Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Ngày 27/8/2014 - Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng Trần Đại Quang

  • Mỹ do thám trên bầu trời Syria (BBC) - Tổng thống Mỹ triển khai máy bay do thám trên bầu trời Syria để thu thập tin tình báo về tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
  • Ba nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam lãnh từ hai đến ba năm tù (RFI) - Bà Bùi Thị Minh Hằng , ba năm tù, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, 2 năm và anh Nguyễn Văn Minh, 2 năm rưỡi tù giam. Đó là bảnán mà chính quyền Việt Nam dành cho ba nhà tranh đấu cho nhân quyền trong phiên xử sơ thẩm vào hôm nay 26/08/2014 tại Đồng Tháp. Công an ngăn chận và bắt đi khoảng 80 người muốn tham dự phiên tòa bị xem là« dàn dựng».
  • Mỹ phản đối án tù ở Đồng Tháp (BBC) - Hoa Kỳ nói 'đáng báo động' khi tòa án Việt Nam 'sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích'.
  • Diễn tiến bên ngoài phiên tòa xử bà Bùi Minh Hằng (RFA) - Phiên tòa xử nhà hoạt động dân sự Bùi Thị Minh Hằng được bắt đầu sáng nay 26/8 tại thị xã Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp. Lý do nhà cầm quyền bắt giữ bà Hằng, cũng như tội danh được đưa ra để luận tại tòa hôm nay là hành vi "vi phạm an toàn giao thông".
  • Con trai Bà Bùi Hằng thất vọng về bản án của Mẹ (RFA) - Sau khi hay tin mẹ của mình bị tòa án Đồng Tháp kêu án 3 năm tù giam vì tội cản trở lưu thông và gây rối trật tự công cộng hôm thứ Ba, Trần Bùi Trung là con trai bà Bùi Thị Minh Hằng, đang ở nước ngoài để vận động cho mẹ, bày tỏ với RFA là em không ngạc nhiên mà chỉ cảm thấy thực sự thất vọng.
  • Người dân TP. HCM còn phải chịu ngập lụt đến bao giờ (RFA) - Thành phố Hồ Chí Minh lại bị ngập nặng sau mưa lớn hồi trung tuần tháng 8 vừa qua. Tình trạng người dân thành phố phải bì bõm trong nước khi mưa lớn hay triều cường suốt nhiều năm qua vẫn chưa thể được giải quyết dù rằng Nhà Nước chi rất nhiều tiền ngân sách cho các dự án chống ngập.
  • Tỷ phú Úc xin lỗi Trung Quốc (BBC) - Sau khi bị chỉ trích thậm tệ, tỷ phú người Australia Clive Palmer lên tiếng xin lỗi vì gọi chính phủ Trung Quốc là 'lũ chó'.
  • Hãy cám ơn Trung Quốc (VOA) - Cám ơn Trung Quốc còn vì lý do này nữa: Việc gây hấn ấy dập tắt ảo tưởng về người bạn '4 tốt' với '16 chữ vàng'
  • Tepco phải đền 400.000 đô la cho một nạn nhân gián tiếp của Fukushima (RFI) - Hôm nay, tư pháp Nhật đã ra phán quyết buộc Tepco, công ty quản lý khai thác nhà máy điện hạt nhân Fukushima, phải bồi thường thiệt hại 49 triệu yên (khoảng 400 nghìn đô la Mỹ) cho gia đình một người đã tự tử do cuộc sống bị đảo lộn từ sau vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
  • Lampard chia tay tuyển Anh (BBC) - Tiền vệ Frank Lampard tuyên bố giã từ thi đấu quốc tế sau 106 lần khoác áo đội tuyển Anh.
  • Ukraina: Tokyo hoãn chuyến thăm Nhật của Putin (RFI) - Hôm nay 26/08/2014, Tokyo thông báo hoãn chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến diễn ra vào mùa thu, lý do là hồ sơ Ukraina đang ảnh hưởng xấu đến quan hệ hai nước. Chính phủ Nhật cũng cho biết chuyến thăm củaông Putin phụ thuộc vào tiến triển của khủng hoảng Ukraina.
  • Tổng thống Pháp trước cơ may cuối cùng (RFI) - Thủ tướng Pháp Manuel Valls phải thông báo danh sách nội các mới trong ngày hôm nay 26/08 sau khi bất ngờ thông báo từ chức. Đây là chính phủ thứ tư của Tổng thống François Hollande trong vòng 27 tháng trong bối cảnh kinh tế buồn thảm, nội bộ liên minh cánh tả và đảng Xã Hội chia rẽ, uy tín Tổng thống xuống thấp.
  • Singapore tăng cường an ninh mạng (RFA) - Singapore vừa thông báo những biện pháp mới nhằm củng cố an ninh mạng. Quyết định này đưa ra để tránh việc lặp lại các cuộc tấn công nhằm vào các website chính phủ.
  • Kiev đưa bằng chứng lính dù Nga can dự vào Ukraina (RFI) - Chỉít giờ sau khi thông báo bắt 10 lính dù Nga bên trong lãnh thổ Ukraina, hôm nay, 26/8/2014, chính quyền Kiev đã cho công bố hình ảnh các binh sĩ Nga vừa bị bắt. Đây là bằng chứng thực đầu tiên về việc quân đội chính quy Nga can dự vào cuộc xung đột ở miền đông Ukraina.
  • Lãnh đạo Nga và Ukraina gặp nhau bên lề Thượng đỉnh Belarus (RFI) - Một cuộc họp thượng đỉnh giữa Ukraina và các quốc gia trong Liên minh Thuế quan mở ra hôm nay 26/08/2014 tại Minsk, thủ đô Belarus. Một sự kiện rất được theo dõi : Hai Tổng thống Nga và Ukraina gặp nhau nhân dịp này. Hôm qua, Kiev vẫn còn tố cáo Matxcơva hỗ trợ quân sự cho phe ly khai ở miền Đông Ukraina.
  • Giá nào cho cuộc chiến tại Ukraina ? (RFI) - Về thời sự quốc tế, các tờ báo lớn của Pháp hôm nay 26/08/2014 quan tâm nhiều đến cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Ukraina Porochenko và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin. Le Figaro đề tựa nhận định« Porochenko và Putin hội ngộ mà không chút ảo vọng».
  • Đài Loan truy đuổi máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận (RFI) - Hôm nay 26/08/2014, phi cơ tuần tra của Trung Quốc loại Y-8 hai lần xâm nhập không phận Đài Loan để bay ra biển Đông. Đài Bắc đã huy động chiến đấu cơ để truy đuổi ngay tức khắc. Đây là lần đầu tiên máy bay Trung quốc bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.
  • Trung Quốc sửa luật an ninh quốc gia thành luật phản gián (RFI) - Theo đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh đã đề xuất sửa đổi luật an ninh quốc gia và đổi tên thành luật phản gián nhằm đối phó với các thách thức mới trong lĩnh vực an ninh. Hôm qua, Quốc hội Trung Quốc đã họp nghe trình bày về đề xuất này.
  • Báo Trung Quốc đòi trừng trị giới dân chủ Hồng Kông (RFI) - Một tờ báo nhà nước Trung Quốc hôm nay 26/08/2014 đã kêu gọi dùng"hành động thực thi pháp luật" nhắm vào những người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông. Lời kêu gọi được đưa ra vào lúc một ủy ban lập pháp Trung Quốc sẽ xem xét trong tuần này việc cải cách bầu cử ở thuộc địa cũ của Anh.
  • Mỹ - Trung hội đàm về quân sự (RFA) - Trong một diễn biến được cả thế giới đón đợi, giới chức quân sự Mỹ và Trung Quốc sẽ có cuộc hội đàm tại Lầu Năm Góc để bàn về các quy tắc ứng xử quân sự vào ngày mai.
  • Pháp kỷ niệm Cuộc giải phóng Paris 1944 (VOA) - Trong một mùa hè u ám vì xung đột ở Trung Đông, Ukraine và nhiều nơi khác, thế giới tuần này kỷ niệm một diễn biến vui tươi: Cuộc giải phóng Paris cách đây 70 năm
  • Hỏi đáp y học: Nước trong phổi (VOA) - Trong chương trình Hỏi đáp Y học tuần này, thính giả Mai Lê, sống tại tiểu bang Florida, Mỹ thắc mắc về nuớc trong phổi và ung thư phổi
  • Hỏi đáp Anh ngữ: Cách dùng từ 'judge' (VOA) - Judge là chánh án hay thẩm phán. Ngoài ra, từ judge còn có nghĩa là giám khảo một cuộc thi nào đó, chẳng hạn như ban giám khảo cuộc thi hoa hậu
  • Israel tiếp tục dội bom Dải Gaza (VOA) - Các giới chức Palestine cho biết những vụ không kích của Israel đã giết chết hai người trong đợt tấn công bao gồm những vụ dội bom vào hai tòa nhà cao tầng
  • Kỳ nghỉ không yên (BaoMoi) - Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa trở về Nhà Trắng sau kỳ nghỉ 2 tuần. Mọi chuyện không có gì để nói nếu như nó không diễn ra giữa lúc nước Mỹ đối mặt với nhiều vấn đề dầu sôi lửa bỏng - trong nước là làn sóng bạo động sau vụ một thiếu niên da đen bị cảnh sát da trắng bắn chết ở TP Missouri; còn ngoài nước là sự tàn bạo của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS), căng thẳng nối lại ở Ukraine và cuộc chạm trán giữa máy bay Mỹ và máy bay Trung Quốc ở biển Đông. Những người chỉ trích đánh đồng kỳ nghỉ của ông Obama là sự xa cách với những nỗi lo của người dân.
  • Diễn đàn Biển ASEAN lần thứ 5 diễn ra tại Đà Nẵng (BaoMoi) - QĐND - Ngày 27-8 và 28-8, Diễn đàn Biển ASEAN lần thứ 5 (AMF-5) và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 3 (EAMF-3) sẽ lần lượt diễn ra tại TP Đà Nẵng. Mục tiêu của AMF và EAMF (gồm 10 nước ASEAN và 8 nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Nga và Mỹ) nhằm phát huy vai trò chủ đạo của ASEAN trong thúc đẩy hợp tác biển và xây dựng lòng tin ở khu vực, nhất là trong việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải.
  • Hướng về Hoàng sa, Trường sa (BaoMoi) - Ngày 26/8/2014, Công ty cổ phần Truyền thông Quốc tế Skylight Media phối hợp với Ban Vận động Quỹ Vì Trường Sa thân yêu tổ chức buổi họp báo giới thiệu chuỗi hoạt động nghệ thuật gây quỹ ủng hộ Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu.
  • Triển lãm hơn 200 tư liệu về chủ quyền Biển Đông tại Cần Thơ (BaoMoi) - Sáng 26/8, Bảo tàng thành phố Cần Thơ phối hợp với Thư viện khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh và Thông tấn xã Việt Nam trưng bày ảnh với chuyên đề "Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa-Trường Sa" và triển lãm ảnh "Các dân tộc Việt Nam đoàn kết, xây dựng và phát triển."
  • TQ đe lập căn cứ ở Thái Bình Dương “cho Mỹ nếm mùi” (BaoMoi) - Phản ứng sau vụ suýt va chạm giữa máy bay chiến đấu Trung Quốc và máy bay trinh sát của Mỹ ở Biển Đông tuần trước, một chuyên gia quân sự TQ đe: “Trung Quốc nên thiết lập một căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương để đáp trả hoạt động do thám của Mỹ”.
  • Việt Nam kỳ vọng vào vai trò lớn hơn của Ấn Độ tại Biển Đông (BaoMoi) - Chuyến công du đầu tiên tại Việt Nam của Ngoại trưởng Sushma Swaraj cùng lời ca ngợi Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ mà Thủ tướng Narendra Modi đã tái khẳng định hôm 25/8 cho thấy một vai trò sâu sắc hơn của New Delhi trong việc duy trì tự do, an toàn hàng hải, an ninh ở Biển Đông, tờ India News bình luận.
  • Tướng Trung Quốc đòi lập căn cứ quân sự sát đất Mỹ (BaoMoi) - Sau sự cố máy bay Mỹ và Trung Quốc suýt va chạm nhau trên biển Đông, các học giả Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ, cho rằng đã đến lúc Trung Quốc cũng xây dựng căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương để đối phó lại hoạt động giám sát của Mỹ.
  • Mỹ - Trung Quốc gặp nhau sau vụ máy bay chạm trán (BaoMoi) - (NLĐO) – Các quan chức quân sự Mỹ và Trung Quốc sẽ thảo luận về quy tắc ứng xử tại Lầu Năm Góc vào 2 ngày 27 và 28-8, vài ngày sau khi xảy ra vụ chạm trán giữa máy bay 2 nước ở biển Đông.
  • Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng thép (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Như tin đã đưa, từ ngày 22 đến 28-8, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Triển lãm “Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. Triển lãm trưng bày những bằng chứng vững chắc về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Số tư liệu, hiện vật này được tổng hợp từ nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và nước ngoài (trong đó có cả Trung Quốc). Triển lãm lần này với sự đa dạng và tính chân thực là những bằng chứng thép về chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.
  • Muốn xoay trục, nhưng trục chẳng xoay! (BaoMoi) - (PetroTimes) - Ngày 23-8, tờ Washington Free Beacon đưa tin, Hải quân Mỹ đã quyết định điều cụm tàu sân bay thứ 2 (tàu sân bay USS Carl Vinson, tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill và 3 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường: USS Gridley, USS Sterett và USS Dewey) đến Châu Á - Thái Bình Dương sau khi xảy ra vụ chạm trán nguy hiểm giữa máy bay do thám Mỹ với chiến đấu cơ Trung Quốc ngoài Biển Đông.
  • Báo Trung Quốc đồng loạt: 'Sống mái' với Mỹ (BaoMoi) - Báo chí nhà nước của Trung Quốc hôm nay (25/8) đã đồng loạt lên tiếng cảnh báo Mỹ về một trận chiến sống mái giữa hai nước nếu cuộc đụng độ ở Biển Đông biến thành một cuộc đối đầu liên quan đến lợi ích cốt lõi. Lời cảnh báo lạnh lùng này được báo chí Trung Quốc tung ra sau khi Mỹ cáo buộc chiến đấu cơ Trung Quốc có hành động áp sát, chặn đầu nguy hiểm máy bay do thám của Hải quân Mỹ.

Trần Đình Triển - Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng Trần Đại Quang

(mình chả hiểu ai phải cảm ơn ai nhỉ.....................)

Ls Trần Đình Triển
Rất nhiều ý kiến của cá nhân tôi trên diễn đàn, tôi nhận xét và đánh giá rất cao về Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang: là vị lãnh đạo của Đảng, nhà nước, người đứng đầu lực lượng Công an nhân dân rất khiêm tốn, nhã nhặn, hòa đồng với mọi người; lắng nghe, thận trọng, tiếp thu ý kiến đúng; không bảo thủ, không định kiến, sẵn sàng bổ khuyết nếu như đó là quan điểm đúng vì lợi ích chung.

    Do vậy, khi có nhiều ý kiến đóng góp về “Thông tư số 28/TT-BCA ngày 07/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an “Quy định về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân”, đặc biệt là giới luật sư,... Tôi đã chủ quan nhận định là sớm hay muộn thì Thông tư 28 cũng sẽ được sửa đổi. Sáng nay tôi nhận được Thông tin: Thông tư 28 đã được đính chính, đặc biệt là điều 38 nói về luật sư.

    Việc tiếp thu, giải quyết khẩn trương của Bộ trưởng, càng nâng cao uy tín của Bộ trưởng trong giới luật sư.

    Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng.

    Luật sư Trần Đình Triển

                                                                   * * *

                                    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2014

BỘ CÔNG AN
Số: 4740/QĐ-BCA

                                                             QUYẾT ĐỊNH

Về việc đính chính Thông tư số 28/2014/TT-BCA ngày 07/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 100/2010/NĐ-CP, ngày 28/9/2008 quy định về Công báo;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP, ngày 15/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Nghị định số 21/2014/NĐ-CP, ngày 25/3/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 77/2009/NĐ-CP;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đính chính một số lỗi kỹ thuật tại Thông tư số 28/2014/TT-BCA, ngày 07/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân như sau:

1. Bổ sung Luật Công an nhân dân năm 2005 và Pháp lệnh Công an xã năm 2008 vào phần căn cứ ban hành Thông tư.

2. Tại khoản 3 Điều 37: thay dẫn chiếu Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC, ngày 28/12/2007 bằng Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC, ngày 04/7/2013.

3. Tại khoản 1 Điều 35 và khoản 2 Điều 41: bỏ từ “liên tịch” trong cụm từ “Thông tư liên tịch”.

4. Tại Điều 38:
- Tên điều: thay cụm từ “việc xử lý vi phạm đối với” bằng cụm từ “trường hợp phát hiện hành vi vi phạm của”.
- Khoản 1: bỏ các cụm từ “cản trở, gây khó khăn cho hoạt động điều tra như:”, “ngăn cản việc khai báo, tiết lộ bí mật”, “có thể ghi âm, ghi hình hoặc tiến hành các biện pháp khác nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi cản trở, gây khó khăn cho hoạt động điều tra của họ”. Thay cụm từ “kiến nghị không có căn cứ hoặc có hành vi trái pháp luật khác” bằng cụm từ “tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật hoặc tiết lộ bí mật điều tra”. Cụ thể, khoản 1 Điều 38 sau khi đính chính, được thể hiện lại như sau:

"1. Khi phát hiện thấy người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc trợ giúp viên pháp lý có hành vi cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật hoặc tiết lộ bí mật điều tra thì Điều tra viên tiến hành lập biên bản sự việc trên."

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt đ ộng điều tra trong Công an nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

BỘ TRƯỞNG (Đã ký)
Đại tướng Trần Đại Quang

Nơi nhận:
- Các Thứ trưởng BCA;
- Các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ;
- Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Lưu: VT, V19.
(FB Trần Đình Triển)

Kết quả phiên xử nhà hoạt động Bùi thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn thị Thúy Quỳnh

Biểu ngữ kêu gọi trả tự do cho Chị Bùi thị Minh Hằng cùng hai hai nhà hoạt động khác là Nguyễn Văn Minh và Nguyễn thị Thúy Quỳnh được phổ biến trên mạng
Biểu ngữ kêu gọi trả tự do cho Chị Bùi thị Minh Hằng cùng hai hai nhà hoạt động khác là Nguyễn Văn Minh và Nguyễn thị Thúy Quỳnh được phổ biến trên mạng
Nhà hoạt động Bùi thị Minh Hằng cùng hai người khác là Nguyễn Văn Minh và Nguyễn thị Thúy Quỳnh hôm nay bị đưa ra tòa ở Đồng Tháp để xét xử về tội danh ‘gây rối trật tự công cộng khiến ách tắc giao thông nghiêm trọng’ theo điều 245 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Bản án không thuyết phục

Phiên xử kết thúc lúc gần 7 giờ tối ngày 26 tháng 8 với bản án đối với nhà hoạt động Bùi thị Minh Hằng là 3 năm tù giam, anh Nguyễn Văn Minh 2 năm rưỡi và blogger Nguyễn thị Thúy Quỳnh 2 năm tù giam.

Một trong bốn luật sư tham gia bào chữa tại tòa là luật sư Hà Huy Sơn cho biết về bàn án và một số diễn tiến của phiên xử hôm nay như sau:

Ngăn chặn người thân và nhân chứng

Thông tin cho hay vợ anh Nguyễn Văn Minh được cho vào dự phiên tòa, trong khi đó con gái của bà Bùi thị Minh Hằng, cô Đặng Quỳnh Anh, không được cho vào dự tòa với lý do không có giấy triệu tập. Vào lúc 9:30 phút sáng cô này cho biết về trường hợp của cô như sau:

Hiện giờ vợ chồng, con cái tôi cùng với 4 người nữa, có vợ luật sư Miếng, cô Tân vợ chú Điếu Cày, hai anh chị Tú là nhân chứng của vụ án. Anh Thịnh lúc trước ngồi cùng với chúng tôi nhưng giờ đã bị công an phường mời về để giải quyết chuyện gì đó và họ hứa sẽ giải quyết chuyện anh Thịnh.
Chúng tôi thì hoàn toàn không được vào vì họ từ chối nói không có giấy triệu tập thì không cho vào. Tôi có nói với họ tôi là con gái ruột của bị cáo. Họ khẳng định họ biết nhưng không có giấy triệu tập nên không cho vào. Họ chặn từ đầu đường vào tòa, như vậy hiện tôi đang ngồi ở đây cách phiên tòa chừng 700 mét.

Mẹ của anh Nguyễn Văn Minh, một trong ba người bị đưa ra xét xử hôm nay khi không được cho vào tòa đã ngất xỉu; tuy nhiên những người đi cùng muốn giúp đỡ bà này cũng bị ngăn cản. Cô Nguyễn Ngọc Lụa, con gái tù nhân Nguyễn Văn Lía, Phật giáo Hòa Hảo không theo phái Nhà Nước cho biết về điều này:

Khi ba mẹ anh Minh vào, thì bà mẹ ngất xỉu lúc công an không cho vào dự. Bà ngất xỉu và ngồi gần tòa án, tôi lại đi mua nước thì họ không cho đi. Đây là hành động vô nhân tính của công an, vô cùng bỉ ổi, người ta bệnh rồi, bị hạ canxi, tôi chỉ đi mua một ly trà nóng cho bà uống thôi, mà họ vẫn không cho tôi đi.

Một số người được tòa gửi giấy triệu tập đến làm chứng trước tòa, nhưng gặp trở ngại như trình bày của một trong những người đó là ông Võ Văn Bửu, cựu tù nhân lương tâm như sau:

Một nhóm mặc sắc phục và thường phục đến nói chúng tôi phải trở lại phiên tòa, tôi hỏi các anh là ai? Họ nói là cảnh sát, công an, tôi nói tại sao lúc nãy mấy anh đuổi tôi ra. Họ nói tòa án đuổi, tôi nói tòa án đuổi thì lại đây bảo chúng tôi lại, giải thích lý do vì sao đuổi chúng tôi. Họ nói hết giờ.

Chúng tôi từ quán ra Phà Cao Lãnh chừng 2-3 kilomet gì đó, một nhóm xe mô tô của cảnh sát giao thông chạy theo ép chúng tôi vào lề yêu cầu chúng tôi vào công an phường 6; chúng tôi nói không có tội nên chúng tôi không vào. Họ yêu cầu chúng tôi lại dự phiên tòa, chúng tôi nói không dự vì sáng nay các anh đuổi tôi, giờ các anh muốn làm gì thì làm hay sao!


Bắt bớ thân hữu đến dự tòa
Phiên tòa xử nhà hoạt động Bùi thị Minh Hằng và hai người khác tại Đồng Tháp thu hút sự chú ý của nhiều người cả trong và ngoài nước; đặc biệt là những người cùng tham gia với bà Bùi thị Minh Hằng trong những hoạt động như chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, đấu tranh chống bất công xã hội, ủng hộ dân oan, phân phát tài liệu về nhân quyền… Số này đến Đồng Tháp để bày tỏ tinh thần đoàn kết với bà Bùi thị Minh Hằng. Tuy nhiên lực lượng chức năng đã ngăn chặn, bắt bớ, sách nhiễu, đánh đập nhiều người trong số họ ngay trước ngày diễn ra phiên xử và trong ngay xử án.

Anh Bùi Tuấn Lâm, vào lúc 9 giờ sáng ngày 26 tháng 8 cho biết như sau:

Đến bây giờ thực sự tôi cũng chưa tổng kết được bao nhiêu người bị bắt nhưng con số hiện tại rất nhiều độ khoảng 30-40 người kể cả nhóm Phật giáo Hòa Hảo gần 20 người. Mới nghe tin bác Nguyễn Tường Thụy vừa mới bị bắt. Trước đó có anh Hoàng Dũng, Trương Dũng, bé Miu Mạnh Mẽ, chị Thảo Teresa… Nếu đọa hết tên những người bị bắt thì hiện tại tôi không thể đọc được, nhưng con số khoảng chừng gần 40 người.

Cô Nguyễn Ngọc Lụa cũng cho biết tình hình của nhóm từ Đà Nẵng vào như sau:

Hôm qua gồm 4 người: em và 3 người từ Đà Nẵng vào, khi đến khách sạn bị công an vây nhưng họ chỉ ở dưới sảnh thôi. Đến khuya 11 giờ họ kiểm tra phòng, nhưng không có gì nên họ canh dưới sảnh thôi. Sang nay đi thì công an đi theo và đến gần tòa án thì họ chặn không cho vào. Khi anh Khúc Thừa Sơn, người Đà Nẵng, gặp một số dân oan thì có phỏng vấn họ và anh đã bị bắt. Bắt 2 người dân oan phụ nữ lớn tuổi Tiền Giang. Một số người biểu tình ở ngoài chợ Cao Lãnh- đường Trương Định cũng bị bắt.

Hiện giờ gần tòa án còn em và 5 anh chị từ Hà Nội vào đứng ở đây.

Còn một người từ Hà Nội vào Đồng Tháp để dự phiên xử, anh Nguyễn Lân Thắng cho biết:

Hiện một số người đến được sát cạnh tòa thì họ rất hạn chế có thể liên lạc được ra bên ngoài vì họ đứng với một lực lượng đông gấp 4-5 lần toàn côn đồ. Mỗi lần một điện thoai đưa lên để nghe gọi hay chụp ảnh là họ xông vào chụp luôn. Tình trạng rất nguy hiểm.

Thế còn bên ngoài còn mấy chục người nhưng còn tản mát chưa tập trung được.

Blogger Nguyễn Tường Thụy, vào lúc 11:30 khi đang ở tại trụ sở Công an phường Mỹ Phú nói về lập luận đối với công an khi bị bắt:

Họ bảo  mời chúng tôi về phường, chúng tôi phản đối nhưng họ mang rất nhiều quân đến. Tôi nói với họ rằng mời thì chúng tôi có quyền từ chối, chúng tôi không có nhu cầu gặp lãnh đạo của các anh, nếu chúng tôi không đáp ứng yêu cầu của các anh mà các anh mang xe đến bắt chúng tôi về phường là các anh vi phạm pháp luật.

Tổng số những người bị đưa về giữ tại các đồn công an thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong ngày 26 tháng 8 lên đến gần cả trăm người.

Trước khi phiên tòa xử nhà hoạt động Bùi thị Minh Hằng, anh Nguyễn Văn Minh và cô Nguyễn thị Thúy Quỳnh diễn ra, các tổ chức như Hội Anh em Dân chủ, nhóm 21 tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch-Hoa Kỳ, Đài quan sát Bảo vệ Nhân quyền, Tổ chức Liên đới với Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền, Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn, Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam tại Châu Âu đã ra thông cáo báo chí kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội phải trả tự do ngay cho nhà hoạt động Bùi thị Minh Hằng và hai người bạn của bà tại phiên xử ở tỉnh Đồng Tháp vào ngày 26 tháng 8.
Gia Minh
(RFA)   
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét