Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Ngày 19/8/2014 - Thực tế về bất ổn tại Việt Nam

  • Đế quốc Trung Quốc (VOA) - Để chống lại âm mưu bành trướng trên Biển Đông của Trung Quốc, chỉ cần chút tỉnh táo
  • Thời gian không đợi (VOA) - Bộ Chính trị đang bị dồn vào thế phải lật hết tẩy ra. Nghĩa là phải dứt khoát lựa chọn
  • Phê phán chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam hiện nay (RFA) - Trong thời gian gần đây, sự phê phán chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam đã lan rộng. Chủ nghĩa này không còn là một điều cấm kỵ mà người ta ngại chỉ trích ở nơi công cộng nữa, dù đó là không gian mạng hay hội trường của đảng cộng sản.
  • Hoa Kỳ huy động Vệ binh quốc gia dẹp bạo loạn (RFI) -  Thống đốc tiểu bang Missouri hôm nay 18/08/2014 ký sắc lệnh tăng cường lực lượng Vệ binh quốc gia để tái lập sự yên tĩnh ở thành phố Ferguson, bị chấn động bởi các vụ bạo động nổ ra từ sự kiện một thanh niên da đen bị bắn chết trong hoàn cảnh đáng ngờ. 
  • Mông Cổ chào đón đầu tư từ Trung Quốc (RFA) - Bản tin loan tải trên tờ Nhân Dân Nhật Bào cho hay ông Tập Cận Bình và Tổng thống Tsakhia Elbegdorj sẽ ký kết một số thỏa hiệp quan trọng về chính trị lẫn kinh tế, trong đó bao gồm cả hiệp ước cho phép Mông Cổ được quyền sử dụng những hải cảng bên Hoa Lục để mở rộng giao thương với những nước khác.
  • Trung Quốc đang làm giới đầu tư ngoại quốc hãi sợ ? (RFI) - Phải chăng Trung Quốc bắt đầu phải chịu tác hại từ chính sách« bài ngoại» trong địa hạt kinh tế được thấy trong thời gian gần đây, sau khi một loạt các tập đoàn ngoại quốc bị chính quyền Bắc Kinh điều tra ? Câu hỏi này đã nổi cộm lên vào hôm nay, 18/08/2014, khi số liệu thống kê chính thức xác nhận là đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc tuột giảm đáng kể trong tháng 7.
  • Đức Giáo Hoàng trước « bức tường » Bắc Triều Tiên (RFI) -  Chuyến công du của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại ChâuÁ kết thúc vào hôm nay. Do đó, báo giới Pháp dành nhiều trang bình luận về sự kiện này. Nhật báo Công giáo La Croix nhận định trên trang nhất :« Tại ChâuÁ, Đức Giáo Hoàng là vị chủ chăn và là nhà ngoại giao» kèm với ảnh Đức Giáo Hoàng với nụ cười rạng rỡ giữa một biển người, đa phần là thanh niên tranh nhau để được chạm vào Ngài và chụp ảnh với Ngài.
  • Mỹ -Hàn tập trận chung, Bắc Triều Tiên doạ trả đũa (RFI) - Hàn Quốc và Hoa Kỳ hôm nay 18/08/2014 bắt đầu khởi động cuộc tập trận thường niên, mặc cho Bắc Triều Tiên lênán và và đe dọa sẽ tấn công trả đũa« tàn bạo». AFP dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết như trên.
  • Nga - Trung Quốc phối hợp tập trận quy mô lớn (RFA) - Một cuộc tập trận với mục đích cùng hợp tác chống khủng bố cũng sẽ được thực hiện vào đầu tuần tới giữa quân đội Liên Bang Nga và Trung Quốc, ngay tại khu vực sát ranh giới Hoa Lục với Nội Mông.
  • Liên Hiệp Quốc : Kinh tế ngầm đe dọa Miến Điện (RFI) - Liên Hiệp Quốc hôm nay 18/08/2014 đưa ra lời cảnh báo về một nền kinh tế ngầm của bọn tội phạm tại Miến Điện đang đe dọa sự phát triển của đất nước, cho dù đã có những cải cách được đưa ra sau khi tập đoàn quân sự cầm quyền giải thể.
  • Nga tố Hungary cung cấp vũ khí cho Ukraina (RFI) -  Một công báo đăng trên trang chính thức của Bộ Ngoại giao Nga thứ Sáu vừa qua ( 15/8/2014) đã cáo buộc Hungary vi phạm các điều khoản của Hiệp ước quốc tế về buôn bán vũ khí với hành động chuyển giao chiến xa cho Ukraine thông qua một công ty môi giới.
  • Đàm phán Pháp-Đức-Nga-Ukraina bế tắc (RFI) - Tại Berlin, cuộc thương lượng cấp ngoại trưởng Nga-Ukraina dưới sự bảo trợ của Đức,Pháp tại Berlin kết thúc vào tối hôm qua 18/08 mà không đạt được kết quả cụ thể. Trong khi đó, chiến sự gia tăng tại miền đông nơi mà Kiev thông báo hàng loạt chiến thắng. 
  • Liên Hiệp Châu Âu trợ giúp nông dân bị Nga cấm vận (RFI) - Ủy ban ChâuÂu thông báo giải ngân 125 triệu euro để hỗ trợ cho lãnh vực rau quả của các nước thành viên bị thiết hại vì các hành động trả đũa của Nga, cấm nhập nông sản tây phương trong vòng một năm.
  • Quân đội Kurdistan thông báo chiếm lại đập Mossul (RFI) - Được không quân Mỹ yểm trợ, các cánh quân người Kurdistan đã tái chiếm đập thủy điện lớn nhất Irak. Tổng thống Mỹ thông báo với Quốc hội tiến hành các phi vụ oanh kích tại Irak. Anh Quốc cũng loan báo trợ giúp Irak« lâu dài và không chỉ giới hạn trong lãnh vực nhân đạo». Chiến binh Hồi giáo cực đoan bị phản công tại nhiều nơi.
  • Julian Assange sắp rời sứ quán Ecuador tại Anh (RFI) - Người sáng lập trang WikiLeaks, Julian Assange hôm nay 18/08/2014 loan báo sắp rời khỏi đại sứ quán Ecuador tại Luân Đôn, nơiông đã trú ẩn từ 26 tháng qua để tránh bị dẫn độ sang Thụy Điển. Ngoại trưởng Ecuador cũng bày tỏ mong muốn tiến hành một chiến dịch quốc tế để« giải phóng» cho Assange.
  • Manila phản đối Bắc Kinh tăng cường tuần tra trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines (RFI) - Sau khi lớn tiếng bác bỏ đề nghị của Mỹ về việc các bên tranh chấp tại Biển Đông cùng đình chỉ các hành động gây mất ổn định, Trung Quốc đã tiếp tục các hành vi bị đánh giá là khiêu khích. Bộ Ngoại giao Philippines hôm nay, 18/08/2014 xác nhận sẽ phản đối Trung Quốc về các hoạt động« tuần tra ngày càng tăng của Bắc Kinh trong một vùng giầu tiềm năng dầu khí bên trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines.
  • Philippines phản đối tàu Trung Quốc xâm phạm Bãi Cỏ Rong (RFA) - Chính phủ Phillipines vừa gửi công hàm ngoại giao cho Bắc Kinh để phản đối việc tàu tuần tra mang cờ hiệu Trung Quốc liên tục xuất hiện ở Bãi Cỏ Rong, một trong những hòn đảo trong vùng Trường Sa mà Phi nói chủ quyền thuộc về họ.
  • Khởi sự mùa trồng hoa Tết (RFA) - Mùa vừa sang thu, những người trồng hoa đón tết bắt đầu vụ mùa mới với không biết bao nhiêu thao thức và hy vọng...
  • Iraq: Quân đội đang làm chủ tình hình (RFA) - Với sự hợp tác của các tay súng người Kurds, quân đội Iraq đã hoàn toàn làm chủ đập Mosul, đặt mục tiêu kế tiếp là sẽ lấy lại thành phố cùng tên hiện vẫn đang nằm dưới quyền kiểm soát của nhóm Hồi Giáo quá khích ISIS.
  • Báo lá cải ngày nay và lịch sử bị che giấu của hôm qua (RFA) - "Nhưng rồi cái tư tưởng phóng khoáng, tự do của một chú đại bàng “hoang dã” muốn đưa đồng loại của mình tới khoảng trời bay nhảy tự do đã khiến ông rơi từ “trời cao” xuống vực thẳm, để lại cho nhân gian những câu chuyện thật đau lòng bằng một vụ án văn chương mà người ta gọi là “Nhân văn giai phẩm”."
  • Hai tàu Trung Quốc xâm nhập bãi Cỏ Rong (BaoMoi) - Ngày 17-8, kênh truyền hình TV5 (Philippines) đã phát cuộc phỏng vấn độc quyền đối với Tổng thống Philippines Benigno Aquino III được thực hiện hôm 14-8.
  • ASEAN kỷ niệm 47 năm ngày thành lập (BaoMoi) - Ngày 18-8, tại trụ sở Ban thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở thủ đô Gia-các-ta đã diễn ra lễ kỷ niệm 47 năm Ngày thành lập ASEAN (8-8-1967 / 8-8-2014). Phát biểu khai mạc, Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh khẳng định những thành tựu to lớn của hiệp hội trên con đường xây dựng và phát triển trong 47 năm qua, vì mục tiêu hòa bình, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng. ASEAN đang không ngừng nỗ lực xây dựng ngôi nhà chung “Cộng đồng ASEAN” vào năm 2015 và hướng tới những mục tiêu chung cao hơn sau cột mốc lịch sử phát triển này. Cũng tại buổi lễ, Ngoại trưởng In-đô-nê-xi-a Na-ta-lê-ga-oa (Natalegawa) khẳng định, ASEAN đoàn kết và nhất trí chung trong nhiều vấn đề liên quan đến 3 trụ cột (chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội) của Cộng đồng ASEAN, cũng như trong tiến trình kết nối và hội nhập khu vực kể từ năm 2015, và trong đối phó với những thách thức truyền thống, phi truyền thống đang nổi lên, kể cả những vấn đề phức tạp và nhạy cảm như căng thẳng ở Biển Đông.
  • Tặng thiết bị liên lạc cho ngư dân đi biển (BaoMoi) - QĐND Online - Chiều 18-8, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho biết, Bộ TT&TT vừa tổ chức trao tặng UBND tỉnh Quảng Ninh 25 bộ SeaGateway giúp ngư dân đi biển. Đây là số thiết bị do VNPT ủng hộ trong chiến dịch “Kết nối biển Đông” do Bộ TT&TT, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức từ 15-9 đến 14-10-2013.
  • TQ cho tàu khảo sát vào sâu vùng đặc quyền kinh tế Philippines (BaoMoi) - Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết hai tàu khảo sát Trung Quốc đã bị phát hiện trong một khu vực giàu khí đốt nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Điều đó có thể gia tăng căng thẳng trong tranh chấp tại Biển Đông.
  • Tặng thiết bị thông tin liên lạc cho ngư dân vùng biển Quảng Ninh (BaoMoi) - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chiều 18/8 phát đi thông báo cho biết đơn vị này ủng hộ 25 bộ SeaGateway cho chiến dịch “Kết nối Biển Đông.” Số thiết bị này đã được Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh để hỗ trợ ngư dân.
  • TQ đưa tàu thủy văn tới Trường Sa (BaoMoi) - Tổng thống Benigno Aquino chỉ trích TQ trong một cuộc phỏng vấn hôm qua sau khi Philippines phát hiện 2 tàu thủy văn TQ ở bãi Cỏ Rong.

Thực tế về bất ổn tại Việt Nam

Công an trên đường phố.
Công an trên đường phố.
Thủ tướng chính phủ Việt Nam vừa lên tiếng kêu gọi lực lượng công an phải làm tốt nhiệm vụ giữ gìn ổn định chính trị, trật tự xã hội.

Vì sao lại có kêu gọi đó và thực tế bất ổn tại Việt Nam do dâu mà ra?


Kêu gọi cũ trong tình hình mới!

Ngày 19 tháng 8 hằng năm tại Việt Nam là ngày truyền thống của lực lượng công an Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm ngày 16 tháng 8 đã đến và phát biểu tại buổi lễ đón nhận danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Bộ Công an tại Hà Nội.

Trong phát biểu, ông Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi công an không thể để tội phạm tràn lan, không để cho các băng nhóm tội phạm xuất hiện và hoạt động ngang nhiên. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng ‘các thế lực thù địch, phản động chưa hề từ bỏ âm mưu, hoạt động chống phá Việt Nam; ráo riết thực hiện ‘diễn biến hòa bình’, hội nhập quốc tế để tác động, chuyển hóa nội bộ, hỗ trợ, kích động chống phá gây mất ổn định chính trị, xã hội.’

Theo ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì ‘một đất nước mất ổn định chính trị không thể phát triển, không thể chăm lo cho đời sống của nhân dân’. Ông chỉ thị công an ‘phải làm thật tốt, dứt khoát không để nhem nhóm hình thành tổ chức chống đối, phá hoại đất nước’.

Luật sư Nguyễn Văn Đài, một cựu tù nhân lương tâm vì công khai lên tiếng và hoạt động cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, một trong những người khởi xướng Hội Anh em Dân chủ tại Việt Nam, đưa ra nhận định về những phát biểu của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với ngành công an vừa qua như sau:

"Hằng năm cứ vào dịp ngày 19 tháng 8- ngày truyền thống của ngành công an thì ông Nguyễn Tấn Dũng luôn luôn đến tham dự và có bài phát biểu ở đó. Trong suốt nhiều năm qua, tôi luôn theo dõi những phát biểu của ông ấy thì phát biểu năm nay với những năm trước đây hoàn toàn giống hệt nhau. Thông điệp là không chấp nhận cho những tổ chức chính trị đối lập được hình thành, phá hoại đất nước. Đó là thông điệp chung thôi. Nhưng đáng lẽ năm nay không nên lập lại thông điệp cũ của những năm trước bởi vì nay có những thay đổi trong tình hình; nhưng thật ngạc nhiên khi ông ta cũng lặp lại thông điệp như vậy.

Còn đối với chúng tôi, quan điểm của những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền trong nước, hay đấu tranh để dân chủ hóa đất nước không phải là những hành động hay hành vi phá hoại đất nước hay làm rối loạn tình hình, chính trị xã hội.

Chúng ta biết tiến trình dân chủ hóa là một quá trình để ngày mai tốt đẹp hơn ngày hôm nay; những ngày sau đó sẽ tốt đẹp hơn cho người dân. Nhân quyền của ngày hôm nay phải được cải thiện hơn ngày hôm qua, ngày mai phải tốt hơn này hôm qua. Đó không phải là quá trình chung của cả nhân loại trên khắp thế giới này chứ không phải của chỉ Việt Nam. Cho nên việc ông ta phát biểu như vậy là quyền của ông ta, còn việc của chúng tôi đấu tranh, chúng tôi không quan tâm đến điều đó. Việc chúng tôi vẫn làm là cho xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn, quyền con người của người dân Việt Nam được tôn trọng hơn và quyền làm chủ đất nước của người dân phải được thực thi trong thực tiễn. Đó là những điều mà chúng tôi đang nổ lực để làm chứ chúng tôi không bao giờ phá hoại đất nước, không bao giờ gây ra rối loạn chính trị để cuộc sống của người dân xấu đi."

Thực tế hoạt động công an

Truyền thông trong nước lâu nay loan tin những vụ việc công an ăn tiền của người dân, lạm quyền, gây ra những cái chết cho người dân ngay tại đồn; trong khi đó tình hình trật tự tại nhiều địa phương lại không được bảo đảm.

Rất nhiều người dân cho biết khi gặp biến kêu cứu đến công an không được giúp đỡ, đáp ứng. Đặc biệt những thành phần bị cho là ‘chống đối Nhà Nước’ còn tố cáo chính công an để mặc, bảo kê cho những thành phần bất hảo tấn công họ.

Bà Lê thị Thanh Hương, một dân oan khiếu kiện hơn chục năm qua và nay đang bệnh hoạn vì bị trả thù do tố cáo tham nhũng, từng kêu cứu đến công an nhưng lại bị trả thù tàn bạo hơn. Bà kể lại trường hợp của bản thân như sau:

Tôi trực tiếp báo cáo với Tổng Cục Cảnh sát về vụ án tham nhũng; thế nhưng Tổng Cục giao cho C37 là cục thống tham nhũng. Họ về điều tra nhưng không hiểu họ điều tra thế nào, rồi lại đi, và không được giải quyết. Lúc đó họ bố trí đánh tôi gãy hết răng, máu me be bét. Báo cáo với Công an phường Hoàng Văn Thụ, Công an quận Hoàng Mai nhưng không được sự giúp đỡ. Vì vậy cuối cùng tôi phải bỏ đi chỗ khác ở để lánh nạn.

Một số báo trong nước từng có nhiều bài viết nói đến tình trạng bất an trong xã hội. Nạn cướp giật, chém giết … xảy ra tràn lan mà công an không thể trấn dẹp.

Luật sư Nguyễn Văn Đài trình bày về tình trạng này:

"Nếu xét những vụ việc xảy ra như vừa qua, thì an ninh chính trị hay an ninh xã hội hoàn toàn không được như những gì họ cam kết hay những gì họ nói. Ví dụ rất nhiều người dân đã bị chết một cách oan ức, bị trộm cướp…
Nếu để ý trên rất nhiều tuyến đường giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh có những biển đề là khu vực nguy hiểm, thường xảy ra trộm cướp, giết người… Thế thì một đất nước ‘hòa bình’ với lực lượng công an đông đảo hằng trăm ngàn người như vậy, chi phí lớn như vậy mà để xảy ra tình trạng không thể kiểm soát nổi, phải cắm biển để người dân tự bảo vệ mình; như thế là điều không tốt. Thứ hai những sự việc xảy ra như ở Bình Dương, Đồng Nai, một số quận ở Sài Gòn trong tháng năm vừa rồi như bạo loạn, thì họ thể hiện sự rất yếu kém; để xảy ra tình trạng như thế rồi cuối cùng lại đổ lỗi cho người dân. Đáng lẽ ra chính quyền phải có can thiệp, phải có dự phòng trước những tình huống như vậy; nhưng theo tôi họ không những không hoàn thành nhiệm vụ, mà còn không xứng đáng với những đồng tiền thuế của người dân đóng góp mà để xảy ra những chuyện lớn như vậy".

Tình trạng đó cũng được bà Lê thị Thanh Hương thừa nhận xảy ra ngay tại thủ đô Hà Nội:

Tại khu vực tôi sống xảy ra rất nhiều bọn côn đồ, đầu gấu, bán thuốc phiện, mà công an vẫn để chúng nhởn nhơ, sống ngoài vòng pháp luật.

Chuyện thứ hai là công an phường Hoàng Văn Thụ, dân trồng rau thì ban đêm lại đổ đất lên rau của dân để cướp ( đất).

Công an tại Việt Nam được gọi là công an nhân dân, mỗi khu vực đều có một viên công an phụ trách. Ngoài ra lực lượng này còn được hổ trợ bởi mạng lưới an ninh và những nhóm khác như dân phòng, trật tự… Từ khi chính quyền cộng sản nắm quyền cho đến nay, nhất cử- nhất động của người dân đều không thể qua mắt các lực lượng đó. Dân chúng hiểu rằng chỉ có công an, an ninh bỏ lơ thôi chứ tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát của họ.

Ngoài ra những biểu lộ tư tưởng bất đồng với Nhà nước cũng không thoát khỏi sự theo dõi của lực lượng công an nhân dân. Đây là lực lượng được gọi là thanh kiếm và lá chắn bảo vệ chế độ.

Bà Lê thị Thanh Hương lập luận rằng bao lâu nay trong xã hội Việt Nam tình trạng vi phạm pháp luật của giới chức chính quyền vẫn diễn ra vì có sự thông đồng từ trên xuống dưới, chứ đa phần người dân đều tuân phủ luật pháp do Nhà nước đề ra.

Hướng đi cần thiết

Một số người viết trên facebook sau khi nghe thủ tướng phát biểu với lực lượng công an hôm ngày 16 tháng 8 về những thế lực thù địch, phản động, họ cho rằng hình tượng được sử dụng đó giống như ‘ông Ba bị’ mà người lớn thường mang ra dọa trẻ con mỗi khi nói không nghe lời.

Những tiếng nói bất đồng chính kiến luôn bị qui kết tội danh âm mưu lật đổ chính quyền, tuyên truyền chống Nhà nước, tay sai của thế lực thù địch, phản động từ nước ngoài… Công an tập trung trấn áp những đối tượng đó.

Vào cuối tháng bảy vừa qua, 61 đảng viên gồm những vị có tiếng trong đảng, gửi thư ngỏ đến cho Ban chấp hành Trung ương Đảng và toàn thể các đảng viên khác, thừa nhận sai lầm, yếu kém về trách nhiệm và năng lực lãnh đạo của tổ chức này suốt mấy mươi năm qua. Những vị này kêu gọi phải thay đổi.

Tuy nhiên dường như mọi lời kêu gọi đều bị đảng và Nhà nước bỏ ngoài tai. Những vị như ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn không thay đổi tư duy mà họ đã được ‘lập trình’ là đổ lỗi mọi bất ổn xã hội ở Việt Nam do thế lực thù địch, phản động gây ra.
Gia Minh
(RFA)

‘Làm kinh tế, đừng nhìn đại hội Đảng’


Giới quan sát cho rằng giới lãnh đạo thường không đưa ra quyết định táo bạo về cải cách kinh tế truớc đại hội Đảng.

Một chuyên gia cảnh báo giới lãnh đạo Việt Nam phải lấy ngày hôm nay để khắc phục khó khăn kinh tế chứ đừng chờ tới Đại hội 12.

Trả lời BBC qua điện thoại, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành ở Hà Nội nói "đợi tới đại hội đảng mới làm chính sách là vấn đề của Việt Nam”.
“Chính sách kinh tế là ngày hôm nay, chứ sao lại nhìn vào Đại hội.

“Làm sao để mà doanh nghiệp có thể phục hồi và phát triển, làm sao để doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Làm sao để doanh nghiệp trả lại được nợ xấu.

“Chuyện kinh tế là chuyện kinh tế còn các ông làm chính trị thì lại là chuyện khác. Ai mà suy nghĩ giải quyết kinh tế phụ thuộc vào chính sách của Đại hội thì có lẽ nên nghĩ lại,” ông Thành nói thêm.

Một số nhà quan sát nói rằng trong quá khứ thường Việt Nam không đưa ra các chính sách cải cách mạnh từ khoảng 1-2 năm trước Đại hội Đảng.

Truyền thông trong nước cho đầu tuần này cho hay phần lớn các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính nửa đầu năm theo đó nhìn chung, nợ xấu đồng loạt tăng.

"Tình hình chung, nợ xấu tại hầu hết các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính tính đến 30/6/2014 đều tăng, có những bước tăng mạnh và có những thành viên đã vượt 5%, thậm chí từ 7-8%... Theo đó, mức bình quân hệ thống đến tháng 6/2014 (hiện chưa công bố) có thể cũng đã tăng mạnh sau khi giảm dưới 4% cuối 2013.

"Ngay cả những thành viên có tỷ lệ nợ xấu rất thấp những năm gần đây như Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng không tránh khỏi xu hướng chung," Bấm Vneconomy đưa tin.

'Toàn số ảo'
Trước câu hỏi của BBC về việc có tổ chức tín nhiệm quốc tế lại có đánh giá tích cực cho Việt Nam trong thời gian gần đây, ông Bùi Kiến Thành nói ông không hiểu họ đưa ra mức đánh giá đó dựa trên cơ sở nào.

"Các thông tư đưa ra không được áp dụng. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý thì lại thông cảm với các ngân hàng thì làm gì chúng ta có con số thật. Con số nào đưa ra cũng là con số ảo cả."

"Hiện hệ thống ngân hàng Việt Nam không khai báo nợ xấu với con số thực và bức tranh thực tế không những không được cải thiện mà còn tồi đi.

"Đó là vì ngân hàng cho doanh nghiệp vay, mà doanh nghiệp thi chết hàng loạt. Vừa rồi báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư và Viện thống kê cho thấy doanh nghiệp bị phá sản năm nay còn nhiều hơn năm ngoái.

"Vậy nếu doanh nghiệp mà như thế thì làm sao mà ngân hàng lại sáng sủa hơn được," ông Thành nói.

Hồi tháng Hai năm nay, hãng đánh giá tín dụng Moody’s, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ước tính ở mức thấp nhất là 15% tổng tài sản. Con số này cao hơn gấp ba lần số liệu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) công bố vào cuối năm ngoái là 4.7%.

Một nhân viên ngân hàng muốn ẩn danh nói với BBC vấn đề về nợ xấu của ngân hàng đang là ẩn số vì "định nghĩa nợ xấu rất khác nhau". Người này cũng nói thêm rằng nợ xấu trên thực tế gấp nhiều lần so với những gì công bố và rằng nợ xấu tại nhiều ngân hàng đã "vượt qua cả vốn đăng ký".
 
(BBC)

Kami - Sự thật của cái gọi là Kh'mer Krom

Việc Trung quốc lợi dụng Campuchia chống Việt nam là điều không còn phải nghi ngờ. Trong thời gian gần đây, trong lúc quan hệ giữa hai nước Việt nam - Trung quốc đã xấu đi một cách nhanh chóng, kể từ khi Trung quốc đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm lãnh hải của Việt nam. Cùng thời gian đó, ở thủ đô Phnom Penh đã liên tiếp xảy ra các cuộc biểu tình chống Việt nam của người dân Campuchia, vì có liên quan đến vấn đề chủ quyền đối với vùng Nam bộ của Việt nam.
http://dinhngoctu.files.wordpress.com/2012/06/mekong_delta_map.gif?w=289&h=300
Vùng Mam bộ của VN hay Kh'mer Krom của CPC
Từ vài năm nay, đã có nhiều cuộc biểu tình của người Kh'mer Krom, trong đó có nhiều sư sãi tham gia, được tiến hành trước cửa Đại Sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh. Nguyên nhân được cho là là vì vấn đề đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền người sắc tộc Kh'mer Krom ở Miền Nam Việt Nam. Gần đây nhất, theo báo chí Campuchia cho biết những người Kh'mer Krom tại Campuchia đã nhiều lần tổ chức biểu tình ở khu vực trước tòa Đại Sứ quán Việt Nam để phản đối và đòi tham tán Trần Văn Thông, phải xin lỗi người dân Campuchia. Vì ông Thông đã nhiều lần tuyên bố và khẳng định Nam Bộ là lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam, đã được quốc tế và chính ngay cả Vương quốc Campuchia cũng đã công nhận. Được biết các cuộc biểu tình nêu trên do Phong trào sinh viên và trí thức (FCIS) và tổ chức người Kh'mer Krom ở Campuchia - được cho là các phần tử cực đoan khởi xướng, mà theo họ Kh'mer Krom vốn là một phần lãnh thổ của Vương quốc Capuchia. Ngày 4 tháng 6 năm 1949, Quốc hội Cộng hòa Pháp mới ban hành Luật số 49/733 quyết định chuyển giao vùng đất Campuchia Krom cho Việt nam quản lý.
Kích động hận thù chống Việt nam
Mới đây nhất, cuộc biểu tình chống Việt nam ở Phnom Penh đã gia tăng về số lượng người tham gia và địa điểm, không chỉ dừng lại ở trước cửa Đại Sứ quán Việt Nam tại thủ đô Phnom Penh, mà đoàn tuần hành còn diễu qua nhiều phố nhằm để đưa đơn thỉnh cầu tới các đại sứ quán nước ngoài như Pháp, Anh, Mỹ, Liên hiệp châu Âu, Nga và Trung Quốc. Theo một số nguồn tin cho biết, trước cửa Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia ngày 13.8.2014, Đại đức Krong Ratana Saray, người phát động cuộc biểu tình chống Việt nam, đã có bài phát biểu bằng tiếng "Yuon" (tiếng Việt - với ý khinh miệt) với luận điệu kích động hận thù dân tộc, có nội dung như sau:
"Ông Trần Văn Thông và Nhà nước Việt Nam, cũng như toàn thể người Yuon phải thừa nhận nguồn gốc của các ông từ đâu. Dân tộc Yuon của các ông vốn là một dân tộc thiểu số của Trung Quốc, sống bằng nghề cướp biển. Lịch sử dân tộc các ông không hề có một mãnh đất nào. Các ông luôn nổi dậy cướp chính quyền nhưng cũng luôn bị chính quyền Trung Hoa trấn áp. Thậm chí cho đến năm 968, khi Đinh Bộ Lĩnh xưng là hoàng đế nước Đại Cồ Việt thì Trung Quốc cũng chỉ xem các ông là quân phiến loạn nằm trong lãnh thổ Trung Hoa.

Do gốc là cướp biển, bản tính hung hăng, máu chiến, người Yuon các ông tiến hành cướp đất đai của các dân tộc khác, đầu tiên là người Mường, người Mông, rồi đến người Cham, người Tây Nguyên và cuối cùng là đất Kampuchea Krom của người Khmer mà các ông gọi bằng cái tên đẹp đẽ là “Nam Tiến” là “Mở mang bờ cỏi”. Các ông không được học về lịch sử dân tộc các ông hay các ông đã quên nguồn gốc của các ông? Kampuchea Krom có một thành phố cảng lớn là thành phố Prey Nokor mà Yuon gọi là Sài Gòn, và hiện nay đổi lại là Thành phố Hồ Chí Minh. Dựa theo nhiều chứng cứ lịch sử và tài liệu pháp lý, Kampuchea Krom là một phần lãnh thổ của Vương quốc Kampuchea. Ngày 4 tháng 6 năm 1949, Quốc hội Cộng hòa Pháp ban hành Luật số 49/733 chuyển giao vùng đất Kampuchea Krom cho Yuon quản lý."
Đọc qua các lời lẽ của vị Đại Đức người đại diện cho sắc tộc Kh'mer Krom hẳn phần nào bạn đọc cũng có thể đoán ra kẻ đứng sau họ là ai và hành động vì mục đích gì?
Theo tường thuật của các nhà báo có mặt tại chỗ thì trước khi đốt cờ cho biết, khi nhà sư Seung Hai - một trong những lãnh đạo cuộc biểu tình, đã hỏi người biểu tình rằng: "Chúng ta sẽ duy trì thái độ bất bạo động bao lâu nữa đây?" Và lập tức người biểu tình đã trả lời bằng hành động châm lửa đốt cờ Việt nam. Và đáp lại, nhà sư Seung Hai nói rằng người biểu tình sẽ chưa đập bỏ Tòa Đại Sứ Việt Nam vào lúc này, tuy nhiên, nếu Tòa Đại Sứ hay ông Trần Văn Thông không lên tiếng xin lỗi, thì bản thân vị sư này sẽ mang 50 lá cờ đỏ sao vàng ra đốt tiếp như hôm nay.
Từ trước đến nay ở Campuchia vấn đề đất đai và các cáo buộc Việt Nam chiếm đất của Campuchia luôn được sử dụng là chiêu bài chống Việt nam của các lực lượng chính trị chống Việt nam. Điều này đã từng xảy ra vào năm 1978, khi chính quyền nhà nước Campuchia Dân chủ dưới sự lãnh đạo của Polpot đã công khai gây chiến với người đồng chí Việt nam trên tuyến biên giới Tây nam. Và gần đây, vấn đề này một lần nữa đã được một số đảng phái chính trị ở Campuchia thường xuyên sử dụng để chống quan hệ của Việt Nam với đảng cầm quyền CPP của Thủ tướng Hun Sen, mà họ cho là thân và nhượng bộ Việt nam quá mức.
Quá trình từ Kh'mer Krom chuyển thành Nam bộ của VN
Trong ngôn ngữ Kh'mer, thì từ K'rom (Kạrộm) nghĩa là phía dưới, đây là một từ chỉ địa danh chứ không phải tên chỉ một sắc tộc, đây là cách nói để chỉ phần đất phía (miền) dưới của người Kh'mer. Mà ngày nay là vùng Nam Bộ của Việt nam, mà một số người Campuchia cực đoan cho rằng đó là vùng đất của Campuchia quản lý đến ngày 4.6.1949 và sau đó Pháp giao cho Việt nam quản lý. Đây là một nhận thức sai lầm, thấy rằng cần được giải thích để mọi người hiểu rõ đồng thời để bác bỏ.
Từ thế kỷ 15 trở về trước, vùng đất này thuộc về Đế quốc Kh'mer tiền thân của quốc gia Campuchia hiện nay là điều có thật. Nhưng trong giai đoạn thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, Campuchia bị mất đất đai và dân số cho các quốc gia Thái Lan và Việt Nam rất nhiều. Lúc này, triều đình Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc và dần bước vào thời kì suy vong, hầu như không có điều kiện quan tâm đến vùng đất còn ngập nước ở phía đông (vùng Nam bộ hiện nay) và trên thực tế đã không đủ sức quản lý vùng đất này. Trong bối cảnh đó nhiều cư dân Việt từ đất Thuận Quảng đã vào vùng Mô Xoài, Đồng Nai (miền Đông Nam Bộ) khai khẩn đất hoang lập làng sinh sống.
Vào đầu thế kỷ XVII, khi các Vua chúa Kh'mer buộc phải mở rộng quan hệ với chúa Nguyễn ở Đàng Trong của Việt Nam, để cân bằng ảnh hưởng từ vương quốc Ayutthaya (Siam – Xiêm) của Thái Lan, bằng cách họ đã cho phép một số it người Việt đến sống tại Prey Kor (sau này là Sài Gòn). Năm 1620 vua Chân Lạp Chey Chetta II đã cưới con gái chúa Nguyễn Phúc Nguyên làm vợ, quan hệ hữu hảo này tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt, vốn đã có mặt từ trước, được tự do khai khẩn đất hoang và làm ăn sinh sống trên đất Thuỷ Chân Lạp và tăng cường ảnh hưởng của họ Nguyễn với triều đình Oudong. Đến năm 1623 chúa Nguyễn chính tức yêu cầu triều đình Chân Lạp để cho dân Việt mở rộng địa bàn khai phá trên những vùng đất thưa dân và để quản lý, và chúa Nguyễn lập ở Pray Kor (vùng Sài Gòn ngày nay) một trạm thu thuế. Vua Chân Lạp đã chấp thuận đề nghị này. Từ năm 1679 chúa Nguyễn Phúc Tần đã tạo điều kiện để nhóm Dương Ngạn Địch cùng nha môn, quân sĩ vùng Quảng Tây tổ chức việc khai phá và phát triển kinh tế vùng lưu vực sông Tiền Giang (Mỹ Tho), cho nhóm Trần Thượng Xuyên và những đồng hương Quảng Đông của ông chiêu dân tiếp tục mở mang vùng Biên Hòa - Đồng Nai. Vào thời điểm đó cư dân Việt đã có mặt ở hầu khắp miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn. Cụ thể là năm 1698, xứ Đồng Nai của Việt nam đã được thiết lập phủ huyện. Phủ Gia Định bao gồm toàn thể đất Nam Bộ và tồn tại suốt từ đó đến năm 1802 thì đổi thành trấn Gia Định.
Từ giữa thế kỷ 17, khi Campuchia suy yếu trầm trọng trước hai láng giềng hùng mạnh và tham vọng bành trướng là Xiêm và Đàng Trong (Việt Nam). Sự định cư của người Việt ở châu thổ sông Cửu Long từ đầu thế kỷ 17 dẫn tới việc Chúa Nguyễn sáp nhập hoàn toàn vùng đó vào lãnh thổ Đàng Trong năm 1757, chính vì thế Campuchia đã mất một trong những vùng lãnh thổ trù phú nhất của họ và bị ngăn đường tiến ra biển Đông. Năm 1808, vua Gia Long nhà Nguyễn đổi trấn Gia Định thành Gia Định Thành, bao gồm 5 trấn: Phiên An (địa hạt Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Thanh (sau chia ra Vĩnh Long và An Giang), Vĩnh Tường (sau này là Định Tường) và Hà Tiên. Vua Minh Mạng năm 1832 đã đặt ra Nam Kỳ và chia thành 6 tỉnh nên gọi là Nam Kỳ Lục tỉnh hay Lục tỉnh. Đó là các tỉnh: Phiên An, năm 1836 đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn), Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa), Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông; Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long), An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc) và Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
Thời Pháp thuộc, trước năm 1900 sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa (1862) và ba tỉnh miền Tây gồm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (1867). Năm 1876, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, ngoại trừ khu vực Sài Gòn là ở miền Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long lúc bấy giờ có 3 khu vực hành chính là khu vực Mỹ Tho có 4 tiểu khu: Mỹ Tho, Gò Công, Tân An và Chợ Lớn; Khu vực Vĩnh Long có 4 tiểu khu: Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Sa Đéc; Khu vực Bassac (Ba Thắc) có 6 tiểu khu: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ và Sóc Trăng. Năm 1882, Thống đốc Nam Kỳ lập thêm một hạt (tiểu khu) mới là hạt Bạc Liêu thuộc khu vực Bassac (Ba Thắc) từ đất của 2 tổng của hạt Sóc Trăng và 3 tổng của hạt Rạch Giá trước đó. Ngày 20 tháng 12 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi tên gọi "hạt" thành "tỉnh" (province) kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Như vậy ở miền Tây Nam Kỳ lúc bấy giờ có 14 tỉnh như sau: Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sa Đéc, Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá, Hà Tiên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu.
Trong thời gian xâm lược và cai trị Việt nam và Đông Dương nói chung, Chính phủ Pháp đã chia Việt nam thành 3 Kỳ: Bắc Kỳ, Trung kỳ (Bảo hộ) và Nam kỳ (Thuộc địa) cộng với hai nước Laos, Cao Miên để thành lập Liên bang Đông Dương. Cuối chiến tranh thế giới thứ 2, Pháp có ý định khôi phục lại Liên bang Đông Dương song không thành. Khi Liên bang Đông Dương đứng trước nguy cơ tan vỡ, thì ngày 4 tháng 6 năm 1949, Quốc hội Cộng hòa Pháp ban hành Luật số 49/733 cũng như Laos và Cao miên được trả tự do, vùng đất Nam kỳ được trao trả lại (trên danh nghĩa) cho Việt Nam. Đây là điều không phải bàn cãi.
Những trích dẫn trên cho thấy vùng đất được gọi là Kh'mer Krom chỉ là điều tồn tại trong quá khứ xa xưa, từ thế kỷ 15. Đó là chuyện của lịch sử, người Kh’mer họ không thể trách được người Việt chúng ta được, vì tùy theo sức mạnh của mỗi quốc gia mỗi thời mà sự mất hay còn của lãnh thổ là chuyện phải chấp nhận. Do vậy, điều mà các thế lực chống Việt nam cho rằng "Dựa theo nhiều chứng cứ lịch sử và tài liệu pháp lý, Kampuchea Krom là một phần lãnh thổ của Vương quốc Kampuchea. Ngày 4 tháng 6 năm 1949, Quốc hội Cộng hòa Pháp ban hành Luật số 49/733 chuyển giao vùng đất Kampuchea Krom cho Yuon quản lý." là điều bịa đặt và hoàn toàn không có cơ sở.
Có phải ông Hồ Chí Minh hứa trả lại Nam bộ cho Campuchia?
Một trong những tin đồn trong dư luận xã hội ở Campuchia từ nhiều chục năm nay được cho là có thật. Điều này tôi trực tiếp nghe nhiều người Capuchia kể lại, song tôi chỉ nghi ngờ mà chưa tin hẳn. Xin ghi lại để cùng tham khảo.
Theo họ, vào những năm sau Hiệp định Génever, khi Campuchia trở thành một quốc gia độc lập do Quốc vương Norodom Sihanouk lãnh đạo. Khi đó, chính quyền của ông Vua này ngay từ đầu đã có xu gướng thân thiện với Bắc Việt Nam và các đồng minh trong Khối XHCN. Trong thời gian cuối thập kỷ 195X, theo họ ông Hồ Chí Minh có thỏa thuận và hứa với Quốc vương Sihanouk rằng, Việt nam sẽ trả lại vùng lãnh thổ Nam bộ mà Campuchia để mất vào tay nhà Nguyễn đầu thế kỷ XVII (kể cả Sài gòn) khi chính quyền Việt nam DCCH giải phóng hoàn toàn Miền Nam Việt nam thống nhất đất nước. Với điều kiện Campuchia cho phía Bắc Việt nam được sử dụng các tỉnh phía đông Campuchia làm những căn cứ cho quân đội Bắc Việt Nam và các lực lượng Việt Cộng hoạt động chống lại phía VNCH, và cảng Sihanoukville sẽ được xây dựng và sử dụng để tiếp tế hậu cầni và thiết bị quân sự để rồi biến Campuchia trở thành mắt xích quan trọng của tuyến đường vận tải bí mật - Đường Hồ Chí Minh trên biển trong cuộc chiến tranh Việt nam.
Và lời hứa đó đã được các nhà lãnh đạo Kh’mer đỏ năm 1975, sau khi cầm quyền tại Campuchia, đặt vấn đề chính thức với các nhà lãnh đạo nhà nước Việt nam thống nhất lúc đó, và đã được ông Lê Duẩn trả lời thẳng là: chúng tôi không biết thỏa thuận đó, còn phía Campuchia muốn được thì đi hỏi và đòi ông Hồ Chí Minh (lúc đó đã chết).
Kết:
Lịch sử là lịch sử, không có ai hoặc bất kỳ thế lực nào có thể bẻ cong hay bóp méo sự thật lịch sử để phục vụ cho mưu đồ mang tính chất chính trị của mình. Vấn đề Kh'mer Krom cũng vậy, hiện tại người ta đang cố gắng thổi bùng ngọn lửa hận thù chống Việt nam từ một số thế lực chống Việt nam ở Campuchia, bằng các bằng chứng ngụy tạo và xuyên tạc lịch sử để khẳng định khu vực Nam bộ của Việt nam là thuộc về lãnh thổ Campuchia. Tuy vậy đáng tiếc đã có không ít người Việt, người gốc Việt cố tình không hiểu nguy cơ này, họ không biết rằng việc đốt cờ Việt nam là khởi đầu cho việc cổ vũ bạo lực để tấn công Đại sứ quán Việt nam tại Phnom Penh là hành động khởi đầu. Ngược lại họ chỉ trích chính quyền Việt nam đã có thái độ mà theo họ là trịch thượng với Campuchia. Mà họ không biết rằng đó là hành động có thể coi là hành động tiếp tay cho hành động bán nước.
Ngày 18 tháng 8 năm 2014
© Kami
(Blog Kami) 

Bình Lê - Việt Nam có là thành tựu của tổng thống Obama?

Hoa Kỳ đang căng mình trên nhiều mặt trận ngoại giao. Thứ nhất, bất chấp nhiều nỗ lực tìm kiếm hòa bình của ngoại trưởng John Kerry cuộc chiến ở Gaza giữa Israel và lực lượng Hamas của Palestine bùng nổ làm hàng nghìn người thiệt mạng. Thứ hai, sau 11 năm tổng thống George W Bush tuyên bố “sứ mệnh hoàn thành” và gần ba năm khi tổng thống Obama cho rút đoàn quân cuối cùng ra khỏi Iraq vào tháng 12 năm 2011, Hoa Kỳ lại phải điều máy bay ném bom ngăn bước tiến của phiến quân hồi giáo ISIS ở Iraq. Thứ ba, khủng hoảng Ucraina với nguy cơ kéo dài do sự can thiệp của Nga đã khiến món quà “khởi động lại” quan hệ Mỹ - Nga vào năm 2009 của Hillary Clinton, khi đó là ngoại trưởng Hoa Kỳ, trở thành vô nghĩa. Có lẽ hiếm khi nào một tổng thống Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều thất bại ngoại giao và an ninh như vậy.

Ảnh: Tướng Martin Dempsey thăm Hà Nội (nguồn: internet)
Ảnh: Tướng Martin Dempsey thăm Hà Nội (nguồn: internet)

Với mốc 2016 đang đến gần thì quan hệ quốc tế có thể là một “nỗi buồn” cho tổng thống Obama khi rời nhà trắng, và là “tử huyệt” của ứng viên Hillary Clinton khi chạy đua vào chức tổng thống. Chính vì vậy, không ngạc nhiên khi Hillary Clinton, cựu bộ trưởng ngoại giao trong nội các của tổng thống Obama, lên tiếng chỉ trích chính sách ngoại giao của Tổng thống khi trả lời tạp chí The Alantic. Nhiều người cho rằng bà làm vậy để tách mình ra khỏi nội các hiện tại để dễ bề xoay sở sau này khi hứng các ngón đòn phản công của đảng Cộng Hòa.
Tuy nhiên, có một thứ mà cả tổng thống Obama và ứng viên tương lai Hillary Clinton đều muốn thành công để cứu thành tựu ngoại giao của mình đó là chiến dịch “xoay trục sang châu Á”.
Châu Á là nơi quyết định liệu nước Mỹ có duy trì được sức mạnh và vị thế siêu cường hay không. Chính vì vậy, tuy khủng hoảng ở Gaza, Iraq, Ucraina, và Seria đang nóng bỏng, các quan chức ngoại giao, an ninh và thương mại của Mỹ vẫn tấp lập đến châu Á. Hai chiến lược được nội các Obama triển khai: đẩy mạnh quan hệ với các nước đồng minh như Úc, Nhật, Hàn Quốc, Philippine, Singapore và lôi kéo các nước chưa phải là đồng minh của Mỹ như Indonesia, Ấn Độ, Myanmar, Malaysia và Việt Nam. Chiến lược này được thúc đẩy trên mặt trận thương mại thông qua hiệp ước xuyên thái bình dương (TPP), và an ninh hàng hải ở Biển Đông.
Việt Nam là quốc gia đặc biệt trực tiếp liên quan đến cả hai mặt trận thương mại và an ninh trong chiến lược tái cân bằng về châu Á của Mỹ. Tham gia TPP đồng nghĩa Việt Nam có lợi thế cạnh tranh vì không có đối thủ trực tiếp, sản xuất những sản phẩm tương tự. Hàng hóa Việt nam có thể vào Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, và Hoa Kỳ dễ dàng hơn các nước không thuộc TPP. Đây là cơ hội để Việt Nam cải tổ thể chế kinh tế của mình, đón nhận các khoản đầu tư mới không chỉ về sản xuất, dịch vụ mà cả nông nghiệp và công nghệ. TPP mở ra một con đường mới, giúp Việt Nam không phụ thuộc tiêu cực vào hàng hóa chất lượng thấp, độc hại và công nghệ lạc hậu của Trung Quốc.
Về chủ quyền và an ninh, có lẽ sau sự kiện giàn khoan HD981 không người Việt Nam nào còn mơ hồ về âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc nữa. Với việc Nga ngày càng lún sâu vào vùng ảnh hưởng của Trung Quốc do bị Mỹ và Châu Âu cấm vận, chắc chắn Việt Nam sẽ phải đối mặt với rủi ro mới trong quan hệ với Nga – nhà cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam hiện tại. Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của Nga về khí đốt và vũ khí nên khả năng gây ảnh hưởng của Trung Quốc lên Nga trong các vấn đề quốc tế rất lớn. Không ngạc nhiên khi thứ trưởng ngoại giao Nga Igor Morgulov tuyên bố phản đối bên thứ ba tham gia giải quyết tranh chấp ở biển Đông khi tham gia cuộc họp với ASEAN ở Myanmar, đúng với quan điểm của Trung Quốc và khác với quan điểm của Việt Nam.
Để bảo vệ mình, Việt Nam sẽ phải đa dạng nguồn cung vũ khí để không chỉ phụ thuộc vào Nga, đặc biệt trong bối cảnh hiện tại. Nguồn thay thế tốt nhất là Mỹ. Tuy nhiên, như thượng nghị sĩ John McCain tuyên bố trong cuộc họp báo trong chuyến thăm Hà Nội từ ngày 6 đến 8 tháng 8 năm 2014, việc Mỹ bỏ cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam sẽ phụ thuộc vào cam kết cải thiện nhân quyền trong nước. Với sự hiện diện của tướng Martin Dempsey, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ ở Hà Nội ngay sau chuyến thăm của TNS John McCain, Mỹ chứng tỏ mong muốn hợp tác an ninh với Việt Nam thực sự.
Mỹ đang hình thành cấu trúc an ninh và thương mại mới với sự góp mặt của các nước lớn, vừa và nhỏ ở Châu Á. Việt Nam được chào đón không những bởi Mỹ mà bởi cả các nước khác như Nhật, Hàn Quốc và Úc. Song song với tiến trình này là Hiệp định thương mại song phương với Châu Âu – một đồng minh lâu đời của Mỹ. Như vậy, Việt Nam đang đứng trước lựa chọn lịch sử của mình, một lựa chọn ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc trong nhiều năm tới. Điều thú vị, lựa chọn của Việt Nam cũng sẽ ảnh hưởng một phần đến thành tựu ngoại giao của tổng thống Obama và làm nhẹ con đường vào nhà trắng của bà Hillary Clinton.
Bình Lê
(Diễn Ngôn)

Cộng đồng mạng rơi nước mắt vì tự sự đớn đau của cha đẻ "Màu tím hoa sim"

Vài ngày gần đây, những tự sự của nhà thơ Hữu Loan, cha đẻ "Màu tím hoa sim nổi tiếng" đã tạo ra niềm xúc động lớn trong với cộng đồng mạng. Tự sự đớn đau này được chia sẻ  rất nhiều trên Facebook tạo nên nhiều thổn thức.

"Rất cảm động, vì sự chân thành, vì tình người, tính người. Và có thể hình dung cả bối cảnh một thời cuộc tao loạn. Mỗi số phận cá nhân đều chứa trong lòng nó những bi kịch của lịch sử"
- (Kim Dung)

Những người yêu thơ tình, không ai không biết đến bài thơ "Màu tím hoa sim đầy xúc động". Đằng sau đó là một câu chuyện còn sâu sắc hơn, đau đáu hơn của tác giả Hữu Loan.
Nhà thơ Hữu Loan
Nàng có ba người anh

Đi bộ đội
Những em nàng còn chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh.
Tôi là người chiến binh
Xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới,
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giày đinh bết bùn đất hành quân,
Nàng cười xinh xinh
Bên anh chồng độc đáo.
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi!

Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến chinh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mình không về
Thì thương người vợ chờ
Bé bỏng chiều quê ...

Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương
Tôi về không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con
Đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương
Tàn lạnh vây quanh ...

Tóc nàng xanh xanh
Ngắn chưa đầy búi
Em ơi!
Giây phút cuối
Không được nghe nhau nói
Không được trông thấy nhau một lần.

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa một mình
đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...


Một chiều rừng mưa
Ba người anh
Trên chiến trường Đông Bắc,
Biết tin em gái mất
Trước tin em lấy chồng.

Gió sớm thu về
Rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió thu về
Cỏ vàng chân mộ chí.

Chiều hành quân
Qua những đồi sim ..
Những đồi hoa sim ...,
Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
Tím cả chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa.
Áo tôi sứt chỉ đường tà,
Vợ tôi chết sớm mẹ già chưa khâu

Hữu Loan


 Đây là những dòng tự thuật của chính nhà thơ Hữu Loan:

"Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học.
Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi , Hồ Trọng Gin, Trịnh Văn Xuấn, Đỗ Thiện và…tôi – Nguyễn Hữu Loan.
Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái Thị Ngọc Chất, bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ, tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên.
Ở Thanh Hóa, bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới. Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà.
Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái – lúc đó mới 8 tuổi - mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí: ” Em chào thầy ạ!” Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời.
Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một “bà cụ non”.
Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chỗ tôi ngồi ăn cơm lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn, những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt …..
Có lần tôi kể chuyện ”bà cụ non” ít nói cho hai người anh của em Ninh nghe, không ngờ chuyện đến tai em, thế là em giận! Suốt một tuần liền, em nằm lì trong buồng trong, không chịu học hành… Một hôm bà tham Kỳ dẫn tôi vào phòng nơi em đang nằm thiếp đi. Hôm ấy tôi đã nói gì, tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ là tôi đã nói rất nhiều, đã kể chuyện em nghe, rồi tôi đọc thơ…
Trưa hôm ấy, em ngồi dậy ăn một bát to cháo gà và bước ra khỏi căn buồng. Chiều hôm sau, em nằng nặc đòi tôi đưa lên khu rừng thông. Cả nhà không ai đồng ý: “Mới ốm dậy còn yếu lắm, không đi được đâu” Em không chịu nhất định đòi đi cho bằng được. Sợ em lại dỗi nên tôi đánh bạo xin phép ông bà tham Kỳ đưa em lên núi chơi …..


Xe kéo chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc, tôi đuổi theo muốn đứt hơi. Lên đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên em.Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì.
Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời, không biết lúc đó em nghĩ gì. Bất chợt em hỏi tôi:- Thầy có thích ăn sim không ?- Tôi nhìn xuống sườn đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuống sườn đồi, còn tôi vì mệt quá nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ …
Khi tôi tỉnh dậy, em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen láy chín mọng.- Thầy ăn đi. Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng trầm trồ: Ngọt quá!
Như đã nói, tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ ăn những quả sim ngọt đến thế!
Cứ thế, chúng tôi ăn hết qủa này đến qủa khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì….tím đỏ một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo!
Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến.
Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi… lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng ,em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi…Tôi quay đầu nhìn lại… em vẫn đứng yên đó … Tôi lại đi và nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa.
Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi vẫn được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 tuổi đã có nhiều chàng trai đên ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ …
Chín năm sau, tôi trở lại nhà…Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi.
Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp… Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ vì hai gia đình không môn đăng hộ đối một chút nào. Mãi sau này mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm ”soạn kịch bản”.
Một tuần sau đó chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt đi, không đòi may áo cưới trong ngày hợp hôn, bảo rằng là: ”yêu nhau, thương nhau cốt là cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả”.
Tôi cao ráo, học giỏi, Làm thơ hay…lại đẹp trai nên em thường gọi đùa là anh chồng độc đáo. Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long, huyện Nông Công, tỉnh Thanh Hóa của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng.
Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết! Hai tuần phép của tôi trôi qua thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ.
Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có giờ em không còn cô bé Ninh nữa mà là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại…..
Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mác thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống. Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm thương: Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết đuối!
Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại tôi tôi nỗi đau không gì bù đắp nỗi. Nỗi đau ấy, gần 60 năm qua, vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôi.Tôi phải giấu kín nỗi đau trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Tôi như một cái xác không hồn…
Dường như càng kìm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao, sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm sự gì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong lòng tôi được bung ra. Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, tôi ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi chép.
Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra: “Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội… Những em nàng có em chưa biết nói. Khi tóc nàng đang xanh…” Tôi về không gặp nàng…
Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa… Anh bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh.
Đó là bài thơ Màu tím hoa Sim. Đến đây, chắc bạn biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2-4-1916 hiện tại đang “ở nhà trông vườn” ở làng Nguyên Hoàn – nơi tôi gọi là chỗ “quê đẻ của tôi đấy” thuộc xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa.
Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi viết mới nổi những câu : “Chiều hành quân, qua những đồi sim…
Những đồi sim, những đồi hoa sim.. Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết.. Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt…Và chiều hoang tím có chiều hoang biết…Chiều hoang tim tím thêm màu da diết.”
Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi” hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi”. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá! Với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ quá rồi!
Đó là thời năm 1955 – 1956, khi phong trào văn nghệ sĩ bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những kẻ bồi bút đan tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca ngợi cái này cái nọ để kiếm chút cơm thừa canh cặn.
Làm thơ thì phải có cái tâm thật thiêng liêng thì thơ mới hay. Thơ hay thì sống mãi. Làm thơ mà không có tình, có tâm thì chả ra gì! Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó tôi lại đề cao tình yêu, tôi khóc người vợ tử tế của mình, người bạn đời hiếm có của mình. Lúc đó tôi khóc như vậy họ cho là khóc cái tình cảm riêng…
Y như trong thơ nói ấy, tôi lấy vợ rồi ra mặt trận, mới lấy nhau chưa được hơn một tháng, ở nhà vợ tôi đi giặt rồi chết đuối ở sông…
Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc? Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày.
Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe đá để bán. Bọn họ bắt giữ xe tôi, đến nỗi tôi phải đi xe cút kít, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước, có hai cái càng ở phía sau để đủn hay kéo.
Xe cút kít họ cũng không cho, tôi phải gánh bộ. Gánh bằng vai tôi, tôi cũng cứ gánh, không bao giờ tôi bị khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản, đi đến đâu cũng có công an theo dõi …
Nhưng lúc nào cũng có người cứu tôi! Có một cái lạ là thơ của tôi đã có lần cứu sống tôi! Ngoài Yên Mô, tôi cũng có một vài bài thơ khác được mến chuộng. Sau năm 1956, khi tôi về rồi thấy cán bộ khổ quá, tôi đã làm bài Chiếc Chiếu, kể chuyện cán bộ khổ đến độ không có chiếc chiếu để nằm!
Định mệnh đưa đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng tôi cho đến tận bây giờ. Cô tên Phạm Thị Nhu, cũng là phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Cô vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ năm 1954, 1955. Lúc đó tôi còn là chính trị viên của tiểu đoàn. Tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học , lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa.
Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng. Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần năm trăm mẫu tư điền. Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước.
Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chỗ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông .
Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách.
Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng. Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta.
Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn. Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói.
Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói. Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.
Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó , bữa đói bữa no…. Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con – 6 trai, 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa!
Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ, thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên. Tới hồi mới mở cửa, tôi được ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng thèm gia nhập làm gì.
Năm 1988, tôi ” tái xuất giang hồ” sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nghèo đèo heo hút gió. Tôi lang bạt gần một năm trời theo chuyến đi xuyên Việt do hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức để đòi tự do sáng tác, tự do báo chí – xuất bản và đổi mới thực sự.
Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty Viek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyển bài Màu tím hoa Sim của tôi với giá 100 triệu đồng. Họ bảo đó là một hình thức bảo tồn tài sản văn hóa. Thì cũng được đi. Khoản tiền 100 triệu trừ thuế đi còn 90 triệu, chia “lộc” cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu đồng, phòng đau ốm lúc tuổi già, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan.
Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác, nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán".
Nhà thơ Hữu Loan
(PetroTimes)
 

Từ văn kiện tuyệt mật chống VN đến 600 ngày tăm tối của Mao

Ảnh và chú thích của Tư liệu VNCH tháng 3.1974: Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ.16 từ Hoàng Sa trở về trong sự reo mừng của hàng ngàn người dân Việt Nam đang đón chờ
Ảnh và chú thích của Tư liệu VNCH tháng 3.1974: Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ.16 từ Hoàng Sa trở về trong sự reo mừng của hàng ngàn người dân Việt Nam đang đón chờ
Đời Mao, có 600 ngày phải chìm trong bóng tối bởi mắt bị mờ dần, rồi không nhìn thấy hẳn - bất hạnh đó đến liền ngay sau những ngày đầu Mao “đụng tới” Hoàng Sa…
 
Cuối tháng 1.1974, mắt Mao bỗng nhiên nhòa hẳn. Khoảng mươi mười lăm thước Mao thấy một người dường như “có hai ba”. Dụi mắt xong, lại thấy một người “có đến  bốn năm”, rồi “sáu bảy” - tựa hồ “bóng người âm” vậy. Dần dà, Mao không thể tự xem sách báo, ngay cả khi đọc các văn kiện nếu phải viết lời phê thì “cũng phải nhờ người khác viết thay (…) cũng không thể thấy mặt những người quen thuộc xung quanh, thậm chí ngay cả người đi qua sát mặt, Chủ tịch cũng không nhìn rõ” (Trần Trường Giang, sđd ở Kỳ 8, tr. 325).
 
Các chuyên gia nhãn khoa hàng đầu của Trung Quốc chẩn đoán và thông báo Mao bị “đục thủy tinh thể” cả hai mắt, buộc phải phẫu thuật. Nhưng chưa thể phẫu thuật ngay, vì dạng “mù mắt” của Mao phải đợi đến giai đoạn phát bệnh hoàn toàn mới can thiệp “bằng dao kéo” được. Nên, Mao phải “tiếp tục chờ đợi trong mấy trăm ngày dài u tối” nữa - Bệnh càng nặng, đến nỗi Mao “bị mù hoàn toàn, hai chân bị phù thủng, nếu không có người dìu thì không thể đi lại được” (Trần Trường Giang, sđd, tr. 332).
 
Mao không cho nói với bất kỳ ai khác về chuyện Mao “không nhìn được” ngoài các nhân viên, thư ký, bác sĩ phải làm việc cạnh Mao hàng ngày, kể cả Bộ Chính trị cũng chỉ có Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình với vài ủy viên nữa biết.
Tuy thị lực “gần như bằng 0”, nhưng đầu óc Mao vẫn rất tỉnh táo, sắc sảo, tay Mao vẫn nắm chặt quân đội. Bởi quân đội là điều kiện “ắt có” để khai sinh và bảo vệ chế độ của Mao - như Mao từng tuyên ngôn: “Chính quyền vươn lên từ nòng súng”!
 
Ngón tay Mao độc quyền đặt lên cò súng “quốc gia”, bởi Mao không nhường cho ai vị trí Chủ tịch Quân ủy trung ương. Mao biết, nếu rời vị trí ấy Mao có thể đã bị Lâm Bưu thanh toán. Trong quá khứ, Lâm Bưu không thể ra tay được, do quyền điều động quân đội tập trung trong tay Mao, Bắc Kinh nghiêm ngặt tới mức “điều động một trung đội cũng phải được Mao phê chuẩn - Lâm Bưu là Phó Chủ tịch Quân ủy kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng không được điều động một trung đội. Tổng tham mưu trưởng Hoàng Vĩnh Thắng trở xuống càng không có quyền ấy” - theo Tân Tử Lăng.

Vậy nên, Lâm Bưu không thể dùng bộ binh đánh ngược Mao. Dầu Hoàng Vĩnh Thắng thuộc vây cánh Lâm, Thắng vẫn không dám phiêu lưu tự ý cầm quân qua cửa ngõ thành phố lấy nửa bước, đừng nói tới “vẫy tay vung đạn” vào Trung Nam Hải ! Lâm Bưu kế cùng, muốn qua Vương Phi (Phó Tổng tham mưu trưởng Không quân) để “tạm mượn” tiểu đoàn cảnh vệ trực thuộc Bộ Tư lệnh Không quân bất ngờ đánh vào Điếu Ngư Đài - theo dự kiến. Không may, giờ chót: lực lượng không quân thân Lâm Bưu bị Chu Ân Lai khống chế, vô hiệu hóa, cả nhà Lâm đành lao vào “đường bay tuyệt mệnh”!.
 
Cũng ở vị trí Chủ tịch Quân ủy trung ương, Mao điều hơn 40 chiến hạm đến vùng biển Việt Nam làm “tấm lá chắn”cho quần đảo Hoàng Sa sau ngày đánh chiếm (chúng tôi sẽ trở lại “sự kiện Hoàng Sa” trong phần viết về quần đảo Trường Sa ở đoạn sau của loạt bài này).
 
Trước ngày “bùng nổ Hoàng Sa”, Quân ủy trung ương của Mao soạn thảo một văn kiện tuyệt mật chống phá Việt Nam, lưu hành nội bộ, bị tiết lộ bởi gián điệp Trung Quốc Lê Xuân Thành (người Quảng Đông, được Bắc Kinh tung vào Việt Nam hoạt động và bị bắt tại Quảng Bình ngày 30.3.1973).
 
Văn kiện có đoạn: “Nước ta và nhân dân Việt Nam có mối hận thù dân tộc hàng nghìn năm nay. Chúng ta không được coi họ là đồng chí chân chính của mình, đem tất cả vốn liếng của ta trao cho họ. Ngược lại chúng ta phải tìm mọi cách làm cho nước họ ở trong tình trạng không mạnh, không yếu mới có thể buộc họ ở trong tình trạng hiện nay. Về bề ngoài chúng ta đối xử với họ như đồng chí của mình, nhưng trên tinh thần ta phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta…” (theo văn kiện của Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN: “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” công bố 4.10.1979 - Phần thứ tư).
 
Nhìn về quá khứ, quan hệ “bất bình đẳng” giữa Việt Nam - Trung Quốc đã xảy ra qua đàm phán Geneva 1954. Điều đó, bạn đọc có thể tìm hiểu sâu hơn qua bài viết của Thảo Nguyên “Cố TBT Lê Duẩn: Chúng ta không được phép sợ Trung Quốc !” (Báo điện tử Một Thế Giới 8.7.2014) - trích tham khảo một đoạn (do thư ký của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng là ông Việt Phương kể) :
 
“Khi bàn thảo về Hiệp định Geneva, Bộ Chính trị của ta chỉ đồng ý lấy vĩ tuyến 16 là ranh giới cuối cùng của khu phi quân sự tạm thời giữa hai miền Nam - Bắc trong thời gian chờ tổng tuyển cử. Nhưng Trung Quốc với sự ảnh hưởng của mình, đã khăng khăng ép ta chọn vĩ tuyến 17. Khi chúng ta bàn bạc vấn đề này với Trung Quốc, họ đã nói: “Chúng tôi là tướng ngoài mặt trận. Các đồng chí hãy để cho chúng tôi tùy cơ ứng biến”. Khi nói như thế, người Trung Quốc đã tự cho mình quyền định đoạt số phận của người Việt Nam”.
 
Sau này, vào 1972, TBT Lê Duẩn nói thẳng với Chu Ân Lai: “Năm đó, người Trung Quốc các anh đã bán đứng chúng tôi trên bàn đàm phán” (Một Thế Giới - tài liệu đã dẫn).
Tư tưởng “nước lớn” và “bành trướng” ngày càng bám rễ trong tư duy của Trung Nam Hải do  Mao lèo lái ngay cả khi Mao bị bóng tối giam cầm. Bị mù, Mao vẫn bằng mọi cách trực tiếp xuất hiện trước lãnh đạo các quốc gia đến thăm Trung Quốc như Thủ tướng nước Anh Sir Edward Health (6.1974), Thủ tướng Vương Quốc Bỉ Leo Tindemans (19.4.1975), Thủ tướng Thái Lan Kukrit Pramoj (1.7.1975).
 
Trong bóng tối, Mao sắp đặt cẩn thận và chu đáo chuẩn bị đón tổng thống Mỹ Gerald Rudolph Ford sẽ đến Bắc Kinh (12.1975) tiếp tục bàn thêm về thỏa hiệp Trung Mỹ - bao gồm việc Mỹ vẫn mở eo biển Đài Loan cho những “hạm đội Đông Hải” của Mao theo con đường nhanh nhất tràn xuống phía Nam? (còn nữa)
Giao Hưởng

LỜI XIN LỖI
Vì bận công tác đột xuất, nên Giao Hưởng - tác giả loạt bài Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay đã có một số kỳ trễ hạn - thành thật xin lỗi Quý bạn đọc. Chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục để bảo đảm chuyển tới bạn đọc các kỳ tiếp theo của loạt bài đúng hạn. Cám ơn Quý độc giả đã ủng hộ và theo dõi tin bài của Một Thế Giới lâu nay. Trân trọng.
( Một Thế Giới )

Người Buôn Gió - Ai ăn phở Bát Đàn.?

Mình một lần duy nhất đi ăn phở Bát Đàn, đó là do có ông bạn từ xa về muốn được thưởng thức.  Ông bạn đọc báo nghe tên quán đấy nổi tiếng cứ muốn mình đẫn di.

Mình bảo ăn phở ngon thì đâu cần đi đến Bát Đàn, chỉ cần đi bộ từ nhà mình vào Hàng Giầy có hàng Phở Kế không kém cạnh gì, không thì đi ra hàng Muối ăn phở Cường cũng rất được. Không thích thì vào ngõ Trung Yên ăn phở Sướng. Chả việc gì phải ra Bát Đàn từ mờ sáng xếp hàng. Trong vòng bán kính 500 mét đổ lại có đến 3 hàng phở bò như vậy, chưa kể phở gà bên Nguyễn Hữu Huân đầu nhánh Phất Lộc đâm ra, hoặc phở gà chợ Hàng Bè đều địch lại phở gà Nguyễn Du trở lên.

Phở Bát Đàn
Phở Bát Đàn các bạn bè của mình và tất cả hàng xóm của mình rất nhiều người chưa ăn bao giờ, may lắm có người cũng ăn một hai lần. Chưa bao giờ mình đi qua cái hàng phở đấy thấy người quen, cũng như chưa bao giờ thấy người quen nào, bạn thân nào ở Hà Nội khen phở Bát Đàn và nói họ ăn thường xuyên ở đấy cả.

Cái ông bạn ở xa về cứ nằng nặc đòi đi, mà ông ấy còn bảo ăn xong ra cà phê Nhân ở Bảo Khánh nhé.

Thôi thì chiều ông ấy, đáng ra cứ cuốc bộ một quãng ra ngõ Trung Yên, ăn xong quay về đầu hàng Bạc uống cà phê Năng là có đủ hương vị Hà Nội về phở và cà phê rồi. Thế là lại phải cuốc bộ xa thêm vào tận Bát Đàn.  À mà nói chuyện chữ '' vào '' chút nhé. Nếu nhà ở bên ngoài chỗ Trần Nhật Duật mà đi hướng mạn Hàng Bồ, Hàng Thiếc gì đó thì gọi là '' vào ''. Còn nếu đi hướng Bạch Mai, Bà Triệu, Phố Huế thì gọi là '' xuống''. Đi hướng mạn Cầu Long Biên, Yên Phụ thì gọi là ''lên''. Người dân lấy chỗ nhà mình làm tâm để chỉ hướng đi, Đông là ra, Bắc là lên, Nam là xuống, Tây là vào.

Hai anh em xếp hàng, may cũng có chỗ ngồi, ăn xong bát phở vật vã vì sát vai với người bên cạnh. Mình nhìn thấy có những tốp khách 5 đến 7 người, hình như họ cũng ở xa về được người nhà dẫn đi ăn phở Bát Đàn giống mình dẫn ông bạn. Cái trò xếp hàng nó thành một thứ hấp dẫn cho khách phương xa về tham quan, du lịch và muốn thấy những cái lạ ở Hà Nội.

Buồn cái là họ tò mò tìm hiểu, xong rồi quy kết lối sống của người Hà Nội là như vậy. Là xếp hàng để ăn được bát phở mất bao công, rồi chen chúc nhau kiếm chỗ ngồi, rồi ngồi sát bệ cống, rồi đứng để ăn.

Lại cái sao họ không nhìn đoàn người vào thăm lăng HCM để nói là người HN khổ thế, xếp hàng dưới nắng, đi từng bước một vào nhìn thi thể HCM xong cái rồi về nhỉ. Đời mình đến nay ăn phở Bát Đàn có một lần, đi vào lăng HCM cũng có một lần. Lần đấy ở trong quân đội năm 1990. Trung đoàn mình cho 20 thằng ăn mặc đẹp, vào nhà quốc hội để đại diện cho khối quân đội nhân dân VN dự mít tinh ngày giải phóng đất nước. Dự xong bị dồn vào lăng , chứ lúc đó mình muốn tạt về nhà chơi lắm.

Bạn thử hỏi xem có người dân phố cổ nào đều đặn đi thăm lăng HCM cũng như đều đặn đi ăn phở Bát Đàn.?

Cái hàng phở Bát Đàn nắm được nhu cầu khách muốn phong cách vậy, thì họ chiều thôi. Đang bán được thế, chả tội gì họ thay đổi cả. Mà có khi thay đổi lại chả bán được đông như thế. Hàng phở Cường Hàng Muối đã mở thêm nhiều cửa hàng do con trai, con gái bán cũng như hàng phở Thìn cũng thế. Nhưng rồi thì chỉ có chỗ ban đầu là bán được, các chỗ kia lúc đầu đông khách. Sau ít dần rồi đóng cửa. Vì sao là cùng một bí kíp gia truyền mà lại vậy, vì khách không hợp khẩu vị hay vì sao.? Hay vì tâm lý là phải ăn ở đúng chỗ phố cổ mới ngon vì không gian xung quanh này nọ ...?

Vì một thứ thôi, đó là không ngon bằng. Thế mới lạ, cùng là con ruột, anh chị e ruột đấy. Nhưng mở ở nơi khác lại không ngon bằng. Cũng như phở Lý Quốc Sư người ta mang đi nơi khác cũng ở tình trạng như vậy. Dù cửa hàng sạch đẹp, rộng rãi khang trang , chỗ ngồi mát lịm như chả hiểu sao lại không ngon bằng chỗ cũ. Người ta nói là do tâm lý, cái này không hẳn là vậy. Mà thực sự là mang đi chỗ khác vị nó không ngon bằng chỗ cũ. Ai đi ăn thử ở các hàng cùng thương hiệu nhưng khác chỗ nhau thì tất biết ngay. Chất lượng nó nằm ngay trong bát phở chứ chả phải vì không gian khác nhau gì cả.
4 quán phở “đắt xắt ra miếng” tại Hà Nội 10

 Thế nên đừng có đặt câu hỏi tại sao người ta chen chúc nhau như vậy. Bạn đã bao giờ thấy hàng cốm, hàng rươi gánh rong đi rao trong những khu dân trí cao như ở Trung Kính, Yên Hoà hay Linh Đàm...chưa.? Thậm chí là cả khu chợ ở khu vực đấy cũng không có bán đừng nói là hàng rong. Có những người ở ngôi nhà hàng chục tỷ tại khu vực đó, họ lắc đầu không biết món rươi là thế nào. Khi họ nhìn thấy còn hốt hoảng bảo con gì mà kinh thế.

Các bạn lập luận và lấy ví dụ thật buồn cười. Các bạn nói người Hà Nội khổ vì phải xếp hàng mua bát phở rồi đứng mà ăn cái bát phở đục ngầu. Nhưng các bạn không nghĩ đó là những người Hà Nội hay những người đến Hà Nội. Các bạn không kể hàng chục thương hiệu phở khác người ta ăn vẫn bàn ghế ngồi đàng hoàng, phục vụ vui vẻ .  Các bạn nói hàng quán chen chúc nhau chật chội mà không chịu rời đến những khu đô thị sạch đẹp. Các bạn chả nghĩ rằng nếu hàng rươi, hàng cốm và các thứ hàng khác mang đến những khu đấy bán cho ai ăn. Và cả những hàng phở tên hiệu có nổi đến đâu trong phố cổ đi chăng nữa  cũng không nhiều người ăn để cửa hàng đủ tồn tại, ở những nơi đô thị sang trọng, sạch đẹp, dân trí cao như vậy.

 Hôm nay lại thấy các bạn hết chuyện món ăn quay sang chuyện chỗ bán hàng phố cổ người ta đâm chém nhau để giành chỗ bán. Còn nêu cả tên ngõ Phất Lộc cả phường Hàng Buồm ra. Tào lao hết chỗ nói.

Lúc đương thời của Khánh Trắng, Phúc Bồ họ làm ăn ở chỗ nào chứ không bao giờ họ đụng đến các cửa hàng của dân phố cổ. Hầu như có một luật bất thành văn là các anh chị giang hồ không bao giờ đứng ra bảo kê hay thu tiền gì của những người bán hàng ở vỉa hè phố cổ hoặc ở nhà họ.Vì những người bán hàng toàn là người trong phố, trong ngõ, họ bán từ đời này qua đời khác ở góc phố, cột điện...chả ai đến tranh chỗ họ được.

 Ai đã ngồi bán trước thì cứ thế ngồi bán, người sau không tìm được chỗ khác thì thôi. Còn ngồi nhờ trước cửa nhà khác, thỉnh thoảng quà cáp biếu xén để tạ lỗi làm cản trở nhà người ta ra vào cũng có, nhưng thế là đôi bên tự ý hiểu nhau theo đúng nghĩa tình cảm, hàng xóm láng giềng ăn ở biết điều với nhau. Làm quái gì có chuyện '' bảo kê '' nào.

Xong rồi lại còn nói, người ở đâu đến đấy bán là khó , có nước đi đời.

Nói thế mà cũng nói được, chỗ ngồi thì hiếm, bản thân nhà không bán hàng cũng muốn chỗ dựng cái xe máy. Nhưng ngặt vì hàng xóm người ta bán hàng lâu đời đành phải chịu. Giờ nói chuyện người ở đâu đến chiếm chỗ bán hàng rồi bảo ngườ dân vui vẻ để yên cho thì nói chuyện hoang đường. Cứ thử đặt cái gánh hàng rong trước cửa toà soạn báo thôi, chả nói đâu xa là biết ngay.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét