Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Phẫn nộ dâng cao về video cảnh sát Hong Kong đánh người biểu tình

-Nợ công: Không còn là vấn đề của tương lai

TBKTSG Tư Hoàng

Hầm đường bộ Hải Vân – công trình xây dựng bằng vốn vay của Nhật Bản. Ảnh Wikipedia
(TBKTSG Online) – Ngưỡng an toàn nợ công của Việt Nam đang có nguy cơ bị xô đổ trong thời gian ngắn tới đây nếu căn cứ vào những số liệu chính thức của Chính phủ. Như vậy, nợ công không còn là vấn đề đáng lo ngại của tương lai, mà hiện hữu trước mắt.
Tuy nhiên, ngưỡng an toàn đó thực tế đã bị bỏ lại phía sau từ lâu, nếu nợ công được tính đúng và tính đủ, theo các tài liệu của Quốc hội.
Theo báo cáo của Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nợ công của Việt Nam đến năm 2015 sẽ tiệm cận mức 64% GDP, gần sát ngưỡng an toàn là 65% GDP – được coi là chỉ tiêu mang tính pháp lệnh của Quốc hội trong kế hoạch 2011-2015. Mức nợ công sẽ vào khoảng 63% GDP vào cuối năm nay.
“Nợ công là mối đe dọa, cân đối ngân sách chưa tích cực, nếu không muốn dùng từ rất xấu”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói trong phiên thảo luận gần đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ông lo ngại, nếu tốc độ tăng nợ công vượt ngưỡng an toàn 65% vào năm 2015, thì cả Quốc hội và Chính phủ sẽ rất khó để tăng bội chi, hay tăng chi cho đầu tư phát triển.
Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng để giúp Việt Nam hiện thực hóa giấc mơ trở thành quốc gia công nghiệp hóa đến năm 2020, ông bày tỏ.
Tuy nhiên, tiêu chí tính nợ công của Việt Nam là chưa đầy đủ, và thực tế nợ công của Việt Nam phải lớn hơn nhiều, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển.
Ông Hiển nói, nợ công dự kiến lên gần 64% GDP tính đến cuối năm 2015 phản ảnh ngân sách Nhà nước “đang ở mức rất khó khăn” do nghĩa vụ trả nợ so với tổng ngân sách ở mức cao.
Chính phủ dự kiến sẽ dành 31,9% ngân sách để trả nợ trong năm 2015, tức cao hơn so với giới hạn 25% ngân sách dùng để trả nợ mà Quốc hội cho phép.
Nợ công đáng lo ngại hơn, nếu tính ở góc độ khác.
Ông Hiển giải thích: “Nợ công của chúng ta chưa được tính đầy đủ vì nợ công chưa tính hết nợ của Ngân sách nhà nước như nợ hoàn thuế, nợ bảo hiểm xã hội, và nợ cấp bù lãi suất cho hai ngân hàng thương mại quốc doanh”.
Một ví dụ cụ thể. Chỉ riêng tiền chi lương cho những người về hưu từ năm 1995 trở về trước đã lên tới 22.500 tỉ đồng trong năm nay. Tuy nhiên, con số này chưa được tính vào nợ công, và thực tế là ngân sách Nhà nước chưa có tiền trả, theo Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai.
Một khoản đặc biệt khác, là nợ của doanh nghiệp nhà nước lên tới 1,6 triệu tỉ đồng, theo Bộ Tài chính, cũng không được tính vào nợ công.
Trong kế hoạch năm 2015, Chính phủ đề nghị bội chi ngân sách Nhà nước là 226.000 tỉ đồng, tăng 20.000 ngàn tỉ đồng so với năm 2014.
Mức bội chi này tương đương với 5% GDP, và sẽ lên tới 7% GDP, nếu cộng với 85.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ dự kiến phát hành trong năm sau.
Bội chi ngày càng lớn và được duy trì ở mức 5% GDP trong kế hoạch 2011-2015, cao hơn 4,5% GDP là chỉ tiêu của Quốc hội.
Tuy nhiên, bội chi chưa bao giờ bao bồm trái phiếu chính phủ. Nguồn vốn này phát hành tổng cộng lên tới 680.000 tỉ đồng tính tới nay, tương đương 18% GDP, theo Ủy ban Chứng khoán.
Tuy nhiên, vấn đề của nợ công nằm ở chỗ, nguồn vốn này có được sử dụng hiệu quả hay không.
Về góc độ này, thì nợ công là đáng lo, khi ngân sách Nhà nước dùng tới 72% để chi thường xuyên, tức chi ăn cho bộ máy; và 28% còn lại là chi cho đầu tư phát triển, và chi trả nợ.
Có nghĩa, là chi đầu tư phát triển – nguồn nuôi dưỡng chính để trả lại nợ – là không được đảm bảo.
Bộ Tài chính gần đây chỉ đồng ý chi 180.000 tỉ đồng cho đầu tư phát triển trong năm 2015, trong khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định phải cao hơn ở mức 242.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính có vẻ đã thắng thế khi Chính phủ đã trình ra Thường vụ Quốc hội con số 180 ngàn tỉ đồng.
Như vậy, nợ công đã thực sự trở thành vấn đề đáng lo ngại, chứ không phải chỉ là chuyện rủi ro trong tương lai.
Xem thêm:
Công trình “đội vốn” và gánh nặng nợ công
Trả nợ công

-Phẫn nộ dâng cao về video cảnh sát Hong Kong đánh người biểu tình


https://www.youtube.com/watch?v=6Ze3C4hmcU0
*** PTS : Video này chép trên Youtube

Cảnh sát mặc thường phục lôi một người biểu tình đòi dân chủ ra khỏi khu vực gần trụ sở chính phủ ở Hong Kong, ngày 15/10/2014.
Cảnh sát mặc thường phục lôi một người biểu tình đòi dân chủ ra khỏi khu vực gần trụ sở chính phủ ở Hong Kong, ngày 15/10/2014.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền bày tỏ phẫn nộ sau khi một số cảnh sát Hong Kong bị quay cảnh đánh đập một người biểu tình không vũ trang bị còng tay.
Vụ việc xảy ra hôm nay khi cảnh sát nỗ lực dẹp tan những người biểu tình tụ tập cản trở một cầu vượt trên một con đường chính gần các trụ sở chính quyền.

Các hình ảnh video do đài truyền hình địa phương TVB thực hiện chiếu cảnh 6 nhân viên công lực mặc thường phục lôi kéo một nhân viên xã hội tới một lối vào khuất sáng của một tòa liên tục đánh đập nạn nhân trong suốt 4 phút đồng hồ.
Trưởng an ninh Hong Kong Lai Tung-kwok cho báo giới biết các nhân viên công lực dính líu tới vụ việc đã được bố trí công tác khác trong lúc một cuộc điều tra đang được tiến hành.
Tổ chức Ân xá Quốc tế nói các nhân viên an ninh liên can phải bị truy tố về điều mà họ gọi là ‘tấn công sai trái một người bị bắt mà người này vốn không là một mối đe dọa với cảnh sát’.

Hình ảnh video cho thấy cảnh 6 nhân viên công lực mặc thường phục lôi kéo một nhân viên xã hội tới một lối vào khuất sáng của một tòa liên tục đánh đập nạn nhân Tăng Kiện Siêu (phải) trong suốt 4 phút đồng hồ.
Hình ảnh video cho thấy cảnh 6 nhân viên công lực mặc thường phục lôi kéo một nhân viên xã hội tới một lối vào khuất sáng của một tòa liên tục đánh đập nạn nhân Tăng Kiện Siêu (phải) trong suốt 4 phút đồng hồ.
Trong một thông cáo, nhóm hoạt động nhân quyền đặt trụ sở tại Londonn này cho hay nhân viên xã hội Ken Tsang Kin Chiu bị hành hung hiện đang vẫn bị cảnh sát cầm giữ, bị buộc tội tụ tập bất hợp pháp và cản trở nhân viên công lực.
Hội đồng Nhân quyền Châu Á cũng bày tỏ ‘sự bàng hoàng và đau buồn’ trước vụ việc, đồng thời kêu gọi bắt giữ và đưa ra ánh sáng công lý những nhân viên công lực liên can càng sớm càng tốt.
Hội đồng này đã lập đường dây nóng cho những người biểu tình chứng kiến nạn bạo hành của cảnh sát trong vụ càn quét người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong.
Hàng trăm cảnh sát hôm nay dùng gậy gộc và thuốc xịt hơi cay để đối phó với người biểu tình. Trong một số trường hợp, cảnh sát cũng đánh đấm và túm cổ người biểu tình lôi xuống đất trong các vụ đụng độ ở quận Admiralty.
Một thông cáo của cảnh sát cho hay có 45 người biểu tình bị bắt, 4 nhân viên cảnh sát bị thương trong đó có các chấn thương như trật khớp vai, sưng mắt, và xây xát ngoài da.
Người biểu tình tập trung đông đảo ở đường hầm Lung Wo sau khi cảnh sát dẹp các hàng rào ở những địa điểm biểu tình lân cận trong hai ngày qua mà họ nói là nhằm giải tỏa các con đường bị người biểu tình làm tắc nghẽn.
Một thanh niên biểu tình 22 tuổi tên Samuel Lam nói anh hy vọng việc phong tỏa đường phố sẽ buộc chính quyền sẽ nhượng bộ. Chính quyền Hong Kong đã không chịu đáp ứng các đòi hỏi của người biểu tình về cải cách bầu cử.
“Nếu chúng tôi cứ tiếp tục chiếm đóng đường phố sẽ tạo áp lực cho chính quyền vì họ không kiểm soát nổi chúng tôi.”
Chiến dịch truy quét biểu tình hôm nay là cách đối phó mạnh tay nhất của cảnh sát kể từ cuối tháng 9 khi chính quyền thất bại trong nỗ lực giải tán biểu tình bằng thuốc xịt cay mắt và hơi cay. Hành động này đã giúp các cuộc biểu tình được thêm nhiều sự ủng hộ.
Sau đó, cảnh sát áp dụng biện pháp dè dặt hơn và các cuộc biểu tình từ từ bắt đầu bớt được công chúng ủng hộ, nhất là những người buôn bán làm ăn tại các khu vực diễn ra biểu tình.
Các cuộc biểu tình khởi sự từ cuối tháng 9. Người biểu tình đa số là sinh viên đại học kêu gọi lãnh đạo thành phố bán tự trị phải từ chức và chính quyền Trung Quốc phải để cho cử tri Hong Kong lựa chọn lãnh đạo riêng của mình mà không bị các giới hạn cản trở về ứng cử viên.
Trưởng quan hành chánh Hong Kong, Lương Chấn Anh, tuyên bố sẽ không từ chức. Chính quyền do ông lãnh đạo thoạt đầu đồng ý đàm phán với người biểu tình, nhưng rốt cuộc rút lui hủy bỏ các cuộc thương lượng khiến lãnh đạo biểu tình mở rộng các cuộc biểu tình.

 https://www.youtube.com/watch?v=Funm6k-gKy0

-Trung Quốc là số một

Nguyễn xuân Nghĩa – Nguoiviet

Qua truyền thông, các biến cố kinh tế – hay bất cứ chuyện gì khác – thường đến với chúng ta dưới hai dạng.
Thứ nhất là phần mô tả sự việc, xin tạm dùng chữ thông dụng là “narrative,” để cho biết rằng có điều gì đó vừa mới xảy ra, ở tại đâu, vào lúc nào? Sau đấy mới là phần diễn giải về sự việc, như tại sao chuyện đó lại xảy ra, và nếu có thể thì giải thích thêm hậu quả gần xa, về không gian lẫn thời gian. Phần mô tả chính là tin tức, phần diễn giải thì gọi là phân tách với nội dung mang tính chất bình luận, dĩ nhiên là có thể chủ quan từ người diễn giải.

Tháng Ba vừa qua, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF đưa ra dự đoán rằng sản lượng kinh tế Trung Quốc có thể vượt Hoa Kỳ để chiếm ngôi vị số một. Ðấy là tin tức được loan báo. Qua Tháng Năm, đến lượt Ngân Hàng Thế Giới cũng đưa ra dự đoán ấy. Khi đó, ngày 12 Tháng Năm, 2014, cột mục “Kinh Tế Cũng Là Chính Trị” này có nêu ra cách diễn giải, qua bài “Sức mạnh và sức mua của kinh tế Trung Quốc – Và sức nói láo của giới kinh tế quốc tế,” với nội dung trình bày cách đo đếm của các định chế tài chánh quốc tế.
Cách đo đếm ấy là dùng “tỷ giá mãi lực của đồng bạc,” hay sức mua đối chiếu của cùng một tờ đô la ở tại Mỹ và ở bên Tầu, thuật ngữ kinh tế gọi là “purchasing power parity,” viết tắt là PPP.
Lấy một thí dụ cụ thể cho dễ hiểu là người dân Tầu mà có 100 đô la tại Hoa Lục thì có sức mua cao hơn một người Mỹ có 100 đô la ở bên kia Thái Bình Dương, vì nếu mua một tô mì hoặc vào tiệm hớt tóc thì chỉ trả có chừng một phần năm cho cùng một sản phẩm hay dịch vụ này tại Mỹ.
Tuần qua, Quỹ Tiền Tệ IMF lại xác nhận Trung Quốc mới chiếm số một về sản lượng kinh tế. Dù Tổng Sản Lượng Một Năm tại Mỹ vẫn hơn Tầu đến 50% thì tổng số sản phẩm và dịch vụ do Trung Quốc sản xuất ra lại vừa cao hơn sản lượng Mỹ khi được điều chỉnh theo tỷ giá mãi lực.
Thời sự mô tả biến cố ấy như thế này: Tính đến hết Quý III (cuối Tháng Chín), sản lượng kinh tế của Hoa Kỳ được ước lượng là 17 ngàn 400 tỷ Mỹ kim. So với sản lượng cùng thời QIII của Trung Quốc là 10 ngàn 600 tỷ thì kinh tế Mỹ vẫn giàu hơn Tầu đến sáu ngàn 800 tỷ (6,800), là cao hơn tới 64%. Nhưng vì một đô la tại Hoa lục mua được nhiều hàng hơn tại Mỹ, cho nên IMF điều chỉnh bằng tỷ giá PPP, được ước lượng là 1.6667. Khi nhân với hệ số ước lượng ấy thì sản lượng thật của Trung Quốc tính đến ngày 30 Tháng Chín vừa qua đã lên tới 10,400 x 1.6667= 17 ngàn 667 tỷ Mỹ kim, tức là vượt con số 17 ngàn 400 tỷ của Mỹ. Boong!
Ðấy là phần tin tức được truyền thông mô tả làm nhiều người Mỹ giật mình, hoặc làm người Việt lo sợ trước sức mạnh của kinh tế Trung Quốc.
Nếu chịu khó phân tách tin này, thay vì lướt qua đề tựa (”IMF: Kinh tế Tầu vượt Mỹ thành số một thế giới”), ta có thể thấy ra một chữ then chốt là “ước lượng.”
Quỹ IMF và Ngân Hàng Thế Giới trước đó đã ước lượng hệ số điều chỉnh theo tỷ giá mãi lực của một đồng bạc ở hai nơi (giả dụ như 1.4, hay 1.5 hay 1.6) để nói về thời điểm vượt mặt. Con số ước lượng ấy được tính ra từ một giỏ hàng tiêu biểu của các hộ gia đình tại Hoa lục hay Hoa Kỳ, rồi còn châm thêm vài yếu tố gia giảm hay gia trọng khác cũng được ước lượng như lạm phát ở hai nơi.
Khi ấy, ai tò mò muốn tìm hiểu xa hơn đề tựa của bản tin thì có thể tự hỏi về những hàng hóa hay dịch vụ cấu thành cái giỏ hàng tiêu thụ tiêu biểu.
Dường như trong cùng một nước, cái giỏ hàng tiêu biểu của người dân tại Thượng Hải lại khác với giỏ hàng của một gia đình tại tỉnh Quý Châu mạt rệp. Cũng như dân New York có yêu cầu về tiêu thụ khác và giá cả với người dân Kansas.
Nói cho gần thì người Việt ta đều thấy Cali nhà đắt mà thức ăn rẻ, khác hẳn Texas. Cho nên một gia đình kiếm ra năm ngàn một tháng tại Westminster của quận Cam có thể tốn nhiều tiền cho ngôi nhà hơn một gia đình có lợi tức năm ngàn tại Houston trong quận Harris – và có cảm tượng là mình nghèo hơn dân Houston dù có ăn tô phở rẻ hơn.
Chuyện “ăn” và “ở” rất đơn giản ấy cho thấy cấu trúc khác nhau của “giỏ hàng tiêu biểu” và giá trị rất tương đối của việc ước lượng.
Chuyện ước lượng thứ hai là về sức tăng trưởng trong dài hạn. Ðã quen với đà tăng trưởng gần 10% của kinh tế Trung Quốc trong nhiều thập niên, IMF tiếp tục dùng con số ước lượng là 9% một năm trong năm năm tới để tin chắc rằng kinh tế Trung Quốc sẽ qua mặt Hoa Kỳ.
Nhưng cũng tuần này, định chế quốc tế ấy vừa điều chỉnh dự báo cập nhật về kinh tế toàn cầu là có giảm sút. Nói lại cho rõ, cứ sáu tháng một lần, các định chế quốc tế đều cập nhật ước lượng về kinh tế thế giới theo hướng bi quan hơn. Mới chỉ sáu tháng mà đã phải tính lại thì nói chi đến chuyện năm ba năm, khi lãnh đạo Bắc Kinh cố duy trì chỉ tiêu tăng trưởng là 7.8% một năm (thay vì 9%), và nếu được 7.4% thì đã mừng!
Thành thử, khi có loại tin thời sự như vậy, ta nên nhìn lại. Tính chất khôi hài bất ngờ là IMF công bố phúc trình ước lượng này khi Hồng Kông bốc khói, với hậu quả ra sao thì chưa ước lượng nổi!
Chuyện ấy dẫn ta đến một câu hỏi then chốt là vì sao thiên hạ vẫn cứ ước tính sức mạnh kinh tế của các nước bằng khí cụ đo lường là đồng đô la Mỹ, rồi mới gia trọng hay gia giảm theo sức mua thực tế? Vì đồng Mỹ kim vẫn giữ vị trí đầy khó chịu là ngoại tệ thanh toán phổ biến nhất. Cho nên khi Trung Quốc mua bán trên thị trường quốc tế thì chủ yếu vẫn phải thanh toán bằng tiền Mỹ theo mệnh giá, là hối suất chính thức, chứ không thể viện dẫn một tỷ giá PPP mơ hồ nào đó.
Trong tinh thần “lấy thịt đè người,” Trung Quốc có dân số đông nhất thế giới nên có thể nhân cái số đông ấy cho lợi tức trung bình, một con số cũng chỉ là ước lượng, để có sản lượng rất cao. Với một loại tỷ giá thực tế khác thì sức mạnh đó chỉ là chuyện ảo.
Lợi tức trung vị của một hộ gia đình tại Trung Quốc được tính là bốn ngàn đô la một năm so với 53 ngàn của Mỹ. Về thống kê, số “trung vị” (median) có tính chất tiêu biểu hơn “trung bình” (average) vì hàm nghĩa là có phân nửa cao hơn và phân nửa thấp hơn. Nếu so với sức kiếm tiền của một hộ gia đình, là nội lực thật của kinh tế, thì lợi tức đó chỉ là 7.5% của các hộ gia đình Mỹ.
Chưa kể tới các đầu máy kinh tế thật, như số doanh nghiệp tiêu biểu về sức sáng tạo hay số giải Nobel về kinh tế, thì Hoa Kỳ vẫn đang dẫn đầu và Trung Quốc thì còn nghèo và lạc hậu.
Khi đọc loại tin này, người trẻ tại Hoa Kỳ sẽ giật mình và gắng sức. Người cao niên đang hưởng lương hưu bằng đô la thì có thể nghĩ đến chuyện Non Bồng Nước Nhược: đem tiền đó vào Trung Quốc sống thì được hưởng bao lợi thế về tiền ăn xài, kể cả bảo hiểm sức khỏe, đấm bóp và sửa móng tay! Với điều kiện là bịt mũi về chuyện môi sinh hay vệ sinh hoặc an toàn thực phẩm, và không được biểu tình phản đối như tại Mỹ. Là những chuyện không có trong cách ước lượng tỷ giá PPP.
Trung Quốc quả là số một, trong một danh sách lộn ngược về mức sống và cách sống.


TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN DIỄN ĐÀN

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét