Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Thống đốc NHNN thừa nhận nợ xấu lên đến 500.000 tỉ đồng

Thống đốc NHNN thừa nhận nợ xấu lên đến 500.000 tỉ đồng

Nợ xấu lên đến 500.000 tỉ đồng. Ảnh TL SGT.
Lần đầu tiên thừa nhận số nợ xấu lên đến 500.000 tỉ đồng nhưng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cố gắng làm yên lòng Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nợ xấu tại phiên chất vấn kéo dài cả ngày 29/9.
Ông Bình tiết lộ, tổng số nợ xấu ước tính lên đến 500.000 tỉ đồng. Tuy không đề cập đến thời điểm của số nợ này, ông cho biết đã có 240.000 tỉ đồng đã được xử lý đến nay.
Về khả năng xử lý nợ xấu còn lại, Thống đốc nói: “Đến hết tháng 7 số trích lập (dự phòng rủi ro) đã đến 78.000 tỉ đồng và cuối năm nay tiếp tục tăng để xử lý nợ xấu. Tài sản đảm bảo cho các khoản nợ xấu này giá trị cũng cao gấp hai lần các khoản nợ xấu”.
Tuy nhiên, ông tỏ vẻ không lạc quan khi thừa nhận năng lực của VAMC là hạn chế.
“Từ 500.000 tỉ đồng so với 86.000 tỉ đồng VAMC đã mua thì thấy năng lực của đơn vị này rất yếu kém. Dù Chính phủ đồng ý tăng thêm 2.000 tỉ đồng (vốn cho VAMC) nhưng so với 200.000 tỉ đồng cần xử lý năm tới thì cũng là con số rất nhỏ bé”, ông nói.
Thống đốc cho biết, có nước sử dụng đến 60% GDP, hay ít nhất cũng 7-8% ngân sách để xử lý nợ xấu, còn Việt Nam không dùng chút ngân sách nào để xử lý nợ xấu. Vì thế, mô hình này (VAMC) là có thể chấp nhận được.
“Bản chất của VAMC Việt Nam khác bên ngoài là ngay từ đầu ta có chủ trương không sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu. Đây là điểm khác biệt cơ bản”, ông Bình nói.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Phúc đặt câu hỏi tại Diễn đàn Kinh tế mùa Thu vừa qua: theo phản ánh của đại diện cộng đồng doanh nghiệp, phải chăng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chuyển nguy cơ đổ vỡ của mình sang hệ thống doanh nghiệp khi lạm phát dự báo chỉ khoảng 4% mà lãi suất cho vay lên đến 7-8%?
Trả lời điểm này, Thống đốc cho biết, khó đưa mức lãi suất xuống 5% từ mức 6% (6 tháng) do lạm phát vẫn còn cao, và chưa chắc chắn được kiểm soát.
"Chính sách không ổn định sẽ tạo ra sự chấp chới và mất lòng tin của người dân”, ông nói.
Phần trả lời của ông được Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao. Bà nói: “Qua phần trả lời Thống đốc cho thấy, Thống đốc đã rất nghiêm túc và có nhiều nỗ lực về thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách tiền tệ, tái cơ cấu ngân hàng, xử lý nợ xấu và cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế”.
Nợ xấu vẫn đang là nút thắt nghiêm trọng nhất của nền kinh tế khi nhiều doanh nghiệp phàn nàn vẫn không thể vay vốn được.
Trích dẫn báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển nói tại Diễn đàn Kinh tế mùa Thu hôm 27-9 cho biết, chỉ có 12% doanh nghiệp được hỏi có thể tiếp cận vốn với lãi dưới 13%, còn lại là tiếp cận vốn dưới 16%.
Ông nói: “Có hai nguyên nhân là tổng cầu yếu nên doanh nghiệp không biết vay tiền làm gi; và doanh nghiệp không dám vay vì lãi suất cao dù có dự án tốt”.
Tư Hoàng
(Thời báo KTSG)

VN cần bỏ Marx-Lenin cản trở hiện đại

'Hồ Chí Minh đã kếp hợp tất cả trí tuệ của các bậc tiền bối.

Từ những năm 1944- 1945, Hồ Chí Minh đã dùng phép biện chứng của Karl Marx để kết hợp tất cả những trí tuệ, lý tưởng cao cả và lòng nhân đạo của tất cả các vị tiền bối (Phật, Giê Su, Marx, Lenin, Tôn Trung Sơn) để tạo ra một con đường đi mới mẻ cho nhân dân Việt Nam.
Chính đó là bước khai trương Chủ nghĩa hội tụ về đạo đức và trí tuệ đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam.
Nếu Pháp (được sự hỗ trợ của Mỹ) không phạm một sai lầm chiến lược tầm thế kỷ quay lại xâm chiếm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1946 thì có thể Việt Nam ngày nay đã như Singapore hay Nam Hàn.
Tôi đã giải thích rõ, tại sao người ta cứ lầm lẫn giữa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Viết Nam với cuộc cách mạng vô sản theo chủ nghĩa Marx, và cũng đã nói rõ Chủ nghĩa Marx-Lenin đã vào sâu VN bằng con đường nào và từ năm 1975, sau chiến tranh, đã cản trở con đường tiến lên văn minh hiện đại trong hòa bình của Việt Nam ra sao.
Thời nay, lý luận quá nhiều, thông tin tư liệu đổ về như nước vỡ bờ, cả nước lại đang nức lòng theo dõi nội dung Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, do đó để người đọc đỡ nhàm chán, tôi xin giải trình rất ngắn gọn.
Được dân tin yêu
Thời phong kiến, không ít vị vua rất nhân từ dạo đức, hết lòng chăm lo cho muôn dân, mặc dù họ là những người đứng đầu một thể chế chính trị còn lạc hậu. Ở Việt Nam ta điển hình nhất là vua Trần Nhân Tông.
Ở Singapore, người dân ai cũng nhớ tới Thủ tướng Lý Quang Diệu
Chúng ta cũng không quên, nhiều vị tổng thống hay thủ tướng đứng đầu những thể chế tư bản chủ nghĩa, nhưng đã rất được nhân dân tin yêu, kính trọng, vì họ hết lòng chăm lo xây dựng và phát triển đất nước, đem lại an vui và hạnh phúc cho nhân dân.
Ví dụ ở Singapore, người dân, ai cũng nhớ tới Thủ tướng Lý Quang Diệu, người rất chống những việc làm mà ông cho là sai của chủ nghĩa cộng sản. Vậy có nhất thiết cứ phải cách mạng vô sản đổ máu, đấu tranh giai cấp “một mất, một còn” như đã từng xảy ra ở Pháp, ở Nga, và như Cải cách ruộng đất ở Việt Nam trước đây?
Vấn đề số một là đạo đức làm người, thể chế chính trị khác nhau chỉ là điều kiện. Lúng túng, tranh luận mãi về “ý thức hệ” chỉ là ngụy biện, né tránh những sự thật.
Nên nhớ đinh ninh hộ, câu chuyện đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước của Việt Nam là một phạm trù chính trị nhân đạo hoàn toàn khác hẳn, không liên quan đến việc bàn về “cách cái mạng” nhiều khi rất ấu trĩ và thất đức khắp nơi.
Ông Karl Marx mới quan tâm đến “sự bóc lột thậm tệ” của giai cấp tư sản và lý giải rất hay về “bóc lột giá trị thặng dư”. Nhưng ông đã không tính kỹ đến, lý do tại sao lại xuất hiện những người công nhân và bần cố nông trước khi có nạn bóc lột quá đáng, trên cái ngưỡng mà người lao động có thể chịu đựng và khi họ vẫn còn vui vẻ chấp nhận làm thuê (như ở nước ta hiện nay)?
Sai lầm lịch sử đã đẩy loài người đến hai cái thái cực: cạnh tranh tuyệt đối – tức chủ nghĩa tư bản, hoặc là bình đẳng công bằng tuyệt đối – tức chủ nghĩa cộng sản
Mặt khác, khi thế giới ngày càng nhiều người giàu có, thì muốn thực hiện nghiêm chỉnh học thuyết Marx, nghĩa là làm cách mạng “đạo đức”, giải phóng áp bức bóc lột cho phần này của nhân loại, thì lại hành động dã man mất đạo đức, trắng trợn cướp đoạt, đối với phần kia của loài người.
Chính những sai lầm lịch sử trong quá trình phát triển tự nhiên, mò mẫm đã đẩy loài người đến hai cái thái cực: Hoặc là tự do dân chủ cạnh tranh tuyệt đối – tức chủ nghĩa tư bản, hoặc là bình đẳng công bằng tuyệt đối – tức chủ nghĩa cộng sản.
Mâu thuẫn giữa hai dạng cực đoan lớn này của nhân loại đã dẫn đến những cái sai lầm tổn thất tai hại trên thế giới, như đã thấy.
Nhưng hiện nay, dù Obama có 'Hy vọng táo bạo', 'Tìm lại giấc mơ Mỹ', xoay đến mấy cái trục, với bao nỗi lo lắng, vất vả mà nước Mỹ vẫn lâm nạn, mà lần này còn có thể nặng hơn.
Bởi chế độ chính trị của nước Mỹ đã tốt, vẫn dẫn đầu thế giới, nhưng những mặt trái của chế độ chính trị của nước Mỹ những năm qua cũng đã dẫn đến và tích lũy quá nhiều sai lầm, cực đoan, thậm chí có lúc dã man tàn bạo, đã tạo ra cho thế giới cả một bãi chiến trường, hậu quả là kẻ thù lớn nhất do Hoa Kỳ tự tạo ra trước kia thì hiện nay vẫn còn đang trỗi dậy trả thù.
Suy cho cùng, những người có đầu óc, trí tuệ, năng động và dũng cảm hơn thường ủng hộ tự do bình đẳng cạnh tranh; những người ít tháo vát, chân thật, an phận, nhút nhát, thường thích thú bình đẳng, công bằng tuyệt đối.
Đó là lẽ tự nhiên. Bất kỳ ai, chỉ cần có đầu óc một chút, cũng hành động tùy theo sức của mình. Mọi món lợi không chính đáng đều phải trả nợ. Mọi sự cực đoan đều là sai lầm.
Đất tranh giai cấp đã gây ra bạo lực khủng khiếp
Chính vì vậy, đúng như Phật Thích Ca đã dạy: “Kẻ thù lớn nhất của mỗi đời người là chính mình”, mà tôi đã dùng để gán cho sai lầm của cả chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.
Có nghĩa, sau khi phe xã hộ̣i chủ nghĩa tan rã, đường lối tự do dân chủ nhân quyền dưới sự điều hòa phối hợp của Liên Hiệp Quốc trên thế giới hiện nay cũng vẫn còn rất nhiều bế tắc.
Tích hợp điều hay nhất
Chính đó là nguyên nhân thúc đẩy tôi nhắc lại về một chủ nghĩa hội tụ cho toàn cầu: Tức là chủ nghĩa sẽ chọn lựa và tích hợp những cái hay, cái tốt, loại bỏ những cái dở, cái sai của cả hai chủ nghĩa đấu tranh một mất, một còn Marx-Lenin và chủ nghĩa tư bản tự do dân chủ cạnh tranh sinh tồn không giới hạn hiện nay.
Vấn đề là hiện nay, chữa một cái nhà xây nhầm lẫn về thiết kế bao giờ cũng khó hơn xây một cái nhà mới từ nền đất trống.
Chúng ta rất không nên vội vàng, lầm lẫn trắng đen, không nên lại đi vào những con đường cực đoan sai lầm như của ông Mác trước đây và một số nước đã và đang trải qua.
Kiên trì cái cũ - chủ nghĩa Marx-Lenin, mô hình Xã hội chủ nghĩa kiểu Liên Xô cũ, là sai lầm. Nhưng chủ trương quá khích, cực đoan muốn dẹp bỏ toàn bộ đường lối và hệ thống chính trị xã hội đã có là lại tự mình tạo ra thêm kẻ thù trong chính mình.
Nói khác đi, lại tạo ra một bãi chiến trường “quân ta lại đánh quân mình”, giống như sai lầm cải cách ruộng đất, cải tạo công thương trước đây, hoặc giống như chủ nghĩa Marx-Lenin đã được thực hiện trong xây dựng hòa bình ở Liên Xô.
 
Chữa nhà xây nhầm lẫn về thiết kế khó hơn xây một căn nhà mới
Nên nhớ, Việt Nam đã không chỉ một lần đứng trước những cơ hội lịch sử bằng vàng mà bạn bè chân thành trên thế giới đã sẵn sàng ủng hộ để Việt Nam làm việc lớn.
Đó là sau chiến thắng năm 1954, năm 1975, giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO, chủ trì Hội nghị APEC và được bầu vào Hội đồng Bảo an LHQ cũng vậy.
Như trên đã nói, sự nhầm lẫn liên tục của thế giới, dẫn đến sự nhầm lẫn liên tục của Việt Nam chúng ta đã làm chúng ta bỏ lỡ bao cơ hội ngàn năm.
Không phải ngẫu nhiên, một nước đã trải qua biết bao gian nan chồng chất, lúng túng ghê gớm kéo dài về đường lối lớn, còn sản xuất, đời sống thì khó khăn, xã hội thì suy thoái nghiêm trọng, và nhân dân thì chê trách mất lòng tin vào Đảng lãnh đạo đến như vậy mà hầu như cả nước vẫn đoàn kết một lòng chung quanh Đảng Cộng sản, Chính phủ, và Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, còn bạn bè chân thực trên thế giới vẫn một lòng ủng hộ.
Do vì thấy Việt Nam không bị tan rã như Liên Xô, không bất ổn, đảo chính hay nội chiến như khá nhiều nước hiện nay. Từ trên tầm cao của nhân loại, thế giới vẫn rất cảm tình nhìn Việt Nam như một điểm “kỳ lạ”, tuy chưa lý giải nổi đầy đủ nhưng vẫn rất khâm phục như một dân tộc anh hùng quả cảm đầy khí phách, bất khuất trước bất kỳ kẻ thù nào, kể cả anh bạn láng giềng đại bá đã nhiều lần phản bội.
Nhưng nói lại như thế không phải là để chủ quan, tự kiêu, mà là để toàn dân toàn Đảng nhận thức rõ: Việt Nam chúng ta, từ 2014, lại đang đứng trước một thời cơ vàng mới.
Thiết nghĩ, chúng ta vừa mới long trọng kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của lãnh tụ Hồ Chí Minh rất kính yêu nên hãy mở đầu cho Thời cơ vàng này bằng cách nghiêm chỉnh thật lòng và công khai quay trở về tư tưởng đường lối Hồ Chí Minh là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đa nguyên, dân chủ, lấy dân làm chủ thật sự, đã được xây dựng từ năm 1945 -1946; công khai làm theo lời dạy, theo những nội dung phong phú trong bản Di chúc của Người, trong đó Hồ Chí Minh không nhắc một chữ nào đến Chủ nghĩa Marx-Lenin, đến đấu tranh giai cấp, đến Đảng lãnh đạo toàn diện mất dân chủ, đến công hữu và quốc doanh làm nòng cốt.
 
Hồ Chí Minh không nhắc gì đến Marx và Lenin trong Di chúc
Bác yêu cầu cán bộ phải là đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Vậy có một trong những việc mở đầu giai đoạn mới này tác động mạnh và rõ nhất là: từ nay mọi việc đều phải công khai minh bạch trước dân, trừ an ninh quốc phòng công khai minh bạch theo quy chế riêng.
Nhân dân cán bộ các nước tiên tiến họ cũng không phải không tham tiền tài chức vụ như ta. Sở dĩ các nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến họ tiến nhanh hơn chúng ta, là bới vì họ dân chủ hơn chúng ta nhiều, trước hết là họ công khai, minh bạch, giải trình đầy đủ mọi việc- nhất là về tiền tài, chức vụ - cho dân biết mà kiểm tra, kiểm soát.
Hãy gác những sai lầm cũ lại, trừ cái gì vi phạm rõ ràng, trắng trợn, cố ý đụng thẳng ngay vào Hiến pháp và pháp luật cũ.
Vì những sai lầm cũ, cái cũ còn rất phức tạp, nhiều nguyên nhân, trên tinh thần hầu hết mọi người, kể cả lãnh đạo, đều là nạn nhân của sai lầm cũ, nên không thể chờ đợi giải quyết thỏa đáng cái cũ rồi mới triển khai cái mới. Vì vậy cần công khai minh bạch cái mới mọi thứ ngay từ ngày mai, tháng sau.
Như vậy sẽ nhanh chóng giảm bớt ngay tham nhũng, tiêu cực, nguyên nhân số một dẫn đến suy thoái đạo đức, u mê trí tuệ và mất đoàn kết xã hội, mất đoàn kết trong Đảng và giữa Đảng với Nhân dân, kể cả mất uy tín quốc tế, khó kết bạn được với những nước văn minh tiến bộ.
Tóm lại, nếu có đạo đức làm người, vì dân, vì nước thật lòng, thì chẳng khó gì lắm để quay về với chính thể ban đầu của Việt Nam trước đây, một mẫu hình thực chất là chủ nghĩa hội tụ do lãnh tụ Hồ Chí Minh lựa chọn gây dựng lên.
Tiến sỹ Vũ Duy Phú
Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội
Bài viết thể hiện quan điể̉m riêng của tác giả Vũ Duy Phú và được viết sau khi có 'ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khuyến khích mọi người dân hãy góp ý phản biện' với Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam.
(BBC)

Ebola đã lan sang Mỹ

(TNO) Trường hợp nhiễm Ebola bên ngoài châu Phi đầu tiên đã được xác nhận là một bệnh nhân đang điều trị tại Dallas, bang Texas, Mỹ.
USA Today sáng 1.10 dẫn lời quan chức từ Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh (CDC) xác nhận trường hợp trên.
Ebola bắt nguồn từ Tây Phi và đã giết chết hơn 3.000 người, nay đã lan sang Mỹ - Ảnh: AFP
Người đàn ông (không được công bố tên) này rời Liberia ngày 19.9 và đáp xuống Mỹ một ngày sau đó. Tuy nhiên, người này không có những triệu chứng của Ebola khi rời Liberia hoặc đến Mỹ, Thomas Frieden, giám đốc CDC cho biết.
Anh ta nhập viện ngày 24.9, được chăm sóc 2 ngày, trở về nhà rồi tái nhập viện ngày 28.9.
Frieden không tiết lộ quốc tịch của bệnh nhân Ebola này, chỉ nói rằng anh đến Mỹ thăm thân nhân, theo USA Today. Hiện chưa rõ đã có ai bị lây nhiễm từ người này chưa, tuy nhiên các quan chức CDC cho biết họ đang truy lại các liên hệ tiếp xúc của người này.
"Đây là ca Ebola đầu tiên được chẩn đoán tại Mỹ nói riêng và bên ngoài châu Phi nói chung", Frieden nói.
"Chúng tôi sẽ kiểm soát ca bệnh này để nó không lan rộng ra cả nước. Tất nhiên vẫn có khả năng ai đó từng tiếp xúc với bệnh nhân bị lây nhiễm, nhưng tôi hoàn toàn tin chúng ta có thể ngăn chặn nó từ đây", giám đốc CDC nói.
Frieden cho biết Ebola chỉ có khả năng lây nhiễm khi nó bắt đầu thể hiện triệu chứng, như sốt, tiêu chảy, nôn mửa. Vì người này không có biểu hiện gì lúc lên máy bay hoặc đến sân bay nên giám đốc CDC không lo những người cùng chuyến bay hôm đó sẽ bị lây Ebola.
Các nhân viên y tế không liên hệ lại những người trên chuyến bay đó bởi "nguy cơ lây nhiễm Ebola khi đó là không. Người này đã được kiểm tra thân nhiệt trước khi lên máy bay", Frieden cho biết.
Các nhân viên y tế đang lần lại một số mối liên hệ của bệnh nhân Ebola, bao gồm gia đình và bạn bè. Ông này ở cùng gia đình khi đến Mỹ chứ không ở khách sạn.
Ebola không lây nhiễm qua không khí như sởi hoặc cúm, USA Today dẫn lời David Lakey, thuộc Sở Y tế bang Texas, cho biết.
Phương Thảo
(Thanh niên)

Đi du lịch TQ thăm tượng đồng Ông Đặng Tiểu Bình

000_Hkg1921856-622.jpg
Một nhóm học sinh chụp ảnh với tượng Ông Đặng Tiểu Bình ở Thâm Quyến, Trung Quốc ngày 01 tháng 12, năm 2008. AFP

Chào mời về tour du lịch Trung Quốc trong đó có điểm tham quan tượng đồng Đặng Tiểu Bình khiến một số người quan tâm lên tiếng. 
 
Bất chấp lòng yêu nước
 
Những người chỉ trích tour du lịch đi Trung Quốc có đến tham quan tượng đồng Đặng Tiểu Bình cho rằng những công ty du lịch lữ hành chỉ vì lợi nhuận mà đã bất chấp lòng yêu nước, không nhớ gì đến lịch sử về cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm 1979. Lúc đó vì chính ông Đặng là người phát lệnh tiến hành cuộc chiến mà ông ta nói nhằm ‘Dạy cho Việt Nam một bài học’.

Tuy nhiên theo một nhân viên kinh doanh xin giấu tên đang làm việc tại công ty du lịch lữ hành Mytour có trụ sở tại Tp.Hồ Chí Minh thì việc đi thăm tương đồng Ông Đặng Tiểu Bình đã có từ lâu: 
 
“Tour đi TQ bên em là đi Bắc Kinh, Hàng Châu, Tô Châu, Thượng Hải, có đi thăm biểu tượng đồng Đặng Tiểu Bình vào ngày hai, hoặc ngày ba, chắc chắn là sẽ có. Vì lúc trước là một trào lưu, bên nào cũng để ghi tour thăm viếng Đặng Tiểu Bình, làm cái tựa đề đâm ra tạo cái hiệu ứng không tốt, sau đó báo chí viết nhiều viết kiểu như là ăn theo trào lưu từ xem phim đến ăn theo trào lưu làm tour để đi xem, nên công ty em đã không để nội dung đó công khai nữa, chỉ có lồng vào chương trình tour. Đi tham quan Trung Quốc thì đi nhiều nơi có nhiều điểm du lịch có giá trị về lịch sử nữa, như vạn lý trướng thành, các nơi khác tử cấm thành hay hơn mình không chỉ có việc đi thăm cái đó không thôi, đi thăm đó là một trong các chương trình chứ không phải chương trình chính của tour.”

Có nhiều công ty du lịch – lữ hành đưa khách du lịch Việt Nam đi tham quan Trung Quốc cũng cho chúng tối biết điểm đi tham quan tượng đồng Đặng Tiểu Binh là đều do phía các công ty Trung Quốc gợi ý, mời từ trước đến nay không có liên quan gì đến chính trị giữa hai quốc gia, nhân viên kinh doanh tên Tuyền đang làm việc tại một công ty du lịch thường xuyên tổ chức chuyến đi Trung Quốc chia sẻ:

“Cái này là chỉ trong tour này, trong cái công viên đó thì bên em lúc đầu vẫn làm vẫn tổ chức thường xuyên, cái này điểm tham quan đã nằm trong tour truyền thống từ trước đến giờ rồi, chứ nó không có phải là mới, vì điểm tham quan này bên đối tác người ta offer cho mình thôi, đó không phải là vì lý do chính trị hay gì hết, và đây không phải là điểm tham quan mới, điểm tham quan này trước giờ đã nằm trong tour rồi.”

Với tình hình chính trị hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc, Bà Nguyễn Thị Hoa Lệ - Ủy viên Giám đốc Cty Du lịch Hòa Bình - cho biết lương khách từ Việt Nam đi du lịch Trung Quốc không có, thì tại sao các công ty du lịch – lữ hành không khai thác các điểm du lịch trong nước để mời khách hàng, mà lại tổ chức cho khách du lịch Việt Nam đi tham quan tượng đồng Ông Đặng Tiểu Bình, Bà không hài lòng:


000_Hkg1921858-400.jpg
Khách du lịch chụp ảnh với tượng Ông Đặng Tiểu Bình ở Thâm Quyến, Trung Quốc ngày 01 tháng 12, năm 2008. AFP PHOTO.
Ông Ngô Nhật Đăng phóng viên tự do, có nhiều bài viết về chủ đề cuộc chiến biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 1979, Ông mong muốn các công ty du lịch lữ hành và người dân Việt Nam hiểu rõ lịch sử về hình ảnh Đặng Tiểu Bình:Bà Nguyễn Thị Hoa Lệ rất bức xúc khi biết có các công ty lữ hành tìm khách hàng nhưng đã quên đi tính chất lịch sử để chạy theo lợi nhuận. Theo Bà thấy, sau 1975 Việt Nam cho dù là hòa thuận, tình anh em với Trung Quốc trước truyền thông, báo chí, nhưng bên trong Trung Quốc vẫn không bao giờ xem Việt Nam như tình bạn giao hảo, điển hình là việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD981, và đưa khách đi tham quan du lịch tại Hoàng Sa vùng biển của Việt Nam:Ông Ngô Nhật Đăng thì lạc quan tin tưởng rằng với những tour du lịch như vậy sẽ giúp ích cho người dân Việt Nam hiểu rõ hơn nữa về lịch sử, và ông cũng gay gắt cho rằng tất cả những đạo đức kinh doanh hiện tại bây giờ tại Việt Nam đều đưa lợi ích là trên hết:Có thể nói không thể trách các công ty tổ chức tour du lịch mà vì chính sự bóp méo, che giấu những sự kiện lịch sử của nhà cầm quyền Hà Nội như đối với các cuộc chiến biên giới 1979, cuộc chiến Gạc Ma 1988… mà nhiều người dân, nhất là giới trẻ Việt Nam, không có được cái nhìn thấu đáo về tình hình chính trị và âm mưu của Trung Quốc.
“Hiện nay khách đi du lịch Trung Quốc cắt rồi, chỉ có đi công việc thì mới đi thôi. Tùy mỗi công ty du lịch thì chương trình là tùy mỗi đối với quan điểm của họ, chứ còn đối với du lịch Việt Nam tôi nghĩ rằng có nhiều điểm đến rất hấp dẫn, có danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa thiên nhiên, di sản văn hóa phi vật thể, lịch sử tôi thấy rằng đã thu hút nhiều khách du lịch các nước đến. Còn không biết gì đi thăm một cái tượng đồng lãnh tụ của Trung Quốc, tôi thấy điều đó là không hấp dẫn lắm, mặc dầu ông Đặng Tiểu Bình là một nhân vật nổi tiếng ở Trung Quốc. Đối với Trung Quốc tôi đã đi thăm nhiều lần rồi, nhưng không thể vì một cái tượng đồng đó mà tổ chức đi tham quan.”
“Thường tôi đi Trung Quốc rất nhiều, tôi cũng hiểu đằng sau các tour du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc họ đều có những địa điểm đi đến đâu? Thành phố nào? Thì họ đều có những điểm từ trước, Tour đi thăm Thâm Quyến đều có đến nơi mà họ có đặt Đặng Tiểu Bình ở Sơn Chân – Thâm Quyến có một tượng Đặng Tiểu Bình rất lớn tay chỉ về phía Hồng Kông. Hồi tôi tham gia cuộc chiến 1979, hầu như tôi coi Đặng Tiểu như tuyên truyền, phản bội lại những người anh em bạn bè, và tấn công lại phía Việt Nam một thời đã là đồng minh anh em. Tôi mong muốn rất mong rằng những người Việt Nam chúng ta hiểu rõ được cuộc chiến tranh 1979, hiểu rõ được sự độc tài giữa Ông Đặng Tiểu Binh và Ông Lê Duẩn.” 
Không có đạo đức nghề nghiệp
“Mình cần nên tham quan, tìm hiểu cái gì với tinh thần dân tộc người Việt Nam của mình, làm gì công việc gì với đạo đức nghề nghiệp thì rất quan trọng, thì mình dân trong một nước thì mình phải biết trong một hoàn cảnh nào, thời điểm nào? Thì mình cũng hiểu rằng mình là dân Việt Nam, mình phải bảo vệ chủ quyền, bảo vệ nền độc lập của dân tộc đó, và nó thể hiện bằng cách hoạt động, việc làm mình trong việc kinh doanh của mình, không nên vì lợi nhuận mà chạy theo những gì mình thấy rằng đi ngược lại lòng dân, đi ngược lại dân tộc mình thì không nên. Tôi thấy rằng những người kinh doanh vì lợi nhuận như thế là đạo đức nghề nghiệp không có.”
“Tôi tin rằng, những tour như thế, công khai như thế nó sẽ bị phản tác dụng, thậm chí sẽ bị khách du lịch Việt Nam phản đối. Điển hình như là vừa có một sự kiện nóng bỏng vừa qua là việc triển lãm cải cách ruộng đất, dù rằng là ý đồ của những người tổ chức cải cách ruộng đất muốn rằng sửa sai muốn làm một cái gì đó cho người dân quên lãng, nhưng nó đã phản tác dụng. Và ngay lập tức việc triển lãm đã phải đóng cửa. Tôi nghĩ rằng tour công khai đi thăm tượng Đặng Tiểu Bình khi mà công khai hơn thì sự tẩy chay sẽ nhiều hơn.”
An Nhiên, thông tín viên RFA 
2014-09-30

Làm sao giảm thiểu tình trạng bác sĩ bị hành hung?

danh-bs-305.jpg
Người nhà bệnh nhân (mặc áo đen) cầm ghế đòi đánh bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai ngày 25/7/2014.
Courtesy VTC


Truyền thông Việt Nam vừa đưa tin chuyện bác sĩ bị côn đồ xông vào phòng cấp cứu đánh làm vỡ quai hàm. Trước đó cũng có nhiều vụ bác sĩ bị hành hung, thậm chí có bác sĩ còn bị đâm chết. Nguyên nhân vì sao dẫn tới những việc này và liệu có phương cách gì giúp giảm tình hình hay hay không?

Trong vòng hai năm trở lại đây, có ít nhất 10 vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ. Điển hình có một vụ người nhà bệnh nhân đâm chết bác sĩ sau khi ông không cứu được bệnh nhân. Trước đó, họ cũng dọa nạt sẽ hành hung nếu bệnh nhân không qua khỏi. Mới đây vào ngày 23/9, một bác sĩ trẻ ở bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội bị đánh vỡ quai hàm trong lúc đang điều trị cho một bé gái.
Mâu thuẫn bác sĩ - bệnh nhân

Chuyện bác sĩ bị hành hung mới được truyền thông đưa tin trong thời gian gần đây nhưng việc người nhà bệnh nhân uy hiếp chửi mắng bác sĩ không phải là hiếm. Bác sĩ Việt Hùng, từng làm việc trong bệnh viện của công an ở Sài Gòn, cho hay anh bị người nhà bệnh nhân chửi như cơm bữa:
 
“Bệnh nhân với bác sĩ nhiều khi không tương đồng về chuyên môn. Khi mà vào viện, chúng tôi làm thì cái gì cần cấp cứu thì chúng tôi làm trước, cái gì nhẹ thì chúng tôi làm sau. Người bị nhẹ đâu có hiểu là mình bị nhẹ hay bị nặng hơn cái người đang nằm hiện tại đó. Nhiều khi nó mâu thuẫn với nhau chỗ đó. Bức xúc, bị chửi tùm lum, tà la hết cả lên.”

Bác sĩ Minh Quang ở bệnh viện Nhiệt đới, chuyên chữa trị cho những người nhiễm virus HIV. Theo ông, đa phần các bệnh nhân của ông là những “thành phần phức tạp” như buôn bán ma tuý, mại dâm, người nghiện chích hút. Ông nói làm việc với những bệnh nhân như thế này nguy cơ bị đánh là thường trực. Bác sĩ Quang cho biết:

“Hệ thống bảo vệ bác sĩ cực kỳ kém, nên không bao giờ sợ bác sĩ, chỉ sợ bệnh không được chữa thôi. Họ hùng hổ, chỉ cần nói trệch một chút là họ đánh liền. Tôi mà chờ tới công an, cảnh sát thì tôi chết lâu rồi.”
Vì thái độ bác sĩ?

Nhà tâm lý học, tiến sĩ Nguyễn Xuân Mai cho rằng nguyên nhân của việc đánh bác sĩ cũng là do người nhà không hài lòng với thái độ của bác sĩ.
danh-bs-400.jpg
Người nhà bệnh nhân (mặc áo đen) đánh bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai ngày 25/7/2014 bị bắt tại trụ sở công an. Courtesy ĐSPL.
Giải thích về điều này, bác sĩ Minh Quang cho hay bác sĩ không thể nào đối xử với các bệnh nhân giống như nhau. Ông nói:

“Một người bác sĩ, không phải lúc nào cũng tươi tỉnh với tất cả được và cũng không có một ông bác sĩ nào nhăn nhó cả ngày được. Ví dụ gặp một cô gái xinh đẹp, ăn nói lễ phép thì bác sĩ sẽ vui. Gặp người nhà đưa ra những câu hỏi dở hơi thì bác sĩ không vui.”

Bác sĩ Minh Quang cho hay một ngày bình thường ông phải khám và chữa bệnh cho ít nhất 60 người, trong đó, số người thường xuyên phải theo dõi bệnh là 15 người, gấp ba lần con số mà ông cho là hợp lý. Trong khi đó, lương chính thức của những bác sĩ như anh chỉ là 4 triệu đồng một tháng. Việc các bệnh nhân đưa tiền biếu bác sĩ cũng dẫn tới việc bác sĩ đối xử với người này niềm nở hơn người khác. Bác sĩ Quang cho biết:

“Bác sĩ sống nhờ vào lòng thương của bệnh nhân, nếu thương bác sĩ thì cho bác sĩ vài đồng. Những người có trách nhiệm lo cho chúng tôi, cứ tạm cho là “bố mẹ” đi, thì không lo được. Chúng tôi không được phép nhận phong bì tuy nhiên nếu người nhà bệnh nhân thực sự thật tâm muốn cảm ơn thì không thiếu gì cách. Tôi cảm thấy tôi hoàn toàn xứng đáng với đồng tiền đó và không làm điều gì trái pháp luật cả.
Đạo đức xã hội xuống cấp?

Tiến sĩ xã hội học Nguyễn Xuân Mai cho rằng nguyên nhân sâu xa của tình trạng người nhà bệnh nhân đánh bác sĩ là do các giá trị xã hội đã bị đảo lộn. Theo ông, ngày càng nhiều người tìm tới bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội. Ông nhận định:

“Nó thể hiện một phần những cái xung đột, mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống. Bây giờ người ta có xu hướng giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực, chẳng hạn như các vụ đụng xe, xây dựng nhà cửa ảnh hưởng tới hàng xóm. Trong trường hợp này thì những dịch vụ trong bệnh viện không được đáp ứng. Trước kia người ta sống nhân hoà và xử sự có tình người hơn. Giờ đây nhiều khi họ nghĩ nếu không tranh chấp thì không đạt được mục đích.”

Truyền thông và giáo dục có một vai trò rất lớn tuy nhiên chính truyền thông lại cổ vũ cho những hành vi bạo lực do liên tục đăng tải những tin tức như thế này.

Để giải quyết định tình trạng bạo lực này, cả tiến sĩ Xuân Mai và các bác sĩ đều cho rằng phải giải quyết cái gốc rễ của vấn đề đó là xây dựng lại chuẩn đạo đức xã hội trong đó truyền thông và giáo dục giới trẻ cần được củng cố.

Về trước mắt, tiến sĩ Xuân Mai đề nghị các bệnh viện nâng cấp dịch vụ, sẵn sàng tiếp đón bệnh nhân, tăng cường chất lượng và các bác sĩ cũng phải đối xử công bằng hơn giữa các bệnh nhân với nhau.
 
Hoài Vũ, phóng viên RFA 
2014-09-30  

Thu nhập thực của người Việt là bao nhiêu?


thu-nhap-622c.jpg

Theo báo cáo môi trường kinh doanh “Doing Business 2014” của Ngân hàng Thế giới công bố cuối tháng 7 năm nay, Việt Nam nằm ở bậc 99 về năng lực cạnh tranh toàn cầu. Screen capture

Theo báo cáo môi trường kinh doanh “Doing Business 2014” của Ngân hàng Thế giới công bố cuối tháng 7 năm nay, Việt Nam nằm ở bậc 99 về năng lực cạnh tranh toàn cầu, và với vị thế này lẽ ra thu nhập bình quân đầu người của VN phải đạt trên 7.000 đô la/năm. Thế nhưng, hiện tại, thu nhập trung bình của người Việt chỉ trên dưới 1.400 đô la/ năm. Vì sao có sự chênh lệch lớn như vậy?
“Điều hành không hiệu quả”

Trong một cuộc hội thảo diễn ra hồi cuối tháng 7 vừa qua bàn về các chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh tại Việt Nam, ông Olin McGill, chuyên gia của Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) nhận xét rằng với thứ hạng nằm trong nhóm từ 91 đến 120, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam lẽ ra phải đạt 7.545 đô la/ năm, nhưng thực tế không phải vậy, bởi nguyên nhân chủ chốt là do “điều hành không hiệu quả”.

Minh họa về “điều hành không hiệu quả” được ông McGill dẫn chứng thông qua thời gian các doanh nghiệp tại Việt Nam nộp thuế, ông cho biết, mỗi doanh nghiệp phải tiêu tốn đến 872 giờ một năm để nộp thuế, cao gấp hơn 5 lần so với mặt bằng chung của các nước ASEAN; hay hiện tại, thời gian làm thủ tục xuất nhập khẩu trung bình ở Việt Nam lên tới 21 ngày, sự ách tắc này khiến Việt Nam thất thoát khoảng 15% tổng kim ngạch thương mại.

Theo T.S Nguyễn Đình Cung, viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, nếu số ngày thông quan hàng hóa được cải thiện, GDP Việt Nam có thể tăng lên tới 30%, không những vậy, Việt Nam còn có khả năng tạo thêm 3,5 triệu việc làm cho người lao động.

Tuy vậy, trên thực tế, tình hình lại khác xa khá nhiều, chỉ đơn cử về một động thái mới là kê khai thuế doanh nghiệp trên mạng, được xem là một bước tiến cải cách thủ tục hành chính, nhưng xem ra “bước tiến” ấy lại gây ra những hệ lụy đi kèm.  Chia sẻ với chúng tôi về thay đổi trong việc kê khai thuế trên mạng, ông Lê Cường chủ một doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn Hà Nội cho chúng tôi biết:

“Doanh nghiệp của chúng tôi là doanh nghiệp nhỏ, việc khai thuế qua mạng đã được Tổng cục Thuế đồng ý, để tránh thời gian đi lại và thời gian chờ đợi. Nhưng đổi lại, việc kê khai thuế chúng tôi phải chi phí đóng 1-2 triệu mỗi năm cho nhà mạng chứng nhận chữ ký số, điện tử. Hạn chế thứ hai là phần mềm phiên bản cập nhật khai thuế lại hay thay đổi, làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi khai thuế qua mạng, không theo đuổi kịp những phần mềm do phòng thuế yêu cầu.


thue-400B.jpg
Trang web kê khai thuế doanh nghiệp trên mạng. Screen capture.
Những khó khăn trong việc kê khai thuế như của doanh nghiệp ông Cường không phải là ngoại lệ, bởi hiện tại các thủ tục hành chính nhiêu khê, vòi vĩnh hay chung chi vẫn xảy ra phổ biến đối với các doanh nghiệp, trong một buổi đối thoại với sinh viên gần đây, phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã thẳng thắn nhìn nhận “thủ tục hành chính rườm rà đang là yếu tố cản trở sự phát trển của đất nước.”

Mới đây Bộ Kế hoạch - Đầu tư vừa công bố rằng việc bãi bỏ, sửa đổi các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý, không rõ ràng có thể cải thiện môi trường kinh doanh, từ đó GDP của Việt Nam sẽ tăng từ 15 đến 25 tỷ đô la. Con số biết nói trên đã phần nào lý giải vì sao thu nhập của người Việt thấp hơn nhiều so với thực tế nếu công tác quản lý, điều hành hiệu quả hơn. 
 
Cần công khai, minh bạch

Hiện tại, thu nhập bình quân của người Việt Nam đang được đánh giá là tăng, nhưng tốc độ đó lại kém xa so với mặt bằng chung trên thế giới và vẫn nằm ở nhóm có thu nhập trung bình thấp: nếu năm 2004 chênh lệch thu nhập của Việt Nam và trung bình thế giới là 6.000 đô la thì khoảng cách này bị nới rộng lên hơn 8.500 đô la, thấp hơn tới 80% vào năm 2013. Và theo lời ông McGill, chuyên gia của USAID “cách tốt nhất để thu hẹp khoảng cách thu nhập với các nước là nâng cao hiệu quả điều hành thông qua cải thiện môi trường kinh doanh, bởi quốc gia càng hiệu quả thì càng thịnh vượng.

Một trong những yếu tố “hiệu quả” như ông McGill trình bày được giới chuyên gia khẳng định là phải công khai, minh bạch vai trò của các tổ chức điều hành, cũng như trách nhiệm giải trình của các cấp quản lý, để từ đó giúp các doanh nghiệp thoát khỏi “ma trận” các thủ tục và giấy tờ không cần thiết:

“Việt Nam hoàn toàn có khả năng làm công khai minh bạch theo cách là thiết chế lại, xem lại, rà soát lại tất cả luật pháp, hệ thống chính sách. Những chỗ nào không hợp lý, chỗ nào chưa đảm bảo được độ minh bạch thì phải sửa lại cho nó minh bạch hơn. Thành ra có những điều cần phải minh bạch ngay từ đầu, từ trong Hiến pháp trở đi. Trên cơ sở đó thì các Luật cũng phải qui định theo cách đó. Chúng tôi mong muốn không phải chỉ minh bạch mà còn phải nhấn mạnh trách nhiệm giải trình nữa, bởi vì ở Việt Nam với cơ chế lãnh đạo tập thể thì trong vô vàn trường hợp, rốt cục không biết ai là người chịu trách nhiệm trước việc này việc khác xảy ra cho xã hội.”

Vừa rồi là lời nhận xét của bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế từ Hà Nội về tính minh bạch, giải trình của các cấp giám sát, quản lý cũng như hệ thống quy phạm pháp luật tại Việt Nam.

Được biết, thời gian gần đây, giới chuyên gia cả trong nước và quốc tế đều lên tiếng cảnh báo về “bẫy thu nhập trung bình” mà Việt Nam đang mắc phải, Ngân hàng Thế giới cảnh báo Việt Nam sẽ khó thoát bẫy này nếu chỉ duy trì mức tăng trưởng từ 5 đến 6%, thách thức với Việt Nam thời gian tới là phải duy trì tăng trưởng kinh tế 9% mỗi năm trong 20 năm sắp tới nếu muốn bắt kịp một số nền kinh tế trong khu vực.

Riêng về lĩnh vực “bẫy thu nhập trung bình” và mối quan hệ của bẫy này với năng suất lao động tại VN, trong một lần phỏng vấn gần đây với phóng viên Nam Nguyên, P.G.S, T.S Ngô Trí Long, một nhà kinh tế độc lập phân tích:

“Hoàn toàn có thể xảy ra nếu không thực hiện cải cách thể chế, cải cách quyết liệt tạo sự bình đẳng sân chơi giữa các thành phần kinh tế; coi con người là nhân tố quyết định, cốt lõi là phải tạo ra năng suất cao. Hiện nay năng suất lao động so với thế giới và khu vực thì Việt Nam đứng vào loại thấp nhất. Đây là mối nguy hiểm tạo một rào cản rất lớn cho động lực phát triển kinh tế.”

Diễn đàn kinh tế Thế giới WEF hồi tháng 8 công bố Năng Lực Cạnh Tranh Toàn Cầu 2014, theo đó, Việt Nam đứng thứ 68 trên 144 quốc gia thấp hơn nhiều so với hầu hết các quốc gia trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines.

Để nâng cao các chỉ số cạnh tranh ngang bằng mức trung bình của các nước trong khu vực ASEAN, Chính phủ VN đã ban hành nghị quyết 19 để cải cách sâu rộng môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh nội địa, đồng thời, cũng tăng thu những khoản thất thoát nghiêm trọng như đất đai, tài nguyên, trốn thuế và lậu thuế. Hi vọng, với những biện pháp được xem là đồng bộ trên sẽ phần nào khắc phục tính hiệu quả trong điều hành, từ đó từng bước nâng cao thu nhập thực của người dân Việt Nam.

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2014-09-30  

Đề xuất tăng quyền của Thủ tướng

Dự thảo Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) đề xuất Thủ tướng với vai trò là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cao nhất có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ.

Trình bày Tờ trình về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 30/9, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết, sau hơn 12 năm thực hiện, Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 đã xuất hiện nhiều hạn chế. Trong đó, các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng chưa bao quát hết các lĩnh vực, chưa tương xứng với vị trí của người đứng đầu Chính phủ và đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước. Mối quan hệ giữa Chính phủ với chính quyền địa phương (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân) chưa được xác định cụ thể, chưa có sự gắn bó chặt chẽ...

Vì vậy, dự thảo Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) đề xuất bổ sung một số nhiệm vụ của Thủ tướng để phù hợp với yêu cầu về quản lý, lãnh đạo, điều hành. Đó là, Thủ tướng có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ. Trường hợp khuyết Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ tướng được giao quyền trong khi chờ Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm.
Bo-truong-Nguyen-Thai-Binh-9740-14120603
Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình trả lời câu hỏi của đại biểu về dự thảo luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). 
Thủ tướng cũng được giao tạm quyền Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp chưa bầu được những vị trí này. Ngoài ra, người đứng đầu Chính phủ cũng có quyền yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đình chỉ, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp dưới khi không hoàn thành nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao hoặc vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, Thủ tướng trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài. Đồng thời quyết định và chỉ đạo thực hiện các biện pháp cụ thể để thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc...

Báo cáo thẩm tra Dự thảo luật, Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng trong dự thảo Luật chưa tương xứng với vị trí, vai trò của Thủ tướng vừa với tư cách là người đứng đầu Chính phủ vừa với tư cách là thiết chế hiến định có thẩm quyền riêng.

Ông Lý cũng nhận xét, Dự thảo chưa cụ thể hóa được trách nhiệm của Thủ tướng trong việc “Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ”. Đồng thời, các quy định này phải khắc phục được tình trạng dồn trách nhiệm lên Thủ tướng.

Ủy ban pháp luật đề nghị cân nhắc 3 thẩm quyền của Thủ tướng cho phù hợp quy định của Hiến pháp vì trường hợp các biện pháp này hạn chế quyền con người, quyền công dân thì phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 14 Hiến pháp chứ không thể quy định chung thẩm quyền này cho Thủ tướng như dự thảo Luật. Các quyền cần cân nhắc là giao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong trường hợp vị trí này khuyết khi chờ Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm; Tạm thời giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp chưa bầu được và Quyết định, chỉ đạo thực hiện các biện pháp thi hành lệnh tổng động viên.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu ý kiến, có thẩm quyền thì phải đi liền với trách nhiệm. Dự thảo Luật tổ chức Chính phủ nói rất rõ về quyền nhưng trách nhiệm không thấy nói. "Chính phủ có trách nhiệm thi hành Hiến pháp, mà thi hành không tốt thì ai chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước ai? Điều này cần phải làm rõ", Chủ tịch Quốc hội đề nghị.

Đồng tình với ý kiến trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn băn khoăn, quyền của Thủ tướng, Phó thủ tướng, Bộ trưởng dự thảo Luật trình bày khá rõ nhưng trách nhiệm của từng vị trí này thì lại chưa rõ. Ông cũng đặt câu hỏi, liệu việc bỏ phiếu tín nhiệm với những người Quốc hội bầu phê chuẩn có nên cụ thể hoá những vị trí tín nhiệm thấp? Luật sửa đổi có nên có cơ chế từ chức không?

Thay mặt ban soạn thảo Luật sửa đổi, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung trước khi trình Quốc hội.
Hoàng Thuỳ
(VnExpress)

Làm thế nào người biểu tình tại Hồng Kông liên lạc khi không có sóng điện thoại di động hoặc mạng Wi-Fi?


Mọi người kiểm soát điện thoại của mình tại cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông ngày thứ Hai. Alex Ogle / AFP / Getty Images 

Khi cuộc biểu tình đòi dân chủ tiếp tục tại trung tâm thương mại của Hồng Kông, rất nhiều người đã gửi tin nhắn thông qua một mạng lưới mà không đòi hỏi các tháp điện thoại di động hoặc sóng Wi-Fi. Họ đang xử dụng một phương thức (ứng dụng) gọi là FireChat vừa ra đời trong tháng Ba, được củng cố bởi mạng lưới Mesh Networking, cho phép các điện thoại liên kết với nhau tạo thành một mạng lưới toàn cầu tạm thời (nhưng rất hữu ích).
Cho đến nay, mạng lưới “tạm” này đã chứng minh khá hữu hiệu và nhanh chóng được xử dụng trong thời gian khẩn cấp hoặc tình trạng bất ổn chính trị, vì chúng không phụ thuộc vào các loại mạng thông thường như “cáp” (cable) và vô tuyến (wireless) hiện nay. Tại Iraq, hàng chục ngàn người đã tải xuống chương trình FireChat để kết nối với nhau khi chính phủ giới hạn mạng thông tin để ngăn chặn thông tin liên lạc của nhóm ISIS. Những người biểu tình tại Đài Loan vào mùa xuân này đã dùng FireChat khi các tín hiệu điện thoại cầm tay quá yếu hoặc không có sóng thông tin.
Sự phổ biến FireChat đang gia tăng ở Hồng Kông. Khoảng 100.000 người đã tải xuống chương trình ứng dụng miễn phí FireChat này vào sáng chủ nhật và thứ Hai, theo The Wall Street Journal. Trong khi chưa có sự mất mạng thông tin, nhóm lãnh đạo sinh viên được xử dụng FireChat vì lo ngại chính quyền  có thể dập tắt các mạng thông tin liên lạc.
Gizmodo giải thích lý do tại sao các mạng lưới “tạm” rất quan trọng khi có sự căng thẳng với chính quyền:
"Các mạng lưới “tạm” là công cụ đặc biệt có tính co giãn; chính quyền (độc tài) không dễ dẹp tắt được chúng, cũng không thể chặn được sự tiếp nhận sóng của điện thoại di động hoặc một địa chỉ của trang web. Mạng Lưới tạm này giống như câu chuyện Voldemort sau khi phân thân linh hồn mình vào cõi Trường Sinh Linh Giá, do đó nếu chỉ phá hoại một phần hồn sẽ không tiêu diệt hẳn được anh ta, trừ khi tiêu diệt mỗi điểm xâm nhập (access) hoặc tắt được Bluetooth trên tất cả các điện thoại đang xử dụng FireChat mới có thể hoàn toàn phá vỡ sự kết nối này. Tính khó-phá-vỡ này không là quá quan trọng cho các cuộc trò chuyện thông thường, nhưng vào lúc khẩn cấp và căng thẳng chính trị, nó trở thành con đường “sinh tử” (cho những lực lượng đối nghịch)."
Và như chúng tôi đã trình bày trước đó, OpenGarden (mở cửa vườn), tên công ty đã tạo ra FireChat và một ứng dụng mạng lưới Android cũng gọi là Open Garden, có tham vọng lớn hơn cho mạng lưới:
"Một khi bạn tạo được mạng lưới (Mesh Network), bạn đã có một mạng có tính co giãn, tự sửa chữa, không bị kiểm soát bởi bất kỳ tổ chức trung ương nào, không bị đóng cửa và luôn luôn hoạt động," Christophe Daligault, phó chủ tịch Open Garden đặc trách thị trường nói. "Tôi nghĩ rằng điều này có thể giải quyết được nhiều sự hạn chế  hoặc những thách thức của Internet băng rộng hiện nay."
Ông nói không thể có được những điều kể trên nếu không có sự phát triển nhanh chóng điện thoại thông minh, có nghĩa là không cần phải có thêm máy móc (phần cứng) khác.
"Mỗi [điện thoại] sẽ trở thành một bộ phát sóng (router) và bạn có cảm giác bạn đang phát triển Internet - tất cả những người tham gia trong mạng lưới tạo ra sự mở rộng của Internet," Daligault nói. "Trong một hoặc hai năm sắp tới, tôi nghĩ rằng mọi người sẽ không còn nhớ là bạn đã từng xử dụng Wi-Fi hoặc tín hiệu điện thoại di động để có thể giao dịch bằng vô tuyến (wireless)."
 
(Blog Tễu)

Rộ tin đồn quân đội Triều Tiên lật đổ Kim Jong-un

Ngày 29/9, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay họ không thể xác nhận được tin đồn đã xảy ra một cuộc đảo chính quân sự ở Triều Tiên trong bối cảnh dư luận quốc tế vẫn đang đặt câu hỏi về sự biến mất bí ẩn suốt hơn 3 tuần qua của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Rộ tin đồn quân đội Triều Tiên lật đổ Kim Jong-un - 1
Cộng đồng mạng Trung Quốc dậy tin đồn ông Kim Jong-un đã bị quân đội bắt giữ

Tin đồn về cuộc đảo chính quân sự ở Triều Tiên lan truyền rất nhanh chóng trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, khi có rất nhiều người tin rằng quân đội Triều Tiên đã lật đổ và bắt giữ ông Kim.

Bộ Ngoại giao Mỹ thừa nhận đã biết về những tin đồn trên, song họ không có bất cứ nguồn thông tin nào để kiểm chứng tính xác thực của tin đồn.

Hôm 29/9, tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc cũng đã chỉ trích cộng đồng mạng Trung Quốc đã lan truyền những “tin đồn nhảm” về một cuộc đảo chính ở Triều Tiên, quốc gia được coi là đồng minh thân cận với Trung Quốc.

Theo ông Shin Gi-wook, giám đốc Trung tâm Nghiên cứ châu Á-Thái Bình Dương Shorenstein thuộc Đại học Stanford, tin đồn đảo chính có thể xuất phát từ việc nhà lãnh đạo Triều Tiên loại bỏ nhân vật số 2 Choe Ryong-hae gần đây.

Ông Shin nói: “Choi Ryong-hae chỉ ngồi ở vị trí số 2 trong vòng 6 tháng, một quãng thời gian quá ngắn ngủi. Ở bất cứ nước nào cũng vậy, nếu nhân vật số 2 bị thay đổi nhanh như vậy, có nghĩa là đã có điều gì đó xảy ra”.

Rộ tin đồn quân đội Triều Tiên lật đổ Kim Jong-un - 2
Ông Kim tập tễnh bước đi trong một sự kiện hồi tháng 7

Sở dĩ nhà lãnh đạo Kim Jong-un được dư luận và truyền thông quốc tế đặc biệt quan tâm vì nhiều người cho rằng sức khỏe của nhà lãnh đạo này có liên hệ mật thiết với số phận của Triều Tiên.

Ngoài tin đồn đảo chính, một số người còn nhận định rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhiều khả năng đang có một số vấn đề về sức khỏe liên quan đến tình trạng béo phì của ông. Hồi tháng 7, ông Kim xuất hiện trên truyền hình với những bước đi tập tễnh trong ngày giỗ ông nội mình.

Hôm 30/9, tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc dẫn lời một nguồn tin bên trong Triều Tiên cho hay nhà lãnh đạo Kim Jong-un vừa mới được phẫu thuật mắt cá chân và hiện vẫn đang phải nằm viện.

Nguồn tin này cho biết: “Tôi nghe nói ông Kim bị thương mắt cá chân phải hồi tháng Sáu sau khi đến thăm một loạt đơn vị quân đội và cuối cùng cả 2 mắt cá chân đều bị thương vì ông không chịu chữa chạy”.

Rộ tin đồn quân đội Triều Tiên lật đổ Kim Jong-un - 3
Ông Kim Jong-un đã lên cân đáng kể trong thời gian gần đây

Cũng theo nguồn tin này, ông Kim đã được phẫu thuật tại bệnh viện Bonghwa chuyên dành cho các cán bộ cấp cao hồi giữa tháng Chín và hiện vẫn đang trong quá trình hồi phục.

Các cận vệ thường xuyên xuất hiện tại bệnh viện này, và an ninh xung quanh cũng được thắt chặt, trong khi số lượng quan chức cấp cao đến thăm bệnh viện này tăng đột biến.

Một quan chức tình báo Hàn Quốc cho biết xe của ông Kim vẫn chưa rời khỏi Bình Nhưỡng, nên nhiều khả năng ông này vẫn đang ở thủ đô. Quan chức này nói rằng một trong những nguyên nhân khiến ông Kim bị thương ở mắt cá chân là do ông đã tăng cân rất nhanh trong thời gian gần đây.
Trí Dũng (Theo Chosun, Sina) 
(Khám phá)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét