Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Bài đáng chú ý: tiếp tục bình luận về chuyến đi của Chủ tịch Sang

VN trước những lựa chọn khó khăn

Chủ tịch Trương Tấn Sang
Chuyến đi ngắn của ông Sang tới Hoa Kỳ đang được chú ý
Chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đang là chủ đề nóng, thu hút sự chú ý của dư luận.

Và đặc biệt sau kết quả đáng thất vọng của chuyến thăm Trung Quốc từ 19 đến 21/6 vừa qua của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, một lần nữa vị thế nhạy cảm của Việt Nam giữa hai siêu cường lớn nhất thế giới đang ngày càng tỏ ra kình nhau này lại được đưa ra mổ xẻ.

Đối mặt với một Trung Quốc đang không ngừng trỗi dậy với cuồng vọng bành trướng ngày càng lộ rõ, trước hết là yêu sách độc chiếm hầu hết Biển Đông cùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam càng lúc càng cảm thấy đơn độc và đang cố tìm kiếm đồng minh cho cuộc đấu không cân sức này.

Cả Ấn Độ và Nga đều có quan hệ truyền thống với Việt Nam và đã tiến vào Biển Đông bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, nhưng họ lại quan tâm đến những thương vụ trên Biển Đông nhiều hơn.

Bắt tay với Philippines, Việt Nam không đơn độc khi thách thức Trung Quốc vì giữa hai nước cùng có lợi ích chung là Biển Đông và quần đảo Trường Sa, nhưng đây lại là một kiểu đối tác mà người ta thường nói là “ốc còn chưa mang nổi mình ốc”.

Ngoảnh đi ngoảnh lại, lựa chọn đồng minh khả dĩ nhất của Việt Nam đủ sức đương đầu với Trung Quốc lại là một quốc gia mà trong thâm tâm các nhà lãnh đạo Việt Nam không hề muốn gọi là “bạn”: Hoa Kỳ, cựu thù của Đảng CSVN trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chưa kể đất nước biểu tượng của thế giới tự do này lại còn đề cao những giá trị mà các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam luôn cảm thấy dị ứng mỗi khi nghe đến, đó là tự do, dân chủ và nhân quyền.

'Chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn'

Winston Churchill(1874-1965), cựu thủ tướng Anh, một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử thế giới, từng nói: “Thế giới này không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn.”

Thế cuộc xoay vần, những cựu thù của cuộc chiến tranh đẫm máu ngót 40 năm trước lại tìm thấy lợi ích của mình trong đối thủ năm xưa.
"Hoa Kỳ không chỉ cần đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông mà quan trọng hơn là muốn kiềm chế kỳ phùng địch thủ đang lăm le thách thức ngôi vị cường quốc số 1 thế giới của mình."
Hoa Kỳ không chỉ cần đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông mà quan trọng hơn là muốn kiềm chế kỳ phùng địch thủ đang lăm le thách thức ngôi vị cường quốc số 1 thế giới của mình.

Một trong không nhiều nước có thể giúp Hoa Kỳ đạt được mục đích đó chính là Việt Nam, ít nhất là một Việt Nam ở vị thế trung lập.

Việt Nam không chỉ muốn bác bỏ yêu sách độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, giữ nguyên các đảo mà mình đang kiểm soát ở Trường Sa và tiến tới đòi Trung Quốc phải trao trả các đảo bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Trường Sa và cả Hoàng Sa, mà còn muốn ngăn chặn âm mưu khuynh loát và thôn tính Việt Nam theo nhiều cách khác nhau của Trung Quốc, từ kinh tế - chính trị - xã hội cho đến an ninh - quốc phòng.

Quốc gia duy nhất có thể giúp Việt Nam đạt được mục đích đó chính là Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là liệu Hoa Kỳ sẵn lòng đồng hành với Việt Nam tới đâu, nhất là trong khi Hoa Kỳ còn có những lựa chọn khả dĩ khác?

Việt Nam vẫn là một nhà nước độc tài cộng sản với thành tích nhân quyền ngày càng tồi tệ. Mối quan hệ đang ấm lên kia đặc biệt gây khó chịu cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt, những người vẫn sợ rằng việc mở rộng hoạt động giao thương với Việt Nam đang diễn ra với một sự trả giá về nhân quyền.

Ngoài ra, Hoa Kỳ còn có lợi ích thiết thân trong việc bảo vệ sức mạnh mềm quan trọng nhất của mình: đó chính là các giá trị tự do - dân chủ vốn đã biến đất nước này trở thành biểu tượng của thế giới tự do, là nguồn cảm hứng cho hàng tỷ người bị áp bức trên thế giới, trong đó có hàng chục triệu người Việt Nam, và khiến nó trở nên khác biệt so với các đối thủ khác, đặc biệt là Trung Quốc.

Bài toán Trung Quốc

Việt Nam và Hoa Kỳ cùng có chung một bài toán khó giải là Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Việt Nam mong muốn những tranh chấp này được giải quyết trên cơ sở đa phương.

Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Sang hồi tháng 6/2013
Trung Quốc không muốn đa phương hóa vấn đề lãnh hải

Trong khi đó Trung Quốc, quốc gia đòi chủ quyền phần lớn Biển Đông và các đảo trong khu vực cũng như mong muốn giải quyết tranh chấp trên cơ sở song phương với các quốc gia tranh chấp, lại phản đối bất kỳ hình thức can thiệp quốc tế nào.

Không may cho Việt Nam là nó lại ở cạnh gã láng giềng luôn có âm mưu thôn tính mình. Mặc dù mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã được cải thiện song Hà Nội vẫn chưa có một hiệp ước quốc phòng song phương để dựa dẫm như Philippines.

Một khi đã từ chối bán vũ khí cho Việt Nam thì không có gì đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ ra tay bảo vệ Việt Nam trong trường hợp xẩy ra chiến tranh, đặc biệt là một cuộc chiến chống Trung Quốc.

Việc Việt Nam xích lại gần Hoa Kỳ và phương Tây là điều tất yếu và dễ hiểu, bởi Việt Nam không thể nào tự đứng vững một mình khi buộc phải ra mặt chống Trung Quốc.

Dĩ nhiên, điều lý tưởng là Việt Nam không nên trở thành công cụ của nước này nhằm chống lại nước khác.

Láng giềng mãi mãi là láng giềng, và một Trung Quốc kẻ thù sát nách rõ ràng không phải là điều tốt nhất của Việt Nam, bởi hiểm hoạ chiến tranh là tai hoạ đối với tất cả các bên liên quan.

Sự tiết chế và hoạt động ngoại giao linh hoạt là điều cần thiết để Việt Nam đi đến tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ trong khi vẫn duy trì một mối quan hệ hiệu quả và cảnh giác với Trung Quốc.

Thay đổi để tồn tại

Hoa Kỳ đã nhiều lần tỏ ý rằng họ sẵn sàng nâng cấp quan hệ với Việt Nam nếu Việt Nam chứng tỏ thiện chí cải thiện tình trạng nhân quyền, tôn trọng tự do chính kiến của người dân và cam kết cải cách chính trị theo chiều hướng tự do và dân chủ hóa đất nước thông qua tiến trình sửa đổi hiến pháp với sự tham gia rộng rãi của tất cả mọi người dân.

Với những gì mà nó vẫn đang thể hiện, chính phủ hiện hành ở Việt Nam chính là một trở ngại cho việc tăng cường mối quan hệ Việt–Mỹ.
"Liệu cuộc gặp Sang-Obama tại Tòa Bạch Ốc ngày 25/7 sắp tới có viết nên trang sử mới hào hùng cho Việt Nam không? Câu trả lời hiện giờ dường như rằng tất cả vẫn còn đang ở phía trước... và ở phía nhà lãnh đạo Việt Nam, Chủ tịch Trương Tấn Sang."
Trong cuộc trao đổi với báo chí mới đây nhân chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Cường phát biểu là "đã đến lúc Việt Nam-Hoa Kỳ cần xác lập khuôn khổ đối tác mới cho quan hệ hai nước” nhưng lại với điều kiện là Hoa Kỳ phải "tôn trọng thể chế chính trị Việt Nam".

Điều đó có nghĩa là sẽ không tự do, dân chủ, đa nguyên, đa đảng hay nhân quyền gì cả, mà chỉ có Đảng CS thôi!?
Điều này quả là khó có thể chấp nhận. Trong bang giao quốc tế, không nhất thiết hai quốc gia phải có cùng thể chế; tùy theo đặc tính riêng của từng quốc gia, dân tộc mà mỗi nước có thể chế chính trị riêng của mình và nhất định không bao giờ có chuyện sao chép 100%.

Điều mấu chốt là những giá trị chung mà toàn nhân loại vẫn đang theo đuổi, đó là những quyền cơ bản của con người thể hiện trong Hiến chương Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, hay chế độ bầu cử tự do với sự tham gia của tất cả các lực lượng chính trị và thủ tục phúc quyết hiến pháp, v.v. Đây là những gì mà Việt Nam không có và cũng chính là những gì tạo ra sự khác biệt đáng ngại trong quan hệ Việt-Mỹ.

Dù khó khăn nhưng chắc chắn Việt Nam không thể không cải cách nếu muốn được Hoa Kỳ coi là bạn và, quan trọng không kém, nếu muốn thoát khỏi cuộc khủng hoảng sâu sắc về chính trị - kinh tế - xã hội hiện nay, sản phẩm tất yếu của hệ thống hiện hành.

Liệu cuộc gặp Sang-Obama tại Tòa Bạch Ốc ngày 25/7 sắp tới có viết nên trang sử mới hào hùng cho Việt Nam không? Câu trả lời hiện giờ dường như rằng tất cả vẫn còn đang ở phía trước... và ở phía nhà lãnh đạo Việt Nam, Chủ tịch Trương Tấn Sang.

Bài viết có sự đóng góp của blogger Lê Anh Hùng từ Hà Nội.
Luật sư Vũ Đức Khanh
Viết từ Canada
(BBC)

Việt Nam giữa Mỹ và Trung Quốc: Trò bập bênh đau khổ

Chuyến thăm nước Mỹ của chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đang thu hút nhiều bình luận và đồn đoán của công luận. Chuyến đi có gì mới hay chỉ là một động tác bình thường trong bang giao quốc tế?
Thế đứng chông chênh của VN
Chuyến bay của đoàn Việt Nam do chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu đã hạ cánh trên đất Mỹ, lần thứ hai kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, một người đứng đầu nhà nước Việt Nam thăm nước Mỹ. So với người tiền nhiệm là ông Nguyễn Minh Triết, chuyến đi lần này của ông Sang có vẻ được quan tâm nhiều hơn, các bài viết về chuyến đi này trên truyền thông, cộng với nhiều lời đồn đoán trên mạng internet, mà hồi thời ông Triết tại vị chưa phát triển như hiện nay, làm cho không khí rộn ràng hơn, ít nhất trong không gian Việt ngữ, dù biết rằng thủ đô chính trị của nước Mỹ cũng đã quá rộn ràng sau hàng lọat vấn đề làm đau đầu giới hành pháp và ngọai giao, từ Snowden đến Zimmerman, và hậu sự Benghazi hình như cũng còn nhiều lấn cấn.
Bên cạnh vấn đề nhân quyền và tôn giáo cố hữu của nhà nước Việt Nam như một căn bệnh mãn tính, thì có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất làm dư luận quan tâm đến chuyến đi này là thế đứng chông chênh của nước Việt Nam hiện tại giữa hai cường quốc, một bên là nước Mỹ cựu thù có vẻ mệt mỏi vì đa đoan thế sự, bên kia là người anh em thù hận ngàn năm nhưng cùng ý thức hệ là Trung Hoa đang hồi sinh, lắm tiền nhiều của do xuất khẩu đồ tiêu dùng, dù mới chỉ có tàu sân bay giả nhưng cũng đã lên vũ trụ. Nước Mỹ thì ở xa nhưng nhiều hấp dẫn với một tiềm lực kinh tế mạnh mẽ và gần hai triệu người Việt vẫn hằng ngày đọc tin tức từ Việt Nam. Nước Trung Hoa gần bên nhưng thiếu đất và khát tài nguyên, lăm le muốn tạo nên cuộc chơi mới trên bàn cờ thế giói Made in China.
000_Was7752855-305.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (T) tại Bộ Ngoại giao ở Washington, DC trưa 24/7/2013. AFP photo
Trước chuyến thăm này chỉ vài tuần lại là chuyến thăm cũng của ông Trương Tấn Sang đến Bắc Kinh làm nhiều người quan tâm đến thế sự nảy sinh đồn đoán rằng thì là do Bắc Kinh mà có Washington, rằng Bắc Kinh o ép quá nên ông Sang và chính phủ Việt Nam phải tức tốc sang Hoa Kỳ. Và trước đó nữa là liên tục các vụ tấn công ngư dân Việt Nam của người Trung quốc trên Biển đông.
Kết thúc chuyến đi Bắc Kinh vẫn là những lời tuyên bố thắm tình hữu nghị theo công thức cộng sản, tuy nhiên người lạc quan vẫn hy vọng, như tiến sĩ Nguyễn Nhã, một người nghiên cứu về Biển Đông phát biểu với Nam Nguyên sau chuyến thăm Bắc Kinh của ông Sang như sau,
“Mọi người đều biết rõ ý đồ Trung Quốc hiện nay như thế nào ở Biển Đông cũng như trên thế giới. Dĩ nhiên Việt Nam là một nước nhỏ và ở bên cạnh Trung Quốc. Tôi nghĩ những hoạt động của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cũng như tất cả các hoạt động ngoại giao thì chắc chắn sẽ góp phần làm cho căng thẳng ngày càng giảm đi, nhưng trong thực tế chính trị là vấn đề rất phức tạp.”
Chính trị càng phức tạp hơn nữa khi ngòai quan hệ giữa hai quốc gia bình thường với các xung khắc quyền lợi của chúng, Việt Nam và Trung quốc lại cùng chia sẻ (hoặc có thể làm ra vẻ chia sẻ) một ý thức hệ, cùng một cách cai trị mà không còn tồn tại ở bất cứ đâu trên thế giới này ngòai hai nơi khá kỳ cục là Bắc Hàn và Cuba. Một hệ thống tòan trị đã phủ lên nước Việt nam hơn nửa thế kỷ qua, đi sâu vào từng ngóc ngách thôn xóm, một di sản lịch sử mà những cái đầu duy lý nhất chắc chắn sẽ rất cẩn trọng khi muốn tháo dỡ.
Ngoài ra, định mệnh đã cho dân tộc Việt Nam một vị trí địa chính trị đầy sôi động và phức tạp. Vài ngàn năm trước, đất Việt chính là mối tiếp nối giữa hai thế giới, một bên là Trung Hoa của Khổng giáo tôn ti trật tự cùng những cuộc chinh phục bằng cơ bắp, còn bên kia là Ấn độ mưa mùa hay chinh phục người khác bằng triết lý và thơ ca. Vài trăm năm trước đây, Việt Nam lại là nơi giằng xéo giữa một bên là đế quốc Đại Thanh mòn mỏi với những lề thói già nua, còn bên kia là chủ nghĩa tư bản phương Tây đang lên đầy sức sống. Và chỉ mới mấy chục năm nay thôi, đất nước này đã từng là ranh giới khốc liệt giữa thí nghiệm cộng sản và phần còn lại của thế giới.
Có vẻ một lần nữa nước Việt lại đứng giữa hai thế giới với chính sách chuyển trục sang Á Châu của nước Mỹ được khẳng định trong vài năm gần đây.
Làm sao để cân bằng?
Trong tương quan địa chính trị, quyền lợi, ý thức hệ đầy phức tạp như thế, Việt Nam đã và đang tìm thế cân bằng giữa hai cường quốc đứng đầu thế giới hiện nay. Tiến sĩ Vũ Tường, khoa chính trị Đại học Oregon, nói chuyện với chúng tôi từ Việt Nam,
“Vấn đề Việt Nam sử dụng chính sách đu dây đã được nói đến từ lâu. Tôi không có kỳ vọng vào chuyến thăm này.”
Tuy nhiên cũng có một vài khác lạ trong chi tiết về phái đòan của chủ tịch nước lần này đến Washington. Trước ngày ông Sang lên đường đã có một bức thư của nhiều nhân sĩ trí thức trong nước nhắn nhủ ông nhân cơ hội này tìm cách giải “Hán hóa”, ý nói thóat ra khỏi ảnh hưởng của người Trung quốc. Trong đòan cũng có nhiều chức sắc tôn giáo, rõ ràng là sang Mỹ với mục đích tìm kiếm sự đối thọai với cộng đồng Việt Nam tại Mỹ về những vấn đề nhân quyền và tôn giáo, điều mà chính giới Mỹ lúc nào cũng gây sức ép lên chính quyền của tổng thống Mỹ.
Sự hiện diện của nhóm người này chưa biết có gây nên hiệu quả nào lớn hơn chuyến thăm lần trước của chủ tịch Triết hay không, nhưng đó có lẽ là một tín hiệu cho thấy những người cầm quyền Việt Nam coi trọng hơn sự vận động chính trị tại Mỹ, chứ không đơn thuần nghĩ rằng chỉ cần tư bản Mỹ vào Việt Nam là đủ. Bên cạnh đó, sức ép của những ý kiến chống lại sự thân tình cộng sản Việt-Hán cũng dường như ngày càng mạnh lên với bức thư của các nhân sĩ trí thức, dù nó chỉ mới được biết đến bởi những ai tiếp xúc được với internet.
Cách đây hơn 2000 năm, sử gia Hy lạp là Thucydides có viết về mối liên quan giữa một đế quốc và một tiểu quốc bên cạnh như sau: Khi thế giới chuyển động thì chỉ có một vấn đề trong sự tương quan sức mạnh, kẻ mạnh làm cái gì mà họ muốn, còn kẻ yếu chịu đựng cái gì họ phải chịu.
Trong trường hợp Việt nam, sự chịu đựng đó còn trầm trọng hơn bởi trò đu dây giữa một rừng gươm giáo. Một bên là những tôn ti trật tự cũ cộng với sự cầm quyền của ý thức hệ, một bên là xã hội mở nhiều hấp dẫn nhưng cũng gây lo âu vì niềm tin không đủ lớn.
Cách đây hơn mười năm, một sử gia người Nhật chuyên nghiên cứu về Việt Nam là giáo sư Tsuboi từ đại học Waseda đã khái quát tình hình nước Việt Nam thời Tự Đức, thời kỳ chuyển tiếp quan trọng của Việt Nam, trong một cuốn sách có nhan đề: Nước Đại Nam giữa đế quốc Pháp và Trung Hoa. Nay, Trung hoa không còn là Đại Thanh nữa, Hoa Kỳ cũng chẳng phải là đế quốc của Napoleon đệ tam, nhưng chủ đề Việt Nam giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể là viễn cảnh sẽ còn kéo dài chưa thấy đường chân trời.
Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-07-24

Jonathan London - Đánh cược vào Việt Nam

‘Những cuộc hội đàm mang tính đột phá’ không phải là thuật ngữ đầu tiên nảy ra trong đầu khi ta xét đến lịch sử quan hệ Việt-Mỹ. Tuy nhiên với cuộc gặp diễn ra trong tuần này, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Mỹ Barrack Obama có cơ hội đặt quan hệ giữa hai nước cựu thù trong chiến tranh trên một nền tảng mới. Đối với Việt Nam, cuộc gặp này đánh dấu một thời điểm hệ trọng và có thể tạo biến đổi.

Khoảng 38 năm sau khi kết thúc một trong những cuộc chiến tranh thảm khốc nhất trong lịch sử, Việt Nam vẫn còn tương đối nghèo. Nhưng hơn hai thập niên tăng trưởng kinh tế nhanh đã làm giảm đáng kể nạn đói nghèo, và những cải thiện quan trọng, tuy không đồng đều, về mức sống. Việt Nam đương đại là một nước đang công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng, đang chật vật biến tiềm năng của mình thành hiện thực. Để đạt được như vậy, Việt Nam đương đầu với ba nhóm thách thức hệ trọng. Mối quan hệ với Mỹ đều có liên quan với mỗi nhóm thách thức đó.

Nhóm thách thức đầu tiên là về kinh tế. Dù có tiềm năng, Việt Nam gần đây đã sa vào quỹ đạo tăng trưởng thấp, đó là kết quả không chỉ của tình trạng suy thoái toàn cầu mà còn do hệ thống quản lý kinh tế kém cỏi của nước này. Khác với các nước Đông Á đã công nghiệp hóa thành công, Việt Nam thiếu giới lãnh đạo mạnh, có năng lực, và tương đối có quyền tự chủ cần để thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp một cách chặt chẽ, mạnh mẽ, và lâu dài. Thay vì thế, những nhóm lợi ích chỉ biết vun vén tối đa cho bản thân bên trong và trên các biên giới của nhà nước đã bất chấp lợi ích quốc gia để kiếm lợi cho riêng mình. Bằng cách này, Việt Nam đã hình thành một trật tự kinh tế hỗn loạn đe dọa gây thiệt hại cho tăng trưởng trong tương lai.
H9

Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam cần ba điều: cơ sở hạ tầng tốt hơn, lực lượng lao động có kỹ năng cao hơn, và cách quản lý có năng lực, minh bạch và có trách nhiệm giải trình cao hơn. Các mối quan hệ hữu hảo hơn với Mỹ tự thân không thể giải quyết các nhược điểm này. Mặt khác, thương mại gia tăng với Mỹ có thể sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế và mang lại các lợi ích có thể đáng kể cho thường dân Việt Nam. Triển vọng quan hệ hữu hảo hơn với Mỹ có thể tạo nguồn sinh khí mới cho các cải cách kinh tế chậm chạp của Việt Nam. Việc Đảng Cộng sản nhất quyết về một nền kinh tế thị trường được điều phối không nhất thiết là rào cản đối với việc phát triển một nền kinh tế thị trường hiệu quả hơn. Nhưng cách quản lý kinh tế hiệu quả sẽ đòi hỏi phải có một cách tiếp cận mới mẻ, và những cơ hội kinh tế và động cơ khuyến khích từ Mỹ có thể khuyến khích cách tiếp cận đó.
Nhóm thách thức thứ hai liên quan đến các vấn đề quốc tế. Một trong những thách thức quan trọng dù có thể không thể giải quyết được là xử lý các mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Khác với Mỹ, Việt Nam có hàng ngàn năm kinh nghiệm đối phó với Trung Quốc. Nhưng sự vươn lên của Trung Quốc đặt ra những vấn đề khó khăn cho cả Việt Nam và Mỹ. Một mặt, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Hà Nội sẽ được rất nhiều nếu có quan hệ ổn định, và thiệt rất nhiều nếu có quan hệ bất ổn. Mặt khác, chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc gây ra các mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh kinh tế của Việt Nam.
Trong những mối đe dọa này, rõ nhất là các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông Nam Á (một thuật ngữ phù hợp hơn “Biển Nam Hoa”). Lo ngại phải quá nghiêng về một trong hai hướng, nhiều vị trong giới lãnh đạo Việt Nam muốn nhắc đến tầm quan trọng của việc xây dựng các mối quan hệ hợp tác chiến lược với cả Trung Quốc và Mỹ; đó là một ý tưởng hợp lý. Tuy nhiên, quan hệ hữu hảo hơn với Mỹ có thể sẽ giúp Việt Nam ngăn chặn các hành vi bắt nạt của Bắc Kinh, dù nước đi quan trọng nhất sẽ là Mỹ phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc, Việt Nam cần được ủng hộ mạnh hơn trên trường quốc tế. Các quan hệ chặt chẽ với Mỹ có thể hữu ích.
Nhóm thách thức cuối cùng liên quan đến chính trị Việt Nam và quả thực hệ thống chính trị của nước này. Một số người đã mô tả tình hình chính trị hiện nay ở Việt Nam là khủng hoảng. Quả thật, sự cạnh tranh căng thẳng trong nội bộ đảng trong mấy năm qua đã tạo ra một bối cảnh chính trị có tính cạnh tranh và dễ thay đổi hơn. Tuy nhiên, vì thiếu chế độ pháp trị và các thể chế có trách nhiệm giải trình, chính trị Việt Nam đã thoái hóa thành một kiểu lệch lạc của đa nguyên trong nội bộ đảng trong đó các xu hướng tự vun vén tối đã cho bản thân của các nhóm lợi ích đã gây tác hại cho cách quản lý nhà nước chặt chẽ, đôi khi tạo ấn tượng về một nhà nước mất phương hướng.
Hiện thời, các cải cách chính trị căn bản vẫn chưa thấy đâu. Nhưng các cải cách như vậy có lẽ cần thiết nếu Việt Nam muốn thoát khỏi tình trạng chính trị và kinh tế bê bết hiện nay. Những cải thiện quan trọng về các quyền chính trị, việc chấm dứt các cuộc bắt bớ tùy tiện những người phê phán chế độ, việc tôn trọng nhiều hơn các quyền được hiến pháp bảo đảm về tự do báo chí và tự do lập hội có thể sẽ đưa đến những cải thiện rất quan trọng trong các mối quan hệ giữa Hà Nội và Washington. Suy cho cùng, sự tiến hóa của nền kinh tế chính trị Việt Nam sẽ do chính chính trị ở Việt Nam quyết định. Song, tính chính danh trong tương lai của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể giành được bằng các biện pháp trấn áp.
July 24, 2013
Jonathan London
(Bài này viết và dịch từ tiếng Anh)
 

Tuyệt thực và công du

Blogger Điếu Cày tuyệt thực đã bước sang ngày thứ 32 và cũng là ngày đầu tiên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước chân xuống đất Mỹ và có những gặp gỡ với giới chức chính phủ nước này. Liệu cuộc tuyệt thực này có gây trở ngại gì cho nỗ lực kết nối quan hệ giữa hai nước hay không?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong chuyến công du Hoa Kỳ lần này gặp khó khăn hơn người tiền nhiệm Nguyễn Minh Triết rất nhiều. Bên cạnh hồ sơ của hơn 160 tù nhân chính trị, hầu như báo chí và các tổ chức nhân quyền thế giới đều theo dõi cách ông giải thích với công luận Hoa Kỳ, nhất là với Tổng thống Barack Obama trong cuộc đối thoại về nhân quyền với Việt Nam tại Nhà Trắng về trường hợp tuyệt thực của nhà báo tự do, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.
Tại sao Điếu Cày tuyệt thực?
Ký giả Luke Hunt của tờ The Diplomat viết rằng tình trạng tuyệt thực và sức khỏe của Điếu Cày đã trở thành những đề tài hàng đầu của hầu hết báo chí khắp thế giới trước khi Chủ tịch Trương Tấn Sang chuẩn bị cuộc đối thoại với Tổng thống Barak Obama tại Nhà trắng. Luke Hunt cũng nhấn mạnh tới việc 46 nhà hoạt động chính trị tại Việt Nam đã bị bắt giam trong 6 tháng đầu năm nay.
Tác giả bài báo nhắc lại blogger Điếu Cày là người từng được Tổng thống Barak Obama lấy làm điển hình là một nhà báo tự do bị đàn áp trong phát biểu trước đây nhân dịp ngày Tự do Báo chí Thế giới.
Tin tuyệt thực của người blogger nổi tiếng này do anh Nguyễn Trí Dũng con trai của Điếu Cày thuật lại lần gặp mặt mới nhất của anh với cha vào ngày 20 tháng Bảy:
“Bố tôi nhanh chóng bám vào khung cửa kính và hai tay đỡ đầu của ông lên và ông nói rằng họ sẽ cho gặp rất nhanh thôi nên con nghe bố nói cho rõ, bố đã tuyệt thực qua 27 ngày rồi. Bố tuyệt thực bởi vì họ ra cái quyết định biệt giam bố theo điều 27 khoản 2 mục DE tức là những mục dành cho người bị tâm thần, bệnh truyền nhiễm và những tù nhân vi phạm nội quy trại giam nhiều lần. Họ ra yêu sách bố phải ký vào giấy nhận tội thì họ mới ngừng cái việc đó lại. Cán bộ trại giam yêu cầu không nói là ông Hải tuyệt thực mà ông Hải chỉ không ăn đồ của trại gửi vào. Bố chỉ nói thêm một lúc nữa rằng ngày 24 tháng 6 bố tôi đã làm đơn ra Viện kiểm sát nhân dân Nghệ An để khiếu nại việc giam giữ không đúng pháp luật nhưng mà cho đến nay bố tôi tuy đã tuyệt thực để chờ Viện kiểm sát trả lời nhưng không có bất kỳ ai trả lời hết.”
DC-TG6-250.jpg
Những người ủng hộ Blogger Điếu Cày bên ngoài Trại giam số 6 ở Thanh Chương, Nghệ An nơi giam giữ tù nhân chính trị blogger Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải, hôm 22/7/2013. Citizen Photo.
Hãy chuẩn bị 12 chiếc còng cho chúng tôi!
Sau nhiều lần tới Viện Kiểm sát Nghệ An đòi hỏi xác nhận có nhận được đơn của ông Hải hay không nhưng không thành công, sáng ngày 24 tháng 7, chị Dương Thị Tân, vợ cũ của blogger Điếu Cày cùng con trai Nguyễn Trí Dũng tiếp tục đến Viện kiểm sát tỉnh Nghệ An để yêu cầu giải quyết tình trạng tuyệt thực của cha và chồng của họ. Tại đây theo lời anh Dũng kể lại với chúng tôi điều lạ lùng đã xảy ra mặc dù Viện Kiểm sát Nghệ An vẫn mở cửa nhưng tất cả các phòng đều khóa trái cửa lại trong giờ làm việc.
Hai mẹ con quyết định quay về tại giam số 6 để hỏi về lá đơn này. Đi chung với hai người là những bạn bè hay có cảm tình với anh Hải. Mười người này từ Hà Nội và những nơi khác nhau cùng hướng về trại giam 6 Thanh Hóa. Công an trại giam đã tỏ ra bối rối vì không biết giải quyết trường hợp này ra sao. Trại giam đã kéo dài thời gian bằng những lý do rất thô thiển và gặp phản ứng mạnh mẽ của mười hai con người này. Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, một trong những người bạn của Điếu Cày có mặt trước cửa trại giam số 6 kể lại:
“Chúng tôi chờ đợi mãi rồi, 1 giờ 30 phút chiều họ bảo còn 27 phút nữa vì đồng hồ xê dịch một cách nào đấy có nghĩa là 2 giờ mới được gặp. Sau đấy đúng 2 giờ thì lính gác cổng lại bảo 2 giờ là giờ báo thức còn làm việc thì phải tới 2 giờ 15. Hết 15 phút này đến 15 phút kia không có ai ra tiếp chúng tôi cả cho tới hơn 3 giờ chiều bức xúc quá chúng tôi cùng đồng thanh nói: Nếu cán bộ trại giam không tiếp chúng tôi thì chúng tôi sẽ xông thẳng vào trại giam để gặp giám thị, chúng tôi sẽ vào tù cùng với anh Nguyễn Văn Hải. Mang đủ 12 cái còng ra đây.
Sự bức xúc và lo lắng cho anh Hải làm cho mọi người phản ứng như vậy nhưng tất nhiên là trại giam họ có đầy đủ người và phương tiện để ngăn chúng tôi lại.”
Giam “bóc tách” hay biệt giam?
Trước sự phản đối mãnh liệt của mười hai người, trại giam số 6 Thanh Hóa đã phải nhượng bộ cho chị Tân và anh Dũng vào gặp Phó giám thị trại giam là ông Thái Văn Thủy. Ông Thủy cũng chính là người ký lệnh biệt giam ông Điếu Cày vào ngày 22 tháng 7. Anh Nguyễn Trí Dũng kể lại cuộc gặp này:
“Ông Thái Văn Thủy nói bài ngữa với tôi luôn rằng họ có ra quyết định giam bóc tách riêng ông Nguyễn Văn Hải, tức là họ không dùng từ biệt giam, giam riêng ông Hải vào một khu và một phòng bởi vì ông Hải vi phạm nội quy trại giam. Cụ thể nội quy như thế nào thì ông này cũng nói y như cán bộ khác rằng chỉ trả lời trước cơ quan chức năng có trách nhiệm mà không trả lời với gia đình để xác nhận có làm quyết định giam vào ngày 22 tháng 6. Ông Thủy cũng nói thẳng có nhận được đơn khiếu nại của ông Hải nhưng họ không chuyển đi vì lá đơn có nội dung xuyên tạc và vu cáo giám thị trại.”
Bên cạnh các tổ chức như Human Rights Watch, Reporter Without Borders (Phóng viên không biên giới) hay Freedom-House liên tục lên tiếng về cuộc tuyệt thực của Điếu Cày, những tờ báo lớn tại Mỹ như The Washington Post, The Washington Times hay các hãng tin AP, FoxNews, Reuters, AFP và hầu như báo chí các châu lục đều xuất hiện các bài viết, đưa tin về sự tuyệt thực của Điếu Cày.
Từ Úc có tờ The Australian, Ấn Độ có Millennium Post, The Hindu. Tại Qatar xứ sở của các nước Ả Rập có tờ The Peninsular, ngay cả Phi Châu cũng không chịu kém, tờ News Kenya cũng xuất hiện hình của Điếu Cày trong số báo mới nhất trước khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước xuống phi trường Andrew của nước Mỹ.
Báo chí cả thế giới đều biết chuyện Điếu Cày tuyệt thực chỉ có báo chí Việt Nam là không biết để đưa tin dù chỉ là một tin tức thuộc hàng tội phạm.
Blogger Điếu Cày từng được Tổng thống Mỹ Barack Obama vinh danh trong ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5/2012, khi nhắc tới những cây bút  bị tù đày vì anh đã can đảm đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền. Đối với Điếu Cày ông nói: "Chúng ta không được quên các nhà báo như blogger Điếu Cày, người bị bắt giữ vào năm 2008 cùng với một số lượng đàn áp các nhà báo công dân rất lớn ở Việt Nam".
Những khẳng định ấy ngày hôm nay chẳng những trở thành khó xử cho Tổng thống Mỹ mà còn làm cho Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang ngượng ngùng trong bàn đối thoại. Từ ngữ “bóc tách” thay vì “biệt giam” tuy rất sáng tạo nhưng chỉ chứng minh thêm tính cách luồn lách của các nhà giam Việt Nam và tiếc rằng những luồn lách này khó thể che đậy cuộc tuyệt thực của Điếu Cày trước sự vào cuộc đồng loạt của báo chí thế giới.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-07-24

Nguyễn Thị Từ Huy - Chúng ta có thể im lặng mà nhìn anh ấy chết sao?

Chúng ta cứ im lặng mà nhìn Điếu Cày chết sao? Hãy hình dung nếu có một triệu tiếng nói cất lên vì tính mạng của anh Nguyễn Văn Hải thì mối nguy hiểm của anh ấy sẽ giảm bớt rất nhiều. Chúng ta có 90 triệu người thế nhưng chưa có hoạt động vì công lý nào tập hợp được một triệu người. Sao khó khăn quá vậy? Không phải chỉ vì chúng ta đã bị chia rẽ quá sâu sắc, mà vì trong bản thân mỗi người cũng không có được sự thống nhất. Trong đời sống này chúng ta tồn tại với nhiều mảnh khác nhau, và không thể hợp nhất các mảnh ấy lại khi cần phải có một quyết định, kể cả là quyết định trước sự sống và cái chết.
http://gdb.voanews.com/08127E35-3AF5-427F-BFB1-B863F2C5FB09_w640_r1_s_cx0_cy13_cw0.jpg

Những biểu hiện của tội ác và sự vô nhân đạo đầy rẫy trong xã hội này. Chúng ta ai nấy đều nghĩ rằng mình vô can, rằng những chuyện giết người, cướp của, tham nhũng, giành giật tiền của kẻ bị hại, tiêm vắc xin làm chết trẻ sơ sinh… không phải do chúng ta gây ra. Chúng ta tự nhìn mình là nạn nhân của một xã hội thiếu nhân tính. Chúng ta nhìn Điếu Cày như là nạn nhân của một chế độ độc tài và phi nhân. Nhưng giờ đây khi biết về tình trạng nguy cấp của anh ấy, nếu chúng ta giữ một thái độ thờ ơ, thì thử hỏi lúc này chúng ta có còn vô can không, và thử hỏi điều gì khiến cho xã hội chúng ta trở nên vô nhân đạo?
Nếu chúng ta im lặng khi biết rõ cuộc sống của anh ấy đang bị đe dọa, thì có phải chúng ta cũng đồng lõa với những kẻ cai tù đang hãm hại anh ấy không? Chúng ta có còn là đồng loại của anh ấy không? Chúng ta có còn là đồng bào của anh ấy không?

Chúng ta còn tiếp tục im lặng đến bao giờ?
Nguyễn Thị Từ Huy
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Chuyến thăm Việt-Mỹ là ‘một quyết định thiếu khôn ngoan’

Ngày 25 tháng Bảy, Tổng thống Barack Obama sẽ đón tiếp ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch Nước và Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Nhà trắng. Trong khi đó, tại Việt Nam thì nhiều nhà hoạt động nhân quyền, các blogger, người Công giáo, dân tộc thiểu số và các luật sư đang trải qua các cuộc đàn áp ngày càng có xu hướng gia tăng mạnh mẽ.
Trong số các tù nhân chính trị hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam bao gồm tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ – người đã từng kiện chính phủ và đang trong tình trạng sức khoẻ suy kém, và luật sư Lê Quốc Quân – một blogger và là cựu nghiên cứu sinh tại Quỹ Quốc gia vì Dân chủ của Hoa Kỳ ở Washington. Và họ không chỉ là những người duy nhất [bị giam giữ]. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền [Human Rights Watch] thì riêng trong năm tháng đầu năm 2013 đã có nhiều người bị kết án liên quan đến các cáo buộc chính trị – con số này hiện lên hơn 50 người, nhiều hơn so với cả năm 2012.
Truong Tan Sang-3

Chuyến thăm Nhà trắng của ông Sang là một phần trong trong chính sách “trục châu Á” của chính quyền Obama, một chính sách nhằm chống lại sự ảnh hưởng quân sự, kinh tế và chính trị ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc trong khu vực. Tổng thống Obama khẳng định chính sách sẽ tăng cường và duy trì sức mạnh của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương bắt nguồn từ tầm nhìn dân chủ cho cả khu vực. Khi đề cập đến vấn đề này trước Quốc hội Úc rằng Hoa Kỳ đã “dồn hết sức” vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ông ám chỉ quá trình dân chủ hóa ở Hàn Quốc, Philippines và Indonesia (loại trừ Đài Loan) trong một thế kỷ qua. Ông nói chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít đã thất bại bởi vì “họ đã bỏ qua quyền lực chính đáng và hợp pháp cuối cùng – đó là ý chí của nhân dân.
Trong khi tổng thống và các quan chức cao cấp của chính quyền Obama nhận xét những điều nêu trên trước những khán giả thân thiện tại Canberra thì tại các hội nghị dân chủ và cả trên Capitol Hill, họ đã không đặt nặng vấn đề dân chủ và tầm quan trọng chiến lược trong cuộc họp trực tiếp với các nhà lãnh đạo như ông Sang. Thậm chí, Tổng thống Obama cũng đã không theo đuổi những lời nói hoa mỹ của mình bằng các hành động cụ thể.
Tổng thống Obama nên làm gì để sát nhập chính sách vào lời lẽ hoa mỹ của ông? Về trường hợp Việt Nam, các hành động như những chuyến thăm các cấp nhà nước, thương mại và những tiến bộ trong quan hệ quân sự chỉ nên diễn ra sau khi, chứ không phải đặt trước, những cải cách chính trị và các nhượng bộ về nhân quyền do đo Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền. Mặc dù chính quyền Obama lâu nay vẫn thích trích dẫn Miến Điện như một thành công của chính sách trục châu Á, nhưng kết quả vẫn còn quá sớm để kết luận. Việc này có thể thấy rõ qua việc chính quyền Obama gỡ bỏ các lệnh cấm vận và trao đổi các chuyến thăm cấp cao trong khi Miến Điện vẫn chưa thực hiện sửa đổi hiến pháp cũng như cải cách quân sự toàn diện.
Châu Á hiện là nơi có nhiều người sống dưới chế độ dân chủ nhiều hơn trong bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới, không chỉ là nơi dành riêng cho nhà nước chuyên chế Trung Quốc.
“Chúng ta cần nắm bắt nhiều lợi thế chiến lược này trong khi đối phó với các sức mạnh khác đang trỗi dậy”, ông Gary Schmitt thuộc Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ cho biết.
“Thực tế là dân chủ cuối cùng sẽ giúp cho ‘trục châu Á’ thành công, chứ không phải các cuộc trao đổi ‘thực tế’ với một quốc gia như Việt Nam”.
Trên tất cả, Hoa Kỳ cần phải hiểu rằng thách thức của Trung Quốc là một thách thức chính trị cuối cùng cần đối mặt. Sự kết hợp của chế độ độc tài và thành công kinh tế tại Trung Quốc là một mô hình cho các nước đang phát triển noi theo và đó là cái cớ để che đậy trước các quốc gia khác. Bỏ qua các diễn tiến đàn áp chính trị tại Trung Quốc và sự cại trị độc quyền của Đảng Cộng sản nước này cho thấy Hoa Kỳ không thành thật, yếu kém hoặc cả hai.
Một chính sách châu Á-trục không kèm theo giá trị dân chủ “sẽ gia tăng chủ nghĩa dân tộc của Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo đó Hoa Kỳ đang có những âm mưu ích kỷ với các đồng minh trong khu vực nhằm bao vây và kiềm chế Trung Quốc, cản trở sự gia tăng của họ như một cường quốc thế giới”, Tyler Roylance tại Tổ chức Freedom House lập luận.
“Làm thế nào để giải thích một cách khác đi về việc Hoa Kỳ tỏ vẻ thân thiện với một chố độ Cộng sản trong khi lại buộc một chế độ Cộng sản khác phải trả giá chịu đựng?”.
“Bạn không thể là một diễn giả giỏi trừ khi bạn là một người hành động tuyệt vời”, Walter Russell Mead đã viết trên tờ Wall Street Journal gần đây, dẫn lý do rằng Tống thống Obama đã không hành động để bảo vệ Syria và Iran sau khi kêu gọi các chế độ độc tài đề cao những giá trị phổ quát.
“Đừng nghĩ đến việc diễn giải như thế nào”, ông Mead kêu gọi tổng thống, “mà bắt đầu suy nghĩ về chúng bằng các hành động cụ thể”.
Lời mời ông Sang viếng thăm Hoa Kỳ là một quyết định thiếu khôn ngoan nếu xem xét những gì đang xảy ra ở Việt Nam. Vì cuộc gặp sẽ được diễn ra nên việc yêu cầu Tổng thống Obama chia sẻ công khai và rõ ràng với Chủ tịch Sang về vai trò của dân chủ trong chính sách châu Á của Hoa Kỳ là vồ cùng cấp bách. Và sau đó Tổng thống Obama nên hành động cụ thể như những gì ông đã nói.
Elle Bork, U.S.News
Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước

* Ellen Bork hiện là Giám đốc về Dân chủ và Nhân quyền tại Trung tâm Sáng kiến ​​Chính sách Nước ngoài (Foreign Policy Initiative) ở Washington, DC.
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Ông Trương Tấn Sang tới Bộ Thương Mại và Bộ Ngoại Giao Mỹ

Ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước CSVN, bắt đầu chuyến công du Hoa Kỳ với cuộc tiếp xúc ở hai Bộ Thương Mại và Bộ Ngoại Giao tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry giới thiệu ông Mike Froman, Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ, với ông Trương Tấn Sang trong khi dân biểu Sander Levin nhìn (từ bên trái) trong bữa ăn trưa ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 24/7/2013. (Hình: AP Photo/Charles Dharapak)

Ông Trương Tấn Sang là chủ tịch nước thứ hai sau chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến thăm Mỹ kể từ khi hai nước cựu thù lập quan hệ ngoại giao chính thức năm 1995.
Khởi đầu các cuộc tiếp xúc, ông Trương Tấn Sang và phái đoàn đã đến Bộ Thương Mại, gặp bộ trưởng Penny Pritzker. Hai nước đang có các cuộc đàm phán để Việt Nam gia nhập Hiệp ước mậu dịch Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP) gồm 12 nước.
Bản thông cáo báo chí của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ về cuộc tiếp xúc này cho hay bà Pritzker nhấn mạnh đến ưu tiên hàng đầu của nước Mỹ là kết thúc đàm phán TTP sớm trong năm nay.
“Bà Bộ trưởng cả quyết với chủ tịch nước CSVN là Hoa Kỳ cam đoan hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để đạt sự đồng thuận của những nước cùng chia xẻ tầm nhìn về thương mại và đầu tư trong thế kỷ 21”. Bản thông cáo của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ viết.
Theo cơ quan này, Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn nếu tham gia TTP nhờ sẽ tăng hàng hóa xuất cảng. Hiện Việt Nam xuất cảng $95.5 tỉ USD hàng hóa các loại mà gần $17 tỉ USD hàng hóa bán sang Mỹ. Bà Pritzker và ông Trương Tấn Sang cũng đề cập đến cả vấn đề năng lượng hạt nhân dân dụng và năng lượng tái tạo là những mặt Việt Nam cũng rất chú trọng.
Sau Bộ Thương Mại, ông Trương Tấn Sang và phái đoàn đã đến Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã khoản đãi bữa ăn trưa mà cả hai ông đều đọc diễn văn. Ông Kerry nhắc đến mối quan hệ nhiều mặt giữa hai nước tiếp tục được cải thiện.
“Chúng tôi hoan nghênh Việt Nam loan báo ý định tham gia Lực Lượng Bảo Vệ Hòa Bình LHQ kể từ năm 2014 và chúng tôi sẽ giúp họ chuẩn bị cho những chuyến công tác đầu tiên”. Ông Kerry nói.
“Trong khi chúng ta nhìn về tương lai mối quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam, chúng ta nên nhớ rằng sự bình thường hóa quan hệ đã không thể thành hình nếu không có các cuộc thảo luận thành thật, ngay thẳng giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội, ngay cả những vấn đề nhậy cảm như nhân quyền.” Ông Kerry nói.
Đáp lời ngoại trưởng Mỹ, dịp này ông Trương Tấn Sang nói rằng nước ông “coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ vì là một trong những đối tác hàng đầu. Hai nước không chỉ hợp tác song phương mà còn cả trên bình diện toàn cầu của các vấn đề cùng quan tâm từ chống khủng bố, an ninh hàng hải, biến đổi khí hậu.
Ông Sang hoan nghênh “Hoa Kỳ tăng cường hợp tác với Á Châu Thái Bình Dương vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực”.
“Đặc biệt chúng tôi cùng chia xẻ quyết tâm kết thúc sớm các cuộc đàm pháp về TTP vì cũng là lợi ích của các bên”. Ông nói.
Nhưng về mặt nhân quyền mà chế độ Hà Nội đang bị áp lực mạnh mẽ, ông Sang cho thấy CSVN vẫn coi sự tồn tại của đảng CSVN quan trọng  hơn là nới lỏng nhân quyền và đưa đất nước tiến đến dân chủ thật sự.
“Hai nước chúng ta vẫn tiếp tục duy trì đối thoại về các vấn đề cùng quan tâm trong đó có nhân quyền. Qua đối thoại, chúng ta đạt được sự hiểu biết nhau hơn, đặc biệt về các tiếp cận riêng của mỗi nước và hoàn cảnh lịch sử, văn hóa khác biệt. Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để bảo vệ và cổ võ nhân quyền, nhờ vậy mà người dân được hưởng những thành quả tốt đẹp nhất của tiến trình cải cách hiện còn đang diễn tiến”.
Dịp này, ông Trương Tấn Sang cho hay tháp tùng ông còn có một số chức sắc tôn giáo đi giải thích cho các người Mỹ quan tâm về các vấn đề liên quan đến tôn giáo. Những nhân vậy này, thường được gọi là chức sắc tôn giáo “quốc doanh” mà ông hy vọng giúp “hiểu hơn” tình hình tại Việt Nam.
Một viên chức ngoại giao Hoa Kỳ từng kêu rằng đối thoại nhân quyền với Hà Nội như đối thoại giữa hai người điếc.
(Người Việt)

Thư của Liên minh Biển Tây Philippines gửi nhân dân Việt Nam (bilingual)

(MTTQ đâu, sao không thấy trả lời......)

Đúng như kế hoạch, cuộc biểu tình của người Philippines chống Trung Quốc đã diễn ra vào buổi trưa ngày thứ tư, 24/7/2013, trước cổng tòa Tổng lãnh sự Trung Quốc tại thành phố Makati, thuộc thủ đô Manila.
Người Philippines biểu tình chống Trung Quốc, ngày 24/7/2013.
Photo by Nguyễn Lân Thắng
Cuộc biểu tình thu hút khoảng 500 người dân địa phương và đại diện của khoảng 20 tổ chức dân sự ở Philippines. Đáng chú ý là một số người Việt Nam đang sinh sống tại Philippines cũng tham dự, trong đó có ông Nguyễn Lân Thắng là một blogger đến từ Hà Nội. 
Một trong các nhà tổ chức - Liên minh Biển Tây Philippines - đã gặp và trao cho ông Thắng một bức thư "gửi những người bạn Việt Nam", trong đó kêu gọi nhân dân Việt Nam đoàn kết với Philippines trong một nỗ lực chung chống chính sách ngoại giao hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông.
Hình ảnh và nội dung bức thư dưới đây do ông Nguyễn Lân Thắng cung cấp.


Bản gốc bằng tiếng Anh
                                             THƯ ĐỀ NGHỊ HỢP TÁC

Gửi những người bạn Việt Nam,
Chúng tôi, Liên minh Biển Tây Philippines, những người kêu gọi và tổ chức các cuộc biểu tình của người Philippines trên toàn thế giới nhằm phản đối chính sách bành trướng của Trung Quốc trên vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi, xin gửi lời chào trân trọng nhất tới những người bạn Việt Nam của chúng tôi, những người có cùng mối quan ngại về cách hành xử của Trung Quốc trên các vùng biển ở Đông Nam Á.
Như các bạn đã biết, chính sách ngoại giao và hành động thực tế của Trung Quốc trên các vùng biển ở Đông Nam Á chứa đựng nhiều sự bất hợp lý và xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của Philippines cũng như nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á, trong đó có đất nước Việt Nam của các bạn. Chính sách này vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) mà Trung Quốc, cùng với Việt Nam và Philippines, là những bên đã ký kết.
Người dân Philippines chúng tôi luôn bày tỏ quan điểm và thái độ nhất quán của mình là phản đối chính sách ngoại giao này của Trung Quốc, đồng thời bảo vệ đến cùng chủ quyền của chúng tôi đối với các vùng biển, đảo thuộc về chúng tôi theo luật pháp quốc tế.
Chúng tôi kêu gọi những người bạn Việt Nam, với truyền thống bảo vệ chủ quyền từ ngàn xưa của mình và dựa trên các chuẩn mực pháp lý quốc tế, đoàn kết với người dân Philippines chúng tôi trong một nỗ lực bảo vệ các lợi ích chung của nhân dân hai nước trước sự đe doạ của chính phủ Trung Quốc.
Chúng tôi hiểu rằng, nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân Philippines, đều có mối quan hệ hợp tác từ lâu đời với nhân dân Trung Quốc và chúng ta không chống nhân dân Trung Quốc, chúng ta chống lại chính sách ngoại giao phi pháp của chính phủ Trung Quốc ở các vùng biển Đông Nam Á.
Cùng đoàn kết, chúng ta sẽ bảo vệ chủ quyền quốc gia của mỗi nước một cách hiệu quả hơn.
Trân trọng,
Liên minh Biển Tây Philippines
Đoan Trang dịch
(Blog Đoan Trang)

Qúa sức bất an

Càng ngày càng quá sức bất an.

Người vào quán ăn đã sợ mà người đi chợ mua thực phẩm về cho gia đình cũng quá sợ. Thịt, cá, rau, trái…bất cứ thứ gì cũng có thể bị nhiểm độc, bất cứ thứ gì cũng có thể là hàng nông sản của Tàu cộng đưa qua giả dạng làm nông sản nội địa để lừa gạt người tiêu dùng trong nước. Mà nông sản của Tàu thì hầu như đều dư lượng phân bón, dư lượng thuốc trừ sâu và chất kích thích tăng trưởng. Do tham lợi, do cạnh tranh khốc liệt để tồn tại, không ít nông sản nội địa cũng bị đầu độc như nông sản từ Tàu.

Từ lâu, các loại lương thực chế biến từ bột, cũng như thịt cá, đã bị nhiểm độc vì hóa chất bảo quản, nay đến cơm ăn cũng bị đầu độc bởi bột nở độc hại của Tàu.

Toàn dân Việt Nam hoàn toàn bất an khi ăn bất cứ cái gì mua từ chợ về. Ngay cả ông Lê Khả Phiêu, người đã từng đứng đầu cao nhất cái hệ thống nầy cũng hoàn toàn không tin tưởng vào thực phẩm do hệ thống của ông lãnh đạo cung cấp. Ông phải bỏ ra thật nhiều tiền để trang bị hệ thống trồng rau ngay tại biệt thự của ông để tự cung rau sạch cho riêng gia đình mình.

Giao thông trên đường bộ thì hoàn toàn bất an, mỗi năm có đến 35 ngàn người bị mất mạng và có thể gấp đôi con số đó bị tật nguyền vì tai nạn giao thông. Xe khách, xe tải đối đầu nhau trên quốc lộ hoặc lật nhào xuống hố xảy ra càng lúc càng dồn dập. Người thành thị ra đường có thể chết bất cứ lúc nào vì xe đụng, cây đổ, dây điện đứt, sụp cống và thậm chí bị nước cuốn trôi giữa đường phố nữa.


Khách đi lại
Ngay trong bệnh viện là nơi cứu người nhưng vẫn làm cho người chết thường xuyên do chuyên môn kém, do vô trách nhiệm, do tham lam…của một bộ phận không nhỏ đội ngũ quản lý cũng như các y bác sỹ. Mới đây chỉ trong vòng vài ngày đã có 5 cái chết bi thảm của các bé sơ sinh ngay trong bệnh viện làm chấn động lòng người.

Bị đốt cháy trong lồng ấp
Bị chết sau khi tiêm chủng
Nhà trẻ, mẫu giáo cũng không làm cho người dân an tâm gởi con vào. Trẻ con bị chết hoặc bị cô giáo hành hạ vẫn xảy ra khá phổ biến.

Đồn công an là nơi bảo vệ người dân nhưng chuyện dân bị chết bất ngờ trong đó không còn là chuyện hiếm hoi nữa.


Người dân ra khỏi đồn công an
Nông dân, công nhân và doanh nghiệp sản xuất điêu đứng vì hàng kém phẩm chất, hàng gian, hàng lậu, hàng giả từ biên giới phía Bắc tràn ngập vào. Ngư dân trên biển thì hoàn toàn bất an mỗi khi ra khơi. Bọn “giặc cờ đỏ” Tàu cộng tung hoành ức hiếp, bắn giết ngư dân ta trên biển Đông như cơm bửa vì chúng mặc nhiên xem đó là ao nhà của chúng.
Ngư  dân trên biển

Và trở về bờ
Cũng có những người không bao giờ trở về
Rồi chưa nói đến tệ nạn cướp giật, chém giết, rải đinh, đĩ điếm, lừa đảo...đang tràn lan mà chưa thấy hé lộ ra dấu hiệu gì để giảm bi quan.

Thế mà chúng ta có một bộ máy chính quyền đồ sộ nhất từ trước đến nay và so với thế giới chỉ có thể thua bộ máy chính quyền Xô Viết đã quá cố.

Chúng ta có hải quan, thuế vụ, biên phòng, công an, quân đội…Rồi lực lượng  kiểm tra, thanh tra, giám sát, giám định, đăng kiểm, kiểm định… có mặt trên mọi lãnh vực. Lực lượng nào, bộ phận nào cũng đông người như…“quân Nguyên”.  Bộ phận nào cũng sử dụng cơ sở vật chất công hoành tráng và cũng tiêu tiền thuế của dân như nước. Chúng ta còn dư tiền thuế để nuôi luôn bộ máy nhân sự của đảng từ trung ương xuống tận các cơ sở để lãnh đạo toàn diện bộ máy chính quyền. Rồi bộ máy các đoàn thể của đảng như công đoàn, đoàn thanh niên, hội liên hiệp thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh…Bộ máy các hội nghề nghiệp như hội nhà báo, hội nhà văn, hội điện ảnh, hội mỹ thuật, hội kiến trúc sư…cũng được cấp “chùa” trụ sở công và được bao cấp toàn diện bằng tiền thuế của dân.
Trụ sở  Hội Nhà Văn Việt Nam

Riêng bộ máy công an của chúng ta, lực lượng chính mang lại sự an toàn cho người dân, là quá vĩ đại. Không vĩ đại sao lại có số lượng tướng lĩnh trên tỷ lệ dân số đứng vào hàng tóp của thế giới. Mới đây có ba vị vừa được thăng lên hàm thượng tướng. Rồi một ông ở Hải Phòng tự sướng với chiến công đốt cướp nhà anh Vươn cũng được thăng lên tướng. Đến ngay một anh nhà báo, đứng đầu tờ báo ngành chuyên đăng những tin bất ổn của xã hội và đăng những bài đánh bóng cho chính cá nhân mình cũng được thăng lên đến hàm trung tướng...

Một bộ máy chính quyền đồ sộ như vậy, tốn kém như vậy nhưng vẫn để xã hội càng ngày càng bất an, người dân càng ngày càng mất ăn mất ngủ là thế nào?

Công bằng mà nói không phải toàn dân bị sống trong cảnh bất an. Ít ra cũng có khoản trên 5% dân số được sống trong an lành và hơn thế nữa được sống trong những điều kiện tốt đẹp không thua kém những người giàu có ở các đất nước giàu có văn minh. Đó là những người có đủ điều kiện cho con đi “tị nạn” giáo dục ngay khi còn bé, đủ điều kiện khám chữa bệnh ở các bệnh viện nổi tiếng nước ngoài, đủ điều kiện đi ăn chơi du lịch những nơi cực kỳ sang trọng và an toàn. Là những người hằng ngày nhận được thực phẩm đã được kiểm định an toàn từ các nhân viên kiểm định đáng tin cậy của hệ thống chính quyền Mỹ, Nhật, gởi về bằng đường hàng không, hoặc chí ít cũng đủ điều kiện để trang bị cho gia đình mình một hệ thống trồng rau sạch tại nhà như lãnh tụ Lê Khả Phiêu.

Bên cạnh những doanh nhân giàu có (phần lớn là sân sau hoặc trong nhóm lợi ích), thì ai trong số 5% được hưởng diễm phúc đó không cần nói ra nhưng ai cũng biết. Và vì họ quá an toàn nên dân chúng tiếp tục sống trong cảnh càng ngày càng quá sức bất an.
Huỳnh Ngọc Chênh
(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)

Sống ở đâu trên đất Mỹ để con cái có cơ hội đổi đời?

Việc một đứa trẻ ở Hoa Kỳ có thể kiếm được nhiều tiền hơn ba mẹ nó hay không, phụ thuộc một phần lớn vào việc nó sẽ lớn lên ở đâu. Kết luận này dựa theo nghiên cứu mới nhất được tiến hành trên khắp 50 tiểu bang Hoa Kỳ của ba giáo sư kinh tế học tại Đại Học Harvard và UC Berkeley.
Một thanh niên chờ xe bus sau giờ làm việc. (Hình: Gettyimages)
Cụm từ “giấc mơ Mỹ” ám chỉ về ước mơ của giới di dân đang hoặc sẽ, hoặc mơ ước được đến sống tại Hoa Kỳ. Với nhiều người trong số họ, Mỹ là mảnh đất cơ hội để thoát nghèo, đổi đời. Tuy vậy, nếu được lựa chọn, số liệu cho thấy các di dân nên tìm đến một số nước khác như Canada, Úc, Pháp, Đức, hay Nhật. Tỉ lệ người nghèo hóa giàu tại những quốc gia này cao hơn tỉ lệ của Mỹ.
Theo thống kê tiến hành trong lứa tuổi 30 tại Mỹ, cứ ba người có thu nhập cao hơn $100,000/năm, có một người là từ gia đình thuộc “top 1%” giàu có, hai người còn lại thường đến từ gia đình trung lưu trở lên. Với những thanh niên đến từ gia đình không phải trung lưu và thượng lưu, chỉ 4% sẽ có thu nhập trên $100,000/năm khi 30 tuổi.
Trong cùng nước Mỹ, việc gia đình ở tiểu bang, thành phố nào có mối liên hệ mật thiết đến thu nhập trong tương lai tài chính của con cái.
Cuộc thống kê chia dân cư làm năm thành phần thu nhập từ thấp đến cao. Các nhà nghiên cứu sau đó xem xét tỉ lệ những đứa trẻ có cha mẹ thu nhập thấp nhất nhưng khi trưởng thành và đi làm thì bản thân lại có thu nhập thuộc loại cao nhất.
Kết quả, dân cư tại Đông Nam Hoa Kỳ có tỉ lệ “đổi đời” thấp nhất, khoảng 4%, tỉ lệ trung bình là khoảng 10% ở Đông Bắc như New York và miền Tây như California. Tỉ lệ “đổi đời” đặc biệt cao, lên đến hơn 30%, tại một số vùng Bắc miền Trung Tây Hoa Kỳ.
Dùng các phương pháp phân tích dữ liệu, các nhà nghiên cứu đưa ra một số giải thích cho sự khác biệt trong tỉ lệ “đổi đời” giữa các vùng.
Gây nhiều ngạc nhiên, cơ hội thoát nghèo, đổi đời không có mối liên hệ đến việc giảm thuế hay tăng phúc lợi cho người nghèo, cũng không có liên hệ đến số trường đại học công lập trong vùng.
Ngược lại, bốn điều kiện có mối liên hệ đến tỉ lệ con cái thoát nghèo, đổi đời là: sự pha trộn giữa vùng dân cư giàu- nghèo, chất lượng trường tiểu học và trung học tại địa phương, gia đình có trọn vẹn cha lẫn mẹ, mật độ các phong trào xã hội.
Thanh thiếu niên trong các gia đình nghèo có nhiều khả năng vượt lên hoàn cảnh, hòa vào giới trung lưu và thượng lưu nếu gia đình ở gần các khu dân cư khá giả, được học tại trường biết chăm lo đến học sinh, được sống với cả cha và mẹ, và được nhận hoặc tham gia nhiều công tác xã hội
(Người Việt)

Con Hun Sen được thăng hàm tướng

(thằng nào cũng rứa cả thôi!)

Ông Hun Sen hồi năm 2012
Ông Hun Sen muốn cầm quyền thêm 10 năm nữa

Hai con trai của Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã được thăng chức trong quân ngũ, làm tăng đồn đoán họ đang được chuẩn bị để sau này thay thế bố, theo hãng tin AFP.

Việc thăng cấp trung tướng và thiếu tướng diễn ra giữa lúc ông Hun Sen đang tìm cách tiếp tục cầm quyền sau 28 năm.

AFP nói những người phản đối ông Hun Sen sợ rằng vị thủ tướng đang dựng lên một triều đại chính trị dựa vào ba con trai được đào tạo ở Hoa Kỳ.

Con trai út của vị thủ tướng đang ra tranh cử vào nghị viện trong cuộc bầu cử vào Chủ Nhật.

Ông Ou Virak, chủ tịch Trung tâm Nhân quyền Campuchia, được AFP dẫn lời nói:

"Tôi nghĩ rằng đây là kế hoạch để ông Hun Sen và các con tiếp tục kiểm soát quyền lực trong Đảng Nhân dân Campuchia.

"Thời điểm của việc thăng chức này... với bầu cử toàn quốc sẽ diễn ra trong bốn ngày nữa, cho thấy đây là cố gắng rõ ràng của ông Hun Sen nhằm đảm bảo sự ủng hộ cho Đảng cầm quyền trong quân đội và cũng có thể xem là cách thể hiện sức mạnh."

Cầm quyền kéo dài?

Con trai cả 35 tuổi của ông Hun Sen, Hun Manet hiện đã đang là người đứng đầu cơ quan chống khủng bố của Bộ Quốc phòng.

Ông Manet được thăng chức trung tướng trong tháng trước theo sắc lệnh do Quốc vương Norodom Sihamoni ký trong tháng trước, AFP nói.

Còn theo một sắc lệnh riêng rẽ khác, con trai thứ hai, Hun Manith, 31 tuổi, hiện là phó của cơ quan tình báo quân đội đã được thăng thiếu tướng.

Ông Hun Sen là một trong những lãnh đạo lâu năm nhất ở Đông Nam Á và đã thắng lớn trong cả hai cuộc bầu cử gần đây nhất cho dù có cáo buộc gian lận và sai trái trong bầu cử.

Nhưng ông Hun Sen đang đối mặt với phe đối lập được thổi thêm sinh khí sau sự trở về của lãnh đạo Sam Rainsy, người mới được ân xá và thoát khỏi cuộc sống lưu vong.

Con trai út của ông Hun Sen, Hun Many, 30 tuổi, đang phục vụ trong nội các của bố và dự kiến sẽ vào nghị viện trong cuộc bầu cử vào cuối tuần mà đảng của ông Hun Sen dự kiến sẽ thắng lợi.

Ông Hun Sen sẽ sang tuổi 61 vào tháng Tám và đã cầm quyền ở Campuchia từ năm 1985.

Hồi tháng Năm ông nói ông muốn cầm quyền thêm 10 năm nữa.
(BBC)
 

Cách mạng

Vừa mới đi làm về, chưa kịp thay quần áo thì chuông điện thoại đã reo inh ỏi. Cúi có vẻ bực, giọng hơi xẵng:
- A lô ! Ai đấy ?
Đầu kia, Luồn có vẻ sửng sốt:
- Tớ đây mà !
- Tưởng ai, hóa ra là cậu.
- Đi nhậu với tớ đi. Ngay bây giờ nhé. Quán Gió ấy.
- Mình có ghe nhầm không đấy ? Sao hôm nay hào phóng thế ?
vo_quan_chong

- Chuyện. Cứ đi rồi khắc biết.

Tới nơi đã thấy Luồn đặt bàn sẵn, Cúi hồ hởi:
- Trúng quả hả ?
- Làm gì có. Cậu biết rồi đấy. Từ hồi có anh 04 đến giờ, cánh mình cứ gọi là “đói” meo.
- Thế sao hôm nay lại xài sang vậy ?
- Cậu chẳng chịu cập nhật thông tin gì cả. Nào, dô cái đã rồi nói sau.
- Ừ thì dô. Trăm phần trăm ! Ôi, đã quá !
- Hôm rồi đọc cái dự thảo nghị định trên báo thấy qui định xử phạt hành vi kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia đình hoặc nguồn tài chính chung của gia đình mà mình cứ tủm tỉm cười một mình.
- Rồi, sốt ruột quá !
- Ấy, cứ từ từ. Anh em mình bao năm nay làm ra tiền tỉ, ấy vậy mà muốn uống li cà phê cũng phải ngả tay xin vợ, đúng không ?
- Quá đúng. Mấy bà chằn ấy thì mụ nào chả giống mụ nào, rặt một thứ tham lam, keo kiệt, mà ghen thì phải biết.
- Thế cho nên nhân cơ hội hiếm hoi này, mình muốn làm một cuộc “cách mạng”.
- Cách mạng là làm sao ?
- Mình đưa bài báo cho mụ ta đọc, rồi bảo mụ coi chừng đấy, lâu nay tui phải chịu lép nhiều rồi, bây chừ đã có bảo bối, mụ Mà không nới dây thòng lọng, tui tố lên là mất tiền triệu đấy !
- Thế mụ phản ứng ra sao ?
- Ban đầu thì còn chống chế, bảo tui giữ là giữ cho cả nhà này chứ riêng gì tui. Mình nói, nhưng bà siết chặt quá, ai mà chịu nổi. Bây giờ có luật pháp bảo hộ, bà mà không nới là không xong với tui đâu ! Nghe mình mạnh mồm thế, mụ xuống nước: thì mình cứ nói với em, vợ chồng với nhau việc gì phải cương lên thế.
- Chà, cái cậu này, bái phục đấy !
- Chuyện. Nếu không vậy thì làm sao có bữa nhậu xả láng như hôm nay.
- À này !
- Gì thế ?
- Cậu đưa tớ mượn bài báo.
- A, định bắt chước tớ làm… “cách mạng” hả ? Nhưng mà… coi chừng sư tử Hà Đông nhà cậu, khéo không nó vồ cho lại mất cả chì lẫn chài đấy !
13-7-2013
Nguyễn Duy Xuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét