Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Mạng người rẻ bèo

  • Lao động Trung Quốc ở Vũng Áng đủ lập 2 “sư đoàn” (RFA) - Cùng với chuyến đi Bắc Kinh ngày 26-27/8/2014 của Ông Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà mục đích chính là để làm giảm căng thẳng giữa hai bên, báo chí trong nước đưa tin hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng Hà Tĩnh.
  • "Biển Đông không phải để chia" (RFA) - Sau chuyến làm việc ở Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh, đặc phái viên của đảng cộng sản Việt Nam, Trung Quốc và Việt Nam đã đưa tuyên bố về Ba nhận thức chung. Trong tuyên bố này có phần nói về biển Đông, và nói rằng hai bên sẽ tích cực nghiên cứu và thương lượng về vấn đề cùng khai thác.
  • Exxon Mobil - PVN sắp có dự án tỷ đô? (BBC) - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang đàm phán hợp tác với tập đoàn dầu khí Exxon Mobil của Mỹ về một dự án điện khí tại Quảng Ngãi với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỷ đôla.
  • Vốn đầu tư nước ngoài đang hồi phục (RFA) - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam (gọi tắt là FDI) đang trên đà hồi phục. Thời báo kinh tế Sài gòn trích số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê cho biết như vậy vào hôm nay.
  • Mỹ lên án Việt Nam kết án 3 nhà hoạt động nhân quyền (RFI) - Hôm qua 26/08/2014, sau khi tòaán sơ thẩm Việt Nam tại Đồng Tháp kếtán tù giam ba nhà tranh đấu Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh, Đại sứ quán Hoa Kỳ ra tuyên bố bày tỏ« mối quan ngại sâu sắc». Các tổ chức bảo vệ nhân quyền Amnesty International và Human Rights Watch đồng loạt lênán Việt Nam sử dụng tội danh gây rối trật tự công cộng để đànáp những người« thể hiệnôn hòa quan điểm chính trị»,« thực thi quyền tự do hội họp» và« bày tỏ tình đoàn kết với những người có nguy cơ bị bách hại».
  • Phiên tòa Đồng Tháp làm thế giới quan ngại về nhân quyền ở VN (RFA) - Phiên xử nhà hoạt động Bùi thị Minh Hằng và hai người khác về tội danh gây rối trật tự tại Đồng Tháp kết thúc với những bản án bị dự luận cho là bất công, cũng như hành xử mang tính bạo hành của lực lượng chức năng trong ngày xét xử đối với những thân hữu đến để ủng hộ cho những bị cáo.
  • Phản ứng của các nhà dân chủ về bản án xử 3 nhà yêu nước (RFA) - Bản án tổng cộng 7 năm rưỡi dành cho 3 nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh hôm 26 tháng 8 đã khiến cho đa số những người tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ trong cũng như ngoài nước bức xúc và thất vọng.
  • Những trái bom nổ chậm (RFA) - Hôm 19 Tháng Tám, nhà báo Elizabeth Rosen tại Hà Nội có một bài dài hơn hai nghìn chữ trên tờ The Diplomat về các khoản nợ xấu của Việt Nam mà bà gọi là "trái bom nổ chậm".
  • Chính trị hóa Công lý (RFA) - Ngành tư pháp tại Việt nam không phải là độc lập và lại được xem là một công cụ chính trị của đảng cầm quyền. Mới đây đảng cộng sản lại có thêm những cố gắng để kiểm soát chặt chẽ hơn những người làm việc trong ngành luật pháp ở Việt nam.
  • Việt, Ấn tăng cường quan hệ, đặc biệt về quốc phòng và dầu khí (RFI) - Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj đã trở về nước vào hôm nay, 27/08/2014 sau chuyến công du ba ngày tại Việt Nam. Theo báo chí Ấn Độ, tại Hà Nội, lãnh đạo ngành ngoại giao Ấn Độ đã tiếp xúc với các lãnh đạo hàng đầu của quốc gia được xem là có giá trị chiến lược quan trọng đối với New Delhi, và hai bên đã nhất trí tăng cường quan hệ toàn diện, đặc biệt là về mặt quốc phòng và dầu khí.
  • Trung Quốc : Lãnh đạo một công ty điện lực lớn của Nhà nước bị điều tra (RFI) - Công ty China Resources Power (CR Power) ra thông báo chiều qua, theo đó tư pháp tỉnh Giang Tô (Jiangsu) đã tiến hành điều tra đối vớiông Wang Yujun (Vương Ngọc Quân), giám đốc công ty. Văn bản này không cho biết lý do vì sao giám đốc công ty bị rơi vào tầm ngắm của tư pháp.Ông Wang Yujun đã bị đình chỉ chức vụ.
  • Cuba rụt rè mở cửa làm gia tăng bất bình đẳng (RFI) - Về thời sự quốc tế, nhật báo Le Monde có bài viết đáng chúý:“Cuba rụt rè mở cửa, bất bình đẳng càng gia tăng”. Bài báo miêu tả, tại một nơi sang trọng của thủ đô La Habana mang tên La Fabrica de Arte Cubano, vừa mở cửa vào tháng Ba vừa qua, là nơi tập trung một tầng lớp khá giả trong một đất nước nghèo nàn, nơi mà chính quyền vốn luôn đề cao sự bình đẳng xã hội.
  • Mỹ tung máy bay do thám Nhà nước Hồi giáo tại Syria (RFI) - Theo AFP hôm nay, 27/08/2014, Hoa Kỳ bắt đầu các chuyến bay do thám trên không phận Syria để xác định các vụ trí của các nhóm quân của Nhà nước Hồi giáo (EI), nhưng cam đoan không hợp tác với chính quyền Syria chống kẻ thù chung.
  • Bà Võ Thị Thắng 'chết vinh quang' (BBC) - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi trong sổ tang rằng dù bị 'đối xử bất nhân' trong thời bình, bà Võ Thị Thắng vẫn 'sống vĩ đại, chết vinh quang'.
  • Nhật Bản có nguy cơ bị sóng thần hơn 23 mét. (RFI) - Theo nghiên cứu của một nhóm chuyên gia Nhật Bản, một trận động đất mạnh ở biển Nhật Bản có thể gây ra sóng thần khủng khiếp và có nơi sóng biển lên cao tới 23 mét, ở miền duyên hải phía tây nước này, khu vực có 11 nhà máy điện nguyên tử.
  • Nga và Ukraine hội đàm trực tiếp (BBC) - Tổng thống Nga và Ukraine có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên để bàn về cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine, nhưng không đạt được đột phá.
  • Đàm phán giữa Tổng thống Nga và Ukraina không mang lại kết quả cụ thể. (RFI) - Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và đồng nhiệm Ukraina Petro Porochenko, kéo dài hai tiếng đồng hồ, ngày hôm qua, 26/08/2014, tại Minsk, thủ đô Belarus, bên lề Thượng đỉnh Liên minh thuế quan, đã không đạt được những tiến bộ cụ thể nào. Nguyên thủ Ukraina thừa nhận là cuộc thảo luận gặp khó khăn.
  • Siêu nhân chống rác bẩn (BBC) - Học tiếng Anh qua video: Siêu nhân sẵn sàng hành động để giữ cho đường phố Tokyo sạch sẽ muốn khuyến khích mọi người làm theo.
  • Pháp: Tân nội các khẳng định xu hướng xã hội-tự do kinh tế (RFI) - Sau khi loại bỏ những nhân vật thuộc cánh tả trong đảng Xã hội, hôm nay, 27/08/2014, tân nội các Pháp, còn gọi là chính phủ Valls 2, họp phiên đầu tiên và khẳng định xu hướng xã hội-tự do kinh tế, nhằm đối phó với nạn thất nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng.
  • Thủ tướng Shinzo Abe gửi thư tri ân các binh sĩ Nhật Hoàng tử trận (RFI) - Thủ tướng Shinzo Abé, được coi là chính trị gia có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, vừa có một cử chỉ có thể lại làm cho một số nước ChâuÁ, như Trung Quốc, Hàn Quốc, tức giận : Hồi tháng Tư vừa qua,ông đã gửi thư triân, nhân lễ tưởng niệm các binh sĩ tử trận vì nước Nhật, mà trong số này, có nhiều người bị coi là tội phạm chiến tranh. Tuy nhiên, hôm nay, 27/08/2014, thông tin này mới được tiết lộ cho báo chí.
  • Đền Yasukuni: bài toán phức tạp của Nhật (RFA) - Thủ Tướng Shinzo Abe của Nhật Bản đã làm một việc chắc chắn sẽ tạo thêm căng thẳng với 2 nước láng giềng Trung Quốc và Nam Hàn, khi ông gửi một tờ sớ đến đền Yasukuni, nơi thờ phượng những tướng lãnh và binh sĩ quân đội Thiên Hoàng bị xếp vào danh sách tội phạm chiến tranh
  • Tiếng Bắc Kinh đe dọa tiếng Quảng : Cuộc chiến ngôn ngữ ở miền nam Trung Quốc (RFI) - Tại Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, việc sử dụng bắt buộc tiếng Quan thoại, ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc, thường xuyên là chủ đề tranh luận. Theo AFP, việc chính quyền có khả năng cấm dùng tiếng Quảng Đông trên đài truyền hình địa phương khiến các cư dân giận dữ, vì lo ngại mất bản sắc.
  • Giới chức quân sự Mỹ và Trung Quốc thảo luận cách hành xử trên không (RFI) - Sau vụ máy bay do thám Mỹ bị chiến đấu cơ Trung Quốc sách nhiễu trên vùng không phận quốc tế ngoài khơi đảo Hải Nam, giới chức quân sự hai nước đã gặp nhau trong hai ngày 26-27/08/2014 tại Lầu Năm Góc. Nội dung cuộc tiếp xúc– diễn ra sau sự kiện bị Hoa Kỳ tố cáo là‘nguy hiểm’ - là để thảo luận về các quy tắc ứng xử trên không.
  • Đã xác định được 173 nạn nhân của chuyến bay MH 17 (RFA) - Qua phương pháp thử nghiệm DNA, các chuyên gia giảo nghiệm của Hà Lan đã xác định được 173 thi hài của những người xấu số, chết trên chuyến máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines hôm 17 tháng Bảy vừa rồi.
  • Úc và Indonesia ký kết thỏa thuận không nghe lén (RFA) - Tại Jakarta ngày 28 tháng 8, hai vị ngoại trưởng của Australia và Indonesia sẽ đặt bút ký bản hiệp ước ngoại giao, trong đó có những điều khoản cam kết sẽ không sử dụng hoạt động tình báo để theo dõi, nghe lén lẫn nhau.
  • Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và phu nhân khi vừa đến Ulan Bator, Mogolia hôm 21/8/2014.
  • Nhóm Nhà nước Hồi Giáo chiêu dụ phụ nữ (VOA) - Các chiến binh đàn ông IS không thể khám người phụ nữ mặc áo choàng truyền thống và đeo mạng che mặt. Họ đáp trả bằng cách lập lữ đoàn phụ nữ al-Khansaa
  • ASEAN bàn về an ninh biển Đông (BaoMoi) - Tại TP Đà Nẵng, ngày 27-8, Diễn đàn Biển ASEAN lần thứ 5 (AMF-5) do Việt Nam đăng cai tổ chức đã chính thức khai mạc với sự tham gia của 10 nước ASEAN và 8 nước đối tác.
  • Nâng cao nhận thức, kỹ năng tuyên truyền về biển, hải đảo (BaoMoi) - QĐND - Ngày 27-8, tại TP Vũng Tàu, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo-Tập huấn nâng cao nhận thức, nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp trong công tác thông tin, truyền thông về biển, hải đảo Việt Nam cho đại diện lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình trong cả nước. Hội thảo đã giới thiệu các chủ trương chính sách mới nhất của Đảng, Nhà nước trong quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững biển, hải đảo Việt Nam; quan điểm, lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông; công tác thông tin, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo; trao đổi, thảo luận công tác triển khai Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt... Cùng ngày, các đại biểu đã giao lưu với cán bộ, chiến sĩ Vùng Cảnh sát biển 3.
  • Nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên tuyên truyền về biển, đảo (BaoMoi) - Ngày 27/8, tại Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thảo-Tập huấn nâng cao nhận thức, nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trong công tác tuyên truyền về biển, hải đảo Việt Nam năm 2014.
  • Việt - Trung hội đàm về tình hình Biển Đông (BaoMoi) - Ủy viên Bộ Chính trị Lê Hồng Anh hôm nay cùng lãnh đạo Trung Quốc nhất trí cùng tuân thủ các nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển, không mở rộng tranh chấp ở Biển Đông.
  • Trao học bổng hỗ trợ các con em ngư dân vượt khó học giỏi (BaoMoi) - Chiều 27/8, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Yên phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh tại Phú Yên (BIDV) tổ chức trao học bổng “Chung sức bảo vệ chủ quyền Biển Đông” năm 2014.
  • Câu chuyện hòa bình được kể bằng âm nhạc (BaoMoi) - Để kết nối tinh thần thanh niên, sinh viên trong và ngoài nước, Trung ương Hội sinh viên VN, báo Tuổi Trẻ và công ty Viet Vision phối hợp tổ chức đêm nghệ thuật “Tuổi trẻ VN-câu chuyện hòa bình” ngày 28.8 tại Nhà hát Hòa Bình (TPHCM).
  • Mỹ và Trung Quốc tham gia Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng (BaoMoi) - TPO - Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần 3 (EAMF 3) sẽ khai mạc vào sáng mai (28/8) tại Đà Nẵng, với sự tham gia của các nước ASEAN và 8 đối tác: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, New Zealand, Hàn Quốc và Nga.
  • Những hệ lụy từ vụ chạm trán máy bay Mỹ-Trung (BaoMoi) - Trang mạng của "Nhật báo phố Wall" mới đăng một bài bình luận về quan hệ Mỹ-Trung của hai tác giả Adam Entous và Josh Chin sau vụ việc Mỹ tố cáo máy bay Trung Quốc áp sát máy bay trinh sát của nước này tại khu vực Biển Đông.
  • Diễn đàn biển thúc đẩy hợp tác ASEAN (BaoMoi) - Diễn đàn biển ASEAN lần thứ 5 là kênh đối thoại về các vấn đề liên quan đến hợp tác biển với trọng tâm là xây dựng lòng tin, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế.
  • 'Cảm ơn vợ đã cứu anh' (BaoMoi) - Anh ôm tôi, hôn nhẹ lên môi tôi và nói “Cảm ơn vợ đã cứu anh. Đúng là thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.
  • Nhật: Yêu cầu tăng gấp đôi ngân sách bảo vệ Senkaku (BaoMoi) - (NLĐO) - Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) sẽ yêu cầu ngân sách 50,4 tỉ yen cho năm tài chính 2015 (tức gấp đôi ngân sách hiện tại) để tăng cường an ninh quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông.
  • Sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (BaoMoi) - Chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Giô-sê Ma-nu-en Đu-rao Ba-rô-xô theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng từ ngày 25-26/8 nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam – EU trong các lĩnh vực, kinh tế, chính trị, an ninh – quản lí khủng hoảng tới môi trường, khoa học công nghệ, giáo dục, tư pháp và di cư… Bên cạnh các vấn đề song phương, lãnh đạo hai bên cũng trao đổi một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm như vấn đề Biển Đông, Cấp cao Á – Âu.
  • Triển lãm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông (BaoMoi) - Sáng 26-8, tại TP Cần Thơ diễn ra khai mạc triển lãm chuyên đề "Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa - Trường Sa” và triển lãm ảnh "Các dân tộc Việt Nam - Đoàn kết, xây dựng và phát triển”.

Cao Huy Huân - Mạng người rẻ bèo

Có người nói với tôi rằng, mối quan hệ giữa con người với con người là một mối quan hệ phức tạp và nguy hiểm. Ngẫm cũng đúng. Tôi rất thích xem các chương trình của Discovery Channel hay Animal Planet, những chương trình mô tả thế giới động vật hoang dã một cách rõ nét nhất. Hiếm có loài sinh vật bậc cao nào lại hay ra tay kết liễu cuộc sống của đồng loại mình nhiều như con người. Vậy phải nhận thức đồng loại của con người rất thấp so với các loài động vật khác?
Bỏ qua các phương diện về điều kiện xã hội như chiến tranh, xung đột vũ trang, chúng ta rõ ràng hàng ngày vẫn nghe thấy các vụ án giết người một cách dã man. Khi chuẩn bị từ Mỹ trở về Việt Nam, một người quen của gia đình đã nửa đùa nửa thật: “Ở Việt Nam bây giờ, giá cả cái gì cũng đắt đỏ, chỉ có mạng người là rẻ bèo mà thôi.” Tôi bật cười với sự so sánh phản ánh đúng thực tế như vậy.
Bỏ qua vế đầu của câu nói là giá cả đắt đỏ, tôi tò mò hỏi một người bạn là bác sĩ làm việc tại khoa cấp cứu của bệnh viện Chợ Rẫy và được cho hay là chỉ trong phạm vi vài quận của Sài Gòn, một ngày không biết là bao nhiêu các ca cấp cứu vì đánh nhau, cướp giựt, ghen tuông… Nghe mà kinh hãi. Đó là chưa kể mở mặt báo ra thì thấy đủ loại tin tức liên quan đến các vụ giết người. Hôm nay rảnh rỗi, tôi cũng tập hợp lại các tin tức liên quan đến các vụ án giết người với nguyên nhân hết sức vô lý và thiếu nhân tính mà tôi đã đọc được. Tất nhiên, các vụ án giết người này đều xảy ra ở Việt Nam trong thời gian gần đây.
Đầu tiên phải kể đến là vụ án giết người chỉ vì nạn nhân vuốt tóc trong lúc chờ mua hủ tiếu. Vào khoảng 16h30 ngày 13/3/2009, công trình xây dựng nơi Nguyễn Hữu Trung (24 tuổi) làm hoàn thành nên Trung ở lại ăn liên hoan cùng chủ nhà và anh em thợ hồ. Khi bàn tiệc đang vui vẻ thì Trung xin phép về trước, vì mệt. Trên đường về nhà, Trung dừng lại quán hủ tiếu của anh Nguyễn Hoàng Minh ở khu vực cầu Đồng, P.Thạnh Lộc, Q.12 để mua về nhà ăn. Do khách đông, anh Minh chưa bán đến lượt, Trung nổi nóng “Sao chờ mãi mà chưa bán hủ tiếu cho tôi?”. Anh Minh trấn an Trung. Nhưng Trung vẫn nổi nóng và nói những lời khiếm nhã khiến hai bên lời qua tiếng lại. Tuy nhiên, anh Minh vẫn bán hàng cho Trung. Trả tiền xong, Trung phóng xe đi thì nghe thấy những tiếng xì xào. Nghĩ đó là anh Minh, Trung tắt máy rồi nhặt cây gậy tầm vông lao đến quấy rối tại quán. Thấy vẻ hung hăng của Trung, toàn bộ khách đang ăn đều bỏ chạy. Trung nhìn thấy anh Trần Hùng Hiếu (từ Quảng Ngãi vào Sài Gòn thăm anh Minh) đang ngồi ăn hủ tiếu và đưa tay lên vuốt tóc. Trung hỏi “Sao anh vuốt tóc”?, không thấy anh Hiếu trả lời, Trung cầm cây tầm vông đánh tới tấp vào người anh Hiếu. Quá hoảng sợ, anh Hiếu bỏ chạy. Trung cầm dao đuổi theo và đâm anh Hiếu. Sau đó hai ngày, anh Hiếu chết.
Một vụ án khác, liên quan đến rượu bia. Hai ông Nguyễn Xuân Khánh và Đỗ Văn Giá, cùng trú thôn Cách, xã Tuy Lộc, huyện Hậu Lộc, vốn là bạn học, đồng đội cũ. Sáng 24-9-2010, hai người rủ nhau đi ăn sáng và uống hết 6 lít bia hơi. Uống bia xong, cả hai người đều giành nhau để được trả khoản tiền mà cả hai đã ăn nhậu. Không ai chịu nhường ai, lời qua tiếng lại không xong, giữa hai người đã xảy ra xô xát. Trong lúc ẩu đả, ông Khánh bị xô ngã, đập mặt xuống đường nhựa, bất động và tắt thở trong lúc được người dân đưa đi cấp cứu.
Một vụ án khác, nạn nhân bị giết chỉ vì dám khen hung thủ đẹp trai. Khuya ngày 15-5-2010, Ngô Đại Nam cùng Lê Minh Hoàng (25 tuổi, ngụ Khánh Hòa), Nguyễn Thanh Bình (25 tuổi, ngụ Bến Tre) chở 3 cô gái đến vũ trường Gossip số 79 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, Sài Gòn, để tổ chức sinh nhật cho một người trong nhóm. Tại đây, ở bàn bên cạnh của nhóm Nam là nhóm của Dương Bửu Long, Nguyễn Trọng Hiệp, Công Tuấn AliAbdallah, Phan Trung Thảo cùng một số người bạn đang ngồi ăn trái cây và uống rượu. Trong lúc ngồi uống rượu thì Phan Trung Thảo nhìn qua bàn của Ngô Đại Nam và khen nhóm Nam đẹp trai. Cho rằng Thảo muốn giở trò nên Nam tỏ vẻ bực tức. Tàn cuộc vui, sau khi tính tiền, Nam tiến đến chỗ Thảo đứng tát vào mặt Thảo rồi đi thẳng ra ngoài đợi lấy xe. Lúc này, nhóm Thảo cũng tính tiền ra về. Gặp nhóm của Nam đứng ngoài, Long hỏi ai đã đánh Thảo thì Nam vỗ ngực khẳng định đã đánh Thảo đồng thời đánh luôn Long. Trong lúc hai bên xảy ra xô xát, Nam bị xô ngã xuống đường nên chạy lại mở cốp xe máy của mình lấy một con dao lê dài 45 cm đuổi theo đâm, chém nhiều nhát vào lưng khiến Long chết trước khi đến bệnh viện.
Thêm một vụ án giết người nữa liên quan đến việc khen chê. Ngày 19/01/2013, ông Nguyễn Đông Phương (56 tuổi, ngụ phường 4, quận 3) sang nhà Võ Hùng Hậu (27 tuổi, ngụ quận 3) chơi đúng lúc Hậu đang treo tấm bạt để dọn hàng bán và có mở nhạc xập xình. ông Phương nhận xét: "Nhạc dở ẹc mà cũng nghe, đã vậy còn mở lớn nữa". Nghe vậy, Hậu hất hàm hỏi ông Phương: “Mày muốn gì?”. Phương quay lại cự cãi thì bị Hậu đánh vào mặt rồi bỏ chạy vào nhà, tay đang cầm cây kéo. Phương đuổi theo đến phòng khách thì đôi bên xô xát. Hậu dùng kéo đâm Phương, trong đó có một nhát gây thủng cổ họng. Vừa đi làm về, nghe hàng xóm báo Hậu đang đánh người, anh Võ Thanh Hùng chạy tới can ngăn cũng bị em trai đâm nhiều nhát vào vai. Ông Phương được đưa đi cấp cứu nhưng do bị đâm vào chỗ hiểm nên ông trút hơi thở lúc 19 giờ cùng ngày. Khi biết ông Phương chết, Hậu nhanh chân bỏ trốn nhưng biết không thể thoát lưới pháp luật đã ra đầu thú.
Mới đây nhất, tối 17/8/2014, anh Phan Thành Luân (lao động phổ thông, tạm trú tại phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) cùng nhóm bạn đến uống nước mía tại quán của Nguyễn Thành Trường trên đường Nguyễn Tất Thành (quận Thanh Khê). Khi tính tiền, Luân cho rằng quán này bán quá đắt nên hai bên lời qua tiếng lại. Được cho là đã hắt ly nước mía rồi bỏ ra về, anh Luân vừa đến cầu bắc qua kênh Phú Lộc, cách quán của Trường khoảng 2 km, thì bất ngờ bị 3 thanh niên chặn đánh. Nạn nhân gục chết ngay trên cầu do chấn thương sọ não.
Trên đây chỉ là một số ít trong số những vụ án giết người với nguyên nhân hết sức vô lý và khôi hài. Nhưng cho dù có vì một nguyên nhân gì đi nữa thì việc ra tay sát hại một người là một việc làm vô nhân tính. Thông qua một số những câu chuyện giết người như vậy, có thể nói nhận định của người bạn rằng “cái gì cũng đắt đỏ, chỉ có mạng người rẻ bèo” về tình hình xã hội ở Việt Nam là không sai chút nào.
Cao Huy Huân
* Blog của Tiến sĩ Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)

Song Chi - Một xã hội sặc mùi kim tiền

 Song Chi
Câu chuyện thứ nhất là về việc thương xá Tax, một trung tâm thương mại sầm uất và lâu đời nhất của VN, được người Pháp xây dựng vào năm 1880 đến nay đã 134 năm tuổi, sắp bị phá bỏ đế xây dựng Trung tâm Thương mại Dịch vụ Văn phòng Khách sạn cao 40 tầng.

Thông tin này khiến nhiều người Việt trong và ngoài nước gắn bó với Sài Gòn, cảm thấy nuối tiếc. Bởi thương xá Tax không chỉ là nơi để mua sắm, từ lâu, nó đã trở thành một hình ảnh thân thuộc của Sài Gòn, cùng với những công trình kiến trúc xưa khác ở khu vực trung tâm như chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố, Nhà hát Thành phố (trước kia là Hạ nghị Viện của chế độ Việt Nam Cộng hòa), Trụ sở Ủy Ban Nhân dân TP.HCM (trước kia là Tòa Đô Chính)…

Trong những năm qua, những người yêu Sài Gòn đã phải chứng kiến một phần linh hồn của Sài Gòn xưa dần dần mât đi như vậy.

Theo bài báo “Sài Gòn xưa cần được bảo tồn và phát triển” trên tờ Kinh tế Sài Gòn:

“Tại hội thảo “Bảo tồn di sản và phát triển đô thị bền vững” do Viện Nguyên cứu phát triển TPHCM tổ chức, TS. Fanny Quertamp Nguyễn, Giám đốc Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị (PADDI - một dự án hợp tác cấp địa phương giữa Vùng Rhône - Alpes và TPHCM) cho biết, từ năm 1993-2013, trong khu trung tâm TPHCM có đến 207 công trình xây dựng có giá trị di sản bị phá bỏ hoặc biến dạng”.

Một trong những người lên tiếng trước việc thương xá Tax bị đập bỏ, kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Dũng viết trong bài “Một Sài Gòn đang trở nên xa lạ” (báo Pháp luật TP.HCM):

“…Còn các công trình kiến trúc công cộng tiêu biểu, như là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc phương Tây và nét trang trí châu Á của tòa nhà Bưu điện thành phố, phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn với nét phong cách kiến trúc Gotich của Nhà thờ Đức Bà, cùng các công trình kiến trúc đặc sắc khác như Trụ sở UBND thành phố, Nhà hát thành phố, Khách sạn Continental,… đã và đang bị “đè bẹp” bởi vô số cao ốc như khối nhà Diamond Plaza, ba tòa tháp Kumho…

…Theo thống kê, hiện có khoảng 180 cao ốc đã và đang mọc lên ở khu trung tâm Sài Gòn. Hàng loạt dự án cũng đang tiếp tục triển khai như dự án SJC Tower (diện tích 4.000 m2, cao 58 tầng, chiếm bốn mặt đường Lê Lợi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Thánh Tôn - Nguyễn Trung Trực). Dự án Sài Gòn Center giai đoạn 2 cũng vừa được chủ đầu tư làm lễ khởi công. Không lâu nữa, gần ngôi chợ Bến Thành đậm chất Sài Gòn xưa sẽ mọc lên cao ốc 45 tầng với 200 căn hộ cùng khu chức năng văn phòng, thương mại.

Chưa hết, góc đường Lê Lợi - Huỳnh Thúc Kháng cũng đang được rào lại để xây một khách sạn to đùng. Rồi BV Sài Gòn cũng được hoán chuyển thành khách sạn năm sao 400 phòng cùng với một khu văn phòng rộng 30.000 m2…

…Đôi khi tôi tự hỏi khu đô thị Thủ Thiêm cứ ì ạch thực hiện đã hơn 10 năm nay nhưng sao ở đó người ta không sớm xây dựng cao ốc, quảng trường, khu phức hợp? Tại sao không dời trung tâm hành chính về đó để tạo động lực thúc đẩy phố đông Sài Gòn, nhất là khi cầu, hầm Thủ Thiêm, đại lộ Đông Tây, đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, sân bay Long Thành đang dần được hình thành? Một phố đông hiện đại, ngăn nắp và một phố tây cổ kính, hoài niệm sẽ cùng phát triển và là một sự bổ sung hoàn hảo cho nhau. Vậy mà…”

Những cá nhân, ban ngành chịu trách nhiệm quản lý, lãnh đạo thành phố này luôn luôn có cách biện minh cho việc phá bỏ những công trình kiến trúc cổ rằng do nhu cầu phát triển, Sài Gòn cần phải hiện đại hóa, người dân phải biết chấp nhận hy sinh v.v….Nhưng câu hỏi đặt ra là trước khi đặt bút ký đồng ý phá bỏ cái cũ, xây cái mới, người ta đã thật tính toán hết mọi phương án khác chưa.

Vâng, tại sao không xây dựng những công trình mới tại Thủ Thiêm hay tại quận 7 nơi có khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, tại sao cứ phải dồn cục vào khu quận 1, quận 3, phá những công trình cũ đi?

Hãy nhìn sang các thành phố xinh đẹp lâu đời của quốc gia khác, từ Paris, Rome, Athens, London, Warsaw… chính phủ các nước này luôn trân trọng và đặt yếu tố bảo vệ những công trình kiến trúc, những di sản văn hóa cổ xưa lên trên hết, và nếu có xây mới thì cũng phải hài hòa với cái cũ.

Câu chuyện thứ hai là dự án sách giáo khoa điện tử cho học sinh lớp 1-3 tại TP.HCM đang bị người dân phản ứng dữ dội.

Trước hết vì chuyện tốn kém-một cái máy tính bảng phụ huynh phải bỏ ra từ 3-5 triệu đồng để mua cho con em. Nhưng trên thực tế, theo các bài báo “Đề án trang bị máy tính bảng 4.000 tỷ: Kỹ sư tiết lộ tin bất ngờ” (VTC News) và “Lộ máy tính bảng giáo dục AIC giá bèo” (Tuổi Trẻ), thật ra giá tiền của một máy tính bảng chỉ khoảng 900,000 đồng và nếu mua với số lượng lớn như vậy thì chỉ còn 500,000-700,000. Tuổi thọ của cái máy tối đa là 1 năm, chưa kể tiền thay pin, các em tuổi còn nhỏ, hiếu động, xài mau hư mau bể, nào tiền sửa chữa lúc máy bị hư, tiền mua máy mới… Với gia đình nghèo, đây lại thêm một khoản tiền không nhỏ phải lo.

Nếu lấy lý do để cho các em nhỏ khỏi phải mang vác bao nhiêu sách nặng hàng ngày, sao Bộ Giáo dục không nghiên cứu giảm tải chương trình, hoặc cùng lắm, xây thêm những cái tủ, kệ với từng ngăn dành cho từng học sinh để các em có thể để sách tại trường, tại lớp, khóa lại, chỉ cuốn nào cần phải học cho ngày mai mới mang về nhà?

Điều quan trọng hơn, việc cho trẻ nhỏ xử dụng máy vi tính quá nhiều giờ trong ngày có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, mắt bị cận thị, rồi ai bảo đảm các em không dùng máy để chơi game? Và còn vô số cái hại khác mà những nhà chuyên môn cũng đã chỉ ra trong những ngày qua.

Ngay cả những quốc gia giàu có, phát triển trên thế giới cũng vẫn sử dụng sách giáo khoa cho trẻ em và không hề khuyến khích dùng sách giáo khoa điện tử, nếu thật sự ích lợi hơn sao họ không làm?

Và cuối cùng là thông tin gần 10,000 lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng, Hà Tĩnh để đáp ứng nhu cầu công việc của công ty gang thép Formosa.

Việc lao động Trung Quốc tràn ngập ở VN không còn là chuyện mới mẻ gì từ lâu nay. Ai cũng biết, Trung Quốc thắng thầu rất nhiều công trình ở VN, và cứ mỗi công trình được thi công thì nhà thầu Trung Quốc lại đưa người Trung Quốc sang, trong số đó không chỉ những người có chuyên môn, các kỹ sư mà cả lao động phổ thông cũng rất nhiều.

Một nghịch lý là kỹ sư, thạc sĩ, cử nhân VN bị thất nghiệp đầy rẫy. Theo báo Thanh Niên thì “162.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp là con số được Bộ LĐ-TB-XH, Tổng cục Thống kê và Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra trong bản tin thị trường lao động số 2.2014 vào sáng 1.7.” (“Để không còn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp”). Và từ nhiều năm qua, người VN phải bôn ba đi lao động xuất khẩu, làm thuê khắp thế giới!

Trên đây chỉ là 3 trong số rất nhiều tin tức, câu chuyện trái tai gai mắt xảy ra ở VN trong những ngày gần đây. Thoạt nhìn tưởng như chẳng liên quan gì đến nhau, thuộc những những đề tài, lĩnh vực khác xa nhau. Nhưng chúng lại vẫn có những điểm chung.

Thứ nhất, hầu hết các quyết định từ phía các cơ quan, bộ máy nhà nước VN hiện nay đều xuất phát từ một chữ Tiền. Vì tiền, vì cái lợi trước mắt, người ta sẵn sàng xóa sổ một công trình kiến trúc xưa, sẵn sàng đưa ra một dự án phi nhân tính đối với trẻ con-thế hệ tương lai của đất nước, sẵn sàng chấp nhận cho người nước ngoài vào giành công ăn việc làm của hàng ngàn, hàng vạn lao động Việt.

Mỗi một chữ ký, một cái gật đầu thông qua như vậy là Tiền với rất nhiều con số 0 phía sau!

Thứ hai, hầu hết các quyết định đều không hề vì dân vì nước. Mà đâu phải chỉ những chuyện “lặt vặt, cỏn con” như vài cái công trình kiến trúc cổ hay sách giáo khoa điện tử cho trẻ em? Cả những quyết định to đùng gây thua thiệt, rủi ro và nguy hiểm cho đất nước, dân tộc về kinh tế, môi trường, sinh thái, an ninh quốc phòng như cho phép khai thác bauxite ở Tây Nguyên, hay cho thuê hàng trăm ngàn hecta rừng đầu nguồn tại các tỉnh biên giới phía Bắc, lớn hơn nữa là những thỏa thuận ký kết song phương, bí mật giữa hai đảng, hai nhà nước cộng sản Việt-Trung v.v… họ còn làm được kia mà.

Và cuối cùng, trong một quốc gia khi người dân không hề được hỏi ý kiến trước mọi quyết định dù nhỏ dù lớn của nhà nước, khi không có các đảng phái đối lập, những tổ chức dân sự, tòa án, báo chí độc lập để lên tiếng ngăn chặn mọi chủ trương, chính sách sai trái từ địa phương đến trung ương, cũng là để kìm hãm, chia sẻ bớt quyền lực của nhà nước đó thì những việc làm sặc mùi tiền, mùi “lợi ích nhóm”, gây thiệt hại nặng nề cho dân cho nước, đã, đang và sẽ tiếp tục ngang nhiên diễn ra. Để rồi người dân chỉ có thể nuối tiếc, than thở, hoặc phẫn nộ đứng nhìn mà thôi.

Bởi, đất nước này không phải của 90 triệu con dân Việt, đất nước này chỉ là của riêng của đảng và nhà nước cộng sản!
Song Chi
 (RFA)

Alan Phan - Người Việt Không Xấu…

Gần đây tự phát một phong trào đánh hội đồng về người Việt xấu xí, từ dân đen trong nước đến Việt Kiều hải ngoại, từ các mạng lề trái đến báo lề phải.  Bị nhiều phóng viên và BCA quay hỏi về đề tài này, ông già Alan xin xác định rõ ràng: chúng ta không xấu.

Trước hết, xấu xí là một tĩnh từ chung chung, nhất là khi nói về con người. Người này có ngoại hình xấu, cô này nhiều tật xấu, anh này thích chơi xấu, thằng bé này xấu ăn, bà lão kia đang  “làm” xấu…và tất cả điều đó cũng không bầy tỏ điều gì rõ ràng lắm.

nghèo và xấu

Ngay cả ngoại hình. Cô người mẫu có khuôn mặt hơi xấu (theo định giá chủ quan) nhưng với một bầu sữa tốt thì cũng có thể nổi tiếng với rất nhiều giới trẻ đang dư thừa hormone. Tôi quen biết một phụ nữ giàu đẹp quý phái học thức ở Mexico. Khi cô lấy chồng, cả gia đình bạn bè đều chê là mắt mũi cô để đâu mà ôm phải một ông “xấu đau xấu đớn”; nhưng họ đã sống hạnh phúc với nhau hơn 15 năm. Theo định nghĩa về ngoại hình xấu xí của tôi, người đàn bà chỉ thực là xấu xí nếu sáng tôi ngủ dậy cùng nàng, nhìn nàng qua ánh sáng đầu ngày và chỉ muốn lấy một khẩu súng bắn vào đầu mình cho đỡ ngu và bớt hổ thẹn.

Trong đời, tôi đã có vài lần muốn tự tử kiểu đó, nhưng chưa lần nào ở Việt Nam. Như vậy, tôi tin chắc rằng ít nhất phụ nữ Việt không “xấu”.

Còn về tính xấu nói chung của người Việt? Những từ ngữ thông dụng nhất là lưu manh vặt, tham lam, ăn cắp, chật hẹp, dối trá, thích xin xỏ, ỷ lại, lười biếng, tự ti và tự tôn lẫn lộn. Cụ Tản Đà (1927) thì chê là quan bất nghĩa vô lương, còn dân thì ngu hơn lợn nên bị hút máu. Cụ Phan Khôi (1929) thì nói các sĩ phu ảo tưởng thoái hóa cho mình là Thượng Đế. Còn cụ Lương Thiệp (1944) thì kết luận là Nho sĩ do Trung Quốc đào tạo thì trì trệ, bất lực, hèn kém.

Ngày hôm nay, trên mạng lề phải, không thiếu những câu chuyện và lý do để “tự hào dân tộc” từ bóng đá đến siêu mẫu bị lộ hàng; còn mạng lề trái thì đủ chuyện để làm chúng ta xấu hổ: ăn cắp ở Nhật Bản, ăn tham ở Thái Lan; lưởng gạt ở Mỹ…và ăn rồi chạy ở Việt Nam (hay hạ cánh ở ẩn trong an toàn với biệt thự giá rẻ nhất là vài chục tỷ).

Thực ra, suy cho cùng, những cái gọi là “xấu xí” đều phát xuất từ một nguyên nhân quan trọng nhất: người Việt ta rất nghèo.

Nghèo tiền bạc là một chuyện thấy rõ qua lịch sử. “Bần cùng sinh đạo tặc” nên cả dân tộc và quốc gia loay hoay hoài 80 năm qua với vụ đi xin đi vay. Không được thì cướp giật rồi đổ thừa cho cái “nghèo tiền” của mình.

Nghèo đến độ phải dựng tượng thánh cho những tay bịp bợm quốc tế hay dùng một cuốn sách từ thế kỷ 18 làm kim chỉ nam cho thời đại Internet. Phải ôm chân khóc lóc xin xỏ đủ chuyện từ những ông chồng vũ phu, bần tiện, chuyên lợi dụng…vì bỏ ông thì mất sổ hưu?

Rồi đến những cái nghèo về văn hóa, đạo đức. Hoặc cái nghèo về kiến thức, tư duy. Nghèo về quan hệ gia đình và xã hội. Nghèo khi hành xử theo các thói quen xấu của thế kỷ 19 ở thế kỷ 21. Luôn luôn có những lý giải, biện luận, bào chữa; nhưng tất cả chỉ chứng minh thêm cho một cái nghèo khác cũng khủng khiếp: nghèo về tinh thần, về sự tha hóa dối trá không phương cứu chữa.

Một ông du học sinh (ông khoe vậy) chê là đời sống ở Mỹ như “tù khổ sai”, làm việc quần quật suốt ngày. Ông kết luận là ông và người Việt, dân chủ, à quên, “hạnh phúc” gấp trăm lần bọn tư bản giẫy chết. Dĩ nhiên, một bà già bán vé số ở Việt Nam sẽ hạnh phúc vô cùng, nếu bà có một người con “làm tù khổ sai” gởi tiền về tiếp tế mỗi tháng. Và chắc ông này cũng không biết các lao động Việt trong những khu công nghiệp phải “khổ sai” như thế nào mỗi ngày? Tù khổ sai Mỹ dường như là lựa chọn của phần lớn nhân loại.

Một vài bạn phản biện cho rằng vào thời bao cấp ngoài Bắc, chúng ta đâu có văn hóa chụp giựt như ngày nay? Suy cho kỹ, trong một xã hội chỉ đi xe đạp và ăn bo bo thì cũng không có nhiều thứ để chụp giựt. Tuy tôi không sống qua môi trường này (thank God), tôi vẫn đọc rất nhiều hồi ức từ các nhà văn, các học giả…về một xã hội dối trá, trên lạy dưới đạp, tham nhũng tem phiếu thực phẩm…chỉ đáng vài xu. Chắc họ hoang tưởng hết?

Nhưng đó là chuyện ngày xưa. Điều khó hiểu nhất với tôi là chúng ta không sống trong hang động thời đồ đá mà tại một thế giới nơi kiến thức toàn cầu tụ tập gần như miễn phí với dấu bấm Google. Các nguyên tắc và hành xử văn minh văn hóa được nhắc nhở liên tục qua những kênh thông tin tự do. Ngoài tiền bạc, tại sao chúng ta phải chứng kiến cái nghèo tàn mạt về kiến thức, văn minh, nhân cách và tinh thần?

Sự nghèo hèn tự nguyện của người Việt là điều chua xót nhiều hơn các quan điểm về xấu xí.

Nhìn ra một bối cảnh xa hơn, khi xã hội “chấp nhận” nghèo hèn để yên ổn thì chúng ta phải suy nghĩ điều gì? Khi một người vợ cam phận sống đời đời kiếp kiếp …vì vài lợi ích cá nhân của ông gia trưởng đã khô xác…thì chúng ta có nên quay mặt đi và thở dài?

Có xấu xí không khi đã nghèo mà còn ngu?
Alan Phan
(Blog Alan Phan)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét