Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Tin Chủ Nhật, 15-06-2014 - Thực chất về sự lệ thuộc TQ của chính quyền VN

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H3<= Photo: VnMedia. – Nóng chiều 14/6: Tàu pháo Trung Quốc ngụy trang áp sát tàu Việt Nam (VTC).  – Tàu Trung Quốc chặn đường ngăn cản kiểm ngư hỗ trợ ngư dân (NLĐ).  – Tàu Trung Quốc ngăn cản tàu Kiểm ngư giúp đỡ ngư dân (VnMEdia).  – Lực lượng Kiểm ngư kiên trì bám trụ trước nhiều yếu tố bất lợi (TTXVN). – Trung Quốc giảm tàu quanh giàn khoan do thời tiết bất lợi (DT). – Hoàng Sa 15/6: Tàu Trung Quốc kèm pháo cỡ lớn bao vây tàu Việt Nam (ANTĐ).  – Tàu vỏ thép vươn khơi (NLĐ).
- Sức mạnh thép cho ngư dân – Kỳ 3: Tàu trọng tải 50 – 100 tấn là hiệu quả (TN). – Kỳ 1: Sức mạnh thép cho ngư dân  –  Kỳ 2: Sức mạnh thép cho ngư dân: Ưu đãi vốn tối đa để đóng tàu vỏ thép
- Trung Quốc khẳng định không gởi chiến hạm đến khu vực giàn khoan (RFI). – Trung Quốc nói dối không có tàu quân sự ở khu vực giàn khoan (PLTP).  – Chùm ảnh: Tàu quân sự giả dạng của Trung Quốc hướng nòng pháo đe dọa tàu Việt Nam (TN).
- Tìm hiểu “ván cờ” của Trung Quốc ở Biển Đông (DT). – Ý đồ của Trung Quốc trong chiến dịch hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (II) (TVN).  – Mời xem lại: Ý đồ của Trung Quốc trong chiến dịch hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981(I)
- Singapore : Lập trường của Trung Quốc về Biển Đông có “thay đổi quan trọng (RFI). “… phía Trung Quốc khẳng định địa điểm thăm dò dầu khí do giàn khoan HD-981 tiến hành, nằm trong khu vực thuộc chủ quyền của Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng thừa nhận rằng Trung Quốc và Việt Namchưa tiến hành xác định giới hạn của khu vực đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa của mỗi bên, (về việc này) cả hai bên được phép đưa ra các yêu sách phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển’. “
- Tân Hoa xã: Tại sao Trung Quốc hai lần trình LHQ công hàm phản đối Việt Nam? (Kichbu). “Trung Quốc hành động như vậy, vì Việt Nam phủ nhận hiện thực, không giữ lời hứa của mình, đồng thời vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và các chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế. Trước năm 1974, không một chính phủ nào của Việt Namvà chưa bao giờ bày tỏ sự phản đối chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Sisha, còn trong các tuyên bố của chính phủ, công hàm, báo chí, trên bản đồ và trong các sách giáo khoa của Việt Nam luôn luôn chính thức công nhận rằng quần đảoSisha – lãnh thổ xa xưa của Trung Quốc“. - Việt Nam không dám kiện thì Trung Quốc đi kiện trước (SCMP/ DLB).
- Luận điệu TQ: Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao: Không thấy tin bài và bình luận của Trung Quốc tuyên truyền về nước nhỏ Việt Nam tấn công Trung Quốc (CRI). Hoa Xuân Oánh: “Trung Quốc phản đối nước lớn bắt nạt nước nhỏ, đồng thời cũng cho rằng nước nhỏ không được gây sự vô lý“. – Trung Quốc bác bỏ sự chỉ trích vô lý của Việt NamTrung Quốc yêu cầu Việt Nam xuất phát từ đại cục giữ gìn quan hệ hai nước và hoà bình, ổn định của Nam Hải, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền quản lý của Trung Quốc, lập tức đình chỉ sự quấy nhiễu dưới mọi hình thức sự tác nghiệp của Trung Quốc“.
- Trung Hoa nhật báo lại viết gì về Biển Đông thế ạ? (Anh Vũ). “Ở đây, chỉ xin hỏi ông ‘học giả’ một câu: ông có thể kể ra thêm một quốc gia khác ngoài VNDCCH đã ‘công nhận chủ quyền’ của TQ trên hai quần đảo HS-TS không? Nếu ông không kể được, thì chính ông mới là người nói dối trắng trợn đó ạ“.
- GS Ngô Vĩnh Long: ‘Ông Phạm Văn Đồng không bao giờ tuyên bố bỏ Hoàng Sa’ (VNN). – Văn tự bán Hoàng Sa, Trường Sa đâu? (Blog RFA). “Việc sang nhượng lãnh thổ của một quốc gia là một điều hệ trọng bậc nhất. Không thể có chuyện một ông vua, một ông tể tướng lúc thần kinh không bình thường bảo phần đất ấy không phải của nước tôi mà nó trở thành của nước khác được.  Việc định đoạt lãnh thổ quốc gia phải được các bên đem ra hội nghị, đàm phán. Đàm phán xong rồi cần phải được Quốc hội thông qua“.  – Phong Uyên – Ở thời điểm Công hàm Phạm Văn Đồng, chỉ có một quốc gia duy nhất là Trung Hoa Dân Quốc (Dân Luận).  – TRUNG QUỐC KIỆN AI RA LHQ VÀ BẰNG CHỨNG SÁCH GIÁO KHOA CỦA MIỀN BẮC TRƯỚC KIA LÀ BẰNG CHỨNG GÌ ?  (DĐCN).
- Phạm Quang Tuấn: CÓ CẦN PHẢI THÔNG CẢM CHO ÔNG PHẠM VĂN ĐỒNG? (BVN). “Cuộc tranh đấu chủ quyền do đó sẽ chỉ diễn ra trên các mặt trận học thuật, công luận, ngoại giao, chính trị quốc tế. Tiếc thay, trên những mặt trận đó thì Công hàm Phạm Văn Đồng lại càng nguy hại hơn là trong địa hạt pháp lý! Rốt cuộc, những lý lẽ của GS Cao Huy Thuần có lẽ chỉ để ‘lưu hành nội bộ’, may ra an ủi được những người ‘phò đảng tới cùng‘.” Mời xem lại bài viết của GS Cao Huy Thuần: “CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG”: Góp ý về việc giải thích (BS).
- Đến giờ này mà còn nói Trung Quốc không còn coi trọng “4 tốt, 16 chữ vàng” (TT). Có bao giờ TQ coi trọng tình hữu nghị Việt – Trung, coi trọng “4 tốt, 16 vàng” đâu? Đó chẳng qua là lá bài được sử dụng để cướp lãnh hải, lãnh thổ VN thôi!
- Ý kiến của nhiều đồng chí nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên TW Đảng các khóa: Thư ngỏ gửi các đ/c lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các UVTW Khóa XI về vụ giàn khoan 981 của Trung Quốc (Dân Luận).  “Mong đồng chí Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tỉnh táo để thoát khỏi sự ám ảnh và lệ thuộc vào Trung Quốc, nắm bắt thời cơ thuận lợi hiện nay khi chúng ta đang có sự ủng hộ của quốc tế để cùng các đồng chí lãnh đạo khác đưa ra được giải pháp ngăn chặn được hành vi xâm phạm chủ quyền Biển Đông Việt Nam của Trung Quốc, góp phần giữ được hòa bình, ổn định ở khu vực. Làm được như vậy thì dân mới tin Đảng và bản thân đồng chí Tổng Bí Thư mới lấy lại được niềm tin của Đảng và Nhân Dân. Không làm được điều đó thì đồng chí Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sẽ là tội đồ của dân tộc, mang ô nhục suốt đời!
- Đặng Kiên Trung – “Thoát Trung”? – Hãy nhìn Myanmar! (viet-studies). “Nói ‘thoát Trung’ tôi không thể không nhìn Myanmar đã ‘thoát Trung’ một cách ngoạn mục, làm cho tôi vô cùng ngưỡng mộ đất nước nầy sản sinh những người Anh Hùng như Tổng thống Thein Sein và nhất là bà Aung San Suu Kyi“. Trước khi kêu gọi đảng và nhà nước cùng người dân Việt Nam “thoát Trung“, “thoát Cộng“, có lẽ những người kêu gọi, hiện là đảng viên Đảng CSVN nên “thoát Đảng” trước! Thật là khôi hài, khi chính bản thân các đảng viên này không dám hy sinh lợi ích của mình cho lợi ích quốc gia, nhưng họ lại kêu gọi các đảng viên cao cấp trong bộ máy lãnh đạo đảng hãy nghĩ tới lợi ích quốc gia mà thay đổi?
- Lã Việt Dũng – Giải pháp nào cho Việt Nam? (Dân Luận). “Không một chủ nghĩa nào có thể tồn tại khi vừa không có giải pháp bảo vệ chủ quyền vừa không có giải pháp phát triển kinh tế. Có thể nói, với việc hạ đặt giàn khoan HD981, TQ đã đặt dấu chấm hết cho CNCS tại Việt Nam“. – Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi! (*) (DLB).
- Màn kịch độc ác và tàn nhẫn? (Blog RFA). “Tại sao trước một kẻ thù hung hãn với ý đồ xâm lược rõ ràng, bộ máy CSVN lại hành động khi trống đánh xuôi thì lập tức có kèn thổi ngược?  Điều đó chỉ có thể giải thích một điều cần giấu kín. Rằng khi tất cả biển đảo của Việt Nam đã rơi vào tay giặc theo ‘đúng qui trình’, thì nhà nước Việt Nam vẫn vô tội trước mắt người dân, đã ‘làm hết khả năng mình, đã phản đối nhưng kẻ thù quá mạnh, quá nguy hiểm nên lực bất tòng tâm’. Nghĩa là lỗi không nằm ở nhà nước mà nằm trong tay nhân dân và kẻ thù“.
- Tranh chấp Biển Đông : Việt Nam và Trung Quốc tìm hậu thuẫn quốc tế (RFI).  – Iris: “Trung Quốc sẽ chiếm Biển Đông nếu Việt Nam không lôi kéo được sự chú ý của thế giới“ (RFI).
- Biển Nam Hải và các bãi san hô ngầm dưới triều đại nhà Minh và Thanh: Các trình độ hiểu biết địa dư và sự kiểm soát chính trị (cuối)  (Gió-o/ TCPT).

- Trung Quốc xây trường học phi pháp ở Hoàng Sa (Zing). - Hoàng Sa tiếu ngạo phú (DLB). “Chớ huênh hoang mà lấy thịt đè người./ Đừng khờ dại mà lấy gươm chém sắt!/ Hoàng Sa ta còn trăm triệu anh em, chỉ cách có mấy giờ bay,/ Hoàng Sa ta còn hàng vạn kiều bào, chỉ cách nửa vòng trái đất./Nếu mi liều lĩnh cho hỏa tiễn rời giàn,/Thì ta lập tức quay thần công nhả đạn!
- Philippines phản đối Trung Quốc chiếm bãi Ken Nan ở Trường Sa (NLĐ).  – Manila phản đối Bắc Kinh tự ý cải tạo các đảo tranh chấp ở Trường Sa (RFI). – Philippines gửi kháng cáo kiện TQ chiếm đóng các đảo san hô (RFA).  – Quốc tế hóa à? (Xã luận trên tờ Philippine Star 14/6/2014) (PhilStar). “Hãy thử xem ai vừa đưa vụ việc ra Liên hiệp quốc. China, vốn từ chối không chịu tham gia vào vụ kiện do Philippines khởi xướng về quyền hàng hải, giờ lại đang đem vụ tranh chấp lãnh thổ với VN ra Liên hiệp quốc“.
- Mỹ: TQ ‘chiếm giữ’ Biển Đông, phá vỡ cam kết (VNN).  - Chiến lược hiệu quả nhất của Mỹ nếu đụng độ với Trung Quốc (NLĐ).  – Chiến lược tối hậu của Mỹ để kiềm chế Trung Quốc (TN). – Phong tỏa Trung Quốc (NLĐ). “Chiến thuật này không tấn công trực tiếp vào Trung Quốc mà tận dụng lợi thế địa lý của Mỹ và đồng minh trong khu vực để phong tỏa các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu quan trọng của Trung Quốc, qua đó làm suy yếu nghiêm trọng nền kinh tế của nước này“.
H6<= Đại sứ LHQ Lê Hoài Trung. – Tố cáo Trung Quốc tại Hội nghị Công ước LHQ về luật Biển (TN). – Hội nghị UNCLOS: VN lên án vi phạm của Trung Quốc (DT). – Việt Nam lên án Trung Quốc tại Hội nghị LHQ về Luật biển 1982 (TT). – Bài phát biểu của Đại sứ LÊ HOÀI TRUNG tại Hội nghị lần thứ 24 các quốc gia thành viên Công ước của LHQ về Luật biển: “Tôi phải thông báo những diễn biến nghiêm trọng trên biển Đông” (TT).
- Dư luận thế giới tiếp tục ủng hộ các biện pháp của Việt Nam giải quyết căng thẳng trên Biển Đông (ND). Facebooker Lê Diễn Đức bình luận:  “Xem nội dung thì bao gồm “nhóm lãnh đạo các doanh nghiệp Mỹ trong cuộc họp hằng năm của Ủy ban khẩn cấp thương mại Mỹ (ECAT), Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nhật Bản, Hội Người Việt Quê hương tại Na Uy và…Tổng hội Địa chất Việt Nam! Đúng là tự sướng quá thể, không thấy có tuyên bố của chính phủ hay tổ chức quốc tế nào! Thế giới trong cách gọi của báo Nhân Dân quả là bé nhỏ!” – Trung Quốc khiến các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế lo ngại sâu sắc (QĐND).
-  Ý kiến của ông Nguyễn Quý Bính – cựu Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp quốc: Trung Quốc đang tự hạ thấp uy tín quốc gia như thế nào? (Soha).
- Một triệu chữ ký phản đối Trung Quốc (MTG). Ký rồi, gửi cho ai? Gửi cho cái giàn khoan, gửi cho lãnh đạo CSTQ, lãnh đạo VN, hay gửi lên LHQ, trong bài không thấy nói tới: “vận động 1 triệu chữ ký điện tử của thanh thiếu niên và người dân Việt Nam phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam“.
- Xe chuyến chạy thẳng định kỳ đường bộ duy nhất Trung-Việt ngừng hoạt động (CRI).
- Độc diễn và cô đơn (Blog RFA). “Và một khi mọi sự đã lật bài ngửa, hậu quả tất yếu mà kẻ độc tài, thứ kịch sĩ giảo hoạt này phải đón nhận là sự cô đơn, mất phương hướng, nhân dân lắc đầu ngán ngẫm, các nước từng giúp đỡ cắt viện trợ, ruồng bỏ…  Và đã đến lúc nhà độc tài, độc diễn đối diện với cô đơn, đội diện với chính những gì họ gây ra? Lịch sử sẽ chép về họ như thế nào, có lẽ cũng không quá lâu để đọc điều nay!
- Hồn Nước Việt Lụi Tàn Tiêu Tan! – Nguyễn Quang (Báo TQ). “Lịch sử đã bị phá hỏng có hệ thống từ sự khởi đầu, rồi đến bóng ma dối trá mang lịch sử ra nhằm phục vụ cho mục tiêu tuyên truyền nhất thời với ‘anh hùng giả tạo – lê văn tám’! Cũng như bao sự kiện được khoa đại mang tính phi nhân trong chiến tranh và cả thời hòa bình!” – Đoàn Khắc Xuyên: Mai này, bao người biết “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”?  (Người ĐT/ Chuyển hóa).
- Thư gửi anh Dove (Hiệu Minh). “Nếu có phải vào vai Giuda phản Chúa nhưng mang lại lợi ích quốc gia, và tương lai tươi sáng cho 90 triệu người, chắc nhiều người sẵn sàng làm việc đó.  Nếu tiếp tục đi theo vết xe đổ thêm nửa thập kỷ để cuối cùng bị kết tội là Giuda phản bội dân tộc, thì bài học đó quá đắt cho một đất nước giầu có và đầy tiềm năng như Việt Nam. 70 năm theo Liên Xô, Trung Quốc cả về ý thức hệ, đoàn kết quốc tế, đã cho một kết quả đau đớn“.
H5- JB Nguyễn Hữu Vinh: Một Cách Trả Thù Hèn Hạ: Ls Lê Quốc Quân Bị Đưa Vào Trại Quảng Nam (Blog RFA). “Hành động này của nhà cầm quyền tỏ ra lén lút và bất minh, đã bị người dân cảnh giác phát hiện. Chiều nay, gia đình vào Trại giam số 1 Hà Nội, nơi vẫn giam giữ Ls Lê Quốc Quân thì mới nghe nói có danh sách di chuyển vào Quảng Nam, dù cách đây 2 hôm, gia đình mới đến thăm nuôi và gặp Ls Lê Quốc Quân nhưng không hề được biết việc di chuyển này“. - Đê tiện (NBG).  – Viết blog cho tự do ở Việt Nam (DCCT).
- HÀNH TRÌNH THĂM NUÔI PHƯƠNG ANH LẦN THỨ 2 TẠI TRẠI GIAM B5 CÔNG AN TỈNH ĐỒNG NAI 14/6/2014 (BVN).
- Quan niệm của ý đảng và lòng dân về cái quyền tự do ngôn luận (DLB).
- Nhật ký mở lần thứ 98b: “Tuyển Tập Blog Tô Hải” 4 tập (Tô Hải).
- CÂU CHUYỆN VỀ SỰ THA THỨ (Phương Bích).
- Sài Gòn Thất Thủ – Kỳ 17 (DCVOnline).
- Không ai nỡ bỏ phiếu thấp với Bộ trưởng Thăng, Thống đốc Bình (infonet). – Đoàn Khắc Xuyên: Chuyện từ chức và văn hóa chính trị (Người ĐT/ Quê Choa).
- Các mô hình quản lí nhà nước hiện đại (BHC).
- Trung Quốc xúi dân Nepal nhổ cột mốc biên giới Ấn Độ? (Times of India/ MTG).
- Vốn Trung Quốc làm méo mó luật pháp Campuchia? (DT).
- Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Chủ nghĩa Dân tộc khi cần (Phan Ba).
- Thảm Sát Thiên An Môn – Bối Cảnh Sự Kiện tại Trung Quốc (ĐKN).  – TQ trả tự do họa sĩ bị bắt trước kỷ niệm biến cố Thiên An Môn (RFA). – Khi “Lịch sử chấm dứt” dân chủ vẫn còn đó (Văn Việt).
- Video: Trung Cộng Thay Đổi Phương Thức Đàn Áp và Giết Chóc (TQ không KD).
- Trung Quốc điều tra quan chức cấp cao (Zing).
- Ông Kim Jong-un hạ lệnh cho quân đội diễn tập dưới “điều kiện chiến tranh” (BizLive).

- Ý đồ của TQ trong chiến dịch hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (II): Trung Quốc đã tính sai chiến lược (TVN).  - Mục đích các hành động của Trung Quốc là gì? (DT).  - Trung Quốc đang chơi trò nghi binh (DT). “Trung Quốc đang cố tình tạo ra những ồn ào quanh vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển của Việt Nam. Nhưng nếu nhìn tổng thể chiến lược biển của Trung Quốc, đảo đá Gạc Ma và Chữ Thập mới là mục tiêu chính“. – Trung Quốc nuôi tham vọng bành trướng bằng cơ bắp (MTG).
- Ai mới đang gây căng thẳng trên Biển Đông? (Eurasia Review/ Đoan Trang). “… chúng tôi đề nghị Tiến sĩ Bateman và các học giả quốc tế có quan tâm đến công bằng, hợp tác và trật tự trên các biển và đại dương của thế giới, hãy cùng chúng tôi kêu gọi Trung Quốc hạn chế bớt các yêu sách chủ quyền biển đảo của họ, để các yêu sách đó phù hợp hơn với những dàn xếp pháp lý và những thỏa thuận đã được đàm phán trước đây trên thế giới...”
- Tọa đàm về tình hình Biển Đông tại Hà Nội (RFA).  - TỌA ĐÀM VỀ VIỆC TRUNG QUỐC CƯỠNG CHIẾM VÀ XÂY DỰNG CĂN CỨ TẠI ĐẢO GẠC MA TRONG QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA THUỘC VIỆT NAM VÀ TUYÊN BỐ CỦA GIỚI TRÍ THỨC NGÀY 14/6/2014 (FB Mai Dũng). “Ban đầu địa chỉ ấn định cho buổi tọa đàm tại 22a Phố Hai Bà Trưng Hà nội nhưng bị an ninh ngăn chặn nên phải chuyển về hội trường khách sạn Công Đoàn trên đường Trần Bình Trọng Hà Nội“. – Thêm thông tin về buổi tọa đàm (FB Đặng Phương Bích).
- Công thư của ông Phạm Văn Đồng (Nguyễn Văn Tuấn). “Nói cách khác, Tàu cộng có đề cập RÕ RÀNG rằng lãnh thổ của họ bao gồm quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức HS-TS theo cách gọi của VN). Ông Phạm Văn Đồng nói rằng Chính phủ ông tôn trọng và tán thành tuyên bố đó thì cũng có nghĩa là tán thành và công nhận HS-TS là của Tàu rồi. Một cách khách quan, rất khó biện minh cho hành động của ông PVĐ và Chính phủ của ông lúc đó.  Bây giờ, nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩ Việt Nam là hậu thân của cái nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nên khó mà rứt bỏ cái tuyên bố của ông PVĐ và Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa“.
- Sách lược sai lầm (Quê Choa). “Hốt hoảng vì sự tan rã của khối XHCN Liên Xô mà ngay kẻ thù của nó vẫn tin là ít nhất chủ nghĩa Cộng sản còn tồn tại cả vài thế kỷ, các lãnh đạo Việt nam biết là phải tìm một lối thoát nếu chưa là sách lược lâu dài thì phải có chỗ dựa trước mắt để tồn tại. Ngó quanh chẳng còn ai trừ một vài nước nhỏ như Triều Tiên, Cuba nghèo đói, cái phao cứu nạn nằm ngay cạnh ông láng giềng gần“. – Hoàng Bách Việt: Thực chất về sự lệ thuộc TQ của chính quyền VN (ĐCV).
- Dương Khiết Trì đến Hà Nội vào tuần tới (VN). “Ông Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc Vụ Trung Quốc, sẽ đến Hà Nội vào tuần tới để tham dự cuộc đối thoại thường niên về hợp tác song phương với Việt Nam. Theo tin của tờ South China Morning Post (SCMP)“. Trò gì nữa đây? Bà con ở Hà Nội có chuẩn bị gì để “dàn chào” tay bộ trưởng xứ hải tặc?
- Việt Nam phản đối Trung Quốc tại Hội nghị UNCLOS (TT).  - Người Việt ở Thụy Điển phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan (TTXVN).   – Biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hannover, Đức (Tin Tức). – Nhân lên lòng yêu nước từ các cuộc vận động của Mặt trận (ĐĐK). Được phép yêu nước rồi, cái này của Mặt trận, là “hàng thiệt”, không phải của “thế lực thù địch”, bà con cứ thoải mái yêu nước nhé, không lo sợ bị bắt. – Triệu trái tim, một bóng cờ (TT).
- Bùi Bảo Trúc: ‘Tự do cái con c.’ (NV).
- Video: CSCĐ đánh dân không đội nón (Long Hoàng).
KINH TẾ
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 14-6-2014 (VietFin). – Vẫn phải tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô (CP).
- Tái cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng (CP).
- Lãi suất ngân hàng đang giữ ở mức nào? (VnMedia).
- Ngân hàng nào có mạng lưới lớn nhất Việt Nam? (Gafin).
- Trắng tay vì công ty Trung Quốc (NLĐ).  – Đổ xô bán búp thanh long cho thương lái TQ (NLĐ). – Giảm xuất sang Trung Quốc, vải Thanh Hà đua Nam tiến (VNE).
- Vi phạm nhưng nho Lào muối ớt vẫn bán đầy trên mạng (NLĐ).
- Nâng thu nhập bình quân người lao động đạt 11,5 triệu đồng/tháng (NLĐ).
- Đài Loan: Cuộc đàm phán với Việt Nam về đầu tư diễn ra suôn sẻ (VOA).

- Rau củ Trung Quốc vẫn ép hàng trong nước (TT). – Người trồng ớt trắng tay vì công ty Trung Quốc bỏ chạy (VNE). “Bỏ hàng triệu đồng mua phân thuốc rồi bỏ công chăm sóc gần 6 tháng trời nhưng đến khi thu hoạch, công ty chỉ mua được khoảng 100 kg với giá 5.500 đồng một kg. Từ đó đến nay đã hơn một tháng, ớt hái về để đầy nhà nhưng không thấy doanh nghiệp Trung Quốc quay lại thu mua“.
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Lâm Mạnh Di và Tình tự của một người cha, người ông (RFA).
- Hoa Kỳ: Xa lộ tưởng niệm nhân quyền Việt Dzũng ở California
- NGƯỜI KÉO MÀN : Tiểu thuyết kịch NHẬT TIẾN (KỲ 8 ) (Nhật Tuấn).
- Làng… lạ (Nguyễn Đình Bổn). – LẠI HỎI CHÍNH MÌNH “THẾ NÀY LÀ THẾ NÀO?” (Tương Tri).
- Catalonia – Tình yêu của tôi của George Orwell (Văn Việt).
- Xem lại “Bức thư gửi từ năm 2070″ từng làm rúng động lòng người (MTG).
- Đảo xa xứ và giấc mơ đắng (THĐP).  – Ngừng việc so sánh bản thân với người khác? (THĐP). – Và tôi cúi đầu im lặng!
- Việt Nam và Pháp tranh giành quyền mua xe kéo của mẹ Vua Thành Thái (RFI). “Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp muốn mua xe với giá 55.800 euro, trong khi đó Bảo tàng Guimet, bảo tàng nghệ thuật châu Á Paris, muốn giành được quyền mua trước. Các chủ nhân chiếc xe kéo có nguyện vọng dụng vật của hoàng gia nhà Nguyễn được trở về Huế“.
H7<- Làm giàu từ… gốc tre (NLĐ).
- Hội hoạ có cần phản ánh thời đại và dân tộc? (*) (Nguyễn Đình Đăng).  – Màu sắc của Marc Chagall – Ngây dại một cách xa xỉ (BHC).
- Gương mặt thân quen: Hóa thân thành cố nghệ sĩ Thanh Nga, Hoài Lâm giành quán quân (TN).
- Những Món Ăn Lạ Mà Ngon tại Bà Rịa-Vũng Tàu (ĐKN).  – Mốt ăn rau rừng (NLĐ).
- Tôi leo lên núi học ‘võ bùa’ – Bài 2: Kiêng thịt, kiêng cả … đàn ông! (MTG).
- Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Lời tiên tri kinh ngạc trong phần mộ (VTC).
- Tổng thống Obama đến thăm khu bảo tồn của người Da Đỏ (VOA).
- World Cup Brazil 2014: Bất ngờ đầu tiên (RFA).- Đội Hà Lan hạ gục nhà vô địch Tây Ban Nha 5-1 (RFI).  – Đội Tây Ban Nha bị Hà Lan đánh bại một cách thê thảm tại World Cup (VOA). – Anh-Ý : Đụng độ giữa rừng rậm Amazonie (RFI).  – Colombia đá bại Hy Lạp 3-0 (Người Việt).  – Costa Rica bất ngờ hạ gục Uruguay 3-1 (Người Việt). – Nhật – Bờ Biển Ngà: Voi giương ngà – Kiếm tuốt vỏ (MTG).
- Anh: Hiệu trưởng xin từ nhiệm để bay đến Brazil xem World Cup (aFamily).

- VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN [1. Lời nói đầu]  –  2. Khái quát  –  3. Các yếu tố của sinh hoạt văn học: Nhà văn  –  4. Các yếu tố của sinh hoạt văn học: Độc giả  –   5. Các yếu tố của sinh hoạt văn học: Xuất bản  –  6. Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975: Bối cảnh  –  7. Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975: Văn học & chính trị  –  8. Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975: Văn học & tôn giáo / triết học  –  9. Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975: Văn học & tính cách cực đoan  –  10. Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975: Văn học & vai trò của miền Nam   –   11. Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975: Văn học & tính cách tự do  –  Mấy nét tổng quát về nền văn học 1954-1975: Đối chiếu thành tích
13. Giai đoạn 1954-1963: Bối cảnh – Tình hình trước 1954  –  14. Giai đoạn 1954-1963: Bối cảnh – Tình hình từ 1954  –  15. Giai đoạn 1954-1963: Văn học  –  16. Giai đoạn 1964-1975: Bối cảnh  –  17. Giai đoạn 1964-1975: Văn học  –  18. Các bộ môn: Tiểu thuyết  –  19. Các bộ môn: Tuỳ bút  –  20. Các bộ môn: Thi ca  –  21. Các bộ môn: Kịch  –  22. Các bộ môn: Ký  —   23. Kết  (Tiền Vệ). “Trong hai mươi năm văn học — từ cuối 1954 đến đầu 1975 — ba phần tư thời gian Miền Nam bị chìm trong xáo trộn, trong chiến tranh. Nhưng loạn lạc không ngăn trở sự phát triển của văn học: Ở Miền Nam Việt Nam trong thời kỳ ấy đã phát triển một nền văn học xứng đáng về phẩm lẫn lượng“.
- CHỦ NHẬT THƯ GIÃN (Văn Công Hùng).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Thành phố Hồ Chí Minh: Họp chuyên đề về công tác giáo dục mầm non và bầu bổ sung thêm một Phó Chủ tịch UBND Thành phố (SGGP).  - 9 nhiệm vụ, giải pháp đổi mới giáo dục, đào tào (HQ).
- Giáo sư tiến sĩ Hồ Ngọc Đại: Giáo dục phải biết lường trước được những vấn đề của thời đại (DNSG/ Chúng Ta).
- Những “gạch đầu dòng” không thể thiếu với công tác chủ nhiệm (GDTĐ).
- Ép học là tội ác  (THĐP).
- Bước đệm xin visa du học dài hạn (NLĐ). – Du học – “Đi đi, đừng về!” (THĐP).
- Người Việt tốn 1,5 triệu lít máu/năm để “nuôi” giun (MTG).
- NASA sẵn sàng phóng vệ tinh đo CO2 trên khí quyển trái đất (TT).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho vợ chồng ‘ông già Đan Mạch’ (TN).
- “Thẻ đỏ” với lao động trẻ em (TT).
- Xót thương cả 2 vợ chồng cùng quẫn vì bệnh ung thư (DT).
H4- “Thầy phong thủy” kiêm “ngoại cảm” đa phần là rởm! (ĐS&PL).
- Ám ảnh “chăm mơ năm” (TT). =>
- Hàng chục người giải cứu 2 thanh niên kẹt trong xe tải (VNN).
- Bị truy bắt, vứt 2 con hổ sống xuống đường bỏ chạy (NLĐ).  – Bắt giữ vụ buôn bán động vật cực kỳ quý hiếm (VnMedia). – Nhiều động vật hoang dã quý hiếm bị nhốt tại TP HCM (VNE).
- Biến cát hoang thành “đất vàng” (DV).

QUỐC TẾ
- Iraq chuẩn bị phản công chống phiến quân ở phía Bắc Bagdad (RFA). – Thanh niên Iraq tình nguyện nhập ngũ để chống lại quân nổi dậy (VOA).  – Obama ‘xem xét các biện pháp’ tại Iraq (BBC).  – Tổng thống Obama xem xét những cách thức để giúp Iraq (VOA).  - Khủng hoảng tại Iraq: Hoa Kỳ đưa tàu sân bay đến vùng Vịnh (VOA).  – Irak chuẩn bị phản công, Mỹ không gửi bộ binh (RFI).  - Lực lượng an ninh Iraq sẵn sàng phản công phiến quân (TTXVN).  – Iran sẵn sàng giúp Iraq chống lực lượng hồi giáo cực đoan (ANTĐ).  – Tổ chức Renesys nói chính phủ Iraq đã ra lệnh ngưng Internet (VOA). – Dấu chấm hết của Iraq? (NLĐ).
- Máy bay Ukraine bị bắn rơi ở Luhansk (BBC).  – Quân nổi dậy bắn hạ phi cơ vận tải Ukraina: 49 người chết (RFI). – 49 nhân viên quân đội Ukraine thiệt mạng trong vụ máy bay bị bắn rơi (VOA). – Ukraine thề trả đũa vụ máy bay bị bắn rơi làm 49 sĩ quan chết (CATP).  – Một ngày mất 2 máy bay quân sự, TT Ukraine triệu họp an ninh khẩn cấp (ANTĐ). – Ukraine tuyên bố quốc tang ngày 15/6 (TP). – Merkel, Hollande gọi điện cho Putin sau vụ bắn hạ máy bay Ukraine (TTXVN).
- Mỹ xác nhận xe tăng Nga đã được điều đến miền Đông Ukraine (VOA). – NATO công bố hình ảnh xe tăng Nga tiến vào Ukraine (TP).  – Ukraine: Trụ sở tổng thống bị cài bom cực mạnh (NLĐ). – Ba tàu ngầm hạt nhân Nga “đủ sức phá hủy nửa Trái đất”? (DV). – Khí đốt : Nga chấp nhận tái thương lượng với Ukraina (RFI).
- Cử tri bầu tổng thống vòng 2 bất chấp Taliban đe dọa (RFI). – Dân chúng Afghanistan bỏ phiếu bầu tổng thống mới, bất chấp sự đe dọa của Taliban (VOA). – Afghanistan bắt đầu kiểm phiếu của cuộc bầu cử tổng thống vòng nhì (VOA).
- Chính quyền quân sự Thái bãi bỏ thiết quân luật (RFI). – Hơn 80 ngàn lao động Campuchia rời Thái Lan (RFA).
- Syria: Nổ bom ở chợ vũ khí, 30 người thiệt mạng (KP).
- Châu Á đua nhau liên minh chiến lược (RFI).
- 7 vũ khí “siêu tưởng” chưa bao giờ được công bố (NLĐ).
- Nhân viên đường sắt Pháp tiếp tục đình công, giao thông đình trệ (VOV).

* RFA: + Sáng 14-06-2014; + Tối 14-06-2014
* RFI: 14-06-2014

2345. Phản bác luận điểm của Tàu cộng như thế nào?

Nguyễn Văn Tuấn
13-04-2014
Đọc bài gọi là “phản biện” của ông Trần Công Trực (1) tôi thấy có phần hời hợt và thiếu tính thuyết phục. Những điểm trình bày trong bài viết có lẽ chỉ nói cho “phe ta” đọc cho vui mắt thôi, và tạo ấn tượng học thuật qua danh xưng. Nhưng đứng trên phương diện học thuật thì bài phản biện này chưa đạt chuẩn để lên võ đài tranh luận với các học giả Tàu. Đây chính là vấn đề của VN: chỉ thích nói cho nhau nghe, mà không phản bác đối phương một cách trực tiếp. Hệ quả là chính ta ru ngủ ta (hay có người nói là “tự sướng”).
Sự hời hợt được phản ảnh qua phần phản bác thông tin trong sách giáo khoa lớp 9. Chẳng hạn như câu “Các tài liệu khác như Sách giáo khoa địa lý lớp 9, Tập bản đồ thế giới…thực chất đây là những tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu, học tập…”.  (Ôi! Sao tôi ghét cái dấu ba chấm này quá [2]). Tôi sợ giải thích này không thuyết phục. Ở một nước mà thông tin bị kiểm soát nghiêm ngặt và tất cả tin tức đều qua kiểm duyệt của bộ máy đảng và Nhà nước thì lí lẽ gọi là “tham khảo” không có giá trị pháp lí không thuyết phục được ai. Nên nhớ rằng tài liệu tham khảo là một chứng từ, và theo tôi thấy, chứng từ vẫn có giá trị nào đó ở pháp đình. Vấn đề là giá trị của nó cao thấp cỡ nào. Bọn Tàu cộng đọc xong câu này chắc chúng sẽ cười, vì chúng thầm nghĩ “chiêu này chúng tao dạy cho tụi bây mà”.
Vậy chúng ta phản bác luận điệu sách giáo khoa này như thế nào? Tôi nghĩ đến những cách thức và luận điểm sau đây:
Thứ nhất là tính phi khoa học. Tài liệu tham khảo có thể dùng để biện minh cho một phát biểu hay quan điểm. Việc Tàu cộng dùng “tài liệu tham khảo” (dùng chữ của ông TCTrực) là hợp lí. Nhưng cách sử dụng đó cũng không hợp lí và phi khoa học, bởi vì trong học thuật, có tài liệu tham khảo yểm trợ cho một quan điểm, nhưng cũng có tài liệu tham khảo khác không yểm trợ quan điểm đó. Tại sao họ không trích dẫn sách giáo khoa địa lí ở miền Nam? Tương tự, nếu khách quan thì Tàu cộng phải trình bày tài liệu khác cho thấy hai quần đảo đó không thuộc về họ (nhưng điều này thì chúng ta không thể kì vọng họ). Vì không kì vọng vào tính khoa học của Tàu cộng, nên phía VN phải trình bày tài liệu tham khảo khác đáng tin cậy hơn và khách quan hơn để phản bác quan điểm của họ.
Thứ hai là phản bác về độ tin cậy và chính xác của thông tin. Tôi nghĩ không nên dựa vào lí giải rằng vì là “tham khảo” nên không có giá trị pháp lí, mà phải biện luận cái nguồn gốc của thông tin đó. Nói cách khác, phải tìm cho rõ thông tin trong sách giáo khoa lớp 9 (nói rằng Tây Sa và Nam Sa là của Tàu cộng) xuất phát từ đâu. Sau đó sẽ thẩm định độ tin cậy và tính chính xác của thông tin đó. Tôi chủ quan nghĩ rằng thông tin đó đến từ Tàu cộng (hoặc do chúng áp đặt, hoặc phía VN dịch sách của Tàu cộng), và nếu điều đó đúng thì thông tin chẳng có ý nghĩa gì trong tài liệu của họ.
Thứ ba là thông tin trong sách giáo khoa không phải là bất biến. Trong nhiều lĩnh vực, kể cả địa lí và sử, biên giới và chủ quyền có thể thay đổi theo thời gian. Sự thay đổi có thể là do tranh chấp, chiến tranh, hay do kiến thức mới. Do đó, sách giáo khoa địa lí của Bắc VN đã in từ hơn 40 năm trước, và trong thời gian đó đã có nhiều thay đổi. Lấy thông tin của hơn 4 thập kỉ trước để biện minh cho tranh chấp hiện nay là có phần không hợp lí. Không ai dựa vào thông tin sử của 400 năm trước để đòi Los Angeles trả về cho Mexico, hay trả Sài Gòn cho Vương quốc Khmer!  Vả lại, VN bây giờ là thống nhất, còn cuốn sách giáo khoa đó chỉ được dùng giảng dạy cho một phần VN, và cũng chỉ trong một thời gian ngắn, không thể xem là một tài liệu tham khảo có giá trị bất biến. 
Thứ tư là dùng đến phân tích thống kê. Tàu cộng dùng thông tin trong sách giáo khoa của VN và cái thư (hay công hàm?) của Phạm Văn Đồng, và có thể vài nguồn khác để biện minh về chủ quyền. Nhưng lượng tài liệu của họ không nhiều, và chất cũng kém. Do đó, ở đây, chúng ta phải đấu về lượng và chất. Không cần nói ra, chúng ta đều biết VN đang lưu giữ một lượng thông tin khổng lồ về chủ quyền hai quẩn đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chắc chắn là nhiều hơn lượng thông tin của Tàu. Vậy thì phía VN còn chần chừ gì mà không làm một thống kê có bao nhiêu tài liệu “for” và “against” (phải có cả hai) để làm một chứng minh mang tính định lượng về chủ quyền. Để thuyết phục về chất, cần phân loại thông tin (lịch sử, khoa học, văn học, báo chí) và sắp xếp theo thời gian.  Các nhà báo VN hết năm này sang tháng nọ cứ viết bài “có thêm bằng chứng” [chủ quyền] mà không có ai đứng ra hệ thống hoá thông tin cả. Đã đến lúc một nhóm nhà bào hay nhà khoa học xã hội đứng ra thu thập dữ liệu và biến chúng thành thông tin và tri thức. Nếu cần kĩ năng phân tích thống kê, sẽ có người ở VN hoặc nước ngoài hỗ trợ. Tôi nghĩ đó là một cách thức thực tế để tạo thêm chứng từ trong cuộc đấu tranh với Tàu cộng. 
Phải nói là Tàu cộng rất hèn và thấp khi sử dụng đến cái công hàm của Phạm Văn Đồng và sách giáo khoa trong tài liệu họ nộp cho Liên Hiệp Quốc để “chứng minh” rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Tàu. Đây là những tài liệu được soạn ra trong lúc hai bên (Bắc VN và Tàu cộng) còn thân thiết với nhau như anh với em (“môi hở răng lạnh”), vậy mà bây giờ họ dùng đó để ra đòn “hạ thủ”. Việc sử dụng các tài liệu này chẳng khác gì cặp tình nhân lúc còn mặn nồng thì vui vẻ chụp hình bên nhau, đến một ngày nào đó “canh không ngọt” thì một bên công bố những tấm hình tế nhị cho cả thế giới biết. Đó là một trò hèn hạ và bỉ ổi, nhưng nó có tác dụng và gây ảnh hưởng với những ai không chịu khó suy nghĩ.
Nhưng VN không nên hạ mình thấp và hèn như Tàu cộng. Trong tranh luận với Tàu, chúng ta cần phải tận dụng tất cả thông tin và vận dụng tất cả phương tiện Tôi nghĩ nếu VN phản bác (và nên phản bác) luận điểm của Tàu cộng, thì những tận dụng thông tin và vận dụng thống kê có thể giúp một phần. Dĩ nhiên, tận dụng và vận dụng nhưng phải tỏ ra khách quan (ví dụ như nhìn vấn đề 2 chiều) chứ không hèn và tự hạ thấp như Tàu.
—–
[1]  Tiến sĩ Trần Công Trục vạch mặt các “bằng chứng” của Trung Quốc (GDVN).
[2] Tôi phải mở ngoặc đế nói về cách viết. Hình như nhiều người Việt có “truyền thống” viết văn với ba dấu chấm, nên nó rất rất phổ biến. Tôi rất ghét ai viết như thế, vì tôi nghĩ nó phản ảnh sự lười biếng suy nghĩ của tác giả. Ba dấu chấm (…) có thể hiểu nhiều cách: có thể là một sự ngập ngừng, có thể là chẳng còn ý nào khác, hoặc có thể là người viết nghĩ chưa đến nơi đến chốn. Hiểu thế nào thì vẫn là một sự lười biếng suy nghĩ. Kiểu viết đó rất phản cảm và đại kị trong khoa học.
[3] Đây là một phần tài liệu (phụ lục) mà Tàu nộp lên Liên Hiệp Quốc vào hôm thứ Hai 9/6/2014, trong đó họ trích dẫn sách giáo khoa địa lí lớp 9 ở miền Bắc Việt Nam.H1
H2
H3[4] Trích từ BVN: Xung quanh việc tranh chấp chủ quyền của Quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và China mà hai bên đã lên án, phản bác lẫn nhau trên các phương tiện truyền thông vừa rồi; dù muốn hay không nghĩ đến, nhưng người Việt hôm nay, phần nào phải công nhận rằng: Chính nghĩa đang dần thuộc về VNCH. Nếu như cho rằng, với mọi người trên Đất Nước Việt Nam thì “Chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng, tối thượng”, thì chính nghĩa lại đang thuộc về VNCH.
H4
Sắc lệnh (năm 1961 – sau 3 năm so với “công thư Phạm Văn Đồng”) của Tổng thống VNCH, đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập xã Định Hải gồm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trực thuộc quận Hòa Vang, Quảng Nam. Nguồn ảnh: facebook.com

2346. Iris: “Trung Quốc sẽ chiếm Biển Đông nếu Việt Nam không lôi kéo được sự chú ý của thế giới”

RFI – Việt Ngữ
Thụy My
14-06-2014
Một tàu hải cảnh Trung Quốc gần giàn khoan, phía trái là cờ của lực lượng tuần duyên Việt Nam. Ảnh chụp ngày 14/05/2014. REUTERS/Nguyen Ha Minh
Một tàu hải cảnh Trung Quốc gần giàn khoan, phía trái là cờ của lực lượng tuần duyên Việt Nam. Ảnh chụp ngày 14/05/2014.
REUTERS/Nguyen Ha Minh
Hôm nay 14/06/2014 tại khu vực giàn khoan Hải Dương do Trung Quốc đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, các tàu Trung Quốc đã dàn hàng ngang để ngăn cản các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam làm nhiệm vụ cũng như các tàu cá Việt Nam đang đánh bắt, sẵn sàng đâm va.
Từ đầu tháng Năm đến nay, tình hình vẫn luôn căng thẳng tại khu vực này, khiến mọi người đều lo sợ khả năng xảy ra chiến tranh trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tướng không quân Jean-Vincent Brisset, giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS) chuyên về an ninh châu Á và Trung Quốc, đã vui lòng trả lời RFI Việt ngữ về vấn đề này. 
RFI : Kính chào ông Jean-Vincent Brisset. Thưa ông, tình hình tại Biển Đông xung quanh giàn khoan do Trung Quốc đơn phương kéo đến đặt tại vùng biển gần Hoàng Sa vẫn đang căng thẳng. Không ngày nào không có những vụ tàu Trung Quốc gây hấn, tấn công vào các tàu Việt Nam bằng nhiều hình thức. Thưa ông, liệu sẽ xảy ra chiến tranh tại vùng biển này, hay đây chỉ là chiến tranh cân não ? 
Tướng Jean-Vincent Brisset : Hiện giờ chưa có nguy cơ xảy ra chiến tranh do một phía nào đó chủ động gây chiến. Tuy nhiên chiến tranh cũng có thể diễn ra, do Trung Quốc tỏ thái độ vô cùng bạo lực, vô cùng đế quốc, khiến nguy cơ xung đột vẫn hiển hiện. Nếu xảy ra chết người ở phía Việt Nam và các nước khác chẳng hạn, thì đương nhiên sẽ có các vụ trả đũa, gây ra các vụ đối đầu càng lúc càng quan trọng hơn. 
RFI : Thưa ông, việc kiện ra tòa có phải là giải pháp cho các nước liên quan như Việt Nam và Philippines, trong khi Bắc Kinh luôn từ chối ra trước các định chế tư pháp quốc tế ? 
Rõ ràng là Việt Nam, Philippines có các lý do tuyệt hảo khi đi tìm một giải pháp pháp lý, vì khá dễ dàng để chứng tỏ rằng đây là quyền của họ. Giải pháp đi kiện là một giải pháp tốt, do ra trước tòa án quốc tế nào, các nước này cũng có cơ hội thuyết phục rằng họ có lý. Nhưng vấn đề là Trung Quốc không tôn trọng luật lệ quốc tế. 
RFI : Ông có nghĩ Biển Đông là vùng biển mang tính quốc tế ? 
Từ rất lâu Biển Đông là vùng biển quốc tế. Có một số đảo nhỏ được nhiều nước chiếm đóng, nhưng tương đối ổn, không có những yêu sách chủ quyền thô bạo. Có điều Trung Quốc lại quyết định toàn bộ Biển Đông là của mình, bất chấp mọi luật pháp quốc tế. 
RFI : Với tính cách quốc tế của Biển Đông, ông có nghĩ rằng châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng cũng có liên quan, tuy không đứng về phía nào trong tranh chấp ? 
Pháp và các quốc gia châu Âu khác đều có liên quan với tư cách là những nước đã ký vào Công ước quốc tế về Luật Biển, tuy cho đến nay Công ước này không được tôn trọng. Vấn đề là cũng có rủi ro cho các nuớc này, vì một phần lớn trao đổi thương mại hàng hải đi qua khu vực này, đến 40%. Mặt khác châu Âu không có nhiều tiếng nói trong vùng này, Pháp lại càng ít hơn. 
Tôi nghĩ rằng đối với những nước không có mấy trọng lượng để gây áp lực lên Trung Quốc, thì để yên cho Trung Quốc hành động có lợi cho mình hơn là giúp đỡ những nước nhỏ, thế nên thường là họ không có phản ứng. 
RFI : Bắc Kinh luôn đề nghị thương lượng song phương thay vì đa phương … 
Bắc Kinh có thể hy vọng mạnh hơn đối thủ trong các giải pháp song phương. Rõ ràng là Bắc Kinh ít khi tiến hành các giải pháp đa phương, dù là với châu Âu hay với các đối tác khác, mỗi lần có đề nghị thương lượng. Có rất ít trường hợp thương thảo đa phương với Trung Quốc vì không có lợi cho họ bằng song phương. Thế nên Bắc Kinh luôn xoay sở để phá hoại tất cả các toan tính của ASEAN cho giải pháp đa phương về vấn đề an ninh. 
RFI : Nhưng cho đến giờ mọi nỗ lực để đưa vấn đề ra trước các tòa án quốc tế đều thất bại 
Tôi cho rằng đối với Việt Nam, Philippines, Malaysia – và không chỉ có thế, bây giờ Indonesia mới phát hiện là họ cũng liên quan, các quốc gia này có quan điểm tôn trọng pháp chế. Họ muốn có được phán quyết của các định chế tư pháp quốc tế, từ các chuyên gia, các tòa án độc lập.
Nhưng vấn đề hiện nay là ở chỗ, mà Trung Quốc hiểu rất rõ, trước hết, kẻ mạnh là người áp đặt luật chơi, và tiếp đến là truyền thông. Các nước kể trên chưa bao giờ là người mạnh nhất, và nhất là họ không liên kết lại để có một giải pháp chung, cũng như không vận dụng báo chí quốc tế. Vì vậy chuyện của họ không được ai quan tâm đến. 
RFI : Như vậy theo ông, các nước này cần nỗ lực tuyên truyền nhiều hơn ? 
Tất nhiên rồi ! 
RFI : Ông nghĩ gì về phản ứng của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam tại Diễn đàn An ninh Khu vực Shangri-la vừa rồi ? 
Người ta thấy rằng quan hệ giữa Nhật Bản và Đài Loan có vấn đề đôi chút liên quan đến quần đảo Senkaku, và giữa Philippines với Đài Loan, đã được giải quyết tương đối ổn với các thỏa thuận hòa bình, chứng tỏ rằng có thể thương lượng được với nhau. Đài Loan là một ví dụ ngạc nhiên và thú vị.
Thú vị hơn là giữa Nhật và Philippines không có quan hệ ngoại giao với Đài Loan nhưng đã thành công trong việc đạt được thỏa ước nhằm tránh xung đột. Điều này cũng chứng tỏ là Trung Quốc khi từ chối các thỏa thuận này là muốn xung đột vì muốn chiếm được Biển Đông, làm thành biển riêng của người Trung Quốc. 
Tôi có thể hiểu được rằng, người Nhật gặp khó khăn với Trung Quốc về hồ sơ Senkaku, cho rằng chính sách của Bắc Kinh rất nguy hiểm cho thế giới. Người Mỹ cũng quan tâm đến vấn đề này vì có lợi ích trực tiếp trong khu vực. Hoa Kỳ được tất cả các nước kêu gọi giúp đỡ vì trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc, các nước này không có đủ phương tiện kỹ thuật để đối phó. Giải pháp của họ là kêu gọi sự trợ giúp của Mỹ – một điều mới cách đây vài năm khó thể nghĩ đến. 
Việt Nam cố gắng hòa hoãn vì biết rằng yếu hơn về quân sự cũng như kỹ thuật, không có trọng lượng bao nhiêu đối với truyền thông. 
RFI : Ông có nghĩ rằng có sự hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc hay không ? 
Tôi nghĩ rằng giữa Trung Quốc và Nga có nhiều lý do để xung đột với nhau hơn là hợp tác quân sự. Đã có cuộc tập trận chung hết sức giới hạn cả về mặt kỹ thuật lẫn thực tiễn. Có vài sự trao đổi, chẳng hạn như đã có loan báo việc Nga xuất khẩu các thiết bị quân sự phòng không, máy bay tiêm kích…cho Trung Quốc.
Chính các nhà xuất khẩu vừa cho biết rằng việc bán hàng không phải ngay lúc này đã thỏa thuận xong, ngược lại đang bị hoãn. Bởi vì người Nga biết rõ rằng về mặt quân sự, việc « có qua có lại » không hề hiện hữu : Bắc Kinh chỉ muốn nhận được chứ nhất định không muốn cho đi. 
RFI : Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã đả kích thẳng thừng các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng phải chăng đây chỉ là nói suông không dẫn đến hành động, mà sự kiện ở bãi cạn Scarborough của Philippines là một ví dụ ? 
Người Mỹ sẽ ngày một hiện diện cụ thể hơn tại Biển Đông. Để tấn công một tàu của Philippines, Malaysia hay Việt Nam như Trung Quốc vẫn thường xuyên làm, họ có nguy cơ gặp phải một chiếc tàu Mỹ đi ngang qua. Bắc Kinh sẽ không muốn nhận lấy rủi ro khi tấn công, đánh chìm một tàu của Mỹ, như họ vẫn tự cho phép. Đánh đắm một chiếc tàu Việt Nam thì dễ dàng thôi, không ai trên thế giới chú ý cả. Ngược lại, đối với tàu Mỹ sẽ gây ra các phản ứng rất nặng nề. 
RFI : Trở lại với giàn khoan Trung Quốc, ông có nghĩ rằng đây là một phần của chiến lược tổng thể của Bắc Kinh – và gần đây người ta còn nói đến một giàn khoan thứ hai nữa. Điều gì sẽ xảy ra nếu họ tiếp tục chiến lược này ? 
Người Trung Quốc sử dụng một chiến lược có thể gọi là trò chơi của trẻ con với cha mẹ. Khi người ta còn bé, người ta thử không chịu nghe lời một chút, và nếu cha mẹ không trừng phạt thì đứa bé sẽ bướng bỉnh hơn. 
RFI : Ông có lời khuyên nào đối với Việt Nam không ? 
Nếu Việt Nam không thành công trong việc làm cho các nước khác trên thế giới chú ý đến vấn đề của mình, thì Trung Quốc sẽ thắng, cũng như họ đã thắng khi chiếm được Hoàng Sa cách đây bốn mươi năm. 
Tất nhiên là Việt Nam phải khởi kiện rồi, nhưng nhất là phải nỗ lực về mặt truyền thông. Nếu Việt Nam muốn thoát khỏi tình trạng hiện nay, thì cần phải làm cho thế giới chú ý đến những gì đang diễn ra tại Biển Đông. 
RFI : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tướng Jean-Vincent Brisset, giám đốc nghiên cứu của Viện

2347. “Thoát Trung”? – Hãy nhìn Myanmar!

viet-studies
Đặng Kiên Trung
Lời bàn: Trước khi kêu gọi đảng và nhà nước cùng người dân Việt Nam “thoát Trung“, “thoát Cộng“, có lẽ những người kêu gọi, hiện là đảng viên Đảng CSVN nên “thoát Đảng” trước! Thật là khôi hài, khi chính bản thân các vị đảng viên này đã không dám hy sinh lợi ích của mình cho lợi ích quốc gia, nhưng họ lại kêu gọi các đảng viên cao cấp trong bộ máy lãnh đạo đảng hãy nghĩ tới lợi ích quốc gia mà thay đổi?!
13-06-2014
Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh và Nhà xuất bản Tri thức vừa tổ chức buổi toạ đàm “Thoát Trung” ở Hà Nội, có mặt tham dự một số học giả, trí thức tên tuổi và các bạn trẻ. Trong buổi toạ đàm nhiều ý kiến tâm huyết phân tích sâu sắc tình hình và đề ra phương sách “thoát Trung” – hay “thoát vòng kiềm toả của Trung Quốc”… Có ý kiến tôi cho rằng rất xác đáng: “Muốn thoát Trung thì phải thoát cộng, mà thoát cộng thì cực kỳ khó khăn, phải từ từ…”. Vì sao?
Vì vật cản lớn nhất là những “ông vua tập thể” đương quyền, cùng những “vị thái thượng hoàng” uy quyền ở Hà Nội, hình thành một thế lực độc tôn nắm trong tay vận nước và sự mất còn của chế độ, vẫn tiếp tục khẳng định chủ nghĩa Mác – Lê nin là tư tưởng và kim chỉ nam hành động của Đảng cộng sản Việt Nam và vẫn tiếp tục khẳng định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Như vậy, các vị vẫn phải dựa vào Trung Quốc để tồn tại! Ngày nào các vị còn sống, còn nắm quyền thì Việt Nam khó mà “thoát cộng” và như vậy khó mà “thoát Trung”!
Trong thế lực nắm quyền sanh sát nầy có thể chia hai loại: Một loại bị Trung Quốc mua chuộc, khống chế trở thành Lê Chiêu Thống, Hoàng Văn Hoan thời nay không thể thoát khỏi bàn tay lông lá của Trung Quốc – Loại thứ hai, vẫn biết Trung Quốc gian trá, nhưng vì quyền lợi cá nhân vị kỷ, phe nhóm bán rẻ lợi ích quốc gia dân tộc, ngậm bồ hòn làm ngọt ôm chân Trung Quốc tới cùng.
Ngoài ra, có thể có nhóm thiểu số – cá biệt thứ ba khôn khéo giấu mặt, không vướng vòng kiềm toả của Trung Quốc, có xu hướng thân Mỹ và phương Tây. Người ta hy vọng nhóm nầy có thể làm gì đó thúc đẩy quá trình “thoát Trung”, cải cách chính trị… nhưng với cán cân quyền lực hiện tại, hy vọng ở nhóm này xem ra rất xa vời!
Nói “thoát Trung” tôi không thể không nhìn Myanmar đã “thoát Trung” một cách ngoạn mục, làm cho tôi vô cùng ngưỡng mộ đất nước nầy sản sinh những người Anh Hùng như Tổng thống Thein Sein và nhất là bà Aung San Suu Kyi. Ai cũng biết, trước đây không lâu một thời gian dài Myanmar do các tướng lĩnh cai trị theo thể chế quân sự độc tài, nhưng họ có tinh thần dân tộc, yêu nước, không bị “Bóng đè” (tên truyện ngắn Đổ Hoàng Diệu) ý thức hệ cộng sản như Việt Nam, khi đã nhìn thấy thể chế độc tài quân sự của họ đưa đất nước chìm sâu khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài, nhân dân nghèo đói, bần cùng; thế giới cô lập và hiểm hoạ bành trướng, lệ thuộc người khổng lồ Trung Quốc gây nguy hại khôn lường cho dân tộc. Họ từ bỏ thể chế quân sự độc tài không chút luyến tiếc, kiên quyết cải cách chính trị trong nước, thực hành dân chủ, chấp nhận đảng đối lập, trả tự do những người bất đồng chính kiến… Đồng thời,  họ tích cực cải thiện quan hệ với Mỹ và phương Tây; khôn khéo giảm dần các mối quan hệ với Trung Quốc, tạm dừng, hoặc huỷ bỏ các dự án đầu tư của Trung Quốc; trong đó có những dự án lớn hàng tỷ USD khiến Bắc Kinh vô cùng lo sợ!
Người Việt Nam mong muốn cháy bỏng “thoát Trung”, nhìn Myanmar mà thèm thuồng, ganh tỵ! Biết bao giờ Việt Nam có Thein Sein, Aung San Suu Kyi… ?!
Tôi lại lan man nhớ đến Campuchia. Ôi, cái anh chàng độc nhãn Hun Sen sao khôn ngoan thế, đánh Pôn pốt xong quay lưng với chủ nghĩa cộng sản tức thì, xây dựng đất nước theo thể chế quân chủ lập hiến, được lòng dân, thoát vòng kiềm toả của Việt Nam. Từ đống tro tàn đổ nát của Pôn pốt, xây dựng đất nước hồi sinh và đang phát triển nhanh chóng… Thế nhưng, khi củng cố thế đứng vững vàng, đảng Nhân Dân cầm quyền và anh ta dần dần bộc lộ “gót chân Achilles” đam mê quyền lực, gia đình trị, tham nhũng… uy tín trong dân giảm sút sau mỗi kỳ bầu cử đa đảng!
Nhân đây, tôi không thể không nhắc anh bạn Lào láng giềng với mối tình “hữu nghị đặc biệt Việt – Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”. Trên thế giới quan hệ ngoại giao giửa hai nước, có hai nước nào “hữu nghị đặc biệt đời đời bền vững” như Việt Nam – Lào? Nghe sao giống na ná “16 chử vàng” và “4 tốt” của “ông anh” khổng lồ phương Bắc quàng vào cổ “đứa em” bé nhỏ phương Nam quá! Cụm từ nầy lâu nay tôi nghe rất chói tai! Cho dù trong quá khứ hai nước từng kề vai sát cánh chung chiến hào chống Pháp, Mỹ vì lợi ích nhân dân mỗi nước, có gì gọi là “hữu nghị đặc biệt” và cái gì bảo đãm cho sự “đời đời bền vững”? Hiện nay, với cặp mắt cú vọ và bàn tay lông lá của Trung Quốc, cũng như đối với các nước láng giềng Việt Nam, Campuchia, Myanmar… liệu Lào có thoát khỏi Trung Quốc và có chắc gì lúc nào đó không “quay lưng với Việt Nam?     
Mùa Hè 2014 – Biển Đông dậy sóng
Đ.K.T

2348. CÓ CẦN PHẢI THÔNG CẢM CHO ÔNG PHẠM VĂN ĐỒNG?

Bauxit Việt Nam
Phạm Quang Tuấn
14-06-2014
Trong yêu cầu bức thiết chống lại mọi âm mưu sâu hiểm của Trung Nam Hải đang từng bước thò hẳn nanh vuốt chiếm biển đảo nước ta, hợp pháp hóa tham vọng “đường lưỡi bò” gớm ghê của chúng, việc xem xét hậu quả của Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 về mặt pháp lý quốc tế đã trở thành một tâm điểm để giới học giả trong ngoài nước sôi nổi tham gia bàn luận. Đến nay, hầu như rất ít người còn khăng khăng bênh vực tính vô hại của Công hàm ấy vì xét bề nào thì đó cũng là một trong những cái bẫy do mình tự bày ra làm vướng chính chân mình (nặng lời như ông Nguyễn Khắc Mai là một công hàm phản quốc, phản động), cần phải chóng vánh gạt sang một bên để Nhà nước Việt Nam dám đường hoàng nối gót Philippines kiện Trung Quốc ra Liên Hiệp Quốc.
Nhiều ý kiến phong phú góp bàn về cách hóa giải Công hàm Phạm Văn Đồng đáng cho ta suy xét, như việc đề xuất với Quốc hội chính thức ra biểu quyết phủ nhận nó (Nguyễn Khắc Mai), hoặc kêu gọi chính quyền mạnh dạn thành lập chế độ mới để tránh khỏi ràng buộc pháp lý với chế độ miền Bắc trước kia (Hà Sĩ Phu). Gần đây nhất là ý kiến của GS Tạ Văn Tài và TS Vũ Quang Việt đưa ra Công ước Kế tục Quốc gia đối với Hiệp ước 1978 của LHQ mà các ông mới tìm thấy, cho phép một quốc gia kế tục (CHXHCNVN) có thể bác bỏ các hiệp ước về lãnh thổ bất bình đẳng hoặc do sức ép mà quốc gia tiền nhiệm (VNDCCH) đã phải thừa nhận với láng giềng của mình (xem đây). Nhưng cũng có ý kiến quyết liệt hơn, chưa hẳn tin vào tính khả thi của Công ước nói trên trong trường hợp CHXHCNVN và VNDCCH thực tế chỉ là một, không khác nhau về bản chất, đòi hỏi phải thay đổi thể chế CHXHCNVN vốn đã lộ rõ quá nhiều khuyết tật: tham nhũng, độc tài, dày đạp lên dân chúng, cướp bóc cho phe nhóm, bần cùng hóa xã hội, đưa kinh tế xuống vực thẳm, nô lệ vào ngoại bang… chuyển sang một thể chế thực sự dân chủ – giải Cộng –, theo đó sẽ “giải Trung Quốc hóa” hữu hiệu mà Công hàm PVĐ là một khâu có mối liên hệ hữu cơ.
Song song với việc tìm biện pháp hóa giải Công hàm Phạm Văn Đồng, lại cũng có những người tìm hiểu động cơ của tác giả hoặc tập thể tác giả bức Công hàm này. GS Cao Huy Thuần ở Pháp thuộc trường phái tỏ ra thông cảm với hoàn cảnh tạm gọi là “éo le” của người viết thuở bấy giờ: bị kẹp cứng giữa hai đàn anh trong cùng phe XHCN, giữa thời  buổi chiến tranh lạnh, khi ông anh Liên Xô công bố văn bản gì thì ông em Việt Nam cũng phải nặn ra một “bản sao” tương tự. Kể cũng đáng thông cảm thật. Nhưng như thế thì lập trường dân tộc ở thời điểm những năm đó có còn được người cầm quyền nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa coi là chính yếu nữa không? Hay trước yêu cầu của sự thống nhất một phe – phe XHCN nhằm đối trọng với “phe đế quốc” – và trước mục tiêu phấn đấu cho “đại đồng thế giới” mà ai cũng mơ ước, quyền lợi quốc gia đã bị nhìn nhận “nhẹ tựa lông hồng”? –  “Bên ni biên giới là nhà / Bên kia biên giới cũng là quê hương” (Tố Hữu)!!!
Trên tinh thần phản biện để tìm ra chân lý nhằm dứt bỏ mọi sự lướng vướng trong nhận thức tư tưởng, cũng là một cách thiết thực góp phần cứu nguy đất nước hôm nay, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu ý kiến trao đổi với GS Cao Huy Thuần của TS Phạm Quang Tuấn.
Nguyễn Huệ Chi
Là một người quan tâm tới vấn đề Biển Đông và đã từng lên tiếng trên báo chí ngoại quốc để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, tôi kinh ngạc khi đọc bài biện hộ cho Công hàm Phạm Văn Đồng (PVĐ) của GS Cao Huy Thuần.
Kinh ngạc không phải vì những lời biện hộ trong bài. Những lý lẽ tương tự đã từng được đưa ra rất nhiều bởi báo chí trong nước và những dư luận viên trên mạng. Nhưng kinh ngạc vì chúng xuất phát từ một vị giáo sư của một đại học Pháp.
Xin miễn bàn về khía cạnh pháp lý của Công hàm Phạm Văn Đồng hay làm cách nào để hóa giải nó, vì đây là những vấn đề vô cùng rắc rối và nhức nhối, cần thảo luận chi tiết ở nơi khác. Tôi chỉ xin bàn về những lý lẽ GS Cao Huy Thuần dùng để giải thích và biện hộ cho động cơ hay ý định đằng sau Công hàm này, nói rõ ra là để kêu gọi sự thông cảm cho Phạm Văn Đồng.
Về những lý lẽ bào chữa cho Công hàm Phạm Văn Đồng
Ông Cao Huy Thuần viết: “Phải phân biệt cho rõ hai vấn đề mà Trung Quốc muốn cột vào với nhau nhưng bối cảnh của năm 1958 về luật biển buộc phải tách riêng ra: vấn đề hải phận và vấn đề chủ quyền. Vấn đề hải phận là pháp lý. Vấn đề chủ quyền là chính trị. Tranh chấp không giải quyết được tại Hội nghị Genève 1958 là tranh chấp trên vấn đề hải phận. Bác bỏ hay tán thành tuyên bố của Trung Quốc là bác bỏ hay tán thành cái chuyện 12 hải lý ấy, một chuyện pháp lý nóng bỏng vào thời buổi ấy. Không phải vì bác bỏ hay tán thành cái chuyện 12 hải lý là bắt buộc phải bao hàm việc bác bỏ hay tán thành cái chuyện chủ quyền – chuyện này ở bên lề, hạ hồi phân giải“. Thật là một cách “diễn nghĩa” khó hiểu! Nếu Trung Quốc muốn cột hai vấn đề 12 hải lý và TS-HS vào với nhau thì trách nhiệm của chính phủ Việt Nam là phải tách hai cái ra chứ tại sao lại lờ đi? Công hàm PVĐ viết “tán thành tuyên bố [của Trung Quốc]” chứ đâu có viết là “tán thành phần tuyên bố của Trung Quốc về 12 hải lý, nhưng không tán thành phần tuyên bố của Trung Quốc về Hoàng Sa-Trường Sa”? Thậm chí Công hàm cũng chẳng nói gì về hội nghị Genève 1958. Làm sao mà một tòa án quốc tế có thể đem câu “nhưng không tán thành phần tuyên bố của Trung Quốc về Hoàng Sa-Trường Sa” vào Công hàm này? Một nguyên thủ hay thủ tướng phải biết câu “bút sa gà chết” và cũng phải có một chút cẩn thận tối thiểu chứ? Diễn giải một câu viết tùy theo bối cảnh thời sự, lịch sử, văn hóa xã hội, v.v. là cách diễn giải thích hợp cho một tác phẩm văn chương cổ như Truyện Kiều, nhưng hoàn toàn không thích hợp cho một công hàm của một vị thủ tướng ở thế kỷ 20.
Ông Cao Huy Thuần biện hộ rằng vì Liên Xô đã tán đồng tuyên bố của Trung Quốc, nên việc Phạm Văn Đồng cũng tán đồng điều đó có thể hiểu được trong tình hình thế giới năm 1958. Ông Cao Huy Thuần đưa ra bằng cớ rằng câu chữ, cách viết của công hàm Phạm Văn Đồng hầu như y hệt với công hàm của Liên Xô: “Hãy so sánh ngữ văn này của Liên Xô với “công hàm Phạm Văn Đồng”: chữ nào chữ nấy gần như bản chính với bản sao. Đây là một điểm quan trọng góp phần vào việc giải thích bản văn của Hà Nội“.
Lối bênh vực đó thật phi lý. Khi một người hay một đảng chính trị đã ở vị trí lãnh đạo một nước, và nhất là khi người hay đảng đó đã tự chiếm cho mình độc quyền lãnh đạo nước đó, không cho ai khác được tranh giành, thì không thể biện hộ rằng chỉ vì máy móc theo gương mẫu, tập quán XHCN, gương mẫu, tập quán quốc tế hay bất cứ gương mẫu gì khác “như một bản sao“, mà vô ý nhượng bộ lãnh thổ cho ngoại bang. Thủ tướng một nước đâu có phải là một cậu học trò lười biếng sao chép bài của thầy, bạn?
Phạm Văn Đồng, và tập thể lãnh đạo VNDCCH thời 1958, có phải là những Bambi (nai tơ) ngây thơ vô tội, nhìn đời qua cặp mắt kiếng mầu hồng, nên bị lừa dối bởi những ảo tưởng không thực tế? Hay ông và những người đồng đảng, kể cả lãnh đạo Hồ Chí Minh, là những nhà chính trị lão luyện, đã từng trải qua nhiều chục năm tranh đấu gay go, vào sinh ra tử, đã từng không ngần ngại bắt bớ, thủ tiêu những chính trị gia đồng bào không đồng ý kiến?
Khi Phạm Văn Đồng rập khuôn công hàm của Liên Xô, ông có nghĩ tới sự khác biệt quan trọng: Liên Xô không có tranh chấp với Trung Quốc về những đảo trong tuyên bố của Trung Quốc, còn Việt Nam thì có? Khi Phạm Văn Đồng “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố” của Trung Cộng, thì ông có thêm dòng chữ “trừ điều khoản về Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa)”? Không, ông chỉ “ghi nhận và tán thành” “như một bản sao”! Khó có thể tưởng tượng người nào dù là một người bình thường hay một thẩm phán Tòa án Quốc tế chấp nhận việc một thủ tướng lại nhắm mắt sao chép như vậy về một vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ nước mình!
Ông Cao Huy Thuần viết: “Cho đến bây giờ, độc giả Việt Nam chỉ thấy thư của Phạm Văn Đồng đáp lại tuyên bố của Chu Ân Lai mà chẳng thấy tuyên bố của Trung Quốc là thế nào, tuy rằng đó là cái chìa khóa để mở cánh cửa đầu tiên”. Có vẻ như ông ám chỉ rằng công chúng Việt nam chỉ trích Công hàm PVĐ chỉ vì họ chưa đọc bản tuyên bố của Tàu. Không hiểu ông Cao Huy Thuần căn cứ vào đâu mà viết vậy. Thực ra, những người quan tâm về hậu quả Công hàm PCĐ nhiều nhất chính là những người đã đọc tuyên bố của Tàu. Khi tôi trao đổi trên facebook, có nhiều người còn bào chữa cho Công hàm, nhưng đến khi tôi cho họ coi nguyên văn bản tuyên bố của Tàu thì tất cả đều lặng người vì đau đớn.
Càng đọc tuyên bố của Trung Quốc càng thấy rõ sự nguy hại của Công hàm PVĐ, vì tuyên bố đó nói rõ ràng là hải phận 12 hải lý “áp dụng cho Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa)”. Mà nào có ai ép PVĐ phải “ghi nhận và tán thành” cái tuyên bố đó đâu? Ông chỉ cần viết rằng Việt Nam sẽ tôn trọng hải phận 12 hải lý quanh các bờ biển thuộc về Trung Quốc là đủ chứng tỏ sự đoàn kết và ủng hộ nước Tàu rồi, tại sao phải viết thêm câu “ghi nhận và tán thành” đó?
Ông Cao Huy Thuần viết: “Một chính quyền [của thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu] chưa hoàn toàn độc lập đối với Pháp mà còn cương quyết [bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa] như thế, lẽ nào, thực lòng, một chính quyền đã hy sinh xương máu để bảo vệ độc lập, chủ quyền như chính quyền Phạm Văn Đồng, lại có thể từ khước chủ quyền một cách dễ dàng như vậy trong một bức thư?“. Lý luận như vậy theo tôi là lý luận ngược, đặt cái cày trước con trâu. Chúng ta không thể đặt mệnh đề “chính quyền Phạm Văn Đồng đã hy sinh xương máu để bảo vệ độc lập, chủ quyền” làm tiền đề, vì đó chỉ là niềm tin của tác giả chứ không phải là một sự thật khách quan.
Sự thật khách quan là ông Phạm Văn Đồng đã “ghi nhận và tán thành” một bản tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa-Trường Sa. Sự thật khách quan là chính quyền Phạm Văn Đồng đã hy sinh rất nhiều xương máu của dân Việt Nam, nhưng chưa chắc hành động hy sinh xương máu đồng bào đó đã là với mục đích bảo vệ độc lập, chủ quyền. Và dù chính quyền Phạm Văn Đồng thực sự có mục đích bảo vệ độc lập, chủ quyền, thì cũng chưa chắc là họ đã không có một mục đích khác họ coi là cao cả hơn, chẳng hạn như mục đích thế giới đại đồng dưới chủ nghĩa cộng sản và sự lãnh đạo của Liên Xô và Trung Quốc, mà họ đã nhắc đi nhắc lại cả ngàn lần. Và cũng đừng quên là Công hàm không phải là hành động duy nhất, mà còn đi đôi với nhiều hành động khác, đã bị Tàu đem ra làm bằng chứng cho sự từ khước chủ quyền.
Lại càng thông thể chấp nhận tiền đề, dù chỉ hiểu ngầm, rằng thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu không yêu nước, không quan tâm chủ quyền các đảo bằng thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng, để từ đó suy ra rằng Trần Văn Hữu bảo vệ chủ quyền nên Phạm Văn Đồng, người không thể thua kém Trần Văn Hữu, không thể từ bỏ chủ quyền. Đó chỉ là suy diễn, từ thành kiến chính trị mà suy ra sự việc: đáng lẽ dùng hành động của hai người (Trần Văn Hữu và Phạm Văn Đồng) để đánh giá và so sánh họ, thì lại khởi sự từ sự đánh giá có sẵn trong đầu để giải thích hành động. Kiểu “lý luận” đó cũng như của một kẻ đang yêu mù quáng và tôn thờ người yêu nên thấy nàng làm gì cũng bào chữa, khen ngợi, dù là chuyện xấu xa. Đáng lẽ ông Cao Huy Thuần phải hỏi: một người (Trần Văn Hữu) tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam trước quốc tế, một người (Phạm Văn Đồng) không những phớt lờ khi kẻ tranh giành chủ quyền công khai tuyên bố rõ ràng chữ Hoàng Sa -Trường Sa, mà còn “ghi nhận và tán thành”, thì ai quan tâm tới chủ quyền hơn ai?
Vấn đề cơ bản của Công hàm Phạm Văn Đồng
Ông Cao Huy Thuần, cũng như nhiều người khác, cho rằng Công hàm PVĐ không có tính cách pháp lý, không phải là một hiệp định phân định biên giới hay nhường đảo, và do đó không đáng sợ. Nhưng cái tai hại của nó không ở chỗ đó. Nó nguy hiểm ở chỗ là nó có thể được coi là chứng cớ rằng từ trước đó, chính quyền VNDCCH vẫn công nhận Hoàng Sa-Trường Sa đương nhiên là thuộc về Trung Quốc. Tức là, nó không chứng tỏ rằng Việt Nam đã “nhường chủ quyền” cho Trung Quốc, nhưng nó chứng tỏ rằng VNDCCH công nhận rằng chủ quyền từ xưa vẫn thuộc về Trung Quốc một cách đương nhiên, “không thể chối cãi”, và Việt Nam chẳng có gì để mà nhường. Nó không phải là tờ giấy cho con mình làm con nuôi người khác, mà là giấy chứng nhận rằng đứa trẻ không hề là con mình. Cách hiểu này càng khó bác bỏ khi đi đôi với những hành động khác (bản đồ, sách giáo khoa, sự im lặng về trận hải chiến Hoàng Sa và về vấn đề chủ quyền các đảo nói chung).
Giữa hai cách hiểu Công hàm PVĐ: “vô ý rập khuôn Liên Xô nên đánh rớt chủ quyền” và “đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc từ trước”, chỉ có thể chọn cách thứ nhất nếu người viết và ký là một em bé thơ ngây chứ không phải là một nhà chính trị lão luyện, đứng đầu một chính phủ. Nhưng cũng có thể là khi giao dịch với đàn anh phương Bắc thì các lãnh đạo VNDCCH trở thành ngây thơ như em bé? Khả năng đó không thể hoàn toàn loại bỏ, vì đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ VNDCCH chịu ơn người anh Trung Quốc quá, quá nặng.
Tóm lại, những lý lẽ ông Cao Huy Thuần đưa ra để bào chữa cho Phạm Văn Đồng không đóng góp được gì cho cuộc tranh đấu vô cùng gay go để tháo gỡ hậu quả tai hại của Công hàm này. Công hàm Phạm Văn Đồng không phải là bản án tử hình, nhưng ít ra nó cũng là một lưỡi gươm Damocles đủ sắc để chặt cụt cánh tay pháp lý của Việt Nam, khiến nước này sẽ không dám ra tòa để đòi phân xử chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa dù là chính quyền muốn làm vậy (mà việc này thì chưa chắc, vì còn 16 chữ vàng gì đó). Công hàm PVĐ đã khiến khả năng thua kiện trở thành đáng để ý (non-negligible), mà nếu thua là mất tất cả, kể cả những đảo Trường Sa còn đang chiếm hữu, còn nếu thắng thì Tàu hầu như chắc chắn cũng không giao trả đảo nào. Người khôn ngoan không bao giờ đi vào một vụ kiện như vậy (hy vọng là chính phủ hiện thời khôn ngoan hơn chính phủ Phạm Văn Đồng).
Cuộc tranh đấu chủ quyền do đó sẽ chỉ diễn ra trên các mặt trận học thuật, công luận, ngoại giao, chính trị quốc tế. Tiếc thay, trên những mặt trận đó thì Công hàm Phạm Văn Đồng lại càng nguy hại hơn là trong địa hạt pháp lý! Rốt cuộc, những lý lẽ của GS Cao Huy Thuần có lẽ chỉ để “lưu hành nội bộ”, may ra an ủi được những người “phò đảng tới cùng” (hay theo tiếng Anh là chúng chỉ dùng vào mục tiêu “preaching to the converted”).
P.Q.T. 
Tác giả gửi BVN

1349. Công thư của ông Phạm Văn Đồng

FB Nguyễn Văn Tuấn
14-06-2014
H4
Một trong những di sản đau buồn nhất của các lãnh tụ cộng sản ở VN là cái công thư của ông Phạm Văn Đồng (PVĐ) gửi cho ông Chu Ân Lai vào ngày 14/9/1958. Có người nặng lời nói rằng đó là một công văn “bán nước”, nhưng cũng có người bình tĩnh hơn nói rằng công văn đó chẳng có giá trị pháp lí. Công văn ngắn nhưng có thể nói là tai hại này đã được Tàu cộng dùng làm một trong những chứng cứ để giành chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Công thư này đã làm cho biết bao người Việt Nam phải đau đầu với nó, tìm cách hoá giải nó. Trong những người mới đây lên tiếng có Gs Cao Huy Thuần (1), Phong Uyên (2), và Gs Ngô Vĩnh Long (3). Các học giả bác bỏ tính pháp lí của công thư PVĐ và biện minh rằng ông ấy và Chính phủ ông ấy (ở miền Bắc) không có quyền giao nhượng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (HS-TS) cho Tàu cộng, vì lúc đó hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hoà. Nói nôm na: anh không thể bán cái mà anh không có. Nghe qua thì cũng có lí, nhưng thật ra, trong công thư đó ông PVĐ chẳng có đề cập đến HS-TS. Hôm qua, Gs Cao Huy Thuần có góp thêm ý để hoá giải công thư PVĐ. Thú thật, đọc qua lí giải của Gs Thuần tôi thấy khó hiểu, nhưng không có thì giờ diễn tả ý nghĩ của mình. Hôm nay, Gs Phạm Quang Tuấn có một bài viết phản bác lại những giải thích của Gs Cao Huy Thuần (4), mà tôi nghĩ là rất sắc sảo. Trong phần kết luận anh viết rằng cái công thư đó vẫn gây tác hại lớn cho công cuộc đấu tranh gay go với Tàu Cộng:
“Cuộc tranh đấu chủ quyền do đó sẽ chỉ diễn ra trên các mặt trận học thuật, công luận, ngoại giao, chính trị quốc tế. Tiếc thay, trên những mặt trận đó thì Công hàm Phạm Văn Đồng lại càng nguy hại hơn là trong địa hạt pháp lý! Rốt cuộc, những lý lẽ của GS Cao Huy Thuần có lẽ chỉ để “lưu hành nội bộ”, may ra an ủi được những người “phò đảng tới cùng” (hay theo tiếng Anh là chúng chỉ dùng vào mục tiêu ‘preaching to the converted’)”
Vậy thì cái công thư PVĐ 14/9/1958 viết gì? Đây là nguyên văn (5):
“Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.
Nếu đọc công thư này thì Gs Ngô Vĩnh Long có lí khi ông nói rằng “Ông Phạm Văn Đồng không bao giờ tuyên bố bỏ Hoàng Sa, không bao giờ nói chịu nhượng bộ bất cứ đảo nào của VN, bất cứ đâu”. Tuy nhiên, với tôi là một người ngoại cuộc và người đọc tin, thì ông PVĐ có tuyên bố GIÁN TIẾP rằng HS-TS là của Tàu cộng.
Cái câu quan trọng trong công thư PVĐ là “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”. Chúng ta phải tìm hiểu xem, tuyên bố 4/9/1958 của Tàu cộng là gì. May quá, tìm trên mạng thấy có bản tiếng Hoa và một bản dịch tuyên bố 4/9/1958 (6). Tuyên bố có đoạn viết:
“Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.”
Nói cách khác, Tàu cộng có đề cập RÕ RÀNG rằng lãnh thổ của họ bao gồm quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức HS-TS theo cách gọi của VN). Ông Phạm Văn Đồng nói rằng Chính phủ ông tôn trọng và tán thành tuyên bố đó thì cũng có nghĩa là tán thành và công nhận HS-TS là của Tàu rồi. Một cách khách quan, rất khó biện minh cho hành động của ông PVĐ và Chính phủ của ông lúc đó.
Bây giờ, nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩ Việt Nam là hậu thân của cái nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nên khó mà rứt bỏ cái tuyên bố của ông PVĐ và Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Những ai ở nước ngoài đều biết được cái công văn này rất lâu. Cá nhân tôi đã đọc được nó từ những năm đầu thập niên 1990s, nhưng quả thật lúc đó tôi chưa tin và cũng chưa quan tâm đến ý nghĩa của nó (vì lo chuyện học hành và cơm áo gạo tiền). Nhưng ở trong nước thì mãi đến nay công chúng mới biết được cái công văn này do Chính phủ chính thức công bố. Trước đó, chỉ có những nhà nghiên cứu mới biết được công thư đó. Nói như vậy để thấy rằng có một sự dấu giếm thông tin (như thường lệ) từ phía VN.
Bây giờ đến khi đối phương tung cái công thư PVĐ ra dư luận quốc tế thì nhiều người lúng túng. Tôi nghĩ các học giả VN rất giỏi trong biện minh về hoàn cảnh ra đời của cái công thư đó và phản bác ý nghĩa của nó. Trên phương diện học thuật, chúng ta có thể phân tích theo mô hình khoa học “chẻ cọng tóc làm ba”, nhưng thực tế trần trụi với chứng từ và câu chữ trên giấy trắng mực đen đã gây bất lợi cho cuộc đấu tranh chủ quyền của VN: “ghi nhận và tán thành” những “quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.” Do đó, những phân tích và kết luận của Gs Phạm Quang Tuấn (4) là rất hợp lí và có cơ sở. Có thể lúc viết công thư đó, ông PVĐ chưa đọc kĩ tuyên bố của Tàu, cũng có thể ai đó chấp bút cho ông là người của Tàu cộng. Dù sao đi nữa thì cái công thư đó là một sai lầm, một vết nhơ lịch sử. Bây giờ chúng ta, người thuộc thế hệ sau, phải tìm cách hoá giải nó, nhưng không phải theo kiểu “preaching to the converted” như Gs Phạm Quang Tuấn nói. Ở dưới suối vàng không biết ông ấy (PVĐ) có hối hận?
—–
(1) http://www.diendan.org/viet-nam/gop-y-ve-viec-giai-thich-cong-ham-pham-van-dong
(2) https://www.danluan.org/tin-tuc/20140614/o-thoi-diem-cong-ham-pvd-trung-hoa-luc-dia-chi-la-mot-thuc-the-dia-li-chinh-tau#comment-120578
(3) http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/180968/-ong-pham-van-dong-khong-bao-gio-tuyen-bo-bo-hoang-sa-.html
(4) http://boxitvn.blogspot.com.au/2014/06/co-can-phai-thong-cam-cho-ong-pham-van.html
(5) http://baodientu.chinhphu.vn/Gop-y-Hien-ke/Cong-ham-1958-voi-chu-quyen-Hoang-Sa-Truong-Sa-cua-Viet-Nam/200029.vgp
(6) http://bshuy1969.blogspot.com.au/2011/07/tuyen-bo-ngay-491958-cua-cp-trung-quoc.html

Hoàng Bách Việt: Thực chất về sự lệ thuộc TQ của chính quyền VN

brather
Trong khoảng thời gian gần đây, sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí HD 981 ra biển Đông, đẩy tình hình quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên căng thẳng nhất trong vòng trên 30 năm nay, dẫn đến nguy cơ gây ra những hệ quả nghiêm trọng cho kinh tế, xã hội và chính trị của Việt Nam. Đã có rất nhiều bài viết phân tích và các nghiên cứu của các cá nhân và tổ chức ở trong và ngoài nước, của cả người Việt Nam và các chuyên gia kinh tế người nước ngoài, ở trên cả các cơ quan truyền thông đại chúng chính thống, đến các diễn đàn không chính thức, và cả những trang blog cá nhân, những website “lề phải” lẫn “lề trái” (gồm cả những website mà người dân Việt Nam ở trong nước không xem được, bởi vì luôn luôn bị cơ quan an ninh Việt Nam ngăn chặn).
Tuy nhiên, có một thực tế là: KHÔNG CÓ BẤT CỨ ĐÁNH GIÁ NÀO CHÍNH XÁC. Đấy chính là vấn đề quan trọng nhất quyết định đến nội dung, ý nghĩa và hiệu quả của tất cả những ý kiến quan tâm đến vấn đề rất quan trọng đang liên quan đến vận mệnh dân tộc chúng ta hiện nay.
TẠI SAO DÁM KHẲNG ĐỊNH NHƯ VẬY? Thật ra khi vấn đề được phân tích ra thì chúng ta mới thấy được rằng nó rất đơn giản!
Có một thực tế đã tồn tại ở đất nước Việt Nam chúng ta từ ít nhất là hơn một nửa thế kỷ nay, ít nhất là từ khi cái nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời cho đến nay, đấy chính là: CHƯA BAO GIỜ CHÚNG TA CÓ ĐƯỢC NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ MINH BẠCH VÀ CHÍNH XÁC. Đặc biệt là với cách tuyên truyền và kiểm soát tuyên truyền rất nghiêm ngặt và độc đoán của nhà cầm quyền, cho nên thật ra toàn dân tộc Việt Nam này chưa bao giờ nhận được những thông tin (quan trọng, nhạy cảm) một cách chính xác. Nhưng sự kiểm soát này đã kéo dài bền bỉ từ gần 70 năm nay, nên lâu ngày thì điều này đã tạo thành một thói quen cho mọi người dân Việt Nam đều như phải nghiễm nhiên công nhận rằng những thông tin từ cơ quan tuyên truyền của chính quyền là CHÍNH XÁC.
Thật ra thì cách làm độc đoán này là một phương tiện hữu hiệu và quan trọng bậc nhất để nhà cầm quyền giữ cho sự tồn tại của chính quyền mà họ đang cai trị (ví dụ như các chỉ số tăng trưởng là bao nhiêu, thất nghiệp là bao nhiêu, chỉ số ô nhiễm môi trường là bao nhiêu, chỉ số nhiễm độc thực phẩm là bao nhiêu, nợ nước ngoài là bao nhiêu, chi tiêu ngân sách là bao nhiêu, chi tiêu quốc phòng là bao nhiêu, kết quả bầu cử là bao nhiêu…, đều do nhà cầm quyền tự đưa ra, không bao giờ nhân dân có thể kiểm chứng hoặc kiểm soát được).
Thông thường thì sự độc tài trong truyền thông chỉ có lợi ích chứ không gây ra tác hại cho chính quyền, hoặc tác hại chỉ là rất nhỏ, bởi vì các cơ quan chính quyền đều được tự chọn lọc các số liệu theo hướng có lợi cho họ rồi mới công bố cho xã hội. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì nó lại gây ra những tác hại rất nguy hiểm ở những góc độ khác, ví dụ như: tất cả các số liệu mà các tổ chức nghiên cứu độc lập nghiên cứu về Việt Nam đều không thể có được sự chính xác, bởi vì số liệu mà họ thu thập được là thiếu đầy đủ và rất phiến diện; rất nhiều số liệu thống kê của chính quyền đều không chính xác, bởi vì nó sai từ cơ chế quản lý đến nguyên tắc thống kê số liệu; hoặc là không thể nào thống kê được các số liệu mà chính nhà nước Việt Nam đã tạo cho nó có một môi trường không có tính minh bạch.
Sự thiếu minh bạch này đã xảy ra đối với các số liệu liên quan đến các quan hệ kinh tế-xã hội giữa Việt Nam và Trung Quốc, và điều này đã trở nên cực kỳ nghiêm trọng trong tình hình hiện nay. Mà cụ thể là: tất cả các cơ quan từ quản lý nhà nước, đến nghiên cứu tư nhân, đến các tổ chức nghiên cứu độc lập của nước ngoài đều không thể có được các số liệu đầy đủ, chính xác về tình hình quan hệ kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc, từ đó dẫn đến việc thiếu các thông tin để phân tích các vấn đề xã hội có liên quan, và hậu quả hiện nay là: KHÔNG THỂ ĐƯA RA ĐƯỢC CÁC ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP HỢP LÝ CHO CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ ĐANG PHÁT SINH.
Với các con số mà cơ quan quản lý và báo chí (và cả ý kiến của các chuyên gia nước ngoài) đưa ra thì chỉ thấy vỏn vẹn vài con số khô khốc về những giá trị đầu tư và kim ngạch thương mại giữa hai nước (9% tổng kim ngạch xuất khẩu và 23% tổng kim ngạch nhập khẩu). Có lẽ những ai có chút hiểu biết về kinh tế đều có thể thấy được ngay là tình hình thực tế của nền kinh tế Việt Nam hiện tại so với những con số đó chắc chắn là có mâu thuẫn. Với một đất nước mà “ai ai cũng dùng đồ Trung Quốc, đâu đâu cũng tràn ngập đồ Trung Quốc” thì quả thật là những số liệu mà chính quyền Việt Nam đã đưa ra là quá vô lý!
Để đánh giá đúng về tình hình Kinh Tế – Xã Hội – Chính Trị liên quan giữa Trung Quốc và Việt Nam thì cần phải tìm hiểu và nắm được những yếu tố rất quan trọng sau đây:
1. MẬU DỊCH BIÊN GIỚI:
Với đặc điểm là hai nước láng giềng có chung cả đường biên giới trên bộ và trên biển, lại có rất nhiều các cửa khẩu giao thương kinh tế, chính vì vậy nên từ mấy chục năm nay (ngay cả khi hai nước còn chưa bình thường hoá quan hệ sau sự kiện chiến tranh biên giới năm 1979) trên nguyên tắc chính thức thì cả Trung Quốc và Việt Nam đều quy định và thừa nhận cho các khu vực biên giới này có được một quy chế thương mại đặc biệt đó là: BIÊN MẬU (mậu dịch biên giới), thương mại theo hình thức TIỂU NGẠCH.
Trên thực tế, ngoài việc quy chế và hình thức thương mại biên mậu, tiểu ngạch này đã làm cho một lượng hàng hoá vô cùng lớn được vận chuyển ra vào hai quốc gia mà không thể kiểm soát được, thì quan trọng hơn là các cơ quan quản lý tại địa phương (Biên phòng, Hải quan, Công an, Thuế vụ, Quản lý thị trường) còn lợi dụng các quy chế và các kẽ hở này để cho vận chuyển lậu những lượng hàng hoá vô cùng lớn qua các cửa khẩu này (một cách hợp pháp) mà không cần làm bất cứ thủ tục gì.
Ngoài ra, còn một thực tế rất rõ ràng là ngay tại khu vực gần kề các cửa khẩu chính thức này lại mọc lên vô số các địa điểm tập kết và vận chuyển hàng hoá buôn lậu, các cơ quan quản lý của cả hai nước đều không thể kiểm soát, hoặc vì lý do nào đó mà họ cố tình không ngăn chặn, để hàng ngày đều có những lượng hàng lậu đi bằng con đường bất hợp pháp này đi qua lại hai nước với số lượng gấp hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn lần so với lượng hàng đi qua cửa khẩu.
Chính vì những yếu tố này mà giá trị giao dịch thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam thực tế chắc chắn lớn hơn gấp nhiều lần những con số mà chính quyền đã thống kê chính thức. Thực tế là mọi cơ quan quản lý của Việt Nam đều không thể có biện pháp nào để thống kê được những giá trị hàng hoá buôn lậu ấy.
2. BUÔN LẬU TRÊN BIỂN:
Cũng với quy chế BIÊN MẬU, việc buôn lậu trên các vùng ranh giới ở trên biển có tính đặc thù riêng nên lại diễn ra với những thông tin mà người dân bình thường được biết rất ít về nó, nhưng số lượng và giá trị của nó thì luôn gấp hàng ngàn lần, đến hàng trăm ngàn lần lượng hàng hoá buôn lậu ở các cửa khẩu trên đất liền. Bởi vì các loại hàng hoá mà người ta đã phải sử dụng phương tiện vận tải biển để buôn lậu thì đều là các loại hàng có số lượng rất lớn, từ đó nên giá trị của nó cũng rất lớn. Hơn nữa, đa số các loại hàng hoá này đều là những tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam được chở lậu sang Trung Quốc, sau đó họ lại vận chuyển những lượng hàng hoá thành phẩm rất lớn từ Trung Quốc quay về Việt Nam như vật liệu xây dựng, sắt thép, phân bón…. Một lượng hàng hoá KHỔNG LỒ.
3. HẢI SẢN XUẤT KHẨU LẬU:
Tại khu vực lãnh hải giáp ranh giữa hai nước còn một loại mặt hàng với số lượng cực kỳ lớn được vận chuyển lậu từ Việt Nam đi Trung Quốc, đó là HẢI SẢN.
Với 2 lý do liên quan: Trung Quốc là một thị trường tiêu thụ quá lớn nên lượng hải sản của Việt Nam chuyển đến chưa bao giờ đáp ứng nổi nhu cầu của họ; ngoài ra phía Trung Quốc quản lý nghiêm ngặt về luật đánh bắt hải sản trong vịnh Bắc bộ, cho nên hàng năm Trung Quốc chỉ cho phép ngư dân của họ đánh bắt 6 tháng, còn Việt Nam thì được đánh bắt “vô tội vạ” quanh năm. Vì vậy nên ngư dân Việt Nam nhiều năm nay đã đánh bắt một lượng hải sản rất lớn, sau đó bán trực tiếp sang Trung Quốc cho các tàu thu mua của họ, thậm chí Trung Quốc còn xây dựng cả những cảng biển chuyên dụng ở khu vực biên giới để “hỗ trợ” các tàu đánh bắt hải sản của Việt Nam được cập vào bán hàng cho họ, chính vì vậy mà một giá trị rất lớn hải sản xuất lậu chưa bao giờ được báo cáo cho các cơ quan quản lý của Việt Nam.
Đây cũng là một nguồn thu nhập quan trọng giúp cho các ngư dân của khu vực Bắc bộ còn sống được một cách lay lắt. Những giá trị tài nguyên thiên nhiên này thường chỉ được thống kê rất cẩu thả, vì phía cơ quan quản lý thì không quản lý được, mà chính quyền cũng hiểu được đấy là những miếng “cơm thừa canh cặn” họ cần phải nhắm mắt làm ngơ cho các “thần dân” của mình không bị chết đói, hoặc sợ người dân vì đói khổ đến mức “tức nước vỡ bờ” mà quay ra chống phá chính quyền.
4. HÀNG HOÁ QUÁ CẢNH:
Chưa bao giờ thấy các chuyên gia nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước nói đến những lỗ hổng về vấn đề kiểm soát số lượng hàng hoá từ Trung Quốc sang Việt Nam sau đó đi đến các nước Đông Nam Á khác và ngược lại.
Chưa có một thống kê chính thức hoặc không chính thức nào nói đến sự việc: để trốn thuế xuất khẩu nên các doanh nghiệp Trung Quốc đã vận chuyển một lượng hàng vô cùng lớn của Trung Quốc thông qua các cửa ngõ phía Bắc Việt Nam đi đến các nước trong khu vực Đông Nam Á, và tất nhiên 100% lượng hàng này đều là nhập lậu vào Việt Nam.
Cũng tương tự như vậy còn có một khối lượng hàng rất lớn mà chủ yếu là từ hai nước Lào và Camphuchia được đưa vào Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới phía Tây và phía Nam với 3 hình thức: Xuất nhập khẩu chính thức, tạm nhập tái xuất và nhập lậu, để sau đó gần như toàn bộ số hàng hoá này lại được chuyển đi Trung Quốc. Đối với cả 3 loại hình kể trên, các cơ quan quản lý của chính quyền Việt Nam thường chỉ thống kê được một số lượng rất nhỏ. Thực tế là: 100% số lượng hàng lậu không được tính đến; khoảng trên dưới 50% hàng tạm nhập tái xuất được biến hoá ngay tại Việt Nam với hình thức pha trộn hoặc thay đổi về thủ tục; một số lượng rất lớn hàng nhập khẩu chính thức về Việt Nam rồi lại ngay lập tức lại xuất đi Trung Quốc, vì các thương nhân chỉ đưa vào Việt Nam để thay đổi bao bì, hoặc vì lý do để lấy chỉ tiêu báo cáo thành tích xuất nhập khẩu cho các địa phương, hoặc muốn xuất nhập lòng vòng để chiếm đoạt tiền hoàn thuế. Ví dụ như trong số8,1 triệu tấn gạo xuất khẩu trong năm 2013 của Việt Nam thì có đến 1/2 lượng hàng là của Campuchia xuất qua Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
Với những chiêu thức biến hoá của các doanh nghiệp liên quan đến 4 quốc gia khác nhau (Trung Quốc-Việt Nam-Lào-Campuchia) thì những số liệu thống kê của các cơ quan quản lý Việt Nam với cách làm việc tắc trách và vụ lợi chỉ có thể để làm hình thức mà thôi. Cần phải mất rất nhiều thời gian để khảo sát và nghiên cứu thì người ta mới có thể biết rằng: vì những lý do thương mại, vị trí địa lý và luật pháp… hàng năm đã có một số lượng hàng vô cùng lớn từ Lào, Campuchia đến Trung Quốc và ngược lại, mà Việt Nam chỉ là địa điểm trung chuyển.
Lượng hàng hoá này ngoài việc tham gia một tỉ lệ khá lớn làm thay đổi đến cán cân kim ngạch thương mại thực tế của Trung Quốc và Việt Nam, thì nó còn tác động quan trọng đến các vấn đề xã hội như việc làm và lao động cho các doanh nghiệp Việt Nam, như ngành vận tải, dịch vụ kho vận, đại lý, thương mại… Thực tế thì nền kinh tế Việt Nam ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều bị ảnh hưởng rất lớn bởi lượng hàng hoá này.
5. CHẢY MÁU TÀI NGUYÊN XUẤT LẬU:
Tài nguyên xuất khẩu lậu có một số lượng KHỔNG LỒ, vì vậy yếu tố thứ 5 này có quan hệ rất chặt chẽ với yếu tố thứ 2 đã nêu ra ở trên đây.
Việc để cho một lượng tài nguyên khổng lồ từ Việt Nam “được” chảy máu sang Trung Quốc hoàn toàn là sự cố ý của nhà cầm quyền của cả 2 quốc gia. Thật ra, với các phương tiện hiện đại hiện nay, nếu Biên Phòng, Hải Quan và Cảnh sát biển Việt Nam mà thực thi đúng chức trách của mình thì chắc chắn sẽ không thể có được 1 chuyến hàng nào được chuyển lậu sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, về phía Việt Nam: với thực trạng của thể chế chính trị độc tài và tham nhũng, với nền kinh tế suy yếu kiệt quệ, cùng với sự mưu lợi cá nhân từ trên xuống dưới tại mọi cơ quan quản lý nhà nước, nên bộ máy lãnh đạo chính quyền Việt Nam đã chỉ đạo để cho tất cả các tài nguyên có giá trị nhất được vận chuyển bán lậu cho Trung Quốc.
Phía Trung Quốc thì được “hỉ hả” mà nhận ra rằng việc Việt Nam cho xuất lậu tài nguyên một cách vô tội vạ sang Trung Quốc chỉ mang cho họ lợi ích vô cùng. Thứ nhất là họ mua được với giá rẻ, thứ hai là rất phù hợp với chính sách thu mua triệt để tài nguyên của các quốc gia khác, thứ ba là công việc này sẽ làm cho đất nước Việt Nam mau chóng biến thành một quốc gia trống rỗng tài nguyên, mau chóng suy yếu, kiệt quệ. Chính vì vậy mà Trung Quốc luôn “sẵn lòng” thu nhận. Trung Quốc đã tạo những cơ chế đặc biệt để tài nguyên lậu Việt Nam được nhập khẩu vào Trung Quốc với những thủ tục thuận lợi nhất (mặc dù là hàng hoá không có bất kể một thứ giấy tờ gì).
Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, … nhiều chục năm nay, đã có không biết bao nhiêu tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam được chuyển lậu bán cho Trung Quốc, các loại hàng như: than đá, gỗ, quặng sắt, quặng đồng, quặng Mangan, quặng Niken, quặng Phốt pho, quặng Apatit, quặng Titan, quặng Zicol, đá hoa cương, đá thạch anh, đá vôi, đất sét, cát …. Gần đây, khi nền kinh tế đang suy thoái, theo thống kê không đầy đủ của cơ quan quản lý hàng hải Trung Quốc thì trung bình mỗi ngày vẫn có khoảng trên 100,000 tấn tài nguyên của Việt Nam được vận chuyển lậu sang Trung Quốc. Vào lúc cao điểm mỗi ngày có khoảng gần 1 triệu tấn tài nguyên được nhập lậu vào các cảng biển lớn nhỏ của Trung Quốc.
Có lẽ đối với tất cả những người dân bình thường Việt Nam thì hoặc là không hề có khái niệm rõ ràng với những con số này, hoặc là không thể tin cậy vào con số thống kê này. Có lẽ đến lúc nào để họ nhận biết và có thể đo đạc được số liệu thực tế thì người dân mới hiểu rằng ngay kể cả cái hình thái chữ S của đất nước này cũng đã không còn được nguyên vẹn nữa.
Nhưng tại sao nhà cầm quyền phải bán lậu, bán lén những tài nguyên này? Lý do thứ nhất, năng lực điều hành yếu kém cùng với sự tham nhũng vô độ của chế độ cộng sản sau 70 năm cầm quyền đã biến đất nước Việt Nam trở thành một “con nợ” và một “con bệnh xanh xao vàng vọt”, chính vì vậy mà chính quyền cộng sản chỉ còn một lựa chọn duy nhất, đó là phải bán tống bán tháo tất cả các tài nguyên của dân tộc để “sống” và để trả nợ (gần đây nhất, chính các thông tin từ chính quyền Việt Nam cũng đã thừa nhận rằng Việt Nam đang mất cân đối về các khoản nợ nước ngoài, các năm gần đây Việt Nam đang phải VAY NỢ ĐỂ ĐẢO NỢ(1)). Giống như cảnh nhà nghèo lại bệnh tật, chỉ còn cách “bán máu để nuôi miệng”. Lý do thứ hai, để giữ cho sự tồn tại của một chế độ đã mục nát, để nuôi dưỡng một bộ máy tôi tớ bảo vệ cho sự độc tài chuyên chính của chế độ, lãnh đạo cộng sản Việt Nam chỉ còn một cách duy nhất là phải chia sẻ tất cả nguồn tài nguyên của đất nước cho bộ máy giúp việc của họ từ trên xuống dưới được cùng chia phần. Cụ thể là ở cấp Trung ương như Thủ tướng và các Bộ liên quan là nơi có quyền quyết định “phân chia” thì được quyền lợi lớn nhất, các cấp địa phương và cơ sở được quyền lợi nhỏ hơn, còn các bộ phận thao tác trực tiếp như Biên phòng, Công an, Hải quan, … cũng đều được “chấm mút” một khoản quyền lợi nhất định phù hợp với “đóng góp” của họ (cụ thể như: Biên phòng, Hải quan, Cảnh sát biển tại Quảng Ninh, mỗi cơ quan này được “lót tay” 3USD cho mỗi tấn than đá xuất lậu (đối với loại hàng than xuất khẩu lậu giá khoảng 50USD/tấn.
Những khu vực từ miền Nam trở ra, việc xuất lậu khoáng sản khác có giá trị hơn thì số tiền phải chia cho các cơ quan này cũng lớn hơn). Lý do thứ ba, vì số lượng và giá trị tài nguyên xuất lậu sang Trung Quốc là quá lớn, lại thường ngày, thường xuyên trong nhiều chục năm nay, nếu con số thực tế này được thống kê một cách đầy đủ và chính xác thì sẽ gây nên một hệ quả vô cùng nguy hại cho chế độ, chắc chắn sẽ tạo ra một sự phẫn nộ tột cùng cho toàn nhân dân Việt Nam. Người dân Việt Nam sẽ hiểu được bộ mặt thật của chế độ cộng sản là bòn rút đến triệt để nguồn tài nguyên vô giá của cha ông để lại, là tàn phá đến cạn kiệt những tài nguyên thiên nhiên mà đáng lẽ ra phải là của hồi môn cho hậu thế. Chính vì vậy, cách duy nhất mà chế độ cầm quyền có thể làm là phải dấu kín những thông tin về số lượng tài nguyên mà họ đã cho xuất lậu, chỉ công khai một số lượng nhỏ những lô hàng xuất khẩu chính thức để “làm ví dụ” mà thôi.
Tóm lại, tổng giá trị tài nguyên mà chế độ cầm quyền Việt Nam cho xuất lậu sang Trung Quốc hàng năm là vô cùng lớn, nếu giá trị này được minh bạch và thống kê chính xác sẽ làm lệch hẳn cán cân kim ngạch thương mại giữa hai nước, cũng là một con số minh chứng khủng khiếp về sự phá hoại và tham nhũng của chế độ cộng sản cầm quyền. Nhưng ý nghĩa quan trọng nhất là: GIÁ TRỊ KINH TẾ “NGẦM” RẤT LỚN NÀY ĐANG NUÔI SỐNG CHO CẢ CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CẢ TÍNH CHẤT LẪN THỰC TẾ.
6. VẤN ĐỀ “NGƯỜI HOA”:
Có một vấn đề mà mọi ý kiến, phân tích và nghiên cứu đều không lưu ý đến, đó chính là mọi người đều hình như quên mất rằng”khối người Hoa” trên Thế giới hiện nay đều liên quan đến nhiều quốc gia và khu vực khác nhau, chứ không chỉ là nói riêng đến Trung Quốc. Đặc biệt, trong tình hình thực tế gần đây quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục là rất tốt đẹp.
Chưa có một thống kê và phân tích nào tính đến tất cả giá trị thực tế mà “người Hoa” nói chung có giao dịch thương mại và đầu tư ở Việt Nam. Chính vì vậy nên cũng không có nghiên cứu nào tính được kinh tế Việt Nam sẽ thực sự bị ảnh hưởng ra sao nếu bị toàn bộ “khối người Hoa” tẩy chay.
Một vấn đề liên quan nữa có ảnh hưởng rất lớn về cả kinh tế và xã hội, thực tế hiện nay đang có hàng triệu lao động Việt Nam (chưa tính đến gần 360.000 cô dâu người Việt Nam ở Đài Loan(2)) đang làm việc tại Đài Loan, Hong Kong, Ma Cao, Singapore, Malaysia … hàng năm số lao động này đã chuyển về nước nhiều tỉ Mỹ kim, nếu các nước này đồng loạt đuổi số lao động này về nước (họ dễ dàng thực hiện điều này vì chiến tranh hoặc các mâu thuẫn chính trị là yếu tố luôn được nêu ra trong điều khoản “bất khả kháng” để không phải bồi thường hợp đồng) thì sẽ gây ra những thảm trạng, và gây ra thiệt hại không nhỏ về kinh tế và xã hội. Liệu chính quyền Việt Nam sẽ chống đỡ ra sao chỉ với riêng vấn đề này?
Tất cả những yếu tố nêu ra trên đây đã cho thấy rằng nền kinh tế Việt Nam hiện nay hoàn toàn bị lệ thuộc Trung Quốc, xã hội Việt Nam cũng bị lệ thuộc Trung Quốc một cách nghiêm trọng về nhiều mặt, cho nên chính trị Việt Nam hiện nay cũng hoàn toàn nằm trong sự quyết định của Trung Quốc. Từ đó có thể thấy rằng: SỰ SỐNG CÒN CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐANG NẰM TRONG TAY TRUNG QUỐC.
Như vậy, thử hỏi chính quyền Việt Nam hiện nay có thực sự muốn chống đối Trung Quốc hay không? Chính quyền hiện nay có thể giữ gìn được sự toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc Việt Nam hay không? Chắc chắn là mỗi chúng ta đều đã có câu trả lời.
Hoàng Bách Việt
Việt Nam – Ngày 10 tháng 6 năm 2014
———————————————————————
(1)http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/172967/nguy-co-lon-nhat-la-ao-tuong-ve-an-toan-no-cong.html
http://m.dantri.com.vn/kinh-doanh/tien-tra-no-cong-vuot-25-tong-thu-ngan-sach-nam-nay-868167.htm
(2)Số liệu của Wikipedia là 118.300 người. Tuy nhiên các tổ chức của Đài Loan cho biết đấy chỉ là những người đã chính thức có quốc tịch Đài Loan, nếu thống kê đầy đủ cả số người sinh sống bất hợp pháp thì số lượng là khoảng gần 360.000 người.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Vi%E1%BB%87t_t%E1%BA%A1i_%C4%90%C3%A0i_Loan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét