Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Người Việt cần bớt… khôn - Những cái Ngược trong trào lưu Xuôi

Hoàng Đức Doanh - Những cái Ngược trong trào lưu Xuôi

Cuộc sống loài người luôn tiếp diễn, nhìn chung đa số theo một trào lưu từ hoang dã đến văn minh, từ thô sơ đến hiện đại... Tuy nhiên đường đi, nước bước hay nói bao quát hơn, Lịch sử của mỗi dân tộc có khác nhau.

Đối với Việt nam, nếu tính từ nửa sau của thế kỷ 20 đến nay khoảng hơn 60 năm thì có một số Chính sách, tư tưởng, ý thức, cách cư xử rất khác nên gọi là Ngược so với trào lưu chung.

Dẫu sao, dù thế nào , lịch sử vẫn tiến về phía trước. Nếu để mọi thứ rơi vào quên lãng thì đó là thiếu xót của thế hệ hôm nay. Nhắc lại những thứ đáng nhớ là điều cần thiết, nhất là những điều gọi là Ngược để lớp hậu sinh thấu hiểu về thế hệ cha anh, cũng như hôm nay chúng ta biết có vụ án Lệ chi Viên đã từng xảy ra cách nay vài thế kỷ. Chuyện kể sau đây là nhỏ nhặt nhưng rất đáng nhớ :

Chuyện này xảy ra tại miền Bắc, khi mà đất nước chưa thống nhất : Một gia đình nông dân cả năm trời nuôi được một con lợn (miền Nam gọi là heo) nặng chừng 50 - 60 kí là hết cỡ lớn, đây là kết quả của sư chăm sóc, cám bã cả năm trời, nuôi thêm ngày nào là tốn kém ngày ấy. Muốn bán, việc đầu tiên là tới Cửa hàng Thực phẩm huyện đăng ký ngày họ cân, tiếp sau là tới Ủy ban xã làm đơn xin xác nhận nhà có đám, cần mua thực phẩm chi dùng, có xác nhận rồi lại mang tới Cửa hàng để xin duyệt số lượng được mua tùy theo đám trọng hay bình thường. Nếu là đám hỷ, đám hiếu thì được duyệt nửa con, nếu là đám giỗ thì không quá 10 kí, còn như không có lý do thì được mua vài kí về rán mỡ ăn dần. Được mua bao nhiêu họ tính tiền rồi khấu trừ. Đến lúc này thì kết quả của cả năm trời mới được nắm trong tay theo giá mà bên mua quy định. Nếu như tự động giết mổ thì coi như phạm pháp, nhẹ thì phạt lao động công ích, nặng thì bắt giam... dù hình thức nào thì cũng coi như con lợn mất trắng, bị tịch thu cho vào công quỹ hay đi đâu, chủ nhân của nó không còn quyền hạn gì... coi như công sức một năm bằng con số không.

Câu chuyện thứ 2: Một nông dân được coi là lao đông chính, làm trong một vụ (6 tháng là 1 vụ) tổng cộng được 150 công ( mỗi công là 10 điểm được Đội trưởng ghi vào sổ hàng ngày). Sau khi thu hoạch, lúa đã vào kho thì nhận 1 tờ phiếu thanh toán, tờ phiếu có 2 phần, thanh toán lúa và tiền. Phần lúa là tổng thực thu chia cho tổng số công , ví dụ được 0,8 kg/công (vụ nào được 1kg/công là trúng mùa) nhân với 150 bằng 120 kg lúa , đây gọi là phần thu. Phần chi thì tất cả từ thủy lợi phí, giông, phân, thuốc trừ sâu ... bằng X chia cho tổng số công Y bằng mỗi công phải gánh chi là 3 đồng/ công. Đối trừ với phần thu 0,8 nhân với giá 3đồng/kg, nên phần thu trên 1 công là 0,8x 3= 2 đồng 4 hào vị chi phải bù vào 6 hào nhân với 150 bằng 90 đồng, Nộp vào 90 đồng thì được lĩnh 120 kg lùa. Người ta nói "Lấy công làm lãi" ở đây phải nói :"Lấy công bù lỗ " hoặc ngậm ngùi nói câu mỉa mai "lắm công, nhiều nợ". Nguyên do là có cái Hợp Tác Xã nông nghiệp nên phải è cổ gánh những món nợ như trên, được mùa hay mất mùa đều phải đóng tiền bù.

Bây giờ mà nghe 2 câu chuyện này còn mấy ai tin, coi như xếp vào loại chuyện tiếu lâm. Dù là gì thì nó đã tồn tại đến gần 30 năm trên miền Bắc XHCN.

Thế hệ ngày nay sẽ đặt câu hỏi : Sao nó vô lý, bất công thế mà vẫn phải chấp hành ? rất khó giải thích mà chỉ nhấn mạnh, coi đây là những cái Ngược trong trào lưu Xuôi. Đó là quốc sách nên mọi người đều phải thực hiện. Các nước ở Đông Âu người ta phát hiện đường lối chính trị Ngược nên người ta từ bỏ, họ đã bắt kịp trào lưu Xuôi đấy thôi. Nếu kể ra thì còn nhiều cái vô lý hơn nữa :

1) Sau cải cách ruộng đât hình thành 2 loại học sinh, phân biệt rõ ràng trong các giấy tờ liên quan và trong đối xử : Con em bần, cố nông và con cái địa chủ, phú nông. Ba mươi năm sau, (người còn người mất vì trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt), nếu điểm lại con em bần cố nông nằm trong danh sách hộ nghèo của từng địa phương có thể nói là toàn bộ, số người dính án thì hầu hết trong số này, từ tội tham ô (con em địa chủ không thể được làm cán bộ), hủ hóa (gian dâm), trộm cắp cho đến các tội hình sự khác. Nếu điểm danh con cái địa chủ thì, lúc học giỏi hơn, ngoan hơn, khi trưởng thành nhiều người thành đạt hơn, hầu hết trở thành những con người tử tế . Không vô lý! Nó chỉ vô lý ở đúng 1 điểm là ; Phân biệt đối xử, lúc đó đã hoàn thành 2 cuộc CM là Dân tộc và Dân chủ mà vẫn phân biệt đối xử ngay với trẻ em, chỉ một chút vô lý thôi mà hậu quả lại trở về có lý :"Kìm kẹp, áp bức bao nhiêu chỉ tạo nên quyết tâm vươn tới hoặc càng ưu tiên, càng học dốt và hỗn láo rồi khi trưởng thành sẽ tạo ra 2 lớp người khác hẳn. Lớp người dốt nát lên nắm quyền.

2) Người xưa đúc kết :"Phi thương bất phú" thế mà có thời kỳ (miền Bắc trước, miền Nam sau) người ta coi tầng lớp buôn bán là những người bóc lột xấu xa, cân phải tiêu diệt ý nghĩ về buôn bán nằm trong những cái đầu của người dân gọi là cải tạo tư tưởng, ai mà có hành động buôn bán công khai đều là phi pháp. Chính điều cấm đoán phi lý này lại tạo ra phong trào toàn dân đi buôn lậu, Người ta lợi dụng lãi xuất chênh lệch (hậu quả của việc cấm đoán) người ta mang vài cân chè, 1--2 cân thuốc lào dấu vào quần áo, toàn dân làm thế thì làm sao kiểm tra xuể, có bắt được ai thì người ta đã chuẩn bị lý do từ trước, có giấy xác nhận tổ chức đám cưới... cứ thế cơ man nào là lý do và đây cũng là nguồn kiếm thêm của chính quyền xã ...Nay thì lại trải thảm đổ, cờ hoa đón rước các nhà buôn, các thành phần bóc lột, ưu tiên cho họ đủ thứ. Lúc đó xuất hiện 2 câu nói khôi hài : Cả nước buôn lậu, toàn dân ăn cắp . Chuẩn không cần chỉnh !

3) Khẩu hiệu :"Dân cày có ruộng" Theo chính sách lúc đó gia đình nào có diện tích ruộng vượt mức bình quân là phú nông, vượt gấp đôi, gấp ba là địa chủ nên phải tịch thu để chia cho người ít ruộng. Đến nay thì chính quyền làm ngược lại, có khác là trả tiền đền bù, ( ngày tịch thu của địa chủ không có tiền đền bù) và nay không gọi là địa chủ (tuy nhiều đất hơn) mà gọi là Doanh nghiệp . Địa chủ vẫn còn lại ít ruộng, nay nông dân thì hết sạch, nhận ít tiền rồi lang thang ra thành phố mà kiếm ăn. Không biết cái nào Xuôi, cái nào Ngược chỉ biết nó đối lập nhau và cái nào cũng đúng đắn, lúc nào cũng lãnh đạo thiên tài.

4) Trong giáo trình giảng dạy Đại học XHNV , bài dạy về Tôn giáo có câu khẳng định:"Tôn giáo là thuốc phiện" . Chính vì có quan niệm về tôn giáo như vậy nên đề ra chính sách phá bỏ Chùa, Đền, ngăn cấm tín ngưỡng . Nay thì ngược lại, xây Chùa tràn lan, bán vé kinh doanh , khắp nơi hội hè, xô bồ lễ hội Một thời kỳ phát triển kinh doanh Thuốc phiện hợp pháp chưa từng có, liệu đến khi nào chấm dứt ?

Nhiều thứ lắm, Xưa, Nay nó cứ đối lập nhau. Có một thứ khác cũng đối lập nhưng quan trọng hơn, quan trọng nhất , đó là lòng yêu nước. Qua các cuộc chiến tranh lòng yêu nước lên tới cao trào , đỉnh điểm nên đều giành được thắng lợi trong các cuộc chiến tranh với Pháp, với Mỹ, với Trung quốc, với Khơme Đỏ. Xương, máu của dân tộc đổ ra, sự hy sinh to lớn ấy không gì bù đắp. bốn mười năm đã qua mà màu trắng khăn tang vẫn phủ lên đầu dân tộc, chưa xóa nhòa nỗi xót xa !

Tinh thần yêu nước ngày Xưa được tôn vinh là thế, mà Nay sao lại đối xử ngược lại.

Đàn áp , bỏ tù những người dân phản đối Trung quốc xâm lược. Dựa vào những Điều luật mơ hồ để buộc tội những người bất đông chính kiến, tố cáo tham nhũng, sử dụng ngôn luận ôn hòa đòi Nhân quyền, Dân quyền, góp tiếng nói phê phán những chính sách bất công, bất hợp lý đang phá nát quốc gia, làm suy kiệt dân sinh, Đạo đức xuống cấp, Văn hóa băng hoại, nhố nhăng... Tất cả là những tấm lòng yêu nước nồng nàn, những tấm lòng đầy trách nhiệm với tương lai của dân tộc.

Một cách hành xử Ngược so với truyền thống giữ nước của Việt nam. Không ai mong muốn trông thấy những hình ảnh hôm nay, đất nước thân yêu nay sắp được đưa ra Mổ thịt. Thật là đau xót, chúng ta hiện là một Quốc gia độc lập mà để người nước ngoài đang cày xới, về tư tưởng thì đang xiết chặt vòng kim cô có tên là Nô lệ, chín mươi triệu dân bó tay trước một phe nhóm cầm quyền.

Hơn hai trăm tù nhân Lương tâm mà các tổ chức quốc tế đã kiểm chứng là những người con ưu tú, dám dấn thân, đáng lẽ quảng bá tư tưởng và hành động của họ để khơi dậy tinh thần yêu nước, Nhưng không vẫn là cách làm Ngược, cầm tù họ, sách nhiễu người thân hòng triệt tiêu tinh thần yêu nước của Dân tộc

Đã sinh ra bao nhiêu điều Ngược nhưng chưa có cái nào lớn và tác hại như cái Ngược hôm nay. Chỉ có kẻ bán nước mới thủ tiêu tinh thần yêu nước của đân tộc mình, rồi đây Lịch sử sẽ phán xét.
Ngày 19/3/2014
Cưu chiến binh Hoàng Đức Doanh
ĐT 0987 527 178


Những điều khó nói của tiếp viên hàng không

Vietnam Airlines (VNA) vừa ra qui định mỗi chiêu đãi viên chỉ được mang số vali hạn chế, bắt nhân viên ký kết không buôn lậu. Chả hiều rồi đi đến đâu. Nhân chuyện này, tôi viết đôi dòng, trong vai của người chiêu đãi viên, cho dù là cụ già 60, xin lau nhà vệ sinh trên Boeing 777 chưa chắc đã được nhận.

Tà áo dài Việt Nam trên những nẻo đường
Chẳng hiểu các bạn thế nào, riêng tôi, mỗi lần về châu Á hay châu Âu, đều để ý đến máy bay mầu xanh có bông sen vàng của VNA. Thấy bóng áo dài đỏ đi lại trên sân bay Paris, Frankfurt, Seoul hay Tokyo, ngỡ đã về đến quê hương yêu dấu, lòng bỗng dịu lại với nỗi niềm bâng khuâng, sao mình nỡ bỏ tổ quốc ra đi. Nhưng niềm kiêu hãnh sẽ bớt đi nếu gặp vài nàng trong cửa hàng miễn thuế, chẳng hiểu mua rượu để làm gì.
Nếu đi các hãng hàng không của Mỹ sẽ thấy tiếp viên, tuổi trung bình 45-50, vừa già, vừa xấu, cười nhăn nheo, đôi lúc còn say rượu. Xin cốc nước, nàng huỳnh huỵch chạy đi, nửa tiếng sau, chẳng thấy đâu. Thấy mặt lại hỏi, nàng cười, thế à, yes yes, để tôi đi lấy. Rồi nàng ngủ quên, rằng, có người từng xin nước. Chân dài bên Mỹ chẳng ai vào nghề tiếp viên vì lương khoảng 20-30$/giờ. Hàng không Nga, Đức, Pháp cũng vậy, chẳng hơn gì.
Nếu so sánh, tôi xin đặt cược, tiếp viên VNA duyên dáng thuộc top 5 trên thế giới, dù dịch vụ VNA có thể thấp hơn nhiều so với gót giầy của người đẹp. Nếu đọ với Korean, Emirates, Thai, Japan hay Singapore Airlines, những eo thon trên khoang hành khách VNA chẳng kém ai. Vào một ngày đẹp giời, họ nở nụ cười chân thật, thiếu nữ Việt có miệng xinh hơn hẳn những kiều cười công nghiệp Singapore.
VNA có ưu điểm, máy bay hầu hết là mới, chiêu đãi viên xinh đẹp, nhưng thiếu vài thứ. Đó là dịch vụ trên mặt đất, dịch vụ trên không, hay trễ giờ, bỏ chuyến, thông tin không minh bạch, không kịp thời. Vì thế, dù tiếc những tà áo đỏ và eo thon, hành khách thường chọn những hãng an toàn, phục vụ chuyên nghiệp, các cụ bà phục vụ, eo hồ lô, phục phịch, miễn là đi đến nơi về đến chốn.
Chuyện buồn khó nói
Chiêu đãi viên của các hãng nổi tiếng bay giữa Washington DC, New York, Chicago, Paris, London, Tokyo hay Bắc Kinh khó mà buôn lậu. Bởi hàng rào thuế quan, hàng hóa những nơi này thừa mứa, giá chênh lệch vài đô la, không đáng phải đặt cược cả cuộc đời nghề nghiệp của mình vào đó. Nếu dính vào vòng lao lý, sẽ hết đời bay trên không và cả việc làm ở mặt đất
Nhưng khổ nỗi, thỏi son gió mang từ Tokyo về Hà Nội, có mác Nhật là hàng xách tay thì giá gấp rưỡi. Va li xinh xinh của của người đẹp có thể chứa tới vài hộp, mỗi hộp vài chục thỏi.
Chai XO 18 năm, Whisky Blue Label, đủ loại rượu mạnh trên thế giới, cứ mang qua cửa khẩu Nội Bài hay Tân Sơn Nhất, lời vài chục đô la. Mà những thứ đó gói gọn trong những va li Samsonite bốn bánh của phi công rất nhẹ nhàng, tưởng như trong đó chỉ vài bộ quần áo và bàn chải đánh răng.
Một chuyến bay, ngoài lương bổng, ngoài đồ ăn, nơi ngủ miễn phí, nếu được lợi thêm vài trăm đô, tại sao không buôn chút đỉnh, nếu luật không cấm. Cả thế giới này có giá chênh lệch là buôn. Buôn lậu phải luồn lách, đút lót hải quan, trốn thuế. Mắc lỗi thì hối lộ cấp trên để tránh đòn, dân mình vốn thích trong nhà đóng cửa bảo nhau.
Dù ghét đế quốc, yêu CNXH, nhưng thói chuộng đồ tư bản, đã ngấm vào máu của thế giới ăn chơi, kể cả quan to. Có cung thì có cầu, không cách này thì cách khác. VNA chỉ là một cửa.
Khó ai cưỡng lại được lợi nhuận, trừ phi có bố mẹ giầu có, nhà cửa đàng hoàng, xin việc chẳng mất xu nào, bay lên trời là để lấy le với người yêu, với bạn bè, cho họ hàng đẹp mặt. Lương 20-30 triệu, nhưng nếu kiếm thêm bằng buôn bán vặt mà lên 50-60 triệu/tháng thì cũng nên nghĩ lại mặt bằng đạo đức, nhất là vay tiền đi xin việc chưa trả hết.
Không ở trong guồng máy của VNA sẽ không thể hiểu, để bay quốc tế thì phải như thế nào mới được đi Paris hay Tokyo, tại sao bay Sài Gòn, Đà Nẵng. Tokyo hay Seoul là chặng ngắn, đi về ngay, đánh nhanh thắng nhanh, toàn đồ đắt tiền, dễ bán. Tôi không dám nói nhiều vì không ở trong chăn, không biết chăn có rận. Hãy để người trong cuộc lên tiếng.
Mỗi hành khách chúng ta, nhìn những chiêu đãi viên xinh đẹp, thì đừng nghĩ họ là những nàng tiên, không vướng bụi đời, đạo đức cao vời vợi như những cán bộ cấp cao chẳng bao giờ lấy phong bì nửa triệu đô la. Họ có gia đình, có người thân, có những món nợ phải trả, có chuyện không viết được thành lời.
Buôn lậu có tổ chức, chểnh mảng công việc, đẩy xe ăn trên khoang mà đầu nghĩ là mua XO hay son gió giá nào có lợi, làm sao có được nụ cười duyên. Và lấy hàng, tiếp tay cho ăn cắp, mang lên máy bay, là đi quá xa. Đó là phạm luật, không còn là phạm trù đạo đức nữa.
Nếu hệ thống hàng hóa thông thương như Paris và Washington DC không còn chênh lệch, hải quan và thuế vụ ở cửa khẩu chặt chẽ, ai dám buôn nữa.
Hơn nữa, đầu vào có thi đàng hoàng, minh bạch, không tốn kém xin việc, lương cao đúng với trình độ, chẳng người đẹp nào đi buôn cho mệt đầu.
Vài lời với khách đi máy bay
Trong lúc chờ VNA cải tổ dịch vụ trên mặt đất và trên không, kể cả đào tạo lại chiêu đãi viên, phi công, thay đổi cung cách quản lý, sao cho họ hết lòng với công việc, đủ lương bổng để không lo buôn lậu hay thẩu hàng ăn cắp, để cạnh tranh trong hội nhập, tôi xin đưa vài lời khuyên cho hành khách, giúp cho tiếp viên nở nụ cười nhiều hơn.
1. Tiếng Việt xưng hô rất khó. Các quí vị tin em đi. Nhìn mặt chẳng ai có thể đoán tuổi. Mà tiếng Việt quả là rắc rối. Bác, ông, cụ, bà, cô, anh, chị, em, cháu, tùy mặt mà gọi. Em có 200 hành khách phải chào 200 lượt lên, 200 lượt xuống. Nếu có nhầm lúc vào cửa chào là cụ, ra khỏi máy bay good bye anh, thì cũng mong thông cảm. Nếu gọi bác Cua quí khách là cách biệt, nhưng gọi lão 60 là anh, đáng tuổi bố mình, nó làm sao ấy ạ.
2. Khi để hành lý, nhớ để gọn trong khoang, để bừa bãi thì người đi theo dọn chính là em. Gọi là chiêu đãi viên, vì không phải người phu xếp hành lý cho khách, dù có thể giúp đỡ, nhưng đó không phải là trách nhiệm. Giúp 100 khách thì liễu yếu đào tơ, làm sao đưa được những túi lậu cả chục cân lên khoang.
3. Đừng chê sự thiếu thiện cảm. Chúng em đã cố gắng cười duyên trong mấy tiếng bay trên trời. Liệu khách có cười lại hay coi chúng em như người đầy tớ, luôn phải vui, trong khi khách cáu chuyện cãi nhau với bồ, rồi mang vào khoang máy bay. Liệu có công bằng giữa khách và chúng em.
4. Sau bữa ăn nhẹ, tiếp viên hay hỏi, quí khách dùng cafe hay trà, chỉ có hai thứ đó, xin nghe cho rõ, đừng hỏi lại. Và cũng đừng xin thêm bia, rượu vang hay các thứ khác không có trong danh mục.
5. Nếu đi với thằng cu 4-5 tuổi, thấy chuông reo gọi tiếp viên liên tục, phải hiểu đó là ông tướng thích các nút bấm, tò mò xem đó là cái gì. Nên bảo các cháu stop hơn là đợi tiếp viên chạy đến, quí khách cần gì, gặp một nụ cười bé thơ tới 10 lần.
6. Mang theo trẻ nhỏ, nhớ đừng quên tã lót. Máy bay không phải là nơi cung cấp miễn phí, dù họ có dự trữ trong trường hợp cần. Không hãng nào đủ tã giấy cho 20 đửa trẻ ỉa đùn cùng một lúc.
7. Lúc máy bay dừng có dùng nhà vệ sinh được không? Đừng hỏi, vì nước giải có chảy xuống sân bay đâu. Em còn đang bận nhiều việc khác. Tốt nhất nên làm chuyện tế nhị trong phòng chờ. Khi vào khoang, người đi lại rất đông, hàng hóa nhiều, nếu vào nhà vệ sinh sẽ là ngược chiều gió thổi.
8. Mở cửa vào nhà vệ sinh chẳng phải là công nghệ IT phức tạp, cần đến phi công giúp. Tưởng tượng quí bà đang ngồi, không biết khóa cửa, một ông mở vào, nhìn thấy vài thứ gây cảm giác bất an.
9. Hãy cố nhịn thêm vài phút, trừ phi quí khách sắp đái ra quần, nếu xe đưa đồ ăn đang choán hết lối đi. Lúc đó đòi vào nhà vệ sinh, bọn em phải lùi lại rất xa. Nghĩ mà xem, mình sắp ăn mà cha nội bên cạnh nói đi ị thì có nên chăng. Lên máy bay, đi ngoài cũng phải có kế hoạch từ trước. Đi xong rồi, nhớ giật nước, rửa tay, nhớ lấy giấy lau cho sạch bồn rửa, giữ lịch sự cho người sau và cũng là văn hóa tối thiểu của mình.
10. Xin nhớ, ngoài quí khách còn những người khác xung quanh. Ngủ ngáy o o, nói oang oang, khoe khoang xe xịn với bạn, không phải điều mà hàng ghế trước hay sau muốn biết. Ngả ghế cũng nên nhìn phía sau có cốc nước hay máy tính không. Người bên cạnh lấn chiếm thì tự giải quyết, tiếp viên không phải quan tòa để xử tranh chấp trên máy bay. Có phải trẻ thơ đâu.
11. Nếu bay quốc tế, xin mang theo cái bút giá vài nghìn VNĐ. Khai tờ hải quan, nhập cảnh cần có cái bé tý đó. Chúng em có, nhưng không thể cấp 200 cái bút bi một lúc.
12. Có khó nói “Chào em, chào cô, chào cháu, tạm biệt và cảm ơn” không? Một câu đơn giản mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng được cha mẹ ông bà dạy, nhưng khi lên xuống máy bay, nhiều người quên tiệt rằng họ đã được phục vụ tốt. Nếu biết chúng em cảm ơn và tạm biệt 200 lần, chỉ có 40 người đáp lại bằng nụ cười, còn lại lút cút đi thẳng như người buôn lậu, thì sẽ hiểu tại sao em nói vậy.
13. Cuối cùng là con số 13 dù còn nhiều nữa. Nghe tin tiếp viên buôn lậu bị bắt, phi công mang đồ ăn cắp, xin nhớ không phải tất cả đều như vậy. Con sâu làm rầu nồi canh, nhưng sâu bây giờ nhiều quá, có thấy vài con ở VNA, thì cũng phải chịu, vì hệ lụy của một hệ thống có nhiều dấu hỏi.
Cánh én VNA bay được trên trời vì có nhiều người với tay nghề và đạo đức cao. Nhưng giúp họ bay xa đến những chân trời mới, ngoài chuyện của tiếp viên, phi công, dịch vụ mặt đất và trên không, cũng rất cần những hành khách có mặt bằng văn hóa như bông sen vàng biểu tượng.
Hiệu Minh.
18-3-2014
(Blog Hiệu Minh)

NÓNG : Trung Quốc ngang ngược tuyên bố lập hải đăng ở Hoàng Sa, Trường Sa


(TNO) Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc vừa ngang ngược tuyên bố lập ngọn hải đăng ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
Ngọn hải đăng do Trung Quốc lập phi pháp ở Hoàng Sa
Ngọn hải đăng do Trung Quốc dựng phi pháp ở Hoàng Sa - Ảnh: Gov.cn
Thông tin trên được đăng trên website của Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc hôm nay 19.3.
Bộ này còn trắng trợn nhấn mạnh hai ngọn hải đăng sẽ góp phần “phục vụ cho việc phát triển kinh tế hải dương và bảo vệ chủ quyền quốc gia”.
Thông tin về hai ngọn hải đăng trên được đưa ra tại hội nghị ở thành phố Hải Khẩu thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc vào ngày 14.3, hơn một tuần sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố: “Chúng tôi không lấy bất kỳ thứ gì không thuộc về mình nhưng sẽ bảo vệ từng tấc lãnh thổ… Chúng tôi sẽ không bao giờ bắt nạt các nước nhỏ, nhưng sẽ không chấp nhận những lời vu khống vô lý”.
Văn Khoa
 

Không thấy các báo đưa tin về việc xử án nhà văn Phạm Viết Đào

Vậy xin thông báo ngắn gọn : TÒA ÁN HÀ NỘI ĐÃ TUYÊN NHÀ VĂN PHẠM VIẾT ĐÀO 15 THÁNG TÙ GIAM.

Quechoa

Nhà thơ Thạch Quỳ
Sáng nay, theo dõi thông tin trên các báo điện tử như báo Vieetnamnet, dân trí, tuổi trẻ, Tiên phong, công an, Pháp luật…không thấy báo nào đưa tin về việc Tòa án Hà Nội xử án nhà văn Phạm Viết Đào. Vì sao vậy?
Tôi đồ rằng, nguyên nhân chính là do các nhà báo không được mời tham dự phiên tòa này nên họ không có tin tức để viết bài. Hoặc giả, các nhà báo có đến nhưng tin tức loại này được đánh giá là nên ỉm đi thì hơn là cho hiện lên trên mặt báo?
 
Cháu Yến, ( vợ Đào ) cho biết, ngoài 3 mẹ con nhà Yến thì người nhà cũng không có ai đến dự. Yến có trình bày với tòa là mẹ Đào già yếu, xin cho người em của mẹ được vào dự nhưng tòa cũng không đồng ý. Do vậy mà đến 12 giờ trưa nay, phiên tòa đã mãn, nhưng rất nhiều người, trong đó có cả các nhà văn, nhà báo, dù rất quan tâm đến phiên tòa, nhưng vẫn chưa biết kết quả bản án đã tuyên.
Vậy xin thông báo ngắn gọn : TÒA ÁN HÀ NỘI ĐÃ TUYÊN NHÀ VĂN PHẠM VIẾT ĐÀO 15 THÁNG TÙ GIAM.
Phạm Viết Đào đã bị tạm giam 9 tháng. Gia đình chưa rõ là việc quy đổi ngày bị tạm giam ra ngày chịu án chính thức được tính toán như thế nào? Do đó cũng chưa biết là  PVĐ còn phải ngồi tù thêm mấy tháng nữa! Ai biết rõ nguyên tắc quy đổi xin  gọi điện mách giùm.
Còn một việc nữa là Phạm Viết Đào có kháng án không?
Hiện trong gia đình còn có 2 ý kiến khác nhau.
Trước đây, PVĐ có nói với luật sư là nếu bản án do tòa sơ thẩm tuyên chưa thỏa đáng thì Đào sẽ kháng án và nhờ luật sư bào chữa ở cấp phúc thẩm. Hôm nay, sau khi tòa  Hà Nội tuyên án,  PV Đào đã nói với người nhà là sẽ kháng án. Điều đó có nghĩa là nhà văn Phạm Viết Đào đã cho rằng bản án của tòa sơ thẩm là chưa thỏa đáng.
Tuy vậy, một số người trong gia đình cho rằng, thực tế tố tụng ở nước ta, trừ trường hợp đặc biệt như án Nguyễn Thanh Chấn, còn nữa, hầu hết các bản án, tòa phúc thẩm đều y án sơ thẩm, kháng cáo cũng chẳng ích gì! Vả lại, nếu thời gian để tòa phúc thẩm thụ án và xử lý bản án  là 4 tháng nữa thì việc đưa bản án ra xử lại ở tòa phúc thẩm chẳng còn mấy ý nghĩa!
 Vậy cho nên, chuyện này hiện đang khó bàn, chưa ngã ngũ. Cháu Yến nói rằng, cháu mong các luật sư từng trải, các nhà văn, nhà báo tâm huyết, có thiện chí, có cao kiến  tư vấn giúp đỡ thêm cho, hiện thì cháu vẫn chưa quyết định được….
Tác giả gửi Quê Choa

Blogger Phạm Viết Đào bị 15 tháng tù

BBC

Cập nhật: 08:15 GMT – thứ tư, 19 tháng 3, 2014

Ông Phạm Viết Đào tại phiên tòa sáng 19/3 ở Hà Nội
Tòa án Nhân dân TP Hà Nội ngày 19/3 vừa tuyên án nhà văn, blogger Phạm Viết Đào 15 tháng tù vì tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ’ theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự, luật sư hỗ trợ pháp lý cho gia đình ông Đào vừa thông báo với BBC.
Luật sư này cho biết “trước đó, Viện Kiểm sát đã đề nghị mức án là 15-18 tháng tù giam,” và hiện ông Đào vẫn chưa quyết định có kháng cáo hay không.
“Nếu kháng cáo thì cũng phải đợi từ hai đến bốn tháng sau mới xử, mà trong trường hợp ông Đào thì tôi nghĩ nhiều khả năng sẽ là bốn tháng,” luật sư nói.
“Ông Đào đã bị bắt giữ hồi tháng Sáu năm ngoái nên nếu chấp nhận bản án này thì chỉ trong sáu tháng nữa, ông sẽ hoàn tất việc thi hành án.”
“Gia đình tất nhiên cũng không hài lòng với việc ông bị giam giữ, nhưng sáu tháng nữa thì cũng không phải là dài lắm, thế nên có kháng cáo hay không thì phải đợi bàn bạc với vợ ông vào tuần sau.”
Ông Đào đã chọn tự bào chữa mà không cần đến luật sư.
Trong tin đăng ngày 19/3, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) dẫn cáo trạng được đọc tại phiên tòa cho biết từ tháng 2/2012 đến tháng 6/2013, ông Đào đã lập ra ba blog và đăng tải tổng số 91 bài “có nội dung nói xấu, xuyên tạc, bôi nhọ, công kích Đảng, Nhà nước, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.”
Cũng theo TTXVN, “tại phiên tòa, bị cáo Phạm Viết Đào thừa nhận việc đăng tải các bài viết nói trên”, “thừa nhận toàn bộ nội dung luận tội của Viện kiểm sát là đúng” và “xin được xem xét cho hưởng mức án thấp nhất.”
Trong khi đó, hãng thông tấn AFP cho biết ông Đào đã xin lỗi vì “đăng tải một số thông tin không đúng sự thật”, nhưng cũng nói thêm rằng ông không nghĩ những bài viết của ông “ảnh hưởng xấu đến xã hội”.

HRW lên tiếng

Chính quyền Việt Nam đang tự làm xấu mặt mình trước công luận trong nước và quốc tế
Ông Brad Adams, giám đốc khu vực châu Á của HRW
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) trong chiều cùng ngày 19/3 đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam “trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện” cho ông.
“Chính quyền Việt Nam đang tự làm xấu mặt mình trước công luận trong nước và quốc tế” bẳng việc tổ chức thêm một phiên tòa “xét xử tiếng nói chỉ trích ôn hòa,” ông Brad Adams, giám đốc khu vực châu Á của HRW được dẫn lời nói trong thông cáo.
“Thay vì tiếp tục đứng đằng sau một hành động vi phạm nhân quyền nữa, chính phủ nên thực thi đúng những nghĩa vụ quốc tế của mình về quyền con người để góp phần giải quyết một cách hiệu quả nhiều vấn đề mà Việt Nam đang đối mặt.”
Ông Đào, người có nhiều bài viết trên blog chỉ trích chính quyền Việt Nam, bị bắt hồi 13/6 năm ngoái tại Hà Nội.
Hôm 4/3, ông Trương Duy Nhất, một blogger có tiếng khác trong nước, bị bắt trước ông Đào vài tuần, đã bị Tòa án Nhân dân TP. Đà Nẵng tuyên án hai năm tù vì tội danh tương tự.
Trong buổi phỏng vấn cuối cùng với BBC trước khi bị bắt, ông Phạm Viết Đào đã bình luận về đợt lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên của Quốc hội và nói đây là “thử thách cho nền chính trị của Việt Nam” và rằng “Quốc hội nào Chính phủ ấy”.
Nói về các cố gắng thay đổi nền chính trị Việt Nam, ông Đào cũng nhận định ông không hy vọng có “đột phá”.
Ông Phạm Viết Đào từng công tác tại Vụ Điện ảnh của Bộ Văn hóa và sau đó là Thanh tra của bộ này cho tới năm 2007.
Sau đó ông làm Trưởng phòng Thanh tra hành chính và phòng chống tham nhũng của Bộ Văn hóa–Thể thao và Du lịch.
Ông là Hội viên Hội nhà văn và cũng từng dịch nhiều tác phẩm sang tiếng Romania, nước ông đã du học và tốt nghiệp đại học ngành văn chương.
 

Người Việt cần bớt… khôn

Đi tiếp xúc những người tài giỏi của “Tây” về, cứ băn khoăn không biết sao họ thật thà thế mà lại… giỏi được nhỉ? Thật thà à? Báo vẫn đăng những ông Tây lừa bị bắt đó thôi...
 
Xem các phim của Hollywood thấy đầy khủng bố, lưu manh, “bố già”, Tây cả đấy. Ở đâu chẳng có người này người kia. Nỗ lực dung hòa ấy của tôi nghe thì có vẻ chắc chắn đấy, nhưng không thuyết phục được… bà xã.


Cô ấy hùng hồn: “Em mong tống cổ nhanh nhanh cái năm cũ này đi, lắm chuyện quá. Nào thiên tai mưa bão xả lũ chết người đến bác sĩ ném xác bệnh nhân xuống sông, cướp bia, dân phòng bóp cổ dân đến đánh trẻ mầm non như tiêu diệt đối thủ… Mà thi PIZA lại hơn cả Mỹ”.

Tôi bật cười: “PISA bà ơi, không phải bánh pizza ăn được đâu. Một phép đo lường khoa học đấy, không có ưu tiên với lại chạy chọt gì được đâu nhé”.

Cô ấy đáp trả liền: “Nhồi như nhồi vịt, trong khi ở Mỹ con em người ta đến trường chỉ học những thứ cho người trung bình, còn thì để… chơi. Cho các em trở thành người giỏi nhiều thứ. Anh xem chương trình “đường lên đỉnh Olympia” mà xem, vừa thích vừa… sợ. Các học sinh thông minh đến mức người dẫn chương trình đọc câu hỏi líu cả lưỡi chưa xong thì đã ra đáp án. Thế mà xứ sở cứ lẹt đẹt thì không sao hiểu nổi”.

Cô ấy phân vân, có khi chẳng phải thông minh đâu (hay là thông minh thật nhưng thiếu cái gì đó – chẳng hiểu là cái gì). Hay là khôn lỏi, láu cá láu tôm chứ không phải khôn thật?

Các nhà nghiên cứu đâu hết cả rồi, có ai nói xem người Việt bây giờ phát triển tới đâu, hô hào xây dựng con người mới nói cả tỉ lần giờ đến đâu rồi? Từ đâu mà lòi ra lắm thói hư tật xấu thế?

Đọc các dòng tít trên báo thôi đã đủ thấy kỳ dị. “Trụ sở tỉnh nào to như cung điện”, “Thiên tài trốn thuế Bầu Kiên”, “Sức khỏe yếu sếp có từ chức”, “Xả lũ đúng lý thuyết chết dân trên thực tế”…

Khôn ngoan thông minh kiểu gì để ông đại sứ Thụy Điển nói doanh nghiệp Việt Nam muốn thành công thì đừng nhét chì vào đế giày nhà vô địch” mà hãy học hỏi họ, làm việc với họ bằng tư cách trợ thủ đắc lực, học bí quyết quản trị nguồn nhân lực, marketing và tận tụy với khách hàng. Tức là học làm cho đúng khoa học kinh doanh tử tế chứ không láu cá tính toán giành lợi trước mắt.

Trong cuộc sống, hãy làm người tử tế đã mới giỏi được. Giỏi và tử tế phải song hành. Con người tốt nhiều lắm bị dạt im tiếng hết để xã hội cứ suốt ngày “rúng động” với “sốc toàn phần”, luôn lòi ra những chuyện “quái thai” ngày xưa các cụ nghe không hiểu, như “hàng ngàn người trẻ tuổi chen lấn ăn sushi miễn phí”, “ôtô điên” hoặc “làm mứt” kiểu lấy trái cây thối đem ngâm hóa chất.

Cứ kể ra nữa thì thành chuyện cười ra nước mắt, trên Facebook có người thảng thốt kêu “con người ơi sao tôi sợ con người quá”. Đó, đó là khôn hay thông minh để làm gì. Thà họ cứ ngu đi một chút nhưng tử tế hiền lành như xưa có khi lại khá. Chứ thông minh như bây giờ, không biết con người còn đi tới đâu trên con đường tha hóa.

Chuyện nhà tôi – chuyện trong nhà, chuyện vợ chồng mà cãi nhau hoài vì tranh luận chuyện ngoài đường không. Thế mà các nhà tâm lý cứ khuyên, hãy bỏ mọi chuyện ngoài cửa, đừng có rinh chúng về nhà, làm vẩn đục bầu không khí hạnh phúc. Chẳng khác gì “khuất mắt trông coi” theo kiểu cứ ăn đại đồ bẩn đồ độc vì ta có nhìn thấy đâu.

Đã đến lúc người Việt Nam cần… bớt khôn đi mới khá lên được. Xúm vào “chửi” cho hả mấy “con mẹ mìn” chứ bảo mẫu gì mà đánh trẻ mầm non kinh hoàng. Hỏi làm sao lại đến thế, biết cách nào tránh bây giờ. Sao không ai hỏi các vị lãnh đạo xem mấy ổng nghĩ gì.

Bà xã nói: “Đây, em nói còn hay hơn và trúng phóc đúng quy trình nhé, ổng sẽ nói “phải xử nghiêm” là hết. Còn vì sao, làm gì cho không còn mầm mống cái mục ruỗng ấy, ổng… biết chết liền”.
Quảng Yên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét