Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Tin thứ Năm, 25-09-2014 - Bàn về hoàn thiện kinh tế thị trường

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H1- Lo ngại về việc biến đảo chìm thành đảo nổi (TN). “Hiện nay, nhiều chuyên gia đã cảnh báo việc Trung Quốc biến ít nhất 6 bãi đá ở Trường Sa thành đảo nổi sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường về quân sự và pháp lý. Kể cả những nước không trực tiếp tham gia tranh chấp cũng tỏ ra rất quan ngại về tình hình an ninh biển khu vực“. – Philippines giục các nước phản đối Trung Quốc khai hoang tại Biển Đông (VNE/ VOV).
Philippines: TQ sắp kéo giàn khoan trở lại Biển Đông (KP). “Philippines cho rằng Trung Quốc đang dọn đường để đưa giàn khoan Hải Dương 981 xuống vùng biển gần Bãi Cỏ Rong“.
Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật một tuần gần Hoàng Sa (DT). “Thời gian diễn tập sẽ kéo dài từ 0 giờ ngày 24/9 đến 24 giờ ngày 30/9. Phạm vi diễn tập bắn đạn thật ở trong khu vực nằm trong phạm vi 7 tọa độ: 18.07N/110.40E; 18.21N/ 111.50E、17.17N/112.06E; 16.46N/111.15E; 17.05N/110.37E; 17.23N/110.42.0E và 17.43,2N/110.35,3E“. – Mỹ kết thúc cuộc thao dượt quân sự lớn ở tây Thái Bình Dương (VOA).
- Đến lúc bỏ cấm vận vũ khí Việt Nam (NLĐ). – Hoa Kỳ chuẩn bị giảm nhẹ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam (RFI). – Mỹ sắp nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam? (VOA). – Mỹ sớm bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam? (BBC). Ông Daniel Russel, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương: “Tôi không tin rằng Việt Nam đang muốn đánh đổi mối quan hệ lâu đời giữa hai Đảng mà họ có với Bắc Kinh, dù rằng đã có những lúc nó được điểm xuyết bằng những cuộc chiến khốc liệt, để có mối quan hệ đặc biệt hay đồng minh với Mỹ“.
- Dư luận trong nước về việc Mỹ sắp bỏ cấm vận vũ khí Việt Nam (RFA). Đại tá Bùi Văn Bồng: “Việt Nam nghèo thì mua vũ khí gì. Theo tôi cái chính là được lòng dân hơn là bỏ tiền ra mua vũ khí, vì nghèo không có tiền mua. Được lòng dân là vũ khí sắc bén nhất“.
- Ba Đình gạ gẫm Mỹ bán máy bay trinh sát (DLB). “Hồi cuối tháng 9/2013, khi trả lời hãng tin Bloomberg trong chuyến đi New York, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lập lại yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương và nói:Nói thiệt với quý vị, ngay cả khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận này, chưa chắc chúng tôi sẽ mua vũ khí của Mỹ, nhưng đây là về sự tin tưởng’.” Nguyên văn:To be honest with you, even if the U.S. lifts this embargo it is not certain that we will buy the weapons from the U.S., but it is about trust.” Mời xem lại: Vietnam Premier Opens Door to Foreign Investors (Bloomberg).
- Bùi Tín : Cải cách ruộng đất: Đôi điều tôi được biết (Blog VOA). “Cho nên sai lầm CCRĐ gò ép số địa chủ ác ôn theo tỷ lệ như ở Trung Quốc – khi Quốc Dân Đảng TQ thống trị – là một điều ngu dại chết người. Không những hầu hết những người bị giết là người yêu nước, tham gia kháng chiến chống Pháp, đa số lại là thành viên Mặt Trận Liên Việt, Mặt trận Tổ quốc, quá nửa là đảng viên CS“.
H1- Trần Đức Thảo: Một ông Hồ khác (RFA). “Bài  ‘Địa Chủ Ác Ghê’ vỏn vẹn chỉ có 487 chữ (tính luôn cả tựa)  nhưng lột tả được chân dung đích thực nhà cách mạng Hồ Chí Minh rõ hơn 5 bài viết về thân thế và sự nghiệp của Hồ Chủ Tịch – trải dài từ năm 1954 đến 1975 – trên tuần báo Time. Bài báo này cũng làm ‘nhạt phai’ ý nghĩa của (chừng) năm trăm ngàn bài báo khác – tràn ngập trên hệ thống báo chí của Đảng và Nhà Nước, gần hai phần ba thế kỷ qua – về tấm gương đạo đức của bác Hồ“.
- Đảng Búa Liềm cộng sản Việt Nam: Búa đập đầu công nhân, liềm cắt cổ nông dân (DLB). “Nửa triệu người vô tội trong tổng số khoảng 11 triệu dân của toàn miền Bắc vào năm 1954 đã bị giết, tính trung bình cứ mỗi 100 người dân miền Bắc thì đảng cộng sản Việt Nam đã giết 5 người trong chiến dịch ‘cải cách ruộng đất’.”
- Nguyễn Quang Duy: Cải cách điền địa ở VNCH ra sao? (BBC). “Bài học từ Chương trình Người Cày Có Ruộng của Việt Nam Cộng Hòa là phải trao lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân“.
- Việt Nam: Bước đường cùng của dân oan Dương Nội mất đất (RFI). “Dân Dương Nội hoàn toàn không có nghề phụ nào khác để sinh sống. Hoàn cảnh bế tắc khiến một số người dân phải sống nhờ lòng từ thiện của những người hảo tâm“.
- Tướng Giáp và ‘lá thư bà Bảy Vân’ (BBC).  “Nhưng văn bản này, kể cả có được xác thực, cũng chỉ là một bằng chứng nữa minh họa thêm cho điều giới nghiên cứu đã mô tả là ‘cuộc chiến quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam’ thời kỳ bắt đầu cuộc chiến với Hoa Kỳ, đặc biệt giữa nhóm của ông Lê Duẩn và ông Võ Nguyên Giáp“. – Trọng Đạt: Võ Nguyên Giáp và De Lattre (Ba Sàm).
- ‘Ðểu cáng đã lên ngôi!’ (NV). “Cuốn phim thất bại vì nó không phải lịch sử, nó chỉ là tuyên truyền mà thôi. Nói như một độc giả Bảo Minh ở Việt Nam sau khi đọc tin phim ‘Sống cùng lịch sử’ ế khách trên mạng VnExpress : ‘Làm phim về lịch sử nếu không trung thực với lịch sử thì sẽ tiếp tục thất bại và khán giả hờ hững’. Cũng vì vậy, ông Nguyễn Thanh Vân cho biết đã liên lạc với các rạp nhà nước và tư nhân, nhưng ‘không phải rạp tư nhân nào cũng đồng ý’ chiếu một bộ phim mà họ biết trước sẽ ế khách“. – Nhiều người làm điện ảnh chưa bao giờ biết nhận lỗi? (DT).
- Chuyện phúng điếu, chuyện phim (Blog RFA). “Cuộc đời tăm tối của ông Giáp sau khi hai miền đất nước đã nhuộm đầy màu Cộng sản những tưởng tạm yên, ai dè, đến năm 2010, trong dịp đại lễ Ngàn Năm Thăng Long – Hà Nội, ông chấm dứt sự sống. Điều nay ai cũng biết. Nhưng nhân dân thì không được biết vì ông Hồ đã chết ngay trong ngày Quốc Khánh 2 tháng 9, bây giờ ông Giáp lại chết trong dịp Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội nữa thì e rằng…!  Vậy là cái chết của ông lại phải trì hoãn, bằng mọi giá, người ta truyền cho ông mỗi ngày một bình Alpumin 20%…”
H1

<- Thời Bác ở trong rừng – Quan và CAM (DLB). “Ông Văn, người mặc ‘com-lê’ màu trắng, giày đen và nón phớt đen (trong hình), thực ra là ông Giáp, người mà 9 năm sau sẽ dẫn quân đội Bắc Việt chiến thắng tại Điện Biên Phủ, buộc Pháp rút khỏi Việt Nam, và sau đó chống Mỹ trong 1 cuộc chiến bế tắc và tốn kém“.
- Tuấn Khanh: Người Việt đẳng cấp thế giới (Dân News). “Nếu chỉ nhìn trên mặt báo, người Việt dường như luôn đang ở tầm thế giới. Bất chấp mọi con số hay hình ảnh trần trụi xót xa nào mà chúng ta đang có, người Việt hôm nay lộng lẫy không khác gì công dân của các cường quốc được hâm mộ“.
- Với 4000 năm lịch sử, Việt Nam đang ở đâu ? (Pacific Chronicle). “Điều gì đã gây ra trì trệ, lạc lối? Cộng Sản chỉ là phong trào, giới hạn trong khoảng thời gian nhất định. Nếu không chân thành, tìm nguyên nhân đích thực, vài ngàn năm nữa, con thuyền Việt Nam, chắc sẽ kịp ai?
- Khi một đất nước đang phát triển (THĐP). “Thách thức của thời đại đang treo lủng lẳng trước mặt, sau hai mươi lăm năm nữa, nếu chúng ta không tự lo cho bản thân mình, dân tộc ta sẽ trở thành một dân tộc ăn xin, nhờ vả ngoại quốc, xin trợ cấp và sự giúp đỡ mất thôi. Rồi điều mà ai cũng biết, không ai cho không ai cái gì, người ngoại quốc sẽ giúp đỡ kèm theo các điều kiện và có nhiều quyền hành hơn đến dân tộc này. Chả lẽ, phải đợi đến khi đó, chúng ta mới vỡ lẽ ra một điều muộn màng rằng: Đáng ra chúng ta nên thức tỉnh sớm hơn?
- THAM LUẬN CỦA NHÀ BÁO LÊ HẢI (KHÔNG ĐƯỢC ĐỌC) TẠI ĐẠI HỘI  CÁC HỘI VH-NT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LẦN VIII (Trần Kỳ Trung). “Hãy sống với nỗi đau của nhân dân để thể hiện cuộc đời thật của họ trong mọi chế độ, hãy bênh vực họ khi cuộc đời họ gặp nhiều trái ngang, hãy ca ngợi họ đã làm nên lịch sử, hãy dám nghĩ, dám nói, dám làm mọi điều tốt đẹp nhất vì dân, hãy dám nói với Đảng, Nhà nước, những người cầm quyền những điều sai và đúng đối với dân. Tôi không mong muốn và không thể là một nhân vật quan trọng, chỉ xin làm một đứa trẻ con trong chuyện cổ tích, để hét to giữa triều đình rằng: ĐỨC VUA, NGÀI ĐANG CỞI TRUỒNG“.
- Dương Hoài Linh – Xin đừng tiếm danh nhân dân, tiếm danh lịch sử (Dân Luận). “Nói tóm lại Đảng CSVN đã tìm mọi cách “lập lờ đánh lận con đen” để tiếm danh, tiếm quyền, tiếm ngôn nhằm giành lợi thế chính nghĩa cho mình để kéo dài cơn hấp hối, giãy chết. Trong khi đó một sự thật hiển nhiên là phong trào dân chủ hóa ở các nước Đông Âu, Ả Rập và sát nách họ là Thái Lan, Myanma, Campuchia… thì họ lại cố tình lờ đi hoặc xuyên tạc, bóp méo. Nhưng không ai khác, người cản ‘bánh xe lịch sử’ chính là họ và kẻ đang đào huyệt chôn chính mình cũng là họ“.
H1- Tôi muốn biết (DLB). – Trần Trung Đạo: Ủng hộ phong trào “Chúng tôi muốn biết” của Mạng Lưới Blogger (DLB).  – Nguyễn Xuân Nghĩa: Thơ và chúng tôi (DLB). =>
- Nguyễn Trung: Đổi mới Đảng Cộng Sản Việt Nam để phấn đấu trở thành đảng của dân tộc (viet-studies). – Bàn về hoàn thiện kinh tế thị trường
- Việt Nam – đất nước thừa mứa lời khuyên (Đoan Trang). “Tới chừng thanh niên bắt đầu ‘tỏ ra nguy hiểm’, thì sẽ được sự chiếu cố của các loại Phòng Công tác Chính trị, Công tác Sinh viên, Giáo vụ… Rồi thì đến công an khu vực, cao nữa là an ninh thành phố, an ninh Bộ.  Ừ, thế thì bao giờ đến sinh viên Việt Nam làm nên một sự kiện như Mùa Xuân Ả-rập hay mùa thu Hong Kong?”
- LOA XÓM, LOA XÃ, LOA PHƯỜNG, LOA QUẬN ĐANG LÀM NHỨC ÓC ĐIẾC TAI ẢNH HƯỞNG NẶNG NỀ ĐẾN SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM & DU KHÁCH (Ngày Đêm).
- Tự Do, CS: Ai Ảnh Hưởng Ai (Việt Báo). “Không phải riêng người VN di tản tỵ nạn CS trong thời chiến, mà người Trung Hoa, Nam Hàn, Cuba cũng tìm cách di tản ra khỏi gộng kềm của CS. Rất nhiều sáng kiến, người thì xin du học lén ở lại các nước tự do. Người thì qua Mỹ sanh con để con ở lại. Người thì mang nửa triệu Đô la qua Canada, Mỹ, Úc để đầu tư được ở lại. Con đường chỉ một chiều đi từ chế độ CS qua chế độ tự do. Rất it có ai từ xứ Tự do về ở lại luôn xứ CS“.
H1<= Sư Thích Chân Quang và 1 phật tử – ‘Thượng tọa’ Thích Chân Quang: Ứng cử viên nặng ký cho chức trưởng ban tuyên giáo CS (DLB). “‘Thượng tọa’ Thích Chân Quang thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tổ chức do nhà cầm quyền CSVN trực tiếp điều hành và quản lý. Vị ‘sư’ này cũng từng gây xôn xao dư luận khi khẳng định là cháu ruột của ‘bác Hồ’ – tức cháu nội của ông Nguyễn Sinh Sắc và người vợ sau này”. – Định Thiên – “Sư Quốc doanh” (Dân Luận). “Một tổ chức giáo hội thiếu bản sắc, bị sai khiến và bị huy động cho các mục đích chính trị lại phảng phất hình bóng lợi ích nhóm khiến nhiều tu sĩ có đạo tâm đạo lực chọn cách đứng ngoài“. – GHPGVN chúc mừng Thượng Tướng Tô Lâm – Thứ trưởng Bộ công an (Thichchanquang.com).
- Mạn đàm Thày – Trò: Nền giáo dục XHCN đã tàn phá con người và xã hội Việt Nam! (DLB).
- Thượng tôn luật pháp (Rule of Law) (FB LS Lê Công Định). “Thượng tôn luật pháp còn đòi hỏi mọi văn kiện lập pháp và lập quy đều phải tuân thủ hiến pháp. Công dân được quyền thách thức tính hợp hiến của luật và các văn bản dưới luật bằng việc khởi kiện trước tòa bảo hiến. Tòa bảo hiến – dù được tổ chức như một định chế riêng biệt hay là một bộ phận của tòa án tối cao – sẽ đảm đương công việc bảo vệ hiến pháp và có thể đưa ra phán quyết hủy bỏ các đạo luật, nghị định, thông tư hoặc quyết định vi hiến“.
- Thỏ, gấu và bác sĩ Cát Tường (LĐ). “Quyền được suy đoán vô tội được ghi nhận trong Công ước Quyền dân sự và chính trị của Liên Hợp Quốc, chính là một trong những nguyên tắc nhân đạo nhằm đảm bảo quyền con người. Nhưng phiên họp nghị trường hôm qua có lẽ đã khiến mọi người thất vọng. Mà thất vọng nhất là trước câu trả lời của Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình… Thật khó có thể im lặng trước một thực tế rằng việc muốn hay không muốn của những cơ quan có chức năng điều tra, công tố có thể được coi là một lý do khiến người ta thậm chí còn không đưa nó vào một dự thảo sửa đổi?!
- Quyền im lặng có chống được bức cung, nhục hình? (LĐ). “Quyền độc lập của cơ quan điều tra, của VKS và đặc biệt độc lập trong xét xử của tòa phải được đảm bảo. Tôi cho rằng nếu không đảm bảo các nguyên tắc này, tòa án không thể bảo vệ công lý, không thể công bằng được”.
- GIÁM ĐỊNH BỘ MÁY: TẠI SAO KHÔNG??? (FB Nguyễn Văn Hoàng). “Nhiều chức vụ chủ chốt, quan trọng trong bộ máy nhà nước đã và đang bị nắm giữ bởi những người liên quan ‘rối loạn tâm thần’.  Tôi dám khẳng định điều đó căn cứ vào ‘rất nhiều’ tội phạm tham nhũng ở Việt Nam đột ngột phát sinh ‘bệnh tâm thần’, những phát ngôn từng gây chấn động, bức xúc sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Tư duy ngôn ngữ là biểu hiện chính xác, triệu chứng dễ nhận thấy của bất cứ bệnh lý về tâm thần…  Và rất nghiêm túc, chân tâm khi yêu cầu đưa tất cả bộ máy đi… giám định“.
H1- Về việc cựu Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng dọn đường trước khi về hưu: Quan chức Việt Nam ‘cần minh bạch hơn’ (BBC). TS Lê Đăng Doanh: “Đây là một bài học về quy định phát luật như thế nào để tránh việc khi còn đương chức thì đưa ra những quyết định để chuẩn bị khi về hưu thì có thể dược lợi từ các quyết định đó“. – Ông Hồ Nghĩa Dũng rút khỏi HĐQT Công ty Đèo Cả (DT). – GS Thuyết: “Danh dự cựu Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã bị sứt mẻ” (Infonet). Cựu Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng. Ảnh: báo TP  =>
- Ông Phạm Thế Duyệt, cựu Chủ tịch UBTƯ MTTQ VN: Xin đừng do dự vì cái ghế’ (VNN).  “Giám sát, phản biện là hai việc chính của MTTQ nhưng giám sát và phản biện thì hầu như chưa làm được gì nhiều.   Trong nhiệm kỳ qua, chúng tôi còn nợ vấn đề giám sát thực hiện quy chế về thu hồi đất của dân chưa đến cùng.   Vấn đề vẫn còn đeo đẳng, dân còn nhiều băn khoăn, dân băn khoăn thu hồi đất đai người cuối cùng được hưởng lợi là ai, có phải dân hay trong nhiều trường hợp là quan chứ không phải dân?
- Hé lộ mức lương “khủng” của các lãnh đạo tập đoàn Nhà nước (DT).  – Chủ tịch PVN lĩnh lương gần 66 triệu đồng/tháng (TN).  – Thu nhập lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty cán ngưỡng 74,7 triệu/tháng (TT).   – Lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty nhận lương cao nhất gần 75 triệu đồng/tháng (LĐ). – Cao hay thấp? (NLĐ). “TS Lê Đăng Doanh cho rằng Bộ Công Thương công bố thu nhập là một bước tiến trong thực hiện quy chế công khai, minh bạch song vẫn cần xem xét công bố cả những khoản ngoài lương“.
- Giám đốc Cty Zoinus “biến mất”: Công nhân điên đầu vì có người trả lương nhưng không được nhận (LĐ).
- Vụ xây dựng trái phép ở “thành phố mới” Bình Dương: Becamex IDC lại “xé rào”, bán đất không sổ đỏ (LĐ).  – Vụ án kho gỗ trắc và bìa đỏ không chính chủ: Bài 1: Trưởng phòng công chứng tham gia hành trình “hóa phép” sổ đỏ  (DT). – Bài 2: Vi phạm tố tụng nghiêm trọng, TAND TP Kon Tum bị Tòa tỉnh “tuýt còi” (DT).
- Phóng sự điều tra: Biểu tình ngưng hoạt động nhà máy Titan – Ninh Thuận: Lắng nghe tiếng dân hay mù mờ nghe chính quyền? (Dân Luận).
- Minh bạch trong thi tuyển công chức (Tin Tức).  – Không có việc “bỏ quy định hộ khẩu” khi tuyển công chức tại TP Hồ Chí Minh
- ‘Khởi tố’ Chủ tịch VN Pharma (BBC).  – Khởi tố Chủ tịch VN Pharma Nguyễn Minh Hùng (NLĐ).  – Vụ bắt Chủ tịch HĐQT Công ty VN Pharma: Giấy xác nhận của tham tán là giả (ANTĐ).  – Quyết định khởi tố Chủ tịch VN Pharma để làm rõ lô thuốc nhập lậu (ANTT).
- Thêm 12 người lãnh án tù vì các cuộc bạo động chống TQ (VOA). – Bỏ tù người ‘gây rối’ vụ giàn khoan (BBC). “Những người này bị bắt từ 14/5, tức là từ khi làn sóng biểu tình chống Trung Quốc còn sôi động ở Việt Nam theo sau việc Bắc Kinh chuyển giàn khoan nước sâu 981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam“.
H1

<= Ảnh chụp cặp ngà voi được trưng bày trong nhà cựu TBT Lê Khả Phiêu trong loạt ảnh đã từng gây sốt trên mạng – Động vật hoang dã thành… quà biếu, đồ trang trí (CL). “Pháp luật Việt Nam quy định xử phạt người tiêu thụ sản phẩm động vật hoang dã (ĐVHD), nhưng trên thực tế chưa có ai tiêu thụ sản phẩm ĐVHD bị xử phạt… là một trong những nguyên nhân khiến ĐVHD vẫn được tiêu thụ phổ biến trên thị trường…“. Có thể nói, các quan chức VN là những người sử dụng động vật hoang dã nhiều nhất. Đến nhà các quan chức VN sẽ tìm thấy động vật hoang dã được trưng bày ở các căn phòng sang trọng trong căn nhà họ.
- Quan hệ Mỹ-Trung sẽ như thế nào nếu Hillary Clinton là tổng thống ? (Diplomat/ TCPT). – Cựu TNS Jim Webb Có Thể Ra Tranh Cử TT Mỹ Năm 2016 (Việt Báo). – Liệu Mỹ sẽ có một Đệ nhất Phu nhân gốc Việt đầu tiên? (FB Tin Không Lề). “Nếu ông ra tranh và thắng cử, nước Mỹ sẽ có một Đệ nhất Phu nhân gốc Việt đầu tiên. Vợ ông Jim Webb là bà Hồng Lê, là luật sư và là người Mỹ gốc Việt đến từ Vũng Tàu. Bà Hồng Lê cùng gia đình rời khỏi VN ngay sau khi Sài Gòn sụp đổ, khi bà mới 7 tuổi“.
- Sinh viên Hồng Kông ‘sẵn sàng trả giá cho dân chủ’ (NV).
- Mỹ quan tâm sâu sắc về án tù chung thân của học giả người Uighur (VOA).
- Một cựu quan chức cao cấp Trung Quốc ra tòa vì tham nhũng (RFI).
- Rumani xử 1 cựu giám thị trại giam cộng sản vì tội ác chống nhân loại (RFI). – Cựu chỉ huy nhà tù Romania ra tòa (BBC).

- Phó thủ tướng Phạm Bình Minh: ‘Các nước nhỏ không muốn phải chọn phe’ (VNN). “Các nước lớn phải có trách nhiệm cao hơn đối với hòa bình, ổn định trong khu vực, xây dựng quan hệ hợp tác bền vững với nhau, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các nước nhỏ, họ không muốn buộc phải chọn phe khi các nước lớn bất đồng“.  – PTT Phạm Bình Minh: Việt Nam biết rõ Trung Quốc (VNN).  – “Việt Nam hiểu rõ Trung Quốc mãi mãi nằm bên cạnh” (GDVN).  – Nước lớn cần tránh gây bất ổn cho nước nhỏ (TT).  – ‘Sự thiếu lòng tin chiến lược giữa nước lớn đang tăng lên’ (ĐV).
- “Mỹ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam là bình thường” (GDVN).  – Việt Nam để mắt tới chuyện mua vũ khí của Mỹ, xem nhẹ sự ảnh hưởng của Trung Quốc: Vietnam eyes US arms sales, downplays China impact (AP/ Miami Herald). Phó thủ tướng Phạm Bình Minh: “Nếu chúng tôi không mua vũ khí của Hoa Kỳ, chúng tôi cũng sẽ mua từ các nước khác. Vì sao Trung Quốc phải bận tâm về chuyện này?” Nguyên văn: “If we do not buy weapons from the United States, we (would) still buy from other countries. Why should China bother about that?
- Người Việt hải ngoại nghĩ gì khi Mỹ bỏ cấm vận vũ khí VN? (RFA). Nhà báo Nguyễn Minh Cần: “Nếu đường lối hiện nay của nhà cầm quyền Việt Nam không thay đổi mà cứ thuần phục Trung Quốc như hiện nay thì vũ khí đó cũng không phải để bảo vệ Việt Nam. Cho nên tất cả mọi vấn đề là tùy thuộc ở đường lối chính trị của những người cầm quyền Việt Nam hiện nay“.
- Vì sao người ta ca ngợi Mỹ và chửi ĐCS? (FB Nổ Xong Xây). “Trước việc IS đe dọa người dân Mỹ, ông Obama nói: ‘Bất cứ ai âm mưu chống lại nước Mỹ hay tìm cách gây thiệt hại cho người Mỹ phải biết rõ rằng chúng ta sẽ không dung túng những nơi trú ẩn an toàn cho các phần tử khủng bố đe doạ người dân của chúng ta’. Trước việc Tàu Khựa xâm chiếm biển đảo, giết hại ngư dân, ĐCS tuyên bố: ‘Bất cứ ai âm mưu chống lại VN hay tìm cách gây thiệt hại cho người người dân VN phải biết rõ rằng chúng ta sẽ…..GỌI HỌ LÀ ANH EM’.”
- Nga nắm chặt tay ĐNA, Việt Nam: Không thể chậm trễ nữa! (ĐV). Không thể tin miệng lưỡi của tay “cao bồi Putin”, tin tay này không khác gì tin “hải tặc Tập Cận Bình”.
- Một vụ con đấu tố cha thời nay: Trường hợp Võ Phiến – Chúng tôi vô cùng bất đắc dĩ mới lên tiếng (Văn nghệ).  “Nhà nước Việt Nam đã sáng suốt khi quyết định cho tái bản sách Võ Phiến trong nước. Đáng tiếc, một thiểu số đang lợi dụng tình hình quốc tế mà âm mưu tái phổ biến cả những nội dung chính trị sai lầm. Việc tái phổ biến này vừa có thể gây mất đoàn kết, hại cho nước, vừa xúc phạm sự thực lịch sử“.
Theo nhà báo Huỳnh Duy Lộc, bài viết trên của tác giả Đoàn Thế Phúc, con trai nhà văn Võ Phiến (tên thật là Đoàn Thế Nhơn), đăng trên báo Văn nghệ Thành phố HCM: “Mới đây, tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có đăng bài viết của con trai nhà văn Võ Phiến (hiện đang ở Mỹ) ngăn chặn dự án tái bản những tác phẩm của Võ Phiến ở trong nước và kết án quan điểm chống cộng của cha anh ta, nhưng đọc xong, người đọc không khỏi có suy nghĩ: Việc con đấu tố cha mẹ đâu chỉ diễn ra trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở miền Bắc cách đây hơn 60 năm, mà còn có thể tái diễn vào đầu thế kỷ 21 dưới những hình thái có vẻ trí thức hơn“.
- Điệu tranh đấu li-la (Nguyễn Hoàng Văn). “Nó, như đã thấy, đã liều với cuộc phiêu lưu chiến tranh, ở đó sinh mạng và tương lai của 30 triệu người bị mang ra đánh đổi cho mục tiêu thế giới đại đồng của “ba ngàn triệu trên đời”. Và nó, như đang thấy, lại liều với cuộc phiêu lưu mệnh danh ‘ổn định và phát triển’, cái cuộc phiêu lưu chẳng hề vì dân số trên 90 triệu người mà chỉ phục vụ cho một phân số rất nhỏ, cực kỳ nhỏ, một epsilon mang tên ‘nhóm lợi ích’ đang ngồi xổm trên đầu… của 90 triệu người“.
- Lãnh đạo các Tập đoàn Nhà nước: Lương 36 triệu đồng/tháng vẫn… khó sống (DV).  Bà Phạm Chi Lan: “Tôi tin, kể cả khi hạ lương “cứng” của họ xuống 10-20 triệu đồng/tháng thì cũng sẽ không có ông giám đốc tập đoàn nào xin từ chức đi làm việc khác để có mức lương xứng đáng hơn. Bởi không phải ngẫu nhiên, cách tính lương của ta bị coi là chả giống ai và người Việt Nam bị thế giới coi là không sống bằng lương mà sống bằng lậu...”  – Ngoài “lương khủng”, lãnh đạo các tập đoàn còn nhiều khoản thu khác? (CafeF).
- Trung Quốc tạo sức ép: Việt Nam hãy nỗ lực thay đổi (ĐV). “Ngành dệt may đang chịu sức ép từ cơ hội TPP nên có cố gắng thay đổi nhưng thay vì trước đây nhập thì nay mua của TQ trên đất Việt“.
KINH TẾ
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 24-9-2014 (VietFin).
- Vào chợ mỗi ngày TTCK 24-9-2014 (VietFin). – Tuột khỏi ngưỡng hỗ trợ, VN-Index lao dốc (LĐ).   – Công ty chứng khoán nhận định thị trường ngày 25/9 (CafeF).  – Nhận định thị trường ngày 25/9: Động lực tăng điểm mạnh chưa thể xuất hiện (StockBiz).  – Cổ phiếu cần quan tâm ngày 25/9 (ĐTCK).  – Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 25/9 (StockBiz).
H1- Cho vay 2 tỷ mua nhà: “Hy sinh” công chức để cứu đại gia? (Infonet). “Công chức, viên chức vay 2 tỷ thì hàng tháng phải trả cả vốn lẫn lãi 15-20 triệu đồng thì lương không đủ trả. Gói tín dụng đang nghiên cứu nghi ngờ để “cứu” các đại gia, dự án cao cấp “đắp chiếu”...”
- Chống tư duy độc quyền: Ông Lê Kiên Thành: Điều cha tôi luôn muốn cắt nghĩa (TVN).
- Vì sao lọc hóa dầu tỷ đô ồ ạt vào Việt Nam? (TP).
- Trung tâm thương mại: Ế vẫn xây (NLĐ).
- Thuế suất 90 mặt hàng vào EU sẽ bằng 0% (TN). – Xuất khẩu của Việt Nam sang EU có thể tăng gần gấp đôi (TQ).
- Cao Huy Huân: ‘Dân số vàng’ của Việt Nam còn đang ngái ngủ (Blog VOA).  – ILO lý giải năng suất lao động Việt Nam ở nhóm kém nhất khu vực (TTXVN).
- Jack Ma: ’35 tuổi mà còn nghèo, đấy là tại bạn!’ (CafeBiz).
- Fed cảnh báo thời kỳ bình lặng trên thị trường sắp kết thúc (Gafin).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU – KỲ 150 (Nhật Tuấn).
- Đà Linh, trên những ngả đường phương Nam (Văn Việt).
- Đặng Thai Mai – nhà lí luận văn học (Trần Đình Sử).
- Cuối Đường (Da Màu). – Cẩm cù
- Song Chi: Ăn để thương để nhớ (Blog RFA).
- Có phải mức độ hạnh phúc tỉ lệ nghịch với tuổi tác? (THĐP).
- Câu chuyện cảm động khiến cả thế giới nghẹn ngào khóc (PN Today).
- 8 bài học tôi rút ra được từ phim Mỹ (THĐP). “1. Quý trọng Thời gian; 2. Tôn trọng trẻ em và cách dạy con trẻ; 3. Cách sử dụng điện thoại; 4. Ai cũng có mặt tốt xấu; 5. Sự độc lập; 6. Những giá trị văn hóa tốt đẹp; 7. Hài hước; 8. Quan niệm về hôn nhân“.
- 20 BỨC HÌNH 20 TRIẾT LÝ (Nguyễn Trọng Tạo).
- Du lịch Việt và hiệu ứng ngược của việc đầu tư thiếu chọn lọc (DT).
- Kỳ lạ bộ tộc duy nhất trên thế giới còn giữ quan hệ quần hôn (LĐ).
- U.19 Việt Nam bị ‘ông trời’ cản trở (TN).

- Sau vụ “chặt đầu ba ba” trên truyền hình quốc gia (RFA). “Bây giờ mà xem những chương trình như vậy thì rất phản cảm, gây ra những dư luận trái chiều không tốt. Theo tôi, bên truyền hình trước khi đưa ra cho công chúng xem cần phải lược bớt đi hoặc phải rút kinh nghiệm cho sau này“.
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Hỏi & Đáp về kỳ thi quốc gia – Cục khảo thí và kiểm định (HTN).  – Một kì thi Quốc gia 2015: Ôn tập liệu có kịp? (HQ).  – ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức 2 đợt thi (TT).  – Cụm thi do Đại học chủ trì: Nhiều trường sẽ dùng kết quả để xét tuyển! (DT).
H1<- Phụ huynh trong vòng vây tiền trường (PLTP).  – Thanh Hóa chỉ đích danh các trường có lạm thu (GDVN).  – Báo Pháp Luật TP.HCM mở hộp thư “Chống lạm thu trong nhà trường” (PLTP).
- Giảng viên Ngoại thương vạch ’10 điều tệ về GD’ (TVN).
- Nguyễn Hoàng Đức: Ảo tưởng thiên bẩm sinh ra quốc gia dốt và nghèo (Pacific Chronicle). “Việt Nam cho tới nay chưa làm được cho dù một cái kim khâu, bởi chúng ta có quá nhiều thiên bẩm mà chưa có kỹ nghệ và óc khoa học!  Giáo dục Việt Nam thua kém các nước trong khu vực cả trăm năm, là vì chúng ta lúc nào cũng ca ngợi thiên bẩm mà không chú trọng đến giáo dục“.
- Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Sách giáo khoa mới giúp phát triển năng lực học sinh (DT).
- Nghệ An có phòng học sử dụng sách giáo khoa điện tử Classbook (VnMedia).
- Hiệu trưởng trường đại học trẻ nhất Việt Nam 35 tuổi (DT).
- ‘Chạy’ điểm vào đại học: Lợi dụng kẽ hở chính sách để trục lợi (TN).
- Đầu tư hàng loạt công trình tiền tỉ để… nhốt trâu bò! (MTG).  – Ký túc xá 2.000 chỗ chỉ có 1 sinh viên (TN).
- Những lựa chọn khi bạn không học đại học (Kênh 14).
- Giai thoại về sự ra đời của đại học Stanford (Chúng Ta).
- Bí quyết thành công visa du học Úc 2014 (DT).
- Tránh tiểu đường bằng thói quen tốt (TN).
- Ấn Độ thành công với chương trình sao Hỏa « nhanh và rẻ » (RFI).
- Trực thăng thứ hai tự chế tạo của kỹ sư Bùi Hiển sắp được cất cánh? (TN).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
H1- Cao tốc tỉ đô lún nứt (TN). Đường cao tốc dài nhất VN nứt toác: Chủ đầu tư đã đoán trước? (VTC).
- Cuộc đời kể lại của cụ bà 22 năm sống chung với chuột (DT). =>
- Hà Nội: Bắt khẩn cấp đối tượng hành hung bác sĩ tại phòng cấp cứu (DT).  – Tạm giữ nghi phạm đánh vỡ quai hàm bác sỹ bệnh viện Thanh Nhàn (LĐ).
- Chuyện khó tin về người đàn ông bị ung thư giai đoạn cuối bỗng nhiên thoát ‘án tử’ (NĐT).
- 3 chiếc xe tang của gia đình bác sĩ! (DT).  – “Thủ phạm” gây nên cái chết đau lòng ở Long An? (DT).
- Bệnh nhân nhảy lầu tự tử tại Bệnh viện Việt Tiệp (VTC).
- “Tấn trò đời” giành giật người chết của các trại hòm (DT).
- Bé Hoàng Lê Khánh Thy đã được phẫu thuật tim thành công (DT).
- Cách những con người tử tế “trả nợ” cho đời (DT).
- Liên hiệp ăn – chơi – xả nơi bãi sông Hồng (VEF).
- Tây Bắc, những gương mặt dung dị mà kiên cường (LĐ).
- Không đi máy bay vẫn có tên suốt chuyến bay (TT).
- Chết ở Mỹ, chôn ở VN – chi phí của lần ‘quy cố hương’ cuối cùng (NV).
- Đầu Năm 2015: 1.4 Triệu Người Lây Ebola (Việt Báo).

- Việt Nam sắp đạt mốc mỗi năm có hơn 5 vạn người chết vì thuốc lá (GDVN). – Người dân Việt Nam chết do thuốc lá cao gấp nhiều lần con số thống kê chính thức  (FB Tin Không Lề). “Nếu tỉ lệ người dân VN hút thuốc lá bằng với dân Mỹ và tỉ lệ người dân VN chết do thuốc lá tương đương với tỉ lệ người dân Mỹ chết do thuốc lá, thì con số người dân VN chết do thuốc lá phải là 127.000 người ([90 triệu x 443.000] : 314 triệu)“.
QUỐC TẾ
- Tại Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Mỹ kêu gọi quốc tế chống Nhà nước Hồi giáo (RFI). – Barack Obama : Chống thánh chiến không chỉ là cuộc chiến của riêng Mỹ (RFI). – TT Obama thúc giục lãnh đạo thế giới tham gia nỗ lực chống IS (VOA).   – Cả thế giới được huy động chống thánh chiến nước ngoài (RFI).- ‘Thế giới cần hành động để ngăn chặn tội ác ở Syria, Iraq’ (VOA).  – Đức sẽ không thay đổi chính sách tại Iraq (VOV).  – Đức bắt đầu vận chuyển vũ khí đầu cho Iraq để chống lại IS (TTXVN).  – Phiến quân Hồi giáo Philippines dọa giết hai con tin người Đức (VNE). – Hà Lan điều máy bay F-16 tham gia chiến dịch không kích IS (TTXVN).  – Lầu Năm Góc: Cuộc chiến IS sẽ kéo dài nhiều năm (TP).  – Cuộc chiến chống ‘‘Nhà nước Hồi giáo’’ sẽ thắng khi thế giới Ả Rập tự cải cách (RFI).
- Mỹ thực hiện đợt không kích thứ nhì ở Syria (VOA).   – Đến lượt quân đội Syria tấn công IS (TN).  – Mỹ mở thêm các cuộc không kích để tiêu diệt “đồng minh của IS” (QĐND).  –  Sào huyệt bị không kích, IS dồn quân đến biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ (TN).  – IS dồn hỏa lực về Kobani sau các đợt không kích của Mỹ (TTXVN).  – Cuộc không kích của Mỹ giết chết thủ lĩnh khủng bố liên quan đến Al-Qaeda (LĐ).  – Mỹ không kích IS: Kẻ bị truy nã gắt gao nhất thế giới bỏ mạng (VTC).  – Tại sao Mỹ dội bom diệt ISIS ở Syria lúc này? (NV).  – EU: khoảng 3.000 người châu Âu tham gia lực lượng IS (VOV).
- Nhà nước Hồi giáo âm mưu khủng bố ở Thụy Sĩ (PLTP). – Pháp : Cảnh sát bắt hụt ba người nghi tham gia thánh chiến (RFI).  – Phiến quân thân IS giết con tin người Pháp tại Algeria (TN).  – Phiến quân Algeria chặt đầu con tin người Pháp (NLĐ).  – Con tin Pháp bị lực lượng thân IS cắt đầu (TTVN).  – Khỏa thân ở Paris để chống ‘Nhà nước Hồi giáo’ (DV).
- Lệnh ngừng bắn bị phá vỡ ở thành trì ly khai Ukraine? (KT). – Chính phủ và ly khai cùng tăng cường lực lượng, Donbass sẽ đi về đâu? (ANTĐ).  – Ly khai Lugansk sẽ không rời vị trí họ chiếm được (KT).  – Quân ly khai Ukraine bắn pháo Grad rực sáng góc trời (KT). – Quân ly khai phũ phàng với Tổng thống Poroshenko (VnMedia). – Ukraine tìm kiếm cơ chế ủng hộ đặc biệt từ Mỹ (TP).  – Ukraina : Ly khai miền đông thông báo bầu cử riêng (RFI).  – Ông Putin dọa ông Poroshenko “theo” châu Âu thì sẽ mất thị trường Nga (BizLive). – Gần 10.000 người ở Ukraine bị thương vong (XHTT).
- Hoa Kỳ xích lại gần công ước chống mìn sát thương (RFI).
- Úc: Một nghi can khủng bố bị bắn hạ (RFI). – Úc-Campuchia sắp ký thỏa thuận về người tị nạn (VOA).
- Phản ứng sau nhận định của Thủ tướng Ấn Độ về Hồi giáo (VOA).

Liên quân mở đợt không kích mới ở Syria (Tin Tức).  – Mỹ đánh thẳng vào ‘hầu bao’ của phiến quân IS (TP).  – Bỉ và Hà Lan tham gia sứ mệnh quân sự chống IS ở Iraq (TTXVN).  – Thủ tướng Cameron: Anh không thể đứng ngoài cuộc chiến chống IS (TTXVN).  – Malaysia tuyên bố hành động cứng rắn với nhóm phiến quân IS (TTXVN).  – 2.000 thanh niên Thổ vượt biên sang đánh IS (VNE).  – Phiến quân IS dọa giết Hoàng tử Arab Saudi (VNE). – Các nhà máy lọc dầu của IS bị không kích (TT).  – Mỹ bắt đầu dội bom vào các nhà máy lọc dầu IS (KT).   – Cuộc sống bên trong thành phố Syria do IS kiểm soát (KT).  – Người phụ nữ bí ẩn tiết lộ cuộc sống bên trong thành trì của IS (TTVH).
* RFA: + Sáng 24-09-2014; + Tối 24-09-2014

* RFI: 24-09-2014

* Video RFA:  + Bản tin video sáng 24-09-2014; + Bản tin video tối 24-09-2014

2990. Võ Nguyên Giáp và De Lattre

Trọng Đạt
24-09-2014
Sơ lược tình hình
H1 
 Việt Minh tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ngày 19- 8-1945
Ngày 2-9 Hồ chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại Hà Nội
   Thực dân Pháp trở lại Đông Dương, họ theo chân quân Anh tới giải giới quân Nhật, 300 người lính đầu tiên tới Tân Sơn Nhất ngày 11-9, sau họ đưa thêm nhiều quân sang chiếm các tỉnh dưới vĩ tuyến 16. Từ giữa tháng 10-1945 tới đầu tháng 2-1946 quân Pháp đã bình định được miền nam VN, chiếm lại được Vĩnh Long, Cần Thơ, Tây Ninh, Nha Trang, Ban Mê Thuột, Long Xuyên, Châu Đốc, Cà Mâu….
     Trong thời gian này họ đã đưa vào 50,000 quân tham chiến, 7,425 xe cộ đủ loại , 21,000 tấn quân nhu, tổng kết Pháp có 630 người chết và mất tích, 1,037 người bị thương (1)
     Đầu năm 1946, Pháp bắt đầu thương thuyết với chính phủ Tưởng Giới Thạch tại Trùng Khánh để được ra miền bắc VN thay thế quân Tầu giải giới Nhật. Sau đó thương thuyết với Việt Minh
     Đầu tháng 3-1946 Tướng Leclerc cho đổ bộ lên Hải Phòng. Việt Minh ký với Pháp Hiệp định sơ bộ thuận cho Pháp vào BV. Họ mượn tay Pháp để đuổi Tầu về nước và củng cố nội bộ, tiêu diệt các đảng phái quốc gia không CS. Theo tờ tường trình của Tướng Leclerc gửi chính phủ Pháp ngày 27-3-1946 thì tính tới cuối năm, VM đã thủ tiêu, giết hại tổng cộng khoảng 50,000 người
   Trước đây Việt minh được Mỹ giúp súng đạn chống Nhật, khi Nhật đầu hàng họ giao lại nhiều vũ khi và huấn luyện cho VM, ngoài ra VM cũng mua súng lậu của Tầu
   Ngày 19-12-1946 Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội, toàn quốc kháng chiến bùng nổ mở đầu cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ   ba mươi năm núi xương sông máu.
   Viễt Minh yếu thế rút vào hậu phương. Quân Pháp tại phía trên vĩ tuyến 16 có hơn một sư đoàn không đủ để bình định hết miền Bắc mà chỉ đủ giữ các thành phố. Từ 1947-1949 Pháp mở những cuộc hành quân tiêu diệt chủ lực quân VM nhưng họ lẩn tránh để bảo toàn lực lượng, tổng cộng khoảng 40,000 người. (2)
   Người lãnh đạo quân sự của cuộc kháng chiến là Võ Nguyên Giáp, ông ta không học qua trường võ bị nào, tháng 1-1948 được Hồ Chí Minh phong làm Đại tướng Tổng tư lệnh quân đội. Tài liệu phía CSVN (3) nói ông đã tham gia, chỉ huy trực tiếp, gián tiếp hầu như tất cả các mặt trận, chiến dịch trong cả ba cuộc chiến tranh VN: Từ trận Cao Bắc Lạng, Điện Biên Phủ, cho tới Hạ Lào, Mùa hè đỏ lửa 1972, cuộc chiến 1975, cuộc chiến biên giới Việt Hoa 1979-1980. Võ Nguyên Giáp mất ngày 4-10-2013, thọ 102 tuổi.
  Sau khi chiếm trọn vẹn nước Tầu, Trung Cộng tiến tới biên giới Bắc Việt tháng 11-1949 là lúc chấm dứt chương một của cuộc chiến tranh Đông Dương và nó đã quyết định số phận của người Pháp, không hy vọng gì chiến thắng.
   Chẳng bao lâu, Việt Minh được Trung Cộng huấn luyện tại biên giới, họ thành lập nhiều trung đoàn chính qui võ trang đầy đủ, thành lập trung đoàn pháo. Sau gần một năm được huấn luyện, Võ Nguyên Giáp cho rằng họ đủ sức sẵn sàng chiến đấu với Pháp. Đầu tháng 10-1950 Giáp tấn công các đồn biên giới, Pháp mặc dù có tới 10,000 người nhưng cách trung ương (Hà Nội) 300 dặm.
   Từ giữa và cuối 1949, Trung Cộng thắng thế tại Hoa lục, tình hình biến chuyển, chính phủ Pháp cử Tướng Revers sang Đông dương nghiên cứu tình hình, ông đề nghị rút bỏ Cao bằng . Nếu thực hiện cuối 1949 thì thuận lợi nhưng vì để tới gần cuối 1950 mới cho rút nên đã bị thảm bại. Tại đây Võ Nguyên Giáp đã đánh thắng Pháp một trận lớn mà họ gọi là chiến thắng Cao Bắc lạng.
     Trận đánh kéo dài từ từ 29-9 tới 7-10-1950, toàn bộ quân Pháp triệt thoái gồm 7,000 người. Đại tá Charton chỉ huy đạo quân rút khỏi Cao Bằng về Đông Khê nhưng lại bị VM chiếm. Đại tá Lepage chỉ huy một lực lượng khoảng 5 tiểu đoàn để tái chiếm Đông Khê. Cả hai cánh quân bị một lực lượng lớn của VM khoảng 30 tiểu đoàn chận đánh tan nát.  
     Tổng cộng Pháp mất hai liên đoàn phải bỏ Lạng Sơn. Trận đánh rung động cả nước Pháp, người ta không ngờ Việt Minh mạnh như thế. Về nhân mạng thiệt hại trên 7,000 người vừa bị giết vừa mất tích, mất 13 khẩu đại bác 105 ly, 125 súng cối, gần 480 xe cộ, 3 chi đội thiết giáp, 940 đại liên, 1,200 trung liên và trên 8,000 súng trường. Số vũ khí này VM có thể trang bị cho 5 trung đoàn bộ binh hoặc cả một sư đoàn (4)
   Tháng 1-1951 Pháp không kiểm soát được toàn miền Bắc cho tới bắc sông Hồng, nay chỉ giữ được châu thổ sông Hồng. Võ Nguyên Giáp lấn tới, các đơn vị du kích trong thời gian 1946-1949 nay thành tiểu đoàn, trung đoàn và cuối cùng thành các sư đoàn. Năm 1950 năm sư đoàn đầu tiên được thành lập: 304, 318, 312, 316, 320, sau đó sư đoàn 351 vũ khí nặng theo lối sư đoàn pháo của Nga gồm hai trung đoàn pháo và một trung đoàn công binh chiến đấu, Việt Minh sẵn sàng tống khứ pháp xuống biển.
     Năm 1950 Võ Nguyên Giáp nghiên cứu đưa ra kế hoạch ba giai đoạn:
Thứ nhất rút về chiến khu để huấn luyện, thứ hai tấn công các đồn bót Pháp, thứ ba giai đoạn cuối, tổng tấn công, ông ta nói:
   “Địch sẽ dần dần chuyển từ tấn công sang phòng thủ. Cuộc tấn công chớp nhoáng (của Pháp) sẽ thành cuộc chiến kéo dài. Địch sẽ rơi vào tình trạng bế tắc, chúng sẽ kéo dài chiến tranh để thắng, ngoài ra chúng không có điều kiện tâm lý chính trị để chiến đấu trong một cuộc chiến kéo dài” (5)
     Võ Nguyên Giáp biết rõ tinh thần người dân tại Pháp và cũng biết Mỹ do dự, ông nghĩ cần thanh toán Pháp sớm trước khi Mỹ viện trợ ồ ạt. Giáp nhận định.
   “Chiến lược giai đoạn ba là tổng tấn công, tấn công liên tục cho tới khi quét sạch quân thù ra khỏi Đông Dương, trong giai đoạn một và hai là đánh tiêu hao địch nay phải đánh tiêu diệt địch, mọi chiến địch quân sự giai đoạn ba nhằm mục đích tiêu diệt quân Pháp….
   ….trong giai đoạn này vận động chiến là chính, du kích chiên hay trận địa
chiến là phụ” (6)  
     Các trận đánh lớn năm 1951
   Say men chiến thắng Cao bắc lạng, tháng giêng năm 1951, Giáp cho rằng Việt Minh đã đủ sức tấn công Pháp ban ngày tại đồng bằng trong các trận Vĩnh Yên, Mạo Khê, Bờ sông Đáy. Lần này ông đụng trận với một dũng tướng mới được chính phủ Pháp cử sang.
     Trận Vĩnh Yên
   Sau trận thảm bại Cao Bắc Lạng, ngày 7-12-1950 chính phủ Pháp hốt hoảng cử Tướng De Lattre De Tassigny sang Đông Dương vào lúc này người Pháp đang mât tinh thần. Ông vừa làm Cao ủy (xưa gọi là toàn quyền) vừa giữ chức Tư lệnh quân viễn chinh, lần đầu tiên một Tướng lãnh chỉ huy cả dân sự và quân sự. De Lattre tới Đông Dương ngày 17-12-1950 để cứu vãn tình thế và cũng để rửa hận cho trận thảm bại nhục nhã Cao -Bắc- Lạng cách đây hai tháng.(7)
     Tân Tư lệnh dám quyết định những việc mà các Tư lệnh trước không ai dám làm như tập trung xử dụng những người dân sự Pháp để đảm nhiệm canh phòng thay thế cho người lính để ra trận
     Sau trận đại thắng Cao Bằng mới đây, Việt Minh thừa thắng sông lên đem binh về “lấy nốt Thăng Long”. Ngày 10-1-1951 Võ Nguyên Giáp đưa hai sư đoàn 308, 312 chuẩn bị một cuộc tấn công lớn tại Vĩnh Yên gần Hà Nội và Châu thổ Bắc Việt. Việt Minh giải truyền đơn “Bác Hồ về Hà Nội ăn Tết”, tình báo Pháp đã biết VM tập trung quân ở đâu và mục tiêu chọn vào ngày nào.
     Lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương Pháp được đánh một trận diện địa chuẩn bị trước. Võ Nguyên Giáp được cố vấn Tầu dậy cho lối đánh biển người, đẩy thanh niên vào tử địa. Trận đánh diễn ra tại một vùng đồi trọc chiều ngang 12 km, dọc 10 km, phía Bắc tỉnh lỵ Vĩnh Yên. VM tập trung quân tại vùng núi Tam Đảo, lực lượng gồm 2 sư đoàn 308, 312; Pháp có hai liên đoàn: liên đoàn bắc phi của Đại tá Edon, liên đoàn 3 của Đại tá Vanuxem đóng tại các đồn phía Tây để ngăn chận VM.
     Ngày 13-1 Giáp cho tấn công chia cắt hai liên đoàn Pháp, Võ Nguyên Giáp gần hoàn thành lời hứa, Hà Nội mất tinh thần, báo chí Paris đăng tin Hà Nội sắp mất.
De Lattre bèn đích thân chỉ huy trận đánh. Ngày 14-1-1951 ông bay tới Vĩnh Yên, cho trưng dụng tất cả máy bay chở quân trừ bị từ miền nam VN ra Bắc, và cho tiếp tế từ Hà Nội và từ miền Bắc. De Lattre lệnh cho cho hai lữ đoàn chiếm các ngọn đồi phía bắc Vĩnh Yên. Ngày 16-1 lúc 15 giờ Pháp chiếm lại đồi 101, 210, lúc 17 giờ sư đoàn 308 tập trung tấn công mạnh, lần đầu tiên quân Pháp đối diện với trận đánh biển người
     VM xung phong biển người hết lớp này đến lớp khác cùng với yểm trợ của súng cối, hai bên đã trộn trấu. De Lattre quyết định thật táo bạo, ông huy động hàng trăm máy bay oanh tạc cơ và vận tải ném bom napalm. Đây là trận oanh tạc lớn nhất trong chiến tranh Đông Dương, lửa cháy ngút trời giết hại đối phương và hy sinh cả binh sĩ của Pháp.
     Với lối đánh táo bạo, dũng mãnh, De Lattre đánh cho Võ Nguyên Giáp và các cố vấn Tầu tả tơi, VM bị thiệt hại nặng, 6,000 bị giết, bị thương 8,000, 500 bị bắt làm tù binh, Pháp tổn thất một nửa.
     VM đánh trộn trấu tưởng là Pháp sẽ không dám pháo hay oanh tạc nhưng không ngờ De Lattre táo bạo, thí quân cả hai bên. De Lattre tung vào trận địa các đơn vị trừ bị trưa 17-1 và cho ném bom napalm đã đẩy lui những đợt tấn công cuối cùng của VM.
     De Lattre đã cứu được Vĩnh yên và Hà Nội, ông cho tổ chức duyệt binh tại Hà Nội để trấn an dân chúng. (8)
   Võ Nguyện Giáp thất bại nặng ở Vĩnh Yên, ngày 23-1 ông ta nhận sai lầm, cũng lên án các chiến binh thiếu can đảm, hèn nhát và ca ngợi dân công đã mang tới mặt trận 5,000 tấn thực phẩm, súng đạn (9)
     Trận Mạo khê.
     Mặc dù mới thua một trận lớn, tháng 3-1951 Võ Nguyện Giáp lại mở trận tấn công định chiếm vùng núi Đông Triều ở Tây Bắc Hải Phòng, trận đánh đe dọa Hải Phòng. Phía Pháp có ba căn cứ bảo vệ khu quân sự Mạo Khê: Một đồn trên đồi mỏ Mạo Khê, một đơn vị chiên xa đóng tại khu phố Mạo Khê, một đại đội đóng tại nhà thờ Mạo Khê, tổng cộng 400 người.
     Phía VM gồm sư đoàn 308, 312, 316, đêm 23-3 họ tấn công hạ 7 đồn dọc theo tỉnh lộ 18, đêm 26-3 De Lattre tiên đoán VM sẽ tấn công đồn Mạo Khê ông cho huy động gửi 3 tiểu đoàn tới, cho hải đoàn xung phong vào sông Bạch đằng yểm trợ hải pháo. Một giờ khuya 27-3 VM pháo kích, tấn công đồn mỏ Mạo Khê, sau nhiều đợt tấn công nhưng binh sĩ trong đồn chống cự và đẩy lui các đợt xung phong.
     Mười giờ sáng VM tấn công đồn và cả khu nhà thờ Mạo khê, quân Pháp có máy bay và hải quân yểm trợ nhưng VM rất đông, một máy bay Hellcat bị bắn hạ. Tối 27-3, VM mở cuộc tấn công chót vào đồn và khu phố Mạo khê, phá hủy ba chiến xa Pháp. Sáu giờ sáng VM rút lui và không chiếm được mục tiêu.
     Phía VM có 500 người bị giết, Pháp khoảng 200, đây là trận thứ hai của VM đánh vào đồng bằng nhưng thất bại, De Lattre coi đây là chiến thắng quan trọng, ông tânTư lệnh sang Đông dương từ đầu năm 1951 tới nay được gần nửa năm đã phải đương đầu với hai trận lớn của VM. Sau trận thảm bại Cao Bắc Lạng, quân Pháp mất tinh thần nhưng De Lattre với chiến thuật táo bạo, dũng mãnh đã chuyển bại thành thắng nâng cao tinh thần chiến đấu quân sĩ. De Lattre cho lập phòng tuyến bảo vệ châu thổ BV, chuyển bớt các đơn vị đóng đồn không cần thiết thành những đơn vị lưu động. (10)
     Trận Bờ sông Đáy.
     Đây là trận qui mô được Võ Nguyện Giáp chuẩn bị chu đáo, phía VM đưa vào ba sư đoàn 304, 308 và 320, Pháp cũng huy động lực lượng lớn gồm: 3 liên đoàn lưu động, một liên đoàn thiết giáp, hai tiểu đoàn nhẩy dù, 3 hải đoàn, 4 tiểu đoàn pháo, 30 chiến đấu cơ. Một trận đánh kéo dài 26 ngày trên một chiến tuyến dài 80km gồm nhiều giai doạn. Sư đoàn 308 đánh Ninh Bình, sư đoàn 304 đánh Phủ lý, sư đoàn 320 đánh vào giáo khu Phát Diệm phía nam Ninh Bình      
     Gồm có 4 trận:
   1- Ninh Bình (29-5 tới 30-5)
   2- Yên cư Hạ (4-6 tới 18-6)
   3- Phát Diệm (8-6 tới 9-6)
   4- Đông bắc Phủ lý (20-6 tới 23-6)
   Tại trận Ninh bình VM để lại 350 xác chết , 153 súng trường, 40 tiểu liên, 12 trung liên, 2 đại liên, 9 súng cối. Phía người Pháp chết và bị thương 1,000 người, nhiều đại bác bị phá hủy, các tầu chiến bị hư hại, con trai De Lattre tử trận tại đây.  
     Trận Yên Cư Hạ từ 4-6 tới 18-6-1951, đây là một đồn kiên cố, xây bằng bê tông, có hàng rào kẽm gai.. Tại trận này VM chết 200 người, hai đại đội Pháp giữ đồn chỉ còn vài chục người sống sót
     Trận Phát Diệm từ 8-6 tới 9-6. Sư đoàn 320 vào giáo khu Phát Diệm, uy hiếp tinh thần, phô trương lực lượng.
     Trận Đông Bắc Phủ lý từ 20-6 tới 23-6. Trận phản công qui mô của Pháp vào vùng Phủ lý, Ninh bình, VM bị thiệt hại rất nhiều  
     Qua các trận đánh thấy VM chưa thể thắng ở đồng bằng nhưng địch đã mạnh hơn trước. Hai bên tổn thất nặng. Pháp huy động nhanh các lực lượng tiếp viện hải, không quân.
     Trận Hòa Bình
     Tháng 9-1951, De Lattre chuẩn bị đánh Thanh Hóa nhưng đoàn tầu chở quân gặp bão nên phải quay về. De Lattre đổi ý cho đánh chiếm Hòa Bình, ông huy động 15 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiếu đoàn nhẩy dù, 2 liên đoàn thiết giáp , 7 tiểu đoàn pháo binh , 2 tiểu đoàn công binh, 2 hải đoàn xung phong . Cuộc hành quân Hòa Bình ngày 9-11-1951 gồm 3 lực lượng và chiếm tỉnh dễ dàng. VM huy động các sư đoàn 304, 308, 312 tới mặt trận.
     Đầu tháng 12 VM gây áp lực quanh Hòa Bình qua trận Tu Vũ, Xóm Phèo, họ chiếm được đồn nhưng bị thiệt hại nặng , VM phục kích đoàn tầu trên sông và bộ binh Pháp trên đường số 6, tại trận Xóm Phèo VM thiệt hại nhiều
     Salan thay thế De Lattre tháng 1-1952 cho rút khỏi Hòa Bình, chiếm Hòa Bình bất lợi vì địch có cao xạ bắn chính xác những máy bay hạ cánh, phục kích đoàn tầu. Binh lính hay bị sốt rét, chiến trường rừng núi không thích hợp với Pháp. Ngày 22-2-1952 bắt đầu rút, giữ Hòa Bình bất lợi, bị tiêu hao lực lượng rút để lo bảo vệ đồng bằng, tới 24-2 cuộc triệt thoái coi như chấm dứt (11)
     Kết luận
    De Lattre bị bệnh nặng phải đưa về Pháp, ông mất tháng 1-1952 thọ 63 tuổi, đúng một năm sau khi sang phục vụ tại Đông Dương, lễ quốc táng được cử hành trọng thể tại Ba Lê được coi là lớn nhất kể từ năm 1929. Ông đã đưa tinh thần quân Pháp lên cao, đã đánh bại Võ Nguyện Giáp và các cố vấn Tầu nhiều trận, gây thiệt hại nặng nề cho VM, nếu de Lattre còn sống cuộc chiến Đông Dương có triển vọng nhiều thay đổi.
   De Lattre lập phòng tuyến quanh vùng châu thổ Bắc Việt để ngăn cách đồng bằng với rừng núi miền Bắc sau trận Vĩnh Yên, bắt đầu cho xây cất từ tháng 2-1951 gọi là phòng tuyến de Lattre (ligne de Lattre) gồm hàng nghìn pháo đài kiên cố bằng bê tông. Tướng Navarre năm 1956 đã nhận xét phòng tuyến quá tốn kém nhưng không có lợi ích gì, nó không thể đẩy lui được các cuộc tấn công lớn của VM, không ngăn cản được địch ra vào (12)
     De Lattre bành trướng quân lực, nâng Quân đoàn viễn chinh từ 143,000 lên 189,000 trong đó 121,000 là người Pháp, Bắc Phi, Lê Dương còn lại 68,000 là VN. Ông đã thuyết phục được người Mỹ viện trợ cho Pháp tại Đông Dương, đã xin được tăng viện binh từ Ba Lê và trích bớt các đơn vị đóng đồn để thành lập quân lưu động
     De Lattre thành công vận động Ba Lê cho tăng quân, đánh bại các cuộc tấn công lớn của VM, nhờ quyết tâm theo đuổi chiến tranh ông dành được cảm tình của Mỹ để được viện trợ (13)
     Navarre cũng đánh giá cao thành công của de Lattre: Ông đã xin được chính phủ Pháp tăng viện, thành lập được bốn liên đoàn lưu động mới, chỉ trong vài tuần de Lattre đã tạo cho lực lượng tại Bắc Kỳ có khả năng chiến đấu ngang hàng với Quân đoàn chiến đấu Việt Minh (5 sư đoàn). Hai trận tấn công lớn, một hướng về Hà Nội (trận Vĩnh Yên) và một vào Hải Phòng (trận Mạo Khê) đều đã bị đẩy lui (14). Ông kết luận sự ra đi của Thống chế de Lattre đã mở ra một giai đoạn chiến tranh ngày càng trở nên tồi tệ trong tất cả mọi lãnh vực.
     Vừa đặt chân tới Bắc Kỳ de Lattre đã phải đối đầu với nhiều trận đánh biển người, ông đã chuyển bại thành thắng, khiến Pháp lấy lại tinh thần. Một dũng tướng đầy thao lược nhưng mới chỉ huy được gần một năm thì mất, đó là điều thật đáng tiếc.
     Salan, Navarre, hai Tướng Tư lệnh kế vị khả năng không bằng de Lattre. Cùng với sự chán nản mệt mỏi của người dân và chính phủ Pháp cuộc chiến đã kết thúc bi thảm
——–
Chú thích
(1) Quân Sử 4, Quân lực VNCH Trong Giai Đoạn Thành Hình, Bộ TTM    
VNCH trang 95, 96.
(2) Bernard Fall, Street Without Joy trang 28
(3) Wikipedia VN, Tiểu sử Võ Nguyên Giáp
(4) Quân sử 4 trang 124, Street Without Joy trang 33
(5) Street Without Joy trang 34
(6) Sách kể trên trang 35
(7) Sách trên, trang 36
(8) Quân sử 125, Street Without Joy trang 37-40
(9) Street Without Joy trang 40
(10) Quân Sử trang 131-133
(11) Sách kể trên trang 133-139
(12) Henri Navarre, Agonie de l’Indochine trang 22
(13) Quân sử trang 54
(14) Agonie de l’Indochine trang 21

2991. Tướng Giáp và ‘lá thư bà Bảy Vân’

BBC
24-09-2014
H1 
Một lá đơn được cho là của người vợ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đang lưu truyền trên mạng Internet vào dịp một năm ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Văn bản gây ra nhiều tranh cãi trong bối cảnh việc dùng quá khứ cuộc chiến Việt Nam vẫn còn được sử dụng cho các mục tiêu hiện thời.
Lá thư của người ký tên là Nguyễn Thị Vân (thường được biết đến với tên Bảy Vân), nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, là vợ thứ hai của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Nhưng văn bản này, kể cả có được xác thực, cũng chỉ là một bằng chứng nữa minh họa thêm cho điều giới nghiên cứu đã mô tả là ‘cuộc chiến quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam’ thời kỳ bắt đầu cuộc chiến với Hoa Kỳ, đặc biệt giữa nhóm của ông Lê Duẩn và ông Võ Nguyên Giáp.

Quá khứ chưa đóng lại

Trong cố gắng chứng thực lá thư, BBC đã liên lạc với ông Lê Kiên Thành, con trai bà Nguyễn Thị Vân, nhưng ông từ chối xác nhận.
Đại tá Nguyễn Văn Huyên, vốn là thư ký của Tướng Giáp, thì nói ông có nghe tin về lá thư nhưng “chưa đọc” và cũng từ chối bình luận.
Trong khi đó, một số nguồn ẩn danh ở Việt Nam nói đây là văn bản thật.
Một người trong đó nói rằng trong thời gian Tướng Giáp còn sống, đã từng có một lá thư khác của bà Vân gửi các lãnh đạo Đảng với nội dung tương tự.
Nhưng cũng có nguồn cho rằng lá thư là giả.
Điều này khiến các sử gia mà BBC liên hệ tỏ ra thận trọng khi đánh giá độ chân thực của văn bản.
Tuy vậy, họ cho rằng sự xuất hiện của những tài liệu như vậy, dù thật hay giả, cho thấy những mâu thuẫn trong quá khứ vẫn chưa tan đi cho đến hôm nay.

‘Cảm thấy bất công’

Tiến sĩ Shawn McHale, từ Đại học George Washington, đang viết một cuốn sách về cuộc chiến Đông Dương lần một (1945-1954).
Sau khi đọc lá thư trực tiếp bằng tiếng Việt, ông nói không dám chắc lá thư có phải do bà Vân viết hay không.
Nhưng ông xem bà Vân là người cố gắng gìn giữ “di sản bị lu mờ” của ông Lê Duẩn.
Theo cái nhìn của ông, bà đại diện cho nhóm trung thành với ông Lê Duẩn “cảm thấy bất công vì bị đánh giá thấp sau những cống hiến của họ cho lịch sử Việt Nam hiện đại”.
Họ tin rằng Tướng Giáp “nhận được quá nhiều lời khen ngợi”.
Văn bản đang lưu truyền trên mạng cáo buộc ông Giáp từng “làm gián điệp cho thực dân Pháp” và đứng đầu “mạng lưới gián điệp” thân Liên Xô giữa những năm 1960.
Tiến sĩ Shawn McHale chỉ ra rằng “đây không phải lần đầu tiên có các cáo buộc ghê gớm với những đảng viên cộng sản hàng đầu”.
“Một ví dụ thú vị là Trần Văn Giàu, lãnh đạo cuộc nổi dậy tháng Tám 1945 ở miền Nam, cũng là nạn nhân của các cáo buộc tương tự.”
“Ông Giàu bị tố cáo hợp tác với Pháp để ‘vượt ngục’, và còn bị tố cáo là chỉ điểm người cộng sản Pháp cho cảnh sát Pháp.”
“Hay năm 1948, nhiều đảng viên bị cho là điều hành mạng lưới gián điệp trong vụ án H122.”
Một nhà nghiên cứu khác, Tiến sĩ Tường Vũ, khoa Chính trị học, Đại học Oregon, Hoa Kỳ, cũng nói các cáo buộc trong thư đã được đề cập trước đây.
“Hầu như tất cả những cáo buộc đối với tướng Giáp cũng như mâu thuẫn giữa ông ta và Lê Duẩn trong lá thư chỉ xác định thêm những điều đã được Huy Đức, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, v.v.. viết từ lâu.”
Theo tiến sĩ Tường Vũ, “duy nhất một thông tin mới chưa đâu có là việc tướng Giáp đến an toàn khu trước Hồ Chí Minh và Lê Duẩn, nhưng dù việc này có thực cũng không đủ để nói tướng Giáp là hèn nhát.”
“Việc chia Bộ Chính Trị làm hai nhóm cũng là một chi tiết lạ và thật khó tin; nếu không có thông tin thêm thì chi tiết này không nói lên điều gì cả,” ông Tường Vũ nhận xét.

Giành di sản xưa

Vậy các nhà nghiên cứu sẽ dùng tài liệu này như thế nào?
Tiến sĩ Tường Vũ cho rằng lá thư “không có ích đối với người nghiên cứu vì không có thông tin gì mới”.
Trong khi đó, Tiến sĩ Shawn McHale lại xem văn bản này thể hiện cuộc đấu tranh nội bộ “gay gắt” trong Đảng từ sau 1945.
“Đáng quan tâm khi một số mục tiêu, như Trần Văn Giàu, Võ Nguyên Giáp hay Hoàng Minh Chính, hoặc xuất thân từ nguồn gốc ‘trí thức’ hoặc được xem là đối thủ ý thức hệ của Lê Duẩn.”
Nói như Tiến sĩ Shawn McHale, cuộc chiến giành di sản của quá khứ ở Việt Nam như thế “vẫn còn chưa kết thúc”.

2992. Bàn về hoàn thiện kinh tế thị trường

Viet-studies
Bài 2: Bàn về hoàn thiện kinh tế thị trường – Bài viết về đại hội XII sắp tới của ĐCSVN
Nguyễn Trung
22-09-2014
I. Đánh giá khái quát con đường 40 năm
Góp phần tổng kết kinh tế mà đại hội XII nhất thiết phải làm, tôi xin nêu lên một số nhận xét chính dưới đây, trước khi bàn đến chủ đề hoàn thiện kinh tế thị trường ở nước ta.
 Trong bài 2 (Hiểm họa đen) và bài 3 (Chúng ta lựa chọn gì cho tổ quốc?), tôi cho rằng 40 năm độc lập thống nhất đầu tiên là một thời kỳ phát triển thất bại, hoặc dễ nghe hơn: cơ bản là thất bại (song “dễ nghe hơn” như thế chẳng ích lợi gì thêm cho đất nước).
Nói là thất bại, bởi lẽ: Không đạt được các mục tiêu chiến lược, thành tựu hay kết quả thu được không xứng với thời gian, công sức, của cải đã bỏ ra và những cơ hội có được. Bao trùm lên tất cả là đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội thất bại, đến 1986 phải xoá bỏ nền kinh tế bao cấp để tiến hành đổi mới, đề ra cái gọi là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, song thực chất vẫn là để kiên trì chủ nghĩa xã hội mà chính tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có lần thừa nhận chưa rõ nó sẽ là cái gì. Đường lối sai, sửa lại rồi mà cũng không rõ được, như thế làm sao có thể thành công được? Cho nên thất bại là tất yếu. Dưới đây xin điểm lại cho rõ.
 Trong 40 năm này, nước ta mất trên dưới mười năm vào hai cuộc chiến tranh tiếp theo kháng chiến chống Mỹ (chiến tranh Campuchia, chiến tranh Trung quốc xâm lược biên giới), lại thêm những thất bại trong đường lối kinh tế bao cấp kéo dài cho đến khi tiến hành đổi mới 1986. Thời kỳ 10 năm này (1975 – 1986, về những mặt nào đó phải tính đến 1989) đảng đã vấp phải những sai lầm rất nghiêm trọng cả về đối nội (bao gồm cả kinh tế) và đối ngoại, với nhiều hậu quả lâu dài. Nguyên nhân chủ yếu là chủ quan, duy ý chí, không hiểu thế giới và không hiểu chính bản thân nước ta: Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội! Từ nay không có kẻ thù nào dám động đến ta!Đương nhiên, những nguyên nhân khách quan cũng rất quan trọng, có những mặt bất khả kháng, song dù sao vẫn phải nói những nguyên nhân chủ quan của lãnh đạo là những tác nhân trực tiếp của những sai lầm thời hậu chiến.
Trong những nguyên nhân chủ quan, cái nguyên nhân không hiểu thế giới, không hiểu chính bản thân nước ta cho đến hôm nay vẫn đang là một cái u-bướu chết người trong não bộ tư duy của ĐCSVN.
Kinh tế nước ta thực sự phát triển kể từ khi tiến hành đổi mới 1986, ngày nay đạt mức “nước đang phát triển có thu nhập trung bình (thấp)”[1]. Nếu so sánh nước ta hôm nay với nước ta 1986, kinh tế nước ta đã đi được một chặng đường dài: từ nước chậm phát triển lên nước đang phát triển, giải quyết được nhiều vấn đề kinh tế – xã hội quan trọng được thế giới ghi nhận. Đã có lúc kinh tế nước ta giành được sự phát triển ngoạn mục (nhất là thời kỳ 1986 – 1995…), trên thế giới người ta đã bắt đầu nói tới “con hổ Việt Nam”, nhưng con hổ này chưa kịp cất lên tiếng gầm nào thì đã biến mất tăm. 
Song nếu so nước ta với các nước chung quanh, khoảng cách tụt hậu của ta ngày càng rộng thêm. Ví dụ: năm 1986 GDP p.c. (GDP tính theo đầu người) của Trung Quốc gấp đôi của nước ta, năm nay cao gấp trên 3 lần; khoảng cách lúc ấy (1986) GDP p.c.Trung Quốc cao hơn nước ta ước chừng <+200 USD, nhưng khoảng cách này hiện nay là <+4000 USD; so với các nước đi trước ta trong ASEAN cũng cho thấy mối tương quan như vậy. Nghĩa là 3 thập kỷ vừa qua, càng chạy đua ta càng tụt hậu.  
Điều đặc biệt đáng lo ngại là sau 3 thập kỷ phát triển (kể từ 1986), kinh tế nước ta đã tận dụng hết (đến mức cạn kiệt) mọi yếu tố nội/ngoại có được cho phát triển theo chiều rộng, song vẫn chưa tạo ra được nền tảng kinh tế vững chắc để đi vào thời kỳ phát triển theo chiều sâu. Cho đến ngày hôm nay, nước ta mới chỉ tạo ra được một nền kinh tế gia công. Nói nôm na, đấy là một nền kinh tế chỉ bán đi được những thứ ta tự có: lao động rẻ, tài nguyên, đất đai, môi trường, vị trí địa lý… Cho đến hôm nay chưa đi vào được phát triển một nền kinh tế bán các sản phẩm ta tự làm ra – với nghĩa có hàm lượng cao về trí tuệ và công nghệ; bởi vì còn thiếu nghiêm trọng những điều kiện tiên quyết cho thời kỳ phát triển mới này trên những phương diện: chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục, thể chế chính trị quốc gia, thể chế kinh tế thị trường thực thụ, lực lượng doanh nghiệp, kết cấu hạ tầng vất chất kỹ thuật… Kinh tế đã đi hết đoạn đường phát triển theo chiều rộng, nhưng hôm nay đang lâm vào khủng hoảng cơ cấu trầm trọng, nên vừa bế tắc (cái bẫy “nước có thu nhập trung bình – thấp”), và vừa chưa chuẩn bị được những điều kiện phải có cho việc chuyển nền kinh tế vào thời kỳ phát triển theo chiều sâu.  
Còn 6 năm nữa, năm 2020, nước ta phải trở thành nước công nghiệp, hoặc là “cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại” (một khái niệm rất “cao-su” và rất thiếu trách nhiệm với đất nước) – như đã ghi trong nhiều nghị quyết của đảng, song mục tiêu này không thể hoàn thành được, vì trình độ phát triển nền kinh tế còn ở mức quá thấp nhìn theo bất kỳ tiêu chí nào (tỷ trọng các khu vực kinh tế – economic sectors, tỷ trọng phân bổ các loại lao động, tỷ trọng kinh tế nông thôn và kinh tế thành thị…, các chỉ số phát triển tính theo đầu người về kết cấu hạ tầng vật chất & kỹ thuật, vân vân..; riêng chỉ số bằng thạc sỹ, tiến sỹ tính theo đầu người và trong bộ máy quyền lực, nước ta vượt xa Hàn Quốc, Nhật Bản và nhiều nước phát triển khác). Đặc biệt nghiêm trọng là nước ta không có một thể chế chính trị quốc gia phù hợp cho một nước công nghiệp hoá, chính điều này trước sau vẫn chặn đứng khả năng nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp. Điều cần lưu ý ở đây, sau 3 thập kỷ tiến hành công nghiệp hoá (chỉ tính từ 1986), nước ta huy động được một nguồn lực nội và ngoại nhiều gấp hơn 2 lần của Hàn quốc cho 3 thập kỷ công nghiệp hoá của họ. Song sau 3 thập kỷ này, Hàn Quốc hoàn thành được nhiệm vụ công nghiệp hoá; nhưng nước ta không hoàn thành được nhiệm vụ này, lại rơi quá sớm vào quá trình giải công nghiệp hoá, và hôm nay vẫn là một nền kinh tế gia công đang bế tắc vì khủng hoảng cơ cấu trầm trọng. 
Nói khái quát, nước ta đang có một nền kinh tế “đắt”, “rất đắt” nhìn theo hiệu quả kinh tế trên mọi phương diện: chỉ số ICOR cao nhất trong ku vực, tỷ suất lợi nhuận rất thấp, mức độ tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu trên một sản phẩm thuộc loại cao nhất ĐNÁ và năng suất lao động thuộc loại thấp nhất… Ngoại trừ một số ít ngành đặc thù trong lắp ráp và gia công, nhìn chung công nghệ trong công nghiệp nước ta chủ yếu thuộc thế hệ 3 hoặc 4 (phần lớn là mới xây lắp dưới dạng EPC từ Trung Quốc). Tham nhũng rất trầm trọng, song lãng phí – nhất là lãng phí do những quyết định kinh tế sai lầm, những dự án treo, những quy hoạch phá sản ở khắp cả nước… – còn trầm trọng hơn nhiều.  
Tựu trung là do đã theo đuổi một chiến lược phát triển sai lầm[2] trong một thể chế chính trị bất cập. Nổi cộm là các vấn đề:
 (1) Công nghiệp rất chắp vá và chưa định hình được nước ta sẽ là một nước công nghiệp gì nếu thu hẹp dần công nghiệp gia công (đang rất thiếu công nghiệp phụ trợ); có lẽ phải nói công nghiệp nước ta dựa vào lợi ích của doanh nghiệp nhà nước (chứ không phải của quốc gia) và dựa vào tranh thủ được FDI như thế nào thì phát triển thế nấy – nghĩa là rất tự phát, duy ý chí và do bên ngoài chi phối là chính, rất bị động, khó mà nói phát triển theo một chiến lược rõ nét hay nhất quán nào của ta, lại thay đổi theo từng khoá đại hội đảng (tư duy nhiệm kỳ). Cần coi đây là một xu thế phát triển nguy hiểm, hiện tại đã bế tắc, hứa hẹn sẽ đổ vỡ trầm trọng trong tương lai không xa nếu không uốn nắn kịp thời, và nếu không tìm ra được một chiến lược công nghiệp hoá đúng đắn được thực hiện trong một thể chế chính trị phù hợp với thời kỳ công nghiệp hoá.
 (2) Nông nghiệp là vấn đề rất nhậy cảm ở nước ta trên nhiều phương diện, nhưng đang bế tắc nghiêm trọng về mọi phương diện, chủ yếu do sai lầm về chính sách đất đai, thất bại trong quá trình công nghiệp hoá / đô thị hoá, thất bại trong phát triển hay trong nhiệm vụ công nghiệp hoá nông nghiệp giữa lúc kinh tế cả nước đã hội nhập vào quá trình toàn cầu hoá như ngày nay…  Mặc dù có vị thế nhất định trong một số sản phẩm trên thị trường nông phẩm thế giới, nông nghiệp nước ta còn đứng rất xa yêu cầu là một nền nông nghiệp tiến dần lên hiện đại của một quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hoá. Thậm chí còn phải nói, một nền nông nghiệp như hiện tại tự nó cũng sẽ chặn đứng khả năng nước ta trở thành nước công nghiệp (trong khi đó Hàn Quốc, Đài Loan trong vòng 2 thập kỷ đầu tiên của công nghiệp hoá đã giải quyết được vấn đề phát triển nông nghiệp đồng hành với quá trình công nghiệp hoá, hiện nay ta đang “học” tam nông của Trung Quốc, nhưng?..);
(3) Khu vực dịch vụ phát triển khả quan hơn (trong đó nổi bật là du lịch, viễn thông, hàng không…), song cũng đã hết đà phát triển theo chiều rộng; đất nước chưa có được nguồn nhân lực có chất lượng, thể chế nhà nước thích hợp và kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật tương ứng để đi vào thời kỳ phát triển theo chiều sâu. Khu vực dịch vụ chủ yếu mới chỉ phát triển trong một số ngành, trong khi đó hầu như chưa đi vào được rất nhiều ngành nghề quan trọng khác của dịch vụ mà điều kiện địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế/chính trị của nước ta cho phép (ví dụ, có thể phân tích khu vực dịch vụ của nền kinh tế Singapore để thấy rõ những ngành kinh tế nào của dịch vụ nước ta chưa đụng chạm tới). [Nhân đây xin nói ngay: Cần loại bỏ mong muốn bệnh hoạn của một số người nào đó muốn phát triền casinos ở nước ta, bởi lẽ tình trạng tha hoá hiện tại trong xã hội nước ta đã vượt quá xa mức có thể kiểm soát được.]
(4) Nền tài chính quốc gia và hệ thống ngân hàng của đất nước rất mong manh, nợ nần nhiều – trong đó tỷ lệ nợ xấu rất cao, tính công khai minh bạch và năng lực quản trị rất thấp. Sự can thiệp của chính trị (bao gồm cả nhóm lợi ích) ở mức nguy hiểm, có nhiều đối phó cục bộ (như lãi suất, thuế suất, giá vàng, trái phiếu, đáo nợ…) tuy có lúc đem lại kết quả tạm thời, song chung cuộc đang tích tụ những nguy cơ đổ vỡ nguy hiểm. Vấn đề đặc biệt nghiêm trọng là nền tài chính quốc gia và hệ thống ngân hàng của đất nước tự nó đã góp phần quan trọng vào những cuộc khủng hoảng kinh tế lớn của đất nước, không hoàn thành được nhiệm vụ chính trị số một của nó là: Huy động và phân bổ tối ưu mọi nguồn lực cho sự phát triển năng động và bền vững của đất nước.
(5) Thất bại lớn nhất của 40 năm qua là đã không xây dựng nên được một thể chế chính trị của nhà nước pháp quyền dân chủ mang lại độc lập tự do và hạnh phúc cho nhân dân như đã ghi trong tiêu chí quốc gia[3] và giải phóng tiềm năng phát triển của đất nước, nhiều quyền cơ bản của công dân và quyền con người bị ngăn cấm hoặc xâm phạm nghiêm trọng. Trong thất bại này cần đặc biệt nêu lên thảm bại nghiêm trọng của nền giáo dục nước nhà đang để lại những hậu quả rất lâu dài cho đất nước. Sau 40 năm phát triển, đất nước lâm vào một cuộc khủng hoảng toàn diện (kinh tế – chính trị – văn hoá – xã hội), bị lệ thuộc nguy hiểm vào Trung Quốc, độc lập chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bi uy hiếp hơn bao giờ hết kể từ sau 30-04-1975. Nghiêm trọng hơn nữa: Sau 4 thập kỷ độc lập thống nhất, phải chăng đất nước chúng ta hiện đang lâm vào tình trạng mất phương hướng phát triển giữa lúc tình hình khu vực và thế giới đang có nhiều thách thức nặng nề, và thậm chí trở nên nguy hiểm hơn trước?
II. Những khuyết tật lớn trong kinh tế thị trường nước ta
Trước hết về quan niệm, quan sát sự phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới, tôi xin rút ra những điều dưới đây về kinh tế thị trường.
 Tinh thần cốt lõi của kinh tế thị trường là hình thành một quá trình phát triển kinh tế theo sự dẫn dắt của những lực đẩy được tạo ra từ mối quan hệ qua lại giữa cầu và cung trên thị trường.
 Cầu và cung ở đây cần được hiểu là những đòi hỏi trong đời sống hướng tới một sự phát triển mới, cần đặt vấn đề như vậy để luôn luôn chủ động tránh những khuynh hướng phát triển hoang dã hoặc thiên lệch nguy hiểm.
Đối với cả cầu và cung, thị trường luôn luôn có thể làm được chức năng điều tiết ở mức độ nhất định, được đặt cho cái tên là  “bàn tay vô hình” (Adam Smith), bởi vì nó làm những việc khó thấy được liên quan đến điều tiết nền kinh tế (yếu tố 1).
 Song vì khả năng của “bàn tay vô hình” là hữu hạn, mà cuộc sống là vô hạn, do đó kinh tế thị trường còn phải cần đến “bàn tay bà đỡ” – thường là và trước hết là thuộc về chức năng của nhà nước. Xã hội càng phát triển, ngày càng có thêm nhiều yếu tố khác tham gia tích cực vào chức năng của “bàn tay bà đỡ” (yếu tố 2).
Điều thiết yếu là bàn tay vô hình và bàn tay bà đỡ đều phải làm đúng việc của mình với hiệu quả cao nhất. Vì lẽ này cả hai đều phải được một bộ não mẫn tiệp điều hành, có thể xem đây là điều kiện quyết định nhất. Bộ não ấy chính là một thể chế chính trị đáp ứng được đòi hỏi phát triển của quốc gia, phát huy được vai trò tích cực của giới doanh nhân (bao gồm các doanh nghiệp), phát triển được một xã hội dân sự năng động, luôn luôn cổ vũ và dẫn dắt được quốc gia giành lấy những bước phát triển mới (yếu tố 3).
Nêu lên những điều vừa trình bầy trên, nhằm mục đích nhấn mạnh ngay từ đầu: Nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh nhất thiết phải bao gồm đầy đủ cả 3 yếu tố (1) bàn tay vô hình, (2) bàn tay bà đỡ, (3) thể chế chính trị; tất cả phải hoạt động ở trạng thái tối ưu cho phép – trong đó thể chế chính trị là điều kiện tiên quyết số một. Đây cũng là 3 tiêu chí có thể dựa vào để đánh giá thực trạng kinh tế thị trường nước ta hiện nay. Bàn về hoàn thiện kinh tế thị trường ở nước ta cũng có nghĩa phải bàn về phát triển đồng bộ cả 3 yếu tố cấu thành này của kinh tế thị trường.
Dưới đây xin nêu lên một số vấn đề nóng nhất.
 II.1. Sự lũng đoạn của quyền lực và nhóm lợi ich
 Bài 4A “Bàn về cải cách thể chế chính trị đã cố gắng trình bầy sự lũng đoạn của quyền lực đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung, trong đó vấn đề nghiêm trọng số 1 là tình trạng “đảng hoá”  toàn bộ đời sống đất nước. Tại đây xin nêu thêm một số khía cạnh liên quan đến kinh tế thị trường.
 Thể chế chính trị ở nước ta với đặc trưng đảng giữ vai trò lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối như đang diễn ra, về bản chất mâu thuẫn như nước với lửa đối với kinh tế thị trường. Chính đây là nguyên nhân gốc khiến cho kinh tế thị trường ở nước ta biến dạng nghiêm trọng, bị điều hành và lũng đoạn bởi (a) quyền lực đảng, (b) chủ nghĩa tư bản thân quen và chủ nghĩa tư bản hoang dã, (c) sự chi phối của lobby từ bên ngoài – đặc biệt là quyền lực mềm Trung Quốc.
 Thực hiện kinh tế thị trường là đòi hỏi bất khả kháng đối với nước ta kể từ bắt đầu đổi mới 1986, đến nay là 3 thập kỷ. Nước ta đã tham gia đầy đủ các thể chế kinh tế quốc tế và khu vực (WTO, WB, IMF, ADB, các FTAs song phương và đa phương, vân vân…), nhờ đó kinh tế thị trường ở nước ta đã đạt được những bước phát triển rất quan trọng, GDP p.c. từ 200 USD nay đạt 1350 USD… Tuy nhiên, nguyên nhân thể chế chính trị (nguyên nhân gốc) nêu trên đã một mặt làm cho không ít những tiến bộ đạt được này đều ở trong tình trạng dang dở, mặt khác chỉ làm biến tướng để tăng thêm độ nguy hiểm chứ không khắc phục được sự lũng đoạn nêu trên ( của 3 nhóm a, b, c). Có lẽ chính thực tế này giải thích hiện tượng: Tại sao kinh tế nước ta càng phát triển, càng bị xé lẻ thành các “tiểu vương quốc” theo lợi ích (các nền kinh tế GDP tỉnh, các nền kinh tế tập đoàn nhà nước, kinh tế đảng, kinh tế quân đội, kinh tế công an…) càng phát sinh nhiều ách tắc trong kinh tế và nhiều bất công trong xã hội, môi trường càng bị huỷ hoại nghiêm trọng, hầu hết các chiến lược kinh tế đều thất bại, tội ác kinh tế ngày càng nguy hiểm về quy mô và tinh vi về thủ đoạn thực hiện, phát triển hầu như cướp mất cơ hội của tương lai (nghĩa là để quá nhiều gánh nặng cho tương lai), và hiện nay kinh tế đất nước đang ở trạng thái nguy hiểm chưa có lối ra.
 Thật khó mà nói được là nước ta có một nền kinh tế hài hoà thống nhất với đúng nghĩa, vì bên trong chứa đựng quá nhiều nét cát cứ, “tiểu vương quốc” và sự chùng lặp… Có thể viết nhiều quyển sách mổ xẻ thực trạng này của đất nước, song hiện nay việc này bị kiêng cấm, nhưng trước sau sẽ phải làm để chữa bệnh. Nói khái quát: Đảng hoá, nền kinh tế GDP tỉnh, tập đoàn kinh tế nhà nước và tư tưởng nhiệm kỳ là những yếu tố trực tiếp làm nát bét nền kinh tế đất nước, tạo ra môi trường màu mỡ cho sự can thiệp của quyền lực mềm Trung Quốc.  
Chức năng khách quan của thị trường là phản ánh mối quan hệ cung – cầu tạo điều kiện góp phần quan trọng cho sự phát triển hài hoà. Nhưng vi phạm điều mang tính quy luật này của thị trường, sẽ tạo ra đầu cơ, thị trường của đầu cơ, và chung cuộc sẽ chỉ có được nền kinh tế của những hành vi đầu cơ, với sự phá hoại không thể hình dung nổi.
Ví dụ, thời bao cấp trước 1986, vì phá quy luật kinh tế thị trường, nên đã xảy ra hiện tượng một cái xe đạp Peugeot có thể đổi lấy một căn nhà, một điều phi lý không thể phi lý hơn trên thế gian này.
 Còn hiện tại: Xâm phạm quy luật của kinh tế thị trường đã dẫn đến hệ quả cả một đất nước năng động rừng vàng biển bạc… nhưng hôm nay rơi tỏm vào nền kinh tế của những người đi làm thuê và đất nước trở thành đất nước cho thuê.
 Dưới đây là một số nét minh hoạ.
 –      Sáp nhập Hà Tây vào thủ đô Hà Nội là một ví dụ điển hình của kinh tế đầu cơ, là một trong những nguyên nhân trực tiếp tạo ra bong bóng kinh hoàng của thị trường bất động sản, mặc dù quyết định này bị cả nước bác bỏ quyết liệt (trong đó có Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt…), nhưng lợi ích của 3 nhóm “a, b ,c” đã thắng. Cả nước có nhiều cái bong bóng như thế và đã dẫn tới giá nhà đất của Việt Nam cao nhất thế giới, cản trở sự phát triển của đất nước. Song cũng chính loại những quyết định theo “lợi ích 3 nhóm a, b, c” như thế đã trực tiếp làm nổ các bong bóng của thị trường địa ốc, khiến kinh tế cả nước rơi sâu thêm nữa vào khủng hoảng cơ cấu với những thiệt hại không thể lường hết được.
-      Kinh tế bauxite Tây Nguyên, kinh tế KCN Vũng Áng, nạn cho thuê rừng… là những ví dụ điển hình của kinh tế lobby, của kinh tế bán rẻ lợi ích quốc gia, của kinh tế đất nước cho thuê, đẩy đất nước đi sâu vào cơ cấu kinh tế lạc hậu và nguy cơ trở thành bãi thải công nghiệp cho những nước khác, xâm phạm nghiêm trọng lợi ích và an ninh quốc gia.
-      Phớt lờ những tín hiệu của thị trường, kinh tế tập đoàn nhà nước TKV (than và khoáng sản Việt Nam) lẽ ra phải biết mình hết lý do tồn tại từ lâu rồi nhưng vẫn cố đấm ăn xôi; hậu quả là mỏ hết và đã phải nhập khẩu than ngược trở lại rồi, hầu như toàn bộ vốn thiết bị của tập đoàn và hàng vạn lao động của nó rơi vào thất nghiệp, tập đoàn lấy duy trì kinh doanh/liên doanh trái nghề để tồn tại. Nhưng tập đoàn chỉ có đặc quyền nà nước bao cấp (vốn, quyền kinh doanh, ảnh hưởng chính trị…) và không có nghề, do đó tất yếu gây hậu quả nghiêm trọng cho toàn xã hội: Chết mà không chôn được, nên kinh lắm! Cả nước có không ít tập đoàn nhà nước, nông trường quốc doanh, xí nghiệp quốc doanh… chết rồi mà không chôn được.
-      Quản lý nhà nước bất cập và chính sách đất đai hiện hành dẫn tới hệ quả giá thành xây dựng 1km đường cao tốc ở Việt Nam đắt khoảng 5 – 10 lần so với Thái Lan, so với các nước phát triển khác.., thời gian thi công cũng dài hơn nhiều lần như thế, chất lượng cũng thấp hơn nhiều lần như thế…
-      Nền kinh tế có quá nhều hành vi đầu cơ lũng đoạn, nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng FDI thu hút được. Vì thế khối lượng FDI thu hút được tuy không nhỏ, nhưng không đẩy nhanh được việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo hướng hiện đại. Thu hút FDI như hiện nay có nguy cơ kéo dài sự tụt hậu của đất nước… Đúng là thị trường Việt Nam vẫn đang rất hấp dẫn đối với FDI, vì là quốc gia có nhiều tiềm năng lớn và giữ vị thế quan trọng trong khu  vực trên cả  hai phương diện kinh tế và chính trị. Tuy nhiên thể chế chính trị và thể chế kinh tế của đất nước hiện nay là rào cản lớn trong việc thu hút FDI có chất lượng. Đã đến lúc phải chấm dứt xu thế tranh thủ FDI với bất kỳ giá nào như đã diễn ra trong 3 thập kỷ vừa qua.
-      Vân vân…

II.2. Bàn tay bà đỡ còn nhiều yếu kém
Nhìn chung nhà nước làm không tốt vai trò “bà đỡ”; cụ thể là vừa không làm đúng chức năng của mình, vừa can thiệp quá sâu vào kinh tế,  khiến cho đòi hỏi cải thể chế kinh tế ngày càng nóng bỏng.
Những năm gần đây nhiều công trình nghiên cứu đã đi tới kết luận:
(a) Môi trường kinh doanh bị nạn quan liêu và tham nhũng lũng đoạn nghiêm trọng, trong đó nổi bật là: quyền kinh doanh và quyền sở hữu bị xâm phạm, luật thường bị lách hoặc thay thế bằng “làm luật” và lobby, hiện tượng “bộ chủ quản” và nhiều hình thức “chủ quản” khác đang hồi sinh khiến thị trường bị các hoạt động theo “lãnh địa” của các nhóm lợi ích chi phối;
(b) Thiếu vai trò trung gian hữu hiệu của các tổ chức phục vụ các doanh nghiệp trên các phương diện tài chính, luật pháp và kỹ thuật.., do đó tăng thêm giá thành và nguy cơ rủi ro trong sản xuất và kinh doanh – nhất là của các xí nghiệp nhỏ và vừa;
(c) Yếu kém của thể chế chính trị và thể chế kinh tế dẫn tới làm suy giảm nghiêm trọng khả năng hoạt động và tính hiệu quả của các công cụ hướng dẫn hay điều tiết thị trường, ví dụ như lãi suất, tỷ giá, các khuyến khích, các sắc thuế, các chính sách điều tiết khác, vân vân..;
(d) Cùng với những yếu kém của thị trường, hệ thống thống kê và thông tin kinh tế không chuẩn xác (hoặc cố ý che giấu hay tô hồng), làm cho những tín hiệu của thị trường giảm hoặc mất độ tin cậy, gây nguy hiểm cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ điều hành, gia tăng các yếu tố đầu cơ;
(e) Do những yếu kém nhiều mặt của kinh tế thị trường, ước lượng Việt Nam chỉ tận dụng được khoảng 30% các hiệp định khung song phương, đa phương và quốc tế đã ký kết, nên không cải thiện được bao nhiêu năng lực cạnh tranh, chưa tham gia sâu được vào các chuỗi sản phẩm mặc dù nền kinh tế nước ta có tỷ trọng xuất khẩu rất cao, thậm chí có nhiều thua thiệt ngay cả trên thị trường nội địa vì không tân dụng được những điều đã ký kết, vân vân… Mặt khác, hội nhập sâu rộng mà không nâng cao được năng lực cạnh tranh đã khiến nước ta rơi vào thế lệ thuộc ngày càng nặng nề vào bên ngoài về vốn (ODA, FDI, các khoản vay khác), nguồn cung đầu vào – đặc biệt từ Trung Quốc (tổng thầu các dự án, các sản phẩm trung gian), và một số lĩnh vực khác (FDI chi phối 65% xuất khẩu và gần 50% công nghiệp).
(f) Khu vực kinh tế quốc doanh, trước hết là các tập đoàn nhà nước, chiếm tới trên 60% vốn của toàn xã hội, hiệu quả kinh tế thấp, nợ nần lớn, sau nhiều năm cải cách đi cải cách lại khu vực kinh tế quốc doanh hiện nay chiếm vai trò chủ đạo trong nợ của quốc gia và là nơi có nhiều ung nhọt nguy hiểm cho cả nền kinh tế; đặc biệt nghiêm trọng là hiện tượng kinh doanh/liên doanh trái nghề và hiện tượng sở hữu chéo của các tập đoàn nhà nước một mặt vô hiệu hoá đáng kể khả năng quản lý của nhà nước và hệ thống luật pháp, mặt khác chèn ép nguy hiểm các doanh nghiệp nhỏ và vừa;
(g) Chưa tạo ra được một thị trường phục vụ tốt nông nghiệp trên cả 2 phương diện đầu vào và đầu ra, khiến cho nông dân bị thiệt thòi nghiêm trọng và chịu đựng nhiều bất công, đồng thời hạn chế khả năng cải tiến hay hiện đại hoá nông nghiệp; sau gần hai thập kỷ tham gia WTO và nhiều hiệp định khung khác nước ta vẫn lạc hậu và phải chịu nhiều thua thiệt lớn trong xuất khẩu một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực như gạo, cà-phê, cao su, thuỷ sản, tiêu…
(i) Còn thiếu nhiều chính sách và biện pháp thiết thực tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng và vai trò của giới doanh nhân đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, nhất là trên các phương diện: nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cải tiến các mô hình doanh nghiêp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đỡ đầu các sản phẩm mới, tham gia xây dựng các chính sách vỹ mô và vi mô, thể chế, chiến lược phát triển… (còn thiếu những quyết sách làm cho doanh nhân và các nhà công nghệ trở thành những người trực tiếp thúc đẩy và mở mang kinh tế; xin lưu ý: doanh nhân mới là người trực tiếp tạo ra công ăn việc làm và làm giầu cho đất nước);
(j) Trước sau không thể duy trì vai trò ngân hàng nhà nước với tính cách như là một công cụ của quyền lực như hiện nay (nguyên nhân gốc của lạm phát và của tình hình chi tiêu cũng như phân bổ nguồn lực không thể kiểm soát được). Dứt khoát phải sớm tính đến vai trò độc lập của ngân hàng nhà nước như một công cụ của nhà nước pháp quyền, phải hoạt động theo hiến pháp, chỉ chịu sự giám sát duy nhất của hiến pháp và quốc hội, qua đó trở thành công cụ tài chính quốc gia duy nhất, không thuộc bất kỳ đảng phái hay quyền lực chính trị nào, nhằm đạt hiệu quả tốt nhất đối với toàn bộ nền kinh tế – đây là một trong những điều kiện tiên quyết không thể thiếu của nhà nước pháp quyền cũng như nền kinh tế thị trường. Cùng với vai trò độc lập này của ngân hàng nhà nước là vai trò độc lập của hệ thống thống kê nhất thiết phải tôn trọng, cùng với cùng một lý do như ngân hàng nhà nước;
(…)
 Tựu trung có thể nhận xét, vai trò “bà đỡ” của nhà nước còn đứng khá xa đòi hỏi mang lại cho đất nước có một nền kinh tế thị trường được thúc đẩy bằng sự vận động của quy luật cung – cầu và sự dẫn dắt của một thể chế chính trị khuyến khích sự phát triển đất nước bằng những chính sách vỹ mô đúng đắn. Những điều trình bầy trong phần II này cho thấy đòi hỏi bức xúc phải tiến hành cải cách thể chế chính trị là trọng tâm số một, song rõ ràng phải luôn luôn gắn với cải cách thể chế kinh tế để duy trì được tình hình: Cải cách thể chế chính trị phải gắn liền với những phát triển đạt được trong kinh tế, lấy thành quả này thúc đẩy cải cách thể chế chính trị. Kinh nghiệm Myanmar khác hẳn với thực tiễn cải cách ở Liên Xô  cuối những năm 1980 ở chỗ từng bước tiến bộ trong cải cách chính trị ở Myanmar đều được hậu thuẫn bằng những tiến bộ cụ thể trong cải cách kinh tế, mặc dù nội tình Myamar khó khăn hơn Liên Xô hồi đó nhiều.
III.  Một số gợi ý
 Sự thật kinh tế đất nước đang ở trong một giai đoạn có nhiều khó khăn nghiêm trọng của khủng hoảng cơ cấu kinh tế còn kéo dài, mặc dù hai năm gần đây bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Có 4 vấn đề lớn nóng bỏng trong những năm tới nhất thiết phải giải quyết xong một cách cơ bản vào khoảng năm 2020:
-      Cơ cấu lại nền kinh tế với mục tiêu giảm bớt lệ thuộc vào bên ngoài, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các khu vực kinh tế trong nước, và phát triển sản phẩm mới, chuyển đổi sang thời kỳ phát triển theo chiều sâu;
-      cơ cấu lại thị trường tài chính tiền tệ để nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực và kiểm soát được vấn đề nợ;
-      cơ cấu lại khu vực kinh tế quốc doanh, trước hết là các tập đoàn nhà nước để trực tiếp góp phần vào đổi mới cơ cấu kinh tế;
-      từng bước xử lý vấn đề nợ xấu đang trở nên nguy hiểm.
Cả 4 vấn đề nêu trên đều mang tính cơ cấu nên khó, vừa đòi hỏi nhiều nguồn lực, vừa đòi hỏi nhiều thời gian, không thể đồng loạt giải quyết. Thiết kế các giải pháp từng bước cho từng vấn đề lớn này, và thực thi hài hoà với việc giải quyết từng bước cả 4 vấn đề lớn này như thế nào… là những bài toán khó. Càng không thể tạo ra tăng trưởng cao trong những năm tới này; tăng trưởng như hiện nay không có chất lượng mong muốn và không tạo ra phát triển mới sẽ chỉ có nghĩa làm cho khủng hoảng sâu sắc hơn. Chưa nói đến sắp tới nếu thiếu những  biện pháp thắt lưng buộc bụng gắt gao và có hiệu quả sẽ khó tránh đổ vỡ tiếp – trước hết vì nợ nần và vì những mất cân đối lớn. Chưa nói đến những diễn biến đột xuất từ các vấn đề an ninh quốc phòng (ví dụ: Biển Đông)[4], các vấn đề từ thiên tai, dịch bệnh nếu xảy ra… Đây là sự thật nghiêm khắc,  cần nói rõ cho cả nước biết, và cả nước – trước hết là ĐCSVN – phải thẳng thắn đối mặt.
Cái khó là cả 4 vấn đề nêu trên đều rất nóng, luôn luôn đẻ ra nhưng hệ quả khó trong quá trình xử lý. Ví dụ cơ cấu lại nền kinh tế, chắc chắn phải loại bỏ một số sản phẩm (cũng có nghĩa là phải đóng cửa một số loại doanh nghiệp nào đó, giữa lúc từ vài năm gần đây đã có tới trên 200.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đóng cửa); trong khi đó vô cùng thiếu mọi loại nguồn lực cho phát triển các sản phẩm công nghiệp phụ trợ mà nền công nghiệp hiện có đòi hỏi.  Việc cải cách các doanh nghiệp quốc doanh – trước hết là các tập đoàn kinh tế nhà nước – cũng đặt ra những khó khăn như vậy: thất nghiệp tăng, doanh số giảm, nhà nước mất thuế… Nông nghiệp đang đặt ra nhiều bài toán rất khó và nhạy cảm, với khoảng trên 50% lao động cả nước làm nông nghiệp, với bình quân ruộng đất canh tác 0,3 ha/1 lao động, luật đất đai và thể chế chính trị hiện tại hoàn toàn bất cập cho việc đi lên một nền nông nghiệp của một quốc gia công nghiệp… Cải cách thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng cũng luôn luôn đặt ra nhiều vấn đề rất nhạy cảm. Lấy tiền ở đâu tăng cường tiềm lực quốc phòng đang vô cùng bức thiết lúc này? Đời sống những người làm công ăn lương, của các bộ phận dân cư nghèo ở nông thôn và thành thị, ở các vùng sâu vùng xa… đang vô cùng nhức nhối… Công ăn việc làm của những người đến tuổi lao động? Hàng chục vạn lao động đang đi làm thuê ở nước ngoài, hàng vạn phụ nữ phải đi lấy chồng nước ngoài vì nghèo đói!.. Có thể nói, đất nước có gì có thể bán được hầu như đã bán hết rồi, từ tài nguyên, đến môi trường, đất đai, lao động rẻ, vị trí địa lý…  Song nghèo hèn và bế tắc vẫn hoàn nghèo hèn và bế tắc…  Hình như từ lâu đã bắt đầu bán cả linh hồn nữa, vì đang cam chịu số phận bị đè nén, èo uột, leo dây và lệ thuộc… 40 năm độc lập rồi vẫn chưa cai sữa được ODA và các thứ đi xin khác! Không biết niềm tự hào dân tộc còn lại là bao!?.. … Chưa nói đến thực tế đất nước đang có nhiều vấn đề nóng, rất nóng khác, trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống: giáo dục, y tế, giao thông vận tải, năng lượng, môi trường, tệ nạn tham nhũng, chênh lệch giầu nghèo và bất công lớn quá, sự tha hoá trong xã hội từ những nguyên nhân kinh tế… Một sản phẩm mới ra đời trong quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế cũng đòi hỏi phải có một khoảng thời gian nhất định mới định hình được… Một ngành kinh tế mới càng khó hơn, trong khi nguồn nhân  lực và thể chế chính trị gần như bất cập, rồi lại còn phải chuyển toàn bộ nền kinh tế đất nước đi vào một thời kỳ phát triển mới như thế nào đây?!.. Còn làm tiếp như hiện nay thì đi vào ngõ cụt!.. Và sự thật là bộ não lãnh đạo của đảng với cái “think tank” rất đồ sộ đang có trong tay lúc này vẫn không sao mách bảo được cho đất nước nên làm sản phẩm gì, làm như thế nào, rồi chuyển đổi cả nền kinh tế đất nước sang thời kỳ phát triển mới ra sao, cái định hướng xã hội chủ nghĩa không giúp được những việc cam go này… Vân vân… Thực tế của bức tranh kinh tế đầy thách thức này là sản phẩm kết tụ lại của cả một quá trình chế độ chính trị do ĐCSVN nắm quyền điều hành toàn diện và tuyệt đối dẫn dắt đất nước theo con đường “độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội” từ 40 năm nay. Thực tế của bức tranh kinh tế này không phải là một sản phẩm nhất thời hoặc của riêng một người hay một nhóm người nào, cũng không phải là sản phẩm của một vài khoá nhiệm kỳ đại hội nào, mà là sản phẩm của ĐCSVN nắm quyền cai trị đất nước trong 40 năm đầu tiên độc lập thống nhất. Xin nhắc lại ở đây để không bao giờ quên trong khi so sánh và đánh giá chính đất nước mình 40 năm qua: Chiến tranh Triều Tiên kết thúc 1953, Hàn Quốc bắt đầu sự nghiệp công nghiệp hoá vào khoảng năm 1960, với GDP p. c. lúc ấy là 81 USD; năm 1990 trở thành NIC (nước mới công nghiệp hoá).
 Từ minh hoạ đôi điều nói trên để đi đến kết luận dứt khoát: Nguy cơ bất cập của hệ thống chính trị nói chung và của thể chế kinh tế hiện hành nói triêng trước những vấn đề kinh tế phải giải quyết trong những năm của khoá đại hội XII tới rất lớn. Mọi thứ kinh tế bánh vẽ để trấn an, hoặc sự kiên định duy ý chí định hướng xã hội chủ nghĩa  để bảo vệ hệ thống chính trị toàn trị như đang tồn tại sẽ chỉ đem thêm thảm hoạ mới cho nhân dân và giúp Trung Quốc bá quyền xiết chặt hơn nữa cái tròng lệ thuộc trên cổ đất nước ta mà thôi. Tất cả càng nói lên tính quyết liệt của một thời kỳ cải cách đang đặt ra phía trước cho đất nước, có lẽ quyết liệt hơn và phức tạp hơn rất nhiều và cũng nhạy cảm hơn rất nhiều so với lúc phải tiến hành đổi mới thời kỳ 1986, vì tình hình khu vực và quốc tế ngày nay hoàn toàn khác, sự lệ thuộc của đất nước lại quá nguy hiểm…
  Thấy và nghĩ gì nói vậy, còn phiến diện lắm, cho nên ngoài việc nêu lên những nhận xét trên của cá nhân, tôi xin phép không bàn về các giải pháp, xin để cho các chuyên gia kinh tế làm việc này tốt hơn. Trong bài này, tôi xin gửi gắm nỗi mong mỏi của mình là đảng – trước hết là Bộ Chính trị và Tổng bí thư – phải có ý chí tiến hành tổng kết trung thực tình hình kinh tế đất nước; tổng kết được rồi thì phải nói thực với toàn đảng và với cả nước, để chắt lọc mọi trí tuệ, mọi nỗ lực, đưa kinh tế nước ta ra khỏi thời kỳ khủng hoảng cơ cấu trầm trọng hiện nay. Thiết nghĩ đất nước cần có một chiến lược kinh tế, sao cho đến năm 2020 khắc phục xong khủng hoảng cơ cấu kinh tế hiện nay, phát triển được những điều kiện kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật cần thiết cho bước phát triển mới, xây dựng được nguồn nhân lực và thể chế kinh tế với chất lượng mới; trong những năm tới này đất nước cũng phải tích luỹ được lực mới, để từ năm 2020 có thể bắt tay vào xây dựng một nền kinh tế hiện đại hoá đúng với nghĩa phát triển là động lực bền vững của tăng trưởng kinh tế. Đặt vấn đề như vậy chất lượng, chứ không phải số  lượng, của tăng trưởng kinh tế mới là mục tiêu quyết định – phục vụ nhiệm vụ trung tâm là phát huy yếu tố con người làm nên sức mạnh quốc gia. Nếu thế cũng phải cất đi cái khẩu hiệu bánh vẽ “đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”, càng không thể trút hết mọi tội lỗi lên cái lá diêu bông: Nguyên nhân của mọi nguyên nhân của tình trạng kinh tế đất nước hiện nay là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không theo kịp công cuộc đổi mới… – mà lẽ ra phải quyết định vứt bỏ cái lá diêu bông!
Chỉ có một lối ra khỏi tình hình nguy hiểm hiện nay để phát triển là:  Trí tuệ, dân chủ và ý chí cứu nước phải là những động lực chính trị của sự nghiệp phát triển kinh tế trong những năm tới, bắt đầu từ việc đại hội XII quyết định tổ chức lại ĐCSVN để phấn đấu trở thành đảng của dân tộc, dấy lên sự tham gia của toàn dân tộc chuyển đất nước đi vào thời kỳ phát triển mới năng động và bền vững./.

 Hà Nội, tháng 9 – 2014
—–
[1] Các nước được xếp loại “nước đang phát triển có thu nhập trung binh” có GDP p.c. trong khung 7000 – 12000 USD, nước ta hiện nay mới đạt khoảng 1350 USD. Để lọt được vào khung này, nước ta cần khoảng 1 – 2 thập kỷ nữa.
[2] Thật ra rất khó nói nước ta có chiến lược phát triển kinh tế với đúng nghĩa, nó mang quá nhiều nét dang dở của tự phát; bởi vì chiến lược được hiểu theo những gì đã được viết ra trong nghị quyết thường không bao giờ được thực hiện nghiêm túc, hay thay đổi theo nhiệm kỳ đại hội, bị xé lẻ theo tỉnh hay theo ngành; mỗi tỉnh lại là một nền kinh tế riêng hoàn chỉnh, được quy hoạch, tính toán riêng cho tỉnh… (cái gọi là “nền kinh tế GDP tỉnh”). Chiến lược công nghiệp hoá là một chiến lược tổng thể, song cũng được thay đổi tuỳ tiện qua các khoá đại hội. Chiến lược kinh tế vùng hầu như chỉ nằm trên giấy, trong khi đó cuộc sống tự nó tạo ra các liên kết giữa các ngành và các địa phương theo nhu cầu của cuộc sống, không nằm trong nhị quyết nào cả. Hầu như đến nay chưa có một quy hoạch phát triển kinh tế nào đứng vững – nhất là quy hoạch phát triển sản phẩm nông nghiệp, khoáng sản… Vân vân…
[3] Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
[4] Riêng đối phó với sự kiện giàn khoan HD 981 kinh tế đất nước mất khoảng 1% GDP.
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 22-9-14

2993. Đổi mới Đảng Cộng Sản Việt Nam để phấn đấu trở thành đảng của dân tộc

Viet-studies
Bài 3 – Bài viết về đại hội XII sắp tới của ĐCSVN
Nguyễn Trung
Trong các bài trước, đặc biệt là trong bài 4B (Bàn về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường), tôi đã cố gắng đánh giá tình hình mọi mặt của đất nước, đi tới nhận định tổng quát: 40 năm độc lập thống nhất đầu tiên của đất nước là một giai đoạn phát triển thất bại. Sót sa lắm, nhưng hiểu biết của tôi là như vậy và phải thật lòng nói lên như vậy. Tôi không nói dối được. Ai muốn lợi dụng những điều tôi viết ra như thế vào việc phá hoại đất nước, đấy là dã tâm của họ, qua đó họ tự nói lên họ là ai. Đất nước này đủ trưởng thành để đối xử với những dã tâm này. Thật ra tôi chỉ phải giằng co với chính mình để dám sống vì sự thật mà thôi. Bài này tôi xin tập trung trình bầy những suy nghĩ của mình về những nguyên nhân của thất bại từ phía đảng.
I. Bản “kết toán” 40 năm đất nước độc lập thống nhất: Chưa ra khỏi vòng kiềm toả của Trung Quốc đại bá
          “Kết toán” này là kết luận tôi rút ra từ suy nghĩ cả năm nay về đại hội XII sắp tới, cứ đắn đo mãi có nên viết ra hay không. Vì là 40 năm, nên có quá nhiều chuyện để nói. Tôi cố tìm điều gì để nói có thể khái quát lên được tất cả thực trạng đất nước hiện tại. Sự kiện cái giàn khoan HD 981 khiến tôi lấy khả năng ứng phó của đất nước đối với Trung Quốc đại bá làm hệ quy chiếu để đánh giá mọi cái đất nước đã làm được và mọi cái đất nước chưa làm được / thất bại, vì muốn hay không Trung Quốc vẫn là vấn đề thách thức số một đối với đất nước.
I.1. Đảng Cộng Sản Việt Nam là tù binh của chính mình
          Nội dung cơ bản của các cuộc kháng chiến là vấn đề giải phóng dân tộc khỏi sự xâm lược của nước ngoài. Vì nhiều lý do liên quan đến cả xương máu nữa, nhiệm vụ lớn lao này che khuất phần nào một nhiệm vụ lớn lao khác quan trọng không kém: giải phóng dân tộc khỏi mọi nghèo hèn lạc hậu để trở thành dân tộc tự do. Toàn bộ nỗ lực sau khi kháng chiến kết thúc chỉ tập trung vào xoá bỏ nghèo nàn lạc hậu; hầu như bỏ quên hẳn nhiệm vụ giải phóng để dân tộc trở thành dân tộc tự do – nội dung cốt lõi là vấn đề dân chủ.  
Trong những bài trước, đặc biệt là trong bài 3 (Chúng ta lựa chọn gì cho tổ quốc?) tôi đã đi tới kết luận: Đất nước được độc lập, nhưng nhân dân đến hôm nay vẫn chưa thật sự là người chủ của đất nước, vì đến nay vẫn đang thiếu một thể chế chính trị thực hiện quyền làm chủ đất nước của nhân dân. Thậm chí trong những bài này tôi đi tới kết luận: Trong cục diện mới của quốc tế và khu vực đầy thách thức hiểm nghèo, nhất là có vấn đề Trung Quốc, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay đòi hỏi phải được tiến hành bởi một dân tộc tự do. Bởi vì chỉ có phát huy yếu tố con người để làm nên sức mạnh quốc gia, đất nước chúng ta mới có thể trụ vững và phát triển được trước mọi thách thức. Nghĩa là cuộc sống khách quan đặt ra cho đất nước đòi hỏi như vậy.          
Thế nhưng trong cuộc sống thật, duy ý chí của đảng lại lựa chọn tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội ngay sau 30-04-1975.  
Tất nhiên thất bại, phải đổi mới, song đảng vẫn duy ý chí tiếp, chỉ điều chỉnh lại thành kiên định định hướng xã hội chủ nghĩa, mặc dù đến bây giờ đảng vẫn chưa xác định được rõ ràng nó là cái gì (bài 4A – Bàn về cải cách thể chế chính trị). Ý thức hệ cộng sản bắt buộc đảng phải làm như vậy, đảng không thể nghĩ khác và không thể làm khác được. Nhìn lại, vì những lẽ này có thể nói: Ngay sau 30-04-1975, đảng với tính cách là người giải phóng, đã bị ý thức hệ của chính mình bắt làm tù binh.  
          Kiên định như vậy, lại với quan điểm phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của đảng, nên như là một tất yếu, đảng chỉ tạo lập ra được trong thời bình cho nhân dân “một chế độ chăn dắt” (bài 4A, phần III,1.). Đất nước phải sống dưới vòm trời của ý thức hệ và bên trong ranh giới chế độ chính trị của đảng vạch ra, vượt ra ngoài là trái đạo, là thù nghịch. Trong những điều kiện như vậy, quyền lực và tha hoá ngày một ngày hai cuối cùng đã tước vũ khí hoàn toàn vai trò lãnh đạo của “tù binh đảng”, chỉ còn để lại mỗi cái tính cách là đảng cai trị cho đảng. Chế độ đảng xây dựng chuyển dần thành chế độ toàn trị, dù là nó mang tên là Cộng Hoà Xã Hội Chủ  Nghĩa Việt Nam. Trong các quốc gia có nền kinh tế thị trường, chế độ chính trị này thuộc loại lạc hậu nhất trên thế giới và đang trực tiếp kìm hãm sự phát triển của đất nước ta. Không phải ngẫu nhiên Lý Quang Diệu cho rằng đứng đầu Đông Nam Á hôm nay lẽ ra phải là Việt Nam!  
Sự thật là đất nước 40 năm qua đã phát triển dưới mức tiềm năng và cơ hội cho phép và đồng thời đã để xảy ra quá nhiều hiện tượng hoang dã. Trong những thập kỷ vừa qua, thực tế phát triển này cùng với sự kìm hãm của chế độ chính trị toàn trị đã huỷ hoại không ít tiềm năng  của đất nước, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho tương lai theo nghĩa “đời cha ăn ốc đời con đổ vỏ!” – nhìn theo góc độ tàn phá môi trường tự nhiên, gánh nặng nợ nần của quốc gia, sự tha hoá các thang giá trị đạo đức – văn hoá – xã hội, gánh nặng tụt hậu… Vân vân… 
Tha hoá và tham nhũng ngày càng lên ngôi, nhiệm kỳ sau hoành hành quyết liệt hơn nhiệm kỳ trước. Điều vô cùng cay đắng là: Cả một cái đảng có truyền thống cách mạng bao nhiêu thế hệ từ năm 1930, cuối cùng đã gục ngã bởi quá trình tha hoá và tham nhũng của chính mình trong thời bình làm chủ đất nước. Cái sa đoạ nhất của mọi sa đoạ dẫn tới đảng gục ngã là sự dối trá. Đến hôm nay đảng vẫn hoàn toàn vô cảm với sự diễn biến hoà bình này.  
Không dừng lại ở đây, sự gục ngã này đã xô đẩy theo cả một đất nước có lịch sử hào hùng vào ách cai trị của cái chế độ toàn trị do đảng dựng nên, được vận hành dưới hình thức “chăn dắt” và bằng các chính sách ngu dân, tất cả dưới vòm trời ý thức hệ và bên trong ranh giới của chế độ toàn trị. Không thể nói khác: Đấy chính là một kiểu nô dịch, thiết lập trong các khung lồng định hình rõ ràng cho tư duy và toàn bộ đời sống đất nước, gần đây được gia cố thêm bằng những quy định trong Hiến pháp quân đội và công an phải trung thành với đảng…  Thật không còn gì phi lý và chua sót hơn: Kháng chiến xoá bỏ được ách nô dịch của bên ngoài, để cuối cùng bây giờ nhân dân phải chuốc lấy ách nô dịch từ bên trong do chính mình cũng góp phần dựng nên. Sự thật trần trụi của thể chế chính trị nước ta 40 năm qua là như vậy, mặc dù có thể nói trong thâm tâm đảng không muốn thế, song tha hoá của đảng đã gây ra như thế. 
Cái ách nô dịch dựng nên tự bên trong như thế hàng thập kỷ nay lúc miễn cưỡng lúc thuận theo là đồng minh với sự can thiệp của quyền lực mềm Trung Quốc. Cả hai cái này bổ sung cho nhau hay cùng nhau gây ra không ít tai ương cho đất nước ta, đó là Thành Đô, là các thua thiệt trong phân xử biên giới trên bộ và dưới biển, là bô-xít Tây Nguyên, là hàng trăm điều đau lòng khác – trong đó cái đau nhất là sự lệ thuộc vào Trung Quốc đến hôm nay vẫn chưa tìm được cách thoát ra…  
Trở thành tù binh của ý thức hệ mà chính mình tôn thờ, đảng đẩy cả nước vào một ách nô dịch mới, “ma tuý quyền lực đảng” mang tên gọi độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội  giữ cho đảng và toàn bộ hệ thống chính trị của nó ngày càng xa mọi cam kết đối với đất nước đã ghi trong cương lĩnh. 
Toàn bộ bức tranh chế độ 40 năm là như thế.  
Các tội ác tham nhũng tiêu cực, bất công, sự trấn áp, tình trạng tha hoá của hệ thống chính trị, xã hội xuống cấp, đất nước tụt hậu ngày càng nguy hiểm, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm và tiếp tục bị uy hiếp nghiêm trọng…, tất cả những điều đau đớn này làm nhức nhối câu hỏi: Chẳng lẽ dân tộc ta hy sinh xương máu bao nhiêu thế hệ để đi tới cái đích như hôm nay? Có những bậc cha mẹ của cơ sở kháng chiến cũ đã thốt lên: Biết thế này tụi tao ngày xưa không cưu mang tụi bay… 
Một đất nước như nước ta đáng phải chịu số phận như hôm nay? Gần bốn triệu đảng viên của đảng hãy giữ lại cho mình đạo đức làm người phải có để lặn vào dân mà hỏi cho ra nhân dân hôm nay đang nghĩ gì về đảng và đang mong muốn gì cho đất nước. 
I.2. Ách nô lệ của tư duy
Sinh ra lúc đất nước còn bị là thuộc địa, lớn lên theo cách mạng rồi theo đảng từ lúc đầu còn xanh, cả đời càng về già tôi càng tự hỏi mình: Cái gì cứ giam hãm mãi đất nước ta trong lạc hậu và tụt hâu như thế này? Không thể nói nhân dân ta ươn hèn và không ý thức được thân phận của mình, nếu như không muốn nói rằng không phải dân tộc nào trên thế giới này cũng ngoan cường chống lại số phận nghèo hèn của mình như dân tộc ta. Hỏi như thế, chỉ càng nhức nhối thêm câu hỏi khác: …Thế mà tại sao nhân dân ta hôm nay vẫn còn đứng rất xa cái đích độc lâp – tự do – hạnh phúc như thế này?  
Câu trả lời tôi tự tìm ra cho mình, nghĩa là tôi chấp nhận: Trăm tội có lẽ chỉ tại một điều là ta chưa xác lập nên được tư duy của chính mình, ta chưa thật là ta!?..  
“Ta” ở đây là nhân dân ta, dân tộc ta. 
Thời phong kiến, nghĩa là cách đây khoảng 2 thế kỷ trở về trước, thế giới của nước ta hầu như chỉ là Trung Quốc, ta chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Trung Quốc là tự nhiên, kể cả trong những triều đại nước ta độc lập. Thời ấy đành chấp nhận như vậy. 
Cho đến khi cách mạng nước ta với sự xuất hiện của ĐCSVN năm 1930 tham gia vào phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, toàn bộ hệ thống tư duy của đảng cho tới hôm nay là chủ nghĩa Mác – Lênin (CNML) được chế biến và được Việt Nam hoá, lúc này lúc khác được cách điệu chút ít theo thời thế. Nói như vậy để khẳng định 2 đặc điểm: (a)chủ nghĩa Mác – Lênin ở nước ta kể từ khi du nhập cho đến hôm nay chỉ là một bản sao “tam sao thất bản”, nghĩa là có nhiều điều không phải là nguyên bản[1], (b)độc lập tự chủ trong tư duy của đảng chỉ là những “cách điệu” cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam từng thời song vẫn nằm trọn vẹn trong khung khổ của ý thức hệ cộng sản với cái tên gọi là CNML. Nghĩa là đảng sống bằng tư duy vay mượn, coi nó là lý tưởng của mình, cố áp đặt nó vào đất nước, vì tin nó là duy nhất đúng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đảng đã ngấm sâu trong xương tuỷ mình thứ tư duy vay mượn và duy ý chí  mác – lênin bản sao (chứ không phải nguyên bản, vả lại nguyên bản của nó cũng lỗi thời rồi) và nắm độc quyền chân lý, cho nên tới hôm nay nước ta vẫn chưa tạo ra được tư duy của chính mình cho những vấn đề của nước mình, mặc dù hầu hết đảng viên trong thế hệ tôi, trong không ít các thế hệ sau, đều hít thở hàng ngày với ý chí “không gì quý hơn độc lập tự do”, “tinh thần độc lập tự chủ”…  
Lọt vào quỹ đạo của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, lại đúng vào thời đại được những người cộng sản đặt tên là “hai phe bốn mâu thuẫn”, rồi tiếp theo là thời kỳ chiến tranh lạnh[2], có thể đi tới nhận định: Trong bối cảnh quốc tế và với nội tình quốc gia như vậy, con đường đất nước ta đã đi từ 1930 cho tới ngày 30-04-1975 gần như là tất yếu, nghĩa là không thể tránh khỏi, không thể khác được – cho dù là vô cùng đau thương và đẫm máu. Từ hàng chục năm nay, nhất là từ khi “rũ áo từ quan”, tôi đã cố khách quan suy nghĩ rất nhiều về con đường này, đặt ra nhiều giả thuyết khác nhau, phác hoạ thử nhiều con đường khác nhau, song cuối cùng vẫn phải đi đến kết luận như vậy. Bài học rút ra từ con đường đất nước đã phải đi qua này thì có nhiều, quan trọng có tính mất còn đối với đất nước cho cả hiện tại và tương lai. Nhưng kết luận thì chỉ có một như vậy mà thôi[3], dù rằng trên con đường này đôi lúc hé mở một lối đi khác nào đó, nhưng chỉ hé mở rồi tắt ngấm ngay – đơn giản vì cái trật tự quốc tế “hai phe bốn mâu thuẫn” hồi ấy kinh khủng lắm, tất cả những gì đã rơi vào quỹ đạo của nó đều bị nghiền nát – cứ nhìn các cuộc nổi dậy tại các nước Đông Âu cũ XHCN từ 1956 cho đến khi các chế độ này tan rã cuối thập kỷ 1980s thì rõ; thực tế ở Việt Nam cũng quyết liệt không kém. Mà lịch sử thì không thể vẽ lại được. 
Đúng là kể từ sau 30-04-1975, là một nước độc lập, nước ta hoàn toàn có điều kiện tìm ra một con đường riêng của mình cho nước mình. Song như tôi đã nhiều lần trình bầy, tư duy ý thức hệ cộng sản đã biến đảng thành tù binh của chính nó và không cho phép đảng làm khác như đã nêu lên trong phần I.1 bên trên. Cho đến hôm nay vẫn chưa một lần ý chí “độc lập tự chủ” cũng như tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do” được ĐCSVN đưa vào trong việc xác lập cho mình một tư duy riêng, một con đường riêng của Việt Nam mà Việt Nam cần và phải lựa chọn. Cho đến hôm nay, trong những trường hợp tốt đẹp nhất và trong sạch nhất (hay là trong sáng nhất?) “độc lập tự chủ” và “không có gì quý hơn độc lập tự do” mà được đảng vận dụng, cũng vẫn chỉ là để thực hiện mọi thứ trong khung khổ cái gọi là “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” mà thôi. Ý thức hệ như thế hiển nhiên chỉ cho phép đảng nhìn được một khe đi nhất định trước mặt trong khi lấp mù hết cả cái thế giới chung quanh còn lại. Cái nhìn như vậy cùng với “ma tuý quyền lực đảng” cũng làm cho đảng đui điếc trước rất nhiều vấn đề của nội tình đất nước, vì thế tất cả hành động của đảng đối với đất nước chỉ là tiến hành “chăn dắt” đi liền với trấn áp những thứ trái chiều với ý thức hệ.  
Cho đến khi các nước Liên Xô – Đông Âu xã hội chủ nghĩa sụp đổ cuối thập kỷ 1980s, cái gọi là “thế giới hai phe bốn mâu thuẫn” không còn tồn tại nữa. Đây là cơ hội vàng cho Việt Nam không phải bám theo ai, từ đó có thể tự giải thoát khỏi tư duy ý thức hệ cộng sản, xác lập con đường riêng của mình cho nước mình. Song khốn nỗi vì sợ mất chế độ xã hội chủ nghĩa của đảng, lãnh đạo đảng hồi ấy đã chọn hội nghị Thành Đô để đi với Trung Quốc, mặc dù trước khi đến hội nghị này Việt Nam đã được ăn 3 đòn chí tử của Trung Quốc: chiến tranh Campuchia, chiến tranh biên giới 17-02-1979 và việc 7 đảo và bãi đá của ta ở Trường Sa bị đánh chiếm 1988. Đảng tiếp tục rơi vào trạng thái không hiểu thế giới và không hiểu nước mình, ngày đêm chỉ còn lại duy nhất mỗi mối lo có thể mất quyền lực đảng và chế độ chính trị, coi mọi phản ứng đòi hỏi tự do dân chủ của nhân dân là diễn biến hoà bình, người yêu nước chống những sai trái của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia bị đảng coi là thù địch (giữ đại cục). 
Ý thức hệ của đảng đã hy sinh lợi ích quốc gia để bảo toàn chế độ của quyền lực đảng và đã tạo ra sự lệ thuộc Thành Đô đầy thảm hoạ cho đất nước. Chắc chắn nhân dân ta sẽ lên án nghiêm khắc.  
Từ Thành Đô cho đến hôm nay, ý thức hệ của đảng tiếp tục làm thiệt hại nghiêm trọng nhiều lợi ích quốc gia khác. Trong những trường hợp này phải đặc biệt nhấn mạnh: Đàm phán biên giới trên bộ và dưới biển với Trung Quốc ở cái tư thế mơ hồ về ý thức hệ, lại bí mật với nhân dân, loại bỏ sự hậu thuẫn của nhân dân, thậm chí tự cho mình cái quyền quyết thay nhân dân trong vấn đề cực kỳ trọng đại liên quan đến sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, làm sao nước ta tránh được thua thiệt? Lịch sử cũng sẽ không tha thứ sai trái này. 
Ý thức hệ của đảng cũng cướp đi mất khả năng cải cách chế độ chính trị để hoà bình thay đổi hiện trạng đất nước nhân dịp sửa đổi hiến pháp 2013. Thậm chí sự kiện giàn khoan HD 981 cũng chưa đủ nghiêm trọng để có thể lôi đảng ra khỏi cơn mê của ma tuý quyền lực đảng. Đại hội XII sắp tới đang được chuẩn bị theo xu hướng chịu sự chi phối tiếp tục của cơn mê ma tuý này.
Sự nô lệ như vậy của ý thức hệ – như đã nói trên – đã tước mất vũ khí vai trò lãnh đạo của “tù binh đảng”, hôm nay chỉ để lại cho đảng vỏn vẹn là một quyền lực chính trị lớn nhất trong nước đang cai trị quốc gia. Hôm nay, trước thềm đại hội XII, ý thức hệ này một lần nữa đặt đảng trước câu hỏi: Lựa chọn đất nước? Hay lựa chon sự tồn tại của quyền lực đảng?  
Là nô lệ của ý thức hệ, đảng thực ra đang đánh mất chính mình, đảng không hiểu được và do đó không thể chia sẽ được nỗi lo đau đáu của dân tộc sau 40 năm đất nước độc lập thống nhất: Làm thế nào để ta là chính ta trên thế giới này? Là chính ta, chứ không phải là kẻ phải theo ai, đeo bám vào ai, càng không phải là kẻ cứ phải leo dây giữa cái thế giới đầy nhiễu nhương tai ác này!  
Lo mất chế độ, đảng đang ngày càng đánh mất mình nhiều hơn, nguy cơ mất chế độ vì thế đang tăng theo, vì sự tha hoá của đảng đang làm đất nước suy yếu tiếp về mọi mặt – cứ so sánh đảng hôm nay với đảng cách đây 5 năm, 10 năm, 20 năm… sẽ rõ. Trừ những mặt tham nhũng tiêu cực, xem xét những giá trị chân chính một đảng chính trị phải có, chỉ có thể nhận xét: Đảng đang ngày càng mất nhiều hơn, càng trấn áp càng mất. 
Trong 40 năm độc lập thống nhất đầu tiên, đảng nắm trọn vẹn mọi quyền hành tuyệt đối đối với quốc gia, làm tất cả mọi việc đảng muốn làm – nghĩa là đảng không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh vì bất kỳ lý do gì, song kết quả đất nước thu hoạch được tính đến ngày hôm nay là một giai đoạn phát triển thất bại như đã trình bầy trong các bài trước đây. Sự kiện giàn khoan HD 981 còn cho thấy đất nước bộc lộ quá nhiều yếu kém trong đối phó với âm mưu của Trung Quốc – nhất là tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược trong nội bộ lãnh đạo cấp cao nhất mà báo chí đã nêu lên.  
Mặc dù ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia của nhân dân ta là bất khả kháng, mặc dù việc Trung Quốc phải rút giàn khoan HD 981 trước thời hạn họ định ra 30 ngày là do thất bại trước sự đấu tranh kiên trì của phía ta và sự lên án quyết liệt của cộng đồng quốc tế, song nhìn mọi mặt của sự việc, nhất là sự lúng túng nhất định của phía ta trong đấu tranh pháp lý với Trung Quốc, nhất là nhìn vào các phương tiện có trong tay Trung Quốc đang xử dụng để chống lại nước ta trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, ngoại giao.., cần thẳng thắn đánh giá nước ta như hiện trạng đang chưa thoát khỏi vòng kiềm toả của Trung Quốc.
Sát nách một nước lớn đang ngoi lên siêu cường thế giới đượm mầu sắc đại bá, 40 năm phát triển của nước ta vẫn chưa tạo ra được đủ ý chí và lực để thoát khỏi vòng kiềm toả của người láng giềng lớn đầy rắc rối này. Sự thật là đất nước đang đứng trước thách thức mất còn trầm trọng nhất kể từ sau 30-04-1975, vì các lẽ:
- Việt Nam trở thành đột phá khẩu Trung Quốc cần khuất phục trong giai đoạn mới của chiến lược bá chiếm Biển Đông;
- bối cảnh quốc tế có quá nhiều chuyện “đục nước béo cò” để Trung Quốc lợi dụng cho việc xúc tiến tham vọng này;
- toàn bộ thách thức này lại diễn ra trong hoàn cảnh nội tình Việt Nam từ nhiều năm nay đang lâm vào một cuộc khủng hoảng toàn diện rất sâu sắc chưa từng có trong 40 nămđộc lập thống nhất. 
Có thể đi tới nhận định, trong tất cả các nước láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam như hiện nay đang là nước lệ thuộc nhiều nhất (hơn cả Bắc Triều Tiên), dễ bị can thiệp nhất, dễ bị làm chấn thương nhất, và đồng thời cũng là đối tượng Trung Quốc đang muốn và cần can thiệp sâu nhất vì rất nhiều lẽ.  
Có thể nói đến mức, nếu Trung Quốc thành công trong sự can thiệp này vào Việt Nam, Trung Quốc hầu như sẽ không phải ra tay mà vẫn có thể đảo lộn được hoàn toàn mọi mối tương quan lực lượng trên Biển Đông và tại Đông Nam Á. Triển vọng này vô cùng cám dỗ đối với bá quyền Trung Quốc nhưng rất nguy hiểm cho nước ta, đang là kịch bản 1 của họ trong chính sách Việt Nam như tôi đã trình bầy trong các bài viết trước (trong đó có Bài 2 “Hiểm hoạ đen”). Để Trung Quốc thành công trong âm mưu can thiệp như thế, Việt Nam sẽ trở thành tên lính xung kích rất được việc và là bàn đạp lý tưởng cho sự hoành hành của đại bá Trung Quốc, có thể mở ra một bước đột phá chiến lược làm phá sản “cái trục xoay CA-TBD” của Mỹ; hợp tác Trung – Nga đang tiếp sức thêm hy vọng cho một khả năng như thế. Tình hình này lại còn được bổ sung thêm bằng vấn đề chính Mỹ cũng đang đề nghị Trung Quốc cùng hợp tác chống nhà nước thánh chiến Hồi giáo (IS)… 
 Làm được kịch bản 1 trong bối cảnh quốc tế như thế, Trung Quốc có chỗ xả xú-páp hướng ra bên ngoài cho những áp lực đang đe doạ nổ tung nội trị Trung Quốc. Làm được như thế, giấc mộng Trung Hoa sẽ gần hiện thực thêm một bước. Chủ nghĩa dân tộc sô-vanh nước lớn Trung Quốc đang được khuyến khích cao độ cho triển vọng rất cám dỗ này.  
Còn nếu Trung Quốc không thành công trong sự can thiệp này? 
Câu trả lời lộ rõ mồn một đập ngay vào mắt chúng ta. Đấy là lời răn đe “4 không được” của Trung Quốc, đưa ra một ngày trước khi Dương Khiết Trì đến Việt Nam 16-05-2014. Đấy là cái bãi đá bây giờ biến thành căn cứ quân sự đảo Gạc Ma giữa Biển Đông. Đấy là lời khuyên nhẹ nhàng trên báo mạng Hoàn Cầu, trên Nhân dân nhật báo và nhiều báo mạng khác của Trung Quốc ngay sau chuyến đi của uỷ viên Bộ chính trị Lê Hồng Anh: Việt Nam cần biết lượng sức mình, đừng ảo tưởng!.. Đấy là tiếp tục những bước đi khác trên Biển Đông và ngay tại cửa biển Vịnh Bắc Bộ… 
Những điều vừa trình bầy trên một lần nữa cho thấy dứt khoát: Việt Nam không bao giờ có lý do để tự mình chủ động biến Trung Quốc thành kẻ thù, nhưng Trung Quốc với tính cách là CHNDTH từ 1950 đến nay liên tục nhìn Việt Nam là một đối tượng phải khuất phục cho mục tiêu chiến lược bá quyền của mình. Bây giờ lại càng như vậy. Không có một mối quan hệ anh em, mối quan hệ ý thức hệ, mối quan hệ hữu nghị giữ gìn đại cục nào giữa ĐCSVN và ĐCSTQ có thể mảy may thay đổi được thực tế không thiếu máu và nước mắt này trong quan hệ Việt – Trung kể từ khi có nước CHNDTH đến nay – đây là điều phải khẳng định dứt khoát.  
Thời kỳ quan hệ Việt – Trung “núi liền núi, sông liền sông…”, thời kỳ “Trung Quốc là hậu phương lớn của kháng chiến chống Mỹ” là những chặng đường quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp, nước ta không quên và không vô ơn. Là nước láng giềng, còn ai hơn nước ta mong muốn sự bền vững mãi mãi của mối quan hệ tốt đẹp này? Nhưng điều này hoàn toàn không phụ thuộc vào nước ta. Thực tế đã diễn ra là 2 thời kỳ đẹp đẽ này chỉ có thể tồn tại trong chừng mực lợi ích của Việt Nam phù hợp và phục vụ được lợi ích của Trung Quốc: làm phên dậu an ninh vòng ngoài cho Trung Quốc. Nói thẳng thắn, 2 thời kỳ tốt đẹp này nước ta cũng phải mua bằng máu của mình (Việt Phương). Còn bây giờ nước Việt Nam độc lập có chủ quyền không có chỗ đứng trong khát vọng bá quyền để vươn lên siêu cường của Trung Quốc. Còn bây giờ nước Việt Nam độc lập có chủ quyền trở thành đối tượng cần khuất phục để mở ra đột phá khẩu chiến lược cho tham vọng của siêu cường bá quyền này. Còn bây giờ, nỗi sợ mất chế độ đang tiếp sức cho sự uy hiếp của Trung Quốc. 
Ngoại giao phải làm tất cả những việc ngoại giao phải làm, kể cả quan hệ ngoại giao giữa ĐCSVN và ĐCSTQ, để gìn giữ hoà bình, hữu nghị và hợp tác cho nước ta với tính cách là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Nhưng ngoại giao gì cũng phải xuất phát từ thực tế không có một “quan hệ đại cục” nào, cũng không có mối quan hệ anh em hay ý thức hệ nào giữa ĐCSVN và ĐCSTQ có thể cứu vớt được Việt Nam thoát khỏi tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Trong mối quan hệ giữa ăn thịt và bị ăn thịt này chỉ 2 có tình huống: “mạnh được yếu thua”, và “đuổi chẳng được, tha làm phúc!”  Chẳng lẽ những sự kiện thua thiệt và đẫm máu đối với nước ta trong quan hệ VNDCCH/CHXHCNVN – CHNDTH cho đến hôm nay không đủ sức thuyết phục chúng ta về thực tế khách quan lạnh lùng này hay sao?  
Câu hỏi trăn trở của đất nước bao đời nay “Làm sao ta có thể là chính ta trên thế giới này?” hôm nay đòi hỏi phải trả lời trước tiên câu hỏi “Làm sao ta có thể là chính ta bên cạnh siêu cường bá quyền đang lên này?”  
Không có câu trả lời đúng, không tìm ra được con đường thực hiện câu trả lời đúng, hệ quả sẽ là: Chẳng những ta không thể là ta trên thế giới này, mà sẽ còn phải sống tiếp trong vòng kiềm toả của Trung Quốc với tính cách trở thành một chư hầu mạt hạng trong thời đại ngày nay.
II. Đã đến lúc Việt Nam phải học hỏi thế giới để lấy lại chính mình
            Nhìn về nhiều phương diện của 40 năm độc lập thống nhất, không thể tránh né được kết luận nước ta tụt hậu quá xa so với thế giới bên ngoài, mọi thấp kém là do chính mình, hôm nay không còn có thể đổ lỗi cho quá khứ chiến tranh được nữa. Đặt vấn đề như vậy, tôi tìm cách so sánh nước ta với một số nước chung quanh có xuất phát điểm và hoàn cảnh phát triển rất gần với nước ta, đó là: Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Thái Lan… Dưới đây là  một số điều tôi rút ra.

II.1. Nước ta khác gì so với chung quanh?
        Qua so sánh, tôi thấy toát lên một điều mang tính quy luật: điều kiện địa lý tự nhiên trong bối cảnh vận động của địa kinh tế và địa chính trị khu vực và toàn cầu từng thời cùng với thể chế chính trị có được trong mỗi thời kỳ quyết định con đường đi và số phận của đất nước trong mỗi thời ấy. Đây là sự vận động khách quan của sự vật. Mọi trào lưu, xu thế hay “chủ nghĩa”… của từng thời hình thành trong quá trình phát triển của khu vực và thế giới có thể làm cho sự vận động khách quan này từng thời mang những mầu sắc nhất định. Song các nhân tố (1) địa lý tự nhiên, (2) tác động của địa kinh tế và địa chính trị của khu vực và thế giới, và (3) thể chế chính trị của quốc gia luôn luôn là 3 yếu tố khách quan quyết định nhất thân phận và con đường phát triển của đất nước trong từng thời kỳ. (4) Đương nhiên còn phải kể đến văn hoá như một chiều dầy lịch sử cũng là một yếu tố lâu dài tác động đến sắc thái của phát triển của đất nước.
 Từ nhận xét trên, tôi thấy nước nào vận dụng tốt 4 yếu tố cơ bản này để xử lý được những thách thức và phát huy được mọi cơ hội đến với nó đều thành công, và trong đó thể chế chính trị là yếu tố quyết định nhất. Tôi cũng đi tới được kết luận: Các nước đem ra so sánh họ đều vận dụng tốt hơn nước ta cả 4 yếu tố cơ bản này, vì không bị nô lệ ý thức hệ. Trong khi đó nước ta ngày càng rơi sâu vào tụt hậu, vì không dồn tâm sức vận dụng 4 yếu tố cơ bản nêu trên, mà lại kiên trì theo đuổi cái lá diêu bông chủ nghĩa xã hội và thực hiện một chế độ toàn trị để vận hành đất nước. 
  Suy nghĩ tiếp, cái gì làm cho những nước này vận dụng tốt được 4 yếu tố cơ bản ấy, tôi rút ra được kết luận, đó là họ luôn luôn bám sát nhịp sống của thời đại để thường xuyên phát huy trí tuệ, tinh thần dân tộc và dân chủ, nhằm giải phóng tiềm năng phát triển của đất nước họ – trước hết là tiềm năng con người. Đội ngũ tinh hoa của đất nước họ chỉ có thể hình thành và xuất hiện trong những điều kiện như vậy. Đồng thời quá trình vận động này cũng làm cho thể chế chính trị và xã hội một mặt (a) trực tiếp góp phần xây dựng nên (với nghĩa rèn luyện, chọn lọc, đào thải…) đội ngũ tinh hoa của đất nước, (b) mặt khác tạo ra một thể chế và văn hoá chỉ để cho đội ngũ tinh hoa nắm quyền quyết định vận mệnh đất nước. Qua thực tế này, tôi càng thấy quyền tự do của cá nhân và chất lượng dân chủ của thể chế chính trị giữ vai trò vô cùng quan trọng. Toàn bộ quá trình này phải dựa trên nền tảng của giáo dục. 
So sánh tiếp, tôi cũng thấy: Thể chế chính trị của họ giác ngộ lợi ích quốc gia càng cao – nghĩa là họ hiểu đúng thế giới và chính bản thân nước họ, và càng ưu việt trong xử lý mọi cơ hội và thách thức, họ giành được thành quả càng lớn. So sánh Thái Lan với 3 nước còn lại, tôi cũng đi tới kết luận như vậy (vì Thái Lan thua kém 3 nước kia rất nhiều). So sánh cả 4 nước này với các nước công nghiệp phát triển trên thế giới, tôi cũng đi tới nhận thức như thế[4]. Trong quá trình toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng, ưu tiên chiến lược số một của hầu hết các nước này là giải phóng để phát huy nguồn lực con người làm nên sức mạnh quốc gia, để từ đó có thực lực luôn luôn cải thiện vị thế quốc tế của họ. Đây thật sự là một hiện tượng mang tính thời đại, chứ không phải đi lên chủ nghĩa xã hội là xu thế tất yếu như vẫn được rao giảng trong toàn bộ hệ thống chính trị của nước ta. 
Trên đây là những điều khái quát nhất rút ra được từ công việc so sánh, và tôi cố gắng trình bầy thật giản lược để thích hợp với khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này. Đến đây có thể kết luận:
-      Họ, các nước đem ra so sánh, có cả thế giới là không gian sống và tư duy, có một thể chế chính trị luôn luôn thúc đẩy đất nước vươn ra vùng vẫy trong cái không gian thế giới này.
-      Ta có vòm trời ý thức hệ và ranh giới rõ ràng của chế độ toàn trị quy định cái không gian sống và tư duy của đất nước – với cái tên gọi là CNXH/ĐHXHCN, luôn luôn lo sợ cái không gian rộng lớn của thế giới diễn biến hoà bình mất tiêu cái không gian CNXH/ĐHXHCN của ta. 
 Như đã nhiều lần trình bầy trong các bài trước và bài này, càng “ươm” mãi đất nước trong cái lồng CNXH của cái lá diêu bông như thế, đất nước ta càng phải trả giá, với kết cục là thực trạng của đất nước như hôm nay. Sự thật đảng đang phải đối mặt là: Làm tiếp như thế, đảng đang ngày càng “mất”, hiện nay đảng đang ngày càng đến gần nguy cơ mất trắng, với nhiều tai hoạ khôn lường cho đất nước – vì ở nước ta có lẽ không thể có kịch bản đảng sụp đổ trong hoà bình như ở các nước LXĐÂ XHCN trước đây. 
-      Tại sao lại như vậy?
-      Chỉ tại một nguyên nhân gốc duy nhất thôi: Những mâu thuẫn giữa cai trị và bị cai trị trong chế độ chăn dắt hiện nay đang ngày càng gia tăng tính đối kháng nguy hiểm.
 Đặc điểm cơ bản của thể chế chính trị ở nước ta hiện nay là “quyền lực thay cho năng lực” như Trần Xuân Bách đã thẳng thắn nhận định trước Bộ Chính trị. Vì thế tha hoá và tham nhũng là vô phương cứu chữa, càng thúc đẩy đảng làm chức năng duy nhất là cai trị, vứt bỏ hẳn vai trò lãnh đạo. Xem xét tất cả các chủ trương chính sách đã thực hiện, các việc đảng đã làm – từ việc Bộ Chính trị mới là người nắm quyền lực tối cao và vận mệnh của đất nước nhưng không phải do nhân dân bầu lên, đến việc Quốc hội “đảng cứ dân bầu” chỉ là một cơ quan thực thi quyền lực đảng – trước hết là của Bộ Chính trị hoặc nhóm nào đó trong Bộ Chính trị…, sự thật đập vào mắt mọi người là: “Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội” như vậy trên thực tế chỉ có nghĩa là Tổ quốc trở thành của riêng của đảng. Cương lĩnh ghi đảng chỉ có mục đích duy nhất là phục vụ lợi ích của nhân dân – nhưng nó phải là ở trong khung khổ của chế độ chăn dắt…;  vân vân… và vân vân… Phương tiện khả dụng để đảng thực hiện những quan điểm danh và thực đối nghịch nhau như nước với lửa như thế chỉ còn lại là bạo lực và sự dối trá. Do đó sự tích tụ tính đối kháng ngày càng quyết liệt giữa đảng và nhân dân là tất yếu. Toàn đảng, trước hết là Bộ Chính trị, cần nhìn thẳng vào sự thật này.

II.2. Phải đổi mới ĐCSVN để phấn đấu trở thành đảng của dân tộc 
Cần đặc biệt lưu ý, cùng với sự tha hoá của quyền lực, đảng đang ngày càng tha hoá nghiêm trọng về mặt tư duy, gây nhiễm độc tư duy rất trầm trọng cho cả hệ thống chính trị và cho toàn xã hội. Về nhiều mặt, có lẽ sự tha hoá về mặt tư duy còn nguy hiểm hơn và khó khắc phục hơn sự tha hoá của quyền lực bạo lực. Về lâu dài, để đổi mới đất nước, sự nhiễm độc tư duy đảng mang lại cho đất nước có lẽ mới là kẻ thù nguy hiểm nhất của đất nước trong quá trình canh tân đất nước. Xin ngẫm nghĩ kỹ điều này. 
Tại đây chỉ xin lẩy ra đôi điều để dẫn chứng.
-      Vì cột chặt mình vào tư duy ý thức hệ, nên đảng ngày càng “mất” như đã nói đi nói lại nhiều lần bên trên; song nếu đảng vứt bỏ nó thì đảng không có lý do để tồn tại như đảng đang là nữa. Thực tế này đang giết đảng dần dần. Trong khi đó đảng phải đẩy mạnh chính sách ngu dân để giữ ánh hào quang của chế độ, làm cho người dân không thấy được cái giá phải trả quá đắt cho những gì đã đạt được trong 40 năm qua, người dân vừa bị đầu độc bởi nhiều thứ hão huyền và ngộ nhận nhiều thứ, vừa không được trang bị hiểu biết và ý chí phải có để phấn đấu đưa đất nước thoát nạn tụt hậu…
-      Đảng nói dối nhiều quá theo cách “nói djậy mà không phải djậy”, khiến cho cả hệ thống chính trị và con người của nó cũng phải nói dối theo để tồn tại và để có thể sống được; trong xã hội ngày càng quá nhiều trường hợp dân cũng phải nói dối theo để tồn tại và để sống. Cái kiểu buộc phải sống hai mặt như thế để có thể tồn tại và sống được đang tàn phá tan hoang đất nước về nhiều mặt.
-      Vì chỉ chấp nhận đấu tranh giai cấp và phân chia đất nước ra thành nhân dân và thù địch trong đấu tranh giai cấp, nên đảng không có hay đã đánh mất khả năng đau nỗi đau của dân tộc – qua những sự kiện đầy máu và nước mắt như hiện tượng di cư vào Nam 1954, sự kiện nhân văn giai phẩm, cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản sau 30-04-1975, cải tạo “nguỵ quân nguỵ quyền”, nạn “thuyền nhân” vô cùng đau lòng… Đặc biệt là đã 40 năm rồi, nhưng đến hôm nay đảng vẫn không dám nhìn nhận cuộc kháng chiến chống Mỹ có 5 – 6 cuộc chiến tranh bên trong nó, và đau khổ nhất cho dân tộc ta là trong đó có cuộc nội chiến rất đẫm máu; thậm chí hôm nay ai dám nói đến hoà hợp hoà giải dân tộc theo tinh thần này, ngay lập tức sẽ bị quy  kết là phản động. Cho đến ngày hôm nay, đảng vẫn không đủ trí tuệ và ý chí để nhận thức được là lịch sử nội chiến của đất nước đã và đang bị đối xử như thế, đất nước này đã, đang phải tiếp tục trả giá rất đắt trong quá khứ, cho hiện tại và tương lai[5]. Không biết đau nỗi đau của dân tộc như thế, đảng đang rơi vào tình trạng vô cảm trước biết bao nhiêu nỗi đau khác của dân tộc, trong đó có nỗi đau nước độc lập mà vẫn phải là một dạng chư hầu của Trung Quốc, nỗi đau quằn quại ê chề của nhân dân trước tệ nạn trấn áp và tham nhũng, nỗi nhục của người dân của đất nước đi làm thuê và của đất nước cho thuê… Tâm lý bi quan và bất mãn rất nặng nề trong dân.
-      Không biết đau nỗi đau của dân tộc vì 40 năm rồi vẫn chưa tạo lập được sự hoà giải đáng khát khao để toàn dân tộc chỉ một ý chí và một con đường đưa đất nước đi lên phía trước, đảng đang tăng thêm nguy cơ làm cho dân tộc tiếp tục bị chia rẽ trước những thách thức hiểm nghèo từ Trung Quốc và những mối nguy mới của cục diện thế giới hôm nay. Xin đừng quên, dân tộc bị chia rẽ là một trong những nguyên nhân hàng đầu tạo ra cuộc nội chiến đẫm máu trong lòng cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nguy cơ này hôm nay còn nguyên vẹn, có thể nhìn vào Ukraina hôm nay để nhận định như vậy. Cần nhìn thẳng vào sự thật: 40 năm độc lập thống nhất rồi, nhưng vẫn chưa xây dựng được (hay chưa xây dựng được bao nhiêu) đoàn kết dân tộc về trí tuệ, ý chí, con đường phát triển đất nước và chỗ đứng nào đất nước nhất thiết phải giành lấy trong thế giới ngày nay! Lợi ích quốc gia làm sao kham nổi sự chậm trễ này trong sự uy hiếp hàng ngày của Trung Quốc? Nhìn vào lịch sử đất nước, tôi nghi rằng chưa bao giờ tinh thân dân tộc của nước ta thấp và thậm chí bị vùi dập như hiện nay; duy nhất ĐCSVN phải chịu trách nhiệm về thực tế này. Đừng cứ vin vào đã đánh thắng nhiều kẻ thù to trong quá khứ mà nhắm mắt trước thực tế: đảng đang làm cho tinh thần dân tộc bị tha hoá nghiêm trọng!
-      Giữ “đại cục” trong quan hệ với Trung Quốc như đang làm, đảng buộc phải trấn áp sự phản kháng của nhân dân chống những hành động Trung Quốc xâm phạm chủ quyền đất nước, bưng bít dân sự thật trong quan hệ Việt – Trung, giấu dân những thủ đoạn đen tối của Trung Quốc, áp đặt dân cũng phải giữ “đại cục” – nghĩa là dân cũng phải tự trói mình… Cách tiếp cận này một mặt làm tê liệt khả năng cảnh giác và sức chiến đấu của nhân dân, mặt khác kích thích yếu tố phản ứng bầy đàn rất nguy hiểm và rất dễ xảy ra với bàn tay can thiệp của quyền lực mềm Trung Quốc – sự kiện chỉ trong 2 ngày 13 và 14-05-2014 khoảng 800 xí nghiệp bị bạo loạn cướp phá là bài học đau đớn. Giữ “đại cục” như thế trên thực tế là khuyến khích một cách rất nguy hiểm tâm lý hữu khuynh đầu hàng không phải là không có trong lòng đất nước, vứt bỏ khả năng lấy nhân dân làm hậu thuẫn bất khả xâm phạm cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
-      Vân… vân…
Sửa tình trạng đảng đang làm nhiễm độc đất nước nêu trên, trước hết là sửa những điều chính bản thân đảng đang bị nhiễm độc. Đó chính là đòi hỏi ĐCSVN phải tự đổi mới chính mình để phấn đấu trở thành đảng của dân tộc. Biết đau những nỗi đau của dân tộc và biết đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, đảng có thể làm được. Ở nước ta hôm nay, đảng không phải bắt đầu nhiệm vụ này từ con số không!
III.  Bàn về đại hội XII của ĐCSVN 
III.1. Đại hội XII đứng trước thách thức nghiêm trọng
    Trước hết nói về đảng. 
Bốn mươi  năm áp dụng tư duy vay mượn CNML (bản sao) cho thấy nó hoàn toàn duy tâm, CNXH muốn xây dựng không xác định được, gặt hái được trong quá trình vận dụng dang dở thứ sao chép này thực chất chỉ là một dạng của chủ nghĩa tư bản kém phát triển, có nhiều nét hoang dã và phong kiến tiểu nông, vận hành dưới chế độ toàn trị độc đảng.  
Sự thất bại của xây dựng CNXH ở nước ta là tất yếu, bởi các lẽ: Đấy là một chiến lược phát triển duy ý chí, không đáp ứng được những đòi hỏi và thách thức đặt ra cho đất nước do thực tế khách quan của những điều kiện địa lý tự nhiên, địa kinh tế và địa chính trị toàn cầu và khu vực trong thế giới chúng ta đang sống đặt ra cho nước ta, nên đã vấp phải sai lầm chiến lược trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, nội trị và ngoại giao. Hệ quả đau lòng là hiện nay Việt Nam là một nước yếu trong khu vực, thậm chí rất yếu so với các thách thức phải đối mặt và so với vị thế của đất nước; càng phát triển càng lệ thuộc. Chính sách đối ngoại leo dây đang cho thấy đất nước vừa èo uột, vừa không có đồng minh hay liên minh nào vững chắc. Sự thật là đất nước đang mất phương hướng và không tự khẳng định được mình. Thất bại nghiêm trọng nhất là đến nay vẫn chưa xác lập được một thế đứng phải có của một quốc gia độc lập có chủ quyền bên cạnh một Trung Quốc khao khát bá quyền, trong khi đó ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc và bị uy hiếp nặng nề. Toàn bộ những thất bại này là tất yếu, vì trí tuệ và nghị lực sáng tạo của đất nước bị bóp chết, cả nước phải sống trong chế độ chăn dắt.  
Có thể kết luận: ĐCSVN đã thất bại, nếu không muốn nói là đảng thực sự bất cập so với trách nhiệm lịch sử nó tự giành lấy cho mình là đảng duy nhất lãnh đạo và nắm quyền dẫn dắt nhân dân của nước Việt Nam độc lập trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Do bám giữ quyền lực và phản ứng đề kháng với sự thay đổi bắt buộc mà đất nước và đảng phải chấp nhận, ĐCSVN hiện nay trên thực tế là trở lực lớn nhất đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, thậm chí không loại trừ nguy cơ trở thành đối kháng lợi ích quốc gia – điều đã từng xảy ra ở rất nhiều quốc gia có chế độ toàn trị trong thế giới ngày nay. 
Nói về thực trạng và đòi hỏi của đất nước. 
Nước ta hiện nay rơi vào cuộc khủng hoảng toàn diện nặng nề, nói đơn giản là đất nước bị quá trình xây dựng CNXH làm hỏng về nhiều mặt với nhiều hậu quả lâu dài, khó khắc phục. Nổi lên là những vấn đề: 
-      Các khả năng chuyển sang một giai đoạn phát triển mới để đưa đất nước đi tiếp rất hạn chế trên cả 4 phương diện trí tuệ, ý chí, tinh thần thực thi luật pháp và cơ sở vật chất/kỹ thuật.
-      Trong khi đó dân mất tin tưởng vào đảng và chế độ, lòng người phân tán, mất phương hướng. Rất đáng lo ngại là hiện tượng mất phương hướng về văn hoá ngày càng trầm trọng – nghĩa là đi ngược lại đòi hỏi càng hội nhập quốc tế lẽ ra càng phải tự khẳng đinh mình mạnh mẽ… Trình độ dân trí thấp so với đòi hỏi của cải cách thể chế chính trị, mà nguyên nhân chính là hậu quả của chính sách ngu dân, nền giáo dục bất cập, nhiều thang giá trị bị chế độ làm băng hoại trầm trọng và để lại những di sản nặng nề – (trong đó có nạn nói dối, làm ăn dối…)
-      Bộ máy cai trị quốc gia quan liêu ăn bám nặng nề và ngày nay trở thành dinh luỹ ngoan cố chống lại cải cách; vận hành trong chế độ toàn trị bộ máy này còn là dinh luỹ của tham nhũng và tội ác (các hoạt động kinh tế mang tính chất mafia, các nhóm lợi ích và sự lũng đoạn của chúng, những hành động khủng bố tinh thần của báo chí và đội ngũ dư luận viên, những hành động trấn áp bằng bạo lực, nỗi sợ nhìn vào dân chỉ thấy quá nhiều kẻ thù và diễn biến hoà bình, v… v…)
-      Khủng hoảng cơ cấu kinh tế đang gây ra những ách tắc trầm trọng; hầu như trong suốt quá trình 40 năm qua chưa tạo ra được sự chuẩn bị cần thiết về chất lượng nguồn nhân lực, thể chế quản trị quốc gia, kết cấu hạ tầng vật chất và kỹ thuật cần thiết cho đất nước đi vào một thời kỳ phát triển mới. Vì những lẽ này và vì cơ cấu kinh tế quá lạc hậu, khả năng trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 vừa là không hiện thực, vừa không ai đến giờ phút này có thể nói được đất nước nên phấn đấu trở thành một nước công nghiệp như thế nào trên tất cả các phương diện công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong ASEAN và trong nền kinh tế thế giới toàn cầu hoá… (trên thực tế đảng cứ nói đại là trở thành một nước công nghiệp cơ bản theo hướng hiện đại vào năm 2020, nhưng chưa một lần nói rõ ra đó là những cái gì…).
-      …
-      …

Có thể nói: Không thắng được bộ máy quan liêu ăn bám của mình, không trên cơ sở nâng cao dân trí giải phóng dân, không loại bỏ nguy cơ được xẩy ra đổ vỡ mới trong kinh tế, ĐCSVN hoàn toàn không có khả năng tiến hành cải cách thể chế chính trị đang trở thành đòi hỏi sống còn và không thể trì hoãn được nữa của đất nước. Trong khi đó sự tha hoá của bản thân hệ thống chính trị và sự can thiệp của quyền lực mềm Trung Quốc luôn luôn có khả năng gây ra những tình huống đặc biệt nhạy cảm và nóng bỏng – ví dụ như sự kiện khoảng 800 xí nghiệp bị cướp phá trong bạo loạn, hoặc rất nhậy cảm nhưng ở trạng thái tiềm tàng như bô-xít Tây Nguyên, cho thuê rừng, khu công nghiệp Vũng Áng… Chưa nói đến một sơ xuất trong trấn áp có thể gây ra bạo loạn không dập tắt được, một phản ứng của dân chống lại bất công có thể bùng lên cả đám cháy lớn không kiểm soát được… Xảy một ly, đi một dặm! Chẳng lẽ tất cả chỉ còn lại một quốc sách: Trấn áp? Giập tắt? Bất cần đạo lý?  – Tình hình mọi mặt trong / ngoài phải nói là rất nhạy cảm, nhưng để tồn tại chỉ bằng cách như thế khác gì tự sát, và nếu như thế không đốt cháy luôn đất nước thì cũng có nghĩa giam cầm đất nước hà khắc hơn nữa, quỵ luỵ nước ngoài hơn nữa? Xảy tay để sơ xuất cũng có thể dẫn đến cảnh ngộ như thế… Tất cả phải mở to mắt nhìn thẳng vào tình hình nhạy cảm này đang đe doạ đất nước. 
Tuy nhiên vẫn phải nhấn mạnh, tình hình dù khó khăn và nhậy cảm đến thế nào chăng nữa, nếu không thông qua cải cách thể chế chính trị khai phá lối thoát và con đường đi lên, thì chỉ còn cách ngồi chờ đổ vỡ lúc nào đó ập đến. 
Và như thế đổ vỡ sẽ đến có thể không xa lắm đâu, ví dụ:  
-      Nền kinh tế như hiện nay, không có cách gì nuôi nổi và nuôi mãi được một hệ thống chính trị quan liêu ăn bám ngày càng phình lên, bao gồm hệ thống đảng, hệ thống nhà nước, hệ thống mặt trận – nghĩa là 3 thứ chính quyền trong một chính quyền chỉ để làm công việc của một chính quyền; trong khi đó toàn bộ hệ thống chính trị này hàng ngày trực tiếp phát sinh vấn đề mới tích tụ những đối kháng mới, đồng thời đang kìm hãm (và trên thực tế là loại bỏ) khả năng cải cách mở lối thoát cho đất nước. Còn nghiêm trọng hơn thế, như đã nói trên, hệ thống quan liêu ăn bám này có chân rết từ cấp cơ sở lên đến cấp cao nhất, là dinh luỹ của tham nhũng và tội ác; và xin đừng bao giờ quên tham nhũng/mafia không thừa nhận khái niệm biên giới quốc gia.
-      Kinh tế quốc gia ngày nay đặt ra những vấn đề chỉ có thể giải quyết được từ cải cách thể chế, thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận đòi hỏi này. Chỉ riêng một vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế hiện tại như thế nào để khắc phục sự lệ thuộc vào Trung Quốc cho thấy không thể trì hoãn cải cách thể chế chính trị được nữa. Sự kiện giàn khoan HD 981 làm kinh tế nước ta thiệt khoảng -1% GDP. Hàng loạt công trình kinh tế do Trung Quốc xây dựng đang và sẽ tiếp tục phát sinh tiếp nhiều vấn đề nghiêm trọng vì chất lượng sản phẩm và công nghệ tồi, giải quyết gánh nặng này như thế nào? Đường sắt trên cao ở Hà Nội do Trung Quốc trúng thầu với giá khoảng 70 triệu USD / 1km, đắt gấp đôi so với trên thế giới, con đường này chỉ dài 13 km nhưng cần 600 nhân viên vận hành và phục vụ, làm kinh tế theo kiểu công trình càng “to” và càng nhiều công trình như thế càng “tốt” đất nước nào, dân nào gánh nổi? Khi cần gây sức ép chống Việt Nam, chỉ bằng một quyết định cấm vận hay phong toả nào đó, Trung Quốc có thể dễ dàng làm cho kinh tế nước ta thiệt hại -5 –  -10% GDP, có khác gì một cái thòng lọng treo sẵn lên cổ đất nước?.. Trong khi đó nước ta năm này sang năm khác từ vài thập kỷ nay làm ra không đủ chi và nợ ngày một chồng chất, không cải cách thể chế chính trị không có lối ra. Tham nhũng và lãng phí rất lớn trong cả nước nhưng nền quốc phòng vẫn yếu kém… Giới nghiên cứu trên thế giới có tin Trung Quốc sẵn sàng cho vay để nuôi tiếp một nền kinh tế Việt Nam như thế với lý do không cần giấu giếm! Trên thực tế Trung Quốc đã và đang dùng tiền để “mua” như vậy đối với nhiều nước.
-      Sự kiện giàn khoan HD 981 tuy Trung Quốc đã tạm thất bại, nhưng cho thấy phía ta rất bị động, lúng túng, trở tay không kịp… Nhưng nghiêm trọng nhất là sự kiện này đã làm suy yếu sự thống nhất trong nội bộ lãnh đạo, tăng thêm những yếu tố bất ngờ nguy hiểm khác. Điều đặc biệt nghiêm trọng là cục diện quốc tế có nhiều sự kiện đột biến tác động trực tiếp đến khu vực ĐNÁ và an ninh của nước ta, Trung Quốc đang đục nước béo cò. Chậm một ngày nước ta không có cái dĩ bất biến ở đây là một quốc gia có bản lĩnh của một thể chế chính trị vững vàng của toàn dân tộc để ứng vạn biến  với mọi thách thức dù từ đâu đến và những tình hình đột biến trên thế giới, vận mệnh đất nước bị đe doạ thêm một ngày, càng để chậm càng nguy hiểm. Người xưa có câu: Chậm một bước chân, hận nghìn thu!..
-      …   
-      …
 Có thể nói, sự thật là đất nước đang ở trong tình trạng lực bất tòng tâm so với những việc phải làm, nhưng khoanh tay chịu chết không tiến hành cải cách thể chế chính trị chỉ có thể dẫn đến cái chết bi thảm một cách chắc chắn mà thôi. Trong khi đó cải cách thể chế chính trị tuy là cửa tử đối với thể chế toàn trị, nhưng lại là cửa sống đối với đất nước và đối với chính bản thân đảng này. Cuộc sống nghiêm khắc đang đặt ra vấn đề phải đi qua cửa tử này để mở cửa cho con đường sống. Sát sườn nhất là muốn sống chứ không phải là nô lệ bên cạnh Trung Quốc, thì nhất quyết phải đi qua cửa tử này! Có đi qua cửa tử này mới có thể có hữu nghị với Trung Quốc. Và cũng thật oái oăm nhưng hoàn toàn có lý: Có mở được cửa tử này để vươn lên đi ra với cả thế giới thì mới sống được như thế bên cạnh Trung Quốc, và sống được như thế bên cạnh Trung Quốc thì cũng đủ bản lĩnh đi được với cả thế giới. Còn hơn thế, muốn Việt Nam không chỉ đơn thuần một chiều là thị trường tiêu thụ sản phẩm Trung Quốc, mà thị trường bao la Trung Quốc còn phải là không gian vùng vẫy lý tưởng cho sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam, nhất thiết phải bắt đầu từ cuộc cải cách thể chế chính trị đã chín muồi ở nước ta. Không như thế không sống được! Không có cách nào khác! 
  Nói cho hết lẽ, thất bại của ĐCSVN 40 năm qua là lý do hoàn toàn chính đáng loại bỏ vai trò lãnh đạo của nó đối với đất nước, lẽ công bằng thì phải như thế. Trong một vài bài viết đã lâu tôi cũng đôi lần thừa nhận chế độ này cùng với đảng của nó đáng sụp đổ ba bốn lần rồi!.. Nhưng cuộc sống của một quốc gia không đơn giản như thay một bộ phận cơ khí hỏng trong một cỗ máy nào đó. ĐCSVN bây giờ là lực lượng chính trị lớn nhất trong nước, thúc đẩy lực lượng chính trị lớn nhất này trở thành lực đẩy của cải cách là tối ưu với toàn dân tộc trong đó có đảng này, khả năng này đang có thể trở thành hiện thực. Nhưng quan trọng hơn thế nhiều, ĐCSVN có trách nhiệm ràng buộc đã cam kết trên lá cờ của đảng đối với dân tộc và các thế hệ đã sáng lập ra đảng này là phải đứng ra tiến hành cuộc cải cách thể chế chính trị này – theo phương thức từ trên xuống và từ trong đảng ra, để sự nghiệp cải cách này chỉ có một khả năng duy nhất: Mở ra con đường sống cho dân tộc và cho đảng này.  
   Cũng nói cho hết lẽ, oán hận và nỗi nghi ngờ chính đáng trong quá khứ đau khổ đang cầu mong xoá sổ hay đập tan đảng này.
   Kẻ thù của một nước Việt Nam dân chủ, giầu mạnh, văn minh cũng muốn đất nước này một lần nữa nồi da xáo thịt và đang kích động nổi loạn đập tan đảng này. Đập tan được hay không đập tan được không thành vấn đề, miễn là gây ra được một lần nữa trên đất nước này cuộc bể dâu mới nồi da xáo thịt, cốt để kéo đất nước này tụt hậu thêm để chúng có lợi thêm, nhất là để chúng có thêm khả năng chi phối Việt Nam, vì để cho cái nước Việt Nam này mạnh lên thì phiền lắm!..  
   Chỉ có một con đường: Nhất quyết phải thông qua hoà giải đoàn kết dân tộc để hoá giải vĩnh viễn oán hận và nghi ngờ chính đáng, chấm dứt hẳn tình trạng ân oán luân hồi nhau khoét sâu thêm mãi vết thương dân tộc. Còn đối với kẻ thủ của một nước Việt Nam dân chủ, giầu mạnh, văn minh, một khi chúng ta thấy cần phải giành lấy cái gì cho đất nước mình, chúng ta cũng xác định được đúng đắn cách đối xử dành cho họ. 
   Xin mọi người tỉnh táo nhìn sự vật bằng con mắt thật của chính mình: Khả năng đập tan ĐCSVN là không có, cũng chưa thấy xảy ra ở đâu trong các nước LXĐÂ cũ; đến nay chỉ xảy ra tình huống những ĐCS ở các nước này tự sụp đổ. Song như đã phân tích nhiều lần, nếu tình huống đi tới kịch bản ĐCSVN sụp đổ, ở nước ta vẫn sẽ là một cuộc bể dâu mới và để ngỏ không ít những khả năng phát triển rối loạn khác nhau tiếp theo, với những cái giá đất nước phải trả rất đắt. Dù có một cuộc bể dâu mới như thế, trước sau đất nước vẫn không sao tránh được phải trải qua tiếp một quá trình cải cách với đúng nghĩa. Trong tình hình xảy ra kịch bản sụp đổ như thế, bàn tay quyền lực mềm Trung Quốc chắc chắn sẽ tận dụng mọi khả năng để chiếm thế thượng phong ở nước ta. [Phải tỉnh táo đánh giá rằng dù nội tình nước ta xảy ra kịch bản nào, Trung Quốc vẫn có nhiều khả năng “chơi” ta được, làm nước ta khốn khó, kể cả kịch bản nước ta tiến hành thành công cải cách. Lúc thức cũng như lúc ngủ, chúng ta không bao giờ được quên điều này!] 
   Còn một lẽ nữa cũng phải nói lên: Đến nay trên thế giới chưa có một đảng cộng sản cầm quyền nào tự thay đổi để cứu nước và cứu chính bản thân họ. ĐCS chỉ có cách phải đập tan! – như Yeltsin đã có lần nói toạc ra. ĐCSVN làm sao có thể là một ngoại lệ được?
   Nếu thế, những đảng viên ĐCSVN yêu nước hãy tạo ra một ngoại lệ để cứu nước và cứu chính mình, nghĩa là đứng lên đổi mới đảng này để phấn đấu trở thành đảng của dân tộc, với mục tiêu: bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, xây dựng nhà nước của thể chế pháp quyền dân chủ, thực hiện các quyền làm chủ đất nước của nhân dân, lấy giải phóng phát huy con người làm nên sức mạnh quốc gia, vươn lên đi với cả thế giới để có thể đi được với Trung Quốc, tất cả để ta được thật sự là chính ta trên cái thế giới này. Giác ngộ được như vậy, đảng viên ĐCSVN hôm nay hoàn toàn có thể làm ra một ngoại lệ phải làm này cho đảng của mình. Giác ngộ bao giờ cũng là sức mạnh đầu tiên và bất khả kháng.

III.2. Làm gì và như thế nào?

         Gần đây, trong quá trình chuẩn bị đại hội XII, có lần uỷ viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh yêu cầu Hội đồng lý luận Trung ương nghiên cứu vấn đề xây dựng ĐCSVN là đảng cầm quyền trong chế độ một đảng. Trong khi đó 40 năm qua cho thấy ĐCSVN với tính cách là đảng cầm quyền duy nhất chỉ xây đựng nên được chế độ toàn trị như đất nước đang có hôm nay, và ĐCSVN tha hoá thành đảng cai trị; khái niệm “đảng cầm quyền” chỉ còn lại là cái nhãn mác sai gắn vào ĐCSVN mà thôi. Không một phép tiên nào hay đạo đức cách mạng sắt thép nào có thể giữ cho ĐCSVN thoát khỏi sự tha hoá này. Bốn mươi năm là một thực tế quá đủ để khẳng định chế độ một đảng cầm quyền tất yếu phát triển thành chế độ đảng trị. Lịch sử cũng cho thấy tại tất cả các nước do đảng công sản độc quyền nắm quyền đều như vậy.   
          Như thế, ĐCSVN muốn tự đổi mới mình để phấn đấu trở thành đảng cầm quyền với tính cách là đảng của dân tộc, chỉ có một con đường duy nhất là đảng phải tự đổi mới mình và đồng thời cùng với cả nước xây dựng thể chế chính trị đa nguyên của nhà nước pháp quyền dân chủ. Trên cơ sở đánh giá khủng hoảng xảy ra ở các nước LXĐÂ cuối những năm 1980, Trần Xuân Bách cho rằng xây dựng thể chế chính trị đa nguyên là tất yếu để thay đổi tình hình nước ta, vì lý do này ông bị thất sủng. 
          Vậy làm thế nào? Mấy chục năm nay ở nước ta khái niệm đa nguyên hoàn toàn bị cấm kỵ như một tư tưởng thù địch cực kỳ phản động chống lại chế độ. Nhân dân cả nước hoàn toàn chưa được chuẩn bị gì cho bước phát triển mới này. Đa nguyên theo kiểu bầy đàn sẽ vô cùng nguy hiểm, trong khi đó biết bao nhiêu bài học tầy liếp của hỗn loạn do đa nguyên tại không ít các quốc gia làm các cuộc cách mạng mang tên các “mùa hoa” ở Bắc Phi và một số nơi khác ở châu Âu.  
          Tôi không đủ thông tin và trí tuệ để đưa ra một kiến nghị cụ thể nên xây dựng một thể chế chính trị đa nguyên cho nhà nước pháp quyền dân chủ trong tình hình hiện nay ở nước ta như thế nào, nhưng tôi hoàn toàn tin rằng đây là một đòi hỏi tất yếu của đất nước, ĐCSVN hiện nay hoàn toàn có đủ mọi điều kiện huy động trí tuệ và nguồn lực của cả nước để xây dựng một chiến lược cải cách như thế.  
          Trong thâm tâm, tôi ước ao làm cách nào nước ta có được một chế độ chính trị hai đảng như ở Mỹ, hoặc bốn đảng như ở Đức, có luật pháp và những quy định để một thể chế như vậy hoạt động có hiệu quả, bền vững, phục vụ đất nước tối đa theo tinh thần dân chủ và qua đó thực hiện tốt nhất quyền làm chủ đất nước của nhân dân; phòng ngừa bằng hiến pháp không để xảy ra nguy cơ đa nguyên theo kiểu bầy đàn và hỗn loạn, nhưng đồng thời cũng ngăn chặn được khả năng thao túng đến từ đảng phái hay các thế lực kinh tế, luôn luôn bảo đảm được lợi ích quốc gia trên hết. Xã hội dân sự phải được phát triển như thế nào, dân trí phải tiếp tục được nâng cao như thế nào, kinh tế thị trường phải được hoàn thiện tiếp, để hình thành được hệ thống cột trụ chân kiềng “kinh tế thị trường – nhà nước pháp quyền – xã hội dân sự” làm bệ đỡ cho sự phát triển của đất nước. Hoàn toàn có thể thiết kế và thực thi một con đường phát triển như thế cho nước ta trong thời đại ngày nay. 
          Nhìn lại chính nước ta, một thời chúng ta đã có đảng Lao Động Việt Nam, Đảng Xã hội, Đảng Dân Chủ – có thể nói đấy là thành quả quan trọng thời Hồ Chí Minh. Trong tình hình và nhiệm vụ mới hiện nay của đất nước, rất nên nghiên cứu phục hồi lại mô hình này với nội dung mới mà thể chế chính trị đa nguyên của nhà nước pháp quyền dân chủ đòi hỏi như đã nói trên. Nói dân dã, đấy phải là một thể chế chính trị đa nguyên của nhà nước pháp quyền dân chủ với đúng nghĩa, không phải là một thứ đa nguyên kiểu “chậu cảnh”. 
          Rất mong trí tuệ cả nước và trong đảng vắt óc thiết kế lộ trình, các bước đi tối ưu cho đất nước tiến tới được cái đích này. Đại hội XII có sứ mệnh phải giải quyết thành công nhiệm vụ lịch sử này.
III.3. Về tiến hành đại hội XII
           Một lần nữa tôi đề nghị thay đổi cách tiến hành đại hội theo lối đường mòn như đang làm, vì nó dẫn tiếp đến bế tắc và chỉ làm sâu sắc thêm tình hình khủng hoảng toàn diện hiện nay của đất nước. Rất nguy hiểm là làm đại hội theo đường mòn như vậy, đại hội nào cũng chỉ tập trung giải quyết vấn đề số 1 là “Ai ở? Ai đi?”, đảng cũng trước hết là chỉ để phục vụ vấn đề “Ai ở? Ai đi?”. Quốc gia đại sự vẫn chỉ là thứ yếu, vì nó đã là “của riêng” của đảng rồi nên không thành vấn đề.  
Cũng như tôi đã trình bầy trong thư ngỏ ngày 19-02-2013 gửi Bộ Chính trị và BCHTƯ ĐCSVN nhân dịp các hội nghị Trung ương 4, 5 và 6 khoá XI, hôm nay xin nhấn mạnh: Đại hội XII tới dù “Ai ở? Ai đi?”, trong đảng dù phe nào thắng phe nào thua, nhưng làm đại hội như thế này, đất nước luôn luôn là người thua!  
Trong thư ngỏ ngảy 19-02-2013 tôi đã đề nghị: Theo tinh thần nghị quyết Trung ương 4, Bộ Chính trị nên tự phê bình và nhận lỗi trước cả nước và toàn đảng về tình hình đất nước hiện nay, tự nhận kỷ luật là hết nhiệm kỳ này toàn thể Bộ Chính trị sẽ thôi không tham gia vào BCHTƯ khoá XII, để cho thế hệ trẻ trong đảng lên thay thế, cam kết trong nhiệm kỳ khoá XI này sẽ hoàn thành xây dựng đề án đổi mới đảng và thể chế chính trị như là một nhiệm vụ cuối cùng của mình với tính cách là Bộ Chính trị trước đất nước và toàn đảng.  
          Trong bài 3 “Chúng ta lựa chọn gì cho tổ quốc?”, tôi đã đề nghị phương án “ad hoc” như là một phương án phản biện song song với phương án chuẩn bị đại hội XII như đang tiến hành. 
          Trong bài này, vì bàn riêng vấn đề đổi mới đảng để phấn đấu trở thành đảng của dân tộc, tôi xin đề nghị bổ sung thêm:
  1. Tạm gác để lại bàn và chuẩn bị sau vấn đề nhân sự đại hội XII, kể cả việc bầu BCHTƯ mới.
  2. Nên thảo luận dân chủ trong toàn đảng đánh giá thẳng thắn và trung thực tình hình đất nước và những nhiệm vụ phải đề ra.
  3. Dựa trên kết quả đánh giá tình hình và nhiệm vụ (điểm 2), bàn việc xây dựng cương lĩnh mới để đổi mới đảng cho nhiệm vụ phấn đấu trở thành đảng của dân tộc, xây dựng thể chế chính trị đa nguyên của nhà nước pháp quyền dân chủ. Tuyên Ngôn Độc Lập 02-09-1945 và Hiến pháp 1946 là căn cứ quan trọng cho việc xây dựng Cương lĩnh mới và cải cách thể chế chính trị.
  4. Xây dựng lộ trình và các bước đi phải thực hiện trong nhiệm kỳ khoá XII để hoàn thành được nhiêm vụ cải cách thể chế chính trị trong khoá này.
  5. Dựa vào khả năng và kết quả đóng góp của những đảng viên xuất sắc vào xây dựng cương lĩnh và đề án cải cách thể chế chính trị thông qua bầu cử trong đảng đưa họ vào thế hệ lãnh đạo mới.
  6. Đại hội quyết định việc tổ chức bầu cử Quốc hội khoá 14 đúng với tinh thần là nhà nước pháp quyền dân chủ đầu tiên trong thể chế chính trị mới, trong đó đảng phải phấn đấu để thông qua bầu cử trung thực trở thành đảng cầm quyền với đúng nghĩa. Quyết định xây dựng hiến pháp mới của nhà nước pháp quyền dân chủ trong đó thực hiện đầy đủ tam quyền phân lập.
  7. Đại hội quyết định đẩy mạnh phát triển xã hội dân sự, coi đây là một mặt trận quan trọng để nâng cao dân trí và quyền năng của nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ, phát huy quyền làm chủ đất nước của nhân dân để đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
  8. Song song với thực hiện quá trình chuẩn bị đại hội XII (các điểm từ 1 – 7), vận động sự tham gia rộng rãi và công khai của cả nước cùng chuẩn bị đại hội của đảng, đúng với tinh thần đảng phấn đấu trở thành đảng của dân tộc, coi ý nguyện của dân tộc và việc của quốc gia là việc của đảng – nghĩa là đưa cuộc sống vào nghị quyết của đảng; đồng thời làm cho toàn thể nhân dân coi việc của đảng cũng là việc của mình, vì đất nước là của mình, cần chủ động tham gia. (Tất cả các bài tôi viết về đại hội XII đều được gửi đến Bộ Chính trị và Hội đồng Lý luận Trung ương, rất mong được thảo luận trong đảng và ngoài xã hội những vấn đề nêu lên).

          Cải cách thể chế chính trị và đổi mới đảng để phấn đấu trở thành đảng của dân tộc là hai nhiệm vụ chiến lược trọng đại nhưng vô cùng khó khăn và gian khổ. Như đã nói, đảng cần nhất quyết mở cửa tử đối với chế độ toàn trị để khai phá lối ra đưa đất nước vào một thời kỳ phát triển mới đáp ứng được mọi đòi hỏi và thách thức mới của tình hình.  
Khát vọng cháy bỏng của nhân dân tiến hành cuộc cải cách có ý nghĩa lịch sử trọng đại này là sức mạnh rất to lớn, đáp ứng khát vọng này, đảng sẽ có cả dân tộc về phía mình, đồng thời đảng sẽ có những điều kiện tốt nhất để phấn đấu trở thành đảng của dân tộc. Với quyền lực trong tay, vì đất nước, Bộ Chính trị và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có mọi điều kiện giúp cho nhân dân có đủ thông tin minh bạch về thực trạng đất nước hôm nay và những thách thức đang đe doạ đất nước, đứng ra tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý trung thực và công khai, xem bao nhiêu tán thành, bao nhiêu không tán thành “Khép lại quá khứ, không hồi tố, chắt chiu từng thành quả đất nước đã có được dù nhỏ nhất, không để mất lấy một giọt máu, với tất cả tinh thần hoà giải và đoàn kết dân tộc, cùng nhau một ý chí tổ quốc trên hết tiến hành cuộc cải cách thể chế chính trị toàn trị hiện nay, để xây dựng nên thể chế chính trị đa nguyên của nhà nước pháp quyền dân chủ, nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”! Chắc chắn đây sẽ là sự kiện Diên Hồng thứ hai trong lịch ngàn năm yêu dấu của đất nước chúng ta! 
Con đường đi tới một nhà nước pháp quyền dân chủ sẽ vô cùng gian truân, bởi lẽ một nhà nước như thế chỉ có thể hình thành được trên cơ sở mỗi chúng ta phải thông qua học hỏi tự thay đổi chính mình để trở thành công dân tự do. Giác ngộ vị thế đầy thách thức của đất nước và quyền sống của chính mình, đấy sẽ là bước đi đầu tiên trên con đường cả nước cần phải chung tay khai phá này. 
Cũng chưa bao giờ có hiện tượng hầu như toàn thế giới hoan nghênh và ủng hộ một sự nghiệp cải cách như vậy hiện nay ở Việt Nam, vì lợi ích của hoà bình, hữu nghị và hợp tác trên thế đang giới đòi hỏi như vậy, ngoại trừ rất ít một vài nước có tính toán khác. Đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, không có lý do gì đảng không thành công. 
          Xin lưu ý cả nước và toàn đảng: Chúng ta không thể lựa chọn vị trí địa lý tự nhiên cho tổ quốc, nhưng tổ quốc chọn chúng ta phải đứng ngay sát nách Trung Quốc vậy. Cũng như Israel chọn dân tộc Do Thái phải sống giữa lòng thế giới Hồi giáo trùng điệp và sung khắc quyết liệt. Trước đây, bây giờ và mãi mãi sau này, chẳng có chủ nghĩa, cũng không có thần thánh hay thần tượng, và cũng không nốt hào quang lịch sử  nào có thể giúp dân tộc ta thay đổi được số phận của mình được định đoạt bởi các yếu tố tạo nên những thách thức trong thế giới này – bắt đầu từ yếu tố đầu tiên là vị trí địa lý tự nhiên của nước ta. Song đem so sánh dân tộc Việt Nam độc lập hôm nay với dân tộc Do Thái độc lập hôm nay, trong thâm tâm tôi thừa nhận dân tộc ta giác ngộ kém xa dân tộc Do Thái về nhận thức thách thức, càng kém hơn nữa về ý chí vượt qua thách thức. 40 năm độc lập rồi, nhưng dân tộc có lịch sử hơn hai nghìn năm này vẫn còn khờ dại quá, mơ hồ quá!.. 40 năm độc lập rồi, ăn phải bao nhiêu của giả rồi mà vẫn không biết!.. Bị nện bao nhiêu đòn rồi mà vẫn không tỉnh ra!.. Hèn đến mức này mà vẫn cam chịu hèn tiếp!..  
Sau gần một thế kỷ, Tản Đà bây giờ sống lại chắc sẽ rất đau lòng hỏi: Dân gần một trăm triệu ai người lớn? Độc lập 40 năm rồi vẫn trẻ con?
Không một người Việt Nam nào có thể vô cảm để cho tổ quốc của mình sống như  thế này!
Hà Nội, tháng 9 – 2014
——
[1] Nguyễn Trung,  “Diễn văn của Tổng thống CHLB Đức, Joachim Gauck, tại lễ kỷ niệm 150 năm ngày thành lập Đảng Xã hội dân chủ Đức (SPD)”.
[2] “Hai phe bốn mâu thuẫn”: Phe xã hội chủ nghĩa, phe tư bản chủ nghĩa; bốn mâu thuẫn: (1) mâu thuẫn giữa đế quốc và chủ nghĩa xã hội, (2) giữa chủ nghĩa đế quốc và phong trào độc lập dân tộc, (3) giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư bản tại các nước đế quốc, (4)mau thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau.   Chiến tranh lạnh: 1945 -1990.
[3] Nguyễn Trung –  “Hoang tưởng và hiện thực” (Trao đổi ý kiến với anh Tống Văn Công, đồng gởi anh Lữ Phương) — Thời Đại Mới, tháng 11, 2012
[4] Xem (1) A. Tocqueville “Democracy in America”, (2) Daron Acemoglu & James A. Robinson “Tại sao các quốc gia thất bại”, (3) David Held “Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại”, vân vân…
[5] Nên hiểu điều này theo suy nghĩ của một nhà khoa học Liên Xô trước đây: Ai bắn vào lịch sử một phát súng lục, sẽ được lĩnh nhận trở lại cả một phát đại bác cho hiện tại và tương lai.
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 22-9-14

2994. Cải cách Ruộng đất: Đôi điều tôi được biết

Blog VOA
Bùi Tín
24-09-2014
Ở Hà Nội vừa mở ra cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất (1946- 1957) dự định kéo dài đến cuối năm, nhưng đã vội đóng cửa sau có 2 ngày. Vì sao vậy? Lý do đưa ra là do vấn đề ánh sáng. Nhưng theo phỏng đoán của nhiều bạn trẻ trên mạng Dân Làm Báo, nguyên nhân của sự trục trặc là ở chỗ mục đích của cuộc triển lãm còn tù mù, không có chủ định nói lên sự thật đúng như nó có, không trình bày cả kết quả và những sai lầm nghiêm trọng mà lãnh đạo đảng CS đã công khai thú nhận, không nêu rõ tác hại của những sai lầm trong quan hệ của đảng CS với giai cấp nông dân cho đến nay, và phương hướng khắc phục.
Biết bao vấn đề xã hội cần biết rõ, các bạn trẻ muốn biết rõ, liên quan đến CCRĐ. Việt nam vẫn còn là một nước nông – công nghiệp, gần 70% số dân vẫn sống ở nông thôn, vấn đề nông dân, nông thôn, nông nghiệp vẫn là vấn đề thiết thân của người Việt ở mọi nơi.

Là người sống giữa nông thôn trong thời kỳ CCRĐ, tôi tự thấy có thể đáp ứng yêu cầu muốn biết rõ thêm của các bạn trẻ, để làm giàu thêm kiến thức của các bạn.
Có bài viết nêu lên con số địa chủ ác bá bị giết chết trong CCRĐ là hơn 172 nghìn, theo số liệu lưu trữ của Văn phòng Trung ương Đảng, vậy nạn nhân thực sự là bao nhiêu? Có thể ước đoán không sai là ít nhất là gấp 3 đến 5 lần con số ấy, vì cái mũ «liên quan». Liên quan đến địa chủ và cũng bị coi như cùng có tội là gia đình, vợ chồng, con cái, cháu chắt, họ hàng xa gần, cho đến bạn bè, láng giềng cũng bị xem xét, điều tra, phải khai báo, phải có lập trường rõ ràng. Do đó con cái địa chủ phải trốn tránh, có khi đi ăn xin, chết đói, cầu bơ cầu bất; sửa sai rồi vẫn bị hất hủi xa lánh, không được đi học, nhất là lên đại học, hay đi học nước ngòai, không được làm công nhân viên nhà nước …Biết bao gia đình tan vỡ, ly dị vì «mâu thuẫn giai cấp», con cái bơ vơ. Có người mới chỉ bị «liên quan» đã mất tinh thần, bỏ trốn, lên rừng, trôi dạt vào Nam, sang Lào, hay tự sát, phát điên, ốm đến chết.
Phần lớn địa chủ Việt Nam thật ra chỉ là trung nông lớp trên – tiểu tư sản, họ có tham gia lao động, có học thức, tuy chỉ ở mức tiểu học hay trung học, con cái thường là viên chức tiểu tư sản. Rất đông số này đóng góp cho Tuần lễ Vàng, quỹ Kháng chiến, đi dân công hỏa tuyến (do có xe bò, xe đạp, thuyền nhỏ), con em tham gia Quân đội Nhân dân. Cho nên sai lầm CCRĐ gò ép số địa chủ ác ôn theo tỷ lệ như ở Trung Quốc – khi Quốc Dân Đảng TQ thống trị – là một điều ngu dại chết người. Không những hầu hết những người bị giết là người yêu nước, tham gia kháng chiến chống Pháp, đa số lại là thành viên Mặt Trận Liên Việt, Mặt trận Tổ quốc, quá nửa là đảng viên CS. Tất cả lại là những người làm nghề nông giỏi, giàu kinh nghiệm. Ngay từ trong xã quê của tôi (gần Vân Đình/ Hà Đông) và những huyện xã nơi tôi sống trong những năm CCRĐ cũng như nơi quê vợ tôi (xã Hưng Dũng, Nghệ An), CCRĐ đã giáng đòn hủy diệt trúng vào giá trị tinh hoa xã hội, tinh hoa sản xuất, tinh hoa văn hóa ở nông thôn Việt Nam. Đòn ta đánh ta, ta diệt ta này có hậu quả dai dẳng, chỉ vì theo lệnh từ Stalin, từ Mao, từ tên trùm cố vấn Tàu Triệu Hiểu Quang rất quan liêu, kiêu ngạo.
Chấn chỉnh Tổ chức là chủ trương lớn tiếp theo ngay sau CCRĐ. Đó là sắp xếp lại nhân sự, phân phối lại các chức vụ trong đảng, chính quyền, Mặt trận, các tổ chức quần chúng, từ xã thôn lên huyện tỉnh và trung ương. Bần cố nông, không ít là kẻ thất học, lưu manh, cơ hội lên ngôi, chùa chiền, nhà thờ đóng cửa, sách vở bị thiêu hủy, sách văn học nghệ thuật, ngoại ngữ, từ điển bị diệt sạch. Hoành phi, câu đối bị vứt xuống làm cầu ao, tượng Phật bị bẻ đầu, chặt tay, bàn thờ trong nhà bị dẹp bỏ, biết bao ảnh kỷ niệm quý hiếm bị đốt hủy. Một thời kỳ u ám tối tăm lan tràn, phong tục tập quán đẹp đẽ lâu đời bị dẹp bỏ. Một nền đạo lý cổ kính bị thủ tiêu. Có cuộc triển lãm nào nói lên được sự mất mát về văn hóa tinh thần như thế, khi ông Chu Văn Biên bí thư Liên khu ủy Liên khu 4 (gồm cả Thanh Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên) nêu gương “sáng chói”, dám chỉ vảo mặt mẹ đẻ của mình mà mắng: «Mi đẻ ra tau nhưng mi bóc lột bà con nông dân nên mi là kẻ thù giai cấp của tau, mi phải bị tội chết». Cụ Đặng Văn Hướng, nguyên Tham tri Bộ Tư pháp, có con trai là Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt, có biệt danh «Đệ Tứ Lộ Đại Vương» – Vua đường số 4 – bạn rất thân của tôi, Cụ được Hồ Chí Minh cử làm bộ trưởng nhưng, vẫn bị đưa ra đấu tố ở Diễn Châu. Cụ Nguyễn Khắc Niêm từng đậu Hoàng giáp Hán học, cũng từng là Tham tri Bộ Tư pháp có con là Nguyễn Khắc Viện, chủ tịch Hội Việt kiều ở Pháp, và Nguyễn Khắc Dương, bạn rất thân của tôi, cũng bị đấu tố, giam trong chuồng nuôi hươu, ăn cơm thiu bọc trong lá chuối và chết trong thảm cảnh ấy.
Một thời gian ở trong Ban biên tập báo Nhân Dân, rất gần cơ quan trung ương đảng CS Việt Nam, được dự nhiều cuộc họp cán bộ cấp cao, tôi thấy có mối liên quan giữa sai lầm CCRĐ với đường lối bạo lực ở miền Nam. Đầu năm 1956, đảng CS Liên Xô mở Đại hội XX, chống sùng bái cá nhân Stalin, rồi tháng 11/1957 mở Hội nghị 68 đảng Cộng sản toàn thế giới tại Moscow, có Mao Trạch Đông sang tham dự với tình nghĩa Xô – Trung còn gắn bó. Đến tháng 11 năm 1960, Liên Xô lại triệu tập cuộc họp 81 đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế, mâu thuẫn Xô – Trung bộc lộ ngay từ trong các văn kiện chuẩn bị, vu cáo nhau là phản bội chủ nghĩa Mác – Lênin, Trung Quốc lên án Liên Xô là theo chủ nghĩa Xét lại, Liên Xô lên án Trung Quốc theo chủ nghĩa Giáo điều. Tại hội nghị này, hơn 70 đảng tán thành lập trường của đảng CS Liên Xô, nhấn mạnh khả năng giữ vững hòa bình, chung sống hòa bình, thi đua hòa bình giữa các chế độ khác nhau, ngăn ngừa chiến tranh, trong khi đẩy mạnh cả 3 dòng thác cách mạng của thời đại, vì hòa bình, giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ chuẩn bị cũng như khi dự, đoàn đại biểu VN gồm Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh tỏ ra theo đa số, tán thành đường lối của Liên Xô. Thế nhưng sau đó, khi trở về nước xu hướng theo đường lối chung sống hòa bình của Liên Xô bị đường lối bạo lực của Trung Quốc lấn át.
Suốt năm 1961 và 1962 từ sáng đến khuya đài Tiếng nói Việt Nam phát đi các văn kiện tranh luận Trung – Xô về đường lối cách mạng thế giới, ngày càng ngả về phía chống chủ nghĩa xét lại, coi xét lại là chống đảng, là phản động, là chống lại cuộc đấu tranh bằng bạo lực cách mạng ở miền Nam. Trong Bộ Chính trị từ sau đại hội III (tháng 9/1960), Lê Duẩn chính thức là Bí thư thứ nhất (sau cuộc họp Trung ương 10 sửa sai CCRĐ, Hồ Chí Minh là Chủ tịch đảng kiêm Tổng Bí thư thay Trường Chinh bị mất chức này). Lê Đức Thọ cũng được vào Bộ Chính trị trong cuộc họp Trung ương 10. Cánh Lê Duẩn + Lê Đức Thọ + Phạm Hùng + Nguyễn Chí Thanh + Võ Chí Công + Tố Hữu (ủy viên Ban Bí thư Trung ương) trở thành nhóm chủ đạo cứng rắn chủ trương giải phóng miền Nam bằng bạo lực quân sự, ngày càng có tiếng nói áp đảo. Hồ Chí Minh bị cô lập, đành ngồi yên không tham gia bỏ phiếu, tướng Giáp bị ghép vào tội cầm đầu nhóm xét lại chống đảng, có quan hệ tư túi với Đại sứ Liên Xô Serbakov, may mà được ông Hồ «bảo lãnh» nên còn tại vị, nhưng chán nản, quay sang học đàn dương cầm. Một loạt cán bộ xét lại bị cặp Duẩn – Thọ thải hồi, cho vào tù như Lê Liêm, Đặng Kim Giang, Vũ Đình Huỳnh, Ung Văn Khiêm, Bùi Công Trừng, Dương Bạch Mai, Hoàng Minh Chính, các Đại tá Lê Trọng Nghĩa, Đỗ Đức Kiên, Hoàng Thế Dũng… cùng hàng mấy chục nhà báo, nhà văn, nhà điện ảnh khác. Sau khi nhóm xét lại bị gạt bỏ, nhóm chung sống hòa bình, cạnh tranh hòa bình bị chụp mũ là chống đảng, xu hướng chủ chiến càng thêm mạnh, được bổ sung thêm bằng những võ sỹ chủ chiến hạng nặng như Chu Huy Mân, Lê Đức Anh.
Nếu như không có sai lầm trong CCRĐ, có thể Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương đã đứng vững trên cương vị lãnh đạo trong Bộ Chính trị, được Hồ Chí Minh chủ trì, được Lê Thanh Nghị, Nguyễn Duy Trinh, Võ Nguyên Giáp tích cực yểm trợ, giữ thế ngả về đường lối hòa bình do Liên Xô chủ đạo và được tuyệt đại đa số phong trào CS quốc tế tán thành, trong khi vẫn giữ quan hệ bình thường độc lập với Trung Quốc. Như thế thì không chắc gì nhóm Duẩn – Thọ có thể đoạt được quyền lãnh đạo. Từ đó, may ra cuộc nội chiến anh em Nam Bắc với hàng mấy triệu sinh linh tử vong đã có thể tránh được.
Vâng, thưa các bạn chúng ta đau về những gì đã mất, hàng mấy triệu người bị tàn sát nhân danh đấu tranh giai cấp. Chuyển hóa dân chủ là biện pháp duy nhất để chuộc lại những sai lầm dai dẳng, những tàn phá kinh hoàng, để làm bừng dậy sức sống vô tận của dân tộc Việt Nam trong một kỷ nguyên dân chủ đang ở trong tầm tay chúng ta.

2995. Con trai nhà văn Võ Phiến “đấu tố” cha?

H1
Đôi lời: Một bài viết đăng trên báo Văn nghệ – Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật TP HCM có tựa đề “Trường hợp Võ Phiến”, của tác giả Thu Tứ, tức Đoàn Thế Phúc, con trai nhà văn Võ Phiến (tên thật là Đoàn Thế Nhơn).  Tác giả viết: “Về chính trị, ấy là cái bi kịch của một người Việt Nam sống giữa thời kỳ lịch sử dân tộc cực kỳ khó khăn mà trước không tha thiết với độc lập, sau không tha thiết với thống nhất, khăng khăng đặt chuyện chống chủ nghĩa cộng sản lên trên tất cả. Rút cuộc, nhà văn Võ Phiến đã chống cộng cực đoan hơn là những người cộng sản Việt Nam ứng dụng chủ nghĩa cộng sản!
Đọc xong bài viết, có thể nói hình ảnh con cái đấu tố cha mẹ thời “Cải cách Ruộng đất” tái hiện. Nhà báo Huỳnh Duy Lộc bình luận: “Nhưng đọc xong, người đọc không khỏi có suy nghĩ: Việc con đấu tố cha mẹ đâu chỉ diễn ra trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở miền Bắc cách đây hơn 60 năm, mà còn có thể tái diễn vào đầu thế kỷ 21 dưới những hình thái có vẻ trí thức hơn”.
Bài viết này có phải của ông Đoàn Thế Phúc, con trai nhà văn Võ Phiến, hay của ai đó đặt những con chữ vào miệng ông? Có lẽ chỉ có ông Đoàn Thế Phúc và nhà văn Võ Phiến có câu trả lời.
——

Trường hợp Võ Phiến

Thu Tứ
25-09-2014
Chúng tôi vô cùng bất đắc dĩ mới lên tiếng
Chẳng ai muốn đi chỉ ra cái sai của người đẻ ra mình!
Chúng tôi làm việc này vì vừa được biết một tổ chức phi chính quyền trong nước đang có kế hoạch tích cực phổ biến những tác phẩm Võ Phiến chứa nội dung chính trị sai lầm. E rằng việc làm của họ có thể khiến một số người đọc hoang mang, hại đoàn kết dân tộc, chúng tôi quyết định tự mình phản bác nội dung này.
Chúng tôi cảm thấy có một chút trách nhiệm về việc làm nói trên của tổ chức phi chính quyền kia. Số là, trong hai năm qua, do nhà nước Việt Nam nới lỏng qui định về xuất bản, nhà xuất bản Nhã Nam ở Hà Nội có in lại hai tác phẩm của nhà văn Võ Phiến là Quê hương tôiTạp văn. Cả hai tác phẩm này đều do chúng tôi chọn lựa và biên tập, theo sự ủy quyền từ lâu của thân phụ. Chúng tôi cố chọn những tác phẩm vửa giá trị nhất vừa hoặc không chứa hoặc chứa rất ít nội dung chính trị. Nếu có nội dung chính trị, khi biên tập chúng tôi loại bỏ hết. Mục đích của việc chọn và bỏ như thế là đưa những thành tựu văn học đỉnh điểm của văn nghiệp Võ Phiến đến với người đọc mà không gây hại cho nước. Chúng tôi đã tưởng mình thế là chu đáo với nhà với nước! Hóa ra, việc hai tác phẩm Quê hương tôiTạp văn được người đọc quốc nội đón nhận khá tốt lại chính là cái nền rất tiện lợi cho tổ chức kia toan đặt lên đấy thứ nội dung hoàn toàn bất ổn trong tác phẩm Võ Phiến!
Chuyện đang xẩy ra còn làm chúng tôi sốt ruột về tương lai. Sẽ hết nhóm nọ đến phe kia những lúc nào đó đem vận dụng văn nghiệp Võ Phiến cách có hại cho nước. Phải làm cho thật rõ về cái phần nội dung chính trị sai lầm trong văn nghiệp ấy ngay bây giờ.
H2
Chúng tôi hiểu nhà văn Võ Phiến hơn bất cứ ai
Chúng tôi lại còn một lý do nữa khiến việc lên tiếng càng không thể tránh được.
Do quan hệ đặc biệt và do đã ở gần nhà văn Võ Phiến trong không biết bao nhiêu năm, chúng tôi được nghe tận tai những phát biểu của ông về tình hình đất nước mà chắc chắn chưa ai từng nghe. Ngoài ra, do yêu thích văn học, chúng tôi đã đọc tất cả tác phẩm Võ Phiến rất kỹ. Hơn nữa, chúng tôi còn đọc để soát lại trước khi đưa in đa số tác phẩm Võ Phiến tái bản hoặc xuất bản ở nước ngoài. Kết quả của không biết bao nhiêu lượt nghe những lời phát biểu thoải mái và đọc rất kỹ tác phẩm là: không ai có thể biết lập trường chính trị và cách nhìn lịch sử của nhà văn Võ Phiến rõ bằng chúng tôi.
Cái biết ấy trong tình hình cái lập trường bất ổn và cái cách nhìn cũng bất ổn đang được một số người tìm cách tái phổ biến, nó trở thành một sức nặng bắt chúng tôi phải bất chấp quan hệ tối thân thiết mà lên tiếng chỉ sai.
Tại sao chúng tôi trở nên bất đồng
Trước khi về thăm quê hương lần đầu tiên năm 1991 chúng tôi đã tuyệt đối tin những nghĩ ngợi của thân phụ mình về chuyện đất nước thời đánh Pháp và đánh Mỹ.
Chúng tôi về nước rất nhiều lần, mỗi lần rất lâu, thăm thân rất ít, coi như toàn bộ thời gian ở trong nước dành cho việc đi tham quan, chủ yếu miền Bắc. Chúng tôi không ở khách sạn sang trọng, không đi tua, mà ở những nhà khách rẻ tiền, đi xe khách, xe ôm, xe xích-lô, có lần mua xe đạp đạp dạo quanh vùng ngoại ô Hà Nội kia thường xuyên đến nỗi có người ngồi chợ tưởng nhầm là dân buôn! (Chúng tôi vẫn có lối du lịch “bụi” như vậy từ trước chứ không phải đến khi về nước mới thế.)
Với lối tham quan như vừa nói, chúng tôi nhanh chóng trở nên rất đỗi hoang mang! Chúng tôi thấy người Việt Nam ngoài Bắc vui vẻ, bình thản, vừa giữ được phần lớn nền nếp cũ, lại vừa có thêm cái phong cách “cách mạng”, mọi người bình đẳng, cũng rất hay. Bấy giờ miền Bắc cũng như cả nước, đang có một số hiện tượng xã hội tiêu cực do kinh tế trì trệ kéo dài, vật chất rất thiếu thốn, nhưng nhìn chung người tuy nghèo mà văn hóa tinh thần rất đáng hãnh diện. Đâu là cái ảnh hưởng cực xấu của chủ nghĩa cộng sản đối với văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, mà mình đã đọc thấy trong tác phẩm của người đẻ ra mình?! Than ôi, hóa ra chỉ là kết quả của những kinh nghiệm rất giới hạn cả về không gian lẫn thời gian cộng với những câu chuyện kể của một ít bạn bè người Trung cùng hoàn cảnh, một số đồng nghiệp người Bắc di cư, vài cán bộ cộng sản “hồi chánh”, thêm vài tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm”, tất cả được một trí tưởng tượng hết sức phong phú và một tâm lý đặc biệt bi quan suy diễn nên!
Ngoài cái biết trực tiếp như vừa nói, chúng tôi còn nhờ thói quen hay đọc sách báo mà biết thêm được vô số chuyện lạ đối với mình. Từ văn hóa, chúng tôi tìm hiểu sang lịch sử, mới biết đến hay biết rõ nhiều chuyện đất nước rất to, như Tuyên Ngôn Độc Lập, Hà Nội Kháng Chiến Sáu Mươi Ngày Đêm, chiến dịch Biên Giới, chiến dịch Điện Biên Phủ, mà cho đến lúc ấy hoặc chưa nghe bao giờ hoặc chỉ nghe hết sức loáng thoáng với lời bình phẩm hạ giá kèm theo. Những “voi” sự kiện theo nhau lù lù bước ra từ quá khứ khiến chúng tôi hết sức bỡ ngỡ!
Vì đã bị “tuyên truyền” rất kỹ, cũng phải đến hơn mười năm sau lần về nước đầu tiên, sau khi nghĩ đi nghĩ lại không biết bao nhiêu lần, chúng tôi mới thấy được thật rõ ràng lịch sử dân tộc trong khoảng 1945-1975 thực ra là như thế nào.
Nhà văn Võ Phiến trong những tư cách khác
Nhà văn Võ Phiến là một người đứng đắn, không bao giờ làm việc gì trái lương tâm để thủ lợi. Một người không bao giờ cậy thế bắt nạt, lấn lướt ai. Một người khiêm tốn, không bao giờ khoe khoang. Một người ăn nói luôn ôn tồn, thái độ luôn hòa nhã.
Nhà văn Võ Phiến là một thành viên tận tụy của gia đình, gia tộc.
Nhà văn Võ Phiến đóng góp rất đáng kể vào văn học Việt Nam trong thế kỷ 20.
Một lập trường chính trị hoàn toàn bất ổn
Nhà văn Võ Phiến viết nhiều thể loại. Lập trường chống cộng của ông được đưa ra rải rác khắp nơi trong nhiều loại tác phẩm khác nhau, khi là hẳn một bài tạp luận hay tạp bút, khi là lời nhân vật trong truyện ngắn hay truyện dài, khi là những đoạn trong một tác phẩm phê bình hay nhận định văn học v.v.
Lập trường chống cộng của nhà văn Võ Phiến liên hệ đến ba vấn đề: giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, chọn lựa ý thức hệ.
Về giải phóng dân tộc, nhà văn Võ Phiến khẳng định không có nhu cầu!!!
Ông cho rằng sớm muộn Pháp cũng trả độc lập cho ta, viện dẫn những chuyện xảy ra trên thế giới.
Đúng là đế quốc Anh đã tự giải tán trong hòa bình. Nhưng Pháp không phải là Anh. Pháp cương quyết tiếp tục giữ thuộc địa và cướp lại những thuộc địa tạm mất trong Thế chiến thứ Hai. Song song với hành động tái xâm lược ở Việt Nam, tháng 8-1945 quân đội Pháp thảm sát hàng chục ngàn người dân nổi dậy ở thành phố Sérif, An-giê-ri, và từ tháng 3-1947 đến tháng 12-1948 đàn áp kháng chiến ở Madagascar, giết có thể đến hơn 100.000 người! Ngay cả sau khi thua to ở Điện Biên Phủ, phải chấp nhận rút khỏi Việt Nam, Pháp vẫn cố giữ An-giê-ri để rất nhiều máu phải đổ nữa rồi mới chịu thôi làm đế quốc.
Nhà văn Võ Phiến nhắc những miền đất ở châu Phi được Pháp trả lại độc lập dễ dàng: thì những nơi ấy chính đã may mắn được hưởng thành quả rực rỡ của kháng chiến Việt Nam và kháng chiến An-giê-ri đấy chứ! Mà thực ra cũng không phải may mắn: ai cũng biết những “nước” Phi châu mới kia chỉ có cái vỏ độc lập chứ ruột thì vẫn nằm trong tay Pháp. Từ ngày “độc lập” năm 1960, các nước ấy đã bị Pháp ngang nhiên can thiệp quân sự hơn 30 lần! Vai trò áp đảo của Pháp trong vùng rõ ràng tới nỗi từ lâu đã sinh ra cái từ Francafrique: Phi nhưng mà “Phi Pháp”!
Dân tộc Việt Nam với ít nhất hai mươi mấy thế kỷ văn hiến, dân tộc Việt Nam mà chính toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã nhận xét là nhất ở Đông Nam Á, phải qua đến Nhật mới gặp được trình độ tương đương (1), dân tộc ấy lại nên như những giống người còn bán khai ở châu Phi ngồi chờ giặc thua to ở nơi khác, ban phát cho một thứ gọi-là-độc-lập hay sao?!!
Sau Thế chiến thứ Hai, không phải đế quốc nào cũng chọn buông thuộc địa. Chính dân tộc Việt Nam anh hùng đã dẫn đầu những dân tộc bị trị trong việc bắt đế quốc Pháp phải buông thuộc địa.
Hễ có kẻ đè đầu cưỡi cổ, thì khi có cơ hội ta phải vùng lên đánh hất nó xuống, chứ lẽ nào cứ ngồi yên đợi nó chán cưỡi chán đè!!!
Lý luận “không cần kháng chiến” hoàn toàn không có giá trị. Nó gốc ở cái ý muốn bào chữa cho những người không tham gia kháng chiến và cái ý muốn phủ nhận công lao to lớn của đảng cộng sản Việt Nam và ở một tâm lý tự ti về văn hóa dân tộc mà chúng tôi sẽ trình bày sau.
Về thống nhất đất nước, nhà văn Võ Phiến đặt việc chống cộng lên trên việc thống nhất đất nước.
Sau khi thua ở Điện Biên Phủ, đế quốc Pháp phải chấp nhận rời khỏi nước ta. Cuộc kháng chiến gian khổ, oai hùng do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã thành công! Nhưng một số người Việt Nam – những người đã không tham gia kháng chiến hoặc theo giặc đàn áp kháng chiến (!!!) – không chịu để toàn dân đi bầu tự chọn chính quyền mà dựa vào thế lực siêu cường Mỹ dựng lên một “nước” trên một nửa nước!!!
Tổ tiên ta bao nhiêu công phu, xương máu, qua bao nhiêu đời mới mở được chừng này đất, để bây giờ đất chia hai sao? Dân tộc Việt Nam mấy ngàn năm trải bao lượt thử thách vẫn là một để bây giờ thôi là một sao?
Hễ có cơ hội, phải cố hết sức thống nhất đất nước.
Cơ hội đã có: từ năm 1960 chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu lung lay, khởi đầu do một số đảng phái bất mãn về chính sách, sau đó do đông đảo Phật tử đấu tranh chống thiên vị tôn giáo. Năm 1963 chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Tiếp theo là đảo chính liên miên. Nhân tình hình thuận lợi, quân kháng chiến Miền Nam và quân đội Miền Bắc tiến công mạnh mẽ. Đâu muốn chết đến người Mỹ, nhưng thấy “tiền đồn” Việt Nam Cộng Hòa quá nguy ngập, nhà nước Mỹ đành gấp rút cho hơn nửa triệu lính đổ bộ. Chính quyền Sài Gòn trở nên tạm ổn định, nhưng biển Mỹ kim tiền viện trợ lại nhanh chóng gây ra nạn quan chức tham nhũng hết sức trầm trọng. Tổn thất sinh mạng binh lính Mỹ, ảnh hưởng tai hại đến kinh tế Mỹ, sự kiên cường của kháng chiến Miền Nam và quân dân Miền Bắc, cùng với sự bất lực của chính quyền Sài Gòn, khiến nội bộ Mỹ trở nên chia rẽ trầm trọng, dẫn đến quyết định rút hết quân ra. Chỉ hai năm sau khi lính Mỹ rút, nước Việt Nam thống nhất. Tổn thất hơn 210.000 lính chết và bị thương, thả xuống ba lần rưỡi lượng chất nổ đã thả trong Thế chiến thứ Hai (!!!), tiêu mất gần một ngàn tỉ đô-la (tính theo giá đô-la năm 2011), mà siêu cường Mỹ rút cuộc vẫn thất bại trong ý đồ chia hai nước ta.(2) Mỹ thảm bại, chắc chắn có một phần do đã ủng hộ một chính quyền không được lòng dân.
Bất chấp cơ hội thống nhất đất nước đã tới, nhà văn Võ Phiến vẫn tiếp tục ủng hộ sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn. Đó là một lập trường đi ngược lại với lý tưởng dân tộc.
Về chọn lựa ý thức hệ, nhà văn Võ Phiến tuyệt đối bác bỏ chọn lựa chủ nghĩa cộng sản.
Chọn lựa một chủ nghĩa, phải trên cơ sở nhu cầu đất nước và phải căn cứ vào kết quả cụ thể.
Xét nhu cầu thì:
Thời Pháp thuộc có nhu cầu hết sức lớn là đánh đuổi giặc Pháp. Đến cuối thập kỷ 1910, nỗ lực cứu nước của các nhà nho đã coi như hoàn toàn thất bại. Công cuộc giành lại độc lập đòi hỏi một đường hướng mới. Vừa đúng lúc ấy bên Tây phương nẩy ra một thứ chủ nghĩa nhiệt liệt bênh vực những người bị áp bức, với những phương cách rất cụ thể để tổ chức họ thành lực lượng đấu tranh lợi hại. Quốc gia tiên phong ứng dụng chủ nghĩa ấy là Liên Xô, một cường quốc. Ở Việt Nam đang có vô số người bị áp bức, nếu chọn chủ nghĩa cộng sản thì trước mắt có phương tiện để tổ chức họ thành đoàn thể chặt chẽ, thêm về lâu dài có thể có được nguồn ngoại viện cần thiết cho kháng chiến: tại sao lại không?
Thời Pháp thuộc còn có nhu cầu khác cũng rất quan trọng là cải cách xã hội để san bằng những chênh lệch quá độ nẩy sinh như một kết quả của tình trạng đất nước bị ngoại nhân cai trị lâu ngày.(3) Chủ nghĩa cộng sản có vẻ là một phương tiện tốt để thực hiện việc cải cách này, tại sao lại không chọn?
Xét kết quả thì:
Đối với hai đại sự là giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, chủ nghĩa cộng sản rõ ràng là chọn lựa đúng. Nhờ đông đảo nhân dân đoàn kết chặt chẽ với tinh thần hy sinh cao độ và nhờ có ngoại viện cần thiết, mà cả hai đại sự đã thành công tốt đẹp.
Đối với việc cải cách xã hội, tuy trong một thời gian đã xảy ra sai lầm khiến một số người bị xử oan, nhưng mục đích san bằng bất công có đạt được. Nhân đây cũng nên nói về ý nghĩa của việc “sửa sai”. Nó chính là một ví dụ về khả năng Việt hóa món nhập ngoại của dân tộc Việt Nam. Ngay từ năm 1924 Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định cần xem xét lại chủ nghĩa cộng sản trên cơ sở lịch sử phương Đông.(4) Tiếc một phần do hoàn cảnh chiến tranh, trong cải cách ruộng đất việc xem xét lại đã không được tiến hành kịp thời. Nhìn chung, ở Miền Bắc văn hóa dân tộc đã làm mềm hẳn chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy, với kết quả là một xã hội về cơ bản vừa giữ được những giá trị truyền thống tốt đẹp vừa có một cái không khí bình đẳng hơn trước cũng tốt đẹp.
Nghĩa là, ít nhất trong khung thời gian liên hệ, việc chọn chủ nghĩa cộng sản không có gì sai.
Tóm tắt về lập trường chính trị của nhà văn Võ Phiến
Trong khi những người cộng sản Việt Nam lập hết công giải phóng dân tộc đến công thống nhất đất nước, cùng lúc dần dần cải cách ý thức hệ cộng sản cho hợp với văn hóa truyền thống và điều kiện xứ sở, thì nhà văn Võ Phiến hững hờ với giải phóng, thờ ơ với thống nhất, đem toàn lực tiến công cái bản gốc của ý thức hệ ấy!
Ông bảo chủ nghĩa cộng sản là xấu. Trông vào kết quả trên nhiều mặt, rõ ràng nó chẳng xấu cho đất nước quê hương một chút nào!
Một cách nhìn lịch sử cũng hoàn toàn bất ổn
Ngoài lập trường chống cộng, tác phẩm Võ Phiến còn chứa một cái nhìn về lịch sử dân tộc trong thế kỷ 20.
Ở đây có lẽ nên nhắc ngay đến cái khuynh hướng phân tích tâm lý nhân vật “chẻ sợi tóc làm tư” nổi tiếng của nhà văn Võ Phiến. Thực ra không chỉ khi viết truyện mà cả trong đời sống ông cũng thế, cũng thích chẻ cái mình nhìn ra cho thật nhỏ. Và ông đặc biệt ưa chú mục vào những cái xấu hoặc bất thường (tuy bản thân không hề xấu hoặc bất thường).
Mỗi người chỉ có đúng một cách nhìn. Tất nhiên nhà văn Võ Phiến đã nhìn lịch sử dân tộc bằng chính cách vừa nói trên.
Kết quả là, đọc ông ta gần như toàn gặp những người dân không biết yêu nước là gì (thỉnh thoảng có gặp thì nhân vật yêu nước hiếm hoi ấy lộ vẻ lạc lõng rõ rệt); không thấy thực dân khai thác tài nguyên bóc lột lao động đâu cả, chỉ thấy cán bộ cộng sản hủ hóa; không thấy giặc Pháp tàn bạo với người Việt Nam đâu cả, chỉ thấy có dân bị đấu tố oan; không thấy đông đảo nhân dân nô nức ủng hộ chiến sĩ, hàng hàng lớp lớp chiến sĩ hăng say đánh giặc ngoại xâm, lập chiến công oai hùng đâu cả, chỉ thấy nhiều người bị làm khổ và nhiều kẻ liều chết ngớ ngẩn!!! Không có những việc tốt nhà nước cộng sản đã làm cho dân nghèo nào hết, chỉ có những xáo trộn xã hội hoàn toàn vô ích!!!…
Dân tộc Việt Nam đâu phải như vậy. Sự thực về cuộc cai trị của đế quốc Pháp, về kháng chiến Việt Nam, về những việc làm của đảng cộng sản Việt Nam, đâu phải như vậy.
Sở dĩ nhà văn Võ Phiến thấy vậy, ấy bởi ông đã chăm chú nhìn những thành phần thiểu số, những chuyện lẻ tẻ, nhất thời. Chỉ có một việc cải cách ruộng đất thực hiện quá tay là đã xảy ra ở khá nhiều nơi và kéo dài khá lâu. Nhưng “sai” ấy đã được “sửa”.
Cái nhìn Võ Phiến ngoài tính rất đỗi cục bộ và tập trung vào cái xấu hoặc bất thường, còn một đặc tính nữa là hay khuếch đại.
Nhìn chỗ xấu, chẻ nhỏ, phóng to… Có là Tây Thi thì cũng không thể còn đẹp nổi dưới cái nhìn như thế! Thực ra đâu còn khuôn mặt nào nữa mà đẹp với xấu! Một công cuộc vĩ đại đầy ý nghĩa tốt đẹp cũng chẳng khác gì. Nhìn nó như nhà văn Võ Phiến nhìn thì thấy thật rõ những tiêu cực rời rạc bé nhỏ, mà không sao thấy được cái toàn thể tích cực liền lạc lớn lao.
Cách nhìn là quan trọng nhất. Nhưng nhìn đâu cũng có đóng góp vào cái thấy của người nhìn.
Có thể đặt vấn đề, hay là quê hương nhỏ của nhà văn Võ Phiến là huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định nó đã “ngoại lệ” khiến ông đâm ra dễ nghĩ lệch về chuyện đất nước? Quả thực, ở Phù Mỹ thời Pháp thuộc gần như không thấy bóng giặc Pháp mà chênh lệch giàu nghèo cũng không đáng kể. Nhưng ngay ở Phù Mỹ, chắc chắn cũng đã có rất nhiều người yêu nước, chẳng qua nhà văn không chú ý đến họ. Hơn nữa, dù chỉ nhìn tình hình Phù Mỹ mà thôi khó thấy được đại cục nước Việt Nam, thì thiết tưởng một người lên tiếng về đại cục như nhà văn Võ Phiến có trách nhiệm phải nhìn cho thật rộng, nhìn khắp cả nước, chứ đâu được nhận định về toàn quốc trên cơ sở tình hình ở chỉ địa phương mình!
Cuối cùng, về “cách nhìn Võ Phiến”, có lẽ cũng nên nêu lên rằng nó lẽ tự nhiên dẫn tới tâm lý bi quan, là một nét nổi tiếng của văn chương Võ Phiến. Bi quan trong văn thì không sao cả. Nhưng trong cuộc đấu tranh để sinh tồn của cả một dân tộc, thì hết sức tai hại.
Tại sao nhà văn Võ Phiến chống cộng
Nhà văn Võ Phiến lớn lên ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Cái lối giặc Pháp cai trị nước ta mỗi nơi một khác đã làm cho giặc gần như vô hình đối với người thanh niên mà sau này sẽ là nhà văn Võ Phiến. Bởi về kinh tế Phù Mỹ không có gì hấp dẫn, nơi ấy giặc chỉ hiện diện nhỏ xíu, cho có mà thôi. Đã ít lại “hiền”, chẳng làm gì ai, giặc cơ hồ như không phải giặc! Không gian chính trị như thế bất lợi cho lòng yêu nước. (Tuy vì việc học người thanh niên có xa quê một thời gian, nhưng Phù Mỹ là môi trường chủ yếu. Hơn nữa, ngay tại những nơi ở trọ ông cũng không có dịp thấy giặc nhiều và dữ. Người ấy đã chỉ lo học, không tham gia bất cứ tổ chức cách mạng nào.)
Ở Phù Mỹ, không gian văn hóa cũng không lợi cho lòng yêu nước. Như chính nhà văn Võ Phiến hơn một lần viết ra, nơi vùng quê ấy hết sức hiếm những cái nó có giá trị khiến người dân địa phương dễ dàng cảm thấy hãnh diện về đường tinh thần. Không kiến trúc truyền thống ấn tượng như mái đình mái đền mái chùa cong vút, không sinh hoạt truyền thống tưng bừng như lễ hội, hát quan họ hát chèo, rất ít làng nghề với những sản phẩm mỹ thuật tinh tế, cũng không nhà nho tài tử thơ phú tài hoa… Chỉ có bài chòi vài ngày dịp Tết và hát bộ rất thi thoảng.
Người thanh niên Võ Phiến có trình độ học vấn tương đối cao. Như một kết quả của chương trình giáo dục thuộc địa, thanh niên ấy mang nặng ấn tượng tốt đẹp về văn hóa Tây phương.
Người thanh niên Võ Phiến có đầu óc thực tế, chú ý nhiều đến điều kiện vật chất, mà văn hóa Tây phương thì từ khi sáng kiến ra phương pháp khoa học đã tỏ ra rất xuất sắc về cải tiến điều kiện vật chất.(5) Thanh niên ấy ưa phân tích tâm lý, mà văn học Tây phương thì sở trường phân tích tâm lý… Không phải không đáng kể đâu. Những chỗ hợp với Tây do bản tính ấy đã kết hợp với kết quả của chương trình giáo dục thuộc địa tạo nên một lòng đặc biệt nể mến Tây có ảnh hưởng nhất định đến thái độ riêng về chuyện chung.
Người thanh niên Võ Phiến hay nghĩ ngợi, với cái nhìn “tập trung vào chỗ xấu, chẻ nhỏ, phóng to”, hay hoài nghi, hay lo (rất) xa và đặc biệt nặng lòng với gia đình gia tộc.
Người thanh niên Võ Phiến tuy vậy có theo kháng chiến một thời gian, nhưng rồi một phần do bị chấn động tâm lý nặng bởi những quá độ trong cải cách ruộng đất, đã bỏ kháng chiến; được ít lâu, gia nhập một đảng phái chống cộng ở địa phương, hình như chủ yếu do một người bà con thân lôi kéo, chẳng bao lâu bị những người cộng sản bắt, nhận một án tù nhẹ vì đã không phải là một thành viên tích cực của tổ chức kia, trong khi người bà con thân bị án tử hình…
Không gian chính trị, không gian văn hóa, hoàn cảnh giáo dục, đặc tính cá nhân, tất cả đã cùng nhau khiến một thanh niên theo kháng chiến không mấy hăng say. Sau đó, một số biến cố chung, riêng đẩy thanh niên ấy về phía những người chống cộng.
Tại sao nhà văn Võ Phiến nổi tiếng chống cộng
Viết văn chống cộng thì lắm cây bút từ Miền Bắc di cư vào chịu khó viết. Nhưng tác phẩm của họ điển hình lớn lời mà thiếu chi tiết cụ thể, rỗng lý luận. Tác phẩm chống cộng của nhà văn Võ Phiến ngược lại: lời nhỏ kể lể tỉ mỉ, đay nghiến, với lý luận (sai) kèm theo.
Chính quyền Sài Gòn để ý và đánh giá cao lối viết ấy. Năm 1960, truyện vừa Mưa đêm cuối năm của nhà văn Võ Phiến được giải thưởng “Văn học Toàn quốc”. Như Nhất Linh nhận xét trong Viết và đọc tiểu thuyết, lời văn trong tác phẩm giật giải văn chương ấy hãy còn thô vụng.(6) Nó được chọn rõ ràng vì nội dung chính trị phù hợp với nhu cầu tuyên truyền của những người đang cai trị Miền Nam.
Sau Mưa đêm cuối năm, được chính quyền Sài Gòn khuyến khích và được “đồng chí” tán thưởng, nhà văn Võ Phiến tiếp tục cho ra đời những tác phẩm có nội dung tương tự, viết chống cộng mỗi lúc một thêm “tinh vi”. Thực ra tác phẩm Võ Phiến trở nên “vi” (tỉ mỉ) hơn nữa, chứ không phải “tinh” (thấy đúng bản chất) hơn chút nào, vì nhìn cục bộ thì không thể thấy toàn thể. Cái tiếng “chống giỏi” của nhà văn nhanh chóng lan rộng trong cái tiểu xã hội phức tạp của những người chống cộng mà có lẽ đại đa số không thực sự chia xẻ nội dung cụ thể của tác phẩm Võ Phiến, chưa nói nhiều người hình như không hề cầm tới sách! Nhà văn Mai Thảo có lần đọc, thấy “nhiều sắc thái địa phương”. Nhà văn Vũ Khắc Khoan cũng thử đọc, rồi phàn nàn về những nhân vật “tù lù mù”. Chi tiết khó “chia”, mà lý luận hẳn họ càng thấy khó “sẻ”, vì vốn dĩ chính bản thân họ có hay lý luận rắc rối gì đâu. Đại khái, mỗi người chống cộng vì một số lý do riêng, rồi hễ cứ nghe ai “chống giỏi” là rủ nhau hoan hô, không cần biết người kia cụ thể chống thế nào!
Cái lối được trầm trồ mà không được đọc rồi cũng xảy ra cho nhà văn Võ Phiến ở ngoài Bắc. Một số người “Nhân Văn Giai Phẩm” nghe tiếng chống cộng của ông, sinh ngay cảm tình, tuy hầu hết những người ấy chắc chắn rút cuộc chưa bao giờ đọc được một chữ văn Võ Phiến! Thực ra giữa họ và nhà văn Võ Phiến có chỗ khác nhau rất căn bản: họ đều đồng lòng kháng chiến đánh đuổi giặc Pháp, lấy việc ấy làm quan trọng hơn cả, trong khi nhà văn Võ Phiến thì không. Nông nỗi của họ xảy ra là do họ nghĩ giải phóng dân tộc xong rồi, Đảng không nên lãnh đạo văn hóa nữa, mà nên để “trăm hoa đua nở”. Nhưng việc nước đã xong đâu! Còn phải thống nhất đất nước. Với sự can thiệp của siêu cường Mỹ, công việc sẽ vô cùng khó khăn. Cần phải duy trì ý chí chính trị và tinh thần kỷ luật ở mức cao nhất. Tự do văn hóa sẽ ảnh hưởng xấu đến nỗ lực duy trì này, do đó Đảng không thể chấp nhận được. Nhìn cách khác, tình hình đất nước bấy giờ chưa thích hợp với một cải cách chủ nghĩa lớn như vậy.
Vào cái khoảng thời gian Liên Xô vừa sụp, cái tiếng chống cộng của nhà văn Võ Phiến còn khiến một số nhà văn Việt Nam ở trong nước tìm cách bắt liên lạc với ông, hẳn vì họ nghĩ nhà nước cộng sản Việt Nam cũng sắp sụp! Có người nhân dịp đi công tác qua Mỹ, đã tỏ tình thân ái bằng cách tặng nhà văn Võ Phiến một chiếc đồng hồ đeo tay dùng lâu năm. Người ấy từng tự nói nhờ Đảng mà tôi mới được thế này. Ấy thế mà khi tưởng Đảng sắp đổ, ông vội vã đi ôm chầm lấy kẻ thù của Đảng! Ngán cho “nhân tình thế thái”. Thân phụ chúng tôi có kể rằng, qua trò chuyện, thấy nhà văn kia dường như chưa hề đọc một tác phẩm nào của mình!
Ra hải ngoại, tiếng tăm của nhà văn Võ Phiến lớn hơn khi ông còn ở Sài Gòn. Vì hai lý do. Thứ nhất, lẽ tự nhiên trong cái cộng đồng của những người bỏ nước, ai chống chính quyền của nước đã bỏ thì được hoan nghênh, chống càng mạnh càng được hoan nghênh. Thứ hai, việc nhà văn Võ Phiến bắt đầu viết và viết trong một thời gian dài tác phẩm Văn học Miền Nam khiến rất nhiều văn nhân hải ngoại đua nhau ca ngợi ông trong thời gian dài. Sau khi toàn bộ tác phẩm ấy được trình làng, có khá nhiều phản ứng bất lợi từ chính những người đã từng trông ngóng nó ra đời. Họ không bằng lòng về một số nhận định văn học của tác giả. Chúng tôi cho rằng về nhận định văn học, Văn học Miền Nam chứa nhiều ý kiến giá trị. Nhưng cũng như đa số tác phẩm Võ Phiến, đáng tiếc, nó cùng lúc chứa những phát biểu hoàn toàn sai lầm về lịch sử đất nước trong thế kỷ 20.
Một lòng yêu nước tự ti
Không biết bằng Paul Doumer
Khi còn ở quê, do kiến thức rất giới hạn, người thanh niên Võ Phiến đinh ninh Việt chỉ là học trò của Tàu. Sau khi vào Sài Gòn năm 1960, kiến thức của nhà văn trẻ Võ Phiến tăng lên rất đáng kể. Ông dần dần biết ta có những nét riêng…
Đọc Quê hương tôiTạp văn, mọi người khen tác giả uyên bác, biết nhiều về văn hóa Việt Nam.
Thực ra ngay trong Quê hương tôi vốn cũng vẫn còn có chỗ tác giả lặp lại cái thành kiến sai lầm cũ kỹ rằng ta chỉ là học trò của Tàu, song song với một số phát biểu xác đáng về tiếng Việt, về ẩm thực Việt Nam, về áo dài…, nhưng chúng tôi đã biên tập bỏ đi. Tác phẩm vẫn còn chứa vài ý được diễn rất kín đáo mà nếu đọc thật kỹ độc giả có thể cảm thấy đằng sau những dòng chữ là chờn vờn một tâm lý tự ti về văn hóa dân tộc.
Làm sao mà nhà văn Võ Phiến lại tự ti thế?
Xin hãy để ý “quê hương tôi” chỉ là một nửa của đất nước thôi! Trong khi nói cho thành thật, thì những thành tích cao nhất của văn hóa Việt Nam trong chiều dài lịch sử dĩ nhiên đã được lập trên nửa khác, ngoài Bắc, nơi đất gốc của dân tộc. So “cao” về văn hóa với ai, phải căn cứ vào thành tích ở Bắc bộ. Thế mà kiến thức của nhà văn Võ Phiến về văn hóa Việt Nam ở Bắc bộ đã không bao giờ đạt độ rộng và sâu cần thiết. Ngoại trừ văn học, ông biết rất ít! Chính do cái biết thiếu ngặt nghèo ấy, mà ông không được thoải mái khi so sánh văn hóa ta với văn hóa người.
Kể ra, trên nửa phía nam của đất nước, nếu nhìn toàn thể những biểu lộ nơi con người thì có lẽ cũng vẫn thấy được đúng trình độ dân tộc. Nhà văn Võ Phiến không thấy đúng, hẳn bởi cái cách nhìn cục bộ và cái khuynh hướng nhấn mạnh tiến bộ vật chất…
Hết sức đáng tiếc, rút cuộc nhà văn Võ Phiến không biết trình độ tiến hóa của dân tộc Việt Nam bằng Paul Doumer đã biết hơn hai mươi năm trước ngày ông chào đời!
Vì không biết nên mới “Á Phi”
Không phải tình cờ mà khi bàn chuyện đất nước, nhà văn Võ Phiến hay nhắc tới Phi châu. Ông ngỡ ta chắc không hơn Phi bán khai bao nhiêu, trong khi thực ra giữa ta với họ có cái khoảng cách hai mươi mấy thế kỷ văn hiến!!!
Chỉ tính từ sau Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam cũng đã lập quốc hàng ngàn năm. Trong khi ở phần lớn Phi châu, gọi “nước” nọ “nước” kia là mới gọi thôi, các biên giới nước cơ bản chỉ là biên giới thuộc địa do các đế quốc Âu châu vẽ ra! Ta với Phi chỉ giống nhau ở chỗ cùng bị Tây chiếm, chứ về trình độ tiến hóa thì khác hẳn nhau, nhập ta vào với Phi thành “Á Phi nhược tiểu” là nhập thế nào!!! Vấn đề của ta là giành lại độc lập, tổ chức lại xã hội để cạnh tranh về vật chất với Tây phương. Vấn đề của Phi châu là tiến hóa! Pháp gọi Á Phi là đế quốc gọi chung thuộc địa, không thèm phân biệt. Còn ta phải biết cái “giá ngọc” của ta chứ! Nhà văn Võ Phiến phần không biết đúng trình độ dân tộc Việt Nam, phần không rõ tình hình ở Phi châu, phần bị ảnh hưởng lời giặc Pháp, mà đã nhầm lẫn rất to.
Học sau cũng được chứ
Nói rằng nhà văn Võ Phiến không yêu nước thì không đúng. Nhưng ông yêu nước tự ti, yêu mà không hăng hái đứng lên vì nước, vì quá nể cái kẻ đang chiếm nước!
Lòng yêu nước tự ti của ông, chúng tôi còn nhớ ngày niên thiếu ở Sài Gòn có lần trong một bữa cơm gia đình đã được nghe nó hiện ra thành một câu bình phẩm về chuyện giặc Pháp cai trị nước ta. Câu ấy “kinh khủng” tới nỗi chúng tôi thấy không nên viết ra đây.
Nhà văn Võ Phiến như thế là không giống các nhà nho Việt Nam xưa kia. Tuy rất quý Khổng Tử, nhưng cứ hễ con cháu Mã Viện xâm phạm bờ cõi là nho Việt hăng hái tham gia kháng chiến ngay, đánh cho kỳ giặc phải rút sạch về mới thôi.
Học giả Đào Duy Anh khi nghiên cứu truyền thống trí thức yêu nước trong văn hóa Việt Nam đã nhận xét rằng đến thời đánh Pháp truyền thống ấy vẫn còn. Đa số trí thức Tây học đã theo kháng chiến, nhiều người bỏ sự nghiệp thành công tột bực mà theo.
Tàu Tây có gì hay thì ta chọn học sau cũng được, đâu cần phải để cho nó kéo vào hay tiếp tục cưỡi trên cổ ta mà dạy!
Hai phát biểu riêng tư ý nghĩa
Để kết thúc những điều muốn nói về lập trường chính trị và cách nhìn lịch sử của nhà văn Võ Phiến, chúng tôi xin kể hai phát biểu của ông trong chỗ riêng tư.
Một hôm, về cuối thập kỷ 1990, đang trò chuyện với chúng tôi về tài hành quân thần tốc của vua Quang Trung (một đề tài ưa thích do hãnh diện địa phương), ông chợt lạc đề, trầm trồ việc những người cộng sản đã đánh bại liên tiếp hai giặc thật lớn! Ông buông ra chỉ đúng một câu rồi thôi, quay về với chuyện quân Tây Sơn như không hề đã nói gì lạ cả.
Một hôm khác, có lẽ khoảng năm 2004, 2005, cũng trong một dịp trò chuyện lan man, ông bỗng thốt lên rằng may quá, vào đúng lúc cần thì dân tộc có một người lãnh đạo hết sức giỏi là Hồ Chí Minh! Lần ấy, ông có nói thêm một chút, nhắc Hồ Chủ tịch là con một nhà nho.
Như vậy… Tiếc thay, mọi việc đã lỡ làng từ rất lâu.
Về phía chúng tôi, hai phát biểu bất ngờ nói trên của nhà văn Võ Phiến làm chúng tôi thấy nhẹ lòng đáng kể mỗi khi nghĩ về thân phụ mình như một người dân của tổ quốc Việt Nam.
Lời tổng kết về văn nghiệp Võ Phiến
Văn nghiệp Võ Phiến vừa tích cực vừa tiêu cực.
Tích cực, đáng lưu truyền, là phần văn học. Tiêu cực, đáng bỏ đi, là phần chính trị.
Về văn học, ấy là một tấm gương sáng về cố gắng học hỏi, trau giồi, cần lao đứng đắn, tự phát huy tối đa năng khiếu bẩm sinh.
Về chính trị, ấy là cái bi kịch của một người Việt Nam sống giữa thời kỳ lịch sử dân tộc cực kỳ khó khăn mà trước không tha thiết với độc lập, sau không tha thiết với thống nhất, khăng khăng đặt chuyện chống chủ nghĩa cộng sản lên trên tất cả. Rút cuộc, nhà văn Võ Phiến đã chống cộng cực đoan hơn là những người cộng sản Việt Nam ứng dụng chủ nghĩa cộng sản!
Sai lầm chính trị đã đưa tác phẩm Võ Phiến ra khỏi lòng dân tộc. Đất nước đã độc lập, thống nhất lâu rồi. Nay đến lúc, nhân danh bảo tồn những giá trị văn hóa Việt Nam, đưa tác phẩm Võ Phiến trở về, sau khi lọc bỏ nội dung chính trị.
Nhà nước Việt Nam đã sáng suốt khi quyết định cho tái bản sách Võ Phiến trong nước. Đáng tiếc, một thiểu số đang lợi dụng tình hình quốc tế mà âm mưu tái phổ biến cả những nội dung chính trị sai lầm. Việc tái phổ biến này vừa có thể gây mất đoàn kết, hại cho nước, vừa xúc phạm sự thực lịch sử.

Tháng Tám, năm 2014
_______
(1) “… phải sang đến tận Nhật Bản người ta mới thấy được một giống dân tương xứng (…) Cả hai giống người Việt và Nhật (…) đều thông minh, chăm chỉ và can đảm (…) Người Việt (…) vượt xa các dân khác (ở Ðông Nam Á)” (P. Doumer, L”Indochine francaise (hồi ký), nxb. Vuibert et Nouy, Paris, 1905, dẫn theo Phạm Cao Dương, Lịch sử dân tộc Việt Nam, nxb. Truyền Thống Việt, California, 1987). Năm 1905 Nhật đang lừng lẫy, Việt đang nhục nhã: “Khen cho con mắt tinh đời, anh hùng đoán giữa trần ai mới già”! P. Doumer thật là đại tri kỷ của dân tộc ta. Nhưng nhận định chính xác của Doumer rồi nằm sâu chôn chặt trong hồi ký, không được mấy người biết. Mà dù nhiều người Pháp có biết, thì chắc chắn cũng không vì thế mà họ tự ý trả lại độc lập cho ta. Cưỡi cổ giống dân ưu tú như thế, càng sướng chứ sao!
(2) Số liệu theo trang thevietnamwar.info và trang en.wikipedia.org.
(3) Chúng tôi chia xẻ ý kiến của học giả Nguyễn Hiến Lê rằng “thời trước nước mình không có giai cấp đấu tranh” (Hồi ký NHL, nxb. Văn Học, VN, 1992, tr. 98-99). Nhưng tuy không có vấn đề giai cấp như một kết quả của cấu trúc xã hội truyền thống, trong thời Pháp thuộc đã xảy ra chênh lệch giàu nghèo quá độ, vì lúc bấy giờ quan điển hình không còn là cha mẹ dân, không lo cho dân nữa, mà vừa ngay ngáy lo phục vụ giặc cho thật kỹ vừa ngày đêm tận tụy bóc lột dân! Dưới quan, bọn hào lý cũng bận bịu “hai lo”: một phục vụ quan, hai bóc lột dân! Và vì trên quan dưới hào đều không vì dân, nên các địa chủ cũng tha hồ bóc lột!
(4) “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu, mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại (…) Mác cho ta biết rằng sự tiến triển các xã hội trải qua ba giai đoạn: chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản (…) Chúng ta phải coi chừng! Các dân tộc Viễn Đông có trải qua hai giai đoạn (đầu) này không? (…) (Phải) xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông” (Nguyễn Ái Quốc, bài viết năm 1924, in lại trong Hồ Chí Minh toàn tập, 1995, tập I, tr. 464-469, dẫn theo Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, nxb. Văn Hóa – Thông Tin, Hà Nội, 1998, tr. 451-452).
(5) Trong văn chương Võ Phiến ta thấy có khuynh hướng nhìn ra ngoài cuộc sống, hướng về vũ trụ thay vì nhân sinh. Nhưng lúc nào nhìn “ra” thì nhìn, còn cứ hễ quay đầu lại nhìn cuộc sống thì Võ Phiến thực tế chứ không lý tưởng.
(6) Sau khi đọc lời phê bình thẳng thắn của Nhất Linh, Võ Phiến đã cố cải tiến phần lời và đã đạt kết quả rất tốt. Lời văn truyện ông trở nên sáng nhẹ hơn trước nhiều, trong khi lời tùy bút, tạp văn tuy không bao giờ đẹp được như văn Nguyễn Tuân nhưng nhiều khi gợi cảm, có sức lôi cuốn người đọc. Nhân thể, xin nhắc người đọc bây giờ rằng nhà văn Võ Phiến đã có nhiều dịp sửa văn bản của những tác phẩm ban đầu, nên nếu căn cứ vào sách được tái bản thì sẽ khó hiểu tại sao Nhất Linh lại phê bình như vừa nói.
Nguồn: Góc nhìn

2996. Người thân của cố TBT Lê Duẩn: Dựa hơi?

GS Nguyễn Văn Tuấn
25-09-2014
Thử đọc vài cái tít mới đây trên báo chí từ lề đảng đến lề dân: “Con trai cố TBT Lê Duẩn: Tôi mong dân tộc này sẽ chọn được con đường sáng suốt nhất để bước đi“, “Người vợ Miền Nam của cố Tổng bí thư Lê Duẩn”, và mới đây nhất là “Thư kiến nghị vợ hai của cố tổng bí thư Lê Duẩn” rất nổi tiếng.
Thấy gì qua những cái tít đó? Tất cả những cái tít đó đều gắn liền với một nhân vật nổi tiếng quyền uy một thời (Lê Duẩn). Nhưng người nổi tiếng không phải là đối tượng chủ động của bản tin, mà là vợ ông ta hay con trai ông ta. Hiện tượng này người dân gọi là “dựa hơi”. Có thể đương sự không dựa hơi, nhưng rất có thể là báo chí muốn đặt cái tít như thế để thu hút độc giả.

Tôi phải tự hỏi tại sao lại dựa hơi như thế. Nếu là ý kiến hay thì dù người phát biểu là ai vẫn có thể có người quan tâm và chú ý; nếu ý kiến dở cho dù từ người nổi tiếng thì người ta sẽ bỏ qua. Dựa hơi, do đó, có thể phản ảnh một phần sự thiếu tự tin. Vì thiếu tự tin nên phải dựa vào một nhân vật nổi tiếng để làm tăng trọng lượng phát biểu của mình.
Trong trường hợp liên quan đến ông LD, tôi vẫn chưa hết thắc mắc tại sao người ta lại dùng “Vợ hai của cố tổng bí thư Lê Duẩn” trong cái tít? Trong văn hoá VN, “vợ hai” thường bị người đời dèm pha, chứ chẳng có gì đáng tự hào để khoe ra. Ấy vậy mà người ta dùng cái tít đó trong tựa đề bài viết!
Báo chí VN còn có một loại dựa hơi khác: dựa hơi bằng cấp và danh xưng. Mở tờ báo ra, bậc tivi hay đài phát thanh, chúng ta hay bắt gặp những nhân vật với những danh xưng như TS (tiến sĩ), GS (giáo sư), PGS (Phó giáo sư) trước tên họ. Có người không có những danh xưng đó thì được cho chữ CN (cử nhân) trước tên họ. Khi tôi hỏi các bạn trong giới báo chí tại sao cần mấy thứ danh xưng đó, họ nói để như thế mới dễ bán báo và làm tăng trọng lượng bài viết. Tôi không đồng ý với quan điểm đó, bởi vì trọng lượng bài viết phụ thuộc vào thông tin trong bài chứ không phải bằng cấp và danh xưng của tác giả. Chúng ta chẳng thấy những ý kiến “trời ơi” từ những GS/TS mà dân gian vẫn hay gọi là “tiến sĩ giấy” là gì. Một khi dùng đến danh xưng trước tên của họ tức là họ đã thể hiện (a) sự thiếu tự tin, hay (b) sự hám danh, hay cả hai.
Nhưng có khi dựa hơi là do yếu tố tâm lí. Nếu cái tít cuốn “Đèn cù” của tác giả Trần Đĩnh khô khốc, thì chắc khó thu hút người đọc, vì ít người nghe đến tên của tác giả trên văn đàn. Nhưng khi phần phụ đề “Tự truyện của người từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh” thì lập tức có hàng triệu người, kể cả tôi, tìm đọc. Cái phụ đề đó lợi hại vì người đọc nghĩ ngay đến những câu chuyện thâm cung bí sử trong cuốn sách. Mà, quả thật, tác giả không phụ lòng người khi chứng tỏ khả năng kể chuyện làm hấp dẫn biết bao nhiêu độc giả.
Dựa hơi suy cho cùng là một phương tiện PR. Ca sĩ mới phải dựa hơi ca sĩ thành danh để lăng xê tác phẩm của mình. Tương tự, người chưa nổi tiếng cần dựa hơi người nổi tiếng để có thể gây sự chú ý của công chúng. Sách mới ra lò phải dựa hơi một điểm nhấn nào đó để hấp dẫn người đọc. Tôi thấy trong văn nghệ, người ta có lí do chính đáng để dựa hơi, mà thực chất là tương trợ lẫn nhau. Nhưng trong quan điểm về chính trị – xã hội, tôi không thấy lí do chính đáng để dựa hơi vào các nhân vật quá cố và nổi tiếng. Con dựa hơi sự nổi danh của cha, hay vợ dựa hơi tên tuổi của chồng không thể nào làm tăng sự hợp lí của quan điểm, mà còn gây phản tác dụng vì người ta sẽ nhìn vào và nhún vai nói: yếu đuối.
Nguồn: FB Nguyen Tuan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét