Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

-Nguy kịch: Lấy tiền thuế dân để “xử lý” nợ xấu DNNN (*)

-Nguy kịch: Lấy tiền thuế dân để “xử lý” nợ xấu DNNN (*)

(*) Đầu đề do VNTB đặt
VNTB: Trong một đất nước khốn quẫn bởi các nhóm lợi ích, nguy cơ và nguy kịch là tất yếu xảy ra. Tất cả chỉ còn chờ thời gian.
Mới đây, điều gì phải đến đã đến. Báo cáo được soạn bởi giới quan chức chính phủ đã thẳng thừng lộ rõ ý đồ: Chính phủ đưa ra kiến nghị “xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước”.
Tiền ngân sách cũng là tiền của dân.
Trong khi vụ việc xử lý “tảng băng chìm” Vinashin của những năm trước với số nợ hơn 80.000 tỷ đồng còn chưa được xử lý xong về nguồn thu nợ và cả trách nhiệm của Chính phủ, trong lúc hàng loạt vụ việc mới như Vinalines hay Ngân hàng Agribank nổ ra, trong bối cảnh nền kinh tế và dân nghèo ngày càng xơ xác…, não trạng của giới quan chức chính quyền chỉ còn ngập ngụa sáng kiến “Lấy tiền thuế dân để “xử lý” nợ xấu doanh nghiệp nhà nước”.
Lần đầu tiên sau 7 năm suy thoái kinh tế, các nhóm thân hữu cùng nhóm lợi ích không thèm che giấu ý đồ bắt nhân dân và gần 3 triệu công chức trở thành “con tin nợ xấu”.
Những em bé vùng cao phải bắt chuột ăn thay cơm, ba mẹ con ở Bạc Liêu  phải ăn chung một gói mì tôm, hương hồn bé gái lớp ba ở Hà Tĩnh vừa chết thảm vì đói… sẽ nghĩ gì về âm mưu bần cùng hóa dân chúng trên?
Mời xem lại: http://www.ijavn.org/2014/10/hoc-tap-nuoc-ngoai-dan-gop-tien-vang-e.html
****************************

VnEconomy: Chi ngân sách để xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước?

Thứ Hai, 6/10/2014

Chính phủ bất ngờ kiến nghị “xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước”…


Chi ngân sách để xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước?
Cũng bởi không dùng tiền ngân sách, nên sự ra đời của VAMC được coi là “sáng kiến” riêng có của Việt Nam.
Nguyên Thảo
Nợ xấu đang xấu đến thế nào và cần giải pháp mới gì để bớt xấu? Với Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014 và sau đó là Thống đốc trả lời chất vấn rồi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát tái cơ cấu nền kinh tế, câu trả lời cho câu hỏi trên liên tục được đề cập trong hơn một tuần qua.

Nhưng có lẽ, cao trào của cuộc tranh luận còn ở phía trước, khi Chính phủ bất ngờ đưa ra kiến nghị “xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước” tại cuối bản báo cáo dài gần 70 trang về tái cơ cấu nền kinh tế trong ba lĩnh vực trọng tâm.Đây là bản báo cáo nằm trong 6 ngàn trang tài liệu phục vụ cho phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát tái cơ cấu nền kinh tế vào ngày 1/10 vừa qua.Báo cáo giám sát chính thức về nội dung này sẽ được trình Quốc hội tại phiên giám sát tối cao dự kiến sẽ diễn ra trọn một ngày ở kỳ họp thứ 8 tới đây. Từ kỳ họp Quốc hội cuối năm 2012 rồi đến cuối 2013, nhiều chất vấn liên quan đến nợ xấu đã được gửi thẳng đến người đứng đầu Chính phủ.
Dù trả lời chất vấn trực tiếp tại nghị trường hay qua văn bản, Chính phủ đều nhất quán khẳng định quan điểm: “Nhà nước không sử dụng ngân sách để trả nợ thay cho ngân hàng, cho doanh nghiệp”.
Cũng bởi không dùng tiền ngân sách, nên sự ra đời của VAMC được coi là “sáng kiến” riêng có của Việt Nam.
Theo bình luận của cựu Bộ trưởng Trương Đình Tuyển tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014 thì “sáng kiến” này rất khó giải quyết được nợ xấu khi thiếu cả quyền lực tài chính và quyền lực pháp lý.
Nhấn mạnh là trong điều kiện ngân sách không có đồng nào cho xử lý nợ xấu, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phân trần tại diễn đàn đó, rằng VAMC không có tiền nên cũng cần phải có thời gian.
Chỉ sau đó hai hôm, vào chiều 29/9, VAMC và hậu xử lý nợ sau khi mua bán thế nào theo nguyên tắc không dùng vốn nhà nước lại tiếp tục nằm trong chất vấn trực tiếp của đại biểu Quốc hội với Thống đốc Nguyễn Văn Bình.
Cũng tại phiên chất vấn này, một vị đại biểu nhận xét: “Cách xử lý nợ xấu hiện nay còn xấu hơn cả nợ xấu”.
Thêm một lần, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đề cập đến nguồn lực để xử lý nợ xấu.
Theo lời Thống đốc, nhiều quốc gia trên thế giới ít thì dùng 7-10% GDP để xử lý nợ xấu, bình thường cũng dùng tới 20-30% GDP, thậm chí có quốc gia còn dùng tới khoảng 60% GDP…, còn Việt Nam thì chưa dùng đến 1% GDP nào. Và trong điều kiện đó thì các tổ chức nước ngoài nói VAMC là mô hình “thôi thì chấp nhận được”.
VAMC không phải “chiếc đũa thần”, vay tiền nước ngoài để xử lý nợ xấu thì lo an toàn nợ công đang bị đe dọa, và nợ xấu vẫn có xu hướng gia tăng trong vòng luẩn quẩn của các giải pháp thiếu căn cơ… phải chăng là lý do để Chính phủ đưa ra đề nghị “xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước”?
Nhận xét đây là đề nghị đi theo xu hướng cưng chiều “con đẻ”, nhưng một vị chuyên gia tài chính nói điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Bởi trước đây, nhiều lần Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cho khoanh rồi dần xóa nợ xấu cho các ngân hàng thương mại nhà nước. Mà các khoản này thường liên quan đến nợ nần của doanh nghiệp nhà nước do thất thoát, thua lỗ…
Ở phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát tái cơ cấu nền kinh tế, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý – người vừa làm dậy sóng dư luận khi đề cập đến chuyện dân góp tiền, vàng xử lý nợ xấu ở Hàn Quốc – tỏ ra rất băn khoăn.
Nếu kiến nghị dành một phần ngân sách để xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước là của đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội rồi lại đưa vào nghị quyết thành kiến nghị của cả Quốc hội thì cần phải xem xét, ông Lý nói.
Theo ông, cần phải xem cả đề án tổng thể về xử lý nợ xấu, bởi đây là vấn đề của cả nhà nước và xã hội chứ không phải là của riêng ngành ngân hàng hay tài chính.
Phải xem lại chứ cứ lấy ngân sách là khó, ông Lý nhấn mạnh.
Xử lý nợ xấu, đương nhiên là vấn đề rất kỹ thuật, không phải ai cũng hiểu được tường tận. Nhưng cử tri đều hiểu ngân sách cũng là tiền thuế dân đóng góp, việc chi tiêu thế nào thuộc quyền của Quốc hội – những người đại diện cao nhất cho nhân dân.
Và, việc chi một phần ngân sách để xử lý nợ xấu rõ ràng khác với việc huy động dân góp tiền, vàng xử lý nợ xấu như kinh nghiệm của Hàn Quốc được ông Lý nêu tại phiên thảo luận nói trên.
Một số vị chuyên gia kinh tế độc lập được tham vấn có chung phân tích rằng, nhiều nước chi ngân sách để xử lý nợ xấu, đây là điều được coi là khác với Việt Nam. Song doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam cũng rất khác với doanh nghiệp ở các nước, đó là không phải “lời ăn lỗ chịu”, mà là “lời ăn lỗ dân chịu”.
Vậy nên, theo các chuyên gia này, đề nghị dành một phần ngân sách nhà nước vốn đang rất eo hẹp để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước – nhất là khi Chính phủ đã nhiều lần quả quyết không dùng tiền ngân sách để trả nợ thay cho doanh nghiệp – quả thật là bất ngờ.

-Dư âm phát biểu Phạm Bình Minh: Tăng gấp đôi cái gì?

Viết Lê Quân  -VNTB

“Cả hai nước cần tăng gấp đôi nỗ lực của mình để làm sâu hơn quan hệ hai nước” – lối nói cường điệu và khoa trương quen thuộc của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trong bài phát biểu tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế ở Washington DC, lồng trong chuyến thăm Hoa Kỳ và họp bàn với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry.

“Tăng gấp đôi” cũng là loại sáo ngữ được giới quan chức Việt ưa dùng để biểu thị thành tích, phỏng theo giai thoại “GDP có chân”. Với cấp trên của ông Phạm Bình Minh, đó luôn là “nâng lên một tầm cao mới”.
“Đó là lý do vì sao hơn một năm trước, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama tuyên bố quan hệ hai nước là đối tác toàn diện… cả hai nước đều tự hào vì những tiến bộ mỗi nước đạt được và những thách thức mà hai nước đã vượt qua” – bài phát biểu của ông Minh tiếp tục “niềm tự hào” theo cái cách mà đoàn Việt Nam báo cáo về “thành tích nhân quyền” tại Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc ở Geneva, Thụy Sỹ vào tháng 2/1014.
Thế nhưng điều quá giả dối đối với Nhà nước Việt Nam là trong hơn một năm qua đã chưa có gì được gọi là “tiến bộ”, trong khi “thách thức” vẫn còn nguyên dạng.
Tăng gấp đôi cái gì?
Ẩn số mà giới quan sát quốc tế và trong nước đương nhiên phải tự hỏi hiểu là kết quả cuộc gặp John Kerry và Phạm Bình Minh không thấy nêu ra tiến trình đàm phán cụ thể để “hoàn tất TPP”.
Đó chính là một vấn đề tế nhị về phía Hoa Kỳ và bi kịch đối với Việt Nam. Vào đúng lúc này, “thời điểm vàng” đã trôi qua, trong khi trước đây Tổng thống và chính phủ Mỹ có khá nhiều quyền hành để quyết định về TPP cho Việt Nam. Thế nhưng phần lớn cơ hội đã bị phía Việt Nam bỏ lỡ. Trong hơn một năm qua từ cuộc viếng thăm Nhà Trắng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, những cam kết về dân chủ và nhân quyền vẫn bị Hà Nội thực hiện một cách cố tình trì hoãn và quá sức chậm chạp, do vậy không thể khiến cho Quốc hội Mỹ hài lòng.
Hãy xem Việt Nam có bao nhiêu cơ hội? Ít nhất, họ đã đón tiếp John Kerry ở Hà Nội vào tháng 12/2013, rồi đón nữ thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman vào tháng 3/2014. Sau đó, cơ hội lớn không kém là Ủy viên bộ chính trị Phạm Quang Nghị sang Mỹ để “trút bầu tâm sự”, để sau đó cả Thượng nghị sĩ cộng hòa John McCain lẫn Chủ tịch Hội đồng liên quân Mỹ Martin Dempsey đều lập tức có mặt tại Hà Nội để tâm sự nhiều hơn. Chưa kể, Việt Nam còn có đến hai dịp để bày tỏ thiện tâm ở Geneva, Thụy Sỹ vào tháng Hai và tháng Sáu năm 2014. Nhưng bi kịch cho Nhà nước Việt Nam chính là ở chỗ họ luôn muốn nhận quá nhiều nhưng lại chẳng cho đi bao nhiêu.
Cùng thời gian với cuộc đàm phán cấp cao về TPP tại Hà Nội vào đầu tháng 9/2014, đã không có bất kỳ tù nhân chính trị nào được Nhà nước Việt Nam đặc xá vào dịp quốc khánh 2/9. Sau đó đến cuối tháng 10/2014, dường như chịu một sự thúc ép ngày càng căng từ quốc tế lẫn trong nội bộ, Bộ Công an mới chịu thả 6 tù nhân lương tâm, nhưng toàn những người “sắp chết” và gần như đã mất “sức lao động dân chủ”, có nghĩa là hầu như không còn “nguy hiểm” gì đối với sự tồn tại của chính quyền. Mà thả như vậy thì chỉ mới là nhỏ giọt và chẳng thể đủ thành tâm trước sự đòi hỏi rốt ráo của cộng đồng quốc tế, do đó vẫn làm cho Quốc hội Hoa Kỳ trở nên quá khó nghĩ trước khi đưa ra một quyết định về Việt Nam có được tham gia vào TPP hay không.
Trong khi đó, càng về sau này, quyền lực càng chuyển dần sang lưỡng viện Hoa Kỳ, trong đó có cơ chế thông qua quyền đàm phán nhanh TPP (fast track). Có nghĩa là vào lúc này, ngay cả Tổng thống Obama cũng không còn được toàn quyền quyết định về TPP, mà phải chờ cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ diễn ra vào giữa tháng 11/2014 và sau đó đợi cơ quan này thông qua quyền đàm phán nhanh TPP trong sớm nhất vào đầu năm 2015.
Rất có thể, đó là lý do để dù có muốn, ông John Kerry cũng không thể công bố với ông Phạm Bình Minh về một lộ trình nào đó để “hoàn tất TPP”.
Cũng bởi thế, lời hô hào “tăng gấp đôi” của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh lẽ ra cần được đặc tả cho phía Việt Nam. Ngay trước mắt và việc làm đầu tiên, họ phải thả gấp đôi và “chất lượng” hơn hẳn số tù nhân lương tâm đang bị dày vò giữa bốn bức tường đen đúa.

-Cám cảnh bữa cơm với muối ớt của học sinh Vân Kiều

- Sau khi ăn trưa xong, bọn trẻ xuống suối rửa miệng, luôn tiện xóc cái túi bóng vừa đựng cơm rồi nhét vào túi quần để đưa về, mai mới có cái đựng cơm trưa đi học.
Có mặt tai trường TH và THCS số 2 Kim Thủy, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) vào một buổi trưa, chứng kiến bữa cơm của các em học sinh ở đây làm chúng tôi thấy chạnh lòng.
Quảng Bình, bữa cơm, học sinh
Cơm trưa của các em chỉ có cơm với muối ớt
Mặc dù trường học đã được xây dựng kiên cố nhưng có vào đây mới thấy sự vất vả của thầy, trò xã vùng biên với 100% là người dân tộc Vân Kiều.
Không điện lưới quốc gia, không nước sạch, không sóng điện thoại nên các thầy cô và học sinh ở đây đã rất cố gắng để bám lớp, bám trường.

Cả trường có 185 học sinh (bao gồm cả hai điểm trường lẻ), hằng ngày các em phải dậy từ 5h sáng để đến trường vì có những nơi như bản Rum, bản Mít cách trường hơn 5km.
Buổi trưa phần lớn các em đều ở lại, ăn cơm nắm mang theo và chơi ở hành lang, trong lớp đợi chiều học tiếp.
Em Hồ Thị Ngoan, học lớp 9, nhà ở bản Mít cho biết: “sáng em dậy lúc 4h, đợi mẹ nấu cơm rồi bỏ vào cà men xách đến lớn để buổi trưa có cái ăn, đợi chiều học ca 2”.
Có mặt tại trường vào buổi trưa mới biết sự vất vả của các em, những em học cấp 2 mang theo cà men nhưng học sinh cấp 1 đi học xa, cà men lại cồng kềnh nên phần lớn các em chọn giải pháp cơm đựng trong một cái bao ni lông nhỏ.
Trong cái bao là một nắm cơm với miếng boi tiêu (tức là muối ớt), họa hoằn lắm mới thấy một vài em được ăn cơm cùng mấy con cá kho nhỏ như ngón tay út. Có em chỉ mang theo cơm…..
Sau khi ăn xong, cả đám trẻ kéo nhau xuống suối súc miệng, luôn thể lộn ngược bao ni lông đựng cơm lại, rửa loa qua rồi vò lại cho vào túi quần đưa về để mai lại mang cơm đi học tiếp.
Thầy Đỗ Đức Thuần cho biết: “Học sinh ở đây không mang sách vở về nhà vì chưa có điện, nhà các em lại không có dầu thắp nên buổi tối các em không học bài, ban ngày học ở trường được gì thì được thôi”.
Học sinh ở đây không có đồng phục, ai cho gì mặc nấy, có đứa được mỗi một bộ nên mặc đến rách nhưng vẫn không có để thay bộ mới.
Tan học, cả mấy chục đứa trẻ không cặp sách ùa ra sân, đứa có dép, có đứa chân đất dẫm tung tóe lên những vũng nước đọng ở sân trường. “Nếu đây là mùa đông thì những bàn chân nhỏ kia chắc sẽ lạnh lắm”, thầy Thuần thở dài.
Quảng Bình, bữa cơm, học sinh

Quảng Bình, bữa cơm, học sinh
Nhiều em chân không mang dép
Quảng Bình, bữa cơm, học sinh
Các em chơi trước hiên lớp để chờ học buổi chiều
Quảng Bình, bữa cơm, học sinh
Một số em ngủ tranh thủ ngủ trưa tại lớp học
Hải Sâm

-Những hình ảnh ấn tượng về ác mộng siêu lạm phát ở Zimbabwe

Lạm phát ở Zimbabwe khởi sự từ 2007 đến đỉnh điểm 2009 mà Thế giới gọi là siêu lạm phát ,mà các nguyên nhân chủ yếu là :
 – Ông  Robert Mugabe nắm hầu hết quyền lực với nhiều giai đoạn với các chức khác nhau theo tên gọi , nhất là trong việc khởi sự trước đó để quốc hữu hóa đất đai canh tác ( kiểu cải cách ruộng đất) phần nhiều nằm trong tay người da trắng , tiến đến mức là những người da trắng rời khỏi Zimbabwe hoặc là vào tù- Và R Mugabe cũng là kẻ luôn hô hào cổ vũ rằng mình chống thực dân và luôn đứng vào hàng ngũ của giai cấp bị bóc lột. – Nhưng ông ta lại thâu tóm vào tay mình cùng phe nhóm tất cả mọi thứ của Quốc gia.
 -Kinh tế , tài chính  Zimbabwe lệ thuộc nhiều vào sự viện trợ và giúp đỡ của Mỹ ,phương Tây- Vào năm 1980 Mugabe trấn áp người dân làm gần 20.000 người thiệt mạng-Năm 1998 dùng quân đội trấn áp người dân phản đối tình trạng giá cả nhu yếu phẩm tăng cao- Năm 2005 có đến 200.000 người mất nhà cữa vì chiến dịch “thanh lọc thành phố” của Mugabe. – Dịch vụ công sụp đổ… thất nghiệp, thiên tai…
 – Mugabe đàn áp tất cả các phong trào dân chủ , bắn giết hay bỏ tù…các quốc gia Thế giới lên án, Nữ hoàng Anh thu lại danh hiệu Hiệp sĩ… và bị cấm vận
 -Trong khi đó, nợ nước ngoài đã tăng từ 11% GDP trong năm 1980 lên 119% GDP trong năm 2011- Có đến gần 80% dân số sống dưới mức nghèo khổ.
       Với một Quốc gia có diện tích gần 400.000 KM2 , dân số chưa tới 14 triệu , là vùng nhiệt đới nhưng nhờ ở trên cao độ nên có khí hậu tương đối ôn hòa – Thế mà xảy ra tình trạng siêu lạm phát kinh khủng là do một chính phủ chỉ biết ăn, không lo đời sống ,phát triển kinh tế xã hội…mới ra nông nổi – Và Zimbabwe cũng là quốc gia mắc HIV cao nhất. -Mugabe cũng luôn to mồm đổ thừa : ” ông và những người ủng hộ ông tuyên bố rằng các vấn đề của Zimbabwe là di sản của chủ nghĩa đế quốc,[9] và bị chính sách cấm vận kinh tế phương Tây làm trầm trọng thêm” -
   Theo Wikipedia và trên Net

Gafin

100 nghìn ZWD để mua 3 quả trứng gà. Một hình ảnh khó quên trong thời kỳ lạm phát của Zimbabwe. (Nguồn: Dallasfed)     
100 nghìn ZWD để mua 3 quả trứng gà. Một hình ảnh khó quên trong thời kỳ lạm phát của Zimbabwe. (Nguồn: Dallasfed) -*** Chú thích này sai rồi, 100 tỉ mua 3 quả trứng mới đúng. -Hình trên trái
Cậu bé đang ôm tiền đi mua kem vào thời điểm siêu lạm phát ở Zimbabwe (IE) – Hình trên phải.

16/09/2012

Kinh tế yếu kém cùng các khoản nợ công chồng chất khiến Zimbabwe trở thành quốc gia đầu tiên trong thế kỷ 21 trải qua cơn ác mộng siêu lạm phát.


Trong lịch sử, Zimbabwe, với diện tích bằng bang California và dân số 12,7 triệu người, từng được coi là quốc gia triển vọng nhất châu Phi với những tiềm năng kinh tế và các nguồn tài nguyên giàu có. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn cơn ác mộng siêu lạm phát đã biến quốc gia Nam Phi này trở thành “gã hành khất” của châu lục.Giờ đây khi nhắc đến Zimbabwe, các nhà kinh tế lại coi đó là một ví dụ điển hình của việc một quốc gia quốc gia độc lập trở thành nạn nhân của tình trạng lạm phát mất kiểm soát cũng như sự xói mòn các nguồn lực tự nhiên và của cải. Cho đến hiện tại, những nguyên nhân dẫn tới lạm phát vẫn được giảng dạy tại các trường kinh tế của nhiều quốc gia.
100 nghìn ZWD để mua 3 quả trứng gà. Một hình ảnh khó quên trong thời kỳ lạm phát của Zimbabwe. (Nguồn: Dallasfed)
100 nghìn ZWD để mua 3 quả trứng gà. Một hình ảnh khó quên trong thời kỳ lạm phát của Zimbabwe. (Nguồn: Dallasfed)
Thông báo ở toa lét công cộng: "Chỉ được dùng giấy vệ sinh, không được dùng báo, bìa các tông, vải và đồng ZWD". (Nguồn: Dallasfed)
Thông báo ở toa lét công cộng: “Chỉ được dùng giấy vệ sinh, không được dùng báo, bìa các tông, vải và đồng ZWD”. (Nguồn: Dallasfed)
Theo nhà kinh tế Phillip Cagan, siêu lạm phát bắt đầu khi tỷ lệ lạm phát hàng tháng vượt quá 50%. Zimbabwe bắt đầu bước vào kỷ nguyên siêu lạm phát vào tháng 3/2007, lạm phát chỉ chấm dứt khi quốc gia châu Phi từ bỏ đồng nội tệ của mình vào năm 2009.
Cho đến nay, các chuyên gia kinh tế vẫn nhận định rằng chính sự suy giảm nghiêm trọng của nền kinh tế cũng như nợ công ngày một tăng cao chính là nguyên nhân chính dẫn tới cơn ác mộng siêu lạm phát của Zimbabwe.
a
Suy yếu kinh tế của Zimbabwe bắt đầu từ năm 1999, trùng với thời kỳ hạn hán dữ dội khiến nền nông nghiệp của quốc gia này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, nợ nước ngoài đã tăng từ 11% GDP trong năm 1980 lên 119% GDP trong năm 2011.
Chính phủ Zimbabwe đã cố gắng tìm cách giảm chi tiêu và thực hiện thanh toán nợ nước ngoài thông qua việc tăng thuế, song đã thất bại do vấp phải các cuộc đình công phản đối của người lao động. Kết quả là chính phủ buộc phải in thêm tiền để thanh toán cho các chi phí cũng như trả nợ và hệ quả tất yếu là lạm phát ngày một nghiêm trọng hơn.
a
Kể từ khi giành độc lập năm 1980, lạm phát trung bình hàng năm của Zimbabwe là 5,4%, trong đó lạm phát hàng tháng là 0,5%. Vào thời điểm đó, đồng nội tệ có mệnh giá lớn nhất của Zimbabwe là đồng 20 ZWD (đôla Zimbabwe). Đồng ZWD cũng là đồng tiền được sử dụng rộng rãi nhất – tham gia trong hơn 95% các thương vụ giao dịch. Kinh tế Zimbabwe thập niên 1980 cũng là một trong những nền kinh tế mạnh nhất châu Phi với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người, tính theo thời giá năm 2005, là 232 USD/người/năm.
Tờ 100 nghìn tỷ ZWD là tờ tiền có mệnh giá cao nhất từng được phát hành. (Nguồn: Dallasfed)
Tờ 100 nghìn tỷ ZWD là tờ tiền có mệnh giá cao nhất từng được phát hành. (Nguồn: Dallasfed)
Tuy nhiên, tới tháng 7/2008, khi Cục thống kê quốc gia công bố chỉ số lạm phát trong năm , tỷ lệ lạm phát hàng tháng của Zimbabwe đã lên tới mức kinh hoàng 2.600%, tương đương 231 triệu % mỗi năm và đồng tiền có mệnh giá lớn nhất được chính phủ Zimbabwe phát hành là tờ 100 nghìn tỷ ZWD.
Kèm theo tình trạng đồng tiền mất giá, kinh tế Zimbabwe cũng suy giảm nghiêm trọng khi GDP thực tế giảm tới 17% trong năm 2008, trong đó GDP trên đầu người vào khoảng 136 USD/người – giảm hơn 41% so với thập niên 1980. Tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng vọt lên 94%, theo báo cáo của Văn phòng điều phối viện trợ nhân đạo (OHCA) của Liên Hợp Quốc.
Siêu lạm phát đã biến nhiều người dân Zimbabwe thành những "tỷ phú chết đói". (Nguồn: Dallasfed)
Siêu lạm phát đã biến nhiều người dân Zimbabwe thành những “tỷ phú chết đói”. (Nguồn: Dallasfed)
Do đồng tiền gần như trở nên vô giá trị, chính phủ Zimbabwe buộc phải cho phép người dân sử dụng các loại tiền tệ khác để giao dịch, như đồng USD, đồng rand của Nam Phi và đồng pula của Nam Phi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét