Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Việt Nam và chuyện 'phủ quan cả nước'

Đại biểu Quốc hội, các ông tướng và Hồ Chí Minh

000_Hkg10109834.jpg
Đại biểu Quốc hội xếp hàng vào lăng CT Hồ Chí Minh trước phiên họp Quốc Hội hôm 20/10/2014.
Năm hết tháng hết nhưng có lẽ những câu chuyện tiếu lâm về Quốc hội chưa bao giờ hết. Dư luận chưa hết bàng hoàng vì lời đề nghị của một vị Hòa thượng đại biểu quốc hội rằng quân đội Việt Nam phải mạnh như Bắc Triều Tiên, thì lại đến chuyện đại biểu Hoàng Hữu Phước bị cho là có triệu chứng tâm thần nhẹ. Thế cho nên có lời bàn rằng nếu muốn ứng cử đại biểu quốc hội thì nên có một cuộc kiểm tra sức khỏe tâm thần.
Blogger Hiệu Minh không đồng ý chuyện này:
Thiển nghĩ, đây là bình luận và giải pháp có hơi hướng về … tâm thần. Một người được nhân dân giao phó trọng trách, đại diện cho khu vực bầu cử, được MTTQ giới thiệu và đảng duyệt lý lịch, thì khó mà nói, người được chọn qua nhiều vòng sơ tuyển lại có vấn đề về sức khỏe.
Ngoài chuyện tâm thần ra thì trình độ để giải quyết những chuyện trọng đại của quốc gia ở nơi được gọi là có quyền lực cao nhất đất nước ra sao?
Quốc hội Việt Nam vốn có một cơ cấu giống như Mặt Trận Tổ quốc, một cơ cấu thường được gọi là cơ cấu mặt trận, tức là ai cũng có phần. Nhưng quyền lực thì lại nằm ở chổ khác! Nó nằm ở Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, mà nơi chót vót là Bộ chính trị. Và trên thực tế, chính đảng cộng sản Việt Nam đề ra danh sách các ứng cử viên của quốc hội cho dân chúng đi bầu. Người Việt Nam gọi đó là cơ chế đảng cử dân bầu.
Có người thắc mắc là tại sao đảng quyết định mọi thứ thì cứ hãy quyết định, sao lại đặt ra quốc hội làm gì? Mà thành viên Quốc hội cũng là đảng viên đảng cộng sản? Tại sao lại có hai bộ phận, mỗi bộ phận có hàng trăm con người, rất là tốn kém. Blogger Kami là một trong những người có ý kiến như thế:
Quốc hội hiện nay ở Việt Nam không hề có một thực quyền gì, chứ không phải là cơ quan quyền lực cao nhất như Hiến pháp quy định. Sự có mặt của Quốc hôi ở Việt Nam thực ra có cũng thế mà không có thì cũng vẫn như vậy. Nó chỉ là bình phong, và phương tiện nhằm hợp pháp hóa các chủ trương chính sách của Đảng CSVN và là vật tô điểm cho bức tranh độc đảng toàn trị  ở Việt Nam. Mà ở đó tất cả mọi quyền hành điều khiển đất nước chỉ do một nhóm người nắm quyền lực chi phối.
Vậy thì ở Việt Nam, sao không để Đảng làm hết mọi việc, cần gì phải có Quốc hội cho tốn tiền thuế của dân?
Và thế là tiền thuế của dân được chi ra xuân thu nhị kỳ cho vài trăm đại biểu tập trung tại Hà nội, năm ngoái thì chuyện rau muống, năm nay thì chuyện đặt tên cho trẻ em. Câu chuyện quan trọng nhất liên quan đến việc tồn vong của quốc gia là sự dòm ngó của nước láng giềng phương Bắc thì rất ít khi nào được bàn đến trong tòa nhà Quốc hội mới tinh khôi vừa được đưa ra sử dụng trong năm nay.
Ngay lúc này đây, một địa điểm mệnh danh là yếu huyệt của nước Việt Nam là đèo Hải Vân đang được giao cho nhà thầu Trung Quốc xây dựng khu du lịch. Đây là một địa điểm mà khi có chiến tranh ai kiểm soát được nó thì sẽ chia nước Việt Nam ra làm đôi.
Cho đến giờ này cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa có ý kiến gì cả.
Họ đang bận tâm vì những chuyện khác.
Các ông tướng
Ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng, và cũng là đại biểu quốc hội đang tha thiết đề nghị Quốc hội Việt Nam chuẩn thuận việc thăng cấp tướng cho nhiều vị có liên quan đến quân đội, trong đó có những vị đang giảng dạy … chủ nghĩa Mác Lê nin.
Blogger Cánh Cò viết
Ông quên xin những điều cần thiết cho người lính là ngân sách để hiện đại hóa quân đội. Ông quên lính để nghĩ tới quan, tới tướng. Ông quên chuyện phòng thủ lãnh thổ mà đem chuyện Mác-Lê Nin ra xin xỏ. Ông làm như Mác-Lê Nin là vũ khí giết được kẻ thù và cố tình không thèm biết cái chủ thuyết ấy nó đã hôi ê từ lâu lắm rồi
Cây bút Thiên Điểu nhận xét:
Phong tướng làm gì khi mà biển đảo, chủ quyền quốc gia liên tục bị xâm hại nhưng không thấy một phát ngôn nào chính danh xứng đáng mặt một tướng lĩnh?
Nói cho công bằng thì các viên chức Việt Nam cao cấp của Chính phủ, kể cả của đảng cộng sản cũng rất tích cực tìm đến những nơi có thể nhờ vả, có thể mua vũ khí hiện đại là châu Âu, là Hoa Kỳ, là Nhật bản,… nhằm chống lại sự đe dọa từ Trung quốc trong một chiến lược gọi là đu dây của họ. Nhưng nếu thế thì lại trở về câu hỏi mà blogger kami đặt ra trong bài viết mới nhất của mình: Đặt ra Quốc hội làm gì cho tốn tiền?
... và Hồ Chí Minh
Ngoài những chuyện vui đùa liên quan tới quốc hội do đảng cộng sản đặt ra, đảng còn tốn nhiều tiền để phong thánh cho các vị tiền hiền của mình nữa, trong đó tốn kém nhất là số lượng tiền của dùng để đánh bóng tên tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập đảng.
000_Hkg10109836-400.jpg
Từ trái sang: Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch VN Trương Tấn Sang và Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng chụp trước lăng CT HCM hôm 20/10/2014. AFP photo
Blogger Hoàng Ngọc Tuấn đã làm một việc nghiên cứu tài liệu rất công phu để biết rằng Đảng cộng sản Việt Nam tung ra rất nhiều tiền để tạo dựng các bức tượng của ông Hồ Chí Minh ở nước ngoài.
Đảng Cộng Sản đã ra sức đánh bóng tên tuổi Hồ Chí Minh để lừa mị lòng tin của người dân Việt Nam bằng đủ trò dối trá.

Họ liên tục vác những bức tượng Hồ Chí Minh ra nước ngoài tặng cho những địa phương nghèo đói và dốt nát (như quận Cerro Navia ở Chile, chẳng hạn), hay vác những bức tượng Hồ Chí Minh ra nước ngoài để chơi trò trao đổi chính trị và mua chuộc bằng kinh tế đối với những nước nghèo đói (như Cuba, chẳng hạn), rồi họ về nước chỉ thị cho hệ thống truyền thông Việt Nam tung ra hàng loạt tin láo khoét rằng “nhân dân” của nước nọ, nước kia trên thế giới đã tự ý dựng tượng đài Hồ Chí Minh để bày tỏ sự “thành kính và biết ơn đối với Bác Hồ”.
Kỳ thực, chẳng có “nhân dân” nước nào mà “thành kính và biết ơn đối với Bác Hồ” cả. Thậm chí ở Cuba, một trong vài nước Cộng Sản còn sót lại trên thế giới, thì nhân dân ở đó chẳng những không cần biết Hồ Chí Minh là ai, mà còn bất bình rằng nhà cầm quyền Cuba đã vì những lợi lộc nhỏ nhặt cấp thời mà chấp nhận đặt bức tượng Hồ Chí Minh một cách thiếu thẩm mỹ và vô lối trên đất nước của họ, tại địa phương của họ, chẳng hề tham khảo ý kiến của nhân dân.
Của đáng tội là với thời buổi thông tin điện tử, khi càng ra sức phong thánh cho ông Hồ Chí Minh thì thiên hạ lại ngày càng đàm tiếu. Từ chuyện ông có vợ, cho đến chuyện ông bị các nhân vật đàn em vô hiệu hóa. Từ chuyện ông ra lệnh xử tử ân nhân của mình là bà Nguyễn Thị Năm, cho đến chuyện có thể ông là một điệp viên Trung hoa giả dạng. Tất cả những lời đồn đoán hư hư thực thực đó cũng chính là kết quả truyền thông tô hồng của đảng cộng sản, cho ra một kết quả là người ta không tin những gì họ nói nữa mà lại thích nghe những lời đồn.
Những người điềm tĩnh hơn, như dịch giả Phạm Nguyên Trường thì nói với chúng tôi rằng, ông Hồ là một nhân vật lịch sử, nhưng phải xem là ông có công như thế nào, và từ khi ông lên cầm quyền thì có quá nhiều chết chóc. Còn nhà báo Huy Đức thì nói là đừng xem một nhà lãnh đạo có sức thu hút như thế nào mà hãy nhìn xem ông ta để ại di sản gì?
Đương nhiên những câu chuyện đàm tiếu về những đại biểu quốc hội Việt Nam, về những phát ngôn gây cười của họ cũng là di sản của ông Hồ Chí Minh vì đảng của ông cầm quyền từ hơn nửa thế kỷ nay chứ không ai khác.
Nhiều người nhận xét là sự suy yếu dần của trình độ đại biểu quốc hội, hay sự tham chức danh hảo của các vị tướng, suy cho cùng cũng là do sự tha hóa của quyền lực độc tôn.
Xin mượn lời blogger Hiệu Minh nhận định về cơ cấu đảng cử dân bầu, một di sản chính trị trọng đại của đảng sau mấy mươi năm cầm quyền, để kết thúc chương trình điểm blog của tuần này:
Vấn đề là xem ai tâm thần: người cử, người duyệt, người đi bầu hay người được bầu. “Quá trình tuyển chọn” mà tâm thần thì người được bầu dễ mắc thần kinh, dù trước đó anh ta là người bình thường vì cứ phải nói ngược những gì anh ta nghĩ, với thời gian cũng làm cho cho đầu óc không bình thường.
Kính Hòa
(RFA)

Việt Nam và chuyện 'phủ quan cả nước'

Trả lời chất vấn trước Quốc hội, sáng 18/11/2014, Bộ trưởng Nội vụ Việt Nam, ông Nguyễn Thái Bình nói hơn 99% công chức hoàn thành nhiệm vụ, căn cứ vào báo cáo từ các bộ ngành và địa phương.
Nhưng cũng mới hồi tháng 10 vừa qua, báo chí Việt Nam trích Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) cho rằng, khoảng 25-30% công chức, viên chức khu vực nhà nước có “chất lượng lao động thấp”.
Như vậy, nếu 100% họ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng công việc chỉ còn chừng 70% là tốt, là có ích, còn lại là dở.
Hệ thống phình to là gánh nặng cho tiền thuế của dân
Nhưng trong lúc ta cần một điều tra chi tiết về chất lượng dịch vụ công mà các cơ quan nhà nước ở Việt Nam đem lại cho dân, điều rõ thấy nhất là chính số lượng rất đông đảo cán bộ, quan chức ở Việt Nam đang là một vấn đề.
Báo chí Việt Nam vài năm qua đã nhắc đến chuyện một xã nghèo là Quảng Vinh, huyện Quảng Xương ở Thanh Hóa có con số kỷ lục 500 cán bộ.
Chế độ đông quan
Thanh Hoá cũng có con số gần 43 nghìn cán bộ cả tỉnh cho 673 xã.
Với số dân 3,5 triệu, Thanh Hóa có số quan gần bằng con số 47 nghìn quan chức, viên chức chuyên trách của bộ máy Liên hiệp châu Âu (500 triệu dân).
Và chắc đây không phải là tỉnh duy nhất 'phủ sóng bằng quan' trên mọi địa bàn ở Việt Nam.
Quan chức thời này là những ai mà đông như vậy?
Chỉ ở cấp xã thôi, Điều 3, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam nêu ra một danh sách cán bộ có quyền lực với dân, và được hưởng lương bổng rất dài:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.Ngoài ra, công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
a) Trưởng Công an;
b) Chỉ huy trưởng Quân sự;
c) Văn phòng - thống kê;
d) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
đ) Tài chính - kế toán;
e) Tư pháp - hộ tịch;
g) Văn hoá - xã hội.
Căn cứ vào đây thì quả không có gì quá đáng khi Việt Nam bị phê là đang có hệ thống trị dân toàn diện, bao phủ mọi ngóc ngách của đời sống, khiến xã hội dân sự không còn chỗ thở.
Nhưng triết lý phủ sóng bằng quan ở cả nước còn có hệ quả nghiêm trọng với quốc gia ở ba lĩnh vực.
Người dân phải góp thóc nuôi cán bộ xã ở một số tỉnh
Đầu tiên là kinh phí ngân sách nhà nước Việt Nam mà thực chất là tiền thu từ dân, thuế doanh nghiệp, tiền vay nước ngoài, tiền bán tài nguyên...phải gánh chịu để nuôi bộ máy khổng lồ phi sản xuất.
Điều thứ nhì là dù chính phủ trung ương nỗ lực cải tổ nền kinh tế nhưng ở hàng nghìn xã có những đội ngũ đông đảo, cán bộ luôn sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của mình, nên gây cản trở cho công cuộc hiện đại hóa, dân chủ hóa.
Và điều nữa là hệ thống này áp đặt cơ chế xin - cho vào đời sống xã hội.
Hiển nhiên, về nguyên tắc, bộ máy quan liêu ở đâu cũng có xu hướng ngày càng phình to - một ví dụ bị phê phán là các cơ quan thuộc Liên hiệp châu Âu - nhưng ở Việt Nam, vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều vì con số quan chức quá đông.
Hệ thống độc thoại
Trong những lần các lãnh đạo nhất gặp gỡ cử tri, nếu nhìn kỹ ra thì số ‘cử tri’ đa phần đó cũng là cán bộ về hưu, cựu chiến binh, công nhân viên có chân trong Mặt trận, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Nông dân ở phường xã.
Như thế xét cho cùng đó chỉ là cuộc nói chuyện của hệ thống với chính nó.
Và bỏ phiếu tín nhiệm xét cho cùng cũng khó thay đổi được gì vì đây là chuyện của những người giống nhau, tín nhiệm nhiều hay ít với nhau, mang tính nội bộ.
Kể cả khi có sự bất tín nhiệm một vài chục vị, thậm chí hàng trăm vị ở trung ương thì tình hình với hơn 3 triệu quan chức trải khắp các tỉnh thành cũng không có gì thay đổi.
Hàng ngày họ vẫn lĩnh lương, vẫn hưởng các phụ cấp, trợ cấp và thậm chí như Nghị định 92 ghi rõ, nếu họ có về nghỉ thì vẫn đàng hoàng hưởng 90% lương, và nhỡ có chết thân nhân còn được tới 10 tháng lương lo ma chay.
Không có gì quá đáng khi Việt Nam bị phê là đang có hệ thống trị dân toàn diện, bao phủ mọi ngóc ngách của đời sống, khiến xã hội dân sự không còn chỗ thở.
Đây là một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử Việt Nam vì làm quan thời phong kiến cũng phải thi cử đàng hoàng (viết được chữ Nho không dễ), còn làm cán bộ ở Việt Nam như chính Nghị định 92 ghi, chỉ cần trình độ sơ cấp.
Nước nào thời nay cũng có bộ máy quan liêu điều tiết nhiều hoạt động của xã hội nhưng ở đa số các quốc gia tiên tiến nó bị hạn chế bởi lá phiếu cử tri qua cơ chế dân chủ và truyền thông tự do.
Còn ở Việt Nam, nó đến từ Liên Xô và Trung Quốc, và du nhập trong bối cảnh chiến tranh nên ngay từ lúc sinh ra đã được ‘cài đặt’ mã kiểu Leninism để kiểm soát toàn diện cả xã hội.
Trong truyện ngắn chỉ có đúng một đoạn văn, ‘Del rigor en la ciencia’, Jorge Louis Borges kể câu chuyện ở xứ sở nọ người ta tạo được tấm bản đồ hoàn hảo, tỷ lệ 1-1.
Quả là tuyệt, vì bản đồ nào có thể chính xác hơn, toàn diện hơn tỷ lệ ôm trọn cả lãnh thổ quốc gia như thế?
Nhưng trong tác phẩm ẩn dụ tạm dịch là ‘Sự chính xác của khoa học’, Borges viết tấm bản đồ to bằng đúng quốc gia đó đã trở nên vô dụng.
Bởi xem bản đồ cũng chẳng khác gì đi luôn ra ngoài thực địa nên chẳng còn ai cần nó nữa.
Còn ở Việt Nam, chuyện không tinh tế như thế mà rất thực tiễn: đó là chuyện bát cơm.
Khổ tâm nhất là ở xã Quảng Vinh, Thanh Hóa chính quyền phải thu lúa gạo của dân để nuôi cán bộ, cứ năm tấn thóc thì thu một tấn, theo các báo Việt Nam.
Nguyễn Giang
(BBC)

Lê Công Định - Thư ngỏ gửi “người khuất mặt khuất mày”

Hôm nay một vài bạn hữu gửi đến tôi đường dẫn bài viết công kích cá nhân tôi trên báo Nhân Dân. Tác giả tên Vũ Hợp Lân, có lẽ là bút danh của một người không dám lộ diện công khai. Vậy tôi xin mạn phép trò chuyện với “người khuất mặt khuất mày” ở đây.
 
Nội dung chính của bài viết nhằm chỉ trích việc tôi bày tỏ lòng kính trọng đối với các chính khách và quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, cụ thể là cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam. Quả thật, tôi vô cùng kính trọng hai nhân vật lịch sử anh hùng đã ngã xuống vì quốc gia ấy. Nếu so sánh họ với các nguyên thủ và tướng lĩnh ngày nay trước mối đe dọa và hành vi xâm lấn của ngoại bang đối với lãnh thổ mà tổ tiên chúng ta để lại, thì lời ca ngợi của tôi dành cho hai vị e rằng chưa diễn đạt hết niềm cảm phục pha lẫn tiếc thương của tôi. Sự đời vẫn vậy, những người đáng sống thì lại chẳng may qua đời quá sớm!
Lê Công Định
Lê Công Định
Tướng Nguyễn Khoa Nam lúc quyết định tuẫn tiết, do không làm tròn bổn phận của một quân nhân, ắt hẳn đã không đến nỗi quá “tâm tư” vì không được thăng cấp bậc Trung Tướng trước khi xả thân bảo vệ lãnh thổ mà mình mang trọng trách. Một vị danh tướng không màng đến địa vị và bổng lộc, đã chọn cái chết oai hùng, không đáng để nhiều người trong đó có tôi kính trọng sao? Việc tôi “đứng về phía nào” chẳng lẽ cũng phải xin phép ai? Yêu ghét một con người, một nhân vật lịch sử, lẽ nào cũng phải theo “định hướng”? Luật pháp nào quy định thế? Thưa ông Vũ Hợp Lân, xã hội này có thể còn thiếu tự do, nhưng tôi không cho phép mình mất tự do trong tư tưởng của chính mình, vì tôi là Con Người! Ông có quyền trung thành với ai đó, nên dù vẫn tôn trọng ông, tôi không nhất thiết phải giống ông. Tôi khác.
Bày tỏ lòng kính trọng đối với cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, không có nghĩa là muốn tái lập trong tương lai một thể chế của quá khứ. Cũng tương tự, ngưỡng mộ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và chiến công vĩ đại của ngài, không đồng nghĩa với ý định thiết lập một vương triều quân chủ đời nhà Trần vào Việt Nam ở thế kỷ 21 này. Và nếu tôi tôn trọng cụ Hồ trong tư cách một nhân vật lịch sử, như tôi vẫn luôn bày tỏ bất kể ai phiền muộn, thì trừ phi tôi bị tâm thần mới có ý mong muốn chế độ mà cụ Hồ thiết lập từ năm 1945 mãi trường tồn cùng với bao vấn nạn tham nhũng và vi phạm nhân quyền thế này! Viết như vậy đã dễ hiểu chưa ông Vũ Hợp Lân? Suy nghĩ theo cách ấy liệu sẽ bị suy diễn là có ý đồ chống và lật đổ chế độ chăng? Thú thật, nếu ông cố tình suy diễn theo hướng đó, thì không việc gì tôi phải e ngại hay sợ ông cả.
Dù sao cũng phải cám ơn ông Vũ Hợp Lân đã trích đăng công khai những câu chính trong các bài viết của tôi, vì điều đó vô hình chung quảng bá suy nghĩ của tôi đến một số độc giả mà tôi không có dịp tiếp cận. Chỉ tiếc là tờ báo ông dùng để đăng ít người đọc quá! Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, hồi ở tù tôi rất thường đọc báo Nhân Dân, vì không một tờ báo nào khác được phép phổ biến trong khuôn khổ các trại giam ở Việt Nam dù là Thanh Niên hay Tuổi Trẻ của chính nhà nước này. Đọc để mỉm cười vui vẻ, thay vì xem hài kịch vốn không thể có trong tù.
Tôi chưa bao giờ tự xưng am tường sử học, vì đó là một lĩnh vực sâu rộng đòi hỏi nhiều năng lực và thời gian nghiên cứu, mà tôi thì chỉ dừng lại ở sự say mê học hỏi từ lịch sử cho riêng mình thôi. Tuy nhiên, có hồ đồ lắm không khi một “người khuất mặt khuất mày” viết vài ba dòng “vỗ mông ngựa” (mượn chữ của tác giả Kim Dung trong tác phẩm “Lộc Đỉnh Ký”) trên một tờ báo chuyên về tuyên truyền, chứ không chuyên ngành sử học, lại nhận định tôi “kém hiểu biết lịch sử” hoặc “xuyên tạc lịch sử”?
Để tránh tình trạng chụp mũ bừa bãi vô ích, tôi đề nghị ông Vũ Hợp Lân sớm tổ chức một mục đàm luận công khai và dân chủ với tôi về các vấn đề lịch sử Việt Nam hiện đại trên chính tờ báo Nhân Dân để độc giả rộng đường nhận định. Đây không phải là lời thách thức, mà là việc làm cần thiết để tránh tiếng “cả vú lấp miệng em” vốn thường dành cho những tay bồi bút, và cũng giúp tờ báo của ông nâng lên một tầm cao mới, thu hút thêm nhiều độc giả có đầu óc hơn. Ông đồng ý nhé?
Trân trọng, 
Lê Công Định
(FB Lê Công Định)

Đặng Phong Vũ - “Hải ngoại vận” của Hà Nội: Có sống nổi đến 2020?

“Phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài”(?)
Nhân danh người cầm đầu hành pháp Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, hôm 04-11-2014, ông Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt một dự án trị giá trên 411 tỷ đồng, tương đương với 20 triệu Mỹ Kim được chỉ danh là để "cung cấp 24 kênh truyền hình, phát thanh nhằm phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài" trước năm 2020.
Cụm từ “nhằm phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài” hàm ý tuyên truyền lôi kéo bà con Việt Nam tị nạn ở hải ngoại. “Cổng thông tin Chính phủ VN” nói mục tiêu của đề án cho tới năm 2020 là bảo đảm trung bình mỗi ngày có từ 600 ngàn đến 1 triệu lượt người truy cập hệ thống truyền hình/phát thanh mới này với khả năng phục vụ khoảng từ 150.000-200.000 người sử dụng dịch vụ cùng lúc.
VTVcab - ảnh: tienphong.vn
Về nội dung, các nhà làm chương trình được yêu cầu phải:
"cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước; tiếp tục mở rộng vùng phục vụ phát thanh, truyền hình qua mạng internet... tại các địa bàn trọng điểm…"
Mục tiêu của dự án như sau:
* 2015-2017: 10 kênh truyền hình, 4 kênh phát thanh
* 2017-2020: 24 kênh truyền hình-phát thanh.
* Sử dụng công nghệ OTT TV và mobile TV.
* Định hướng thông tin tuyên truyền về thành tựu, chủ trương chính sách của Đảng CSVN và Nhà nước.
Địa bàn trọng điểm là các quốc gia có đông người Việt sinh sống, trong đó có châu Âu, Hoa Kỳ và một số nước khác.
Đề án yêu cầu:
"phải tăng cường chất lượng biên tập và biên tập lại các nội dung chương trình phát thanh, truyền hình theo hướng thông tin tuyên truyền về thành tựu của cộng cuộc đổi mới, về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; tăng cường thông tin về kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài, xúc tiến thương mại, du lịch, hội nhập quốc tế của Việt Nam..."
Hà Nội trắng tay
Trước hết chúng ta cần nhìn lại những nỗ lực không ngừng nghỉ của đảng và nhà nước CSVN trong quá khứ nhằm mục đích quấy phá cộng đồng người Việt tị nạn hải ngoại, cách riêng tại Hoa Kỳ, nợi có đông đồng bào cư ngụ.
Cái gọi là Nghị Quyết 36 đã được đảng và nhà nước CSVN đề ra hơn 10 năm trước. Điều này ai cũng biết. Một cách úp mở, những rò rỉ thông tin từ trong nước vọng ra cho hay, để đẩy mạnh việc thi hành Nghị Quyết này, Hà Nội đã đổ ra một ngân khoản lớn giao cho ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng ngoại giao đặc trách “kiều bào hải ngoại” quản trị. Lớn bao nhiêu và việc chi tiêu như thế nào, không ai biết.
Trong dịp lén thăm miền Nam California mấy tháng trước, qua cái gọi là đài phobolsatv của Vũ Hoàng Lân mà Hà Nội tô vẽ như là một cơ sở truyền hình lớn trong cộng đồng người Việt ở Nam California[1], Nguyễn Thanh Sơn đã huênh hoang nói tới những thành công trong việc thi hành Nghị Quyết 36.
Trên thực tế, cho đến nay, riêng trong lãnh vực mua chuộc báo chí, truyền thông, Hà Nội gần như trắng tay. Ngoại trừ vài khuôn mặt tép riu ẩn sau những thứ được mệnh danh là “truyền thông báo chí” như vietweekly, kbchaingoai, phobolsatv một thời bị tập thể người Việt ở Nam California Hoa Kỳ tẩy chay nay có mặt ở trong nước, hầu hết những những tờ báo, những cơ quan truyền thông tên tuổi cùng với toàn bộ chuyên viên, ký giả đều vẫn kiên định một lập trường quốc gia chuyên  nhất.
Quen thói dạy dỗ
Trong một bài viết mang tiêu đề “Không có tự do báo chí không giới hạn”, đăng trên tờ Nhân Dân, cơ quan đầu não của chế độ Hànội, tác giả Vũ Hợp Lân tiết lộ:
“Dù xu hướng, hình thức truyền thông có thể khác nhau, nhưng từ ngày được tạo điều kiện về nước tác nghiệp, một số báo, trang tin của người Mỹ gốc Việt như kbchn, vietweekly, phobolsatv,... đã cố gắng trực tiếp đưa tin, bình luận khách quan về một số sự kiện, vấn đề tại Việt Nam, hoặc liên quan tới Việt Nam, qua đó không chỉ làm công việc thuần túy truyền thông, mà còn giúp người Việt sinh sống ở nước ngoài hiểu thêm về đất nước, góp phần vào quá trình hòa hợp dân tộc…. Kết quả đáng khích lệ đó là bằng chứng cụ thể chứng minh quan điểm, chính sách đúng đắn của Ðảng và Nhà nước Việt Nam về tự do báo chí, đồng thời cho thấy sự hiện thực hóa một cách nghiêm túc quan điểm và chính sách đó qua vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý báo chí thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cùng các ban, ngành, địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để các nhà báo người Việt ở nước ngoài về nước tác nghiệp. Vì thế, các nhà báo ở kbchn, vietweekly, phobolsatv đã có mặt tại nhiều địa phương, từ thành phố tới nông thôn, từ đồng bằng tới miền núi, trực tiếp tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân, các sự kiện - hiện tượng muốn tìm hiểu…”
Điều đáng nói là cũng trong bài viết trên đây, với chính sách bất di dịch là “không có thứ báo chí tự do không giới hạn”, nói cách khác tất cả hệ thống thông tin báo chí dưới chế độ CSVN đều nằm trong vòng cương tỏa, đều bị khoanh vùng theo khuôn thước của Ban Tuyên Giáo Trung ương đảng. Cho nên, sau khi đưa ra những lời vuốt ve, mơn trớn vừa kể, tờ Nhân Dân đã thẳng tay “xát xà bông”  phobolsatv:
“Tuy nhiên cũng gần đây, việc phobolsatv của nhà báo Vũ Hoàng Lân đăng video clip với sự có mặt của… một người thô lậu và nổi tiếng "chống cộng", để người này công khai xúc phạm lãnh tụ của nhân dân Việt Nam, vu cáo Nhà nước Việt Nam, là việc cần phải lên án…”
Trong một đoạn khác, bài báo viết:
“dù mục đích của phobolsatv là "truyền thông thuần túy, độc lập, khách quan, đa chiều" và "cố gắng đem lại cho khán, thính giả người Việt ở khắp nơi những thông tin chính xác, sống động, khách quan, đa chiều, không thiên về bất cứ xu hướng chính trị, xã hội nào... mong muốn cung cấp thêm cho khán, thính giả một nguồn thông tin độc lập, đáng tin cậy, và đặc biệt là không né tránh những đề tài mang tính nhạy cảm" thì cũng không được đánh đồng văn hóa với "phản văn hóa", không thể vì đề cao tính "đa chiều" của thông tin mà đánh đồng ngôn ngữ, thái độ có tính văn hóa với ngôn ngữ, thái độ vô văn hóa…[2] Không rõ vì quá chuyên chú với mục đích và tôn chỉ, hay vì thiếu cẩn trọng mà phobolsatv lại xâm phạm chính quy định của mình?...”
Dù sao những chi tiết trên đây cũng chỉ nằm trong phạm vi “lên lớp” của đàn anh đối với đàn em. Tự hỏi: không hiểu những đối tượng đóng vai “hàng thần lơ láo” này khi bị “lên lớp” như thế sẽ phản ứng ra sao? Điều quan trọng khác là cũng trong bàì báo đăng trên tờ Nhân Dân hôm 14-10-2014, tác giả đã lớn tiếng đả kích những tờ báo trong cộng đồng người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ qua trích đoạn sau đây:
“Những tờ báo như Người Việt, Sàigòn Nhỏ, Viễn Ðông, Việt Tide, Việt Báo không khác gì những loa tuyên truyền cho các tổ chức đấu tranh, chống cộng cực đoan. khác".
Chính điều này cho thấy sự thất bại thảm thương của Hà Nội sau 10 năm thi hành Nghị Quyết 36, ít nữa là trên địa hạt chiêu dụ những người làm báo.
“Dư luận viên tâm thần”
Đề cập lãnh vực tuyên truyền của đảng và nhà nước cộng sản, chúng ta cũng không thể bỏ qua một hình thái vận dụng nhân lực mới được gọi tên là “Dư Luận Viên”. Đặc điểm của lực lượng này phần đông là giới trẻ thông thạo internet, được đảng và nhà nước trả lương với mục tiêu hàng đầu là xâm nhập vào thế giới ảo để lũng đoạn và tạo ảnh hưởng, bằng cách mập mờ đứng chung hàng ngũ đối phương để tuyên truyền, đánh phá đối phương một cách tinh vi. Theo ước lượng của những giới thạo tin thì lực lượng “Dư Luận Viên” trong và ngoài nước hiện nay có thể tính tới con số nhiều chục ngàn. Họ có mặt khắp nơi, với nhiều nhãn hiệu khác nhau, như học sinh, sinh viên, ký giả, bloggers, giới kinh doanh, tầng lớp lao động.
Với danh nghĩa một blogger, “Dư Luận Viên” luôn luôn tự trang bị cho mình cung cách xử sự bề ngoài của một người nhân danh tự do ngôn luận, tự do phát biểu khi viết, khi nói để “lập lờ đánh lận con đen” dùng chính vũ khí của những bloggers chân chính để đánh phá những bloggers này bằng những thủ đoạn tinh vi, ác độc. Có điều, cho dù giấu kỹ hành tung đến đâu chăng nữa, nếu tinh ý người ta sẽ nhận ra ngay bộ mặt thật của những loại bloggers ngụy danh này.
Hôm 06-10-2014, từ Sài Gòn ông Nguyễn Quang đã gửi cho mạng BBC bài viết mang tiêu đề “Dân Biểu Phước là ‘Dư Luận Viên’ đầu đàn”!
Hóa ra “Dư Luận Viên” không chỉ nằm ngoài hệ thống mà để cho chắc ăn, Hà Nội còn cài đặt cả những loại “Dư Luận Viên Gộc” vào nội bộ những cơ chế cấp cao của đảng và nhà nước. Theo mô tả của ông Quang thì DB Hoàng Hữu Phước luôn miệng nói tới tự do ngôn luận và cũng thiết lập blog riêng để viết, để phát biểu quan điểm theo kiểu những blogger “lề dân” cũng gọi là “lề trái” mà ai cũng tưởng là để tỏ bày tinh thần tôn trọng sự thật, tôn trọng tự do, bày tỏ quan điểm yêu nước thương dân… dám chấp nhận ngồi tù như Tạ Phong Tần, như Điếu Cày, Phan Thanh Hải trong Câu lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Nhưng sự thật chỉ để rình chộp một đồng viện nào đó của y dám bạo phổi có những ý kiến chống lại những ông lớn, điển hình như ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chẳng hạn.
Tác giả bài viết trên BBC công khai chỉ danh DB Hoàng Hữu Phước đã hung hãn chĩa mũi dùi tấn công đồng viện của y là DB Dương Trung Quốc khi ông này dám “lên lớp” ông Dũng về thứ văn hóa xa lạ đối với ông ta là “Văn Hóa Từ Chức”!
Tiết lộ trên đây khiến bà con ở hải ngoại càng phải thận trọng hơn. Rõ ràng chúng ta không chỉ phải đương đầu với những chiêu bài thông tin tuyên truyền công khai của Hà Nội mà còn phải hết sức cảnh giác đối với những đội ngũ “Dư Luận Viên” có mặt nhan nhản khắp nơi.
Sống nổi đến 2020?
Từ một Nghị Quyết mang tính chung chung, lần này đảng và nhà nước CSVN hoàn toàn tập trung vào việc khai thác 24 phương tiện truyền thông hiện đại là TV, Radio để một mặt cạnh tranh với hệ thống báo đài của người Việt hải ngoại nhằm mục tiêu vận động bà con đổ tiền về nước với lời khuyến dụ là để giúp thân nhân, gia đình hoặc đầu tư vào những dự án kinh doanh, nhưng hậu ý ai cũng rõ là để tiếp thêm phương tiện củng cố chế độ, mặt khác để gây xáo trộn trong cộng đồng hải ngoại.
Tham vọng của đề án là cho tới năm 2020 sẽ bảo đảm trung bình mỗi ngày có từ 600 ngàn đến 1 triệu lượt người truy cập hệ thống truyền hình/phát thanh mới này với khả năng phục vụ khoảng từ 150.000-200.000 người sử dụng dịch vụ cùng lúc. Nguyễn Tấn Dũng và những đàn em tay chân của ông ta có lạc quan hay không, điều này hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức cảnh giác của đồng bào hải ngoại. Một câu hỏi kế tiếp đặt ra là liệu một chế độ suy đồi, tham nhũng, thất nhân tâm như thế sẽ còn sống được bao nhiêu tháng ngày mà dám tính tới năm 2020?
Những ngày đầu trung tuần tháng 11-2014
Đặng Phong Vũ  (Hoa Kỳ)
---------------------------
* Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả 
[1] Trong một bài viết post trên Đàn Chim Việt Info tháng 5-2014, Blogger Người Buôn Gió viết: Tôi đi tìm đài phố Bolsa của Vũ Hoàng Lân, lúc ở nhà nghĩ đó là một đài phát thanh tương đối lớn nên thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn thường đến trả lời phỏng vấn.Hóa ra không phải, cái văn phòng phố Bolsa dẹp tiệm từ đời tám hoánh nào. Cả cái đài duy nhất một người làm việc, giờ anh ta làm việc tại nhà. Mọi chương trình được đưa lên youtube của phố Bolsa y cái cách mà đám bloggers chúng tôi trong nước vẫn làm.

[2] Đọc những lời lẽ bàn về “tính văn hóa” với ngôn ngữ, thái độ “vô văn hóa” trên báo chí Hànội người ta không khỏi liên tưởng tới chuyện Tú Bà nói chuyện “tiết nghĩa, thủy chung”!
(Việt Nam Thời Báo)

Thiện Tùng - Đồng sàng dị mộng

Lạ thật, là đảng viên cộng sản như nhau mà có một số người tha hồ “gọi gió, kêu mây…” còn cũng có một số đảng viên cộng sản khác, chẳng hạn như 61 vị chỉ ký thư ngỏ gởi Ban chấp hành trung ương cùng đảng, thế mà hết bị báo chí của Đảng viết bài công kích chung, còn cử từng tốp quan chức đến nhà riêng từng người “thăm viếng, làm việc”.

Cái lạ khác, đọc bài “Những cái nhìn về Đèn Cù” đăng trên trang Bauxite Việt Nam ngày 16/11/2014, tác giả Hạ Đình Nguyên đưa ra nhận xét vừa lạ vừa thú vị: “Việt Nam đang tồn tại 3 tâm tư: “kiên định” Cộng sản, “kiên định” chống Cộng sản và “phi Cộng sản”.

Lực lượng “kiên định” Cộng sản và “kiên định” chống Cộng sản đã xuất hiện, đối kháng nhau từ lâu không ai còn lạ gì về chúng, còn lực lượng thứ ba “phi Cộng sản”, theo anh Nguyên lý giải, họ có xu hướng: “Chủ trương gác lại quá khứ, tiết kiệm năng lượng, dành cho cuộc đấu tranh chuyển hóa từ độc tài lạc hậu sang dân chủ tiến bộ, để phát triển và bảo vệ độc lập quốc gia…”.
Lực lượng thứ 3 mà anh Nguyên nói nầy là ai, từ đâu ra, do những ai cầm đầu mà độ lượng…, cao cả vậy ? Ôn cố tri tân, cuối cùng tôi cũng tìm ra giải đáp ít nhất cho mình:

Hình ảnh Năm mới nói chuyện chính trị số 1Trước đây, thời Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam, lực lượng thứ 3 từ trong thể chế (chế độ) ấy ra, tiêu biểu là cánh Dương văn Minh (Minh lớn), họ dùng giải pháp ôn hòa đấu tranh chống cường bạo theo tinh thần hòa giải hòa hợp dân tộc, chống ngoại xâm…

Giờ đây, rà kỹ lại, lực lượng thứ 3 cũng chẳng ai khác, chủ yếu từ trong Đảng Cộng sản đương quyền, họ đang hoặc nguyên là đảng viên đảng CS hay ít ra họ cũng có một thời đi theo Đảng làm cuộc “Cách mạng Dân tộc Dân chủ”. Họ đang cùng nhau dùng giải pháp ôn hòa đấu tranh chống độc tài chuyên chế lệ thuộc ngoại bang, giữ vững độc lập dân tộc, xây dựng nhà nước theo hướng dân chủ pháp quyền…

Dài dòng thêm một chút nhằm gợi nhớ: Cho dầu là sách lược, nhưng trong kháng chiến, từ năm 1950 đến 1975, Việt Nam ta đa nguyên về chính trị, nhiều đảng lần lượt ra đời chung lo việc nước. Đại hội 4 năm 1976, Đảng Lao động VN đổi tên thành Đảng CS rồi sau đó, dựa vào thế thượng phong của mình, ép các đảng chiến hữu giải thể, với điều kiện dễ dãi, đảng viên các đảng được chuyển thành đảng viên CS. Thế là từ đấy, Đảng CSVN trở thành đảng tạp chủng, thể chế chính trị thì nhất nguyên, nhưng ý thức đa nguyên. Từ đó, trong Đảng CSVN bắt đầu nảy sinh hiện tượng “Đồng sàng dị mộng”. Vậy là Đảng CSVN đang từng bước hình thành 2 phe: phe độc tài bảo thủ và phe dân chủ đa nguyên, vẫn với đội hình “đảng viên đi trước làng nước theo sau”.

Phái độc tài bảo thủ: đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích đảng, đặt lợi ích đảng trên lợi ích quốc gia dân tộc; tranh giành quyền lực, tham nhũng vô độ; đang bị dân chúng cô lập; đuối lý, xảo biện; dùng biện pháp hành chính đối với lực lương bất đồng chính kiến nói riêng, nhân dân nói chung; núp bóng thể chế độc tài toàn trị Trung Quốc để tồn tại…

Phái dân chủ đa nguyên: đặt lợi ích quốc gia dân tộc trên hết. dùng biện pháp nghị trường đấu tranh vì lợi ích quốc gia dân tộc. Họ là những người đã có công trong quá khứ và đang không làm chi có lỗi đối với nhân dân. Tuy không nắm quyền, nhưng họ nắm chính nghĩa trong tay, không chỉ được đa số nhân dân đồng tình ủng hộ mà còn từng bước lôi kéo được lực lượng phái đối lập về mình, ngay Thủ tướng đương quyền Nguyễn Tấn Dũng cũng phải gián tiếp thừa nhận khuynh hướng cấp tiến của phái này: “Dân chủ và Xã hội Dân sự là sưu thế thời đại, Việt Nam không ngoại lệ…”.

Thông qua đường lối, chính sách, pháp luật…, chính do Đảng CSVN tự tạo ra lực lượng đối lập từ trong nội bộ chứ không đâu khác. Việc vu vạ do thế lực nào đó từ bên ngoài tác động vào là không có căn cứ. Đã là chuyện nội bộ thì phải lấy nội bộ giải quyết bằng con đường thương lượng. Đã là thương lượng thì phải nhân nhượng với nhau, phải lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm tâm điểm thương nghị.

Công bằng mà nói, thật vô lý, cùng là một phái trong đảng, tại sao phái độc tài bảo thủ có quyền bảo vệ ý tưởng của mình, lại ép buộc phái dân chủ đa nguyên từ bỏ ý tưởng của họ? Đó là chưa nói, phái độc tài bảo thủ không nhận ra thiếu sót, sai lầm của mình, còn ỷ thế cậy quyền lăng mạ, hành hung… phái dân chủ đa nguyên? “Có mõ thì gõ với nhau”, đừng đuối lý, dùng bạo lực giải quyết bất đồng quan điểm. “Tòa án nhân dân” sẽ xử công minh trong việc này.

Hiện nay, mỗi trong hai phái vừa nói đang tìm đồng minh trong ngoài nước theo kiểu “ngưu tìm ngưu, mã tìm mã ”. Phái độc tài bảo thủ mạnh về lực, phái dân chủ đa nguyên mạnh về thế. Tuy không đương quyền, nhưng phái dân chủ đa nguyên đang chiếm thế thượng phong.

Trong một nước mà chỉ có một đảng độc tôn, nhưng nội bộ đảng lâm cảnh “Đồng sàng dị mộng” thì đảng ấy muốn tồn tại chỉ giải quyết bằng 2 kịch bản:

1/ Lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm trọng tâm hòa giải giữa 2 phái, hàn gắn lại “vết nứt”.

2/ Tôn trọng quyền của nhau, chấp nhận đa nguyên chính trị: cho tách phái, hình thành thể chế chính trị đa đảng. Mỗi bên cử người tài đức của mình ra đấu trường chính trị tranh nhau một cách sòng phẳng, bên thắng chấp chính, bên thua tham chính. Quyết định ai thắng ai thua theo phiếu của cử tri.

Các đảng Cộng sản Đông Âu đã làm được, sớm ổn định, phát triển… sao ta lại không ?!
18/11/2014
T.T.
Tác giả gửi BVN
(Bauxitevn)

Việt Nam nằm trong top 10 nước có du học sinh đông nhất ở Mỹ

Sinh viên quốc tế chiếm khoảng 4,2% tổng số sinh viên nhập học tại các trường đại học ở Mỹ.
Sinh viên quốc tế chiếm khoảng 4,2% tổng số sinh viên nhập học tại các trường đại học ở Mỹ.
Báo cáo hàng năm của Viện giáo dục quốc tế (IIE) và Bộ Ngoại giao Mỹ công bố cho biết Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 10 nước có đông du học sinh ở Mỹ nhất, xếp ở vị trí thứ tám.
Tổng số sinh viên Việt Nam hiện đang theo học tại các trường của Mỹ trong năm 2014 là 16.579 người, tăng 3% so với 16.098 người năm 2013.
Số lượng sinh viên Trung Quốc theo học tại các trường đại học của Mỹ đã tăng 75% trong ba năm qua, lên gần 275.000 người trong năm học 2013-2014.
Báo cáo hàng năm của Viện Giáo dục Quốc tế cho biết sinh viên đến từ Trung Quốc chiếm số lượng đông đảo nhất trong số 886.052 du học sinh nước ngoài ở Mỹ vào năm ngoái, ở mức 31%. Ấn Độ đứng thứ hai, chiếm 12% tổng số và thứ ba là Hàn Quốc với 7,7%.
Theo bản báo cáo, sinh viên quốc tế chiếm khoảng 4,2% của tổng số sinh viên nhập học tại các trường đại học của Mỹ.
Các trường có nhiều sinh viên nước ngoài là Đại học New York, Đại học Nam California và Đại học Illinois tại Urbana-Champaign.
Nguồn: IIE, VOA

Công chức ngồi chơi nhưng hầu hết 'hoàn thành nhiệm vụ'

HÀ NỘI (NV) - Trong khi Quốc Hội Việt Nam phàn nàn vì hệ thống công quyền tuyển dụng quá nhiều công chức, đa số chỉ ngồi chơi thì đại diện chính phủ khẳng định, có đến 99.54% công chức “hoàn thành nhiệm vụ.”
Sau khi ông Nguyễn Bá Thuyền, một đại biểu Quốc Hội Việt Nam đòi phải kiểm tra xem mỗi cơ quan công quyền thật sự cần bao nhiêu công chức và phải thực hiện việc sa thải mạnh mẽ hơn vì bộ máy công quyền càng ngày càng phình to, không ít nơi “lãnh đạo nhiều hơn nhân viên,” tuyển dụng công chức chỉ để ngồi ì một chỗ để chơi, không cách nào đuổi được, ông Nguyễn Thái Bình, bộ trưởng Nội Vụ đáp lại, báo cáo của 23 bộ, ngành và các địa phương hồi năm ngoái cho thấy, không có công chức nào không hoàn thành nhiệm vụ.
Mỗi năm, bộ máy công quyền ở Việt Nam ngốn hết 9.5% GDP, vượt xa mức chi tiêu cho bộ máy công quyền ở các quốc gia đang phát triển. (Hình: Tiền Phong)
Viên bộ trưởng vừa kể bảo rằng, số công chức không hoàn thành nhiệm vụ chỉ chiếm 0.46%. Tuy nhiên viên bộ trưởng Nội Vụ Việt Nam xác nhận, “do sử dụng cán bộ, công chức, viên chức chưa đúng với trình độ năng lực của từng người, cơ chế thưởng phạt cũng chưa nghiêm nên chưa tuyển được người có năng lực, tâm huyết.”
Công chức vốn là một vấn nạn của Việt Nam. Nhiều chuyên gia từng nhận định, Việt Nam “mạt” vì công chức. Công chức đông, chi phí cao nhưng hiệu quả kém vốn là một vấn nạn đã xuất hiện cách nay vài thập niên nhưng chính quyền Việt Nam hoàn toàn bất lực, không thể giải quyết. Sau các kế hoạch “tinh giản biên chế,” đội ngũ công chức không những không giảm mà càng ngày càng đông.
Gần đây, do ngân sách thất thu nghiêm trọng, số lượng-chất lượng của công chức lại được xới lên như một chuyện cần giải quyết ngay để giảm bội chi.
Hồi cuối tháng 1 năm ngoái, khi thảo luận về việc “cải cách chế độ công vụ, công chức,” một viên phó thủ tướng tên là Nguyễn Xuân Phúc, cho biết, Việt Nam có tới 2.8 triệu công chức nhưng 30% không làm gì cả và không có cũng chẳng sao. Viên phó thủ tướng này khẳng định phải cải tổ hệ thống công quyền, giảm bớt công chức để nâng cao hiệu quả hoạt động và tiết giảm chi phí.
Tuy nhiên tới tháng 9 năm 2013, tại diễn đàn Quốc Hội Việt Nam, viên bộ trưởng Nội Vụ bảo rằng, chuyện 30% công chức Việt Nam chỉ chơi chứ không làm gì chỉ là... tin đồn. Viên bộ trưởng này bảo rằng, số 
công chức chỉ ngồi chơi, nếu có cũng chỉ khoảng 1%.
Ðến kỳ họp Quốc Hội hồi tháng 11 năm ngoái, tiếp xúc với cử tri, viên chủ tịch nhà nước, tuyên bố, ông ta không tin báo cáo của viên bộ trưởng Nội Vụ.
Những cuộc tranh luận qua lại về công chức, cắt giảm nhân sự chưa rõ sẽ tới đâu. Chỉ có một yếu tố rất rõ là đội ngũ công chức Việt Nam vẫn rất đông, chi tiêu để nuôi đội ngũ này rất tốn kém và khả năng chính quyền Việt Nam sẽ sắp xếp lại đội ngũ công chức theo hướng nâng cao hiệu quả, tiết giảm chi phí là điều khó có thể xảy ra.
Trả lời thắc mắc về chuyện tại sao “cải cách chế độ công vụ, công chức” chậm chạp, viên vụ phó Vụ Công Chức-Viên Chức của Bộ Nội Vụ, từng phân bua: “Bàn suông thì dễ nhưng đi vào cụ thể thì rất nhạy cảm.” Dù nhân vật này không giải thích thế nào là “nhạy cảm” và vì sao lại “nhạy cảm” nhưng theo báo chí Việt Nam, “cải cách chế độ công vụ, công chức” khó thực hiện bởi hệ thống công quyền là chỗ chứa con, cháu, thân nhân của các công chức cao cấp, trung cấp, đồng thời tuyển dụng công chức là cơ hội để các công chức cao cấp, trung cấp kiếm tiền.
Trong khi chờ đợi chính quyền Việt Nam “thực hiện thành công kế hoạch cải cách chế độ công vụ, công chức,” dân chúng Việt Nam vẫn phải còng lưng nuôi công chức. Người ta xác định, trong giai đoạn từ 2001-2012, chi tiêu cho hệ thống công quyền - nuôi công chức Việt Nam ngốn 55.37% tổng chi tiêu của cả quốc gia. (G.Ð)
(Người Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét