua hàng từ TQ bằng VND. Được chứ sao không, ở đây vai trò của VND không phải dùng để thanh toán mà chỉ dùng để trao đổi.

Câu hỏi đặt ra là, trong tình trạng nhập siêu, thương nhân TQ xử lý đồng tiền không có giá trị quốc tế là VND như thế nào.

1. Là thành viên chủ chốt của Ngân hàng Phát triển Á châu ADB, nhà thầu TQ tham gia vào thi công các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng của VN. Họ được thanh toán bằng USD từ nguồn ADB nhưng lại chi tiêu tại VN bằng VND.

2. Ngân hàng Nhà nước VN hạn chế giao dịch trong nước bằng đô la và vàng khiến đô la và vàng không có nơi tiêu thụ "rẻ" đi so với giá trị của nó. Những đồng VND thặng dư kia dùng để thu gom lượng đô la và vàng "dư" trên thị trường.

Câu hỏi khác đặt ra là một số nơi nhân dân hết tiền mua gạo như là 94,996 người đói tại Yên Bái, 241,558 người đói gay gắt tại xứ Thanh, hơn 90% số dân trong xã Đa Lộc huyện Hậu Lộc đối mặt với đói. Ai là người tiêu thụ số hàng nhập siêu kể trên.

Nhìn qua bên kia đại dương, nước Mỹ cũng lâm vào cảnh nhập siêu từ TQ năm sau cao hơn năm trước như ta, họ cũng in bạc để bù vào ngân sách như ta. Vừa rồi báo Mỹ vạch trần thủ đoạn của doanh nhân TQ vượt hàng rào thuế quan Hoa Kỳ bằng cách mạo danh hàng hóa chế tạo tại VN.

Kết luận: Thương mại Việt - Trung hôm nay và ngày mai gắn bó chặt chẽ bất chấp những hô hào, khích động mang danh nghĩa bảo vệ Chủ quyền.

2 nhận xét:

ASV nói...
Bác ơibđây có phải là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thj trường khan hiếm tiền mặt không ạ? Bài trước (Tiền đi đâu thời lạm phát) em không thây bác đề cập. Cám ơn bác
Lý Toét nói...
@ ASV,
Bài trước tổng quát nguyên lý làm chậm tốc độ lưu chuyển tiền - vốn. Bài này đề cập cụ thể đến thị trường thương mại Việt - Trung. Một sản phẩm nhập khẩu từ TQ đến tay người tiêu dùng phải trải qua nhiều trung gian bán buôn - bán lẻ, mà mỗi trung gian đó phải sẵn sàng một lượng tiền mặt ứng với giá trị lô hàng. Do đó mà lượng tiền cuốn vào hoạt động này như cái hồ lô không đáy.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu trao đổi thương mại Việt - Trung bị đình trệ. Lượng tiền mặt sẽ ngập tràn ngân hàng như là bột mỳ vĩnh cửu.

Âm mưu của người Tàu nhắm vào thương mại chứ không phải quốc phòng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét