Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Sách lược sai lầm - Cần mở ba con đường để Việt Nam phát triển

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

"Sự thật về tranh chấp biển đảo" (China Daily 14/6/2014)

Dẫn: Bài viết này, được đăng trên China Daily hôm qua, là ví dụ tiêu biểu của những lập luận và "chứng cứ" của phía TQ về "chủ quyền" của họ trên Biển Đông. Đầy ngụy biện và giả trá, nhưng chúng ta cũng cần phải biết để có thể chuẩn bị lập luận và chứng cứ để chống lại. Xin giới thiệu đến các bạn bản dịch của tôi từ bản tiếng Anh. Bài được trình bày song ngữ để dễ so sánh.

Nguồn: http://usa.chinadaily.com.cn/opinion/2014-06/14/content_17587122_2.htm
-----------
Vietnam says it has evidence to prove its claim in South China Sea but is ignoring own historical documents that vindicate China's position

Việt Nam tuyên bố là có bằng chứng để chứng minh yêu sách của mình tại biển Hoa Nam nhưng lại lờ đi những tài liệu lịch sử của chính mình có thể chứng minh cho lập trường của TQ. 
****
Vietnam has been using China-Vietnam clashes in the South China Sea, and distorting facts, fanning passions and playing up the "China threat" theory, to vilify China. Ignoring the overall development of Beijing-Hanoi relationship, Vietnam is pretending to be a "victim" in the South China Sea dispute, saying it is prepared to seek international arbitration on the issue.

Việt Nam đang tận dụng những đụng độ giữa TQ-VN trên biển Hoa Nam, bóp méo sự thật, kích động tình cảm và bày ra cái thuyết về "sự đe dọa của TQ" để bôi xấu TQ. Bỏ qua phát triển về tổng thể trong quan hệ Bắc Kinh-Hà Nội, VN đang đóng vai là một "nạn nhân" trong cuộc tranh chấp ở biển Hoa Nam, và tuyên bố đã sẵn sàng để đưa vụ việc ra tòa trọng tài quốc tế.

Vietnamese leaders have said that they have enough historical evidence to justify Vietnam's sovereignty over "Huangsha" and "Changsha" islands, claiming that Vietnam has been the "master" of the two islands since the 17th century. It seems like they have lifted their remarks straight out of a white paper "Truth of China-Vietnam Relationship over 30 Years", issued by the Vietnamese Foreign Ministry in 1979 when bilateral ties were not normal. Worse, almost all the arguments in that 1979 document were copied from a "white paper" issued by the Saigon-based puppet South Vietnam regime (or the Republic of Vietnam) in February 1974.

Các nhà lãnh đạo VN nói rằng họ có đủ bằng chứng lịch sử để chứng minh chủ quyền của VN trên hai quần đảo "Hoàng Sa" và "Trường Sa", rằng VN đã "làm chủ" hai quần đảo trên từ thế kỷ 17. Có vẻ như họ đã rút những nhận xét nói trên từ một cuốn sách trắng có tên "Sự thật về mối quan hệ giữa VN và TQ trong 30 năm qua" do Bộ Ngoại giao của VN công bố vào năm 1979 khi quan hệ giữa hai nước không được bình thường. Tệ hơn, hầu hết các lập luận trong tài liệu năm 1979 đó lại được chép từ một "sách trắng" do ngụy quyền Sài Gòn ở miền Nam VN (hay Việt Nam cộng hòa) vào tháng 2 năm 1974.] 

Now the Vietnamese leaders, using the so-called historical documents, are trying to claim that Vietnam's "Huangsha" and "Changsha" islands are actually China's Xisha Islands and Nansha Islands. The fact is that, the islands recorded in Vietnamese documents refer to some other islands surrounding Vietnam instead of the Xisha and Nansha islands.

Giờ đây những nhà lãnh đạo VN, sử dụng những cái gọi là tư liệu lịch sử, đang cố gắng tuyên bố rằng hai quần đảo "Hoàng Sa" và "Trường Sa" của VN thực ra chính là quần đảo Tây Sa và Nam Sa của TQ.

To encroach on China's territory in the 1970s, the South Vietnam regime distorted historical facts, which were adopted by later Vietnamese leaders for political purposes. This has complicated the issue and caused serious damage to Sino-Vietnamese ties.

Nhằm xâm lấn lãnh thổ của TQ vào thập niên 1970, chế độ miền Nam VN đã bóp méo các dữ kiện lịch sử, và điều này sau đó đã được các nhà lãnh đạo VN sử dụng nhằm mục đích chính trị. Điều này đã làm cho vấn đề trở nên phức tạp và phá hoại nghiêm trọng mối quan hệ TQ-VN.

A look at the evidence presented in China's diplomatic documents in the late 1970s and early 1980s will reveal the truth. In fact, even some Vietnamese scholars have said that the documents cited by Vietnam to claim sovereignty over the Xisha and Nansha islands are not genuine historical records but edited versions of originals, confirming China's sovereignty over the islands.

Nhìn vào những bằng chứng trong các tư liệu ngoại giao của TQ vào cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980 thì sẽ biết được sự thật. Thật ra, ngay chính các học giả VN cũng đã nói rằng các tư liệu do VN trưng ra để củng cố yêu sách trên hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa không phải là những tư liệu lịch sử thực sự mà chỉ là những phiên bản đã được chỉnh sửa từ bản gốc, vốn xác nhận chủ quyền của TQ trên hai quần đảo này.

Vietnamese leaders said China forcibly occupied the entire "Huangsha Islands" in 1974, which were then controlled by the Saigon regime. The Saigon regime had kicked up a row over the naval battle that broke out in 1974 in the waters around China's Xisha Islands and sought military support from its ally, the United States, and requested the UN Security Council's intervention. But neither the US nor the UN Security Council acceded to the Saigon regime's request. This means the international community, including the US, has never believed in Vietnam's complaints or claims.

Các nhà lãnh đạo VN nói rằng TQ đã cưỡng chiếm toàn bộ "quần đảo Hoàng Sa" vào năm 1974, lúc ấy còn đang được kiểm soát bởi chế độ Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn đã tổ chức một cuộc hải chiến năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa và kêu gọi sự giúp đỡ của đồng minh của mình lúc ấy là Mỹ, đồng thời yêu cầu Hội đồng bảo an LHQ can thiệp. Nhưng cả Mỹ lẫn Hội đồng bảo an LHQ đều không ủng hộ yêu cầu này. Điều này có nghĩa là cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Mỹ, chưa bao giờ tin vào cáo trạng hoặc yêu sách của chế độ này.

On Sept 2, 1945, Ho Chi Minh announced the establishment of the Democratic Republic of Vietnam in Hanoi. In January 1950, the People's Republic of China became the first country to establish diplomatic relations with Ho Chi Minh-led Vietnam. For China and a vast majority of the other countries, the government of the Democratic Republic of Vietnam (later the Socialist Republic of Vietnam), was (and has been) the only legitimate government of Vietnam, and the government of South Vietnam, a puppet regime installed by French colonialists and American imperialists.

Vào ngày 2/9/1945, Ho Chi Minh tuyên bố thành lập nước VNDCCH tại Hà Nội. Tháng giêng năm 1950, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trở thành quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam do HCM lãnh đạo. Đối với TQ và đại đa số các quốc gia khác, chính quyền của VNDCCH (sau này đổi tên thành CHXHCN Việt Nam) đã là (và đang là) chính quyền hợp pháp duy nhất của VN, còn chính quyền của miền Nam Việt Nam chỉ là một chế độ ngụy quyền do thực dân Pháp và đế quốc Mỹ dựng lên.

So now, about 39 years after defeating the Americans, why does the Socialist Republic of Vietnam want to use the Saigon regime's claim to create trouble in the South China Sea? Aren't the current Vietnamese leaders betraying Ho Chi Minh and other freedom fighters, profaning the sacrifice of hundreds of thousands of their compatriots who laid down their lives to resist foreign aggressors, and negating the valued support of their allies in the battle against colonialism by citing the comprador Saigon regime's claim?

Vậy bây giờ, 39 năm sau khi đánh bại nước Mỹ, tại sao CHXHCN Việt Nam lại muốn sử dụng yêu sách của VNCH để gây xung đột ở biển Hoa Nam? Phải chăng các lãnh đạo hiện nay của VN đang phản bội Hồ Chí Minh và những chiến sĩ cách mạng khác, xúc phạm đến sự hy sinh của hàng trăm ngàn đồng bào đã ngã xuống để chống ngoại xâm, và phủ nhận sự ủng hộ quý báu của các đồng minh trong cuộc chống lại chủ nghĩa thực dân khi dùng lại yêu sách của chế độ Sài Gòn tay sai bán nước?

The Vietnamese government must not violate the principle of estoppel in the Xisha and Nansha islands' sovereignty issue. Vietnamese leaders claim that no country recognizes that the Xisha and Nansha islands belong to China. This is a brazen lie, because the Democratic Republic of Vietnam topped the list of countries that accepted China's sovereignty over the islands.

Chính quyền VN không được vi phạm nguyên tắc estoppel về vấn đề chủ quyền ở quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Các nhà lãnh đạo VN tuyên bố rằng không có quốc gia nào thừa nhận rằng quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc về Trung Quốc. Đây là một lời nói dối trắng trợn, vì chính VNDCCH  là nước đứng đầu danh sách các quốc gia công nhận chủ quyền của TQ trên các quần đảo này.

The Democratic Republic of Vietnam's position was unequivocal in the 1950s and 1960s. The position remained unchanged even after the death of Ho Chi Minh and the end of the Vietnam War in 1975. Documents with the Chinese Foreign Ministry from the 1970s and 1980s show the position of the Ho Chi Minh-led Vietnamese Communist Party on the Xisha and Nansha islands. The most important of these documents is a note given by former Vietnamese premier Pham Van Dong to Zhou Enlai and the declaration of the Democratic Republic of Vietnam in 1965.

Lập trường của chính quyền VNDCCH vào thập niên 1950 và 1960 là rõ rệt. Lập trường này vẫn không thay đổi sau cái chết của HCM và sau khi kết thúc chiến tranh VN vào năm 1975. Các tư liệu của Bộ Ngoại giao TQ từ thập niên 1970 và 1980 cho thấy lập trường của Đảng CSVN do HCM lãnh đạo về hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Quan trọng nhất trong số các tư liệu này là một công hàm do Thủ tướng PVĐ gửi đến Chu Ân Lai và bản tuyên bố của VNDCCH năm 1965.

On Sept 4, 1958, the Declaration of the Government of the People's Republic of China said that the breadth of the territorial sea of the country shall be 12 nautical miles and that this provision should apply to all territories of the PRC, including all the islands in the South China Sea. On Sept 14, 1958, Pham Van Dong solemnly stated in his note to Zhou Enlai that Vietnam recognizes and supports the Declaration of the Government of the PRC on the country's territorial sea. On Sept 22, 1958, the diplomatic note was publicly published in Nhan Dan, the official newspaper of the Vietnamese Communist Party.

Vào ngày 4/9/1958, chính phủ CHNDTH ra tuyên bố rằng chiều rộng của lãnh hải của TQ sẽ là 12 hải lý và điều này sẽ được áp dụng cho tất cả mọi vùng lãnh thổ của TQ, kể cả các quần đảo trên biển Hoa Nam. Ngày 14/9/1958, PVĐ long trọng tuyên bố trong một công hàm gửi Chu Ân Lai rằng VN công nhận và ủng hộ tuyên bố của CHNDTH về vùng lãnh hải của nước này. Ngày 22/9/1958, công hàm này được đăng trên báo Nhân Dân, tờ báo chính thức của Đảng CSVN.

On May 9, 1965, the Democratic Republic of Vietnam issued a statement on the US' definition on the "theater of war" in Vietnam. The statement said that by defining the whole of Vietnam and the waters up to 100 nautical miles off its coast as well as part of the territorial sea of China's Xisha Islands as the operational area of the US armed forces, Lyndon Johnson, then US president, has directly threatened the security of the Democratic Republic of Vietnam and its neighbors.

Vào ngày 9/5/1965, VNDCCH ra một tuyên bố liên quan đến định nghĩa về "vùng chiến sự" của Mỹ. Tuyên bố này khẳng định rằng với việc định nghĩa toàn bộ lãnh thổ VN và vùng biển cách 100 dặm tính từ vùng duyên hải cũng như vùng quần đảo Tây Sa của TQ là vùng hoạt động của quân đội Mỹ, Lyndon Johnson, lúc ấy là Tổng thống Mỹ, đã trực tiếp đe dọa an ninh của VNDCCH và các nước láng giềng của nó.


In recent years, however, some Vietnamese government officials and "scholars" have tried to "reinterpret" the two government documents, only to end up making fools of themselves. And after their attempts failed, the Vietnamese government started pretending as if the two documents never existed.

Trong những năm gần đây, một số viên chức trong chính phủ VN và các "học giả" đã cố gắng "diễn giải lại" các tư liệu giữa hai chính phủ, nhưng chỉ tự biến mình thành trò cười. Và sau khi những cố gắng này thất bại, chính quyền VN bắt đầu giả vờ như những tư liệu này chưa bao giờ tồn tại.

Vietnam has said that it is fully prepared with historical and legal evidence to prove its claim in the South China Sea, and it is waiting for the appropriate time to take China to the international court of justice. If that is so, then Vietnam should not forget to attach Pham Van Dong's note and the Democratic Republic of Vietnam's statement, as well as the maps and textbooks published by Vietnam before 1975, with its complaint.

Việt Nam đã tuyên bố rằng nó có sẵn bằng chứng lịch sử và pháp lý để chứng minh yêu sách của mình tại biển Hoa Nam, và đang chờ đến lúc thuận tiện để đưa TQ ra tòa án công lý quốc tế. Nếu quả là như thế thì VN chớ quên đưa ra công hàm PVĐ và tuyên bố của VNDCCH (năm 1965) cũng như các bản đồ và sách giáo khoa mà nó xuất bản trước năm 1975, cùng với bản cáo trạng ấy.
***
The author is a researcher with the Research Center of World Issues, affiliated to Xinhua News Agency.

Ai mới đang gây căng thẳng trên Biển Đông?

Đoan Trang: Dưới đây là bài viết mới nhất của TS. Dương Danh Huy và TS. Phạm Quang Tuấn nhằm phản bác tác giả Sam Bateman – vị chuyên gia, nghiên cứu viên cao cấp của RSIS, người đã liên tục nêu quan điểm cho rằng Việt Nam nên đồng ý “gác tranh chấp cùng khai thác” với Trung Quốc, cũng như nên chấp nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc, vì cơ sở bảo vệ chủ quyền của Việt Nam yếu hơn.

Mặc dù các lập luận của TS. Dương Danh Huy và TS. Phạm Quang Tuấn (đăng trên Eurasia Review ngày 5/6/2014) đã phản bác đầy đủ Sam Bateman, song độc giả cũng cần lưu ý rằng các quan điểm của Sam Bateman đã được một cơ quan truyền thông quốc tế lớn là CNN trích dẫn lại trong một bài xã luận của họ về vụ giàn khoan 981, đăng ngày 19/5. Ngày 11/6, CNN tiếp tục đăng bài xã luận thứ hai sử dụng các ý kiến của Sam Bateman, trong đó, ông này khẳng định Việt Nam đuối lý hơn hẳn Trung Quốc trong tranh chấp quần đảo Hoàng Sa.

* * *

ĐỐI ĐẦU TRONG VỤ GIÀN KHOAN 981:
MỐI NGUY HIỂM CỦA VIỆC ĐÁNH ĐỒNG MỌI THỨ VÀO TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN
  • Huy Duong - Tuan Pham
Mở rộng những tranh chấp trên Biển Đông – đẩy chúng vượt ra ngoài bất kỳ một vùng đặc quyền kinh tế nào mà những hòn đảo nhỏ xíu đang bị tranh chấp có thể có được – là hành động cản trở an ninh và hợp tác trong khu vực. Nhìn chung tất cả mâu thuẫn đều có thể được xử lý bằng cách áp dụng quy trình giải quyết tranh chấp của UNCLOS cho các vấn đề liên quan đến phân định ranh giới trên biển và hợp tác trong các khu vực tranh chấp.

Trong bài đáp trả bài bình luận của chúng tôi, Tiến sĩ Bateman viết: “Những yêu sách chủ quyền gay gắt, thậm chí còn thể hiện rõ ràng hơn trong cách viết của hai tác giả, đang trở nên ngày càng phản tác dụng và chẳng đi tới đâu”. Lối đánh giá vội vàng như vậy không nên có chỗ trong thảo luận khoa học, trong khi những dữ kiện thực tế và những số liệu vững chắc sẽ có ích hơn nhiều cho việc tìm ra một giải pháp hòa bình để xử lý xung đột. Trong bài bình luận trước đó của chúng tôi, chẳng có chi tiết nào có thể bị coi là “yêu sách chủ quyền gay gắt”. Ngược lại, chính ông Batman mới là người khẳng định ngay từ đầu rằng “vấn đề ai có chủ quyền đối với Hoàng Sa là trọng tâm của tình hình hiện nay”, và ông đứng về phía Trung Quốc trong câu chuyện chủ quyền này, dựa trên những bằng chứng và lập luận rất đáng ngờ; ông còn đề nghị Việt Nam “chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa”, trong khi đó, bài viết hồi đáp của chúng tôi đã hạn chế đến mức thấp nhất mức độ gay gắt của những yêu sách chủ quyền mâu thuẫn nhau.

Căn nguyên của vấn đề

Bài viết trước đó của chúng tôi đưa ra các dữ kiện thực tế, số liệu, và hồ sơ của Tòa án Công lý Quốc tế và Hiệp định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhằm chứng tỏ rằng vùng đặc quyền kinh tế mà quần đảo Hoàng Sa (đang bị tranh chấp) có được sẽ không thể mở rộng đến được vị trí của giàn khoan Haiyang 981. Qua đó, chúng tôi bác bỏ quan điểm của Bateman cho rằng vấn đề ai có chủ quyền đối với Hoàng Sa là trọng tâm của tình hình hiện nay, hay là “một đường biên giới hàng hải đã được đàm phán trong khu vực này thì chắc chắn sẽ xác định rằng giàn khoan dầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc”. Trên thực tế, chúng tôi chỉ đặt tình hình hiện nay vào đúng thực trạng của nó: Không liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.

Rõ ràng, chúng tôi không phủ nhận việc đang có tranh chấp chủ quyền trong khu vực. Tuy nhiên, tranh chấp chủ quyền đối với những hòn đảo quá nhỏ, những bãi (reef) và đá (rock) thì không thể gây ra căng thẳng nghiêm trọng như chúng ta đã và đang chứng kiến trên Biển Đông. Hãy lưu ý, hoàn toàn không có căng thẳng nghiêm trọng nào giữa Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, dù các quốc gia này đều có tranh chấp chủ quyền với nhau.

Về Biển Đông và về nguồn gốc của những căng thẳng mà chúng ta đang thấy, vấn đề là có một nước rất gay gắt trong những yêu sách chủ quyền của họ, đến mức họ không chịu công nhận Hoàng Sa là quần đảo đang tranh chấp; một nước ra yêu sách đòi sở hữu gần hết Biển Đông và thềm lục địa, chẳng đếm xỉa gì đến cả UNCLOS lẫn các dàn xếp pháp lý hay những thỏa thuận đã được đàm phán trước đây trong phân định ranh giới trên biển; một nước không ngại đơn phương khẳng định các yêu sách đó, và đã tuyên bố rằng họ không công nhận thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS cho một số lĩnh vực tranh chấp, đặc biệt là những tranh chấp liên quan đến việc diễn giải và áp dụng các điều khoản của UNCLOS để phân định ranh giới trên biển. Nước đó chính là Trung Quốc.

Chúng tôi đánh giá cao và ủng hộ mong muốn của Bateman là sẽ có sự hợp tác nhiều hơn trên Biển Đông; nhưng dụng ý của Bateman nhằm biện hộ cho việc Trung Quốc đơn phương triển khai một giàn khoan nước sâu khổng lồ trong khu vực chồng lấn về vùng đặc quyền kinh tế, hoàn toàn không đếm xỉa gì đến Điều 74 của UNCLOS, thì chính xác là đang đi ngược lại mong muốn đó. Ngoài ra, chúng tôi phản đối quan điểm của ông ta cho rằng “Các nước có chung đường biên đều tránh hợp tác, vì sợ là nếu hợp tác thì, cách này cách khác, họ có thể sẽ phải nhân nhượng về yêu sách chủ quyền của mình”. Theo chúng tôi, trở ngại lớn nhất cho những hợp tác như vậy, là việc Trung Quốc từ chối, không chịu công nhận rằng đang có tranh chấp chủ quyền xoay quanh quần đảo Hoàng Sa và xoay quanh yêu sách chủ quyền mập mờ của họ đối với vùng biển và thềm lục địa tạo thành đường chữ U – một phần dựa vào cái lập trường rất bất công là phân bổ vùng đặc quyền kinh tế cho các hòn đảo nhỏ xíu, đang bị tranh chấp, và một phần dựa vào việc lạm dụng  khái niệm “các quyền (có từ trong) lịch sử”. Cần phải nhấn mạnh rằng, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Malaysia đã có những chương trình hợp tác trong các khu vực có yêu sách chủ quyền chồng lấn, chưa giải quyết được, và họ có thể làm được việc này vì họ đều không có những yêu sách chủ quyền biển đảo gây phẫn nộ như Trung Quốc.

Tàu Trung Quốc bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam, ngày 28/5. Ảnh: CNN

Con đường phía trước

Mặc dù các tranh chấp biển đảo trên Biển Đông rất phức tạp, nhưng chúng không phải là nằm ngoài khả năng của các tòa án quốc tế hay là các cuộc đàm phán có thiện ý nhằm giải quyết mâu thuẫn. Trên thế giới từ trước đến nay, những tòa trọng tài và những cuộc thương thuyết về biên giới trên biển đã cung cấp cho tòa án và các nhà đàm phán có thiện ý rất nhiều tiền lệ để họ đi tới. Giá như Trung Quốc không tuyên bố rằng họ bác bỏ mọi thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS, thì các tòa án quốc tế hẳn đã có thể tách phần lớn những tranh chấp biên giới biển trên Biển Đông khỏi tranh chấp chủ quyền các hòn đảo, và tháo gỡ chúng, để chỉ còn lại một số vùng tranh chấp. Đấy sẽ là một điểm khởi đầu tốt cho sự hợp tác cả trong khu vực tranh chấp lẫn khu vực không tranh chấp.

Một tác hại nữa của việc Trung Quốc bác bỏ thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS, là họ khiến cho tòa án mất thẩm quyền áp dụng quy định của Điều 74 về thiện chí và hợp tác vào những vùng biển có yêu sách chồng lấn về vùng đặc quyền kinh tế, vẫn còn treo đó chưa giải quyết được – mà đó là điều mà tình hình trên Biển Đông hiện nay đang cần một cách tuyệt vọng.

Bateman viết: “Hai tác giả kết luận bài viết phê bình của họ dành cho tôi bằng tuyên bố rằng tôi “có thể có đóng góp tích cực hơn cho hòa bình và hợp tác bằng cách khuyến khích Trung Quốc chịu khó tuân theo các thủ tục giải quyết tranh chấp đã được cụ thể hóa trong UNCLOS”. Tôi cũng có thể nói như thế về Việt Nam chứ?”. Có thể ông Bateman sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Việt Nam đã chấp nhận thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS khi họ phê chuẩn Công ước này vào năm 1994 mà không bảo lưu điều khoản nào, không như Trung Quốc công khai bác bỏ triệt để phần thủ tục nói trên vào năm 2006.

UNCLOS là nền tảng cho sự hợp tác và trật tự trên các biển và đại dương của thế giới, nhưng chắc chắn nó có những khía cạnh cần làm rõ. Thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS đảm bảo rằng việc diễn giải và áp dụng UNCLOS là công bằng và tuân theo những chuẩn mực khách quan; do đó, nó là điều quan trọng sống còn để Công ước có thể vận hành trên thực tế. Không có thủ tục này, những nước thành viên của UNCLOS có thể dễ dàng biến cái nền tảng UNCLOS thành trò hề.

Vì lý do đó, chúng tôi đề nghị Tiến sĩ Bateman và các học giả quốc tế có quan tâm đến công bằng, hợp tác và trật tự trên các biển và đại dương của thế giới, hãy cùng chúng tôi kêu gọi Trung Quốc hạn chế bớt các yêu sách chủ quyền biển đảo của họ, để các yêu sách đó phù hợp hơn với những dàn xếp pháp lý và những thỏa thuận đã được đàm phán trước đây trên thế giới (đề nghị này không nhất thiết đòi hỏi một sự phân định ranh giới cuối cùng), và chấp nhận thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS cho vấn đề Biển Đông.
 
Huy Duong - Tuan Pham

 
(Blog Đoan Trang) 

Đỗ Xuân Tê - Sách lược sai lầm

Một phần tư thế kỷ đã trôi qua, nhìn lại nếu như đừng có cuộc hội ngộ bí mật tại Thành Đô của bộ ba Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng với Giang Trạch Dân và bộ sậu lãnh đạo Trung quốc thì số phận và vai trò của Việt nam ngày nay sẽ ra sao?
Hốt hoảng vì sự tan rã của khối XHCN Liên Xô mà ngay kẻ thù của nó vẫn tin là ít nhất chủ nghĩa Cộng sản còn tồn tại cả vài thế kỷ, các lãnh đạo Việt nam biết là phải tìm một lối thoát nếu chưa là sách lược lâu dài thì phải có chỗ dựa trước mắt để tồn tại. Ngó quanh chẳng còn ai trừ một vài nước nhỏ như Triều Tiên, Cuba nghèo đói, cái phao cứu nạn nằm ngay cạnh ông láng giềng gần. 

Nhờ vả sự hỗ trợ của người đồng chí cũ mà mười năm trước mới cho mình ‘một bài học’ rõ ràng là vạn bất đắc dĩ, chưa kể những người Đại Hán xưa nay vẫn là kẻ thù truyền khiếp của xứ sở Đaị Nam, giới lãnh đạo ở Ba Đình hiểu điều này nhưng đành phải xuống nước vì sự tồn tại chưa hẳn vì lợi ích quốc gia mà trước mắt cho sự tồn tại của Đảng. Đảng còn mình còn, Đảng mất mất tất cả, câu ngạn ngữ thời nay chẳng phải chỉ giới công an họ mới hiểu mà những nhóm lợi ích chóp bu càng phải quán triệt.
(...)
Cuộc gặp gỡ với vị thế không tương xứng khi Đặng Tiểu Bình đánh lừa lãnh đạo Đảng ta bằng tự hứa sẽ gặp phái đoàn nếu có Phạm Văn Đồng tham gia đi sứ. Ai cũng hiểu Ông Phạm đã có một bề dày về sự cổ võ tình hữu nghị và làm việc tay đôi với các lãnh đạo chóp bu tiền bối của Trung quốc, đặc biệt là Chu ân Lai, người tổng lý trong vai trò thủ tướng lâu năm nhất trên thế giới (giống PVĐ) nên luôn chịu xuống nước để đạt được các thỏa thuận viện trợ trước mắt nếu cần bằng công văn công hàm kiểu nhượng quyền biển đảo. Nhưng người hùng ngũ đoản đã cho đàn em là họ Giang thân chinh ra tiếp tại một nơi không lấy gì làm sáng sủa là đất Tứ Xuyên mà thủ phủ là Thành Đô xưa nay vẫn là chốn giang hồ hảo hán của các câu chuyện chưởng trong dã sử Tàu.
Thế là qua trung gian nhắn gửi của đám Hoàng Văn Hoan đã đào thoát sang Trung quốc từ thập niên trước (...), phía Hà nội đã tiếp cận được các giới chức cần gặp phía Bắc Kinh, mà suốt mười năm qua họ rủa sả không thương tiếc thậm chí lại còn ghi vào hiến pháp CHXHCNVN  danh xưng kẻ thù phải cảnh giác và sẵn sàng đánh trả.
Qua cuộc gặp gỡ, người ta ghi nhận phía Bắc kinh như bắt thóp được sự xuống nước và cầu cạnh của lãnh đạo Hà nội, dù hai bên ngầm hiểu là họ nối tình hoà hiếu cũng chỉ là nhất thời, nhưng nước chủ nhà ở thế thượng phong đã đối xử một cách phải đạo qua phong cách ngoại giao vừa ngọt ngào vừa nồng ấm. Thậm chí hai nước Cộng sản phương Đông dù trải qua các cuộc chiến tranh vừa chống nhau vừa chống các đế quốc ngoại xâm, nhưng dân tộc của họ lại là những người yêu thơ và làm thơ bất kể từ lãnh đạo đến thần dân, việc nước hay việc nhà, nhân tình hay thế sự. Giang Trạch Dân, người lãnh đạo đương thời vốn là một tay quê đất Thượng Hải, lại yêu thơ giỏi nhạc và biết đàn, nên trong lúc thương thảo, để đánh tan mối hoài nghì của đám sứ thần phương Nam, ông này đã có những vần thơ, sau được ghi lại trong nhật ký của Lý Bằng:
Đô tận kiếp ba huynh đệ tại
Tương phùng nhất tiếu mãn ân cừu!
Qua hết sóng dữ, anh em vẫn còn
Gặp nhau cười một cái là rửa sạch ân oán!
Đúng là tay ngoại giao bậc thầy, nghe nói những câu thơ đã có tác động đến tổng bí thư họ Nguyễn, ông này cũng đã đối đáp bằng mấy câu thơ khá ấn tượng nhưng người viết không ghi lại ở đây (vì tài làm thơ của NVL so với các thi nhân VN chỉ ở mức trung bình). Điều này thể hiện là hai bên đã đạt được những thỏa thuận nào đó, tất nhiên không thể sòng phẳng theo nghĩa hai bên đều có lợi mà phần thiệt chắc chắn phía VN phải gánh chịu. Đổi lại hiện tình tạm thời qua ‘cơn sóng dữ’, và kết nghĩa anh em là chuyện chẳng đặng đừng. Hai kẻ cựu thù từng bước đi đến ‘bốn tốt’ mặn nồng trong quan hệ đảng và ’16 chữ vàng’ lấp lánh giữa hai láng giềng gần, nhưng mối quan hệ hữu quan có ‘cười một cái là xong’ thì phải hạ hồi phân giải.
Nay nhìn lại thỏa thuận Thành Đô đã mang lại những hệ lụy nào, thì không gì tốt hơn là cần đọc lại những bài viết phân tích sâu sắc và hồi niệm sinh động của tác giả Nguyễn Trọng Vĩnh, một vị tướng già và nhà ngoại giao lão thành đã làm sứ thần của VN tại Bắc Kinh qua hơn thập niên. Dụng ý của bài viết này chỉ muốn nêu lên vào thời điểm ấy giữa cơn lũ quét sạch chủ nghĩa xã hội tại Liên xô và Đông Âu, thì Việt nam có cần phải ‘ôm chân’ Trung quốc để chế độ Hà nội được tồn tại?
Trước hết và cần hiểu là từ giữa thập niên ’80, Việt nam không phải là Đông Âu, càng không phải là rập khuôn như bất cứ nước cộng sản nào khác. Về đường lối họ vẫn độc tài độc đảng, về kinh tế họ vẫn nghèo đói và kém mở mang, về ngoại giao và liên minh quốc tế họ vẫn ở thế đu giây không thực sự ‘ôm chân’ một đế quốc nào, dù danh nghĩa có dựa vào Liên xô như vài thập niên trưóc đó. Nhưng cái hay và cái khôn là người cộng sản Việt nam ‘giỏi’ về…rút kinh nghiệm. Phải nói họ là bậc thầy về thủ thuật này, cũng chẳng mới mẻ gì chẳng qua là lối xử lý ‘mềm nắn rắn buông’ tùy thời tùy cơ điều chỉnh cho thích hợp để tồn tại.
Cụ thể nhìn vào bối cảnh từ Đại hội IV (1986) trở đi họ đã biết đổi mới, đổi màu cho bức tranh toàn cảnh của một Việt nam XHCN vốn sắp ‘ngoắc ngoải ‘(từ của Trần Độ) do thất bại về kinh tế sau chiến tranh. Họ mạnh dạn chủ trương ‘mở cửa’, dù chỉ là mở nắp cho xì hơi, nhưng dù sao cũng là dễ thở hơn, nông nghiệp đã có ‘khoán chui’ cho dân cầy còn có chút cháo, công nghiệp dựa vào các cơ sở có sẵn tại miền Nam, họ bắt tay và mở đường cho các doanh nhân nước ngoài vào làm ăn, trớ trêu chẳng phải là cộng sản anh em (kể cả Tàu Cộng) mà toàn là những cựu thù tư bản trong chiến tranh, từ Pháp, Đức, Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Singapore…, về thương nghiệp đã cho hình thức buôn bán nhỏ, nguồn hàng hóa khai thông, quán ăn tụ điểm mọc lên như nấm không còn độc quyền cho cơ sở quốc doanh, về an ninh xã hội cho đi lại tự nhiên, chưa thấy có dấu hiệu nghiêm trọng của các lực lượng thù địch, diễn biến hòa bình, dám chủ trương thả tù cải tạo hàng loạt và cho đi nước ngoài, về văn hóa tư tưởng họ ‘mở trói’ cho văn nghệ sĩ, cởi bỏ nếp văn học minh họa. Nói chung trong chừng mực nào đó vẫn trong tầm kiểm soát của Đảng, người dân phần nào ‘dễ thở’ hơn so với những thập niên trước. Chính cái kiểu mở nắp cho xì hơi này làm cho VN đi một bước trước các nước Đông Âu và trở thành cái phao thoát hiểm khỏi thế sụp đổ kiểu domino từ Âu sang Á nhãn tiền ba bốn năm sau.
Kẻ viết bài này được xổ lồng vào đúng thời điểm này và càng có cơ sở để thấy người cộng sản qua nhiều thời điểm có lúc như sợi chỉ treo chuông nhưng họ vẫn may mắn vượt qua, và phải chăng vì vậy mà nỗi bất hạnh của người dân khó có cơ may vượt thoát. Chính ông Trần Độ trong ‘Nhật Ký Rồng Rắn’ (2001) đã xác quyết điều này khi tưởng rằng chế độ sau 10 năm thống nhất bị lụn bại kiệt quệ về kinh tế có nguy cơ mất quyền cai trị trên cả nước, nhưng họ đã thấy trước bài học Đông Âu và tìm ra lối thoát theo cách riêng mà những nước đàn em và ngay cả người anh cả Liên Xô đã không ngờ trước.
Nếu về mặt cải tổ chính sách đường lối đã có các bước đi tích cực, tại sao ngày ấy các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước lại vụng tính khi vội vàng ‘ôm chân’ Trung quốc? Ai cũng hiểu lúc này Trung quốc chưa phải là cường quốc cả hai mặt kinh tế và quân sự, nội bộ cũng suýt sụp đổ  vì sự kiện Thiên An Môn, kinh tế thì đang phải nhờ nguồn đầu tư của Đài loan, Nhật bản, Đức, Pháp, Nam Hàn, khoa học kỹ thuật thì phải gởi cả trăm ngàn du học sinh qua Mỹ học, hàng hóa muốn tiêu thụ thì phải trông vào thị trường Mỹ, nhìn chung là các lãnh đạo Bắc Kinh phải tự cứu bằng cách xoay qua các nước tư bản đứng đầu là Hoa kỳ, chuyện viện trợ giúp đỡ đàn em dù là đồng chí đi nữa cũng không phải là ưu tiên ở thời điểm này. Xét cho cùng cứ theo chủ thuyết của Đặng Tiểu Bình thì ‘mèo trắng mèo đen đều tốt miễn là bắt được chuột’ cho nên họ chỉ cần cai trị ổn định phát triển đất nước, còn chủ nghĩa chủ thuyết tùy thời cơ linh động vận hành cho thích hợp (ngày nay 50% đại biểu quốc hội là người ngoài Đảng).
Vậy thì bỏ anh em xa (Liên xô) quay sang láng giềng gần (Tàu cộng), Việt nam có bước tính toán khá thực tiễn là mưu tìm chỗ dựa tinh thần trước mắt, nhưng về lâu về dài hệ lụy sẽ khó lường một khi Trung quốc trỗi dậy và đủ mạnh về kinh tế, tham vọng bá quyền của dòng Đại Hán sẽ làm điêu đứng các nước láng giếng bất kể đàn em, đồng chí, đồng minh, đối tác. Trải nghiệm này những người Việt nam chẳng kể là cộng sản hay quốc gia cũng đều hiểu điều này mà Hà nội càng thấm thía khi không đầy một thập niên đã bị tấn công hai lần (1979 & 1988) trên biển cũng như đất liền.
Nay thì chuyện đã rồi, bộ ba đi sứ người còn kẻ mất nhưng tên tuổi vẫn còn được nhắc nhớ. TBT Nguyễn Văn Linh một thời được kể như khuôn mặt đổi mới (và chúng tôi nhờ ông mà ra tù khỏi án mọt gông) nhưng đã vội đóng cửa rút cầu vì sự tồn vong của Đảng, càng nóng vội khi sang Thành Đô để nối tình hòa khí mà lợi bất cập hại di căn cho các thế hệ sau. Phạm Văn Đồng vị thủ tướng có thâm niên lâu năm nhất nhì thế giới cũng đã ngủ yên, tuy không có vai trò chủ động trong thương thuyết (vì hết quyền) nhưng tên ông vẫn bị ‘réo gọị’ khi có các biến động ở Biển Đông mấy chục năm sau vì ‘công hàm 12 hải lý’. Người duy nhất còn sống là Đỗ Mười lúc đó là Chủ tịch HĐBT nay tuổi cao sức yếu nhưng ông còn nắm được các bí mật qua Thỏa thuận Thành Đô và hệ lụy của nó chắc ông là người cảm nhận sâu sắc nhất. Nếu ở nước tư bản hồi ký của ông đáng giá bạc triệu USD, nhưng ở nước mình ông sẽ im tiếng đến khi về cõi và để lịch sử đánh giá những gì một thời ở đất Tứ Xuyên.
Đỗ Xuân Tê
(Nhân nghe vụ dàn khoan HD 981)
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả 
......................
(...): Quê Choa lược bỏ
(Quê choa) 

Cần mở ba con đường để Việt Nam phát triển

Nhìn lại lịch sử hiện đại, có thể thấy Việt Nam đã để nhiều cơ hội phát triển quan trọng trôi qua khỏi tay mình. Cải cách chỉ xảy ra khi tình thế bắt buộc phải có giải pháp đối phó, hơn là tự vươn lên nhìn vào xu hướng toàn cầu để nắm bắt các cơ hội thay đổi. Ví dụ, đổi mới năm 1986 chỉ diễn ra khi đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng, người dân đối mặt với nạn đói, khi đó khoán 10 mới được chấp nhận và đổi mới kinh tế mới được thực hiện.


Ảnh: ngư dân VN đánh bắt cá ở Biển Đông (nguồn: Tuổi Trẻ - iSEE)Ảnh: ngư dân VN đánh bắt cá ở Biển Đông (nguồn: Tuổi Trẻ - iSEE)

Khi ra nhập WTO, chúng ta gắn mình vào với nền kinh tế toàn cầu nhưng không thúc đẩy đổi mới thể chế kinh tế để tương hợp và phát huy sức mạnh cạnh tranh. Tất cả những điều chúng ta tận dụng được chỉ là có thêm thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng may mặc, giầy da và nông sản của mình. Nhưng những yếu kém về thể chế đã dẫn đến tham nhũng, thất thoát, sụt giảm năng lực cạnh tranh. Nền kinh tế trở nên méo mó, bất cân xứng do dòng vốn không chảy vào các lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu và phát triển tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế, mà lại chảy vào thị trường bất động sản và chứng khoán để “ăn sổi”. Doanh nghiệp nhà nước cồng kềnh, kém năng lực quản lý và yếu về năng lực cạnh tranh lại được ưu tiên sử dụng nguồn lực đất đai, vốn và thị trường nội địa, trong khi các doanh nghiệp tư nhân thì bị chèn ép hoặc thả nổi. Đây chính là gốc rễ của khủng hoảng và sụt giảm tăng trưởng liên tục của Việt Nam trong thời gian qua.

Sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan phi pháp vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã làm sáng tỏ thêm sự bếp bênh của nền kinh tế. Chúng ta phụ thuộc tiêu cực vào Trung Quốc. Chúng ta xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu thô như quặng qua đường tiểu ngạch. Chúng ta phụ thuộc Trung Quốc trong các ngành kinh tế quan trọng như may mặc và da giầy, máy móc cho các nhà máy năng lượng và các công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm. Cán cân thương mại thâm hụt 22 tỉ đô la năm 2013 là một con số báo động. Trong nền kinh tế toàn cầu, không có nước nào đứng “độc lập” được, nhưng không nước nào muốn mình trở thành thị trường của đồ chất lượng thấp, độc hại, rác thải, và nơi cung cấp sản phẩm thô cho nước khác.

Chính vì vậy, đây là cơ hội để Việt Nam bắt buộc phải cải cách và đổi mới mình. Chúng ta đã bị dồn đến chân tường và phải tự mở lối thoát cho mình.

Lối thoát đầu tiên đó là dân chủ hóa xã hội để giải phóng năng lực tích cực, xóa bỏ rào cản tiêu cực cản trở tự do, sáng tạo và sự tham gia của nhân dân vào quản trị đất nước cũng như đời sống kinh tế, văn hóa và chính trị. Việc Quốc hội thông qua nghị quyết về chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2015 bao gồm một loạt các luật quan trọng như Luật về hội, Luật tiếp cận thông tin, Luật trưng cầu dân ý và Luật biểu tình là bước đi đúng theo hướng này. Chỉ khi nào đời sống dân sự của người dân được tự do, trong đó có tự do hội họp, tự do học thuật, và tự do biểu đạt qua mọi hình thức như biểu tình, sáng tác nghệ thuật, hay báo chí khi đó xã hội mới được khơi nguồn. Khi đó, xã hội sẽ được tiếp thêm sinh khí, tạo ra tinh thần mới để sáng suốt lựa chọn các giải pháp cho cá nhân, cộng đồng và cả dân tộc.

Lối thoát thứ hai đó là cải cách thể chế kinh tế. Trong ngắn hạn, tham gia vào TPP sẽ giúp các sản phẩm Việt Nam chiếm lĩnh các thị trường của các nước phát triển như Mỹ và Nhật. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không cải cách thể chế kinh tế sâu rộng để trở thành một phần hữu cơ với các nền kinh tế lớn này, thì chúng ta sẽ tiếp tục tồn tại èo uột ở mắt xích có lao động thủ công, giá trị gia tăng thấp, tiếp tục tụt hậu và không thể cân bằng lại với quan hệ kinh tế tiểu ngạch, tiêu cực với Trung Quốc. Việc chính phủ quyết tâm tái cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó cải cách các doanh nghiệp nhà nước theo hướng buộc phải cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác và tập trung hơn vào nông nghiệp là một bước đi đúng hướng. Nhưng về dài hạn, bất cứ nền kinh tế sản xuất nào cũng phụ thuộc vào con người (lao động), vốn, và công nghệ. Chính vì vậy, Việt Nam cần đổi mới giáo dục toàn diện, đặc biệt thay đổi triết lý giáo dục từ giáo điều qua tự do và tập trung vào cả kỹ năng lẫn giá trị sống nhân văn, bình đẳng và không phân biệt đối xử. Về vốn, cần thiết lập thể chế kinh tế thị trường để dòng vốn được chảy vào nơi sản xuất kinh doanh hiệu quả. Sự can thiệp của nhà nước nên dừng lại ở các ngành đòi hỏi đầu tư lâu dài như khoa học, công nghệ và các dự án cơ sở hạ tầng quốc gia.

Về chính trị, Việt Nam cần tháo gỡ những mặc cảm và nhãn nhạy cảm của hoạt động chính trị và tham gia hoạt động chính trị vì hoạt động chính trị cần cho cuộc sống. Trên thực tế, chính trị ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, văn hóa xã hội và cuộc sống của từng người dân. Một nền chính trị lành mạnh là một nền chính trị minh bạch, để người dân có tiếng nói trong việc xây dựng các văn bản pháp luật và chính sách liên quan đến mình. Những ý kiến trái chiều, những phản kháng ôn hòa, và những điều chỉnh lớn nhỏ cho phù hợp với ý nguyện và hoàn cảnh mới đều cần thiết và tự nhiên, không thể ngăn cản và trấn áp. Trong bối cảnh Hiến pháp quy định Đảng cộng sản là Đảng duy nhất lãnh đạo, thì việc thúc đẩy người dân tham gia hoạt động chính trị càng quan trọng cho đất nước. Nó giúp cho Đảng cộng sản nắm bắt được những vấn đề kinh tế, văn hóa và chính trị nhanh nhạy để kịp thời thay đổi chiến lược cho phù hợp. Nó giúp đào tạo những chính trị gia có năng lực và lòng vị tha để đưa vào những vị trí quan trọng. Đây chính là lối thoát thứ ba mà Việt Nam cần thực hiện để đảm bảo trỗi dậy từ các khó khăn hiện tại.

Các cơ hội đến rồi đi, không chờ đợi. Việc nắm bắt cơ hội hay để cơ hội tuột qua có thể không gây hoạn nạn ngay cho từng cá nhân lãnh đạo hay thường dân, nhưng nó có thể hủy hoại tương lai của cả một dân tộc. Tồn tại cũng là sống, nhưng tồn tại phụ thuộc và để người khác xâm lược là không thể chấp nhận. Đây là thời điểm để chúng ta vươn lên nhìn toàn cầu, định vị lại dân tộc và hành động cho sự phồn vinh, dân chủ và văn minh của đất nước.
Bình Lê
(Diễn ngôn) 

Du học – “Đi đi, đừng về!”


Đây là những tâm sự thật của một bạn du học sinh Mỹ hiện đang ở Việt Nam hè 2014. Tôi quyết định giấu tên người chia sẻ câu chuyện này.

Góc nhìn Việt Nam: “Đi Mỹ được rồi, về làm gì?”

“Tôi năm nay 21 tuổi, đang du học tại Mỹ. Kết thúc 4 năm Đại học, tôi muốn về Việt Nam. Nhưng ai cũng ngăn cản: “Đi đi, đừng về!”

Bố mẹ tôi làm trong ngành y. Hai người bắt đầu nói về chuyện du học và định cư tại Mỹ khi tôi mới học 11. Mẹ thường hay kể công việc hằng ngày tại bệnh viện, để tôi hiểu lời hối thúc “đừng về Việt Nam” bắt nguồn từ 20 năm sống trong bức xúc của mẹ:

“Bệnh viện của mẹ có một bác giám đốc lên chức từ những năm 80. Kể từ đó, bác đã cho không biết bao nhiêu họ hàng từ Bắc, Trung vào làm hộ lý, điều dưỡng, kỹ thuật viên,… Với “quyền lực mềm” của giám đốc, bác chỉ nói một tiếng, có anh trưởng khoa nào không dám nhận người? Toàn con ông cháu cha. Còn những sinh viên chính quy, nắm tấm bằng Đại học, phải trầy trật khổ sở để được bước chân vào cổng viện. Không chỉ ở đây, mà bất cứ nơi đâu tại Việt Nam này cũng có “quyền lực mềm” giống thế hoặc hơn thế. Nhiễu nhương lắm. Hách dịch lắm. Về làm gì hả con?”

Khi không thuyết phục được tôi, ba mẹ viện đến dì. Dì bảo: “Dì hiểu là con muốn về Việt Nam để cống hiến. Nhưng, ở nơi này, tài năng của con không có cơ hội phát triển. Tìm cách định cư đi. Khi đã có kinh tế, con muốn làm gì cho quê hương mà chẳng được!” Không chỉ bố mẹ, dì, mà các bác đang sống ở Mỹ đều đồng ý với quan điểm ấy.
Lăng kính Mỹ: “Lý do nào để quay về quê hương?”

Trong vòng tròn bạn bè của tôi, chỉ ra ai không muốn về Việt Nam thì rất dễ. Còn tìm người quyết tâm trở lại thì thật khó khăn. Nhiều bạn lưỡng lự, không ai dám chắc chắn hai chữ: “Sẽ về!”

Tôi có một cô bạn thân đang học ngành Công nghệ thực phẩm. Cô bảo: “Ngành mình học, về nước không xài được. Còn đường ở Canada thì rộng mở. Mình không muốn trở về để chật vật kiếm một chỗ làm sau 4 năm vất vả!”

Một người bạn khác chia sẻ: “Từ lúc quyết tâm theo đuổi sự nghiệp sản xuất âm nhạc, mình đã biết. Tại Việt Nam, mình sẽ không làm được.”

Một chị theo học kinh tế thì bảo: “Đơn giản chị không muốn!” Chị đang đi thực tập rất nhiều nơi, kiếm tìm một chỗ tài trợ visa cho mình.

Anh bạn học kỹ sư hóa, vừa apply thạc sĩ thành công nói với tôi: “Anh thích nghiên cứu khoa học, Việt Nam sao có đất cho anh? Về ư? Anh không thể”.

Những thằng Mỹ thì hỏi thẳng vào mặt tôi: “Tụi mày từ Việt Nam đến đây học, thụ hưởng văn hóa của tụi tao, thụ hưởng cả những đồng tiền bố mẹ tao còng lưng đóng thuế. Học xong mày phủi tay quay về nước, thế thì có công bằng với tụi tao hay không?”

*
Giữa dòng ý kiến “Đi đi, đừng về!” dữ dằn như thác lũ đẩy tôi lùi lại, tôi nhìn về quê hương, cố gắng tìm một lý do cho mình quay lại. Nhưng tìm hoài mà không thấy. Chưa bao giờ sách giáo khoa nói về những cái cúi đầu của chúng tôi trên đất Mỹ, vì nỗi tự ti quê hương thua kém hơn, mà chỉ bảo: “Nước ta rừng vàng biển bạc.”

Chưa bao giờ chúng tôi được dạy về “trách nhiệm công dân”. Chúng tôi chỉ học ganh đua điểm số, chứ không học cách cùng nắm tay nhau mà đi xây dựng đất nước.

Chưa bao giờ bố mẹ nói tôi phải có trách nhiệm với Việt Nam, mà chỉ nói: “Đừng về để dẫm vào đường cụt. Trên mảnh đất này, người tài không có cơ hội. Vì tương lai của con, hãy đi đi!”

Việt Nam ơi, người có cho tôi một lý do để trở về?”
Đỗ Thanh Lam
(Triết Học Đường Phố)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét