Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Ngày 15/6/2014 - Đối phó Trung Quốc, cần hành động ngay

  • Blogger Phạm Viết Đào 'bị xử kín' (BBC) - Tòa phúc thẩm đã xử kín và y án sơ thẩm đối với nhà văn, blogger Phạm Viết Đào, một người thân của gia đình thông báo với BBC.
  • Tọa đàm về tình hình Biển Đông tại Hà Nội (RFA) - Trung Tâm Minh Triết Việt Nam vào chiều thứ bảy 14 tháng 6 tiến hành tổ chức cuộc tọa đàm liên quan tình hình Biển Đông. Những điểm đáng chú ý của cuộc tọa đàm này là gì?
  • Đối phó Trung Quốc, cần hành động ngay (RFA) - Đã tới lúc không thể chần chờ mà phải lập tức hành động ngay để đối phó với sự ngang ngược lớn lối của Trung Quốc từ lúc hạ đặt giàn khoan trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam hơn tháng qua.
  • Phong tỏa Trung Quốc (BaoMoi) - Để giữ cho Trung Quốc hành xử đúng đắn trên biển, Nhật Bản và Mỹ phải tăng cường hợp tác với các nước Đông Nam Á và Liên hiệp châu Âu (EU)
  • Uruguay 1-3 Costa Rica (BBC) - Trận cầu đầu tiên của bảng D kết thúc với kết quả đầy bất ngờ, cựu vô địch thế giới bị đo ván và bị một thẻ đỏ vào phút chót.
  • CÚP THẾ GIỚI 2014: Đội Hà Lan hạ gục nhà vô địch Tây Ban Nha 5-1 (RFI) - Vương triều bóng đá Tây Ban Nha trị vì làng bóng đá châuÂu và thế giới từ 6 năm qua đang bị lung lay dữ dội sau thất bại chóang váng với tỷ số 1-5 trước đội tuyển Hà Lan ngay trong trận đầu ra quân ở bảng B vòng chung kết Cúp bóng đá thế giới 2014, tối ngày 13/06/2014 tại Curitiba.
  • Hà Lan và 'cơn lốc báo thù' (BBC) - Tuyển Hà Lan đã có một cuộc báo thù không thể ngọt ngào hơn trước các nhà đương kim vô địch Tây Ban Nha.
  • CÚP THẾ GIỚI 2014: Anh-Ý : Đụng độ giữa rừng rậm Amazonie (RFI) - Trong số ba trận vòng loại Cúp bóng đá hôm nay 14/06/2014, đáng chúý nhất là cuộc đụng độ giữa hai cường quốc bóng đá châuÂu Anh vàÝ tại Manaus, nằm giữa khu rừng rậm Amazonie, một vùng vừa rất nóng bức, vừa rất ẩm ướt.
  • World Cup Brazil 2014: Bất ngờ đầu tiên (RFA) - Các đội tuyển trong bảng A và B đã ra sân trong trận đầu vòng bảng, hôm nay hay nói đúng hơn chỉ vài giờ đồng hồ nữa, dân ghiền bóng đá thế giới lại dán mắt vào TV để xem các đội nằm trong hai bảng C và D trổ tài trên sân Brazil.
  • Quân nổi dậy bắn hạ phi cơ quân sự Ukraina: 49 người chết (RFI) - Một chiếc phi cơ vận tải quân sự Ukraina hôm nay 14/06/2014 đã bị quân nổi dậy thân Nga bắn hạ, khiến toàn bộ 49 người trên máy bay đều thiệt mạng. Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất từ khi Kiev tung ra chiến dịch« chống khủng bố» tại miền đông cách đây hai tháng.
  • Khí đốt : Nga chấp nhận tái thương lượng với Ukraina (RFI) - Bộ trưởng Năng lượng Ukraina, Iouri Prodan thông báo cho hãng tin AFP, Nga đã đồngý bước đầu về việc tái lập thương lượng vấn đề khí đốt với Ukraina hôm nay 14/06 tại Kiev. Các cuộc thảo luận gần đây nhất dưới sự bảo trợ của Liên hiệp châuÂu đã thất bại hôm thứ Tư 11/06 tại Bruxelles.
  • Obama 'xem xét các biện pháp' tại Iraq (BBC) - Tổng thống Barack Obama nói ông cần vài ngày để quyết định hành động của Hoa Kỳ trước khủng hoảng hiện nay tại Iraq, nhưng cũng khẳng định lính Mỹ sẽ không tham chiến.
  • Irak chuẩn bị phản công, Mỹ không gửi bộ binh (RFI) - Một đại tá của quân đội Irak cho biết quân tăng viện của cảnh sát và quân đội liên bang hôm qua đã đến Samarra, một thành phố nằm cách Bagdad 110 km về hướng bắc. Lực lượng tăng viện chuẩn bị tái chiếm Tikrit, thủ phủ tỉnh Salaheddine cũng như Dour và Baiji, các thành phố thuộc tỉnh này mà phe thánh chiến đã chiếm được trong tuần, hiện nay tất cả đang chờ lệnh tấn công.
  • Châu Á đua nhau liên minh chiến lược (RFI) - Trong mục điểm báo hôm nay 14/06, nổi bật là bài viết khá sâu sắc trên trang mạng Quartz của New York được tờ Le Courrier International trích dịch đề tựa:« ChâuÁ đua nhau thiết lập liên minh chiến lược». Trang Quartz ra đời vào năm 2012, quy tụ một nhóm phóng viên làm việc cho các tờ báo và truyền thông uy tín.
  • Chính quyền quân sự Thái bãi bỏ thiết quân luật (RFI) - Hôm qua, 13/04/2014, ba tuần sau cuộc đảo chính, chính quyền quân sự Thái Lan đã thông báo quyết định dỡ bỏ lệnh thiết quân luật trên toàn quốc. Lệnh này vốn đượcáp dụng từ nửa đêm đến bốn giờ sáng, bị giới chủ nhà hàng, hộp đêm phản đối mạnh. Trên thực tế, lệnh thiết quân luật đã được hủy bỏ tại khoảng một phần ba số tỉnh, chủ yếu tại các vùng du lịch ở miền Nam và miền Đông.
  • Tướng Brisset: (RFI) - Hôm nay 14/06/2014 tại khu vực giàn khoan Hải Dương do Trung Quốc đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, các tàu Trung Quốc đã dàn hàng ngang để ngăn cản các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam làm nhiệm vụ cũng như các tàu cá Việt Nam đang đánh bắt, sẵn sàng đâm va.
  • Việt Nam và Pháp tranh quyền mua xe kéo của mẹ Vua Thành Thái (RFI) - Chiếc xe kéo của Hoàng hậu Từ Minh nhà Nguyễn, được bán đấu giá hôm qua, 13/06/2014, tại Cheverny, Pháp, trở thành đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam và Pháp. Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp muốn mua xe với giá 55.800 euro, trong khi đó Bảo tàng Guimet, bảo tàng nghệ thuật châuÁ Paris, muốn giành được quyền mua trước. Các chủ nhân chiếc xe kéo có nguyện vọng dụng vật của hoàng gia nhà Nguyễn được trở về Huế.
  • Cử tri bầu tổng thống vòng 2 bất chấp Taliban đe dọa (RFI) - Hôm nay, 14/06/2014, các cử tri Afghanistan được kêu gọi tham gia cuộc bầu Tổng thống vòng hai, trong bối cảnh Taliban đe dọa tấn công khủng bố« không thương tiếc». Hai ứng cử viên lọt vào vòng hai là các cựu Bộ trưởng của chính quyền mãn nhiệm của Tổng thống Hamid Karzai.
  • Giải quyết căng thẳng trên Biển Đông phù hợp luật pháp quốc tế (BaoMoi) - Theo Bộ Ngoại giao và TTXVN, tại Hội nghị lần thứ 24 các nước thành viên Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), diễn ra tại trụ sở LHQ ở Niu Oóc (Mỹ) từ ngày 9 đến 13-6, Việt Nam tiếp tục lên tiếng phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; kêu gọi các thành viên UNCLOS phản đối các hành vi đơn phương của Trung Quốc gây căng thẳng tại Biển Đông.
  • Singapore : Lập trường của Trung Quốc về Biển Đông có (RFI) - Theo hãng tin Singapore Channel News Asia, trong chuyến công du Trung Quốc hôm qua, 13/06/2014, Ngoại trưởng Singapore khẳng định lập trường của Bắc Kinh về Biển Đông đã có một« thay đổi quan trọng», căn cứ vào nội dung thông cáo Trung Quốc gửi lên Liên Hiệp Quốc ngày 10/06 mới đây, thừa nhận tranh chấp với Việt Nam phải được giải quyết theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
  • Philippines gửi kháng cáo kiện TQ chiếm đóng các đảo san hô (RFA) - Sáng hôm nay 14 tháng 6, Philippines tiếp tục đệ đơn phản kháng Trung Quốc đã có hành động cải tạo khu vực mà nước này chiếm đóng trái phép trên các đảo san hô mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Bốn rặng san hô này bị Trung Quốc công khai chiếm đóng và Philippines đã kiện ra tòa quốc tế từ ba tháng trước.
  • Tàu chiến TQ cải trang thành tàu hải cảnh khiêu khích tàu VN (RFA) - Theo tin từ báo chí Việt Nam, các phóng viên được gửi ra khu vực giàn khoan HD 981 ghi nhận một tàu hải cảnh của Trung Quốc mang số hiệu 13, thực ra là một tàu chiến giả dạng, đã có những hành động khiêu khích tàu cảnh sát biển Việt Nam khi bao vây và dùng loa công suất cao cáo buộc tàu Việt Nam xâm phạm vùng biển của Trung Quốc.
  • Tranh chấp Biển Đông : Việt Nam và Trung Quốc tìm hậu thuẫn quốc tế (RFI) - Trong khi ở khu vực giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông, tàu của Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục đối đầu với nhau, thì trên mặt trận ngoại giao, cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều đang ráo riết vận động quốc tế ủng hộ lập trường của mình trong vấn đề tranh chấp chủ quyền.
  • Hơn 80 ngàn lao động Campuchia rời Thái Lan (RFA) - Hơn 80 ngàn công nhân người Campuchia rời khỏi Thái Lan trở về nước do lo sợ một cuộc càn quét người nhập cư trái phép bởi chính phủ quân nhân Thái thực hiện.
  • Costa Rica tịch thu hơn 4 tấn cocaine (VOA) - Cảnh sát ở Costa Rica đã tịch thu hơn 4 tấn cocaine trên những chiếc tàu cao tốc giả dạng tàu đánh cá. Số ma túy đó được giấu trên 3 chiếc tàu cách nhau hàng trăm cây số
  • Những người bình dị (BaoMoi) - Mấy năm gần đây, ngư dân Việt Nam, nhất là vùng Trung bộ, luôn phải ra khơi trong tâm trạng bất an bởi hiểm nguy rình rập. Không chỉ bởi thiên nhiên, nguy hiểm còn do sự tàn bạo của con người đến từ những chiếc “tàu lạ” mà chẳng hề xa lạ. Bị khủng bố, cướp bóc, đánh đập... những ngư dân vẫn kiên cường bám biển.
  • Philippines phản đối hoạt động phi pháp của Trung Quốc (BaoMoi) - Ngày 14.6, tờ The Philippine Star dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose thông báo Manila vừa gửi công hàm phản đối việc Bắc Kinh tiến hành hoạt động cải tạo ở đá Tư Nghĩa nằm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
  • Nhật nghi tàu chiến Trung Quốc có hành vi đe dọa (BaoMoi) - Báo Asahi Shimbun (Nhật) ngày 14-6 dẫn các nguồn tin chính phủ Nhật cho biết sáng 29-5, một tàu chiến Trung Quốc (TQ) có thể đã kích hoạt radar kiểm soát hỏa lực nhắm vào tàu khu trục Sawagiri của Nhật trên biển Hoa Đông.
  • Giai điệu thắm thiết hướng về biển đảo (BaoMoi) - Không phải khi biển Đông đang nóng lên từng ngày, giới nhạc sĩ Việt Nam mới sáng tác về biển đảo quê hương, mà từ lâu đã có những tác phẩm mang giai điệu thiết tha hướng về phần lãnh thổ thiêng liêng này của Tổ quốc. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc 2 ca khúc trong số đó hiện đang được phổ biến và ngưỡng mộ trong đông đảo quần chúng.
  • Hướng về biển, đảo quê hương (BaoMoi) - Sáng 14-6, tại Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM đã diễn ra Ngày hội “Triệu trái tim hướng về biển, đảo quê hương” do Hội LHTN Việt Nam TPHCM tổ chức. Nhiều hoạt động diễn ra sôi nổi với chương trình “Triệu trái tim, triệu chữ ký”; nhắn tin ủng hộ Quỹ “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” thông qua tổng đài 1409; tặng học bổng cho con chiến sĩ Hải quân, cảnh sát biển; triển lãm ảnh, bản đồ khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam; trưng bày những tài liệu cổ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
  • Trung Quốc khiến các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế lo ngại sâu sắc (BaoMoi) - QĐND - Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông tiếp tục vấp phải sự phản đối gay gắt của dư luận quốc tế. Nhiều học giả cho rằng, những hành động sai trái của Trung Quốc đang khiến các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế lo ngại sâu sắc, đe dọa an ninh của khu vực.
  • Việt Nam nêu rõ các hành động sai trái của Trung Quốc (BaoMoi) - QĐND - Từ ngày 9 đến 13-6, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Niu Y-oóc (Hoa Kỳ) đã diễn ra Hội nghị lần thứ 24 các quốc gia thành viên Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Phát biểu tại hội nghị, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực của Việt Nam tại LHQ, Trưởng đoàn Việt Nam, nhấn mạnh việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
  • Triệu trái tim hướng về biển, đảo (BaoMoi) - Sáng 14-6, hơn 5.000 bạn trẻ trong trang phục áo cờ đỏ, sao vàng đã có mặt tại Nhà Văn hóa Thanh Niên TP HCM cùng các chiến sĩ hải quân đồng diễn ca khúc về biển, đảo Việt Nam. Đây là hoạt động nằm trong ngày hội “Triệu trái tim hướng về biển đảo quê hương”, do Hội LHTN TP HCM tổ chức.
  • Trung Quốc xây dựng trường học phi pháp ở Hoàng Sa (BaoMoi) - Trung Quốc hôm nay bắt đầu xây dựng trường học đầu tiên trên nơi gọi là "thành phố Tam Sa", đơn vị hành chính phi pháp mà nước này thành lập đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
  • Trung Quốc không còn coi trọng "4 tốt, 16 chữ vàng" (BaoMoi) - TTO - Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trung (nguyên trợ lý thủ tướng Võ Văn Kiệt) tại tọa đàm Minh triết Biển Đông chiều 14-6 tại Hà Nội và cho rằng: "Trung Quốc đã chuyển sang giai đoạn thực hiện chính sách bá quyền ở biển Đông".
  • Hội thảo quan hệ Mỹ - Nhật Bản và Đông Nam Á bàn về Biển Đông (BaoMoi) - (VTV Online) - Luật pháp quốc tế phải là cách tiếp cận chủ đạo trong việc quản lý tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông - đó là ý kiến chung của đa số học giả tham dự cuộc Hội thảo về quan hệ Mỹ - Nhật Bản và Đông Nam Á lần thứ ba, được tổ chức tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), trong hai ngày 12 - 13/6 vừa qua.
  • Bản tin 20H: Nga - Ukraine quay lại đàm phán khí đốt (BaoMoi) - TPO - Ngày 14/6, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Yuriy Prodan cho biết Nga đã sơ bộ đồng ý tham gia các cuộc thương lượng về vấn đề khí đốt do Liên minh châu Âu làm trung gian tại Kiev vào ngày 14/6.
  • Ý đồ của Trung Quốc trong chiến dịch hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (BaoMoi) - Việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép dàn khoan Hải dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đồng thời đưa hàng trăm tàu thuyền các loại cản trở, phá hoại tàu thuyền của các lực lượng chấp pháp và ngư dân Việt Nam, thậm chí đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam trên ngư trường truyền thống đã và đang bị Việt Nam và dư luận quốc tế kịch liệt phản đối và lên án. Tuy nhiên, để hiểu rõ thêm ý đồ của Trung Quốc đằng sau những hành vi ngang ngược này, Đại Đoàn Kết xin giới thiệu tới bạn đọc bài phân tích Tiến sỹ Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Ban Biên giới của Chính Phủ.
  • Lực lượng Kiểm ngư kiên trì bám trụ trước nhiều yếu tố bất lợi (BaoMoi) - Dù thời tiết tại Biển Đông không thuận lợi, cộng thêm hành động ngang ngược của tàu Trung Quốc, song lực lượng Kiểm ngư Việt Nam vẫn kiên cường bám trụ ở cự li cách giàn khoan 9-11 hải lýđể phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shinyou 981) khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
  • Quan chức cấp cao Mỹ: Trung Quốc "lố bịch" ở biển Đông (BaoMoi) - TTO- Ngày 13-6, Bắc Kinh lại "chối bay chối biến" khi cho rằng Trung Quốc đang rất kiềm chế trong các vấn đề liên quan đến việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và còn cáo buộc ngược tàu Việt Nam đâm vào tàu Trung Quốc đến 1.500 lần.
  • Hội nghề cá Khánh Hòa phát động quỹ hỗ trợ ngư dân (BaoMoi) - TTO - Sáng 14-6, tại cảng cá Hòn Rớ (TP Nha Trang), Hội nghề cá tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ phát động “Chung tay góp sức bảo vệ biển Đông - Ủng hộ ngư dân Khánh Hòa vươn khơi bám biển”, đồng thời thành lập quỹ hỗ trợ ngư dân Khánh Hòa.

Đối phó Trung Quốc, cần hành động ngay

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc (phải) sử dụng súng nước tấn công tàu kiểm ngư của Việt Nam trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông hôm 03 tháng 5 năm 2014.

Nghe bài này
Đã tới lúc không thể chần chờ mà phải lập tức hành động ngay để đối phó với sự ngang ngược lớn lối của Trung Quốc từ lúc hạ đặt giàn khoan trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam hơn tháng qua.

Hành động hòa bình

Hành động ngay lập tức còn mang lại cho chính phủ nhiều điều lợi hơn, là khẳng định của phó giáo sư tiến sĩ kiêm luật sư Hoàng Ngọc Giao, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Chính Sách Pháp Luật Và Phát Triển (VUSTA) ở Hà Nội, trong bài trả lời phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện. Trước hết Ông cho biết:

LS Hoàng Ngọc Giao: Trước hiện trạng Trung Quốc càng ngày càng thô bạo và dùng vũ lực trên hiện trường thực địa, càng ngày càng trắng trợn vu khống vu cáo trên trường quốc tế kể cả ra Liên Hiệp Quốc mà phía mình hiện chưa có hành động gì thì đúng là ở địa vị người dân cảm thấy rất bế tắc, không biết rồi lãnh đạo sẽ quyết như thế nào.

Tất nhiên hành động ở đây là hành động hòa bình và bằng những biện pháp chính trị, ngoại giao hoặc pháp lý, những hành động cụ thể chứ không chỉ dừng lại ở các tuyên bố.

Thanh Trúc: Trong tư cách một chuyên gia về Công Pháp Quốc Tế, thưa luật sư Hoàng Ngọc Giao, những việc cần làm ngay tức khắc trong thời điểm này là gì?




Hành động ở đây là hành động hòa bình và bằng những biện pháp chính trị, ngoại giao hoặc pháp lý, những hành động cụ thể chứ không chỉ dừng lại ở các tuyên bố.

-LS Hoàng Ngọc Giao
LS Hoàng Ngọc Giao: Thứ nhất, về mặt chính trị ngoại giao, chính phủ Việt Nam hoàn toàn có thể đề nghị Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc xem xét vấn đề này, phải ra nghị quyết về hành vi dùng vũ lực của Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là trái với qui định của hiến chương Liên Hiệp Quốc. Với tư cách là thành viên Việt Nam có quyền đệ đơn để Hội Đồng Bảo An xem xét việc Trung Quốc đang có hành vi đe dọa an ninh và hòa bình ở khu vực Đông Nam Á.

Thanh Trúc: Thưa ông, trường hợp này sẽ bị phủ quyết bởi Trung Quốc, một trong năm quốc gia thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc?

LS Hoàng Ngọc Giao: Tất nhiên chúng ta biết Trung Quốc có thể veto, phủ quyết, nhưng việc mà Việt Nam đưa ra yêu cầu như vậy và nó được đưa vào chương trình nghị sự của Hội Đồng Bảo An cũng là một thắng lợi lớn của Việt Nam. Tại Hội Đồng Bảo An còn 14 quốc gia khác, nếu tính rằng Trung Quốc có thể veto, nếu tính rằng Nga không dám lên tiếng vì còn đang có lợi ích với Trung Quốc, thì còn Anh - Mỹ - Pháp là những thành viên thường trực và các nước thành viên không thường trực khác. Người ta sẽ nhìn nhận cái công lý ở đây như thế nào, cái này là hành động mà Việt Nam cần phải làm ngay.

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Chính Sách Pháp Luật Và Phát Triển ở Hà Nội (VUSTA). Ảnh minh họa chụp năm 2014. Courtesy Kiến thức.
Nếu chưa khởi kiện được ngay thì Việt Nam cũng có thể đề nghị Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc xem xét vấn đề về các yêu sách chủ quyền ở biển Đông của Việt Nam cũng như của các nước liên quan, đề nghị Hội Đồng Bảo An trưng cầu ý kiến, tư vấn cái gọi là legal opinion (quan điểm pháp lý) của Tòa Án Công Lý Quốc Tế. Hội Đồng Bảo An hoàn toàn có thẩm quyền làm việc này mà không cần phải câu chuyện giải quyết tranh chấp. Và nếu Hội Đồng Bảo An làm được việc là yêu cầu Tòa Công Lý Quốc Tế ra một cái legal opinion (quan điểm pháp lý) về vấn đề chủ quyền ở biển Đông thì theo tôi việc này cũng rất thuận lợi cho Việt Nam.

Thanh Trúc: Thưa câu hỏi tiếp là nếu Trung Quốc vẫn phủ quyết chuyện vừa nói thì sao?

LS Hoàng Ngọc Giao: Theo hiến chương Liên Hiệp Quốc thì chúng ta biết chỉ những vấn đề đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế thì mới biểu quyết và có sự đồng thuận của năm ủy viên thường trực của Hội Đồng Bảo An, có nghĩa là lúc đó Trung Quốc được dùng quyền phủ quyết. Còn trong trường hợp này, đây không phải là vấn đề liên quan đến an ninh hòa bình mà là vấn đề lấy ý kiến tư vấn của Tòa Án Công Lý Quốc Tế. Với nội dung đó thì không nhất thiết phải có sự đồng thuận của cả năm ủy viên thường trực mà chỉ cần đa số là có thể thông qua được quyết định đưa ra Tòa Án Công Lý Quốc Tế để lấy ý kiến về tư vấn pháp lý thì cũng đã là một thắng lợi rất tốt rồi.

Thời điểm rất thuận lợi

Thanh Trúc: Đó là phương cách đấu tranh về chính trị, ngoại giao và pháp lý mà ông cho rằng nếu thực hiện được ngay thì chính phủ Việt Nam sẽ có lợi?




Nếu chính phủ Việt Nam cần tỏ rõ bản lĩnh chính trị thì cần quyết định ngay bởi vì đây là thời điểm rất thuận lợi cho Việt Nam khởi kiện Trung Quốc.

-LS Hoàng Ngọc Giao



LS Hoàng Ngọc Giao: Nếu chính phủ Việt Nam cần tỏ rõ bản lĩnh chính trị thì cần quyết định ngay bởi vì đây là thời điểm rất thuận lợi cho Việt Nam khởi kiện Trung Quốc. Cái thứ nhất là sự ủng hộ của quốc tế về chính nghĩa đối với Việt Nam có thể nói rất rõ ràng. Cái thứ hai, lòng dân trong nước mong muốn khởi kiện ngay. Có hành động pháp lý là có lợi cho chính phủ và nhà nước để khẳng định niềm tin của nhân dân trong việc chính phủ và nhà nước kiên quyết bảo vệ chủ quyền tổ quốc. Tăng thêm niềm tin của dân đối với nhà nước thì cái này có lợi cho chính phủ.

Cái thứ ba nữa, việc khởi kiện ngay còn một ý nghĩa rất quan trọng, đó là khẳng định cho thế giới và quốc tế biết trong các tuyên bố của chính phủ Việt Nam rằng Việt Nam đầy đủ căn cứ về lịch sử và pháp lý thì bây giờ chúng ta thực hiện bằng hành động khởi kiện để khẳng định rằng chúng ta đầy đủ căn cứ cho nên chúng ta thách thức Trung Quốc và các cơ quan tài phán quốc tế. Trung Quốc từ chối thì thế giới người ta sẽ nghi ngờ tất cả các yêu sách của Trung Quốc.

Cái thứ hai là Tòa Án Quốc Tế Về Luật Biển cũng là một địa chỉ mà chúng ta khởi kiện. Cái thứ ba, như Philippines đang làm, là Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Hague. Công cụ pháp lý là chúng ta có, cho nên chính phủ Việt Nam phải quyết định khẩn trương và đúng thời điểm hiện nay.

Thanh Trúc: Còn nếu chần chờ và để chậm đi cơ hội thì điều bất lợi gì sẽ xảy ra thưa ông?

LS Hoàng Ngọc Giao: Nếu để chậm đi thì ở đây câu chuyện nguy hiểm là thế này: Trung Quốc theo ý đồ họ tuyên bố có thể tháng Tám này họ rút. Họ rút theo kế hoạch và họ sẽ tuyên truyền là biển của tôi thì tôi vào, tôi làm. Họ rút được như thế thì lần sau họ lại vào nữa. Nếu chúng ta khởi kiện từ bây giờ thì nó còn thêm một ý nghĩa nữa là hành động pháp lý của chúng ta sẽ làm cho Trung Quốc, ở những bước xâm lấn tiếp theo, phải chùn tay trước công luận quốc tế. Còn nếu chúng ta không làm gì thì rất dễ dàng đối với họ vào rồi ra. Thậm chí vào một lần xong sau đó lại đẩy sâu xuống phía Nam, đồng thời với nó là câu chuyện ở Gạc Ma họ còn phát triển mạnh hơn nữa.

Theo tôi, liên quan đến câu chuyện ở Gạc Ma thì chính phủ Việt Nam phải ra tuyên bố ngay bây giờ. Việt Nam luôn khẳng định Gạc Ma nằm trong quần đảo Trường Sa mà Việt Nam yêu cầu về chủ quyền. Bây giờ ở Gạc Ma, Trung Quốc đã tổ chức san lấp cát để xây dựng các căn cứ. Điều này trái với cả DOC và tuyên bố chung với ASEAN về hành vi ứng xử là không thể nào mở rộng tất cả những cái đó để làm xấu đi tình hình. Trung Quốc đang làm việc đó cho nên ngay bây giờ chính phủ Việt Nam cần phải có một tuyên bố rõ rệt để phản đối hành vi của Trung Quốc ở Gạc Ma. Cái chính là phải làm sao buộc họ chấp nhận theo đúng luật quốc tế rút giàn khoan đi.

Thanh Trúc: Xin luật sư đừng quên là, trong những việc cần làm ngay mà ông đề nghị nãy giờ, Việt Nam lúc nào cũng có thể gặp cảnh há miệng mắc quai bởi công hàm ngoại giao mà ông thủ tướng Phạm văn Đồng đã ký với Trung Quốc hồi năm 1958.

LS Hoàng Ngọc Giao: Về giá trị pháp lý của công hàm hàm do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký hồi năm 1958 thì Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã ra một số tuyên bố giải thích. Theo tôi hành động cần làm ngay bây giờ là Quốc Hội phải ra một nghị quyết để vô giá trị cái công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng đi. Thẩm quyền của quốc hội là hoàn toàn có thể bãi bỏ những văn bản nào không phù hợp. Ngay bây giờ Quốc Hội Việt Nam cần phải có một văn bản một nghị quyết để vô giá trị công hàn năm 1958 và có căn cứ đầy đủ trong đó. Việc đó cũng cần phải làm ngay.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn thời giờ của chuyên gia luật quốc tế, phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao.

Thanh Trúc,
phóng viên RFA
Theo RFA

Tướng Brisset: "Trung Quốc sẽ chiếm Biển Đông nếu Việt Nam không lôi kéo được sự chú ý của thế giới"

Một tàu hải cảnh Trung Quốc gần giàn khoan, phía trái là cờ của lực lượng tuần duyên Việt Nam. Ảnh chụp ngày 14/05/2014.
REUTERS/Nguyen Ha Minh
Hôm nay 14/06/2014 tại khu vực giàn khoan Hải Dương do Trung Quốc đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, các tàu Trung Quốc đã dàn hàng ngang để ngăn cản các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam làm nhiệm vụ cũng như các tàu cá Việt Nam đang đánh bắt, sẵn sàng đâm va.

Từ đầu tháng Năm đến nay, tình hình vẫn luôn căng thẳng tại khu vực này, khiến mọi người đều lo sợ khả năng xảy ra chiến tranh trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tướng không quân Jean-Vincent Brisset, giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS) chuyên về an ninh châu Á và Trung Quốc, đã vui lòng trả lời RFI Việt ngữ về vấn đề này.

RFI : Kính chào ông Jean-Vincent Brisset. Thưa ông, tình hình tại Biển Đông xung quanh giàn khoan do Trung Quốc đơn phương kéo đến đặt tại vùng biển gần Hoàng Sa vẫn đang căng thẳng. Không ngày nào không có những vụ tàu Trung Quốc gây hấn, tấn công vào các tàu Việt Nam bằng nhiều hình thức. Liệu sẽ xảy ra chiến tranh tại vùng biển này, hay đây chỉ là chiến tranh cân não ?



Nghe bài Giặc đã vào nhà...



Tướng Jean-Vincent Brisset : Hiện giờ chưa có nguy cơ xảy ra chiến tranh do một phía nào đó chủ động gây chiến. Tuy nhiên chiến tranh cũng có thể diễn ra, do Trung Quốc tỏ thái độ vô cùng bạo lực, vô cùng đế quốc, khiến nguy cơ xung đột vẫn hiển hiện. Nếu xảy ra chết người ở phía Việt Nam và các nước khác chẳng hạn, thì đương nhiên sẽ có các vụ trả đũa, gây ra các vụ đối đầu càng lúc càng quan trọng hơn.

RFI : Thưa ông, việc kiện ra tòa có phải là giải pháp cho các nước liên quan như Việt Nam và Philippines, trong khi Bắc Kinh luôn từ chối ra trước các định chế tư pháp quốc tế ? 

Rõ ràng là Việt Nam, Philippines có các lý do tuyệt hảo khi đi tìm một giải pháp pháp lý, vì khá dễ dàng để chứng tỏ rằng đây là quyền của họ. Giải pháp đi kiện là một giải pháp tốt, do ra trước tòa án quốc tế nào, các nước này cũng có cơ hội thuyết phục rằng họ có lý. Nhưng vấn đề là Trung Quốc không tôn trọng luật lệ quốc tế.

RFI : Ông có nghĩ Biển Đông là vùng biển mang tính quốc tế ? 

Từ rất lâu Biển Đông là vùng biển quốc tế. Có một số đảo nhỏ được nhiều nước chiếm đóng, nhưng tương đối ổn, không có những yêu sách chủ quyền thô bạo. Có điều Trung Quốc lại quyết định toàn bộ Biển Đông là của mình, bất chấp mọi luật pháp quốc tế.

RFI : Với tính cách quốc tế của Biển Đông, ông có nghĩ rằng châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng cũng có liên quan, tuy không đứng về phía nào trong tranh chấp ? 

Pháp và các quốc gia châu Âu khác đều có liên quan với tư cách là những nước đã ký vào Công ước quốc tế về Luật Biển, tuy cho đến nay Công ước này không được tôn trọng. Vấn đề là cũng có rủi ro cho các nuớc này, vì một phần lớn trao đổi thương mại hàng hải đi qua khu vực này, đến 40%. Mặt khác châu Âu không có nhiều tiếng nói trong vùng này, Pháp lại càng ít hơn.

Tôi nghĩ rằng đối với những nước không có mấy trọng lượng để gây áp lực lên Trung Quốc, thì để yên cho Trung Quốc hành động có lợi cho mình hơn là giúp đỡ những nước nhỏ, thế nên thường là họ không có phản ứng.

RFI : Bắc Kinh luôn đề nghị thương lượng song phương thay vì đa phương … 

Bắc Kinh có thể hy vọng mạnh hơn đối thủ trong các giải pháp song phương. Rõ ràng là Bắc Kinh ít khi tiến hành các giải pháp đa phương, dù là với châu Âu hay với các đối tác khác, mỗi lần có đề nghị thương lượng. Có rất ít trường hợp thương thảo đa phương với Trung Quốc vì không có lợi cho họ bằng song phương. Thế nên Bắc Kinh luôn xoay sở để phá hoại tất cả các toan tính của ASEAN cho giải pháp đa phương về vấn đề an ninh.

RFI : Nhưng cho đến giờ mọi nỗ lực để đưa vấn đề ra trước các tòa án quốc tế đều thất bại, như ông biết

Tôi cho rằng đối với Việt Nam, Philippines, Malaysia - và không chỉ có thế, bây giờ Indonesia mới phát hiện là họ cũng liên quan, các quốc gia này có quan điểm tôn trọng pháp chế. Họ muốn có được phán quyết của các định chế tư pháp quốc tế, từ các chuyên gia, các tòa án độc lập.

Nhưng vấn đề hiện nay là ở chỗ, mà Trung Quốc hiểu rất rõ, trước hết, kẻ mạnh là người áp đặt luật chơi, và tiếp đến là truyền thông. Các nước kể trên chưa bao giờ là người mạnh nhất, và nhất là họ không liên kết lại để có một giải pháp chung, cũng như không vận dụng báo chí quốc tế. Vì vậy chuyện của họ không được ai quan tâm đến.

RFI : Như vậy theo ông, các nước này cần nỗ lực tuyên truyền nhiều hơn ? 

Tất nhiên rồi !

RFI : Ông nghĩ gì về phản ứng của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam tại Diễn đàn An ninh Khu vực Shangri-la vừa rồi ? 

Người ta thấy rằng quan hệ giữa Nhật Bản và Đài Loan có vấn đề đôi chút liên quan đến quần đảo Senkaku, và giữa Philippines với Đài Loan, đã được giải quyết tương đối ổn với các thỏa thuận hòa bình, chứng tỏ rằng có thể thương lượng được với nhau. Đài Loan là một ví dụ ngạc nhiên và thú vị.

Thú vị hơn là giữa Nhật và Philippines không có quan hệ ngoại giao với Đài Loan nhưng đã thành công trong việc đạt được thỏa ước nhằm tránh xung đột. Điều này cũng chứng tỏ là Trung Quốc khi từ chối các thỏa thuận này là muốn xung đột vì muốn chiếm được Biển Đông, làm thành biển riêng của người Trung Quốc.

Tôi có thể hiểu được rằng, người Nhật gặp khó khăn với Trung Quốc về hồ sơ Senkaku, cho rằng chính sách của Bắc Kinh rất nguy hiểm cho thế giới. Người Mỹ cũng quan tâm đến vấn đề này vì có lợi ích trực tiếp trong khu vực. Hoa Kỳ được tất cả các nước kêu gọi giúp đỡ vì trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc, các nước này không có đủ phương tiện kỹ thuật để đối phó. Giải pháp của họ là kêu gọi sự trợ giúp của Mỹ - một điều mới cách đây vài năm khó thể nghĩ đến.

Việt Nam cố gắng hòa hoãn vì biết rằng yếu hơn về quân sự cũng như kỹ thuật, không có trọng lượng bao nhiêu đối với truyền thông.

RFI : Ông có nghĩ rằng có sự hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc hay không ? 

Tôi nghĩ rằng giữa Trung Quốc và Nga có nhiều lý do để xung đột với nhau hơn là hợp tác quân sự. Đã có cuộc tập trận chung hết sức giới hạn cả về mặt kỹ thuật lẫn thực tiễn. Có vài sự trao đổi, chẳng hạn như đã có loan báo việc Nga xuất khẩu các thiết bị quân sự phòng không, máy bay tiêm kích…cho Trung Quốc.

Chính các nhà xuất khẩu vừa cho biết rằng việc bán hàng không phải ngay lúc này đã thỏa thuận xong, ngược lại đang bị hoãn. Bởi vì người Nga biết rõ rằng về mặt quân sự, việc « có qua có lại » không hề hiện hữu : Bắc Kinh chỉ muốn nhận được chứ nhất định không muốn cho đi.

RFI : Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã đả kích thẳng thừng các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng phải chăng đây chỉ là nói suông không dẫn đến hành động, mà sự kiện ở bãi cạn Scarborough của Philippines là một ví dụ ? 

Người Mỹ sẽ ngày một hiện diện cụ thể hơn tại Biển Đông. Để tấn công một tàu của Philippines, Malaysia hay Việt Nam như Trung Quốc vẫn thường xuyên làm, họ có nguy cơ gặp phải một chiếc tàu Mỹ đi ngang qua. Bắc Kinh sẽ không muốn nhận lấy rủi ro khi tấn công, đánh chìm một tàu của Mỹ, như họ vẫn tự cho phép. Đánh đắm một chiếc tàu Việt Nam thì dễ dàng thôi, không ai trên thế giới chú ý cả. Ngược lại, đối với tàu Mỹ sẽ gây ra các phản ứng rất nặng nề.

RFI : Trở lại với giàn khoan Trung Quốc, ông có nghĩ rằng đây là một phần của chiến lược tổng thể của Bắc Kinh – và gần đây người ta còn nói đến một giàn khoan thứ hai nữa. Điều gì sẽ xảy ra nếu họ tiếp tục chiến lược này ? 

Người Trung Quốc sử dụng một chiến lược có thể gọi là trò chơi của trẻ con với cha mẹ. Khi người ta còn bé, người ta thử không chịu nghe lời một chút, và nếu cha mẹ không trừng phạt thì đứa bé sẽ bướng bỉnh hơn.

RFI : Ông có lời khuyên nào đối với Việt Nam không ? 

Nếu Việt Nam không thành công trong việc làm cho các nước khác trên thế giới chú ý đến vấn đề của mình, thì Trung Quốc sẽ thắng, cũng như họ đã thắng khi chiếm được Hoàng Sa cách đây bốn mươi năm.

Tất nhiên là Việt Nam phải khởi kiện rồi, nhưng nhất là phải nỗ lực về mặt truyền thông. Nếu Việt Nam muốn thoát khỏi tình trạng hiện nay, thì cần phải làm cho thế giới chú ý đến những gì đang diễn ra tại Biển Đông.

RFI : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tướng Jean-Vincent Brisset, giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS), đã vui lòng trả lời RFI Việt ngữ.
Thụy My
Theo RFI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét