Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Lãnh đạo chính trị và phê bình văn nghệ

Chính trị – Xã hội

ASEAN lo ngại ‘cực độ’ về biển Đông, nhưng ‘tránh’ nhắc tên Trung Quốc   -(TN)
Không trả tự do cho Tù Nhân Lương Tâm, không có TPP và võ khí sát thương   -(VNTB)   >>>   Mỹ lại tráo trở   >>>   Về việc nhà thơ, Đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn “xin rút khỏi Văn đoàn Độc lập”
Bài toán con cừu và ông thuyền trưởng – Lời xin lỗi dù muộn màng  -Tuấn Khanh -(MTG)  —  Tuyên bố của Đại sứ Australia tại Việt Nam về vụ án in tiền polymer   -(DT)   —   Gian lận thi công chức ở Bộ Công Thương, con cháu lãnh đạo nào trúng tuyển?  -(VNTB)
Có phi lý khi Công an và Quân đội “nhân dân” thề trung thành với “đảng”?  –   Ngọc Ẩn (Danlambao) Đơn trình báo về việc công dân bị khủng bố tinh thần  –  Hồ Quang Huy  –   (DLB)
Khi “Dư lợn viên” trung thành của đảng… sủa -   (DLB)  —   Chiều nay, tôi nghe những tàn phai -   (DLB)
Tưởng nhớ quá khứ để mở cửa tương lai! Hay khép lại quá khứ để đóng cửa tương lai? –   (DLB)
Việt Nam đang đứng ở đâu? –   (DLB)
Thông điệp của TNS John McCain gởi Hà Nội  :  Quan Hệ Hoa Kỳ – Việt Nam: Có Điều Kiện Và Tiệm Tiến  -TS Nguyễn đình Thắng -(Machsong)
Các Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Đến Việt Nam: Có gì mới?  –  Ts. Nguyễn Đình Thắng  -(Machsong) -Hiện tượng này nói lên hai điều: Việt Nam có cơ hội để phát triển quan hệ đối tác toàn diện, bao gồm cả an ninh và mậu dịch, với Hoa Kỳ, và cánh cửa cơ hội chỉ mở đến cuối năm nay – sau đó thì quá trễ.
Đinh Tấn Lực – Phơi Trần Mặt Trơ Bằng Những Ngọn Gió Đứt Đầu  -(DL)
Xích Tử – Bản lĩnh anh hùng   -(DL)   —  Hoàng Nhất Phương – Điểm sách “Cò Đùm” của Doãn Quốc Sĩ  -(DL)
Nguyễn Đại – Vì sao gọi bọn phản động là… phản động?  -(DL)   —  Nguyễn Văn Thạnh – Chống cộng sản hay chống độc tài  -(DL)
Nguyễn Vạn Phú – Hai lý do vì sao Bộ Y tế nên soạn lại dự thảo rượu bia  -(DL)
Phạm Cao Dương – Công nghiệp của các triều đại Ngô, Đinh và Tiền Lê hay văn minh Việt Nam trong thế kỷ thứ mười.  -(DL)
NGHĨ SAO VỀ NHỮNG GIÀN HD-98…x KHÔNG GÂY ỒN ÀO TRÊN LÃNH THỔ VÀ LÃNH HẢI VIỆT NAM  -(Boxitvn)
Lại bàn về cái Gốc (Phần II) – Việt Nam chọn đồng minh chiến lược mới -(Boxitvn)
HỌC HÀN LÂM VÀ HỌC THỰC TIỄN THÀNH TRÍ THỨC CON NGƯỜI –  Tô văn Trường – (Boxitvn)  -Bài anh Tô Văn Trường viết về lò đốt rác, một thiết bị tự chế của nông dân Thái Bình làm tôi nhớ đến chuyện Anh hùng Lao động  Hồ Giáo năm xưa ở Mộc Châu. Ông là bộ đội ở Miền Trung đi tập kết, học mãi không quá lớp 5, cho đi chăn bò Nông trường quốc doanh Ba Vì – Mộc Châu. Ông có tài dạy bò, hễ kêu tên (số) con nào thì con ấy làm theo. Ta hay khoe, nên nhân dịp có đoàn nước ngoài đến thăm, ta yêu cầu ông biểu diễn. Trong đoàn xem, khen, có người hỏi anh Hồ Giáo học đến đâu, anh nói lớp 5. Khi đoàn đi, phóng viên TASS trên tình đồng chí, thân mật phê bình: “Tôi phê bình các đồng chí, đây là việc mà nông dân Châu Âu người ta làm được mấy thế kỷ trước rồi. Cán bộ khoa học của các đồng chí đâu lại để cho một người học lớp 5 mày mò làm việc này?”.  -NHỤC!  (Ông Bảy Nhị)
Hậu giàn khoan và những việc phải làm của tổ quốc Việt Nam hôm nay  -(Danquyen)
VỀ HỘI NGHỊ CẤP CAO VIỆT – TRUNG TẠI THÀNH ĐÔ – TRUNG QUỐC -(Danquyen)  -VỀ  HỘI NGHỊ CẤP CAO   VIỆT –  TRUNG TẠI THÀNH ĐÔ – TRUNG QUỐC
TẬP ĐOÀN BÁ QUYỀN, BÀNH TRƯỚNG TRUNG QUỐC NGÀY CÀNG CAN THIỆP SÂU, PHÂN HOÁ  NỘI BỘ VIỆT NAM
(Hồi ký “Hồi Ức và Suy Nghĩ” của Trần Quang Cơ  – Có trên đầu trang blog PTS)
Hậu giàn khoan và những việc phải làm của tổ quốc Việt Nam hôm nay  -(Boxitvn)
NÓI THẬT CHO NHAU NGHE! (Kỳ 6)  -(Boxitvn)   —  VI HÀNH VÀ TRẢM TƯỚNG!  -(Boxitvn)
Cần phương án hòa giải, đừng chiến tranh pháp lý với Luật sư lão luyện Nguyễn Đăng Trừng  – LS Trần vũ Hải – (Quechoa)

Ngày đầu tiên ở tù  –  Phạm Thanh Nghiên (Danlambao)
Từ Thư Ngỏ đến Tuyên Cáo còn bao lâu nữa?  -(DLB)
Bộ máy thuần hóa của CSVN  –  Nguyễn Chính Kết (Danlambao)
Có phi lý khi Công an và Quân đội “nhân dân” thề trung thành với “đảng”?  -(DLB)
Công an bắt, đánh oan 7 nạn nhân khiến gia đình tan nát, vẫn không bị đuổi khỏi ngành?  -(DLB)
Quá trình hình thành dân tộc và bản sắc dân tộc (II)  -(Phiatruoc)
Liệu Bắc Kinh có thực thi dân chủ ở Hồng Kông? -(Phiatruoc)

Ấn Độ đề nghị ông Tập hoãn chuyến thăm vì Việt Nam    -(ĐV)   >>>  John Kerry để Vương Nghị chờ nửa tiếng: Ẩn ý người Mỹ?     >>>     Thách thức Trung Quốc, Nhật-Ấn đánh đổi gì?     >>>   Đằng sau việc Trung Quốc đề xuất ký kết COC với ASEAN
Mỹ, Trung Quốc đều “hài lòng với chiến thắng” về Biển Đông tại ARF  -(GDVN)   >>>   Việt Nam yêu cầu thêm từ “nghiêm trọng” vào tuyên bố về Biển Đông   >>>   Thủ tướng Nhật muốn liên minh với tất cả các nước, trừ Trung Quốc
Hội An cấm phong bì, ai tin ông Bí thư Nguyễn Sự?   -(ĐV)  —   Thiết bị y tế ruột Trung Quốc: Bộ Y tế “nói khó”    -(ĐV)
Tp.HCM: Bị đâm chết khi đang phát cơm từ thiện  -(DCCT)
Giám đốc đi đâu không rõ!  -(NLĐ)  -Công nhân mỏi mòn chờ quyền lợi trong khi tất cả lãnh đạo và quản lý công ty đã “biến mất”   >>>   Bắt chẹt công nhân
Tránh bức cung, nhục hình, trại tạm giam không nên trong tay công an  -(GDVN)   >>>   Thêm 8 địa phương được điều chỉnh địa giới hành chính
Thi công chức ở Bộ Công Thương, con cháu lãnh đạo trúng tuyển  -(MTG)
Luật Đất đai sửa đổi: Cảnh giác với kẽ hở tạo ra ‘giao dịch ma’  -(MTG)
Biển Đông : Trung Quốc đả kích đề nghị « đóng băng » của Mỹ   -(RFI)   >>.   Mỹ tự nhận thúc đẩy « thành công » hồ sơ Biển Đông tại Hội nghị ASEAN
ASEAN và tham vọng của Trung Quốc trên biển Đông  -(RFA)   >>>   ASEAN giúp được gì cho Việt Nam về chủ quyền lãnh thổ?   >>>   Việt Nam chủ trì Hội nghị đối ngoại đa phương   >>>   ASEAN kêu gọi kiềm chế ở Biển Đông nhưng không nhắc đến TQ
Sứ quán Úc phản hồi vụ tiền polymer  -(BBC)   >>>  Giám đốc Sở mất 1,6 tỷ ở văn phòng  —  Vu Lan và Tự Tứ Tăng thời bây giờ   -(RFA)
VN cần phải chuyển trục quyền lực  –  Iris Vinh Hayes, Ph.D.  -(RFA)

Lan man chuyện siêu thị và chợ  -(Song Chi -RFA)
Uẩn khúc Hội nghị Thành đô: Lòng tin và sự minh bạch  -(Kami -RFA)

Kinh tế

Nghẽn giải ngân, ế gần 100 ngàn tỷ tiền vốn  -(VNTB)
Những thống kê giật mình về số doanh nghiệp “chết”  -(CafeF)  -Sức sống của của doanh nghiệp Việt Nam dường như đang cho thấy điều ngược lại với những cải thiện của nền kinh tế.  Số doanh nghiệp “chết” vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ, trong khi lượng doanh nghiệp hồi sinh trở lại vẫn xu hướng giảm.
20 năm qua, DN sản xuất lắp ráp ô tô được “nuông chiều” đến mức nào?  -(CafeF)   —  Những “quả đấm thép”: Gặp người muốn “cho không” Việt Nam 10 tỉ USD!   -(CafeF)   —   Hơn 70% vốn đầu tư kinh doanh bất động sản từ ngân hàng   -(CafeF)
Những con số “giật mình” về kết quả các đợt IPO nửa đầu năm 2014  -(CafeF)   —   Ế ẩm văn phòng cho thuê và nỗi buồn mất chợ truyền thống   -(CafeF)   —   “Quan niệm nới lỏng tiền tệ, hãi lãi suất để tăng tổng cầu là ngộ …   -(CafeF)
Doanh nghiệp Trung Quốc sắp hứng “bão vỡ nợ”?  -(CafeF)
Sốc với mức “lại quả” 42% để đưa sữa vào trường học   -(DT) – Vậy là cho con nít uống nước đường !!! nếu mà sữa thật, kiểu này có nước bán nhà.
Nông nghiệp VN hiện nay không thể xuất cho ai ngoài TQ!   -(ĐV)   >>>   Trung Quốc chính thức cấm nhập gạo qua tiểu ngạch
Xuất khẩu gạo khó dự báo  -(NLĐ)   —   TS Alan Phan: Kền kền lợi dụng giá BĐS đang xuống?   – AlanPhan -(ĐV)
Thanh long đổ đầy đường  –  (NLĐO) – Một tháng nay, thanh long Bình Thuận rớt giá thê thảm. Hàng dạt trước kia vẫn bán được thì nay người dân chở ra đổ đầy 2 bên quốc lộ.
Metro VN bị “thôn tính”: Lời cảnh báo cho các đại gia siêu thị Việt  -(GDVN)
Xuất khẩu sang Trung Quốc liên tục giảm, nhập khẩu tăng mạnh  -(MTG)   —  Mỗi tháng Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc hơn 2 tỷ USD  -(Bizlive)
Ngân hàng Nhà nước đang “chặn” đà giảm của USD?-(Bizlive)  —   Doanh nghiệp Thái “ôm” tham vọng thống lĩnh thị trường bán lẻ Việt-(Bizlive)
Nợ thuế trên 300 tỷ đồng, doanh nghiệp khai thác vàng có thật sự khó khăn?-(Bizlive)
Trong khi Điếu Cày và LS Lê quốc Quân , nói thiếu (không phải trốn) thuế chỉ vài trăm triệu bị bỏ tù mút mùa- Công bằng XHCN có khác.
Australia hỗ trợ 3,1 triệu đô la Úc cho tái cơ cấu kinh tế Việt Nam-(Bizlive)  >>>  Địa ốc 24h: Phanh phui sai phạm hàng loạt dự án của “đại gia” Lê Thanh Thản   >>>   Thanh tra hàng loạt dự án bất động sản của “đại gia” Lê Thanh Thản
Chính phủ ứng trước hơn 3.500 tỷ vốn đối ứng cho các dự án ODA-(Bizlive)

Thế giới

Kỳ 39: Hoàng Sa trước những “cái bắt tay tội lỗi” giữa Mao Trạch Đông và Nixon  -(MTG)
Tập Cận Bình được hậu thuẫn mạnh vì Hồ Cẩm Đào bất lực với tham nhũng  -(GDVN)   —   Tập Cận Bình lấy lại thế thượng phong ở hội nghị Bắc Đới Hà  -(GDVN)   —   Báo Mỹ: không nên công khai chi tiết tàu sân bay Mỹ với Trung Quốc  -(GDVN)   >>>   Mỹ và Ấn Độ có thể trở thành đồng minh chiến lược?
Trùm tình báo Ukraine: Phe ly khai định bắn máy bay chở khách của Nga  -(GDVN)   —   Quân đội Ukraina chuẩn bị tấn công « giải phóng » Donetsk   -(RFI)
Kỳ 39: Hoàng Sa trước những “cái bắt tay tội lỗi” giữa Mao Trạch Đông và Nixon  -(MTG)
Hơn 150 đào phạm kinh tế Trung Quốc đang lẩn trốn tại Mỹ  -(RFI)    >>>   Trung Quốc y án tù ba nhà tranh đấu chống tham nhũng   >>>    Bắc Kinh chỉ đạo tuyên truyền cứu hộ động đất để đánh bóng lãnh đạo
Seoul đề nghị Bình Nhưỡng đàm phán về hội ngộ gia đình ly tán   -(RFI)   >>>  Bình Nhưỡng sắp ra báo cáo về cuộc sống « rạng rỡ » của người dân
Mỹ và Úc tiến tới hợp tác quân sự chặt chẽ  -(RFI)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Một góc nhìn về cải cách giáo dục – thi cử  -(DCCT)

Vụ thuê giết người giá 30 triệu đồng: Hé lộ mối liên quan đáng ngờ  -(TN)

GĐ Sở minh bạch 1,6 tỷ đồng mất tại cơ quan   -(ĐV)   —   Tin mới nhất vụ Giám đốc Sở mất trộm tiền tỷ ở nơi làm việc  -(GDVN)
Công bố danh tính cán bộ đương chức nộp tiền tỷ chống trượt cao học  -(GDVN)
Xử lý nghiêm “xã hội đen” thao túng, bảo kê xe quá tải, quá khổ  -(GDVN)   —   Tạm dừng thanh tra Dự án đường nước Sông Đà  -(GDVN)
 Phó BTC Quận ủy giới thiệu giang hồ cho bạn truy sát chủ nợ  -(MTG)

Lãnh đạo chính trị và phê bình văn nghệ (trích Đèn cù [i])

Văn Việt

Trần Đĩnh
Trần Đĩnh, nhà báo, nhà văn, dịch giả. Đã viết (chỉ kể từ 1960): Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử chính thức đầu tiên của Hồ Chí Minh, tháng 5-1960, Trong xà lim án chém, các hồi ký của Phạm Hùng, Lê Văn Lương; Gặp Bác ở Paris của Bùi Lâm, Bất khuất (hồi ký tù Côn Đảo của Nguyễn Đức Thuận). Hai truyện vừa cho Nhà xuất bản Phụ nữ năm 1976, 1977.
Các tiểu thuyết đã dịch: Rebecca của Daphne du Maurier, Nụ hôn của ngọn gió đêm (The kiss of the night wind của Janelle Taylor), Người chìa khóa (The keylock man của Louis Lamour, Đời tỉ phú (Le Grec), Đồng tiền thấm máu (Out của Pierre Rey), Linh Sơn của Cao Hành Kiện (dịch từ tiếng Pháp), Máu lạnh (In cold blood của Truman Capote, Những con chim hồng hộc (The wild swans của Trương Nhung), Bồ câu cô đơn (Lonesome Dove của Larry McMurtry, Ngầm (Underground của Haruki Murakami), cùng khỏang hai chục tiểu thuyết khác nữa. Sách thường dịch từ tiếng Anh, tiếng Pháp, trừ quyển Vòm không của lịch sử, tiểu thuyết bằng tiếng Trung Quốc.
 
Bài đầu là viết phê bình Khói trắng, phim ca ngợi công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng đã ngừng sản xuất bất cần đảng ủy và ban giám đốc để chữa máy cho có năng suất cao. Phạm Văn Đồng giục báo phê bình. Hoàng Tùng [Tổng Biên tập báo Nhân dân – Văn Việt] bảo tôi – phải thấy anh quần soóc tìm tôi đang tập thể dục ở sau cây đa và một lần nữa xuống tận nhà ăn còn có mình tôi – tập thể dục muộn – để nhắc tôi lần thứ ba.Tôi nói: có đáng om xòm gì đâu anh? Nhưng vẫn đành viết. Chiếu lệ. Ký một cái tên vu vơ. Cái gì Nguyễn Thành.
Sáng hôm báo đăng bài ấy, tôi ra Thủy tạ ăn sáng thì vồ phải đúng Tiến Lợi, đạo diễn bộ phim láng cháng đi qua. Tôi kéo anh vào mời cùng bí tết, cà phê. Bảo anh là tôi đã bị yêu cầu viết phê bình phim của anh tuy thấy nó chẳng đáng bới ra.
Tiến Lợi cảm động: – May là ông chứ đứa khác thì chuyến này được dịp nó xin tôi tí tiết phải biết. Ông ơi, từ đầu đến cuối bộ phim, Ngài xem kỹ lắm. Ông lạ gì ở ta phim nào cũng đều là phải Ngài duyệt cả. Có khi còn caơ hơn cả Ngài nữa. Trần Vũ làm một phim hợp tác xã mà ông Lê Duẩn gọi đến hỏi anh có biết hợp tác xã là gì không? Là làm ăn lớn! Trần Vũ sau đó bảo: “Gì chứ làm ăn lớn như Cụ phán thì dễ thôi. Cứ cho người và trâu bò, thúng mủng, cuốc xẻng, nón mũ ra đen ngòm đồng là không kêu em làm bé được nhé. Không ư? Máy kéo đếch có thì chỉ có đếm mông mà coi là làm lớn hay bé thôi chứ? Mông quá chứ, ra đồng đều là cắm đầu xuống đất cả …” Phim Khói trắng tôi cũng thế. Ngài phán tốt, phán từ lúc còn là âm bản. Thành dương bản Ngài lại xem lại phán tốt: Phim này sờ gáy khối cha bảo thủ đây, Ngài nói. Cuối cùng đến khâu phát hành có cho chiếu không thì lại cũng phải ý kiến tối thượng kiêm tối hậu của Ngài nữa chứ, đâu phải bọn tôi muốn gì thì muốn… Bây giờ trơ ra mình tôi chịu đòn…
Ngài đây là Tố Hữu. Nếu biết Tố Hữu đỡ đẻ bộ phim này như Tiến Lợi vừa nói thì liệu tôi có dám móc Ngài “sản phu” (không phải phụ) lên để buộc Ngài cùng chịu liên đới trách nhiệm không? Chắc không. Mà có dám thì bài báo đến cửa Hoàng Tùng cũng rụng. Tố Hữu chuyên đánh trống thổi kèn thúc quân thẳng tiến, Phạm Văn Đồng đến lúc cần gắn hàm thiếc vào cho cỗ máy sản xuất mà thật ra chả vị nào ở ta hiểu phải xoay sở với nó như thế nào thành đâm ra ông chẳng bà chuộc.
Trên đường về báo, ngán cho mình, tôi đã vòng lên tận đầu Khai trí tiến đức cũ mới quặt lại, khá buồn.
Tôi chẳng qua chỉ là cây bút vệ sinh công cộng người thế thôi… Thế mà tại sao không nghĩ tới chữ bồi bút? Nhận ra bản mặt không phải chuyện quét lá quét lẩu xì xằng sao cho nghe cứ là xoàn xoạt thật to ở bên tai một số dễ.
Liên hoan sân khấu 1962 xôm trò. Nhiều kịch diễn. Gây xôn xao có Nhật ký địa chất của Thiết Vũ và Con nai đen [ii] của Nvguyễn Đình Thi.
Trong hội diễn, Phan Ngọc, thư ký của Tố Hữu đã dạm trước với tôi một “bài tổng kết theo ý anh Lành [Tố Hữu – Văn Việt]”. Sau bế mạc, Phan Ngọc đưa cho tôi bài viết đã hẹn.
Tôi đọc ngay ở sân báo. Nói: Không thể khen Con nai đen là một thành công.
- Anh Tố Hữu đánh giá đấy, Phan Ngọc nói.
- Nhưng báo đảng thì nên thận trọng. Tôi thấy nên sửa đi. Đừng vội nói là thành công…
Cần được đăng báo, Phan Ngọc hỏi ngay vậy sửa thế nào. Tôi nói sửa thành một thí nghiệm đáng hoan nghênh.
Phan Ngọc reo lên: -Hay! Giỏi!
Nhưng hôm sau anh lại mang chính bài báo ấy đến. Cười bảo anh Lành đã xem, đã sửa và đã ký tên ra lề đây. Nghĩa là chỉ có đăng thôi, miễn bàn, miễn mó máy…
Câu tôi sửa hôm qua đã được Tố Hữu chữa lại thành: Con nai đen là một thành công đáng hoan nghênh (chữ “thí nghiệm” của tôi bị dập đi, nhưng chữ “đáng hoan nghênh” thì được giữ để làm tên lửa đẩy cho chữ “thành công” đã được mực đỏ long trọng khều vớt lại.) Nơ-rôn tôi đã bị Tố Hữu bẻ đôi lưu dụng một nửa để nâng cấp Con Nai Đen lên!
Hôm sau báo đăng bài này. Khoảng mười giờ, tôi nhận điện thoại Trường Chinh. Hẹn tôi hai giờ chiều lên gặp anh.
Đầu tiên tôi cần đi lùng cho ra Như Phong. Phải sục đến dăm ba chiếu rượu. Rồi kể qua sự tình, bảo anh chiều nay cùng lên Trường Chinh. Chuyện quan trọng không thể chỉ phó lên tuy phó tôi làm là chính và tuy chỉ phó tôi được gọi.
Trong phòng khách, cái chỗ tôi quá quen thuộc, tôi và Trường Chinh ngồi trên đi văng, trước mặt là Như Phong. Trường Chinh nghiêm nghị nhìn tôi hỏi, dằn giọng tuy cố giữ bình tĩnh:
- Anh làm ở báo nào?… Đúng, tôi hỏi là anh làm ở báo nào? Anh làm ở báo đảng mà anh đi khen Con nai đen là một thành công đáng hoan nghênh ư… Tôi hỏi các anh căn cứ vào cái gì mà khen tướng lên như thế? Anh có thấy đây là một vở kịch équivoque, ambigue, mập mờ, nước đôi, cạnh khoé không? Tôi đã hỏi người ta (không nói rõ tên nhưng tôi chắc là Nguyễn Đình Thi) vở kịch này nhằm chửi ai? Người ta bảo là chửi Kennedy! Ô hay, Kennedy tổng khởi nghĩa thành công bao giờ mà rồi bị mê lú suýt mất nước, phải nhờ đến pho tượng? Tôi vặn thế thì người ta bảo chửi Tito. Chửi Tito thì cứ réo thẳng tên ra mà chửi chứ sao phải mập mờ? Người ta lại nói đây là chửi Khroutchev! Đồng chí Khroutchev làm sao mà chửi? Tôi hỏi anh. Anh có nhớ tôi đã bảo anh nếu thấy ai chửi đồng chí Khroutchev thì nói với tôi để tôi báo cáo lên Bác không? (Vâng, tôi nói, tôi nhớ, hôm tôi kể với anh chuyện Bác lên Lạng Sơn bị mưa mà không chịu che ô là anh nói như thế với tôi.) Anh Nguyễn Đình Thi là người thế nào? Các anh không hiểu anh ấy bằng tôi đâu. Hôm nay tôi mời các anh lên để nghe các anh nghĩ thế nào về vở kịch này, về anh Nguyễn Đình Thi… Nào, các anh nói xem vì lẽ gì mà khen nó.
Tôi bèn thuật lại từ đầu đến đuôi cuộc đấu chữ, cưa cụt chữ và ghép chữ. Tất nhiên đưa cả bản thảo có Tố Hữu ký và các chỗ tôi và Tố Hữu sửa ra làm bằng. Trường Chinh cầm xem xong trả lại. Nói, giọng nhẹ hẳn: – Thôi được, các anh về, tôi sẽ nói chuyện với anh Tố Hữu.
Đạp xe về, thấy Thi bị điểm danh, Như Phong thích lắm cứ hỏi: “Thằng Thi nhát lắm mà sao nó lại dám trêu Trường Chinh nhỉ?”
Tôi nói năm 1957, 58, Thép Mới qua Bắc Kinh đã phàn nàn với tôi là hai cha Tố Hữu, Hoàng Tùng đều nhờ Trường Chinh dạy dỗ nâng đỡ mà nên thì đến sửa sai Cải cách ruộng đất, hai cha chửi Trường Chinh ác nhất. Nay Tố Hữu lập tại gia điện thờ Lê Duẩn thì phải chiêu nạp con công đệ tử mới như Thi đến chầu văn hầu bóng cho rôm rả. Và vì thế Thi hết nhát! Trường Chinh nói hiểu Thi là thế.
Đến trước báo Quân đội nhân dân, trời đổ mưa sầm sập. Chúng tôi núp dưới mái ô văng nhà Điện Quang. Lấy thuốc lá hút, tôi nói: – Tố Hữu chuyến này lên to. Bộ Chính trị đây…
- Sao cậu biết? Như Phong tròn mắt, tru giẩu hai môi lại chờ.
- Đấy thôi, đang cáu thế mà nghe đến Tố Hữu là cụ thôi ngay. Ngày xưa Tố Hữu sợ Trường Chinh hơn cọp. Tố Hữu nay đã thế nào và Trường Chinh phải thế nào thì Thi mới dám bóng gió Trường Chinh lú lẫn chứ. Quen nghe Thi nịnh, Trường Chinh thấy ngay anh này thờ chủ mới. Xem rồi Trường Chinh trả miếng lại ra sao…
Tôi còn nghĩ Tố Hữu đánh trống thổi kèn thúc công nhân tự tiện đóng sản xuất lại chữa máy thì nay quay sang đánh trống thổi kèn thúc văn nghệ sĩ phang vào tối đẳng linh thần… chứ đâu là thí nghiệm văn chương nữa nhưng tôi không nói ra với Như Phong. Ý nghĩ chết người. Tuy vẫn ngỡ nội bộ lãnh đạo của ta thương yêu nhau hơn nội bộ lãnh đạo Trung Quốc song tôi đã mơ hồ cảm thấy trong cánh gà sân khấu đang có đồ lề thanh long đao, mã tấu xê dịch…
Tôi thầm tin Trường Chinh sẽ rất quyết liệt giữ vững quan điểm, chính kiến của anh. Tôi không hiểu vi rút đại loạn của phương bắc có sức lây nhiễm và phá phách ghê gớm. Tôi vẫn nhìn Trường Chinh bằng con mắt hồi Cách mạng Tháng Tám huy hoàng cờ bay… Tôi không hiểu “đấu tranh giai cấp ở bên ngoài xã hội” rồi sẽ phải phản ánh vào trong chóp bu nội bộ đảng. Nghĩa là khi yên lành thì tôi với anh là đồng chí, khi cần hạ nhau thì nắm ngực bảo nhau là đại lý xấu xa của giai cấp thù địch.
Cuối cùng Trường Chinh chịu yên bề nhưng Con nai đen cũng im tiếng. Có lẽ người ta chỉ cần tạm quệt cho một ít nhọ nồi. Xì xầm trong giới văn nghệ: Con nai đen chĩa vào ông ấy vì xét lại, nhụt ý chí cách mạng đấy đấy…
Bắc Kinh công kích Liên Xô ngày một dữ. Hà Nội phải cho hai ông anh ngừng tiếp âm. Dân tối tối ngồi đầy quanh Cột đồng hồ Bờ Hồ hóng gió trời và hóng lửa hai ông anh chửi nhau nom có kém náo nhiệt đi…
Thì hai ông anh lu bù quăng ấn phẩm, tài liệu vào. Hầu như nhà cán bộ nào cũng đầy sách Bắc Kinh phê phán Liên Xô. Có chủ nhân rất tự hào bày cả chồng ở ngay trên bàn trà nước rồi hễ ai đến lại ấp cả bàn tay lên khoe: -Đọc hết, đều đọc hai lượt hết. Cho thấm. Riêng bài thứ chín thì nghiền hẳn ba lượt! Quá hay! Lý luận thì Bắc Kinh quá giỏi!
Một tối, đến nhà Đào Vũ gửi xe đạp để vào rạp Tháng Tám, Chính Yên trở ra bảo tôi đứng chờ ở hè: – Cả nhà nó vợ con sáu bảy người đang ngồi quanh bàn ăn, Đào Vũ giơ tay nói: “Toàn gia nghiên cứu, anh báo đảng phải làm chứng cho thành tích nhà tôi về lập trường đấy nhá!”.
Kim Lân một hôm hề hề bảo tôi: – Bi giờ em lại được phong làm thằng lính gác tư tưởng rồi cơ đấy ạ. Khốn nạn, cái thân em còm nhom nom hãi bỏ mẹ đi thế này mà cũng bắt em đăng lính đi gác tư tưởng. (Ngoẹo đầu vén tay áo lên cho thấy toàn xương rồi nhành mồm nghíến răng vờ lên gân).
Sĩ Trúc, giám đốc Xunhasaba [Tổng công ty Xuất nhập khẩu sách báo – Văn Việt] thì thào bảo tôi: -Từ nay tôi được giao cho làm lính canh cổng tư tuởng, này, chết như bỡn đấy.
- Sao không thấy tài liệu Liên Xô đâu cả? tôi hỏi.
- Đừng lộ ra đấy nhé. Kễnh (là Tố Hữu) chỉ thị cho chúng tớ là đem tài liệu Liên Xô bán kín đáo cho đồng nát còn tài liệu Bắc Kinh chửi Liên Xô thì phân phát kỳ hết. Còn dặn cho một người hai bản cũng không sao. Người ta có người ta lại cho mượn truyền đi.
Tài liệu của Bắc Kinh gồm “chín bài” đại phá xét lại mà cán bộ gặp nhau hồi ấy thường hỏi nhau đọc đến bài thứ mấy để đo mức độ cập nhật tức là lòng dạ sáng tối của nhau. Trường Chinh đã tổng kết đó là “chín quả đấm thôi sơn của Trung Quốc đánh sập chủ nghĩa xét lại Liên Xô”. Riêng với tôi thì chúng đánh sập mất lòng yêu mến Trường Chinh bấy lâu nay của tôi.
Cùng chín quả đấm còn một luồng gió cách mạng tất độc nữa là sách về Lôi Phong, người học trò trung thành của Mao Chủ tịch.
Buồn vì thời thế, tôi hay vào trường kịch ở Cầu Giấy chơi. Đang lúc đoàn thanh niên ở trường phát động học Lôi Phong. Nhìn các nữ diễn viên tương lai mặt hoa da phấn vừa vào trường nghệ và trường tình cắm cúi nghiền cái gã moi rác lấy bàn chải đánh răng đã bị vất đi đem về dùng tôi thấy thương quá. Để tuyên truyền mạnh hơn cho tư tưởng Mao, Tố Hữu lệnh ngành kịch dựng vở Dưới ánh đèn nê ông của Trung Quốc ca ngợi Quân giải phóng vững vàng vào Thượng Hải không hề bị sa ngã, mua chuộc. Nghe mọi người xì xào nó quá xoàng, Tố Hữu đã triệu tập các báo đến chỉ thị “chỉ được phép khen”. Nhấn mạnh:
- Khen chê vở này là vấn đề lập trường, tôi nói lại này, là ở đây chỉ có lập trường, lúc này lập trường là nghệ thuật.
Có lúc tôi mong Phạm Văn Đồng đứng ra ngăn như với Khói trắng. Nhưng trong pha trận mạc này, ông đồng tình với Tố Hữu.
Tố Hữu đi rồi, Chi Lăng được giao cho lên giới thiệu cái hay của vở kịch. Tội cho anh. Không nói trái được bụng mình, anh trước sau cứ mấy câu dzở kịch này nó dzỉ đài…, dziỉ đài lắm, nó dziỉ đaài thiệt…, thiệt mà… Và hết.
Bửu Tiến sau họp kéo vai tôi lại thì thầm: -Dzĩ đại cho nên đ. diễn nổi… vì bầy đàn đạo diễn, diễn viên đều là dzĩ tiểu, đuôi bé tí chỉ dùng để biểu cảm với bề trên được mà thôi…
Tôi bảo anh: “Người ta đang bê Bắc Kinh lên tận mây xanh, không biết liệu có ngày nhào xuống đất đen không?” Một phản ứng thôi chứ chả có cơ sở gì xác đáng… Nhiều cái điên rồ tôi từng thấy ở Bắc Kinh mà rồi có ai làm sao đâu!
Bửu Tiến giỏi chơi chữ. Anh đã đặt ra các tên Chi Lăng Nhăng [tức Chi Lăng – Văn Việt], Trần Bảng Lảng [tức Trần Bảng – Văn Việt], Thiết Vũ Phu [tức Thiết Vũ – Văn Việt]… trong giới kịch.
Người ta đang hăng hái tuyển ngự lâm quân hay “lính gác tư tường”. Tôi được kén rất sớm, sớm nhất. Một sáng Phan Ngọc hớn hở bảo tôi: -Anh Lành nói tìm Trần Đĩnh bảo hăng và trẻ như Trần Đĩnh thì hãy phất cờ lên!Thời cơ rồi!
Tôi dằn giọng đáp lại: – “Về bảo anh ấy hộ là Trần Đĩnh nói nó chẳng có cờ quái nào hết. Nhớ nói hộ, chẳng có cờ với cơ hội quái nào hết.”
Kịp kìm không nói “Cơ hội gì? Cơ hội cho đất nước làm bãi chọi trâu ư?”.
Phải nhìn Phan Ngọc ù té phóng vội đi. Vẻ cái tướng của tôi cũng dữ.
Cơ quan nào cũng thành hai phe giáo điều và xét lại đả nhau. Có khi thượng cả cẳng chân cẳng tay. Tất cả rừng rực tâm huyết lao vào cuộc chiến đấu bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lê. Nào ai biết mình là quân cờ trong ván cờ Mao bày? Cũng chả ai để ý cộng sản Ấn Độ chia hai, theo Mác và theo Mao đối địch. Nê-pan cũng một Đảng Cộng sản M (tức là Mao –ít) và một Đảng cộng sản M-L (Mác-Lênin). Nhật thì dứt khoát không Mác, không Lê, không chuyên chính vô sản, chỉ có chủ nghĩa xã hội khoa học. Ba bề bốn bên ai cũng bảo mình là chân lý. Chính là nhờ đã ngẫm nghĩ về cái sức mạnh cộng sản giỏi tương tàn này mà trong lúc bị hỏi cung tôi đã viết vào biên bản: chủ nghĩa Mác-Lê như mảnh trời vỡ rạn, mỗi đảng nhận lấy một mảng sao vụn nát bảo đó là ánh sáng chân lý của mình.
Nhưng đến nay, bây giờ khi viết những dòng này, tôi lại hình dung thấy tất cả phe cộng sản lúc ấy là một chậu nước lớn nhưng đã ngầu đục bị Mao lắc cho nổi sóng cuộn gió và bên trong chậu đó các anh hùng hảo hán, các kẻ vệ đạo nghiêng ngửa hò hét hủy diệt nhau. Trong sóng gió tối tăm ấy của cộng sản (thiên hạ đại loạn Trung Quốc được nhờ) lập loè một tín hiệu Mao gửi Mỹ: Mi không thấy là ta đánh kẻ thù số một của mi đấy ư? Có chìa tay ra với ta không?
Tôi đầu bạc, cái râu bạc và đảng dột tứ bề rồi tôi mới thấy Bắc Kinh đã góp phần chính làm tan phe cộng sản và chấm dứt chiến tranh lạnh! Nhưng mà tốn máu Việt Nam quá.
Tác giả gửi Văn Việt.

[i] Tựa đề của Văn Việt.
[ii] Con nai đen là chuyện một người có công khởi nghĩa giải phóng cho dân nhưng cầm quyền đâm ra lú lẫn, may có pho tượng đá trong rừng mà tỉnh lại. Dư luận hồi đó cho là Thi nói cạnh Trường Chinh mê xét lại, không theo Mao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét