Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Đảng CSVN cùng làm công tác ngoại giao có hiệu quả?

  • Mỹ : Tình hình lắng dịu ở Ferguson (RFI) - Trước lễ Tạ ơn, thành phố Ferguson- bang Missouri, Hoa Kỳ, được lắng dịu trở lại vào đêm hôm qua 26/11/2014. Tại 130 thành phố khác trên toàn nước Mỹ, nhiều các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn. Bản án khoan hồng đối với viên cảnh sát da trắng sau cái chết của một thanh niên da đen, Michael Brown, là nguyên nhân dẫn tới bạo động. Brown, một thanh niên 18 tuổi đã bị bắn trúng 6 hay bảy viên đạn của cảnh sát, vào tháng 8/2014. Cảnh sát bị truy tố là bị Darren Wilson.
     
  • OPEP họp trong bối cảnh dầu hỏa mất giá (RFI) - 12 thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu hỏa OPEP khai mạc cuộc họp tại Vienna – Áo, để bàn về chính sách cung cấp vàng đen cho thế giới. Dầu hỏa mất giá 30 % từ tháng 6/2014 tới nay do cung nhiều hơn cầu. Theo giới quan sát, nội bộ OPEP cần vượt qua nhiều bất đồng.
  • Có nên tăng phí học đường du học sinh nước ngoài? (RFI) - Đứng sau Hoa Kỳ và Anh Quốc, và cùng với Úc, nước Pháp, trở thành điểm đến ưa thích cho các du học sinh nước ngoài, theo như bảng xếp hạng do Unesco công bố. Riêng trong năm 2013, Pháp đón nhận gần 300 ngàn du học sinh, tăng 11% so với năm 2008. Câu hỏi đặt ra nước Pháp sẽ có những lợi ích kinh tế nào từ việc đón nhận sinh viên nước ngoài ?
  • Đảng CSVN cùng làm công tác ngoại giao có hiệu quả? (RFA) - Gần đây liên tiếp có các chuyến công du Phương Tây của các quan chức Đảng CSVN dưới danh nghĩa ngoại giao. Điều này đã khiến dư luận đặt câu hỏi “Đảng CSVN tham gia làm công tác ngoại giao có cần thiết và mang lại hiệu quả hay không?”
  • Bà Suu Kyi vẫn quyết tâm ra tranh cử tại Miến Điện (RFA) - Cũng liên quan đến tổng tuyển cử, nhưng vụ việc đang xảy ra tại Miến Điện nơi đang có những vận động từ nhiều phía để cho bà Aung Shan Suu Kyi được ra tranh chức Tổng thống trong lần bầu cử sắp tới vào năm 2015.
  • Bầu cử Thái 'sẽ chuyển sang 2016' (BBC) - Trong cuộc phỏng vấn độc quyền của BBC, Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Sommai Phasee nói bầu cử dân chủ ở nước này có thể phải lùi thêm 18 tháng.
  • NATO tố cáo Nga triển khai hỏa tiễn tại Crimée (RFI) - Tổng tham mưu trưởng Liên minh Bắc Đại Tây Dương - NATO, tướng Mỹ Philip Breedlove hôm 26/11/2014, từ Kiev, đã tố cáo Matxcơva triển khai hỏa tiễn tại Crimée – bán đảo của Ukraina bị Nga sáp nhập hồi tháng 03/2014. Ông nói rằng đây là mối đe dọa cho các quốc gia bên bờ Hắc Hải.
  • Giao chiến hạm Mistral cho Nga: bài toán hóc búa cho Paris (RFI) - Số phận hai chiến hạm đa năng Mistral là chủ đề được tờ Le Monde (27/11/2014) quan tâm đến. Khủng hoảng Ukraina xảy ra và kéo dài buộc Paris phải trì hoãn ngày giao hàng và có nguy cơ phải hủy hợp đồng. Trong trường hợp xấu nhất phải xảy ra, đâu là hệ quả kinh tế, chính trị và giải pháp nào cho hồ sơ này? Le Monde có bài phân tích cặn kẽ đề tựa « Chiến hạm Mistral, đối tượng tranh cãi lâu dài ».
  • Palawan: Thiên đường nơi hạ giới ở Philippines (BaoMoi) - Thật khó tin khi nói Philippines là một điểm đến du lịch chưa được đánh giá đúng. Tuy nhiên, hãy ngắm nhìn hòn đảo tuyệt đẹp Palawan để hình dung về vẻ đẹp của đất nước thuộc Biển Đông này.
  • Không Cảnh KJ-2000 của TQ hơn cả Boeing E-3C Sentry của Mỹ? (BaoMoi) - Không quân Trung Quốc (TQ) sử dụng Không Cảnh KJ-2000, chiếc máy bay cảnh báo sớm-kiểm soát để kiểm soát Vùng Nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông và sắp tới có thể cũng để kiểm soát ADIZ tiềm năng của TQ trên biển Đông.
  • Biển Đông lại dậy sóng vì đảo nhân tạo Trung Quốc (BaoMoi) - BizLIVE - Việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo với sân bay tại quần đảo Trường Sa khiến sóng gió lại nổi lên ở Biển Đông, nhất là kể từ khi Bộ Quốc phòng Mỹ lên tiếng về hành động này của Bắc Kinh, theo RFI.
  • Quốc tế lo ngại Bắc Kinh lập vùng phòng không ở Biển Đông (RFI) - Cách nay một năm, chính xác là ngày 23/11/2013, Trung Quốc đơn phương loan báo thành lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông. Ngay từ lúc ấy, diều hâu Trung Quốc đã lớn tiếng cho rằng Bắc Kinh sẽ thừa thắng xông lên và thiết lập một vùng tương tự trên Biển Đông, gây nên nhiều mối quan ngại. Một năm sau, thái độ lo lắng vừa tăng lên một bực, sau khi có tin Trung Quốc đã hoàn tất nhiều công trình tại Biển Đông cho phép họ quản lý vùng phòng không đó.
  • Úc nằm trong tầm ngắm của máy bay ném bom Trung Quốc (BaoMoi) - (NLĐO)- Việc Trung Quốc cho xây căn cứ không quân ở đảo Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang khiến cả Úc cũng lo lắng vì lãnh thổ nước này có thể nằm trong tầm ngắm của máy bay ném bom tầm xa Trung Quốc.
  • Máy bay Trung Quốc ở Trường Sa có thể tấn công tới Úc (BaoMoi) - (Tin Nóng) Việc Trung Quốc xây đường băng ở Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa để bố trí máy bay quân sự khiến không chỉ các nước ASEAN mà cả Úc cũng lo lắng, vì Úc sẽ nằm trong tầm tấn công của máy bay ném bom H-6K nếu Trung Quốc bố trí tại Đá Chữ Thập.
  • Nga sắp bán tên lửa hiện đại S-400 cho Trung Quốc ? (RFI) - Theo nhật báo Nga Vedomosti số ra hôm qua, 26/11/2014, Matxcơva đang chuẩn bị bán cho Bắc Kinh hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400. Theo nguồn tin trên, loại vũ khí hiện đại này sẽ mang lại cho Trung Quốc một hệ thống phòng thủ có khả năng răn đe mọi hành vi xâm phạm không phận nước này.
  • 2015, Nga-Trung Quốc tập trận chung (RFI) - Họp báo ngày 27/11/2014, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo đang thảo luận với đồng nhiệm Nga về khả năng cùng thao diễn quân sự vào năm tới.
     
  • Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đả kích « thái độ xấc xược » của Mỹ (RFI) - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã chỉ trích dữ dội Hoa Kỳ về các hoạt động tại Syria và Irak chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Những lời đả kích này được đưa ra sau khi Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden khi viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu Ankara làm rõ thái độ trước liên minh quốc tế chống quân thánh chiến, vì tuy là thành viên chính thức nhưng cho đến nay chưa bao giờ tỏ ra hợp tác thực sự.
  • Hy Lạp tổng đình công (RFI) - Giao thông và các dịch vụ công cộng tại Hy Lạp bị ngưng hoạt động trong 24 giờ. Quốc tế đòi Athènes tiết kiệm thêm 3 tỷ euro cho ngân sách năm 2015 là nguyên nhân làm tê liệt quốc gia vùng Địa Trung Hải này hôm nay, 27/11/2014.
     
  • Quốc Hội Ukraine họp lần đầu (RFA) - Quốc Hội Ukraine nhóm phiên đầu tiên kể từ khi một số lớn dân cử thuộc nhóm thân Tây phương giành chiến thắng sau cuộc bầu cử vào tháng 10 vừa qua.
  • Diễu hành vào dịp Lễ Tạ Ơn ở Hoa Kỳ (VOA) - Ngày lễ Tạ Ơn bắt đầu vào năm 1621, khi những người dân thuộc địa buổi đầu ở Mỹ tại nơi nay là tiểu bang Massachusetts tổ chức một ngày hội tạ ơn mùa thu hoạch tốt
  • Người Mỹ mừng Lễ Tạ Ơn (VOA) - Dân chúng ở Mỹ hôm nay mừng Lễ Tạ Ơn hàng năm với những cuộc xum họp gia đình, ăn uống và mua sắm những mặt hàng đại hạ giá
  • Bình minh sông Hàn (BaoMoi) - Qua các kênh thông tin từ người thân và phương tiện đại chúng, tôi biết Đà Nẵng là một thành phố trẻ có tiểu vùng khí hậu ôn hòa, đường phố phong quang sạch đẹp, là nơi thu hút nhiều sự kiện quan trọng của quốc tế như: cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế, cuộc thi Dù bay quốc tế... là nơi có môi trường cảnh quan du lịch đẹp, phong phú và thân thiện... và cũng là nơi đáng sống nhất Việt Nam. Bởi thế lần này tôi cùng mấy người bạn vào Đà Nẵng với tâm trạng háo hức khó tả.
  • Indonesia dọa tấn công bằng tên lửa trên Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Căng thẳng ở khu vực Biển Đông đã nâng lên một nấc mới sau khi Bộ trưởng Điều phối Bộ Chính trị, Pháp lý và An ninh Indonesia Tedjo Edhy Purdijatno cho biết, Jakarta đang xem xét khả năng triển khai tên lửa trên tàu nhằm chống lại các tàu đánh cá nước ngoài xâm phạm vào lãnh hải nước này.
  • Trung Quốc: súng và tiền “song kiếm hợp bích” (BaoMoi) - (TBKTSG) - Để khẳng định vị thế cường quốc khu vực châu Á, Trung Quốc đang tiến hành cùng lúc hai chiến thuật: bành trướng thế lực quân sự và tung tiền mua chuộc các nước láng giềng, lôi kéo họ vào quỹ đạo của mình.
  • Về tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc và Thời báo Hoàn cầu (BaoMoi) - (PetroTimes) - Tuyên bố hôm 24/11 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thực sự khiến dư luận bất bình khi bà Hoa Xuân Doanh (Oánh) cho rằng, hoạt động xây dựng mà Trung Quốc đang thực hiện tại các đảo ở Biển Đông chủ yếu nhằm cải thiện điều kiện sống cho các nhân viên tại đây. Bởi động thái này hoàn toàn phi pháp, vi phạm trắng trợn tuyên bố của các bên về ứng xử tại Biển Đông, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
    Và điều này đồng nghĩa với việc Bắc Kinh vẫn tiếp tục động thủ nhằm độc bá Biển Đông, bất chấp tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc, và phản đối của các nước liên quan. Tờ Thời báo Hoàn cầu còn cho rằng, Việt Nam và Philippines nên làm quen với việc Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông và Mỹ cũng cần quen với sự hiện diện thường xuyên hơn của Bắc Kinh tại khu vực này?!
  • Hội thảo về Biển Đông tại Bỉ (BaoMoi) - Hôm 25/11, tại thủ đô Brussels, Viện châu Âu nghiên cứu về châu Á (EIAS) đã tổ chức hội thảo quốc tế giới thiệu cuốn sách về Biển Đông của nhà báo Bill Hayton, phóng viên hãng thông tấn BBC tại London (Anh).
  • Mỹ yêu cầu Trung Quốc kiềm chế hoạt động trên biển Đông (BaoMoi) - (PL)- Báo Philstar (Philippines) ngày 26-11 đưa tin Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc cần tuân thủ cam kết kiềm chế hoạt động trên biển Đông, không làm phức tạp hay leo thang tranh chấp ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực.
  • Đánh giá cao hiệu quả hợp tác quốc phòng (BaoMoi) - TT - Chiều 26-11, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Belarus Alexander Lukashenko, nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Belarus theo lời mời của Tổng thống A. Lukashenko.

Đảng CSVN cùng làm công tác ngoại giao có hiệu quả?

Thứ trưởng ngoại giao Nga, ông Morgulov, Đại diện Tổng thống Nga ra sân bay đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Thứ trưởng ngoại giao Nga, ông Morgulov, Đại diện Tổng thống Nga ra sân bay đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 23 tháng 11, 2014

Gần đây liên tiếp có các chuyến công du Phương Tây của các quan chức Đảng CSVN dưới danh nghĩa ngoại giao. Điều này đã khiến dư luận đặt câu hỏi “Đảng CSVN tham gia làm công tác ngoại giao có cần thiết và mang lại hiệu quả hay không?”
Ngoại giao VN với chủ trương là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, vì lợi ích quốc gia, dân tộc đã đạt được một số thành tựu nhất định.
Tuy vậy, gần đây bên cạnh các hoạt động ngoại giao của Chính phủ, người ta thấy liên tiếp có nhiều chuyến thăm nước ngoài của các quan chức Đảng CSVN. Như các chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hàn Quốc, Nga, Belarus… hay chuyến thăm Hoa kỳ của Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị.
Đánh giá về vấn đề này, Nhà báo, Luật sư Vũ Đức Khanh thấy rằng, năm 2016 Đảng CSVN sẽ tiến hành Đại hội Đảng lần thứ 12. Theo ông các hoạt động ngoại giao của các quan chức Đảng gần đây cho thấy sự cạnh tranh và chạy đua nhằm thể hiện vị thế và uy tín của Đảng so với Chính phủ.
Từ Canada, Nhà báo, Luật sư Vũ Đức Khanh nhận định:
“Các hoạt động đối ngoại của Đảng chỉ nhằm thổi phồng vai trò của Đảng CSVN, để cho những người dân trong nước không nhìn thấy được cục diện tình hình chính trị thế giới và họ tiếp tục tin rằng Đảng CSVN còn mạnh. Nhưng trên thực tế thì tôi nghĩ rằng Đảng CSVN không có chút ý nghĩa và vai trò nào đối với tình hình chính trị trong khu vực và trên thế giới. Cho dù Chính phủ của Việt nam vẫn tin rằng VN có thể đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định, hòa bình  và thịnh vượng của khu vực, nhưng theo tôi chính quyền Hà nội chưa phải là một đối tác mà các quốc gia trong khu vực có thể đặt niềm tin và đưa tới có một vai trò quan trọng hơn.”
Vì lý do sức khỏe, trao đổi qua e.mail TS. Đinh Hoàng Thắng cựu Đại sứ VN tại Hà lan thấy rằng: chính sách ngoại giao thời toàn cầu hóa không còn khái niệm tư bản và XHCN. Và ngoại giao VN ngày nay đã không còn nhân tố ý thức hệ, kể cả quan hệ với TQ cũng chỉ là quan hệ giữa 1 nước lớn với 1 thuộc quốc, theo một phiên bản đặc biệt. Theo ông, những chuyến công du tới các đối tác Phương Tây của các quan chức Đảng CSVN là điều quan trọng, tất cả nhằm phục vụ cho một chiến lược "thoát hiểm", 1 chính sách "cân bằng động" của nhà nước VN.
Trả lời câu hỏi những chuyến thăm ngoại giao của các quan chức Đảng đó có cần thiết và có mang lại hiệu quả hay không?
Nhà báo, Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng đây là việc làm hình thức và không cần thiết, vì theo ông mọi hoạt động của công tác ngoại giao VN đều do Bộ Chính trị Đảng CSVN quyết định.
Nhà báo, Luật sư Vũ Đức Khanh nói với chúng tôi:
“Vì mô hình chính trị của VN hiện tại là theo mô hình của Liên xô trước đây, nên vai trò của Tổng BT giữ vai trò hết sức quan trọng. Nếu chúng ta quan sát mối quan hệ ngoại giao giữa VN và Phương Tây thì vai trò của Đảng không có gì là quan trọng, VN thực sự không là một cái trọng lực nào trong mối qua hệ bang giao quốc tế. Cho nên, các quốc gia Phương Tây không coi trọng vai trò của Đảng CSVN đối với họ. Tuy nhiên, họ đã chấp nhận tiếp đón, nhưng sự tiếp đón đó chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức ngoại giao mà thôi chứ không có giá trị gì về ý nghĩa gì về chính trị.”
Nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng theo ông đấy là một chuyện bình thường, vì về thực chất Đảng và Chính phủ là một và các nước Phương Tây cũng hiểu như vậy. Theo ông điều đó không phải là chuyện Đảng lấn sân của Chính phủ như đánh giá của nhiều người.
Từ Nha trang, Nhà báo Võ Văn Tạo nhận định:
“Hiện nay VN mình chưa là cái gì quan trọng trong bản đồ chính trị, kinh tế, quân sự của thế giới. Nhưng quan trọng là thay mặt cho Đảng là cá nhân nào? Vấn đề là phải có thực quyền, phải có ý thức cấp tiến và đầu óc học hỏi là cái tốt nhất. Tôi không quan trọng vấn đề những chuyến đi ấy là của Đảng hay Chính quyền, ông Tổng Bí thư hay ông Thủ tướng cũng thế. Nhưng phải là cái ông nào mà đi học hỏi được cái gì mới là quan trọng, vấn đề là đi thế nào và được cái gì cho đất nước?”
Bình luận về chuyến thăm Nga của TBT Nguyễn Phú Trọng gần đây, đặc biệt là chi tiết người ra đón Tổng BT ở sân bay chỉ là một thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga.
Nhà báo, Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng đây là bằng chứng cho thấy sự thất bại, cũng như sự xem nhẹ vai trò của Đảng CSVN trong quan hệ đối ngoại với các nước Phương Tây.
Nhà báo, Luật sư Vũ Đức Khanh khẳng định:
“Thực sự ra trong mối quan hệ với Nga, VN không phải là một quốc gia đồng minh hay một quốc gia quan trọng. Việc tiếp đón ông Tổng Bí thư như thế là đúng với đường lối, chính sách của Chính phủ ông Putin hiện tại. Điều đó cho thấy VN không có một giá trị gì trong mối quan hệ giữa Nga và VN, cho dù VN luôn luôn ca ngợi là mối qua hệ đồng minh chiến lược hay đối tác chiến lược để gợi lại một dĩ vãng vàng son của thời kỳ Liên xô cũ trước đây. Mà họ không thấy rằng cục diện chính trị thế giới và châu Á – Thái Bình Dương đã hoàn toàn thay đổi. ”
Nhà báo Võ Văn Tạo tiếp lời:
“Còn rất nhiều người còn ngộ nhận về mối tình nồng thắm Việt-Nga như tuyên truyền trước đây. Việc ông TBT Nguyễn Phú Trọng đến Nga chỉ có một thứ trưởng ra đón ở sân bay là bình thường và phản ảnh đúng tương quan của hai nước. Nếu chúng ta trở lại với sự kiện giàn khoan của TQ ăn hiếp VN mà cộng đồng quốc tế đã lên tiếng, trong lúc VN nín thở đề chờ xem thái độ phản ứng của Nga như thế nào? Thì lúc đó ông Putin lại đi Bắc kinh hội đàm với Tập Cận Bình, còn quân đội Nga lại tập trân chung với quân đội TQ rất lớn ở biển Hoa Đông. Lúc đó mọi người mới hiểu ông VN chả có chút trọng lượng gì đối với Nga.”
Quan hệ đối ngoại là một trong những trọng trách của mọi chính phủ, nhằm đảm bảo thúc đẩy vấn đề hợp tác phát triển và quan hệ quốc tế giữa các quốc gia. Đồng thời đảm bảo an ninh quốc tế và khu vực để cùng tồn tại trong hòa bình. Đây không chỉ là thông lệ quốc tế mà còn là nghĩa vụ của mọi nhà nước. Việc cạnh tranh giữa Đảng và Chính phủ trong vấn đề ngoại giao là vấn đề không cần thiết, mà đôi khi còn có hại cho lợi ích quốc gia.
Anh Vũ
(RFA)

Hội đồng nhân dân 3 cấp: Đừng “nhất thiết phải có” một cách hình thức

(LĐ) - Số 276 Đào Tuấn  
 
http://laodong.com.vn/chinh-tri/hoi-dong-nhan-dan-3-cap-dung-nhat-thiet-phai-co-mot-cach-hinh-thuc-271628.bld
 
Ngày 26.5.2014, HĐND xã Vân Tùng (Bắc Cạn) đã tổ chức kỳ họp thứ 8, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Được nhìn nhận là “vấn đề hệ trọng của quốc gia”, song có hai luồng ý kiến rõ rệt khi mô hình tổ chức chính quyền địa phương có hay không có hội đồng nhân dân (HĐND) ở cấp phường, xã được thảo luận tại Quốc hội ngày 24.11.

Xáo trộn bộ máy, đảo lộn chính quyền Rất đông các ĐBQH đã đề nghị giữ nguyên việc tổ chức HĐND ở cả 3 cấp chính quyền, theo nguyên tắc “ở đâu có quyền lực, ở đó có giám sát quyền lực”. ĐBQH Trần Minh Diệu (Quảng Bình) nói dù Bộ Chính trị đã có chủ trương cho Đà Nẵng và TPHCM xây dựng thí điểm chính quyền đô thị. Nhưng chỉ là những ý tưởng khác nhau, chưa được kiểm chứng, việc phương án 1, (bỏ HĐND cấp phường, xã) vừa thiếu cơ sở hiến định, vừa thiếu cơ sở thực tiễn.
Ông Diệu nhắc lại nguyên tắc “ở đâu có quyền lực, ở đó có giám sát quyền lực của nhân dân” và đề nghị tổ chức HĐND ở cả 3 cấp chính quyền dù lưu ý “cũng cần làm rõ sự khác biệt chính quyền ở đô thị và ở nông thôn”.
ĐBQH Triệu Là Pham (Hà Giang) cũng cho rằng việc bỏ HĐND là không phù hợp, làm đảo lộn chính quyền. “Việc cắt bỏ một cấp HĐND không mang lại lợi ích gì cho đất nước, làm xáo trộn bộ máy”- ông nói.
ĐBQH tỉnh Nam Định - Nguyễn Anh Sơn bắt đầu bằng việc phê phán mạnh mẽ việc thí điểm bỏ HĐND rằng đây là “một cuộc thí điểm khá kỳ lạ, diễn ra quá dài”. Báo cáo cả 10 tỉnh, thành, khẳng định không tổ chức là đúng, là tốt, là hay, nhưng không phải như vậy. Đừng quên HĐND là thành quả của nền dân chủ. Các nước chưa tổ chức HĐND thì đang tổ chức lại. Ta thì bỏ đi. Ông Sơn hùng hồn rằng “cần tuyên bố bỏ thí điểm đi, không cần tổng kết nữa, vì có cũng có kết quả như hôm nay”.
Đừng chỉ “nhất thiết phải có” một cách hình thức
ĐBQH Trần Du Lịch, bắt đầu bằng từ Nhật Bản, nơi chính quyền địa phương từ 3 cấp được điều chỉnh chỉ còn 2 cấp từ năm 1921. “Họ để 5 năm quá độ - ông nói - còn Việt Nam cần 10-15 năm quá độ”. Theo ông Lịch, về lâu dài, chính quyền địa phương chỉ cần tổ chức ở hai cấp tỉnh và cơ sở. Trong thời gian quá độ này, những địa phương lớn có thể để 3 cấp nhưng phải theo hướng tăng cường mở rộng cấp cơ sở, trong khi các thị trấn đô thị phải là cấp chính quyền đầy đủ.
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho đây là cơ hội vàng để đổi mới mạnh mẽ như là một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy hành chính. Bà đề nghị chính quyền nông thôn theo lộ trình vẫn giữ 3 cấp chính quyền. Tuy nhiên, đối với chính quyền đô thị, bà Tâm nói đã đến lúc cần thay đổi theo hướng 2 cấp do đặc thù địa bàn hẹp, dân cư tập trung với những phát sinh hằng ngày rất lớn.
Có hay không có HĐND ở cấp quận, phường phải căn cứ vào hiệu quả thực tế, tránh nhất thiết phải có, nhưng lại rơi vào tình trạng có một cách hình thức như thời gian qua. Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Đỗ Thị Hoàng cũng cho rằng nên bỏ HĐND cấp phường, xã. “Nếu phân chia cấp chính quyền quá nhỏ đến cấp phường sẽ dẫn đến vừa cát cứ, vừa chồng chéo, vừa không đảm bảo quyền của người dân”- bà nói.
Đề cập đến bộ máy tổ chức Đảng theo các cấp chính quyền, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng các cơ quan Đảng đang “đứng ngoài nhà nước, đứng trên nhà nước, vừa chồng chéo về tổ chức, đông về biên chế”.
Nhân thảo luận về Luật Tổ chức, bà Hoàng nói - đề nghị QH không né tránh vấn đề nhất thể hóa Đảng và chính quyền. Theo đó, chủ tịch cần nhất thể với bí thư. sáp nhập cơ quan như tổ chức (của Đảng) và nội vụ (của chính quyền). Sáp nhập thanh tra với kiểm tra. Sáp nhập tuyên giáo với thông tin truyền thông.
Sử dụng cơ quan giúp việc dùng chung giữa MTTQ và các đoàn thể. Và bỏ chức danh thường trực HĐND. Theo ĐBQH Đỗ Thị Hoàng, việc nhất thể, sáp nhập này vừa đảm bảo tinh giản, vừa đảm bảo sự giám sát của nhân dân đối với các tổ chức đảng và đảng viên, vừa tiết kiệm được nguồn lực và sự đóng góp của nhân dân.

Tấm bằng du học còn có giá ở VN?

Khoảng vài năm trước, sinh viên tốt nghiệp đại học tại các nước tiên tiến, điển hình là Anh quốc, được chào đón nhiều ở các công ty nội địa.
Có trong tay tấm bằng khá, giỏi từ Anh dường như mở ra nhiều cơ hội cũng như chắc chắn được mức lương thưởng, chế độ đãi ngộ đáng mơ ước.
Tuy nhiên, thực tế ngày càng cho thấy các doanh nghiệp trong nước đã không còn mặn mà nhiều với những ứng viên này.
Sinh viên du học về nước chưa chắc đã dễ kiếm việc làm
Khắt khe hơn
Bỏ nhiều thời gian cũng như tiền bạc cho việc học tập, sinh hoạt tại Anh quốc, nơi sinh viên Việt Nam trung bình phải trả tới 30,000 đô la một năm nên mong đợi và đòi hỏi cao từ du học sinh khi quyết định trở về lập nghiệp là điều dễ hiểu. Từ góc nhìn của người tuyển dụng lao động, các công ty trong nước đánh giá nguồn nhân lực này như thế nào?
Điểm cộng trước đây của du học sinh là việc sử dụng tiếng Anh thành thục, vậy nhưng, thời đại công nghệ thông tin bùng nổ cùng với sự phát triển của các trung tâm ngoại ngữ, trường quốc tế, sinh viên Việt Nam cũng được trau dồi và làm giàu vốn ngoại ngữ của mình mà không phải đi du học.
Ngôn ngữ từ lâu đã không còn là rào cản lớn cho việc hòa nhập môi trường quốc tế. Bên cạnh đó, khi đưa ra so sánh, trong mắt nhà tuyển dụng, sinh viên tốt nghiệp trong nước có vốn tiếng Việt phong phú hơn cộng với khả năng hiểu biết thực tế thị trường nội địa, điều mà nhiều người học nước ngoài về không có được.
Tôi đặt câu hỏi với ông Nguyễn Thế Việt, từng phụ trách trực tiếp tham gia tuyển dụng tại công ty AIC Việt Nam. Kể về thực tế trong công ty mình, ông chia sẻ:
“Nhà tuyển dụng từ lâu đã không còn so sánh giữa người học ở Anh về hay người học trong nước, mà đơn giản họ chỉ cân nhắc giữa ứng viên này và ứng viên khác. Thực tế cho thấy, các sinh viên Việt Nam có thái độ cầu tiến hơn, ham học hỏi, biết mình biết người và thường chăm chỉ hơn trong công việc.”
Thái độ làm việc vẫn là điều tối quan trọng: “các nhà tuyển dụng đang dần có cái nhìn công bằng hơn đối với sinh viên Việt Nam, và ngược lại có cái nhìn khắt khe hơn với các du học sinh”.
Sinh viên trong nước cũng có thể được đánh giá cao như sinh viên du học
Cụ thể, đó là “con nhà giàu, du học khi trượt đại học ở Việt Nam, không quá cần tiền và đòi hỏi cao, tuy nhiên thái độ tốt thể hiện ngay khi phỏng vấn sẽ được điểm cộng rất nhiều”.
Phân bố ngành nghề bất tương xứng
Theo số liệu thống kê của chính phủ, hiện có hơn 8000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Anh, con số này mỗi năm tăng thêm 15%.
Sinh viên Việt Nam ở Anh ngày càng nhiều, cộng với việc phần lớn theo học kinh doanh hay tài chính ngân hàng, những ngành nghề đã “nguội” sức hút cũng như thị trường lao động trong nước đang dư thừa nhân lực, các doanh nghiệp đã không còn mặn mà với những ứng viên du học nước ngoài. Theo như ông Việt, đó là “không đáp ứng được nhu cầu nhân sự đa ngành nghề của các công ty trong nước”.
Ví dụ điển hình trong năm vừa qua, nhiều ngân hàng đồng loạt cắt nhân sự, giảm lương thưởng như Maritimebank giảm 1.343 lao động, thu nhập bình quân của nhân viên Ngân hàng ACB từ 14 triệu xuống còn 12,75 triệu đồng/người/tháng.
Điều đó chỉ ra sự bất cân xứng giữa định hướng nghề nghiệp, đào tạo, học nghề và nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Các sinh viên hay chạy theo những nhu cầu trước mắt mà thiếu hoạch định dài hạn.
Hạn chế và lợi thế
Đưa ra lời kết với vai trò của một nhà tuyển dụng , ông Việt cho hay, quan trọng nhất vẫn là khả năng cống hiến được nhìn nhận từ bốn yếu tố: Kinh nghiệm, Thái độ, Kỹ năng, Kiến thức. Tấm bằng đại học ở đâu từ lâu đã không còn quá quan trọng.
“Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam cũng là điều các sinh viên phải tìm hiểu kĩ để có hành động và thái độ đúng mực, điều này các du học sinh khi quay trở lại làm việc tại môi trường trong nước rất hay mắc lỗi.”
Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, du học sinh có những lợi thế về kĩ năng mềm và hiểu biết văn hóa bản địa– điều rất có ích khi công việc đòi hỏi cộng tác với người nước ngoài, phù hợp khi làm việc tại các ban hợp tác đối ngoại, tổ chức phi chính phủ hay các doanh nghiệp quốc tế.
Diệu Hương
Tác giả bài viết vừa tốt nghiệp đại học ngành kinh doanh ở Anh. Bạn đọc có thể gửi bài viết cho BBC về địa chỉ Vietnamese@bbc.co.uk.
(BBC)

Điếu Cày nhận giải thưởng tự do báo chí

Blogger Nguyễn Văn Hải nhận giải thưởng tự do báo chí từ điều phối viên của CPJ tại châu Á, ông Bob Dietz
Blogger Điếu Cày, tức ông Nguyễn Văn Hải, đã chính thức nhận giải thưởng tự do báo chí mà ông được trao vắng mặt hồi tháng 11 năm 2013.
Thông tin trên trang web của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) nói giải thưởng đã được trao tận tay cho ông Hải hôm 25/11, tại lễ trao Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2014 của CPJ ở New York.
Giải thưởng này được sáng lập để vinh danh những "bài viết can đảm, giúp định hình cho tự do báo chí", CPJ nói trong một thông cáo.
Phát biểu tại lễ trao giải, ông Hải nói việc ông được trả tự do là "thắng lợi của những nỗ lực không ngừng nghỉ của bạn bè và các đồng nghiệp trong và ngoài nước, của các tổ chức quốc tế và chính phủ Hoa Kỳ đã gây sức ép lên chính phủ Việt Nam".
"Vì sao chúng tôi bị đàn áp với những bản án nặng nề khi chúng tôi chỉ biểu hiện ý nguyện một cách ôn hòa trên Internet?" ông nói.
"Vì sao chúng tôi bị đàn áp khi chúng tôi giúp những người dân yếu thế cất lên tiếng nói của họ?"
"Vì sao chúng tôi bị đàn áp khi thực hiện những quyền công dân đã được thừa nhận trong các công ước quốc tế mà nhà nước cộng sản Việt Nam đã tham gia ký kết?"
"Vì nhà nước cộng sản Việt Nam là nhà nước độc tài về truyền thông, sử dụng nó để chi phối dư luận xã hội, phục vụ cho mục đích cầm quyền".
"Họ không cho người dân quyền tự do thông tin trên Internet ... Họ không chấp nhận những ý kiến khác biệt trong xã hội."
"Những ai dám đưa ra các quan điểm khác biệt hoặc bình luận về các sự kiện chính trị nhạy cảm đều bị coi là tuyên truyền chống nhà nước và phải chịu những bản án nặng nề".
"Trong một thể chế như vậy, người dân không có công cụ, phương tiện nói lên tiếng nói của mình".
Ông Hải cho biết "sẽ tiếp tục đấu tranh để giải cứu cho các bạn đồng nghiệp của mình" đang còn bị giam trong tù.
"Tôi mong muốn các ký giả, các tổ chức bảo vệ nhà báo và các chính phủ lên tiếng mạnh mẽ , đấu tranh để giúp các đồng nghiệp của chúng ta thoát khỏi nhà tù cộng sản, thúc đẩy tự do báo chí trên toàn thế giới", ông nói thêm.
'Chưa có hồi kết'
Phát biểu tại lễ trao giải, ông Bob Dietz, điều phối viên tại châu Á của CPJ, đã gọi việc blogger Điếu Cày được trả tự do là "một chiến thắng".
Tuy nhiên ông cũng nói cuộc đấu tranh cho tự do báo chí vẫn "chưa có hồi kết".
"Khi bị bắt giữ vào tháng Tư năm 2008, ông Nguyễn Văn Hải là một trong hai nhà báo bị giữ sau song sắt ở Việt Nam", ông Dietz nói.
"Đến năm 2014, đã có ít nhất 15 nhà báo bị giam giữ tại nước này".
"Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ nhì thế giới về số lượng các nhà báo bị bắt giữ, chỉ sau Trung Quốc".
"Nguyễn Văn Hải là tù nhân bị giam giữ lâu năm nhất ở Việt Nam ... Ông đã luôn giữ lập trường kiên định rằng mình và các cộng sự vô tội và rằng việc viết thẳng thắn, tự do là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản nhất của con người".
"Dù bị buộc phải lưu vong, ông cũng đã không từ bỏ cuộc đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản ở nước mình."
(BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét