Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Ngày 5/9/2014 - Quốc hội đã bị tiếm quyền?

  • Ai còn có niềm tin đối với Đảng? (RFA) - Trong những ngày kỷ niệm mùa thu năm 1945 và 69 năm ngày Quốc khánh, mùng 2/9, một lần nữa, vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN được truyền thông tập trung ca ngợi. Thế nhưng niềm tin của dân chúng cũng như của chính các đảng viên có thay đổi hay không sau gần 7 thập niên?
  • Quốc hội đã bị tiếm quyền? (BBC) - Quyền lập pháp đã bị vi phạm thô bạo suốt 20 năm qua và Hiến pháp 2013 là nhằm hợp thức hóa vi phạm này?
  • Thủ tướng Úc thăm Ấn Độ để ký thỏa thuận hạt nhân (RFI) - Hôm nay, 04/09/2014, Thủ tướngÚc Tony Abbott tới Mumbai, mở đầu chuyến công du Ấn Độ trong vòng hai ngày, với trọng tâm thúc đẩy quan hệ chiến lược song phương và tăng cường trao đổi kinh tế, thương mại giữa hai nước.
  • Người VN có bị coi thường với qui định nhập cảnh Thái Lan? (RFA) - Kể từ ngày 12/8, người VN nhập cảnh Thái Lan mà không vì mục đích du lịch thì buộc phải xin thị thực (visa) dù chỉ đi có một ngày hoặc hơn 30 ngày. Đây là chỉ thị mới từ Cơ Quan Xuất Nhập Cảnh Thái Lan gởi xuống Tổng Nha Du Lịch Thái. Tin này ngay lập tức bị một vài doanh nghiệp lữ hành trong nước cho là có ý coi thường người Việt.
  • Ấn Độ sắp bán hỏa tiễn chống hạm cho Việt Nam (RFI) - Theo báo chí Ấn Độ, chính phủ củaông Modi đangâm thầm chuẩn bị một kế hoạch xuất khẩu vũ khí do Ấn sản xuất cho các nước bạn. Khởi đầu là việc xuất khẩu tên lửa siêu thanh chống hạm BrahMos cho các nước Đông NamÁ và Nam Mỹ, trong đó có Việt Nam, Indonesia và Venezuela tỏý muốn mua.
  • Việt Nam lại phản đối tour đi Hoàng Sa (BBC) - Việt Nam lại lên tiếng phản đối việc Trung Quốc mở tuyến du lịch mới ngắn hơn từ Tam Á ra Hoàng Sa mà cả hai nước cùng tuyên bố chủ quyền.
  • Du lịch Hoàng Sa: Trung Quốc thực hiện ý đồ bành trướng ở Biển Đông (RFI) - Tàu đánh cá, tàu ngư chính, kiểm ngư, rồi giàn khoan và giờ đây là du lịch bằng thuyền tới quần đảo Hoàng Sa : Trung Quốc dùng mọi phương tiện để thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ ở Biển Đông. Tân Hoa Xã, ngày 02/09/2014, cho biết, tàu du lịch Trung Quốc"Coconut Princess" đã rời cảng TamÁ (Sanya), cực nam đảo Hải Nam, để tới quần đảo Tây Sa, (tức Hoàng Sa).
  • Phản ứng về vụ Pháp ngưng giao tàu Mistral cho Nga (RFI) - Ngày hôm qua 03/09/2014, Tổng thống Hollande thông báo do tình hình« nghiêm trọng» hiện nay, Pháp hoãn việc giao tàu chiến Mistral cho Nga. Thông cáo của điện Elysée ghi rõ« hành vi của Nga tại miền Đông Ukraina trái ngược lại với những nền tảng an ninh của châuÂu. Washington hoan nghênh thái độ thận trọng của Paris.
  • Mỹ- Hàn lập hai sư đoàn răn đe Bình Nhưỡng (RFI) - Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm nay (04/09/2014) thông báo đang chuẩn bị cùng với Hoa Kỳ thành lập một đơn vị quân sự tiêu diệt vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bắc Triều Tiên. Đơn vị quân sự nói trên sẽ được đặt dưới sự chỉ huy của một viên tướng Mỹ.
  • Nghị sĩ Nhật và Philippines thỏa thuận hợp tác vì an ninh hàng hải (RFI) - Hôm qua, 03/09/2014, một nhóm các nghị sĩ Nhật Bản và Philippines đã đạt thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ, trong bối cảnh cả hai nước đều phải đối mặt với thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong các đòi hỏi chủ quyền tại biển Hoa Đông và Biển Đông. Để làm việc này, các dân biểu hai nước có kế hoạch thành lập« Liên đoàn các nghị sĩ vì an ninh hàng hải ở ChâuÁ».
  • Bắc Kinh chuẩn bị đối phó với các thách thức khó lường (RFI) - Về ChâuÁ, báo kinh tế Les Echos có bài nhận định« Giới cầm quyền Trung Quốc chuẩn bị đối mặt với thời tiết xấu». Theo một số ấn tượng bên ngoài, căn cứ trên lời tuyên bố của các lãnh đạo của nền kinh tế thứ hai thế giới, thì mọi chuyện diễn ra tại Trung Quốc dường như ổn. Tuy nhiên, dưới vẻ bề ngoài lạc quan này là tình trạng bê bối nhiều mặt của kinh tế Trung Quốc. Để đối phó với các biến động khó lường trong tương lai, chính quyền Bắc Kinh chủ trương chống tham nhũng, vuốt ve« giấc mộng Trung Hoa» và dập tắt các đòi hỏi dân chủ, đa đảng, để củng cố quyền lực.
  • ẤN ĐỘ: Ấn Độ trước mối hiểm họa Al Qaeda (RFI) - Trong một cuộn băng video được công bố ngày hôm qua 03/09/2014, thủ lĩnh mạng lưới khủng bố Al Qaeda Ayman al Zawahiri thông báo mở chi nhánh hoạt động ở Miến Điện, Bangladesh và một số nơi tại Ấn Độ.
  • Anh- Mỹ lên án hành động của Nga ở Ukraine (RFA) - Trong bài quan điểm đăng trên tờ The Times số phát hành sáng nay tại London, Tổng Thống Hoa Kỳ và Thủ Tướng Anh David Cameron nói rằng những hành động mà chính phủ Nga đã và đang làm đã gây ảnh hưởng xấu cho nền an ninh của Uraine, Châu Âu cũng như toàn thế giới.
  • Ukraina, trọng tâm của thượng đỉnh NATO (RFI) - 28 nguyên thủ quốc gia và Thủ tướng chính phủ tham dự thượng đỉnh khối NATO, tổ chức tại Newport, Anh Quốc. Lãnh đạo Anh, Pháp, Đức vàÝ tiếp riêng Tổng thống Ukraina trước khi khai mạc hội nghị. Ukraina và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Syria là hai hồ sơ lớn của thượng đỉnh này.
  • Bế tắc đối thoại về Ukraina (RFI) - Ukraina là trọng tâm của thượng đỉnh Liên Minh Bắc Đại Tây Dương Newport. Tổng thống Porochenko vào trưa nay tiếp kiến tổng thống Hoa Kỳ, Obama, tổng thống Pháp, Hollande và thủ tướng các nước Anh, Đức vàÝ bên lề hội nghị. Quốc tế gia tăngáp lực đòi Matxcơva chấm dứt can thiệp vào miền Đông Ukraina.
  • Trung Quốc chế tạo (RFI) - Tại Trung Quốc, nơi những vụ xì-căng-đan thực phẩm là không thể đếm xuể, từ dầu thải thu thập ở ống cống cho đến thịt chồn giả thịt bò, tập đoàn internet Bách Độ (Baidu) đã chế tạo ra những đôi« đũa thông minh», được cho là có khả năng phát hiện những thực phẩm nguy hiểm cho sức khỏe. Một phát ngôn viên tập đoàn này hôm nay 04/09/2014 cho AFP biết như trên.
  • Lính gác cung điện Anh 'làm trò' (BBC) - Một lính gác cung điện Buckingham của hoàng gia Anh bị điều tra sau khi xuất hiện trên đoạn video với các điệu bộ kỳ quặc.
  • Cứu bé gái kẹt trong máy giặt (BBC) - Một bé gái vì tò mò chui vào thùng máy giặt và bị mắc kẹt trong đó đã được các nhân viên cứu hỏa cứu thoát ở tỉnh Chiết Giang, TQ
  • Singapore và Trung Quốc tập trận chung ở Biển Đông (RFI) - Cuộc tập trận chung đã diễn ra hôm qua, ngày 03/09/2014. Hải quân Trung Quốc và Singapore huy động trực thăng, tuần duyên hạm. Theo bộ Quốc phòng Singapore cuộc tập trận trên biển song phương vừa qua nhằm thắt chặt quan hệ giữa hải quân hai nước. Cuộc tập trận nói trên diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền Biển Đông với nhiều nước Đông NamÁ.
  • WHO: cứ 40 giây lại có một người tự tử (RFA) - Tổ chức Y tế thế giới WHO báo cáo cứ 40 giây lại có một người tự tử. Trong vòng một thập kỷ qua, có tới 800 nghìn người tự kết liễu mạng sống của mình.
  • Hà Lan sắp công bố báo cáo ban đầu về vụ máy bay MH-17 (RFA) - Các nhà điều tra Hà Lan sẽ đưa ra bản báo cáo ban đầu về vụ máy bay Malaysia Airlines số hiệu MH-17 bị bắn rơi vào tuần tới. Bản báo cáo sẽ được đăng trên trang web của Cơ quan An toàn Hà Lan hôm thứ ba ngày 9/9 tuy nhiên sẽ không có họp báo.
  • CT Tập Cận Bình huỷ công du Pakistan do lo ngại an ninh (RFA) - Kênh truyền hình Geo News của Pakistan hôm qua đưa tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa huỷ chuyến công du tới Pakistan do lo ngại về an ninh. Đáng lẽ, chuyến thăm này sẽ diễn ra vào giữa tháng 9.
  • Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Cư dân Pakistan lội qua nước lũ trên đường phố sau những trân mưa lớn ở Lahore vào ngày 4, năm 2014 Hơn 30 người đã thiệt mạng do hậu quả của trận mưa lũ lớn ở Pakistan
  • Al-Qaeda tăng cường hoạt động ở châu Á (RFA) - Trong cuốn video mới phổ biến trên mạng, thủ lãnh Ayman al-Zawahiri của Al-Queda loan báo sẽ mở rộng hoạt động ở Miến Điện, Bangladesh và Ấn Độ, kêu gọi người Hồi Giáo tại các nước này tham gia cuộc thánh chiến chống lại Hoa Kỳ, T
  • 8 nhà báo Trung Quốc bị bắt giữ (RFA) - Tám nhà báo làm việc cho trang tin tài chính nổi tiếng mang tên Thế Kỷ 21 ở Trung Quốc vừa bị bắt giữ về tội sử dụng ngòi bút để tống tiền các công ty.
  • Sinh viên Hồng Kông bãi khóa (RFA) - Sáng nay, sinh viên Hồng Kong cho biết sẽ bãi khóa từ ngày 22 đến ngày 29 tháng này, để cùng các tổ chức bảo vệ dân quyền và nhân quyền bày tỏ quan điểm, đòi Bắc Kinh phải cho người dân đặc khu được quyền tự do ứng cử và bàu cử.
  • Nam Phi vẫn không cho Đức Đạt Lai Lạt Ma nhập cảnh (RFA) - Đức Đạt Lai Lạt Ma nộp đơn xin chiếu khán vào Nam Phi để dự thượng đỉnh quy tụ một số khôi nguyên Nobel Hòa Bình do 2 khôi nguyên người Nam Phi là Đức Giám Mục Tutu và Cựu Tổng Thống FW De Klerk tổ chức. Đây là lần thứ 3 chính phủ Nam Phi từ chối cấp chiếu khán cho Ngài.
  • Nhìn lại cuộc đấu tranh (VOA) - Rõ ràng xã hội dân sự Việt Nam đang phát triển, mặc dầu bị chính quyền ra sức cản phá
  • Bắc Kinh phẫn nộ vì Philippinnes quyết xử ngư dân Trung Quốc (BaoMoi) - BizLIVE - Chín ngư dân Trung Quốc sẽ ra tòa trong tuần này tại Philippines vì bị cáo buộc đánh cá trái phép tại vùng biển Philippines và bắt loại rùa biển được bảo vệ. Vụ bắt giữ này đã làm chính phủ Bắc Kinh phẫn nộ vì cho rằng những ngư dân này đánh bắt trong lãnh hải Trung Quốc, theo VOA.
  • Phiến quân IS đe dọa tấn công Nga sau khi tuyên chiến với Mỹ (BaoMoi) - ANTĐ - Bản tin hôm nay gồm những nội dung chính sau: Không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên học sinh tiểu học; Cảnh báo tình trạng giả danh công an đi lừa đảo; Phiến quân IS đe dọa tấn công Nga; Trung Quốc đưa giàn khoan ra biển Hoa Đông…
  • Yêu cầu TQ chấm dứt ngay khai thác du lịch ở Hoàng Sa (BaoMoi) - Trước việc Trung Quốc khai trương tuyến du lịch biển đến quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh: "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái này”.
  • Trung Quốc đưa giàn khoan Khải Hoàn 1 đến biển Hoa Đông (BaoMoi) - Theo tờ "Bưu điện Hoa Nam buổi sáng" của Hong Kong ngày 3/9, Bắc Kinh đã đưa một giàn khoan mới đến thăm dò tại biển Hoa Đông, khu vực bao gồm cả vùng biển tranh chấp với Nhật Bản. Trang web của chính phủ Trung Quốc cũng đưa tin “Giàn khoan Khải Hoàn 1 đi vào hoạt động tại biển Hoa Đông”.
  • Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt mở tuyến du lịch ở Hoàng Sa (BaoMoi) - “Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa. Việc Trung Quốc khai thác du lịch ở khu vực này là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tuyên bố.
  • Trung Quốc chưa thể tấn công tổng lực chiếm Đài Loan (BaoMoi) - Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm 1/9 tuyên bố Trung Quốc có thể chiếm một số hòn đảo do Đài Bắc kiểm soát nằm gần đại lục và các hòn đảo tranh chấp trên Biển Đông nhưng chưa thể tấn công tổng lực Đài Loan.
  • Công ty Yến Sào Khánh Hòa tặng 300 triệu đồng cho lực lượng bảo vệ biển Đông (BaoMoi) - Ngày 3.9, ông Đinh Viết Thuận, Giám đốc chi nhánh khu vực phía nam Công ty TNHH nhà nước MTV Yến Sào Khánh Hòa (tỉnh Khánh Hòa), đến Báo Thanh Niên trao tặng 300 triệu đồng cho chương trình Chung tay góp sức bảo vệ biển Đông của Báo Thanh Niên, nhằm hỗ trợ lực lượng đang làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo quê hương.

Quốc hội đã bị tiếm quyền?

Quốc hội quy định trong Hiến pháp 1992 rằng mình là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp
Hiến pháp 2013 có hai điểm thụt lùi cho thấy trong một thời gian dài Quốc hội đã yếu kém để cho Chính phủ lấn quyền. Và nay người ta sửa đổi hiến pháp cho phù hợp với thực tế, một cách để hợp thức việc làm sai trước đó.
Ai được quyền lập pháp?
Hiến pháp 2013 sửa bỏ đi nội dung Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, thay vào đó viết rằng Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp.

Lý giải đưa ra là việc lập hiến có cả sự tham gia của người dân cho nên nói chỉ duy nhất Quốc hội thực hiện quyền lập hiến là không đúng do vậy bỏ đi từ duy nhất.

Nhưng đó là bao biện nhằm che dấu đi thực tế rằng cái quy định quốc hội là cơ quan duy nhất được quyền lập pháp kia đã bị xâm phạm một cách thô bạo suốt 20 năm qua.

Thật khó hiểu là quốc hội đã tự mâu thuẫn trong một vấn đề lớn, lớn nhất xét ở góc độ vai trò chức năng của quốc hội bởi đó là vấn đề lập pháp.

Một mặt Quốc hội quy định trong Hiến pháp 1992 rằng mình là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.

Mặt khác, cũng chính Quốc hội ban hành ra Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật quy định một loạt chủ thể được quyền quy định luật.
    "20 năm qua có không biết bao nhiêu nghị định thông tư ra đời và ngần đó lần đã có sự vi hiến."
Từ đó dẫn đến cơ quan hành pháp cũng thực hiện quyền lập pháp, 20 năm qua có không biết bao nhiêu nghị định thông tư ra đời và ngần đó lần đã có sự vi hiến.

Nay để phù hợp với thực tế hiến pháp đã bỏ đi nội dung Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền lập pháp.

Không chỉ vậy Hiến pháp còn bổ sung quy định tại Điều 100 rằng: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình.

Tức là hiến định quyền ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ.

Cũng tức là bẻ quẹo đi cả những nguyên lý cứng nhất về tổ chức bộ máy nhà nước.
Nước ngoài quy định thế nào?

Để rõ hơn vấn đề này có thể đối chiếu với quy định của hiến pháp hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hiến pháp Hàn Quốc quy định rằng quyền lập pháp được trao cho Quốc hội giống như Hiến pháp Việt Nam 2013. Song Hiến pháp Nhật Bản xác quyết rõ hơn khi viết rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất và là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, giống như Hiến pháp Việt Nam 1992.

Hiến pháp hai nước đều cho phép chính phủ được ban hành văn bản để thi hành luật, tên gọi có thể là sắc lệnh hay nghị định. Nhưng các văn bản này có giá trị pháp lý yếu hơn luật và đều có thể bị phán quyết chế tài bởi một cơ quan tòa án về tính hợp hiến và hợp pháp.
"Đúng ra Hiến pháp cần giữ nguyên quy định quyền lập pháp chỉ duy nhất thuộc về quốc hội, chấm dứt tình trạng cơ quan hành pháp được quyền lập pháp. Nhưng rồi Hiến pháp lại chỉnh theo hướng cho phép cơ quan hành pháp được ban hành văn bản pháp luật để hợp thức những việc làm vi hiến trước đây
Trong khi đó ở Việt Nam, nghị định và thông tư được xếp cùng chủng loại là văn bản quy phạm pháp luật giống như Hiến pháp và luật, cùng có hiệu lực bắt buộc thi hành và không được khiếu nại hay khởi kiện.

Ở Việt Nam chưa có tòa án hiến pháp đã đành, nhưng tòa án hành chính hiện cũng không có thẩm quyền xử lý những nghị định thông tư có nội dung trái luật.

Như thế là khác nhau về bản chất giữa các văn bản do cơ quan hành pháp Hàn Quốc và Nhật Bản ban hành so với Việt Nam.

Thực chất thì văn bản của cơ quan hành pháp Việt Nam có tính chất pháp lý đúng như luật không có gì khác.

Thực tế có những văn bản của chính phủ có nội dung trái luật nhưng người dân và doanh nghiệp không được khiếu nại hay khởi kiện bồi thường.

Đứng trước vấn đề như thế, đúng ra Hiến pháp cần giữ nguyên quy định quyền lập pháp chỉ duy nhất thuộc về quốc hội, chấm dứt tình trạng cơ quan hành pháp được quyền lập pháp.

Nhưng rồi Hiến pháp lại chỉnh theo hướng cho phép cơ quan hành pháp được ban hành văn bản pháp luật để hợp thức những việc làm vi hiến trước đây.

Điều đó cho thấy Quốc hội đã lệch lạc về vai trò chức năng, đã thối lui và chối bỏ trách nhiệm trên trận tuyến của mình.
Ai được quyết định ngân sách?

Vấn đề chi tiêu ngân sách Hiến pháp Hàn Quốc quy định rằng Quốc hội nắm quyền quyết định về ngân sách quốc gia. Hàng năm cơ quan hành pháp soạn thảo dự luật ngân sách quốc gia bao gồm các khoản chi tiêu, đệ trình lên Quốc hội trong thời hạn 90 ngày trước ngày bắt đầu năm tài chính mới. Quốc hội có trách nhiệm phê chuẩn dự luật ngân sách trong thời hạn 30 ngày trước ngày bắt đầu năm tài chính mới.
    "Hiến pháp Nhật Bản cũng quy định Chính phủ lập dự toán ngân sách trình quốc hội quyết định, và không thể rõ ràng hơn hiến pháp nước này đã quy định: không một khoản tiền nào được chi cho dù Chính phủ có yêu cầu trừ khi được Quốc hội cho phép."
Hiến pháp Nhật Bản cũng quy định Chính phủ lập dự toán ngân sách trình quốc hội quyết định, và không thể rõ ràng hơn hiến pháp nước này đã quy định: không một khoản tiền nào được chi cho dù Chính phủ có yêu cầu trừ khi được Quốc hội cho phép.

Cũng cần hiểu rằng sự cho phép ở đây có thể trước hoặc sau khi đã chi. Thực tế trong hoạt động của chính phủ thì ngoài các khoản chi cố định hàng năm đã lập dự toán như chi như trả lương cho bộ máy, viện trợ nước ngoài… thì vẫn có những việc đột xuất cần chi tiêu mà trước đó không có trong dự định.

Trong trường hợp đó hiến pháp Nhật Bản và Hàn Quốc đều quy định về một quỹ dự trữ để chi tiêu cho những trường hợp đột xuất. Chính phủ được tự quyết việc chi tiêu và tính đúng đắn hợp lý của nó sẽ được quốc hội xem xét đánh giá ở lần họp gần nhất.

Từng khoản chi tiêu sẽ phải báo cáo giải trình, nếu việc chi tiêu không hợp lý thì chính phủ sẽ bị mất tín nhiệm, bị điều tra hoặc bỏ phiếu bất tín nhiệm buộc phải từ chức.

Đó là những biện pháp để đảm bảo rằng việc chi tiêu của chính phủ có giới hạn và không ngoài những mục đích chính đáng.
Ở Việt Nam thì sao?

Hiến pháp Việt Nam xưa nay cũng quy định Chính phủ lập dự toán ngân sách quốc gia trình Quốc hội quyết định, và các khoản chi ngoài dự toán cũng đều phải giải trình báo cáo.
    "Khi Chính phủ được quyết việc chi tiêu và việc nào cũng có thể đưa ra được lý do bao biện cho nên chính phủ trở thành nơi phân phát bổng lộc ngân sách quốc gia khiến cho khắp các tổ chức doanh nghiệp hội đoàn bu bám vào đó."
Nhưng do thành phần đại biểu Quốc hội gồm nhiều người bên hành pháp kiêm nhiệm cho nên tuy nói Quốc hội quyết định nhưng ảnh hưởng của Chính phủ là quá lớn.

Liên tục nhiều năm Chính phủ chi vượt quá dự toán ngân sách, vượt quá cả con số vượt quá đã lường tính. Ví như bội chi ngân sách năm 2013 là 5,3% GDP tính ra khoảng gần 200.000 tỷ đồng vượt quá con số bội chi đã dự định chỉ là 4,8% GDP.

Đại biểu Quốc hội đã không mạnh mẽ trong yêu cầu giải trình và đánh giá tính hợp lý chính đáng của các khoản chi, không đeo bám giám sát để thấy được kết quả cuối cùng của việc chi tiêu ngân sách.

Vai trò giám sát yếu ớt dẫn đến tình trạng thất thoát tham nhũng lãng phí.

Và khi Chính phủ được quyết việc chi tiêu và việc nào cũng có thể đưa ra được lý do bao biện cho nên chính phủ trở thành nơi phân phát bổng lộc ngân sách quốc gia khiến cho khắp các tổ chức doanh nghiệp hội đoàn bu bám vào đó.
Chính sách tài chính tiền tệ?

Xét kỹ thì thấy Hiến pháp Việt Nam có một vấn đề đặc thù mà không thấy hiến pháp Hàn Quốc hay Nhật Bản nói đến, đó là ‘chính sách tài chính tiền tệ quốc gia’.

Hiến pháp 1992 quy định Quốc hội nắm quyền quyết định chính sách tài chính tiền tệ quốc gia còn Chính phủ giữ vai trò thực hiện. Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức Chính phủ cũng đều quy định như thế.

Nhưng Hiến pháp 2013 đã biến tấu khi viết rằng Quốc hội quyết định chính sách “cơ bản” về tài chính tiền tệ quốc gia, thêm vào hai từ “cơ bản” và không thấy nói gì đến ai được quyết định cái “không cơ bản” còn lại.

Cơ quan nào đã có ý gì khi đưa vào từ “cơ bản” này?
Hiến pháp 1992 quy định Quốc hội nắm quyền quyết định chính sách tài chính tiền tệ quốc gia nhưng Ngân hàng Nhà nước trên thực tế là cơ quan ra các quyết định này
Để biết được thì hãy hỏi bao nhiêu năm qua Quốc hội có nắm quyền quyết định về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không? Các vấn đề như điều chỉnh lãi xuất tiền gửi ngân hàng, phát hành trái phiếu chính phủ có phải là chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không, lâu nay ai quyết định?

Khoản tài chính 30 nghìn tỷ cứu trợ thị trường bất động sản có phải là chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không và ai quyết định?

Việc cho phép độc quyền sản xuất vàng miếng SJC hay cấm nhập khẩu vàng miếng có phải là quyết định về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không?

Nếu có thì Ngân hàng Nhà nước đã tự ý quyết định chính sách này thay vì Quốc hội.

Có lẽ đã mơ hồ nhận ra vấn đề bị tiếm quyền cho nên Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh, đoàn thành phố Hà Nội đã đặt câu hỏi liệu Ngân hàng Nhà nước có vi phạm Hiến pháp và pháp luật?

Hay việc Chính phủ bảo lãnh khoản vay 750 triệu USD cho tập đoàn Vinashin có phải là một quyết định về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không?

Nếu câu trả lời là có thì rõ ràng lâu nay Quốc hội đã buông lơi thẩm quyền mà Hiến pháp đã trao cho và Chính phủ đã vượt quá thẩm quyền theo Hiến pháp và pháp luật.

Vấn đề của thị trường?

Hiến pháp Nhật Bản, Hàn Quốc không có nội dung về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia phải chăng bên đó họ cho rằng nó thuộc thẩm quyền của thị trường?

Nhưng ở Việt Nam yếu tố thị trường còn chưa được tôn trọng và Chính phủ lại có cái quyền quản lý điều hành nền kinh tế cho nên nhiều vấn đề thay vì thuộc quyền của thị trường thì nó lại bị Chính phủ điều chỉnh.

Ngân hàng Nhà nước thay vì là một thiết chế độc lập vận hành theo nguyên lý trường, sử dụng các thông số dữ liệu của thị trường mà sự thành công của nền kinh tế là thước đo hiệu quả cuối cùng, thì nó lại là công cụ trong thay Chính phủ để tác động vào nền kinh tế.

Các ngân hàng thương mại lại chịu sự chi phối về chính sách của Ngân hàng Nhà nước cho nên giới ngân hàng nói chung chịu sự chi phối theo đường lối của Chính phủ.

Không chỉ thế, ở Việt Nam còn có một công cụ kinh tế tài chính rất mạnh là các doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ nắm quyền, các kế hoạch sản xuất kinh doanh hay việc bổ nhiệm nhân sự đều do Chính phủ quyết định.

Từ đó dẫn đến Chính phủ trở thành một trung tâm quyền lực kinh tế lớn mạnh mà đến Đảng hiện nay cũng không kiểm soát nổi.

Nhưng trong đà hoạt động không bị kiểm soát và như trên đã phân tích, một số chính sách của Chính phủ xem ra đã vượt quá thẩm quyền được quy định theo Hiến pháp và pháp luật về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, tức là có dấu hiệu của việc cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Luật sư Ngô Ngọc Trai
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, một luật sư từ Hà Nội.
(BBC)

Sức khỏe ông Bá Thanh tiến triển tốt

Nguồn tin của Tuổi Trẻ xác nhận như trên trong cuộc trao đổi qua điện thoại vào chiều 4/9. 

Sau khi một số cơ quan báo chí đưa tin về việc đi Mỹ chữa bệnh của ông Nguyễn Bá Thanh (Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương), đã có nhiều bạn đọc quan tâm thăm hỏi về tình hình sức khoẻ của ông Nguyễn Bá Thanh.
Ban Nội chính, Nguyễn Bá Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh. Ảnh: Lê Anh Dũng
Đến chiều 4/9, nguồn tin của Tuổi Trẻ khẳng định tình hình sức khoẻ của ông Nguyễn Bá Thanh tiến triển tốt, hiện ông đang ở Mỹ, vẫn liên hệ về Hà Nội để trao đổi công việc và sẽ trở lại nhiệm sở trong những ngày tới.
Theo Tuổi trẻ
(VNN)

Ước gì con tôi không phải đi du học

Nguyễn Anh Thi
                 Nguyễn Anh Thi
 
Tôi ra sân bay Tân Sơn Nhất tiễn con đi Mỹ du học vào năm ngoái mà lòng nặng trĩu nỗi buồn. Sân bay đông nghẹt. Nhìn những em bé chỉ 15, 16 tuổi như con tôi một mình đẩy hành lý vào làm thủ tục ở sân bay mà rớt nước mắt.

Chuyến bay kéo dài 24 giờ đồng hồ, bao gồm cả transit ở Nhật Bản. Gia đình tôi chỉ còn biết cầu trời khấn Phật để mong bình an. Và tôi cũng như biết bao gia đình phải chờ đợi một năm học thì con mới về nghỉ hè. Không có gì có thể tả hết nỗi khổ của những người làm cha mẹ xa con. Cũng không có gì có thể nói hết về sự gian nan vất vả khi cha mẹ lao động cực nhọc kiếm tiền học phí cho con đi du học. Bởi cho một đứa con đi học xa nhà cần cả một tinh thần thép và một khả năng tài chính đủ mạnh. Cũng như chính đứa bé đó muốn thành công cũng phải vượt qua những thách thức không dễ dàng ở nơi chúng chưa bao giờ biết đến, trong môi trường học tập và cạnh tranh quốc tế.

Nhưng vì sao gia đình tôi và biết bao gia đình khác đã lựa chọn con đường này? Có lẽ vì chúng tôi muốn thoát ra khỏi nỗi lo lắng và buồn bực đã nặng trĩu trong lòng nhiều năm qua.

Nếu ta cùng ra đường buổi sáng, buổi trưa và chiều ở TP HCM, có thể thấy cảnh từng gia đình đang gồng gánh chở con đi học. Con tôi cũng đã từng như vậy. Những đứa bé kể từ lớp 1 đã phải dậy rất sớm, độ 5h30-6h. Sau đó, chúng phải ăn vội vàng một gói xôi hay một gói bánh mì sau lưng cha mẹ. Người cha hay người mẹ vừa luồn lách giữa đám đông nghẹt khói bụi, vừa thúc con ăn cho mau. Con đến trường tất bật và sau đó bắt đầu một ngày học ba ca. Cả sáng, chiều và tối, từ học chính khóa đến học thêm nếm. Giờ làm việc của một đứa bé thành ra từ 6h sáng đến 10h đêm. Không biết đến thể dục, thể thao, không có hoạt động xã hội nào ngoài học và học. Và các bữa ăn của các cháu hầu như là ở ngoài đường hay ở trường học mà hầu hết có thể thấy là thiếu cân bằng dinh dưỡng. Tất cả như một guồng quay rất đều và rất tệ. Nếu không ở trong guồng này, các cháu sẽ văng ra ngoài và không thể theo kịp cách dạy, cách học của trường lớp ngày nay. Không chỉ các cháu mà chính tôi cũng sợ hãi guồng quay này. Và hàng chục năm qua, ngày nào tôi cũng tự hỏi khi nào thì nó kết thúc? Nó chỉ có thể kết thúc khi tôi đủ khả năng cho con đi du học và con tôi có học bổng.

Nào ta hãy cùng đọc báo mỗi sáng. Hầu như tháng nào, thậm chí chỉ cách nhau vài ngày lại thấy một sáng kiến, một thay đổi không lớn thì cũng cỡ vừa ảnh hưởng đến mọi cấp học từ Bộ Giáo dục hay Sở Giáo dục địa phương. Kế đó, nhà trường và thày cô lại triệu hồi cha mẹ tới để phổ biến về những thay đổi. Còn cha mẹ và con cái thì nỗ lực xoay như chong chóng quanh những thay đổi đó. Mỗi thay đổi đều kèm theo tiền bạc, thời gian và công sức. Đến nỗi khi mỗi đứa con tôi qua từng cấp học, chúng tôi chỉ còn biết cầu mong làm sao để giữa lúc nước sôi lửa bỏng để cạnh tranh vào học một trường tốt hơn thì không xảy ra thay đổi gì khiến cả con lẫn cha mẹ đều trở tay không kịp. Bởi những thay đổi này làm gì có kế hoạch, có tiến trình gì cụ thể, dường như hứng lên là có một sáng kiến mới. Những chuyện vô lý này chỉ không còn là nỗi lo sợ với gia đình tôi khi con tôi đi du học mà thôi.

Cùng sống và trò chuyện với con thường xuyên, tôi có thể cảm thấy một nỗi buồn khi thấy dường như đánh mất sự trong trẻo của trẻ con bởi những gì chúng đang phải tiếp xúc hằng ngày. Vào ngày lễ, nếu tôi chưa kịp mua quà bánh mang tới biếu cô giáo, cháu rất lo lắng. Cháu nói ở trường các bạn đều mang quà cho cô mà sao mẹ chưa mua. Nếu bị điểm xấu đầu năm, cháu cũng tâm sự rằng các bạn nói thày cô đang “đánh điểm xuống”. Chỉ cần đánh xuống vài điểm nữa là hết tháng 9 hay cùng lắm tháng 10, cả lớp sẽ phải đi học thêm. Nếu không thì không tài nào có điểm tốt. Con tôi cũng nói ở lớp có cha mẹ một số bạn là Mạnh Thường Quân, vì vậy nên cô cũng có những ưu tiên nhất định cho các bạn hơn là những đứa bình thường…Và mỗi kỳ họp phụ huynh chỉ còn là dịp để đóng tiền hội phí ngất ngưởng. Hóa ra những chuyện tiêu cực ở trường học đã biến những đứa bé thành lọc lõi và tìm ra cách đề phòng để sống sót. Và điều này chỉ thực sự chấm dứt khi con tôi đi du học mà thôi.

Vậy rút cuộc, chúng tôi phải cho con đi du học để làm gì? Chỉ để con cái chúng tôi thực sự được là một đứa trẻ con và học hành trong môi trường công bằng và cởi mở, được sinh hoạt xã hội và phát huy năng khiếu thực sự, trong sự ổn định của chiến lược giáo dục cũng như sự chăm sóc tử tế của thày cô giáo. Đó là nền tảng quan trọng nhất cho những đứa bé trở thành người hữu ích mai này.

Trong suốt một năm con tôi ở Mỹ, lần đầu tiên tôi cảm thấy cháu là trẻ con. Ngày nào cháu cũng có một giờ tập thể thao và một giờ học nghệ thuật. Ngoài giờ học, trường có rất nhiều câu lạc bộ thú vị cho các cháu tham gia vui chơi, từ diễn kịch, ca hát, tham gia mọi môn thể thao, làm robot cho đến ẩm thực… Cháu được dạy rất nhiều kỹ năng sống, từ tập luyện để trong mọi thời tiết để nâng cao sức khỏe, sơ cấp cứu, dạy chi tiêu và quản lý tài chính cá nhân đến kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm… Suốt một năm, dưới sự quản lý của trường, cháu đi ngủ đúng giờ và không hề chơi game hay vào các website không phù hợp. Thay vì học 13-14 môn học, các cháu chỉ học 4-5 môn trong một năm và học rất chuyên sâu. Vì học nội trú, các thày cô chăm sóc ở bên con tôi từ 6h sáng đến 11h đêm. Còn các thày cô dạy chuyên môn thì sẵn sàng chào đón cháu ở văn phòng riêng khi cần và tận tâm chỉ dạy cháu học hành đến nơi đến chốn. Cháu luôn nói với gia đình là mọi người xung quanh rất tốt và thân thiện, con cảm thấy vui vẻ và thoải mái. Và hết năm, cháu đạt kết quả dẫn đầu khối lớp của mình ở trường.

Nếu giáo dục nước nhà ổn định và phát triển thì không gì bằng là con học gần nhà, vừa đỡ tốn kém tiền của gia đình, xã hội mà ít rủi ro. Mỗi gia đình cho con đi du học đều đứng giữa lằn ranh mong manh của hy vọng vào hiệu quả sau du học và những rủi ro có thể xảy ra. Nhưng cuối cùng, họ đành ra quyết định cho con đi như một việc chẳng đặng đừng. Và những quyết định như vậy vẫn còn tiếp diễn, một khi việc dạy và học ở trong nước chưa thoát khỏi mớ bòng bong.

Là một người mẹ, tôi ước gì con tôi không phải đi du học.
 Nguyễn Anh Thi
  (Vnexpress).

Lên giường với “ân nhân” để chạy trường cho con

(Pháp luật dạo này cũng câu view nhể.....)

Lên giường với “ân nhân” để chạy trường cho con
Ảnh minh họa. Nguồn internet.

(PLO) - Hôm thi môn đầu tiên, ông lái xe nhà đến đón hai mẹ con tại nhà nghỉ ông thuê cho chị. Con vào phòng thi rồi, ông đưa mẹ về nhà nghỉ và tại đây ông đòi yêu chị. Ở một hoàn cảnh khó chối từ, chỉ có hai người ở chỗ “lạ nước, lạ cái” nên dù không muốn chị cũng đành nhắm mắt chấp nhận, thôi thì vì con, mẹ hy sinh tiết hạnh của mình.
 

Chị là giáo viên, anh công chức, sống với nhau hòa thuận trong gia cảnh ấm êm. Hầu như mọi chuyện trong nhà họ đều dễ dàng thống nhất với nhau, chị thường là người “cầm trịch”, còn anh thường đồng tình với quyết định của vợ...

Mới đây, giữa họ xảy ra một chuyện bất đồng hiếm hoi. Đứa con gái đầu chuẩn bị tốt nghiệp trung học, anh muốn nó thi vào sư phạm nhưng chị quyết định nó phải vào một trường công an, trung cấp cũng được, nhưng phải ngành công an.

Theo anh, con bé học khá, thi sư phạm chắc chắn đỗ, nghề giáo viên phù hợp với con gái, hơn nữa, nối tiếp nghề của mẹ thì tốt chứ sao, nhà này chưa có ai làm công an bao giờ, đặc biệt lại là con gái, mà là con gái thi vào trường công an thì điểm phải cao hơn nam rất nhiều, khả năng đỗ là rất ít.

Chị giữ quan điểm không đỗ đại học thì trung cấp, vào được trường công an là yên tâm, không phải nuôi ăn học, môi trường rèn luyện rất tốt, đặc biệt khi ra trường là có công ăn việc làm ngay, với điều kiện kinh tế như nhà anh chị, liệu có đủ tiền để “chạy” vào một suất biên chế giáo viên không?

“Buồn ngủ gặp chiếu manh”, một lần dự bữa cơm tại gia đình cô bạn giáo viên cùng trường, chị gặp một vị khách của chủ nhà từ Hà Nội lên chơi. Ông này nguyên sĩ quan công an đã nghỉ hưu, có nhiều mối quan hệ trong ngành, từng giúp con của cô bạn vào ngành công an, bữa cơm hôm đó là để đón vị ân nhân này.

Chị trình bày với ông nguyện vọng của mình và nhờ ông giúp đỡ, ông vui vẻ nhận lời, hướng dẫn cho chị cách để đạt được mục đích từ khâu sơ tuyển tại trường đến việc xin thi vào trường nào cho thuận lợi, lúc ôn thi sẽ ôn ở đâu để khả năng trúng “tủ” cao, nếu không đạt điểm vào đại học thì phương án trung cấp tính ra sao… Chị như mở cờ trong bụng.

Khâu sơ tuyển thành công, lý lịch gia đình tốt, sức khỏe con bé đảm bảo, mọi yêu cầu đều đạt, tốt nghiệp với điểm số khá cao, chị đưa con về Hà Nội ôn thi, được ông khách đón tiếp chu đáo, giới thiệu nơi luyện thi là của gia đình giảng viên của trường. Bước tiếp theo là thi thì cần giám thị giúp đỡ, hoặc đưa tài liệu, hoặc làm ngơ để quay cóp, hoặc chí ít cũng để cháu vững tâm làm bài. Khoản tiền bồi dưỡng cho giám thị là 50 triệu, chị đáp ứng ngay.

Hôm thi môn đầu tiên, ông lái xe nhà đến đón hai mẹ con tại nhà nghỉ ông thuê cho chị. Con vào phòng thi rồi, ông đưa mẹ về nhà nghỉ và tại đây ông đòi yêu chị. Ở một hoàn cảnh khó chối từ, chỉ có hai người ở chỗ “lạ nước, lạ cái” nên dù không muốn chị cũng đành nhắm mắt chấp nhận, thôi thì vì con, mẹ hy sinh tiết hạnh của mình.

Kết quả là con bé không đủ điểm vào đại học mà trung cấp cũng không được. Chị đắng cay tâm sự mọi chuyện với bạn mình là cô giáo đã giới thiệu ông với chị tại bữa cơm gia đình với mong muốn là nhờ bạn đòi giúp lại số tiền mất oan.

Không ngờ, cô bạn nổi đóa cho rằng chị cố tình đặt chuyện chứ ân nhân của cô không thể có cách xử sự tồi tệ như thế được. Cô bạn nói toạc móng heo mọi chuyện với chồng chị, yêu cầu cả hai người về Hà Nội, đến nhà ông kia đối chứng làm cho rõ mọi chuyện và phải xin lỗi ông ta.

Sự việc diễn ra quá nhanh và bất ngờ đối với chị. Anh không nói, không rằng với chị từ khi biết chuyện, chỉ bảo với cô giáo bạn chị là việc của vợ mình thì cô ấy tự giải quyết lấy, anh không “nhúng tay” vào. Chị giờ hoang mang cực độ, gặp lại người đàn ông kia thì chị không muốn tý nào, còn làm sao để chồng thông cảm mà tha thứ cho chị thì chị vẫn chưa thể nghĩ ra! 
Nhiu Nhíu
(Pháp Luật)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét