Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Sự minh bạch và độc lập của các hội đoàn dân sự

Vì sao Trung Quốc dễ trúng thầu ở Việt Nam?

"Trước hết do ta thôi. Ta cứ nói Trung Quốc tìm mọi cách ký để hạ giá xuống. Công nghệ của ông thấp, thì Trung Quốc thấy  có khe hở thì họ thừa cơ đẩy lên."

LTS: Việc  2 nhà thầu Trung Quốc  vừa qua tự dưng bỏ không thi công tiếp dự án thủy điện 220MW Thượng Kon Tum dấy lên mối lo ngại lớn vì đây chỉ là một trong nhiều dự án, công trình trong các ngành công nghiệp: điện lực, cơ khí, hóa chất...sử dụng công nghệ Trung Quốc.  Tại sao ta vẫn "mở cửa" nhập thiết bị, dây chuyền lạc hậu, về lâu dài sẽ để lại hệ lụy gì?Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam sẽ phân tích cụ thể dưới đây.
 
In Trung Quốc, by Trung Quốc

Theo ông, việc sử dụng công nghệ Trung Quốc hiện nay tại Việt Nam diễn ra thế nào?

Phải phân biệt giữa công nghệ nhập từ Trung Quốc và  công nghệ made in Trung Quốc.

Trung Quốc cũng có những công nghệ hiện đại, các nước khác họ cũng dùng. Nhưng ở đây có câu chuyện là  Việt Nam lại nhập toàn thứ  chất lượng thấp, cũ kỹ lạc hậu. Như nhà máy ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) vẫn tuyển chuyên gia Trung Quốc luyện thép. Mấy chục năm nay, chỉ có Trung Quốc luyện thép chứ chẳng có nước nào làm cả.

Trung Quốc là đại công xưởng của thế giới, đa số các sản phẩm, kể cả thiết bị, máy móc...đều từ Trung Quốc, người ta đổ vào Trung Quốc làm, đó là "in Trung Quốc chứ không phải by Trung Quốc".

Trung Quốc còn khuyến khích VN mua với giá rẻ. Nên mới có các  hội chứng từ xưa: hội chứng xi măng lò đứng, hội chứng mía đường, hội chứng nhiệt điện...

Trước đây, có phòng trào toàn dân khuân hàng hóa Trung Quốc rẻ tiền, có thể kê khống hóa đơn, nhưng rẻ tiền, cũ nát, bất chấp việc sẽ gây ra hậu quả gì. Cho nên đạm Ninh Bình vẫn là hệ quả của chuỗi xi măng lò đứng Ninh Bình ngày xưa.  Mía đường có chương  trình 1 triệu tấn, tỉnh nào cũng có, đều sang Trung Quốc mua. Đây là khuynh hướng lựa chọn để nhập khẩu công nghệ do chính ta chọn.
Trần Đình Thiên, Trung Quốc, Việt Nam, công nghệ, nhập khẩu, đấu thầu
Tiến sĩ Trần Đình Thiên. Ảnh: Trung Ngôn
Vì sao các nhà thầu phía họ có thể dễ dàng trúng thầu hầu hết các công trình, dự án lớn ở Việt Nam như vậy, mà chỉ với cách thức: bỏ thầu giá thấp rồi lại xin điều chỉnh vốn trong quá trình thi công?
Trước hết do ta thôi. Ta cứ nói Trung Quốc tìm mọi cách ký để hạ giá xuống. Công nghệ của ông thấp, thì Trung Quốc thấy  có khe hở thì họ thừa cơ đẩy lên. Rủi ro ở đây là chìa khóa trao tay.

Không có gì bảo đảm là những công trình đó hoàn thành sau 2 năm bảo hành nó lại chạy tốt được. Người Nhật từng khuyến cáo ta cách thức đấu thầu mới tránh tình trạng chìa khóa trao tay sau 2 năm, rủi ro chưa biết thế nào. Tôi nghe có những nhà máy sau bảo hành 2 năm, chết luôn không làm thế nào được vì hết bảo hành.

Nhìn một cách khách quan thì không chỉ Trung Quốc, với đối tác khác cũng thế thôi. Cơ chế của mình quá sơ hở, với cơ chế như thế, ai cũng tận dụng cả. Một số trường hợp của người Nhật họ tự trọng lắm: họ có thể khắt khe nhưng họ tự trọng với cam kết, hứa chuyển giao công nghệ là sẽ chuyển giao.

Kẻ chậm chân = kẻ bị loại

Hậu quả kinh tế lâu dài sẽ là gì?

Hễ có sơ hở là bị lợi dụng ngay. Về lâu dài, nó làm cho quá trình đi lên hiện đại của ta đắt hơn rất nhiều về thời gian, chứ không phải chỉ đắt về tiền. Dự án đường sắt Hà Nội- Hà Đông chậm 3 năm, giả dụ ta coi đó là một trục chiến lược của Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, sẽ chậm đi vài năm. Nghĩa là trong khi họ vượt lên còn ta lùi lại.

Đây là một thủ đoạn cạnh tranh về thị trường, làm cho đối phương thua thiệt về thời gian.

Cái đắt đó chưa ai nói, đắt vài trăm triệu USD đã đáng nói rồi nhưng đắt về thời gian, về chậm cơ hội phát triển thì khó lường.

Mà hiện nay, hễ ông đã chậm, là ông bị loại ra khỏi cuộc chơi. Các nhà máy điện chậm, đường Hà Nội-Hải Phòng chậm, đã làm chậm cả quá trình CNH. Ta tuyên bố CNH, thu hút đầu tư mà không có điện thì hình ảnh Việt Nam xấu đi. Sự chậm trễ về công nghệ để lại hậu quả ghê gớm về phát triển.

Khó trách doanh nghiệp không phân biệt giữa ý đồ và hậu quả sự việc, nhưng phải nói thẳng là ý thức sử dụng công nghệ để cạnh tranh của doanh nghiệp Việt là kém. Doanh nghiệp Việt Nam chỉ lựa chọn những thứ rẻ tiền, mau hỏng. Vấn đề này liên quan đến môi trường khuyến khích: một chính sách tỷ giá chỉ khuyến khích nhập khẩu không khuyến khích sản xuất cũng sẽ không khuyến khích nhập khẩu công nghệ tốt .

Trong nhiều năm, tỷ giá ổn định, lạm phát cao, lại dẫn đến điều dở là khuyến khích nhập khẩu chứ không khuyến khích sản xuất trong nước, không khuyến khích cạnh tranh, nhập khẩu công nghệ.

Do đó, vai trò nhà nước ở đây phải là, thay đổi cách tiếp cận ngắn hạn, không theo kiểu cạnh tranh chụp giật. Từ đó, định hướng về công nghệ phải thay đổi.

Từ 2012, Chính phủ Trung Quốc đã công bố danh sách hàng ngàn nhà máy, dây chuyền lạc hậu phải loại bỏ; và một trong những đường đi nhằm giải quyết số dây chuyền, công nghệ lạc hậu đó là thị trường Việt Nam?
Họ không muốn mất cả và cố gắng đẩy ra ngoài, di chuyển công nghệ lạc hậu sang các nước khác. Thậm chí còn tài trợ nữa thì rất nguy hiểm mà với những nước nghèo thì rất dễ xiêu lòng.

Vấn đề là doanh nghiệp Việt Nam phải có ý thức được lợi ích dài hạn và phát triển. Thời đại kiếm chác theo kiểu khuân hàng biên giới về kiếm tiền chộp giật đã qua rồi. Kiếm tiền phải đi vào chiều sâu, công nghệ , hiệu quả chứ không còn phải là chộp và chạy . Doanh nhân có ý thức dân tộc mới tránh được chuyện ấy như Nhật Bản, Hàn Quốc, doanh nghiệp của họ rất có ý thức dân tộc trong lựa chọn. Ta không ý thức được như vậy.

Vấn đề là Nhà nước đảm bảo một môi trường kinh doanh thế nào để doanh nghiệp có lựa chọn đúng đắn, cạnh tranh minh bạch, khuyến khích doanh nghiệp đi mua cái tốt về, phục vụ dài hạn, biến dài hạn thành cơ hội, ngắn hạn: ăn đấy nhưng rủi ro, có tính chất sống còn.

Chính phủ cần có những tín hiệu, để doanh nghiệp nhận biết hậu quả của việc nhập khẩu, duy trì đẳng cấp công nghệ lạc hậu quá lâu, gây ô nhiễm môi trường khủng khiếp. Chính phủ đưa ra chính sách bảo vệ môi trường, giám sát chặt chẽ hơn thì tự nhiên các ông đó không còn đất sống. Những cái đó là kiên trì và cần nỗ lực thường xuyên liên tục, nhất quán, không thể ăn xổi được, không có phép màu ở đây cả.
Trung Ngôn(thực hiện)
(Tuần Việt Nam)

TS Alan Phan: Nợ xấu phải được bán như hàng thanh lý!

Nợ xấu trị giá bao nhiêu nên mang ra bán như bán hàng thanh lý, hàng xấu, lỗi mốt… người bán không thể yêu cầu hay chờ đợi một mức giá cao. 
 Chuyên gia kinh tế, TS Alan Phan đề xuất về việc xử lý nợ xấu hiện nay trước thực tế nợ xấu có thể ngày càng xấu và tăng mạnh trong khi những biện pháp xử lý nợ xấu vẫn chưa hiệu quả.

Nợ xấu tung hỏa mù

PV: - Nợ xấu tại hầu hết các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính tính đến 30/6/2014 đều tăng, có ngân hàng đã vượt mức 5%, thậm chí từ 7-8%. Theo đó, mức bình quân hệ thống đến tháng 6/2014 (hiện chưa công bố) có thể cũng sẽ tăng mạnh sau khi giảm còn 3,61% tháng 12/2013 - tháng cao điểm bán nợ xấu cho Tổng công ty quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam VAMC và tăng liên tục từ đầu năm đến nay.

Đặc biệt nợ xấu theo báo cáo có lúc tăng, giảm cụ thể cuối năm 2013 chỉ hơn 3%, đến tháng 4/2014 tại cuộc họp Chính phủ, Thống đốc NHNN báo cáo là 7%, sau đó tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm nợ xấu lại được báo cáo chỉ còn hơn 4%.

Theo ông, trước những con số trên phải nhìn nhận về tình hình nợ xấu như thế nào? Việc nợ xấu tăng giảm và có khả năng sẽ ở mức cao cho thấy điều gì?


TS Alan Phan: - Vấn đề nợ xấu ở mức cao đã lình xình từ 3-4 năm nay tuy nhiên, mỗi đơn vị lại đưa ra một số liệu khác nhau. Trong khi các con số đưa ra bởi các cơ quan trong nước luôn ở mức 3-4% nhưng Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's còn từng công bố nợ xấu của Việt Nam ít nhất cũng phải 15%. Sau đó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố lại, nợ xấu của Việt Nam là 9% nhưng đã giảm mạnh.

Như vậy, vấn đề minh bạch không có, muốn che giấu những gì xấu xí cho đến thời điểm bây giờ “rác” nhiều và lâu lâu lòi ra nhưng con số thực thì chưa ai biết.

Tôi đã rất nhiều lần nói về tính chính xác của những con số thống kê của Việt Nam. Tất cả con số tùy từng lúc, tùy tình hình để điều chỉnh phù hợp. Trường hợp những con số báo cáo về nợ xấu cũng tương tự. Con số đưa ra làm hỏa mù thêm về thực trạng tài chính của ngân hàng nên mọi đánh giá về sự việc này cũng tương tự với việc đánh kiếm trong đêm tối không biết anh nào đúng, anh nào sai.
Chuyên gia kinh tế TS Alan Phan
Chuyên gia kinh tế TS Alan Phan
PV: - Trong khi đó báo cáo của Chính phủ gửi đến Quốc hội tính đến năm 2012, cho thấy khoản nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 402.955 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2011, tương ứng 1/3 tổng dư nợ của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục được cấp tín dụng nhiều hơn khối doanh nghiệp tư nhân và làm ăn thua lỗ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hệ thống ngân hàng và toàn nền kinh tế như thế nào?

TS Alan Phan: - Hiện nay thể chế và chính sách đều dành ưu tiên cho doanh nghiệp nhà nước, tức là lấy nhà nước làm chủ thể và chủ động trong nền kinh tế. Khi đã nói như vậy thì đương nhiên mọi ưu tiên phải dành cho doanh nghiệp nhà nước.

Song theo quan sát của tôi, trong lịch sử thế giới chưa từng có doanh nghiệp nhà nước nào hoạt động, quản lý có hiệu quả, tạo ra lợi nhuận, sáng tạo… tức là chưa có doanh nghiệp nhà nước nào thành công. Trong trường hợp Việt Nam nếu doanh nghiệp nhà nước nào thành công phải được ghi vào kỷ lục mới lập của lịch sử Guinness.

Thực tế, việc bơm tín dụng cho doanh nghiệp nhà nước hiện nay giống như việc đổ tiền cho một người chuyên mang tiền đổ xuống sông.

Tất cả ngân hàng đều do ngân hàng nhà nước chi phối chứ không hoạt động độc lập, do đó, mối quan hệ giữa doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng hiện nay có thể tưởng tượng như 2 “đứa con” do nhà nước chỉ huy. Trường hợp sức khỏe của ngân hàng bị ảnh hưởng, dù có “yếu” đến mấy ngân hàng vẫn được NHNN đảm bảo để không bị đổ vỡ, sụp đổ.

Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân càng ngày càng suy sụp vì thiếu mọi sự hổ trợ từ tài chánh đến thủ tục và chịu nhiều lệ phí, thuế…quá tải. Nền kinh tế không thể cất cánh được, đang từ từ đi xuống và những thực tại này rất rõ ràng với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài và người tiêu dùng.

Thanh lý "nợ xấu"

PV: - Về việc xử lý nợ xấu VAMC, năm 2013 VAMC đã mua lại khoảng 39.000 tỷ đồng nợ xấu. Nhưng sang năm 2014 quá trình này chững lại, 6 tháng đầu mới mua được 11.414 tỷ nợ gốc. Trong khi VAMC vẫn mua nợ xấu bằng "giấy", cũng chưa tìm được đầu ra cho những khoản nợ xấu đã mua.

Theo ông đây có phải chỉ là hình thức giảm nợ xấu ảo, thực tế nợ xấu không những giảm mà còn tăng thêm vì nợ xấu dồn về VAMC và VAMC không bán được nên phải cộng lãi vốn mua vào tổng khối nợ? Việc không đánh giá đúng thực trạng nợ xấu ảnh hưởng như thế nào đến các biện pháp xử lý nợ xấu, thưa ông?


TS Alan Phan: - VAMC cũng do nhà nước điều hành, chưa có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Nợ xấu sẽ vẫn là nợ xấu và con số càng ngày càng tăng lên theo thời gian vì vấn đề cốt lõi chưa ai giải quyết.
Con số nợ xấu đưa ra làm hỏa mù thêm về thực trạng tài chính của ngân hàng nên mọi đánh giá về sự việc này cũng tương tự với việc đánh kiếm trong đêm tối
Con số nợ xấu đưa ra làm hỏa mù thêm về thực trạng tài chính của ngân hàng nên mọi đánh giá về sự việc này cũng tương tự với việc đánh kiếm trong đêm tối
VAMC lập ra để giải quyết vấn đề nợ xấu của các ngân hàng thương mại và được NHNN quản lý. Hay nói tóm lại, tất cả đều phát sinh từ dòng tiền của ngân sách. Tiền có chạy qua chạy lại thì cũng chỉ là từ túi bên này chạy qua túi bên kia.

Khi không đánh giá đúng thực trạng của nợ xấu thì không giải quyết được vấn đề. Nợ xấu ở Mỹ có thể bán với giá rẻ chỉ 20-30% giá nguyên thủy. Khi người mua bán lại với giá 50%, họ sẽ có lãi. Trong trường hợp của Việt Nam, nếu VAMC chỉ hạ giá 10% thì sẽ không ai mua. Nếu nhà nước đứng ra bảo đảm thì bản chất dòng tiền vẫn không thay đổi.

Như vậy, cách giải quyết hiện tại chỉ là hình thức bỏ trong tủ đông và tính sau chứ không ai muốn giải quyết triệt để ngay bây giờ. Vì nếu bán với giá 20-30% ai sẽ chịu trách nhiệm về phần còn lại được coi là mất mát? Các quản lý sẽ bị đưa ra tòa với tội làm thất thoát tài sản quốc gia.

PV: - Vừa qua, NHNN đã có đề nghị xin tiền cấp cho VAMC mua nợ nhưng trong bối cảnh ngân sách khó khăn theo ông cách này có đồng nghĩa với việc lấy tiền của dân đi mua nợ cho chủ ngân hàng và gánh nặng sẽ trút lên đầu dân? Xin ông cho biết, cần cơ chế như thế nào với VAMC để giải quyết nợ xấu?
 
TS Alan Phan: - Vấn đề chính người phải trả nợ không trả được nợ, người mua nợ xấu không bán được nợ, và mọi người chỉ chờ ngân sách quốc gia giải quyết. Vấn chỉ quanh quẩn xung quanh câu chuyện đó.

Còn cơ chế cho VAMC, quan điểm của tôi là không nên mất thì giờ để bàn tới bàn lui. Phải hiểu nguyên tắc của thị trường, ai muốn mua lại nợ xấu phải có lời khủng vì rủi ro quá nhiều. Nợ xấu trị giá bao nhiêu nên mang ra bán như bán hàng thanh lý, vì hàng xấu, lỗi mốt…Người bán không thể yêu cầu hay chờ đợi một mức giá cao như chuyện trong mộng.

Nói tóm lại, nợ xấu không thay đổi nếu không giải quyết theo cơ chế thị trường. Nhưng tôi biết chắc chắn hiện nay Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại sẽ không thể thay đổi chính sách vì cơ chế thị trường sẽ tạo ra quá nhiều hệ lụy cho những thành phần liên quan.

Xin trân trọng cảm ơn ông!
Nguyên Thảo (thực hiện)
   (Đất Việt)

Trần Vinh Dự - Đàm phán hay không đàm phán với khủng bố?


Phóng viên James Foley đã mất tích trong một chuyến đi tác nghiệp đến Syria vào tháng 11, 2012.
Phóng viên James Foley đã mất tích trong một chuyến đi tác nghiệp đến Syria vào tháng 11, 2012.

 Với các nạn nhân bị bắt cóc như nhà báo James Foley hay Steven Sotloff, chắc hẳn không có mong muốn gì hơn đối với họ là được giải cứu, dù dưới hình thức một cuộc đột kích hay dưới hình thức một cuộc thương lượng. Đối với Foley, đã có một cuộc đột kích như vậy nhưng không thành, còn một cuộc thương lượng thì chưa bao giờ được thực hiện. Điều này là do chính sách cứng rắn của Mỹ từ trước tới nay – không đàm phán với khủng bố.

Mỹ nằm trong một số rất ít quốc gia có lập trường cứng rắn như vậy. Mỹ và Israel luôn tuyên bố không chấp nhận đàm phán với khủng bố, trong khi Columbia thậm chí còn đưa mọi dạng hành vi liên lạc với những kẻ bắt cóc con tin thành hành vi bất hợp pháp. Phần lớn các nước khác, đặc biệt là Châu Âu, đều đàm phán với khủng bố và các nhóm bắt cóc đòi tiền chuộc. Việc mặc cả, đàm phán này nhiều khi diễn ra như cơm bữa, đặc biệt là tại các địa bàn “nóng” về bắt cóc đòi tiền chuộc như vùng Somalia.

Lập luận cơ bản của các quốc gia khi từ chối đàm phán với khủng bố bắt nguồn từ một niềm tin cơ bản. Đó là việc nhượng bộ tại thời điểm này sẽ khuyến khích các hành vi khủng bố, bắt cóc phát triển mạnh hơn trong tương lai. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản chỉ có như vậy. Nếu chỉ có vậy thì tại sao lại có quốc gia sẵn sàng đàm phán với khủng bố trong khi một số quốc gia khác thì không?

Ngay cả với các quốc gia luôn tuyên bố không đàm phán với khủng bố như Mỹ thì thi thoảng việc đàm phán vẫn diễn ra. Gần đây nhất, mới đầu mùa hè 2014, là vụ trao đổi 5 nghi phạm khủng bố bị giam giữ tại Guantanamo Bay để đổi lấy Bowe Bergdahl, một quân nhân Hoa Kỳ bị lực lượng Taliban bắt giữ. Trước đó hồi năm 2007 cũng có một vụ trao đổi khác: Peter Moore, một cố vấn người Anh bị bắt giữ, được cứu thoát trong một cuộc trao đổi tù binh, theo đó một cựu lãnh đạo cấp cao của lực lượng phiến quân người Shiite được Mỹ thả ra.

Không chỉ có Mỹ, Israel cũng từng thực hiện những vụ đổi chác lớn với khủng bố. Hồi năm 1985, Israel đã thả cùng một lúc 700 tù binh để đổi lấy sinh mạng của những người Mỹ bị bắt cóc trên chuyến bay TWA (chuyến bay bị khủng bố tấn công).

Điều này tạo ra một mâu thuẫn: Nếu nguyên tắc “không đàm phán với khủng bố” được xây dựng trên một chuẩn mực lý thuyết vững chắc, tại sao các nước vẫn đàm phán với khủng bố? Hay là điều này không đúng? Trong một nghiên cứu định lượng của nhóm các nhà kinh tế do Peren Arin (giáo sư ĐH Massey của New Zealand) đứng đầu, nhóm này đã chứng minh được (bằng các phương pháp định lượng dựa trên số liệu về các vụ bắt cóc trong quá khứ) rằng nếu các chính phủ càng nhượng bộ thì hoạt động khủng bố, bắt cóc sẽ càng tăng.

Vậy phải giải thích sao trước hành động của các nước liên quan đến các vụ thương lượng với khủng bố?

Kinh tế học có một nhánh nghiên cứu mang tên game theory. Theo lý thuyết này, nếu tương tác chỉ xảy ra một lần, thí dụ một nhà nước và một nhóm khủng bố chỉ phải đối diện với việc thương lượng hay không duy nhất một lần, sau đó không bao giờ lặp lại, thì nhà nước sẽ thương lượng. Điều này tốt cho phía nhà nước vì được tiếng là sẵn sàng làm mọi cách để bảo vệ công dân nước mình.

Tuy nhiên thực tế là các tương tác này không chỉ xảy ra một lần. Các nhóm khủng bố vẫn thường xuyên bắt cóc con tin, và nhà nước phải đối diện với quyết định thương lượng hay không nhiều lần. Game theory chỉ ra rằng nếu cả hai bên đều nhìn nhận là các tương tác này diễn ra mãi mãi (infinitely repeated games) thì nhà nước sẽ không bao giờ chấp nhận đàm phán. Và khi nhà nước không bao giờ chấp nhận đàm phán, các nhóm khủng bố cũng không có động cơ bắt cóc để đòi tiền chuộc hoặc trao đổi con tin.

Cái thú vị là ở chỗ game theory cũng chỉ ra rằng cho dù các tương tác là lặp lại nhưng có hạn định, tức là có điểm kết thúc (finitely repeated games), dù là điểm kết thúc ấy gần hay xa, thì nhà nước sẽ nhượng bộ và tiến hành đàm phán.

Và nếu nhìn sự lựa chọn của các nước liên quan đến việc đàm phán hay không với khủng bố dưới lăng kính này của game theory thì có thể thấy các nước thường xuyên đàm phán với khủng bố là những nước mà lãnh đạo có tư duy nhiệm kỳ hơn. Vì với tư duy nhiệm kỳ, họ không coi việc họ phải đối mặt với các lựa chọn này là việc vĩnh viễn (infintely repeated) mà nó sẽ hết khi họ không còn nhậm chức. Nếu với tư duy này, các nhà lãnh đạo sẽ không muốn chứng kiến công dân nước mình bị hành quyết trong nhiệm kỳ của mình, vì thế hãy cứ đàm phán để cứu người và lập công trước công chúng trước đã, còn việc hoạt động khủng bố tăng lên sau đó thì đã có lãnh đạo khoá sau lo.

Đương nhiên đây chỉ là một cách suy luận dựa trên một lý thuyết, nó không hẳn chính xác, tuy nhiên nó cũng là một góc nhìn đáng được suy ngẫm. 
Trần Vinh Dự * Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)

Việt Nam với nhất nguyên và đa nguyên

Ông Võ Văn Kiệt từng đề nghị đổi 'tập trung dân chủ' thành 'dân chủ tập trung'

Sau 30 tháng 4 năm 1975, những trại cải tạo, những khu kinh tế mới, những chiến dịch cải tạo xã hội… cũng nằm trong sách lược biến miền Nam thành một xã hội nhất nguyên.

Nhưng hoạch định của những người cộng sản đã không bao giờ đạt được.

Hàng triệu người miền Nam bỏ nước ra đi, những người ở lại vẫn tự xem mình có trình độ phát triển xã hội và dân chủ cao hơn miền Bắc.

Người miền Nam theo cộng sản quan sát xã hội miền Bắc bắt đầu phủ nhận chủ nghĩa Marx và con đường cộng sản.

Người miền Bắc tự chuyển biến tư tưởng khi tiếp xúc với xã hội đa nguyên miền Nam.

Ngay trong Bộ Chính Trị đảng Cộng sản các tư tưởng đa nguyên chính trị cũng đã hình thành.

Ông Võ Văn Kiệt đặt vấn đề cần chuyển “tập trung dân chủ” thành “dân chủ tập trung”, tôn trọng và bảo vệ ý kiến của thiểu số, chấm dứt việc "đảng hóa" xã hội và sự lạm quyền của Bộ Chính Trị.

Theo ông Kiệt mọi chính sách thay vì từ Bộ Chính Trị đưa xuống, phải phát xuất từ Trung Ương Đảng hay từ đa số đảng viên đưa lên. Khi đã có dân chủ trong đảng sẽ mở rộng dân chủ ngòai dân.

Ông Trần Xuân Bách có một tầm nhìn chính trị rõ hơn:

“Dân chủ không phải là ban ơn, không phải là mở rộng dân chủ (mở rộng). Đó là quyền của dân, với tư cách là người làm nên lịch sử, không phải là ban phát, do tấm lòng của người lãnh đạo này hay người lãnh đạo kia. Thực chất của dân chủ hóa là khơi động trí tuệ của toàn dân tộc để tháo gỡ khó khăn và đưa đất nước đi lên kịp thời đại.”

Ông Trần Xuân Bách cũng cho rằng hai lãnh vực chính trị và kinh tế phải được phát triển nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.
"Thực chất của dân chủ hóa là khơi động trí tuệ của toàn dân tộc để tháo gỡ khó khăn và đưa đất nước đi lên kịp thời đại" - Trần Xuân Bách
Tiếng kêu hai ông Võ Văn Kiệt và Trần Xuân Bách là những tiếng kêu lẻ loi từ phía bên trên của thể chế nhất nguyên đảng trị.
Đa Đảng hình thức

Trước năm 1986, đảng Dân Chủ và đảng Xã Hội được đảng Cộng sản lập ra để tô điểm cho thể chế nhất nguyên.

Đứng trước đổi mới kinh tế và đòi hỏi đa nguyên, hai đảng này trở thành nỗi đe dọa cho giới cầm quyền nên đều bị giải tán.

Tại Trung Quốc, ngoài Đảng Cộng sản vẫn còn tám đảng hay tổ chức “chính trị”. Các tổ chức này không giữ vai trò đối lập.

Như các tổ chức trong Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, họ chỉ góp ý đường lối do Đảng Cộng sản đề ra.

Về đa đảng đối lập, Giáo sư Nguyễn văn Bông (1929-1973) đối lập chính trị cần có ba đặc điểm:

Trước nhất, đối lập phải có sự bất đồng về chính trị, có chiến lược và chính sách đối lập.

Thứ hai, đối lập chỉ có khi nào sự bất đồng chính kiến mang tính cách tập thể và biểu hiện qua hành động có tổ chức: chính đảng đối lập.

Thứ ba, đối lập phải hoạt động trong vòng pháp luật. Các chính đảng dùng võ lực hay phải hoạt động âm thầm trong bóng tối thì chỉ được xem là những hành động đối kháng.

Dựa trên ba đặc điểm vừa nêu ra Giáo sư Bông giải thích:

“…đối lập phát sinh ở sự thực hành chính trị và liên quan đến lịch trình biến chuyển của chế độ Đại Nghị. Nói đến đối lập tức là nói đến cái gì ở ngoài đa số, ngoài chính phủ. Đối lập là khía cạnh nghị viện của vấn đề…”.

Còn về phe phái trong Đảng Cộng sản, thì khi một đảng đã thâu tóm hết quyền lực và quyền lợi thì người gia nhập đảng đa phần cũng chỉ vì lợi ích cá nhân.

Từ lợi ích cá nhân mới sinh ra lợi ích nhóm tạo ra các phe cánh trong đảng.

Trong dịp 2 tháng 9 năm nay, ông Trương Tấn Sang gởi một thông điệp nhìn nhận:

“Chúng ta không sợ bất cứ một thế lực nào, dù là hung bạo nhất. Chúng ta chỉ sợ nhân dân mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước, chế độ ta.”

Chữ “chúng ta” ông Sang dùng là để trao đổi với các phe cánh trong đảng cầm quyền.

Đại Hội 12 cận kề, thực tế cho thấy các phe cánh chưa thể thu xếp lại quyền lực và quyền lợi.

Họ cũng chưa thể thống nhất quan điểm và phương cách giải quyết nhiều vấn đề cả đối nội lẫn đối ngọai.

Vì thế họ mới tố nhau phe lợi ích, phe bảo thủ, hay tự xưng phe cải cách, nhưng các phe đều cùng chung mục đích là bảo vệ độc quyền đảng trị và chống lại diễn biến hòa bình.

Ngày 16 tháng 8 vừa qua, ông Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc nhở Lực lượng công an:

“Các thế lực thù địch, phản động chưa hề từ bỏ âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam; ráo riết thực hiện diễn biến hòa bình, triệt để lợi dụng xu thế toàn cầu hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế để tác động, chuyển hóa nội bộ, hỗ trợ, kích động chống phá nhằm gây mất ổn định chính trị, xã hội.”

Những tuyên bố, những nghị quyết, những bài báo, những tài liệu chống diễn biến hòa bình, cho thấy đây chính là nỗi quan tâm hàng đầu của những người cầm quyền Việt Nam.

Nhưng đó cũng là dấu hiệu cho thấy đa nguyên chính trị có cơ hội bộc phát từ bên trong Đảng Cộng sản và có thể sẽ dẫn đến thay đổi thể chế chính trị một cách hòa bình.
Phát triển xã hội đa nguyên

Càng ngày Đảng Cộng sản càng mất dần khả năng kiểm sóat các tổ chức dân sự, gồm cả các tổ chức do đảng lập ra, các tổ chức bị bắt buộc tham gia Mặt Trận Tổ Quốc và tổ chức dân sự độc lập.

"Khi thể chế nhất nguyên còn tồn tại, các tổ chức chính trị, các tổ chức dân sự độc lập không thể xem là tổ chức hay lực lượng đối lập"

Các tổ chức dân sự độc lập là các tổ chức đang đấu tranh để giành lại những quyền tự do, như quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do báo chí, quyền tự do nghiệp đoàn, quyền tự do chính trị… những quyền cơ bản được Quốc Tế công nhận.

Các tổ chức dân sự độc lập khác với các đảng chính trị có mục đích rõ ràng là đấu tranh giành quyền lực với đảng cầm quyền cộng sản.

Khi thể chế nhất nguyên còn tồn tại, các tổ chức chính trị, các tổ chức dân sự độc lập chỉ là những tổ chức đấu tranh chính trị, không thể xem là tổ chức hay lực lượng đối lập.

Các tổ chức đấu tranh chính trị đang đóng góp xây dựng ý thức dân chủ cho xã hội cũng như sẽ vận động xã hội tham gia các sinh họat chính trị, tham gia bầu cử, tham gia ứng cử khi thể chế đa nguyên đa đảng đã được hình thành.

Nếu ý thức dân chủ của xã hội chưa đầy đủ, thể chế nhất nguyên cộng sản có thể sẽ được thay bằng một thể chế nhất nguyên độc tài khác.

Vì thế vai trò của các tổ chức đấu tranh chính trị vô cùng quan trọng.

Nói tóm lại đa nguyên chính trị là khởi đầu và cũng là nền tảng cho tự do dân chủ.

Nguyễn Quang Duy  
Gửi tới BBC từ Úc

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Quang Duy từ Canberra, Úc. Mời quý vị xem thêm 'Bấm Chủ nghĩa xã hội thực sự là gì' của ông Trần Xuân Bách.
(BBC)

Trịnh Hữu Long - Sự minh bạch và độc lập của các hội đoàn dân sự

Vụ Hội Nhà Báo Độc Lập đặt ra mấy vấn đề đáng suy nghĩ:

Về sự minh bạch

Một số người đòi hỏi Ban lãnh đạo Hội phải công khai những ai đã biểu quyết thông qua Thông báo số 5 về Facebook VNTB và ông Ngô Nhật Đăng. Lập luận của họ là hoạt động của Hội phải minh bạch. Điều này chỉ hợp lý nếu những người đòi hỏi là thành viên của Hội và Hội có quy chế minh bạch trong những vấn đề như thế này. Nếu là người ngoài thì việc đòi hỏi Hội phải minh bạch là không hợp lý.

Một số người khác đòi hỏi tờ Việt Nam Thời báo phải công khai tác giả Liên Sơn là ai, cũng vẫn với lý do "cần sự minh bạch", "phê phán người khác thì phải công khai tên tuổi". Đòi hỏi này là dễ hiểu, nhưng không hợp lý. Danh tính của tác giả bài báo là việc của tòa báo với tác giả chứ không phải là của độc giả. Tòa báo có quyền giữ bí mật danh tính tác giả, đôi khi còn để bảo vệ tác giả khỏi sự tấn công từ chính quyền và từ chính độc giả. Tác giả cũng có quyền thỏa thuận với tòa báo về việc giữ bí mật danh tính thì họ mới gửi bài.

Giới hạn của sự minh bạch dừng lại ở cái gọi là "sự liên quan". Nếu anh không liên quan đến vụ việc thì anh không có quyền đòi hỏi người khác phải minh bạch.

Có sự khác nhau giữa sự minh bạch của nhà nước và sự minh bạch của một tổ chức dân sự hay doanh nghiệp tư nhân. Lấy tiêu chí minh bạch của nhà nước để đòi hỏi tổ chức dân sự, doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện thì không hợp lý.

Về sự độc lập

Khi lập các các hội đoàn lấy tên có đuôi là "độc lập", có lẽ những người sáng lập muốn nói rằng chúng tôi tự lập ra hội đoàn này, chứ không phải nhà nước lập ra như các hội đoàn "quốc doanh" khác. Hàm ý thực sự của họ là "phi nhà nước", chứ không phải "độc lập".

Từ "độc lập" có nhiều lớp nghĩa. Ngay cả khi anh là "phi nhà nước", anh vẫn có thể độc lập hoặc không độc lập. Ví dụ khi anh tự đặt mình dưới sự quản lý của một cái hội nào đó lớn hơn, anh đã từ bỏ bớt sự độc lập của mình, mặc dù anh vẫn không liên quan gì đến nhà nước.

Việc sử dụng cái đuôi "độc lập" tạo ra những cuộc tranh cãi không đáng có. Một số người cho rằng độc lập là không được liên quan đến nhà nước, đảng phái hay nhóm lợi ích nào. Điều này vô hình chung hạn chế hoạt động của các hội đoàn, vì về bản chất hoạt động của xã hội dân sự là sự hợp tác tự nguyện dựa trên phương pháp chính là thuyết phục thông qua đối thoại để đạt được sứ mệnh mà nó đặt ra mà không có sự hạn chế nào về đối tác.

Tự gọi mình là độc lập thực ra là tự hạn chế mình, vì làm gì có ai độc lập trên đời. Khi nói đến sự độc lập, người ta phải đặt nó vào một mối quan hệ cụ thể, tức là độc lập với cái gì.

Tổ chức Human Rights Watch có thể độc lập về tài chính với chính phủ Mỹ, nhưng nó không độc lập với tỷ phú George Soros, vì họ đã nhận 100 triệu đô tiền tài trợ của ông này và đương nhiên trong hợp đồng tài trợ của họ có những sự ràng buộc nhất định.

Freedom House có thể độc lập về tài chính với rất nhiều chính phủ nhưng nó vẫn nhận tiền tài trợ từ chính phủ Mỹ. Sự độc lập của Freedom House là ở chỗ, tuy nhận tiền từ chính phủ Mỹ, nó vẫn là một trong những kẻ phê phán chính phủ Mỹ một cách rất quyết liệt.

Nếu ai cũng giữ sự độc lập tuyệt đối thì đã không sinh ra cái gọi là xã hội dân sự, là cái xã hội mà người ta phải hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề xã hội. Vậy nên hãy cứ là một tổ chức dân sự bình thường, làm việc cần làm, hợp tác với đối tác có thể hợp tác, đạt được cái mình muốn và bỏ qua một bên mối bận tâm về sự độc lập.

Mai sau sẽ có những hội đoàn dân sự từng có cái đuôi "độc lập" nhận tiền tài trợ từ chính phủ Việt Nam, ngồi họp với chính phủ Việt Nam. Đó là việc bình thường và là tương lai có thể biết trước.

------
Tác giả bài này không liên quan gì đến Hội Nhà Báo Độc Lập cũng như những người đang đòi hỏi nó phải minh bạch, nên không có quyền đòi hỏi Hội và hay những người chỉ trích phải làm gì. Chỉ đơn giản là góp tiếng nói thảo luận trên tinh thần xây dựng về vấn đề xây dựng các hội đoàn dân sự. Bài này chưa nói đến những giới hạn cụ thể của sự minh bạch, ví dụ quan hệ giữa sự minh bạch và an ninh quốc gia.
  Trịnh Hữu Long
(Blog Đoan Trang)

Nhiều Cựu Quan Chức Trung Quốc Không Được Tham Dự Lễ Kỉ Niệm Sinh Nhật Đặng Tiểu Bình

yuanlao_at_deng-110-676x450
Con trai và con gái của các cựu quan chức Đảng, trong đó có thượng tướng Lưu Nguyên (mặc áo ngắn tay), tham dự lễ mít tinh kỷ niệm 110 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Đặng Tiểu Bình vào ngày 20 tháng 8 vừa qua. Tuy nhiên, một số quan chức cấp cao đã về hưu, như Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân, đã vắng mặt trong buổi lễ này. (Ảnh chụp màn hình từ CCTV).
Người Trung Quốc dành từ “yuanlao” (nguyên lão) để gọi những vị lãnh đạo Đảng dù đã về hưu những vẫn còn sức ảnh hưởng đến nền chính trị đương thời. Ngay từ thế hệ lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), mỗi phe cánh lãnh đạo đều không muốn những người kế nhiệm làm lu mờ vai trò của mình.

Các vị lãnh đạo đã về hưu thường vẫn xuất hiện tại những sự kiện lớn của Đảng. Nhưng trong lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đặng Tiểu Bình – một sự kiện lớn được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 vừa qua – tất cả những cựu quan chức tối cao này đều vắng mặt. Điều này đã thu hút sự chú ý của công chúng. Các nhà phân tích về ĐCSTQ đặt câu hỏi: liệu có phải kỷ nguyên của các “nguyên lão” đã đến hồi kết thúc?

Đặng Tiểu Bình sinh ngày 22 tháng 8 năm 1904. Một cuộc hội thảo chuyên đề về cuộc đời của ông được tổ chức tại Hội trường Nhân dân tại Bắc Kinh vào ngày 20 tháng 8 vừa qua. Hội nghị diễn ra sớm hai ngày do Tổng Bí thư Tập Cận Bình sẽ đến Mông Cổ vào ngày 21-22 tháng 8.

Ngoài chủ tịch Tập còn có sự tham gia của các thành viên trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, các thành viên trong Ủy ban Quân đội Trung ương, và các quan chức cấp cao trong hai cơ chế quản lý phụ trợ của Đảng là Quốc hội Nhân dân Quốc gia và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.

Tất cả năm người con trai và con gái của ông Đặng đều tham dự, cũng như con trai của cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ là thượng tướng Lưu Nguyên, và con trai của cựu Tổng Thư ký Đảng Hồ Diệu Bang là Hồ Đức Bình (Hu Deping). La Dongjin, con trai của cựu Nguyên soái La Vinh Hoàn cũng có mặt.

Cũng như ông Tập, họ đều là con cháu của thế hệ sáng lập ĐCSTQ. Sự tham dự của họ góp phần củng cố lại niềm tự hào về nguồn gốc của Đảng, đồng thời nhắc nhở công chúng rằng họ chính là tầng lớp kế thừa những nhà sáng lập trước đó.

Bên cạnh đó, sự góp mặt của ông Hồ Đức Bình cho thấy sự khôi phục lại tư cách chính trị không chính thức của Tập Cận Bình dành cho ông Hồ Diệu Bang. Vị lãnh đạo Đảng có tư tưởng cải cách này đã bị Đặng Tiểu Bình buộc phải từ chức, và sau đó đã chết trong khi bị quản thúc tại gia.

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy kỷ nguyên của các nguyên lão đã đến hồi kết xảy ra trong quá trình chuyển giao quyền lực từ Hồ Cẩm Đào đến Tập Cận Bình giai đoạn cuối 2012 – đầu 2013.

Trong suốt Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 18 hồi tháng 11 năm 2012, không chỉ chuyển giao vị trí Tổng Bí Thư Đảng, ông Hồ cũng xin từ chức vị trí Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương.

Trước đó đã có hai trường hợp các vị lãnh đạo cấp cao – đầu tiên là Đặng Tiểu Bình, và sau đó là Giang Trạch Dân – vẫn giữ vị trí đứng đầu Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương (CMC) sau khi từ bỏ chức vụ tổng bí thư.

Ông Giang Trạch Dân đã bàn giao quyền lãnh đạo Đảng cho Hồ Cẩm Đào cuối năm 2002, nhưng vẫn giữ vị trí thư ký CMC vào năm 2004. Và thậm chí cho đến khi ông từ chức, ông vẫn duy trì văn phòng trong CMC, và vẫn chủ trì các cuộc mít tinh với các tướng lĩnh quân sự.

Những năm đầu, quyền lực của Giang Trạch Dân bị lu mờ trước các chính sách của Đặng Tiểu Bình, nhưng khi đến thời Hồ Cẩm Đào, ông Hồ đã gặp rất nhiều khó khăn để thoát khỏi các nhân vật chính trị, các quyết định chính sách, và cấu trúc chính phủ mà ông Giang đã thiết lập.

Một ví dụ nổi tiếng về sự can thiệp của ông Giang là khi ông xuất hiện ngay bên cạnh ông Hồ Cẩm Đào trong Thế vận hội Olympics Bắc Kinh năm 2008. Theo chế độ Cộng sản Trung Quốc, thứ tự xuất hiện trong ảnh phải tuân theo thứ tự về quyền lực. Và tính đến năm 2008, ông Giang đã không còn giữ vị trí chính thức nào được 4 năm.

Nhưng điều này đã thay đổi kể từ khi ông Hồ đột ngột từ chức cuối năm 2012. Nhiều lời đồn đại cho rằng ông Hồ đã viết một lá thư gửi đến các nhà lãnh đạo cấp cao, vì vậy không nghi ngờ rằng ông Giang cũng từng đọc lá thư này, trong thư tuyên bố rằng ông Hồ hy vọng sự từ chức của mình sẽ chấm dứt kỷ nguyên quyền lực của các vị lãnh đạo đã nghỉ hưu nhưng vẫn can thiệp sâu vào nền chính trị.

Ôn Gia Bảo, thủ tướng Trung Quốc trong thời Hồ Cẩm Đào, cũng đặt dấu chấm dứt khoát khi rời quyền lực: vào ngày 7 tháng 3 năm 2013, ngày chuyển giao chính phủ, bức ảnh văn phòng ông Ôn trên Tân Hoa Xã đã không còn hình ảnh những cuốn sách và tài liệu như trước kia. Đây là một dấu hiệu cho thấy ông Ôn đã hoàn toàn rút lui khỏi chính trị.

Quyết định của ông Hồ và ông Ôn đã dẫn đến việc Giang Trạch Dân buộc phải rời khỏi văn phòng mà ông vẫn cố duy trì ở Trung Nam Hải, trong vị trí lãnh đạo Đảng, và tại ủy ban quân sự.

Như vẫn chưa đủ, ông Tập Cận Bình trong thời gian dài vẫn nói về “phong cách làm việc” – một biệt ngữ của Đảng để chỉ về hành vi của cá nhân và quan chức. Trong đó có quy định các nguyên tắc khác nhau nhằm vào những lãnh đạo đã nghỉ hưu nhằm hạn chế quyền lực chính trị của họ.

Dấu chấm cuối cùng của kỷ nguyên quyền lực có lẽ vẫn chưa đến, nhưng chiến dịch bắt giữ những cận thần của cựu chủ tịch Giang – ví dụ như Từ Tài Hậu trong quân đội, Chu Vĩnh Khang trong bộ máy an ninh – đã cho thấy ông Tập đang ngày càng nắm chặt đòn bẩy quyền lực để loại trừ thế hệ lãnh đạo trong hàng ngũ Đảng trước đây.
Matthew Robertson, Epoch Times và Fang Xiao, Epoch Times
Phối hơp nghiên cứu bởi Frank Fang.
   (Đại Kỷ Nguyên)

Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động du lịch đến quần đảo Hoàng Sa

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình.
Ngày 4/9/2014, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc khai trương tuyến du lịch biển khởi hành từ thành phố Tam Á (thuộc tỉnh Hải Nam) đến quần đảo Hoàng Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:

“Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa. Việc Trung Quốc khai thác du lịch ở khu vực này là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc cũng như tinh thần Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông và khu vực.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái này”

B.C
(Thế Giới Việt Nam)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét