THỬ PHÂN TÍCH SỰ KIỆN BIỂN ĐÔNG 26/5/2011
Đã viết bài cục diện mới của ngoại giao Việt Nam
rồi, nhưng dường như những gửi gắm trong bài chưa được hiểu đủ và hiểu
đúng? Khắp cộng đồng mạng mấy hôm nay vẫn bùng nổ câu chuyện biển Đông.
Người thì kích động xuống đường ôn hòa vì biển Đông. Kẻ thì kích động
tinh thần dân tộc. Những người có nhận thức tốt hơn thì đưa ra những giải pháp cho biển Đông.
Tất cả đều tốt, nhưng cái tốt phải đặt đúng chỗ, đúng thời điểm. Nếu
cái tốt đặt không đúng chỗ, và không đúng thời điểm thì có thể nó sẽ trở
thành cái xấu, thậm chí là cái nguy hiểm.
Vì vậy ta cần phải nhìn lại tình
hình để phân tích vì sao Trung Hoa lại gây căng thẳng biển Đông? Vì sao
câu chuyện biển Đông đến hôm nay người Mỹ và thế giới vẫn yên ắng? Và
vì sao đang thế ngoại giao mạnh chúng ta lại rơi vào thế bị động trong
lúc này?
Ngược dòng thời gian, cuộc cách
mạng hoa Nhài ở Trung Đông và Bắc Phi là đòn đánh chí tử vào yết hầu
Trung Hoa, trong chiến lược gầy dựng nguồn năng lượng cho phát triển của
họ. Cái mà họ đã gầy dựng hơn 20 năm nay, bỗng chốc lát trở thành trắng
tay. Buộc họ phải tìm giải pháp bù đắp cho thiếu hụt này.
Trung Hoa sắp chuyển giao quyền
lực cho thế hệ thứ Năm - một thế hệ được cho rằng thái tử đảng với tư
tưởng diều hâu - trong khi tình hình quốc nội của họ đang chao đảo vì lạm phát, vì nội loạn, vì bất đồng sắc tộc,
với sự phân hóa giàu nghèo, và vì chủ nghĩa tư bản thân hữu mà họ đang
sử dụng để có dự trữ ngoại tệ chinh phục thế giới làm dân nghèo đi, mà
chỉ một tỷ lệ nhỏ thân hữu với chính khách hưởng lợi và nhà nước thì
giàu.
Tất cả những điều đó, buộc họ
phải cố gắng cân bằng với chiến lược mới để đáp ứng với thời cuộc, nhưng
phải làm sao đảng độc nhất cầm quyền phải đứng vững vai trò cai trị của
mình. Nên họ phải gây căng thẳng biển Đông. Một mũi tên bắn nhiều đích:
bù đắp thiếu hụt nhiên liệu, phép thử lòng dân, kích động tinh thần dân
tộc cực đoan để định hướng dân quên đi tồi tệ kinh tế và độc đoán trong
chính trị đang diễn ra và những bất đồng về sự phân hóa giàu nghèo, sắc
tộc đang là những mối đe dọa có thể làm họ mất tất cả. Đó là cách mà
các cường quốc "xuất khẩu" nội loạn của họ sang nước khác. Cũng giống
như Mỹ đã xuất khẩu lạm phát của mình sang thế giới còn lại bằng chính sách nới lỏng định lượng và tăng đầu tư nước ngoài thông qua các CEO tài phiệt.
Lại ngược dòng thời gian một chút, khi cuộc họp thượng đỉnh giữa 2 nguyên thủ quốc gia Mỹ và Trung Hoa nối lại sau 4 năm gián đoạn, do việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, hồi tháng 01/2011, thì họ chọn đúng ngày 19/01/2011 - cái ngày mà đại hội đảng cộng sản Việt Nam bế mạc thành công rực rỡ - Rõ ràng có dụng ý trước khi họp kín để tính toán chuyện khu vực và toàn cầu. Vì lúc đó, cả 2 cường quốc đã xác định rõ ràng chiến lược của Việt Nam trong 10 năm tới. Cho nên sau cuộc họp thượng đỉnh mọi vấn đề biển Đông và thế giới đã có những biến động có thể nói là quay ngoắt 180 độ. Từ sự chìa tay với Việt Nam, người Mỹ đã không còn mặn mà. Từ khu vực thắt yết hầu đường tiếp tế nhiên liệu qua Thái Bình Dương, người Mỹ chuyển sang làm mất mỏ nhiên liệu mà Trung Hoa đang khai thác ở Trung Đông và Bắc Phi. Tại sao như vậy?
Có thể là người Mỹ đã nhìn thấy hết đại hội đảng cộng sản Việt Nam không có gì thay đổi với chiến lược dài hạn. Vẫn hình thái xã hội sao chép từ Trung Hoa, vẫn trung thành với anh cả đỏ. Nên công việc của người Mỹ là tạo ra một cục diện toàn cầu mới, để anh em trong nhà "môi hở răng lạnh" đấu nhau ở biển Đông. Một mũi tên nhằm nhiều đích, đích đầu tiên là tạo ra sự đối đầu của thành trì cộng sản cuối cùng trên thế giới bất đồng, như họ đã làm khi ông Nixon làm với ông Mao hồi năm 1972, để Liên Xô và Trung Quốc không đoàn kết. Và hậu quả như thế nào thì sự sụp đổ Liên Xô và Đông Âu cuối thập niên 1980s đã minh chứng.
Đích thứ hai là, khai thác dầu ở biển Đông không chỉ có Việt Nam mà còn có Nga. Nên việc này không chỉ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Hoa mà còn quyền lợi của Nga. Đích thứ ba là, động chạm đến quyền lợi của cả khối Asean. Rõ ràng đẩy Trung Hoa vào thế đối đầu với khu vực và quốc tế. Quả thật là một chiến lược hoàn hảo. Nhưng khi câu chuyện ngày 26/5/2011 xảy ra thì, cho đến nay chưa thấy nước nào lên tiếng ủng hộ ta. Đó là một điều đáng suy nghĩ để đặt dấu hỏi tại sao?
Qua những nhận định trên, là một người dân, khách quan nhìn nhận sẽ thấy những điều sau:
Chắc chắn Trung Hoa chỉ rung cây nhát khỉ trong vấn đề biển Đông, mà không thể gây chiến tranh vì, nếu họ đẩy Việt Nam đến đường cùng bằng chiến tranh thì, họ sẽ mất đi một đồng minh thân cận bị đẩy sang bên đối diện, đồng thời họ sẽ trở thành kẻ thù của thế giới. Hình ảnh của họ đã xấu lâu nay trở nên xấu hơn. Vì cho đến giờ này Việt Nam vẫn là đồng minh trung thành của Trung Hoa từ mô hình chính trị xã hội đến thâm thủng nhập siêu về kinh tế và cả quan hệ quốc phòng chiến lược. Nếu Trung Hoa trở mặt với Việt Nam thì còn nước nào trên thế giới có thể tin cậy Trung Hoa? Nhưng một số trang mạng lại đi đến cực đoan khi cho rằng Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam và một số lại kêu gọi biểu tình phản đối Trung Hoa là điều chưa nắm rõ tình hình, và có thể là một sự xúi giục không cần thiết, mà có thể đưa đến tình trạng của năm 2007, với nhiều trí thức yêu nước phải vào vòng lao lý và được quan tâm đặc biệt của chính quyền. Ngay cả báo chí mấy hôm nay cũng đẩy vấn đề lên quá nóng!
Như vậy, Trung Hoa muốn gì? Rõ ràng trong cơn kiệt quệ vì năng lượng, họ đang điên cuồng muốn chiếm lấy biển Đông để khai thác dầu bằng quan hệ song phương. Nôm na cho dễ hiểu là muốn "ăn chia theo tỷ lệ". Nhưng với công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982, họ đã ký kết thì, họ sai hoàn toàn. Về luật họ cũng sai, mà về uy tín thế giới họ cũng thất thế. Nhưng sự đời quy luật - mạnh được yếu thua - vẫn cứ xảy ra như cơm bữa, mà bất chấp mọi luật lệ và hình ảnh quốc tế của các cường quốc. Ví như chiến tranh Iraq do người Mỹ phát động để hạ bệ ông Saddam Hussein năm 2003 vậy. Song trong chiến tranh Iraq, người Mỹ đã ngụy tạo chứng cứ chính quyền Saddam Hussein có vũ khí nguy hiểm. Còn với biển Đông chứng cứ người Trung Hoa đã sai quấy.
Vấn đề Việt nam luôn giữ lập trường đàm phán đa phương với vấn đề biển Đông. Và điều này Việt Nam đã thắng lợi trong ngoại giao khu vực trong ngày 19/5/2011 vừa qua. Có phải vì thế mà Trung Hoa mới làm phép thử và chia cắt khối Asean bằng nhiều thủ đoạn?
Cho nên Việt Nam cần bình tỉnh đối phó với tình hình bằng, thứ nhất là lấy sự ủng hộ của khu vực và thế giới, mà đứng đầu là vai trò người Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Vì những diễn biến gần đây cho thấy, chẳng còn ai có thể ngăn chặn được sức mạnh của Trung Hoa. Thứ hai là, đưa vấn đề lên tòa án Liên Hiệp Quốc. Và cuối cùng là, lòng dân trong nước cần phải củng cố sự tin cậy đã và đang bị lung lay sau sự cố biểu tình 2007 và suy thoái kinh tế kép ở trong nước.
Nếu Việt Nam không làm được 3 vấn đề cốt yếu trên trước khi đi đến đàm phán đa phương vấn đề biển Đông với Trung Hoa thì, rất khó lòng với chiến lược biển Đông trong dài hạn.
Asia Clinic, 11h38', ngày thứ Tư, 01/6/2011
Lại ngược dòng thời gian một chút, khi cuộc họp thượng đỉnh giữa 2 nguyên thủ quốc gia Mỹ và Trung Hoa nối lại sau 4 năm gián đoạn, do việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, hồi tháng 01/2011, thì họ chọn đúng ngày 19/01/2011 - cái ngày mà đại hội đảng cộng sản Việt Nam bế mạc thành công rực rỡ - Rõ ràng có dụng ý trước khi họp kín để tính toán chuyện khu vực và toàn cầu. Vì lúc đó, cả 2 cường quốc đã xác định rõ ràng chiến lược của Việt Nam trong 10 năm tới. Cho nên sau cuộc họp thượng đỉnh mọi vấn đề biển Đông và thế giới đã có những biến động có thể nói là quay ngoắt 180 độ. Từ sự chìa tay với Việt Nam, người Mỹ đã không còn mặn mà. Từ khu vực thắt yết hầu đường tiếp tế nhiên liệu qua Thái Bình Dương, người Mỹ chuyển sang làm mất mỏ nhiên liệu mà Trung Hoa đang khai thác ở Trung Đông và Bắc Phi. Tại sao như vậy?
Có thể là người Mỹ đã nhìn thấy hết đại hội đảng cộng sản Việt Nam không có gì thay đổi với chiến lược dài hạn. Vẫn hình thái xã hội sao chép từ Trung Hoa, vẫn trung thành với anh cả đỏ. Nên công việc của người Mỹ là tạo ra một cục diện toàn cầu mới, để anh em trong nhà "môi hở răng lạnh" đấu nhau ở biển Đông. Một mũi tên nhằm nhiều đích, đích đầu tiên là tạo ra sự đối đầu của thành trì cộng sản cuối cùng trên thế giới bất đồng, như họ đã làm khi ông Nixon làm với ông Mao hồi năm 1972, để Liên Xô và Trung Quốc không đoàn kết. Và hậu quả như thế nào thì sự sụp đổ Liên Xô và Đông Âu cuối thập niên 1980s đã minh chứng.
Đích thứ hai là, khai thác dầu ở biển Đông không chỉ có Việt Nam mà còn có Nga. Nên việc này không chỉ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Hoa mà còn quyền lợi của Nga. Đích thứ ba là, động chạm đến quyền lợi của cả khối Asean. Rõ ràng đẩy Trung Hoa vào thế đối đầu với khu vực và quốc tế. Quả thật là một chiến lược hoàn hảo. Nhưng khi câu chuyện ngày 26/5/2011 xảy ra thì, cho đến nay chưa thấy nước nào lên tiếng ủng hộ ta. Đó là một điều đáng suy nghĩ để đặt dấu hỏi tại sao?
Qua những nhận định trên, là một người dân, khách quan nhìn nhận sẽ thấy những điều sau:
Chắc chắn Trung Hoa chỉ rung cây nhát khỉ trong vấn đề biển Đông, mà không thể gây chiến tranh vì, nếu họ đẩy Việt Nam đến đường cùng bằng chiến tranh thì, họ sẽ mất đi một đồng minh thân cận bị đẩy sang bên đối diện, đồng thời họ sẽ trở thành kẻ thù của thế giới. Hình ảnh của họ đã xấu lâu nay trở nên xấu hơn. Vì cho đến giờ này Việt Nam vẫn là đồng minh trung thành của Trung Hoa từ mô hình chính trị xã hội đến thâm thủng nhập siêu về kinh tế và cả quan hệ quốc phòng chiến lược. Nếu Trung Hoa trở mặt với Việt Nam thì còn nước nào trên thế giới có thể tin cậy Trung Hoa? Nhưng một số trang mạng lại đi đến cực đoan khi cho rằng Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam và một số lại kêu gọi biểu tình phản đối Trung Hoa là điều chưa nắm rõ tình hình, và có thể là một sự xúi giục không cần thiết, mà có thể đưa đến tình trạng của năm 2007, với nhiều trí thức yêu nước phải vào vòng lao lý và được quan tâm đặc biệt của chính quyền. Ngay cả báo chí mấy hôm nay cũng đẩy vấn đề lên quá nóng!
Như vậy, Trung Hoa muốn gì? Rõ ràng trong cơn kiệt quệ vì năng lượng, họ đang điên cuồng muốn chiếm lấy biển Đông để khai thác dầu bằng quan hệ song phương. Nôm na cho dễ hiểu là muốn "ăn chia theo tỷ lệ". Nhưng với công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982, họ đã ký kết thì, họ sai hoàn toàn. Về luật họ cũng sai, mà về uy tín thế giới họ cũng thất thế. Nhưng sự đời quy luật - mạnh được yếu thua - vẫn cứ xảy ra như cơm bữa, mà bất chấp mọi luật lệ và hình ảnh quốc tế của các cường quốc. Ví như chiến tranh Iraq do người Mỹ phát động để hạ bệ ông Saddam Hussein năm 2003 vậy. Song trong chiến tranh Iraq, người Mỹ đã ngụy tạo chứng cứ chính quyền Saddam Hussein có vũ khí nguy hiểm. Còn với biển Đông chứng cứ người Trung Hoa đã sai quấy.
Vấn đề Việt nam luôn giữ lập trường đàm phán đa phương với vấn đề biển Đông. Và điều này Việt Nam đã thắng lợi trong ngoại giao khu vực trong ngày 19/5/2011 vừa qua. Có phải vì thế mà Trung Hoa mới làm phép thử và chia cắt khối Asean bằng nhiều thủ đoạn?
Cho nên Việt Nam cần bình tỉnh đối phó với tình hình bằng, thứ nhất là lấy sự ủng hộ của khu vực và thế giới, mà đứng đầu là vai trò người Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Vì những diễn biến gần đây cho thấy, chẳng còn ai có thể ngăn chặn được sức mạnh của Trung Hoa. Thứ hai là, đưa vấn đề lên tòa án Liên Hiệp Quốc. Và cuối cùng là, lòng dân trong nước cần phải củng cố sự tin cậy đã và đang bị lung lay sau sự cố biểu tình 2007 và suy thoái kinh tế kép ở trong nước.
Nếu Việt Nam không làm được 3 vấn đề cốt yếu trên trước khi đi đến đàm phán đa phương vấn đề biển Đông với Trung Hoa thì, rất khó lòng với chiến lược biển Đông trong dài hạn.
Asia Clinic, 11h38', ngày thứ Tư, 01/6/2011
CỤC DIỆN MỚI CỦA NGOẠI GIAO VIỆT NAM
Bài liên quan theo dòng thời gian:
Lẽ
ra không viết, vì làm dân một nước đã có đảng và nhà nước lo tất mọi
chuyện. Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng là phạm húy và cũng chẳng ai cần.
Nhưng suy nghĩ kỹ thì cũng phải viết vì tôn chỉ của blog: "Chia sẻ kiến
thức là con đường dẫn đến sự bất tử". Thôi thì cũng làm một cái tổng
kết cho thế hệ mai sau có cái nhìn lịch sử nước nhà hôm nay vậy.
Giữa tháng 8 năm 2009, tôi viết bài Đu dây, để nói lên chiến lược ngoại giao của Việt Nam trong thời kỳ mới. Chính sách ngoại giao này đã mang lại một năm hùng cường cho ngoại giao Việt.
Mặc dù những bộ phận còn lại của xã hội Việt đều thất bại. Thế nhưng,
đời luôn biến động, mọi tư duy hôm nay sẽ là lỗi thời cho ngày mai. Càng
dễ dàng lỗi thời khi ta không phải là một cường quốc, ta không nắm được
quyền chủ động để thay đổi chiến lược toàn cầu.
Cho nên những thay đổi chớp nhoáng của thế giới trong năm 2011 đã làm cục diện toàn cầu có nhiều thay đổi. Cục diện mới ấy lại thay đổi khi cái chết của Osama bin Laden
do người Mỹ gây ra bằng một lực lượng biệt kích chuyên nghiệp với 4
trực thăng tàng hình, diễn ra trong 2h đồng hồ (kể cả thời gian ông
Obama viết bài diễn văn trên truyền hình đêm 11 rạng sáng 12/5/2011) tại
một trung tâm quân sự, mà người ta cho rằng dùng để bảo vệ Osama, có
thể có sự tiếp tay của Trung Hoa, mà cả thế giới không hay biết!!!
Câu
chuyện cái chết của Osama đã làm một ông tướng cao cấp nhất của Trung
Hoa tức tốc đến Mỹ, và công nhận với các tướng quân đội Hoa Kỳ rằng còn
có một khoảng cách khổng lồ giữa quân đội Hoa Kỳ và Trung Hoa, nên Trung Hoa không đủ khả năng thách thức với quân đội Hoa Kỳ!
Nhưng
quân đội Trung Hoa lại có khả năng thách thức với quân đội các nước
khác? Và bằng chứng ấy đã thể hiện qua câu chuyện hôm 25/5/2011, họ phô trương giàn khoang sẽ hoạt động ở biển Đông. Lấn tới thêm bước nữa, họ đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt. Hôm qua, 27/5/2011, tàu hải giám của Trung Hoa vi phạm vùng biển của Việt Nam,
và cắt đứt cáp của hệ thống rà tìm giếng dầu ở biển Đông của tàu Petro
Việt Nam đang hoạt động trên biển của Việt Nam. Việt Nam chỉ biết tuyên
bố và đòi bồi thường thiệt hại.
Ngược
dòng thời gian trong 5 tháng đầu năm 2011, đầu tiên là, ông đại sứ
Michalak xong nhiệm kỳ trở về nước hồi tháng 02/2011, nhưng đến hôm nay,
dù TT Obama đã bổ nhiệm ông David Shear làm đại sứ và sẽ nhậm chức ngay
sau khi ông Michalak hoàn thành nhiệm vụ, chỉ vì lý do chuyện xin con
nuôi bị gián đoạn, mà đại sứ Hoa Kỳ vẫn chưa có ở Việt Nam.
Ô hay, chuyện quan hệ ngoại giao giữa 2 nước là chuyện lớn, nhưng chỉ
vì cái cớ nhỏ chuyện xin con nuôi Việt Nam của người Mỹ đã làm gián đoạn
là sao? Bên cạnh đó, công ty dầu hàng đầu của Hoa Kỳ rút khỏi biển Đông
sau bao nhiêu năm hợp tác vì lý do "thiếu thanh khoản". Mọi động tịnh ở
biển Đông được Hoa Kỳ quan tâm sâu sát năm 2010 bao nhiêu thì, năm 2011
những vấn đề Trung Đông và Bắc Phi, cũng như Trung Á làm họ không còn
quan tâm đến biển Đông hay là có cái gì đó không hài lòng với ta, sau
những nỗ lực của họ trong những năm gần đây?
Cũng
ngược dòng thời gian, hơn 1 năm nay Trung Hoa không thấy quấy nhiễu ta
trên biển Đông. Nhưng sau cuộc họp thượng đỉnh giữa ông TT Obama và ông
Hồ Cẩm Đào, thì tình hình nguội lạnh xảy ra trên biển Đông. Và Trung Hoa
lấn tới, mặc dù ta vẫn tuyên bố Việt Nam và Trung Hoa đối thoại chiến lược quốc phòng.
Và vẫn là hai người bạn 4 tốt và 16 chữ vàng. Cũng không nên quên
chuyện Hoa Kỳ và Trung Hoa bán đứng VNCH qua hiệp định Paris 1973. Rồi
sau đó, Hoa Kỳ cấm vận CHXHCN VN suốt từ 1975 đến 1994, còn Trung Hoa
thì dạy cho một bài học năm 1979.
Cũng
ngược dòng thời gian, năm 2007, những đoàn người Việt xuống đường biểu
tình lên án Trung Hoa lấn chiếm biển Đông và đánh chìm. bắt nhiều ngư
dân Việt trên biển Đông. Rồi cuối cùng, một số thành viên tiên phong
xuống đường ấy bây giờ có người vẫn còn nằm ở trong tù hoặc được chính
quyền quan tâm, vì nhiều lý do khác nhau: trốn thuế, vi phạm an ninh
quốc gia, etc... cũng chỉ vì lòng yêu nước. Nhưng cũng đi biểu tình thì
có người lên chức nhờ làm chỉ điểm và hại người để tâng công!
Những
gì diễn ra trong tháng này có phải chăng là hậu quả của chiến lược đu
dây trong ngoại giao? Và có phải chúng ta đã để lỡ một cơ hội nữa trong
ngoại giao, sau những gì đã sai lầm trong ngoại giao sau thống nhất
giang sơn 1975? Đứng ở góc độ người dân, khách quan nhìn sự việc, có 5
vấn đề cần quan tâm,
Thứ
nhất là, Hoa Kỳ hay Trung Hoa đến với Việt Nam là chỉ đến với chính
quyền Việt Nam. Họ đủ sức hiểu đến với nhân dân Việt Nam chẳng lợi lộc
và chẳng hiệu quả bằng đến với chính quyền.
Thứ
hai là, Hoa Kỳ không muốn Việt Nam chơi chính sách đu dây. Còn Trung
Hoa thì muôn đời tráo trở. Bạn và thù với họ luôn song hành trong chính
sách ngoại giao với ta.
Thứ
ba là, đối với chính quyền Việt Nam đương đại, dân không được tham gia
vào vấn đề nhạy cảm này. Chỉ nên bàn, chuyện to lớn hãy để các tinh hoa
giải quyết.
Thứ
tư là, để lựa chọn giữa Trung Hoa và Việt Nam trong cùng một tư thế
thì, Hoa Kỳ sẽ chọn Trung Hoa vì: (1) Một thị trường lớn nhất thế giới.
(2) Ông chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ. (3) Một cường quốc hiện đang đứng
hàng thứ 2 về tiềm lực kinh tế. (4) và cuối cùng là hầu hết tất cả các
tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đều có nhà máy đặt ở Trung Hoa, và chính sách
đồng Yuan giá rẻ là một mối lợi kếch sù để họ mang lợi nhuận về cho nước
Mỹ. Còn với Việt Nam thì có gì để Hoa Kỳ quan tâm, ngoại trừ nếu chịu
làm trái độn cho Hoa Kỳ bên cạnh Trung Hoa?
Cho
nên vấn đề cuối cùng là đối với mỗi người dân Việt, tốt nhất dân Việt
Nam không nên bị kích động dù bất kỳ 3 phía nào ở trên để phải vì nó mà
vào vòng lao lý hoặc làm xấu đi tình hình, dù đó là lòng yêu nước tối
thiểu! Vì trong ngoại giao, có những động thái thấy vậy, nhưng không
phải là vậy. Và vì như tôi đã viết trong bài Gaddafi, hương hoa nhài và cách mạng xã hội rằng: "Qua
lịch sử các cuộc cách mạng vô sản toàn cầu, từ Âu sang Á đến Phi. Chúng
ta thấy một sự nghịch lý đau lòng: Chỉ có giai cấp vô sản mới làm cuộc
cách mạng triệt để, vì họ không có gì để mất và ác độc. Nhưng họ không
đủ khả năng để xây dựng và họ thiếu nhân bản. Cuối cùng các cuộc cách
mạng xã hội thành công hầu hết quay lại con đường độc tài và tham nhũng.
Cái mà họ đã từng chối bỏ nó. Họ đối xử với dân mình còn tệ hơn ngoại
xâm đối xử với dân mình".
Thôi
thì ai có quyền và lợi ở đất nước này, họ tự biết lo lấy những gì họ
đang có vậy. Làm dân thì chỉ biết bàn, chuyện thực thi là chuyện của các
tinh hoa.
Asia Clinic, 14h18', ngày 28/5/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét