Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Người giàu nắm quyền như thế nào?

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN DIỄN ĐÀN


TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Người giàu nắm quyền như thế nào?

religion_02_temp-1352632194-509f8782-620x348 Tác giả: Dani Rodrik | Biên dịch: Nguyễn Thị Yến Nhi
Chuyện người giàu có nhiều quyền lực chính trị hơn kẻ nghèo vốn dĩ không phải mới mẻ, ngay cả tại những nước dân chủ nơi mỗi người chỉ có một lá phiếu trong các kỳ bầu cử. Tuy nhiên, mới đây, hai nhà khoa học chính trị là Martin Gilens của Đại học Princeton và Benjamin Page của Đại học Northwestern đã công bố những phát hiện đầy thuyết phục về nước Mỹ. Những phát hiện này có ý nghĩa sâu sắc đối với sự vận hành của các nền dân chủ ở Mỹ và những nơi khác.
Nghiên cứu của hai tác giả trên được dựa theo công trình trước đây của Gilens, người đã cẩn thận tổng hợp các cuộc thăm dò ý kiến cử tri về gần 2.000 vấn đề chính sách từ năm 1981 đến năm 2002. Bộ đôi này sau đó đã kiểm nghiệm xem liệu chính phủ liên bang Mỹ có lựa chọn các chính sách đó trong vòng 4 năm sau cuộc khảo sát hay không, và tìm hiểu mức độ gần gũi giữa kết quả lựa chọn chính sách với nguyện vọng của các cử tri có những mức thu nhập khác nhau.
Khi xem xét riêng lẻ, nguyện vọng của nhóm cử tri có mức thu nhập trung bình dường như có một sức ảnh hưởng cực kỳ tích cực đối với phản ứng cuối cùng của chính phủ. Một chính sách được ủng hộ bởi các cử tri của nhóm này có khả năng được ban hành rất cao.
Thế nhưng, Gilens và Page cũng đã lưu ý rằng điều này có thể dẫn đến suy nghĩ lạc quan một cách sai lệch về tính đại diện trong các quyết định của chính phủ. Đối với hầu hết các chính sách, nguyện vọng của tầng lớp trung lưu không khác biệt nhiều so với giới tinh hoa kinh tế. Ví dụ như cả hai nhóm cử tri đều muốn một bộ máy quốc phòng vững mạnh và một nền kinh tế thịnh vượng. Một cuộc khảo sát chính xác hơn cần kiểm tra xem liệu chính phủ sẽ làm gì khi hai nhóm này đưa ra những quan điểm khác nhau.
Để thực hiện cuộc khảo sát này, Gilens và Page đã kiểm nghiệm trường hợp lợi ích tương phản giữa tầng lớp trung lưu và giới tinh hoa – là những người đứng trong top 10% có mức thu nhập cao nhất – để xác định tầng lớp nào gây được ảnh hưởng mạnh hơn. Họ đã phát hiện ra rằng sức ảnh hưởng của tầng lớp trung lưu giảm xuống còn không đáng kể trong khi nhóm thượng lưu vẫn duy trì ảnh hưởng rất lớn.
Hàm ý là rõ ràng: khi các lợi ích của tầng lớp thượng lưu khác biệt những thành phần khác của xã hội thì chỉ quan điểm của họ mới được ưu tiên cân nhắc. (Như Gilens và Page giải thích, chúng ta nên nhìn nhận nguyện vọng của top 10% này như là đại diện cho quan điểm của những người thực sự giàu có, tức là top 1% giới tinh hoa đúng nghĩa.)
Gilens và Page cũng đưa ra những kết quả khảo sát tương tự đối với các nhóm lợi ích có tổ chức, nắm giữ tầm ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định chính sách. Họ chỉ ra rằng một khi mong muốn của liên minh các nhóm lợi ích và những người Mỹ giàu có được xem xét thì “việc quần chúng nghĩ gì không còn quan trọng nữa”.
Những kết quả đáng buồn này nêu bật lên một câu hỏi lớn, rằng làm sao mà các chính trị gia, những người không đáp ứng mong mỏi của đại đa số các cử tri lại đắc cử, và quan trọng hơn là tái đắc cử, trong khi họ chỉ biết chạy theo những thành phần giàu có?
Một phần câu trả lời cho điều đó có thể là việc hầu hết các cử tri thiếu hiểu biết về cách vận hành của bộ máy chính trị và cách nó phục vụ cho lợi ích của giới tinh hoa. Gilens và Page đã nhấn mạnh những bằng chứng họ đưa ra không có ý nói các chính sách của chính phủ làm cho tầng lớp trung lưu trở nên tồi tệ hơn. Tầng lớp này vẫn thường đạt được những gì họ muốn nhờ vào thực tế rằng nguyện vọng của họ thường tương đồng với nguyện vọng của giới tinh hoa. Sự tương đồng trong mong muốn của hai nhóm này có thể gây trở ngại cho các cử tri trong việc nhận ra sự thiên vị của các chính trị gia.
Tuy nhiên, một phần câu trả lời nguy hiểm hơn nằm ở các chiến lược mà các lãnh đạo chính trị sử dụng để được đắc cử. Một chính trị gia đại diện chủ yếu cho quyền lợi của tầng lớp tinh hoa giàu có thì buộc phải tìm các con đường khác để tỏ ra hấp dẫn đối với đại chúng. Sự thay thế đó có thể là chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa phe nhóm, và bản sắc – những thủ đoạn chính trị dựa vào các giá trị và hình tượng văn hóa hơn là các lợi ích kinh tế thiết yếu. Trong nền chính trị dựa trên những nền tảng này thì người thắng cử là người thành công nhất trong việc “khơi dậy” các đặc tính tâm lý và văn hóa tiềm ẩn chứ không phải những người đại diện tốt nhất cho lợi ích của chúng ta.
Karl Marx đã nói một câu rất nổi tiếng rằng “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Ý ông muốn nói rằng niềm tin tôn giáo có thể che khuất những sự tước đoạt vật chất mà người lao động và những người dân bị bóc lột phải trải qua trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Cũng tương tự như vậy, sự nổi lên của các quyền tôn giáo và kéo theo đó là các cuộc chiến tranh văn hóa về các “giá trị gia đình” và các vấn đề gây phân cực khác (như nhập cư chẳng hạn) là nhằm đánh lạc hướng nền chính trị Mỹ ra khỏi vấn đề bất bình đẳng kinh tế đang gia tăng mạnh mẽ từ cuối những năm 1970. Kết quả là, những người bảo thủ vẫn có thể duy trì quyền lực của họ bất chấp việc họ theo đuổi các chính sách kinh tế và xã hội đi ngược lại lợi ích của tầng lớp từ trung lưu trở xuống.
Nền chính trị bản sắc rất nguy hiểm vì nó có xu hướng tạo ra biên giới xung quanh một nhóm đặc quyền bên trong và loại trừ các nhóm bên ngoài – các nhóm từ các quốc gia, các giá trị, tôn giáo, hay sắc tộc khác. Điều này có thể thấy rõ nhất trong các nền dân chủ phi tự do như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary. Để củng cố vị thế tranh cử, các nhà lãnh đạo tại các nước này đánh vào các hình tượng quốc gia, văn hóa và tôn giáo.
Khi làm như vậy, họ thường thổi bùng sự giận dữ đối với các tôn giáo và sắc tộc thiểu số. Đối với các chế độ đại diện cho giới tinh hoa kinh tế (và thường suy đồi, tham nhũng tới tận gốc rễ), đó là một chiêu trò giúp mang lại thành công trong các cuộc bầu cử.
Sự bất bình đẳng lan rộng ở các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới vì thế gây ra hai tác hại cho nền chính trị dân chủ. Nó vừa làm mất dần đi vai trò bầu cử của tầng lớp trung lưu và thấp hơn, đồng thời tạo mầm mống cho một nền chính trị độc hại mang màu sắc chủ nghĩa phe nhóm trong giới tinh hoa.
Dani Rodrik hiện là Giáo sư Khoa học Xã hội của Viện nghiên cứu cao cấp tại Princeton, New Jersey. Ông là tác giả của cuốn sách One Economics, Many Recipes: Globalization, Institutions, and Economic Growth (Một ngành kinh tế học, nhiều công thức: Toàn cầu hóa, Các thể chế và Tăng trưởng kinh tế) và mới đây nhất là cuốn The Globalization Paradox: Democracy and the Future of the World Economy (Nghịch lý Toàn cầu hóa: Dân chủ và tương lai của nền kinh tế thế giới).
Bản gốc tiếng Anh: Project Syndicate

Không muốn nhận, vẫn bị "ấn tiền" vào tay

Giáo viên cũng là người,  dễ bị cám dỗ. Nếu chúng ta cứ ấn tiền bạc, quà cáp vào tay ép nhận thì dần dần họ sẽ quen. Lâu dần ai không có quà họ sẽ khó chịu.Sau đó phụ huynh lại đổ lỗi cho giáo dục là tham nhũng!
Dịp đầu năm học mới, tôi tìm đọc lại một bài báo cũ, trong đó tác giả than thở: "Vào ngày lễ, nếu tôi chưa kịp mua quà tới biếu cô giáo, cháu rất lo lắng. Cháu nói ở trường các bạn đều mang quà cho cô mà sao mẹ chưa mua. Nếu bị điểm xấu đầu năm, cháu cũng tâm sự rằng các bạn nói thày cô đang "đánh điểm xuống". Chỉ cần đánh xuống vài điểm nữa là hết tháng 9 hay cùng lắm tháng 10, cả lớp sẽ phải đi học thêm. Nếu không thì không tài nào có điểm tốt. Con tôi cũng nói ở lớp có cha mẹ một số bạn là Mạnh Thường Quân, vì vậy nên cô cũng có những ưu tiên nhất định cho các bạn hơn là những đứa bình thường...".
Tôi nhớ lại một chuyện mới xảy ra vào học kỳ trước.
Trong lớp tôi dạy có một HS nghỉ giữa chừng, do bị tai nạn. Lúc ấy lớp học được 2/3 chương trình, tôi nhắn lớp trưởng báo em cứ yên tâm nằm viện. Em có thể mượn vở của bạn học bài, bao giờ đi lại được thì đến làm bài kiểm tra lấy điểm bù cho điểm kiểm tra giữa kỳ là vẫn được thi.
Một hôm tôi nhận được điện thoại của một GV trẻ trong trường nói là em sinh viên ấy là người nhà, nhờ tôi giúp đỡ. Tôi bảo chả có việc gì phải lo, khi nào khỏe lại, ấy cứ đến chỗ tôi làm bài là xong.
Dù tôi đã bảo không cần thiết, nhưng em vẫn nằn nì nói gia đình SV muốn đến thăm tôi.  Hôm sau mẹ em SV đến, khoảng ngoài 40, trông giản dị kiểu công chức.  Tôi bảo quy chế cho nghỉ, nhưng bà vẫn lo lắng. Đến lúc về bà dúi vào tay tôi một cuốn sổ, trong lấp ló cái phong bì; tôi bảo cháu đang ốm, nhà cần tiền, bác cứ cầm về. Giằng co mãi mới trả được, vừa thương vừa bực.
Nguyễn Hoàng Ánh, tham nhũng, giáo dục, đại học
Tình trạng tham nhũng trong giáo dục có phần lỗi của phụ huynh.
 
Hôm sau em ấy chống nạng đến làm bài, rất rụt rè. Tôi phải lên lớp nên dặn em làm bài luôn ở văn phòng rồi nộp lại cho thư ký. Bài em làm tương đối ổn.
Tưởng thế là yên ai dè trước hôm thi cô đồng nghiệp gọi lại, nhắn nhủ, gia đình muốn gửi tôi chút quà. Tôi bảo là không cần thiết vì tôi có giúp được gì đâu? Thế là cô lại nằn nì, xin tôi nâng đỡ em ấy. Tôi cáu quá, bảo: "Em ơi, em ấy làm bài OK mà, sao cứ phải vẽ chuyện ra thế? Chúng mình đều là giáo viên, em làm thế người ngoài nghĩ chúng ta thế nào?". Lúc đó cô ấy mới chịu thôi.
Chuyện này giải thích vì sao ngành giáo dục mang tiếng xấu. Bản thân tôi có hai con và chưa bị giáo viên nào gây áp lực. Các phụ huynh khác thỉnh thoảng rủ tôi nên làm gì đó với giáo viên để nâng điểm cho con nhưng tôi không tham gia. Tôi nghĩ mình may mắn vì trừ 1-2 giáo viên tiểu học có ép con học thêm đôi chút, còn lại không giáo viên nào sách nhiễu cả. Thậm chí các thầy cô còn nhắn tôi mỗi lần con có khuyết điểm để kịp thời chấn chỉnh.
Năm tôi đi nước ngoài, cô giáo con còn email cho tôi thông báo tình hình. Tôi rất biết ơn giáo viên của con, tôn trọng họ, có chút quà ngày lễ nhưng không mưu cầu gì và họ cũng tôn trọng tôi.
Đến thăm thầy cô ngày lễ, tôi chứng kiến nhiều phụ huynh chuẩn bị quà đắt tiền nhưng tôi thì không mà con cũng không bị trù úm. Tôi chấp nhận sự thực về con, chẳng bao giờ yêu cầu nâng điểm. Ở đâu cũng vậy, bạn thế nào sẽ gặp người như thế. Cho đến bây giờ tôi không có chức vụ gì to tát, không phải public figure nên không thể hy vọng gây ảnh hưởng cho ai. Có lần tôi nghe mẹ của bạn con tôi bảo giáo viên lớp con thế nọ thế kia nhưng tôi không hề thấy như vậy.
Cho đến giờ tôi vẫn nhớ ơn rất nhiều thầy cô giáo đã dạy con tôi mà tôi không nhớ hết. Các thầy cô đã rất tận tụy với con tôi mà chưa bao giờ có chút gì phiền hà với gia đình tôi hay bất kỳ học sinh nào. Vì vậy, tôi thấy mình có nghĩa vụ phải lên tiếng để bảo vệ những giáo viên vẫn cần cù làm công việc của mình một cách trung thực để họ không bị mang tiếng xấu oan.
Tôi không hề có ý định phủ nhận chuyện có giáo viên nhận tiền hoặc sách nhiễu học sinh nhưng các phụ huynh cũng có phần lỗi ở trong đó.
Như một sinh viên của tôi đã nhận xét: "Trong bài báo có 1 điểm mà em không tán thành nhất, đấy là khi tác giả phê phán việc tặng quà thầy cô ở trường.
Thứ nhất, tặng quà là 1 cách cảm ơn vì đã tận tình dạy dỗ, cái này là hoàn toàn hợp lý.
Thứ hai, tặng quà bị biến tướng thành việc tặng phong bì, chạy đua phong bì... ảnh hưởng đến cả con trẻ (khi thấy bạn mình tặng cô mà mình chưa tặng thì cũng về đòi bố mẹ...) thì đấy là lỗi của phụ huynh (dĩ nhiên thầy cô cũng có phần lỗi, nhưng xuất phát điểm không phải từ thầy cô).
Nếu các bố mẹ không tặng phong bì, thì thầy cô cũng không đòi hỏi, tự các bậc phụ huynh tạo ra tiền lệ xấu đấy, vậy nên có trách thì cũng trách mình trước, đừng có cái gì cũng đổ lỗi cho  giáo dục".
Giáo viên cũng là người, cũng dễ bị cám dỗ. Nếu chúng ta cứ ấn tiền bạc, quà cáp vào tay ép họ nhận thì dần dần họ sẽ quen đi. Lâu dần ai không có quà họ sẽ khó chịu. Nếu là người xấu họ sẽ tìm cách gợi ý để bạn phải có quà... Rồi người không nhận quà sẽ thấy mình thiệt và sẽ làm theo. Sau đó phụ huynh lại đổ lỗi cho giáo dục là tham nhũng! Phải chăng xuất phát điểm chính là do ta không chịu chấp nhận sự thực về con mình???
Nguyễn Hoàng Ánh(Giảng viên Đại học Ngoại thương Hà Nội)
( Tuần Việt Nam)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét