Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Tự do báo chí không làm mất chế độ

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN DIỄN ĐÀN

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

-‘Tự do báo chí không làm mất chế độ’

*** Cái đề không cần để trong ngoặc, nó đúng như thế và thật sự như thế – Chế độ cầm quyền của một quốc gia hết sức vì Quốc gia và Dân tộc , để tồn tại giới cầm quyền được nhận sự trả công của nhân dân tương xứng, không hút mồ hôi xương máu của nhân dân vì những lợi ích không phải của đa số nhân dân thì làm sao mà mất quyền lãnh đạo, bộ Dân điên sao -Và chính báo chí cũng không dại gì viết bậy bạ cho nhân dân ném đá và tự nhiên bị tiêu vong .Chỉ cấm những gì thuộc an ninh quốc gia, có khuynh hướng cổ vũ bán nước chống lại nhân dân, nhưng lãnh vực ANQG cũng qui định cho rõ ràng, không lẽ anh lấy tiền của dân mua khí tài phục vụ quốc phòng, người ta mua thì một, anh mua thì 2… bảo cấm báo chí câm họng à.

BBC


Ông Nguyễn Công Khế (trái) từng làm Tổng biên tập tờ Thanh Niên
Việc cởi trói cho báo chí được tự do bày tỏ quan điểm của mình ‘chỉ có lợi’ cho chính quyền chứ ‘không làm mất chế độ’, ông Nguyễn Công Khế, cựu tổng biên tập báo Thanh Niên, nói với BBC.

Ông Khế vừa có bài viết đăng trên mục Ý kiến của tờ New York Times hôm 19/11 kêu gọi chính quyền Việt Nam thực hiện tự do báo chí.
Nền báo chí Việt Nam từ lâu nay vẫn đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng Cộng sản để đảm bảo không đi chệch khỏi tư tưởng và đường lối của hệ thống chính trị.

‘Rất có hại’

Trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt hôm 20/11, ông Khế cho biết trước khi ông đăng bài trên New York Times, ông đã đề đạt ý kiến ‘báo chí tự do’ với ‘nhiều cán bộ cao cấp của Việt Nam, kể cả những người trong Ban Tuyên giáo trung ương’.
“Cách nay ba bốn ngày tôi có trao đổi với hai lãnh đạo Tuyên giáo. Tôi nói rằng một nền báo chí mà chỉ cho những tờ báo lá cải câu view những chuyện bậy bạ đã vô hình chung phát triển theo hướng đó,” ông nói.
“Trong khi mỗi ngày những chuyện chính yếu như kinh tế, nợ công, nợ xấu, những vấn đề sống còn của đất nước thì không bàn,” ông nói thêm.
“Thậm chí người ta nói về anh. Họ phê phán việc này việc khác anh cũng không nói lại.”
“Cứ để tình hình như thế này thì rất có hại cho đất nước,” ông nói và cho biết các lãnh đạo ‘không phản ứng gay gắt trước ý kiến của ông’ và ‘không nói lại là tôi sai’.
Ông cho rằng khi nền báo chí tự do ‘nói những vấn đề, phản biện hàng ngày’ thì các lãnh đạo Đảng, Nhà nước ‘có thể lắng nghe để sửa chữa hoàn thiện cho tốt’.
“Các nhà nước sử dụng tự do ngôn luận và dân chủ thì chỉ có lợi thôi,” ông nói, “Soi gương hàng ngày mới biết trên mặt mình có gì thì mới sửa chữa được và phát triển được.”

‘Phản biện thì sáng tỏ’


Ban Tuyên giáo Trung ương dưới quyền ông Đinh Thế Huynh kiểm soát toàn bộ truyền thông VN
Ông Khế cũng bác bỏ việc tự do báo chí ‘sẽ làm mất chế độ’.
“Sau Đại hội 6 của Đảng khi báo chí nói nhiều chuyện nhất và khi nền kinh tế phát triển tốt nhất thì người dân có niềm tin vào tương lai đất nước nhất,” ông phân tích.
“Phải cho nhân dân có tiếng nói. Khi phát huy dân chủ, phát huy tự do ngôn luận có phản biện nhiều chiều thì xã hội sáng tỏ thôi,” ông nói thêm.
Khi được hỏi liệu tự do báo chí có dẫn đến việc động chạm những vấn đề nhạy cảm của Đảng, của chính quyền mà lâu nay vẫn được che giấu, ông Khế cho rằng:
“Hãy minh bạch. Cái gì mình sai, mình lỡ có khiếm khuyết thì nói với dân là tôi khiếm khuyết. Người dân Việt Nam rất dễ khoan dung.”
Theo ông Khế thì trong nền báo chí một chiều bị kiểm soát chặt chẽ hiện nay ‘thiệt hại lớn nhất là của Nhà nước’.
“Khi đăng tin một chiều và không để cho người ta nói thì số lượng người đọc và lòng tin của người dân giảm,” ông nói.
“Người ta tìm vào chỗ khác. Có chỗ khác thay thế,” ông nói thêm, “Điều gì anh không nói sẽ có người khác nói thay. Đúng sai thì anh chịu.”
“Báo chí tự do là không tránh khỏi. Đối với các nước không lạ và đối với Việt Nam cũng sẽ không lạ,” ông nói thêm.

-Bộ Chính trị nên ‘tăng quyền’ Quốc hội

***Từ hồi chưa thống nhất, ở Miền Bắc XHCN VN đã có câu trong dân là “đảng chỉ tay,mặt trận giơ tay, quốc hội vỗ tay”  (vỗ tay cà rụp, cà rụp có nhịp đấy)qua chứng minh thực tiễn cho đến hôm nay đâu có sai cái chỗ nào- Bảo đảng tăng quyền cho quốc hội là nói đúng về sự cho phép của đảng, bỡi vì ở xứ cọng sản thì đảng lãnh đạo và quản lý toàn diện cho nên chính  cái đảng CS là nắm quyền lực cao nhất quốc gia- Nên xóa bỏ “cơ chế” quốc hội , để cái tổ chức này làm kiểng với thế giới Tư bản chớ có đứng về “nhân dân lao động” đâu và ngay cả bị Trung cộng xâm lược cướp nước , bắn giết cướp của Nhân dân…vẫn im re – Và chính ông đảng trưởng đảng CS VN nguyễn phú Trọng đã nói” luật pháp quan trọng nhưng nghị quyết của đảng còn quan trọng hơn”- Cho nên gọi QH CHXHCN VN là “cơ quan quyền lực cao nhất” sao mà thấy nó biếm nhẽ quá đi. – Cỡ mấy nhà Trí thức thế này nói thì nói thẳng ra, đừng lý luận kiểu “từ chương” thì thứ dân ngu khu đen như chúng tôi nghe đọc có biết mẹ gì đâu mà chỉ thấy một đống bùi nhùi.

BBC

Jonathan London
TS Jonathan London kiến nghị Bộ Chính trị Đảng CSVN tăng quyền cho Quốc hội.
Bộ Chính trị Đảng CS Việt Nam nên tăng quyền cho Quốc hội bằng việc để cho Quốc hội tự chủ hơn với những quyết định đích thực ‘của Quốc hội’ nhiều hơn, thay vì là các quyết định như được cho là ‘của Đảng’, theo ý kiến nhà quan sát nói với Tọa đàm ( http://bit.ly/1x458k4) của BBC hôm 20/11.
Trao đổi với BBC hôm thứ Năm, Tiến sỹ Jonathan London từ Đại học Thành thị Hong Kong nói:

“Con số quan trọng nhất có thể là 99% của Đại biểu là Đảng viên, nên tôi hy vọng và đề nghị là Bộ Chính trị trong những năm tới có thể nâng cao tín nhiệm đối với Quốc hội để làm cho Quốc hội làm những quyết định mà cần làm.”
Tuần này, phiên họp thứ 8, Quốc hội khóa 13 vừa hoàn tất việc chất vấn Thủ tướng Chính phủ và một số Bộ trưởng thuộc nội các từ ngày 17-19/11.
Trước đó, hôm 15/11, kết quả lấy phiếu tín nhiệm với 50 chức danh lãnh đạo nhà nước, Quốc hội và Chính phủ do Quốc hội bầu, hội đồng nhân dân bổ nhiệm, cũng đã được công bố.
Sau đây là một số ý kiến được chia sẻ tại cuộc Tọa đàm với BBC nhân các sự kiện mới diễn ra.

‘Sai sót phiếu tín nhiệm?’

Phát biểu tại cuộc Tọa đàm, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nêu thắc mắc về một số điểm mà ông cho là ‘lạ’ và ‘khó giải thích’ có thể được hiểu là ‘sai sót’ trong kết quả kiểm phiếu tín nhiệm mà Quốc hội Việt Nam công bố hôm 15/11.
Ông nói với BBC: “Hôm nay mới có thì giờ tôi so sánh các phiếu, tôi mới thấy có một điều hơi lạ chưa giải thích được là theo ông Huỳnh Văn Tý là Trưởng Ban kiểm phiếu, thì nói là trong kỳ họp này có 485 Đại biểu có mặt.
“Và trong 485 phiếu ấy thì có một số phiếu, tôi xin nhấn mạnh: một số phiếu trắng. Và có một số phiếu chỉ đánh dấu vào hai cột thôi, chứ không phải ba cột: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.

“Thế thì những phiếu ấy, theo Đại biểu Huỳnh Văn Tý, Trưởng Ban kiểm phiếu là không hợp lệ.
“Thế nhưng mà tôi tra ra là có những vị như là ông Nguyễn Sinh Hùng hay là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, như là bà Nguyễn Thị Doan, thì vẫn đủ – cộng cả ba loại ấy lại thì vẫn đủ.”
Và Giáo sư Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam, đặt dấu hỏi:
“Như thế không hiểu là số phiếu không hợp lệ nó nằm ở đâu? Trong khi đó thì ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Tấn Dũng có 484 phiếu thôi, là hụt đi đâu mất một phiếu?”

‘Thủ tướng phải là chính’

Hôm thứ Năm, một cựu Đại biểu Quốc hội khác, bà Phạm Thị Loan, nói với Tọa đàm của BBC hoạt động chất vấn của Quốc hội Việt Nam vẫn còn ‘hình thức’ và nhiều vấn đề Bộ trưởng không thể ‘trả lời thay’ cho Thủ tướng Chính phủ, người mà theo bà cần phải đứng ra chủ chôt ‘trả lời chất vấn’.
Bà Loan nói: “Thủ tướng cần phải đứng ra để trả lời chất vấn là chính vì thực ra chúng ta cũng phải thông cảm cho các Bộ trưởng. Là bởi vì các Bộ trưởng mỗi người một góc và họ thực sự là không thể có quyền để giải quyết vấn đề vĩ mô mang tính hệ thống.
“Cho nên thực ra Thủ tướng phải là người đứng ra để trả lời và chỗ nào mà vướng mắc, Thủ tướng không đi vào chi tiết được thì có thể nhờ các Bộ trưởng giải trình thêm. Trách nhiệm ở đây tôi thấy… là vấn đề hệ thống vĩ mô để tạo nên cơ cấu, kết cấu chung của cả nước, thì nếu Thủ tướng không trực tiếp điều hành, không trực tiếp, để mà chỉ đạo xuống các Bộ, liên kết, thì khó mà giải quyết vấn đề vĩ mô, vấn đề mang tính hệ thống.”
Bà dẫn ra ví dụ với một số lãnh đạo các ngành như Bộ Y tế, và nói: “Làm sao Bộ trưởng Y tế có thể giải quyết được vấn đề 6 bệnh nhân trên một giường như bây giờ, nếu như không cấp đất cho họ, ngân sách cho họ và không có chính sách tổng thể vĩ mô để đầu tư xây dựng bệnh viện, rồi tăng cường thêm lực lượng bác sỹ…”
Nhận xét về thực chất cung cách làm việc của Quốc hội qua kỳ họp thứ Tám và phiên chất vấn nội các mới đây, cựu nữ Đại biểu nói:
“Tôi nghĩ rằng cách thức vừa qua, kể cả Quốc hội họp cũng như cách thức đứng lên trả lời chất vấn, tổ chức trả lời chất vấn, tôi cùng quan điểm với các anh (khách mời Tọa đàm) là thực ra vẫn chưa đi vào thực tiễn, nhu cầu, mà vẫn đang mang tính hình thức, để mỗi một kỳ họp qua đi, ai cũng vui vẻ vỗ tay, mang tính hình thức như vậy.

‘QH trên 90% Đảng viên’

Tiến sỹ Jonathan London nói BBC ông tin rằng Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nên có động thái tăng cường quyền lực cho Quốc hội Việt Nam.
Khi được đề nghị đưa ra đánh giá về ‘độ mở’ và mức độ ‘dân chủ hóa’ của Quốc hội của Việt Nam trong một vài khóa gần đây trở lại, nhà nghiên cứu chính trị, xã hội từ Đại học Thành thị Hong Kong nói:
“Con số quan trọng nhất có thể là 99% của Đại biểu là Đảng viên, nên tôi hy vọng và đề nghị là Bộ Chính trị trong những năm tới có thể nâng cao tín nhiệm đối với Quốc hội để làm cho Quốc hội làm những quyết định mà cần làm.
“Và không có chuyện tất cả những quyết định của Quốc hội mà được dân tin là không phải là của Quốc hội.
“Và vì thế Quốc hội tự chủ hơn thì tôi nghĩ sẽ là rất tốt cho chính trị Việt Nam,” nhà nghiên cứu nói.
Cũng hôm thứ Năm, bình luận về vấn đề mô hình và cơ hội cho “dân chủ hóa” ở Quốc hội Việt Nam, nhà báo, nhà quan sát Trần Tiến Đức từ Hà Nội nói:
“Quốc hội Việt Nam như ông Jonathan London nói là trên 90% là Đảng Viên…, mà đã là Đảng viên theo quy định của Đảng thì không được nói ngược lại những quyết định của Đảng.
“Cho nên việc chúng ta như anh (Nguyễn) Lễ (phóng viên BBC) muốn rằng ngồi bên phải, bên trái, đấy chỉ là hình thức bên ngoài.
“Còn bây giờ thực ra là cùng là một Đảng, cho nên cùng một tiếng nói, cho nên chúng ta khó có thể có được những chuyện tranh luận công khai, thì đấy tôi nghĩ là một sự thực mà chúng ta sẽ còn dài dài, nếu như mà cả quá trình dân chủ hóa, quá trình đổi mới hệ thống chính trị không diễn ra.”
Mời quý vị theo dõi toàn văn cuộc Tọa đàm tại đây: http://bit.ly/1x458k4.

-GHI NHANH CUỘC “KHÁCH THĂM” NHÀ CỤ NGUYỄN TRỌNG VĨNH

Bùi văn Bồng blog * Đại tá NGUYỄN ĐĂNG QUANG
Chiều 19/11/2014 Hà Nội đã vào cuối thu, lạnh. Tôi tranh thủ đến thăm sức khỏe lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Tôi quen biết cụ đã gần 40 năm nay và rất kính trọng và khâm phục cụ về nhân cách, đạo đức cũng như tấm lòng của cụ đối với dân và đất nước. Dù năm nay đã 99 tuổi song cụ vẫn nhanh nhẹn, khỏe mạnh và minh mẫn! Mặc dù hơn tôi 26 tuổi song cụ vẫn coi tôi là một người bạn vong niên thân thiết. Tiếp tôi, ngoài cụ còn có con gái cụ là nhà văn Nguyên Bình và chồng chị là anh Trịnh Văn Trà, một đại tá quân đội đã nghỉ hưu.

Tôi đứng lên chào và xin phép cụ ra về vì đã tâm tình và trò chuyện với cụ hơn một tiếng đồng hồ thì cụ bảo tôi cố nán lại ít phút để dự buổi cụ tiếp đoàn khách của Thành ủy Hà Nội đến thăm cụ.
Năm phút sau khách đến. Dẫn đầu là Ủy viên Thường vụ Thành ủy kiêm chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy cùng 5 quan chức của Đảng, gồm: Một chuyên viên của UBKT Thành ủy; ông Phó bí thư Quận ủy Đống Đa; ông Chủ nhiệm UBKT Quận ủy Đống Đa; bà Bí thư Đảng ủy phường Kim Liên và ông Bí thư chi bộ nơi cụ sinh hoạt Đảng. Đoàn khách đi luôn vào nội dung cuộc viếng thăm: Hỏi cụ có phải là người ký vào Thư ngỏ 61 không và ai là người chấp bút, thảo ra thư đó? Họ thuyết phục cụ tuyên bố rút tên khỏi danh sách 61 đảng viên ký Thư ngỏ đó vì đã vi phạm vào quy định của Đảng, đặc biệt là “19 điều cấm” mà Đảng không cho đảng viên làm.
Cụ khẳng đinh chính cụ là người ký vào Thư ngỏ 61 đó, và vì cụ nhiều tuổi đảng nhất, 75 năm tuổi đảng, nên anh em xếp cụ lên danh sách đầu tiên. Còn ai là người soạn thảo thư đó thì cụ nói là mọi người ngồi trao đổi với nhau, đều nhất tri và đồng tình những nội dung cấp thiết phải kiến nghị với Lãnh đạo Đảng như nội dung Thư ngỏ đã nêu rõ, còn ai là người chấp bút khởi thảo thì không quan trọng, cụ không đáp ứng câu hỏi này vì cụ cho rằng mọi người ký vào Thư ngỏ thì đều có trách nhiệm như nhau và sẵn sàng đối thoại, tranh luận công khai và dân chủ với lãnh đạo Đảng về những vấn đề mà Thư ngỏ 61 đã nêu lên. Liệu Đảng có đồng ý đối thoại và tranh luận công khai với nhóm 61 đảng viên ký vào Thư ngỏ này không ?
Còn về yêu cầu cụ tuyên bố rút tên khỏi danh sách những người ký tên Thư ngỏ này thì cụ nói không, dứt khoát không bao giờ tôi rút theo yêu cầu của các anh!  Còn việc đoàn “đễn thăm” kết luận rằng cụ cùng 61 đảng viên ký tên tập thể vào Thư ngỏ là vi phạm qui định của Đảng và “19 điều cấm” không cho đảng viên làm  thì cụ hoàn toàn bác bỏ, cụ nói chính những qui định đó đã triệt tiêu tinh thần dân chủ trong đảng và ngay “19 điều cấm” cũng vi phạm Điều lệ Đảng !
Ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy trách cụ là tại sao cụ không trực tiếp góp ý kiến với Đảng theo con đường mà Đảng đã qui định mà lại tán phát những quan điểm sai trái, làm cho đảng viên và người dân hoang mang, dao động? Cụ trả lời là cụ rất thất vọng vì trong suốt gần 10 năm qua cụ đã kiên trì và chân tình góp ý, đã không dưới 10 lần viết thư tay gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban CHTW Đảng và cả Tổng Bí thư nhưng không lần nào cụ được hồi âm, trả lời! Cụ nói: Đến như cụ 16 năm là Ủy viên Trung ương Đảng (Khoá III), là lão thành cách mạng, có 75 năm tuổi đảng, mà các anh ấy trốn tránh, không thèm trả lời thì thử hỏi những góp ý, kiến nghị của các đảng viên khác các anh ấy coi ra gì? Lãnh đạo Đảng ngày nay chỉ thích nghe những ý kiến xu nịnh, thuận tai của bọn cơ hội, giáo điều, nhưng ngược lại họ coi các ý kiến phản biện và những đóng góp chân tình, xây dựng, tâm huyết và khoa học của rất nhiều nhân sỹ trí thưc và đảng viên là những ý kiến có “động cơ xấu”, thậm chí còn bị chụp mũ là “suy thoái, biến chất” hoặc “bị các thế lực thù địch xúi giục”! Đấy chính là một trong các lý do cụ ký tên vào Thư ngỏ 61 và công khai thư đó cho nhân dân biết sau khi thư đó đã gửi chuyển phát nhanh cho TBT, BCT, BBT và  tất cả gần 200 UVTW Đảng .
Ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy trách là việc tán phát Thư ngỏ đó trên mạng là sai trái, làm cho các đảng viên hoang mang, dao đông, không tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Điều đó làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Đảng. Nghe đến đây tôi phải xin phép cụ Vĩnh để có đôi lời với ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy. Tôi nói: “Vâng, thưa đồng chí Chủ nhiệm UBKT, tôi nguyên là cán bộ Bộ Công an, đã về nghỉ hưu 11 năm nay và là một trong 61 đảng viên ký tên vào Thư ngỏ 61. Ý kiến đồng chí vừa nói rất đúng. Nếu có ai hoang mang, dao động và không tin vào sự lãnh của Đảng thì người đó chính là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đồng chí Phú Trọng nói “Đến hết thế kỷ này không biết là đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa?”  Đồng chí TBT không phải nói ở chỗ riêng tư mà phát biểu chính thức trong một buổi thảo luận Tổ đại biểu ở Quốc Hội khóa XIII để góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 tháng10 năm ngoái và đã được VTV, VOA và TTXVN loan tải rộng rãi!  Chính phát biểu bi quan đó của đồng chí TBT làm tôi thực sự dao động, hoang mang và không còn tin vào sự lãnh đạo hiện nay của Đảng nữa, và đây cũng chính là một trong các lý do khiến tôi ký vào Thư ngỏ 61. Lúc nãy tôi  có hỏi về di chúc của Chủ tịch HCM và đồng chi trả lời là di chúc của Bác Hồ rất đúng và tuyệt đối đúng! Vâng, tôi hoàn toàn đồng ý với đồng chí. Di chúc của Bác không căn dặn Đảng ta xây dựng CNXH mà chỉ  dặn Đảng xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, giàu mạnh và xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ văn minh thôi, và trong di chúc không có một từ nào Bác đề cập đến chủ thuyết Marx-Lenine và căn dặn nhân dân và đảng ta phải kiên định con đường này! Vậy tại sao Đảng ta không làm theo di chúc của Bác?
Ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy không trả lời trực tiếp mà chuyển sang việc đề cập đến thành tựu lãnh đạo cách mạng của Đảng. Ông gợi lại chuyện 75 năm trước (1939) khi cụ vào Đảng và thoát ly tham gia cách mạng thì đất nước ta còn nghèo lắm, dân ta còn khổ lắm nhưng nhờ sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng nên ngày nay nước ta đã hết nghèo, dân ta đã hết khổ, nay thì nhà nào cũng có ít nhất một xe máy thì làm sao cụ lại nói đường lối của Đảng là sai lầm, cần phải từ bỏ con đường xây dựng CNXH theo mô hình Xô-viết ? Ông ta còn nói rằng Đảng đã và đang kiên định con đường XHCN, mang lại hạnh phúc cho nhân dân, xã hội ta không có người bóc lột người, Đảng không cho phép bọn tư bản bóc lột giá trị thặng dư nhân dân lao động VN, hiện nay nhân dân làm theo sức và hưởng theo lao động, mai này khi tiến lên xây dựng CNCS thì người dân sẽ làm tùy sức và sẽ hưởng thụ theo nhu cầu!  Về đối ngoại, Đảng ta cũng có chính sách khôn khéo và cương quyết với TQ, buộc họ phải rút giàn khoan HD981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế của ta trước thời han. Đây rõ ràng là thắng lợi của ta…(!?)..
=> ‘Bê tông hóa’ tư duy !  
Cụ Vĩnh nói: “Nó rút chủ yếu là do sức ép quốc tế. TBT Nguyễn Phú Trọng không hề có một lời nào lên án TQ. Hội nghị TW9 đang họp, cũng không hề có một tuyên bố nào. Rồi đến Quốc Hội họp cũng không ra tuyên bố hoặc nghị quyết lên án TQ, Chính phủ cũng vậy! Sao nay lại tự nhận là do ta đấu tranh kiên quyết , mạnh mẽ nên buộc nó phải rút? TQ không bao giờ từ bỏ dã tâm bành trướng, xâm lược nước ta.Đảng phải hết sức cảnh giác và phải thực sự dựa vào nhân dân và phải đặt lợi ích của đất nước,của dân tộc lên trên lợi ích của Đảng thì mới có thể thắng lợi kể cả trong xây dựng đất nước cũng như bảo vệ Tổ quốc, và đừng có quá nhẹ dạ tin vào 16 chữ vàng và 4 tốt , kẻo sẽ bị lừa và dễ mất nước”!
Đại tá Trà dù đã rất kiên nhẫn ngồi nghe từ đầu, song đến đây ông không kìm được, ông nói: “Nghe các đồng chi lập luận, tôi không thể thông! Đồng chí khẳng định VN chỉ có thể chọn mô hình XHCN để xây dựng đất nước, ngoài ra không có con đường nào khác. Thế thì đồng chí giải thích tại sao lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đi hết nước tư bản này đến nước tư bản kia để van nài họ công nhận nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường? Phải chăng điều đó chứng tỏ chính Đảng không tin vào CNXH và thú nhận học thuyết Marx-Lenine là bế tắc?”.
Không thấy vị Chủ nhịêm UBKT Thành ủy và các vị khách trả lời, tôi nói: “Cho đến lúc này, ngay cả Hội đồng lý luận Trung ương cũng như các nhà nhà lý luận của Đảng cũng không có ai đưa ra được một định nghĩa có sức thuyết phục thế nào là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Kinh tế thị trường và Chủ nghĩa xã hội không thể tồn tại và giao thoa cùng nhau được! Có cái này thì không có cái kia và ngược lại”.
Cụ Vĩnh nghe vị Chủ nhiệm UBKT Thành ủy thuyết giảng, chắc cảm thấy rất mệt, song cụ vẫn vui vẻ nói: “Lúc nãy nghe đồng chí Chủ nhiệm UBKT Thành ủy nói thời tôi vào Đảng và tham gia hoạt động CM đã cách đây 75 năm rồi. Vâng, đồng chí nói đúng. Hồi đó tôi vào đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương sau này đổi tên thành Đảng Lao Động Việt Nam, và tôi thấy Đảng tôi chọn lúc đó đều rất trong sáng và thực sự vì dân tộc và đất nước, và nó khác xa  ĐCSVN hiện nay. Mong các đồng chỉ về và phản ảnh trung thực, đầy đủ các ý kiến ta trao đổi hôm nay, và kiểm tra giúp các đơn thư mà tôi đã gửi lãnh đạo Đảng trong hơn 9 năm qua và nhắc họ cố gắng đọc và nghiên cứu. Nếu bố trí gặp trực tiếp tôi thì tốt, nếu không thì cố gắng hồi âm các thư tôi đã gửi.
Đoàn “khách” cũng cảm thấy khó có gì để nói thêm nên đứng dậy xin phép ra về. Ông Trưởng đoàn kính chúc cụ mạnh khỏe để tiếp tục đóng góp ý kiến xây dựng Đảng theo đúng quy định để Đảng thực sự trong sạch và vững mạnh. Tôi về đến nhà  là  đã gần 6 giờ chiều, tuy khá mệt song cố gắng ghi lại trung thực nhưng chắc không đầy đủ nội dung cuộc gặp này,kẻo để lâu lại quên. Tôi nghĩ chắc đây chưa phải là cuộc thăm viếng và trao đổi cuối cùng. Và cũng không riêng với cụ Vĩnh, với những khác biệt giữa nhận thức và thực tiễn, giữa quyền hành và dân chủ như thế này, tôi nghĩ rằng những đoàn “khách” như thế này còn “hỏi thăm sức khỏe” nhiều người khác nữa, cho dù có góp ý với lãnh đạo đảng, nhà nước những ý kiến chân thành, xây dựng, nhưng “khác chủ trương, khác ý lãnh đạo”!
NĐQ (Tác giả gửi BVB lúc 05:05, ngày 20-11-2014)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét