Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Tin thứ Năm, 09-10-2014 - Có nên để lại một đống nợ cho con cháu chúng ta?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H1- Trung Quốc xây phi đạo trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (RFI).  – Trung Quốc công khai đường băng quân sự trái phép ở Hoàng Sa (NLĐ).  – Trung Quốc xây xong đường băng quân sự trái phép ở Hoàng Sa (PT).  – Trung Quốc hoàn thành đường băng quân sự ở Hoàng Sa (VOA).   – Ảnh: Trung Quốc xây đường băng trái phép ở Hoàng Sa (VTC). – Trung Quốc đang tăng tốc cướp đoạt biển Đông (ĐV). Phải chăng đây là thắng lợi của ĐCSVN nói chung và của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói riêng, như ông TBT đã phát biểu 2 ngày trước? “Chúng ta đã giành thắng lợi trong đấu tranh về biển Đông” (TT).
- Biển Đông: Đảo nhân tạo còn nguy hiểm hơn giàn khoan? (TVN).  – Báo cáo QH việc TQ xây đảo nhân tạo trái phép ở Trường Sa (PLTP). – Quốc hội nghe báo cáo việc Trung Quốc xây đảo trái phép (ĐV).
- : Hợp tác mới trong quan hệ Việt–Mỹ (BBC). “Việc Việt–Mỹ xích lại gần nhau là một tin tốt lành và là điều được mong đợi. Tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua ý kiến của một số nhà quan sát nhân quyền rằng việc dỡ bỏ một phần nhỏ trong lệnh cấm này có thể làm suy yếu vị thế của Hoa Kỳ trong việc đàm phán về vấn đề nhân quyền với phía Việt Nam“.
- Phạm Chí Dũng: Mỹ sẽ không vồ vập như Việt Nam tưởng tượng (RFI). “Thực ra Mỹ đã có quá đủ bài học từ giai đoạn những năm 2009-2012, sau khi Nhà nước Việt Nam được dỡ bỏ khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo và còn được tham gia vào WTO, nhưng đã hầu như không ‘đổi mới’ gì về nhân quyền“.
- Một chiến sĩ hy sinh tại nhà giàn DK1 (ĐV).
- Có khả năng tàu Sunrise ‘gặp cướp biển’ (BBC). – ‘Liên lạc của tàu bị cắt đứt đột ngột’ (BBC). – Thiết bị liên lạc của tàu Sunrise đã bị tắt hoặc phá hủy (LĐ).  – Các nước Đông Nam Á tham gia tìm kiếm tàu dầu Việt Nam mất tích (RFI). – Việt Nam kêu gọi quốc tế giúp tìm kiếm tàu chở dầu bị mất tích (VOA).  – Tàu chở 18 thuyền viên mất tích bí ẩn: Mẹ già thắt ruột ngóng tin con (VTC).
- Video: Phỏng vấn Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa về Thảm Họa Bắc Thuộc (Thu Tran). “Hệ thống chính trị Trung Quốc không giải quyết nổi các khó khăn của xã hội, và có nguy cơ bị khủng hoảng. Trong khi đó CSVN lại xem Trung Quốc là ‘hậu phương’ thay vì tìm hậu thuẩn nơi người dân mình. Khi TQ bị khủng hoảng thì Việt Nam sẽ bị khủng hoảng theo… Cả hệ thống kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào Trung Quốc qua hệ thống ‘thái thú’ từ lãnh đạo CSVN. Người dân phải có quyền chọn lựa về đời sống kinh tế hàng ngày, không thể nương theo hệ thống của nhà nước. Họ phải quyết định vận mệnh của đất nước mình“.
- Có nên để lại một đống nợ cho con cháu chúng ta? (BS). “Khi cha chú nộp mảnh đất thiêng liêng ải Nam Quan cho Trung Cộng, mà vẫn vồn vã hồn nhiên trong tình đồng chí về chủ thuyết, vẫn huênh hoang tự kể công lao trời biển của mình đối với dân tộc, và hả hê vì giữ được sự thống trị cho đảng của mình, thì “con cháu” có giữ được tinh thần chống ngoại xâm trong Hồn Việt hay không?
- Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai: Lời hứa của Hồ Chí Minh 60 năm ấy bây giờ ra sao ?! (BS). “Khi cụ Hồ nói được những điều tử tế thì cụ đang nghĩ với một đầu óc khác. Đang theo một định hướng khác. Khi bước vào hành động, đầu óc của cụ đã bị tẩy não rồi. Đã bị nhồi sọ rồi và bị lũng đoạn rồi. Người quan thầy của cụ, đàn anh của cụ ngồi ở Bắc Kinh, ở Mạc Tư Khoa đã lệnh cho cụ không được làm theo cái ý nghĩ đúng của mình nữa và phải lái“.
- Vẫn chưa được giải phóng (trích “Những lời trăn trối”) (FB Nguyen Tuan). “Hà Nội trở thành thủ đô của cách mạng XHCN, tràn ngập cờ đỏ và cả rừng khẩu hiệu ca ngợi chiến thắng vinh quang, vì lý tưởng, vì hi sinh của những chiến sĩ anh hùng cách mạng! Nhưng sự thật là trong đầu mọi người khái niệm XHCN hiện ra rất mơ hồ. Bởi việc thực thi XHCN diễn ra quá lúng túng. Một mặt chính quyền ép buộc mọi thứ kỉ luật bằng hù doạ. Mặt khác là dân chúng tuân theo rất miễn cưỡng. Họ vỗ tay hoan hô và ca hát, nhưng trong lòng họ thực sự không chấp nhận vì nó không mang lại ấm no, hạnh phúc như họ mong đợi“. – Ký ức trước ngày giải phóng Thủ đô của anh hùng phá bom cảm tử (ĐSPL).
- Nhà báo Lê Phú Khải: Hà Nội không cần phải bắn pháo hoa (FB Meras André). “Quê tôi, Hà Nội, đang là một thành phố bệ rạc vào bậc nhất vùng Đông Nam Á. Khói bụi, kẹt đường, ngập nước, dân oan cả nước kéo về đây… kêu cứu. Nói tục, chửi bậy, chặt chém khách du lịch là nét văn hoá của đất ngàn năm văn vật hôm nay! Vì thế, không nên “ngộ độc ngợi ca, bội thực tự hào” (*) nữa!”
- Kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô: ‘Nếu chim hoà bình không bay được thì dân thông cảm’ (VTC). ” ‘Bây giờ mua chim bay được rất khó. Chúng tôi đã cử người sang Đông Anh đặt mua mãi mà chưa được 100 con. Vì vậy chúng tôi sẽ phải thả kèm với bóng bay để thực hiện sự kiện. Nhưng nói thật, nếu chim không bay được thì phóng viên và bà con cũng phải thông cảm với chúng tôi…. Liên quan đến tổng kinh phí để tổ chức các chương trình, sự kiện kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, có thông tin cho biết, Hà Nội đã bỏ ra khoảng 800 tỷ đồng“. Nếu chim không bay được thì mấy ông bay thay chim, bay hết đi cho dân nhờ!
H1<- Gia đình tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu kêu cứu (RFA). Trương Minh Tam: “Đó là từ ngày 22 tháng tư cho đến ngày 23 tháng 10 năm 2013, ‘cậu ấy’ sống một nơi thực sự là ‘địa ngục’ trần gian vì cậu ấy bị cán bộ trại hành hạ và xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm. Trại còn ‘bật đèn xanh’ cho phạm nhân kia đánh đập, bắt cậu ấy phải phục vụ, làm việc như nô lệ cho người ấy“.
- Viết về người tù chính trị Đặng Xuân Diệu Chén đắng ngày trở về (FB Trương Minh Tam). “Thật sự khâm phục em bởi thời gian ở Trại của mình tôi luôn biết được việc em luôn đấu tranh yêu cầu Trại phải đảm bảo các quyền tù nhân và quyền  con người cho các anh em tù nhân ở khu Kiên giam- kỷ luật khi mà họ ở đây bị tước đoạt: Quyền đọc sách báo, tiếp cận thông tin, quyền được thăm gặp, điện thoại, nhận quà của người thân gia đình đảm bảo đời sống tối thiểu của một con người! Khâm phục em vì cũng nhiều lần như thế em bị người ta nhục mạ, thậm chí là đã từng bị đánh đập… nhưng em vẫn quyết làm“.
- Cứu lấy người anh em đang chết dần chết mòn trong lao tù chế độ!!!! (FB Viet Khang). “Anh đã kiên quyết không chấp nhận cái gọi là Tòa án và đã phủ nhận phiên tòa, không thèm có đơn Phúc Thẩm và không nhận tội. Kể từ đó anh không được gặp gia đình, không được thăm nuôi và tuyệt thực liên tục trong nhà tù, bị biệt giam và nhiều trò hành hạ khác nhau. Giờ đây anh đã suy sụp sức khỏe và tính mạng đang bị đe dọa từng ngày“.
- Anh em Hà Nội đón Trương Minh Tam ra tù (Nguyễn Tường Thụy). “Về danh nghĩa anh bị kết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng thực chất là vì các hoạt động chính trị của anh. Anh cho biết trong tù, chẳng bao giờ họ hỏi anh về tội danh đã tuyên mà toàn hỏi về những vấn đề liên quan đến phong trào đấu tranh ở Hà Nội“.
- Huỳnh Thục Vy – Nhân viên Bộ ngoại giao Hoa Kỳ thăm gia đình mục sư Nguyễn Công Chính (Dân Luận).
- Hàng ngàn nông dân biểu tình tại trụ sở MTTQ VN (Lê Hiền Đức).  –  Dân oan các nơi tổ chức biểu tình trước Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam ngày 8/10/2014 (Dân Luận). – Ảnh: Dân oan ủng hộ Hông Kong đòi dân chủ (Xuân VN).
- Bá Tân: Mặt trận phản biện và phản biện mặt trận (Hữu Nguyên). “Chừng nào mặt trận còn ăn lương chính quyền (thực chất là tiền thuế của dân), còn đội “vòng kim cô của đảng” thì mãi mãi không bao giờ có chuyện phản biện, giám sát đúng nghĩa.  Việc kêu gọi dân chúng giám sát mặt trận cũng chỉ là một chuyện nói mà chẳng làm được. Vì đơn giản hiện chẳng có cơ chế nào để cho dân giám sát mặt trận“.
- Việt Nam bị xếp vào diện “rủi ro cao” về bất ổn dân sự (RFI).
- Nguyễn Tiến Trung: Đánh chuột giữ bình hay giữ mình? (BBC). “Tổng bí thư – người có quyền cao nhất nước lại cho rằng đảng viên cao cấp có thể không bị xử lý vì sợ “vỡ bình”. Vậy những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đã đứng trên luật pháp, dù đó là luật pháp do chính đảng cộng sản làm ra“. – MỐT TÓC CHUỘT XÙ (Ngày Đêm).
- Bình là ông mà chuột cũng ông (Blog RFA). “Tổng bí thư không cho ném bình do sự thật này. Ông sợ chiếc bình vỡ toang cũng có nghĩa là ông sợ cho chính bản thân ông trước tiên và sau đó kéo theo cận thần chung quanh. Giống như người dân nghèo sợ cháy nhà, bồ lúa không nói làm chi, cái quần đùi cũng không còn mà mặc. Chiếc bình cần được bảo vệ bằng hai từ ổn định. Ổn định là y như cũ, là không thay không đổi gì cả miễn sao cuộc sống ngắt ngứ của người dân đừng tuột xuống nữa là ổn thôi“.
H1- DIỆT CHUỘT (Phọt Phẹt). “Thằng bình đâu? Mày mới 84 tuổi, chưa quá trăm năm để được gọi là đồ cổ sao đã đổ đốn cho lũ chuột làm tổ trong đấy là thế nào?” Phải diệt kiểu này, may ra chuột mới không dám hoành hành, cụ Tổng ạ! =>
- Diệt chuột kiểu này chẳng khác này khuyến khích chúng sinh sôi, nảy nở: Thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (CP). Về giải quyết tố cáo đối với cán bộ đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, có 4 trường hợp bị tố cáo, kết quả giải quyết là: “Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, 1 trường hợp không có khuyết điểm, vi phạm; 3 trường hợp có khuyết điểm nhưng chưa đến mức phải xem xét, xử lý trách nhiệm“.
- Cuộc sống người Việt lẽ đã sung túc hơn, nếu không có Đảng CSVN (Dân News). Chắc chắn rồi! Không có mấy con chuột to, chuột nhỏ đục khoét, dân chúng đỡ khổ hơn nhiều.
- Ông giám đốc được đền bù trên 20 tỷ đồng vì tù oan nói gì về vụ ông Chấn? (DV). “Là người đã từng ngồi tù vì bị oan sai, tôi càng đồng cảm và hiểu hơn về những thiệt thòi, mất mát không gì có thể bù đắp được. Vụ án của tôi thuộc lĩnh vực kinh tế, còn ông Chấn là tội “giết người” nên sẽ nặng nề hơn gấp trăm vạn lần”. Mời xem lại: Vụ “án oan 10 năm”: Ai, cơ quan nào phải bồi thường tổn thất cho ông Chấn? (DV).  – Tuấn Khanh – Lương tâm, có một lương tâm  (DĐTK).
- Phỏng vấn PGS Nguyễn Ngọc Chí:  Đừng “quyền anh, quyền tôi”nữa! (KT). “Đã đến lúc chúng ta cần phải đưa quy định bị can có quyền được giữ im lặng trước khi luật sư bào chữa cho họ đến để đảm bảo quyền con người, đồng thời đảm bảo việc tố tụng được thực hiện khách quan. Bây giờ không còn là lúc bàn chuyện ‘quyền anh, quyền tôi’ nữa mà phải vì lợi ích chung của xã hội, đừng trì hoãn thêm việc đưa quyền này vào trong luật“. – Mời xem lại: Giáo sư Anna C. Conley Chuyên gia luật Hoa Kỳ chia sẻ về quyền im lặng (TT).
- Vì sao anh xe ôm phải viết đơn gửi công an xin được đánh lộn? (Hà Hiển). “Qua sự việc trên cho thấy, có một logic nguy hiểm: Khi pháp luật và người thực thi pháp luật không bảo đảm được tính kịp thời, công minh và công bằng, thì con người có xu hướng được cho mình quyền thay pháp luật thực thi công lý. Tất nhiên, đó là một thứ công lý đầy hằn học, méo mó và có nguy cơ dẫn tới những hậu quả khôn lường“.
- Phóng viên TTXVN bị hành hung khi tác nghiệp (PLXH). “Dù được nhiều người dân đã can ngăn, nhưng trước sự hung hãn truy sát của đối tượng khiến phóng viên Nguyễn Văn Tý đã phải bỏ chạy vào UBND xã Sơn Nam yêu cầu sự giúp đỡ của chính quyền xã. Tuy nhiên, đối tượng này vẫn hung hãn xông thẳng vào UBND xã Sơn Nam và đe dọa phóng viên Tý phải giao nộp máy ảnh… Về sự việc này, ông Trần Xuân Hà –Phó trưởng CA xã Sơn Nam nói: ‘Đúng là có sự việc này xảy ra. Hiện sự việc vẫn đang được phối hợp với các đơn vị chức năng để làm rõ…‘.” Nếu huyện Sơn Dương không giải quyết, có lẽ phóng viên làm đơn xin… đánh lộn, rồi đưa người tới, tự xử luôn.
Về sự việc này, ông Trần Xuân Hà –Phó trưởng CA xã Sơn Nam nói: “Đúng là có sự việc này xảy ra.Hiện sự việc vẫn đang được phối hợp với các đơn vị chức năng để làm rõ…”
H1- Tiền đâu để xây sân bay Long Thành? (NLĐ). Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước: “Lo nhất là vốn ở đâu ra? Chỉ riêng phần vốn của nhà nước trong 2 năm, mỗi năm hơn 40.000 tỉ đồng. Trái phiếu QH cũng ‘khóa sổ’ trong năm 2015. Tháng 10 tới đây báo cáo trước QH, Chính phủ cần làm rõ tiền nhà nước là tiền ở đâu?”. – Giai đoạn 1 dự án sân bay Long Thành: 8 tỉ USD – Tiền đâu? (PLTP).  Hết tài nguyên rồi, còn đâu nữa để đào lên bán? Tiền vay của dân bằng cách phát hành trái phiếu thì cũng sắp “khóa sổ”, vay nước ngoài tới đáo hạn vẫn không có tiền trả. Bây giờ chỉ có cách… bán nước, bán dân thôi. – Dự án sân bay Long Thành cần giải trình rõ về vốn đầu tư (VNE).
- Chiến dịch vận động người dân Hàn Quốc hiến tặng vàng vào năm 1998 là để trả nợ cho IMF, chứ không phải để giải quyết nợ xấu (FB Xê Nho Nvp). Mời xem lại: Dân góp tiền giải quyết nợ xấu? (NLĐ). Ông Phan Trung Lý: “Ở Hàn Quốc, người ta coi nợ xấu là của toàn xã hội nên đã kêu gọi dân góp tiền, vàng để cùng giải quyết ‘cục máu đông’ này. Vậy Việt Nam có làm theo được không?
- Bí thư Hà Nội sẵn sàng gặp dân vụ ‘bôi trơn’ sổ đỏ (VNN).
- Vì sao các dự án đường sắt đô thị đều đội vốn? (TP).
Lao động TQ ở Vũng Áng: Phó mặc Nhà nước VN? (VNN).  “Còn theo số liệu tại Văn phòng tổng hợp (PV11), Công an tỉnh Hà Tĩnh, hiện có 4.669 lao động nước ngoài đang làm việc trong Formosa, trong đó lao động TQ là 4.196 người.  Trong số này, có 3.249 người TQ đang tạm trú trong KTX Formosa“.
- 4 ứng viên cho chiếc ghế Tổng giám đốc Petro Vietnam (VnEconomy).
- Siêu xe Bentley dán logo Thanh tra Chính phủ để “lòe” CSGT (NLĐ).
- Bùn đỏ Tân Rai tràn ra đường sau mưa lớn (ĐV).  – Tràn bùn đỏ ở Hồ Đuôi Quặng số 5 Lâm Đồng? (TT/ BVN). – Người dân lo lắng về sự cố tràn bùn đỏ ở dự án bô xít Tân Rai (CATP).  – Vỡ đê hồ rửa quặng bauxite: “Không ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh” (BizLive). - Sự cố tại Bô-xít Tân Rai: Chỉ là nước màu đỏ, không phải bùn đỏ (NLĐ). Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than và khoáng sản Việt Nam: “Đúng là nước tràn có màu đỏ nhưng không phải là nước hồ bùn đỏ mà chỉ là nước sau khi tuyển rửa quặng. Nước của hồ được lấy từ hồ Cai Bảng được bơm tuần hoàn tái sử dụng để rửa quặng nguyên khai loại bỏ đất trước khi đi vào sản xuất nên không có hoá chất độc hại”. Ăn nói kiểu này, coi chừng miệng ông Biên bị … đỏ.
H1

- Nguy cơ về hồ chứa bùn đỏ Tân Rai đã được cảnh báo từ tháng trước (TT/ MTG). – KHAI KHOÁNG Ở TÂY NGUYÊN- NGUY CƠ CHO CẢ DÂN TỘC (FB Đoàn Nam Sinh). “Tôi hoàn toàn tin rằng việc khai khoáng ở Tây nguyên sẽ dừng lại và dừng hẵn để chuẩn bị ngay cho cuộc di dân tây Nam bộ trước biển tiến chỉ trong vài thập kỷ tới. Lúc đó nếu mỏ khoáng đã bị kẻ cướp khai thác, môi trường đã tan hoang thì các hố bùn và tầng đất đỏ đã kết von, chết cứng sẽ là mồ chôn tập thể phần lớn dân tộc này“.
- Vợ một Phó Tổng GĐ bị tống tiền, Tập đoàn Dầu khí VN nói gì? (LĐ).
- Tại Cam Bốt, người ủng hộ Trung Quốc tham gia biểu tình chống Việt Nam (RFI). – Lãnh đạo biểu tình Campuchia bị đe dọa? (BBC).
- Tại sao Tập Cận Bình muốn giữ chứ không phá hủy Hồng Kông (Foreign Policy/ FB Lê Quốc Tuấn). – Hồng Kông : Con gà đẻ trứng vàng mà Trung Quốc chưa thể bỏ qua (RFI). “Trung Quốc vẫn cần đến Hồng Kông như là nhịp cầu giúp Hoa lục mở cửa ra cộng đồng tài chánh thế giới. Lý do rất đơn giản : Hệ thống luật lệ minh bạch và công bằng của Hồng Kông được giới đầu tư tin tưởng, nên họ sẵn sàng lấy đặc khu này làm bàn đạp tiến vào Trung Quốc“. – Hong Kong- cuộc kiểm nghiệm Trung Quốc (TQ).  – 6 chiến lược của Bắc Kinh nhằm vô hiệu hóa OCLP (Đoan Trang).
- HỒNG KÔNG VÀ VIỆT NAM (FB Nguyễn Văn Thạnh). “Người Hồng Kông vận động dân chủ không chỉ cho họ mà còn cho cả đại lục Trung Quốc. Điều này rất có lợi cho Việt Nam. Ngày xưa Hồng Kông là mảnh đất đã giúp khai sinh ra tổ chức chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam để rồi đưa Việt Nam vào chế độ toàn trị thì nay cũng chính Hồng Kong lại là nơi đang giúp Việt Nam thoát khỏi bóng đêm toàn trị để thăng tiến lên nền dân chủ“.
- Giới trẻ Việt Nam với tin biểu tình ở Hong Kong (RFA). “Cuộc cách mạng dân chủ của giới trẻ Hồng Kông cũng như nhiều cuộc cách mạng dân chủ khác ở các nước độc tài trên khắp thế giới là những cuộc cách mạng bắt buộc phải xảy ra, không thể tránh khỏi, điều này nằm trong qui luật bảo tồn nòi giống của thế giới con người“.
- Cách mạng Cây dù dưới mắt một bạn trẻ từ Mỹ đến Hongkong (RFA). “Cái message họ đưa ra rất thống nhất, rất đồng bộ. Họ chỉ nói là chúng tôi muốn dân chủ, hết rồi. (We just want democracy. That’s it)“. – Người Thơm Xứ Hương Cảng (NSG).
H1- Bùi Tín: Dân chủ là dân cử, dân bầu (Blog VOA). “Dân chủ là dân tự chọn người đại diện cho mình bằng lá phiếu của chính mình, dân tham gia trực tiếp bầu cử, có nghĩa là dân trực tiếp ứng cử, dân đề cử và dân bỏ phiếu, không thể có ai làm thay ở một khâu nào. Đó mới là chính quyền do dân, của dân, vì dân“.
- Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa: Vụ khủng hoảng Hong Kong – Kinh tế và Văn hóa (RFA). “Sau khi Hong Kong trở về là lãnh thổ Trung Quốc, vào năm 2012, chỉ có dưới 17% người dân địa phương tự cho mình là người Trung Quốc thôi. Năm ngoái thì chỉ có 23% dân Hong Kong cho biết là họ có thiện cảm với Hoa lục. Và hỏi rằng họ muốn tự xưng là gì thì đa số, nhất là trong giới trẻ, muốn được gọi là ‘người Tầu Hong Kong’, hay ‘người Hong Kong‘.
- Mỹ, Nhật đề ra các mục tiêu hợp tác an ninh mở rộng (VOA). – TQ cảnh báo Mỹ, Nhật về việc điều chỉnh hướng dẫn quốc phòng (VOA).
- Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đang ở đâu? (LĐ).  – Đại sứ Triều Tiên né câu hỏi về sức khỏe ông Kim Jong-un (NLĐ).  – Ông Kim Jong-un không có mặt trong ngày lễ kỷ niệm của cha (VOV).  – Chỗ ngồi của ông Kim Jong-un tiếp tục bỏ trống (Soha).  – Tình báo Hàn Quốc nhận định về sức khỏe của Kim Jong-un (TP).  – Chân dung người em gái đứng sau Kim Jong-un (VNE).  – Đồn đoán về nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un là vô căn cứ (TTXVN).  – Lý do nào có lời đồn đoán Triều Tiên đảo chính? (Infonet).  – Quân đội Triều Tiên vừa tuyên thệ trung thành với Kim Jong-un (MTG).  – Bắc Triều Tiên : Sáu câu hỏi liên quan đến số phận Kim Jong Un (RFI).  – Thế giới 24h: Bí ẩn nơi ở của Kim Jong-un (VNN).   – Kịch bản cho châu Á nếu ông Kim Jong-un mất quyền lực (KT). – Nếu ngày mai ông Kim Jong-un không xuất hiện… (NLĐ).
H- Triều Tiên cố tình căng thẳng để mặc cả với Hàn Quốc? (ĐV). – Vì sao Triều Tiên bất ngờ đem chiến tranh ra “dọa dẫm” Hàn Quốc (Soha). – Kim Jong Un “bặt vô âm tín”, rộ tin chiến tranh (VnMedia).  – Yonhap: Triều Tiên chuẩn bị chiến tranh tổng lực để thống nhất liên Triều (Gafin).
- Bình Nhưỡng họp báo tại Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Bắc Triều Tiên (RFI). – Bắc Triều Tiên bênh vực thành tích nhân quyền tại LHQ (VOA).
- Mỹ kêu gọi Miến Điện trả tự do toàn bộ tù chính trị (RFI). “Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, kể từ đầu tiến trình cải tổ dân chủ vào mùa xuân 2011 cho đến nay và kể từ khi thành lập một ủy ban chuyên trách vào năm 2013, đã có hơn 1.300 tù chính trị được trả tự do ở Miến Điện, nhưng hiện vẫn còn từ 30 đến 40 người bị giam cầm“.

- Cướp biển thả tàu Sunrise: Bộ trưởng Quốc phòng chỉ đạo khẩn (VTC).  Tàu Sunrise 689 bị mất tích đúng 1 tuần qua, không nghe Bộ trưởng Quốc phòng lên tiếng chỉ đạo gì cả. Bây giờ mọi người đã liên lạc được với con tàu này thì Bộ trưởng Phùng Quang Thanh lại “chỉ đạo khẩn” là sao?
- Nhà văn Nguyễn Viện sắp sửa bị bắt? (Tin Không Lề). “Thứ sáu này 10/10/2014 tôi bị Công an Điều tra Thành phố triệu tập lần thứ 3. Sau 2 lần làm việc trước, tôi được cho biết, cơ quan giám định chuyên môn kết luận tôi vi phạm Điều 87 và 88 Bộ luật Hình sự. Nghĩa là có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Tôi chỉ ngạc nhiên là hơn năm nay, tôi hầu như không viết gì nữa, không ký tên các kiến nghị, thư ngỏ, không tham gia bất cứ tổ chức xã hội dân sự nào. Nhưng lại được ‘chiếu cố’ đặc biệt vào thời điểm hơi khó hiểu này“.
- Tham kiến với bài “Tản mạn về Dân chủ” của Nguyễn Thế Duyên (BS). “Đọc bài ‘Tản mạn về dân chủ’ của Thế Duyên, tôi liên tưởng đến việc Viện Bảo Tàng Lịch sử triển lãm về ‘Cải cách ruộng đất’ – kiểu chọc tức dư luận xã hội mà tôi là 1 thành viên trong đó”.
- Chống tham nhũng có giới hạn thì có chống được không? (RFA). TS Nguyễn Quang A: “Ở đây ông TBT có nhầm một chút khi coi đó là cái bình quý, nhưng tôi và người dân nghĩ đấy là cái bình vôi. Mà trong cái bình vôi ấy đầy rẫy lũ ma quỷ và chính cái lũ ma quỷ do cái bình vôi ấy sinh ra nó đã hoành hành , không chỉ tham nhũng mà chúng nó còn làm đủ các điều tác oai tác quái khác. Cho nên theo tôi nên tìm cách vứt cái bình vôi đó đi là cách hay nhất“.
- Lắng nghe dư luận sau bài phát biểu của cả Lú (NBG). “Tôi thấy bác Lú nói cũng đúng, mình phải giữ lấy cái bình, không thể vì việc nhỏ ham làm quá mà hỏng đại sự. Lỡ gì chết cả nút, bao nhiêu thế lực thù địch nhằm nhè. Phải giữ lấy cái đoàn kết, đoàn kết là sức mạnh. Đồng chí ta làm có cái sai, nhưng trong bụng không phải muốn làm sai để phá hoại nội bộ. Nay mà đưa mâu thuẫn lên đỉnh điểm, thì phức tạp. Chi bằng nhắc nhở nhau thế để cho là biết cả đấy, nhưng để tội đấy mà chuộc. Thế có phải hơn không?”
- Đi đổ xăng, bị công an bắt, còng chân, đánh dập môi, tụ máu đầu? (GDVN). “… theo những hình ảnh, video clip mà anh Toàn đã cung cấp cho chúng tôi, em trai của anh Toàn đã bị công an kẹp chặt cổ, khóa tay, lôi xềnh xệch lên xe đặc chủng, còn anh Toàn trong khi đang quay video clip để lưu lại những hình ảnh này, thì cũng bị Công an có những hành động xô xát gây thương tích“.
- Đơn xin đánh nhau và hàng rào đòi nợ (LĐ). “Xã hội không chấp nhận và không ủng hộ những hành vi gây rối trật tự công cộng, đánh nhau, cản trở giao thông hoặc giết người nhân danh quyền lợi cá nhân, tự giải quyết mâu thuẫn như hai vụ trên, hoặc các vụ “xử tử” người ăn trộm chó. Nhưng từ lá đơn của anh Vệ và cái hàng rào trên đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai cho thấy, đừng đòi hỏi dân sống đúng trách nhiệm công dân một khi chính quyền không làm đúng trách nhiệm chính quyền“.
- Điều kiện cần và đủ cho nghĩa vụ quân sự tại VN – phần 1 (RFA). “Theo tôi ngoài việc không trung thành với bất kỳ một đảng chính trị nào, quân đội cần phải đặt nhiệm vụ bảo vệ người dân và tổ quốc lên hàng đầu.  Và cũng cần phải nhắc lại là chính phủ Việt Nam cần phải bãi bỏ lời thề trung thành với đảng cộng sản trong quân đội như hiện nay. Quân đội chỉ trung thành với chính phủ do dân bầu ra qua bầu cử tự do công bằng. Chỉ khi như vậy thì người lính mới có thể tin tưởng người chỉ huy và  có thể chiến đấu được“.
- Giới trẻ và « Mùa xuân Ả Rập » ở Hồng Kông (RFI). “Đối đầu với chế độ toàn trị Bắc Kinh, tuy là « trứng chọi đá », nhưng những hình ảnh hào hùng (và văn minh) của những người trẻ Hồng Kông, dù thành công hay thất bại, cũng sẽ đi vào lịch sử, mang lại dấu son cho vùng đất này“.
- Nước Đức, 25 năm Tự Do và Thống Nhất (RFA). “Một sự khác biệt rất rõ ràng: sự thống nhất của nước Đức là do sự đầu hàng của chế độ Cộng sản , họ từ chối chế độ Cộng sản, đó là sự thất bại của chế độ Cộng sản. Còn ở Việt Nam thì sự thống nhất ở Việt Nam là sự thống nhất trong bạo lực. Nên sự thống nhất ở Việt Nam đưa nước Việt Nam mình xuống dốc, còn sự thống nhất của nước Đức tạo ra một nền kinh tế tự do và con người được phát triển theo bảo đảm của Nhân quyền“. – 25 năm vỡ tường Berlin: Liên hiệp Hoài niệm (P.6) (VNTB).
KINH TẾ
- Tái cơ cấu ngân hàng, kết quả đạt được còn hạn chế (ĐTCK).  – Xử lý nợ xấu nên như thế nào? (CafeF). – Phá sản ngân hàng: Đèn xanh đã bật… (TCTC).
- Cải cách va phải đá tảng (FB Mạnh Quân). “Để cho một người bảo thủ đứng đầu một nhóm để cải cách. Kết quả thế nào cũng dễ hình dung ! Mỗi chuyện giấy phép con đã như vậy, còn bao nhiêu chuyện khác thì làm thế nào ?…  Ban đầu tưởng sẽ có những cải cách. Nhưng tình hình này, e là, ngay bây giờ … xưng em với các anh: Lào, Campuchia… đi là vừa“.
- VN ‘sẽ trượt chỉ tiêu tăng trưởng’ (BBC).  – Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 8-10-2014 (VietFin).
- Vay tín chấp tiền tỷ, sếp NH run tay không dám ký (VEF).
- Thẻ tín dụng: Dễ mất tiền oan! (NLĐ).
- EVN vay 338 triệu USD vốn nước ngoài (KTĐT).
- Kết quả thu ngân sách năm 2014 của TPHCM sẽ rất khả quan (VOH).
- Đã có cửa “thoát” Trung, nông sản Việt đừng chỉ “hớt váng”! (ĐV).
- Số du khách ngoại quốc đến Việt Nam tiếp tục giảm (RFI).
- Ảnh hưởng từ sự bùng nổ nhập khẩu năng lượng của TQ (NCQT).

- Chứng khoán châu Á giảm mạnh nhất 1 tháng do lo ngại về tăng trưởng toàn cầu (Gafin). “Tăng trưởng” nên mừng chứ sao lại lo?
- Nga rót thêm 420 triệu USD cứu đồng ruble (Tin Tức).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nhà văn NHẬT TIẾN : THỀM HOANG – KỲ 10 (Nhật Tuấn).
- LÁ THƯ TỪ KINH XÁNG: Vài hàng gởi nhà văn Kiệt Tấn (Da Màu).
- Nghiên cứu sử Việt phải đọc từ văn bản gốc chữ Hán (DCVOnline).
- Bàn về thuật ngữ cốt truyện (Trần Đình Sử).
- Hội sách mùa thu 2014 – Không gian của những tín đồ yêu sách (PBVH).
- Đền tưởng niệm: Võ to ruột rỗng (NĐB). “Nhiều đền đài tưởng niệm được xây quy mô hoành tráng nhưng lại không hàm chứa nội dung, giá trị văn hóa lịch sử của nhân vật được tưởng niệm. Ngôi đền chỉ làm nơi cúng giỗ, trong khi lẽ ra là nơi lưu giữ và truyền bá những tư liệu, thông tin, ký ức không gian lịch sử văn hóa cho đời sau”.
- Một di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia bị xâm hại nghiêm trọng (Lê Anh Hùng).
- Thương xá Tax: Để người nước ngoài phải nhắc, xấu hổ lắm! (ĐV). “Để người nước ngoài can thiệp vào thì đúng là thấy hơi mắc cỡ, xấu hổ, di sản của nước mình mà không có ý thức chủ động bảo tồn“.  – Bộ VH-TT-DL đề nghị TP HCM nghiên cứu bảo tồn giá trị Thương xá Tax (NLĐ).
- Kỳ lạ cuộc sống của dân tộc bí ẩn nhất thế giới giữa rừng Phong Nha – Kẻ Bàng (LĐ).
Phu nhân John Kennedy – biểu tượng thời trang kiều diễm (NS).
- Hé lộ nhân vật trong lăng mộ từ thời Alexander Đại đế (Tin Tức).
- Cận cảnh nguyệt thực “trăng máu” trên khắp thế giới (NLĐ).  – Giới trẻ hào hứng với hiện tượng ‘Trăng máu’ (TN).
- Tay nghề thể thao và nghề thợ điện (LĐ).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Phân tầng, xếp hạng đại học: Chưa thể áp dụng chuẩn quốc tế (TN).   – Đại học ngoài công lập còn nhiều bất ổn (PNTP).  – Chưa công bằng với ĐH ngoài công lập (PLTP).
- 5 bước dạy học chủ đề theo hướng tiếp cận cá nhân cho trẻ khuyết tật (GDTĐ).
H1

- Cấm sinh viên mặc quần jeans: Cố níu kéo “văn minh” thời xưa cũ? (aFamily). “Sinh viên là những người đã đủ tư cách công dân (18 tuổi); có nghĩa là đủ khả năng để chịu trách nhiệm về mọi hành vi trước pháp luật, trước xã hội. Mọi sự khiên cưỡng coi sinh viên còn quá nhỏ, chưa đủ lớn là sự áp đặt của một nền giáo dục. Cứ bắt sinh viên cúi đầu nghe thầy, cô, nhà trường, bất kể đúng sai là một trong những điều tệ hại nhất của giáo dục… Trường đại học không phải là một trường tiểu học, không phải là một trại lính và càng không phải là một trường mẫu giáo, kính thưa các nhà quản lý!
- Trong 4 năm 2011-2014, có 14 tiến sĩ toán trẻ của Việt Nam ra lò từ Toulouse (Nguyễn Tiến Dũng).
- Chiều cao người Việt thấp nhất châu Á (VNE).
- Ba khoa học gia Mỹ, Đức đoạt giải Nobel Hóa Học (VOA). – Giải Nobel Hóa học vào tay các nhà khoa học Mỹ và Đức (RFI).
- Steve Jobs – Một Con Người , một Doanh Nhân vĩ đại đã ra đi mãi mãi (FB Viet Nguyen Trung).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Giảm thất thoát tiền đủ mua vắc-xin cho trẻ 15 năm? (TVN).
- Mẹ con sản phụ chết bất thường: Vì sao không mổ cứu thai nhi? (ĐSPL).
H1<- Dân chặn đường đòi nợ đơn vị thi công, cao tốc Nội Bài – Lào Cai tê liệt hơn 1 tiếng (LĐ).
- Hơn 300 kg nội tạng động vật bẩn sắp ra thị trường (NLĐ).
- ​Hơn 1/3 số lao động Việt Nam bỏ trốn, Hàn Quốc có thể xem xét dừng EPS (DV).
- Vệ tinh Mỹ giúp hạ lưu sông Mekong ứng phó với biến đổi khí hậu (VOA).
- TQ: Hãi hùng dịch sốt xuất huyết đe dọa lây nhiễm hàng nghìn người mỗi ngày (LĐ).
- Thi thể nạn nhân nhiễm Ebola bị vứt ra đường vì đội mai táng đình công (aFamily). – Giám đốc CDC: Có tiến bộ trong cuộc chiến chống Ebola (VOA). – Giải mã trường hợp lây nhiễm Ebola đầu tiên tại Châu Âu (RFI). – Bệnh nhân nhiễm Ebola ở Mỹ qua đời (VOA).  – Bệnh nhân đầu tiên nhiễm Ebola ở Mỹ tử vong (TN).
- Động đất ở TQ, ít nhất 1 người thiệt mạng, 300 người bị thương (VOA).

- Người Mỹ sống lâu hơn bao giờ hết (VOA). “Sử dụng số liệu năm 2012, chính phủ hôm thứ Tư cho biết rằng tuổi thọ cho một đứa trẻ sinh vào thời điểm đó giờ là gần 79 tuổi, một kỷ lục mới về tuổi thọ. Phụ nữ Mỹ có thể sống 81,2 năm, nhưng nam giới chỉ được 76,4 năm“.
QUỐC TẾ
- IS tiến sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ (XD).  – Phe Kurd Syria tấn công IS ở Kobane (BBC).  – Dân quân người Kurd xoay chuyển tình thế, đẩy lùi IS (PLTP).  – Video theo chân phiến quân hồi giáo đánh chiếm Kobani (KT).   – IS tháo chạy khỏi Kobane (NLĐ). – Phiến quân Nhà nước Hồi giáo chạy khỏi Kobani (VNE). – Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ không cứu người Kurd ở Syria? (PLTP).  – Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ chưa “nhiệt tình” chống IS? (PT).  – Cận cảnh hỗn chiến ở thị trấn sắp thuộc về tay IS (KT). – Thổ Nhĩ Kỳ: Căng thẳng sau các cuộc biểu tình gây chết người (RFI).
- Mỹ không ưu tiên bảo vệ thành phố Syria (NLĐ).  – Mỹ không quá bận tâm việc thị trấn chiến lược Kobani sớm rơi vào tay IS (LĐ).
- IS bắn hạ trực thăng quân đội Iraq (NLĐ).  – IS lại bắn rơi trực thăng của Iraq làm hai phi công thiệt mạng (PLTP).  – IS sử dụng con tin làm “lá chắn sống” để ngăn chặn quân đội Iraq (TTXVN).  – IS đang hoạt động tại Libya? (Tin Tức).  – Liên Hợp Quốc cảnh báo hoạt động của IS tại Libya (VOV). – IS bành trướng thế lực như thế nào? (Tin Tức).   – Canada tham gia chiến dịch oanh kích chống IS ở Iraq (VOA).
- Cảnh sát Mỹ kêu gọi nhân chứng giúp nhận diện một thành viên EI (RFI). – Sinh viên Nhật bị nghi tìm cách gia nhập IS? (VNN).   – Cảnh sát Anh bắt 4 nghi can khủng bố (VOA).  – Vỡ mộng và chạy trốn khỏi IS (PNTP).
- Những chiến binh tóc dài đưa IS ‘xuống địa ngục’ (VNN). “Trong triết lý của chúng (IS), phụ nữ không có vai trò gì trong xã hội. Triết lý và văn hóa của chúng là chúng tin vào nếu như bị chết dưới tay một phụ nữ, chúng không thể lên thiên đàng. Thay vào đó, chúng sẽ xuống thẳng địa ngục”.
- LHQ: Hơn 300 người thiệt mạng sau thỏa thuận ngưng bắn ở Ukraine (VOA). – Mỹ lên dây cót cho Ukraine (ĐV).  – Vì sao NATO muốn làm lành với Nga? (ĐV).  - Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng bất ngờ từ chức (DV).
- Giao tranh leo thang tại biên giới Ấn Ðộ-Pakistan (VOA).
- Tổng thống Kenya ra trước Tòa án Hình sự quốc tế (VOA).
- Afghanistan xử tử 5 người vì tội hãm hiếp tập thể (VOA).
- Giải Nobel Hòa bình cho ai năm nay? (BBC).

- Ngoại trưởng Mỹ hối thúc các nước liên minh tích cực góp phần chống IS (VOA).  – Australia lần đầu không kích IS tại Iraq (GTVT). – Nhà nước Hồi giáo phản công ở Kobani (VNE).  – Thổ Nhĩ Kỳ: Phe đối lập khuyến cáo chính phủ không đưa quân tới Syria (TTXVN).
- Kiev vẫn giữ 600 tù binh ly khai miền đông Ukraine (KT).
- Quan hệ Mỹ-Nga: Đã xấu lại càng xấu (VOA).
- Tù nhân người Mỹ gốc Ai Cập nhập viện ở Cairo (VOA).
- Quốc hội Iran tăng quyền giám sát cách ăn mặc của người dân (VOA).
- TT Kenya ra hầu tòa ở Hague (BBC).
* RFA: + Sáng 08-10-2014; + Tối 08-10-2014

* RFI: 08-10-2014

* Video RFA: + Bản tin video sáng 08-10-2014

3019. Có nên để lại một đống nợ cho con cháu chúng ta?

Trần Quí Cao
08-10-2014
Nhân nghe ông Chủ Tịch nước Việt Nam Cộng Sản nói trước, rồi ông Phó Thủ Tướng nói sau, đại ý chung rằng: “đất đai có mất, biển đảo có mất, chúng ta không đòi được thì con cháu chúng ta đòi!”. Lập tức nghĩ tới đạo lý của ông bà: “nước mắt chảy xuôi”.
Câu nói ấy, trước hết chỉ tấm lòng. Tấm lòng của thế hệ trước đối với thế hệ sau. Tuy nhiên cũng có người dùng câu nói tương tự: “nước chảy xuôi” để chỉ thế hệ trước để lại tài sản, tri thức làm nền móng cho thế hệ sau xây dựng cuộc sống tốt hơn. Thế hệ sau vun bồi để lại cho con cháu đời sau nữa.

Cũng không hiếm chuyện thế hệ trước không đủ lực tạo dựng nên, con cháu có tài tự chúng xây dựng lấy. Tuy nhiên chuyện ông cha có sẵn, để lại, cha chú bán đi để mặc cho con cháu thiếu thốn phải giành giựt lại thì hơi bị ít trong xã hội Việt Nam. Những chuyện đó có xảy ra cũng không thoát miệng đời bêu riếu.
Chúng ta cùng xem “con cháu” nước Việt Nam này phải đòi lại những gì và phải trả những gì mà cha chú chúng đã làm mất, đã tiêu xài văng mạng, hay đã tước đoạt của chúng. Các lãnh vực mà bài báo nhỏ này đề cập gồm:
CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ LÃNH HẢI; NỢ NƯỚC NGOÀI; TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN; CÁC GIÁ TRỊ SỐNG TỐT ĐẸP
A. CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ LÃNH HẢI:
Chuyện này thì đã rõ. Sau bao năm bưng bít, từ xác nhận của bộ trưởng ngoại giao Ung Văn Khiêm, công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 đồng ý chủ quyền của Trung Hoa trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, sang hội nghị Thành Đô 1990, cho tới nội dung các cuộc họp phân định biên giới Việt-Trung… đến nay những hé lộ từ thực tế, từ những chứng nhân và từ phía Trung Hoa cho thấy cái gánh này quá nặng nề cho đời sau.
Người dân yêu cầu đảng CSVN và nhà cầm quyền phải công bố minh bạch các nội dung liên quan quá lớn tới quyền lợi chung của tổ quốc Việt Nam. Địa danh và diện tích đất đai bị mất so với biên giới Việt-Trung được phân định giữa Pháp và triều đình Mãn Thanh? Nội dung cuộc họp Thành Đô liên quan tới chủ quyền dân tộc?…
Nếu thực tâm muốn “con cháu” đòi lại, dù đã là vô trách nhiệm đối với chúng, thì ít nhất cũng phải sòng phẳng cho chúng biết sự thật chớ!  
B. NỢ NƯỚC NGOÀI:
Theo tài liệu của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc, IMF, WB… nợ nước ngoài của Việt Nam khoảng 140 tỉ USD (đô la Mỹ), gồm cả nợ công và nợ nhà nước bảo lãnh cho các tổng công ty, tập đoàn của nhà nước. Hiện nay một số nợ đã qua giai đoạn ân hạn. Chắc chắn “con cháu” phải è cổ trả những món nợ chúng không xài bao giờ!
C. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:
a. Khoáng sản: mỏ dầu, mỏ khí ngoài khơi, mỏ than, mỏ kim loại, mỏ đá quí… trên đất liền. Tài nguyên là của chung, không chỉ chung cho tất cả các thành phần dân tộc, mà còn chung cho các thế hệ trước và sau của đất nước. Tài sản tài nguyên này trong mấy chục năm nay cứ bị chính quyền do đảng CSVN độc quyền lãnh đạo dựng nên, rút ra tiêu xài. Tài nguyên được rút ra tiên xài vào việc xây dựng để lại cho “con cháu” không được bao nhiêu mà chảy vào túi các yếu nhân của bộ máy cầm quyền rất nhiều. Chỉ nhìn lâu đài to nhỏ của quan chức cấp huyện là ai cũng thấy tài nguyên đất nước được phân bổ vào đâu. Ở bất cứ địa phương nào, thành viên cấp ủy (đảng CSVN), thành viên Ủy Ban Nhân Dân, Công An… đều có nhà tốt nhất, tọa lạc trên vị trí đắc địa nhất.
b. Đất đai: Các địa chỉ vàng tại các thành phố vàng như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… đều thuộc về các Công Ty, Tập Đoàn nhà nước, hay các Công ty sở hữu bởi người thân của quan chức. “Con cháu” của dân tộc sau này còn đâu tài nguyên mà lập nghiệp, hay lại phải đi làm thuê cho con cháu của những kẻ sở hữu các Tập đoàn, Công ty nói trên?
Ngoài ra, bao nhiêu diện tích đất mỏ, đất rừng, đất canh tác bị cho ngoại quốc thuê lâu dài? Cho ai thuê, thuê với điều kiện gì?
Nếu gom lại tính toán, cái gánh nặng đất đai này để lại cho “con cháu” không nhẹ chút nào! Và việc đòi đòi lại của chúng nó cũng cực kì khó khăn! Có khi chỉ vì ngỏ ý muốn đòi lại mà chúng phải vô tù vì “chống phá nhà nước”!
c. Môi trường sống: Môi trường sống là tài nguyên phải được gìn giữ trong lành để lại cho “con cháu”, đã bị hủy hoại nghiêm trọng. Chúng ta kể một số đề mục:
i. Bao nhiêu rừng bị phá, bao nhiêu đất trọc bị bỏ hoang kể từ năm 1975 khi “đất nước sạch bóng quân thù”, chỉ còn đảng CSVN độc quyền cai trị đất nước?
ii. Những dự án như bauxite Tây Nguyên tàn phá tới đâu môi trường của vùng đất quí báu này của tổ quốc?
iii. Đó là chưa kể tới các vùng nuôi cá nước ngọt, các vùng nước lợ nuôi tôm, các vùng nước mặn… Sự quản lí cực kì yếu kém và vô trách nhiệm khiến ô nhiễm trầm trọng tràn lan…
“Con cháu” chúng ta phải tốn bao nhiêu nhân lực, tài lực, thời gian… để cải tạo, để đòi lại môi trường sống trong lành mà cha chú chúng đã đánh mất?
D. CÁC GIÁ TRỊ SỐNG TỐT ĐẸP:
a. Các Giá Trị Truyền Thống:
i. Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín: Chú ý rằng các giá trị này có nguồn gốc từ văn minh Hán, nhưng chúng đã được Việt hóa ngàn năm nay, giữ cho nếp sống người dân tốt đẹp.
Thí dụ, chữ Nhân của Việt Nam đẹp biết bao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” hay “Lá lành đùm lá rách”
ii. Thờ Cha, Kính Mẹ: Chữ Hiếu của Việt Nam là:
“Công Cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Sâu lắng bao nhiêu, mà cũng nhẹ nhàng bao nhiêu nếu so với chữ Hiếu của “Phụ xử tử vong, Tử bất vong bất hiếu”!
iii. Tình Làng, Nghĩa Xóm: Khi tối lửa, lúc tắt đèn…
iv. Tình Đồng Bào, Tổ Quốc: Mẹ Âu Cơ sinh trăm trứng, Tổ Hùng Vương dựng đất nước. Con cháu đời sau giữ gìn đất Tổ “giặc Đến Nhà, Đàn Bà Cũng Đánh”…
Mỗi người chúng ta kiểm lại mà xem, hơn 900 năm từ thủa Ngô Vương dựng cờ độc lập, 80 năm Pháp thuộc tiếp theo, các giá trị đó chưa bị hao mòn bao nhiêu. Nền tảng tổ chức của xã hội còn, giá trị đạo đức của xã hội còn thì cháu con mới nối được nghiệp của tiền nhân, mở mang đất nước ngày càng hùng mạnh.
Từ năm sau 1945 tới nay, khi đảng CSVN nắm quyền và áp lên miền Bắc chủ thuyết đấu tranh giai cấp, từ năm 1975 khi đảng CSVN nắm quyền và áp lên toàn lãnh thổ Việt Nam chủ thuyết đó, các giá trị truyền thống nói trên đã bị phá hủy nghiêm trọng.
Khi cha chú nộp mảnh đất thiêng liêng ải Nam Quang cho Trung Cộng, mà vẫn vồn vã hồn nhiên trong tình đồng chí về chủ thuyết, vẫn huênh hoang tự kể công lao trời biển của mình đối với dân tộc, và hả hê vì giữ được sự thống trị cho đảng của mình, thì “con cháu” có giữ được tinh thần chống ngoại xâm trong Hồn Việt hay không?
Khi cha chú đấu tố Cha Mẹ trong Cải Cách Ruộng Đất, tố cáo Cha Mẹ trong các bản tự Kiểm Điểm cá nhân, thì “con cháu” có giữ được lòng Hiếu Thảo trong Hồn Việt hay không?
Giai cấp đứng trên gia đình, trên làng xóm, trên dân tộc. Quốc tế Vô Sản đứng trên Quốc Gia. Đấu Tranh Giai Cấp đứng trên Tình Nghĩa đồng bào, làng xóm. Chủ thuyết Cộng Sản đứng trên tất cả các giá trị truyền thống dân tộc. Chỉ có chủ nghĩa Cộng Sản, còn tất cả các giá trị thiêng liêng khác đều coi như không có: Vô Gia Đình, Vô Tổ Quốc, Vô Dân Tộc…
Đạo lý dân tộc, thành lũy bền chắc của sức sống dân tộc, được che chở bởi làng xã thôn xóm đã bị phá nát!
Hồn Việt có còn không? “Con cháu” phải mất bao nhiêu thế hệ để đòi lại, nuôi nấng lại đạo lí tốt đẹp ngàn năm của dân tộc mà cha chú đã phá tan hoang?
b. Các Giá Trị Tiến Bộ, Văn Minh như Bình Đẳng, Tự Do, Dân Chủ
Chỉ cần xem cách luật pháp đối xử với người dân thường và người đảng viên là biết người dân Việt Nam có Bình Đẳng với nhau hay không!
Chỉ cần xem số phần trăm đảng viên đảng CSVN trong bộ máy công quyền là biết người dân Việt Nam có Bình Đẳng với nhau hay không!
Chỉ cần đọc Hiến Pháp mới ban hành là biết người dân Việt Nam có Bình Đẳng với nhau hay không!
Trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay, cha chú đã cấm đoán tất cả các quyền tự do căn bản của người dân, những quyền mà dân chúng các nước tiến bộ, văn minh được hưởng tự nhiên như khí trời:
i. Không có chút nào quyền Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Báo Chí, Tự Do Biểu Tình;
ii. Không có chút nào quyền Tự Do Lập Hội, Lập Đảng;
iii. Không có chút nào quyền Tự Do Ứng Cử, Bầu Cử;
iv. Không tổ chức đất nước theo qui tắc Tam Quyền Phân Lập, tất cả mọi quyền, mọi sự việc được lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối bởi đảng CSVN.
 Vậy thì có là sai không nếu nói trên đất nước Việt Nam hiện nay, thế hệ cha chú đã đập tan hoang nền móng của các giá trị sống Tiến Bộ nhất, Văn Minh nhất mà thế giới trân quí, bảo vệ từ mấy trăm năm nay? Đã cướp đi của “con cháu” các quyền sống căn bản nhất của một con người văn minh, có nhân cách? Và ngay cả, đã cướp đi của chúng cơ hội đòi lại những tài sản hữu hình và vô hình kể trên. Bởi vì, thí dụ nếu “con cháu” muốn đòi lại quần đảo Trường Sa, chúng vừa lên tiếng là phải ngồi tù vì bao nhiêu thứ tội: tội “kích động lật đổ chính quyền”, tội “tụ tập bất hợp pháp”, tội “cản trở giao thông” hay, thậm chí, tội “vô phép với ngoại bang”!
Để đòi lại các quyền này “con cháu” chúng ta phải làm gì? Thay vì được hưởng một xã hội trong lành tràn đầy tự do, dân chủ để phát triển và vui sống, chúng phải lao vào những cuộc đấu tranh đàn áp và tù đày. Có “cha chú” nào biết lo để mà tránh cho “con cháu” cảnh “huynh đệ tương tàn, máu sông xương núi” có thể xảy ra hay không?
Trên đây chỉ là bản kiểm kê sơ lược các tài sản mà thế hệ chúng ta thay vì để lại cho con cháu, lại đánh mất hay tước đoạt của chúng nó. Kính xin các nhà sử học, các nhà kinh tế, các nhà văn hóa, khoa học, nhà báo, các độc giả… đóng góp và chỉ bảo giùm thêm. Người viết xin cầu thị và cám ơn.
Trần Quí Cao

3020. Lời hứa của Hồ Chí Minh 60 năm ấy bây giờ ra sao ?!

Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai
08-10-2014
Giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam đang kỷ niệm 60 năm cái gọi là “giải phóng Thủ đô” (10.10.1954 –10.10.2014) một cách hoành tráng và có màn đốt pháo hoa tưng bừng trong ngày này tại 30 điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội để chào mừng.
Việc tiến hành tổ chức kỷ niệm lãng phí như vậy trong khi kinh tế đất nước đang khó khăn, nợ công tăng cao, nợ xấu qua lớn, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, lòng dân hoang mang, chán nản, dân oan khiếu kiện khắp nơi, tham nhũng tràn lan, chủ quyền biển đảo bị xâm phạm…đã khiến cho dư luận quần chúng rất bất mãn.
Nhân dịp này người ta cũng nhớ lại tháng Bảy năm 1954, Hiệp Định Geneve đã chia cắt Việt Nam thành 2 miền Nam Bắc lấy vĩ tuyến 17 trên sông Bến Hải làm giới tuyến quân sự tạm thời. Cũng trong năm 1954 này, trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội, từ Việt Bắc, Hồ Chí Minh viết bức thư gởi đồng bào, mục đích là để tuyên truyền về những chính sách của Việt Minh.

Trong bức thư ấy có câu: “Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thật sự”.
60 năm qua trên miền Bắc và từ năm 1975 trên miền Nam đã có những cuộc cải cách gì, đời sống người dân được nâng cao ra sao và dân chủ có thật sự hay không?.
60 năm ấy, lòi hứa của Hồ Chí Minh bây giờ ra sao?! Đó là chủ đề cuộc trao đổi giữa nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai và nhà báo Trần Quang Thành nhan dịp giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam đang tưng bừng kỷ niệm 60 năm cái gọi là “giải phóng Thủ đô” 10/10/1954 – 10/10/2014
Mời quí vị theo dõi :
Trần Quang Thành : Xin chào nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai
Nguyễn Khắc Mai : Xin chào nhà báo Trần Quang Thành
TQT : Sắp đến kỷ niệm 60 năm gải phóng Thủ đô Hà Nội. Giới lãnh đạo Hà Nội đang tổ chức đợt kỷ niệm này thật hoành tráng, nhưng bị nhân dân phản ứng gay gắt vì cuộc sống đang khó khăn, tổ chức lòe loẹt không thiết thực.
Nhân dịp này chúng ta lại nhớ tới lòi ông Hồ Chí Minh gửi tới nhân dân Thủ đô cũng như nhân dân cả nước chuẩn bị cho ngày chuẩn bị tiếp quản Hà Nội cách đây 60 năm. Trong bức thư ông có nói rằng chúng ta phải cải cách xã hội và triệt để giúp đỡ nhân dân thực hiện dân chủ.
Nhà bình luận Nguyễn Khắc Mai nghĩ gì về những lời hứa trong bức thứ này ạ?
NKM : Phải nói là năm ấy, công thức đó rất hay. Tuyệt vời đấy. Một công thức tuyệt đấy. Cải cách xã hội, nâng cao đời sống cho dân và thực hiện dân chủ thật sự. Cải cách xã hội để tạo ra được 2 mục đích ấy tuyệt quá rồi còn gì nữa!
Thế nhưng mà 60 năm lịch sử nó cho mình một cái nhận xét cay đắng là nói hay nhưng mà vỗ tay thì lỗi. Đó là kết luận dân gian như là câu tục ngữ “Nói thì hay nhưng mà vỗ tay thì lỗi”.
Vì sao vậy? Bời vì tất cả những cuộc cải cách của cụ Hồ đề xướng và lãnh đạo cũng như những học trò xuất sắc của cụ thực hiện lãnh đạo cho đến cả đời học trò cháu bây giờ nữa cũng nói hay, nhưng vỗ tay thì lỗi. Cho nên là những lòi hứa ấy nó không mang lại kết quả như ý. Ví dụ như đời sống nhân dân cho đến nay thì có nhà cao, cửa rộng, đường lớn, ô tô nhiều vv.. Nhưng mà dân trí thì thế nào? Quan trí thì thế nào? Vị thế của đất nước thì thế nào? Vị thế không phải là người ta ca ngọi anh bàng những từ ngoại giao. Vị thế của anh là thật sự thể hiện trên thương trường kinh tế, thể hiện trên văn hóa, thể hiện trong nhân cách con người. thì anh lại rất thấp. Có nơi nó cấm chó và người Việt Nam vào siêu thị. Phải thấy đời sống của mình như thế nào sau 60 năm. Tôi xin nhắc lại những điều tôi viết trong bài báo vừa rồi cũng có những điều cay đắng đấy chứ không phải không. Một sự thật rất là cay đắng.
Ông ấy nói như thế thì hay quá. Phải cải cách xã hội, rồi phải nâng cao đời sống, rồi phải thực hiện dân chủ. Tức là đưa ra mục tiêu rất là đẹp đẽ, rất là tuyệt vời. Cũng như Nguyễn Phú Trọng vừa nói phải chống tham nhũng bằng cơ chế, bừng luật pháp.
Có đúng không? Đúng quá!
Nhưng mà cái công thức ấy là chung chung nhất của nhân loại. Từ xưa đến nay muốn chống tham nhũng phải có cơ chế, phải cvos luật pháp. Trung Quốc dựng ông Bao Công đó. Nó thể hiện một cái cơ chế, một con người có tiềm năng, có tâm huyết, rồi thì cương trực.Thượng phong luật pháp không có phân biệt vương, công, đại thần náo hết. Nếu vi phạm pháp luật Bao Công phải trảm đầu. Nó có cơ chế thượng phong luật pháp. Bây giờ ông Trọng nói có cơ chế, có luật pháp. Nhưng mà cơ chế nào, luật pháp nào để mà trừng trị cái lũ tham nhũng này được? Tôi nhớ cái câu này cha ông mình nói đã rất lâu rồi. Phải trừng trị cái đám tham nhũng này. Tôi lấy ví dụ như trong bài Kê minh thập sách, tương truyền là của bà Nguyễn Thị Bích Châu. Hiện nay chúng tôi đã cho khắc bài Kê minh thập sách dựng bi trong đền thờ bà ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Trong đó bà nói đối với bọn tham nhũng “thải nhũng lại, vĩ tình dung mưu” tức là phải đuổi cái bọn quan lại tham nhũng đi để giảm cái sự căm ghét của nhân dân. Nhứ thế là người ta nói đến một cái chế độ, một cáí luật pháp phải đuổi bọn này. Chứ không phaỉ nói như Nguyên Sinh Hùng đâu, anh đuổi hết lấy ai làm việc! Bây giờ đuổi là đuổi quân. Chứ còn thằng tham ở dười thì nâng nó lên ở trên. Ở thôn lên xã, xã len huyện; huyện lên tỉnh; tỉnh lên trung ương. Nó loanh quanh, lộn xộn từ xưa đến nay. Môt cơ chế, môt luật pháp như thế nào thì mới cỏ diệt trừ được bọn tham nhũng? Điều đó Trọng không dám nói, chỉ đưa công thức. mà không dám nói tới bài toán. Vấn đề là cái bài toán được xử sự như thế nào để chống tham nhũng? Mặc dầu hiện nay họ cũng đưa ra nào là kiểm soát thu nhập của công chức, rồi là kê khai tài sản. Quốc hội tói đây sẽ lấy phiếu tín nhiệm để mà ngăn ngừa. Nhưng tất cả chỉ là hình thức nửa vời và luôn luôn không đạt kết quả.
Chống tham nhũng Đảng Cộng sản đề xướng đã 50 năm nay. Lúc đầu là Chỉ thị 28 thì dân bảo “28 chẳng dám đanh ai!”. Sau đó nâng lên Nghị quyết 72 dân lại bảo “72 chỉ dám đánh từ vai trở xuống!” Bây giờ lại nói chống tham nhũng nhưng mà luật pháp không đầy đủ. Tranh biện ở tòa án không minh bạch. Báo chí không tự do. Những người phanh phui chống tham nhũng thì có một cuộc sống khốn khổ, khốn nạn. Nói công thức thì nhiều, nhưng tạo ra những bài toán thì không có. Vì thế nói thì hay nhưng vỗ tay thì lỗi. Từ cụ Hồ đến học trò yêu quí, xuất sắc của cụ như đòi các tổng bí thư càng ngày càng xuống cấp theo đúng như câu tục ngữ của Tàu là “Thế giáng dũ hạ” nghìa là đời sau kém hơn đời trước. Sự thật nó rõ ràng như vậy.
Cho nên kết luận lại của tôi là 60 năm chúng ta nói rất hay, nhưng chúng ta làm rất kém..Vì sao nói hay mà làm kém? Vì chế độ của chúng ta, chế độ chính trị của chúng ta, cái nền dân chủ của chúng ta nó không đề cao quyền con người. Không đề cao quyền của dân thật sự. Không đề cao vai trò, tiếng nói của trí thức thật sự. Họ chỉ đề cao những người trí thức nịnh hót, người ca ngợi. Còn những người gọi là chính trị gia như ngày xưa nghiêm túc, thẳng thắn, bộc trực, dám nói thẳng sự thật thì có được đề cao đâu mà để nói có chính khí, chính nghĩa.
Đấy là những điều tôi suy nghĩ, cũng là cay đắng khi nhìn ra sự thật lịch sử 60 năm chúng ta đi đến một kết luận tất cả các công thức hay ho phải được thực hiện bằng một thiết chế chính trị, bằng một thể chế chính trị văn minh, dân chủ, khoa học và thật sự đề cao dân quyên, nhân quyền, đề cao dân sinh thì mới có thể phát triển được.
Còn một điều tôi đang thấy có một cái hay là chiều 10 tới, ban tuyên huấn, sở văn hóa Hà Nội cùng với một công ty Hàn Quôc sẽ tổ chức bàn về vai trò hay là giá trị của kim chi. Tôi nghĩ là cái này nó tức cười, nhưng mà nó có cái hay bởi vì ngưới ta đang nói đến xứ sở của kim chi tức là nói xứ sở Hàn Quốc . Bài học kim chi là bài học rất lớn. Lần trước trong một bài người ta nói ông Nguyễn Phú Trọng đi thăm Hàn Quốc ông nên học bài học vì sao Hàn Quốc phát triển nhanh như vậy, tốt như vậy, đàng hoàng như vậy? Đấy là bài học lớn cho người lãnh đạo. Liệu họ sang đấy họ ăn kim chi, họ uống nhân sâm, họ nhìn cái sự thật họ có hiểu không. Họ có cay đắng về cái sự lạc hậu và họ có xấu hổ như Mác nói phải biết xấu hổ,phải biết một cái thực tế dân tộc khác văn minh hơn mình. Mình thì lạc hậu sau họ. Mặc dầu mình có đầy đủ những điều kiện như người ta mà mình không lam được như người ta.
Đấy là những bài học mà tôi cho rằng khi nói về tiếp quản Thủ đô, về giải phóng Thủ đô, về 60 năm vv.. ta phải tìm hiểu điều đó mới có giá trị. Còn huyênh hoang đốt pháo hoa 30 điểm như Hà Nội tổ chức thật vô duyên. Nó thấy lập lỏe, lóe sáng lên vui vẻ trong chốc lát nhưng rồi nó cũng không an ủi được ai, không xoa dịu được cái gì là sự thật lạc hậu. Sự thật sờ sờ ra đấy lạc hậu ngay tại Thủ đô. Lạc hậu trên từng vấn đề, trên từng lĩnh vực. Đó là những vấn đề cần phải suy nghĩ làm sao cho công dân nhìn thấy, thế hệ trẻ nhìn thấy.
Nhân đây nói tới một nhuệ khí, một khí phách như của sinh viên HongKong đòi cho mình một cái quyền dân chủ, tự mình chọn lấy những con người lãnh đạo,. Tự mình bầu lấy con người lãnh đạo. Nhưng mà chưa được. Nhìn về mình thì còn nhiều vấn đề.
Đấy là ý của chúng tôi nhân ngày 10/10 sắp đến. Ngày xưa họ gọi ngày ấy là ngày song thập. Đó là ngày kỷ niệm của Quốc dân Đáng đấy – ngày song thập 10/10. Một vài ý nghĩ trao đổi với nhà báo. Không biết nhà báo suy nghĩ như thế nào?
TQT : Tôi hoàn toàn tâm đắc với những đìều nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai vừa nêu lên. 60 năm qua những điều ông Hồ nói hầu như không thực hiện được. Chúng tôi muốn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đi sâu vào 2 cuộc cải cách xã hội mà ông Hồ Chí Minh đã nêu lên và đich thân ông ấy chỉ đạo hực hiện đó là cuộc cải cách ruộng đất tiến hành nhiều năm nhưng mà tập trung nhất là giai đoạn 1954 – 1956.và cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh năm 1958. Ông nghĩ sao về 2 cuộc cải cách này mà ông Hồ đích thân chỉ đạo?
NKM : Phải nói là 2 cuộc cải cách này người ta nói là nó long trời, lở đất. Mà nó long trời, lở đất thật. Nó làm điên đảo xã hội. Nhiều quốc gia chung quanh ta họ cũng cải cách điền địa. Nhưng họ có tạo ra những dư chấn đau đớn về tâm lý, về xã hội, về đạo đức như cuộc cải cách ruộng đất của ta đâu. Cuộc cải cách ấy theo tôi nghĩ nó phá nát lực lượng sản xuất cần thiêt lúc bấy giờ. Còn dư chấn của nó là làm tanh bành vấn đề đất đai. Lúc bấy giờ 10 triệu nông dân ở miền Bắc được nhận ruộng đất. Nhưng những hiến pháp sau đó đã thu hồi lại quyền sở hữu ấy rồi. Bây giờ người dân trong tay không còn gì, không có quyền gi cả. Họ muốn tước đoạt lúc nào thì tước đoạt. Họ muốn lấy lúc nào thì lấy. Đền bù ra sao thì đền bù. Án oan sai, tiếng kêu khổ cùng trời, cuối đất như thế. Đấy là hậu quả của cách làm cải cách ruộng .
Sửa sai của cụ Hồ nó là hình thức, Cụ cũng lau nước măt, mấy giọt nước mắt. Nhưng thật ra đến nay quyền lợi của bà Nguyễn Thị Năm cũng không được ai đoái hoài giải quyết. Tôi đến thăm gia đình ấy, 2 người con của bà Năm đưa cho tôi xem cài bằng của Ủy bán Thái Nguyên ghi cống Địa chủ kháng chiến! Quyền lợi không có. Nó để lại những dư chấn về đạo đức, về tâm lý. tai hại ấy, hậu quả ấy mới là trầm trọng, mói là đớn đau. Đây là một cuộc cải cách long trời, lở đất mà cụ Hồ chỉ đạo. Nó không đạt yêu cầu về kinh tế. Cũng không đạt cả kết quả về xã hội. Càng không đạt về dân chủ. Hình thức tòa án như thê ngày nay tuy nó không lặp lại nguyên xi nhưng tinh thần của nó vẫn còn. Vẫn là những bản án bỏ túi, án qua điện thoại, án theo chỉ đạo. Vai trò của luật sư, vai trò của thẩm phán nó mờ nhạt. Những thủ tục về tố tụng nó lộn xộn. Vì thế dân oan rất nhiều. Đó là câu chuyện của cải cách ruộng đất.
Còn cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh là nhăm mục đích tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng trên thực tế nó đập tan năng lực kinh doanh của dân tộc.. Bài học ấy ở miền Bắc không chịu rút ra mà lại tiếp tục ở miền Nam. Ông Đỗ Mười đấy tiếp tục vào làm ở miền Nam sau 1975. Nói là giải phóng, nhưng thực chất không phải là giải phóng mà là tước đoạt. Không chỉ là tước đoạt mà là đập nát các cái gien kinh doanh làm cho nó chìm đi. Cái gien đó là những người như thế nào?. Tôi đánh giá họ là những người biết giữ vốn. Biết phát triển đồng vốn của mình và của xã hội. Biết tạo ra bạn hàng để tạo ra đồng vốn ấy từ nước mình sang nước người ta và từ nước người ta trở lại nước mình.. Quay vòng đồng vốn ấy với một hệ thống bạn hàng được xác định đáng tin cậy. Nghệ thuật, thủ đôạn, năng lực, phương pháp kinh doanh. của dân tộc cả ba mặt ấy cuộc cải cách công thướng nghiệp tư bản tư doanh cụ Hồ đưa ra hoàn toàn không đạt tới. Như thế là thất bại. và thất bại rõ nhất là làm cho xã hội thiếu đủ thứ . tất cả hàng hóa tiêu dùng không đủ. Đấy là hậu quâ của cải cách công thương nghiệp tư bản mà di hại nó đến tận bây giờ. Mình không tạo ra được những doanh nhân biết làm ăn trong đời sống thị trường toàn cầu hóa hiện nay. Cay đắng vừa rồi ta nói hợp tác với Hàn Quốc. Một viên ốc nhỏ không phải là không làm được. Bộ trưởng Bộ Công Thương bảo lầm được. Nhưng với gía thành quá cao cho nên không thể đưa vào thị trường giao thương, buôn bán được. Như thế là vô ích. Làm được nhưng không sử dụng được, không bán được. Có nghĩa là không có hiệu quả. Đấy là thực tế về tác động của các cuộc cải tạo ấy. Là dư chấn đến nay vẫn còn tồn tại. 1955 là công hữu, 1955 là quốc doanh. Cái gì thiên hạ làm được thì mình muốn làm trái, ,làm ngược, làm một cách tụt hậu. thì làm sao nâng cao đòi sống, dân chủ thật sự được.
Hai cuộc cải cách lớn lao ấy đều thất bại. Thừa nhận thất bạ nên phải đổi mới. Đổi mới có nghĩa là bỏ đi các cuộc cải cách ấy. Không theo các cuộc cải cách ấy được nữa. mà phải đổi mới. Cải cách xã hội phải đi theo một tầm tư tưởng văn minh, khoa học, tiến bộ dẫn dắt thì mới có được những kết quả.
Đấy là những cái mà chúng tôi thấy phải rút ra những kết luận nên cải cách xã hội, nên nâng cao dân chủ, cải thiện đời sống. Đời sông hiện nay người ta thấy có khá hơn trước một chút, nhưng lại thua xa so với cấc dân tộc chung quanh. Đấy là vấn đề. Anh có nhích lên một chút, nhưng mà đời sống của anh vẫn thấp kém so với thiên hạ cùng trong một thời đại này
TQT : Thưa nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, năm 1954, trong bức thư gửi đồng bào, ông Hồ Chí Minh nói là cần phải nâng cao dân chủ thật sự. Đúng là thời đó có nâng cao một tí thât. Lúc đó có phát động theo Trung Quôc là trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng. Nhưng hòa chưa kịp nở, tiếng chưa kịp đua thì đên năm 1956 là một vụ án thê tham Nhân văn – Giai phẩm. Rồi sau đó suốt cả máy chục năm dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh, nước ta đâu có được các cái quyên mà ông đòi trong yêu sách dưới chế độ thực dân Pháp? Ông nghĩ sao về vấn đề này, thưa ông Nguyễn Khắc Mai?
NKM : Đây là một bi kịch lớn đó. Khi cụ Hồ nói được những điều tử tế thì cụ đang nghĩ với một đầu óc khác. Đang theo một định hướng khác. Khi bước vào hành động, đầu óc của cụ đã bị tẩy não rồi. Đã bị nhồi sọ rồi và bị lũng đoạn rồi. Người quan thầy của cụ, đàn anh của cụ ngồi ở Bắc Kinh, ở Mạc Tư Khoa đã lệnh cho cụ không được làm theo cái ý nghĩ đúng của mình nữa và phải lái.
Năm 1960 tôi rất thú vị nghe ông Hồ đọc một bài phát biểu là Tôi từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa Lê-nin.
Lúc ấy tôi thấy có vẻ rất thú vị. Nhưng bây giò nhìn lại tôi thấy cụm từ Tôi từ chủ nghia yêu nước, phải hiểu theo nghĩa là Tôi đã từ bỏ chủ nghĩa yêu nước để sang chủ nghĩa Lê-nin.
Vì sao ông Hồ lại phải chơi chữ như vậy? Không phải đi từ đây để sang bên kia mà là tôi từ bỏ bên này để đi sang bên kia. Vì lúc này Lê Đức Thọ dâng ép ông, buộc ông phải đầu hàng, đầu thú. Ông phải viết cái bài như vậy. “Tôi từ chủ nghĩa yêu nước” tức là từ bỏ dân tộc sang quốc tế, sang giai cấp, sang Lê-nin. Chính cụ Hồ cũng đã từng hô hào trong một bài hô hào mà tôi bắt được quả tang là dáng toàn bộ linh hồn dân tộc mình cho Mạc Tư Khoa. Thử hỏi với những suy nghĩ như vậy làm sao cụ có được những việc làm tử tế, lợi ích đúng nghĩa với quốc giâ, dân tộc. Cho nên nhân vật lịch sử này phải xem xét lại chứ không phải chỉ tung hô coi thành thần, thành thánh như hiện nay đâu. Tôi gặp rất nhiều bà con họ rất ảo tưởng. Bời vì cái tuyên truyên của mình nó dối trá. Phải trả lại giá trị thật của nhân vật lịch sử này. Tôi cũng có một thòi ảo vọng nói như Dương Thu Hương Bây giờ tôi phải biết cay dắng, phaỉ biết bước.sang bên kia bờ ảo vọng, phải thấy sự thật. Nhân vật lịc sử này hết sức phức tạp, rất nhiều nghịch lý, rất nhiều mâu thuẫn. Nói vậy nhưng không phải vậy.
Đó là cách đánh giá của tôi. Đúng ông ấy là một nhà chính trị . Nhưng mà có nhiều điều lầm lỗi. Nếu gọi là lỗi lạc đúng là có người cho là lỗi lạc tức là rất giỏi, nhswng đối với cụ Hồ thì ngược lại vừa có lỗi vừa đi lạc đường. Ông đã dãn dân ta đi lạc đường,
TQT : Thưa nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, các học trò của ông Hồ đang liên tục phát động học và làm theo Hồ Chí Minh. Vậy ông Hồ Chí Minh đã từ bỏ chủ nghía yêu nước đi theo chủ nghĩa cộng sản. Ông đã lạc đã lầm và đã có lỗi. Vậy thì ngày nay chúng ta làm sao có thể học và làm theo tấm gương của ông ấy được? Ông bình luận như thế nào ạ?
NKM : Tôi nghĩ là đối với ông Hồ có 2 điều : Ông ấy có những lời nói hay như dân chủ có nghĩa là nhân dân làm chủ. Ông định nghĩa hết sức đơn giản như vậy. Hay là câu ta vừa trích : ”Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thật sự.” . Hay là ông nói rất hay độc lập rồi, thống nhất rồi nhưng dân không được hưởng tự do, hành phúc thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì.. Trước khi chết ông nói cũng hay lắm. Khi về thăm đồng bào Hà Tây ông nói phải làm sao cho dân ta được nhiều quyền dân chủ. Dám nói, dám làm. Khi ông từ bên Pháp về, đồng bào Hải Phòng đón ông từ tàu thủy xuống, ông nói ngay làm sao biến dân tọc Việt Nam thành một dân tộc thông thái.
Những lời nói của ông Hồ là những lời nói của người thông minh.
Nhưng điều kiện làm dưới bất cứ chế độ chính trị xã hội nào, phương thức kinh tế nào. sinh hoạt xã hội như thế nào để thực hiện được điều ấy thì ông lạc lối, ông sai lầm, ông hỏng. Bời vậy những điều hay kia không thẻ xảy ra, không thể phát triển được và nó trở thành một điều dối trá.
Đó là điều tôi cho là thế hệ mới muốn trở thành chính khách phải suy nghĩ, phaỉ tìm tòi , phaỉ học. nếu không sẽ có ngày đi lạc đường..
Tôi đang nghĩ tới vấn đề phải tạo dựng một thời kỳ hậu cộng sản..
Nhân nói tới 60 năm, nói tói cụ Hồ. Tôi nghĩ là cụ Hồ có đánh thức được cái tâm thức dân tộc yêu nước.cho nhiều người. Tôi thừa nhận.
Nhưng mà đưa đến con đường xã hội chủ nghĩa là không đúng. Bây giò phài tỉnh táo để gõ nó ra, Phải quay đầu trở lại, từ bỏ cái định hướng đó đi. và tim lại dân tộc hướng về dân quyền, hướng về nhân dân, hướng về hạnh phúc thật sự của nhân dân để mà thực hiện, để mà tổ chức.
TQT : Cảm ơn nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai.
NKM : Chào anh Thành. Cảm ơn anh. Chúc anh mạnh khỏe.

3021. Phạm Chí Dũng: Mỹ sẽ không vồ vập như Việt Nam tưởng tượng

RFI – Việt Ngữ
Thụy My
08-10-2014
H1Cuộc hội kiến đã được chờ đợi từ lâu và có lúc tưởng chừng như không thành, giữa Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh và người đồng nhiệm Hoa Kỳ John Kerry rốt cuộc cũng đã diễn ra tại Washington ngày 02/10/2014.Chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ của ông Phạm Bình Minh có ý nghĩa gì, và sắp tới quan hệ Việt-Mỹ liệu có những tiến triển đủ nhanh và đủ mạnh?
Chúng tôi đã đặt câu hỏi này với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon.

“Về nhà”
RFI : Thân chào anh Phạm Chí Dũng. Cảm nhận của anh sau cuộc gặp giữa hai Ngoại trưởng Phạm Bình Minh – John Kerry ở Washington vào đầu tháng 10 năm nay như thế nào ?
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Nói thực lòng, tôi có cảm giác ông Phạm Bình Minh như được “về nhà”. Có một bài tường thuật cho biết trong một buổi nói chuyện kèm trả lời phỏng vấn, vào lúc ông Minh đang thao thao về Trung Quốc và cử tọa đang chăm chú nghe, bỗng cái micro đổ xuống bàn, gây một tiếng “ùm” rất to như bom nổ trong loa, làm cả hội trường giật thót mình (trước đó khi nói về kinh tế và tình hình trong nước thì micro chẳng sao cả). Thế nhưng ông Phạm Bình Minh tỏ ra rất nhanh trí và còn nói đùa rằng nói đến Trung Quốc nên “nó” thế đấy, làm hội trường cười ồ và khiến cho “bi kịch” về câu chuyện micro mau chóng trôi qua.
Tôi không nhớ đã có lần nào ông Minh xử trí linh hoạt và thoải mái như vậy trong các cuộc ra mắt công luận quốc tế trước đây. Rõ ràng phải ở trong tâm trạng bình yên, sảng khoái và thành tích, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam mới có được phút xuất thần, thoát khỏi trạng thái căng cứng thường xuyên của ông.
Cũng có một chi tiết khác thể hiện thái độ của giới ngoại giao Việt Nam liên quan đến sự kiện “tái lập bang giao Việt – Mỹ” vào lần này. Khi báo điện tử Vietnamnet phỏng vấn : “Gần đây, Mỹ đưa ra ý tưởng “Đông kết” trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Theo quan sát của ông, đề xuất này phản ánh ý đồ của Mỹ như thế nào…”, thì ông Trần Việt Thái – Phó viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược của Học viện ngoại giao lập tức “chỉnh” ngay: “Nếu nói ý đồ của Mỹ thì hơi nặng…”.
Cần chú ý rằng giới ngoại giao Việt Nam, vốn chịu ảnh hưởng sâu xa của nền chính trị lắt léo và thâm hiểm Trung Quốc, thường rất thích cường điệu và chơi chữ sao cho vừa thế hiện tính thông thái nhưng cũng vừa bảo đảm tính “kiên định”. “Ý đồ” là một trong trong những từ đặc thù nhất mà giới lãnh đạo và hệ thống tuyên truyền Việt Nam dành cho người Mỹ trước đây, chẳng hạn như “ý đồ diễn biến hòa bình”, tất nhiên mang hàm ý còn lâu mới tích cực. Nhưng nếu để ý, có thể nhận ra rằng cứ vào mỗi thời điểm quan hệ Việt – Mỹ có dấu hiệu nồng nàn hơn, chẳng hạn như vào năm 2007 khi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Mỹ gặp Tổng thống George Bush và Việt Nam được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, hay vào chính thời điểm này, câu chữ của giới ngoại giao Việt Nam lập tức dịu dàng và mơn trớn hơn khá nhiều.
RFI : Làm sao ông Phạm Bình Minh đến được Hoa Kỳ, trong khi cách đây không lâu chuyến đi của ông ấy còn bị hoãn lại chưa biết đến khi nào?
Trạng thái bị đình hoãn lâu ngày như vậy càng khiến người ta tăng cảm xúc “nhớ nhà”. Đáng lý ra, ông Phạm Bình Minh đã được “về nhà” từ tháng 6/2014 khi nhận lời mời trực tiếp của Ngoại trưởng John Kerry, ngay sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc tiến chiếm Biển Đông. Tuy vậy suốt từ đó đến gần đây, ông Minh chẳng hề được sang Mỹ, thay vào đó lại phải dự tiếp Dương Khiết Trì là ủy viên Quốc vụ viện Trung Hoa ở Hà Nội, hoặc tiếp xúc căng cứng chán ngắt với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc là Vương Nghị.
Tôi cho rằng chỉ vào đầu tháng 10/2014, vai trò của ông Phạm Bình Minh mới thực sự phần nào có ý nghĩa, ít ra cũng trên danh nghĩa khi được Bộ Chính trị chấp thuận cho đàm phán song phương với Hoa Kỳ.
Sở dĩ nói như vậy vì gần như cùng lúc với sự có mặt ở Washington của ông Minh, Bộ Chính trị cũng tỏ rõ vai trò đối ngoại, nghĩa là một phái đoàn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng xuất hiện ở Hàn Quốc, với kết quả đặc biệt nhất sau 21 phát đại bác chào mừng là phía Việt Nam đã đồng thuận với Hàn Quốc trong tuyên bố chung về “không chấp nhận” (có người dịch là “không dung thứ”) việc CHDCND Triều Tiên leo thang vũ khí hạt nhân và đe dọa nền hòa bình quốc tế. Cùng lúc, những tờ báo đảng như Quân Đội Nhân Dân bắt đầu hy vọng về “niềm tin đối tác hợp tác chiến lược” giữa Việt Nam với một quốc gia đồng minh quân sự truyền thống, từng bị Việt Nam chỉ trích là “chư hầu của Mỹ”, là Hàn Quốc. Ngược lại, bình diện ngoại giao Việt Nam – Triều Tiên đang có nguy cơ bị “đảo chính”.
Như vậy, có thể hiểu là chuyến đi Hoa Kỳ của một quan chức cao cấp trong Chính phủ như ông Phạm Bình Minh là do “đảng chỉ đạo” và nằm trong đường hướng cùng lộ trình hòa dịu quan hệ Việt – Mỹ, thậm chí còn mang hơi hướng mong ngóng đến một mối liên minh quân sự Việt – Mỹ trong tương lai, để tránh mũi lao từ Trung Quốc, chứ không hẳn do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một mình quyết định.
Tuy thế, cũng có thể hiểu là mặc dù không chiếm thế thượng phong, nếu không nói là ngược lại, trong các cuộc tiếp xúc song phương Việt – Mỹ từ tháng 7/2014 đến nay, việc gia tăng quan hệ với Mỹ cũng làm cho những người bên chính phủ cảm thấy hài lòng hơn, tuy có thể còn ít ỏi so với tham vọng “Mỹ tiến” của họ.
“Chỉ muốn nhận không muốn cho”
RFI : Vì sao kết quả cuộc gặp John Kerry và Phạm Bình Minh không thấy nêu ra tiến trình đàm phán cụ thể để “hoàn tất TPP”?
Đây là một vấn đề tế nhị về phía Hoa Kỳ và bi kịch đối với Việt Nam. Vào đúng lúc này, “thời điểm vàng” đã trôi qua, trong khi trước đây Tổng thống và chính phủ Mỹ có khá nhiều quyền hành để quyết định về TPP cho Việt Nam. Thế nhưng phần lớn cơ hội đã bị phía Việt Nam bỏ lỡ. Trong hơn một năm qua từ cuộc viếng thăm Nhà Trắng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, những cam kết về dân chủ và nhân quyền vẫn bị Hà Nội thực hiện một cách cố tình trì hoãn và quá sức chậm chạp, do vậy không thể khiến cho Quốc hội Mỹ hài lòng.
Hãy xem Việt Nam có bao nhiêu cơ hội? Ít nhất, họ đã đón tiếp John Kerry ở Hà Nội vào tháng 12/2013, rồi đón nữ Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman vào tháng 3/2014. Sau đó, cơ hội lớn không kém là Ủy viên bộ chính trị Phạm Quang Nghị sang Mỹ để “trút bầu tâm sự”, để sau đó cả Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain lẫn Chủ tịch Hội đồng Liên quân Mỹ Martin Dempsey đều lập tức có mặt tại Hà Nội để tâm sự nhiều hơn. Chưa kể, Việt Nam còn có đến hai dịp để bày tỏ thiện tâm ở Genève, Thụy Sĩ vào tháng Hai và tháng Sáu năm 2014. Nhưng bi kịch cho Nhà nước Việt Nam chính là ở chỗ họ luôn muốn nhận quá nhiều nhưng lại chẳng cho đi bao nhiêu.
Chúng ta nên để ý là cùng thời gian với cuộc đàm phán cấp cao về TPP tại Hà Nội vào đầu tháng 9/2014, đã không có bất kỳ tù nhân chính trị nào được Nhà nước Việt Nam đặc xá vào dịp Quốc khánh 2/9. Sau đó đến cuối tháng 10/2014, dường như chịu một sự thúc ép ngày càng căng từ quốc tế lẫn trong nội bộ, Bộ Công an mới chịu thả 5 tù nhân lương tâm, nhưng nói xin lỗi, toàn những người “sắp chết” và gần như đã mất “sức lao động dân chủ”, có nghĩa là hầu như không còn “nguy hiểm” gì đối với sự tồn tại của chính quyền. Mà thả như vậy thì chỉ mới là nhỏ giọt và chẳng thể đủ thành tâm trước sự đòi hỏi rốt ráo của cộng đồng quốc tế, do đó vẫn làm cho Quốc hội Hoa Kỳ trở nên quá khó nghĩ trước khi đưa ra một quyết định về Việt Nam có được tham gia vào TPP hay không.
Trong khi đó, càng về sau này, quyền lực càng chuyển dần sang lưỡng viện Hoa Kỳ, trong đó có cơ chế thông qua quyền đàm phán nhanh TPP (fast track). Có nghĩa là vào lúc này, ngay cả Tổng thống Obama cũng không còn được toàn quyền quyết định về TPP, mà phải chờ cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ diễn ra vào giữa tháng 11/2014 và sau đó đợi cơ quan này thông qua quyền đàm phán nhanh TPP trong sớm nhất vào đầu năm 2015.
Rất có thể, đó là lý do để dù có muốn, ông John Kerry cũng không thể công bố với ông Phạm Bình Minh về một lộ trình nào đó để “hoàn tất TPP”.
RFI : Đầu năm nay, Tổng thống Obama hy vọng sẽ “kết thúc TPP” vào cuối năm. Có cách nào để đẩy nhanh hy vọng đó?
Cách tốt nhất và nhanh nhất hiện thời là cần phải có một sự chuyển biến mạnh về “tư duy” và cách thức hành xử đối với tù nhân lương tâm, theo phương pháp luận mà Tổng thống Thein Sein của Miến Điện đã tiến hành vào năm 2012.
Tôi tin rằng nếu Nhà nước Việt Nam chấp nhận thả ngay một số tù nhân lương tâm quan trọng trong danh sách vài chục người do phía Mỹ yêu cầu như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Lê Quốc Quân, Tạ Phong Tần…, đồng thời hợp thức hóa quyền lập hội cho xã hội dân sự và công đoàn độc lập cho công nhân ở Việt Nam, thì ngay lập tức, cánh cửa TPP cho Việt Nam sẽ mở toang ở Quốc hội Mỹ. Khi đó, lưỡng viện Mỹ sẽ có thể “gật” với tỉ lệ có lẽ cao không kém con số 98% đại biểu Quốc hội Việt Nam đã “gật” khi thông qua hiến pháp sửa đổi 2013 với nội dung giữ nguyên cơ chế “sở hữu đất đai toàn dân”, “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”“quân đội chỉ trung thành với đảng”.
Nếu Hà Nội “đổi mới tư duy”…
RFI : Triển vọng như anh nói là có cơ sở, vì vào năm ngoái Việt nam đã nhận được gần 100% số phiếu thuận để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Tức nếu Nhà nước Việt Nam “đổi mới tư duy”, họ hoàn toàn có thể hy vọng không chỉ vào TPP mà còn cả những vấn đề khác?
Khả năng đó là rất lớn. TPP chỉ là một trong những “cứu cánh” đối với giới lãnh đạo Việt Nam, cả “phe bảo thủ” lẫn “phe lợi ích”. Nhưng từ sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông và ý đồ lấn chiếm Việt Nam không thèm che giấu của Bắc Kinh, chưa bao giờ từ năm 1975 đến nay, Nhà nước Việt Nam lại cần đến “tình bạn” với Hoa Kỳ như bây giờ. Chỉ có một mối quan hệ đồng minh với Mỹ mới có thể cứu vãn tình hình.
Chúng ta để ý là ngay sau khi nổ ra vụ giàn khoan Hải Dương 981, Tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương Locklear, chứ không phải John Kerry, là người đầu tiên nói bóng gió về “đối tác chiến lược”. Sau đó, những chuyến công du Việt Nam của Thuợng nghị sĩ John McCain và Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ Martin Dempsey cũng đề cập đến vấn đề này. Như thế, triển vọng về “đối tác chiến lược” giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là có, giống như “niềm tin đối tác hợp tác chiến lược” với người Hàn, chứ không chỉ dừng ở “đối tác toàn diện” vẫn còn quá “khiêm tốn” như hiện giờ.
Nhưng tôi cũng xin nhắc đến một đặc tính tâm lý của giới lãnh đạo Việt Nam: với họ, “đối tác chiến lược” không bao giờ là đủ. Trong hơn 10 năm qua, họ đã thiết kế chẵn một chục đối tác chiến lược với nhiều quốc gia, kể cả với vài quốc gia chẳng mấy liên quan về an ninh và quốc phòng, đến mức giới quan sát phải thốt lên là “Việt Nam lạm phát đối tác chiến lược”. Nhưng cuối cùng khi vụ giàn khoan Hải Dương 981 nổ ra, ai là người đứng bên cạnh Việt Nam? Không ai hết, trừ “đối tác chiến lược” lớn nhất và “môi răng” nhất là Trung Quốc – thủ phạm gây ra vụ xâm lấn này.
Còn với người Mỹ, mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác về quan niệm và tính thực chất. Với người Mỹ, “đối tác chiến lược” là một cơ chế đòi hỏi đức tin cao độ lẫn nhau và phải có “những tiến bộ có thể chứng minh được” – theo cách nói của giới ngoại giao Mỹ. Vì thế Việt Nam muốn có được một “vị trí chiến lược” nào đó trong lòng người Mỹ thì không thể nhanh mà phải cần đến ít ra vài ba năm chuẩn bị.
RFI : Như vậy sau cuộc gặp John Kerry – Phạm Bình Minh, vấn đề nào là ưu tiên trước mắt trong quan hệ Việt – Mỹ?
Trước mắt sẽ là cơ chế nối lại việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để “bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Đó cũng là tiến bộ gần như duy nhất sau cuộc gặp John Kerry – Phạm Bình Minh vừa qua. Và đó cũng là một định đề cần thiết để Quốc hội Mỹ vào cuối năm nay nhiều khả năng có thể thông qua cơ chế gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Cũng có một chủ đề tuy không mang tính lợi lộc trực tiếp nhưng sẽ rất có ý nghĩa về hình ảnh ngoại giao, đó là liệu Tổng thống Obama có đến Việt Nam vào cuối năm 2015 như một hứa hẹn hay không. Cần nhớ lại là vào cuối năm 2012, ngay sau thắng cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, ông Obama đã lần đầu tiên đặt chân đến Miến Điện, mở ra lộ trình xóa nợ, giao thương quốc tế và viện trợ không hoàn lại ồ ạt của quốc tế đối với đất nước vừa thoát thai ách quân phiệt này.
Còn bây giờ, nếu đảng và chính quyền Việt Nam muốn dung hòa một kịch bản như Miến Điện mà không phải “đấu tranh này là trận cuối cùng”, chắc hẳn Obama sẽ không ngần ngại đến Hà Nội vào cuối năm sau. Mà nếu điều đó diễn ra, tôi tin là giới lãnh đạo Hà Nội vẫn có cơ sở hy vọng “bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình” – như một câu sắt đá trong Quốc tế ca. Việt Nam vẫn sẽ lôi kéo được đầu tư nước ngoài và cả kiều hối, vẫn có thể kéo dài được sự èo uột cho cơ thể kinh tế đã quá suy nhược. Nhưng trên tất cả và sẽ rất giống với trường hợp Miến Điện, quyền lực của giới cầm quyến vẫn được duy trì gần như không suy xuyển. Cái mà họ “mất” chỉ là trả lại cho dân chúng những quyền cơ bản mà họ tước đoạt trước đây.
“Đức tin cao cả”
RFI : Có thông tin cho biết Việt Nam thường cho rằng Hoa Kỳ cần đến Việt Nam hơn là ngược lại. Anh dự đoán ra sao về thái độ và động thái của người Mỹ trong thời gian tới?
Không, vào lần này tôi không nghĩ là người Mỹ sẽ vồ vập như giới chính khách Việt Nam tưởng tượng. Nhiều người trong giới chính khách Việt vẫn luôn mang trong mình căn bệnh “tự kiêu cộng sản” không thể rũ bỏ được. Họ khoác lác với nhau, báo cáo cấp trên và đinh ninh rằng Mỹ luôn cần đến Việt Nam với một số lý do như Việt Nam có vị trí chiến lược ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng, hoặc Việt Nam là nước duy nhất có thể ngăn cản Trung Quốc tiến xuống phía Nam… Một số quan chức Việt còn tự đề cao mình và làm nhiều cách để họ trở thành trung tâm chọn lựa để phía Mỹ “chọn mặt gửi vàng”.
Nhưng một cố vấn cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu của Mỹ về Chiến lược Quốc tế (CSIS) là ông Earnest Bower đã nói thẳng: “Chúng tôi không muốn đặt căn cứ ở Việt Nam. Hoa Kỳ không muốn và cũng không cần một liên minh quân sự với Việt Nam”.
Thực ra Mỹ đã có quá đủ bài học từ giai đoạn những năm 2009-2012, sau khi Nhà nước Việt Nam được dỡ bỏ khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo và còn được tham gia vào WTO, nhưng đã hầu như không “đổi mới” gì về nhân quyền.
Thời gian qua tôi đã gặp và nhận ra một sự suy tính căng thẳng ở các viên chức chính trị Hoa Kỳ về hiện tại và tương lai nền chính trị ở Việt Nam, liên quan mật thiết đến những gương mặt chính khách trong “bộ tứ” hiện nay và cả những gương mặt chìm ẩn chưa hiện ra. Họ thường suy tư với những câu hỏi: “Kinh tế Việt Nam có bị khủng hoảng không?”, “Chính trị Việt Nam liệu có ổn định không?”, hoặc “Hoa Kỳ và châu Âu nên ứng xử như thế nào với Việt Nam?”, và về một số vấn đề cụ thể của Việt Nam như TPP, đầu tư nước ngoài, khả năng và tình huống lệ thuộc vào Trung Quốc, hoặc những vấn đề nhân quyền.
Có lẽ họ bắt đầu muốn tìm ra một bộ mặt nhân sự có tính bảo đảm cho vị thế và lợi ích của người Mỹ ở Việt Nam và Biển Đông trong dài hạn, trung hạn và trước mắt là ngắn hạn. Đơn giản là người Mỹ không muốn bị “hố” một lần nữa.
Bởi thế hiện nay và sắp tới, tôi cho rằng câu chuyện song phương Mỹ – Việt sẽ diễn ra một cách từ tốn, chậm rãi đến mức có thể và bám sát nguyên tắc “những tiến bộ có thể chứng minh được”.
Nhưng tôi e là Hà Nội vẫn chưa đủ đức tin cao cả để thấm thía nguyên tắc này và cái giá mà họ sẽ phải trả trong tương lai không xa.
RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon, đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.

3022. Bình là ông mà chuột cũng ông

Blog RFA
Cánh Cò
07-10-2014
Một lần nữa báo trong báo ngoài, lề này lề kia dậy lên tiếng chì tiếng bấc qua câu nói của ông Nguyễn Phú Trọng trong buổi “họp bạn” tại Hà Nội.
Trả lời câu hỏi về tham nhũng, người bạn chí thân của dân trong phòng lạnh mang tên “tiếp xúc cử tri” đã thủ thỉ những điều đáng thương lạ lùng. Ông nói ném chuột phải tránh chiếc bình quý. Ông cho biết “xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài, giữ cho được ổn định để đất nước phát triển. Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm”.
Ông trân trọng chiếc bình quý và bảo đừng ném chuột. Bình mà vỡ thì phải làm sao? Hãy tìm cách khác mà đánh con chuột phá hại căn nhà Việt Nam. Bác Hồ dạy rồi, đánh chuột phải xem chừng chiếc bình. Làm sao diệt chuột mà vẫn giữ được bình hoa. Tức là phải giữ cho cái ổn định.
Hầy! ông nói hay và lời vàng ý ngọc đáng cho nhân dân tâm niệm.
Trước tiên, hãy nói về chiếc bình.
Ngày 6 tháng 1 năm 1930 chiếc bình mang tên Đảng Cộng sản Việt Nam được bảy người hùn lại để mua tại Hương Cảng. Đó là các ông Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn. Người đứng tên chiếc bình đầu tiên là Trịnh Đình Cửu, sở hữu vào ngày 31 tháng 10 năm 1930, Sau đó chiếc bình được chế tác lại nhiều lần vì phẩm chất ban đầu xem ra thô sơ, khó bắt mắt người xem. Tên chiếc bình từ Đảng Cộng sản Việt Nam đổi lại thành Đảng Cộng sản Đông dương và tờ giấy chứng nhận người sở hữu chiếc bình “quý” được sang tên cho Trần Phú.
Sau nhiều lần nung lên nấu xuống, năm 1951 bình thay tên thành Đảng Lao động Việt Nam và cuối cùng sửa lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 12 năm 1976.
Sau Trần Phú là Hà Huy Tập, Trường Chinh, Lê Duẩn rồi Nguyễn Văn Linh, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng . . . thay nhau đứng tên làm chủ chiếc bình ấy cho tới ngày nay.
Thay vì nói “chủ” người cộng sản thấy khó giải thích với dân bởi “chủ” là một danh từ nhơ bẩn, bóc lột nhân công, không lao động nhưng ăn trên ngồi trốc đè đầu cưỡi cổ đám bần nông. Để cho dịu tai và được mùi quyền bính, ba tiếng “Tổng bí thư” được ưu ái đặt lên vai người chủ chiếc bình quý giá ấy cho xứng với tầm cao của một ông vua trên tập thể ba triệu con người.
Chiếc bình qua nhiều đời Tổng bí thư ngày càng sáng bóng lên bởi những khẩu hiệu viết lời tự sướng. Nét họa tiết trên bình ngày một thẫm màu cờ đỏ mà nhiều đứa ganh ghét, xấu mồm nói là màu máu nhân dân. Bình được đặt trang trọng cho người dân thờ lạy thay vì cắm hoa vào đó. Bình được hiến pháp bảo vệ, chỉ một chiếc duy nhất không có cái thứ hai. Duy nhất luôn luôn là của quý. Ý của Bác Hồ nói khi xưa là thế.
Nói tới bình người dân nghĩ tới người chủ của nó là Tổng bí thư. Nói tới Tổng bí thư thì sự liên tưởng tự động vòng sang chiếc bình.
Tổng bí thư không cho ném bình do sự thật này. Ông sợ chiếc bình vỡ toang cũng có nghĩa là ông sợ cho chính bản thân ông trước tiên và sau đó kéo theo cận thần chung quanh. Giống như người dân nghèo sợ cháy nhà, bồ lúa không nói làm chi, cái quần đùi cũng không còn mà mặc. Chiếc bình cần được bảo vệ bằng hai từ ổn định. Ổn định là y như cũ, là không thay không đổi gì cả miễn sao cuộc sống ngắt ngứ của người dân đừng tuột xuống nữa là ổn thôi.
Bình là ông chính ở sự thật này.
Nhưng một sự thật khác khiến người ta có lý khi nghĩ rằng chuột cũng là ông nốt.
Ông không tham nhũng để bị gọi là chuột nhưng bất cứ điều gì có hại cho căn nhà Việt Nam đều quy ra… chuột tất.
Chuột là nhũng nhiễu dân lành là làm luật sai trái cho một thành phần nào đó. Chuột được biết tới như bằng cấp giả mà tiền lương thì thật. Chuột thập thò ở các ban bệ đục khoét công quỹ, gậm nhấm tài nguyên quốc gia. Chuột đi đêm với kẻ thù, chuột nhắm mắt nói lời dối trá. Chuột cắn xé đất đai tổ quốc và không cho người dân biết sự thật phía sau bức màn đen tối mang tên Thành Đô. Chuột phá nát văn hóa, chuột biến thành sư thầy mang nón cối cười hỉ hả, ngồm ngoàm nhậu nhẹt coi nhân gian như đám lên đồng. Chuột nhốt người cô cớ, giết hại lương dân và còn hàng tá điều ám muội.
Xem ra các thứ chuột này vận vào ông nguy hiểm hơn tham nhũng vạn lần. Tham nhũng tới hồi no thì ngừng nhưng quyền bính và sự u mê không bao giờ có giới hạn. Chiếc bình cũng là con chuột lớn nhất trong hàng trăm ngàn con chuột lúc nhúc trong hang.
Ban ngày là bình, ban đêm là chuột.
Chiếc bình quý biến hình như truyện liêu trai. Bình và chuột trước sau như một che chở cho nhau. Bình có đời bình, chuột có đời chuột nhưng nếu bình không có chuột bình chẳng thể sáng màu. Chuột không có bình che thân thì dân đã phang cho một phát.
Vậy thì có gì lạ khi chính bình bảo dân đừng ném chuột?
Và chuột không nhúc nhích vì biết có ai lại ngu si đi giết chính mình?

3023. Tham kiến với bài “Tản mạn về Dân chủ” của Nguyễn Thế Duyên

Đào Văn Tùng
08-10-2014
Những ngày qua, tôi đang chú tâm theo dõi trang Ba Sam điểm tin về biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông. Không rõ với dụng ý gì, ngày quốc khánh Trung Quốc 01/10/2014, Nguyễn Thế Duyên xọt vào trang BS bài “Tản mạn về Dân chủ”. Kiện tướng về Dân chủ đây rồi ! – Tôi ngỡ vậy. Đọc lần 1 rồi lần 2 bài “Tản mạn về Dân chủ” nầy, tôi có cảm giác như mình sa vào “Mê hồn trận”. Dầu không hiểu thật thấu đáo ý tác giả, nhưng tôi nhận ra ngay Thế Duyên không phải là dân quèn như tác giả tự giới thiệu, cũng không phải là “cao thủ”, chỉ xứng tầm một Dư Luận Viên nghiệp dư vừa rời lớp tập huấn ngắn ngày.
Nguyễn Thế Duyên nghe có vẻ lưỡng tính – anh hay chị (lơ hay la)? Vì không rõ, tôi tạm gọi anh cho dễ xưng hô trong trao đổi gián tiếp nầy.

Thế Duyên thân mến, bài viết của anh đã có Trường Sơn và Đỗ Như Ly mỗ xẻ khá chi ly và bạn cũng “giận dao chém thớt” trên trang Quê Choa. Bài viết nầy tôi xoáy sâu vào 3 việc:
1/ Với dụng ý gì Thế Duyên viết: “Bao nhiêu người có tâm huyết muốn thay đổi, nhưng thay đổi thế nào. Nêú thay đổi mà tình hình xấu hơn cả Thái Lan, Indonesia, Philippine thì thà cứ để yên cho Đảng CS đang còn giúp cho Việt Nam cũng có vị trí trong cộng đồng Asian”.
Từ dưới giếng mới lên hay sao, Thế Duyên quá đề cao Việt Nam rồi đó: Việt Nam ta đang nát bét về mọi mặt, nếu không có sự thay đổi, với cái đà nầy, muôn thuở VN vẫn lục tục đàng sau các nước Asean. Philippine là nạn nhân của bão nhưng bình quân thu nhập đầu người hiện nay vẫn cao hơn VN. Còn có bắt trói cột gốc cây đối với Thái Lan, Indonesia, 20 năm sau chưa chắc VN đến được với họ. Thôi đi Thế Duyên ơi, chết đến nơi, đừng đồng giọng hợp ca bài “tự xướng”.
Đất nước mình đang bị xâm lấn và có nguy cơ bị phụ thuộc, kinh tế lâm nguy, tham nhũng lan tràn, dân tình nhốn nháo… mà Duyên khuyên “hãy vừa lòng với hiện tại” – Duyên thuộc băng nhóm nào, có phải là Dư Luận viên vừa ra lớp tạp huấn về tâm lý chiến ?
2/ Trong bài viết của mình, Duyên nói lê thê cho rằng, đảng cầm quyền thì được quyền sở hữu lực lượng vũ trang (Quân đội và Công an) là không thuyết phục:   Khi ra đời cũng như hiện nay, lực lượng vũ trang nước ta đều mang tên “Nhân dân”, có nghĩa là nhân dân đưa con em mình vào, góp tiền nuôi dưỡng và trang bị phương tiện, vũ khí cho nó. Dĩ nhiên là nó có nhiệm vụ bạo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân “Trung với nước hiếu vời dân”. Khi lấy tên Đảng CSVN và giành quyền lãnh đạo Nhà nước và Xã hội, (ghi vào Hiến Pháp 1980, 1992) ĐảngCSVN biến lực lượng vũ trang thành sở hữu riêng của riêng mình: Quân đội “Trung với Đảng”, còn Công an trịch thượng hơn “Công an chỉ biết còn Đảng còn mình”.
Người ta lập luận đại thể rằng: Đảng CSVN muốn có lực lượng vũ trang riêng thì chọn đảng viên của mình, tự bỏ tiền ra nuôi và mua trang bị, vũ khí cho nó, sao lại lấy của chung làm của riêng, với dụng ý gì ?!. Nếu đất nước đa đảng, đảng nào cũng tổ chức lực lượng vũ trang để bao vệ cho riêng mình thì tránh sao khỏi loạn sứ quân. Hơn nữa, đảng là bộ phận dân tộc, lưc lương vũ trang bảo vệ Tổ quốc và Dân tộc bao gồm có đảng trong đó – Cái chung hàm chứa tất những cái riêng, cái riêng không thể hàm chứa hết cái chung…- Cha chung không ai khóc đang là một hiện tượng. Có lẽ những lời ta thán ấy ‘động lòng” Đảng CSVN, Hiến pháp 2013, ở điều 65 sửa đổi: “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhứt, toàn ven lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”.
Thay vì điều 65 nầy chỉ cần ghi: “ Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và thực hiện nghĩa vụ Quốc tế” là đủ – Có lẽ sợ mất phần nên dài dòng như thế. Nhưng không sao, đặt Tổ quốc và Dân tộc lên trên hết là đã có tiến bộ ?. Đảng cầm quyền đã giác ngộ mà sao Thế Duyên nhà ta còn thốt lên những lời lạc lõng như thế?
3/ Về dân chủ, Thê Duyên viết: “Dân chủ có những đặc trưng nhưng không có hình mẫu. Tùy theo đặc điểm văn hóa và điều kiện hình thành mà nó có những sắc thái riêng của từng nước. Nhiều thứ có thể nhập khẩu, riêng dân chủ thì không”.
Theo tự xưng chỉ là người dân quèn, thế mà Thế Duyên nói về dân chủ hệt như lãnh đạo đương thời – đúng là “người tài” nằm trong lá ủ.
Vì không đồng nhứt quan điểm với Thế Duyên, vẫn trên tinh thần tôn trọng chính kiến của nhau, tôi kể ra một số việc có dính líu về dân chủ với dụng ý tham khảo không chỉ với Duyên:
Lúc sinh thời, từng là lãnh tụ Đảng và Nhà nước,Hồ Chí Minh nói “… Trăm điều phải có Thần linh, Pháp quyền”. Cụ nói thế với ngụ ý: Pháp Luật (Hiến pháp và Luật) dầu trăm ngàn điều cũng không được thiếu “Thần linh, Pháp quyền”.Thần linh có nghĩa là Tạo hóa. Pháp quyền là Nhà nước dân chủ quản lý xã hội bằng Pháp Luật, gọi tắt là Nhà nước Pháp quyền. Vậy là Cụ nhắc nhở hậu duệ luôn phải chú trong Nhân quyền và Dân chủ (Dân quyền).
Tạo hóa sinh ra con người cũng có nghĩa tạo hóa ban cho mỗi con người quyền làm người (nhân quyền). Có nghĩa: người lãnh đạo phải tôn trọng nhân quyền, người bị lãnh đạo phải quyết sống chết bảo vệ quyền làm người của mình. Nếu để bị ai đó cướp đi quyền làm người thì người ấy chỉ còn là động vật hạ đẳng.
Pháp quyền là quyền của mọi người được thể hiện trong Pháp Luật. Pháp luật phải do nhân dân hoặc đại biểu nhân dân phúc quyết. Xã hội văn minh “mọi người sống và hành động theo Pháp Luật”. Bộ máy cầm quyền do dân cử. Giới cầm quyền chỉ là những đày tớ của dân (Cụ Hồ nói thế). Người cầm quyền được làm những gì Pháp Luật cho phép, người dân được làm những gì Pháp Luật không cấm – Một xã hội Dân chủ phải ít nhất như thế.
Dưới thể chế độc tài bất kỳ, sản sinh ra nhà nước độc quyền chớ không phải nhà nước pháp quyền, ít nhiều có xâm phạm quyền làm người và quyền dân chủ của nhân dân.
Việt Nam ta đã và đang ra sao ?
Hiến pháp, ngoài điều 4, các điều khác ít nhiều có tôn trọng quyền của người dân, nhưng đó là trên giấy, còn thực tế quá phủ phàng, nhân quyền, dân quyền  liên tục bị vi phạm, áp dụng theo kiểu xin-cho:
Về nhân quyền: Cấm đoán, ràn buộc trong việc đi lại, cư trú; Tụ tập trên 5 người phải xin phép; Chỉ được nói những gì lãnh đạo cho nói, không được làm thinh khi nhà chức trách khai khẩu…
Về dân chủ, Hiến pháp trưng cầu dân ý theo kiểu lấy lễ; Luật thì không dựa vào Hiến pháp, ra búa xua miễn có lợi cho giới cầm quyền là được; thấy thứ gì quản không nổi thì cấm…Lập bộ máy cầm quyền theo thể thức “Đảng chọn Dân bầu”. Bộ máy hành chánh lấy hành dân là chính. Giới cầm quyền muốn làm gì thì làm bất kể Pháp Luật và lòng dân. Người dân chỉ được làm những gì giới cầm quyền cho phép theo kiểu xin – cho…
Về chính trị đã thế, về kinh tế đã và đang thực hiện kiểu “Tư bản Nhà nước”, những tư liệu sản xuát và những ngành kinh tế then chốt do nhà cầm quyền chiếm giữ, chia chác với nhau theo băng nhóm lợi ích. Lấy tham nhũng quyền lực làm tiền đề cho tham nhũng vật chất – quan gắn liền với quyền, quyền gắn liền với lợi. Từ thực tế, TS sinh học Hà Sĩ Phu khắc họa:
                        Bốn anh Trí, Phú, Địa, Hào,
                        Chỉ thương anh Trí lao đao đến giờ.
                        Đảng thương anh Trí ngu ngơ,
                        Cho Công, Nông, Trí chung cờ liên minh.
                        Trông lên Liềm, Búa hai hình,
                        Trí ta vẫn chẳng thấy mình ở đâu !
                       Quay sang tìm Phú, Địa, Hào,
                        Thấy ba bụng phệ đã vào Đảng ta.
Cuộc cách mạng Dân tộc dân chủ do tiền thân của Đảng CSVN phát động suốt 30 năm (1945-1975), 30/04/1975 coi như hoàn thành vế Dân tộc (loại được ngoại xâm), lẽ ra phải làm tiếp bước Dân chủ, nhưng Đảng CSVN nhận lớp bước Dân chủ để tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH. Vậy là Đảng CSVN còn thiếu nhân dân món nợ Dân chủ ? Có lẽ biết mình còn nợ, Đảng CSVN buộc phải ghi vào Hiến pháp 1980,1992, 2013 khá nhiều điều về dân chủ. Chủ nợ thì cố đòi, con nợ thì quyết chiếm dụng, ù lỳ không chịu trả.
Phải khẳng định: Người ta đòi chớ không phải xin Nhân quyền hay Dân chủ.
Tôi buộc phải dài dòng như thế là ý muốn nói với Thế Duyên rằng: Đã là Nhân quyền, Dân quyền (Dân chủ) thì đâu cũng thế thôi. Chúng chỉ khác nhau ở dân chủ thật với dân chủ giả. Nếu “chịu chơi” Thế Duyên dựa vào Hiến pháp 2013, cho một bài giải thích về tính đặc thù của Dân chủ theo văn hoá Việt Nam?
Đọc bài “Tản mạn về dân chủ” của Thế Duyên, tôi liên tưởng đến việc Viện Bảo Tàng Lịch sử triển lãm về “Cải cách ruộng đất” – kiểu chọc tức dư luận xã hội mà tôi là 1 thành viên trong đó.
08/10/2014
Đ.V.T – Mỹ Tho, Tiền Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét