Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

“HỐ CHÔN NGƯỜI ÁM ẢNH”

-TBT Nguyễn Phú Trọng ” bật mí ” cách tham nhũng an toàn

Nguoibuongio FB

Tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày hôm qua, TBT Nguyễn Phú Trọng đã công khai bày cách tham nhũng làm sao để được an toàn. Ông đã  dùng hình ảnh ví von minh hoạ.
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/200746/tong-bi-thu–diet-chuot-dung-de-vo-binh.html
Là người lý luận chuyên sâu, TBT Nguyễn Phú Trọng đã ngầm giảng cho các đảng viên của mình cách tham nhũng thế nào mà dù có bị phát hiện cũng không thể xử lý. Dùng hình ảnh con chuột để chỉ tham nhũng và cái bình là hình ảnh sự ổn định. Thực ra khái niệm ổn định ở đây là giữ vững chế độ do ĐCS lãnh đạo. Điều ông Trọng muốn nói là tham nhũng thế nào thì cũng phải gắn bó với sự tồn vong của Đảng, nếu việc tham nhũng bị phát hiện mà ảnh hưởng đến Đảng thì có thể xem xét.

Ý này ông Trọng nói học được từ bác Hồ.
Ông mà học của bác thì chắc không sai được.
-Tổng bí thư cũng cho rằng, xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài, giữ cho được ổn định để đất nước phát triển. Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm.
“Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định”.
Có lần ông Trọng nói, có một đồng chí trong BCT có vấn đề, đang cân nhắc xử lý. Không biết có phải đồng chí này gắn bó quá mật thiết với sự tồn vong của Đảng. Cho nên từ khi ông nói đến nay đã gần 2 năm mà đồng chí UVBCT này không bị sao. Đây là trường hợp minh hoạ rõ nhất cho hàm ý của ông Trọng, nó cũng vừa bào chữa cho tại sao Đảng và Nhà nước trong lời ông nói kiên quyết chống tham nhũng, nhưng đến nay chưa lôi đồng chí UVBCT kia ra ánh sáng pháp luật.
Phải chăng hàm ý ném chuột đừng để vỡ bình là muốn chuyển thông điệp cho những ai muốn tham nhũng, hay liệu cách mà làm. Mệnh đề của ông Trọng đặt ra là phải bảo vệ cái bình hoa, phải giữ được sự ổn định là điều kiện tiên quyết, chứ không phải đưa tham nhũng ra kỷ luật là biện pháp hàng đầu.
Nếu thế những kẻ tham nhũng có quyền lực, nếu thấy bị phát hiện. Chỉ cần hô đổi mới dân chủ, tăng quyền cho dân, đòi hỏi quốc hội thông qua luật biểu tình…. những thứ có thể ảnh hưởng đến sự cai trị ổn định của ĐCS. Chỉ cần như vậy là có thể được cân nhắc bỏ qua hay tạm gác chuyện hắn tham nhũng , lãng phí lại.
Một thành ngữ thứ hai mà TBT Nguyễn Phú Trọng đưa ra là ” ông mất chân giò, bà thò chai rượu” để diễn giải tình cảnh tham nhũng chồng chéo trong nội bộ quan chức ĐCS. Việc diễn giải sự quan hệ lợi ích nhóm, chồng chéo là đúng. Nhưng câu thành ngữ ông Trọng đưa ra là sai, thậm chí là láo toét, coi khinh dân chúng.
Nếu hiểu chân giò, chai rượu là những thứ vật chất để quan chức hối lộ nhau. Đầu tiên phải hỏi cái chân giò , chai rượu đấy quan chức lấy từ đâu ra. Từ tài nguyên đất nước, từ thuế dân, tiền đi vay hay là tiền của bố mẹ ông bà các quan chức để lại. Nếu vật chất này là của riêng của quan chức, biếu xén nhau thì khó gọi là tham nhũng. Trừ khi cái chân giò, chai rượu hàng trăm tỷ đồng đấy lấy từ tài sản của đất nước, nhân dân ra mới gọi chính xác là tham nhũng.
Tại sao một người lý luận tầm tiến sĩ, đứng đầu ĐCS VN có bao nhiêu viện nghiên cứu, giáo sư, tiến sĩ lại có thể ỡm ờ đánh lận con đen, mang câu thành ngữ này ra để xuê xoa diễn giải cho việc hối lộ, tham nhũng giữa các quan chức. Rượu nhà ai, chân giò nhà ai, từ đâu ra.?
Hay là ông Trọng lại định dạy ngầm cho bọn tham nhũng một cách an toàn nữa, là hãy làm sao để tài sản hối lộ nhau là của riêng mình trước đã, do ông cha để lại, do bà chị họ, cô em kết nghĩa cho, do lao động thối móng tay mà có. Ông dạy như vậy, chả trách sao các quan chức bị động đến tài sản là lu loa của em họ, của chị kết nghĩa, thằng bạn nó cho, nó tặng.
Thành ngữ ông mất chân giò, bà thò chai rượu nếu ông Trọng đưa vào đây, chắc chỉ có ý xui bọn tham nhũng phải biết cách rửa tiền. Còn nếu không thì ông đã chọn câu khác, vì chân giò, chai rượu như đã nói, đâu phải do nhà bọn tham nhũng lao động thối móng tay làm ra.
Thử đặt mình vào địa vị của kẻ tham nhũng, khi đọc những lời của ông Trọng có thấy lo không. Chả lo, thậm chí là còn vui mừng vì ông Trọng đã vạch ra những phương án để tham nhũng mà không bị xử lý. Trong lời ông Trọng không có yếu tố pháp luật nào hết, không có cái cách của Hàn Phi Tử là vương hầu, khanh tướng phạm luật là đều xử như nhau, không có khái niệm tha tội vì ổn định hay vì cái bình nào hết. Cũng chẳng có mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Ông Trọng ở vị trí lãnh đạo cao nhất, nói chuyện phạm pháp mà còn ầu ơ vì cái này, cái kia nên chưa xử lý, cần cân nhắc tới lâu dài. Thì dễ hiểu làm sao người công an của Đảng giết dân, quan chức phạm tội thì bị xử lý nhẹ. Còn người dân cùng với hành vi ấy lại bị xử tội nặng. Cũng do xử nặng nhẹ thế nào liên quan đến sự cai trị ổn định của ĐCSVN mà thôi.
Nếu Đảng của ông Trọng đã giỏi đến mức, biết tính toán cân nhắc lâu dài đến những cái lớn, đến sự ổn định để đất nước phát triển. Thì khó có thể nói Đảng ông không biết bọn tham nhũng thế nào. Chỉ vì chính Đảng của ông tham nhũng và cũng chính tự gắn mình là sự ổn định đất nước. Cho nên mới có cảnh vừa tham nhũng lan tràn, vừa hướng tới tương lại, vừa không ném chuột vì sợ vỡ bình.
Vậy kết luận là ý trong lời của ông Trong nói với cử tri hôm qua, là dạy cách tham nhũng liệu có oan cho ông không.?

Hồi ức cảm động của một bé gái chạy khỏi Triều Tiên

Phải chứng kiến mẹ của bạn thân mình bị xử tử hình khi mới lên 9 tuổi, chạy trốn cùng mẹ qua Trung Quốc, sang Mông Cổ trước khi đến Hàn Quốc...

Hồi ức cảm động của một bé gái chạy khỏi Triều Tiên
Yeonmi Park giờ là sinh viên một trường đại học tại Seoul

Yeonmi Park đến nay vẫn chưa thể quên những ký ức buồn từng phải chứng kiến khi còn ở Triều Tiên.
Sự việc xảy ra vào một ngày 12 năm về trước, khi Park được mẹ cõng tới một sân vận động để xem thi hành án. Một trong số 8 phạm nhân bị trói chặt vào cột là mẹ của bạn Yeonmi. Bản án mà người phụ nữ này phải nhận được đọc trước khi xử tử, theo đó bà đã xem các DVD phim Hàn Quốc và cho người khác mượn đĩa phim. “Đó là một cú sốc”, cô gái nay đã 21 tuổi nhớ lại. “Đó là lần đầu tiên tôi thấy sợ hãi thực sự”.
Hiện ở Seoul, nơi có cuộc sống hiện đại như ở thế giới khác, Yeonmi đã trở thành một nhà vận động nâng cao nhận thức của thế giới về những nỗi thống khổ đồng bào mình phải chịu. Thông qua mạng xã hội, truyền hình, báo giới, cô kể những câu chuyện tại Triều Tiên.
Yeonmi tới nhiều nơi trên thế giới, và tháng tới địa điểm sẽ là Hội nghị thượng đỉnh thanh niên thế giới tại Dublin, Ai len. Hội nghị sẽ có sự hiện diện của nhiều nhân vật quan trọng như nguyên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan, nguyên Tổng thống Mexico Vicente Fox…
Sinh năm 1993 trong một gia đình có cha là cán bộ tầm trung trong đảng Lao động Triều Tiên, ngày nhỏ Yeonmi may mắn hơn rất nhiều đứa trẻ khác khi cha cô thông qua những hoạt động buôn bán vàng, bạc và nickel ngầm với thương lái Trung Quốc, đảm bảo cho gia đình có cuộc sống tương đối no đủ.
Đến năm 2002, thế giới êm đềm của Yeonmi sụp đổ khi cha cô bị bắt vì buôn bán bất hợp pháp. “Mọi thứ đều thay đổi”, cô nhớ lại. Cha cô bị đưa tới một nhà tù gần Bình Nhưỡng và kết án 17 năm tù.
Bức ảnh cũ của gia đình Yeonmi tại Triều Tiên
Bức ảnh cũ của gia đình Yeonmi tại Triều Tiên

Sau 3 năm, cha của Yeonmi cuối cùng cũng tìm được cách hối lộ để ra tù sớm. Nhưng đó cũng là lúc ông bị chẩn đoán mắc ung thư ruột kết. Khi cha được thả, Yeonmi chỉ còn thấy một người gầy gò không thể nhận ra.
Ngay sau khi cha cô được thả, gia đình lập tức bàn kế hoạch trốn sang Hàn Quốc. Và vào đêm 30/3/2007. Yeonmi cùng mẹ thông qua một kẻ buôn người đã đến được biên giới với Trung Quốc. Cha cô ở lại nhà để giảm thiểu rủi ro. Họ đã vượt qua 3 ngọn núi và cuối cùng đến được một con sông đóng băng, chia cắt Triều Tiên và Trung Quốc.
Yeonmi cho biết mình đã rất lo sợ lớp băng trên sông sẽ sụp xuống, nhưng may mắn cuối cùng họ cũng vượt được sang bờ bên kia. Khi đã lên đến bờ hai mẹ con chạy thục mạng. “Tôi chạy rất nhanh. Điều duy nhất tôi có thể nghĩ đó là tôi có thể bị bắn. Do đó tôi chỉ chạy và chạy”.
Khi dừng chạy, cả hai mẹ con đã thấy mình trong địa phận tỉnh Cát Lâm của Trung Quốc. Tại đây, họ mới tính đến việc đi tìm chị gái của Yeonmi bị lạc trong quá trình vượt biên. Nhưng họ không biết phải tìm ở đâu trong khi kẻ đưa lậu người qua biên giới từ chối giúp.
Một vài ngày sau đó, cha của Yeonmi cũng vượt biên và tìm tới nơi hai mẹ con đang ẩn náu, trong khi chị gái của Yeonmi vẫn bặt vô âm tín. Nhưng họ cũng không dám quay lại tìm kiếm do sợ bị bắt.
Lẩn trốn trong một ngôi nhà ọp ẹp, ẩm thấp, không điện không nước ở ngoại ô thành phố Thẩm Dương trong nỗi lo sợ bị cảnh sát bắt và trục xuất, cha mẹ của Yeonmi phải đi hứng nước nhỏ giọt tại các vòi nước. Đến tháng Giêng 2008, cha cô qua đời ở tuổi 45. Không có giấy tờ tùy thân, mẹ cô đã phải hối lộ một nhà hỏa táng địa phương để hỏa táng, rồi đem tới một ngọn núi gần đó chôn tro cốt lúc 3 giờ sáng một cách lén lút.
Yeonmi tại đại học 
Yeonmi tại đại học Dongguk 
Sau đó, hai mẹ con Yeonmi đón xe tới thành phố cảng Thanh Đảo và nương nhờ tại một cơ sở của những người truyền đạo Thiên chúa người Trung Quốc và Hàn Quốc. Khi thời cơ chạy trốn sang Hàn Quốc thông qua Mông Cổ tới, họ lập tức nắm lấy dù vẫn chưa biết chị gái Yeonmi là Eunmi ở đâu.
Tháng 2/2009, Yeonmi và mẹ đi bộ sâu vào sa mạc Gobi, nhằm hướng chòm sao Đại hùng để tìm tới biên giới Mông Cổ, với hy vọng từ đây có thể được các nhà ngoại giao Hàn Quốc giúp đỡ cho tị nạn.
Nhưng khi còn đang lang thang trong sa mạc, họ đã bị lực lượng biên phòng Mông Cổ bao vây và thông báo sẽ bị trục xuất về Trung Quốc ngay lập tức. Yeonmi và mẹ đã cầu xin hết lời, nhưng không thành công. Bước đường cùng, họ đã rút con dao mang bên người và kề lên cổ, tuyên bố sẽ tự sát nếu bị trục xuất.
Cuối cùng, họ đã được đưa về giam tại gần thủ đô Ulan Bator trước khi được giao cho các quan chức Hàn Quốc. Và đến ngày 1/4/2009, Yeonmi đứng trước sân bay Chinggis Khaan để chuẩn bị lên đường tới Seoul.
Vài giờ sau, cô đã có mặt tại sân bay Incheon và không khỏi ngỡ ngàng trước sự hiện đại không thể tưởng tượng nổi. “Đó là lần đầu tiên tôi thấy một nhà vệ sinh đẹp đến thế. Lúc đó tôi nghĩ, nó sạch quá. Chỗ đó (bồn cầu) có phải chỗ rửa tay không nhỉ”, Yeonmi nói. “Mọi thứ đều sáng bóng. Tôi chưa từng thấy thứ gì như vậy”.
Sau khi đến Hàn Quốc, cả hai mẹ con cùng làm việc để Yeonmi có thể tiếp tục đi học. 5 năm sau, giờ cô đã là sinh viên năm thứ 3 khoa pháp luật hình sự tại đại học Dongguk, nổi tiếng hàng đầu Seoul và thường xuyên là khách mời truyền hình.
Và tháng 4 vừa qua, cuối cùng cô cũng được đoàn tụ với người chị gái được cho là đã chết từ lâu. Eunmi, hiện 23 tuổi, đã tới được Hàn Quốc sau khi vượt biên sang Trung Quốc và Thái Lan.
Thanh Tùng
(Dân Trí) 
 

-“HỐ CHÔN NGƯỜI ÁM ẢNH”

Ngoclinhvugia

Trần Đức Thạch
“… sống trong xã hội xã hội chủ nghĩa quái đản này, người ta quen thói bưng bít sự thật. Sự thật không có lợi cho Đảng, cho Nhà nước chớ dại mà nói ra, bị thủ tiêu hoặc vào tù là điều chắc…”
Tháng 04/1975, đơn vị chúng tôi (Sư đoàn 341 thường gọi là đoàn Sông Lam A) phối hợp với sư đoàn khác đánh vào căn cứ phòng ngự Xuân Lộc. Trận chiến quyết liệt kéo dài 12 ngày đêm. Tiểu đoàn 8 chúng tôi do hành quân bị lạc nên được giao nhiệm vụ chốt chặn, nhằm không cho các đơn vị quân lực Việt Nam cộng hoà tiếp viện cũng như rút lui. Phải công nhận là sư đoàn 18 của phía đối phương họ đánh trả rất ngoan cường. Tôi tận mắt chứng kiến hai người lính sư đoàn 18 đã trả lời kêu gọi đầu hàng của chúng tôi bằng những loạt súng AR15.

Sau đó họ ôm nhau tự sát bằng một quả lựu đạn đặt kẹp giữa hai người. Một tiếng nổ nhoáng lửa, xác họ tung toé giữa vườn cam sau ấp Bàu Cá. Hình ảnh bi hùng ấy đã gây ấn tượng mạnh cho tôi. Tinh thần của người lính đích thực là vậy. Vị tướng nào có những người lính như thế, dù bại trận cũng có quyền tự hào về họ. Họ đã thể hiện khí phách của người trai nơi chiến trận. Giả thiết nếu phía bên kia chiến thắng chắc chắn họ sẽ được truy tôn là những người anh hùng lưu danh muôn thủa. Nhưng vận nước đã đi theo một hướng khác. Họ đành phải chấp nhận tan vào cõi hư vô như hơn 50 thuỷ binh quân lực Việt Nam C ộng Hoà bỏ mình ngoài biển để bảo vệ Hoàng Sa.
…. Nghe tiếng súng nổ ran, tôi cắt rừng chạy đến nơi có tiếng súng. Đấy là ấp Tân Lập thuộc huyện Cao Su tỉnh Đồng Nai bây giờ. Ấp nằm giữa cánh rừng cao su cổ thụ. Đạn súng đại liên của các anh bộ đội cụ Hồ vãi ra như mưa. Là phân đội trưởng trinh sát, tôi dễ dàng nhận ra tiếng nổ từng loại vũ khí bằng kỹ năng nghiệp vụ. Chuyện gì thế này? Tôi căng mắt quan sát. Địch đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người dân lành bị bắn đổ vật xuống như ngả rạ. Máu trào lai láng, tiếng kêu khóc như ri. Lợi dụng vật che đỡ, tôi ngược làn đạn tiến gần tới ổ súng đang khạc lửa.
- Đừng bắn nữa! Tôi đây! Thạch trinh sát tiểu đoàn 8 đây!
Nghe tiếng tôi, họng súng khạc thêm mấy viên đạn nữa mới chịu ngừng.
Tôi quát:
– Địch đâu mà các ông bắn dữ thế? Tý nữa thì thịt cả mình.
Mấy ông lính trẻ tròn mắt nhìn tôi ngơ ngác. Họ trả lời tôi:
– Anh ơi! đây là lệnh.
– Lệnh gì mà lệnh, các ông mù à? Toàn dân lành đang chết chất đống kia kìa!
– Anh không biết đấy thôi. Cấp trên lệnh cho bọn em “giết lầm hơn bỏ sót”.. Bọn em được phổ biến là dân ở đây ác ôn lắm!
– Tôi mới từ đằng kia lại, không có địch đâu. Các ông không được bắn nữa để tôi kiểm tra tình hình thế nào. Có gì tôi chịu trách nhiệm!
Thấy tôi cương quyết, đám lính trẻ nghe theo. Tôi quay lại phía hàng trăm người bị giết và bị thương. Họ chồng đống lên nhau máu me đầm đìa, máu chảy thành suối. Một cụ già bị bắn nát bàn tay đang vật vã kêu lên đau đớn. Tôi vực cụ vào bóng mát rồi giật cuốn băng cá nhân duy nhất bên mình băng tạm cho cụ. Lát sau tôi quay lại thì cụ đã tắt thở vì máu ra quá nhiều. Một chỗ thấy 5 người con gái và 5 người con trai bị bắn chết châu đầu vào nhau.

Tôi hỏi người lính trẻ đi theo bên cạnh:
– Ai bắn đấy?
– Đại đội phó Hường đấy anh ạ!
Lại nữa, tôi ngó vào cửa một gia đình, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đã thả vào mâm một quả lựu đạn, cả nhà chết rã rượi trong cảnh cơm trộn máu. Tôi bị sốc thực sự. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ “Đi dân nhớ ở dân thương” mà thế này ư? Cứ bE1o là Mỹ ngụy ác ôn chứ hành động dã man này của chúng ta nên gọi là gì? Tâm trạng tôi lúc đó như có bão xoáy. Mặc dù vậy, tôi vẫn nhận ra ngay những việc cần làm. Tôi tập trung những người sống sót lại. Bảo chị em phụ nữ và trẻ con ra rừng tổ chức ăn uống nghỉ tạm. Cốt là không cho mọi người chứng kiến lâu cảnh rùng rợn này. Đàn ông từ 18 đến 45 tuổi có nhiệm vụ ra sau ấp đào cho tôi một cái hố. Trong ấp ai có xe ô tô, xe lam, máy cày phải huy động hết để chở người bị thương đi viện. Mọi người đồng thanh:
– Xe thì có nhưng dọc đường sợ bị bộ đội giải phóng bắn lắm!
– Không lo, có tôi đi cùng!
Tôi giao cho Nghê, một du kích dẫn đường vừa có bố bị bộ đội cụ Hồ sát hại:
– Việc lỡ như thế rồi, chú nén đau thương lại giúp anh. Thu hồi căn cước tư trang của những người đã chết sau này còn có việc cần đến.
Thế là suốt chiều hôm đó, tôi lấy một miếng vải đỏ cột lên cánh tay trái. Lăm lăm khẩu AK ngồi trên chiếc xe dẫn đầu đoàn lần lượt chở hết người bị thương ra bệnh viện Suối Tre. Tối hôm ấy, tôi cho chuyển hết xác người bị chết ra cái hố đã đào. Không còn cách nào khác là phải chôn chung. Trưa ngày hôm sau người ta mới dám lấp. Đây là ngôi mộ tập thể mà trong hoàn cảnh ấy tôi buộc lòng phải xử lý như vậy. Trời nắng gắt, để bà con phơi thây mãi không được. Một nấm mồ chung hàng trăm người lẫn lộn, không hương khói, không gì hết. Tôi cho dọn vệ sinh sạch sẽ nhBng chỗ mọi người bị tàn sát. Xong, mới dám cho đám phụ nữ và trẻ con ở ngoài rừng về. Tôi vượt mặt cả cấp trên để làm việc theo tiếng gọi lương tâm của mình. Bằng mọi lỗ lực có thể để cứu giúp đồng bào. Tưởng thế là tốt, sau này nghĩ lại mới thầy hành động của mình giống như sự phi tang tội ác cho những anh bộ đội cụ Hồ. Thú thật lúc ấy tôi vẫn còn một phần ngu tín. Cũng muốn bảo vệ danh dự cho đội quân lính cụ Hồ luôn luôn được ca ngợi là tốt đẹp. Tuy vậy tôi bắt đầu nghi ngờ: “Tại sao người ta giết người la liệt rồi bỏ mặc? Chẳng lẽ họ mất hết nhân tính rồi sao?
Công việc xong tôi gặp Nghê để chia buồn. Tôi không tránh khỏi cảm giác tội lỗi. Nghê đã đưa xác bố về chôn tạm ở nhà bếp. Tội nghiệp Nghê quá. Lặn lội đi theo cách mạng, ngày Nghê dẫn bộ đội về giải phóng ấp lại là ngày bộ đội cụ Hồ giết chết bố Nghê. Nghê “mừng chưa kịp no” đã phải chịu thảm cảnh trớ trêu đau đớn. Nghê buồn rầu nói với tôi:
– Hôm qua nghe lời anh. Em thu được hai nón đồng hồ, tư trang và căn cước của những người bị giết. Sau đó có một anh bộ đội bảo đưa cho anh ấy quản lý. Em giao lại hết cho anh ấy để lo việc chôn ba.
- Em bị thằng cha nào đó lừa rồi. Thôi quên chuyện đó đi em ạ. Anh thành thật chia buồn với em. Chiến tranh thường mang đến những điều không may tột cùng đau đớn mà chúng ta không thể lường trước được. Anh cũng đang cảm thấy có lỗi trong chuyện này.
*
Đã mấy chục năm qua, khi hàng năm, khắp nơi tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30/4 thì tôi lại bị ám ảnh nhớ về hàng trăm dân lành bị tàn sát ở ấp Tân Lập. Cái hố chôn người bây giờ ra sao? Người ta sẽ xử lý nó như thế nào hay để nguyên vậy? Tôi muốn được quay lại đó để thắp nén hương nói lời tạ tội. Vô hình dung việc làm tốt đẹp của tôi đã giúp cho người ta bưng bít tội ác. Không! Người dân ấp Tân Lập sẽ khắc vào xương tuỷ câu chuyện này. Nỗi đau đớn oan khiên lúc đấy chưa thể phải nhoà được. Còn những người tham gia cuộc tàn sát ấy nữa có lẽ họ cũng vô cùng dằn vặt khi nhận những tấm huân huy chương do Đảng và Nhà nước trao tặng sau này chiến thắng. Ý nghĩ ấy giúp tôi dũng cảm kể lại câu chuyện bi thương này.
Sau ngày giải phòng Miền Nam 30/04/1975 tôi có chụp một kiểu ảnh đang cởi áo, lột sao dang dở. Tôi đem tặng cho một thằng bạn đồng hương chí cốt. Hắn run người, mặt tái mét:
– Tao không dám nhận đâu, họ phát hiện ra tấm ảnh này quy cho phản động là chết cả nút.
Bạn tôi sợ là đúng. Vì cậu ta là đảng viên. Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ Hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập…
Thời gian trôi, tôi từ một chàng lính trẻ măng ngày nào bây giờ đã là một ông già với mái đầu hoa râm đốm bạc. Vậy mà tôi chưa nói được câu chuyện lẽ ra phải nói . Đôi lúc tôi âm thầm kể lại cho một số bạn bè tin cậy. Nghe xong ai cũng khuyên “Nói ra làm gì, nguy hiểm lắm đấy”. Và quả thật, sống trong xã hội xã hội chủ nghĩa quái đản này, người ta quen thói bưng bít sự thật. Sự thật không có lợi cho Đảng, cho Nhà nước chớ dại mà nói ra, bị thủ tiêu hoặc vào tù là điều chắc.
Trần Đức Thạch
Cựu phân đội trưởng trinh sát
Tiểu đoàn 8 – Trung đoàn 266
Sư đoàn 341 – Quân đoàn 4 [VC]

-Tôi là phản động thật sao???

Trần đức Thạch

HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC
NGHỆ THUẬT NGHỆ AN
Vừa đi lấy tư liệu ở Vĩnh Phúc về tôi nhận được tin nhắn của cô bạn nhà văn ” nhiều người đọc bài của anh trên mạng đã nói anh viết phản động rồi đấy”. Tôi rất mừng vì nhiều người đọc bài của tôi nếu thông tin ấy là trung thực. Nhưng tôi cũng không khỏi băn khoăn vì 2 tiếng phản độngmà ai đó nhận định quy kết cho các bài viết.
Thiển nghĩ ai còn trách nhiệm công dân cũng không thể bình tâm được trước những ván nạn đời sống xã hội hiện nay. Cơ chế độc tài độc đảng đã tạo ra một bộ máy quản lý nhà nước quan liêu vô cảm. từ trên xuống dưới, họ chỉ lo vơ vét cho đầy túi tham còn dân tình thì ‘ Sống chết mặc bay”.

Mà đâu chỉ có thế họ sinh ra một lớp cường hào mới hết sức hung hãn. Chúng chà đạp lên hiến pháp và pháp luật rất trắng trợn. Ở nông thôn cho tới thành thị, đâu đâu cũng đầy rẫy bất công. Ai lên tiếng phản đối hoặc bênh vực cho lẽ phải đều bị chúng dùng mọi thủ đoạn khủng bố dàn áp. Kể cả những thủ đoạn bẩn thỉu kiểu Maphia.
Đánh giá một cách tổng quát, từ năm 1945 đến nay, đã có bao nhiêu vụ, bao nhiêu người đã phải bỏ mạng hoặc vào tù ra tội vì chúng. 2 tiếng phản động đã bị lạm dụng một cách quá đáng. Ai đó chỉ phát ngôn một câu nói trái ý là chúng đã quy cho phản động rồi. 2 từ phản động dùng để chỉ nhũng kẻ hại dân bán nước. Nay chúng biến thành cái vòng” Khẩn cô nhi chú” giơ lên đe doạ mọi người. Khiến cho không ít công dân đủ mọi tầng lớp vì lo sợ mà đánh mất nhân cách sống. Trở nên hèn hạ đến mức khó hiểu. Kể cả những người thầy, người bạn, tôi đã từng trân trọng quý mến.
Tôi sinh năm 1952. Trước đó đã có những người cộng sản và tôi lớn lên trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Tôi và bao nhiêu người cùng thế hệ như những tờ giấy trắng.
Đảng và nhà nước muốn vẽ gì lên đấy thì vẽ. Ngoài những điều vớ vẩn mà chúng tôi bị nhồi nhét, cũng cảm ơn chế độ trang bị cho một số tư duy biện chứng. Nghĩa là nhìn vấn đề bao giờ cũng có 2 mặt. Dùng phương pháp luận khoa học truy tận căn nguyên gốc rễ của nó.
VÍ dụ Đến nay đất nước ta vẫn còn rất nhiều người nghèo, thậm chí không ít người sống dưới mức nghèo khổ. Lý do vì sao? Đất nước ta nghèo nàn về tài nguyên ư? Cũng không phải. Nhân dân ta nhác nhớn ngu đần ư?
Cũng không phải. Tài nguyên đất đai thuộc sở hữu toàn dân nếu đúng như thế hì mọi người được hưởng lợi bình đẳng chứ? Thế mà vẫn còn số đông người nghèo khoảng cách người giàu và người nghèo ngày càng cách xa. Rõ ràng đây là lỗi của những người quản lý nhà nước phân phối không công bằng. Mà những người quản lý nhà nước là người của Đảng. Vậy Đảng phải chịu trách nhiệm và là nguyên nhân duy nhất gây ra sự nghèo đói này.
Tôi chỉ lấy một ví dụ nhỏ này thôi để bạn đọc liên tưởng ra bao nhiêu vấn đề vấn nạn khác. Tôi và những người cùng thế hệ chẳng biết gì về phong kiến lại càng không có điều kiện để liên hệ hiểu biết rõ về chủ nghĩa tư bản.
Sống hoàn toàn trong môi trường xã hội chủ nghĩa do Đảng tạo lập và cai quản, chúng tôi chỉ tự nhận thức lấy mà thôi. Nói đúng ra là cả cuộc đời chúng tôi nằm trong tay Đảng. Chúng tôi chăng có lý do gì để trở thành phản động. Đảng giáo dục đào tạo chúng tôi như thế nào thì được thế ấy. Đảng phạm quá nhiều sai lầm, Thậm chí là có tội với dân tộc sao bây giờ đổ lỗi cho chúng tôi. Nếu chúng tôi im lặng, không lên tiếng trước hiện tình bi đát của đất nước, của dân tộc thì liệu có xứng đáng là công dân mà Đảng đã dày công rèn luyện nữa không? Đảng không nên hành hạ chúng tôi nữa nếu như ” Đảng là người mẹ hiền” .
Trở lại những bài viết của tôi thì có gì đâu. Thơ toàn là cảm nghĩ bức xúc trước ” Nhân tình thế thái” . Âu cũng là lẽ thường tình của những người vốn có tâm hồn nhậy cảm. Lên án nhũng kẻ bán nước hại dân, khao khát nhân quyền, tự do dân chủ và tiến bộ xã hội thì có tội gì. Những bài ký và phóng sự thì phản ảnh những sự việc có thực, xảy ra ở từng địa phương cụ thể chứ tôi có phịa ra đâu. Vạch ra những cái xấu cái ác, biểu dương những cái tốt đẹp, cái thiện mà bị coi là phản động ư? Trong cuộc gặp mặt với ban thường vụ hội văn nghệ Nghệ An ngày 07/07/2008. Tôi đã trao đổi rất thẳng thắn:
- Tư tưởng chủ đạo của tôi trong các bài viết là thể hiện tinh thần yêu nước và phụng sự dân tộc này. Ngoài ra không có tư tưởng gì khác. Trong điều lệ của hội có điều ” Chống lại khuynh hướng phản động” Tôi đã đọc và suy nghĩ rất kỹ.
Là người cầm bút, thấy dân tình bị oan ức mà không lên tiếng bênh vực cũng là phản động. Đất nước bị bọn tham nhũng hoành hành, không vạch mặt chỉ tên cũng là phản động. Hoàng Sa, Trường Sa bị trung Quốc tuyên bố thành Tam Sa mà im hơi lặng tiếng cũng là phản động.
Thanh niên sinh viên vì yêu nước mà xuống đường biểu tình phản đối chính quyền Trung Quốc ngang ngược. Ai đó đã đưa công an ra đàn áp lại càng phản động thậm tệ. Rất nhiều kiểu phản động đang phơi mặt ra đấy sao chẳng bị hề hấn gì? Đằng này tôi …
… Chẳng biết nói gì nữa. Bị người ta quy là phản động, tôi lại cứ phải băn khoăn ” Mình là phản động thật sao?” Nếu thế thì tôi dẫm phải nước đái của cụ Hoàng Minh Chính, Bác Trần Độ và Đại tướng Võ Nguyễn Giáp mất rồi…
Tháng 8, Đêm không ngủ.
TRẦN ĐỨC THẠCH.
HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC
NGHỆ THUẬT NGHỆ AN
Nguồn : http://forum.datviet.com/threads/175425-G%C3%B3p-nh%E1%BA%B7t-T%C3%B4i-l%C3%A0-ph%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%99ng-th%E1%BA%ADt-sao

“Không có cựu thù vĩnh viễn”

 Ông Lê Công Phụng, cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ, khẳng định như vậy nhân dịp Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Ông Lê Công Phụng - Ảnh: Nguyễn Khánh
 Mỹ đang tái cân bằng chiến lược hướng về châu Á - Thái Bình Dương nhằm củng cố các lợi ích của mình tại đây.
Trong khi đó, Trung Quốc trỗi dậy và thực thi tham vọng trở thành một cường quốc biển. Biển Đông và biển Hoa Đông trở thành điểm nóng.
Tuy nhiên, như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đã nói là việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hoàn toàn không nhằm mục đích “chống Trung Quốc”.
Cách làm của Mỹ là tạo ra sự cân bằng thông qua việc hỗ trợ các nước xung quanh Trung Quốc cải thiện năng lực bảo vệ vùng biển của mình, nói nôm na là giúp các nước có liên quan vững vàng hơn.
Việt Nam không phải đồng minh của Mỹ, nhưng là quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng. Chúng ta chú trọng phát triển quan hệ với tất cả các nước, trong đó có quan hệ quốc phòng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, cùng có lợi.
Tại Mỹ, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã khẳng định việc Việt Nam phát triển quan hệ với quốc gia này không ảnh hưởng tới quốc gia khác.
Việt Nam và Mỹ từ cựu thù đã trở thành đối tác toàn diện và tôi xin được mượn ý một danh ngôn quen thuộc để nói rằng “không có cựu thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia, dân tộc là vĩnh viễn”.
* Ông có lạc quan về những bước tiếp theo?
- Việc mua bán cụ thể là một câu chuyện khác liên quan đến khả năng kinh tế và nhu cầu của ta, nhưng việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương ở thời điểm hiện nay mang nhiều tính biểu tượng. Tôi cho rằng sắp tới sẽ có những chuyển biến mới nữa.
Lệnh cấm đã bỏ được một phần thì có nghĩa là đã mở đường cho dỡ bỏ hoàn toàn trong tương lai. Người Việt Nam có câu là “đầu xuôi đuôi lọt”.
Tất nhiên, cần nhớ rằng chính người Mỹ thường nói sẽ không có bữa ăn nào miễn phí, trong quan hệ quốc tế nói chung không điệu nhảy nào cần hai người mà một người làm được.
* Ông nghĩ sao về triển vọng sớm kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)?
- Những nội dung còn lại trên bàn đàm phán là những gì khó nhất, tuy nhiên với đà hiện nay tôi cho rằng Mỹ và các đối tác sẽ có những nhân nhượng nhất định khi tính đến trình độ phát triển của ta.
* Theo ông, liệu trong nước có ý kiến không muốn đẩy quá nhanh quan hệ Việt - Mỹ?
- Xử lý quan hệ với các cường quốc luôn là một vấn đề lớn, việc có ý kiến khác nhau là bình thường. Không có nước nào với lịch sử như nước ta lại có thể dễ dàng đạt được đồng thuận ngay một lúc trong vấn đề này.
Cái chính là chúng ta nói với nhau và nói với người dân rằng phải căn cứ vào lợi ích quốc gia, dân tộc trước mắt và lâu dài, các ý kiến khác không phù hợp nguyên tắc này sẽ phải thay đổi dần.
Võ Văn Thành thực hiện
(Tuổi Trẻ) 

Màn cầu hôn lãng mạn giữa điểm biểu tình tại Hong Kong

Một đôi tình nhân trẻ tuổi cùng tham gia trong các cuộc biểu tình ở Hong Kong đã mang tới một khoảnh khắc hiếm có ngay giữa điểm "nóng" ở khu Mongkok vào sáng Chủ nhật vừa qua với một lời cầu hôn ngẫu hứng.



                            Chàng trai bất ngờ quỳ xuống cầu hôn bạn gái. (Nguồn: Reuters)

Theo tờ South China Morning Post và Ming Pao, sinh viên Yau Chi Hang (22 tuổi) đã quỳ xuống và cầu hôn bạn gái mình là Crystal Chan (21 tuổi) vào lúc 6 giờ 58 phút (giờ địa phương) và đã nhận được lời đồng ý.

Trong chiếc áo mưa, một trang phục quen thuộc của những người biểu tình suốt một tuần qua, đôi bạn trẻ ôm hôn nhau giữa đám đông cổ vũ nhiệt liệt và chụp ảnh liên tục.

Sau đó, đôi trẻ đã hô vang “Lương Chấn Anh (Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong) hãy từ chức đi” và “phổ thông đầu phiếu thực sự.” Khi được hỏi về tương lai, họ đã nói: “Chúng tôi hy vọng thế hệ tiếp theo của chúng tôi sẽ không cần phải tràn ra đường phố để biểu tình, bởi họ sẽ có quyền bỏ phiếu phổ thông thực sự.”

Đôi tình nhân sau đó đã ăn mừng sự kiện này với một chiếc burger cá philê.




Dành tặng bạn gái nụ hôn nồng cháy sau khi được đồng ý ngay nơi diễn ra biểu tình. (Nguồn: Reuters)

                                       Trước sự chứng kiến của nhiều người. (Nguồn: Reuters)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét