Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Lượm lặt - Những sáng kiến tuyệt vọng - NHỮNG LỰA CHỌN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Tô Văn Trường: MINH BẠCH NHƯ THẾ NÀO? (DĐXHDS).
Nhà báo Phạm Viết Đào bị 15 tháng tù  -(RFA)    —   Blogger Phạm Viết Đào bị kết án 15 tháng tù giam  -(RFI)    —  Blogger Phạm Viết Đào bị 15 tháng tù  -(BBC)
Xăng tăng 180 đồng/lít từ 12 giờ ngày 19.3  -(TN)
Chủ tịch VN cảnh báo việc dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ  -(VOA)   –   Việt Nam kêu gọi không dùng vũ lực ở biển Đông  -(RFA)   –  Việt – Nhật mở rộng quan hệ chiến lược  -(RFA)
Ba ngày lịch sử đáng để được tưởng niệm  -(RFA)
Hàng ngàn người H’Mong phản kháng đàn áp tín ngưỡng  -(NV)
Những tiếng kêu cứu cho bà Bùi Hằng  -(RFA)   —   Đồng bào H’Mong tập trung đòi trả tự do cho ông Thào Quán Mua  -(RFA)
“Bóc mẽ” đường cao tốc  -(LĐ)  – Lâu nay nghe nói đường cao tốc VN đắt gấp 4 lần bên Mỹ, nhưng không thấy ai nói cụ thể. Khó tin quá!
Đường ngàn tỉ đang lún  -(NLLD)
Tiếp viên Vietnam Airline hết thời… xách tay hàng ngoại  -(GDVN)

NGÀY NÀY 35 NĂM TRƯỚC, BỌN BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH THUA TRẬN, RÚT QUÂN  -(Nguyễn hồng Kiên FB / Tễu) -BÁO NHÂN DÂN THÁNG 3/1979:
http://ttxcc6.files.wordpress.com/2014/03/c148c-10013906_577838788990400_286363347_n.jpg

Chính trị trong thế kỷ 21  -(Nguyễn hưng Quốc -VOA)    —   Khi đội kiêu binh quỳ gối  – (Bùi Tín -VOA)

Nên ứng xử với Putin như thế nào?  -(Nguyễn Khanh -NV)
Tuyên bố của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về tình trạng Bộ Công an tùy tiện ngăn cấm công dân Việt Nam xuất cảnh -(MLBVN)  >>>   Public statement regarding the MPS’s arbitrary restriction on Freedom of Movement  -(DLB)
Thư mời tham gia buổi thảo luận lần 2 về Quyền Tự Do Đi Lại  -(MLBVN)   – Thời gian: 9h30 sáng ngày 20/3/2014  – Địa điểm: Joma Bakery Coffee, 22 Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Blogger Phạm Viết Đào ra tòa   -(DLB)   —  HÔM NAY 19.3, NHÀ VĂN, BLOGGER PHẠM VIẾT ĐÀO HẦU TÒA  -(Tễu)

NGUYỄN TRỌNG TẠO : TÔI CŨNG CÓ THỂ LÀ PHẠM VIẾT ĐÀO  -(Nguyentrongtao)
Thông báo của gia đình tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng -(DLB)    —  Gia đình chị Bùi Thị Minh Hằng gửi đơn khiếu nại tới Ủy Ban Chống Cưỡng Chế Mất Tích thuộc Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc -(DLB)
Tin nóng về những người dân đi đòi công lý cho những nạn nhân bị cộng sản bắt giam vô cớ -(DLB)
“Dồn trí tuệ” cho đền tưởng niệm Gạc Ma (*), “Dấu hèn mọn” với liệt sĩ Hoàng Sa!? -(DLB)
Nhìn khu Tự trị, ngẫm nghĩ Việt Nam -(DLB)   —    2015 tươi sáng -(DLB)    —   Đến trường -(DLB)
Cảnh báo phụ huynh: Ai nối giáo cho giặc? Ai tiếp tay cho việc “nối dài” chế độ CS? -(DLB)
Kịch bản Nga-Ukraine liệu có diễn ra ở Việt-Nam? -(DLB)   — Vài kinh nghiệm khi làm việc với an ninh (Phần cuối) -(DLB)
Đối phó với an ninh: khi bạn là nhà quản lý hay doanh nhân -(DLB)
“Tứ quyền” trong XHCN -(DLB)   -Ở đây tôi muốn nói đến 4 “nguồn” dẫn đến quyền lực, trong chế độ CS, theo trình tự như sau: “Thứ nhất MIÊU DUỆ, thứ nhì TIỀN TỆ, thứ ba QUAN HỆ, và thứ tư là TRÍ TUỆ”!
Nguyễn Văn Tuấn – Trình độ học vấn của bộ trưởng Việt Nam  – (DL)
Trường Lâm – The Bigger Bang: Phát Hiện Được Sóng Hấp Dẫn – (DL)
Phan Văn Song – Tìm hiểu/nghiên cứu Trường Sa và biển Đông với Google Earth – (DL)
Bùi Chí Vinh – Vài lời về trường hợp bi kịch của Nguyễn Chánh Tín – (DL)
Xuân Việt Nam – Người dân thủ đô cần tìm người H’Mong để học tập – (DL)
Dân biểu tình, tòa hủy phiên xét xử ông Thào Quán Mua theo điều 258 BLHS vào phút cuối – (DL)
Tin nóng: Blogger Hà Nội biểu tình trước Bộ Công An đòi trả tự do cho Bùi Thị Minh Hằng – (DL)
Hoàng Xuân – Giữa người với người – (DL)  -Dân Luận: Cảm giác bất lực và mệt mỏi không phải là lý do để các anh công an trút nỗi bực dọc của mình vào gái mãi dâm. Làm như thế chỉ thể hiện sự hèn nhát và ngu dốt của các anh nói riêng và bộ máy chính quyền nói chung. Hèn nhát ở chỗ các anh không dám trút sự bực dọc lên đầu những người ở tầng lớp trên (khách hàng), mà chỉ biết đè đầu cưỡi cổ tầng lớp yếu thế (gái mãi dâm). Ngu dốt là ở chỗ có những cách nhân văn và hợp lý hơn để giải quyết nạn mãi dâm mà các anh không biết để làm. Hãy học tập gương của Thuỵ Điển và Phần Lan: Cho phép mãi dâm, nhưng nghiêm cấm mua dâm xem:
http://vietbao.vn/The-gioi/Chong-mai-dam-kieu-Thuy-Dien/62208438/162/
Các cụ có câu “túm thằng có tóc, không ai túm thằng trọc đầu”. Đừng trút giận lên đầu những người thế cô, vừa vi phạm pháp luật, vừa bất nhân mà vừa không giải quyết được vấn đề, các anh công an ạ!
Gái Góa Đi Bán Cao Dê  -(Danquyen) -  (Phần 2/3)  -Truyện ngắn của nhà văn Võ Thị Hảo  >>  Gái góa đi bán cao dê -(1/3)
XIN LỖI, TÔI KHÔNG THỂ KHÔNG NGỨA MỒM. -(Nguyễn quang Vinh)
Lại nóng chuyện người Trung Quốc ở Nghi Sơn  -(Chepsuviet)  – Mời xem lại  : “Lỗ hổng” lao động nước ngoài tại VN: Dân còn thấy lo lắng… (DT)
VietnamNet hèn hạ bài Bôxit Tây Nguyên LỖ, nhưng đã có Tuổi trẻ trám chỗ -(Chepsuviet)
Tư lệnh Đinh La Thăng đánh trận Điện Biên từ … Nhật Bản -(Chepsuviet)
Hoan hô sáng kiến của Bộ GD-ĐT: Thầy cô nên tìm đường vòng thay vì dùng túi nilon qua sông -(Chepsuviet)
“Bộ Chính trị quyết định không kỷ luật Đà Nẵng”, nhưng lại … hủy quyết định? -(Chepsuviet)
Tại sao mày lại đi?  - (Triết học đường phố blog)   >>>  Thất nghiệp – nguy hiểm hay cơ hội?   >>>   “Hãy làm những gì mình thích rồi hạnh phúc sẽ đến”
GỬI NGƯỜI EM GÁI DƯ LUẬN VIÊN  – (thơ bạn FB vừa gửi tặng) -Nguyễn lân Thắng -( Hội những người ghét phản động FB)
THƯ CỦA MỘT NGƯỜI TRẺ GỞI NGHỆ SĨ NGUYỄN CHÁNH TÍN   -(FB Chris Le/ Huỳnh Ngọc Chênh). “Chú ơi, con thấy vầy nè, khi chú trên đỉnh cao, chú trịch thượng với cuộc đời, với nhiều người, chú chẳng sẻ chia với ai chút nào; khi chú xuống vực sâu, chú thống thiết vậy là không công bằng. Chú có để ý rằng những người đang kêu gọi giúp đỡ chú là những người ít thân thiết và chẳng biết nhiều về chú không? Và chú nên đặt câu hỏi ‘vì sao?’.
Thích câu trả lời này của Thương Tín:   Thương Tín: ‘Đời có vay có trả, mà trả thường nặng hơn’  -(NĐT)  -Chiêm nghiệm chính cuộc đời mình, tôi thấy đúng là “có vay có trả” mà lại trả nặng hơn. Làm điều gì sai trái thì sẽ lãnh lấy hậu quả, không phải chờ đến kiếp sau mà chúng ta phải trả ngay ở kiếp này, không chạy đâu cho thoát. Bởi vậy, sống ở đời, mình cố gắng đừng làm điều gì sai trái, đừng thù oán ai sẽ tốt hơn.
….Dường như có một bàn tay vô hình nào đó sắp đặt từng bước đi của chúng ta…..
Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long ra vành móng ngựa  - (Tân Châu)
Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: tăng cường vũ trang chống giải trừ quân bị  -(Phan Ba)
Tôi xấu hổ cho đất nước tôi Wladimir Kaminer  – Phạm Thị Hoài dịch – (Procontra)


http://media.doisongphapluat.com/thumb_x670x/263/2014/3/18/Xahoi-hoangtrung20.jpg
Ký ức của vị thuyền trưởng già về giây phút định mệnh  – (ĐS&PL)  -Vị thuyền trưởng chiếc tàu HQ 505 ngày ấy giờ đã gần 70 tuổi, nhưng ký ức về cái ngày định mệnh khi tàu bị nã đạn dồn dập bốc cháy, có thể chìm xuống biển bất cứ lúc nào vẫn còn in đậm trong tâm trí ông.
Vị thuyền trưởng Vũ Huy Lễ trên đảo Cô Lin ngày ấy.  ===>>>
- Chống Trung Quốc ở Biển Đông – Trung Quốc vs ASEAN: Countering China in the South China Sea (National Interest). – Trung Quốc thách thức Philippines ở Biển Đông: China challenges Philippines in the South China Sea (EAF). – Bắc Kinh cáo buộc Manila vi phạm tuyên bố ở Biển Đông: Manila in breach of South China Sea declaration: Beijing (WCT). – Soái hạm của Hạm đội 7 Mỹ trở lại Philippines, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong tranh chấp Biển Đông: Flagship of US 7th Fleet back in PH amid heightened tension over sea dispute (Inquirer). – Forget Oil and Gas, the South China Sea Just Got More Complicated (IPD).  -(Basam dẫn)
Đấu thầu dự án Đường và kè sông Tiền (Tiền Giang): “Không ăn được, phá cho hôi”?   -(DĐDN)   — Không kỷ luật Đà Nắng vì “vượt rào”  -(ĐV)
‘Sai phạm của Đà Nẵng không do tư túi cá nhân’  -(VNN) – Làm quan mà sai , nếu không “tư túi cá nhân” – Vậy thì do ngu mà bổ làm quan!
Nương tay với các nguy cơ tham nhũng?  -(TVN)   >>>  Vượt suối bằng túi nilon: Sao tôi thấy dửng dưng!   —  Cô giáo chui túi nilon qua suối: Người phẫn nộ, người ngưỡng mộ  -  (Infonet)  >>>    Cầu Vĩnh Tuy phải lùi thời hạn vì “vô cùng khó khăn”
Bộ trưởng Đinh La Thăng nhắn tin cho cô giáo qua suối bằng túi nylon  -(VNN)
Chấn chỉnh nhũng nhiễu trong giải quyết thủ tục hành chính   – (PLTP)   >>>   Dự thảo nội quy phiên tòa làm khó nhà báo?
Xóa đi nỗi ám ảnh “quân xanh – quân đỏ” trong thi tuyển lãnh đạo?  -Bùi hoàng Tám –   (DT)
Bệnh viện quá lỏng lẻo, sơ sinh bị bắt cóc  -(VNN)
Danh sách thứ trưởng được luân chuyển về địa phương  -(VNN)   >>>   Chủ xe kêu trời vì quy định đăng kiểm 6 tháng/lần
GS Đặng Hùng Võ: Kỷ luật nghiêm cán bộ thiếu trách nhiệm  -(TVN)
Sắp hủy con dấu huyện Từ Liêm, đổ xô làm sổ đỏ  -(VEF)   >>>   “Người giàu Việt xây lâu đài chủ yếu là để khoe“  -
Nghệ An: Hàng loạt cán bộ thi trượt vẫn có bằng tốt nghiệp  -(GDVN)

Thư gửi cộng đồng đại học và cộng đồng nghiên cứu Việt Nam  -(Boxitvn)   —-Luận văn Đỗ Thị Thoan, một Nhân Văn Giai Phẩm thứ hai  -(RFI)   —-   Thẩm định Luận văn Thạc sỹ của Đỗ Thị Thoan: tính pháp lý và sự hợp lý  -(Procontra)
Định hướng theo kiểu “tuyên giáo” -(Boxitvn)    —   Nói thật cho nhau nghe! (Kỳ 2) -(Boxitvn)
Lê Nguyễn Hương Trà (Cô Gái Đồ Long) – Điều 258  -(DL)    —  Vương Trí Nhàn: “Dân tộc Việt Nam là một khối tự phát khổng lồ”  -(DL)
Phan Châu Thành – Xã hội của những ngộ nhận về kinh doanh, doanh nhân!  -(DL)    —   Nelson Mandela – Bước đường dài đến tự do (8)  -(DL)
Tqvn2004 – Tiến trình dân chủ hóa Việt Nam: Chặt cây hay vun xới thay đổi chất đất?  -(DL)
Nguyễn Hưng Đạt – Dân chúng là nạn nhân khốn khổ  -(DL)   —    Hiệu Minh – Những điều khó nói của tiếp viên hàng không   -(DL)
Tôi là phật tử theo cách của riêng tôi (Dương Thu Hương)  – Thongluan
Việt Nam quan trọng với Nhật về chiến lược (Suzuki Hideo) – Thongluan
Sau 30 năm đổi mới: Tám (8) nút thắt lớn cần tháo gỡ (Nguyễn Minh Phong) – Thongluan
CAN ĐẢM LÊN – VÀ CHIẾN THẮNG NỖI SỢ HÃI – DĐSVVN - (TrinhanMedia)
TRƯỜNG SA BỊ ĐÁNH CHIẾM HAY BỊ ĐEM DÂNG ?  – Phạm Đỉnh – (TrinhanMedia)
VIỆT NAM KHÔNG THỂ THIẾU TRONG CHIẾN LƯỢC TÁI CÂN BẰNG CỦA MỸ Ở Á CHÂU -Lý đại Nguyên – (TrinhanMedia)

Cộng Sản là người thông minh nhất  – (Minh Văn)

Nguyễn Trung Tôn – “Đảng Ta” Rất Tài Tình Trong Sự Dối Trá‏  – (Báo TQ)
hoànglonghải – Giai cấp thống trị Xã hội Việt Nam – (Báo TQ)
Tý Nổ – Việt Nam Có Nhiều Thứ Đứng Đầu Bảng – (Báo TQ)
Bắt Bùi Thị Minh Hằng – Nguyễn Văn Minh – Nguyễn Thúy Quỳnh, lợi hay hại?  -(DLB)
Luận bàn về bài viết “Tổ Quốc cần những con người mới” của Nguyễn Đắc Kiên-(DLB)
Tổ Quốc Việt Nam đang lâm nguy!-(DLB)   —-  Những cái Ngược trong trào lưu Xuôi-(DLB)
Một phụ nữ chết trong tư thế treo cổ tại trụ sở công an phường-(DLB)

Tỉnh An Giang ngăn PGHH tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ bị ám hại      -(DCCT)
Việt Nam Hôm Nay, ngày 19.03.2014    -(DCCT)
Nhà cầm quyền lén lút phá hủy hiện trạng tu viện DCCT Hà Nội    -(DCCT)
Sinh viên Phương Uyên khiếu nại Quyết định buộc thôi học của Hiệu trưởng Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm – TP.HCM    -(DCCT)
Thủ tướng làm việc với Ban Kinh tế Trung ương  -(MTG)    —  Thủ tướng: Kinh nghiệm lớn nhất là tập hợp trí tuệ  -(VNN)   >>>   Bệnh viện liệt kê lỗ hổng sau vụ bắt cóc sơ sinh
Dự án bôxit Tây Nguyên: Lý lẽ hứa thật nhiều rồi…  -(ĐV)  -Xin giảm đầu tư hồ chứa bùn đỏ vì thiết kế có độ an toàn quá cao, Bộ Công thương còn đề nghị chỉ thuê đất mà không đền bù cho dân…
Hà Nội: Phóng viên bị cản trở khi tiếp cận với người dân   – (GDVN)   –   Đăng kiểm ở Hà Nội: xe bẹp đầu, biến dạng cứ “bôi trơn” là qua?   -(GDVN)
Tối nay (19.3), tàu ngầm Kilo thứ 2 đã về đến vịnh Cam Ranh  -(MTG)
Vụ xử người H’mong Tuyên Quang có dấu hiệu đàn áp « tín ngưỡng »  -(RFI)
Lao động phổ thông Trung Quốc ở Việt Nam  -(RFA)   >>>    Những sáng kiến tuyệt vọng
Trung Quốc xây hải đăng trên Hoàng sa và Trường sa?  -(RFA)
Ba ngày lịch sử đáng để được tưởng niệm  -(RFA)  -Mục sư Hồng Trung, gửi RFA từ Việt Nam

KINH TẾ
Trung Quốc ngừng mua, cau chín rục, dân bỏ mặc  - (DV)   —   Quảng Ngãi: Chợ xây 10 năm vẫn bỏ không  -  (LĐ)
Lần đầu tiên công bố bộ chỉ số ngành logistics Việt Nam  - (TTXVN)   —  Tạm trữ lúa gạo có lợi cho ai?   -(NLĐ)
Tồn kho phân ure tăng cao  – (HQ)  >>>  Hải quan Bình Phước: Còn 2,3 tỉ đồng nợ thuế không có khả năng thu hồi
Kêu gọi ngân hàng tham gia “giải cứu” doanh nghiệp   -(PLTP)   >>>  Cảnh báo bột ngọt Trung Quốc giả  >>>   Nông sản Việt chờ “gió mới” từ Nhật
Chính sách thuế đi ‘ngược’ thế giới  -(TN)   >>>   ‘Mở đường’ cho… buôn lậu
Lỗ nặng vì buôn ôtô Tàu, vật nài xin giảm thuế  -(VEF)   >>>  Chết khiếp đống chân gà thối đóng container xuất khẩu  >>>   Thực phẩm bẩn vào siêu thị: Sống chết mặc dân
500 triệu USD xây trung tâm nghiên cứu hạt nhân  -(VNN)
Nhân nhượng nợ xấu: Đã có phán quyết cuối cùng  -(VnEc)   >>>   Hé mở người chơi mới trong “ván bài” 4 tỷ USD Nam Hội An
Muốn ngon phải lụy hóa chất?  -(MTG)   >>>    Thông báo không tăng giá xăng, nghĩa là xăng tăng giá?

VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Bộ Giáo dục cho phép dạy tiếng Anh sớm cho trẻ  -(VNN)


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Bắt hàng loạt “đại gia” hải sản trên chiếu bạc  -(VNN)   >>>   Pha sữa Abbott, mẹ ngỡ ngàng thấy bị vón cục nâu   >>>   Đường dây tuồn rau không nguồn gốc vào siêu thị lớn
Mất chức trưởng khoa vì thiếu nghiêm túc với nữ đồng nghiệp  -(VnEx)    —    Người Việt “ăn” 5,4 tỷ gói/cốc mì mỗi năm  -(GDVN)
Lại bắt quả tang khách Trung Quốc ăn cắp trên máy bay  -(DT)   >>>  Vụ dỡ mái đình cổ bán gỗ sưa: Thay bằng gỗ xoan!
NSƯT Chánh Tín lợi dụng truyền thông hiện thực hóa giấc mơ nhà 10 tỷ?  -(GDVN)   –   Chánh Tín: 600 triệu tiền ủng hộ chỉ đủ cứu đói tôi thôi!  -(Soha)
Đưa bạn gái vào khách sạn, dùng búa đập chết rồi cướp tài sản  -(Soha)   >>>    Bị nhắc không cho thả trúm lươn, đánh chết bảo vệ đồng lúa   >>>  Nữ giảng viên chết trong tư thế treo cổ tại nhà   >>>    Một hành khách dọa bắn tên lửa cho nổ máy bay Jetstar Pacific

QUỐC TẾ

Ukraina bất lực nhìn Crimea sáp nhập vào Nga -(VOA)   —   Liệu các biện pháp trừng phạt Nga có hiệu quả? -(VOA)   —   Tổng thống Nga ký hiệp ước sáp nhập Crimea -(VOA)   —  Trung Quốc không tán thành hành động của Nga đối với Ukraina -(VOA)
Ukraine không gia nhập NATO: Thủ tướng Yatsenyuk  -(RFA)
Hôm nay, thế giới thay đổi vì bài diễn văn vĩ đại nhất của Putin  -(Soha)   >>>  Nội dung bài diễn văn lịch sử của Tổng thống Nga Putin
Tân Đại sứ Mỹ: Cải thiện bang giao Mỹ-Trung là ưu tiên hàng đầu -(VOA)    –  Mỹ thúc đẩy đàm phán hòa bình Trung Ðông -(VOA)
Thanh tra LHQ yêu cầu có biện pháp chống đàn áp nhân quyền ở Bắc Triều Tiên -(VOA)   —  LHQ: Tội ác chiến tranh leo thang ở Syria -(VOA)
Nhiều cư dân Maldives khẳng định trông thấy máy bay Malaysia  -(DT)
Tín đồ Hindu tưng bừng đón lễ hội Holi -(VOA)
Trung Quốc sẽ hợp tác với Crimea  -(VnEx)   —   Binh sĩ Ukraine gia nhập quân đội Nga hoặc phải rời Crimea  -(GDVN)
Nhật Bản sẽ yêu cầu Trung Quốc giải trừ quân bị hạt nhân   -(GDVN)
Hàn Quốc lo Bắc Kinh áp dụng “mô hình Crimea” nếu Triều Tiên bạo loạn-(GDVN)
Người biểu tình Sevastopol xông vào trụ sở Hải quân Ukraine cắm cờ Nga-(GDVN)
Thủ tướng Crimea: Chặn các lối vào không cho quân đội Ukraine xâm nhập-(GDVN)   >>>  Nga sẽ có thêm nửa số tàu chiến của Hải quân Ucraine?   >>>   Nga chặn được máy bay do thám không người lái MQ-5B Mỹ ở Crimea?
Tư lệnh hải quân Ukraine bị lực lượng Tự vệ Crimea bắt  -(MTG)   –   “Nước Nga tuyên bố thế giới đơn cực đã kết thúc”  -(Soha)   >>>   Không quân Ukraine đánh mất ngôi vị số 1 châu Âu như thế nào?
Crimée : Dân quân thân Nga chiếm tổng hành dinh hải quân Ukraina  -(RFI)   —   Sợ Nga thôn tính, Moldavia muốn hội nhập nhanh với Châu Âu  -(RFI)    >>>    Ukraina và phương Tây cực lực lên án việc sáp nhập Crimée vào Nga
Biểu tình chống Trung Quốc chiếm trụ sở Quốc hội Đài Loan  -(RFI)    —   Sinh viên Đài Loan chống thỏa thuận với TQ  -(BBC)
Vi Bác giải trình việc kiểm duyệt với các nhà đầu tư tại Wall Street  -(RFI)  –   Trung Quốc thụ lý vụ kiện công ty Nhật cưỡng bức lao động thời Thế chiến 2  -(RFI)
Thái Lan phát hiện một máy bay lạ vào đúng lúc chiếc phi cơ Malaysia mất tích  -(RFI)   >>>   Thân nhân các hành khách Trung Quốc gây náo loạn trong họp báo ở Malaysia    —   Tàu TQ đến Ấn Độ Dương tìm MH370  -(BBC)
Pháp : Vụ nghe điện thoại cựu tổng thống Sarkozy thêm sóng gió  -(RFI)
Thái Lan vẫn tiềm ẩn các xung đột chính trị  -(RFI)

NHỮNG LỰA CHỌN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Nguyễn Vũ Bình     
    I/ THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC
Nhà dân chủ Nguyễn Vũ Bình
Nhà dân chủ Nguyễn Vũ Bình
Trong thời gian gần hai năm trở lại đây, nền kinh tế VN đã gặp nhiều biến động theo hướng khủng hoảng toàn diện. Ban đầu là sự sụt giá, sự tồn đọng bất động sản kéo theo sự phá sản, giải thể của hàng loạt doanh nghiệp. Sự sụp đổ của thị trường bất động sản đã ảnh hưởng tới tất cả các ngành nghề khác trong nền kinh tế, như xây dựng, sản xuất sắt thép, xi-măng, hàng nội thất, vận tải…đến nay, không còn ngành nghề nào, không còn cá nhân nào không chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn diện của nền kinh tế. Về cơ bản, tất cả đều đồng ý, đây là một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn.

Tuy nhiên, nhìn nhận và đánh giá về cuộc khủng hoảng này có hai luồng ý kiến. Luồng ý kiến thứ nhất, cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế này, cũng như những cuộc khủng hoảng kinh tế trước đó, và cũng như các nước khác vẫn thỉnh thoảng có các cuộc khủng hoảng, rất đáng lo ngại nhưng vẫn có thể vượt qua được. Đây cũng là ý kiến chính thống của đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam hiện nay, và phần lớn những người mong muốn nền kinh tế phục hồi, không ảnh hưởng tới thể chế kinh tế – chính trị mà họ đang được hưởng lợi từ đó. Luồng ý kiến thứ hai, cho rằng, nếu không có sự đột phá về chính trị, dẫn tới sự đột phá về niềm tin của nhân dân, thì nền kinh tế Việt Nam có nhiều khả năng sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ của chế độ. Chúng ta đi vào phân tích các lập luận của hai luồng quan điểm nêu trên.
1/ Quan điểm lạc quan, tin vào sự phục hồi của nền kinh tế dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của đảng Cộng sản VN.
Về cơ bản, các lập luận của luồng ý kiến này dựa vào các yếu tố sau.
a/ Các số liệu về nền kinh tế được nhà nước công bố, và một phần số liệu của quốc tế. Trước hết, tuy khủng hoảng kinh tế, nhưng GDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức cao của thế giới và châu Á (năm 2012 là 5,25%; năm 2013 là 5,42%). Số nợ xấu của các ngân hàng thương mại chỉ là 5-7% theo số liệu của Việt Nam và 10-15% theo số liệu của quốc tế vẫn chưa phải quá lo ngại; số nợ của chính phủ theo nhà nước công bố là 48,4%GDP, một số chuyên gia kinh tế cho rằng số nợ chiếm 95% GDP, đó cũng đáng lo ngại nhưng vẫn có khả năng thanh toán. Số doanh nghiệp bị phá sản trong mấy năm qua rất lớn, nhưng số doanh nghiệp đang ký mới cũng rất nhiều. Thị trường chứng khoán đang phục hồi chứng tỏ sự ghi nhận đà phục hồi của nền kinh tế.
b/ Trong quá khứ, đã có những cuộc khủng hoảng kinh tế tương tự, thậm chí còn nặng nề hơn nhưng vẫn vượt qua được, điển hình là thời kỳ năm 1985 – 1986, nền kinh tế khủng hoảng, chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường. Các nước khác vẫn thường xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế tương tự.
c/ Khả năng lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam vượt qua các thử thách hiểm nghèo
Trên một khía cạnh nào đó, không phải những cơ sở lập luận của quan điểm này không có lý. Tuy nhiên, những ý kiến phản biện cho quan điểm này tập trung vào một số điểm sau.
- Những số liệu về kinh tế của nhà nước công bố không đủ cơ sở tin tưởng và không nói hết được thực trạng của nền kinh tế. Như bài viết “Nền kinh tế thị trường và nền kinh tế Việt Nam” số liệu về nợ xấu của ngân hàng đã đưa ra, thậm chí số liệu của quốc tế cũng hoàn toàn không chính xác. Nợ xấu của ngân hàng đưa ra chỉ là 5-7% tổng dư nợ tín dụng, số liệu của quốc tế là 10-15%, nhưng qua sự phân tích, số nợ thực là 80-90% tổng dư nợ (kể cả trường hợp các trái phiếu của chính phủ có giá trị, thì số nợ thực cũng phải lên tới 50-60% tổng dư nợ). Như vậy, có sự chênh lệch rất lớn giữa số liệu được công bố và con số thực. Mặt khác, như chúng ta biết, tất cả các số liệu kinh tế của Nhà nước đưa ra, không hề năm nào nói tới nợ xấu ngân hàng, nợ công của chính phủ, tất cả đều tốt đẹp, báo chí hết lời ca ngợi. Thậm chí, báo Nhà Kinh tế của Anh còn đánh giá, Việt Nam ngôi sao kinh tế đang lên (2008). Nhưng đến một thời điểm, chúng ta thấy “đùng một cái” một số nợ khổng lồ của doanh nghiệp nhà nước xuất hiện, nợ xấu của ngân hàng xuất hiện. Điều này chứng tỏ, các số liệu của nhà nước công bố về kinh tế hầu như vô giá trị. Những số nợ của DNNN, nợ xấu của ngân hàng đến lúc không thể che dấu được mới buộc phải công bố. Mở rộng ra, chúng ta biết rằng, năm 1997, có trên 2/3 số xã của tỉnh Thái Bình đã khiếu kiện tập thể vì sự tham nhũng của các quan chức địa phương trong khi các đảng bộ (xã) của Thái Bình được đánh giá 95-98% trong sạch vững mạnh. Vậy nên, căn cứ vào số liệu kinh tế được báo cáo để nói về sự tốt đẹp và phục hồi của nền kinh tế là thiếu cơ sở.
- Trong quá khứ, năm 1985-1986 nền kinh tế VN đã gặp khủng hoảng nghiêm trọng, kinh tế kiệt quệ, viện trợ bị cắt, nền kinh tế bị cô lập, cấm vận. Nhưng khi đó, mức sống của người dân vô cùng thấp, nền kinh tế khủng hoảng chỉ làm gia tăng sự nghèo khổ của người dân, chứ không tạo ra được cú sốc nào. Mặt khác, dự trữ lòng tin của người dân vẫn còn, nhất là khi đó, đảng Cộng sản đã phát động công cuộc đổi mới nền kinh tế, trên lý thuyết là toàn diện, triệt để.
- Khả năng lãnh đạo của đảng Cộng sản giúp cho chế độ vượt qua các cuộc khủng hoảng trong quá khứ là rất đáng kể. Khả năng lèo lái của đảng CS đưa chế độ thoát hiểm được hỗ trợ rất nhiều bởi các yếu tố: hào quang quá khứ (chiến thắng mấy cuộc chiến tranh); sự đồng thuận trong đảng CS; dự trữ lòng tin của người dân…đến nay, thật rõ ràng, các yếu tố này không còn tồn tại…
2/ Quan điểm lạc quan, tin vào sự đột phá về chính trị hoặc sự sụp đổ của nền kinh tế.
Một số người có quan điểm rất rõ ràng về nguy cơ sụp đổ của nền kinh tế trong tương lai gần. Người ta cho rằng, sẽ có hai xu hướng chính sau: một, sự đột phá về chính trị, kéo theo sự đột phá về niềm tin, giúp chặn đứng cuộc khủng hoảng, từng bước phục hồi và phát triển nền kinh tế; hai, sự sụp đổ của nền kinh tế kéo theo sự sụp đổ của chế độ. Nói một cách dễ hiểu, hoặc có sự chủ động thay đổi chế độ, hoặc nếu không có sự chủ động thay đổi chế độ thì nền kinh tế cũng sụp đổ kéo theo sự sụp đổ và cuối cùng là thay đổi chế độ. Lập luận chính của luồng ý kiến này tập trung vào những điểm sau.
- Trước hết và trên hết, đó là sự vi phạm nghiêm trọng các nguyên lý của nền kinh tế thị trường, sự bóp méo và biến dạng toàn bộ cấu trúc và cơ chế của nền kinh tế thị trường dẫn tới sự biến dạng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế Việt Nam (xem bài “Nền kinh tế thị trường và nền kinh tế Việt Nam”). Sự tùy tiện, lạm dụng và trục lợi trong các chính sách kinh tế của nhà nước càng làm nền kinh tế VN gặp phải các cơn co thắt, nghẹt thở dẫn tới sự đổ vỡ không tránh khỏi của tất cả các ngành nghề và toàn bộ nền kinh tế. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất để khẳng định, nền kinh tế VN nếu không có sự thay đổi về bản chất sẽ không thể duy trì được sự tồn tại. Tất cả những đổ vỡ của nền kinh tế hiện nay: tỷ lệ nợ xấu cao của ngân hàng, nợ công tăng cao, sự đình đốn khủng khiếp của thị trường bất động sản chỉ là hệ quả và hậu quả tất yếu của nguyên nhân cơ bản nêu trên. Thật ra, về mặt lý thuyết, nền kinh tế Việt Nam không có lý do để tồn tại khi vi phạm nghiêm trọng các nguyên lý kinh tế thị trường, cấu trúc và cơ chế nền kinh tế biến dạng hoàn toàn so với nền kinh tế bình thường. Nhưng nền kinh tế VN đã tồn tại, nhờ xuất phát điểm của mình, và những may mắn kỳ lạ. Chính vì vậy, nếu tiếp tục duy trì hiện trạng kinh tế như hiện nay, không có sự thay đổi về bản chất, thì sự sụp đổ của nền kinh tế là không thể tránh khỏi.
- Trong điều kiện nền kinh tế đổ vỡ, đình trệ và kém hiệu quả, nguồn chi của nhà nước vẫn vô cùng lớn. Nguồn chi của nhà nước bao gồm chi thường xuyên và chi cho các yêu cầu chính trị. Nguồn chi thường xuyên, như các phân tích trước đây (trong bài: “Tương lai nào cho phong trào Dân chủ Việt Nam” – 2008) và thực tế đang diễn ra, là một con số khủng khiếp. Nếu tính cả lương trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, các quỹ lương hưu (bảo hiểm xã hội) mà nhà nước thống nhất quản lý, thì số người được hưởng phụ cấp từ 10kg gạo trở lên đến lương Tổng bí thư, con số khoảng 30-40 triệu người. Sự độc quyền của đảng CS được duy trì cho tới ngày hôm nay có một phần không nhỏ do số người hưởng lợi quá nhiều từ thể chế này. Tuy nhiên, duy trì sự tồn tại của một hệ thống mấy chục triệu người trong tình trạng nền kinh tế đổ vỡ hiện nay quả là vấn đề rất nan giải (xem bài: ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI VAY ĐỂ CHI TIÊU VAY ĐỂ TRẢ NỢ… http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/576467/da-den-muc-phai-vay-de-chi-tieu-vay-de-tra-no.html?). Nguồn chi cho yêu cầu chính trị cũng ngày càng tăng, không có điểm dừng. Đó là việc chi cho các ngày lễ lớn trong năm, chi xây dựng tượng đài, nhà truyền thống, nhà Lưu niệm của các cố lãnh đạo CS, tổ chức các sự kiện quốc tế nhằm mục đích tuyên truyền…nếu cộng gộp tất cả các địa phương sẽ là con số khổng lồ.
- Mức độ và quy mô tham nhũng hiện nay thực sự là khủng khiếp. Những người ở trong cơ chế, ít nhiều liên quan tới các dự án đều rùng mình về mức độ của tình trạng tham nhũng hiện nay. Có những công trình, chi phí thực chỉ hết hơn 60 triệu đồng, nhưng khi kết toán, số liệu lên tới trên 250 triệu đồng. Mức độ tham nhũng gấp 3 lần giá trị công trình, và đây là tình trạng chung của hầu hết các công trình. Lời khai của Dương Chí Dũng trong vụ Vinashine, về việc hối lộ 500 ngàn đô-la, 1 triệu đô-la cũng chứng minh mức độ tham nhũng khủng khiếp trong các giao dịch làm ăn tại VN. Với mức độ tham nhũng khủng khiếp như vậy, trên phạm vi toàn bộ các ngành, các cấp, chúng ta mới hiểu được tại sao lại có những tổng công ty như Vinashine (nợ 86.000 tỷ đồng). Đồng thời, chúng ta cũng hiểu rằng nền kinh tế hiện nay rỗng ruột hoàn toàn, tình trạng “để là áo, tháo là giẻ”
Với các lý do nêu trên, sự sụp đổ của nền kinh tế hầu như không thể tránh được. Nhưng hiếm khi nào những biến động của nền kinh tế lại xảy ra độc lập, tức là không liên quan tới các vấn đề xã hội, chính trị. Điều này có nghĩa là, sự sụp đổ của nền kinh tế VN có thể có các biến thể về xã hội hoặc chính trị. Nhưng gốc rễ sâu xa, nguyên nhân chính là sự cạn kiện nguồn lực của thể chế độc tài.
Khi tôi trao đổi với một số người về tương lai ảm đạm của nền kinh tế VN, rất nhiều người đã phản bác lại bằng câu hỏi “anh hãy chứng minh tại sao nó sụp đổ, sụp đổ bắt đầu từ đâu? xảy ra như thế nào?”. Tôi có hỏi ngược lại những người đó rằng, anh hãy lấy một ví dụ, từ trước tới nay về một Viện nghiên cứu kinh tế trên thế giới, hoặc trường đại học, hoặc các Think Talk (tạm hiểu: cơ quan nghiên cứu và dự báo chiến lược) nổi tiếng của nước Mỹ hoặc thế giới, xem đã có cơ quan nào dự báo được như vậy chưa?!? Vấn đề quan trọng nhất, nền kinh tế VN đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên lý của kinh tế thị trường, đi ngược lại tất cả các quy luật, lý thuyết về phát triển và điều hành, quản lý nền kinh tế, và hệ quả nhãn tiền đã hiện ra: nợ xấu ngân hàng, nợ công cao, bất động sản đổ vỡ…và quan trọng nhất, lòng tin của người dân, của giới đầu tư đã đổ vỡ hoàn toàn. Vì vậy, nền kinh tế không thể tiếp tục sự tồn tại của nó, đừng nói tới sự phục hồi và phát triển. Chúng ta chỉ có thể dựa và những yếu tố đó để suy đoán, chứ làm sao có thể nói nó sụp đổ từ đâu, diễn ra như thế nào?!?
Trong hoàn cảnh hiện tại của nền kinh tế, vẫn có cách để chặn đứng đà suy thoái, từng bước khôi phục và phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, như bài viết “Nền kinh tế thị trường và nền kinh tế VN”, không thể có một giải pháp đơn lẻ nào về kinh tế, thậm chí, một hệ thống giải pháp nào về kinh tế có thể chặn đứng xu thế rơi tự do của nền kinh tế hiện nay. Lý do rất giản dị, tất cả các giải pháp về kinh tế từ trước tới nay chưa bao giờ chạm được vào nguyên nhân cốt lõi đưa tới tình trạng của nền kinh tế hiện nay, để thay đổi bản chất của nền kinh tế (thực hiện đúng nguyên lý kinh tế thị trường, thay đổi cấu trúc, cơ chế hoạt động và cơ chế điều hành nền kinh tế). Để làm được điều này cần một quyết tâm chính trị vô cùng mạnh mẽ, táo bạo và mạo hiểm. Đó là: Một giải pháp tổng thể về kinh tế, đi kèm với một giải pháp chính trị, đồng ý cho xuất hiện một hoặc nhiều đảng chính trị khác cùng với lịch trình bầu cử dân chủ rõ ràng, có sự giám sát của quốc tế.
Xin được giải thích rõ, tại sao cần có  sự đột phá về chính trị mới giải quyết được việc chặn đứng đà suy thoái của nền kinh tế. Một giải pháp tổng thể về kinh tế, nếu không có đủ quyết tâm về chính trị (hay chính xác hơn, sức ép buộc phải cải tổ, nếu không sẽ bị đào thải) đảng CS và nhà nước VN sẽ không đủ sức để thực hiện và đi tới cùng sự thay đổi. Tự bản thân đảng CS không thể tự tạo đủ sức ép cũng như vượt qua được sự bảo thủ và lợi ích nhóm hiện nay. Chính vì vậy, cần phải có sức ép từ bên ngoài, để cải tổ toàn diện và triệt để nền kinh tế. Sức ép bên ngoài đó, chính là khả năng tiếp tục duy trì sự lãnh đạo của đảng CS đối với đất nước trong điều kiện đa nguyên đa đảng, thậm chí, đó chính là sự tồn vong của đảng CS.
Trong thực tế, nguồn vốn trong dân còn rất lớn. Nhưng người dân không còn một chút niềm tin nào vào nền kinh tế, vào đảng CS và cách thức điều hành, quản lý nền kinh tế hiện nay. Họ đang giữ chặt nguồn vốn, không đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các giải pháp mà đảng CS và nhà nước hiện nay không thể thuyết phục họ quay trở lại đầu tư. Nhưng nếu có sự đột phá về chính trị, đảng CSVN tự đặt vào thế sống còn, cho phép các đảng phái khác xuất hiện và có lịch trình bầu cử dân chủ và quan sát viên quốc tế, họ sẽ tin đảng CSVN thực lòng muốn thay đổi, muốn cải tổ nền kinh tế tận gốc rễ và từ niềm tin này, họ sẽ quay trở lại đầu tư, nền kinh tế sẽ được giải cứu.
II/ NHỮNG LỰA CHỌN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đứng trước sự khủng hoảng toàn diện của nền kinh tế VN hiện nay, ĐCS có những lựa chọn như thế nào nhằm phục hồi nền kinh tế, cũng như để duy trì độc quyền lãnh đạo đất nước. Chúng ta sẽ tìm hiểu những tính toán của đảng CSVN, bao gồm cả những dự phòng cho tình huống xấu nhất, và những khả năng nào có thể diễn ra trong thực tế.
1/ Lựa chọn tối ưu – không khả thi
Lựa chọn tối ưu của ĐCSVN hiện nay, đó là sự thống nhất trong toàn đảng về mối nguy của nền kinh tế VN sẽ dẫn tới sự tồn vong của chế độ, từ đó thống nhất giải pháp cải tổ triệt để nền kinh tế, bằng một sự đột phá về chính trị. Đây chính là giải pháp tối ưu của ĐCSVN, mặc dù phải trả giá đắt không còn sự độc quyền lãnh đạo đất nước. Nhưng đây lại là giải pháp, lựa chọn ít khả năng xảy ra nhất vì bản chất của chế độ không thể thực hiện nổi giải pháp này. Chúng ta xem xét vấn đề theo từng khía cạnh.
a/ Đánh giá đúng tình hình. ĐCS không thể đánh giá đúng tình hình của nền kinh tế đất nước vì hai lý do: 1- Không có số liệu trung thực, thông tin khách quan để đánh giá. Chúng ta đều biết, trong các chế độ cộng sản những số liệu, thông tin đưa ra hoàn toàn không chính xác, đó là những số liệu ma, chạy theo thành tích. Đây là bản chất của chế độ, từ thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, kéo dài sang thời kỳ hiện nay, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi không có số liệu trung thực, thông tin khách quan, không thể có được sự đánh giá chuẩn xác; 2- Những người nắm giữ vận mệnh đất nước , giữ những cương vị chủ chốt không đủ khả năng để đánh giá đúng tình hình.
b/ Tinh thần hy sinh cho công cuộc cải tổ, cải cách. Chúng ta đều biết răng, bất kỳ một công cuộc cải cách, cải tổ nào cũng phải có sự hy sinh của những người thực hiện. Đó là sự hy sinh về lợi ích, công sức và thời gian. Nhưng đảng CSVN hiện nay, sự gắn kết của các đảng viên trong đảng không còn là lý tưởng (bởi sự sụp đổ của các nước CS, XHCN trên thế giới và thực tiễn hàng ngày, hàng giờ ở Việt Nam) mà chỉ là sự gắn kết về lợi ích, nếu không còn lợi ích, thì không còn sự gắn kết nào duy trì ĐCS. Chính vì vậy, nói tới cải tổ, cải cách là nói tới sự hy sinh, trước hết là hy sinh lợi ích, sau đó là sự hy sinh to lớn hơn (sự độc quyền lãnh đạo đất nước) đối với các đảng viên và toàn thể ĐCS sẽ là một sự viển vông, mơ tưởng hảo huyền.
c/ Thực trạng xung đột lợi ích trong đảng CS. Một lý do nữa, rất quan trọng để có thể khẳng định không thể có sự thống nhất trong ĐCS về một giải pháp tối ưu cho tình hình hiện nay. Đó là thực trạng tranh giành quyền lực, lợi ích giữa các nhóm và các cá nhân trong Đảng vô cùng khốc liệt hiện nay. Giả sử có một nhóm hoặc một cá nhân, nhận thức được nguy cơ của nền kinh tế dẫn tới sự sụp đổ của chế độ, người ta cũng không dám đưa vấn đề để thảo luận trong nội bộ cũng như công khai bởi đó sẽ là cái cớ (quy chụp) vô cùng lợi hại mà các đối thủ đang chờ sẵn.
Có một ví dụ rất giản dị, nhưng vô cùng gần gũi và hữu ích, để nói về giải pháp tối ưu của ĐCS trong tình hình hiện nay. Chúng ta đều biết, nạn mãi lộ (hối lộ lực lượng cảnh sát giao thông) trên phạm vi toàn quốc hiện nay diễn ra như thế nào. Thế nhưng, đánh giá chính thức của bộ Công An, cũng như của nhà nước hiện nay chỉ là một bộ phận không nhỏ trong lực lượng CSGT có hành vi nhận hối lộ, và về cơ bản, trong toàn lực lượng vẫn bảo đảm sự trong sạch. Cứ giả sử, bộ phận không nhỏ trong lực lượng CSGT nhận hối lộ là 15-20%, thì giải pháp để xử lý, giải quyết tình trạng mãi lộ sẽ rất đơn giản: rà soát các văn bản luật, quy định dưới luật; tăng cường giáo dục đạo đức, rèn luyện phẩm chất của cán bộ chiến sĩ; tăng cường lực lượng thanh tra, giám sát; nâng cao mức kỷ luật để răn đe…Nhưng trong thực tế, một đứa trẻ con ở Việt Nam hiện nay cũng biết, 100% các chiến sĩ CSGT nhận hối lộ (trừ những đồng chí nào bị hâm, hoặc thần kinh có vấn đề), thì giải pháp giải quyết vấn nạn mãi lộ sẽ hoàn toàn khác…100% nhận hối lộ thì vấn đề không phải là hiện tượng mà đó chính là bản chất, và bản chất đó là do cơ chế sinh ra. Việc giải quyết tận gốc vấn nạn mãi lộ là giải quyết, xóa bỏ cơ chế sinh ra nạn mãi lộ: đó là xóa bỏ việc hối lộ, đút lót trong nội bộ lực lượng CSGT để mua công việc (suất) trên các tuyến đường; xóa bỏ tình trạng nộp tiền hàng tháng, hàng ngày trên các cung đường, các vị trí trong nội bộ lực lượng CSGT…Đối với toàn bộ các ngành, các cấp và nền kinh tế hiện nay, giải quyết các vấn nạn cũng chính là giải quyết cơ chế gốc rễ của tất cả các vấn nạn, xóa bỏ cơ chế đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo đất nước…
2/ Lựa chọn thực tế – hy vọng mong manh
Về mặt công khai, hoặc thống nhất trong toàn đảng, không có sự đánh giá nào về khả năng sụp đổ của nền kinh tế, kéo theo sự sụp đổ, thay đổi của chế độ.  Nhưng trong thực tế, ở bộ phận tham mưu (trong phạm vi hẹp) không phải không có những đánh giá rất sát thực tế và có cả những lựa chọn, giải pháp để cứu vãn tình hình, cũng như chuẩn bị cho những khả năng xấu nhất xảy ra. Tuy nhiên, các giải pháp của bộ phận tham mưu này cũng là các giải pháp tổng thể và theo từng bước căn cứ vào những diễn biến thực tế. Đầu tiên, đó là các giải pháp công khai, để phục hồi nền kinh tế trong bối cảnh duy trì độc quyền lãnh đạo của ĐCSVN. Sau đó sẽ là các giải pháp, cho trường hợp nếu có xảy ra sự sụp đổ của chế độ, đảng CS sẽ biến thái, biến hình nhưng vẫn giữ được sự lãnh đạo đất nước. Sau cùng, đó sẽ là những giải pháp bảo đảm an toàn cho một nhóm nhỏ trong đó có bộ phận tham mưu này. Mức độ công khai, cũng như sự phổ biến sẽ giảm dần theo các đối tượng được bảo vệ trong các giải pháp đưa ra. Mục tiêu mong đợi của các giải pháp này, trong trường hợp thay đổi chế độ, sẽ là mô hình của nước Nga thời Pu-tin hiện nay, hoặc của Hun-sen mà nhà nước VN có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ. Lực lượng làm chỗ dựa cho sự biến thái của ĐCS, hoặc sự bảo vệ trong trường hợp có biến động, đó là lực lượng “dân chủ cuội” mà an ninh VN đã dày công cài cắm và khống chế. Về cơ bản, lựa chọn thực tế này là các giải pháp thích nghi của ĐCS, hoặc một nhóm lãnh đạo kết hợp với bộ phận tham mưu để duy trì quyền lực và bảo đảm an toàn trong những tình huống xấu nhất xảy ra. Đó không phải là giải pháp lấy lợi ích của đất nước, của nhân dân làm mục tiêu tối thượng trong bối cảnh nếu thực hiện các mục đích này sẽ làm giảm nhẹ trách nhiệm trong quá khứ của ĐCS, hướng tới sự hòa giải, hòa hợp dân tộc, đưa dân tộc thực sự bước trên con đường tự do, dân chủ. Chính vì các giải pháp, lựa chọn không dựa trên các mục tiêu, mục đích trong sáng, đúng đắn, cộng thêm tình trạng phức tạp trong nội bộ ĐCS và tâm lý hoảng loạn nếu sự cố xảy ra, lựa chọn thực tế này của ĐCS rất mong manh vì những trở ngại và phức tạp sau.
- Không có sự tập trung, sự tập hợp sức mạnh cho một mục tiêu, mục đích. Như trên đã phân tích, các giải pháp lựa chọn của ĐCS sẽ dựa theo diễn biến tình hình và đi theo các mục tiêu thứ tự đã nêu trên. Nhưng trong những tình huống khó khăn, hiểm nghèo, chỉ tập trung vào một mục đích và dồn toàn lực may ra mới hy vọng thành công.
- Mức độ phổ biến cũng như sự tham gia của các lực lượng vào các lựa chọn rất hạn chế do các mục tiêu thực không thể tiết lộ (nếu tiết lộ sẽ dẫn tới hoảng loạn). Hiệu quả sẽ rất hạn chế bởi sự hạn chế về lực lượng và nguồn lực.
- Rất khó để hướng tới mô hình nước Nga của Pu-tin, bởi mô hình này hình thành tự nhiên, do bối cảnh nước Nga thời hậu Xô-Viết, chứ không phải kết quả của sự lựa chọn và tính toán từ trước. Mô hình Hun-sen của Cam-pu-chia cũng khó xảy ra, bởi Hun-sen có tính chính đáng và hào quang chiến thắng khi bắt tay vào xây dựng chế độ mới. Đó là những yếu tố mà các cựu đảng viên ĐCS VN không có được, trừ trường hợp một cá nhân hoặc một nhóm phất cờ ngay trong nội bộ ĐCS thời điểm nguy cấp hiện nay.
- Lực lượng “dân chủ cuội” mà an ninh dày công cài cắm và khống chế không thể làm chỗ dựa trong những tình huống khẩn cấp được. Lý do là lực lượng thực hiện nhưng việc này chỉ vì trách nhiệm (ăn lương, nhận tiền nếu là nhân viên an ninh, đặc tình), hoặc do sợ hãi (bị khống chế phải làm việc cho an ninh  vì có tỳ vết hoặc sợ tù đày). Khi có biến động hoặc chế độ sụp đổ, những động lực, hoặc áp lực cho việc làm của họ không còn nữa, phần lớn trong số họ sẽ không tiếp tục công việc của mình. Rất khó để có sự trung thành của lực lượng “dân chủ cuội” khi sự gắn kết không phải do lý tưởng hoặc tình nghĩa.
- Một vấn đề rất quan trọng, khi sự cố xảy ra, sẽ có một tâm lý hoảng loạn cực lớn, có thể làm biến dạng và sụp đổ hoàn toàn các tính toán, lựa chọn sẵn có của bộ phận tham mưu cho những tình huống khẩn cấp (tình huống xấu nhất).
3/ Những khả năng hiện thực
Kết cục của chế độ CSVN được quyết định bởi sự suy kiệt và sụp đổ của nền kinh tế. Nhưng diễn biến của sự thay đổi lại phụ thuộc vào những biến động kinh tế – xã hội; kinh tế – chính trị và xã hội – chính trị, tức là những liên đới từ lĩnh vực kinh tế hoặc xã hội dẫn tới biến động chính trị, hoặc thậm chí đó là sự biến động về chính trị trong nội bộ ĐSCVN. Những xu hướng sau đây có thể xảy ra trong tương lai gần.
a/ Sự đột biến về kinh tế dẫn tới đột biến về xã hội, làm sụp đổ dây chuyền các lĩnh vực kinh tế và toàn bộ nền kinh tế. Một ví dụ điển hình nhất, có thể có sự sụp đổ của một ngân hàng, dẫn tới tâm lý hoảng loạn của người dân. Người dân đổ xô đi rút tiền ở tất cả các ngân hàng, làm sụp đổ toàn bộ hệ thống ngân hàng dẫn tới đổ vỡ hoàn toàn nền kinh tế. Chúng ta không thể biết được, có những đột biến nào có thể xảy ra, khi nền kinh tế đã suy kiệt và bệnh hoạn ở tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực.
b/ Sự đột biến về xã hội, dẫn tới những động loạn xã hội và thay đổi chế độ. Mặc dù không một ai mong muốn kịch bản này xảy ra, nhưng đây cũng là một khả năng hiện thực. Xã hội Việt Nam hiện nay, như những thùng thuốc súng (không phải là một thùng) để cạnh nhau (vấn đề Dân Oan, vấn đề Tôn giáo, đình công của công nhân, vấn đề Phong trào Dân chủ, vấn đề chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc…vv..). Hiện tại, chưa có hệ thống dây dẫn nào kết nối tất cả các thùng thuốc súng với nhau, nhưng một ứng xử thô bạo hoặc ngu xuẩn (hoặc cả hai) có thể cùng lúc làm nổ tung tất cả các thùng thuốc súng sẽ thiêu hủy chế độ trong chốc lát.
c/ Sự đột biến trong nội bộ ĐCSVN. Nếu cách đây 3-5 năm, khả năng này không (hoặc chưa) đặt ra thì đến ngày hôm nay, sự đột biến trong nội bộ của ĐCS là một khả năng hiện thực to lớn. Ở phần trên, những người khởi xưởng cho công cuộc cải tổ toàn diện của ĐCS, nếu chỉ bó hẹp sự ủng hộ trong nội bộ ĐCS sẽ rất khó và ít khả năng thành công. Nhưng nếu khéo léo kết hợp sự ủng hộ trong ĐCS và cả xã hội, khả năng thành công không phải là nhỏ, trong khi cái giá để trả sẽ không quá đắt. Điều này có nghĩa là, cần có ngọn cờ (hay sự phất cờ) trong nội bộ ĐCS hướng tới mục tiêu tốt đẹp cho đất nước, cho dân tộc kết hợp với sự duy trì, tồn tại của ĐCS nhưng không còn trong vai trò độc quyền, độc đảng nữa. Sự bùng nổ của thông tin và khả năng truyền dẫn thông tin hiện nay cùng với xã hội dân sự (của phong trào dân chủ, các hội nhóm đoàn thể, thông tin lề trái…) sẽ là bà đỡ tuyệt vời cho những ý tưởng và hành động cao đẹp nảy mầm và bùng nổ trong nội bộ ĐCSVN. Xu hướng và trào lưu giải thể các chế độ độc tài trên thế giới cộng với áp lực quốc tế hiện nay cũng góp phần không nhỏ thúc đẩy khả năng “tự vỡ” trong nội bộ ĐCSVN.
*************
Không ai có thể biết được diễn biến những thay đổi sẽ diễn ra trong tương lai. Nhưng những lựa chọn của ĐCS hiện nay sẽ có tác động rất lớn tới tương lai của đất nước. Nhưng những lựa chọn đó, trước hết và trên hết, sẽ tác động trực tiếp và nhanh nhất đến tương lai của những người lựa chọn và đảng Cộng sản Việt Nam bởi vì diễn biến của tình hình có thể sẽ xảy ra rất sớm và rất nhanh. Lựa chọn sáng suốt nhất cần phải đặt trên nhận thức đúng đắn nhất: Sự thay đổi là không thể đảo ngược, chế độ Cộng sản Việt Nam đã đi hết chu kỳ tồn tại của nó. Tương lai của Việt Nam không có chỗ cho độc tài và những biến thể của độc tài./.
                                                   Hà nội, ngày 03/3/2014
                                              Nguyễn Vũ Bình    

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Nguyễn Vũ Bình
   
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn rất khó khăn, với nhiều biểu hiện của một cuộc tổng khủng hoảng toàn diện, mà mức độ trầm trọng có lẽ chưa từng có trong lịch sử. Nhận định về nền kinh tế VN hiện nay rất khó và có nhiều quan điểm rất khác nhau. Một mặt, do không thể có các số liệu chính xác (theo chuẩn quốc tế và VN) nên không thể đưa ra các đánh giá khách quan, chính xác. Nhưng măt khác, quan trọng hơn, chưa có sự so sánh nào về cấu trúc, cơ cấu và cơ chế của nền kinh tế VN với một nền kinh tế thị trường  bình thường, lành mạnh nên chúng ta chưa thể biết rõ mức độ cũng như bản chất cuộc khủng hoảng hiện nay. Bài viết này có mục đích phân tích sự khác nhau về bản chất giữa nền kinh tế VN và nền kinh tế thị trường bình thường để từ đó nhận diện xác đáng hơn sự vận hành của nền kinh tế VN cũng như mức độ mà cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội đang diễn ra hiện nay. Với mục đích so sánh hai thể chế kinh tế, nền kinh tế thị trường sẽ được trình bày theo hướng bám sát các khác biệt với nền kinh tế VN, chứ không trình bày hoàn toàn theo lý thuyết về kinh tế thị trường.
     I/ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Một cách tổng quát, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế lấy thị trường làm cơ sở, làm điểm quy chiếu cho tất cả các hoạt động kinh tế. Thị trường phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn, lao động và công nghệ. Người sản xuất sẽ căn cứ vào nhu cầu thị trường để quyết định sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Thị trường sẽ quyết định lợi nhuận của nhà sản xuất, của người kinh doanh. Ngược lại với thị trường, chúng ta đã biết tới nền kinh tế kế hoạch hóa, tất cả việc sản xuất, phân phối, tiêu dùng được quyết định bởi trung tâm ra kế hoạch, thường là các bộ kế hoạch của các nước XHCN cũ.
Tuy nói thị trường quyết định tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, nhưng để cho thị trường, nền kinh tế vận hành trôi chảy, thuận lợi thì việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường rất quan trọng và phải bảo đảm các yêu cầu nghiêm ngặt.
Chúng ta sẽ tìm hiểu nền kinh tế thị trường theo ba tiêu chí lớn, và dựa theo ba tiêu chí này, chúng ta sẽ có sự so sánh, phân biệt được rất rõ nền kinh tế VN với một nền kinh tế thị trường bình thường.
1/ Nguyên lý kinh tế thị trường
Trước hết và trên hết, một nền kinh tế thị trường muốn vận hành và hoạt động hiệu quả, cần phải tuân thủ các nguyên lý, mà những nguyên lý này không thể bị vi phạm và can thiệp nếu không muốn có một sự biến dạng hoàn toàn hoạt động sản xuất kinh doanh của nên kinh tế.
-         Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Trong các sách về kinh tế thị trường, các tác giả thường ít đề cập tới yếu tố này. Lý do là, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là điều đương nhiên trong các nước tư bản, nơi các tác giả viết sách về kinh tế thị trường. Trong nguyên lý này, yếu tố sở hữu tư nhân về đất đai là yếu tố quan trọng, góp phần xây dựng thể chế kinh tế thị trường và còn là yếu tố xúc tác quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường.
-         Thị trường quyết định giá cả tất cả các loại hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Cung – Cầu sẽ quyết định giá cả các loại hàng hóa là tiền đề quan trọng cho việc thị trường phân bổ có hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất như vốn, lao động, công nghệ…Bất kỳ một sự can thiệp, tác động nào dẫn tới việc giá cả hàng hóa không được định đoạt bởi tương quan cung – cầu sẽ làm biến dạng và méo mó toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
-         Tương quan giữa lượng tiền tệ được phát hành và lưu thông với lượng hàng hóa được sản xuất ra ở mỗi quốc gia cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Tỷ lệ giữa lượng tiền phát hành cần tương ứng với lượng hàng hóa mà quốc gia (nền kinh tế) sản xuất được. Nếu mối tương quan này bị phá vỡ, ví dụ lượng tiền in ra lớn hơn tỷ lệ tương quan với lượng hàng hóa sản xuất được sẽ dẫn tới lạm phát, làm đảo lộn các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
2/ Môi trường thể chế của nền kinh tế thị trường
Ngoài việc bảo đảm các nguyên lý của nên kinh tế thị trường, các quốc gia cũng cần xây dựng môi trường thể chế cho hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Xây dựng môi trường thể chế bao gồm xây dựng các bộ luật, các quy tắc ứng xử, cũng như môi trường xã hội xung quanh các hoạt động kinh tế. Các yếu tố quan trọng nhất của môi trường thể chế cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường bao gồm:
- Tính trung thực, công khai và minh bạch của thông tin trong nền kinh tế thị trường. Chúng ta đều biết rằng, muốn quyết định sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có đầy đủ các thông tin về mọi vấn đề liên quan tới các mặt hàng, ngành hàng mà họ dự định tham gia kinh doanh. Nếu không có đầy đủ các thông tin khách quan, trung thực, các doanh nghiệp sẽ không dám đầu tư. Nếu cứ quyết định kinh doanh trong khi không có đầy đủ các thông tin trung thực, sự thất bại là không tránh khỏi.
- Tạo lập sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào nền kinh tế thị trường. Bất kể quốc gia nào, muốn nền kinh tế thị trường phát triển và hiệu quả, đều phải tạo dựng sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần tham gia, trong toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Đây cũng chính là một trong số các chức năng của chính phủ trong nền kinh tế thị trường.
- Xây dựng môi trường lành mạnh cho các hoạt động chung của xã hội cũng như các hoạt động trong nền kinh tế. Đây chính là việc xây dựng cơ chế luật pháp và giáo dục để hạn chế và ngăn chặn tham nhũng ở các quốc gia. Tham nhũng là yếu tố tác động rất tiêu cực vào sự phát triển và hiệu quả của bất kỳ nền kinh tế nào.
Ngoài các yếu tố trên, việc tạo lập đồng bộ các thị trường (thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường đất đai…), và một số yếu tố khác góp phần xây dựng nên môi trường thể chế cho một nền kinh tế thị trường lành mạnh.
3/ Tác động chính sách
Song song với việc bảo đảm các nguyên lý của kinh tế thị trường, xây dựng môi trường thể chế trong nền kinh tế thị trường, các Chính phủ còn có các chính sách tác động vào nền kinh tế nhằm làm phẳng bớt các chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế, cũng như thực hiện các mục tiêu cụ thể của Chính phủ trong các nhiệm kỳ cụ thể. Ví dụ, các chính sách tiền tệ, là việc tăng hay giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế; chính sách tài chính, là việc tăng giảm chi tiêu của Chính phủ, tác động tới đầu tư; ngoài ra là các chính sách trợ giá nông sản, chính sách xuất nhập khẩu…Tuy nhiên, các chính sách của các chính phủ dân chủ tác động tới nền kinh tế thị trường bao giờ cũng căn cứ vào: 1- nhu cầu thực tế của thị trường, đồng thời bảo đảm không vi phạm các nguyên tắc, nguyên lý và quy luật của thị trường; 2- các chính sách phải rõ ràng, minh bạch, đồng bộ và ổn định.
II/ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Nền kinh tế VN, bắt đầu chuyển đổi cơ chế kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường (định hướng Xã hội CN) từ năm 1985-1986, đến nay đã được gần 30 năm. Bỏ qua những vấn đề thuộc về tuyên truyền và lý thuyết, căn cứ vào các yếu tố của nền kinh tế thị trường nêu trên, chúng ta có nhận xét chung, đó là: Nền kinh tế VN không phải là một nền kinh tế thị trường. Là một nước Cộng Sản, với danh xưng XHCN, đặc điểm nổi bật của các nhà nước toàn trị là sự can thiệp của chính trị vào tất cả các mặt của đời sống kinh tế – xã hội của người dân. Chúng ta phân tích sự can thiệp của chính trị vào các yếu tố của kinh tế thị trường để thấy được hiện trạng của nền kinh tế hiện nay là hệ quả tất yếu của việc vi phạm nghiêm trọng các nguyên lý của kinh tế thị trường, cũng như sự yếu kém, thất bại trong xây dựng môi trường thể chế và sự lạm dụng, tùy tiện và trục lợi trong các chính sách kinh tế hiện hành.
1/ Sự vi phạm nghiêm trọng, thô bạo các nguyên lý kinh tế thị trường
- Vi phạm nguyên lý về sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chúng ta đều biết rằng, đất đai là sở hữu toàn dân, không phải là tư hữu đất đai. Điều này làm biến dạng và đảo lộn hoàn toàn tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, nó chính là nền tảng cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Nó là gốc rễ cho hoạt động Nông nghiệp, là cơ sở (mặt bằng, một yếu tố quan trọng của sản xuất, kinh doanh) cho các hoạt động kinh doanh. Đất đai không phải là sở hữu tư nhân, không được đưa vào thành thị trường nhà đất bình thường, không được định giá theo quan hệ cung cầu trên thị trường mà bằng sự định giá của Nhà nước, đi ngược quy luật thị trường dẫn tới những hậu quả vô cùng nặng nề về kinh tế, và cả về xã hội. Vi phạm chế độ tư hữu về đất đai là vi phạm nguyên lý quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế VN đều bị bóp méo và biến dạng bởi yếu tố này.
- Giá cả các mặt hàng thiết yếu không phải do thị trường quyết định. Nói cách khác, có sự vi phạm nghiêm trọng về nguyên lý Cung – Cầu quyết định giá cả hàng hóa. Chúng ta đều biết rằng, các mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế Việt Nam như điện, nước, xăng dầu….do nhà nước quản lý, không do cung cầu trên thị trường quyết định, thậm chí vàng và đô-la cũng có lúc bị vi phạm quy luật cung cầu.
- Nguyên lý về mối tương quan giữa lượng tiền phát hành và lượng hàng hóa được sản xuất ra cũng bị vi phạm nghiêm trọng. Nhà nước VN, từ khi thành lập tới nay, đều giữ bí mật về lượng tiền in ra, phát hành. Ngoài mấy lần đổi tiền, làm người dân vô cùng điêu đứng, thì khi bước vào chuyển đổi cơ chế kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường cũng liên tục vi phạm nguyên lý về mối tương quan giữa lượng tiền phát hành và năng lực của sản xuất của nền kinh tế. Việc in tiền không căn cứ và không có giới hạn khiến cho giá cả hàng hóa năm nào cũng tăng ít nhất từ 20-50%/năm (trong khi các nền kinh tế thị trường chỉ từ 5-7%). Đồng tiền mất giá đã bóp méo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh cũng như giảm mức sống mà người dân đáng ra phải được hưởng.
2/ Thất bại trong việc xây dựng môi trường thể chế lành mạnh, khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân.
- Không tạo dựng được sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và các cá nhân kinh doanh. Ưu tiên quá mức cho doanh nghiệp nhà nước đã làm biến dạng toàn bộ nền kinh tế. Doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư 70% nguồn vốn toàn xã hội, nhưng chỉ tạo ra được 40% giá trị sản phảm cho nền kinh tế. Không những thế, DNNN chính là các núi nợ khổng lồ mà nền kinh tế đã và đang phải gánh vác. Ví dụ điển hình là tập đoàn Vinashine nợ 86.000 tỷ đồng không có khả năng thanh toán. Các tập đoàn kinh tế khác, cùng một cơ chế, cùng một con người, cũng ở trong tình trạng tương tự.
- Thông tin trong xã hội, trong nền kinh tế VN hiện nay loại trừ hoàn toàn các thuộc tính trung thực, công khai và minh bạch. Bản thân các bộ luật, luật đã thiếu sự minh bạch, rõ ràng nhưng kèm theo là các quy định, văn bản hướng dẫn thi hành luật còn làm cho mọi thông tin trở nên rắc rối và khó hiểu hơn. Tính trung thực của thông tin trong nền kinh tế VN là một điều xa xỉ. Sự không trung thực bắt nguồn từ hệ thống chính trị, thẩm thấu vào hệ thống quản lý và lan tỏa ra toàn xã hội. Điều này thì không người dân VN nào không thấu hiểu bởi họ vừa là nạn nhân lại vừa là thủ phạm.
- Thất bại hoàn toàn trong việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh tại VN. Ở VN, tham nhũng xuất hiện ở tất cả các ngành nghề, các cấp, len lỏi vào mọi ngõ ngách, khía cạnh của đời sống kinh tế – xã hội của người dân. Ở một đất nước mà người bệnh nhân cần hối lộ bác sỹ để tiêm không bị đau thì không còn một cái gì trên đời không thể bị hối lộ, tham nhũng. Năm 2000, tôi đã viết rằng: “Tham nhũng ở VN là phương thức tự tồn tại của tất cả những người có điều kiện tham nhũng do mức lương khốn khổ cộng với tình trạng mua quan bán tước nở rộ hiện nay” (Việt Nam và con đường phục hưng đất nước). Sau 13 năm, chúng ta càng xót xa hơn khi đọc lại những dòng chữ này.
3/ Tác động chính sách
Chính sách kinh tế ở VN đi ngược lại hoàn toàn các tiêu chí trong nền kinh tế thị trường như làm phẳng bớt các chu kỳ kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các ngành nghề, khu vực khó khăn, đặc thù… Các chính sách kinh tế được ban hành và thực thi tùy tiện, lạm dụng và trục lợi gây ra muôn và khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và thị trường….chúng ta tìm hiểu điều này qua các ví dụ sau đây.
+ Một công ty của nhà nước, có chức năng in ấn các ấn phẩm của Đảng, được trang bị hệ thống in ấn hiện đại nhất, chỉ thực hiện nhiệm vụ chính trị. Nhưng công ty lại thực hiện việc in thuê bên ngoài, với lợi thế không phải khấu hao đầu tư máy móc (hiện đại nhất), thậm chí nguyên vật liệu (giấy), công nhân của công ty. Họ nhận in ngoài với giá 1000đ/trang in. Trong khi đó, các công ty khác, nhất là tư nhân phải chịu mọi chi phí, giá in thấp nhất của họ đã là 2100đ/trang in, họ không thể cạnh tranh được với công ty in nói trên, sự tác động của chính trị đã làm méo mó quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành in ấn…
+ Chúng ta đã nhiều lần nghe việc Đường sản xuất trong nước còn rất nhiều, nhưng nhà nước vẫn cho nhập khẩu đường, không theo các lộ trình, kế hoạch hoặc chính sách nhập khẩu có sẵn (làm tùy tiện) khiến cho doanh nghiệp sản xuất Đường vô cùng điêu đứng. Các doanh nghiệp đầu tư sản xuất phụ tùng ô-tô, xe máy ban đầu tin vào các nghị quyết, kế hoạch của chính phủ, tỷ lệ nội địa hóa trong vòng 10 năm là 60%. Nhưng chỉ sau 3-5 năm, việc nhập khẩu phụ tùng ô-tô, xe máy đã làm họ điêu đứng.
+ Việc trục lợi chính sách được biết đến qua ví dụ mô phỏng sau. Người làm chính sách Xuất nhập khẩu, có liên hệ làm ăn với doanh nghiệp kinh doanh thép, trước khi cấm nhập một loại thép (A), họ thông báo trước cho doanh nghiệp kinh doanh thép thu gom mặt hàng thép (A) trên thị trường, từ các doanh nghiệp khác, sau đó họ cấm nhập khẩu thép (A) trong thời gian 6 tháng đến 1 năm. Mối lợi được chia cho người làm chính sách chắc chắn là không nhỏ.
Qua các ví dụ trên, chúng ta có thể thấy sự lạm dụng, tùy tiện và trục lợi về chính sách kinh tế góp phần làm điêu đứng các doanh nghiệp, người dân. Cùng với các khiếm khuyết và hạn chế khác, đã tiêu diệt lòng tin của người dân vào việc nhà nước xây dựng nền kinh tế thị trường phát triển và hiệu quả.
*****************
Với tất cả những khiếm khuyết của nền kinh tế VN so với nền kinh tế thị trường bình thường, với việc vi phạm nghiêm trọng các nguyên lý của kinh tế thị trường, thất bại trong việc xây dựng môi trường thể chế cho nền kinh tế, cũng như việc trục lợi chính sách, tại sao nền kinh tế VN vẫn phát triển từ khi mở cửa nền kinh tế đến nay? Có hai vấn đề cần hiểu rõ.
Thứ nhất, xuất phát điểm của nền kinh tế VN là nền kinh tế kế hoạch hóa. Chúng ta hình dung nền kinh tế đó như một người bị trói vào cột, bằng các vòng dây kín từ chân lên đầu (chỉ hở mũi để thở). Chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặc dù vi phạm nghiêm trọng các nguyên lý (như đã nêu trên) thì đối với nền kinh tế kế hoạch hóa, đó cũng vẫn là một sự “cởi trói”. Các vòng dây được tháo ra, người bị trói đã cử động được cái đầu, cái tay, cái chân….Kết quả tăng trưởng của nên kinh tế VN mấy chục năm qua, chính là hệ quả của việc “cởi trói” này. Tuy nhiên, vẫn còn đó những vòng dây trói hữu hình (về pháp lý) đối với cơ thể kinh tế, đó là sở hữu toàn dân về đất đai, đó là việc áp đặt giá cả đối với các mặt hàng thiết yếu, đó là việc ưu tiên quá mức cho doanh nghiệp nhà nước…Và các vòng dây trói vô hình như: in tiền vượt quá năng lực sản xuất của nền kinh tế dẫn tới lạm phát, tham nhũng nặng nề trong tất cả các công việc và giao dịch làm ăn, sự trục lợi chính sách…khi nền kinh tế phát triển đến một mức độ nhất định, thì cơ thể kinh tế bắt gặp các vòng dây trói hữu hình và vô hình, cộng với sự biến dạng sẵn có, đã tạo ra những hậu quả vô cùng nặng nề và một sự bế tắc toàn diện.
Thứ hai, mặc dù nhìn nhận có sự tiến bộ trong nền kinh tế VN mấy chục năm qua, nhưng về cơ bản, sự phát triển của nền kinh tế VN vừa qua chỉ là sự gia tăng đầu ra, kết quả của sự gia tăng đầu vào. Chỉ số ICOR, chỉ số về tăng trưởng đầu tư, tức là muốn có một đơn vị đầu ra của nền kinh tế, thì đầu vào của nền kinh tế VN là từ 5-6 đơn vị, gấp rưỡi chỉ số của nền kinh tế Thái Lan, đã phản ánh hiệu quả của nền kinh tế VN là rất thấp. Không những vậy, khoản nợ của nền kinh tế VN là rất lớn, ước tính gấp đôi GDP. Điều này cũng thể hiện sự phát triển của nền kinh tế VN không bình thường và lành mạnh.
Ngay từ cách nay hơn chục năm, cá nhân tôi đã băn khoăn về sự khác biệt giữa nền kinh tế VN và nền kinh tế thị trường lành mạnh, bình thường. Khi đó, chưa có sự phân tích và phân biệt rõ sự khác nhau này, nhưng bằng trực giác, tôi đã thấy sự phát triển của nền kinh tế VN có nhiều yếu tố bấp bênh của một nền kinh tế thiếu khả năng phát triển bền vững, lành mạnh. Thậm chí, tôi chỉ đi tìm hiểu lý do tại sao nền kinh tế VN vẫn tồn tại mà không bị đột quỵ, bởi các quy luật thị trường (và của nền kinh tế) bị vi phạm nghiêm trọng, cách thức quản lý và điều hành nền kinh tế không tuân thủ bất kỳ một nguyên tắc, nguyên lý nào của kinh tế thị trường? những băn khoăn thắc mắc của tôi tập trung vào hai vấn đề chính: tại sao nền kinh tế VN đã không xảy ra siêu lạm phát khi mà việc phát hành (in) tiền của nhà nước gần như không có giới hạn? vấn đề thứ hai, VN sẽ giải quyết ra sao đối với các khoản vay, khoản nợ? Sau một thời gian, tôi đã khám phá ra câu trả lời cho băn khoăn thứ nhất. Và băn khoăn thứ hai của tôi, cũng được dự phóng giải đáp khi phân tích đầy đủ sự khác biệt giữa nền kinh tế VN và nền kinh tế thị trường lành mạnh, bình thường.
* Về lý do tại sao với lượng tiền in không giới hạn của nhà nước vào lưu thông, VN không bị siêu lạm phát, mặc dù lạm phát trung bình hàng năm lúc nào cũng ở mức cao 20-50%/năm, lớn hơn rất nhiều so với một nền kinh tế bình thường (5-7%). Chúng ta biết rằng, lượng tiền nội địa in ra cần căn cứ vào lượng hàng hóa được sản xuất ra hàng năm, và đối với việc giữ vững tỷ giá hối đoái cần căn cứ, tham khảo số lượng ngoại tệ lưu thông trên phạm vi quốc gia. Lượng tiền đồng VN in ra, thật kỳ lạ và may mắn, số lượng ngoại tệ đầu tư vào VN, cộng với số kiều hối hàng năm đã trung hòa và không làm gia tăng đáng kể tỷ giá hối đoái của Việt Nam đồng so với đô-la. Một may mắn kỳ lạ khác, nếu chỉ dựa vào sức sản xuất của nền kinh tế VN hiện tại, chắc chắn đã có siêu lạm phát xảy ra, nhưng VN ở sát cạnh Trung Quốc, hàng năm nhập khẩu số lượng hàng hóa chất lượng thấp, giá rẻ từ 10-20 tỷ đô-la. Điều này vô hình chung, lượng hàng hóa của Trung Quốc đã trung hòa số lượng tiền mà VN in ra, mặc dù mức lạm phát vẫn cao (20-50%/năm) nhưng chưa xảy ra siêu lạm phát.
* Băn khoăn thứ hai, khoản nợ của VN. Trước hết chúng ta cần tìm hiểu , khoản nợ thực của VN ước lượng là bao nhiêu? Theo số liệu chính thức, số nợ của VN vào khoảng 95% GDP (GDP của VN khoảng trên 100 tỷ đô-la), xếp vào dạng số nợ tương đối cao (trên ngưỡng an toàn 65%GDP). Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Chúng ta phân tích về nợ xấu của ngân hàng hiện nay để có thể tìm hiểu thêm về cách tính toán cũng như sự chính xác của các số liệu. Theo công bố của các ngân hàng thương mại hiện nay, số nợ xấu của họ chỉ vào khoảng 5-7% trên tổng dư nợ. Các số liệu của các chuyên gia nước ngoài, khoảng trên 10% nợ xấu trên tổng dư nợ. Thật ra, nếu đúng là ngân hàng chỉ có nợ xấu như số liệu quốc tế công bố, họ không cần mảy may lo lắng, vì trong nền kinh tế VN hiện nay, bất kể doanh nghiệp, ngân hàng hay cá nhân nào nợ xấu chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng dư nợ đã là niềm hạnh phúc mà ít người có được. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng VN, theo thiển ý của tôi, có lẽ khoảng 80-90% trên tổng dư nợ. Đó mới là con số thực. Chỉ cần nêu ra các khiếm khuyết trong cách tính nợ xấu của các ngân hàng là hiểu ngay vấn đề. Trước hết, cách tính nợ xấu của ngân hàng VN không giống cách tính nợ xấu của quốc tế. Ví dụ, một doanh nghiệp nợ ngân hàng 1 tỷ đồng sẽ trả nợ trong một năm, mỗi quý trả 250 triệu đồng. Nếu quý I, doanh nghiệp không trả được 250 triệu đồng, thì các ngân hàng quốc tế sẽ tính số nợ xấu là 1 tỷ đồng (với lập luận 250 triệu đồng không trả được thì trả sao được 1 tỷ đồng), còn ngân hàng VN chỉ tính nợ xấu là 250 triệu đồng. Như vậy đã có sự chênh lệch rất lớn trong cách tính nợ xấu. Một vấn đề khác, các ngân hàng VN hiện nay, ngân hàng nào cũng có một lượng trái phiếu chính phủ lớn trong quyết toán của mình, những trái phiếu này, nếu đem tính với nhà nước thì có giá trị, nhưng nếu trong tình hình nền kinh tế bất ổn thì số trái phiếu này hoàn toàn không có giá trị. Chúng ta đã biết rằng, lượng tiền in ra của nhà nước đã rất lớn, vượt quá khả năng sản xuất của nền kinh tế, giá trị đồng tiền rất bấp bênh, vậy thì trái phiếu của chính phủ còn giá trị gì khi nền kinh tế có đột biến. Chính vì vậy, nếu tính cả số trái phiếu này (hầu như không có giá trị) thì số nợ xấu thực của hệ thống ngân hàng phải lên tới 80-90% tổng dư nợ.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu cách tính nợ xấu của ngân hàng ở VN hiện nay. Việc tính tổng số nợ của nền kinh tế VN còn khó khăn và phức tạp hơn gấp bội. Cá nhân tôi nghiêng về ý kiến cho rằng nợ xấu của VN hiện nay gấp đôi GDP, và tôi cho rằng đó là con số vừa phải nhất, sát thực tế nhất.
Nhưng vấn đề đặt ra không phải nợ xấu là bao nhiêu, mà khả năng trả nợ của nền kinh tế mới là vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay (các nước như Mỹ, Nhật số nợ gấp rưỡi hoặc gấp đôi GDP là bình thường, bởi họ có nền kinh tế lành mạnh, đủ khả năng trả nợ). Và đi sâu vào phân tích nền kinh tế VN hiện nay, có sự khác biệt về bản chất với nền kinh tế thị trường bình thường, lành mạnh, chúng ta đều biết rõ, khả năng trả nợ của nền kinh tế là con số không tròn trĩnh. Chúng ta đều biết rằng, việc vi phạm nghiêm trọng các nguyên lý cơ bản của nền kinh tế thị trường sẽ dẫn tới méo mó, biến dạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Không những vậy, việc không tạo lập đồng bộ các thị trường, ưu tiên quá mức cho doanh nghiệp nhà nước (thua lỗ triền miên) khiến cho hiệu quả của nền kinh tế rất thấp, các doanh nghiệp tư nhân không được đối xử bình đẳng, chật vật duy trì sự tồn tại của mình. Cơn hồng thủy tồn đọng bất động sản vừa quét qua đã làm gãy đổ những hy vọng cuối cùng của việc cố gắng khôi phục, duy trì nền kinh tế luôn đi ngược lại các quy luật thị trường.
* Qua những phân tích về sự khác biệt giữa nền kinh tế VN và nền kinh tế thị trường nêu trên, kết hợp với sự quan sát và nghiên cứu thực tiễn phát triển kinh tế ở VN, bất kể một người nào, có chút kiến thức về kinh tế đều đi tới kết luận: không thể có một giải pháp đơn lẻ nào về kinh tế có thể giải quyết được các khủng hoảng về cấu trúc, cơ chế và thực tiễn của nền kinh tế VN. Để giải quyết tất cả các hậu quả, hệ quả của nền kinh tế (nợ xấu ngân hàng, nợ công…), để khôi phục một nền sản xuất hiệu quả, hay ngắn gọn hơn, để đưa nền kinh tế VN vào đúng đường ray của một nền kinh tế thị trường, cần có một giải pháp tổng thể. Đó là loại bỏ tất cả các yếu tố chính trị trong một nền kinh tế, trả kinh tế về cho các quy luật của thị trường. Cơ thể kinh tế của VN hiện nay không còn mặc vừa chiếc áo độc quyền chính trị nữa, nó chỉ có hai lựa chọn: hoặc đột tử, hoặc thay bộ quần áo đa nguyên, tức loại bỏ hoàn toàn các yếu tố chính trị ra khỏi đời sống kinh tế thị trường./.
Hà Nội, ngày 09/02/2014
Nguyễn Vũ Bình

MINH BẠCH NHƯ THẾ NÀO?

Tô Văn Trường
Người đời thường nói minh bạch, rõ ràng trong cuộc sống và trong chính trị đều cần thiết vì trước tiên nó giúp củng cố lòng tin và thứ nữa là trong binh pháp Tôn tử ” biết mình, biết người thì trăm trận, trăm thắng” chủ yếu phải dựa trên sự minh bạch với chính bản thân và như vậy mới thấy rõ được đối thủ. Hay nói cách khác, không minh bạch với chính mình sẽ không thấy được đối thủ!

Một số bạn hữu hỏi tôi có bình luận gì về việc phát hiện mới trong phòng làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cả bản đồ “hình lưỡi bò” của Trung Quốc? Nếu tinh ý, nhận thấy ngay buổi truyền hình đàm đạo mới đây giữa Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Malaysia xung quanh chuyện tìm kiếm máy bay mất tích MH370 của Malaysia Airlines vẫn thấy có tấm bản đồ này!
Tôi đã từng đến phòng làm việc của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, thấy ông treo nhiều loại bản đồ . Hàng ngày, khi làm việc, nghe báo cáo để đối chiếu với thực tế, ông tự tay đánh dấu, ghi chú lên bản đồ, thỉnh thoảng lại thay tấm bản đồ mới. Phòng làm việc của một số vị lãnh đạo đương thời cũng thế. Có vị Phó Thủ tướng, còn bọc mica ngoài tấm  bản đồ có hình lưới bò, để dễ đánh dấu, tảy xóa các vị trí “tầu lạ” hay xâm nhập hải phận nước ta và các vị trí tiềm năng dầu khí vv… Bởi thế, nói cho minh bạch trong phòng làm việc của Thủ tướng có tấm bản đồ hình lưỡĩ bò, không có gì lạ! Dù sao, cần rút kinh nghiệm không nên đưa hình ảnh bản đồ có đường lưỡi bò trong phòng làm việc của Thủ tướng lên tivi  cũng có thể gây hiểu nhầm.
Nhân nói đến chuyện minh bạch, chúng tôi không nói tới tính chất pháp lý của việc Thủ tướng gửi thông điệp cho toàn dân Việt Nam nhân dịp đầu năm, cho dù là năm dương lịch. Vấn đề người dân quan tâm không chỉ vì có nhiều tư tưởng tiến bộ mà là khả năng thực thi nội dung của thông điệp đó. Nếu chỉ được một phần thì giá trị đáng một phần, nếu không hoặc chưa thể thực thi được, lẽ tất nhiên giá trị cũng tỷ lệ thuận với sự thật đó, và người dân có phản xạ rất tự nhiên cho dù không hề muốn.
Ngẫm suy trong bản Thông điệp của Thủ tướng, chúng tôi nhận thấy có 2 điểm cần làm rõ hơn.  Thứ nhất, nói về tái cấu trúc nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Về bản chất, tái cấu trúc nông nghiệp chỉ là bộ phận cơ bản của xây dựng nông thôn mới có nghĩa là tập hợp con trong tập hợp lớn không phải là cùng “đồng đẳng”! Thứ hai nói Dân chủ và Pháp quyền là cặp song sinh có thể biện luận là dân chủ ra đời cũng phải được đánh dấu bằng văn bản pháp chế (tuy chưa hoàn chỉnh nhưng phải có khởi đầu); Vì thế mới có Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của cách mạng Pháp ngay từ những ngày trứng nước. Tuy nhiên, nếu “mổ sẻ” sâu hơn, thấy dân chủ đẻ ra pháp quyền còn pháp quyền  sinh ra để bảo vệ dân chủ, nó là 2 mặt của một đồng xu vv…
Suy cho cùng, từ chuyện nhỏ nhìn ra các vấn đề lớn của đất nước các hành vi, lời nói, việc làm của các vị “công bộc” của dân cần phải minh bạch, rõ ràng để củng cố lòng tin trong nhân dân bởi vì mất lòng tin là mất tất cả.

Những sáng kiến tuyệt vọng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
Qua sông đi học bằng túi nilon, một sáng kiến tuyệt vọng...
Qua sông đi học bằng túi nilon, một sáng kiến tuyệt vọng...
Clip video/Tuổi Trẻ
Nghe bài này

Sau khi báo Tuổi trẻ phát phóng sự video hình ảnh cô giáo Tòng Thị Minh vượt suối đi dạy học bằng cách chui vào bao nylon để một thanh niên kéo sang bờ bên kia đã gây chấn động cho người xem và hình ảnh này cho thấy sự xem thường sinh mạng giáo viên lẫn học sinh tại các trường học vùng cao của chính quyền.
Video clip ghi lại hình ảnh những em học sinh đồng bào H’mong và của chính cô giáo Tòng Thị Minh, giáo viên trường mầm non Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên khi cả cô lẫn trò thay phiên nhau chui vào một bao nylon túm đầu lại và được nhiều thanh niên bơi đẩy qua suối lũ đã làm hàng ngàn người xúc động vì sự liều lĩnh của họ.
Trong tình hình khó khăn do phân phối ngân sách đối với vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có giới hạn khiến hàng ngàn chiếc cầu  giúp học sinh sống tại những bản làng xa với trường học không thể tới trường một cách an toàn vào mùa lũ. Tuy nhiên khó mà tưởng tượng ra cảnh cô giáo cũng phải tới trường khó khăn như học sinh trong video clip này.
Phản ứng xã hội
Cô giáo Tòng Thị Minh sau đó có chia sẻ cảm nghĩ với báo chí điểm chính là cô rất sợ hãi tuy nhiên phải cố vượt qua vì không thể bỏ lớp cùng học sinh thân yêu của mình.
Trước những hình ảnh gây shock rất lớn này, Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, đang phụ trách nghiên cứu giáo dục thuộc Hiệp hội các trường đại học ngoài công lập cho biết cảm giác của bà:
Tôi rất khâm phục cô giáo vì cô phải dùng một cách rất nguy hiểm tới tính mạng như vậy...Tôi phẫn nộ vì tại sao nhà nước lại không lo xây dựng đường xá để mọi người phải đi lại một cách khổ sở và liều mạng như vậy?
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh
-Nhiều người lắm chứ không phải một mình tôi khi coi cái clip đó. Khi thấy cảnh cả học sinh lẫn cô giáo phải vào trong bao ngồi thì mọi người rất shock vì nhiều lý do. Shock và hơi phẫn nộ bởi quá nguy hiểm mà mọi người vẫn phải làm. Cái clip sau đó cũng có lên TV và cô giáo tả lại cảm giác của cô ấy là sợ và ngộp thở…thì rất là khủng khiếp. Tôi rất khâm phục cô giáo vì cô phải dùng một cách rất nguy hiểm tới tính mạng như vậy. Phục nhưng thật ra cũng hơi giận nữa vì tại sao người ta dám làm những việc khủng khiếp …cảm giác rất là khó tả. Tôi phẫn nộ vì tại sao nhà nước lại không lo xây dựng đường xá để mọi người phải đi lại một cách khổ sở và liều mạng như vậy?
Tính mạng thật mong manh trong túi nilon giữa sông. Clip video/Tuổi Trẻ
Tính mạng thật mong manh trong túi nilon giữa sông. Clip video/Tuổi Trẻ

Cảm giác chung khi xem là hồi hộp và sau đó là xót xa. Hình ảnh những học sinh bé nhỏ ăn mặc thiếu thốn đến trường với những phương tiện độc nhất vô nhi trên thế giới ấy đã được báo chí đem ra chất vấn cấp cao nhất của tỉnh Điện Biên.
Ông Hoàng Văn Nhân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên nói với báo chí khi nghe tin này rằng ông sẽ yêu cầu chính quyền địa phương kiểm tra lại cụ thể, đối chiếu lại các hình ảnh xem thuộc địa bàn nào. Sau đó phải có báo cáo, đề xuất giải pháp đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người dân.
Câu trả lời của ông Nhân không giúp dư luận bớt phẫn nộ vì sự chậm chạp rất truyền thống của cán bộ đã trở thành tập quán và không ai tin rằng ông Phó chủ tịch tỉnh Điện Biên sẽ có bất cứ động thái tích cực nào để giải quyết rốt ráo tình trạng đau lòng của đồng bào H’mong.
Anh Giàng Văn Ngọc hiện sống tại Điện Biên chia sẻ:
-Nói chung các đồng bào dân tộc miền núi thì không đủ đâu (cầu). người ta chỉ được đi học và mọi điều phải tự lo thôi nhà nước không lo gì hết. Nhà nước không làm cầu thì bà con phải tìm cách tự qua suối bằng cách nào đó. Suối nhỏ và các em lớp 5,6 hay 7 thì chắc chắn bố mẹ phải đưa các em qua suối rồi vì mùa lũ các em không thể đi được còn mùa nầy thì các em tự đi.
Bài toán ngân sách
Theo Mục sư Pao Vàng người phụ trách các cộng đồng tin lành tại nhiều tỉnh miền núi thì khó khăn là hiển nhiên vì ngân sách yếu kém cộng với số địa phương khó khăn quá nhiều nên nhà nước không thể lo nỗi trong một sớm một chiều, Mục sư Pao Vàng cho biết:
-So với trước đây thì bây giờ đã đỡ nhiều rồi nhưng nhiều vùng xa xôi ví dụ như Mường Tè, Mường Nhé của Điện Biên hay Lào Cai, Hà Giang còn rất nhiều nơi khó khăn, tôi mới vừa đi các vùng đó về cách đây hơn tháng cho nên cũng biết khá nhiều trường hợp như vậy. Không chỉ ở vùng sâu vùng cao người H’mong mà tất cả các vùng đặc biệt khó khăn như ở miến Trung thì rất nhiều nơi khó khăn lắm.
Theo ông Lê Văn Quý Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Điện Biên thì ông không bất ngờ với những thông tin vừa nói và cho rằng đó là sự việc bình thường đối với một tỉnh vùng cao như Điện Biên.
Cái khó khăn nhất của các em bây giờ chủ yếu là phương tiện đi lại. Thứ nhất là đường xá cầu cống chưa được. Các em phải đi bộ từ 4 hay 5 giờ sáng phải đi bộ mất hơn 2 hay 3 tiếng đồng hồ thì mới đến được để đi học. Học xong thì phải về lại nhà để giúp lại bố mẹ
Mục sư Pao Vàng
Theo ông Quý thì tại Điện Biên trong mùa lũ, nước ở các con sông, con suối lên rất nhanh, các thầy cô giáo muốn đến trường buộc phải làm giống như thế. Trường hợp của cô giáo Tòng Thị Minh tuy cá biệt nhưng cũng không phải là hiếm.
Ông Quý cũng cho biết tại xã Nà Hỳ muốn tới trường Sam Lang cũng phải qua 4, 5 đoạn suối nguy hiểm về mùa mưa nhưng hiện tại vẫn không có đủ kinh phí để xây dựng các cầu treo giúp các em học sinh và giáo viên đi lại an toàn hơn hiện nay.
Mục sư Pao Vàng cho biết kinh nghiệm của ông đối với những học sinh người thiểu số:
-Cái khó khăn nhất của các em bây giờ chủ yếu là phương tiện đi lại. Thứ nhất là đường xá cầu cống chưa được. Các em phải đi bộ từ 4 hay 5 giờ sáng phải đi bộ mất hơn 2 hay 3 tiếng đồng hồ thì mới đến được để đi học. Học xong thì phải về lại nhà để giúp lại bố mẹ như vậy thì cần phải làm sao rút lại khoảng cách của con đường.
Khi chúng tôi đặt câu hỏi liệu người dân có nên đóng góp tùy theo sức của mình trong lúc khó khăn này của đất nước bằng tiền của công sức theo mô hình xã hội hóa, xây dựng những chiếc cầu qua suối giúp các em hay không TS Phương Anh cho biết:
-Người dân làm thì cũng không biết sẽ đến đâu. Có người nói là khi quyên được tiền rồi nếu không có sự tích cực tham gia của nhà nước địa phương thì những người cầm tiền để làm điều đó không phải là dễ làm.
Kể cả chờ dân kêu mới làm ngay thì điều đó tôi vẫn trách. Mong là nhân dịp này hai bộ trưởng rà soát tiếp những chỗ nào thiếu cầu vì năm nào tôi cũng thấy học sinh qua đò bị đắm đò chết hay là trẻ em đu dây qua suối, qua thác rồi bây giờ lại chui vào bao nylon thì đúng là những sáng kiến kiểu tuyệt vọng
TS Vũ Thị Phương Anh
Sáng kiến tuyệt vọng
Đối với trường hợp của cô giáo Tòng Thị Minh ngay khi nhận được tin tức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng tuy đang công tác tại Nhật Bản với Chủ tịch nước đã thông báo quyết định xây dựng chiếc cầu treo tại nơi đó.
TS Vũ Thị Phương Anh cho biết ý kiến của bà về quyết định nhanh chóng của Bộ trưởng Đinh La Thăng:
-Nói gì thì nói nếu phản ứng nhanh như vậy thì tôi nghĩ là cứ phải khen đã còn chuyện có thực lòng hay không hay vẫn chỉ xử lý tình huống thì thật ra đây là một trong ít lần mà tiếng kêu cũng như bức xúc của người dân được phản hồi nhanh như vậy. Nều xây được cây cầu và xây nhanh thì tôi khen điểm đó, tuy nhiên điều đó chưa thể hiện đây là việc làm thường xuyên và hai nữa đáng lẽ phải nhìn thấy trước chứ không phải để dân kêu lên rồi mới làm.
Kể cả chờ dân kêu mới làm ngay thì điều đó tôi vẫn trách. Mong là nhân dịp này hai bộ trưởng rà soát tiếp những chỗ nào thiếu cầu vì năm nào tôi cũng thấy học sinh qua đò bị đắm đò chết hay là trẻ em đu dây qua suối, qua thác rồi bây giờ lại chui vào bao nylon thì đúng là những sáng kiến kiểu tuyệt vọng làm tôi thấy khủng khiếp và không thể chấp nhận được.
Điều mà TS Vũ Thị Phương Anh gọi là “sáng kiến tuyệt vọng” đã làm chúng tôi suy nghĩ rất lâu bởi sự tuyệt vọng nào cũng dẫn đến hủy diệt. Các em học sinh bé nhỏ hôm nay là tương lai của dân tộc nếu phải theo những sáng kiến hủy diệt ấy của người lớn để tới trường thì tương lai các em sẽ đi về đâu?

Cộng Sản là người thông minh nhất


Hòn vọng Phu
Tôi thật lòng mà thừa nhận rằng, tất cả chúng ta cùng lắm cũng chỉ là người thông minh mà thôi, chứ không bao giờ bằng người Cộng Sản được. Vì họ làm được điều không thể, còn chúng ta thì không. Cộng sản giải thích thấu đáo tất cả những điều phi lý nhất, và làm cho nó trở nên có lý. Đó là một việc khó, chỉ có những người rất thông minh mới có thể làm được.
Cũng nên tìm đến nguyên nhân khiến cho người Cộng Sản thông minh như vậy, đó chính là “Chủ nghĩa Cộng Sản” bất hủ. Đây là khởi nguồn và động lực khiến cho họ ngày càng cố gắng không ngừng để làm nên những kỳ tích. Tại sao như vậy? Vì Chủ nghĩa Cộng Sản là ngược đời và hoang tưởng, hai thứ đó kết hợp lại tạo nên sự kỳ dị có một không hai. Để sự sai trái đó được tồn tại, người ta buộc phải làm những việc kỳ quặc nhất trên đời. Để nỗ lực giải thích và bảo vệ những điều phi lý, họ đã trở nên thông minh một cách phi thường.
Thế giới hẳn không quên việc người ta đã giết hại hàng trăm triệu người để xây dựng “Chủ nghĩa Cộng Sản”. Những nạn nhân này bị giết là do không thuộc thành phần cơ bản (bần cố nông) như: trí thức, tư bản, địa chủ...; theo quan điểm Cộng Sản, những người nói trên là thành phần ăn bám xã hội và không đáng một đồng xu. Chỉ có người lao động chân tay mới là chân chính và xứng đáng trở thành giai cấp lãnh đạo xã hội. Và họ đã thiết lập nên chế độ Cộng Sản, do phần lớn những người mù chữ ở các địa phương nắm giữ quyền lực. Nguyên tắc của chế độ này là không có tư hữu và kinh tế tư nhân, thiết lập công hữu trên phạm vi toàn quốc. Hàng hoá do nhà nước nắm giữ và phân phối theo tem phiếu, nghiêm cấm thương mại. Nói tóm lại, thì đó là một nền kinh tế tự cung tự cấp tuyệt đối.

Làm được những việc như vậy, nghĩ ra những điều như thế, hẳn người Cộng Sản rất thông minh?
Dân tộc nào cũng có lịch sử, đó là cội nguồn của con người. Lịch sử đối với một dân tộc cũng như quá khứ đối với con người, nếu như mất đi thì sẽ trở thành người điên (Vì mất trí nhớ). Người Cộng Sản lại không cho rằng như vậy. Họ đả phá tất cả nền tảng tư tưởng của quá khứ, xoá bỏ hết những di tích lịch sử để lại. Vì họ cho rằng những thứ đó đại diện cho tư tưởng bóc lột và mê tín dị đoan. Thế là Cộng Sản trở thành những con người không có quá khứ dân tộc, không tình thân, không tổ quốc. Họ lơ lửng bám giữ vào học thuyết Marx, giống như các phi hành gia vũ trụ bây giờ vậy.
Tạo hoá (thiên nhiên) và di tích lịch sử nếu mất đi thì không bao giờ có thể lấy lại được. Đó là những di sản quý báu mà lịch sử và thiên nhiên đã tạo nên, cần được bảo tồn và nâng niu. Anh có thể xây một ngôi chùa hay một cung điện nguy nga lộng lẫy dát đầy vàng ngọc, nhưng không thể có được một viên gạch phủ đầy rêu phong từ quá khứ. Phá hoại di sản văn hoá (nhân tạo hay thiên tạo) là một trọng tội không thể tha thứ. Nhưng người Cộng Sản lại không nghĩ như vậy, vì họ có một lối suy nghĩ và hành động khác thông minh hơn.
Ở tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) có một di tích văn hoá thiên tạo rất đẹp và nổi tiếng, đã đi vào ca dao, cổ tích dân tộc. Ấy là Hòn vọng Phu, đây là một mỏm đá trên núi có hình người vợ bồng con ngóng chồng. Dân gian còn gọi di tích này là Nàng Tô Thị. Thế nhưng tự nhiên người ta cho nổ mìn phá tung Hòn vọng Phu để nung vôi. Đến khi bị dư luận lên án mạnh mẽ quá thì nhà nước mới làm một bức tượng bằng xi măng để thay vào. Kế đó lại nói rằng “Nhà nước cho dựng tượng là để đáp ứng nguyện vọng tâm linh chính đáng của nhân dân và tôn vinh văn hoá ngàn năm của dân tộc”.
 Bức tượng Nàng Tô Thị bằng xi măng thì làm sao thay thế thiên tạo được nhỉ? Chỉ có những kẻ ngu và ác mới làm như thế. Nhưng người Cộng Sản lại không nghĩ như vậy, vì họ có kiểu lý luận khác thông minh hơn.
Đó chỉ là một câu chuyện nhỏ trong muôn vàn câu chuyện về trí thông minh khác thường của người Cộng Sản.
Xưa nay hệ thống triết học thế giới chỉ hoàn thiện và bênh vực cho lẽ phải. Nhờ có Cộng Sản mà cái sai được bảo vệ tuyệt đối. Có thể nói, người Cộng Sản đã đóng góp rất lớn vào hệ thống lý luận của nhân loại, giải thích và bênh vực một cách thấu đáo những điều phi lý nhất. Trên thế gian, chỉ có những người thông minh nhất thì mới làm được như vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét