Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Tin ngày 24/7/2013 - tiếp

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

BÍ MẬT chưa ai biết v/v TRƯƠNG TẤN SANG gặp TT BARACK OBAMA 25-7-2013.


“Hoa Kỳ không có nhu cầu gì cần thiết cho một cuộc họp khẩn cấp giữa Tổng Thống Mỹ với Chủ Tịch Nhà Nước CSVN Trương Tấn Sang trong lúc nầy; nhưng thể theo lời đề nghị khẩn thiết của phía Nhà Nước CSVN, TT Barack Obama đã thỏa thuận sẽ tiếp Chủ Tịch Trương Tấn Sang vào sáng 25-7-2013 tại Tòa Bạch Ốc để lắng nghe Việt Nam trình bày các bước thay đổi về đường lối, chính sách đối với Biển Đông và khu vực ASEAN”; một nhân vật thạo tin tại Hoa Thịnh Đốn vừa tiết lộ miễn nêu danh tánh với ký giả Hạnh Dương như thế vào tối thứ Bảy 20-7-2013.
Hôm 11-7-2013, Tòa Bạch Ốc công bố rằng TT Barack Obama sẽ tiếp Chủ Tịch Nước CHXHCN Việt Nam tại Tòa Bạch Oác vào ngày 25-7-2013 sắp tới (http://www.huffingtonpost.com/2013/07/11/obama-vietnam-president_n_3579709.html ). Sự kiện nầy đã làm bùng nổ nhiều dư luận cho rằng CSVN chưa đáng được TT Barack Obama tiếp Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang vì quốc gia nầy đang ngày càng vi phạm nhân quyền tồi tệ, bắt bớ cầm tù các nhà dân chủ, các Bloggers ôn hòa chống Trung Quốc xâm lược; cũng như hiện đàn áp các tôn giáo và dính vào các vụ buôn người từ Việt Nam đến nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong tuyên bố của Tòa Bạch Ốc nói rằng TT Barack Obama và Chủ Tịch Trương Tấn Sang sẽ thảo luận về các vấn đề hợp tác khu vực và mở mang kinh doanh buôn bán với các quốc gia khối ASEAN. TT Obama cũng sẽ đưa ra các kế hoạch ưu tiên của Hoa Kỳ như là vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu và vấn đề nhân quyền.
Thế nhưng, nhân vật tiết lộ tin nói với ký giả Hạnh Dương rằng: “TT Barack Obama không hề mời Chủ Tịch Trương Tấn Sang đến thăm Tòa Bạch Ốc trong giai đoạn nầy, lý do vì thời gian hiện nay TT Barack Obama phải tập trung vào việc chuẩn bị cho Hội Nghị Thượng Đĩnh G20 sắp diễn ra trong 2 ngày Thứ Năm 05 và Thứ Sáu 06-9-2013 sắp tới tại St. Peterburg của Nga”.
G20 bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Ý, Canada, Indonesia, Liên Hiệp Châu Âu (European Union), Đức, Anh Quốc và Bắc Ái-Nhĩ-Lan, Brazil, Argentina, Úc, Nhật, Nam Phi, Pháp, Thổ-Nhĩ-Kỳ, Hoa Kỳ, Ả Rập Saudi, Nga, Mexico, Hàn Quốc (South Korea).
Để chuẩn bị cho Hội Nghị Thượng Đĩnh G20, các Bộ Trưởng về Tài Chánh và Lao Động đã kết hợp để họp trong vài ngày qua nhằm thông qua một số các giải pháp tìm kiếm phát triển việc làm; đưa ra các gói kích cầu mới cứu nguy tình trạng suy sụp kinh tế và nhất là sẽ có chung biện pháp chống và truy thu trốn thuế của các đại công ty (http://finance.yahoo.com/news/g20-members-toward-jobs-stimulus-090954551.html;_ylt=AwrNUbE6N.1R1U4ApvvQtDMD ).
Thế nhưng, vụ “tên phản quốc” Edward Snowden, 29 tuổi, là cựu nhân viên hợp đồng của CIA, đã cấu kết với các phe nước ngoài mà Hoa Kỳ tin là Trung Quốc và Nga để bay qua Hong Kong vào tháng 5-2013 rồi tố cáo Cơ quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ SNA thường xuyên đột nhập nghe lén điện thoại và truy cập các trang mạng điện tử của các quốc gia. Vụ tố cáo nầy xảy ra ngay sau khi TT Barack Obama lên tiếng chỉ trích Trung Quốc đã đột nhập mạng lưới điện toán của Hoa Kỳ và ăn cắp các phát minh của Hoa Kỳ khi ông tân Chủ Tịch Trung Quốc là Tập Cận Bình đến họp cao cấp với TT Barack Obama tại Nam California vừa qua.
Quốc Hội Hoa Kỳ đã ủng hộ chính phủ TT Obama vì việc theo dõi nầy là cần thiết và được một Tòa Án đặc biệt, bí mật của Hoa Kỳ cho phép để bảo vệ an ninh quốc gia và không có tính cách theo dõi hay giám sát công dân Hoa Kỳ. Các vụ khủng bố lẽ ra xảy ra tại Hoa Kỳ và các quốc gia đã được ngăn chận và bắt giữ là nhờ kết quả theo dõi nầy trong chương trình có tên là PRISM.
Hoa Kỳ đã hủy bỏ Passport và chiếu khán của Edward Snowden và yêu cầu Hong Kong cũng như các quốc gia trên khắp thế giới trao trả tội phạm Snowden cho Hoa Kỳ; nhưng Hong Kong nại cớ không ký Hiệp Định về dẫn độ nên đã cùng với Trung Quốc và Nga thu xếp cho Edward Snowden rời Hong Kong bay đi Moscow của Nga trên một chuyến bay thương mại của hãng Hàng Không Nga Aeroflot vào ngày 23-6-2013 theo tin của tờ Morning Star.
Hoa Kỳ đã yêu cầu Nga dẫn độ Edward Snowden nhưng TT Vladimir Putin đã tìm cách bảo vệ Snowden để khai thác tin tình báo. Vì bị Hoa Kỳ bủa vây khắp nơi nên Edward Snowden không thể rời Moscow để đi Havana của Cuba trên chuyến bay Airbus A330 của hãng Aeroflot tại sân bay Sheremetyevo ở Moscow như dự tính. Kể từ đó, Snowden ở tại Phi trường quá cảnh nầy của Nga và tạo ra nhiều xung khắc ngoại giao và chiến lược giữa Hoa Kỳ và Nga.
Cho đến nay, vấn đề Edward Snowden là mối căng thẳng ngoại giao giữa Nga và Hoa Kỳ và xem như là sự đối đầu của TT Putin với TT Barack Obama mà Ban Tham Mưu của TT Obama tại Tòa Bạch Ốc đang cứu xét có nên hủy bỏ cuội họp Thượng Đĩnh giữa TT Barack Obama và Tổng Thống Nga Vladimir Putin hay không (http://www.foxnews.com/politics/2013/07/18/obama-considers-canceling-moscow-summit-with-putin/%20%20target>= ).
Vụ nầy khiến 2 Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ gồm Lindsey Graham (CH) và Charles Schumer (DC) đã lên tiếng yêu cầu TT Barack Obama không đến Nga dự họp Hội Nghị Thượng Đĩnh G20 tại St. Peterburg vào ngày 05 và 06-9-2013 sắp tới; cũng như đề nghị dời Hội Nghị G20 nầy đến một địa điểm khác ngoài nước Nga; đồng thời làm mọi cách để bắt tên phản quốc Edward Snowden về Hoa Kỳ lãnh án trước công lý nếu như phía Nga không hành động trao trả (http://news.yahoo.com/two-u-senators-suggest-moving-g20-russia-over-182729459.html;_ylt=AwrNUbDgU.xR.GMAX6zQtDMD ).
Nhân vật tiết lộ tin đã nói với Ký giả Hạnh Dương rằng “Trong bối cảnh nầy, TT Barack Obama rất bận bịu để giải quyết nhiều vấn đề quan trọng cùng một lúc như chuẩn bị cho Hội Nghị Thượng Đĩnh G20 tại Nga mà TT Obama đã quyết định sẽ tham dự; vấn đề tên phản quốc Edward Snowden đưa đến căng thẳng với Nga; vấn đề giải quyết kinh tế Hoa Kỳ; vấn đề đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc; vấn đề Syria, Iraq, Ai Cập, vv..
Tin tiết lộ nói rằng, TT Obama đã có quyết định sẽ đến dự họp Hội Nghị Thượng Đĩnh G20 tại St. Peterburg của Nga nhưng chưa quyết định có nên sẽ gặp riêng TT Vladimir Putin bên lề cuộc Hội Nghị Thượng Đĩnh nầy hay không!”
Nhân vật cho tin với điều kiện ẩn danh cũng nói rằng, một số diễn biến quân sự vừa qua giữa Nga và Trung Quốc hợp tác tập tận từ ngày 05 đến 12-7-2013 tại vùng biển bắc của Nhật Bản; cũng như các động thái chiến lược của Trung Quốc và Nga đối với Biển Đông của Việt Nam mà Trung Quốc “tự sướng” cho rằng đó là ao nhà của Trung Quốc trong vùng Biển Nam Trung Hoa đã cho thấy Nga và Trung Quốc cùng hợp tác chặt chẽ sau vụ Edward Snowden! Do đó, theo nhân vật cho tin thì Hoa Kỳ không có nhu cầu gì cần thiết cho một cuộc họp khẩn cấp giữa Tổng Thống Mỹ với Chủ Tịch Nhà Nước CSVN Trương Tấn Sang trong lúc nầy..”.

AI MỜI CHỦ TỊCH NƯỚC CSVN TRƯƠNG TẤN SANG ĐẾN TÒA BẠCH ỐC

Được hỏi như vậy ai đề nghị cuộc hội kiến giữa TT Barack Obama và Chủ Tịch Nước CSVN Trương Tấn Sang sẽ đến Tòa Bạch Ốc sáng ngày 25-7-2013 sắp tới? Nhân vật cho tin nói rằng: “Vào thời gian từ ngày 07 đến 13-11-2011, TT Barack Obama đã lần đầu triệu tập Hội Nghị APEC (Asia Pacific Economic Cooperation) tại Đảo Oahu, Hawaii là nơi mà TT Barack Obama đã đưọc sinh ra và sống những ngày thơ ấu tại đó, học trường mẫu giáo, sau đó đi theo Bố Dượng qua học tại Indonesia và trở lại học từ lớp 5 đến tốt nghiệp High-School vào năm 1979. APEC là diễn đàn hợp tác kinh tế giữa các Quốc gia vùng Á Châu Thái Bình Dương, được thành lập từ năm 1989 bao gồm 21 quốc gia vùng bờ Thái Bình Dương (Pacific Rim) kể cả Hoa Kỳ. APEC chiếm 54% tổng GDP toàn cầu, 44% kinh doanh toàn thế giới và 61% tổng xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ.
Trong Hội nghị APEC 2011 tại Hawaii, TT Barack Obama đã gởi lời mời đến các vị lãnh đạo các Quốc Gia thuộc Á Châu Thái Bình Dương và nay, Chính quyền CSVN đã nhắc lại lời mời nầy để yêu cầu TT Barack Obama dành cho Chủ Tịch Nước CSVN Trương Tấn Sang chính thức đến thăm TT Hoa Kỳ tại Tòa Bạch Ốc vào thời điểm nầy. Sự khẩn thiết của phía Hà Nội cho thấy CSVN đang cần đến chuyến đi thăm nầy của Chủ Tịch Trương Tấn Sang đến gặp TT Barack Obama để giải tỏa bớt phần nào áp lực quá nặng nề của Trung Quốc đối với Việt Nam CS. Hơn thế nữa, về vấn đề Nội Bộ trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng CSVN và Chính Phủ Việt Nam thì hiện có nhiều ghi nhận của giới ngoại giao cho thấy ông Chủ Tịch Trương Tấn Sang có những tranh chấp với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng mà Thủ Tướng Dũng đã đến Mỹ vài lần, đã gặp TT Barack Obama nên lần nầy Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang cũng muốn có cuộc gặp gỡ đặc biệt nầy tại Tòa bạch Ốc!”
Tin tiết lộ nói rằng, vì tính chất khẩn thiết của phía Nhà Nước CSVN nên TT Barack Obama đã đồng ý đón tiếp Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang trong một lịch trình eo hẹp về thời gian và không có các nghi lễ gì long trọng rườm rà như những lần đón tiếp các lãnh đạo quốc gia khác thường có sự chuẩn bị hẵn hoi!
Theo lịch trình nầy, nhân vật cho tin nói rằng một toán “tiền trạm” của Hà Nội đã đến Hoa Kỳ trong tuần vừa qua để sắp xếp và an ninh. Chủ Tịch Trương Tấn Sang sẽ dùng “chuyên cơ” là máy bay Boeing Thương Mại của Hãng Hàng Không Air Vietnam, cùng với một phái đoàn tuỳ tùng gồm lối 100 người bao gồm nhân viên an ninh, tình báo, cận vệ và các thành viên trong Đảng và Chính Phủ CSVN. Một số khác là các doanh nhân từ các Công ty tư doanh và quốc doanh.
Tin giờ chót từ Hoa Thịnh Đốn thông báo cho Ký giả Hạnh Dương biết vào lúc 3:00PM chiều Thứ Hai 22-7-2013 giờ California (tức 5:00AM sáng Thứ Ba 23-7-2013 giờ Việt Nam) thì Phái đoàn của Chủ Tịch Trương Tấn Sang sẽ chuẩn bị cất cánh vào sáng Thứ Ba 23-7-2013 giờ Hà Nội tức vào tối Thứ Hai 22-7-2013 giờ California. Trong Phái Đoàn có Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh và các chuyên viên Bộ Ngoại Giao; có Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh là Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng; có Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo là Phạm Vũ Luận; Bộ Trưởng Bộ Phát Triển Nông Nghiệp và Nông Thôn là Cao Đức Phát; Thứ Trưởng Bộ Công An; Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ; Thứ Trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư; Phó Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam; bà Nguyễn Thị Hồng là Phó Chủ Tịch UBND Thành Phố Sàigòn; ông Vũ Tiến Lộc là Giám Đốc Cơ Quan Xúc Tiến Thương Mại (cơ quan nầy đang bị điều tra về nạn tham nhũng); Phó Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Quốc Hội; Bí Thư Tỉnh Ủy Tỉnh Hải Dương; 4 viên Thư Ký của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang; một số Đảng Viên cao cấp, nhiều công an, mật vụ và cận vệ.
Chuyên cơ nầy sẽ đáp xuống Phi Trường Anderson Air Forces Base của Alaska để lấy nhiên liệu vào chiều ngày 24-7-2013 theo ngày ờ Hoa Kỳ và nghi ngơi lối 2 tiếng đồng hồ. Tại đây Chủ Tịch Trương Tấn Sang sẽ gặp một số đại diện của Tòa Đại Sứ, Tổng Lãnh Sư và một số kiều bào. Có Đại Sứ CSVN tại Liên Hiệp Quốc, Đại Sứ CSVN tại Hoa Thịnh Đốn, Tổng Lãnh Sự CSVN tại Houston và tại San Francisco và một số nhân viên, chuyên viên tình báo hải ngoại của CSVN tại Hoa Kỳ và một số Việt Kiều cơ sở sẽ đón tiếp Chủ Tịch Trương Tấn Sang tại Anderson Air Forces Base ở Alaska và sẽ cùng lên máy bay chuyên cơ tháp tùng theo phái đoàn của Chủ Tịch Trương Tấn Sang bày từ Alaska về Phi Trường Andrew Air Forces Base ở Hoa Thịnh Đốn.
Vào dịp 02-9-2010, khi ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách là Chủ Tịch Quốc Hội CSVN trên đường đi Cuba đã xin quá cảnh tại Alaska và lúc đó, Ký giả Hạnh Dương trong một bài tường thuật đã nói rõ rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng Bí Thư Đảng CSVN vào kỳ bầu cử một năm sau đó (http://www.vietpressusa.com/2012/08/tin-loan-nhung-su-kien-xay-ra-trong.html ).
Chuyên Cơ của Chủ Tịch Trương Tấn Sang sẽ bay thẳng đến Phi Trường Quân sự Andrew Air Forces Base gần Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn vào buổi chiều 24-7-2013 và phái đoàn sẽ ngủ lại Hoa Thịnh Đốn, sẽ có một số các tiếp tân chiêu đãi dành cho các Kiều Bào là người Việt tại Hoa Kỳ do Tòa Đại Sứ CSVN tại Hoa Thịnh Đốn thu xếp tổ chức. Cộng đồng Người Mỹ gốc Việt tỵ nạn Cộng Sản tại vùng Virginia, Maryland, Washington DC đã có thông báo biều tình tố cáo CSVN “hèn với giặc, ác với dân” để đòi Chủ Tịch Nhà Nước CSVN “Go Home!”.
Qua sáng 25-7-2013 khoảng 10:00am thì TT Barack Obama sẽ tiếp đón Chủ Tịch Nước CSVN Trương Tấn Sang tại Tòa Bạch Ốc. Tin tiết lộ cho hay TT Barack Obama sẽ đề cập đến 3 lãnh vực quan trọng:
1. Mỹ sẽ nhận lời cho Việt Nam CS tham gia vào chương trình TPP (Trans-Pacific Partnership Agreement – Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương – http://www.ustr.gov/tpp ) gồm 9 quốc gia là Hoa Kỳ, Úc, Brunei, Chilê, Malaysia, New Zealan, Peru, Singapore và Việt Nam. Tuy nhiên từ năm 2011 đến nay, qua nhiều vòng đàm phán thì Việt Nam CS vẫn chưa được chấp thuận vào TPP.
2. Hoa Kỳ sẽ khẳng định rằng quyền lợi của Hoa Kỳ trên Biển Đông và cảnh cáo Việt Nam đi đôi với Trung Quốc trong lập trường giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng đàm phán “Song Phương” chỉ giữa Việt Nam và Trung Quốc; trong khi quyền lợi của Hoa Kỳ và các nước khác trong khu vực như Philippines, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Singapore đều có liên quan tại vùng Biển Đông nầy nên Hoa Kỳ sẽ đòi buộc CSVN phải tôn trọng tính “Đa Phương” của vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc!
Nhân vật cho tin nói rằng, TT Barack Obama cũng sẽ cảnh báo CSVN đang đi đôi với Trung Quốc gây căng thẳng và bất ổn khu vực đối với các quốc gia có quyền lợi trên Biển Đông, trong đó có quyền lợi của Hoa Kỳ. TT Barack Obama sẽ đề nghị CSVN nên hợp tác với các Quốc Gia thuộc khối ASEAN để đòi buộc Trung Quốc giải quyết các tranh chấp Biển Đông và các vùng Biển, Đảo trong khu vực mà Trung Quốc dùng thế mạnh để tranh chấp hay cướp đoạt mà CSVN luôn đi theo quyền lợi của Trung Quốc để gây các thiệt hại cho các quốc gia khu vực và Hoa Kỳ.
3. Điều thứ ba nhưng là mấu chốt của mọi vần đề bang giao Mỹ – CSVN đó là vấn đề Nhân Quyền và tư do cho người dân Việt Nam. Hoa Kỳ ghi nhận tình trạng tồi tệ về nhân quyền và chà đạp tự do dân chủ tại Việt Nam ngày càng khốc liệt. CSVN đã nhiều lần bị liệt vào danh sách các nước cần quan tâm vì vi phạm nhân quyền; nhưng Hoa Kỳ đã bỏ ra khỏi danh sách. Nay càng ngày CSVN càng lún sâu vào các hành động ngược đãi với những người tranh đấu ôn hòa, các Bloggers bày tỏ lòng yêu nước; bắt bớ, tra tấn, xử tù các thanh niên và người dân yêu nước tố cáo Trung Quốc xâm lược Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa.. Khủng bố, đánh đập, ám hại các nhà bất đồng chính kiến và triệt phá các tôn giáo.. Quốc Hội Hoa Kỳ đã mạnh mẽ chỉ trích và các Dân Biểu Hoa Kỳ do bà Dân Biểu Loretta Sanchez (DC) chủ xướng cũng sẽ tổ chức các buổi họp báo vào ngày 23-7-2013 tại Hoa Thịnh Đốn để tố cáo CSVN vi phạm Nhân Quyền, đàn áp tôn giáo, buôn bán phụ nữ ra nhiều quốc gia..
Tin nói rằng, CSVN đã nhiều lần muốn mua vũ khí tối tân và kỹ thuật cao của Hoa Kỳ; nhưng Hoa Kỳ không thể bỏ cấm vận kỹ thuật cao khi mà CSVN ngày càng vi phạm vấn đề nhân quyền mà chính CSVN đã ký kết trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.
Người tiết lộ tin nói rằng chắc chắn TT Barack Obama sẽ đặt thẳng vấn đề với Chủ Tịch CSVN Trương Tấn Sang về việc chấm dứt các đàn áp đối lập bằng Công An và du đảng; chấm dứt và thả các tù nhân lương tâm; tôn trọng tự do tôn giáo. Việc CSVN tạm ngưng xử án Luật Sư nhân quyền Lê Quốc Quân đã dự trù xét xử tại Tòa Án Hà Nội ngày 09-7-2013 là nhằm để không gây ảnh hưởng xấu cho chuyến đi của Chủ Tịch Trương Tấn Sang đến Tòa Bạch Ốc; nhưng đó là thái độ mà công luận Hoa Kỳ xem là lừa gạt dư luận!
Một vấn đề khác mà CSVN muốn nhờ Hoa Kỳ can thiệp đó là việc Trung Quốc quyết định xây đập Xayaburi ngăn nước Sông Mekong tại thượng nguồn Lào để làm thủy điện và phục vụ nông nghiệp cho Trung Quốc.. và dự án nầy sẽ làm cho Việt Nam ở hạ nguồn bị khô hạn, đồng bằng Sông Cửu Long sẽ bị nước biển tràn vào, gây đói kém và thiệt hại cho nông dân Việt nam và ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Lào, Miên, Thái-Lan.. Thế nhưng vừa qua Hội Nghị ASEAN tại Miên thì Trung Quốc đã mua chuộc phe lãnh đạo Miên và Lào nên hai nước nầy thỏa thuận để Trung Quốc xây đập Xayaburi nầy và sẽ làm cho Việt Nam lâm vào cảnh môi trường thiên nhiên và tài nguyên bị tàn phá. Chương trình nầy chắc chắn Mỹ sẽ tiếp tục phản đối Trung Quốc như đã từng lên tiếng trước đây!
Đến phút nầy, chưa nghe nói sẽ có các ký kết gì giữa hai vị lãnh đạo Hoa Kỳ và CSVN. Sau khi họp xong thì Chủ Tịch Trương Tấn Sang sẽ dùng chuyên cơ của Air Vietnam bay về New York trong chiều 25-7-2013 và sẽ ngủ lại một đêm tại một khách sạn ở New York mà phía Hoa Kỳ và Việt Nam đều giữ kín. Có thể sẽ có một số tiếp tân riêng của Chủ Tịch Trương Tấn Sang tại New York dành cho các kiều bào và doanh nghiệp đối tác Hoa Kỳ. Chủ Tịch Trương Tấn Sang và phái đoàn sẽ bay thẳng từ New York về lại Việt Nam vào ngày 26-7-2013. Nhân vật cho tin nói rằng “Có vẽ như sau chuyến công du và ký kết của Chủ Tịch Trương Tấn Sang đến Bắc Kinh vừa qua, Việt Nam đã bị Trung Quốc áp lực và đòi hỏi nặng nề.. Trung Quốc ngay sau đó cho Hải Quân tấn công tàu cá và đánh đập tàn nhẫn ngư dân Lý Sơn để dằn mặt Việt Nam; thế nên Việt Nam khẩn cấp muốn gặp Hoa Kỳ như là một cách đối trọng để chứng tỏ cho Bắc Kinh biết rằng Việt Nam sẵn sàng có những bầu bạn chiến lược khác như Hoa Kỳ! Nhưng ngược lại phía Hoa Kỳ chỉ xem xét vấn đề khi CSVN biết tôn trọng nhân quyền và tự do dân chủ đối với người dân Việt Nam mà thôi!”.
Cộng đồng Mỹ gốc Việt tỵ nạn CSVN sẽ có các cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Cộng lúc 12:00 giờ trưa và Tòa Lãnh Sự CSVN tại San Francisco vào lúc 01:00pm ngày 24-7-2013. Một số các cuộc biểu tình khác vào ngày 25-7-2013 để tố cáo CSVN bán nước, hại dân và tố cáo Trung Quốc xâm lược Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa của VN.
Theo vietpressusa.com

Quà ngoại giao



Câu chuyện đã cũ nhưng khi ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên phi cơ sang Mỹ vào ngày hôm nay, 22 tháng 7 thì người ta chợt nhớ lại chuyến đi của ông sang Bắc Kinh cách nay một tháng.
Chiều 19/6 sau cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, nguyên thủ hai nước đã chứng kiến lễ ký kết 10 văn kiện hợp tác. Có bốn khoản trong 10 văn kiện hợp tác này đáng chú ý vì khi đọc kỹ thì cán cân nghiêng hẳn về phía Trung Quốc.
Bảng thông báo đã dùng ngôn từ ngoại giao để che đậy sự yếu ớt của Việt Nam trong đó khoản thứ nhất đã khỏa lấp tất cả khi viết: “Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc”.
Sự “hợp tác chiến lược toàn diện” phải được hiểu dưới hàm ý giữa “hai đảng” chứ không phải hai nước, hai chính phủ. Chỉ có Đảng cộng sản của hai nước mới có thể có cái nhìn chung về mục tiêu và chính sách vì sự khác biệt sâu xa giữa hai chính phủ không thể hợp tác toàn diện khi Bắc Kinh luôn mang “hải giám” ra để làm tê liệt ý chí Việt Nam qua mũi thuốc gây mê “cộng sản”.
Chấp nhận ký vào chương trình này Việt Nam đã chấp nhận đi chung chuyến xe với Trung Quốc mà tài xế thuộc về người đàn anh mạnh bạo và hung dữ.
Động thái ngoại giao dưới kèo này chỉ có thể giải thích: 10 văn kiện hợp tác này có bốn món quà của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đại diện cho toàn thể Bộ chính trị trao cho Trung Quốc nhằm bảo đảm trung thành, chấp nhận hợp tác không tranh cãi để giữ mối giao tình giữa hai đảng đã từng chung vai đấu cật nhiều chục năm qua.
Chung vai đấu cật vì sự nghiệp cao cả chung của hai đảng nên những cái chết chưa từng giải oan và những cái chết khác trên Biển Đông sắp tới nếu có, chỉ là những hiểu lầm cần được che đậy bằng đồng nhân dân tệ trong các dự án do chính Trung Quốc làm chủ hay thi công.
Điều này được xác định ở các khoản Trung Quốc sẽ hỗ trợ tài chánh. Cái cách mà Việt Nam thường làm mỗi khi muốn phân bua một nhượng bộ nào khó giải thích với quần chúng.
Món quà “Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa hai Bộ Quốc phòng” một lần nữa có hàm ý mê muội hóa người dân “hãy vững tin vào sự hợp tác” mặc dù bài học Biển Đông đang sờ sờ trước mắt và việc cố xóa dấu vết lịch sử trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 của nhà nước Việt Nam vẫn đang gây bức xúc trong xã hội.
“Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển” cũng không ngoài ý đồ cấy ghép niềm tin “ăn liền” cho người ngư dân để họ tiếp tục làm con thiêu thân cho chế độ.
Đường giây đỏ ấy chỉ có trên giấy và không bao giờ xuất hiện. Màu đỏ của máu không tô trên đường giây nóng mà chảy lai láng trên Biển Đông ngay sau khi 10 điều được ký kết.
Ngày 6 tháng Bảy, nửa tháng sau khi ông Sang từ Bắc Kinh quay về Hà Nội, 2 tàu cá với thủy thủ đoàn gần 30 người do ông Võ Minh Vương và Mai Văn Cường ở Lý Sơn, Quảng Ngãi làm thuyền trưởng cùng bị “tàu lạ” có võ trang hung hãn đập phá, cướp bóc.
Ông Sang đã bị đàn anh xỏ lá bỉ mặt trước người dân của mình.
Món quà cuối cùng: “Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4″ giữa Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ.
“Lần thứ 4″ có nghĩa là chuyện khai thác nguồn lợi dầu khí giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có từ lâu nhưng vùng dầu khai thác ấy nằm ở đâu và trữ lượng bao nhiêu, có dính gì tới chủ quyền biển đảo của Việt Nam hay không thì cả nước hoàn toàn mù tịt.
Thông tin nhỏ giọt không thoát ra khỏi hệ thống báo chí quốc doanh và vì vậy tiết lộ này chỉ làm mạnh thêm giả thuyết chính phủ đã âm thầm nhượng cho Trung Quốc một số vùng nào đó để đánh đổi lại những chiếc ghế trong Bộ chính trị được an toàn hơn trong bối cảnh tranh chấp hiện nay.
Bốn món quà “nhỏ” này có đủ để làm yên lòng Bắc Kinh cho chuyến đi Mỹ của ông Sang hay không chỉ có ông Chủ tịch nước và các vị trong Bộ chính trị biết. Tuy nhiên hệ thống công an có vẻ khá vụng về trong công tác làm hài lòng “đối tác chiến lược và toàn diện” khi tiếp tục cảnh cáo những ai có hành động chống lại Trung Quốc. Bỏ mặc Blogger Điếu Cày tuyệt thực là một điển hình.
Khi ông Chủ tịch nước bước lên máy bay sang Mỹ vào ngày 22 tháng 7 cũng là lúc người blogger chống Trung Quóc nổi tiếng đã tuyệt thực trong tù đúng một tháng trời. Điếu Cày tuyệt thực để chống lại chế độ cai tù hà khắc và cũng nhắc nhở mọi người ghi nhớ bản án của anh: Bản án chống Trung Quốc.
Trong chiếc cặp ngoại giao của ông Sang có nhiều hồ sơ được công an chuẩn bị sẵn để chứng minh họ đối xử rất hợp luật pháp quốc tế đối với những từ nhân chính trị như Lê Quốc Quân, Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Uyên hay Đinh Nguyên Kha. Những tù nhân này ông Sang có thể không cần biết nhưng blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thì ông Sang phải biết. Ông biết không phải để trả lời với ông Obama mà vì ông buộc phải biết để kịp thời làm Trung Quốc hài lòng để không lấy cớ chèn ép Việt Nam thêm nữa.
Việc trả lời về vấn đề nhân quyền với ông Obama không phải là cốt yếu vì nước Mỹ không thể là “đối tác chiến lược và toàn diện” với Bộ chính trị Việt Nam. Nước Mỹ ngăn cấm doanh nghiệp của họ hối lộ ở nước ngoài và vì vậy Bộ chính trị khó lòng dùng quà cáp ngoại giao như với Trung Quốc để lót đường cho một mong muốn nào đó.
Nòi chuyện với ông Obama nhưng phải chọn từng lời để không làm phật ý “đối tác chiến lược và toàn diện” là sự khó khăn của ông Sang. Có lẽ vì vậy mà ông dẫn phái đoàn cả trăm người để họ trấn an ông hay chăng?
Đến Mỹ trong tâm thức bất an như vậy thì làm sao nói lời sáng suốt?
Theo RFA blog

Thói ngụy biện ở người Việt


Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong một xã hội văn minh. Ở nhiều nước, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Ở các nước phương Tây, hầu như ngày nào báo chí cũng có những bài của những cây bỉnh bút tranh luận về một vấn đề nóng nào đó. Trên tivi cũng có những cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai hay nhiều người về những chủ đề từ “đại sự” đến những vấn đề tưởng như nhỏ nhất. Trong các hội nghị khoa học, trước một vấn đề còn trong vòng nghi vấn, người ta cũng có những chuyên gia tranh luận dưới dạng những bài giảng khoa học.

Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc? Nói một cách ngắn gọn, cũng như trong một cuộc đấu võ, một tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có qui tắc, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những qui tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi.

Để đạt những yêu cầu này, người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất ý kiến, đưa ra lời bình phẩm của mình, cần phải xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải tập trung vào việc tìm sự thật hơn là muốn mình đúng, phải sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, và phải ý thức được định kiến và chủ quan của chính mình. Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không công kích vào cá nhân và nhân thân của người tham gia tranh luận.

Đó là những đòi hỏi khó khăn cho một cuộc tranh luận nghiêm túc có ý nghĩa, và không phải ai cũng có khả năng đạt được những yêu cầu này, nhất là đối với người Việt vốn chưa quan với văn hóa tranh luận. Do đó, không mấy ai ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều trường hợp chất lượng của những cuộc tranh luận giữa người Việt rất thấp. Chỉ cần xem qua những cái-gọi-là “tranh luận” trên các diễn đàn báo chí (và nhất là các “chat room” hay blog), người ta có thể thấy đó không phải là tranh luận, mà là những cuộc đụng độ giũa các cá nhân tham gia tranh luận, những cuộc chửi bới, chẳng có lí luận của người tranh luận. Ngoài ra, đối với một số người tham gia bình luận về một câu chuyện nào đó là một cuộc dàn xếp, một sự đóng kịch, nhằm tung hỏa mù hoặc lên lớp, hoặc a dua theo đám đông. Đó là những kịch bản ngớ ngẩn đến tội nghiệp. Ngớ ngẩn là vì người xuất hiện chẳng nói được gì cho đầy đủ, mà cũng chẳng phân tích một vấn đề gì cho đến nơi đến chốn.

Thật vậy, rất nhiều trường hợp, những cuộc tranh luận giữa người Việt chỉ là những cuộc chửi lộn, mà trong đó người ta tha hồ vung vít, ném liệng vốn liếng chữ nghĩa qua lại một cách hỗn độn, mà chẳng cần để ý đến logic hay các nguyên tắc của tranh luận là gì. Hơn nữa, rất dễ dàng nhận thấy rằng trong các cuộc tranh luận đó người ta nhắm vào mục tiêu là nhân thân, cá nhân của người tranh luận chứ không nhắm vào quan điểm và lí lẽ của người đó. Thay vì tranh luận thẳng vào vấn đề, người ta tìm cách gắn cho đối phương một nhãn hiệu, và từ đó làm lu mờ đi quan điểm của họ. Trong hầu như những tranh luận, nhiều người cố tìm hay tạo cho mình một vị trí đạo cao đức trọng cả bằng cách gắn cho đối phương những danh từ và tính từ mang tính miệt thị, một thủ đoạn có khả năng làm cho một cuộc tranh luận trở nên một cuộc ẩu đã ngôn từ đinh tai nhức óc thay vì là một trao đổi khoa học.

Thực ra, đó là một hình thức ngụy biện, một lỗi lầm cơ bản nhưng nghiêm trọng trong tranh luận. Nói một cách đơn giản, ngụy biện là những nhầm lẫn trong lí luận và suy luận. Ngụy biện khác với logic. Logic, nói một cách ngắn gọn trong trường hợp này, là những qui ước quản lí tính nhất quán trong việc sử dụng ngôn ngữ. Giới triết học Tây phương đã bỏ khá nhiều công sức để phân biệt thế nào là logic và thế nào là ngụy biện. Aristotle có lẽ là một nhà logic học đầu tiên có công phát triển các qui tắc và hệ thống suy luận. Trong quá trình làm việc, ông phát hiện ra nhiều lỗi lầm mà sau này người ta quen gọi là những “ngụy biện.” Mặc dù Aristotle là một nhà nhà logic học đầu tiên có công liệt kê và phân loại những loại ngụy biện, thầy của ông (Plato) mới xứng đáng được vinh danh như là một nhà triết học đầu tiên đã có công sưu tầm những ví dụ về ngụy biện. Kể từ khi Plato và Aristotle, đã có khá nhiều nhà triết học và logic học như John Locke, John Stuart Mill, Jeremy Bentham, và Arthur Schopenhauer cũng có nhiều cống hiến quan trọng trong việc nghiên cứu về ngụy biện.

Điều đáng chú ý là những lỗi lầm về ngụy biện ở người Việt lại hay thấy trong giới có học. Chỉ cần điểm qua báo chí, websites, blog, v.v... chúng ta dễ dàng thấy rất nhiều cái-gọi-là "tranh luận" thật ra chỉ là ngụy biện. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết đó là những ngụy biện, mà thậm chí còn hết lời khen ngợi kẻ ngụy biện là ... uyên bác! Điều này cho thấy trong những người Việt học cũng có người rất lười biếng suy nghĩ và chẳng phân biệt được thật và giả, không có khả năng nhận dạng được ngụy biện. Phải ghi nhận một điều là internet đã rất tuyệt vời, vì qua những "tranh luận" và chửi bới của những kẻ tham gia trên internet, chúng ta biết được bộ mặt xấu xí đằng sau những người mang nhãn mác "trí thức" hay "có học". Những kẻ này tương đối nguy hiểm, vì với cái nhãn mác "có học" đó, họ có cơ hội làm lũng đoạn xã hội và trở thành những con vi khuẩn làm nhiễm trùng nền học thuật nước nhà. Do đó, cần phải giúp họ nhận ra đâu là ngụy biện và đâu là logic.

Thực ra, nhận dạng ngụy biện không phải là một việc làm khó khăn. Nói chung chỉ với một lương năng bình dân, người ta có thể phân biệt một phát biểu mang tính ngụy biện với một phát biểu logic. Tuy nhiên, cũng có nhiều dạng thức ngụy biện mà vẻ bề ngoài hay mới nghe qua thì rất logic, nhưng thực chất là phi logic. Những loại ngụy biện núp dưới hình thức “khoa học” này không dễ nhận dạng nếu người đối thoại thiếu kiến thức về logic học hay thờ ơ với lý lẽ. Do đó, một điều quan trọng trong tranh luận là cần phải phát hiện và nhận dạng những hình thức ngụy biện, và quan trọng hơn, cần phải hiểu tại sao chúng sai. Có thể phân loại ngụy biện thành nhiều nhóm khác nhau liên quan đến việc đánh lạc vấn đề, lợi dụng cảm tính, thay đổi chủ đề, nhầm lẫn trong thuật qui nạp, lý luận nhập nhằng, phi logic, và sai phạm trù. Trong khuôn khổ giới hạn, người viết bài này không có tham vọng trình bày tất cả những loại ngụy biện một cách chi tiết (vì việc này đã được hệ thống hóa trong nhiều sách về logic học), mà chỉ muốn liệt kê ra những loại ngụy biện thường hay gặp trong báo chí và truyền thông, hầu giúp bạn đọc có thể phân biệt giữa chân và giả.

Liệt kê sau đây là một loạt những ngụy biện phổ biến hay thấy ở người Việt. Những ngụy biện này có thể phân thành 7 nhóm như sau:

• Đánh tráo chủ đề
• Lợi dụng cảm tính và đám đông
• Làm lạc hướng vấn đề
• Qui nạp sai
• Nhập nhằng đánh lận con đen
• Phi logic
• Các nhầm lẫn khác

Nhóm 1. Đánh tráo chủ đề

1. Công kích cá nhân (ad hominem). Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, thấp kém nhất, nguy hiểm nhất, nhưng có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: Ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A.

Có hai hình thức thuộc loại ngụy biện này. Thứ nhất là dưới hình thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu. Chẳng hạn như “Ông nói là những người vô thần có đạo đức, vậy mà chính ông là người từng li dị với vợ con,” hay “Ông là người làm kinh tế, không biết gì về khoa học, mà nói chuyện khoa học”. Đây là một ngụy biện, bởi vì sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu, mà là logic của lời phát biểu. Cũng nằm trong loại ngụy biện này là thói dùng một đặc điểm của một vật thể nào đó để ứng dụng cho một cá nhân hay một vật thể khác. Ví dụ: “Anh học của Tây có vài chữ mà đã quay lại chửi bới đồng nghiệp à? Anh là con công cháu cha, anh không hiểu gì về sự nghèo khổ của chúng tôi.”

2. Lợi dụng quyền lực (ad verecundiam). Đây là loại ngụy biện dùng những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái mộ để tìm sự ủng hộ cho luận điểm của mình. Chẳng hạn như “Isaac Newton là một thiên tài, và ông tin vào Thượng đế,” làm như ông Newton là người có thẩm quyền để chúng ta tin vào Thượng đế. Thẩm quyền không thuyết phục được ai; chỉ có sự thật, lí lẽ và logic mới quan trọng và có khả năng thuyết phục.

3. Lợi dụng nặc danh. Trong trường hợp này, người ngụy biện không nêu danh tính người có thẩm quyền, và vì không ai biết tên người có thẩm quyền nên không ai có thể kiểm chứng sự chính xác của lời phát biểu. Một loại ngụy biện khác có quan hệ với loại này là dùng lời đồn đại để làm cơ sở lập luận. Giới công an hay sử dụng ngụy biện này, ví dụ như “Một viên chức tình báo cho biết chính anh từng hoạt động cho địch.”

4. Lợi dụng tác phong. Loại ngụy biện này dùng tác phong hay cách làm việc hay một đặc tính nào đó của đối tượng để cố thuyết phục về tính hợp lí của phát biểu. Tiêu biểu cho loại ngụy biện này là những phát biểu như “Nixon thất cử vì ông ta thường hay ra mồ hôi trên trán,” hay “Tại sao anh không nghe theo lời khuyên của anh chàng ăn mặc bảnh bao đó?” Thực ra, “bảnh bao” và “mồ hôi trên trán” chẳng có dính dáng gì đến vấn đề đang bàn thảo.

5. Luận điệu cá trích. Loại ngụy biện này thường hay được ứng dụng khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng vấn đề. Ví dụ: “Anh có thể nói rằng tử hình là một hình thức không có hiệu quả trong việc chống lại tội phạm, nhưng còn nạn nhân của tội phạm thì sao? Gia đình của nạn nhân sẽ nghĩ gì khi họ thấy tên sát nhân người thân của họ bị giam giữ trong nhà tù bằng đồng tiền của chính họ. Họ có nên nuôi dưỡng những tên sát nhân như thế không?”

6. Luận điệu ngược ngạo. Bằng chứng luôn luôn là gánh nặng của người phát biểu. Do đó, tìm cách chuyển gánh nặng đó cho một người khác là một thủ đoạn của những người ngụy biện. Chẳng hạn như trong câu này “Anh nói rằng ăn nhiều mỡ không liên quan đến cholesterol, nhưng anh có thể chứng minh điều đó không?” Đáng lẽ người phát biểu phải chứng minh, nhưng công việc đó lại được chuyển cho người đối thoại!

Nhóm 2. Lợi dụng cảm tính và đám đông

7. Dựa vào bạo lực (ad baculum). Ngụy biện dựa vào bạo lực thực chất là một sự đe dọa, nhằm mục đích gây áp lực cho người đối thoại phải chấp nhận một kết luận nào đó. Loại ngụy biện này thưởng được giới chính khách dùng, và có thể tóm gọn bằng một câu “chân lí thuộc về kẻ mạnh”. Sự đe dọa không hẳn chỉ xuất phát từ người phát biểu, mà có thể từ một người khác. Ví dụ như “Những ai không tin vào chính sách của Nhà nước sẽ phải trả giá đắt”, hay “Được rồi, tôi đã biết số điện thoại của anh và biết anh đang ở đâu. À, tôi có nói cho anh biết là tôi mới mua một cây súng ngắn chưa nhỉ?”

8. Lợi dụng lòng thương hại (ad misericordiam). Đây là một loại ngụy biện dựa vào lòng trắc ẩn của người đối thoại để người đối thoại chấp nhận lí lẽ của mình. Ví dụ như “Anh ấy không có giết người bằng búa. Làm ơn đừng tuyên án anh ấy có tội, anh ấy đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng tinh thần,” hay “Tôi hi vọng anh sẽ chấp nhận đề nghị này, chúng ta đã tiêu ra ba tháng nay để bàn rồi đấy.”

9. Lợi dụng hậu quả (ad consequentiam). Ngụy biện loại này thường được biểu hiện qua cách phát biểu “A hàm ý B, B là sự thật, do đó A là sự thật”. Ví dụ: “Nếu vũ trụ được một đấng chí tôn thượng đế tạo nên, chúng ta có thể thấy những hiện tượng được tổ chức một cách thứ tự. Và hiện tượng chung quanh chúng ta quả rất thứ tự, vậy đấng chí tôn thượng đế chính là người tạo nên vũ trụ,” hay “Anh phải tin vào Đảng Cộng hòa, chứ nếu không cuộc đời này sẽ chẳng có ý nghĩa” (hay là nói một cách ngược lại: cuộc sống này chẳng có ý nghĩa gì nếu không có Đảng cộng hòa!)

10. Lạm dụng chữ nghĩa. Đây là một loại ngụy biện dựa vào dùng những chữ mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu. Chẳng hạn như trong câu “Bất cứ một người có lương tri nào cũng phải đồng ý rằng về Việt Nam ăn Tết là làm lợi cho cộng sản,” chữ “lương tri” được cài vào nhằm cho người đối thoại phải nghiêng theo những người có lương tri.

11. Dựa vào quần chúng (ad numerum). Loại ngụy biện này tin rằng nếu có nhiều người ủng hộ một đề nghị nào đó, thì đề nghị đó phải đúng. Ví dụ như “Đại đa số người dân trong cộng đồng ủng hộ ông Minh, vậy phát biểu của ông Minh ắt phải đúng.”

Nhóm 3. Làm lạc hướng vấn đề

12. Lí lẽ chẻ đôi. Loại ngụy biện này thường phân định một vấn đề thành hai giá trị: trắng và đen, bạn và thù, có và không, v.v.. dù trong thực tế, có hơn hai lựa chọn. Chẳng hạn như “Hoặc là anh hợp tác với tôi hay là anh chống tôi, anh chọn hướng nào, yes hay là no?”

13. Lí lẽ ngờ nghệch (ad ignorantiam). Loại ngụy biện này, như tên gọi ám chỉ, xuất phát từ sự ngớ ngẩn. Một trong những cách nói thông thường nhất trong loại ngụy biện này mà giới ngụy biện hay dùng là nếu một điều gì đó chưa được chứng minh là sai (hay giả) thì điều đó là đúng (hay thật). Ví dụ: “Bởi vì các nhà khoa học chưa chứng minh dioxin có thể gây ra dị thai, do đó dioxin không thể gây ra dị thai,” hay kiểu lí luận của “nền kinh tế phát triển và xã hội ổn định mấy năm nay, không có lý do gì phải cần đến dân chủ”.

14. Lí luận lươn trạch. Loại ngụy biện này cho rằng nếu một sự kiện xảy ra, các sự kiện có hại khác sẽ xảy ra. Chẳng hạn như “Nếu chúng ta hợp pháp hóa cần sa, công chúng sẽ bắt đầu hút cần sa, và chúng ta cũng sẽ phải hợp pháp hóa á phiện. Rồi chúng ta sẽ là một quốc gia với những người ăn bám vào xã hội. Do đó, chúng ta không thể hợp pháp hóa á marijuana”. Hay một đoạn ví dụ khác:” Tiếc thay một cuộc cải cách về kinh tế, bình bị, tài chánh, xã hội, nông nghiệp như vậy, đang trên đường thành công rực rỡ: bị tan vỡ, bị huỷ bỏ chỉ vì tham vọng đánh Đại việt của Vương An Thạch. Mà đau đớn biết bao, khi người phá vỡ chỉ là một thiếu phụ Việt ở tuổi ba mươi. Giá như Thạch không chủ trương Nam xâm, chỉ cần mười năm nữa, toàn bộ xã hội Trung quốc thay đổi; rồi với cái đà đó, thì Trung quốc sẽ là nước hùng mạnh vô song, e rằng cứ muôn đời mặt trời vẫn nở phương Đông chứ không ngả về Tây như hồi thế kỉ 18 cho đến nay bao giờ.”

15. Mệnh đề rời rạc. Đây là loại ngụy biện dùng hai (hay nhiều hơn hai) mệnh đề chẳng dính dáng gì với nhau để làm thành một phát biểu hay kết luận. Ví dụ: “Anh ủng hộ tự do dân chủ và quyền mang vũ khí hay không?” hay “Anh đã ngưng làm ăn trái phép chưa?” Câu hỏi sau thực ra hỏi hai vấn đề “Anh từng làm ăn trái phép?” và “Anh đã ngừng hoạt động hay chưa?”
16. Đơn giản hóa. Đây là một loại ngụy biện mà người phát biểu cố tình biến một quan niệm trừu tượng thành một điều cụ thể để bắt lấy thế thượng phong trong đối thoại (nhưng là ngụy biện). Ví dụ: “Tôi để ý thấy anh mô tả ông ta là một người quỉ quyệt. Vậy tôi hỏi anh cái “quỉ quyệt” đó nó nằm ở đâu trong bộ não? Anh không chỉ ra được cho tôi; do đó, tôi có thể nói cái quỉ quyệt không có thực.”

Nhóm 4. Qui nạp sai

17. Khái quát hóa vội vã. Loại ngụy biện này cũng khá phổ biến. Nó dùng một ví dụ hay trường hợp nhỏ và từ đó khái quát hóa cho một cộng đồng. Chẳng hạn như “Ông ấy là một tay đạo đức giả. Do đó, các bạn bè của ông ấy cũng giả dối.”

18. Khái quát hóa không đúng chỗ. Đây là loại ngụy biện mà người sử dụng chúng thường áp dụng một qui luật chung cho một tình huống hay một cá nhân. Chẳng hạn như “Người cộng sản là vô thần. Anh là người theo chủ nghĩa cộng sản, vậy anh chắc chắn là một người vô thần.”

19. Kéo dài tính tương đồng. Trong loại ngụy biện này, người dùng nó đề nghị một điều lệ chung chung, rồi áp dụng nó cho mọi trường hợp và cá nhân. Ví dụ: “Tôi tin rằng chống luật pháp bằng cách phạm luật pháp là một điều sai trái”, hay “Nhưng quan điểm đó ghê tởm lắm, vì nó ám chỉ rằng anh sẽ không ủng hộ tôi,” hay “Anh muốn nói rằng luật về mật mã cũng có tầm quan trọng tương đương với phong trào giải phóng sao? Sao anh dám nói thế?”

20. Lí lẽ quanh co. Loại ngụy biện này thường luẩn quẩn trong vài giả định và kết luận. Chẳng hạn như “Những người đồng tính luyến ái nhất định không thể nắm chính quyền. Do đó, phải tống khứ những viên chức chính phủ đồng tính luyến ái. Vì thế, những người đồng tính luyến ái sẽ làm mọi cách để dấu diếm hành tung của họ, và họ có nguy cơ bị tống tiền. Do vậy, những người đồng tính luyến ái không được giữa chức vụ gì trong chính phủ.” Tức là trong một lí giải như thế, cả hai giả thuyết và kết luận đều giống nhau.

21. Đảo ngược điều kiện. Loại ngụy biện này thường được biểu hiện qua hình thức “Nếu A xảy ra thì B sẽ xảy ra, do đó, nếu B xảy ra thì A sẽ xảy ra.” Ví dụ: “Nếu tiêu chuẩn giáo dục bị hạ thấp, chất lượng tranh luận sẽ bị tồi đi. Do đó, nếu chúng ta thấy chất lượng tranh luận suy đồi trong những năm sắp đến, thì điều đó cho thấy tiêu chuẩn giáo dục của ta bị xuống cấp.”

22. Lợi dụng rủi ro. Ngụy biện này thường dùng một qui luật chung và áp dụng nó cho một trường hợp cá biệt. Ví dụ: “Luật giao thông không cho anh chạy quá 50 km/h. Cho dù cha anh sắp chết anh cũng không được chạy quá tốc độ đó.”

23. Lợi dụng trường hợp cá biệt. Ngụy biện này thường dùng một trường hợp cá biệt để đem ra ứng dụng cho một đám đông. Ví dụ: “Chúng ta cho phép bệnh nhân sắp chết dùng á phiện, chúng ta nên cho phép mọi người dùng á phiện.”

24. Kết luận lạc đề. Loại ngụy biện này thường xuất hiện khi một kết luận chẳng dính dáng gì đến lí lẽ mà người biện luận trình bày. Một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp ngụy biện này là: “Độ nhiễm arsenic trong nước ở Việt Nam chưa cao và còn trong mức độ cho phép. Dữ kiện của Bangladesh cho thấy tình trạng nhiễm arsenic ở Việt Nam rất trầm trọng.”

25. Ngụy biện rơm. Loại ngụy biện này cố tình xuyên tạc, bóp méo quan điểm hay phát biểu của người khác, để làm luận điểm tấn công. Đây là một ngụy biện, vì nó không đương đầu với cái lí lẽ đang bàn. Chẳng hạn như: “Chúng ta nên ủng hộ chế độ cưỡng bách quân dịch. Người ta không thích tòng quân vì họ không muốn cuộc sống bị đảo lộn. Nhưng họ cần nhận thức rằng có nhiều điều quan trọng hơn tiện nghi trong cuộc sống.”

Nhóm 5. Nguyên nhân giả tạo

26. “Post hoc”. Loại ngụy biện này phát biểu rằng hai sự kiện xảy ra, một trước và một sau, có quan hệ với nhau như nguyên nhân và hậu quả. Ví dụ: “Liên Xô sụp đổ sau khi nhà nước theo chủ nghĩa vô thần. Do đó, chúng ta phải từ bỏ chủ nghĩa vô thần để khỏi bị suy sụp.”

27. Ảnh hưởng liên đới. Một sự kiện được cho là có ảnh hưởng đến một sự kiện khác, nhưng thực chất thì cả hai sự kiện đều có cùng một nguyên nhân. Đây cũng chính là một trường hợp ngụy biện dưới dạng “post hoc”. Ví dụ: “Chúng ta đang chứng kiến một tình trạng thất nghiệp rất cao, vì do thiếu nhu cầu của người tiêu thụ.” (Nhưng có thể cả hai sự kiện có nguyên nhân từ tiền lời quá cao.)

28. Ảnh hưởng không đáng kể. Đây là một loại ngụy biện mang tính phóng đại từ một ảnh hưởng rất nhỏ. Chẳng hạn như “Hút thuốc gây ra ô nhiễm môi trường ở Sydney” là một phát biểu đúng, nhưng ảnh hưởng của thuốc lá đến môi trường rất khiêm tốn khi so với ảnh hưởng của khói xe và các hãng xưởng.

29. Ảnh hưởng ngược chiều. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả bị đảo ngược chiều để tìm đến một kết luận mang tính ngụy biện. Ví dụ: “Ung thư gây ra thói quen hút thuốc lá”.
30. Nguyên nhân phức tạp. Một sự kiện xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng người ngụy biện có thể đơn giản hóa thành một liên hệ đơn giản. Chẳng hạn như “Tai nạn xe cộ là do đường xá xấu” có thể đúng, nhưng tai nạn cũng có thể do người lái xe ẩu trong một điều kiện xấu.

31. Nguyên nhân sai (Non causa pro causa). Loại ngụy biện này xảy ra khi một điều nào đó được cho là nguyên nhân của một sự kiện, nhưng nó chưa thực sự được chứng minh là nguyên nhân. Ví dụ: “Tôi uống một viên aspirin và cầu nguyện thượng đế, và tôi không còn bị nhức đầu. Như vậy thượng đế đã chữa trị tôi khỏi nhức đầu.”

Nhóm 6. Phi logic (non sequitur) và nhần lẫn trong tam đoạn luận

32. Phi logic. Ngụy biện phi logic thường xảy ra trong trường hợp một lí lẽ mà kết luận được rút ra từ những tiêu đề không dính dáng gì với nhau. Chẳng hạn như “Người Ai Cập đã từng làm nhiều khai quật để xây dựng những kim tự tháp, họ chắc chắn phải rất thạo về cổ sinh vật học.”

33. Loại bỏ tiền đề. Ngụy biện loại này thường xảy ra dưới hình thức “nếu A thì B, không phải A thì không phải B.” Ví dụ: “Nếu tôi ở Sydney thì tôi đang ở New South Wales. Tôi hiện không ở Sydney, do đó, tôi không ở New South Wales”.

34. Nhét chữ vào miệng người khác. Đây là một loại ngụy biện bằng cách dùng kĩ thuật phỏng vấn. Một trường hợp cổ điển là “Ông đã ngưng đánh vợ chưa?” Tức là một câu hỏi với một giả định rằng người được hỏi từng hành hung vợ. Đây là một mẹo mà giới luật sư thường hay dùng trong thẩm vấn. “Ông dấu tiền ăn cắp đó ở đâu?” Giới chính khách cũng thích mẹo này, đại khái như “Bao giờ thì nhóm EU này sẽ không còn xâm phạm vào công việc của chúng ta?”
35. Ngụy biện tứ ngữ. (Một tiêu chuẩn của tam đoạn luận gồm có 3 chữ). Ví dụ như trong câu phát biểu “Tất cả chó là thú vật, và tất cả mèo là loài động vật có vú, do đó tất cả chó là loài động vật có vú,” có bốn chữ: chó, mèo, động vật, và động vật có vú.

36. Đứt đoạn. Hai sự vật riêng biệt được xem là có liên hệ nhau nếu chúng có chung đặc tính. Người ngụy biện lợi dụng chữ giữa của một phát biểu để đưa đến một kết luận sai. Chẳng hạn như trong câu “Tất cả người Nga là nhà cách mạng, và tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ cũng là nhà cách mạng, do đó, tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ là người Nga,” chữ chính giữa là “nhà cách mạng”. Nhưng kết luận này sai, vì dù những người theo chủ nghĩa vô chính phủ và người Nga là những người cách mạng, nhưng họ có thể là hai nhóm cách mạng khác nhau.

Nhóm 7. Các nhầm lẫn khác

37. Dẫn chứng bằng giai thoại. Một trong những ngụy biện phổ biến nhất và đơn giản nhất là dựa vào những câu chuyện có tính vụn vặt, hay giai thoại. Chẳng hạn như “Có hàng khối bằng chứng cho thấy thượng đế hiện hữu và vẫn ban phép mầu hàng ngày. Mới tuần rồi đây, tôi có đọc được một câu chuyện về một cô gái sắp chết vì ung thư, cả gia đình cô đi cầu nguyện trong nhà thờ, và chỉ vài ngày sau cô hết bệnh.” Dùng kinh nghiệm cá nhân để minh họa cho một luận điểm là một điều hoàn toàn hợp lí, nhưng dùng những giai thoại như thế sẽ chẳng chứng minh gì. Một anh bạn có thể cho rằng anh từng gặp Elvis ở một siêu thị nào đó, nhưng những người chưa gặp Elvis bao giờ thì cần nhiều bằng chứng xác thực hơn.

38. Lợi dụng cổ tích. Đây là một loại ngụy biện cho rằng những gì đúng hay tốt chỉ đơn giản vì chúng là cổ xưa, và những người theo cách ngụy biện này thường nói “hồi nào đến giờ ai cũng vậy.” Chẳng hạn như “Hàng trăm năm nay, Úc chịu dưới sự cai trị của Hoàng gia Anh, và là một nước thịnh vượng. Một thể chế tồn tại lâu dài như thế ắt phải là một thể chế ưu việt.”

39. Dựa vào cái mới (ad novitatem). Ngược lại với loại ngụy biện dựa vào cái cũ, ngụy biện dựa vào cái mới cho rằng một điều gì đó tốt hơn và đúng hơn đơn giản chỉ vì nó mới hơn cái khác. “Windows 2000 phải tốt hơn Windows 95, Windows 2000 mới được thiết kế lại năm ngoái.”
40. Lí lẽ của đồng tiền. Loại ngụy biện này thường dựa vào một niềm tin duy nhất rằng đồng tiền là một tiêu chuẩn của sự đúng đắn. Những người có nhiều tiến có khả năng đúng hơn những người ít tiền. Chẳng hạn như “Nhu liệu của hãng Microsoft đương nhiên là tốt hơn; nếu không thì làm sao Bill Gates có thể trở nên tỉ phú như thế”.

41. Dựa vào cái nghèo. Ngược lại với ngụy biện dựa vào sự giàu có, có một loại ngụy biện khác dựa vào sự nghèo khổ. Chẳng hạn như “Các vị sư có khả năng hiểu thấu được ý nghĩa của cuộc sống, bởi vì họ từ bỏ mọi xa hoa của cuộc sống.”

42. Điệp khúc (ad nauseam). Loại ngụy biện này cho rằng một lí lẽ càng được lặp đi lặp lại nhiều chừng nào thì nó sẽ được người ta chấp nhận là đúng. Do đó, người ngụy biện thường chỉ lặp đi lặp lại những phát biểu, bất kể đúng sai ra sao, cho đến khi người đối thoại mệt mỏi không còn muốn nghe nữa, như “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lí”.

43. Lạm dụng thiên nhiên. Đây là một ngụy biện rất thông thường trong giới chính trị gia, mà trong đó họ tìm cái tương đồng giữa một kết luận nào đó và một khía cạnh của thế giới tự nhiên, rồi từ đó phát biểu rằng kết luận đó là không thể tránh khỏi. Chẳng hạn như “Đặc điểm của thế giới tự nhiên là cạnh tranh; động vật đấu tranh chống nhau để làm chủ tài nguyên thiên nhiên. Chủ nghĩa tư bản, một hình thức cạnh tranh để làm chủ tư liệu, chỉ đơn giản là một phần của con người sống trong thế giới tự nhiên. Đó cũng là cách mà thế giới tự nhiên vận hành.”

Một hình thức khác của lạm dụng thiên nhiên là lí luận cho rằng bởi vì con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên, chúng ta phải bắt chước hành động theo những gì chúng ta thấy trong thế giới tự nhiên, và làm khác đi là “phi tự nhiên”. Ví dụ: “Đồng tính luyến ái dĩ nhiên là không tự nhiên.”

44. Ngụy biện “anh cũng vậy”. Đây là một trong những ngụy biện rất phổ biến. Nó dựa vào lí lẽ rằng một hành động có thể chấp nhận được bởi vì người đối nghịch đã làm. Chẳng hạn như “Anh là một người lừa dối.” “Rồi sao? Anh cũng là một tay lừa dối vậy.”

45. Lạm dụng thống kê. Thống kê thường được giới ngụy biện sử dụng tối đa, vì theo họ thống kê có thể dùng để “chứng minh” bất cứ điều gì. Người ta có thể vặn vẹo hai con số 1 và 3 điểm để sản xuất những phát biểu như “khác nhau 2 điểm”, “cao gấp 3 lần”, hay “tăng 200%”; người ta có thể dựa vào ý kiến đồng tình của 4 người trong 5 người để cho là “80% người được thăm dò”, hay thậm chí “đa số cộng đồng” đồng ý với một luận điểm nào đó. Tức là những khái quát hoá một cách vội vã, hay dựa vào một mẫu số cực kỳ thấp, thấp đến độ nó không có nghĩa lí gì. Thực ra, thống kê không chứng minh điều gì cả. Thống kê chỉ là một phương tiện hay thuật toán dùng để loại bỏ những trường hợp khả dĩ hay không khả dĩ. Vì có quá nhiều ngụy biện thống kê, nên vấn đề này sẽ được bàn tiếp trong một dịp khác.

Nhận xét

Có thể nói những loại ngụy biện trên đây có những đặc điểm chung là (a) phát biểu không dựa vào lí lẽ logic; (b) các định đề không vững để đi đến một kết luận; và (c) đưa ra giả định không đúng. Ngụy biện, do đó, nói cho cùng, là một sản phẩm của sự lười biếng suy nghĩ. Và hầu như trong chúng ta, ai cũng có ít nhất là một lần lười suy nghĩ. Do đó, nếu điểm qua những loại ngụy biện trên đây, chúng ta tự cảm nhận rằng trong quá khứ mình chắc cũng có lần phạm vào lỗi lầm của ngụy biện. Điều này có thể đúng, và không nên lấy làm ngạc nhiên, vì các nhà thông thái, và ngay cả giới có huấn luyện về logic học cũng đôi khi, vì cố ý hay vô tình, ngụy biện. Giới chính trị gia và truyền thông là những người cực kì nổi tiếng về ngụy biện.

Nhưng tại sao những ngụy biện vẫn còn có mặt trên báo chí? Theo tôi, bởi vì chúng vẫn có khách hàng. Vẫn có người, dù ít hay nhiều, tin tưởng vào ngụy biện, vì nó thuận nhĩ, trơn tru, và nhất là không thách thức. Sờ một hòn đá trơn tru đem lại cho chúng ta một cảm giác khoan khoái dễ chịu hơn là sờ một hòn đá lởm chởm, hay ngồi trên một cái ghế ghồ ghề. Người ta thích sự trơn tru, bởi vì trơn tru là dấu hiệu của sự khoan khoái, dễ chịu, là cái khoảng thời gian giải lao, không cần sự thách thức.

Có lẽ, ở một khía cạnh nào đó, điều này cũng không đến nỗi tệ, bởi vì những ngụy biện phản ánh sự thành công [hay có người nói sự phong phú] của ngôn ngữ trong việc tách rời giữa những gì thô thiển, gồ ghề với những gì hoàn thiện, mĩ miều. Nhưng sự trơn tru của các vật thể và ngôn ngữ ngày nay đem lại cho chúng ta một cảm giác giả tạo về thế giới thực của các vật thể. Những kì kẹt xe trên đường xá mới để lộ trái tim phức tạp của một thành phố. Tương tự, một sự cố của internet sẽ nhắc nhở chúng ta về tình trạng hỗn mang và phức tạp của hệ thống thông tin điện tử. Sự hỗn mang và phức tạp là thực. Trơn tru, tròn trĩnh có thể là giả tạo. Những câu văn ngụy biện có thể chỉ là những lời phát biểu lém lỉnh thay vì lịch thiệp, hàm chứa mánh khóe thay vì thân thiện. Có thể nói, ngụy biện là những lối sáo ngữ liến thoắng nhằm vào mục đích lôi cuốn người nghe/đọc, thay vì cung cấp cho họ một sự thực.

Bởi vì ngụy biện là những lí lẽ mà bề ngoài có vẻ logic, nên chúng có khả năng thuyết phục những người không chịu khó suy nghĩ, nhất là những người còn mang nặng cảm tính. Điều này giải thích tại sao nhiều người tiếp nhận một cách thụ động quá nhiều những điều quái gở về thế giới chung quanh, kể cả những niềm tin tôn giáo, những mê tín dị đoan, những triết lí quái đảng, những thông tin sai lạc, v.v.. Cái tác hại của việc tiếp nhận thụ động này là nó làm cho người ta trở nên nô lệ với cảm tính, và dễ dàng trở thành những tín đồ cuồng tín của những người “lãnh đạo” chính trị hay tôn giáo.

Để không trở thành những nô lệ, cần phải suy nghĩ nghiêm túc. Suy nghĩ nghiêm túc là một quá trình hoạt động tri thức nhằm ý niệm hóa, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, và đánh giá những thông tin được thu thập từ quan sát, kinh nghiệm, phản ánh, lí luận, hay liên lạc, như là một niềm tin cho hành động. Cần phải dựa vào những giá trị tri thức với những đặc điểm như trong sáng, chính xác, nhất quán, có liên hệ, bằng chứng tốt, lí lẽ hợp lí, có chiều sâu, và công bằng. Tức là, trước một câu phát biểu hay một đề nghị, cần phải thẩm định lại kết cấu và nguyên tố của phát biểu hay đề nghị đó. Những kết cấu và nguyên tố này là: mục đích, vấn đề, giả định, quan niệm, bối cảnh, kết luận, ngụ ý, hậu quả, phạm vi tham khảo, và quan điểm khác.

Người Việt chúng ta thường rất tự hào về những đối thoại [mà chúng ta cho là “thông minh”] giữa Trạng Quỳnh và Chúa Trịnh ngày xưa. Nhưng nói một cách công bằng và theo tiêu chuẩn của lí luận logic, thì những trao đổi của Trạng Quỳnh hay tương tự chỉ là những ngụy biện ở trình độ thô sơ nhất. Nhưng có điều đáng buồn là những đối thoại kiểu Trạng Quỳnh, mà trong đó sự hơn thua nhau từng câu nói, bắt bẽ nhau từng chữ, vặn vẹo ý nghĩa của từng câu văn, v.v… lại đi vào sử sách, như thể để làm gương cho thế hệ sau này. Mà làm gương thật. Cho đến ngày nay, có người vẫn còn cho đó là một biểu tượng của sự thâm thúy, thông minh của dân tộc, là phản ánh sự phong phú của ngôn ngữ Việt, và đem ra ứng dụng trong tranh luận.

Theo dõi báo chí, chúng ta thấy những hình thức tấn công cá nhân (thay vì tấn công vào luận điểm), xuyên tạc ý tưởng, chụp mũ, suy luận theo cảm tính, mỉa mai, đơn giản hóa vấn đề, v.v… xuất hiện hầu như hàng ngày, có khi hàng giờ. Vì những tần số của những loại ngụy biện xuất hiện quá nhiều như thế, nó thành một sự rập khuôn. Theo thời gian, rập khuôn trở thành “truyền thống”. Hậu quả của cái truyền thống này là những ai ra ngoài cái khuôn sáo của ngụy biện đều có thể bị xem là phi chính thống, dẫn đến một lối suy nghĩ và phán xét kì quặc kiểu “anh/chị không thuộc nhóm của tôi, vậy thì anh/chị thuộc nhóm bên kia,” “anh chê ‘quốc gia’, vậy anh phải là cộng sản,” “anh khen Việt Nam, vậy anh là cộng sản,” “giọng nói anh ‘Bắc kỳ 75’, vậy anh là cộng sản,” hay “Nhà nước cho anh ra ngoài này trình diễn, chắc anh là cộng sản đi tuyên truyền”… Anh ở phía này, tôi bên kia. Nói tóm lại, đó là một lối phân định theo hai giá trị: xấu và tốt, đen và trắng, hay địch và ta một cách cứng nhắc. Cách phân định này thể hiện một sự nghèo nàn về trí tuệ, hay lười biếng suy nghĩ. Chỉ cần đặt vấn đề ngược lại một chút, hay phát triển vấn đề xa hơn một chút, ai cũng có thể thấy lối phân chia có/không này không thể đem đến một đáp số cho một vấn đề nào cả.

Trong cái sự thực phức tạp, mờ mờ ảo ảo của vấn đề, có cái đẹp riêng. Không phải cái đẹp trơn tru, tròn trĩnh, nhưng là cái đẹp khắt khe của sự thật. Tương tự, một lời phát biểu nghịch lí có cái đẹp của nó, vì nó có thể đánh thức chúng ta về một thế giới phức tạp, một thế giới không nằm gọn trong đúng/sai, tốt/xấu, bạn/thù. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên vượt qua chính mình bằng cách cho các tế bào trí tuệ có cơ hội làm việc.

Nguồn: GS Nguyễn Văn Tuấn (Đại học New South Wales, Austalia)

Giám đốc Sở Giao thông Hải Phòng đáng ’trảm’ 2 lần?

Tại hội nghị trực tuyến giữa Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia với các tỉnh, thành phố ngày 6/7, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng một lần nữa đã gây xôn xao dư luận khi nêu vấn đề có thể đề xuất cách chức Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng Đàm Xuân Lũy vì “không hoàn thành nhiệm vụ” trong việc quản lý hoạt động kinh doanh vận tải.
Người dân Việt dù đã quen với việc ‘trảm tướng’ của Bộ trưởng Thăng nhưng chưa có trường hợp nào người bị đề xuất ‘trảm’ là người đứng đầu ngành giao thông của một thành phố lớn, vì vậy sự việc ngay khi xuất hiện trên báo chí đã lập tức thu hút sự quan tâm rất lớn từ phía dư luận.
Có không ít ý kiến tỏ ra bênh vực ông Lũy, thậm chí là khâm phục bởi sự thật thà, thẳng thắn hiếm có trong giới lãnh đạo nước ta hiện nay. Trong khi người người mắc bệnh thành tích, nhà nhà làm báo cáo hay, sự xuất hiện của ông Lũy và báo cáo ‘quá thật thà’ của ông quả là cơn gió lạ vô cùng mới mẻ.
Vậy ông Lũy đã báo cáo gì trong hội nghị trực tuyến nói trên? Ông nói rằng ở Hải Phòng hiện có 13.000 doanh nghiệp vận tải, nhưng 80% doanh nghiệp chỉ có từ 1-3 xe, và mới có 10% doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh vận tải.
Mà đâu chỉ dừng lại ở đó, ngay sau tuyên bố của Bộ trưởng Thăng, trả lời trên Tri thức trẻ, ông Đàm Xuân Lũy lại không cho đó là chuyện có thể xảy ra. Ông cho biết “Bác Thăng nói như vậy cho vui thôi chứ chắc không có ý gì”. Thanh minh rằng không phải cậy mình sắp về hưu mà nói bừa, ông Lũy nói: “Tôi có vấn đề gì mà phải sợ. Tôi đã nói vấn đề này 5 năm nay rồi, từ thời Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng. Bác Dũng ngày ấy cố vấn cho Chính phủ ra được Nghị định 91/2009/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nhưng các doanh nghiệp vận tải hàng hoá mà không đến mình thì mình cũng chẳng làm gì được họ cả”.
Quả đúng là những báo cáo, phát biểu thẳng thật hiếm thấy!

GĐ Sở GTVT Hải Phòng Đàm Xuân LũyGĐ Sở GTVT Hải Phòng Đàm Xuân Lũy
GĐ Sở GTVT Hải Phòng Đàm Xuân Lũy

Tuy nhiên, không phải ai cũng bị hấp dẫn bởi ‘cơn gió lạ’ ấy. Trong vấn đề này cũng có khá nhiều ý kiến tỏ ra ủng hộ bộ trưởng Thăng bởi với tư cách người đứng đầu Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng – cơ quan “quản lý nhà nước về giao thông vận tải”, việc thừa nhận thực trạng ấy được hiểu như là không hoàn thành nhiệm vụ. Và đề xuất cách chức của Bộ trưởng hoàn toàn hợp lý, đúng đắn.
Thậm chí có không ít ý kiến cho rằng hành động của ông Lũy lẽ ra phải bị ‘trảm’ đến hai lần.
Thứ nhất, với báo cáo của mình ông Lũy đã vô tình chứng minh các vị lãnh đạo cấp T.Ư đã không sâu sát tình hình giao thông địa phương. Hơn nữa, trong báo cáo ông đã trình bày quá đúng cái khó mà đã qua đến hai đời bộ trưởng cũng chưa giải quyết được. Và như thế thì chẳng khác nào nói thẳng vào mặt lãnh đạo là các vị không có năng lực giải quyết công việc bởi có mỗi vấn đề cỏn con, trải qua 5 năm trời, với hai đời bộ trưởng mà vẫn không có gì thay đổi.


Với những báo cáo như của ông Lũy xuất hiện trong giai đoạn hiện nay thì không chỉ ở ngành giao thông mà dù có rơi vào bất kỳ ngành nào cũng sẽ phải chịu hình phạt tương tự, thậm chí hoàn toàn có thể bị nặng hơn. Như người ta vẫn thường nói ‘thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng’, nhân viên mà chỉ ra sếp sai rõ ràng trước mặt không biết bao nhiêu người như vậy quả thật là vô cùng đáng xử lý.
Lý do thứ hai quan trọng hơn rất nhiều, ông Lũy phải bị ‘trảm’ bởi như các cụ ta vẫn dạy ‘một ngành không thể có hai tư lệnh’. Nếu sau tất cả những gì đã phát biểu mà ông Lũy vẫn yên vị giám đốc sở GTVT Hải Phòng thì mọi người dân, ai cũng sẽ mặc định ông đã đúng, đã dũng cảm chỉ rõ những hạn chế, vướng mắc của ngành giao thông hiện nay. Điều này có thể xem như một cuộc cách mạng thành công khi sự thật thà giành chiến thắng, được tôn vinh giữa biết bao sự lừa lọc, giả dối.
Và như vậy vị trí bộ trưởng hoàn toàn xứng đáng thuộc về ông Lũy. Ông không chỉ đi tiên phong trong việc chỉ ra thực trạng của ngành giao thông, giúp mọi người nhìn thẳng vào sự việc để từ đó tìm ra được lời giải cho câu hỏi khó của bộ trưởng Thăng “tất cả đúng hết mà tai nạn vẫn xảy ra” mà còn cho thấy chỉ có ông là người có đủ tài đức để đảm nhận trọng trách quản lý ngành giao thông nặng nề nhưng vô cùng quan trọng của đất nước này.
Tuy nhiên, khả năng thứ hai khó có thể thành hiện thực khi cả ngành giao thông đã đồng lòng ‘trảm’ ông Lũy. Sau khi Bộ trưởng Thăng phát biểu đề xuất cách chức, thứ trưởng Lê Đình Thọ cũng đã lên tiếng yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến tồn tại trong quản lý kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container bao gồm giám đốc, phó giám đốc, thanh tra Sở Giao thông Hải Phòng sau khi dẫn đoàn thanh tra đến kiểm tra thực trạng ngành giao thông trên địa bàn tỉnh.
Từ lâu đến nay, đặc biệt là sau phát biểu của ông Lũy, người ta vẫn nghĩ ngành giao thông, đặc biệt là bộ trưởng Thăng chỉ nói vui, nhưng thực tế hiện nay đang cho thấy miệng nhà quan có gang có thép, nói là làm, không thể khinh nhờn được và một khi ngành giao thông đã trên dưới đồng lòng thì thật là ‘tát biển Đông cũng cạn’ chứ huống hồ vài việc cỏn con.
Vì vậy, có lẽ sau sự việc này, giám đốc Sở GTVT Hải Phòng Đàm Xuân Lũy nên chấp nhận thua thiệt mà nghĩ đến việc xin từ chức rút lui trong vinh quang và danh dự, đồng thời cũng là để thể hiện tình yêu với ngành giao thông, tất cả vì mục tiêu đoàn kết toàn ngành.
Theo Phụ Nữ Today

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét