Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

Trạm BOT vì... nhà đầu tư: Xe biển xanh khó đồng cảm

(Tin tức thời sự) - Đành rằng ai cũng muốn có đường tốt để đi lại được an toàn, nhưng mức thu phí, cách đặt các trạm thu phí phải hợp lý.
Nếu chỉ quan tâm lợi ích của một nhóm
Bộ GTVT vừa khẳng định việc thu phí qua các trạm BOT, cũng như chi phí cho các doanh nghiệp vận tải thấp hơn rất nhiều, so với việc đi trên các tuyến đường chưa được nâng cấp.
Như hao mòn xăng xe, thiết bị cũng như chi phí khác, đặc biệt thời gian chạy trên tuyến đường đó sẽ nhiều hơn so với các tuyến đường đã được nâng cấp. Cho nên, nếu tính ra tổng chi phí vẫn giảm, bằng hoặc thấp hơn so với giá trước đây khi chưa có trạm BOT.

Trước phân tích trên của Bộ GTVT, trao đổi với Đất Việt, ngày 14/1, ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội cho biết: "Những nhận định, đánh giá về vấn đề giá cước vận tải phải được thẩm định cụ thể, phải có những phép tính cơ bản, mới có thể đưa ra kết luận.
Bản thân chúng tôi là người đã đi thẩm định trực tiếp, cụ thể chúng tôi đi tuyến đường cao tốc Hà Nội - Ninh Bình, tiền xăng mất 1.200đ/km, còn tiền phí cầu đường mất 1.500đ/km, một bài toán quá rõ ràng.
Còn các lãnh đạo thì chỉ đi xe biển xanh, không phải trả phí nên không biết được thực hư ra sao. Tại sao không đi xe biển trắng bình thường, bỏ tiền lương chính ngạch ra để trả phí thì mới biết phí cầu đường hiện nay cao hay thấp?
Tram BOT vi... nha dau tu: Xe bien xanh kho dong cam 
Trạm thu phí Quán Hàu
Chúng ta ai cũng thừa nhận đi đường tốt thì xăng dầu giảm đi, độ hao mòn xe giảm, chất lượng phục vụ tốt hơn, nhưng bây giờ thực tế phải trả lời được câu hỏi tại sao để cho doanh nghiệp vận tải và người dân phản ứng? Chính cơ quan nhà nước cũng phải nghiêm túc xem xét lại, chứ không thể lý giải bằng ý nghĩ chủ quan của mình".
Bên cạnh đó, theo ông Liên phân tích, thì cũng không nên tranh luận quá nhiều về mức phí trả qua trạm BOT, hay phí xăng dầu. Mọi phía đều phải tự xem xét lại quan điểm của mình. Có khảo sát thực tế, đưa ra chứng cứ cụ thể, mới bác bỏ được những ý kiến của dân.
Ông Liên dẫn chứng thêm, trạm thu phí cầu Bến Thủy, hay trạm thu phí Lương Sơn (Hòa Bình), tại sao người dân rào đường lại, không cho xe quá tải vào để phá đường, khi phản ứng mức phí BOT. Cái gì cũng có lý do của nó, chứ không thể phủ nhận.
"Hôm trước, khi tôi đi thực tế khảo sát từng nhà xe ở bến xe Giáp Bát, có một xe trị giá 400-500 triệu đồng, chạy tuyến Giáp Bát - Thái Bình, với quãng đường 100km, nhưng 1 năm phải bỏ ra gần 90 triệu đồng để đóng phí BOT. Đây là điều vô lý hết sức.
Hơn nữa, công tác thu phí BOT hiện nay các cơ quan quản lý nói không đi đôi với làm. Theo quy định của Bộ Tài chính thì các trạm thu phí phải cách nhau 70km, nhưng hiện nay có những trạm chỉ cách nhau 20-30km", ông Liên chỉ rõ.
Tiếp cận vấn đề ở góc độ quyền lợi cho chủ đầu tư, ông Liên hoàn toàn đồng tình, nếu chỉ đứng về phía doanh nghiệp vận tải, không đứng về phía nhà đầu tư thì không thể kêu gọi được các dự án, Ngân hàng cũng không đủ sức cho vay vốn để làm các công trình BOT.
Thế nhưng, đối tượng cần được bảo vệ quyền lợi nhất chính là người dân, nhà đầu tư quyết định đầu tư vào một dự án không phải vì họ làm công việc từ thiện, mà cũng vì lợi ích của họ. Ngân hàng xếp hàng đầu tư vốn cho các chủ đầu tư làm dự án BOT, cũng có lợi ích của mình.
Tất cả nằm trong phạm trù chung của kinh doanh, kinh tế. Cho nên nếu chỉ nghĩ đến lợi ích cho một nhóm, không quan tâm đến lợi ích chung, thì sẽ không thể thực hiện thành công được.
Phải hài hòa lợi ích người dân và các doanh nghiệp
Đề cập đến một vấn đề quan trọng khác, ông Liên kể: "Bộ trưởng Thăng đã từng gọi điện cho tôi, đề nghị lùi thời hạn tăng phí BOT từ 1/1/2016 đến 1/6/2016, vì chỉ số trượt giá thấp chỉ có 6%/năm, nay chỉ có 1%/năm.
Thiết nghĩ, đề xuất này thay vì lùi thời hạn thì phải giảm mức phí, thực tế, các nhà đầu tư họ tính tỷ lệ trượt giá, bản thân họ cũng phải xem xét lại mình, không nên vì lợi ích nhóm bắt dân đóng góp như đề xuất ban đầu.
Hơn nữa, tại sao nhà nước không có đề xuất bảo vệ các doanh nghiệp vận tải, trong khi dòng chảy kinh tế giúp nó xuất nhập khẩu nhiều hơn, để phát triển kinh tế, mà chỉ bảo vệ những doanh nghiệp nước ngoài.
Như quản lý giá cước Uber chẳng hạn, mỗi ngày thông báo một mức giá khác nhau, không đăng ký với nhà nước, không theo quy định, không đóng thuế, trong khi mỗi ngày hãng này chuyển về Hà Lan 1 tỷ đồng".
Nguồn:http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/tram-bot-vi-nha-dau-tu-xe-bien-xanh-kho-dong-cam-3297879/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét