Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Chính trường VN giằng co đến bao giờ?

  • Trận chiến ngoại tệ sắp tới (RFA) - Trong khi đồng Mỹ Kim cứ lên giá liên tục so với các ngoại tệ chính yếu khác thì đồng Yen của nền kinh tế đứng hàng thứ ba thế giới là Nhật Bản lại sụt giá mạnh và còn có thể sụt nữa. Vì sao lại như vậy và hậu quả cho các nền kinh tế khác trên thế giới sẽ là gì?
  • Khi tuổi trẻ lên tiếng (RFA) - Việt Nam không thể có một Zuckerberg không phải do thiếu chất xám lẫn tính mạo hiểm, phiêu lưu tìm cái mới mà bởi quá nhiều vật cản do cơ chế này tạo ra, trong đó có ông, điển hình cho những tư duy cục bộ vô hình nhưng rất chắc chắn.
  • Biết Tạ Ơn Ai (RFA) - “Hình ảnh những bà cụ già lưng còng lom khom trên chiếc ghe mỏng manh, những đứa trẻ con người Việt tháo láo mắt nhìn khách lạ, những gia đình 7-8 đứa con sống lúc nhúc trên chiếc ghe rách tơi tả còn bám theo tôi mãi.”
  • Các tuyến bay Đà Nẵng-Trung Quốc ‘tê liệt’ (BaoMoi) - Với 14 tuyến bay nối các địa điểm của Trung Quốc (TQ) như Thượng Hải, Tô Châu, Hàng Châu, Hong Kong… sau sự kiện tháng 5 trên biển Đông, gần như các tuyến bay đều tê liệt, khách TQ không còn đến Đà Nẵng nhiều...
  • "Nhân quyền VN xấu đi sau kỳ UPR" (BBC) - Tiến sỹ Nguyễn Quang A nhận định tình hình nhân quyền tại Việt Nam trở nên xấu đi sau kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền
  • Tọa đàm nhân quyền do LHQ và xã hội dân sự tổ chức (RFA) - Vào lúc 8 giờ 30 sáng ngày 26 tháng 11 một cuộc tọa đàm mang tên “Cơ chế Liên Hiệp Quốc về bảo vệ người bảo vệ nhân quyền” đã được tổ chức tại nhà thờ Thái Hà do nhóm công tác UPR của LHQ phối hợp với các nhóm diễn đàn xã hội dân sự tổ chức.
  • Việt Nam cho phép người nước ngoài mua nhà (VOA) - Quốc hội Việt Nam hôm nay, 26/11, đã thông qua Luật Nhà ở sửa đổi với đa số phiếu tán thành, trong đó có điều khoản cho phép người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam
  • VN cải cách con dấu doanh nghiệp (BBC) - Luật Doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua cho phép các doanh nghiệp quyền chọn dùng hoặc bỏ con dấu.
  • VietJetAir bay thẳng sang Nga (BBC) - Hãng hàng không tư nhân VietJetAir công bố kế hoạch bay thẳng sang Nga từ năm 2015, bắt đầu bằng chặng Vladivostok-Hà Nội.
  • Liên Hiêp Quốc ra nghị quyết bảo vệ thông tin đời tư (RFI) - Hôm nay, 26/11/2014, Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết không mang tính bó buộc về việc bảo vệ các liên lạc và thông tin liên quan đến đời tư. Nghị quyết cũng dự kiến khả năng người bị theo dõi bất hợp pháp khiếu nại để đòi bồi thường.
  • Mỹ sẽ triển khai xe tăng ở Đông Âu (RFI) - Quân đội Hoa Kỳ dự trù sẽ đặt khoảng 150 xe tăng và xe thiết giáp ở nhiều nước thành viên Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO, trong đó một phần sẽ nằm ở các nước Đông Âu để tham gia các cuộc tập trận chung.
  • Triển lãm Khrushchev : Con người thật của "nhà cải cách" (RFI) - Đầu tháng 11/2014, tại Matxcơva vừa khai mạc triển lãm các kỷ vật của Nikita Sergeyevich Khrushchev, người từng được mệnh danh là nhà cải cách, tác giả của tiến trình giải thể chế độ độc tài Staline. Những kỷ vật của Khrushchev và các hiện vật liên quan soi rọi nhiều góc tối của lịch sử. Một số hiện vật cho thấy một gương mặt khác của « nhà cải cách ».
  • Ferguson : Biểu tình phản đối phán quyết của tòa án (RFI) - Tất cả các nhật báo Pháp đều thông tin về phán quyết thả cảnh sát da trắng đã hạ sát một thanh niên da màu tại Ferguson hồi tháng 8 vừa qua. Kết quả này, thêm một lần nữa, buộc người Mỹ gốc Phi xuống đường phản đối tại Ferguson, cũng như tại New York hay California, mặc dù Tổng thống Barack Obama đã kêu gọi phản đối ôn hòa phán quyết của tòa án.
  • Rối loạn xảy ra ở Ferguson sang tới đêm thứ nhì (VOA) - Thành phố Ferguson ở miền trung tây nước Mỹ đã xảy ra những vụ rối loạn trong đêm thứ nhì và những vụ xuống đường để bày tỏ tình liên đới đã được tổ chức ở nhiều nơi trên khắp nước
  • Vụ Ferguson : Dân Mỹ biểu tình ở nhiều nơi (RFI) - Từ tối hôm thứ Hai, 24/11/2014, biểu tình bạo động đã nổ ra tại Ferguson, tiểu bang Missouri, sau khi tòa án tuyên bố trắng án đối với viên cảnh sát da trắng đã bắn chết một thanh niên da đen, vào mùa hè vừa qua, Làn sóng bất bình của cộng đồng người da đen tại Ferguson đã lan rộng ra nhiều nơi trên đất Mỹ.
  • Hội thảo Đối thoại phòng chống tham nhũng lần 13 tại Hà Nội (RFA) - Hội thảo mang tên Đối thoại phòng chống tham nhũng lần thứ 13 vừa mở ra hôm nay tại Hà Nội với sự tham dự của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng tư pháp Hà Hùng Cường đại diện thanh tra chính phủ cùng Đại sứ Anh tại Việt Nam là ông Giles Lever.
  • Hội thảo về Biển Đông qua cuốn sách của nhà báo Bill Hayton (BaoMoi) - Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, chiều 25/11, tại thủ đô Brussels, Viện châu Âu nghiên cứu về châu Á (EIAS) đã tổ chức hội thảo quốc tế giới thiệu cuốn sách về Biển Đông của nhà báo Bill Hayton, phóng viên hãng thông tấn BBC tại London. Gần 100 đại biểu bao gồm học giả các nước Mỹ, Nhật Bản, Philippines, Australia, Pháp, Bỉ, các quan chức Liên minh châu Âu, các nhà ngoại giao tại Bỉ... đã tham dự.
  • Hội thảo về Biển Đông qua cuốn sách của một phóng viên BBC (BaoMoi) - Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, chiều 25/11, tại thủ đô Brussels, Viện châu Âu nghiên cứu về châu Á (EIAS) đã tổ chức hội thảo quốc tế giới thiệu cuốn sách về Biển Đông của nhà báo Bill Hayton, phóng viên hãng thông tấn BBC tại London.
  • Mỹ cần làm gì để đối phó với Trung Quốc? (BaoMoi) - (PetroTimes) - Với những hành động ngày càng hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông, so sánh lực lượng và cán cân quyền lực ở khu vực đang thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc.
  • Việt - Nga đẩy mạnh quan hệ chiến lược toàn diện (BaoMoi) - KTĐT - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, ngày 25/11, tại TP Sochi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Putin, hội kiến Thủ tướng Nga Medvedev - Chủ tịch Đảng nước Nga thống nhất.
  • Trung Quốc phải ngưng ngay việc xây đảo nhân tạo (BaoMoi) - (PetroTimes) - Ngày 21/11, người phát ngôn Lầu Năm Góc, Trung tá Jeffrey Poole cho biết, Trung Quốc đang xây dựng một đảo lớn ở Biển Đông có thể chứa một sân bay tại bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép từ năm 1988.
  • Việt Nam - Belarus: Hợp tác trong mọi lĩnh vực (BaoMoi) - Vào lúc 11 giờ ngày 26-11 theo giờ địa phương, tức 15 giờ cùng ngày theo giờ Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thủ đô Minsk, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Belarus theo lời mời của Tổng thống Alexander Lukashenko.
  • Tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam - Chi-lê (BaoMoi) - QĐND - Nhận lời mời của Thứ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Chi-lê, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã thăm chính thức và tiến hành tham khảo chính trị tại Cộng hòa Chi-lê từ ngày 23 đến 25-11. Tại phiên tham khảo chính trị với Thứ trưởng Ngoại giao Chi-lê Ét-ga-đô Ri-vê-rốt Ma-rin (Edgado Riveros Marin), hai bên đã thống nhất về chương trình nghị sự song phương thời gian tới, bao gồm việc trao đổi các đoàn cấp cao, tăng cường quan hệ giữa các bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước, phối hợp tổ chức các hoạt động trao đổi văn hóa; triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác và các hiệp định, thỏa thuận đã ký kết, trong đó có Hiệp định Thương mại tự do song phương vừa đi vào hiệu lực từ tháng 1-2014, đồng thời tiếp tục đàm phán các thỏa thuận hợp tác về lãnh sự, tài chính, giáo dục, ngư nghiệp... nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho quan hệ hợp tác. Về vấn đề Biển Đông, lãnh đạo Quốc hội và Bộ Ngoại giao Chi-lê khẳng định quan điểm nhất quán của Chi-lê ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và triệt để tôn trọng luật pháp quốc tế.
  • Thái: Thêm 5 người bị bắt liên quan đến tham nhũng (RFA) - Hôm qua chính phủ Thái cho hay có thêm 5 thường dân mới bị bắt giữ ngày hôm qua, vì có liên hệ đến đường dây tham nhũng được chính phủ nói là rất quy mô do chính các tướng lãnh cảnh sát Thái cầm đầu.
  • Châu Âu công bố kế hoạch chấn hưng kinh tế 315 tỷ euro (RFI) - Hôm nay, 26/11/2014, tân Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker thông báo, trước Nghị viện Châu Âu tại Strasbourg, các chi tiết của chương trình chấn hưng kinh tế đầy tham vọng của Liên Hiệp Châu Âu, với mục tiêu huy động được 315 tỷ euro trong vòng 3 năm, để đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và việc làm.
  • Ukraina gia nhập NATO : Con đường dài đầy chông gai (RFI) - Do sức ép, đe dọa của Nga, chính quyền Kiev tỏ thái độ kiên quyết muốn đưa Ukraina gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương – NATO. Thế nhưng, để làm được việc này, Kiev phải thỏa mãn nhiều điều kiện như từ bỏ quy chế « không liên kết », cải tổ và hiện đại hóa quân đội, trưng cầu dân ý. Theo giới phân tích, con đường gia nhập NATO của Ukraina còn dài, đầy chông gai và bấp bênh.
  • Cảnh sát Hồng Kông lại cố giải tỏa một địa điểm biểu tình (RFI) - Bước sang ngày thứ 60, phong trào bất phục tùng dân sự và đòi cải cách dân chủ tại Hồng Kông vẫn còn chiếm giữ 3 địa điểm. Hôm nay, 26/11/2014, cảnh sát và nhân viên thi hành án lại tìm cách giải tỏa thêm một địa điểm nữa, nhưng vấp phải sự kháng cự của những người biểu tình.
  • Vụ Ilham Tohti : 7 sinh viên Duy Ngô Nhĩ bị xử kín (RFI) - Bốn ngày sau phiên phúc thẩm với phán quyết chung thân đối với ông Ilham Tohti, một trí thức nổi tiếng người Duy Ngô Nhĩ, hôm qua, 26/11/2014, bảy sinh viên của giáo sư Tohti đã bị đưa ra xử kín tại Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, cũng với tội danh « ly khai ».
  • Tunisia : Các cải cách quan trọng còn ở phía trước (RFI) - Vòng một cuộc bầu cử Tổng thống Tunisia chủ nhật, ngày 23/11/2014, vừa diễn ra. Cuộc bầu cử tự do trực tiếp đầu tiên, để chỉ định người đứng đầu đất nước, của cử tri Tunisia được sự quan tâm rộng rãi từ các quốc gia dân chủ, cũng như những cư dân sống dưới các chế độ độc tài đang mong muốn một thay đổi. Nhân dịp này, RFI có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu Viện quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS), bà Khadija Mohsen Finan, giảng viên Đại học Paris I, chuyên gia về khu vực Bắc Phi.
  • ADB sẵn sàng hợp tác với Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Châu Á (RFA) - Ngân Hàng Phát Triển Châu Á đã sẵn sàng hợp tác với Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Châu Á mà Trung Quốc vừa thành lập để cùng thực hiện mục đích hỗ trợ cho những nước trong khu vực, đặc biệt là những đang phát triển, cần sự trợ giúp của những định chế tài chánh ở cấp quốc tế.
  • Các lãnh đạo Miến Điện sẽ bàn về sửa đổi Hiến pháp (RFI) - Hôm nay 26/11/2014, Quốc hội Miến Điện vừa thông qua một đề nghị mở đường cho các cuộc thảo luận giữa các lãnh đạo chính trị nước này về việc sửa đổi Hiến pháp, mà hiện vẫn cản trở việc nhà đối lập Aung San Suu Kyi ra tranh cử tổng thống.
  • Bắc Triều Tiên cử đặc sứ đến Nga (VOA) - Một số chuyên gia xem chuyến đi Nga của ông Choe như một nỗ lực của Bình Nhưỡng nhằm giảm bớt sự lệ thuộc về kinh tế và chính trị vào Bắc Kinh
  • Tin vắn quốc tế ngày 26/11 (BaoMoi) - Nhật Bản: Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết 3 tàu của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Trung Quốc sáng 25/11 đã đi vào vùng biển thuộc chủ quyền của Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông.
  • Trung Quốc có thể mở rộng bãi đá ở Trường Sa tới 30km2 (BaoMoi) - TP - Những hình ảnh vệ tinh do hãng chuyên nghiên cứu quốc phòng Anh IHS Jane’s chụp đá Chữ Thập từ ngày 8/8 đến 14/11 cho thấy Trung Quốc đã bồi lấp bãi đá này thành nơi có thể xây dựng sân bay dài khoảng 3 km, rộng 200-300m.
  • Trung Quốc nuôi tham vọng kiểm soát cả không phận biển Đông (BaoMoi) - Trung Quốc sẽ lập Vùng Nhận diện phòng không trên biển Đông (ADIZ) để kiểm soát cả không phận biển Đông, là nhận định của nhiều nhà phân tích, cùng lúc tạp chí quốc phòng HIS Jane’s Defence công bố hình ảnh Trung Quốc xây đảo nhân tạo trên bãi san hô Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Chính trường VN giằng co đến bao giờ?


Một năm sau hội nghị trung ương cuối năm 2013 “chưa lấy phiếu tín nhiệm trong đảng”, sau hai năm kể từ hội nghị trung ương 6 cuối năm 2012 Tổng bí thư khăn tay chấm mắt, chính sự Việt Nam vẫn gần như trọn vẹn nỗi tương thích giằng co khó giấu.
Vuột lỡ
Dường như những người tuyên bố “cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp” và cả Ủy ban thường vụ quốc hội vừa vuột lỡ một cơ hội sắc nhọn liên quan đến “hai năm tín nhiệm thấp có thể từ chức”.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp quốc hội lần thứ 8 vừa qua đã như chấm dứt giấc mộng “thay máu” chính phủ. Kết luận quá dễ tìm là chẳng một ai trong giới quan chức chính phủ trực tiếp “điều hành kinh tế xã hội” và cũng mang nhiều tai tiếng nhất, cũng là đối tượng chính của khung kỷ luật trên - sẵn lòng đảm đương trách nhiệm rời bỏ ghế của mình.
Thậm chí ngược lại, “cặp bài trùng” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thống đốc Nguyễn Văn Bình còn ghi điểm tín nhiệm cao đột biến đến mức quá khó hiểu. Lời cảnh báo hoặc chờ đợi biến cố của một số dư luận trái chiều rốt cuộc đã không xảy ra: trừ một số quan lại đầu ngành vẫn nguyên bề lụn bại như bộ trưởng các ngành y tế, giáo dục, lao động…, giới chính khách đầu não của Chính phủ về tổng quan đã giành được một thắng lợi quan trọng.
Quan trọng đến mức xét một cách công bằng, đủ để lấy lại thế cân bằng từ dáng đi xiêu vẹo và có phần bị hụt hẫng trước đó.
“Thông cáo báo chí”
Vụ bắt doanh nhân Hà Văn Thắm gây xôn xao trong giới kinh doanh ngân hàng và bất động sản.
Trong chiến thắng khá ngọt ngào trên, có vẻ sự kiện Hà Văn Thắm của Ngân hàng Đại Dương bị bắt khẩn cấp đã góp một vai trò quan yếu. Xảy ra ngay vào thời gian đầu của kỳ họp quốc hội lần thứ 8, vụ việc đình đám này lập tức thu hút sự chú ý của cả báo chí quốc tế. Người bị xem là có liên quan đến Chủ tịch quốc hội đã như khiến cho khán phòng quốc hội lắng hẳn, trái ngược không khí “phản biện” khá sôi động trước đó. Và sau đó, người ta cũng không thấy ông Nguyễn Sinh Hùng than thở lộ liễu về câu chuyện “ăn hết lấy gì mà tiêu” về thực chất báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ.
Ngay cả sự kiện đột ngột thu hồi tài sản của nguyên tổng thanh tra Trần Văn Truyền cũng không thể át được âm vang của vụ Hà Văn Thắm. Lẽ đương nhiên, có một sự khác biệt rất thực dụng giữa lối hành xử đối với một quan chức về hưu và một đại gia đương nhiệm. Hình như động thái xử lý một quan chức người Nam Bộ như ông Truyền chỉ mang tính vớt vát - đến từ những người chưa định hình nổi đường lối chiến lược cần phải tiến tới đại hội 12 của đảng vào năm 2016 như thế nào.
Điểm sáng duy nhất của vụ việc thu hồi tài sản Trần Văn Truyền chỉ là bằng vào một lần rất hiếm hoi, cơ quan thường hết sức kín tiếng và có vẻ yếm thế là Ủy ban kiểm tra trung ương lại quyết định dùng hình thức thông cáo báo chí đối với một quan chức cao cấp bị kỷ luật.
Thủ pháp gần như chưa có tiền lệ trên ít nhất đã cho thấy ngay cả những người bên đảng bắt đầu thực sự quan tâm đến vai trò của truyền thông, cho dù mới đây báo Giáo dục Việt Nam còn bị xử phạt hành chính vì nói cạnh khóe về “ghế cao + văn hóa lùn = ?”.
Truyền thông phi nhà nước
Việc bổ sung hai ủy viên bộ chính trị Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân tại hội nghị trung ương giữa năm 2013, dù được những ai đó hy vọng là phá vỡ thế bế tắc chính trường, nhưng đến nay vẫn chưa làm nên bất kỳ chuyển động rõ nét nào của bàn cờ chính trị.
Không nhất thiết phải là tính thành khẩn của cơ quan chức năng trong việc minh bạch hóa công tác kỷ luật đảng viên, mà việc sử dụng hoặc lợi dụng một cách đắc dụng các phương tiện báo chí, kể cả trang mạng phi nhà nước, đang và sẽ là lợi thế cho những nhóm chính trị muốn tự mình “nâng lên một tầm cao mới”.
Phụ họa cho động thái vừa ẩn vừa lộ trên là hiện tượng ngày càng nhiều bài viết công kích và bới móc nội bộ được tung lên một số trang mạng phi nà nước, kể cả những trang bị chính quyền xem là “phản động”.
Từ tháng 4/2014, người ta bắt đầu nhận ra sự xuất hiện của một tác giả có tên Dương Vũ với loạt bài “Ai đang làm khánh kiệt đất nước?”, xoáy rất sâu vào nội bộ chính phủ, Ngân hàng nhà nước, đặc biệt ngành công an, với vô số thông tin mà nếu không phải do hoang tưởng thì chỉ có thể khởi đi từ những người nằm sâu trong nội bộ và chúa ganh ghét nhau.
Cho đến thời gian diễn ra kỳ họp quốc hội lần thứ 8 và sát ngày lấy phiếu tín nhiệm, tần suất và số lượng bài của Dương Vũ tăng hẳn lên. Đến nay, tác giả này đã truyền bá đến 12 kỳ viết.
Ngược lại, hàng loạt băng ghi âm về nguyên văn chất giọng của Hà Văn Thắm tiết lộ về một lãnh đạo rất cao lại tung hoành trên mạng. Thậm chí cả vài trang mạng “phản động” cũng lao vào cuộc trình diễn này như một sự cố tình.
Hai luồng đối lưu trên càng khiến tình hình chính sự trở nên rối bời trong bối cảnh đất nước ngày càng khó lối ra.
Giằng co đến phút 89?
Việc bổ sung hai ủy viên bộ chính trị Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân tại hội nghị trung ương giữa năm 2013, dù được những ai đó hy vọng là phá vỡ thế bế tắc chính trường, nhưng đến nay vẫn chưa làm nên bất kỳ chuyển động rõ nét nào của bàn cờ chính trị.
Một năm rưỡi từ thời điểm trên đã trôi qua. Thời gian vụt nhanh đến mức bất kỳ chính khách tham vọng nào cũng đều cảm thấy đã bị mất đi một tài sản quý giá.
Phía trước, chỉ còn chưa đầy một năm rưỡi cho giai đoạn “chuẩn bị” đại hội 12. Chính xác chỉ còn 13-14 tháng nữa, theo dự kiến lịch trình đại hội này - một thời đoạn mà đến giờ có thể nói ngay là không còn đủ nếu so sánh với thời gian truyền thống cần ít nhất 1,5 năm để tạm hoàn thiện một bộ khung nhân sự nào đó.
Cũng bởi thế, mọi chuyện đang sa dần vào lối mòn dĩ vãng: khi thế giằng co bất dịch không thể bị phá vỡ, tất cả đều phải trông đợi vào phút 89.
Thậm chí là phút 90 hoặc 90 + 1, như lối nói lóng của giới chính khách quá chuyên nghiệp về chuyện hậu cung nhưng lại chẳng hề màng tới hậu sự dân tộc.
Phạm Chí Dũng Gửi tới BBC từ Sài Gòn
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả, nhà báo tự do tại Tp HCM.
(BBC)

Kami - Chỉ nhất thể hóa Đảng và Chính quyền là chưa đủ?

Việt nam với thể chế chính trị, mà Đảng CSVN là một đảng chính trị hợp pháp duy nhất, độc chiếm quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội với phương châm lãnh đạo toàn diện theo trục dọc xuyên suốt từ trên xuống dưới, từ trung ương đến địa phương. Thể chế chính trị này trong một thời gian dài đã bộc lộ quá nhiều các bất cập được cho rằng đã triệt tiêu và vô hiệu hóa cơ chế giám sát và điều chỉnh quyền lực nhà nước. Đó là nguyên nhân chính đã ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của Việt nam trong quá khứ và tương lai trước mắt.
Một trong những điều bất cập của hệ thống chính trị độc đảng lãnh đạo ở Việt nam hiện nay về mặt tổ chức đó là sự chồng chéo, lẫn lộn giữa các cơ quan ban, ngành trong bộ máy đảng và bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Nghĩa là bộ máy nhà nước có cơ quan gì thì bên đảng cũng có và với chức năng nhiệm vụ y như vậy, tới mức người ta gọi là hai bộ máy nhà nước cùng song hành và tồn tại. Đáng chú ý chi phí của bộ máy đảng khổng lồ hiện nay hoàn toàn không dựa vào các nguồn thu riêng của đảng CSVN hay từ nguồn thu đảng phí, mà hoàn toàn sử dụng ngân sách nhà nước.
Mới đây nhất, phát biểu tại nghị trường Quốc hội ngày 24 tháng 11 năm 2014, đại biểu Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng ninh cho rằng các cơ quan Đảng đang “đứng ngoài ngoài nhà nước, đứng trên nhà nước, vừa chồng chéo về tổ chức, đông về biên chế”. Theo đó bà Đỗ Thị Hoàng đã nêu ý kiến đề nghị sát nhập các cơ quan của Đảng và của chính quyền vào làm một. Ví dụ như sát nhập cơ quan Tổ chức (của Đảng) và cơ quan Nội vụ (của chính quyền), sát nhập Thanh tra với Kiểm tra, sát nhập Tuyên giáo với Thông tin truyền thông… và vị đại biểu này còn cho rằng nhân thảo luận về Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đề nghị QH không né tránh vấn đề nhất thể hóa Đảng và chính quyền. Theo ĐBQH Đỗ Thị Hoàng, việc nhất thể, sát nhập này vừa đảm bảo tinh giản, vừa đảm bảo sự giám sát của nhân dân đối với các tổ chức đảng và đảng viên, vừa tiết kiệm được tiền thuế của người dân.
Câu chuyện ông Trần Văn Truyền là thể hiện rõ nhất của những bất cập và khiếm khuyết của hệ thống chính trị của VN hiện nay. Ông Trần Văn Truyền nguyên Ủy viên Trung ương Đảng CSVN, người đã từng giữ các chức vụ đầy quyền lực như : Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, Phó Chủ nhiệm Uỷ Ban kiểm tra T.Ư, Tổng Thanh tra Chính phủ. Việc ông Trần Văn Truyền lợi dụng quyền lực của mình, để mưu lợi cho cá nhân với khối tài sản lớn về nhà đất ở các tỉnh thành đã bước đầu được làm rõ. Điều đáng nói là một loạt các cơ quan trong hệ thống kiểm tra, giám sát của đảng và nhà nước, như: Ủy ban kiểm tra T.Ư; Ban Tổ chức T.Ư; Quốc hội; Chính phủ; chi bộ - đảng ủy của Thanh tra Chính phủ; Ban cán sự đảng của Thanh tra Chính phủ hoàn toàn đã bị vô hiệu hóa và không phát huy được tác dụng trong việc theo dõi và phát hiện các sai sót của ông Trần Văn Truyền.
Vụ việc của ông Trần Văn Truyền, không chỉ là việc bỏ lọt người tham nhũng, kể cả cho đến tháng 2.2014, khi báo Người Cao tuổi và một số báo chí khác đã phanh phui các thông tin làm chấn động dư luận xã hội về khối tài sản đồ sộ của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ. Nhưng trước sự việc này thì người ta thấy hệ thống tư pháp và bảo vệ pháp luật ở Việt nam vẫn án binh bất động. Chỉ tới khi, sau nhiều lần các Đại biểu Quốc hội yêu cầu Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo trước Quốc hội về vụ việc này, thì Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh mới cho biết "Sau phiên chất vấn lần trước, Ban Bí thư đã họp, chỉ đạo UB Kiểm tra TƯ kiểm tra đúng quy trình những vi phạm của ông Truyền. Đến nay chưa có kết luận nên chưa có thông tin để báo cáo ĐBQH.", vì với lý do "Ông Trần Văn Truyền là cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Bí thư, Tổng Thanh tra Chính phủ không có thẩm quyền" thì người ta mới vỡ lẽ.
Điều đó cho thấy trên thực tế, ở cấp cao nhất của Đảng vẫn còn lại khoảng trống quyền lực bị bỏ quên chưa được giám sát, đây được coi là nguyên nhân chính khiến tình trạng tham nhũng và lạm quyền của một số không nhỏ các cán bộ cao cấp không bị phát hiện và xử lý kịp thời. Nguy hiểm hơn, các cán bộ cao cấp này thường đứng đằng sau và bảo kê cho các cán bộ cấp dưới là tay chân của mình trong một hệ thống mà người ta gọi là nhóm lợi ích khác nhau. Đây là những cái được dư luận xã hội từng ví là các pháo đài bất khả xâm phạm. Và điều đó cũng cho thấy các cuộc kê khai tài sản của quan chức ở Việt nam chỉ là một việc làm hình thức, vô tác dụng. Nguyên nhân là do các thiết chế giám sát không được coi trọng đúng mức phải có.
Việc ông Trần Văn Truyền người lãnh đạo cao nhất của cơ quan phòng chống tham nhũng của Chính phủ lại dính tham nhũng do lòng tham cũng là điều dễ hiểu, vì ông Truyền nói riêng hay các cán bộ cao cấp khác nói chung họ cũng chỉ là những con người bình thường chứ hoàn toàn không phải là những ông thánh lại được hưởng các đặc quyền rát lớn. Điều này cho thấy cơ chế phòng và chống tham nhũng không được coi trọng, lại được thay bằng cái gọi là sự tu dưỡng về đạo đức của các cán bộ đảng viên hay quyết tâm của hệ thống chính trị một cách vô thức, như ta thường thấy trong các nghị quyết hay các tài liệu tuyên truyền của đảng CSVN. Về thực chất những cái đó là sự thoái thác và vô trách nhiệm, đồng thời cũng là sự dung túng trước vấn nạn tham nhũng của đảng CSVN.
Những tài sản mà ông Truyền có bị báo chí phanh phui mới chỉ là khối tài sản nổi do không thể dấu được, nhưng còn những tài sản chìm như vàng bạc, kim cương, tiền gửi ở ngân hàng nước ngoài... do ông Truyền tham nhũng hay nhận hối lộ để chỉ đạo làm sai lệch hồ sơ các vụ thanh tra, kiểm tra có bao nhiêu thì chắc chưa ai biết được? Nhưng điều đó là chắc chắn có và với số lượng không nhỏ, tuy nó không phải là hàng tấn tiền mặt hay cả chục xe tải vàng bạc kim cương như họ khám thấy trong nhà của Từ Tài Hậu, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng CSTQ, song có lẽ tài sản tham nhũng của ông Trần Văn Truyền cũng không kém số đó là bao nhiêu. Đáng tiếc việc đó đã không được các cơ quan trách nhiệm lưu ý để làm rõ.
Tuy rằng ai cũng biết như vậy và kể cả khi đã có các bằng chứng sai phạm rất rõ ràng, nhưng theo quy định vì ông Trần Văn Truyền là cán bộ cao cấp do Trung ương quản lý và chỉ khi nào có kết luận chính thức của cơ quan đảng khẳng định đó là hành vi tham nhũng thì các cơ quan quyền lực mới được phép vào cuộc. Điều đó cho thấy đây là bằng chứng cho thấy các cán bộ cao cấp trong bộ máy đảng và nhà nước Việt nam đã đứng trên và ngoài pháp luật. Đây là một khiếm khuyết rất lớn, đồng thời là sự bất cập của thế chế chính trị hiện tại ở Việt nam, là cái cần được nhanh chóng giải quyết.
Dù rằng tham nhũng luôn là quốc nạn đối với mọi quốc gia tuy ở những mức độ rất khác nhau. Song quan trọng là cơ chế giám sát và điều chỉnh quyền lực ở mọi quốc gia đã được coi trọng. Ðó là không chỉ là sự phân quyền giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong thiết chế tam quyền phân lập nhằm theo dõi, hay thể chế chính trị đa đảng nhằm tạo nhân tố đối lập để kiểm soát các hoạt động lẫn nhau. Quan trọng hơn nữa, đó là sự độc lập và tính nghiêm minh của các cơ quan tư pháp như : Công tố Viện, Tòa án và Cảnh sát, các cơ quan này hoàn toàn độc lập và không bị đảng cầm quyền chi phối.
Đó chính là nguyên nhân vì sao ở các quốc gia khác tình trạng tham nhũng không tràn lan như ở Việt nam và ở đó người ta tiến hành việc chống tham nhũng rất hiệu quả. Ở Việt nam thì ngược lại, với thể chế độc đảng lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội của Đảng CSVN về mọi mặt, là điều đã khiến cho Quốc hội, Chính phủ hay các cơ quan Tư pháp cũng chỉ là một bộ phận chịu sự lãnh đạo của Đảng CSVN. Thêm nữa là do tuyệt đại đa số những quan chức có chức, có quyền trong bộ máy nhà nước hiện nay đều bắt buộc là đảng viên đảng CSVN, trong khi cơ quan phòng chống tham nhũng cao nhất lại trực thuộc cơ quan đảng và do Tổng Bí Thư giữ chức vụ trưởng ban, điều đó đã cho thấy tổ chức chống tham nhũng thiếu hẳn tính độc lập của cơ quan quan trọng hàng đầu này. Đây là những sai lầm cực kỳ nghiêm trọng, ví như "dao sắc không gọt được chuôi", tuy vậy đáng tiếc rằng việc này lại diễn ra triền miên trong một thời gian rất dài mà không được sửa đổi. Điều đó dẫn tới đã làm tê liệt toàn bộ cơ chế giám sát và điều chỉnh quyền lực đối với bộ máy nhà nước hiện nay và đó chính là nguyên nhân lý giải vì sao tình trạng tham nhũng ở Việt nam liên tục gia tăng mà không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy sẽ thuyên giảm.
Đã từ lâu có nhiều ý kiến đề nghị cần luật hóa sự lãnh đạo của Đảng CSVN, nhưng vì nhiều lý do nên điều này hiện nay vẫn chưa thực hiện được. Tuy vậy, về mặt bản chất thì đề nghị nhất thể hóa Đảng và chính quyền của Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng ninh không phải là một giải pháp tối ưu. Vì nguyên nhân là do đảng CSVN là đảng chính trị hợp pháp duy nhất và nắm vai trò lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội. Vì thế việc Đảng CSVN đứng trên và ngoài pháp luật, đứng trên và ngoài nhà nước là một thực trạng không ai có thể phủ nhận được. 
Đây cũng là một trong những yếu tố bất cập của thể chế chính trị hiện tại, là mầm mống của các tệ nạn tham nhũng, lộng quyền v.v… trong nội bộ đảng cầm quyền. Cái đó cần được sửa đổi tận gốc đó là thay đổi thể chế chính trị hiện tại và cần phải thừa nhận, tôn trọng sự cạnh tranh chính trị giữa các đảng phái và tổ chức chính trị trong một thể chế chính trị dân chủ đa nguyên.
Ngày 26 tháng 11 năm 2014
© Kami
(Blog RFA)

Kiều Trinh trên VTV là ai?

Gần đây VTV đang là tâm đểm chú ý khi gây ra hàng loạt vụ việc từ Chuyển Động 24h đến Nhặt Xương cho Thầy trên VTV1 và VTV3 . Nhân đây chúng tôi xin nhắc về một BTV truyền hình của VTV là cô Kiều Trinh. Không hiểu VTV thiếu gì người trẻ, đẹp, giỏi hơn Vũ Kiều Trinh, vì sao cứ phải để cho cô Kiều Trinh xuất hiện trên màn ảnh ?
Mỗi lần xem chương trình “Văn hóa dân tộc”, của Đài truyền hình Việt Nam VTV, tôi lại cảm thấy nhức mắt. Bởi vì người phụ trách chương trình ấy luôn xuất hiện với cái vẻ mỹ miều, cặp mắt sắc xảo, và giọng nói rất đanh. Đó chính là Kiều Trinh. Dân mạng không còn lạ gì Kiều Trinh là con gái ông Vũ Văn Hiến (còn ông là ai thì mời bạn đọc search google). Cô sinh năm 1975, nguyên phóng viên văn hóa Ban thời sự .
Kieutrinh-ancapcho-cauchuyenvanhoa2-DanlambaoNăm 2001, Kiều Trinh được cử sang Thụy Điển 3 tuần. Ngay tuần đầu, ngày 11-2-2001, cô đã bị cảnh sát thành phố Kalmar bắt vì tội ăn cắp hàng trong siêu thị. Lúc đầu cô nàng chối bai bải, nhưng khi mở băng ghi hình thì phải cúi đầu nhận tội. Cô nàng đã ăn cắp ở Orebro, Kaimar số mỹ phẩm trị giá 400 đô la. Số tiền đó không lớn, nhưng ở Thụy Điển người ta trị ăn cắp, tham nhũng rất nghiêm, nên theo luật Kiều Trinh phải ngồi tù.
Vì Kiều Trinh là con COCC nên Đại sứ quán Việt Nam ở Thụy Điển phải ra tay. Và sau một tuần bị giam, ngày 16-2-2001, cô nàng được tha, sau khi có giấy của bác sỹ xác nhận nhận Kiều Trinh bị bệnh tâm thần từ Việt Nam gửi sang. Ngày 18-2-2001, Kiều Trinh bị trục xuất về nước. Đón cô ở sân bay, diễn viên điện ảnh Trần Lực đã tặng một cái tát, chấm dứt quan hệ vợ chồng từ đó.
Năm 2006, Kiều Trinh được sang nước Anh công tác. Bệnh tâm thần lại tái phát và cô nàng đã thó chiếc máy ảnh kỹ thuật số trong shop. Một lần nữa ông Hiến lại phải cứu con gái bằng việc nhờ Đại sứ quán can thiệp và tờ giấy của bác sỹ chứng nhận bệnh tâm thần lại đưa ra sử dụng!
Năm 2009, Kiều Trinh được kết nạp đảng và được đề bạt làm Trưởng phòng Văn hóa dân tộc, Ban thời sự. Thật mỉa mai khi có những nhà báo chống tham nhũng tiêu cực , chỉ vì phạm một vài lỗi kỹ thuật nhỏ, thì phải vào tù, hoặc bị tước thẻ nhà báo, còn kẻ cắp lại được đề bạt?
Từ bấy đến nay, một nghi án vẫn chưa có lời giải: Kiều Trinh bị tâm thần hay kẻ cắp?
Dư luận cho rằng, có lẽ ông bác sỹ nào đó được ăn, hoặc bị ép mới ký giấy chứng nhận bệnh tâm thần cho Kiều Trinh, vì nhìn hình ảnh chải chuốt óng mượt, và nghe cô nói sắc lẻm trên TV thì không ai nghĩ bị tâm thần cả. Mà nếu bị bệnh tâm thần thì đưa vào bệnh viện, chứ sao lại đưa lên làm MC trên TV?
Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có một nền văn hóa khác nhau, phong tục tập quán mỗi nơi một vẻ rất phong phú, đa dạng, nhưng tuyệt nhiên không hề có nền văn hóa và phong tục tập quán ăn cắp. Ăn cắp, ăn trộm, ở đâu cũng ghét, cũng khinh. Dù đói ăn vụng, túng làm liều mọi người vẫn chê cười chứ đừng nói tiểu thư con quan như Kiều Trinh. Vậy mà cô nàng không biết ngượng cứ xuất hiện trên TV nói văn hóa, đạo đức? Phải chăng quý vị muốn truyền bá cho dân thứ văn hóa ăn cắp và nghệ thuật chạy tội?
Nên nhớ, hình ảnh cô Kiều Trinh không thể bôi xóa được trong hồ sơ của cảnh sát Thụy Điển, Anh quốc, và nó đã được phơi ra cho nhân dân nước họ biết rồi. Họ sẽ nghĩ gì, khi ở Việt Nam, kẻ cắp lên mặt dạy đạo đức người lương thiện? Nói như Giáo sư Ngô Bảo Châu, nếu có hình ảnh nào làm nhục Việt Nam tốt nhất thì chính là hình ảnh cô Kiều Trinh trên TV.
Nguồn internet
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét