Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

  • Thủ tướng Nhật giải tán Hạ viện (RFI) - Ngày 18/11/2014, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thông báo quyết định giải tán Hạ viện, tổ chức bầu cử trước thời hạn đồng thời hoãn tăng thuế giá trị gia tăng (TVA) đến năm 2017.
  • Hồng Kông giải tỏa biểu tình (RFI) - Thực hiện quyết định đầu tiên của tư pháp, ngày 18/11/2014, các nhân viên thi hành án Hồng Kông đã cho gỡ bỏ các hàng rào, nhằm giảm bớt các địa điểm mà người biểu tình đòi dân chủ chiếm đóng.
  • Trực thăng quân đội Thái gặp nạn (BBC) - Thi thể chín quân nhân Thái Lan được tìm thấy sau khi trực thăng rơi ở miền bắc nước này, giết chết toàn bộ người trên máy bay.
  • Thái Lan soạn xong luật biểu tình mới (RFI) - Theo hãng tin AFP, hôm nay chính quyền quân sự Bangkok đã hoàn tất phần soạn thảo bộ luật nhằm thắt chặt biểu tình, một hoạt động gây nhiều biến động chính trị ở đất nước Thái Lan.
  • Indonesia: phụ nữ muốn làm cảnh sát phải còn trinh tiết (RFA) - Liên quan đến phụ nữ Indonesia khi nộp đơn xin gia nhập lực lượng cảnh sát quốc gia. Trong bản báo cáo mới phổ biến ngày hôm nay, Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch viết rằng tất cả phụ nữ muốn gia nhập lực lượng cảnh sát Indonesia đều bị khám nghiệm y khoa xem có còn trinh tiết hay không.
  • VTV muốn gì ở Công Phượng? (BBC) - Những thắc mắc về tuổi của Công Phượng tưởng chừng đã chấm dứt nhưng chương trình của VTV tiếp tục đưa nghi vấn.
  • Sức khỏe Thiền Sư Nhất Hạnh diễn tiến tốt (RFI) - Ngày 11/11/2014, trong khi được chăm sóc tại bệnh viện Bordeaux, Tây Nam nước Pháp, Thiền sư Nhất Hạnh bất ngờ bị xuất huyết não. Hiện tại, vị tu sĩ Phật giáo có tiếng tăm nhất nhì trên thế giới được chuyển sang một bệnh viện chuyên khoa về não số một của Pháp.
  • Tiểu thương Quảng Nam phản đối giao chợ cho tư nhân (RFA) - Một số tiểu thương chợ Đại Hiệp, huyện Đại Lộc hôm qua đến tại trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam để khiếu kiện về việc ủy ban nhân dân xã cũng như huyện giao cho tư nhân triển khai dự án xây chợ mới trong khi xã đang có chợ và tiểu thương đang buôn bán thuận tiện tại đó.
  • Miến Điện : Aung San Suu Kyi không thể làm Tổng thống (RFI) - Cuối năm 2015, Miến Điện tổ chức bầu cử. Trong tiến trình đấu tranh thúc đẩy cải cách dân chủ, phe đối lập, với nòng cốt là Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đòi phải sửa đổi Hiến pháp, vốn được ban bố từ thời chế độ quân sự độc tài, để lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi, có thể trở thành Tổng thống. Các cuộc thương lượng đang diễn ra. RFI phỏng vấn ông Maël Raynaud nhà phân tích độc lập, chuyên gia về Miến Điện.
  • Quân đội Miến Điện chống sửa đổi Hiến pháp (RFI) - Vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong chuyến công du Miến Điện, kêu gọi chính quyền nước này sửa đổi Hiến pháp, trong đó có điều khoản ngăn cản bà Aung San Suu Kyi trở thành Tổng thống, đại diện quân đội tại Quốc hội Miến Điện cho biết họ chống lại việc sửa đổi điều khoản này.
  • Thủ tướng Nhật không từ bỏ "Abenomics" (RFI) - Sau hai năm được công luận trong ngoài nước ủng hộ, chính sách « Abenomics » của thủ tướng Shinzo Abe bị khựng lại. Vừa thoát ra khỏi giảm phát, kinh tế Nhật rơi vào suy thoái mà thủ phạm là quyết định tăng thuế TVA có hiệu lực từ tháng 4/2014, tác động tiêu cực đến sức mua sắm của người dân. Thủ tướng Shinzo Abe thúc thủ ?
  • Châu Âu họp bàn về vấn đề Ukraina (RFI) - Các Bộ trưởng Quốc phòng châu Âu họp lại hôm nay 18/11/2014 tại Bruxelles, sau khi hôm qua đã đưa ra các biện pháp trừng phạt mới, trong bối cảnh căng thẳng giữa phương Tây và Nga. Matxcơva lên án NATO là « kích động tâm lý chống Nga ».
  • Châu Âu trừng phạt phe ly khai ở miền Đông Ukraina (RFI) - Vào lúc căng thẳng giữa phương Tây và Nga tăng thêm nấc mới, ngày 17/11/2014, Liên hiệp châu Âu đã nhất trí thông qua các trừng phạt nhắm vào những cá nhân được cho là có dính líu vào cuộc xung đột tại Ukraina. Đối tượng bị Bruxelles trừng phạt lần này chỉ là những cá nhân thuộc phe ly khai ở miền Đông Ukraina.
  • Khủng bố tấn công nhà thờ Do Thái giáo tại Jerusalem (RFI) - Ba người Mỹ và một người Anh thiệt mạng trong một vụ tấn công xây ra vào sáng nay 18/11/2014 tại thánh địa Jerusalem. Thủ phạm là hai người Palestine, sử dụng dao, búa và súng ngắn. Cả hai bị bắn chết. Các nước Tây phương và chủ tịch Palestine Mahmoud Abbas lên án vụ khủng bố trong khi tổ chức Hamas và Thánh chiến Jihad hoan nghênh.
  • Ca Ebola tử vong thứ hai trên đất Mỹ (BBC) - Một bác sỹ nhiễm Ebola được đưa về Mỹ từ Sierra Leone đã qua đời ở Nebraska mặc dù các bác sỹ ‘đã cố hết sức’ để chữa trị.
  • Khởi sự đàm phán hạt nhân Iran tại Vienna (RFA) - Tại Vienna, vòng đàm phán giữa Iran với 5 nước hội viên thường trực Hội Đồng Bảo An và Đức đã bắt đầu, với hy vọng giải quyết được những bất đồng còn sót lại liên quan đến chương trình hạt nhân mà chính phủ Tehran vẫn đang theo đuổi.
  • Một tuần để quyết định về nguyên tử Iran (RFI) - Cách đây một năm, nhóm « 5+1 », gồm 5 quốc gia thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cùng với Đức đã họp với đại diện của Iran tại Genève để thảo luận về vấn đề nguyên tử của quốc gia Trung Á này.
  • Pháp - Úc sưởi ấm quan hệ (RFI) - Tổng thống Pháp François Hollande đến Úc hôm nay 18/11/2014 trong khuôn khổ chuyến công du hai ngày. Đây là dấu hiệu ngoạn mục cho việc sưởi ấm quan hệ đã lạnh giá từ khoảng hai mươi năm qua, do Pháp thử nguyên tử ở Nam Thái Bình Dương.
  • Ấn Độ - Úc tăng cường hợp tác quốc phòng và kinh tế (RFA) - Cùng xây dựng mối quan hệ gắn bó về hợp tác quốc phòng và an ninh song song với việc thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại, là những điểm được hai nhà lãnh đạo Ấn và Úc nói đến trong những cuộc thảo luận đang diễn ra tại Canberra.
  • Trung Quốc xây khu định cư t (RFA) - Trung Quốc khởi sự xây dựng khu định cư diện tích hơn 5.500 m2 trên quần đảo Hoàng Sa, phía Việt Nam gọi đây là một hành động trái phép vì Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
  • Báo động tình hình biến đổi khí hậu ngày một nghiêm trọng (RFA) - Báo cáo tổng hợp về tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới vừa được Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu- IPCC, công bố vào ngày 2 tháng 11 vừa qua. Báo cáo này có tầm quan trọng ra sao và tình hình liên quan của Việt Nam thế nào?
  • Nổ lớn làm rung chuyển thủ đô Afghanistan (VOA) - Các giới chức Afghanistan cho biết một vụ nổ do kẻ đánh bom tự sát gây ra đã giết chết ít nhất 2 nhân viên an ninh tại một căn cứ của lực lượng nước ngoài ở Kabul
  • Căng thẳng tại Biển Đông đe dọa an ninh hàng hải quốc tế (BaoMoi) - (Công lý) - Trong 2 ngày 17 và 18/11, Hội thảo quốc tế về biển Đông lần thứ 6 với chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực" do Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông đã tổ chức tại Đà Nẵng.
  • Biển Đông: Thiếu kềm chế một chút xung đột đã nổ ra (BaoMoi) - Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 6 do Học viện Ngoại giao, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam phối hợp tổ chức đã diễn ra trong hai ngày 17 – 18/11 tại thành phố Đà Nẵng với hơn 200 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự.
  • Chính sách ngoại giao phòng ngừa trong vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - Trong khuôn khổ Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ VI với chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực" tại thành phố Đà Nẵng, các học giả và các nhà nghiên cứu đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề Biển Đông và đưa ra các biện pháp xây dựng lòng tin và chính sách ngoại giao phòng ngừa.
  • Hội thảo về giải pháp cho vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - QĐND Online - Ngày 18-11, tại Đà Nẵng, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 6 do Học viện Ngoại giao, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam phối hợp tổ chức tiếp tục ngày làm việc thứ hai.
  • Giải pháp nào cho những căng thẳng ở Biển Đông? (BaoMoi) - (ĐSPL) - Trong tình hình căng thẳng ở Biển Đông hiện nay, các bên liên quan cần nỗ lực kiềm chế, không thực hiện các chính sách đơn phương làm thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông, các học giả nhận định.
  • Chủ tịch TQ: Các nước theo đuổi vũ lực đều thất bại (BaoMoi) - Trước cáo buộc của các nước láng giềng rằng, TQ đang tiến hành các hoạt động khiêu khích quân sự ở những vùng biển tranh chấp, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã cam kết nước ông sẽ không sử dụng vũ lực để đạt được mục tiêu.
  • Sớm thiết lập 'đường dây nóng' giữa các bên ở biển Đông (BaoMoi) - (TNO) Ngày 18.11, Hội nghị khoa học quốc tế về biển Đông lần thứ 6 với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” tiếp tục diễn ra và thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu trong và ngoài nước.
  • Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ lực ở Biển Đông? (BaoMoi) - (Petrotimes) – Sau khi dự Hội nghị thượng đỉnh G20, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp tục công du Úc và có bài phát biểu trước Quốc hội Úc ở Canberra hôm 17/11 – một vinh dự mà Canberra mới chỉ từng dành cho một lãnh đạo Bắc Kinh là ông Hồ Cẩm Đào. Trước các nghị sỹ Úc, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố nước này sẽ không bao giờ sử dụng vũ lực để theo đuổi lợi ích quốc gia, đồng thời tái khẳng định cam kết của Bắc Kinh trong việc tham gia bảo vệ hòa bình và an ninh toàn cầu.
  • Biển Đông: Giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình (BaoMoi) - Như tin đã đưa, sáng qua (17-11), Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ VI (do Học viện Ngoại giao Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông cùng Hội Luật gia Việt Nam phối hợp tổ chức) với chủ đề Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực- đã chính thức khai mạc tại TP Đà Nẵng, với sự tham dự của trên 200 đại biểu là các học giả, quan chức, đại diện ngoại giao đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
  • Đối ngoại quốc phòng góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam (BaoMoi) - Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, công tác đối ngoại quốc phòng không ngừng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ.
  • Cá, dầu khí và chủ quyền biển đảo (BaoMoi) - TP - Đó là 3 nội dung nổi bật trong các tham luận, trao đổi của các chuyên gia, học giả quốc tế và trong nước tại Hội thảo quốc tế Biển Đông vừa được khai mạc hôm qua (17/11) tại Đà Nẵng.
  • Sớm xây dựng chiến lược biển, tránh chồng chéo (BaoMoi) - Tình hình Biển Đông đòi hỏi VN phải chủ động và hợp tác chặt chẽ với cộng đồng khu vực và quốc tế làm sáng tỏ thêm các quy định chưa rõ ràng của Công ước Luật biển 1982 như quy chế các đảo, đá, bãi cạn nửa nổi nửa chìm, xây dựng các công trình trên biển, khảo sát chi tiết vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa...
  • Xu hướng 'nguyên trạng' trên biển Đông đang bị thay đổi (BaoMoi) - Trong 2 ngày 17 và 18.11 tại TP.Đà Nẵng, gần 200 giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cùng đại diện các phái đoàn ngoại giao đã tham dự Hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần thứ 6 với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực”.
  • Lâm tặc chặt trắng rừng (BaoMoi) - Chứng kiến những cánh rừng phòng hộ xung yếu thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Kiến Vàng (xã Tân Ân, H.Ngọc Hiển, Cà Mau) bị tàn phá nghiêm trọng, người dân địa phương đã tố giác hành vi tiếp tay cho lâm tặc của cán bộ quản lý rừng.

Mạnh Quân - Chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Tính đến hôm nay, còn gần tháng rưỡi nữa là kết thúc năm 2014. Như mọi người dân bình thường, người viết ngồi kiểm đếm từng điểm, từng điểm được nêu trong thông điệp đầu năm và những gì mắt thấy tai, nghe đang hàng ngày diễn ra trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Để rồi tự mình đặt ra câu hỏi chất vấn Đại biểu quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Phải nói ngay rằng, lần đầu khi nghe thông điệp 2014 thấy lòng mình lâng lâng, phấn khởi. Thủ tướng đã đi vào những vấn đề gan ruột của nhân dân, nói rõ thực trạng và lực cản phát triển đất nước. Đúng là bài viết hay và dễ cảm. Thế nhưng chỉ cần đọc thêm lần nữa, bằng những trải nghiệm của mình, chợt nhận ra tính chất u u, minh minh của bài viết và khẳng định thông điệp hầu như cũng chỉ là sản phẩm tuyên huấn, không dễ thực hiện. Thì đây, khi nói về tầm quan trọng của đổi mới thể chế, Thủ tướng đã đề cập đến khoán 10, luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân... như là quyết sách đổi mới phù hợp đưa Việt Nam từ một nước kém phát triển trở thành quốc gia đang phát triển. Nhưng lại quên, hoặc không đi đến tận cùng, rằng bản chất cơ sở kinh tế của những quyết sách đó là đòi hỏi khách quan của KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. Chỉ kinh tế thị trường mới có cạnh tranh hoàn hảo và là đòi hỏi tự thân của hoàn thiện thể chế. Thủ tướng đã đúng khi nói nguyên nhân của khó khăn, bất cập trong xã hội đường thời là do "... động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển. Đây là lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và bền vững. Nguồn động lực đó phải đến từ đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân". Vậy nhưng, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì chưa ai rõ mô tê gì làm sao hoàn thiện? Xin hỏi các Đại biểu Quốc hội là Tiến sỹ Kinh tế Trần Du Lịch, Trần Hoàng Ngân… rằng, các Ông có biết nó hình thù ra sao không. Cử tri thấy các Ông rất hay phát biểu về đổi mới thể chế thì đổi mới thế nào hay chỉ chung chung với nội hàm âm u vô nghĩa? Người viết tự hỏi, trong các vị lãnh đạo đất nước, các vị Đại biểu Quốc hội, có lúc nào băn khoăn, trăn trở, rằng tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản đâu chỉ có con đường quá độ, sao ta không thử, hoặc thí điểm tuần tự mà tiến lên, đích đến vẫn thế, để nhân dân bớt lầm than, đất nước đỡ tụt hậu.; để tài nguyên, khoáng sản mai này con cháu còn có mà ăn; để giang sơn, gấm vóc mãi mãi vững bền...

Một trong những đối tượng đang làm cho đất nước kiệt quệ, tham nhũng lan tràn, đẩy đời sông nhân dân đến chỗ bần cùng và bức xúc xã hội dâng cao là DNNN. Giải pháp để khắc phục yêu kém của DNNN mà Thủ tướng đưa ra là "Mọi DN thuộc các thành phần kinh tế phải hoạt động theo cơ chế thị trường. Xoá bỏ tình trạng độc quyền DN và những cơ chế chính sách tạo ra bất bình đẳng trong kinh doanh, nhất là trong tiếp cận các nguồn lực". Nói thì như vậy, còn làm?

Xin chất vấn thủ tướng, làm sao có môi trường bình đẳng, làm sao có bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực khi KTNN vẫn là chủ đạo? Từ trong tâm mình, thủ tướng có thấy bình đẳng không khi chính Thủ tướng lại đồng ý với kết luận thanh tra tại EVN đã được "chạy án" vừa qua. Theo đó sai phạm trước đó hơn 6.500 tỷ đã được hợp thức hoá. Bình đẳng ở đâu khi EVN dùng vốn vay ODA hạch toán lòng vòng, nhập nhèm để chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng của người dùng điện, làm giá điện tăng lên một cách giải tạo, bóp hầu, bóp họng nhân dân. Thủ tướng dựa vào luật nào để đồng ý việc hợp thức hoá vi phạm của EVN. Thủ tướng có biết điều 8 luật các tổ chức tín dụng "Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán". Luật này do Quốc hội ban hành, Thủ tướng nói thượng tôn pháp luật sao lại chà đạp lên pháp luật vậy? Bình đẳng ở đâu khi cùng hành vi nhưng tại ALCII và ACB đều bị xử hình sự rất nặng trong khi EVN lại được Thủ tướng đồng ý hợp thức hoá. Có bình đẳng không, khi DNNN được hạch toán vào giá thành hàng triệu đô để cán bộ học thạc sỹ chui, mua xe sang, xây biệt thự bể bơi... Thủ tướng có đồng ý loại khỏi giá thành điện những khoản chi bất hợp pháp, thực chất là ăn cắp của nhân dân nói trên không? Trong lần tăng giá điện tới đây, Thủ tướng có định minh bạch cách thức xử lý những khoản chi này không? Và, khi Ngân hàng thế giới khuyến nghị Thủ tướng tăng giá điện mới được cho vay, Thủ tướng có nói với họ thực chất giá điện Việt Nam đang hàm chứa nhiều khuất tất: Sự độc quyền, thói lãng phí của chủ đạo, sự gian dối, tham nhũng vô cùng tận của đội ngũ lãnh đạo EVN...?

Một nội dung quan trọng khác của Thông điệp 2014 là Nông nghiệp. Khỏi phải nói nỗi vất vả gian truân và bất hạnh của hơn 60 % nhân dân Việt Nam chân lấm tay bùn. Thật tội nghiệp, gần 70 năm một lòng một dạ theo Đảng; 40 năm đất nước thống nhất cùng tiến lên Chủ nghĩa xã hội nhưng đời sống nông dân còn cơ cực quá. Cứ tưởng khoảng cách giàu nghèo ngày một cách xa; thất học, dân trí thấp, không tiền khám chữa bệnh; nạn bóc lột, bất công; cường hào, ác bá là sản phẩm tận đẩu, tận đâu xa xăm lắm... Ấy vậy mà đọc báo nghe đài lại thấy đâu đó trong xã hội này, hàng ngày vẫn diễn ra. Cần khẳng định, không riêng gì Thủ tướng mà các nghị quyết của Đảng từ trước đến nay đều viết về Nông nghiệp rất hay, chỉ có điều chuyện thì "vẫn rứa". Làm sao tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng khi đất đai "vẫn rứa"? Làm sao tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, đưa khoa học, công nghệ vào sản xuất khi tích tụ ruộng đất vẫn là câu chuyện nói cho đỡ thèm? Làm sao cải thiện đời sống nông dân - Lực lượng đã đóng góp quyết định vào kinh tế đất nước thời gian qua khi mà Được mùa rớt giá vẫn là câu chuyện của hôm qua, hôm nay và ngày mai. Liệu người nông dân thắt lòng nhìn đống dưa hấu đỏ như máu chất ven đường có thể tin vào chế độ, có thể tin vào chính sách của Thủ tướng khi có Ông Bộ trưởng mặt mũi phương phi, bóng nhẩy trả lời Quốc hội"... là do ta được mùa quá và do cửa khẩu chật quá nên không tiếp nhận kịp. Người viết ngờ rằng trong đầu Ông Bộ trưởng này không hề có chuyện "Bạn" đang mua móng trâu, đĩa, lá điều, rễ cây...mua những thứ quái đản nhằm triệt hạ kinh tế đất nước. Chẵng lễ Ông này hoàn toàn mơ hò về an ninh quốc gia?

Rồi Ông Bộ trưởng Nông nghiệp, làm một mạch 10 năm, lúc nào cũng được khen là trả lời thắng thắn, chân thành. Ấy vậy mà thành quả lãnh đạo, quản lý của Ông thì vẫn mất mùa được giá và được mùa rớt giá...

Rồi hiện tượng Đinh La Thăng. Trong thế giới văn minh, không ai hành xử và chấp nhận cách hành xử sự vụ, vụn vặt kiểu Ông này. Điều khôi hài là Ông Đinh La Thăng đang được xem như tấm gương sáng trên chính trường Việt Nam. Đúng là "Việt Nam mình nó thế". Xin thử hỏi, nếu có một ông Uỷ viên BCT nào chất vấn vụ ông Dương Chí Dũng VINALINES thì Ông Thăng đi đầu nước. Người viết đồng tình với Đại biểu Cao Sỹ Kiêm, hoan nghênh sự sâu sát của Ông Thăng nhưng Ông Thăng cần tham mưu cho Chính phủ cơ chế quản lý ngành Giao thông. Là Bộ trưởng Giao thông thì phải nghĩ kiểm soát tổng phương tiện thích ứng với quỹ đường sá. Phải tạo cơ chế cạnh tranh để DN vận tải nào giá cao sẽ tự phá sản, đề ra các biện pháp quản lý nhà nước để xử lý xe quá khổ, quá tải, xe mất an toàn, xe chở hàng tươi sống độc hại, phải để nhân dân tham gia kiểm tra... Đơn cử, nếu không kiểm soát xe thương binh và giả thương bình thì chỉ năm sau nạn tắc đường đâu lại hoàn đấy...

Xin chất vấn Thủ tướng nếu còn tại vị nhiệm kỳ tới Thủ tướng có giới thiệu những vị đó tiếp tục làm Bộ trưởng không; Thủ tướng có thật lòng công khai công tác cán bộ để cử tri giúp cho để họ khỏi cười ra nước mắt như vậy nữa không ?

Còn nhiều, nhiều lắm. Những để đỡ mất thời giờ của độc giá, của Thủ tướng, xin được chất vấn Thủ tướng và đồng thời chất vấn các vị đại biểu Quốc hội: Có lúc nào các vị nghĩ 10 năm tới Việt Nam sẽ tụt hậu so với Campuchia và Mianma ? YES OR NO QUESTION. Nếu chưa bao giờ các vị nghĩ vậy thì thôi sang năm đừng tốn giấy mực viết thông điệp nữa mà chỉ lấy cái 2013 hoặc 2014 sửa lại thành 2015 là đủ rồi?.
  Mạnh Quân
  (Dân luận)

“84 năm Mặt trận”: Chỉ còn ca ngợi độc tôn chính trị

Vào ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng Minh - hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất (ngày nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).

Từ đó đến nay, Mặt trận đã tròn 84 tuổi. Quãng đường đi của Mặt trận, là sự chứng kiến thăng trầm của tình đoàn kết dân tộc.
Sự vẻ vang của những ngày đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến tranh chống Pháp, đại diện tiếng nói của những con người hướng về lý tưởng cộng sản trong thời kỳ chống Mĩ, và sau đó, là sự chìm vào im lặng sau những năm thống nhất đến nay.
Bởi, Mặt trận ngày càng trở thành tiếng nói của Đảng, tập hợp những sự gượng ép về “đồng thuận cao trong xã hội”. Do đó, Mặt trận có thể là sự sáng tạo độc đáo của ông Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng nó lại được kế thừa một cách quá cẩu thả, và gần như là khô cứng. 
Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc từ thôn bản, xóm làng cho đến những kỳ đại hội cấp TƯ trở nên xa lạ trong mắt người dân, với những tham luận, báo cáo dài nhưng quen thuộc về lịch sử vẻ vang, về chủ trương, đường lối của Đảng thay vì nhiệm vụ sát cánh, tập hợp lòng dân trong các vấn đề nóng của xã hội đương đại. Ở Mặt trận, vừa thừa tính Đảng, nhưng lại thiếu tính lý luận cuộc sống và thực tiễn cuộc sống. Đại đoàn kết dân tộc, vốn là chất keo cho sự tồn tại của Mặt trận, thì nay đã trở thành một thứ cực kỳ xa xỉ, vì ngày càng đi ngược lại với lời dặn dò của người sáng lập – ông Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết”. Ở một khía cạnh nào đó, Mặt trận trở thành một bình phong để che chở cho sự bất đồng thuận bên trong xã hội.
Thế nên, người ta coi Mặt trận như là một điểm đến của sự sa cơ thất thế, chứ không phải là một điểm tựa tập hợp lòng dân, nói lên tiếng nói của dân. Và vì vậy, Mặt trận trở nên thừa thãi trong một xã hội mà quyết định của Đảng là “đúng đắn, sáng tạo, văn minh, đạo đức”. Và Mặt trận tự biến mình thành nơi tuyên truyền các Nghị quyết của Đảng, giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng. Từ Nghị quyết số 08B-NQ/HNTW (27/3/1990) trong Hội nghị 8 - BCH TƯ Đảng (khoá VI) về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”; cho đến Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày (12/3/2003) của Hội nghị 7 BCH TƯ Đảng (khóa IX) về “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Sự ra đời ý nghĩa bao nhiêu, thời kỳ đầu hoạt động vẻ vang bao nhiêu thì bây giờ lại ngược lại bấy nhiêu. Và bản thân Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam bây giờ không còn đủ để xứng đáng với vai trò, vị trí và cả cái tên mà nó mang theo. Bởi ngay khía cạnh tốt nhất mà Mặt trận có thể làm là “phản biện xã hội” đã chuyển thành “tuyên truyền tích cực”.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trở thành một tổ chức ca ngợi độc tôn chính trị thay vì tổ chức liên minh chính trị, do đó “tính liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài” [1] gần như là điều không tưởng về mặt thực chất. Bởi Mặt trận tồn tại một thành viên và cũng là lãnh đạo - Đảng Cộng sản Việt Nam [2].
Cũng phải cảm thông, có lẽ vậy. Vì thành viên kiêm lãnh đạo, đã - đang thao túng, độc quyền đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn và tiến hành công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục, tổ chức kiểm tra và bằng sự gương mẫu của đảng viên trong sinh hoạt và hoạt động của Mặt trận. Và tất nhiên, sẽ không thể thiếu cấp ủy Đảng với quyền lực gắn với mệnh lệnh là số 1, buộc mọi cá nhân, tổ chức tham gia Mặt trận phải nghe và theo. Nhiệm vụ duy nhất Mặt trận cần làm là, “đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp nhân dân, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng”, trong đó có việc “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”. Nói một cách văn vẻ thì Mặt trận vẫn mải mê trong công tác xây dựng Đảng thay vì “giám sát hoạt động” của các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, cán bộ trên cơ sở “phản biện xã hội”.
Ngay cả các thành viên trong liên minh chính trị của Mặt Trận cũng chỉ là những đại diện cho cánh tay nối dài của Đảng, vì không có bất kỳ tổ chức nào mang tính độc lập về thực chất. Do đó, “các thành viên tham gia Mặt trận đều tự giác thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.”
Chủ đề của Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VII (Nhiệm kỳ 2009 – 2014) là “Nâng cao vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, và còn vài tháng nữa sẽ hết nhiệm kỳ. Nhưng sao, “phát huy” vẫn chưa thấy dân chủ, “tăng cường” nhưng bất đồng xã hội ngày tăng, “xây dựng khối đoàn kết” hoài nhưng chỉ thiểu số giàu lên, nước ngày càng mất thế và lực, xã hội ngày một bất công, dân chủ là hiếm thấy, văn minh là sự xa lạ.
Tại sao? 
Ai cũng hiểu, chỉ vài một nhóm người là không chịu hiểu!
Hòa Cầm
-----
[1] Khoản 1, Điều 9, Hiến pháp 2013.
[2] Khoản 2, Điều 1, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1999).
Việt Nam Thời Báo

Hoàng Hữu Phước - Dự Án Cảng Hàng Không Quốc Tế Long Thành

Không phải bất kỳ sinh viên nào cũng được vay tiền của Nhà Nước để hoàn tất việc học tập của minh. Ắt không sinh viên nào thuộc diện được vay tiền của Nhà Nước lại  cho rằng bản thân không nên vay tiền vì đó có thể là món nợ cho con cháu nên tốt nhất là chờ đến khi có tiền hãy học tiếp. Vấn đề liên quan đến người sinh viên là người ấy cần có năng lực cao, học lực giỏi, có ý chí lấy tự lực làm chính, có bản lĩnh vượt khó, có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, và có kế hoạch việc làm cụ thể, để có cơ may thực hiện việc chứng tỏ bản thân có trách nhiệm đối với khoản vay từ sự cậy tin của quỹ tín dụng, mà chỉ có sự xui rủi của bất trắc trong đời mới là lý do duy nhất cản trở việc chứng tỏ này, vốn sẽ được cảm thông và giải quyết xóa nợ như cách thường áp dụng tại bất kỳ quốc gia nào đối với các khoản cho vay tương tự.
Hình ảnh Nhật phủ nhận cho Việt Nam vay 2 tỉ USD xây sân bay Long Thành số 1Không phải bất kỳ doanh nhân nào cũng được vay tiền của Nhà Nước thông qua ngân hàng từ gói hỗ trợ vài chục ngàn tỷ thời suy thoái kinh tế để tiếp tục kinh doanh hoàn tất các thương vụ đã giao kết với các đối tác. Ắt không doanh nhân nào thuộc diện đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để được vay tiền của Nhà Nước lại cho rằng bản thân không nên vay tiền vì đó có thể là món nợ cho con cháu nên tốt nhất là chờ đến khi có tiền hãy tiếp tục kinh doanh, còn bây giờ hãy ngưng hoạt động, cho nhân viên và công nhân nghỉ việc rồi cáo lỗi với khách hàng và đối tác. Vấn đề liên quan đến người doanh nhân là người ấy phải có uy tín cao, quá trình kinh doanh tốt, ở doanh nghiệp có tiềm năng, có ý chí lấy tự lực làm chính, có bản lĩnh vượt khó, có định hướng kinh doanh rõ ràng, và có kế hoạch kinh doanh cụ thể với khách hàng cụ thể và ngành hàng ít rủi ro, để có cơ may thực hiện việc chứng tỏ bản thân có trách nhiệm đối với khoản vay từ sự cậy tin của ngân hàng thương mại, mà chỉ có sự xui rủi của bất trắc trong đời sống kinh tế nước nhà, khu vực, hay toàn cầu mới là lý do duy nhất cản trở việc chứng tỏ này, vốn sẽ được giải quyết theo các quy định của luật pháp dưới sự điều chỉnh của Luật Phá Sản Doanh Nghiệp như cách thường áp dụng tại bất kỳ quốc gia nào đối với các khoản cho vay tương tự.
Khi Dự Án Đầu tư Xây Dựng Cảng Hàng Không Quốc Tê Long Thành (dưới đây gọi tắt là Sân Bay Long Thành) được công chúng biết đến thì đương nhiên có rất nhiều ý kiến của dư luận thuộc hai phái luôn có ở bất kỳ đâu trên thế giới là pros and cons tức phe ủng hộ và phe chống đối. Do chi tiết phân tích của các ý kiến ủng hộ hay chống đối đã xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông chính quy cũng như không chính quy (với phái ủng hộ cho rằng Sân Bay Long Thành là điều cần thiết vì việc mở rộng Sân Bay Tân Sơn Nhất và Sân Bay Biên Hòa là bất khả thi, còn phái chống đối thì cho rằng việc mở rộng Sân Bay Tân Sơn Nhất và Sân Bay Biên Hòa là vừa khả thi vì không thể cạnh tranh với các sân bay khổng lồ của các nước trong khu vực, vừa không để lại món “nợ công” khổng lồ cho “con cháu”), bài viết này sẽ không lập lại các lập luận trên của cả hai phái mà chỉ cung cấp các lý giải khác, mang tính biện luận nhằm ủng hộ dự án Sân Bay Long Thành như sau.
1- Yếu Thế Cạnh Tranh:
Việc đang tồn tại các cảng hàng không loại lớn xung quanh Việt Nam (như Check Lap Kok của Hong Kong cùng Kuala Lumpur của Malaysia hoạt động từ năm 1998 và trong năm 2013 đã đạt gần 48 triệu lượt hành khách, Suvarnabhumi của Thái Lan hoạt động từ năm 2006 và trong năm 2013 đã đạt gần 52 triệu lượt hành khách, còn Sinapore nhỏ như Huyện Cần Giờ của Thành phố Hồ Chí Minh có Changi hoạt động từ những năm 1980 và nâng cấp mở rộng thêm từ 2008 thì trong năm 2013 đã đạt gần 54 triệu lượt hành khách – chưa kể mỗi sân bay kể trên hàng năm đều trung chuyển từ 600.000 đến hơn triệu tấn hàng hóa, và đều nhắm đến quy mô khai thác phục vụ 100 triệu hành khách/năm) để cho rằng Sân Bay Long Thành sẽ kém thế cạnh tranh, khó thể đạt số lượng hành khách/năm, là điều không đúng. Không thể nói Ấn Độ đã đoạt danh “Văn phòng của thế giới” cung cấp cho toàn cầu – nhất là Mỹ – các dịch vụ công nghệ thông tin chất lượng cao, nên Việt Nam hãy từ bỏ đầu tư vào đào tạo và phát triển công nghệ thông tin. Không thể nói ngành công nghiệp phụ trợ không nên đưa vào kế hoạch phát triển tại Việt Nam vì tất cả các công ty thí dụ như sản xuất ô tô hàng đầu thế giới đều đã có sẵn hệ thống “công nghiệp phụ trợ” khắp thế giới. Nếu Singapore hủy kế hoạch mở rộng, hiện đại hóa sân bay Changi vì Thái Lan đã xây xong Suvarnabhumi trước chiếm 45 triệu khách/năm, thì đã không có việc Changi năm 2013 đạt gần 54 triệu khách tức gấp 10 lần dân số Singapore. Điều kiện cần và đủ cho việc “đi tắt, đón đầu” của một kế sách mang tính quốc gia luôn là tổ hợp của “tầm nhìn chiến lược + tài lực hùng mạnh + quyết tâm chính trị cao”. Xây dựng Sân Bay Long Thành chính là việc đại sự “đi tắt, đón đầu” của phát triển ngành hàng không quốc gia thành trung tâm trung chuyển lớn và quan trọng nhất của Đông Nam Á và Châu Á. Dự án đã nói lên quyết tâm chính trị và tầm nhìn chiến lược. Điều duy nhất là thành tố tài lực hùng mạnh – nhưng như đã nói, tài lực không duy chỉ mang ý nghĩa số tiền thực có trong ngân khố của một quốc gia mà còn là các khoản vay khổng lồ từ các định chế tài chính quốc tế, cùng các khoản huy động được từ nhiều nguồn khác nhau – những thứ mà tại Việt Nam dư luận cho rằng sẽ dẫn đến nỗi lo lắng mang tên nợ công và lời than cho con cháu.
2- Nợ Công Để Con Cháu Ngày Sau Gánh?
Khi nói đến nợ công, nhất thiết cần quan tâm đến sự thật là đa số các khoản vay là để thực hiện các công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia, qua đó tạo ra công ăn việc làm nội địa cho người lao động, các doanh nghiệp phát triển thương mại cung cấp hàng hóa và dịch vụ phục vụ công trình, và kinh tế các địa phương được phát triển theo đầ phát triển của cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực đặc biệt như giao thông, bến bãi, kho lẫm, v.v. Vấn đề của nợ công là khả năng trả nợ của Nhà Nước có theo đúng lịch trình thanh toán không, và các công trình đã hoàn tất phát huy tác dụng đến đâu. Việc xây dựng Sân Bay Long Thành và đưa vào hoạt động tất nhiên tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước từ các hoạt động trung chuyển hàng không, các dịch vụ thương mại trong khai thác Nhà Ga và các vùng phụ cận, v.v. Do đó, không thể cho rằng tổng vốn đầu tư nếu từ vốn vay của nước ngoài sẽ là con số đơn giản của tổng vốn cộng với lãi suất ngân hàng theo số năm tháng của phân kỳ thanh toán, và con số khổng lồ này để “con cháu” tức những người chẳng hưởng gì mà phải nai lưng ra trả. Đó là kiểu lập luận rất phiến diện. Đã vay thì phải trả – nghĩa là ngay cả khi khoản cho vay là từ những công dân Việt Nam giàu có thì đó cũng phát sinh nợ công mà Nhà Nước phải giải quyết theo lịch thanh toán đã định cho những người dân ấy, chứ không phải “nợ vay của người dân để con cháu người dân ngày sau gánh trả”. Vì vậy, cần tiếp cận vấn đề “nợ công” đối với các siêu dự án theo một cách khác, tập trung hơn, đơn giản hơn: (a) nợ công nhất thiết phải là do nhu cầu vay mượn chính đáng để phục vụ phát triển đất nước; (b) các dự án làm phát sinh nợ công càng nhất thiết phải được giám sát cực kỳ nghiêm nhặt để triệt tiêu thất thoát, tham nhũng; và (c) các dự án làm phát sinh nợ công càng nhất thiết phải đặt dưới sự quản lý tốt nhất để phát huy tác dụng, hiệu quả kinh tế, phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế của từng dự án. Đó mới là những điều cần nói đến. Dự án – nhất là siêu dự án – đều nhằm phục vụ phát triển đất nước mà mọi người dân đều được hưởng lợi trực tiếp hay gián tiếp, dài hạn hay ngắn hạn, trước mắt hay lâu dài, cụ thể hay phi vật chất; và không ai có thể đứng ngoài đối với trách nhiệm “hoàn lại khoản vay” cả.
3- Sân Bay Long Thành: Lỡ Thời Cơ
Siêu dự án Sân Bay Long Thành nếu như được khởi sự từ năm 2005 theo quy hoạch tại Quyết định 703/QĐ-TTg thì lẽ ra đất nước đã có thể tận dụng thời cơ của sự ít hơn những khó khăn về kinh tế để sự đầu tư cũng ít khó khăn hơn, và lẽ ra đã chiếm lĩnh thị trường hàng không trung chuyển của toàn khu vực.
4- Sân Bay Long Thành: Đúng Thời Cơ
Siêu dự án Sân Bay Long Thành nếu như được khởi sự từ năm 2015 thì lại là một cơ hội khác do những yếu tố sau:
a) Nếu được xây dựng từ nhiều năm trước, đại công trình này ắt hứng chịu các đại họa của tham nhũng, hối lộ, lại quả, nâng giá, chất lượng thi công hoàn toàn kém từ giám sát tồi và quản trị tệ hại, do thiếu vắng các cơ chế quản lý đầu tư phù hợp.
b) Nếu nay được xây dựng, đại công trình này được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ hơn nhiều để triệt tiêu các tệ nạn nêu trên, đặc biệt có danh dự và trách nhiệm cụ thể của Quốc Hội, Đảng, Chính Phủ trước nhân dân, cùng hệ thống luật pháp hoàn chỉnh và hoàn thiện.
c) Sân Bay Long Thành trở thành cảng hàng không mới hơn, hiện đại hơn, và do đó luôn mang yêu tố hấp dẫn hơn đối với hành khách và khách hàng.
d) Các sự cố rối loạn chính trị như phe “áo vàng” biểu tình phong tỏa sân bay Suvarnabhumi của Thái Lan năm 2008 hoặc biểu tình gây đình đốn sinh hoạt ở Hong Kong năm 2014, không thể không tái diễn, tiềm tàng nguy cơ gây khó cho hoạt động kinh doanh trung chuyển hành khách và hàng hóa trng khu vực. Nếu nay được xây dựng, biến Sân Bay Long Thành của một Việt Nam có tiếng tốt về ổn định chính trị và an ninh trật tự trở thành sự lựa chọn an toàn hơn.
e) Sân Bay Tân Sơn Nhất không thể mở rộng để đáp ứng nhu cầu trung chuyển hành khách và hàng hóa do toàn bộ các hệ thống đường giao thông quanh sân bay và nội thành đã quá tải, càng không thể đáp ứng nhu cầu các phương tiện ra vào sân bay khi lượng hành khách đạt ngưỡng 25 triệu lượt khách/năm vào năm 2016 với quy mô hiện tại, và đến công suất 40–50 triệu lượt hành khách/năm nếu đầu tư mở rộng thêm.
f) Sân Bay Tân Sơn Nhất đe dọa an toàn của dân cư Thành phố Hồ Chí Minh về mặt sức khỏe cộng đồng khi hoạt động của các máy bay cất cánh và hạ cánh gây ô nhiễm môi trường với các chất độc hại như Nitrogen Dioxides (NO­2) gây bịnh đường hô hấp, phổi, và hen suyển; Carbon Monoxide (CO) gây giảm khả năng chuyển tải dưỡng khí trong tế bào máu gây tổn hại cho tế bào cơ thể; Sulphur Oxides (SO­x) gây viêm nhiễm hệ hô hấp, hen và viêm cuống phổi mãn tính; Carbon Dioxide CO2 gây hiệu ứng nhà kính; chưa kể các hydrocarbons như Benzene gây ra chứng thiếu máu hoặc ung thư bạch cầu, Toluene gây hại cho hệ thần kinh, và nhiều loại khác có thể gây ra các ung thư khác, v.v. Ngoài ra, ô nhiễm tiếng ồn cũng là mối đe dọa cho sức khỏe thính lực của cư dân nếu không có cơ chế quy định buộc tiếng ồn của động cơ máy báy không được vượt quá 66dB (đề-xi Ben) vào ban ngày hoặc quá 57dB vào ban đêm. Đặc biệt nghiêm trọng nếu xảy ra các sự cố hàng không trong lúc cất cánh hay hạ cánh của máy bay cũng như nếu sân bay là mục tiêu của khủng bố, phá hoại.
g) Với sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, Sân bay quân sự Biên Hòa giữ vai trò quan trọng bảo vệ Thành phố Hồ Chí Minh cũng như khu vực các tỉnh phía Nam,  đảm trách luôn vùng trời của Biển Đông. Sân bay Biên Hòa, do đó không thể nhận lấy sự đầu tư nâng cấp để thành một Sân ban Tân Sơn Nhất thứ hai, chưa kể Sân Bay Biên Hòa cũng nằm trong thành phố, hoàn toàn không thích hợp để xây thành sân bay dân dụng với tất cả những vấn đề y như Sân bay Tân Sơn Nhất gặp phải như đã nêu trên. Sự phát triển của Sân bay Tân Sơn Nhất sẽ gặp phải khó khăn do mọi ưu tiên đều dành cho sự cất cánh và hạ cánh của máy bay quân sự, trong khi các máy bay dân dụng khi hạ cánh xuống hay cất cánh từ Thành phố Hồ Chí Minh đều phải nhường cho máy bay quân sự do chồng lấn vùng trời của không phận Thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hòa.
h) Và cuối cùng song không kém phần quan trọng là các máy bay dân dụng hạng lớn cất cánh từ Thành phố Hồ Chí Minh đều có khó khăn do quá gần không phận Campuchia nên phải cố tránh xâm phạm vùng trời “nước bạn”.
Việc mở rộng Sân bay Tân Sơn Nhất, do đó, chỉ có giá trị trên giấy với những con toán thuần túy số học để cho ra một kết luận duy nhất đúng về tổng vốn đầu tư thấp hơn. Tuy nhiên, một điểm quan trọng luôn được đặt lên hàng đầu ở các nước tiên tiến nhưng lại chưa được xem trọng tại Việt Nam, đó là sự an cư của cư dân tại chỗ. Người ta xét đến vị trí nào không phải giải tỏa nhiều dân cư để tránh tối đa có thể được mọi xáo trộn đời sống quen thuộc có khi lâu đời và nhiều thế hệ gia đình của người dân. Ở ta thì có hiện tượng vô tư bàn đến chuyện giải tỏa bao nhiêu hộ, theo giá thị trường thì chỉ tốn bấy nhiêu so với đầu tư nhiều hơn cho việc xây mới ở xa.
5- Vậy Thì Nghĩa Là…
Chúng ta nên xây Sân Bay Long Thành. Đó là sự cần thiết. Thậm chí, đó là sự cấp thiết. Vấn đề phải quan tâm ở đây là:
a) Quốc Hội cần thông qua chủ trương xây dựng Cảng Hàng Không Long Thành để Chính phủ có cơ sở tiến hành lập Dự Án Tiền Khả Thi
b) Trên cơ sở hoàn thành dự án tiền khả thi, Chính Phủ thu xếp các khoản vay thích hợp để thực hiện
c) Cần lưu ý không để tái diễn tình trạng như Sân bay Tân Sơn Nhất: phải quy hoạch nghiêm ngặt không cho phép khu vực dân cư được lấn và áp sát Sân bay Long Thành; quy hoạch nghiêm ngặt chiều cao công trình ở các khu dân cư; cũng như quy hoạch đồng bộ các tuyến giao thông và các loại phương tiện giao thông từ và đến Sân Bay Long Thành để thực sự biến đây là cảng hàng không trung chuyển hàng đầu của khu vực, tạo đà cho phát triển kinh tế nước nhà.
Xây dựng Cảng Hàng Không Long Thành vì hiện tại và tương lai của mọi người dân Việt.
Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế
(Blog Hoàng Hữu Phước)

VTV muốn gì ở Công Phượng?

Nguyễn Công Phượng là ngôi sao bóng đá được nhiều người kỳ vọng
Những thắc mắc về tuổi của Công Phượng tưởng chừng đã chấm dứt khi giấy khai sinh gốc của cầu thủ này được công khai và VFF ra kết luận. Nhưng với VTV như vậy là chưa đủ, trong chương trình Chuyển động 24h trưa 16/11/2014, những nghi vấn tiếp tục được đưa ra.
Học bạ
Theo VTV, có những điểm khác lạ như chữ trong học bạ đều tăm tắp trong khi nó đáng lẽ ra phải có các nét khác nhau ở các năm giống như Đặng Thị Phương đã từng học cùng Công Phượng.
Thắc mắc tiếp theo là Phượng có đến 2 Giấy chứng nhận Hoàn thành chương trình Tiểu học, một ghi tốt nghiệp năm 2006, một là 2007.
Để giải đáp phần nào cho vấn đề này, trong học bạ của Phượng có một điểm khác với Đặng Thị Phương là tiền đạo U19 phải học đến 2 năm lớp 4 (đúp 1 năm) nhưng không thấy VTV đả động.
Thật ra chuyện học hành ở quê như mẹ Phượng thừa nhận cũng chẳng được chú ý và thậm chí như chúng ta biết chuyện đi “xin” một cái giấy chứng nhận cũng chẳng phải là quá khó ở những nơi như thế này.
Có thể thấy, chuyện học hành của cầu thủ này trước đây rất “lem nhem” vì chỉ “đi đá bóng suốt”, chuyện có đi “xin” hay gì gì nữa để lên lớp hoặc tốt nghiệp là một chuyện bản thân Phượng, bố mẹ và những cán bộ thầy cô không ai muốn nhắc lại.
Dù sao cũng phải thừa nhận rằng nhìn vào Học bạ và Giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiểu học vẫn chưa thế kết luận được Công Phượng bao nhiêu tuổi.
Hỏi hàng xóm, bạn bè
Phóng viên VTV hỏi một người sinh năm 90, người này “xác nhận em trai sinh năm 93 của mình học cùng Công Phượng”, nhưng người này lại nói: “Công Phượng là 93. 93 hay 94 gì…”. Như vậy người này cũng không chắc chắn, tiếc là dòng phụ đề (do lo ngại khán giả không nghe rõ giọng địa phương) lại không “dịch” đoạn “hay 94 gì” mà chỉ ghi “Công Phượng là 93”.
Chưa có cuộc tiếp xúc nào với bạn thực sự học cùng Công Phượng...
Tiếp theo đó mẹ của Đặng Thị Phương trả lời thay con gái (vì đang đi làm xa) rằng không phải cô con gái sinh năm 95 mà là cậu con trai sinh năm 93 mới học cùng Công Phượng và thêm chi tiết về chuyện Công Phượng làm lại học bạ giấy khai sinh: “Cả làng này họ biết nhưng họ giấu hết”.
Những điều trên chắc chắn ngược hoàn toàn với những người đã bênh vực Công Phượng, ai đúng ai sai thật khó khẳng định. Những người đồng tình với Công Phượng, chúng ta không thể biết được rằng họ nói vậy có vì tình cảm cá nhân hay không, và những người không đồng tình thì cũng không biết do khách quan hay do sự không thân thiết ngoài đời.
Chưa có cuộc tiếp xúc nào với bạn thực sự học cùng Công Phượng, mà ngay cả khi có học cùng đi chăng nữa, bạn cùng lớp có biết hết tuổi thật của nhau? Tôi có không ít bạn cùng lớp mà sau rất nhiều năm mới biết rằng thực ra kém hoặc hơn tuổi mình.
Tóm lại, những cuộc tiếp xúc với người thân của bạn bè trên đây cũng chưa thể khẳng định được điều gì.
Giấy khai sinh
VTV đặt dấu hỏi cho tờ Giấy khai sinh gốc đã cũ vàng của Công Phượng rằng nó thiếu 2 nội dung Số và Quyển nên như vậy không có giá trị pháp lý.
Về điều này vài ngày trước khi VFF điều tra, một cán bộ Tư pháp - Hộ tịch của xã cho biết, do thời điểm đó quy trình thủ tục hành chính còn lỏng lẻo nên mới dẫn đến tình trạng thiếu sót. Sau này, xã đã thu hồi giấy khai sinh gốc để làm lại. Không chỉ Công Phượng mà hàng trăm nhân khẩu ở xã Mỹ Sơn thời điểm năm 2010 đều phải làm lại giấy khai sinh theo chuẩn mới, theo nghị định 158 của Chính phủ.
Sau khi đi tìm cuốn sổ đăng ký khai sinh nhưng nó được cán bộ xã báo mất từ lâu, VTV đưa ra nghi vấn: giấy khai sinh mới của Công Phượng được làm lại trên cơ sở nào, và sẵn sàng cấp lại theo lời khai của nhân thân là một việc làm nguy hiểm.
Đúng là như thế, nhưng lỗi đâu phải ở gia đình Công Phượng.
Hộ khẩu
Theo VTV, nó “bị sửa chữa nhập nhèm” nhưng “không bình luận nó đúng hay sai”. Họ rõ ràng đã bỏ qua việc Công Phượng có một người anh trai đã mất vì đuối nước, gia đình đã giải thích vài ngày trước trên báo rằng đó là cán bộ đã ghi đè tên của Phượng lên người anh trai Nguyễn Công Khoa sinh năm 93 nên mới có sự nhầm lẫn như thế.
VTV còn bỏ qua một điều nữa, trên Công Khoa còn một người chị (Nguyễn Thị Kiều) sinh tháng 8 năm 1990, nếu quả thật Công Phượng sinh ngày 21/1/1993 thì có nghĩa rằng trong vòng 29 tháng kể từ ngày sinh Nguyễn Thị Kiều, bà Nguyễn Thị Hoa phải sinh tiếp 2 người con. Cứ trung bình vừa sinh nở xong 5 tháng lại có thai và sinh tiếp trong khi những người con khác lại có khoảng cách dài và hợp lý hơn nhiều. Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ thường thường khó sinh nở không đều như thế.
Bằng chứng mới nhất mà VTV tìm ra là Hồ sơ hộ khẩu năm 2002, ở đó có ghi Công Phượng sinh năm 1993 thật, nhưng nó cũng hoàn toàn không ghi tên người anh Công Khoa như cuốn Hộ khẩu 2001 kia, điều này đã được gia đình và cán bộ giải thích rằng sửa lại do Khoa mất năm 2000.
Công Phượng thuộc lứa đầu của Học viện bóng đá HAGL-Arsenal-JMG
Cách tiếp cận của VTV có vấn đề
Tóm lại, tất cả những điều trên đều chưa đủ xác thực. Những lập luận mà tôi đưa ra và những chứng cứ của VTV rốt cuộc không thể làm sáng tỏ vấn đề. Cứ cho rằng tôi đứng về phía Công Phượng, “đóng vai” người bảo vệ Công Phượng, nhưng chính tôi cũng không dám khẳng định tuổi thật của em là bao nhiêu và rõ ràng có những nghi vấn tôi chưa giải thích được.
Còn VTV, họ đang “đóng vai” gì? Nếu hỏi, có lẽ VTV sẽ trả lời rằng họ không đứng về phía ai cả, họ đứng về phía “sự thật”. Nhưng nếu vậy, mọi chi tiết phải được nêu ra chứ không phải bỏ qua những thông tin có thể có lợi cho lời giải thích của gia đình cầu thủ này.
Những ai xem chương trình có lẽ đều bất ngờ với cách dàn dựng không khác gì phóng sự điều tra án mạng hoặc buôn ma túy với không khí căng thẳng từ đầu đến cuối cùng với khuôn mặt “hình sự” của người dẫn chương trình. Lời kêu gọi Công Phượng lên tiếng khiến người ta cảm tưởng đây là lời kêu gọi một tên tội phạm đang lẩn trốn ra đầu thú trước pháp luật.
Công Phượng thực ra đã trả lời báo chí hơn 1 tuần trước đây rồi nhưng hiện nay VTV không tin. Vậy nếu cầu thủ này tiếp tục trả lời rằng “Em sinh năm 95” thì VTV có tin hay không?
Ngày sinh tháng đẻ và cả bố mẹ đẻ, chỉ có người sinh ra mới có thể trả lời cho con mình mà thôi, đứa trẻ mới lọt lòng chỉ biết khóc chứ đâu nhận biết được những việc đó, tất cả đều do cha mẹ kể lại và nhiều khi đến lúc lâm chung các bậc sinh thành mới cho con mình biết sự thật. Tôi không biết Công Phượng thế nào, nhưng người rõ nhất là mẹ em chứ không phải em.
Tất cả những giấy tờ dù là gốc hay sửa lại đều trước khoảng thời gian thi tuyển vào Học viện HAGL – JMG rất xa chứng tỏ dù Công Phượng và gia đình có sửa cũng không phải là mục đích để vào đây, học viện HAGL cũng chẳng liên quan vì họ không chạy theo thành tích và suýt không nhận Công Phượng do quá bé so với các bạn cùng trang lứa.
VTV điều tra đến cùng để làm gì trong khi lỗi lớn nhất là ở chính quyền địa phương?
Vậy thì VTV điều tra đến cùng để làm gì trong khi lỗi lớn nhất là ở chính quyền địa phương mà những nơi còn lạc hậu thì ở đâu chả thế. Ở Châu Phi chẳng hạn, tuổi cầu thủ không biết đâu mà lần. Một trong những huyền thoại bóng đá của châu lục này – Samuel Eto’o, sinh năm 1981 nhưng theo người tình cũ của “Báo đen” thì Eto’o đã cho cô xem một số giấy tờ chứng tỏ anh sinh năm 1974 tức là năm nay đã 40 tuổi.
Eto’o giờ có nói cũng chả ai tin vì không ai biết dựa trên cơ sở nào, tiền đạo người Cameroon chỉ có thể trả lời bằng các bàn thắng, như pha Hat-trick anh ghi vào lưới Man United khi sắp bước sang “tuổi 40” chẳng hạn.
Trường hợp của Công Phượng, em còn quá trẻ để đối mặt với chuyện này. Nếu bây giờ em thực sự sinh năm 93 thì có khi lại may, chứ nếu đúng em sinh 95 thì dư luận chưa tha cho em đâu.
Xin nhắc lại lần lần cuối rằng tôi không thể khẳng định được gì, VTV cũng thế. Vấn đề lớn nhất ở đây là cách đặt vấn đề và tiếp cận vấn đề của VTV. “Quá trình đi tìm sự thật” của VTV có thể “không bao giờ là có lỗi” (theo cách diễn đạt của họ), nhưng nếu nhân vật chính chứng minh được mình vô tội, VTV có cảm thấy mình đã có lỗi với cách tiếp cận vấn đề của mình không?
Khi chưa có bằng chứng xác đáng mà đã tin tưởng chắc chắn người khác có tội, đó không phải lỗi ở hành động cụ thể mà là lỗi về thái độ. So sánh thế này thì sẽ thấy nặng nề: anh không thể đối xử với người mắc lỗi đi sai làn đường giống như với một tên tử tù được.
Cách tiếp cận vấn đề quá nặng nề của VTV có để lại hậu quả hay không, chỉ có thời gian mới có thể trả lời. Hy vọng áp lực này sẽ không đeo chì vào đôi chân của Công Phượng để rồi giết chết một tài năng vốn chưa bao giờ biết gian lận trên sân cỏ.
Trần Công Hưng
Gửi tới BBC từ Hà Nội
Bài phản ánh quan điểm và văn phong riêng của tác giả từ Hà Nội.
(BBC)

Nguyễn Văn Đài - Kinh nghiệm cho những người hoạt động nhân quyền và các thân hữu khi xuất cảnh

Trong những ngày vừa qua, có rất nhiều những người hoạt động nhân quyền và một số thân hữu khi xuất cảnh đi nước ngoài học tập, du lịch, thăm bạn bè đã bị dừng xuất cảnh.
An ninh đã tiến hành thẩm vấn những người bị dừng xuất cảnh. Do hầu hết các anh em hoạt động nhân quyền và các thân hữu chưa có kinh nghiệm nên bị cuốn vào các câu hỏi thẩm vấn của an ninh mà lại quên mất quyền của chính mình.
Kinh nghiệm đầu tiên cần nhớ là: Chúng ta luôn luôn chuẩn bị tâm lý có thể sẽ bị dừng xuất cảnh và bị thẩm vấn. Chúng ta luôn sẵn sang đối phó với việc thẩm vấn của rất nhiều an ninh. Thái độ của an ninh có thể là khủng bố tinh thần như đe dọa, quát tháo hoặc họ dụ dỗ. Khi chúng ta có tâm lý chuẩn bị như vậy thì chúng ta sẽ có sự bình tĩnh, can đảm và sáng suốt.
Nguyễn Văn Đài
Kinh nghiệm thứ hai: Không trả lời câu hỏi của an ninh, mà chúng ta đưa ra yêu cầu của mình.
An ninh thường sử dụng bài đánh phủ đầu bằng 1 vài thông tin mà họ nắm được, phán đoán, thậm chí phịa ra làm cho chúng ta lầm tưởng là họ biết tất cả rồi. Việc chúng ta có khai báo hay không chỉ để xem mức độ thành thật của chúng ta.
Nhưng cho dù họ nói gì, hỏi gì ngay ban đầu. Chúng ta cứ bình thản, im lặng và suy nghĩ. Không trả lời câu hỏi của họ. Câu đầu tiên mà chúng ta nói là: "Đề nghị các anh cho tôi biết lý do tôi bị dừng xuất cảnh? Tôi có quyền thông báo cho gia đình và người thân về việc tôi bị tạm giữ."
1/ Nếu an ninh không đáp ứng yêu cầu và trả lời lý do thì chúng ta cự tuyệt và không bao giờ trả lời bất kỳ câu hỏi nào của họ.
2/ Nếu họ đưa ra lý do chung chung như có dấu hiệu, nghi ngờ,… vi phạm an ninh quốc gia thì chúng ta tiếp tục yêu cầu họ:
Đề nghị các anh đưa ra bằng chứng để chứng minh điều các anh nói? Và yêu cầ các anh cho biết tôi đã vi phạm điều luật và văn bản pháp luật nào?
An ninh chẳng bao giờ có bằng chứng cả. Vì việc chúng ta đi học tập, du lịch, thăm bạn là hợp pháp.
Nhưng an ninh sẽ áp đặt các câu hỏi để bắt chúng ta trả lời như:
1/ Anh chị đi đâu?
Trả lời: Anh nhìn vào vé thì biết, không cần phải hỏi. Tôi không trả lời. Tôi tiếp tục yêu cầu anh cho biết lý do bị dừng xuất cảnh và đưa ra bằng chứng?
2/ Ai mời hay tổ chức nào mời anh chị đi?
Trả lời: Đây là chuyện riêng của tôi. Tôi tiếp tục yêu cầu anh cho biết lý do bị dừng xuất cảnh và đưa ra bằng chứng?
3/ Ai mua vé cho anh chị?
Trả lời: Tại sao tôi phải trả lời anh? Tôi tiếp tục yêu cầu anh cho biết lý do bị dừng xuất cảnh và đưa ra bằng chứng?
4/ Anh chị có biết Hội.. này không?
Trả lời: Việc biết Hội này hay Hội kia không liên quan đến việc các anh dừng xuất cảnh của tôi. Tôi tiếp tục yêu cầu anh cho biết lý do bị dừng xuất cảnh và đưa ra bằng chứng?
5/ Anh chị có quen anh A hay chị B không?
Trả lời: Việc quen ai là chuyện riêng của tôi, tôi không có nghĩa vụ cho các anh biết. Tôi tiếp tục yêu cầu anh cho biết lý do bị dừng xuất cảnh và đưa ra bằng chứng?
Tóm lại: Cho dù an ninh có hàng trăm, hàng nghìn câu hỏi, thì chúng ta không bao giờ cho họ câu trả lời. Đó là quyền riêng tư, quyền bảo vệ bí mật cá nhân của bạn. Điều 21 Hiếp pháp VN 2013 qui định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình”. Bạn có quyền giữ bí mật đó, bạn không có nghĩa vụ trả lời an ninh. Không có bất cứ một điều luật nào của Việt Nam bắt bạn phải trả lời.
Họ muốn làm gì chúng ta, họ phải đưa ra lý do, bằng chứng và văn bản luật tương ứng.
Họ không đưa ra lý do, không có bằng chứng, không có văn bản luật. Họ đang chà đạp Hiến pháp, pháp luật, và họ đang chà đạp lên các quyền con người của bạn. Mà cụ thể ở đây là “quyền tự do đi ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về nước” theo điều 23 Hiến pháp VN 2013 đang họ vi phạm.
Nguyễn Văn Đài
(FB Nguyễn Văn Đài)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét