Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Bỏ phiếu tín nhiệm là việc 'tích cực'

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN DIỄN ĐÀN

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Bỏ phiếu tín nhiệm là việc 'tích cực'

Quốc hội Việt Nam
Đo tín nhiệm các quan chức tại Quốc hội, có khía cạnh 'tích cực', theo nhà quan sát trong nước.
Dù còn có nhiều tranh cãi, bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội với các quan chức vẫn là một việc làm 'tích cực' theo một cựu quan chức lãnh đạo ở Văn phòng Quốc hội Việt Nam.
Trong khi đó, các thể thức lấy phiếu hay bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định hiện hành cho 50 vị trí quan chức mà Quốc hội sắp tiến hành vẫn 'rối rắm', 'hình thức' và chưa đảm bảo quyền 'tham gia', giám sát trực tiếp của người dân, theo một chuyên gia trong về đánh giá từ Sài Gòn.
Trao đổi với BBC hôm 18/10/2014 nhân dịp kỳ họp Quốc hội thứ 8, khóa 13 sắp nhóm họp kín về lấy phiếu tín nhiệm với năm chục chức danh do Quốc hội, Hội đồng nhân dân ở Việt Nam bầu hoặc phê chuẩn, một cựu Phó Chủ nhiệm Thường trực văn phòng Quốc hội nói:
"Việc bỏ phiếu tín nhiệm cũng là câu chuyện hai mặt của vấn đề, một mặt về công khai, nhân dân và báo chí rồi Quốc hội hoan nghênh", luật sư Trần Quốc Thuận nói.
"Nhưng về mặt bên trong, tôi được biết là cũng có những ý kiến, tranh luận nhau gay gắt về câu chuyện đấy.
"Cho nên bây giờ dẫn đến tiếp tục bỏ phiếu tín nhiệm theo 3 mức, theo Nghị quyết 35 cũ... nó cũng là đáp ứng lại yêu cầu của nhân dân, của dư luận, của Quốc hội, thì đó cũng là một mặt tích cực."
'Tranh luận gay gắt
Việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội Việt Nam thời gian gần đây được tiến hành trong khuôn khổ của Nghị quyết 35/2012/QH13, tuy đã có một số ý kiến của các cử tri và kể cả Đại biểu Quốc hội Việt Nam được truyền thông trong nước đăng tải 'phàn nàn' rằng các quy định, thể thức đánh giá với hai nấc, ba nấc v.v... được cho là khá 'rối rắm', gây khó hiểu.
Bình luận về điều này, luật sư Trần Quốc Thuận nói thêm:
"Có sửa Nghị quyết 35 hay không, thì tôi được biết cũng tranh luận gay gắt lắm, cho nên đến bây giờ, thực sự người ta cũng chưa tiến được theo bước đó.
"Và hình thức bỏ phiếu tín nhiệm trong Hiến pháp có quy định gọi là 'bỏ phiếu tín nhiệm', nhưng cũng không có quy định cụ thể là bỏ phiếu 'tín nhiệm' hay 'không tín nhiệm', không ghi cụ thể...
"Còn việc cần phải sửa hay không Nghị quyết này, thì người ta cũng cho biết rằng sau khi bỏ phiếu xong, sẽ sửa trong vòng năm tới, hay là phải sửa ngay trong kỳ họp này."
'Sẽ lắng nghe thêm'

Ông Nguyễn Hạnh Phúc
Ông Nguyễn Hạnh Phúc, nói lấy tín nhiệm bởi Quốc hội vẫn giữ nguyên '3 mức'.
Hôm thứ Bảy, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam được truyền thông nhà nước trích dẫn cho hay Nghị quyết sửa đổi lần này 'vẫn giữ nguyên 3 mức tín nhiệm như Nghị quyết 35 cũ.
"Lấy phiếu tín nhiệm cũng là thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng, đồng thời là kênh tham khảo giúp cho các cơ quan để quy hoạch cán bộ cho nhiệm kỳ tới," ông Phúc được tờ Lao Động dẫn lời nói.
"Thực hiện Nghị quyết 35, Trung ương cũng bàn rất kỹ. Đây là điểm khác nhau giữa lấy phiếu và bỏ phiếu.
"Lấy phiếu thì cần 3 mức. Nếu 2 mức thì bỏ phiếu luôn, chứ cần gì lấy phiếu. Do đó, giữ nguyên 3 mức như cũ."
Ba mức được đề cập này gồm 'tín nhiệm cao', 'tín nhiệm' và 'tín nhiệm thấp' và vẫn theo ông Phúc, về sửa đổi các quy định về đo tín nhiệm, mà đặc biệt là Nghị quyết 35, Quốc hội lần này sẽ tiếp tục 'lắng nghe' thêm các ý kiến đóng góp từ các Đại biểu.
"Cử tri cũng có ý kiến là nên có 2 mức. Tại kỳ họp trước, do thời gian ngắn nên mới có 30% số đại biểu Quốc hội có ý kiến. Vì vậy, trong kỳ họp lần này sẽ lắng nghe thêm nhiều ý kiến. Trên cơ sở đánh giá sẽ có kết luận cuối cùng," ông Phúc được tờ Lao động trích dẫn nói.
Lấy phiếu tín nhiệm cũng là thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng, đồng thời là kênh tham khảo giúp cho các cơ quan để quy hoạch cán bộ cho nhiệm kỳ tới - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội VN, Nguyễn Hạnh Phúc
Chủ nhiệm Phúc cũng cho truyền thông Việt Nam hay kỳ này, Quốc hội Việt Nam sẽ lấy phiếu tín nhiệm cho 50 chức danh thay vì 49 chức danh như trước, với người thứ 50 là Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền, người vì lý do 'mới được bổ nhiệm, chưa đủ thời gian công tác' nên chưa được đo độ tín nhiệm vào lần trước.
'Hình thức, giảm nhẹ'
Hôm 18/5, một chuyên gia về đánh giá từ Việt Nam bình luận với BBC về hiệu quả các công việc đo độ tín nhiệm với quan chức bởi Quốc hội vốn được áp dụng qua các hình thức được tuyên bố là 'lấy phiếu' và 'bỏ phiếu'.
"Hệ thống công quyền hay các cơ quan của nhà nước ở Việt Nam có nhiều hình thức đã đánh giá hàng năm rồi," Tiến sỹ Vũ Thị Phương Anh nói với BBC từ Sài Gòn.
"Hàng năm có bình bầu, có thi đua, khen thưởng của các hệ thống công. Tôi nghĩ là với những người làm ở chức vụ cao thì càng như vậy. Rồi nó lại có nhiều vòng, nhiều mức của chính quyền, của Đảng, của đoàn thể v.v...
"Tôi nghĩ tất cả những điều đó đều đã làm và hầu như những gì... thực hiện ở Việt Nam thì đa số đều mang tính hình thức và không có tác dụng gì.

Ông Lê Như Tién
Đại biểu Lê Như Tiến nói Quốc hội nên tuân thủ Hiến pháp và bỏ phiếu tín nhiệm 'theo hai mức'.
 "Do đó khi đặt ra vấn đề lấy phiếu tín nhiệm lần trước, cũng nhiều cũng nghĩ đó là bởi vì muốn làm một cách kiên quyết. Tức là đã có nhiều cách làm 'hình thức' rồi. Và đây là một cách làm mà 'không hình thức', lúc trước người ta mong đợi như vậy, nhưng chỉ làm được một lần.
"Tất nhiên nó cũng... lộ ra được một số điều. Tuy cũng đã giảm nhẹ, nhưng cũng có người bị thấp và có người được cao, ngay lập tức sau đó, tôi lại thấy có khuynh hướng muốn bào chữa, muốn giảm nhẹ đi nữa, tức là nói đây chỉ là thông tin để làm cho tốt lên, chứ không phải là loại ngay.
"Thì tôi thấy rõ ràng là nếu thỉnh thoảng có một khuynh hướng muốn làm thật, thì ngay lập tức nó lại bị kéo lại bởi khuynh hướng chỉ muốn xuê xoa mà thôi. Và tôi nghĩ rằng nếu làm như vậy thì nó chỉ tốn thêm thời gian. Tức là cái đó vẫn là một cách hình thức thôi."
'Trái với Hiến pháp?'
Gần đây, một số Đại biểu Quốc hội ở Việt Nam công khai nêu quan điểm không tán đồng với các quy định, hình thức, thể thức đo tín nhiệm của Quốc hội.
Hôm 28/4/2014, Đại biểu Lê Như Tiến nêu quan điểm trên tờ Đại Đoàn Kết, cơ quan ngôn luận của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nói rằng Quốc hội nên 'bỏ phiếu tín nhiệm' theo hai mức và việc đo tín nhiệm cần thực hiện theo đúng Hiến pháp.
"Bỏ phiếu tín nhiệm đã được hiến định trong Hiến pháp mới (sửa đổi năm 2013), trong đó cũng chỉ quy định Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm chứ không phải lấy phiếu tín nhiệm", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhin đồng của Quốc hội nói.
"Trước kia chúng ta lấy phiếu tín nhiệm, nhưng giờ Hiến pháp đã quy định như thế thì phải thực hiện theo Hiến pháp. Mà bỏ phiếu tín nhiệm thì chỉ có hai mức là 'tín nhiệm' hoặc 'không tín nhiệm."
Vẫn theo quan chức này thì Quốc hội phải tuân thủ Hiến pháp. Ông Tiến nói tiếp với tờ Đại Đoàn Kết:
"Phải thực hiện theo tinh thần của Hiến pháp là bỏ phiếu tín nhiệm. Chứ bây giờ thêm một nấc nữa là 'lấy phiếu tín nhiệm' sẽ rắc rối thêm.
"Nếu muốn xem người đứng đầu của các cơ quan trong Chính phủ ở mức độ hoàn thành nhiệm vụ như thế nào thì chỉ có động tác 'bỏ phiếu tín nhiệm' thôi," ông Tiến nói.
'Đảng cử, dân bầu?'

TS Vũ Thị Phương Anh
TS Phương Anh cho rằng ở VN nhiều quyền chính trị của người dân vẫn còn hạn chế.
Cũng bình luận về điều này, hôm thứ Bảy, Tiến sỹ Vũ Thị Phương Anh nói với BBC:
"Tôi nghĩ là nó dứt khoát, 'bất tín nhiệm' là 'bất tín nhiệm', còn không thì không cần làm, còn đã làm thì cách làm càng đơn giản, càng rõ ràng thì càng tốt'.
Còn về khía cạnh quyền giám sát, tham dự của người dân trong đánh giá tín nhiệm, bất tín nhiệm đối với các quan chức, chuyên gia về đánh giá và nhà hoạt động trong lĩnh vực truyền thông xã hội nói thêm:
"Tôi nghĩ là nhiều người dân, trí thức, những người có hiểu biết ít nhiều vẫn mong là người dân phải có quyền tham gia trực tiếp hơn những quyền chính trị đó.
"Hiện nay, nói thẳng ra là phần lớn chỉ những người, những Đảng viên mới có quyền tham gia vào những hoạt động chính trị ở trong nước, người dân không có cái quyền đó, dù người dân cũng có bỏ phiếu này khác, nhưng bỏ phiếu vẫn do Đảng cử, dân bầu mà thôi," nữ chuyên gia nói.
Theo truyền thông Việt Nam, kỳ họp thứ 8 của Quốc hội Việt Nam khóa 13 sẽ được nhóm từ ngày 20/10 đến 28/11, trong các nội dung làm việc theo nghị trình, phiên họp về lấy phiếu tín nhiệm sẽ được nhóm với hình thức họp kín để các đại biểu có thể làm việc với hiệu quả mà 'không bị áp lực'.
(BBC)

Trung Quốc và Mỹ cam kết hóa giải các bất đồng

Ông Kerry tiếp nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc tại tư gia của ông ở thành phố Boston, bang Massachusetts, trong hai ngày.
Ông Kerry tiếp nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc tại tư gia của ông ở thành phố Boston, bang Massachusetts, trong hai ngày.
Mỹ và Trung Quốc đã nhấn mạnh tới sự cần thiết phải vượt qua sự mất lòng tin, thu hẹp các khác biệt, đồng thời phải hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố, tổ chức Nhà nước Hồi giáo và sự lây lan của virus Ebola.
Trong cuộc họp ngày thứ hai hôm nay tại thành phố Boston của Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì cũng cam kết hợp tác về các vấn đề liên quan tới Afghanistan, Iran, Bắc Triều Tiên và biến đối khí hậu.
Hai nhà ngoại giao cũng tuyên bố rằng mối quan hệ giữa hai nước đã đủ độ chín để có thể vượt qua được các bất đồng trong khi cùng nhau củng cố quan hệ trong các lĩnh vực cùng quan tâm.
Ông Dương nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc cần phải cải thiện hợp tác trong các vấn đề liên quan tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương vì đó là khu vực đã chứng kiến sự phát triển kinh tế mạnh mẽ.
Các cuộc họp ở Boston nhằm hâm nóng quan hệ Mỹ - Trung trước hội nghị thượng đỉnh với sự tham gia của các nhà lãnh đạo châu Á – Thái Bình Dương vào tháng tới ở Bắc Kinh.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ gặp nhau tại hội nghị này.
Ông Kerry tiếp nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc tại tư gia của ông ở thành phố Boston, bang Massachusetts, trong hai ngày.
Trước đó, cũng trong tháng này, Ngoại trưởng Kerry đã họp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Washington.
Các cuộc thảo luận đó đã nêu lên những khác biệt đối với cuộc biểu tình đòi dân chủ đang tiếp diễn ở Hồng Kông.
(VOA)

Nguyên Khôi - Giải ảo lịch sử về Huyền Trân công chúa

Lễ hội đền Huyền Trân công chúa được tổ chức hằng năm vào ngày mồng chín tháng Giêng,
tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, phường An Tây, thành phố Huế.

Huyền Trần công chúa là một trong những người phụ nữ nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam, được đời sau nhắc đến cùng với những yếu tố đậm chất trữ tình của một cuộc hôn nhân ngoại giao và mối quan hệ ly kỳ, trái khoáy với Thượng thư Tả bộc xạ Trần Khắc Chung. Bài viết của chúng tôi, xuất phát từ việc phân tích các nguồn sử liệu và kế thừa các ý kiến của người đi trước, sẽ thảo luận về những điểm không logic trong những sự kiện được ghi lại về nhân vật lịch sử này.
Bài viết vì vậy khởi đầu bằng việc trích dẫn nguyên văn những gì mà Đại Việt sử ký toàn thư (từ dưới đây gọi tắt là Toàn thư) đã chép1.
(...) [1305], tháng 2, Chiêm Thành sai Chế Bồ Đài và bộ đảng hơn trăm người dâng hiến vàng bạc, hương quý, vật lạ làm lễ vật cầu hôn. Các quan trong triều đều cho là không nên, duy có Văn Túc Vương Đạo Tái chủ trương bàn việc đó, Trần Khắc Chung tán thành, việc bàn mới quyết.
(...) [1306], (...). Mùa hạ, tháng 6, gả công chúa Huyền Trân cho chúa Chiêm Thành Chế Mân.
(...) [1307], (...). Mùa hạ, tháng 5, chúa Chiêm Thành Chế Mân chết. (Tháng 9) Thế tử Chiêm Thành Chế Đa Da sai sứ thần Bảo Lộc Kê sang dâng voi trắng.
Mùa đông, tháng 10, sai Nhập nội Hành khiển Thượng thư Tả bộc xạ Trần Khắc Chung, An phủ Đặng Văn sang Chiêm Thành đón công chúa Huyền Trân và thế tử Đa Da về. Theo tục lệ Chiêm Thành, chúa chết thì bà hậu của chúa phải vào giàn thiêu để chết theo. Vua biết thế, sợ công chúa bị hại, sai bọn Khắc Chung, mượn cớ là sang viếng tang và nói với [người Chiêm]: “Nếu công chúa hỏa táng thì việc làm chay không có người chủ trương, chi bằng ra bờ biển chiêu hồn ở ven trời, đón linh [23a] hồn cùng về, rồi sẽ vào giàn thiêu”. Người Chiêm nghe theo. Khắc Chung dùng thuyền nhẹ cướp lấy công chúa đem về, rồi tư thông với công chúa, đi đường biển loanh quanh chậm chạp, lâu ngày mới về đến kinh đô. Hưng Nhượng Đại Vương ghét lắm, mỗi khi thấy Khắc Chung thì mắng phủ đầu: “Thằng này là điềm chẳng lành đối với nhà nước. Họ tên nó là Trần Khắc Chung thì nhà Trần rồi mất về nó chăng?”. Khắc Chung thường sợ hãi né tránh2.
Dựa trên những ghi chép trong Toàn thư, hàng loạt các sử thần trung đại cho đến các sử gia hiện đại đã mặc nhiên coi những ghi chép trên là không còn điều gì phải bàn cãi. Các nhà văn, nhà thơ nhiều đời cũng dựa vào đó để sáng tác thơ ca, và viết nên những pho tiểu thuyết lịch sử về mối tình oan trái mang tính tay ba của Huyền Trân - Chế Mân - Trần Khắc Chung. Cho đến năm 2013, giáo sư Keith W. Taylor vẫn nhắc lại câu chuyện trên mà không có chút nghi vấn gì về tính chất sử liệu và những điểm khúc khuất đằng sau chuyện này3.
Những sử liệu về cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân và Chế Mân ở trên có thể thấy là đã được nhìn qua lăng kính của người đời sau, cụ thể là qua lăng kính của Ngô Sĩ Liên với lối sử bình đậm đà tinh thần Nho giáo. Nếu tính từ thời điểm năm 1306 đến năm Ngô Sĩ Liên soạn Toàn thư (nửa cuối thế kỷ XV), quãng cách thời gian khoảng 150 năm, chúng ta không biết Ngô Sĩ Liên đã biên soạn đoạn này trên cơ sở những nguồn sử liệu nào. Nhưng như những gì chúng tôi đã từng chứng minh, có một nguồn tiếp thu khá quan trọng của Toàn thư, đó là truyền thuyết dân gian, như trường hợp “chú bé mồ côi- cờ lau dựng nước” của Đinh Bộ Lĩnh chẳng hạn4.
Có hay không chuyện Huyền Trân bị hỏa táng?
Như sử liệu trong Toàn thư thì lúc Chế Mân chết có khả năng Huyền Trân đang mang thai. Vì sao chúng tôi suy luận như vậy? Bởi theo Toàn thư, đến tháng chín, Thế tử Chiêm Thành Chế Đa Da sai sứ thần mang voi trắng đến tiến cống. Nhiều người nghĩ rằng, lúc này Chế Đa Da “sai sứ” thật, hoặc như Ngô Thì Sĩ lại đồng nhất Chế Đa Da là Chế Chí (sic, con của Chế Mân, anh của Chế Đà A Bà Niêm, Chế Chí là vua nối ngôi sau Chế Mân). Nhưng thực ra, đây là một nghi lễ ngoại giao với hàm nghĩa báo tin cháu ngoại của Trần Nhân Tông (tức Chế Đa Da) chào đời. Bởi ngay đoạn sau đó,Toàn thư ghi rằng đoàn Trần Khắc Chung sang đón Huyền Trân và thế tử Chế Đa Da về. Như vậy, Chế Đa Da có khả năng sinh vào tháng Tám năm đó. Tức là khi Chế Mân mất, Huyền Trân mới mang thai Đa Da khoảng bốn tháng. Không có lý gì lại đưa một sản phụ cùng đứa con trong bụng lên giàn hỏa thiêu?
Mặt khác, theo Po Dharma, những ghi chép về tục lệ hỏa thiêu của Chiêm Thành (trong Toàn thư) là không chính xác. Thứ nhất, nếu theo truyền thống Champa, chỉ có bà hoàng hậu chính thức mới được phép huỷ thân trên giàn hỏa với đức vua quá cố. Chữ “chính thức” ở đây nghĩa là “một người có dòng máu hoàng gia Champa” - một hoàng gia với chế độ mẫu hệ (chứ không phải là mẫu quyền).5 Trong khi đó, Huyền Trân (được phong làm hoàng hậu Paramecvari) chỉ là vợ thứ ba của Chế Mân, hoàng hậu cả là người Chăm, bà hai là người gốc Jawa. Thứ hai, theo Dominique Nguyen (tức Nguyễn Ðố), tục lên giàn hỏa là một vinh dự lớn lao chỉ dành riêng cho bà hoàng hậu nhằm bày tỏ lòng thủy chung của mình đối với chồng, với điều kiện phải được hội đồng hoàng gia chấp thuận. Ông cũng cho biết, trong suốt 18 thế kỷ của tiến trình lịch sử ở Champa, người ta đã ghi nhận chỉ có vài bà hoàng hậu được nhận ân huệ của hội đồng hoàng gia để lên hỏa đàn chết theo chồng. Thứ ba, theo luật Champa, lễ hỏa táng vua mới mất được thực hiện trong ngày đẹp nhất trong vòng một tháng sau khi vua băng hà. Như vậy, lễ hỏa thiêu đó có lẽ phải được thực hiện trong tháng Năm hoặc đầu tháng Sáu năm 1307, trong khi đó, sứ đoàn Trần Khắc Chung khởi hành vào tháng 106.
Từ những lý do như trên, chúng tôi cho rằng, không có chuyện Huyền Trân bị hỏa thiêu, vì thế cũng không có chuyện giải cứu Huyền Trân như Toàn thư đã viết.
Có hay không chuyện Huyền Trân ám sát Chế Mân?
Với những lý lẽ đưa ra về nghi thức và thể chế tùy táng trong Hoàng gia Champa, Dominique Nguyen có đưa ra giả thuyết khá thú vị rằng Huyền Trân đã thực hiện âm mưu ám sát Chế Mân. Ông viết như sau: “Chúng tôi không nói là Huyền Trân ám hại Chế Mân, nhưng chỉ đặt vấn đề ở đây có chăng Huyền Trân đã làm một việc phạm pháp nào đó có liên hệ đến cái chết của Chế Mân thành ra mới tìm cách chạy trốn. Chính đây mới là chìa khóa quan trọng trong vụ tình sử vô cùng bí ẩn của Chế Mân và Huyền Trân.”7
Dominique Nguyen cũng dùng các chữ “dùng mưu gian trá” cướp công chúa về Thăng Long để liệt Ngô Sĩ Liên vào người cùng quan điểm. Nhưng dường như nhà nghiên cứu này đã đi quá xa với giả thuyết của mình, khi ông đưa ra kết luận rằng: “Một khi giải pháp quân sự không còn hiệu nghiệm để chinh phạt Champa nữa, vua chúa Ðại Việt lại nghĩ đến mưu đồ đê tiện hơn, đó là dùng mỹ nhân kế để phục vụ cho ý đồ chính trị. Vì quyền lợi chung của dân tộc, vua chúa Ðại Việt không cần nghĩ đến thế nào là danh dự của một quốc gia, dù là quốc gia hùng mạnh gấp bội so với lực lượng quân sự Champa thời đó. Năm 1306, vua Trần Nhân Tông tìm cách dâng hiến con gái của mình là Huyền Trân cho vua Chế Mân, một quốc vương nước ngoài mà tuổi đã già, để đổi lấy hai châu Ô và Lý. Ngô Sĩ Liên, tác giả của ÐVSKTT là người đầu tiên đã lên án nhà Trần. Vì lòng tham lam một mảnh đất ở châu Ô và Lý, vua Trần Nhân Tôn không còn biết đâu là thể diện của vương quốc Ðại Việt để rồi bán đứng trinh tiết con gái của mình cho một người không cùng giống nòi.”8
Cứ cho rằng Huyền Trân ám sát Chế Mân, thì chúng ta buộc phải trả lời hàng loạt câu hỏi. Vì sao Huyền Trân phải giết chồng mình và cha đứa trẻ mà mình mang trong bụng? Nếu đã giết Chế Mân, thì làm sao có thể thoát được tội chết? Chế Mân chết thì Đại Việt được gì, Huyền Trân được gì? Hay là sau khi Chế Mân chết, cuộc đời Huyền Trân cũng sụp đổ để cuối cùng năm 1308, bà cắt tóc đi tu, còn Đại Việt và Champa lại rơi vào hai chiến tuyến với những cuộc chiến tranh liên tiếp kể từ năm 1311.
Thế nhưng, cũng chính theo Dominique Nguyen, “bà Tapasi, hoàng hậu gốc người Jawa cũng trở về nước sau ngày Chế Mân từ trần.”9 Như vậy thì việc các bà hoàng hậu người ngoại quốc trở về nước mình là một nghi thức mang tính chế định của triều đình Champa. Việc Huyền Trân cùng con trai Chế Đa Da trở về Đại Việt là theo thông lệ ngoại giao, có sự ủng hộ và thỏa thuận giữa hai nước. Theo sự kiện mà Toàn thư đã ghi về việc cống voi trắng của Chế Đa Da, thì rõ ràng đoàn cống sứ này ngoài việc báo tin “đản sự” (sinh hạ thế tử), còn mang thêm thông tin “gợi ý” cho triều đình Đại Việt sang Champa đón công chúa và thế tử trở về. Đó chính là lý do khiến đúng một tháng sau, đoàn Trần Khắc Chung đến Champa. Mặt khác, theo quan niệm của Hoàng gia Champa (một hoàng gia theo chế độ mẫu hệ), thì Chế Đa Da (dù là con trai, dù là thế tử) thì cũng chỉ là một kẻ “khác máu” - không có giá trị huyết thống và cũng không có tư cách để thừa kế bất kỳ thứ gì từ triều đình đó10. Việc trả Chế Đa Da về Đại Việt cùng với Huyền Trân là một việc không có gì đáng phải bàn cãi.
Như vậy, giả thuyết Huyền Trân ám sát Chế Mân của Dominique Nguyen chưa có cơ sở. Và vì thế cũng không có chuyện nhóm Trần Khắc Chung phải lập mưu cướp công chúa về Đại Việt. Toàn thưđã chép đoạn này trên một truyền bản tin đồn hoặc huyền thoại thất thiệt (fakelore) vào đời sau. Câu chuyện đó chỉ có ý nghĩa đối với những sáng tác văn học mà hầu như lại rất có hại đối với lịch sử và sử học.
Và mối tình huyền thoại
Dựa trên những ghi chép trong Toàn thư, các nhà văn, nhà thơ thời hiện đại đã sáng tác rất nhiều câu chuyện văn học xung quanh cuộc tình giữa Huyền Trân và Trần Khắc Chung. Nhiều người đã dựng nên câu chuyện tình ngang trái giữa cặp trai tài gái sắc: hai người có tình cảm từ trước đó, nhưng do lệnh của hoàng đế Nhân Tông, nên đành “gác lại tình riêng vì việc nước”11.
Trước nhất là chuyện “trai tài gái sắc”. Các nhà biên soạn có thể viện dẫn rằng có thể hư cấu một số tình tiết trong các tác phẩm nghệ thuật lịch sử (tiểu thuyết lịch sử, kịch lịch sử). Nhưng theo chúng tôi, những hư cấu nghệ thuật bao giờ cũng nên căn cứ trên logic lịch sử. Còn ở đây, chuyện “trai tài gái sắc” là cố gắng “gọt chân cho vừa giày” để biện minh cho “tính chính đáng” của mối quan hệ giữa hai người. Xét về tuổi thì Huyền Trân sinh năm 1287, trong khi vào thời điểm này, Trần Khắc Chung đã là một trụ cột của triều đình Đại Việt trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông (lần hai và ba), năm 1288 vì có tài ngoại giao, Khắc Chung đã sang sứ nhà Nguyên. Như vậy, về tuổi tác, Khắc Chung hơn Huyền Trân quãng 20- 30 tuổi.
Mặt khác, như sử liệu đã dẫn trong Toàn thư, Trần Khắc Chung chính là người thuộc phe ủng hộ Trần Nhân Tông gả Huyền Chân sang Chiêm Thành. Cho nên, nhiệm vụ đi đón Huyền Trân được giao cho ông là điều dễ hiểu. Vì thế không có chuyện “mượn cớ viếng tang để cướp công chúa về nước”. Chúng tôi cũng nhắc lại một lần nữa rằng, đoạn chép trong Toàn thư từ “theo tục lệ Chiêm Thành,..” đến “Khắc Chung thường sợ hãi né tránh” là đoạn có thể được biên soạn thông qua một nguồn tin phi chính thống. Bởi đoạn này mâu thuẫn với những chi tiết ở đoạn trên như đã phân tích. Với lời bình luận của Ngô Sĩ Liên, đoạn này có khả năng đã xuất hiện muộn nhất từ giữa thế kỷ XV (cách thời điểm xảy ra sự kiện 150 năm).
Thêm nữa, như trên đã phân tích, khi lên thuyền về Đại Việt, Huyền Trân lúc ấy mới sinh con được vài tháng, tức là lúc đó có khả năng còn đang ở cữ12. Thuyền đưa Huyền Trân về nước cũng không phải là kiểu “thuyền nhẹ“ (như Toàn thư ghi) chỉ chở được một vài người để rồi mối tình nảy sinh trong quá trình lênh đênh sóng nước, mà thuyền ấy phải chở cả một đoàn gồm: Thượng thư Tả bộc xạ Trần Khắc Chung (trưởng đoàn), An phủ Đặng Văn (phó đoàn), cùng các tùy tòng, thủy thủ đoàn, thị nữ (để hầu hạ hoàng hậu),... tổng cộng cũng phải vài chục người.
Rồi như ta biết, Huyền Trân xuất gia năm 1308, sau khi về nước một năm. Còn Trần Khắc Chung có khả năng cao cũng là một người theo Phật, hiểu Phật, cho nên ông mới được vua Trần Anh Tông (1276 – 1320) sai viết lời bạt cho sách Thượng Sĩ ngữ lục của Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230- 1291)13, thầy của đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Đến cuối đời, Trần Khắc Chung và vợ - Công chúa Bảo Hoàn - đã cúng ruộng trang Ma Liêu (Đông Triều) của mình làm của Tam Bảo để nghĩa đệ của mình là sư Hương Lâm trông coi14.
Dẫu biết rằng thời nhà Trần, quan hệ tình ái khá phóng khoáng. Nhiều người cũng có thể giữ quan điểm cho rằng trên đời có chuyện gì mà không xảy ra. Mối quan hệ Huyền Trân- Khắc Chung có thể có mà cũng có thể không. Thực tế lịch sử thế nào, không ai dám nói chắc chắn. Người nghiên cứu chỉ dựa trên sử liệu, còn sử liệu thì lại được tạo tác bởi nhiều động cơ và mục đích khác nhau. Trần Nhân Tông từng bị người đương thời đàm tiếu vì tội gả con gái cho loài man di mọi rợ, hay Trần Khắc Chung bị chửi rủa như loài “chó lợn” (chữ của Ngô Sĩ Liên) vì đã động đến công chúa. Nhưng đến thế kỷ XX, người thì được tung hô vì đem lại hai mảnh đất cho Việt Nam, người thì được ngợi ca bởi việc phá bỏ gông cùm phong kiến, mở đường cho luyến ái cá nhân. Sau nhiều thế kỷ, Huyền Trân công chúa đã đi vào thần điện Việt Nam, trở thành một vị nữ thần được thờ phụng. Để kết thúc bài viết này, xin trích lại lời của bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, khi viếng thăm đền thờ Huyền Trân công chúa: “Có những vấn đề của phụ nữ phải được giải quyết từ quốc gia, có những vấn đề của quốc gia phải giải quyết từ người phụ nữ”. Lịch sử không chỉ sống động bởi sự biến động của các nguồn sử liệu mà còn bởi những mục đích mà người đời sau sử dụng nó, một cách hữu thức và vô thức.
Nguyên Khôi
-----------------------------
1 Do độ dài hạn chế, chúng tôi chỉ lược dẫn. Các đoạn lược bỏ để trong (...). Một số thông tin đáng chú ý sẽ được in đậm.
2 Chính Hòa thứ mười tám (1697). Đại Việt sử ký toàn thư. Nội các quan bản. Bản khắc in. Bản dịch. 1998. Tập 2. Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội. tr.90-92.
3 Keith Weller Taylor. 2013. A History of the Vietnamese. Cambridge University Press. New York. pp.141.
4 Trần Trọng Dương. 2013. Đinh Bộ Lĩnh: huyền thoại và lịch sử. Tạp chí Tia Sáng. Số tháng 7/2013.
5 Po Dharma. 2007. Góp phần tìm hiểu lịch sử Champa. http://www.champaka.info
6 Chính Hòa thứ mười tám (1697). Đại Việt sử ký toàn thư. Nội các quan bản. Bản khắc in. Bản dịch. 1998. Tập 2. Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội. tr.91.
7 Dominique Nguyen. 2008. 700 năm cuộc tình Chế Mân và Huyền Trân Công Chúa. Champaka số 09/ 2008. tr.40-56. www.champaka.info
8 Dominique Nguyen. 2008. bđd.
9 Dominique Nguyen. 2008. bđd.
10 “Như thế không hẳn Chế Đa Da ở lại sẽ làm chúa Chiêm Thành mà sự kiện cậu bé về quê ngoại sẽ chỉ là đánh dấu chấm dứt một giai đoạn hòa hoãn của hai nước vì tình thế bên ngoài trong khi các vấn đề bên trong giữa hai nước vẫn chưa giải quyết được. Xung đột trở lại là điều tất yếu”. [Tạ Chí Đại Trường. 2009. Bài sử khác cho Việt Nam. Văn Mới. USA. Tr.257].
11 Viết Linh. 2005. Chuyện tình Huyền Trân công chúa (Tiểu thuyết lịch sử). NxbThanh niên. Hà Nội.
Trần Kim Bằng (s.t). 2008. Chèo cổ Trần Huyền Trân. - Nxb Hà Nội. Hoàng Giác. 1949. Huyền Trân (nhạc): - In lần thứ 1. – Nxb Thế giới. Hà Nội.
Hoàng Quốc Hải. 1993.Huyền Trân công chúa (Tiểu thuyết lịch sử) - In lần 2 có bổ sung. Nxb Phụ nữ. Hà Nội.
Phạm Minh Thảo. 2007. Huyền Trân công chúa. Nxb Văn hoá Thông tin. Hà Nội.
Phạm Huy Thông. 1936. Huyền Trân công chúa. Impr. de Lê Cường. Hà Nội.
Sĩ Tiến. 1942. Huyền Trân công chúa. (Ca kịch lịch sử). Hương sơn. Hà Nội.
Bình An. 1988. Huyền Trân công chúa (Truyện tranh); Minh hoạ: Văn Hiếu. Nxb Tổng hợp Sông Bé. Sông Bé.
Ngọc Đức, Văn Án. 2008. Huyền Trân công chúa Trần triều. Nxb Văn hoá dân tộc. Hà Nội.
12 Xem thêm một số biện luận thú vị khác: “theo phong tục tập quán của người Việt Nam thời gian “Phong Long” là ba tháng mười ngày, người ta thường thường có thói quen treo trước phòng sản phụ một nắm lá cây có cây xương rồng, đó là một dấu hiệu, nhắc nhở cho người đàn ông biết chỉ được phép vào phòng vợ và tư thông sau khi cây xương rồng này khô đi!“ Lê Vy. Sự thật Huyền Trân công chúa “tư thông” với Trần Khắc Chung. (http://www.tinmoi.vn/su-that-huyen-tran-cong-chua-tu-thong-voi-tran-khac-chung-011275185.html)
13 Nguyễn Huệ Chi (chủ biên). 1988. Thơ văn Lý Trần (Tập II, Quyển Thượng). Nxb KHXH. H. tr. 593-596.
14 Trần Quốc Cương (viết). 1348. Thiên Liêu sơn Tam Bảo địa. Đặt tại núi Thiên Liêu (núi Thung) xã Yên Đức, huyện Đông Triều. Quảng Ninh.
(Diễn đàn Thế kỷ)

Sắc đẹp và tiền bạc

Một cô gái xinh đẹp đã đăng đàn tìm kiếm một người chồng giàu. Câu trả lời của một chủ nhân ngân hàng thật là lý thú!

Dưới đây là lời nhắn của một cô gái đăng trên một diễn đàn hò hẹn để tìm một người chồng giàu có:

Tôi rất thành thật về những gì tôi nói ở đây. Tôi hiện 25 tuổi, rất xinh, có phong cách và sành điệu. Tôi muốn lấy một người đàn ông có mức lương hàng năm từ 500 ngàn MK trở lên.

Quý vị có thể cho tôi là tham lam, nhưng một mức lương hàng năm 1 triệu chỉ được coi là thuộc giai cấp trung lưu ở Nữu Ước. Đòi hỏi của tôi không cao. Có ai trên diễn đàn này có thu nhập hàng năm 500 ngàn MK? Quý vị đã có vợ hết chưa? Tôi muốn hỏi: tôi nên làm gì để lấy một người giàu có như quý vị? Trong số những người tôi đã từng hẹn hò cặp bồ thì người giàu nhất có lương 250 ngàn MK một năm, và xem ra cho đến nay đó là mức thu nhập cao nhất tôi có thể với tới. Nếu ai muốn chuyển đến sống ở khu vực đắt tiền phía Tây New York Garden thì thu nhập $250K một năm là không đủ.

Ở đây tôi chỉ khiêm nhượng đặt một vài câu hỏi:

-Đâu là nơi các đàn ông độc thân giàu có thường lui tới? (Xin vui lòng cho biết tên và địa chỉ của các quán rượu, nhà hàng, nơi tập thể dục, v.v….)

-Tôi nên nhắm đến nhóm tuổi nào?

-Tại sao vợ của những người giàu có thường chỉ có sắc đẹp trung bình? Tôi đã gặp một vài cô gái không có nhan sắc và cũng chẳng có gì hấp dẫn, thế nhưng họ có thể lấy chồng giàu có.

-Làm sao các ông quyết định ai mới có thể trở thành vợ mình, còn ai khác chỉ có thể làm người tình? (Mục tiêu của tôi bây giờ là lấy chồng.)

Cô Gái Đẹp

-----------------------
Dưới đây là bài trả lời đầy triết lý của Giám Đốc Ngân Hàng J.P. Morgan:

Cô Gái Đẹp thân mến,

Tôi đã rất quan tâm khi đọc tin nhắn của cô. Tôi đoán có rất nhiều cô gái ngoài kia cũng có những câu hỏi tương tự như cô. Xin cho phép tôi được phân tích trường hợp của cô dưới nhãn quan của một nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Thu nhập hàng năm của tôi là hơn 500 ngàn MK, đáp ứng các đòi hỏi của cô, vì vậy tôi hy vọng mọi người tin rằng tôi không làm chuyện ruồi bu, mất thì giờ vô ích ở đây.

Dưới cái nhìn của một nhà kinh doanh, cưới cô là một quyết định tồi. Câu trả lời rất đơn giản, vì vậy để tôi giải thích.

Bỏ qua một bên các chi tiết, thì cô đang làm một cuộc trao đổi giữa “sắc đẹp” và “tiền bạc”: bên A cung cấp sắc đẹp, và bên B trả tiền để được nó, rất sòng phẳng.

Tuy nhiên, có một trở ngại chết người ở đây: sắc đẹp của cô thì sẽ tàn phai, nhưng tiền của tôi sẽ không ra đi nếu không có lý do chính đáng. Thực tế là lương của tôi có thể tăng lên theo thời gian mỗi năm, nhưng cô không thể xinh đẹp hơn năm này qua năm khác được.

Do đó theo quan điểm kinh tế học, tài sản tôi có ngày càng tăng giá, còn tài sản cô có ngày càng xuống giá. Không phải xuống giá bình thường mà là xuống giá theo cấp số nhân. Nếu đó là tài sản duy nhất của cô, thì giá trị của cô sẽ tệ hơn rất nhiều sau 10 năm.

Theo ngôn ngữ mà chúng tôi thường dùng ở Wall Street, mỗi cuộc trao đổi chứng khoán đều phải có một quyết định mua hay bán. Hẹn hò với cô cũng là một “quyết định mua hay bán.”

Nếu giá trị chứng khoán bị giảm, chúng tôi sẽ bán nó ngay, chứ thật là không hay tí nào nếu cứ tiếp tục giữ nó lâu dài - cuộc hôn nhân mà cô mong muốn cũng không là ngoại lệ. Có thể hơi tàn nhẫn khi nói điều này, nhưng để có một quyết định sáng suốt, bất cứ tài sản nào bị mất giá nhiều sẽ bị bán ngay hay “đem cho thuê dài hạn”.

Bất cứ ai có lương hàng năm trên 500 ngàn MK thì không phải là một thằng ngu; chúng tôi sẽ chỉ cặp bồ với cô, chứ không cưới cô đâu. Tôi khuyên cô hãy quên đi việc tìm kiếm manh mối để lấy một người giàu. Và nhân đây, cô có thể tự làm cho mình trở thành người giàu có với lương hàng năm 500 ngàn MK. Điều này có thể dễ xảy ra hơn là đi tìm một người giàu mà ngu.

Hy vọng câu trả lời này giúp cô phần nào.
Ký tên,
Chủ tịch J.P. 
Vô Danh
MorganMichelle Pham chuyển qua email.
(Theo Gia Đình Nazareth)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét