Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Đứa con Hoang đàng trong Nước lạ - Điều gì sẽ xảy ra khi Việt Nam kiện Trung Quốc?

Điều gì sẽ xảy ra khi Việt Nam kiện Trung Quốc?

"...Việc kiện Trung Quốc ra tòa cho Việt Nam khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến biển Đông hiện nay một cách khả thi, công bằng và hòa bình nhất..."
 
LTS: Cuối tuần rồi, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã chính thức đề nghị Chính phủ cần nhanh chóng khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Trong các cuộc tiếp xúc cử tri của đoàn ĐBQH TP.HCM, nhiều ý kiến của cử tri TP cũng ủng hộ việc này. Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tại cuộc họp báo về tình hình biển Đông chiều 26-6 cũng cho hay đang cân nhắc kỹ thời điểm khởi kiện Trung Quốc. Vậy việc khởi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế trong bối cảnh hiện nay sẽ có những hệ quả gì? Pháp Luật TP.HCM giới thiệu bài viết của tác giả Lê Trung Tĩnh (Quỹ Nghiên cứu biển Đông) phân tích về vấn đề này.

Việc kiện Trung Quốc (TQ) ra tòa án quốc tế là một cách thức đấu tranh hòa bình được Điều 33.1, Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định.

Cách bảo vệ hòa bình và ngăn sự ngang ngược

Trước tham vọng độc chiếm biển Đông bằng “đường lưỡi bò” đã được TQ kiên trì theo đuổi và thực hiện càng ngày càng ngang ngược từ nhiều chục năm nay, kiện là một cách thức tiếp cận hiệu quả, khả thi hơn so với sự nhẫn nhịn bấy lâu nay của Việt Nam. Rõ ràng là khó có thể áp dụng các biện pháp truyền thống như bấy lâu nay với TQ để giải quyết các vấn đề chủ quyền trên biển Đông nói chung và vấn đề Hoàng Sa nói riêng vì nước này thậm chí còn không chấp nhận là có “vấn đề Tây Sa” như cách nói của họ.

Đến lúc này ta phải thấy rằng đấu tranh bằng biện pháp pháp lý, Việt Nam sẽ đạt được sự công bằng tương đối đối với TQ hơn so với các phương thức đấu tranh trên thực địa hay thậm chí đấu tranh học thuật và truyền thông trên các diễn đàn quốc tế như hiện nay.


Dưới ánh sáng của công lý và dư luận quốc tế, Trung Quốc không thể ngang ngược dùng vũ lực để uy hiếp lực lượng thực thi pháp luật trên biển và ngư dân Việt Nam như hiện nay. Trong ảnh:Vết tích của tàu Trung Quốc đâm tàu kiểm ngư 951 tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981. Ảnh: Nguyễn Đông

Ngoài ra, việc kiện TQ ra tòa là một cách bảo vệ hòa bình và ngăn khả năng chiến tranh ở xa Việt Nam nhất. Vì sao khi mỗi lần Việt Nam nói về khả năng sử dụng biện pháp pháp lý thì TQ lại tức giận? Chắc chắn không phải vì sợ sứt mẻ tình hữu nghị giữa hai nước mà vì khi đưa sự vụ ra tòa, dưới ánh sáng của công lý và dư luận quốc tế, TQ không thể ngang ngược dùng vũ lực để uy hiếp lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam, ngư dân Việt Nam và hung hăng đe dọa tiếp.

Về nội dung khởi kiện, Việt Nam cần phải nhanh chóng kiện việc TQ triển khai giàn khoan Hải Dương 981 với sự hộ tống của máy bay và tàu chiến ra một tòa trọng tài thành lập theo cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982). Đó có thể là Tòa Trọng tài Quốc tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea) ở Hamburg (Đức); Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice) tại La Haye (Hà Lan); hay một tòa trọng tài được thành lập đúng theo thủ tục của UNCLOS như cách Philippines đang làm.

Tòa này có thể phán quyết cách hành động liên quan đến giàn khoan trái phép Hải Dương 981 của TQ là vi phạm công pháp quốc tế và yêu cầu dừng các hoạt động này lại.

Cơ hội cho sự phát triển dài hạn

Tất nhiên việc khởi kiện TQ ra tòa đặt người Việt Nam trước một ứng xử mới với TQ. Việc kiện diễn ra trong thời gian dài sẽ đặt lại mối quan hệ giữa hai nước, các giá trị hữu nghị sẽ có những biến dạng nhất định và tất cả đều diễn ra trong hòa bình.

Nhưng khi chọn một vị thế rõ ràng hơn với TQ, Việt Nam sẽ có được sự hậu thuẫn lớn hơn của cộng đồng quốc tế. Việt Nam có cơ hội thoát khỏi ảnh hưởng của TQ, điều mà các cố gắng, kiên trì đang tiến hành hoặc sự đứt gãy từ chiến tranh không thể mang lại.

Khả năng đọc thấy được ngay là TQ có thể tiến hành các trả đũa kinh tế đối với Việt Nam và gây nên một số khó khăn trong ngắn hạn mà Việt Nam cần đối phó. Tuy nhiên, về trung hạn và dài hạn, đó sẽ là cơ hội để Việt Nam hướng đến những bạn hàng bình đẳng hơn, với cán cân thương mại thăng bằng hơn cho Việt Nam, ví dụ như Hoa Kỳ và EU và giảm sự phụ thuộc về kinh tế của Việt Nam vào TQ. Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ có cơ hội và ý chí để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc hợp tác kinh tế với TQ như quản lý chặt chẽ các dự án FDI hay chấm thầu nghiêm túc các dự án EPC (tổng thầu theo kiểu “chìa khóa trao tay”) liên quan đến TQ.

Trước tòa, Việt Nam và TQ đều phải trưng ra những bằng chứng lịch sử, pháp lý chính xác nhất. Khi câu chuyện lịch sử được nhắc đến một cách duy lý, rõ ràng, vì chủ quyền đất nước, vì những vấn đề hệ trọng của dân tộc, cần sự chia sẻ của nhiều người thì nó giúp người Việt vừa hiểu biết rõ về lịch sử, vừa hiểu nhau và dễ hòa giải với nhau hơn.

Quan trọng hơn, việc kiện giúp người Việt phần nào thoát ra khỏi chính mình và tiến đến với những giá trị phổ quát của nhân loại như “công bằng”, “hòa bình”, “duy lý”. Điều đó sẽ tạo nên sức mạnh thật sự cho Việt Nam.

Lê Trung Tĩnh
(Quỹ Nghiên cứu biển Đông)
Hy vọng khôi phục Hoàng Sa một cách công bằng và hòa bình

Song song với việc kiện như trên đã trình bày, Việt Nam nên yêu cầu chính thức TQ đưa tranh chấp Hoàng Sa ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế. Điều kiện đủ để phiên tòa này diễn ra là các bên đồng thuận đưa tranh chấp này ra tòa.

Nếu TQ đồng ý ra tòa, chúng ta có hy vọng khôi phục Hoàng Sa một cách công bằng và hòa bình. Ít nhất là có hy vọng hơn là để tranh chấp Hoàng Sa không được quốc tế nhắc đến và TQ quản lý trên thực tế Hoàng Sa như hiện nay.

Các dấu hiệu gần đây cho thấy khả năng TQ chấp nhận ra tòa có thể cao hơn khi nước này gửi đến Liên Hiệp Quốc tài liệu nêu lên lập trường của họ: Khẳng định quản lý Hoàng Sa từ thời Tống và đưa ra các vấn đề như công hàm Phạm Văn Đồng, sách giáo khoa và bản đồ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi Hoàng Sa, Trường Sa là của TQ…

Nếu TQ không đồng ý ra tòa, quyết định này là một sự ngăn chặn việc TQ đang càng ngày càng lấn tới và ngang ngược trên biển Đông. Việc TQ từ chối ra tòa sẽ là bằng chứng hùng hồn trước quốc tế rằng Việt Nam là nước tôn trọng các giá trị tốt đẹp của nhân loại và TQ là nước coi thường công pháp quốc tế. Điều đó sẽ làm yếu đi đáng kể vị thế của TQ và bắt buộc họ phải kiềm chế khi hành xử trên biển Đông, không thể tiếp tục bắt giữ, xua đuổi, đối xử vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam; tôn trọng luật pháp quốc tế; tiến hành đàm phán phân chia ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tiến tới ký kết Bộ Quy tắc ứng xử COC nghiêm túc và công bằng hơn.
(PLO)

Chưa có "môn học lịch sử" trong nhà trường?


Từng là một giáo viên có thâm niên 35 năm dạy môn Sử Địa dưới hai chế độ giáo dục khác nhau, tôi không có gì để phải chọn một cái tựa “giật gân” như trên, nhưng thật sự tôi nghĩ môn học gọi là “lịch sử” hiện nay chưa phải đích thực môn học theo đúng nghĩa một khoa học về quá khứ với những quy luật riêng mà nó phải có.

Khoa học lịch sử ngay cả khi nó được thể hiện thành bài giáo khoa cho học sinh cũng nhất thiết phải mang các đặc điểm : chân thực, khái quát, khách quan và những sự kiện lịch sử phải mở ra cho người đọc, người học óc suy luận theo logique tư duy nguyên nhân – kết quả (cũng phải khách quan). Có sự thật là, thời kỳ trước 1975 ở miền Nam tuy môn lịch sử cũng được coi là môn phụ nhưng học sinh học rất thích thú, chúng hiểu rằng môn lịch sử (cùng với văn, ngoại ngữ…) là môn học học cung cấp kiến thức phổ thông (bên cạnh các môn tự nhiên cung cấp tri thức chuyên biệt) để khi lớn lên thành người trí thức cân đối.

Trở lại với môn lịch sử hiện nay, trước hết học sinh phải thuộc lòng là chính những con số mà có lẽ thiếu nó cũng “chẳng ảnh hưởng gì đến tình hình thế giới”, chẳng hạn kết thúc một trận đánh mà đếm có bao nhiêu xác chết, thu bao nhiêu súng. Có vẻ là tủn mủn chưa nói lên được cái lớn lao của một chiến thắng. Hơn nữa, đó lại chỉ là những tổn thất của đối phương làm cho học sinh thắc mắc mà không dám hỏi về tổn thất của ta, tức là bài học thiếu khách quan! Suy nghĩ này làm phát sinh một suy nghĩ khác rằng đã có sự biên tập theo một ý đồ quá rõ dễ nhận ra. Lịch sử thành ra chuyện đơn thuần của các trận đánh, lịch sử chiến tranh! Còn nữa, ngay cả khi đánh giá một sự kiện cũng lại được dọn sẵn và học sinh phải thuộc lòng một cách thụ động những gì đã được “áp đặt” chứ không phải những gì đã suy luận tìm ra! Thụ động làm cho ngán, ngán miết thành ra chán! Không có cái chán, ngán này ở những môn khoa học tự nhiên hay ngoại ngữ! Xin được thố lộ, 20 năm dạy sử tôi nhiều lần “chạy trời không khỏi nắng” trước những cặp mắt…không phục thầy nhưng không dám nói ra của học trò mình!

Trong một góc nhìn khác, dường như có sự nhầm lẫn giữa thời sự và sự kiện lịch sử, một thứ vừa xảy ra, thứ sau đã được sàng lọc, đánh giá bởi thời gian trở thành sụ kiện của quá khứ. Tôi còn nhớ, khoảng thời gian bên Liên Xô xảy ra cuộc đảo chánh dưới thời ông Gorbachov. Hôm ấy chúng tôi đang được triển khai bồi dưỡng sách giáo khoa mới, trong đó đề cao những gì Gorbachov làm được, tất nhiên lại là khen hết mình. Đùng một cái, chính ông GĐ Sở GD đi xe tới với khuôn mặt khá hớt hải, ông vào phòng nói “Ngưng lại các đồng chí ạ, “nó” bị lật đổ rồi”. Học viên chúng tôi hiểu ông GĐ nhận lệnh từ đâu, hôm sau “nó” không sao cả và chúng tôi lại tiếp tục được triển khai sách mới! Thật ra thì trong môn lịch sử không thể không có chính trị nhưng hàm lượng chính trị làm thống soái thì môn học không còn tính khách quan nữa, nó thành môn học khác và học sinh không thể không nhìn ra điều này, chúng chán học là…may cho xã hội bởi lớp trẻ mà không biết phán đoán cứ nhắm mắt nghe người lớn thì đó là con đường đi xuống!

Tôi nghĩ, qua các môn xã hội chúng ta có ảo tưởng muốn đào tạo ra những công dân theo một mô thức đồng loạt (và đồng phục?) thay vì ra những con người có tư duy độc lập, và môn lịch sử phải gánh trên vai nó gánh nặng oằn lưng này. Người gánh còn là đội ngũ thầy cô giáo bộ môn. Chương trình ấy, sách giao khoa ấy và cách ra đề thi chấm điểm ấy, làm sao thầy cô dạy theo phương pháp rèn luyện tư duy? Họ đứng giữa cái ranh giới khoa học và lợi ích của học sinh trong thi cử và đành phải chọn học sinh mình thôi! Và khó có cách nào khác hơn là nhồi nhét, trước ngày thi gọi là bồi dưỡng nhưng thực tế là thầy cô cứ “khảo” bài theo Đề cương ôn tập, Chuẩn kiến thức của Bộ bởi đề thi, đáp án nằm trong đấy!

Kỷ niệm “rùng mình” của thời đi học là bị nhồi nhét thuộc lòng, cho nên như đã xảy ra trong vài năm gần đây với môn lịch sử. Điểm thi môn Sử thấp đến tệ hại trong cả thi TNPT lẫn đại học và năm nay, khi quy chế thi chì có 2 môn bắt buộc là văn- toán, 2 môn còn lại thí sinh tự chọn thì câu trả lời đang xảy ra của học sinh không khác gì cuộc bỏ thăm bất tín nhiệm với môn học gọi là lịch sử hiện nay!

Thiết nghĩ đã tới lúc nhìn lại môn Sử một cách căn cơ, không nên quy trách nhiệm cho phương pháp dạy của thầy, cũng không nên đổ cho học sinh thực dụng chọn môn dễ có điểm cao, mà nên nhìn nhận lại nội dung môn học, quan điểm sử dụng môn lịch sử trong giáo dục con người hoàn chỉnh. Chữa gốc sẽ chẳng lo gì mà không có ngày học sinh của chúng ta quay trở lại yêu thích môn học rất thích thú này. Trả lịch sử vào đúng chỗ của nó và như nó có là cách cần làm để lấy lại lòng ham thích cuả học sinh với môn học và quá đó nâng cao hiệu quả giáo dục của môn học.

Lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc là một tình cảm thiêng liêng và không thể không có trong mỗi con người, mỗi thể hệ, chính vì thế giáo dục lòng yêu nước không thể hời hợt bằng một mệnh lệnh!
Cao Thoại Châu 
(Blog Lề Trái)

Việt Nam: Trả tự do cho người phụ nữ đấu tranh cho công đoàn là tích cực nhưng vẫn còn giam giữ rất nhiều người khác


Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết việc thả trước thời hạn cô Đỗ Thị Minh Hạnh, người phụ nữ hoạt động công đoàn và là một tù nhân lương tâm ở Việt Nam, là một bước tích cực nhưng nhà cầm quyền hiện nay phải tiếp nối hành động này bằng cách thả tất cả những người đấu tranh ôn hòa khác vẫn còn đang bị giam giữ trong tù.

Hạnh, 28 tuổi, đã được thả vào ngày 26 -06 bởi nhà chức trách Việt Nam và trở về nhà ngày hôm qua. Cô đã bị tuyên án tù bảy năm vào năm 2010 cho tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”, sau khi phân phát tờ rơi hỗ trợ cho người lao động đòi hỏi tăng lương và yêu cầu điều kiện làm việc tốt hơn.

“Chúng tôi tất nhiên rất vui mừng rằng Đỗ Thị Minh Hạnh đã được thả, nhưng cô đáng lẽ không phải bị tù ngày nào thì mới đúng. Kết án một người đến bảy năm tù vì phân phát tờ rơi là điều lố bịch, và là một bản cáo trạng buồn cho cuộc đàn áp kéo dài của nhà chức trách Việt Nam đối với những người bất đồng chính kiến”, ông Rupert Abbott, Phó Giám đốc khu vực châu Á Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết.

“Các nhà chức trách Việt Nam hiện nay phải làm tiếp việc thả ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả những người khác đang bị giam cầm chỉ vì đã đấu tranh một cách ôn hòa cho nhân quyền của họ.”

Hạnh bị đối xử khắc nghiệt trong nhà tù và đã thường xuyên bị đánh đập bởi các tù nhân khác, những quản giáo coi tù đã không làm gì để ngăn chận việc này. Cô không được điều trị y tế đầy đủ và hiện nay trong tình trạng sức khỏe kém.

Một số tù nhân lương tâm khác đã được thả ở Việt Nam trong những tháng qua, bao gồm cả tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, blogger và nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Nguyễn Tiến Trung, nhà văn Vi Đức Hồi và giáo viên Đinh Đăng Định, người đã chết ngay sau khi được thả.

Chính quyền Việt Nam tiếp tục sử dụng luật và các nghị định để hình sự hóa tự do ngôn luận, và đã trấn áp rất nặng tay với những người bất đồng chính kiến trong những năm gần đây. Trong một báo cáo năm 2013, Tổ chức Ân xá quốc tế ghi nhận con số các tù nhân lương tâm vẫn còn bị giam trên cả nước.

Ngoài Hạnh, ít nhất bốn phụ nữ khác hiện đang bị giam giữ vì “tuyên truyền chống nhà nước”, một tội trạng mơ hồ diễn đạt “hành vi phạm tội” mà chính phủ sử dụng để trừng phạt các nhà đấu tranh ôn hòa.

Danh sách này bao gồm Hồ Thị Bích Khương, một nhà hoạt động ôn hòa đã bị kết án năm năm tù giam vào tháng 12 năm 2011, và Tạ Phong Tần, một thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do Việt Nam bị kết án 10 năm tù vào tháng 9 năm 2012. Gia đình Khương nói rằng cô đã bị đánh đập trong tù bởi các tù nhân khác và không được điều trị y tế cho thương tích của cô. Mẹ Tạ Phong Tần qua đời sau khi tự thiêu trong tháng 7 năm 2012 vì tuyệt vọng với thái độ đối xử của nhà cầm quyền với con gái bà.

Ít nhất là hai người phụ nữ khác đang chịu mức án khá dài khi bị kết tội là có mục tiêu “lật đổ” chính phủ, như nhà hoạt động xã hội Công giáo Nguyễn Đăng Minh Mẫn và người đấu tranh cho dân oan đòi đất thuộc giáo hội Phật giáo Hòa Hảo cô Trần Thị Thúy. Cả hai đều bị buộc tội đã liên kết với Việt Tân, một nhóm vận động cho dân chủ của Việt Nam ở hải ngoại.

“Chính phủ Việt Nam phải bãi bỏ luật pháp hà khắc mà họ vẫn đang tiếp tục sử dụng để trừng phạt những người bất đồng chính kiến đấu tranh ôn hòa,” ông Rupert Abbott cho biết.

“Chỉ khi chính quyền này thả tất cả những người đã bị bỏ tù vì đã lên tiếng phản kháng, thì đất nước này mới bắt đầu bỏ được cái danh là một trong những quốc gia có hành vi vi phạm tự do ngôn luận tồi tệ nhất ở Đông Nam Á”.

______________________________________

Vietnam: Release of woman labour rights activist positive but scores remain behind bars

Amnesty International - The early release of Do Thi Minh Hanh, a woman labour activist and prisoner of conscience, in Viet Nam is a positive step but authorities must now follow up and release the scores of other peaceful activists still behind bars, Amnesty International said.

Hanh, 28, was released on 26 June by Vietnamese authorities and arrived home yesterday. She had been imprisoned for seven years in 2010 for “conducting propaganda against the state”, after handing out leaflets in support of workers demanding better pay and conditions.

“We are of course delighted that Do Thi Minh Hanh has been released, but she should never have been locked up in the first place. Sentencing someone to seven years in prison for handing out leaflets is ludicrous, and a sad indictment of the Vietnamese authorities’ long-lasting crackdown on dissent,” said Rupert Abbott, Amnesty International’s Deputy Asia Pacific Director.

“The Vietnamese authorities must now follow up and immediately and unconditionally release all others who have been jailed for peacefully exercising their human rights.”

Hanh suffered harsh conditions in prison and was frequently beaten by fellow inmates, with guards apparently doing nothing to stop the abuse. She was not given access to adequate medical treatment and is reportedly in bad health.

Several other prisoners of conscience have been released in Viet Nam over the past months, including legal scholar Cu Huy Ha Vu, blogger and pro-democracy activist Nguyen Tien Trung, writer Vi Duc Hoi and teacher Dinh Dang Dinh, who died shortly after his release.

The Vietnamese authorities continue to use laws and decrees to criminalize freedom of expression, and have harshly repressed dissent in recent years. In a 2013 report, Amnesty International documented scores of prisoners of conscience who remain behind bars in the country.

Apart from Hanh, at least four other women are currently imprisoned for “conducting propaganda against the state”, a vaguely worded “offence” the government uses to punish peaceful activists.

These include Ho Thi Bich Khuong, a peaceful activist who was sentenced to five years’ imprisonment in December 2011, and Ta Phong Tan, a founding member of the Free Journalists Club of Viet Nam sentenced to 10 years in jail in September 2012. Khuong’s family say she has been beaten in prison by other prisoners and has not had medical treatment for her injuries. Ta Phong Tan’s mother died after setting herself on fire in July 2012 out of despair at the treatment of her daughter.

At least two other women are each serving long prison sentences after being convicted for aiming to "overthrow" the government – Catholic social activist Nguyen Dang Minh Man and Hoa Hao Buddhist and land rights activist Tran Thi Thuy. Both are accused of being associated with Viet Tan, an overseas based group campaigning for democracy in Viet Nam.

“Viet Nam’s government must repeal the draconian legislation that it continues to use to punish peaceful dissent,” said Rupert Abbott.

“Only once it does this and releases all those it has jailed for speaking out, will the country begin to shed its reputation as one of the worst violators of freedom of expression in South East Asia.”
Theo: Amnesty International 
Người dịch Ngọc Nhi Nguyễn 
  (DLB) 

’Tôi sẽ tiếp tục con đường mình đã chọn’

BBC


Bà Hạnh được trả tự do hôm 26/6
Nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh khẳng định sẽ tiếp tục con đường đấu tranh của mình, trong lúc Ân xá Quốc tế gọi quyết định trả tự do cho bà là một ‘bước đi tích cực’.
Bà Hạnh bị tuyên án 7 năm tù hồi năm 2010 vì hành vi “xúi giục” công nhân một nhà máy giày ở Trà Vinh đình công.
Bà được trả tự do hôm 26/6 sau khi nhận quyết định ‘đặc xá’.
Trả lời BBC ngày 1/7, bà Hạnh khẳng định đã được phóng thích ‘vô điều kiện’.
“Giấy xác nhận đặc xá không nêu lý do vì sao tôi được trả tự do,” bà cho biết.

“Họ nói là không hề có điều kiện nào cả”.
Khi được hỏi về điều kiện giam giữ, bà cho biết những năm qua đã bị một số trại giam “đánh đập, sử dụng bạo lực”.
“Nhà tù cộng sản Việt Nam vô cùng mất nhân đạo, đặc biệt là đối với những tù nhân chính trị, và tôi chỉ là một trong những người bị đối xử tàn bạo như vậy,” bà nói.

‘Không dừng lại’

Bà Hạnh, sinh năm 1985, bị bắt giữ hồi đầu năm 2010 cùng với hai người khác là các ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương.
Cả ba bị cáo buộc “xúi giục” công nhân của một công ty giày da tỉnh Trà Vinh tổ chức đình công.
Tòa sơ thẩm ngày 26/10/2010 tuyên án ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù giam, bà Đỗ Thị Minh Hạnh và ông Đoàn Huy Chương 7 năm tù giam vì tội ‘Phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân’ theo Điều 89 Bộ Luật Hình sự.
Tòa phúc thẩm tỉnh Trà Vinh sau đó quyết định y án đối với cả ba nhà hoạt động trong phiên tòa ngày 18/03.
“Thực sự tôi cảm thấy rất lo lắng cho cả hai anh”, bà Hạnh nói.
“Tuy nhiên, việc được trả tự do cũng nhóm lên cho tôi hy vọng rằng các anh sẽ sớm được chính phủ xem xét để trao trả tự do. Không những hai anh mà còn các tù nhân chính trị khác nữa.”
Bà cũng khẳng định những năm ở trong tù không làm bà thay đổi con đường mình đã chọn.
“Trước khi tôi được biết mình đặc xá, có hai người giấu tên của Bộ Công an xuống trại giam gặp tôi và đe dọa ‘nếu tiếp tục con đường này thì biết hậu quả xảy ra sẽ thế nào rồi đấy’.”
“Những tôi không bao giờ dừng lại trên con đường mình đã chọn. Vì nó đã ăn sâu vào trong máu, trong tim tôi.”
“Tuy nhiên, tôi cần có thời gian để thu thập, học hỏi những thông tin đã bỏ lỡ trong thời gian bị cầm tù để có định hướng chính xác nhất cho con đường của mình, nhằm góp phần xây dựng quê hương đất nước.”

‘Bước đi tích cực’


Nhiều nhà hoạt động vẫn đang bị giam giữ tại Việt Nam
Trong một tuyên bố ngày 30/6, tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế gọi quyết định trả tự do cho bà Hạnh là một ‘bước đi tích cực’.
Tuy nhiên, tổ chức này cũng nhấn mạnh nhà cầm quyền Việt Nam cần “tiếp tục trả tự do cho nhiều nhà hoạt động ôn hòa khác đang bi giam giữ”.
“Chúng tôi tất nhiên là phấn khởi trước việc trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh. Tuy nhiên việc bắt giữ bà lẽ ra không nên có ngay từ đầu,” ông Rupert Abbott, Phó giám đốc của Ân xá Quốc tế tại châu Á Thái Bình Dương nói.
“Thật quái gở khi một người bị tuyên án 7 năm tù vì rải truyền tờ rơi. Đó là một minh chứng đáng buồn về hành động đàn áp tiếng nói bất đồng đã có từ lâu nay của chính quyền Việt Nam.”
“Nhà cầm quyền cần tiếp tục trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả những người bị giam giữ chỉ vì đã thực thi quyền con người của mình một cách ôn hòa.”
Ông Abbott cũng kêu gọi Hà Nội “hủy bỏ những đạo luật hà khắc mà họ đang sử dụng để trừng phạt những tiếng nói bất đồng ôn hòa”.
“Chỉ sau khi chính quyền trả tự do cho những người mà họ đã cầm tù chỉ vì cất lên tiếng nói riêng, đất nước này mới có thể bắt đầu gỡ bỏ những tai tiếng của một trong những quốc gia đàn áp quyền tự do biểu đạt tồi tệ nhất Đông Nam Á,” tuyên bố của Ân xá Quốc tế nói.
 

Cô Đỗ Thị Minh Hạnh với hơn 4 năm tù ở 6 trại giam

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

Cô Đỗ Thị Minh Hạnh và ba của cô
Cô Đỗ Thị Minh Hạnh và ba của cô  -Courtesy danlambaovn
Tù nhân Đỗ thị Minh Hạnh, người vừa được trả tự do trước thời hạn, chia sẻ đôi điều về thời gian sống trong các nhà tù suốt hơn 4 năm qua.

Đỗ thị Minh Hạnh: Thưa quí thính giả, thực sự Hạnh bị giam ở 6 trại chứ không phải 5 trại, có một trại trung chuyển nơi đó Hạnh ở 21 ngày là Trại giam Long An.

Có hai điều mà Hạnh rất nhớ, thứ nhất ở trại nào cũng rực lên tình yêu nước cháy bỏng của anh em cùng chiến đấu với mình. Ấn tượng mà Minh Hạnh nhớ nhất là ở Trại giam Trà Vinh, ba anh em ( Hạnh, Hùng và Chương) cùng khích lệ tinh thần cho nhau bằng ý chí kiên cường, quật khởi nhất; theo Hạnh nghĩ là vô cùng tuyệt vời. Và song song đó trải qua những trại giam mà Hạnh bị khủng bố tinh thần, bị đánh đập; họ sử dụng những tù nhân khác để đánh đập, xúc phạm và nhốt Hạnh trong một cái xe để thấy họ đối xử với Hạnh không phải như một con người.
Gia Minh: Ngoài tù nhân Mai thị Dung, Hạnh còn gặp những nữ tù nhân nào khác nữa?
Đỗ thị Minh Hạnh: Thực sự Hạnh cảm thấy vô cùng may mắn khi chuyển sang trại Xuân Lộc. Tuy bị đánh đập như thế, nhưng Hạnh luôn cảm thấy hạnh phúc vì gặp được những chị em tù nhân chính trị vô cùng quật cường, kiên cường là bà Dương thị Tròn, chị Mai thị Dung, chị Trần Thị Thúy và chị Tạ Phong Tần. Đó là những người mà Hạnh cảm thấy vô cùng tự hào
Hạnh bị khủng bố tinh thần, bị đánh đập; họ sử dụng những tù nhân khác để đánh đập, xúc phạm và nhốt Hạnh trong một cái xe để thấy họ đối xử với Hạnh không phải như một con người
Đỗ thị Minh Hạnh
Gia Minh: Tất cả bị giam chung và mọi người có thể chia sẻ, trao đổi quan điểm hay không?
Đỗ thị Minh Hạnh: Khi Hạnh nhập trại giam Xuân Lộc thì những tù chính trị đều bị giam riêng; họ không cho những tù chính trị khác tiếp xúc với Hạnh, cũng như  không cho Hạnh đến bên cạnh những người đấu tranh chính trị. Tuy nhiên sau một trận bạo loạn tại Trại giam Xuân Lộc, họ sắp xếp và chuyển tất cả tù nhân chính trị vào một phòng và các tù nhân chính trị là độc lập. Sau khoảng thời gian chừng 2 tháng, họ chuyền các tù nhân chính trị sang một khu độc lập, tách biệt với các tù khác. Tại đó các tù nhân chính trị sinh hoạt với nhau và không biết thế giới bên ngoài như thế nào.
Gia Minh: Trong thời gian đó bị bệnh tật, vậy sức chịu đựng của một người phụ nữ như Hạnh ra sao?
Đỗ thị Minh Hạnh: Thật sự mà nói, trong tù không phải chỉ riêng Hạnh mà rất nhiều người bị bệnh tật, mà nguyên nhân thì có nhiều lắm. Nhưng bệnh tật đối với Hạnh chỉ là vấn đề nhỏ thôi. Hạnh xác định vấn đề đó không quan trọng bằng tinh thần của Hạnh. Cho nên mọi vấn đề như thế nào đi nữa cũng luôn luôn vượt qua.
Không chỉ riêng Hạnh, có những trường hợp bệnh tật nằm một chỗ không thể đi được. Nhưng ý chí của các chị, các anh rất kiên cường, quật cường. Điều đó tạo cho Hạnh một sức mạnh, động lực để Hạnh càng kiên cường hơn nữa khi phải đối diện với những trận tra tấn bằng vũ lực, tinh thần như vậy.
Gia Minh: Có những lần gia đình đi thăm về cho biết Hạnh có những lần chống lệnh buộc phải đi lao động, những lần đó thế nào?
Đỗ thị Minh Hạnh: Có những lần bị tra tấn vì chống đối, thực sự Hạnh rất nhã nhặn với họ. Trước khi xảy ra những vụ bạo lực đối với Hạnh, Hạnh đã xin được gặp ban để trình bày một cách trực tiếp, trên tinh thần thiện chí. Thế nhưng họ đã không gặp gỡ Hạnh, mà lại ép các chị em khác phải bị phơi nắng, bị hành hạ bạo lực. Họ sử dụng những điều đó khiến các chị em bức xúc và từ chỗ bức xúc đó dẫn đến những hành vi, hành động bạo lực của họ đối với Hạnh.
Có những lần bị tra tấn vì chống đối, thực sự Hạnh rất nhã nhặn với họ. Trước khi xảy ra những vụ bạo lực đối với Hạnh, Hạnh đã xin được gặp ban để trình bày một cách trực tiếp, trên tinh thần thiện chí. Thế nhưng họ đã không gặp gỡ Hạnh, mà lại ép các chị em khác phải bị phơi nắng, bị hành hạ bạo lực
Đỗ thị Minh Hạnh
Gia Minh: Nay ra tù, Hạnh thấy có những thay đổi gì so với trước khi bị bắt?
Đỗ thị Minh Hạnh: Khi trở lại Hạnh thực sự thấy rất hứng khởi, vì Hạnh thấy xã hội bắt đầu thay đổi, bắt đầu chuyển hướng một cách tích cực sau 4 năm, 4 tháng, 3 ngày bị ở trong chốn lao lý, nhà tù cộng sản.
Thực sự mà nói điều hạnh phúc là những anh em, chiến hữu của Hạnh trước đây vẫn luôn luôn quật cường. Thứ hai, càng ngày càng nhiều những anh em đứng lên đấu tranh cho quê hương đất nước; đặc biệt là giới trẻ. Điều đó làm Hạnh vô cùng hạnh phúc. Giới trẻ càng phát triển hơn là động lực khuyến khích, làm Hạnh càng tự tin, càng vững mạnh bước tiếp con đường mà mình đã lựa chọn.
Gia Minh: Chắc chắn Hạnh phải dành thời gian để đi khám chữa bệnh, rồi mới tiếp tục công việc?
Đỗ thị Minh Hạnh: Vâng, có lẽ trong thời gian sắp tới gia đình sẽ sắp xếp cho Hạnh được đi khám để xem xét có bệnh hay không. Nếu không có bệnh thì thực sự vô cùng vui mừng; còn nếu có bệnh phải kịp thời điều trị.
Gia Minh: Và Hạnh còn điều gì nói với thính giả đang nghe Hạnh nói lúc này?
Đỗ thị Minh Hạnh: Thực sự hạnh rất hạnh phúc, cám ơn quí vị thính giả, tất cả anh, chị, em, cô chú, bác gần xa, trong và ngoài nước, các cơ quan thông tin ngôn luận, các cơ quan chính phủ các nước đã ưu ái giúp đỡ Hạnh trong thời gian qua.
Tất nhiên trong thời gian đầu về, Hạnh có nhiều thiếu sót, mong quí vị thông cảm cho.
Hạnh chỉ hy vọng rằng công cuộc đấu tranh của tất cả anh em, chiến hữu, của người dân Việt Nam sẽ phát triển luôn vững mạnh và trải rộng trên khắp đất nước Việt Nam để đất nước Việt Nam sẽ có được chiếu sáng rực rỡ nhất. Đó là điều Hạnh luôn mơ ước, luôn khát khao.
Gia Minh: Thay mặt quí thính giả của Đài Á Châu Tự Do. Cám ơn Hạnh đã dành cho Đài cuộc nói chuyện này.

Ân xá Quốc tế yêu cầu VN phóng thích tù nhân lương tâm


Nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh.

VOA

Nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh.
Hội Ân xá Quốc tế cho biết việc tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh được thả khỏi nhà tù trước thời hạn là một bước tích cực, nhưng nhà cầm quyền Hà Nội giờ đây cần phải thực hiện những bước tiếp theo để thả mấy mươi nhân vật tranh đấu ôn hòa vẫn còn bị giam cầm.

Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, 28 tuổi, đã được thả hôm 26 tháng 6, sau khi bị tuyên án 7 năm tù vào năm 2010 về tội gọi là “tuyên truyền chống nhà nước.” Cô đã bị bắt sau khi phát truyền đơn để bày tỏ ủng hộ cho việc công nhân đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.
Trong thông cáo phổ biến hôm thứ hai, 30 tháng 6, tổ chức nhân quyền quốc tế này trích lời ông Rupert Abbott, Phó Giám đốc bộ phận Á châu Thái bình dương, nói rằng “Dĩ nhiên là chúng tôi vui mừng trước việc cô Đỗ Thị Minh Hạnh được thả, nhưng lẽ ra chính quyền không nên giam cầm cô ấy ngay từ lúc đầu. Tuyên án 7 năm tù cho một người phân phát truyền đơn là một việc hết sức vô lý và là một chứng cớ đáng buồn của sự đàn áp của nhà cầm quyền đối với những người bất đồng chính kiến.”
Ông Abbott nói thêm rằng giới hữu trách Việt Nam giờ đây cần phải trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho tất cả những người còn bị giam cầm vì hành sử một cách ôn hòa các quyền con người của mình.
Một số tù nhân lương tâm khác ở Việt Nam đã được thả trong vài tháng qua, trong đó có Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, nhà tranh đấu dân chủ Nguyễn Tiến Trung, nhà văn Vi Đức Hồi và nhà giáo Đinh Đăng Định. Ông Định đã qua đời không lâu sau khi ra khỏi tù.
Theo thông cáo của Hội Ân xá Quốc tế, ngoài cô Đỗ Thị Minh Hạnh, còn có ít nhất 4 phụ nữ khác –là Hồ Thị Bích Khương, Tạ Phong Tần, Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Trần Thị Thúy, đang bị cầm tù về tội gọi là tuyên truyền chống nhà nước, một tội danh mơ hồ mà Hà Nội lâu nay vẫn thường dùng để đàn áp những nhân vật tranh đấu ôn hòa.
Nguồn: Amnesty International’s PR/Nguoi Viet Online

Đứa con Hoang đàng trong Nước lạ

Kính Hòa, phóng viên RFA

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) tiếp đón Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Nhà khách Chính phủ, Hà Nội, ngày 18/6/2014.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) tiếp đón Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Nhà khách Chính phủ, Hà Nội, ngày 18/6/2014. AFP
Kính thưa quí vị và các bạn, kể từ tối nay Kính Hòa sẽ đến vớiquí vị và các bạn trong Tạp chí Điểm Blog hàng tuần mỗi tối thứ hai. Câu chuyện trên các blogs suốt một tháng qua không có gì khác ngoài những bi hùng ngoài biển Đông đang dậy sóng khi những chiếc tàu Việt nam nhỏ bé bị vùi dập bởi kẻ địch mạnh hơn, và cả những bi hài khi nơi hội trường Ba Đình, một không khí bình thường im lặng và im lặng.
Một chính sách ngoại giao trịch thượng

Câu chuyện giàn khoa Trung quốc trên thềm lục địa Việt nam vẫn chưa đến hồi chấm dứt. Những dòng dầu mỏ khoáng sản dưới thềm lục địa chưa thấy đâu nhưng đã thấy những dòng tình cảm sôi sục của người dân nước Việt trước họa phương Bắc. Như đổ thêm dầu vào dòng lửa tình cảm sôi sục đó, người đứng đầu ngành ngoại giao của đảng cộng sản Trung quốc Dương Khiết Trì nói với báo chí nước Trung Hoa cộng sản rằng Việt nam là một đứa con hoang đàng, rằng nên trở về theo tiếng gọi khổ đau của Trung quốc!
Câu nói của họ Dương nhanh chóng được các phương tiện truyền thông quốc tế loan tải, chỉ trong vài giờ đồng hồ cả thế giới này biết rằng Trung quốc không còn giấu diếm gì nữa, rằng Trung quốc tự coi mình là kẻ dạy bảo người khác, và nhất là dạy bảo kẻ láng giềng phương Nam cùng ý thức hệ cộng sản.
Và để làm rõ hơn những điều dấu giếm bao năm trường ấy, blogger nghệ sĩ Song Chi tìm lại những gì chính những người cộng sản Việt nam công bố trong những năm mà hai chính quyền cộng sản coi nhau như một mất một còn.
Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam VN, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore… Sau khi giành được ĐNCÁ, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…
Mao Trạch Đông
“Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore… Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…” Đây là câu nói của ông Mao Trạch Đông được Nhà xuất bản Sự Thật của đảng cộng sản Việt nam trích dẫn trong tài liệu “Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua” hồi năm 1979.
Tiếc thay Sự thật, như tên nhà xuất bản của đảng, lại biến đi đâu mất kể từ Hội nghị Thành Đô năm 1990. Kể từ khúc quanh lịch sử hãy còn nhiều bí ẩn ấy, quan hệ Việt nam Trung quốc lại được phủ dưới những câu thắm tình hữu nghị, bốn tốt 16 chữ vàng.
Phải chăng sự hữu nghị ấy cũng nằm trong ý tưởng tự giấu mình của những người kế tục sự nghiệp ông Mao Trạch Đông, đó là Thao quang dưỡng hối. Hãy nghe cựu Đại tá quân đội nhân dân Việt nam Bùi Tín trình bày.
Tôi nhớ là cách đây gần 30 năm, ông Đặng Tiểu Bình đã dặn Giang Trạch-Dân, rỉ tai dặn kỹ 4 chữ “Thao quang dưỡng hối” tức là 30 năm tới hãy tránh ánh sáng, dưỡng hối là nuôi dưỡng bóng tối, cái âm mưu bốn hiện đại ấy. Trong thời kỳ đó đừng lộ nanh vuốt vội, đừng vội mà bị chặn lại.
Nay có vẻ những người cộng sản Trung quốc không còn kiên nhẫn nữa. Từ Bốn tốt thắm tình đồng chí họ chuyển sang Bốn không được của người thầy đe nẹt tên học trò ngỗ nghịch. Hãy nghe Tân Hoa Xã, hãng tin của đảng cộng sản Trung quốc tuyên bố
“Thứ nhất, không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải; Thứ hai, không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa; Thứ ba, không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải; Cuối cùng là không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ”.
Đến mức như thế này thì có lẽ như blogger Giang Nam Lãng tử viết trong một lời bình:
Xem ra tình hữu nghị ấy không chỉ “viển vông” mà còn rất độc hại đối với VN.
Thế mà vẫn còn người hy vọng sói có thể thành cừu. Còn anh Dove vẫn tin vào CNXH sẽ thắng lợi toàn cầu. Tư bản nhất định thất bại. Đó là điều tôi suy nghĩ mãi về một thế hệ như anh hay những kẻ bái vọng phương Bắc, quì mọp dưới chân họ, nhưng đâu có thoát khỏi chiến tranh bên miệng hố
blogger Hiệu Minh
Cái viễn vông ấy không phải Giang Nam Lãng tử là người nói đầu tiên mà là từ lời tuyên bố hùng hồn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, như để thỏa lòng mọi người dân Việt. Nhưng còn những người đồng chí phương bắc của ông thì sao? Mà đâu chỉ riêng ông, câu hỏi này nên đặt ra cho hơn ba triệu đảng viên cộng sản Việt nam vẫn còn đứng dưới bóng cờ đỏ búa liềm vàng với các đồng chí phương Bắc.
Trong một lời kêu gọi những người còn luyến tiếc ý thức hệ, trong bài Thư gửi anh Dove, blogger Hiệu Minh viết
Hôm nay quan hệ Việt Trung đã quá rõ, chiêu bài ý thức hệ chỉ là thứ họ mang lừa những người nhẹ dạ nghe theo..
Thế mà vẫn còn người hy vọng sói có thể thành cừu. Còn anh Dove vẫn tin vào CNXH sẽ thắng lợi toàn cầu. Tư bản nhất định thất bại. Đó là điều tôi suy nghĩ mãi về một thế hệ như anh hay những kẻ bái vọng phương Bắc, quì mọp dưới chân họ, nhưng đâu có thoát khỏi chiến tranh bên miệng hố.
Cuộc chiến sẽ không cân xứng
Chiến tranh thì đã xảy ra rồi, không phải chỉ trong hàng ngàn năm lịch sử mà các nhà sử học cộng sản có thể đổ cho sự hung hăng tàn ác của các chế độ phong kiến hai nước Việt Hoa, mà nó xảy ra ngay ở thời hiện đại này, khi mà cả hai đảng cộng sản Việt nam Trung Hoa đang cùng nhau xây dựng con đường xã hội chủ nghĩa, như lời tờ Hoàn cầu thời báo, tờ báo mang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của đảng cộng sản Trung quốc, tuyên bố ngay sau chuyến làm việc tại Việt nam của nhà ngoại giao họ Dương kết thúc.
Chiến tranh đã xảy ra năm 1979 trong một tháng máu nhuộm khắp núi rừng biên giới phía Bắc, máu của những người lính tay không đổ xuống nhuộm đỏ biển đảo Garma năm 1988.
Chính quyền của Việt Nam là một chính quyền độc tài, chính vì như thế nên trên trường quốc tế nó có ít sự ủng hộ. Và để đi đến 1 liên minh quân sự với Hoa Kỳ hay một nước khác bất kỳ thì đó là một điều khó khăn
Một bạn trẻ
Vâng chiến tranh! Chiến tranh là từ mà nhiều người Việt đã nhắc đến trong một tháng vừa qua, nhắc đến với sự lo ngại, lẫn sự hào hùng.
Nhiều người nhắc đến chiến tranh, nhưng chiến tranh làm sao với địch thủ mạnh hơn nhiều lần? Nhiều người nói rằng phải liên minh, liên minh với những người mạnh mẽ có thể kềm chế kẻ xâm lược kia. Nhưng liên minh làm sao với vị thế kẻ cô đơn ý thức hệ, và lại trớ trêu thay đồng sàng dị mộng với kẻ có thể đánh mình. Một bạn trẻ nói.
Cái chính sách quân sự của Việt Nam từ trước đến nay là làm bạn với tất cả các nước, không liên minh với nước này để chống nước khác. Theo em thì đó chỉ là một cách nói thôi, còn chính quyền của Việt Nam là một chính quyền độc tài, chính vì như thế nên trên trường quốc tế nó có ít sự ủng hộ. Và để đi đến 1 liên minh quân sự với Hoa Kỳ hay một nước khác bất kỳ thì đó là một điều khó khăn.
Nhưng lịch sử Việt nam hiện đại lại không thiếu nghi ngại với nước lớn Hoa Kỳ. Blogger Viết từ Sài Gòn hiến kế cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bài Thư gửi Ngài thủ tướng
Nhưng, có một vấn đề này, ngài cần phải nhớ, Mỹ Quốc, nếu đứng trên phương diện địa cầu mà xét, họ mới là phương Bắc, họ là trợ lực của phương Bắc hiện tại. Điều này cho thấy họ cũng không tốt đẹp gì với một nước nhỏ như Việt Nam mà chính sách kinh tế, đối ngoại của họ cũng như lần bắt tay của họ với Trung Cộng để thả nổi Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc năm 1974 đã chứng minh điều này. Nước Mỹ không bao giờ bỏ ra một đồng nào với ai nếu đồng đó không mang lại lợi nhuận cho họ (nhưng Trung Quốc thì càng ghê gớm hơn vì họ sẽ không bỏ bất kì xu nào với ai nếu nước đó không tan nát vì họ).
Và đã đến lúc ngài phải “dĩ độc trị độc” phải lấy nước trị nước, phải lấy phương Bắc lớn hơn để trị phương Bắc nhỏ hơn.
Và quan hệ với nước lớn Hoa Kỳ lại còn làm nhức đầu các nhà lãnh đạo ở Ba Đình hơn nữa với những đòi hỏi nhân quyền, dân quyền, minh bạch. Người bạn trẻ nói tiếp
Chỉ còn có Hoa Kỳ là một trong những nước đầu tiên lên án Trung Quốc và ủng hộ Việt Nam. Em nghĩ là con đường như vậy thì có thể được nhưng để đạt được nó thì phải dân chủ hóa đất nước, chấp nhận đa nguyên đa đảng, thì khi ấy mới tiến được xa hơn.
Nhưng hãy trở lại với câu nói trịch thượng của họ Dương. Trong một chừng mực cay đắng nào đấy, blogger Cánh Cò viết:
Nhưng không ít người nghĩ ngược lại: Câu nói trên hoàn toàn chính xác. Không những chính xác, nó còn miêu tả chiều sâu thực trạng xã hội Việt Nam từ thượng tầng lãnh đạo quốc gia tới một người dân nghèo khó nhất, nếu người dân ấy chưa từng một lần chú ý tới các vấn đề xảy ra chung quanh mình.
Với thực trạng mà Cánh Cò đề cập đến, quả là khó lòng chiến thắng, mà chỉ có thể là một chiến thắng tưởng tượng như blogger Người Buôn Gió viết trong câu chuyện nước Vệ mới nhất của anh mang tựa đề Hải chiến liệt truyện. Trong câu chuyện ấy, sau khi nhìn thấy những chiến thuyền của nước Vệ hay nước Việt oanh liệt chiến thắng kẻ mạnh hơn, anh lại bừng tỉnh mà nói
Người đời sau gọi đấy là Giấc mộng Nam Kha.
Vâng Nam Kha chỉ là một giấc mộng.
Đến đây xin mời quí thính giả, qúi độc giả nhớ lại hai câu thơ của một nhà thơ cách mạng từng làm sôi động bao nhiều con tim trai trẻ cách đây mấy mươi năm
Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn ngàn năm
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
Cũng nhớ lại hai câu thơ ấy trong lúc biển Đông dậy sóng, trong lúc Quốc hội Việt nam im lặng một cách lạnh lùng, nhà giáo Vũ Thị Phương Anh bùi ngùi cảm thán
Tổ quốc bao giờ Lạ thế này chăng?
Ai là đứa con hoang đàng, và đâu là Tổ quốc Lạ lùng? Có lẽ câu hỏi xin dành cho quí độc giả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét