Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Điều gì sẽ đến,nếu Việt nam nổ ra biểu tình?

Tin biểu tình ở Hồng Kông ngày 06-10-2014

- Video tường thuật trực tiếp biểu tình ở Hồng Kông ngày 05-10-2014 (HK Apple Daily).  – Cuộc chiến ở Hồng Kông vẫn tiếp diễn, bất chấp những lời đe dọa của Bắc Kinh (FB Mạnh Kim). “Những kẻ mang nơ xanh xuất hiện và bắt đầu la to ‘Hãy nói không với dân chủ!‘. Họ nói những người biểu tình dân chủ đã được ‘trả tiền’. ‘Bọn mày không biết bọn mày may mắn như thế nào sao? Tất cả những gì bọn mày có hôm nay đều nhờ chính phủ trung ương cả!’ – một kẻ trong nhóm nơ xanh cầm loa hét to. Sau đó, đám ‘cô hồn xanh’ bắt đầu vỗ nhịp hát vang quốc ca Trung Cộng…”.  – Người biểu tình Hong Kong kiên quyết không rút lui (VNE).
- Báo The Wall Street Journal: Cảnh sát Hồng Kông “đẹp” là nhờ… Thành Long (MTG). – Cư dân mạng tìm thấy hình ảnh của một kẻ côn đồ ủng hộ Trung Quốc, thật ra là cảnh sát (Badcanto).  – Hong Kong: một người bị tố phá huỷ xe gần khu biểu tình MongCoc – Cảnh sát có ý thả tội phạm, người biểu tình chạy theo cảnh sát, CS đẩy ngã những người phản đối (Jerome Chan).  – Ảnh HK  đêm 04 -10: Cảnh sát xịt hơi cay vào … cảnh sát (FB SocRed).
- Video: Một người cố tình phá rối biểu tình ở Hồng Kông. Khi cảnh sát đến quay ra ăn vạ. Người biểu tình tố đến từ đại lục (SocRED).  – Video: Đấu tranh với những người phá rối (Shareti). – Video: Nữ sinh biểu tình bị quấy rối (Fripside Morning).   – Ảnh giả sinh viên biểu tình tại Mong kok (SocRED). – CÔN ĐỒ CÓ THỂ ĐÃ ĐƯỢC CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC THUÊ ĐỂ PHÁ RỐI NGƯỜI BIỂU TÌNH (Vietland). - Biểu tình ở Hong Kong: Khi bọn chim mồi hô khẩu hiệu (NV). – Video: Những người biểu tình ở Hồng Kông chiến đấu với những kẻ ủng hộ Bắc Kinh: Rival protesters face off in Hong Kong (Reuters).  – Hong Kong Pro-Democracy Protestors Hold Rally (WSJ). – Video: Thousands rally in peaceful defiance in Admiralty: Occupy Hong Kong (Oct. 4-5)  (Coconuts TV).

- Ảnh giả lãnh đạo sinh viên thông báo huỷ biểu tình tối 5-10 (Go Chan). – Một thủ lĩnh sinh viên Yvonne Leung tuyên bố, không có lời kêu gọi nào được đưa ra yêu cầu mọi người chấm dứt biểu tình (FB Vi K. Tran). – Chính quyền Hong Kong kêu gọi giải tán đám đông để đối thoại (NĐT).  – Video: Lãnh đạo Hồng Kông ra hạn chót để giải tán biểu tình (VTC14).  – Trước giờ G: 80 nhà khoa học từ 8 trường đại học vẫn ủng hộ sinh viên (PLTP).  - SUY NGHĨ TRƯỚC GIỜ PHÚT QUYẾT ĐỊNH CỦA HỒNG KÔNG (FB Lê Quốc Tuấn).
- Sinh viên Hong Kong ra điều kiện với cảnh sát (VTC).  – Video: Sinh viên Hồng Kông trả lời chính phủ đêm 5-10-2014 (SocRED).  – Sinh viên Hong Kong vẫn chưa đạt ‘yêu sách 3 nguyên tắc’ (PLTP).  – Người biểu tình Hồng Kông đồng ý ngừng vây trụ sở chính quyền (TN). – Hồng Kông: Đám đông rút khỏi khu vực biểu tình (NLĐ).  – Người biểu tình Hong Kong rút khỏi quận Mongkok (GTVT).    – Người biểu tình Hong Kong rút lui một phần (Gafin). – Người biểu tình dỡ rào chắn bên ngoài trụ sở chính quyền Hong Kong (TTXVN).  – Hồng Kông: Cuộc biểu tình hạ nhiệt khi bước sang tuần thứ hai (PNTP).
- Video: Sinh viên Hồng Kông cám ơn những người cảnh sát (Long Hoang). “Tôi và những người bạn của tôi có mặt ở đây, chúng tôi hướng tới một Hong Kong tốt đẹp hơn. Tôi yêu quý vị. Tôi nhìn nhận quý vị ở đây để giữ trật tự. Tôi nhìn nhận quý vị cũng có thể đàn áp hay đánh chúng tôi. Quý vị là những người hiểu biết. Quý vị là những người cảnh sát của Hồng Kông. Hãy vì một tương lai Hồng Kông mà phục vụ. Cám ơn tất cả mọi người. Cám ơn những người cảnh sát Hồng Kông“. – Biểu tình ở Hong Kong: Những hình ảnh đối lập (Tin Tức).
- Lãnh đạo Hồng Kông gửi “tối hậu thư” đến người biểu tình (NLĐ).  – Lương Chấn Anh ra tối hậu thư về thời hạn dọn dẹp đường phố (GDVN).   – Video: Hồng Kông đưa ra hạn chót cho người biểu tình: Hong Kong gives protesters a deadline (CNN).  – Cảnh sát Hong Kong chuẩn bị tiến hành ‘tái lập trật tự’? (PLTP).  – Biểu tình Hồng Kông: Có thể có đàn áp tối Chủ Nhật (NV). – Tổ chức Human Rights Watch kêu gọi chính phủ Hong Kong bảo vệ quyền biểu tình ôn hoà và bất bạo động (FB Vi K. Tran).
- Hồng Kông: Quân đội Trung Quốc ngứa mắt cũng phải ngồi im (Reuters/ MTG). Một cố vấn thân cận của ông Lương Chấn Anh nói với Reuters: “Tôi nghĩ rằng các nhà hoạch định chính sách cao cấp ở Hồng Kông nhận thức đầy đủ rằng nếu quân đội Trung Quốc đã được triển khai, trong con mắt của thế giới sẽ là sự kết thúc của hệ thống ‘một quốc gia, hai chế độ’.”
- Phỏng vấn TS Hà Sĩ Phu: Điểm sáng Hồng Kông và cục diện Dân chủTrước mắt, chưa biết cuộc biểu tình ở Hồng Kông thắng lợi được đến đâu, chắc cũng không có thắng lợi gì to lớn lắm đâu, nhưng tương lai rồi “ai phải sợ ai, ai sẽ thắng ai” ấy mới là kết luận cuối cùng. Chủ nghĩa Tư bản sẽ là kẻ chiến thắng. Nhưng gọi tên thế thôi, cái gọi là chủ nghĩa Tư bản chẳng qua là thế giới văn minh tự nhiên của loài người!“.  – 22 XHDS: Tuyên cáo về tập hợp vì nền dân chủ tại Hồng Kông và Việt Nam (DCCT).
- Video: PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT TỪ HỒNG KÔNG: Tâm tình của một khách du lịch Việt (SBTN).
- Quân đội Trung Quốc đồn trú tại Hong Kong (NV).
- Lê Phan: Câu chuyện Hồng Kông (NV).  – Thành phố này đang chết, quý vị biết không? This city is dying, you know? (Jack Sze).

Điều gì sẽ đến,nếu Việt nam nổ ra biểu tình?

THAIBINH-BIEUTINH2

Biểu tình ,xuống đường xảy ra ở Việt nam là một điều tất yếu nhưng để nói rằng Việt nam sẽ diễn ra một cuộc cách mạng theo phương pháp bất bạo động là một điều không tưởng.Nếu xét cả trong tiến trình lịch sử và trong các điều kiện xã hội hiện tại,Việt nam rất có khả năng đi theo vết xe đổ của”Mùa xuân Ả Rập”mà không một người yêu tự do,dân chủ nào mong muốn.
Trước hết phải thấy rằng Việt nam chưa quen và chưa chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc cách mạng theo đường lối này.Năm 1930-1931 dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Trung Kỳ của Đảng Cộng Sản Đông Dương,nông dân và công nhân Nghệ An,Hà Tĩnh đã tiến hành một cuộc đấu tranh chính trị với chính quyền thực dân Pháp bằng biểu tình và bãi công.Thế nhưng đây không phải là đấu tranh bất bạo động mà là biểu tình vũ trang tự vệ quy mô lớn với những đội tự vệ mang theo gậy gộc,giáo mác đi dọc theo hai bên đoàn biểu tình.Chính quyền thực dân Pháp đã phản ứng đáp trả mạnh mẽ. Lực lượng vũ trang đã vào cuộc, họ huy động cả máy bay ném bom vào đoàn biểu tình làm 217 người chết và 125 người bị thương. Bạo động bùng phát. Người biểu tình kéo về huyện lỵ, đập phá nhà lao, đốt phá các huyện đường, bao vây đồn lính khố xanh.
Kết quả cuộc biểu tình bị đàn áp trong biển máu, 217 nóc nhà bị đốt cháy, 30 người bị bắn chết. Nhiều cơ quan đầu não của Đảng Cộng Sản, các cơ sở trong dân bị phá vỡ, nhiều đảng viên, người biểu tình bị bắt giam hoặc hành quyết. Theo ước tính, có hàng trăm người bị bắt, bị kết án tù giam trong các nhà tù ở Nghệ An, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột, và Côn Đảo.
Phong trào Đồng Khởi 1960,quá trình đấu tranh chính trị của”đội quân tóc dài” và phong trào sinh viên ,học sinh dưới chính thể VNCH đều mang hình thức bạo động tiềm ẩn dưới sự giật dây của Đảng CSVN và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam.Chỉ duy nhất phong trào đấu tranh Phật Giáo miền Nam năm 1963 là mang ít nhiều dấu ấn bất bạo động nhưng các bằng chứng lịch sử được phanh phui gần đây cho thấy đó đều là sản phẩm của Cộng sản núp dưới danh nghĩa Phật Giáo.
Nói như vậy để thấy rằng bạo động đã ăn vào máu người Việt.Và các điều kiện xã hội ở Việt nam cho thấy đang chín muồi các yếu tố dẫn đến một cuộc biểu tình quy mô lớn mà kết quả sẽ bị dìm trong biển máu.
– Trước hết phải thấy rằng lực lượng đấu tranh dân chủ không phải là lực lượng khơi ngòi cho biểu tình.Chính các mâu thuẫn xã hội được tồn tại âm ỉ,dồn nén trong lòng xã hội mới là tác nhân chính.Nhưng chính quyền đã nhận thức sai khi đàn áp,bỏ tù lực lượng này hoặc đối phó bằng cách dùng “mật vụ,an ninh”cài cắm nhằm ly gián và làm chệch hướng cái gọi là”diễn biến hòa bình”.Thế nhưng họ quên rằng khi biểu tình xảy ra thì đây chính là lực lượng lãnh đạo và tiếng nói của họ có thể kiểm soát bạo động,duy trì luật pháp theo đúng chủ trương bất bạo động mà họ vẫn kêu gọi lâu nay.
– Không như tổ chức”Công đoàn Đoàn kết”ở Ba Lan hoặc tổ chức lãnh đạo sinh viên ở Hồng Kông ,lực lượng đấu tranh dân chủ ở Việt nam vừa yếu lại vừa thiếu có thể mất kiểm soát ngay ngày đầu tiên xảy ra biểu tình.Hơn nữa đối tượng tham gia biểu tình của Việt Nam chắc chắn không phải là sinh viên,học sinh những người có ý thức chấp hành kỷ luật cao mà là tầng lớp dân oan,những người lao động ở đô thị và tầng lớp công nhân tại các nhà máy,xí nghiệp.Những người này không được dạy khả năng kiềm chế và họ cũng không có lý do để kiềm chế.
– Mâu thuẫn xã hội giữa dân và lực lượng công an thi hành pháp luật đã bị đẩy lên cao trong những năm qua chủ yếu do việc ban hành những luật không được phép dùng,thi hành luật một cách bất công và tệ nạn coi thường luật pháp của những kẻ chấp chính.Khi biểu tình xảy ra đây sẽ là đối tượng trả thù của những kẻ quá khích và những kẻ chất chứa mối hận thù không được giải tỏa bằng luật pháp.Do đó việc tặng hoa cho lực lượng Công an sẽ chỉ có trên lý thuyết.Hơn nữa hiện tại trên các mạng xã hội các Facebooker đang ngày càng khoét sâu mối thù đó bằng các STT vạch trần sự vi phạm của lực lượng này đang diễn ra hàng ngày.Đây không phải là chủ trương của phong trào đấu tranh dân chủ nhưng cũng là sự việc nằm ngoài khả năng ngăn cản của họ.
– Vai trò của Phật Giáo ,yếu tố duy nhất có thể ngăn cản bạo động lại trở nên quá mờ nhạt khi Phật Giáo đang ở thời kỳ mạt pháp.Sự can thiệp quá lộ liễu của chính quyền vào tôn giáo này đã khiến người dân không còn tin tưởng vào chủ trương mà Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đề ra.
-Việt nam hoàn toàn không phải là một xã hội pháp trị trong đó quyền công dân được đảm bảo một cách tương đối như ở Hồng Kông.Khi người dân và cả chính quyền đều không tin luật pháp thì điều duy nhất họ có thể làm là sử dụng luật rừng.
– Chính quyền Việt Nam vốn có truyền thống sử dụng lực lượng côn đồ mạo danh dân chủ để quấy rối,vu cáo các cuộc biểu tình để tạo cớ đàn áp.Do đó với tâm lý của người Việt thì cho dù phương pháp bất bạo động là đúng đắn đến đâu cũng sẽ khó được tuân thủ trong thực tế,khi quá trình diễn ra dài ngày và dưới áp lực khắc nghiệt của thời tiết,khí hậu và vũ khí trấn áp của chính quyền.
Vấn đề đặt ra quan trọng không kém là khi biểu tình nổ ra chính quyền có dám bắn vào dân không?Lực lượng công an,côn đồ chỉ đủ sức trấn áp các cuộc biểu tình với quy mô nhỏ.Nhưng khi biểu tình đã lan ra toàn quốc họ phải điều động đến quân đội nhưng quân đội Việt nam từ nhân dân mà ra tất nhiên không có vị tướng nào muốn làm”tội danh thiên cổ” và chẳng có người lính nào đủ gan bắn vào chính đồng bào mình.Nhưng lực lượng “Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc”thì lại khác.Họ rất có thể sẽ được mở cửa biên giới tràn sang để làm cái việc mà 25 năm trước họ đã làm với chính đồng bào của họ.Và rất có thể cuộc biểu tình sẽ rẻ sang một bước ngoặc khác đẫm máu hơn.
Các yếu tố dẫn đến các cuộc biểu tình trong “Mùa xuân Ả Rập” rất giống với hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay.Đó là các cáo buộc tham nhũng chính phủ, các vi phạm nhân quyền và tình trạng đói nghèo ,bất công cùng cực. Các nước phương Tây cũng như giới quan sát tin rằng sau những mùa đông dài độc tài khắc nghiệt, một mùa xuân dân chủ, tự do sẽ bắt đầu tại những quốc gia Ả Rập này.
Nhưng với những bất ổn chính trị và xung đột đẫm máu trong thời gian qua tại Ai Cập, xem ra ‘Mùa xuân Ả Rập’ đã không nảy lộc, kết trái như mong đợi, dự đoán.
Sau một năm nắm quyền, ông Morsi -người đã thắng trong kỳ bầu cử tổng thống tự do đầu tiên ở Ai Cập vào mùa hè năm 2012.,không những không cải thiện được tình hình kinh tế tồi tệ của Ai Cập mà còn làm hạn hẹp quyền của người dân và tạo thêm nhiều chia rẽ sâu sắc trong xã hội.
Có nhiều yếu tố, nhiều đối tượng – trong đó có giới tướng lãnh hiện tại – đã đây đưa Ai Cập vào tình cảnh hiện nay, nhưng ít ai có thể phủ nhận một nguyên nhân quan trọng khiến ‘Mùa xuân Ả Rập’ tàn lụi .Đó là đất nước này đã không có được một chính phủ, một vị tổng thống thực sự dân chủ, tự do, cởi mở vào thời kỳ hậu Hosni Mubarak dù một tổng thống đã được bầu lên một cách dân chủ.
Thoát được chế độ độc tài, người dân Ai Cập lại rơi vào tay những người Hồi giáo có đường lối bảo thủ, với những luật lệ hà khắc – nếu không muốn nói là cực đoan.
Thế nhưng ít có người biết rằng việc chuyển đổi từ độc tài, toàn trị sang dân chủ, tự do tại các nước Đông Âu sau khi “Bức tường Berlin” sụp đổ nhìn bên ngoài có vẻ êm ái nhưng thực ra cũng phức tạp, hỗn loạn, nhiều xung đột. Để có được một xã hội ổn định, dân chủ như ngày hôm nay, Indonesia cũng đã phải trải qua nhiều biến động, thay đổi chính phủ liên miên thời hậu Suharto.
Những gì diễn ra tại Nam Phi cho thấy nếu biết hòa hợp, hòa giải, nếu giới lãnh đạo biết đặt quyền lợi đất nước, người dân lên trên quyền lợi, tính toán phe nhóm của mình, thì người dân và đất nước của họ không phải rơi vào xung đột, nội chiến sau các cuộc cách mạng. Nhờ vậy, tiến trình dân chủ của quốc gia này cũng diễn ra nhanh gọn. Miến Điện cũng cho thấy nếu thể chế độc tài tự cởi mở và hợp tác với các đảng phái đối lập để đưa đất nước mình tới dân chủ, họ sẽ có thể tiến tới dân chủ, tự do, phồn thịnh mà không phải trải qua cảnh hỗn loạn, xung đột, đổ máu.
Như vậy,với những yếu tố như đã phân tích ở trên,biểu tình,cách mạng ở Việt nam sẽ xảy ra là điều không tránh khỏi.Nhưng để nó diễn ra êm thấm,không đổ máu như Nam Phi,Myanma hay bạo lực như Ai cập ,Tunisia và Libya ..đó hoàn toàn là nhờ vào đầu óc của các nhà lãnh đạo hiện tại và tương lai của Việt nam sau này.Bài học thì có rất nhiều trên thế giới ,vấn đề là chúng ta có muốn học hay không mà thôi.
TÁC GIẢ DƯƠNG HOÀI LING

3029. Phỏng vấn TS Hà Sĩ Phu: Điểm sáng Hồng Kông và cục diện Dân chủ

Nhà báo Trần Quang Thành phỏng vấn TS Hà Sĩ Phu

LGT : Cả thế giới đang chăm chú theo rõi và ủng hộ cuộc biểu tình của sinh viên Hồng Kông. Vài chục nghìn người của một thành phố vài triệu dân biểu tình chống chủ trương của một nền độc tài đang thống lĩnh gần 1 tỷ rưỡi dân thì đúng là trứng chọi với đá. Nhưng ở đây “trứng” là điểm sáng để người ta đối chứng với núi đá là bóng đêm. Quả trứng nhỏ nhưng có sức mạnh của ánh sáng.

Trung Quốc vừa muốn Cộng sản hóa Hồng Kông lại rất cần duy trì trung tâm tài chính thương mại Tư bản số 1 thế giới này để thu lợi khổng lồ. Cho nên, vừa muốn bưng bít sự thật lại vừa cần mở cửa giao lưu để sống còn, đó là mâu thuẫn chí tử của thể chế Cộng sản.

Nhân cuộc biểu tình ở Hồng Kông, nghĩ về cục diên dân chủ ở Việt Nam, đó là chủ đề cuộc trao đổi giữa Tiến sĩ Hà Sĩ Phu và nhà báo Trần Quang Thành. Nội dung như sau. Mời quí vị theo dõi.

Audio PV Tiến sĩ Hà Sĩ Phu: 

Trần Quang Thành: Thưa TS Hà Sĩ Phu, tại Hồng Kông sinh viên đang có cuộc biểu tình rất rộng lớn và mạnh mẽ, không chỉ một hai ngày mà đã kéo đến tuần thứ hai biểu thị tinh thần kiên trì đấu tranh cho tự do dân chủ của Hồng Kông được phát triển, không bị chính quyền Bắc Kinh tước đoạt. Ông có ý kiến bình luận gì vê cuộc biểu tinh của sinh viên Hồng Kông không thưa ông?
Hà Sĩ Phu: Cuộc biểu tình rầm rộ của sinh viên Hồng Kông được cả thế giới chăm chú theo rõi và ủng hộ nên đã có nhiều bài bình luận, trong đó nhiều bài có giá trị, xin không lặp lại. Tôi chỉ bổ sung một ý kiến bình luận, hỏi rằng trong cuộc đọ sức giữa một Hồng Kông dân chủ nhỏ bé so với toàn Hoa lục Cộng sản vô cùng rộng lớn thì cuối cùng “Ai sợ ai, ai thắng ai, ai sẽ đào mồ chôn ai? “.
TQT : Vâng, xin ông cho lời bình luận về cuộc đối đầu tưởng như rất không cân sức này.
HSP: Vâng quả là không cân sức, khi chỉ một số người của một thành phố mấy triệu dân biểu tình chống chủ trương của một nền độc tài đang thống lĩnh gần 1 tỷ rưỡi người thì đúng là trứng chọi với đá. Nhưng ở đây “trứng” là điểm sáng để người ta đối chứng với “núi đá” là bóng đêm. Quả trứng nhỏ nhưng có sức mạnh của ánh sáng. Bóng đêm ắt phải sợ ánh sáng. Cộng sản đi theo một chủ thuyết ảo tưởng dẫn đến kết quả bi đát nhưng lại tuyên truyền là duy nhất khoa học, là dân chủ gấp triệu lần, là thiên đường hạnh phúc. E sợ nhân dân nhìn thấy một xã hội đối chứng để so sánh mà lật tẩy sự dối trá, nên mọi chế độ cộng sản đều phải bưng bít xã hội sau bức màn sắt. Nhưng bức màn sắt bưng bít cứ bị phá vỡ, chẳng những vì sức mạnh không gì cản nổi của kỷ nguyên thông tin mà còn vì chính chế độ CS rất cần phải mở cửa để cứu vãn sự ngưng trệ và đói kém của chế độ, không mở cửa thì không tồn tại được. Cho nên, vừa muốn bưng bít sự thật lại vừa cần mở cửa giao lưu để sống còn, đó là mâu thuẫn chí tử của thể chế CS. Trung Quốc vừa muốn áp đặt Cộng sản lên Hồng Kông nhưng lại rất cần duy trì trung tâm tài chính thương mại Tư bản số 1 thế giới này để thu lợi khổng lồ.
Hồng Kông, tô giới của Anh được trao về Trung Quốc với quy chế “một quốc gia 2 chế độ” chính là nơi mà mâu thuẫn ấy được hội tụ, tập trung ở đỉnh cao, nên sự đụng độ trực tiếp và ngoạn mục là điều dễ hiểu.
Trước mắt thì Hồng Kông là một điểm sáng nhỏ bé nhưng tương lai sẽ thuộc về điểm sáng đó, rồi đây toàn bộ Hoa lục khổng lồ phải tiến theo điểm sáng ấy thôi.
Ở Việt Nam năm 1975 sau khi thống nhất cũng đã có viễn kiến muốn giữ VN thành một quốc gia 2 chế độ: Cả nước thống nhất về quân sự và ngoại giao nhưng miền Nam hoặc riêng Sai gon vẫn độc lập về kinh tế, văn hóa, dân sự. Nếu viễn kiến đó được thực hiện thì đất nước đâu có đến nỗi khốn đốn và tanh bành như bây giờ? Nếu chế độ CS không quá sợ đối chứng Tư bản, biết hòa thuận ôm trong lòng mình một vùng tư bản thì trước mắt việc tự cứu đã tốt hơn nhiều. Song dù “tự cứu” gì thì về lâu dài một chế độ phản tiến hóa trước sau cũng bị đào thải, những đặc khu tư bản sẽ thúc đẩy sự cáo chung CS diễn ra nhanh hơn và êm đềm hơn. Chủ nghĩa CS tự hào mình (tức giai cấp Vô sản) là tương lai của nhân loại, mình là kẻ “đào mồ chôn” chủ nghĩa Tư Bản nhưng thực tế vị trí ấy bị đảo ngược, mà ngược đời là chế độ CS phải tự tìm đến chủ nghĩa Tư bản để cứu vãn nhưng cũng tức là tự tìm đến kẻ sẽ “đào mồ chôn” mình.
Trước mắt, chưa biết cuộc biểu tình ở Hồng Kông thắng lợi được đến đâu, chắc cũng không có thắng lợi gì to lớn lắm đâu, nhưng tương lai rồi “ai phải sợ ai, ai sẽ thắng ai” ấy mới là kết luận cuối cùng. Chủ nghĩa Tư bản sẽ là kẻ chiến thắng. Nhưng gọi tên thế thôi, cái gọi là chủ nghĩa Tư bản chẳng qua là thế giới văn minh tự nhiên của loài người!
TQT: Thưa TS Hà Sĩ Phu, trước đây ở cả 3 miền Nam Trung Bắc đều có những cuộc biểu tình  lớn của sinh viên đòi tự do, dân chủ. Nhưng nay hầu như các cuộc biểu tình lớn ấy vắng bóng, số cuộc biểu tình cũng như lực lượng biểu tình chỉ còn rất thưa thớt, ít ỏi. Ông hiểu sao về hiện tượng này?

HSP: Vâng, nước ta ngay thời Pháp thuộc, ta là dân nô lệ mà đám tang cụ Phan châu Trinh đông đến hai chục nghìn người. Trong lòng chế độ miền Nam trước đây cũng không thiếu những cuộc biểu tình lớn chống chế độ. Nhìn rộng ra thế giới thì càng rõ nữa, nhiều cuộc biểu tình hàng vạn người dẫn đến sự thay đổi chế độ.
Nước ta bây giờ mâu thuẫn xã hội rất nhiều, ý đảng với lòng dân khác biệt, bao nhiêu điều cần yêu cầu thay đổi mà khó khăn lắm mới có một cuộc biểu tình vài chục người, vài trăm người, đi suốt buổi quanh hồ Hoàn Kiếm chẳng thêm được người nào. Tại sao vậy?
Những chế độ dù độc tài tồi tệ nhất cũng thường còn chừa lại một mặt bằng dân chủ tối thiểu, một số quyền tối thiểu cho người dân để khi cần người dân có thể nói lên tiếng nói của mình, nguyện vọng của mình. Nhưng cộng sản là độc tài toàn trị, dù họ cứ nhân danh nhân dân, nói tất cả mọi quyền thuộc về nhân dân, nhưng thực tế thì nhân dân bị tước hết mọi vũ khí tinh thần và vật chất. Người biểu tình và gia đình bị đe dọa cả về vật chất lẫn tinh thần. Toàn bộ nhận thức, tâm tư tình cảm đều phải theo khuôn mẫu chuyên chính vô sản của đảng, người dân không dám bộc lộ chính kiến của mình. Nói riêng trong lĩnh vực học sinh-sinh viên thì sự giám sát trói buộc càng chặt chẽ hơn vì ĐCS thừa biết tuổi trẻ học đường chính là lực lượng trẻ ưu tú, nhạy cảm, là ngòi nổ của mọi cuộc đấu tranh.
Giới trẻ Hong Kong được thừa hưởng một tài sản dân chủ rất căn bản trong khi ở Việt Nam cái nền dân chủ mà những “thế hệ vàng” ngày trước bắt đầu được thừa hưởng, được giải phóng cá nhân, đã xuất hiện được những trí thức lớn, nhà yêu nước lớn, thì sau mấy chục năm cộng sản cai trị đã bị bào mòn và cày sới đến “mất gốc hoàn toàn” như ông Dương Trung Quốc đã công nhận. Mong có một cuộc biểu tình 1-2 nghìn người đã là khó khăn lắm. Vậy tình trạng đối với thế hệ trẻ tiến bộ VN bây giờ là khó khăn gắp nhiều lần, khi so sánh phong trào dân chủ Việt Nam so với tuổi trẻ Hồng Kông xin đừng quên điều đó.
TQT: Thưa TS Hà Sĩ Phu, qua cuộc biểu tình rầm rộ kéo dài gần 2 tuần qua của sinh viên Hồng Kông thì Phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ  nói chung và sinh viên nói riêng có thể rút ra điều gì để học tập, để thúc đẩy cuộc đấu tranh cho dân chủ tự do của đất nước mình?

HSP: Cuộc biểu tình rầm rộ ở Hồng Kông đã gây niềm xúc động lớn đối với giới trẻ và những người dân chủ Việt Nam, từ đó xem xét lại hoạt động của mình để rút ra những điều bổ ích.
Trước hết biểu tình ở Hồng Kông làm sáng tỏ sức mạnh tổng hợp của vai trò cá nhân, cùng với sức mạnh của tổ chức và giá trị của nền dân trí.
- Về cá nhân, ta khẳng định vai trò của người hùng Hoàng Chi Phong黃之鋒 (chi như trong câu Nhân chi sơ, không phải chí). Chàng sinh viên Hồng Kông 17 tuổi quả là tấm gương dân chủ trẻ hiếm có, có những năng lực đặc biệt thật sự, có những suy nghĩ và phát ngôn sắc sảo, làm được việc lớn thật đáng khâm phục, và ta ước ao có một Hoàng Chi Phong Việt Nam. Tuy vậy không nên nhìn sự việc bề ngoài đơn giản để có những so sánh và kết luận không thấu đáo, mà coi nhẹ sức mạnh của tổ chức và nền móng dân trí có sẵn. Trong điều kiện Việt Nam một Hoàng Chi Phong chưa chắc đã làm được như thế.
- Không vì khâm phục cá nhân mà coi nhẹ những bài học cổ điển về tổ chức đấu tranh và vận động quần chúng, đặc biệt là quan hệ giữa phần nổi và phần chìm của phong trào mà người Cộng sản đã từng là bậc thày. Đằng sau người hùng là cả một quá trình khổ công xây dựng mang đầy tính tổ chức và tính kế hoạch của rất nhiều người, đòi hỏi sự nghiêm túc và uy tín, không cho phép tính hoang toàng tự do. Thành công của Chi Phong và các đợt biểu tình ở Hồng Kông là được tọa hưởng trên một nền dân chủ và dân trí khá cao do nước Anh, một nước Tư bản tiên tiến, và thế giới Tư bản để lại. Nhờ đó khi tiếp xúc với thể chế cộng sản họ nhận ra ngay đâu là ánh sáng đâu là bóng tối, đâu là tự do đâu là nô lệ. Nhà trường Hồng Kông kêu gọi học sinh của mình phải ủng hộ không để những người biểu tình bị cô đơn, trong khi nhà trường và bộ giáo dục Việt Nam cấm học sinh của mình ủng hộ, nếu tham gia biểu tình sẽ bị đuổi học!
- Trong kịch bản dân chủ tổng thể cần nhiều năng lực khác nhau, Chi Phong có tố chất để thành một ngọn cờ, chứ không phải con người toàn năng, còn những việc khác lại cần người khác. Đã hết thời cho những nhân vật lãnh tụ toàn diện để phong thánh. Điểm nổ và thủ lĩnh sẽ ở lứa trẻ trung.
- Xét về nhiều mặt, tuổi trẻ VN hôm nay đã có nhiều người vượt trên Chi Phong về mặt này mặt khác, nhưng chưa ai chín muồi cho việc thành ngọn cờ để mọi người xúm vào ủng hộ, đứng đằng sau ủng hộ. Môi trường giả trá ở VN đã tạo ra tâm lý nghi ngờ, bởi lịch sử đã cho bài học nhãn tiền: tập hợp sau một ngọn cờ lạc hướng thì công lao đổ xuống sông xuống biển.
- Thủ lĩnh và tổ chức sẽ hoàn thiện dần trong tiến trình hoạt động của phong trào, theo kiểu nói vừa chạy vừa xếp hàng là có lý, không chờ có hàng ngũ chỉnh tề rồi mới chạy. Nhưng mặt khác, cái “bộ khung” trung kiên cho cuộc chạy thì buộc phải có trước và tin cậy được. Ví dụ có nhiều hàng thì xếp vào hàng nào, đang chạy mà trong nội bộ hàng ngũ, hoặc người dẫn đầu để định hướng nếu có vấn đề thì sao, điều đó cũng phải lường trước, không thể cứ thấy có nhiều người “chạy” là yên tâm chạy theo.
Cẩn trọng quá hoặc giản đơn quá đều không tốt.

- Xin thêm một lời bàn nữa, là khi sự thật đã được phơi bày mấy chục năm nay, như xã hội đã đứng trước một lão “vua cởi truồng” rồi thì các bậc thức giả nên làm gì, có cần tra từ điển, viện dẫn sách vở để tìm định nghĩa thế nào là cởi truồng để tranh luận với lão vua ấy, hoặc kiến nghị để lão vua cởi truồng ấy biết mặc quần áo tử tế vào cho đỡ chướng không? Tôi vốn ghét quan điểm cao đạo coi chính trị, kể cả chính trị chính nghĩa, đều là trò bẩn thỉu nên trí thức phải tránh xa! Nhưng quả thực cũng phải công nhận với nhau rằng chính trị, kể cả chính trị tốt đẹp cũng là cuộc vật lộn rất trần tục. “Binh bất yếm trá” là việc binh không ngại trá hình thì chính trị còn tệ hại hơn, chính trị không phải là tháp ngà sang trọng cho Hàn lâm và Đạo đức. Ta không thể giống kẻ lưu manh vô học nhưng cũng đừng trí thức quá và sang trọng quá với chính trị!
- Cuối cùng xin đừng hy vọng nhiều quá vào thảnh công của dân chủ ở Hồng Kông. Chúng ta được khích lệ bởi Hoàng Chi Phong và biểu tình ở Hồng Kông là rất đúng, vì chuyện đảng cử dân bầu là trò hề ai cũng biết mà bấy lâu ta cứ phải cúi đầu chấp nhận, nay Hong Kong huy động được quần chúng để phản đối quyết liệt thì khâm phục như một tấm gương là rất đúng. Nhưng cũng đừng đặt hy vọng quá nhiều. Làm được như vậy là do những ưu điểm và thuận lợi, bên cạnh nhân vật xuất chúng và phương pháp chính xác là cả một nền dân trí do Tư bản Anh để lại, trong đó dân trí rất quan trọng, đồng thời được cả thế giới ủng hộ, mà Bắc kinh cũng khó đàn áp mạnh vì phải giữ uy tín và an toàn cho một vùng kinh tế đặc biệt. Với chừng ấy ưu điểm và thuận lợi, nhưng kết quả đạt được chắc cũng ở mức trung bình. Bắc Kinh không thể đàn áp như Thiên An môn, nhưng Hong Kong cũng chưa thể đạt những kết quả mà cuộc biểu tình đã đề ra. Trung quốc chắc chắn không chấp nhận lãnh đạo Hồng Kông lại là một người của Dân chủ – Tự do, để rồi ảnh hưởng sẽ lan ra nhiều vùng khác và khắp Hoa lục.
Trong khi ở Việt Nam chúng ta, mặc dù có những cá nhân không thua kém gì Hoàng Chi Phong, nhưng không có được những thuận lợi đặc biệt như Hông Kong, thì kết quả còn nhiều thua kém là điều dễ hiểu. Được gây cảm hứng bởi Hông Kông, học tập Hồng Kông, nói gương Hông Kông…nhưng cũng không nên thần thánh hóa, biết chỗ còn yếu của mình nhưng không tự ti.
Tương lai thuộc về Dân chủ nhưng cứ phải tiếp tục kiên trì, và… kiên trì!
TQT: Xin cảm ơn TS Hà Sĩ Phu

4/10/2014

Identity và khái niệm “Tôi là ai?”



Đây là một khái niệm rất xa lạ với người Á Châu, nhưng là một khái niệm vô cùng quan trọng đối với người phương Tây. Chữ Identity được dịch ra tiếng Việt là “bản sắc”. Đây là một từ dịch không hẳn là sai, nhưng chỉ mới nói hết chừng 30% ý nghĩa thực sự của chữ Identity.
Có thể nói tóm tắt chữ Identity là một tiến trình hay kết quả của một tiến trình nhận thức để xác định “Tôi là ai?” trong cái thế giới này, về mặt cá nhân. Còn về mặt tập thể thì Identity của một tập thể đó là “Chúng tôi là ai?”.
Khi chưa xác định tôi là ai, chúng tôi là ai, thì cá nhân hay tập thể đó chưa có thể quyết định được vị trí và tương lai của mình trong xã hội, trong cái thế giới nhân sinh này. Và từ đó không thể có những quyết định hay hành động đúng đắn cho sự tồn tại lẫn tương lai của cá nhân hay tập thể đó.
Tôi xin lấy một vài ví dụ: Nước Anh khám phá ra nhiều vùng đất mới và gọi đó là thuộc địa của họ. Khởi đầu các viên chức của nước Anh cai trị các thuộc địa như Australia, Hoa Kỳ, Canada, New Zealand và tuân phục thiên triều Anh Quốc. Tuy nhiên ngoài ý muốn của Anh Quốc, các thuộc địa này sau đó đều tuyên bố độc lập và thành lập những quốc gia mới. Hoa kỳ đã đánh thắng Anh Quốc để trở thành một quốc gia độc lập.
Nếu xét theo quan điểm của Trung Quốc và Việt Nam, đó không thể gọi bằng một danh từ nào khác là PHẢN QUỐC. Tuy nhiên đối với những người Anh tiên phong rời khỏi nước Anh đi xây dựng thuộc địa, vì nhiều yếu tố khác nhau, họ đã nhận thức được rằng họ là những người đã có một nhận thức rất khác biệt với nhận thức của những người Anh đang sống tại Anh quốc. Những người đó đã thấy được một vấn đề: Chúng tôi là người Anh nhưng đồng thời cũng rất khác những người Anh ở mẫu quốc. Chúng tôi coi trọng những giá trị khác biệt và vì thế chúng tôi có quyền được thành lập một đất nước mới để theo đuổi và phụng sự những giá trị mới của chúng tôi.
Khi người Việt Nam gọi cuộc biểu tình ở Hong Kong là một cuộc biểu tình phản quốc, tôi lại thấy rằng người Hong Kong dường như đang tự trả lời câu hỏi “Chúng tôi là ai?” Và cũng như những người Singapore gốc Hoa tự hào nói rằng “Chúng tôi là người Singapore”, người Hong Kong cảm thấy rằng họ đã và đang phụng sự những giá trị, lý tưởng hoàn toàn khác người Hoa đại lục- Hong Kong là của người Hong Kong. Đó chính là vấn đề cực kỳ quan trọng –
Anh phải trả lời được câu hỏi “Tôi là ai?” trước khi biết mình thuộc về nơi nào và phải làm gì !
TÁC GIẢ LS LE DUC MINH

Những kỷ lục đáng xấu hổ

TAMTHAN-TIEN

Năm 2014 có thể là một cột mốc đen tối trong lịch sử ngành tư pháp Việt Nam khi chỉ từ đầu năm đến giờ liên tục có những kỷ lục đáng xấu hổ được lập.
Bắt đầu từ tấm ảnh lịch sử ở tòa án huyện Bắc Bình sáng 14/1 khi HĐXX lôi bị cáo nằm xệp ra giữa tòa để xét xử, và mới nhất là vụ hối lộ giữa công đường bị phóng viên báo Lao động bắt quả tang vừa qua.
Trong vụ hối lộ, bà thẩm phán Lê Thị Thu của TAND huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) nói với người đưa tiền chạy án: “Vì anh là người nhà của cô Niên (Kiểm sát viên VKSND huyện Triệu Sơn-NV), là người trong ngành, trong cơ quan nên bọn em mới giúp, vì tình cảm bọn em mới làm, còn là dân thì… bọn em sẽ làm theo quy định của pháp luật”.
Tôi không dám tin vào mắt mình. Chẳng lẽ:
Vì là dân nên cảnh sát giao thông có quyền khám ví anh chị ngay giữa đường.
Vì là dân, nên các anh chị hay sơ ý bị dùi cui đập vào đầu.
Vì là dân, nên các anh chị hay tình cờ bị chết trong đồn công an.
Vì là dân, nên các anh được điều tra viên dùng nước đá nhồi vào bộ phận sinh dục.
Vì là dân, nên ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang học được phép phân thân, đồng thời có mặt ở hai nơi để vừa giết một phụ nữ lại vừa múc cà muối chua bán cho hàng xóm.
Vì là dân, nên cô nhân viên Cục thi hành án dân sự tỉnh Bình Phước trả lời một người dân muốn biết tên của cô rằng” Cô là dân mà sao dám hỏi tôi câu đó”.
Vì là dân nên khi được minh oan trong một vụ án kéo dài 17 năm, ngay cả gia đình ông Nguyễn Hồng Cầu ở Hải Phòng cũng phải chui rào mới vào được vào “phòng xin lỗi”. Người dân đi chứng kiến thì bị chặn lại ngoài cổng, còn loa phóng thanh bỗng dưng câm lặng.
….
Nguyên do tại các anh các chị cả. Ai bảo các anh các chị là dân?
Vậy nếu không là dân? Là quan hay con quan chẳng hạn?
Thì sẽ múa kiếm giữa sân bay, bắt tài xế taxi vượt đèn đỏ mà anh ta không chịu thì tẩn ảnh đến thành thương rồi kêu vợ mang súng tới “bắn chết mẹ nó đi”, gọi hai chục kẻ mang dao búa đến đánh đến chết một người chỉ vì anh ta không muốn ở lại nhậu tiếp như trong vụ án cuối năm ngoái ở Sóc Trăng, hay móc súng đòi bắn vào đầu một người dân vì cãi nhau khi va quẹt xe trên đường.
Hay sẽ lao động đến thối cả móng tay để xây dựng tòa biệt thự nguy nga? Sẽ giơ đũa thần lên để con đường “cong mềm mại” ? Sẽ biến những Vinashin, Vinalines… đồng loạt thành Vina-xong?
Sự “buột miệng” (buột miệng thì người ta nói thật) của những nhân viên cầm cân nảy mực nói trên cho thấy tâm lý đặc quyền đã không còn là hiện tượng. Nó đã ăn sâu vào cốt tủy, được xem là đương nhiên, là mục đích hướng tới, là phần thưởng tất yếu khi thăng tiến, cũng là động lực mãnh liệt để phấn đấu.
Như tinh thần châm biếm trong truyện ngắn “Trại súc vật” của nhà văn Anh George Orwell “Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng có những con vật bình đẳng hơn các con vật khác”.
Chỉ mới cách đây 5 tháng, cũng như bà thẩm phán Lê Thị Thu của Thanh Hóa nói trên, một nhân vật khác cũng đã đi vào lịch sử ngành tư pháp là ông Lương Quang, chánh án TAND TP Tuy Hòa- Phú Yên với vài câu nói bất hủ, trong đó có câu:” “trong cuộc sống có những việc biết lẽ ra như thế này nhưng người ta không làm như thế mà làm khác một chút để bảo đảm mối quan hệ cho tốt” (đặt trong bối cảnh xử nhẹ vụ năm công an dùng nhục hình với nghi can).
Sự tha hóa quyền lực từ rộng rãi và ở mọi cấp này thật đáng sợ. Nó bộc lộ một nền tảng ruỗng nát.
Cách đây gần 70 năm, tác giả ký tên Chiến Thắng đã viết trên báo Cứu Quốc như thế này:
” Thứ nhất dân ghét các ông chủ tịch, các ông uỷ viên vì cái tật ngông nghênh cậy thế cậy quyền. Những ông này không hiểu nhiệm vụ và chính sách của Việt Minh, nên khi nắm được chút quyền trong tay vẫn hay lạm dụng, có được mấy khẩu súng lục trong túi lúc nào cũng lǎm le muốn bắn, đeo chiếc kiếm bên mình lúc nào cũng chỉ chực muốn chặt người ta (…)Thậm chí có ông tư pháp khi xử kiện bắt tội nhân quỳ trước thềm đánh đập, chửi mắng tội nhân, hách dịch đúng như những “ông quan”, “ông thanh tra” dưới thời Pháp thuộc, Nhật thuộc!” (số 65, ngày 12/10/1945).
70 năm đã qua từ bài báo trên. Đã rất lâu chúng ta không còn sống trong thời “Pháp thuộc”, “Nhật thuộc”. Ấy vậy mà những sự việc chưa từng có, được người trong ngành ví như cái tát vào công lý, đang liên tiếp xảy ra. Càng ngày càng trơ trẽn, công nhiên và gia tăng mức độ.
Chỉ còn biết thốt lên: thật đáng sợ!
**Chiến Thắng là một trong bút danh của Hồ Chí Minh.
THEO FB HOANG XUAN

Binh pháp quan trường - Kế thứ ba: “Bắt quàng làm họ”

 
(GDVN) - “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, có họ, hay được thu nhận vào dòng họ dưới bất kỳ lý do gì đương nhiên là rất tốt, tuy vậy “hậu duệ” vẫn là "đỉnh" nhất. 


Để có thể nhận họ, nhận hàng, đôi khi chỉ là “bắt quàng làm họ”  thì phải quan tâm đến nguồn cội, xem cụ tổ sinh cơ lập nghiệp ở địa phương từ bao giờ, gốc gác từ đâu tới, lại cũng cần để ý xem “vai vế” của người định “bắt quàng” như thế nào, ngộ nhỡ nhận lầm thì uổng phí tâm huyết, thậm chí còn tiền mất tật mang.
Hiện có không ít người thành đạt mang họ “Sâu”,  họ này từ chỗ chỉ có một ông tổ là “Con Sâu” sinh cơ lập nghiệp ở xóm “Nồi canh” (con sâu làm rầu nồi canh) đến nay đã phát triển vượt bậc trở thành bầy sâu, con cháu chút chít, chịt chịt… của dòng họ này bây giờ khắp hang cùng ngõ hẻm đâu đâu cũng có . Họ “Sâu” phát triển khủng khiếp như vậy là do thời tiết thuận lợi, khí hậu tốt tươi với lại thức ăn thì sẵn vô kể, ăn bao nhiêu đời cũng không hết.
Để có thể “Bắt quàng làm họ” với họ “Sâu” trước hết phải xác định mình thuộc dòng “sâu” nào, thuộc nhánh “rau” nào, (chả là “rau nào sâu nấy” mà). Theo phân loại của các nhà “lông nghiệp” (nói ngọng) quốc tế, có hai dòng sâu nổi tiếng là “Sâu nổi” và “Sâu chìm’. “Sâu nổi” gồm nhiều loại như sâu róm, sâu đo, sâu cắn lá,…, “sâu chìm” thì đặc trưng là “sâu đục thân”, “sâu khoét quả”…
Trước khi lý giải về diệu kế “bắt quàng làm họ”, có lẽ  cần phải lan man một chút về lĩnh vực Côn trùng học để mà hiểu tập tính của sâu, sau đó kết hợp với kiến thức “Phỏng sinh học” mới có thể hữu ích cho người.
Muốn có kiến thức uyên bác về “sâu” thì nên tu luyện tại Học viện Nông nghiệp, vì ở đây có  ngành “Côn trùng học” rất nổi tiếng. Tuy nhiên từ trung tâm Thủ đô Hà Nội, vượt qua chặng đường chừng hơn chục cây số đến Học viện không phải là chuyện đơn giản bởi phải là cao thủ trong lĩnh vực “chui, bò, quỳ”. Nói thế có người giật mình tưởng tiêu cực, thật ra là từ Bờ Hồ Hoàn Kiếm - nơi được mặc định là trung tâm thành phố, phải đi qua ba địa danh có tên khá ngộ nghĩnh là “Cầu Chui”, “Cây đa nhà Bò” và “Trâu Quỳ” mới tới được Học viện.
Học viện này nổi tiếng đến nỗi kỷ niệm 40 năm thành lập, trò cũ từ mọi miền tổ quốc tụ hội về làm tắc đoạn đường dài gần chục cây số từ Trâu Quỳ đến Cầu Chui, nghe nói trong số cựu sinh viên của Học viện có hơn ba mươi người là chủ tịch hoặc bí thư cấp tỉnh.
Dòng “Sâu nổi” dù có xanh, đỏ, tím, vàng thì trông cũng gớm ghiếc, người lớn trẻ con nom thấy là chết khiếp, loại này dù có chui vào nách lá thì vẫn lồ lộ trước mắt, bị thuốc trừ sâu phun vào là rụng hàng loạt, không nên “bắt họ” làm gì.
Dòng “Sâu chìm” có nhiều loại, đa số đều quý hiếm như “sâu chít” được mệnh danh là “đông trùng hạ thảo” của Việt Nam, giá một ki lô gam lên đến hàng triệu. Loại sâu chìm thứ hai là “đuông dừa”, tuy là loại vật có hại, vì cây dừa nào bị chúng đục khoét thân đều khó mà phát triển, nhưng đuông dừa là nguồn nguyên liệu để chế biến nên nhiều món ăn thơm béo, ngon miệng. Loại thứ ba là “sâu dâu”, sâu dâu hay “nhậy sâu” là ấu trùng của một loại xén tóc sống và lớn dần trong thân cây dâu tằm. Sâu dâu nướng qua cho vào rượu trắng ngâm trong nhiều ngày, uống vào có thể chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mỏi mệt, rất thích hợp với người cao tuổi. [1]
Thống kê sơ qua để thấy, các loại sâu chìm thường là  hiếm,  rất khó tìm vì nằm kín trong thân cây. Muốn moi móc được loại sâu này có khi phải chặt cành, thậm chí phải chặt cả gốc nên nhiều người tiếc rẻ không muốn đụng đến. Ba loại “sâu chìm” kể trên còn cho thấy một đặc điểm là phân bổ rộng khắp ba miền, sâu chít ở có nhiều ở miền núi phía bắc như Hà Giang, Lào Cai, Quảng Ninh…, sâu dâu ở đồng bằng, trung du, đuông dừa ở miền sông nước Cửu Long.
Giống như loài mọt ăn gỗ, các loại sâu chìm đều có hàm răng chắc khỏe để cắn, để đục, để khoét không chỉ thân cây mà còn sắt thép, bê tông, xăng dầu…, ngược lại phần thân sâu chìm thì béo múp, trắng nõn hoặc trắng ngà, chẳng có con sâu đục thân nào lại lắm lông, đen đủi, thô ráp cả.
Bọn “Sâu chìm” suốt đời sống trong bóng tối nên  phản xạ rất kém với ánh sáng, bất kể là ánh đèn, ánh trăng hay ánh sáng ban ngày. Cuộc đời của chúng chỉ là đục khoét nuôi béo bản thân, rồi sinh con đẻ cái bất kể cái cây mà chúng khoét đang tàn lụi từng giờ. Khi cây chết thì chúng hóa bướm, bay vù một cái là sang cây khác, có khi cách cây cũ hàng vạn cây số.
Rượu sâu chít được cho là một loại rượu bổ dương
Nếu may mắn trời sinh ra thuộc dòng “Sâu chìm” là bước đi trên con đường cái quan rộng rãi thênh thang, tiền đồ rộng mở. Còn nếu không thuộc họ “Sâu” nhưng bắt quàng làm họ được với các bậc cao niên dòng “Sâu chìm” thì cũng thật là may mắn, nhưng mà cũng không ít chông gai, cạm bẫy.
Chen chân vào dòng họ ấy, thận trọng không bao giờ thừa, đừng như ông Hiệu trưởng trường Dầu Khí bên Trung Hoa  bị dọa chặt bàn tay vì trót mon men đến gần vị họ Chu vừa thất sủng!
Số là khi còn tại vị, ông Chu Vĩnh Khang được rất nhiều người, cơ quan, trường học lưu giữ hình ảnh trong các  phòng lưu niệm, trên tường, trên các kỷ vật. Có được bức ảnh chụp với ông Chu là vinh hạnh lớn, được bắt tay ông Chu chụp ảnh thì nhớ suốt đời, bức ảnh phải được đóng khung sơn son thếp vàng treo ở giữa nhà. Khi ông “hạ cánh” (không an toàn) công dân nước đó đã phải thốt lên  trên mạng Weibo:  "Có lẽ Đại học Dầu khí phải trải nhựa lại con đường ông Chu đã bước đi, xóa sổ phòng họp lớn ông ấy từng ngồi, đập bỏ nhà vệ sinh ông ấy từng sử dụng và chặt bàn tay ông hiệu trưởng mà ông ấy từng bắt". [2]
Có một cách “bắt họ” vừa văn minh, sang trọng lại vui vẻ cả mấy gia tộc là “thông gia”, khi mà “gia”  đã “thông” với nhau thì bốn họ mới có chung một vài hậu duệ, lúc này không còn gì trở ngại để hai bên cùng hùn vốn cấp “lương khô” và ô dù che mưa, che nắng cho các hậu duệ ngay từ lúc chập chững những bước đầu tiên trên con đường  nhớn, dài tít mù tắp mà dân quen gọi là “đường cái quan”.
Có điều không hiểu sao ngôn ngữ bà con phía Nam lại gọi là “sui gia” chứ không phải “thông gia”, người Bắc kỹ tính nói từ “sui” nghe có vẻ sui xẻo không hay.
Tình cờ người viết  được một vị trưởng  họ kể chuyện “sui gia” khiến cho ông  xấu hổ mất mấy năm trời. Đó là ông em họ cấp thành phố cưới con gái, sui gia là một vị ve áo thêu cành tùng, cả họ ở quê chỉ có bác trưởng được mời ra dự. Mấy hôm sau ông em họ về quê làm cỗ mời họ hàng, làng nước, ông trưởng thấy nở mặt nở mày với các họ khác trong làng và bà con lối xóm vì trên mỗi mâm cỗ thịnh soạn còn có một chai rượu nhãn mác chữ tây, giống như loại hôm trước ông  được thưởng thức ở tiệc cưới thành phố.
Khi thay mặt “chú nó” mời mọi người nâng chén, ông mới biết đó là đặc sản nhà quê mà thằng cháu nấu vội. Hóa ra ông em đã thu vỏ chai rỗng ở bữa tiệc thành phố đem về nhờ cháu đóng hộ “cuốc lủi” cho đậm đà bản sắc quê hương!
Nếu không có họ bảy tám đời để “bắt quàng”, không thể với cao làm “sui gia” thì vẫn còn rất nhiều cách như  nhận làm em nuôi, con nuôi, đồng hương, đồng khói, rồi còn đồng niên, đồng ngũ, đồng môn, đồng xèng, đồng nát… Trong các loại “đồng” ấy có một loại “đồng” tỏ ra khá hữu hiệu khi bắt quàng là “đồng sàng”, nhưng  nếu mắc bệnh “chân tay miệng” hay là nách phải luôn dùng “lăn khử mùi” hay là thuộc loại “đoản cước” (chân ngắn) thì đừng mơ  có thể làm loại “đồng” này, trừ phi đã là cao thủ thượng thừa trong việc vận dụng kế sách thứ hai (Tân tạo nhân diện).
Dẫu sao “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, có họ, hay  được thu nhận vào dòng họ dưới bất kỳ lý do gì đương nhiên là rất tốt, tuy vậy  “hậu duệ” vẫn là “đỉnh” nhất,  vị trí “hậu duệ” chắc chắn là hơn ba cái thằng “ệ” khác trên đời, bất kể là “quan hệ”, “tiền tệ” hay “trí tuệ”.
Có điều, dù có là đệ nhất trong “tứ ệ” thì cũng không được quên loại  “ệ”  đặc biệt, loại này còn hơn cả “hậu duệ”, ấy là “ngoại lệ”. Sở dĩ nói nó là “ệ” đặc biệt vì có khi bốn “ệ” kia chỉ đóng vai trò chân ghế mà  “ệ ngoại lệ” chễm chệ, điều này tuy không phổ cập nhưng không phải chưa từng xảy ra. Dẫn chứng điều này thì vô khối nhưng mà thôi, ai thích cứ việc đi mà tìm chứ “nhà em” còn bận.
Đến đây thì hẳn ai cũng biết khái niệm “tứ ệ” đã trở thành xưa như trái đất, thế hệ “ệ @” phải là “ngũ ệ”  và đương nhiên “hậu duệ” chỉ đứng hàng thứ hai. Nhưng dù có là “Võ lâm ngũ ệ” thì cũng không được quên  “ệ” thứ sáu  là “phòng vệ”. “Quân tử phòng thân, ệ nhân phòng bị gậy” vốn là nguyên tắc sống được truyền lại từ đời cụ tổ “Con Sâu”.
Phòng vệ có ba cấp, phòng vệ từ xa, phòng vệ vòng trong và phòng vệ tiếp cận. Hai vòng phòng vệ đầu vẫn phải tuyển chọn họ hàng nhà “ệ” là “(đ)ệ tử” và “(v)ệ sĩ” còn vòng cuối cùng, khi các loại “ệ sĩ tử” đã bị vô hiệu hóa thì phải dùng đến vũ khí chống tiếp cận đặc biệt.
Bất kể là “ệ” nào trong  “Ngũ ệ”, làm gì, ở đâu cũng đừng quên “lương khô” giắt cạp quần, bẻ vụn cục “lương khô” ấy ra vứt cho mấy “ệ tử” đang “đói” tất sai gì cũng được. Nói dại nếu chẳng may thời tiết thay đổi, cảm thấy sắp hắt hơi sổ mũi, có cục lương khô mới coóng, xanh xanh cứng cứng lận lưng, cho dù có  phải nằm viện điều dưỡng dài ngày thì cũng vẫn có thể chọn phòng “tự nguyện”, vẫn là thượng đế. Với cục lương khô này mua vé chui, mua thẻ xanh, mua “cánh cửa” dễ như húp… sữa.
Có điều cái gì quá cũng là không tốt, lương khô giắt cạp quần nhiều quá có khi làm xệ quần hở mông, khi thiên hạ đã nhìn thấy, lúc đó dù không muốn cũng vẫn bị đưa vào viện tâm thần, thế gọi là ngu, đại ngu./.
Tài liệu tham khảo:
[1] http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/sau-cua-cay-dau-cung-la-thuoc-2263551.html
[2] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/08/140813_china_zhou_youngkang

Cho tôi xin một vé… đi thu tiền điện

(Tin tức thời sự) - “Không có chuyện 67.000 người chuyên đi thu tiền điện mà công tác thu tiền điện chỉ là một phần nhỏ trong các công việc của 67.000 cán bộ..."

a
Năng suất lao động của nhân viên ngành điện Việt Nam chỉ bằng 50% Malaysia.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có một tác phẩm khá nổi tiếng: “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”. Tuy nhiên mấy ngày gần đây, sau khi có thông tin EVN có đến 67.000 người đi thu tiền điện, nhiều người hâm mộ nhà văn đã xin phép ông đổi tên tác phẩm thành “Cho tôi xin một vé đi thu tiền điện”.
Mặc dù EVN đã có công văn đính chính phát biểu của chính ông Phạm Lê Thanh- Tổng giám đốc EVN về việc ở tập đoàn này có 67.000 người chỉ có chuyên môn, nghiệp vụ là “đi thu tiền điện” nhưng vấn đề này vẫn đang được tranh luận khá sôi nổi trên các diễn đàn, mạng xã hội.
Số là, ngày 2-10, trong buổi làm việc của Thủ tướng tại Bộ Công thương, ông Tổng Giám đốc EVN đã công bố một con số giật mình: Hiện tập đoàn này đang có số lao động khá lớn, lên tới trên 100.000 người, nhưng năng suất lao động chỉ bằng một nửa so với Malaysia. Đặc biệt, tập đoàn này có đến 67.000 người chỉ có chuyên môn, nghiệp vụ là “đi thu tiền điện”.
Ngay sau đó, ngày 3-10, EVN ngay lập tức gửi công văn đi đính chính lời phát biểu trong báo cáo của lãnh đạo tập đoàn, công văn cho biết: “không có chuyện 67.000 người chuyên đi thu tiền điện mà công tác thu tiền điện chỉ là một phần nhỏ trong các công việc của 67.000 cán bộ, kỹ sư, công nhân viên tại các Tổng công ty Điện lực”.
Thế là đã rõ, ở đây chỉ có chuyện là “hiểu nhầm” giữa người nhà với nhau mà thôi, 67.000 cán bộ kia còn có nhiều việc khác nữa chứ không chỉ có mỗi nhiệm vụ “ăn rồi đi thu tiền điện”.
Mà thế mới phải chứ. Bởi việc thu tiền điện không phải là việc làm quanh năm suốt tháng. Một năm chỉ có 12 kỳ các hộ gia đình phải đóng tiền điện thôi, thường trong 1-2 ngày là xong, không có nhẽ EVN trả lương cho một đống người  chỉ làm việc 1-2 ngày/tháng?
Trong khi đó, lương ở EVN không hề thấp, các báo cho biết: “Một kết quả kiểm toán gần đây của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, thu nhập bình quân ở công ty mẹ - EVN trong nhiều năm liền ở mức gần 14 triệu đồng/người/tháng; thu nhập bình quân khối truyền tải điện là  gần 11 triệu đồng/người/tháng”.
Mới đây nhất, theo báo cáo của Bộ Công Thương, tiền lương của lãnh đạo EVN lên tới 61,32 triệu đồng/tháng đối với chức danh Chủ tịch và 53,4 triệu/tháng đối với Tổng giám đốc.
Đọc xong số lương bình quân 11 triệu đồng/người/tháng với thông tin ban đầu Tổng Giám đốc EVN đưa ra về chuyện 67.000 người chuyên đi thu tiền điện, ai mà chả có một ước mơ là mình có một vé đi thu tiền điện cho EVN?
Cứ cho là ông Tổng Giám đốc báo cáo nhầm về chuyện 67.000 người này đi, nhưng chuyện ông cho biết năng suất lao động của của tập đoàn có 100.000 người này chỉ bằng một nửa so với Malaysia cũng đã đủ khiến dân chúng tôi phát ngốt cả người.
Năng suất lao động thì chỉ bằng 1 nửa nước người ta, mà lương lại cao chót vót như mức lương trả cho các bác sĩ, kỹ sư như vậy, thì xin hỏi cái lý nó nằm ở chỗ nào?
Chính Thủ tướng cũng cảm nhận thấy sự bất hợp lý trong nhân sự ngành điện nên đã chỉ đạo: “Đối với EVN, nếu thiếu thiết bị phải đi mua, giảm số người phục vụ, đi làm việc khác”.
Ngành điện không thể nại cái cớ: thiếu thiết bị nên phải ôm nhiều người, trong khi lương bình quân ngành điện thì cao thuộc hàng top trong xã hội. Tại sao biết là thiếu thiết bị mà lãnh đạo ngành điện không có phương án tài chính cho việc này mà vẫn có tiền để trả lương cho nhân viên cao đến như thế? Trách nhiệm và lương tâm các vị ở đâu?
Có người đã phát biểu trên mạng xã hội: “Có tình trạng này vì ngành điện độc quyền, mỗi năm lại trình một phương án tăng giá điện mới mà người dân thì không có quyền phản đối. Tại sao lương nhân viên ngành điện cao như thế trong khi đời sống mặt bằng người dân còn nhiều khó khăn? Chúng tôi không thể còng lưng để gánh các ông độc quyền mãi được”.  
Dào ôi, các ông các bà không gánh thì ai gánh cho đây? Đời phải có người sướng người khổ nó mới đa dạng phong phú chứ. Than trách làm gì.
Làm việc thì kém hiệu quả, năng suất lao động thấp, lương thì cao chót vót, có lẽ do “khéo đường tu” nên kiếp này các bác ấy được là lãnh đạo và nhân viên ngành điện. Ai kêu ca thì chịu khó xếp hàng đợi kiếp sau đi. Các cụ nhà ta chả có câu “giày dép còn có số” đấy là gì?   
  • Mi An

    Không tốt, không xấu


    Hoa Kỳ tháo bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với VN gây cho người Việt nhiều cảm xúc trái ngược. Có người mừng, có người chưỡi rủa thậm tệ. Tôi thì chẳng mừng mà cũng chẳng thèm chửi rủa. Hoa kỳ bao giờ cũng vậy. Bao giờ cũng là những chính sách ngoại giao thực dụng nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của Hoa kỳ ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
    Không ít trường hợp những chính sách của Hoa kỳ đi ngược lại với lý tưởng dân chủ tự do, khi Hoa kỳ ủng hộ các chế độ độc tài ở Trung Đông, ở Á châu để duy trì sự ổn định và bảo vệ quyền lợi của họ. Các đời tổng thống Hoa Kỳ trước đây từng ủng hộ các chế độ độc tài ở Ai cập, Lybia, Iraq, Iran…với lý luận rằng dù sao những chế độ này còn tốt hơn là để những quốc gia này rơi vào tay bọn cực đoan Hồi Giáo. Tuy thế cuối cùng họ đã buông tay để các chế độ độc tài này sụp đổ và các thế lực cực đoan Hồi giáo có điều kiện nổi dậy gây sóng gió khủng bố toàn cầu.
    Do đó điều quan trọng là Việt Nam cần phải biết vị trí của mình ở đâu trong bối cảnh tranh chấp chính trị khu vực lẫn toàn cầu, và làm những gì mình có thể làm được để không bị mắc kẹt trong cái thế tranh chấp giữa Hoa kỳ và các nước khác như Nga, hay Trung Quốc.
    Cũng như tình hình tại Ukraine hiện tại. Nếu Ukraine học được bài học của VN và hiểu được Hoa kỳ lẫn phương Tây, thì họ nên từ bỏ tham vọng gia nhập Liên minh Châu Âu và NATO, để quốc gia họ trở thành một vùng trung lập giữa Nga và NATO, tận dụng mối bang giao tốt đẹp của cả Nga và NATO để phát triển đất nước, tránh việc bị biến thành những con tốt trong chiến tranh do xung đột giữa các siêu cường.
    THEO LS LE DUC MINH
     

    3030. DÂN CHỦ LÀ ĐIỀU BẤT KHẢ DIỆT VÀ BẤT KHẢ KHÁNG

    Tô Văn Trường
    05-10-2014
    Dân chủ là bất khả diệt và bất khả kháng, có cơ sở đặt trên khát vọng tự nhiên của con người bất kể họ thuộc văn hóa phương Đông hay phương Tây. Mọi luận điệu bôi nhọ phong trào sinh viên và người dân đòi dân chủ ở Hồng Kông cho rằng đây là bị phương Tây lôi kéo, giật dây …đều chỉ là vu cáo trơ trẽn.
    Cách đây gần 150 năm, nhà triết học và kinh tế học nổi tiếng người Anh John Stuart Mill đã viết trong cuốn sách “On Liberty” (Bàn về tự do): “Con người phải được tự do hình thành ý kiến và trình bày quan điểm của mình. Quyền tự do chính là điều kiện văn hóa cần thiết cho sự phát triển và bộc lộ tài năng của con người không chỉ vì lợi ích của cá nhân con người mà còn vì lợi ích lâu dài và phát triển bền vững toàn xã hội. Điều mong muốn bây giờ là người cầm quyền phải được thống nhất với nhân dân, quyền lợi và ý chí của họ phải là quyền lợi và ý chí của quốc gia”.

    Cuộc đấu tranh đòi dân chủ ở Hồng Kông
    Nhà báo Kỳ Duyên bình luận:  “Thế giới đang theo dõi cuộc đấu tranh đòi dân chủ của giới trẻ Hồng Kông, một trong ba trung tâm tài chính lớn của thế giới, với rất nhiều khâm phục: Khâm phục ý thức về cuộc sống tự do, dân chủ trong một xã hội tôn ty luật pháp. Khâm phục sự khẳng định khí phách tuổi trẻ. Khâm phục về tính chuyên nghiệp và văn minh của một cuộc đấu tranh. Cuộc đấu tranh của giới trẻ Hồng Kông làm rung chuyển Bắc Kinh. Và thế giới đang theo dõi xem, cách ứng xử, giải pháp thế nào của nhà cầm quyền có tính cách “bá quyền” này trước đòi hỏi dân chủ của giới trẻ, cũng là của những thế hệ tương lai với vận mệnh của mình, ở một thể chế một quốc gia hai chế độ.”
    Trong các quyền con người thì tự do là một quyền tự nhiên và là quyền cơ bản của con người. Một nhóm nhỏ phản đối thì có thể chỉ là bất đồng chính kiến nhưng khi đông đảo dân chúng đã lên tiếng thì chính sách chắc chắn có vấn đề, và tự do chắc chắn bị vi phạm. Nhà đương cục khôn ngoan thì lắng nghe, đàm thoại, tháo gỡ. Còn liều lĩnh đàn áp thì có nghĩa coi dân chúng là thù địch. Khi biểu tình ôn hòa mà dùng vũ lực thì là hạ sách, không khác gì lửa đổ thêm dầu.
    Ngay từ năm 2005, người dân Hồng Kông đã biểu tình phản đối chính sách của Trưởng đại diện Hồng Kông khiến Đổng Kiến Hoa phải từ chức. Cuộc biểu tình lần này nổ ra là do nhà cầm quyền Trung Quốc muốn chỉ định việc bầu cử Trưởng đại diện Hồng Kông theo danh sách đã “duyệt trước” và thông báo sẽ thẩm tra những người muốn tham gia ứng cử vào vị trí nói trên.
    Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể chịu thua người Hồng Kông, tất nhiên họ sẽ, và đã phản ứng bằng mọi thủ đoạn. Trên công luận cho biết là đã có những nhóm côn đồ chửi bới sinh viên nhóm “chiếm trung tâm”, giật, xé các biểu ngữ của họ, cảnh sát không làm gì được. Nga ủng hộ nhà cầm quyền Bắc Kinh, dễ hiểu thôi, nhưng điều này chứng tỏ là một Nhà nước có thể đổi tên nhưng nếu không thay đổi được thể chế toàn trị thì đâu vẫn hoàn đấy. Nhà nước Trung Quốc có thể vẫn ứng xử như họ vẫn làm vì bản chất họ là như vậy, nhưng họ phải thấy rằng toàn trị không được hoan nghênh ở Hông Kông.
    H1Hình ảnh biểu tình dữ dội ở Hồng Kông (Ảnh trên mạng)
    Qua thông tin đại chúng thì thấy lực lượng biểu tình cố giữ trong khuôn khổ ôn hòa và hợp pháp. Liệu giới cầm quyền có đàn áp không. Cách nào đó thì chúng ta chưa biết và không thể võ đoán – nhưng chắc có lẽ là Trung Quốc sẽ không dễ, và dám lặp lại sự kiện đàn áp đẫm máu như ở Thiên An Môn 1989.
    Về lý, chắc chắn thua rồi vì người biểu tình chỉ đòi bầu cử tự do còn chính quyền chỉ cho bầu theo danh sách ứng cử do mình đề ra (kiểu như “Đảng cử dân bầu” ở ta) thì không thể được dư luận đồng tình. Nghe nói, tuy phong trào biểu tình được đông đảo các tầng lớp nhân dân Hồng Kông ủng hộ, nhưng giới kinh doanh bị thất bát (do nhiều hoạt động bị trở ngại) có phản ứng và đã có những cuộc “phản biểu tình” nhưng lực lượng không đáng kể.
    Lãnh đạo Trung Quốc đang rất đau đầu vì rõ ràng chính sách “một nước, hai chế độ” của Đặng Tiểu Bình đang phá sản, hay nói đúng hơn là Trung Quốc đang ẵm gọn “một món di sản tẩm thuốc độc” và nguy cơ lan truyền tấm gương đòi dân chủ của Hồng Kông sẽ lan ra ở nhiều nơi và đặc biệt là Đài Loan đã kịp thời rút ra được bài học đắt giá về sự lừa bịp của “một nhà nước , hai chế độ”!
    Nhìn ra Thế giới và Việt Nam
    Nhìn ra thế giới, các cuộc nổi dậy của dân chúng làm cách mạng có nhiều sự kiện trong lịch sử như cách mạng Pháp năm 1789 chiếm nhà tù Bastille. Người Nga đánh chiếm lâu đài mùa Đông, mở đầu là những phát đại bác bắn đi từ pháo hạm Potemkine, trong cách mạng tháng mười năm 1917. Đến năm 1989 có cuộc lật chính quyền Xô Viết từ tay Gorbachev của Eltsin năm 1989, chính thức xoá bỏ chế độ cộng sản của Liên xô. Ở Đức, có sự kiện phá đổ bức tường Brandenburg ngăn cách Đông và Tây Berlin năm 1990, và thống nhất 2 nước Đức sau đó vv…
    Đất nước ta từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945, đã trải qua các cuộc chiến để lại biết bao di chứng tàn phá của chiến tranh. Đất nước được thống nhất từ năm 1975 nhưng kinh tế xã hội vẫn còn nhiều tụt hậu so với các nước trong khu vực. Lòng dân vẫn chưa yên, và quyền tự do của người dân vẫn còn nhiều hạn chế.
    Khi bàn về dân chủ, thường người ta lại chạnh nhớ tới Quốc hiệu cũ và mới, về cái tên “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” mộc mạc và chẳng “viển vông”. Ngày đó, khi đổi Quốc hiệu thì cũng là lúc ông Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh có câu nói nổi tiếng: “hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”. Vế trên đã đổi thì vế dưới … đổi luôn thành độc lập – “tự lo” – hạnh phúc ! Qủa nhiên, bây giờ ứng nghiệm . Cả nội tình và quan hệ quốc tế, chúng ta đều đang phải trần lực ra … “tự lo” ! Ở phạm trù nhỏ nhoi của từng cá nhân cũng cứ phải bo bo, vun vén, đắp điếm cho mình !
    Thể chế dân chủ chỉ là một trong những khía cạnh của tư do. Khi mất dân chủ, người ta có thể cấm đoán, áp đặt nhiều thứ . Nhưng, với quyền tự do thì có một phạm trù mà không thời nào có thể cấm đoán, áp đặt nổi – đó là TỰ DO TƯ TƯỞNG! Không thể có thứ luật lệ, cảnh sát nào có thể len lỏi vào trong đầu từng con người để mà chỉ đường vẽ lối được. Cái quyền thiêng liêng mà tạo hóa trao cho đó, nó xuyên suốt lịch sử loài người. Và, từ đó, nó chuyển thành hai hình thái ứng xử : với một số người có đủ năng lực, điều kiện thì phản bác, phản kháng. Số còn lại là những người không đủ năng lực và điều kiện để phản ứng, hở miệng ra là người ta “suỵt !”, đành âm ỉ, ngấm ngầm dạng “bằng mặt mà chẳng bằng lòng” , mà số này lại rất đông , và đó chính là nguyên nhân để nẩy nòi cái sự “nghĩ một đằng, làm một nẻo” mà ngày nay nhan nhản khắp đất nước !
    Việt Nam là nước đi sau, phải biết cái lợi và cái bất lợi của nước đi sau. Biểu tình Hồng Kông cho thấy dân chủ là điều bất khả diệt, song làm được như Hồng Kông chắc thế giới này chỉ có một, dù rằng không thể 100% đảm bảo biểu tình Hồng Kông sẽ thành công.
    Vậy nước đi sau như Việt Nam nên rút ra bài học gì? Bài học số 1 và sẽ là phúc lớn cho đất nước là người cầm quyền cần phải hiểu dân chủ là bất khả diệt và bất khả kháng , vì lẽ này nên chủ động mở đường và dẫn dắt đất nước vào con đường dân chủ: “Cải cách từ trên xuống và từ trong đảng ra”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Trung đã nhiều lần phân tích kiến nghị làm được như thế tất cả đều thắng, trong đó có cả Đảng cộng sản Việt Nam trở thành đảng của dân tộc, với chung cuộc là đất nước Việt Nam yêu dấu của chúng ta toàn thắng. Riêng đối với Đảng cộng sản Việt Nam chủ động cải cách như thế sẽ là thắng lợi  “kép” đối với đảng.
    1.Đảng trở thành đảng của dân tộc.
    2.Đảng tranh thủ được cả đất nước về phía mình.
    Thay cho lời kết
    Dân chủ là bất khả diệt và bất khả kháng. Cuộc đấu tranh của  Hồng Kông vừa làm bộc lộ những “tử huyệt” của giới cầm quyền Bắc Kinh nói riêng và thể chế toàn trị nói chung, vừa có tác dụng tích cực đối với nhân dân ta trong cuộc đấu tranh thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc vừa cung cấp những kinh nghiệm quý báu về chuyển đổi thể chế không đổ máu.
    Thực hiện dân chủ là thống nhất được lòng dân tạo nên sức mạnh vô địch để xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự kiện Thiên An Môn 1989 là cuộc tập dượt đấu tranh cho dân chủ đã trả giá đẫm máu bằng tính mạng của hàng nghìn người dân và sinh viên vô tội. Chúng ta hãy  theo dõi sát sao tình hình diễn biến ở Hồng Kông.

    3013. Trò chuyện với Nguyễn Thế Duyên (phần 2)

    Đỗ Như Ly
    06-10-2014

    NTD nói về cái “lộ trình” như vậy, tôi cứ ngờ ngợ, do người miền Nam thường nói “nói dzậy nhưng không phải dzậy!” Chẳng lẽ nào NTD lại như một con vẹt hay một cái loa rè của “các anh”, “đồng chí X, đồng chí Y, đồng chí Z”, hay chỉ là một “phản xạ vô điều kiện”, cái kiểu như một ai đó dùng từ “quyết liệt” ở một câu nào đó thì sau đó từ quan to đến quan nhỏ và nhất là hơn 800 cái speaker đồng loạt mở hết công suất, đến nỗi có người nhận xét khá chính xác: quyết liệt mãi, cái gì cũng quyết liệt, ở đâu cũng quyết liệt, lĩnh vực nào cũng quyêt liệt thì rồi nó sẽ… liệt luôn!
    Hết cái “lộ trình”, NTD nói đến những cái “vô nghĩa”, “vô ích”. NTD đã núp dưới khái niệm “tự nó sẽ tan biến”, “những điều đại kỵ của chế độ”, vào giai đoạn, thời điểm nào đó để bảo vệ những điều NTD nhận định.

    Chẳng cái gì “vô ích”, “vô nghĩa” cả! Vấn đề chỉ là cách xem xét, quan niệm của từng người. Những thứ bỏ đi của một gia đình, người ta còn phân loại để tận dụng rồi đó! Những cái lá rơi rụng trên vỉa hè, nhiều họa sĩ đã dùng nó để tạo ra một tác phẩm thu hút được nhiều người rồi đó! Thậm chí đồ phế thải của con người cũng được tận dụng đến cùng rồi đó! Về giá trị tinh thần lại càng chứng tỏ mọi suy nghĩ, tư tưởng đều là những mẫu đất sét, viên đá vôi tạo ra xi-măng kết dính tư tưởng bất tử: Tự do-Dân chủ-Công bằng-Bác ái. Mọi sự hy sinh mất mát của một người, tập thể, thậm chí của cả một cộng đồng đó là những đóng góp vô cùng lớn mà loài người luôn biết ơn, suy tôn. Những chiến sĩ không được nhắc đến tên tuổi rõ ràng trong khi phá ngục Basty, những người đã ngã xuống khi phá bức tường Berlin, những người dân với nóp-giáo mãi mãi nằm xuống vào tháng 8-1945 lẽ nào không là những hạt cát đóng góp xây dựng vào tư tưởng dân chủ -tự do-bình đẳng-bác ái như một chân lý hiện nay?
    Và lẽ nào những người cộng sản luôn đề cao Kim Đồng, Bế Văn Đàn, Nguyễn Văn Trỗi, Đồng Đen… thậm chí phải “chế tạo” ra Lê Văn Tám để tuyên truyền, thuyết mục, làm gương; còn NTD lại đánh giá những hy sinh của các chiến sĩ dân chủ là “húc đầu vào đá”, là “vô nghĩa”, “vô ích”? Liệu có phải “yêu nên tốt, ghét nên xấu” của lối suy nghĩ hẹp hòi, ích kỷ, nông cạn? Hay là NTD cũng lại muốn độc quyền cả sự ngưỡng mộ, suy tôn?
    NTD còn khuyên không nên “dính đến điều đại kỵ của chế độ”. Đây là tư tưởng đầu hàng, chịu quy phục!
    Đánh rắn không đánh vào đầu thì hậu quả sẽ ra sao? NTD không biết “phải vào hang mới bắt được cọp” sao? Như vậy các “tử huyệt” của GS-TS Hoàng Xuân Phú chỉ ra, khi góp ý Sửa Dự thảo Hiến pháp năm 2013 là sai bét hết rồi sao? Vậy NTD không tranh luận với GS để bảo vệ quan điểm đúng của mình? Tại sao bao lâu nay NTD không làm? Hay không dám làm? Hoặc không đủ kiến thức để làm? Người cộng sản muốn đánh đổ giai cấp Tư sản đều phải cướp chính quyền, liệu đấy không phải là“dính đến điều đại kỵ” sao? Lẽ nào chữa trị cho bệnh nhân bị ung thư máu mà chỉ cạo râu, cắt móng tay, tắm rửa, bịnh sẽ hết, cơ thể sẽ khỏe mạnh? Ấy thế mà NTD “tư vấn” cho những người đòi dân chủ bằng cách không nên “dính đến điều đại kỵ của chế độ”. Thật là bắt người khác làm cái điều mình không muốn! Vậy có tôn trọng nhau, coi nhau là ngang hàng không, hay chỉ là thói “tao được làm, còn mày thì không”? Có phải là lời khuyên, tư vấn “khôn ngoan “không? Có vô lối không, NTD?
    Còn nói đến cái “vô lý” NTD đề cập, mới thật oan khiên cho những người có tư tưởng, đòi dân chủ! Tôi chẳng đại diện cho ai, cho tổ chức đòi dân chủ nào, với sở học ít ỏi; nhưng cũng xin nói rõ để NTD biết: người dân chúng tôi chỉ yêu cầu những người cộng sản đang cầm quyền hãy ngồi cùng bàn tròn với những người đòi dân chủ tranh luận những vấn đề hai bên chưa cùng quan điểm một cách đàng hoàng tử tế với tư cách là những người cùng con Rồng-cháu Lạc có văn hóa, tôn trọng nhau, bình đẳng, công khai để tìm ra lối thoát cho đất nước tiến lên, dân chúng đỡ khổ, oan, mất mát ít nhất!
    Những người đòi dân chủ thời đại nay đủ hiểu biết “không ai tắm trên cùng một dòng sông”! Họ chỉ yêu cầu, cần như vậy! Lẽ nào cũng không được chấp nhận mãi như năm tháng qua, tới tận hôm nay? Điều đó quá khó, không thể chấp nhận được đối với những người cộng sản đang ngạo nghễ với uy thế chót vót hiện nay chăng? Tại sao? Tại Sao? Tại sao? NTD đã đẫn lời của một lãnh tụ cộng sản Poland, nếu vậy NTD có biết “Hội nghị bàn tròn ở Ba lan “không? NTD nói đến “vô lý”, một cách quá ngạo ngược!
    Đại hội Mặt trận Tổ quốc lần thứ 8 vừa qua, tôi cứ nằm mơ: Ban chấp hành sẽ “đặc cách” mời một tập thể không nằm trong các tổ chức của Mặt trận đại diện cho những người đòi dân chủ đến tham dự Đại hội với tư cách một lực lượng đối trọng, để từ đó có cơ sở cùng tham gia giải quyết những bất đồng trong xã hội có hiệu quả. Đấy mới là “sự đột phá trong tư duy” rõ ràng nhất, thuyết phục nhất, còn cứ như đã diễn ra thì đúng là… nguyễn y vân, mọi kêu gọi chỉ là làm đẹp cho các bài diễn văn hào nhoáng làm ngợp mắt người dân!
    Lại nói về cái “hình mẫu hoàn hảo”, “một lãnh tụ tài đức vẹn toàn”. “Một thế giới đại đồng” có lẽ vẫn là ma ám đối với NTD, nên mới ảo tưởng, mới mơ mộng về điều đó! NTD mơ những chuyện chỉ giả tưởng mới có! Cuộc sống luôn đầy ắp những điều khác nhau và chính những điều khác nhau đó cọ sát, va chạm nhau để xử lý những bất cập và từ đó nó đẩy cuộc sống đi lên.
    Bàn tay có ngón dài ngón ngắn! Tôi rất không ưa từ: Người mẫu. Thân hình của họ có thể đạt được một số tiêu chí; nhưng còn tâm hồn, tư tưởng ra sao? Một giọt nước đâu có là một quả cầu, trái đất đâu có tuyệt đối là khối cầu! Đồ thị phát triển của xã hội loài người không và không thể là một đường cong để nó có một điểm uốn như NTD nói là “Tại lân cận điểm giao nhau”. Điểm đó của “xu hướng đi lên” và “đồ thị đi xuống” NTD đã sai hay người viết vì ở tuổi “cổ lai hy” đã lẩn thẩn đây? Ta cứ tạm cùng nhau hiểu “đồ thị” ở đây được biểu diễn trên mặt phẳng, nó là một đường nét, một hình phản ánh một quan hệ toán học, thường gọi là hàm số, cái thành phần để tạo ra, cơ sở của nó, trình ra bằng “đồ thị” là đối số hay còn gọi biến số. Như vậy “Kinh tế tư nhân ngày càng phát triển nó là đồ thị luôn có xu hướng đi lên” là một biến số và “còn kinh tế nhà nước ngược lại là đồ thị đi xuống” cũng là một biến số ngang nhau, sao lại được cùng thể hiện trên một “đồ thị luôn có xu hướng đi lên” và “ngược lại đồ thị đi xuống” của hàm số: sự phát triển của xã hội (“đảng đối lập ra đời”) thì thật quái đản?
    Hai biến số cùng được biểu diễn trong một hàm bằng một “đồ thị” phẳng thì quả thực tôi chưa được học ở một thầy dạy toán nào. Tôi mong nhờ NTD giảng cho một học kỳ về cái “đồ thị” này, NTD sẵn lòng không? Nếu đồ thị là hình có “lân cận điểm giao nhau” đó, chắc chắn hàm đó phải bậc ba, vậy mai mốt chế độ phong kiến được phục hồi chăng? Nếu có thể mô phỏng toán học về sự tiến bộ của loài người, sự vận động của xã hội thì chỉ là đường có hướng đi lên, đành rằng có lúc bị gẫy khúc hay nằm ngang mà thôi! Lịch sử phát triển của nhân loại, nước Nga và các nước đông Âu lẽ nào không đủ để chứng minh điều đó!
    Từ cái yêu cầu “hoàn hảo”, “vẹn toàn”, NTD yêu cầu tiếp “Phải có một học thuyết thay thế chủ nghĩa Mark-Lenine…”. NTD tự lòi cái sự “nhiễm cộng sản” ra rồi! Bệnh sùng bái cá nhân! Xã hội đa số con người đang chấp nhận hiện nay, tuy chẳng cần luôn hô chủ nghĩa mang một tên người nào đó muôn năm. Nhưng nội dung đã hình thành, thường xuyên sửa chữa những khiếm khuyết để người đang sống ngày càng tốt hơn, hạnh phúc hơn, đó chính là tư tưởng Tự do-Dân chủ-Bình đẳng- Bác ái làm cốt lõi rồi đó NTD à! Đành rằng ông Jean-Jacqué Roussau (1712-1778) có công rất lớn, song không phải chỉ mình ông, nên loài người trân quý Ông, biết ơn Ông, suy tôn Ông; song chẳng cần nêu tên ông như một thánh thần, đứng đầu cho chủ nghĩa này chủ ngĩa nọ. Cái hay của những người không phải cộng sản chính là chỗ đó!
    Chẳng nói đâu xa, câu “dân biết-dân bàn-dân làm-dân kiểm tra” đầu miệng người cộng sản nào đã nhắc lại nhỉ? NTD cũng quên sao? Đành rằng ông ta chỉ nhắc lại lời nói của một người có công lớn xây dựng lên nước cờ hoa hiện nay. Đó không là những học thuyết thì nó là cái gì hở NTD?
    Lại chuyện “nhập khẩu” nữa chứ! Nếu bắt mọi người dân hiểu “nhập khẩu dân chủ” của NTD như nhập khẩu giày da đồ may mặc thì đúng đấy! Chẳng lẽ NTD tối tăm đến mức đánh giá “Nền dân chủ” ngang với đôi giầy đôi dép, bộ bikini? Nếu đa số người hiểu “nhập khẩu” mà NTD nói đó là sự tiếp cận, sự chịu ảnh hưởng lẫn nhau, sự giao thoa các nền văn hóa trong cộng đồng nhân loại hiện nay thì sao đây? Thế giới hiện nay như thế nào NTD cũng không nhìn ra à? Lẽ nào NTD nghĩ riêng mình đang sống trên sao Hỏa hay mặt Trăng? NTD có thực chỉ sống trong phòng bốn bức tường kín mít, không giao lưu với mọi người không?
    Vài lời cuối:
    Tản mạn về dân chủ”, người đọc sẽ phải hiểu thế này: nền dân chủ có “đặc trưng” riêng, có từ lâu, chỉ có Đảng Cộng sản VN mới có quyền dẫn dắt người dân đi trong “lộ trình”, chia sớt dần dần cho người dân. Mọi người cứ bình tĩnh “chờ đợi” cho đến khi “xu hướng đi lên” gặp“đồ thị đi xuống” thì tự nhiên dân chủ sẽ được hóa giải bằng “một lãnh tụ vẹn toàn, có đường hướng thực tế”, “hoàn hảo”, “toàn vẹn” với học thuyết Mark-Lenine duy nhất đúng hiện có. Đừng “dính vào đại kỵ”, nguy hiểm lắm đó, thấp thì dùi cui cho nát mặt vỡ đầu như “húc đầu vào đá”, cao hơn là không chốn nương thân, mất bát canh chén cơm, sổ hưu và hơn nữa là cho gỡ lịch mọt gông. Nên phải tin vào sự lãnh đạo của đảng. Có phải như vậy không, NTD?
    Cũng phải thừa nhận NTD viết khá khéo, úp úp, mở mở, phê phê, khen khen, thiện chí, mềm mềm, chấp nhận và đề xuất, như một nhà làm ảo thuật! Nhưng rất tiếc lý không sáng, tình thì nhạt nhòa nên nó lộ ra nhiều điều trái khoáy, khó chấp nhận. Không có bột nên hồ quá loãng! Chính vì vậy, nghĩ rằng được tráng miệng bằng trà móc câu Thái nguyên pha đúng điệu; nhưng hóa ra nguyên liệu cũng có thể được (vì chưa kiểm tra hết) nhưng người pha trà lại dùng nước phèn cao như nước ruộng ven sông Sài gòn và nước lại chưa được đun sôi! Thành ra bữa ăn mất hết thi vị! Chán thật!
    Đỗ Như Ly
    Sài Gòn, tháng 10-2014

    3014. Tuyên cáo về tập hợp vì nền dân chủ tại Hồng Kông và Việt Nam

    Kính gởi:
    − Toàn thể nhân dân Hồng Kông tại thực địa và hải ngoại.
    − Đồng kính gởi toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước
    H1Những cuộc biểu tình ôn hòa phản đối nhà cầm quyền Trung cộng tráo trở tước quyền tự quyết của nhân dân Hồng Kông từ mấy tuần nay đã làm cho cả thế giới chấn động và đa phần đều khâm phục lẫn ủng hộ. Đây là cao điểm của một cuộc đối kháng lâu dài sau khi Hồng Kông thuộc về lại Trung Quốc năm 1997, đặc biệt là từ năm 2012, lúc nhà cầm quyền Bắc Kinh từng bước nuốt lời hứa cho Hồng Kông hưởng một quy chế tự trị cao với nền dân chủ thật trong vòng nửa thế kỷ. Ngoài việc đào sâu thêm hố phân cách giàu nghèo, gây khó khăn cho cuộc sống tại đặc khu hành chánh này, nhà cầm quyền Trung cộng còn muốn tước quyền ứng cử lẫn bầu cử của nhân dân và đầu độc giới trẻ bằng một nền giáo dục ngu dân lẫn nô dịch.
    Hiệp thông cùng vô số cá nhân, đoàn thể, tổ chức tại nhiều quốc gia cũng như tại Việt Nam đang bày tỏ lòng ủng hộ bằng nhiều cách đối với cuộc tranh đấu của sinh viên cùng nhân dân Hồng Kông, các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam ký tên dưới đây đồng tuyên bố như sau:
    1- Chúng tôi vô cùng cảm phục thái độ ôn hòa, tinh thần cương quyết, tài năng tổ chức, đầu óc tỉnh táo, kỷ luật chặt chẽ và cung cách văn minh lịch sự của các bạn trẻ Hồng Kông (gồm hàng trăm ngàn sinh viên lẫn học sinh) khi đòi hỏi quyền phổ thông đầu phiếu, khẳng định lập trường bất tuân dân sự và bày tỏ thái độ phản đối chế độ cộng sản, trước một nhà cầm quyền địa phương hoàn toàn bị Bắc Kinh chi phối và trước lực lượng cảnh sát đông đảo đang bắt đầu có những hành vi bạo lực (dùng dùi cui, xịt tiêu lỏng và ném lựu đạn cay…).
    2- Chúng tôi hết lòng hoan nghênh việc cha mẹ, thầy cô ủng hộ và đồng hành cùng các bạn sinh viên học sinh Hồng Kông vì thấy hậu duệ và học trò của mình đang tiếp nối tinh thần và sự nghiệp xây dựng dân chủ; việc thành phần cư dân lớn tuổi thông cảm, hỗ trợ và bênh vực các bạn trẻ đang xuống đường vì ý thức đó là trách nhiệm tập thể của một cộng đồng cùng chung vận mệnh; việc nhiều lãnh đạo tinh thần, chức sắc tôn giáo động viên và hướng dẫn các tín đồ trẻ tuổi hay lên tiếng đòi hỏi nhà cầm quyền tôn trọng pháp luật, vì quan niệm tôn giáo không thể đứng bên lề cuộc chiến đấu cho công lý.
    3- Chúng tôi thực tâm lo lắng khi nghe tin tại quận thương mại Mongkok vừa mới nổ ra những cuộc phá phách, gây hấn, hành hung do nhiều nhóm người lạ mặt gây ra đối với các bạn sinh viên và người dân Hồng Kông vốn đã luôn biểu tình hết sức ôn hòa và trật tự trong hai tuần rồi. Công luận cho rằng những thành phần côn đồ dùng bạo lực để gây rối, phá hoại và làm mất ý nghĩa cuộc biểu tình là do chính nhà cầm quyền Cộng sản từ Đại lục giật dây hoặc sai phái. Những ai từng xuống đường đấu tranh tại Việt Nam chúng tôi rất hiểu rõ điều này. Xin hoan nghênh các bạn trẻ Hồng Kông đã luôn tỉnh táo, không đáp lại bằng bạo lực mà chỉ trả đũa bằng cách ngưng đối thoại với nhà cầm quyền.
    * * * *
    Xét vì hoàn cảnh đất nước Việt Nam chúng tôi còn thê thảm hơn Hồng Kông hiện thời và cuộc đấu tranh của chúng tôi còn gay gắt, khó khăn và gian khổ gấp bội, nên nhân đây chúng tôi cũng xin được ngỏ lời với đồng bào Việt Nam chúng tôi như sau:
    1- Giới trẻ Việt Nam nói riêng và phong trào tranh đấu Việt Nam nói chung hãy biến niềm cảm hứng từ cuộc Cách mạng Dù tại Hồng Kông thành nỗ lực giúp nhau có ý thức dân chủ cao, tấm lòng can đảm lớn, tinh thần đoàn kết rộng rãi và thái độ nhập cuộc đông đảo để dấn thân biến đổi thực trạng phi dân chủ và mất nhân quyền còn tồi tệ gấp ngàn lần ở Hồng Kông. Phần các bậc phụ huynh, thầy giáo, chức sắc tại Việt Nam, xin hãy giúp khơi gợi ý thức tự do, truyền thụ tinh thần độc lập, giáo dục não trạng dân chủ cho thế hệ trẻ đang là con cái, học trò, tín hữu của mình, cũng như luôn hỗ trợ, bênh vực và đồng hành cùng các em trong những sáng kiến và hoạt động đòi lại những nhân quyền và dân quyền đã và đang bị nhà cầm quyền CSVN hoàn toàn tước đoạt.
    2- Nhà cầm quyền CSVN không được làm âm vang tiếng nói của nhà cầm quyền Trung cộng vốn khẳng định “các vấn đề của Hồng Kông là vấn đề nội bộ của Trung Quốc”, các nước khác chớ can thiệp vào. Tuyên bố của bộ ngoại giao ngày 02-10 “khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến những khu vực có biểu tình để tránh xảy ra những tình huống phức tạp” và “hy vọng chính quyền Hồng Kông sẽ có những biện pháp thích hợp nhằm sớm ổn định tình hình”, tuyên bố ấy là một động thái ủng hộ Trung cộng trong vấn đề Hồng Kông, tiếp tục làm vừa lòng quan thầy ở Trung Nam Hải, bộc lộ thái độ chư hầu và chính sách lệ thuộc nguy hiểm trong bang giao quốc tế. Ngoài ra, đó cũng là cuống cuồng lo sợ trước sự ủng hộ của nhân dân đối với cuộc biểu tình ôn hòa tại Hồng Kông, tuyệt vọng chặn đứng ngọn gió dân chủ đang thổi vào đại lục xuống tận miền đất Việt.
    3- Toàn dân trong nước hãy noi gương tranh đấu của người dân, đặc biệt của giới trẻ tại các quốc gia Đông Âu cuối thế kỷ trước, của các quốc gia Bắc Phi và Ả Rập vùng Trung Đông gần đây, hiện thời là của người dân Ukraina, Tân Cương, Tây Tạng và lúc này là giới trẻ  Hồng Kông trong tinh thần và khí phách của sinh viên Thiên An Môn. Các dân tộc ấy đã mạnh mẽ cho thế giới thấy họ nghĩ gì, muốn gì. Với truyền thống hào hùng và dòng máu bất khuất của nòi Lạc Việt, chúng ta hãy đồng lòng và can đảm quyết định thay đổi đường đi, thay đổi vận mệnh của quốc gia dân tộc. Bởi lẽ ngày càng hiển hiện nguy cơ mất nước do sự xâm lấn của ngoại thù Cộng sản Tàu và sự bạc nhược, đồng lõa của một bộ phận trọng yếu trong giới cầm quyền Cộng sản Việt.
    Cuối cùng, chúng tôi cầu chúc cho cuộc biểu tình bất tuân dân sự của nhân dân, giới trẻ Hồng Kông đạt được các mục tiêu cao cả, đồng thời khơi dậy được tinh thần đấu tranh cho người dân ở Đại lục, để từ đó thêm sức mạnh cho phong trào tranh đấu tại Việt Nam.
    Hỡi các bạn trẻ Hồng Kông, hãy là niềm hy vọng của thế giới!
    Việt Nam ngày 05-10-2014
    1- Bạch Đằng giang Foundation, Đại diện: Ths Phạm Bá Hải
    2- Bauxite Việt Nam, Đại diện: Gs Phạm Xuân Yêm và Gs Nguyễn Huệ Chi
    3- Diễn Đàn XHDS, Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A
    4- Khối Tự do Dân chủ 8406, Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải
    5- Giáo hội Cao Đài, Đại diện: CTS Nguyễn Bạch Phụng
    6- Giáo hội Liên hữu Lutheran VN-HK. Đại diện: Ms Nguyễn Hoàng Hoa. 
    7- Giáo Hội PGHH Thuần túy, Đại diện: Hội trưởng Lê Quang Liêm
    8- Giáo Hội Tin lành Mennonite độc lập, Đại diện: Ms Nguyễn Hồng Quang.
    9- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN, Đại diện: Kỹ sư Nguyễn Bắc Truyển
    10- Hội Anh em Dân chủ, Đại diện: Ls Nguyễn Văn Đài.
    11- Hội Bảo vệ quyền tự do tôn giáo, Đại diện: Cô Hà Thị Vân
    12- Hội Bầu bí Tương thân, Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.
    13- Hội Cựu tù nhân lương tâm, Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
    14- Hội Nhà báo độc lập, Đại diện: Ts Phạm Chí Dũng
    15- Hội Phụ nữ Nhân quyền, Đại diện: Cô Huỳnh Thục Vy.
    16- Hội thánh Chuồng bò (Tin Lành), Đại diện: Ms Nguyễn Mạnh Hùng
    17- Lao động Việt, Đại diện: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh.
    18- Mạng lưới Blogger Việt Nan, Đại diện: Cô Phạm Thanh Nghiên.
    19- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, Đại diện: Lm Phan Văn Lợi.
    20- Phong trào Liên đới Dân oan tranh đấu VN, Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh.
    21- Tăng đoàn GHPGVNTN, Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh
    22- Văn phòng Công lý Hòa bình DCCT, Đại diện: Lm Đinh Hữu Thoại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét