Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

TPP và Vũ Khí Sát Thương

  • McCain nhắc nhở VN về dân chủ (BBC) - Thượng nghị sỹ Mỹ nhắc lại thông điệp dân chủ của Thủ tướng Dũng để yêu cầu Việt Nam cải thiện nhân quyền.
  • Tại sao Đảng viên không tin Trung Quốc? (RFA) - Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có chung nền tảng tư tưởng là ý thức hệ Cộng sản. Gần đây một số đảng viên Đảng CSVN đã không tin tưởng và yêu cầu lãnh đạo Đảng CSVN từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng để thoát khỏi Trung Quốc.
  • Mỹ tự nhận thúc đẩy « thành công » hồ sơ Biển Đông tại Hội nghị ASEAN (RFI) - Ngoại trưởng Vương Nghị vào hôm nay, 11/08/2014 đã phản ứng gay gắt trước đề nghị« đóng băng» các hành vi khiêu khích tại Biển Đông đã được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thúc đẩy tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa kết thúc hôm qua. Phải chăng đây là một biểu hiện tức tối khi thấy Trung Quốc bị lép vế trên vấn đề Biển Đông ?
  • Mỹ và Úc tiến tới hợp tác quân sự chặt chẽ (RFI) - Tăng cường hợp tác sẽ là chủ đề chính trong cuộc gặp cấp caoÚc– Mỹ, diễn ra vào ngày mai, 12/08/2014, tại Sydney và giới phân tích nhận định, động thái này có thể dẫn đến việc gia tăng sự hiện quân sự của Mỹ tạiÚc.
  • Vu Lan và Tự Tứ Tăng thời bây giờ (RFA) - Song hành với lễ Vu Lan Báo Hiếu, Rằm tháng Bảy còn là lễ Tự Tứ Tăng, và nếu xét về thời gian xuất hiện, lễ Tự Tứ Tăng xuất hiện trước Vu Lan Báo Hiếu, thời Đức Phật Thích Ca tại thế
  • Mỹ đi lại được mời về? (BBC) - Nhiều nước muốn Mỹ đừng can thiệp nhưng sau đó lại trông đợi Hoa Kỳ ra tay ở vai trò 'cảnh sát quốc tế'.
  • Bình Nhưỡng sắp ra báo cáo về cuộc sống « rạng rỡ » của người dân (RFI) - Nhằm phản bác kết quả một cuộc điều tra của Liên Hợp Quốc, nêu bật thảm cảnh mà người dân Bắc Triều Tiên phải gánh chịu, chế độ Bình Nhưỡng đang chuẩn bị đòn phản công. Theo hãng thông tấn chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA vào hôm nay, 11/08/2014, sắp tới đây, nước này sẽ cho công bố một bản báo cáo về cuộc sống« rạng rỡ» của dân chúng Bắc Triều Tiên và tình hình nhân quyền trong nước.
  • Iraq thay Thủ tướng (BBC) - Tổng thống Iraq yêu cầu phó chủ tịch quốc hội lập chính phủ, nhưng Nouri Maliki vẫn muốn tiếp tục làm thủ tướng.
  • Mỹ phải trở lại vũng lầy Irak (RFI) - Chiến sự tại Irak đột nhiên sôi động trở lại, buộc Mỹ và phương Tây phải can thiệp. Le Monde hôm nay 11/08/2014 đã dành ảnh lớn trang nhất cho chiếc hàng không mẫu hạm George H-W Bush, với máy bay cất cánh đi oanh kích Lực lượng thánh chiến Nhà nuớc Hồi giáo (EI), với bên trên câu nói củaông Obama :« Sẽ không để hình thành một vương quốc Hồi giáo ở Syria và Irak». Ở trang sự kiện bên trong, Le Monde nhìn thấy :« Barack Obama trở lại vũng lầy Irak».
  • Tổng thống Irak chỉ định thủ tướng mới (RFI) -  Sau nhiều tuần lễ thương lượng gai go nhưng không thuyết phục được thủ tướng mãn nhiệm Maliki từ chức, tổng thống Irak đã bổ nhiệm một nhân vật khác cũng trong hệ phái Shi-A là tiến sĩ kỹ sư Hader al Abadi làm thủ tướng. Ngày hôm qua, trong một cuộc đấu sức sau cùng, thủ tướng mãn nhiệm huy động lực lượng đặc biệt trấn đóng các yếu điểm tại thủ đô gây phản ứng hoang mang trong dân chúng.
  • 'Chúng tôi không muốn bỏ con' (BBC) - Cặp vợ chồng Australia bác bỏ cáo buộc bỏ rơi đứa con bị bệnh Down's cho người đẻ thuê ở Thái Lan và nói sẽ đòi con lại.
  • Xung đột Gaza gây tranh cãi trong các sao điện ảnh tại Hollywood (RFI) -  Nam tài tử Javier Bardem và nữ minh tinh Penelope Cruz vừa làm khuấy động Hollywood khi công khai cho biết lập trường của họ trên cuộc xung đột Israel-Palestine. Hai người đặc biệt bị một số nhân vật điện ảnh khác đả kích, đặc biệt là thu hút những lời chỉ trích từ nam diễn viên Jon Voight, người cha của ngôi sao Angelina Jolie, và một nhà sản xuất phim có uy thế tại kinh đô điện ảnh.
  • Quân đội Ukraina chuẩn bị tấn công « giải phóng » Donetsk (RFI) - Từ nhiều tuần lễ nay, hai thành trì cuối cùng của lực lượng ly khai thân Nga tại miền Đông Ukraina là Lugansk và nhất là Donetsk đã phải chịu một cuộc tấn công trên quy mô lớn của quân chính phủ. Quân đội Ukraina vào hôm nay, 11/08/2014, cho biết đang chuẩn bị cho giai đoạn tối hậu trong chiến dịch tái chiếm Donetsk, lãnh địa của lực lượng ly khai.
  • Trung Quốc y án tù ba nhà tranh đấu chống tham nhũng (RFI) - Luật sư của ba nhà tranh đấu chống tham nhũng, thành viên Phong trào công dân mới (Tân công dân vận động), hôm nay, 11/08/2014, cho biết, các thân chủ củaông đã bị tòa phúc thẩm tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, yán tù giam dài hạn.
  • Bắc Kinh chỉ đạo tuyên truyền cứu hộ động đất để đánh bóng lãnh đạo (RFI) - Phóng sự cứu hộ động đất tại Vân Nam trên đài truyền hình nhà nước Trung Quốc được chỉ đạo định hướng từ Bắc Kinh. Một phóng viên truyền hình Trung Quốc tiết lộ với AFP đã bỏ qua các hình ảnh« tiêu cực» như xác chết của hàng trăm nạn nhân để tập trung nêu cao hình ảnh« anh hùng» của lãnh đạo chính trị Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, lần đầu tiên đối diện với thiên tai.
  • Biển Đông : Trung Quốc đả kích đề nghị « đóng băng » của Mỹ (RFI) -  Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi loạt hội nghị ngoại trưởng của khối ASEAN tại Miến Điện kết thúc, Bắc Kinh vào hôm nay 11/08/2014, đã cực lực bác bỏ đề nghị của Washington yêu cầu các bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đình chỉ mọi hoạt động khiêu khích. Trung Quốc còn đồng thời tố cáo Mỹ cố tình kích động căng thẳng trong khu vực.
  • WHO cảnh báo toàn cầu về dịch Ebola (RFA) - Trong một diễn tiến mới, Tổ chức y tế thế giới WHO hôm 8 tháng 8 đã tuyên bố Ebola là dịch bệnh và kêu gọi các nước trên thế giới đề cao cảnh giác phòng ngừa dịch bệnh vì nguy cơ lây lan rộng của bệnh.
  • ASEAN và tham vọng của Trung Quốc trên biển Đông (RFA) - Các diễn tiến giữa khối ASEAN và các nước đối tác tại một loạt những cuộc gặp gỡ ở thủ độ Naypyitaw, Miến Điện trong ba ngày 8,9 và 10 tháng 8 vừa qua có ý nghĩa gì đối với tình hình trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng.
  • ASEAN giúp được gì cho Việt Nam về chủ quyền lãnh thổ? (RFA) - Tại Hội nghị Ngoại trưởng khối 10 nước ASEAN lần thứ 47-AMM47, diễn đàn khu vực và quốc tế này Việt Nam đã nổ lực đấu tranh để bảo vệ chủ quyền trước những hành động lấn lướt của Trung Quốc được đánh giá ra sao?
  • Chiều nay, tôi nghe những tàn phai (RFA) - Ngót ba mươi năm, sân khấu không còn đọng trong trí nhớ của tôi. Để tìm chút thư giãn, giữa những bài viết chính trị khô không khốc, youtube trở thành người bạn, gởi lại những tiếng vọng êm đềm và bãng lãng.
  • Mỹ sẽ theo dõi tình hình ở biển Đông (VOA) - Hoa Kỳ cho biết sẽ theo dõi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đang trong tình trạng tranh chấp ở biển Đông để đánh giá liệu có những bước xuống thang nào được thực hiện trong vụ tranh chấp lãnh thổ hay không.
  • Nigeria xác nhận 10 ca nhiễm Ebola (VOA) - Bộ Y Tế Nigeria cho hay họ vừa xác nhận thêm một ca nhiễm Ebola mới tại Lagos, nâng tổng số những người bị nhiễm virus này tại Nigeria lên 10 người.
  • Mỹ sẽ giám sát Biển Đông (VOA) - Giới chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay Mỹ sẽ giám sát các hành động ở Biển Đông để theo dõi xem các bước giảm căng thẳng có được thực hiện hay không
  • Mục tiêu cuối cùng nào của TQ ở Biển Đông? (BaoMoi) - Nếu hành xử của Bắc Kinh khiến láng giềng phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ Washington thì điều đó chỉ gây rắc rối cho TQ khi tự họ đẩy mình vào thế cô lập trong khu vực và đối đầu trực tiếp với Mỹ.
  • Kinh tế miền Trung: Biển và còn gì nữa? (BaoMoi) - Nhắc đến miền Trung, nhiều người nghĩ trước tiên đến biển. Nhưng ngoài biển và du lịch, các tỉnh thành miền Trung còn có những gì hấp dẫn nhà đầu tư...
  • Báo TQ bôi nhọ Mỹ can thiệp thô bạo vào Biển Đông (BaoMoi) - Tại diễn đàn khu vực ASEAN, Philippines đề xuất kế hoạch 3 bước, trong đó nhấn mạnh việc ngay lập tức ngưng các hoạt động khiêu khích. Mỹ cũng tán thành đề xuất này nhưng báo Trung Quốc cho rằng "Mỹ can thiệp thô bạo vào biển Đông".
  • Mỹ tuyên bố theo sát tình hình biển Đông (BaoMoi) - (NLĐO) - Một quan chức ngoại giao Mỹ hôm 11-8 tuyên bố Washington sẽ giám sát các hành động trên biển Đông để xem liệu các nước có thực hiện “những bước xuống thang căng thẳng” hay không.
  • Hoa Kỳ nỗ lực làm dịu căng thẳng Biển Đông (BaoMoi) - PNO - Trung Quốc đã chống lại nỗ lực của Mỹ muốn kiềm chế hành động quyết đoán của Bắc Kinh ở Biển Đông trong bối cảnh các quốc gia ASEAN đang tập trung vào Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông (DOC) và Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC).
  • Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 21 ra Tuyên bố Chủ tịch (BaoMoi) - Phóng viên TTXVN đưa tin từ Nay Pyi Taw (Myanmar) cho biết ngày 10/8, các Bộ trưởng Ngoại giao và đại diện các nước tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 21 (ARF 21) đã ra Tuyên bố Chủ tịch về các kết quả thảo luận của hội nghị.
  • Mỹ tăng quân ở Úc để giám sát biển Đông (BaoMoi) - Mỹ sẽ có các hoạt động giám sát biển Đông, để xem các “bước hạ nhiệt” có được thực hiện hay không, sau khi Trung Quốc phản đối Mỹ đòi Bắc Kinh phải chấm dứt các hoạt động hung hăng trên vùng biển tranh chấp này.
  • Ngoại trưởng Mỹ: Có thể có tiến bộ trong vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - Ngày 10/8, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ hài lòng về ngôn từ tích cực được sử dụng trong Thông cáo chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM-47) như là kết quả của tiến trình thảo luận về ý tưởng giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông thông qua cách thức hòa bình và cẩn trọng.

TPP và Vũ Khí Sát Thương

Giới quan sát chính trị Việt Nam lại xôn xao khi liên tục các ông Bob Corker (thành viên thâm niên ủy ban đối ngoại), John McCain (thành viên ủy ban quân vụ- đối ngoại) và Sheldon Whitehouse

(thành viên các ủy ban tư pháp, ngân sách, kinh tế, lao động tiền lương, môi trường và công chính ) là các quan chức Quốc Hội Mỹ đến Việt Nam. Theo công bố chính thức của hai nước, sứ mệnh của các ông này là xúc tiến TPP, dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương, đối thoại nhân quyền và thương mại.

Dư luận đang có một giả thuyết ầm ĩ rằng “nhóm bảo thủ trong đảng (đứng đầu là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng) và Mỹ đã âm thầm bắt tay nhau và hai bên đã loại bỏ vai trò của nhóm cải cách (đứng đầu là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) trong cuộc chơi này. Việc McCain qua Việt Nam là “ khả năng là theo lời mời của ông Phạm Quang Nghị, đáp lễ lại việc ông Nghị đại diện cho nhóm bảo thủ sang Mỹ vào tuần cuối tháng 7/2014 vừa qua” (*)
“Mỹ sẽ ủng hộ khi và chỉ khi bạn tự mình đứng lên”

Theo tôi, nhận định rằng nhóm bảo thủ trong Đàng CSVN và Mỹ đã đạt được một niềm tin nào đó để từ đó bắt tay nhau nhằm loại bỏ vai trò của nhóm cải cách là thiếu cơ sở xác đáng. Thế mà nó được đảng và dư luận thổi bùng lên một cách ồn ào chỉ qua mỗi 1 việc là nhóm bảo thủ cử ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ và có những phát biểu rất chung chung.

Muốn hiểu việc vì sao các quan chức Mỹ qua Việt Nam hôm nay thì phải xét đến cách làm việc và quy trình hành động của Mỹ. Ở một đất nước dân chủ pháp trị minh bạch như Mỹ, khó có khả năng chiến lược đối ngoại lại có thể thay đổi dựa trên chuyến thăm, làm việc đột xuất ngoài nghị trình của một nhân vật “chưa có quyền quyết định trong chính sách lãnh đạo” như ông Phạm Quang Nghị

Cần chú ý là chiến lược xoay trục của Mỹ sang Châu Á, Thái Bình Dương là một chiến lược lớn và được cài đặt từ lâu trong quá khứ. Với Việt Nam-Mỹ, nó bắt đầu từ khi thủ tướng Võ Văn Kiệt vận động cho chương trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ sau cú “thoát hiểm” thập niên 1990.

Chuyện ông Võ Văn Kiệt, người “được coi là thân Mỹ và phương tây” ngồi vững ở ghế thủ tướng cũng khá ly kỳ sau một kế hoạch thanh trừng của phe bảo thủ. Một số quan chức am hiểu nội tình và có từng có vị trí cao trong đảng cộng sản Việt Nam đều “xì xào” là Nguyễn Hà Phan, một nhân vật mà phe bảo thủ đưa lên để thay Ông Kiệt “bị cháy” là do Mỹ đứng sau. Tôi nghe được từ họ là Mỹ đã âm thầm tung ra tài liệu “ khai báo phản đảng, phản tổ quốc khi bị bắt” của ông Hà Phan làm ông Phan thất thế. Không biết chuyện trên đúng hay sai, nhưng “vụ án khai trừ Hà Phan phản bội” và BCH TW Đảng năm 1996 vẫn bỏ phiếu cho ông Kiệt tiếp tục làm thủ tướng là chuyện ai cũng nhớ

Trong tư thế có một nhóm trong đảng “tự đứng lên kêu gọi cải cách và hướng về mình”, dĩ nhiên Mỹ “chừa ghế” cho Việt Nam trong chiến lược Châu Á- TBD là tất yếu. Chúng ta hãy luôn nhớ rằng “Mỹ chỉ ủng hộ bất kỳ ai khi và chỉ khi họ tự đứng lên”. Thủ tướng VN thời kỳ 1990 đã tự đứng dậy thì Mỹ ủng hộ.

Sau đó, các đời thủ tướng Việt Nam tiếp theo đều theo con đường ông Kiệt vạch ra và đi hội kiến tổng thống Mỹ. Phan Văn Khải đi Mỹ năm 2005 và Nguyễn Tấn Dũng năm 2006. Ngược lại, các đời tổng thổng Mỹ từ ông Bill Clinton đến nay đều sang Việt Nam. Tất cả những động thái này để làm gì nếu không phải là việc duy trì hậu thuẫn nhau và giữ gìn đường lối hợp tác của nhóm cải cách với Mỹ nhằm dần dần lái con thuyền VN hướng về Mỹ hơn ?

Tôi cho rằng các mốc son trong quan hệ Mỹ-Việt như bình thường hóa quan hệ, hiệp định thương mại Mỹ-Việt, phát triển hạt nhân và TPP, dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương… là những bước đi quan trọng mang tính kế thừa qua các thời kỳ của chính phủ hai bên nhằm giúp VN cải cách. Nó là mối dây xuyên suốt, chứ không phải tự nhiên hôm nay phát sinh ra việc mấy ông thượng nghị sĩ đến VN “theo lời mời và đáp lễ ông Nghị”. Nếu không có các bước đi mang tính “phá núi mở đường” của nhóm cải cách thì ở đâu ra có mấy việc này?.

Nếu ông Võ Văn Kiệt không tự đứng lên và các đời thủ tướng Việt Nam không cố gắng giữ thế đứng trong sự kiềm chế và tìm cách thanh trừng của nhóm bảo thủ và Trung Cộng thì chẳng có Mỹ nào tác động và ủng hộ. Hình như những người đang lý luận rằng “Mỹ và nhóm bảo thủ đang bắt tay nhau, bỏ qua nhóm cải cách” đã quên đi phương châm nhất quán này của Mỹ chăng ? Hà cớ gì Mỹ bỏ qua một “đồng minh cải cách” đã chủ động bắt tay và kiên trì cùng mình trong 19 năm nay và đi bắt tay với một “đồng minh bảo thủ”, lại còn đã từng tìm cách thanh trừng nhóm kia? (HNTW 6 năm 2012)

Trong mấy năm qua, người ta đồn đoán rằng vị trí chủ tịch nước đang tìm cách phá bỏ kế hoạch cải cách chính trị của nhóm thủ tướng thì tôi e rằng cũng không đúng. Trong bang giao Mỹ-Việt, có vẻ hai chức danh Thủ tướng và Chủ tịch nước là đồng minh của nhau thì có cơ sở hơn, khi mà hai đời chủ tịch nước VN là ông Nguyễn Minh Triết và ông Trương Tấn Sang đều sang Mỹ. Rõ nhất là việc ông Trương Tấn Sang, trước khi ông Nghị đi Mỹ, đã chủ động nêu ra vấn đề “Việt Nam cần vũ khí sát thương của Mỹ”. Với Trung Quốc, những điều khoản mà ông Sang ký kết với Tập Cận Bình năm 2013 được giới quan sát chính trị ghi nhận là “tích cực hơn” các điều khoản mà VN-TQ đã ký năm 2011 trong chuyến sang Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng..

“Mỹ bàn việc với ai hiện nay?”

Xét trong bối cảnh quan hệ Việt-Mỹ như thế mới rõ vì sao các Thượng Nghị Sĩ Mỹ qua Việt Nam lúc này. Vai trò của Quốc Hội Mỹ và các uỷ ban trực thuộc trong những việc liên hệ đến các vấn đề mà Mỹ đang hướng đến là họ thường giúp chính phủ ở phần mở đầu để chính sách đối ngoại của Mỹ được tốt đẹp. Quốc Hội Mỹ nắm ngân sách và thông qua các hiệp ước như hiến pháp đã định do đó sự can dự của họ là để tạo dễ dàng cho chính phủ Mỹ, giúp cho chính sách đối ngoại của Mỹ có tính nhất quán của quốc gia. (Quốc Hội Việt Nam nên học hỏi điều này)

Đại sứ Mỹ David Shear, trong cuộc gặp mặt cuối cùng với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước khi ông J.McCain qua VN, đã công bố ra một thông điệp, đó là “đã đến lúc ủng hộ Việt Nam vào TPP và dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương”. Ý kiến của ông đại sứ là quan trọng, nên thành viên ủy ban đối ngoại Bob Corker sang Việt Nam để khởi động cho sự tham gia của Quốc Hội Mỹ vào vấn đề gia tăng ủng hộ Việt Nam là bước khởi đầu tất yếu. Ở Việt Nam vài năm, ông Đại sứ hiểu nội tình và “diễn biến cuộc tranh chấp đảng quyền-chính quyền”, của “thân Tàu-thân Mỹ”, của “bảo thủ-cải cách” nhiều nhất. Lời ông Đại sứ Mỹ nói ra dĩ nhiên quan trọng với Mỹ hơn lời ông Nghị nói ở Mỹ. Vì nó phản ảnh nhận định về Việt Nam của người đại diện chính phủ Mỹ tại Việt Nam.

Việc nhóm chính phủ VN đang chỉ đạo khui ra những bê bối của phe đối lập (các đại án khởi tố mới đây mà tôi đã viết trong bài “cuộc chiến hậu giàn khoan”) sau khi không thuyết phục được nhau là một điều Mỹ dĩ nhiên thấy. Qua việc này, chứng tỏ quyết tâm cầm nắm quyền lực của nhóm cải cách (chính quyền) sau khi bị nhóm bảo thủ (đảng quyền) o ép (ngăn cản Phạm Bình Minh đi Mỹ và thay bằng Phạm Quang Nghị, cũng như chưa cho kiện Trung Quốc) là một tín hiệu để Mỹ xúc tiến nhanh lên bước đi của họ, là đúng theo tư duy của Mỹ lâu nay. Có một vụ “thú vị” nữa là “vụ án in tiền Polyme” thì tôi cũng sẽ nói sau, trong một bài viết khác gần đây, cũng có liên quan đến thế cục nội bộ đảng hôm nay, mà như chính phát ngôn nhân Việt Nam phải lên tiếng phản đối vì “ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của lãnh đạo Việt Nam”.

Thành thử ra, tôi e rằng nhận định ông McCain sang Việt Nam lần này “theo lời mời của ông Phạm Quang Nghị” và “đáp lễ ngoại giao” là thiếu cơ sở xác đáng. Bằng chứng là khi trả lời phỏng vấn, ông McCain không hề nói rằng “ông Nghị đã mời tôi sang đây” hay là đại loại như “chuyến đi của ông Nghị gặp tôi ở Mỹ vừa qua đã giúp thắt chặt quan hệ hai bên”.

Như tôi đã nhận định trong bài viết “Nước cờ xuất tướng của đảng”, việc ông Nghị đi Mỹ cũng cho thấy rằng đảng không thật sự “âm thầm xoay trục sang Mỹ” như dư luận đang bàn tán. Ông Nghị tuyên bố khi ở Mỹ “Đàm phán không được thì mời Trung Quốc cùng ra tòa”. Sau vụ giàn khoan, chính phủ và nhân dân Việt Nam cũng như giới quan sát chính trị quốc tế đến Việt Nam tham vấn đều nói “đây là lúc phài kiện ra tòa” thì ông Nghị lại nói như trên. Vậy phải chăng quan điểm của nhóm bảo thủ là “không nên kiện mà là đàm phán tiếp”? (dù thiệt hại toàn ở phía VN trong nhiều năm nay)

Thêm nữa, cũng chính trong chuyến đi Mỹ, ông Nghị vẫn nói “Trung Quốc đã giúp Việt Nam nhiều. Chúng tôi ý thức được tầm quan trọng của mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Chúng tôi muốn giải quyết tranh chấp trên biển Đông như đã giải quyết đường biên giới trên bộ, vịnh Bắc Bộ (nghĩa là: đàm phán song phương tiếp như trước). Cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng cùng chúng tôi đưa vụ việc ra tòa”. Thế nghĩa là nếu Trung Quốc chưa sẵn sàng thì Việt Nam sẽ đợi Trung Quốc và trong thời gian đó, VN-TQ tiếp tục đàm phán “song phương như biên giới và Vịnh Bắc Bộ”?

Cũng có một chi tiết đáng nhớ trong chuyến đi của ông Nghị. Ông Nghị tặng ông McCain tấm hình chụp bia kỷ niệm nơi máy bay của ông bị bắn rớt. Việc này đã tạo phản ứng mạnh mẽ trên mạng, đa số chê ông Nghị thiếu “tế nhị”. Và ngay lúc đó ông McCain đã phản ứng nhẹ bằng cách sửa sai ghi chú sai về ông trên tấm bia. Và điều đáng nói hơn là truyền thông Nga tung ra bài viết cho biết chính Nga đã bắn rơi máy bay của ông McCain. Những sự kiện “thiếu tế nhị” đó chắc khó thể làm “nồng ấm” thêm quan hệ Việt-Mỹ.

Dư luận cũng cần nhớ là về danh nghĩa, quan hệ hai đảng cộng sản Việt Nam-Trung Quốc vẫn là “quan hệ anh em” vì các động thái cần có phá vỡ quan hệ này chưa xày ra và đang bị kềm chế để “không xảy ra” (như việc kiện cáo và Đảng CSVN chưa ra nghị quyết riêng của đảng để lên án Trung Quốc), còn trong quan hệ Mỹ-Việt thì Tổng Bí Thư đã nói “quan hệ giữa VN-Mỹ là quan hệ hàng đầu”. “Quan hệ hàng đầu” và “quan hệ anh em”, quan hệ nào mạnh hơn ?.

Cũng rất rõ để thấy việc đảng và chính phủ đang kềm chế nhau trong đối ngoại với Mỹ. Trong khi ông Nghị và chính Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đều đang ra sức tuyên truyền rằng Đảng CSVN đang “quan hệ với Mỹ theo kênh đảng hai bên” thì thực tế cho thấy ngược lại. Nội dung các quan chức Mỹ bàn với các lãnh đạo đảng chỉ là chung chung, “uh thì chúng ta sẽ hợp tác hơn” mà không có cái gì cụ thể, rành mạch (mang tính xã giao). Còn phía chính phủ, các thượng nghị sĩ Mỹ đều gặp và bàn rất rõ các vấn đề (TPP, dỡ bỏ cấm vận vũ khí, Mỹ giúp bảo vệ Việt Nam, nhân quyền, hợp tác chính trị, anh làm cái này xong thì tôi đưa cái kia, dần dần tiến lên). Như vậy tôi e rằng đã rõ là Mỹ đang chọn nhóm nào để làm việc trong hai nhóm bảo thủ-cải cách, đảng quyền-chính quyền, trong nội bộ đảng CSVN.

Các bạn có thể kiểm chứng nhận định trên qua thông cáo ngày 08/08/2014 trên trang mạng của Thượng Nghị Sĩ McCain, tôi nghĩ nó như một cáo bạch chấm hết cho việc dư luận nghĩ rằng ông sang Việt Nam là để “hợp tác với phe bảo thủ và loại trừ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi cuộc chơi theo lời mời ngầm của ông Nghị”.

Qua các ý trong thông cáo của ông McCain nói về chuyến đi, chúng ta đã rõ, ông McCain nói việc ông qua VN là nằm trong 1 quá trình 20 năm hợp tác lâu dài giữa Mỹ và nhóm cải cách trong nhà nước VN, và Mỹ trông đợi Thủ tướng Việt Nam sẽ dẫn dắt đảng phất ngọn cờ dân chủ như ông Thủ tướng đã nói ra đầu năm 2014, hơn là bắt tay với phe bảo thủ, và vì “Trung Quốc cắm giàn khoan, chúng ta phải nhanh lên”.

Gửi những người dân chủ

Tôi muốn lưu ý các bạn, trong ngày 09/08/2014, tờ Quân Đội Nhân Dân, tờ báo mà ai cũng hiểu lập ra vì cái gì, trong lúc phái đoàn Mỹ còn ở Việt Nam, đã chủ động đưa lên hàng đầu một bài viết mang mục đích “chống diễn biến hòa bình và mạo danh nhân quyền-dân chủ”. Như vậy bằng chứng nào cho thấy nhóm bảo thủ đang “thật lòng muốn cải cách và hướng về Mỹ” như dư luận bàn tán ?

Nhận định chính trị thì ai cũng có quyền nói, từ bác xe ôm vỉa hè đến các quan chức cấp cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị Việt Nam đang rối bởi sự tranh chấp đường lối, cùng ảnh hưởng của kẻ xâm lược Trung Cộng đang “lùi 1 tiến 2” thì phải hết sức thận trọng, nhất là khi tiếng nói của mình đang được quần chúng chú ý lắng nghe (và có khi hành động theo). Tôi hi vọng rằng Mỹ đã đúng khi nhận định xu hướng cải cách đang thắng thế mà đưa ra các hứa hẹn ủng hộ Việt Nam, nhưng một tư thế thận trọng của cộng đồng tranh đấu là cần thiết khi chúng ta còn yếu.”

Nguyễn An Dân

(Ngày 10/08/2014)
-----------------------
Tư liệu sử dụng cho bài viết:
https://nr-032.appspot.com/changevietnam.wordpress.com/2014/08/10/tpp-va-vu-khi-sat-thuong-va-quan-he-viet-my/
www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140808-nguoi-my-bat-tay-gioi-bao-thu-ha-noi
www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/06/060630_nguyentandung_profile.shtml
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_H%C3%A0_Phan#V.E1.BB.A5_.C3.A1n_Nguy.E1.BB.85n_H.C3.A0_Phan
http://vietnamembassy-usa.org/vi/basic-page/mot-so-moc-dang-nho-trong-quan-he-viet-nam-hoa-ky
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/san-sang-trao-doi-ca-van-de-con-khac-biet-voi-hoa-ky-2014080523043158.htm
http://www.McCain.senate.gov/public/index.cfm/press-releases?ID=f5fd4b07-3d87-4a9f-a892-03018c779888
http://nguyentandung.org/dai-su-my-quan-he-my-viet-trung-tot-moi-co-hoa-binh.html
http://m.vov.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-hoa-ky-la-doi-tac-quan-trong-hang-dau-cua-viet-nam-344349.vov
http://plo.vn/thoi-su/thu-tuong-nguyen-tan-dung-tiep-cac-thuong-nghi-sy-hoa-ky-488375.html
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/chong-dien-bien-hoa-binh/mot-su-hieu-biet-mu-mo-ve-nhan-quyen/314926.html
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/190439/ong-pha-m-quang-nghi--va--cau-ho-i-kho--o--new-york.html
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/190383/mot-tuan-cong-du-nuoc-my-cua-ong-pham-quang-nghi.htmlchangevietnam.wordpress.com/2014/08/10/tpp-va-vu-khi-sat-thuong-va-quan-he-viet-my/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét