Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Thứ Tư, 19-03-2014 - THỬ GIẢI THÍCH MỘT BÀI THƠ ĐÁNG CHÚ Ý VỀ VẬN MỆNH ĐẤT NƯỚC

“Bộ Chính trị quyết định không kỷ luật Đà Nẵng”, nhưng lại … hủy quyết định? (Infonet/Chép sử Việt).
 – Phiên tòa xử Blogger-Nhà văn Phạm Viết Đào sắp bắt đầu.
Trước đó, vợ con của ông tới dự, bị hỏi giấy mời … Sau một hồi đôi co, giải thích, rồi có thư ký tòa ra bảo lãnh, họ đã được vào. Nhiều bạn bè ông đi theo không được vào. Lực lượng an ninh, cảnh sát, dân phòng dày đặc bên ngoài khu vực quanh tòa.
Theo nhận định của vị Luật sư từng được gia đình PVĐ mời bảo vệ quyền lợi cho ông (nhưng PVĐ quyết định tự bào chữa), có khả năng trưa nay gia đình sẽ được đón ông trở về.
11h – Phiên tòa kết thúc. Từ đề nghị của Viện kiểm sát với mức án 15-18 tháng tù, Tòa đã tuyên án phạt tù giam 15 tháng cho ông Phạm Viết Đào. Đã bị tạm giam 9 tháng, như vậy, ông sẽ còn phải chấp hành án phạt tù khoảng 6 tháng nữa. Nhiều khả năng PVĐ sẽ kháng án.

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1<- NGÀY NÀY 35 NĂM TRƯỚC, BỌN BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH THUA TRẬN, RÚT QUÂN (FB Nguyễn Hồng Kiên/ Tễu).
- Lê Anh Hùng: Lào Cai: ‘Tử huyệt’ của phòng tuyến biên giới phía bắc? (VOA).
- Lại nóng chuyện người Trung Quốc ở Nghi Sơn (TT/Chép sử Việt). – “Lỗ hổng” lao động nước ngoài tại VN: Dân còn thấy lo lắng… (DT).
- Mậu Thân và Gạc Ma 1968 – 1988 (Blog RFA). “ông nói rằng cái điều đáng sợ và ám ảnh ông nhất khi làm một người lính Cộng sản không phải là họng súng của quân Việt Nam Cộng Hòa, thậm chí, ông vẫn chưa bao giờ sợ người lính Việt Nam Cộng Hòa sẽ giết ông nếu như anh ta từng là bạn bè của ông thời đi học. Nhưng với người lính Cộng sản thì khác, hoàn toàn khác. Trong chiến cuộc Mậu Thân, ông đã chứng kiến cấp chỉ huy đã buộc chân vào với nhau dưới hầm để chiến đấu“. – “Dồn trí tuệ” cho đền tưởng niệm Gạc Ma (*), “Dấu hèn mọn” với liệt sĩ Hoàng Sa!? (DLB). – Ký ức của vị thuyền trưởng già về giây phút định mệnh (ĐS&PL).
- KHÔNG ĐƯỢC BÁN HOÀNG SA! (FB Nguyễn Hữu Quý). “Đau đớn làm sao khi giữa lòng Hà Nội/ Băng rôn biểu tình: ‘Không được bán Hoàng Sa’/ Có triều đại nào lụn bại đến thế chưa,/ Khi để Nhân Dân coi là bán nước?/ Lại thấy hôm nay trong Văn phòng Thủ tướng/ Treo tấm bản đồ ‘đường chín đoạn’ bất lương/ Bạn nghĩ gì về Đất Nước mai sau,/ Liệu có còn không, hay vào tay giặc?” – Có nên lo lắng về cái bản đồ trong phòng họp của Thủ tướng? (Phương Bích). – Nhìn khu Tự trị [Tân Cương, Tây Tạng], ngẫm nghĩ Việt Nam (DLB). – Hình ảnh của người Việt Nam trong tương lai không xa: Hai Tăng Nhân Tây Tạng Tự Thiêu Kháng Nghị tại Thanh Hải và Tứ Xuyên (ĐKN).
- Nhật Bản muốn tăng cường quan hệ với VN (BBC). – ‘Việt – Nhật là cặp đối tác tốt đẹp’ (BBC). – Chủ tịch Việt Nam tuyên bố chống sử dụng vũ lực trên Biển Đông (RFI). – Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản (VOV). – Nâng cấp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên tầm cao mới (TTXVN).
- Chống Trung Quốc ở Biển Đông – Trung Quốc vs ASEAN: Countering China in the South China Sea (National Interest). – Trung Quốc thách thức Philippines ở Biển Đông: China challenges Philippines in the South China Sea (EAF). – Bắc Kinh cáo buộc Manila vi phạm tuyên bố ở Biển Đông: Manila in breach of South China Sea declaration: Beijing (WCT). – Soái hạm của Hạm đội 7 Mỹ trở lại Philippines, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong tranh chấp Biển Đông: Flagship of US 7th Fleet back in PH amid heightened tension over sea dispute (Inquirer). – Forget Oil and Gas, the South China Sea Just Got More Complicated (IPD).
- Máy bay mất tích giúp TQ tăng cường yêu sách Biển Đông? (ĐS&PL).
- Trung Quốc buộc Philippines bỏ bãi Cỏ Mây (RFA).
- Ông Đinh Đăng Định ‘đang nguy kịch’ (BBC).
- Ngày mai – Phạm Viết Đào (Nguyễn Tường Thụy). – Có thể khởi tố Phạm Viết Đào về tội danh gì? (RFA). -Blogger Phạm Viết Đào ‘sẽ tự bào chữa’ (VOA). – HRW: Việt Nam phải bỏ vụ xét xử blogger Phạm Viết Đào (RFA). – Blogger Phạm Viết Đào ra tòa (DLB). – TÔI CŨNG CÓ THỂ LÀ PHẠM VIẾT ĐÀO (Nguyễn Trọng Tạo).
- Gia đình chị Bùi Thị Minh Hằng gửi đơn khiếu nại tới Ủy Ban Chống Cưỡng Chế Mất Tích thuộc Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (DLB). - Thông báo của gia đình tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh HằngQua thông báo này, chúng tôi xin nói rõ là hiện nay đơn khiếu nại đã thuộc thẩm quyền cứu xét, điều tra, và quyết định bởi Ủy Ban Chống Cưỡng Chế Mất Tích trực thuộc Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc“. – Thế giới là một ngôi nhà (Nguyễn Văn Thạnh).
- Hằng trăm người H’mong phản đối phiên tòa ở Tuyên Quang (RFA). – Đồng bào H’Mong tập trung đòi trả tự do cho ông Thào Quán Mua (RFA). – Người H’Mông tuần hành yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho ông Thào Quán Mua (DCCT). – Tin nóng về những người dân đi đòi công lý cho những nạn nhân bị cộng sản bắt giam vô cớ (DLB). – Đi tìm công lý – hy vọng mong manh
- Tuyên bố của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về tình trạng Bộ Công an tùy tiện ngăn cấm công dân Việt Nam xuất cảnh (MLBVN). – Thư mời tham gia buổi thảo luận lần 2 về Quyền Tự Do Đi Lại
- Không nên cố tình hiểu sai về quyền dân sự và chính trị (QĐND).
- Định hướng theo kiểu “tuyên giáo” (FB Nguyễn Văn Tuấn/Boxitvn). – Thư gửi cộng đồng đại học và cộng đồng nghiên cứu Việt Nam (Boxitvn).
- Nhà báo Phạm Chí Dũng : Việc thành lập Hội nhà báo độc lập là một nhu cầu cấp thiết (DĐXHDS).
- Cảnh báo phụ huynh: Ai nối giáo cho giặc? Ai tiếp tay cho việc “nối dài” chế độ CS? (DLB).
- Thơ bạn FB vừa gửi tặng: GỬI NGƯỜI EM GÁI DƯ LUẬN VIÊN (NLT/ FB HNNGBPĐ). “Nếu em cho rằng anh nghe những điều xúi giục/ Thì em đã nhầm/ Anh đã nhiều lần suy nghĩ trầm ngâm/ Khi em gọi anh là đồ phản động/ Ờ thì anh không học cao hiểu rộng/ Không đóng góp nhiều cho đất nước quê hương/ Nhưng anh hiểu được những nhiễu nhương/ Đang cản bước đường dân tộc…”
- 2015 tươi sáng (DLB). – Tại sao mày lại đi? (THĐP).
2
- Bôxit Tây Nguyên: LỖ càng nặng càng phải bịt … LỖ … rò rỉ thông tin LỖ (VEF/Chép sử Việt). “Một bài báo được đăng lên trang VietnamNet từ rạng sáng, đến trưa thì có lệnh bắt phải gỡ bỏ. … ” =>

- VietnamNet hèn hạ bài Bôxit Tây Nguyên LỖ, nhưng đã có Tuổi trẻ trám chỗ (TT/Chép sử Việt).
- XIN LỖI, TÔI KHÔNG THỂ KHÔNG NGỨA MỒM (Nguyễn Quang Vinh). – Đến trường (DLB). “Hôm qua em đến trường/ Phải đu dây làm xiếc. Ớ ơ/ Bao nhiêu bạn bơi sông/ Mà đảng không hay biết…
- THƯ CỦA MỘT NGƯỜI TRẺ GỞI NGHỆ SĨ NGUYỄN CHÁNH TÍN (FB Chris Le/ Huỳnh Ngọc Chênh). “Chú ơi, con thấy vầy nè, khi chú trên đỉnh cao, chú trịch thượng với cuộc đời, với nhiều người, chú chẳng sẻ chia với ai chút nào; khi chú xuống vực sâu, chú thống thiết vậy là không công bằng. Chú có để ý rằng những người đang kêu gọi giúp đỡ chú là những người ít thân thiết và chẳng biết nhiều về chú không? Và chú nên đặt câu hỏi ‘vì sao?’.
- Tại sao có sự khác biệt quá lớn giữa người Việt Nam và người Nhật Bản? (*) (Nguyễn Quang Vinh).
- “Mê cung” luật chồng lên luật! (DT).
- Vụ lật cầu treo: Sao chưa khởi tố? (NLĐ).
- Cô giáo chui túi nilon qua suối:Vượt quá trí tưởng tượng của bất kỳ ai (Infonet). – Vì sự đi lại an toàn của người dân (ND). – Bộ trưởng Thăng vừa chỉ đạo xây cầu nơi qua suối bằng túi nilông (Soha). – Tư lệnh Đinh La Thăng đánh trận Điện Biên từ … Nhật Bản (MTG/Chép sử Việt). – Hoan hô sáng kiến của Bộ GD-ĐT: Thầy cô nên tìm đường vòng thay vì dùng túi nilon qua sông (VNN/Chép sử Việt).
- Chuyện “nhắm mắt ký bừa” ở UBND xã Xuân Nộn (PLXH). – Thu hồi quyết định bổ nhiệm … lái xe làm Phó Chánh văn phòng (MTG).
- Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long ra vành móng ngựa (Tân Châu).
- Giữa người với người (TN). “Các công an lấy cung bắt em gái chụm tay đặt phần ngón lên bàn. Rút thắt lưng, chập đôi lại, vừa hỏi gằn từng câu vừa quật thẳng cánh xuống các đầu móng tay sơn đỏ… Còn thiếu phụ nọ không ngồi trên ghế mà ôm đầu ngồi dí xuống sàn. Người hỏi cung rất thành thạo túm từng nhúm tóc bên thái dương chị ta giật mạnh. Không khai. Anh ta thẳng chân đá mạnh vào hạ bộ chị nọ. Hết cú này đến cú khác. Mỗi cú đá, chị ta gập mình lại rên rỉ, nước mắt lấp lánh trên mặt“. Đọc để thấy được phần nào cái sự dã man của bọn công an, trách sao người dân cứ nghe công an chết là mừng, bất kể cái chết do bị tai nạn. Dường như người dân không còn xem công an là con người nữa rồi!
- Vụ “Cô gái tố CSGT…”: Lãnh đạo cho rằng việc tố cáo là… trớt hướt! (NLĐ).
- Chủ tịch Hà Nội phê duyệt 9 lãnh đạo lâm thời quận Bắc Từ Liêm (Soha).
- Đường cao tốc “ngốn” quá nhiều tiền! (NLĐ).
- Đấu thầu dự án Đường và kè sông Tiền (Tiền Giang): “Không ăn được, phá cho hôi”? (DĐDN).
- 15 đối tượng Trung Quốc bắt 2 người Việt đòi tiền chuộc (MTG).
- Tiểu Cẩm Linh hay thói hợm hĩnh của quan chức Trung Quốc (RFI).
- Quan Chức Mỹ Cho Biết: Bí Mật F-35 bị Trung Quốc Đánh Cắp (ĐKN).
- Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: tăng cường vũ trang chống giải trừ quân bị (Phan Ba).
- Nhân quyền : Trung Quốc vẫn ủng hộ Bắc Triều Tiên (RFI). – Thanh tra LHQ yêu cầu có biện pháp chống đàn áp nhân quyền ở Bắc Triều Tiên (VOA).
- Cựu lãnh đạo Cộng sản Hungary ra tòa vì tội đàn áp dân chúng (RFI).
- Thái Lan dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp (BBC). – Thái Lan bãi bỏ tình trạng khẩn cấp tại Bangkok (RFI). – Thủ tướng Thái Lan ngồi xe lăn họp nội các (TP). – Thái Lan chấm dứt tình trạng khẩn cấp, du lịch hi vọng phục hồi (MTG).
- Phạm Thị Hoài dịch: Tôi xấu hổ cho đất nước tôi (pro&contra). “Tôi xấu hổ cho đất nước tôi, vô trách nhiệm tuân theo kẻ được mệnh danh là tổng thống mà đẩy thế giới đến bờ chiến tranh. Không, không phải mọi người Nga đều hoan hô quân Nga tiến vào Ukraine; người dân ở Krym chắc chắn không muốn bị một đơn vị vũ trang cai quản. Hiếm có hai dân tộc nào gần gũi nhau hơn Nga và Ukraine“.


- Nó có thấy/có biết gì đâu? (Đinh Tấn Lực).
- Vũ Xuân Tửu: Mùa xuân nhớ bác Đào (Trần Nhương).
- Bài 1: ĐƠN TỐ CÁO NHÀ CẦM QUYỀN HUYỆN PHÚ LỘC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THU HỒI ĐẤT TẠI THỊ TRẤN LĂNG CÔ MÀ KHÔNG ĐỀN BÙ THOẢ ĐÁNGBài 2: TỐ CÁO HÀNH VI CÔN ĐỒ – VU KHỐNG, BẮT NGƯỜI TRÁI PHÁP LUẬT CỦA CẢNH SÁT HÌNH SỰ, CÔNG AN CỘNG SẢN VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNGBài 3: BẢN TƯỜNG TRÌNH - Bài 4: Tường trình buổi làm việc chiều ngày 18/12/2013 Bài 5: TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỀ VIỆC VN VÀO HĐNQLHQ - Bài 6: HÃY ỦNG HỘ TINH THẦN “BÙI THỊ MINH HẰNG” - Bài 7: ĐƠN TỐ CÁO (V/v: Xâm phạm chỗ ở, vu khống, bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích) - Bài 8: Đơn Tố Cáo (V/v Viên chức nhà nước hành dân) - Bài 9: VÌ SAO TÔI DẤN THÂN CHỌN CON ĐƯỜNG ĐẤU TRANH - Bài 10: CÔNG LÝ – HÒA BÌNH VƯỢT QUA SỢ HÃI ĐỂ ĐẨY LÙI BÓNG TỐI – Bài 11 (Nguyễn Đức Quốc).
- Tôi là phật tử theo cách của riêng tôi (Dương Thu Hương) (Thông Luận). “Quyền lực nào áp chế những người tu hành và thả lũ lợn bẩn thỉu vào khắp chùa chiền xứ sở? Chẳng có gì bí mật cả, ‘bên trên’ là A 25 Cục bảo vệ văn hóa thuộc Tổng cục 1 Bộ Nội vụ. A 25 có nhiệm vụ đào tạo sư sãi để ‘yểm’ Hội Phật giáo Việt Nam, để trấn giữ hệ thống chùa toàn quốc. Không ai quên rằng chính nhà nước cộng sản đã dấy lên cơn bão kinh hoàng nhằm tàn phá đình chùa, đền miếu thậm chí đào mồ hốt mả chúng sinh, tiêu diệt tất cả những gì mà họ cho là ‘tàn tích của chế độ phong kiến’.”
- Hoàn cảnh bấp bênh trên trái đất: Một báo cáo điều tra về điều kiện sinh sống hiện tại và tình trạng pháp lý của người Việt tại Campuchia (DLB). “‘Tổ chức Quyền của Người thiểu số’ – Minority Rights Organization (MIRO) – ra mắt báo cáo kết quả tìm hiểu – Bị khước từ Quốc tịch, người Việt ở tỉnh Kam-pong Cho-năng (Kampong Chhnang) bị tước đoạt những nhân quyền cơ bản“.
- Loạt bài tưởng niệm nhà báo Vũ Ánh của Sống Magazine: Khi nghe tin sét đánh… – Nguyễn Thiện Ân: Vũ Ánh, bạn tôi, một CON NGƯỜI – Lê Phú Nhuận: Người đồng nghiệp nhân hậu – Vũ Thanh Thủy – Dương Phục: Vũ Ánh, Bạn Vàng! – Nguyễn Mạnh Tiến: Người cuối cùng rời khỏi tàu – Khánh Hòa: Miếng cơm cháy, sẽ cùng anh ra biển – Nhiều tác giả: Một lời nguyện cho anh… – Diễm Quyên: Ngỡ Ngàng… - Nhiều tác giả: Những dòng thơ tiễn nhà báo Vũ Ánh - Nhớ Anh Vũ Ánh
- BÀI HOAN CA Ở A38 – Phần 16 & 17 (Tương Tri). “Bài học đầu tiên, trong tập vở học trò Hắn ghi tóm tắt bài giảng. Chủ đề: Tội ác của đế quốc Mỹ Tội ác có căn cơ, kéo từ lịch sử đến hiện tại, một dân tộc tạp chủng hiếu chiến, gian ác, chỉ thích nhìn thấy máu rơi thịt đổ của đồng loại…
- Nguyễn Văn Tuấn – Trình độ học vấn của bộ trưởng Việt Nam (Dân Luận). “Trong số 16 người trong Bộ Chính trị, có 8 người (50%) có bằng tiến sĩ. Tính tương đối, trình độ học vấn của Bộ Chính trị còn cao hơn cả Nội các Chính phủ... Số bộ trưởng có bằng tiến sĩ cao gấp 2 lần số có bằng cử nhân! Tôi chưa so sánh với Mĩ, nhưng tôi nghĩ chắc số tiến sĩ không cao như ở VN. Nội các Úc lần này hình như không có ai là tiến sĩ. Rất có thể với cơ cấu này, trình độ học vấn của nội các VN là cao nhất nhì thế giới“.
- Nguyễn Hưng Quốc: Chính trị trong thế kỷ 21 (Blog VOA).
KINH TẾ
- Ngân hàng được giữ nguyên nhóm nợ cho các khoản nợ cơ cấu lại đến 1/4/2015 (DV/Gafin). – Nhà băng giảm cả lãi suất tiết kiệm kỳ hạn dài (HNM).
- Hoạt động của hệ thống các TCTD chưa được cải thiện (CafeF/Gafin). – Trao vốn tận tay (NLĐ).
- Quy định mới của NHNN: Công khai tài sản các sếp ngân hàng (Gafin).
- Nghị định có, hướng dẫn chưa, doanh nghiệp tắc! (TBKTSG).
- Cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/3 (ĐTCK). – Vietstock Daily 19/03: Thị trường sẽ tiếp tục giằng co? (Vietstock).
- Quảng Ngãi: Chợ xây 10 năm vẫn bỏ không (LĐ). – Không chỉ nói chuyện nhà để ở (XD).
- Cường quốc mỳ gói: Nguy cơ của Việt Nam (Depplus/VNN).
- Cơ chế nào cho giá sữa? (SM).
3<- Sức sống ở huyện đảo Lý Sơn: Đệ nhất… tỏi! (Bài 1) (Đồng Nai).
- Tạm trữ lúa gạo có lợi cho ai? (NLĐ). – Tiền phải vào túi nông dân (NLĐ).
- Lần đầu tiên công bố bộ chỉ số ngành logistics Việt Nam (TTXVN).
- Tồn kho phân ure tăng cao (HQ).
- Hải quan Bình Phước: Còn 2,3 tỉ đồng nợ thuế không có khả năng thu hồi (HQ).
- Bị phương Tây trừng phạt, Nga đối mặt suy thoái (KP). – Crimea tuyên bố thành lập Ngân hàng trung ương (VTV/CafeF). – Crimea đã chọn đồng rúp Nga làm đơn vị tiền tệ chính thức (VOV).


VĂN HÓA-THỂ THAO
4- Du lịch tâm linh (BVPL). =>
- Thực hư ‘trận đồ’ Tràng An (Kỳ 2): Ly kỳ cây si ngàn tuổi, rễ phủ mấy quả núi (DV).
- Nhà văn NHẬT TIẾN: “Thuở mơ làm văn sĩ” – KỲ 14 (Nhật Tuấn).
- Truyện ngắn của nhà văn Võ Thị Hảo: Gái Góa Đi Bán Cao Dê (DĐXHDS).
- ĐƯỜNG PHỐ CỦA TÔI (Văn Công Hùng).
- Học “Dũng” để làm cho cuộc đời trở nên đầy màu sắc (THĐP). – Lời con trai gửi bố… – Bài học cuộc đời
- “Hãy làm những gì mình thích rồi hạnh phúc sẽ đến” (THĐP). – Nếu bây giờ tôi chết?
- Con trai, con gái và những ước hẹn của thời thanh xuân (THĐP).
- Những niềm tin 70% (THĐP).
- Thất nghiệp – nguy hiểm hay cơ hội? (THĐP).
- Friend – Not Food: Con Vện là bạn, không phải là thức ăn (DCVOnline).
- Phước Nhơn: Ghur Cham Bini – Bức Tâm thư gửi quý Mạnh thường quân (Inrasara).
- Luân Hồi: Sự Thực hay Ảo Tưởng? (ĐKN). – Những Quả Cầu Trong Ảnh: Linh Hồn hay Chỉ là Ảnh Phản Chiếu của Bụi?
- Flappy Bird: Tác Giả Hà Đông Để Mở Khả Năng Đưa Game Gây Nghiện này Quay Lại (ĐKN).
- Cục Nghệ thuật biểu diễn thua kiện (Tin tức). – Cục nghệ thuật không có thẩm quyền hủy cuộc thi ‘Nữ hoàng biển’ (Tin tức).
- Tái bản tự truyện Tôi đi học (NLĐ).
- NSƯT Nguyễn Chánh Tín vỡ nợ: Ngân hàng Phương Nam lên tiếng (ĐS&PL). – Ngân hàng sẵn sàng hoãn lấy nhà đến tháng 9 và cho Chánh Tín “chuộc” nhà (LĐ).
- Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Tuấn Anh: Ngân sách cho ASIAD 18 lên đến 300 triệu USD (TN). – Kinh phí tổ chức Asiad gây lo lắng (NLĐ).
- Thêm chứng cứ quan chức FIFA nhận hối lộ (NLĐ).


- Lê Hoài Nguyên: Thủ lĩnh Nhân văn cuối cùng cũng đã ra đi (Trần Nhương).
- Saigon Bây Giờ (Alan Phan).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đổi mới giáo dục: Hãy mạnh tay với đào tạo tiến sĩ! (MTG).
- Tuyển sinh riêng: Chủ yếu trường tư (NLĐ).
- Công bố danh sách 337 trường ĐH, CĐ công lập (HQ).
- Bộ GD&ĐT cảnh báo 136 ngành đào tạo ĐH (GD&TĐ).
5<- Lại cho phép dạy ngoại ngữ cho trẻ mầm non (VnM). – Tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục mầm non (GD&TĐ).
- Vụ trẻ 4 tuổi bị mẹ hiệu trưởng đánh: Trường mầm non tư thục Tuổi Hồng có bị đóng cửa? (LĐ).
- Bộ Giáo dục lên tiếng việc ‘chui túi ni lông đến trường’ (Tin tức). – Bộ GD&ĐT chỉ đạo đảm bảo an toàn, thuận lợi đường đến trường (GD&TĐ). – Thầy giáo tự trách bản thân khi xem clip ‘Cô giáo chui túi nylon đến trường’ (MTG).
- Mất 3 chi và nửa khuôn mặt do vi khuẩn “ăn thịt người” (Daily Mail/ Sống News).
- ‘Áo Choàng’ Có Khả Năng Che Giấu Vật Thể Khỏi Sóng Âm (ĐKN).
- Bay tới sao Hỏa : Chuyến đi không ngày về vẫn cuốn hút người trái đất (RFI).


- Tuyển sinh vào lớp 10 THPT: Không cần thiết phải đến “lò luyện” (KT&ĐT).
- Bài 1: Không đậu tốt nghiệp vẫn có bằng tốt nghiệp: Nghệ An: Hàng loạt cán bộ thi trượt vẫn có bằng tốt nghiệp (GDVN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Giám đốc BV Hùng Vương thừa nhận an ninh ‘có vấn đề’ (MTG). – Vụ bắt cóc trẻ sơ sinh: Hóa ra quy trình kiểm tra còn lỏng lẻo (!) (DT).
- Thấy thi thể cuối cùng vụ 3 cán bộ Sở Công thương bị sóng cuốn (DV).
6- Đà Nẵng tìm giải pháp “sống chung” với ngập lụt (DT).
- Xe buýt thủ đô sẽ tăng giá vé từ 1/5…? (PT).
- Cháu bé bị bố dùng điếu cày đánh đã tử vong (VnM). – Một cái chết gây phẫn uất (NLĐ). =>
- Gái mại dâm hành sự giữa lòng Cố đô Huế (DV).
- Khách Trung Quốc ăn cắp trên máy bay VNA ở Tân Sơn Nhất (NLĐ).
- Trung Quốc giảm được phân nửa số ca nhiễm bệnh lao (VOA).
- FAO: Cần ‘cách mạng’ nông nghiệp để thỏa mãn nhu cầu lương thực (VOA).

- Đỏ và đen (PLTP).

QUỐC TẾ
- LHQ: Tội ác chiến tranh leo thang ở Syria (VOA). – LHQ xác nhận danh tính tội phạm chiến tranh ở Syria (TTXVN).
7<- Cơ quan tình báo quân đội Yemen bị đánh bom (VOV).
- Khủng hoảng Ukraina gây thêm khó khăn cho đàm phán về hạt nhân Iran (RFI). – Thương thuyết hạt nhân Iran ảnh hưởng vì khủng hoảng Ukraina (VOA). – Nga và phương Tây nối lại đàm phán về Iran (VOA).
- Mỹ thúc đẩy đàm phán hòa bình Trung Ðông (VOA).
- Mỹ bắt giữ tàu treo cờ Triều Tiên ở Libya (MTG).
- Tân Đại sứ Mỹ: Cải thiện bang giao Mỹ-Trung là ưu tiên hàng đầu (VOA).
- Texas và nỗ lực cuối cùng cho Obamacare (Người Việt).
- Máy bay Malaysia : Trung Quốc, kẻ nổi tiếng mờ ám lại đòi minh bạch (Thụy My RFI). – Lãnh tụ đối lập Malaysia bác bỏ liên kết với máy bay mất tích (VOA). – Trung Quốc tìm máy bay Malaysia mất tích trên lãnh thổ quốc gia (RFI). – Trung Quốc tìm MH370 trên đất liền (BBC). – Malaysia: Phạm vi tìm kiếm MH370 nới rộng hơn 4 triệu km vuông (VOA). – ‘Chuyến bay MH370 chưa vào không phận Việt Nam’ (VOA).
- Bắc Kinh: Hành khách Trung Quốc không liên hệ tới khủng bố (VOA). – Thân nhân MH370 dọa tuyệt thực (BBC).
- Ai lái chuyến bay MH370? (BBC).
- Tàu Hy Lạp nghi tìm thấy mảnh vỡ trôi dạt trên eo biển Malacca (DT). – Vụ máy bay mất tích: “Không bằng chứng khách Trung Quốc khủng bố” (VnEco). – Vụ máy bay Malaysia mất tích: MH370 có thể bay thấp để tránh rađa (LĐ). – Cơ trưởng MH370 có ‘họ hàng’ với lãnh đạo đối lập Malaysia (NĐT). – Campuchia điều 6 tàu và trực thăng tìm máy bay Malaysia (VOV). – Trung Quốc tìm kiếm máy bay mất tích MH370 dọc hành lang phía Bắc lãnh thổ (VTV). – Mỹ, Australia triển khai thêm máy bay tìm kiếm MH370 (VOV).



* Video: + Giá điện giá xăng tăng sáu bảy lần (RFA).

* VTV: + Chào buổi sáng – 18/03/2014; + Tài chính kinh doanh sáng – 18/03/2014; + Điểm báo – 18/03/2014; + Thời sự 12h – 18/03/2014; + Tài chính kinh doanh trưa – 18/03/2014; + Tin quốc tế 17h – 18/03/2014; + Thời sự 19h – 18/03/2014; + Tài chính kinh doanh tối – 18/03/2014; + Thế giới trong ngày – 18/03/2014

2112. THỬ GIẢI THÍCH MỘT BÀI THƠ ĐÁNG CHÚ Ý VỀ VẬN MỆNH ĐẤT NƯỚC

Trần Từ Mai
Nhân một số biến cố đáng lưu tâm xảy ra trên thế giới trong ít hôm gần đây (lực lượng an ninh tại thủ đô Ukraine quỳ xin lỗi dân chúng vì đã theo lệnh vị Tổng thống độc tài và tham nhũng bắn vào cuộc biểu tình của dân Ukraine ít hôm trước đó; Nga viện cớ “bảo vệ kiều dân” để can thiệp vừa quân sự vừa chính trị vào bán đảo Crimea, tìm cách tách Crimea ra khỏi Ukraine hầu sáp nhập vào Nga …), một vài thân hữu nhắc người viết những dòng này nhớ lại một bài thơ có vẻ như báo trước vận nước được xuất hiện từ đầu thế kỷ trước, với những câu như:

–Thất phu mà lạy thư sinh
Vân lôi ta chấp mấy anh Thủy Hoàng
(Bao giờ những người thô tục, lỗ mãng lạy những người học trò
Thì những người muốn đất nước tốt đẹp hơn thắng những người cầm quyền độc tài)
–Nực cười cho lũ bàng quan
Cờ tàn mà lại toan đường sang xe.
(Đáng cười cho bọn đứng nhìn từ một bên,
Ván cờ đã tàn [sự thua được đã rõ] còn muốn đem [quân] xe sang sông),
(cố can thiệp một cách vô ích, không đổi được tình thế).
Đó là những câu gần cuối trong một bài thơ ý nghĩa thâm thúy, dùng khá nhiều điển cố với lời văn rất đẹp, cho thấy tác giả là một nhà thơ có tài, ở trình độ kiến thức cao. Bài thơ này xuất hiện từ đầu thế kỷ trước, được truyền tụng ở nhiều nơi trước 1945 và trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946-1954), được in ra ở Hà Nội trong khoảng 1950-1954, ở Sàigòn năm 1964, được phổ biến ở hải ngoại trong khoảng năm 1980-1981, và trên Internet trong những năm gần đây. Chúng tôi muốn nói bài thơ được biết đến như lời “giáng bút” của Liễu Hạnh công chúa khi vua Thành Thái muốn hỏi về vận nước năm Nhâm Dần 1902. Toàn bài như sau:
Hoành Sơn lấp lối ra vào
Quốc kêu Vọng đế, cáo gào giả vương
Cung mây đã sẵn trời giương
Non sông sắp đổi một trường Xuân Thu
Tên trao ba mũi phục thù
Nào hay Khắc Dụng bày trò cho con
Ngọn cờ lấp ló đầu non
Thạch thành mèo nọ bon bon chạy về
Dặm trường lai láng máu dê
Con quay ngã trắng, ba que cuộc tàn
Trời Nam lại trổi đế vương
Chân nhân đâu phải là phường thày tăng
Đồng dao ta có câu rằng
Non xanh mà mọc trắng răng mới kỳ
Bao giờ trổ ngọn thử ly
Ai ơi nhớ lấy sấm ky kẻo lầm
Đang khi sấm gió ầm ầm
Ấy là khí vận để găm trị bình
Thất phu mà lạy thư sinh
Vân lôi ta chấp mấy anh Thủy Hoàng
Nực cười cho lũ bàng quan
Cờ tàn mà lại toan đường sang xe
Thôi thôi mặc lũ người hề
Gió mây ta lại đi về gió mây.
Những chữ in nghiêng có dị bản như sau:
Câu 1: rấp
Câu 4 : rắp
Câu 5 : treo
Câu 7 : nhô nhấp
Câu 11: Cõi, dựng
Câu 12: không
Câu 14: cũng
Câu 15: bẻ
Câu 16: Xin ai
Câu 17: Rồi đây
Câu 18: khí số, chăm
Câu 19: Vũ phu, lại
Câu 20: Sông ô
Câu 22: thí, đấm
Bài thơ này thuộc loại “không dễ hiểu” vì:
–Những từ nói một cách ẩn dụ, ngụ ý: “cáo” gào giả vương, “mèo” bon bon chạy về …
–Những từ đòi hỏi chút kiến thức về lịch sử, văn hóa Trung Hoa: “Khắc Dụng bày trò,” “ngọn thử ly,” “vân lôi” …
Trên cương vị một người muốn được góp phần vào việc làm rõ ý nghĩa một bài thơ diễn đạt một cách quá kín đáo, chúng tôi xin trình bày cách hiểu của mình tới các bậc thức giả cùng những vị quan tâm đến vận mệnh đất nước. Việc định giá trị cho bài thơ (có thực bài này mang ý nghĩa tiên đoán hay không, và nếu có thì giá trị của sự tiên đoán ấy đạt tới mức nào), xin được nhường lại những bậc có kiến thức cao hơn.
Lai lịch bài thơ:
Tương truyền bài này do vua Thành Thái (vị vua thứ 10 của nhà Nguyễn, sinh năm 1879, mất năm 1954, ở ngôi từ 1889 đến 1907, có tư tưởng chống Pháp, bị họ đưa đi đầy ở đảo Réunion), được Liễu Hạnh công chúa (một trong bốn vị thánh “tứ bất tử” của tín ngưỡng Việt Nam) “giáng bút” tặng khi nhà vua muốn hỏi về vận nước. Cũng theo lời tương truyền, chuyện ấy xảy ra vào năm Nhâm Dần 1902, trước khi nhà vua ra Hà Nội dự lễ khánh thành cầu Long Biên (tên thời Pháp là “cầu Doumer,” theo tên của Toàn quyền Paul Doumer thời ấy). Có thuyết cho rằng vị vua được Liễu Hạnh công chúa tặng bài thơ là vua Tự Đức (vua thứ 4 của nhà Nguyễn, ở ngôi từ 1847 đến 1883). Cho tới nay, chưa thấy xuất hiện một bản viết nào của bài thơ này ở dạng chữ nôm (tất cả các bản hiện có đều ở dạng chữ quốc ngữ), chúng tôi thấy giả thuyết “vua Thành Thái” hợp lý hơn, vì nếu để vua Tự Đức có thể đọc, ắt cần một bản bằng chữ nôm. (Khi ngài còn làm vua, chữ quốc ngữ chưa được thông dụng).
Trong khoảng năm 1944, đầu 1945 (trước khi Việt Minh cướp được chính quyền), người viết những dòng này được nghe lần đầu tiên một vài câu ở dạng truyền khẩu: Hoành Sơn lấp lối ra vào, Quốc kêu Vọng đế, cáo gào giả vương …Khi ấy các bậc trưởng thượng trong gia đình cùng những vị khách tới thảo luận băn khoăn không rõ “cáo gào giả vương” muốn nói điều gì. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, những câu “Dặm trường lai láng máu dê, Con quay ngã trắng, ba que cuộc tàn,” và “Chân nhân đâu phải là phường thầy tăng”… rất được truyền tụng. (Nhiều thân hữu sống ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An … trong thời gian kháng chiến chống Pháp cũng được nghe những câu ấy). Mãi đến mùa Hè năm 1954, sau biến cố Điện Biên Phủ, khi đang ở Bạch Mai (vùng ngoại ô phía Nam của Hà Nội), chúng tôi mới có dịp được nghe và trông thấy toàn bài.
Bản in đầu tiên đã tìm được là do cụ Thiên Phúc Nguyễn Phúc Ấm sưu tập, và do nhà xuất bản Hương Sơn (6 Đại lộ Gia Long, Hà Nội) phát hành trong những năm 1950-1954. Bài này ở sau phần “Sấm Trạng Trình,” in ở cuối một tập sách về các phép bấm độn Lục Nhâm, Thái Ất. Ở Sàigòn năm 1964, nhà xuất bản Đông Nam Á phát hành một tập Sấm Trạng Trình khác do Hoàng Hoa Lệ chú giải. Bài này cũng được in ở sau phần sấm ký Trạng Trình. Cả hai tài liệu trên đều đã được đưa lên Internet, qua các trang mạng vnthuquan.net, tientri.net, thegioivohinh.com … Một dị bản của bài thơ (nhưng không khác nhiều lắm) được phổ biến qua các trang mạng halongvandan.worldpress.com, giahoithutrang.blogspot.com, nguyenthaihocfoundation.org … Bài này cũng được tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong (Arlington, Virginia) in lại với lời chú giải trong khoảng năm 1980-1981. Chúng tôi rất tiếc đã không giữ được tập báo này, nhưng được biết một số thư viện ở Hoa Kỳ vẫn còn giữ một sưu tập Văn Nghệ Tiền Phong. Văn bản của các bản được phổ biến có một vài chỗ khác nhau như trên đã thấy.
Tuy được truyền khẩu từ trên 100 năm nay và được in ra từ hơn 60 năm, có lẽ do một số điển cố và từ chuyên môn khá khúc mắc, cho tới nay chưa thấy xuất hiện một bản giải thích đầy đủ và tương đối rõ cho bài thơ này. Những hàng sau đây chỉ là chút đóng góp khiêm nhượng của một người yêu thơ và văn học Việt Nam, người cố gắng giải thích chưa dám chắc là mình đã nghĩ đúng. Kính mong các bậc thức giả chỉ cho những chỗ thiếu sót hay sai lầm.
Thử giải thích những chữ khó:
Hoành Sơn lấp lối ra vào:
Hoành Sơn là rặng núi từ Trường Sơn chạy ra biển, giữa ranh giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, chắn ngang đường giao thông từ Bắc vào Nam. Theo lời khuyên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúa Nguyễn Hoàng từng vượt qua núi này trên đường vào Nam dựng nên cơ nghiệp nhà Nguyễn. Nay “Hoành Sơn bị ngăn lấp, không đi được nữa.” Với một vị vua nhà Nguyễn, câu thơ mở đầu đã gây một chấn động mạnh (điều xấu sắp xảy tới cho một địa điểm liên quan tới việc dựng cơ nghiệp nhà Nguyễn). Câu này như cũng báo trước chuyện đất nước chia đôi, vì khi Việt Nam bị tách làm hai sau hiệp định Genève 1954, ranh giới Bến Hải không quá xa Hoành Sơn.
Quốc kêu Vọng đế, cáo gào giả vương:
Điều xấu được nhắc đến trong câu thơ trên là “nhà Nguyễn chấm dứt.” “Vọng đế” là một biệt hiệu của vua nước Thục, tên thật là Đỗ Vũ. Theo sách Hoàn Vũ Ký của Trung Hoa, sau khi mất nước, hồn vị vua ấy không tiêu tan, hóa thành chim đỗ quyên (chim quốc quốc). “Tiếng quốc kêu, đó là vị vua mất nước. Cáo gào thét, đó là một vua giả” (không phải vua nhưng quyền hành như vua). Câu này cũng cho biết khi nhà Nguyễn mất ngôi, sẽ có “một con cáo” (hay một người khôn ngoan, quỷ quyệt như cáo) gào lên đòi có quyền giống như vua. Đầu năm 1945, các bậc trưởng thượng của người viết những dòng này không biết tiếng “cáo” ấy để chỉ ai. Cho tới nay, thiết nghĩ tất cả người Việt chúng ta đều đã biết.
Cung mây đã sẵn trời giương:
Khi những chuyện ấy xảy ra (nhà Nguyễn mất ngôi, cáo làm vua giả), thì hay hay dở cho đất nước? Câu này mách cho ta biết: “Cung đã được giương ra trên trời” (mây trên trời có hình cung tên), dấu hiệu của một thời ly loạn.
Non sông sắp đổi một trường Xuân Thu:
“Xuân Thu” là một thời đại trong lịch sử Trung Hoa, từ năm 722 đến năm 481 trước công nguyên. Ở giai đoạn này, thiên tử nhà Chu suy yếu, không còn khả năng lãnh đạo nên các chư hầu tranh giành, thôn tính lẫn nhau. Nói chung, “thời Xuân Thu” có nghĩa như một thời đại loạn.
Tên trao ba mũi phục thù
Nào hay Khắc Dụng bày trò cho con:
Lý Khắc Dụng (李克用–Li Keyong) nguyên thuộc họ Chu Tà (朱邪—Zhuye), sinh năm 856, mất năm 908, là thủ lãnh của bộ tộc Sa Đà (Shatuo), một sắc tộc thiểu số ở phía Bắc Trung Hoa, thuộc giống Tây Đột Quyết (Western Turkic), xuất xứ từ miền Trung Á. Khi nhà Đường gần sụp đổ vì loạn Hoàng Sào (vua Đường phải bỏ kinh đô chạy vào đất Thục), ông đem quân khôi phục kinh đô Tràng An, phá tan quân giặc khiến Hoàng Sào phải tự tử. Với công lớn, ông được phong tước vương, ban “quốc tính” (dùng họ Lý của vua Đường). Ít lâu sau Chu Ôn, một tướng cũ của Hoàng Sào nhưng đã hàng nhà Đường, được vua Đường quá tin cậy (đổi tên thành Chu Toàn Trung và cho thêm quyền hành) giết vua Đường để cướp ngôi. Nhiều người khuyên Lý Khắc Dụng tự lập làm vua nhưng ông từ chối. Không công nhận ngôi vua của Chu Ôn, ông tiếp tục giữ niên hiệu vua Đường trong phần đất ông trực tiếp cai trị để tỏ lòng trung với nhà Đường. Theo truyền thuyết, trước khi mất, ông giao cho con là Lý Tồn Úc (李存勖—Li Cunxu) ba mũi tên để “giết ba kẻ đại thù,” một trong ba kẻ ấy là Chu Ôn, người đã giết vua để tiếm ngôi. Sau Lý Tồn Úc thành công, lên ngôi vua, lập ra nhà Hậu Đường, tuyên bố “phục hưng lại nhà Đường” tuy không hề có liên hệ huyết thống.
Nhiều người cho rằng Lý Khắc Dụng khéo che dấu tham vọng chứ thật ra không trung với nhà Đường. Ông góp phần vào việc tạo hoàn cảnh khiến Chu Ôn có thể giết vua cùng tôn thất nhà Đường, để sau này con ông lên ngôi vua dễ hơn. “Tên trao ba mũi phục thù” chỉ là chút thủ đoạn nhỏ Lý Khắc Dụng bày ra, nhằm giúp Lý Tồn Úc có danh nghĩa mạnh thêm trong việc tranh thắng với Chu Ôn, hầu thay nhà Đường làm chủ nước Trung Hoa. Cũng vì mối nghi kỵ ấy nhà Hậu Đường không bền, chỉ được 13 năm (923-936) trước khi bị nhà Hậu Tấn diệt.
Nhưng đó mới chỉ là vai trò của Lý Khắc Dụng trong lịch sử Trung Hoa. Người viết những dòng này thật tình chưa hiểu rõ ý nghĩa hai câu trên khi đưa vào hoàn cảnh Việt Nam sau khi nhà Nguyễn mất ngôi năm 1945. Phải chăng tác giả muốn nói: Đất nước hóa “một trường Xuân Thu” vì có nhiều kẻ quỷ quyệt, xảo trá, giả nhân nghĩa để đánh lừa mọi người, chứ thật ra không nhân nghĩa chút nào? Hay tác giả muốn nói: Non sông Việt vào tình trạng Xuân Thu vì dân Việt quá khờ khạo, cả tin: thấy Lý Khắc Dụng trao tên, dặn con báo thù cho nhà Đường đã vội cho là trung nghĩa, “nào hay” đó chỉ là “bày trò”? Xin được thỉnh giáo các bậc cao kiến.
Ngọn cờ lấp ló đầu non
Thạch thành mèo nọ bon bon chạy về:
“Ngọn cờ khi ẩn khi hiện trên núi” có vẻ như “chiến khu lập trên núi.” “Thạch Thành” theo nghĩa đen là một địa danh, tên một huyện ở Tây bắc tỉnh Thanh Hóa, theo nghĩa bóng (bức thành bằng đá) có thể chỉ hang núi. Cắm cờ, lập chiến khu trên núi, khi vận nhà Nguyễn hết, “một con mèo” từ bức thành bằng đá (hay từ huyện Thạch Thành, Thanh Hóa?) bon bon chạy về nắm quyền (ngụ ý nắm được quyền một cách dễ dàng). Lãnh tụ CS Hồ Chí Minh có rất nhiều lý lịch với nhiều năm sinh khác nhau (1888, 1889, 1890, 1892, 1894) nhưng hầu như ai cũng biết rằng ngày sinh được tuyên bố “chính thức” (19 tháng 5 năm 1890) không phải ngày sinh thật. Theo nhiều vị bô lão ở Nam Đàn, Nghệ An, “người con trai thứ hai của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (tức ông Nguyễn Sinh Côn, hay Cung, sau đổi tên ra Nguyễn Tất Thành), sinh năm Tân Mão.” Trong cuốn Tử Vi Đẩu Số Tân Biên (trang 316), nhà biên khảo Vân Đằng Thái Thứ Lang cung cấp lá số của một người sinh năm Tân Mão 1889, và cho biết đó là “một lá số gian hùng,” cùng đến năm Bính Thân 1956 người ấy “đã có sự nghiệp lớn” nhưng “hại dân hại nước.” Vân Đằng Thái Thứ Lang có một ông bác ruột, một vị Phó Bảng danh tiếng, một học giả uyên bác, kẹt trong vùng kháng chiến từ 1946 và được HCM nể trọng. Sự kiện ông biết tuổi thật của ông HCM không phải là điều đáng ngạc nhiên.
Dặm trường lai láng máu dê
Con quay ngã trắng, ba que cuộc tàn:
Câu thơ trên cho biết sau khi ông HCM nắm được quyền, chiến tranh xảy ra và người Pháp chết rất nhiều. Nghĩa chữ Hán của con dê là “dương,”đồng âm với chữ “dương” là biển, đưa tới từ “dương nhân” để chỉ người ngoại quốc. Câu thơ sau muốn nói: Khi cuộc chiến kết thúc, người Pháp sẽ thua (con quay bị ngã có màu trắng), sau đó, cờ ba gạch của phe Quốc gia không xuất hiện ở miền Bắc nữa.
Trời/Cõi Nam lại trổi/dựng đế vương
Chân nhân đâu/không phải là phường thày tăng
Đồng dao ta có câu rằng
Non xanh mà mọc trắng răng mới/cũng kỳ:
Tuy cờ của phe Quốc gia không còn ở miền Bắc nhưng một quốc gia được lập nên ở miền Nam. Quốc gia này có nhiều nhược điểm. Một số tăng sĩ Phật giáo tưởng mình là “chân nhân,” có khả năng cứu đời (trong khi thực ra mình không có). Nhiều người “trắng răng” dắt nhau lên “non xanh.” Khi bài thơ này được đưa ra ở đầu thể kỷ trước (1902) đa số dân Việt, nhất là ở nông thôn, còn để răng đen. Mấy tiếng “bọn trắng răng” đồng nghĩa với “người thành thị.” Trong quốc gia mới thành lập ở miền Nam ấy, lạ thay, một số người thành thị lại dắt nhau vào non xanh! Không rõ câu này có dùng để ám chỉ một số khá đông thanh niên trí thức nhiều đô thị miền Nam đã – vì nhiều lý do khác nhau — “ra bưng” hay “nhảy núi,” giúp CS chống phá chính thể miền Nam? “Đồng dao” là lời hát của trẻ con. Với hai câu 13-14, “trẻ con cũng biết như thế là kỳ lạ,”
tác giả tỏ ý chê bai và khiển trách.
Bao giờ trổ/bẻ ngọn thử ly
Ai ơi/Xin ai nhớ lấy sấm ky kẻo lầm:
Vì có nhiều mâu thuẫn nội bộ trong lúc phải đối phó với một lực lượng mạnh hơn đang nhất quyết tìm cách tiêu diệt mình, quốc gia mới thành lập ở miền Nam ấy không tồn tại được lâu. Hai câu 15-16 khuyên: bao giờ thấy “ngọn thử ly” mọc lên (hay khi bẻ ngọn ấy), hãy nhớ lấy lời sấm. Lời sấm ra sao, tác giả không nói rõ. Then chốt của hai câu này nằm trong ba tiếng “ngọn thử ly.”
“Thử ly” 黍離 là tên một bài thơ trong Kinh Thi, bài thứ 65 của toàn tập, bài thứ nhất trong phần “Vương phong,” phần các thơ của nhà Chu sau khi kinh đô đã dời về phương Đông. (Trong cuốn Thi Kinh Tập Truyện do cụ Tạ Quang Phát dịch sang tiếng Việt, Trung Tâm Học Liệu Bộ Giáo Dục xuất bản ở Sàigòn năm 1969, bài này ở tập I, các trang 315-321). “Thử” ở đây là một loại lúa nếp, thân cao. “Ly ly” là xum xuê, rườm rà. Sau khi nhà Chu đã dời về phương Đông (và suy đi rất nhiều), những người đi qua kinh đô hoang phế ở phương Tây thấy lúa đã mọc trên nền cung miếu cũ mà ngậm ngùi, thương cho một triều đại không còn. “Bao giờ có một triều đại mất rồi nhưng được người ta nhớ tiếc, hãy nhớ lấy lời sấm.” Vì câu này nối sau những câu về một quốc gia dựng nên ở miền Nam, triều đại “mất rồi mới được nhớ tiếc” ấy phải chăng là Việt Nam Cộng Hòa? Bốn câu đầu của bài thơ đã cho biết bao giờ nhà Nguyễn mất và cáo làm vua giả, đất nước sẽ thành “một trường Xuân Thu.” Vậy năm 1975, Việt Nam thống nhất làm một, đã hết “Xuân Thu” chưa? Theo bài thơ này thì chưa. Chế độ xua quân chiếm miền Nam là chế độ do “cáo” lập nên. Chiến dịch đánh tới Sàigòn là một chiến dịch mang tên “cáo.” Vậy “Xuân Thu” chưa hết. Những người hăm hở nhảy ra lập công, “nối vòng tay lớn” (như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ngày 30-4-1975) là đã “lầm.”
Đang khi/Rồi đây sấm gió ầm ầm
Ấy là khí vận/số để găm/chăm trị bình:
“Xuân Thu” sẽ chấm dứt sau một cơn “sấm gió ầm ầm.” Nói cách khác, lúc “sấm gió ầm ầm”chính là lúc khí vận/khí số của đất nước chuyển từ “Xuân Thu” sang thái bình, thịnh trị. Người viết những dòng này tự thấy chưa đủ khả năng giải thích mấy từ này, chỉ xin tạm đưa ra giả thuyết:
“Sấm gió ầm ầm” có thể được hiểu theo nghĩa đen: thiên tai, động đất, giông bão lớn, đưa tới nạn lụt, sóng thần…, gây hại tới hoa lợi, mùa màng. Có thể được hiểu theo nghĩa bóng: lòng dân sôi sục, phẫn uất tới cao độ. Có thể được hiểu theo nghĩa rộng: biến cố chính trị, xáo trộn lớn ở một quốc gia gần và có ảnh hưởng đáng kể tới Việt Nam. Có khi ba yếu tố trên cùng xảy tới một lúc, hỗ trợ lẫn cho nhau. Hai câu trên có thể cũng ngụ ý: Với những người có lòng với đất nước, khi thấy “sấm gió ầm ầm” chớ nên sợ hãi. Đó là lúc vận khí của sông núi chuyển từ “Xuân Thu” sang bình trị. Xin được thỉnh giáo các bậc cao kiến.
Thất phu/Vũ phu mà lạy thư sinh
Vân lôi ta chấp mấy anh Thủy Hoàng:
“Thất phu” nguyên nghĩa là một người tầm thường, không có địa vị, chức vụ gì, nhưng đôi khi được hiểu như một người thô tục, lỗ mãng. Vũ phu là loại người thô bạo, dùng sức mạnh để lấn hiếp người khác. Thư sinh là người đọc sách, thường được gán cho đặc tính “trói gà không chặt.” Thất phu, nhất là vũ phu, thường chỉ hiếp đáp thư sinh. Họ chịu “lạy” thư sinh là chuyện bất bình thường. Nhưng khi chuyện ấy xảy ra thì những người “vân lôi” sẽ thắng “mấy anh Thủy Hoàng” (phe nhóm cai trị một cách độc đoán, tàn bạo như Tần Thủy Hoàng). Then chốt của hai câu này (cũng như của toàn thể bài thơ) nằm trong hai chữ “vân lôi.”
“Vân lôi” 雲雷 là tiếng trong văn chương để chỉ quẻ Truân 屯, quẻ thứ ba trong Kinh Dịch, sau quẻ Càn (Kiền) để chỉ trời và quẻ Khôn để chỉ đất. Sau khi có trời đất, muôn vật sinh sôi nảy nở, nhưng buổi đầu thường gian nan, khó khăn, nên quẻ Truân tượng trưng sự gian nan, khó khăn trong buổi đầu. Trong các bản Kinh Dịch chuyển sang tiếng Anh, các học giả Tây phương (như Richard Wilhelm, Raymond Van Over …) diễn ý quẻ này là “Sprouting” (việc nảy mầm) hay “Initial difficulties”(những khó khăn trong buổi đầu). Theo lời “Thoán” của Văn vương, quẻ Truân nói đến người có tài, có hoài bão giúp đời, nhưng gặp lúc hỗn loạn, khó khăn, không nên hấp tấp. Khi gặp quẻ Truân, nên “giữ vững điều chính” (trau giồi đức độ, khả năng, cương quyết không làm điều sai trái). Quẻ cũng cho biết: “lợi kiến hầu” (“kiến” ở đây là kiến tạo, “cử những người giỏi lên tước hầu”) nghĩa bóng là tìm những người tài giỏi, chung lý tưởng, hoài bão … để có thể chung lo với mình. Khi chuyển Kinh Dịch sang quốc văn, tới phần về quẻ Truân, cụ Phan Bội Châu bàn thêm như sau:
“Một người có tài đức mà gặp buổi thiên hạ đương truân, không lẽ chẳng ra cứu đời. Nhưng muốn cứu đời không lẽ một sức mình mà làm xong, tất phải tìm nhiều bạn hiền giúp đỡ” (Phan Bội Châu. Chu Dịch. Sàigòn : Khai Trí, 1969. Cuốn I, trang 134).
Quẻ Truân
được viết với quẻ Khảm ☵ (là nước) ở trên, quẻ Chấn ☳ (là sấm) ở dưới, nên có danh hiệu đầy đủ là “Thủy Lôi Truân.” Sấm động mạnh, nước sẽ hóa ra mây. Cụ Phan Bội Châu dịch đoạn này như sau: “Mây có rồi, sấm có rồi, thế nào cũng đến ngày mưa tới” (sách đã dẫn, trang 137). Nhưng quẻ Truân khuyên không nên vội (chưa biết mưa tới lúc nào) mà phải chuẩn bị cho thật chu đáo, “đúng thời” hãy hành động. Lời “Đại tượng” (biểu tượng tổng quát) của quẻ này nói: “Vân lôi truân, quân tử dĩ kinh luân 雲雷屯君子以經綸” (Gặp quẻ Truân, người quân tử đem tài sức ra giúp đời, đưa mọi vật từ hỗn loạn trở về trật tự). Trong một bản chuyển Kinh Dịch sang Anh ngữ rất được phổ biến ở Tây phương, hai dịch giả Chin Lee và Kay Wong tóm tắt ý chính của quẻ Truân như sau, ”Though in the beginning difficulties prevail, the superior man will bring order out of chaos” (I Ching : Book of Change. Translated by Chin Lee and Kay Wong. San Clemente, CA : K. King Co., 1977. Page 23).
Trong Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển, giáo sư Dương Quảng Hàm trích giảng một bài thơ khuyết danh, “Nhân nguyệt vấn đáp” (Người và trăng hỏi đáp nhau). Hai câu 43-44 của bài ấy là:
Nguyệt lại hỏi đến người quân tử
Buổi vân lôi hai chữ kinh luân.
Nho sĩ, trí thức thời xưa rất thông thạo Kinh Dịch. Chỉ cần nghe hai tiếng “vân lôi,” người ta lập tức nghĩ đến ngay cả câu: “Vân lôi truân, quân tử dĩ kinh luân.”
Cho nên hai câu thơ:
Thất phu (hay Vũ phu) mà lạy thư sinh
Vân lôi ta chấp mấy anh Thủy Hoàng
chỉ có thể có nghĩa: “khi nào mấy anh thất phu (hay vũ phu) … phải quỳ lạy những học sinh, sinh viên (vì họ quá đông, vì khí thế của họ mạnh mẽ, chẳng hạn như ở thủ đô Kiev của Ukraine cuối tháng 2-2014 vừa qua), thì những người có hoài bão làm cho đất nước tốt đẹp hơn sẽ thắng những kẻ cầm quyền độc tài.”
Nực cười cho lũ bàng quan
Cờ tàn mà lại toan đường sang (đấm/thí) xe:
“Lũ bàng quan” là những người đứng nhìn từ bên cạnh (người ngoài). Tuy ván cờ đã tàn, sự được thua đã rõ, họ còn cố can thiệp để mong đem lại kết quả theo ý họ, hoặc bằng áp lực quân sự trực tiếp (sang xe, đấm xe), hoặc bằng cách mua chuộc, đưa quyền lợi ra nhử những người ham lợi nhỏ để tránh cho khỏi bị thua (thí xe). Theo bài thơ, họ sẽ chỉ làm trò nực cười, vì khi cờ đã tàn, không cách gì có thể cứu vãn được nữa.
Thôi thôi mặc lũ người hề
Gió mây ta lại đi về gió mây:
Tác giả bài thơ (Liễu Hạnh công chúa?) không bận tâm với “lũ người hề” ấy, lại thảnh thơi vui với gió mây.
Tóm nghĩa bài thơ ra văn xuôi:
Sau khi giải xong những điển cố và từ ngữ khúc mắc, ta thấy nghĩa bài thơ hiện ra rất rõ:
“Hoành Sơn bị ngăn lấp. Nhà Nguyễn sắp mất. Một con cáo gào lên để có quyền như vua mà không phải là vua. Mây trên trời thành hình cung tên. Đất nước sắp chịu cảnh hỗn loạn, chiến tranh. Có những kẻ giảo quyệt, giả bộ nhân nghĩa chứ thực ra không phải như thế (Lý Khắc Dụng bày trò).
Sau khi cắm cờ, lập chiến khu trên núi, một con mèo từ hang đá chạy về nắm quyền một cách dễ dàng. Chiến tranh xảy ra, người ngoại quốc chết nhiều. Người Pháp sẽ thua (con quay ngã trắng), cờ ba gạch thất thế.
Một quốc gia lập nên ở miền Nam. Có những tu sĩ tưởng lầm mình là chân nhân. Nhiều trí thức thành thị làm một chuyện kỳ lạ là dắt nhau vào núi.
Bao giờ một chế độ phải đợi sau khi mất mới được nhớ tiếc không còn hiện hữu nữa (“ngọn thử ly”), hãy nhớ lấy lời sấm. (Đất nước rơi vào tình trạng “Xuân Thu” khi “cáo” lên ngôi. Với biến cố 1975, đất nước chưa thoát khỏi “Xuân Thu” vì chế độ của “cáo” vẫn còn đó). Xuân Thu sẽ chuyển sang bình trị khi “sấm gió ầm ầm” nổi lên. Khi những anh thất phu (hay vũ phu) lạy những người học trò, những người muốn đất nước tốt đẹp hơn (vân lôi) sẽ thắng kẻ cầm quyền độc tài. Ván cờ đã tàn, đáng cười cho những kẻ còn muốn can thiệp một cách vô ích. Không bận tâm đến “lũ người hề,” ta lại vui với gió mây.
Theo tinh thần 6 câu cuối của bài “giáng bút”này, chế độ do “cáo” dựng nên chắc chắn sẽ sụp đổ sau một cơn “sấm gió ầm ầm.” “Lũ bàng quan” chỉ làm trò “nực cười” khi tìm cách ngăn cản. Liễu Hạnh công chúa không bận tâm tới “lũ người hề” ấy.
Nhận xét:
Nên có thái độ dè dặt:
Tuy có để tâm đến sấm ký như một phần của văn học dân gian, và cho rằng chúng ta nên đọc, nên biết qua những câu sấm liên quan đến lịch sử, người viết những dòng này vẫn nghĩ nên có thái độ dè dặt khi bàn tới ý nghĩa những tác phẩm thuộc loại này. Việc thảo luận chỉ nên ở phạm vi “trà dư tửu hậu.” Ở Việt Nam cũng như ở Trung Hoa trước kia, sấm ký thường được sáng tác với mục đích chính trị, nhất là khi người đặt ra có ý muốn thay đổi triều đại. Câu thơ chiết tự “Hòa đao mộc lạc, Thập bát tử thành” 禾刀木落, 十八子成 (ghép lại thành “lê”梨 rụng, “lý” 李 thành) đã do những người ủng hộ Điện tiền Chỉ huy sứ Lý Công Uẩn đặt ra để vận động cho việc đưa ông lên làm vua thay nhà Tiền Lê. Những chữ “Lê Lợi vi quân …” trên lá cây đã do chính Nguyễn Trãi dùng bút viết bằng mỡ cho kiến đục. Khi khởi nghĩa, Nguyễn Nhạc đưa ra câu sấm “Tây sơn Biện Nhạc vi vương.” Khi nổi lên chống lại nhà Nguyễn, tuy Phan Bá Vành cho loan truyền câu ca dao “Trên trời có sao tua rua, Ở dưới hạ giới có vua Ba Vành,” “vua” vẫn bị bắt và bị chém. Nhiều đoạn thơ gọi là “sấm Trạng Trình” không đáng được tin vì ở thể song thất lục bát, một thể thơ đến thế kỷ 17-18 mới thông dụng ở Việt Nam, trong khi Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) mất từ thế kỷ thứ 16. Nhiều phe nhóm, đoàn thể chính trị đã “chế tác” ra sấm để vận động, lôi kéo quần chúng. Bài viết này chủ yếu là một cố gắng trong phạm vi văn học, cốt để làm rõ nghĩa một số từ khúc mắc trong một bài thơ hay và đáng được chú ý, đang phổ biến rộng rãi trên Net.
Tuy nhiên, khi thử đặt câu hỏi, “Nếu đây không đích thực là một bài giáng bút từ Liễu Hạnh công chúa, thì ai đã mạo danh bà đưa ra bài thơ này?” người viết thấy cần phải suy nghĩ thêm.
Bài thơ “giáng bút” có phải là một trường hợp mạo danh?
Những người bị nghi đầu tiên là những người Cộng sản. Trong bài có nhiều câu hữu ích cho họ: nhà Nguyễn sẽ mất ngôi, người Pháp sẽ thua (con quay bị ngã có màu trắng), phe Quốc gia thất bại (“ba que cuộc tàn”), khiến ta có cảm tưởng rất có thể họ đứng sau bài thơ này. Nhưng nếu quả thực bài thơ này do họ đặt ra, sẽ không có chuyện gọi người cầm đầu của họ là “cáo” (vốn mang nghĩa xấu), sẽ không có câu: khi cáo làm vua giả, non sông hóa “một trường Xuân Thu” (không tốt đẹp gì). Và trong bài thơ này, phổ biến trễ nhất trước 1945, không có lý do để họ loan báo sẽ có một quốc gia dựng nên ở miền Nam sau khi họ đã thắng người Pháp. Những câu 17-20 bất lợi cho họ rõ ràng. Thiết nghĩ những người Cộng sản nên được “trắng án” trước mối hoài nghi này.
Dễ bị ngờ thứ hai là các đảng phái quốc gia, phe Quốc gia chống Cộng. Nhưng nếu tạo dựng ra bài này, không lẽ các vị lại tự miệt thị, tự gây hại cho mình qua mấy tiếng “ba que cuộc tàn”? Một khi đã nhận thấy họa Cộng sản còn tai hại hơn người Pháp, tại sao lại có những câu báo trước người Pháp sẽ thua? Đưa thêm 14 câu (từ câu 11 trở đi) với mục đích gì? Cho phổ biến bài này trước 1945, các tổ chức, đoàn thể quốc gia không có lợi chút nào.
Câu “Chân nhân đâu phải là phường thầy tăng” với giọng khinh miệt và chê trách cho thấy tác giả bài này cũng không phải một tăng sĩ hay một tổ chức, đoàn thể Phật giáo. Ta khó tìm được lý do tại sao một tăng sĩ hay một đoàn thể Phật giáo lại mạo danh Liễu Hạnh công chúa, đưa ra bài thơ này để chê bai, miệt thị chính tập thể của mình.
Với những từ “Khắc Dụng, thử ly, vân lôi”… bài thơ này có thể là sản phẩm của một nho sĩ hay một nhóm nho sĩ. Nhưng phân tích kỹ hơn, ta thấy như sau:
Giới nho sĩ, trí thức theo Nho học của Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 20 (sau năm 1902, trước năm 1945) có thể coi như thuộc một trong ba thành phần:
Thành phần thứ nhất là các nho sĩ yêu nước. Các cụ hoặc cộng tác trong phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu (trường hợp các cụ Đặng Tử Kính, Tiểu La Nguyễn Thành …), hoặc phong trào Duy Tân của cụ Phan Châu Trinh (trường hợp các cụ Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng …). Từ 1907, các cụ bận rộn với Đông Kinh Nghĩa Thục (nhất là các cụ Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Đào Nguyên Phổ, Dương Bá Trạc …). Chăm lo sáng tác thơ văn yêu nước để kêu gọi mọi người thức tỉnh cùng thực hiện “duy tân,” các cụ không có lý do mất khá nhiều thời giờ làm ra cùng tìm cách phổ biến một bài thơ đầy tính cách huyền bí, không ích lợi thực tiễn ngay lúc đó như bài thơ này. Nếu muốn dùng sấm ký để vận động quần chúng, sấm ký ấy hẳn phải có mục đích chống Pháp (mối quan tâm chính của các cụ vẫn là cuộc đô hộ của người Pháp). Họ chỉ được nhắc đến trong vẻn vẹn 10 chữ của bài thơ khá dài này. Chuyện họ bị thua chỉ được nói phớt qua, xen giữa nhiều chuyện khác với ngụ ý những chuyện khác mới thực sự quan trọng. Tóm lại, bài thơ này không ở trong mục tiêu sáng tác của các cụ.
Thành phần thứ hai là giới nho sĩ tạm chấp nhận cuộc đô hộ của người Pháp, chuyên tâm với văn chương, học thuật, dịch thuật …, cộng tác với Đông Dương Tạp Chí và Nam Phong Tạp Chí. Ta có thể kể các cụ Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Bá Học … Mối quan tâm của các cụ không ở những điều huyền hoặc, quá xa xôi, liên quan đến “chuyện đất nước” mà các cụ đã tạm gác qua một bên. Các cụ không có lý do để sáng tác cùng tìm cách phổ biến bài thơ này.
Thành phần thứ ba là giới nho sĩ “bất đắc chí” như Từ Diễn Đồng, Phan Điện, Hoàng Trà…, vào xã hội khi nho học đã suy tàn. Các vị này để lại nhiều bài thơ ngắn, ngậm ngùi than thở hay châm biếm thời cuộc (“Năm cửa chỉ còn chòi cửa Bắc, Cột cờ sao thấy lá cờ Tây? …”). Ta cũng không tìm được động cơ khiến các vị băn khoăn, bận tâm đến những chuyện quá xa vời, kể cả sau khi người Pháp đã thua, như chủ ý của bài thơ này.
Một yếu tố đáng nói nữa là xã hội Việt Nam trước 1945 trọng nếp sống tâm linh. Liễu Hạnh công chúa là một trong “tứ bất tử” của tín ngưỡng Việt Nam (cùng Tản Viên sơn thần, Phù Đổng thiên vương, Chử Đồng Tử) và rất được kính ngưỡng. Cùng với Hưng Đạo đại vương, bà là vị được thờ phụng ở nhiều nơi hơn cả. (“Tháng Tám giỗ Cha [Hưng Đạo đại vương], tháng Ba giỗ Mẹ” [Liễu Hạnh công chúa]). Các đền thờ “Mẫu Liễu Hạnh,” hay “Thánh Mẫu” được coi là rất linh thiêng:
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh.
Không kể những phe phái, tổ chức chính trị mà ta đã dùng phương pháp loại suy gạt sang một bên như phía trên, với những người bình thường, ít ai dám không dưng đặt ra một bài thơ dài, khá công phu, để rồi “gán” cho Liễu Hạnh công chúa là tác giả. Bà được biết đến như một vị tiên, một “Thánh Mẫu,” nhân từ với người kém may mắn nhưng rất nghiêm khắc với kẻ thất kính. Theo Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm trong Vân Cát Thần Nữ (sự tích vị thần nữ thôn Vân Cát, tức Liễu Hạnh công chúa): “Tiên Chúa thường hiển hiện phép màu, giúp lành, trị ác. Dân vùng kính sợ …, dựng đền thờ cúng” (Đoàn Thị Điểm. Văn Tuyển. Bùi Hạnh Cẩn dịch, khảo cứu, biên soạn. Hà Nội : NXB Văn Hóa Thông Tin, 2002. Trang 127). Trong dân gian, ít ai dám “giỡn” với bà. Thêm vào đó, như ta đã thấy, làm được một bài thơ như bài “giáng bút” này không dễ chút nào. Người viết phải có kiến thức về lịch sử cùng văn hóa Trung Hoa (Kinh Thi, Kinh Dịch). Đứng về phương diện văn chương, đây là một bài thơ hay. Lời văn thanh nhã, lưu loát, chữ dùng súc tích, âm điệu uyển chuyển, với những vế tiểu đối tề chỉnh:
Quốc kêu Vọng đế, cáo gào giả vương.
Điểm then chốt là chỉ trong 22 câu thơ đầu, tác giả đã vừa bình luận, vừa báo trước những biến cố chính của lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay một cách gọn ghẽ, khá đầy đủ, đúng trình tự, và vô cùng xuất sắc: Nhà Nguyễn mất, cáo từ hang núi lên ngôi, người Pháp thua, một quốc gia dựng nên ở miền Nam, cùng những lý do khiến quốc gia ấy sụp đổ… Đây khó có thể là một sự mạo danh. Và dù không phải Liễu Hạnh công chúa đã thực sự “giáng bút,” với tầm nhìn và cách diễn đạt như thế, tác giả bài thơ này cũng không phải một người tầm thường.
Tìm hiểu thêm về Liễu Hạnh công chúa:
Theo tín ngưỡng dân gian được ghi lại trong Quảng Cung Linh Từ Phả Ký, Quảng Cung Linh Từ Bi Ký và Cát Thiên Tam Thế Thực Lục hiện được lưu giữ tại nhiều đền thờ Liễu Hạnh công chúa ở Nam Định, bà nguyên là một vị tiên, “con gái thứ hai của Thượng Đế,” xuống trần vì một sơ xuất nhỏ trên thiên cung (đánh vỡ chén ngọc), vào làm con những gia đình “tu nhân tích đức”(một hình thức thưởng công của Thượng Đế cho những gia đình này). Bà đã đầu thai và tái sinh ở Việt Nam ba lần.
Lần thứ nhất, bà sinh ra vào thời Hậu Lê (thế kỷ thứ 15), tại xã La Ngạn, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, làm con một gia đình họ Phạm. Là một người con chí hiếu, tuy rất xinh đẹp, được nhiều người cầu hôn, bà không lập gia đình để săn sóc cha già mẹ yếu. Sau khi cha mẹ khuất núi, bà “giúp dân đắp đê, làm cầu, khơi ngòi dẫn nước, giúp tiền bạc cho người nghèo, chữa bệnh cho người đau ốm, tu sửa nhiều ngôi chùa.” Bà còn “chiêu tập những dân phiêu tán, lập ra làng xã, dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải…” Bà “về trời” năm 40 tuổi, khi trời nổi cơn giông với mây bay, gió cuốn.
Vì thương nhớ cha mẹ và quê hương cõi trần, bà tái sinh vào đời Lê Trung hưng (thế kỷ 16) ở thôn Vân Cát, xã An Thái, sau đổi tên thành Tiên Hương (quê hương của tiên), nay thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Lần này bà là con một gia đình họ Lê. Bà cũng rất xinh đẹp, có tài văn thơ, thành hôn với một người họ Trần, sinh một trai, một gái, nhưng hết hạn, “về trời” năm 21 tuổi. Thương cha mẹ, chồng con, bà xin Thượng đế cho trở lại nhân gian để hướng dẫn, an ủi cha mẹ và chồng. Sau đó bà hiển linh, trao đổi nhiều vế đối xuất sắc với Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan, cùng làm một bài thơ liên ngâm với ông cùng hai người bạn văn của ông. Những thơ và câu đối ấy cho thấy bà rất có văn tài.
Vì lòng chung thủy, bà tái sinh thêm một lần nữa vào thế kỷ 17 ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa để gặp lại người chồng kiếp trước, cũng tái sinh. Lần này bà cũng có văn tài, làm thơ hay, sinh được một con trai, khích lệ chồng trong việc học. Sau người chồng thi đỗ, làm quan trong viện Hàn lâm. Cuộc sống thế gian của bà lần này chỉ có 18 năm.
Tác giả quan trọng đầu tiên viết về Liễu Hạnh công chúa không ai khác hơn là Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1748) như trên đã nói. Trong cuốn Truyền Kỳ Tân Phả của nữ sĩ họ Đoàn, cuộc sống thế gian của Liễu Hạnh công chúa trong hai lần tái sinh ở thế kỷ 16 và 17 được chép trong truyện “Vân Cát thần nữ.” Đoàn Thị Điểm cũng sưu tập được những sáng tác của Liễu Hạnh công chúa, kể cả những câu đối và bài thơ liên ngâm với Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan cùng các văn, thi hữu của ông.
Sự kiện Liễu Hạnh công chúa đầu thai cùng tái sinh tới ba lần ở Việt Nam cho thấy bà rất giàu tình cảm, trọng tình nghĩa, thương người, thương dân, và có nhiều thiện cảm với đất nước, dân tộc Việt. Nếu có vì lời khẩn cầu của vua Thành Thái (một vị vua yêu nước) mà bà tìm cách báo trước vận mệnh đất nước, cũng là điều hợp lẽ tự nhiên. Bài thơ “giáng bút” rất có giá trị văn chương như chúng ta đã thấy, đúng là tác phẩm của một bậc có văn tài, không phải ai cũng làm được.
Một điểm đáng chú ý nữa là trong bài thơ “giáng bút,” Liễu Hạnh công chúa không chỉ mách cho biết những chuyện sắp xảy ra mà còn gửi tình cảm vào đó. Ta có thể cảm nhận thấy nỗi ngậm ngùi của bà trong hai câu 3-4:
Cung mây đã sẵn trời giương
Non sông sắp đổi một trường Xuân Thu.
Khi nhắc đến quốc gia dựng nên không được lâu ở miền Nam, bà có giọng bực bội, trách móc:
Chân nhân đâu phải là phường thầy tăng.
Sau khi đất nước đã thống nhất năm 1975, bà đổi sang giọng tha thiết khi cảnh báo mọi người: chưa hết “Xuân Thu” đâu:
Bao giờ trổ ngọn thử ly
Ai ơi nhớ lấy sấm ky kẻo lầm.
Quan trọng nhất là khi mách cho biết “thư sinh” sẽ còn phải trực diện với “thất phu” (hay “vũ phu”), bà chuyển sang ngôn từ chủ quan (dùng tiếng “ta”) với giọng mạnh mẽ và dứt khoát:
Vân lôi ta chấp mấy anh Thủy Hoàng.
Tiếng “ta” ở đây cho thấy bà tỏ tinh thần đồng cảm, tự nhận ở cùng phía với những người ôm hoài bão “vân lôi,” và thách thức, khinh miệt “mấy anh Thủy Hoàng.”
Dân tộc Việt vẫn tin ở “hồn thiêng sông núi,” ” anh linh tiền nhân.” Với ba kiếp sống kỳ diệu ở Việt Nam và được sùng bái liên tục từ thế kỷ thứ 15, Liễu Hạnh công chúa là một thành phần quan trọng của “khí anh linh” ấy. Ta không ngạc nhiên khi nhớ lại rằng bài “giáng bút” này là tác phẩm của một vị trong cuộc sống thế gian đã từng “giúp dân đắp đê, làm cầu, khơi ngòi dẫn nước, giúp tiền bạc cho người nghèo, chữa bệnh cho người đau ốm” và “chiêu tập những dân phiêu tán, lập ra làng xã, dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải…” Khi vận nước chuyển biến, nếu một vị như thế đứng về phía những thanh niên yêu nước thì cũng là lẽ đương nhiên.
Kết luận:
Như đã trình bày trên, bài thơ “giáng bút” của Liễu Hạnh công chúa là một tác phẩm vô cùng đặc biệt, đáng được chú ý cùng tìm hiểu kỹ hơn. Có cơ duyên được nghe một số câu của bài này lần đầu tiên năm 1944 ở tuổi lên 8, được biết toàn bài (cùng bắt đầu băn khoăn, day dứt) năm Giáp Ngọ 1954 ở tuổi 18, người viết những dòng này có hoàn cảnh thao thức về ý nghĩa của bài thơ ấy đã được một chu kỳ hoa giáp vừa đúng 60 năm. Nhân những chuyện xảy ra gần đây bên Ukraine với nhiều chi tiết đáng lưu ý, có phần nào phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, nên xin theo lời khuyên của một số thân hữu, chép lại cách hiểu của mình để trình tới các bậc cao kiến cùng những bậc có lòng với đất nước. Xin thành kính góp lời nguyện cầu, mong vận nước sớm thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn, thoát tình trạng “Xuân Thu,” để thế hệ của những Phạm Chí Dũng, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Lân Thắng … cùng các bạn của họ, những bậc có hoài bão “vân lôi” được Liễu Hạnh công chúa dự báo sự xuất hiện từ trên 100 năm trước, có thể sớm góp tay xây lại tương lai cho Việt Nam.
Tuy bắt đầu cầm bút với mục đích đơn giản là góp phần làm rõ nghĩa một bài thơ, nhưng tới đây, người viết không tránh khỏi bùi ngùi. Phải chăng một dân tộc cũng có vận mệnh? Theo những câu 2-4, phải chăng “cáo” phải được lên ngôi vua giả để đưa đất nước vào hoàn cảnh Xuân Thu? Những câu 11-16 cho thấy tuy một quốc gia được lập nên ở miền Nam sau khi người Pháp thua năm 1954, phải chăng quốc gia ấy phải sụp đổ để dân Việt trở nên khôn ngoan hơn? Những câu 17-20 cho thấy tuy đã chịu đau khổ quá nhiều trong mấy chục năm qua, phải chăng dân tộc Việt vẫn còn phải cố gắng thêm một lần nữa, không được xuôi tay, nếu muốn có một tương lai tốt đẹp hơn?
Những sự kiện đã xảy ra có thể là do “nghiệp” hay “cộng nghiệp.” Tuy nhiên, người thường dân Việt Nam vẫn tin, “Đất có tuần, dân có vận.” Vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi cũng từng viết, ”Nhật nguyệt hối rồi lại minh.” Thiết nghĩ một dân tộc từng có những tiền nhân anh kiệt như Trưng Nữ Vương, Triệu Lệ Hải Bà Vương, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ …, những tiền bối anh linh như Hưng Đạo đại vương, Liễu Hạnh công chúa … ắt không thể kém hèn, chịu nhục quá lâu. Người viết những dòng này chân thành cầu mong vận nước sẽ chuyển biến theo chiều hướng tốt đẹp hơn, đúng như lời báo trước của Liễu Hạnh công chúa.

2113. NGUY CƠ HỆ THỐNG NÀO ĐỐI VỚI KINH TẾ TRUNG QUỐC?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 14/03/2014
Từ khi một bản báo cáo chính thức được công bố ngày 30/12/2013 nói rằng các món nợ của chính phủ địa phương tăng 67% trong ba năm lên tới 3.000 tỷ USD, các phân tích về nguy cơ khủng hoảng tài chính ở Trung Quốc gia tăng. Tạp chí “Tin Trung Hoa “ khẳng định Trung Quốc có thể gặp rủi ro về phương diện tài chính và chia rẽ về chính trị, nhưng loại trừ khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính quy mô lớn.

Phần lớn những phân tích tập trung nói về hệ quả xấu trước mắt của tình trạng đầu tư ở địa phương có hiệu quả thấp trong các lĩnh vực hạ tầng giao thông, trạm lọc nước, mạng lưới viễn thông và dự án bất động sản, vốn là những xương sống của quá trình đô thị hóa. Trong khi các món nợ không thể trả được tích tụ vì được gia hạn với những khoản tín dụng mới do các thể chế tài chính không chính thức cũng như các quỹ quản lý cung cấp, thì có khả năng nổ ra nguy cơ phản ứng dây chuyền với viễn cảnh xấu về phương diện chính trị không thể chấp nhận được đối với Chính phủ Trung Quốc, đó là các vụ vỡ nợ ngân hàng hàng loạt.
Mối lo ngại càng lớn khi Hội đồng Nhà nước hồi tháng 1/2014 tiết lộ đánh giá quy mô nợ thực tế của Trung Quốc tương đương 218% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) – khoảng 19.000 tỷ USD – (nợ của doanh nghiệp, hộ gia đình và nhà nước), tăng 87% kể từ năm 2008 đến nay. Theo Liu Yuhui, Giám đốc Ban tài chính thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc, dù mức tăng tín dụng và món nợ có chậm lại trong thời gian tới như Ngân hàng trung ương dự báo, song vẫn cần phải thiết lập cơ cấu xóa bỏ các món nợ không trả được để tránh đổ vỡ tài chính và vỡ nợ hàng loạt.
Nỗi lo lắng đó được cụ thể hóa hai lần trong thời gian gần đây, với việc lãi suất tăng mạnh vào các tháng 6/2013 và 1/2014 sau khi Ngân hàng trung ương từ chối bơm tiền vào thị trường liên ngân hàng. Quyết định đó cho thấy chính quyền có ý định lành mạnh hóa thị trường tài chính. Sau khi Cục tuyên truyền ra lệnh cho giới báo chí phải bớt bình luận về lãi suất tăng, một văn bản lưu hành nội bộ số 107 khẳng định Chu Tiểu Xuyên sẽ tiếp tục giảm can thiệp vào thị trường liên ngân hàng trong năm 2014. Quyết định đó buộc các hệ thống tài chính không chính thức phải thận trọng hơn và các quỹ quản lý – những thể chế năm 2013 cung cấp 12% số tiền tài trợ cho các doanh nghiệp – phải từ bỏ hệ thống tín dụng xấu để trở lại với hoạt động ban đầu của mình là quản lý cổ phiếu và vốn.
Các điều chỉnh đó đang được thực hiện, cũng như Bắc Kinh đã bắt đầu tái cơ cấu các lĩnh vực công nghiệp rộng lớn gây lãng phí, làm ra sản phẩm có chất lượng và tính cạnh tranh thấp trên thị trường thế giới. Trở ngại cho tiến trình lành mạnh hóa là rất nhiều, nhưng Trung Quốc, nước vẫn có khả năng xoay xở rộng rãi và các thể chế ngân hàng được kiểm soát chặt chẽ, có thể chịu nguy cơ tài chính hệ thống ít hơn các nền kinh tế khác. Trái lại, cần đặt câu hỏi về khả năng giới tinh hoa, vốn có lợi ích không giống nhau, có đoàn kết với nhau hay không trong giai đoạn chuyển đổi từ mô hình phát triển sẽ đánh mạnh vào hệ thống bổng lộc, trong khi gánh nặng của nhà nước ngày càng nặng thêm sẽ dần dần làm giảm khả năng xoay xở tài chính của nhà nước.
Một mâu thuẫn lớn đang xuất hiện trong nền kinh tế Trung Quốc: kìm hãm đầu tư như mong muốn sẽ có nguy cơ làm gia tăng các vấn đề xã hội, nhưng duy trì mô hình tăng tưởng bằng đầu tư sẽ đặt đất nước trước rủi ro tài chính với hậu quả xã hội nghiêm trọng không kém, vì một số đánh giá không được kiểm chứng cho rằng 30% sổ tín dụng được cấp chỉ để trả các món nợ không trả được và không được bảo đảm chắc chắn, trong khi 40% số nợ của các địa phương vay được từ các cơ cấu tài chính không chính thức có nền tảng tài chính không chắc chắn, nhờ mượn danh và lấy uy của nhà nước.
Hiện nay, Chính phủ Trung Quốc đang len lỏi giữa những tảng đá ngầm, cố gắng hạn chế những hành vi sai lệch trong tín dụng dễ dãi, như Thống đốc Ngân hàng trung ương đã nói, đồng thời tìm cách phòng ngừa sự cố tài chính. Chính vì vậy, những ý kiến đề cập đến đổ vỡ tài chính quy mô lớn lúc này đều được cải chính.
Mới đây, Nhà nước Trung Quốc ra tay cứu quỹ quản lý China Credit Trust bị lún sâu trong ngõ cụt tài chính sau khi cấp tín dụng cho một công ty than gặp khó khăn trong một vụ mua bán sản phẩm tài chính độc hại với Ngân hàng công nghiệp và thương mại Trung Quốc (ICBC). Toàn bộ 700 nhà đầu tư trước đó đã đóng góp mỗi người khoảng 700.000 USD, phải chấp nhận không có lời, nhưng được hoàn lại số tiền đặt cọc và ICBC, một trong 4 ngân hàng Nhà nước lớn của Trung Quốc, lành lặn thoát được khỏi phi vụ này. Tuy nhiên, giá trị của phi vụ chuyển nhượng đáng ngờ đó chỉ là 500 triệu USD trong số 9.000 tỷ USD của nền kinh tế Trung Quốc. Thực tế là, cho dù ICBC vẫn tiếp tục là xương sống của hệ thống tài chính Trung Quốc, song dễ đổ vỡ kiểu đó đang đầu độc nhiều lĩnh vực. Tờ “Wall Street Journal” dẫn lời chuyên gia tài chính Wang Tao cho rằng tổng số tiền các “sản phẩm tài chính” đáng ngờ được các quỹ quản lý đưa vào lưu hành và đến hạn phải trả vào năm 2012 có thể lên tới 9,4 tỷ USD. Trong một nửa các trường hợp, các nhà đầu tư được trả lãi bằng các khoản vay mới tại các quỹ quản lý hay các cơ cấu cho vay tài chính không có gì bảo đảm chắc chắn.
Tuyên truyền xung quanh việc cứu Quỹ đầu tư China Credit Trust có thể đã làm thức tỉnh về nguy cơ tích lũy tín dụng đáng ngờ. Theo Zhang Zhiwei, chuyên gia thuộc tập đoàn tài chính Nomura (Nhật Bản), trong tháng 1/2014, số tín dụng được các quỹ quản lý cung cấp giảm 70% so với tháng 12/2013 và 50% so với tháng Giêng cùng năm đó. Tuy nhiên, nguy cơ nảy sinh từ đó là căng thẳng mới về tín dụng và quỹ quản lý và, rất có thể là tác động phụ, các hành động can thiệp mới của nền tài chính nhà nước để tránh các vụ sụp đổ có thể tạo ra hình ảnh đáng ghét về phản ứng dây chuyền nguy hiểm về phương diện chính trị ở trong nước.
Dù được đưa ra dưới góc độ nào, các phân tích về cơ bản luôn không thống nhất với nhau giữa sự cần thiết phải lành mạnh hóa về mặt tài chính và rủi ro xã hội và chính trị. Từ đó, vấn đề duy nhất đáng được đặt ra là khả năng xoay xở ra sao? Trái ngược với các phân tích có giọng điệu hoảng hốt, Trung Quốc vẫn có khả năng xoay xở đáng kể.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, thể chế nắm giữ quyền điều hành về tài chính, duy trì giá tín dụng ngắn hạn ở mức cao để buộc các ngân hàng phải giảm lượng tín dụng cấp cho các nhà đầu cơ. Ngân hàng Trung ương giảm can thiệp vào tín dụng liên ngân hàng và không khuyến khích các quỹ quản lý nhảy vào hoạt động cấp tín dụng, đồng thời hạn chế hoạt động kết nối giữa tài chính không chính thức với lĩnh vực bất động sản (vụ đổ vỡ của China Credit Trust đối với các khoản đầu tư mạo hiểm trong doanh nghiệp Zhen Fu Energy một phần là do các quỹ quản lý không được phép sử dụng giải pháp bất động sản từ năm 2011). Quả thực là thu nhập từ nhiều dự án hạ tầng hay xã hội sẽ không bù đắp được các khoản đã được đầu tư và số tiền đầu tư vẫn luôn tương đương với 50% GDP – một kỷ lục thế giới – song toàn bộ chiến lược của chính quyền, vốn yên tâm trước tiềm năng tăng trưởng cao ở miền Trung và miền Tây – một khả năng xoay xở không dễ bị xóa bỏ – vẫn nhằm đảo ngược mô hình này và lại hướng về tiêu thụ trong nước, tăng sản lượng và nâng cao chất lượng. Lợi ích hội tụ của các gia đình và phe nhóm quả thực sẽ kìm hãm việc đảo chiều vì nó gây cản trở cho tiến trình tái cơ cấu, đóng cửa và sáp nhập doanh nghiệp. Nhưng quá trình này đang diễn ra trong nhiều lĩnh vực chiến lược, từ đất hiếm đến thép hay năng lượng, chế tạo xe hơi, vận tải và công nghệ mới.
Không phải sẽ có ngay được bước nhảy vọt về chất lượng mà cần có thời gian, do đó tình trạng lãng phí và sản xuất thừa trong mô hình cũ sẽ còn kéo dài. Tuy nhiên, quy mô đầu tư nước ngoài, sức mạnh của thương mại trong nước, tầm quan trọng của dự trữ ngoại hối với gần 4.000 tỷ USD, sẽ giúp chính quyền có được khả năng triệt tiêu bất kỳ một cuộc khủng hoảng ngân hàng nào, đồng thời vẫn xử lý được tình trạng mất trật tự trên thị trường tài chính như đã bắt đầu được tiến hành vào năm 2013. Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục chính sách này trong năm 2014 với nỗ lực kiểm soát hậu quả xấu của thị trường tài chính. Trong cuộc chiến đó, không thể có chuyện một số quỹ quản lý không bị sứt mẻ, nhưng chính phủ trung ương sẽ bảo vệ các quỹ cho chính phủ địa phương vay, trong khi chính phủ có khả năng gánh vác một phần các món nợ địa phương. Dẫu sao, ý tứ toát ra từ một chỉ thị của Hội đồng Nhà nước nhằm tái cơ cấu hệ thống tài chính bán chính thức, trước hết nhằm vào các nhà trung gian không có phép và không được quy định. Các nhà trung gian khác có giấy phép cũng bị chỉ đích danh vì hoạt động không đúng quy định, nhưng số phận của họ phụ thuộc vào việc chính quyền xác định họ có tính hữu ích như thế nào.
Sau khi Chu Tiểu Xuyên hứa hẹn đưa hệ thống tài chính Trung Quốc vào cạnh tranh với nước ngoài, ủy ban điều tiết hoạt động tài chính thông báo sẽ cho phép thành lập 3-5 ngân hàng tư nhân trong năm 2014. ủy ban này cũng sẽ giảm ngưỡng tham gia của các ngân hàng nước ngoài và tăng các kênh đầu tư vốn tư nhân trong các ngân hàng và thể chế tài chính Trung Quốc. Mục tiêu là nâng cao tính cạnh tranh và độ tin cậy có thể giao dịch được của các ngân hàng Trung Quốc.
Tóm lại, tại Trung Quốc, với các ngân hàng được kiểm soát chặt chẽ và được bảo vệ trước tác động từ bên ngoài, một cuộc khủng hoảng tài chính quy mô lớn là khó có thể xảy ra hơn so với các nền kinh tế cởi mở hơn và phụ thuộc vào thị trường tài chính. Tuy nhiên, khả năng xoay xở được nói đến ở trên chắc chắn sẽ giảm khi tiềm năng phát triển ở miền Trung và miền Tây suy giảm và chi phí xã hội để giải quyết chế độ hưu trí, bảo hiểm y tế và hòa nhập người di cư, cộng với thách thức tài chính nảy sinh từ quá trình đô thị hóa và nạn ô nhiễm, sẽ tác động mạnh hơn nữa đến cân bằng tài chính.
Về ngắn và trung hạn, tâm trạng không chắc chắn liên quan đến tài chính hơn là chính trị. cần đặt câu hỏi về khả năng của chính giới Trung Quốc có đoàn kết hay không khi để đối phó với các thách thức xã hội và đô thị hóa, hệ thống chính trị phải tiến hành đấu tranh chống tình trạng trục trặc trong hoạt động kéo dài với những hệ quả sẽ tác động đến nhiều lợi ích. Hệ quả đó là sự thiếu minh bạch trong các doanh nghiệp nhà nước lớn và mối liên hệ giữa các doanh nghiệp này với giới tài chính công, sự phụ thuộc vào tín dụng hạn chế, thao túng giá, khó khăn trong việc thích ứng với cạnh tranh nước ngoài trong khoảng một chục vùng trao đổi mậu dịch tự do được dự kiến, tập trung quá mức lợi nhuận có được từ các thành trì công nghiệp có mối liên hệ với các gia đình và phe nhóm, trong khi chi phí được giảm đi nhờ hệ thống ngân hàng gia hạn nợ một cách có hệ thống.
Đó quả thực là thách thức lớn có thể dẫn đến thái độ cứng rắn trong một bộ phận chính giới được hưởng lợi từ hệ thống như đã từng xảy ra từ đầu những năm 1980: chuyển tài sản được tích lũy bởi các tập đoàn nhà nước được hưởng bổng lộc và liên kết với ngân hàng sang xã hội để có thể hấp thụ được một phần sản xuất của Trung Quốc cho đến nay vẫn dành để xuất khẩu./.

2114. VENEZUELA KHÔNG CÓ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 14/03/2014
Theo Hội đồng quốc tế Canada ngày 10/3, các cuộc biểu tình suốt một tháng qua tại Venezuela cho thấy ba điều rõ ràng.

Thứ nhất, sự đoàn kết của phe đối lập đang bị thách thức. Các lực lượng đối lập đã tập hợp được trong một liên minh thống nhất – Bàn tròn đoàn kết dân chủ (MUD) và đạt một số thành công như khiến cho cố Tổng thống Hugo Chavez thất bại trong sửa đổi hiến pháp năm 2007. Tuy nhiên, MUD lại thất bại liên tiếp trong các cuộc bầu cử và các nỗ lực biểu tình, tẩy chay, lật đổ lại làm cho những người ủng hộ phong trào Chavez mạnh mẽ hơn. Kể cả trong bối cảnh đại diện đảng Xã hội thống nhất Venezuela (PSUV) Nicolas Maduro giành chiến thắng mong manh với số phiếu cách biệt là 1,5% trong cuộc bầu cử tổng thống sau sự ra đi của Chavez và công chúng ngày càng “vỡ mộng” trước tình hình kinh tế và an ninh trong nước, hy vọng của phe đối lập cũng tiêu tan khi kết quả cuộc bầu cử địa phương (tháng 12/2013) cho thấy, bất chấp ảnh hưởng tại khu vực đô thị lớn, MUD còn bị PSUV gia tăng cách biệt phiếu bầu lên 6%. Trong khi đó, Venezuela sẽ không có bầu cử trong 2 năm tới. Trong những tuần qua, khi các lãnh đạo sinh viên trong đó có nhiều nhân vật không nằm trong liên minh MUD xuống đường ở các thị trấn có trường đại học như San Cristobal và Mérida để phản đối tỷ lệ tội phạm cao, tình trạng thiếu hàng tiêu dùng và chi phí sinh hoạt cao, các nhà lãnh đạo MUD – những người ủng hộ cách tiếp cận đối đầu – lập tức đã nắm lấy cơ hội khai thác sự bất mãn này, hỗ trợ các cuộc biểu tình của sinh viên và sử dụng mạng xã hội Twitter nhằm kêu gọi chính quyền của Tổng thống Maduro từ bỏ quyền lực.
Thứ hai, chiến lược của phe đối lập có thành công hay không phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm MUD thúc đẩy phong trào đi xa hơn đến đâu dựa trên sự giận dữ và thất vọng của những người phản đối chương trình nghị sự của đảng cầm quyền; phản ứng gay gắt của Chính phủ Venezuela có khiến người ủng hộ xa lánh PSUV hay không; khả năng phe đối lập vượt qua khác biệt nội bộ và tập trung vào một chiến lược thống nhất.
Về sự bất mãn trong dân chúng, cho dù sự bất mãn ngày càng phổ biến trước tình trạng tội phạm, bạo lực và kinh tế tiêu cực, tâm lý chống chính phủ vẫn còn là câu hỏi. Cũng không có quan chức hay viên chức chính phủ nào tham gia biểu tình. Thực tế, các cuộc biểu tình tại Caracas chủ yếu diễn ra ở phía Đông – khu vực tương đối giàu có của thành phố, và những người biểu tình được xem là đại diện cho lợi ích giai cấp trung và thượng lưu. Thêm vào đó, Chính phủ Venezuela cho rằng khó khăn kinh tế và an ninh là do áp lực bên ngoài, trong đó có Mỹ, và sự tham lam của tầng lớp giàu có có sức thuyết phục nhiều người Venezuela. Vì vậy, sự bất mãn của dân chúng không phải đều nhằm vào chính phủ.
Liên quan phản ứng của chính phủ, đảng cầm quyền PSUV có thể khiến những người ủng hộ xa lánh khi làm sâu thêm sự phân cực chính trị đất nước mà không giải quyết được những đòi hỏi chính đáng và cơ bản của người dân đối với nhu cầu an ninh và kinh tế. Đến nay, Chính phủ Venezuela đang theo đuổi “chiến lược ba phần” gồm lên án phe đối lập và người biểu tình; đưa ra khả năng giải pháp hòa bình thông qua đối thoại; từng bước sửa đổi chính sách tiền tệ và tìm kiếm khả năng nhập khẩu hàng hóa. Dù vậy, chính phủ của Tổng thống Maduro sẽ phải đối mặt với một số khó khăn trong lựa chọn chính sách khi phải giải quyết áp lực lạm phát và giảm bất ổn công cộng nhưng lại có nguy cơ khiến người ủng hộ xa lánh.
Về phần phe đối lập, cho đến nay việc từ chối đối thoại về các điều khoản của chính phủ có thể hợp lý nhưng cũng có nguy cơ dẫn đến sự bất thỏa hiệp to lớn trong công chúng không hài lòng với cách điều hành đất nước hiện tại song cũng cảnh giác với một phe đối lập không có chương trình nghị sự rõ ràng. Trái lại, chính phủ có thể làm hạ ảnh hưởng của phe đối lập thông qua việc tiến hành các bước tối thiểu nhằm giảm bớt áp lực kinh tế cũng như kiểm soát phương tiện truyền thông và mạng xã hội.
Thứ ba, cộng đồng quốc tế cần tôn trọng quyền tự quyết của người Venezuela. Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Venezuela gây quan ngại cho khu vực, đặc biệt cho các nước láng giềng, không chỉ liên quan vấn đề nhân đạo mà còn về tác động tiêu cực đối với thị trường dầu mỏ và các khoản trợ cấp một số quốc gia Caribe và Trung Mỹ phụ thuộc.
Các quốc gia như Panama, Chile và Paraguay kín đáo đưa ra lo ngại về vi phạm dân chủ và nhân quyền ở Venezuela, trong đó có việc giới hạn hoạt động của các cơ quan báo chí độc lập và quốc tế cũng như hành động bạo lực của thành phần Vệ binh quốc gia Bolivia (GNB) và các nhóm vũ trang không có quan hệ trực tiếp với chính phủ nhưng có được sự đồng cảm mạnh mẽ của chính phủ. Tuy nhiên, làm thế nào những quan ngại này được giải quyết khi liên quan đến chính phủ dân cử với sự ủng hộ phổ biến đáng kể là một thách thức đối với cộng đồng quốc tế. Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) đã tranh luận về vấn đề Venezuela trong Hội đồng thường trực nhưng không đạt được đồng thuận. Một số quốc gia vùng Andes khác tuy quan ngại về những diễn biến ở nước láng giềng nhưng ngoài một số nước cảnh báo về tình trạng bạo lực và bất ổn tiềm tàng, không quốc gia nào trực tiếp chỉ trích Chính phủ Venezuela hay kêu gọi can thiệp hoặc hòa giải quốc tế. Trong khi đó, một số nước thành viên Liên minh Boliva vì châu Mỹ (ALBA) như Ecuador, Bolivia và Nicaragua bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chính phủ của Tổng thống Maduro và lên án những nỗ lực “phi dân chủ” từ nước ngoài và ở Venezuela nhằm can thiệp vào công việc của nước này.
Với quan điểm khác nhau của các nước và tổ chức trong khu vực, Tổng Thư ký OAS José Miguel Insulza đã đặt sự tập trung vào Venezuela, thừa nhận mối quan tâm của cả chính phủ và phe đối lập đều hợp pháp và chỉ có đối thoại giữa người Venezuela với nhau mới làm giảm căng thẳng, giải tỏa nguy cơ gia tăng bạo lực và bất ổn. Brazil, nước có ảnh hưởng trong khu vực, cũng đã chuyển thông điệp khuyến khích hai bên trong cuộc khủng hoảng Venezuela nói chuyện với nhau.
Trong khi đó, Venezuela đã chủ động đưa vấn đề của đất nước ra Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR) với tính toán tổ chức này đại diện cho khối nước chia sẻ với Chính phủ Venezuela nhiều hơn OAS vì bao gồm một số nước ALBA và không bao gồm Mỹ, Canada cũng như Panama. Kết quả của các cuộc họp bộ trưởng UNASUR và Hội đồng thường trực OAS là không thể dự đoán bởi sự đa dạng ý kiến các nước trong khu vực.
Thực tế các cuộc xung đột nội bộ, giải pháp hòa bình là cần thiết song rất khó đạt được. Cộng đồng quốc tế càng thống nhất cho rằng người Venezuela phải tự tìm cơ sở đối thoại và thỏa hiệp, tình hình Venezuela và khu vực sẽ càng tốt hơn./.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét