Đằng sau các vụ khiêu khích trên biển của Trung Quốc
Thạc sĩ Iskander Rehman - một nhà nghiên cứu an ninh hàng hải khu vực |
Sáng ngày 26/5, ba tàu hải giám
của Trung Quốc đã quấy nhiễu và phá hoại thiết bị của tàu
khảo sát Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
PetroVietnam.
Vị trí xảy ra vụ gây hấn được nói là nằm sâu trong vùng biển của Việt Nam, cách mũi Đại Lãnh tỉnh Phú Yên chưa đầy 120 hải lý.
Trả lời phỏng vấn của BBC, Thạc sĩ Iskander Rehman - một nhà nghiên cứu an ninh hàng hải khu vực – nói: “Sự kiện mới rồi dường như khá nhất quán với cách ứng xử gần đây của Trung Quốc tại các vùng Biển Đông và Đông Hải, theo đó Bắc Kinh thường sử dụng cả hai biện pháp là cưỡng ép về ngoại giao và ra chỉ dấu mạnh mẽ về quân sự để khẳng định chủ quyền”.
“Cách ứng xử này đã dẫn tới sự căng thẳng không chỉ với tàu Việt Nam mà cả các tàu của Mỹ, Nhật và Philippines”.
“Cần chú ý rằng cách tiếp cận của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển không chỉ mạnh bạo hơn mà còn trở nên đa dạng hơn trước”.
“Đụng độ trên biển mức độ nhỏ chỉ là một trong các biện pháp mà Bắc Kinh đang sử dụng nhằm củng cố chủ quyền trên các đảo đá và bãi cạn tại Biển Đông, vốn được cho là giàu khoáng sản”.
“Một biện pháp khác là phát tín hiệu quân sự như tổ chức tập trận và tăng cường tuần tra ngoài khơi gần các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là biện pháp chúng ta thấy được sử dụng ngày càng nhiều trong thời gian gần đây”.
“Các hình thức khiêu khích này thường được thực hiện cùng điều mà các nhà phân tích chiến lược Trung Quốc gọi là 'chiến tranh pháp lý', tức người phát ngôn của chính phủ Trung Quốc mang một số điều đã được công nhận trong luật biển quốc tế ra công khai tranh cãi về khía cạnh pháp lý”.
Trả lời câu hỏi vụ gây hấn mới rồi cho thấy các xu hướng và tính toán chiến lược gì của Trung Quốc? nhà nghiên cứu Iskander Rehman nói: “Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc về cả kinh tế và quân sự đang ngày càng lan rộng và Bắc Kinh cũng ngày càng muốn thể hiện quyền lực của mình”.
“Đối với nhiều nhân vật trong giới hoạch định chính sách của Trung Quốc, vốn đang ngày càng trở nên hung hăng, việc nắm kiểm soát khu vực trong vòng hải đảo tiền đồn từ quần đảo Kuriles, Nhật Bản chạy xuống Đài Loan, Philippines và Borneo; cùng với nguồn lợi dầu khí bên trong khu vực này và các tuyến hàng hải xuyên qua đó, là điều kiện tiên quyết để Giải phóng quân Trung Quốc chuyển biến từ ‘quốc phòng trên biển’ sang ‘quốc phòng ngoài đại dương’, tức tăng tầm ảnh hưởng từ khu vực lên toàn cầu”.
“Có tin nói quân đội Trung Quốc đang muốn thiết lập một loạt các trạm theo dõi hải quân gần đảo Hải Nam để bảo vệ cho căn cứ tàu ngầm nguyên tử mà nước này đang xây dựng ở Tam Á. Cũng vì lẽ này mà Trung Quốc đang hướng tới nắm kiểm soát hoàn toàn các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Minh Châu (theo BBC
Vị trí xảy ra vụ gây hấn được nói là nằm sâu trong vùng biển của Việt Nam, cách mũi Đại Lãnh tỉnh Phú Yên chưa đầy 120 hải lý.
Trả lời phỏng vấn của BBC, Thạc sĩ Iskander Rehman - một nhà nghiên cứu an ninh hàng hải khu vực – nói: “Sự kiện mới rồi dường như khá nhất quán với cách ứng xử gần đây của Trung Quốc tại các vùng Biển Đông và Đông Hải, theo đó Bắc Kinh thường sử dụng cả hai biện pháp là cưỡng ép về ngoại giao và ra chỉ dấu mạnh mẽ về quân sự để khẳng định chủ quyền”.
“Cách ứng xử này đã dẫn tới sự căng thẳng không chỉ với tàu Việt Nam mà cả các tàu của Mỹ, Nhật và Philippines”.
“Cần chú ý rằng cách tiếp cận của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển không chỉ mạnh bạo hơn mà còn trở nên đa dạng hơn trước”.
“Đụng độ trên biển mức độ nhỏ chỉ là một trong các biện pháp mà Bắc Kinh đang sử dụng nhằm củng cố chủ quyền trên các đảo đá và bãi cạn tại Biển Đông, vốn được cho là giàu khoáng sản”.
“Một biện pháp khác là phát tín hiệu quân sự như tổ chức tập trận và tăng cường tuần tra ngoài khơi gần các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là biện pháp chúng ta thấy được sử dụng ngày càng nhiều trong thời gian gần đây”.
“Các hình thức khiêu khích này thường được thực hiện cùng điều mà các nhà phân tích chiến lược Trung Quốc gọi là 'chiến tranh pháp lý', tức người phát ngôn của chính phủ Trung Quốc mang một số điều đã được công nhận trong luật biển quốc tế ra công khai tranh cãi về khía cạnh pháp lý”.
Trả lời câu hỏi vụ gây hấn mới rồi cho thấy các xu hướng và tính toán chiến lược gì của Trung Quốc? nhà nghiên cứu Iskander Rehman nói: “Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc về cả kinh tế và quân sự đang ngày càng lan rộng và Bắc Kinh cũng ngày càng muốn thể hiện quyền lực của mình”.
“Đối với nhiều nhân vật trong giới hoạch định chính sách của Trung Quốc, vốn đang ngày càng trở nên hung hăng, việc nắm kiểm soát khu vực trong vòng hải đảo tiền đồn từ quần đảo Kuriles, Nhật Bản chạy xuống Đài Loan, Philippines và Borneo; cùng với nguồn lợi dầu khí bên trong khu vực này và các tuyến hàng hải xuyên qua đó, là điều kiện tiên quyết để Giải phóng quân Trung Quốc chuyển biến từ ‘quốc phòng trên biển’ sang ‘quốc phòng ngoài đại dương’, tức tăng tầm ảnh hưởng từ khu vực lên toàn cầu”.
“Có tin nói quân đội Trung Quốc đang muốn thiết lập một loạt các trạm theo dõi hải quân gần đảo Hải Nam để bảo vệ cho căn cứ tàu ngầm nguyên tử mà nước này đang xây dựng ở Tam Á. Cũng vì lẽ này mà Trung Quốc đang hướng tới nắm kiểm soát hoàn toàn các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét